Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam

Lời nói đầu Đầu tư phát triển là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề xã hội vì hoạt động này trực tiếp làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao mức sống dân cư và mặt bằng dân trí; bảo vệ môi trường sinh thái và đưa các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác vào cuộc sống. Hoạt độ

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đầu tư phát triển có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện cùng với sự tác động của nhiều nhân tố . Chính sự khác nhau đó tạo nên cơ cấu đầu tư. Vì vậy có thể nói cơ cấu đầu tư là khung xương của đầu tư phát triển. Cơ cấu đầu tư có hợp lý và vững chắc thì hoạt động đầu tư phát triển mới có thể đạt được hiệu quả cao. Do nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư phát triển cũng như cơ cấu đầu tư hợp lý như vậy nên trong những năm vừa qua đã có nhiều chính sách và giải pháp khơi dậy nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để huy động vốn cho đầu tư phát triển, tuỳ vào từng điều kiện bên trong và bên ngoài mà xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lý phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Tuy vậy, việc thu hút, sử dụng và phân bổ vốn đầu tư phát triển vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, cơ cấu đầu tư chưa tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi phải có những giải pháp và tầm nhìn dài hạn để khắc phục. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng em xin mạnh dạn đưa ra một vài nhận xét và giải pháp chủ quan của mình nhưng do khả năng có hạn, chúng em không tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, mong các thầy cô thông cảm và góp ý cho chúng em. Chúng em xin chân thành cảm ơn: PGS.TS Từ Quang Phương Tiến sĩ. Phạm Văn Hùng Đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài viết này Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Đề tài 5: Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam. Chương I: Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. I. Cơ cấu đầu tư. 1. Khái niệm. Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn, nguồn vốn, cơ cấu huy động và sử dụng vốn…Những yếu tố này có quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại với nhau cả về chất lượng và số lượng, trong không gian và thời gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo những tiềm lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế xã hội. 2. Phân loại. 2.1. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn còn gọi là cơ cấu nguồn vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội hay nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và dự án. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu nguồn vốn đầu tư ngày càng đa dạng hơn, phù hợp với các chính sách huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Một số loại nguồn vốn chủ yếu: - Vốn ngân sách nhà nước. - Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước. - Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. - Vốn đầu tư của tư nhân và dân cư. - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.2.Cơ cấu vốn đầu tư. Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay của một dự án. Cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên vào bộ phận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư với một tỷ trọng khá cao. Một số cơ cấu đầu tư quan trọng cần được chú ý xem xét như: cơ cấu kỹ thuật của vốn; Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản, công tác nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ, vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, tài sản lưu động và những chi phí khác; Cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực hiện dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư… 2.3. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư cho từng ngành kinh tế quốc dân cũng như trong từng tiểu ngành. Cơ cấu đầu tư theo ngành thể hiện mối tương quan tỷ lệ trong việc huy động và phân phối các nguồn lực cho các ngành hoặc các nhóm ngành của nền kinh tế và các chính sách, công cụ quản lý nhằm đạt được mối tương quan trên. Ngoài ra nó còn thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển, chính sách đầu tư đối với từng ngành trong một thời kỳ nhất định. Có nhiều cách phân loại cơ cấu đầu tư theo ngành. Sau đây là ba cách tiếp cận thông thường: - Phân chia theo cách truyền thống: Nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ: Mục đích là đánh giá, phân tích tình hình đầu tư. Nước ta hiện nay đang ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ để đạt được mục tiêu CNH – HĐH của Đảng đề ra. Bên cạnh đó nông nghiệp nông thôn cũng phải được đầu tư phát triển một cách hợp lý vì ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế và lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng cao. - Phân chia theo nhóm ngành kết cấu hạ tầng và sản xuất sản phẩm xã hội: Nghiên cứu tính hợp lý của đầu tư cho từng nhóm ngành. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước với một tỷ lệ hợp lý để đạt được tăng trưởng. - Phân chia theo khối ngành: Khối ngành chủ đạo và khối ngành còn lại. Đầu tư phải đảm bảo tương quan hợp lý giữa hai khối ngành này để duy trì thế cân bằng giữa những sản phẩm chủ đạo và những sản phẩm của các ngành khác. Nhờ đó nền kinh tế phát triển một cách cân đối, tổng hợp và bền vững. 2.4. Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ. Cơ cấu đầu tư theo địa phương, vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư theo không gian, phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy lợi thế cạnh tranh của từng vùng. Cơ cấu này thể hiện thông qua mối tương quan tỷ lệ và mối quan hệ giữa việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho các vùng, lãnh thổ trên cơ sở vận dụng các thể chế chính sách và cơ chế quản lý phù hợp. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ phải phù hợp với yêu cầu phát triển, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, lợi thế sẵn có của từng vùng đồng thời vẫn đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của các vùng khác, đảm bảo sự phát triển thống nhất và cân đối giữa các vùng, các ngành. Khi nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ có thể phân tích đầu tư giữa vùng, lãnh thổ phát triển với vùng, lãnh thổ kém phát triển hoặc phân tích cơ cấu đầu tư theo các vùng lãnh thổ kinh tế. Cơ cấu đầu tư theo ngành và cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ tuy khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ được hình thành gắn liền với cơ cấu đầu tư theo ngành và thống nhất trong mỗi vùng kinh tế. Trong mỗi vùng, lãnh thổ lại có một số ngành được ưu tiên đầu tư, tạo ra một cơ cấu đầu tư theo ngành riêng. 3. Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư. 3.1. Định nghĩa. Sự thay đổi của cơ cấu đầu tư từ mức độ này sang mức độ khác, phối hợp với môi trường và mục tiêu phát triển gọi là chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Đây không chỉ là sự thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn là sự thay đổi về chất trong nội bộ cơ cấu và chính sách áp dụng. Sự thay đổi đó có thể là sự thay đổi về quy mô, phân bố nguồn lực hay số lượng, chất lượng các ngành trong quá trình phát triển hoặc cũng có thể là sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế do những biến động trong nền kinh tế như sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành, tốc độ tăng trưởng của các yếu tố cấu thành cơ cấu đầu tư không đồng đều, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng... 3.2. Tác động của cơ cấu đầu tư tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những quyết định đầu tư sẽ làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế trong tương lai. Nó làm thay đổi số lượng, tỷ trọng của từng bộ phận trong nền kinh tế, đến lượt nó các bộ phận cấu thành nền kinh tế sẽ hình thành nên một cơ cấu mới. Cơ cấu này có hiệu quả và tác động tốt tới nền kinh tế hay không sẽ là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng của cả nền kinh tế bởi vậy cơ cấu kinh tế mới này là một yếu tố quan trọng tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế thay đổi là để nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra, và những mục tiêu đó có đạt được hay không chính là thước đo cơ bản nhất xác định kết quả, hiệu quả của đầu tư đổi mới cơ câu kinh tế và nó cho thấy tầm quan trọng của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư tác động đến cơ cấu kinh tế trước hết là ở sự thay đổi số lượng các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Quyết định đầu tư làm thay đổi sản lượng tuyệt đối các ngành, tiểu ngành cấu thành nền kinh tế quốc dân. Cùng với quyết định đầu tư, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ khiến cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao phát triển mạnh hơn trong khi một số ngành khác lại giảm vai trò, tỷ trọng do nhu cầu của xã hội giảm hoặc không còn sức cạnh tranh. Do đó tỷ trọng các ngành, tiểu ngành trong cơ cấu kinh tế có sự thay đổi, thứ tự ưu tiên khác nhau và kết quả là hình thành nên một cơ cấu ngành mới. Chính sách đầu tư vào các ngành có tốc độ phát triển khác nhau sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuỳ mức độ chuyển đổi cơ cấu đầu tư và hiệu quả đầu tư các ngành đó. Cơ cấu kinh tế sẽ luôn luôn thay đổi theo thời gian. Sự vận động của cơ cấu đầu tư luôn nhằm hướng tới một cơ cấu kinh tế có hiệu quả để các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế đều phát huy được điểm mạnh, khắc phục được điểm yếu, bổ xung cho nhau, cùng nhau phát triển và sử dụng tối ưu các nguồn lực của nền kinh tế. Sau đó sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư làm thay đổi mối quan hệ giữa các bộ phận trong nền kinh tế theo xu hướng ngày càng hợp lý hơn. Các nguồn lực trong nền kinh tế được sử dụng hợp lý. Các ngành liên kết, liên hệ với nhau chặt chẽ. Trong cùng một ngành, các bộ phận cũng có mối quan hệ với nhau và ngày càng hợp lý trong việc phân phối nguồn lực. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều làm tăng hiệu quả cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bởi việc đầu tư vào ngành nào sẽ giúp một phấn quan trọng cho ngành đó phát huy lợi thế để cạnh tranh và phát triển. Cuối cùng hiệu quả của cơ cấu đầu tư đổi mới cơ cấu kinh tế là làm tăng hiệu quả cho từng bộ phận của nền kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Khi xem xét hiệu quả của đầu tư tới cơ cấu kinh tế cần xem xét cả hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp đó là khi đầu tư vào riêng từng bộ phận thì bộ phận đó sẽ thu được về sự tăng trưởng mới như tăng giá trị tổng sản lượng, tạo thêm công an việc làm…Hiệu quả gián tiếp đó là không chỉ bộ phận nhận sự tác động trực tiếp của đầu tư có được những gia tăng mà những vùng khác, những bộ phận khác cũng phát triển theo. Hoặc trái lại do sự cạnh tranh nguồn lực, tranh chấp thị trường mà kìm hãm sự phát triển triển của các bộ phận khác. Bởi vậy tác động của đầu tư không chỉ riêng đến từng bộ phận của nền kinh tế mà còn tác động đến toàn bộ nền kinh tế nói chung. II. Cơ cấu đầu tư hợp lý. Cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu đầu tư phù hợp với các quy luật khách quan, các điều kiện kinh tế xã hội của từng cơ sở, ngành, vùng và toàn nền kinh tế, có tác động tích cực đến việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực. Mỗi nước đều có những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể, vì vậy xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lý được coi là bài toán quan trọng hầng đầu của các nhà quản lý để cơ cấu đầu tư được xây dựng nên phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, chính trị…của đất nước, tạo một cơ sở vững và tiến bộ cho kinh tế phát triển. Muốn có một cơ cấu đầu tư hợp lý phải xuất phát từ định hướng cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong từng giai đoạn phát triển phải xác định nên đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực nào, ngành nào, vùng nào. Những chính sách đầu tư phải tập trung hợp lý đối với các thành phần dân cư, lực lượng lao động để đem lại kết quả tốt nhất. * Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Đầu tư là chìa khoá trong chiến lược và kế hoạch phát triển. Điều này được cụ thể hoá trong mối tương quan giữa tăng trưởng vốn đầu tư với tăng trưởng thu nhập. Thực tiễn đã chứng minh một nền kinh tế muốn giữ được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức trung bình thì phải giữ được tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư thoả đáng ( 15% - 25% NGP). Trong lý thuyết “ Đầu tư và mô hình số nhân” Keynes đã chứng minh: tăng đầu tư sẽ tăng thu nhập à tăng thu nhập làm tăng sức mua à tăng sức mua làm tăng đầu ra của nền kinh tế à tạo ra sự tăng trưởng. Lý thuyết gia tốc của các nhà kinh tế Mỹ lại nghiên cứu các quan điểm đầu tư và chứng minh mối liên hệ giữa tăng sản lượng làm tăng đầu tư, sau đó tăng đầu tư làm tăng sản lượng với nhịp độ nhanh hơn. Sản lượng bán ra ngày hôm nay là kết quả đầu tư thời kỳ trước, năm trước. Như vậy đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc trực tiếp vào việc tăng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, đầu tư còn có vai trò gián tiếp trong tăng sản lượng sản xuất của nền kinh tế thông qua đầu tư cho các lĩnh vực lao động, khoa học, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và thông tin để tạo ra tăng trưởng kinh tế. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư. 1. Nhóm nhân tố trong nội bộ nền kinh tế. 1.1. Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng và chế độ, năng lực quản lý trong mỗi giai đoạn nhất định. Cơ cấu đầu tư là biểu hiện tóm tắt nội dung và phương tiện của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù cơ cấu đầu tư vừa mang tính khách quan vừa mang tính lịch sử nhưng các tính chất đó lại chịu sự tác động và chi phối của nhà nước thông qua các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua các định hướng phát triển, Nhà nước không chỉ nhằm khuyến khích mọi lực lượng sản xuất của xã hội, đạt được mục tiêu đề ra mà còn đưa ra các dự án để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia, nếu không đạt được thì Nhà nước trực tiếp tổ chức đầu tư, đảm bảo sự cân đối giữa các sản phẩm, các ngành lĩnh vực trong nền kinh tế. Cơ chế quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ lại có những thay đổi nhất định để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước do đó nó tác động trực tiếp đến quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu đầu tư. 1.2. Nhân tố thị trường và nhu cầu của xã hội. Thị trường và nhu cầu của xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế. Nếu như xã hội không có nhu cầu thì tất nhiên không có bất kỳ một quá trình sản xuất nào. Cũng như vậy không có thị trường thì không có kinh tế hàng hoá. Thị trường là nhu cầu xã hội không chỉ quy định về số lưọng mà cả về chất lượng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, nên nó có tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các cơ sở kinh tế, đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội, đến vị trí, tỷ trọng của các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế trong cơ cấu đầu tư. Việc xác đính cơ cấu đầu tư cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực kinh tế phải tính đến xu thế tiêu dùng, xu thế hợp tác, cạnh tranh của các sản phẩm trong nước, trong khu vực và trên thế giới. 1.3. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ. Lực lượng sản xuất là động lực phát triểnn của xội. Nhu cầu xã hội ngày càng cao, muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trước hết phải phát triển LLSX. Sự phát triển của LLSX sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi công nghệ, thiết bị, hình thành các ngành nghề mới, biến đổi lao động từ giản đơn thành lao động phức tạp, từ ngành này sang ngành khác. Sự phát triển đó phá vỡ cân đối cũ, yêu cầu hình thành một cơ cấu đầu tư mới với một vị trí, tỷ trọng vốn trong các ngành và khu vực lãnh thổ phù hợp hơn thích ứng với nhu cầu phát triển của xã hội. 1.4. Vị trí địa lý kinh tế, điều kiện về các nguồn lợi tự nhiên. Vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng trong việc phân bố đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Các nhân tố này tạo nên lợi thế so sánh cho các vùng bởi vậy nó chi phối một phần cơ cấu đầu tư theo vùng và lãnh thổ bởi cơ cấu đầu tư đặt ra cho từng vùng, từng khu vực phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đó, giúp các vùng phát huy được tối đa lợi thế thì mới trở thành cơ cấu đầu tư hợp lý và có hiệu quả. 2. Các nhân tố bên ngoài. Ngoài các nhân tố tác động ở trong nội tại nền kinh tế, cơ cấu đầu tư còn chịu tác động của nhiều nhân tố bên ngoài. Đó chính là xu thế chính trị, xã hội và kinh tế của khu vực và thế giới. Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của khoa học kỹ thuật công nghệ. Từ khi gia nhập WTO, với nhiều thuận lợi về hội nhập kinh tế thế giới thì Việt Nam không tránh khỏi những thách thức đó là hoà nhập chứ không hoà tan. Xu thế quốc tế hoá giúp nước ta hội nhập dễ dàng hơn nhưng chúng ta cũng phải luôn cảnh giác để đảm bảo năng lực cạnh tranh nhằm hội nhập an toàn. Chương II: Thực trạng cơ cấu đầu tư và chuyển dịch cơ cấu ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007 I. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn có thể chia ra làm ba khu vực chính là khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khu vực nhà nước vẫn giữ tỷ trọng lớn, đóng vai trò quyết định nhưng vốn ngân sách nhà nước thực ra vẫn chưa cao. Khu vực tư nhân trong giai đoạn đầu chưa đóng góp nhiều cho hoạt động đầu tư nhưng sau đó từ con số 0%, tỷ trọng đóng góp trong vốn đầu tư đã tăng lên đến 20%. Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, trong giai đoạn vừa qua giá trị đóng góp tăng lên đáng kể nhưng tỷ trọng thì giảm xuống, giá trị đóng góp của đầu tư nước ngoài vào GDP khá rõ ràng vào khoảng 20%. Như vậy, chuyển biến của cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn có nhiều giấu hiệu tích cực với sự đóng góp đa dạng, hiệu quả của nguồn vốn rõ nét hơn, và có sự phát huy ở trừng mực nhất định trong phân bổ vốn. Sau đây sẽ là những số liệu cụ thể hơn về tình hình từng loại nguồn vốn trong hoạt động đầu tư phát triển ở nước ta giai đoạn 2000 – 2007. 1. Vốn đầu tư trong nước. 1.1. Vốn ngân sách nhà nước. Tình hình đầu tư từ ngân sách nhà nước trong những năm gần đây giai đoạn 2000 - 2007. Trong bối cảnh nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển mới, yêu cầu cân đối ngân sách phải có những chuyển biến nhất định. Ngày 20/3/1996 Quốc hội khóa IX , kỳ họp thứ 9 đã thông qua luật NSNN và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997. Sau hơn một năm thực hiện, ngày 20/5/1998 luật NSNN đã được sửa đổi bổ sung, Đến năm 2002, Quốc hội khoa XI, kỳ họp thứ 2 đã thông qua luật NSNN có sửa đổi bổ sung ngày 16/12/2002 ( gọi tắt là luật NSNN năm 2002) và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004. Bảng 1: Chi đầu tư phát triển của NSNN giai đoạn 2000 – 2007 Năm Tổng chi NSNN Chi đầu tư phát triển % chi đầu tư phát triển/ GDP 2000 108961 29624 6,7 2001 129773 40236 8,3 2002 148208 45218 8,4 2003 181183 59629 8,4 2004 214176 66115 8,8 2005 262697 79199 8,2 2006 308058 88341 9,1 2007 332703 97000 8,5 Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng 1 cho thấy bình quân giai đoạn 2000 - 2007: tốc độ tăng chi phát triển chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi NSNN ( chiếm 35,1% ) và tăng dần theo thời gian, từ 34% tổng chi ngân sách giai đoạn 1997 -1999 lên 40,5% giai năm 2002 và 37% năm 2003. Tỷ lệ chi đầu tư/ GDP là 7,54% lớn hơn tỷ lệ bội chi ngân sách ( 4,57%). Tính chung cho giai đoạn 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư từ NSNN chiếm khoảng 22,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong những năm tiếp theo, vốn đầu tư từ NSNN có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Về cơ cấu chi đầu tư của NSNN trong thời kỳ này cũng đã chuyển biến theo hướng tập trung hơn cho các lĩnh vực ưu tiên của giai đoạn này, đó là: giao thông, thủy lợi giáo dục- đào tạo và các công trình phúc lợi dành cho người nghèo. Những chính sách này đã được tiến hành trong một thời gian khá dài, và nó đã thể hiện sự cố gắng của nhà nước trong việc phân bổ những nguồn lực hạn hẹp để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế. 1.2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước  Bảng 2: Đơn vị: Ngàn tỷ VND Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn tín dụng đầu tư phát triển NN 24,12 28,51 286,82 282,13 405,12 40,33 Tỷ %vốn tín dụng/ tổng vốn đầu tư 1,21 2,85 9,86 8,22 10,01 8,74 Nguồn: Tổng cục thống kê Đây là nguồn vốn đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tê – xã hôi. Trong giai đoạn 2000 – 2007, nguồn vốn tín dụng của nhà nước chiếm trung bình khoảng 9,21% tổn vốn đầu tư toàn xã hội, và khá ổn định. Trong những năm tiếp theo, nguồn vốn tín dụng ưu đãi có khả năng tăng thêm cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư từ nguồn vốn ín dụng của Nhà nước đã được tập trung cho các dự án quan trọng thuộc các ngành công nghiệp trọng điểm như nhà máy thủy điện Tuyên Quang, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn ( Thái Nguyên), nhà máy xi măng Hạ Long ( Quảng Ninh ), nhà máy sản xuất phân đạm DAP ( Hải Phòng)… 1.3. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước. Bảng 3: Năm Tổng vốn NSNN ( tỷ đồng) Vốn DNNN ( tỷ đồng) Tỷ trọng ( % ) 2000 89417 22637 25,32 2001 101973 27656 27,12 2002 114738 29591 25,79 2003 126558 30578 25,02 2004 139831 34990 25,02 2005 161635 37728 23,34 2006 185102 47901 25,87 2007 208100 60900 29,26 Nguồn: Tổng cục thống kê Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, nguồn vốn tín dụng nhà nước chiếm khoảng 25 – 27% tổng vốn nhà nước, và khoảng 14 – 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn này chủ yếu dùng để đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp. Trong một số năm gần đây, ngoài đầu tư vào lĩnh vực chuyên môn của mình, các doanh nghiệp nhà nước đã mở rộng đầu tư sang một số lĩnh vực khác. Trong nền kinh tế hiện đại, việc đa dạng hóa đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước là một xu thế tất yếu, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển kinh doanh, từ sự xuất hiện cung cầu mới, từ xu hướng phát triển ngành và sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như từ sự gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ tiềm năng, buộc các doanh nghiệp phải bám sát thị trường và phải nhạy bén, năng động nắm bắt những thời cơ mới cho phép không ngừng mở rộng quy mô, tạo ra lợi nhuận cao và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Ví dụ : Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), ngoài các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới viễn thông và công nghệ thông tin, còn mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngoài lĩnh vực hoạt động truyền thống là sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực, còn đầu tư mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tài chính - ngân hàng; Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) cũng không bó khuôn trong lĩnh vực cao su, mà còn đầu tư vào ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, vận tải, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản, dịch vụ khách sạn, du lịch nội địa, quốc tế; Tập đoàn Vinashin ngoài lĩnh vực chuyên sâu của mình, cũng đã đầu tư vào dịch vụ vận tải biển, thuỷ điện, tài chính, chế tạo cơ khí…Theo Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2007, tổng số vốn mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng…, lên tới trên 15.000 tỉ đồng, trong đó chỉ tính riêng lĩnh vực chứng khoán là 1.061 tỉ đồng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực cũng có tính hai mặt của nó: một mặt, nếu doanh nghiệp đi đúng hướng và đầu tư thành công sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu như đã nêu trên; mặt khác, nếu “chệch hướng” hoặc đầu tư không hiệu quả có thể làm suy sụp hình ảnh của doanh nghiệp, thậm chí đánh mất thương hiệu và gây ra những thiệt hại to lớn khó lường cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đầu tư đa ngành, đa nghề, ít nhiều bản thân doanh nghiệp đánh mất đi lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh của mình, rất dễ mắc sai lầm do sự phân tán các nguồn lực và thiếu kinh nghiệm của bộ máy quản lý. Bên cạnh đó, việc kiểm soát vốn vào hoạt động đa lĩnh vực thường rất phức tạp, nếu kiểm soát không tốt thì sự thất thoát, lãng phí và khả năng đổ vỡ tài chính là những nguy cơ có thực. Đặc biệt, cần thấy rõ rằng, với khả năng tài chính có hạn, việc đầu tư vốn dàn trải sẽ buộc doanh nghiệp phải tìm đến nguồn vốn mới với những điều khoản thương mại ngặt nghèo dễ sa vào “ bẫy nợ nần”. Sự đa dạng hoá đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước còn là một nguyên nhân trực tiếp góp phần làm tăng áp lực lạm phát ở Việt Nam, cả lạm phát tiền tệ, lạm phát cơ cấu và lạm phát chi phí đẩy. Bởi vì: Thứ nhất, cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước thường tập trung vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, không trực tiếp tạo ra hàng hoá và làm tăng chênh lệch cung - cầu, tức làm tăng lạm phát cơ cấu. Thứ hai, hiệu quả kinh doanh và đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước nói chung cả ở trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, đều không cao, và thường là thấp hơn so với hiệu quả đầu tư và kinh doanh tương tự do các nhà đầu tư nước ngoài hoặc tư nhân trong nước thực hiện. Thông tin chính thức cho thấy tỷ lệ ICOR của khu vực doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện ở mức hơn 8, so với mức trung bình của xã hội là 4,2-4,4. Báo cáo kiểm toán năm 2007 do Kiểm toán Nhà nước công bố ngày 1-7-2008 cho thấy, tổng số nợ phải thu của các doanh nghiệp được kiểm toán đến thời điểm 31-12-2006 là rất lớn, 25.102 tỉ đồng, chiếm 14,24% tổng tài sản và bằng 64% vốn chủ sở hữu. Tương tự, tổng số nợ phải trả là 65.799 tỉ đồng, chiếm 62% tổng nguồn vốn và chiếm 171,2% tổng vốn chủ sở hữu. Thứ ba, do các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ tín dụng và đầu tư xã hội, cụ thể là hơn 50% vốn đầu tư nhà nước, 70% tổng dư nợ quốc gia và hơn 80% tổng dư nợ tín dụng, lạm phát sẽ có nguy cơ gia tăng nếu không kiểm soát và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong việc vay và cho vay vốn, đầu tư chéo, đầu tư đa ngành mang tính đầu cơ, trục lợi cá nhân, dẫn tới sự lãng phí các nguồn lực quốc gia… 1.4. Vốn đầu tư tư nhân và dân cư. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp doanh dân chiếm bình quân khoảng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào khoảng 3,7% GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư; phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trực tiếp vào khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được. Trong giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong giai đoạn tiếp nguồn này sẽ tiếp tục gia tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Nguồn thu ngân sách từ doanh nghiệp nhà nước hiện nay chiếm tỷ trọng lớn, nhưng hiềm một nỗi nếu như tình hình hiện nay thì để có 1 đồng thu ngân sách từ doanh nghiệp nhà nước thì nhà nước cũng phải trợ cấp (cả cứng lẫn mềm) cho DNNN 1 đồng (ở đây chưa kể đến hoạt động bảo toàn vốn). Hơn nữa, một khi gia nhập WTO thì việc trợ cấp này không thể duy trì, và hệ quả là nguồn thu từ doanh nghiệp nhà nước sẽ khó được đảm bảo. Ngân sách nhà nước, vì vậy, phụ thuộc ngày càng nhiều vào các nguồn thu khác, trong đó đặc biệt quan trọng là từ thuế do các DN dân doanh đóng góp. Như vậy phát triển khu vực kinh tế dân doanh một cách bền vững sẽ là một biện pháp rất hiệu quả để đảm bảo ngân sách quốc gia. Các doanh nghiệp dân doanh xét về tính năng động và hiệu quả thì có lẽ chỉ thua các doanh nghiệp trong khu vực đầu tư nước ngoài. Kinh tế dân doanh trong giai đoạn hiện nay lại là khu vực phát triển nhanh nhất không những đem lại một nguồn vốn lớn cho hoạt động đầu tư mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm. Trên thực tế, đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò quan trọng đặc biệt trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải trên các địa phương. Mặt khác, trong quá trình hội nhập hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì nguồn thu của ngân sách nhà nước sẽ có nhiều thay đổi cơ bản. Đó là nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu hiện đang chiếm hơn 20% ngân sách sé phải giảm đáng kể do hàng rào thuế quan phải hạ từ mức trung bình ước tính hiện nay la 15-16% xuống 0-5%. Nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô hiện cũng đang chiếm một tỷ trọng đáng kể lại không ổn định vì phụ thuộc vào biến động của thị trường thế giới và không thể duy trì mãi. Với khoảng vài trăm ngàn doanh nghiệp dân doanh ( gồm có doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã) đã, đang và sẽ đi vào hoạt động thì phần tích luỹ của các doanh nghiệp này sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước cũng như tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Bởi vậy việc nhà nước thực hiện các chính sách để khuyến khích thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển là một yêu cầu thiết yếu. Và trên thực tế trong 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, Nhà nước liên tục hoàn thiện các chính sách nhằm tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình mạnh dạn bỏ vốn đầu tư và phát triển. 2. Vốn đầu tư nước ngoài. 2.1. Nguồn vốn FDI. a) Tình hình tăng vốn đầu tư. Bảng số liệu dưới đây cho biết tình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua: Bảng 4: Đơn vị: triệu USD Năm Số dự án Vốn đăng ký Tổng số vốn thực hiện Tổng số Vốn điều lệ Tổng số Nước ngoài góp Việt Nam góp 2000 391 2838.9 1312.0 951.8 360.2 2413.5 2001 555 3142.8 1708.6 1643 65.6 2450.5 2002 808 2998.8 1272 1191.4 80.6 2591 2003 791 3191.2 1138.9 1055.6 83.3 2650 2004 811 4547.6 1217.2 1112.6 104.6 2852.5 2005 970 6839.8 1973.4 1875.5 97.9 3308.8 2006 987 12004 4674.8 4328.3 346.5 4100.1 2007 1544 21347.8 8183.6 6800 1383.6 8030 Nguồn: Tổng cục thống kê Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, băng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Thời kỳ 1988 – 1990, việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp đầu tư còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm khoảng 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991 -1995 thì ở giai đoạn 1996 -2000 tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 2001 – 2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD ( vượt 18% so với dự kiến là 6 tỷ USD ) tăng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24945.doc