Xu thế trong phân phối sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Hệ thống phân phối trong công ty bảo hiểm nhân thọ 16 Bảng 2.1 Số đại lý và tốc độ tăng trưởng đại lý của các doanh nghiệp bảo hiểm (2006-2007) 30 Biểu đồ 2.1: Thị phần doanh thu phí khai thác mới năm 2007 31 Bảng 2.2 Tổng doanh thu phí của từng DNBH năm 2007 32 Bảng 2.3: Số lượng đại lý thực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. 37 Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng đại lý hàng năm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Vi

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xu thế trong phân phối sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt Nam 38 Bảng 3.1: tỷ trọng các kênh phấn phối sản phẩm bảo hiểm ở một số nước Châu Âu theo doanh thu phí năm 2000 41 Bảng 3.2: Tỷ lệ doanh thu khai thác mới thông qua kênh bancassurance trong tổng doanh thu khai thác mới 42 Ký hiệu việt tắt: BHNT: Bảo hiểm nhân thọ DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm Lời mở đầu Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) luôn cố gắng tìm tòi, phát hiện và khai thác các nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng, để đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nhưng nếu sản phẩm đó không được thị trường (người tiêu dùng chấp nhận) thì không những công dụng của sản phẩm không được thể hiện, mà mọi sự cải tiến thay đổi đều trở nên vô nghĩa. Việc bán các sản phẩm là sự thể hiện khả năng đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Cũng tương tự các ngành sản xuất dịch vụ khác, muốn sản phẩm của mình được bán rộng rãi, được tiêu thụ nhiều thì đòi hỏi phải có một mạng lưới phân phối bán hàng rộng lớn và vững vàng đủ năng lực, kinh nghiệm để chào bán các sản phẩm bảo hiểm đến tận tay người tiêu dùng. Các kênh phân phối trở thành một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động thương mại và thực tế cho thấy các đại lý bảo hiểm đang là một kênh phân phối rất quan trọng để đưa sản phẩm bảo hiểm đến tận tay khách hàng. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay, khi mà các ngành dịch vụ tài chính đang trên đà phát triển cao: như ngân hàng, truyền thông, công nghệ thông tin… mang lại tính tiện dụng cao hơn cho khách hàng thì việc đa phát triển các kênh phân phối để mở rộng mạng lưới đáp ứng mọi nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng là một vấn đề hoàn toàn cấp thiết. Từ các lý do trên em chọn đề tài “Xu thế trong phân phối sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam” đề nghiên cứu. Đề án ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu bao gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về sản phẩm bảo hiểm và kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Phần II: Thực trạng hệ thống kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam Phần III: Đề xuất phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song do hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm, nên chắc chắn đề án còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến động góp phê bình của các thầy, cô và các bạn để em có nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn. PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM VÀ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BHNT 1. Sản phẩm bảo hiểm 1.1. Khái niệm Xét trên góc độ quản trị kinh doanh bảo hiểm thì: “sản phẩm bảo hiểm” là 1 hoạt động tác nghiệp, ta thường đồng nghĩa với “nghiệp vụ bảo hiểm” nếu xét trên khía cạnh hang hóa trên thi trường: nói tới sản phẩm của các doanh nghiệp là phải nói tới “đơn vị sản phẩm cụ thể” – tức là nói tới “một chỉnh thể riêng biệt được đặc trưng bằng đơn vị độ lớn, giá cả, vẻ bề ngoài và các thuộc tính khác” như đơn BH, hợp đồng BH đc ký kết... Xét trên góc độ những “thứ” cơ bản nhất mà khách hàng nhận được khi mua sản phẩm: Nghĩa hẹp: Sản phẩm bảo hiểm là sự cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm về việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Nghĩa rộng: Sản phẩm bảo hiểm là tất cả những quyền lợi mà khách hàng có thể nhận được từ DNBH trong quá trình đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Sản phẩm bảo hiểm là một khái niệm bao gồm ba cấp độ: - Cấp độ thứ nhất là thành phần cốt lõi (sản phẩm theo ý tưởng): Đây là các bảo đảm bảo hiểm – những lợi ích cơ bản mà khách hàng nhận được khi mua sản phẩm. - Cấp độ thứ hai là thành phần hiện hữu (sản phẩm hiện thực): Đó là những yếu tố như tên gọi của sản phẩm, đặc tính nổi trội của sản phẩm… - Cấp độ thứ ba là thành phần gia tăng (sản phẩm bổ sung): Bao gồm các yếu tố thuộc về dịch vụ trong và sau khi bán như: Thái độ phục vụ, phương thức thanh toán, uy tín của sản phẩm trong khách hàng, các dịch vụ đề phòng hạn chế tổn thất… Như vậy, đề cập đến sản phẩm bảo hiểm là phải đề cập đến “sản phẩm bảo hiểm đầy đủ” tức là sản phẩm bảo hiểm là tập hợp của nhiều yếu tố đi kèm. Có như vậy doanh nghiệp bảo hiểm mới thành công trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu. 1.2. Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm Ngành bảo hiểm là một ngành dịch vụ sản, phẩm bảo hiểm được xếp vào loại sản phẩm dịch vụ”đặc biệt” nó có những đặc điểm chung và đặc điểm riêng như sau: 1.2.1. Đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ a. Tính vô hình Khi mua bảo hiểm, mặc dù khách hàng nhận được các yếu tố hữu hình đó là những tờ giấy trên đó có in biểu tượng của doanh nghiệp, in tên gọi của sản phẩm, in những nội dung thoả thuận… Nhưng khách hàng không thể chỉ ra được màu sắc, kích thước, hình dáng hay mùi vị của sản phẩm. Nói một cách khác, SPBH là sản phẩm “vô hình” – người mua không thể cảm nhận được SPBH thông qua các giác quan của mình. Tính vô hình của SPBH làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên khó khăn hơn. Nếu như đa số các sản phẩm hữu hình có thể được trưng bày trong các cửa hàng, được vẽ trên các biển hiệu hay tờ rơi quảng cáo, được “phô diễn” công dụng trước người mua tiềm năng… do đó các sản phẩm này tác động đến các giác quan của khách hàng, mang đến cho khách hàng “cảm giác vật chất”; khách hàng dễ dàng nhận thấy được “sự tồn tại” của sản phẩm. Nhưng các sản phẩm dịch vụ trong đó có SPBH thì không như vậy. Khi mua sản phẩm bảo hiểm, người mua chỉ nhận được những lời hứa, lời cam kết về những đảm bảo vật chất trước các rủi ro. Tính vô hình của SPBH còn làm cho khách hàng khó nhận thấy sự khác nhau giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm. Việc “kiểm nghiệm” chất lượng thực sự của một SPBH chỉ xảy ra khi có các sự kiện bảo hiểm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hay chi trả của công ty bảo hiểm. Chỉ đến lúc đó, khách hàng mới có thể so sánh được chất lượng các SPBH mà các doanh nghiệp cung cấp. Để khắc phục các vấn đề nảy sinh, các DNBH cần sử dụng nhiều biện pháp nhằm tăng tính hữu hình cho sản phẩm, nhấn mạnh tới yếu tố chất lượng của sản phẩm như: In ấn hợp đồng bảo hiểm trên giấy chất lượng cao; sử dụng phông chữ khác biệt để tăng tính hấp dẫn đối với bề ngoài của sản phẩm; cung cấp cho người mua các hướng dẫn, các minh hoạ chi tiết về giá trị tiền mặt tích luỹ của đơn bảo hiểm nhân thọ; xây dựng các chiến dịch truyền thông gắn kết sản phẩm của doanh nghiệp với các hình ảnh hữu hình quen thuộc, thông qua những người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để tuyên truyền về lợi ích của sản phẩm … b. Tính không thể tách rời và không thể cất trữ SPBH không thể tách rời – tức là việc tạo ra sản phẩm dịch vụ bảo hiểm trùng với việc tiêu dùng sản phẩm đó (quá trình cung ứng và quá trình tiêu thụ là một thể thống nhất). Thêm vào đó, SPBH cũng không thể cất trữ được - có nghĩa là khả năng thực hiện dịch vụ bảo hiểm vào một thời điểm nào đó sẽ không thể cất vào kho dự trữ để sử dụng vào một thời điểm khác trong tương lai. Điều này hoàn toàn khác biệt với sản phẩm hữu hình. Đa số các sản phẩm hữu hình có thể được sản xuất với số lượng lớn sau đó được lưu trữ trong kho bán dần. Còn các sản phẩm dịch vụ thì không thể cất trữ được. Các nhân viên của doanh nghiệp cũng như các ĐLBH chỉ có một số giờ nhất định trong một ngày để gặp gỡ khách hàng và số giờ sẵn có trong ngày không thể mang sang ngày khác. DNBH cũng không thể “sản xuất” trước một lượng lớn các cuộc kiểm tra các khiếu nại hay các dịch vụ khách hàng khác và gửi chúng cho các khách hàng có yêu cầu. Tính không thể tách rời và không thể cất trữ được đòi hỏi DNBH phải chú trọng đến lượng thời gian dành cho bán hàng cá nhân và cần nâng cao năng lực của các bộ phận cung cấp các dịch vụ. Nói cách khác, các DNBH cần phải đào tạo những nhân viên có thể nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng từ đó bán được nhiều sản phẩm. Ngoài ra, DNBH cần cố gắng cân bằng nhu cầu của khách hàng với khả năng xét nhận bảo hiểm, khả năng quản lý khiếu nại, khả năng cung cấp các dịch vụ khách hàng... Nếu doanh nghiệp có dư thừa năng lực phục vụ sẽ chịu sự lãng phí do nguồn lực không được sử dụng hết. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có đủ năng lực phục vụ, sẽ phải trì hoãn việc cung cấp các dịch vụ và có thể sẽ bị mất khách hàng. c. Tính không đồng nhất Dịch vụ bảo hiểm, cũng như các dịch vụ khác, chủ yếu được thực hiện bởi con người. Nhưng cho dù là người có kỹ năng đến đâu đi chăng nữa thì dịch vụ họ thực hiện không phải lúc nào cũng nhất quán. Ví dụ các đại lý khi bán sản phẩm có thể quên các chi tiết, có thể chậm trễ hoặc mất kiên nhẫn... Nhìn chung chất lượng phục vụ của một cá nhân nào đó tại các thời điểm khác nhau, với các khách hàng khác nhau là khác nhau. Chất lượng phục vụ này phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, các yếu tố xung quanh. Ngoài ra, giữa các cá nhân khác nhau, chất lượng phục vụ cũng khác nhau. Do vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm sự không ổn định về chất lượng, các DNBH cần chú trọng đến công tác tuyển chọn, đào tạo và khuyến khích những người trực tiếp bán hàng. Lý do là khi mua một sản phẩm hữu hình, để đánh giá về sản phẩm, người tiêu dùng thường xem xét sản phẩm có đáp ứng được sự trông đợi của họ hay không. Còn khi mua và sử dụng một sản phẩm dịch vụ, người tiêu dùng thường căn cứ vào thái độ của nhân viên hoặc đại lý cung cấp dịch vụ đó để đánh giá về sản phẩm. d. Tính không được bảo hộ bản quyền Mặc dù trước khi tung một sản phẩm nào đó ra thị trường, các DNBH thường phải đăng ký sản phẩm để nhận được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên việc phê chuẩn này chỉ mang tính nghiệp vụ kỹ thuật chứ không mang tính bảo hộ bản quyền. Do đó, các DNBH cạnh tranh có thể bán một cách hợp pháp các SPBH là bản sao của các hợp đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp khác. Vì vậy, muốn nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp phải làm chủ việc định phí bảo hiểm để có thể đưa ra sản phẩm “tương tự” nhưng với mức giá cạnh tranh hơn. Và quan trọng hơn là các DNBH cần phải gia tăng các lợi ích bổ sung của sản phẩm như nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm, thường xuyên nghiên cứu thị trường để đa dạng hoá sản phẩm … 1.2.2. Đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm a. Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm “không mong đợi” Một trong những đặc điểm riêng của SPBH là sản phẩm không mong đợi. Điều này thể hiện ở chỗ, đối với các sản phẩm mang tính bảo hiểm thuần tuý, mặc dù đã mua sản phẩm - nhưng khách hàng đều không mong muốn rủi ro xảy ra để được DNBH bồi thường hay trả tiền bảo hiểm. Bởi vì rủi ro một khi đã xảy ra thì đồng nghĩa với thương tích, thiệt hại thậm chí là mất mát, do đó số tiền mà DNBH bồi thường, chi trả khó có thể bù đắp được. Đặc tính này cũng làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên vô cùng khó khăn. Nói như vậy không có nghĩa là DNBH không thể triển khai kinh doanh bảo hiểm. Đơn giản là vì mặc dù các cá nhân, các tổ chức “không mong đợi” nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Do đó nếu biết chọn đúng thời điểm để tuyên truyền về bảo hiểm thì việc khai thác sản phẩm sẽ vẫn thành công. Xuất phát từ đặc điểm này nên SPBH thường được xếp vào nhóm sản phẩm “được bán chứ không phải được mua”. Nói cách khác, SPBH là sản phẩm của “nhu cầu thụ động” - người tiêu dùng không chủ động tìm mua, mà chỉ mua sau khi có các nỗ lực marketing của người bán. Nhưng trong thực tế hiện nay, có nhiều DNBH thiết lập các trang web và bán bảo hiểm qua mạng. Điều này minh chứng rằng người tiêu dùng coi SPBH là các sản phẩm thông thường - do đó họ chủ động tìm kiếm để mua chứ không phải là các sản phẩm của nhu cầu thụ động nữa. b. Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của “chu trình hạch toán đảo ngược” Nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, giá cả sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh thì trong lĩnh vực bảo hiểm, phí bảo hiểm - giá cả của SPBH được xác định dựa trên những số liệu ước tính về các chi phí có thể phát sinh trong tương lai như chi bồi thường (trả tiền bảo hiểm), chi hoa hồng, chi tái bảo hiểm… Trong đó, khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi bồi thường (trả tiền bảo hiểm). Khoản chi này được xác định chủ yếu dựa trên số liệu thống kê quá khứ và các ước tính tương lai về tần suất và qui mô tổn thất. Việc sử dụng số liệu thống kê trong quá khứ để xác định giá cả cho SPBH trong tương lai đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ nhằm giúp doanh nghiệp có thể bù đắp các chi phí có thể phát sinh và thu được lợi nhuận hợp lý. c. Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm có “hiệu quả xê dịch” Trong hoạt động kinh doanh, các DNBH có quyền thu phí của người tham gia bảo hiểm hình thành nên quỹ bảo hiểm; sau đó nếu có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, DNBH mới phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường hay chi trả. Do vậy, với việc thu phí trước, nếu không có hoặc có ít rủi ro xảy ra, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn dự kiến. Ngược lại, nếu rủi ro xảy ra với tần suất hoặc với qui mô lớn hơn dự kiến, DNBH có thể thua lỗ. Điều này có nghĩa là nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, hiệu quả kinh doanh có thể xác định được khá chính xác ngay tại thời điểm sản phẩm được tiêu thụ, thì trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, hiệu quả kinh doanh khó có thể xác định được ngay tại thời điểm sản phẩm được bán. Về phía khách hàng, hiệu quả từ việc mua sản phẩm cũng mang tính “xê dịch” - không xác định. Điều này xuất phát từ việc không phải khách hàng nào tham gia bảo hiểm cũng “được nhận” số tiền chi trả của DNBH (trừ trường hợp mua các SPBH nhân thọ mang tính tiết kiệm). Nói một cách khác, khách hàng chỉ thấy được “tác dụng” của sản phẩm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với họ. Ngoài ra, cũng xuất phát từ đặc tính có “hiệu quả xê dịch” này nên trong một số SPBH nhân thọ, người tham gia còn có thể được chia thêm lãi từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. 1.3. Phân loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Các DNBH nhân thọ có thể phân loại các SPBH theo các tiêu thức: a. Theo thời hạn bảo hiểm và sự kiện được bảo hiểm: Sản phẩm BHNT được chia thành: - Nhóm SPBH tử kỳ: Đây là các sản phẩm mà thời hạn bảo hiểm là xác định trước (5 năm, 10 năm, 15 năm…) và số tiền bảo hiểm chỉ được chi trả khi người được bảo hiểm tử vong trong thời hạn hợp đồng. - Nhóm SPBH sinh kỳ thuần tuý: Các sản phẩm này cũng có thời hạn bảo hiểm xác định, số tiền bảo hiểm chỉ được chi trả khi người được bảo hiểm còn sống tại thời điểm kết thúc thời hạn hợp đồng (trong hợp đồng bảo hiểm, thời điểm này gọi là thời điểm đáo hạn). - Nhóm SPBH nhân thọ trọn đời: Nhóm sản phẩm này có thời hạn bảo hiểm không xác định trước và số tiền bảo hiểm được chi trả bất cứ khi nào người được bảo hiểm tử vong. - Nhóm SPBH nhân thọ hỗn hợp: Đây là nhóm các sản phẩm mà thời hạn bảo hiểm xác định trước và số tiền bảo hiểm được chi trả khi người được bảo hiểm tử vong trong thời hạn hợp đồng hoặc tại thời điểm kết thúc thời hạn hợp đồng người được bảo hiểm còn sống. - Nhóm sản phẩm trả tiền định kỳ: Đây là các SPBH nhân thọ, trong đó nếu người được bảo hiểm còn sống đến một độ tuổi xác định, định kỳ (hàng năm, hàng tháng…) họ sẽ được nhận số tiền bảo hiểm. Thời hạn chi trả số tiền bảo hiểm này có thể xác định trước hoặc không xác định (chi trả cho đến khi người được bảo hiểm qua đời). Nhóm các sản phẩm trên lại được chi tiết thành các sản phẩm có số tiền bảo hiểm chi trả là cố định hay tăng dần hoặc giảm dần… Phân loại theo thời hạn bảo hiểm và sự kiện được bảo hiểm sẽ giúp DNBH quản lý được kết quả triển khai các sản phẩm theo từng nhóm. Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp xác định được quỹ tiền mặt cần có để thực hiện việc chi trả kịp thời. b. Theo đặc tính tham gia chia lãi: Các SPBH nhân thọ được chia thành hai nhóm lớn: - Nhóm các sản phẩm tham gia chia lãi: Đây là các sản phẩm có cam kết chia lãi, tức là ngoài quyền lợi cơ bản là nhận số tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, người tham gia còn được nhận lãi từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. - Nhóm các sản phẩm không tham gia chia lãi: Đây là các sản phẩm, trong đó người tham gia không được nhận lãi từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ được nhận số tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Phân loại theo tiêu thức này giúp doanh nghiệp xác định rõ các sản phẩm tham gia chia lãi trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó có chiến lược đầu tư, quản lý sản phẩm thích hợp sao cho có thể thực hiện được các cam kết chia lãi. c. Theo loại hình sản phẩm (kết cấu sản phẩm): SPBH nhân thọ được chia thành nhóm các sản phẩm chính, các sản phẩm phụ (còn gọi là sản phẩm bổ trợ hay sản phẩm bổ sung), sản phẩm riêng lẻ và sản phẩm trọn gói. - Nhóm các sản phẩm chính: Đây là các sản phẩm nhân thọ thuần tuý. Các sản phẩm này thuộc một trong các nhóm sản phẩm đã đề cập ở trên (bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ, BHNT trọn đời…). - Nhóm các sản phẩm bổ trợ: Đây là các sản phẩm về bản chất không phải là SPBH nhân thọ mà là các SPBH con người phi nhân thọ. Ví dụ như: Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật, bảo hiểm tử vong do tai nạn… Các sản phẩm này được kết hợp với sản phẩm chính nhằm tăng tính hấp dẫn của các sản phẩm chính. - Nhóm các sản phẩm riêng lẻ: Đây là các sản phẩm được tạo nên chỉ từ sản phẩm chính, không có sự kết hợp sẵn với sản phẩm bổ trợ. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm bổ trợ, người tham gia sẽ lựa chọn mua thêm. - Nhóm các sản phẩm trọn gói: Các sản phẩm này có sự kết hợp sẵn giữa một sản phẩm chính với một hoặc nhiều sản phẩm bổ trợ nhằm giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn. Ví dụ sản phẩm “Phú - Thành đạt” của công ty Prudential là sự kết hợp của sản phẩm chính: “Phú - Tích luỹ định kỳ” (sản phẩm thuộc nhóm BHNT hỗn hợp) và hai sản phẩm bổ trợ: “BHNT có kỳ hạn” và “Bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn” Phân loại theo tiêu thức này giúp DNBH dễ dàng quản lý các sản phẩm chính, sản phẩm bổ trợ, sản phẩm riêng lẻ và sản phẩm trọn gói; Thêm vào đó, còn giúp doanh nghiệp có kế hoạch phát triển thêm các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. d. Theo nhóm khách hàng: SPBH nhân thọ được chia thành: - SPBH nhân thọ cá nhân: Đây là các sản phẩm được thiết kế nhằm bảo hiểm cho một cá nhân trên một hợp đồng bảo hiểm. Nói cách khác, số lượng người được bảo hiểm trên hợp đồng bảo hiểm cá nhân chỉ là một người. - SPBH nhân thọ nhóm: Đây là các SPBH cho nhiều người trên một hợp đồng. Nói cách khác, thay vì cấp hợp đồng cho từng cá nhân trong nhóm, DNBH sẽ cấp một hợp đồng chung cho cả nhóm - hợp đồng này được gọi là hợp đồng bảo hiểm chủ. Muốn tham gia bảo hiểm nhóm, giữa người ký kết hợp đồng bảo hiểm và những người được bảo hiểm phải có mối quan hệ nhất định ví dụ như quan hệ lao động giữa chủ sử dụng lao động và những người lao động, quan hệ kinh tế giữa chủ nợ và con nợ... Ngoài ra, qui mô của nhóm cũng phải đủ lớn nhằm tránh sự “lựa chọn nghịch” (những người có nguy cơ rủi ro cao thường là những người sẵn sàng tham gia bảo hiểm). e. Theo phương thức phân phối sản phẩm: SPBH nhân thọ được chia thành: - Nhóm các sản phẩm phân phối qua kênh phân phối truyền thống: Các sản phẩm này thường là các sản phẩm khá phức tạp, do vậy được phân phối qua kênh phân phối có sử dụng lực lượng bán là các cá nhân như các đại lý, môi giới… Trong các kênh phân phối này, do có sự tiếp xúc trực tiếp giữa lực lượng bán và khách hàng nên khách hàng được giải đáp ngay những băn khoăn, thắc mắc về sản phẩm từ đó có thể lựa chọn mua sản phẩm dễ dàng hơn. - Nhóm sản phẩm phân phối qua kênh “phản hồi trực tiếp”: Đây là những SPBH nhân thọ khá đơn giản (ví dụ như các sản phẩm thuộc nhóm bảo hiểm tử kỳ), các sản phẩm này được thiết kế để có thể chào bán qua các kênh phân phối không sử dụng lực lượng bán là các cá nhân, mà qua các kênh khác như qua mạng internet, qua điện thoại, báo, tạp chí... Phân loại theo tiêu thức này giúp DNBH quản lý được sản phẩm theo các kênh phân phối và có chiến lược thiết kế các sản phẩm phù hợp chào bán qua các kênh phân phối đó. 2. Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ 2.1 Hệ thống phân phối. Kênh phân phối, hay còn gọi là hệ thống phân phối, là mạng lưới các công ty và những người thực hiện công tác tiếp thị để phân phối phối sản phảm đến khách hàng. Trong hệ thống phân phối các sản phẩm bảo hiểm, các Công ty bảo hiểm là người sản xuất và là điểm bắt đầu của kênh phân phối. Khánh hàng mua sản phẩm bảo hiểm là điểm kết thúc của kênh phân phối đó. Tất cả những người tham gia vào quá trình làm cho sản phẩm từ nhà sản xuất đến được người tiêu dùng đều được coi là thành viên của kênh phân phối. Để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách, các Công ty bảo hiểm luôn điều chỉnh các kênh phân phối. Do vậy, việc phân phối các kênh phân phối rất là khó khăn. Công ty bảo hiểm nhân thọ sử dụng một hoặc cả hai hệ thống phân phối : (1) Hệ thống phân phối qua trung gian. (2) Hệ thống phân phối trực tiếp. Sơ đồ 1: Hệ thống phân phối trong công ty bảo hiểm nhân thọ Hệ thống phân phối trực tiếp Hệ thống phân phối qua đại lý Hệ thống phân phối không qua đại lý Người mua bảo hiểm Tổ chức môi giới Bán hàng qua ngân hàng Người hoạch định tài chính Tổng đại lý cá nhân Nhóm các nhà kinh doanh độc lập Hệ thống đại lý thông thường Hệ thống đại lý đa nghiệp vụ Hệ thống phục vụ tại nhà Hệ thống bán hàng hưởng lương Hệ thống phân phối tại điểm Mar-keting Tại công sở Hệ thống phân phối qua trung gian 2.2. Hệ thống phân phối thông qua trung gian 2.2.1. Hệ thống phân phối qua đại lý. a. Hệ thống đại lý thông thường (Ordinary Agency) Hệ thống phân phối qua đại lý thông thường, còn gọi là hệ thống đại lý chuyên nghiệp, hay hệ thống đại lý, sử dụng đại lý toàn thời gian hoặc bán thời gian và thực hiện các dịch vụ bảo hiểm. Những đại lý này, còn gọi là tư vấn viên, đại lý bán hàng, đại lý thông thường, nhân viên khai thác, nhân viên thị trường, đại diện bán hàng, hay đại lý bảo hiểm, có nhiệm vụ chào bán bảo hiểm, thu phí đầu tiên, duy trì hợp đồng và cung cấp một số dịch vụ khách hàng nhất định. Nói chung, đại lý trong hệ thống đại lý thông thường được gọi là lực lượng bán hàng của công ty bảo hiểm Đại lý bán hàng trong hệ thống đại lý thông thường thường được trả thù lao trên cơ sở hoa hồng. Hoa hồng là một số tiền được tính theo phần trăm của phí năm đầu và phí năm tiếp theo mà công ty trả cho đại lý bảo hiểm khi bán bảo hiểm và phục vụ khách hàng. Các phương thức khác để trả thù lao đại lý như là thưởng, cung cấp bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe nhóm, thanh toán các chi phí kinh doanh nhất định. Hầu hết hệ thống đại lý thông thường gồm 2 loại. Đại lý chuyên nghiệp: là người hoạt động toàn thời gian thông qua hợp đồng đại lý với ít nhất một công ty bảo hiểm. Một số đại lý chuyên nghiệp, được gọi là đại lý độc quyền, đại lý nội bộ, chỉ ký hợp đồng đại lý với một công ty và không được phép bán sản phẩm cho công ty khác. Theo luật định, đại lý chuyên nghiệp thường được coi là chủ thầu độc lấp chứ không phải là nhân viên của công ty bảo hiểm. Một chủ thầu độc lập hoạt động dịch vụ cho một bên khác thông qua một hợp đồng. Công ty là khách hàng của đại lý chứ không phải là người sử dụng lao động và công ty bảo hiểm chỉ có thể quản lý những hoạt động được qui định trong hợp đồng đại lý. Đại lý- môi giới: là một đại lý chuyên nghiệp có thể hoạt động kinh doanh với một công ty chính và cả các công ty khác. Khi hoạt động cho công ty chính, đại lý hoạt động như một đại lý chuyên nghiệp. Khi hoạt động cho các công ty khác, đại lý chuyên nghiệp đóng vai trò là đại lý – môi giới. Đại lý – môi giới phải ký hợp đồng đại lý với các công ty này. Một vùng địa lý trong đó công ty bảo hiểm phân phối sản phẩm được gọi là khu vực marketing. Văn phòng bán hàng đặt trên địa bàn marketing này gọi là văn phòng đại lý hay văn phòng khai thác. Đại lý chuyên nghiệp và đại lý – môi giới làm việc trong văn phòng khai thác và đứng đầu mỗi văn phòng khai thác là trường phòng. Văn phòng khai thác có thể tổ chức theo hai mô hình: + Văn phòng chi nhánh + Văn phòng đại lý Việc tổ chức theo mô hình nào phụ thuộc vào công ty bảo hiểm sử dụng hệ thống phân phối qua văn phòng chi nhánh hay qua tổng đại lý. Hệ thống văn phòng chi nhánh. Trong hệ thống văn phòng chi nhánh công ty bảo hiểm thành lập và duy trì văn phòng đại lý, gọi là văn phòng chi nhánh tại những địa điểm then chốt thuộc khu vực marketing. Văn phòng chi nhánh đóng vai trò như một trụ sở mở rộng và công ty sẽ trả toàn bộ chi phí hoạt động kinh doanh của văn phòng khu vực. Người đứng đầu văn phòng chi nhánh – trưởng phòng, hay trưởng phòng chi nhánh là nhân viên của công ty. Trách nhiệm của trường phòng gồm: + Tăng doanh số trong thị trường theo yêu cầu của công ty. + Tuyển dụng, chọn lựa và phát triển đại lý chuyên nghiệp để giúp công ty đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận. Công ty bảo hiểm chi trả thù lao cho trưởng phòng trên cơ sở lương cơ bản và hoa hồng phụ trội (quản lý) theo tổng doanh số của đại lý trong phòng khai thác. Hệ thống tổng đại lý. Không giống văn phòng chi nhánh do công ty bảo hiểm thành lập và duy trì hoạt động, văn phòng đại lý do tổng đại lý thành lập và duy trì hoạt động. Tổng đại lý là một nhà kinh doanh độc lập, lãnh đạo văn phòng đại lý thông qua hợp đồng với công ty bảo hiểm. Chức năng chính của tổng đại lý là xây dựng và quản lý một văn phòng với các đại lý chuyên nghiệp làm việc toàn thời gian, tâp trung vào phân phối sản phẩm của mtooj công ty trong một địa bàn nhất định. Công ty bảo hiểm chi trả thù lao cho tổng đại lý bằng hoa hồng dựa trên doanh số các đại lý trong phòng. Tổng đại lý trả lương cho nhân viên giúp việc và chịu hầu hết hoặt tất cả chi phí hoạt động của văn phòng đại lý. Công ty bảo hiểm trao cho tổng đại lý những quyền hạn nhất định đại diện cho công ty và phát triển kinh doanh. Mức độ quản lý của công ty bảo hiểm đối với tổng đại lý được giới hạn bởi các điều khoản trong hợp đồng tổng đại lý. Nói chung, công ty bảo hiểm không thể thuyên chuyển hoặc xác định lại địa bàn của tổng đại lý, trừ khi hợp đồng tổng đại lý cho phép. b. Hệ thống đại lý đa nghiệp vụ (MLA – Multiple line agency) Hệ thống đại lý đa nghiệp vụ là hệ thống phân phối qua trung gian sử dụng đại lý chuyên nghiêp hưởng hoa hồng, toàn thời gian và đại lý – môi giới để phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ cho một nhóm các công ty bảo hiểm được quản lý chung hoặc có liên quan với nhau về tài chính. Đại lý chuyên nghiệp trong hệ thống MLA thường thành lập và duy trì văn phòng riêng của họ và thuê nhân viên phục vụ cần thiết. Hầu hết dịch vụ khách hàng và bồi thường của MLA được trụ sở chính hoặc văn phòng khu vực của công ty nắm giữ. Mục đích của hệ thống MLA là để đại lý thực hiện bán hàng chéo tức là quá trình cung cấp nhiều loại bảo hiểm và dịch vụ tài chính tới khách hàng ( ở đây cần chú ý rằng bán hàng chéo không phải là đặc điểm riêng của hệ thống MLA). Giải pháp bán hàng này phản ánh sự dịch chuyển của ngành bảo hiểm từ định hướng sản phẩm sang định hướng thị trường. Những lợi thế của việc sử dụng hệ thống đại lý đa nghiệp vụ + Phục vụ một cách có hiệu quả trên những thị trường nhất định. Đáp ứng về nhu cầu sản phẩm bảo hiểm của khách hàng một cách hiệu quả. + Cơ hội giảm chi phí bán hàng. Đại lý đã thường xuyên phụ vụ một khách hàng thì họ sẽ chủ động nhận biết được những nhu cầu mới về các sản phẩm bảo hiểm của khách hàng. + Quan hệ lâu dài. Đại lý càng cung cấp được nhiều sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng thì khách hàng càng được thỏa mãn nhu cầu hơn và từ đó tạo ra được mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa đại lý và khách hàng. + Tiết kiệm chi phí đối với công ty bảo hiểm. Một số các chi phí duy trì hệ thống phân phối, lưu trữ dữ liệu, và các chi phí quản lý khác có thể giảm bằng cách chia sẻ các chi phí này giữa công ty và đại lý trên nhiều loại sản phẩm. c. Hệ thống phục vụ tại nhà (Home service agency) Hệ thống phân phối phục vụ tại nhà dựa vào việc sử dụng đại lý bán hàng hưởng hoa hồng để bán những sản phẩm chuyên biệt và cung cấp dịch vụ khách hàng trong một vùng địa lý hoặc địa bàn đặc biệt. Hệ thống này nhằm chủ yếu vào những hộ gia đình có thu nhập thấp. Đại lý làm việc trong hệ thống phân phối phục vụ tại nhà là đại lý độc quyền và được gọi là đại lý phục vụ tài nhà. Dịch vụ khách hàng mà đại lý phục vụ tại nhà thực hiện là thu phí bảo hiểm đầu tiên và phí bảo hiểm định kỳ. Đa số công ty bảo hiếm sử dụng hệ thống phục vụ tại nhà phân chia vùng thị trường theo địa bàn quận\huyện. Trưởng phòng quận\huyện là nhân viên của công ty, đóng vai trò giống như vai trò của trưởng chi nhánh trong hệ thống phân phối thông thường. Quy mô của văn phòng quận\huyện phụ thuộc vào đặc điểm địa lý của địa bàn quận\huyện. Một thành phố lớn có thể chia ra nhiều quận\huyện, nhưng ở vùng nông thôn, một quận\huyện có thể bao gồm nhiều thị trấn. Địa bàn quận\huyện có thể chia ra các địa bàn nhỏ hơn và mỗi đại lý phụ trách một địa bàn nhỏ đó. d. Hệ thống bán hàng hưởng lương (Salary Sales Agency) Hệ thống phân phối bán hàng hưởng lương dựa vào các nhân viên bán hàng hưởng lương để bán bảo hiểm và phục vụ khách hàng. Giống như đại lý chuyên nghiệp, nhân viên bán hàng hưởng lương được coi là đại diện hợp pháp của công ty. Không giống như đại lý chuyên nghiệp, nhân viên bán hàng hưởng lương là nhân viên được công ty bảo hiểm trả lương và cũng có thể nhận được tiền lương và hoa hồng dựa trên kết quả làm việc. Mặc dù hệ thống phân phối bán hàng hưởng lương có thể được sử dụng để phân phối tất cả sản phẩm nhưng công ty bảo hiểm chủ yếu sử dụng hệ thống phân phối này để bán các sản phẩm bảo hiểm nhóm, người bán được gọi là đai diện nhóm (cán bộ khai thác bảo hiểm nhóm). Đại diện nhóm là nhân viên hưởng lương của công ty bảo hiểm và được đào tạo kỹ năng chuyên để marketing và làm dịch vụ bảo hiểm nhóm. Đại diện nhóm có nhiệm vụ: + Xúc tiến dịch vụ do các đại lý, môi giới và tư vấn mang lại. + Tìm khách hàng tiềm năng(KHTN) bảo hiểm nhóm. + Tư vấn các chương trình bảo hiểm + Thu xếp các hợp đồng bảo hiểm nhóm. + Đàm phán tái tự hợp đồng. Đại diện nhóm thường làm việc trong các văn phòng khai thác nhóm. Trong một số trường hợp, đại diện nhóm là mối liên hệ duy nhất giữa khách hàng tiềm năng (doanh nghiệp và tổ chức) và công ty bảo hiểm. e. Hệ thống phân phối tại các điểm (L._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5974.doc
Tài liệu liên quan