Thực trạng HUY động và SỬ DỤNG Vốn đầu tư Phát triển CỦA DNNN Việt Nam trong GIAI đoàn 2001-2007

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DNNN I-NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm-bản chất của nguồn vốn đầu tư : a. Khái niệm về nguồn vốn: Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn, các yếu tố cần thiết để cấu thành nên quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài lực, chất xám, tiền bạc và các quan hệ đã tích lũy của mỗi cá nhân , doanh nghiệp hay một quốc gia. Vốn hiểu theo nghĩa hẹp là t

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng HUY động và SỬ DỤNG Vốn đầu tư Phát triển CỦA DNNN Việt Nam trong GIAI đoàn 2001-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iềm lực về tài chính của mỗi cá nhân mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Tuy nhiên trong bài thảo luận này chúng ta chỉ đi xét vốn đầu tư ở khía cạnh tiềm lực tài chính của mỗi doanh nghiệp. Vốn đầu tư là tiền tiết kiệm, tích lũy của xã hội của tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ, vốn tiết kiệm của dân, vốn huy động từ nước ngoài cũng như các nguồn vốn khác được sử dụng để tái sản xuất, mở rộng, nâng cao tiềm lực kinh tế của các đơn vị. Bản chất của nguồn vốn đầu tư: Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất. Điều này đã được các nhà kinh tế học chứng minh: Trong tác phẩm “của cải của các dân tộc” viết năm 1776 AdamSmith cho rằng: “tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu đi chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”. Còn C.Mac khi nghiên cứu về cân đối kinh tế,và các mối quan hệ giữa các khu vực sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, về các vấn đề trực tiếp liên quan đến tích lũy thì C.Mac cho rằng: con đường cơ bản, quan trọng và lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng. Hay nói cách khác, nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sản xuất và tích lũy của nền kinh tế. Quan điểm về bản chất của nguồn vốn đầu tư lại tiếp tục được các nhà kinh tế hiện đại chứng minh. Trong tác phẩm nổi tiếng “lý thuyết tổng quát về việc làm lãi suất và tiền tệ” Keynes đã chứng minh rằng: đầu tư chính bằng phần thu nhập không chuyển vào tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng: tức là: Thu nhập = tiêu dùng + đầu tư Tiết kiệm = thu nhập – tiêu dùng Hay: đầu tư = tiết kiệm. Trong nền kinh tế thì tiết kiệm và đầu tư được xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế. Tiết kiệm và đầu tư được luân chuyển từ người có nguồn vốn nhàn dỗi đến người cần vốn.Tuy nhiên, điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng . Trong đó, tiết kiệm bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân và khu vực chính phủ. Còn trong nền kinh tế mở thì tiết kiệm và đầu tư lại không còn bằng nhau. Tích lũy củ nền kinh tế có thể lớn hơn nhu câù đầu tư trong nước,khi đó vốn có thể chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư. Ngược lại, vốn tích luỹ có thể thấp hơn nhu cầu đầu tư trong nước, khi đó nền kinh tế lại phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Tóm lại, nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, để có vốn thực hiện việc tái sản xuất, mở rộng quy mô, phát triển sản xuất, góp phần làm tăng năng lực sản xuất của xã hội thì chúng ta phải thực hiện tiết kiệm trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng như trong tung doanh nghiệp. Nguồn tiết kiệm mà nền kinh tế có thể huy đông để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm có tiết kiệm trong dân,tích lũy của các doanh nghiệp, của chính phủ, các tổ chức kinh tế, ngoài ra còn từ nguồn kiều hối, quỹ hỗ trợ tín dụng của các tổ chức TMQT. Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy tiết kiệm được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tái sản xuất mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất và tích lũy của nền kinh tế và doanh nghiệp Vốn chính là chìa khóa để thực hiện mọi mục tiêu của doanh nghiệp. Vốn có tầm quan trọng như dòng máu nuôi sống các hoạt động trong các doanh nghiệp 2. Các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Để thành lập một DN và tiến hành các họat động sản xuất kinh doanh thì vốn là điều kiện không thể thiếu. Nó phản ánh các nguồn lực tài chính đầu tư vào quá trình hoạt động của DN. Nguồn vốn của DN gồm có các lọai sau: vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: Bao gồm có: - Vốn góp ban đầu - Tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới. - Lợi nhuận không chia Vốn góp ban đầu (vốn tự có của DN) : là khoản đầu tư ban đầu khi thành lập DN. Đối với DNNN thì đó là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. Đối với công ty cổ phần hoặc công ty TNHH thì nguồn vốn ban đầu do các cổ đông hoặc thành viên của công ty đóng góp để hình thành nên. Phát hành cổ phiếu: đối với công ty cổ phần thì vốn kinh doanh còn có thể huy động thêm từ việc phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán. Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán của công ty phát hành, số tiền tích lũy của các nhà đầu tư sẽ đưa vào sản xuất kinh doanh. DN sẽ huy động được khối lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư. Đối với công ty TNHH thì chỉ có thể phát hành trái phiếu,không thể phát hành cổ phiếu. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia (nguồn vốn nội bộ của DN), đây là bộ phận lợi nhuận được giữ lại để sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của DN. Các nguồn vốn này đóng vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của DN, nó mang lại cho các DN thế chủ động hoàn toàn trong quá trinh hoạt động. Giúp DN đưa ra được các quyết sách kịp thời, nắm bắt đúng thời cơ và cơ hội để đạt được những mục tiêu của mình mà không phải tìm kiếm và phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tài trợ bên ngoài. Nguồn vốn vay: Tín dụng ngân hàng Có thể nói rằng,ngoài phần vốn tự có của DN thì vốn vay cung có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Không một công ty nào có thể hoạt động tốt mà không cần đến vay vốn ngân hàng. Sự phát triển và hoạt động của các DN gắn liền với các dịch vụ tài chính do các NHTM cung cấp, trong đó có việc cung cấp vốn. Ngân hàng có thể đáp ứng được các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn, trong dài hạn, DN có thể huy động được số vốn lớn, tức thời nếu thỏa mãn được các điều kiện mà ngân hang đưa ra. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn phải hết sức chú trọng đến cơ cấu vốn của DN. Kế hoạch sử dụng vốn phải hợp lý,đúng mục đích, quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được thiết lập bám sát thực tế. Nếu không thì vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng đối với DN Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (tín dụng thương mại) Đây là một nguồn tương đối quan trọng trong DN. Đây là một nguồn được hình thành một cách tự nhiên trọng quan hệ mua bán chịu, trả chậm, trả góp. Các DN chiếm dụng nguồn tiền hàng chưa phải trả ngay cho nhà cung cấp để sử dụng làm vốn kinh doanh. Nguồn tín dụng thương mại này có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ đối với các DN mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong một số DN nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% tổng nguồn vốn, một số DN còn chiếm tới 40% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn này là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn do phát hành trái phiếu. Trái phiếu là giấy nợ dài hạn và trung hạn, bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Trái phiếu này do DN hoặc chính phủ phát hành nhằm xác nhận nghĩa vụ phải trả cả gốc lẫn lãi của đơn vị phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu được DN phát hành khi DN có nhu cầu huy động vốn để triển khai các dự án, kế hoạch hoạt động kinh doanh của DN. Qua hoạt động này DN có thể huy động được một lượng vốn lớn dài hạn từ các cá nhân, các tổ chức trong nền kinh tế để mở rộng quy mô hoạt động, mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới cộng nghệ. Tuy nhiên, một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành là lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của DN và tình hình trên thị trường tài chính. Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Các nguồn khác: Ngoài ra còn có các nguồn vốn khác như: quỹ khen thưởng,lương cán bộ công nhân viên chậm thanh toán… II. CÁC NGUỒN VỐN VÀ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA DNNN Khái quát về DNNN. Định nghĩa về DNNN: Theo luật DNNN (2003)DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. DNNN sở hữu toàn bộ số vốn điều lệ hoặc giữ 50% vốn điều lệ. DNNN được tổ chức dưới hình thức các công ty nhà nước(DN 100% vốn nhà nước hoạt động theo luật DNNN do trung ương hoặc địa phương quản lý), công ty cổ phần(vốn góp của nhà nước là trên 50%), công ty TNHH. Mỗi loại hình DNNN đều có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động và kinh doanh trên phạm vi số vốn do DN quản lý. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay: Ở Việt Nam, trong nền kinh tế nhiều thành thì kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, trong đó DNNN là một bộ phận quan trọng của kinh tế nhà nước. Nó là công cụ mà nhà nước sử dụng để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Ở DNNN thì mọi vấn đề như cung cấp vốn, cơ sở hạ tầng, tuyển nhân lực,…đều do nhà nước quyết định. Do đó, DNNN hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm của nền kinh tế như ngân hàng, điện, nước, dầu khí, tài chính, bưu điện và hình thành nên các tập đoàn kinh tế lớn như: hệ thống ngân hàng nhà nước, tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT, tập đoàn điện lực Việt Nam EVN, tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PETROL Việt Nam, tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam,…các DNNN đã đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của nền kinh tế. Bên cạnh đó, DNNN còn góp phần vào việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, tạo thế chủ động và cơ hội cho các DN trong nước nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình, tạo điều kiện cho các DN và các đia phương khác trong nước thu hút được các nguồn vốn đàu tư hấp dẫn từ nước ngoài. DNNN đóng vai định hướng phát triển cho các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra DNNN còn đảm bảo cung cấp được các nguồn lực thiết yếu cho quốc phòng an ninh, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho dân chúng ở vùng sâu vùng xa, những lĩnh vực quan trọng cần thiết cho nền kinh tế quốc dân mà các thành phần kinh tế khác không làm được, hoặc không chịu làm do hiệu quả kinh tế thấp. Tóm lại, DNNN đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó là một công cụ hữu ích để nhà nước bình ổn giá cả, điều tiết thị trường, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, tăng trưởng kinh tế và giữ vững ổn định xã hội, an ninh quốc phòng. Các nguồn vốn và phương thức huy động vốn trong DNNN Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập DN và tiến hành các hoạt động. Trong mọi loại hình DN, vốn phản nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh . Trong quản lý tài chính, các DN cần chú ý quản lý việc huy động và sự luân chuyển của vốn. Nói cách khác vốn cần được xem xét và quản lý trong trạng thái vận động và miêu tả hiệu quả của vốn có ý nghĩa quan trọng nhất. Tùy theo loại hình DN và các đặc điểm cụ thể, mỗi DN có thể có các phương thức tạo vốn huy động khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho DN đã được đa dạng hóa, giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế, thúc đẩy sự thu hút vốn trong DN.Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện thuận lợi để DN mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh. Nguồn vốn của DNNN cũng giống như của DN nói chung, nhưng vốn của DNNN còn có điểm khác biệt so với các DN khác đó là: Thứ nhất, đối với DN ngoài quốc doanh thì vốn chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu do chính chủ DN hay các cổ đông, các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, còn trong DNNN thì vốn chủ yếu là của ngân sách nhà nước. Thứ hai, DNNN và DN ngoài quốc doanh đều có thể huy động vốn bên ngoài thông qua hình thức vay tín dụng ngân hàng hay tín dụng thương mại, nhưng DNNN thường nhận được rất nhiều ưu đãi của nhà nước như: tín dụng nhà nước,tín dụng ưu đãi, vốn vay của các ngân hàng thương mại quốc doanh…. Sau đây chúng ta đi tìm hiểu kỹ hơn về các nguồn vốn và các phương thức huy động vốn của DNNN. Nguồn vốn chủ sở hữu. a. Vốn góp ban đầu Khi DN được thành lập bao giờ chủ DN cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông - chủ sở hữu góp, khi nói đến chủ sở hữu của DN bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của DN đó,vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân DN. Đối với DN có 100% vốn nhà nước thì vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. Chủ sở hữu của các DN này là nhà nước. Đối với các công ty cổ phần mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn, thì vốn góp ban đầu là do các cổ đông đóng góp. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị số cổ phần mà họ nắm giữ. Nguồn vốn này có ưu điểm là tạo cho DN thế chủ động, có cơ sở để đưa ra các quyết định kịp thời để thực hiện mục tiêu của mình có hiệu quả mà không mất thời gian và không phải phụ thuộc bên ngoài. Tuy nhiên, nguồn vốn này lại bị hạn chế về quy mô, không đáp ứng được nhu cầu vốn lớn trong kinh doanh. Mặt khác, do nguồn vốn này không chịu sức ép về chi phí sử dụng vốn nên có thể có thái độ chủ quan, thiếu kiểm tra, giám sát, hoặc tư vấn của các chuyên gia nên có thể hiệu quả đầu tư không cao hoặc có những quyết định đầu tư không khôn ngoan b. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia Quy mô số vốn ban đầu của chủ DN là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của DN. Trong quá trình hoạt đông sản xuất kinh doanh, nếu DN hoạt động có hiệu quả thì sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được giữ lại để sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất của DN. Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia (nguồn vốn nội bộ) là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các DN, vì DN giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Rất nhiều DN coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng gia tăng. Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như DN đã và đang hoạt động thu được lợi nhuận và được phép tiếp tục đầu tư. Đối với DNNN thì việc tái đầu tư không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lời của bản thân DN mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của nhà nước Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận tái đầu tư liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm. đó là mối quan hệ giữa việc chi trả cổ tức và giữ lại lợi nhuạn để tái đầu tư. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi đó để chia lãi cổ phần,các cổ đông không được nhận tiền cổ tức nhưng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. c. Tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, DN có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Cổ phiếu là một chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hợp pháp và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập của công ty cổ phần. Đây là một kênh huy động tài chính dài hạn rất quan trọng cho DN thông qua mối liên hệ với thị trường chứng khoán. Trong các nước công nghiệp phát triển, thị trường chứng khoán là nơi hội tụ những hoạt động tài chính sôi động nhất của nền kinh tế. Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của DN. Để hiểu rõ những khía cạnh của việc phát hành cổ phiếu, cần hiểu rõ những đặc điểm của các loại cổ phiếu khác nhau Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu thông dụng nhất đồng thời là chứng khoán quan trọng nhất được trao đổi, mua bán trên thi trường chứng khoán. Đây là loại cổ phiếu có thu nhập không ổn định, lợi tức biến động tùy theo sự biến động lợi nhuận của công ty Theo quy định của luật chứng khoán điều kiện để chào bán cổ phiếu ra công chúng như sau: - DN phải có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ VND trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán. - Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Đây là hình thức huy động vốn hữu hiệu của DN. DN có thể linh hoạt hơn trong trong gia tăng quy mô vốn, có thể vay nguồn vốn lớn hơn rất nhiều mà không chịu sức ép trả tiền vốn, không bị ảnh hưởng bởi khả năng trả nợ tiếp theo. Hơn nữa, việc huy động vốn thông qua cơ chế thị trường sẽ yêu cầu tính minh bạch công khai rất cao, đó chính là yếu tố thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp tốt hơn, tránh được tình trạng sử dụng vốn lãng phí. Tuy nhiên cũng có những hạn chế, những ràng buộc cần được doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng như tỷ lệ cổ phần tối thiểu cần duy trì để giữ vững quyền kiểm soát,tránh nguy cơ bị thôn tính công ty. Cổ phiếu ưu tiên: là loại cổ phiếu phát hành có kèm theo một số điều kiện ưu tiên cho nhà đầu tư sở hữu nó. Thường chỉ chiểm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành. Tuy nhiên trong một số trường hợp việc sủ dụng cổ phiếu ưu tiên là thích hợp. Cổ phiếu ưu tiên có đặc điểm là nó thường có cổ tức cố định. Người chủ sở hữu cổ phiếu này có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông thông thường. Nếu số lãi chỉ đủ để trả cổ tức cho các cổ đông ưu tiên thì các cổ đông thường sẽ không được nhận cổ tức của kỳ đó. Các cổ phiếu ưu đãi có thể được chính công ty phát hành thu hồi lại(chuộc lại) khi công ty thấy cần thiết. Một vấn đề rất quan trọng cần đề cập khi phát hành cổ phiếu ưu tiên, đó là thuế. Khác với chi phí lãi vay được giảm trừ khi tính thuế thu nhập công ty, cổ tức của cổ phiếu ưu tiên sẽ được lấy từ lợi nhuận sau thuế. Đó chính là hạn chế của cổ phiếu ưu tiên Nợ và phương thức huy động nợ của DN: a. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Trong nền kinh tế quốc dân, không một DN nào không vay vốn ngân hàng hoặc tham gia các hoạt động tài chính mà ngân hàng thương mại cung cấp nếu DN đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Trong quá trình hoạt động, các DN thường vay ngắn hạn ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng,hoặc đầu tư theo chiều sâu của DN. Hiện nay ở Việt Nam thì hệ thống ngân hàng đã phát triển khá đa dạng và phong phú,tạo diều kiện thuận lợi cho các DN vay vốn phát triển bao gồm: 6 ngân hàng trực thuộc trung ương NH Ngoại Thương(vietcombank), NH Đầu Tư Phát Triển Việt Nam (BIDV), NH Phát Triển Việt Nam (VDB), NH Công Thương (Incombank), NH Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (agribank), NH Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long(MHB), 5 ngân hàng liên doanh, 35 ngân hàng thương mại cổ phần và 23 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Về mặt thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể được phân loại như sau: Vay dài hạn: từ 3 năm trở lên, có nơi tính từ 5 năm trở lên. Vay trung hạn: từ 1 năm đến 3 năm Vay ngắn hạn: dưới 1 năm Xét theo tính chất và mục dích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại cho vay thành các loại như: cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay đầu tư tài sản lưu động, cho vay để thực hiện dự án. Nguồn vốn này có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Đó là các điều kiện tín dụng, kiểm soát, của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn ( lãi suất) Điều kiện tín dụng: DN phải đáp ứng được những yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. DN khi vay vốn phải xuất trình hồ sơ vay vốn, tài sản thế chấp và những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Sự kiểm soát của ngân hàng: một khi doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng, doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Nói chung thì sự kiểm soát này không gây khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên trong một số trường hợp, điều đó cũng làm cho DN có cảm giác bị “kiểm soát”. Lãi suất vốn vay: lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất vốn vay ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời điểm. Nếu lãi suất vay vốn quá cao thì doanh nghiệp phải chịu chi phí sử dụng vốn lớn và làm giảm lợi nhuận thu được của doanh nghiệp b. Tín dụng thương mại ( vốn chiếm dụng của nhà cung cấp) Đây cũng là một nguồn vốn kinh tế tương đối quan trọng của DN. Nguồn vốn này xuất phát từ việc DN chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm),việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc DN có nguyên liệu, điện nước…để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có thể sử dụng số nguyên liệu, điện, nước, máy móc…để tiến hành sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác. Tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Hơn nữa, nó còn tạo một khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể ấn định khi hai bên ký kết hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh tế nói chung. Tuy nhiên, cần nhận thấy tính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ quá lớn. sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên phải chiếm dụng quá nhiều, quá lâu một khoản nợ nào đó, vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đối với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật. Tốt nhất nên có sự thỏa thuận về việc chiếm dụng vốn. Chi phí của việc sử dụng vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất của khoản vay, đó là chi phí lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Khi mua bán hàng hóa trả chậm, chi phí này có thể “ẩn” dưới hình thức thay đổi mức giá, tùy thuộc quan hệ và thỏa thuận cụ thể giữa các bên. Trong xu hướng hiện nay ở VN cũng như trên thế giới, các hình thức tín dụng ngày càng được đa dạng hóa và linh hoạt hơn, với tính chất cạnh tranh hơn. Do đó các doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của DN. c. Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành là lựa chọn trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của DN và tình hình thị trường tài chính. Vì nó có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Trước khi quyết định phát hành cần hiểu rõ đặc điểm và ưu nhược của mỗi loại trái phiếu. Hiện nay ở nhiều nước thường lưu hành những loại trái phiếu công ty như sau: Trái phiếu có lãi suất cố định: loại trái phiếu này thường được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất trong DN. Lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. Tính hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: Lãi suất của trái phiếu Kỳ hạn của trái phiếu Uy tín của DN Trái phiếu có lãi suất thay đổi: thực ra lãi suất của loại trái phiếu này phụ thuộc vào nguồn lãi suất quan trọng khác. Trong điều kiện có mức lạm phát khá cao và lãi suất thị trường không ổn định, DN có thể khai thác tính ưu việt của loại trái phiếu này. Tuy nhiên, loại trái phiếu này có một vài nhược điểm là DN không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, gây khó khăn cho việc lập kế hoạch tài chính, việc quản lý trái phiếu cũng đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do DN phải thông báo điều chỉnh lãi suất. Trái phiếu có thể thu hồi: tức là DN có thể mua lại trái phiếu vào một thời gian nào đó. Loại trái phiếu này phải được quy định rõ về thời gian và giá cả khi DN chuộc lại trái phiếu ngay từ đầu để khách hàng biết. Loại trái phiếu này có những ưu điểm như sau: có thể sử dụng như một cách điều chỉnh lượng vốn sử dụng, khi không cần thiết DN có thể mua lại các trái phiếu đó (giảm số vốn vay) và thay bằng nguồn tài chính khác. Trái phiếu có thể chuyển đổi: là loại trái phiếu cho phép nhà đầu tư có thể chuyển đổi thành một số lượng nhất định các cổ phiếu thường. Nếu thị giá cổ phiếu tăng lên thì người giữ trái phiếu có cơ may nhận được lợi nhuận cao. Hoạt động sử dụng các nguồn vốn đầu tư của DNNN. Trong nền kinh tế, mọi loại hình DNNN đều có thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực được nhà nước cho phép hoạt động như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ…DNNN sử dụng các nguồn vốn để tiến hành các dự án đầu tư. Hoạt động đầu tư chủ yếu của DNNN là: Mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh: việc mở rộng quy mô doanh nghiệp là nhu cầu cần thiết cho bất kỳ DN nào trong xu thế hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt như hiện nay. Đó là việc đầu tư cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm nâng tầm DN phát triển liên tục trong tương lai bao gồm: đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, áp dụng dây chuyền công nghệ vào sản xuất (đầu tư theo chiều sâu). Mở rộng quy mô sản xuất trên cơ sở điều kiện sẵn có của doanh nghiệp (đầu tư theo chiều rộng). hoạt động này thường chiếm trên 50% vốn ban đầu của DN. Tăng khả năng cạnh tranh cho DN: thông qua hoạt động nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ sẽ giúp DN tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của DN trên thị trường. Huy động nhiều vốn giúp DN mở rộng được mạng lưới phân phối, tăng hiệu quả lưu thông hàng hóa dẫn đến tăng thị phần cho sản phẩm của DN Vốn được sử dụng để chi cho hoạt động Marketing, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. đây là hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh giúp cho sản phẩm có thể đến với khách hàng. Hoạt động này diễn ra liên tục và sử dụng khoảng 5% vốn chi cho các hoạt động của DN. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực: trong nền kinh tế tri thức hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự thành công của DN. Một DN có chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ có nhiều tiềm năng để đưa DN đi lên và luôn phát triển. Việc thu hút nhân tài cho DN là một chiến lược quan trọng, cần sử dụng nhiều vốn để thu hút và giữ họ lại làm việc lâu dài cho DN mình. Hiện nay ở VN nhiều DN đã phối hợp với các trường đại học và dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực trong công tác quản lý cũng như đào tạo công nhân lành nghề. Bằng việc tài trợ hoặc các chương trình học bổng, sau khi tốt nghiệp xong thì những người được đào tạo sẽ quay trở lại làm việc cho Dn tài trợ đó. Đầu tư bổ xung hàng dự trữ: Phải duy trì một lượng hàng dự trữ bởi nó có tác dụng trong trường hợp thị trường thiếu hụt hàng hoá, khi đó việc sử dụng hàng dự trữ có tác dụng bình ổn giá cả cho thị trường và đồng thời DN chiếm cơ hội bán được nhiều hàng hoá hơn. Tạo cho DN thế chủ động, đáp ứng được nhu cầu thị trường và hoạt động một cách có hiệu quả, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường . Phải dự trữ nguyên liệu :vì tránh những điều kiện thiếu hụt nguyên liệu, đặc biệt trong điều kiện thị trường nguyên liệu có nhiều biến động như hiện nay thì đây là điều vô cùng cần thiết, nhằm duy trì hoạt động ổn định cho doanh nghiệp. Đây cũng là một mục đích quan trọng nữa của việc sử dụng quỹ đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Các hoạt động đầu tư khác: đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính, đầu tư tín dụng chứng khoán……các hoạt động này không tạo ra sản phẩm dịch vụ, nhưng nó mang lại một nguồn lợi nhuận đáng kể cho DN. Những nhân tố ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư trong DNNN Những nhân tố khách quan: Chính sách của nhà nước: Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động vốn của DN. Các chính sách này định hướng phát triển cho các DN, tạo điều kiện và khuyến khích cho DN huy động vốn. Mặt khác các chính sách của nhà nước còn yêu cầu các DN phải công khai minh bạch hơn trong tài chính, do đó nguồn vốn được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Ngoài ra, nguồn vốn từ phần lợi nhuận không chia còn bị ảnh hưởng của thuế thu nhập DN. Luật thuế thu nhập DN có quy định: mọi DN đều phải trích 30% lợi nhuận để nộp cho nhà nước. Ta có: Thu nhập sau thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập DN Mà nguồn vốn từ lợi nhuận không chia lại là một phần trong thu nhập sau thuế. Thị trường tài chính - Thị trường tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động vốn của DN. Nó là một kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh, giúp việc sử dụng vốn hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thị trường tài chính phát triển sẽ thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn và cung cấp các công cụ tài chính đa dạng cho các DN. Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc huy động vốn đầu tư của các DN - Lãi suất vốn vay trên thị trường vốn cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới việc DN lựa chọn sử dụng nguồn vốn vay nào cho phù hợp. Nếu lãi suất trên thị trường mà cao thì DN sẽ ưa thích sử dụng vốn chủ sở hữu hơn, nếu như lãi suất trên thị trường mà thấp thì DN sẽ thích dùng vốn vay hơn - Mức độ lạm phát: nếu mức độ lạm phát tăng cao, sức mua của đồng tiền giảm giá, tất nhiên DN sẽ không muốn tiền của mình bị mất giá dần theo thời gian. Do đó DN sử dụng vốn vay nhiều hơn, vừa tăng chi phí để giảm thuế thu nhập đồng thời sử dụng hạn chế tiền mặt. Tỷ giá hối đoái, giá nguyên vật liệu đầu vào, cũng ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của DN Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế: Để tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng của nền kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế, trong thời gian tới Việt Nam cần: Tăng cường phát triển sản xuất kinh doanh và thực hành tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. có các biện pháp hữu để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Đây vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện phát triển và là cơ sở đảm bảo việc gia tăng khả năng huy động các nguồn vốn Đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư phải xác định yếu tố hiệu quả là yêu cầu về mặt chất lượng của việc huy động vốn trong lâu dài. Với vai trò trung tâm điều chỉnh và định hướng quá trình đầu tư phát triển của nền kinh tế, hiệu quả của nguồn vốn đầu tư nhà nước phải đặc biệt chú trọng. Các dự án sử dụng vốn nhà nước phải được đánh giá trên các tiêu chuẩn hiệu quả, phải được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo thời hạn xây dựng, giá cả và chất lượng công trình. Cần hoàn thiện hơn nữa cơ chế về quản lý đầu tư. Tiếp tục cải cách DNNN, tăng cư._.