Bất bình đẳng tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay

LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của Kinh tế, một vấn đề luôn làm các nhà chính sách, các nhà kinh tế đau đầu đó là: đi cùng với tăng trưởng Kinh tế, liệu có cách nào cùng tăng lên các chỉ số phát triển con người, hoặc ít ra là không làm ra tăng bất bình đẳng trong xã hội. Đó cũng là câu hỏi của Việt Nam khi tham gia vào guồng máy phát triển kinh tế từ năm 1986. Sau 20 năm cải cách và mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến nhanh trong tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên sự tăng trưởn

doc31 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Bất bình đẳng tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhanh và liên tục này có kéo theo những mặt trái của nó trong phát triển con người, sự bất bình đẳng, và sự mở cửa và hội nhập có làm giảm đi sự "phân biệt đối xử", "trọng nam khinh nữ" tồn tại suốt nhiều năm phong kiến hay không? Theo lý thuyết truyền thống, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đặc biệt là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn có thể mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn và có tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, có nhiều lý do cho thấy sự phân phối thu nhập bình đẳng hơn ở các nước nghèo như Việt Nam có thể có lợi cho tăng trưởng. Vậy điều đó đã được thể hiện như thế nào tại Việt Nam hiện nay. Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng đi cùng với công bằng xã hội, năm 1991, Đảng và nhà nước ta đã đề ra "mô hình phát triển toàn diện", Tuy nhiên sau gần 20 năm, mô hình đó đã thực sự tạo ra các kết quả như mong muốn, và mục tiêu tăng trưởng đi liền với phát triển kinh tế có khả thi hay không? Bài ngiên cứu về "Bất bình đẳng tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay" sẽ trả lời các câu hỏi trên nhằm làm rõ: - Bất bình đẳng về thu nhập và bất bình đẳng về giới của Việt Nam thời gian qua, các chỉ số và phân tích. - Nguyên nhân bất bình đẳng ở Việt Nam - Công cuộc thực hiện giảm bất bình đẳng Việt Nam: các thành tựu và hạn chế. - Đánh giá bất bình đẳng theo mục tiêu của mô hình "phát triển toàn diện" ở Việt Nam. Theo mục đích trên, bài nghiên cứu có kết cấu gồm có 3 chương với các nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về bất bình đẳng Chương 2: Bất bình đẳng ở Việt Nam thời gian qua (từ năm 1993 -2008) các nguyên nhân, chỉ số và phân tích, đánh giá. Chương 3: Đánh giá bất bình đẳng theo mục tiêu đề ra trong mô hình "phát triển toàn diện" ở Việt Nam năm 2001 -2010. Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG 1.1. Bất bình đẳng trong phát triển kinh tế Bất bình đẳng ra đời cùng với sự xuất hiện giai cấp và chiếm hữu của cải, theo đó, luôn tồn tại trong xã hội những người có mức của cải và các cơ hội phát triển nhiều hơn những người khác. Cùng với sự phát triển của Kinh tế, một số các nhà kinh tế thống nhất với nhau rằng, Bất bình đẳng sẽ tăng lên cùng với đà phát triển của nền kinh tế, có nghĩa là phát triển kinh tế sẽ kéo theo bất bình đẳng, cho đến một ngưỡng nào đó, việc phát triển kinh tế sẽ đủ để làm giảm đi bất bình đẳng trong xã hội, các chính phủ sẽ tập trung vào công bằng xã hội, và toàn xã hội sẽ được nhận các ích lợi của phát triển kinh tế (mô hình chữ U ngược của Kuznet). Cũng theo đó các nhà kinh tế đã đưa ra các mô hình để giải quyết các vấn đề bất bình đẳng và phát triển kinh tế. Mô hình phát triển trước công bằng sau cho rằng cần ưu tiên phát triển và tăng trưởng kinh tế, sau đó mới hướng tới công bằng, giảm bất bình đẳng. Việc tập trung của cải vào một số người trong điều kiện nền kinh tế ban đầu có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, còn nếu ngay từ đầu đã chú trọng tới công bằng có thể làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Mô hình này đã được áp dụng ở nhiều nước, chủ yếu là các nước tư bản chủ nghĩa trước đây. Mô hình này đã đem lại thành tựu phát triển kinh tế cho nhiều nước, tuy nhiên giải quyết vấn đề công bằng vẫn chưa thực hiện triệt để ở các nước này, chưa kể, tại một số nước áp dụng mô hình này đã thất bại, có lẽ rằng, việc tăng trưởng làm tăng bất bình đẳng trong xã hội đã kìm hãm sự phát triển về kinh tế tại các nước này. Sự phát triển của hệ thống Xã hội chủ nghĩa cũ những năm 60 đã đưa ra một mô hình, công bằng trước, phát triển kinh tế sau. Giải quyết bất bình đẳng thông qua bao cấp, đồng đều đã làm hạn chế sự năng động và các mục tiêu phấn đấu của con người, đã làm nền kinh tế ở các nước này gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến đổ vỡ hệ thống XHCN trên phạm vi thế giới. Một số nước, như Liên Xô cũ đã có rất nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, tuy nhiên vẫn phải thừa nhận rằng đây không thể là mô hình được kéo dài sử dụng trong thời gian dài. Khi nền kinh tế thế giới đã có những bước tiến lớn trong phát triển kinh tế, sự phát triển của KHCN đã có một trường phái cho rằng: có thể thực hiện song song tăng trưởng và công bằng. Trong đó, bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế, chính phủ và nhà nước đi theo mô hình này sẽ giải quyết công bằng xã hội. Rất nhiều quốc gia đi theo mô hình này đã đạt những thành công lớn, hiện nay ở các nước này, bên cạnh một nền kinh tế phát triển cao là một cuộc sống bình đẳng, công bằng bậc nhất trên thế giới, công bằng xã hội cao hơn rất nhiều đối với các nước có hàng trăm năm phát triển kinh tế và thực hiện công bằng sau khi đã có nền kinh tế phát triển. Điều này thể hiện sự đúng đắn và tính ưu việt của mô hình trong điều kiện hiện nay với các cơ hôi "đi tắt đón đầu", tận dụng KHCN và chuyển giao công nghệ, kế tiếp và rút kinh nghiệm sự phát triển của các nước đi trước. 1.2. Bất bình đẳng thu nhập 1.2.1. Khái niệm, nội hàm a. Khái niệm: Bất bình đẳng thu nhập là sự đối xử không ngang nhau với tất cả các thành viên về vấn đề phát triển kinh tế. b. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng trong thu nhập,các nguyên nhân có thể đan xen,thâm nhập vào nhau,nhưng tựu chung có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu là sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản và từ lao động. Thứ nhất, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản: Tài sản của các cá nhân có được là do những nguồn hình thành khác nhau: + Do đươc thừa kế tài sản. + Do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm khác nhau của các cá nhân ,tạo ra sự khác nhau về của cải tích lũy. + Do kết quả kinh doanh. Thứ hai, sự bất bình đảng trong phân phối thu nhập từ lao động: Nguyên nhân chử yếu dẫn tới sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động là do: + Do khác nhau về khả năng và kĩ năng lao động dẫn đến khác nhau về thu nhập. + Do khác nhau về cường độ làm việc. + Do khác nhau về nghề nghiệp và tính chất công việc: công việc chuyên môn có hàm lượng chất xám cao sẽ được hưởng mức lương cao hơn. + Do các nguyên nhân khác như: sự phân biệt đối xử trong xã hội, xuất phát điểm của các cá nhân, sự không hoàn hảo của thị trường lao động… 1.2.2. Thước đo bất bình đẳng thu nhập a. Đường cong Lorenz: Đường cong Lorenz cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỉ lệ phần trăm của dân số có thu nhập và tỉ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong một khoảng thời gian nhất định thường là 1 năm. Đường Lorenz càng cách xa đường 45° thì mức độ bất bình đẳng càng lớn. Điều đó cũng có nghĩa là phần trăm thu nhập người nghèo nhận được sẽ giảm đi. b. Hệ số Gini : Hệ số Gini chính là tỷ số giữa diện tích được giới hạn bởi đường Lorenz và đường 45° với diện tích tam giác nằm dưới đường 45°. Hệ số Gini khắc phục được hạn chế của đường Lorenz là nó đã lượng hóa được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0- 1. Hệ số Gini càng gần 0 thì càng công bằng, càng gần 1 thì càng mất công bằng. c. Hệ số giãn cách thu nhập Hệ số giãn cách thu nhập được đo bằng tỷ lệ giữa % thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất và % thu nhập của 20% dân số có thu nhập thấp nhất. Hệ số giãn cách thu nhập đo mức độ chênh lệch thu nhập của 2 cực giàu và nghèo của 2 quốc gia từ đó cho biết mức căng thẳng bất công băng xã hội d. Theo chuẩn “40” (WB- 1995) Được đo bằng % thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập nhỏ nhất: - Nếu lớn hơn 17% công bằng tương đối cao - 17%- 15% tương đối công bằng - < 15% bất công bằng. 1.3. Bất bình đẳng giới 1.3.1. Khái niệm, nội hàm a. Khái niệm Bất bình đẳng giới là sự đối xử không ngang nhau giữa nam và nữ trong tất cả các vấn đề phát triển con người. b. Nguyên nhân bất bình đẳng giới - Do quan niệm xã hội với tư tưởng “ trọng nam khinh nữ”,các tập quán,hủ tục lạc hậu rồi chế độ phụ quyền tồn tại từ rất lâu. - Do sự bất công bằng trong phân công lao động xã hội. 1.3.2. Thước đo bất bình đẳng a. Chỉ số phát triển giới GDI Chỉ số này phản ánh những thành tựu trong các khía cạnh tương tự như HDI (tuổi thọ, giáo dục, thu nhập) nhưng kết quả đó được phân theo giới nếu thứ hạng GDI càng nhỏ hơn HDI thì sự bất bình đẳng giới ở góc độ năng lực càng cao. b. Thước đo quyền lực theo giới tính: chỉ số GEM Chỉ số GEM đo vị thế của nữ trong 3 lĩnh vực: Chính trị: tỷ lệ nữ trong đại biểu quốc hội… Hoạt động kinh tế và KHKT: + % nữ là các giám đốc doanh nghiệp. + % nữ là các lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu khoa học. Chiếm lĩnh thu nhập : % thu nhập do nam và nữ Nếu GEM càng lớn thì sự bất bình đẳng càng nhỏ. Chương II : BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM 2.1. Bộ số liệu sử dụng và phương pháp đánh giá Trong bài nghiên cứu sử dụng bộ số liệu lấy từ các nguồn Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới, chương trình phát triển Liên Hợp Quốc từ năm 2003 - 2008 nghiên cứu về bất bình đẳng tại Việt Nam và một số nước trên thế giới, các cuộc điều tra về mức sống dân cư. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu và phân tích dữ liệu thông qua các bảng, biểu, mô hình đã nêu ở trên từ đó đưa ra các nhận định và đánh giá. Bên cạnh đó kết hợp với các nhận định, phân tích của các chuyên gia thông qua các bài báo, tạp chí kinh tế trong nước. 2.2. Bất bình đẳng thu nhập 2.2.1. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam Theo thống kê các năm 1993-2006, tăng trưởng GDP/đầu người của Việt Nam đã đưa đến hai kết quả. Một kết quả là: tỷ lệ người nghèo sống dưới ngưỡng 1 USD-PPP/ngày giảm nhanh và liên tục ở Việt Nam. Kết quả thứ hai có tranh cãi tùy theo xem xét các hệ số Gini của Việt Nam tính từ chi tiêu hay tính từ thu nhập: theo như nhận định từ hệ số tính trên chi tiêu, bất bình đẳng xã hội, sau khi nhích lên đôi chút, không có xu thế tăng; còn theo như nhận xét từ hệ số tính trên thu nhập, bất bình đẳng xã hội, sau khi tăng nhẹ, đang có xu thế tăng nhanh. Hệ số Gini của Việt Nam vào thời điểm năm 1998 là 0,35 và năm 2004 là 0,423, trong khi đối với hầu hết các nước đang phát triển, hệ số Gini chi tiêu hoặc thu nhập nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,6. Như vậy theo cách tiếp cận này, trong sự so sánh với các nước có điều kiện tương tự trong khu vực và trên thế giới, bất bình đẳng ở Việt Nam ở mức vừa phải. Bảng 1: Chuyển biến của tỷ lệ nghèo và hệ số Gini Việt Nam 1993-2006 Nguồn :Báo cáo về Việt Nam WB 1993 1998 2002 2004 2006 Tỷ lệ nghèo 58,1 37,4 28,9 19,5 16 Hệ số Gini tính từ chi tiêu 0,34 0,35 0,37 0,37 0,36 Hệ số Gini tính từ thu nhập 0,35 0,39 0,42 0,41 0,43 Hiện nay tình trạng bất bình đẳng tại Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Chỉ số