Thành phần sâu mọt hại sắn bảo quản, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabricius) tại tỉnh Yên Bái năm 2009

Tài liệu Thành phần sâu mọt hại sắn bảo quản, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabricius) tại tỉnh Yên Bái năm 2009: ... Ebook Thành phần sâu mọt hại sắn bảo quản, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabricius) tại tỉnh Yên Bái năm 2009

doc122 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2799 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thành phần sâu mọt hại sắn bảo quản, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabricius) tại tỉnh Yên Bái năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- nguyÔn xu©n huy THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI SẮN BẢO QUẢN, NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỌT ĐỤC HẠT NHỎ (Rhizopertha dominica Fabricius) TẠI TỈNH YÊN BÁI NĂM 2009 LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh: b¶o vÖ thùc vËt M· sè: 60.62.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: pgs.ts. nguyÔn thÞ kim oanh Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ mộ học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Huy LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh đã tận tình hướng dẫn và dành nhiều thời gian quí báo giúp đỡ tôi hoàn chỉnh luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ văn phòng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái đã tạo mọi điều kiện sự giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ về cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Huy MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng v Danh mục hình vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1. Thành phần sâu mọt gây hại trong kho bảo quản sắn lát tại Yên Bái năm 2009 41 4.2. Thành phần thiên địch trong kho bảo quản sắn lát tại Yên Bái năm 2009 42 4.3. Diễn biến mật độ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg) 44 4.4. Diễn biến mật độ mọt gạo Sitophilus ozyzea Linné trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg) 46 4.5. Diễn biến mật độ mọt thóc đỏ Tribolium castaneum Herbst trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg) 47 4.6. Kích thước các pha phát dục của Rhizopertha dominica Fabr. 50 4.7. Thời gian phát dục của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius nuôi ở 250C và 300C (ngày) 54 4.8. Khả năng sinh sản của Rhizopertha dominica Fabr. trên bột sắn 57 4.9. Khả năng chịu đói của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. ở các mức nhiệt độ khác nhau (ngày) 58 4.10. Ảnh hưởng của thủy phần sắn lát đến diễn biến quần thể mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 61 4.11. Khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. trên các loại thức ăn khác nhau 63 4.12. Khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. trên các giống sắn khác nhau 65 4.13. Hiệu lực của lá xoan ta, xoan Ấn Độ và lá cơi trong phòng trừ Rhizopertha dominica Fabr. 68 4.14. Hiệu lực thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 70 4.15. Hiệu lực của thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt R. dominica gây hại sắn lát bảo quản 72 4.16. Hiệu lực trừ mọt của thuốc Aluminium phosphide 56% trừ mọt R. dominica gây hại sắn lát bảo quản 74 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Thí nghiệm ảnh hưởng của thủy phần sắn lát đến khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius 31 3.2. Thí nghiệm khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius trên các loại nông sản khác nhau 33 3.3. Thí nghiệm khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius đến các giống sắn khác nhau 34 3.4. Thí nghiệm sử dụng lá cây trong phòng trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 35 4.1. Diễn biến mật độ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg) 44 4.2. Diễn biến mật độ mọt gạo Sitophilus ozyzea Linné trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg) 46 4.3. Diễn biến mật độ mọt thóc đỏ Tribolium castaneum Herbst trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg) 48 4.4. Trưởng thành Rhizopertha dominica Fabr. 51 4.5. Trứng Rhizopertha dominica Fabr. 51 4.6. Nhộng Rhizopertha dominica Fabr. 51 4.7. Sâu non Rhizopertha dominica Fabr. 51 4.8. Tỷ lệ hao hụt trên sắn do Rhizopertha dominica Fabr. với các mức thủy phần khác nhau 61 4.9. Tỷ lệ hao hụt do đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. gây hại trên các loại thức ăn khác nhau 63 4.10. Tỷ lệ hao hụt do mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. trên các giống sắn khác nhau 65 4.11. Hiệu lực của lá xoan ta, xoan Ấn Độ và lá cơi trong phòng trừ Rhizopertha dominica Fabr. 68 4.12. Hiệu lực thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 70 4.13. Hiệu lực của thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt R. dominica gây hại sắn lát bảo quản 72 4.14. Hiệu lực của thuốc Aluminium phosphide 56% trừ mọt R. dominica gây hại sắn lát bảo quản 74 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực ăn củ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh đang được trồng ở trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Sắn tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn lương thực thực phẩm và chế biến thức ăn chăn nuôi (CIAT-Chương trình sắn Châu Á, 1993). Cây sắn được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 và được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển nam Trung Bộ và vùng ven biển bắc Trung Bộ. Là cây công nghiệp tiêu thụ trong nước và có giá trị xuất khẩu, sắn dễ tính thích hợp với nhiều chất đất và địa hình, nông dân trồng sắn hầu như không phải đầu tư nhiều nên được nó được xem như cây “xóa đói giảm nghèo” cho nông dân. Những năm gần đây diện tích trồng sắn ở nước ta ngày càng mở rộng. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2006, diện tích trồng sắn cả nước đạt 270.000 ha với sản lượng ước tính lúc đó khoảng 3 triệu tấn củ sắn tươi thì hiện nay diện tích trồng sắn cả nước đã vọt lên hơn 510.000 ha, tăng gần gấp đôi so với 3 năm trước và vượt hơn cả trăm ngàn ha so với quy hoạch phát triển sắn tới năm 2010 của bộ. Bộ Công Thương thống kê trong 6 tháng đầu năm 2009, cả nước đã xuất khẩu hơn 2,4 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, đạt kim ngạch 368 triệu đô la Mỹ, tăng 4,2 lần về sản lượng và 2,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Yên Bái, nơi được coi là “vương quốc sắn của Miền Bắc” với diện tích trồng sắn của toàn tỉnh năm 2008 là hơn 15.790 ha, trong đó chủ yếu là sắn cao sản loại giống KM94, KM60. Sản lượng sắn sản xuất ra là rất lớn kéo theo đó là sự phát triển của sản các ngành nghề chế biến, kinh doanh sắn và các nguyên liệu từ sắn. Sắn được dùng cho các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, hóa chất, sản xuất bột ngọt ở trong nước, ngoài ra sắn lát và tinh bột sắn còn được xuất khẩu ngày càng nhiều sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, châu Âu. Trong khi chúng ta nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn để phấn đấu cho những mùa vụ bội thu ở giai đoạn trước thu hoạch thì đôi khi lại quên đi những mất mát xảy ra ở giai đoạn sau thu hoạch. Những con số thống kê cho thấy, thiệt hại do sâu bệnh, cỏ dại và điều kiện bất thuận gây ra cho sản xuất nông nghiệp được đánh giá vào khoảng 30% tổng sản lượng lương thực thu được của ngành trồng trọt. Con số thiệt hại này thay đổi tùy theo điều kiện và trình độ sản xuất ở từng địa phương. Ở các vùng nhiệt đới, tỷ lệ mất mát còn cao hơn con số đã nêu trên đây. Riêng các loại sâu bệnh hại nông sản trong kho hàng năm gây tổn thất vào khoảng 10% khối lượng nông sản cất giữ. Ở nhiều nước nhiệt đới số thiệt hại này lên đến 20%. Ở nước ta, côn trùng hại kho đã được quan tâm đến khá sớm. Năm 1936, Nguyễn Công Tiễu có dịch cuốn “Cho được có hoa lợi nhiều và tốt hơn” của P.Braemer, nêu đặc điểm hình thái và sinh học một số loài gây hại trong kho thường gặp. Năm 1963, Phan Xuân Hương viết cuốn “Côn trùng phá hại trong kho và cách phòng trừ”. Năm 1982, Vũ Quốc Trung là tác giả cuốn “Sâu hại nông sản”. Và cho đến nay, nhiều nghiên cứu về sâu mọt hại kho đã thu được những kết quả đáng trân trọng. Tuy nhiên việc nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế và phân tán chưa đáp ứng được với tình hình phát triển chung, đặc biệt là mối quan hệ quốc tế về các vấn đề trong công tác Kiểm dịch thực vật khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Sâu bệnh trong kho gây tổn thất lớn về nhiều mặt, không những làm tổn thất về số lượng, giảm sút về chất lượng nông sản, làm hàng hóa bị biến chất, gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn có khả năng gây bệnh cho người và gia súc khi sử dụng nông phẩm hoặc trực tiếp truyền bệnh cho người và gia súc. Tỉnh Yên Bái cũng như các tỉnh khác, sản xuất nông nghiệp phát triển, đòi hỏi phải có nhiều kho tàng lưu trữ hàng nông sản trong thời gian dài. Từ đó làm xuất hiện tập đoàn sâu mọt gây hại trong kho và diễn biến của chúng khá phức tạp, sức phá hại rất lớn. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu nghiêm túc về sâu mọt hại hại kho giúp cho quá trình bảo quản đạt hiệu quả cao, bảo vệ được thành quả trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Tiến hành phòng trừ sâu mọt gây hại nông sản lưu trữ trong kho là một nhiệm vụ quan trọng của công tác sản xuất nông nghiệp và lương thực thực thực phẩm. Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện tốt, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao khi có những hiểu biết đầy đủ, chính xác về thành phần các loài dịch hại trong kho; đời sống, quy luật phát sinh gây hại của chúng, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chúng một cách hợp lý. Trong các loài dịch hại kho, mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius được đánh giá là một trong các loài côn trùng kho nguy hiểm và gây hại nghiêm trọng nhất [25]. Với khả năng ăn tạp, thích nghi cao với các điều kiện sinh thái, sinh trưởng và phát triển nhanh, phân bố rộng, đặc biệt là việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn do chúng có khả năng kháng thuốc. Để tìm hiểu kỹ hơn về sinh thái học của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius và biện pháp phòng trừ làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý chúng có hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thành phần sâu mọt hại sắn bảo quản, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabricius) tại tỉnh Yên Bái năm 2009”. 