Tổ chức Kế toán tại Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang

LỜI MỞ ĐẦU *** Trên con đường đổi mới nền kinh tế, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về kiến thức của con người trong mọi lĩnh vực đòi hỏi ngày càng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Để đáp ứng được nhu cầu ngáy cáng cao đố thì kế toán thực sự trở thành một môn khoa học. Kế toán tồn tại và phát triển kéo theo sự thay đổi về hoạt động quản lý

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức Kế toán tại Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nền sản xuất của xã hội. Nó được coi là một công cụ phục vụ đắc lực cho việc quản lý tài chính cả về mặt vi mô và vĩ mô, một công cụ không thể thiếu trong nền kinh tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Và khi nền sản xuất ngày càng phát triển như hiện nay, khi yêu cầu về trình độ quản lý ngày càng cao hơn, kế toán càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình. Trong nền kinh tế thị trường, kế toán có vai trò thể hiện cụ thể về các mặt như: Thu thập và xử lý, cung cấp thông tin về số hiện có và tình hình luân chuyển toàn bộ tài sản trong đơn vị, giúp người quản lý theo dõi và có biện pháp khai thác sử dụng, đem lại hiệu quả cao. Thu thập và cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm bên ngoài đơn vị, nhằm mở rộng quan hệ kinh tế, thu hút vốn đầu tư liên doanh, liên kết, mở rộng phạm vi hoạt động để kinh doanh có hiệu quả cao hơn, nhằm cung cấp tài liệu để kiểm tra nội bộ cũng như phục vụ việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, kế toán là một công cụ quan trọng để tính toán xây dựng và kiểm tra việc chấp hành Ngân sách nhà nước, để điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân. Đối với các tổ chức xi nghiệp thì kế toán là một công cụ để điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của các tổ chức xí nghiệp. Để kết hợp hài hoà giữa lý thuyết với thực tiễn và để tìm hiểu rõ hơn về công tác tổ chức kế toán sao cho có hiệu quả, em đã chọn “Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang”. Nội dung báo cáo kiến tập bao gồm: Phần 1: Đặc điểm tình hình chung của Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang. Phần 2: Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang. Phần 3: Đánh giá thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, song do còn có sự hạn chế về kiến thức cũng như về thời gian thực tâp ngắn nên báo cáo của em không tránh khỏi có những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc giang để báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa. Để hoàn thiện báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Thị Đông và các thầy cô giáo trong khoa kế toán cũng như các anh chị trong phòng tài chính kế toán của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục những từ viết tắt 1. CPSX Chi phí sản xuất 2. NVL Nguyên vật liệu 3. SX Sản xuất 4. SP Sản phẩm 5. KPCĐ Kinh phí công đoàn 6. BHXH Bảo hiểm xã hội 7. BHYT Bảo hiểm y tế 8. TK Tài khoản 9. CCDC Công cụ dụng cụ 10. TSCĐ Tài sản cố định 11. CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12. CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp 13. CP SXC Chi phí sản xuất chung 14. CP SXDD Chi phí sản xuất dở dang 15. PX Phân xưởng 16. GTGT Giá trị gia tăng PHẦN 1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM BẮC GIANG 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Từ khi nước ta bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và đặc biệt nhà nước ta đã bất đầu tiến hành cổ phấn hoá cho các doanh nghiệp Nhà nước được kinh doanh dưới hình thức các công ty cổ phần có sự góp vốn của các thành viên trong công ty. Họ đứng lên góp vốn và chịu trách nhiệm, hay chức vụ nào đó trong công ty, điều hành công ty nhưng vẫn chịu sự quản lý của nhà nước. Một trong những công ty có bước đi mới đó là Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang. Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang tiền thân là công ty Bánh kẹo Hà Bắc được thành lập vào tháng 7 năm 1964, dưới chế độ bao cấp nên xí nghiệp hoạt động có nhiều hạn chế. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty đó là sản xuất các loại Bánh kẹo theo kế hoạch của UBND Tỉnh Hà Bắc trực thuộc Công ty Thương mại Hà Bắc cũ. Sau thời kỳ xoá bỏ bao cấp, xí nghiệp hoạt động có quy mô nhỏ, đến tháng 10 năm 1991 do sự sát nhập Xưởng Chế biến Chè Hương, sở Thương mại Hà Bắc ra quyết định số 95/1991/QĐ-TM đổi tên thành Xí nghiệp Chế biến Nông Sản Hà Bắc có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ và ít đem lại hiệu quả. Để thực hiện chủ chương chính sách của Nhà nước về việc thanh toán các rối loạn do thiếu iôt. Ngày 18 tháng 10 năm 1996 Công ty Thương Mại ra quyết định số 485/QĐ/TM thành lập Xí nghiệp Muối iốt Hà Bắc trên cơ sở thành lập mới và sát nhập xí nghiệp Chế biến Thực phẩm Nông sản cũ vào là một. Quá trình sản xuất và kinh doanh muối iốt đã thực hiện tốt chủ chương chính sách của đảng và nhà nước, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác giúp đỡ các cơ quan TW và địa phương. Do yêu cầu , nhiệm vụ của Tỉnh và Sở Thương mại ngày càng lớn, đến ngày 10 tháng 12 năm 1997 NBND Tỉnh Bắc Giang với chức năng nhiệm vụ sản xuất và cung ứng Muối cho nhân dân trong toàn Tỉnh. Là Công ty sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường với mục đích không vì lợi nhuận mà phục vụ nhân dân là chính. Đến nay do cơ chế hoạt động của thị trường ngày càng phát triển, nền kinh tế của thị trường với nhiếu thành phần khác nhau đang phát triển không ngừng và sự ra đời của hàng loạt các Doanh nghiệp trẻ đầy tiềm năng khiến cho sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt do vậy cơ chế quản lý của Nhà nước có nhiều thay đổi. Nắm bắt kịp thời sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, ngày 24 tháng 12 năm 2003 UBND Tỉnh Bắc Giang ra quyết định số 2138/QĐ-CT về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang. Tuy mới chuyển đổi cơ chế nhưng Công ty đang từng bước ổn định và phát triển không ngừng. Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang nằm trên địa phận ở trung tâm Thành phố Bắc Giang ( Số 142 đường Thánh Thiên- phường Lê Lợi- Thành phố Bắc Giang ) Tên giao dịch của công ty: Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang. Tên viết tắt : BA FO CO Trụ sở giao dịch: Số 142- đường Thánh Thiên- phường Lê Lợi- Thành phố Bắc Giang- Tỉnh Bắc Giang. Điện thoại : 0240553838 Fax : 0240553838 Mã số thuế : 2400299099 Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất muối iốt, sản xuất nước lọc, sản xuất băng dính, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vốn điều lệ : 7.000.000.000.đ Trong đó: Vốn của Nhà nước cấp là: 1.467.657.932 đ (chiếm 20,96%) Vốn cổ đông: 5.532.342.068 đ (chiếm 79,04%) Vốn cố định: 1.972.169.458 đ Trong đó: Nhà cửa vật kiến trúc : 905.427.938 đ Máy móc thiết bị : 965.323.920 đ Phương tiện vận tải : 101.147.600 đ Vốn lưu động : 5.027.830.542 đ Hiện nay, Công ty có Nhà máy Chế biến Thức ăn Chăn nuôi đang đi vào hoạt động, số vốn xây dựng nhà cửa và dây chuyền sản xuất rất lớn và đây cũng là một thế mạnh mới của Công ty tương lai nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho Công ty. Công ty đã thu hút vốn từ bên ngoài bằng việc phát hành cổ phiếu. Xét về điều kiện kinh tế xã hội: * Ảnh hưởng của dân cư và phong tục tập quán: Bắc Giang là một Tỉnh với dân số 1,5 triệu người, với 87 vạn lao động, người dân đa phần là dân tộc kinh và phong tục tập quán nhìn chung là giống nhau. Thu nhập chủ yếu của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, có gần 80% dân số sống bằng nghề nông và các nghề phụ khác, chỉ có hơn 20% là tham gia vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Như vậy hiện nay, cuộc sống của người dân trong tỉnh được cải thiện rõ rệt với tỷ lệ đói nghèo là 23,9% (năm 1997) xuống còn 6,27% (năm 2006) mặt khác thu nhập bình quân của các hộ dân cư trong tỉnh là 700.000đ - 800.000đ/ người/tháng. Cuộc sống của người dân được cải thiện, nhu cầu của con người về nông sản thực phẩm ngày càng cao. Đây chính là điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, các hoạt động văn hoá, giáo dục và một số lĩnh vực khác trong tỉnh diễn ra khá sôi động và có bước tiến bộ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Những kết quả trên là tiền đề để Công ty có những bước đột phá mới trong chặng đường tiếp theo. * Ảnh hưởng của giao thông và thông tin liên lạc: Do nằm ở trung tâm Thành phố Bắc Giang, nằm ở giữa quốc lộ 1A và 1B là nơi giao thông đi lại thuận lợi nên quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ có rất nhiều thuận lợi nên công ty rất có khả năng và điều kiện phát triển. * Những mặt thuận lợi của Công ty: Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang có đội ngũ cổ đông có bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh đã được rèn luyện thử thách nhiều năm và trưởng thành trong kinh doanh trong cơ chế thị trường. Đại đa số cổ đông là người có ý trức trách nhiệm cao, có tâm nguyện và có ý trí xây dựng Công ty để Công ty ngày càng lớn mạnh. Sự thành công của đại hội Cổ đông thành lập đã thể hiện Công ty là một tập thể đoàn kết thống nhất xung quanh Hội đồng quản tri. Hội đồng quản trị là hạt nhân lãnh đạo. Công ty luôn được sự ủng hộ cổ vũ của các cổ đông, đây là nguồn lực vô cùng quý giá để xây dựng và phát triển Công ty. Công ty có đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm trong công tác, có năng lực, có tinh thần trách nhiệm, có nghị lức và quyết tâm cao. Đặc biệt Công ty được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Thương mại, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân Tộc Miền núi và các cơ quan trên địa bàn tỉnh đã giúp đỡ Công ty tháo gỡ những khó khăn vượt qua những thử thách trong quá trình chuyển đổi và giành được thế mạnh cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Công ty nằm ở trung tâm thị xã Bắc Giang giữa hai quốc lộ 1A và 1B. Đây là hai trong những con đường giao thông huyết mạch của nước ta. Đó là một điều kiện thuận lợi để Công ty tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm. Là Công ty thực hiện chính sách miền núi của Đảng và Nhà nước nên đã được các đơn vị thương nghiệp huyện và các đại lý trong toàn tỉnh tổ chức mạng lưới bán lẻ ở các trung tâm, cụm xã đưa muối iôt đúng địa chỉ, đúng đối tượng và đúng giá. * Những mặt khó khăn của Công ty: Năm 2003 là năm đầu tiên của Công ty Cổ phần, “vạn sự khởi đầu nan” những bước đi đầu tiên bao giờ Công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn và vất vả. Do mới thành lập Công ty Cổ phần nên còn rất nhiều trở ngại trước mắt, bước đầu không tránh khỏi sự dè dặt, bỡ ngỡ. Vấn đề thiếu vốn kinh doanh cũng làm cho Công ty mất đi không ít cơ hội để kinh doanh, gây khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án, hợp đồng kinh tế có doanh số lớn. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty bước đầu còn thiếu thốn, lạc hậu nên chưa đáp ứng được nhu cầu trên thị trường. Việc biến động giá cả thị trường do tình hình kinh tế thế giới và khu vực cũng tạo ra khó khăn nhất định trong việc sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty 1.2.1. Đặc điểm kinh doanh Tại Công ty: Giám Đốc và Phó Giám Đốc phụ trách kỹ thuật là người chỉ đạo, chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Lệnh sản xuất được Giám đốc ký và các phân xưởng sản xuất, các nhà máy, các tổ sản xuất triển khai. Trong các phân xưởng sản xuất, các nhà máy, Giám đốc chi nhánh là người trực tiếp quản lý công tác sản xuất tại các phân xưởng, nhà máy mình phụ trách. Hiện nay, Công ty chủ yếu sản xuất muối I ốt, nước lọc, băng dính, sản xuất mua bán thức ăn chăn nuôi gia xúc, kinh doanh chế biến lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, Công ty còn mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu thức ăn gia xúc nhằm mở rộng quy mô và mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận. 1.2.2. Phân bố nguồn lực lao động Lao động là một trong ba yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào bởi vì lao động là một trong những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cũng là một bộ phận không thể thiếu trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang có 130 cán bộ công nhân viên trong đó: - Trực tiếp: 19 người. - Gián tiếp: 111 người. Kể từ khi công ty sản xuất muối và đầu tư dây truyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, công tác đào tạo bồi dưỡng được công ty chú trọng hơn. Do đó, trình độ của lực lượng lao động kể cả trực tiếp và gián tiếp ngày càng nâng cao hơn. Cụ thể: - Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có 13 người ở trình độ đại học, còn lại 18 người ở trình độ cao đẳng, trung cấp. - Lao động trực tiếp thể hiện: TT Phân xưởng Tổng số Trình độ Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 1 Phân xưởng muối 62 6 25 15 10 6 2 Phân xưởng nước 7 1 6 3 Phân xưởng sx băng dính 7 1 6 4 Nhà máy sx TĂCN 35 4 10 21 - Phân theo trình độ đào tạo: TT Phân xưởng Tổng số Trình độ Trên ĐH ĐH CĐ, TC Chưa đào tạo 1 Ban giám đốc 3 3 2 Phòng kế toán, thống kê 4 4 3 Phòng tổ chức hành chính 4 2 2 4 Phòng nghiệp vụ KD 4 2 2 5 Xí nghiệp sản xuất muối 65 3 62 6 Nhà máy sản xuất TĂCN 43 3 7 33 7 Các chi nhánh 7 3 4 Tổng 130 14 17 99 Việc phân công bố trí sắp xếp lao động sao cho phù hợp với trình độ khả năng của từng người là yếu tố rất quan trọng có tác động đến năng suất lao động và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Lao động trong Công ty có trình độ khác nhau nên thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại lao động sao cho hợp lý để sử dụng vào những công việc vào trình độ của từng người. 1.2.3. Tổ chức sản xuất * Kết cấu sản xuất • Sản phẩm chính bao gồm: - Muối iốt, tinh, thô các loại. - Băng dính các loại. - Thức ăn chăn gia xúc, gia cầm các loại. - Nước lọc tinh khiết bình và chai. • Sản phẩm phụ bao gồm: Bột canh iốt, nước mắm iốt. • Sản phẩm phụ trợ: Hơi nước để làm chín sản phẩm thức ăn chăn nuôi và sấy khô sản phẩm, để đóng gói bảo quản, sản xuất khi nén dưới áp lực cao để phun muối iốt dưới dạng sương mù để trộn đều trong muối, khi nén cắt ống lõi giấy để cuộn băng dính, khi nén để điều chỉnh các van tự động trong dây truyền thức ăn chăn nuôi. • Sản phẩm phụ thuộc: Bao bì PP, bao bì PE để đóng gói sản phẩm muối iốt, thức ăn chăn nuôi, hộp carton để đóng thùng băng dính. * Loại hình sản xuất • Sản xuất hàng loạt loại vừa và nhỏ, sản xuất giai đoạn. • Dây truyền công nghệ sản xuất theo dây truyền. 1.2.4. Quy trình sản xuất kinh doanh chính của Công ty * Quy trình sản xuất muối iốt: Hệ thống bể lọc và vật lý tâm Muối nguyên liệu qua hệ thống sàng lọc rửa Hệ thống tự động phun trộn iốt Hệ thống phun nước và nghiền Nhập kho thành phẩm Tiêu thụ Kiểm tra chất lượng sản phẩm Đóng túi sản phẩm Kiểm tra chất lượng iốt * Quy trình sản xuất băng dính: Tiêu thụ Nhập kho sản phẩm Kiểm tra sản phẩm Tháo lắp đầu lõi Máy sẻ và cuộn Kiểm tra Nhập nguyên liệu Lắp đặt * Quy trình sản xuất nước tinh khiết: Thanh dùng Lọc khoáng bẩn 0.005 Lọc khoáng bẩn 0.005 Nước nguyên liệu Xử lý lọc trao đổi ion Nhập kho thành phẩm Đóng chai, đóng bình Kiểm tra sản phẩm Thành phẩm nước sạch * Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi: Hệ thống gia cố nhiệt làm chín sản phẩm, sấy khô Hệ thống phối trộn Hệ thống nghiền nhỏ Nguyên vật liệu chính Hệ thống ép viên (Thức ăn đậm đặc) Đóng bao sản phẩm Kiểm tra chất lượng sản phẩm Nhập kho thành phẩm 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1.3.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần CB NSTP Bắc Giang được tổ chức theo cơ chế trực tuyến từ trên xuống dưới. Đứng đầu Công ty là Giám đốc, sau là Phó Giám đốc, bên dưới là các hệ thống phòng ban của Công ty, bao gồm: 1. Ban Giám đốc 2. Phòng kế toán 3. Phòng nghiệp vụ kinh doanh 4. Phòng tổ chức hành chính 5. Bộ phận quản lý phân xưởng muối 6. Bộ phận quản lý phân xưởng nước 7. Bộ phận quản lý phân xưởng băng dính 8. Trưởng chi nhánh các huyện 9. Bộ phận quản lý Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Yên Dũng Ta có sơ đồ về cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang như sau: Cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi NM SX muối iốt, nước lọc và băng dính Phòng kế toán thống kê Phòng tổ chức hành chính Các chi nhánh cung cấp sản phẩm Phòng mark-eting tiêu thụ Phòng nghiệp vụ kinh doanh 1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty • Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, có toàn quyền quyết định các vấn đề của Công ty mà phù hợp với pháp luật (trừ các quyền thuộc thẩm quyền của hội đồng cổ đông về các vấn đề của Công ty). • Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt các cổ đông kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và điều hành của Công ty, có trách nhiệm kiểm tra sổ sách kế toán, các báo cáo quyết toán tài chính, tình hình liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty… để trình hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông thường niên, mọi chi phí của ban kiểm soát được tính vào chi phí quản lý của Công ty. • Ban giám đốc: (gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc). - Giám đốc: Là người do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc là đại diện pháp luật của Công ty trong mọi hoạt động giao dịch; là người chỉ đạo, xây dựng các hoạt động sản xuất kinh doanh, ký kết hợp đồng kế toán, hợp đồng lao động…; quản lý và điều hành các cán bộ, công nhân giữa các phòng ban; là người quản lý và sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. - Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc một phần công việc và thay mặt giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và Giám đốc về việc làm của mình; là người quản lý hỗ trợ công tác cải tiến, sáng kiến kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất, xây dựng, kiểm tra các quy trình về công tác tổ chức và an toàn lao động. Phó giám đốc trực tiếp điều hành một số công việc như: Kế hoạch vật tư, tiêu thụ sản phẩm hoặc ký kết các hợp đồng kinh tế nếu Giám đốc có uỷ quyền… • Phòng kế toán: Có nhiệm vụ: - Tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc về quản lý tài chính, tài sản Công ty đúng quy định trong pháp lệnh kế toán thống kê. - Lập dự trù kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm theo quy định của Công ty có trách nhiệm xây dựng, trình đăng ký kế hoạch hàng năm. - Lập báo cáo kế toán tài chính hàng tháng, quý, năm theo quy định của Công ty. - Đảm bảo chu chuyển vốn và quay vòng vốn nhanh. Tổ chức hạch toán toàn diện mọi nghiệp vụ kinh doanh, giám sát mọi hoạt động bằng tiền của Công ty. - Hướng dẫn, kiểm tra các phòng ban trong Công ty, thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách thống kê số liệu đầy đủ kịp thời. • Phòng tổ chức hành chính: (gồm có 4 người) Nhiệm vụ: Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện công tác tổ chức hành chính, lao động, tiền lương, xây dựng và sửa chữa nhà xưởng. Để xuất các biện pháp tổ chức quản lý và sản xuất, mua sắm các thiết bị văn phòng và lao động, mua bảo hiểm lao động cho công nhân viên, xây dựng kế hoạch trả lương, đào tạo nâng cao kiến thức cho công nhân viên, tổ chức các cuộc họp hành, hội nghị, tiếp khách… Thực hiện công tác văn thư lưu trữ, quản lý các con dấu, theo dõi các quy định của Công ty và Nhà nước, điều hành tổ nhà ăn, tổ bảo vệ, ngoài ra còn theo dõi các hoạt động tài chính của Công ty, cung cấp thông tin về sự vận động của tài sản và nguồn vốn cho nhà quản lý, giúp cho nhà quản lý nắm bắt và đưa ra các quyết định quản lý sản xuất kinh doanh hợp lý, kiểm tra tính chính xác, trung thực của các con số một cách kịp thời, rõ ràng, đầy đủ và chính xác, kiểm tra việc sử dụng và bảo quản tài sản của đơn vị. Ghi chép tính toán các số liệu về tài sản và nguồn vốn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu, chi tài chính, cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho công tác thống kê, thông tin kinh tế. • Phòng nghiệp vụ kinh doanh: (gồm 4 người). Phòng nghiệp vụ kinh doanh tham mưu giúp Giám đốc xây dựng và đôn đốc các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đề ra các dự thảo, kế hoạch về sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.; nghiên cứu và cung cấp các nhu cầu thông tin của thị trường để tìm ra đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, xây dựng giá thành và tiếp thị sản phẩm. • Xí nghiệp sản xuất muối iốt: Là nơi bảo quản các nguyên vật liệu, thành phẩm; tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý, đáp ứng đủ yêu cầu của Công ty đặt ra; quản lý và bảo quản theo đúng chất lượng, sản lượng của phân xưởng mình. • Phân xưởng sản xuất nước lọc và băng dính: Là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của phân xưởng mình, bảo quản, trông nom nhà xưởng, bảo quản an toàn và bố trí hợp lý, đáp ứng đúng số lượng, chất lượng và thời gian tạo ra sản phẩm. • Các chi nhánh: Là nơi cung cấp hàng hoá của Công ty, chịu trách nhiệm bảo quản và bán hàng hoá của Công ty làm sao để Công ty thu được lợi nhuận cao nhất, đảm bảo vốn thu hồi nhanh nhất. • Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi: Đáp ứng về yêu cầu TACN ngày càng lớn của thị trường nhà máy có nhiệm vụ sản xuất TACN cung ứng cho thị trường, đáp ứng nhu cầu càng lớn của người chăn nuôi. Hơn nữa, ở nhà máy còn tổ chức phân xưởng sản xuất muối iốt cung cấp cho thị trường trong tỉnh cũng như trên toán đất nước làm giảm thiểu đáng kể tyt lệ mắc bệnh bướu cổ do thiếu iốt. PHẦN 2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CB NSTP BẮC GIANG 2.1. Bộ máy kế toán 2.1.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Theo quy chế quy định hiện nay, có 3 hình thức kế toán: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán, và hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang có tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán trong Công ty được tiến hành tập trung ở phòng tài chính kế toán. Các tổ sản xuất không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ theo dõi kiểm tra công tác hạch toán ban đầu thu thập, ghi chép vào các sổ sách nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các tổ sản xuất. Sơ đồ hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung tại Công ty Kế toán trưởng Bộ phận tài chính Bộ phận kiểm tra tổng hợp và kiểm tra Bộ phận kế toán nguồn vốn, tiền, xác định kết quả kinh doanh Bộ phận kế toán lương và các khoản trích theo lương Bộ phận kế toán vật tư, hàng hoá, chi phí SX và tính giá thành sản phẩm Bộ phận kế toán TSCĐ và đầu tư ngắn hạn Các nhân viên kinh tế ở đơn vị trực thuộc 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt và tiền gửi Kế toán thanh toán và tạm ứng 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ kế toán trong phòng tài chính kế toán của Công ty • Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, là ngưới quản lý và chịu trách nhiệm cao nhất trong phòng tài chính kế toán. Nhiệm vụ của kế toán trưởng là tổ chức điều hành công tác tài chính của Công ty, giám sát nhân viên của Công ty với nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, lập các chứng từ phát sinh; đại diện ký hợp đồng kinh tế, kiểm kê kho, kiểm kê quỹ và đánh giá tài sản, thực hiện ký duyệt các chứng từ kế toán và lập báo cáo quyết toán. • Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp tài sản của các phần hành kế toán khác,viết phiếu nhập, phiếu xuất,lập các chứng từ ghi sổ,sổ đăng ký chứng từ. Kế toán tổng hợp làm nhiệm vụ của kế toán NVL, TSCĐ, Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm… • Kế toán tiền mặt và tiền gửi: Có nhiệm vụ kiểm trac chứng từ, thu tục thu chi tiền mặt , thanh toán với Ngân hàng và ngân sách nhà nước. Theo dõi thuế thu nhập cá nhân, chịu trách nhiệm các tài khoản TK331 “Phải trả người bán”, TK 335 “ Chi phí phải trả”. • Kế toán thanh toán: Là người theo dõi công nợ của Công ty, các khoản phải thu, phải trả, phải nộp cho Nhà nước và quá trình đã thu đã nộp như thế nào. • Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi tiền mặt của Công ty. Như vậy bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi toàn Công ty giúp ban Giám Đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong Công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu chế độ kế toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính. 2.2. Các chính sách kế toán Công ty đang áp dụng 2.2.1. Chế độ kế toán Áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. 2.2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán hiện hành 2.2.2.1. Chế độ chứng từ kế toán • Mẫu chứng từ kế toán: Công ty sử dụng chứng từ theo mẫu chứng từ kế toán được Bộ tài chính quy định • Lập chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh đều được lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. • Ký chứng từ kế toán: Mọi chứng từ kế toán đều có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều ký bằng bút bi hoặc bút mực, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền được ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của luôn đảm bảo chữ ký lần sau khớp với chữ ký các lần trước đó. • Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán Tất cả các chứng từ kế toán do Công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều được tập trung vào bộ phận kế toán Công ty. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: - Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán; - Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt; - Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán; - Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán. - Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán; - Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan; - Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, kế toán trưởng từ chối thực hiện (không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,…) đồng thời báo ngay cho Giám đốc Công ty biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành. 2.2.2.2. Chế độ tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán Công ty đang áp dụng có 9 loại tài khoản: - Loại TK 1: Tài sản ngắn hạn (gồm các TK có số hiệu từ 111 đến 161). - Loại TK 2: Tài sản dài hạn (gồm các TK có số hiệu từ 211 đến 244). - Loại TK 3: Nợ phải trả (gồm các TK có số hiệu từ 311 đến 352). - Loại TK 4: Vốn chủ sở hữu (gồm các TK có số hiệu từ 411 đến 466). - Loại TK 5: Doanh thu (gồm các TK có số hiệu từ 511 đến 532). - Loại TK 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh (bao gồm các TK có số hiệu từ 611 đến 642). - Loại TK 7: Thu nhập khác (gồm TK có số hiệu 711). - Loại TK 8: Chi phí khác (gồm TK có số hiệu 811). - Loại TK 9: Xác định kết quả kinh doanh (gồm TK có số hiệu 911). - Loại TK 0: Tài khoản ngoài bảng (gồm các TK có số hiệu từ 001 đến 008). 2.2.2.3. Đặc điểm vận dụng sổ kế toán Theo chế độ kế toán quy định đối với các đơn vị SXKD tồn tại bốn hình thức kế toán: + Hình thức Nhật ký sổ cái. + Hình thức Nhật ký chung. + Hình thức Nhật ký chứng từ. + Hình thức chứng từ ghi sổ. Để phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động, phù hợp với khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán, Công ty Cổ phần CBNSTP Bắc Giang lựa chọn hình thức Nhật ký chứng từ để ghi chép các nghiệp vụ tài chính phát sinh. Hình thức ghi sổ này vừa tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do bộ tài chính phát hành, vừa vận dụng linh hoạt với tình hình thực tế của Công ty. Với hình thức tổ chức là Nhật ký chứng từ, các sổ sách kế toán sử dụng đều là những sổ theo mẫu quy định, bao gồm: - Sổ kế toán tổng hợp. - Sổ quỹ. - Sổ theo dõi bán hàng, sổ theo dõi công nợ. - Sổ theo dõi tiền vay, tiền gửi ngân hàng. - Sổ chi tiết kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm. - Sổ chi tiết nhập mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Sổ theo dõi tài sản. - Sổ theo dõi các khoản tiền thuế đầu ra, thuế đầu vào. - Các bảng kê: Bảng kê giá thành, bảng kê nguyên vật liệu. - Bảng phân bổ số 1, số 2, số 3. - Sổ cái TK 111, 112, 211, 331,152, 153, 621, 622, 154… Quá trình kế toán tại Công ty cổ phần CB NSTP Bắc Giang - Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Các bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiêt Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Sổ cái Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Quan hệ đối chiếu: 2.2.2.4. Hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính mà Công ty áp dung là báo cáo tài chính giữa liên độ. Các loại báo cáo tài chính mà Công ty lập và trình bày bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính 2.2.2.5. Hệ thống kiểm soát nội bộ • Môi trường kiểm soát: Môt trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm toán nội bộ, đây là môi trường mà trong đó toàn bộ hoạt động kiểm soát nội bộ được triển khai. Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc giang đã thiết lập được một môi trường kiểm soát cụ thể: - Cơ cấu tổ chức: Công ty có bộ máy, cơ cấu tổ chức khá vững chắc do được đúc rút kinh nghiệm từ các công ty khác trong ngành, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ có bề dày kinh nghiệm công tác nên bộ máy quản lý cũng như bộ máy sản xuất khá gọn nhẹ và linh hoạt. - Chính sách nhân sự: Hiện nay, Công ty tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, tuyển t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0767.doc
Tài liệu liên quan