LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư là điều kiện quyết định cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là chìa khoá của sự tăng trưởng đối với nền kinh tế của quốc gia nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng. Muốn phát triển không thể không có đầu tư và Tổng công ty thương mại Hà Nội cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Nhận thấy tầm quan trọng của đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nên tại các
122 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công tác lập dự án tại Ban đầu tư thuộc Tổng Công ty thương mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỳ đại hội VI, VII, VIII, IX Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư và tạo điều kiện để ra các văn bản luật khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng để đầu tư được hiệu quả thì công việc trước tiên là phải xây dựng được một dự án đầu tư khả thi và có khả năng thu hút các nhà đầu tư, ngân hàng và các đối tác liên doanh. Và để đáp ứng được nhu cầu lập và phân tích dự án đầu tư Nhà nước ta cũng đã ra những nghị định, văn bản nhằm đáp ứng nhu cầu lập dự án (như nghị định112, 12/CP/2009 là gần đây nhất).
Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế đầu tư, em đã may mắn được thực tập tại Ban đầu tư của công ty mẹ - Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro); qua một thời gian thực tập được tìm hiểu về Tổng công ty, cũng như hoạt động đầu tư phát triển tại đây. Em có cơ hội tiếp cận với thực tế hoạt động kinh doanh và công tác lập dự án đầu tư của Tổng công ty, từ đó có cơ hội vận dụng kiến thức chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế, giải quyết những bất cập của cơ sở thực tập để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cũng như năng thực hành. Chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn tất sau thời gian thực tập tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội với tên đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự án tại Ban đầu tư thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội” trong thời gian nghiên cứu, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế có hạn, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong và được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Đề tài của em gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại Ban đầu tư của Tổng công ty thương mại Hà Nội(Hapro) thời gian qua.
Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Ban đầu tư của Tổng công ty thương mại Hà Nội thời gian tới.
Để hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp này, em đã được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Mai Hương và các cán bộ Tổng công ty thương mại Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn!.
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI BAN ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THỜI GIAN QUA.
I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI (HAPRO).
1. Giới thiệu chung về Tổng công ty thương mại Hà Nội.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thương mại Hà Nội.
a. Cơ sở pháp lý thành lập Tổng công ty thương mại Hà Nội.
Quyết định thành lập công ty Nhà nước số 129/2004/QĐ – TTg ngày 14/07/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ và số 125/2004/QĐ – UBND ngày 11/08/2004 của UBND thành phố Hà Nội.
+ Tên doanh nghiệp: Tổng công ty thương mại Hà Nội.
+ Tên giao dịch : Hà Nội Trade Corporation.
b. Địa chỉ trụ sở chính.
+ Số 38 - 40 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
+ Điện thoại: 8267984/9285932
+ Email: hapro@hapro-vn.com
+ Website: www.hapro-vn.com
c. Vốn điều lệ.
272.147.000.000 đồng VN.
d. Quá trình phát triển của Tổng công ty thương mại Hà Nội.
Công ty mẹ - Tổng công ty thương mại Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được hình thành trên cơ sở tổ chức lại công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội trực thuộc sở thương mại Hà Nội. Tổng công ty thương mại Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 129/2004/QĐ – TTg ngày 14 /07/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty thương mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và quyết định số 125/2004/QĐ – UBND ngày 11/08/2004 của UBND thành phố Hà Nội. Hiện nay, Tổng công ty thương mại Hà Nội phát triển gồm 35 công ty trong đó 07 công ty 100% vốn Nhà nước, 11 công ty cổ phần có vốn Nhà nước 51% trở lên, 09 công ty cổ phần có vốn Nhà nước dưới 51%, 03 công ty tự nguyện liên kết và 05 công ty liên kết không có vốn Nhà nước. Công ty đã trải qua ba lần sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và ba lần nhận giao vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần. Sau gần 4 năm hoạt động và phát triển, Tổng công ty thương mại Hà Nội trở thành đơn vị dẫn đầu của thành phố Hà Nội trong hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ. Tổng công ty thương mại Hà Nội đó được trao tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng như: giải thưởng “Đơn vị xuất khẩu uy tín’’ do Bộ thương mại trao tặng nhiều năm liền; “Doanh nghiệp tiêu biểu Hà Nội vàng’’; “Thương hiệu mạnh Việt Nam’’; giải thưởng “Top Trade Service 2007” do Bộ công thương trao tặng; và nhiều giải thưởng khác.
1.2. Xác định chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty thương mại Hà Nội.
a. Chức năng.
+ Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước của Tổng công ty thương mại Hà Nội, đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hà Nội về việc bảo toàn và phát triển số vốn được giao.
+ Gĩư vai trò chủ đạo, tập trung, chi phối và liên kết các hoạt động của các công ty con theo chiến lược phát triển ngành thương mại thủ đô trong từng giai đoạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty mẹ - Tổng công ty thương mại Hà Nội và các công ty con được UBND thành phố giao.
+ Kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, thực hiện các chế độ chính sách, phương thức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con theo điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty thương mại Hà Nội, điều lệ của các công ty con và các đơn vị phụ thuộc đã được các cấp có thẩm quyền phê chuẩn và theo quy định hiện hành của pháp luật.
+ Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề chính là kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ; sản xuất và chế biến hàng nông, lâm, hải sản thực phẩm…Ngoài ra Tổng công ty thương mại Hà Nội còn thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh và đầu tư trong các lĩnh vực: Tài chính, công nghiệp, du lịch, xuất khẩu lao động, xây dựng phát triển nhà, khu đô thị…phục vụ nhiệm vụ phát triển thương mại và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.
b. Nhiệm vụ chủ yếu.
- Tham gia với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành Thương mại theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng như của Chính Phủ.
- Lập, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thương mại bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn vay, vốn huy động của Tổng công ty.
- Trực tiếp tổ chức các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ xuất nhập khẩu tổng hợp các mặt hàng: Nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, khoáng sản, hoá chất, vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ kiện…đa ngành phục vụ sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.
- Hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài và các thành phần kinh tế trong nước xây dựng và tổ chức các mạng lưới kinh doanh như: Các trung tâm thương mại, các siêu thị và hệ thống cửa hàng lớn; tổ chức quản lý và kinh doanh một số chợ đầu mối, chợ bán buôn trọng điểm trên địa bàn thành phố.
- Đầu tư, liên doanh, liên kết xây dựng các khu công nghiệp chế biến thực phẩm và nông sản, các nhà máy; tổ chức thu mua nguyên liệu, sản phẩm, hàng hoá để sản xuất, chế biến các mặt hàng, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nhằm góp phần điều tiết, bình ổn giá cả thị trường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của thành phố, các tỉnh thành trong cả nước.
- Tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ thương mại; sản xuất và kinh doanh các mặt hàng: thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, chè uống; dịch vụ ăn uống, nhà hàng; kinh doanh khách sạn, du lịch, vận chuyển hàng hoá thương mại thủ đô.
- Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà; kinh doanh bất động sản .
- Đầu tư và kinh doanh tài chính; kinh doanh các loại dịch vụ khác.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng trong và ngoài ngành phục vụ cho các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, cho nhu cầu của xã hội và xuất khẩu lao động.
1.3. Cơ cấu tổ chức.
1.3.1.Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty thương mại Hà Nội.
a. Mô hình tổ chức của Tổng công ty thương mại Hà Nội.
Căn cứ quyết định số 129/2004/QĐ – TTg ngày 14 tháng 7 năm 2004 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty thương mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - Tổng công ty thương mại Hà Nội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng và kho bạc nhà nước; trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư vào các công ty con, công ty cổ phần và các công ty liên doanh, liên kết. Công ty con là các công ty TNHH nhà nước một thành viên, các công ty cổ phần các công ty liên doanh có vốn góp của Tổng công ty thương mại Hà Nội.
- Bộ máy quản lý điều hành của Tổng công ty gồm:
+ Hội đồng quản trị (HĐQT): Có chức năng nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, tài nguyên và các nguồn lực khác do UBND thành phố Hà Nội đầu tư cho Tổng công ty; kiểm tra giám sát Tổng giám đốc (TGĐ), Giám đốc (GĐ) các công ty con mà Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành; kiến nghị Thủ Tướng Chính Phủ và UBND thành phố Hà Nội một số quyết định dự án đầu tư ra nước ngoài.
+ Ban kiểm soát: Do UBND thành phố thành lập để kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chínhxác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ của công ty mẹ, nghị quyết, quyết định của HĐQT, quyết định của chủ tịch HĐQT.
+ Tổng giám đốc: Do UBND thành phố bổ nhiệm, phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Thành Ủy, UBND, HĐQT về hoạt động của Tổng công ty.
+ Các phó tổng giám đốc: Giúp việc cho TGĐ, thay mặt TGĐ giải quyết các vụ việc theo nguyên tắc và đảm nhiệm các công việc được phân công.
- Bộ máy giúp việc :
+ Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động tiền lương.
+ Văn phòng Tổng công ty.
+ Phòng Tài chính Kế toán.
+ Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
+ Phòng Nghiên cứu và Phát triển thị trường.
b. Sơ đồ tổ chức của cơ quan Tổng công ty thương mại Hà Nội.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chứcTổng công ty thương mại Hà Nội.
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng gíam đốc
Các phó tổng gíam đốc
Phòng kế hoạch &phát triển
Ban đầu tư.
Phòng quảng cáo tiếp
thị &quản lý thương mại
Phòng công nghệ thông tin
Văn phòng tổng công ty
Phòng đối ngoại
Phòng kế toán tài chính
Phòng tổ chức nhân sự
Khối, ban, chức năng.
Các công ty thành viên.
Các đơn vị trực thuộc.
1. Chi nhánh TCT tại HCM.
2. TTXK Phía Bắc.
3. TTNK vật tư thiết bị.
4. TTTM – DV Bốn Mùa.
5. TTKD hàng tiêu dùng.
6. TTKD hàng miễn thuế.
7. TTdu lịch lữ hành Hapro.
8. Công ty Bách hóa Hà Nội.
9. Công ty Siêu thị Hà Nội.
10. Nhà máy Mì Hapro.
11. XN Toàn Thắng.
12. XN Gốm Chu Đậu.
13. XN Dịch vụ kho hàng Dị Sử.
14. Ban quản lý KCN Hapro.
15. XN Sắt mỹ nghệ XK.
Các công ty con.
1. CTTNHH NN 1 TV XNK và đầu tư Hà Nội.
2. CT TNHH NN 1 TV thực phẩm Hà Nội.
3. CTCP XNK Nam Hà Nội.
4. CTCP Thủy Tạ.
5. CTCP Vật liệu xây dựng Hà Nội.
6. CTCPTM đầu tư Long Biên.
7. CTCP Sứ Bát Tràng.
8. CTCP TM – DV Tràng Thi.
9. CTCP TM – DV Thời trang Hà Nội.
10. CTCP SX –XNK Nông sản Hà Nội.
11. CTCP Phương Nam.
12. CTCP đầu tư xây dựng và thủy tinh Hà Nội.
13. CTCP Rượu Hapro.
14. CTTM – DV Tổng hợp Hà Nội.
15. CTTNHH điều hành vườn ươm doanh nghiệp Hà Nội.
Công ty liên kết.
1. CTCP Thăng Long.
2. CTCP Chợ Bưởi
3. CTCP – ĐTPTTM Hà Nội.
4. CTCP thực phẩm truyền thống Hapro.
5. CTCP phát triển XNK và đầu tư.
6. CTCPTM – XNK Hà Nội.
7. CTCPTM – DV Đông Á.
8. CTTNHH Thủy Tinh Bohemia.
9. CTCPSXKD Gia súc, gia cầm.
10. CTCP Lixeha.
11. CTCP Rượu vang Hapro – Thảo mộc .
12. CTCP Mành trúc Hapro – Bình Minh.
Công ty liên kết tự nguyện.
1. Công ty CP Long Sơn.
2. Công ty TNHH Việt Bắc.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức Ban đầu tư của Tổng công ty thương mại Hà Nội.
- Ban lãnh đạo : 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
- Các phòng : 3 phòng
+ Quản lý mạng lưới.
+ Quản lý dự án.
+ Phát triển hạ tầng.
- Chức năng và nhiệm vụ chính:
+ Thực hiện công tác lập dự án bao gồm: viết hoặc giám sát công việc viết báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định dự án, thực hiện các công phê duyệt dự án, làm việc với các cơ quan chức năng để triển khai dự án, thiết kế hoặc giám sát công tác thiết kế, thẩm định, đấu thầu, giám sát thi công.
+ Nắm bắt sự phát triển về kiến trúc và kĩ thuật xây dựng. Nghiên cứu đề xuất kế hoạch trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, trình TGĐ phê duyệt; tổ chức công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây lắp; thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quản lý và sử dụng đất đai; kiểm soát hồ sơ tài liệu ISO; tổng hợp báo cáo định kỳ. Theo dõi tổ chức thi công các công trình xây dựng do Tổng công ty đầu tư.
+ Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu chính sách của Nhà nước về quản lý, kinh doanh nhà đất và quản lý xây dựng, các chủ trương về quy hoạch.
+ Cùng với phòng kinh doanh theo dõi quá trình đầu tư các dự án đã được hội đồng quản trị, hội đồng đầu tư phê duyệt.
+ Thẩm định và có ý kiến chính thức về các dự án đầu tư của công ty (hoặc chi nhánh) khi có yêu cầu của TGĐ (hoặc giám đốc chi nhánh).
+ Cung cấp, trao đổi thông tin cần thiết giữa các dự án của Tổng công ty và của chi nhánh các công việc hỗ trợ lẫn nhau trong chuyên môn cũng như các nhu cầu cần thiết mà các phòng có lợi thế.
+ Tư vấn, tham mưu cho ban giám đốc về các chủ trương, chính sách, kế hoạch đầu tư, quản lý cụm công nghiệp: Kêu gọi đầu tư, lập quy chế quản lý khu công nghiệp, quản lý hoạt động đầu tư, duy trì sự hoạt động của hệ thống hạ tầng cơ sở khu công nghiệp.
+ Quản lý hệ thống hạ tầng thương mại của Tổng công ty.
2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2005 – 2008.
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của TCT Thương mại Hà Nội
(2005 -2008).
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Các chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Tổng doanh thu
4.050
4.500
5.540
6.254,2
Doanh thu nội địa
3.156
3.108
3.709,2
4.112,1
Doanh thu XK
898
1.392
1.838,8
2.142,1
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - Phòng tổng hợp.
+ Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ngày càng cao qua các năm. Theo bảng trên thì doanh thu năm 2006 đạt 4.500 tỷ đồng tăng 10% so năm 2005. Năm 2007 đạt 5.540 tỷ đồng kế hoạch giao 5.118 tỷ đồng tăng 27% so với cùng kỳ năm 2006. Năm 2008 doanh thu ước đạt 6.254,2 tỷ đồng tăng 6,83% so với năm 2007.
+ Mặc dù hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của cả nước gặp rất nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt, sự suy giảm sức mua ở thị trường nước ngoài, tìm kiếm thị trường mới rất khó nhưng Tổng công ty không những giữ được thế ổn định mà còn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch XNK ước đạt 234,7 triệu USD/ kế hoạch 231 triệu USD; tăng 3,8% so với thực hiện cùng kỳ năm 2007. Kim ngạch XNK công ty mẹ ước đạt 122,3 triệu USD; chiếm 52,1% tổng kim ngạch XNK toàn Tổng công ty; đạt 110% kế hoạch năm; tăng 16% so với cùng kỳ năm 2007.
+ Doanh thu nội địa: Năm 2008 đạt 4.112,1 tỷ đồng; chiếm 65,75% tổng doanh thu; tăng 3,85% so với thực hiện cùng kỳ năm 2007.
+ Nộp ngân sách Nhà nước: Hàng năm Tổng công ty đều thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước và là một doanh nghiệp có tốc độ nộp ngân sách tăng cao qua các năm, cụ thể đạt 190 tỷ đồng năm 2008.
+ Lợi nhuận trước thuế đạt 29, 67 tỷ đồng năm 2008.
+ Công tác đào tạo và đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Cùng với sự phát triển nhanh về lực lượng lao động, đặc biệt là sau khi sáp nhập với các công ty, xí nghiệp khác, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên cũng ngày càng ổn định và tăng cao.
Thu nhập bình quân đầu người lao động toàn Tổng công ty:
* Lao động kỹ thuật: 3.359.000 đồng / người / tháng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2007.
* Lao động giản đơn: 1.825.000 đồng/ người / tháng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2007.
Bên cạnh việc đầu tư vào các lĩnh vực mang tính kinh doanh, công ty đã phần nào chú trọng tới đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Trước hết, Tổng công ty đã rất chú trọng tới việc cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của các cán bộ công nhân viên cả về mặt vât chât lẫn tinh thần, tổ chức khen thưởng cho những lao động xuất sắc, trích quỹ để cho các cán bộ công nhân viên trong công ty đi du lịch mỗi năm ít nhất một lần, tổ chức thăm hỏi các nhân viên trong công ty khi ốm đau, tặng quà tết và những ngày lễ, quan tâm đến cả đời sống của con em và gia đình người lao động. Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động là một trong những mặt của hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng được Tổng công ty chú trọng. Tổng công ty đã liên tục cử người đi đào tạo ngắn hạn, nâng cao trình độ. Năm 2008 bổ nhiệm 52 lượt cán bộ lãnh đạo các cấp do Tổng công ty quản lý, cử 54 lượt cán bộ có kinh nghiệm quản lý làm đại diện vốn Nhà nước tại các công ty con, công ty liên kết, công ty cổ phần. Đã tổ chức 221 khoá đào tạo với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng.
+ Công tác đối ngoại - xúc tiến đầu tư thương mại - maketing và quản trị thương hiệu: tổ chức thành công các hội nghị lớn của Tổng công ty, tiếp đón và làm việc với gần 400 đoàn khách trong và ngoài nước đến và làm việc tại tổng công ty; tham gia 94 buổi hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế tại Hà Nội.
+ Kết quả chung về đổi mới công tác đầu tư: Đã thành lập hội đồng lựa chọn đầu tư chiến lược của Tổng công ty và ban hành quy định về điều kiện và quy trình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược để thẩm định, đánh giá, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tham gia vào các dự án đầu tư của Tổng công ty. Thực hiện rà soát, sắp xếp lại mạng lưới theo quyết định số 09/2007/QĐ – TTG của Chính Phủ và thông tư số 83/2007/TT – BTC của Bộ tài chính về sắp xếp lại cơ sở nhà đất, đất công, phân loại từng địa điểm theo loại hình khu vực kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị theo hướng tổng thể. Đồng thời rà soát mạng lưới của Tổng công ty và các công ty thành viên để đưa vào chương trình xã hội hóa đầu tư thông qua việc thành lập mới các công ty cổ phần, liên doanh, liên kết, hợp tác theo các tiêu chí đã quy định. Đầu tư chương trình Tổng công ty điện tử: Nâng cao công tác ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thành đầu tư phần cứng; thí điểm hội thảo qua mạng; tổ chức hội thảo về phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ HaproMart - HaproFood, về phương thức ứng dụng hiệu quả thương mại điện tử cho doanh nghiệp: thử nghiệm phần mềm hồ sơ công văn, hỗ trợ kết nối thông tin nâng cao hiệu quả ứng dụng, khai thác và sử lý thông tin tại các công ty thành viên.
Hoạt động đầu tư kinh doanh nhà và phát triển hạ tầng tuy là lĩnh vực kinh doanh mới mẻ nhưng có triển vọng phát triển thành lĩnh vực kinh doanh chính, chủ đạo của Tổng công ty. Trong những năm tới Tổng công ty bắt buộc phải tìm mọi biện pháp huy động vốn trên thị trường vốn thông qua nhiều kênh huy động khác nhau và bằng nhiều biện pháp khác nhau mới có thể đáp ứng cho sự phát triển của Tổng công ty trong lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư lớn như lĩnh vực này.
3. Tình hình đầu tư của Tổng công ty thương mại Hà Nội những năm gần đây.
a. Quy mô và số lượng dự án triển khai:
Bảng 1.2: Quy mô và số lượng dự án triển khai.
Năm
2006
2007
2008
Số lượng dự án chuẩn bị đầu tư.
40
23
10
Giá trị của các dự án chuẩn bị đầu tư
(tỷ đổng).
1.506
232
47
Số lượng dự án thực hiện.
14
19
22
Giá trị của các dự án thực hiện (tỷ đồng).
948
1.420
638,25
Tổng số dự án
54
42
32
Tổng giá trị các dự án đầu tư (tỷ đồng).
2.454
1.652
685,25
Từ bảng số liệu trên, nhìn chung số lượng dự án cũng như vốn đầu tư cho các dự án này giảm qua các năm. Vì vậy Tổng công ty cần tăng cường các biện pháp huy động vốn
(huy động từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiêp, từ chính lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của Tổng công ty). Tăng cường tìm kiếm thị trường mới, loại hình kinh doanh mới, tăng số lượng dự án đầu tư ở tất cả các lĩnh vực.
Danh mục các dự án đầu tư đã và đang thực hiện do chính Ban đầu tư thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội lập.
- Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực phẩm Hapro.
+ Quyết định giao hoặc cho thuê đất: Quyết định số 1757/QĐ – UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển giao nguyên trang xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng.
+ Quy mô, công suất dự án: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, thu hút các doanh nghiệp có nhu cầu đến thuê đất để đầu tư phát triển sản xuất. Phạm vi chiếm đất 31,2 ha trong đó có 18,2 ha đất cho thuê xây dựng nhà máy xí nghiệp.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2003 – 2008.
+ Giá trị tổng mức đầu tư: 55.944 triệu đồng.
+ Tình trạng hoạt động của dự án sau đầu tư: Hiện nay có 20 doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào cụm CNTP Hapro trong đó có 02 doanh nghiệp của Tổng công ty tự đầu tư.
- Dự án nhà ở bán chung cư bán cho CBCNV tại 28 B Lê Ngọc Hân.
+ Quyết định giao hoặc cho thuê đất: Quyết định số 6989/QĐ – UBND ngày 19/11/2003 của UBND thành phố Hà Nội về việc cho phép Tổng công ty thương mại Hà Nội được chuyển mục đích sử dụng 517m2 đất để xây dựng nhà ở.
+ Quy mô, công suất dự án: Tổng diện tích đất 517m2, diện tích xây dựng 380 m2, 7 tầng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2005 – 2007.
+ Giá trị tổng mức đầu tư: 17 tỷ đồng.
+ Tình trạng hoạt động của dự án sau đầu tư: Đã đưa vào sử dụng.
- Dự án đầu tư xây dựng xí nghiệp dịch vụ kho hàng Dị Sử.
+ Quyết định giao hoặc cho thuê đất: Quyết định số 328/QĐ – UBND ngày 05/2/2002 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Quy mô, công suất dự án: Tổng diện tích đất 43.519m2, hệ thống 04 nhà kho mỗi nhà kho 2.500m2
+ Thời gian thực hiện: Năm 2002 – 2004.
+ Giá trị tổng mức đầu tư: 40 tỷ đồng.
+ Tình trạng hoạt động của dự án sau đầu tư: Đang cho thuê.
- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Mỹ Hapro.
+ Quyết định giao hoặc cho thuê đất: Thuê đất tại cụm CNTP Hapro Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội.
+ Quy mô, công suất dự án: 15.000m2 đất, nhà xưởng 5.400m2, công suất 120.000 gói/ca.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2006 – 2007.
+ Giá trị tổng mức đầu tư: 10,7 tỷ đồng.
+ Tình trạng hoạt động của dự án sau đầu tư: Đã đi vào hoạt động
- Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ 362 Phố Huế.
+ Quyết định giao hoặc cho thuê đất: Hợp đồng thuê đất số 60 – 2004/TNMTNĐ – HĐTĐTN ngày 02/7/2004 của Sở Tài nguyên môi trường nhà đất.
+ Quy mô, công suất dự án: Tổng diện tích đất 618m2, tổng diện tích sàn xây dựng 3.411m2,7 tầng, 01 tầng hầm.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2003 – 2007.
+ Giá trị tổng mức đầu tư: 17 tỷ đồng.
+ Tình trạng hoạt động của dự án sau đầu tư: Đã đi vào hoạt động.
- Dự án khu nhà ở và khu phụ trợ cụm công nghiệp thực phẩm Hapro.
+ Quyết định giao hoặc cho thuê đất.
+ Quy mô, công suất dự án: Xây dựng đồng bộ hệ thống hệ thống kỹ thuật, nhà chung cư cao tầng, nhà biệt thự, trung tâm thương mại theo quy hoạch chi tiết khu nhà ở và khu phụ trợ cụm CNTP Hapro, tỷ lệ 1/500 đã được UBND thành phố phê duyệt tại quyết định số 78/2005/QĐ – UBND ngày 02/6/2005. Diện tích đất dự kiến sử dụng 352.405 m2.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2008 – 2016.
+ Giá trị tổng mức đầu tư: Dự kiến khoảng 800 tỷ đồng.
- Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ - trụ sở Tổng công ty thương mại Hà Nội và văn phòng cho thuê 11B Cát Linh.
+ Quyết định giao hoặc cho thuê đất: Hợp đồng thuê đất số 76 - 245/ĐC - NĐ - HĐTĐ ngày 9/10/2000 của Sở địa chính nhà đất Hà Nội cho công ty Bách hoá Hà Nội thuê 2.942,5m2 đất tại phường Quốc Tử Giám - quận Đống Đa. Công văn số 4163/UB - KH&ĐT ngày 23/9/2005 của UBND thành phố Hà Nội chấp thuận cho Tổng công ty thương mại Hà Nội được lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp, văn phòng cho thuê và trụ sở Tổng công ty thương mại Hà Nội tại 11B Cát Linh - quận Đống Đa - Hà Nội.
+ Quy mô, công suất dự án: Diện tích đất nghiên cứu lập dự án: 2938,75m2.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2006-2010.
+ Giá trị tổng mức đầu tư: 236 tỷ đồng.
- Dự án trung tâm thương mại và dịch vụ số 5 Nam Bộ.
+ Quyết định giao hoặc cho thuê đất: Hợp đồng thuê đất số 03 - 05/QĐ49/2001/TNMTNĐ –
HĐTĐ của Sở tài nguyên môi trường nhà đất Hà Nội.