1.2. Mục đích của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu thành phần sâu mọt hại trên sắn lát bảo quản, nghiên cứu về mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius từ đó đề ra biện pháp phòng trừ bảo vệ sắn lát khô bảo quản làm dẫn liệu khoa học cho những nghiên cứu về sau. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Xác định thành phần, diễn biến mật độ sâu sâu mọt gây hại trên sắn bảo quản và thiên địch của chúng trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2009. - Tìm hiểu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius. - Khảo sát đánh giá hiệu lực của một số biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu về côn trùng gây hại nông sản lưu trữ trên thế giới 2.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài côn trùng gây hại trong kho Hầu như ở đâu có sự tồn trữ và lưu trữu, ở đó xuất hiện các loài sinh vật gây hại. Nhiều khi chỉ cần sau vài tuần, sinh vật gây hại đã phát triển thành quần thể với số lượng lớn và gây ra những “vụ cháy ngầm”, tiêu hủy một phần hoặc hoàn toàn hàng hóa bảo quản ở trong kho (Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Sự phá hại của côn trùng đối với sản phẩm bảo quản thật đa dạng. Trước hết là phải kể đến việc làm giảm phẩm chất hoặc phá hủy vật chất, làm cho vật chất dự trữ bị giảm hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng. Trong nhiều trường hợp, thiệt hại có thể là rất lớn thậm chí là vô giá. Ví dụ như sự mục nát của ngũ cốc dự trữ hoặc hạt giống mất khả năng nẩy mầm. Côn trùng vượt qua tất cả các loài dịch hại khác về số lượng cá thể và số lượng loài, chúng cạnh tranh với con người về nguồn cung cấp lương thực, lan truyền dịch bệnh cho con người, cho cây trồng và gia súc của họ. Đặc điểm nổi bật của dịch hại là chúng thích nghi cao với điều kiện cuộc sống trên trái đất, điều này có nghĩa là chúng có thể tồn tại và hoạt động trong cả điều kiện khô hạn (Van der Laan, P.A., 1981) [51]. Trên thế giới đã có nhiều những nghiên cứu về côn trùng hại kho, trước nhất và chiếm đa số là những nghiên cứu về thành phần loài. Có thể kể đến trước hết là danh mục côn trùng gây hại sản phẩm ngũ cốc và hạt dự trữ của Cotton (1937); Danh mục dịch hại sản phẩm bảo quản của Cotton và Wilbur (1974); Thành phần côn trùng ở Úc của Anonymous (dẫn theo Snelson J.T., 1987) [50]; Côn trùng hại hạt và sản phẩm hạt dự trữ của Cotton R.T. (1963) [41]; Thành phần côn trùng trên thóc và gạo dự trữ ở Thái Lan của Hiroshi Nakakita et al. (1991) [45]; Thành phần côn trùng gây hại trên thóc gạo ở Indonesia của Hall P.W. et al. (1961) [44]. Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu đã công bố về thành phần loài như: Nghiên cứu về sinh thái học côn trùng trên hạt đóng bao của Graham (1970), Smith (1963), Prevett (1964); Sinh thái học côn trùng trong các kho ngũ cốc của Richards và Woodroffe (1968); hoặc dẫn liệu về côn trùng hại kho của nông dân của Markham (1981) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Theo Cotton và Wilbur (1974), côn trùng gây hại hạt dự trữ trong kho trên thế giới gồm 43 loài được chia làm 2 nhóm: nhóm côn trùng gây hại chủ yếu gồm 19 loài và nhóm côn trùng gây hại thứ yếu nhưng thường xuyên xuất hiện trên hạt dự trữ gồm 24 loài (dẫn theo Nelson, J.T., 1987) [50]. Hall et al. (1961) [44]; Mcfalane (1982) [47]; Prakash A. (1980) [48] báo cáo thành phần côn trùng gây hại trên thóc, gạo dự trữ ở Indonesia gồm 17 loài thuộc 12 họ và 2 bộ. Christoph Reichmuth (2000) đã ghi nhận được 55 loài côn trùng trên sản phẩm bảo quản ở Đức [38]. Hiroshi Nakakita et al. (1991) [45] đã ghi nhận được 36 loài côn trùng thuộc 17 họ và 2 bộ gây hại trong thóc và gạo bảo quản ở Thái Lan năm 1991. Theo Christian (1999) [37] thì côn trùng gây hại trên sắn gồm các loài: mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis), mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica), mọt cà phê (Araecerus fasciculatus), mọt tre (Dinoderus minutus). Kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch ngày một phát triển cùng với sự thay đổi về các điều kiện sinh thái, điều kiện môi trường và nguồn thức ăn của côn trùng hại kho cũng luôn thay đổi, do vậy thành phần, mật độ các loài côn trùng trong kho cũng luôn có sự thay đổi cho phù hợp. Cho đến nay việc nghiên cứu về thành phần loài côn trùng hại kho vẫn đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. 2.1.2. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài gây hại chính trong kho lưu trữ hàng nông sản Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của mọt gạo (Sitophilus oryzae L.). Prvett (1960) cho biết, khi đẻ trứng, mọt gạo dùng vòi khoét lỗ trên bề mặt hạt rồi đẻ trứng sau đó tiết ra chất nhầy bịt miệng lỗ để bảo vệ trứng. Mỗi lần đẻ 01 quả, có khi từ 2-3 quả (dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978) [24]. Zacher (1964) cho biết trung bình một cá thể cái có thể đẻ được 380 trứng, cao nhất là 576 trứng. Thời gian phát triển của mọt gạo chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ. Từ trứng đến trưởng thành ở nhiệt độ 27,20C là 25,5 ngày; ở nhiệt độ 170C là 92 ngày, tuổi thọ của mọt gạo kéo dài khoảng 8 tháng (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Đối với mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.) kết quả nghiên cứu của Potter và Brich cho thấy mọt đục hạt nhỏ đẻ trứng trực tiếp vào hạt và dùng chất nhầy để bảo vệ trứng. Sâu non lột xác 3 lần, thời gian phát dục của sâu non khoảng 28-71 ngày (dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978) [24]. Theo Zacher (1964), ở điều kiện 290C thời gian hoàn thành một vòng đời chỉ kéo dài 4 tuần; ở nhiệt độ 210C thì chúng hoạt động kém hơn và hầu như không có khả năng sinh sản (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Cá thể trưởng thành của mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.) khó phân biệt đực cái một cách rõ ràng, con cái có những đốm mờ trên mặt đốt bụng thứ 3 và thứ 4, đốt thứ 5 đồng mầu. Con đực có tất cả các đốt bụng màu như nhau và đậm hơn con cái (Stemley và Wilbur, 1996). 2.1.3. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây ra trong bảo quản Nông sản bảo quản bị sâu mọt tấn công gây thiệt hại lớn về mặt số lượng, chất lượng. Đó cũng là một trong số những nguyên nhân đã dẫn đến nạn đói ở nhiều châu lục. Subrahmanyan (1962) đã chỉ ra rằng tổng lương thực của thế giới đã có thể tăng lên đến 25-30% nếu chúng ta có thể tránh được mất mát sau thu hoạch (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [50]. Tổn thất sau thu hoạch của các loại nông sản phẩm thường ít được đánh giá một cách đầy đủ. Số liệu công bố thường là các số liệu tổn thất về trọng lượng, trong khi hầu như không có số liệu thiệt hại về mặt chất lượng của các nông sản lưu trữ. Sắn khô là loại nông sản rất khó dự trữ do rễ bị tấn công bởi các côn trùng gây hại trong kho và yếu tố khí hậu làm cho số lượng cũng như chất lượng sắn bảo quản bị giảm xuống nhanh chóng. Lượng mất mát của sắn khô trong quá trình bảo quản đã được đánh giá lên đến 16% về trọng lượng sau 2 tháng dự trữ ở Malaysia [36]. Ở Ấn Độ đã có báo cáo cho rằng đem luộc sơ nông sản trước bảo quản có thể dự trữ trong 9 tháng mà chỉ mất 3% trọng lượng, và mất 4-5% khi dự trữ nơi bình thường. Tuy nhiên, đối với sắn lát phơi khô thì sự mất mát khoảng 12-14% khi dự trữ trong kho. Tổn thất trọng lượng trên sắn ở Ghana khoảng 8% đối với hộ nông dân và 21% ở các kho tập chung sau 8 tháng bảo quản (Elke Stumpf, 1998) [43] Bakal (1963) đánh giá sự mất mát lương thực hàng năm do chuột, côn trùng và nấm mốc là 33 triệu tấn, lương thực này đủ nuôi sống người dân Mỹ trong một năm. Những con số thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 1973 đã chỉ ra rằng không lâu nữa, nguồn cung cấp lương thực của thế giới sẽ không đủ để chống lại thiệt hại mùa màng và nạn đói. Con số cụ thể được đưa ra rằng: ít nhất 10% lương thực sau thu hoạch bị mất mát do dịch hại kho, và thiệt hại tới 30% là phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới (Hall, 1970), (dẫn theo Snelson, J.T., 1987) [50]. Tại Mỹ, theo Pawgley (1963) tổn thất hại bảo quản mỗi năm được công bố là khoảng 15-23 triệu tấn, trong đó khoảng 7 triệu tấn do chuột, từ 9-16 triệu tấn do côn trùng. Ở châu Mỹ - Latinh, người ta đánh giá rằng ngũ cốc và đậu đỗ đã thu hoạch bị tổn thất tới 25-50%; ở vài nước châu Phi, khoảng 30% tổng sản lượng nông nghiệp bị mất đi hàng năm (Vũ Quốc Trung, Nguyễn Trọng Hiển, Vũ Kim Dung, 1991) [27]. Đối với thóc và gạo, tổn thất sau thu hoạch tại một số nước châu Á như Mã Lai là 17%. Nhật Bản là 5% và Ấn Độ là 11 triệu tấn/năm (Vũ Quốc Trung, Nguyễn Trọng Hiển, Vũ Kim Dung, 1991) [27]. 2.1.4. Các phương pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho Trên thế giới đã và đang nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho: Phòng trừ tự nhiên như sử dụng các yếu tố về khí hậu(điều kiện thời tiết: nhiệt độ, ẩm độ…); các yếu tố về địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của cây ký chủ cũng như phân bố các loài côn trùng gây hại; kẻ thù tự nhiên của côn trùng.. Từ đó để chọn lựa khu vực xây dựng kho tàng, dạng kho, hướng kho, loại hình bảo quản, biện pháp phòng trừ, thời gian phòng trừ… cho hợp lý sẽ giúp phòng trừ côn trùng hại kho. Phòng trừ nhân tạo là các biện pháp phòng trừ bằng biện pháp kiểm dịch thực vật, biện pháp sinh học, cơ học vật lý và hóa học. Biện pháp kiểm dịch thực vật là biện pháp mang tính bắt buộc, áp đặt có sự thỏa thuận trên cơ sở khoa học. Đó là việc ban hành và thực hiện các quy định mang tính pháp lý về điều kiện nhập khẩu hàng thực vật, sản phẩm thực vật và vật thể khác thuộc diện kiểm dịch thực vật nhằm hạn chế sự du nhập và lây lan của các loài côn trùng gây hại nguy hiểm đối với hạt ngũ cốc nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Việc ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật để ngăn chặn sự du nhập và lây lan của các loài dịch hại nguy hiểm là rất cần thiết đối với mỗi quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế hoặc thương mại trong nước. Biện pháp sinh học là hướng nghiên cứu đang được ưu tiên khuyến khích vì những ưu điểm của nó. Theo tổ chức đấu tranh sinh học quốc tế (IOBC, 1971) định nghĩa: “Biện pháp sinh học là sử dụng những sinh vật sống hay các sản phẩm hoạt động sống của chúng nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt tác hại do các sinh vật hại gây ra” (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [15]. Trong phạm vi rộng hơn, phòng trừ sinh học cũng bao gồm việc sử dụng các chất độc có nguồn gốc tự nhiên, các chất xua đuổi hoặc dẫn dụ, những chất có thể được sử dụng trong hệ thống phòng trừ tổng hợp côn trùng gây hại trong kho, thậm chí những kỹ thuật này còn được gọi tên riêng là các kỹ thuật công nghệ sinh học (Christoph Reichmuth, 2000) [38]. Cũng theo Christoph Reichmuth, phòng trừ sinh học tạo ra cơ hội để đấu tranh có hiệu quả chống lại một loài dịch hại riêng biệt mà không gây ra ảnh hưởng đến các loài dịch hại khác hoặc các loài côn trùng có ích. Một số các kết quả nghiên cứu về sinh học phòng trừ côn trùng gây hại trong kho: Hiroshi et al. (1991) [45] ghi nhận được ba loài ong ký sinh côn trùng gây hại trong các kho lương thực ở Thái Lan là Chaetospila elegans, Proconus sp. và Bracon hebetor. Và một số loài bắt mồi như: kiến (khoảng 4-5 loài), bọ xít (Xylocoris flavipes Reuter), Scenopinus fenestralis và bò cạp giả Chelifer sp. Theo Bùi Công Hiển (1995) [9], các loài ong ký sinh côn trùng gây hại trong kho thường giết chết vật chủ, ví dụ như ong ký sinh (Trichogramma spp.) ký sinh trứng ngài gạo (Corcyra cephalonica). Scholler Matthias (2000) [49] nghiên cứu tại Đức cho biết trong điều kiện thí nghiệm phòng và trong kho có quy mô nhỏ, việc thả ong ký sinh Trichogramma evanescens đã làm giảm quần thể của Ephestia elutella tới 31,4% so với đối chứng. Christoph Reichmuth (2000) [38] cho biết bọ xít Xylocoris flavipes Reuter ăn trứng, sâu non và nhộng nhiều loài côn trùng gây hại trong kho như: Plodia interpunctella, Corcyra cephalonica, Ephestia cautella, Acanthoscelides obtectus, Dermestes maculatus, Sitophilus zeamais, Cryptolestes ferrugineus, Sitophilus granarius, Tribolium confusum, Tribolium castaneum, Lasioderma serricorne và Sitotroga cerealella. Cũng theo Christoph Reichmuth (2000), ong Trichogramma evanescens Wetw. ký sinh trứng nhiều loài côn trùng gây hại trong kho như Plodia interpunctella, Ephestia kuehniella, Corcyra cephalonica, Ephestia cautella, Acanthoscelides obtectus, Dermestes maculatus. Các công trình nghiên cứu về ký sinh côn trùng gây hại trong kho trên thế giới còn nhiều hạn chế thường chỉ tập chung vào việc điều tra, ghi nhận thành phần, nhân nuôi và thử nghiệm trong thực tiễn sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ. Cũng như những nghiên cứu về ký sinh côn trùng gây hại trong kho. Các nghiên cứu về sinh vật gây bệnh cho côn trùng hại kho cũng có nhiều hạn chế. Các loài côn trùng gây hại trong kho đa số thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) bị các loài sinh vật gây bệnh như nấm, tuyến trùng, vi khuẩn, virus … gây bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập chung vào nhóm vi khuẩn gây bệnh. Berlinder (1911) phân lập được vi khuẩn Bacillus thuringiensis từ sâu non của Ephestia kuehniniella Zeller tại Thuringia. Người ta đã phát hiện được 525 loài thuộc 13 bộ côn trùng bị nhiểm vi khuẩn Bacillus thuringiensis, trong đó nhiều nhất là bộ cánh vảy (318 loài), sau đó là bộ hai cánh (59 loài), bộ cánh cứng (34 loài) và còn lại là các bộ khác (khoảng 1-12 loài), (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [15]. McGaughey (1980) cho biết việc sử lý trên lớp hạt bề mặt (khoảng 10cm) với một lượng nhỏ chế phẩm Bacillus thuringiensis đã hạn chế khoảng 81% quần thể ngài Ấn Độ (Plodia interpunctella) và ngài bột điểm (Esphestia cautella) và kết quả đã hạn chế sự ăn hại của chúng tới hơn 92%. (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Subramanyan và Cutkomp (1985) báo cáo về vai trò của Bacillus thuringiensis đối với phòng trừ các loài ngài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) gây hại trong kho. Hầu hết các nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ với các loài như Plodia interpunctella, Ephestia cautella, E. kuehniella và Sitotroga cerealella. Kểt quả cho thấy chỉ cần sử dụng chế phẩm này với liều lượng dưới 10mg/kg đã hạn chế được sự gây hại của chúng trong kho ngũ cốc (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Sukprakarn (1990) báo cáo về việc sử dụng Bacillus thuringiensis để phòng trừ ngài gạo (Corcyra cephalonica) trong các kho bảo quản gạo ở Thái Lan (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Có nhiều quan điểm khác nhau về biện pháp phòng trừ cơ học và vật lý. Theo quan niệm của Banks (1981), phòng trừ vật lý là việc làm thay đổi môi trường trong kho bằng các yếu tố vật lý làm cho nó bất lợi đối với sự phát triển của côn trùng gây hại hoặc không cho nó tiếp cận được với hàng hóa bảo quản (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Các biện pháp kỹ thuật được xử lý trong việc bảo quản lưu trữ hàng hóa trong kho có tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Vệ sinh sạch sẽ kho tàng trước khi nhập hàng, xắp xếp và bố trí hàng hóa bảo quản trong kho gọn gàng, ngăn nắp và giữ cho kho sạch sẽ trong suốt quá trình bảo quản có tác dụng loại bỏ nguồn lây nhiễm côn trùng gây hại cho các lô hàng lưu trữ tiếp theo. Côn trùng trong kho thường sống trong các phần hàng hóa còn sót lại sau khi xuất hàng hoặc ẩn nấp trong các khe kẽ của sàn tường kho, trong các phương tiện chế biến, vận chuyển. Vì vậy giữ cho kho tàng luôn được sạch sẽ trong quá trình bảo quản kết hợp với kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm sự xuất hiện của côn trùng gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời. Theo những nghiên cứu của Evans (1981) thì biện pháp vệ sinh kho tàng là điều có giá trị trước tiên khi áp dụng các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại (sinh học, hóa học và vật lý) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Thủy phần của hàng hóa trong bảo quản là một trong những yêu cầu rất quan trọng. Hàng hóa bảo quản phải đủ độ khô cần thiết sẽ hạn chế sự bốc nóng trong khối hàng cũng như hạn chế sự xâm nhiễm và gây hại của côn trùng. Côn trùng hại kho thường có khả năng gây hại bởi chúng có bộ hàm khỏe, tuy nhiên với những nông sản có thủy phần thấp cộng với điều kiện bảo quản thích hợp thì việc ăn hại và phát triển của côn trùng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Davey và Elcoata (1996) kết luận rằng thủy phần an toàn đối với hạt ngũ cốc khoảng 12-13%; với lạc là 8%; với hạt cọ dầu là 6%. Hyde (1969) cho rằng nấm mốc và côn trùng chỉ phát triển khi độ ẩm tương đối của không khí trong kho lớn hơn 70-75% (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Desmarchelier et al. (1979) đã ghi nhận việc phối hợp làm lạnh hay khô cùng với việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật sẽ nâng cao hiệu quả phòng trừ và giá thành rẻ hơn so với việc sử lý từng biện pháp riêng rẽ. Quilan (1980) đã công bố kết quả sử dụng Malathion (dạng khói) với việc làm khô để phòng trừ côn trùng. Việc sử lý 100 tấn hạt trong máy sấy hồi lưu có dòng khí Malathion đã giết chết hầu hết côn trùng và giảm sức sinh sản tới 99% (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Việc bảo quản kín đã có từ rất lâu đời. Con người đã biết sử dụng nhiều phương tiện với các vật liệu khác nhau để đóng gói, chứa đựng hàng hóa bảo quản như các loại hòm, thùng gỗ, chum, vại sành… Hiện nay các phương tiện hiện đại hơn được thiết kết đồng bộ với các chất liệu khác nhau như chất dẻo, kim loại hoặc các xylô đã mang lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều. Spart (1979) đã báo cáo kinh nghiệm ở Úc trong việc bảo quản kín khi lượng ôxy đạt 5% thì mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.) vẫn tồn tại và sinh sản được. Nhìn chung, phương pháp bảo quản kín chỉ thích hợp với điều kiện hạt khô và nồng độ ôxy đạt từ 5-10% và cácbônic cũng chiếm tỷ lệ tương tự (dẫn theo [9]. Việc bảo quản hạt ngũ cốc ở Úc và Trung Quốc hiện nay chủ yếu sử dụng các loại kho sylô với hệ thống thông gió hiện đại có sức chứa 50.000-70.000 tấn. Với các loại kho này, côn trùng rất khó xâm nhiễm từ bên ngoài vào bên trong kho để gây hại (Lin Fenggang et al., 2003) [46], (Zhanggui Qin et al., 2003) [52]. Bên cạnh đó, ở Úc hiện áp dụng biện pháp bảo quản kín dưới đất bằng việc đào các hố sâu khoảng 1-2m dưới đất, sau đó để trải bạt để cách nhiệt và ẩm, rồi đổ rời hạt lúa mỳ xuống; sau đó chùm lên trên bằng một tấm bạt che khác và ghép các mép bạt lại với nhau làm kín (không cần đến nhà và mái che cho loại kho này). Phương pháp này kết hợp với sử dụng thuốc Phosphine xông hơi để trừ côn trùng gây hại trên hạt lúa mỳ. Bảo quản theo phương pháp này có thể kéo dài trong thời gian 6 tháng. Bảo quản dưới mặt đất cũng rất phổ biến ở các nước châu Phi hiện nay, nơi có điều kiện thời tiết khô và nóng. Phương pháp bảo quản dưới mặt đất có chi phí thấp hơn nhiều so với bảo quản trong các xylô. Tuy nhiên, phẩm chất hạt bảo quản cũng giảm đi nhanh hơn nên thời gian bảo quản thường chỉ là 6 tháng (Collins P. J. et al., 2002) [40]. Burrell (1967-1974); Sutherland et al. (1970); Evans (1977-1979), đều nhấn mạnh đến việc sử dụng kỹ thuật hiện đại bằng các máy điều hòa không khí để làm lạnh tới 120C là giới hạn nhiệt độ có thể hạn chế sự phát triển của nhiều loài côn trùng gây hại quan trọng. Ở Úc, khoảng 25% khối lượng của 20 triệu tấn lúa mỳ đã được bảo quản bằng các thiết bị làm lạnh, trong điều kiện khí hậu ở đây rất nóng (30-400C) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Việc đóng gói thực phẩm để ngăn chặn sự tấn công của côn trùng gây hại đã có lịch sử từ lâu đời. Những phát triển gần đây chỉ là sử dụng rộng rãi các loại chất dẻo (Wilkin và Green, 1970; Mallikarjuna Rao và ctv., 1972) hay tráng một lớp bột thiếc mỏng để sử dụng cho vùng nhiệt đới (McFarlane, 1970) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Golob và Webley (1980) đã tổng kết các kết quả nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng thuốc thảo mộc ở nhiều nơi trên thế giới với các loài thực vật khác nhau, trong đó đáng kể nhất là việc tạo ra các chế phẩm thuốc thảo mộc từ cây Neem Ấn Độ (Azadirachta india), cỏ mạt (Acorus calamus), cây ruốc cá (Derris spp.), cây thuốc lá, thuốc lào… Các tác giả đã nêu lên những sản phẩm cụ thể được dùng để ngăn ngừa côn trùng gây hại từ 47 loài thực vật khác nhau, trong đó có 40 loài đã được sử dụng dưới dạng các chiết xuất (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Ở Philippine thì các sản phẩm từ cây xoan Ấn Độ cũng được sử dụng trong bảo quản thóc trong các kho dự trữ thu được kết quả đáng khả quan ở nồng độ 1-2%, trộn lá xoan Ấn Độ với thóc, xử lý 20% dịch chiết trong các túi bảo quản hoặc sử dụng lá xoan Ấn Độ khô đặt giữa nền kho và trong các túi bảo quản cũng cho kết quả tương tự. Xử lý khối hạt với 5% dịch chiết từ hạt xoan Ấn Độ hoặc 20% dịch chiết lá xoan có tác dụng phòng trừ côn trùng phá hại trong 6 tháng [42] Đã có rất nhiều tài liệu ghi nhận tác dụng gây ngán ăn của các dẫn x._.uất từ cây xoan Ấn Độ đối với các bộ côn trùng khác nhau. Những thí nghiệm đầu tiên được tiến hành tại Ấn Độ với Schistocera gregaria và kết quả thu được rất khả quan ở nồng độ 10-40µg/l. Ở Ấn Độ và Paskistan đã dùng cây xoan Ấn Độ để trừ sâu hại, hơn 60% nông dân ở các nước này đã trộn lá xoan Ấn Độ với hạt ngũ cốc để bảo quản và hơn 80% những người trồng cây bạch đậu khấu dùng hạt cây xoan Ấn Độ bón vào đất trừ tuyến trùng [42]. Những chất có trong một số loài thực vật có tính năng tác động làm thay đổi tập tính của côn trùng. Có thể là có mùi vị xua đuổi côn trùng; mùi vị hấp dẫn côn trùng (bẫy bả) hoặc có độc tố đối với côn trùng nên được sử dụng trong phòng trừ tổng hợp. Các nghiên cứu còn kết luận rằng, các hợp chất cũng có hiệu quả như các tác nhân phòng trừ và một số chất còn có thể được sử dụng như thuốc xông hơi. Hiệu quả của các chất chiết xuất từ thực vật đối với côn trùng hại kho là rất tổng hợp. Các loài dịch hại khác nhau và các pha phát dục khác nhau của cùng một loài dịch hại có phản ứng không giống nhau đối với một chất chiết xuất nhất định. Lượng hợp chất tinh khiết trong một chất chiết xuất từ thực vật có thể khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa lý và giống cây. Tại Trung Quốc, thuốc thảo mộc Gu Chong Jing (GCJ) đã được sản xuất và đưa vào sử dụng rộng rãi trong các kho bảo quản lương thực dự trữ tại tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và nhiều tỉnh khác ở Trung Quốc đạt hiệu quả tốt (Lin Fenggang et al., 2003) [45]. Nhiều loại thuốc xông hơi đã được sử dụng trong việc phòng trừ côn trùng gây hại , trong kho như: Methyl bromide (CH3Br), Phosphine (PH3), Chloropicrin (CCL3.NO2), Dichlorvos – DDVP (loại có hàm lượng hoạt chất 98%), Ethylene dichloride (CH2Cl.CH2Cl), Cacbon disulphide (CS2), Cacbon tetrachloride (CCl4), Sulphuryl fluoride (SO2F2), Acrylonitrile (CH2:CH.CN) … Tuy nhiên, hiện chỉ còn hai loại thuốc được sử dụng rộng rãi là Methyl bromide và Phosphine. Những loại khác hầu hết đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng do tính độc cao, gây nguy hiểm cho người sử dụng, hàng hóa và môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến hàng hóa bảo quản sau khi xông hơi. Trong hai loại thuốc xông hơi trên thì Methyl bromide bị kiểm soát nhập khẩu và sử dụng bởi Nghị định thư Montrean do có tiềm năng phá hủy tần ôzôn của khí quyển (hệ số 0,6), còn lại là thuốc Phosphine thì đã được xác định là có nhiều loài côn trùng gây hại trong kho thể hiện tính kháng thuốc cao, đặc biệt là mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.) 2.2. Tình hình nghiên cứu về côn trùng trong bảo quản nông sản ở Việt Nam 2.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài côn trùng gây hại trong kho Những điều tra và kết quả nghiên cứu về thành phần loài côn trùng gây hại trong kho ở Việt Nam là không nhiều và ít được điều tra cập nhật. Những công bố đầu tiên có thể kể đến là: Kết quả điều tra côn trùng hại kho ở Miền Bắc Việt Nam của Đinh Ngọc Ngoạn (1965) [17]; Kết quả điều tra côn trùng trong kho lương thực ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam sau giải phóng 1975 của Bùi Công Hiển và ctv. (1975) [10]; Kết quả điều tra điều tra côn trùng là đối tượng kiểm dịch thực vật của Dương Quang Diệu và Nguyễn Thị Giáng Vân (1976) [6]; Thành phần côn trùng gây hại trong kho lương thực của Vũ Quốc Trung (1978) [25]; Thành phần côn trùng kho ở Việt Nam của Nguyễn Thị Giáng Vân cà ctv. (1996) [32]; hoặc thành phần công trùng hại kho ở Việt Nam năm 1996-2000 do Phòng Kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp (2003) [19]. Lê Trọng Trải (1980) [23] điều tra kho thóc dự trữ đổ rời tại Hoài Đức – Hà Tây đã xác định được 12 loài côn trùng gây hại trong kho thuộc 7 họ và 2 bộ côn trùng khác nhau; trong đó có 3 loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp, 9 loài thuộc nhóm gây hại thứ cấp. Nguyễn Thị Bích Yên (1998) [35] điều tra thành phần côn trùng hại thóc dự trữ tại Hà Nội đã ghi nhận được 9 loài côn trùng gây hại thuộc 8 họ và 3 bộ côn trùng khác nhau; trong đó có 3 loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp và 6 loài thuộc nhóm gây hại thứ cấp. Vũ Quốc Trung, Bùi Minh Hồng và ctv. (1999) [26] đã ghi nhận được 7 loài côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đóng bao ở đồng bằng sông Cửu Long là mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ, mọt bột đỏ, mọt thóc Thái Lan, mọt râu rài, mọt răng cưa và mọt gạo dẹt. Nguyễn Thị Giáng Vân và ctv. (1996) [32] đã ghi nhận được 23 loài côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời thuộc 14 họ và 3 bộ. Trong đó có 4 loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp và 19 loài thuộc nhóm gây hại thứ cấp. 2.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học Một số công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của côn trùng gây hại trong kho đã được công bố: Đặc điểm sinh học và sinh thái học của mọt gạo Sitophilus oryzae L. của Bùi Công Hiển, (1965) [8]; Một số dẫn liệu về côn trùng gây hại trong kho thóc của Lê Trọng Trải (1980) [23]; Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ côn trùng lạ Tenebrio molitor L. của Dương Minh Tú (1997) [29]; Tìm hiểu khả năng sinh trưởng phát triển của mọt bột tạp Tribolium confusum J. Duval ở Việt Nam của Hà Thanh Hương, Dương Minh Tú và ctv. (1998) [13]. Đặc điểm sinh học của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr., mọt bột đỏ Tribolium castaneum Herbst. và biện pháp phòng trừ chúng của Nguyễn Thị Bích Yên (1998) [35] Theo tài liệu của Vũ Quốc Trung mọt đục hạt nhỏ: Rhizopertha dominica Fabr. thuộc bộ cánh cứng Coleoptera, họ Botrichidae [24]. Cũng theo tài liệu của Vũ Quốc Trung (1978) trưởng thành của Rhizopertha dominica Fabr. có chiều dài 2,3 - 3 mm, rộng 0,6 - 1 mm. thường chiều dài gấp 3 chiều rộng. Thân nhỏ hình ống dài, mầu nâu tối. Trứng dài 0,4 - 0,6 mm; rộng 0,1 - 0,2 mm, hình bầu dục dài, màu trắng ở giữa hơi cong, một đầu lớn, một đầu bé. Sâu non khi lớn dài khoảng 3mm, mình hơi cong, thân màu trắng sữa, râu đầu có 2 đốt. Nhộng dài khoảng 2,5 - 3mm, đầu của nhộng gần giống đầu của trưởng thành. Đoạn cuối bụng thu nhỏ lại (con cái có phần phụ để phân biệt giữa cá thể đực và cái) [24]. Theo Dương Minh Tú (2005), mọt gạo Sitophilus oryzae L. và mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. nuôi trên gạo ở nhiệt độ 25, 30, 350C và độ ẩm tương đối 70% có kích thước phát dục ở các ngưỡng nhiệt độ trên là như nhau nhưng thời gian phát dục hoàn toàn khác nhau. Ở các mức nhiệt độ này, thời gian hoàn thành vòng đời của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. lần lượt là: 80,03 ± 1,6; 64,9 ± 1,1 và 45,9 ± 0,76 ngày [30]. 2.2.3. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây ra Không giống như các tác nhân gây hại trên các giống cây trồng ngoài đồng ruộng mà chúng ta có thể đánh giá được những thiệt hại một cách trực tiếp. Những tổn thất của nông sản trong công tác bảo quản thường không thể hiện ngay và thường ít thấy, để đánh giá được mức độ thiệt hại do sâu mọt hại kho gây ra cho nông sản lưu trữ là rất phức tạp. Tập đoàn sâu mọt hại kho có khả năng thích nghi cao thường xuyên gây ra các vụ “cháy ngầm” trong kho, gây nên những thiệt hại rất lớn [9]. Những công trình nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây ra cho hạt ngũ cốc dự trữ ở nước ta còn rất hạn chế. Những kết quả thu được chỉ phản ánh thiệt hại về mặt trọng lượng mà không thể phản ánh được thiệt hại về mặt chất lượng của sản phẩm dự trữ. Theo Vũ Quốc Trung (1978) [25] những con số thể hiện thiệt hại do sâu mọt hại kho gây ra là rất đáng chú ý: Gạo tẻ sau 3 tháng bảo quản với mật độ sâu hại 100 con/kg và thủy phần 13,5%, nó ăn hao mất 3,5% khối lượng và phát triển thêm 106%. Bột mỳ có thủy phần 12%, mật độ sâu hại là 10 con/kg, sau 3 tháng bảo quản nó ăn hao mất 8% khối lượng và phát triển thêm 190%. Một kho thóc sau 8 tháng không tiến hành các biện pháp phòng trừ sâu hại, mật độ sâu hại còn sống lên đến 32 con/kg. Khi tiến hành kiểm tra lớp thóc bề mặt tới độ sâu 0,5 m thì thấy trung bình tỷ lệ hạt bị hại là 13,7%, dung trọng của lớp thóc này là 490 g/l (cũng loại thóc này không bị sâu hại có dung trọng 568 g/l). Đem cân 1000 hạt thóc không bị sâu hại nặng 23,2 g, còn 1000 hạt bị sâu hại chỉ nặng có 16,9 g. Theo dõi quá trình xay xát thì thấy: từ 100 kg thóc không bị sâu hại có thể thu hồi được 70 – 73 kg gạo trắng, trong khi đó có mật độ sâu hại 100 con/kg, chỉ thu hồi được tối đa 66 kg gạo. Đó là chưa kể tới chất lượng gạo rất kém, giá trị thương phẩm thấp và không đảm bảo về mặt vệ sinh. Theo Lê Doãn Diên (1990) [5], tổn thất sau thu hoạch đối với ngũ cốc bảo quản trong kho ở Việt Nam là 10%. Số liệu điều tra tại một số huyện ngoại thành Hà Nội của Nguyễn Kim Vũ (1999) [33] cho thấy tổn thất sau thu hoạch do côn trùng gây ra cho lúa gạo trung bình là 6,4%, mức độ thiệt hại cao nhất có thể lên đến 11,8%/năm. Kết quả nghiên cứu về tổn thất ngô sau thu hoạch của Trần Văn Chương, Nguyễn Kim Thúy và ctv. (2003) [39] cho thấy ở quy mô hộ nông dân, ngô dự trữ bị tổn thất trung bình là 15%, cá biệt có nơi đến 20%. Kết quả điều tra của Nguyễn Kim Vũ và ctv. (2003) [34] tại 1000 hộ nông dân ngoại thành Hà Nội cho thấy thiệt hại do côn trùng gây ra đối với thóc bảo quản trong thời gian 6 tháng là 2,8% về trọng lượng và giảm tới 20% về giá bán. Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, có những điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm thích hợp với sự phát sinh phát triển của sâu hại kho, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác bảo quản nông sản nói chung và phòng trừ sâu hại nói riêng còn hạn chế, do đó thiệt hại do chúng gây ra không phải nhỏ. Ở nước ta công tác phòng trừ sâu mọt hại kho có một tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt, nếu làm tốt sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất to lớn. 2.2.4. Các phương pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho Hiện nay trong bảo quản nông sản có nhiều biện pháp phòng trừ côn trùng hại kho khác nhau. Biện pháp cơ học vật lý hầu như chỉ sử dụng với việc bảo quản ở quy mô nhỏ bằng các phương pháp cơ học như: sàng để loại bỏ côn trùng ra khỏi nông sản ở nhưng nơi chúng tập chung với mật độ cao; phơi sấy tiêu diệt côn trùng bằng tác dụng của nhiệt độ cao; bẫy đèn thu hút các loài côn trùng có tính hướng quang … Cũng như các nước trên thế giới, thuốc hóa học sử dụng trong bảo quản kho tại Việt Nam cũng gồm 2 loại chính là Methyl bromide và Phosphine. Với ngưỡng phòng trừ của các loại sâu mọt gây hại chính (mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ, mọt bột đỏ và mọt thóc Thái Lan) là 20con/kg nông sản thì tiến hành sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ. Ngoài ra còn có nhóm thuốc sát trùng mà chủ yếu là Sumithion 50EC sử dụng để sát trùng kho, vật dụng trong kho khi đã xuất hết lô hàng cũ và chuẩn đưa lô hàng mới vào bảo quản. Sumithion cũng dùng để xua đuổi, ngăn chặn sự xâm nhiễm côn trùng vào gây hại trong kho bằng cách phun vào rèm vải ở cửa kho và các khu vực xung quanh kho [30]. Biện pháp sinh học trong bảo quản nông sản lưu trữ là một hướng đi đúng trong việc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn và bền vững, đồng thời giảm thiểu những tác hại đến môi trường và cân bằng hệ sinh thái. Nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các chế phẩm sinh học trừ côn trùng gây hại trong kho ở nước ta đã được các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sau thu hoạch thực hiện từ năm 1998. Kết quả thử nghiệm hai loại chế phẩm Bt (chế phẩm trừ côn trùng cánh cứng và chế phẩm hỗn hợp) với mọt ngô (Sitophilus zeamais) có hiệu quả khá cao nhưng lại không có tác dụng tiêu diệt đối với mọt bột đỏ (Tribolium castaneum) và diệt hiệu quả đến 100% ngài gạo (Corcyra cephalonia) [3]. Theo Phạm Thị Thùy (2004) [20] nấm Beauveria bassiana trừ rầy nâu hại lúa và sâu xanh hại đay, các tác giả đã nhận thấy hiệu quả đạt hơn 70% và đã thử nghiệm hiệu quả nấm Beauveria bassiana với mọt gạo (Sitophilus oryzae) trong điều kiện phòng thí nghiệm, tác dụng diệt trừ từ 53,2-61,1% sau 20 ngày. Thuốc thảo mộc BQ-01 do Trung tâm Công nghệ hóa học, Viện Hóa, Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia) sản xuất và đưa vào thử nghiệm trong các kho thóc dự trữ tại tỉnh Hà Sơn Bình (nay là Hà Tây và Hòa Bình) năm 1991-1992. Thuốc BQ-01 được sản xuất với nguyên liệu chính là cao lanh và bột hạt xoan ta. Kết quả khảo nghiệm cho thấy thuốc không có hiệu lực trừ côn trùng nhưng có hiệu quả xua đuổi (Dương Minh Tú và Đinh Ngọc Ngoạn, 1993) [31]. Nhược điểm của thuốc BQ-01 là để lại lượng tạp chất quá lớn, bụi và có mùi khó chịu lưu lại trong nông sản bảo quản. Thuốc thảo mộc Gung Chong Jing (GCJ) do Trung Quốc sản xuất là loại thuốc tổng hợp của nhiều loại tinh dầu thực vật, chất mang và được bổ sung thêm hoạt chất Deltamethrin. Sau khi có kết quả thử nghiệm tại Thái Bình và Hà Bắc năm 1998 (Dương Minh Tú, Bùi Thị Tuyết Nhung, 2000) và thử nghiệm diện rộng trong các kho thóc dự trữ đổ rời tại Thái Bình năm 1999-2000, Cục Dự trữ quốc gia đã cho phép các Chi cục ở phía Bắc đưa thuốc GCJ vào sử dụng để trừ côn trùng gây hại trong kho. Kết quả thu được trong năm 2001-2002 là khá khả quan. Ưu điểm của thuốc là dễ sử dụng, hiệu lực thuốc kéo dài và giá thành phù hợp. Nhược điểm là để lại lượng mùn (tạp chất) ở trong nông sản. Tuy nhiên, theo Dương Minh Tú (2005) [30] khi so sánh hiệu quả thử nghiệm thuốc GCJ tại một số kho tàng lưu trữ ở khu vực phía Bắc nhận định thuốc GCJ của Trung Quốc nhập vào Việt Nam năm 2000 và thuốc nhập năm 1998-1999 là có sự khác biệt (có thể hàm lượng của Deltamethrin trong thuốc thay đổi). Từ lâu, nhân dân ta đã có kinh nghiệm dùng một số loại thực vật để trừ sâu hại mùa màng hoặc dùng trong bảo quản nông sản sau thu hoạch. Những cây thường được dùng nhất là cây xoan, cây thuốc lá, cây củ đậu, cây hột mạt, cây ruốc cá, thanh hao hoa vàng… Hiện nay, thuốc thảo mộc đang được khuyến khích nghiên cứu phát triển với những ưu điểm vượt trội và là nguồn thuốc có xu hướng dần thay thế cho thuốc hóa học trong nhiều lĩnh vực nói chung và trong bảo quản nói riêng. Việc xác định, chiết xuất và giữ ổn định được các hoạt chất có khả năng tiêu diệt, gây ngán, dẫn dụ hoặc xua đuổi các loài côn trùng gây hại đang được nhiều đơn vị nghiên cứu và thử nghiệm, có nhiều thành công bước đầu. Một số loại cây và hoạt chất của nó được sử dụng trong bảo quản: Cây xoan ta (Melia azedarach) hay còn gọi là cây xoan hay xoan ta, xoan nhà, sầu đông, thầu đâu.. Xoan ta thuộc Bộ Sapindales; Họ Meliaceae; Chi Melia. Là cây trồng phổ biến ở Việt Nam được dùng chủ yếu để lấy gỗ và tạo bóng mát ở các tỉnh vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu..) Tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Một số loài chim có thể ăn quả xoan, nhờ thế mà hạt của xoan được phát tán khi chúng bị đánh rơi, nhưng chỉ cần 15 gam hạt đã là liều gây chết cho một con lợn nặng 22 kg. Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải. Các triệu chứng này bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim v.v. Tử vong có thể xảy ra sau khoảng 24 giờ. Cây xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực được lưu giữ, nhưng không ăn được do nó rất độc. Nước ngâm lá xoan và vỏ xoan có tác dụng diệt sâu ngoài đồng ruộng hay trong kho do cây xoan có hoạt chất Azadirachtin(Az) thuộc nhóm tetranortriterpenoid có khả năng gây ngán ăn, làm giảm khả năng sinh sản của côn trùng. Cây xoan Ấn Độ (Azadirachta indica) là cây thuộc Bộ Sapindales; Họ Meliaceae; Chi Azadirachta. Nguồn gốc của cây này là ở Nam và Đông Nam Châu Á nhưng ngày nay nó có mặt ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới của Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Úc. Cây xoan Ấn Độ dùng để kiểm soát côn trùng hại kho. Hoạt chất chủ yếu có tác động đến côn trùng từ hạt xoan và lá xoan Ấn Độ là chất Azadirachtin(Az) thuộc nhóm tetranortriterpenoid có khả năng chống sự đẻ trứng, gây ngán ăn, làm gián đoạn quá trình phát triển, làm giảm khả năng sinh sản của côn trùng [4]. Ở Bình Thuận, nông dân đã dùng lá và quả để bảo quản nông sản trong một số tháng như dùng lá khô trộn lẫn với hạt để chống sâu mọt, cây xoan Ấn Độ đã trở thành một loại thuốc thảo mộc trong bảo quản nông sản ở quy mô hộ nông dân. Cây cơi (Pterocarya tonkinensis) mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc, được bà con nông dân dùng để bảo quản thóc, ngô có tác dụng trừ mọt trong bảo quản. Cây cơi thuộc Họ: Juglandaceae; Bộ: Juglandales; Nhóm: Cây gỗ lớn.  Phân bố: Cây mọc rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc, như Nghệ An, Quảng Ninh, Hòa Bình, Vĩnh Phú, Sơn La... và phân bố ở Lâm Đồng (Suối vàng) Lá cơi đắng, có độc, có tác dụng trừ sâu, sát khuẩn (nước chiết từ lá tươi có tác dụng đối với Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis). Lá cơi không hoàn toàn độc đối với cá nhưng độc đối với chuột. Người ta thường dùng lá giã ra để duốc cá; cũng dùng chữa ghẻ lở bằng cách lấy nước nấu lá để tắm rửa hoặc dùng cao lá để bôi ngày 1-2 lần vào các mụn. Thuốc thảo mộc Gu Chong Jing do Trung Quốc sản xuất là loại thuốc tổng hợp của nhiều loại tinh dầu thực vật: hồi, quế, thanh hao hoa vàng, long não, chất mang và được bổ sung thêm thuốc hóa học Deltamethrin với hàm lượng 0,024%. Thuốc GCJ sử dụng ở liều lượng 0,04% để bảo quản thóc, ngô rất có hiệu quả và đặc biệt thích hợp bảo quản ngô hạt ở tại hộ nông dân tại tỉnh Hà Giang (Nguyễn Thị Kim Oanh và cộng sự, 2003) [18]. Trong quy trình hoàn thiện và ứng dụng công nghệ phòng trừ tổng hợp sinh vật hại gồm 9 giai đoạn khép kín từ khâu thu hoạch đến bảo quản ngô, thóc quy mô nông hộ và trang trại tại Hà Nội đã sử dụng thuốc GCJ với tỷ lệ 0,04% cho kết quả cao [34]. Theo Dương Minh Tú sử dụng thuốc GCJ với tỷ lệ 0,04% va 0,1% trong việc phòng trừ mọt gạo (Sitophilus oryzae L.) đạt hiệu lực lần lượt là 95,9% và 97,9% sau 90 ngày theo dõi; trên mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.) hiệu lực đạt 98,63% và 99,66% sau 90 ngày theo dõi [30]. 3. ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài sâu mọt gây hại nông sản lưu trữ trong kho bảo quản sắn lát khô và thiên địch của chúng. 3.1.2. Vật liệu, dụng cụ nghiên cứu 3.1.2.1. Vật liệu: sắn lát, lá xoan, lá cơi, thuốc Gu Chong Jing 0,042%, thuốc khử trùng Aluminium phosphide 56%. 3.1.2.2. Dụng cụ nghiên cứu - Dụng cụ điều tra: Bộ rây, kính lúp cầm tay, bút lông, túi đựng mẫu, panh(kẹp), lọ chứa cồn để thu mẫu, vợt bắt côn trùng. - Dụng cụ thí nghiệm trong phòng: Lọ nhựa (loại to và nhỏ), lọ độc, hộp petri, bút lông, ống nghiệm, tủ sấy, tủ định ôn, kính lúp cầm tay, kính lúp điện tử, cân tiểu ly có độ chính xác 0,01g. Bạt khử trùng, vật liệu làm kín, cân, dụng cụ mở thuốc, túi đựng thuốc, mặt nạ chuyên dùng, các dụng cụ bảo hộ lao động, thiết bị thông thoáng, đảo khí, đồng hồ, biển cảnh giới, thuốc sơ cứu tai nạn… 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm điều tra: kho lưu trữ sắn của Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp Bình Sơn, xý nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Thái, Tổng kho Nam Cường, cửa hàng lương thực phường Hồng Hà – Thành phố Yên Bái và các kho lưu trữ sắn trên địa bàn tỉnh Yên Bái (huyện Văn Yên, huyện Yên Bình). - Thí nghiệm trong phòng: thực hiện tại phòng thí nghiệm của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái. 3.1.4. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 8 năm 2009. 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Điều tra tình hình sâu mọt trong kho bảo quản sắn lát khô tại Yên Bái năm 2009 3.2.1.1. Điều tra thành phần sâu mọt gây hại trong kho bảo quản sắn lát khô và thiên địch của chúng tại Yên Bái năm 2009 Điều tra tại các kho lưu trữ sắn lát trên địa bàn tỉnh Yên Bái: kho Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp Bình Sơn; kho Xý nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Thái; Tổng kho Nam Cường; kho cửa hàng lương thực Phường Hồng Hà - thành phố Yên Bái. Điều tra theo Phương pháp điều tra cơ bản côn trùng hại kho của tác giả Bùi Công Hiển. Điều tra theo nguyên tắc 5 điểm chéo góc. Điều tra định kỳ 7ngày/lần. Điều tra sâu mọt gây hại trực tiếp trên sắn bảo quản, nơi sâu mọt thường tập trung như khe, kẽ nứt, nền, tường kho, góc kho, trên các vật dụng làm kệ, kê lót, bao bì, nơi có hàng tồn đọng lâu, mục nát. Điều tra bổ sung khi cần thiết. Số liệu về thành phần sâu mọt hại trên sắn lát bảo quản có sổ theo dõi và được ghi chép cụ thể, cẩn thận qua mỗi kỳ điều tra. Lấy mẫu theo phương pháp: Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu (tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731-89) [26]. Phương pháp thu thập, phân loại mẫu côn trùng: Đối với côn trùng cánh cứng dùng panh, bút lông và ống nghiệm để thu bắt. Đối với côn trùng có cánh, dùng ống nghiệm để chụp lên trên và chúng sẽ bay ngược lên phía đáy ống hoặc dùng vợt để bắt. Mẫu thu được của từng địa điểm được để riêng trong túi nilon có nhãn theo quy định. Mẫu được giám định được gửi đi giám định tại Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I (Đông Ngạc – Từ Liên – Hà Nội). 