Bệnh chủ quan duy ý chí

Phần I Lời nói đầu Mỗi đất nước có một hoàn cảnh riêng về điều kiện tự nhiên, xã hội, những điều kiện này ảnh hương rất lớn tới sự phát triển kinh tế , xã hội của mỗi nước vì vậy muốn phát triển kinh tế , xã hội mỗi nước cần có những chính sách đường lối phát triển kinh tế , xã hội phù hợp với hoàn cảnh của nước đó , nhưng trong một thời kì lịch sử một giai đoạn cũng có những điểm riêng biệt , vì vậy cần phải có các chính sách vừa mang tính trước mắt , vừa mang tính chiến lược lâu dài với hoà

doc9 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Bệnh chủ quan duy ý chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cảnh đó. Việt Nam là một đất nước mà hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động, chiến tranh kéo dài không những gây thiệt hại về tài sản mà còn mất mát về người, người dân bị ảnh hưởng tư tưởng của thực dân phong kiến, cho nên khi đất nước ta dành được độc lập và tiến lên xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đã gặp không ít những khó khăn ,những khó khăn này một mặt do khách quan đem lại , nhưng chủ yếu là do chủ quan,chúng ta đã mắc sai lầm trong việc đề ra và thực hiện đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội , dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài từ cuối năm 1979 đến cuối năm 1989, mà khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy , đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế là: “ bệnh chủ quan duy ý chí .”Nội dung của : “ bệnh chủ quan duy ý chí .”là lối suy nghĩ , hành động giản đơn , nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan, không bám sát thực tế, không tuân theo quy luật khách quan , không coi trọng thực tiễn , không lấy thực tiễn làm cơ sở cho lý luận. Dưới đây là bài phân tích của tôi về : “ bệnh chủ quan duy ý chí .”đã nêu ở trên dưới góc độ triết học. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy Nguyễn Đăng Quang , cùng toàn thể các thầy cô trong khoa triết Trường ĐHQLK&KD Hà Nội , các bạn có chung đề tài với tôi. Trong quá trình thực hiện Bài viết này, chắc chắn tôi không tránh khỏi những sai sót. Tôi mong được sự dạy bảo cuả các thầy cô và sự góp ý của độc giả để bài viết của tôi lần sau sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phần II : phân tích “ bệnh chủ quan duy ý chí.” .Thực trạng kinh tế , xã hội Việt Nam trước năm 1979 1.1 Một đất nước bị chiến tranh tàn phá và phải chống lại nhiều thế lực thù địch a. Hậu quả của cuộc chiến tranh do đế quốc thực dân để lại Cuộc chiến tranh do xâm lược do đế quốc thực dân gây ra trên đất nước Việt Nam đã để lại hậu quả năng nề, không chỉ thiệt hại về cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, cơ sở nhà máy xí nghiệp .v.. mà còn gây thiệt hại về người , hàng triệu người đã phải hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc , họ là những lực lượng hùng hậu , chủ yếu nhất để phát triển kinh tế xã hội , thêm vào đó các tệ nạn xã hội diễn ra rất phức tạp . Nền văn hoá bị ảnh bởi văn hoá phương tây cho nên văn hoá dân tộc có phần bị phai mờ, chính trong thời kì đất nước vừa thống nhất nhiều hinàh thức văn hoá thiếu lành mạnh đã cuốn hút hàng nghìn người . Giáo dục kém phát triển do trước đây thực dân và đế quốc dã có nhiều chính sách kìm hãm , dẫn đến số người mù chữ chiếm đến 90% dân số . Do trình độ văn hoá thấp lại bị ảnh hưởng tư tương của thực dân nên muốn chống phá lại cách mang nước ta . Do những chính sách của đế quốc thực dân kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến kinh tế xã hội nước ta phát triển chậm , vì vậy nước ta rơi vào tình trạng một nước nông nghiệp lạc hậu mà 80% dân số làm nông nghiệp , công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển . Những khó khăn trên đã dẫn đến nhiều khó khăn khác trong việc thực hiện chính sách của đảng và nhà nước cho nên kinh tế -xã hội chậm phát triển ,một vài năm sau khi đất nước thống nhất . b. Chống thù trong giặc ngoài : Nhân dân ta tiến lên xây dựng đất nước theo con đường XHCN đã gặp rất nhiều khó khăn , ở miền nam vẫn còn tồn tại nhiều tàn dư của chế độ thực dân mới , thêm vào đó cuộc chiến tranh ở biên giới tây nam và phía bắc đã gây cho chúng ta nhiều khó khăn . Trên trường quốc tế chúng ta cũng đã gặp nhiều khó khăn nhất định, cuộc đấu tranh để giả quyết vấn đề : “ ai thắng ai .” giữa CNXH và CNĐQ và các thế lực thù địch diễn ra gay go quyết liệt . Đế quốc mỹ và các thế lực thù địch thực hiện bao vây kinh tế đối với nước ta . Việt Nam một nước có nền nông nghiệp , công nghiệp, thủ công nghiệp nhỏ bé,lạc hậu . Nông nghiệp Bọn đế quốc thực dân chiếm đoạt ruộng đất của nông dân để lập ra các đồn điền trồng lúa, cao su, chè, cà phê ..v..v..nhưng chủ yếu trồng lúa . Bọn địa chủ cấu kết với thực dân chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, trong khi lực lượng địa chủ chưa đầy 5% dân số mà chiếm 50% tổng ruộng đất , bọn này đã phân nhỏ ruộng đất cho nông dân để thu tô, nông dân phải nộp 50% hoa lợi cho địa chủ , ngoài ra còn phải chịu nộp địa tô phu . Nông dân chiếm 90% dân số mà chỉ có chưa đầy 20% ruộng đất , họ không phấn khởi sản suất . Bọn thực dân , địa chủ đã kìm hãm nông nghiệp việt nam trong vòng lạc hậu để lầm lợi cho chúng , thực dân chưa bao giờ thực hiện kĩ nghị hoá nông nghiệp việt nam , nên công cụ sản suất rất là thô sơ , sản suất chủ yếu dựa vào sức người ,sức vật, chưa hề có máy móc khoa học kĩ thuật áp dụng vào trong nông nghiệp , thêm vào đó thiên tai xảy ra liên miên, phương pháp trồng trọt độc canh lúa là chủ yếu ,sản suất lúa thời kỳ này rất bấp bênh năng suất lúa vào loại thấp nhất thế giới , sản lượng lúa trung bình một vài năm sau khi đất nước thống đạt 12 tạ/ha , cùng thời điểm đó sản lượng lúa trung bìng của nhật đạt 34 tạ/ha . b.Công nghiệp, thủ công nghiệp Bọn đế quốc thực dân muốn biến nước ta thành thị trường tiêu thụ của chúng,nên chúng không cho công nghiệp phát triển .Một người pháp từng nói: “nếu việc xây dựng công nghiệp cần được khuyến khích ở các nước thuộc địa thì chỉ trong giới hạn không hại đến công nghiệp chính quốc .” cho nên sản lượng công nghiệp ở nước ta trong thời kỳ pháp thuộc còn rất thấp . Công nghiệp Viêt Nam còn rất què quặt , việc khai thác tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là dựa vào sức lao động của con người , không áp dụng khoa học kĩ thuật ,máy móc hiện đại để khai thác. Thủ công nghiệp rất chậm phát triển , chỉ phát triển một số nghành như gốm sứ , làm các đồ mỹ nghệ , nghành dệt , 2. Nội dung cơ bản của đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội Đường lối chung xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở nước ta do đại hội IV của đảng tháng 12- 1976 thông qua có những nội dung cơ bản sau : “ Xác định bốn mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội , xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa được xem là mục tiêu bao trùm , xây dựng nền sản suất lớn xã hội chủ nghĩa được xem là cơ sở kinh tế của chế độ làm chủ tập thể , xây dựng nền văn hoá mới , xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa :”(1) Các biện pháp đòn bẩy để đạt các mục tiêu trên là : “ Nắm vững chuyên lý vô sản và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, cách mạng về quan hệ sản suất ,cách mạng khoa học - kĩ thuật , cách mạng tư tưởng và văn hoá ,trong đó cách mạng về khoa học - kĩ thuật là then chốt , công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa được xem là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ ” (2) Trên cơ sở đường lối chung trên đây , đại hội IV đề ra đường lối xây dựng kinh tế - xã hội trong giai đoạ mới mà nội dung cơ bản là : “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sơ vật chất -kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội , đưa nền kinh tế từ sản suất nhỏ lên sản suất lớn xã hội chủ nghĩa ,ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, xây dựng công nghiệp với nông nghiệp cả nước thành cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa xây dựng kinh tế địa phương , kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong nước thành kinh tế quốc dân thống nhất, kết hợp phát triển lực lượng sản suất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản suất , kết hợp kinh tế vơí quốc phòng .” 