Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ____________________________________ NGUYỄN VĂN THƯƠNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HỮU THỈNH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2010. MỤC LỤC 3TMỤC LỤC3T ............................................................................................................................................ 2 3TMỞ ĐẦU3T ..................................................................................................

pdf186 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3774 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................................ 3 3T1.Lí do chọn đề tài:3T ........................................................................................................................................ 3 3T2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:3T .............................................................................................................. 3 3T .Lịch sử vấn đề:3T............................................................................................................................................ 4 3T4.Phương pháp nghiên cứu:3T .......................................................................................................................... 25 3T5.Những đóng góp mới của luận văn:3T ........................................................................................................... 26 3TCHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HỮU THỈNH.3T ........................................ 27 3T1.1.Cảm hứng nghệ thuật:3T ............................................................................................................................ 27 3T1.2. Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh:3T .......................................................................................... 29 3T1.2.1.Cảm hứng thế sự:3T ............................................................................................................................ 29 3T1.2.2. Cảm hứng trữ tình:3T ......................................................................................................................... 54 3TCHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC VÀ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG THƠ HỮU THỈNH.3T .............................................................................................................. 71 3T2.1. Hình tượng quê hương, đất nước trong thơ Hữu Thỉnh:3T ......................................................................... 71 3T2.1.1 Hình tượng quê hương, đất nước trong chiến tranh.3T ......................................................................... 72 3T2.2.2 Hình tượng quê hương, đất nước trong thời bình.3T ............................................................................ 78 3T2.2 Hình tượng con người trong thơ Hữu Thỉnh:3T .......................................................................................... 87 3T2.2.1 Hình tượng người lính:3T .................................................................................................................... 87 3T2.2.1.1. Hình tượng người lính trong chiến tranh:3T ................................................................................. 87 3T2.2.1.2. Hình tượng người lính sau chiến tranh:3T .................................................................................... 97 3T2. 2. 2 Hình tượng người mẹ:3T ................................................................................................................. 106 3T2.2.2.1. Hình tượng người mẹ trong chiến tranh.3T ............................................................................... 106 3T2.2.2.2. Hình tượng người mẹ sau chiến tranh.3T .................................................................................. 120 3TCHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THƠ HỮU THỈNH3T ........................................................................... 128 3T .1. Ngôn ngữ:3T ........................................................................................................................................... 128 3T .1.1. Tiếp thu văn học, văn hóa dân gian:3T .............................................................................................. 128 3T .1.2. Ngôn ngữ đời thường.3T .................................................................................................................. 137 3T .2. Giọng điệu:3T ........................................................................................................................................ 142 3T .2.1. Giọng điệu tâm tình:3T ..................................................................................................................... 145 3T .2.2. Giọng điệu suy tư, triết lí:3T ............................................................................................................. 153 3T .3. Nghệ thuật cấu tứ trong thơ Hữu Thỉnh:3T .............................................................................................. 164 3T .3.1. Khái niệm cấu tứ trong thơ trữ tình:3T .............................................................................................. 164 3T .3.2. Cấu tứ trong thơ Hữu Thỉnh:3T ........................................................................................................ 167 3TKẾT LUẬN3T ....................................................................................................................................... 174 3T ÀI LIỆU THAM KHẢO3T ................................................................................................................. 178 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài: Trong số các nhà thơ trực tiếp tham gia chiến đấu và trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Hữu Thỉnh là một nhà thơ có phong cách riêng khá độc đáo. Những nhà thơ thuộc thế hệ trước hay cùng thời với ông như: Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy…hầu hết đã được tìm hiểu một cách có hệ thống qua một số công trình nghiên cứu trong những năm gần đây. Trong khi đó, thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh, mặc dù đã được khám phá qua một vài công trình và không ít các bài viết, nhưng nhìn chung vẫn chưa có sự có mặt của một công trình hệ thống, có sức mạnh thâu tóm toàn bộ những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Thiết nghĩ, việc tìm hiểu một nhà thơ đã từng được biết đến từ rất sớm và đã có những đóng góp nhất định nền văn học dân tộc nói chung và thơ ca hiện đại nói riêng như Hữu Thỉnh trong tình hình hiện nay là công việc cần thiết. Việc làm này về mặt khoa học không chỉ cho phép chúng ta có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh; nhận diện ra được đặc trưng phong cách riêng của nhà thơ trong cái nhìn so sánh, mà còn có ý nghĩa lịch sử. Do vậy, luận văn này sẽ tìm hiểu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Trước những lí do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề “Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích của đề tài, chúng tôi xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn này như sau: chúng tôi chỉ nghiên cứu thơ của Hữu Thỉnh (không xét đến thể loại trường ca) bao gồm tất cả những tập thơ của Hữu Thỉnh. Do đó, có thể xác định các tài liệu chủ yếu sử dụng trong luận văn là: Toàn bộ các tập thơ của Hữu Thỉnh và các bài thơ lẻ được in chung với trường ca của ông. Những bài nghiên cứu, bài giới thiệu thơ Hữu Thỉnh. Những tài liệu lí luận văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Bên cạnh đó, trong những trường hợp cụ thể nhất định, không loại trừ khả năng chúng tôi sử dụng trường ca của chính tác giả hay một số tác phẩm thơ, tập thơ của những nhà thơ khác để liên hệ đối chiếu. 3.Lịch sử vấn đề: Sau khi tìm hiểu những nguồn tư liệu khác nhau, chúng tôi nhận thấy có không ít các bài viết về thơ Hữu Thỉnh. Ở đây, chúng tôi xin được phép sơ lược nội dung cơ bản của số bài viết mà theo chúng tôi chúng có giá trị thiết thực đối với luận văn. Có thể nói công trình nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh một cách có hệ thống và công phu đầu tiên là chuyên luận Thi pháp thơ Hữu Thỉnh của Nguyễn Nguyên Tản [130]. Chuyên luận gồm 4 chương, “chương thứ nhất nhằm giới thiệu khái quát về thơ Hữu Thỉnh, còn lại ba chương là để lần lượt giải quyết ba nhiệm vụ quan trọng. Thứ nhất, tìm hiểu con người với tư cách là hạt nhân cốt lõi của thế giới nghệ thuật; thứ hai, tìm hiểu về không gian, thời gian, những hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật; và cuối cùng là tìm hiểu những phương thức và phương tiện tổ chức thế giới nghệ thuật như kết cấu, ngôn ngữ” [130, 179]. Trong chương thứ hai: quan niệm nghệ thuật về con người, Nguyễn Nguyên Tản đã trình bày ba dạng con người quan trọng nhất trong thơ Hữu Thỉnh: con người đồng cảm, con người tình nghĩa và con người cô đơn. Thứ nhất: con người đồng cảm. Theo Nguyễn Nguyên Tản, có hai chiều đồng cảm chủ yếu trong thơ Hữu Thỉnh, và hai chiều đồng cảm này tạo thành một thể thống nhất trong tác phẩm trữ tình trên cơ sở gắn bó giữa nhân tố tự thuật tâm trạng và nhân tố nhập vai. “Trong đó, ở chiều thứ nhất, nhà thơ tìm sự đồng cảm của mọi người với những tâm tư tình cảm của anh và thế hệ. Nhà thơ không ngần ngại bộc lộ thân phận và những nỗi niềm của thế hệ mình, thế hệ nhà thơ tự ý thức [130, 20]. Và trong chiều kích thứ nhất, “con người trong thơ Hữu Thỉnh là con người - tâm sự, con người - đối thoại”. Tác giả cũng không quên chỉ ra đặc trưng của đối tượng hô gọi trong thơ Hữu Thỉnh trong sự đối chiếu với các nhà thơ đương thời. Đó là “những người, vật cụ thể, những người thân, đồng đội, rất xác đinh; gọi để giãi bày, chia sẻ tâm tình” [130, 24]. Và một đặc điểm đáng lưu tâm nữa, “nhân vật đối thoại trong thơ Hữu Thỉnh phần nhiều là vắng mặt trong cuộc thoại, cách trở không gian, có khi cách trở âm dương, nhưng lại hiện ra rõ nét trong tâm tưởng và hình dung của nhà thơ” [130, 24]. Biểu hiện cụ thể của con người tâm sự trong thơ Hữu Thỉnh cũng được khám phá đúng mực. Theo đó, “con người tâm sự nhìn vào mọi vật đều thấy có tâm sự” [130, 25] và điều này được đảm bảo bằng một suối nguồn sức mạnh lí tưởng của chủ thể:“thường đồng nhất suy tư của mình với những vui buồn, ấm lạnh của thế giới xung quanh, và nhiều khi nó là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tâm tình, thể hiện tư tưởng “đồng hóa thế giới”” [130, 26]. Đây cũng là lời giải thích hợp lí cho việc “không e ngại bộc lộ những tình cảm riêng tư, đời thường ngay cả trong thơ về chiến tranh” [130, 29]. Nhưng có lẽ điều khiến suy nghĩ chúng ta dừng lại lâu hơn ở sự ngẫm nghĩ về nét đặc trưng của con người tâm sự trong thơ Hữu Thỉnh không phải là những đặc điểm nêu trên. Và theo Nguyễn Nguyên Tản, nét khu biệt này là “cái riêng tư đôi khi lại trổi lên” một cách mạnh mẽ rõ rệt so với những đồng nghiệp đương thời bởi lẽ “theo quan niệm của Hữu Thỉnh, cá nhân là chủ thể đất nước nương theo, sự tồn vong của đất nước được quyết định bởi từng cá nhân, từng cá nhân hợp thành dân tộc, đất nước; hạnh phúc của dân tộc không thể nào trọn vẹn, nếu một cá nhân còn đau khổ, bất hạnh” [130, 32]. Ở chiều kích thứ hai con người đồng cảm trong thơ Hữu Thỉnh đã “hóa thân sâu sắc vào các “nhân vật trữ tình nhập vai”, diễn tả một cách xúc động và tinh tế thế giới tâm hồn của chúng trong từng cảnh ngộ cụ thể” [130, 34]. Và nét đặc sắc nhất trong cách thể hiện của Hữu Thỉnh chính là những nét vẽ thành hình của chiều sâu tâm lí, tình cảm: “Nhà thơ đồng cảm da diết đến cháy lòng với con người ở mọi chiều cảm xúc, nỗi niềm hạnh phúc và khổ đau, nhẫn nại hi sinh mà chứa chan hy vọng, nhưng chủ yếu là sự đồng cảm với nỗi đau thương bất hạnh, thiệt thòi, hi sinh” [130, 34]. Thứ hai: Con người tình nghĩa. Con người tình nghĩa trong thơ Hữu Thỉnh luôn mang tấm lòng thơm thảo với quê hương và hiếu nghĩa với mẹ. Đó cũng là con người của sự biết ơn sâu sắc trước tình thương lớn lao từ hậu phương, từ sự sẻ chia đùm bọc của các đồng nơi chiến trường. Mọi vật của quê hương (con suối, bờ tre, cánh rừng, ngôi nhà, bầu trời, ngọn lửa…) đều trở thành đối tượng để nhà thơ bộc bạch tiếng nói tri ân. Sở hữu một tấm lòng trắc ẩn luôn tồn tại dưới dạng thức sẵn sàng rung động một cách mãnh liệt trước những éo le của đời sống cũng là một khía cạnh vô cùng quan trọng của con người tình nghĩa trong thơ Hữu Thỉnh (những ai vắng mặt trên đời khi chưa kịp ăn bữa cơm cuối cùng, những người vợ có chồng hi sinh ngoài biển, giờ bước thêm bước nữa, những người vượt biên, xác để lại giữa biển khơi,…). Thứ đến là những nỗi niềm nhớ thương vời vợi của con người tình nghĩa. Thơ Hữu Thỉnh có sự hiện hữu một tần số cao của các từ “nhớ thương” trong tất cả các thể loại, trường ca cũng như thơ ngắn. Thứ ba: Con người cô đơn. Trong phần này tác giả chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của sự hình thành con người cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên nhân chủ quan: “Con người cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh xuất hiện trên cái nền chung ấy, nhưng cô đơn cũng cô đơn hơn, thất vọng cũng thất vọng hơn, đau xót cũng đau xót hơn. Bởi như đã nêu ở trên, anh là người của khát vọng được đồng cảm, cháy bỏng, da diết, bức xúc” [130, 53]. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những biểu hiện cụ thể của con người này trong thơ Hữu Thỉnh (chủ yếu là trường ca Biển và tập Thư mùa đông). Sự góp mặt ở tần số cao của cảm giác này trong mảng thơ tình Hữu Thỉnh cũng được tác giả chú ý phân tích ở hầu hết các vết xước dễ nhận diện của nó. Nhưng quan trọng hơn, người viết đã tựa vào đặc điểm này để làm đòn bẩy cho một sự giải thích mang tính chất nhân quả: chính sự cô đơn dày đặc đã thai nghén và chỉ huy sở thích ưa triết lí của thơ Hữu Thỉnh. Trong chương tiếp theo, Nguyễn Nguyên Tản trình bày những biểu hiện của không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh. Về không gian nghệ thuật. Trong phần này, tác giả khảo sát các dạng không gian nghệ thuật cụ thể như: không gian con đường; không gian thiên nhiên, đất nước; không gian làng quê và một số dạng không gian khác. Thứ nhất: không gian con đường. Nguyễn Nguyên Tản tiếp cận đối tượng của mình bằng cách chia nhỏ nó thành hai dạng cơ bản: con đường trong thời chiến và trong thời bình. Trong thời chiến không gian con đường trước hết là những con đường cụ thể trên những nẻo trường xung trận của người lính. Đó có thể là con đường đầy chông gai, gian khổ; nhưng cũng không vắng bóng niềm vui, những âm thanh rộn rã, những màu sắc rợn ngợp hết lòng cổ vũ cho người chiến sĩ cách mạng. Một cách cụ thể, “con đường trong trường ca Đường tới thành phố là con đường vận động có hướng của tập thể người lính” [130, 72] để “trở thành biểu tượng khái quát cho bước trưởng thành của quân đội cách mạng. Mỗi địa danh trên con đường ấy như những cột mốc trên chặng đường giải phóng nhân dân, gợi lên chiều sâu lịch sử” [130, 74]. Trong giai đoạn thời bình, không gian con đường cũng có những biểu hiện khá rõ nét của nó. “Trong trường ca Biển có con đường từ đất liền đến các đảo xa. Con đường mà người lính trải qua từ tuổi thơ tràn đầy kỉ niệm, qua những năm tháng ở chiến trường đánh Mỹ đến khi làm người lính đảo, mang ý nghĩa điển hình cho một thế hệ con người” [130,78]. Còn “con đường trong Thư mùa đông là đường đời, con đường của nhà thơ với tư cách một cá nhân – đi tìm người, tìm tri âm tri kỉ, tìm cái đẹp và cái thiện như mơ ước và quan niệm của mình” [130, 78]. Tác giả còn chỉ rõ những điểm khác biệt cơ bản về chất của không gian con đường trong hai giai đoạn sáng tác này: “So với con đường viết trong chiến tranh, con đường trong thơ viết vào thời bình, tính chất cụ thể ít đi, tính ước lệ tăng lên” [130, 78]. Thứ hai: Không gian thiên nhiên, đất nước. Theo Nguyễn Nguyên Tản, không gian thiên nhiên nổi bật nhất trong thơ Hữu Thỉnh là không gian rừng và biển. Trong đó, việc nhân hóa không gian rừng núi Trường Sơn là nét đặc trưng quan trọng nhất của dạng không gian này cũng như tính ước lệ, tượng trưng là trái tim của dạng không gian biển. Thứ ba: Không gian làng quê. Tiếp thu một số ý kiến nhận xét về không gian làng quê trong thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Nguyễn Tản cũng cho rằng nét đặc trưng dễ nhận biết nhất của không gian làng quê trong thơ Hữu Thỉnh là những yếu tố mang đậm màu sắc của hồn quê đồng bằng trung du Bắc Bộ (từ khung cảnh thiên nhiên đến đồ vật, cây cối). Tác giả cũng chỉ ra được mối liên đối âm thầm nhưng vô cùng hiệu quả của dạng không gian này với các dạng không gian khác như: chiến trường, hải đảo,…để chỉ ra những giá trị thiết thực của chúng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề. Bên cạnh ba dạng không gian chính yếu trên, người viết còn dẫn chúng ta lướt qua một sô biểu tượng không gian khác như: hình tượng cỏ, gốc sim, đất đai, ngọn lửa. Về thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật được tác giả mổ xẻ trên hai phương diện: trong thơ trữ tình – sử thi và trong thơ trữ tình thế sự. - Trong thơ trữ tình sử thi. Vấn đề này được giải mã ở ba khía cạnh then chốt của nó: điểm nhìn trần thuật, thời gian đồng hiện và nhịp độ trần thuật. + Điểm nhìn trần thuật. Trên cơ sở phân tích và chứng minh cụ thể, tác giả đã đưa ra những mô hình chung nhất của điểm nhìn nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh và chốt lại những điểm nhấn sinh động đó bằng một nhận xét mang tính kết luận: “Sự miêu tả, trần thuật trong thơ Hữu Thỉnh có một điểm chung là bao giờ cũng bắt đầu từ một điểm nhìn hiện tại (…). Anh thường chọn một mốc thời gian nào đó của hiện tại rồi từ đó ngược dòng quá khứ hồi tưởng và liên tưởng; thời gian quá khứ được tái hiện bao giờ cũng được quy kết về cái mốc hiện tại đó. Từ cái mốc đã cắm anh tiếp tục triển khai “cái hiện tại tiếp diễn” cho đến đích của sự kiện” [130, 100]. + Thời gian đồng hiện: “Đồng hiện quá khứ với hiện tại đã trở thành thủ pháp chính trong miêu tả nhân vật ở các trường ca và thơ trữ tình của Hữu Thỉnh” [130,104]. Và “trong sự kết hợp giữa quá khứ hiện tại và tương lai nhìn chung ở các trường ca Hữu Thỉnh, thời gian hiện tại thường chiếm vị trí ưu tiên, nhưng không phải là cái hiện tại đứng yên mà là hiện tại đang vận động” [130, 108]. + Nhịp độ trần thuật. Trong phần này, tác giả chỉ ra các cách thức cơ bản tạo nên nhịp độ trần thuật trong thơ Hữu Thỉnh: sự phối hợp giữa các thành phần trần thuật, sự luân phiên, phối xen các sự kiện cũng như các đoạn tả cảnh, tả tình, hồi tưởng… - Trong thơ trữ tình thế sự. Đặc điểm đáng lưu tâm nhất của thời gian nghệ thuật trong thơ trữ tình thế sự của Hữu Thỉnh là thước đo âm bản cho những nỗi thảng thốt lo ngại không ngừng trước sự hủy hoại của các giá trị, là sự ngưng trệ trong cảm giác trước những nỗi đau muôn thuở của con người, là sự nhanh chân trong toan tính để đưa con người tiến gần hơn đến bến bờ tuyệt vọng. Trong chương bốn, tác giả chuyên luận trình bày những đặc điểm cơ bản về thi pháp kết cấu và ngôn từ nghệ thuật của thơ Hữu Thỉnh. - Thi pháp kết cấu chia thành hai phần nhỏ: kết cấu trường ca và kết cấu thơ trữ tình. Về kết cấu của trường ca. Người viết đã cố gắng nêu lên những đặc điểm cơ bản về mặt kết cấu của trường ca Hữu Thỉnh và khá thành công với kết quả thu được của mình. Theo tác giả, phép liên tưởng như là một nguyên tắc kết cấu chủ yếu nhất trong trường ca Hữu Thỉnh. Nhưng rõ ràng đó không phải nhân vật duy nhất ta bắt gặp trong vở tuồng sinh động này. Bởi lẽ nhà thơ còn kết hợp nó với các thủ pháp khác như: kết cấu theo chủ đề và tư tưởng chủ đề (chẳng hạn trường ca Sức bền của đất), theo thời gian - không gian (Đường tới thành phố), theo lịch trình nhân vật, theo chuỗi liên tưởng ( đây là dạng kết cấu “phổ biến và nổi bật nhất trong các trường ca của Hữu Thỉnh” [130, 127]). Về kết cấu của thơ trữ tình. Theo Nguyễn Nguyên Tản, các bài thơ ngắn trong Tiếng hát trong rừng và Thư mùa đông “có kết cấu thật đa dạng, tuy nhiên có thể quy về 6 kiểu kết cấu: kết cấu theo bằng liên tưởng kết hợp với kết cấu theo thời gian và không gian, kết cấu theo logic quy nạp, kết cấu đầu cuối tương ứng, kết cấu theo thời gian, kết cấu đối xứng – tương phản, kết cấu theo lối trùng điệp ý” [130, 131]. Trong đó, các bài thơ thuộc Tiếng hát trong rừng được biết đến như những bài thơ có dạng kết cấu giản dị hơn so với phần còn lại của sự so sánh. - Ngôn từ nghệ thuật. Ở phần này tác giả nghiên cứu các phương diện: phương thức tạo hình, gợi cảm và phương thức nhạc điệu. + Phương thức tạo hình gợi cảm. Thứ nhất: về mặt từ ngữ. Trong phần này tác giả đã đi sâu vào việc phân tích một cách cụ thể những biểu hiện của ngôn ngữ dân dã, đời thường trong thơ Hữu Thỉnh và xem đây như một đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh. Thứ hai: Các phương thức biểu hiện ngữ nghĩa. Ba phương thức được khơi sâu nhất mà các con chữ trong phần này có trách nhiệm gánh lấy là: so sánh ẩn sụ và nhân hóa. Và trong từng phương thức nghệ thuật, tác giả đã không tiếc công mô hình hóa thật cụ thể những dạng thức nhỏ của từng loại cũng như không ngừng tạo dựng và củng cố ở chúng ta cảm giác yên tâm và tin tưởng vào những điều mà tác giả đã trình bày. (Chẳng hạn, có bốn dạng so sánh cơ bản trong thơ Hữu Thỉnh). Theo Nguyễn Nguyên Tản, trong thơ ngắn của Hữu Thỉnh, so sánh và nhân hóa là phương thức chủ yếu trong giai đoạn sáng tác trong chiến tranh; trong khi ngôi vị thống ngự của nó trong giai đoạn sáng tác trong thời bình (Thư mùa đông) là phương thức ẩn dụ. Trong biện pháp ẩn dụ, tác giả tìm hiểu ở các cấp độ: ẩn dụ cụm từ, ẩn dụ cấp độ câu. Và trong ẩn dụ cấp độ câu, “ta thấy nổi lên tư tưởng đồng hóa thế giới nội tâm của con người thông qua phương thức “ngoại giới hóa nội tâm và nội tâm hóa ngoại giới” [130, 154]. Theo tác giả, đây chính là căn nguyên “đem đến cho thơ Hữu Thỉnh một “chất xa lạ mê ly”, một thứ bùa mê đầy quyến rũ” [130, 155]. Bên cạnh đó, tác giả cũng lưu ý một đặc điểm khá quan trọng khác về phương thức ẩn dụ trong thơ Hữu Thỉnh. Đó là sự góp mặt của các điển cố: “Thơ Hữu Thỉnh chứa khá nhiều điển cố. Điều đặc biệt là những điển cố mà thơ anh gợi ra không hề có tính bác học mà đậm chất dân dã, lấy từ ca dao, tục ngữ, cổ tích của dân tộc” [130, 158]. + Nhạc điệu. Tác giả giải quyết sức nặng của vấn đề bằng việc đào sâu các yếu tố: nhịp điệu, tiết tấu, vần, sự trùng điệp và đối xứng trong ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh. Thể thơ trong thơ Hữu Thỉnh khá đa dạng nhưng đặc trưng nhịp điệu thơ Hữu Thỉnh nằm ở các bài thơ năm chữ, tám chữ và tự do. Vần trong thơ Hữu Thỉnh cũng khước từ những khuôn khổ chật hẹp của thi luật, “anh