Thực trạng cho vay Xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động thương mại quốc tế là xu hướng chung của các quốc gia, mang tính tất yếu khách quan. Trong thời gian qua hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng phát triển. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cho Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, không những đem lại hiệu quả kinh doanh từ lãi vay mà còn thu được các phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ. Thời gian qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt n

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng cho vay Xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am luôn quan tâm đến việc phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và bước đầu đã thu được những thành quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đã được, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam cũng gặp phải không ít khó khăn hạn chế cần phải khắc phục. Đây cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài "Thực trạng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam” làm đề tài nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở thực trạng của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam để đánh giá những ưu nhược điểm, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu là chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu là chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam trong thời gian qua, đặc biệt là từ năm 2003 đến nay. Phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong việc thực hiện chuyên đề là: phương pháp lý thuyết kết hợp với thực tiễn, phương pháp thống kê - phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh. Kết cấu của Chuyên đề: Ngoài Lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu theo 2 chương như sau: CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM . CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian qua: 1.1.1. Tình hình hoạt động chung: TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng tài sản 102.716 121.403 161.277 2 Tổng vốn chủ sở hữu 6.182 6.531 7.626 3 Lợi nhuận sau thuế 294 560 1.076 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006 của BIDV). Tổng tài sản của BIDV có xu hướng tăng: năm 2006 tăng trưởng 33% so với năm 2005, cùng với việc tăng tổng tài sản thì vốn chủ sở hữu của BIDV cũng được bổ sung tương ứng, tại thời điểm cuối năm 2006, BIDV đã đạt vốn điều lệ 7.626 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 3.971 tỷ đồng, quỹ bổ sung vốn điều lệ là 1.652 tỷ đồng… Cùng với việc mở rộng quy mô tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận của BIDV cũng đạt được mức tăng trưởng cao, năm 2006, BIDV đã đạt lợi nhuận sau thuế là 1.076 tỷ đồng, gần bằng 2 lần so với năm 2005. Mức ROE năm 2006 của BIDV là 14%, cải thiện nhiều so với các năm trước. 1.1.2. Tình hình hoạt động của một số lĩnh vực quan trọng: * Hoạt động huy động vốn Để tạo đủ nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh, BIDV đã phát huy nhiều sáng kiến, áp dụng nhiều hình thức huy động như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm ổ trứng vàng, kỳ phiếu, trái phiếu tăng vốn… Đến 31/12/2006, tổng nguồn huy động của BIDV đạt 116.862 tỷ đồng, vượt 80% so với kế hoạch năm 2006, tăng 36,2% so với năm 2005, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2001. Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tiền gửi của khách hàng 67.157 93,1 79.142 92,3 107.658 92,1 Trái phiếu tăng vốn 2.000 2,8 4.000 4,6 6.000 5,2 Vốn huy động khác 2.968 4,1 2.605 3,1 3.204 2,7 Tổng cộng 72.125 100 85.747 100 116.862 100 (Nguồn: Báo cáo công tác nguồn vốn KDTT năm 2004, 2005, 2006) Đến cuối năm 2006, thị phần huy động vốn của BIDV chiếm 15,8% thị phần huy động vốn của khối ngân hàng, tuy nhiên trong thời gian tới, hoạt động huy động vốn của BIDV nói riêng và của các Ngân hàng thương mại nhà nước nói chung sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ khối ngân hàng cổ phần, nguy cơ có thể giảm sút thị phần. * Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng đặc biệt là cho vay đầu tư phát triển là một thế mạnh của BIDV, trong thời gian qua BIDV đã nhập được sự đánh giá cao từ Chính phủ trong công tác tài trợ vốn cho các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước và đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giầu tiềm năng phát triển như điện lực, công nghiệp tầu thuỷ và khai khoáng… đồng thời BIDV còn thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện với các Tổng Công ty, tập đoàn lớn… Tại thời điểm cuối năm 2006, tổng dư nợ tín dụng của BIDV đạt 93.453 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2005, đây là mức tăng trưởng phù hợp với định hướng của BIDV là phát triển tín dụng phải bền vững và an toàn. - Cho vay đối với các ngành kinh tế: Đơn vị: tỷ đồng KH theo ngành KT 2006 2005 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Xây dựng 23.144 24,8 29.704 36,5 CN Chế biến 23.136 24,7 11.808 14,5 CN Khai thác 4.779 5,1 4.740 5,8 Nông LN, thuỷ sản 5.359 5,7 11.498 14,1 TM, dịch vụ, nhà hàng, KS 25.748 27,5 11.618 14,3 Giao thông 3.278 3,5 3.017 3,7 SX, phân phối điện, khí đốt, nước 8.039 8,6 7.757 9,5 Ngành khác - - 1.293 1,6 Tổng cộng 93.453 100 81.435 100 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006) Có thể thấy trong thời gian qua BIDV đã có sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ tín dụng theo hướng tích cực với việc nâng cao tỉ trọng cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến, giảm cho vay trong xây lắp để phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đáp ứng yêu cầu đối với ngân hàng trong thời kỳ hội nhập. - Cho vay đối với các thành phần kinh tế: Đơn vị: tỷ đồng KH theo thành phần KT 2006 2005 Tuyệt đối % Tuyệt đối % DN Quốc doanh 35.030 37,5 42.063 51,6 DN Ngoài QD và các đối tượng khác 55.047 58,9 36.786 45,2 DN có vốn ĐT Nước ngoài 3.376 3,6 2.586 3,2 Tổng cộng 93.453 100 81.435 100 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006) Trong thời gian qua, BIDV luôn nhận thức và chỉ đạo mở rộng cho vay Doanh nghiệp và và nhỏ, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hàng năm Hội sở chính đều giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ ngoài quốc doanh cho các Chi nhánh và kết quả đạt được tương đối khả quan, năm 2006 dư nợ ngoài quốc doanh của BIDV đạt 55.047 tỷ đồng, bằng 58,9% tổng dư nợ (so với năm 2005, tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh chỉ đạt 45,2%). - Phân theo thời gian cho vay và dư nợ có tài sản bảo đảm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 TĐ Tỷ trọng TĐ Tỷ trọng TĐ Tỷ trọng 67,918 67,918 83,544 Dư nợ TDH 32.257 46% 34.203 42% 38.521 41,2% Dư nợ có TSBĐ 39.971 57% 53.747 66% 65.697 70,3% Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ của BIDV có xu hướng giảm qua các năm, tính đến thời điểm 31/12/2006 giảm còn 41,2% (so với năm 2004 là 46%). Điều này thể hiện chiến lược và cam kết của BIDV đối với Ngân hàng thế giới là giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Nhằm tăng mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng, BIDV đã chú trọng tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm, việc áp dụng tài sản bảo đảm nợ vay được thực hiện theo chính sách khách hàng của BIDV, theo đó những khách hàng xếp loại BB trở xuống thì khi vay vốn phải thực hiện 100% dư nợ có tài sản bảo đảm, đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng (dư nợ từ trước) nếu khách hàng không tăng được giá trị tài sản bảo đảm thì phải thực hiện lộ trình giảm dần dư nợ. Nhờ đó trong thời gian qua, BIDV đã đạt được các kết quả khả quan về tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm, năm 2004 mới đạt tỷ lệ 57% thì đến năm 2006 đã đạt tỷ lệ 70,3%. - Nợ quá hạn, nợ xấu: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 TĐ Tỷ trọng TĐ Tỷ trọng TĐ Tỷ trọng 67,918 67,918 83,544 Nợ quá hạn 3.261 4,65% 2.614 3,21% 1.121 1,2% Nợ xấu 8.990 11,04% 8.785 9,4% Trong thời gian qua, BIDV đã rất nỗ lực nhằm giảm tỉ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng. Hằng năm ngoài việc xử lý ngoại bảng bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, BIDV còn thực hiện nhiều biện pháp để tận thu nợ xấu, nợ quá hạn, nhờ vậy đã giảm được nợ xấu, nợ quá hạn. Đến cuối năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV là 1,2% (năm 2005 là 3,21%), tỷ lệ nợ xấu là 9,4% (năm 2005 là 11,04%). Hiện tại việc phân loại nợ của BIDV được thực hiện theo định hạng tín dụng nội bộ (điều 7 quyết định 493), theo đúng chuẩn mực quốc tế. Theo Moody's - tổ chức định hạng tín dụng quốc tế có uy tín hàng đầu - tỷ lệ nợ xấu của BIDV giảm từ 31% năm 2005 xuống còn 9,6% vào cuối năm 2006. Đây là kết quả rất có ý nghĩa với mục tiêu giảm tỉ lệ nợ xấu xuống đạt chuẩn quốc tế để chuẩn bị cho cổ phần hoá vào quí IV/2007. * Hoạt động dịch vụ Nhận thức được phát triển dịch vụ là xu hướng của một NHTM hiện đại, thu từ dịch vụ là nguồn thu an toàn, hiệu quả, BIDV đã có nhiều biện pháp, giải pháp chỉ đạo điều hành để tăng trưởng dịch vụ đồng thời đã quan tâm chú trọng và có chính sách đầu tư thích đáng cho hoạt động dịch vụ. Mặc dù kết quả thu dịch vụ chưa lớn song hoạt động dịch vụ cũng đóng góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống. Năm 2006, tỉ trọng thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế (27%) còn ở mức thấp so với yêu cầu của NHTM hiện đại, đa năng. Các tiện ích thẻ ATM BIDV còn quá hạn chế, việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới còn chậm trễ, có nguy cơ mất dần thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, cơ cấu sản phẩm dịch vụ của BIDV vẫn chủ yếu tập trung vào các dịch vụ truyền thống như Bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, kinh doanh ngoại tệ...Đây là những dịch vụ có liên hệ chặt chẽ với hoạt động tín dụng, khách hàng sử dụng các dịch vụ này chủ yếu là các DN có quan hệ tiền gửi, vay vốn tại BIDV. Đối với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các sản phẩm dịch vụ cung ứng chưa thực sự đa dạng, phong phú, mức độ đóng góp vào tổng thu dịch vụ còn thấp, chất lượng còn hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. * Hoạt động thị trường vốn - đầu tư Phát triển hoạt động đầu tư là chiến lược của BIDV trong việc đa dạng hoá các danh mục tài sản có theo hướng từng bước giảm tỉ trọng dư nợ tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, hoạt động đầu tư mua cổ phiếu, góp vốn vào các NHTMCP và các công ty cổ phần hiện đang diễn ra rất sôi động và BIDV đã dần chủ động trong lĩnh vực này. Tính đến năm 2006, danh mục đầu tư của BIDV bao gồm 29 khoản đầu tư, tăng 10 khoản so với năm 2005. Trong đó bao gồm các khoản đầu tư vào các công ty trực thuộc, 5 đơn vị liên doanh, 3 NHTMCP, Quỹ tín dụng nhân dân TW, và 14 tổ chức kinh tế. Tổng giá trị đầu tư là 1.533 tỉ đồng (bao gồm ngoại tệ qui đổi), tăng 89,7% so với năm 2005. 1.2. Thực trạng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam: 1.2.1. Cho vay xuất khẩu. Cho vay vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương ký kết, đơn đặt hàng: Hình thức này được tiến hành trước khi giao hàng, được áp dụng khi BIDV vừa là ngân hàng cho vay vừa là ngân hàng thanh toán cho L/C hàng xuất. Để giám sát và kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, thông thường ngân hàng thực hiện tài trợ như sau: - BIDV yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải tham gia vốn tự có cùng với vốn vay ngân hàng để thu mua hàng hóa, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu. Hàng hóa được sản xuất ra hoặc được thu mua sẽ được nhập tại kho mà BIDV có thể giám sát được, đảm bảo việc xuất hàng ra khỏi kho phải có sự đồng ý của ngân hàng. Thông thường BIDV cho vay không quá 70% giá trị lô hàng xuất khẩu. - Sau khi giao hàng xong Doanh nghiệp lập bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C nộp vào ngân hàng để đòi tiền. Trên hối phiếu đòi nợ ghi rõ BIDV sẽ là người hưởng lợi trực tiếp trên hối phiếu. BIDV kiểm tra bộ chứng từ hợp lý chuyển ra nước ngoài đòi nợ ngân hàng mở L/C. Khi nhận được được điện chuyển tiền từ phía ngân hàng mở L/C, BIDV ghi Có trên tài khoản cho vay để thu nợ, số tiền còn thừa có thể chuyển trả vào tài khoản tiền gửi của Doanh nghiệp. Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu: Từ lúc giao hàng, nộp bộ chứng từ vào ngân hàng thông báo L/C cho đến khi được ghi Có trên tài khoản phải trải qua một thời gian nhất định để xử lý và luân chuyển chứng từ. Nhà xuất khẩu cần tiền có thể thương lượng bộ chứng từ để chiết khấu hoặc ứng trước tiền tại ngân hàng đã được chỉ định rõ trong L/C hoặc ở bất kỳ ngân hàng nào. Hình thức tài trợ này được tiến hành sau khi giao hàng. Để đảm bảo cho khoản tín dụng được thu hồi nợ dễ dàng nhanh chóng, BIDV thường yêu cầu các L/C xuất của khách hàng phải được thông báo qua hệ thống BIDV, BIDV sẽ vừa là ngân hàng thông báo vừa là ngân hàng thanh toán L/C, được thể hiện thông qua các hình thức sau: 1.2.2. Cho vay nhập khẩu thông qua hình thức mở L/C và cho vay thanh toán L/C: Điều kiện để BIDV mở L/C: - Doanh nghiệp phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính lành mạnh và có uy tín trong quan hệ tín dụng. - Hàng hóa nhập khẩu phải có giá cả hợp lý. Nếu mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập khẩu của nhà nước thì đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do Bộ thương mại cấp. - Về nguồn vốn thanh toán khi L/C đến hạn: + Nếu nguồn vốn thanh toán L/C là nguồn vốn tự có của Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp có thể ký quỹ 100% hoặc ký quỹ một phần nhưng phải có tài sản đảm bảo cho số tiền thanh toán còn lại theo đúng chính sách khách hàng của BIDV để đảm bảo khi L/C đến hạn Công ty sẽ nộp đủ số tiền còn lại để BIDV thanh toán cho phía nước ngoài. + Nếu nguồn vốn thanh toán L/C là nguồn vốn vay ngắn hạn tại BIDV: Số tiền L/C phải nằm trong hạn mức tín dụng của Công ty tại BIDV. + Nếu nguồn vốn thanh toán L/C là nguồn vốn vay trung dài hạn tại BIDV: Hàng hóa nhập khẩu phải nằm trong danh mục dự án đã được BIDV duyệt vay và số tiền L/C phải nằm trong giới hạn hợp đồng tín dụng trung dài hạn đã ký. Trên cơ sở thẩm định cụ thể, BIDV sẽ quyết định mức ký quỹ. Ký quỹ được thực hiện bằng cách trích tài khoản ngoại tệ của khách hàng để chuyển vào tài khoản ký quỹ L/C. 1.3. Đánh giá hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam: 1.3.1. Các kết quả đạt được: Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay xuất nhập khẩu tại BIDV Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 A Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và khả năng sinh lời I Về hoạt động tín dụng chung: 1 Tổng dư nợ 70.125 81.435 93.453 2 Thu nhập lãi thuần 1.814 2.829 2.332 II Về cho vay xuất nhập khẩu 3 Tổng dư nợ cho vay XNK 5.831 7.835 10.014 a Dư nợ cho vay nhập khẩu 2.456 3.156 4.546 - Doanh số cho vay 5.589 6.005 8.125 - Doanh số thu nợ 5.133 5.305 6.735 b. Dư nợ cho vay xuất khẩu 3.375 4.679 5.468 - Doanh số cho vay 5.521 73.012 8.945 - Doanh số thu nợ 5.145 5.708 8.156 4 Dư nợ cho vay XNK/tổng dư nợ 8,31% 9,62% 10,72% 5 Thu nhập lãi thuần từ tín dụng XNK 142,8 194,1 242,5 6 Thu nhập lãi thuần từ tín dụng XNK/tổng thu nhập lãi thuần 7,87% 6,86% 10,40% 7 Lãi treo của dư nợ cho vay XNK 9,5 11,2 14,5 B Nhóm chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn, nợ xấu I Về hoạt động tín dụng chung 1 Tổng nợ quá hạn 3.261 2.614 1.121 2 Nợ quá hạn/tổng dư nợ 4,65% 3,21% 1,2% 3 Tổng nợ xấu 8.990 8.785 4 Nợ xấu/tổng dư nợ 11,04% 9,4% II Về cho vay xuất nhập khẩu 5 Nợ quá hạn cho vay XNK 107,1 126,1 115,8 6 NQH TD XNK/Dư nợ TD XNK 1,84% 1,61% 1,15% 7 Nợ xấu cho vay XNK 325,4 362,2 8 Nợ xấu CV XNK/Dư nợ CV XNK 4,2% 3,6% C Nhóm chỉ tiêu phản ánh dư nợ có tài sản bảo đảm I Về hoạt động tín dụng chung 1 Dư nợ có tài sản bảo đảm 39.971 53.747 65.697 2 Dư nợ có TSBĐ/Tổng dư nợ chung 57% 66% 70,3% II Về chov vay xuất nhập khẩu 3 Dư nợ CV XNK có TSBĐ 3.562 5.618 8.225 4 Dư nợ CV XNK có TSBĐ/Dư nợ TD XNK 61,1% 71,7% 82,2% (Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên và báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động tín dụng năm 2004, 2005, 2006 của BIDV) - Quy mô dư nợ cho vay xuất nhập khẩu được mở rộng qua các năm: Tính đến thời điểm cuối năm 2006, BIDV đã đạt dư nợ cho vay xuất nhập khẩu là 10.014 tỷ đồng, tăng 27,8% so với năm 2005 (cao hơn mức tăng của hoạt động tín dụng chung), trong đó BIDV đã tập trung cho vay đối với các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu mua chế biến thuỷ sản (dư nợ 1.100 tỷ đồng), gỗ (900 tỷ đồng), cao su (820 tỷ đồng)… Trong tổng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu năm 2006 của BIDV là 10.014 tỷ đồng thì dư nợ cho vay xuất khẩu là 4.568 tỷ đồng (chiếm 54,6%), dư nợ cho vay nhập khẩu là 4.546 tỷ đồng (chiếm 45,4%). Nếu xem xét về doanh số thì có có thể thấy doanh số của cả cho vay nhập khẩu lẫn cho vay xuất khẩu trong thời gian 3 năm qua đều có sự tăng trưởng mạnh. Nếu như năm 2004, doanh số cho vay nhập khẩu chỉ đạt 25.589 tỷ đồng, doanh số cho vay xuất khẩu đạt 5.521 tỷ đồng thì đến năm 2006 con số này đã là 8.125 tỷ đồng và 8.945 tỷ đồng. Mức tăng trưởng cho vay xuất nhập khẩu của BIDV luôn cao hơn mức tăng trưởng dư nợ tín dụng nói chung cho thấy BIDV đã bước đầu tạo được uy tín trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động xuất nhập khẩu của các khách hàng. Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn số liệu: Bảng 2.1) - Tỷ trọng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu/tổng dư nợ: Dư nợ cho vay xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ tín dụng tại BIDV. Năm 2004 dư nợ cho vay xuất nhập khẩu chiếm 8,31%, năm 2005 chiếm 9,62% và năm 2006 chiếm 10,72% tổng dư nợ của BIDV. Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu đã từng bước trở thành hoạt động tín dụng quan trọng tại BIDV. Đây là những dấu hiệu rất khả quan vì trong các năm qua, mục tiêu của BIDV là hướng tới mục tiêu giảm dần dư nợ vay đối với khối xây lắp để chuyển hướng phát triển các hoạt động tín dụng gắn liền với hoạt động thương mại, dịch vụ. - Thu nhập lãi thuần thu được từ hoạt động cho vay xuất nhập khẩu: Cùng với việc tăng trưởng về dư nợ thì thu nhập lãi thuần trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu cũng tăng, năm 2006 thu nhập lãi thuần trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu đạt 242,5 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2005 và tăng 69,8% so với năm 2004. Tính trung bình thì trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu, BIDV thu được mức lãi biên khoảng 2,0 %/năm. (Nguồn: Bảng 2.1) - Thu nhập lãi thuần thu được từ hoạt động cho vay xuất nhập khẩu/tổng thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng: Năm 2006, tổng thu nhập lãi thuần hoạt động tín dụng của BIDV là 2.332 tỷ đồng, trong đó từ hoạt động cho vay xuất nhập khẩu là 242,5 tỷ đồng, chiếm 10,4% thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng. Như vậy có thể thấy hoạt động cho vay xuất nhập khẩu đang chiếm vị trí quan trọng và đóng góp một phần vào tổng thu nhập của BIDV. - Lãi treo: Lãi treo của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của BIDV tại thời điểm cuối năm 2006 là 14,5 tỷ đồng, chủ yếu là lãi trong cho vay ngành cà phê, mặc dù lãi treo không lớn nhưng lại có xu hướng tăng trong thời gian qua. - Nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu: nợ quá hạn trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của BIDV có xu hướng giảm (năm 2006, nợ quá hạn là 115,8 tỷ đồng, chiếm 1,15% tổng dư nợ), thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động tín dụng chung. Đối với nợ xấu: nợ xấu trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu năm 2006 của BIDV là 362,2 tỷ đồng (chủ yếu là nợ xấu trong cho vay ngành cà phê), với tỷ lệ nợ xấu là 3,6% thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của hoạt động tín dụng chung. Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn số liệu: Bảng 2.1) - Dư nợ có tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu: trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của BIDV thì dư nợ có tài sản bảo đảm chiếm tỷ lệ cao, năm 2006 chiếm 82,14%, tăng so với năm 2005 (71,7%) và cao hơn mức trung bình của hoạt động tín dụng chung (71,3%). Trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu thì biện pháp bảo đảm tiền vay thường là cầm cố hàng tồn kho. 1.3.2. Những hạn chế vướng mắc: Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại BIDV cũng đã bộc lộ không ít những hạn chế, cụ thể: - Quy mô cho vay xuất nhập khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của BIDV: Về quy mô dư nợ tín dụng, mặc dù trong 3 năm 2004-2006, mức tăng trưởng cho vay xuất nhập khẩu của BIDV đều tăng, tuy nhiên với mức dư nợ cho vay xuất nhập khẩu năm 2006 là 10.014 tỷ đồng (mới bằng 10,72% tổng dư nợ tín dụng) thì có thể thấy chưa tương xứng với tiềm năng thị trường và tiềm năng của BIDV. - Chất lượng cho vay xuất nhập khẩu chưa cao: Mặc dù các chỉ tiêu về nợ xấu cho vay xuất nhập khẩu/tổng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu của BIDV thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của hoạt động tín dụng chung, tuy nhiên về số tuyệt đối thì số nợ xấu ngày càng tăng, thời điểm cuối năm 2006, nợ xấu cho vay xuất nhập khẩu là 362,2 tỷ đồng, lớn hơn cả thu nhập lãi thuần trong hoạt động này. Mặc dù số nợ xấu đã được trích dự phòng rủi ro theo quy định nhưng đây cũng là một vấn đề cần có giải pháp để giải quyết. - Cơ cấu của cho vay xuất nhập khẩu còn chưa hợp lý: Hiện nay khoảng 70% dư nợ cho vay xuất nhập khẩu tại BIDV tập trung vào nhóm khách hàng là các Doanh nghiệp Nhà nước. Dư nợ cho vay xuất nhập khẩu của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm khoảng 25%. Theo định hướng của BIDV là phải mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vì vậy trong thời gian tới nếu tiếp tục gia tăng cho vay xuất nhập khẩu cho nhóm Doanh nghiệp quốc doanh thì sẽ ảnh hưởng đến định hướng và kế hoạch chung của BIDV. - Các sản phẩm cho vay xuất nhập khẩu chưa đa dạng: BIDV mới chỉ tập trung vào một số phương thức truyền thống như cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức, còn các hình thức cho vay khác chưa được chú trọng áp dụng do đó chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. - Biểu phí thanh toán, giá mua bán ngoại tệ, lãi suất cho vay chưa linh hoạt, cạnh tranh, thời gian giải quyết cho khách hàng chưa kịp thời. - Việc thu thập thông tin về đối tác nước ngoài (đối tác của khách hàng) còn hạn chế và chưa được chú trọng đúng mức đã ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định khi cấp tín dụng cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 1.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế vướng mắc. Nguyên nhân khách quan: - Môi trường hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là sự cạnh tranh từ các Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng nước ngoài. - Đặc thù của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu là chịu ảnh hưởng rất lớn của thị trường và môi trường kinh tế trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, tình hình tỷ giá ngoại tệ, giá vàng, giá bất động sản có nhiều biến động mạnh, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định tín dụng. - Hành lang pháp lý trong hoạt động tín dụng của Nhà nước, các Bộ ngành chưa thật sự đồng bộ, các văn bản hướng dẫn chưa đi vào cuộc sống dẫn đến bất cập khi triển khai xác định, đánh giá giá trị tài sản thế chấp cầm cố, tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay; xử lý đảm bảo tiền vay. - Hệ thống thông tin tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới công tác quản trị điều hành và việc cập nhật thông tin phục vụ cho công tác thẩm định nên khả năng nghiên cứu đánh giá khách hàng, dự báo tình hình tín dụng còn yếu, bị động, có lúc còn bị lỡ cơ hội. - Năng lực vay vốn của doanh nghiệp: vốn tự có của các doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ so với nhu cầu vay. Đối với các Doanh nghiệp Nhà nước, vốn lưu động được giao không đáng kể, tài sản cố định tập trung lớn nhất là đất đai nhưng chủ yếu dưới hình thức thuê do đó theo quy định của Luật đất đai năm 2003 thì chỉ được thế chấp cầm cố giá trị tài sản trên đất. Các tài sản trên đất của Doanh nghiệp Nhà nước nếu không là các máy móc nhà xưởng đã cũ thì cũng hình thành từ vốn vay ngân hàng đối với các tài sản mới đầu tư do vậy tài sản bảo đảm và vốn tự có tham gia vào phương án/dự án kinh doanh rất hạn chế. Đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp mà phần lớn được thành lập trong các năm gần đây thì hầu hết đều có vốn chủ sở hữu thấp (khoảng vài tỷ đến vài chục tỷ đồng) do đó khi muốn thực hiện các thương vụ lớn thì vấn đề tài sản đảm bảo nợ vay và vốn tự có tham gia luôn là một bài toán hóc búa đối với cả Ngân hàng và khách hàng. - Về kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và thực sự lĩnh vực xuất nhập khẩu vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đều đã có thời gian phát triển lâu đời và rất nhiều kinh nghiệm. Chính vì vậy ngay từ khi ký kết hợp đồng ngoại thương cho đến khi xử lý các phát sinh trong hoạt động tín dụng thì thường các doanh nghiệp Việt Nam chịu rất nhiều bất lợi do không lường hết được các tình huống xảy ra và đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngân hàng. Nguyên nhân chủ quan. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nói trên, về phía BIDV còn có một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng trên. Cụ thể là: - BIDV vẫn chưa có một chiến lược cụ thể đối với cho vay xuất nhập khẩu: Như vậy, đây là căn cứ để các Ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng thực hiện hoạch định chiến lược tín dụng cụ thể nhằm tài trợ cho xuất nhập khẩu. Việc chưa có một chiến lược đối với cho vay xuất nhập khẩu sẽ vừa ảnh hưởng đến khả năng tăng quy mô của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu vừa ảnh hưởng đến việc thực thi các biện pháp phân tán rủi ro của cho vay xuất nhập khẩu. * Chưa chú trọng đến công tác Maketing sản phẩm cho vay xuất nhập khẩu: Khi nói đến nghiệp vụ cho vay xuất nhập khẩu hầu hết mọi doanh nghiệp và cá nhân thường nghĩ đến Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Trong các năm qua, BIDV được các Ngân hàng thương mại của Hoa Kỳ đánh giá là ngân hàng tốt nhất Việt Nam và hiện tại thương hiệu BIDV của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là thương hiệu đầu tiên của hệ thống ngân hàng Việt Nam được đăng ký tại Mỹ. Tuy vậy ngay trên địa bàn thủ đô, rất nhiều doanh nghiệp không biết đến Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và đó cũng một phần do công tác marketing của BIDV. Nếu thực hiện tốt công tác Marketing cho vay xuất nhập khẩu thì BIDV sẽ có thêm nhiều khách hàng tốt, góp phần nâng cao chất lượng cho vay xuất nhập khẩu tại BIDV. Việc chưa thực hiện các biện pháp Marketing trong cho vay xuất nhập khẩu vừa là nguyên nhân trực tiếp của việc quy mô cho vay xuất nhập khẩu còn chưa tương xứng với tiềm năng của BIDV. Đồng thời nó cũng là nguyên nhân trực tiếp của cơ cấu cho vay xuất nhập khẩu mà cụ thể là tỷ trọng cho vay xuất nhập khẩu ngoài quốc doanh của BIDV còn thấp. * Chưa thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm cho vay xuất nhập khẩu: Từ ngày 06/09/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN, như vậy BIDV đã có hành lang pháp lý để thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, tuy nhiên đến nay BIDV vẫn chưa có kế hoạch thực hiện phương thức nghiệp vụ này. Việc thực hiện bao thanh toán sẽ giúp cho BIDV có thể mở rộng được quy mô của cho vay xuất nhập khẩu đồng thời cải thiện thêm về khả năng sinh lời của cho vay xuất nhập khẩu. * BIDV chưa có quy trình thống nhất về cho vay xuất nhập khầu, chưa có quy định rõ về sự phối hợp giữa Bộ phận tín dụng và Bộ phận thanh toán quốc tế trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu: Hiện nay tại BIDV chưa có quy trình đặc thù, quy trình riêng về việc cho vay xuất nhập khẩu cho khách hàng, việc cho vay xuất nhập khẩu cho khách hàng vẫn được thực hiện theo quy trình tín dụng chung, trong khi cho vay xuất nhập khẩu có những đặc thù riêng, cần có sự phối kết hợp chặc chẽ từ phía Bộ phận Tin dụng và Bộ phận Thanh toán quốc tế. Chính điều này đã tạo ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng và chất lượng phục vụ khách hàng. * Quy mô cho vay chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng: Theo quy định của Luật tổ chức tín dụng thì hiện nay mức cho vay tối đa đối với một khách của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam khoảng 800 tỷ đồng do đó đối với các nhu cầu vốn lớn hớn thì BIDV phải thực hiện đồng tài trợ. Tuy nhiên, hoạt động cho vay xuất nhập khẩu là hoạt động mang tính thời cơ rất cao trong khi để thực hiện được việc đồng tài trợ của các ngân hàng mất rất nhiều thời gian và thường không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ đối với cho vay xuất nhập khẩu do đó đối với những thương vụ rất lớn và thực sự hiệu quả thì BIDV không thực hiện được. Các Doanh nghiệp thường phải chia nhỏ lô hàng để phù hợp với khả năng tài trợ của ngân hàng, hiệu quả kinh doanh nhiều khi cũng vì thế mà giảm đi. * Chưa thực sự chủ động về nguồn vốn (nhất là nguồn ngoại tệ) để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng: mặc dù trong thời gian gần đây, quy mô huy động vốn của BIDV ngày càng được mở rộng, cơ cấu nguồn vốn có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên trong cơ cấu vốn huy động của BIDV thì vốn ngoại tệ chỉ chiếm 21% trong khi đó dư nợ cho vay ngoại tệ là 23% (chủ yếu là dư nợ trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu), chính điều này đã làm BIDV chưa chủ động được về nguồn ngoại tệ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. * Đội ngũ cán bộ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trước tình hình mới: Lực lượng cán bộ tham gia vào hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại BIDV bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa thực sự am hiểu sâu sắc về cho vay xuất nhập khẩu, về thông lệ quốc tế trong các giao dịch ngoại thương dẫn đến những hạn chế trong công tác thẩm định và tư vấn cho khách hàng và trong quá trình xử lý các nghiệp vụ hàng ngày. * Công tác phòng ngừa rủi ro, kiểm tra kiểm soát nội bộ tại BIDV chưa được thực hiện tốt: Thực tế tại BIDV và tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung việc phòng ngừa rủi ro chưa được thực hiện tốt. Đặc biệt hệ thống thu thập thông tin còn nhiều bất cập dẫn đến việc thiếu thông tin khi xử lý nghiệp vụ. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng đó là tiềm lực và uy tín của đối tác nước ngoài, tuy nhiên hiện nay việc thu thập thông tin về đối tác nước ngoài trong quá trình thẩm đinh của BIDV còn hạn chế và chưa được chú trọng đúng mức. Về công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: trong thời gian qua, khi kiểm về hoạt động tín dụng, Bộ phận kiểm soát nội bộ thường tập trung vào hoạt động tín dụng khối xây lắp và chưa chú trọng đúng mức đến hoạt động cho vay xuất nhập khẩu. Xuất phát từ các nguyên nhân trên, trong thờ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0332.doc
Tài liệu liên quan