+ Quy mô, công suất dự án: 7.400m2 sàn xây dựng, tổng diện tích đất là 1.624m2, 9 tầng và 03 tầng hầm.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2008 – 2010.
+ Giá trị tổng mức đầu tư: 150 tỷ đồng.
- Dự án trung tâm thương mại, dịch vụ và văn phòng cho thuê Trương Định.
+ Quyết định giao hoặc cho thuê đất: Hợp đồng số 43 - 2005/TNMTNĐ – HĐTĐ của Sở tài nguyên môi trường Hà Nội.
+ Quy mô, công suất dự án: Tổng diện tích đất 459,7m2, diện tích xây dựng 222,3m2, diện tích xây dựng: 1.341,8 m2, 7 tầng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2009 – 2010.
+ Giá trị tổng mức đầu tư: 13 tỷ đồng.
b. Quản lý dự án đầu tư:
Tổng công ty là 1 công ty lớn và có tính đặc thù riêng nên trong quá trình quản lý dự án đầu tư có những nét khác biệt các dự án đầu tư mà Tổng công ty đảm nhận có thể được chia ra làm 2 loại chính.:
* Các dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư:
- Chuẩn bị dự án đầu tư:
+ Thủ tục pháp lý.
+ Lập báo cáo đầu tư.
+ Xin cấp giấy phép đầu tư dự án.
- Triển khai thực hiện dự án đầu tư:
+ Thành lập ban quản lý dự án hoặc thành lập công ty dự án.
+ Trường hợp có đủ điều kiện năng lực và kinh nghiệm, Tổng công ty có thể tự làm và giao các phần việc cho các công ty, đơn vị thành viên.
* Còn không đủ khả năng:
Tổng công ty tiến hành tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu (phần lớn các dự án, Tổng công ty áp dụng hình thức chỉ định thầu, chào giá cạnh tranh).
- Hoàn thành, bàn giao đầu tư:
+ Hoàn thành dự án đầu tư
+ Bàn giao: Ban quản lý dự án, các công ty dự án sẽ chịu trách nhiệm bàn giao dự án cho Tổng công ty. Sau đó Ban quản lý dự án và các công ty dự án sẽ giải thể hoặc tiếp tục tồn tại và triển khai các cơ hội đầu tư khác.
Hiện nay, Tổng công ty đã và đang thực hiện quá trình quản lý dự án có chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Việc quản lý thực hiện dự án áp dụng phương pháp quản lý theo hướng dẫn của FIDIC.
c. Nguồn vốn và cơ cấu vốn của Tổng công ty.
Tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty không ngừng tăng qua các năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2006, được thể hiện cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 1.3: Tình hình tài sản - nguồn vốn củaTổng công ty.
(Ngày 31/12/X).
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
I
Tài sản
1
TSLĐ và ĐT ngắn hạn
375.278.577.579
395.589.038.213
455.309.927.415
Tiền
27.482.488.325
36.183.719.155
44.590.963.181
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
4.952.969.000
4.032.145.689
22.880.618.653
Các khoản phải thu
246.710.581.868
234.283.143.878
15.240.149.289
Hàng tồn kho
81.080.127.272
103.872.650.831
132.941.481.241
Tài sản lưu động khác
15.052.411.114
17.217.378.660
32.896.979.988
2
TSCĐ và ĐT dài hạn
129.147.459.546
205.944.990.809
304.649.289.789
Tài sản cố định
85.757.192.206
116.560.179.574
138.391.336.829
Các khoản ĐTTC dài hạn
32.930.200.000
83.833.742.000
150.881.809.942
Tài sản dài hạn khác
3.146.088.242
5.551.069.235
15.376.143.018
Các khoản phải thu dài hạn
7.313.979.098
_
_
Tổng tài sản
504.426.037.125
601.534.029.022
759.959.217.204
II
Nguồn vốn
1
Nợ phải trả
399.006.082.783
407.010.686.277
516.069.830.161
Nợ ngắn hạn
376.037.974.413
379.295.487.276
456.517.839.638
Nợ dài hạn
22.968.108.370
27.715.199.011
59.551.990.523
2
Nguồn vốn chủ sở hữu
103.353.785.531
194.523.342.745
243.889.387.043
Vốn chủ đầu tư của chủ sở hữu
84.976.741.057
159.042.497.040
197.261.416.474
Chênh lệch tỷ giá
_
(17.566.000)
(17.764.410)
Quỹ đầu tư phát triển
1.279.281.975
2.100.946.405
3.129.124.780
Quỹ dự phòng tài chính
781.252.299
1.120.083.767
1.770.391.727
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
_
113.845.353
291.848.616
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
4.002.485.158
6.178.105.360
9.976.522.879
Nguồn vốn đầu tư XDCB
12.314.052.042
24.558.951.572
29.991.646.562
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
526.992.629
1.426.479.248
1.486.200.415
Nguồn kinh phí
1.539.176.182
_
_
Tổng nguồn vốn
504.426.037.125
601.534.029.022
759.959.217.204
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính
Nguồn vốn của Tổng công ty cũng đa dạng, được huy động từ nhiều nguồn như vốn tự có, vốn huy động từ các công ty liên doanh liên kết, công ty cổ phần, vốn vay thương mại, vốn ngân sách cấp (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương).
Sở dĩ tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty tăng mạnh vào năm 2007 (tăng 26,33% so với năm 2006) là do năm 2007, Tổng công ty đã được quản lý phần vốn của Nhà nước tại 3 công ty cổ phần: Simex, Hapro Bát Tràng, công ty cổ phần Thăng Long và được Nhà nước cấp vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, nhìn chung giá trị TSLĐ và vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của Tổng công ty. Đây là một xu thế tất yếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vì TSLĐ có khả năng thanh khoản cao nên giúp Tổng công ty mở rộng vốn kinh doanh của mình, tạo điều kiện tốt cho đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Nguồn vốn kinh doanh và các quỹ của Tổng công ty cũng tăng dần qua các năm.Với nguồn vốn như vậy thì khả năng tự chủ tài chính của Tổng công ty là cao. Đây là điều kiện tốt cho Tổng công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tăng nguồn vốn đầu tư cho các dự án.
e. Tình hình quản lý chất lượng và tiến độ lập dự án tại Tổng công ty.
Tổng công ty đã thực hiện lập dự án theo một quy trình đã được chuẩn hóa chất lượng, hệ thống chất lượng ISO 9001 – 2000, đây là quy trình hết sức rõ ràng, phân định rõ nhiệm vụ, chức năng các bộ phận, phòng ban, các đội ngũ tham gia vào lập dự án. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ lập dự án hiện nay đều rất trẻ, có trình độ chuyên môn, ham mê tìm hiểu và sáng tạo, năng động.... giúp cho công tác lập được tiến hành một cách đúng hướng từ đó đã đề cập tương đối đầy đủ các khía cạnh cần thiết của dự án, các nội dung đưa ra về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng tiến độ hầu hết các dự án. Thực hiện tốt các nghị định số 16/2005/ NĐ – CP ngày 07/2/2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, các nghị định ._.số 209/2004/NĐ – CP và thông tư số 11/2005/TT – BXD hướng dẫn về kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp của chất lượng công trình. Thành lập ban kiểm tra về chất lượng công trình (thuê) ở tất cả các khâu từ giai đoạn chuẩn bi, thực hiện tới khi kết thúc đầu tư, tiến hành tỉ mỷ và kỹ lưỡng đảm bảo chất lượng kiểm tra đánh giá một cách khách quan chính xác nhất. Ví dụ: Dự án “Nhà ở chung cư cao tầng bán cho CBCNV” địa điểm 28B Lê Ngọc Hân – Hà Nội do chủ đầu tư là Công ty thương mại Hà Nội, tổ chức kiểm tra/ chứng nhận chất lượng công trình do Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội – UAC. Kết quả kiểm tra cho thấy: Dự án này hoàn thành phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng áp dụng cho công trình. Với diện tích khu đất là 516,7m2, diện tích xây dựng là 315m2, theo quyết định giao đất của UBND thành phố Hà Nội số 6989/QĐ – UB ngày 19/11/2003 hiện đã thực hiện xong dự án và đưa vào sử dụng năm 2007, chấp hành đúng luật đất đai Nhà nước quy định.Công trình gồm 1 tòa nhà 7 tầng.
Trình tự kiểm tra theo đúng các bước của Nghị định 16/2005/NĐ – CP như:
Giai đoạn chuẩn bị: kiểm tra về quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng số 367/GPXD ngày 20/10/2004 của Sở xây dựng Hà Nội, quyết định phê duyệt dự án theo đúng quyết định số 201, 120/QĐ – TCT/2005 , kiểm tra tư cách pháp nhân của đơn vị thiết kế trong giai đoạn thiết kế KTTC và lập dự án khả thi, kiểm tra tư cách pháp nhân của đơn vị thẩm tra thiết kế TTC và tổng dự toán, Hồ sơ khảo sát địa chất khu vực xây dựng và tư cách pháp nhân của đơn vị khảo sát, Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán theo đúng quyết định số 120AQĐ/TCT – ĐT/2005.
Giai đoạn thực hiện: kiểm tra tư cách pháp nhân của đơn vị thi công, năng lực của các cán bộ thực hiện đúng như ghi trong hợp đồng (Nhà thầu xây lắp: Công ty CPXD số 11 – VINACONEX, thi công xây dựng toàn bộ công trình từ móng đến mái. Cung cấp và lắp đặt thang máy: Công ty TNHH Alpha Nam, cung cấp và lắp đặt thang máy điện tử Fuji – tải trọng P=550kg, 07 điểm dùng), kiểm tra tư cách pahps nhân của đơn vị tư vấn giám sát là Công ty tư vấn Đại học xây dựng….
Giai đoạn kết thúc: kiểm tra các bản vẽ hoàn công thể hiện đầy đủ theo đúng quy định tại thời điểm lập, các sai số thi công đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu; biên bản nghiệm thu bàn giao tổng thể có đầy đủ dấu và chữ ký của các thành phần tham gia nghiệm thu; kiểm tra hiện trạng công trình đúng theo các thiết kế, đảm bảo an toàn, đạt tiêu chuẩn quy định, đoàn kiểm tra vận hành thử các hệ thống điện, ga, thang máy, hệ thống phát điện, nước dự phòng thấy đều hoạt động bình thường, đáp ứng được yêu cầu,các bộ phận công trình như thang bộ, lối đi, lan can cầu thang, ban công, lô gia, hệ thống phục vụ nghe nhìn đều đảm bảo theo đúng quy chuẩn Việt Nam.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
1. Một số lý luận chung về công tác lập dự án đầu tư.
1.1. Khái niệm và đặc điểm lập dự án đầu tư.
- Lập dự án đầu tư:
Là một tập hợp các hoạt động xem xét, chuẩn bị, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý...Trên cơ sở đó xây dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm thực hiện một dự án đầu tư.
- Đặc điểm của lập dự án:
+ Là sản phẩm đơn chiếc: Mỗi dự án được lập chỉ phù hợp với một đối tượng cụ thể.
+ Chi phí lập dự án: Là một chi phí chìm: nếu như dự án không được chấp nhận thì toàn bộ chi phí đó sẽ mất đi.
1.2. Vai trò của công tác lập dự án .
- Đối với chủ đầu tư (Tổng công ty thương mại Hà Nội):
+ Giúp chủ đầu tư thấy được lợi ích và khả năng của mình khi quyết định đầu tư.
+ Cho chủ đầu tư xem xét với khả năng của mình thì nên đầu tư vào đâu là có lợi nhất và kế hoạch đầu tư (các dự án đầu tư chủ yếu là các khu trung tâm dịch vụ, các siêu thị, khu trung cư phục vụ nhu cầu nhà ở đang thiếu của người dân địa bàn Hà Nội do trong địa bàn Hà Nội nên dễ dàng theo dõi kiểm tra công trình sát sao, tiềm lực của Tổng công ty trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và dịch vụ đã có uy tín trên thị trường vì vậy các công trình liên quan lĩnh vực này chiếm được thị phần lớn khi đưa vào sử dụng, doanh thu chắc chắn sẽ tăng cao)
+ Chủ đầu tư kiểm tra được tính khả thi của dự án.
+ Xác định được kế hoạch thực hiên cụ thể và kế hoạch về kinh tế, tài chính, thời gian quản lý để thực hiện dự án
+ Là một trong những căn cứ để theo dõi đánh giá và đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong quá trình vận hành các kết quả đầu tư. Ví dụ: “Dự án khu nhà ở và khu phụ trợ cụm công nghiệp thực phẩm Hapro” sau khi đưa vào khai thác sử dụng đã có những tác động ảnh hưởng tới môi trường xung quanh như rác thải phát sinh từ nhà máy và xí nghiệp trong khu phụ trợ đó là chất thải có nguồn gốc từ động thực vật thành phần chủ yếu là Protein, xơ đường, tinh bột, loại rau củ quả, thức ăn thừa do sinh hoạt của công nhân thải ra, chất thải rắn khó phân hủy, ống khói từ các nhà máy gây ô nhiễm bụi cho nhà xung quanh. Do đó Tổng công ty có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện ra vấn đề này như đặt ra các quy định và giám sát thường xuyên công trình đảm bảo chất gây ô nhiểm không khí nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5937 – 2005, TCVN 5939 – 2005 bằng cách kiểm tra chặt chẽ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, gần chỗ xây dựng bố trí vòi phun nước để có thể làm ẩm giảm phát tán của khí bụi, che chắn tạm thời các bãi vật liệu chưa dùng đến, xây dựng rào chắn cót ép, tôn với chiều cao 30 xung quanh khu vực thi công, có đội ngũ dọn vệ sinh hàng ngày bên trong khu vực dự án, lập ra quy định về vệ sinh sinh hoạt tại các lán trại công nhân ở, xây dựng hệ thống xử lý rác thải tạm thời như nhà vệ sinh di động, bãi rác thải sinh hoạt.
+ Cung cấp cho chủ đầu tư một phương tiện để kêu gọi đối tác, huy động vốn từ các tổ chức tín dụng đó là các ngân hàng BIDV, MB, Techcombank, ngân hàng chính sách.... Ví dụ: Dự án “ Khu nhà ở và khu phụ trợ cụm công nghiệp thực phẩm Hapro” có nguồn vốn như sau:
Bảng 1.4: Nguồn vốn dự án
Đơn vị tính: đồng VN, %.
Chi phí
Giá trị
Tỷ lệ
Tổng mức đầu tư trước lãi vay
1.244.463.685.469
100%
Vốn tự có của công ty
248.892.737.094
20%
Vốn huy động
780.000.000.000
62,7%
Vốn vay
215.570.948.375
17,3%
Nguồn: Báo cáo khả thi dự án
+ Giúp chủ đầu tư đánh giá ước lượng khách quan về các yếu tố đầu vào và khả năng tiêu thụ đầu ra. Tìm kiếm thị trường mới. Nhận thấy tình hình nền kinh tế của Hà Nội đang trên đà phát triển mạnh,các dự án đầu tư xây dựng trong nước và vốn đầu tư nước ngoài không ngừng phát triển kéo theo sự gia tăng về nhu cầu sử dụng lao động phổ thông và lao động có chất lượng cao. Bên cạnh đó, thu nhập của cán bộ công nhân viên chức tăng cao trong khi vẫn thiếu nhà ở, Tổng công ty đã triển khai thực hiện xây dựng khu nhà ở và khu phụ trợ cụm công nghiệp thực phẩm Hapro, dự án chung cư cao tầng để bán cho CBCNV 28B Lê Ngọc Hân – Phường Phạm Đình Hổ - Hai Bà Trưng – Hà Nội, dự án đi vào hoạt động đạt hiệu quả cao vì đầu ra vừa đáp nhu cầu thị trường đang rất bức thiết về nhà ở, giá cả căn hộ này phải chăng nên nhiều người có thể mua được với mức lương không cao, góp phần tạo quỹ đất để tái định cư cho một bộ phận dân cư. Dự án đi vào hoạt động sẽ có khoảng 3128 công nhân có nhu cầu về nhà ở chiếm khoảng gần 70% lượng công nhân làm việc tại đây. Như vậy đầu ra của dự án hoàn toàn khả thi.
- Đối với các cơ quan có thẩm quyền :
+ Dự án là hồ sơ chi tiết giúp cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp gấy phép đầu tư và cho hưởng những điều kiện ưu đãi về đầu tư, là cơ sở để các cơ quan quản lý phân bổ ngân sách (với các dự án có sử dụng vốn ngân sách), phân bổ nguồn lực, điều tiết các cân đối vĩ mô như thực hiện quy hoạch, chiến lược. Trên cơ sở xem xét các dự án cơ quan quản lý dự tính và giải quyết tác động tiêu cực có thể nảy sinh.
+ Dự án cũng là một trong nhưng căn cứ để xử lý hài hoà mối quan hệ, quyền lợi và nghĩa vụ giữa các đối tượng có liên quan đến dự án.
- Đối với các tổ chưc tín dụng:
Dự án là căn cứ để xem xét trong việc cung ứng vốn, tài trợ vốn cho chủ đầu tư trên cơ sở đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính, khả năng trả nợ, mức độ an toàn trong trả nợ khi có biến động xảy ra, tiến độ trả nợ.
1.3. Yêu cầu đối với công tác lập dự án tại Ban đầu tư.
Xuất phát từ đặc điểm của dự án đầu tư: Mỗi dự án đầu tư được coi là một sản phẩm đơn chiếc nhất định có thể bán như một hàng hoá đặc biệt, dự án được lập trên cơ sở chất lượng, chi phí và lợi ích mà người mua nó yêu cầu, lợi ích này phải lớn hơn cái giá mà người mua nó phải trả để có dự án. Dự án sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, thông qua đó các nhà đầu tư có thể nhận thấy rõ mục tiêu mình cần đạt được. Người lập sẽ có thu nhập thông qua việc bán dự án. Công tác lập dự án đầu tư là một phần của giai đoạn chuẩn bi đầu tư, quyết định một công cuộc đầu tư có được đầu tư hay không? khi đầu tư sẽ thành công hay thất bại? lợi ích đem lại như thế nào? và lập dự án chính là điều kiện tiền đề để lời câu hỏi trên, yêu cầu đặt ra của công tác lập dự án là:
• Một là: Công tác lập dự án phải đảm bảo tính khoa học: Thể hiện trên cơ sở người tham gia lập phải trải qua quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng, chính xác và toàn diện các phương pháp sủ dụng phải đảm bảo phù hợp, hiện đại, sát với điều kiện thực tiễn.
• Hai là: Phải đảm bảo tính hệ thống đó là nhận biết rõ chức năng - năng lực của từng chuyên viên chuyên trách soạn thảo để từ đó phân công công việc phù hợp nhằm đạt được các yêu cầu mục tiêu: Thời gan, chất lượng, chi phí. Công tác lập dự án phải có quy trình lập cụ thể xác định thứ tự xuất phát từ việc nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu các bước tiếp theo và điểm mốc kết thúc là một dự án đầu tư hoàn chỉnh. Dự án đầu tư được lập trên cơ sở ba bước.
• Ba là: Công tác lập phải bám sát với yêu cầu, nội dung của từng dự án cụ thể. Khi lập dự án phải đề cập đầy đủ không thiếu nội dung (dẫn đến dự án thiếu khả thi), không nghiên cứu thừa (tốn kém chi phí), với mỗi nội dung cũng cần được đánh giá đúng mức được điều kiện hoàn cảnh liên quan đến dự án. Dự án được lập phải cho thấy được mức độ khả thi của công cuộc đầu tư khi xảy ra các yếu tố bất định, dự báo được các tình huống có thể xảy ra.
• Bốn là: Phải đảm bảo tính khách quan của thị trường, của nền kinh tế - xã hội. Dự án chỉ được thực hiện khi nó đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra của thị trường, của nền kinh tế - xã hội. Bởi nhà đầu tư sẽ không đầu tư khi không thấy được lợi ích của mình qua dự án, các tổ chức có thẩm quyền sẽ không cho đầu tư khi dự án đầu tư đó không đem lại lợi ích cho nền kinh tế - xã hội .
• Năm là: Dự án đầu tư được lập phải có chất lượng cao, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. điều này được thể hiện qua việc ra quyết định đầu tư của các chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đầu tư, các tổ chức tín dụng cho vay vốn (với các dự án phải vay vốn) để thực hiện đầu tư, dự án được triển khai thuận lợi. Dự án đầu tư có chất lượng cao trên cơ sở đảm bảo chi phí hợp lý và thời gian sao cho không lỡ cơ hội đầu tư.
• Sáu là: Phương pháp lập trong công tác lập phải đảm bảo được sử dụng hợp lý trong từng nội dung của từng dự án cụ thể: như với các dự án sản xuất sản phẩm, dự án xây dựng... mỗi lĩnh vực khác nhau có đặc điểm chuyên môn công việc khác nhau nên trong quá trình lập dự án sử dụng những phương pháp khác nhau. Các phương pháp này thường được sử dụng trong các khâu thu thập, phân tích, dự báo, đánh giá. Các phương pháp đều nhằm tạo ra mức độ chính xác cao đối với việc lập dự án do vậy trong mỗi dự án cần lực chọn phương pháp phù hợp sao cho chi phí, thời gian hợp lý mà đạt được chất lượng là tối ưu.
• Bẩy là: Nguồn lực để thực hiện lập dự án, bao gồm đội ngũ nhân sự tham gia lập, phương tiện kỹ thuật, công nghệ, hệ thống máy tính phân tích dữ liệu, thu thập xử lý thông tin phải tiến kịp thực tế về mức độ hiện đại.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự án đầu tư của TCT.
1.4.1. Nhóm các nhân tố khách quan.
• Một là, do sự biến động bất thường của thị trường.
Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra liên quan đến dự án. Từ thời điểm bắt đầu lập dự án cho đến khi dự án được thực hiện, đi vào hoạt động và kết thúc chu kỳ sống của mình phải mất một thời gian khá dài. Trong khoảng thời gian đó, thị trường sẽ có nhiều biến động khó lường (giá cả nguyên vật liệu tăng như giá sắt thép, giá nhà tăng làm người dân khó mà mua nhà, nhiều khu trung cư xây dựng xong vẫn không có người mua; tình hình lạm phát, khủng hoảng tài chính, biến động về sản phẩm thay thế, về đối thủ cạnh tranh). Ví dụ: dự án xây dựng khu nhà ở và khu phụ trợ cụm công nghiệp thực phẩm Hapro, dự án chung cư cao tầng để bán cho CBCNV 28B Lê Ngọc Hân – Phường Phạm Đình Hổ - Hai Bà Trưng – Hà Nội bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá cả nhà ở đang giảm trong khi giá đầu vào như sắt thép tăng cao, khó khăn cho việc tính toán khả thi của dự án. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp về giá cả, chất lượng đó là các khu trung cư do các công ty xây dựng tên tuổi khác xây dựng tại cùng địa bàn như Tổng công ty xây dựng sông đà, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUB. Cho dù khi tiến hành lập dự án, đã tính đến những biến động đó, nhưng biến động của thị trường đôi khi xảy ra theo các chiều hướng không như ta định trước, cùng với thông tin thị trường không được cập nhật thường xuyên bị nhiễu, gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự án, ảnh hưởng tới các kết quả, hiệu quả của dự án.
•Hai là, do những thay đổi về chính sách pháp luật, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hiện nay: Chính sách, pháp luật có liên quan đến dự án thay đổi sẽ làm cho chất lượng của dự án được lập bị ảnh hưởng. Ví dụ, khi lập dự án thì theo các văn bản pháp luật hiện thời, dự án được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng khi dự án bắt đầu được thực hiện một thời gian thì có sự sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật đó và dự án không thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư nữa. Trong trường hợp này, các hiệu quả về mặt kinh tế tài chính của dự án trên thực tế sẽ giảm đi rất nhiều so với tính toán trong giai đoạn lập dự án. Tương tự với trường hợp thay đổi các chính sách về thuế. về quy định dự án sử dụng vốn ODA, FDI....thủ tục giấy tờ rườm rà có dự án phải qua 33 thủ tục giấy tờ mà vẫn chưa xong. Phụ thuộc vào quy hoạch phát triển ngành, hệ thống các tiêu chuẩn, định mức do ngành hay Nhà nước quy định cũng ảnh hưởng tới hiệu quả lập dự án.
•Ba là, sự biến động về một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng.
Những biến động này sẽ ảnh hưởng tới kết quả hiệu quả dự án, làm sai lệch các tính toán trong giai đoạn soạn thảo dự án, do đó ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự án. Như lạm phát năm 2008 lên tới 20% ảnh hưởng không nhỏ tới một số dự án đang tiến hành giai đoạn này như dự án “Trung tâm thương mại và dịch vụ - Trụ sở Tổng công ty thương mại Hà Nội và văn phòng cho thuê” đã phải tính toán lại báo cáo tài chính khi có ảnh hưởng của lạm phát để phản ánh chính xác yếu tố này tới doanh thu thu được khi dự án đi vào vận hành.
•Bốn là, biến động về tình hình chính trị, xã hội, an ninh.
Những biến động này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác lập dự án, làm sai lệch các kết quả tính toán trong bước soạn thảo, cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến dự án thông qua ảnh hưởng đến tình hình kinh tế ở nơi dự án được thực hiện.
•Năm là, cơ sở vật chất kỹ thuật (đặc biệt là vấn đề thông tin) của nơi dự án được lập.
Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện cho người lập dự án dễ tiếp cận với các thông tin về thị trường, về luật pháp. Do đó có những phân tích chính xác đem lại hiệu quả cao cho công tác lập dự án và ngược lại.
•Sáu là, những nguyên nhân xuất phát từ phía chủ đầu tư dự án.
- Hạn chế kinh phí lập dự án: Kinh phí cho việc lập dự án không thỏa đáng đương nhiên sẽ làm giảm chất lượng công tác lập dự án. Thiếu kinh phí gây ra nhiều vấn đề tiếp sau. Không thuê được chuyên gia lập dự án có kinh nghiệm và năng lực, không đủ điều kiện trang bị về các phương tiện hỗ trợ. Khả năng giảm chi phí, tăng chất lượng, giảm thời gian, tăng khả năng thắng thầu cao. Ví dụ: dự án “ Khu nhà ở và khu phụ trợ cụm công nghiệp thực phẩm Hapro” đây là dự án lớn đòi hỏi vốn rất lớn (1.244.463.685.469 đồng VN), trong giai đoạn dự án đang thực hiện từ 2008 trở đi đang có ảnh hưởng không nhỏ bởi lạm phát cao, khủng hoảng tài chính, lãi suất vay cao, ảnh hưởng lớn tới việc tính chi phí lãi vay của dự án. Tổng công ty phải huy động từ nhiều nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn góp của các công ty khác, vốn vay của ngân hàng, vốn tự có để có thể đảm bảo khả năng chi trả.
- Thúc ép về thời gian: Để lập được một dự án đầu tư cần phải trải qua nhiều bước nghiên cứu, phải phân tích xem xét nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau, vì thế cần có thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng và tỷ mỷ các khía cạnh đó để đưa ra những kết luận, kết quả chính xác. Nhưng nếu chủ đầu tư quá thúc ép về mặt thời gian thì sẽ phải bỏ qua một số khía cạnh cần nghiên cứu hoặc nghiên cứu một cách sơ sài, không dự liệu hết những rủi ro, biến động có thể xảy ra, làm cho chất lượng dự án được lập không cao.
- Quản lý kém, chọn sai tư vấn (lập dự án): Nếu chủ đầu tư không sát sao kiểm tra công tác lập dự án của đơn vị tư vấn được giao nhiệm vụ lập dự án, hoặc chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án thiếu năng lực, kinh nghiệm thì dự án được lập sẽ dễ có khả năng không đủ độ tin cậy, thiếu tính chính xác (chất lượng kém).
- Xác định mục tiêu dự án sai: Chủ đầu tư xác định sai mục tiêu, làm cho người lập dự án phân tích không đúng hướng, ảnh hưởng đến chất lượng dự án.
1.4.2. Nhóm các nhân tố chủ quan.
• Một là, do trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ lập dự án.
Thông thường nếu trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đơn vị lập dự án tốt thì dự án có nhiều khả năng đạt chất lượng cao và ngược lại. Nếu đơn vị lập dự án có trách nhiệm đối với công việc của mình, hết lòng vì công việc thì chất lượng của dự án được lập cũng sẽ có nhiều khả năng là tốt, và ngược lại, đơn vị lập dự án không có trách nhiệm với công việc thì lẽ tất nhiên là dự án được lập sẽ không thể đạt hiệu quả như mong đợi. Trình độ chuyên môn tư vấn ảnh hưởng quy trình, nội dung, phương pháp lập dự án. Đây là nhân tố có tính quyết định đến chất lượng công tác lập dự án. Hiện tại các dự án do Tổng công ty trực tiếp lập còn hạn chế do cán bộ của Ban đầu tư chủ yếu là kỹ sư xây dựng, kiến trúc, am hiểu về kỹ thuật nhưng kiến thức liên quan lập dự án thì chưa sâu do đó đòi hỏi nhiều cán bộ chuyên ngành kinh tế đầu tư thì chưa có. Đối với dự án thuê tư vấn lập dự án như các công ty tư vấn đầu tư & xây dựng Bình Thái, công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội – UAC thì chi phí lập lại rất tốn kém.
• Hai là , cơ cấu tổ chức: Có một cơ cấu tổ chức tốt, hợp lý sẽ tạo điều kiện cho công tác lập dự án diễn ra suôn sẻ, các bộ phận phối hợp nhịp nhàng không có hiện tượng chồng chéo công việc, chức năng, nhiệm vụ và mệnh lệnh được thực hiện rõ ràng, khoa học. Sự phân công, phân nhiệm, sự phối hợp, kết hợp giữa các cá nhân, tập thể hợp lý đúng năng lực mỗi người sẽ là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả công tác lập dự án. Như vừa qua Tổng công ty đã bố trí lại các phòng ban, gộp Trung tâm đầu tư và phát triển hạ tầng thương mại Hà Nội và phòng kế hoạch và đầu tư thành Ban đầu tư. Góp phần thực hiện công tác đầu tư đồng bộ, thực hiện công việc nhanh và nhất quán hơn, tránh phê duyệt nhiều bước nhiều phòng ban tốn thời gian.
• Ba là, trang thiết bị và các phương tiện hỗ trợ cho công tác lập dự án.
Các trang thiết bị và phương tiện hỗ trợ bao gồm máy móc, phần mềm tính toán, thiết kế, phòng thí nghiệm, hệ thống thông tin. Các phương tiện này càng hiện đại (với điều kiện phù hợp trình độ người sử dụng) thì sẽ càng nâng cao tính chính xác, độ tin cậy của dự án, làm tăng chất lượng công tác lập dự án. Hiện nay đã thực hiện đúng lộ trình công tác ứng dụng CNTT trong toàn Tổng công ty đặc biệt là văn phòng công ty mẹ, có phòng CNTT riêng, hệ thống mạng của Tổng công ty gồm 04 máy chủ, 150 máy trạm, 03 đường truyền ADSL, 01 đường truyền Leasedline, 18 Website, trên 600 địa chỉ E-Mail của các đơn vị…giúp cho việc cập nhật thông tin giá cả thị trường, chính sách pháp luật rất cần thiết trong phần nghiên cứu thị trường, giúp giảm bớt chi phí giấy tờ hội họp, trao đổi thông tin các thành viên nhanh chóng thuận tiện hơn.
2. Quy trình lập dự án đầu tư tại Ban đầu tư của TCT thương mại Hà Nội.
Sơ đồ1. 2: Quy trình lập dự án đối với dự án do chính Ban đầu tư lập.
Nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án (Phòng quản lý mạng lưới - Ban đầu tư)
Nghiên cứu kế hoạch và tài liệu liên quan,thu thập tài liệu cần thiết (Ban đầu tư, phòng nghiên cứu thị trường, phòng CNTT)
Lập đề cương
(Ban đầu tư)
Phê duyệt đề cương
(Lãnh đạo TCT)
Thực hiện lập dự án (Ban đầu tư).
Kiểm tra việc lập dự án (Ban đầu tư).
Ký đóng dấu
(Lãnh đạo Ban đầu tư)
Kiểm định dự án được lập
(Thuê công ty tư vấn, hoặc do chính ban lãnh đạo TCT kiểm tra)
Bàn giao tài liệu
(Ban đầu tư)
Lưu hồ sơ
(Ban đầu tư)
* Chú thích: Điều đặc biệt khác so với quy trình lập dự án tại các công ty khác là đối với một số dự án Tổng công ty thực hiện như sau:
- Khi kế hoạch đầu tư cho từng thời kỳ hoặc báo cáo cơ hội đầu tư được phê duyệt hoặc được giao nhiệm vụ thì Ban đầu tư đề nghị chọn đơn vị tư vấn lập dự án trình Tổng công ty phê duyệt.
- Lựa chọn tổ chức tư vấn: Thường thuê các tổ chức tư vấn lập dự án có tên tuổi là công ty tư vấn đầu tư & xây dựng Bình Thái, công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội – UAC, công ty cổ phần tư vấn và xây dựng công nghiệp Thăng Long. Và phải đảm bảo:
+ Nhà đầu tư phải có đủ trình độ, chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc, chuyên gia tư vấn phải có chứng chỉ, bằng cấp xác nhận trình độ chuyên môn phù hợp.
+ Nhà tư vấn phải chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về tính đúng đắn, chính xác, khách quan đối với công tác chuyên môn và hoàn thành công việc theo hợp đồng đã ký.
- Kiểm tra quá trình lập dự án.
- Nội dung dự án.
- Các dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư:
+ Các dự án có mức vốn dưới 1 tỷ đồng.
+ Các dự án sửa chữa, bảo trì sử dụng vốn sự nghịêp.
+ Các dự án của các ngành đã có thiết kế mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật được Bộ quản lý ngành phê duyệt trên cơ sở quy hoạch tổng thể đối với từng vùng.
Việc lập báo cáo đầu tư thực hiện theo hướng dẫn lập báo cáo cơ hội đầu tư.
3. Phương pháp soạn thảo dự án đầu tư tại Ban đầu tư của TCT thương mại Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu phân tích soạn thảo dự án Ban đầu tư sử dụng các phương pháp thông dụng có phân tích đánh giá một cách cụ thể:
+ Phương pháp ngoại suy: Theo phương pháp này việc nghiên cứu sẽ được xem xét với các thông tin, thói quen trong quá khứ và được giả định rằng ít thay đổi trong tương lai.
+ Phương pháp phân tích độ nhạy: Theo phương pháp này tất cả các yếu tố bất định đều được phân tích, nghiên cứu, xem xét trong một giới hạn an toàn xác định. Khi tiến hành phân tích các yếu tố cần phải nằm trong giới hạn cho phép dự án mới đảm bảo tính khả thi. Để phân tích độ nhạy một dự án đầu tư, ta có thể sử dụng ba phương pháp phân tích:
Một là: Phân tích ảnh hưởng riêng biệt của từng yếu tố có liên quan đến các chỉ tiêu hiệu quả cảu dự án nhằm tìm ra yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu đó. Theo phương pháp này, trước hết cần xác định các yếu tố có liên quan tới chỉ tiêu tài chính của dự án như vốn đầu tư, chi phí, đơn giá sản phẩm, tuổi thọ của dự án. Tiếp đó là tăng hoặc giảm các yếu tố đó theo cùng một tỷ lệ phần trăm rồi tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Cuối cùng là đo lường tỷ lệ thay đổi của chỉ tiêu tài chính do sự thay đổi của các yếu tố nói trên từ đó đưa ra kết luận dự án nhạy cảm với yếu tố nào nhất. Với những yếu tố ảnh hưởng lớn đến dự án, nếu thay đổi chúng theo chiều hướng xấu trong một giới hạn nhất định mà các chỉ tiêu hiệu quả của dự án vẫn đảm bảo thì dự án đó có thể kết luận là dự án đủ độ an toàn.
Hai là: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố trong các tình huống tốt xấu khác nhau đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án để đánh giá độ an toàn của dự án về mặt tài chính.
Ba là: Cho lần lượt các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án thay đổi trong giới hạn thị trường chấp nhận, nhà đầu tư và nhà quản lý chấp nhận. Ứng với mỗi sự thay đổi đó ta có một phương án. Lần lượt cho các yếu tố thay đổi ta có hàng loạt các phương án. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường, của nhà đầu tư, của nhà quản lý, Ban đầu tư cân nhắc xem xet chọn ra phương án tối ưu.
+ Phân tích dự án trong điều kiện có rủi ro: Rủi ro là một yếu tố hay xảy ra trong kinh doanh và có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng cho quá trình sản xuất kinh doanh, cho doanh nghiệp. Đối với những dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn, thời gian kinh doanh kéo dài thì Ban đầu tư thực hiện phân tích rủi ro một dự án đầu tư theo các cách sau:
- Sử dụng phương pháp toán xác suất: Cần phải dự đoán được mọi khả năng có thể xảy ra của từng biến cố trong quá trình đầu tư, kinh doanh, sau đó tính kỳ vọng toán của các biến cố đó. Từ đó tính các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Nếu chỉ tiêu hiệu quả của dự án vẫn đảm bảo thì dự án được chấp nhận.
- Phương pháp xác định tỷ suất lợi nhuận có điều chỉnh theo độ rủi ro: Theo phương pháp này thì tỷ suất lợi nhuận của dự án đã được điều chỉnh theo độ rủi ro được xác định theo công thức như sau:
IRRdc = rgiới hạn / (1-q)
Trong đó:
IRRdc là tỷ suất lợi nhuận đã được điều chỉnh theo độ rủi ro.
r giới hạn là tỷ suất giới hạn
q là xác suất rủi ro.
Nếu IRRdc vẫn đảm bảo thì dự án sẽ được chấp nhận.
Từ việc phân tích các rủi ro có thể xảy ra của dự án, Ban đầu tư đề ra một hệ thống các biện pháp để phòng tránh các rủi ro đó. Vì thế hiệu quả của dự án sẽ chắc chắn hơn. Tuy vậy sử dụng phương pháp này vẫn còn hạn chế do Ban đầu tư thu thập thông tin về các yếu tố gây rủi ro vẫn chưa được đầy đủ, thường xuyên, một số dự án nhỏ đôi khi bỏ qua tác động của yếu tố lạm phát trong phân tích tài chính.
+ Phương pháp dự báo, dự đoán: Theo phương pháp này tất các yếu tố bất định đều được xem xét như: dự báo các yếu tố đầu vào về quy mô, các nguồn cung ứng, tiến độ cung ứng; các yếu tố về thị trường sản phảm đầu ra giá cả, sản lượng cần cung ứng (cầu thị trường) dự báo trong hiện tại và những biến động có thể trong tương lai. Ban đầu tư kết hợp với phòng Công nghệ thông tin, phòng nghiên cứu thị trường để có được thông tin chính xác nhất, việc dự báo đạt hiệu quả cao.
4. Nội dung lập dự án đầu tư tại Ban đầu tư của Tổng công ty thương mại Hà Nội.
Do đặc điểm các dự án được lập tại Ban đầu tư là những dự án xây dựng các công trình công nghiệp, trung tâm dịch vụ, khu nhà ở và đô thị…nên quá trình soạn thảo dự án đầu tư cũng trải qua 3 cấp độ nghiên cứu theo hướng ngày càng chi tiết hơn, chi phí cho nghiên cứu tốn kém hơn, thời gian cần thiết cho việc hoàn thành các công việc nghiên cứu dài hơn và do đó mức độ chính xác của kết quả nghiên cứu ngày càng cao hơn, những kết luận rút ra ngày càng chuẩn xác hơn đối với mọi khía cạnh dự án. Bên cạnh, vẫn tồn tại những khó khăn trong khía cạnh nghiên cứu, một số nội dung chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra.
4.1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư:
Giúp cho Ban đầu tư xem xét sơ bộ dự án có nên đầu tư hay không để tiến hành các bước tiếp theo, phát hiện cơ hội đầu tư các cán bộ lập dự án căn cứ vào:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương hoặc chiến lược sản xuất kinh doanh của ngành và cơ sở. Ví dụ: Các dự án xây dựng khu nhà ở và khu phụ trợ cụm công nghiệp thực phẩm Hapro, dự án chung cư cao tầng để bán cho CBCNV 28B Lê Ngọc Hân – Phường Phạm Đình Hổ - Hai Bà Trưng – Hà Nội phù hợp với quy hoạch Bộ xây dựng., Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội, Sở địa chính – nhà đất, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở tài chính vật giá, Sở khoa học và công nghệ môi trường.
- Căn cứ vào việc nghiên cứu nhu cầu về một hàng hóa hoặc một hoạt động cụ thể nào đó để từ đó nảy sinh ra ý định đầu tư và hiện trạng sản xuất, cung cấp các hàng hóa dịch vụ đó trên thị trường.
- Nguồn tiềm năng sẵn có, các lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của doanh nghiệp hoặc địa điểm nơi dự kiến thực hiện dự án.
- Những kết quả về tài chính và kinh tế - xã hội mà dự án có thể đem lại.
Ở giai đoạn này, các nghiên cứu còn ở mức độ sơ sài chủ yếu dựa vào các ước tính tổng hợp về đầu vào, đầu ra và hiệu quả của dự án hoặc dựa vào các dự án tương tự để xem xét, chưa đề cập đến yếu tố bất định tác động đến dự án trong tương lai. Ban đầu tư cũng gặp khó khăn trong giai đoạn này vì thiếu thông tin chính xác.
4.2. Nghiên cứu tiền khả thi:
Ban đầu tư tiến hành phân tích một cách kỹ lưỡng hơn, chi tiết hơn cơ hội đầu tư đã lựa chọn nhằm khẳng định lại một lần nữa ý đồ đầu tư có thực sự đảm bảo tính khả thi hay không. Nội dung của nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
- Nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội pháp lý.
- Nghiên cứu khía cạnh thị trường của cơ hội đầu tư đã lựa chọn.
- Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án
- Nghiên cứu khía cạnh tài chính của dự án
- Nghiên cứu phân tích các lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư.
Thực tế Ban đầu tư thực hiện giai đoạn này chỉ mới dừng lại ở trạng thái tĩnh và chưa thực sự chi tiết, điều này được thể hiện:
+ Chưa đi vào phân tích tỉ mỉ kỹ càng các nội dung trên. Các số liệu ở mức độ chính xác chưa cao, mức độ chi tiết mới chỉ cần vừa đủ để khẳng định ý đồ đầu tư.
+ Chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố bất định, chưa xem xét cho từng năm của đời dự án mà mới chỉ chọn một năm bình thường để nghiên cứu.
4.3. Nghiên cứu khả thi:
Đây là giai đoạn cuối cùng của công tác lập dự án. Nội dung nghiên cứu của giai đoạn này cũng tương tự như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nhưng chỉ khác ở mức độ chi tiết hơn. Với dự án phải qua nghiên cứu tiền khả thi thì phần nhiệm vụ và kế hoạch chi tiết của Ban đầu tư hầu như không thay đổi, chỉ dự án không qua nghiên cứu tiền khả thi mà đi thẳng vào giai đoạn này thì Ban đầu tư lại thực hiện bước nhận nhiệm vụ và kế hoạch. Mục đích của giai đoạn này là đưa ra kết luận chính xác về mọi khía cạnh cơ bản của dự án với những số liệu ._.. Điều này sẽ giúp ích cho Tổng công ty rất nhiều trong việc mở rộng phạm vi khách hàng cho Tổng công ty.
- Cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ với cán bộ quản lý, lao động trực tiếp mà cả lao động gián tiếp, không chỉ đào tạo cho đội ngũ cán bộ trẻ phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đầy nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm của đội ngũ cán bộ, tư cách đạo đức tốt; mà cần có những cán bộ lâu năm có kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề phức tạp, tế nhị. Lấy đó làm nền tảng cho sự phát triển., không ngừng xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp Hapro để làm động lực cho sự phát triển.
- Tăng cường nhiều chuyên gia trong lập dự án: Các chuyên gia có thể là những chuyên gia trong nước hay chuyên gia nước ngoài. Những chuyên gia này giúp cho đội ngũ cán bộ dự án của công ty bằng cách như tư vấn, góp ý để các cán bộ có thể tham khảo ý kiến để đưa ra các quyết định chính xác hơn và dự án có tính khả thi hơn. Việc sử dụng chuyên gia là điều cần thiết vì những chuyên gia này là những người có kinh nghiệm trong các dự án tương đồng với những dự án mà công ty đang làm. Có thể sử dụng mỗi lần một chuyên gia phù hợp với từng loại dự án khác nhau, từng vùng mà công ty tiến hành đầu tư. Sử dụng chuyên gia chỉ là mang tính tham khảo cho các cán bộ dự án chứ không lấn át hết vai trò của các cán bộ lập dự án trong công ty. Thuê chuyên gia thì cần chi phí cao cho họ điều này chỉ có khả thi khi là những dự án lớn và có hiệu quả cao khi tính vào chi phí ban đầu cho công ty. Đối với những dự án nhỏ thì vốn đầu tư thấp thì việc thuê chuyên gia là điều nên cân nhắc kỹ vì nếu thuê chuyên gia thì sẽ làm cho dự án đem lại lợi nhuận không như mong muốn và thời gian thu hồi vốn có thể kéo dài. Vì vậy việc thuê chuyên gia cần phải cân nhắc kỹ và phù hợp với từng dự án.
- Có chính sách thưởng - phạt rõ ràng, nghiêm khắc với các thành viên tham gia soạn thảo dự án nhằm khích lệ họ: để tạo ra động lực thúc đẩy tinh thần và trách nhiệm của các cán bộ trong ban soạn thảo dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án thì việc dùng các đòn bẩy tài chính là việc làm mang lại hiệu quả khả quan nhất. Chính vì thế, ban lãnh đạo công ty cần thiết lập một chế độ khen thưởng hợp lý để khuyến khích các cá nhân đã thực hiện tốt nhiệm vụ như thưởng bằng vật chất, tuyên dương…đồng thời cũng đề ra những hình phạt nghiêm khắc đối với những ai không hoàn thành nhiệm vụ. Ở mỗi dự án, sau khi lập xong dự án có thể trích một phần thu nhập của công tác lập dự án để làm quỹ khen thưởng riêng, dùng để thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc như hoàn thành công việc trước thời hạn, tiết kiệm ngân sách, đưa ra các sáng kiến cải tiến có giá trị, hoặc với những nhân viên đã thực hiện việc phân tích đánh giá của mình một cách chính xác, khoa học; những nhân viên có sáng kiến trong việc đổi mới nhằm hoàn thiện công tác soạn thảo dự án. Đối với những nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ thì cần:
+ Phê bình, nhắc nhở.
+ Kỷ luật khiển trách, tạo điều kiện cho họ sửa chữa.
+ Kỷ luật trừng phạt: cảnh cáo trước hội đồng, phạt tiền, cảnh cáo bằng văn bản, đình chỉ công tác, sa thải.
Đối với những dự án mà quá trình soạn thảo cần phải diễn ra trong thời gian ngắn, đòi hỏi các cán bộ soạn thảo làm việc với cường độ cao, làm thêm giờ, ngoài giờ công ty cũng cần có chế độ bồi dưỡng như tính lương của những giờ đó theo hệ số. Cải cách tiền lương và thu nhập, gắn chặt quyền lợi, quyền và trách nhiệm của người lao động, đặc biệt coi trọng vai trò của người đứng đầu, làm tốt công tác công đoàn trong Tổng công ty chăm sóc sức khỏe đời sống cán bộ công nhân viên. Tiền lương là quan trọng vì vậy hệ thống trả lương cần nhằm đạt bốn mục tiêu cơ bản sau:
+ Thu hút nhân viên.
+ Duy trì những nhân viên giỏi.
+ Kích thích và động viên nhân viên.
+ Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
- Việc đào tạo nói trên cần phải có kinh phí, vì thế Tổng công ty cần trích lập một quỹ riêng phục vụ cho công tác đào tạo này. Để làm được điều này, hàng tháng Tổng công ty có thể trích từ lợi nhuận thu được của ngành nghề kinh doanh khác để lập quỹ đào tạo kỹ năng soạn thảo dự án đầu tư cho nhân viên.
4. Tăng cường đầu tư máy móc công nghệ thông tin phục vụ công tác lập dự án:
Máy móc thiết bị là một bộ phận không thể thiếu, nó giúp cho các ý tưởng của con người thành hiện thực mà không tốn quá nhiều sức lực cơ bắp. Nó giúp công tác lập dự án thực hiện tốt hơn. Thời gian qua máy móc thiết bị phục vụ cho công tác lập dự án còn thiếu, cũ lạc hậu. Do đó Tổng công ty cần đầu tư mua thêm một số máy móc thiết bị thăm dò, khảo sát, đo đạc công trường, đảm bảo thông tin cung cấp cho quá trình soạn thảo chính xác cao. Cần có xe chở cán bộ liên quan lập dự án, cần đi xuống khảo sát công trường dự án rất nhiều, thuận tiện việc đi lại sẽ tạo hiệu quả thời gian nhanh hơn và thể hiện sự quan tâm tới đội ngũ cán bộ hơn.
Tổng công ty khuyến khích đẩy mạnh áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, tăng dần hàm lượng trí tuệ để nâng cao chất lượng các dự án, giảm chi phí, trang bị hệ thống máy tính, có nối mạng INTERNET kết hợp việc sử dụng các phần mềm ứng dụng như EXCEL, MICROSOFT.PROJECT... giúp củng cố lại khâu phân tích tài chính, phân tích kỹ thuật rất khả thi, sẽ giúp cho công tác lập dự án được nhanh chóng và chính xác hơn, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả lập dự án. Mặc dù mỗi cán bộ làm việc văn phòng được cấp máy tính bàn nhưng hiện nay nhiều máy cũ cần thay mới hoặc có đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin giỏi sửa chữa máy, khắc phục sự cố liên quan tài liệu quan trọng lưu trong máy bị mất.
Tổng công ty chú trọng nâng cao chất lượng thông tin của mình. Cần có hệ thống cơ sở dữ liệu của riêng mình, phục vụ công tác lập dự án. Dữ liệu phải được cập nhật thường xuyên và cả dữ liệu từ quá khứ, phàn ánh tất cả tình hình kinh tế xã hội từng vùng, ngành nghề, các định hướng, mục tiêu, quy hoạch, văn bản pháp quy liên quan. Cơ sở dữ liệu được cung cấp từ nhiều nguồn nhưng có sàng lọc, đảm bảo một mạng lưới thông tin nhanh, chính xác cao. Đối với những tài liệu về phân tích dự án chưa được phong phú ở Việt Nam nên các cán bộ trong quá trình phân tích cần phải tìm hiểu, tham khảo thêm từ sách báo nước ngoài.
5. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập dự án và quản lý tiến độ lập dự án:
Mặc dù đã thực hiện khá tốt theo đúng quy trình chung do Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ xây dựng đưa ra. Xong quy trình lập dự án của Tổng công ty vẫn còn gặp nhiều vướng mắc: cứng nhắc, thiếu linh hoạt, thiếu đồng bộ. Vì thế, Tổng công ty cần căn cứ vào loại dự án, quy mô từng dự án cụ thể để lựa chọn quy trình cho phù hợp. Phải thực hiện trên nhiều quan điểm, góc nhìn khác nhau:
- Thứ nhất, Bước lập kế hoạch và thực hiện, cần lập chi tiết và cụ thể đưa ra mốc thời gian quan trọng để cán bộ lập dự án hoàn thành công việc lập đúng hạn. Trong bước chuẩn bị lập dự án phải tập hợp đầy đủ các tài liệu hợp lý, khi lập cần tăng cường giám sát của chủ nhiệm dự án là giám đốc Ban đầu tư (đối với dự án Tổng công ty làm chủ đầu tư), thành viên của công ty tư vấn đầu tư và xây dựng Thái Bình, Đại học xây dựng…(dự án thuê tư vấn).
- Thứ hai, theo kinh nghiệm của các quốc gia phát triển, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, của công ty đầu tư trong nước có kinh nghiệm như Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Vicomex....Tổng công ty nên thành lập phòng nghiên cứu và phát triển (R&D). Phòng này có chức năng nghiên cứu những cơ hội đầu tư mới, đòi hỏi phải tốn thời gian và chi phí. Phải xác định rõ công tác nghiên cứu cơ hội để từ đó lập danh mục đầu tư, nhờ vào các mối quan hệ mà Tổng công ty đã có, các khách hàng đã tiếp xúc để có thể tìm kiếm nhiều hơn nữa các dự án. Để có được những dự án công ty sẽ tìm kiếm các đối tác cho mình. Có thể là đối tác trong nước và nước ngoài. Các đối tác này sẽ tìm cách giới thiệu cho Tổng công ty các dự án cũng như góp phần vào nguồn vốn hoạt động và nguồn vốn kinh doanh, lựa chọn dự án đầu tư cụ thể trở thành chiến lược, chính sách lâu dài.
Lập trình thực hiện công việc, thời gian là một trong nguyên nhân phân tích trong mối quan hệ (thời gian, chi phí, chất lượng) ảnh hưởng tới công tác lập dự án. Vì vậy, yếu tố thời gian cần quan tâm thích đáng, đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách cho phép, đáp ứng yêu cầu chất lượng. Tất cả công việc của dự án từ khâu đầu đến khâu cuối cần có kế hoạch hóa và lập trình cụ thể công việc nào thực hiện trước, công việc nào thực hiện song song, công việc nào sau, sử dụng phần mềm Project giúp cho lập lịch trình công việc được khoa học hơn.
6. Giải pháp hoàn thiện nội dung lập dự án.
6.1. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu thị trường:
Cần có một phòng phân tích thị trường, trong đó tập hợp các chuyên gia về kinh tế chuyên ngành marketing để trực tiếp khảo sát thị trường trong và ngoài nước.
Khi phân tích thị trường cần đưa ra các số liệu về tình hình cung cầu về sản phẩm dịch vụ mà dự án phục vụ trên thị trường trong quá khứ, hiện tại và dự báo cung - cầu tương lai của các sản phẩm, dịch vụ đó. Từ đó rút ra đánh giá về khả năng chiếm lĩnh thị trường, về khả năng tiêu thụ, và tính khả thi khi kinh doanh các sản phẩm dịch vụ đó. Ngoài việc phân tích tình hình cung - cầu sản phẩm dịch vụ cần phân tích cả về các phương thức để tiếp cận với khách hàng tiềm năng, các biện pháp tiếp thị, khuyến thị, các hình thức quảng cáo sản phẩm của dự án cho khách hàng, ước tính đưa ra dự báo chính xác về thu nhập, cầu sản phẩm....cần hệ thống thông tin từ bào chí, internet, truyền thông để giảm bớt chi phí cho cuộc điều tra phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng.
Tranh thủ sự hỗ trợ của hệ thống các tham tán, sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các tham tán, sứ quán ở các nước và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Đẩy mạnh hoạt động của văn phòng đại diện tại Moscow và một số đại diện liên kết tại các thị trường nước ngoài để tăng thu hút nguồn vốn, đối tác cho mặt hàng xuất nhập khẩu. Tiếp tục phát triển quan hệ liên kết các doanh nghiệp, đơn vị liên quan trực tiếp dự án, khai thác các nguồn lực, thông tin qua liên kết.
Phân tích về tình hình cạnh tranh trên thị trường, nghiên cứu phát hiện những đối thủ cạnh tranh hiện có, ước tính khả năng của các đối thủ này và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của dự án để đưa ra các chiến lược, chứng minh dự án của Tổng công ty sẽ có hiệu quả cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Bên cạnh đó còn cần nghiên cứu cả về tình hình cung cấp các nguyên liệu, vật liệu, nhân công phục vụ cho dự án và dự kiến những rủi ro có thể xảy ra về việc cung cấp các đầu vào này, từ đó đề ra những giải pháp giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả nhất. Sử dụng hệ thống các phương pháp dự báo cầu thị trường như phương pháp ngoại suy thống kê, mô hình hồi quy tương quan, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia.
6.2. Hoàn thiện nội dung phân tích kỹ thuật:
Đây là nội dung quyết định chất lượng lâu dài công trình, là cơ sở cho các tính toán về mặt tài chính của dự án. Đưa ra nhiều phương án kỹ thuật để lựa chọn, các phương án đưa ra sẽ tập trung vào các hạng mục công trình chính còn các hạng mục công trình phụ thì chỉ cần đưa ra một phương án thiết kế. Đòi hỏi cán bộ Tổng công ty cần tính toán một cách cụ thể ảnh hưỏng của các yếu tố khách quan có thể xảy ra cho từng phương án. Phải có biện pháp bảo vệ môi trường, có biện pháp hạn chế ngăn ngừa, phải chú ý đến khả năng mở rộng và cải tạo sau này. Giải pháp thiết kế phải phù hợp với đường lối phát triển của ngành, vùng, đất nước và tiêu chuẩn quốc tế. Trong nội dung phân tích kỹ thuật cần chú trọng nghiên cứu và đưa vào sử dụng các loại nguyên vật liệu mới có công suất cao, có biện pháp kỹ thuật hiện đại dần thay thế nguyên vật liệu cũ lạc hậu mà giá thành chưa chắc rẻ hơn.
Tận dụng các thiết kế mẫu trong điều kiện cho phép để giảm bớt chi phí và phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức thiết kế khoa học và tiến bộ.
Tổng công ty nên tăng cường số lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật cho Ban đầu tư kết hợp với các biện pháp đầu tư phát triển nhân lực.
Sử dụng thêm trang máy móc thiết bị phục vụ cho công tác phân tích kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ mà chất lượng vẫn đạt yêu cầu. Tăng uy tín của Tổng công ty, tạo điều kiện mở rộng thị phần, tăng lợi nhuận.
6.3. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính:
- Khi phân tích tài chính dự án cần có số liệu về lãi suất trên thị trường, hệ số chiết khấu sử dụng để tính toán vì các dự án lập trong thời gian qua có tỷ suất chiết khấu dựa vào các dự án tương tự mà không có sự tính toán cụ thể nào cả như dự án “Nhà ở bán chung cư bán cho CBCNV tại 28B Lê Ngọc Hân” căn cứ vào tình hình thị trường cán bộ lập dự án đưa ra mức lãi suất vay dự kiến là 13% mà không dựa trên một cơ sở khoa học nào, thực tế khi tính vào chi phí dự án không chính xác; phải đánh giá được độ an toàn về mặt tài chính. Phân tích tài chính của dự án là hết sức quan trọng, đặc biệt là các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn:
+ Chỉ tiêu IRR: Đây là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng đánh giá hiệu quả các dự án. Nếu một dự án có IRR > r thì nhà đầu tư mới có lãi và có thể được vay vốn. Nếu IRR = r thì dự án vẫn có lãi nhưng chỉ vừa đủ để bù đắp lãi vay. Nếu có nhiều phương án được chọn thì phương án có IRR lớn nhất sẽ được chọn. Việc tính toán IRR chủ yếu thông qua tính toán dòng tiền của dự án, từ đó sử dụng phần mềm máy tính để tính toán. Do đó đòi hỏi dòng tiền phải tính một cách hết sức chính xác.
+ Hệ số chiết khấu: Thông thường chủ đầu tư phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau với số lượng khác nhau và lãi suất vay khác nhau. Do vậy tỷ lệ chiết khấu được chọn tính bằng bình quân gia quyền của các mức lãi suất được huy động. Việc xác định được tỷ lệ chiết khấu hợp lý là hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến giá trị thời gian của dòng tiền và khi đó ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu tài chính của dự án.
Công thức tính hệ số chiết khấu:
Trong đó:
r: Hệ số chiết khấu;
r1: Lãi suất của nguồn vốn thứ i;
k1: Quy mô nguồn vốn thứ i;
n: Số nguồn vốn huy động;
- Trong việc tính toán các chỉ tiêu Tổng công ty cũng nên tăng cường hơn nữa việc tính toán cẩn thận các chỉ tiêu phản ánh độ an toàn tài chính dự án. Như an toàn về vốn, an toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án. Lập kế hoạch trả nợ vay: kế hoạch trả nợ vay sẽ giúp cho chủ đầu tư có thể vay vốn đồng thời có kế hoạch trả nợ: Tỷ số khả năng trả nợ của dự án = Nguồn nợ hàng năm của dự án/ Nợ phải trả hàng năm bao gồm cả gốc lẫn lãi.Trong soạn thảo dự án phải tính đến kế hoạch trả nợ để chủ đầu tư có thể chủ động xử lý kịp thời, có biện pháp cụ thể trong những tình huống bất trắc có thể xảy ra.Trước hết, với những bảng biểu mà công ty hiện tại đã sử dụng cần được tách bạch riêng biệt, không nên ghép chung lại với nhau. Qua phân tích và xem xét các bảng biểu trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án do Tổng công ty lập, với bảng tính tổng mức đầu tư của dự án, cần phải bổ sung thêm chi phí lãi vay, cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Tổng mức đầu tư dự án
Đơn vị tính: …
Thứ tự
Nội dung (Khoản mục) chi phí
Giá trị
1
Chi phí xây lắp
2
Chi phí thiết bị
3
Chi phí khác
4
Chi phí dự phòng
5
Lãi vay trong thời gian thực hiện dự án
Tổng mức đầu tư dự án
Trong bảng cơ cấu vốn và nguồn vốn nên đưa thêm nội dung “Chi phí cơ hội” (chi phí) của từng nguồn vốn và xác định tỷ suất chiết khấu dùng để tính chuyển tương tự mẫu biểu sau:
Cơ cấu vốn, nguồn vốn
Thứ tự
Nội dung (Chỉ tiêu)
Giá trị
(…)
Tỷ trọng
(…)
Chi phí cơ hội
(…)
1
Vốn tự có của chủ đầu tư
…
…
m
Vốn vay ngân hàng
Tỷ suất chiết khấu
Trong đó ký hiệu (…) là biểu thị đơn vị tính.
- Tổng công ty cần chú trọng việc đào tạo và tuyển dụng các cán bộ tài chính giỏi với biện pháp áp dụng như giải pháp đầu tư nhân lực trình bày.
- Một vấn đề cần chú ý là, thông tin tài chính phục vu cho quá trình phân tích hiện nay mới chỉ thống kê và sử lý ở mức sơ sài. Điều này làm công tác phân tích tài chính gặp không ít khó khăn. Chính ví thế cần nâng cao hệ thống sử lý thông tin tài chính một cách toàn diện, chính xác.
6.4. Hoàn thiện các phương pháp trong phân tích tài chính:
Trong điều kiện nền kinh tế đang quá trình chuyển đổi, hội nhập có nhiều biến động. Các biến số như giá cả, lãi suất, tỷ giá, thuế suất....thường xuyên thay đổi theo chiều hướng khác nhau, rất khó dự đoán chính xác. Do đó cần có phương pháp phân tích rủi ro trong phân tích tài chính thông qua phương pháp sau:
Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án: Các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây dựng thường có thời gian dài, trong khi đó dự án được soạn thảo trên các cơ sở giả định nên nhiều khi không lường hết các rủi ro có thể xảy ra. Vì thế khi lập dự án cần tính đến độ nhạy của dự án khi các yếu tố đầu vào thay đổi, trường hợp có biến động về giá cả của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà dự án dự kiến cung cấp và biến động về chi phí thực hiện dự án trong một giới hạn hợp lý (thường là trong khoảng + 10%). Có thể cho từng yếu tố biến động riêng rẽ để xem xét ảnh hưởng của từng yếu tố đến dự án, cũng có thể cho nhiều yếu tố biến động để xem xét ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố đó đối với dự án. Nếu trong trường hợp các yếu tố đó biến động ảnh hưởng xấu tới dự án mà dự án vẫn đạt hiệu quả (NPV >0, IRR > rgh) thì dự án có thể chấp nhận là an toàn về mặt tài chính, và có hiệu quả chắc chắn.
Mẫu bảng phân tích độ nhạy của dự án đầu tư trong trường hợp xét riêng sự biến động của từng yếu tố được đề xuất như
Phân tích độ nhạy của dự án theo sự biến đổi của yếu tố x
Mức độ biến động của yếu tố x (%)
-10
-8
-6
-4
-2
0
2
4
6
8
10
NPV
IRR
Nếu khi xảy ra rủi ro mà dự án vẫn mang lại hiệu quả thì đó mới thực sự là dự án thành công. Trường hợp ngược lại phải có biện pháp phòng chống rủi ro, hoặc cũng có thể phải loại bỏ dự.
Phương pháp toán xác suất: Phương pháp này được sử dụng trong phân tích, đánh gía dự án trong trường hợp có nhiều khả năng rủi ro. Bằng việc tính kỳ vọng toán của các biến cố, có thể cân nhắc để lựa chọn phương án tối ưu.
Phương pháp mô phỏng: Dùng để phân tích dự án dưới tác động các yếu tố trong các tình huống khác nhau, có tính tới phân bố xác suất và giá trị có thể của biến số yếu tố đó, giúp cho việc đánh gía dự án chính xác hơn. Bằng cách lựa chọn các biến làm biến quan trọng đưa vào mô hình phân tích, xác định mô hình ảnh hưởng tới biến động của các yếu tố ảnh hưởng trong mối quan hệ của chúng với biến ngẫu nhiên. Đây là phương pháp mới áp dụng.
Như vậy, dần có nhiều phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính hơn, giúp nâng cao độ chính xác tính toán các chỉ tiêu, tránh trường hợp sai lầm đáng tiếc xảy ra mà hậu quả khôn lường.
6.5. Hoàn thiện phân tích các chỉ tiêu kinh tế – xã hội:
Việc thiếu thận trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm, sử dụng kém hiệu quả, gây lãng phí nguồn nhân lực vật lực đối với nền kinh tế. Dự án có nhiều kiến nghị từ phía người dân về ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, những khó khăn trong việc được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước trong đầu tư. Hệ thống chỉ tiêu kinh tế – xã hội sẽ giúp cho dự án có thể được các cơ quan chức năng xem xét một cách dễ dàng hơn. Hiện tại, nội dung phân tích này mới chỉ được Tổng công ty đề cập đến một cách chung chung hoặc có trong chương “Kết luận và kiến nghị” trong các dự án, chưa tách ra thành một chương, hoặc ít nhất là một phần riêng. Vì thế nên để tách riêng nội dung này thành một phần, hoặc một chương riêng, và cần chú trọng hơn nữa vào phân tích đánh giá nội dung này.
Về đóng góp của dự án đối với xã hội, có thể tính các chỉ tiêu định lượng như: đóng góp của dự án vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí, song cần ước tính xem mức đóng góp là bao nhiêu, ví như trong dự án được lấy làm minh chứng, thì đóng góp của nó cho ngân sách là khoảng 190 tỷ trong cả đời dự án (20 năm kể từ năm bắt đầu kinh doanh). Ngoài ra cần ước tính được xem dự án có thể tạo công ăn việc làm cho bao nhiêu lao động, từ đó tính chỉ tiêu về số lao động trực tiếp có việc làm do thực hiện dự án trên một đơn vị vốn đầu tư theo công thức sau:
Trong đó:
Id là số lao động trực tiếp có việc làm tính trên một đơn
vị vốn đầu tư
Ld là tổng số lao động có việc làm do trực tiếp thực
hiện dự án
Ivdt là tổng vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án
Nếu cần thiết và có đủ điều kiện, có thể tính thêm các chỉ tiêu như giá trị gia tăng thuần tuý NVA. Tuy nhiên trên thực tế, những dự án mà công ty lập cũng không đòi hỏi nhất định phải tính toán chỉ tiêu này. Ảnh hưởng của dự án đến phát triển của địa phương như tình trạng sức khỏe của người dân địa phương, tình hình văn hóa, lối sống....
7. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước.
- Để thực hiện dự án nhanh cần phải có sự giúp đõ của cơ quan Nhà nước. Thông qua các chính sách nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, đấu thấu xây lắp, đấu thầu thiết bị (tiến hành chỉ định thầu, đấu thầu rộng rãi), tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng ưu tiên một số doanh nghiệp thực hiện các công trình lớn, trọng điểm mà quên đi dự án công công, phục vụ dịch vụ thiết thực cho đời sống nhân dân.
- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp quy về lĩnh vực đầu tư, giảm bớt thủ tục hành chính, không rườm rà. Có chính sách về giá cả đền bù giải phóng mặt bằng.
- Hoàn thiện quy chế đấu thầu, thẩm định, lựa chọn tư vấn trình độ cao, tăng minh bạch và công khai hơn. Chính sách ưu đãi phải rõ ràng.
- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đã nỗ lực phát huy nội lực để tích tụ vốn từ lợi nhuận, tăng nhanh khấu hao, tái sản xuất mở rộng và đổi mới thiết bị.
- Đề xuất với Nhà nước các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng để tăng cường nhanh năng lực của toàn ngành nói chung và của các công ty tư nhân nói riêng.
KẾT LUẬN
Thương hiệu của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) đã trở thành quen thuộc không chỉ trong mà ngoài nước, với mục tiêu ngày càng mở rộng thị trường hơn nữa. Hàng năm, Tổng công ty có nhiều dự án đầu tư phát triển các lĩnh vực khác như dự án xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu, xây dựng các trung tâm dịch vụ ... góp phần không nhỏ vào GDP của nước nhà, phục vụ đắc lực cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Một trong những công tác góp phần quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty là công tác lập dự án đầu tư, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả thực tiễn lẫn lý luận.
Qua tìm hiểu và thực tập tại Ban đầu tư của Tổng công ty tôi nhận thấy vai trò quan trọng của công tác lập dự án đối với hoạt động đầu tư của Tổng công ty. Để đạt được những mục tiêu đề ra, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cần có nhiều dự án khả thi được thực hiện, đó là nguồn doanh thu lớn cho Tổng công ty. Việt Nam gia nhập WTO bên cạnh thuận lợi thu hút càng nhiều vốn đầu tư, nhiều đối tác về cung ứng nguyên nhiên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến đó là thách thức lớn cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là các nhà lập dự án đầu tư, để có dự án khả thi cần tuân thủ những tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt không chỉ trong nước mà còn quốc tế. Thực tế cho thấy, các nội dung phân tích trong các dự án mà Tổng công ty đã lập là khá đầy đủ, nhưng có nhiều nội dung phân tích chưa sâu, thậm chí chưa thực sự được quan tâm, trong đó đáng chú ý là vấn để phân tích tình hình thị trường và phân tích hiệu quả kinh tế tài chính, kinh tế xã hội. Vì thế, Tổng công ty cần có sự đổi mới nhằm hoàn thiện hơn nữa những khía cạnh phân tích này. Tôi có đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác lập dự án tại Ban đầu tư. Tôi tin rằng thực hiện đồng bộ những giải pháp như trên sẽ đem lại những thành công nhất định cho Tổng công ty trong việc lập dự án đầu tư.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Tiến sĩ Trần Mai Hương và các cán bộ Ban đầu tư của Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Các Quyết định số 86/2003/QĐ – TTg số 129/2004/QĐ – TTg …
2. Giáo trình lập và quản lý dự án do TS. Nguyễn Bạch Nguyệt chủ biên.
3. Giáo trình kinh tế đầu tư do TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và TS.Từ Quang Phương chủ biên.
4. Giáo trình thống kê đầu tư và xây dựng do PGS.TS Phan Công Nghĩa chủ biên.
5. Phương pháp lập dự án đầu tư trong ngành xây dựng của GS.TS.Nguyễn Văn Chọn.
6. Kinh tế quản trị kinh doanh xây dựng của GS.TS.Nguyễn Văn Chọn.
7. Các tài liệu về báo cáo tổng kết hoạt động các năm do các phòng Tài chính, nhân sự, Tổng hợp, và Trung tâm đầu tư và phát triển hạ tầng thương mại của Tổng công ty thương mại Hà Nội cung cấp.
8. Các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nhà nước của Tổng công ty.
9. Các bằng khen của Tổng công ty được trao tặng.
10. Hồ sơ các dự án do Trung tâm đầu tư và phát triển hạ tầng thương mại của Tổng công ty cung cấp.
11. Dự án khả thi “Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp Sóc Sơn”.
12. Kinh tế và dự báo số 23 (12/2000); số10/2002; số 8/2001; số3/2003; số 6/2003.
13. Tạp chí tài chính số tháng 5/1998; số tháng 5/1999).
14. Tạp chí con số và sự kiện số 8/2001; số 1+2/2002;2003.
15. Tạp chí xây dựng số 3/2003.
16.Tạp chí Sự kiện của Tổng công ty: Số 9 (tháng 12+1/2008).
17.Website: www.hapro-vn.com.
18.Website vneconomy. com. vn ngày 16/1/2008.
19.Website Vietnamnet ngày 16/5/2008; 4/12/2008; 25/10/2008
Bảng 1.16: Mẫu lưu hồ sơ của Ban đầu tư.
TT
Tên tài liệu
Mã hiệu
Nơi lưu
Thời gian lưu
Hình thức hủy.
1
Các báo giá về nguyên vật liệu, thiết bị. Cam kết của ngân hàng.
Ban đầu tư
Lâu dài
2
Các tài liệu khảo sát địa chất, thủy vân, bản đồ, hiện trạng đất.
Ban đầu tư
Lâu dài
3
Hồ sơ dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, quy hoạch tổng thể mặt bằng. Các thỏa thuận: môi trường, địa, cấp thoát nước, thông tin.
Ban đầu tư
Lâu dài
4
Các quyết định, thẩm định phê duyệt.
Ban đầu tư
Lâu dài
Bảng 1.17: Hoạch toán lỗ, lãi.
Đơn vị tính: VNĐ.
Nội dung
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
1.Doanh thu
98.721.600.000
103.861.800.000
104.229.216.000
104.625.719.100
105.053.299.470
105.514.073.579
105.749.777.258
105.997.266.121
106.257.129.427
106.529.985.899
2.Chi phí
100.533.120.591
103.575.426.808
100.527.560.075
99.237.545.462
97.721.817.337
92.015.621.072
92.258.077.218
92.512.533.215
92.779.585.367
93.059.859.682
3.Doanh
thu-chiphi
-1.811.520.591
286.373.192
3.701.655.925
5.388.173.638
7.331.482.133
13.498.452.507
13.491.700.040
13.484.732.906
13.477.544.060
13.470.126.217
4.Dt-Cp cộng dồn
-1.811.520.591
-1.525.147.399
2.176.508.526
7.564.682.164
14.896.164.297
28.394.616.804
41.886.316.844
55.371.049.750
68.848.593.810
82.318.720.027
5.Thuế TNDN28%
609.422.387
1.508.688.619
2.052.814.997
3.779.566.702
3.777.676.011
3.775.725.214
3.773.712.337
3.771.635.341
6.Lợi nhuận ròng sau thuế
-1.811.520.591
286.373.192
3.092.233.538
3.879.485.019
5.278.667.136
9.718.885.805
9.714.024.029
9.709.007.692
9.703.831.723
9.698.490.876
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi “Công trình xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp Sóc Sơn” do Trung tâm đầu tư phát triển hạ tầng thương mại lập tháng 11/2007.
Bảng 1.18: Chi phí dự án.
Đơn vị tính: VNĐ.
Hạng mục
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
Chi phí hàng năm
100.533.120.591
103.575.426.808
100.527.560.075
99.237.545.462
97.721.817.337
92.015.621.072
92.258.077.218
92.512.533.215
92.779.585.367
93.059.859.682
1.Chi phí sản xuất bán hàng và cung cấp dịch vụ
81.938.928.000
86.205.294.000
86.510.249.280
86.839.346.853
87.194.238.560
87.576.681.071
87.772.315.124
87.977.730.881
88.193.417.425
88.419.888.296
2.Chi phí khác
8.344.702.063
8.391.785.623
8.431.057.709
8.472.205.588
8.515.320.842
4.438.940.001
4.485.762.093
4.534.802.334
4.586.167.942
4.639.971.386
chi phí bộ máy gián tiếp
630.000.000
661.500.000
694.575.000
729.303.750
765.768.938
804.057.384
844.260.254
886.473.266
930.796.930
977.336.776
chi phí duy tu bảo dưỡng công trình
176.772.000
182.075.160
187.537.415
193.163.537
198.958.443
204.927.197
211.075.013
217.407.263
223.929.481
230.647.365
chi phí khấu hao TSCĐ
7.340.486.863
7.340.486.863
7.340.486.863
7.340.486.863
3.218.927.273
3.218.927.273
3.218.927.273
3.218.927.273
3.218.927.273
3.218.927.273
chi phí khác như Markesting, môi trường, thuế đất...
197.443.200
207.723.600
208.458.432
209.251.438
210.106.599
211.028.147
211.499.555
211.994.532
212.514.259
213.059.972
3. Chi phí lãi vay vốn cố định
10.249.490.528
8.978.347.186
5.586.253.086
3.925.993.021
2.012.257.934
0
0
0
0
0
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi “Công trình xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp Sóc Sơn” do Trung tâm đầu tư phát triển hạ tầng thương mại lập tháng 11/2007.
MỤC LỤC
Trang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chứcTổng công ty thương mại Hà Nội. 8
Sơ đồ 1.2: Quy trình lập dự án đối với dự án do chính Ban đầu tư lập. 31
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của TCT Thương mại Hà Nội (2005 -2008). 10
Bảng 1.2: Quy mô và số lượng dự án triển khai. 13
Bảng 1.3: Tình hình tài sản - nguồn vốn củaTổng công ty. 18
Bảng 1.4: Nguồn vốn dự án 23
Bảng 1.5: Tổng hợp diện tích đất khu ở. 42
Bảng 1.6: Tổng hợp diện tích khu phụ trợ . 44
Bảng 1.7: Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. 48
Bảng 1.8: Tải trọng các chất ô nhiễm gây ra bởi phương tiện vận chuyển. 50
Bảng 1.9: Nguồn vốn đầu tư vào các dự án của Tổng công ty thương mại Hà Nội. 52
Bảng1.10: Diện tích văn phòng cho thuê hàng năm. 77
Bảng 1.11: Doanh thu của dự án 78
Bảng 1.12: Tổng mức đầu tư của dự án. 79
Bảng 1.13: Cơ cấu nguồn vốn của dự án. 79
Bảng 1.14: Cơ cấu nguồn vốn của dự án . 81
Bảng 1.15: Dòng tiền của dự án 82
Bảng 2.1: Các dự án cần lập và triển khai trong thời gian tới. 97
Bảng 2.2: Tổng mức đầu tư dự án 108
Bảng 1.16: Mẫu lưu hồ sơ của Ban đầu tư. 115
Bảng 1.17: Hoạch toán lỗ, lãi. 116
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2179.doc