Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mục lục A. Lời mở đầu. B. Giải quyết vấn đề. I. BHXH là gì? II. Nội dung cơ bản của BHXH tự nguyện. 1. Đối tượng áp dụng. 2. Nguyên tắc BHXH tự nguyện. 3. Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện. 4. Phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện. 5. Các chế độ BHXH tự nguyện III. Điểm khác biệt của BHXH tự nguyện so với BHXH bắt buộc. IV. Ưu điểm và những khó khăn khi thực hiện BHXH tự nguyện cho người nông dân và lao động tự do. 1. Ưu điểm. 2. Những khó khăn khi thực h

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Bảo hiểm xã hội tự nguyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện BHXH tự nguyện cho người nông dân và lao động tự do. V. Các biện pháp triển khai BHXH tự nguyện. VI. Tính khả thi của chế độ BHXH tự nguyện. VII. Ý kiến đóng góp về BHXH tự nguyện. 1. Không nên quy định mức “trần” 2. Tránh tình trạng mất công bằng. 3. Nên nâng mức lợi nhuận trong BHXH tự nguyện 4. Nên có những quy định rõ ràng hơn 5. BHXH “tự nguyện” nhưng vẫn còn ràng buộc. 6. Cách đóng phí bảo hiểm là quá “dễ dãi”. C. Kết luận. Lời mở đầu Cả nước hiện có trên 44 triệu người lao động trong độ tuổi, trong đó trên 11 triệu là những người làm công ăn lương, chiếm 25,6%, số còn lại khoảng 38 triệu người thuộc khu vực “phi chính thức” như nông dân, tiểu thương, người làm thuê, người làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động trong các làng nghề...Hiện nay BHXH mới thu được BHXH trên 8 triệu lao động thuộc diện bắt buộc và như vậy cũng chỉ có 8 triệu người sẽ có lương hưu khi về già. Mơ ước của người nông dân bao đời nay vẫn là làm thế nào để đến lúc về già không làm việc nữa mà vẫn có thóc gạo để duy trì cuộc sống. Chỉ đơn giản như vậy nhưng họ vẫn chưa nhận được 1 chính sách thích hợp về đóng BH từ nhà nước. Luật BHXH trước nay ở VN có ghi nhận khả năng thiết lập chế độ BHXH tự nguyện đối với tất cả những người lao động nào không thuộc diện bắt buộc. Tuy nhiên nó chỉ mang tính giải pháp nguyên tắc, chưa có một lộ trình pháp lý cụ thể nào được vạch ra cho phép một người chưa từng biết đến BHXH như nông dân và lao động tự do ở thành thị tiếp cận với các thiết chế BH để xác lập quan hệ kết ước tự nguyện. Nhìn vào cách chi tiêu, có thể tin rằng người nông dân và người lao động tự do ở thành thị nước ta không thể có thu nhập cao hơn một công nhân trung bình tại một doanh nghiệp nhà nước hoặc một nhân viên trung bình tại một cơ quan hành chính. Điều đó cũng có nghĩa khả năng tích lũy tài sản từ thu nhập thường xuyên của những người này rất ít. Người nông dân và người lao động tự do ở thành thị đến nay vẫn phải tự mình quần quật với bài toán mưu sinh trong thời hạn không được xác định. Nguyên tắc là muốn có cái ăn, cái mặc họ buộc phải làm việc. Bởi vậy, đến lúc không còn đủ sức lực để lao động, họ chỉ biết dựa vào con cái hoặc người thân để sống. Nếu không có con, người thân hoặc có nhưng vì lý do nào đó mà những người này không nuôi, họ có nguy cơ kết thúc kiếp người trong đói lạnh. Ở nhiều nước, tất cả các nghề hợp pháp, trên nguyên tắc, đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có nghề nông và các nghề lao động tự do. Bảo hiểm xã hội thật sự là "chiếc phao" cho người lao động lúc về già, đặc biệt là người làm những việc nặng nhọc mà chỉ có thu nhập thấp, sau thời gian dài đương đầu với những thách thức khốc liệt của cuộc mưu sinh. Đến lúc nào đó, người lao động có thể yên tâm sống quãng đời còn lại một cách thanh nhàn bằng lương hưu; còn lao động, đối với họ, chỉ để tạo niềm vui. Và Nghị định số 190/2007/NĐ-CP, hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH tự nguyện (có hiệu lực từ 1-1-2008) đã mở ra một cơ hội mới cho người nông dân và lao động tự do. Giải quyết vấn đề I. BHXH là gì? BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không được sử dụng, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính chung do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội. BHXH có hai loại hình là bắt buộc hoặc tự nguyện. II. Nội dung cơ bản của BHXH tự nguyện. 1. Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng BHXH theo loại hình BHXH tự nguyện quy định tại Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phần I Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm: - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng; - Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố; - Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; - Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; - Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân; - Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã nhận BHXH một lần; - Người tham gia khác. 2. Nguyên tắc BHXH tự nguyện: - Người tham gia trên cơ sở tự nguyện và được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. - Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. - Mức hưởng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện. - Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. - Quỹ BHXH tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập. - Việc thực hiện BHXH tự nguyện phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ. 3. Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện: 3.1. Người tham gia BHXH tự nguyện có các quyền: Được cấp sổ BHXH; nhận lương hưu hoặc trợ cấp BHXH tự nguyện đầy đủ, kịp thời, thuận tiện theo quy định; hưởng BHYT khi đang hưởng lương hưu; yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH; khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện BHXH tự nguyện có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH; ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp BHXH tự nguyện. 3.2. Người tham gia BHXH tự nguyện có trách nhiệm: Đóng BHXH tự nguyện theo phương thức và mức đóng theo quy định; thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH tự nguyện; bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định. 4. Phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện: 4.1. Phương thức đóng: Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký với tổ chức BHXH theo một trong 3 phương thức là: Đóng hàng tháng; đóng hàng quý; đóng 6 tháng một lần. Trường hợp đóng hàng tháng thì đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu; đóng hàng quý thì đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu và đóng 6 tháng một lần thì đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu. 4.2. Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng (cho mỗi tháng): Mức đóng hàng tháng = Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện x Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn Trong đó: a) - Lmin: mức lương tối thiểu chung; - m = 0, 1, 2, … n Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. b) Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện: Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2009 bằng 16%; từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 18%; từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 bằng 20% và từ tháng 01/2014 trở đi bằng 22%. 4.3. Đăng ký lại phương thức đóng BHXH tự nguyện: Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ chức BHXH nhưng ít nhất là sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước. 4.4. Tạm dừng đóng BHXH tự nguyện: Người tham gia BHXH tự nguyện được coi là tạm dừng đóng khi không tiếp tục đóng BHXH và không có yêu cầu nhận BHXH một lần, trường hợp nếu tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ chức BHXH ít nhất là sau 3 tháng kể từ tháng người tham gia BHXH tự nguyện dừng đóng. 5. Các chế độ BHXH tự nguyện: 5.1. Chế độ hưu trí: 5.1.1. Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng: Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hàng tháng thuộc một trong các trường hợp sau: a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (kể cả thời gian đã đóng BHXH bắt buộc được bảo lưu, nếu có). b) Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đang được bảo lưu đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu khi nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi nếu trước đó thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hoặc nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi nếu trước đó thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007. c) Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đang được bảo lưu đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn khi nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (không kể tuổi đời). d) Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm mới đủ 20 năm, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Việc xác định điều kiện về thời gian đóng BHXH để tính hưởng chế độ hưu trí thì một năm phải tính đủ 12 tháng. 5.1.2. Mức lương hưu hàng tháng: a) Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Khi tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và tiền tuất một lần, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính là một năm. Trường hợp người hưởng lương hưu quy định tại tiết c điểm 5.1.1 khoản 5.1 trên, tỷ lệ lương hưu được tính như nêu trên nhưng cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi theo quy định bị giảm đi 1% mức lương hưu (mốc tuổi nghỉ hưu làm căn cứ để tính giảm tỷ lệ lương hưu của từng đối tượng cụ thể theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007). b) Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần được tính như sau: * Đối với trường hợp có toàn bộ thời gian tham gia BHXH hội tự nguyện thì mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tính như sau: Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (Mbqtn) = Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH/Tổng số tháng đóng BHXH Mức thu nhập tháng đóng BHXH từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. * Đối với trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc (đang được bảo lưu) thì mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH hội tính như sau: Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (Mbqtl,tn) = [(Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc x Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc) + Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc]/ (Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện + Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện) Trong đó: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được tính theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hoặc Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH bắt buộc hiện hành. Mức tiền lương, tiền công đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. c) Mức lương hưu hàng tháng: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tích số của tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH. Người tham gia BHXH mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, nếu mức lương hưu hàng tháng sau khi tính mà thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung. 5.1.3. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: Người đủ điều kiện hưởng lương hưu nêu tại điểm 5.1.1 khoản 5.1 trên, nếu đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH nêu tại tiết b điểm 5.1.2 khoản 5.1 trên (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định). 5.1.4. Thời điểm hưởng lương hưu: Người tham gia BHXH tự nguyện khi đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính kể từ tháng liền kề sau tháng tổ chức BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định từ người tham gia bảo BHXH tự nguyện. 5.1.5. Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng tháng được hưởng BHYT do quỹ BHXH tự nguyện bảo đảm. 5.1.6. Tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng: a) Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo, hoặc khi xuất cảnh trái phép, hoặc khi bị Toà án tuyên bố là mất tích. Thời điểm tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng được tính từ tháng liền kề với tháng người hưởng lương hưu hàng tháng chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị toà án tuyên bố là mất tích. b) Lương hưu hàng tháng được tiếp tục thực hiện kể từ tháng liền kề khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người được Toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp. Trường hợp nếu Toà án có kết luận bị oan thì được truy hoàn tiền lương hưu trong thời gian bị tạm dừng. 5.1.7. BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu: a) Điều kiện hưởng: Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng BHXH. - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH. - Ra nước ngoài để định cư. - Chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần (Trường hợp người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện thì có thêm điều kiện sau 12 tháng kể từ khi dừng đóng BHXH bắt buộc). b) Mức hưởng BHXH một lần: - Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH nêu tại tiết b điểm 5.1.2 khoản 5.1 trên (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định). - Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nêu tại tiết b điểm 5.1.2 khoản 5.1 trên. 5.2. Chế độ tử tuất Người tham gia BHXH tự nguyện khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử như sau: 5.2.1. Trợ cấp mai táng: a. Đối tượng và điều kiện hưởng: Các đối tượng sau đây khi chết bị hoặc Toà án tuyên bố là đã chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: - Người tham gia BHXH tự nguyện có ít nhất 05 năm đóng BHXH tự nguyện; - Người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc; - Người đang hưởng lương hưu. b. Mức trợ cấp mai táng: Mức trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung tại tháng đối tượng nêu trên chết hoặc Tòa án có quyết định tuyên bố là đã chết. 5.2.2. Trợ cấp tuất một lần: a. Đối tượng: Các đối tượng sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần: - Người đang đóng BHXH tự nguyện; - Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện; - Người đang hưởng lương hưu. b. Mức trợ cấp tuất một lần: * Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người đang đóng, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện: - Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện và thời gian đã đóng từ đủ 1 năm trở lên: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định). - Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện nhưng thời gian đã đóng chưa đủ 1 năm: Mức trợ cấp tuất một lần được tính bằng số tiền đã đóng, nhưng mức tối đa chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. - Trường hợp vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện mà thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm hoặc từ đủ 15 năm trở lên mà không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định). Mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (trường hợp có thời gian đóng BHXH dưới 3 tháng thì chưa thuộc diện được tính mức hưởng trợ cấp tiền tuất một lần). * Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Trường hợp người đang hưởng lương hưu có thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm hoặc có từ đủ 15 năm trở lên nhưng không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì khi chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần với cách tính hưởng như nêu trên, nhưng mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết. 5.2.3. Trợ cấp tuất hàng tháng: a. Đối tượng: Người đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên (bao gồm người đang đóng BHXH tự nguyện; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện và người đang hưởng lương hưu), khi chết thì thân nhân sau được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng: - Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai); con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. - Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung. - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung. b. Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. c. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp hàng tháng. d. Thời điểm thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng kể từ tháng liền kề sau tháng mà người tham gia BHXH tự nguyện chết. III. Điểm khác biệt của BHXH tự nguyện so với BHXH bắt buộc. Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, chính sách BHXH tự nguyện đã được quy định cơ bản giống như chính sách đối với BHXH bắt buộc về đóng BHXH (tỷ lệ % đóng BHXH; mức thu nhập tối thiểu và tối đa làm căn cứ đóng BHXH; điều chỉnh mức thu nhập đã đóng BHXH); về hưởng BHXH (điều kiện tuổi đời và thời gian đóng BHXH hưởng chế độ hưu trí; mức hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp tử tuất; điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế; hưởng BHYT từ quỹ BHXH khi nghỉ hưu...). Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của BHXH tự nguyện, nên giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc có một số nội dung khác nhau về quy định của chính sách và thực hiện, cụ thể như sau: 1. Để đảm bảo cho những người ở độ tuổi trung niên (40- 45 tuổi), khi có khả năng về kinh tế để tham gia BHXH đủ thời gian tối thiểu đóng BHXH được hưởng chế độ hưu trí (20 năm) và một số người lao động tham gia BHXH bắt buộc khi hết tuổi lao động (nam 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nghỉ việc nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không nhiều mới đủ để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Vì vậy, chính sách BHXH tự nguyện quy định đối tượng tham gia BHXH đối với trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm (kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần) thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng. 2. Quá trình tham gia thực hiện BHXH tự nguyện chỉ gồm có người tham gia BHXH và tổ chức BHXH, nên người tham gia BHXH tự nguyện hoặc thân nhân phải trực tiếp thực hiện: Việc đóng BHXH cho cơ quan BHXH với mức đóng theo quy định; lập thủ tục tham gia BHXH và tự quản lý sổ BHXH, hóa đơn nộp BHXH trong suốt quá trình tham gia BHXH; lập thủ tục hưởng chế độ BHXH khi đủ điều kiện theo quy định. 3. Tùy thuộc vào khả năng kinh tế và thu nhập trong từng thời gian (nhất là những sản phẩm thu hoạch theo thời vụ) của từng người, BHXH tự nguyện quy định người tham gia được lựa chọn và thay đổi: - Mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH với mức thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ mỗi mức tiếp theo tăng thêm 50.000đ và mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH cao nhất bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung; - Phương thức đóng BHXH theo hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần. Ngoài ra, người tham gia BHXH tự nguyện được tạm dừng đóng BHXH tự nguyện mà không cần nêu lý do. 4. Do đối tượng tham gia BHXH tự nguyện không phải là người có quan hệ lao động (làm công, ăn lương) và không nhất thiết phải là người có khả năng lao động... do vậy BHXH tự nguyện quy định người tham gia chỉ đóng góp vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng 2 chế độ BHXH là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất (không thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN). 5. Để đảm bảo mối tương quan trong tham gia BHXH với nguyên tắc liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, chế độ hưu trí và tử tuất được quy định cụ thể cho phù hợp: a) Đối với người có toàn bộ thời gian tham gia BHXH tự nguyện: - Về chế độ hưu trí: Tuổi nghỉ hưu phải đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ trở lên (không có quy định nghỉ hưu trước tuổi) và lương hưu nếu thấp hơn tiền lương tối thiểu chung thì không bù cho bằng tiền lương tối thiểu chung. - Về chế độ tử tuất: Người đang đóng và bảo lưu thời gian đóng BHXH chết, khi đã đóng BHXH từ đủ 5 năm trở lên thì thân nhân mới được hưởng trợ cấp mai táng; người đang đóng và bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởng lương hưu chết thì thân nhân chỉ được hưởng trợ cấp tuất 1 lần theo quy định (đối với trường hợp đóng BHXH dưới 01 năm thì được hưởng bằng số tiền đã đóng BHXH nhưng không cao hơn mức 1,5 tháng bình quân tiền đóng BHXH; đối với người đang hưởng lương hưu chết, nếu trừ thời gian đã hưởng lương hưu theo quy định mà hết thời gian được hưởng trợ cấp tuất thì không còn tiền trợ cấp tuất 1 lần). - Mức lương tháng tính lương hưu, trợ cấp tuất là mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của cả quá trình tham gia. b) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc: - Về chế độ hưu trí: Trường hợp đã có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được thực hiện như đối với người đang tham gia BHXH bắt buộc (có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên được giảm 5 tuổi; có 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn mà không phụ thuộc vào tuổi đời; đủ 50 tuổi trở lên đối với nam, đủ 45 tuổi trở lên đối với nữ, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng lương hưu với mức thấp hơn) và lương hưu nếu thấp hơn tiền lương tối thiểu chung thì được bù cho bằng tiền lương tối thiểu chung. Trường hợp đã đóng BHXH bắt buộc dưới 20 năm thì chế độ hưu trí thực hiện như đối với người có toàn bộ thời gian tham gia BHXH tự nguyện. - Về chế độ tử tuất: Đối với người đã có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên (kể cả người đang hưởng lương hưu) chết, thì nhân ngoài hưởng trợ cấp mai táng còn được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu có đủ điều kiện theo quy định và mức hưởng như quy định đối với BHXH bắt buộc. Người có dưới 15 năm đóng BHXH bắt buộc (kể cả người đang hưởng lương hưu) chết hoặc người có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên chết mà không có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần theo quy định như đối với BHXH bắt buộc (mức thấp nhất bằng 3 tháng bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH hoặc 3 tháng lương hưu). - Mức tiền lương, tiền công và thu nhập tháng làm căn cứ tính hưởng BHXH là mức bình quân tháng tính theo thời gian đóng BHXH của 2 loại hình bắt buộc và tự nguyện. 6. Về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng BHXH: Người tham gia BHXH tự nguyện khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, ngoài sổ BHXH phải lập tờ khai cá nhân (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú); Người tham gia BHXH hoặc thân nhân trực tiếp nộp và nhận hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp tử tuất tại BHXH cấp huyện nơi đang đóng BHXH hoặc nơi cư trú (đối với trường hợp bảo lưu) hoặc nơi chi trả lương hưu. Thời hạn giải quyết chế độ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện là 20 ngày đối với hồ sơ hưởng hưu trí hàng tháng, 10 ngày đối với hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH 1 lần và trợ cấp tử tuất. IV. Ưu điểm và những khó khăn khi thực hiện BHXH tự nguyện cho người nông dân và lao động tự do. 1. Ưu điểm : - Đầu tiên, một trong những ưu việt lớn nhất của BHXH tự nguyện là không bị phá sản. Người dân luôn luôn yên tâm rằng mình đóng góp vào đó thì đã nhận được sự bảo hộ của Nhà nước, kể cả khi đồng tiền có sự thay đổi, có biến động thì Nhà nước vẫn sẽ có trách nhiệm với người tham gia. - Thứ hai, bảo hiểm xã hội tự nguyện có một phương thức đóng góp rất cơ động. Không như những loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm xã hội tự nguyện phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế và điều kiện lao động của người tham gia bảo hiểm. Vì thế mức phí sẽ rất phù hợp với khả năng đóng góp và nguyện vọng thụ hưởng sau này của người tham gia. Trong đó, tổng số tiền đóng trong quá trình tham gia BHXH tự nguyện cho đến khi 60 tuổi sẽ được cộng toàn bộ cùng với tiền lãi, rồi chia ngược trở lại cho số năm dự kiến được hưởng (xác định dựa trên tuổi thọ bình quân của người VN, loại trừ những người tử vong sớm do tai nạn, bệnh tật...) để tính ra số lương hưu hằng tháng. - Thứ ba, BHXH tự nguyện có sự khác biệt so với BHXH bắt buộc là người tham gia BHXH bắt buộc khi nghỉ hưu sẽ được hưởng 75% lương cho đến khi mất, nhưng có người chưa kịp cầm sổ, hoặc mới được hưởng lương hưu vài năm đã mất thì gia đình chỉ được trợ cấp tiền tuất. Nhưng với BHXH tự nguyện, những trường hợp này gia đình sẽ được trả lại toàn bộ số tiền đã đóng. -Thứ tư, thuận lợi của loại hình BHXH tự nguyện là... tự nguyện tham gia! Loại hình BHXH tự nguyện này rất ''mở'' đối với những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn như nông dân, thợ thủ công. Đó là các mức đóng góp ''nhẹ nhàng'', người tham gia như nông dân không quá ngại trước các mức 20.000 đồng/tháng, 30.000 đồng/tháng, 50.000 đồng/tháng, 70.000 đồng/tháng, 100.000 đồng/tháng. Theo tinh thần của Nghị định, người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức đóng phụ hợp với thu nhập của mình và có thể thay đổi mức đóng từ mức thấp lên mức cao hơn hoặc ngược lại. Một trong những thuận lợi nữa cho khách hàng tham gia BHXH tự nguyện là trong trường hợp rủi ro, bị giảm thu nhập thì người tham gia BHXH tự nguyện có thể tạm ngừng đóng BHXH, sau đó được đóng bù. - Thứ năm, khi nhận sổ hưu, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được nhận luôn thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và được hưởng các chính sách tương tự như những người hưu trí hiện nay. - Thứ sáu, có sự liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.NLĐ trước đây tham gia BHXH bắt buộc, vì lý do nào đó phải nghỉ việc, nếu sau đó chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện, hoặc đối với trường hợp chuyển từ BHXH tự nguyện sang BHXH bắt buộc thì được bảo lưu thời gian đã đóng để làm cơ sở tính hưởng chế độ BHXH. Với sự phát triển của thị trường lao động, việc di chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác là một tất yếu, cách tính trên sẽ đáp ứng được tình hình chu chuyển lao động và đảm bảo quyền lợi của NLĐ tham gia BHXH.  2. Những khó khăn khi thực hiện BHXH tự nguyện._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24934.doc
Tài liệu liên quan