đo mức độ chênh lệch giàu nghèo cho thấy, năm 1993, chỉ số GINI theo mức độ chi tiêu của Việt Nam là 0,34. Đến năm 2006, chỉ số này tăng lên thành 0,36. Đây là mức khá cao, vượt trên nhiều quốc gia phát triển. Tuy nhiên, “qua số liệu điều tra của Tổng cục thống kê Việt Nam cho thấy, khuynh hướng bất bình đẳng về thu nhập có xu hướng tăng lên nhưng ở mức độ vừa phải so với các nước như Trung Quốc. Ở Việt Nam thì bất bình đẳng ở mức vừa phải, trong mức độ an toàn nhưng cái đáng lo ngại là có xu hướng tăng lên, nên cũng cần phải quan tâm để có những biện pháp giảm bất bình đẳng ngay từ bây giờ.” Bảng 2: Hệ số Gini Trung Quốc 1981-2005 1981 1995 2002 2005 Hệ số Gini 0,28 0,38 0,44 0,47 Điều này còn được thể hiện qua hệ số GINI là 0,33 năm 1997 và năm 1998 là 0,354. Như vậy sự bất bình đẳng tuy chưa nhiều nhưng đã tăng lên đôi chút trong thời kỳ 1997 – 1998. Mức độ bất bình đẳng của chúng ta tương đương với các nước Nam Á nhưng lại thấp hơn các nước Đông Á. Bảng 3: Độ bất bình đẳng của một số nước trên thế giới Nguồn:Wikipedia Quốc gia Năm điều tra Hệ số GINI Băng-la-đét 1995/96 0,34 Ấn Độ 1996 0,33 In-đô-nê-xi-a 1996 0,37 Pa-kis-tan 1996/97 0,31 Pê- ru 1997 0,35 Thái Lan 1998 0,41 Việt Nam 1998 0,35 Hiện nay, mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp ở mức độ trung bình khá so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, những lợi ích từ tăng trưởng kinh tế không được phân phối đều trong xã hội mà tập trung nhiều vào nhóm người giàu. Thống kê cho thấy, nhóm người nghèo chỉ nhận được khoảng 75% mức bình quân lợi ích tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nhóm giàu nhận được đến 115% mức bình quân. Tình trạng bất bình đẳng không chỉ thể hiện ở mức thu nhập, mà còn trong các cơ hội phát triển. Theo phương pháp tính hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo. Bảng 4: Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa 20% dân số giàu và 20% người nghèo: 1990 1991 1993 1994 1995 1996 1999 2002 2004 Hệ số (lần) 4.1 4.2 6.2 6.5 7.0 7.3 7.6 8.1 8.4 Hệ số chênh lệch ở khu vực thành thị cao hơn ở nông thôn và có xu hướng tăng lên. Theo vùng lãnh thổ chênh lệch cao nhất là ở Đông Nam bộ (8,7 lần), tiếp đến là Tây Nguyên (7,6 lần), Đông Bắc (7 lần)... So sánh với hệ số chênh lệch tương ứng của 126 nước và vùng lãnh thổ, thì hệ số chênh lệch giàu nghèo của Việt Nam cao đứng thứ 50, cao hơn 73 nước, trong đó có nhiều nước đã kinh qua mấy trăm năm phát triển tư bản chủ nghĩa. Theo phương pháp tính tỷ trọng tổng thu nhập  của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất (tức là nhóm 1 và nhóm 2) chiếm trong tổng thu nhập của tất cả 5 nhóm. Theo phương pháp này, nếu tỷ trọng thấp hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao, nếu nằm trong khoảng 12- 17% là có sự bất bình đẳng vừa; nếu lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng. Các chỉ số thống kê của Việt Nam  từ cuộc khảo sát mức sống qua các năm cho thấy, tỷ trọng này của nước ta năm 1995 là 21,1%, năm 1996 là 21%, năm 1999 là 18,7%, năm 2002 là 18%, năm 2004 là 17,4%. Theo đó, sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ tuy còn thấp và vẫn còn thuộc loại tương đối bình đẳng, nhưng đang có xu hướng tăng lên. Bảng 5: Phân phối thu nhập và an sinh xã hội ở Việt Nam 2004 Nguồn : Báo cáo 2008 về an sinh xã hội UNDP Nhóm 20% nghèo nhất Nhóm 20% thứ hai Nhóm 20% thứ ba Nhóm 20% thứ tư Nhóm 20% giàu nhất Thu nhập /người/năm (ngàn đồng) 2000 3400 4900 7300 15800 so với thu nhập bình quân quốc gia (%) 33% 56% 81% 120% 259% Thu nhập từ an sinh xã hội/ người/năm (ngàn đồng) 70 140 210 370 660 so với tổng trợ cấp an sinh xã hội (%) 6,6% 11,2% 16,1% 27% 39,1% Trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người đi làm (%) 1% 2% 4% 24% 68% Trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người nghĩ hưu (%) 2% 8% 14% 29% 47% Trợ cấp phúc lợi xã hội(%) 15% 21% 24% 23% 18% Trợ cấp giáo dục(%) 15% 12% 16% 22% 35% Trợ cấp y tế (%) 7% 11% 15% 21% 45% Bảng trên đây trình bày thu nhập (tính theo đầu người) mà các hộ gia đình (xếp theo nhóm ngũ vị phân) nhận, trong đó có thu nhập từ an sinh xã hội, tức các khoản trợ cấp xã hội nhận được từ nhà nước - theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 do UNDP tập hợp trong báo cáo 2008 về an sinh xã hội. Thu nhập bình quân quốc gia là 6,1 triệu đồng, trong đó các khoản trợ cấp an sinh xã hội là 264 nghìn đồng (tương đương 4% thu nhập) và bao gồm: 23% bảo hiểm xã hội cho người đi làm (bảo hiểm y tế); 62% bảo hiểm cho người hưu trí (lương hưu); 9% phúc lợi xã hội (lương cựu chiến binh, trợ cấp gia đình liệt sĩ); 5% trợ giúp giáo dục; 2% trợ giúp y tế.  Xét theo nhóm ngũ phân, thu nhập trung bình từ 2 triệu đồng/người ở nhóm nghèo nhất lên đến gần 16 triều/người ở nhóm giàu nhất, tức hơn gấp 8 lần. Nhóm nghèo nhất nhận 70 nghìn đồng an sinh xã hội, tức 7% tổng trợ cấp, trong khi nhóm giàu nhất nhận 660 nghìn đồng, tức 39% tổng trợ cấp. Xét theo từng loại trợ cấp, nhóm giàu nhất hưởng 68% bảo hiểm xã hội cho người đang đi làm, 47% bảo hiểm xã hôi cho người nghĩ hưu, trong khi nhóm nghèo nhất chỉ hưởng 1% và 2%. Nhóm này nhận 18% phúc lợi xã hội, 15% trợ giúp giáo dục, 7% trợ giúp y tế, trong khi nhóm giàu nhất nhận 18%, 35% và 45%. Thay vì “lũy tiến”, hệ thống an sinh xã hội Việt Nam có tính “luỹ thoái”. Trái với những tuyên bố của ĐCSVN, các chính sách xã hội hiện hành không nhắm đảm bảo bình đẳng, thực hiện công bằng xã hội. Nhà kinh tế trưởng của UNDP ở Việt Nam, Johnathan Pincus, còn nhận xét rằng, “bất cứ lợi ích nào mà người nghèo nhận được từ an sinh xã hội bị lấy lại thông qua các phí và chi tiêu cho giáo dục và y tế. Chính phủ trợ cấp cho các hộ nghèo nhất rồi lấy lại đúng khoản đó”, cho nên “an sinh xã hội cho người nghèo là số 0, có khi là âm”. Để theo dõi bất bình đẳng 2008 ở Việt Nam ta có đường cong Lorenz sau. Hình 1: Đường cong Lorenz bất bình đẳng Việt Nam năm 2008 % dân số cộng dồn 0 100 100 20 80 80 40 20 60 40 60 % thu nhập cộng dồn Theo bảng 6,7 khi có các chương trình an sinh xã hội đã cải thiện được bất bình đẳng trong xã hội thông qua chỉ số Gini giảm đi, nhưng cuối cùng sau tất cả các chương trình phân phối lại thì hệ số Gini lại có xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện sự bất cập và thiếu hợp lý trong các chương trình phân phối lại thu nhập. Bảng 6 : Hệ số Gini Việt Nam 2004 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Hệ số Gini 0,409 0,408 0,401 0,401 0,411 0,414 0,416 (1)    Thu nhập thị trường ban đầu (2)    Thu nhập thị trường ban đầu + tiền nhận từ thân nhân = Tổng thu nhập cuối cùng (3)    Tổng thu nhập cuối cùng có cộng trợ cấp an sinh xã hội (4)    Thu nhập ròng sau khi trừ đóng góp bảo hiểm xã hội và thuế trực tiếp (5)    Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp và phí bất buộc về giáo dục - y tế (6)    Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp và chi phí bắt buộc và tự nguyện  về giáo dục - y tế (7)    Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp, chi phí bất buộc và tự nguyện về giáo dục - y tế và tiền gửi cho thân nhân Bảng 7: Tái phân phối thu nhập, an sinh xã hội và chuyển khoản khác (Ngàn đồng/người/năm) (1) (2) (3) (4) (5) Nhóm 20% nghèo nhất 1900 2100 2100 1900 1800 Nhóm 20% thứ hai 3200 3400 3300 3100 3000 Nhóm 20% thứ ba 4600 4900 4800 4500 4300 Nhóm 20% thứ tư 6900 7200 7100 6700 6400 Nhóm 20% giàu nhất 15400 15800 15400 14900 14300 (1)   Tổng thu nhập trước an sinh xã hội (2)   Tổng thu nhấp cuối cùng, gồm cả  an sinh xã hội (3)   Thu nhập ròng sau khi trừ đóng góp bảo hiểm xã hội và thuế trực tiếp (4)   Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp và phí bắt  buộc về giáo duc - y tế (5)   Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp và các chi phí bắt buộc và tự nguyên về giáo dục - y tế.  Bởi các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp, chi phí giáo dục - y tế đều mang tính luỹ tiến, cho nên kết quả cuối cùng “ít lũy thoái hơn”. Đối với nhóm 20% người nghèo nhất, phí bắt buộc về giáo dục - y tế vô hiệu quả hoàn toàn trợ cấp an sinh xã hội mà nhóm này nhận được; còn chi phí  giáo dục - y tế gọi là “tự nguyện” - nhưng thật ra hầu như bắt buộc - thì làm cho thu nhập của nhóm này giảm 5% dưới mức thu nhập ban đầu (trước trợ cấp an sinh xã hội). Mức giảm thu nhập của các nhóm khác từ 6 đến 7%: tính “lũy tiến”, nếu có, là ở chênh lệch 1-2% giảm này. Theo kết quả tổng hợp số liệu điều tra, thu nhập của những hộ nghèo và hộ giàu đều tăng, và  tốc độ tăng của hộ giàu nhanh hơn hộ nghèo. Tính chung trong 3 năm (1996 -1999) tốc độ tăng thu nhập hàng năm của hộ nghèo là 7,2%, hộ giàu là 14,5% (chưa loại trừ trượt giá). Bởi vậy khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng có xu hướng doãng ra. Để thấy rõ vấn đề trên, với cách phân chia số hộ điều tra thành 5 nhóm thu nhập từ thấp đến cao với số hộ bằng nhau thì mức độ chênh giữa nhóm giàu (nhóm 5) với nhóm nghèo (nhóm 1) ở từng khu vực, từng vùng cụ thể như sau: Bảng 8: Mức độ chênh giữa nhóm 5 và nhóm 1 ở từng khu vực, từng vùng qua các năm Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống dân cư 1999 Đơn vị tính: lần 1994 1995 1996 1999 CẢ NƯỚC 6,5 7,0 7,3 8,9 1. Chia theo khu vực - Thành thị 7,0 7,7 8,0 9,8 - Nông thôn 5,4 5,8 6,1 6,3 2. Chia theo vùng - Tây Bắc và Đông Bắc 5,2 5,7 6,1 6,8 - Đồng bằng sông Hồng 5,6 6,1 6,6 7,0 - Bắc Trung Bộ 5,2 5,7 5,9 6,9 - Duyên hải Nam Trung Bộ 4,9 5,5 5,7 6,3 - Tây Nguyên 10,1 12,7 12,8 12,9 - Đông Nam Bộ 7,4 7,6 7,9 10,3 - Đồng bằng sông Cửu Long 6,1 6,4 6,4 7,9     Như vậy số liệu trên cho thấy hệ số chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo năm 1999 đều tăng; so với năm 1996, tính chung cả nước tăng 1,6 lần; thành thị tăng 1,8 lần, nông thôn tăng 0,2 lần; các vùng đều tăng trong đó tăng nhanh là vùng Đông Nam Bộ 2,4 lần, Đồng bằng sông Cửu Long 1,5 lần,  tăng thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng 0,4 lần. Đáng chú ý là vùng Tây Nguyên từ năm 1995 đến năm 1999 mức chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo mỗi năm tăng không đáng kể (0,1 lần); nguyên nhân chủ yếu do cà phê sụt giá liên tiếp, kéo theo thu nhập của hộ nông dân bị ảnh hưởng. Để nghiên cứu sâu hơn mức độ chênh lệch thu nhập trong các hộ dân cư có thể tiến hành phân tổ số hộ điều tra theo nhóm hộ bằng nhau với tỷ lệ nhỏ hơn mức nêu trên gồm 10%; 5%; 2% số hộ giàu và số hộ nghèo để so sánh, cụ thể như sau: So sánh 10% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 10% số hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch cao hơn so với 20% số hộ nêu trên: năm 1996: 10,6 lần; 1999: 12 lần; vùng có mức chênh lệch lớn hơn  vùng khác là Tây Nguyên 1996: 13,2 lần; 1999: 15,1 lần;  Đông Nam Bộ 1996: 11,8 lần; 1999: 13,4 lần, Đồng bằng sông Cửu Long 1996: 9,2 lần; 1999: 10,4 lần. So sánh 5% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 5% số hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch cao hơn so với 10% số hộ nêu trên năm 1996: 15,1 lần; 1999: 17,1 lần; vùng có mức chênh lệch lớn là Đông Nam Bộ 1996: 18,9 lần; 1999: 21,3 lần; Tây Nguyên 1996: 17,4 lần; 1999: 18,5 lần, Đồng bằng sông Cửu Long 1996: 14,8 lần; 1999: 16,6 lần, Đồng bằng sông Hồng 1996: 10,9 lần; 1999: 13,1 lần. So sánh 2% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 2% số hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch cao hơn so với 5% số hộ nêu trên: Năm 1996: 27,2 lần; 1999: 29,4lần; vùng có mức chênh lệch lớn là Tây Nguyên 1996: 37,8 lần; 1999: 39,3 lần, Đông Nam Bộ 1996: 34,6 lần; 1999: 37,2 lần, Đồng bằng sông Cửu Long 1996: 29,5 lần; 1999: 32,4 lần; Đồng bằng sông Hồng 1996: 18,8 lần; 1999: 21,1 lần . Căn cứ vào các chỉ số về bất bình đẳng cơ hội (giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, giữa nông thôn và đô thị, giữa nam và nữ) trong những lĩnh vực (như thu nhập, tỉ lệ đói nghèo, chi tiêu công cộng cho y tế, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh) đều cho thấy có sự chênh lệch giữa các nhóm xã hội khác nhau. Đặt trong sự so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, bất bình đẳng về cơ hội của Việt Nam không ở mức vừa phải, mà thuộc loại cao hơn. Sự khác biệt này được thể hiện rõ trong sự so sánh giữa nông thôn – đô thị, giữa nhóm người Kinh/Hoa và các dân tộc thiểu số. Trong đó, khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức sống giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh/Hoa ngày càng mở rộng hơn so với khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức sống giữa nông thôn và đô thị. Như vậy, ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra xu hướng dịch chuyển từ sự bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị (1993-1998) sang sự bất bình đẳng giữa người dân tộc thiểu số và người Kinh/Hoa (2004). Tức là vấn đề nghèo đói ở Việt Nam trong tương lai gần là vấn đề nghèo đói ở nông thôn miền núi và là nghèo đói của người dân tộc thiểu số. Có thể thấy, hai cách tiếp cận đã cho chúng ta hai bức tranh tương phản về bất bình đẳng tại Việt Nam. Giữa các vùng: tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện cơ bản làm gia tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng. Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở nên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khó khăn hơn. Bảng 9: Hệ số GINI theo thành thị nông thôn và vùng, 2002,2004 Nguồn:TCTK, Điều tra mức sống hộ gia đình 2006 2002 2004 Việt Nam 0,42 0,42 Thành thị 0,41 0,41 Nông thôn 0,36 0,37 Vùng Việt Nam ĐB sông Hồng 0,39 0,39 Đông Bắc Bộ 0,36 0,39 Tây Bắc Bộ 0,37 0,38 Bắc Trung Bộ 0,36 0,36 DH Nam Trung Bộ 0,35 0,37 Tây Nguyên 0,37 0,40 Đông Nam Bộ 0,42 0,43 ĐB sông Cửu Long 0,39 0,38 Bất bình đẳng thể hiện trong thu nhập, chi tiêu, tích lũy của hộ gia đình cụ thể như thế nào? Bảng 10: Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng (1999) Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống hộ gia đình 1999 Năm 1996 (1000 đồng) Năm 1999 (1000 đồng) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-1999 (%) CẢ NƯỚC 226,7 295,0  8,78 1. Chia theo khu vực - Thành thị 509,4 832,5 16,37 - Nông thôn 187,9 225,0  6,01 2. Chia theo vùng - Tây Bắc và Đông Bắc 173,8 210,0  6,31 - Đồng bằng sông Hồng 223,3 280,3  7,60 - Bắc Trung Bộ 174,1 212,4  6,63 - Duyên hải Nam Trung Bộ 194,7 252,8  8,70 - Tây Nguyên 265,6 344,7  8,69 - Đông Nam Bộ 378,1 527,8 11,12 - Đồng bằng sông Cửu Long 242,3 342,1 11,50 Năm 1999, tính chung cả nước thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành là 295 nghìn đồng, năm 1996 là 226,7 nghìn đồng tăng bình quân là 8,78% trong thời kỳ 1996 – 1999. Nhìn chung thu nhập ở khu vực thành thị, nông thôn và các vùng đều tăng. Thu nhập của khu vực thành thị  832,5 nghìn đồng/người/tháng, với tốc độ tăng hàng năm 16,37% trong thời kỳ 1996 - 1999. Thu nhập ở khu vực nông thôn 225 nghìn đồng/người/tháng,  với tốc độ tăng hàng năm 6,01% trong thời kỳ 1996-1999. Trong tổng thu nhập của khu vực này, thu từ sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản là chủ yếu với tỷ lệ 58,5%; thu từ sản xuất công nghiệp, xây dựng 5%;  thu về dịch vụ 9,8%. Sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập trong nông thôn còn chậm so với năm trước. Năm 1999, thu nhập của khu vực thành thị so với thu nhập của  nông thôn gấp 3,7 lần và có xu hướng tăng dần qua các năm: Năm 1994: 2,55 lần; 1995: 2,63 lần; 1996: 2,71 lần; 1999: 3,7 lần. Ở các vùng địa lý thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đều tăng so với năm 1996. Vùng Tây Bắc và Đông Bắc: 210 nghìn đồng (+6,3%), Đồng bằng sông Hồng: 280,3 nghìn đồng(+7,6%), Bắc Trung Bộ: 212,4 nghìn đồng (+6,6%), Duyên hải Nam Trung Bộ: 252,8 nghìn đồng(+8,7%), Tây Nguyên: 344,7 nghìn đồng (+8,7%), Đông Nam bộ: 527,8 nghìn đồng(+11,1%), Đồng bằng sông Cửu Long: 342,1 nghìn đồng(+11,5%). Bảng 11: Tỷ lệ chi ăn uống trong chi tiêu sinh hoạt của hộ Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống dân cư 1999                   Đơn vị tính:% Năm 1996 Năm 1999 CẢ NƯỚC 67,96 63,31 1. Chia theo khu vực  - Thành thị 65,77 58,68  - Nông thôn 69,43 65,70 2. Chia theo vùng  - Đông Bắc và Tây Bắc 72,64 65,57  - Đồng bằng sông Hồng 66,59 60,50  - Bắc Trung Bộ 67,35 62,99  - Duyên hải Nam Trung Bộ 68,87 63,50  - Tây Nguyên 66,39 65,00  - Đông Nam Bộ 64,93 58,69  - Đồng bằng sông Cửu Long 66,79 63,10 3. Chia theo nhóm thu nhập  - Nhóm 1 76,91 72,55  - Nhóm 2 75,27 69,15  - Nhóm 3 72,31 65,70  - Nhóm 4 65,22 60,34  - Nhóm 5 57,65 52,78 Nhờ thu nhập tăng, đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt. Năm 1999 tính chung cả nước chi đời sống bình quân đầu người 1 tháng là 221,1 nghìn đồng, tăng bình quân 6,4% trong thời kỳ 1996-1999 và chậm hơn tốc độ tăng thu nhập. Chi đời sống của khu vực thành thị 559,2 nghìn đồng 1 người 1 tháng, tốc độ tăng bình quân 11,6% một năm; Ở nông thôn 175,0 nghìn đồng 1 người 1 tháng, tốc độ tăng bình quân 4,4% một năm. Chi đời sống của các vùng đều tăng, trong đó tăng nhanh là vùng Đông Nam Bộ 9,0%, Đồng bằng sông Cửu Long 8,2%, tăng thấp nhất là vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Mức chi tiêu bình quân đầu người năm 1999 của các hộ khu vực thành thị cao gấp 3,1 lần khu vực nông thôn (tỷ số này năm 1996 là 2,5 lần). So sánh chi đời sống bình quân đầu người năm 1999: Khu vực thành thị gấp 3,2 lần khu vực nông thôn; Nhóm hộ giàu (20% số hộ thu nhập cao nhất) gấp 4,2 lần nhóm hộ nghèo (nhóm thấp nhất). - Đáng lưu ý là năm 1999 mặc dù vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bị thiên tai lũ lụt, hạn hán ... nhưng mức sống dân cư của cả nước nói chung  cũng như các vùng vẫn ổn định và tiếp tục được cải thiện. Chi ăn uống hút năm 1999 bình quân đầu người 1 tháng là 139,98 nghìn đồng, bình quân mỗi năm tăng 4,0% trong thời kỳ 1996-1999, trong đó khu vực thành thị 328,14 nghìn đồng, tăng bình quân 7,8%, khu vực nông thôn 114,98 nghìn đồng, tăng bình quân 2,5%. Cơ cấu chi dùng lương thực, thực phẩm (ăn uống, hút) trong chi đời sống đã giảm xuống, ngược lại chi dùng cho phi lương thực, thực phẩm tăng lên. Cụ thể như sau: - Khi mức sống ổn định và được cải thiện thì chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của dân cư tuy có tăng nhưng chậm hơn chi tiêu về các khoản ngoài ăn uống (như may mặc, ở, thiết bị đồ dùng, Y tế chăm sóc sức khoẻ, Giáo dục, văn hoá...). Bảng 12: Mức chi tiêu một số khoản ngoài ăn uống (bình quân đầu người 1 năm) Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống dân cư 1999 Năm 1996 (1000 đ) Năm 1999 (1000 đ) Chi may mặc Thiết bị, đồ dùng Văn hoá, thể thao Chi may mặc Thiết bị, đồ dùng Văn hoá, thể thao CẢ NƯỚC 124,3 87,4 43,0 137,4 102,6 60,7 1. Chia theo khu vực  - Thành thị 251,0 180,5 119,9 325,4 230,9 179,2  - Nông thôn 107,4 74,8 30,5 112,8 86,5 43,9 2. Chia theo vùng  - Đông Bắc và Tây Bắc 109,0 70,0 25,6 119,9 91,8 40,3  - Đồng bằng sông Hồng 102,6 100,1 44,6 120,7 124,0 71,9  - Bắc Trung Bộ 94,7 74,8 24,5 101,0 90,4 33,5  - Duyên hải Nam Trung Bộ 112,6 70,3 30,5 122,0 72,7 42,8  - Tây Nguyên 168,8 111,5 58,6 143,8 96,7 74,8  - Đông Nam Bộ 209,6 136,2 105,1 262,4 160,3 150,6  - Đồng bằng sông Cửu Long 135,7 92,0 47,8 161,4 115._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26566.doc
Tài liệu liên quan