Vận dụng phong cách học vào việc dạy từ ngữ thơ ca hiện đại ở trường Trung học phổ thông (THPT)

MỤC LỤC Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của luận văn 7. Kết cấu của luận văn Chương 1 Cơ sở lí luận Tầm quan trọng của việc dạy học từ ngữ trong tác phẩm văn chương Đặc trưng ngôn ngữ thơ ca 1.2.1 Đặc trưng chung 1.2.1.1 Tính hình tượng 1.2.1.2 Tính cá thể hóa 1.2.1.3 Tính cấu trúc 1.2.1.4 Tính nhiều tầng nghĩa 1.2.2 Vài nét về sự khác biệt của ng

doc107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng phong cách học vào việc dạy từ ngữ thơ ca hiện đại ở trường Trung học phổ thông (THPT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn ngữ thơ ca hiện đại so với ngôn ngữ thơ ca trung đại 1.2.2.1 Tính quy phạm 1.2.2.2 Biện pháp tu từ 1.2.2.3 Phong cách tác giả 1.3 Một số phương pháp vận dụng phong cách học vào việc dạy học ngôn ngữ thơ ca 1.3.1 Phương pháp so sánh 1.3.2 Phương pháp hệ thống Chương 2 Khảo sát việc dạy học ngôn ngữ thơ ca hiện đại ở trường THPT 2.1 Tác phẩm thơ ca hiện đại trong chương trình THPT 2.1.1 Về nội dung chương trình 2.1.2 Về mục đích yêu cầu của bài học 2.2 Khảo sát việc dạy học từ ngữ thơ ca hiện đại ở trường THPT 2.2.1 Mục đích khảo sát 2.2.2 Đối tượng và phạm vi khảo sát 2.2.3 Nội dung và cách thức khảo sát 2.2.4 Kết quả khảo sát 2.2.4.1 Kết quả khảo sát từ học sinh 2.2.4.2 Kết quả khảo sát từ giáo viên Chương 3 Nhận xét và đề xuất 3.1 Nhận xét, đánh giá về kết quả khảo sát 3.1.1 Về nội dung chương trình 3.1.2 Về mục đích yêu cầu của bài học 3.1.3 Về phương pháp dạy học 3.1.4 Về kết quả bài kiểm tra của học sinh 3.2 Một số giải pháp đề xuất 3.2.1 Về nội dung chương trình 3.2.2 Về mục đích yêu cầu của bài học 3.2.3 Về phương pháp dạy học 3.2.3.1 Phương pháp chung 3.2.3.2 Hướng phân tích tác phẩm 3.2.4 Thiết kế giáo án theo hướng vận dụng phong cách học vào việc dạy học ngôn ngữ thơ ca * Kết luận * Tài liệu tham khảo * Phụ lục MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Trong chương trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT, người giáo viên cần đầu tư rất nhiều khi dạy cho học sinh thể loại thơ hiện đại. Thơ ca là một thể loại văn chương đặc biệt, là tiếng nói tâm hồn của nhà thơ nên được sáng tác bằng một dạng ngôn ngữ đặc biệt. Ngôn ngữ thơ ca thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương, một bộ môn nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu, và ngôn ngữ thơ ca có những đặc trưng riêng biệt của mình. Những đặc trưng đó rất phong phú như tính hình tượng, tính nhiều tầng nghĩa, tính cấu trúc, tính cá thể hóa… Cho nên khi dạy thể loại thơ ca hiện đại đòi hỏi người giáo viên đầu tư rất nhiều trong tiết dạy để học sinh có thể hiểu sâu và đúng về nội dung và nghệ thuật của thơ ca. Và để dạy tốt thể loại thơ ca hiện đại người giáo viên cần làm sáng rõ phong cách ngôn ngữ của thơ ca, như vậy mới giúp học sinh hiểu được sâu sắc nội dung và nghệ thuật của thơ ca. Để góp phần khai thác vấn đề này chúng tôi chọn tìm hiểu đề tài “Vận dụng phong cách học vào việc dạy từ ngữ thơ ca hiện đại ở trường THPT”. Chúng tôi chọn đề tài này vì thấy rằng từ ngữ rất quan trọng trong ngôn ngữ mà văn chương lại sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu cho nên từ ngữ cũng rất quan trọng đối với văn chương. Vì vậy dạy từ ngữ trong giờ Giảng văn là điều rất cần thiết. Trong bài nói chuyện với Bộ Giáo dục (8-9-1973), Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Tôi cho rằng trong dạy văn thì từ là rất quan trọng. Trong ngôn ngữ thì từ là cái quan trọng nhất, rồi đến câu, sau đến văn. Cho nên việc dạy từ là rất cần thiết, phải hiểu tất cả ý nghĩa của từ, ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa phong phú, phải hiểu tất cả mọi cách dùng từ…”. Trong sáng tác văn chương các nhà văn, nhà thơ sử dụng từ ngữ để sáng tạo nên những hình tượng trong văn học nên từ ngữ là một nhân tố cơ bản để tạo nên những giá trị thẩm mĩ của các tác phẩm. Vì vậy để học sinh nhận thức đúng đắn những cái hay, cái đẹp của những giá trị thẩm mĩ trong văn chương thì chúng ta cần giúp cho các em hiểu rõ tất cả những giá trị ấy thông qua việc phân tích từ ngữ. Hơn nữa dạy từ ngữ trong văn chương cho học sinh là chúng ta đã dạy về những cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt qua cách sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo, tài tình và độc đáo của các nhà văn, nhà thơ cho nên từ đó chúng ta có thể rèn luyện cho các em cách sử dụng từ ngữ thật chính xác và đúng đắn trong mọi hoàn cảnh, góp phần làm cho bản sắc của tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề giảng dạy từ ngữ trong thơ ca hiện đại đã được nhiều người nghiên cứu. Trong quyển Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học (Giáo dục, 1985) nhà giáo đồng thời là nhà ngôn ngữ học Đái Xuân Ninh đã dựa vào những quan điểm và nguyên tắc của ngôn ngữ học để đưa ra những gợi ý về phương pháp dạy văn từ việc phân tích từ ngữ. Vì theo ông tất cả cái hay của câu văn, cái đẹp của hình tượng trong tác phẩm văn chương đều được thể hiện ở từ ngữ, ở ngôn ngữ. Tác giả đã bắt đầu từ việc phân tích hình thức nghệ thuật để làm sáng tỏ nội dung tác phẩm văn học. Và tác giả cho rằng việc phân tích từ ngữ trong tác phẩm cũng là một công việc có tính phong phú, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi người giáo viên luôn có sự tìm tòi và sáng tạo. Hay Đinh Trọng Lạc khi viết cuốn Tu từ học với vấn đề giảng văn (Giáo dục, 1977), cũng đã bàn về vấn đề vận dụng tu từ học (cũng là phong cách học) vào việc phân tích ngôn ngữ trong giảng văn. Các tác giả Phan Thiều, Nguyễn Quốc Túy, Nguyễn Thanh Tùng khi cùng viết Giảng dạy từ ngữ ở trường phổ thông (Giáo dục, 1983) đã đưa ra những nội dung và phương pháp dạy từ ngữ ở từng thể loại văn chương. Tác giả đã dựa vào đặc điểm phong cách ngôn ngữ của từng thể loại để áp dụng những nội dung, phương pháp phân tích từ ngữ thích hợp, như văn chương dân gian (tục ngữ, ca dao, dân ca, chèo, tuồng), văn chương cổ (thơ Đường luật, truyện thơ nôm, văn cổ), văn chương hiện đại (thơ, truyện, văn nghị luận). Hoặc trong quyển Phương pháp dạy học văn do Phan Trọng Luận chủ biên (Đại học Sư phạm, 2004) và quyển Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể) của Nguyễn Viết Chữ (Đại học Sư phạm, 2006) đều có bàn về việc dạy học tác phẩm thơ hiện đại theo loại thể và theo thi pháp thơ ca. Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đều khẳng định vai trò rất quan trọng của ngôn ngữ đối với tác phẩm văn học nói chung và đối với tác phẩm thơ ca nói riêng. Nhà ngôn ngữ học Đái Xuân Ninh đã nói: “Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, có sức sáng tạo vô biên, không giới hạn trong khả năng biểu hiện của nó. Thơ văn vận dụng ngôn ngữ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm tinh tế nhất của con người. Chính vì thế ngôn ngữ đã trở thành chất liệu thứ nhất của nghệ thuật thơ văn, cho đến giọng nói, ngữ điệu bình thường cũng được sử dụng để biểu hiện sắc thái tình cảm, hơi thở và nhịp đập của trái tim nhà văn, nhà thơ.”[26, tr.63]. Tác giả Nguyễn Quốc Túy cũng nhận định rằng: “Việc dạy từ ngữ trong giảng văn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó thuộc về yêu cầu của phương pháp giảng dạy giảng văn là giảng dạy nội dung thông qua việc phân tích nghệ thuật, phân tích ngôn ngữ. Nó thuộc về yêu cầu của mục tiêu đào tạo, mục đích môn học: rèn luyện tư duy, phát triển nhân cách, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.”[37, tr.92]. Với các nhận định trên chúng ta thấy rằng phương pháp dạy học phân tích tác phẩm thơ ca bằng con đường từ ngữ là có cơ sở khoa học và là vấn đề được nhiều người quan tâm. Chúng tôi dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp phân tích tác phẩm văn chương bằng con đường từ ngữ vào việc dạy học tác phẩm thơ ca hiện đại ở nhà trường phổ thông. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài Vận dụng phong cách học vào việc dạy từ ngữ thơ ca hiện đại ở trường THPT, chúng tôi muốn hệ thống lại và cung cấp một cái nhìn tương đối đầy đủ về phương pháp dạy từ ngữ trong giảng văn phần văn học nói chung và thơ ca hiện đại nói riêng. Và trong quá trình vận dụng phương pháp dạy từ ngữ phần thơ ca hiện đại trong nhà trường phổ thông chúng tôi cũng muốn tìm hiểu những vấn đề dạy và học từ ngữ thơ ca hiện đại ở trường THPT Chu Văn An, từ đó có thể đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dạy học từ ngữ trong tác phẩm thơ ca hiện đại ở trường. Khi thực hiện đề tài này chúng tôi mong rằng có thể góp một phần rất nhỏ bé trong việc đưa ra những phương pháp dạy học tích cực để giáo viên và học sinh có thể nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn ở trường THPT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh lớp 12 trường THPT Chu Văn An. Chúng tôi chọn những tác phẩm nằm trong chương trình Ngữ văn 12 thuộc thể loại thơ ca hiện đại để khảo sát. Để việc khảo sát được thực hiện ở diện rộng và khách quan hơn, chúng tôi chọn chương trình Ngữ văn 12 phần cơ bản vì ở các trường THPT chương trình Ngữ văn cơ bản được áp dụng phổ biến hơn so với chương trình Ngữ văn nâng cao. Những bài chúng tôi chọn để khảo sát là các tác phẩm thơ hiện đại của chương trình Ngữ văn 12, ngoài những bài dạy nằm trong Phân phối chương trình, chúng tôi đã chọn một số bài thơ thuộc chương trình đọc thêm vì ở khối lớp 12 các bài đọc thêm vẫn được dạy trên lớp và vẫn có thể được chọn làm đề thi tốt nghiệp, gồm các bài sau: - Việt Bắc (Tố Hữu) - Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Đất nước (Nguyễn Đình Thi, đọc thêm) - Dọn về làng (Nông Quốc Chấn, đọc thêm) - Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên, đọc thêm) - Đò Lèn (Nguyễn Duy, đọc thêm) - Sóng (Xuân Quỳnh) - Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo) Cùng với các bài thơ trên chúng tôi chọn hai lớp 12A2 và 12A5 để khảo sát. Chúng tôi chủ yếu tiếp cận, khai thác tác phẩm thông qua việc phân tích từ ngữ, phân tích nghệ thuật nghĩa là phương pháp vận dụng phong cách học vào dạy từ ngữ trong thơ ca của giáo viên khi đứng lớp để từ đó có thể đề xuất những phương pháp cụ thể và thích hợp dựa trên cơ sở của đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện luận văn chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1 Phương pháp hệ thống hóa Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống hóa để hệ thống lại những công trình nghiên cứu, những tài liệu có liên quan đến luận văn. Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng phương pháp này trong việc soạn đề kiểm tra cuối tiết dạy, để đề kiểm tra và đề tài luận văn được bảo đảm tính hệ thống về nội dung. 5.2 Phương pháp quan sát Trong quá trình khảo sát, khi dự các tiết dạy của giáo viên, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát để ghi nhận hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Thông tin thu được từ những hoạt động dạy và học sẽ là một trong những cơ sở để chúng tôi đánh giá về thực tế dạy học từ ngữ thơ ca hiện đại và đề xuất những giải pháp phù hợp. 5.3 Phương pháp điều tra giáo dục Thông qua các câu hỏi và bài kiểm tra cuối các tiết dạy, chúng tôi tiến hành phương pháp điều tra giáo dục nhằm thu thập số liệu và kết quả học tập của học sinh về việc học thể loại thơ ca hiện đại, những đề xuất, kiến nghị của học sinh đối với giáo viên để giúp các em học thể loại thơ ca hiện đại có kết quả tốt hơn. 5.4 Phương pháp thống kê xử lí số liệu Sau khi có được những kết quả từ phương pháp quan sát và điều tra giáo dục, chúng tôi tiến hành thống kê và xử lí những thông tin thu được. Những kết quả thu được sẽ là cơ sở để chúng tôi có những nhận xét và đề xuất. 5.5 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Đối với những số liệu đã được thống kê, xử lí, chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân tích, so sánh các số liệu với nhau và tổng hợp các kết quả lại để đưa ra những nhận định chung. Còn trong quá trình tìm hiểu tác phẩm thơ ca hiện đại chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích từ ngữ, phân tích nghệ thuật, phân tích hình ảnh trong tác phẩm để tìm hiểu giá trị biểu đạt của chúng. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của những người đi trước cùng với việc khảo sát việc dạy và học của giáo viên và học sinh trường THPT Chu Văn An, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ mang lại một hướng dạy khá mới về thể loại thơ ca hiện đại. Và hi vọng rằng phương pháp này sẽ góp phần vào việc dạy tác phẩm thơ ca hiện đại được sinh động và giúp học sinh yêu mến thơ ca hiện đại hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Khảo sát việc dạy học ngôn ngữ thơ ca hiện đại ở trường THPT Chương 3: Nhận xét và đề xuất CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN Tầm quan trọng của việc dạy học từ ngữ trong tác phẩm văn chương M. Gor-ki đã từng nói: “Từ là yếu tố thứ nhất của văn học.”, cho nên chúng ta có thể thấy rằng việc dạy học từ ngữ trong tác phẩm văn chương là một việc làm rất cần thiết. Ngôn ngữ là chất liệu của văn chương. Mọi tác phẩm văn học đều được xây dựng bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ tạo nên những hình tượng văn học, tạo nên những hình thức nghệ thuật trong văn chương. Cho nên dạy tác phẩm văn chương, nghĩa là phân tích những hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương thì chúng ta chắc chắn phải phân tích ngôn ngữ. Mà trong ngôn ngữ yếu tố quan trọng nhất chính là từ. Vì vậy khi giảng văn thì chúng ta phải phân tích từ ngữ, phân tích ngôn ngữ. Từ ngữ là yếu tố cơ bản để tạo ra những giá trị thẩm mĩ trong văn chương. Có khi chỉ một từ nhưng đã thể hiện được cái thần của cả một bài thơ, chỉ một từ nhưng có thể khắc sâu một hình tượng văn học trong tâm hồn người đọc. Vì thế trong giờ giảng văn, người giáo viên dạy nghệ thuật của ngôn từ thì không thể nào không phân tích từ ngữ của tác phẩm. Dạy từ ngữ trong giảng văn một cách đúng hướng, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu tác phẩm một cách sâu sắc hơn. Đó là mục đích chủ yếu của bộ môn giảng văn. Và khi giáo viên phân tích từ ngữ để học sinh hiểu bài văn, học sinh sẽ nắm sâu sắc hơn ý nghĩa và sắc thái của từ, cách dùng từ. Nên qua việc phân tích từ ngữ chúng ta còn có thể rèn luyện và trau dồi ngôn ngữ cho học sinh. Phương pháp dạy từ ngữ trong tác phẩm văn chương đã được đề cập từ lâu và được xem là một trong những yêu cầu chủ yếu của phương pháp dạy học văn. Nếu như khi sáng tác nhà văn, nhà thơ sử dụng từ ngữ xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình thì khi phân tích tác phẩm chúng ta phải đi ngược lại, phân tích từ ngữ, phân tích hình tượng nghệ thuật để hiểu được tư tưởng, tình cảm của nhà văn, nhà thơ. Đái Xuân Ninh đã nhận xét: “Do sự gắn bó chặt chẽ giữa hình thức và nội dung thành một thể thống nhất, nên có phân tích kỹ cái này mới bổ sung đầy đủ cho cái kia. Có phân tích ngôn ngữ là hình thức xây dựng nên hình tượng nghệ thuật để qua đó phân tích nội dung thì người đọc mới có thể cảm nhận được hết cái đẹp của hình tượng nghệ thuật cũng như tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Vì chỉ có hình tượng mới có khả năng làm rung cảm lòng người đến chỗ sâu kín nhất, và cũng chỉ có hình tượng nghệ thuật mới có khả năng in sâu vào tâm trí của học sinh, đọng lại ở các em những hình ảnh sống động như những giá trị tinh thần quí báu. Phương pháp dạy đọc – hiểu tác phẩm văn chương trên cơ sở phân tích ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật chính là xuất phát từ nhận thức luận mác-xít.”. [26, tr.51] Việc phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn chương phải đạt hai yêu cầu chủ yếu: phân tích được tư tưởng, tình cảm của tác giả thể hiện trong từ ngữ và phân tích được các giá trị nghệ thuật, giá trị biểu cảm của từ ngữ. Hai yêu cầu này tuy khác nhau nhưng thực ra chúng hòa quyện vào nhau. Vì những từ ngữ có giá trị nghệ thuật được chọn để phân tích chính là những từ ngữ có khả năng thể hiện sinh động, lôi cuốn những điều mà tác giả muốn nói. Giá trị nghệ thuật của từ ngữ được đánh giá trước tiên ở mức độ truyền cảm, lôi cuốn của cái nội dung mà từ ngữ đó diễn đạt. Để phát hiện đúng đắn những từ ngữ đáng để phân tích và phân tích đúng giá trị của chúng chúng ta phải có sự hiểu biết về nội dung của toàn tác phẩm, ý của từng đoạn, từng câu trong tác phẩm, nói cụ thể hơn là việc phân tích từ ngữ trong tác phẩm không phải là một công việc cô lập mà công việc ấy phải đặt trong khuôn khổ chung của toàn tác phẩm. Khi phân tích từ ngữ, sự hiểu biết đúng đắn nội dung của từ ngữ, không suy diễn quá xa ý nghĩa của từ ngữ giúp học sinh rất nhiều trong việc nắm vững nội dung tác phẩm. Căn cứ để chọn những từ ngữ có giá trị để phân tích phải dựa trên các tiêu chí của việc sử dụng từ ngữ trong tác phẩm văn chương. Từ ngữ được chọn là từ được sử dụng một cách chính xác, là từ có giá trị gợi hình, có giá trị biểu cảm và được thể hiện một cách hàm súc. Cho nên dạy học từ ngữ trong tác phẩm văn chương là một việc làm rất cần thiết và còn nhiều điều cần phải bàn để đưa ra một phương pháp dạy học thống nhất nhằm giúp việc học văn đạt nhiều hiệu quả hơn. Chúng ta có thể thấy rằng phương pháp phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn chương là một phương pháp quan trọng để giáo viên giúp học sinh có thể hiểu đúng, hiểu sâu sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn chương. Và để phương pháp này có thể đạt được những hiệu quả khả quan chúng tôi đã chọn hướng khai thác từ ngữ bằng con đường phong cách học. Vì nhận thấy rằng khi dạy phân tích ngôn ngữ văn chương thì nhất thiết phải phân tích đúng với đặc trưng của phong cách ngôn ngữ văn chương, do ngôn ngữ văn chương là một dạng ngôn ngữ có những đặc điểm đặc biệt rất khác so với những phong cách ngôn ngữ khác.. Trong quyển Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Cù Đình Tú đã nhận định rằng: “Phong cách ngôn ngữ văn chương thực hiện đồng thời ba chức năng thông báo, tác động, thẩm mĩ. Tính chất đặc biệt của phong cách ngôn ngữ văn chương còn thể hiện ra ở cách thức thực hiện các chức năng của mình. Các phong cách khác thực hiện chức năng thông báo, trao đổi tư tưởng tình cảm, tác động ở ngay chính các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng, nói khác đi là thực hiện trực tiếp không qua trung gian. Trái lại, phong cách ngôn ngữ văn chương thực hiện đồng thời ba chức năng của mình theo con đường gián tiếp, qua trung gian là hình tượng văn chương. Các phương tiện ngôn ngữ ở đây được vận dụng một cách đặc biệt sáng tạo để xây dựng nên hình tượng văn chương, rồi qua hình tượng văn chương mà ngôn ngữ văn chương thực hiện đồng thời ba chức năng của mình. Như vậy, ngôn ngữ ở tác phẩm văn chương không giống với ngôn ngữ trong các văn bản thuộc phong cách chức năng khác. Ở các văn bản này, hiểu ngôn từ có nghĩa là nhận biết được tin tức mà văn bản chứa đựng. Còn đối với tác phẩm văn chương hiểu ngôn từ chưa phải là đã hiểu được nội dung định nói của tác phẩm. Phải từ ngôn ngữ trong tác phẩm đi đến hình tượng văn chương thì mới có thể hiểu được nội dung định nói của tác phẩm. Từ đó ta thấy, việc phân tích ngôn ngữ văn chương cũng phải theo một cách riêng không giống như đối với ngôn ngữ thuộc các phong cách khác.”.[40, tr.111, 112] Và trong phong cách ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ của thể loại thơ ca hiện đại cũng có những đặc trưng khác với ngôn ngữ của văn xuôi. Phong cách ngôn ngữ thơ ca có tính hình tượng, tính nhiều tầng nghĩa, tính cấu trúc, tính cá thể hóa với các hình thức thể hiện phong phú. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong bài Mấy ý nghĩ về thơ cũng đã nói: “…Văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi lần lượt, từ điểm này qua điểm khác. Thơ, trái lại, chỉ chọn một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi được phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn đòi hỏi sự toàn bích.”.[21, tr.59] Vì vậy khi phân tích ngôn ngữ của thơ ca hiện đại chúng ta cũng phải có phương pháp phân tích phù hợp với phong cách ngôn ngữ của thể loại này. Như vậy có thể nói vấn đề vận dụng phong cách học trong việc dạy học ngôn ngữ tác phẩm văn chương nói chung và thơ ca nói riêng ở trường THPT là một vấn đề cần thiết và đáng được quan tâm. Vậy trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về đặc trưng của phong cách ngôn ngữ thơ ca nói chung và phong cách ngôn ngữ thơ ca hiện đại nói riêng để có thể vận dụng tốt các đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca khi giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các tác phẩm thuộc thể loại thơ ca hiện đại trong nhà trường. 1.2 Đặc trưng ngôn ngữ thơ ca Phong cách ngôn ngữ thơ ca thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là một mã phức tạp được cấu tạo nên từ hệ thống ngôn ngữ toàn dân. Chức năng thẩm mỹ được thể hiện ở đặc trưng cuả ngôn ngữ thơ ca như tính hình tượng, tính nhiều tầng nghĩa, tính cấu trúc, tính cá thể hóa. Phong cách ngôn ngữ thơ ca giai đoạn trung đại và hiện đại đều mang những đặc trưng ấy. 1.2.1 Đặc trưng chung 1.2.1.1 Tính hình tượng Thơ ca xây dựng các hình tượng là để phản ánh và lý giải đời sống theo cách riêng của mình. Thơ ca là một loại hình nghệ thuật và nghệ thuật là một trong những hình thức nhận thức xã hội thuộc về văn hóa tinh thần của nhân loại theo cách tư duy hình tượng. Trong triết học, người ta gọi mọi sự phản ánh cuộc sống trong nhận thức con người đều là hình tượng. Với các nhà triết học, hình tượng là tri giác của con người đối với từng hiện tượng riêng biệt, khái niệm cụ thể về nó, sự xuất hiện của nó trong thị giác, thính giác, vị giác của con người tạo nên khái niệm, tạo nên nhận thức chính xác của bản chất hình tượng cùng loại. Trong nhận thức luận, khái niệm hình tượng chỉ những kết quả của hoạt động nhận thức của con người, độc lập với hình thức của hình tượng. Trong tâm lý học, người ta hiểu hình tượng trước hết là sự phản ánh thực tế một cách cụ thể cảm tính. Trong nghiên cứu văn học, từ hình tượng được xem xét theo ba nghĩa: - Hình tượng như là một chi tiết có màu sắc, hình ảnh, một ẩn dụ hoặc một hình thức chuyển nghĩa khác gắn với nghĩa bóng. - Hình tượng như là nhân vật văn học. - Hình tượng như là một kiểu đặc biệt của nhận thức và phản ánh thế giới khách quan. Khái niệm thứ ba là khái niệm chung nhất về hình tượng, còn hai khái niệm đầu có thể coi là những phương tiện nhận thức và phản ánh một cách hình tượng về thực tế khách quan. Đối với nghệ thuật, hình tượng không đơn giản chỉ là sự phản ánh từng hiện tượng riêng lẻ trong cuộc sống, trong nhận thức của con người. Mà đó là sự tái hiện các hiện tượng được người nghệ sĩ phản ánh và nhận thức với sự hổ trợ của các phương tiện ngôn ngữ. Hình tượng luôn tái hiện cuộc sống trong từng hiện tượng riêng biệt, nhưng trong đó có sự thống nhất và quan hệ hai chiều giữa cái chung và cái riêng như đã tồn tại trong hiện thực. Các ngành khoa học sử dụng hình ảnh để minh họa do đó tạo nên các hình ảnh minh họa. Hình ảnh minh họa có tính khoa học không chứa đựng khả năng phóng đại trong khi miêu tả cuộc sống. Các hình ảnh này loại trừ sự biểu hiện cảm xúc mãnh liệt. Và những hình ảnh minh họa có tính chính luận cũng giống như những hình ảnh minh họa có tính khoa học, không có sự ngoa dụ. Còn trong các hình ảnh đồ họa giống như thật thì lại chỉ có tính cá biệt không lặp lại và cũng không chứa đựng cái chung được lặp lại theo quy luật nhất định. Còn hình tượng trong nghệ thuật đòi hỏi phải thể hiện trong nó thế nào để tính cá biệt của hiện tượng có thể mang tính điển hình cao nhất, để cho nó thật rõ ràng, sáng tỏ và thể hiện được trong cái cá biệt lại có cái chung mang tính quy luật. Đó là sự điển hình hóa một cách sáng tạo cuộc sống. Hình tượng trong văn học nghệ thuật có ba đặc điểm: - Sự điển hình hóa: đó là sự tái hiện cuộc sống trong sự vận động, những bản chất tồn tại của các hiện tượng trong cuộc sống được tô đậm, phóng đại, cường điệu, biểu hiện thành những nét cá biệt có tính hư cấu, mới mẻ. - Đặc điểm rõ rệt mang tính bản chất của các hình tượng nghệ thuật là sự xúc cảm mạnh mẽ trong khi xây dựng hình tượng. - Đặc điểm thứ ba của hình tượng trong các tác phẩm nghệ thuật: hình tượng luôn luôn là cơ sở và là phương tiện độc lập để biểu hiện nội dung của tác phẩm. Sáng tạo nghệ thuật là sự sáng tạo ngôn từ nhằm tạo dựng những hình ảnh, hình tượng nghệ thuật sống động, bằng ngôn từ nghệ thuật tác giả khắc họa những hình ảnh về thiên nhiên và con người. Khả năng tạo hình của ngôn từ nghệ thuật đem lại cho con người sự hình dung về một bức tranh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa rất thực vừa rất ảo. Hình ảnh, bức tranh ấy được người đọc tiếp nhận, hình dung, tưởng tượng thông qua những ký mã ngôn từ nghệ thuật. Tính tạo hình mà ngôn từ nghệ thuật đem lại không hiện ra trực tiếp mà hình tượng được vẽ bằng từ ngữ, đây là một điểm thú vị của văn chương. Chính bằng cách này mà nhà thơ đã tạo ra trong tác phẩm của mình những cảnh, những hình tươi nguyên, cụ thể và mới lạ bằng từ ngữ của ngôn từ nghệ thuật. Giai đoạn thơ văn trung đại với bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão người đọc có thể thấy được những hình tượng kì vĩ chỉ qua bốn câu thơ : Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu Tam quân tì hổ át sao ngưu Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu Hình ảnh con người kì vĩ: - Tư thế hiên ngang, tầm vóc vũ trụ: ngọn giáo non sông - Khí thế hùng dũng: ba quân hùm gấu, khí thế nuốt sao Ngưu - Tình cảm mãnh liệt: nam nhi chưa trả xong nợ công danh, luống thẹn nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu. Không gian kì vĩ: non sông đất trời rộng lớn. Thời gian kì vĩ: vừa được tính bằng đơn vị thời gian xác thực (cáp kỉ thu), vừa được tính bằng ước nguyện hoàn thành lý tưởng: khi nào trả xong nợ công danh. Trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi hai câu thơ: Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Những từ ngữ hoán dụ “chảy máu”, “dây thép gai” đã xây dựng một hình ảnh đất nước Việt Nam thân thương, tươi đẹp với những cánh đồng và những buổi hoàng hôn nay đã bị chiến tranh tàn phá. Những cánh đồng xanh ngát đã bị chảy máu, những buổi hoàng hôn êm ả đã bị đâm nát bởi những cuộn thép gai. Ý nghĩa xây dựng hình tượng của ngôn ngữ thơ ca không biểu hiện ngay trên từ mà được nhận biết trong phạm vi rộng, trong toàn tác phẩm và sự liên hội, so sánh, phân tích, tổng hợp cùng sự nhạy cảm của người đọc. Ngôn ngữ văn chương không chỉ thông báo với người đọc mà còn khêu gợi nơi họ những hoạt động thẩm mỹ, những cảm xúc thẩm mỹ. Vì những hình tượng trong thơ văn chỉ được cảm nhận một cách trọn vẹn khi người đọc có những hoạt động thẩm mỹ khi đến với tác phẩm. Và bức tranh về thiên nhiên, con người và cuộc sống hiện lên trong ngôn ngữ thơ văn luôn đem lại cho con người những khoái cảm thẩm mỹ bổ ích, làm phong phú thêm thế giới tinh thần và tình cảm của con người. Tính tạo hình của ngôn ngữ thơ ca gắn bó mật thiết với tính biểu cảm. Thơ ca là tiếng nói tư tưởng tình cảm của nhà thơ đối với cuộc sống. Tiếng nói ấy được biểu đạt qua hệ thống ngôn từ nghệ thuật, có sức khơi gợi sự liên tưởng và truyền cảm. Mỗi từ mà nhà thơ tạo ra là nhằm biểu đạt các cung bậc tư tưởng tình cảm của con người và tạo nên những rung động xao xuyến ở người tiếp nhận. Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Một tiếng đàn bằng ngôn từ chân chất, đã khơi nên nỗi niềm tâm sự đan kết giữa buồn và vui, giữa giá lạnh và ấm áp của lòng người: Có nỗi đau nào đau khổ hơn Trái tim tự xát muối ghen hờn Em ơi, nghe đó trong đêm lạnh Đằm thắm bên em một tiếng đờn. Ta thấy hai mặt tạo hình và biểu cảm trong ngôn từ nghệ thuật luôn hòa quyện đan kết nhau. Nó trở thành một đặc điểm quan trọng của ngôn từ nghệ thuật, đặc điểm này càng được thể hiện rõ hơn ở thơ ca. Trong việc dựng hình tượng văn chương, tái tạo lại cuộc sống hiện thực ngoài đời thì các chi tiết cụ thể, có thực, sống động là vô cùng quan trọng. Vì hình tượng văn chương nhất thiết phải được xây dựng từ những chi tiết sống động, có thực. Đã là nhà văn, nhà thơ không ai không lo lắng đến các chi tiết cho tác phẩm của mình. Có thể những chi tiết nhỏ lại làm nên những nhà văn, nhà thơ lớn. Nguyễn Đình Thi kể lại trong một buổi chiều kháng chiến đi qua Bắc Giang bất chợt trông ra xa thấy dây thép gai in trên bầu trời màu đỏ, quây lấy một quả đồi, nhà thơ vội ghi dấu chi tiết này để sau này ông tạo nên một hình tượng thật ấn tượng: Dây thép gai đâm nát trời chiều. Hoặc với chi tiết một tiếng chim kêu bật ra trong rừng tối, yên tĩnh đã khiến nhà thơ Khương Hữu Dụng viết nên câu thơ: Một tiếng chim kêu sáng cả rừng. Tóm lại, hình tượng văn chương được bắt đầu từ những chi tiết sống thực cho nên ngôn ngữ văn chương phải khai thác các phương tiện ngôn ngữ tạo hình biểu cảm để có thể biểu hiện chính xác những chi tiết sống, thực vô cùng thiết yếu cho tác phẩm văn chương. Vì thế những nhà thơ thường hay dùng những biện pháp tu từ khi xây dựng những hình ảnh trong thơ, đó cũng là những yếu tố để tạo nên một tác phẩm hay. 1.2.1.2 Tính cá thể hóa Một đặc trưng của phong cách ngôn ngữ văn chương nói chung và của phong cách ngôn ngữ thơ ca nói riêng là bao giờ nó cũng in đậm dấu ấn cá nhân, nghĩa là mang tính cá thể hóa. Nó thể hiện cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn, nhà thơ. Những tài năng lớn trong văn chương thường không có sự trùng lặp trong cách biểu đạt, thể hiện. Ở họ luôn có sự tìm kiếm, sáng tạo, cách tân. Ta gọi đó là phong cách tác giả. Dấu ấn phong cách tác giả là cái thuộc về đặc điểm bản thể, thuộc về điều kiện bắt buộc của ngôn ngữ văn chương và của phong cách ngôn ngữ thơ ca. Dấu ấn phong cách tác giả không đặt ra đối với ngôn ngữ thuộc các phong cách khác. Phong cách ngôn ngữ thơ ca nói chung và ngôn ngữ nhà thơ nói riêng vừa có điểm chung, vừa có điểm riêng đối với ngôn ngữ của mọi người. Có điểm chung, nghĩa là có thuận theo chuẩn mực của ngôn ngữ thì người đọc mới hiểu được bài thơ. Và có khác với mọi người, tức là nhà thơ có lối nói riêng thì mới tạo ra một phong cách riêng cho mình để người đọc có thể nhận ra sự khác biệt của tác giả này với tác giả khác. Sự giống ngôn ngữ mọi người là cái thuộc về điều kiện nền tảng, sự khác ngôn ngữ mọi người là cái thuộc về điều kiện bắt buộc, sự khác ngôn ngữ mọi người là dấu hiệu để xác định phong cách tác giả. Và đây mới chỉ là dấu hiệu chứ không phải phong cách tác giả bởi vì không phải một tác phẩm có sự khác với ngôn ngữ mọi người là tác phẩm đó có phong cách tác giả. Mà sự khác với ngôn ngữ mọi người hay nói khác đi là dấu hiệu này phải như thế nào, nghĩa là sự khác biệt đó phải độc đáo, phải có giá trị thì nó mới được xem là tạo nên phong cách tác giả. Và trong ngôn ngữ văn chương ta vẫn thấy có hiện tượng có tác giả nhưng không có phong cách tác giả. Trong lĩnh vực thơ văn lối diễn đạt mang dấu ấn phong cách tác giả có giá trị quyết định. Mỗi tác giả lớn đều có một cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật riêng, không có sự lặp lại với các tác giả khác. Muốn hiểu khái niệm phong cách tác giả, cũng như muốn nghiên cứu, xác định phong cách tác giả của phong cách ngôn ngữ thơ ca, chúng ta phải căn cứ vào hai dấu hiệu cơ bản sau đây: Khuynh hướng và sở trường sử dụng các loại phương tiện ngôn ngữ của tác giả. Sự đi chệch chuẩn mực ngôn ngữ của tác giả. Với những tác giả đã khẳng định phong cách của mình ta thấy họ có những sở trường riêng về ngôn ngữ. Và cái sở trường ngôn ngữ này khi được nhà thơ ._.sử dụng đến mức người đọc đều thán phục thì điều đó trở thành biệt tài ngôn ngữ của nhà thơ. Thi hào Nguyễn Du là một biệt tài ngôn ngữ. Ông sử dụng ngôn ngữ thật tài tình. Mở đầu Truyện Kiều là ngôn ngữ suy tư của Nguyễn Du : Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Sau đó người đọc thấy khi là ngôn ngữ miêu tả : Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ……. Rõ ràng trong ngọc trắng ngà Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên. Khi là ngôn ngữ kể chuyện : Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng Có nhà viên ngoại họ Vương Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung. Khi thì giọng thanh lịch, ân tình : Rằng trong buổi mới lạ lùng Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang. Khi lại là giọng điệu thô bỉ của chốn lầu xanh: Con kia đã bán cho ta Nhập gia phải cứ phép nhà tao đây Lão kia có giở bày bây Chẳng văng vào mặt sao mày lại nghe Cớ sao chịu tốt một bề Gái tơ mà đã ngứa nghề lắm sao! Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương độc đáo pha lẫn nét dị kì vì bà khai thác rất nhiều những từ ngữ tượng thanh, tượng hình “lắt léo”, cùng cách nói lái, cách chơi chữ tài tình. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu đưa hương say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con. Ngôn ngữ thơ Tú Xương giản dị hồn nhiên mà sắc cạnh vì nhà thơ đã khai thác nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa chính xác nhất của ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày. Cô Kí sao mà đã chết ngay, Ô hay trời chẳng nể ông Tây. Gái tơ đi lấy làm hai họ, Năm mới vừa sang được một ngày. Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ, Ông chồng thương đến cái xe tay. Khá khen cho những cô con gái, Mà vẫn đua nhau lấy các thầy. (Mồng hai Tết viếng cô Kí) Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến kín đáo, nhẹ nhàng và thấm thía. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào. Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (Thu vịnh) Giai đoạn thơ hiện đại, ngôn ngữ càng có tính chất cá thể cao độ. Ngôn ngữ thơ thể hiện chính xác trạng thái tâm hồn và những rung động của nhà thơ trước cuộc sống. Ngôn ngữ thơ thể hiện cá tính sáng tác của nhà thơ một cách trọn vẹn, rõ ràng. Phong cách tác giả của các nhà thơ được thể hiện qua cách dùng từ, dùng hình ảnh, nhịp điệu, cách kiến trúc câu thơ… Ta thấy thơ Tố Hữu gần gũi với tâm hồn dân tộc. Không chỉ ở tư tưởng, tình cảm mà ngay ở ngôn ngữ thơ của nhà thơ cũng thể hiện điều đó. Ngôn ngữ trong thơ Tố Hữu giàu nhạc điệu làm say lòng người. Hình ảnh trong thơ rất hiện thực nhưng tràn đầy chất lãng mạn. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim. Rồi một hôm nào tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương vắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời. (Từ ấy) Ngôn ngữ trong thơ Huy Cận là của một người hay trầm tư suy nghĩ. Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngã Củi một cành khô lạc mấy dòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. (Tràng giang) Ngôn ngữ thơ Xuân Diệu rất mới, rất lạ và dạt dào tình cảm. Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. (Đây Mùa Thu Tới) Ai hay tuy lặng bước thu êm Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy Lòng anh thôi đã cưới lòng em. (Thơ Duyên) Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước và cây và cỏ rạng Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! (Vội Vàng) Ngôn ngữ của Chế Lan Viên thấm đẫm màu sắc trí tuệ, nhà thơ hay dùng khả năng diễn đạt của nhiều tầng nghĩa sâu xa. Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn (Tiếng Hát Con Tàu) 1.2.1.3 Tính cấu trúc Mỗi bài thơ hay mỗi văn bản nghệ thuật tự bản thân nó là một cấu trúc, trong đó các yếu tố của tác phẩm như nội dung, tư tưởng, tình cảm, hình tượng và các hình thức ngôn ngữ diễn đạt không những phụ thuộc lẫn nhau mà còn phụ thuộc vào một hệ thống chung của toàn tác phẩm. Sự lựa chọn, cấu tạo và tổ hợp những thành tố này bị qui định bởi chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật hay cụ thể hơn là bởi ý định thẩm mỹ của tác phẩm đó. Tính cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật là tính chất mà theo đó các yếu tố ngôn ngữ trong một tác phẩm phải gắn bó qua lại với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung, phải phù hợp với nhau, giải thích cho nhau và hỗ trợ cho nhau để đạt tới một hiệu diễn đạt chung. Tất cả các yếu tố với các mối quan hệ như thế làm cho văn bản trở thành một bản hòa tấu, có một tổng hợp lực mạnh mẽ, tác động đến người tiếp nhận văn bản. Và có những khi chúng ta thấy chỉ cần bỏ một đi một từ hay thay từ đó bằng một từ khác sẽ làm hỏng cả một câu thơ, phá tan đi cái nhạc điệu của nó, xóa sạch mối quan hệ của nó với hệ thống chung của bài thơ. Tính cấu trúc là điều kiện của cái đẹp. Một yếu tố ngôn ngữ chỉ có được ý nghĩa thẩm mỹ khi nằm trong hệ thống chung của tác phẩm. Trong Truyện Kiều ở đoạn miêu tả chị em Thúy Kiều ra về sau hội Đạp thanh, chính sự giảm nhẹ của âm thanh của những từ láy hoàn toàn “tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu” đã nằm trong một thể thống nhất với ý nghĩa của hàng loạt các từ ngữ khác nhằm miêu tả một quang cảnh về chiều, đã lắng dần vào lúc tan hội trong buổi hoàng hôn. Các vật đều nhỏ bé (tiểu khê, nhịp cầu, nấm đất) hoặc đều mờ nhạt (có bề thanh thanh, cuối ghềnh, nửa vàng nửa xanh), con người thì có phần bâng khuâng, mệt mỏi (thơ thẩn dang tay ra về, bước dần, lần xem). Khác hẳn với đoạn thơ trước miêu tả lúc bắt đầu của lễ Tảo mộ và hội Đạp thanh, những từ ngữ được sử dụng hòa hợp với nhau vẽ nên một bức tranh náo nhiệt, sôi động, hình ảnh rõ nét (Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa), không khí lễ hội sôi động với những từ láy bộ phận (nô nức, sắm sửa, dập dìu, ngổn ngang), không gian rộng lớn với những từ ghép (gần xa, yến anh, chị em, ngựa xe, áo quần), nhịp điệu rộng mở với những kết cấu sóng đôi (Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh, tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm, Thoi vàng hồ rắc tro tiền giấy bay). Rõ ràng mỗi bức tranh đều là một hệ thống riêng, một sự tập hợp các yếu tố riêng nhằm diễn đạt cho một mục đích nhất định. Và nếu ta hiểu thêm rằng bức tranh của đoạn tan hội ra về có phần mờ ảo vừa thích hợp để diễn tả không khí về chiều, vừa là sự chuẩn bị rất hợp lý cho sự kiện mới sắp xảy ra: sự xuất hiện bóng ma của Đạm Tiên, thì chúng ta càng thấy rõ rằng mỗi đoạn thơ vừa là một hệ thống nội tại, vừa luôn gắn bó và thống nhất với hệ thống chung của toàn bộ tác phẩm như một chỉnh thể. Ở thơ hiện đại tính cấu trúc của phong cách ngôn ngữ thơ ca là hình thái tổ chức tổng thể làm cho tác phẩm thơ sống động trong một hình hài nhất định, như một sinh thể. Nếu trong một tác phẩm thơ ta có mỗi bình diện như bố cục, kết cấu, hình tượng… là một tổ chức thì cấu trúc của bài thơ là sự tổng hòa của tất cả các tổ chức ấy. Nó kết hợp các tổ chức ấy thành một sinh thể nghệ thuật. Nhưng cấu trúc của phong cách ngôn ngữ thơ ca không đơn giản chỉ là một động tác sắp xếp mà nó tinh vi, biến hóa với bao chuyển hóa đan xen. Nó làm cho các tổ chức kia xuyên thấm vào nhau, sống trong nhau và vì nhau. Có thể xem cấu trúc của phong cách ngôn ngữ thơ ca là một dạng siêu tổ chức, nó không là những công thức hay kiểu dạng có sẵn mà trái lại một tác phẩm thơ là một kiến trúc riêng, có một cấu trúc riêng. ÔNG ĐỒ Vũ Đình Liên Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Trên phố đông người qua Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay” Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài đường mưa bụi bay Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Ta thấy cấu trúc hình tượng là diện mạo của cấu trúc bài thơ. Hình ảnh ông đồ đóng vai trò chủ đạo trong cấu trúc hình tượng, xung quanh đó là hình ảnh của khung cảnh, người đời và tạo vật. Tất cả những hình ảnh đó đã khắc họa nên ba thời khắc trong cuộc đời của ông đồ: _ Ông đồ đắt khách (thịnh), với những chi tiết miêu tả cảnh nô nức, vui vẻ: hoa đào nở, mực tàu giấy đỏ, phố đông người, bao nhiêu người thuê viết, tấm tắc ngợi khen… _ Ông đồ vắng khách (suy), với những chi tiết buồn bã của cảnh vật: mỗi năm mỗi vắng, giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trong nghiên sầu, không ai hay, lá vàng rơi, mưa bụi bay… _ Ông đồ không còn (vong), với những hình ảnh: hoa đào lại nở nhưng không thấy ông đồ xưa, cùng với câu hỏi tu từ “Hồn bây giờ ở đâu?”. Với những chi tiết ấy bài thơ đã cho ta thấy rõ tính cấu trúc của phong cách ngôn ngữ thơ ca. Và trong bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh tính cấu trúc cũng được khắc họa rõ nét. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. Hình thái tổ chức của bài thơ không dễ nhận biết. Về bố cục ta đều thấy nhà thơ đã chia bài thơ thành ba khổ khúc chiết nhưng xét về ý tứ ta lại thấy dường như ý của khổ thơ này lại như “dính” vào ý của khổ thơ kia vì khổ thơ nào cũng đều miêu tả những hình ảnh của mùa thu: hương ổi, gió se, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã, nắng vẫn còn, mưa đã vơi, sấm bớt bất ngờ, hàng cây đứng tuổi… đó chính là những dáng nét thu về, là hình sắc thu sang, những thay đổi tinh vi, những đổi thay tinh tế nên dường như ta thấy ý tứ của bài thơ đâu khác gì nhau và có thể cho rằng việc chia thành ba khổ thơ là do cảm tính lúc viết của nhà thơ. Nhưng không hẳn như vậy! Khi đọc kĩ hơn thì ta thấy rằng: cùng viết về thiên nhiên lúc giao mùa nhưng mỗi khổ thơ vẫn nghiêng về một ý. Khổ một nghiêng về những tín hiệu mách bảo sự hiện diện đây đó của mùa thu được nhà thơ nhìn từ góc nhìn vườn ngõ: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Dường như thu đã về. Khổ thơ thứ hai lại nghiêng về những cảnh sắc trời mây sông nước đang chuyển mình sang thu và nhà thơ có góc nhìn rộng và xa hơn: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. Trong khi đó khổ thơ thứ ba lại nghiêng về các biến đổi bên trong các hiện tượng của thiên nhiên và tạo vật: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. Như vậy ba khổ thơ đã được liên kết thành một chỉnh thể nhờ vào một trật tự khá tự nhiên: từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng và từ ngoài vào trong với các lớp cảnh càng lúc càng đi vào chiều sâu. Đồng hành cùng với cảnh sắc mùa thu là mạch cảm xúc của nhà thơ khi sang thu. Mạch cảm xúc trong thơ là một khía cạnh phức tạp không thể thiếu của cấu trúc. Sau một thoáng ngỡ ngàng ở khổ một (… Hình như thu đã về), là đến niềm say sưa của nhà thơ khi thu sang ở khổ hai (… Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu), và bài thơ kết lại ở khổ thơ thứ ba với vẻ trầm ngâm của nhà thơ (…Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi). Và không chỉ có thế, tương ứng với những cung bậc của mạch cảm xúc là cấp độ mạch nghĩ của nhà thơ. Khổ đầu: bất giác, khổ hai: tri giác, khổ ba: suy ngẫm. Mạch cảm và mạch nghĩ bao giờ cũng song hành và chuyển hóa sang nhau trong cùng một dòng tâm tư. Chúng đan bện với nhau khiến cấu trúc nghệ thuật càng tinh vi phức tạp. Rõ ràng, từ khổ thơ thứ nhất đến khổ thơ thứ ba của bài thơ là sự đồng hành và hóa thân vào nhau của ba mạch nội dung vừa rõ nét vừa sống động. Ta có thể hình dung bài thơ theo sơ đồ sau: Khổ 1: Tín hiệu báo mùa. Cảm xúc: ngỡ ngàng. Cảm nghĩ : bất giác. Sang Thu Khổ 2: Trời đất chuyển mình. Cảm xúc: say sưa. Cảm nghĩ : tri giác. Khổ 3: Biến đổi âm thầm. Cảm xúc: trầm ngâm. Cảm nghĩ : suy ngẫm. Vậy khi tìm hiểu về chiều sâu ta thấy cấu trúc bài thơ rất rành mạch. Nên ngôn ngữ thơ dù bình dị hồn nhiên thế nào đi nữa vẫn là một kiến trúc ngôn từ với một cấu trúc thật tinh vi. 1.2.1.4 Tính nhiều tầng nghĩa Phong cách ngôn ngữ thơ ca có tính nhiều tầng nghĩa. Tính tạo hình - biểu cảm là đặc điểm thuộc về cái thể hiện (cái biểu đạt), còn tính nhiều tầng nghĩa là đặc điểm thuộc về cái được thể hiện (cái được biểu đạt) của ngôn ngữ thơ ca. Khi phân tích thơ ta gọi là “ý tại ngôn trung” (ý ở trong lời) và “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Ta hãy phân tích kiểu nước đôi trong thơ của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương như một ví dụ. Thơ Hồ Xuân Hương có sức hấp dẫn đặc biệt. Sức hấp dẫn ấy không chỉ thu hút, tạo sự thú vị cho nhiều thế hệ người đọc, mà còn lôi cuốn các nhà nghiên cứu tìm cách lý giải, khám phá. Sức hấp dẫn ấy một phần do tính chất nhiều tầng nghĩa của ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương. Có nhiều tác giả đã phân tích về vấn đề này. Tác giả Lê Hoài Nam viết: “Miêu tả một cảnh, vật nào đó theo lối hai mặt, nghĩa là vừa vẽ được cảnh, vật đó một cách chân thật, sinh động đồng thời tô đậm hoặc uốn nắn một số đường nét, màu sắc, chi tiết thế nào cho đằng sau cảnh, vật thật kia người ta còn thấy ẩn hiện những hình ảnh tục khác.… Cả hai lối này đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của lối “đố tục giảng thanh” hay “đố thanh giảng tục” của nhân dân.”. Tính chất nhiều tầng nghĩa trong ngôn ngữ thơ theo cách hiểu chung nhất là cùng một hình thức biểu đạt (tạm gọi là cái biểu đạt), tạo nên hai lượng ngữ nghĩa (tạm gọi là cái được biểu đạt) khác nhau cùng song song tồn tại. Để tạo ra hiện tượng này hai biện pháp thường được sử dụng là cách chơi chữ và cách dùng hình ảnh nước đôi trong thơ của “bà chúa thơ Nôm”. Hồ Xuân Hương là một phụ nữ độc đáo nên thơ bà cũng mang nét lạ và độc đáo như tâm hồn bà: vừa khát khao vừa chán nản, vừa tươi tắn vừa bi thương, táo bạo mà tinh tế, than thở nhưng đầy phản kháng. Và đó cũng là yếu tố tạo nên tính nhiều tầng nghĩa trong thơ bà. Trong bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương ta thấy được điều đó : Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi. Này của Xuân Hương đã quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi. Bài thơ là một lời mời trầu thân mật có pha chút tinh nghịch của Hồ Xuân Hương đối với khách trong tục mời trầu ngày xưa. Dù là trầu thường hay trầu quý, nếu có đủ ba thứ trầu, cau, vôi, thì khi ăn vào miếng trầu đều thắm lại. Nên bài thơ vừa là một lời mời trầu và cũng là một lời mời duyên. Lời mời trầu thân mật, lời mời duyên cũng thật chân tình. Nếu thương yêu nhau, phải duyên nhau thì hãy đến với nhau bằng một tình yêu chân thành, nồng thắm, chứ đừng xem tình yêu như một tình cảm hững hờ, bạc bẽo. Không xem trọng tình yêu thường là quan niệm của người đàn ông trong xã hội phong kiến ngày xưa. Nên bài thơ cũng thể hiện tâm trạng chua chát, xót xa của nhà thơ về thân phận mình và thân phận người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến. Vì trong lễ giáo phong kiến người phụ nữ không được chủ động tìm hạnh phúc cho cuộc đời mình, hạnh phúc của họ phải tùy thuộc vào người khác. Qua bài thơ nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã một phần thể hiện tâm sự chua xót ấy Và trong bài thơ Bánh Trôi Nước đầu tiên người đọc sẽ thấy hình ảnh của một chiếc bánh trôi nước: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Chiếc bánh trôi nước được nhà thơ miêu tả đầy đủ những chi tiết rất thực và sinh động. Nhưng đằng sau cái nghĩa miêu tả về hình ảnh chiếc bánh, bài thơ còn là những lời ca ngợi về vẻ đẹp của người phụ nữ và tấm lòng son sắc của họ mà Hồ Xuân Hương đã thể hiện một cách tinh tế qua tính nhiều tầng nghĩa của ngôn ngữ thơ. Trong bài thơ Thề Non Nước của Tản Đà có hai hình ảnh non và nước: Nước non nặng một lời thề Nước đi đi mãi không về cùng non Nhớ lời nguyện nước thề non Nước đi chưa lại non còn đứng không Non cao những ngóng cùng trông Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày… Hình ảnh non và nước ngoài ý nghĩa là ngọn núi và con suối còn là hình ảnh của một người con trai và người con gái tuy xa cách nhau nhưng vẫn mang nặng lời hẹn ước, và sâu hơn nữa là tình yêu non nước của nhà thơ được thể hiện một cách thật kín đáo. Và ấn tượng hơn là hình ảnh một cành củi khô trong bài Tràng Giang của Huy Cận: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngã Củi một cành khô lạc mấy dòng. Nhà thơ Huy Cận sáng tác bài thơ khi ông đang mang một nỗi buồn thế hệ, một nỗi buồn không tìm được lối ra nên như kéo dài triền miên. Theo nhà thơ: “Tràng Giang là một bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn. Nhìn dòng sông lớn gợn những lớp sóng, tôi cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra như những lớp sóng.” Và để thể hiện nỗi buồn của mình nhà thơ đã chọn hình ảnh một cành củi mục đang trôi vô định trên sông. “Củi một cành khô lạc mấy dòng”, một cành củi mục đơn lẻ đang bập bềnh trôi dạt trên dòng sông mênh mông sóng nước gợi lên nỗi buồn trong tâm hồn nhà thơ về kiếp người nhỏ bé vô định trong xã hội cũ. 1.2.2 Vài nét về sự dị biệt giữa ngôn ngữ thơ ca trung đại và thơ ca hiện đại * Thuật ngữ “Thơ ca hiện đại” Thơ ca Việt Nam có thể được chia thành các giai đoạn sau: Thơ ca dân gian (tục ngữ, ca dao, vè…). - Thơ ca trung đại (từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX). Thơ ca hiện đại (từ đầu thế kỷ XX đến nay) Thơ ca hiện đại Việt Nam có thể tính từ giai đoạn phong trào Thơ Mới ra đời vào khoảng năm 1932. Thơ Mới ra đời đánh dấu một bước phát triển của thơ ca Việt Nam, mở ra thời kỳ của thơ ca hiện đại. Thơ ca hiện đại có sự thay đổi rất lớn về nội dung và nghệ thuật so với thơ ca trung đại và đó là bước ngoặt cho sự phát triển rất mạnh mẽ của thơ ca Việt Nam Ngôn ngữ thơ ca hiện đại mang những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ thơ ca nói chung tuy nhiên so với thơ ca trung đại thì ngôn ngữ thơ ca hiện đại còn mang những nét hiện đại khác biệt. 1.2.2.1 Tính quy phạm Tính quy phạm là một trong những đặc điểm nổi bật của thơ ca trung đại. Đó là qui định chặt chẽ theo khuôn mẫu. Tính qui phạm thể hiện ở quan điểm văn học là coi trọng mục đích giáo huấn: “thi dĩ ngôn chí” (thơ để nói chí), “văn dĩ tải đạo” (văn để chở đạo); thể hiện ở tư duy nghệ thuật: nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức; thể hiện ở thể loại văn học với những qui định chặt chẽ về kết cấu. Và tính qui phạm thể hiện ở ngôn ngữ thơ ca trung đại với cách sử dụng thi liệu dẫn nhiều điển tích, điển cố, dùng nhiều văn liệu quen thuộc. Do tính qui phạm nên ngôn ngữ thơ ca trung đại thiên về tính ước lệ, tượng trưng. Đến giai đoạn thơ ca hiện đại thì tính quy phạm không còn nữa. Trong phong trào Thơ Mới với những nhà thơ đa số thuộc tầng lớp trí thức Tây học đã làm nên một cuộc cách mạng rất lớn cho thơ ca Việt Nam, có thể nói mọi đổi mới của thơ ca hiện đại đều bắt đầu từ họ. Tầng lớp trí thức Tây học đã mang những kiến thức văn hóa phương Tây để làm mới cho nền văn học Việt Nam nói chung và thơ ca hiện đại Việt Nam nói riêng. Những nét mới ấy như một làn gió lạ thổi vào thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ ca được sáng tác không còn bị bắt buộc chặt chẽ về niêm luật hay bị gò bó về nội dung tư tưởng như ở giai đoạn thơ ca trung đại ngày trước. Thơ hiện đại được sáng tác với những sáng tạo cá nhân phong phú hơn, với những thể thơ tự do và hình thức thể hiện đa dạng hơn rất nhiều. Thể thơ mới rất tự do, không theo luật lệ của thơ cũ (Đường luật, Cổ phong), nghĩa là không hạn chế số câu, số tiếng trong câu, không theo niêm luật… thơ thường được sáng tác mỗi câu có 5 tiếng, 7 tiếng hoặc 8 tiếng. Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? (Lưu Trọng Lư) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim. (Tố Hữu) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan, Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới. (Thế Lữ) Thơ ca hiện đại Việt Nam có cách thể hiện rất phong phú. Ở giai đoạn thơ trung đại các thể thơ cổ có nhiều niêm luật về câu chữ, về cách phối thanh, hiệp vần bắt buộc các nhà thơ khi sáng tác phải tuân theo. Cùng với chế độ phong kiến những cảm xúc của cá nhân phần nào bị gò bó trong khuôn phép nên các nhà thơ thời kỳ trung đại không thể tự do thể hiện được hết trong thơ văn của họ. Đến giai đoạn thơ hiện đại các thể thơ mới không nghiêm nhặt về luật, về nội dung. Thơ chủ yếu được sáng tác dựa trên cảm xúc của nhà thơ với các hình thức thể hiện thật phong phú. Thơ Mới xuất hiện trong cuộc “cách mạng văn hóa” ở nước ta vào đầu thế kỷ XX, đăng đàn vào năm 1932 và bước vào thời kỳ hoàng kim trong mười năm kế tiếp. Cùng với các loại hình văn hóa khác, Thơ Mới, mặc dù căn bản là thơ lãng mạn, vẫn phản ánh được thiên nhiên và đất nước Việt Nam, đặc biệt phản ánh cái “không khí của thời đại mới”, phản ánh số phận, đời sống vật chất và tinh thần của nhiều hạng người, phản ánh bộ mặt của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Thơ Mới xuất hiện với một khí thế hào hứng, sôi nổi chưa từng có, tựa như một dàn hợp xướng của cảm xúc và trí tuệ của các nhà thơ trong giai đoạn đổi mới của thơ ca. Dàn hợp xướng ấy nhất tề vang lên trong vẻ đẹp của một nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ và tuyệt vời. Chính vì vậy, ngay khi mới ra đời, Thơ Mới đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người từ thành thị đến nông thôn (riêng ở nông thôn, thơ Nguyễn Bính được người dân ưa thích như một thứ ca dao mới). Phái “thơ cũ” của các “thầy đồ cổ” sau một thời gian tỏ thái độ chống đối kịch liệt hoặc dè bỉu, hoài nghi… cuối cùng đã phải chấp nhận rút lui để nhường thi đàn cho Thơ Mới. Trong một thời gian ngắn (chỉ khoảng hơn mười năm), thời đại Thơ Mới đã sản sinh ra hàng loạt các nhà thơ nổi tiếng, mãi để lại dấu ấn trong nền văn học nước nhà. Đó là các nhà thơ: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương, Tú Mỡ, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ… Như trăm hoa đua nở, mỗi nhà thơ là một loài hoa, hoàn toàn tự do bộc lộ bản sắc riêng của mình. Dường như họ không hề chịu sự gò bó nào của ngoại cảnh trừ sự thôi thúc của chính cái “nhân bản” trong con người họ và thiên hướng nghệ thuật của riêng họ. Trong cuộc tìm tòi bản sắc và phong cách riêng của các nhà thơ, Thơ Mới đã tách ra thành nhiều trường phái, xu hướng khác nhau, tạo nên sự đa dạng và phong phú của nền thơ đương thời. - Thơ về con người thời đại đầy chất lãng mạn, trữ tình với Thế Lữ. Tôi chỉ là một khách tình si Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể. Mượn lấy bút nàng Li Tao, tôi vẽ, Và mượn cây đàn nghìn phím, tôi ca. Vẻ đẹp u trầm, đắm đuối, hay ngây thơ, Cũng như vẻ đẹp cao siêu, hùng tráng Của non nước, của thi văn tư tưởng… (Cây đàn muôn điệu) Ta là một khách chinh phu Dấn bước truân chuyên khắp hải hồ Mũ lợt bốn trời sương nắng gội Phong trần quen biết mặt âu lo… (Tiếng gọi bên sông) - Thơ tình yêu với Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư… Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ, Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em. Không gì buồn bằng những buổi chiều êm Mà ánh sáng mờ dần cùng bóng tối. Gió lướt thướt kéo mình qua cửa rối; Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành; Mây theo chim về dãy núi xa xanh Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ. Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ. (Tương tư chiều – Xuân Diệu) Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng. (Tương tư – Nguyễn Bính) Đôi mắt em lặng buồn Nhìn thôi và chẳng nói Tình đôi ta vời vợi Có nói cũng không cùng. Yêu hết một mùa đông Không một lần đã nói; Nhìn nhau buồn vời vợi Có nói cũng không cùng. Giờ hết một mùa đông Gió bên thềm thổi mãi; Qua rồi mùa ân ái: Đàn sếu đã sang sông Em ngồi trong song cửa; Anh đứng dựa tường hoa; Nhìn nhau mà lệ ứa; Một ngày một cách xa… (Một mùa đông – Lưu Trọng Lư) - “Thơ sầu” cùng Huy Cận… Người ở bên trời, ta ở đây; Chờ mong phương nọ, ngóng phương nầy. Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm, Vạn lý sầu lên núi tiếp mây. Nắng đã xế về bên xứ bạn; Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy. Trông vời bốn phía không nguôi nhớ, Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay. Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt, Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày. Chiếu chăn không ấm người nằm một, Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay. (Vạn lý tình) - “Thơ say” với Vũ Hoàng Chương. Say đi em! Say đi em! Say cho lơi lả ánh đèn, Cho cung bực ngả nghiêng, điên rồ xác thịt. Rượu, rượu nữa và quên, quên hết! Ta quá say rồi, Sắc ngã màu trôi… Gian phòng không đứng vững, Có ai ghì hư ảnh sát kề môi? Chân rã rời Quay cuồng chi được nữa Gối mỏi gần rơi! (Say đi em) - “Thơ điên” với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên… Đêm qua trăng vướng trong cành trúc, Cô láng giềng bên chết thiệt rồi, Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới, Chưa hề âu yếm ở trên môi. Xác cô thơm quá, thơm hơn ngọc, Cả một mùa xuân đã hiện hình. Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi, Chết rồi – xiêm áo trắng như tinh. Có tôi đây, hồn phách tôi đây! Tôi nhập vào trong xác thịt này Cốt để dò xem tình ý lạ Trong lòng bí mật ả thơ ngây. Biết rồi! Biết rồi! Thôi biết cả: Té ra nàng sắp sửa yêu ta! Bao nhiêu mơ ước trong tim ấy Như chực xuân về thổ lộ ra. (Cô gái đồng trinh – Hàn Mặc Tử) Ngoài xa xa, không, ngoài xa xa nữa, Thấy không cô, ánh nắng kéo hồn tôi? Đến những chốn êm đềm như hơi thở, Nồng tươi như suối máu lúc ban mai. Cô bảo: Hồn có hay không trở lại Một khi trôi vào giữa giấc mơ hồng? - Có, cô ơi, hồn tôi trở lại Với lòng điên, ý chết, với tình thương. (Hồn trôi – Chế Lan Viên) - Thơ phong cảnh làng quê với Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ… Tiếng võng trong nhà kẽo kẹt đưa, Đầu thềm con chó ngủ lơ mơ. Bóng cây lơi lả bên hàng dậu, Đêm vắng, người im, cảnh lặng tờ. Ông lão nằm chơi ở giữa sân, Tàu cau lấp loáng ánh trăng ngân. Thằng cu đứng vịn bên thành chõng, Ngắm bóng con mèo quyện dưới chân. (Trăng hè – Đoàn Văn Cừ) Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. (Chiều xuân – Anh Thơ) - Thơ trào phúng và phê phán xã hội cũ của Tú Mỡ. Quan được tăng lương dân cũng tăng Tăng sưu, tăng thuế đến nhăn răng Còn manh khố rách càng thêm rách Đời sống lầm than ai thấu chăng? (Các quan được tăng lương) Thơ ca hiện đại thời kỳ mới ra đời đã có sự thể hiện rất đa dạng và phong phú, đặc điểm ấy đã trở thành đặc trưng của thơ ca hiện đại trong quá trình phát triển sau này. 1.2.2.2 Biện pháp tu từ Với hình thức thể hiện phong phú, ngôn ngữ thơ ca hiện đại Việt Nam còn có nét khác biệt so với tính quy phạm của thơ ca trung đại là việc sử dụng các biện pháp tu từ của nhà thơ khi sáng tác. Ở giai đoạn thơ ca trung đại có rất ít nhà thơ quan tâm đến việc dùng các biện pháp tu từ, họ chỉ chú trọng đến niêm luật của các thể thơ cùng với những điển tích, điển cố khi sáng tác. Nhưng các nhà thơ của thơ ca hiện đại lại rất chú trọng đến việc sử dụng biện pháp tu từ trong sáng tác nhằm tạo nên những giá trị nghệ thuật cho ngôn ngữ thơ ca. Đó là những biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, cường điệu, nói giảm… a. Biện pháp so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe. Trong thơ ca, các nhà thơ nếu có một tâm hồn nhạy cảm và những cảm nhận tinh tế sẽ có những hình ảnh so sánh thật hay thật độc đáo gợi nên rung cảm thẩm mỹ trong lòng người đọc. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. (Xuân Diệu) Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. (Hàn Mặc Tử) Tiếng hát trong như suối Ngọc Tuyền Êm như hơi gió thoảng cung tiên. (Thế Lữ) Những anh hùng đánh Mỹ hôm nay Như Cửu Long mênh mông sóng nước Như Trường Sơn đông đặc rừng cây. (Lê Anh Xuân) Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. (Chế Lan Viên) Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ của sự liên hội và so sánh nghệ thuật trong thơ ca là đôi cánh giúp chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp với những hình ảnh độc đáo của sự tưởng tượng. Đó cũng là tác dụng đặc biệt của ngôn ngữ thơ ca. b. Biện pháp ẩn dụ thực chất là sự so sánh ngầm, trong đó vế so sánh đã được giảm lược đi chỉ còn lại vế được so sánh. Như vậy ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay cho một đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó. Ví dụ những câu thơ trong bài thơ Thuyền và biển của nhà thơ Xuân Quỳnh: Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông dường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu về đâu… Nhà thơ không chỉ muốn nói đến thuyền và biển. Mượn hình ảnh chiếc thuyền luôn gắn bó với biển cả mênh mông, mối quan hệ khăng khít giữa thuyền và biển được nhà thơ dùng để thể hiện hình ảnh và tâm trạng của đôi trai gái đang yêu nhau tha thiết. Ẩn dụ trong thơ trữ tình là một địa hạt khai phá nghệ thuật không bao giờ cũ mòn bởi vì mỗi bài t._.Tên tác phẩm:…………… Nhóm:….... Trang:……… * Yêu cầu: Em hãy nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. Thực hiện yêu cầu của mẫu Phiếu bài tập số 6 sẽ giúp các em bày tỏ những cảm nhận của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó các em sẽ có cái nhìn bao quát về tác phẩm và cũng giúp giáo viên hiểu được những cảm nhận của học sinh. Khi giáo viên phát các mẫu Phiếu bài tập trên cho học sinh về nhà chuẩn bị sẽ giúp các em có được ý thức chủ động trong việc tìm hiểu tác phẩm. Các em sẽ tìm hiểu trước về ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ, tìm hiểu trước nội dung chính của bài thơ cùng các biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng. Những công việc được chuẩn bị trước theo yêu cầu của giáo viên sẽ giúp học sinh đến tiết học khi thảo luận nhóm cùng các bạn được dễ dàng và nhanh chóng hơn, nội dung thảo luận đúng hướng, giáo viên sẽ ít mất thời gian hơn. Thảo luận nhóm là một hình thức của phương pháp học hợp tác, một phương pháp học tập mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với cả giáo viên và học sinh. TS. Nguyễn Thị Hồng Nam đã khái quát những lợi ích của phương pháp học hợp tác, gồm những nội dung sau: “Đối với học sinh, học hợp tác sẽ: - Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các học sinh trong lớp. - Rèn luyện tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, thể hiện ở tinh thần làm việc tập thể, biết chấp nhận ý kiến khác với mình, biết giải quyết xung đột theo cách xây dựng, biết chia sẻ kinh nghiệm và thông tin mà mình có. - Phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy cho học sinh. - Tập cho học sinh khả năng nhận xét, đánh giá một vấn đề. - Tạo cơ hội cho học sinh được bộc lộ những suy nghĩ, chính kiến của mình. - Tạo điều kiện cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia vào các hoạt động học tập trong lớp, không phân biệt khả năng học khác nhau của người học. - Tăng cơ hội học hỏi cho học sinh: học từ thầy, từ nhiều bạn trong lớp. - Học sinh có thể bổ khuyết cho nhau các “lỗ hổng” về tri thức, thái độ. - Rèn luyện năng lực diễn đạt, trình bày thông tin ngắn gọn, rõ ràng, chính xác. - Qua quá trình giải quyết được vấn đề mà giáo viên giao, học sinh tăng cường sự tự tin và nâng cao lòng tự trọng của bản thân. - Học sinh có cơ hội tự điều chỉnh phương pháp học của bản thân. Các năng lực tư duy sáng tạo, năng lực diễn đạt, sự tự tin, khả năng biết lắng nghe ý kiến của người khác và khả năng hợp tác với người khác là những phẩm chất không thể thiếu của mỗi con người trong một tập thể nhỏ là lớp học, cơ quan, đội sản xuất và tập thể lớn là xã hội. Và đó là những yếu tố làm nên sự thành công của một con người và của một tập thể. Học sinh cần phải được rèn luyện những năng lực này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với giáo viên, hình thức dạy học theo kiểu thảo luận nhóm sẽ tạo điều kiện cho giáo viên: - Đo lường và đánh giá chính xác mức độ hiểu bài, nhận thức, tình cảm và năng lực diễn đạt cũng như các năng lực tư duy của học sinh, trên cơ sở đó điều chỉnh phương pháp dạy học. - Trong một số trường hợp giáo viên có thể học được từ học sinh những điều hay, những cách lí giải vấn đề mà trước đó, giáo viên chưa nghĩ đến. Điều này càng thể hiện rõ trong giờ đọc hiểu văn bản, khi mà mỗi người đọc (học sinh và giáo viên), với tri thức, vốn sống của mình, có thể đem tới những cách hiểu biết khác nhau về tác phẩm.”. [25, tr.31,32] 3.2.4 Thiết kế giáo án theo hướng vận dụng phong cách học vào việc dạy học ngôn ngữ thơ ca Qua quá trình khảo sát việc dạy và học ngôn ngữ thơ ca hiện đại ở nhà trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy rằng các giáo viên khi phân tích tác phẩm thơ ca hiện đại đã phân tích đầy đủ, chi tiết về nội dung của tác phẩm. Tuy nhiên về mặt nghệ thuật vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng hoặc chỉ phân tích một cách sơ lược đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca khi phân tích một tác phẩm thơ, do vậy giáo viên đã không thể giúp học sinh cảm nhận được những giá trị nghệ thuật vốn có của ngôn ngữ thơ ca. Chúng tôi xin trình bày một giáo án phân tích tác phẩm thơ ca hiện đại theo hướng vận dụng phong cách học vào việc dạy học ngôn ngữ thơ ca hiện đại. Chúng tôi sẽ thiết kế giáo án phân tích bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài dạy: Sóng (Xuân Quỳnh) (Tiết: 37, 38) Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt. Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ. Thiết kế bài học Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên soạn giáo án, tham khảo các tư liệu có liên quan đến bài thơ Sóng và nhà thơ Xuân Quỳnh. Học sinh: + Đọc bài thơ và các tư liệu có liên quan đến bài học. + Trả lời các câu hỏi của phần Hướng dẫn học bài. + Thực hiện các Phiếu bài tập giáo viên giao. Tiến trình bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tiểu dẫn. CH 1: Các em hãy nêu những nét chính về nhà thơ Xuân Quỳnh ? Các nhóm thảo luận nội dung câu hỏi thuộc yêu cầu của mẫu Phiếu bài tập số 1. Giáo viên gọi học sinh trả lời. Các nhóm khác nhận xét và đóng góp ý kiến. Giáo viên nhận xét ý kiến các nhóm và đúc kết ý chính. CH 2: Các em hãy nêu những tác phẩm chính của nhà thơ ? Trình bày những nét tiêu biểu của phong cách thơ Xuân Quỳnh? Giáo viên gọi học sinh đại diện một nhóm trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét và khái quát nội dung chính. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một số đoạn thơ để minh họa cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. CH 3: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ? Giáo viên gọi một học sinh trình bày hoàn cảnh sáng tác. CH 4: Từ ngữ nào trong bài thơ gây cho em ấn tượng nhất ? Em hãy nêu cảm nhận về từ ngữ đó ? Học sinh các nhóm thảo luận, đưa ra những ý kiến thống nhất và cử đại diện nhóm trình bày khi giáo viên yêu cầu. Giáo viên gọi học sinh trả lời, sau đó nhận xét và đúc kết ý chính. Giáo viên có thể diễn giảng thêm để học sinh có thể hiểu rõ thêm và khắc sâu về hình ảnh sóng trong bài thơ. CH 5: Các em có cho rằng chúng ta nên chia bố cục bài thơ để phân tích hay không ? Vì sao ? Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi, sau đó đưa ra nhận định và lí giải. CH 6: Ở khổ thơ 1 và 2, theo em sự đối lập hai mặt của sóng có đúng với thực tế không ? Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh sóng trong hai khổ thơ này ? Học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của giáo viên. Giáo viên gọi đại diện một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và đóng góp ý kiến. Giáo viên có thể đọc những câu thơ trong bài thơ Biển của Xuân Diệu minh họa hai trạng thái của người đang yêu : “Như lặng lẽ mơ màng…Như nghiền nát bờ em” CH 7: Em hãy cho biết nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện nội dung trên ? Học sinh làm việc cá nhân, giáo viên gọi học sinh trả lời và nhận xét. CH 8: Em có cảm nhận gì về mối quan hệ giữa sóng và em ? Mối quan hệ ấy tạo nên giá trị nghệ thuật gì cho bài thơ ? Học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên quan sát và hướng dẫn các em thảo luận nội dung đúng hướng. Sau đó giáo viên mời đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác đóng góp ý kiến. CH 9: Em có nhận xét gì về giọng thơ của khổ thơ thứ 4 ? Khổ thơ thể hiện nội dung gì ? Học sinh thảo luận nhóm, giáo viên gọi đại diện nhóm trả lời, sau đó nhận xét và tóm tắt ý chính. CH 10: Khổ thơ thứ 5 nói đến qui luật gì của tình yêu ? Học sinh làm việc cá nhân. Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi và kết luận. CH 11: Nội dung về nỗi nhớ trong tình yêu được nhà thơ thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật gì ? Học sinh làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi của giáo viên. CH 12: Nhà thơ còn mượn hình ảnh sóng để bộc lộ điều gì ? Bằng biện pháp nghệ thuật nào ? Học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác đóng góp ý kiến. Giáo viên nhận xét, đúc kết ý chính. Giáo viên có thể đọc một đoạn thơ của Xuân Quỳnh thể hiện một tình yêu chung thủy, nồng nàn : Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có Sẽ ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi. Giáo viên gợi ý học sinh đọc cho lớp nghe những câu thơ viết về tình yêu của Xuân Quỳnh và các nhà thơ khác. CH 13: Các em có nhận xét gì về ngôn ngữ của khổ thơ cuối ? Khổ thơ có thể được hiểu theo mấy cách ? Học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác cùng đóng góp ý kiến để đưa ra một câu trả lời hoàn chỉnh. Giáo viên nhận xét và đúc kết ý chính. CH 14: Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? Câu hỏi giống yêu cầu của mẫu Phiếu bài tập số 6. Học sinh cùng nhau thảo luận nhóm và đưa ra những ý kiến thống nhất. Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày, nghe các nhóm khác đóng góp ý kiến, và là người đúc kết ý sau cùng. Tiểu dẫn 1. Tác giả - Nhà thơ tên Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 – 19). - Quê quán: làng La Khê, Huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. - Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa đoàn văn công nhân dân Trung Ương, làm biên tập báo Văn nghệ, Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa III. Năm 1988, một tai nạn giao thông đã cướp đi sự sống của cả gia đình tác giả. 2. Tác phẩm Nhà thơ sáng tác từ khi còn là một diễn viên múa. Các tác phẩm chính gồm: Các tập thơ: Tơ tằm – Chồi biếc (in chung, 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984), Hoa cỏ may ( 1989), Bầu trời trong quả trứng (thơ viết cho thiếu nhi, 1983); truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn (1985). Nét tiêu biểu của phong cách thơ Xuân Quỳnh: - Xuân Quỳnh thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mĩ. - Hồn thơ hồn nhiên, tươi tắn, chân thành và đằm thắm. - Da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường. II. Đọc – hiểu tác phẩm 1. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế của nhà thơ ở vùng biển Diêm Điền. Bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào. 2. Phân tích bài thơ a. Cảm nhận chung về hình tượng sóng: - Nhân vật trữ tình sóng: Sóng là hình ảnh của thiên nhiên và cũng là hình ảnh người con gái đang yêu trong bài thơ. - Hình tượng sóng được khắc họa cụ thể, sinh động và toàn vẹn qua mạch kết nối các khổ thơ. Sóng được nhà thơ xây dựng một cách tinh tế mà sâu sắc. Sóng như có hồn, có tính cách, có tâm trạng, biết bộc bạch, giãi bày. Sóng diễn tả sự phong phú, phức tạp nhiều khi đầy mâu thuẫn trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu: khi bồng bột sôi nổi, lúc kín đáo sâu sắc, vừa đắm say vừa tỉnh táo, vừa nồng nhiệt vừa âm thầm. - Xuân Quỳnh mượn hình ảnh sóng để nói về tình yêu vì giữa sóng và tình yêu có nhiều nét tương đồng. b. Cách tiếp cận bài thơ Khi phân tích không nên phân chia bài thơ thành từng đoạn vì bài thơ là một tâm trạng liền mạch, là tiếng lòng liên tục của tình yêu, mỗi một đoạn thơ như một đợt sóng dội về. Mở đầu bài thơ tác giả nói đến những nét đối lập của sóng: Dữ dội – dịu êm Ồn ào – lặng lẽ Đây là một thực tế mà ai cũng biết về sóng, nhưng cái chính là ở ý nghĩa tượng trưng. Em khi yêu, lúc thì mãnh liệt, sôi nổi nhưng có lúc lại dịu dàng, âm thầm. Ta cảm nhận sóng và tình yêu đang “bồi hồi trong ngực trẻ” như hòa làm một. Từ “ngực trẻ” gợi cho người đọc cảm giác rạo rực và xao xuyến, trẻ trung và đam mê. * Nghệ thuật: - Nhân hóa, ẩn dụ: tác giả đã dùng biện pháp tu từ nhân hóa và ẩn dụ để thể hiện sóng như một người con gái đang yêu. Sóng là hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn người phụ nữ. Em là cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng và em tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc lại hòa nhập với nhau để nói lên những nét, những phương diện phong phú, phức tạp nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hòa hợp giữa hai hình tượng trữ tình: sóng và em. Sóng biển xôn xao, triền miên vô tận gợi liên tưởng đến sóng lòng dào dạt, khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Song hành với sóng là em. Cấu trúc song hành này góp phần tạo nên chiều sâu nhận thức và nét độc đáo cho bài thơ. - Giọng thơ trẻ trung, dịu dàng đầy nữ tính: Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu ? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Đây là một cách cắt nghĩa tình yêu rất Xuân Quỳnh – một cách cắt nghĩa nữ tính và trực cảm. - Tình yêu bao giờ cũng gắn liền cùng nỗi nhớ. Và nỗi nhớ của trái tim đang yêu được nhà thơ diễn tả thật mãnh liệt : Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Vẫn là hình tượng song hành của sóng và em bổ sung, đắp đổi cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc hơn, ám ảnh hơn về tình yêu và nỗi nhớ. Nỗi nhớ được diễn tả qua hình tượng con sóng nhớ bờ “ngày đêm không ngủ được”, nhưng vẫn chưa đủ, chưa thỏa nên nhà thơ một lần nữa thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ của lòng mình “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tăng tiến để khắc sâu nỗi nhớ đến da diết, cồn cào. - Bài thơ còn thể hiện nỗi khát khao của nhà thơ về một tình yêu thủy chung, son sắt : Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương Như sóng kia “Con nào chẳng tới bờ - Dù muôn vời cách trở”. Cùng cú pháp song hành, đặc trưng của bài thơ, nhà thơ đã miêu tả bằng hình ảnh về tình yêu chung thủy, lâu nay vốn là một khái niệm trừu tượng. Qua đó, nhà thơ còn bộc lộ khát vọng về một tình yêu vĩnh hằng. Đó là cuộc hành trình từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la, thể hiện khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở: Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. Ngôn ngữ của khổ thơ cuối giàu hình ảnh lãng mạn và sinh động, mang lại nhiều cách cảm nhận: - Với ngôn ngữ thơ ca gợi hình, nhà thơ đã hình tượng hóa khát vọng sống, khát vọng yêu mãi mãi. - Nhà thơ muốn vĩnh cữu hóa tình yêu bằng cách làm cho tình yêu của mình trở nên rộng lớn hơn. - Vĩnh cữu hóa tình yêu bằng cách hóa thân tình yêu của mình vào tình yêu nhân loại. 3. Tổng kết Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Bài thơ còn thể hiện nghệ thuật của phong cách thơ Xuân Quỳnh với những đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, về xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ. III. Củng cố 1. Hãy nêu cảm nhận của em về hình tượng sóng trong bài thơ ? 2. Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa sóng và em ? IV. Dặn dò Học sinh về nhà soạn trước bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận. (SGK trang 158). Với giáo án phân tích tác phẩm Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi đã quan tâm kết hợp hai công việc phân tích nội dung song song với phân tích nghệ thuật của tác phẩm. Với cách phân tích trên chúng tôi mong muốn giúp học sinh vừa hiểu được đầy đủ nội dung vừa cảm nhận được các giá trị nghệ thuật của tác phẩm, thông qua việc phân tích chi tiết nội dung và ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ. Để học sinh thấy được trong bài thơ, với nội dung đó thì nhà thơ đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện chứ không phân tích trọn vẹn bài thơ rồi mới nhận xét một cách chung chung về nghệ thuật của tác phẩm, như vậy học sinh sẽ không có được những cảm xúc thẩm mĩ thật sự trước vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca. KẾT LUẬN Dạy từ ngữ trong phân tích các tác phẩm văn chương nói chung và ở tác phẩm thơ ca hiện đại nói riêng có vai trò rất quan trọng. Phương pháp này giúp học sinh hiểu tác phẩm sâu sắc hơn, bên cạnh đó giúp chúng ta có thể rèn luyện và trau dồi ngôn ngữ cho các em. Riêng việc dạy từ ngữ ở thể loại thơ ca hiện đại còn giúp làm phong phú tâm hồn của học sinh thông qua việc khám phá, phân tích những vẻ đẹp của đặc trưng ngôn ngữ thơ ca. Giúp các em có được những cảm xúc tinh tế cùng sự nhạy cảm trong việc cảm nhận con người và cuộc sống. Vậy chúng ta, những giáo viên dạy môn Ngữ văn cần có những phương pháp tích cực để tạo cho học sinh những niềm hứng khởi và sự say mê khám phá để cảm nhận đầy đủ các giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ ca hiện đại. Và chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp vận dụng phong cách học vào việc dạy từ ngữ thơ ca hiện đại có thể đáp ứng được những yêu cầu trên. Khi thực hiện luận văn với đề tài tìm hiểu vấn đề vận dụng phong cách học trong việc dạy học từ ngữ thơ ca hiện đại hiện nay ở nhà trường phổ thông, chúng tôi đưa ra các cơ sở lí luận của vấn đề, cùng với việc hệ thống những nghiên cứu có liên quan để giới thiệu các khái niệm và nhận định tiêu biểu của các nhà nghiên cứu đến người đọc. Bên cạnh đó chúng tôi trình bày khái quát các đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca hiện đại để từ đó vận dụng phong cách ngôn ngữ thơ ca trong dạy và học từ ngữ thơ ca hiện đại ở nhà trường phổ thông. Để tìm hiểu thực tế việc dạy và học từ ngữ thơ ca hiện đại ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã thực hiện việc khảo sát hoạt động dạy và học thơ ca hiện đại của giáo viên và học sinh hai lớp khối 12 trường THPT Chu Văn An. Chúng tôi thực hiện các công việc như khảo sát nội dung chương trình và mục đích yêu cầu của từng bài học trong SGK Ngữ văn 12, tập 1; dự giờ các tiết dạy tác phẩm thơ ca hiện đại, ghi phiếu dự giờ; cho học sinh làm bài kiểm tra cuối bài học; cuối cùng là ghi nhận các ý kiến đề xuất của học sinh về phương pháp dạy dọc của giáo viên ở thể loại thơ ca hiện đại. Những thông tin thu nhận được của quá trình khảo sát sẽ là cơ sở để chúng tôi có những nhận xét về phương pháp dạy học, hướng khai thác nội dung bài dạy, hiệu quả dạy học từ ngữ ở thể loại thơ ca hiện đại của giáo viên và học sinh. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy về nội dung chương trình, SGK chưa định hướng tốt cho giáo viên và học sinh về mặt phân tích giá trị nghệ thuật của ngôn ngữ khi phân tích các tác phẩm thơ ca, các câu hỏi Hướng dẫn học bài chủ yếu hướng dẫn giáo viên, học sinh phân tích nội dung của tác phẩm. Điều này ảnh hưởng đến phương pháp phân tích tác phẩm của giáo viên và học sinh. Đa số giáo viên chỉ khai thác ý của tác phẩm, mà ít có sự kết hợp giữa ý và văn, giữa nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Chúng tôi nhận thấy qua các tiết học, học sinh chưa thật sự cảm nhận được giá trị của những từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật trong các tác phẩm thơ ca hiện đại; chưa thấy rõ cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ thơ ca. Vì vậy các tác phẩm chưa thật sự để lại những ấn tượng đẹp trong lòng các em, ngoài những kiến thức về nội dung tác phẩm mà giáo viên cho rằng sẽ rất cần thiết để các em đi thi tốt nghiệp. Với đề tài Vận dụng phong cách học vào việc dạy từ ngữ thơ ca hiện đại ở trường THPT, chúng tôi không muốn tuyệt đối hóa vai trò của ngôn từ trong tác phẩm văn chương. Chúng tôi chỉ xin gợi nhắc các giáo viên đừng quên hay xem nhẹ vai trò của ngôn từ khi phân tích tác phẩm thơ ca hiện đại. Vì hiện nay, do thời gian qui định của Phân phối chương trình đối với các bài dạy còn quá ngắn, giáo viên muốn cung cấp nhiều kiến thức để học sinh thi đỗ tốt nghiệp nên nhiều thầy cô dạy Ngữ văn khi phân tích tác phẩm văn chương chỉ tập trung dạy ý, chưa thật sự hướng dẫn cho học sinh cảm nhận được giá trị nghệ thuật của tác phẩm, giúp các em có những cảm xúc trước cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ văn chương nói chung và của ngôn ngữ thơ ca hiện đại nói riêng. Kết quả là khi học xong một tác phẩm thơ ca hiện đại học sinh chỉ nhớ nội dung của bài thơ mà không có được những rung cảm thẩm mĩ nào về tác phẩm, tác phẩm không để lại cho các em một ấn tượng gì sâu sắc, đáng nhớ. Một nhà giáo dục cho rằng : “Chương trình Ngữ văn trong nhà trường nếu coi nhẹ chất văn chương sẽ đưa đến những hậu quả không hay không những cho việc giảng dạy văn học mà cả cho việc giáo dục con người, nhất là trong thời đại mà khoa học công nghệ thâm nhập sâu vào cuộc sống xã hội và bản thân mỗi người… Nhà thơ Ép-tu-xen-cô có nhắc lại một câu nói bất hủ của Viện sĩ Môi-xép là “muốn chạy đua về khoa học vũ trụ thì phải tăng cường học thơ trong nhà trường”.”. [23, tr. 22] Trong công tác giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng việc khám phá, cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ văn chương nói chung, của ngôn ngữ thơ ca hiện đại nói riêng sẽ mang lại cho cả giáo viên và học sinh nhiều hứng thú trong giờ học Ngữ văn. Giáo viên có điều kiện phân tích những tinh hoa của ngôn từ, về nghệ thuật sử dụng ngôn từ tài tình và sáng tạo của các tác giả, giúp các em có được những cảm xúc thẩm mĩ tích cực, góp phần vào việc rèn luyện tư duy, phát triển nhân cách cho học sinh. Do có được những cảm xúc tích cực khi phân tích tác phẩm, học sinh sẽ nhớ kĩ hơn, lâu hơn về tác phẩm. Với những nội dung đã trình bày, chúng tôi hy vọng luận văn mang đến quí thầy cô và những người có quan tâm về đề tài này một cái nhìn mới về cách khai thác nội dung bài dạy và một hướng dạy học tác phẩm thơ ca hiện đại nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thể loại thơ ca hiện đại ở trường THPT. Vì thơ ca có vị trí rất quan trọng Khi thực hiện luận văn với đề tài Vận dụng phong cách học vào việc dạy từ ngữ thơ ca hiện đại ở trường THPT, mong muốn của chúng tôi là góp một phần rất nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT nói chung và thể loại thơ ca hiện đại nói riêng. Tuy nhiên, do năng lực và tầm nhìn của người viết còn nhiều hạn chế nên luận văn vẫn còn nhiều vấn đề chưa được lí giải một cách thỏa đáng. Chúng tôi rất mong nhận được mọi sự góp ý của người đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Bảo, Hà Minh Đức, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Xuân Lạc, Nguyễn Đăng Mạnh, Đoàn Đức Phương, Vũ Anh Tuấn, Trần Thị Băng Thanh, Lã Nhâm Thìn, Trần Khánh Thành, Văn Tâm, Nguyễn Quốc Túy, Trần Đăng Suyền, Hoàng Hữu Yên, Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 2006. 2. Nguyễn Hoa Bằng, Lí luận văn học, Đại học Cần Thơ, 2005. 3. Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội, 1987. 4. Đỗ Hữu Châu, Tuyển tập (tập 2), Đại cương, ngữ dụng học, ngữ pháp văn bản, NXB Giáo dục, 2005. 5. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học văn chương (Theo loại thể), NXB Đại học Sư phạm. 6. Nguyễn Lâm Điền (chủ biên) và nhiều tác giả, Những vấn đề ngữ học, văn học và phương pháp giảng dạy Ngữ văn, Đại học Cần Thơ, 2006. 7. Harvey Daniels và nhóm tác giả, Literature Circles – Voice and Choice in Book Clubs and reading Groups, (Bản dịch của Nguyễn Thị Hồng Nam, Đại học Cần Thơ), 2005. 8. Nguyễn Thái Hòa, Dẫn luận phong cách học, NXB Giáo dục, 1998. 9. Nguyễn Thúy Hồng, Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, THPT, NXB Giáo dục, 2007. 10. Bùi Công Hùng, Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 1983. 11. Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn, dạy văn, NXB Giáo dục, 2003. 12. Lê Thị Hương, Trần Hoàng, Phạm Bá Thịnh, Trần Đại Vinh, Một số vấn đề về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT, NXB Giáo dục, 2005. 13. Đinh Trọng Lạc, Tu từ học với vấn đề giảng văn, NXB Giáo dục, 1977. 14. Đinh Trọng Lạc, Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999. 15. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2002. 16. Nguyễn Xuân Lạc, Đọc – hiểu và vận dụng Ngữ văn 12, (tập 1), NXB Giáo dục, 2008. 17. Lê Phước Lộc, Lí luận dạy học, Đại học Cần Thơ, 2004. 18. Lê Phước Lộc, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Đại học Cần Thơ, 2006. 19. Phan Trọng Luận, Tuyển tập, NXB Giáo dục, 2005. 20. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Phương pháp dạy học Văn (tập 1), NXB Đại học Sư phạm, 2004. 21. Phan Trọng Luận (Chủ biên), và nhiều tác giả, Thiết kế bài học Ngữ văn 12 (tập 1), NXB Giáo dục, 2008. 22. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Trần Đăng Suyền (Chủ biên phần Văn), Bùi Minh Toán (Chủ biên phần tiếng Việt), Lê A (Chủ biên phần Làm văn) và nhiều tác giả, Ngữ văn 12 (tập 1), NXB Giáo dục, 2008. 23. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Trần Đăng Suyền (Chủ biên phần Văn), Bùi Minh Toán (Chủ biên phần tiếng Việt), Lê A (Chủ biên phần Làm văn) và nhiều tác giả, Ngữ văn 12, Sách giáo viên (tập 1), NXB Giáo dục, 2008. 24. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10, Sách giáo viên (tập 1), NXB Giáo dục, 2006. 25. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử (Đồng chủ biên), Lê A, Nguyễn Hải Châu, Trần Chút, Nguyễn Duy Kha, Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Nho, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Đỗ Ngọc Thống, Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, 2008. 26. Nguyễn Đăng Mạnh, Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 12 Nâng cao, NXB Giáo dục, 2008. 27. Nguyễn Thị Hồng Nam, Tổ chức học hợp tác trong dạy học Ngữ văn, Đại học Cần Thơ, 2006. 28. Đái Xuân Ninh, Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1985. 29. Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Thanh niên, 2007. 30. Triều Nguyên, Bình giải thơ từ góc độ cấu trúc ngôn ngữ, NXB Giáo dục, 2006. 31. Lê Phước Nghiệp, Ngữ văn 12, Cảm thụ tác phẩm và làm văn, NXB Giáo dục, 2008. 32. Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo, Tác phẩm văn chương trong trường phổ thông, những con đường khám phá (tập 2), NXB Giáo dục, 2004. 33. Taffy E. Raphael và Efrieda H. Hiebert, Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản, (Bản dịch Nguyễn Thị Hồng Nam cùng nhiều dịch giả), Đại học Cần Thơ, 2005. 34. Chu Văn Sơn, Thơ, điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, 2007. 35. Trần Đình Sử, Đọc văn, học văn, NXB Giáo dục, 2003. 36. Trần Đình Sử, Tuyển tập (tập 2), NXB Giáo dục, 2005. 37. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2006. 38. Trần Nho Thìn, Phân tích tác phẩm Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2008. 39. Phan Thiều, Nguyễn Quốc Túy, Nguyễn Thanh Hùng, Giảng dạy từ ngữ ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 1983. 40. Nguyễn Bích Thuận, Xuân Diệu, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2002. 41. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn – tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2003. 42. Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2001. 43. Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, 2007. 44. Kiều Văn, Những gương mặt tiêu biểu thi ca Việt Nam, NXB Văn học, 2006. 45. Lê Trí Viễn, Đặc trưng văn học trung đại, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. 46. Trịnh Xuân Vũ, Văn chương và phương pháp giảng dạy văn chương, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2000. 47. Đỗ Thị Diễm Xuân, Vận dụng phong cách học vào việc dạy học từ ngữ văn học dân gian ở trường THPT, Luận văn tốt nghiệp Cao học, Đại học Cần Thơ, 2008. 48. Nhiều tác giả, Thơ - nghiên cứu, lí luận, phê bình, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2003. 49. Nhiều tác giả, Phân tích, bình giảng văn học chọn lọc, NXB Văn học, 2008. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Những ý kiến đề xuất của học sinh về phương pháp dạy học ngôn ngữ thơ ca hiện đại của giáo viên lớp 12C2 - Giáo viên cần tạo tinh thần thoải mái cho học sinh khi học. - Theo em để học thơ ca hiện đại tốt hơn giáo viên nên liên hệ nhiều tác phẩm thơ ca khác trong quá trình giảng dạy. Liên hệ so sánh tác phẩm này với tác phẩm khác sẽ làm cho học sinh thấy thú vị hơn, hiểu biết và nhớ lâu hơn. - Theo em thì khi học thơ ca hiện đại nên dẫn thêm nhiều bài thơ khác để có thể hiểu rõ được thơ ca hơn và có thể giúp ta làm tập làm văn tốt hơn vì có nhiều dẫn chứng minh họa. - Giáo viên nên tạo tâm lí thoải mái khi dạy thơ ca hiện đại cho học sinh, làm cho buổi học thêm sinh động… - Theo em để học môn Văn thể loại thơ ca hiện đại được tốt, giáo viên nên cho học sinh học trên máy (giáo viên sử dụng giáo án điện tử) và xem những hình ảnh để cho chúng em dễ nhớ và thấy thú vị hơn. - Theo em giáo viên nên tìm hiểu thêm những bài thơ hay… - Giáo viên có thể đưa thêm nhiều bài thơ dễ hiểu, gần gũi với học sinh. - Ý nghĩa những bài thơ cần dựa vào ý nghĩa thực tế. - Giáo viên cần có những hình ảnh minh họa cụ thể hơn. - Mở rộng chủ đề làm phong phú thêm cho tiết học, không nên gói gọn trong nội dung văn bản… - Theo em giáo viên cần đưa ra nhiều ví dụ nói đến bài thơ và tìm cách hệ thống các bài có liên quan đến nhau, có dẫn chứng minh họa. - Theo tôi nên tăng cường các giờ học thơ ca hiện đại trên máy (giáo án điện tử), như vậy sẽ sinh động, thiết thực và dễ hiểu hơn, như thế tiết học sẽ thú vị và dễ tiếp thu hơn rất nhiều. Ngoài ra giáo viên có thể sưu tầm thêm các tư liệu và tranh ảnh liên quan đến tiết học. - Theo em giáo viên nên dạy cho chúng em cách hiểu dễ nhất như: phân tích những từ ngữ trong câu thơ, phân tích theo nhiều chiều hướng… Phụ lục 2: Những ý kiến đề xuất của học sinh về phương pháp dạy học ngôn ngữ thơ ca hiện đại của giáo viên của 12C5 - Khi học giáo viên nên cho học bằng hình ảnh sinh động để cho học sinh dễ hiểu và dễ gợi lên hình tượng của vấn đề… - Giáo viên nên phân tích từng đoạn thơ và lồng ghép những câu thơ của tác giả khác vào để thêm thú vị và cần chỉ dẫn thêm khi học sinh làm văn. - Đem nhiều hình ảnh và nhiều bài thơ khác để giúp chúng em hiểu kiến thức nhiều hơn, tiết học sinh động hơn. - Giáo viên cần phải sinh động trong khi phân tích, cần dẫn chứng thơ nhiều để phân tích. - Để học thơ ca hiện đại tốt hơn cần phải dẫn chứng cụ thể để làm rõ bài học và đưa ra những ý kiến làm rõ bài học. - Theo em khi giáo viên giảng dạy thơ ca hiện đại cần làm tiết học sinh động hơn và giáo viên nên để ý học sinh nhiều hơn nữa, luôn đặt ra nhiều câu hỏi hay để học sinh có thể tìm tòi sáng tạo thêm. - Giáo viên nêu dẫn chứng và nêu hình ảnh để minh họa trong khi học thơ ca sẽ làm cho tiết học sinh động hơn. - Giáo viên cho các em được xem hình ảnh về bài thơ được học, làm như vậy có thể làm cho em dễ hiểu và nhớ lâu hơn về bài thơ mình học. - Để học thơ ca hiện đại tốt hơn thì giáo viên nên đưa ra những dẫn chứng cụ thể gần gũi với thực tế. - Theo em nghĩ giáo viên nên tìm thêm tranh ảnh, kết hợp với dạy giáo án điện tử, có thêm ảnh minh họa thì tiết học sẽ đạt chất lượng hơn và tạo hứng thú để học hơn. Cần dẫn chứng cụ thể và đưa ra những bài thơ có liên quan đến bài thơ đang học để học sinh được hiểu thêm về bài và đạt một kết quả tốt cho tiết học. Phụ lục 3: Giáo án của giáo viên lớp 12C2 Phụ lục 4: Giáo án của giáo viên lớp 12C5 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSP001.doc
Tài liệu liên quan