3.2.1.2. Điều tra diễn biến một số loài sâu mọt gây hại chính trên sắn lát khô bảo quản tại Yên Bái năm 2009 Điều tra mật độ của 3 loài: mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica); mọt gạo (Sitophilus ozyzea) và mọt thóc đỏ (Tribolium castaneum). Điều tra theo nguyên tắc 5 điểm chéo góc, định kỳ 7 ngày/lần. Điều tra cố định tại các kho bảo quản sắn khác nhau. Kho xylô: kho bảo quản nằm trong dây chuyền chế biến tại nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Kho nông hộ: kho nông hộ quy mô nhỏ (bảo quản trong bể chứa, có bạt phủ; quy mô và khối lượng sắn lát bảo quản ít, chủ yếu phục vụ chăn nuôi trong hộ); Kho tiệp: kho thông thường (kho kín - kiểu kho tiệp cải tiến): Nền kho cao, có hệ thống thông gió ở phía dưới ngầm kho; tường xây gạch trát vữa 2 mặt; mái lợp ngói; trần cót; trên cửa ra vào và các cửa sổ đều bố trí lưới ngăn sự xâm nhập của các loài chim, chuột.. vào trong kho. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của mọt đục hạt nhỏ R. dominica gây hại trên sắn khô bảo quản Thu mọt đục hạt nhỏ trưởng thành qua quá trình điều tra và nuôi trong hộp nhựa bên trong có chứa thức ăn là sắn lát đã được khử trùng và làm sạch (khử trùng ở điều kiện nhiệt độ 600C trong 45phút) - đây là nguồn cung cấp mọt cho các thí nghiệm của đề tài. Quan sát, mô tả màu sắc và đo kích thước của từng pha phát dục với số lượng mọt quan sát là 30 cá thể. Đơn vị đo là mm. - Pha trứng: đo chiều dài từ mép trên đến mép dưới của trứng theo hướng nhất định, chiều rộng đo phần rộng nhất; - Pha sâu non: chiều dài, chiều rộng: đo ở nơi rộng nhất từng tuổi sâu; - Pha nhộng: đo chiều dài, chiều rộng đo nơi rộng nhất của nhộng; - Pha trưởng thành: đo chiều dài, chiều rộng (nơi rộng nhất của cơ thể). Dùng công thức thống kê sinh học để tính kích thước trung bình: Trong đó: : kích thước trung bình của từng pha; Xi: giá trị kích thước cá thể thứ i; n: số cá thể theo dõi. Thời gian phát dục trung bình được tính theo công thức: Trong đó: : thời gian phát dục trung bình của từng pha; Xi: thời gian phát dục của cá thể thứ i; ni: số cá thể lột xác trong ngày thứ i. N: số cá thể theo dõi. Tính sai số theo công thức: t: tra bảng Student - Fisher, độ tin cậy P=95%, độ tự do v=n-1; δ: độ lệch chuẩn; n: số cá thể theo dõi. Tiến hành thí nghiệm nuôi sinh học loài mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius: Dùng hộp petri loại nhỏ có lót một lớp giấy trắng bên dưới. Cho bột sắn đã được làm sạch và khử trùng vào các hộp petri. Trong mỗi hộp thả một cặp mọt với tỷ lệ đực cái là 1:1. Kiểm tra, tìm trứng và thay thức ăn hàng ngày (1 lần/ngày). - Với pha trứng: kiểm tra hàng ngày. khi thấy trứng ghi lại ngày, tháng và tiến hành tách riêng từng quả đưa vào hộp petri (1 quả/hộp) có chứa thức ăn là bột sắn. Tiếp tục theo dõi quan sát thời điểm trứng nở. - Với pha sâu non: khi trứng nở thành sâu non tiếp tục theo dõi thời gian phát dục của từng tuổi. Quan sát mỗi ngày một lần và ghi lại thời điểm khi phát hiện thấy có xác sâu non của mọt trong hộp petri. Thời gian phát dục của mỗi tuổi được tính từ thời điểm lột xác lần trước đến lần lột xác tiếp theo. - Pha nhộng: tiếp tục theo dõi mỗi ngày một lần. Ghi chép thời điểm khi sâu non tuổi cuối bắt đầu hóa nhộng và khi nhộng vũ hóa trưởng thành. - Pha trưởng thành: khi phát hiện nhộng vũ hóa trưởng thành. Chọn 01 cá thể cái cho ghép đôi với 01 cá thể đực và nuôi trong hộp petri có thức ăn là ngô hạt. Theo dõi mỗi ngày một lần đến khi tìm thấy quả trứng đầu tiên và ghi chép ngày phát hiện. Vòng đời của mọt được tính từ khi trứng nở đến khi mọt trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên. Thí nghiệm với các pha được tiến hành với hai ngưỡng nhiệt độ là 25 và 300C. Với mỗi pha tiến hành quan sát 30 cá thể. Sau khi thu được kết quả, so sánh thời gian phát dục các pha và vòng đời của mọt đục hạt với hai ngưỡng nhiệt độ ở trên. Nghiên cứu khả năng sinh sản của Rhizopertha dominica Fabricius: Mọt đục hạt nhỏ được nuôi trong môi trường thức ăn là bột sắn. Trong điều kiện giao phối cưỡng bức, tiến hành thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh sản của mọt đục hạt nhỏ với các công thức bố trí như sau: - CT1: 1 cặp trưởng thành 3 ngày tuổi, ghép đôi trong 3 ngày; - CT2: 1 cặp trưởng thành gồm 1 cá thể đực 7 ngày tuổi và 1 cá thể cái 3 ngày tuổi, ghép đôi trong 3 ngày; - CT3: 1 cặp trưởng thành gồm 1 cá thể cái 7 ngày tuổi và 1 cá thể đực 3 ngày tuổi, ghép đôi trong 3 ngày; - CT4: 1 cặp trưởng thành 7 ngày tuổi, ghép đôi trong 3 ngày. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần. Sau thời gian ghép đôi, các cá thể ở các lần nhắc lại của từng công thức được nuôi riêng rẽ và theo dõi khả năng đẻ trứng ở điều kiện ẩm độ, nhiệt độ phòng. Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng trứng đẻ trung bình/ngày, thời gian đẻ trứng trung bình, số trứng đẻ trung bình và tỷ lệ trứng nở. Số trứng đẻ của 1 cá thể cái (quả) Số trứng đẻ trung bình/ngày/1 cá thể cái = (quả/ngày) Thời gian đẻ (ngày) Tổng thời gian đẻ của các cá thể (ngày) Thời gian đẻ trứng TB của một cá thể cái = (ngày) Số cá thể cái (ngày) Tổng số trứng nở (quả) Tỷ lệ trứng nở (%) = x 100 Tổng số trứng đẻ (quả) Nghiên cứu thời gian sống của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius khi không có thức ăn: Thử nghiệm khả năng chịu đựng điều kiện không có thức ăn của mọt đục hạt nhỏ R. dominica: Mọt sử dụng trong thí nghiệm là mọt trưởng thành được chia ra làm 3 loại. Loại 1 là các cá thể mọt mới vũ hóa trưởng thành 3 ngày tuổi; loại 2 là các cá thể mọt vũ hóa trưởng thành được 15 ngày tuổi và loại 3 là chọn ngẫu nhiên trong quần thể mọt hỗn hợp. Thí nghiệm được bố trí như sau: bắt 10 cặp mọt trưởng thành đựng trong hộp petry và để ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau là 25, 30 và 350C trong điều kiện không có thức ăn. Theo dõi hàng ngày và ghi chép số cá thể mọt chết cho đến khi không còn cá thể nào sống sót. Thí nghiệm được bố trí với 3 lần nhắc lại. 3.2.3. Nghiên cứu khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius 3.2.3.1. Ảnh hưởng của thủy phần sắn lát đến khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius Thí nghiệm được tiến hành trên sắn lát, giống sắn KM94, đã được làm sạch và sấy ở điều kiện 650C trong vòng 45 phút. Thí nghiệm gồm 3 công thức, ở mỗi công thức được bố trí như sau: cho vào mỗi hộp nhựa 500 g sắn lát và 30 cá thể mọt trưởng thành để ở điều kiện phòng. Sắn lát trong các công thức thí nghiệm khác nhau được bố trí ở các mức thủy phần khác nhau là 10%; 12% và 14%. Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần. CT1: 500 g sắn lát thủy phần 10% + 30 cá thể mọt; CT2: 500 g sắn lát thủy phần 12% + 30 cá thể mọt; CT3: 500 g sắn lát thủy phần 14% + 30 cá thể mọt. Thời điểm kiểm tra thí nghiệm được ấn định là 30, 60 và 90 ngày. Tại mỗi thời điểm kiều tra: đếm số lượng mọt sống tại mỗi công thức thí nghiệm, kiểm tra thủy phần và cân khối lượng. So sánh diễn biến quần thể mọt đối với các mức thủy phần khác nhau. Tính tỷ lệ hao hụt phần trăm trọng lượng ở mỗi công thức. Tính tỷ lệ hao hụt phần trăm theo Kenton L. Hernis: % Hao hụt trọng lượng Trong đó: OW: khối lượng chất khô của mẫu ban đầu CW: khối lượng chất khô của mẫu thí nghiệm cuối cùng. 3.2.3.2 Khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius trên các loại nông sản khác nhau. Thí nghiệm được tiến hành trên các loại nông sản là thóc tẻ, gạo, ngô hạt, sắn lát và đậu xanh (đã được làm sạch và sấy ở nhiệt độ 650C trong vòng 45 phút). Dùng các hộp nhựa, trong mỗi hộp chứa một loại thức ăn là thóc tẻ, gạo, ngô hạt, sắn lát và đậu xanh với trọng lượng là 300g. Cho vào mỗi hộp 20 cá thể mọt R. dominica trưởng thành. Thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ phòng, mỗi công thức được nhắc lại 3 lần. CT1: 300 g gạo + 20 cá thể mọt; CT2: 300 g ngô hạt + 20 cá thể mọt; CT3: 300 g thóc tẻ + 20 cá thể mọt; CT4: 300 g sắn lát + 20 cá thể mọt; CT5: 300 g đậu xanh + 20 cá thể mọt. dominica Fabricius trên các loại nông sản khác nhau Sau 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày tiến hành kiểm tra, đếm số lượng mọt sống, cân lại trọng lượng thức ăn. Tính mức độ hao hụt phần trăm trọng lượng ở mỗi công thức theo Kenton L. Hernis. So sánh khả năng gây hại của mọt trên các loại thức ăn. 3.2.3.3. Khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius đến các giống sắn khác nhau. Thí nghiệm sử dụng các giống sắn đang được trồng nhiều trong sản xuất: giống KM60, KM94, KM95, xanh Vĩnh Phúc và giống địa phương (sắn dù). Các giống sắn làm thí nghiệm đã được làm sạch, sấy ở điều kiện 650C trong vòng 45 phút, và bố trí ở mức thủy phần như nhau là 14%. Mỗi công thức thí nghiệm là một giống sắn: 500g sắn và 30 cá thể mọt đục hạt trưởng thành được đựng trong hộp nhựa để ở điều kiện phòng. Các công thức nhắc lại 3 lần được bố trí cụ thể như sau: CT1: 500g sắn lát giống KM60 + 30 cá thể mọt; CT2 : 500g sắn lát giống KM94 + 30 cá thể; CT3 : 500g sắn lát giống KM95 + 30 cá thể; CT4 : 500g sắn lát giống xanh Vĩnh Phúc + 30 cá thể; CT5: 500g sắn lát giống địa phương + 30 cá thể. Thời điểm kiểm tra thí nghiệm được ấn định là 30, 60 và 90 ngày. Tại mỗi thời điểm kiều tra: đếm số lượng mọt sống tại mỗi công thức thí nghiệm, kiểm tra thủy phần và cân khối lượng. So sánh diễn biến quần thể mọt ở các công thức. Tính tỷ lệ hao hụt phần trăm trọng lượng ở mỗi công thức theo Kenton L. Hernis. 3.2.4. Phòng trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius 3.2.4.1. Thử nghiệm phòng trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius bằng lá cây Thí nghiệm được tiến hành trên sắn lát đã được làm sạch và khử trùng. Dùng 3 loại lá cây là lá xoan ta ._.