Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội

Tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội: ... Ebook Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------------------------- TRẦN THỊ NHƯ TRANG BÁO CÁO TIẾN ĐỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. HÀ THỊ THANH BÌNH HÀ NỘI - 2009 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và bảo vệ Tổ Quốc. Hiến chương về đất đai được ban các Bộ trưởng Châu Âu biểu quyết tại Nghị quyết số 19 (1972). “ Ruộng đất là một trong những của cải quý nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và con người trên mặt đất”. Việt Nam là một đất nước khoảng hơn 70% dân số bằng nông nghiệp, nên ta càng thấy được tầm quan trọng của đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Với vai trò là tư liệu sản xuất, đất đai tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất, đảm bảo nhu cầu của con người như ăn, ở, mặc. Trước hết đất canh tác cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng hang đầu đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững. Cùng với tiến trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ta dân số ngày càng tăng, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm sang các mục đích khác, đặc biệt diện tích đất canh tác trên diện tích đất bằng cường độ sử dụng ngày càng tăng. Vì thế để sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế và sử dụng đất bền vững thì phải tiến hành sản xuất hàng hóa. Việt Nam gia nhập WTO là một trong những lợi thế của sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tạo đà cho sự phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trong cả nước nói chung và huyện Đan Phượng nói riêng là hết sức cần thiết. Đan phượng là huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, địa hình bằng phẳng, có hệ thống đất phù sa sông Hồng, độ phì khá, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra nhân dân có kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là thị trường tiêu thụ lớn. Nên định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác là hết sức cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Được sự đồng ý của khoa Tài nguyên và Môi trường, bộ môn Thủy nông canh tác và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hà Thị Thanh Bình, tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội”. 1.2 Mục tiêu Nhằm mục đích xác định các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao trên địa bàn nghiên cứu trên cơ sở sản xuất nông nghiệp hàng hóa để có thể áp dụng cho những vùng có điều kiện tương tự. 1.3 Yêu cầu - Phân tích được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cây trồng nông nghiệp hàng năm; - Tiến hành điều tra thị trường vùng nghiên cứu và vùng giáp ranh; - Phân tích các loại hình và các kiểu sử dụng đất của vùng nghiên cứu; - Đề xuất các loại hình và các kiểu sử dụng đất bền vững cho vùng nghiên cứu. PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và trong nước 2.1.1. Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. [37], [38] . Theo điều 13 Luật đất đai Việt Nam năm 2003, đất đai được chia thành 3 nhóm lớn là: nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm), đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và làm ra sản phẩm cần thiết nuôi sống xã hội. 2.1.2.Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Toàn lục địa trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu ha) chỉ có 13.340 triệu ha. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu ha. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu ha đất canh tác.[18] Theo Ghassemi và các cộng sự (1995)[33], tổng diện tích đất cũng như diện tích đất nông nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới được thể hiện: Bảng 2.1. Tài nguyên đất của các khu vực trên thế giới ĐVT: triệu ha Khu vực Tổng diện tích Đất NN Đất canh tác hiện nay Đất được tưới Châu Phi 2964 734 185 11 Châu Á 2679 627 451 142 Châu Đại Dương 843 153 49 2 Châu Âu 473 174 140 17 Bắc Mỹ 2138 465 274 26 Nam Mỹ 1753 681 142 9 Liên Xô (cũ) 2227 356 233 20 Tổng số 13077 3190 1474 227 Nguồn: Ghassemi và cộng sự ,1995 Đất đồi núi trên thế giới chiếm 50,6%, riêng ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương diện tích đất dốc chiếm 54,5% đất nông nghiệp.[20] Theo FAO(1993) diện tích đất canh tác chiếm 10,6% tổng diện tích toàn thế giới. Châu Á, mặc dù chiếm ½ dân số nhưng chỉ có 20% đất nông nghiệp toàn cầu. Đất đồi núi ở châu Á chiếm khoảng 35% tổng diện tích của các nước, tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời nói chung là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á, phần lớn diện tích này là đất dốc, chua nhiệt đới, khoảng 40-60 triệu ha trước đây vốn là rừng tự nhiên che phủ, nhưng đến nay do hoạt động của con người nên rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ dại.[6] Châu Á, nhất là khu vực Nam Á, được coi là điểm nóng của thế giới trong vấn đề thiếu dinh dưỡng và an ninh lương thực. Do dân số tăng và diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho đô thị và công nghiệp phát triển, nên theo dự báo diện tích đất canh tác tính trên đầu người ở châu Á sẽ giảm từ 0,15ha xuống còn 0,08ha vào những năm 2020. Dân số Trung Quốc mỗi năm tăng thêm hơn 17triệu người, trong khi đó đất nông nghiệp mỗi năm giảm đi 400.000 ha vì công nghiệp hóa và đô thị hóa.[19] Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ có 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác.[18] Ngày nay, vấn đề thoái hóa đất và hoang mạc hóa là một trong những vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và giải quyết nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực. Và xói mòn là một trong những nguy cơ quan trọng nhất dẫn đến suy thoái các vùng đất nông nghiệp của thế giới. Đất khô cằn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái Đất. Theo ước tính, có khoảng 10 – 20% diện tích đất khô cằn đã bị thoái hóa.[46]. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu ha đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó có 1.260 triệu ha tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương.[18]. Theo viện Nghiên cứu Thế giới (1985) [33], lượng đất mặt mất đi hàng năm do xói mòn trên các vùng đất trồng trọt của 4 nước sản xuất lương thực chính của thế giới (chiếm 52% đất nông nghiệp và trên ½ sản lượng lương thực thế giới) được thể hiện: Bảng 2.2. Lượng đất mặt mất đi hàng năm do xói mòn Nước DT đất trồng trọt (triệu acre) Lượng đất xói mòn (triệu tấn) Mỹ 421 1700 Liên Xô (cũ) 620 2500 Ấn Độ 346 4700 Trung Quốc 245 4300 Tổng số 1635 13200 Phần còn lại của thế giới 1506 12200 Toàn thế giới 3138 25400 Nguồn: Viện Nghiên cứu Thế giới,1985 2.1.3.Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Việt Nam là đất nước dân số chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa như hiện nay đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến nền sản xuất nông nghiệp, quỹ đất nông nghiệp có xu hướng giảm để nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu kinh tế... Theo số liệu kiểm kê sơ bộ năm 2007, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33,121 triệu ha, diện tích đất nông nghiệp 24,696 triệu ha (chiếm 0,75% diện tích tự nhiên). Khu vực đồng bằng Sông Hồng có tổng diện tích là 1,486 triệu ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 0,756 triệu ha. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người 0,29 ha/người.[10]. Diện tích trồng lúa năm 2007 vẫn đạt 7,2 triệu ha (quy đổi cho 3 vụ trên diện tích thực là 4,2 triệu ha), tuy đã giảm từ 7,5 triệu ha của năm 2002. Năng suất cũng khá ổn định do có khoảng 80% diện tích là đất trồng lúa tưới, chỉ có 20% là đất phụ thuộc vào mưa.[51]. Việt Nam thuộc loại đất hẹp người đông, mật độ dân số thuộc loại cao trong các nước ASEAN và cả trên thế giới. Năm 1996 mật độ dân số trung bình của các nước ASEAN là 106,7người/km2 thì Việt Nam 227,7người/km2, chỉ thấp hơn Philippin (239,3 người/km2) và Singapo (483,9người/km2).[54] Trong thời gian từ 1985-2000, diện tích đất nông nghiệp tăng từ gần 7 triệu ha lên hơn 9 triệu ha (từ 21% lên 28% diện tích tự nhiên). Diện tích đất nông nghiệp tăng thêm chủ yếu thuộc các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đất lâm nghiệp tăng từ hơn 9 triệu ha năm 1985 lên 11 triệu ha vào năm 2000. [17]. Diện tích đất chuyên dùng tăng từ 972 nghìn ha năm 1990 lên 1,5 triệu ha năm 2000, diện tích đất chuyên dùng tăng ở tất cả các vùng trong cả nước cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, khu công nghiệp. Diện tích đất chuyên dùng tăng lên đã góp phần làm giảm tốc độ tăng diện tích đất nông nghiệp[17]. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện tích đất nông nghiệp tăng từ 8,793 triệu ha (năm 2000) lên 9,363 triệu ha. Tuy nhiên, dân số nước ta cũng tăng từ hơn 77,635 triệu người(năm 2000) lên 86,408 triệu người (năm 2010). Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của cả nước lại có xu hướng giảm 50m2/người [18]. Theo ông Nguyễn Hữu Nhơn, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong 7 năm qua (2001-2007) khẳng định: có trên 500.000 ha diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp, chiếm 5% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng, bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên 71.000 ha, theo tính toán trung bình cứ 1ha đất thu hồi, sẽ làm hơn 10 lao động nông dân thất nghiệp, đặc biệt, đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển sang mục đích đô thị hóa và công nghiệp hóa năm sau luôn tăng hơn năm trước. Chỉ tính trong năm 2007, diện tích đất trồng lúa của cả nước đã giảm 125.000 ha.