Thực trạng và những yếu tố tác động đến người nghèo ở tỉnh Ninh Thuận

1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHÈO ĐÓI 1.1. Khái niệm nghèo đói 1 1.2. Các phương pháp xác định đối tượng nghèo hiện nay 3 1.3. Nguyên nhân của nghèo đói 6 1.4. Những nét chính về tình hình nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam 13 Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26 2.2. Phương pháp phân tích 28 2.3. Mô hình kinh tế lượ

pdf127 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3089 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và những yếu tố tác động đến người nghèo ở tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 30 2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 35 2.4.1. Mô tả dữ liệu điều tra ở Ninh Thuận, 2004 35 2.4.2. Đặc điểm của người nghèo và nguyên nhân nghèo ở Ninh Thuận 37 2.4.3. Tình trạng nghèo phân theo khu vực 39 2.4.4. Tình trạng nghèo phân theo các nghề nghiệp chính của hộ gia đình 41 2.4.5. Tình trạng nghèo phân theo trình độ học vấn 43 2.4.6. Giới tính của chủ hộ 46 2.4.7. Những đặc điểm về nhân khẩu học ở Ninh Thuận 49 2.4.8. Nghèo phân theo thành phần dân tộc 51 2.4.9. Khả năng tiếp cận các điều kiện sinh sống cơ bản 53 2.4.10. Khả năng tiếp cận các nguồn lực 59 2.4.11. Kết quả mô hình kinh tế lượng 66 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ NÂNG CAO MỨC SỐNG DÂN CƯ Ở NINH THUẬN 3.1. Việc làm 71 3.2. Đất đai 74 3.3. Vay vốn 75 3.4. Dân tộc 77 3.5. Quy mô hộ 78 3.6. Giáo dục 79 Kết luận 81 2 Lời mở đầu Ninh Thuận là một tỉnh nghèo nhất vùng Đông Nam bộ. Cái nghèo ở vùng này còn kèm theo sự khắc nghiệt của tự nhiên, nắng nóng gây khô hạn quanh năm mà cũng thường xuyên chịu lũ lụt nặng nề. Cho nên người ta thường gắn nguyên nhân của nghèo với điều kiện khí hậu mà quên đi những yếu tố quan trọng khác. Chẳng hạn như sự thiếu hụt đất đai dùng cho canh tác, tình trạng thiếu việc làm, quy mô hộ gia đình lớn, trình độ học vấn thấp…Nếu có quan tâm thì người ta cũng không biết được tác động của từng yếu tố như vậy là bao nhiêu, yếu tố nào là quan trọng hơn… Trong xu hướng của sự phát triển, vấn đề nghèo đói ở Ninh Thuận là mối quan tâm lớn của nhiều nghiên cứu. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến là nghiên cứu của Ngân hàng thế giới và tổ chức ActionAid Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào về nghèo được thực hiện ở Ninh Thuận mà có sử dụng phương pháp định lượng. Những con số định lượng được xem là đầy đủ nhất chỉ có trong các báo cáo hàng năm của Sở LĐTBXH thường tập trung xác định số lượng người nghèo để thực hiện công tác cứu trợ. Thực tế trên cho thấy sự cần thiết của một nghiên cứu định lượng chỉ ra được mức độ nghèo khổ thông qua phân tích mức sống. Nghiên cứu cũng cần chỉ ra những yếu tố nào gây nghèo và định lượng tác động độc lập của chúng đến khả năng nghèo. Và nghiên cứu “Thực trạng và những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh Ninh Thuận” ra đời. Mục tiêu của nghiên cứu bao gồm ba phần: Phần thứ nhất là đánh giá tình trạng nghèo thông qua các đặc điểm của hộ như nghề nghiệp, học vấn, dân tộc… đồng thời phải chỉ ra được mức độ nghèo của các hộ gia đình ở Ninh Thuận thông qua các chỉ tiêu chuẩn về mức sống như nhà ở, nguồn nước, điện, nhà vệ sinh... Phần thứ hai là xác định được những yếu tố có tác động đến nghèo và định lượng tác động độc lập của từng yếu tố đó. Cuối cùng là cung cấp một số gợi ý cho chính sách từ kết quả phân tích. Riêng về mặt ứng dụng, nghiên cứu này ngoài việc cung cấp những gợi ý làm cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược phát triển, nó còn tổng hợp lại phương pháp dùng để định lượng nghèo. Đồng thời nghiên cứu cũng gián tiếp chỉ ra các hướng nghiên cứu kế tiếp để những nghiên cứu sau lựa chọn nhằm đạt được hiệu quả ứng dụng cao. Trong nghiên cứu này, tác giả dùng phương pháp mô tả thống kê và lập mô hình kinh tế lượng để phân tích nghèo. Bộ số liệu dùng trong nghiên cứu được điều tra lấy mẫu trực tiếp ở Ninh Thuận. Phần mềm SPSS11.5 và Eview3.0 được sử dụng để lập bảng biểu và chạy mô hình. 3 Nghiên cứu gồm có ba chương. Chương 1 trình bày những nét tổng quan về nghèo đói. Trong phần này, ngoài những khái niệm, còn có điểm qua thực trạng nghèo khổ của các nước trên thế giới và Việt Nam. Chương 2 là phần quan trọng nhất của luận văn, phần này giới thiệu phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu. Trong đó, mô hình hồi quy bội được sử dụng để ước lượng tác động của nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình ở Ninh Thuận; mô hình logistic được dùng để phân tích tác động độc lập của các yếu tố đến xác suất nghèo của một hộ gia đình ở Ninh Thuận. Chương 3 là phần kết của luận văn, nêu ra một số gợi ý để lựa chọn cho chiến lược giảm nghèo ở địa phương. Phần này tuy được xem như kết của luận văn này nhưng mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo trên cơ sở kết quả có được. Chẳng hạn như vấn đề chăn nuôi trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn, khả năng phát triển dịch vụ du lịch, tác động của di cư đến nghèo, ảnh hưởng của giáo dục bậc đại học, hay cải cách hành chính ở Ninh Thuận. Đây là những chủ đề vừa mang tính thực tiễn cao mà cũng không kém phần lý thú. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo và giáp ranh nghèo ở Ninh Thuận rất cao. Kết quả này phù hợp với một nghiên cứu nghèo có sự tham gia của người dân của Ngân hàng thế giới (PPA Ninh Thuận, 2003) khi cho rằng tỷ lệ nghèo tính theo các báo cáo của Sở LĐTBXH là chưa hợp lý. Một điều có thể gây ngạc nhiên là tỷ lệ hộ nghèo ở thị xã Phan Rang lại ở mức cao thứ hai. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn hợp lý vì thị xã Phan Rang cũng bao gồm nhiều khu vực mà ở đó mức sống người dân không khác ở các huyện bao nhiêu. Chỉ số khoảng cách nghèo là 7,97% cho biết trung bình các hộ nghèo ở Ninh Thuận cần gia tăng thu nhập bằng con số này mới có thể vượt khỏi ngưỡng nghèo. Trong số những hộ nghèo thì những hộ làm nông và làm thuê chiếm tỷ lệ cao, tương ứng lần lượt là 51,9% và 30,6%. Trình độ học vấn chung rất thấp, khoảng 5 năm đi học, tức chưa hết tiểu học. Đặc biệt học vấn nhóm người nghèo còn thấp hơn rất nhiều, khoảng 3,8 năm đi học. Chi phí cao là trở ngại đối với các hộ nghèo, ngoài ra các em con hộ nghèo ít được đi học vì phải lao động để kiếm tiền. Quy mô hộ gia đình ở Ninh Thuận thuộc vào hạng cao. Cao nhất vẫn là các hộ gia đình nghèo, trung bình một hộ có 5,72 người. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ phụ thuộc trong nhóm này ở mức cao, là 2,47 người/hộ. Các hộ gia đình trong mẫu đều có nhà nhưng đa phần không kiên cố, 61,5% hộ sống trong nhà mà mái lợp bằng lá hoặc tôn, 28,1% hộ sống trong nền nhà bằng đất, tức không có vật liệu nào để lát. Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt ở Ninh Thuận rất đa dạng và không có sự phân biệt giữa người nghèo với người giàu 4 trong khả năng tiếp cận nguồn nước. Đáng lưu ý là tỷ lệ 36,3% hộ dân sử dụng nước sông, suối làm người nước chính. Một đặc điểm khá ngộ nghĩnh là có rất nhiều hộ gia đình ở Ninh Thuận không có nhà vệ sinh mà không phân biệt giàu nghèo, con số 59,8% đã cho thấy điều này. Về nguồn điện, có 92,4% hộ được sử dụng điện. Đây là con số tương đối khả quan nhưng chưa phản ánh được tổng thể do thiếu các hộ ở vùng sâu, vùng cao. Có ít hơn một nửa hộ nghèo có đất. Mà nếu có thì diện tích cũng rất nhỏ và thường là cho thuê hoặc không canh tác. Nhiều hộ nghèo được vay vốn nhưng số vốn nhỏ và không dùng cho sản xuất nên hầu như không trả được nợ. Theo đánh giá của chính các hộ thì ít đất và thiếu vốn là hai khó khăn lớn nhất đối với quá trình canh tác cũng như làm ăn của họ. Kết của cả hai mô hình kinh tế lượng đều cho thấy tình trạng đói nghèo ở Ninh Thuận chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ năm yếu tố là: việc làm, sở hữu đất đai, khả năng tiếp cận vốn chính thức, vấn đề dân tộc thiểu số, quy mô hộ và giới tính của chủ hộ. Mô hình hồi quy những yếu tố tác động đến chi tiêu cho thấy một hộ có việc làm sẽ có chi tiêu bình quân đầu người cao hơn 50% so với hộ không có việc làm. Một hộ có đất canh tác sẽ có chi tiêu bình quân cao hơn khoảng 27% so với hộ không có đất. Hộ được vay vốn sẽ có cơ hội tăng chi tiêu của mình lên khoảng 13%. Hộ có chủ hộ là nam giới thì chi tiêu bình quân sẽ cao hơn hộ có chủ hộ là nữ khoảng 22%. Tương tự, mô hình logistic cho thấy xác suất nghèo của những hộ có việc làm, có đất, có vay vốn sẽ có khả năng nghèo thấp hơn so với trường hợp ngược lại; những hộ là dân tộc thiểu số, quy mô gia đình lớn, chủ hộ là nữ sẽ có nhiều khả năng nghèo. Ví dụ, xác suất nghèo ban đầu của một hộ gia đình ở Ninh Thuận là 30%, khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu hộ có việc làm thì xác suất nghèo sẽ chỉ còn 7,8%. Còn nếu quy mô hộ tăng thêm một người thì xác suất rơi vào cảnh nghèo của hộ này sẽ lên đến 39%. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi gợi ý rằng những chính sách nhằm vào người nghèo nên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp để làm tăng cơ hội có việc làm, tăng cơ hội được sử dụng đất để canh tác, tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn chính thức, giảm những khác biệt giữa người dân tộc thiểu số và người Kinh, giảm quy mô hộ và giảm những gánh nặng bất công dành cho phụ nữ. Việc lựa chọn chính sách sẽ theo thứ tự ưu tiên như trên nếu nguồn lực hạn chế không đủ để thực hiện toàn bộ. Từ đây chúng tôi cũng gợi ý rằng để phát triển kinh tế trong tương lai, Ninh Thuận cũng cần quan tâm nhiều đến những vấn đề này. Đây cũng là vùng đất cho những nghiên cứu sau tập trung vào để có thể được ứng dụng một cách hiệu quả. 5 Cũng như bất kỳ một nghiên cứu nào, nghiên cứu nghèo đói cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Thuận lợi là ở chỗ vấn đề nghèo đang được sự quan tâm rất lớn của người dân nên nghiên cứu viên dễ dàng nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu. Hơn nữa là tài liệu tham khảo khá phong phú, từ lý thuyết cơ sở đến thực tiễn, cả trong và ngoài nước. Khó khăn gặp phải thường xảy ra trong quá trình thực hiện điều tra phỏng vấn. Thiếu nguồn lực để thực hiện điều tra một cách đầy đủ. Mẫu điều tra không được thực hiện ở vùng núi cao hoặc vùng quá sâu. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính đại diện của số liệu điều tra.Với những thuận lợi cũng như khó khăn nêu trên, tác giả đã nỗ lực hết sức để hoàn thành bài viết này. Kết quả nghiên cứu là một đóng góp nhỏ về mặt thực tiễn nghèo đói ở địa phương. Từ đó, tác giả hy vọng rằng các nhà hoạch định chiến lược phát triển ở Ninh Thuận sẽ có cơ sở rõ ràng khi quyết định lựa chọn chiến lược. Cuối cùng, tác giả rất mong nhận được những ý kiến trao đổi và đóng góp. 6 Chương 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG VỀ NGHÈO ĐÓI 1.1. Khái niệm nghèo đói: Khái niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư nhìn chung không có sự phân biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung nhất thường là ở chỗ thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Ở Việt Nam, một khái niệm về đói nghèo thường được sử dụng là khái niệm được đưa ra tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức ở Thái Lan năm 1993 và được các quốc gia trong khu vực thống nhất. Khái niệm này cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.” Tương tự với quan điểm trên là quan điểm của nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith: “Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó, họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như là cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức.” (Bộ LĐTBXH, 2003) Một khái niệm khác nhưng cụ thể hơn về nghèo đói được đưa ra tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.” Riêng Ngân hàng thế giới, qua thời gian cũng có những cách tiếp cận khác nhau về nghèo trong các báo cáo của mình. Trong Báo cáo năm 1990, định nghĩa nghèo đói của tổ chức này bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Đến năm 2000/2001, Báo cáo đã thêm vào khái niệm những nét mới như tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình dễ bị tổn thương: “Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng. 7 Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra bên lề xã hội nên không có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế đó.” Tất cả những tiêu chí đói nghèo này đều hoàn toàn phù hợp với những gì mà trước đây Amartya Sen gọi là “khả năng mà một con người có được, đó là quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn” (Sen, 1981). Rõ ràng là tình trạng thiếu thốn nêu trên đã hạn chế đáng kể khả năng này của người nghèo. Tuy nhiên, quan niệm của chính người nghèo ở nước ta cũng như một số quốc gia khác trên thế giới về nghèo đói thì lại đơn giản hơn, trực diện hơn rất nhiều. Những đoạn trích từ Báo cáo phát triển thế giới 2001 của WB dưới đây cho thấy cái mà người nghèo nhận thức về cuộc sống trong cảnh đói nghèo của mình: “Đừng hỏi tôi đói nghèo là gì vì ông đã thấy nó ngay từ bên ngoài nhà tôi. Hãy quan sát ngôi nhà và xem nó có bao nhiêu lỗ thủng trên đó. Hãy nhìn những đồ đạc trong nhà và những quần áo tôi đang mang trên người. Hãy quan sát tất cả và ghi lại những gì ông thấy. Cái mà ông thấy chính là đói nghèo đó.” Một người nghèo ở Kênia “Nghèo đói là sự hổ thẹn, cảm giác phải phụ thuộc vào người khác và buộc phải chấp nhận sự bạo hành, sỉ nhục, thái độ thờ ơ khi tìm kiếm sự giúp đỡ.” Một người nghèo ở Latvia “Nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh, tre, nứa, lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không có Tivi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám chữa bệnh… “ Một người nghèo ở Việt Nam Tóm lại, tất cả những quan niệm về nghèo đói nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo: • Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. • Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người • Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. 8 1.2. Các phương pháp xác định đối tượng nghèo hiện nay: Các phương pháp sử dụng nhằm đo mức độ nghèo và xác định đối tượng nghèo ở Việt Nam có thể được phân loại thành những nhóm sau: • Chi tiêu của hộ Phương pháp này dựa vào các cuộc điều tra chi tiêu của hộ như ĐTMSDC 1993 và 1998 hay ĐTMSHGĐ 2002. Những cuộc điều tra này bao gồm những thông tin chi tiết về chi tiêu của hộ. Thông tin này có thể được dùng để tính chuẩn nghèo, đo bằng mức chi tiêu đầu người cần thiết để đảm bảo đủ 2100 Kcalo một ngày, dựa vào cách mà hộ phân bổ chi tiêu của họ giữa các hạng mục lương thực và phi lương thực. Những hộ có chi tiêu đầu người dưới chuẩn nghèo được xếp vào diện nghèo. Tỷ lệ nghèo được tính bằng tỷ lệ dân số có mức chi tiêu dưới chuẩn nghèo. Hạn chế chính của phương pháp này là điều tra chi tiêu đầu người thường rất tốn kém, mẫu thường nhỏ cho nên ước tính nghèo đói thường có sai số. Trong ĐTMSDC 1993 và 1998, không thể tính tỷ lệ nghèo đáng tin cậy ở cấp tỉnh trở xuống. ĐTMSHGĐ 2002 cho phép ta tính được tỷ lệ nghèo đáng tin cậy cho cấp vùng, và có thể cho cấp tỉnh, nhưng phương pháp chi tiêu của hộ không thể dùng ở cấp huyện, chưa nói đến là cấp xã hay cấp hộ. • Vẽ bản đồ nghèo (Poverty mapping) Đây là phương pháp được nhóm tác chiến bản đồ nghèo đói liên bộ sử dụng để ước lượng các chỉ số đói nghèo ở các cấp xã, huyện và tỉnh ở Việt Nam, còn gọi là “Phương pháp ước lượng diện tích nhỏ” (Nhóm tác chiến bản đồ đói nghèo liên bộ, 2003). Phương pháp này kết hợp giữa phỏng vấn sâu của điều tra hộ với phạm vi rộng của tổng điều tra dân số. Những cuộc điều tra hộ như ĐTMSHGD sẽ thu thập thông tin không chỉ về chi tiêu của hộ, mà còn cả một loạt các biến khác như quy mô, thành phần của hộ, trình độ học vấn của các thành viên trong hộ, nghề nghiệp và tài sản của họ… Còn tổng điều tra dân số không hỏi về chi tiêu, nhưng lại bao gồm những thông tin về nhiều biến số kể trên. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo là gắn hai công cụ thống kê này thông qua ba bước chính. Bước thứ nhất là xác định một loạt các biến số chung giữa cuộc điều tra chi tiết và cuộc tổng điều tra dân số cùng thời kỳ. Thứ hai, tiến hành phân tích thống kê để đánh giá mối quan hệ giữa mức chi tiêu bình quân đầu người với những biến số này. Bước thứ ba là dùng những kết quả phân tích để “dự báo” chi tiêu của hộ có trong tổng điều tra dân số. Mức chi tiêu dự báo này dùng để đánh giá xem một hộ có nghèo hay không. Về mặt này, vẽ bản đồ vẫn 9 là một phương pháp dựa vào chi tiêu, nhưng nó dựa vào mức chi tiêu dự báo, chứ không phải là chi tiêu thực tế của hộ. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo cho phép tính được tỷ lệ nghèo ở cấp thấp, được đo bằng tỷ lệ hộ nghèo trong tổng điều tra dân số của mỗi tỉnh, huyện, thậm chí cả xã. Nhưng phương pháp này cũng không thực sự là hoàn hảo bởi lẽ chi tiêu dự báo chỉ có thể ước tính với sai số. • Phương pháp dựa vào thu nhập Việc áp dụng nghiêm ngặt phương pháp tính theo thu nhập do Bộ LĐTBXH đưa ra để đo mức nghèo có thể xếp vào loại này. Trên nguyên tắc, phương pháp của Bộ LĐTBXH dựa trên điều tra gồm những câu hỏi về tài sản và về thu nhập từ các nguồn khác nhau. Thu nhập từ tất cả các nguồn này được cộng lại, chia cho số người trong hộ, và so sánh với một trong ba chuẩn nghèo tùy theo xã đó thuộc vùng nào. Ở thành thị, chuẩn nghèo hiện nay là 150.000 đồng một tháng. Ở nông thôn vùng đồng bằng, chuẩn nghèo là 100.000 đồng, ở miền núi, vùng sâu và hải đảo là 80.000. Những hộ có thu nhập hàng tháng thấp hơn 50.000 đồng được xếp vào hộ đói ở mọi vùng. Tỷ lệ nghèo có thể được tính bằng tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo trong xã, huyện, hoặc tỉnh. (Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000, áp dụng từ năm 2001) Phương pháp này bị phê phán vì hai lý do: Thứ nhất, về mặt lý luận, các mốc thu nhập dùng để phân loại hộ nghèo ở những loại xã khác nhau có tính chủ quan, và chưa chắc đã so sánh được. Một hộ thành thị có thu nhập đầu người 150.000 đồng một tháng có thể nghèo hơn hoặc giàu hơn một hộ có thu nhập là 80.000 đồng một tháng ở vùng sâu hay miền núi. Nhưng trên thực tế, phương pháp của Bộ LĐTBXH không được áp dụng đồng nhất ở các địa phương. Điển hình là chỉ một phần trong số các hộ được điều tra, chủ yếu là những hộ đã nhận giấy chứng nhận hộ nghèo, và một số hộ khác được coi là ở sát mức nghèo. Kết quả điều tra thường không được chính quyền địa phương tính đến khi phân bổ những khoản trợ giúp như miễn giảm học phí hoặc thẻ khám bệnh. Và chính quyền địa phương thường đặt ra tỷ lệ nghèo mà không xem xét phương pháp của Bộ LĐTBXH, rất giống với kiểu giao chỉ tiêu trước thời kế hoạch hóa tập trung. • Phân loại của địa phương Ưu điểm chính trong cách làm của Bộ LĐTBXH ở địa phương trên thực tế lại là do các địa phương không tuân thủ một cách cứng nhắc phương pháp dựa vào thu nhập nêu trong tài liệu hướng dẫn. Điểm căn bản trong việc xác định đối tượng nghèo và phân bổ các khoản trợ giúp trên thực tế ở cấp địa phương là có sự chi phối của một thiết chế theo tập tục truyền thống, đó là thôn. Mỗi thôn sẽ lên danh sách những hộ nghèo và đói. Danh sách này được cập nhật một hoặc hai lần trong một năm, khi mà những lợi ích như miễn học phí và thẻ khám chữa 10 bệnh được phát. Những hộ được coi là không nghèo thường không tham gia hội đồng này vì họ ít có khả năng nhận được lợi ích gì. Nhiều khi, số kinh phí có được không cho phép phân bổ những khoản trợ giúp cho tất cả những hộ được xếp vào diện nghèo. Do đó, vấn đề là bàn xem ai sẽ nhận được những khoản trợ giúp đó, cộng thêm những đánh giá chủ quan của hộ khác, ngoài những con số về thu nhập. Phương pháp của Bộ LĐTBXH chỉ được sử dụng mỗi khi không đạt được sự nhất trí liệu một hộ này hay một hộ khác sẽ được nhận trợ giúp. Nhược điểm của phương pháp này là thiếu một quy tắc chặt chẽ để xác định hộ nghèo và liệu việc thảo luận ở cấp thôn có thực sự thành công trong việc xác định ai là người cần trợ giúp nhất hay không vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Một nhược điểm nữa là nó hoàn toàn loại bỏ một số hộ ra khỏi việc xem xét phân loại. Những hộ bị coi là không chịu chăm chỉ lao động hoặc không có trách nhiệm xã hội hiếm khi nhận được trợ giúp, và thậm chí còn không được liệt vào danh sách các hộ nghèo. Trên thực tế, việc không trợ giúp những hộ này có thể gây thiệt thòi cho con cái của họ, những người hoàn toàn không có lỗi trong việc cha mẹ chúng nghiện rượu hay không chịu làm việc. • Xếp hạng giàu nghèo Phương pháp này thường được sử dụng nhiều nhất trong các PPA (Participatory Poverty Assessment), bao gồm một tập hợp những nhận xét về hiện trạng của tất cả các hộ trong một cộng đồng. Ở Việt Nam, cộng đồng tiêu biểu nhất là thôn. Một tỷ lệ đáng kể các hộ trong cộng đồng sẽ tập hợp nhau lại để xếp thứ tự, hoặc thường là phân loại các hộ trong số đó. Trong những PPA được thực hiện, những người tham dự được chọn sao cho có đủ nam, nữ, người già, trẻ em, người nghèo và không nghèo. Đại diện của chính quyền địa phương, thường có cả trưởng thôn cũng tham gia. Những cán bộ xã hội từ những tổ chức phi chính phủ, hoặc các tổ chức nghiên cứu trong nước, đã làm quen với xã và những vấn đề chính ảnh hưởng đến đời sống của các hộ trong đó, đứng ra làm đầu mối liên hệ. Việc phân loại hộ thường được thực hiện thông qua thảo luận nhóm nhằm chỉ ra những đặc tính của người nghèo. Sau đó, những tờ phiếu có ghi tên tất cả các hộ trong thôn được phân phát cho các đại biểu tham dự để họ phân loại hộ vào các nhóm. Cuối cùng, trường hợp những hộ được phân loại khác nhau bởi ít nhất hai thành viên sẽ được đem ra thảo luận trong cả nhóm. Việc thảo luận nhằm tìm hiểu nguyên nhân của việc khác nhau, và tìm kiếm sự nhất trí liên quan đến phân loại phù hợp cho mỗi trường hợp. Do vậy, công tác xếp hạng giàu nghèo mang tính toàn diện hơn những phương pháp chỉ dựa vào chi tiêu hay thu 11 nhập không thôi, và khách quan hơn phương pháp tự đánh giá hoặc phân loại bởi chính quyền địa phương. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí cao nhất. 1.3. Nguyên nhân của nghèo đói Hiện rất khó để có thể chỉ ra được tất cả những nguyên nhân của nghèo. Và cũng khó để phân biệt trong những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến nghèo thì đâu là nguyên nhân còn đâu là kết quả, cũng như sự tác động qua lại của chúng đến khả năng thoát nghèo của người nghèo. Tuy nhiên nhìn chung thì nghèo ở Việt Nam cũng có những nét riêng biệt được tạo nên từ nhiều nguyên nhân tổng hợp có nguồn gốc từ những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội và điều kiện lịch sử. Những kết quả nghiên cứu về nghèo trước đây đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghèo ở Việt Nam như sau: 1.3.1. Nghề nghiệp, tình trạng việc làm và trình độ học vấn • Nghề nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp Xuất phát từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, dân số sống tập trung chủ yếu ở nông thôn (theo Niên giám thống kê năm 2002 tỷ lệ này là 74,89%) và sản xuất chủ yếu là thuần nông, do đó đại bộ phận dân cư phải đối mặt với những khó khăn thường gặp trong sản xuất nông nghiệp như thiên tai, dịch bệnh, sâu bọ. Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng dân số cao trong một giai đoạn dài trước đó càng làm cho đời sống người dân, đặc biệt là người dân sống ở nông thôn thêm khó khăn. Vùng sinh sống và nghề nghiệp vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của những yếu tố khác như: trình độ học vấn, thiếu khả năng tiếp cận thông tin thị trường, kỹ năng chuyên môn bị hạn chế, thiếu đất và thiếu việc làm thêm ngoài nông nghiệp. Theo báo cáo của Văn phòng xóa đói giảm nghèo của Vụ Bảo trợ xã hội thì vào năm 2002 có đến 87,9% hộ nghèo ở nông thôn. Kết quả nghiên cứu của ĐTMSDC98 còn cho thấy những hộ có nghề chính là nông nghiệp có tỷ lệ nghèo cao nhất (48%), chiếm 79% tổng số người nghèo. Trong những năm gần đây, tuy tỷ trọng những hộ có chủ hộ làm việc trong các ngành nông nghiệp có giảm đi và tỷ trọng các hộ có chủ hộ làm việc trong các văn phòng hay dịch vụ bán hàng tăng lên nhưng không đáng kể. Mức nghèo ở Việt Nam giảm chủ yếu là do tỷ lệ người nghèo trong từng nhóm nghề nghiệp giảm chứ không phải do có sự chuyển dịch trong cơ cấu nghề nghiệp. Những hộ mà có một nguồn thu nhập ổn định nào đó, chẳng hạn như tiền lương từ công ăn việc làm thường xuyên hay từ các khoản chuyển nhượng phúc lợi của xã hội thường được xếp vào nhóm các hộ sung túc hơn. Thường thì các nguồn thu này không lớn nhưng điều quan trọng nhất của nó là tính ổn định và 12 đảm bảo. Những hộ sống nhờ vào những nguồn thu thất thường như làm thuê theo ngày luôn cảm thấy thiếu an toàn kinh tế. Những hộ nghèo là những hộ có đặc điểm này. Có thể nói rằng, thu nhập thấp và thất thường có thể làm cho một hộ trở nên nghèo hơn. • Trình độ học vấn thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đủ để ăn và do vậy không có điều kiện để học tập nâng cao trình độ nhằm vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp còn ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái…Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh cao, khả năng đến trường của trẻ em gia đình nghèo thấp sẽ làm cho các giải pháp thoát nghèo thông qua giáo dục trở nên khó khăn hơn. Bảng 1.1: Trình độ học vấn của người nghèo ở Việt Nam 1998 Trình độ học vấn cao nhất Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ lệ tính trong tổng số người nghèo (%) Tỷ lệ trong tổng dân số (%) Không được đi học Tiểu học Phổ thông cơ sở Phổ thông trung học Dạy nghề Đại học Tổng cộng 57 42 38 25 19 4 37 12 39 37 8 3 0 100 8 35 36 12 6 3 100 Nguồn: ĐTMSDC98, Tổng cục thống kê (1999) ĐTMSDC98 cho thấy khoảng 90% người nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Kết quả điều tra mức sống cho thấy, trong số người nghèo, tỷ lệ người chưa bao giờ đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%; phổ thông cơ sở chiếm 37%. Chi phí cho giáo dục đối với người nghèo còn lớn gây không ít khó khăn cho họ trong việc tiếp cận với giáo dục nhiều hơn. Học vấn thấp buộc chặt người nghèo với những công việc có thu nhập thấp trong nông nghiệp và hạn chế khả năng tìm được việc trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn hay ít ra là ổn định hơn. Trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm nghèo đói. Cụ thể là tạo ra khả năng tiếp cận những vấn đề liên quan tới việc tiếp thu các kiến thức kỹ thuật, kỹ năng làm việc và nắm bắt thông tin. Các nghiên cứu đói nghèo có sự tham gia của người dân (PPA) trước đây đã cho thấy rằng những hộ thuộc nhóm khá giả là những hộ thường xuyên tiếp xúc với cán bộ khuyến nông, quan hệ với những người ở ngoài cộng đồng, tiếp cận với thông tin và với các phương tiện truyền thông đại chúng. 13 1.3.2. Thiếu khả năng tiếp cận các nguồn lực Người nghèo thường thiếu nguồn lực nhưng không có khả năng tiếp cận nguồn lực. Không có nguồn lực để đầu tư, người nghèo lại càng nghèo hơn. Do đó, họ thường rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực. • Thiếu đất Hầu hết người dân Việt Nam sống bằng nông nghiệp cho nên diện tích và chất lượng đất đóng vai trò quyết định đến mức sống của hộ. Không có đất, thiếu đất, đất đai xấu hoặc không có quyền canh tác trên đất sẽ ngăn các hộ phát triển các hoạt động nông nghiệp và đó là lý do khiến cho nhiều hộ nông dân rơi vào hoàn cảnh không thể sản xuất đủ lương thực hoặc tạo ra thu nhập đủ để nuôi sống gia đình họ. Thêm vào đó, người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư nên vẫn thường sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp mà không có một phương án sản xuất nào có thể mang lại lợi nhuận cao hơn. Do vẫn theo phương pháp truyền thống nên năng suất và giá trị cây trồng, vật nuôi thấp, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và kết quả là họ dễ rơi vào nghèo khổ hơn. Theo luật pháp Việt Nam hiện nay, đất không thuộc quyền sở hữu của hộ nhưng họ được giao quyền sử dụng đất trong thời gian dài (thường từ 20 đến 50 năm tùy thuộc vào từng loại đất) và họ cũng có quyền chuyển nhượng. Người nghèo do không có khả năng sản xuất và túng thiếu nên thường chuyển nhượng quyền sử dụng cho các hộ giàu. Chính vì vậy mà dù người dân được chia đất một cách bình đẳng theo các tiêu chuẩn quốc tế thì những hộ nghèo vẫn thường có ít đất hơn so với các hộ giàu. Bảng 1.2 cho thấy diện tích đất canh tác cây hàng năm và cây lâu năm của các hộ tăng lên theo nhóm chi tiêu bình quân đầu người, với số lượng đất trồng cây hàng năm của các hộ thuộc nhóm giàu nhất lớn hơn diện tích của các hộ ở nhóm thấp nhất tới 1,4 lần. Sự khác biệt còn lớn hơn nhiều ở diện tích trồng cây lâu năm tính trên đầu người: 6 lần. Bảng 1.2: Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình Việt Nam phân theo nhóm chi tiêu (m2) Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu Tổng diện tích đất 6437 6953 7138 6928 9856 Trong đó: Diện tích trồng cây hàng năm 3600 3928 4625 4414 5081 Diện tích trồng cây lâu năm 613 845 1016 1485 3527 Nguồn: Ngân hàng thế giới ước tính dựa trên số liệu ĐTMSDC98 • Hạn chế tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức 14 Theo Waheed (1996), thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình t._.hấp. Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp. Tiết kiệm thấp lại là nguyên nhân của sự thiếu hụt vốn đầu tư, và lại dẫn đến thu nhập thấp. Không đủ vốn, người nghèo không thể làm gì được; từ việc cơ bản nhất là mua giống cây trồng vật nuôi hay phân thuốc chứ đừng nói đến việc cải tiến sản xuất hay áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Muốn thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này cần phải có nguồn vốn từ bên ngoài, trong trường hợp này là nguồn vốn vay hay vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức và phi chính thức, hay từ các dự án cấp tín dụng cho người nghèo của chính phủ. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu cho thấy1, ở Việt Nam, người nghèo thường bị hạn chế trong việc tiếp cận được với các nguồn tín dụng chính thức của chính phủ trong lúc các nguồn phi chính thức có ít khả năng giúp hộ gia đình thoát nghèo. Mặc dù hiện nay có rất nhiều nguồn, nhiều dự án cung cấp tín dụng cho người nghèo thông qua các chương trình quốc gia về XĐGN nhưng vẫn còn rất nhiều người rất nghèo không thể tiếp cận được các nguồn tín dụng này.Có nhiều nguyên nhân, loại trừ sự nhũng nhiễu của người có quyền quyết định thì nguyên nhân còn lại là do người nghèo thiếu hiểu biết, thiếu hiểu biết, không có khả năng thế chấp, không biết cách làm ăn dẫn đến không có khả năng trả nợ. Và rồi họ tiếp tục nghèo hơn. “Nợ nần làm cho chúng tôi thức trắng đêm - cảm giác nợ nần thật là khủng khiếp. Tôi cảm thấy khiếp sợ mỗi khi có chủ nợ đến nhà đòi tiền còn bản thân thì không thể trả được. Tôi cảm thấy xấu hổ vì lúc đó họ rất coi thường tôi.” (PPA tại Trà Vinh, Oxfam Anh). 1.3.3. Những đặc điểm về nhân khẩu học • Bất bình đẳng giới ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của phụ nữ và trẻ em Bất bình đẳng giới làm sâu sắc hơn tình trạng đói nghèo trên tất cả các mặt. Ngoài những bất công mà cá nhân người phụ nữ và trẻ em gái phải gánh chịu thì còn có những tác động bất lợi đối với gia đình. Phụ nữ chiếm gần 50% trong tổng số lao động nông nghiệp và chiếm tỷ trọng cao trong số lao động tăng thêm hàng năm trong ngành nông nghiệp. Thế nhưng chỉ có 25% phụ nữ tham gia các khóa khuyến nông về chăn nuôi và 10% 1 Tham khảo (Phạm Vũ Lửa Hạ, 2003 trong Làm gì cho nông thôn Việt Nam?), (Trần Văn Bích, 1999 trong Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng) và Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam 11/2003. 15 các khóa khuyến nông về trồng trọt (Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam 11/2003). Phụ nữ có ít cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo, đồng thời phải chịu nhiều gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyền quyết định và thường được trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc. Phụ nữ có học vấn thấp dẫn tới tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn, sức khỏe gia đình bị ảnh hưởng và trẻ em đi học ít hơn. Ngoài ra, bất bình đẳng giới còn là yếu tố gia tăng tỷ lệ sinh và tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV do phụ nữ thiếu tiếng nói và khả năng tự bảo vệ trong quan hệ tình dục. • Tỷ lệ người sống lệ thuộc cao Quy mô hộ gia đình là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao. Năm 1998, số con bình quân trên 1 phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con của nhóm giàu nhất. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo tăng cao. Tỷ lệ người ăn theo của nhóm nghèo nhất là 0,95 so với 0,37 của nhóm giàu nhất. Do đó, những hộ này không những có ít lao động, đồng nghĩa với việc có nhiều người ăn theo hơn mà còn phải chịu những chi phí lớn hơn như chi cho việc đi học hay chi cho việc khám chữa bệnh, những khoản chi thường gây bất ổn cho đời sống kinh tế gia đình. Số liệu của ĐTMSDC98 cũng cho thấy rằng một hộ thuộc nhóm nghèo nhất với một em học tiểu học và hai em học trung học cơ sở sẽ phải dành 7,3% tổng chi tiêu gia đình cho việc học hành (năm 1993 con số này là 6,5%). Chi phí học hành này thường chiếm khoảng 23% các chi tiêu ngoài lương thực thực phẩm. Cho nên cũng dễ hiểu khi các PPA cho thấy các hộ nghèo thường cho con thôi học trong những lúc gia đình gặp khó khăn hay lâm vào khủng hoảng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh cao trong các hộ nghèo là do họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khỏe sinh sản. Tỷ lệ phụ nữ cũng như nam giới sử dụng biện pháp tránh thai chưa cao. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói, sức khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế. Cũng theo chu kỳ của đời sống gia đình thì những hộ mới tách riêng có khả năng nghèo nhiều hơn, đặc biệt là những hộ sinh sống bằng nông nghiệp. Ban đầu các hộ này thường phải nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình để sử dụng đất 16 nông nghiệp nhưng thường là diện tích đất nhỏ hoặc kém chất lượng. Trong khi đó cơ hội làm ăn phi nông nghiệp lại ít. Mức tăng thu nhập dưới dạng tiền công làm thuê thường rất thấp và không ổn định. Điều này không cho phép họ có đủ khả năng trang trải cho nhu cầu tiêu dùng tối thiểu. Những hộ bị mất đi lao động chính do bị chết, bỏ gia đình đi hay tách hộ cũng thường được xếp vào nhóm hộ nghèo nhất (Báo cáo phát triển Việt Nam 2000, tr.24). Số liệu của ĐTMSDC 1998 cho thấy những hộ này thường là có chủ hộ là nữ và phụ nữ sống độc thân phần lớn là nghèo hơn so với nam giới sống độc thân. 1.3.4. Sự cách biệt với xã hội Cách biệt với xã hội thường thể hiện ở hai mặt là quan hệ xã hội và khoảng cách địa lý. Trong mối quan hệ xã hội, hộ nào có được mối quan hệ tốt hơn với những người xung quanh thì có thể được giúp đỡ, hỗ trợ trong những thời điểm khó khăn. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt đối với những hộ ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, nơi mà những hỗ trợ chính thức từ chính quyền thường đến rất chậm. Ở vùng trung du và đồng bằng, những hộ quan hệ tốt và gần gũi với giới chức lãnh đạo địa phương sẽ có vị thế tốt khi tiếp cận với các chương trình và dịch vụ hỗ trợ của chính phủ hơn. Cách biệt về địa lý làm cho các hộ hạn chế giao lưu với thế giới bên ngoài và hầu như không có điều kiện để tiếp xúc những sáng kiến hay thông tin mới. Các số liệu thu được từ ĐTMSDC 1998 cho thấy hầu hết người dân sống ở các làng xã có điều kiện đi lại được. Chỉ có 4% sống ở các làng bản xa đường giao thông (hơn 5km) hoặc có đường giao thông nhưng việc đi lại khó khăn (không đi lại được trong vòng 3 tháng hoặc hơn trong một năm) và không có đường thủy thay thế. Tuy nhiên, trong số 4% này, tỷ lệ người nghèo nhiều hơn gấp 2 lần so với nhóm người còn lại. Ngoài ra, sự cô lập cũng chứa đựng phần nào yếu tố về giới. Ở Việt Nam, công việc của phụ nữ thường là ở nhà, tủn mủn và bận rộn nhiều hơn nam giới, và do đó họ ít có cơ hội tiếp xúc xã hội, tham dự vào những cuộc hội họp của làng. Thậm chí họ không có quyền để thảo luận và quyết định. Cho nên, hộ nghèo có chủ hộ là nữ đôi khi cảm thấy rất xa lạ với những quyết định có liên quan đến chính bản thân họ. 1.3.5. Những hạn chế của người dân tộc thiểu số Ở Việt Nam, người Kinh là nhóm dân tộc đông nhất, chiếm khoảng 85% dân số, thường sống ở đồng bằng. Ngoài ra còn có khoảng 53 dân tộc khác được xếp vào nhóm “dân tộc ít người” hay “dân tộc thiểu số”. Phần lớn các dân tộc 17 này sống ở vùng cao, vùng sâu (trừ người Hoa chủ yếu sống ở các khu đô thị). Ở những vùng này, sự xa xôi cách trở, thiếu cơ sở hạ tầng, sự cô lập về địa lý và xã hội càng trầm trọng hơn rất nhiều. Đó là chưa kể đến sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ hay định kiến của người dân đối với người dân tộc. Do đó, họ dễ bị tách biệt khỏi xã hội nhiều hơn người Kinh, dẫn đến tỷ lệ học sinh đi học và biết chữ thấp, đặc biệt là an ninh lương thực không đảm bảo bởi thời tiết thất thường cộng với năng suất sản xuất thấp do thiếu kỹ năng canh tác. Chính vì thế, những hộ thuộc nhóm dân tộc ít người nghèo hơn rất nhiều so với đa số người Kinh. Hình 1.1: Tỷ lệ nghèo theo thành phần dân tộc (%) 54 86 31 75 23 69 0 20 40 60 80 100 Người Kinh Dân tộc thiểu số ch ỉ s ố đe ám đ ầu n gư ời (% ) 1993 1998 2002 Nguồn: Ước tính của Ngân hàng thế giới dựa vào số liệu của ĐTMSDC93 và ĐTMSDC98 Số liệu ĐTMSDC93 và ĐTMSDC98 cho thấy tỷ lệ nghèo đói ở các dân tộc ít người cao hơn gấp 2 lần so với người Kinh (75% so với 31%). Tốc độ giảm nghèo của nhóm dân tộc thiểu số ở giai đoạn 1993-1998 cũng chậm hơn (11% so với 23%). Gay gắt hơn, số liệu ĐTMSHGĐ 2002 cho thấy tỷ lệ nghèo đói của các dân tộc ít người là gấp 3 lần so với người Kinh. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do trong khoảng thời gian từ 1998-2002, tốc độ giảm nghèo ở nhóm dân tộc thiểu số vẫn tiếp tục chậm hơn (6% so với 8%). 1.4. Những nét chính về tình hình nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới Thế giới có một sự đói nghèo sâu sắc xen lẫn sự giàu có (World Development Report 2000/2001). Đó có lẽ là nghịch lý lớn nhất trong một xã hội toàn cầu vốn được xem là ngày càng văn minh, hiện đại và dân chủ hơn. Trong số 6 tỷ người của thế giới thì có 2,8 tỷ người sống dưới mức 2 USD một ngày và 18 1,2 tỷ người (tức một phần năm) sống dưới mức 1 USD một ngày, 44% số này sống ở Nam Á. Trong khi ở các nước giàu, trung bình trong 100 đứa trẻ có chưa đến một trẻ không sống được đến tuổi thứ 5 thì ở những nước nghèo nhất tỷ lệ này là một phần năm. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước giàu có chưa đến 5% nhưng con số này ở nước nghèo lên tới 50%. Cảnh khốn cùng vẫn tồn tại cho dù loài người đã không ngừng đạt được những thành tựu đáng kể để cải tạo cuộc sống, cải tạo thế giới. Các nhà khoa học đã đánh giá rằng hiện nay loài người trên thực tế đã sản xuất đủ lương thực, thực phẩm để nuôi sống toàn bộ dân số trên hành tinh nếu tính lượng Kcalo bình quân đầu người. Nhưng sự phân chia thành quả toàn cầu này lại hết sức bất công. 20% dân giàu tiêu dùng 87-90% giá trị sản phẩm của toàn thế giới; 6% số người giàu nhất đã tiêu dùng 35-40% sản phẩm của thế giới. Ở một cách nhìn khác, nếu coi toàn bộ thế giới theo từng chỉ tiêu như GNP, thương mại thế giới, tích lũy và đầu tư là 100% thì ta có thể thấy 20% dân số giàu nhất thế giới chiếm dụng 87,5% GNP; 84,2% thương mại thế giới; 85% tích lũy; 85% đầu tư. 20% dân số nghèo nhất chiếm các chỉ tiêu tương ứng là 1,4%; 0,9%; 0,7% và 0,9% (Lê Xuân Bá, 2001). Sự phân cực giàu nghèo rõ ràng rất nghiệt ngã, một nhóm người thì có tất cả còn một nhóm người thì lại hầu như không có gì. Không chỉ có ở các nước nghèo, nghèo đói cũng tồn tại ở những nước giàu. Tại các nước công nghiệp phát triển tính đến năm 1998 vẫn còn hơn 100 triệu người nghèo và hơn 100 triệu người không có nhà ở. Tuy nhiên, cái nghèo ở những nước này là nằm trong sự so sánh với tầng lớp thượng lưu, nghĩa là nghèo tương đối. Tại Liên minh châu Âu (EU), có 57 triệu người (chiếm 17% dân số) phải sống trong cảnh nghèo khổ, cứ 6 người dân thì có 1 người sống trong một gia đình nghèo khó. Châu Mỹ cũng có 364 triệu người nghèo (chiếm 13,3% dân số châu lục này)… Trên thực tế, nghèo đói và quá trình giảm nghèo đói ở những phần khác nhau của thế giới thì khác nhau rất xa (Bảng 1.3). Ở Đông Á, số dân sống dưới mức 1 USD một ngày đã giảm từ khoảng 420 triệu người xuống còn khoảng 280 triệu người từ năm 1987 đến 1998. Nhưng ở Mỹ Latinh, Nam Á và Nam Sahara châu Phi, số người nghèo đang tăng lên. Tại các nước châu Âu và Trung Á đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, số người sống dưới mức 1 USD một ngày đã tăng hơn 20 lần. 19 Bảng 1.3: Đói nghèo theo thu nhập, phân theo vùng trong một số năm, giai đoạn 1987-1998 Số người sống dưới 1 USD một ngày (triệu) Vùng 1987 1990 1993 1996 1998a Đông Á và Thái Bình Dương Trừ Trung Quốc Châu Âu và Trung Á Mỹ Latinh và Caribê Trung Đông và Bắc Phi Nam Á Nam Sahara châu Phi Tổng Trừ Trung Quốc 417,5 114,1 1,1 63,7 9,3 474,4 217,2 1.183,2 879,8 452,4 92,0 7,1 73,8 5,7 495,1 242,3 1.276,4 915,9 431,9 83,5 18,3 70,8 5,0 505,1 273,3 1.304,3 955,9 265,1 55,1 23,8 76,0 5,0 531,7 289,0 1,190,6 980,5 287,3 65,1 24,0 78,2 5,5 522,0 290,9 1.198,9 985,7 Số người sống dưới 1 USD một ngày (%) Vùng 1987 1990 1993 1996 1998a Đông Á và Thái Bình Dương Trừ Trung Quốc Châu Âu và Trung Á Mỹ Latinh và Caribê Trung Đông và Bắc Phi Nam Á Nam Sahara châu Phi Tổng Trừ Trung Quốc 26,6 23,9 0,2 15,3 4,3 44,9 46,6 28,3 28,5 27,6 18,5 1,6 16,8 2,4 44,0 47,7 29,0 28,1 25,2 15,9 4,0 15,3 1,9 42,4 49,7 28,1 27,7 14,9 10,0 5,1 15,6 1,8 42,3 48,6 24,5 27,0 15,3 11,3 5,1 15,6 1,9 40,0 46,3 24,0 26,2 a. Tính sơ bộ Nguồn: Ngân hàng thế giới 2000a Từ năm 1987 đến năm 1998, tỷ lệ dân số của các nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi sống dưới mức 1 USD một ngày đã giảm từ 28% xuống còn 24%. Mức giảm này thấp hơn mục tiêu quốc tế đề ra là đến năm 2015 giảm được một nửa số người nghèo cùng cực theo thu nhập. Do tăng trưởng dân số nên khó thay đổi số người sống trong cảnh đói nghèo. Nhưng kết quả đạt được cũng khác nhau xa giữa các khu vực. Đông Á, Trung Đông và Bắc Phi đều đã giảm được số người nghèo, giảm mạnh nhất là Đông Á. Nhưng trong những khu vực khác thì số người sống dưới 1 USD một ngày lại tăng. Ví dụ như ở Nam Á, số người nghèo trong thập kỷ vừa qua đã tăng từ 474 triệu người lên 522 triệu, mặc dù tỷ lệ người nghèo đã giảm từ 45% xuống còn 40%. Ở Mỹ Latinh và Caribê, số người nghèo đã tăng khoảng 20%. Có hai khu vực đặc biệt yếu kém. Tại châu Âu và Trung Á, số người trong diện đói nghèo đã tăng mạnh từ 1,1 triệu lên đến 24 triệu. Tại Nam Sahara châu Phi, số người nghèo tăng từ mức đã cao là 217 triệu lên đến 291 triệu trong cùng thời gian đó, khiến gần một nửa số dân của châu lục này là người nghèo. Những khác biệt về thành tích giảm nghèo của các khu vực đã làm dịch chuyển sự phân bố giàu nghèo theo khu vực địa lý. Theo đó, vào năm 1998, 20 Nam Á và Nam Sahara châu Phi chiếm khoảng 70% số dân sống dưới mức 1 USD một ngày, tăng 10 điểm phần trăm so với năm 1987. Hình 1.2: Đói nghèo ở các nước đang phát triển đang chuyển sang Nam Á và Nam Sahara Châu Phi Nguồn: Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 2000/2001 Các chỉ số xã hội ở các nước đang phát triển nói chung đều đã được cải thiện trong ba thập kỷ qua. Ví dụ như tỷ lệ tử vong ở trẻ em đã giảm từ 107 trẻ trên 1.000 ca sinh năm 1970 xuống còn 59 năm 1998. Nhưng mức giảm từ năm 1990 đến năm 1998 chỉ còn 10%, trong khi muốn đạt được mục tiêu phát triển quốc tế thì con số này phải là 30%. Những con số tổng hợp này cũng khác nhau ở mỗi vùng trên thế giới. Tuổi thọ bình quân ở Nam Sahara châu Phi vẫn chỉ ở mức 52 năm, ít hơn 13 năm so với mức trung bình của các nước đang phát triển, ít hơn 25 năm so với mức trung bình của OECD. Một trong những nguyên nhân chính là tỷ lệ tử vong cao đến mức không chấp nhận được ở vùng này, 90 trên 1000 dân. Tỷ lệ này ở Nam Á cũng rất cao (77). Các con số này đều vượt quá mức trung bình của OECD là 6 trên 1000 dân. Đại dịch AIDS càng làm vấn đề trầm trọng hơn, khiến tỷ lệ tử vong trẻ em tăng mạnh ở nhiều nước châu Phi. Từ năm 1990 đến năm 1997, tỷ lệ tử vong trẻ em đã tăng từ 62 lên đến 74 ở Kênia và từ 52 lên đến 69 ở Dimbabuê. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh trong khu vực này cũng cao bất thường, trong số 12 nước trên thế giới có tỷ lệ này vượt quá 1.000 ca trên 100.000 ca sinh thì 10 nước là ở Nam Sahara châu Phi. Sự chênh lệch cũng diễn ra tương tự trong các chỉ số về giáo dục. Nam Á đã tăng được tỷ trọng số học sinh học tiểu học từ 77% lên trên 100% trong giai Năm 1987 Nam Á 40,1% Trung Đông và Bắc Phi 0,8% Đông Á và Thái Bình Dương 35,3% Châu Phi Hạ Sahara 18,4% Châu Âu và Trung Á 0,1% Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê 5,4% Năm 1998 Châu Âu và Trung Á 2% Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê 6,5% Châu Phi Hạ Sahara 24,3% Đông Á và Thái Bình Dương 23,2% Trung Đông và Bắc Phi 0,5% Nam Á 43,5% 21 đoạn 1982-1996. Nhưng tỷ lệ này của Nam Sahara châu Phi vẫn dừng ở mức 74% (từ năm 1982 đến 1993 thậm chí còn giảm). Các chỉ số khác về giáo dục đã khẳng định mức độ nghiêm trọng của sự chênh lệch theo vùng. Gần như thành tích giảm được tỷ lệ mù chữ trong các nước đang phát triển đều tập trung ở Đông Á. Trái lại, số người mù chữ đã tăng thêm 17 triệu người ở Nam Á và 3 triệu người ở Nam Sahara châu Phi. Đây cũng là vùng có tỷ lệ học sinh học tiểu học ròng thấp nhất. 1.4.2. Kinh nghiệm của một số tổ chức quốc tế và một số nước về xóa đói giảm nghèo 1.4.2.1. Kinh nghiệm của một số tổ chức quốc tế Đấu tranh chống nghèo đói hiện đang là vấn đề rất cấp bách không chỉ của riêng một vùng hay một quốc gia nào mà còn là của toàn thế giới. Điều này xảy ra vì hai nhu cầu bức thiết chính: Một là, nghèo đói ở từng vùng, từng quốc gia đang ngày ngày đe dọa đến sự ổn định và an toàn xã hội. Muốn tránh được xung đột xã hội có thể xảy ra, mỗi vùng hay mỗi quốc gia phải quan tâm đến việc giảm nghèo khổ, điều hòa lợi ích giữa các nhóm dân cư không để khoảng cách giàu nghèo quá lớn, quá sức chịu đựng của xã hội. Hai là, xu thế toàn cầu hóa đang buộc các quốc gia phải mở rộng tính dân chủ. Khẩu hiệu chung về một xã hội công bằng có trật tự kinh tế và phân phối tiến bộ khiến cho các quốc gia phải có những chính sách, những hành động cụ thể để hội nhập. Vì vậy, một mặt việc xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của chính phủ từng nước; mặt khác, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP)… giữ vai trò quan trọng giúp các quốc gia giảm bớt gánh nặng nghèo đói. Biện pháp đầu tiên thường được sử dụng là chu cấp các khoản vay có gắn với các điều kiện giải ngân theo các chương trình xóa đói giảm nghèo. Đây được đánh giá là một biện pháp trực tiếp và có nhiều yếu tố tích cực nếu quá trình tổ chức thực hiện hạn chế được lãng phí và tham nhũng của các quan chức trung gian. Tiếp theo đó là những nỗ lực của các quốc gia công nghiệp phát triển. Hội nghị thượng đỉnh Rio năm 1992 đã đề ra một công ước chung, theo đó viện trợ phát triển cho các quốc gia nghèo thuộc thế giới thứ ba cần phải chiếm 0,7% tổng sản phẩm xã hội của các quốc gia công nghiệp phát triển với mục tiêu đóng góp vào việc giảm số người nghèo trên thế giới. Tính đến cuối thế kỷ XX, quốc gia dẫn đầu về thực hiện Công ước này là Hà Lan và Thụy Điển, họ chi tới trên 0,8% GNP. Các nước khác như Anh đã chi trong năm 1999 là 0,24%, sang năm 22 2000 tăng lên 0,31%. Sau đó là Thụy Sĩ 0,34%, Pháp 0,33%. Riêng Cộng hòa liên bang Đức năm 1998 đã chi 0,4% GNP cho viện trợ phát triển, nhưng đến đầu thế kỷ XXI chính phủ Đức lại giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay còn 0,27%. Biện pháp tiếp theo là gián tiếp, thường tập trung vào các giải pháp dãn nợ, giảm nợ đối với những quốc gia rơi vào cảnh nghèo đói đến mức mất khả năng trả nợ. Trong số các sự kiện liên quan đến sự việc này, trước hết phải kể đến các hội nghị thường niên của WB và IMF về xử lý nợ cho các nước nghèo, các câu lạc bộ như Câu lạc bộ Pari, Câu lạc bộ Luân Đôn… Chẳng hạn tại hội nghị ở Washington (tháng 10/1996) đã quyết định giảm ít nhất 5,6 tỷ USD nợ của khoảng 20 nước nghèo nhất trên thế giới, và đến những năm gần đây con số giảm nợ đã lên đến hàng chục tỷ USD. Các biện pháp thường tập trung vào giải quyết những vấn đề phát sinh lớn, như trong lĩnh vực bảo hiểm, thiết lập một hệ thống can thiệp của các công ty bảo hiểm và nhà nước vào những thiệt hại lớn do thiên tai gây ra… Ngoài ra, còn có các hoạt động của những tổ chức nhân đạo, như Hội chữ thập đỏ quốc tế, UNICEF… cũng thường tổ chức các hỗ trợ nhân đạo, tiêm chủng mở rộng, cung cấp nước sạch, tóm lại là hướng vào các hoạt động hỗ trợ người nghèo, lấy người nghèo đói làm trung tâm, đối tượng để triển khai các dự án hỗ trợ và giúp đỡ. Tuy vậy trên thực tế, hiệu quả đích thực của các biện pháp mà các nước giàu, cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra để giúp đỡ các nước nghèo thường rất hạn chế và rất không cơ bản. Chẳng hạn các biện pháp đầu tư phát triển và hỗ trợ thương mại cho các nước nghèo rút cuộc thường làm cho các nước nghèo chịu nhiều thua thiệt trong “các luật chơi” của thị trường thế giới. Theo BBC ngày 20/5/2001, một báo cáo do Oxfam đưa ra cho thấy, những biện pháp hạn chế về thương mại mà các nước giàu áp dụng đã làm cho các nước nghèo nhất thế giới thiệt hại một khoản thu ngoại tệ lớn là 2,5 tỷ USD/năm. Ví dụ, ở Bangladesh, cứ 1 USD nhận được từ viện trợ của Mỹ thì trên thực tế lại bị thiệt hại 7 USD do những hạn chế thương mại mà Mỹ áp đặt, và còn bị thiệt hại gấp 5 lần như thế nếu so với 1 USD viện trợ nhận được từ Canada. Có thể nói rằng, thời gian qua các nước công nghiệp phát triển nhất chỉ toàn đưa ra những lời hứa hão với các nước nghèo của thế giới thứ ba về viện trợ, giảm nợ và thương mại. Lời nói còn cách quá xa so với việc làm cụ thể. Khoảng 11% hàng hóa xuất khẩu của các nước nghèo (LDC) phải chịu mức thuế quan trên 15%, cao gấp ba lần thuế quan đánh vào hàng hóa cùng loại nhập từ các nước khác. Các nước công nghiệp phát triển thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hứa tăng hỗ trợ phát triển cho các nước LDC lên 0,2% 23 GNP của họ. Nhưng kể từ đó cho đến nay, OECD đã giảm 3,5 tỷ USD, và mức viện trợ bình quân đầu người của họ đã giảm. Trong khi đó họ lại trợ giá nông sản (thường là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước nghèo) trong nước lên tới 1 tỷ USD/ngày, tương đương với tổng GDP của tất cả các nước LDC. 1.4.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước Cuộc đấu tranh chống nghèo khổ đang ngày càng được chú trọng và trở thành vấn đề chung của mọi quốc gia, nhưng cho đến nay các quan niệm về nghèo đói, cũng như các giải quyết, lựa chọn biện pháp xóa đói giảm nghèo cũng rất khác nhau. • Tuynidi Trong 25 năm cuối cùng của thế kỷ 20, Tuynidi đã tăng được gấp đôi GDP, chẳng những thế mà còn giảm được tỷ lệ tăng dân số xuống dưới 2%/năm, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp. Người nghèo đói ở Tuynidi được hưởng trợ cấp lương thực của chính phủ. Theo quan điểm của chính phủ Tuynidi, việc duy trì chính sách trợ cấp lương thực cho người nghèo đói là mục tiêu lâu dài chưa thể xóa bỏ ngay được. Điều đó xuất phát từ nhu cầu thiết thực nhằm ổn định chính trị và xã hội để phát triển kinh tế. Những chính sách cải cách kinh tế của chính phủ Tuynidi đều gắn liền với các chương trình xã hội, và chính sách xã hội đến lượt nó đã thực sự có tác động tích cực trở lại. Chẳng hạn, do phát triển y tế và giáo dục mà chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện; do chú ý đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội nên kinh tế có điều kiện phát triển khắp các vùng từ nông thôn đến thành thị; thực thi hiệu quả những chính sách nhằm hướng tới nâng cao mức sống của người nghèo; và cuối cùng nhờ sự kết hợp hài hòa giữa các chính sách phát triển kinh tế và phát triển xã hội mà lãnh đạo chính trị và bộ máy chính quyền nhận được sự ủng hộ của nhân dân, họ tích cực tham gia vào các chương trình hành động của chính phủ. Nhờ đó, nhà nước truyền thống của Tuynidi vẫn duy trì ổn định, phát huy tốt hiệu lực, giảm tệ nạn tham nhũng… Có thể nói Tuynidi là điển hình của châu Phi, nhưng nếu so sánh với các “con hổ” châu Á thì vẫn còn một khoảng cách khá xa, ví dụ như ở Hàn Quốc • Hàn Quốc Trước những năm 60, Hàn Quốc có xuất phát điểm là rất nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, vốn và công nghệ khi thực hiện chính sách và chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Các chính sách và chiến lược ấy đã hứa hẹn rằng nghèo đói sẽ được loại bỏ trong quá trình tăng trưởng GNP. Kết quả là Hàn Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng GNP cao kỷ lục khoảng 9%/năm trong suốt thời kỳ 1962-1988. Và nếu căn cứ vào chuẩn nghèo tuyệt đối của năm 1988 được áp dụng 24 cho các hộ nông dân là 5525 USD/năm/hộ thì tỷ lệ số hộ nghèo đói năm đó đã giảm xuống còn 6,5% so với 33,7% năm 1967. Thế nhưng do phát triển kinh tế quá nhanh nên bức tranh nghèo đói tương đối lại hoàn toàn khác. Chuẩn nghèo đói tương đối áp dụng cho các hộ nông dân năm 1988 ở Hàn Quốc là 7324 USD/năm/hộ. Tỷ lệ nghèo đói tương đối trong nông thôn tính cho năm 1988 là 17,9% so với 36,1% năm 1967 và 31,6% năm 1970. Điều đó chứng tỏ tăng trưởng kinh tế thực sự đã làm giảm tỷ lệ số hộ thuộc diện nghèo đói ở nông thôn. Tuy vậy, chuẩn nghèo ở Hàn Quốc lại phân biệt khá rõ giữa các vùng thành phố lớn, thành phố vừa và nhỏ và vùng nông thôn. Chuẩn nghèo ở vùng nông thôn chỉ bằng 80% chuẩn nghèo ở thành phố lớn và bằng 90% chuẩn nghèo ở thành phố vừa và nhỏ. Nhìn chung, tỷ lệ các hộ nghèo tương đối vùng nông thôn tuy có giảm nhưng vẫn còn chậm hơn so với tỷ lệ số hộ nghèo tuyệt đối, hố ngăn cách giàu nghèo có dãn ra nhanh chóng nhưng nhìn chung cho đến năm 1993 thì hệ số Gini vẫn không quá lớn, chỉ khoảng trên 0,31. Trong những năm 90, Hàn Quốc đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong công cuộc giảm đói nghèo: tỷ lệ đói nghèo ở thành thị đã giảm trung bình xuống còn 20% một năm trong giai đoạn 1990-1997 và không có sự gia tăng bất bình đẳng. Nhưng khi khủng hoảng nổ ra thì thất nghiệp và đói nghèo đã tăng lên nhanh chóng. Diện đói nghèo ở khu vực thành thị đã tăng gấp đôi từ 9% năm 1997 lên đến 19,2% năm 1998. Thất nghiệp tăng từ 2,6% trong quý 2 năm 1997 lên tới đỉnh điểm là 8,7% vào đầu năm 1999. Mức lương thực tế giảm 20,7%. Chính sách tài khóa mở rộng năm 1998 và 1999 đóng vai trò thiết yếu để ngăn chặn suy thoái kinh tế. Chi tiêu cho bảo trợ xã hội đã tăng ba lần – từ 0,6% năm 1997 lên 2,0% năm 1999. Chính phủ đã sử dụng ba công cụ bảo trợ xã hội chính để giúp đỡ người thất nghiệp, người nghèo và người già. Đó là: Mở rộng chương trình bảo hiểm thất nghiệp, tạo ra thêm việc làm công cộng và ban hành chương trình bảo đảm nguồn sống. Và những chương trình như vậy được đánh giá là đã có tác động tốt tới người nghèo. Tính đến cuối năm 2001, tỷ lệ nghèo đếm đầu ở Hàn Quốc chỉ có 4% và GDP bình quân đầu người là 19.400 USD. Rõ ràng Hàn Quốc là nước tiêu biểu cho chính sách phát triển kinh tế bứt lên trước, xử lý nghèo đói theo sau và đã có những thành công nhất định. • Bangladesh Là một nước nông nghiệp, dân số khoảng 120 triệu, trên 80% sinh sống tại nông thôn và bằng nghề nông, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 120- 150 USD năm 1999, trên 50% số hộ nông dân không có ruộng, cuộc sống của phần lớn trong số họ nằm dưới mức nghèo khổ. Nhưng từ khi xuất hiện hình thức 25 cấp tín dụng cho người nghèo của Grameen Bank (năm 1976), mà người đặt nền móng là giáo sư Yunus, trường đại học Chittagong, người nghèo ở Bangladesh đã được hưởng một sự giúp đỡ thật sự hiệu quả. Theo thống kê đến tháng 10 năm 2003, hai mươi năm sau ngày chính thức thành lập, Grameen Bank đã có 3,02 triệu người đến vay, trong đó 95% là phụ nữ. Tổng số khoản nợ còn lưu hành là 262,71 triệu USD, tổng số vốn cho vay tính từ ngày thành lập là 4,12 tỷ USD trong đó 3,73 tỷ USD đã được hoàn trả lại. Tỷ số hoàn trả là 99,08%. Grameen Bank cho vay theo nhóm “bạn nợ” mà không phải thế chấp và áp dụng nhiều lãi suất khác nhau tùy theo mục đích vay và đối tượng. Làm như thế, ngân hàng này đã dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là tín nhiệm nhau và liên đới chịu trách nhiệm tập thể giữa các người nghèo. Đồng thời, Grameen Bank cũng chứng minh được rằng người nghèo có khả năng chi trả và vi tín dụng cùng có hiệu quả ở hai phía người đi vay và người cho vay. Nhận xét chung của những người nghiên cứu ngân hàng này là nó rất kiên trì mục tiêu phục vụ người nghèo và khai thác triệt để những đặc điểm của người nghèo, khơi dậy mặt tích cực của họ. Nhờ đó số hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo bằng các khoản vay nhỏ từ Grameen Bank đang tăng lên ngày một nhiều. • Trung quốc Trong số các nước chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, Trung Quốc là một thành công điển hình. Từ những năm sau cuộc cải cách 1978, Trung Quốc đã giảm tỷ lệ nghèo một cách ngoạn mục thông qua những chính sách cải cách đặc biệt và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Theo chuẩn nghèo của quốc gia thì số người nghèo đã giảm từ 200 triệu vào năm 1981 xuống còn 28 triệu vào năm 2002. Mặt khác, dùng chuẩn nghèo theo thu nhập 1 USD/ngày của Ngân hàng thế giới, số người nghèo đã giảm từ khoảng 490 triệu người xuống còn 88 triệu người trong cùng giai đoạn. Tỷ lệ nghèo đã giảm từ 49% năm 1981 còn 6,9% năm 2002. Trung Quốc đã đạt được thành quả giảm nghèo thần tốc như vậy chủ yếu là nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. GDP thực tăng trung bình 9,4% trong giai đoạn 1979-2003. Sự tăng trưởng nhanh này là kết quả của những cải cách liên tục và sự thay đổi cơ cấu chuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, từ nông nghiệp sang dịch vụ, mở cửa thương mại quốc tế và trao đổi công nghệ. Nghèo đói ở Trung Quốc là một hiện tượng ở nông thôn (vào đầu những năm 80, nghèo tuyệt đối ở thành thị chỉ có 0,3% trong khi nghèo tuyệt đối ở nông thôn là 28%). Do sự di cư nông thôn ra thành thị bị hạn chế cho nên việc phát triển nông thôn là yếu tố quan trọng nhất để giảm nghèo. Vào những năm đầu của thập niên 80, khi mà tăng trưởng khu vực nông thôn nở rộ do những cải 26 cách trong thể chế, bao gồm những thay đổi trong việc sở hữu đất, sản xuất và giá thu mua, tỷ lệ nghèo ở Trung Quốc đã giảm còn một nửa từ 49% xuống còn 24% theo chuẩn 1USD/ngày, số người nghèo ở nông thôn giảm từ 250 triệu vào năm 1978 còn 125 ._.lao dong truong thanh Levene Statistic df1 df2 Sig. ,354 4 600 ,842 Sig. =0,842 > 0,05 => Phương sai về học vấn giữa các nhóm chi tiêu là giống nhau ANOVA Hoc van lao dong truong thanh Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 674,300 4 168,575 13,559 ,000 Within Groups 7459,512 600 12,433 Total 8133,812 604 Multiple Comparisons Dependent Variable: Hoc van lao dong truong thanh Bonferroni (Phân tích ANOVA dùng trong trường hợp phương sai bằng nhau) 95% Confidence Interval (I) Ngheo 647_7770 (J) Ngheo 647_7770 Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound Nghèo Khá nghèo -1,5482(*) ,33244 ,000 -2,4848 -,6116 Trung bình -1,9153(*) ,44588 ,000 -3,1715 -,6590 Khá giàu -3,6275(*) ,84987 ,000 -6,0219 -1,2330 Nghèo Giàu -4,9072(*) ,91922 ,000 -7,4971 -2,3174 Nghèo 1,5482(*) ,33244 ,000 ,6116 2,4848 Khá nghèo Trung bình -,3670 ,41647 1,000 -1,5404 ,8063 Khá nghèo Khá giàu -2,0792 ,83482 ,130 -4,4313 ,2728 106 Giàu -3,3590(*) ,90532 ,002 -5,9097 -,8083 Nghèo 1,9153(*) ,44588 ,000 ,6590 3,1715 Khá nghèo ,3670 ,41647 1,000 -,8063 1,5404 Trung bình Khá giàu -1,7122 ,88612 ,538 -4,2088 ,7844 Trung bình Giàu -2,9920(*) ,95284 ,018 -5,6766 -,3074 Nghèo 3,6275(*) ,84987 ,000 1,2330 6,0219 Khá nghèo 2,0792 ,83482 ,130 -,2728 4,4313 Trung bình 1,7122 ,88612 ,538 -,7844 4,2088 Khá giàu Khá giàu Giàu -1,2798 1,19640 1,000 -4,6506 2,0910 Nghèo 4,9072(*) ,91922 ,000 2,3174 7,4971 Khá nghèo 3,3590(*) ,90532 ,002 ,8083 5,9097 Trung bình 2,9920(*) ,95284 ,018 ,3074 5,6766 Khá giàu 1,2798 1,19640 1,000 -2,0910 4,6506 Giàu Giàu * The mean difference is significant at the .05 level. 107 Phụ lục 4 24. Kiểm định trình độ học vấn trung bình của chủ hộ với nhóm chi tiêu Descriptives Hoc van chu ho N Mean Std. Deviation Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound Nghèo 183 3,6721 3,50065 ,25878 3,1615 4,1827 ,00 12,00 Khá nghèo 292 4,4760 3,58732 ,20993 4,0629 4,8892 ,00 16,00 Trung bình 95 5,5263 3,73267 ,38296 4,7659 6,2867 ,00 12,00 Khá giàu 19 6,9474 4,28789 ,98371 4,8807 9,0141 ,00 16,00 Giàu 16 8,7500 4,21900 1,05475 6,5019 10,9981 ,00 16,00 Total 605 4,5884 3,75282 ,15257 4,2888 4,8881 ,00 16,00 Test of Homogeneity of Variances Hoc van chu ho Levene Statistic df1 df2 Sig. ,362 4 600 ,836 Sig. =0,836 > 0,05 => Phương sai về trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là giống nhau ANOVA Hoc van chu ho Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 623,727 4 155,932 11,869 ,000 Within Groups 7882,792 600 13,138 Total 8506,519 604 Multiple Comparisons Dependent Variable: Hoc van chu ho Bonferroni (Dùng trong trường hợp phương sai bằng nhau) 95% Confidence Interval (I) Ngheo 647_7770 (J) Ngheo 647_7770 Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound Nghèo Khá nghèo -,8039 ,34174 ,190 -1,7667 ,1589 Trung bình -1,8542(*) ,45835 ,001 -3,1456 -,5628 Khá giàu -3,2752(*) ,87365 ,002 -5,7367 -,8138 Nghèo Giàu -5,0779(*) ,94494 ,000 -7,7402 -2,4155 Nghèo ,8039 ,34174 ,190 -,1589 1,7667 Khá nghèo Trung bình -1,0503 ,42812 ,144 -2,2565 ,1559 Khá nghèo Khá giàu -2,4713(*) ,85818 ,041 -4,8892 -,0535 108 Giàu -4,2740(*) ,93065 ,000 -6,8960 -1,6519 Nghèo 1,8542(*) ,45835 ,001 ,5628 3,1456 Khá nghèo 1,0503 ,42812 ,144 -,1559 2,2565 Trung bình Khá giàu -1,4211 ,91092 1,000 -3,9875 1,1454 Trung bình Giàu -3,2237(*) ,97950 ,011 -5,9834 -,4640 Nghèo 3,2752(*) ,87365 ,002 ,8138 5,7367 Khá nghèo 2,4713(*) ,85818 ,041 ,0535 4,8892 Trung bình 1,4211 ,91092 1,000 -1,1454 3,9875 Khá giàu Khá giàu Giàu -1,8026 1,22988 1,000 -5,2678 1,6625 Nghèo 5,0779(*) ,94494 ,000 2,4155 7,7402 Khá nghèo 4,2740(*) ,93065 ,000 1,6519 6,8960 Trung bình 3,2237(*) ,97950 ,011 ,4640 5,9834 Khá giàu 1,8026 1,22988 1,000 -1,6625 5,2678 Giàu Giàu * The mean difference is significant at the .05 level. Phụ lục 5 25. Kiểm định giá trị chi tiêu trung bình giữa 2 nhóm giới tính của chủ hộ Group Statistics Gioi tinh cua chu ho N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Nữ 225 2410,01 1042,236 69,482 Chi tieu binh quan Nam 380 3031,40 1671,400 85,741 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Differe nce Std. Error Differe nce 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Equal variances assumed 14,876 ,000 -5,027 603 ,000 -621,40 123,611 -864,159 -378,639 Chi tieu binh quan Equal variances not assumed -5,631 601,401 ,000 -621,40 110,360 -838,137 -404,661 Kiểm định phương sai (Xem cột thứ 4) bảng 2 Sig. =0,000 Phương sai chi tiêu của 2 nhóm giới tính chủ hộ là khác nhau 109 Dùng kết quả kiểm định t ở dòng thứ 2 cột 7 bảng 2: Sig. =0,000 Sự khác biệt giá trị chi tiêu trung bình giữa 2 nhóm giới tính chủ hộ là có ý nghĩa. 110 Phụ lục 6 26. Kiểm định số người phụ thuộc trung bình theo nhóm chi tiêu Descriptives So nguoi phu thuoc N Mean Std. Deviation Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound Nghèo 183 2,4699 1,64013 ,12124 2,2307 2,7092 ,00 7,00 Khá nghèo 292 1,9863 1,47131 ,08610 1,8168 2,1558 ,00 7,00 Trung bình 95 1,6632 1,28502 ,13184 1,4014 1,9249 ,00 5,00 Khá giàu 19 1,7895 ,85498 ,19615 1,3774 2,2016 ,00 3,00 Giàu 16 1,0000 ,96609 ,24152 ,4852 1,5148 ,00 3,00 Total 605 2,0496 1,50524 ,06120 1,9294 2,1698 ,00 7,00 Test of Homogeneity of Variances So nguoi phu thuoc Levene Statistic df1 df2 Sig. 3,908 4 600 ,004 Sig. = 0,004 Phương sai về số người phu thuộc trung bình khác nhau ANOVA So nguoi phu thuoc Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 66,604 4 16,651 7,674 ,000 Within Groups 1301,909 600 2,170 Total 1368,512 604 Multiple Comparisons Dependent Variable: So nguoi phu thuoc Tamhane (Dùng trong trường hợp phương sai khác nhau) 95% Confidence Interval (I) Ngheo 647_7770 (J) Ngheo 647_7770 Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound Nghèo Khá nghèo ,4836(*) ,14870 ,012 ,0647 ,9026 Trung bình ,8068(*) ,17911 ,000 ,3006 1,3130 Khá giàu ,6805 ,23059 ,056 -,0099 1,3708 Nghèo Giàu 1,4699(*) ,27025 ,000 ,6352 2,3047 Nghèo -,4836(*) ,14870 ,012 -,9026 -,0647 Khá nghèo Trung bình ,3231 ,15747 ,346 -,1232 ,7694 Khá nghèo Khá giàu ,1968 ,21421 ,990 -,4592 ,8528 111 Giàu ,9863(*) ,25641 ,011 ,1754 1,7972 Nghèo -,8068(*) ,17911 ,000 -1,3130 -,3006 Khá nghèo -,3231 ,15747 ,346 -,7694 ,1232 Trung bình Khá giàu -,1263 ,23634 1,000 -,8304 ,5777 Trung bình Giàu ,6632 ,27516 ,213 -,1815 1,5078 Nghèo -,6805 ,23059 ,056 -1,3708 ,0099 Khá nghèo -,1968 ,21421 ,990 -,8528 ,4592 Trung bình ,1263 ,23634 1,000 -,5777 ,8304 Khá giàu Khá giàu Giàu ,7895 ,31114 ,154 -,1496 1,7285 Nghèo -1,4699(*) ,27025 ,000 -2,3047 -,6352 Khá nghèo -,9863(*) ,25641 ,011 -1,7972 -,1754 Trung bình -,6632 ,27516 ,213 -1,5078 ,1815 Khá giàu -,7895 ,31114 ,154 -1,7285 ,1496 Giàu Giàu * The mean difference is significant at the .05 level. Phụ lục 7 27. Kiểm định mối quan hệ giữa nhóm chi tiêu và nhóm dân tộc Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent Thanh phan dan toc chia 2 nhom * Ngheo 647_7770 605 100,0% 0 ,0% 605 100,0% Thanh phan dan toc chia 2 nhom * Ngheo 647_7770 Crosstabulation % within Thanh phan dan toc chia 2 nhom Ngheo 647_7770 Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu Total Kinh 22,1% 52,5% 19,0% 3,3% 3,1% 100,0%Thanh phan dan toc chia 2 nhom Thiểu số 48,9% 38,6% 8,2% 2,7% 1,6% 100,0% Total 30,2% 48,3% 15,7% 3,1% 2,6% 100,0% Chi-Square Tests 112 Value df Asymp. Sig. (2- sided) Pearson Chi-Square 46,364(a) 4 ,000 Continuity Correction Likelihood Ratio 45,541 4 ,000 Linear-by-Linear Association 29,064 1 ,000 N of Valid Cases 605 a 1 cells (10,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 4,87 Sig. = 0,000 Bác bỏ giả thiết H0 (Hai biến độc lập) Kết luận: Thành phần dân tộc có quan hệ với nhóm chi tiêu. 113 Phụ lục 8 28. Kiểm định tỷ lệ con được đi học với nhóm dân tộc Group Statistics Thanh phan dan toc chia 2 nhom N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Thiểu số 171 ,2198 ,31211 ,02387 Ty le tre con di hoc Kinh 393 ,2538 ,34768 ,01754 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed ) Mean Differen ce Std. Error Differen ce 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Equal variances assumed 6,149 ,013 -1,102 562 ,271 -,0341 ,03090 -,09476 ,02663 Ty le tre con di hoc Equal variances not assumed -1,150 357,887 ,251 -,0341 ,02962 -,09231 ,02418 Kiểm định phương sai: Sig. =0,013 Phương sai khác nhau Kiểm định thống kê t: Sig. = 0,71 > 0,05 => Chấp nhận giả thiết H0 (Trung bình hai nhóm là bằng nhau) Kết luận: Sự khác biệt giữa tỷ lệ trẻ con đi học của dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh chỉ là do ngẫu nhiên. 114 Phụ lục 9 Kiểm định giá trị trung bình của khoảng cách đến trung tâm mua bán với nhóm chi tiêu Descriptives Khoang cach den trung tam mua ban N Mean Std. Deviation Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound Nghèo 94 1,755 1,2588 ,1298 1,497 2,013 ,0 8,0 Khá nghèo 134 1,328 1,3080 ,1130 1,105 1,552 ,0 10,0 Trung bình 35 1,543 1,2912 ,2183 1,099 1,986 ,0 8,0 Khá giàu 5 1,200 1,0954 ,4899 -,160 2,560 ,0 3,0 Giàu 6 1,333 ,8165 ,3333 ,476 2,190 1,0 3,0 Total 274 1,500 1,2846 ,0776 1,347 1,653 ,0 10,0 Test of Homogeneity of Variances Khoang cach den trung tam mua ban Levene Statistic df1 df2 Sig. 2,086 4 269 ,083 Sig. = 0,083 > 0,05 => Phương sai bằng nhau ANOVA Khoang cach den trung tam mua ban Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 10,756 4 2,689 1,645 ,163 Within Groups 439,744 269 1,635 Total 450,500 273 Multiple Comparisons Dependent Variable: Khoang cach den trung tam mua ban Bonferroni (Dùng trong trường hợp phương sai bằng nhau) 95% Confidence Interval (I) Ngheo 647_7770 (J) Ngheo 647_7770 Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound Nghèo Khá nghèo ,427 ,1720 ,137 -,060 ,914 Trung bình ,212 ,2532 1,000 -,504 ,929 Khá giàu ,555 ,5868 1,000 -1,106 2,216 Nghèo Giàu ,422 ,5384 1,000 -1,102 1,946 Khá nghèo Nghèo -,427 ,1720 ,137 -,914 ,060 115 Khá nghèo Trung bình -,214 ,2427 1,000 -,901 ,472 Khá giàu ,128 ,5824 1,000 -1,520 1,777 Giàu -,005 ,5335 1,000 -1,515 1,505 Nghèo -,212 ,2532 1,000 -,929 ,504 Khá nghèo ,214 ,2427 1,000 -,472 ,901 Trung bình Khá giàu ,343 ,6113 1,000 -1,387 2,073 Trung bình Giàu ,210 ,5649 1,000 -1,389 1,809 Nghèo -,555 ,5868 1,000 -2,216 1,106 Khá nghèo -,128 ,5824 1,000 -1,777 1,520 Trung bình -,343 ,6113 1,000 -2,073 1,387 Khá giàu Khá giàu Giàu -,133 ,7742 1,000 -2,325 2,058 Nghèo -,422 ,5384 1,000 -1,946 1,102 Khá nghèo ,005 ,5335 1,000 -1,505 1,515 Trung bình -,210 ,5649 1,000 -1,809 1,389 Khá giàu ,133 ,7742 1,000 -2,058 2,325 Giàu Giàu 116 Phụ lục 10 Ưùơc lượng tham số mô hình hồi quy đánh giá những nhân tố tác động lên chi tiêu bình quân đầu người ở Ninh Thuận Dependent Variable: TEST Method: Least Squares Date: 10/18/04 Time: 10:21 Sample: 1 605 Included observations: 605 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. DTOC -0.245458 0.034969 -7.019256 0.0000 GIOI_CHU 0.195023 0.033449 5.830429 0.0000 QUYMO_HO -0.086134 0.008328 -10.34219 0.0000 CO_VIEC 0.389970 0.090016 4.332240 0.0000 LAM_NONG -0.287561 0.042107 -6.829283 0.0000 CO_DAT 0.242920 0.038619 6.290205 0.0000 DTICHDAT 0.012931 0.002232 5.792370 0.0000 CO_VAY 0.123583 0.032124 3.847122 0.0001 C 7.810328 0.085433 91.42074 0.0000 R-squared 0.361451 Mean dependent var 7.826920 Adjusted R-squared 0.352880 S.D. dependent var 0.462968 S.E. of regression 0.372429 Akaike info criterion 0.877224 Sum squared resid 82.66722 Schwarz criterion 0.942756 Log likelihood -256.3602 F-statistic 42.17079 Durbin-Watson stat 1.459608 Prob(F-statistic) 0.000000 117 Phụ lục 11 Redundant Variables: TUOI_CHU HOC_CHU HOC_LAM SO_CON TYLE_PHÁT TRIỂN F-statistic 0.974182 Probability 0.432798 Log likelihood ratio 4.965859 Probability 0.420061 Test Equation: Dependent Variable: TEST Method: Least Squares Date: 10/17/04 Time: 22:30 Sample: 1 605 Included observations: 605 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. CO_DAT 0.242920 0.038619 6.290205 0.0000 CO_VAY 0.123583 0.032124 3.847122 0.0001 CO_VIEC 0.389970 0.090016 4.332240 0.0000 DTICHDAT 0.012931 0.002232 5.792370 0.0000 DTOC -0.245458 0.034969 -7.019256 0.0000 GIOI_CHU 0.195023 0.033449 5.830429 0.0000 LAM_NONG -0.287561 0.042107 -6.829283 0.0000 QUYMO_HO -0.086134 0.008328 -10.34219 0.0000 C 7.810328 0.085433 91.42074 0.0000 R-squared 0.361451 Mean dependent var 7.826920 Adjusted R-squared 0.352880 S.D. dependent var 0.462968 S.E. of regression 0.372429 Akaike info criterion 0.877224 Sum squared resid 82.66722 Schwarz criterion 0.942756 Log likelihood -256.3602 F-statistic 42.17079 Durbin-Watson stat 1.459608 Prob(F-statistic) 0.000000 Theo kết quả bảng trên, vì thống kê F = 0,974182 có xác suất p = 0,432798 nên ta chấp nhận giả thiết cho rằng các biến TUOI_CHU, HOC_CHU, HOC_LAM, SO_CON, TYLE_PT là biến không cần thiết trong mô hình hồi quy. Wald Test: Equation: Untitled Null Hypothesis: C(9)=0 C(10)=0 C(11)=0 C(12)=0 C(13)=0 F-statistic 0.974182 Probability 0.432798 Chi-square 4.870910 Probability 0.431837 Vì p(F = 0.974182) = 0,432798 > 0,05 nên ta chấp nhận giả thiết không, tức hệ số hồi quy của các biến TUOI_CHU, HOC_CHU, HOC_LAM, SO_CON, TYLE_PT bằng 0 là có ý nghĩa. Vì vậy ta không đưa các biến này vào mô hình. Phụ lục 12 118 White Heteroskedasticity Test: F-statistic 1.163963 Probability 0.237001 Obs*R-squared 42.70895 Probability 0.239179 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 10/17/04 Time: 23:11 Sample: 1 605 Included observations: 605 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.117339 0.100136 1.171801 0.2418 DTOC 0.114184 0.112630 1.013794 0.3111 DTOC*GIOI_CHU 0.094146 0.048046 1.959501 0.0505 DTOC*QUYMO_HO -0.023543 0.010867 -2.166461 0.0307 DTOC*CO_VIEC -0.050895 0.145528 -0.349729 0.7267 DTOC*LAM_NONG 0.044644 0.092428 0.483018 0.6293 DTOC*CO_DAT -0.037787 0.052673 -0.717389 0.4734 DTOC*DTICHDAT -0.000513 0.003152 -0.162820 0.8707 DTOC*CO_VAY -0.036019 0.042687 -0.843789 0.3991 GIOI_CHU 0.122762 0.129804 0.945751 0.3447 GIOI_CHU*QUYMO_HO -0.017832 0.010972 -1.625149 0.1047 GIOI_CHU*CO_VIEC -0.031643 0.134860 -0.234639 0.8146 GIOI_CHU*LAM_NONG -0.078867 0.052636 -1.498354 0.1346 GIOI_CHU*CO_DAT 0.027469 0.047822 0.574408 0.5659 GIOI_CHU*DTICHDAT 0.005197 0.003263 1.592826 0.1118 GIOI_CHU*CO_VAY 0.072639 0.041004 1.771503 0.0770 QUYMO_HO -0.038995 0.042511 -0.917294 0.3594 QUYMO_HO^2 0.003880 0.001824 2.127597 0.0338 QUYMO_HO*CO_VIEC -0.006444 0.042213 -0.152659 0.8787 QUYMO_HO*LAM_NONG 0.021378 0.014620 1.462280 0.1442 QUYMO_HO*CO_DAT 0.008484 0.012823 0.661618 0.5085 QUYMO_HO*DTICHDAT -0.000256 0.000815 -0.313713 0.7539 QUYMO_HO*CO_VAY -0.011497 0.010795 -1.065038 0.2873 CO_VIEC 0.107951 0.115176 0.937271 0.3490 CO_VIEC*LAM_NONG -0.048810 0.075173 -0.649299 0.5164 CO_VIEC*CO_DAT -0.007922 0.138486 -0.057204 0.9544 CO_VIEC*DTICHDAT -0.036024 0.123406 -0.291912 0.7705 CO_VIEC*CO_VAY 0.070467 0.155994 0.451730 0.6516 LAM_NONG*CO_DAT 0.052715 0.066344 0.794571 0.4272 LAM_NONG*DTICHDAT 0.005304 0.007460 0.710978 0.4774 LAM_NONG*CO_VAY -0.080357 0.049917 -1.609830 0.1080 CO_DAT -0.051522 0.124731 -0.413065 0.6797 CO_DAT*DTICHDAT 0.002290 0.005503 0.416116 0.6775 CO_DAT*CO_VAY -0.053504 0.048632 -1.100176 0.2717 DTICHDAT 0.023238 0.123343 0.188398 0.8506 DTICHDAT^2 6.52E-05 6.72E-05 0.970520 0.3322 DTICHDAT*CO_VAY 0.002333 0.002757 0.846063 0.3979 CO_VAY 0.024086 0.153115 0.157305 0.8751 R-squared 0.070593 Mean dependent var 0.136640 Adjusted R-squared 0.009944 S.D. dependent var 0.205870 S.E. of regression 0.204844 Akaike info criterion -0.272383 Sum squared resid 23.79198 Schwarz criterion 0.004309 Log likelihood 120.3959 F-statistic 1.163963 Durbin-Watson stat 1.726382 Prob(F-statistic) 0.237001 119 Để kiểm tra mô hình có vi phạm giả thiết Heteroscedasticity hay không, chúng tôi áp dụng phép kiểm định của White (White test). Theo kết quả kiểm định, giá trị của Wstat là 42,70895 < 52,19229 (giá trị tới hạn củaχ20,05(37). Điều này cho ta cơ sở để chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là mô hình không có hiện tượng Heteroscedasticity. Phụ lục 13 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy DTOC GIOI_ CHU QUYMO _HO CO_VIEC LAM_NO NG CO_DAT DTICHDAT CO_VAY DTOC 1.0000 0.0181 0.1120 0.0076 0.2791 0.2202 0.2172 -0.0012 GIOI_CHU 0.0181 1.0000 0.2376 0.1343 0.1784 0.2740 0.1930 0.1406 QUYMO_HO 0.1120 0.2376 1.0000 0.2185 0.2265 0.3124 0.2453 0.0983 CO_VIEC 0.0076 0.1343 0.2185 1.0000 0.3245 0.0948 0.1103 0.0950 LAM_NONG 0.2791 0.1784 0.2265 0.3245 1.0000 0.4255 0.2854 -0.0424 CO_DAT 0.2202 0.2740 0.3124 0.0948 0.4255 1.0000 0.4787 0.1048 DTICHDAT 0.2172 0.1930 0.2453 0.1103 0.2854 0.4787 1.0000 0.1572 CO_VAY -0.0012 0.1406 0.0983 0.0950 -0.0424 0.1048 0.1572 1.0000 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Mulicollinearity): Qua kiểm tra các giá trị T-Statistic và hệ số R-Square của mô hình trong phụ lục 7, chúng tôi nhận thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Đồng thời thông qua việc kiểm tra các hệ số tương quan cặp trong ma trận tương quan (the correalation matrix) cũng cho thấy, hệ số tương quan cặp (R) đều nhỏ hơn mức 0,8, giá trị cao nhất của R là 0,48. Do đó, có thể kết luận là trong mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. 120 Phụ lục 14 29. Ước lượng tham số của mô hình logit tổng quát Dependent Variable: NGHEO Method: ML - Binary Logit Date: 10/13/04 Time: 12:44 Sample: 1 605 Included observations: 605 Convergence achieved after 4 iterations Covariance matrix computed using second derivatives Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. DTOC 1.535505 0.251146 6.113982 0.0000 GIOI_CHU -0.392729 0.248216 -1.582207 0.1136 TUOI_CHU 0.010854 0.007800 1.391581 0.1640 QUYMO_HO 0.378554 0.088642 4.270589 0.0000 SO_CON 0.025983 0.093511 0.277865 0.7811 TYLE_PT 0.000339 0.004485 0.075668 0.9397 HOC_CHU 0.046093 0.046633 0.988422 0.3229 HOC_LAM -0.060997 0.049266 -1.238107 0.2157 CO_VIEC -1.283532 0.621552 -2.065044 0.0389 LAM_NONG 1.005931 0.337056 2.984465 0.0028 CO_DAT -1.165170 0.272084 -4.282386 0.0000 DTICHDAT -0.084890 0.020484 -4.144133 0.0000 CO_VAY -0.434829 0.233535 -1.861945 0.0626 C -2.064885 0.785780 -2.627814 0.0086 Mean dependent var 0.302479 S.D. dependent var 0.459712 S.E. of regression 0.400246 Akaike info criterion 1.003864 Sum squared resid 94.67643 Schwarz criterion 1.105803 Log likelihood -289.6688 Hannan-Quinn criter. 1.043532 Restr. log likelihood -370.8350 Avg. log likelihood -0.478791 LR statistic (13 df) 162.3324 McFadden R-squared 0.218874 Probability(LR stat) 0.000000 Obs with Dep=0 422 Total obs 605 Obs with Dep=1 183 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra ở Ninh Thuận 2004 bằng phần mềm E-view 3.0 121 Phụ lục 15 30. Ước lượng tham số của mô hình logit sau khi loại bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê Dependent Variable: NGHEO Method: ML - Binary Logit Date: 10/13/04 Time: 13:55 Sample: 1 605 Included observations: 605 Convergence achieved after 4 iterations Covariance matrix computed using second derivatives Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. DTOC 1.576951 0.237257 6.646593 0.0000 GIOI_CHU -0.392091 0.224193 -1.748898 0.0803 QUYMO_HO 0.403130 0.060236 6.692510 0.0000 CO_VIEC -1.621374 0.572000 -2.834571 0.0046 LAM_NONG 1.058524 0.304358 3.477894 0.0005 CO_DAT -1.134984 0.270040 -4.203020 0.0000 DTICHDAT -0.088232 0.020493 -4.305506 0.0000 CO_VAY -0.494419 0.223952 -2.207701 0.0273 C -1.366023 0.524893 -2.602479 0.0093 Mean dependent var 0.302479 S.D. dependent var 0.459712 S.E. of regression 0.399470 Akaike info criterion 0.992749 Sum squared resid 95.10752 Schwarz criterion 1.058281 Log likelihood -291.3065 Hannan-Quinn criter. 1.018250 Restr. log likelihood -370.8350 Avg. log likelihood -0.481498 LR statistic (8 df) 159.0570 McFadden R-squared 0.214458 Probability(LR stat) 0.000000 Obs with Dep=0 422 Total obs 605 Obs with Dep=1 183 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra ở Ninh Thuận 2004 bằng phần mềm E-view 3.0 122 Phụ lục 16 31. Kiểm định khả năng dự đoán của mô hình logit Dependent Variable: NGHEO Method: ML - Binary Logit Date: 10/13/04 Time: 14:30 Sample: 1 605 Included observations: 605 Andrews and Hosmer-Lemeshow Goodness-of-Fit Tests Grouping based upon predicted risk (randomize ties) Quantile of Risk Dep=0 Dep=1 Total H-L Low High Actual Expect Actual Expect Obs Value 1 0.0027 0.0644 58 57.7275 2 2.27248 60 0.03396 2 0.0648 0.1015 56 55.9428 5 5.05718 61 0.00070 3 0.1015 0.1423 49 52.6375 11 7.36254 60 2.04844 4 0.1427 0.1802 55 51.3773 6 9.62271 61 1.61930 5 0.1802 0.2310 50 47.5958 10 12.4042 60 0.58744 6 0.2317 0.2961 40 44.9006 21 16.0994 61 2.02656 7 0.2979 0.3636 44 40.0730 16 19.9270 60 1.15873 8 0.3641 0.5217 34 34.5067 27 26.4933 61 0.01713 9 0.5217 0.6851 24 24.4416 36 35.5584 60 0.01346 10 0.6927 0.9220 12 12.7973 49 48.2027 61 0.06287 Total 422 422.000 183 183.000 605 7.56859 H-L Statistic: 7.5686 Prob[Chi-Sq(8 df)]: 0.4767 Andrews Statistic: 9.2361 Prob[Chi-Sq(10 df)]: 0.5099 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra ở Ninh Thuận 2004 bằng phần mềm E-view 3.0 123 Phụ lục 17 Dependent Variable: NGHEO Method: ML - Binary Logit Date: 10/13/04 Time: 14:30 Sample: 1 605 Included observations: 605 Prediction Evaluation (success cutoff C = 0.5) Estimated Equation Constant Probability Dep=0 Dep=1 Total Dep=0 Dep=1 Total P(Dep=1)<=C 382 93 475 422 183 605 P(Dep=1)>C 40 90 130 0 0 0 Total 422 183 605 422 183 605 Correct 382 90 472 422 0 422 % Correct 90.52 49.18 78.02 100.00 0.00 69.75 % Incorrect 9.48 50.82 21.98 0.00 100.00 30.25 Total Gain* -9.48 49.18 8.26 Percent Gain** NA 49.18 27.32 Estimated Equation Constant Probability Dep=0 Dep=1 Total Dep=0 Dep=1 Total E(# of Dep=0) 326.83 95.17 422.00 294.35 127.65 422.00 E(# of Dep=1) 95.17 87.83 183.00 127.65 55.35 183.00 Total 422.00 183.00 605.00 422.00 183.00 605.00 Correct 326.83 87.83 414.66 294.35 55.35 349.71 % Correct 77.45 47.99 68.54 69.75 30.25 57.80 % Incorrect 22.55 52.01 31.46 30.25 69.75 42.20 Total Gain* 7.70 17.75 10.74 Percent Gain** 25.44 25.44 25.44 *Change in "% Correct" from default (constant probability) specification **Percent of incorrect (default) prediction corrected by equation Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra ở Ninh Thuận 2004 bằng phần mềm E-view 3.0 124 Phụ lục 18 32. Hệ số tương quan cặp giữa các biến trong mô hình logit NGHEO DTOC GIOI_CHU QUYMO_H O CO_VIEC LAM_N ONG CO_DAT DTICHD AT CO_VAY NGHEO 1.000 0.269 -0.089 0.190 -0.052 0.120 -0.125 -0.166 -0.146 DTOC 0.269 1.000 0.018 0.112 0.008 0.279 0.220 0.217 -0.001 GIOI_CHU -0.089 0.018 1.000 0.238 0.134 0.178 0.274 0.193 0.141 QUYMO_HO 0.190 0.112 0.238 1.000 0.218 0.227 0.312 0.245 0.098 CO_VIEC -0.052 0.008 0.134 0.218 1.000 0.325 0.095 0.110 0.095 LAM_NONG 0.120 0.279 0.178 0.227 0.325 1.000 0.426 0.285 -0.042 CO_DAT -0.125 0.220 0.274 0.312 0.095 0.426 1.000 0.479 0.105 DTICHDAT -0.166 0.217 0.193 0.245 0.110 0.285 0.479 1.000 0.157 CO_VAY -0.146 -0.001 0.141 0.098 0.095 -0.042 0.105 0.157 1.000 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra ở Ninh Thuận 2004 bằng phần mềm E-view 3.0 125 Phụ lục 19 • Kiểm định quá trình loại các biến không có ý nghĩa thống kê: Phép kiểm định này sử dụng nhằm kiểm định giả thiết “không” các thông số (coefficients) của các biến đã bị loại khỏi mô hình tổng quát. Giả thiết: H0 : βTUOI_CHU = 0, βHOC_CHU = 0, βHOC_LAM = 0, βSO_CON = 0, βTYLE_PT = 0 Gọi ln(LU) là giá trị log likehood của mô hình tổng quát. Gọi ln(LR) là giá trị log likehood của mô hình sau khi đã loại các biến không có ý nghĩa thống kê. Khi đó: -2(lnLU - lnLR) ~ Chi Square(5) Kết quả tính toán giá trị: -2(-291,3065+289,6688) = 3,2754 Tra bảng ta thấy 3,2754 < 11,07 (là giá trị tới hạn của Chi Square(5) ở mức ý nghĩa 0,05). Do đó chúng ta chấp nhận giả thiết H0, tức hệ số của các biến bị loại là bằng 0. Đồng thời khi so sánh giữa hai mô hình cho thấy các hệ số không có sự thay đổi quá lớn. Thêm nữa là giá trị Mcfadden R-square cũng không giảm đáng kể sau khi đã loại các biến không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, rõ ràng các biến TUOI_CHU, HOC_CHU, HOC_LAM, SO_CON, TYLE_PT không có ý nghĩa trong mô hình. • Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multicolinearity): Qua xem xét giá trị Z-Statistic của mô hình logit ***** và hệ số Mcfdden R-square chúng tôi nhận thấy mô hình không có sự hiện diện của đa cộng tuyến. Hơn nữa, thông qua kiểm các hệ số tương quan trong ma trận tương quan cặp (the correlation matrix) cũng cho thấy hệ số tương quan cặp cao nhất cũng chỉ ở mức 0,47. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng mô hình không có đa cộng tuyến. • Kiểm định khả năng dự đoán của mô hình logit (Hosmer-Lemeshow Goodness-of-Fit Test): Theo phép kiểm định này, giả thiết “không” là các độ lệch giữa các kỳ vọng và các quan sát thực tế bằng không (tức mô hình dự đoán đúng hoàn hảo), việc bác bỏ giả thiết này cho phép kết luận rằng mô hình ước lượng tồi. 126 H-L Statistic ~ Chi Square (J-2) Trong đó: J là số nhóm phù hợp với các phân vị của trị thống kê H-L Statistic. Kết quả cho thấy giá trị thống H-L Statistic của mô hình là 7,57. So sánh cho thấy 7,57 < 15,51 (là giá trị tới hạn của Chi Square (8) (10 nhóm phân vị) ở mức ý nghĩa 0,05). Do đó chúng tôi có thể chấp nhận giả thiết “không”, điều đó có nghĩa là mô hình được ước lượng tương đối tốt. Phụ lục 20 Những chính sách của tỉnh Ninh Thuận dành cho hộ nghèo, người nghèo Hộ nghèo được ưu tiên cứu tế cứu trợ khi có thiên tai gây thiệt hại lớn (theo Nghị định 07 của Chính phủ và Thông tư 18 của Bộ LĐTBXH). Mỗi năm tỉnh đã cứu trợ với kinh phí từ 5 đến 7 tỷ đồng. Hộ nghèo được ưu tiên vay vốn Ngân hàng chính sách với lãi suất ưu đãi thực hiện theo Quyết định 525/TTg ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Hằng năm Ngân hàng chính sách cho vay gần 10 tỷ đồng, đến nay đã cho vay với tổng số dư nợ gần 55 tỷ đồng với trên 23.000 hộ vay. Hộ nghèo được vay vốn thực hiện dự án phát triển ngành nghề truyền thống do Sở Nông nghiệp làm chủ đầu tư và vay vốn nuôi trồng thủy hải sản do Sở Thủy sản làm chủ đầu tư. Hộ nghèo, người nghèo được ưu tiên trong việc cấp thẻ BHYT theo thông tư liên tịch số 05 của Bộ LĐTBXH-Bộ Tài chinh-Bộ Y tế. Hiện nay theo Quyết định 139, thẻ BHYT được cấp cho 100% hộ nghèo. Hộ nghèo có người già yếu, neo đơn, tàn tật được xét hưởng trợ cấp nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh và trợ cấp nuôi dưỡng tại cộng đồng theo Nghị định 07/Chính phủ và Thông tư 18 của Bộ LĐTBXH. Hộ nghèo được hưởng miễn thuế nông nghiệp (nay đã bỏ hoàn toàn cho mọi đối tượng), miễn đóng góp xây dựng quỹ lao động công ích, quỹ quốc phòng và an ninh. Con hộ nghèo được miễn giảm học phí và tiền đóng góp xây dựng trường lớp theo Quyết định 70/TTg, Quyết định 63 của UBND tỉnh về việc miễn giảm học phí và Quyết định 50 của UBND tỉnh về việc đóng góp xây dựng trường lớp. 127 Hộ nghèo được giảm 50%, hộ đói được giảm 100% nhưng các chi phí khác vẫn phải đóng. Ở tỉnh mỗi năm giảm cho 20.603 học sinh, với kinh phí 1,3 tỷ đồng. Con hộ nghèo được học nghề miễn phí tại Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh, mỗi năm trên 100 với kinh phí gần 200 triệu. Hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách trợ cước trợ giá theo Nghị định 20/1998 NĐCP ngày 31/3/1998, mỗi năm trên 1,3 tỷ đồng và hưởng chính sách dân tộc đặc biệt khó khăn, mỗi năm trên 1 tỷ đồng để hỗ trợ cây giống, con giống phát triển sản xuất và chăn nuôi. Hộ nghèo được hưởng chính sách di dân kinh tế mới theo Thông tư số 15/LĐTBXH: trợ cấp hộ đi trong tỉnh 2,7 triệu đồng/hộ; trợ cấp hộ đi trong nước 3,4 triệu đồng/hộ. Hộ nghèo là dân tộc ở vùng đặc biệt khó khăn theo Thông tư 41 ngày 08/01/1996 của Ủy ban dân tộc miền núi được hưởng trợ cấp 300.000 đồng- 500.000 đồng/hộ và cho vay vốn không cấp lãi, cho tiền mua cây giống, con giống, vật tư nông nghiệp tối đa 1 triệu đồng/hộ. Hộ rất nghèo được xem xét hỗ trợ nhà ở theo công văn số 2416/VPCP ngày 15/6/2000 của Văn phòng Chính phủ và công văn 1.111/VX ngày 23/6/2000 của UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị Ủy ban MTTQVN Tỉnh đứng ra vận động và phân bổ hàng năm, kinh phí mỗi năm trên 410 triệu đồng. Người nghèo được hưởng chính sách trợ giúp kiến thức pháp lý miễn phí theo Chỉ thị số 35/CT ngày 27/9/2000 của UBND Tỉnh, do Trung tâm trợ giúp pháp lý cho người nghèo của tỉnh tổ chức thực hiện. Riêng đối với các xã nghèo đặc biệt khó khăn, hàng năm còn được ưu đãi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo chương trình 135 của Chính phủ (chương trình giảm hộ nghèo đặc biệt của chính phủ), kinh phí TW đầu tư mỗi năm gần 9 tỷ đồng, bình quân mỗi xã trên 400 triệu đồng, hiện nay tỉnh có 18 xã đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách xã nghèo. Những xã nghèo nằm ngoài chương trình 135 thì theo quyết định 587/2002 ngày 22/5/2002 Bộ LĐTBXH. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1709.pdf
Tài liệu liên quan