------------ SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | SLM 15 22.480 7.3926 0.76026 3.4 0.0000 TL_SAN 15 233.96 23.346 8.4773 3.6 0.0001 TL_HH 15 131.74 60.686 5.9958 4.6 0.0000 7) Khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ R.dominica trên các loại giống sắn khác nhau BALANCED ANOVA FOR VARIATE SLM FILE HTMANIOC 12/ 8/** 10:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Kha nang gay hai cua mot duc hat nho R.dominica tren cac loai giong san khac nhau sau 90 ngay VARIATE V004 SLM con LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 71536.2 17884.0 437.34 0.000 2 * RESIDUAL 10 408.925 40.8925 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 71945.1 5138.93 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL_SAN FILE HTMANIOC 12/ 8/** 10:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Kha nang gay hai cua mot duc hat nho R.dominica tren cac loai giong san khac nhau sau 90 ngay VARIATE V005 TL_SAN g LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 22650.2 5662.54 15.80 0.000 2 * RESIDUAL 10 3583.08 358.308 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 26233.2 1873.80 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL_HH FILE HTMANIOC 12/ 8/** 10:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Kha nang gay hai cua mot duc hat nho R.dominica tren cac loai giong san khac nhau sau 90 ngay VARIATE V006 TL_HH % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 945.804 236.451 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 10 2.04009 .204009 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 947.844 67.7031 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HTMANIOC 12/ 8/** 10:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Kha nang gay hai cua mot duc hat nho R.dominica tren cac loai giong san khac nhau sau 90 ngay MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TP SLM TL_SAN TL_HH KM60 3 14.6000 142.700 435.200 14.1000 KM94 3 14.7000 204.400 404.600 20.2000 KM95 3 15.0000 276.800 364.300 28.4000 Xanh VP 3 14.4000 109.100 466.400 7.70000 DP 3 14.1000 86.4000 465.700 7.50000 SE(N= 3) 0.966092E-01 3.69200 10.9287 0.260774 5%LSD 10DF 0.304419 11.6336 34.4367 0.821707 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HTMANIOC 12/ 8/** 10:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Kha nang gay hai cua mot duc hat nho R.dominica tren cac loai giong san khac nhau sau 90 ngay F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | SLM 15 163.88 71.686 6.3947 3.9 0.0000 TL_SAN 15 427.24 43.287 18.929 4.4 0.0003 TL_HH 15 15.580 8.2282 0.45167 2.9 0.0000 8) Hiệu lực của lá xoan ta, xoan Ấn Độ và lá cơi trong phòng trừ mọt đục hạt nhỏ R.dominica tại Yên Bái 2009 BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_15N FILE HLT_XL 12/ 8/** 6: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc cua xoan la ta, xoan An Do va la coi trong phong tru mot duc hat nho R.dominica tai Yen Bai nam 2009 VARIATE V003 HLT_15N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 5 250.300 50.0600 968.88 0.000 2 * RESIDUAL 12 .620016 .516680E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 250.920 14.7600 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_30N FILE HLT_XL 12/ 8/** 6: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc cua xoan la ta, xoan An Do va la coi trong phong tru mot duc hat nho R.dominica tai Yen Bai nam 2009 VARIATE V004 HLT_30N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 5 479.725 95.9450 44.59 0.000 2 * RESIDUAL 12 25.8200 2.15167 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 505.545 29.7379 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_45N FILE HLT_XL 12/ 8/** 6: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc cua xoan la ta, xoan An Do va la coi trong phong tru mot duc hat nho R.dominica tai Yen Bai nam 2009 VARIATE V005 HLT_45N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 5 1514.54 302.909 80.06 0.000 2 * RESIDUAL 12 45.4001 3.78334 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 1559.94 91.7615 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_60N FILE HLT_XL 12/ 8/** 6: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc cua xoan la ta, xoan An Do va la coi trong phong tru mot duc hat nho R.dominica tai Yen Bai nam 2009 VARIATE V006 HLT_60N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 5 1517.80 303.561 71.09 0.000 2 * RESIDUAL 12 51.2401 4.27001 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 1569.04 92.2968 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_75N FILE HLT_XL 12/ 8/** 6: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc cua xoan la ta, xoan An Do va la coi trong phong tru mot duc hat nho R.dominica tai Yen Bai nam 2009 VARIATE V007 HLT_75N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 5 992.245 198.449 48.17 0.000 2 * RESIDUAL 12 49.4401 4.12001 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 1041.68 61.2756 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_90N FILE HLT_XL 12/ 8/** 6: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Hieu luc cua xoan la ta, xoan An Do va la coi trong phong tru mot duc hat nho R.dominica tai Yen Bai nam 2009 VARIATE V008 HLT_90N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 5 480.360 96.0720 26.47 0.000 2 * RESIDUAL 12 43.5600 3.63000 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 523.920 30.8188 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLT_XL 12/ 8/** 6: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 Hieu luc cua xoan la ta, xoan An Do va la coi trong phong tru mot duc hat nho R.dominica tai Yen Bai nam 2009 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HLT_15N HLT_30N HLT_45N HLT_60N Xoan ta 1% 3 0.000000 27.1000 40.1000 39.9000 Xoan ta 5% 3 5.50000 30.5000 47.9000 47.8000 Xoan AD1% 3 8.80000 37.4000 49.7000 48.7000 Xoan AD5% 3 9.30000 40.4000 66.4000 66.0000 La coi 1% 3 0.000000 26.2000 41.3000 39.4000 La coi 5% 3 5.60000 33.3000 57.7000 55.5000 SE(N= 3) 0.131235 0.846890 1.12299 1.19304 5%LSD 12DF 0.404380 2.60956 3.46032 3.67615 CT$ NOS HLT_75N HLT_90N Xoan ta 1% 3 37.4000 30.1000 Xoan ta 5% 3 44.5000 38.4000 Xoan AD1% 3 48.7000 40.8000 Xoan AD5% 3 59.2000 45.2000 La coi 1% 3 37.4000 32.8000 La coi 5% 3 46.3000 41.3000 SE(N= 3) 1.17189 1.10000 5%LSD 12DF 3.61100 3.38948 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLT_XL 12/ 8/** 6: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 Hieu luc cua xoan la ta, xoan An Do va la coi trong phong tru mot duc hat nho R.dominica tai Yen Bai nam 2009 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 18) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HLT_15N 18 4.8667 3.8419 0.22731 4.7 0.0000 HLT_30N 18 32.483 5.4533 1.4669 4.5 0.0000 HLT_45N 18 50.517 9.5792 1.9451 3.9 0.0000 HLT_60N 18 49.550 9.6071 2.0664 4.2 0.0000 HLT_75N 18 45.583 7.8279 2.0298 4.5 0.0000 HLT_90N 18 38.100 5.5515 1.9053 5.0 0.0000 9) Hiệu lực thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt đục hạt nhỏ R. dominica BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_15N FILE HLT_GUJI 12/ 8/** 6:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho R.dominica (%) VARIATE V003 HLT_15N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 698.545 698.545 709.17 0.000 2 * RESIDUAL 4 3.94008 .985021 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 702.485 140.497 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_30N FILE HLT_GUJI 12/ 8/** 6:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho R.dominica (%) VARIATE V004 HLT_30N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 133.954 133.954 45.29 0.004 2 * RESIDUAL 4 11.8306 2.95765 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 145.784 29.1569 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_45N FILE HLT_GUJI 12/ 8/** 6:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho R.dominica (%) VARIATE V005 HLT_45N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 44.3904 44.3904 6.41 0.065 2 * RESIDUAL 4 27.7136 6.92841 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 72.1040 14.4208 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_60N FILE HLT_GUJI 12/ 8/** 6:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho R.dominica (%) VARIATE V006 HLT_60N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 56.9184 56.9184 12.89 0.024 2 * RESIDUAL 4 17.6672 4.41679 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 74.5855 14.9171 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_75N FILE HLT_GUJI 12/ 8/** 6:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho R.dominica (%) VARIATE V007 HLT_75N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 60.8653 60.8653 13.93 0.021 2 * RESIDUAL 4 17.4794 4.36985 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 78.3448 15.6690 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_90N FILE HLT_GUJI 12/ 8/** 6:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho R.dominica (%) VARIATE V008 HLT_90N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 8.71218 8.71218 10.79 0.031 2 * RESIDUAL 4 3.23060 .807651 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 11.9428 2.38856 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLT_GUJI 12/ 8/** 6:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho R.dominica (%) MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HLT_15N HLT_30N HLT_45N HLT_60N 1 3 31.2400 60.0700 73.9800 80.4000 1,5 3 52.8200 69.5200 79.4200 86.5600 SE(N= 3) 0.573010 0.992917 1.51969 1.21337 5%LSD 4DF 2.24608 3.89202 5.95687 4.75615 CT$ NOS HLT_75N HLT_90N 1 3 82.3400 88.9200 1,5 3 88.7100 91.3300 SE(N= 3) 1.20690 0.518861 5%LSD 4DF 4.73080 2.03382 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLT_GUJI 12/ 8/** 6:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho R.dominica (%) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 6) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HLT_15N 6 42.030 11.853 0.99248 2.4 0.0002 HLT_30N 6 64.795 5.3997 1.7198 2.7 0.0036 HLT_45N 6 76.700 3.7975 2.6322 3.4 0.0645 HLT_60N 6 83.480 3.8623 2.1016 2.5 0.0240 HLT_75N 6 85.525 3.9584 2.0904 2.4 0.0213 HLT_90N 6 90.125 1.5455 0.89869 1.0 0.0312 10) Hiệu lực của thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt đục hạt nhỏ gây hại sắn lát bảo quản BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_15N FILE HLT_CT 