3. Phân tích “bệnh chủ quan duy ý chí”: Nguyên nhân của những sai lầm là bệnh chủ quan duy ý chí , chủ trương tiến nhanh, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không nhận xét đúng đắn về tình hình kinh tế - xã hội thời kỳ đó với mục đích đúng đắn là nhanh chóng nâng cao hiệu quả sản suất nông nghiệp, xong biện pháp và bước đi lại quá nóng vội, chúng ta đã quá vội tiến hành hợp tác hoá và xây dựng các hợp tác xã bậc cao mà không tuân theo qui luật khách quan (quy luật pháp triển: Sự phát triển là một phạm trù triết học chỉ những mối liên hệ , vận động có xu hương tiến lên từ thấp lên cao ,từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn) (4) chưa tính đếm một cách đầy đủ hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta , chưa xem sự phát triển kinh tế - xã hội như một hiện tượng một sự việc để có nhìn triết học mang tính khái quát về nó , không nhìn nhận sự phát triển kinh tế xã hội theo nhiều trường phái như trường phái chủ nghĩa duy vật máy móc siêu hình (CNDVSH: Xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập ngưng đọng , với một tư cứng nhắc ) (5), trường phái chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC: xem xét sự vật trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng với một tư duy mền dẻo linh hoạt )(6), phải xem xét các mặt của sự vật sự việc để thấy được cái muôn màu muôn vẻ của sự việc , chúng ta mắc vào bệnh duy tâm chủ quan đưa ý thức lên trước thực tiễn không nhận thấy tầm quan trọng của thực tiễn nên không lấy nó làm cơ sở cho lý luận ,trong khi các nước ở phương tây lấy thực tiễn làm cơ sở , làm thước đo cho lý luận , chính vì vậy mà đảng và nhà nước đưa ra chỉ tiêu quá cao trong khi không dựa vào khả năng thực tế , do mắc bệnh chủ quan nên nhiều chính sách của ta rập khuôn của Liên Xô . Do không có cách nhìn đúng đắn sự vật dưới góc độ triết học nên không thấy được vai trò , tầm quan trọng giữa lượng và chất (quy luật về hình thái vận động phát triển phổ biến của sự vật hiện tượng : Sự vật có sự thống nhất giữa lượng và chất trong đó sự biến đổi dần dần của lượng tới hạn vượt qua độ sẽ dần dần thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, sự vật mới có sự thống nhất giữa lượng ,chất mới . Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại đối với sự biến đổi của lượng mới ,quá trình đó lặp lặp lại một cách khách quan).(7),do đó không thấy rõ tầm quan trọng của sự phát triển lực lượng sản suất quy định quan hệ sản suất và sự tác động của quan hệ sản suất tới sự phát triển của lực lượng sản suất , cho nên nhà nước ít chú trọng tới sự phát triển về kỹ thuật tay nghề của người công nhân, và máy móc trang thiết bị kỹ thuật , do đó lực lượng sản suất không phát triển . Đảng và nhà nước không thấy được mâu thuẫn giữa khả năng thực tế hiện có của đất nước với chỉ tiêu mà đảng và nhà nước đã đề ra nên các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đã không đạt được . Dưới đây là những sai lầm cụ thể : Về đánh giá tình hình, xách định mục tiêu và bước đi,: việc đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu sót , đó là sai lầm trong việc xách định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý với tư tưởng chủ quan nong vội muốn bỏ qua những bước đi cần thiết : “Trong 5 năm từ 1976-1980 trên thực tế chúng ta đã chủ trương dẩy mạnh công nghiệp hoá trong khichưa có đủ các tiền đề cần thiết :”(8) Về bố trí các cơ cấu kinh tế: ta có sai lầm trong bố tri cỏ cấu kinh tế , thường xuất phát từ thực tế đi nhanh không tính đến điều kiện và khả năng thục tế ,thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình có quy mô lớn , kết quả là đầu tư nhiều nhưng không hiệu quả trong khi đó chưa chuẩn bị các điều kiện cần thiết ddể xây dựng công nghiệp nặng , tình trạng này làm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân rơI vào tình trạng rối ren và bị mất cân đối một cách nghiêm trọng . Về cải tạo xã hội chủ nghĩa ;trong lĩnh vực này cũng có những sai lầmbiểu hiện ở chỗ nóng vội muốn xoá ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa nhanh chóng bíên tư bản tư nhân thành quốc doanh ,trong cải tạo cách làm thường gò ép , chay theo số lượng coi nhẹ chất lượng và hiệu quả và buông lỏng quản lý . Về cơ chế quản lý kinh tế ; cơ chế quan liêu bao cấp đã gây ra tác hại nhiều năm , nhiều chính sách lỗi thời chưa được sửa đổi. Về cơ ché mới ; chúng ta chưa đưa ra được phương hướng nội dung ,hình thức, bước đi, cách làm cụ thể chưa rõ, thể chế quản lý chắp vá thiếu đồng bộ không ăn khớp ,thậm chí còn mâu thuẫn .Do chậm đổi mớ cơ chế và bộ maý quản lý, nên không tạo được sự thống nhất giữa các cơ quan chức năng , từ trung ương đến các địa phương.Như vậy hệ thống quản lý kinh tế của nước ta còn non trẻ ,thiếu kinh nghiệm . Về phân phối lưu thông ;trong lĩnh vực phân phối lưu thông luôn luôn rối ren , lạm phát xẩy ra , phân phối lưu thông chưa cân đối giữa các vùng . Về thực hiện chuyên chính vô sản ; chuyên chính vô sản bị buông lỏng pháp luật và kỉ cương ngày càng bị vi phạm , những sai lầm về chính sách phát triển kinh tế- xã hội làm cho kinh tế phát chậm, đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. 4. Những tồn tại Các chỉ tiêu đề không đạt được , đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của nhân dân lao động , cụ thể quan hệ sản suất xã hội chủ nghĩa chưa đựơc củng cố và hoàn thiện , vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh bị suy yếu , hợp tác xã ở nhiều nơi chỉ là hình thức . Lực lượng sản suất,cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế quốcdân còn yếu kém, thiếu đồng bộ , cũ nát, trình độ kỹ thuật còn lạc hậu, công nghiệp nặng chậm phát triển , công nghiệp nhẹ bị thu hẹp , lao động chủ yếu là lao đông thủ công , chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản suất, trình độ quản lý còn thấp kém,sản suất manh múm , nhà nước chưa có chính sách cụ thể để thực hiện có quy mô. Nền kinh tế bị mất cân đối một cách nghiêm trọng và phát triển chậm , không xứng đáng với lao động và vốn đầu tư bỏ ra , sản suất không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, dẫn đến tình trạng nước ta phải nhập siêu Phân công lao động xã hội thấp , năng suất lao dộng xã hội rất thấp , chất lượng sản phẩm không cao Hoạt động lưu thông không được tốt, vẫn để xẩy tình trạng lạm phát Phần iii: những Bài học kinh nghiệm Cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, từ cuối năm 1979 đến 1989 xảy ra một phần do nguyên nhân khách quan, xong nguyên nhân chính , chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan , đảng và nhà nước ta đã mắc bệnh chủ quan duy ý chí trong việc đề ra, thực hiện đường lối ,chính sách phát triển kinh tế -xã hội chính cái nguyên nhân này đã để lại hậu quả nặng nề làm cản bước tiến của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội . Thất bại này cho chúng ta thấy rằng : “Không thể giải quyết được những vấn đề cấp bách trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế bằng các biện pháp trên tư duy kinh tế mang đầy tính bị động đối phó với tình hình, vì vậy muốn phát triển kinh tế cần phải đổi mới tư duy kinh tế là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn làm bước chuyển có ý nghĩa cách mạng :” (9). Trong một bối cảnh lịch sử cụ thể , không bình thường , nhiều biến động ta phải xây dựng không chỉ đường lối chiến lược về phát triển kinh tế xã hội mà có những giải pháp tình thế , vừa có khả năng đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa tạo nền móng cho sự phát triển lâu dài, chiến lược chính sách đó phải dựa trên một nền tảng vững chắc và tuân theo các quy luật khách quan về phát triển kinh tế -xã hội , phải kết hợp kinh nghiệm trong nước và kinh nghiệm quốc tế Thực tiễn của 10 năm từ 1979 đến 1989 tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đã cho chúng ta thấy : “ từ một nước nông nghiệp lạc hậu không thể quá độ thẳng, trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội” (10). Bài học kinh nghiện sương máu của việc tiến hành “công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa” trong 10 năm trên cho chúng ta thấy rõ điều đó . Do vậy , chúng ta muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa cần phải chuẩn bị đầy đủ các cơ sở , phải tránh tư tưởng nóng vội muốn lên thẳng xã hội chủ nghĩa , đồng thời có những chính sách về phát triển kinh tế xã- hội đúng đắn, phù hợp với thực tế , lấy thực tiễn làm cơ sở ,thước đo cho lý luận , muốn vậy thì : “ Đảng và nhà nước ta , phải luôn luôn xuất phát từ thực tế , tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan” (11) Mục lục trang Phần I : Lời nói đầu 1 Phần II : phân tích bệnh chủ quan duy ý chí. 3 1. Thực trạng kinh tế , xã hội Việt Nam trước năm 1979 3 1.1 Một đất nước bị chiến tranh tàn phá và phải chống lại nhiều thế lực thù 3 địch a. Hậu quả của cuộc chiến tranh do đế quốc thực dân để lại 3 b. Chống thù trong giặc ngoài : 3 1.2 Việt Nam một nước có nền nông nghiệp , công nghiệp, thủ công nghiệp nhỏ bé,lạc hậu . 4 a.Nông nghiệp 4 b.Công nghiệp, thủ công nghiệp 4 2.Nội dung cơ bản của đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội 5 3. Phân tích bệnh chủ quan duy ý chí: 5 4. Những tồn tại 8 Phần III: những Bài học kinh nghiệm. 9 bản cam đoan 10 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0385.doc
Tài liệu liên quan