ờng tính hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế này. Các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không được gây thêm gánh nặng nợ nần không trả được. Phải sử dụng nguồn vốn có hiệu quả trên cơ sở kiểm tra , quản lý chặt chẽ, chống lãng phí tiêu cực. Những nhân tố chủ quan - Tình hình kinh doanh của DN: chính tình hình kinh doanh của DN quyết định tới việc thu hút vốn đầu tư phát triển của DN đó. Khi lợi nhuận DN thu được cao thì DN càng có tiềm lực kinh tế để thu hút các nguồn hình thành vốn. Năng lực quản lý và sử dụng vốn của DN: nếu các nhà quản lý DN có năng lực thấp, thì sẽ sử dụng nguồn vốn DN không hợp lý, không mang lại hiệu quả cao, gây lãng phí nguồn lực, phân bổ nguồn vốn một cách dàn trải. Nói chung có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới quỹ đầu tư trong DN, có cả những nhân tố chủ quan lẫn nhân tố khách quan, đòi hỏi nhà nước phải có nhiều biện pháp quản lý nguồn vốn của mình, các DN cần phải tăng cường năng lực quản lý và năng lực chuyên môn để cho việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư được hiệu quả hơn. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DNNN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2007 I-THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DNNN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2007. Sau quá trình đổi mới, đến cuối năm 2006 cả nước còn khoảng 3720 DNNN các loại, hiện đang nắm giữ gần 70% tài sản cố định của quốc gia, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư của Nhà nước, 70% tổng vốn vay của các ngân hàng thương mại Nhà nước. Thế nhưng DNNN mới chỉ đóng góp 40% thu nhập GDP trong cả nước. Bảng 1a: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến 31/12 các năm giai đoạn 2001-2006 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 42288 62908 72012 91756 112950 131332 DNNN 5759 5363 4845 4597 4086 3720 DN ngoài nhà nước 35004 55237 64526 84003 105167 123392 DN có vốn đầu tư nước ngoài 1525 2308 2641 3156 3697 4220 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Bảng 1b: Số lượng DNNN đang hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến 31/12 các năm giai đoạn 2001-2006 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 5355 5363 4845 4596 4086 3720 DNNN trung ương 1997 2052 1898 1967 1825 1758 DNNN địa phương 3358 3311 2947 2629 2261 1962 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Về số lượng, tính đến cuối năm 2006, cả nước còn 3720 DNNN hoạt động, chỉ còn chiếm 3,6% tổng số doanh nghiệp còn hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Lao động làm viêc trong khu vực này cũng giảm mỗi năm từ 130-200 nghìn người. Năm 2006 còn chiếm 28,37%, nhưng nguồn vốn sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định và doanh thu, lợi nhuận nộp cho Ngân sách Nhà nước đều liên tục tăng và chiếm từ 36% đến 51%. -Lao động trong khu vực DNNN liên tục giảm trong những năm gần đây, năm 2000 với 59,1% lao động thuộc DNNN nhưng đến năm 2006 chỉ còn 28,4%. Lao động chuyển từ DNNN sang DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài nhiều ( đặc biệt là DN ngoài quốc doanh 29,4%-2000 đến 50,1%-2006). -Vốn sản xuất kinh doanh hàng năm của khu vực này tăng và vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang hoạt động trong nước. Với 67,1% năm 2000 đến năm 2006 vẫn chiếm 52,3% trong tổng cơ cấu vốn. -Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của DNNN tăng hàng năm,đặc biệt cao trong năm 2006 ( 486,6 nghìn tỷ đồng năm 2005, đến hết năm 2006 giá trị này đã tăng lên 811,7 nghìn tỷ đồng). Và vẫn chiếm phấn lớn trong cơ cấu giá trị tài sản và đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp. Bảng 2: So sánh số lao động, nguồn vốn,tài sản cố định và đầu tư dài hạn của các loại hình DN Loại hình DN Năm Số lao động bình quân một DN (người) Nguồn vốn bình quân một DN (tỷ đồng) Tài sản cố định và đầu tư dài hạn bình quân một lao động (triệu đồng) Tổng số 2001 76 24 121 2002 74 23 119 2003 72 23.9 125 2004 63 24 129 2005 55 24 153 2006 51 26 216 DNNN 2001 395 153 124 2002 421 167 137 2003 467 210.2 147 2004 490 265 160 2005 499 354 239 2006 513 475 426 DN ngoài quốc doanh 2001 30 4 38 2002 31 4 43 2003 32 5.2 50 2004 29 6 59 2005 28 7 66 2006 27 8 89 DN có vốn đầu tư nước ngoài 2001 243 133 332 2002 299 134 247 2003 326 139.6 245 2004 331 142 227 2005 330 143 221 2006 343 155 233 (Nguồn: Tổng cục thống kê) -Kết quả sản xuất kinh doanh: trừ những doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh,được hưởng nhiều chính sách đặc biệt là có kết quả và hiệu quả cao còn lại nhìn chung là thấp. Trong giai đoạn 2001-2005, doanh thu của DNNN chỉ tăng 9,1%/năm, trong đó năm 2005 chỉ tăng 7,2% với năm 2004. Tổng doanh thu thuần 2005 đạt 2.223.086 tỷ đồng tăng 27,03% so với năm năm 2004, bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng 28,72%/năm. Trong các ngành sản xuất - kinh doanh chính, công nghiệp tăng bình quân 31,26%, xây dựng: 29,51%, thương nghiệp 24,23%, vận tải 31,76%, khách sạn - nhà hàng 26,26%, các dịch vụ khác 39,96%. Còn nhiều doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và số DN này thuộc chủ yếu ngành nông nghiệp,giấy, dệt, cà phê… Tổng số lỗ của năm 2005 của các DNNN là 1.1919 tỷ đồng; số doanh nghiệp thua lỗ chiếm 19,5%, hoà vốn chiếm 8,8%. Tổng số luỹ kế tính đến cuối năm 2005 là 6549 tỷ đồng, tuy có giảm 8,7% so với năm 2004 nhưng lại tăng 20% so với năm 2000. Bảng 3: Kết quả kinh doanh của DNNN Năm Doanh thu thuần Lợi nhuần trước thuế Thuế và các khoản Ngân sách phải nộp 2001 482447 20146 52331,7 2002 621172 25959 57583 2003 678735 28192 53422,7 2004 724962 38282 53131,5 2005 858842 48877 64664,1 2006 1001104 62285 72990 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Đơn vị: Tỉ đồng II-THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DNNN TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2007. 1.Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2000-2007. 1.1.Thuận lợi-Khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn 1.1.1.Thuận lợi: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay thì kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt là sự có mặt của DNNN . DNNN là bộ phận của nền kinh tế nói chung, nhưng cũng là một bộ phận của kinh tế nhà nước, chính vì thế DNNN được hưởng nhiều chính sách ưu tiên hơn so với DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các nguồn vay vốn của DN nói chung như Ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng cũng ưu tiên cho DNNN khi vay vốn. Hiện nay,Việt nam đang là điểm hấp dẫn đầu tư đứng thứ 7 trên thế giới. Do điều kiện chính trị ổn định, không có chiến tranh…Đến tháng 11/2006 Việt nam gia nhập tổ chức thương mai quốc tế WTO, đồng thời ký hiệp định bình thường hoá quan hệ với Mỹ, từ đó nhiều chính sách kinh tế mở được thực hiện. Chính những điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế cũng như DNNN trong việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho việc huy động vốn cho DN như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp… 1.1.2.Khó khăn: 1.1.2.1. Nhà nước đang thắt chặt ngân sách dành cho DNNN Để tránh sự ỷ lại của các DNNN vào nguồn vốn của Nhà nước, Nhà nước đang có các chính sách thắt chặt ngân sách cho DNNN. Nhà nước khuyến khích các DNNN huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, cổ phần hoá DNNN… Tỷ trọng tín dụng cấp cho DNNN trong tổng tín dụng đang ngân hàng đã và đang giảm dần từ 52% (1998) xuống 36% (2003). Tuy nhiên, DNNN vẫn có được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các khoản vay chính sách như Quỹ hỗ trợ phát triển. 1.1.2.2.Hạn chế nguồn vốn tín dụng ngân hàng Khi vay vốn tín dụng ngân hàng, DN phải chịu một số điều kiện kèm theo như: điều kiện tín dụng, lãi suất vay vốn, sự kiểm soát của ngân hàng cho vay. Tuy nhiên không phải lúc nào DN cũng vay được vốn của Ngân hàng. Do nhiều nguyên nhân như: DN chưa đáp ứng được điều kiện cho vay của Ngân hàng ; khi mà DN vay được vốn của ngân hàng rồi thì cũng phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng có thể nghiêm trọng hay có thể không, nhưng cũng làm cho DN có cảm giác bị kiểm soát. Lãi suất vốn cho vay quá cao làm cho DN không đủ khả năng vay cũng như trả, điều này dẫn đến tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh và không thể trả lãi cho ngân hàng sau khi sản xuất kinh doanh. 1.1.2.3.Thị trường tài chính yếu kém Thị trường tài chính của Việt nam đã có những bước ngoặt cải cách về hệ thống thuế, đổi mới hệ thống ngân hàng và tiền tệ, xây dựng thị trường chứng khoán…Tuy nhiên thị trường tài chính của nước ta còn thiếu đồng bộ, bất cập trên cả 3 phương diện: cơ sở pháp lý, cơ chế vận hành và năng lực tổ chức. Thị trường tài chính chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Do nhiều chính sách không phù hợp với kinh tế thị trường mở cửa, như những rào cản đối với ngân hàng nước ngoài nên trên thị trường nên ngân hàng thương mại vẫn giữ thế khống chế thị trường. Thị trường chứng khoán được hình thành nhưng còn nhỏ bé và chưa trở thành nơi huy động vốn như mong muốn. Do thị trường tài chính không hiệu quả nên thị trường chứng khoán chưa phát triển được chính vì thế các nhà đầu tư vẫn ngại bỏ vốn vào. Hiện nay các ngân hàng thương mại vẫn chưa hoạt động theo nguyên tắc thương mại và thị trường triệt để. Hệ thống pháp luật về chứng khoán chưa đầy đủ, còn nhiều vướng mắc. Điều này làm cho hoạt động chứng khoán gặp khó khăn trong công tác quản lý. Thị trường trái phiếu của Việt nam nhỏ lẻ quy mô, giao dịch khó khăn do tính thanh khoản chưa tốt. Chi phí cho việc niêm yết trái phiếu vẫn còn cao, cơ sở của thị trường chứng khoán chưa đủ mạnh… Ngoài ra, do nhận thức chung của giới doanh nghiệp Việt nam về trái phiếu chưa cao nên việc thông tin, công bố thông tin cần được tiến hành chuyên nghiệp và có hiệu quả hơn. 1.2.Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007 1.2.1.Vốn góp ban đầu 1.2.1.1.Vốn được cấp từ ngân sách nhà nước Hiện nay, DNNN nắm giữ gần 50% vốn đầu tư của Nhà nước. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp là gần 400.000 tỷ đồng. 1.2.1.2.Vốn huy động từ nội bộ doanh nghiệp Nguồn vốn được huy động từ nội bộ của doanh nghiệp bao gồm: vốn của chủ doanh nghiệp, nguồn vốn được hình thành từ tích lũy lợi nhuận và bán cổ phiếu của các công ty con. Việc cổ phần hóa cũng mang về cho quỹ hỗ trợ, sắp xếp DN của các tập đoàn, tổng công ty. 1.2.1.3.Vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu Huy động ốn thông qua phát hành cổ phiếu là phương thức huy động vốn của các công ty cổ phần. Trong 2 năm gần đây thị trường chứng khoán ở Việt nam mới bắt đầu phát triển, kênh huy động vốn này mới phát huy được hiệu quả của nó. Các doanh nghiệp cổ phần hóa đã thu được nguồn vốn khá lớn thông qua hình thức này. 1.2.2.Vốn huy động thông qua cổ phần hóa Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là giải pháp quan trọng nhất của quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Ngay trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và nhiều biện pháp chỉ đạo triển khai thực hiện rất tích cực tiến trình đổi mới, sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước này. Bảng 4: số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước Năm Số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước Tốc độ tăng số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước năm sau so với năm trước (%) 2000 305 2001 470 54,1 2002 557 18,7 2003 669 19,9 2004 815 21,8 2005 1096 34,5 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Về vốn sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần có vốn nhà nước đến 31 tháng 12 hằng năm đã từ 10.417 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2000 lên 109.520 tỷ ở thời điểm cuối năm 2005; sau 5 năm đã tăng thêm 99.103 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng lên 19.821 tỷ; tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là gấp 10,5 lần và bình quân mỗi năm tăng 65,6%. Về doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần có vốn nhà nước hằng năm đã từ 10.275 tỷ đồng năm 2000 lên 103.887 tỷ trong năm 2005; sau 5 năm đã tăng thêm 93.592 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 18.718 tỷ; tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 10,1 lần và bình quân mỗi năm tăng lên 61,1%. Qua cổ phần hóa đã làm tăng quy mô vốn của DNNN, tăng vốn điều lệ của DNNN. 1.2.3.Vốn vay tín dụng ngân hàng thương mại Đây là một phần quan trọng Và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng vốn mà các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang thu hút. Nó chiếm khoảng trên 20% nguồn vốn của doanh nghiệp và có su hướng ngày càng tăng. Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước vẫn là khách hàng chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhà nước, chiếm trên 30% tổng số vốn cho vay. Đây là một con số đang làm đau đầu các nhà hoặc định chính sách vì việc cách ngân hàng huy động vốn có thời hạn ngắn để cho các doanh nghiệp nhà nước vay đầu tư vào các công trình lớn là một điều vô cùng nguy hiểm mang tính rủi ro cao nhất là khi mà chúng ta đã gia nhập vào WTO, việc can thiệp cùa nhà nước vào thị trường không còn được như trước. Các DN ngoài quốc doanh, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng thương mại, thì DNNN lại được ưu tiên rất nhiều khi vay vốn. Thủ tục vay không rườm rà, không có nhiều điều kiện đi kèm, đa số DNNN khi đi vay đều vay được. Mặt khác, Nhà nước còn có những yêu cầu đối với ngân hàng thương mại phải tạo điều kiện cho DNNN khi vay vốn. Lãi suất vay của DNNN luôn ở mức ưu đãi. Chính vì thế vốn vay tín dụng ngân hàng thương mại đang là kênh quan trọng trong việc huy động vốn của DNNN. Tuy nhiên, hiện nay trong nền kinh tế thị trường, DNNN ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém..Hoạt động của DN không còn hiệu quả, khả năng tạo ra lợi nhuận kém, khả năng chi trả không còn được đảm bảo, bên cạnh đó cơ chế quản lý của DNNN ngày càng bất cập với thực tế trong thời kỳ mở của hiện nay. Chính vì thế các ngân hàng thương mại đang hạn chế việc cho các DNNN vay vốn. Hiện nay, các ngân hàng không còn cạnh tranh nhau trong việc cho các DNNN nhà nước vay vốn nữa. Dư nợ cho vay của các DNNN đang giảm dõ dệt. Vào thời điểm cuối năm 2005 thì dư nợ cho vay của các DNNN tại các ngân hàng trong địa phận Hà nội là 42.170 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,6%/ tổng số dư nợ. Đến năm 2007 thì số dư này chỉ còn 41.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 41%/tổng số dư nợ. Việc không có được dự tin cậy của các ngân hàng thương mại đang gây khó khăn rất lớn cho các DNNN. Muốn lấy lại sự tin cậy đó thì DNNN phải có những cải cách đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh, cải cách bộ máy… 1.2.4.Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Trong những năm gần đây, thị trường trái phiếu của các DN đang có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, và việc phát hành trái phiếu đang là lựa chọn hấp dẫn ho DN trong việc huy động vốn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN phát hành trái phiếu trong nước và nước ngoài, Nhà nước đã ban hành Nghị định 52 cho phép tất cả các DN được huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Sau 6 tháng thực hiện, DN đã huy động được 6.000 tỷ đồng, trong đó phải kể đến Tập đoàn Điện lực Việt nam huy động được 5.000 tỷ đồng. Số lượng DN phát hành trái phiếu cũng tăng đáng kể, năm 2005 chỉ có 2 DN phát hành với giá trị khoảng 1.600 tỷ đồng, năm 2006 số DN tăng lên 6 DN và giá trị trái phiếu khoảng 11.000 tỷ đồng, và trong năm 2007 đã có 12 DN phát hành cổ phiếu với 17 đợt phát hành có giá trị 20.000 tỷ đồng. Nhiều DN phát hành với mức lãi suất hấp dẫn: trái phiếu Vincom kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10,3% phát hành tháng 10/2007, trái phiếu Nam Triệu kỳ hạn 2 năm lãi suất 8,95%/năm phát hành tháng 4/2007… 2.Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN trong giai đoạn 2001-2007 DNNN được nhiều ưu đãi của Nhà nước, nhưng lại hoạt động kém hiệu quả. Vì đâu mà DNNN lại hoạt động kém hiệu quả như vậy? Câu trả lời mà các nhà kinh tế đề ra là : DNNN đã và đang đầu tư một cách dàn trải, thất thoát, thiếu đồng bộ, lãng phí vốn nhiều. Trước đây, khi chúng ta chưa gia nhập WTO, thị trường chứng khoán chưa sôi động, các DNNN chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực mà DN đang đảm nhiệm, nhưng do các yếu tố khách quan và chủ quan như cơ sở hạ tầng, cơ cấu quản lý, chất lượng nguồn nhân lực còn kém nên việc đầu tư và sử dụng vốn không hiệu quả. Vốn bỏ ra nhiều nhưng kết quả không tương xứng với đầu tư. Vấn đề đặt ra ở đây chính là thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Đặc biệt là các DNNN trong ngành xây dựng, việc thất thoát lãng phí vốn đầu tư là điều khó tránh, nhất là đối với các công trình đòi hỏi thời gian thực hiện dài. Do các bộ luật về đầu tư ở nước ta còn hạn chế, rườm rà, nhiều thủ tục hành chính…đã kéo dài thời gian phê duyệt dự án, từ quyết định đấu tư đến thực hiện là một khoảng thời gian dài. Mà đối với một dự án thì thời gian là vấn đề quan trọng nhất. Có thể có dự án vừa mới hoàn thành xong thì đã lạc hậu. Chúng ta đã thấy rất nhiều công trình đang còn dang dở, hay đã ngừng thực hiện nhiều năm, vấn đề gặp phải ở đây là tình trạng thiếu vốn. Điều này cũng do yếu tố trong tổ chức quản lý của ngành xây dựng – ngành đang tồn tại nhiều tiêu cực như: sử dụng vật liệu không đúng quy định, bỏ qua các khâu quản lý… Biểu hiện cụ thể nhất trong yếu kém đầu tư là đầu tư dàn trải, sủ dụng kém hiệu quả của nguồn vốn nhà nước. Nhiều DN đầu tư kinh doanh theo phong trào, không đầu tư theo lĩnh vực, ngành nghề mình đảm nhiệm mà lại nhảy sang hoạt động khác. Tình trạng các DN đua nhau kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản…đã tạo ra những kết quả không như ý muốn, thậm chí còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong các khu vực này. Một số tập đoàn, TCT đã đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm, hoặc mua bán cổ phiếu trên thị trường với một số lượng vốn khá lớn. Theo báo cáo của 70 tập đoàn, TCT thì có tới 28 đơn vị hoạt động đầu tư chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm với giá trị đầu tư lên đến 23.344 tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn sở hữu và 20% tổng vốn đầu tư ra bên ngoài. Cụ thể, Tập đoàn Dầu khí đầu tư vào Ngân hàng 1.100 tỷ đồng, cong ty chứng khoán 76,5 tỷ đồng, công ty tài chính 4.005 tỷ đồng, công ty bảo hiểm 570 tỷ đồng, quỹ đầu tư 29 tỷ đồng, tổng cộng là 5.780 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tình trạng DNNN lập quá nhiều công ty con, công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngày càng phổ biến. Như Tổng công ty Thuốc lá; Giấy; Dệt may; Công nghiệp Tàu thủy đầu tư vào rượu bia, công nghiệp thực phẩm; Tổng công ty Xây dựng công nghiệp đầu tư vào Thủy điện, nhiệt điện… Theo các chuyên gia thì xu hướng đa ngành xuất phát từ một thực tiễn là các tập đoàn đang thay đổi hương kinh doanh sang những ngành không thuộc kĩnh vực, ngành nghề của DN nhưng đem lại lợi nhuận cao, nhanh chóng như bất động sản, ngân hàng,bảo hiểm và chứng khoán. Thậm chí còn có các DN bán bớt cổ phần tại các đơn vị sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận để đi đầu tư và xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê… Đầu tư tràn lan, chạy theo lợi nhuận trước mắt. “Thực tế hiện nay, nhiều DN nhẽ ra phải tập trung nguồn lực, tài chính, con người tập trung cho hoạt động chính để phát huy lợi thế cạnh tranh, nhưng họ lại nhìn những lợi ích trước mắt, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực khác không phải lĩnh vực chính của họ. Điều đó dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả không cao.” ( theo ông Vũ Viết Ngoạn -Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội) Nhiều tập đoàn kinh tế hiện nay bỏ nhiều vốn ra để thành lập ngân hàng, công ty cổ phần chứng khoán, siêu thị… Họ chạy theo mục đích lợi nhuận trước mắt mà không tập trung vào phát triển ngành nghề, lĩnh vực chính của mình. Vào cuối năm 2006, thị trường chứng khoán đang lên cơn sốt thì rất nhiều công ty chứng khoán được thành lập. Trong thời gian này cũng có nhiều công ty chứng khoán khác ra đời như : “Chứng khoán dầu khí”, “Chứng khoán tàu thủy”… EVN cũng là một trong những Tập đoàn kinh tế nhà nước đi đầu trong lĩnh vực đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán… Khi các tập đoàn đa ngành như vậy có thể gặp phải rủi ro. Thứ nhất, khi tập đoàn đi vào những ngành không có thế mạnh, đang cạnh tranh quyết liệt thì không thể đảm bảo là họ sẽ thành công. Thứ hai, họ không tập trung đầu tư vào ngành cốt lõi hay những ngành chinh của họ, những lĩnh vực này không được củng cố trong khi sức ép của thị trường trong nước và quốc tế ngày càng cao. Tập đoàn kinh tế nhà nước là DN nắm nhứng ngành huyết mạch trong nền kinh tế, trong trường hợp đầu tủ tràn lan không có hiệu quả, không những gây tổn thất cho DN mà còn có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. III.KẾT QUẢ VÀ CÁC TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DNNN 1)Kết quả hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN a)Quy mô vốn ngày càng cao Trong quá trình phát triển,DN đã có sự sắp xếp,phân bố lại theo đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và nhà nước.Số lượng các DNNN liên tục giảm về số lượng trong những năm qua, đặc biệt là giảm mạnh trong các năm gần đây(năm 2001là 5355 DN,năm 2006 là 3720,đến năm 2007 chỉ còn gần 3000), cho nên tỷ trọng của các DN này đã giảm từ 13,62% năm 2000 xuống chỉ còn 3,61% trong năm 2005. Tuy nhiên, ở đây cũng cần nói thêm rằng, tuy giảm cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng, nhưng các DNNN vẫn là những DN có quy mô lao động lớn và không ngừng tăng (năm 2000 là 363 lao động/DN; năm 2005 tăng lên 499 lao động/DN) và vốn bình quân của mỗi DN cũng không ngừng tăng (năm 2000 là 130 tỷ đồng/DN:năm 2001 là 153 tỷ đồng/DN ; năm 2005 đạt 355 tỷ đồng/DN,năm 2006 là 475 tỷ đồng/DN). Mặt khác, các DNNN hiện chủ yếu đang hoạt động trong các ngành như: công nghiệp chiếm 30,6%; xây dựng 17,3%; nông lâm nghiệp và thuỷ sản 14,0%; thương nghiệp 16,3%... Bảng 5: Một số chỉ tiêu về doanh nghiệp NN 2001 2002 2003 2004 2005 - Số doanh nghiệp nhà nước (DN) 5355 5363 4845 4596 4086 - Tỷ trọng (%) 10,36 8,53 6,73 5,01 3,61 - Số lao động DN nhà nước (người) 2114324 2259858 2264942 2249902 2040859 - Tổng số vốn DN nhà nước (tỷ VNĐ) 781705 858560 932942 1128483 1338255 - Giá trị TSCĐ DNNN (tỷ VNĐ) 263153 309084 332077 359952 487210 - Doanh thu thuần DN nhà nước (tỷVNĐ) 460029 611167 666202 708045 838396 Bảng 6 : Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước phân theo nguồn vốn Tổng số Chia ra Vốn ngân sách Nhà nước Vốn vay Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước Nguồn vốn khác Giá thực tế Tỷ đồng 1995 30447 13575 6064 3700 7108 1996 42894 19544 8280 6329 8741 1997 53570 23570 12700 8996 8304 1998 65034 26300 18400 11522 8812 1999 76958 31763 24693 13362 7141 2000 89418 39006 27784 14587 8040 2001 101973 45607 28707 18055 9604 2002 112238 49685 34956 15597 12000 2003 125128 55541 39033 21554 9000 2004 147500 69100 45300 25100 8000 2005 175000 81600 53800 30300 930 b) Vốn sản xuất kinh doanh tăng. Vốn sản xuất kinh doanh trong khối doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua vẫn tăng liên tục qua các năm, thể hiện qua bảng sau : Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng số(tỷ đồng) Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 781705 858560 932943 1128484 133825 1601109 221655 234846 226752 306752 317221 380291 28.36 27.35 24.28 27.18 23.7 23.75 Bảng7:Quy mô vốn của doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm cuối năm 2004 Vốn Phân theo quy mô vốn Dưới 0,5 tỷ đồng Từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng Từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng Từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng Từ 200 đến dưới 500 tỷ đồng Từ 500 tỷ đồng trở lên 4596 35 31 509 516 1663 1238 401 203 Cơ cấu (%) trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước 5.01 0.15 0.19 1.55 7.07 20.11 42.63 52.83 50.37 Mức vốn sản xuất kinh doanh phổ biến từ 10 đến dưới 200 tỷ.Vốn nhà nước trong các doanh nghiệp tăng bình quân 10% / năm. Số vốn nhà nước bình quân tại một doanh nghiệp cuối năm 2004 vào khoảng 74 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2002. c) Lợi nhuận giữ lại tăng . Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 doanh thu tăng bình quân 11,2 %/ năm, lợi nhuận tăng bình quân 22%/ năm. Đây là 1 tín hiệu tốt của doanh nghiệp nhà nước vì lợi nhuận giữ lại là 1 phần của lợi nhuận doanh nghiệp sau khi trừ đi phần thuế nộp cho nhà nước và chi cổ tức ở các công ty cổ phần, Nó trực tiếp làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp tạo sự chủ động và an toàn cho các mục tiêu đầu tư trong tương lai của doanh nghiệp d)Vốn tham gia liên doanh liên kết. Việc thu hút vốn liên kết giữa các doanh nghiệp nhà nước và giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, các công ty, tập đoàn nước ngoài đang ngày một phát triển. Thể hiện bằng các con số cụ thể: Từ năm 2002 đến năm 2006 lượng vốn lưu chuyển giữa các doanh nghiệp nhà nước trung bình vào khoảng 2’340’000 tỷ đồng, từ các doanh nghiệp tư nhân khoảng 450000 tỷ, từ FDI khoảng 8 Tỷ USD. Qua những con số trên ta thấy lượng vốn lưu chuyển giữa các doanh nghiệp trong nước vẫn còn thấp việc huy động vốn liên doanh vẫn chủ yếu là từ nước ngoài cho thấy mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhà nước còn lỏng lẻo e)Vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Đây là một phần quan trọng Và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng vốn mà các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang thu hút. Nó chiếm khoảng trên 20% nguồn vốn của doanh nghiệp và có xu hướng ngày càng tăng Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước vẫn là khách hàng chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhà nước, chiếm trên 30% tổng số vốn cho vay. Đây là một con số đang làm đau đầu các nhà hoặc định chính sách vì việc cách ngân hàng huy động vốn có thời hạn ngắn để cho các doanh nghiệp nhà nước vay đầu tư vào các công trình lớn là một điều vô cùng nguy hiểm mang tính rủi ro cao nhất là khi mà chúng ta đã gia nhập vào WTO, việc can thiệp cùa nhà nước vào thị trường không còn được như trước f)Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp Tuy DNNN có tiềm lực lớn, được ưu đãi nhiều,có vốn đầu tư lớn nhất,vốn đầu tư cũng nhiều nhất đầu tư lớn từ phía Nhà nước nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với đầu tư của nhà nước và lượng vốn bỏ ra.Theo số liệu thống kê, đến năm 2007 cả nước còn gần 3.000 doanh nghiệp nhà nước các loại, đang nắm giữ 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư của Nhà nước, 70% tổng vốn vay các ngân hàng nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước...Thế nhưng, hàng năm khối doanh nghiệp nhà nước mới chỉ đóng góp khoảng 40% thu nhập trong GDP của cả nước.Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán 277/523 DN thuộc 21 tổng công ty, tổ chức tài chính - ngân hàng công bố năm 2006 về kết quả hoạt động năm 2005 cho thấy, có 76,5% DN được kiểm toán có lãi với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân là 19,2%, chỉ có 23% số DN thua lỗ. Đây là điều gây ngạc nhiên lớn bởi theo Báo cáo kiểm toán 2005 về kết quả hoạt động năm 2004 thì hầu hết các tổng công ty, tập đoàn kinh tế của Nhà nước có tỷ suất lợi nhuận chỉ là 0,5%. Các ý kiến cho rằng hiện còn nhiều DNNN chưa kiểm toán có lãi, nhưng lợi nhuận vẫn thấp hơn lãi suất ngân hàng, nhiều doanh nghiệp sống dựa vào việc cho thuê mặt bằng, còn kinh doanh thực tế không hiệu quả. Dẫu được hưởng hầu hết mọi ưu ái nhưng tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh của DNNN chỉ bằng 1/3 so với DN có vốn đầu tư nước ngoài và tỷ lệ nộp vào ngân sách cũng chưa cao: trong năm 2005, nộp ngân sách của các DNNN chỉ tăng có 49%, trong khi đó, con số này của các DN ngoài quốc doanh là 137%. Bảng8:Hiệu quả sử dụng vốn của DNNN so Với DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài Loại hình DN Năm Tỷ suất lợi nhuận Trên vốn sản xuất kinh doanh Trên doanh thu Toàn bộ DN trong nền kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005 2006 3.777 4.32 4.535 4.85 4.35 4094 5.406 5.134 5.368 5.99 5.23 6.12 DNNN 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2.453 2.9 2.768 3.15 3.21 3.52 4.176 4.179 4.154 5.27 5.4 6.22 DN ngoài quốc doanh 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2.277 2.311 2.146 1.62 1.49 2.01 1.343 1.504 1.492 1.25 1.21 1.74 DN có vốn đầu tư nước ngoài 2001 2002 2003 2004 2005 2006 8.74 9.991 11.598 13.04 11.25 13.15 13.019 16.612 14.602 15.37 11.82 14.19 Bảng9:Kết quả kinh doanh của DNNN so với DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài Loại hình DN Năm Doanh thu thuần bình quân 1 lao động(triệu đồng) Tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu(%) Toàn bộ DN trong nền kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005 2006 238 260 281 303 356 409 9.23 9.04 7.56 8.1 7.28 7.0 DNNN 2001 2002 2003 2004 2005 2006 228 275 300 323 421 525 10.85 9.27 7.87 7.76 7.88 7.29 DN ngoài quốc doanh 2001 2002 2003 2004 2005 2006 206 214 237 260 289 339 2.7 3.25 3.4 3.51 3.49 2.98 DN có vốn đầu tư nước ngoài 2001 2002 2003 2004 2005 2006 368 327 341 365 411 420 14.82 17.75 16.52 12.74 14.12 13.76 Theo xếp loại của Bộ tài chính,trong tổng số DNNN được xếp hạng thì chỉ có 44,4% xếp loại A,39.5 xếp loại B,16.1% xếp loại C Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước thì hiện các DNNN đang nợ hơn 20.000 tỷ đồng, trong đó khoảng hơn 10.000 tỷ đồng là nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ trên vốn của DNNN nhìn chung còn quá cao. Đặc biệt, nhiều công ty có số nợ phải trả gấp 5 lần vốn nhà nước tại công ty. Có công ty vay gấp hơn 20 lần vốn tự có nên khả năng thanh toán nợ rất thấp, rủi ro cao.Các DNNN chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ tín dụng và đầu tư xã hội cụ thể là hơn 50% vốn đầu tư nhà nước,70% tổng dư nợ quốc gia và hơn 80% tổng dư nợ tín dụng..Nhiều DNNN hiện chỉ sử dụng 50% hiệu suất tài sản,số còn lại là sự lãng phí mà không thể tính được. g)Kết quả thu được từ cổ phần hoá Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn là sự quan tâm lớn của dư luận. Đặc biệt là các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, như: IMF, WB, ADB và tổ chức phát triển của Liên hợp quốc UNDP… luôn khuyến cáo Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh việc sắp xếp lại các DNNN. Một trong số các giải pháp quan trọng sắp xếp lại các DNNN đó là tiến hành cổ phần hoá. Nếu như trong nhiều năm trước đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6109.doc
Tài liệu liên quan