12/ 8/** 6:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho gay hai san lat bao quan (%) VARIATE V003 HLT_15N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 1078.97 1078.97 286.15 0.000 2 * RESIDUAL 4 15.0825 3.77061 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 1094.05 218.810 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_30N FILE HLT_CT 12/ 8/** 6:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho gay hai san lat bao quan (%) VARIATE V004 HLT_30N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 981.504 981.504 181.70 0.001 2 * RESIDUAL 4 21.6075 5.40187 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 1003.11 200.622 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_45N FILE HLT_CT 12/ 8/** 6:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho gay hai san lat bao quan (%) VARIATE V005 HLT_45N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 1047.82 1047.82 253.59 0.000 2 * RESIDUAL 4 16.5276 4.13190 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 1064.34 212.869 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_60N FILE HLT_CT 12/ 8/** 6:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho gay hai san lat bao quan (%) VARIATE V006 HLT_60N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 430.445 430.445 234.73 0.000 2 * RESIDUAL 4 7.33522 1.83380 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 437.781 87.5561 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_75N FILE HLT_CT 12/ 8/** 6:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho gay hai san lat bao quan (%) VARIATE V007 HLT_75N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 1111.39 1111.39 622.11 0.000 2 * RESIDUAL 4 7.14595 1.78649 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 1118.54 223.708 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_90N FILE HLT_CT 12/ 8/** 6:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho gay hai san lat bao quan (%) VARIATE V008 HLT_90N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 134.521 134.521 884.70 0.000 2 * RESIDUAL 4 .608211 .152053 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 135.130 27.0259 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLT_CT 12/ 8/** 6:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho gay hai san lat bao quan (%) MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HLT_15N HLT_30N HLT_45N HLT_60N 1 3 30.4400 40.8000 42.6600 34.2600 1,5 3 57.2600 66.3800 69.0900 51.2000 SE(N= 3) 1.12110 1.34187 1.17358 0.781836 5%LSD 4DF 4.39448 5.25985 4.60020 3.06463 CT$ NOS HLT_75N HLT_90N 1 3 14.6700 5.88000 1,5 3 41.8900 15.3500 SE(N= 3) 0.771684 0.225132 5%LSD 4DF 3.02483 0.882468 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLT_CT 12/ 8/** 6:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 Hieu luc thuoc Gu Chong Jing 0,042% tru mot duc hat nho gay hai san lat bao quan (%) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 6) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HLT_15N 6 43.850 14.792 1.9418 4.4 0.0004 HLT_30N 6 53.590 14.164 2.3242 4.3 0.0006 HLT_45N 6 55.875 14.590 2.0327 3.6 0.0004 HLT_60N 6 42.730 9.3571 1.3542 3.2 0.0005 HLT_75N 6 28.280 14.957 1.3366 4.7 0.0002 HLT_90N 6 10.615 5.1986 0.38994 3.7 0.0002 11) Hiệu lực của thuốc Aluminium phosphide 56% trừ mọt đục hạt nhỏ gây hại sắn lát bảo quản (%) BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_4N FILE HT_AP 12/ 8/** 9:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc cua thuoc Aluminium phosphide 56% tru mot duc hat nho gay hai san lat bao quan (%) VARIATE V003 HLT_4N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 987.840 493.920 190.95 0.000 2 * RESIDUAL 6 15.5200 2.58667 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1003.36 125.420 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE HT_AP 12/ 8/** 9:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc cua thuoc Aluminium phosphide 56% tru mot duc hat nho gay hai san lat bao quan (%) VARIATE V004 HLT_7N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 3.92001 1.96000 16.33 0.004 2 * RESIDUAL 6 .719996 .119999 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 4.64000 .580001 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_14N FILE HT_AP 12/ 8/** 9:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc cua thuoc Aluminium phosphide 56% tru mot duc hat nho gay hai san lat bao quan (%) VARIATE V005 HLT_14N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 3.92001 1.96000 16.33 0.004 2 * RESIDUAL 6 .719996 .119999 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 4.64000 .580001 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HT_AP 12/ 8/** 9:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc cua thuoc Aluminium phosphide 56% tru mot duc hat nho gay hai san lat bao quan (%) MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HLT_4N HLT_7N HLT_14N 12,8 3 55.6000 98.6000 98.6000 19,2 3 77.2000 100.000 100.000 25,6 3 78.4000 100.000 100.000 SE(N= 3) 0.928561 0.199999 0.200000 5%LSD 6DF 3.21204 0.691830 0.691830 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HT_AP 12/ 8/** 9:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc cua thuoc Aluminium phosphide 56% tru mot duc hat nho gay hai san lat bao quan (%) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HLT_4N 9 70.400 11.199 1.6083 2.3 0.0000 HLT_7N 9 99.533 0.76158 0.34641 0.3 0.0043 HLT_14N 9 99.533 0.76158 0.34641 0.3 0.0043 Phụ lục 3. SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG TỪ THÁNG 01 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 2009 TẠI YÊN BÁI Ngày Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ TB (%) Ngày Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ TB (%) Ngày Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ TB (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1/5/2009 17,3 87 2/9/2009 20,8 83 3/16/2009 17,4 81 1/6/2009 18,9 89 2/10/2009 21,8 82 3/17/2009 19,7 81 1/7/2009 17,7 81 2/11/2009 19,4 89 3/18/2009 21,4 84 1/8/2009 13,6 82 2/12/2009 22,1 81 3/19/2009 22,5 89 1/9/2009 14,3 79 2/13/2009 23,7 84 3/20/2009 23,5 92 1/10/2009 13,3 75 2/14/2009 22,3 81 3/21/2009 25,4 86 1/11/2009 11,6 74 2/15/2009 23,7 78 3/22/2009 26,2 84 TB 15,2 81 TB 22,0 83 TB 22,3 85 1/12/2009 12,5 74 2/16/2009 24,9 79 3/23/2009 26,5 84 1/13/2009 13,5 75 2/17/2009 24,8 80 3/24/2009 25,1 92 1/14/2009 11,8 76 2/18/2009 23,3 86 3/25/2009 21,9 95 1/15/2009 12,5 74 2/19/2009 23,9 87 3/26/2009 20,4 95 1/16/2009 12,4 82 2/20/2009 22,6 90 3/27/2009 22,9 88 1/17/2009 13,3 82 2/21/2009 18,2 95 3/28/2009 24,0 84 1/18/2009 16,0 84 2/22/2009 20,6 92 3/29/2009 24,4 84 TB 13,1 78 TB 22,6 87 TB 23,6 89 1/19/2009 17,8 86 2/23/2009 23,6 89 3/30/2009 22,2 83 1/20/2009 19,3 88 2/24/2009 23,5 96 3/31/2009 18,5 94 1/21/2009 19,6 83 2/25/2009 24,6 89 4/1/2009 19,0 91 1/22/2009 16,9 78 2/26/2009 23,9 93 4/2/2009 17,5 96 1/23/2009 16,4 96 2/27/2009 23,9 89 4/3/2009 20,3 89 1/24/2009 13,2 86 2/28/2009 22,5 93 4/4/2009 21,6 93 1/25/2009 10,4 81 3/1/2009 17,0 99 4/5/2009 20,5 97 TB 16,2 85 TB 22,7 93 TB 19,9 92 1/26/2009 10,6 95 3/2/2009 15,5 96 4/6/2009 20,8 78 1/27/2009 12,9 77 3/3/2009 15,4 96 4/7/2009 21,6 74 1/28/2009 12,9 89 3/4/2009 16,9 95 4/8/2009 21,0 83 1/29/2009 14,5 92 3/5/2009 19,0 91 4/9/2009 22,2 90 1/30/2009 15,3 84 3/6/2009 17,4 82 4/10/2009 24,0 90 1/31/2009 14,2 95 3/7/2009 16,8 79 4/11/2009 23,8 89 2/1/2009 15,8 92 3/8/2009 16,0 82 4/12/2009 25,9 84 TB 13,7 89 TB 16,7 89 TB 22,9 84 2/2/2009 16,7 94 3/9/2009 18,4 82 4/13/2009 26,5 83 2/3/2009 17,4 98 3/10/2009 18,4 86 4/14/2009 25,9 85 2/4/2009 19,0 93 3/11/2009 20,5 89 4/15/2009 24,9 91 2/5/2009 19,9 91 3/12/2009 22,7 85 4/16/2009 27,0 85 2/6/2009 20,9 81 3/13/2009 22,2 86 4/17/2009 25,7 91 2/7/2009 19,1 85 3/14/2009 17,3 72 4/18/2009 26,0 91 2/8/2009 19,6 85 3/15/2009 15,7 75 4/19/2009 28,5 84 TB 18,9 90 TB 19,3 82 TB 26,4 87 1 2 3 4 5 6 7 8 9 4/20/2009 27,4 79 6/1/2009 27,2 85 7/13/2009 26,6 92 4/21/2009 27,4 77 6/2/2009 28,8 84 7/14/2009 28,9 84 4/22/2009 26,7 80 6/3/2009 23,7 91 7/15/2009 29,2 84 4/23/2009 26,5 86 6/4/2009 25,9 82 7/16/2009 29,2 82 4/24/2009 28,9 81 6/5/2009 26,6 86 7/17/2009 26,7 94 4/25/2009 25,1 83 6/6/2009 26,1 85 7/18/2009 29,0 81 4/26/2009 25,4 71 6/7/2009 28,8 82 7/19/2009 29,9 85 TB 26,8 80 TB 26,7 85 TB 28,5 86 4/27/2009 24,1 75 6/8/2009 30,0 81 7/20/2009 26,1 92 4/28/2009 23,5 86 6/9/2009 30,0 78 7/21/2009 28,1 84 4/29/2009 22,9 97 6/10/2009 29,7 80 7/22/2009 29,0 87 4/30/2009 23,8 90 6/11/2009 28,4 84 7/23/2009 29,6 86 5/1/2009 23,8 92 6/12/2009 29,8 78 7/24/2009 30,4 84 5/2/2009 25,4 85 6/13/2009 28,8 79 7/25/2009 30,5 82 5/3/2009 25,4 74 6/14/2009 28,8 79 7/26/2009 28,3 85 TB 23,9 86 TB 29,4 80 TB 28,9 86 5/4/2009 25,8 76 6/15/2009 28,1 84 7/27/2009 30,3 84 5/5/2009 25,2 81 6/16/2009 25,4 94 7/28/2009 27,7 91 5/6/2009 23,2 93 6/17/2009 27,4 87 7/29/2009 27,4 93 5/7/2009 23,3 98 6/18/2009 29,3 84 7/30/2009 28,2 92 5/8/2009 24,3 97 6/19/2009 30,8 81 7/31/2009 29,0 89 5/9/2009 23,9 99 6/20/2009 31,1 80 8/1/2009 27,6 90 5/10/2009 25,8 91 6/21/2009 31,2 80 8/2/2009 28,8 87 TB 24,5 91 TB 29,0 84 TB 28,4 89 5/11/2009 26,3 88 6/22/2009 30,4 84 8/3/2009 29,9 84 5/12/2009 24,1 96 6/23/2009 27,9 86 8/4/2009 31,0 86 5/13/2009 26,1 86 6/24/2009 28,3 86 8/5/2009 28,9 87 5/14/2009 26,7 86 6/25/2009 29,6 87 8/6/2009 29,6 85 5/15/2009 25,6 91 6/26/2009 28,1 94 8/7/2009 29,1 81 5/16/2009 26,3 91 6/27/2009 27,6 88 8/8/2009 31,1 78 5/17/2009 26,9 86 6/28/2009 29,1 87 8/9/2009 30,9 76 TB 26,0 89 TB 28,7 87 TB 30,1 82 5/18/2009 26,1 90 6/29/2009 28,6 90 8/10/2009 30,1 77 5/19/2009 26,5 89 6/30/2009 28,1 84 8/11/2009 28,1 89 5/20/2009 27,3 79 7/1/2009 27,5 83 8/12/2009 29,1 82 5/21/2009 26,7 81 7/2/2009 28,5 83 8/13/2009 29,2 81 5/22/2009 27,4 82 7/3/2009 28,5 89 8/14/2009 28,0 88 5/23/2009 28,6 77 7/4/2009 25,8 97 8/15/2009 27,5 90 5/24/2009 28,5 79 7/5/2009 24,9 98 8/16/2009 26,6 90 TB 27,3 82 TB 27,4 89 TB 28,4 85 5/25/2009 29,5 76 7/6/2009 26,0 91 8/17/2009 28,0 84 5/26/2009 29,6 78 7/7/2009 26,4 89 8/18/2009 28,4 83 5/27/2009 29,5 78 7/8/2009 26,7 90 8/19/2009 28,2 84 5/28/2009 27,8 91 7/9/2009 28,2 86 8/20/2009 30,0 82 5/29/2009 22,9 92 7/10/2009 29,9 83 8/21/2009 28,6 83 5/30/2009 25,5 90 7/11/2009 30,2 84 8/22/2009 26,1 83 5/31/2009 26,5 82 7/12/2009 27,8 88 8/23/2009 27,8 83 TB 27,3 82 TB 27,9 87 TB 28,2 83 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan