Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa-Huyện Hồng Dân-tỉnh Bạc Liêu

MỞ ĐẦU ó ó ó ó ó ó & ó ó ó ó ó ó 1-Lý do chọn đề tài : Hiện nay ở các trường phổ thông, họat động dạy học được coi là một hoạt động trọng tâm, phong phú về nội dung và hình thức, thường diễn ra trong quá trình dạy học và giáo dục với sự tham gia của nhiều nhân tố, chịu sự tác động của nhiều lực lượng như : gia đình - nhà trường - xã hội. Họat động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ một vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học;

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa-Huyện Hồng Dân-tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nó là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Chính vì thế, nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng trường phổ thông là phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý họat động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trên thực tế việc quản lý họat động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa - huyện Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu trong những năm gần đây đã có những bước chuyển biến đáng kể song hiệu quả chưa cao, dẫn tới tồn tại nhiều hạn chế, bất cập nhất định trong công tác quản lý hoạt động dạy học, để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài : “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa-huyện Hồng Dân-tỉnh Bạc Liêu”. 2-Mục đích nghiên cứu : -Nhằm nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở Trường trung học phổ thông Ngan Dừa - huyện Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu -Đề ra biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao hiệu quả quản lý họat động dạy học của hiệu trưởng ở Trường trung học phổ thông Ngan Dừa - huyện Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu 3-Đối tượng nghiên cứu và khách thể được nghiên cứu : 3.1-Đối tượng được nghiên cứu : Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu. 3.2-Khách thể được nghiên cứu : Công tác quản lý hoạt động dạy học trong Trường trung học phổ thông Ngan Dừa- huyện Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu. 4-Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài : -Địa bàn Trường trung học phổ thông Ngan Dừa - Hồng Dân - Bạc Liêu. -Quản lý hoạt động dạy học học của hiệu trưởng. 5-Giả thuyết khoa học : Hiện nay hiệu trưởng các Trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu đã và đang thực hiện nhiều biện pháp quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng của đơn vị trường mình. Song trong công tác quản lý của hiệu trưởng còn nhiều bất cập. Nếu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông. 6-Nhiệm vụ nghiên cứu : -Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận về quản lý dạy học ở trường THPT. -Tìm hiểu thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu. -Đề xuất biện pháp quản lý họat động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học phổng Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu góp phần nâng cao chất lượng dạy học của đơn vị. 7-Phương pháp nghiên cứu : -Phương pháp nghiên cứu lý luận ( tham khảo các tài liệu, sách báo có liên ) -Phương pháp điều tra, khảo sát ( thông qua phiếu trưng cầu ý kiến ) -Phương pháp phân tích, tổng hợp Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1-Lý luận về quản lý : 1.1.1-Quản lý : Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ : quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả con người với chính bản thân mình xuất hiện theo. Điều này làm nảy sinh nhu cầu quản lý. Trải qua tiến trình lịch sử phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất, tổ chức, điều hành xã hội cũng phát triển theo. Đó là tất yếu lịch sử. Ngày nay nhiều người thừa nhận rằng quản lý trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Hiện nay, nước ta đang thực hiện cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải cách mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới, vấn đề sử dụng và phát huy những ưu việt sẵn có xuất phát từ bản chất xã hội phần lớn phụ thuộc vào quản lý và trình độ tổ chức quản lý, vào hiệu quả và chất lượng quản lý. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Theo nghĩa hẹp, quản lý là sự sắp đặt, chăm nom công việc. Ngoài ra còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý : -Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung. -Quản lý là quá trình cùng làm việc thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hoàn thành mục đích chung của một nhóm người, một tổ chức. -Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác. Như vậy, cần hiểu khái niệm quản lý bao hàm những khía cạch sau : -Quản lý bao giờ cũng là tác động có hướng đích, có mục tiêu xác định. Mục tiêu của tổ chức được xác định theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào hình thức, lĩnh vực hoạt động và phong cách quản lý trong tổ chức. Mục tiêu có thể do chủ thể quản lý áp đặt, song cũng có thể do sự cam kết giữa chủ thể và đối tượng quản lý. Sự tham gia của đối tượng quản lý vào việc xác định mục tiêu sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả quản lý. Thực tế quản lý của nhiều tổ chức khác nhau đã chứng minh rằng, một tổ chức có hiệu quả quản lý cao trước hết phải là một tổ chức đặt các mục tiêu của mình trên cơ sở của sự hòa nhập giữa các nhu cầu và mục đích của các cá nhân, các nhóm khác nhau với nhu cầu và mục đích của tổ chức. Vì vậy sự chia sẽ các mục tiêu tổ chức của đối tượng quản lý là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả quản lý của một tổ chức. -Quản lý là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định. -Quản lý là nhằm phối hợp nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội. -Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối, các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Tóm lại, quản lý là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác, lựa chọn, tổ chức, và thực hiện có hiệu quả những nguồn lực, những tiềm năng, và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ra trong một môi trường đầy biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố : chủ thể, đối tượng, mục tiêu, phương pháp và công cụ quản lý. 1.1.2-Quản lý giáo dục : Khái niệm “quản lý giáo dục” được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng có hai cấp độ chủ yếu trong quản lý giáo dục thường thấy là : cấp vĩ mô và cấp vi mô. Đối với cấp vĩ mô : -Quản lý giáo dục là những tác động tự giác ( có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật ) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắc xích của hệ thống ( từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường ) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. -Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý, lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn biến động. -Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục là một hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, . . . một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đối với cấp vi mô : -Quản lý giáo dục là một hệ thống những tác động tự giác ( có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật ) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. -Cũng có thể hiểu quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Từ những khái niệm nêu trên, dù ở cấp vĩ mô hay vi mô, ta có thể thấy rõ bốn yếu tố của quản lý giáo dục là : chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Bốn yếu tố này tạo thành sơ đồ sau : Chủ thể quản lý Đối tượng quản lý Mục tiêu quản lý Khách thể quản lý Trong thực tiễn, các yếu tố trên không tách rời nhau chúng có quan hệ tương tác gắn bó mật thiết với nhau nhằm đi đến mục tiêu chung của giáo dục đề ra. Như vậy, quản lý giáo dục với tư cách là một bộ phận của quản lý xã hội cũng đã xuất hiện từ lâu và tồn tại với mọi chế độ xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, mục tiêu, nội dung, phương pháp. Giáo dục luôn thay đổi và phát triển làm cho công tác quản lý cũng vận động và phát triển. 1.1.3-Quản lý nhà trường : Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong phạm vị trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. 1.1.4-Các chức năng quản lý : Chức năng quản lý là những hình thức thực hiện những tác động của chủ thể đến đối tượng quản lý thông qua những nhiệm vụ mà chủ thể cần được thực hiện trong quá trình quản lý. Việc xác định các chức năng quản lý hiện chưa có sự thống nhất. Nhìn chung các tác giả khác nhau đều thống nhất nêu lên các chức chức năng quản lý như sau : -Chức năng hoạch định : Vạch ra mục tiêu cho bộ máy, xáv định các bước đi để đạt được mục tiêu, xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu. Để vạch ra được mục tiêu và xác định được các bước đi cần có khả năng dự báo, tức là đòi hỏi nhà quản lý phải có khả năng lường trước sự phát triển của các sự vật ( của bộ máy ). Vì thế, trong chức năng hoạch định bao gồm cả chức năng dự báo. -Căn cứ vào những tiềm năng đã có và những khả năng sẽ có mà xác định rõ hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để chỉ rõ trạng thái mong muốn của nhà trường khi kết thúc năm học. Bản kế hoạch năm học phải được sự thống nhất cao trong nhà trường. Đó chính là nội dung cơ bản của quá trình quản lý, vì thế giai đoạn này có vai trò rất to lớn. Để làm được điều đó, người quản lý cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau : +Hoạch định kế hoạch, mục tiêu phấn đấu cần đạt +Lựa chọn các biện pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của đất nước của địa phương và của ngành giáo dục. +Xây dựng chương trình hành động cho nhà trường trong suốt năm học ( kế hoạch năm học đã được cụ thể hóa thành từng học kì, từng tháng và tuần ) +Thông qua tập thể hội đồng sư phạm trong nhà trường, bàn bạc đóng góp xây dựng để có một kế hoạch thống nhất trình lên cơ quan cấp trên. +Điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế. -Chức năng tổ chức : chức năng này bao gồm hai nội dung Nội dung thứ nhất : Tổ chức bộ máy Sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và các nhiệm vụ phải đảm nhận. Nói cách khác phải tổ chức bộ máy phù hợp với cấu trúc, cơ chế hoạt động để đủ khả năng đạt được mục tiêu đề ra. Phân chia thành một bộ phận sau đó ràng buộc các bộ phận bằng các mối quan hệ. Nội dung thứ hai : Tổ chức công việc Sắp xếp công việc hợp lý, phân công phân nhiệm rõ ràng để mọi người hướng vào mục tiêu chung mà hành động. Đó chính là sự sắp đặt những con người, những công việc một cách hợp lý để mọi người đều thấy hài lòng và hào hứng làm cho công việc diễn ra trôi chảy hiệu quả. -Chức năng điều hành ( chỉ đạo ) : Chức năng này tác động đến con người bằng các mệnh lệnh làm cho người dưới quyền phục tùng và làm việc đúng với kế hoạch, đúng với nhiệm vụ được phân công. Tạo động lực để con người hoạt động tích cực bằng các biện pháp động viên, khen trê đúng mức phù hợp. Chức năng này thể hiện ở chỗ vạch ra phương hướng cho tổ chức, các đơn vị cấp dưới, tác động đến tổ chức, đến con người bằng các quyết định để hoạt động đưa bộ máy đạt đến mục tiêu., trong đó bao gồm cả việc khuyến khích, động viên. Về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệpcủa người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho mọi hoạt của nhà trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự. -Chức năng kiểm tra : Chức năng kiểm tra diễn ra ở giai đoạn cuối cuối cùng của chu trình quản lý, nó bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây : +Đánh giá thực trạng, xác định xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến. +Phát hiện những lệch lạc, sai sót, những gì trong kế hoạch đã đạt được. +Điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp uốn nắn lệch lạc. Trong những chức năng trên, mỗi chức năng đảm nhận vị trí, vai trò nhất định, song các chức năng này có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải biết quan tâm coi trọng đến các chức năng trong quản lý, có như vậy mới chỉ đạo thực hiện đạt được mục tiêu đề ra. Tóm lại, chức năng quản lý là những vấn đế hết sức cơ bản của lý luận về quản lý, nó giữ một vai trò quan trọng trong thực tiễn quản lý. Chức năng quản lý và chu trình quản lý thể hiện đầy đủ nội dung hoạt động của chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý. Chính vì vậy, việc thực hiện đầy đủ các giai đoạn quản lý trong một chu trình là cơ sở đảm bảo cho hiệu quả của toàn bộ hệ thống được quản lý. Việc thực hiện chu trình quản lý có hiệu quả hay không là nhờ có thông tin. Thông tin vừa là điều kiện , vừa là phương tiện tổng hợp các chức năng trên. 1.1.5-Đối tượng của người quản lý : Đối tượng quản lý vừa có thể là người, là tổ chức, vừa có thể là vật, một cá nhân, một sự việc, một nhà trường, môt doanh nghiệp, cho đến một quốc gia, một khối liên minh hay cả hành tinh cũng đều là những đối tượng của quản lý. Đối tượng quản lý chịu sự tác động hướng đích của chủ thể của chủ quản lý được biến động dưới những tác động của môi trường. Đối tượng quản lý cũng có nhiều dạng khác nhau tương ứng với từng dạng quản lý đó là : -Quản lý sinh học : Môi trường thiên nhiên, cây trồng, vật nuôi. -Quản lý kĩ thuật : phương tiện kĩ thuật, cách bảo quản và sử sụng chúng để phục vụ tối đa cho các nhu cầu của con người. -Quản lý con người : con người là đối tượng quản lý chủ yếu vì con người sử dụng tài nguyên, trang thiết bị kĩ thuật, đồng thới chính con người là chủ thể của xã hội. Khi nói đến quản lý cần quan tâm các yếu tố trong quản lý như : -Yếu tố môi trường và XH ảnh hưởng đến mô hình, cơ chế, phương thức quản lý. -Yếu tố chính trị - XH ảnh hưởng đến nguyên tắc, phương pháp quản lý. -Yếu tố tổ chức là một khoa học về việc sắp xếp các mối quan hệ để nâng cao hiệu quả quản lý. -Yếu tố quyền uy là nói đến quyền lực và uy tín của người quản lý. -Yếu tố thông tin đầy đủ sẽ quyết định quản lý chính xác, phù hợp. -Yếu tố mô hình tổng quát là khuôn mẫu chung mà các bộ máy căn cứ vào đó để tổ chức bộ máy của mình. Các yếu tố này vừa là yếu tố khách quan vừa là yếu tố chủ quan lại vừa là nguyên nhân trực tiếp tạo nên sự thành công., tạo ra sự thuận lợi nhiều hay ít cho việc đạt được mục tiêu trong công tác quản lý. 1.2-Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực. Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học không diễn ra. Hoạt động dạy và hoạt động học gắn liền với hoạt động của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối qun hệ tương tác giữa các thành tố : mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học. Phân tích hoạt động dạy học, chúng ta đi đến kết luận : Hoạt động học trong đó có hoạt động nhận thức của học sinh có vai trò quyết định kết quả dạy học. Để hoạt động học có kết quả thì trước tiên chúng ta phải coi trọng vai trò người giào viên, giáo viên phải xuất từ lôgíc của khái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng tác của dạy và học, thực hiện tốt các chức năng dạy học. Vì vậy muốn nâng cao mức độ khoa học của việc dạy học ở trường phổ thông thì người hiệu trưởng đặc biệt chú ý hoạt động dạy của giáo viên; chuẩn bị cho họ có khả năng hình thành và phát triển ở học sinh các phương pháp, cách thức phát hiện lại các thông tin học tập. Đây là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động học của học sinh. Nếu xét quá trình dạy học như là một hệ thống thì trong đó, quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối qun hệ điều khiển. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động của trò. Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người quản lý nhà trường là : hành động quản lý (điều khiển hoạt động dạy học) của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thông qua hoạt động dạy của thầy mà quản lý hoạt động học của trò. 1.3-Quản lý hoạt động dạy học : Quản lý hoạt động dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học, cho quá trình đó vận hành có khoa học, có tổ chức theo những quy luật khách quan và được sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Để quản lý hoạt động dạy học hiệu quả, người hiệu trưởng phải dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để điều hành hoạt động: Cơ sớ pháp lý hiện nay đó là Luật giáo dục, Điều lệ trường Trung học, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học ban hành từng năm, các chương trình, kế hoạch dạy học, … Cơ sở thực tiễn là tình hình phát triển giáo dục của thế giới, của đất nước, của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của quá trình dạy học trong nhà trường; thực tiễn phát triển về qui mô, chất lượng, cơ sở vật chất của nhà trường cũng như tình hình đội ngũ cán bộ- giáo viên- nhân viên hiện có,… Trên cơ sở pháp lý và thực tiễn đó, người hiệu trưởng cần thực hiện được những nội dung sau đây trong quản lý hoạt động dạy học : -Một là phải xây dựng kế hoạch năm học -Hai là phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động trong nhà trường. -Ba là việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học. -Bốn là chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học. -Năm là chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên. -Sáu là sự kết hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức Đoàn thể, Hội Cha- Mẹ học sinh góp phần phối hợp hướng dẫn hoạt động học của học sinh. -Bảy là chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học. -Tám là chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. 1.4-Hiệu trưởng và việc quản lý hoạt động dạy học : 1.4.1-Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng : Trong công tác quản lý hoạt động daỵ học, người hiệu trưởng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đề ra những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì thế hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường nói chung phụ thuộc vào các yếu tố sau đây : -Đội ngũ giáo viên, nhân viên -Trình độ đào tạo và thâm niên nghề nghiệp của đội ngũ -Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học. -Trình độ giáo dục cũng như kết quả đầu vào của học sinh. -Tổ chức quản lý trường học, đứng đầu là hiệu trưởng. Theo Luật giáo dục sửa đổi và bổ sung ban hành năm 2005 tại điều 54 mục 1 quy định : “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng theo Điều lệ trường phổ thông : -Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; -Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên theo quy định; -Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; -Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; -Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại, thi lại, tổ chức thanh kiểm tra trong nhà trường; -Dự các lớp bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý theo quy định. -Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hhực hiện xã hội hóa giáo dục hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; Như vậy, mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường thực hiện tốt hay không là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng. Do vậy vai trò tổ chức quản lý của hiệu trưởng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong quản lý giáo dục của nhà trường mà quản lý giáo dục là quá trình nắm vững thông tin về đối tượng, môi trường trên cơ sở đó lực chọn các biên pháp quản lý phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu đề ra. Do đó, muốn đạt được những yêu cầu này, hiệu trưởng cần phải có những phẩm chất, năng lực nhất định, để quản lý điều hành nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục đề ra. 1.4.2-Hiệu trưởng và việc quản lý hoạt động dạy học : 1 Hiệu trưởng điều hành, hoạt động giảng dạy của giáo viên : -Quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học : là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, người giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, không cắt xén, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học. -Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cùng với các hiệu phó xây dựng các công cụ để quản lý theo dõi việc thực hiện chương trình dạy của giáo viên thông qua các loại hồ sơ : Lịch báo giảng tuần của giáo viên, sổ đầu bài của các lớp, lịch kiểm tra hàng tháng, lịch thi cuối học kỳ, sổ dự giờ thăm lớp. -Theo dõi giáo viên thực hiện thời khóa biểu, xây dựng các biểu mẫu báo cáo hàng tuần, tháng, học kỳ và việc thực hiện ngày giờ công, dạy thay, dạy bù của giáo viên trong việc thực hiện tiến độ chương trình theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định. -Hiệu trưởng quản lý công tác chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên : hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài, phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng, qui định chất lượng một bài soạn đối với từng thể loại bài. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. -Có kế hoạch mua sắm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy cho giáo viên. Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị bài của giáo viên thông qua việc ký duyệt giáo án hàng tuần trước khi giáo viên bước lên lớp giảng dạy. -Hiệu trưởng quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên : thông qua kế hoạch dự giờ thăm lớp hiệu trưởng nắm bắt được thông tin giảng dạy của giáo viên và thông tin phản hồi của học sinh trong học tập. Vì vậy để quản lý giờ dạy của giáo viên trên lớp đạt hiệu quả, hiệu trưởng tổ chức công tác dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên cùng với các lực lượng chuyên môn khác trong nhà trường tham gia với nhiều hình thức khác nhau : Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức thao giảng, tổ chức các hội thi giờ dạy tốt, nhằm quản lý được chất lượng dạy học trên lớp của giáo viên. -Hiệu trưởng quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh : qui định giáo viên thực hiện đúng việc ghi điểm, sửa chữa điểm trong sổ điểm, chế độ bảo quản, lưu trữ sổ điểm lớp, việc ghi điểm, ghi nhận xét vào học bạ của học sinh. Đây là công việc đòi hỏi chính xác và nghiêm túc, cần qui định trách nhiệm rõ ràng. 1 Hiệu trưởng quản lý hoạt động học của học sinh : -Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết của học sinh mới tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức của học sinh trong học tập. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy học, vì vậy, quản lý hoạt động học của học sinh là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. -Vấn đề quản lý hoạt động học tập của học sinh đặt ra với hiệu trưởng không phải chỉ trên bình diện khoa học giáo dục mà còn là một đòi hỏi có ý nghĩa về tinh thần trách nhiệm của nhà quản lý giáo dục đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Thể hiện qua một số công việc sau đây : +Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh +Phát động phong trào thi đua học tập +Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm +Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lý hoạt động học của học sinh. +Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác. +Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh. Đảm bảo tính khách quan, đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo tính thường xuyên có hệ thống và đảm bảo tính phát triển của học sinh, đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu giáo dục. Chương 2 THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGAN DỪA HUYỆN HỒNG DÂN – TỈNH BẠC LIÊU 2.1-Vài nét về Trường trung học phổ thông Ngan Dừa : Trường trung học phổ thông Ngan Dừa được thành lập từ năm học 1982 – 1983, đến năm học 1989 – 1990 do tình hình giảm sỉ số học sinh cấp II nên chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Minh Hải ghép Trường trung học phổ thông Ngan Dừa với Trường trung học cơ sở Ngan Dừa thành Trường Cấp II – III Ngan Dừa. Kể từ đó trường đã phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng ở cả 02 cấp học. Đến năm học 2002 – 2003, Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu quyết định tách bộ phận cấp II thành lập Trường THCS Ngan Dừa trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hồng Dân. Như vậy, Trường còn lại một bậc học duy nhất là : bậc Trung học phổ thông và lấy tên trường là Trường THPTNgan Dừa trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu và hoạt động cho đến nay. -Trường trung học phổ thông Ngan Dừa là một trường định cư ở vùng nông thôn sâu và xa cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 70 km, có đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn và thuộc diện tài trợ của chương trình 135 của Thủ tướng Chính phú. Trường THPT Ngan Dừa trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu -Trường đặt tại số : 01-Ấp Thống Nhất thị trấn Ngan Dừa-huyện Hồng Dân -Diện tích của Trường là : 17.036 m2 , trong đó : + Diện tích các phòng phục vụ cho dạy và học : 3.095 m2 + Diện tích sân trường và khuôn viên : 13.941 m2 2.1.1-Mạng lưới trường lớp, học sinh : Nói về mạng lưới trường lớp và qui mô phát triển học sinh của Trường THPT Ngan Dừa. Cho phép tôi xin được thống kê số liệu trong 03 năm (năm 2005 đến 2008) tiện cho việc so sánh đối chiếu để xây dựng biện pháp quản lý hoạt động dạy học cho phù hợp, cụ thể như sau : Bảng 1 : Bảng thống kê phát triển trường lớp, học sinh năm 2005 - 2008 Năm học Tổng số lớp Tổng số học sinh Số lớp và số học sinh theo khối Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Số lớp Số Hs Số lớp Số Hs Số lớp Số Hs 2005-2006 39 1601 16 643 12 502 11 456 2006-2007 40 1582 16 582 13 529 11 471 2007-2008 35 1376 13 495 11 447 11 434 Nhận xét : Nhìn vào bảng thống kê qui mô phát triển trường lớp, học sinh của Trường trung học phổ thông Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu trong 03 năm học ( từ năm 2005 – 2008 ) có chiều hướng giảm, cụ thể : -Năm học 2005 – 2006 : có tổng số học sinh là 1.601, so với năm học 2007 – 2007 thì tổng số học sinh là 1.582 giảm 19 học sinh chiếm 1,18 % -Năm học 2006 – 2007 : có tổng số học sinh là 1.582 so với năm học 2007 – 2008 số học sinh có 1.376 giảm 206 học sinh chiếm 13,02 % -Trong 03 năm học 2005 – 2008 : thì số học sinh có là 1.601 (2005 – 2006 ) đến thời điểm cuối năm học ( 2007 – 2008 ) có số học sinh là 1.376. Như vậy trong 03 năm số học sinh giảm 225 học sinh chiếm 14,05 % ( 40 lớp xuống còn 35 lớp ) Nguyên nhân giảm sĩ số học sinh : -Đa số học nghỉ bỏ học là do học kém, không theo kịp thời lượng chương trình và kiến thức mới, -Nhiều học sinh chưa xác định đúng đắn thái độ và động cơ học tập, có lối sống đua đòi, ham chơi, hưởng thụ. -Gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học hành của các em phần thì do hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, vì thế nhiều học sinh chấp nhận rời nông thôn lên thành thị lao động như lao động chính nuôi sống gia đình. Biểu đồ biểu diễn qui mô phát trường lớp, học sinh năm ( 2005-2008 ) : Số lượng Năm học 2.1.2-Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên : -Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên : 88, trong đó -Cán bộ quản lý : 03 -Nữ : 0 -Đảng viên : 02 -Nhân viên : 07 -Nữ : 4 -Đảng viên : 02 -Giáo viên : 78 -Nữ : 27 -Đảng viên : 14 -Trình độ chuyên môn : Tốt nghiệp đại học 78/78 đạt chuẩn 100 % -Thâm niên giảng dạy : +Dưới 10 năm : 55 chiếm 70,51 % +Từ 10 đến 20 năm : 15 chiếm 19,23 % +Trên 20 năm : 08 chiếm 10,25 % -Danh hiệu thi đua : +Lao động tiên tiến : 59 giáo viên, trong đó có 33 GV là CSTĐ.CS +Hoàn thành nhiệm vụ : 23 giáo viên +Không xếp loại : 06 giáo viên (trong thời gian thử việc) -Tỉ lệ tốt nghiệp trung học p._.hổ thông hằng năm ( 2005 – 2008 ) : Bảng 2 : Thống kế số liệu về tỉ lệ tốt nghiệp trung học học phổ thông : Lớp Năm Tổng số học sinh Tổng số học sinh đậu tốt nghiệp Số lượng % 12 2005 – 2006 456 287 62,93 2006 – 2007 471 231 49,04 2007 - 2008 434 317 73,04 Nhận xét : Dựa trên số liệu thống kê của 03 năm học (2005 – 2008) ta có nhận xét như sau : -Tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm của lớp 12 là không ổn định, lên xuống thất thường. Điều này cho thấy hoạt động giảng dạy của nhà trường cũng không ổn định làm cho chất lượng của hoạt động dạy học của nhà trường cũng không ổn định. -Năm học 2005 – 2006 có 287/456 chiếm 62,93 % đang ổn định. -Năm học 2006 – 2007 có 231/471 chiếm 49,04 % xuống mạnh -Năm học 2007 – 2008 có 317/434 chiếm 73,04 % tăng đột biến. Như vậy, nhìn trên bảng số liệu thống kê cho chúng ta thấy hoạt động dạy học của Trường THPT Ngan Dừa đáng báo động, đòi hỏi nhà trường phải biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng qua đó nhà trường cũng quản lý được mặt bằng chất lượng của đơn vị. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ tốt nghiệp lớp 12 (2005-2008) : Tỉ lệ % Năm 2.1.3-Tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học : Phòng học Số phòng ( phục vụ cho dạy và học ) Số phòng ( Phục vụ cho hành chính ) TS Lầu Kcố TH Lí-CN TH Hóa TH Sinh-NN Vi tính Lab Thư viện ĐD DH BGH Đoàn thể HC Văn Thư Khác 28 13 15 01 01 01 01 01 01 01 02 01 01 01 Nhìn chung về tình hình cơ sở vật chất phụ vụ cho công tác quản lý và cho hoạt động dạy học của Trường trung học thông Ngan Dừa đảm bảo đầy đủ, đáp ứng được mục tiêu giáo dục cũng đáp ứng được nhu cầu giảng dạy nghiện cứu của giáo viên và nhu cầu học tập của học sinh theo chương trình đổi mới hiện nay. 2.2-Thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu : 2.2.1-Thực trang hoạt động dạy học của Trường trung học phổ thông Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu : Hiện nay Trường trung học phổ thông Ngan Dừa về mặt tổ chức có : 09 tổ chuyên môn và 01 tổ phụ trách hành chính – quản trị trong nhà trường. Giáo viên trực tiết giảng dạy trên lớp là : 78 được phân công giảng dạy cho cả 03 khối lớp 10, 11 và 12 đầy đủ tất cả các bộ môn theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự phân công đó dựa trên trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, thâm niên giảng dạy, kinh nghiệm dạy học, đạo đức nghề nghiệp và phải công bằng trong lao động. Điều đó cũng có nghĩa là thực hiện mục tiêu của hoạt động dạy học của nhà trường sẽ diễn ra trong suốt một năm học. Để đánh giá khách quan được thực trạng hoạt động dạy học ở Trường trung học phổ thông Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu, tôi đã tiến hành thực hiện các phương pháp sau : -Xây dựng các phiếu trưng cầu ý kiến về vấn đề thực tế của hoạt động dạy học ở Trường trung học phổ thông Ngan Dừa - huyện Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu với các nội dung sau : +Nhận thức của đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động dạy học trong nhà trường, mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy và kết quả hoạt động dạy học. +Nhận định thực tế hoạt động dạy học trong nhà trường thông qua trao đổi với giáo viên, tham khảo các loại hồ sơ chuyên môn : Sổ Nghị quyết của Hội đồng, biên bản sinh hoạt chuyên môn của các tổ, sổ kế hoạch dạy học của tổ và của giáo viên, sổ bồi tự dưỡng chuyên môn, sổ dự giờ, sổ báo giảng, sổ theo dõi tiết học . . . +Thực hiện khảo sát thông qua phiếu trưng cầu ý kiến với 30 giáo viên của Trường trung học phổ thông Ngan và tổng hợp kết quả bằng số liệu ó Kết quả khảo sát điều tra : Bảng 3 : Bảng đánh giá tầm quan trọng của hoạt động dạy học ở Trường THPT Ngan Dừa ( khảo sát 30 giáo viên ) STT Khách thể Nội dung Giáo viên Số lượng Tỉ lệ % 1 Rất quan trọng 11 36,67 2 Quan trọng 16 53,33 3 Ít quan trọng 2 6,67 4 Không quan trọng 1 3,33 Nhận xét : Qua kết quả khảo sát điều tra có thể đánh giá nhận thức của đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động dạy học trong nhà trường là quan trọng nhưng biểu hiện nhận thức của giáo viên không đồng nhất nhau. -Có một số giáo viên cho rằng hoạt động dạy học trong nhà trường rất quan trọng điều đó cũng có nghĩa là những giáo viên đó nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động dạy trong nhà trường, họ cho rằng hoạt động dạy học quyết định cho mục tiêu giáo dục và chất lượng do nhà trường đặt ra. -Phần lớn ý kiến cho rằng hoạt động dạy học quan trọng nhưng hoạt động học của học sinh quan trọng hơn vì học sinh là trung tâm trong quá trình dạy học, chủ động, tích cực trong học tập, người thầy đóng vai trò hướng dẫn. Như vậy phần lớn giáo viên này chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động dạy học, vì hoạt động dạy học bao gồm cả hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò liên quan mật thiết phối hợp hài hoàn với nhau mới dạt được kết quả tốt. -10 % còn lại chưa thật sự nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động dạy học, họ cho rằng hoạt động chuyên môn quan trọng. Như vậy dẫn còn giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động dạy học trong nhà trường vì nó quyết định cho sự phát triển của nhà trường đồng thời quyết định cho mục tiêu giáo dục của trường đặt ra. Biễu đồ biểu diễn tầm quan trọng của hoạt động dạy học ờ nhà trường : Bảng 4 : Bảng đánh giá mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy học ở Trường THPT Ngan Dừa ( khảo sát 30 giáo viên ) TT Các khâu Mức độ Tổng điểm __ X Thứ bậc Phù hợp Ít phù hợp Không Phù hợp 1 Phân công chuyên môn 17 11 2 75 2,5 4 2 Soạn giáo án 18 10 2 76 2,53 3 3 Giảng dạy trên lớp 18 12 1 79 2,63 1 4 Dự giờ thăm lớp 10 15 5 70 2,33 5 5 Tự bồi dưỡng chuyên môn 10 14 6 68 2,26 6 6 Kiểm tra đánh giá dạy học 19 10 1 78 2,6 2 Nhận xét : Nhìn vào bảng 3 cho thấy mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy học ở Trường trung học phổ thông Ngan Dừa là phù hợp cao thể hiện như sau : -Vì có 4/6 khâu của hoạt động dạy học có điểm trung bình cộng ( X ) từ 2,5 trở lên là phù hợp cao. -Mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy học ở nhà trường là không đồng đều nhau vì có khâu được sử dụng nhiều hơn và cũng có khâu được sử dụng ít hơn như : Khâu “giảng dạy trên lớp” được giáo viên thực hiện nhiều nhất thể hiện là điểm trung bình cộng ( X ) 2,63 được xếp 1/6 -Mức độ sử dụng khâu tự bồi dưỡng chuyên môn ít hơn thể hiện điểm trung bình cộng ( X ) là 2,26 được xếp 6/6 phù hợp trung bình Như vậy, mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy ở Trường trung phổ thông Ngan Dừa là phù hợp cao vì 4/6 khâu có điểm trung bình cộng từ 2,5 trở lên. Biểu đồ biểu diễn mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy học __ X Các khâu Bảng 5 : Bảng đánh giá thực tế của hoạt động dạy học ở Trường THPT Ngan Dừa ( khảo sát 30 giáo viên ) STT Khách thể khảo sát Nội dung Giáo viên Số lượng Tỉ lệ % 1 Phân công chuyên môn cho giáo viên 09 30 2 Chuẩn bị hồ sơ soạn giảng 18 60 3 Giảng dạy trên lớp 29 96,66 4 Thực hiện tiến độ chương trình 27 90 5 Sử dụng đồ dùng dạy học giảng dạy 15 50 6 Thực hiện các tiết thực hành thí nghiệm 24 80 7 Công tác dự giờ thăm lớp 25 83,33 8 Sinh hoạt tổ chuyên môn 17 56,66 9 Bồi dưỡng chuyên môn kế thừa 11 36,66 10 Kiểm tra đánh giá giảng dạy và học tập 28 93,33 Nhận xét : Dựa trên kết quả khảo sát đều tra cho thấy hoạt động dạy học của Trường Ngan Dừa diễn ra chưa đồng bộ, có nội dung được quan tâm sử dụng nhiều hơn, có nội dung được sử dụng ít hơn, cụ thể : -Nội dụng ( 1 ) và nội dung ( 9 ) được giáo viên sử dụng ít hơn : Việc phân công chuyên môn giáo viên không chú trọng chỉ có 9/30 chiếm 30 %, việc bồi dưỡng chuyên môn kế thừa giáo viên cũng không chú trọng chì có 11/30 chiếm 36,66 %. -Còn nội dung giảng dạy trên lớp được giáo viên cho rằng là nhiệm vụ rất quan trọng vì thầy giáo nhiệm vụ chính là giảng dạy học sinh 29/30 chiếm 96,66 % Nội dung kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy và học tập là nội dung cũng rất quan trọng, nhiều giáo viên cho rằng nhiệm vụ chính của giáo viên là giảng dạy và hoc tập của học sinh để biết được dạy như thế nào và người học ra sao thì công việc kiểm tra đánh giá cho là quan trọng 28/30 chiếm 93.33 %. Như vậy mức độ thực hiện hoạt động dạy học của giáo viên ở trường Ngan Dừa là không đồng đều đòi hỏi nhà trường phải có biện pháp quản lý hoạt động dạy dạy mang tính đồng bộ trong đơn vị. Tóm lại trên thực tế, các nội dung trong hoạt động dạy học được giáo viên sử dụng một cách đồng bộ, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học mà còn giúp nhà trường có kế hoạch làm việc khoa học đưa nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Biểu đồ biểu diễn thực tế hoạt động dạy học trường Ngan Dừa : Tỉ lệ % Nội dung 2.2.2-Thực trạng biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu : Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng đã xác định mục tiêu chung của nhà trường : là nâng dần chất lượng dạy và học của thầy và trò phấn đấu đạt tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông từ 70% trở lên; nâng cao chất lượng giáo dục hạnh kiểm – học lực trong nhà trường; tăng cường giáo chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, giáo viên, học sinh; Giáo dục động cơ học tập cho học sinh. Từ mục tiêu chung, hiệu trưởng đã xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân trong nhà trường để hoạt động. ó Chỉ tiêu học sinh : -Tuyển sinh vào lớp đầu cấp đạt chỉ tiêu đề ra 80% -Duy trì sĩ số đến cuối năm bỏ học không quá 4 %. + Hạnh kiểm: Khá - Tốt : 95,59 % Không có học sinh yếu. + Học lực: Giỏi : 2,70 %. Khá : 20,32 %. Yếu còn lại : 27,52 %. -Học sinh năng khiếu bộ môn : 25 học sinh -Đỗ vào các trường đại học : 30 học sinh ( kể cả 2 nguyện vọng ) -Lớp xuất sắc : 03 lớp -Lớp nề nếp tốt : 03 lớp -Thể dục thể thao : 08 huy chương các lọai. -Văn nghệ : 04 giải (Vòng tỉnh – cá nhân và tập thể ). óChỉ tiêu giáo viên : -Chiến sĩ thi đua cơ sở : 25 người -Lao động tiên tiến : 50 người -Hoàn thành nhiệm vụ : 13 người -Trường : Tiên tiến xuất sắc -Chi bộ : Trong sạch vững mạnh -Công đòan : Xuất sắc -Đòan TNCS HCM : Vững mạnh. -Tập thể lao động xuất sắc : 03 tập thể Qua nắm bắt tình hình thực tế của Trường THPT Ngan Dừa, tôi nhận thấy biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa bao gồm những biện pháp quản lý sau đây : ó Biện pháp quản lý họat động giảng dạy của giáo viên : -Việc thực hiện chương trình dạy học đòi hỏi giáo viên phải có sự nghiêm túc trong hoạt động dạy theo đúng qui định của ngành. Không được tuỳ tiện cắt xén, thêm bớt của chương trình. Đây cũng là yếu tố quyết định hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch năm học của hiệu trưởng. -Quản lý về hồ sơ chuyên môn. Yêu cầu giáo viên nghiêm túc thực hiện đủ, đúng các lọai hồ sơ chuyên môn của giáo viên và tổ chuyên môn như: Kế họach tổ bộ môn, kế họach dạy học cá nhân. Trong các kế họach phải cụ thể hóa được yêu cầu đối tượng học sinh: Giỏi, khá, yếu kém, từ đó có phương pháp dạy học sát với đối tượng học sinh. -Mỗi giáo viên trước khi lên lớp phải có sự chuẩn bị tốt về giáo án, đồ dùng dạy học. Chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học từ hai phía giáo viên và học sinh. Tuyệt đối không dạy theo hình thức giáo viên giảng rồi đọc chép hoặc tóm tắt trên bảng cho học sinh ghi vào vở. Cần quan tâm hơn nữa trong việc hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Nhà trương cho phép thay đổi hình thức lên lớp cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn, tạo ra không khí học tập mới mẻ, nhất là các bộ môn Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí. -Thực hiện nghiêm túc các tiết thực hành, thí nghiệm, tiết kiểm tra. Khi trả bài làm của học sinh, giáo viên phải có nhận xét cụ thể và yêu cầu học sinh lưu lại bài kiểm tra. Đối với các tiết thực hành, học sinh phải có bài thu họach được lưu lại tại phòng thực hành, thí nghiệm. -Về hình thức kiểm tra: Kiểm tra tập trung một số môn, thực hiện các dạng đề chẵn lẽ, trắc nghiệm và tư luận. -Hoạt động của tổ chuyên môn bằng nhiều biện pháp như trao đổi, tổ chức thảo luận giáo viên trong tổ, làm cho mỗi tổ viên nhận thức được những khó khăn về trình độ học sinh còn yếu kém. Đây là đặc trưng cơ bản của vùng nông thôn, điều kiện học, ý thức động cơ còn thấp. Từ nhận thức đó, để cho mỗi giáo viên chia sẽ được hòan cảnh thực tế của từng học sinh mà từng bước có biện pháp giáo dục sát hợp hơn. -Tổ chức dự giờ thao giảng, ít nhất mỗi giáo viên trong năm phải tự đăng ký một tiết thao giảng cho tổ dự. Ngòai ra còn phải tự xây dựng kế họach dự giờ đồng nghiệp trong từng tháng . -Kết hợp với giáo viên bộ môn, hàng tháng phải tổ chức được cuộc họp với giáo viên bộ môn của lớp mình chủ nhiệm, thống nhất biện pháp giúp học sinh học sinh yếu kém vươn lên. Đối với lớp khá, giỏi nhà trường sẽ có kế họach cùng với gia đình bồi dưỡng học sinh tạo nguồn chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển học sinh giỏi và vào Đại học. -Kết hợp với UBND thị trấn Ngan Dừa, công an huyện Hồng Dân trong việc quản lý học sinh ở nhà trọ. Tổ chức cho học sinh trọ ký túc xá của trường học tập vào mỗi buổi tối có sự hướng dẫn của giáo viên. Cho học sinh toàn trường đăng ký cam kết không sử dụng ma túy, không vi phạm tệ nạn xã hội. ó Biện pháp quản lý họat động học của học sinh : -Tổ chức các họat động thi đua của học sinh trong toàn trường vì đây là môi trường rèn luyện trình độ nhận thức và năng lực học tập của học sinh. -Giáo viên bộ môn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức cho học sinh phương pháp học tập bộ môn như: chuẩn bị bài mới, học bài cũ, làm bài tập ở nhà. Chú trọng phương pháp đọc sách giáo khoa biết chắt lọc những kiến thức cơ bản. Thống nhất quy định việc ghi chép, phát biểu, làm bài trên lớp. -Giáo viên chủ nhiệm, xây dựng lớp tự quản như: dùng 15 phút đầu giờ trong tuần và giờ sinh họat chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức, trọng tài cho các em kiểm điểm, nhận xét, xếp lọai đóng góp họat động trong tuần, đề ra kế họach họat động của tuần tới. -Tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động học của học sinh từng học kì và cả năm học thông qua các kì thi và quá trình học tập của các em theo qui định bằng cách đánh giá kết quả xếp loại 02 mặt giáo dục của học sinh : học lực-hạnh kiểm. ó Biện pháp quản lý các họat động hỗ trợ dạy học : -Nhằm tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong phong trào thi đua ‘’Dạy tốt - Học tốt’’, nhà trường thành lập Ban thi đua, có kế họach cụ thể cả năm , từng đợt thi đua, thường xuyên phát động các đợt thi đua theo chủ điểm. Từ đó, có sơ kết, tổng kết, đánh giá, xếp lọai, khen thưởng, phê bình và kiểm điểm. Qua các đợt thi đua, chọn những giáo viên hoàn thành nhiệm vụ cao, có tinh thần trách trách nhiệm sẽ được nhà trường đề cử học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn hoặc sau đại học, đề nghị về Chi bộ kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. -Xây dựng kế họach mua sắm và tự làm đồ dùng dạy học, sử dụng có hiệu quả những trang thiết bị hiện có, tổ chức hội thi tự làm đồ dùng dạy học. -Tổ chức các họat động tham quan thực tế cho học sinh học tập theo đặc trưng của bộ môn. -Tranh thủ với Hội Cha Mẹ học sinh trong việc khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi của Sở và mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm học mà nhà trường giao phó. ó Biện pháp quản lý công tác thanh kiểm tra nội bộ trường học: Thực hiện tốt kế họach kiểm tra được đề ra trong đầu năm học. Ngoài kiểm tra toàn diện giáo viên, chú trọng hơn nữa kiểm tra chuyên đề việc đổi mới phương pháp dạy học (Người dạy – và tổ chức cho học sinh học bộ môn). Củng cố tổ kiểm tra dự giờ giúp hiệu trưởng đánh giá, xếp loại chuyên môn của giáo viên. ó Biện pháp cải tiến công tác quản lý của hiệu trưởng : -Sửa đổi, hoàn chỉnh các quy chế làm việc của từng bộ phận. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phát huy tối đa vai trò của Đoàn thể, nhất là Đoàn TNCS HCM trong việc giáo dục học sinh. Tăng cường kiểm tra các hoạt động dạy học, giáo dục. Kết hợp với các ban ngành, Đòan thể huyện và thị trấn trong việc tuyên truyền giáo dục về tình hình bỏ học, trốn học, vi phạm tệ nạn xã hội, an toàn giao thông và tuyên truyền phòng chống ma túy, AIDS, … -Tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của Huyện ủy, UBND huyện, thị trấn và Sở GD – ĐT những công việc cụ thể sau: hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ năm học, xây dựng lộ trình trường đạt chuẩn Quốc Gia, quản lý học sinh trọ học ngoài nhà trường, chế độ khen thưởng cho giáo viên, học sinh. þ Qua nắm bắt các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trên của hiệu trưởng Trường THPT Ngan Dừa. Để đánh giá khách quan thực trạng của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến và thực hiện khảo sát với 30 giáo viên giảng dạy và phục trách những nhiệm vụ khác nhau của Trường THPT Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu và tổng hợp được kết quả như sau : 1 Nguyễn tắc cho điểm của kết quả khảo sát đã được tổng hợp : -Cẩu hỏi sử dụng trong các phiếu trưng cầu ý kiến có 3 mức độ trả lời +Phù hợp : 3 điểm +Ít phù hợp : 2 điểm +Không phù hợp : 1 điểm 1 Đánh giá các biện pháp quản lý bằng X ( điểm trung bình cộng ) -Phù hợp cao từ : đạt từ 2,5 đến 3 -Phù hợp trung bình bình : đạt từ 1,5 đến 2,4 -Phù hợp thấp : đạt từ 1 đến 1,4 Bảng 6 : Bảng đánh giá về mức độ cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên ở Trường THPT Ngan Dừa ( khảo sát 30 giáo viên ) TT Nội dung biện pháp Mức độ Tổng điểm __ X Thứ bậc Phù hợp Ít phù hợp Không Phù hợp 1 Việc thực hiện chương trình dạy của giáo viên 30 0 0 90 3,00 1 2 Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên 28 2 0 88 2,93 3 3 Chuẩn bị tốt về giáo án và đồng dạy học 22 8 0 82 2,73 7 4 Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh 20 10 0 80 2,66 8 5 Thực hiện nghiêm túc các tiết thực hành, thí nghiệm 17 13 0 77 2,56 9 6 Hình thức kiểm thường xuyên, định kỳ (tự luận – trắc nghiệm) 29 1 0 89 2,96 2 7 Hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường 27 3 0 87 2,90 4 8 Tổ chức dự giờ, thao giảng và xây dựng kế hoạch dự giờ. 23 7 0 83 2,76 6 9 Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của giáo viên 26 4 0 86 2,86 5 Nhận xét : Nhìn vào bảng 6 cho thấy mức độ cần thiết các biệc pháp quản lý của hiệu trưởng về hoạt động dạy học của giáo viên ở Trường trung học phổ thông Ngan Dừa là phù hợp cao. Thể hiện : -Có 9/9 biện pháp chiếm 100 % có điểm trung bình cộng ( X ) > 2,5 -Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý của hiệu trưởng về hoạt động dạy học của giáo viên là không đồng đều nhau vì có biện pháp được sử dụng nhiều hơn có biện pháp sử dụng ít hơn như : +Biệp pháp quản lý “việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên” được sử dụng nhiều hơn và được đánh giá là phù hợp cao vì có đểm trung bình cộng là 3,00 được xếp thứ bậc 1/9. +Biện pháp quản lý “việc thực hiện các tiết thực hành, thí nghiệm” được sử dụng ít hơn có điểm trung bình cộng là 2,56 được xếp thức bậc 9/9 Biểu đồ biểu diễn mức độ cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trường THPT Ngan Dừa __ X Biện pháp Bảng 7 : Bảng đánh giá mức độ cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh ở Trường THPT Ngan Dừa ( khảo sát 30 giáo viên ) TT Nội dung biện pháp Mức độ Tổng điểm __ X Thứ bậc Phù hợp Ít phù hợp Không Phù hợp 1 Tổ chức các hoạt động thi đua cho học sinh trong toàn trường 24 5 1 83 2,67 4 2 Giáo viên bộ môn tổ chức phương pháp học tập bộ môn của học sinh trên lớp 27 3 0 87 2,90 2 3 Chuẩn bị bài mới, học bài cũ, làm bài tập ở nhà. 23 7 0 83 2,76 5 4 Thống nhất qui định việc ghi chép, phát biểu, làm bài trên lớp của học sinh. 17 12 1 76 2,53 6 5 Xây dựng lớp tự quản của học sinh trên lớp : Sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, giờ tự quản. 27 2 1 86 2,86 3 6 Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh từng học kì, cả năm học 30 0 0 90 3.00 1 Nhận xét : -Nhìn vào bảng 7 cho thấy mức độ cần thiết các biệc pháp quản lý của hiệu trưởng về hoạt động học tập của học sinh ở Trường trung học phổ thông Ngan Dừa là phù hợp cao. Thể hiện : -Có 6/6 biện pháp chiếm 100 % có điểm trung bình cộng ( X ) > 2,5 -Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý của hiệu trưởng về hoạt động học của học sinh là không đồng đều nhau vì có biện pháp được sử dụng nhiều hơn có biệc pháp sử dụng ít hơn như : +Biệp pháp quản lý tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh từng học kì, cả năm học được sử dụng nhiều hơn và được đánh giá là phù hợp cao vì có đểm trung bình cộng là ( X ) là 3,00 được xếp thức bậc 1/6. +Còn biện pháp quản lý việc thống nhất qui định việc ghi chép, phát biểu, làm bài trên lớp của học sinh.được sử dụng ít hơn có điểm trung bình cộng ( X ) là 2,53 được xếp thứ bậc 6/6 -Tóm lại, có nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng hoạt động học tập của học sinh là rất cần thiết thông qua biện pháp kiểm tra đánh giá học sinh từng học kì và cả năm học vì đó một nội dung rất quan trọng nó phản ánh được kết quả học tập của học sinh trong quá trình giáo dục. Mặc dù các biện pháp quản lý hoạt động học tập của hiệu trưởng đối với học sinh nó không đồng đều nhau nhưng biện pháp quản lý của hiệu trưởng về hoạt động học tập của học sinh Trường trung học phổ thông Ngan Dừa là phù hợp cao. Biểu đồ biểu diễn mức độ cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh ở Trường THPT Ngan Dừa : __ X Biện pháp Bảng 8 : Bảng đánh giá mức độ thực hiện của biện pháp quản lý các hoạt động hỗ trợ dạy học ở Trường THPT Ngan Dừa ( khảo sát 30 giáo viên ) TT Nội dung biện pháp Mức độ Tổng điểm __ X Thứ bậc Phù hợp Ít phù hợp Không Phù hợp 1 Mua sắm và tự làm đồ dùng dạy học, sử dụng có hiệu quả những trang thiết bị hiện có 18 12 0 78 2,60 4 2 Tổ chức các họat động tham quan thực tế cho học sinh học tập theo đặc trưng của bộ môn. 23 5 2 81 2,70 3 3 Kết hợp khen thưởng giáo viên -học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập 26 4 0 86 2,87 2 4 Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh 28 2 0 88 2,93 1 Nhận xét : -Nhìn vào bảng 8 ta thấy mức độ thực hiện của biện pháp quản lý các hoạt động hỗ trợ dạy học của hiệu trưởng Trường THPT Ngan Dừa là phù hợp cao, vì có 4/4 biện pháp chiếm 100 % có điểm trung bình cộng lớn hơn ( X ) > 2,5 -Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý của hiệu trưởng Trường THPTNgan Dừa là không đồng đều nhau vì có biện pháp được sử dụng nhiều hơn và có biện pháp được sử dụng ít hơn. -Biện pháp quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh trong nhà trường được sử dụng nhiều hơn vì có X là 2,93 được xếp 1/4 -Biện pháp quản lý việc thực hiện mua sắm và tự làm đồ dùng dạy học, sử dụng có hiệu quả những trang thiết bị hiện có được giáo viên sử dụng ít hơn vì có điểm trung bình cộng ( X ) là 2,60 được xếp thức bậc 4/4. Như vậy, mức độ thực hiện biện pháp quản lý các hoạt động hỗ trợ dạy học của hiệu trưởng Trường THPTNgan Dừa là chưa có sự đồng bộ nhưng tất cả 4/4 biệp pháp quản lý của hiệu trưởng là phù hợp cao. Vì biện pháp này hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Biểu đồ biểu diễn mức độ thực hiện của biện pháp quản lý các hoạt động hỗ trợ dạy học ở Trường THPT Ngan Dừa : __ X Biện pháp Bảng 9 : Bảng đánh giá mức độ thực hiện của biện pháp quản lý công tác thanh kiểm tra nội bộ ở Trường THPT Ngan Dừa ( khảo sát 30 giáo viên ) TT Nội dung biện pháp Mức độ Tổng điểm __ X Thứ bậc Phù hợp Ít phù hợp Không Phù hợp 1 Kiểm tra chuyên đề về đổi mới phương pháp hoạt động dạy học 29 1 0 89 2,97 1 2 Kiểm tra toàn diện giáo viên về chuyên môn, hồ sơ soạn giảng, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ 25 4 1 84 2,80 4 3 Qui chế thực hiện chuyên môn về đánh đánh giá xếp loại GV 19 11 0 79 2,63 7 4 Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học. 24 3 3 81 2,70 6 5 Công tác tuyển sinh, sắp lớp, thi lại 25 5 0 85 2,83 3 6 Thực hiện chấm, trả bài kiếm tra, chế độ cho điểm đánh giá xếp loại học sinh. 19 10 1 78 2,60 8 7 Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn 5 13 12 68 2,26 10 8 Thực hiện nế nếp của học sinh, công tác chủ nhiệm, giáo dục 20 6 4 76 2,53 9 9 Công tác chuẩn cho các kỳ thi theo yêu cầu của Sở và của hiệu trường nhà trường. 27 2 1 86 2,87 2 10 Kết quả của công tác thanh kiểm tra nội bộ trường của giáo viên và học sinh 23 7 0 83 2,77 5 Nhận xét : -Nhìn vào bảng 9 ta thấy mức độ thực hiện của biện pháp quản lý công tác thanh kiểm tra nội bộ trường của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa là phù hợp cao, vì có 9/10 biện pháp chiếm 90 % có điểm trung bình cộng ( X ) hơn > 2,5 -Mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa là không đồng đều nhau vì có biện pháp được sử dụng nhiều hơn và có biện pháp được sử dụng ít hơn. -Biện pháp quản lý việc thực hiện Kiểm tra chuyên đề về đổi mới phương pháp hoạt động dạy học trong nhà trường được sử dụng nhiều hơn vì có điểm trung bình cộng là 2,97 được xếp thứ bậc 1/10 -Biện pháp quản lý việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn được giáo viên sử dụng ít hơn vì có điểm trung bình cộng ( X ) là 2,26 được xếp thức bậc 10/10. Vì vậy được đánh giá là mức độ thực hiện trung bình, chưa phù hợp cao vì có nhiều ý kiến giáo viên cho rằng bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn thông thường thực hiện dựa trên trên kế hoạch chung của cơ quan cấp trên vào dịp hè, thời gian bồi dưỡng tập huấn quá ít so với nhu cầu cần đổi mới chưa vậy chưa đạt hiệu quả cao.Như vậy, mức độ thực hiện biện pháp quản lý công tác thanh kiểm tra nội bộ trường học của hiệu trưởng là chưa có sự đồng bộ với nhau, có biện pháp được sử dụng nhiều có biện pháp sử dụng ít nhưng có tất cả 9/10 biệp pháp quản lý của được đánh giá là phù hợp cao. Biểu đồ biểu diễn mức độ thực hiện của biện pháp quản lý công tác thanh kiểm tra nội bộ Trường THPT Ngan Dừa : __ X Biện pháp Bảng 10 : Bảng đánh giá mức độ phù hợp của biện pháp cải tiến công tác quản lý của hiệu trưởng Trường THPT Ngan Dừa ( khảo sát 30 giáo viên ) TT Nội dung biện pháp Mức độ Tổng điểm _ X Thứ bậc Phù hợp Ít phù Hợp Không Phù hợp 1 Sửa đổi, hoàn chỉnh các quy chế làm việc của từng bộ phận. 24 4 2 82 2,73 3 2 Đẩy mạnh hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, 27 3 0 87 2,90 1 3 Kết hợp với các ban ngành, huyện và thị trấn trong việc tuyên truyền giáo dục về tình hình bỏ học, vi phạm tệ nạn xã hội của học sinh. 27 13 0 77 2,57 5 4 Quản lý học sinh ở trọ ngoài nhà trường và việc dạy thêm học thêm. 19 11 0 79 2,63 4 5 Xây dựng lộ trình trường đạt chuẩn Quốc Gia 12 18 0 72 2,40 6 6 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dụ. 25 5 0 85 2,83 2 Nhận xét : -Dựa trên số liệu bảng 10 ta thấy, mức độ phù hợp của biện pháp cải tiến công tác quản lý của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa là phù hợp cao, vì có 5/6 biện pháp quản lý chiếm 83,33 % có điểm trung bình cộng ( X ) lớn hơn > 2,5. -Mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý về “cải tiến công tác quản lý của hiệu trưởng” Trường trung học phổ thông Ngan Dừa là không đồng bộ, vì có biện pháp được sử dụng nhiều hơn, có biện pháp được sử dụng ít hơn. -Biện pháp quản lý “đẩy mạnh hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học” của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa được sử dụng nhiều hơn vì có điểm trung bình cộng ( X ) là 2,90 được xép 1/6 -Biện pháp quản lý của hiệu trưởng về công tác “xây dựng lộ trình trường đạt chuẩn Quốc Gia” được thực hiện ít hơn vì có điểm trung bình cộng ( X ) là 2,40 nhỏ hơn < 2,5 và được xếp thứ bậc 6/6 vì vậy biện pháp quản lý này của hiệu trưởng được đánh giá là phù hợp tương trung bình. Tóm lại, Biện pháp quản lý cải tiến công tác quản lý của hiệu trưởng Trường trung học phổng Ngan Dừa là phù hợp cao nhưng trong đó có biện pháp ( 5 ) được đánh giá là phù hợp trung bình. Vì có ý kiến của giáo viên cho rằng, biện pháp quản lý việc xậy dựng lộ trình trường đạt chuẩn quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : -Tiêu chuẩn : Tổ chức nhà trường. -Tiêu chuẩn : Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên -Tiêu chuẩn : Chất lượng giáo dục -Tiêu chuẩn : Cơ sở vật chất và thiết bị -Tiêu chuẩn : Công tác xã hội hóa giáo dục Tất cả đều đạt chuẩn theo qui định, thì trường mới được công nhận là trường chuẩn quốc gia, vì thế biện pháp này nhà trường đã cố gắng thực hiện trong nhiều năm từ năm 2003 – 2008 vẫn chưa đạt được, chỉ đạt một số tiêu chuẩn nhất định. Do vậy, biện pháp này chỉ phù hợp ở mức độ trung bình là hợp lý. Biểu đồ biểu diễn mức độ phù hợp của biện pháp cải tiến công tác quản lý của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa : __ X Biện pháp 2.3-Thuận lợi – Khó khăn – Nguyên nhân : 1 Nguyễn tắc cho điểm của kết quả khảo sát đã được tổng hợp : -Cẩu hỏi sử dụng trong các phiếu trưng cầu ý kiến có 3 mức độ trả lời +Thuận lợi : 3 điểm +Ít thuận lợi : 2 điểm +Không thuận lợi : 1 điểm 1 Đánh giá các biện pháp quản lý bằng X ( điểm trung bình cộng ) -Thuận lợi tốt : đạt từ 2,5 đến 3 -Thuận lợi trung bình : đạt từ 1,5 đến 2,4 -Không được thuận lợi : đạt từ 1 đến 1,4 2.3.1-Thuận lợi : -Hiện nay, cơ sở vật chất của trường đảm bảo đủ học 02 ca/ ngày; bên cạnh các phòng học nhà trường còn có các phòng chức năng cùng với các trang thiết bị và đồ dùng dạy học luôn kịp thời được bổ sung để phục vụ giảng dạy. Nhìn chung, cơ sở vật chất hiện nay đã đáp ứng tương đối đầy đủ cho nhu cầu cần thiết trong quá trình giảng dạy, giáo dục đã tích cực góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng Giáo dục – Đào tạo của nhà trường. -Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn đảm bảo dạy đầy đủ các môn học theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc điểm của trường là có đội ngũ giáo viên trẻ đông đảo, tích cực, năng nổ,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCH1259.doc
Tài liệu liên quan