không ngại sử dụng vần thông, thậm chí vần ép (ép vận), nhiều trường hợp lặp lại nguyên cả tiếng có gieo vần” [130, 169]. Nhưng bất chấp điều đó “nhạc tính trong thơ Hữu Thỉnh vẫn rất dồi dào do anh rất chú ý đến sự hòa hòa thanh điệu, tiết tấu” [130, 169]. Bên cạnh công trình trên của Nguyễn Nguyên Tản, còn có một số công trình và bài viết khác về nội dung hay nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Thứ nhất: về phương diện nghệ thuật. - Về giọng điệu: Trong bài viết “Nhân đọc Từ chiến hào tới thành phố” [135], Đào Thái Tôn đã đưa ra những đánh giá “sơ bộ” về thành công và hạn chế của tập thơ cùng tên của Hữu Thỉnh. Tác giả của bài viết ngắn này đã có những nhận xét đáng chú ý về giọng điệu của thơ Hữu Thỉnh: “…tôi đã thấy ở anh cái gì riêng trong giọng thơ, trong cách biểu hiện. Một trong những cái riêng đó là sự vận dụng nhuần nhị chất liệu văn học và cách nói của tục ngữ ca dao Việt Nam đồng bằng Bắc Bộ” [135]. Ở một chỗ khác, Đào Thái Tôn đã có cái nhìn khá sâu sắc: “Nếu Thanh Thảo trong trường ca của mình cho bạn đọc một cách nói mới, thậm chí táo bạo trong thơ so với trước đó - một cách nói thông minh, sắc sảo làm người đọc có cảm giác rằng khi anh viết anh nghĩ rồi mới cảm thì Hữu Thỉnh dân dã đằm thắm mượt mà và thủ thỉ như quê mùa làm cho người đọc được cảm nhận ít khi phải qua khâu nghĩ ngợi. Nếu Thanh Thảo hát bè cao thì Hữu Thỉnh hát bè trầm.” [135]. Nguyễn Trọng Tạo cũng đọc lại “Thư mùa đông” qua bài viết “Hữu Thỉnh, thành phố hồn quê” [131]. Trong bài viết khá ngắn này, Nguyễn Trọng Tạo đã có những nhận xét đáng chú ý về phương diện giọng điệu. Và ông bắt mạch được “giọng” của Hữu Thỉnh trong sự so sánh với Thanh Thảo: “Nếu như hồn thơ Thanh Thảo là những tia chớp từ trên trời xuống thì hồn thơ Hữu Thỉnh là sự xum xuê của cây cối từ đất lên” [131]. Và tác giả cũng cho rằng: “Chính cái giọng nhà quê ấy đã tạo nên thần sắc cho thơ Hữu Thỉnh” [131]. Điểm yếu và điểm mạnh trong nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh cũng được lưu ý: “Đọc thơ Hữu Thỉnh lâu nay dễ nhận thấy anh chặt ở câu mà lỏng ở bài. Có người bảo anh là nhà thơ nhiều câu ít bài, kể cũng có lí của họ” [131]. Trên tạp chí nghiên cứu văn học số 9, năm 2003, Nguyễn Đăng Điệp đã trình bày những suy nghĩ của mình về “Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ” [30]. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra những thay đổi cơ bản về giọng điệu thơ Hữu Thỉnh trước và sau chiến tranh, cũng như đưa ra đánh giá của mình về giọng điệu thơ của tác giả. Sự thay đổi về giọng điệu của thơ Hữu Thỉnh những năm sau chiến tranh so với những năm chiến tranh đã được chỉ rõ: “Cái chất ru vỗ, ngọt ngào mang tính sử thi trong “Đường tới thành phố” và giai đoạn trước đó đã nhường chỗ cho chất giọng ưu tư, chua chát đau đời” [30]. Sự chuyển biến này có thể nhìn nhận một cách rõ ràng qua các phương diện: tư duy thơ và cấu trúc của hình tượng cái tôi trữ tình. Thứ nhất: sự thay đổi về tư duy thơ: “Nếu trước đây, điều quan tâm lớn nhất với Hữu Thỉnh nói riêng và các thi sĩ chống Mỹ nói chung là lời tâm niệm “Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình”, thì ở chặng sau, cái nhìn của nhà thơ mang tính hướng nội rất sâu. Những mảnh vỡ tâm trạng, những loa âu khắc khoải, những bể dâu cuộc đời được nói đến một cách riết róng qua góc nhìn đời tư. Không còn ở đây cái nhìn của chúng tôi mà là cái nhìn của chính tôi” [30]. Thứ hai: sự thay đổi về cấu trúc của hình tượng cái tôi trữ tình: “Đó là cái tôi đa diện mà mặt trội của nó là những suy tư về cõi người. Đó không phải là cái tôi hiện lên trong quầng sáng sử thi mà là hiện lên trong chính cuộc sống thô ráp thường ngày” [30]. Về giọng điệu thơ Hữu Thỉnh, tác giả cho rằng: “Thơ Hữu Thỉnh không nghiêng về gam giọng sôi nổi, hào hùng mà nghiên về trầm lắng” [30]. Và trong cái trầm lắng đó, người ta bắt gặp: “Cảm xúc đau đớn, xót xa thường trực trong hồn thơ Hữu Thỉnh hiện ra như một ám ảnh, trở thành nhịp mạnh trong cấu trúc giọng điệu thơ anh. Tuy nhiên, chiều sâu và nét riêng trong cái nhìn nghệ thuật của Hữu Thỉnh chính là những suy tư không ngừng về nhân thế bằng chất giọng trầm lắng” [30]. Trong bài viết “Hữu Thỉnh và chút thảng thốt trước thời gian”, Nguyễn Hoàng Sơn ngoài việc đưa ra một số đánh giá về nội dung chủ đạo của tập Thương lượng với thời gian, cũng đã có lời nhận xét về sự giọng điệu của Hữu Thỉnh trong tập thơ này. Theo tác giả bài viết, cách dùng những hình ảnh thơ trực tiếp “có thể làm cho giọng điệu thơ phong phú hơn” nhưng đó không phải là nét đặc trưng của giọng điệu thơ Hữu Thỉnh: “Dầu sao thì đây cũng là một hướng nỗ lực đổi mới, tuy còn lâu mới thay thế được giọng thơ chủ đạo: tình cảm, nhỏ nhẹ, tài hoa, đôi khi bay bướm trong mô - típ dân gian..., giọng thơ làm nên bản sắc của Hữu Thỉnh” [116]. - Về mặt ngôn ngữ: Trên mục văn hóa số ra ngày 23/07/2007, báo Bình Thuận đăng bài viết:“Đọc tập thơ Thương lượng với thời gian của Hữu Thỉnh” của Đỗ Quang Vinh. Trong bài viết khá ngắn này, tác giả đã đưa ra những nhận xét đáng lưu ý về nghệ thuật của tập thơ nói riêng và phong cách nghệ thuật thơ của Hữu Thỉnh nói chung. Tác giả nhận diện hai phương diện nổi bật của nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh: tiếp thu những tinh hoa ca dao tục ngữ truyền thống và cách chắc lọc dồn nén của thơ Đường: “Về nghệ thuật, anh vẫn tiếp tục đi sâu, phát huy thế mạnh của bút pháp truyền thống; đồng thời có sự trăn trở, tìm tòi, cách tân một cách chừng mực, thận trọng (…). Vẫn là những câu thơ mang “hồn vía” ca dao, tục ngữ dân gian nhưng khi lọc qua tư duy của Hữu Thỉnh thì nó bỗng đẹp lên một cách lung linh và mới mẻ như vừa được phát hiện lần dầu (…). Hữu Thỉnh học tập cái chắt lọc, dồn nén của Đường thi và tỏ ra kiệm lời hơn về mặt ngôn từ để tạo cho người đọc một tâm thế tiếp cận thâm trầm, hướng nội theo thi pháp phương Đông” [171]. Nguyễn Văn Tùng trong bài viết “Phong cách nghệ thuật của nhà văn là gì” [137] cũng đã lưu ý một khía cạnh nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ của Hữu Thỉnh: “Phong cách nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh chủ yếu thể hiện ở phương diện ngôn ngữ”. Trong đó, tác giả bài viết cho phép nhận định của mình dừng chân ở khai mặt đáng chú ý. Thứ nhất: “ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh thẩm thấu được nhiều vẻ đẹp của ngôn ngữ dân gian”. Tác giả bài viết này cũng đi đến cái cốt lõi của cách tiếp thu đó: “Ông đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn những nét tinh túy nghệ thuật từ những câu tục ngữ, ca dao trong thơ mình và điều đó tạo nên một hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt” [137]. Thứ hai: tính triết luận của ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh: “Tính triết luận sâu sắc cũng là một đặc điểm nổi bật trong phong cách ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh. Vì thế nhà thơ đã dâng tặng bạn đọc những cảm xúc đặc biệt, những nhận thức mới mẻ về thế giới tâm hồn con người ẩn chứa bao điều bất ngờ thú vị” [137]. Có thể nói công trình nghiên cứu đáng nhớ nhất về mặt ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh trong những năm gần đây là luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học của Nguyễn Thị Hoa: “Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh” [56]. Trong công trình này, một cách hệ thống, tác giả đã đi sâu vào việc tìm hiểu hai phương diện nghệ thuật nổi bật trong ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh: phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp. Dĩ nhiên, tất cả những gì có thể thu hoạch được của công trình không thể không cần đến sự trợ giúp đầy hiệu quả - ánh sáng hổ trợ của các lí thuyết ngôn ngữ học. Một cách cụ thể và rõ ràng hơn, như sự nhận xét của chính tác giả, chúng ta muốn gọi luận văn này là “sự vận dụng lí thuyết ngôn ngữ về phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp vào việc nghiên cứu hai hiện tượng này trong thơ Hữu Thỉnh” [56,108]. Một điều đáng lưu ý nữa, một nét giản dị thông minh để có thể đảm bảo tính tập trung của vấn đề, phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ dừng lại ở tập “Từ chiến hào tới thành phố” của Hữu Thỉnh. Trong tất cả sự cố gắng đáng biểu dương của tác giả, hai khía cạnh nghệ thuật này đã lần lượt đ._.ược trình bày một cách khá cụ thể và thuyết phục ở khía cạnh biểu hiện cụ thể cũng như những giá trị nghệ thuật mà nó tạo dựng trong văn bản thơ. Cấu trúc luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận (29 trang) trình bày những khái niệm cơ bản về liên kết văn bản và hệ thống các phép liên kết văn bản. Chương 2: Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh (28 trang) trình bày một cách cụ thể những dạng thức của phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp với sự chắc chắn của các số liệu thống kê cụ thể. Về phép lặp từ vựng, tác giả khảo sát ở hai khía cạnh: lặp từ và lặp ngữ. Trong phép lặp từ, người viết thống kê cụ thể các dạng thức: lặp danh từ, động từ, tính từ, phó từ, đại từ, số từ, kết từ, trợ từ. Theo đó, tác giả đã dẫn chúng ta đi đến sự khẳng định: lặp danh từ là dạng thức lặp từ vựng phổ biến nhất trong thơ Hữu Thỉnh. Cụ thể, chúng ta có thể dẫn ra đây kết quả khảo sát của tác giả [56, 49]. Tiểu loại Lặp danh từ Lặp động từ Lặp tính từ Lặp đại từ Lặp phó từ Lặp kết từ Lặp số từ Lặp trợ từ Tổng số Số lần lặp 107 35 6 25 19 15 9 9 225 Tỉ lệ 47,6% 15,5% 2,6% 11,1% 8,4% 6,6% 4,0% 4,0% 100% Trong phần tìm hiểu phép lặp ngữ trong thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Thị Hoa đã đưa ra những số liệu cụ thể của hai dạng lặp ngữ phổ biến nhất trong thơ Hữu Thỉnh: lặp ngữ danh từ và ngữ động từ. Tiểu loại Lặp ngữ danh từ Lặp ngữ động từ Tổng số Số lần lặp 80 72 152 Tỉ lệ (%) 52,3% 47,4% 100% Bên cạnh đó, căn cứ vào vị trí của các yếu tố lặp, người viết cũng đã khảo sát phép lặp từ ngữ trong thơ Hữu Thỉnh ở các dạng: lặp nối tiếp, lặp cách quãng, lặp vòng tròn, lặp đầu – cuối, lặp đầu, lặp cuối. Tương tự như các phần trên, tác giả cũng cung cấp cho chúng ta những con số thống kê cụ thể, mà từ đó có thể bật lên những lời kết luận chính xác về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Tiểu loại Lặp nối tiếp Lặp cách quãng Lặp vòng tròn Lặp đầu – cuối Lặp đầu Lặp cuối Số lần lặp 15 181 17 13 45 11 Tỉ lệ 5,3% 64,2% 6,02% 4,6% 16,0% 3,9% Số liệu thống kê cho thấy phép lặp cách quãng là dạng lặp nổi bật nhất trong thơ Hữu Thỉnh. Thứ hai: Phép lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh. Dựa vào số liệu thống kê, tác giả đã đi đến sự khẳng định: “So với phép lặp từ vựng, thì lặp ngữ pháp được sử dụng ít hơn trong thơ Hữu Thỉnh” [56, 57]. Người viết tìm hiểu hiện tượng này trong thơ Hữu Thỉnh ở các dạng thức cụ thể của nó bao gồm: lặp đủ, lặp thiếu, lặp thừa, và lặp khác. Trong đó, “lặp đủ trong thơ Hữu Thỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất” [56, 57]. Trong phần tiểu kết của chương này, Nguyễn Thị Hoa đã cung cấp cho chúng ta những kết luận mang tính chất tổng kết vô cùng quan trọng về phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh: “Trong lặp từ vựng, tác giả sử dụng lặp từ vựng dưới nhiều hình thức song chủ yếu là kiểu lặp cách quãng, lặp đầu và lặp từ. Còn lặp vòng tròn, lặp đầu - cuối và lặp ngữ chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn. Và phần lớn ở khối lượng thực từ với tần số cao. Đối với ph́ép lặp ngữ pháp, tác giả sử dụng lặp đủ với số lượng nhiều nhất. Còn lặp thiếu, lặp thừa, lặp khác sử dụng với tần số rất thấp. Tuy nhiên, lặp ngữ pháp vẫn tạo nên sự liên kết và giá trị ngữ nghĩa riêng biệt” [56, 59 – 60]. Chương 3: Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng và ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh (45 trang). Trong chương này tác giả phân tích và miêu tả cụ thể những giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh chủ yếu ở các khía cạnh tạo nên giá trị nhận thức, giá trị miêu tả, giá trị biểu cảm, giá trị liên kết và nhạc điệu cho câu thơ. Trong từng trường hợp cụ thể, người viết đã cố gắng bám sát văn bản thơ để có thể ghi nhận và giải thích từng khía cạnh cụ thể của vấn đề. Đáng chú ý, tác giả cũng không quên đúc kết lại vấn đề trong một nhận xét mang tính tổng kết: “Hiện tượng lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh đã góp phần tạo tính nhạc và nhịp điệu hài hòa cho câu thơ. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị miêu tả cho tác phẩm, đồng thời còn nhấn mạnh, trình bày để duy trì chủ đề cho văn bản, tô đậm hình ảnh, hình tượng và còn tạo ra giá trị biểu cảm gây nên những cảm xúc trong lòng độc giả và diễn đạt chính xác tư tưởng tác giả. Lặp từ vựng còn tạo nên mối liên kết vững chắc cho tác phẩm. Hiện tượng lặp ngữ pháp tạo nên một nhịp điệu thơ rất riêng, ngoài ra còn có tác dụng duy trì sự tồn tại, miêu tả sự việc, kích thích thúc giục hành động…Lặp ngữ pháp tạo nên sự liên kết vững chắc trong cấu trúc bài thơ và những nét đẹp riêng ở tính nghệ thuật đã gây hứng thú đối với người đọc, người nghe” [56, 107]. Như vậy, công trình “Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh” là một sự cố gắng đáng ghi nhận trong việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật của tác giả qua hai khía cạnh nghệ thuật cụ thể. Nhìn một cách tổng quát, luận văn đã “tập trung vào việc khảo sát, thống kê, miêu tả và phát hiện các giá trị, các đặc điểm cách sử dụng mà tác giả đã dùng” [56,108]. Và trong một chừng mực nào đó, tác giả đã khá thành công trong nhiệm vụ giải quyết những đòi hỏi không thể khước từ của luận văn bởi lẽ “phong cách nghệ thuật của một nhà thơ là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật. Và trong thơ Hữu Thỉnh nét riêng ấy được chúng ta phát hiện ra sự lặp đi lặp lại của từ vựng và cấu trúc ngữ pháp” [56, 107]. - Về mặt phong cách: Lưu Khánh Thơ có lẽ là một trong những người đầu tiên tiếp xúc và khám phá thơ Hữu Thỉnh. Trong bài viết “Hữu Thỉnh – một phong cách thơ sáng tạo” [156], Lưu Khánh Thơ đã có những phát hiện đáng lưu tâm về thơ và trường ca của Hữu Thỉnh. Theo đó, những điểm mạnh và yếu trong phong cách thơ Hữu Thỉnh được tác giả bài viết chỉ ra: “Một trong những điểm làm thơ Hữu Thỉnh thành công là sự vận dụng nhuần nhuyễn và biến đổi hợp lí, linh hoạt những câu ca dao, tục ngữ (…). Nét đặc trưng này cũng là một điểm mạnh và là yếu tố cơ bản hình thành cá tính thơ Hữu Thỉnh làm nên nét đặc sắc trong thơ anh (…). Vốn kiến thức phong phú này làm thơ Hữu Thỉnh thêm giàu có, tạo thuận lợi cho những tìm tòi sáng tạo của thơ anh. Hữu Thỉnh tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc không những chỉ là ở cách nói, cách ví von, so sánh, mà còn ở tư duy, cách liên tưởng độc đáo ở một âm hưởng xa xôi khó nhận biết. Phải chăng sự ảnh hưởng đó là nguyên nhân khiến cho Hữu Thỉnh có được những câu thơ hay, mới lạ trong diễn đạt, bất ngờ trong cảm xúc?” [156]. Ở một chỗ khác trong bài viết này, người viết cũng nói thêm điểm mạnh của nhà thơ: “Mặc dù vậy, ta vẫn có cảm giác Hữu Thỉnh là cây bút có kĩ thuật và ít khi vội vàng. Chỗ mạnh của Hữu Thỉnh là sự quan sát tinh tế, sắc nhọn là cảm xúc mạnh và sâu” [156]. Hay: “dù viết ở nhiều thể loại khác nhau nhưng phẩm chất thơ Hữu Thỉnh là đằm thắm, hồn hậu, nghiêng về phía rợp mát. Cái chìm đắm yêu thương lấn át cái ồn ào sôi sục. Với thơ anh, người đọc cảm nhận ít khi qua khâu suy xét, nghĩ ngợi, có thể hiểu ngay và rung động với tâm tình của tác giả” [156]. Trong bài viết “Thư mùa đông của Hữu Thỉnh” [52] , Trần Mạnh Hảo đã đưa ra những biểu hiện về sở trường và phong cách thơ Hữu Thỉnh: “Đâu phải cứ viết nhiều là dễ lan man, còn cứ viết ngắn thì dễ hay cô đọng. Hữu Thỉnh có khả năng làm ngược lại điều đó” [52];“…Chữ nghĩa của ông khá chừng mực. Do đó thơ ông ở bề sâu về thực chất có thể thoát được “tản mạn, tràn lan”” [52]; “Hữu Thỉnh suy tưởng bằng lãng mạn, lấy mơ mộng mà nghĩ ngợi, lấy cái hư mà diễn đạt cái thực, lấy cái buâng quơ, thảng thốt mà rành mạch, mà bình tâm, lại biết lấy cái đau mà thưởng ngoạn cái vui và ngược lại”; “thực ra Hữu Thỉnh là nhà thơ của niềm cô đơn…Cái vui của Hữu Thỉnh cũng là là cái vui hụt, âm bản của nỗi buồn…Khi đụng tới nỗi buồn, nỗi đau, Hữu Thỉnh thường có được thơ hay” [52]. Lí Hoài Thu cũng góp thêm cách đánh giá, khám phá riêng của mình về thơ Hữu Thỉnh trong bài viết “Thơ Hữu Thỉnh, một hướng tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện đại” [160]. Tác giả đã có những đánh giá vô cùng quan trọng về một số thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của thơ Hữu Thỉnh. Thứ nhất: sự ảnh hưởng của văn học và văn hóa dân gian: “Dù viết về chiến tranh hay tình yêu, tâm trạng con người hay non sông, mây gió, thơ Hữu Thỉnh đều thấm đẫm sắc vị dân gian. Điều đó thể hiện trong cả cảm xúc, suy nghĩ lẫn chất liệu sáng tạo” [160]. Theo tác giả, thơ Hữu Thỉnh chủ yếu vận dụng từ văn hóa và văn học dân gian ở các nguồn sau: cảm hứng dân ca, sử dụng lại nguyên mẫu những câu ca dao (theo hướng tương đồng tương tác hay tương phản, đối lập). Nhưng điều đó không hề tương đương với một sự biên soạn giản đơn mà chúng ta có thể bắt gặp trơng thơ Hữu Thỉnh: “Hữu Thỉnh vừa rất có ý thức trong việc đi sâu khai thác cái hay cái đẹp của dân gian, dân tộc, vừa biết dồn tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm, sáng tạo cái mới” [160]. Bởi lẽ, “với thơ ca dân gian, Hữu Thỉnh tiếp nhận tư tưởng nhân văn, niềm cảm thông với từng số phận con người, nhưng anh biết gạt bớt phần kể lể, thở than và thay vào đấy sự đong đầy của tâm trạng” [160]. Lí Hoài Thu cũng phát hiện một yếu tố rất đáng lưu tâm về phương diện nghệ thuật của thơ Hữu Thỉnh: “Một trong những tiềm năng của hồn thơ Hữu Thỉnh là sự nhạy cảm của trực giác” [160]. Người viết cho rằng : “Sự kết hợp giữa cái vô hình và cái hữu hình, cái cụ thể và cái trừu tượng không còn là thao tác xa lạ đối với thơ hiện đại. Điều quan trọng là anh phải tạo được cái riêng trên cơ sở của nguyên tắc chung ấy. Hữu Thỉnh tỏ ra thuần thạo và có nhiều thành công trên phương diện này” [160].Và “đây chính là một đặc điểm thi pháp nổi trội, một ưu thế của thơ Hữu Thỉnh” [160]. Thơ Hữu Thỉnh, theo Lí Hoài Thu, có sự kết hợp với tần số rất cao giữa cái hữu hình và cái vô hình mà xét từ phương diện sinh thành, ảo giác chính là bà mẹ đẻ của nó. Từ đó, tác giả cho rằng: “Ảo giác cũng là một trong những nét tiêu biểu của bút pháp tạo hình thơ Hữu Thỉnh” [160]. Tác giả cũng nêu lên đặc điểm của yếu tố ảo giác trong thơ Hữu Thỉnh: “Ảo giác trong thơ Hữu Thỉnh là sự thể hiện tư chất lành mạnh, trong sáng của tâm hồn người lính, đồng thời cũng là một thách thức mở rộng không gian hiện thực của thơ”. Và “dù viết về thiên nhiên, không gian chiến tranh hay tình yêu, thơ Hữu Thỉnh luôn luôn là sự kết hợp giữa cái thực và cái ảo, giữa vật thể và tâm tưởng” [160]. Tóm lại, về đặc trưng nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh, Lí Hoài Thu cho rằng: “Thơ anh có sự kết hợp giữa phẩm chất dân tộc và tính hiện đại, giữa chiều sâu triết lí và xúc cảm tràn trào, giữa hiền hòa lắng đọng và mãnh liệt sục sôi” [160]. Đỗ Quang Vinh cũng có nhận xét tương tự với Lưu Khánh Thơ về phong cách phong cách nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh: “Vẫn là sự quan sát cực kỳ tinh tế như thường thấy trong hàng loạt các bài thơ đã góp phần làm nên chân dung thơ Hữu Thỉnh, để định hình một phong cách thơ dân tộc - hiện đại” [171]. Trong bài viết “Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ” [30], Nguyễn Đăng Điệp còn chú ý đến tính triết lí và sự đan xen của yếu tố thực và ảo trong thơ Hữu Thỉnh. Ông cho rằng: “Triết lí trong thơ Hữu Thỉnh nhiều khi xuất phát từ những chi tiết rất nhỏ nhoi, bình dị” [30], và nó “được nảy sinh từ những suy ngẫm không ngừng về lẽ sống, về cách xử thế, về quan hệ người, về cái cao cả mong manh đang bị bủa vây bởi cái thấp hèn, hung bạo…” [30]. Bên cạnh đó, người viết cũng trình bày cách đánh giá của mình về sự đan xen của các yếu tố thực và ảo trong thơ Hữu Thỉnh: “Đưa thơ về phía ảo, hình tượng thơ sẽ lấp lánh vẻ đẹp của những giấc mơ. Đó cũng là một thủ pháp mà Hữu Thỉnh thường xuyên sử dụng” [30]. Nhưng Hữu Thỉnh không chỉ được biết đến như một nhà thơ của các yếu tố ảo mà còn, theo Nguyễn Đăng Điệp, là nhà thơ của những tứ thơ lạ: “Thơ Hữu Thỉnh không gây ấn tượng theo kiểu Lê Đạt trong “Bóng chữ” hay Nguyễn Quang Thiều trong “Sự mất ngủ của lửa”. Hữu Thỉnh là nhà thơ mạnh về tứ. Không chỉ nhuần nhuyễn trong việc lập tứ cho chỉnh thể toàn bài mà nhiều khi, trong thơ Hữu Thỉnh tứ nằm ngay ở đơn vị câu” [30]. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã góp phần lí giải nguyên nhân của sự thành công của Hữu Thỉnh trên con đường đổi mới thơ của mình: “Nguyên nhân ấy nằm trong cái ăng- ten thơ Hữu Thỉnh, trong cách bắt sóng rất riêng của anh. Hữu Thỉnh là người đặc biệt nhạy cảm với vấn đề thân phận” [30]. Thanh Thảo cũng bắt gặp hơi hướng ca dao trong tập thơ này của Hữu Thỉnh. Nhưng điều quan trọng hơn, ông đã nhận diện được cái tạng thơ của nhà thơ này: “Có lẽ, cái tạng của Hữu Thỉnh nằm ở những bài thơ, câu thơ giản dị một cách dân dã, hồn hậu nhưng nặng trĩu nỗi đời” [140]. Và theo cảm quan của Thanh Thảo, sở dĩ, thơ Hữu Thỉnh có thể băng qua sự khắc khe của thị hiếu thẩm mỹ và có sức trụ lại được trong lòng bạn đọc là nhờ sự có mặt của phẩm chất dân dã, mộc mạc ấy: “Những bài thơ của Hữu Thỉnh “găm” được vào lòng người đọc, thường là những bài thơ giản dị chân tình như vậy, chứ không phải ở những câu thơ mà một số người “khen lấy được” hay lấy lòng gì đó” [140]. Thanh Thảo cũng chỉ ra được cái mạch ngầm thao túng hồn thơ Hữu Thỉnh, nơi nhà thơ có thể vượt lên trên số phận để có thể viết những dòng tâm huyết của đời mình: “Mỗi nhà thơ đi qua cuộc đời này theo một lối riêng, và trong khi hướng về phía trước những nhà thơ cũng hướng về phía sau, về nơi từ đó mình ra đi. Hữu Thỉnh đã không quên nhìn về cái làng nghèo, mái tranh nghèo nhà mình, đã không quên cái gốc gác nông dân của mình. Và bây giờ, anh cũng không quên cái gốc lính của mình” [140]. Lê Thị Bích Hồng trong bài viết Vài kỉ niệm với nhà thơ chống Mỹ Phạm Tiến Duật [59] đã dẫn lại những suy nghĩ của nhà thơ Phạm Tiến Duật về phong cách thơ Hữu Thỉnh. Theo đó, Phạm Tiến Duật cho rằng: “Anh nói thơ Hữu Thỉnh có cách nói giản dị, tự nhiên của đời sống chiến trường, sự tinh tế về cảm giác, một thế giới đa sắc màu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ (…). Từ trong cội nguồn dân tộc, hành trình thơ Hữu Thỉnh đi tìm “Mẫu số chung của sự đồng cảm”. Vì thế, thơ anh ấy có sự kết hợp giữa phẩm chất dân tộc và tính hiện đại, giữa chiều sâu triết lý và độ cảm xúc, giữa sự hiền hòa lắng đọng và mãnh liệt, giữa khả năng kéo dài và thu hẹp dung lượng phản ánh (trường ca dài và trữ tình ngắn)” [59]. Mai Quốc Liên trong một bài viết khá ngắn đăng trên tạp chí Hồn Việt cũng đã có những nhận xét đáng chú ý về phong cách thơ Hữu Thỉnh. Tác giả đặc biệt lưu ý phẩm chất tinh tế cùng phong thái ít nhiều nữ tính của thơ Hữu Thỉnh: “Trong các thi sĩ thời nay, hiếm có người nào có thể có sự tinh tế trong thơ như Hữu Thỉnh. Kể cả các nhà thơ nữ là những người sở trường về điểm này. Đôi lúc, chúng ta thấy thơ Hữu Thỉnh quá nhiều “nữ tính”, quá nhiều “dịu dàng”… là như vậy” [90]. “Đường đời, đường thơ Hữu Thỉnh” [18] cũng là bài viết rất có giá trị của Anh Chi. Trong bài viết khá công phu này, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những đánh giá của mình về gần như toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Hữu Thỉnh về trường ca cũng như thơ. Về hai tập thơ Thư mùa đông và Thương lượng với thời gian, bên cạnh việc nhận xét phương diện nội dung, tác giả còn bộc bạch một cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mình về phong cách thơ Hữu Thỉnh. Theo Anh Chi, điều đáng lưu ý nhất trong phong cách thơ Hữu Thỉnh là phong cách mộng mơ gắn liền với nhận thức. Điều này không phải đợi đến Thư mùa đông hay Thương lượng với thời gian, mà ngay trong những trường ca của mình, đặc điểm này đã để lại những dấu ấn nhất định. So với giai đoạn sáng tác trước, từ Thư mùa đông trở về sau, “Hữu Thỉnh vẫn là một thi sĩ thật giàu mơ mộng, cũng như thời anh ở chiến trường bom đạn bời bời vẫn cứ mơ mộng (…). Thơ Hữu Thỉnh in trong tập Thơ mùa đông, thể hiện những nhìn nhận về lẽ sống, về tình đời những năm đầy xáo động (…). Là mơ mộng đấy, và cũng là nhận thức đấy chứ!” . Và “sau tất cả mộng mơ, nhà thơ nhận biết một bài học cuộc sống” [18]. Đến Thương lượng với thời gian, cái chất mộng mơ ấy vẫn đứng vững: “Hữu Thỉnh càng tỏ rõ cái cá tính nhận thức bằng mơ mộng với tầm khái quát hiện đại” [18]. Và cũng theo Anh Chi, bên cạnh phẩm chất mộng mơ gắn liền với nhận thức, thơ Hữu Thỉnh còn sở hữu một nét đáng chú ý về mặt ngôn ngữ: “Thơ Hữu Thỉnh, ngoài phẩm chất độc đáo là mộng mơ để đạt tới những nhận thức cuộc sống, như chúng tôi có nói đến ở trên, còn những phẩm chất khác nữa. Đó là sự kiệm lời” [18]. - Về mặt hạn chế của nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Trong “Thư mùa đông của Hữu Thỉnh” [52], Trần Mạnh Hảo đã nêu ra hạn chế của phong cách thơ Hữu Thỉnh: “Một số bài thơ trong “Thư mùa đông”, rõ ràng Hữu Thỉnh chưa thoát khỏi hơi trường ca” [52]. Hay “khi ra khỏi rơm rạ, bọt bèo, buồn đau, tha thiết, cô đơn, nghĩa là đi ra khỏi sở trường năm phần trăm ruộng cá thể của mình, thế nào không ít thì nhiều; Hữu Thỉnh sa vào cõi không tìm thấy mình, cũng đôi lúc uốn éo, lan man, dễ dãi…Đôi khi không làm chủ được ngòi bút, ông đã sa vào sáo cũ.” [52]. Thanh Thảo cũng có sự đánh giá của mình về những mặt mạnh và yếu của Hữu Thỉnh trong tập “Thư mùa đông” . Thanh Thảo cho rằng chính thói quen ưa rút ra kết luận, hay nói chính xác là những triết lí, đã tạo ra những ngăn trở khó chịu trong việc tiếp cận tư tưởng chủ đề của từng bài thơ. Và điều đó, theo ông là những rào cản vô hình mà không phải bất cứ người đọc nào cũng có thể vượt qua, bất chấp sự làm việc tận tụy của trí hiểu [140]. Vũ Nho trong bài viết “Về tập Thương lượng với thời gian của Hữu Thỉnh” [106] cũng nhận xét: “Nếu cần phải kể nhược điểm của Hữu Thỉnh trong tập này thì có thể thấy sự chưa nhuần nhuyễn trong phần một của tập; một đôi bài đã có dấu hiệu của sự lặp lại trong cách dùng hình ảnh, trong cấu tứ; và đôi chỗ Hữu Thỉnh làm duyên quá mức thành ra điệu đàng hoặc lủng củng” [106]. - Về mặt nội dung. Gần như cùng thời điểm của bài viết trên, Trịnh Thanh Sơn cũng có những cách hiểu của mình về tập “Thư mùa đông” của Hữu Thỉnh qua bài viết “Nỗi cô đơn trong Thư mùa đông” [117]. Có thể nói, như tiêu đề của bài viết Trịnh Thanh Sơn, nỗi cô đơn dường như là bạn đường của Hữu Thỉnh trong dưỡng đường cuộc đời. Cô đơn đã quán xuyến tất cả từ mạch thơ đến hồn thơ: “Có thể nói, cả 36 bài thơ trong Thư mùa đông là sự tiếp nối của một cô đơn dằng dặc” [117, 25]. “Thơ Hữu Thỉnh luôn tự dằn vặt và toàn những dấu hỏi. Anh khai thác tâm trạng bơ vơ ở nhiều cung bậc và nhiều khía cạnh, có lúc làm người đọc phải rưng rưng nghẹn ngào” [117, 25-26]. Và “Đằng sau nỗi chán chường và ngờ vực ấy, ta nhận ra tấm lòng nhân hậu, đằm thắm yêu thương của người thi sĩ muốn níu kéo để được sẻ chia, đôi khi mất bình tĩnh đến thành hốt hoảng” [117, 26]. Và đây là lời kết của tác giả bài viết về tập thơ trên: “Có thể nói Thư mùa đông của Hữu Thỉnh đã được viết trong một cảm hứng về sự cô đơn của con người, nhất quán và phong phú trong những tầng lớp cung bậc đặng khám phá vùng tâm thức của nhân thế” [117, 26]. Nguyễn Trọng Tạo trong “Hữu Thỉnh, thành phố hồn quê” [131], đã nhận diện ra chất “hồn quê” trong tập thơ này: “Ngay từ Lời thưa đầu sách, Hữu Thỉnh tự nhận mình là con người của rơm rạ, đồng quê (…). Những thứ ta thường gặp ở chốn quê mùa quen nhàm tưởng chẳng còn gì để nói, riêng đối với Hữu Thỉnh nó luôn luôn có một đời sống sing động và mới mẻ đến ngỡ ngàng. Anh cảm và nói về nó bằng thứ văn hóa nhà quê thật đẹp và thật ngộ” [131]. Nguyễn Trọng Tạo cũng chỉ ra cái riêng của Hữu Thỉnh khi viết về đồng quê: “Văn hóa nhà quê của Hữu Thỉnh khác với Nguyễn Bính mà gần với Hoàng Cầm trong Về Kinh Bắc” [131]. Về mảng thơ tình của Hữu Thỉnh, Lí Hoài Thu cũng chỉ ra được những nét chủ yếu: “Thơ tình yêu của Hữu Thỉnh đã cảm hóa lòng người bởi dư vị cay đắng xót xa. Anh đặc biệt nhạy cảm trước sự đơn lẻ của cá thể tình yêu” [160]. Về tập Thương lượng với thời gian, Trần Đăng có những gợi ý bổ ích qua bài viết “Nghe Hữu Thỉnh thương lượng với thơ” [25]. Tác giả cho rằng dòng chảy xuyên suốt tập thơ không gì khác hơn “sự tiếc nuối thời gian đã mất, hay đúng hơn là sự tự ý thức về cái hữu hạn của chính mình” [25]. Qua tập thơ này, “Hữu Thỉnh gửi gắm cả một đời chiêm nghiệm của mình. Ở đó có sự tắc nghẹn với bao nỗi khổ tâm (…). Đó là quãng thời gian không phải sau chiến tranh, con người vừa thoát ra khỏi nỗi ám ảnh của đạn bom chết chóc nên ùa vỡ mừng vui, sống tử tế với nhau hơn, nhân hậu với nhau hơn, mà là quãng thời gian của mấy mươi năm vật lộn với gian khó, trong đó có biết bao sự "phản thùng, thớ lợ", biết bao cặn lắng của những oan khuất” [25] nên không ít khi Hữu Thỉnh “bức bối ngột ngạt đến khó thở”. Nhưng rõ ràng, đích đến của thi sĩ không hề có dấu hiệu làm quen với nỗi bi quan thuần túy. Tác giả “vẫn còn tin vào thời gian đang ủng hộ ông, không phải để làm quan mà để tiếp tục làm thơ” bởi lẽ “bật ra được những câu thơ như thế là Hữu Thỉnh đã gặp được "một bàn tay", chưa chắc đã ấm áp nhưng đủ tin cậy để có thể nắm chặt hơn mà không sợ "phản thùng" [25]. Trên báo Đại đoàn kết số ra ngày 26/08/2006, Vũ Nho cũng có những đánh giá về những thành công và hạn chế của tập Thương lượng với thời gian của Hữu Thỉnh qua bài viết “vài cảm nhận về tập thơ Thương lượng với thời gian của Hữu Thỉnh” [106]. Theo tác giả, phần thứ nhất của tập thơ là “những trải nghiệm thế sự sau những va quệt, xây xát được thể hiện khá đậm đặc và tập trung” được “nói ra một cách ào ạt và riết róng”. Và “Nếu có thể thấy điểm mới, sự khác biệt ở Hữu Thỉnh thì chính là mảng thơ trải nghiệm thế sự, những chiêm nghiệm về lẽ đời, thói đời, luật đời. Có nhiều điều bức xúc, có không ít những ngậm ngùi, có những ấn tượng mạnh” [106]. Nhận định về thơ phần thứ hai, thơ tình Hữu Thỉnh, Vũ Nho cho rằng: “Thơ tình Hữu Thỉnh không có cái bồng bột, mạnh mẽ, ào ạt của tuổi trẻ. Nhưng tình yêu của anh vẫn có một giọng điệu riêng và sắc màu riêng. Hữu Thỉnh biết cách làm mới, nói khác những điều trong tình yêu tưởng như đã cũ” [106]. Nguyễn Vũ Phượng Hoàng cũng có sự cảm nhận riêng của mình về tập Thương lượng với thời gian qua bài viết “Gặp nhà thơ trong tập thương lượng với thời gian” [57]. Tác giả cho rằng, qua tập thơ này, “Đối với nhà thơ Hữu Thỉnh, nhân loại và thời gian đang trở về trong thơ hiện đại, không phải bằng con đường xưa của vĩnh cửu, mà là từ những giá trị và những dự cảm - cao thượng và đau khổ, kỳ vĩ và không hoàn hảo, đúng như nhân loại của thời mà chúng ta đang sống” [56]. Tập thơ đã “phác thảo một tình trạng đáng buồn của hiện thực, thay vì tiếng thét, Thương lượng với thời gian đã đóng lên thập giá những miếng vá sống, với tinh thần và thanh điệu hiện đại” [57]. Như vậy, các tác giả trên trong từng bài viết cụ thể của mình, đã đề cập đến thơ Hữu Thỉnh ở các khía cạnh: nghệ thuật (thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật; phương tiện tổ chức thế giới nghệ thuật: kết cấu, ngôn ngữ; giọng điệu: trầm lắng, mang tính triết lí; hình ảnh thơ: có sự đan xen, kết hợp giữa cái thực và ảo; cách tổ chức tứ thơ mới lạ …); nội dung: nỗi buồn, sự cô đơn, sự trăn trở suy tư về cuộc đời, thân phận con người...Có điều đáng lưu ý, ngoài hai công trình khá công phu, việc đánh giá những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh cũng chỉ thường trú trong khuôn khổ những bài phê bình ngắn. Đó là chưa tính đến phạm vi nghiên cứu của các bài viết hay các công trình này hầu tập trung một cách cụ thể vào một tập thơ trữ tình ngắn hay trường ca hoặc gộp chung hai thể loại ấy lại trong mối nhiệt thành cụ thể. Trong khi đó, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh qua tất cả những tập thơ trữ tình ngắn của ông. Do đó, với đề tài này, chúng tôi muốn phát triển thêm những gì đã được khám phá, tìm hiểu về thơ Hữu Thỉnh ở các phương diện trên, cũng như sẽ trình bày thêm cách nghĩ của mình về những biểu hiện chủ yếu nhất, đặc trưng nhất của nội dung và nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Cụ thể là: sẽ đề cập đến những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật trong cái nhìn toàn diện, bao quát tất cả những tập thơ của ông. Về phương diện nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh, chúng tôi sẽ cố gắng khảo sát ở các góc độ: ngôn ngữ, giọng điệu, cấu tứ. 4.Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sẽ được viết với sự hỗ trợ của các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp tổng hợp: luận văn sẽ hệ thống hoá các kiến đánh giá về thơ Hữu Thỉnh đồng thời sử dụng một số kiến đánh giá đó trong quá trình phân tích tác phẩm. Phương pháp so sánh: để làm rõ một số vấn đề về nội dung hay nghệ thuật, chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp so sánh, đặt nhà thơ Hữu Thỉnh bên cạnh những nhà thơ cùng thời với ông để tìm ra những nét riêng biệt của Hữu Thỉnh so với những nhà thơ này. Phương pháp lịch sử cụ thể: chúng tôi sẽ đặt thơ Hữu Thỉnh trong hoàn cảnh cụ thể của nó (trước và sau chiến tranh) để thấy được sự tác động của hoàn cảnh vào thơ ông cũng như nhận diện được cảm quan lịch sử được tác giả phản ánh trong tác phẩm. Phương pháp phân tích tác phẩm: người viết sẽ vận dụng phương pháp này để làm rõ những khía cạnh cụ thể nào đó về mặt nội dung hay nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ phối hợp nghiên cứu theo hướng thi pháp thi pháp học để làm rõ những vấn đề về nghệ thuật của thơ Hữu Thỉnh. 5.Những đóng góp mới của luận văn: Với đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày tất cả những đặc trưng về nội dung và hình thức của toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Hữu Thỉnh (tính đến thời điểm này, 2009), đưa ra những suy nghĩ của mình về thể loại thơ của tác giả. Từ đó, hi vọng luận văn sẽ góp thêm một cái nhìn về sự nghiệp thơ của Hữu Thỉnh một cách đầy đủ và bao quát hơn qua tất cả những tập thơ trữ tình ngắn của tác giả. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh. Chương này nghiên cứu những cảm hứng nghệ thuật nổi bật trong thơ Hữu Thỉnh bao gồm: - Cảm hứng trữ tình - Cảm hứng thế sự Chương 2: Hình tượng quê hương, đất nước và hình tượng con người trong thơ Hữu Thỉnh Chương này chủ yếu nói về hình ảnh quê hương đất nước hình tượng con người trong thơ Hữu Thỉnh ở các khía cạnh sau: - Hình tượng quê hương, đất nước: trong chiến tranh và sau chiến tranh. - Hình tượng con người: + Hình tượng người lính + Hình tượng người mẹ Chương 3: Nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh Chương này nghiên cứu một số khía cạnh nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh: - Ngôn ngữ - Giọng điệu - Cấu tứ CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HỮU THỈNH. 1.1.Cảm hứng nghệ thuật: Cảm hứng nghệ thuật là trạng thái tâm lí, tình cảm bao trùm lên toàn bộ quá trình sáng tác của nhà văn nói riêng và người nghệ sĩ nói chung. Đó là sự kết tinh, sự tập trung cao độ của trí tuệ, cảm xúc dồi dào và trạng thái hưng phấn để tạo thành sự kích thích, thôi thúc nhà văn không ngừng sáng tạo. Trong mỹ học và nghiên cứu văn học, khái niệm cảm hứng chủ đạo được hình thành “với tư cách là một nhân tố tư tưởng nồng nhiệt trong sáng tạo nghệ thuật”. Trong hệ thống mỹ học, Hegel cho rằng cảm hứng chủ đạo là “trung tâm điểm”, là “vương quốc thật sự” của nghệ thuật, mắc xích của mối tương tác hữu cơ giữa chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận nghệ thuật. Hegel “xem nghệ thuật như sự miêu tả cảm tính các tư tưởng, một hình thức chân lí tuyệt đối”. Ông cũng cho rằng cảm hứng chủ đạo là biểu hiện của tâm hồn người nghệ sĩ nhiệt thành xâm nhập vào bản chất của đối tượng, trở thành tương ứng với nó, gần như là xuyên suốt với nó. Theo ông, cảm hứng chủ đạo cần được xác tín là: “sản phẩm của tinh thần phong phú và hoàn thiện, một cá tính mà trong đó tất cả những lực lượng bản thể phổ quát đều được thực hiện” [53, 208]. “Cảm hứng là sức mạnh của tâm hồn được thể hiện trong chính nó, là nội dung chủ yếu của lí tính và ý chí tự do” [53, 208]. E. G. Ruđneva trong Dẫn luận nghiên cứu văn học quan niệm rằng: “Sự lí giải, đánh giá sâu sắc và chân thực – lịch sử đối với các tính cách được miêu tả vốn nảy sinh từ ý nghĩa dân tộc khách quan của các tính cách ấy là cảm hứng tư tưởng sáng tạo của nhà văn và tác phẩm của nhà văn” [110, 141] Bielinxki quan niệm về cảm hứng chủ đạo một cách cụ thể hơn: “Trong những tác phẩm thơ ca đích thực, tư tưởng không phải là một khái niệm trừu tượng, được diễn tả một cách giáo điều, mà nó tạo thành linh hồn tỏa vào trong tác phẩm, giống như ánh sáng chiếu vào pha lê. Tư tưởng trong sáng tạo thi ca, đó chính là cảm hứng. Cảm hứng là sự thiết tha và nhiệt thành nồng cháy gợi lên bởi một tư tưởng nào đó”. Bên cạnh đó, Bielinxki còn đề cao vai trò của việc nghiên cứu cảm hứng chủ đạo của nhà văn trong tác phẩm để tìm hiểu đặc điểm sáng tác của họ. Ở nước ta, vai trò của cảm hứng nghệ thuật trong sáng tạo thơ văn nói chung cũng đã được chú ý từ rất lâu. Khi bàn luận về làm thơ, Lê Quý Đôn xem khái niệm cảm hứng như một trạng thái đong đầy của cảm xúc: “Trong lòng có cảm xúc thực sự, rung cảm nên lời” [39, 93]. Nguyễn Quýnh đề cao vai trò của “cái hứng” trong thơ: “Người như sông biển, chữ như nước, hứng thì như gió, gió thổi từ sông biển cho nên nước lay động làm thành gợn, thành sóng, thành ba đào. Hứng chạm vào người ta cho nên chữ nổi dậy, không thể nín được mà sinh ra ở trong lòng, ngâm vịnh ở ngoài miệng, viết nên ở bút nghiên, giấy mực. Gió không bám nổi vào chỗ nào nhất định, hứng cũng biến động, không ở yên, mỗi cái tuy ở phương Đông, Tây, Nam, Bắc mà buộc ra rất nhanh. Người làm thơ không thể không có gió vậy” [39, 103]. Trong lí luận văn học và mỹ học hiện đại, thuật ngữ cảm hứng, cảm hứng chủ đạo được nhấn mạnh trong mối quan hệ biện chứng giữa văn học và hiện thực, giữa nhà văn và người đọc. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ._. Tổ quốc – bằng đôi tay vượt biển lính xa nhà”…đã chứng minh đây là một trong những đặc điểm thi pháp nổi bật của thơ Hữu Thỉnh. Theo Lí Hoài Thu: “thông qua cảm giác, nhờ cảm giác, nhà thơ có thể cụ thể hóa một cách tài tình những sắc thái xúc cảm mơ hồ thành những hình ảnh cụ thể” [160]. Và đó cũng là nguồn cội của sự kết hợp một cách khá thành công và đa dạng của cái hữu hình và vô hình trong thơ Hữu Thỉnh. Sau cảm giác, ảo giác cũng là phương diện rất đáng chú ý trong thơ Hữu Thỉnh nói chung. Trong trường ca, Hữu Thỉnh đã khá thành công khi ghi lại, chụp lại được những khoảnh khắc bất thường, kì lạ nhưng cũng rất thơ và đầy sáng tạo: “Mẹ đang đi gánh rạ ngoài đồng/ Rạ chẳng nặng mà nặng nhiều vì gió” (Đường tới thành phố); “Đảo nhỏ quá nói một câu là hết/ Có gì đâu chỉ cát với chim thôi” (Trường ca Biển); Ta bới sóng tìm các dòng sông/ Gặp cái chao chân khi em mười tám tuổi/ Ta đi vớt tiếng sáo diều đắm đuối/ Thúc ba hồi trống quân/ Thúc trống quân cho cá hóa rồng…Vầng trăng quệt vào anh/ Tương tư từ dạo ấy” (Trường ca Biển). Nhưng ảo giác cũng không phải là thông điệp của sự ngẫu nhiên. Nó cũng có hành trạng và xuất thân của mình. Thông thường người ta đồng ý với nhau rằng, tiền thân của nó là tiềm thức, là những giấc mơ và cũng có thể là vô thức. Trong những cuộc phẩu thuật quá trình sáng tạo thi ca, những nhà mổ xẻ tận tụy đã đi đến kết luận: ảo giác đến với các nhà thơ như những phương thuốc nhiệm mầu, không dễ nắm bắt. Điều tối trọng là các thi sĩ trong những tình huống “ngàn vàng”, phải huy động tất cả trí tuệ trong những giờ phút làm việc căng thẳng và hào hứng, dựng lại thế giới bằng những hình ảnh không phải là khách quen, những hình ảnh đã trở nên mòn cũ của thế giới hiện thực. Tức là các thi sĩ phải sáng tạo ra thứ ngôn ngữ và hình ảnh mang dáng dấp và màu sắc xa lạ của một thế giới đầy huyền bí, những hình ảnh mang tính cách ngỗ nghịch tồn tại trong hình thức ít nhiều “quái đản” và kì dị của sự phi lí. Nhưng suy cho cùng, chính sự phi lí và sống sượng một cách không chịu nổi đó, lại là những nơi người ta nhận diện được gương mặt đích thực của thi ca. Các tác giả tận tụy tôn thờ cách viết này thường không cho phép hình ảnh thơ của mình ung dung dạo trên những con đường đất nện. Họ sở hữu một ước muốn bình dị và duy nhất: bắt các hình ảnh ấy vượt những cánh rừng xa lạ để đến với cùng mục đích mà thay vì sẽ rất an toàn nếu toàn bộ kế hoạch diễn ra dưới sự chỉ đạo của thói quen thông lệ. Song trong thơ Hữu Thỉnh nói chung, ảo giác “là sự thể hiện tư chất lành mạnh, trong sáng của tâm hồn người lính, đồng thời cũng là cách thức mở rộng không gian hiện thực của thơ. Theo dòng tâm trạng, qua ảo giác, anh đã tạo ra nhiều đường nét, hình khối không gian thật đẹp, nên thơ và khoáng đạt” [160]. Trong trường ca Hữu Thỉnh: “Chiến sĩ vừa đi vừa hát Cành ngụy trang qua gió thổi ba miền” (Đường tới thành phố) Cũng bằng cách thức ấy, Hữu Thỉnh đã mở rộng tối đa biên độ của không gian và thời gian thông qua sức mạnh chuyển tải và sự hoàng nhoáng của tâm hồn: “Con đường qua tháng qua năm Núi đau vỡ đá, rừng bầm tận cây Vai gùi bước xốp trong mây Ta đi làm những mặt trời của nhau” (Đường tới thành phố) Có những mảng không gian mà trong đó, yếu tố thực và ảo đã đan quyện vào nhau bền chặt một cách rất hữu cơ, khắng khít: “Bốn phương với bốn mặt cười Gần xa mờ tỏ sự dời Bay – on” (Trước tượng Bay – on) Nhưng phần cân xứng hài hòa của không gian cũng có thể biến dạng đi để thay vào đó sự xô lệch, mất cân đối, chông chênh: - “Chớp nhì nhằng lô – cốt méo bên sông” (Chuyến đò đêm giáp ranh) - “Một mình một mâm cơm Ngồi bên nào cũng lệch” (Đường tới thành phố) Nét thi pháp này trong thơ Hữu Thỉnh, ngay từ những cái nhìn đầu tiên đã không bị tước đi vẻ hứng thú cố hữu, những hiệu ứng mĩ mãn về mặt nhận thức, thẩm mỹ mà chúng giữ vai trò tác giả. Vấn đề về mức độ im lặng hay cởi mở của cấu trúc những hình ảnh này không nằm trong mối quan tâm giản dị của chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy thật cần thiết việc chia sẻ nhận định của Nguyễn Đăng Điệp: “Đưa thơ về phía ảo, hình tượng thơ sẽ lấp lánh vẻ đẹp của những giấc mơ. Đó là một thủ pháp mà Hữu Thỉnh thường xuyên sử dụng”; “và khi đưa thơ về phía ảo, những khi chạm tới chiều sâu và bản chất của đời sống, Hữu Thỉnh có những câu thơ như nảy sinh từ cõi sâu vô thức, tiềm thức. Đấy là giây phút kinh nghiệm sống đã thăng hoa thành tình điệu và cảm hứng nghệ thuật hiện qua những sóng chữ có sức lan tỏa lâu bền” [30] Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều lần trong thơ Hữu Thỉnh những dấu chỉ đáng tin cậy ấy – một nét duyên ngầm tạo nên “chất xa lạ mê li” (Nguyễn Trọng Tạo), một thứ bùa mê đầy quyến rũ: “Tóc bay trắng trong buổi chiều gió bạc” (Chạm cốc với Xa – in); “Em đi chiều bỏ không/ Thất tình loang bóng cỏ” (Thảo nguyên); Trời đang chớp gió trên đầu/ Nụ cười ẩn giữa binh đao nói gì” (Trước tượng Bay – on); “Bóc hạt sen bùi gặp một tâm sen/ Tâm sen đắng mình ơi ta vẫn đợi/ Nếu em về đường sông gió sẽ thôi than thở bến đò/ Nếu em về đường mây con chim sẽ cùng anh trở lại” (Nghe tiếng chim xuân),… Tuy nhiên, sẽ là một điều châm biếm kì quái nếu chúng ta bằng lòng với nhau rằng tất cả những hình ảnh thực ảo ấy lúc nào cũng đảm bảo sự phẩm chất ưu việt của nó. Trong trường hợp này, chúng ta không thể từ chối cách nhìn nó như những tàn tích sống động của những câu thơ cần phải gia công nghệ thuật nhiều hơn nữa. Điều này hiển nhiên đến mức làm nản lòng những lời phủ định không mệt mỏi. Bên cạnh đó, ta thấy rằng “phần lớn những câu thơ của anh đều chứa một sức cảm, một sức nghĩ đáng chú ý. Trong khi các cây bút thành danh thời chống Mỹ có xu hướng chững lại thì Hữu Thỉnh vẫn tạo được những câu thơ tài hoa và không kém phần hiện đại” [30]. Trên đây, chúng ta vừa khảo sát một số phương diện nghệ thuật trong thơ trữ tình ngắn của Hữu Thỉnh. Ở phương diện ngôn ngữ, Hữu Thỉnh đã có sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn học, văn hóa dân gian và ngôn ngữ đời thường. Trong sự tiếp thu văn học, văn hóa dân gian; bên cạnh việc sử dụng những mô – típ quen thuộc của thể loại ca dao, hay tái hiện một phần (hoặc toàn bộ) những câu tục ngữ, thành ngữ; ta thấy nổi lên một đặc điểm vô cùng quan trọng: sự tiếp thu và cách tân thể loại Kinh thi. Và theo chúng tôi, đây là đặc trưng quan trọng nhất trong việc kế thừa và sáng tạo những thành quả của nền văn học dân gian. Ngôn ngữ đời thường trong thơ Hữu Thỉnh không chỉ thu hẹp ở phạm vi từ ngữ mà còn ở cách nói, cách diễn đạt. Điều đáng lưu ý không nằm ở tần số cao hay thấp của việc Hữu Thỉnh đưa ngôn ngữ sinh hoạt vào thơ, mà là tính thành thục và không để chúng rơi vào khuôn sáo hay lạm phát đến mức suồng sã. Ở phương diện giọng điệu, tương ứng với hai giai đoạn sáng tác, là hai loại giọng điệu: giọng điệu trữ tình và giọng điệu suy tư – triết lí. Giọng điệu trữ tình là chất giọng giữ vai trò chủ đạo trong thơ Hữu Thỉnh giai đoạn sáng tác trong chiến tranh (Âm vang chiến hào và Tiếng hát trong rừng) và tồn tại song song với giọng suy tư, triết lí trong thơ giai đoạn sau. Nó là kết quả tất yếu của dạng thức con người đồng cảm. Xét về chất, trong cách tổ chức của giọng điệu trữ tình, yếu tố trữ tình kết hợp một cách chặt chẽ với yếu tố tự sự, thậm chí trong các trường ca của Hữu Thỉnh, yếu tố tự sự gần như giữ vai trò chủ đạo. Suy tư – triết lí là giọng điệu nổi bật trong thơ Hữu Thỉnh giai đoạn sáng tác sau chiến tranh (Thư mùa đông và Thương lượng với thời gian). Đây là nghiệm của dạng thức con người cô đơn. Đến đây, yếu tố tự sự đã dần đi vào thế yếu. Bởi lẽ, con người đồng cảm, tâm sự đã hoàn toàn thất vọng trong việc kiếm tìm tri âm, tri kỉ. Yếu tố đối thoại không còn đóng vai trò giữ nhịp. Thay vào đó là tính độc thoại. Và trong những suy tư về nhân thế, thân phận con người trở thành một khía cạnh nổi bật, là sợi dây nhất quán xuyên suốt đường thơ Hữu Thỉnh. Trong nghệ thuật cấu tứ thơ Hữu Thỉnh, cách tổ chức tứ thơ là một khía cạnh đáng lưu ý. Tứ thơ trong thơ ông phần lớn được tổ chức theo hai dạng: đặt sự vật, hiện tượng vào trong những liên tưởng so sánh và kết hợp yếu tố thực và ảo. Trong đó, cách tiến hành thứ hai đóng vai trò đặc trưng và trở thành một điểm mạnh trong nghệ thuật cấu tứ của Hữu Thỉnh. KẾT LUẬN Hữu Thỉnh là một trong những cây bút tiêu biểu của trong thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở giai đoạn cuối. Mặc dù xuất hiện hơi muộn màng, khi nền thơ ca đương thời đã nổ rộ những tài năng và tên tuổi lớn, nhưng Hữu Thỉnh vẫn từng bước khẳng định được vị trí của mình. Tất nhiên điều đó, không đồng nghĩa với sự nhắc nhớ đến ông như một cái tên, mà bằng những tìm tòi, khám phá không ngừng về nội dung và hình thức biểu hiện. Sự liền mạch trong suốt quá trình sáng tác là điều dễ nhận thấy ở ông. Tín hiệu đó không chỉ là đặc điểm của hành trình sáng tạo mà còn tiêu biểu cho quá trình vận động và phát triển của thơ ca Cách mạng Việt Nam trong hơn hai mươi năm cuối thế kỉ trước. Bên cạnh những đặc điểm chung, thơ trữ tình ngắn Hữu Thỉnh có những nét riêng về nội dung và hình thức. Với những hiểu biết nhất định, chúng tôi đã đi vào thế giới nghệ thuật thơ trữ tình ngắn của Hữu Thỉnh ở một số khía cạnh cụ thể của nó. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một nhà thơ là việc làm không mới trong điều kiện hiện nay. Và với những gì có thể, chúng tôi đã cố gắng đi vào một số phương diện: cảm hứng nghệ thuật, hình tượng và con người, và một số khía cạnh nghệ thuật (ngôn ngữ, giọng điệu, cấu tứ). Cảm hứng chủ đạo thơ viết về chiến tranh (Âm vang chiến hào, Tiếng hát trong rừng, và các trường ca Sức bền của đất, Đường tới thành phố) là cảm hứng sử thi, thể hiện cách nhìn nhận trước cái cao cả với sự khẳng định một cách say mê tình yêu lớn, lẽ sống lớn. Trong đó, đối với thể loại thơ trữ tình ngắn là cảm hững trữ tình với sự kết hợp chặt chẽ với cảm hứng lãng mạn cách mạng. Cảm hứng thế sự là nét son nổi bật trong giai đoạn sáng tác sau chiến tranh (Thư mùa đông và Thương lượng với thời gian). Những vấn đề liên quan mật thiết đến thân phận con người, các giá trị đời sống tinh thần,…được quan tâm đặc biệt trong chiều sâu chiêm nghiệm nghiêm túc. Cảm thức về thời gian và nỗi cô đơn trở thành nhịp mạnh trong chuỗi suy tư đó. Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn đã chi phối một cách mạnh mẽ đến cách thể hiện những khía cạnh cơ bản của giai đoạn sáng tác này. Hình tượng người lính và hình tượng người mẹ là những hình tượng bao trùm trong sáng tác trong giai đoạn chiến tranh. Nhìn chung, hai hình tượng này được khai thác chủ yếu ở khía cạnh lạc quan cách mạng trong mối quan hệ với cái chung cái cộng đồng, mà nổi bật nhất là những hi sinh và những đóng góp thầm lặng cho cuộc cách mạng. Ở hình tượng người mẹ (và người chị) Hữu Thỉnh thường chú ý ở phương diện “đau thương, bất hạnh, những thiệt thời hi sinh, nhẫn nại” [130, 40]. Xu hướng phản ánh phổ quát về cuộc sống và con người ở giai đoạn này nằm trong sự đơn nhất, đặt trong trục tọa độ của lí tưởng độc lập tự do, xoay quanh các mô – típ chịu đựng, hi sinh – chiến thắng, thiên về xu hướng tổng kết chiến tranh ( rõ nhất là ở thể loại trường ca). Ở giai đoạn sáng tác sau, trong thơ trữ tình ngắn, hai hình tượng này gắn liền với cảm hứng thế sự - đời tư. Con người được khám phá chủ yếu ở sự đa dạng của cuộc sống, và thường hay trăn trở, suy tư trước cuộc đời. Hình ảnh của họ hiện lên một cách chân thực trong mối quan hệ với cuộc sống đời thường, mà nét chính yếu nhất không gì khác hơn là những lo toan, vất vả, nhục nhằn trong cuộc sống. Người mẹ đến đây trở thành đối tượng hoàn toàn cho những tâm tư về nhân tình, thế thái của nhân vật trữ tình, và được soi sáng một cách liên tục bằng cái nhìn của cái tôi trữ tình cá nhân. Trong cách tiếp thu những tinh hoa của nền văn học văn học, văn hóa dân gian, dấu ấn lớn nhất mà người đọc nhận thấy ở Hữu Thỉnh là cách đưa vào thơ lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động, những mô – típ trữ tình của ca dao truyền thống, cách vận dụng thành ngữ và tục ngữ một cách sáng tạo. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm không nằm hình hài cái khung tiếp nhận đó. Trong cách tiến hành của mình, Hữu Thỉnh luôn biết cách làm tươi nguyên liệu cũ. Chẳng hạn, ở thể loại ca dao, nhà thơ đã gạt bớt đi phần kể lể và thổi vào đó sự đong đầy của tâm trạng và tâm lí của con người hiện đại. Tất cả điều trên mang lại cho thơ Hữu Thỉnh một nét riêng về mặt ngôn ngữ: giản dị, chân thật, bình dị, mộc mạc mà không kém phần tinh tế, bay bổng, sắc sảo. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc hình thành ở ông một phong cách thơ mà không ít nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã bằng lòng với nhau trong một nhận xét mang tính tổng kết: phong cách dân tộc – hiện đại. Tương ứng với hai giai đoạn sáng tác là hai giọng điệu nổi bật. Giọng điệu tâm tình là chất giọng rõ rệt nhất trong thơ trữ tình ngắn Hữu Thỉnh giai đoạn sáng tác trong chiến tranh. Đây là hình ảnh chân thực của dạng thức con người tâm sự và đối thoại. Trong đó, giãi bày, chia sẻ trở thành khát vọng xuyên suốt. Thiên nhiên và con người là những đối tượng thân thiết cho sự trình bày những ngõ ngách tâm tư của nhân vật trữ tình. Và như một hệ quả tất yếu, trong thơ Hữu Thỉnh giai đoạn này, yếu tố tự sự gắn chặt với trữ tình để tạo nên sự lắng đọng và thiết tha, ngọt ngào cho giọng điệu. Hình ảnh thơ do đó cũng trở nên cụ thể, mang đậm tính đối thoại và dấu ấn mô tả, trần thuật. Ở giai đoạn sau, giọng điệu Hữu Thỉnh có phần nghiêng về phía suy tư triết lí. Yếu tố tự sự giảm đi, thay vào đó là sự thống ngự của yếu tố trữ tình. Trong tất cả chiều hướng của các nỗi niềm thế sự, Hữu Thỉnh có mối quan tâm đặc biệt đến thân phận con người mà nhịp mạnh của nó có phần thiên về khái quát, nâng vấn đề lên tầm triết lí. Con người tâm sự, đối thoại đã gần như tuyệt vọng trong việc kiếm tìm tri âm tri, tri kỉ và dần chuyển sang dạng thức con người cô đơn. Tính đối thoại từ đó cũng giảm sút để được thay thế bằng sự độc thoại. Nhìn chung dù viết về chiến tranh hay cuộc sống đời thường, Hữu Thỉnh vẫn trung thành với gam giọng riêng của mình. Đó là chất giọng nghiêng về phía trầm lắng, rợp mát. Cái bè trầm ấy cùng với sự tinh tế, nhạy cảm trong cách khám phá và thể hiện (chẳng hạn như triết lí bằng cách mơ mộng) là môi giới quan trọng để nhiều nhà nghiên cứu khẳng định tính chất nữ tính của giọng điệu thơ Hữu Thỉnh. Hữu Thỉnh cũng là một trong những nhà thơ thành công trong cách tổ chức tứ thơ. Trần Đình Sử cho rằng: “Hữu Thỉnh thuộc vào số nhà thơ có nhiều câu thơ hay, tứ thơ mới lạ, xuất thần của thơ Việt Nam hiện đại” [130, 177]. Ông yêu thích việc đưa thơ về phía ảo bằng cách đặt trong niềm say mê sáng tạo của mình một tập hợp không nhỏ những hình ảnh thực và ảo. Qua khảo sát thơ trữ tình ngắn nói riêng và trường ca Hữu Thỉnh nói chung, ta thấy rằng, Hữu Thỉnh “thực sự là một tài năng văn học. Tài năng này vừa có tính “tiên thiên”, vừa là kết quả của một quá trình “nhập cuộc và dấn thân” sâu sắc vào đời sống, không ngừng mài dũa tài năng và lao động sáng tạo” [130, 8]. Với tất cả vốn liếng mà trí hiểu cho phép, tôi đã cố gắng tìm hiểu vấn đề “Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” ở một số khía cạnh cụ thể. Nhưng rõ ràng, trong tất cả chiều kích song hành với sự quan tâm, chắc rằng những thiếu sót trong cách nhìn nhận, đánh giá hay khái quát bản chất vấn đề là điều không thể tránh khỏi. Đó là những khiếm khuyết sơ đẳng mà tôi chân thành nhận được sự nhiệt thành góp ý của quý thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi thành thật biết ơn cùng với lòng tri ân sâu sắc nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO _____________________ 1. Trần Hoài Anh (2010), Không gian văn hóa trong thơ Nguyễn Bính, trang viet- studies ngày 04/02/ 2010 2. Vũ Tuấn Anh (1995), Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1945 đến nay, luận án Phó tiến sĩ KH Ngữ văn, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện văn học. 3. Arixtote (1964), Nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa nghệ thuật. 4. Lại Nguyên Ân (1986), Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám – một nền sử thi hiện đại, Tạp chí văn học số 5. 5. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 6. Bakhtin M. M (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Trường Viết văn Nguyễn Du. 7. Bakhtin M. M (1992), Những vấn đề thi pháp Dostojevski, Trần Đình Sử dịch, Nxb Giáo dục. 8. Nguyễn Duy Bắc (1994), Cội nguồn truyền thống văn hóa dân tộc trong hình tượng anh hùng của thơ ca Việt Nam (1945 – 1975), Tạp chí Văn học số 7. 9. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ Việt Nam hiện đại (1945 – 1975), Nxb Văn hóa dân tộc. 10. Phùng Khắc Bắc (1991), Một chấm xanh, Nxb Quân đội nhân dân. 11. Thu Bồn (1986), Người vắt sữa bầu trời, Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh. 12. Phạm Quốc Ca (2002), Ý thức cá nhân trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1975, Tạp chí văn học số 12. 13. Phạm Quốc Ca (2003), Những đặc điểm của thơ Việt Nam sau 1975, luận án tiến sĩ Ngữ văn, trường ĐH KHXH và NV TP. HCM. 14. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy suy nghĩ về hiện đại hóa thơ, Tạp chí văn nghệ số 17, 18. 15. Nguyễn Phan Cảnh (2000), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 16. Anh Chi, Đường đời – đường thơ Hữu Thỉnh, Tạp chí Hồn Việt ngày 21/07/2010. 17. Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, Nxb Văn học. 18. Phạm Tiến Duật (1983), Vầng trăng và vầng lửa, Nxb Văn học. 19. Lê Thị Thanh Đạm (2009), Đặc điểm thẩm mỹ thơ Nguyễn Duy, Nxb Văn học. 20. Trần Quang Đạo (2004), Cái “tôi” mang tính tự sự - một đặc điểm của thơ trẻ sau 1975, Tạp chí nghiên cứu văn học số 5. 21. Trần Đăng (2006), Nghe Hữu Thỉnh thương lượng với thơ, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số ra ngày 24/ 04/ 2006. 22. Hoàng Điệp (2008), Hữu Thỉnh với thể loại trường ca, Tạp chí văn học số 3. 23. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học. 24. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học. 25. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 9. 26. Nguyễn Đăng Điệp (2006), Thơ Việt Nam sau 1975 – từ cái nhìn toàn cảnh, Tạp chí nghiên cứu văn học số 11. 27. Hà Minh Đức, Bùi Văn Nguyên (1968), Thơ ca Việt Nam – hình thức và thể loại, NXB Văn học, Hà Nội. 28. Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thơ ca, Nxb Văn học. 29. Hà Minh Đức (1984), Thơ ca chống Mỹ cứu nước, Nxb Giáo dục. 30. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục. 31. Hà Minh Đức, Đoàn Đức Phương (2001), Nguyễn Bính về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 32. Gorki (1970), Bàn về văn học (tập 1), NXB Văn học. 33. Nhiều tác giả (1979), Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học xã hội. 34. Nhiều tác giả (1981), Từ trong di sản, Nxb Tác phẩm mới. 35. Nhiều tác giả (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội. 36. Nhiều tác giả (1985), Thơ Việt Nam 1945 – 1985, Nxb Giáo dục. 37. Nhiều tác giả (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục. 38. Nhiều tác giả (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 39. Nhiều tác giả (1999), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 40. Nhiều tác giả (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động. 41. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới. 42. Ngân Hà (2006), Thơ Xuân Quỳnh – Những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin. 43. Hồ Thế Hà (2004), Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb Văn học. 44. Nguyễn Đức Hạnh (2002), Ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại (Thơ cách mạng và kháng chiến 1945 – 1975), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học 45. Nguyễn Văn Hạnh (1998), Suy nghĩ về thơ Việt Nam sau 1975, Tạp chí văn học số 9. 46. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lí luận văn học- vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục. 47. Trần Mạnh Hảo (1996), Thư mùa đông của Hữu Thỉnh, Tạp chí văn nghệ quân đội số 4. 48. Hê – ghen G. F (1973), Mỹ học, Nhữ Thành dịch, Viện văn học. 49. Hoàng Ngọc Hiến (2010), Hữu Thỉnh và thương lượng với thời gian, Tuần Việt Nam (TuanVietNam.net), ngày 5T06/05/2010. 50. Lưu Hiệp (1999), Văn tâm điêu long, Phan Ngọc dịch, NXB Văn học. 51. Nguyễn Thị Hoa (2009), Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh, Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 52. Nguyễn Vũ Phượng Hoàng, Gặp gỡ nhà thơ trong thương lượng với thời gian, Văn nghệ ngày 24/04/2007. 53. Đặng Vũ Hoàng (2009), Về biểu tượng lửa trong thơ Nguyễn Quang Thiều, Văn nghệ Công an, số ra ngày 05 /10/ 2009. 54. Lê Thị Bích Hồng, Những kỉ niệm với nhà thơ chống Mỹ Phạm Tiến Duật, Văn hóa văn nghệ ngày 21/4/2010. 55. Bùi Công Hùng (1980), Vài nét về ngôn ngữ thơ, Tạp chí văn học số 2. 56. Bùi Công Hùng (1980), Mấy quan sát về thơ Việt Nam hiện đại, Tạp chí Văn học số 5. 57. Bùi Công Hùng (1982), Góp phần tìm hiểu câu thơ, Luận án Phó tiến sĩ khoa học, Viện Văn học. 58. Bùi Công Hùng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, NXB KHXH. 59. Bùi Công Hùng (1985), Những đặc trưng cơ bản của thơ Việt Nam hiện đại 1945 – 1975, Tạp chí văn học số 1. 60. Bùi Công Hùng (1986), Hình tượng thơ, Tạp chí văn học số 4. 61. Bùi Công Hùng (1988), Biểu tượng thơ ca, Tạp chí văn học số 1. 62. Đoàn Trọng Huy (1993), Khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên sau 1975, Tạp chí văn học số 6. 63. Mai Hương (1978), Thơ và sự phản ánh người phụ nữ mới Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Tạp chí văn học số 1. 64. Jung C. G (1995), Quan hệ giữa tâm lí học phân tích và sáng tạo nghệ thuật thơ ca, Tạp chí văn học số 2. 65. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 66. Nguyễn Quốc Khánh (1999), Thi pháp thơ Chế Lan Viên, Luận án Tiến sĩ Văn học, Trường Đại học KHXH và NV Tp Hồ Chí Minh. 67. Khrapchenko M. B (1985), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người (Tập 2), Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch, Nxb Khoa học xã hội. 68. Khrapchenko M. B (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới. 69. Khrapchenko M. B (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử dịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 70. Nguyễn Xuân Lạc (2004), Hoàng Cầm và giai điệu thơ Kinh Bắc, Nxb Trẻ. 71. Đỗ Trung Lai (1986), Một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật, Tạp chí văn học số 4. 72. Mã Giang Lân (1983), Suy nghĩ thêm về tứ thơ, Tạp chí văn học số 6. 73. Mã Giang Lân (1984), Thơ Tế Hanh, Tạp chí văn học số 4. 74. Mã Giang Lân (1989), Thơ hôm nay, Tạp chí văn học số 1. 75. Mã Giang Lân (1992), Nhìn lại thơ 30 năm chiến tranh, Tạp chí văn học số 2. 76. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục. 77. Mã Giang Lân (2007), Nhịp điệu thơ hôm nay, Tạp chí nghiên cứu văn học số 3. 78. Phong Lê (1991), Nhận diện văn học Việt Nam sau 1975, Tạp chí văn học số 5. 79. Mai Quốc Liên (2010), Thơ Hữu Thỉnh, Tạp chí Hồn Việt Số 34. 80. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục. 81. Likhachev (1980), Về đặc trưng của từ ngữ nghệ thuật, Tạp chí Văn học số 6. 82. Lixevich I. X (2000), Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, Trần Đình Sử dịch, Nxb Giáo dục. 83. Trường Lưu (2001), Mấy ghi nhận thơ người lính của Hữu Thỉnh, Diễn dàn Văn nghệ Việt Nam, số 6 – 2001. 84. Phương Lựu (2005), Lí luận văn học cổ điển phương Đông, Tuyển tập 1, Nxb Giáo dục. 85. C. Mac, Ăng-ghen, V. Lê- nin (1977), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật. 86. Thiếu Mai (1995), Thanh Thảo, thơ và trường ca, Tạp chí văn học số 9. 87. Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân (1987), Một thời đại mới trong thi ca, Nxb Văn học. 88. Nguyễn Xuân Nam (1981), Suy nghĩ về tứ thơ, Tạp chí Văn học số 2. 89. Nguyễn Thị Nga (), Tổ quốc trong thơ thời chống Mỹ, Tạp chí Văn nghệ quân đội. 90. Vương Trí Nhàn (1994), Về những tìm tòi hình thức thơ trong những năm gần đây, Tạp chí Văn nghệ số 32. 91. Phùng Quý Nhâm (1991), Thẩm định văn học, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. 92. Phùng Quý Nhâm, Lê Ngọc Trà (1991), Lí luận văn học, tài liệu của Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh. 93. Vũ Nho (2006), Vài cảm nhận về tập thơ Thương lượng với thời gian của Hữu Thỉnh, Báo Đại đoàn kết số ra ngày 26/08/2006. 94. Lê Lưu Oanh (1991), Sự thức tỉnh những nhu cầu xã hội và cá nhân của cái tôi trữ tình trong thơ hiện nay, Tạp chí văn học số 4. 95. Lê Lưu Oanh (1995), Cái tôi trữ tình trong thơ (qua một số hiện tượng thơ trữ tình Việt Nam 1975- 1990), luận án phó tiến sĩ KH Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1. 96. Pospelov (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 97. Đoàn Đức Phương (2006), Nguyễn Bính hành trình sáng tạo thi ca, Nxb Giáo dục. 98. Huỳnh Như Phương (1993), Văn học hôm nay đang nhìn lại chính mình, Tạp chí văn học số 1. 99. Nguyễn Hữu Quý (2004), Một phác thảo về thơ bộ đội sau 1975, Tạp chí Văn nghệ quân đội số 611. 100. Nguyễn Thị Quý (2006), Thế giới nghệ thuật thơ Thu Bồn, luận văn thạc sĩ KH Ngữ văn, Trường ĐH KHXH và NV TP. HCM. 101. Nguyễn Hoàng Sơn (2006), Hữu Thỉnh và chút thảng thốt trước thời gian, báo Tiền phong số ra ngày 11/ 02/ 2006. 102. Trịnh Thanh Sơn (2002), Đi dọc cánh đồng thơ, NXB Hội nhà văn. 103. Trần Đình Sử (1983), Phẩm chất cái tôi trữ tình, Tạp chí văn học số 1. 104. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Tác phẩm mới. 105. Trần Đình Sử (1993), Thơ và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt, Tạp chí văn học số 6. 106. Trần Đình Sử (1994), Hành trình thơ Việt Nam hiện đại, Tạp chí văn nghệ số 41. 107. Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 108. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 109. Trần Đình Sử (1999), Ngôn ngữ với việc lĩnh hội tác phẩm thơ, Tạp chí văn học số 10. 110. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 111. Vũ Văn Sỹ (1996), Yếu tố tự sự trong thơ trữ tình Việt Nam từ sau 1945, luận án Phó tiến sĩ KH Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. 112. Vũ Văn Sỹ (1993), Sự thụ cảm trí tuệ về số phận (Đọc thơ Phùng Khắc Bắc), Tạp chí văn học số 3. 113. Vũ Văn Sỹ (1995), Thơ 1945 – 1975, sự biến đổi của thể loại, Tạp chí văn học số 4. 114. Vũ Văn Sỹ (2004), Thơ Chính Hữu – cá tính sáng tạo, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 6. 115. Nguyễn Nguyên Tản (2005), Thi pháp thơ Hữu Thỉnh, Nxb Hội nhà văn. 116. Nguyễn Trọng Tạo (1995), Hữu Thỉnh, thành phố hồn quê, Tạp chí Tác phẩm mới số 10. 117. Quách Thị Thanh Tâm (2005), Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Đình Thi, luận văn Thạc sĩ trường ĐH KHXH và NV TP. HCM. 118. Đào Thái Tôn (1986), Nhân đọc Từ chiến hào tới thành phố, Tạp chí văn học số 6. 119. Lê Dục Tú (1992), Về một số đặc điểm thơ hiện nay, Tạp chí văn học số 3. 120. Nguyễn Văn Tùng (2010), Phong cách của nhà văn là gì, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số tháng 2 (205) 2010. 121. Nguyễn Bá Thành (1990), Tìm hiểu một số đặc điểm của tư duy thơ cách mạng Việt Nam (1945- 1975), Luận án Phó tiến sĩ KH Ngữ văn, Trường Đại học tổng hợp Hà Nội. 122. Nguyễn Bá Thành (1995), Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học. 123. Thanh Thảo (1999), Hữu Thỉnh gửi Thư mùa đông tới mùa…, Báo Sài Gòn giải phóng số ra ngày 28/11/1999. 124. Hữu Thỉnh (1976), Âm vang chiến hào, NXB 125. Hữu Thỉnh (1977), Sức bền của đất, NXB tác phẩm mới. 126. Hữu Thỉnh (1979), Đường tới thành phố, NXB Quân đội nhân dân. 127. Hữu Thỉnh (1985), Thêm những đóng góp mới vào thơ bộ đội, Văn nghệ Quân đội số 1. 128. Hữu Thỉnh (1985), Từ chiến hào tới thành phố, NXB Văn học. 129. Hữu Thỉnh (1985), Thêm những đóng góp mới vào thơ bộ đội, Văn nghệ quân đội số 1. 130. Hữu Thỉnh (1994), Thư mùa đông, NXB Hội nhà văn. 131. Hữu Thỉnh (1996), Trường ca biển, NXB Quân đội nhân dân. 132. Hữu Thỉnh (2000), Nhập cuộc và hành động, vẻ đẹp của thơ ca kháng chiến, Tạp chí Văn học số 2. 133. Hữu Thỉnh (2005), Thương lượng với thời gian, NXB Hội nhà văn. 134. Nguyễn Ngọc Thiện (1974), Về chỗ mạnh và chỗ yếu trong thơ Phạm Tiến Duật, Tạp chí Văn học số 4. 135. Nguyễn Quang Thiều (1992), Sự mất ngủ của lửa, Nxb Lao động. 136. Trúc Thông (2010), Cảm xúc về mẹ trong thi sĩ áo lính, Báo Bắc Giang số ra ngày 22/ 04/ 2010. 137. Lưu Khánh Thơ (1988), Hữu Thỉnh, một phong cách thơ sáng tạo, Tạp chí văn học số 2. 138. Lưu Khánh Thơ (1992), Thơ năm 1992, Tạp chí văn học số 2, 139. Lưu Khánh Thơ (1999), Diện mạo thơ 1998, Tạp chí văn học số 1. 140. Bích Thu (1978), Vẻ đẹp người phụ nữ trong thơ cách mạng miền Nam, Tạp chí văn học số 1. 141. Lí Hoài Thu (1999), Hữu Thỉnh – Một hướng đi tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện đại, Tạp chí văn học số 12. 142. Lí Hoài Thu (2000), Thực và ảo trong thơ Hữu Thỉnh, Văn hóa văn nghệ công an số 7. 143. Nguyễn Thị Thung (2008), Phong cách thơ Phạm Tiến Duật, Luận văn Thạc sĩ văn học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 144. Đặng Thu Thủy (2008), Sự vận động của quan niệm thơ và nhà thơ thời kì đổi mới, Tạp chí văn học số 7. 145. Phan Trọng Thưởng (1991), Đặc điểm cơ bản của sự phát triển của văn học trong điều kiện chiến tranh 1945 - 1975, Tạp chí văn học số 1. 146. Phan Trọng Thưởng (2005),Văn học Việt Nam, 60 năm nhìn lại (1945- 2005), Tạp chí nghiên cứu văn học số 9. 147. Hoàng Trinh (1983), Thơ và hình thức thơ, Tạp chí văn học số1. 148. Nguyễn Nghĩa Trọng (1980), Tìm hiểu ngôn ngữ thơ, Tạp chí văn học số 6. 149. Đỗ Quang Vinh, Đọc tập thơ: “Thương lượng với thời gian” của nhà thơ Hữu Thỉnh, Báo Bình Thuận số ra ngày 23/03/2007. 150. Trần Đăng Xuyền (1995), Về một đặc điểm của thơ Việt Nam từ 1955 – 1975, Tạp chí Văn học số 9. 151. Trần Đăng Xuyền (2002), Phong cách thơ Phạm Tiến Duật, Tạp chí Văn học số 3. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5344.pdf
Tài liệu liên quan