Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống cải bắp trồng tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Tài liệu Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống cải bắp trồng tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên: ... Ebook Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống cải bắp trồng tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

docChia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5513 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống cải bắp trồng tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------&--------- MAI THỊ THANH TUYỀN “ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ GIEO TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ GIỐNG CẢI BẮP TRỒNG TẠI HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN” Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60 62 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Hữu An HÀ NỘI-2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2008 Học viên Mai Thị Thanh Tuyền LỜI CÁM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi luôn được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của tập thể các thày cô giáo Bộ môn Rau Hoa Quả, các thày cô giáo Khoa Nông học, khoa Sau đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp. Đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của PGS.TS. Hồ Hữu An, người hướng dẫn khoa học, đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương, Trạm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Văn Lâm đã phối hợp nhiệt tình, giúp đỡ tôi trong thời gian điều tra số liệu và có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn của tôi. Tự đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn đối với mọi sự quan tâm, giúp đỡ, động viên quý báu và kịp thời đó! Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2008 Học viên Mai Thị Thanh Tuyền MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu cơ sở lý luận và đối tượng nghiên cứu 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam 4 2.2. Nguồn gốc, phân loại, giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây cải bắp 6 2.2.1. Nguồn gốc 6 2.2.2. Phân loại 7 2.2.3. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cải bắp 8 2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 9 2.3.1. Yêu cầu đối với nhiệt độ 9 2.3.2. Điều kiện ánh sáng 11 2.3.3. Yêu cầu về độ ẩm 12 2.3.4. Yêu cầu đối với đất và chất dinh dưỡng 12 2.4. Tình hình nghiên cứu, sản xuất cải bắp trên thế giới và ở Việt Nam 16 2.4.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và một số thành tựu chọn tạo giống cải bắp trên thế giới 16 2.4.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo, nhân giống và sản xuất cải bắp ở Việt Nam 22 2.5. Một số nghiên cứu về thời vụ trồng cải bắp ở Việt Nam và những vấn đề có liên quan 27 3. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32 3.2. Vật liệu nghiên cứu 32 3.3. Nội dung nghiên cứu 32 3.4. Phương pháp nghiên cứu 32 3.4.1. Bố trí thí nghiệm 32 3.4.2. Thời vụ gieo trồng 33 3.4.3. Một số biện pháp kỹ thuật canh tác 33 3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi 33 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 37 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38 4.1. Điều kiện đất trồng và đặc điểm thời tiết trong thời gian thí nghiệm tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 38 4.1.1. Đặc điểm thời tiết của huyện Văn Lâm trong thời gian thí nghiệm 38 4.1.2. Điều kiện đất trồng 40 4.2. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống cải bắp trong giai đoạn vườn ươm ở chính vụ và vụ muộn năm 2007-2008 41 4.3. Đặc điểm sinh trưởng của các giống cải bắp trong thời kỳ sau trồng ở chính vụ và vụ muộn 2007-2008 43 4.4. Đặc điểm sinh trưởng của các giống cải bắp thí nghiệm chính vụ và vụ muộn năm 2007-2008 46 4.4.1. Động thái ra lá của các giống cải bắp 46 4.4.2. Động thái tăng trưởng đường kính tán cây của các giống cải bắp 49 4.4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao bắp ở vụ muộn 52 4.4.4. Động thái tăng trưởng đường kính bắp ở vụ muộn 53 4.4. Một số đặc điểm hình thái của các giống cải bắp lúc thu hoạch ở chính vụ và vụ muộn 2007-2008 55 4.4.1. Đặc điểm hình thái thân cải bắp 55 4.4.2. Đặc điểm hình thái lá cải bắp 59 4.4.3. Đặc điểm hình thái bắp 61 4.5. Mức độ sâu bệnh của các giống cải bắp ở chính vụ và vụ muộn 62 4.6. Mối tương quan giữa năng suất và các yếu tố tạo thành năng suất trong các thời vụ trồng khác nhau 65 4.7. Khả năng xuân hoá của các giống cải bắp thí nghiệm 66 4.8. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất của các giống cải bắp ở chính vụ và vụ muộn 2007-2008 68 4.9. Một số chỉ tiêu về chất lượng của các giống cải bắp trồng chính vụ và vụ muộn 2007-2008 72 4.9.1. Chất lượng cảm quan 72 4.9.2. Thành phần sinh hóa 73 4.10. Một số chỉ tiêu về độ an toàn cả các giống cải bắp trồng chính vụ và vụ muộn 2007-2008 76 4.11. Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế một số giống cải bắp trồng chính vụ và vụ muộn năm 2007-2008 78 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 5.1. Kết luận 81 5.2. Đề nghị 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 90 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TT Chữ viết tắt Nghĩa ASIAN Các nước Đông Nam Á AVRDC Asian Vegetable Research Development Center (Trung tâm Nghiên cứu phát triển rau Châu Á) AVRDC-RCA Asian Vegetable Research Development Center - Regional Center for Africa BVTV Bảo vệ thực vật cs Cộng sự đ/c Đối chứng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐHNN Đại học Nông Nghiệp FAO Food and Agriculture Orangization (Tổ chức Nông lương thế giới) HTS High temperature stress (Nhiệt độ cao) K Kali KHKTNN Khoa học kỹ thuật nông nghiệp N Đạm NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản P Lân TCN Tiêu chuẩn ngành TGST Thời gian sinh trưởng TNHH Trách nhiệm hữu hạn USD Đơn vị tiền tệ của Mỹ CLT&CTP Cây lương thực và cây thực phẩm VSV Vi sinh vật WHO World Health Orangization (Tổ chức Y tế thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số thị trường xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 12/2006 6 Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cải bắp và một số loại cải khác trên thế giới 2005-2007 17 Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cải bắp và một số loại cải khác ở một số nước trên thế giới năm 2004-2006 17 Bảng 2.4. Kết quả khảo nghiệm giống KK-Cross ở một số địa phương 22 Bảng 2.5. Thành phần hoá học của một số giống cải bắp gieo trồng chính vụ và vụ muộn tại Hà Nội (Hồ Hữu An, 1986) 28 Bảng 2.6. Thành phần hoá học của các giống cải bắp trồng vụ xuân-hè (Hồ Hữu An, 2004) 30 Bảng 4.1. Một số yếu tố khí tượng thời tiết tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên trong thời gian thí nghiệm chính vụ và vụ muộn năm 2007-2008 38 Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu về thành phần dinh dưỡng trong đất trước khi trồng 41 Bảng 4.3. Các thời kỳ sinh trưởng của giống cải bắp trong giai đoạn vườn ươm chính vụ và vụ muộn năm 2007, ngày 42 Bảng 4.4. Thời kỳ sinh trưởng của các giống cải bắp trồng chính vụ và vụ muộn năm 2007-2008, ngày 44 Bảng 4.5. Động thái ra lá của các giống cải bắp chính vụ năm 2007-2008, lá 47 Bảng 4.6. Động thái ra lá ngoài của các giống cải bắp vụ muộn năm 2007-2008, lá 48 Bảng 4.7. Động thái tăng trưởng đường kính tán cây của các giống cải bắp trồng chính vụ năm 2007-2008, cm 50 Bảng 4.8. Động thái tăng trưởng đường kính tán cây của các giống cải bắp trồng vụ muộn năm 2007-2008, cm 51 Bảng 4.9. Động thái tăng trưởng chiều cao bắp của các giống cải bắp trồng vụ muộn năm 2007-2008, cm 52 Bảng 4.10. Động thái tăng trưởng đường kính bắp của các giống cải bắp trồng vụ muộn năm 2007-2008, cm 54 Bảng 4.11. Đặc trưng hình thái thân lúc thu hoạch của các giống cải bắp trồng chính vụ và vụ muộn năm 2007-2008 56 Bảng 4.12. Đặc trưng hình thái lá ngoài của các giống cải bắp trước khi thu hoạch, trồng chính vụ và vụ muộn năm 2007-2008 59 Bảng 4.13. Đặc trưng hình thái bắp của các giống trồng chính vụ và vụ muộn, 2007-2008 61 Bảng 4.14. Đánh giá sâu bệnh hại chính trên các giống cải bắp gieo trồng chính vụ và vụ muộn năm 2007-2008, điểm 64 Bảng 4.15. Hệ số tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất chính vụ và vụ muộn năm 2007-2008 65 Bảng 4.16. Khả năng xuân hóa của các giống cải bắp thí nghiệm trồng chính vụ và vụ muộn 2007-2008 66 Bảng 4.17. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất thực thu của các giống cải bắp trồng chính vụ và vụ muộn năm 2007-2008 69 Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu về chất lượng bắp của các giống cải bắp trồng chính vụ và vụ muộn năm 2007-2008 74 Bảng 4.19. Sự tích luỹ NO3- của các giống cải bắp trồng chính vụ và vụ muộn năm 2007-2008 76 Bảng 4.20. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế một số giống cải bắp tham gia thí nghiệm chính vụ năm 2007-2008 79 Bảng 4.21. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế một số giống cải bắp tham gia thí nghiệm vụ muộn năm 2007-2008 79 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sản lượng rau của một số nước châu Á từ năm 1996-2005 5 Hình 2.2. Nguồn gốc của cải bắp 7 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Diễn biến nhiệt độ ở chính vụ 39 Đồ thị 4.2. Diễn biến nhiệt độ ở vụ muộn 39 Đồ thị 4.3. Diễn biến lượng mưa và độ ẩm ở chính vụ 39 Đồ thị 4.4. Diễn biến lượng mưa và độ ẩm ở vụ muộn 39 Đồ thị 4.5. Động thái ra lá của các giống cải bắp trồng chính vụ 47 Đồ thị 4.6. Động thái ra lá của các giống cải bắp trồng vụ muộn 47 Đồ thị 4.7. Động thái tăng trưởng đường kính tán cây của các giống cải bắp trồng chính vụ 50 Đồ thị 4.8. Động thái tăng trưởng đường kính tán cây của các giống cải bắp trồng vụ muộn 50 Đồ thị 4.9. Động thái tăng trưởng chiều cao bắp ở vụ muộn 53 Đồ thị 4.10. Động thái tăng trưởng đường kính bắp ở vụ muộn 55 Đồ thị 4.11. Đặc trưng chiều cao thân ngoài của các giống cải bắp 57 Đồ thị 4.12. Đặc trưng đường kính thân ngoài của các giống cải bắp 57 Đồ thị 4.13. Năng suất thực thu của các giống cải bắp thí nghiệm 70 Đồ thị 4.14. Thành phần sinh hoá của các giống cải bắp thí nghiệm 75 Đồ thị 4.15. Sự tích luỹ NO3- của các giống cải bắp thí nghiệm 77 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rau xanh là thực phẩm rất cần thiết cho con người trong đời sống hàng ngày và cũng là loại thực phẩm không thể thay thế, bởi cây rau cung cấp rất nhiều chất quan trọng cho sự phát triển của con người như protein, lipit, vitamin, muối khoáng và nhiều chất quan trọng khác. Đặc biệt, cây rau có ưu thế hơn một số cây trồng khác về vitamin và chất khoáng. Trong tất cả các loại rau phục vụ cho đời sống con người, có hơn 50% sản lượng các loại rau thuộc họ hoa thập tự như: su hào, cải bắp, cải xanh, cải thìa, cải bao, xúp lơ... Đây là nhóm rau chủ lực, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu gieo trồng các loại rau hàng năm ở nước ta. Cải bắp là loại rau chủ lực trong các cây họ cải, là cây rau rất quan trọng ở nước ta, đặc biệt là cây vụ đông cho năng suất và giá trị sử dụng cao, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập cho người nông dân trong cơ cấu cây trồng vụ đông. Với đặc điểm dễ trồng trọt, khả năng thích nghi rộng, năng suất cao, chất lượng tốt, chịu bảo quản và chịu vận chuyển, sản phẩm cải bắp có giá trị sử dụng cao, có thể chế biến hàng chục món ăn khác nhau như: xào, luộc, muối chua, nấu súp, trộn xa lát, làm kim chi và bánh ngọt [11]... Diện tích, năng suất sản lượng cải bắp tính trung bình trên toàn thế giới đều tăng từ 2001-2006. Riêng khu vực châu Á, với điều kiện khí hậu thích hợp và đa dạng, đồng thời là một loại rau quan trọng nên sản xuất cải bắp lớn, chiếm khoảng 60% sản lượng toàn thế giới. Nhu cầu tiêu thụ cải bắp trên thế giới rất khác nhau, tùy theo thị hiếu người tiêu dùng. Hàng năm, các nước trên thế giới có nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu cải bắp lớn. Mỹ là nước đứng đầu danh sách xuất khẩu cải bắp trên thế giới. Nhu cầu về cải bắp ở Việt Nam tương đối lớn. Sau rau muống, cải bắp được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, dưới nhiều dạng chế biến khác nhau như luộc, xào, muối dưa... và có thể chế biến theo dạng dưa nén, có thể bảo quản trong thời gian dài dùng cho giáp vụ. Trong những năm gần đây, diện tích cải bắp trong cả nước đều tăng. Tính từ năm 1999 đến 2005, diện tích và sản lượng cải bắp không ngừng tăng nhưng năng suất tăng không đáng kể do chưa chủ động được nguồn giống và đầu tư về mặt kỹ thuật. Ở nước ta, điều kiện thời tiết không thuận lợi để chọn tạo giống cải bắp. Ngoài giống cải bắp Phù Đổng, Lạng Sơn, Bắc Hà, và một số giống cải bắp chịu nhiệt CB1, CB26 được chọn tạo trong thập niên 80 thì những nghiên cứu về cây cải bắp còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng tới năng suất của cải bắp, nhưng nguyên nhân chính là chúng ta không chủ động được giống. Những năm gần đây, do nhu cầu về nguồn giống ngày càng tăng và lợi nhuận đem lại cho người buôn bán hạt giống khá hấp dẫn nên hàng năm đã có nhiều giống cải bắp được nhập vào nước ta bằng nhiều con đường khác nhau. Việc nghiên cứu khảo nghiệm, xác định giống cải bắp phù hợp với từng thời vụ còn hạn chế. Nhằm đánh giá và tuyển chọn một số giống cải bắp có triển vọng phục vụ sản xuất hàng hóa và mục tiêu chọn tạo giống, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống cải bắp trồng tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”. 1.2. Mục tiêu cơ sở lý luận và đối tượng nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống cải bắp ở hai thời vụ: chính vụ và vụ muộn tại vùng đồng bằng Sông Hồng - Bước đầu chọn lọc và đề xuất giống cải bắp có triển vọng phục vụ cho sản xuất và phát hiện những đặc tính có lợi để làm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn giống. 1.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.2.2.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài bước đầu đưa ra một số giống cải bắp nhập nội có triển vọng để phục vụ sản xuất rau ăn lá, phù hợp với điều kiện sinh thái vùng ĐBSH, góp phần làm phong phú thêm bộ giống cải bắp. 1.2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần làm tăng thêm sự phong phú về số giống cải bắp. - Xác định được giống cải bắp có năng suất, phẩm chất tốt ở hai thời vụ (chính vụ và vụ muộn) phục vụ nhu cầu sản xuất hàng hóa ở vùng ĐBSH. 1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.2.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 6 giống cải bắp nhập nội và 1 giống đối chứng được theo dõi trong vụ muộn và chính vụ năm 2007-2008 tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 1.2.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng phát triển những đặc điểm nông sinh học, hình thái, khả năng chống chịu và các chỉ tiêu năng suất, phẩm chất bắp đối với cây cải bắp. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam Đầu thập kỷ 90, diện tích trồng rau của Việt Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canh cao. Tính đến năm 2006, tổng diện tích trồng rau, đậu trên cả nước đạt trên 643,9 nghìn ha, gấp hơn 3 lần so với năm 1991 (197,5 nghìn ha). Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng rau toàn quốc [42][43]. Ở các tỉnh phía Bắc, diện tích trồng rau vụ đông năm 2005 đạt 137,4 nghìn ha (bằng 95,5%), năng suất đạt 153,5 tạ/ha (tăng 5,6%) và sản lượng đạt 2,1 triệu tấn (tăng 1,1%) so với vụ đông năm 2004. Các tỉnh phía Nam, năm 2006 gieo trồng được khoảng 235.182 ha rau các loại, tăng 22.959 ha so với năm 2005 và tăng chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (20.504 ha). Năng suất bình quân là 154.85 tạ/ha, sản lượng đạt 3.641.896 tấn, tăng hơn năm 2005 là 363.837 tấn [12]. Nhìn chung năng suất rau Việt Nam không ổn định. Năm có năng suất cao nhất mới đạt 14,48 tấn/ha, bằng 80% so với năng suất trung bình của thế giới (18 tấn/ha) [35]. Diện tích và sản lượng rau phân theo vùng cũng rất khác nhau. Vùng ĐBSH và ĐBSCL có diện tích đất trồng rau, sản lượng rau lớn nhất cả nước, nhưng Tây Nguyên là vùng đất có diện tích trồng rau mở rộng nhiều nhất (140,0%) [37]. Tại Việt Nam, với khối lượng rau sản xuất trên đất nông nghiệp đạt 9,653 triệu tấn năm 2006, bình quân khoảng 116 kg/người/năm, gần bằng trung bình toàn thế giới (120kg/người/năm), gấp đôi trung bình các nước ASIAN (57 kg/người/ năm) [36], cao hơn mức tiêu thụ của các nước phát triển, Hàn Quốc 93kg, Nhật Bản (52kg). Trong 10 năm trở lại đây, ngành rau quả có tốc độ phát triển nhanh, khoảng 8,5% năm. Viện Rau quả cho rằng năng lực sản xuất trong nước đã vượt khoảng hơn 40% so với yêu cầu ( 22/12/06). Theo thống kê của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta liên tục tăng trưởng, từ mức 151,5 triệu USD (2003) lên 235,5 triệu USD (2005). Năm 2007 giá trị ước đạt xấp xỉ 400 triệu USD [36]. Mục tiêu của ngành sản xuất rau những năm tới, theo đề án phát triển rau - quả - hoa cây cảnh, phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả lên 760 triệu USD vào năm 2010, xuất khẩu rau đạt 200 nghìn tấn tương đương 155 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006-2010 là 23-25% và đạt kim ngạch khoảng 1,2 tỷ USD vào năm 2015 (Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT). Hình 2.1. Sản lượng rau của một số nước châu Á từ năm 1996-2005 Sản lượng rau quả của nước ta tăng liên tục từ năm 1996-2005. So với các nước sản xuất rau lớn (Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan), sản lượng năm 2005 của Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ (hình 2.1) [52]. Bảng 2.1. Một số thị trường xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 12/2006 Thị trường Tháng 12/2006 (USD) So với 11/2006 (%) So với 12/2005 (%) Kim ngạch 2006 (USD) So với 2005 (%) Trung Quốc 2.367.719 7,72 -40,58 24.614.107 -29,56 Nhật Bản 2.248.131 -6,51 15,39 27.572.623 -4,89 Mỹ 1.984.159 3,81 30,91 18.400.506 39,87 Nga 1.732.790 12,29 -10,88 22.070.119 23,81 Đài Loan 1.592.824 -3,78 -21,56 27.156.778 1,07 Thái Lan 889.871 -2,26 195,61 9.040.053 179,54 Hồng Kông 873.215 -8,65 -1,65 10.155.292 36,68 Singapore 804.293 21,95 -2,94 7.916.870 19,59 Hà Lan 631.509 -4,99 -20,91 8.938.850 11,22 Italia 539.220 -7,43 -14,45 4.622.745 12,62 Đức 461.268 28,84 41,00 2.948.459 -19,05 Pháp 405.967 23,27 -14,83 3.952.940 -35,08 Nguồn: 2.2. Nguồn gốc, phân loại, giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây cải bắp 2.2.1. Nguồn gốc Cải bắp là loại rau lâu đời, có nguồn gốc từ châu Âu [25] - ven biển Đại Tây Dương và bờ biển Bắc (Kurt, 1957; Mansfeld, 1959; De Candolle, 1959; Komarov,1961; Lizgunova, 1965; Rukovski, 1971 và 1979). Theo Becker-Dillingen (1956) và Lizgunova (1965) cho rằng, cải bắp còn có nguồn gốc từ sự biến đổi một số loại rau ăn lá [29][10][9] (hình 2.2). Từ thế kỷ thứ X, cải bắp đã được trồng ở nước Nga, thế kỷ XII cải bắp được trồng rộng rãi ở Tây Âu và được đưa đến Bắc Mỹ ở thế kỷ XVI [5][29][54]. Hiện nay cải bắp được trồng ở hầu hết các vùng có khí hậu ôn hòa trên lục địa, nhiều nhất như ở Châu Âu, châu Á, châu Mỹ. Ở Việt Nam, cải bắp cũng được trồng rất lâu đời và có từ Bắc đến Nam. Rau ¨n l¸ (Barassica oleracea var acephala D.C) Subra. Plana peterm Subra. Laciniatal Subra. Palmifolia D.C Subra. Thellung Ph¸t triÓn ®Ønh sinh tr­ëng cña th©n C¶i b¾p (Barassica oleracea var. capotataL) §á (Fomarubra) Tr¾ng (Fomaalba) Hình 2.2. Nguồn gốc của cải bắp 2.2.2. Phân loại Cải bắp có hai dạng là cải bắp trắng (Brasica oler L. var. capitata forma alba) và cải bắp đỏ (Brasica oler L. var. capitata forma rubra). Theo Minkov (1961) còn có cải bắp bán đỏ (Brasica oler L. var. capitata forma semirubra). Lizgunova (1982) còn dựa vào đặc điểm hình thái học và đặc điểm sinh học cũng như giới hạn các vùng phân bố của Brassica oler L. var. capitata để phân ra ba nhóm: Cải bắp phương Đông (Orientalis), cải bắp Châu Âu (Europea) và cải bắp Địa Trung Hải (Mediteranea). Theo các nhà khoa học nước ta, cải bắp nước ta chủ yếu từ giống Orientalis [10][56][54]. Năm 1981, Minkov và Recheva còn dựa vào thời gian sinh trưởng của các giống cải bắp khác nhau mà phân ra: - Giống chín sớm: 110-115 ngày. - Giống chín trung bình: 116-125 ngày. - Giống chín muộn: > 126 ngày [10][55]. Tuy nhiên hiện nay xuất hiện những giống cải bắp có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày. Theo chúng tôi nên xếp vào nhóm giống chín rất sớm. 2.2.3. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cải bắp Cải bắp là loại rau ăn lá có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị sử dụng lớn. Bắp là phần sử dụng làm thực phẩm và rất dễ chế biến. Về giá trị calo trong cải bắp không lớn lắm so với một số loại đậu rau và khoai tây. Trong 100 gam cải bắp tươi có chứa 25 calo (Schuphan, 1974) [57]. Trong lá cải bắp có chứa một số chất quan trọng như: đường, đạm và một số chất chất khoáng như natri (Na), lưu huỳnh (S), canxi (Ca), phốtpho (P). Cải bắp chứa rất nhiều vitamin B1, B2, B3, K và C [9][10][55]. Lượng vitamin C trong cải bắp đứng sau cà chua, gấp 4-5 lần cà rốt, 3-4 lần khoai tây, hành tây. Năm 1948, người ta đã phát hiện cải bắp chứa vitamin U (kích thích tái sinh tế bào, chống viêm loét) [29]. Rau cải bắp vị ngọt, tính mát, bổ dưỡng an thần hoạt huyết. Người Châu Âu xem là cây thuốc của người nghèo [13][25]. Đây là loại rau dễ sử dụng rất tốt cho sức khỏe con người. Cây rau có nói chung và cây cải bắp nói riêng là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao [11]. Giá trị sản xuất 1 ha rau gấp 2-3 lần so với 1 ha lúa. Theo Bùi Thị Gia (2000), trồng cải bắp sẽ lãi khoảng 40 triệu đồng/1ha/năm [9]. Còn theo kết quả điều tra của đề tài KC.06.10NN bình quân 1 hecta rau tại ĐBSH cho thu nhập 22,5 triệu đồng/vụ, gấp đôi so với trồng lúa [34][36]. Cải bắp là cây rau quan trọng trong vụ đông xuân ở miền Bắc nước ta, đặc biệt là vùng ĐBSH [11] và là cây vụ đông trong công thức luân canh: Lúa xuân-Lúa mùa sớm-Cải bắp [28]. Ở vùng Đà Lạt (Lâm Đồng), có thể trồng cải bắp nhiều vụ trong năm [11]. Sản xuất cải bắp nói riêng và trồng rau nói chung tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Các kết quả nghiên cứu của Lê Mỹ Xuyên (1996) [41] đã khẳng định ở các công thức luân canh 2 vụ rau-1 vụ lúa và 4 vụ rau đều có lợi nhuận và thu hút lao động cao hơn công thức luân canh 2 vụ lúa-1 vụ rau. Lợi nhuận cao, từ 3,08-5,31 lần và thu hút lao động nhiều hơn từ 1,11-1,47 lần. Sản phẩm từ cải bắp có thể tận dụng triệt để, không lãng phí. Ngoài sản phẩm bắp để cung cấp thực phẩm cho con người, các sản phẩm phụ khác còn được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi. Ngoài giá trị tiêu thụ trong nước, cải bắp còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, và là nguyên liệu cho một số ngành chế biến như làm bánh, thuốc chữa bệnh... 2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 2.3.1. Yêu cầu đối với nhiệt độ Cải bắp có nguồn gốc ở vùng ôn đới nên trong quá trình sống ưa khí hậu mát mẻ, là cây chịu rét khá, tuy nhiên khả năng chịu nhiệt không cao. Nhiệt độ thích hợp nhất để hạt nảy mầm từ 15-20oC. Ở giai đoạn 1-2 lá thật, cây có thể chịu được nhiệt độ thấp đến -2oC hoặc -3oC, cũng có thể xuống -5oC đến -6oC. Về nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng, nhiều tác giả có ý kiến khác nhau. Giáo sư Recheva (1958) cho rằng, nhiệt độ thích hợp cho cây cải bắp sinh trưởng từ 17-22oC. Nhiều tác giả ủng hộ kết luận của giáo sư Recheva và Minkov, nhiệt độ thích hợp cho cây cải bắp từ 17-22oC [11]. Khi nhiệt độ cao trên 35oC, các quá trình trao đổi chất bị rối loạn, chất đường bột bị tiêu hao nhiều, cây bị già cỗi một cách nhanh chóng. Do đó cây nhỏ bé còi cọc, ngược lại nhiệt độ quá thấp (rét hại) cũng không tốt cho cây sinh trưởng. Khi nhiệt độ dưới 10oC, cây không cuốn bắp [11]. Thời kỳ trải lá nhiệt độ thích hợp 18-20oC, thời kỳ cuốn bắp nhiệt độ 17-18oC sẽ làm cho bắp cuốn nhanh và cuốn chặt [13][22[32]. Trong thời kỳ cuốn bắp, rễ phát triển tốt nhất nên một số giống ở giai đoạn này có thể chịu được nhiệt độ thấp đến -15oC (Bakhchevanova, 1977). Trong điều kiện nhiệt độ 28-30oC, kết hợp độ ẩm không khí thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sinh lý và chất lượng bắp lúc thu hoạch [10][11]. Cải bắp là cây hai năm, để thông qua giai đoạn xuân hoá cần nhiệt độ thấp. Các giống chín muộn yêu cầu nhiệt độ thấp nghiêm ngặt hơn các giống chín sớm. Nhiệt độ xuân hoá thuận lợi là 3-5oC, ngược lại một số giống yêu cầu nhiệt độ xuân hoá là 10-12oC, thời gian xuân hoá là 30-40 ngày. Trong quá trình chọn tạo giống,các nhà khoa học đã tạo được những giống chịu nhiệt do đó bắp có thể cuốn được ở nhiệt độ cao [11]. Theo Lizgunova (1965), khi nhiệt độ lớn hơn 25oC trong thời gian nở hoa sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhị, nhụy, hạt phấn và gây hiện tượng rụng nụ [54][55]. Theo Lester W. Young, Ron W. Wilen and Peta C. Bonham-Smith, (2003), nhiệt độ cao (High temperature stress (HTS)) trong suốt quá trình nở hoa làm giảm sự hình thành hạt của nhiều loại cây trồng. Để nghiên cứu về HTS gây hại trong quá trình nở hoa, tạo quả và hình thành hạt, họ đã tiến hành thí nghiệm trên cải (brassica napus). Cây cải được đặt trong điều kiện HTS (8/16h tối/sáng, 18oC đêm, kích thích tăng trưởng 2oC/h hơn 6h, đến 35oC khoảng 4h, kích thích tăng trưởng 2oC/h đưa trở lại 23oC khoảng 6h) và khẳng định HTS cao trong suốt quá trình nở hoa sẽ làm giảm sự phát sinh các thể giao tử cái, từ đó làm cho quả bị dị tật và phá vỡ sự tạo thành hạt. Trong suốt quá trình xử lý HTS, hạt phấn sinh trưởng kém, nuôi hạt phấn trong ống nghiệm ở 35oC quan sát thấy xuất hiện nhiều dạng bất thường [60]. Theo Visokoostravskaia (1935), ở nhiệt độ 15-20oC, sau 6-8 giờ từ khi phấn rơi trên vọi nhụy cái, ống phấn sẽ vươn đến đầu nhụy và sau 36-48 giờ, quá trình thụ tinh được tiến hành [5]. Theo Odland và Noll (1950) cho rằng nhiệt độ 12,8-21,1oC thích hợp nhất cho các cây họ cải thụ tinh. Sau khi thụ tinh, cánh hoa khép lại, do vậy nhìn vào cánh hoa có thể khẳng định hoa đã thụ tinh hay chưa. Trong trường hợp hoa không được thụ tinh, cánh hoa có thể tươi thêm 3-4 ngày sau, trong thời gian đó vẫn có thể thụ tinh được [5]. Cải bắp có thể chuyển qua giai đoạn xuân hóa ở điều kiện nhiệt độ thấp có lợi, từ 2-12oC. Lizgunova (1965) và Miller (1929) cho rằng, cải bắp có thể chuyển qua giai đoạn xuân hóa ở nhiệt độ từ 10-18oC, nhanh nhất là 5-6oC. Khi gieo trồng, nếu gặp điều kiện nhiệt độ thấp có lợi 2-10oC, cải bắp sẽ ra hoa kết quả mà không cần phải qua năm sau [11][25]. Theo Hồ Hữu An (1989), quá trình xuân hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, thời vụ gieo trồng và phương pháp nhân giống... Đối với giống cải bắp Hà Nội và Bắc Hà, trong điều kiện khí hậu thời tiết Hà Nội, cây có thể xuân hóa khá tốt lúc còn trẻ ở giai đoạn trước cuốn, trong thời gian ngắn 24 ngày và ở nhiệt độ tương đối cao từ 18-20oC. Đối với giống cải bắp nhập của Bungari và Nhật Bản như KK-Cross, NS-Cross gieo trồng tại Hà Nội thì không xuân hóa được phần lớn là thiếu nhiệt độ thấp có lợi dưới 120C [11]. 2.3.2. Điều kiện ánh sáng Cải bắp là cây ưa thích ánh sáng ngày dài, ở nơi nguyên sản, cải bắp phản ứng với chế độ chiếu sáng 17 giờ/ngày [9], tuy nhiên mức độ mẫn cảm còn tuỳ thuộc vào đặc tính của giống. Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau thì yêu cầu của cải bắp đối với ánh sáng cũng thay đổi. Ở thời kỳ cây con trong vườn ươm, nếu trong điều kiện ánh sáng ngày dài sẽ thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh, rút ngắn thời gian ở vườn ươm. Ánh sáng ngày ngắn và cường độ ánh sáng yếu sẽ làm giảm hàm lượng vitamin C trong bắp từ 25-30%, tuy nhiên cường độ ánh sáng quá mạnh cũng không có lợi cho quá trình tổng hợp vitamin C [9][11]. Khi cây ở thời kỳ trải lá và hình thành bắp cần ánh sáng mạnh, cây quang hợp mạnh nhất ở bức xạ mặt trời 20.000-22.000 lux. Có như vậy mới tạo được bắp to và bắp cuốn chặt, có chất lượng tốt. Thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bắp [5][11]. Giống chín muộn và giống sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng ngắn sẽ có lợi cho quá trình tích lũy vật chất. Trong cây, do Thời gian sinh trưởng kéo dài, để qua giai đoạn ánh sáng cây yêu cầu thời gian chiếu sáng trên 14 giờ/ngày. ĐBSH trong điều kiện vụ đông xuân có thời gian chiếu sáng ngắn (8-10 giờ/ngày) nên cải bắp sinh trưởng tốt, cho năng suất cao nhưng không thể ra hoa kết quả vì thiếu điều kiện ánh sáng [14][15]. Tóm lại, ở ĐBSH hai điều kiện nhiệt độ và ánh sáng không đáp ứng yêu cầu của cải bắp qua giai đoạn xuân hóa nên cây cải bắp không ra hoa ở đồng bằng, trừ một số giống địa phương trồng lâu năm ở nước ta như cải bắp Hà Nội. 2.3.3. Yêu cầu về độ ẩm Cải bắp là cây ưa ẩm, ưa tưới, nhưng lại không chịu hạn và không chịu ngập úng. Hệ rễ cạn, ăn nông, khả năng hút nước ở lớp đất sâu kém. Mặt khác, cây có nhiều lá, diện tích mỗi lá rất lớn, hàm lượng nước trong lá rất cao, vì thế cây cải bắp cần nhiều nước trong quá trình sinh trưởng. Trong các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cải bắp, thời kỳ hình thành bắp yêu cầu độ ẩm lớn nhất. Độ ẩm tối thích trong giai đoạn này là 80-85% độ ẩm đồng ruộng, còn độ ẩm không khí là 85-90%. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu cho thấy giống cải bắp nào mà có bộ lá dầy, trên lá có nhiều sáp là những giống chịu hạn. Theo giáo sư Recheva (1958), cường độ thoát hơi nước của cây cải bắp là 10g/h/m2 diện tích bề mặt lá, với chỉ số thoát hơi nước 640. Sự thoát hơi nước giữa các giờ trong ngày của cải bắp cũng khác nhau. Đặc biệt sự thoát hơi nước ban ngày của cải bắp lớn hơn 16 lần so với ban đêm [11]. Năng suất cải bắp đạt cao nhất khi ẩm độ đất là 80% và ẩm độ không khí là 85-90%. Thừa nước sẽ làm giảm chất lượng do nồng độ chất hoà tan, khả năng chống chịu sâu bệnh giảm, không chịu bảo quản và vận chuyển [7]. 2.3.4. Yêu cầu đối với đất và chất dinh dưỡng 2.3.4.1. Đất Cải bắp có thể trồng trên các loại đất nếu đảm bảo đủ ẩm. pH đất thích hợp 6,0-7,0. Nếu đất quá chua, pH < 5,5 thì cần phải bón vôi. 2.3.4.2. Chất dinh dưỡng Trong thời gian ngắn, cây cải bắp tạo nên khối lượng lớn hữu cơ, vì vậy chúng yêu cầu cung cấp một lượng dinh dưỡng khá lớn. Mỗi thời kỳ sinh trưởng cải bắp yêu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau, nhất là vào thời kỳ bắt đầu cuốn bắp - cuốn chặt, chúng hút một lượng lớn chất dinh dưỡng: 85% N, 96% P và 84% K. Trong thời kỳ này chúng có thể tích luỹ được 93-97% chất khô. Quá trình hút dinh dưỡng của chúng phụ thuộc nhiều yếu tố đặc biệt là giống. + Đạm và sự tích luỹ NO3- trong rau cải bắp Theo Võ Minh Kha (1996) [24], trong các loại phân bón, đạm là yếu tố phân bón đầu tiên cần chú ý bón cho cây trồng vì cây cần nhiều đạm, đất không cung cấp đủ đạm dễ tiêu cho cây trồng. Đối với cây cải bắp, đạm có tác động rất lớn: làm tăng số lá, tăng diện tích lá, tăng tỉ lệ cuốn bắp, tăng khối lượng bắp. Do đó đạm là yếu tố dinh dưỡng quyết định đến năng suất cải bắp. Theo Nguyễn Như Hà (2006), trong khoảng thời gian 40 ngày tạo bắp cây cải bắp hút tới 66% tổng nhu cầu đạm [19]. Thừa đạm gây nên tồn dư NO3- trong sản phẩm, NO3- chuyển hoá thành NO2 trong quá trình bảo quản, vận chuyển và trong bộ máy tiêu hoá người [60]. Trong máu, NO2 ngăn cản sự kết hợp của O2 với hemoglobin, biến chúng thành methaemoglobin làm cho sự trao đổi của O2 với hồng cầu không được tiến hành [60]. Trẻ em có thể chết khi máu chứa 50-75% methaemoglobin (Nelson, 1984) [58]. Trong dạ dày, dưới tác động của các vi sinh vật, emzim do các quá trình sinh hoá mà NO2 tác dụng với c._.ác axit amin tự do tạo thành nitrosamine, một hợp chất gây ung thư. Đối với người, NO3- có thể gây độc với liều lượng 4 mg/ngày, với 8 mg/ngày có thể gây chết và 13-18 g/ngày sẽ gây chết hoàn toàn [51]. Tính độc của NO3- còn cũng còn được tác giả tính theo liều độc LD50, liều lượng gây chết tức thì (dẫn theo Bùi Quang Xuân, 1998) [44]. Bón đạm quá cao (360kg N) làm tăng hàm lượng nitrat trong rau từ 23ppm lên tới 601ppm [24]. Bón đạm quá nhiều làm cho rau nhạt, đôi khi còn có vị đắng. Khi tăng lượng đạm bón dẫn đến tăng lượng tích luỹ NO3- trong rau. Nếu bón dưới mức 160 kgN/ha cho cải bắp và 80 kgN/ha cho rau cải thì lượng NO3- trong cải bắp dưới 430 mg/kg tươi và trong rau cải dưới 1200 mg/kg tươi. Khi đó, lượng NO3- trong rau sẽ thấp hơn giới hạn cho phép (500 mg/kg tươi đối với cải bắp và 1200 mg/kg tươi đối với rau cải) (Lê Văn Tán và cs, 1998) [30]. Như vậy người trồng rau chỉ cần giảm bớt một lượng đạm bón thì có khả năng khống chế được lượng NO3- trong rau cải bắp và rau cải. Kết quả này được Bùi Quang Xuân (1999) [40] chấp nhận. Nhiều nghiên cứu chỉ ra lượng NO3- có xu hướng giảm khi thời gian bón thúc sau cùng càng xa ngày thu hoạch. Với cây cải bắp kết thúc bón đạm sớm từ 20 ngày trở đi, hầu như hàm lượng NO3- trong cải bắp dưới ngưỡng an toàn. Khi bón đạm muộn (8-15 ngày trước thu hoạch) tồn dư NO3- còn rất cao (632-799 mg/kg tươi); cao nhất vào ngày thứ 12 sau khi ngừng bón phân (892 mg/kg tươi) và giảm dần theo thời gian đến khoảng ngày 25 gần như NO3- giảm xuống dưới ngưỡng an toàn (300, 401, 461mg/kg tươi) (Bùi Cách Tuyến và cs, 1998) [39]. + Lân: là yếu tố cần thiết ở thời kì cây con và giai đoạn hình thành bắp. Lân có tác dụng thúc đẩy bộ rễ cây phát triển, thúc đẩy sinh trưởng của cây. Bón đủ lân giúp cây trải lá sớm, tăng tỉ lệ cuốn bắp, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây. Lân còn làm tăng chất lượng bắp, chất lượng hạt giống (giáo trình Cây rau, 2000). Mặc dù cải bắp có hai giai đoạn rất cần lân là thời kỳ cây con để ra rễ và thời kỳ cuốn bắp, nhưng về số lượng nhu cầu lân của cây lúc cuốn bắp là cao nhất. Trong giai đoạn tạo bắp, cây hút tới 78% tổng nhu cầu lân (Nguyễn Như Hà, 2006) [19]. + Kali: Kali làm tăng khả năng quang hợp, điều tiết nhiều hoạt động sống của cây, làm cho cây hút được nhiều đạm hơn nên có ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng và phát triển của cây. Kali tham gia vào quá trình tổng hợp, quá trình vận chuyển và tích luỹ các chất trong cây nên làm cho bắp cuốn chặt, bắp chắc, do đó làm tăng khả năng vận chuyển và bảo quản cất trữ cải bắp. Kali còn có tác dụng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Thiếu kali cây sinh trưởng kém, sâu bệnh hại nhiều, mép lá có thể bị khô, chất lượng bắp giảm. Theo Bardy (1985), kali làm tăng quá trình khử NO3- trong cây. Bón thêm phân kali sẽ làm giảm sự tích luỹ NO3- trong rau quả rõ rệt so với chỉ bón đạm [48]. Theo một số nghiên cứu khác thì khi tăng liều lượng bón kali, hàm lượng NO3- trong cải bắp giảm xuống nhưng trong quả cà chua không thay đổi [44]. Bón thúc kali cho rau khi sinh trưởng và phát dục mạnh sẽ làm giảm lượng NO3- trong cây [26]. Cải bắp hút kali trong suốt quá trình sinh trưởng nhưng trong giai đoạn tạo bắp cây hút nhiều nhất, chiếm 72% tổng nhu cầu kali của cây (Nguyễn Như Hà, 2006) [19]. Kết quả nghiên cứu của bộ môn Rau-hoa-quả, khoa Nông học, trường ĐHNN Hà Nội cho thấy: bón N, P, K riêng rẽ thì tỷ lệ cuốn bắp của công thức bón N là 85%, công thức bón P là 82%, công thức bón K là 79% và công thức đối chứng là 77,7% [10]. Kết quả nghiên cứu đối với các công thức bón phối hợp thì công thức bón đầy đủ N, P, K tỷ lệ cuốn bắp cao nhất 92-95%; về năng suất: công thức bón đầy đủ N, P, K cho năng suất cao nhất, tiếp đến là công thức N, P rồi đến công thức N, K; P, K và năng suất thấp nhất là công thức đối chứng. Kết quả nghiên cứu về liều lượng đạm cho thấy mức đạm từ 60-180 kg N/ha ở vùng ĐBSH, nhiều giống cho năng suất cao nhất ở công thức bón 140 -150 kg N/ha [10]. + Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng khác Cải bắp không những có nhu cầu cao với nguyên tố đa lượng N, P, K mà còn rất mẫn cảm với các nguyên tố trung và vi lượng. Cải bắp có nhu cầu cao về S và rất nhạy cảm với hiện tượng thiếu Ca, Mg, B. Khi thiếu Mg, lá cải bắp bị thay đổi màu sắc, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Nếu đất thiếu canxi, rễ khó phát triển, cây bị còi cọc và nhạy cảm với bệnh bướu cây (Plasmodiophora), lá biến màu xanh-trắng và sau đó biến sang màu cà phê. Nguyễn Tuấn Song (2006), khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón đạm kết hợp với vi lượng Bo đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cải bắp gieo trồng chính vụ tại Ý Yên - Nam Định, kết luận bón 170-230 kg N, kết hợp phun dung dịch acid Boric nồng độ 0,1-0,2% cho giống cải bắp KK-Cross trồng chính vụ đều đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời hàm lượng NO3- trong sản phẩm ở mức an toàn [28]. 2.4. Tình hình nghiên cứu, sản xuất cải bắp trên thế giới và ở Việt Nam 2.4.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và một số thành tựu chọn tạo giống cải bắp trên thế giới Cải bắp được trồng hầu hết ở các vùng có khí hậu ôn hòa trên lục địa, và được trồng nhiều nhất ở, Châu Á, Châu phi, châu Mỹ... (bảng 2.4). Diện tích cải bắp và một số loại cải khác ở Châu Á lớn nhất thế giới và vẫn còn tăng lên. Năm 2005 diện tích cải bắp và một số loại cải khác ở Châu Á chiếm 77,2% diện tích cải bắp trên thế giới và năm 2007 diện tích này chiếm 77,5% . Theo số liệu thống kê Faostat (2006) [52], các nước Trung Quốc (1720,1 nghìn ha), Ấn Độ (290,3 nghìn ha), Inđônêxia (64,3 nghìn ha), Nhật Bản (53,3 nghìn ha) có diện tích trồng cải bắp và một số loại cải khác lớn nhất thế giới. Việt Nam cũng là một trong 10 nước có diện tích cải bắp lớn nhất thể giới (40,0 nghìn ha) năm 2006. Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cải bắp và một số loại cải khác trên thế giới 2005-2007 Nước 2005 2006 2007 Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Châu Á 2408,9 21,0 50598,8 2367,9 21,9 51972,5 2374,9 22,0 52312,1 Châu Âu 513,4 24,3 12498,8 500,6 24,9 12461,7 496,6 24,7 12250,3 Châu Phi 104,2 18,0 1879,5 102,4 18,2 1860,1 103,1 18,2 1877,8 Thế giới 3120,1 21,6 67407,9 3062,4 22,4 68691,4 3066,3 22,5 68879,3 Nguồn: Faostat 2008 Cũng theo số liệu thống kê Faostat (2006), những nước có sản lượng cải bắp và một số loại cải khác lớn nhất thế giới như Trung Quốc (34826,2 nghìn tấn), Ấn Độ (6147,73 nghìn tấn), Inđônêxia (1292,7 nghìn tấn), Nhật Bản (2286,8 nghìn tấn) (bảng 2.3) [52]. Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cải bắp và một số loại cải khác ở một số nước trên thế giới năm 2004-2006 Nước 2004 2005 2006 Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Trung Quốc 1669,3 19,4 32321,7 1719,4 19,7 33817,3 1720,1 20,2 34826,2 Ấn Độ 255,1 21,9 5594,6 290,3 21,2 6147,7 290,3 21,2 6147,7 Indonesia 68,0 21,1 1432,8 64,3 20,1 1292,7 64,3 20,1 1292,7 Nhật Bản 53,5 40,5 2166,0 53,3 42,9 2286,8 53,3 42,9 2286,8 Việt Nam 36,0 18,1 650,0 40,0 17,5 700,0 40,0 17,5 700,0 Mỹ 30,6 37,1 1132,8 29,8 36,9 1099,8 29,8 36,9 1099,8 Thái lan 23,6 11,0 260,0 24,0 11,0 265,0 24,0 11,0 265,0 Philippin 7,7 12,0 92,8 7,4 12,3 91,4 7,3 12,5 91,2 Nguồn: Faostat 2008 Theo Ashizawa Masakazu (1979), nguyên nhân của việc năng suất chưa cao ở cải bắp là do trồng các giống có chất lượng kém, do vậy những năm sau này người ta tập trung phát triển các giống lai F1. Hầu hết diện tích trồng các giống cải bắp cũ trên thế giới ngày nay đã được thay thế bằng giống ưu thế lai. Ở Nhật Bản, các giống lai chiếm 97-98% tổng diện tích trồng cải bắp với khoảng 200 giống khác nhau (Ashizawa Masakazu,1979). Các giống cải bắp lai cũng chiếm diện tích lớn ở các nước Châu Âu và châu Mỹ (70-80% tổng diện tích) [5]. Có rất nhiều phương pháp tạo giống cải bắp lai trong đó phương pháp sử dụng hiện tượng không tự hòa hợp tạo con lai F1 là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Tuy các nhà khoa học Mỹ là người khởi thảo phương pháp tạo các dòng tự bất hợp nhưng trong sản xuất các nhà khoa học Nhật Bản lại đạt được hiệu quả lớn. Nishi và Hiraoka (1957) đã tìm thấy nguồn bất dục đực ms trên cải bắp. Niewhoft (1961) cũng tìm thấy nguồn này trên cải bắp trắng. Dạng hình bất dục có hoa bé, vòi nhụy ngắn, ống phấn teo và không sinh hạt phấn, người ta cũng tìm ra các cây bất dục đực (BDĐ) có thể sinh ra một số hạt phấn, bằng việc phun axit Gibberillin, BDĐ có thể được gây ra một cách giả tạo. Hầu hết các BDĐ được xác định bởi một gen lặn, cây có Msms và MsMs là hữu thụ và cây msms là cây bất dục đực, tuy nhiên cũng có một số trường hợp bất đục đực xuất hiện do hàng loạt gen lặn gây nên. Ở cải bắp cây BDĐ thường gắn với bất dục cái [5]. Tính bất dục đực do một gen xác định nên chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, ở nhiệt độ 10oC có thể cây hữu thụ (tuy nhiên độ hữu thụ ở hạt phấn là rất thấp) trong khi ở nhiệt độ cao 17oC cây bất thụ một phần hoặc hoàn toàn [5]. Từ đó hàng loạt khả năng sử dụng bất dục đực trong tạo giống lai. Duy trì và nhân giống dòng BDĐ vô tính, có thể thực hiện bằng cách cắt chồi để cây lên mầm hoặc nhân bằng nuôi cấy invitro. Tuy nhiên phương pháp này tốn công và giá thành cao. Theo Yasunobu Ohkawa và Toshio Shiga (1981) thì trong tương lai gần người ta sẽ dùng BDĐ để sản xuất hạt lai thay cho việc dùng tính tự bất hợp, không cần các gen phục hồi hữu thụ để duy trì bố mẹ mà sẽ dùng các tổ chức sinh dưỡng (nhân vô tính) của cây F1 và như vậy việc sản xuất hạt lai bằng dòng BDĐ sẽ đơn giản hơn nhiều [5]. Cho đến nay chưa tìm thấy chất nguyên sinh phục hồi hữu thụ, kết quả là không có khả năng để tái sinh các dòng ms một cách hoàn toàn. Ngày nay chỉ mới sản xuất được các dòng với 50% cây ms, nếu lai msms x Msms. Điều này cần thực hiện ở giai đoạn sớm hơn khi ms gắn với một nhân tố như là sự sản sinh ống phấn ở cây non [5]. Khả năng thứ ba là sự tích lũy các gen ms lặn ở các dòng tốt, khi 4 gen như thế tham gia thì sẽ nhận được một dòng với 97% cây ms (ms1ms1ms2ms2ms3ms3ms4ms4 x Ms1ms1Ms2ms2Ms3ms3Ms4ms4), tuy nhiên việc nhân và duy trì những dòng như thế này là khá phức tạp [5]. Trong các phương pháp sản xuất hạt lai, phương pháp lai đơn lý tưởng nhất, con lai có độ đồng đều cao và thể hiện ưu thế lai lớn. Đôi khi phương pháp lai kép cho năng suất cao nếu bố mẹ là các lai đơn có năng suất cao nhất, tuy nhiên độ đồng đều của con lai ở phương pháp này kém hơn, đối với cải bắp thì lai kép cho năng suất thấp hơn, chín muộn hơn và độ đồng đều kém hơn lai đơn. Cải bao thường dùng phương pháp này. Để tránh nhược điểm của phương pháp lai kép, người ta dùng phương pháp “các dòng đồng hợp tử”, ở phương pháp này mỗi dòng bố mẹ chứa 2 dòng phụ đồng hợp tử và chỉ khác nhau bởi nhân tố S, phương pháp này cho kết quả rất tốt. Bằng các phương pháp tạo giống lai và sản xuất hạt lai, các nước trên thế giới đã chọn tạo ra nhiều tập đoàn giống cải bắp khá phong phú với hàng trăm loại cải bắp khác nhau. Tuy nhiên giống được trồng phổ biến là các giống cải bắp trắng. Các nước có nhiều thành công trong công tác tạo giống và có diện tích trồng cải bắp lớn nhất phải kể đến như Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản... [29] Hiện nay, các nước chủ yếu tập chung nghiên cứu chọn tạo giống cải bắp dùng phục vụ nhu cầu ăn tươi, làm xalát. Kết quả bước đầu tạo được các giống cải bắp tím: Kaliboss (dạng trái đào) gieo vụ xuân thu hoạch vụ hè; giống cải bắp trắng Sherwood F1: thuộc loại giống cải bắp tròn, lá màu xanh đậm, ngọt thích hợp làm xa lát, bắp nhỏ 1kg... Tại Viện Nghiên cứu nông nghiệp của Ấn Độ đã chọn tạo ra giống cải bắp KCH-5, năng suất vượt 40% so với các giống cải bắp hiện có ở Ấn Độ, hiện đang đợi AICT công nhận. Giống này có thể đạt 35tấn/ha trong khi các giống thông thường chỉ đạt khoảng 25tấn/ha. Giống này trồng thích hợp trong điều kiện mát mẻ 12-20oC [45]. Bên cạnh việc tạo giống cải bắp có năng suất cao, chọn giống chống chịu sâu bệnh hại cũng rất được chú trọng, quan tâm. Một trong những đối tượng sâu nguy hại nhất đối với cải bắp là sâu tơ. Vào khoảng thập niên 1980, M.H. Dickson và C.J. Eckenrode thuộc Đại học Cornell (Mỹ), đã tìm ra một số giống cải bắp lá xanh đậm và láng PI 234599 rất kháng các loại sâu bướm, cải bắp tím kháng sâu tơ; một số cải bắp xanh như market Prize Storage Green cũng bị sâu tơ hại cấp trung bình. Qua nghiên cứu thử nghiệm bước đầu, họ đã khẳng định hầu hết các giống cải xanh-đen-láng đều kháng sâu nhờ lớp sáp bề mặt lá. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học Mỹ tại trại New-York đã tìm được những dòng cải kháng tốt như NY2518, NY8329, NY3891... [6][50] AVRDC (Đài Loan) cũng nhập các dòng cải Cornell về truyền gen kháng sang cải bắc thảo, cải bông. Tuy nhiên các dòng kháng cải bắc thảo NYIR 116, cải bắp lá xanh đậm và láng, cải bông lá vàng vàng chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Năm 2006, giống cải bắp chuyển gen Bt đã được trồng thử nghiệm trên đồng ruộng Newdilân. Giống cải bắp được chuyển gen Bt đều có khả năng tiêu diệt sâu bướm caterpilar gây hại trên cải bắp mà không cần phải sử dụng đến thuốc trừ sâu tổng hợp [49]. Trung tâm AVRDC (2002) nghiên cứu thành công 2 giống cải bắp nhỏ là GoldenCross và MiniBall trồng mùa hè ở vùng đất thấp. Khi so sánh với KY-Cross và Shiafong#1, chúng đều có TGST ngắn hơn và cho năng suất cao hơn ở mức có ‎ý nghĩa 0,05. Ở vụ hè sớm (gieo 8/5 trồng 6/6/2002) giống GoldenCross cho năng suất 21,8 tấn/ha, 425kg/ha/ngày. Giống MiniBall cho năng suất 20,5 tấn/ha, 289kg/ha/ngày. Ở vụ hè muộn (gieo 18/7 trồng 15/8/2002) giống GoldenCross cho năng suất 23,6 tấn/ha, 444kg/ha/ngày và giống MiniBall cho năng suất 35,1 tấn/ha, 576kg/ha/ngày [47]. Trung tâm AVRDC-RCA (1999-2000) chỉ đạo đánh giá 18 giống cải bắp trồng ở vùng đất cao -nhiệt đới, tại Arusha, Tanzania từ tháng 7 đến tháng10 năm 1999 và 2000. Năm 1999 tiến hành khảo nghiệm 12 giống, kết quả giống Conquistador and Glory F1 năng suất cao gần 93 tấn/ha, giống Puma cho năng suất thấp nhất 24 tấn/ha và TGST ngắn nhất (54 ngày); giống Drumhead TGST dài nhất (98 ngày) và đường kính bắp lớn nhất 23cm. Năm 2000 tiếp tục khảo nghiệm 6 giống mới và Golden Acre. Kết quả giống Fresco F1 cho năng suất cao nhất 127 tấn/ha, tiếp đến là Mentor 115 tấn/ha và Golden Acre 110 tấn/ha. Đường kính bắp của các giống xung quanh 16,17 cm, trừ 2 giống Marmande (11cm) và Glory of Enkhuizen (12cm) [46]. Khi nghiên cứu 17 giống cải bắp Trung Quốc tại AVRDC ở 3 thời vụ, nóng khô (gieo trồng tháng 9,10), nóng ẩm (tháng 7), lạnh khô (tháng 2). Kết quả cho thấy các giống Wan-chuan, Nylon baitsai (Gung-nung), Black dragon tsai (F1), Nylon baitsai (Guo-shuei-lu) và Fiberless bai-tsai là những giống có triển vọng nhất trong mùa khô, năng suất 38,4-41,3 tấn/ha. Hai giống Dai-Tokyo bekana (F1), 492 Semi-heading bai-tsai (F1) có năng suất cao nhất trong vụ lạnh khô dao động từ 39,7-42,2 tấn/ha. Trong vụ nóng ẩm giống Native bai-tsai, Fiberless bai-tsai (F1), 492 Semi-heading bai-tsai (F1) cho năng suất cao nhất 18,1-19,0 tấn/ha. Như vậy, năng suất cải bắp Trung Quốc tăng dần từ vụ nóng ẩm đến nóng khô và cao nhất ở vụ lạnh khô [45]. Khi nghiên cứu 8 giống cải bắp chịu nhiệt, trong đó KK-Cross và Shiafong #1 là đ/c, gieo trồng ở 3 thời vụ (vụ 1 gieo 17/4 trồng 11/5, vụ 2 gieo 15/5 trồng 7/6, vụ 3 gieo 15/6 trồng 5/7) năm 2000 tại AVRDC kết quả cho thấy. Các giống VN10, Heat Toler và NV01 có năng suất cao hơn đối chứng ở mức có ‎ý nghĩa 0,05 (cao hơn đối chứng 2-7 tấn/ha). TGST của chúng lần lượt là 65,67 và 71 ngày. Trong 3 vụ gieo trồng, TGST của các giống có xu hướng tăng dần từ vụ 1 đến vụ 3. Năng suất của các giống ở vụ 1 cao nhất và thấp nhất ở vụ 2 [45]. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo, nhân giống và sản xuất cải bắp ở Việt Nam Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, nhân dân ta đã tiếp thu được kinh nghiệm của người Hoa về sản xuất và chế biến một số loại rau như cải thìa, cải bẹ Đông Dư, muối ca la thầu... Năm 1829, cải thìa và khoai tây được trồng ở Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, nhân dân ta tiếp thu được kỹ thuật trồng rau của châu Âu (chủ yếu là nước Pháp) để sản xuất các loại rau: cải bắp, su hào, súp lơ, cà rốt,... Từ năm 1938, Đà Lạt đã tổ chức sản xuất các sản phẩm về rau, trong đó có sản xuất một số giống cải bắp: Giống Chou coeur de boeuf monyen, Chou express, Chou de Noel, Chou quintal d’Alsace [18][20][27]. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu cây rau thực sự bắt đầu từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX khi một loạt viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Bộ NN&PTNT được thành lập. Trong đó, những nghiên cứu về cây cải bắp bắt đầu rất sớm. Bảng 2.4. Kết quả khảo nghiệm giống KK-Cross ở một số địa phương Thời gian Nơi khảo nghiệm Khối lượng trung bình bắp (kg) Năng suất ( tấn/ha) ĐX 80-81 Trại rau Hà Sơn Bình 1,3 33,0 81-82 Trại rau Hồng phong 1,5 50,0 82-83 Tân Thời Hiệp (HCM) 1,3 44,0 83-84 Trại giống rau Thất Khê Lạng Sơn (HTX hợp thành Hóc môn TPHCM 1,4 42,0 Nguồn: Tạp chí KH&KT 11/1986 Ở miền Bắc, trong những năm 1973-1976, công ty Marusa (Nhật Bản) đã đưa một số giống cải bắp vào khảo nghiệm tại trại Hồng Phong (Hải Phòng) thuộc Công ty Giống rau quả Trung ương, nhiều giống thích ứng được phát triển trong một giai đoạn phục vụ kinh doanh của Công ty rau quả [33]. Ở miền Nam, cũng tại thời điểm này, trại giống rau Thủ Đức và Đà Lạt, cũng tiến hành các khảo nghiệm tập đoàn giống rau tương tự. Cải bắp có nguồn gốc ở Châu Âu, là cây 2 năm, yêu cầu khắt khe về điều kiện nhiệt độ và ánh sáng để qua giai đoạn xuân hóa. trong khi nước ta, nhất là vùng ĐBSH không đảm bảo được 2 điều kiện này nên chọn tạo và nhân giống cải bắp gặp rất nhiều khó khăn. Công tác nghiên cứu cải bắp chỉ mới dừng lại ở việc chọn lọc thuần hóa một số giống địa phương, nhập nội một số dòng giống tốt về khảo nghiệm đưa vào sản xuất. * Giống cải bắp Hà Nội Là giống cải bắp thích hợp gieo trồng vụ sớm, TGST 125-137 ngày. Thân ngoài cao, lá hình trứng, khối lượng thân lá ngoài trung bình toàn cây 1208-1300g, khối lượng bắp từ 720-1000g. Số lá cuốn bắp 26 lá, tỷ lệ chiều cao thân trong/chiều cao bắp 62,5%. Bắp dạng hình tròn dẹt (I=0,8), màu trắng ngà. Năng suất trung bình đạt từ 15-20 tấn/ha, năng suất cao có thể đạt 40 tấn/ha [29]. Giống cải bắp Hà Nội cho năng suất cao ở vụ sớm và chính vụ, gieo trồng muộn sau tháng 10 tỷ lệ cuốn thấp, cây ra hoa kết hạt. Giống này được trồng chủ yếu ở Hà Nội và một số tỉnh ĐBSH [14][29]. * Giống cải bắp Bắc Hà Được sản xuất tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Giống này thích hợp sản xuất thương phẩm vào vụ sớm. Nếu gieo trồng chính vụ và vụ muộn, chúng gặp nhiệt độ thấp sẽ chuyển qua giai đoạn xuân hóa, trổ ngồng, ra hoa và kết hạt, giống tương tự như cải bắp Hà Nội. TGST 153 ngày, dài hơn giống Hà Nội. Giống có khối lượng thân lá ngoài phát triển mạnh. Khối lượng toàn cây từ 923-1000g, thấp hơn giống Hà Nội. Đặc biệt khối lượng bắp trung bình chỉ đạt 237-300g nên năng suất thấp hơn 10 tấn/ha (Hồ Hữu An, 1986) [1]. Bắp cuốn không chặt, ăn vị hơi cay không thích hợp để làm xa lát. Đây là giống cải bắp cần được chọn lọc lại, không đủ tiêu chuẩn đưa vào sản xuất. * Giống cải bắp Sa Pa Là giống chín muộn, TGST 135-145 ngày. Lá xanh nhạt, phiến lá tròn, cuống dẹt; bắp có dạng bầu, lá trong có màu trắng ngà hơi ánh vàng, khối lượng bắp trung bình 1,8-2 kg, năng suất trung bình đạt 20-25 tấn/ha. Cải bắp Sa Pa cho năng suất cao khi trồng trong điều kiện chính vụ [14]. * Giống NS-Cross Đây là giống lai F1 của Nhật Bản. Là giống chín sớm trung bình, TGST dài hơn so với các giống nói trên, nên sản xuất không được nông dân ưa chuộng. Giống thích hợp trồng vụ muộn. Bắp dạng hình tròn dẹt, khối lượng trung bình bắp 1000-1200g, phiến lá nhỏ, tròn, gân lá phân bố dày nổi rõ, lá màu xanh thẫm trên lá được phủ một lớp sáp. Năng suất trung bình đạt từ 20-25 tấn/ha. NS-Cross có khả năng chịu nhiệt, có thể trồng vụ sớm. Những năm 1986-1990, ở miền Bắc trong chương trình “Rau quả và đồ hộp xuất khẩu” (18A) có đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo một số loại rau chính” (18 A-01-04) do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chủ trì, đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống cải bắp chịu nhiệt” (18 A-01-05) do Viện Di truyền Nông nghiệp chủ trì. Kết quả đã có 10 giống rau được lai tạo, chọn lọc và đưa vào sản xuất, trong đó có 3 giống cải bắp (CB1, CB26, chịu nhiệt). * Giống CB26 Bắt đầu chọn tạo từ năm 1981, được công nhận và đưa vào sản xuất năm 1990, giống CB26 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể nhiều năm từ giống cải bắp Phù Đổng-Hà Nội [24]. CB26 là giống ngắn ngày, chịu được nhiệt độ cao khi cuốn, chống bệnh héo rũ và thối nhũn, TGST 75-90 ngày, Năng suất trung bình 30 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 35 tấn/ha. Khối lượng bắp trung bình từ 1,2-1,5 kg, cuốn khá chặt, phẩm chất tốt, giòn, kích thước bắp vừa phù hợp cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Trong vụ sớm cần làm giàn che cho cây con. Thời vụ gieo hạt tốt nhất là từ 15/7-15/9 trồng 15/8-15/10 [14][15]. Viện KHKTNN Việt Nam cũng tiến hành nghiên cứu một tập đoàn lớn các giống và dòng lai cải bắp của Liên Xô, qua nghiên cứu đã chọn được một số giống tốt như: Slava 231, Adebaigian, Beloruxia 85, B25xS110, S110xDCB... Các giống này đều đạt tỷ lệ cuốn bắp cao, cuốn chặt, năng suất trung bình đạt 60 tấn/ha, chất lượng cao hơn đối chứng. Khối lượng bắp đạt 2 kg. Tuy nhiên, ở ĐBSH việc sản xuất hạt giống cải bắp Liên Xô ở điều kiện tự nhiên khó thực hiện do cây mẹ không qua được giai đoạn xuân hóa (Mai Phương Anh, Nguyễn Ngọc Huệ và ctv, 1990). Phòng Nông nghiệp Đà Lạt (1987-1911) đã tiến hành khảo nghiệm tập đoàn giống cải bắp của công ty Tohoku (Nhật Bản) gồm 6 giống cải bắp CR-100, TH8260, Early Shogun, Shogun, TH-7450, TH-3920 và đã chọn được 2 giống cải bắp Early Shogun, Shogun phù hợp với điều kiện sản xuất tại Đà Lạt. Từ 1996 đến nay, các đề tài nghiên cứu về giống rau được bố trí trong chương trình cấp Nhà nước KC08 (1996-2000) KC06, KC07 (2001-2005) và chương trình giống cây trồng vật nuôi của Bộ NN& PTNT. Giai đoạn này, nhiều nghiên cứu đi vào chiều sâu. Nhiều giống lai F1 cùng các quy trình sản xuất hạt lai được xây dựng (cà chua HT7, VT3, Dưa hấu nhóm An Tiêm, ớt cay HB9, HB11...). Tuy nhiên những giống được lai tạo cũng chiếm tỷ lệ rất thấp và tác động tới sản xuất chưa rõ rệt. Đặc biệt những nghiên cứu chọn tạo giống cải bắp ở giai đoạn này lắng xuống rõ rệt. Các nhà khoa học chủ yếu nhập nội một số giống cải bắp năng suất, chất lượng cao về tiến hành khảo nghiệm và đưa vào sản xuất. Giống cải bắp Kinh 60, được tạo ra từ phương pháp này. * Giống King 60 (K60) Là giống được chọn lọc từ bộ giống cải bắp nhập nội từ Nhật Bản. Từ năm 1996-1999, giống này được khảo sát đánh giá tại Viện CLT & CTP kết hợp khảo nghiệm và sản xuất thử ở một số địa phương. Tiến hành khảo nghiệm chính quy năm 1998, công nhận tạm thời năm 1999 và công nhận chính thức năm 2000. King 60 là giống có TGST ngắn (trồng-thu hoạch 60-70 ngày), dạng hình đẹp, tán gọn, bắp tròn dẹt, năng suất cao (39-42 tấn/ha). Giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh, đặc biệt là bệnh thối nhũn (Xanhthomonas campetris) [17][31]. Giống này có thể trồng từ vụ đông tới vụ xuân. Nhu cầu về giống tăng cao, đặc biệt là các giống cải bắp lai, trong khi đó, ở nước ta điều kiện khí hậu không thích hợp nên việc chọn tạo và nhân giống cải bắp gặp rất nhiều khó khăn. Các giống cải bắp có nguồn gốc ôn đới hầu như không có khả năng ra hoa, kết hạt ở những vùng ấm áp (nhiệt độ cao) và ánh sáng không đầy đủ (thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn) như ở nước ta nên một số vùng không thể sản xuất hạt giống cải bắp được, một số vùng có khả năng sản xuất hạt giống (Bắc Hà, Sa Pa) thì chất lượng hạt giống tạo ra không được tốt. Mặt khác, lượng giống dùng cho 1 đơn vị diện tích rất ít so với các cây trồng khác (trung bình khoảng 0,5 kg/1 ha) và diện tích trồng rau của mỗi hộ nông dân rất nhỏ nên người sản xuất quan tâm nhiều đến năng suất, chất lượng và độ đồng đều giống hơn giá cả. Các giống lai nhập nội thường đáp ứng được yêu cầu trên nên dần hình thành tâm lý ưa dùng giống nước ngoài. Hiện nay, nhà nước cho phép các công ty giống nhập nội các giống cải bắp lai F1 trên thế giới về trồng thử nghiệm và phổ biến rộng rãi ngoài sản xuất: TN001, TN002,... đây đều là những giống có tiềm năng năng suất. Các giống được trồng phổ biến ở nước ta hiện nay chủ yếu là các giống cải bắp Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, đặc biệt là các giống của Nhật Bản. Đây là những giống có khả năng thích ứng rộng chịu thâm canh, TGST từ ngắn đến trung bình, năng suất và chất lượng cao hơn so với các giống địa phương... * Giống TN002 TN002 là giống lai F1 có nguồn gốc từ Nhật Bản được Công Ty TNHH Trang Nông tuyển chọn và đưa vào sản xuất đại trà từ vụ đông năm 2005. Đây là giống cải bắp ngắn ngày thời gian từ trồng tới thu hoạch từ 65-70 ngày, thích hợp cho cơ cấu vụ đông. Giống cải bắp TN002 cuốn chặt khối lượng bắp 2,5-3 kg, thâm canh tốt có thể đạt được 60-70 tấn/ha, là giống có tiềm năng năng suất cao.[6] * Giống Head Start Là Giống lai (F1) có nguồn gốc từ Mỹ, có nhiều đặc điểm rất tốt. Qua kết quả nghiên cứu gieo trồng vụ Xuân hè có nhiều triển vọng. Giống có khả năng chịu nhiệt tốt, tỷ lệ cuốn bắp cao (100%). Khối lượng toàn cây là 1410g, khối lượng bắp trung bình đạt 1140g. Bắp màu trắng ngà, có số lá cuốn bắp 30, hình dạng bắp bầu dục. Năng suất thực thu vụ Xuân hè có thể đạt 37,5 tấn/ha. Trong điều kiện nhiệt độ cao, bắp cuốn rất chặt (Hồ Hữu An, 2004) [3]. Một số giống trồng trọt ở nước ta rất lâu đời như Số 2 (Lạng Sơn), cải bắp Phù Đổng (Hà Nội), và cải bắp Bắc Hà có khả năng ra hoa kết hạt cũng dần dần mất đi, hoặc ít được bán trên thị trường [16]. Một số giống cải bắp CB1, CB26, tạo ra trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20 Viện CLT&CTP và Trung tâm Nghiên cứu Rau quả Hà Nội đã chọn tạo ra cũng dần mất chỗ đứng trên thị trường. Nguyên nhân là chúng đã thoái hóa, năng suất chất lượng giảm, cần được phục tráng lại. Tóm lại, những nghiên cứu về cây cải bắp ở nước ta còn rất hạn chế, số lượng giống cải bắp chưa phong phú, thiếu những giống chịu nhiệt; giống nhập nội đều không có khả năng ra hoa kết hạt ở vùng đồng bằng nước ta. Phương pháp chọn tạo giống chủ yếu là chọn lọc, thuần hóa và nhập nội. Vì thế chọn tạo giống cải bắp hiện vẫn là vấn đề mở đối với các nhà chọn tạo giống trong giai đoạn hiện nay. 2.5. Một số nghiên cứu về thời vụ trồng cải bắp ở Việt Nam và những vấn đề có liên quan Rau là loại cây trồng rất mẫn cảm với sự thay đổi của điều kiện thời tiết khí hậu như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng. Mỗi loại rau đều có yêu cầu ngoại cảnh riêng như thời tiết, đất đai, dinh dưỡng... để sinh trưởng và phát triển, vì vậy cây rau yêu cầu thời vụ rất nghiêm ngặt. Thời vụ không thích hợp làm giảm năng suất và chất lượng rau. Chính vì vậy, trong sản xuất cần bố trí, sắp xếp thời vụ sao cho thời kỳ hình thành bộ phận sử dụng gặp được nhiều thuận lợi nhất. Song, do nhu cầu của người tiêu dùng là quanh năm nên nhà vườn phải gieo trồng trái vụ. Sản xuất trái vụ thường gặp nhiều rủi ro, năng suất chất lượng kém hơn chính vụ nhưng hiệu quả kinh tế thường cao gấp 3-5 lần so với chính vụ đem đến cho người nông dân nguồn thu nhập đáng kể, kích thích tích cực người trồng rau. Đảm bảo thời vụ, chủ yếu là đảm bảo chế độ nhiệt và chế độ ánh sáng thích hợp để rau sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Các loại rau vụ đông có yêu cầu cường độ ánh sáng yếu và thời gian chiếu sáng tương đối ngắn, 8-12 giờ/ngày. Các loại rau mùa hè yêu cầu ánh sáng với cường độ mạnh và thời gian chiếu sáng ngày dài 12-14 giờ/ngày. Do đó việc bố trí thời vụ cũng như sắp xếp các cây trồng xen, gối cần tạo được chế độ ánh sáng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây rau. Bảng 2.5. Thành phần hoá học của một số giống cải bắp gieo trồng chính vụ và vụ muộn tại Hà Nội (Hồ Hữu An, 1986) Giống Vitamin C (mg%) Chất khô (%) Chất tro (%) Đường Tổng số (%) Chính vụ Vụ muộn Chính vụ Vụ muộn Chính vụ Vụ muộn Chính vụ Vụ muộn KK-Cross - 19,88 5,5 6,3 1,0 0,9 3,0 3,4 KY-Cross - 25,58 6,3 6,6 1,0 1,0 2,5 2,8 Đitmarsko - 51,00 - 5,8 - 1,0 - 2,4 Derbentsko 63,00 31,13 6,1 5,9 1,0 0,8 3,0 3,5 Mariza 63,75 73,50 5,5 7,0 1,1 1,3 2,0 3,4 Balkan 82,88 33,75 5,9 5,8 1,0 1,2 2,1 2,9 Kuise 17 71,25 45,45 3,0 6,6 1,1 0,8 3,2 2,7 Likorisko -7 62,25 30,00 7,3 6,6 1,2 1,2 2,7 3,0 Pazardrisko16 78,75 23,63 5,1 5,9 1,0 1,2 2,2 Theo PGS.TS Tạ Thu Cúc, ở Việt Nam cải bắp thường được trồng trong các vụ chính sau: - Vùng núi các tỉnh phía Bắc có đặc điểm là nhiệt độ thấp trong mùa đông, khi gieo trồng cần sử dụng giống chịu rét. Thời vụ tập trung tháng 9, tháng 10, có thể gieo trồng cải bắp trong vụ xuân. - Các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ có thể gieo trồng các thời vụ sau: + Vụ sớm gieo từ tháng 7, tháng 8. + Chính vụ gieo trồng tháng 9 đến trung tuần tháng 10. + Vụ muộn trồng vào cuối tháng 10 và trung tuần tháng 11. Trồng cải bắp vụ sớm cần phải chọn giống chịu nhiệt, chín sớm. Vùng Đà Lạt gieo trồng từ tháng 9 đến tháng 10, vụ muộn trồng vào tháng 11. Gieo trồng cải bắp vụ muộn cần chú ý dùng giống chịu rét. Vùng Đà Lạt còn có thể gieo trồng cải bắp trong vụ xuân [9][10][11]. Các tỉnh thuộc ĐBSCL gieo trồng cải bắp thuận lợi vào cuối tháng 11 đến tháng 12, thu hoạch vào dịp tết Nguyên đán. Trong vụ này cần chọn giống có thời gian sinh trưởng ngắn [11]. Tuy nhiên, các thời vụ trồng rau khác nhau thì chất lượng dinh dưỡng, hàm lượng chất khoáng trong rau cũng khác nhau. Theo Hồ Hữu An (1986) [2], thành phần hóa học của cải bắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, giống, thời vụ. Các giống khác nhau thành phần hoá học khác nhau. Cùng một giống ở hai thời vụ khác nhau thì thành phần hoá học cũng khác nhau. Giống Mariza khi trồng chính vụ đường tổng số 2,0 còn khi trồng vụ muộn đường tổng số là 3,4... (bảng 2.6). Vì thế để tăng được hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất khoáng trong cải bắp cần ._.ài đặc điểm của giống, còn do yếu tố nhiệt độ thấp hơn so với yêu cầu của cây cải bắp (dưới 17oC là 23 ngày) và độ ẩm không khí khác cao (75-87%). 5. Thời vụ chính vụ và vụ muộn đã ảnh hưởng đến khả năng xuân hóa của các giống cải bắp. Nhiệt độ trung bình trong thời gian cuốn bắp của các giống sản xuất chính vụ (20,2-21,2oC), thuận lợi hơn so với vụ muộn (15,4-17oC) nên các giống chính vụ không có khả năng xuân hóa và tỷ lệ cuốn bắp cao. Đặc biệt có 2 giống KK-Cross và CB741 khi gặp nhiệt độ thấp có lợi ở vụ muộn (2-12oC trong thời gian 23 ngày) nên đã có ngồng trong bắp 100%. Riêng giống Xingzhong 9918 đã chuyển qua giai đoạn xuân hóa đạt tỷ lệ 52,8% các cây còn lại không cuốn bắp và chỉ phát triển các lá ngoài. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng bắp thương phẩm. 6. Nhìn chung năng suất của các giống trồng chính vụ thường cao hơn so với vụ muộn. Trong điều kiện sản xuất chính vụ các giống đạt năng suất cao nhất là Thúy phong 1641, A77, CB741 (đạt từ 45,3 đến 54,8 tấn/ha), cao hơn so với đối chứng từ 103,9-126,5%. Các giống đạt năng suất cao nhất ở vụ muộn gồm các giống Thúy phong 1641, A77, CB741, Noromi 109 (đạt từ 22,97 đến 51,43 tấn/ha) cao hơn so với đối chứng từ 113,8 đến 197,5%). Riêng giống Xingzhong 9918 không nên sản xuất đưa vào sản xuất ở Việt Nam cả ở chính vụ và vụ muộn vì tỷ lệ cuốn bắp thấp. Các giống KK-Cross và CB741 không nên sản xuất ở vụ muộn. 7. Thời vụ gieo trồng có ảnh hưởng đến độ cuốn chặt của bắp. Trong điều kiện sản xuất chính vụ, có 4 giống cuốn rất chặt (Thuý phong 1641, Red C05, A77, Noromi 109). Vụ muộn có 2 giống (Noromi 109, Xingzhong 9918) nên tránh được hiện tượng dập nát trong vận chuyển. Chính vụ và vụ muộn chưa làm thay đổi lớn đến độ ngọt bắp. Đối với giống Thuý phong 1641, Red C05, A77, Noromi 109 có khẩu vị ngọt, nên có thể sử dụng làm salát. Một số chỉ tiêu về thành phần sinh hoá của các giống chính vụ thường có chiều hướng cao hơn so với vụ muộn. Đáng chú ý các giống A77, CB741, Noromi 109 có hàm lượng chất khô, đường tổng số và vitamin C cao nhất so với các giống còn lại. Riêng giống Red C05 có khả năng cuốn rất chặt, tỷ lệ sâu bệnh thấp và hàm lượng đường tổng số cao (4,05%) nên có thể sử dụng làm vật liệu trong công tác chọn giống. 8. Các giống thí nghiệm trồng chính vụ và vụ muộn tại Hưng Yên, theo quy phạm khảo nghiệm giống cải bắp 10TCN 469 -2001, đạt tiêu chuẩn an toàn về hàm lượng nitrat (NO3-). Sự khác nhau về NO3- của các giống trồng trong 2 thời vụ chưa thể hiện rõ tính quy luật. Riêng đối với giống Thuý phong 1641 và Noromi 109 cho thấy hàm lượng NO3- vụ muộn cao hơn so với chính vụ. 9. Hiệu quả kinh tế trong từng thời vụ gieo trồng có sự khác nhau đáng kể. Tuy năng suất chính vụ cao hơn so với vụ muộn, nhưng hiệu quả kinh tế có chiều hướng thấp hơn so với gieo trồng vụ muộn. Đối với chính vụ hiệu quả kinh tế (lãi thuần) các giống cao nhất gồm Thuý phong 1641, A77, CB741 (đạt từ 62,1 đến 82,2 triệu đồng, cao hơn đối chứng 105,2-139,1%). Đối với vụ muộn hiệu quả kinh tế các giống có lãi thuần cao nhất gồm Thuý phong 1641, A77, CB741, Noromi 109 (đạt từ 42,2 đến 127,6 triệu đồng, cao hơn đối chứng 124,5-206,5%). Tóm lại, chính vụ nên trồng các giống A77, CB741. Ở vụ muộn tuy giống CB741 cho năng suất cao nhất nhưng khi trồng trong vụ muộn gặp điều kiện nhiệt độ thấp 2-12oC trong thời gian khoảng 23 ngày cây chuyển qua xuân hoá ảnh hưởng đến năng suất chất lượng bắp. Vì vậy nên trồng giống A77, Thuý phong 1641, ở vụ muộn. Giống Thuý phong 1641 tuy năng suất có thấp hơn giống A77 nhưng cây gọn, chất lượng ngon, khối lượng bắp vừa phải, thời gian sinh trưởng rất ngắn có thể tăng năng suất bằng cách trồng dày thu hoạch giai đoạn giáp vụ rau. 5.2. Đề nghị 1. Tuỳ theo sở thích của khác hàng và khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường, chúng tôi khuyến cáo các vùng trồng rau nên trồng giống A77 trong điều kiện chính vụ. Vụ muộn nên trồng giống A77, Thuý Phong 1641. 2. Tiếp tục triển khai các thí nghiệm về thời vụ, kỹ thuật cho giống CB741, A77 và Thuý phong trong các thời vụ sớm, chính vụ và vụ muộn để hoàn thiện quy trình kỹ thuật đối với các giống này. 3. Nghiên cứu thực nghiệm xác định điều kiện cụ thể để các giống CB741, KK-Cross trỗ được trong điều kiện thời tiết rét đậm ở ĐBSH. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Hồ Hữu An (1986), “Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất và chất lượng sản phẩm một số loại cải bắp”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, số 4/1986. Hồ Hữu An (1986), “Nghiên cứu một số giống cải bắp (Brassica oler.var.capitata.L trồng vụ xuân hè”, Tạp chí NN & PTNT, số 2/2004. Hồ Hữu An (2004), “Nghiên cứu một số giống cải bắp trồng vụ xuân hè”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, số 8/2004. Mai Thị Phương Anh và cs (1990), Báo cáo tổng kết công tác chọn giống rau giai đoạn 1986-1990 của Trung tâm giống cây trồng Việt Xô, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Mai Thị Phương Anh (1996), Rau và trồng rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1998), Quy định về sản xuất rau an toàn, ban hành kèm theo Quyết định số 67-1998/QĐ-BNN-KHCN. Tạ Thu Cúc (1991), “Ảnh hưởng của liều lượng N đến năng suất giống cải bắp”, Tạp chí Khoa học nông nghiệp số 5. PGS.TS. Tạ Thu Cúc (2006), Giáo trình kỹ thuật trồng rau. NXB Hà Nội. PGS.TS. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. PGS.TS. Tạ Thu Cúc (2007), Kỹ thuật trồng rau sạch-trồng rau ăn lá, NXB Phụ nữ, Hà Nội. Cục Trồng trọt (2006), Tuyển tập báo cáo tổng kết chỉ đạo sản xuất năm 2006, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trần Bá Cừ, Minh Đức (2007), Rau hoa củ làm thuốc, NXB Phụ nữ, thành phố Hồ Chí Minh. GS. TS. Đường Hồng Dật (2002), Sổ tay người trồng rau, tập 1, NXB Hà Nội. GS.TS. Đường Hồng Dật (2003), Kỹ thuật trồng rau ăn lá, rau ăn hoa và rau gia vị, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. Nguyễn Đình Đạt và ctv (1980), Một số kết quả nghiên cứu tính chống thuốc và biện pháp phòng trừ sâu tơ, Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật 1969-1979, tr147-159, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. PGS.TS. Trương Đích (2000), Kỹ thuật trồng các giống lạc, đậu đỗ, rau quả và cây ăn củ mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. www. google.com.vn Nguyễn Như Hà (2006), Giáo trình bón phân cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Huệ và ctv (1990), Báo cáo công tác nghiên cứu chọn tạo giống rau giai đoạn 1986-1990 tại Trung tâm khoai tây-rau, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Quý Hùng, Lã Phạm Lâm, Huỳnh Công Hà (1994), Kết quả nghiên cứu phong trừ sâu tơ hại rau họ hoa thập tự tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí NN và CNTP, số 9/1994. Trịnh Thu Hương (2003), Kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn rau, vườn quả hộ gia đình, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Nguyễn Quý Hùng, Lê Trường và ctv (1995), Sâu tơ hại rau họ thập tự và biện pháp quản lý sâu tơ tổng hợp, 298tr, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh. Võ Minh Kha (1996), Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. TS. Vũ Văn Liết, PGS.TS. Vũ Đình Hòa (2006), Kỹ thuật sản xuất hạt giống rau, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. Trịnh Thường Mại (1994), “Sản xuất rau sạch có hàm lượng nitrat thấp”, tạp chí Người làm vườn, tháng 10, tr12. Nguyễn Tuấn Song (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón đạm kết hợp với vi lượng Bo đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cải bắp gieo trồng chính vụ tại Ý Yên, Nam Định, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Sổ tay kỹ thuật thâm canh rau ở Việt Nam (2005), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Lê Văn Tán, Lê Khắc Huy, Lê Văn Luận và cs (1998), “Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến nitrat trong một số loại rau, Đề tài cấp Bộ B96-08-10. TS. Đào Xuân Thảng, KS. Đào Văn Hợi, KS. Đoàn Xuân Cảnh, (2002), Giống cải bắp King 60, Kết quả nghiên cứu khoa học 1999-2001, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Văn Thắng-Trần Khắc Thi (2000), Sổ tay người trồng rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. PGS.TS. Trần Khắc Thi (1991), Kết quả nghiên cứu chọn tạo một số giống rau giai đoạn 1986-1990, Kết quả nghiên cứu khoa học 1986-1990, Viện Cây lương thực và thực phẩm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trần Khắc Thi (2005), Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ và thị trường phục vụ chương xuất khẩu rau và hoa, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Nhà nước KC.06.10 NN giai đoạn 2001-2005, Hà Nội. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2005), Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau, NXB Lao động, Hà Nội. PGS.TS. Trần Khắc Thi, ThS. Phạm Mỹ Linh (2007), Rau an toàn cơ sở khoa học và kỹ thuật canh tác, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê năm 2005, NXB Thống kê, Hà Nội. Lê Văn Trịnh (1998), Nghiên cứu đặc điểm ính học sinh thái của một số sâu hại rau họ thập tự vùng ĐBSH và biện pháp phòng trừ, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, 185tr, Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội. Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Thị Vân Hà, Nguyễn Văn Sơn (1998), “Nghiên cứu hàm lượng nitrat (NO3-) trên một số loại rau trồng phổ biến tại tỉnh Lâm Đồng”, Tập san khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, số 3, tr 157-166. Bùi Quang Xuân (1999), “Một số kết quả nghiên cứu sản xuất rau an toàn tại địa bàn thành phố Hà Nội, phát triển sản xuất trong quy hoạch đô thị, Báo cáo Hội thảo Nông nghiệp ngoại thành với vấn đề quy hoạch đô thị, ngày 12-14/05/1999, Hà Nội. Lê Mỹ Xuyên (1996), Hiệu quả kinh tế của nghề trồng rau và công thức luân canh có trồng rau đem lại hiệu quả, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (408), tr. 245-251. Viện Kinh tế nông nghiệp (2005), Sản xuất và tiêu thụ rau quả Việt Nam, Báo cáo tham luận tại Hội thảo rau quả Tiền Giang tháng 8/2005. Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp (2007), Báo cáo tóm tắt rà soát chương trình phát triển rau quả, hoa cây cảnh đến năm 2010. Bùi Quang Xuân (1998), Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và tích lũy nitrat trong một số loại rau trên đất phù sa sông Hồng, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Tiếng Anh AVRDC (2000), Program II Year-round vegetable production systems, the World Vegetable Center, Shanhua, Taiwan. AVRDC (2002), Research at AVRDC-RCA (1997-2001), Cabbage varieties for tropical highlands, the World Vegetable Center, Shanhua, Taiwan. AVRDC (2003), Progress Report 2002, The World Vegetable Center. pp. 62-63, Shanhua, Taiwan. Bardy N.C (1985), The nature and properties of soils, Mac Milan publ, Co. New york and Collier, Macmillan publishers London. M. H. Dickson, C. J. Eckenrode, and J. Lin (1984), Breeding for Diamondback Moth Resistance in Brassica oleracea, New York State Agricultural Experiment Station, Geneva, NY 14456, USA. FAO/WHO (1993), Codex Alimentarius, Vol 2. http:// faostat.fao.org Katinka Weinberger, Greg Johnson, Mei-huey Wu (2007), “Overview study on the vegetable in sector in tropical Asia”, pp.1-22. Public -private partnership in practice. AVRDC Lizgunova B.Kapuxta. izdachenxtvo “Kolox”, Hiroshi Nakano (1965), Vegetable soybean area, production demand, Suply and Domestic and Foreign trade in Japan, P.6-16. Vegetable Soybean Research Meeds for production and quanlity improvement. AVRDC publication, 1991. Lizgunove T.V (1965), Cabbage, Publish Kolos Leningrad. Murtazov T; I.Minkov (1984), Vegetable planting, select and produce, Publish “Khristo G. Danov” plodiv. Nelson D.W. and D.M. Humber (1980), Effect of nitrogen excess on quality of food and fiber in crop production, Publ. ASA, CSSA, SSSA. Madi Wisc, pp 643-660. Schuphan W (1974), Significance of nitrates in food and drinking water in effect of agriculture production on nitrate in food an water with particular to isotope study, Procesding and report of panel of experts, Wieenna, 4-6 jun 1973, IAEA. Walton G. (1951), Survey of life literature relating of infant methaemoglobinemia due to nitrate contaminated water, Am.J.Public Health, 41,pp 986-996. W. Young, Ron W. Wilen and Peta C. Bonham-Smith (2003), High temperature stress of Brassica napus during flowering reduces micro-and megagametophyte fertility, induces fruit abortion, and disrupts seed production. Journal of Experimental Botany, Vol. 55, No. 396, pp. 485-495, February 1, 2004. Phụ lục 2. Diện tích, năng suất sản lượng cải bắp của Việt Nam từ 1999-2005 Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (1000 tấn) 1999 9,0 17.778 160,0 2000 22,5 17.778 400,0 2001 23,5 19.343 453,9 2002 27,1 18.422 499,2 2003 34,8 17.418 606,2 2004 32,6 18.720 909,4 2005 31,5 19.208 607,5 Tăng trưởng hàng năm (%) 12,8 0,2 13,0 Nguồn: Viện Nghiên cứu rau quả, 2006 Phụ lục 3. Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam, 1991-2006 Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1991 197,5 3213,4 1992 202,7 3304,7 1993 291,9 3483,5 1994 303,4 3793,6 1995 328,3 4155,4 1996 360,0 4706,9 1997 377,0 4969,9 1998 411,7 5236,6 1999 459,1 5792,2 2000 464,6 5732,1 2001 514,6 6777,6 2002 560,6 7485,0 2003 577,8 8183,8 2004 605,9 8876,8 2006 643,9 9653,0 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phụ lục 4. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng rau các loại phân theo vùng (1995-2005) Vùng Diện tích Năng suất Sản lượng So sánh DT với QĐ 182/QĐ-CP 1995 2005 1995 2005 1995 2005 2010 % Cả nước 459,6 6351,1 126,0 151,8 5792,2 9640,3 550 115,5 ĐB sông Hồng 126,7 158,6 157,0 179,9 1988,9 2852,8 130 122,0 Trung du MNBB 60,7 91,1 105,1 110,6 637,8 1008,0 75 121,5 Bắc Trung Bộ 57,7 68,5 81,2 97,8 427,8 670,2 60 114,2 Duyên hải NTB 30,9 44,0 109,0 140,1 336,7 616,4 60 73,3 Tây Nguyên 25,1 49,0 177,5 201,7 445,6 988,2 35 140,0 Đông Nam Bộ 64,2 59,6 94,2 129,5 604,9 772,1 70 85,1 ĐB sông C.Long 99,3 164,3 136,0 166,3 1350,5 2732,6 120 136,9 Nguồn: Niên giám thống kê toàn quốc 2005 Phụ lục 5. Các nước có sản lượng cải bắp và một số loại cải khác lớn nhất thế giới (theo năm 2006), tấn TT Tên nước 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 China 25267612 28083217 30590366 32321687 33817282 34826150 2 India 5510000 5680000 5800000 5594600 6147700 6147700 3 Indonesia 1399230 1232843 1348433 1432814 1292687 1292687 4 Japan 2473000 2397000 2340500 2166000 2286800 2286800 5 Korea, Republic of 3385597 2575849 2959855 3139407 2602613 3068148 6 Poland 1709580 1188484 1289200 1432401 1381637 1249066 7 Romania 819200 821400 1019234 924686 1011633 1112675 8 Russian Federation 3855530 3651850 4442210 4067680 4051090 4073240 9 Ukraine 1323700 1162700 1528000 1544500 1475400 1465000 10 United States of America 2491660 1967760 1981190 1132750 1099770 1099770 11 Belarus 540000 545000 573277 575355 529773 568584 12 Egypt 562394 556606 624346 541915 550000 550000 13 Germany 725183 664000 784537 795370 721549 737458 14 Italy 441000 422458 427800 320787 340425 325817 15 Kenya 589693 578055 708972 676336 689554 689554 16 Korea, Dem People's Rep 650000 680000 680000 695000 690000 690000 17 Serbia, Republic of 324657 18 Turkey 710000 720000 721000 700000 675000 687112 19 Uzbekistan 218000 230570 218510 273550 287330 369241 20 Viet Nam 453891 499185 606226 650000 700000 700000 21 Ethiopia 130000 150260 152000 164129 174110 174110 22 France 243073 252396 215298 241801 201215 189242 23 Greece 200000 189000 190000 175270 180078 180078 24 Iran, Islamic Rep of 260000 260000 270000 297465 318163 318163 25 Kazakhstan 303500 321793 327958 321544 338000 320000 26 Mexico 216381 196649 195007 196151 221317 203678 27 Netherlands 266000 237000 259000 207000 209000 209000 28 Spain 288644 269885 268579 242374 259200 259200 29 Thailand 210000 220000 260000 260000 265000 265000 30 United Kingdom 282200 244000 285000 266100 308200 308200 31 Armenia 80356 82688 92585 93789 107172 108000 32 Bangladesh 115000 119000 117885 128600 142405 142405 33 Belgium 110000 113000 115000 107130 109950 124000 34 Canada 159830 159023 178504 198018 180367 162509 35 Colombia 72 81 126511 139972 142821 142821 36 Cuba 138814 159327 184277 222476 256450 172830 37 Hungary 165879 172572 179715 215889 136639 136639 38 Niger 120000 120000 120000 145114 159422 159422 39 Portugal 162532 209086 211890 191205 184861 145000 40 South Africa 195000 177943 171396 173222 155270 141525 Phụ lục 6. Các nước có năng suất cải bắp và một số loại cải khác lớn nhất thế giói (theo năm 2006) 2001-2006, kg/ha TT Tên nước 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Austria 47174.77 52514.46 45135.88 54165.58 51827.31 57434.29 2 El Salvador 8000 100000 94225.66 98450.54 90387.52 74500.54 3 Germany 47709.41 44266.67 48978.46 49605.21 49996.47 49872.05 4 Jordan 22860.89 28188.77 33480.86 33996.42 33913.53 56523.52 5 Korea, Republic of 60783.8 58002.86 55754.8 62993.5 61784.57 64167.06 6 Kuwait 47671.53 44318.41 48955.7 49158.73 47500 47500 7 New Zealand 38135.73 38135.9 38135.9 43391.14 57142.86 57142.86 8 South Africa 51806.59 60607.29 60012.61 59979.92 57105.55 52050.39 9 Tanzania, United Rep of 137931.03 137931.03 138316.67 136666.67 136666.67 136666.67 10 United Arab Emirates 45004.75 49003.28 45469.84 55285.19 57024.29 57024.29 11 Colombia 25.5 26.97 40149.48 40784.38 40689.74 40689.74 12 Ireland 56000 55555.56 48675.38 46357.3 43155.77 43155.77 13 Japan 42785.47 42575.49 42477.31 40485.98 42904.32 42904.32 14 Lebanon 30466.47 37630.67 35566.38 47631.58 44388.89 44388.89 15 Luxembourg 24000 20000 13666.67 19166.67 46000 39750 16 Spain 29079.59 29019.89 34393.52 30598.91 33662.34 33662.34 17 Sweden 49504.53 34818.18 41420.56 43881.86 35117.38 42518.87 18 United States of America 23730.1 23594.25 23712.63 37054.3 36867.92 36867.92 19 Uzbekistan 30277.78 29522.41 28158.51 34193.75 28087 36093.94 20 Venezuela,Bolivar Rep of 29859.28 32969.96 34970.09 38112.84 39630.3 42681.82 21 Armenia 24808.89 24142.48 28141.34 29290.76 31118.47 30857.14 22 Cyprus 32857.14 33571.43 31481.48 32128.57 33287.88 32608.7 23 Czech Republic 36176.06 37517.64 37286.76 36850.48 54166.67 30466.58 24 Denmark 30000 28181.82 31454.55 35178.62 36069.28 33218.92 25 Honduras 30991.74 32299.3 31239.96 31261.09 32029.05 32029.05 26 Mexico 32479.89 31954.66 32735.77 33421.54 35354.15 33632.43 27 Morocco 28342.86 26296 29562.91 25691.91 24031.25 30633.8 28 Palestine, Occupied Tr. 34117.28 36689.73 34974.56 32526.98 31444.25 31444.25 29 Poland 36934.34 43954.44 36502.63 39707.3 35568.87 32774.42 30 Slovenia 23304.35 32033.53 21503.02 34938.48 35931.03 32360.25 31 Belarus 21600 22708.33 27082.25 29791.07 29089.23 29521.5 32 Belgium 34375 27215.8 28692.62 32892.23 27765.15 30024.21 33 Chile 27555.56 27954.55 27927.93 27727.27 27555.56 27555.56 34 Egypt 28518.97 29687.24 27698.24 28840.61 28947.37 28947.37 35 Finland 20614.84 22574.4 26135.73 25680.29 27272.44 29128.42 36 France 23974.06 24289.87 20419.01 24671.05 30198.86 27788.84 37 Israel 29775.28 30102.33 27223.26 30651.28 30500 28937.5 38 Norway 30295.07 30528.14 28687.02 31134.65 30930.75 29763.06 39 Switzerland 18251.82 19246.36 19090.91 33977.39 29974.72 28280.04 40 Tajikistan 14735.26 20381.49 26064.05 27625 27823.53 27666.67 Phụ lục 7. Các nước có diện tích cải bắp và một số loại cải khác lớn nhất thế giới (theo năm 2006) 2001-2006, ha TT Tên nước 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 China 1485684 1571113 1624310 1669316 1719403 1720050 2 India 250000 260000 280000 255100 290300 290300 3 Indonesia 89439 60235 64520 68029 64261 64261 4 Japan 57800 56300 55100 53500 53300 53300 5 Kenya 39051 42026 44701 45795 47278 47278 6 Korea, Republic of 55699 44409 53087 49837 42124 47815 7 Romania 39807 40400 42169 42528 54675 45742 8 Russian Federation 172520 172330 177040 169500 165560 164160 9 Ukraine 82800 76200 76500 73000 70600 70600 10 Viet Nam 23465 27068 34804 36000 40000 40000 11 Belarus 25000 24000 21168 19313 18212 19260 12 Egypt 19720 18749 22541 18790 19000 19000 13 Ethiopia 13500 15000 15000 16137 17006 17006 14 Korea, Dem People's Rep 34000 35000 35000 36000 35000 35000 15 Niger 13000 13000 13000 15755 17321 17321 16 Poland 46287 27039 35318 36074 38844 38111 17 Serbia, Republic of 21356 18 Thailand 19000 20000 23600 23600 24000 24000 19 Turkey 32000 32000 32000 32000 32000 32000 20 United States of America 105000 83400 83550 30570 29830 29830 21 Bangladesh 11745 11741 11945 12735 13581 13581 22 Cuba 5972 6747 7160 9215 10497 8923 23 Georgia 13800 13300 13000 13200 14800 14800 24 Germany 15200 15000 16018 16034 14432 14787 25 Iran, Islamic Rep of 10500 10500 10600 11434 12002 12002 26 Italy 24000 24622 24000 17248 18530 16763 27 Kazakhstan 15100 15512 15577 14957 15000 15000 28 Nicaragua 8200 8250 8500 9000 9500 9500 29 United Kingdom 10700 9710 13040 9400 12830 12830 30 Uzbekistan 7200 7810 7760 8000 10230 10230 31 Azerbaijan, Republic of 5681 6000 6488 6385 6300 6414 32 Bosnia and Herzegovina 6842 6773 6748 6550 6529 6496 33 Canada 8930 8822 9152 9344 8232 8401 34 France 10139 10391 10544 9801 6663 6810 35 Greece 8800 8800 8900 8741 8617 8617 36 Netherlands 8224 8100 8000 8000 8000 8000 37 Philippines 7772 7800 7700 7705 7420 7323 38 Portugal 8798 10061 10178 9762 9686 8500 39 Slovakia 6454 6177 6155 4792 6984 7016 40 Spain 9926 9300 7809 7921 7700 7700 Phụ lục 8. Khái toán hiệu quả trồng cải bắp Danh mục chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (1000 đ) Thành tiền (1000 đ) 1. Phân bón 8.240 Phân chuồng tấn 20 200,0 4.000 Lân supe Kg 400 2,5 1.000 Kali clorua Kg 240 6,5 1.560 Đạm Urê 280 6,0 1680 2. Thuốc BVTV 1.300 3. Công lao động 16.200 - Làm đất, gieo hạt công 20 40,0 800 - Làm đất, lên luống công 85 40,0 3.400 - Trồng công 45 40,0 1.800 - Chăm sóc (bón phân, tưới nước...) công 115 40,0 4.600 - Phun thuốc công 55 40,0 2.200 - Thu hoạch 85 40,0 3.400 4. Chi phí khác (dịch vụ nước, bảo vệ...) 1.000 Tổng số 26.740 Phụ lục 17. Kết quả xử lý số liệu BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE CV2 18/ 9/ 8 21:18 Xử lý thống kê năng suất các giống cải bắp thí nghiệm trồng chính vụ VARIATE V003 NS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 17.9514 8.97571 2.78 0.101 3 2 G$ 6 2472.02 412.003 127.44 0.000 3 * RESIDUAL 12 38.7953 3.23294 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 2528.77 126.438 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CV2 18/ 9/ 8 21:18 Xử lý thống kê năng suất các giống cải bắp thí nghiệm trồng chính vụ MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NS 1 7 40.0429 2 7 41.6857 3 7 42.2143 SE(N= 7) 0.679595 5%LSD 12DF 2.09406 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT G$ ------------------------------------------------------------------------------- G$ NOS NS g1 3 45.0333 g2 3 38.1333 g3 3 54.8333 g4 3 49.1667 g5 3 40.8667 g6 3 17.8333 g7 3 43.3333 SE(N= 3) 1.03810 5%LSD 12DF 3.19873 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CV2 18/ 9/ 8 21:18 Xử lý thống kê năng suất các giống cải bắp thí nghiệm trồng chính vụ F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |G$ | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NS 21 41.314 11.244 1.7980 4.4 0.1009 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE KL FILE CV4KL 18/ 9/ 8 23:19 Xử lý thống kê khối lượng bắp các giống thí nghiệm trồng chính vụ VARIATE V003 KL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 G$ 6 .885162 .147527 27.64 0.000 3 2 NL 2 .629523E-02 .314762E-02 0.59 0.574 3 * RESIDUAL 12 .640381E-01 .533651E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 .955495 .477748E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CV4KL 18/ 9/ 8 23:19 Xử lý thống kê khối lượng bắp các giống thí nghiệm trồng chính vụ MEANS FOR EFFECT G$ ------------------------------------------------------------------------------- G$ NOS KL g1 3 1.39667 g2 3 1.13000 g3 3 1.76000 g4 3 1.45333 g5 3 1.21333 g6 3 1.13333 g7 3 1.33667 SE(N= 3) 0.421763E-01 5%LSD 12DF 0.129959 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS KL 1 7 1.32286 2 7 1.35143 3 7 1.36429 SE(N= 7) 0.276108E-01 5%LSD 12DF 0.850784E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CV4KL 18/ 9/ 8 23:19 Xử lý thống kê khối lượng bắp các giống thí nghiệm trồng chính vụ F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |G$ |NL | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | KL 21 1.3462 0.21857 0.73051E-01 5.4 0.0000 0.5741 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE VMNS 18/ 9/ 8 23:37 Xử lý thống kê năng suất các giống cải bắp thí nghiệm trồng vụ muộn VARIATE V003 NS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 G$ 6 4234.67 705.779 557.26 0.000 3 2 NL 2 1.64857 .824286 0.65 0.543 3 * RESIDUAL 12 15.1981 1.26651 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 4251.52 212.576 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE VMNS 18/ 9/ 8 23:37 Xử lý thống kê năng suất các giống cải bắp thí nghiệm trồng vụ muộn MEANS FOR EFFECT G$ ------------------------------------------------------------------------------- G$ NOS NS g1 3 32.7667 g2 3 15.5333 g3 3 38.8333 g4 3 51.4333 g5 3 22.9667 g6 3 5.83333 g7 3 20.2333 SE(N= 3) 0.649745 5%LSD 12DF 2.00209 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NS 1 7 26.4143 2 7 27.0714 3 7 26.9143 SE(N= 7) 0.425358 5%LSD 12DF 1.31067 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE VMNS 18/ 9/ 8 23:37 Xử lý thống kê năng suất các giống cải bắp thí nghiệm trồng vụ muộn F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |G$ |NL | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NS 21 26.800 14.580 1.1254 4.2 0.0000 0.5432 BALANCED ANOVA FOR VARIATE KL FILE VMKL1 19/ 9/ 8 0: 6 Xử lý thống kê khối lượng bắp các giống thí nghiệm trồng vụ muộn VARIATE V003 KL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 G$ 6 4.21065 .701775 206.07 0.000 3 2 NL 2 .258000E-01 .129000E-01 3.79 0.052 3 * RESIDUAL 12 .408666E-01 .340555E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 4.27731 .213866 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE VMKL1 19/ 9/ 8 0: 6 Xử lý thống kê khối lượng bắp các giống thí nghiệm trồng vụ muộn MEANS FOR EFFECT G$ ------------------------------------------------------------------------------- G$ NOS KL g1 3 1.18333 g2 3 0.650000 g3 3 1.30667 g4 3 1.85333 g5 3 0.750000 g6 3 0.420000 g7 3 1.21667 SE(N= 3) 0.336925E-01 5%LSD 12DF 0.103818 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS KL 1 7 1.00571 2 7 1.08714 3 7 1.07000 SE(N= 7) 0.220569E-01 5%LSD 12DF 0.679648E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE VMKL1 19/ 9/ 8 0: 6 Xử lý thống kê khối lượng bắp các giống thí nghiệm trồng vụ muộn F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |G$ |NL | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | KL 21 1.0543 0.46246 0.58357E-01 5.5 0.0000 0.0523 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao nop.doc
Tài liệu liên quan