[28] Hệ số sử dụng đất cây trồng hàng năm tăng lên (từ 1,4 năm 1995 tăng lên 1,6 năm 2000). Trong cơ cấu diện tích đất chuyên lúa, diện tích lúa 2 đến 3 vụ tăng do đẩy mạnh công tác thủy lợi, tiến bộ kỹ thuật về thâm canh, tăng vụ và đa dạng hóa giống lúa. Sản xuất nông nghiệp đã dần biến chuyển theo hướng bền vững, biểu hiện qua việc tăng diện tích cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao, giảm diện tích các loại cây hàng năm trồng thuần trên đất dốc. Tuy nhiên, trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tỷ lệ diện tích đất cây hàng năm vẫn còn chiếm trên 60%, mặt khác khả năng tăng diện tích đất canh tác từ diện tích đất chưa sử dụng sẽ khó khăn trong thời gian tới.[17] Bảng 2.3.Diễn biến tài nguyên đất qua một số năm ĐVT: 1000 ha Loại đất Năm 1985 Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000 Đất nông nghiệp, trong đó: 6942 6993 7367 9345 - Đất trồng cây hàng năm 5615 5338 5403 5607 - Đất trồng cây lâu năm 804 1045 1418 2182 Đất lâm nghiệp 9641 9395 10795 11580 Đất chuyên dùng 972 1271 1533 Đất chưa sử dụng 14827 14925 12843 10022 Nguồn số liệu: nghiên cứu quản lý và phát triển tài nguyên sinh vật trong một số hệ sinh thái tiêu biểu ở Việt Nam, đề tài KT 02.08 Những năm vừa qua, trong làn sóng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển đổi thành những khu công nghệ, các nhà máy, khu chung cư...vì lẽ đó mà diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tại các địa phương việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phục vụ cho công nghiệp diễn ra khá rầm rộ, hàng nghìn ha đất nông nghiệp màu mỡ bị mất đi. Tại cuộc Hội thảo Nông dân bị thu hồi đất – thực trạng và giải pháp do Bộ NN&PTNT tổ chức, theo thống kê 50% số đất nông nghiệp bị thu hồi trong thời gian qua nằm trong những vùng canh tác trọng điểm, khu vực đông dân, có tốc độ phát triển nhanh, điển hình là khu vực đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ bị thu hồi nhiều nhất với 4,4%. Trong đó, 80% diện tích này thuộc loại đất màu mỡ. Nếu làm một phép tính giản đơn với diện tích bị thu hồi thuộc đất ruộng màu mỡ thì mỗi vụ lúa Việt Nam đã mất hàng nghìn tấn lúa. Tại Bắc Ninh, tổng sản lượng lúa trong vài năm trở lại đây đã giảm mạnh do đất nông nghiệp giảm, năm 2008, diện tích đất trồng trọt còn hơn 42.000 ha. Tại thành phố Hà Nội bình quân một năm giải phóng mặt bằng gần 1.000 ha, trong đó chiếm tới 80% là đất nông nghiệp. Theo dự kiến năm 2008, Hà Nội sẽ thu hồi 1.500 ha, trong đó 904 ha đất 2 vụ lúa.[47] Diện tích đất canh tác của Việt Nam hiện thấp nhất thế giới, chỉ khoảng 0,12 ha/người trong khi của Thái Lan là 0,3 ha/người. Xét bình quân, Việt Nam chỉ hơn được các nước như Hàn Quốc, Băng-la Đét, Ai Cập…Tuy nhiên, việc giữ đất lúa không dễ khi Việt Nam vẫn đang thiếu bản quy hoạch cụ thể về đất nông nghiệp. Do thiếu “cây gậy” đó nên nhiều nơi vẫn điềm nhiên xà xẻo đất lúa để làm công nghiệp, thậm chí là xây sân golf giữa đồng bằng với cái nhìn ngắn hạn “ngân sách nhiều hơn nhờ nguồn thuế”. Vì thế, mà vấn đề an sinh xã hội ở nhiều nơi bị xem nhẹ.[51] Qua khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 cho thấy, không có giá trị sản phẩm công nghiệp nào so được với giá trị 1 tấn gạo lúa đó. Hơn lúc nào hết, đất lúa “kêu cứu” là một thực trạng trong khi diễn biến khí hậu đang làm cho sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn hơn. Từ đầu năm 2008, giá gạo trên thị trường thế giới liên tục tăng và đã lâu rồi, vấn đề an ninh lương thực toàn cầu lại được xới lên. Trên thế giới, ngay các nước giàu còn bỏ tiền ra giữ đất trồng lúa, huống chi Việt Nam là nước truyền đời, có “phông văn hóa” gắn với sản xuất nông nghiệp.[51] Bên cạnh việc giảm diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa, thì vấn đề suy thoái chất lượng đất nông nghiệp cũng đang là vấn đề nhức nhối của toàn cầu. Tình trạng suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do rửa trôi, xói mòn, khô hạn và sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, chua hóa, thoái hóa, lý hóa học đất, ô nhiễm…Những tác động tiêu cực trên ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 50% diện tích đã và đang sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta. Mặt khác, việc sử dụng đất còn lãng phí, chỉ tính riêng ở 68 nông trường quốc doanh và 33 vùng kinh tế mới và chuyên canh trước đây đã có trên 30.000 ha sau khi khai hoang lại bị bỏ hóa trở lại, không đưa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.[18] Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu ha bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu ha có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu ha đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh.[18] Theo số liệu thống kê, các địa phương trong cả nước có khoảng 9,35 triệu ha đất nông nghiệp bị thoái hóa. Các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ có đến hàng trăm ngàn ha đất khô hạn vĩnh viễn hoặc khô hạn theo mùa và gần như trở thành hoang hóa. Tại các tỉnh ven biển miền Trung có gần 500 nghìn ha cát tạo thành các đồi cát di động theo sức gió trong các mùa mưa bão và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp[55] . Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc kiểu sử dụng đất hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hóa đất như vùng đất dốc mà trồng cây lương thực, đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp lại không luân canh với cây họ đậuv[46]. Vì vậy, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm trở thành một trong những mục tiêu bao trùm nhất của toàn xã hội. 2.2.Lịch sử phát triển của đất nông nghiệp và các chủ trương chính sách của Nhà nước ta về sử dụng và quản lý đất nông nghiệp 2.2.1. Lịch sử phát triển đất nông nghiệp a) Sơ lược lịch sử phát triển nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cổ nhất, có một lịch sử cách đây ít nhất 10.000 năm, khi mà các bộ lạc nguyên thủy ở đầu thời kỳ đồ đá mới. Dân số mới chỉ có gần 1 triệu người sống rải rác trên các lục địa. Spedding (1979) đã định nghĩa nông nghiệp như sau: “Nông ngiệp là một loại hoạt động của con người được tiến hành chủ yếu để sản xuất ra lương thực, sợi, chất đốt cũng như nhiều loại nguyên liệu khác bằng sự cân nhắc kỹ lưỡng và sử dụng có điều khiển cây trồng và vật nuôi”. Markov (1972) cho rằng yếu tố quyết định sự phát triển của nông nghiệp là công cụ lao động, mà trước hết là công cụ làm đất. Căn cứ vào sự tiến bộ của công cụ làm đất, tác giả đã chia lịch sử phát triển nông nghiệp ra thành 5 giai đoạn: - Chọc lỗ bỏ hạt: Con người dùng một cái gậy đầu nhọn để chọc đất thành lỗ để gieo hạt, xung quanh lỗ, rễ cỏ còn nguyên. Cây trồng ở giai đoạn này còn hoang dại, quan hệ giữa cây trồng giống như ở đồng cỏ tự nhiên. - Cuốc đất bằng đá, bằng đồng, bằng sắt: Đất được chuẩn bị kỹ hơn, xới tơi hơn, rễ cỏ bị phá một phần, quan hệ đồng cỏ bị mất đi, bắt đầu xuất hiện cây trồng, có sự chọn lọc nhân tạo. Bắt đầu có quan hệ của ruộng cây trồng. - Giai đoạn cày gỗ: Đất được xới sâu hơn, tơi xốp hơn, rễ cỏ bị phá nhiều hơn. Một số loại cây trồng thực sự được cải tiến, chọn lọc nhân tạo chiếm ưu thế, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Quan hệ đồng ruộng được xác lập. - Giai đoạn cày sắt: Nhờ công cụ cày có lưỡi bằng sắt nên việc làm đất đạt năng suất lao động cao hơn, kỹ thuật làm đất được cải tiến nhiều hơn, công tác chọn tạo giống được phát triển tuỳ theo yêu cầu về đất của từng loại cây trồng để sử dụng từng loại công cụ làm đất thích ứng. Quan hệ đồng ruộng điển hình. - Cày máy: Khâu làm đất được cơ giới hóa, năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Công tác giống, chọn giống hiện đại được xác lập. Harrison (1964): Khởi đầu của nông nghiệp là sự săn bắn và hái lượm, sau đó đến nông nghiệp có tổ chức đi từ thấp đến cao dưới áp lực của sự gia tăng dân số. Grigg (1974) cho rằng yếu tố quyết định các kiểu hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kinh tế, kỹ thuật, và xã hội. Trước thế kỷ 17 dân số thế giới tăng chậm, sau đó dân số bắt đầu tăng nhanh ở châu Âu đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở lục địa này. Trước năm 1920, tốc độ tăng dân số ở châu Âu và các vùng do người châu Âu di cư đến như Bắc Mỹ, châu Úc, Nam Phi, Nam Mỹ cao hơn ở châu Á, châu Phi. Sau năm 1920, tốc độ tăng dân số ở các nước đang phát triển mới vượt lên. Sự phát triển buôn bán trong thế kỷ 19 cũng đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp ở các vùng mới di cư đến. Cuộc cách mạng nông nghiệp bắt đầu ở nước Anh và các nước châu Âu, châu Mỹ (luân canh cây trồng, bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, chọn giống trên cơ sở khoa học, cơ giới hóa sản xuất..) Các tác giả Đường Hồng Dật (1980); Cao Liêm và Trần Đức Viên (1990) chia toàn lịch sử phát triển nông nghiệp ra làm 3 giai đoạn dựa trên cơ sở sự tác động của lao động sống; vật tư, công cụ và trí tuệ của con người vào thiên nhiên. - Giai đoạn nông nghiệp thủ công; - Giai đoạn nông nghiệp với vật tư kỹ thuật phát triển và công cụ cải tiến; - Giai đoạn nông nghiệp phát triển cơ sở khoa học (tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sinh thái học, trên tư duy hệ thống).[7] b)Diễn biến của các hệ thống canh tác qua các thời kỳ lịch sử Người Việt cổ đã sớm bắt tay vào trồng trọt để tạo ra thức ăn từ những ngày các vua Hùng dựng nước. Với các điều kiện tự nhiên và đất đai ở thời kỳ đó họ đã tạo nên hệ thống canh tác sơ khai tại nơi mình cư trú (hệ canh tác bản địa). Hệ canh tác này lúc ban đầu được hình thành ở vùng đồi núi. Cây trồng chủ yếu là lúa cạn, lúa nương. Cùng với quá trình định cư trồng trọt ngày càng phát triển, hệ thống canh tác lúa lúc đầu được hình thành ở các thung lũng và ngày càng ổn định và mở rộng địa bàn lên các loại đất cao. Để sản xuất trên các sườn đồi, cư dân đã tạo nên những hệ thống ruộng bậc thang để cấy lúa nước. Cùng với lúa nước nông dân tìm đến những nơi bằng phẳng để gieo trồng. Họ tìm đến các bãi ven sông, suối, các thung lũng vùng đối núi rồi từ đó theo các dòng sông, suối mà chuyển về các bình nguyên. Hệ canh tác lúa nước trên các cánh đồng bằng phẳng ở các vùng châu thổ được hình thành. Từ hệ canh tác một vụ lúa dựa chủ yếu vào nước trời trong mùa mưa dần dần nông dân có những công trình thô sơ và biện pháp để lấy nước ở các sông, suối, ao, hồ tưới cho lúa. Hệ canh tác 2 vụ lúa trong một năm được hình thành. Hệ canh tác này phát triển dần dần và nhiều loại cây trồng từng bước được dựa vào cơ cấu, trong đó có nhiều loại cây trồng cạn như khoai lang, đậu đỗ. Dưới thời Bắc thuộc, quan lại phong kiến phương Bắc sang cai trị nước ta trong thời gian dài, đến hàng nghìn năm, vì vậy họ đã đưa sang ta một số loại cây trồng mới, một số giống lúa, ngô mới và một số kỹ thuật canh tác mới. Hệ canh tác bản địa của người Việt được tiếp thu thêm những yếu tố mới: bón phân, trồng dâu nuôi tằm, tưới nước…Hệ canh tác lúa nước được mở rộng và hình thành những cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác ở mỗi nơi: hệ canh tác trên ruộng quanh năm ngập nước, hệ canh tác một vụ lúa nước, một vụ cây trồng cạn, hệ canh tác đất màu. Từ thế kỷ thứ X trở đi, Việt Nam bước vào thời đại phong kiến độc lập. Đất đai được mở dần vào phía Nam, tiến dần vào đồng bằng Sông Cửu Long (thế kỷ XIV). Người nông dân Việt Nam mang theo hệ canh tác của mình đến những nơi ở mới. Trên con đường di chuyển về phía Nam, hệ canh tác Việt pha trộn với các hệ canh tác bản địa, với canh tác Chàm ở miền Trung và hệ canh tác Khơ Me ở đồng bằng sông cửu Long. Sự pha trộn này, cùng với những cây trồng mới, kỹ thuật gieo trồng cạn từ Ấn Độ đưa sang đã góp phần tạo nên hệ canh tác cạn trên vùng đất dốc gò đồi phía Đông Trường Sơn. Ở các vùng đồng bằng nhỏ ven biển miền Trung, sự pha trộn trên đã tạo nên hệ canh tác đặc trưng trồng lúa nước thích nghi với điều kiện khí hậu và địa hình tại chỗ phát triển cho đến ngày nay. Ở thế kỷ XVIII, một số người buôn bán và các cha cố truyền đạo người nước ngoài lần lượt vào nước ta. Trong quá trình giao lưu làm ăn với người Việt họ đã mang theo nhiều loại cây mới, đặc biệt là các loại rau, cây cảnh, cây ăn quả vào Việt Nam. Một số loại giống cây, giống gia súc đã được chọn lọc ở nước họ, một số công cụ máy móc nông nghiệp và những tập quán canh tác, cách thức làm ăn ở nước họ mang theo vào Việt Nam, nhất là cách tổ chức làm ăn ở những trang trại nông nghiệp có diện tích lớn. Thời kỳ thực dân Pháp hoàn toàn chiếm Việt Nam làm thuộc địa (1884 – 1945), các chủ đồn điền Pháp đã đưa một số loài cây và gia súc từ Pháp và từ các nước thuộc địa châu Phi, châu Mỹ La tinh vào Việt Nam. Nhiều loại máy móc, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu cũng được đưa vào. Cùng với các phương tiện, máy móc, vật tư nông nghiệp mới được đưa thêm vào, trình độ thâm canh nông nghiệp ở Việt Nam được đẩy lên một bước phát triển mới. Ngoài các hệ canh tác lúa nước và cây trồng cạn hàng năm của cư dân các vùng ờ Việt Nam, thời gian này có thêm các hệ canh tác trồng cây lâu năm và trồng xen giữa cây hàng năm và cây lăm năm. Từ sau cách mạng Tháng tám (1945) thành công, trên đất nước Việt Nam hình thành nhiều vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp khác nhau do các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tạo nên. Ở những vùng này nhân dân tiến hành sản xuất nông nghiệp với các hệ canh tác lấy sản xuất lương thực làm chính để cung cấp cái ăn cho nhân dân và quân đội đánh giặc cứu nước. Ở các vùng tạm chiến, chính quyền dưới sự kiểm soát của người nước ngoài, tổ chức áp dụng các hệ canh tác đáp ứng một phần các nhu cầu của quân đội viễn chinh và của ngụy quân, ngụy quyền, một phần cung cấp cho các thành phố tiêu thụ. Các hệ canh tác ở các vùng này hướng vào việc sản xuất thực phẩm và phần lớn là sản xuất hàng hóa nông sản. Ngoài ra, ở các vùng tranh chấp, sản xuất nông nghiệp thường không ổn định, các hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng này thường là tranh thủ, chắp vá nên không theo một hệ canh tác nào rõ ràng. Từ ngày hoàn toàn giải phóng đất nước (30/4/1975) đến nay, nông nghiệp có bước phát triển mới mang tính chất toàn diện trên các mặt: mở rộng diện tích canh tác và diện tích trồng trọt, tăng vụ, tăng năng suất. Các hệ canh tác được bổ sung và không ngừng phát triển.[7]. c) Các loại hệ thống nông nghiệp - Hệ thống nông nghiệp du canh: Nông nghiệp du canh có thể được hiểu là sự thay đổi nơi sản xuất từ khu đất này sang khu đất khác, từ vùng này sang vùng khác sau khi độ phì của đất đã bị nghèo kiệt.[4] Từ xa xưa con người đã tiến hành trồng trọt, kiểu trồng trọt phổ biến thời ấy là phát rẫy, làm nương. Việc đốt rẫy, làm nương và di chuyển từ vùng này sang vùng khác được gọi là hệ thống nông nghiệp du canh. Trong hình thái nông nghiệp này, người nông dân chỉ biết lợi dụng các điều kiện tự nhiên và tài nguyên sẵn có để làm ra các sản phẩm mà mình mong muốn. Thông thường nông nghiệp du canh có 2 kiểu: thứ nhất là định cư, du canh; kiểu thứ 2 là du cư, du canh. Hình thái nông nghiệp du canh thường xảy ra ở những nơi đất dốc, rừng núi có mật độ dân cư thưa thớt. Do tình trạng du canh nên nông dân hầu như không quan tâm đến việc bảo vệ và phục hồi dinh dưỡng của đất dẫn đến đất canh tác bị thoái hóa, nghèo kiệt do xói mòn rửa trôi và kết quả là tạo ra hàng triệu hécta đất trống, đồi núi trọc. Nạn phá rừng hiện nay xảy ra phổ biến trên thế giới và nước ta có nguyên nhân chính là hậu quả của nền nông nghiệp du canh. Ruthemberg (1971) đã tạm chia vùng nhiệt đới thành những hệ thống sau: + Hệ thống thảm thực vật tự nhiên (cây bụi, rừng, đồng cỏ); + Hệ thống di cư ngẫu nhiên theo tuyến hoặc thay đổi theo chu kỳ; + Hệ thống du canh quay vòng sau một số năm; + Hệ thống phát quang: đốt nương, làm rẫy. Okybo (1977) đã liệt kê 4 giai đoạn của sự du canh trên vùng đồi núi và vùng ngập nước, đó là: + Giảm thời gian của chu kỳ bỏ hóa; + Tăng cường trồng các loại cây họ đậu lấy hạt và cải tạo đất; + Di chuyển tới những hệ thống định cư thô sơ; + Thiết lập trang trại hoặc vườn định cư. - Hệ thống nông nghiệp du mục Du mục là phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu gắn với các hệ thống chăn nuôi được di chuyển liên tục từ vùng này sang vùng khác.Có 2 loại du mục: + Du mục hoàn toàn: dân du mục hoàn toàn di chuyển theo đàn gia súc quanh năm từ vùng này sang vùng khác và không tiến hành các hoạt động trồng trọt. + Du mục không hoàn toàn: Họ chỉ nuôi và chăn dắt đàn gia súc theo mùa của đồng cỏ tự nhiên, hết mùa lại bán gia súc và tiếp tục công việc khác. Dân du mục loại này có kết hợp trồng trọt và làm nhà cố định. Du mục hoàn toàn thường diễn ra ở vùng đất khô cằn nơi mà khó chấp nhận một hình thức sản xuất nào khác. Có thể xem đây là giải pháp tối ưu để khai thác vùng thảo nguyên khô cằn, tận dụng những nguồn lợi sẵn có của thiên nhiên. Ở Việt Nam chỉ tồn tại hình thức bán du mục, đó là những người nuôi vịt, ngỗng di chuyển từ cánh đồng này sang cánh đồng khác để tận dụng sản phẩm rơi vãi khi thu hoạch. Loại hình này rất phổ biến ở vùng đồng bằng châu thổ. - Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hóa Đây là hệ thống nông nghiệp chuyên sản xuất một hoặc hai loại sản phẩm nhất định, trên cơ sở của điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý hay tập quán canh tác. Ví dụ: sản xuất rau, thịt ở quanh các đô thị, cà phê, cao su ở Tây Nguyên, điều ở miền Đông Nam Bộ, mía ở Tây Ninh,… Sản xuất chuyên môn hóa dễ tạo ra mất cân bằng sinh học, dẫn đến các vụ dịch sâu bệnh hại nguy hiểm, khó kiểm soát. Loại hình sản xuất này cũng gây căng thẳng về lao động khi mùa vụ khẩn trương và dư thừa khi hết thời vụ nên lãng phí lao động. Ưu điểm của sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa là dễ dàng tập trung sản phẩm tạo điều kiện tốt cho việc thu mua nông sản phẩm và chế biến. Đó cũng là nơi thuận lợi cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và các thí nghiệm tiên tiến, quy mô. Nhìn chung, nông nghiệp chuyên môn hóa phù hợp với các nước có nền kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật tiên tiến như Mỹ, Hà Lan, Pháp… Ở Việt Nam, loại hình này phát triển mạnh trong thời kỳ xây dựng các nông trường quốc doanh, sau đó có xu hướng thoái trào chuyển sang đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay lại có xu hướng chuyên môn hóa sản phẩm để đáp ứng với nhu cầu của thị trường và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp. - Hệ thống nông nghiệp kết hợp Đây là hệ thống sản xuất đa ngành cho ra nhiều loại sản phẩm, bao gồm cả các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Ưu điểm của loại hình sản xuất này là cho phép ta sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên và lực lượng lao động sẵn có. Việc kết hợp giữa hai hệ thống trồng trọt, chăn nuôi sẽ có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ nhau một cách tích cực, là bước tiến quan trọng của phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tạo ra nhiều sản phẩm với giá thành hạ, bảo vệ được môi sinh môi trường phát huy được tiềm năng sẵn có của địa phương. Nông nghiệp kết hợp thường được tiến hành ở vùng gần các đô thị nơi thuận tiện về giao thông và cơ sở hạ tầng, gần nơi tiêu thụ lớn. Đây cũng là nơi chịu sức ép tăng dân số lớn và cũng là nơi có điều kiện dễ dàng để đầu tư phân bón, máy móc và các tiến bộ khoa học. Do những ưu điểm nổi bật nêu trên mà ngay từ thời trung cổ, nền nông nghiệp kết hợp đang được hình thành và phát triển mạnh cho tới ngày nay. Bất cứ nơi đâu ta đều thấy bóng dáng của nền nông nghiệp kết hợp. Các mô hình nổi tiếng như SALT, VACR, lúa - cá, lúa - lợn, lúa - tôm, nông lâm kết hợp… chính là sự kết hợp sáng tạo những quan điểm nông nghiệp kết hợp dựa trên những đặc thù sẵn có của địa phương. Hệ thống nông nghiệp kết hợp bao gồm: + Hệ thống trồng trọt; + Hệ thống chăn nuôi; + Hệ thống VAC; + Hệ thống nông lâm kết hợp ở miền núi; + Hệ thống trồng trọt thủy._. sản; + Hệ thống trồng trọt – chăn nuôi – thủy sản.[4] 2.2.2. Chủ trương chính sách về sử dụng và quản lý đất nông nghiệp a) Thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam Ở nước ta, quan hệ đất đai có lịch sử biến động lớn, thường xuyên và rất phức tạp. Dưới thời phong kiến, ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước do nhà vua đại diện quản lý, sở hữu cộng đồng làng xã và sở hữu tư nhân. Dưới thời Pháp thuộc ruộng đất tập trung chủ yếu vào tay địa chủ và thực dân. Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, Nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất, tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất của địa chủ và thực dân chia cho nông dân, giao quyền làm chủ thực sự ruộng đất về cho nông dân và khi tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp thì ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước và được giao cho hợp tác xã quản lý, sử dụng. Sau nhiều năm cải tạo nông nghiệp theo con đường kém hiệu quả, các chính sách nông nghiệp và chính sách ruộng đất đã có những thay đổi cơ bản theo hướng coi hộ nông dân là đơn vị tự chủ, nông dân được quyền sử dụng và quản lý ruộng đất được hợp tác xã giao khoán. Ngày 8/1/1988 Quốc hội thông qua Luật đất đai với các nội dung cơ bản sau: - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao ruộng đất cho các đơn vị và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài có thời hạn hoặc tạm thời; - Cho phép người được giao quyền sử dụng đất đai được chuyển nhượng, bán thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất được giao; - Cấm mua bán đất đai trái phép. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và Hội nghị trung ương 6 (khóa VI) khẳng định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đã đưa đến sự thay đổi trong chính sách ruộng đất mà cốt lõi là giao cho các hộ nông dân quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và ổn định thì những bất hợp lý trong Luật đất đai năm 1988 càng bộc lộ rõ rệt, gây nên tranh chấp ruộng đất gay gắt và phổ biến. Trước yêu cầu của đổi mới quản lý nhằm chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và sự bất cập của Luật đất đai năm 1988, năm 1993 Quốc hội đã thông qua Luật đất đai sửa đổi. Luật đất đai năm 1993 có nhiều đổi mới cơ bản, đã chú ý đến quan hệ kinh tế và mục tiêu hiệu quả trong sử dụng và quản lý đất đai. Trên cơ sở chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và Luật đất đai năm 1993, Chính phủ và các bộ đã có nhiều Nghị định và Thông tư hướng dẫn sửa đổi chính sách đất đai nhằm đảm bảo điều chỉnh quan hệ đất đai phù hợp với quyền tự chủ của hộ nông dân trong cơ chế thị trường.[54] b) Cơ sở lý luận về chính sách đất nông nghiệp * Khái niệm về chính sách và chính sách đất nông nghiệp: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì chính sách được hiểu là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.[13] Theo TS.Lê Chi Mai, chính sách là chương trình, hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của họ.[13] Chính sách là một khái niệm phức tạp, bao hàm trong nó cả giác độ lý luận, cả giác độ hành động thực tế, cả giác độ kinh tế, cả giác độ khoa học – kỹ thuật, cả giác độ xã hội… Do đó, tùy theo mục đích xem xét của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách mà chính sách được xác định khác nhau. Như vậy, chính sách đất nông nghiệp là tổng thể các quan điểm, chủ trương, đường lối, phương pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lĩnh vực đất nông nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước mong muốn.[13] Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó chính sách đóng vai trò gần như quyết định. Đó chính là tác động, can thiệp của Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ một nền nông nghiệp tự nhiên, tự cung tự cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa để hòa nhập vào nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chính sách nông nghiệp nông thôn có ảnh hưởng mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện và tiền đề cho việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa canh chuyên môn hóa và ứng dụng ngày càng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng nền nông nghiệp phát triển đạt đến trình độ năng suất lao động cao, không chỉ đủ nuôi sống dân cư nông thôn mà còn có dư thừa nông sản bản đảm tiêu dùng cho toàn xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.[14]. Chính sách nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển các thành phần kinh tế và xây dựng nông thôn mới, góp phần cải thiện đời sống của bộ phận dân cư nông thôn.[14]. *Nội dung của chính sách đất nông nghiệp: Chính sách đất nông nghiệp bao hàm trong nó chủ định của Nhà nước, mục tiêu của Nhà nước mong muốn đạt tới trong lĩnh vực đất đai nói riêng, nông nghiệp nói chung, bối cảnh cụ thể của các quan hệ đất đai hiện có cũng như hệ quan điểm lý thuyết mà Nhà nước tin tưởng. Chính vì thế chính sách đất nông nghiệp của các quốc gia khác nhau thì khác nhau, cũng như yêu cầu thực tế của các giai đoạn lịch sử khác nhau cũng đòi hỏi các nội dung của chính sách đất nông nghiệp khác nhau. Một số nội dung của chính sách đất nông nghiệp như sau: - Xác lập và bảo hộ chế độ sở hữu đất đai nông nghiệp; - Chương trình điều tiết của Nhà nước đối với việc sử dụng đất nông nghiệp và thị trường đất nông nghiệp hướng đến công bằng và hiệu quả; - Nhà nước tạo môi trường thể chế hướng tới khuyến khích nông dân sử dụng đất hiệu quả và công bằng; - Sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bảo vệ môi trường; - Xác lập chế độ quản lý thường xuyên của Nhà nước đối với đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Nhìn chung, chính sách đất nông nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ đến chính sách tài chính và lập trường, thái độ của Nhà nước đối với nông dân, nhất là nông dân nghèo. Chính vì thế, nhiều nhà nghiên cứu chính sách khuyến nghị các chính phủ nên đặt chính sách đất nông nghiệp trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội mới có thể giải quyết có kết quả các nội dung và vấn đề của chính sách đất nông nghiệp.[13] c) Vai trò của chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam Ở Việt Nam vai trò của chính sách đất nông nghiệp rất quan trọng vì cho đến nay nông thôn Việt Nam vẫn là nơi sinh sống của hơn 70% dân số Việt Nam và nông nghiệp vẫn là ngành cung cấp tỷ trọng khá lớn trong GDP. - Nhà nước tham gia khuyến khích nông nghiệp phát triển hiệu quả; - Tạo môi trường thể chế cho kinh doanh nông nghiệp hướng tới tăng trưởng và hiệu quả; - Thiết lập sự công bằng có thể trong phân phối và sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra, việc hoạch định và thực hiện tốt chính sách đất nông nghiệp còn giúp Nhà nước thực thi được các chính sách phát triển kinh tế khác như chính sách công nghiệp hóa đất nước, chính sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách phát triển nông thôn hiện đại… Thông qua việc quy hoạch và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, cũng như nhờ khuyến khích nông dân sử dụng đất hiệu quả, Nhà nước có thể chuyển một phần đất này làm nhà ở và xây dựng các cơ sở kinh tế phi nông nghiệp. Ngoài ra, chính sách đất nông nghiệp đúng đắn còn góp phần bản vệ môi trường, gìn giữ vốn rừng và tạo cảnh quan sống có chất lượng cao.[13] d) Một số chủ trương chính sách của Nhà nước ta về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp Giải quyết vấn đề đất đai là một việc làm vô cùng phức tạp của mọi quốc gia. