Thực trạng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về hình thức đầu tư trực tiếp nươc ngoài. I. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): 1. Khái niệm về FDI: Mặc dù không có nhiều tranh luận xung quanh khái niêm FDI, nhưng cho đến nay chưa có khái niệm nào được coi là hoàn chỉnh. Hiện nay trên nhiều sách báo tạp chí của các tổ chức quốc tế cũng như Chính Phủ các nước có tương đối nhiều định nghiã về đầu tư trực tiếp nước ngoài, như định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) thì FDI là đầu tư trực tiếp nước n

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài mang lại lãi suất từ 10% trở lên. Theo giáo trình Kinh tế đầu tư của Trường Đại học Kinh tế quốc dân PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai làm chủ biên thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp tham gia quản lý quá trình sử dụng thu hồi vốn bỏ ra. Đến nay khái niệm mà nhiều nước và các tổ chức hay dùng nhất là khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra năm 1977, đó là: ‘Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn thực hiện nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó’. Định nghĩa này nhấn mạnh động cơ đầu tư và phân biệt FDI với đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp có đặc trưng cơ bản là nhằm thu được lợi nhuận từ việc mua bán tài sản, tài chính nước ngoài, nhưng nhà đầu tư không quan tâm đến quá trình quản lý doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc trung là : Đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù chịu chi phối của Chính Phủ, nhưng có phần ít bị phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên so với hình thức tín dụng quốc tế. Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra những quết định có lợi nhất cho việc đầu tư. Vì vậy mức độ khả thi của công cuộc đầu tư khá cao, đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Do quyền lợi của chủ đầu tư nước ngoài gắn chặt với lợi ích do đầu tư đem lại, cho nên có thể lựa chọn kỹ thuật, công nghệ thích hợp, nâng cao dần trình độ quản lý, tay ngề cho công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên hoạt động này cũng có những hạn chế nhất định, đó là: Do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra theo cơ chế thị trường, người đầu tư nước ngoài lại có nhiều kinh nghiệm sành sỏi trong việc ký kết hợp đồng, dẫn đến sự thua thiệt cho nước tiếp nhận đầu tư là những nước đang phát triển. Với đầu tư trực tiếp nước ngoài phía chủ nhà (nước nhận đầu tư) không chủ động trong việc bố trí cơ cấu ngành, cũng như theo vùng lãnh thổ. Để điều chỉnh hành vi và trách nhiệm giữa các bên cần dựa trên những cơ sở pháp lý chắc chắn của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như các văn bản pháp lý có liên quan của nước tiếp nhận đầu tư. Những khái niệm và đặc trưng của FDI ở trên đây sẽ là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu tác động của nó đến nước đang phát triển là nước tiếp nhận đầu tư. 2. Vai trò của FDI đối với các nuớc nhận đầu tư là nước đang phát triển: Sự ảnh hưởng của FDI đối với việc chuyển giao kinh tế ở các nước đang phát triển là trung tâm thảo luận của các nhà kinh tế thế giới. Đã có rất nhiều công trình nghiên cưú nhằm trả lời câu hỏi FDI trợ giúp hay kìm hãm sự phát triển của các nước đang phát triển? Hiện đã có nhiều trường phái đã và đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên. Trường phái cổ điển (Classical school), trường phái Phụ thuộc (Dependency school), trường phái thương lượng (Bargining school) và trường phái cấu trúc (Structuralist school)…Các trường phái này có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về tác động của FDI đến các nước đang phát triển. Cụ thể là: Các nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển ủng hộ quan điểm cho rằng FDI có ảnh hưởng tích cực đến các nước đang phát triển thông qua việc chuyển vốn, ngoại tệ, kỹ năng quản lý và các yếu tố đầu vầo khác mà các nước đang phát triển còn thiếu, tăng nhanh quá trình tích lũy vốn trong nước, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn Harry Johnson cho rằng: ‘ FDI mang lại cho các nước tiếp nhận: tư bản trọn gói với giá rẻ, công nghệ tiên tiến, khả năng quản lý và những kiến thức ưu việt về thị trường nước ngoài cho cả các sản phẩm cuối cùng lẫn các hàng hoá tư bản, các yếu tố đầu vào trung gian và nguyên liệu thô…’. Học thuyết của phái phụ thuộc tranh luận rằng đầu tư nước ngoài từ các nước công nghiệp vào các nước đang phát triển để khai thác nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguên thiên nhiên phong phú của các nước này. Còn các nước nhận đầu tư sẽ nhận được ít lợi ích từ việc chuyển giao này, thay vì họ trở thành việc phụ thuộc vào các nước đầu tư. Tuy nhiên thực tế xảy ra đã không ủng hộ thuyết phụ thuộc: Một số nước đang phát triển có lượng FDI vào lớn đã có tăng trưởng kinh tế cao, công nghiệp phát triển mạnh. Vào những năm của thập kỷ 70, hiện tượng phổ biến của các nước đang phát triển là vay vốn nước ngoài, tuy nhiên các cuộc khủng hoảng nợ vào những năm của thập kỷ 80 đã buộc các nước này thay đổi thái độ với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã xuất hiện một quan điểm mới trong phái “Những nhà kinh tế chính trị quốc tế” – những người đầu tiên có quan điểm ủng hộ mô hình “Phát triển phụ thuộc”. Quan điểm mới này gắn với cả hai phái là: Phái các nhà kinh tế học cổ điển (cho rằng: đầu tư nước ngoài thực sự có có ảnh hưởng tích cực đến các nước đang phát triển) và phái Macxit (cho rằng xuất khẩu vốn đầu tư như là một tác nhân đến quá trình tích luỹ vốn phát triển trên thế giới bao gồm cả thế giới thứ ba). Đặc biệt là, quan điểm mới đã đưa ra một cách nhìn rộng hơn và năng động hơn về đầu tư nước ngoài, đánh giá sự đóng góp của nó đến sự phát triển chủ nghĩa tư bản nói chung hơn là đến các chỉ tiêu kinh tế tĩnh và độc lập. Trường phái thương lượng cho rằng sự phân phối lợi ích giữa các công ty đa quốc gia và các nước đang phát triển phụ thuộc và sự thương lượng giữa Chính phủ của nước nhận đầu tư với các công ty nước ngoài. Trường phái này đưa ra sự giải thích tốt hơn so với truờng phái cổ điển: do những yếu kém về cơ cấu của các nước kém phát triển, nên đã nẩy sinh những khó khăn trong việc nhận các lợi ích chuyển giao thông qua FDI. So với trường phái phụ thuộc, thì trường phái thương lượng có nhận thức tốt hơn về khả năng thực tế của các nước đang phát triển đó là: để tăng năng lực thương lượng, các nước đang phát triển đã học tập những kỹ năng quản lý và chuyên môn tiên tiến thông qua FDI, nâng dần trình độ của mình từ việc làm chủ các ứng xử công nghiệp đến việc mô phỏng lại các chức năng tổ hợp phức tạp. Tuy nhiên trường phái này chưa giải thích được một cách đầy đủ những vấn đề phân phối lợi ích nội bộ, chưa trả lời được câu hỏi những tầng lớp nào trong xã hội thực sự được hưởng lợi ích thu được từ FDI?… Tóm lại, không thể khẳng định ảnh hưởng chắc chắn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nước đang phát triển theo một khuôn mẫu chung được. ảnh hưởng này vào từng nước sẽ khác nhau, thậm chí từng ngành , từng doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. Chẵng hạn như : ảnh hưởng của FDI vào các ngành thay thế nhập khẩu sẽ rất khác với vào ngành công nghiệp theo hướng xuất khẩu, hoặc là cùng hình thức đầu tư nhưng có thể ảnh hưởng khác nhau tuỳ thuộc vào chính sách của Chính phủ và khả năng thu hút của nước tiếp nhận vốn đầu tư qua từng thời kỳ. Nhìn chung có thể khái quát những lợi thế và hạn chế của FDI đối với các nước đang phát triển là nước tiếp nhận đầu tư như sau: 2.1.Những lợi thế: a>FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sụ thiếu hụt vốn và ngoại tệ: Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào cái vòng luẩn quẩn đó là: thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và rồi hậu quả lại là thu nhập thấp. Tình trạng luẩn quản này chính là điểm nút khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác vào cái vòng luẩn quẩn này. Trở ngại lớn nhất để thực hiện được điều đó của các nước kém phát triển chính là vốn và kỹ thuật. Vốn là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước và đổi mới kỹ thuật, tăng năng suất lao động…từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho nền kinh tế. Tuy nhiên để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích luỹ nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sự tụt hậu trong sự phát triển chung của taòan thế giới. Do vậy vốn nước ngoài sẽ là một “cú huých” để đột phá cái “vòng luẩn quẩn” này. Trong đó FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà ít gây nợ nần. Theo lý thuyết “Hai lỗ hổng” của Cherery và Strout (1966) thì có hai cản trở chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là: Tiết kiệm không đủ đáp ững cho nhu cầu đầu tư, được gọi là “lỗ hổng tiết kiệm”. Thứ hai là thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu gọi là " lỗ hổng thương mại ". ở các nước kém phát triển, hai lỗ hổng trên thường rất lớn. Vì thế FDI là một nguồn quan trọng để bổ xung sự thiếu hụt về ngoại tệ do nó góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và và mở rộng khả năng xuất khẩu của các nước tiếp nhận đầu tư. b> FDI mang lại công nghệ và trình độ kĩ thuật cao, trình độ quản lý tiên tiến cho nước tiếp nhận vốn đầu tư. Xét về lâu dài thì đây là một lợi ích căn bản nhất cho nước tiếp nhận đầu tư. FDI thúc đẩy sự đổi mới vê công nghệ ở các nước tiếp nhận đầu tư như góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thay đổi cấu thành sản phẩm và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển các nghành nghề mới, đặc biệt là những nghành đòi hỏi hàm lượng công nghệ kĩ thuật cao. Như vậy FDI có tác dụng lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng và phát triển nhanh ở các nuớc tiếp nhận đầu tư. Thực tiễn đã cho thấy các nước thành công trong thu hút và sử dụng FDI đã cải thiện đáng kể trình độ kĩ thuật công nghệ của mình. Chẳng hạn như Hàn Quốc đầu những năm 60 còn kém về sản xuất và lắp ráp xe hơi, nhưng nhờ tiếp cận công nghệ tiên tiến của Mĩ, Nhật… cho đến nay Hàn Quốc đã là một trong các nước dẫn đầu về sản xuất ô tô trên thế giới. Hơn thế nữa FDI còn đem lại kinh nghiệm quản lý, kĩ năng kinh doanh và trình độ kĩ thuật cao cho các đối tác trong nước tiếp nhận đầu tư thông qua những chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm. FDI mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các nước đầu tư, thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo kĩ sư, những nhà quản lý có chuyên môn, trình độ để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài. c> FDI tạo ra công ăn việc làm cho nước tiếp nhận đầu tư: FDI trực tiếp ảnh hưởng đến cơ hội tạo công ăn việc làm thông qua việc thu hút lao động vào các hãng có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức trong nước khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hàng hoá và dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước, hoặc thuê họ thông qua những hợp đồng gia công chế biến. Thực tiễn cho thấy ở một sỗ nước FDI đã góp phần tích cực tạo ra công ăn việc làm trong các nghành sử dụng nhiều lao động như may mặc, dệt, điện tử, chế biến… Tuy nhiên sự đóng góp của FDI vào việc tạo công ăn việc làm còn phụ thuộc rất nhiều vào nước tiếp nhận đầu tư như về phong tục tập quán, văn hoá, chính sách, khả năng kĩ thuật… d> FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Để tiến tới sự tăng trưởng và phát triển thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một đòi hỏi của nội tại bản thân nền kinh tế. Mặt khác, hiện nay xu hướng toàn cầu hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là một đòi hỏi tất yếu để phù hợp với thời đại. FDI là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên minh liên kết kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI.FDI góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi vì FDI làm xuất hiện nhiều lĩnh vực ngành nghề mới, nâng cao trình độ kĩ thuật, tăng năng xuất lao động… e> Thông qua FDI các nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trường thế giới: Các nước đang phát triển tuy có khả năng sản xuất với mức chi phí có thể cạnh tranh được nhưung vẫn rất khó khăn trong việc thâm nhập vào thi trường nước ngoài. Thông qua FDI họ có thể tiếp cận được với thị trường thế giới, và hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty đaquốc gia thực hiện. Các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa trên cơ sở uy tín của họ về chất lượng và kiểu dáng sản phẩm…đã có từ lâu. Như vậy rõ ràng là qua sự phân tích ở trên ta thấy việc tiếp nhận vốn FDI mang lại những lợi thế cho nước tiếp nhận đầu tư trong quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên cần phải nhớ rằng vốn nước ngoài dù quan trọng đến đâu cũng không thể đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia, bởi vì xét về lâu dài để xem xét nền kinh tế của một quốc gia có hùng mạnh hay không thì cần phải xem xét bản thân nội lực của nền kinh tế quốc gia đó. 2.2. Những mặt trái của FDI: Công nghệ và kỹ thuật lạc hậu: Các nước đầu tư thường bị buộc tội là đã chuyển giao công nghệ và kỹ thuật lạc hậu vào nước tiếp nhận đầu tư. Điều này có thể giải thích là: Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, máy móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu. Các nhà đầu tư trhường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm của chính nước họ. Vào giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nhệ sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên sau một thời gian phát triển, giá lao đọng sẽ tăng lên, kết quả là giá thành sản phẩm cao. Vì vậy các nhà đầu tư muốn thay thế công nghệ này bằng những công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao để hạ giá thành sản phẩm thông qua việc đầu tư ra nước ngoài kèm theo chuyển giao công nghệ . Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây ra nhiều thiệt hại cho nươc tiếp nhận đầu tư như là: Rất khó tính được giá trị thực của những maý móc chuyển giao đó cho nên các nước tiếp nhận đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp vốn vào các xí nghiệp liên doanh, và hậu quả bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận. Gây tổn hại đến môi trường. Chất lượng sản phẩm thấp, chi phí sản xuất cao, nên sản phẩm cuả nước tiếp nhận đầu tư khó có thể ạnh tranh trên thị trường thế giới. Sản xuất hàng hoá không thích hợp: Các nhà đầu tư thường sản xuất và bán những hàng hoá không thích hợp cho các nước kém phát triển, thậm chí đôi khi lại là những hàng hóa có hạicho sức khoẻ con người và gây ô nhiễm môi trường nhuư: khuyến khích sử dụng thuốc lá, thuốc trừ sâu, nuớc ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi,chất tẩy thay thế xà phòng… c> FDI còn có những hạn chế trong tác động đến nền kinh tế: Mặc dù tính tổng thể vốn đầu tư trực tiếp lớn hơn và quảntọng hơn đầu tư gián tiếp, nhưng so với đầu tư gián tiếp thì mức vốn trung bình của một dự án đầu tư thường nhỏ hơn nhiều. Do vậy tác động kịp thời của một dự án đầu tư trực tiếp cũng không tức thì như dự án đầu tư gián tiếp. Hơn nữa, các nhà đầu tư trực tiếp thường thiếu sự trung thành đối với thị trường đang đầu tư, do đó luồng vốn đầu tư trực tiếp cũng thất thường. d> Những mặt trái khác: Mục đích chủ yếu của nàh đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi nhất. Vì thế nhiều khi lượng vốn nước ngoài đã làm gia tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Sự mất cân đối này có thể gây bất ổn về chính trị Các vấn đề ô nhiễm môi trưòng cùng với vấn đề tai nguyên bị cạn kiệt và những lợi dụng về chính trị đó là một trong những điều tất yếu mà nước chủ nhà phải hứng chịu khi quá trình FDI diễn ra. Việc đưa những mặt trái của FDIvào không có nghĩa là phủ nhận những lợi thế cơ bản của nó mà chỉ nhấn mạnh rằng cần phải có những chính sách thích hợp, những biện pháp kiểm soát hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực hạn chế những mặt tiêu cực của FDI. Mức độ thiệt hại mà FDI gây ra cho nhuớc chủ nhà nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, năng lực, trình độ quản lý,trình độ chuyên môn của nước tiếp nhậ đầu tư. II. Khái niệm và đặc trưng của các hình thức đầu tư trực tiếp nuớc ngoài: Hoạt động đầu tư trục tiếp nước ngoài tại Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1988, sau khi Quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài tháng 12 năm 1987 (còn gọi là Luật đầu tư 87). TheoLuật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam, các nhà đầu tư được đầu tư vào Việt nam dưới ba hình thức: Doanh nghiệp Liên doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ngoài ra còn một số dạng thực hiện đầu tư 100% vốn nước ngoài đặc biệt: Hợp đồng xây dựng kinh doanh, chuyển giao (BOT). Hợp đồng xây dưnggj, chuyển giao, kinh doanh ( BTO). Hợp đồng xây dựn, chyển giao ( BT). Doanh nghiệp liên doanh: Khái niệm: Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (gọi tắt là Liên doanh) là một hình thức mới của sự phân công lao động quốc tế và là kết quả của sự phát triển theo chiều sâu của quan hệ kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngaòi trên thế giới. Nó là một công cụ để tham nhập vào thi trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. Do có sự khác nhau về góc độ nghiên cứu nên có nhiều định ngiã khác nhau về doanh nghiệp liên doanh. Theo Luật kinh doanh của Mỹ, liên doanh là một quan hệ bạn hàng trong đó hai hoặc nhiều chủ thể cùng đong góp lao động và tài sản để thực hiện một mục tiêu đặt ra và cùng chia sẻ các khoản lợi nhuận và rủi ro. Định nghĩa này đề cập đến việc đóng góp tà sản và lao động như những yếu tố cơ bản để thành lập Liên doanh. Việc chia sẻ trách nhiệm và thoả thuận giữa các bên là yếu tố quan trọng cho sự phụ thuộc của Liên doanh. Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: trên quan điểm cạnh tranh, Liên doanh là một hình thức nằm giữa hoạt động và liên minh, trong đó hai hoặc nhiều công ty liên kết hoạt động với nhau trong một hoặc một số lĩnh vực dưới đây: Tiến hành các hoạt động mua bán. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phát triển hoặc điều hành các hoạt động sản xuất. Nghiên cứu và triển khai. Hoạt động chế tạo và xây dựng. Như vậy theo định nghĩa này, Liên doanh không phải là một quan hệ hợp đồng đơn giản, không phải là một liên kết đơn giản mà là một mối quan hệ hữu cơ giữa các đối tác có quốc tịch khác nhau trong một thời gian dài. Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam đưa ra định nghĩa: “ Doanh nhiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp Liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài tren cơ sở hợp đồng liên doanh.” [3, tr3]. Định nghĩa này nhấn mạnh đến khía cạnh pháp lý của một Liên doanh và cho rằng: Hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp liên doanh cũng như pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là căn cứ pháp lý quan trọng để điều chính ác hoạt động liên doanh. Như vậy, trên thực tế có nhiều định nghĩa khác nhau về Liên doanh, mỗi định nghĩa có cách tiếp cận và nhấn mạnh đến một khía cạnh nhất định của liên doanh. Tuy nhiên các định nghĩa trên đây đều tập trung vào những điểm cơ bản sau: -Liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế. -Liên doanh là một quan hệ bạn hàng lâu dài và là một mối liên kết hữu cơ của hai hoặc nhiều bên có quốc tịch khác nhau. -Liên doanh được hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hoá. -Liên doanh hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn , quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cunãg như rủi ro có thể xẩy ra. -Hoạt động của Liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cuang ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản cvà nghiên cứu triển khai. -Nền tảng pháp lý cho sự tồn tại của liên doanh là hợp đồng liên doanh đượcký kết giữa các bên và hệ thống luật pháp của nước sở tại. 1.2 Những đặc trung cơ bản: a>Đặc trưng về kinh doanh: Xét trên phương diện kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh có những dặc trưng chủ yếu sau dây: -Cùng góp vốn: Các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh có thể góp vốn bằng tiền mặt, dây chyền công nghệ, nhà xưởng, đất đai, quyền sử dụng đất, mặt biển, phát minh sáng chế…Các bên cũng có thẻ đóng góp khả năng kinh nghiệm, uy tín công ty, nhãn hiệu hàng hoá. Phần vốn góp của các bên có những đặc điểm nhất định. Nếu góp bằng tài sản hữu hình hay các yếu tố vật chất thì dễ dàng xác định giá trị. Nếu góp bằng các yếu tố vô hình như bí quyết công nghệ, nhãn hiệu, kinh nghiệm quản lý, uy tín…thì khó có thể xác định chính xác phần vốn góp của các bên. Trong điều kiện như vậy, các bên sẽ thoả thuận về tỷ lệ góp vốn pháp định của doanh nghiệp. -Cùng quản lý: Các bên cùng xây dựng bộ máy quản lý hoạt động doang nghiệp, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân viên phục vụ, đồng thời xây dựng môi trường hoạt động nội bộ doanh nghiệp liên doanh thích hợp với điều kiện nước sở tại. Thông thường số lượng thành viên tham gia hội đồng quản trị cũng như mức độ quyết định của các bên đối với các vấn đề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. -Cùng phân phối lợi nhuận: Các bên tham gia cùng tiến hành phân phối các khoản lợi nhuận thu được của liên doanh sau khi đã thực hiện đầy đử nghĩa vụ về tài chính đối với nước sở tại. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa các bên dựa theo tỷ lệ góp vốn. Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để tăng vốn thì cổ đông sẽ được hưởng lợi tức cổ phần. -Cùng chia sẻ ro và mạo hiểm: Quá trình hoạt động của doanh nghiệp liên doanh thường gặp phải những rủi ro. Những rủi ro này phát sinh có thể do quá trình thiết kế, nghiên cứu khả thi dự án không chu đáo, do biến động về chính trị, kinh tế, do những thay đổi của hệ thống pháp lý, do cạnh tranh hay do những nhân tố bất ngờ khác. Thiệt hại do những rủi ro này gây ra sẽ do các bên tham gia liên doanh gãnh chịu theo tỷ lệ phân chia như đối với lợi nhuận. Đặc trưng về pháp lý: Doanh nghiệp liên doanh là một thực thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp của nước sở tại, chịu sự điều chỉnh theo pháp luật nước sở tại. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh được ghi trong hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập dưói dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Mỗi bên tham gia liên doanh vừa có tư cách pháp lý riêng- chịu trách nhiệm pháp lý đối với bên kia và tư cách pháp lý chung-chịu trách nhiệm với toàn thể liên doanh. Nếu hợp đồng liên doanh là điều kiện cần để thành lập doanh nghiệp thì điều lệ doanh nghiệp là điều kiện đủ để đảm bảo tính chỉnh thể, tính độc lập của thực thể pháp lý này, nó cũng là cơ sở để phân biệt thực thể kinh doanh này với thực thể kinh doanh khác. Như vậy hợp đồng liên doanh và điều lệ liên doanh là hai văn bản pháp lý cơ bản quy định đặc trưng về pháp lý của doanh nghiệp liên doanh, mỗi văn bản đóng vai trò nhất định trong việc hình thành tính pháp lý của doanh nghiệp liên doanh. Giữa đặc trưng về kinh doanh và đặc trưng về pháp lý có mối liên hệ qua lại lẫn nhau. Đặc trưng về kinh doanh phản ánh thực chất và quy định bản chất nội tại cuad doanh nghiệp liên doanh triong việc tạo ra lợi ích cho các bên. Đặc trưng về pháp lý quy định tính độc lập của doanh nghiệp liên doanh và phản ánh tính hợp pháp của doanh nghiệp liên doanh theo điều kiện của nước sở tại. Do đó có thể gọi doanh nghiệp liên doanh là một thực thể kinh doanh – pháp lý quốc tế dộc lập. Hoạt động của doanh nghiệp liên doanh diễn ra trong môi truờng kinh doanh nước sở tại, môi trường này bao gồm cả các yếu tố chính trị, kinh tế, mức độ hoàn thiện luật pháp, văn hoá - xã hội, trình độ học vấn của dân cư…các yếu tố này chi phối rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. 1.3 Ưu nhược điểm của hình thức doanh nghiệp liên doanh: Đối với nước tiếp nhận đầu tư: hình thức doanh nghiệp liên doanh có những ưu điểm chính là: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sản phẩm, đỏi mới công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạocơ hội cho người lao động học tập ở nước ngoài. Tuy nhiên hình thức này cũng bộc lộ một số nhược điểm: -Mất nhiều thời gian trong thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, thường xuất hiện mâu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp. -Đối tác nước ngoài thường quan tâm đến lợi ích toàn cầu, đôi lúc vì sụ phân công này mà liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác. -Đối tác nước ngoài thường không thích chia lợi nhuận mà muốn đưa lãi vào tái đầu tư mở rộng. -Thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh. Đối với nhà đầu tư nước ngoài: hình thức doanh nghiệp liên doanh có những ưu điểm là tận dụng được hệ thống phân phối sẵn có cuả đối tác nước sở tại, được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đối với danh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thâm nhập được vào những thị trường truyền thống của nuớc chủ nhà. Không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ. Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. Nhược điểm chính của hình thức đầu tư này đối với chủ đầu tư nước ngoài là: Khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác, mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan dến dự án đầu tư, định giá tài sản góp vốn, giải quyết công nhân cũ của đối tác rtong nước, không chủ động được trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ mất cơ hội kinh doanh, khó giải quyết khác biệt về văn hoá. Kinh nghiệm một số liên doanh thành công cho thấy rằng, liên doanh phải được xây dựng trên những cơ sở văn bản sau: -Chia sẻ được rủi ro và chi phí đầu tư. -Tận dụng được những cơ sở tiện ích có sẵn. -Thực hiện được việc chuyển giao công nghệ. -Bên được nhiều vốn hơn phải được quyền quết định công nghệ, kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, chất lượng sản phẩm và nguồn cung cấp nguyên liệu. -Hợp đồng kinh doanh phải được chuẩn bị kỹ càng, lường trước cách giải quyết mọi mâu thuẫn có thể phát sinh. -Hai bên đồng ý tuyển người điều hành không thuộc bất kỳ bên nào. 2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: 2.1 Khái niệm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng ít phổ biến hơn trong hoạt động đầu tư quốc tế. Ban đầu hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàiđược sử dụng chỉ nhằm mục đích thăm dò khả năng của thị trường nước sở tại, tìm kiếm cơ hội đầu tư…nhưng sau đó đã trở thành một biện pháp có tính chiến lược đối với các công ty. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vẫn có khả năng vượt qua được những rào cản thuế quan, sự khác biệt văn hoá, luật pháp và chính sách của Chính phủ các nước mà vẫn thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của chủ đầu tư. Sự ra đời của hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đánh dấu bước phát triển cao của các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các thực thể kinh doanh được thành lập không chỉ dựa trên sự khác biệt về các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, luật pháp…mà còn dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về môi trường và khả năng kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp. Chủ đầu tư, bên cạnh việc chú trọng khai thác sự khác biệt của thị trường mới, cũng nỗ lực tìm cách áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, kinh nghiệm quản lý…vào công việc kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do các công ty đa quốc dia sở hữu và đóng vai trò một công ty con của công ty đa quốc gia. Tuy quyền sở hữu, điều hành và quản lý doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoàn toàn nằm trong tay chủ đầu tư nước ngoài nhưng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vẫn chịu sự kiểm soát của luật pháp nước sở tại và phải thực hiện đúng mọi cam kết trong điều lệ doanh nghiệp. Nó là một pháp nhân kinh tế của nước sở tại. Để tồn tại và hoạt động, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vẫn phải thuê đất đai và các phương tiện vật chất khác của nước sở tại nên đôi khi nó được xem như là một hình thức liên doanh đặc biệt. Do có những lợi thế như đã nêu trên, việc sử dụng hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trở thành một giải pháp có triển vọng trong đầu tư quốc tế. Hình thức đầu tư này không ngừng mở rộng và phát triển cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: “Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nàh đầu tư nước ngoài, do nàh đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quản kinh doanh” [3,tr52]. Quy định này chú trọng đến khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận này, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoàn toàn thuộc quyền sở hữu và đieeuf hành của chủ đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Như vậy, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế ở trình độ cao. Nó được hình thành không chỉ dựa trên sự khác biệt về các điều kiện kinh doanh mà còn còn dựa treen sự hiểu biết sâu sắc giữa bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư nước ngoài, chịu sự điều hành quản lý của nước ngoài và hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực của nề kinh tế nhưng vẫn là một pháp nhân của nước sở tại. 2.2 Đặc trưng cơ bản: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân được thành lập dựa trên những mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại. Do vậy, nó cuãng có những đặc trưng về kinh doanh và những đặc trưng về pháp lý. a> Đặc trưng về kinh doanh: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của._. nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hoá, mức đọ cạnh tranh…Để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh , doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phải tạo lập được các mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiêp nước sở tại nhằm khai thác các nguồn lực sẵn có, tạo nên thế và lực trong sưc mạnh cạnh tranh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng phải dựa trên các điều kiện về cơ sở hạ tầng của nước sở tại như đất đai, hệ thống giao thông công cộng, viễn thông…để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng phải nỗ lực hình thành nên một hình ảnh hấp dẫn trong khách hàng của nước sở tại về sản phẩm của mình, nhanh chóng tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường nước sở tại. Nhìn chung, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tuy thuộc quyền sở hữu, điều hành của chủ đầu tư nước ngoài nhưng khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanhvẫn phaỉ dựa trên các điều kiện sẵn có của nước sở tại và phải có một chiến lược kinh doanh đa dạng, phù hợp với thị trường nước sở tại. b> Đặc trưng về pháp lý: Đặc trưng pháp lý nổi bật của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là nó có tư cách pháp nhân, là một thực thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài được quy định rõ trong điều lệ doanh nghiệ. Ngoài ra, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong các vaưn bản pháp lý có liên quan. Đặc trưng kinh doanh và đặc trưng pháp lý đã định hình một cách cụ thể laọi hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong hoạt động đầu tư quốc tế, cả hai đặc trưng này đều nhằm xác định một thực thể độc lập. Do đó, có thể coi doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh quốc tế độc lập. 2.3 Ưu nhược điểm của hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Đối với nước nhận đầu tư: Hình thức đầu tư này có ưu điểm là Nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế, mặc dù doanh nghiệp bị lỗ, giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn ra đầu tư, tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu, tiếp cân được thị trường nước ngoài. Nhược điểm chính của loại hình này là khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài để nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp Nhà nước. Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Hình thức 100% vốn nuớc ngoài có ưu điểm : chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, thực hiện được chiến lược toàn cầu của tập đoàn, triển khai nhanh dự án đầu tư, được quyền chủ động trong tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn. Nhược điểm của hình thức đầu tư này là chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư, phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới. Không xâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận, khó quan hệ với các cơ quan quản lý nước sở tại. 3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: 3.1. Khái niệm: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồg hợp tác kinh doanh (gọi tắt là hợp doanh) là hình thức đầu tư trong đó các bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành ddầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lập một pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và hoàn toàn khác các hợp đồng thương mại, các hợp đồng khác ở chỗ nó quy định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây: -Tên, địa chỉ , đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh, địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án. -Mục tiêu và phạm vi kinh doanh. -Đóng góp của các bên hợp doanh,việc phân chia kết quả kinh doanh tiến độthực hiện hợp đồng. -Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. -Thời hạn thực hiện hợp đồng. -Quyền, nghĩa vụ của các bên hợp doanh. -Các nguyên tắc tài chính. -Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điêù kiện chuyển nhượng. -Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết chanh chấp. Như vậy, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức kinh doanh quốc tế trong đó kiên kết các đối tượng tưng đối lỏng lẻo. Căn cứ pháp lý quan trọng nhất đối với dự án đầu tư theo hình htức này là hợp hợp tác kinh doanh và hệ thống luật pháp nước sở tại. 3.2. Đặc trưng cơ bản: a> Đặc trưng về kinh doanh: Trên phương diện kinh doanh, hợp doanh có những đặc trưng cơ bản sau: -Cùng góp vốn, các bên hợp doanh có thể góp vốn bằng tiền mặt, nhà xưởng, quyền sử dụng đất, tư liệu sản xuất, quyền sở hữu công nghiệp, công nghệ độc quyền, chi phí lao động, nguồn tai nguyên. Tỷ lệ góp vốn do các bên thoả thuận -Về tổ chức quản lý, khác với hình thức doanh nghiệp liên doanh, việc quản lý thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh được giao cho một bên đối tác, trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ban điều phối không phải là đại diện pháp lý cho các bên hợp doanh. -Về phân chia kết quả kinh doanh, khác với doanh nghiệp liên doanh, hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nước sở tại một cách riêng rẽ. ở Việt Nam, bên hợp doanh nước ngoài nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên hợp doanh Việt Nam thực heịin nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của phps luật áp dụng dối với các doanh nghiệp trong nước. Thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác (gồm cả tiền thuê đất, thuế tài nguyên…) có thể được tính gộp vào phần sản phẩm được chia cho bên hợp doanh Việt Nam và bên hợp doanh Việt Nam có trách nhiệm nộp cho Nàh nước. b> Đặc trưng về pháp lý: Hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại, chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tai. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hợp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợ đồng hợp tác kinh donh không hình thành nên một pháp nhân mới. Mỗi bên hợpdoanh chỉ có tư cách pháp lý rieng, chịu trách nhiệm pháp lý với bên kia. Khác với doanh nghiệp liên doanh, các bên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ. Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản pháp lý duy nhất quy điịnh đặc trưng về pháp lý của dự án hợp doanh. Tuy nhiên, nó chưa đủ để đảm bảo cho hình thức này tính chỉnh thể về mặt pháp lý. 3.3 Ưu nhược điểm của hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đối với nước nhận đầu tư, hình thức đầu tư này có ưu điểm là giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo thị trường mới nhưng vẫn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều hành dự án. Nhược điểm chính là khó thu hút đầu tư, chỉ thực hiện được với một số ít lĩnh vựcdễ sinh lười. Đối với bên nước ngoài, hình thức này có ưu điểm là tận dụng được hệ thống phân phối sẵn có của đối tác nước sở tại, vào được những lĩnh vực hạn chế đầu tư, thâm nhập được vào những thị trường truyền thống của nước chủ nhà, không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ, không bị tác động lớn do khác biệt về văn hoá, chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. Nhược điểm chính của hình thức đầu tư này là không trực tiếp quản lý điều hành dự án , quan hệ hợp tác với đối tác nước sở tại thiếu tính chắc chắn. Điều này làm các nhà đầu tư nước ngoài e ngại. Do đó, hình thức đầu tư này hầu như chỉ còn tồn tại ở Việt Nam và Trung Quốc. III. Xu hướng vận động phát triển của các hình thức đầu tư nước ngoài: Cho đến nay, hình thức liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vẫ là hình thức phổ biến trong hoạt động đầu tư quốc tế. Thời gian gần đây, bên cạnh hai hình thức trên, ở nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện hình thức liên hợp kinh doanh quốc tế. Về hình thức, loại doanh nghiệp rất giống các doanh nghiệp liên doanh. Song thực chất hai hình thức này khác nhau về mục tiêu và lợi ích. Cơ chế vận hành, quản lý doanh nghiệp liên doanh do bên có vốn lớn khống chế và nắm giữ , hơn nữa doanh nghiệp liên doanh do sử dụng nguồn vốn của công ty gốc cho nên nó lấy lợi ích tư nhân là mục tiêu cao nhất. Còn trong hình thức liên hợp kinh doanh quốc tế, mộthình thức liên doanh của các công ty đa quốc gia được thành lậpở một nước thứ ba, thì các bên tham gia cùng có một mục tiêu là cùng phát triển, cùng sản xuất, cùng có chung thị trường. Các thành viên tham gia tổ chức liên hợp, bất kể tình hình tài sản của nó như thế nào cũng có thể cùng hưởng lợi. Lợi ích chung của toàn bộ tổ chức liên hợp cũng là lợi ích của bản thân các thành viên. Đối phó với đối thủ cạnh tranh là động lực thúc đẩy và là mục tiêu cuối cùng của sự hình thành liên hợp kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, xu htế này hầu như chỉ diễn ra ở các nước phát triển giữa các công ty xuyên quốc gia hùng mạnh với nhau, nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh và tiềm lực tài chính công nghệ. ở các nước đang phát triển, tuy cách thức thành lập doanh nghiệp liên doanh vẫn chủ yếu diễn ra gữa một bên là các công ty xuyên quốc gia (chiếm đa số) với các doanh nghiệp nước sở tại bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, nhưng hình thức tổ chức và cơ chế quản lý doanh nghiệp đã có những thay đổi nhất định. Bên cạnh đó, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong nhiều trường hợp lại là liên doanh giữa nhiều bên nước ngoài. Hơn nữa, cũng có sự quy định mềm dẻo trong hệ thống pháp luật giữa các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay công ty tư nhân. Chương II: Thực trạng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. I.Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tính đến hết năm 2000 đã có 3210 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được cấp giấy phép đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 43 tỷ USD (kể cả những dự án tăng thêmvốn). Trừ những dựa án kết thúc đúng thời hạnvà bị giải thể trước thời hạn, còn 2628 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư dăng ký trên 36,2 tỷ USD, trong đó số vốn đầu tư đã thực hiện gần 18 tỷ USD. Vốn FDI chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội hàng năm. Các dự án FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta, tạo ra nhiều ngành nghề mới, năng lực sản xuất mới, góp phần duy trì nhịp độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, giải quyết việc làm trực tiếp cho hơn 35000 lao động và gián tiếp tạo việc làm cho khoảng 1 triêụ lao động khác, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, củng cố nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể rút ra một số nhận xét sau đây về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua: 1. Những mặt tích cực: 1.1 Đầu tư trực tiếp nươc ngoài bổ xung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, hiện đại hoá đất nước: Với số vốn đầu tư đã thực hiện gần 18 tỷ USD (không kể các dự án đã hết hạn và giải thể) trong đó vốn nươc ngoài đưa vào 16,2 tỷ USD, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đáng kể vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong các năm qua. Theo đánh giá chung, thời kỳ từ 1991-2000, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm vị trí thứ hai trong các nguồn vốn đầu tư phát triển, chỉ sau vốn đầu tư tư nhân và dân cư. Bình quân hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm xấp xỉ 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. đây thực sự là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nhanh nền kinh tế nước ta trong những năm qua. Thực tế đã chứng minh chủ trương thu hút vốn đầu tư nươc ngoài với việc ra đời của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm 1987 của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua là đúng đắn kịp thời, đã bổ xuang nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển , góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực cho phát triển kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiên đại hoá đất nước ta. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tăng dần qua các năm, thời kỳ 1991-1995 đạt trên 7 tỷ USD chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thời kỳ 1996-2000 đạt khoảng 12 tỷ USD đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Đầu tư nước ngoài đã khơi thông và phát huy tiềm năng vốn có của các nguồn lực trong nước về con người, đất đai, tài nguyên đồng thời giúp cho Nhà nước chủ động trong bố trí cơ cấu vốn đầu tư, dành vốn ngân sách cho đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Bên cạnh sự đóng góp từ nguồn nội lực đầu tư nước ngoài đẫ góp phần tạo nên các nét chấm phá trên bức tranh toàn cảnh muôn mầu của nền kinh tế nước ta. 1.2.Đầu tư nươc ngoài đã tạo ra một số năng lực sản xuất mới, ngành sản xuất mới, phương thức quản lý và kinh doanh mới, tạo việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tuỷ trọng khá cao trongmột số ngành như: 100% sản lượng dầu thô, ô tô, xe máy, máy lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, 50% điện tử gia dụng, 70% sản lượng thép cán, 30% sản lượng xi măng, 32% giầy dép xuất khẩu, 20% sản lượng thực phẩm và đồ uống, 16% sản lượng may mặc, 14% sản lượng ngành hoá chất của cả nước . Bình quân mỗi năm khu vực này đã thu hút thêm 30-35 ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng tăm ngàn lao động khác trong lĩnh vuực dịch vụ, xây dựng… Thông qua các dự án trên chúng ta đã tiếp nhận được một số công nghệ tiến bộ trong nhiều ngành kinh tế quan trọng như bưu chính viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí, điện-điện tử, sắt thép, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng…Đồng thời, chúng ta cũng học tập được một số kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp làm ăn trên thương trường quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2000. (Tính tới ngày 32/12/2000 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực). Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn pháp định Vốn TH Công nghiệp 1645 19280024747 8742763072 10866713943 CN dầu khí 29 3154826867 2094106347 2352553089 CN nhẹ 643 4050567442 1785345319 2068900083 CN nặng 635 6651802851 2803768210 3544807321 CN thực phẩm 134 2281086756 953693264 1299284498 Xây dựng 204 3141740831 1105849932 1601168952 Nông-lâm nghiệp 347 2108141856 926855682 1212345030 Nông,lâm nghiệp 297 1947652537 847397904 1116966496 Thuỷ sản 50 160489319 79457778 95378534 Dịch vụ 636 14902861034 6613801142 5636907641 GTVT-Bưu diện 93 2571985689 2027825866 849117701 KS-Du lịch 124 3500631355 1137540592 1863632847 Tài chính-NH 50 567250000 536650000 509535324 Văn hoáYT – GD 89 535295935 231733217 146095289 Khu đô thị mới 3 2466674000 675183000 394618 XD văn phòng 118 3896332758 1401784415 1656030769 XD hạ tầng KCN 13 816040849 278951009 460988264 Dịch vụ khác 146 548650439 324133025 151112829 Tổng 2628 36219027637 16238419878 17715966614 Đơn vị tính: USD. Nguồn: Vụ QLDA- Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.3.Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của đất nước tăng thêm nguồn thu cho ngân sách: Thực tế, từ năm 1991 đến nay, tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 22% một năm (năm 1996 đạt 21,7%, năm 1997 đạt 23,2%, năm 1998 đạt 23,3% năm 1999 đạt 20,0%, năm 2000 đạt 21,8%). Đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không ngừng tăng từ 6,3% năm 1995 lên 7,4% năm 1996, 9,1% năm 1997, 10,1% năm 1998, 10,3% năm 1999, 10,4% năm 2000. Năm 1996, trong lĩnh vực công nghiệp, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 24,8% giá trị tổng sản lượng, tỷ trọng này đã tăng lên 28,2% năm 1997, 30% năm 1998, 35% năm 1999 và 38% năm 2000. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ đóng góp tích cực vào việc tăng nhanh tổng sản phẩm quốc nội mà còn góp phần đáng kể và làm tăng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Hiện kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 24% kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, không kể dầu khí. Tốc độ xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày một tăng qua các năm, trong 5 năm 1991-1995 đạt 1,12 tỷ USD, riêng năm 1997 đạt 1,79 tỷ USD (năm 1998 bằng 110% so với năm 1997, năm 1999 đạt 130% năm 1998, năm 200 đạt bằng 128% năm 1999). Thời kỳ 1996-2000, giá trị xuất khẩu đạt trên 10,5 tỷ USD tăng gấp 8 lần so với tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 năm trước. Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì xuất khẩu khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng đáng kể (hàng giầy dép chiếm 42%, hàng dệt may chiếm 25% và hàng điện tử, linh kiện và máy vi tính chiếm 84%). Tuy vậy, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang bị cạnh tranh gay gắt do thông tin thị trường còn hạn hẹp, tình trạng gian lận thương mại còn xẩy ra… Tỷ lệ xuất khẩu so với tổng doanh thu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 1995 đạt 30%, năm 1996 đạt 37%, năm 1997 đạt 49%, năm 1998 đạt 51%, năm 1999 đạt 56%, năm 2000 đạt 58%. Như vậy, giá trị tuyệt đối cũng như tỷ trọng xuất khẩu so với doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong những năm gần đây. Điều đó khẳng định việc thu hút đầu tư hướng về xuất khẩu của ta đang từng bước đạt tới mục tiêu đã đặt ra. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thời gian qua chủ yếu là hàng tiêu dùng như hàng dệt may, da giầy, điện tử, hàng nông lâm thuỷ sản chế biến. Mặt khác, thông qua việc nậo các loại thuế, các doanh nghiẹp có vốn đầu tư nước ngoài đã có đóng gópđáng kể cho ngân sách nhà nước. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang trong thời kỳ miẽn giảm thuế thu nhập dong nghiệp hoặc chưa thực sự có lãi. Phần lớn vật tư nhập khẩu để tạo tài sản cố định hình thành doanh nghiệp được miễn giảm thuế nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp thời gian gần đây được điều chỉnh giảm tiền thuê đất. Vì vậy, đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trừ dầu thô) cho ngân sách Nhà nuớc mới chỉ đạt 6-7% số thu ngân sách hàng năm. 1.4 Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập quốc dân nội địa: Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới, tính đến cuối năm 2000 khu vực FDI đã thu hút 350000 lao động trực tiếp làm việc tại các doang nghiệp và gián tiếp tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động trong các lĩnh vực dịch vụ, xây dựng, cung ứng vật tư, bán hàng…Tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI có khoảng 6000 cán bộ quản lý, 25000 cán bộ kỹ thuật và 150000 công nhân lành nghề. Số người do các dong nghiệp tự đào tạo tay nghề chiếm hơn 60% tổng số lao động. Khoảng 73% số lao động làm việc trong các khu vực sản xuất công nghiệp. Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với mức lương bình quân xấp xỉ 70 USD/người/tháng, tổng thu nhập của người lao động trong khu vực này lên đến 300 triệu USD/năm. 1.5 Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và quá trình hội nhập quốc tế của nước ta: Trước và một vài năm sau khi có luật đầu tư nước ngoài (1987-1990), nước ta đứng trước những thách thức kho khăn cực kỳ to lớn (Hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, các nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt từ Liên Xô chấm dứt, Mỹ vẫn tiếp tục bao vây cấm vận, cơ sở vật chất kỹ thuật của nước ta còn hết sức nghèo nàn, lạc hậu…). Trong bối cảnh đó, cùng với chính sách đối ngoại đúng đắn của Nhà Nuớc ta, đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo ra thế và lực mới cho đất nước. Trong thời kỳ 1991-2000 đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển, đổi mới và hội nhập thứ giới của nước ta. Nhờ có hoạt động FDI, các mối liên hệ kinh tế song phương, đa phương của Việt Nam với các nước, khu vực trên thế giới đã đựoc thiết lập và củng cố. Với sự ra đời của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,Việt Nam đang từng bước tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, qua đó có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, từng bước đi vào quỹ đạo, hoà nhập nền kinh tế thế giới. Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế thị trường. 2. Những mặt hạn chế: 2.1 Một số mục tiêu trước mắt và lâu dài trong thu hút sử dụng vốn FDI chưa thực hiện được: Về xuất khẩu, mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm, tỷ lệ xuất khẩu so với tổng doanh thu còn thấp. Hiện nay, chính sách của Nhà Nước ta vẫn thiên về khuyến khích sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, chưa thưcj sự khuyến khích xuất khẩu nên chưa khai thác hết tiềm năng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Trước tình hình sức tiêu thụ của thi trường Việt Nam giảm, sức mua còn thấp, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng thu hẹp sản xuất và ngần ngại bỏ tiếp vốn vào đầu tư các công trình sản xuất sản phẩm chưa tìm được đầu ra, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách khuyến khích hơn nữa xuất khẩu. Mục tiêu chuyển dần từ lắp ráp linh kiện nước ngoài sang lắp ráp các linh kiện trong nước chưa đủ điều kiện thực hiện được. Chương trình nội đia hoá trong lĩnh vực sản xuất điện tử, ô tô, xe máy hầu như không tiến triển được. Chính sách thuế còn bất hợp lý, không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng trong lhi các doanh nghiệp trong nước chưa đử khả năng sản xuất. Mục tiêu tăng dần tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam trong các liên doanh gặp nhiều trở ngại, do khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt nam còn quá nhỏ bé. Hiện nay, bên Việt nam chủ yếu góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài nguyên và nhà xưởng có sẵn, phần góp vốn bằng tiền chỉ chiếm chưa quá 10%. Trong điều kiện nhiều doanh nghiệp liên doanh bị thua lỗ trong những năm đầu, bên Việt nam không những không có khả năng tăng tỷ lệ góp vốn của mà còn phải bán bớt cổ phần cho phái nứoc ngoài để bảo toàn vốn, dẫn đến xu hướng chuyển doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngaòi. Việc thu hút công nghệ cao qua các dự án FDI chưa có kết quả. Số hợp đồng được phê duyệt chuyển giao công nghệ còn quá ít. Thực tế Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích thoả đáng đối với dự án sử dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có giá trị. Việc giám định, đánh giá công nghệ, thiết bị nhập khẩu đang là vấn đề khó khăn do thiếu chuyên gia có năng lực và am hiểu trong lĩnh vực này. Nguy cơ ngày càng tụt hậu về công nghệ đang là một thực tế đáng lo ngại. 2.2 Vấn đề lao động và tiền lương còn nhiều bất cập: Công tác chuẩn bị đội ngũ lao động cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được các ngành và các địa phương quan tâm đúng mức. Cơ quan làm nhiệm vụ cung ứng lao động thường không chịu trách nhiệm về phẩm chất người lao động nên không có uy tín đối với doanh nghiệp. Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều đòi hỏi được tự tuyển lao động. Chất lượng lao động của ta còn thấp, trình độ học vấn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thiếu khả năng đáp tiếp nhận công nghệ mới. Mâu thuẫn giữa việc áp dụng công nghệ tiên tiến với việc giải quyết việc làm cho người lao động ddang trở nên nan giải đối với nhiều doanh nghiệp liên doanh. Hiện nay, do thuế thu nhập cá nhân quá cao, đồng thời chi phí đào tạo công nhân Việt Nam lớn, nên tuy tiền lương danh nghĩa người lao động nhận được hàng tháng thấp nhưng chi phí lao động ở Việt Nam đã vào mức cao so với các nước trong khu vực, làm giảm sức cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài. Đội ngũ cán bộ quản lý Việt nam trong các nghiệp liên doanh (Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng) chưa được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, pháp luật và ngoại ngữ (do cơ chế cứ có đất là liên doanh với nước ngoài không phân biệt ngành nghề kinh doanh) nên không quản lý được doanh nghiệp liên doanh, bị bên nước ngoài chèn ép, từ đó làm nẩy sinh mâu thuẫn nội bộ khó hoà giải, ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3 Đầu tư nước ngoài còn tập trung chủ yếu vào một số địa phương có điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng thuận lợi, một số lĩnh vực dễ sinh lời: Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc thu hút hơn 80% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua. Riêng hai trung tâm lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thu hút hơn 50% vốn FDI cả nước. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thu hút được quá ít dự án đầu tư nước ngoài so với tiềm năng của nước ta. Do rủi ro cao và chưa có chính sách hỗ trợ thoả đáng của Nhà nuớc. 2.4 Quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI còn nhiều khiếm khuyết: Hệ thống pháp luật nước ta còn đang trong quá trình hoàn chỉnh nên thiếu đồng bộ. Việc thi hành pháp luật còn tuỳ tiện. Trong những năm đầu, do thiếu kinh nghiệm và không nhận thức đầy đủ tính phức tạp của vấn đề nên chưa coi trọng đúng mức công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI. Do đó, đã để xảy ra tình trạng lúng túng trong xử lý vấn đề phát sinh hàng ngày khi số dự án FDI tăng nhanh; phân công, phân nhiệm không rõ; có hiện tượng buông lỏng quản lý vừa can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Chế độ thông tin báo cáo chưa vào nền nếp nên cơ quan quản lý các cấp thiếu phối hợp chặt chẽ và không nắm chắc được tình hình doanh nghiệp, chậm chạp trong sử lý các kiến nghị của doanh nghiệp. 2.5 Môi trưòng đầu tư ở Việt Nam còn nhiều rủi ro: Chính sách của nhà nước hay thay đổi, thiếu rõ ràng, cơ sở hạ tầng yếu kém, chi phi sinh hoạt thay đổi và không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chuyển đổi ngoại tệ còn nhiểutở ngại, phiền hà. Chúng ta chưa có chính sách ưu đãi riêng đối với các tập đoàn lớn,xuyên quốc gia đã có nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam nhằm duy trì, đẩy mạnh đầu tư của các tập đoàn này tại Việt Nam, trên cơ sở đó lôi kéo theo các nhà đầu tư có tiềm năng khác. II.Thực trạng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: 1.Hình thức doanh nghiệp Liên doanh: 1.1 Những đóng góp: Doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu, chiếm tới 50,2% số dự án 64,7% vốn đầu tư đã được cấp giấy phép. Quy mô vốn đầu tư bình quan mỗi dự án là 18,7 triệu USD, trong đó có những dự án đầu tư đòi hỏi hàng tỷ USD như dự án liên doanh lọc dầu Việt – Xô tại Quảng Ngãi có vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, dự án khu đô thị Nam Thăng Long Hà Nội vốn đầu tư tới 2,1 tỷ USD. Đến hết tháng 12 năm 2000 đã có 1035 dự án Liên doanh đựoc cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư gần 22 tỷ USD, trong đó vốn đã thực hiện đạt hơn 9,7 tỷ USD, tạo ra gần 150000 việc làm. Xuất phát từ định hướng thu hút đầu tư của Nhà nước, hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng như sản xuất xi măng, sắt thép, phân bón, hoá chất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử...đều là doanh nghiệp liên doanh. Các doanh nghiệp liên doanh đã góp phần vực dậy nhiều ngành công nghiệp Việt Nam bị suy thoái do mất thị trường Liên Xô (cũ) và Đông Âu tan rã, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt nam theo hướng công nghiệp hoá, cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế mà trước đây vẫn phải nhập khẩu. Thông qua việc cử cán bộ tham gia vào các doanh nghiệp liên doanh, Việt nam đã tiếp thu được công nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của Việt nam làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đã trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt và thích nghi với cơ chế thị trường. Nhiều cán bộ sau khi làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đã được bổ nhiệm nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Nhà Nước. 1.2 Những mặt còn tồn tại: Bên cạnh những đóng góp tích cực đối với nền kinh tế nêu trên, đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh tại Việt nam đã bộc lộ rõ những hạn chế sau: Khả năng góp vốn của các doanh nghiệp Việt Nam là rất thấp, bình quan chỉ chiếm chưa đầy 30% vốn pháp định và bằng khoảng 10% vốn đầu tư của các doanh nghiệp liên doanh, vốn góp chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất. Thông thường toàn bộ vốn vay của liên doanh do bên nước ngoài thu xếp, nhiều trường hợp lãi suất cao và điều kiện vay rất khắt khe, trở thành gánh nặng của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc gia. Với cơ chế doanh nghiệp Việt nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, Nhà nước cho doanh nghiệpp Việt Nam nhận nợ, những khi doanh nghiệp Việt Nam chưa được chia lãi hoặc liên doanh thua lỗ thì Nhà Nước không thu được tiền thuê đất để góp vốn, trong khi đó, nếu cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuê đất thì Nhà nước thu ngay được tiền thuê đất. Ngoài ra với cơ chế hiện nay, doanh nghiệp nào có quyền sử dụng đất thì doanh nghiệp đó có thể liên doanh với nước ngoài thậm chí ngành nghề chuyên môn không phù hợp với mục tiêu hoạt động của liên doanh. Một trong những mục tiêu liên doanh là đưa cán bộ vào tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp nhằm dảm bảo lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, của Nhà nước, tiếp thu kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ trên chưa đủ năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, phẩm chấtchính trị nên không phát huy được tác dụng đại diện cho doanh nghiệp Việt nam, hoặc là nặng về lo thu vénlợi ích cá nhân, thụ động theo sự điều hành của bên nước ngoài, thậm chí vì lợi ích riêng nên đã bỏ qua lợi ích chung của đất nước, đứng về phía lợi ích của bên nước ngoài. Các đối tác liên doanh có xu hướng khai tăng các chí phí đầu tư. Bên nước ngoài nâng giá thiết bị, máy móc góp vốn và nguyên liệu đầu vào, hạ giá đầu ra thông qua chuyển giá với công ty mẹ để thu lợi nhuận từ bên ngoài ngay từ đầu, hạch toán lỗ cho liên doanh mà bên Việt Nam trong liên doanh không có khả năng kiể soát được. Ngoài ra, bên nước ngoài có mục tiêu lâu dài là chiếm lĩnh thị phần, nên họ thực hiện chính sách khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo với chi phí lớn và giá bán thấp nhằm cạnh tranh, thậm chí chấp nhận lỗ trong những năm đầu. Bên Việt Nam trong liên doanh không đủ năng lực tài chính theo đuổi chiến lược đó nên không kiể._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0043.doc
Tài liệu liên quan