Tình hình phát sinh gây hại của một số sâu hại chính trên lúa và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) vụ xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình

Tài liệu Tình hình phát sinh gây hại của một số sâu hại chính trên lúa và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) vụ xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình: ... Ebook Tình hình phát sinh gây hại của một số sâu hại chính trên lúa và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) vụ xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình

doc121 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3730 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tình hình phát sinh gây hại của một số sâu hại chính trên lúa và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) vụ xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- PHẠM THỊ THU HIỀN TÌNH HÌNH PHÁT SINH GÂY HẠI CỦA MỘT SỐ SÂU HẠI CHÍNH TRÊN LÚA VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRONG HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) VỤ XUÂN 2009 TẠI YÊN KHÁNH, NINH BÌNH LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật  Mã số : 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG THỊ DUNG Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng hay công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Hiền LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện đào tạo Sau đại học, khoa Nông học, Bộ môn Côn trùng Hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc đến: PGS.TS Đặng Thị Dung - Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này; Các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên thuộc Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; Các Lãnh đạo Chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Yên Khánh, Tập thể các gia đình xã viên xã Khánh Nhạc. Để hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của những người thân trong gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao quý đó. Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Hiền MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật HTX Hợp tác xã ND Nông dân NN Nông nghiệp NDSXĐT Nông dân sản xuất đại trà NSC Ngày sau cấy PHĐ Phân hoá đòng SRI Hệ thống thâm canh lúa cải tiến T2, T3,...T5 Tháng 2, 3,...tháng 5 TKSK Tượng khối sơ khởi TLH Tỷ lệ hại DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Quy trình bón phân trên ruộng SRI và ruộng nông dân sản suất đại trà vụ xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình 40 4.1. Thành phần sâu hại lúa và mức độ bắt gặp chúng trên lúa xuân 2009 tại Yên Khánh - Ninh Bình 48 4.2. Thành phần thiên địch của sâu hại lúa và mức độ bắt gặp chúng trên lúa xuân 2009 tại Yên Khánh - Ninh Bình 53 4.3. Thời gian phát sinh các lứa sâu cuốn lá nhỏ trong vụ xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình 56 4.4. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng SRI và ruộng nông dân lúa xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình 57 4.5. Diễn biến sâu non CLN bị ký sinh trên ruộng SRI và ruộng nông dân vụ xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình 60 4.6. Tỷ lệ các loài sâu đục thân lúa xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình 62 4.7. Thời gian phát sinh các lứa sâu đục thân hai chấm 63 4.8. Diễn biến tỷ lệ dảnh héo/bông bạc trên ruộng SRI và ruộng nông dân vụ xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình 64 4.9. Tỷ lệ trứng sâu đục thân lúa hai chấm bị ký sinh 67 4.10. Thời gian phát sinh các lứa rầy hại lúa xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình 68 4.11. Diễn biến mật độ rầy các loại trên ruộng SRI và ruộng nông dân vụ xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình 69 4.12. Diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng SRI và ruông nông dân vụ xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình 73 4.13. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên ruộng SRI và ruông nông dân vụ lúa xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình 76 4.14. Diễn biến mật độ bọ ba khoang trên ruộng SRI và ruộng nông dân vụ lúa xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình 78 4.15. Hạch toán hiệu quả kinh tế trên ruộng ứng dụng SRI và ruộng nông dân 81 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Một số hình ảnh về ruộng SRI 42 4.1. Sâu non sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee 50 4.2. Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee 50 4.3. Sâu non sâu đục thân hai chấm Scirpophaga incertulas Walker 50 4.4. Trứng sâu đục thân hai chấm Scirpophaga incertulas Walker 50 4.5. Sâu non sâu đục thân 5 vạch đầu nâu Chilo suppressalis Walker 50 4.6. Trưởng thành sâu đục thân hai chấm Scirpophaga incertulas Walker 50 4.7. Sâu non sâu đục thân 5 vạch đầu đen Chilotraca auricilia Dudg 51 4.8. Bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg 51 4.9. Bọ rùa đỏ Micrarpis discolor (Fabr). 54 4.10. Nhện lưới Argiope catenulata sp 54 4.11. Nhện linh miêu Oxyopes Javanus Thorell 54 4.12. Nhện lycosa Lycosa pseudoannulata Boes. et Strand 54 4.13. Muồm muỗm xanh Conocephanus chinensis Rettenbacher 54 4.14. Chuồn chuồn kim Agriocnemis fermina sp. 54 4.15. Bọ đuôi kìm Euborellia satali sp 55 4.16. Bọ ba khoang Ophionea interstitialis 55 4.17. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên ruộng SRI và trên ruộng nông dân sản xuất đại trà v ụ xuân 2009 tại Yên Khánh - Ninh Bình 59 4.18. Diễn biến sâu non C.medinalis bị ký sinh trên ruộng SRI và trên ruộng nông dân sản xuất đại trà vụ xuân 2009 tại Yên Khánh - Ninh Bình 61 4.19. Tỷ lệ các loài sâu đục thân lúa xuân 2009 tại Yên Khánh - Ninh Bình 62 4.20. Diễn biến tỷ lệ dảnh héo, bông bạc trên ruộng SRI và ruộng nông dân sản xuất đại trà vụ xuân 2009 tại Yên Khánh - Ninh Bình 66 4.23. Tỷ lệ ổ trứng sâu đục thân hai chấm bị ký sinh trên ruộng SRI và ruộng nông dân sản xuất đại trà vụ xuân 2009 tại Yên Khánh - Ninh Bình 67 4.21. Diễn biến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng trên ruộng SRI và ruộng nông dân sản xuất đại trà vụ xuân 2009 tại Yên Khánh - Ninh Bình 71 4.22. Diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng SRI và ruộng nông dân vụ xuân 2009 tại Yên Khánh - Ninh Bình 74 4.23. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên ruộng SRI và ruông nông dân vụ xuân 2009 tại Yên Khánh Ninh Bình 77 4.24. Diễn biến mật độ bọ ba khoang trên ruộng SRI và ruộng nông dân vụ xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình 79 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta. Lúa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lương thực cho nhân dân. Trong những thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới ở nước ta thì sản xuất lúa gạo nổi lên như một kỳ tích. Bằng sự cố gắng vượt bậc của các nhà khoa học, các nhà tổ chức quản lý và toàn thể bà con nông dân đã đưa Việt Nam từ một nước thiếu gạo triền miên trở thành một cường quốc xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trong những năm qua việc sản xuất lúa gạo ở nước ta còn nhiều bất cập. Chi phí cho giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, năng lượng nước tưới cao, đồng thời với tập quán canh tác cấy quá dầy, cấy nhiều dảnh/khóm, lạm dụng phân bón vô cơ, đặc biệt là phân đạm, bón quá nhiều, bón không cân đối giữa đạm, lân và kali, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không theo nguyên tắc 4 đúng. Do vậy mà chi phí sản xuất tăng, nguy cơ bùng phát dịch hại lớn, ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khoẻ cộng đồng. Trong thời gian tới, lúa vẫn là cây lương thực quan trọng. Vì vậy mà thâm canh lúa là rất cần thiết, song việc thâm canh vừa phải đảm bảo tăng năng suất, vừa phải có hiệu quả bền vững. Từ năm 2003 đến nay, với sự tài trợ của chương trình IPM DININA, cục Bảo vệ thực vật đã kết hợp với các nhà khoa học của Viện Thổ nhưỡng - Nông hoá, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế cùng nông dân và cán bộ bảo vệ thực vật của 12 tỉnh phía Bắc triển khai nhiều chương trình thực nghiệm đồng ruộng có sự tham gia của nông dân để khẳng định khả năng ứng dụng hệ thống của biện pháp thâm canh tổng hợp đối với lúa cấy để có “cây lúa khoẻ” giảm nguy cơ gây hại của sâu bệnh, ảnh hưởng của ngoại cảnh, tiến tới một nền sản xuất lúa theo hướng bền vững, an toàn và hiệu quả, trong đó chú trọng đến kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý, hiệu quả; kỹ thuật cấy mạ non với mật độ phù hợp và kỹ thuật tưới nước khô ướt xen kẽ để làm thông thoáng đất định kỳ. Hệ thống thâm canh lúa nói trên gọi là hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI). SRI (System of Rice intensification) do nhà khoa học người Pháp Fr.Laulaniere giới thiệu tại Madagascar những năm 1980 sau đó được tiến sĩ Norman Uphoff thuộc viện quốc tế về lương thực, nông nghiệp và phát triển của trường Đại học Cornel (Hoa Kỳ) phổ biến rộng rãi. Hiện SRI đang được đánh giá là kỹ thuật thâm canh đầy triển vọng tại 30 nước, bởi nó thoả mãn được cả hai mục tiêu là đạt hiệu quả kinh tế cao và phát triển nông nghiệp bền vững (Báo Điện Biên Phủ- 9/9/09). Hệ thống thâm canh lúa cải tiến là sự tăng cường tính ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp, đề cao nguyên tắc trồng cây khoẻ, kết hợp các biện pháp canh tác, quản lý dinh dưỡng, quản lý nước và kỹ thuật gieo cấy. Cụ thể: gieo mạ thưa, cấy mạ non, cấy 1 dảnh trên khóm, bón phân theo giai đoạn sinh trưởng và mầu sắc lá của cây, rút kiệt nước một số giai đoạn, phòng trừ sâu bệnh theo phân tích hệ sinh thái. Hệ thống này đã được triển khai và thực hiện thành công ở một số tỉnh phía Bắc. ứng dụng của hệ thống thâm canh lúa cải tiến đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận năm 2007 và được triển khai tới hầu hết các tỉnh phía Bắc. Một số địa phương đi đầu trong việc áp dụng SRI là Hà Tây, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định... Năm 2005 hệ thống thâm canh lúa cải tiến được áp dụng trên quy mô 2 đến 5 ha trên một điểm tại 14 tỉnh trên cả nước, năm 2006 có 17 tỉnh với 3450 nông dân tham gia. Năm 2007 mô hình ứng dụng trên diện rộng từ 5 đến 100 ha đã được triển khai ở nhiều huyện của Hà Tây. Hệ thống thâm canh lúa cải tiến bước đầu cho kết quả: lượng thóc giống giảm 70% so với ruộng của nông dân, lượng phân đạm giảm 20% đến 25%, năng suất tăng bình quân từ 9% đến 15%. Do cây lúa khoẻ nên khả năng kháng sâu bệnh tốt làm giảm lượng thuốc phòng chống sâu bệnh, một số mô hình đã không sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh lúa vẫn cho năng suất cao và chất lượng tốt. Kết quả bước đầu ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến cho thấy hệ thống kỹ thuật này thực sự có ý nghĩa trong canh tác lúa bền vững. Để góp phần đạt được ý nghĩa khoa học của hệ thống thâm canh lúa cải tiến, được sự nhất trí của bộ môn côn trùng Trường Đại học Nông Nghiệp I và Chi cục Bảo vệ thực vật Ninh Bình chúng tôi thực hiện đề tài: “Tình hình phát sinh gây hại của một số sâu hại chính trên lúa và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) vụ xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình”. 1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích của đề tài Trên cơ sở điều tra thành phần sâu hại lúa, diễn biễn mật độ của các loài sâu hại chính (sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân hai chấm) và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến tại Yên Khánh - Ninh Bình để bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế, đồng thời đưa ra những khuyến cáo trong việc thâm canh cây lúa hợp lý, nhằm giảm áp lực của dịch hại, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất cây lúa. 1.2.2 Yêu cầu của đề tài - Điều tra thành phần sâu hại lúa và thiên địch của chúng trên lúa xuân 2009 tại Yên Khánh - Ninh Bình - Điều tra diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng và thiên địch của chúng (nhện lớn bắt mồi, bọ rùa đỏ, kiến ba khoang) trên hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) và nền thâm canh thông thường. - Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa trên hệ thống thâm canh cải tiến - Đề xuất biện pháp thâm canh hợp lý nhằm giảm áp lực dịch hại góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất lúa. 1.3 ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài cung cấp những dẫn liệu về thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm, rầy các loại và một số thiên địch của sâu hại lúa trên nền thâm canh lúa cải tiến. Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học góp phần đề xuất quy trình thâm canh lúa cải tiến phù hợp với điều kiện ở Yên Khánh, Ninh Bình. 1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Qua kết quả điều tra về tập quán canh tác lúa của nông dân cho thấy có một bộ phận nông dân còn: Bón nhiều đạm, bón không cân đối, bón chưa đúng thời điểm, chưa đúng cách, phun thuốc trừ sâu khi chưa cần thiết. Hậu quả là sâu bệnh nhiều, chi phí cao. Vì vậy đề tài được thực hiện tại những vùng trồng lúa có kiến thức thâm canh còn hạn chế. Qua việc thử nghiệm về mật độ cấy, chế độ nước, bón phân, phòng chống sâu hại và sử dụng thuốc BVTV để xác định rõ những ưu nhược điểm của các biện kỹ thuật của nông dân áp dụng, khắc phục những nhược điểm đó bằng áp dụng những biện pháp hợp lý nhằm giảm chi phí, giảm độc hại cho môi trường và sức khoẻ mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế. Mục tiêu chung là góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời đưa ra được những khuyến cáo trong việc bố trí cơ cấu giống cây trồng hợp lý để giảm áp lực của dịch hại, giữ môi trường trong sạch, cân bằng sinh thái, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững. Đề tài đi sâu nghiên cứu diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm, rầy nâu và rầy lưng trắng và thiên địch của chúng góp phần tích cực cho công tác dự tính dự báo, cũng như công tác chỉ đạo bảo vệ thực vật của tỉnh. Áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến góp phần đào tạo người nông dân trở thành chuyên gia có kỹ năng xây dựng và thực hiện quy trình thâm canh lúa phù hợp với điều kiện cụ thể, nhất là việc sử dụng phân bón, điều tiết nước, chọn mật độ cấy phù hợp khi cấy mạ non... Áp dụng hệ thâm canh lúa cải tiến là giải pháp kỹ thuật để thực hiện nội dung "Ba giảm ba tăng" và cùng là giải pháp tốt nhất để hướng tới một nền thâm canh lúa hiệu quả và bền vững. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài Cho đến nay người ta biết được trong thế giới động vật có tới 40 ngành với hàng trăm lớp sinh sống trên trái đất, côn trùng (sâu bọ) là một lớp trong thế giới động vật đông đảo đó. Song, điều kỳ lạ là chỉ một lớp động vật này đã có tới hơn một triệu loài, chiếm gần 78% tổng số loài đã biết của cả thế giới động vật. Hơn nữa, côn trùng còn là lớp động vật có số lượng cá thể đông đúc nhất và sinh sống được gần như mọi nơi trên trái đất. Điều này chứng tỏ côn trùng là lớp động vật rất thành công trong việc thích nghi với hoàn cảnh sống, thể hiện ở hàng loạt phương thức, tập tính sống vô cùng đa dạng. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là trung tâm phát sinh cây lúa, có lịch sử trồng lúa lâu đời, địa hình rừng núi phân cách, kéo dài, mùa vụ nối tiếp nhau liên tục đã tạo cho Việt Nam hệ thực vật phong phú và đa đạng, từ đó cũng tạo điều kiện cho côn trùng nông nghiệp phong phú về chủng loại. Theo báo cáo tổng kết công tác của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc cho thấy sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng trong một năm thường có 7 lứa phát sinh, sâu đục thân 2 chấm thường có 5 lứa. Thời gian phát sinh sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, cơ cấu thời vụ gieo cấy và sinh trưởng của cây trồng. Diện tích nhiễm các đối tượng này có xu thế ngày một tăng lên (Trung tâm BVTV phía Bắc, Báo cáo tổng kết công tác BVTV các tỉnh phía bắc năm 2005, 2006,2007, 2008) [49], [50], [51]. Để hạn chế tác hại do sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, xu hướng ngày nay trong nông nghiệp thế giới bắt đầu từ thập kỷ 80 là xây dựng một hệ thống ”Nông nghiệp bền vững”. Trong đó biện pháp phòng trừ tổng hợp đóng vai trò quan trọng. IPM (phòng trừ tổng hợp) đã có hơn 30 năm nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất. Ngày nay nó đã trở thành chiến lược phòng trừ sâu bệnh ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng là một nội dung quan trọng trong công tác Bảo vệ thực vật. Được sự tài trợ của chương trình IPM- Dự án DANIDA từ năm 1993 đến nay chương trình phòng trừ tổng hợp đã được áp dụng và triển khai sâu rộng đến từng xã, thôn. Từ đó đã nâng cao nhận thức cho người nông dân về sâu bệnh hại, mối quan hệ với sinh vật khác và môi trường cũng như hiểu biết về hệ sinh thái đồng ruộng để từ đó thực hiện tốt chương trình IPM cộng đồng. Kết quả của đề tài là cơ sở cho công tác dự tính, dự báo và góp phần thiết thực xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại lúa. Từ những cơ sở khoa học trên với mục đích tìm hiểu nghiên cứu mối quan hệ giữa cây lúa với sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng và sâu đục thân 2 chấm và thiên địch của chúng để từ đó đề xuất một số cải tiến trong biện pháp phòng trừ chúng, nhằm làm giảm thiệt hại do chúng gây ra, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đưa ngành nông nghiệp nước nhà tiến tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững góp phần đảm bảo chương trình an ninh lương thực quốc gia. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1 Nghiên cứu về thành phần sâu hại lúa Trên thế giới có hơn 800 loài sâu hại lúa (Dale, 1994; Kiritani,1979) [58], [65]. Đông Nam á đã phát hiện được khoảng hơn 100 loài (Norton và ct, 1990 [71]. Ở Trung Quốc đã phát hiện hơn 200 loài (Chiu, 1980; Li, 1982) [57], [68]. Tuy nhiên trong số đó chỉ có số ít loài gây hại nặng cho cây lúa, còn đa số không gây hại hoặc ít gây hại. Số loài gây hại giữa các vùng không giống nhau. Các nước trồng lúa khác nhau thì loài sâu hại chính cũng khác nhau. Ở châu á có tới 20 loài sâu hại chính, ở châu úc chỉ có 9 loài; châu Mỹ là 13 loài và châu Phi có 15 loài. Đa số các loài còn lại ít gây hại hoặc gây hại không đáng kể (Kiritani, 1979) [65]. Ở Ấn Độ có 4 loài sâu hại chính đó là sâu đục thân hai chấm, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen và sâu năn (Nagarajan, 1994) [70]. Theo Chiu, 1980 [57] ở Trung Quốc có 7 loài gây hại chính là: Sâu đục thân 2 chấm, sâu đục thân 5 vạch, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, sâu năn và bọ trĩ. Ở Nhật Bản có các loài sâu đục thân 2 chấm, sâu đục thân 5 vạch, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen … (Karitani,1979) [65]. Số lượng các loài sâu gây hại chính phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng có khoảng 22 loài, giai đoạn làm đòng đến trỗ khoảng 8 loài và giai đoạn chín chỉ có 3 - 4 loài (Norton và ct, 1990) [71]. Ở Việt Nam, thành phần sâu hại lúa và các đối tượng gây hại chính trên cây lúa được đề cập đến trong Giáo trình côn trùng Nông nghiệp (2004) và trong những nghiên cứu của Cục BVTV (1995), Đường Hồng Dật (1996), Nguyễn Văn Đĩnh (2004), Nguyễn Công Thuật (1996), Trung tâm BVTV phía Bắc (2005,2006) [2] [7],[46],[49],[50]. Kết quả điều tra côn trùng 1967 - 1968 ở miền Bắc và 1977 - 1979 ở miền Nam của Viện Bảo vệ thực vật (BVTV) đã xác định được ở miền Bắc có 88 loài côn trùng và ở miền Nam có 86 loài côn trùng và nhện nhỏ hại trên cây lúa (Viện BVTV,1975; 1999 [52], [53]. Thành phần sâu hại lúa ở Việt Nam còn được một số tác giả khác công bố, trong đó có công trình nghiên cứu của Phạm Văn Lầm tổng hợp tất cả các tài liệu đã công bố và chỉ ra rằng: ở Việt Nam có 133 loài côn trùng và nhện nhỏ (thuộc 90 giống, 33 họ của 8 bộ côn trùng và nhện nhỏ) gây hại trên cây lúa (Phạm Văn Lầm, 2000) [32]. Trong tổng số 133 loài đó chỉ có khoảng trên 40 loài thường xuyên xuất hiện trên cây lúa và chỉ một số loài gây hại chính là rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít dài, bọ trĩ, sâu năn, v.v. (Phạm Văn Lầm, 2000; Phạm Bình Quyền, 2002) [32], [38]. 2.2.2 Nghiên cứu về sâu đục thân lúa 2 chấm Sâu đục thân lúa 2 chấm Scirpophaga incertulas (Walk), họ ngài sáng Pyralidae bộ cánh vẩy Lepidoptera. Đây là loài gây hại nhất của các loài sâu đục thân lúa. Sâu đục thân 2 chấm phân bố ở hầu hết các nước trồng lúa của châu á như: Philippine, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật bản,… (Dale, 1994) [58]. Theo Dale, 1994 [58] sâu đục thân 2 chấm là loài đơn thực tính chỉ gây hại trên cây lúa. Theo Dale (1994) [58] vòng đời của sâu đục thân 2 chấm là 41 - 48 ngày. Trong đó thời gian phát dục của pha trứng, pha sâu non và pha nhộng tương ứng là 5 - 8, 30 và 6 - 10 ngày, tuổi thọ của trưởng thành cái là 5,3 - 8,8 ngày và trưởng thành đực là 4,5 ngày. Trưởng thành cái sâu đục thân lúa hai chấm có thể đẻ được 100 - 200 trứng [74]. Sâu đục thân 2 chấm phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ khoảng 24 - 290C. Nhiệt độ tối thiểu cho sâu non phát triển là 160C. Ở điều kiện nhiệt độ 17 - 350C sâu non phát triển tỷ lệ thuận với nhiệt độ, sâu non rơi vào trong thái đình dục khi gặp điều kiện không thích hợp và trên đồng ruộng không có lúa. ẩm độ không khí cần cho sự phát triển của phôi là 90 - 100% nếu thấp hơn 70 % sẽ giảm đáng kể tỷ lệ nở của trứng (Dale, 1994) [58]. Sâu đục thân 2 chấm cũng có nhiều thiên địch, đặc biệt là trứng của chúng bị ký sinh với tỷ lệ khá cao bởi một số loài ong. Trong đó loài ong Tetrastichus Schoenobii là đóng vai trò quan trọng nhất (Dale, 1994) [58]. Các loài sâu đục thân lúa bị trên dưới 100 loài thiên địch tấn công, trong đó chủ yếu là các ký sinh (Yasumatsu, 1964) [77]. Số lượng loài thiên địch của các sâu đục thân lúa đã phát hiện được ở Philippine và Thái Lan tương ứng là 40 và 37 loài. Sâu đục thân năm vạch Chilo suppressalis và sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas ở trên thế giới (tương ứng) đã ghi nhận được 73 và 56 loài ký sinh. Con số này ở Ấn Độ tương ứng là 19 và 56 loài; ở Philippine là 21 và 17 loài. Trung Quốc nếu tính cả các loài bắt mồi và gây bệnh thì sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas có 113 loài thiên địch, (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 2002) [33]. Theo Chiu, 1980, thời vụ sớm với các giống lúa chín sớm có thể tránh được sự gây hại bởi lứa 2 của sâu đục thân lúa hai chấm Tryporyza incertulas [57]. Làm ngập nước ruộng vào mùa xuân ở vùng Quảng Châu (Trung Quốc) có hiệu quả diệt trừ sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas (Chiu, 1980) [57]. Ở trong nước, sâu đục thân 2 chấm gây hại phổ biến khắp các vùng trồng lúa. Sâu đục thân 2 chấm (Sâu ĐT2C) là loài đơn thực tính khá điển hình. Tuy nhiên nghiên cứu mới gần đây cho thấy chúng còn phá hoại trên 4 loài lúa dại và cỏ Leptoch panicoides (Giáo trình côn trùng nông nghiệp, 2006). Sâu đục thân lúa hai chấm đã được ghi nhận có mặt ở 44 tỉnh trong cả nước, từ miền núi đến đồng bằng đến các tỉnh ven biển (Phạm Văn Lầm, 2000) [32]. Theo Nguyễn Công Thuật, 1996 [46] năm 1990 - 1994, sâu đục thân 2 chấm đứng hàng thứ 3 về diện tích lúa bị phá hại sau rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ. Ở các tỉnh phía Bắc sâu đục thân 2 chấm gây hại cả hai vụ lúa, mỗi vụ thường có một vụ gây hại nặng đó là lúa 2 (ở vụ xuân), lúa 5 (ở vụ mùa). Một vài năm gần đây mức độ gây hại gây hại của sâu đục thân 2 chấm có xu thế tăng lên, kể cả diện phân bố và mức độ gây hại. Năm 2006 diện tích nhiễn toàn vùng vụ mùa là 111.017 ha trong đó diện tích mất trắng là 276 ha. Sâu đục thân 2 chấm gây hại nặng ở một số tỉnh Nam Định, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Hải Dương tỷ lệ bông bạc nơi cao 30 - 50% cá biệt 70 - 90% (Trung tâm BVTV phía Bắc, 2006; 2007), [50], [51]. Thời gian phát dục các giai đoạn của sâu đục thân 2 chấm có liên quan mật thiết với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ. Ở điều kiện nhiệt độ từ 26 - 300C thời gian phát dục của các giai đoạn như sau: trứng là 7 ngày, sâu non 25 - 30 ngày, nhộng 8 - 10 ngày, bướm vũ hoá - đẻ trứng 3 ngày. Vòng đời trung bình của sâu đục thân 2 chấm từ 43 - 66 ngày (Bộ môn côn trùng, 2006 giáo trình côn trùng NN). Vòng đời của sâu đục thân hai chấm biến động từ 68 đến 98 ngày. Thí nghiệm tại Trạm BVTV vùng Khu 4 năm 1967 - 1968 ở điều kiện nhiệt độ 18,6 - 250C sâu đục thân hai chấm có thời gian vòng đời từ 46 đến 82 ngày (Vũ Đình Ninh, 1974) [37]. Quy luật phát sinh gây của sâu đục thân 2 chấm trên đồng ruộng phụ thuộc khá chặt chẽ với vùng địa lý khí hậu và điều kiện kỹ thuật trồng trọt ở từng vùng. Ở các tỉnh phía Bắc cùng 1 năm ở vụ mùa thường gây hại nặng hơn vụ xuân (Trung tâm BVTV phía Bắc, 2006; 2007) [50], [51]. Mức độ hại liên quan chặt chẽ với trà lúa, trong mỗi vụ tỷ lệ hại giữa các trà lúa cũng khác nhau. Sâu đục thân lúa hai chấm một năm thường phát sinh 6 - 7 lứa (Nguyễn Mạnh Chinh, 1977; Trương Quốc Tùng, 1980) [11], [48]. Mức độ hại của sâu đục thân 2 chấm trên các giống lúa phụ thuộc vào thời vụ và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Các giống lúa nếp thường bị hại nặng hơn các giống khác. Trên cùng 1 giống lúa ở giai đoạn khác nhau mức độ hại cũng khác nhau ở giai đoạn lúc làm đòng. Trỗ bông gặp lứa sâu ra rộ thì khả năng gây hại có khả năng lớn hơn các giai đoạn khác (Giáo trình côn trùng NN, 2006). Trên đồng ruộng sâu đục thân 2 chấm cũng bị nhiều loài thiên địch tấn công. Kết quả điều tra nghiên cứu của Phạm Văn Lầm (2000) [32] đã ghi nhận được 25 loài thiên địch của sâu đục thân 2 chấm. Các loài thiên địch quan trọng của sâu đục thân 2 chấm là các loài ong ký sinh sâu non và đặc biệt là ong ký sinh trứng. Trong số các loài thiên địch đã phát hiện được của nhóm sâu đục thân lúa có khoảng 10 loài phổ biến. Trong đó có 8 loài là ký sinh và 2 loài là bắt mồi. Các loài Amauromorpha accepta schoenobii Vier., Exoryza schoenobii Wilk., Metoposisyrops pyralidis Rhich., Telenomus dignus Gah., Temelucha philippinensis Ashm., Tetrastichus Schoenobii Ferr., Trichogramma japonicum Ashm., Tropobracon schoenobii (Vier.) là ký sinh và Pardosa pseudoanuulata (Boe. et Str.), Oxyopes javanus là loài bắt mồi (Phạm Văn Lầm, 2002) [33]. Trên trứng sâu đục thân lúa hai chấm đã ghi nhận được 7 loài ký sinh. Trong đó có 3 loài rất phổ biến là ong đen mắt đỏ Trichogramma japonium, ong xanh ăn trứng Tetrastichus Schoenobii và ong đen Telenomus dignus Trong các loài ong ký sinh thì loài Tetrastichus thường xuất hiện và ký sinh với tỷ lệ cao vào những tháng nhiệt độ thấp, các loài khác thì vài các tháng ấm và nóng. Ngoài giai đoạn trứng bị ký sinh, sâu non cũng có thể bị nhiều loài ký sinh khác. Năm 2000, ở Nghệ An đã phát hiện 14 loài thiên địch của sâu đục thân hai chấm. (Trần ngọc Lân, 2000)- Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Tỷ lệ quả trứng bị ký sinh tăng dần từ 17,4% ở lứa 1 vào tháng 3 đến 72,5% và hơn ở lứa 6 vào tháng 10 - 11 (Hà Quang Hùng, 1984 [22], [24], Phạm Văn Lầm và CTV, 1983, [26]) Ong đen Telenomus dignus là một ký sinh trứng quan trọng của sâu đục thân lúa hai chấm. Nó phát sinh từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt phát sinh nhiều trong thời gian lứa 2, 3, 4 của sâu đục thân lúa hai chấm. Ong đen có thể tiêu diệt từ vài phần trăm đến 30 - 40%, đôi khi tới 60% quả trứng trong ổ trứng sâu đục thân lúa hai chấm (Hà Quang Hùng, 1984, 1986 [22], [24], Phạm Văn Lầm và CTV, 1983, 1999 [26] Ong xanh ăn trứng T. schoenobii đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu diệt trứng đục thân lúa hai chấm ở vụ mùa tại phía Bắc. Loài ong này thường xuất hiện từ cuối tháng 6 đến tháng 12 trên mạ mùa, lúa mùa, mạ chiêm. Tỷ lệ trứng đục thân bị ong T. schoenobii tiêu diệt đạt từ vài phần trăm đến hơn 90% vào đợt trứng cuối vụ mùa ở phía Bắc. Loài ong này có vai trò lớn trong điều hoà số lượng sâu đục thân lúa hai chấm lứa 5 và lứa 6 (Hà Quang Hùng, 1984, 1998 [22], [25], Phạm Văn Lầm và CTV, 1983 [26]. Ong đen mắt đỏ T. japonicum là một loài ký sinh trứng rất quan trọng trên đồng luá. Nó ký sinh trứng nhiều loài sâu hại lúa. Ong đen mắt đỏ xuất hiện quanh năm trên đồng lúa. Nó có thể tiêu diệt từ vài phần trăm đến trên dưới 30% quả trứng trong ổ trứng sâu đục thân lúa hai chấm. Trứng sâu đục thân năm vạch bị ong đen mắt đỏ T. japonicum ký sinh khoảng 30 - 50%, có khi tới 80% Hà Quang Hùng, 1984, [22], Phạm Văn Lầm và CTV, 1983 [26]). Ong kén trắng Exoryza schoenobii xuất hiện thường xuyên trên đồng lúa. Sâu non của sâu đục thân lúa hai chấm và đục thân năm vạch đầu nâu bị ký sinh bởi ong kén trắng E. schoenobii với tỷ lệ trung bình 25 - 30%, có khi đạt hơn 40% (Hà Quang Hùng, 1984, 1986 [22], [24]) Các biện pháp canh tác trừ sâu đục thân lúa đã được tổng kết là: cày lật đất ngay sau thu hoạch để diệt nhộng sâu đục thân trong gốc rạ; luân canh lúa nước với cây trồng cạn; gieo cấy thời vụ sớm thích hợp với từng địa phương; dùng giống ngắn ngày và giống cực sớm trong vụ mùa để tránh sâu đục thân. Vùng đồng bằng sông Hồng, lúa đông xuân trỗ bông vào đầu tháng 5, lúa mùa trỗ bông vào đầu tháng 9 hầu như không bị sâu đục thân gây hại nặng. (Phạm Văn Lầm, 2006) [34]). Những loại thuốc hóa học được khuyến cáo dùng trên lúa trừ các sâu đục thân lúa là Padan 95 SP, Regent 800WG, Oncol 5G. Việc sử dụng thuốc hóa học trừ sâu đục thân lúa hai chấm ở các giai đoạn lúa đẻ nhánh, đòng già và bắt đầu trỗ chỉ tiến hành khi mật độ ổ trứng của nó đạt ngưỡng tương ứng là 1,0 - 1,5; 0,3 - 0,4 và 0,5 - 0,7 ổ trứng/m2 (Nguyễn Trường Thành, 1999, v.v...) [41] 2.2.3 Nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ Ở châu Á W.H.Reissig, E.A.Heinrichs và cộng tác viên [78] đã xác định được 4 loài là Cnaphalocrois medinalis, Marasmia exigua, Marasmia Patnalis, Marasmia ruralis. Sâu cuốn lá nhỏ là một trong những loài sâu hại lúa chính ở nhiều vùng trồng lúa trên thế giới, loài Cnaphalocrocis medinalis Guenee có phân bố rộng. Bản đồ phân bố của sâu cuốn lá nhỏ được CIE thể hiện năm 1987 sau đó Khan và cộng sự có bổ xung rồi được Barrion hoàn chỉnh [66]. Hầu hết các nước ở châu á đều xuất hiện loài sâu hại này. Điển hình là Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Apganixtan, Bangladet, Brunay, Butan…ở châu Đại Dương sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở quần đảo Xamoa, đảo Carolin… Ký chủ chính của sâu cuốn lá nhỏ là cây lúa. Chúng còn gây hại trên lúa mì, cao lương, đại mạch, cỏ lá tre, cỏ môi, cỏ lồng vực, cỏ gà nước, cỏ bấc…[56]. Theo Barrion và cộng sự (1991) [55] sâu cuốn lá nhỏ có 19 loại ký chủ. Theo Dale (1994) [58] vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ khoảng từ 24-39 ngày. Trong thời gian phát dục của pha trứng từ 3-6 ngày, sâu non từ 15-30 ngày, nhộng 4-8 ngày. Sâu cuốn lá nhỏ trải qua 5 tuổi thời gian phát dục của sâu non phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và nhiệt độ. Ở nhiệt độ 25oC giai đọan lúa đẻ nhánh thời gian phát dục là 15,5-16,5 ngày, nhưng ở giai đoạn đòng thời gian phát dục là 18,5- 20,5 ngày. Thời gian phát dục của pha nhộng ở nhiệt độ 25oC, 27oC và 30oC tương ứng là 7,6; 5,8 và 5,3 ngày (Wada và Cobayashi, 1980) [56]. Ở Malaysia vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ là 35 ngày, các giai đoạn phát dục trong điều kiện nhân nuôi là: Trứng 4 ngày, sâu non 21 ngày, nhộng 7 ngày. Thời gian trước đẻ trứng của trưởng thành là 3-4 ngày [36]. Ở các nước vùng á nhiệt đới và châu á sâu cuốn lá nhỏ phát sinh quanh năm nhưng phát triển mạnh trong mùa mưa (Dale, 1994) [58]. Các nước có mùa đông lạnh sâu cuốn lá nhỏ phát sinh từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ cũng di chuyển theo mùa từ Trung Quốc đến Nhật Bản và Triều Tiên giống như rầy nâu và rầy lưng trắng (Dale, 1994) [58]. Ở Philippin, Barrion và cộng sự (1987, 1991 [54], [55] thời gian từ trứng đến trưởng thành là 25 - 52 ngày. Trong đó thời gian trứng là 3 - 6 ngày, sâu non là 15 - 36 ngày, nhộng là 6 - 9 ngày. Mật độ cấy ảnh hưởng đến số lượng sâu cuốn lá nhỏ, mật độ cấy dày thường có mật độ sâu cuốn nhỏ cao hơn mật độ cấy thưa. Theo kết quả nghiên cứu của Thangamuth._.u (1982) với nền phân bón 70kgN/ha, cấy ở 4 mật độ 10 x15; 15x20; 20x20 và 30x20cm. Kết quả điều tra 55 ngày sau cấy tỷ lệ lá hại ô 10x15cm là 36% nhưng ô 15x20cm tỷ lệ lá hại chỉ 12%. Việc sử dụng phân bón không hợp lý đặc biệt là đạm sẽ tác động lớn đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ. Bón Kali hợp lý có tác dụng làm giảm thiệt hại của sâu cuốn lá nhỏ. Bón phân đạm với lượng 30, 60, 90, 120 và 150 kg/ha cho giống lúa ngắn ngày kết quả tỷ lệ lá hại tăng theo lượng đạm bón (Phaliwal, 1979) [44]. Các giống lúa mới được lai tạo có năng suất cao, đẻ khoẻ, chịu phân thu hút nhiều trưởng thành đến đẻ trứng hơn và có mật độ sâu cao hơn các giống khác. Ở vùng Đông Nam Á chưa có giống nào chống chịu được sâu cuốn lá nhỏ [75]. Dyck (1978) [59], cho biết sản lượng của cây lúa sẽ bị giảm nhiều nhất nếu bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại vào giai đoạn lúa trỗ, mức thiệt hại trung bình ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và hại nhẹ nhất ở giai đoạn lúa chín sữa. Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng và phong phú, chúng có vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm mật độ sâu cuốn lá nhỏ. Theo Vinsens 1920 [56], kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ có vai trò giữ cho quần thể sâu cuốn lá nhỏ dưới ngưỡng gây hại mà tại đó không cần sử dụng biện pháp phòng trừ. Việc bố trí tỷ lệ hợp lý các giống kháng sâu cuốn lá nhỏ là một giải pháp nhằm giảm áp lực sâu cuốn lá nhỏ đồng thời tăng tính đa dạng sinh học trên đồng ruộng nhằm hạn chế thiệt hại do loài sâu này gây ra. Đây là một biện pháp chủ động, an toàn sinh thái và nên thực hiện trong hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu cuốn lá nhỏ Pathak M.D [72]. Những giống lúa được gọi là kháng với sâu cuốn lá nhỏ chỉ thể hiện tính kháng trong từng điều kiện cụ thể của từng địa phương. Tại Ấn Độ người ta khảo nghiệm 384 giống lúa đối với sâu cuốn lá nhỏ ở hai địa phương Gurdaspur và Kapurthala. Kết quả nhận được 15 giống kháng ở Gurdaspur và 2 giống kháng ở Kapurthala, nhưng chỉ có một giống kháng chung cho cả 2 địa phương trên, đó là giống IET.7776 Jaswant và Dhaliwai (1983) [56]. Việc bố trí thời vụ gieo cấy cũng có ảnh hưởng đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ, nếu bố trí cấy thời vụ sớm thì cây lúa sinh trưởng nhanh có tác dụng tránh được lứa sâu cuốn lá gây hại vào khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 giúp cho cây lúa ít bị ảnh hưởng của lứa sâu này [56]. Loài ong Trichogramma japonicum Aslimead tại Quảng Đông Trung Quốc đã được sử dụng để diệt trứng sâu cuốn lá nhỏ, làm giảm tỷ lệ lá lúa bị sâu hại là 92,8% so với đối chứng. Lượng ong thả là 15 vạn con/ha nếu mật độ là 5 trứng/khóm, có thể thả liên tục 3 - 4 lần cách nhau 1 - 2 ngày. Ong Apanteles cypris cũng là loài ong kí sinh chuyên tính trên sâu non tuổi nhỏ rất phổ biến tại Trung Quốc. Việc phun lên cây lúa chất Kairomon và chất tiết từ tuyến nước bọt của sâu non đã làm tăng tỷ lệ kí sinh tới 15 - 25% (Theo Hu va Chen, 1987) [56]. Tại Nhật Bản loài Trathala flavoobitalis có thể giết chết sâu non từ 34 -54% trong giai đoạn cuối tháng 6 đầu tháng 7, tính trung bình suốt vụ tỷ lệ này là 12%. Có 2 loài ong kí sinh là Itoplectis narganyae và Brachymeria excarinata kí sinh nhộng vào cuối tháng 10, tỷ lệ kí sinh là 11 - 31% [55]. Tại Philippin có 83 loài bắt mồi ăn thịt, 55 loài kí sinh và 6 loài nấm tấn công các giai đoạn phát dục của sâu cuốn lá nhỏ. Tuy nhiên các loài bắt mồi ăn thịt là quan trọng nhất. Những loài bắt mồi ăn thịt thuộc giống Grylidae gồm Metioche và Anaxipha ăn trứng và Ophionea spp ăn sâu non. Các loài kí sinh quan trọng gồm Copidosomopsis nacoleiae, Cotesia angustibasis, Cardiochiles philippinensis và Macrocentrus cnaphalocrocis, trong suốt mùa mưa nếu lượng mưa vừa phải thì quần thể nấm Zoophthora radicans có thể tiêu diệt toàn bộ quần thể sâu non (Barrion và cộng sự, 1991) [55]. Theo Endo và cộng sự (1987) nông dân sử dụng tới 40% số lần phun thuốc để trừ sâu cuốn lá nhỏ, trong điều kiện nghiên cứu khi nông dân không phun giai đoạn đầu vụ thì không làm thiệt hại kinh tế, tăng thu nhập từ 15 - 30% và tiết kiệm được chi phí thuốc trừ sâu. Ngày nay xu hướng sử dụng những thuốc trừ sâu có phổ hẹp ít hoặc không ảnh hưởng đến thiên địch và các loài sinh vật khác. Thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh và thảo mộc được chú trọng. Theo nghiên cứu của Saxenna và cộng sự (1980) dầu hạt Neem được sử dụng có hiệu quả để trừ sâu cuốn lá nhỏ. Ở Việt Nam, sâu cuốn lá nhỏ là loài sâu hại thứ yếu trong những năm 60 của thập kỷ trước, nhưng từ thập kỷ 70 sâu cuốn lá nhỏ trở thành một dịch hại, trong những năm 1990 - 1994 sâu cuốn lá nhỏ đứng ở hàng thứ hai nguy hại sau rầy nâu (Nguyễn Công Thuật, 1996) [46] Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng của viện Bảo vệ thực vật (1976) [52], thì sâu cuốn lá nhỏ phân bố hầu hết ở các vùng trồng lúa trong cả nước. Tuy nhiên thời gian phát sinh, mức độ gây hại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và tập quán canh tác của từng địa phương. Nhìn chung các tỉnh vùng ven biển sâu cuốn lá nhỏ thường có thời gian phát sinh sớm và mức độ gây hại cao hơn ở các nơi khác (Báo cáo tổng kết Cục bảo vệ thực vật, 2002), [6]. Ở các tỉnh phía bắc trong mấy năm gần đây sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ có xu hướng tăng lên và gây hại nặng ở cả hai vụ xuân và vụ mùa. Diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ toàn vùng năm 2005 là 384.583 ha; năm 2006 tăng lên đến 475.549 ha; năm 2007 là 463.225ha, vụ xuân 2008 là 398 134 ha cao gấp 2,36 lần so với vụ xuân 2007; Diện tích nhiễm nặng 249 699 ha, cao gấp 4 lần vụ xuân năm 2007) [49], [50], [51]. Trên đồng ruộng sâu cuốn lá nhỏ gây hại từ giai đoạn mạ đến giai đoạn lúa trỗ, nặng nhất ở giai đoạn đòng - trỗ. Theo Đỗ Xuân Bành và cộng tác viên (1990) [1] cứ 1% lá bị hại thì tỷ lệ giảm năng suất giai đoạn lúa đẻ nhánh là 0,15 - 0,18%, giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng là 0,7 - 0,8%, giai đoạn đòng già - trỗ là 1,15 - 1,2% nhưng giai đoạn này ít xảy ra vì lúc này lá đòng đã cứng, sâu không cuốn tổ được. Theo Nguyễn Trường Thành [40] thì trên giống CR203 nếu có 20 - 30% số lá hại sẽ làm giảm năng suất từ 1,9 - 2,3%, giống Nếp cái hoa vàng có tỷ lệ gây hại như trên thì năng suất giảm từ 4,2 - 5,2%. Theo số liệu tổng kết của Cục Bảo vệ thực vật năm 1968 nhiều tỉnh ở miền Bắc bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại rất nặng. Ở Bắc Thái có 6832 ha lúa bị hại, ở Nghệ An có 80% diện tích lúa bị sâu cuốn lá gây hại, ở Quảng Ninh tuy có tổ chức phòng trừ nhưng tỷ lệ hại vẫn lên tới 30-40%. Tại Hà Tây năm 1963 sâu cuốn lá nhỏ hại thời kỳ đẻ nhánh tỷ lệ hại nơi cao lên tới 80-90%. Năm 1990 - 1991 dịch sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng trên cả nước, năm 2001 sâu cuốn lá nhỏ gây hại 855.000 ha lúa ở các tỉnh phía Bắc, diện tích nhiễm và nhiễm nặng do sâu cuốn lá nhỏ liên tục tăng và tăng ở mức cao, từ năm 1999 đến năm 2003 là cao nhất trong cả nước lên tới 938.643 ha, trong đó diện tích bị hại nặng là 182.950 ha, diện tích mất trắng là 272 ha, năm 2002 diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá nhỏ ở các tỉnh miền Bắc là 748.904 ha trong đó diện tích nhiễm nặng là 270.362 ha [8]. Riêng vụ mùa 2003 sâu cuốn lá nhỏ có mật độ rất cao, diện phân bố rộng, diện tích do sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở 26 tỉnh phía Bắc lên tới 412.146 ha, nặng 226.754 ha, năm 2005 diện tích do sâu cuốn lá nhỏ gây hại có xu hướng giảm hơn năm trước. Vụ xuân 2006 sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở mức bình thường nhưng có diện tích nhiễm và mật độ sâu cao hơn vụ xuân năm trước [14], [15]. Sâu cuốn lá nhỏ là loài đa thực gây hại trên nhiều cây trồng nông nghiệp khác nhau, chúng có khả năng cư trú và gây hại trên rất nhiều ký chủ phụ như ngô, lúa mỳ, lúa miến, cỏ lồng vực, cỏ lá tre, cỏ gà nước, cỏ môi,... Theo Trần Văn Rao (1982) [39] thì sâu cuốn lá nhỏ qua đông chủ yếu trên các cây cỏ dại, trên ruộng mạ là không đáng kể. Sự có mặt của sâu cuốn lá nhỏ trên một số kí chủ như sau: lúa chét là 1,3%, cỏ mần trầu là 53,2%, cỏ gà nước là 19,2%, cỏ lồng vực cạn là 13,8%, cỏ trứng ếch là 12,5%. Vùng Gia Lâm - Hà Nội đã xác định được thành phần sâu cuốn lá nhỏ có 2 loài gây hại chính đó là Cnaphalacrocis medinalis va Marasmia exigua. Trong mấy năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng, đặc biệt là trên cây lúa thì kết quả cũng chỉ thu được một loài đó là loài Cnaphalacrocis medinalis. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ ở nhiệt độ từ 25 - 30oC là 25 - 38 ngày, ở nhiệt độ 22 - 24oC là 44 ngày, trong đó thời gian phát dục của các pha trứng, sâu non, nhộng tương ứng là 3- 7,5; 13 - 24 và 4 - 8 ngày. Thời gian trước đẻ trứng là 3 - 8 ngày (Đỗ Xuân Bành, 1990; Nguyễn Văn Hành và ct, 1989), [1], [20]. Thời gian giao phối có thể tiến hành từ 2 - 4 giờ. Trong suốt thời gian sống bướm cái chỉ giao phối có 1 lần. Bướm cuốn lá nhỏ có xu tính với ánh sáng đèn. Thời gian sống của trưởng thành là từ 4 - 10 ngày [43]. Theo nghiên cứu của Cục Bảo vệ thực vật thì thời gian đó là 2 - 6 ngày [14] Theo Hà Quang Hùng [23] tỷ lệ trứng sâu cuốn lá nhỏ đẻ mặt trên lá là 19,2%, mặt dưới là 80,8%, mỗi bướm cái đẻ trung bình là 50 quả trứng [23]. Số ngày có mưa nhỏ trong thời gian bướm cuốn lá nhỏ ra rộ cũng liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ trứng nở, trong thời gian bướm ra rộ và đẻ trứng số ngày có mưa nhỏ nhiều, ẩm độ cao thì tỷ lệ trứng nở cao và ngược lại. Theo Nguyễn Thị Thắng [44] tỷ lệ ngày mưa trong thời gian bướm rộ là 28,6 - 63,4% thì tỷ lệ nở của trứng biến động từ 71 - 90%. Như vậy nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh, phát triển của sâu cuốn lá nhỏ. Ở các tỉnh phía Bắc một năm thường có 7 lứa bướm sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, thời gian phát sinh các lứa bướm ở mỗi năm sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, thức ăn và thời vụ gieo cấy. Trong năm sâu non gây hại cả hai vụ lúa nhưng ở vụ mùa mức độ gây hại cao hơn vụ xuân, các lứa sâu non gây hại thường là lứa 2 (vụ xuân), lứa 5, lứa 6 và có năm cả lứa 7 (vụ mùa) (Trung tâm BVTV phía Bắc 2005, 2006, 2007) [49], [50], [51]. Ở Tiền Giang sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại quanh năm, mỗi vụ lúa có 3 lứa sâu cuốn lá nhỏ. Trong năm thường có 3 cao điểm tháng 2 (trên lúa đông xuân); tháng 7 (trên lúa hè thu) và tháng 9 - 10 (trên lúa mùa) (Đỗ Xuân Bành 1990) [1]. Phạm vi nhiệt độ hoạt động của sâu cuốn lá nhỏ là 10 - 32oC, trên dưới ngưỡng này mọi hoạt động của sâu đều bị ức chế nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ thì các yếu tố canh tác như lượng phân bón, mật độ gieo cấy, giống lúa và giai đoạn sinh trưởng của cây cũng ảnh hưởng đến qui luật phát sinh của sâu cuốn lá nhỏ. Ruộng gieo cấy với khoảng cách 15 x 10cm có mật độ sâu non cao gấp 3 lần những ruộng khoảng cách cấy 20 x 20 cm vì ở những ruộng cấy dày tạo nên tiểu khí hậu đồng ruộng có ẩm độ cao là điều kiện thích hợp cho sâu cuốn lá nhỏ phát triển đạt mật độ số cao hơn. Ruộng bón nhiều đạm, bón lai dai thường bị sâu cuốn lá gây hại nặng. Do ruộng bón nhiều phân lá xanh non, lá mềm hấp dẫn bướm đến đẻ trứng, do đó có mật độ sâu non cao hơn (Nguyễn Văn Hành và Trần Huy Thọ, 1986) [20]. Mức độ thâm canh cũng ảnh hưởng đến số lượng trứng và tỷ lệ nở trứng của sâu cuốn lá nhỏ. Theo Nguyễn Thị Thắng [44] ở giai đoạn lúa đẻ nhánh ruộng thâm canh cao khả năng đẻ trứng của 1 trưởng thành cái cao gấp 2,7 lần, tỷ lệ trứng nở gấp 1,7 lần so với mức độ thâm canh trung bình. Thời vụ gieo cấy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ [6]. Thời vụ gieo cấy tập trung, cấy đúng thời vụ cũng có tác dụng hạn chế tác hại của sâu cuốn lá nhỏ. Theo báo cáo của Cục BVTV thực hiện chương trình quản lý dinh dưỡng trên cây lúa, áp dụng biện pháp gieo mạ thưa, cấy mạ non, bón phân dựa trên cơ sở so màu lá lúa, điều tiết nước hợp lý tạo cho cây lúa khoẻ tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Kết quả mật độ sâu cuốn lá nhỏ giảm so với ruộng làm theo nông dân ít nhất là 0,9 lần cao nhất 5,4 lần [8]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành trong điều kiện thí nghiệm với nhiệt độ 26,30C, ẩm độ xấp xỉ 80% thì thời gian trứng nở là 4 ngày. Màu sắc, kích thước sâu non thay đổi tuỳ theo độ tuổi, lúc mới nở sâu non có màu vàng nhạt sau trở thành màu xanh nhạt và tuổi cuối có màu xanh vàng, chiều dài cơ thể sâu thay đổi từ 1,5 - 19 mm (Nguyễn Văn Hành, 1988) [21]. Thời gian phát dục của sâu non thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, ôn ẩm độ môi trường của từng vùng sinh thái, từng năm. Nhìn chung thời gian phát dục của sâu non là 13,14 ngày đến 19,20 ngày. Theo nghiên cứu của Cục bảo vệ thực vật [6] thời gian sâu non là từ 18 - 25 ngày. Trong suốt thời kì sâu non chúng có thể phá từ 4 - 6 lá [21]. Theo Nguyễn Trường Thành một đời sâu cuốn lá nhỏ gây hại từ 3,2 - 6,2 lá ứng với 12 - 15 cm2, cây lúa bị hại nặng sẽ tăng tỷ lệ lép và giảm số hạt/bông [43]. Thời gian để hoàn thành giai đoạn nhộng phụ thuộc chặt chẽ vào ẩm độ môi trường, thời gian này có thể kéo dài từ 4 - 11 ngày, trung bình 6 ngày [21]. Nhiệt độ từ 25 - 280C, ẩm độ 80 - 85%, thời gian nhộng là 6 ngày; nhiệt độ 22 - 240C, ẩm độ 70-80%, thời gian nhộng là 7 ngày, nếu nhiệt độ dưới 200C thì thời gian nhộng kéo dài 11 - 12 ngày. Theo Nguyễn Văn Hành [21] sâu cuốn lá nhỏ có phạm vi nhiệt độ hoạt động là 10 - 320C. Trên dưới ngưỡng này mọi hoạt động của sâu đều bị ức chế nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Yếu tố ẩm độ và lượng mưa là những yếu tố quyết định đến khả năng gia tăng mật độ sâu cuốn lá nhỏ. Ẩm độ từ 85 - 88% là cực thuận cho sâu sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ và ẩm độ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian hoàn thành các giai đoạn phát dục của sâu cuốn lá nhỏ từ đó quyết định vòng đời dài hay ngắn, tạo nên số lứa nhiều hay ít trong năm. Do vậy ở mỗi địa phương để dự tính dự báo thời gian phát sinh, diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ phải căn cứ vào điều kiện thời tiết từng vùng, từng vụ, từng năm và giai đoạn sinh trưởng phát triển của lúa để kịp thời có những dự báo chính xác thời điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ mới đạt hiệu quả cao. Tuy số lượng trứng sâu cuốn lá nhỏ được đẻ ra nhiều, nhưng tỷ lệ trứng nở lại phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ môi trường, ở điều kiện nhiệt độ 23,4 - 24,80C, ẩm độ từ 90 - 92%, tỷ lệ ngày mưa là 28,6 - 63,4% thì tỷ lệ trứng nở biến động từ 71 - 90% [44]. Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng và phong phú. Ghi nhận của Phạm Văn Lầm (2000) [32], sâu cuốn lá nhỏ có 72 loài thiên địch tấn công. Vụ mùa năm 1994 tại vùng Gia Lâm - Hà Nội. Đặng Thị Dung (1995) [17] đã thu thập được 12 loài bắt mồi ăn thịt sâu cuốn lá nhỏ trong đó phổ biến nhất là 5 loài nhện, đặc biệt là nhện Sói, nhện Linh miêu có số lượng lớn hơn nhiều so với các loài khác. Theo nghiên cứu của Vũ Quang Côn [13] thì trong nhóm thiên địch sâu cuốn lá nhỏ ong kí sinh có tới 34 loài trong đó có 23 loài kí sinh bậc 1; 8 loài kí sinh bậc 2, hiệu quả kí sinh chung đạt 15 - 30%. Kết quả nghiên cứu của Hà Quang Hùng [25] cho thấy ở địa bàn Hà Nội sâu cuốn lá nhỏ có 27 loài kí sinh và bắt mồi ăn thịt cả 3 pha trứng, sâu non, nhộng. Theo Phạm Văn Lầm, 1992 [30] cho biết trứng cuốn lá nhỏ chủ yếu kí sinh do ong Trichogramma Japonicum sau đó đến Trichogramma chilonis. Pha sâu non cuốn lá nhỏ có tới 4 loài kí sinh đó là: ong đen to Cardiahiles sp, tỷ lệ kí sinh đạt 48 - 58%, ong nâu đen Goniozus japonicus tỷ lệ kí sinh là 51,4% và ong kén trắng đơn Apenteles cypris Nixon là 53%. Loài Apenteles cypris Nixon là một trong những loài ong kí sinh chuyên tính rất quan trọng của sâu cuốn lá nhỏ, tỷ lệ kí sinh đạt 30%. Phạm Văn Lầm và cộng tác viên, 1993 [31] có 10 loại nhện lớn ăn mồi, Nguyễn Viết Tùng và cộng tác viên, 1993 [47] khi nghiên cứu thành phần nhóm nhện lớn bắt mồi ở vùng Gia Lâm - Hà Nội cho biết có 27 loài thuộc 7 họ khác nhau trong đó phổ biến là nhện nhảy có 9 loài, nhện lưới có 8 loài, các họ khác có 2 - 4 loài. Theo Phạm Văn Lầm và cộng tác viên, [31] khi nghiên cứu về biến động số lượng nhóm nhện lớn bắt mồi ăn thịt trên đồng ruộng 2 vụ lúa xuân và vụ mùa cho thấy mật độ nhện lớn bắt mồi ăn thịt tăng dần từ đầu vụ cho đến cuối vụ lúa, đỉnh cao là giai đoạn lúa làm đòng - trỗ. Quy luật tích luỹ của nhóm nhện lớn bắt mồi ăn thịt tỷ lệ thuận với quy luật tích luỹ của quần thể sâu hại chính trên lúa. Mỗi vụ khác nhau thì diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi ăn thịt cũng khác nhau, mật độ quần thể nhện lớn bắt mồi ăn thịt đầu vụ xuân là 0,2 - 2,8 con/m2, đỉnh cao là 73,8 - 175,9 con/m2, mật độ này bao giờ cũng thấp hơn mật độ quần thể nhện lớn bắt mồi ăn thịt đầu vụ mùa là 4,0 - 19,7 con/m2, đỉnh cao là 76,9 - 201,6 con/m2. Các điều kiện canh tác như giống lúa, chế độ nước, số vụ lúa/năm đều ảnh hưởng đến sự tích luỹ số lượng quần thể nhện lớn bắt mồi ăn thịt [31]. Việc sử dụng thuốc trừ sâu không hợp lý đã làm suy giảm số lượng thiên địch, là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng phát số lượng dịch hại, sự suy giảm tính đa dạng sinh học phá vỡ cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái ruộng lúa. Do vậy để nâng cao hiệu quả của biện pháp sinh học, giảm thiểu lượng chất độc rải trên đơn vị diện tích thì chúng ta phải sử dụng thuốc hoá học một cách hợp lý, coi biện pháp hoá học là khâu cuối cùng trong hệ thống phòng trừ tổng hợp, chỉ sử dụng khi sâu hại tới ngưỡng phòng trừ, nên sử dụng những loại thuốc có phổ hẹp, ít độc với thiên địch nhằm bảo vệ lực lượng vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã tạo nên [20]. 2.2.3 Nghiên cứu về rầy nâu hại lúa Rầy nâu được biết đến như một loài sâu hại lúa từ rất lâu. Và nó trở thành sâu hại nguy hiểm ở các nước trồng lúa từ nửa sau thế kỷ XX Rầy nâu có phân bố rộng ở các vùng trồng lúa nước như ở miền Nam, đông Nam và Đông châu á, những đảo phía nam Thái bính dương và ở Australi (Dyck, Thomas, 1979). Ngoài ra còn thấy ở châu Phi, châu Mỹ (vùng nhiệt đới) Các nước có rầy nâu phát triển mạnh gồm Ấn Độ, Pakitan, Bănglađét, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,. Triều Tiên, Thái LAn, Lào, Campuchia, Indonexia, Philipin,....(Dyck. Thomas,1979) Cây lúa là cây ký chủ quan trọng nhất của rầy nâu, ngoài ra người ta còn tìm thấy rầy nâu trên các cây trồng khác và cỏ dại. Ở Nhật bản đã ghi nhận có 29 loài thực vật là ký chủ phụ của rầy nâu nhưng ký chủ quan trọng là lúa dại (Ozya peremis, O.glaberim và O.Breviligulata); cỏ môi (Leersia henxadra) (Dale, 1994; Mochia và Okada,1979; [58], [69]) Nhưng theo Hinekly [62] những ký chủ không phải là lúa chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của rầy nâu. Trong tự nhiên vòng đời của rầy nâu biến động rất nhiều, ngắn nhất là 20 ngày và dài nhất là 91 ngày. Trong đó thời gian phát dục của trứng từ 6-36 ngày, rầy non là 11- 48 ngày và rầy trưởng thành là 3-7 ngày, tuổi thọ của trưởng thành từ 26,1-36,6 ngày. Trong điều kiện nhiệt độ 25oC, vòng đời của rầy nâu là 31,5 ngày, thời gian trước đẻ trứng là 7,2 ngày, thời gian để trưởng thành sống là 22,3-27,6 ngày (Mochida, 1979) [69]. Suenaga 1963 đã ghi nhận khả năng đẻ trứng cao nhất của rầy nâu có thể lên tới 1.474 quả/ con cái (dẫn theo Mochia và Okada, 1979) [69]. Số lượng trứng đẻ phụ thuộc vào dạng hình của trưởng thành, trong cùng một điều kiện trưởng thành cánh ngắn đẻ nhiều hơn trưởng thành cánh dài. Tại Trung Quốc, mỗi ổ trứng của rầy nâu có từ 3-68 trứng, thường gặp là 15-30 trứng/ổ, ở Nhật Bản thường là 2-3 trứng/ổ, tại IRRI là 4- 10 trứng/ổ (Pathak, 1977) Rầy non của rầy nâu có 5 tuổi, tuy nhiên Caresche (1933) lại chỉ quan sát thấy 4 tuổi. Caresche cho biết pha rầy non kéo dài 11-18 ngày. Trong điều kiện 21-29oC, thời gian rầy non kéo dài 12-19 ngày (Pathak, 1977) Trưởng thành rầy nâu tiến hành giao phối ngay sau khi lột xác vũ hoá. Trong điều kiện đồng ruộng trưởng thành cái cảu rầy nâu có thời gian trước đẻ trứng khoảng 3-10 ngày, nếu ở nhiệt độ 20-30oC thời gian trước đẻ trứng chỉ là 1-6 ngày ((Pathak, 1977) [35]. Ở vùng nhiệt đới châu á rầy nâu phát triển quanh năm nhưng một năm thường có hai đỉnh cao về mật độ quần thể tương ứng với hai vụ lúa chính, mỗi vụ có một đỉnh cao (Dyck và ct, 1979), [59]. Trong một vụ lúa rầy nâu có thể hoàn thành từ 2 - 8 lứa nhưng thực tế ở phía Nam Nhật Bản có 5 lứa rầy nâu/ vụ. Trên những giống lúa có thời gian sinh trưởng trung bình thường có 3 lứa rầy/ vụ (Dale, 1994) [58]. Theo Nalinakusnari (1875), ở Ấn Độ thời gian phát triển từ trứng đến pha trưởng thành kéo dài trung bình 21,6 ngày. Theo Cresche (1933), thời gian của một htế hệ rầy nâu kéo dài 21-32 ngày. Sự phát triển quần thể rầy nâu phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ và ẩm độ. Nhiệt độ cao mật độ rầy nâu cao và ngược lại. Ở nhiệt độ 28 - 300C và ẩm độ 70 - 80% quần thể rầy nâu đạt cao nhất (Dale, 1994; Dyck và ct, 1979) [58], [60]. Số ngày mưa trong năm có liên quan đến diện tích lúa nhiễm rầy, điều kiện thời tiết khô hoặc lượng mưa thấp dẫn đến mật độ rầy nâu tăng (Dyck và ct,1979) [60]. Nhưng theo kết quả nghiên cứu của Mochida (1979) [69] thì cho rằng lượng mưa không liên quan đến việc tăng số lượng rầy nâu. Việc gieo cấy những giống lúa mới có năng suất cao có tương quan rõ rệt tới sự phát triển của rầy nâu. Những giống lúa thấp cây, đẻ nhiều, lá thẳng đứng tạo điều kiện cho rầy nâu phát triển (Heinrichs 1994)[63]. Kết quả nghiên cứu của Dyck và ct, 1979 [60], cấy nhiều vụ lúa trong năm, cấy dầy, gieo vãi với mật độ cao, bón nhiều đạm, bón phân không cân đối tạo điều kiện cho rầy nâu phát triển thành dịch. Theo Cruz, Litsinger, 1986 [63] sự có mặt của lúa chét trên ruộng giữa hai vụ lúa cũng làm tăng mật độ của rầy nâu. Việc dùng thuốc hóa học không đúng sẽ tiêu diệt hết thiên địch và gây nên hiện tượng kháng thuốc của rầy nâu (Kulshreshtha, 1979) [67]. Thành phần thiên địch của rầy nâu đã phát hiện rất phong phú. Tuy nhiên số loài thiên địch có thể gây tác động ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng rầy nâu thì lại không nhiều. Những loài như vậy ở Thái Lan có khoảng 10-17 loài, ở Ấn Độ có hơn 20 loài, ở Hàn Quốc có 14 loài bắt mồi, ở Malaixia có 16 loài. Chung cho nhiều nước ở vùng trồng lúa Đông Nam á có 14 loài., đó là các loài Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis, nhện sói vân đinh ba Pardosa pseudoannulata, bọ xít nước Microvelia douglasi, bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata, bọ cánh cứng ngắn Paederus fuscipes, nhện lớn chân dài hàm to Tetrragnatha spp., nhện linh miêu Oxyopes spp., các ong ký sinh trứng Oligosita yasusmatsui, Anagrus spp.,Gonatoceru spp., các ong ngoại ký sinh Pseudogonatopus spp., Haplogonatopus apicalis, ruồi ký sinh Tomosvaryaella spp. (Nagarajan, 1994; Napompeth,1990; Lee at al., 2001; Oo et al., 1994; Shepard et al., 1991) ) [35]. Việt Nam cũng như các nước trồng lúa khác ở Đông Nam Á rầy nâu đã và ngày càng trở thành loài sâu hại lúa quan trọng. Ở các tỉnh phía Bắc trước năm 1971 rầy nâu chỉ phát sinh rải rác và chỉ gây hại cục bộ ở một số tỉnh, vụ mùa năm 1971 rầy nâu phát sinh thành dịch trên diện rộng. Ở các tỉnh phía Nam rầy nâu cũng phát sinh mạnh từ năm 1971 (Cục BVTV và Viện BVTV, 1980; Trần Huy Thọ và ct,1989) [5] [45] [53]. Mùa hè 1969, ở Phan Rang có 2000ha lúa bị thiệt hại 10-15% và 30ha bị mất trắng(CATG,1968-1969). Tháng 11-12 năm 1977, dịch rầy nâu ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp và Cửu Long trên diện tích 100.000ha, trong đó có 10000ha bị mất trắng và 90000ha bị hại 30-50% năng suất. Theo Dyck (1977) ước tính chỉ miền Nam nước ta, tổn thất do rầy nâu mỗi năm khoảng 3 triệu đô la Mỹ, thiệt hại này là do rầy nâu gây ra chưa tính đến chi phí cho việc tiến hành các biện pháp phòng trừ rầy nâu. Trong những năm 1990 - 1994 rầy nâu là loài đứng thứ nhất nguy hại trên cây lúa (Nguyễn Công Thuật,1996) [46]. Những năm gần đây rầy nâu càng trở lên nguy hiểm hơn bởi vì ngoài tác hại trực tiếp là chích hút nhựa của cây lúa, ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ rầy còn là môi giới truyền bệnh virus bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa (Bộ NN và PTNT, 2006b) [3]. Theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 25/10/2006 diện tích lúa nhiễm rầy ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là 33.323 ha và diện tích nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá là 51.768 ha, trong đó có 26.283 ha nhiễm bệnh nặng cần tiêu huỷ (Bộ NN và PTNT, 2006b) [4]. Theo số liệu thống kê báo cáo công tác BVTV năm 2006 của Cục BVTV cho thấy rầy nâu, rầy lưng trắng có xu hướng phát triển tăng lên về mặt mật độ và diện tích phân bố. Chỉ tính riêng năm 2006 cả nước có diện tích nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng là 605 593 ha (tăng 3,2 lần so với 2005). Trong đó diện tích nhiễm nặng là 48 876 ha (tăng 4,6 lần so với năm 2005), 51,8 ha bị cháy rầy chủ yếu phân bố ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Kết quả nghiên cứu tại Long Định năm 1977, thời gian vòng đời của rầy nâu trung bình là 21,6 ngày đối với trưởng thành cái và 20,3 ngày đối với trưởng thành đực Sự phát triển của các pha phát dục rầy nâu phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ cao thời gian hoàn thành vòng đời ngắn và ngược lại, ở điều kiện nhiệt độ 25 - 28 0C vòng đời của rầy nâu dao động từ 20-32 ngày, ở nhiệt độ 21 - 220C vòng đời 35 - 40 ngày, ở điều kiện nhiệt độ 17 - 20 0C vòng đời kéo dài 50-55 ngày. Trong đó thời gian trứng từ 6,6 -19,5 ngày, thời gian rầy non 13,9 - 24,3 ngày và thời gian trước đẻ trứng là 2,6 - 6,9 ngày (Nguyễn Đức Khiêm, 1995c; Trần Huy Thọ và CTV, 1989; Viện BVTV, 1980) [24], [33], [44]. Tại Tiền Giang, năm 1977-1978 cho thấy ổ trứng rầy nâu có ít nhất là 1 trứng và nhiều nhất là 43 trứng, thường là 2-5 trứng/ổ [35]. Trưởng thành rầy nâu có 2 dạng cánh ngắn và cánh dài (Cục BVTV,1995) [7]. Khả năng đẻ trứng của rầy cánh ngắn cao hơn rầy cánh dài. Một trưởng thành cánh ngắn đẻ 362,5 trứng, trong khi đó một rầy trưởng thành cánh dài đẻ 324,8 trứng. Số lượng ổ trứng do 1 rầy cái đẻ là 2-140 ổ, mỗi ổ có từ 1- 46 trứng (Nguyễn Đức Khiêm,1995c) [29]. Số trứng trên mỗi ổ nhiều ít phụ thuộc vào giống lúa làm thức ăn cho rầy, trên giống nhiễm rầy số trứng/ổ cao gấp 2 lần so với giống kháng rầy (CR203) (Nguyễn Đức Khiêm,1995c) [29]. Cũng theo Nguyễn Đức Khiêm 1995a [27] khả năng đẻ trứng của rầy nâu còn phụ thuộc vào mùa vụ. Trong một năm thì vụ xuân rầy đẻ trứng nhiều hơn vụ, vụ xuân đẻ 225 trứng nhưng vụ mùa chỉ đẻ 164 trứng thấp hơn 1,37 lần so với vụ xuân. Trong điều kiện Việt Nam, các kết quả theo dõi về khả năng đẻ trứng của rầy nâu không giống nhau. Tại phòng thí nghiệm Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, một trưởng thành của rầy nâu đẻ trung bình 150-400 trứng. Nuôi thí nghiệm ở Long An, mỗi trưởng thành cái đẻ 50-200 trứng, nhiều nhất đẻ tới 612 trứng. Trong điều kiẹn vùng Hà Nội, một trưởng thành cái có khả năng đẻ 110-324 trứng, nhiều nhất tới 670 trứng (Viện Bảo vệ thực vật, 1980) Trong điều kiện ở nước ta trưởng thành cái của rầy nâu có thời gain đẻ trứng kéo dài từ 1-27 ngày, thường phổ biến là 6-7 ngày (Viện Bảo vệ thực vật, 1980) Thời gian sống của rầy nâu trưởng thành cũng phụ thuộc vào nhiệt độ. Ở điều kiện nhiệt độ cao thời gian sống của trưởng thành ngắn và ngược lại ở điều kiện nhiệt độ thấp tuổi thọ của trưởng thành rầy nâu kéo dài (Trần Huy Thọ và CTV, 1989) [45]. Ở Việt Nam rầy nâu tồn tại quanh năm nhưng sự phát sinh gây hại phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thời tiết, tập quán canh tác của từng vùng miền. Ở các tỉnh phía Bắc thời tiết khí hậu có 4 mùa rõ rệt thì rầy nâu thường phát sinh từ tháng 1 đến tháng 11 hàng năm và thường có từ 7-8 lứa trong đó gây hại nặng ở lứa 2, lứa 3 (vụ xuân) và lứa 6, lứa 7 (vụ mùa). Trung Tâm BVTV phía Bắc, 2005, 2006, 2007). [49], [50], [51]. Mật độ cấy cũng ảnh hưởng sự phát triển của quần thể rầy nâu. Những ruộng lúa cấy dày, bón nhiều phân đạm rầy nâu phát sinh với mật độ quần thể cao và ngược lại (Nguyễn Đức Khiêm, 1995a; 1995c; [27], [29]. Trần Huy Thọ [45] cho thấy ở những vùng thâm canh cao hệ số tích luỹ rầy cao, mức độ gây hại cao hơn nhiều so với những vùng thâm canh thấp. Chế độ nước trên ruộng lúa có ảnh hưởng đến mật độ quần thể rầy nâu, ruộng luôn luôn đủ nước thường xuyên có mật độ quần thể rầy nâu cao hơn ruộng không đủ nước thường xuyên (Nguyễn Đức Khiêm, 1995c; Trần Huy Thọ, 1989) [29], [45]. Các giống lúa khác nhau có khả năng phản ứng với rầy nâu khác nhau. Ở miền Bắc đã xác định được 332 giống và dòng lai có tính kháng rầy nâu trong số 905 giống và dòng lai được đánh giá [19], [29]. Miền Nam xác định được 78 dòng lai có tính kháng với rầy nâu trong 1134 giống và dòng lai được đánh giá (Nguyễn Đức Khiêm, 1995a), [27]. Nhiều giống có phản ứng kháng với rầy nâu ở miền Bắc nhưng lại nhiễm với rầy nâu ở Đồng Bằng sông Cửu Long, tuy nhiên chưa thấy giống nào ở Đồng Bằng sông Cửu Long lại nhiễm rầy ở phía Bắc (Nguyễn Đức Khiêm, 1995a), [27]. Rầy nâu và rầy lưng trắng ở nước ta đã ghi nhận có khoảng 84 loài thiên địch (Phạm Văn Lầm, 2001). Các loài thiên địch của rầy nâu có thể chiia thành 3 nhóm lớn: các laòi bắt mồi, các loài ký sinh và các laòi gây bệnh cho rầy nâu. Cho đến nay ở nước ta đã phá hiện được 65 loài côn trùng và nhện là những loài bắt mồi của rầy nâu và rầy lưng trắng. Đã ghi nhận được 14 loài ký sinh của rầy nâu và rày lưng trắng và đã phát hiện được 34 loài nấm và 2 loài tuyến trùng gây bệnh cho rầy nâu (Phạm Văn Lầm, 2001, 2002). Trong điều kiện ở nước ta, đã ghi nhận có khoảng 20 loài thiên địch phổ biến của rầy nâu trên đồng lúa từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằn sông Cửu Long. Có ít nhất 4 loài ký sinh trên trứng rầynâu là ong Anagrus flaveolus, Anagrus optabilis, Gonatocerus sp., Oligositasp. 3 loài ngoại ký sinh trên lưng các rầy non và trưởng thành là ong Haplogonatopus apicalis, Pseudogonatopus flavifermur, Pseudogonatopus hospes. Các loài bắt mồi phổ biến trong quần thể rầy nâu là bọ xít mù xanh Cytorhynus lividipennis, nhện sói vân đinh ba Pardosa pseudoannulata, nhện sói bọc trứng trắng Pirata subpiraticus, nhện lớn hàm to bụng tròn Dyschiriognatha tenera, bọ rùa đỏ Micraspis discolor, bọ cánh cứng ngắn Paederus fuscipes, bọ ba khoang bốn chấm trắng Ophionea indica, bọ ràu 8 chấm Harmonia octomaculata, bọ xít nước Microvelia douglasi, nhện lớn chân dài hàm to Tetragnatha spp. và nhện linh miêu Oxyopes sp. (Phạm Văn Lầm, 2001, 2002). 2.2.4 Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa Rầy lưng trắng Sogatella fureifera thuộc họ Delphacidae, bộ Homoptera phân bố rộng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc (Dale, 1994) [58], một số nước châu úc và đảo Thái Bình Dương (Hinekkey A.D, 1963), [62]. Rầy lưng trắng thường có số lượng lớn vào đầu vụ, mật độ cao nhất vào khoảng 7 - 8 tuần sau khi cấy, giai đoạn cây lúa đẻ nhánh trước phân hóa đòng, sau._.ộn và mật độ thấp hơn trên ruộng nông dân sản xuất đại trà. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ k ỳ điều tra 30/4 trên ruộng SRI cao nhất là 23,25 con/m2 ứng với tỷ lệ hại là 9,05%, còn trên ruộng nông dân sản xuất đại trà mật độ cuốn lá nhỏ cao nhất là 48,25 con/m2, tỷ lệ hại là 19,26%. 3. Trên lúa xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình có 4 loài sâu đục thân là Scirpophaga incertulas, Sesamia inferens, Chilo supperssalis, Chilotraea auricilius, trong đó loài Scirpophaga incertulas xuất hiện sớm và gây hại mạnh hơn các loài còn lại, sâu đục thân hai chấm chiếm tới 80,85%. Tỷ lệ dảnh héo, bông bạc trên ruộng SRI thấp hơn trên ruộng nông dân sản xuất đại trà. Trên ruộng nông dân sản xuất đại trà có hai cao điểm là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ 3,25 dảnh héo/m2 và giai đoạn lúa chín sáp 3,15 bông bạc/m2. Trên ruộng SRI, tỷ lệ dảnh héo, bông bạc không có cao điểm rõ ràng dao động từ 0,02 - 0,85 dảnh/m2. 4. Mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng trên ruộng nông dân sản xuất đại trà cao nhất đạt 125,5 con/m2, cao hơn trên ruộng SRI (95 con/m2) 5. Mật độ của 3 loài thiên địch phổ biến ( nhện lớn bắt mồi, bọ rùa đỏ, bọ ba khoang) trên ruộng SRI cao và ổn định hơn trên ruộng nông dân. Ở thời kỳ đầu vụ mật độ thiên địch trên ruộng nông dân có cao hơn trên ruộng SRI, song đến giai đoạn sau mật độ các loài thiên địch này thấp hơn trên ruộng SRI. Mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng SRI cao nhất đạt 2,48 con/m2, trên ruộng nông dân sản xuất đại trà đạt 1,75 con/m2 và có sự sai khác với ruộng SRI. Mật độ của bọ rùa đỏ và bọ ba khoang trên ruộng nông dân và ruộng SRI không có sự sai khác nhau ở mức α = 0,05 6. Mật độ cấy 16 khóm/2 đến 25 khóm/m2, cấy 1 dảnh/khóm, cấy mạ non, bón phân theo quy trình cải tiến cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến giảm được 83kgN/ha và giảm được 11-13 kg lúa giống/ha, tiết kiệm được 1 lần nước tưới ở giai đoạn đẻ nhánh và giảm được 3 lần phun thuốc trong vụ, bảo vệ thiên địch giúp cân bằng môi trường sinh thái. Áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến tiền lãi thu được/ha cao hơn ruộng nông dân sản xuất đại trà lần lượt là 349.900 đồng; 4.834.900đồng; 2.890.900 đồng; 2.546.900 đồng và 812.900 đồng ứng với các mật độ cấy 11; 16; 25; 28 và 32 khóm/m2. 5.2 Đề nghị - Do thí nghiệm mới chỉ bố trí ở diện hẹp trên chất đất thịt nặng hay bị sâu bệnh nên để có thể áp dụng kết quả của thí nghiệm vào sản xuất đại trà, đề nghị Cục Bảo vệ thực vật, Hợp phần IPM-DANIDA và Chi cục Bảo vệ thực vật Ninh Bình cho triển khai với quy mô tí nghiệm lớn hơn để làm mô hình cho đông đảo nông dân các địa phương học tập và ứng dụng - Thí nghiệm mới được tiến hành với các giống lúa lai trên chân đất tốt. Đề nghị thí nghiệm được tiến hành với các giống lúa thuần phổ biến và chân đất khác nhau để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thâm canh lúa cho từng vùng, từng loại giống cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Đỗ Xuân Bành và CTV (1990), “Kết quả khảo sát sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ở Tiền Giang”, Tạp chí BVTV, Số 3, 03/1990, tr. 13-16. 2. Bộ môn côn trùng (2004), Giáo trìmh Côn trùng chuyên khoa. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Bộ NN & PTNT (2006a), "Chỉ thị về việc phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa hè thu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí BVTV số 2/2006, trang 5- 6. 4. Bộ NN & PTNT (2006b) "Chỉ thị số 26/2006/CT - BNN ngày 27/10/2006 về việc phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa tại các tỉnh phía Nam", Tạp chí BVTV số /2006 trang 5 - 6. 5. Cục bảo vệ thực vật (1980), "Báo cáo tổng kết công tác phòng chống rầy nâu hại lúa ở Nam Bộ trong 3 năm 1977 - 1979", Kết quả công tác phòng chống rầy nâu ở các tỉnh phía Nam 1977 - 1979, NXB nông nghiệp Hà Nội trang 5 -32. 6. Cục Bảo vệ thực vật ( 2002), Báo cáo tình hình phát sinh gây hại của sâu bệnh hại lúa năm 2002. Báo cáo chuyên ngành Bảo vệ thực vật. 7. Cục bảo vệ thực vật (1995), Quản lý dịch hại tổng hợp- Một số giải pháp sinh thái, NXB nông nghiệp - Hà Nội, 128 trang. 8. Cục BVTV (2005), Báo cáo tổng kết công tác BVTV năm 2005 toàn quốc, Báo cáo chuyên ngành, Cục BVTV. 9. Chi cục Bảo vệ thực vật Ninh Bình (2008, vụ xuân 2009). Báo cáo tổng kết công tác Bảo vệ thực vật. 10. Chi cục BVTV Hà Tây (2007), " Báo cáo kết quả mô hình cộng đồng ứng dụng SRI tại hợp tác xã Đại Nghĩa huyện Mỹ Đức vụ mùa 2007". tài liệu nội bộ. 11. Nguyễn Mạnh Chinh (1977), "Tổng kết 15 năm theo dõi qui luật phát sinh phát triển của sâu đục thân lúa ở vùng Cổ Lễ (Hà Nam Ninh 1960-1974)", Thông tin BVTV, 2, tr. 16-25. 12. Trần Đình Chiến (1994)," ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy nâu và côn trùng bắt mồi", Kết quả nghiên cứu khoa học khoa trồng trọt 1992 - 1993, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 201 - 203. 13. Vũ Quang Côn (1989), “Các loại ký sinh và hiệu quả của chúng trong việc hạn chế số lượng sâu cuốn lá nhỏ hại lúa”, Tạp chí BVTV, số 3, tr. 156-161. 14. Cục BVTV (2005), " Báo cáo tổng kết công tác BVTV 2003-2005", báo cáo chuyên ngành. 15. Cục BVTV (2006), "Báo cáo tổng kết công tác BVTV 2006", báo cáo chuyên ngành. 16. Cục BVTV 2007, " Báo cáo kết quả ứng dụng hệ thống thân canh lúa SRI ở một số tỉnh phía bắc" Báo cáo chuyên ngành 9/2007. 17. Đặng Thị Dung (1995), "Thành phần kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ mùa 1994 vùng Gia Lâm - Hà Nội", Kết quả nghiên cứu khoa học 1994 - 1995 khoa trồng trọt - trường ĐHNNI, trang 49 -51. 18. Nguyễn Văn Đĩnh (2004) "Một số nhận xét về tình hình dịch hại lúa trong 5 năm 1999- 2003", Tạp chí BVTV, số 4 trang 33 - 39. 19. Nguyễn Văn Đĩnh, Trần Thị Liên (2005), "Khảo sát tính kháng rầy nâu của các giống lúa Đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc Việt Nam", Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, 11 - 12/4/2005, Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Hành, Trần Huy Thọ (1989), "Kết quả nghiên cưú về sâu cuốn lá nhỏ hại lúa các tỉnh phía Bắc", Kết quả nghiên cứu khoa học Viện BVTV 1979 - 1989, NXB nông nghiệp - Hà Nội. 21. Nguyễn Văn Hành (1988), Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ở một số tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trừ chúng, Luận án phó tiến sĩ, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 22. Hà Quang Hùng (1984), Thành phần ong ký sinh trứng sâu hại lúa vùng Hà Nội: đặc tính sinh học, sinh thái học của một số loài có triển vọng, Tóm tắt luận án PTS, Hà Nội. 23. Hà Quang Hùng (1985), “Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ ở Vĩnh Phú”, Báo cáo khoa học 1985, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 24. Hà Quang Hùng (1986), "Ong ký sinh trứng sâu hại lúa vùng Hà Nội", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Số 8/1986, tr 359-362. 25. Hà Quang Hùng (1998), Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng nông nghiệp (IPM), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Phạm Văn Lầm, Nguyễn Thị Thành (1983), "Kết quả điều tra côn trùng ký sinh và ăn thịt trên ruộng lúa trong 2 năm 1981-1982", Thông tin BVTV, 3:20-31. 27. Nguyễn Đức Khiêm (1995a) "Kết quả nghiên cứu rầy nâu hại lúa tại trường ĐHNNI - Hà Nội", Tạp chí BVTV, số 2/1995 trang 3 - 5. 28. Nguyễn Đức Khiêm (1995b), "Một số kết quả nghiên cứu về rầy lưng trắng và rầy xám hại lúa tại trường ĐHNNI - Hà Nội", Tạp chí BVTV, số 2/1995 trang 6 - 9. 29. Nguyễn Đức Khiêm (1995c), "Một số đặc điểm sinh vật học, biến động chủng quần và phòng trừ rầy nâu hại lúa", Kết quả nghiên cứu khoa học 1994 - 1995 khoa trồng trọt, trường ĐHNNI, NXB nông nghiệp - Hà Nội, trang 52 -56. 30. Phạm Văn Lầm (1992), “Một số dẫn liệu về ong kén trắng ký sinh, sâu non bộ cánh vẩy hại lúa”, Tạp chí BVTV, Số 2, tr. 10-13. 31. Phạm Văn Lầm, Bùi Hải Sơn, Trần Thị Hường (1993). “Diễn biến số lượng nhện lớn bắt mồi trên ruộng lúa vùng Từ Liêm, Hà Nội”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, Số 5, tr. 6-9. 32. Phạm Văn Lầm (2000), Danh lục các loài sâu hại lúa và thiên địch của chúng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,190 tr. 33. Phạm Văn Lầm (2002), Nghiên cứu biện pháp sinh học trừ sâu hại lúa, sách: Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20 (chủ biên Nguyễn Văn Luật), tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.: 321-375. 34. Phạm Văn Lầm (2006), Các biện pháp phòng chống dịch hại cây trồng nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 280 tr. 35. Phạm Văn Lầm (2006), Những điều cần biết về rầy nâu và biện phỏp phũng trừ, NXB Lao động, Hà Nội, 139 tr. 36. Lê Thị Thanh Mỹ (2004), Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 37. Vũ Đình Ninh (1974), "Vài nhận xét về qui luật biến động của sâu đục thân lúa trong vụ chiêm xuân và vụ mùa", Thông tin BVTV, 16, tr. 17-26. 38. Phạm Bình Quyền (2002), "ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các loài thiên địch trong các hệ sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam và các giải pháp hạn chế", Kỷ yếu hội thảo Quốc gia về Khoa học và Công nghệ BVTV, NXB Nông nghiệp - Hà Nội, trang 172 - 179. 39. Trần Văn Rao (1982), Báo cáo tổng kết chuyên đề khảo sát sâu cuốn lá nhỏ năm 1978-1982 của trạm BVTV vùng đồng bằng Bắc bộ, Báo cáo chuyên ngành, Cục BVTV. 40. Nguyễn Trường Thành, Nguyễn Văn Thành, Trần Huy Thọ (1986), “Kết quả nghiên cứu tác hại và ngưỡng phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa”, Tạp trí BVTV, Số 6/1986, tr. 211-214. 41. Nguyễn Trường Thành (1999), Nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc hóa học phòng trừ một số sâu chính hại lúa vùng đồng bằng sông Hồng trên cơ sở xác định mức độ gây hại và ngưỡng kinh tế, Tóm tắt luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội. 42. Đinh Văn Thành, Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của rầy lưng trắng hại lúa vùng Hà Nội. Luận án thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, viện KHNN Việt nam, 1998, 87 trang. 43. Nguyễn Trường Thành (2003), “ảnh hưởng của sâu cuốn lá nhỏ đến năng suất lúa ở Việt Nam và ứng dụng”, Tạp chí BVTV, Số 190, tr. 12-18. 44. Nguyễn Thị Thắng (1993), Tổng kết chuyên đề sâu cuốn lá nhỏ hàng năm 1988-1993, Báo cáo chuyên ngành, Cục BVTV. 45. Trần Huy Thọ, Nguyễn Công Thuật, Nghiên cứu sinh học, sinh thái của rầy nâu ở đồng bằng, trung du Bắc bộ. Kết quả nghiên cứu BVTV 1979 - 1989, Viện Bảo vệ thực vật, NXB NN 1989, trang 9 -14. 46. Nguyễn Công Thuật (1996), Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng nghiên cứu và ứng dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 47. Nguyễn Viết Tùng (1993), “Nghiên cứu bước đầu về nhện lớn bắt mồi trên ruộng lúa vùng Gia Lâm, Hà Nội”, Kết quả nghiên cứu Khoa trồng trọt 1991-1992, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 48. Trương Quốc Tùng (1977), "Nhận xét về thành phần sâu đục thân lúa trong điều kiện sản xuất mới ở Vĩnh Phú”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, 9: 659-662. 49. Trung tâm BVTV phía Bắc (2005), "Tình hình phát sinh và gây hại của sâu bệnh trên một số cây trồng chính các tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2005", Tổng kết công tác và một số kết quả nghiên cứu chuyển giao KHKT BVTV các tỉnh phía Bắc năm 2005, trang 17 - 31 50. Trung tâm BVTV phía Bắc (2006), "Tình hình phát sinh và gây hại của sâu bệnh trên một số cây trồng chính các tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2006", Tổng kết công tác và một số kết quả nghiên cứu chuyển giao KHKT BVTV các tỉnh phía Bắc năm 2006, trang 17 - 31. 51. Trung tâm BVTV phía Bắc (2007), "Tình hình phát sinh và gây hại của sâu bệnh trên một số cây trồng chính các tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2007", Tổng kết công tác và một số kết quả nghiên cứu chuyển giao KHKT BVTV các tỉnh phía Bắc năm 2007, trang 17 - 30. 52. Viện bảo vệ thực vật (1975), Kết quả điều tra côn trùng 1967 - 1968 ở miền Bắc Việt Nam, NXB nông nghiệp, 578 trang. 53. Viện Bảo vệ thực vật (1980) "Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh phía Nam 1977- 1979, NXB nông nghiệp, trang 7 - 207. Tài liệu tiếng Anh 54. Barrion A.T., J.A. Litsinger (1980), “Ants a natural enemy of leaffolde larvae in dry land rice”, Institute of Restorative and Rehabilitation Neuroscience, Vol. 5, pp. 22-23. 55. Barrion A.T, J.A Litsinger, E.B medina, R.M Aguda (1991), "The rice Cnaphalocrocis medinalis Guenee leaf folder complex in the Philippines".Taxonomy, Bionomics and Control, Philippines, No.8,pp.87-107. 56. CABI (1999), Crop protection Compendium, http//www.cabi.org/. 57. Chiu. S.F. (1980), Integrated control of rice insect pests in China, Rice improvement in China and other Asian countries, IRRI and CAAS, Los Banos, Laguna, Philippines: 239-250. 58. Dale, D. (1994) "Insect pests of the rice plant - Their biology and ecology", Biology and management of rice insects (Ed. By E.A. Heirichs), IRRI, Wiley Eastem limited, new Delhi, p 363 -485. 59. Dyck V.A (1978), Economic thresholds in rice (Paper prevent at a short course on integrated pest control for irrigated rice in southand Asia) International Rice Reseach Intistute, Philippines. 60. Dyck V.A. Mirsa B. C, Alam S, Chen C.N, Hsieh C.Y, Rejesus R.S Ecology of the Brown planthopper in tropic. Brown planthopper threat to Asian rice production. IRRI - Los Banos Philippines, 1979, P 61 - 68. 61. Haq E. et al. Efficacy of botanical and organophosphate pesticidae against White Backed planthopper. Proceedings eleventh Pakistan Congreess of Zoology , Pakistan 1991, p 49 - 152. 62. Hinekley A. D. Ecology and control or rice Brown planthopper in Pij Bull Entomol, Res. 54, 1963, p 467 - 481. 63. Heinrichs, E.A (1994), "Rice", Biology and management of rice insects, IRRI, Wiley Eastern Limited, New Delhi, p 3 - 11. 64. Jiang J. Y, Peng Z.P, Lei H.Z, Liu G.Q. Resistance of rice germplasm to white backd planthopper in Chang Sha, China. IRRI, 1989, p22. 65. Kiritani K (1979), "Pest management in rice", Ann. Rev. Entomol, 24, p. 279 - 312. 66. Khan Z.R., A.T. Barrion, J.A. Litsinger, R.C. Joshi (1988), “Abibliography of rice leaf folder (Lepidoptera, Pyralidae)”, Insect science Appl., Vol.9,pp.129-174 67. Kulshreshtha J.E et al. The disatrous brown planthopper attack Kerule - Indian farming, India, 1974, p 5 - 7. 68. Li, Y.L (1982), "Integrated rice insect pest control in the Guang dong province of China", Entomophaga, 27, p 81 - 88. 69. Mochida, O; T.Okada (1979), "Taxonomy and biology of Nilaparvata lugens (Hom., Delphacidae)", Brown planthopper: Threat to rice production in Asia, IRRI, Los Banos, laguna, philippine, p 21 - 43. 70. Nagarajan ,S (1994), "Rice pest management in India", Rice pest science and management, IRRI, Los Banos, Philippine, P 43 - 52. 71. Norton, G.A, W.J. Wway (1990), "Rice pest management systems past and foture", Pest management in rice, London & New Yord, P 1 - 14. 72. Pathak M.D., Z.R. Khan (1994), Insect Pests of Rice in Malina (Philippines) International Rice Reseach Instistute, pp. 89. 73. Reissig, W.H; E. A. Heinrichs; J.A. Litsinger; K. Moody; L. Fiedler; A.T. Barrion (1986), Illustated Guide to integrated pest management in rice in Tropical Asia, IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines. 74. Smiley R.L (1967), "Further stydies on the Tarsonemidar (Acarina)", Proceeding of the Entomological Society of Washington, Washington, vol. 69, no.2, pp 127 - 146. 75. Thangamuthu G.S. C. Murugesan, S. Subramanian (1982), “Effect of spacing on leaf folder Cnaphalocroccis medinalis Guenee infestation in rice”, Institute of Restorative and Rehabilitation Neuroscience, Vol. 7,pp. 21. 76. Yu L. (1980), Studies on the control of the yellow rice stem borer, Rice improvement in China and other Asian countries, IRRI and CAAS, Los Banos, Laguna, Philippines: 157-171. 77. Yasumatsu K. (1964), The possible control of rice stem borers by the use of natural enemies, The major insect pests of the rice plant, The IRRI proc. of a symposium at the IRRI, Sept., 1964, The Johns Hopkins Press, Baltimore: 431-442. 78. W.H. Reissig, E.A. Heirichs, J.A Litsingger, K. Moody (1985), Illustrated Guide to intergrated pest management in rice in tropical Asia, Vol.12 IRRI Philippines. 79. Zhu Defeng, Lin Xianqing, Tao Longxing and Zhang Yuping (China National Rice Research Institute, Hangzhou 310006), Lu Shihua (Sichuan Academy of Agricultural Sciences, Chengdu), Jin Xueyong (Northeastern Agricultural University, Harbin (2004), SRI practice and adaptability in China ciifad.cornell.edu/SRI/countries/china/cnrri010103.pdf PHỤ LỤC Bảng. Diện tích nhiễm (ha) một số đối tượng chủ yếu của các tỉnh, thành phố phía Bắc từ năm 1997 đến vụ xuân 2008 Năm Rầy nâu + rầy lưng trắng Sâu cuốn lá nhỏ Sâu đục thân lúa bướm hai chấm. 1997 152.250 258.450 28.310 1998 257.010 268.200 90.080 1999 104.350 387.690 85.050 2000 238.160 477.480 76.437 2001 115.600 497.600 72.112 2002 58.900 535.000 93.310 2003 80.615 578.230 101.390 2004 55.684 374.378 154.665 2005 77.472 384.583 179.821 2006 130.892 475.549 124.607 2007 152 105 463 225 108 964 Vụ Xuân 2008 160 241 398 134 8 398 (Số liệu tổng kết của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 6/2008). Bảng. Một số yếu tố thí nghiệm CT Chân đất Giống lúa Ngày gieo mạ Ngày cấy Số lá mạ khi cấy MĐ cấy (khóm/m2) Số dảnh/khóm Ngày bắt đầu trỗ Ngày trỗ xong CT1 Thịt nặng Phú ưu 1 29/1 9/2 2,2-2,5 11 1 9/5 17/5 CT2 Thịt nặng Phú ưu 1 29/1 9/2 2,2-2,5 16 1 9/5 16/5 CT3 Thịt nặng Phú ưu 1 29/1 9/2 2,2-2,5 25 1 9/5 15/5 CT4 Thịt nặng Phú ưu 1 29/1 9/2 2,2-2,5 32 1 9/5 15/5 CT5 Thịt nặng Phú ưu 1 29/1 9/2 2,2-2,5 28 1 9/5 15/5 ND Thịt nặng Phú ưu 1 23/1 10/2 3,3-3,8 28 2 10/5 18/5 Bảng. Diễn biến khả năng đẻ nhánh của cây lúa cấy theo mật độ SRI và theo nông dân vụ xuân 2009 tại Yên Khánh, Ninh Bình Ngày điều tra NSC CT1 11khóm CT2 16khóm CT3 25khóm CT4 32khóm CT5 28khóm Ruộng NDSXĐT 16/2 7 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 2,00 23/2 14 1,10 1,10 1,40 1,50 1,40 2,11 2/3 21 2,11 2,11 2,22 2,44 2,33 2,44 9/3 28 3,89 3,89 4,11 3,89 4,11 6,11 16/3 35 5,89 5,44 5,22 5,00 5,11 8,00 23/3 42 10,10 9,20 9,00 8,78 9,00 12,11 30/3 49 15,89 14,78 12,33 10,89 11,33 13,56 06/4 56 19,67 16,11 13,22 11,11 12,78 17,22 13/4 63 20,22 16,44 11,22 9,89 11,11 18,00 20/4 70 19,11 14,67 10,67 9,44 10,56 15,00 Số bông/khóm 14,00 11,30 7,56 6,00 7,10 8,20 Tỷ lệ bôngHH %) 69,24 68,73 57,20 54,00 55,56 47,26 Bảng. So sánh các yếu tố cấu thành năng suất lúa trên ruộng ứng dụng SRI và ruộng nông dân Chỉ tiêu CT1 11khóm CT2 16khóm CT3 25khóm CT4 32khóm CT5 28khóm Ruộng NDSXDT Số bông/m2 154 181 189 192 199 230 Số hạt /bông 162,6 161,6 149,2 143,3 143,6 128,2 Tỷ lệ hạt lép 4,0 3,8 4,3 7,2 6,0 7,8 NSTT (tÊn/ha) 6,60 7,73 7,45 7,01 7,38 6,93 PHỤ LỤC XỪ LÝ THỐNG KÊ So sánh trung bình diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng SRI và ruộng nông dân Kỳ điều tra 9/4/09 Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 11 khãm/m2 3 7.5 2.5 0.01 16 khãm/m2 3 21 7 0.25 25 khãm/m2 3 25.8 8.6 0.01 28 khãm/m2 3 27.9 9.3 0.01 32 khãm/m2 3 37.8 12.6 0.01 Ruộng NDSXĐT 3 52.5 17.5 0 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 389.005 5 77.801 1609.6759 1.6E-16 3.1058752 Within Groups 0.58 12 0.048333333 Total 389.585 17 T(0,05;12) 2.178812827 LSD(3,3) 0.391108872 Groups Count Average VI-i V-i IV-i III-i II-i Ruộng NDSXĐT(VI) 3 17.5 32 khãm/m2(V) 3 12.6 4.9 28 khãm/m2(IV) 3 9.3 8.2 3.3 25 khãm/m2(III) 3 8.6 8.9 4 0.7 16 khãm/m2(II) 3 7 10.5 5.6 2.3 1.6 11 khãm/m2(I) 3 2.5 15 10.1 6.8 6.1 4.5 Kỳ điều tra 16/04/2009 Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 11 khãm/m2 3 4.95 1.65 7.396E-32 16 khãm/m2 3 18.75 6.25 0 25 khãm/m2 3 21.3 7.1 1.183E-30 28 khãm/m2 3 30.15 10.05 0 32 khãm/m2 3 37.5 12.5 0 Ruộng NDSXĐT 3 46.68 15.56 0 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 364.34725 5 72.86945 3.478E+32 2E-192 3.1058752 Within Groups 2.51449E-30 12 2.09541E-31 Total 364.34725 17 T(0,05;12) 2.178812827 LSD(3,3) 8.14346E-16 Groups Count Average VI-i V-i IV-i III-i II-i Ruộng NDSXĐT(VI) 3 15.56 32 khãm/m2(V) 3 12.5 3.06 28 khãm/m2(IV) 3 10.05 5.51 2.45 25 khãm/m2(III) 3 7.1 8.46 5.4 2.95 16 khãm/m2(II) 3 6.25 9.31 6.25 3.8 0.85 11 khãm/m2(I) 3 1.65 13.91 10.85 8.4 5.45 4.6 Kỳ điều tra 30/04/2009 Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 11 khãm/m2 3 13.65 4.55 0 16 khãm/m2 3 31.5 10.5 0 25 khãm/m2 3 60.3 20.1 0.01 28 khãm/m2 3 63.9 21.3 0 32 khãm/m2 3 69.75 23.25 0 Ruộng NDSXĐT 3 144.75 48.25 0.0625 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 3386.23125 5 677.24625 56047.966 9E-26 3.1058752 Within Groups 0.145 12 0.012083333 Total 3386.37625 17 T(0,05;12) 2.178812827 LSD(3,3) 0.195554436 Groups Count Average VI-i V-i IV-i III-i II-i Ruộng NDSXĐT(VI) 3 48.25 32 khãm/m2(V) 3 23.25 25 28 khãm/m2(IV) 3 21.3 26.95 1.95 25 khãm/m2(III) 3 20.1 28.15 3.15 1.2 16 khãm/m2(II) 3 10.5 37.75 12.75 10.8 15.55 11 khãm/m2(I) 3 4.55 43.7 18.7 16.75 15.55 5.95 Kỳ điều tra 06/05/2009 Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 11 khãm/m2 3 6.03 2.01 0 16 khãm/m2 3 18.75 6.25 0.0625 25 khãm/m2 3 39.78 13.26 0 28 khãm/m2 3 45 15 0 32 khãm/m2 3 46.68 15.56 0 Ruộng NDSXĐT 3 42.75 14.25 0.0625 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 467.48445 5 93.49689 4487.8507 3.4E-19 3.1058752 Within Groups 0.25 12 0.020833333 Total 467.73445 17 T(0,05;12) 2.178812827 LSD(3,3) 0.256775554 Groups Count Average V-i IV-i VI-i III-i II-i 32 khãm/m2(V) 3 15.56 28 khãm/m2(IV) 3 15 0.56 Ruộng NDSXĐT(VI) 3 14.25 1.31 0.75 25 khãm/m2(III) 3 13.26 2.3 1.74 0.99 16 khãm/m2(II) 3 6.25 9.31 8.75 8 7.01 11 khãm/m2(I) 3 2.01 13.55 12.99 12.24 11.25 4.24 Diễn biến tỷ lệ dảnh héo, bông bạc Kỳ điều tra 02/04/2009 Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 11 khãm/m2 3 0.75 0.25 0 16 khãm/m2 3 1.65 0.55 0 25 khãm/m2 3 1.05 0.35 4.622E-33 28 khãm/m2 3 0.9 0.3 0.01 32 khãm/m2 3 2.55 0.85 0.0025 Ruộng NDSXĐT 3 9.75 3.25 0.0625 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 20.18625 5 4.03725 322.98 2.3E-12 3.1058752 Within Groups 0.15 12 0.0125 Total 20.33625 17 T(0,05;12) 2.178812827 LSD(3,3) 0.198897489 Groups Count Average VI-i V-i II-i III-i IV-i Ruộng NDSXĐT(VI) 3 3.25 32 khãm/m2(V) 3 0.85 2.4 16 khãm/m2(II) 3 0.55 2.7 0.3 25 khãm/m2(III) 3 0.35 2.9 0.5 0.2 28 khãm/m2(IV) 3 0.3 2.95 0.55 0.25 0.05 11 khãm/m2(I) 3 0.25 3 0.6 0.3 0.1 0.05 Kỳ điều tra 06/5 Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 11 khãm/m2 3 1.53 0.51 0.0001 16 khãm/m2 3 1.35 0.45 0.0001 28 khãm/m2 3 1.38 0.46 1E-04 32 khãm/m2 3 2.43 0.81 1E-04 Ruộng NDSXĐT 3 9.45 3.15 0.0225 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 17.2798 5 3.45596 901.55478 5.1E-15 3.1058752 Within Groups 0.046 12 0.003833333 Total 17.3258 17 T(0,05;12) 2.178812827 LSD(3,3) 0.110144442 Groups Count Average VI-i V-i I-i III-i IV-i Ruộng NDSXĐT(VI) 3 3.15 32 khãm/m2(V) 3 0.81 2.34 11 khãm/m2(I) 3 0.51 2.64 0.3 25 khãm/m2(III) 3 0.48 2.67 0.33 0.03 28 khãm/m2(IV) 3 0.46 2.69 0.35 0.05 0.02 16 khãm/m2(II) 3 0.45 2.7 0.36 0.06 0.03 0.01 So sánh mật trung bình mật độ rầy nâu trên các mật độ cấy khác nhau và ruộng nông dân Giai đoạn cuèi ®Î nh¸nh Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 11 khóm/m2(I) 3 40.95 13.65 0.0175 16 khóm/m2(II) 3 63 21 1 25 khóm/m2(III) 3 169.5 56.5 0.01 28 khóm/m2(IV) 3 139.5 46.5 0.01 32 khóm/m2(V) 3 184.5 61.5 0.01 ruộng NDSXĐT(VI) 3 262.5 87.5 0.01 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 11176.85625 5 2235.37125 12682.957 6.7E-22 3.1058752 Within Groups 2.115 12 0.17625 Total 11178.97125 17 T(0,05;12) 2.178812827 LSD(3,3) 0.746859409 Groups Count Average VI-i V-i III-i IV-i II-i ruộng NDSXĐT(VI) 3 87.5 32 khóm/m2(V) 3 61.5 26 25 khóm/m2(III) 3 56.5 31 5 28 khóm/m2(IV) 3 46.5 41 15 10 16 khóm/m2(II) 3 21 66.5 40.5 35.5 25.5 11 khóm/m2(I) 3 13.65 73.85 47.85 42.85 32.85 7.35 Giai đoạn trç b«ng-ph¬i mµu Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 11 khóm/m2(I) 3 43.5 14.5 0.01 16 khóm/m2(II) 3 70.5 23.5 0.01 25 khóm/m2(III) 3 166.5 55.5 0.01 28 khóm/m2(IV) 3 181.5 60.5 0.01 32 khóm/m2(V) 3 226.5 75.5 0.01 ruộng NDSXĐT(VI) 3 376.5 125.5 0.01 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 23848 5 4769.6 476960 2.4E-31 3.1058752 Within Groups 0.12 12 0.01 Total 23848.12 17 T(0,05;12) 2.178812827 LSD(3,3) 0.177899322 Groups Count Average VI-i V-i IV-i III-i II-i ruộng NDSXĐT(VI) 3 125.5 32 khóm/m2(V) 3 75.5 50 28 khóm/m2(IV) 3 60.5 65 15 25 khóm/m2(III) 3 55.5 70 20 5 16 khóm/m2(II) 3 23.5 102 52 37 32 11 khóm/m2(I) 3 14.5 111 61 46 41 9 So sánh trung bình mật độ nhện lớn bắt mồi toàn vụ trên ruộng SRI và ruộng nông dân Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 11 khóm/m2 14 22.15 1.582142857 0.5522489 16 khóm/m2 14 20.55 1.467857143 0.4269258 25 khóm/m2 14 23.02 1.644285714 0.6593341 28 khóm/m2 14 20.89 1.492142857 0.4338181 32 khóm/m2 14 34.67 2.476428571 1.4485324 Ruộng NDSXĐT 14 24.48 1.748571429 1.4806132 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 9.965752381 5 1.993150476 2.3910764 0.04516 2.3317385 Within Groups 65.01914286 78 0.833578755 Total 74.98489524 83 Kết luận: Do P-value < 0,05 nên mật độ cấy khác nhau thì mật độ nhện lớn bắt mồi cũng khác nhau T(0,05;78) 1.990847036 LSD(14,14) 0.687008628 Groups Count Average V-i VI-i III-i I-i 32 khóm/m2(V) 14 2.4764286 Ruộng NDSXĐT(VI) 14 1.7485714 0.727857143 25 khóm/m2(III) 14 1.6442857 0.832142857 0.1042857 11 khóm/m2(I) 14 1.5821429 0.894285714 0.1664286 0.06214 28 khóm/m2(IV) 14 1.4921429 0.984285714 0.2564286 0.15214 0.09 16 khóm/m2(II) 14 1.4678571 1.008571429 0.2807143 0.17643 0.1142857 V VI III I V VI có III có không I có không không IV có không không không II có không không không So sánh trung bình mật độ bọ rùa đỏ ở các mật độ cấy khác nhau và ruộng nông dân Giai đoạn cuèi ®Î nh¸nh SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 11 khóm/m2 3 3.06 1.02 0.0004 16 khóm/m2 3 4.08 1.36 0.0001 25 khóm/m2 3 4.71 1.57 0.0001 28 khóm/m2 3 7.74 2.58 0.0001 32 khóm/m2 3 5.13 1.71 0.0001 ruộng NDSXĐT 3 7.68 2.56 0.0001 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 6.147 5 1.2294 8196 9.2E-21 3.1058752 Within Groups 0.0018 12 0.00015 Total 6.1488 17 T(0,05;12) 2.178812827 LSD(3,3) 0.021788128 Groups Count Average IV-i VI-i V-i III-i II-i 28 khóm/m2(IV) 3 2.58 ruộnng NDSXĐT(VI) 3 2.56 0.02 32 khóm/m2(V) 3 1.71 0.87 0.85 25 khóm/m2(III) 3 1.57 1.01 0.99 0.14 16 khóm/m2(II) 3 1.36 1.22 1.2 0.35 0.21 11 khóm/m2(I) 3 1.02 1.56 1.54 0.69 0.55 0.34 Giai đoạn lµm ®ßng Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 11 khóm/m2(I) 3 4.71 1.57 0.0001 16 khóm/m2(II) 3 6.45 2.15 0.0225 25 khóm/m2(III) 3 6.87 2.29 0.0001 28 khóm/m2(IV) 3 5.85 1.95 0 32 khóm/m2(V) 3 6.15 2.05 0.0025 ruộng NDSXĐT(VI) 3 5.1 1.7 0.01 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 1.11745 5 0.22349 38.094886 5.9E-07 3.1058752 Within Groups 0.0704 12 0.005866667 Total 1.18785 17 T(0,05;12) 2.178812827 LSD(3,3) 0.136260507 Groups Count Average III-i II-i V-i IV-i VI-i 25 khóm/m2(III) 3 2.29 16 khóm/m2(II) 3 2.15 0.14 32 khóm/m2(V) 3 2.05 0.24 0.1 28 khóm/m2(IV) 3 1.95 0.34 0.2 0.1 ruộng NDSXĐT(VI) 3 1.7 0.59 0.45 0.35 0.25 11 khóm/m2(I) 3 1.57 0.72 0.58 0.48 0.38 0.13 So sánh trung bình mật độ kiến ba khoang trên các mật độ cấy khác nhau và ruộng nông dân Giai đoạn cuối đẻ nhánh Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 11 khóm/m2(I) 3 3.45 1.15 0.0225 16 khóm/m2(II) 3 4.53 1.51 0.0001 25 khóm/m2(III) 3 6.64 2.213333333 0.0002333 28 khóm/m2(IV) 3 8.25 2.75 1E-04 32 khóm/m2(V) 3 6.39 2.13 0 ruộng NDSXĐT(VI) 3 8.67 2.89 0.0001 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 6.931894444 5 1.386378889 361.14067 1.2E-12 3.1058752 Within Groups 0.046066667 12 0.003838889 Total 6.977961111 17 T(0,05;12) 2.178812827 LSD(3,3) 0.110224228 Groups Count Average VI-i IV-i III-i V-i II-i ruộng NDSXĐT(VI) 3 2.89 28 khóm/m2(IV) 3 2.75 0.14 25 khóm/m2(III) 3 2.2133333 0.676666667 0.536667 32 khóm/m2(V) 3 2.13 0.76 0.62 0.0833 16 khóm/m2(II) 3 1.51 1.38 1.24 0.7033 0.62 11 khóm/m2(I) 3 1.15 1.74 1.6 1.0633 0.98 0.36 Giai đoạn đòng non Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 11 khóm/m2(I) 3 3.33 1.11 0.0001 16 khóm/m2(II) 3 5.85 1.95 0.0001 25 khóm/m2(III) 3 5.54 1.846666667 0.0001333 28 khóm/m2(IV) 3 6.95 2.316666667 0.0002333 32 khóm/m2(V) 3 6.09 2.03 0.0001 ruộng NDSXĐT(VI) 3 5.55 1.85 0.0001 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 2.423361111 5 0.484672222 3793.087 9.4E-19 3.1058752 Within Groups 0.001533333 12 0.000127778 Total 2.424894444 17 T(0,05;12) 2.178812827 LSD(3,3) 0.020109532 Groups Count Average IV-i V-i II-i VI-i III-i 28 khóm/m2(IV) 3 2.3166667 32 khóm/m2(V) 3 2.03 0.286666667 16 khóm/m2(II) 3 1.95 0.366666667 0.08 ruộng NDSXĐT(VI) 3 1.85 0.466666667 0.18 0.1 25 khóm/m2(III) 3 1.8466667 0.47 0.183333 0.1033 0.00333 11 khóm/m2(I) 3 1.11 1.206666667 0.92 0.84 0.74 0.736666667 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan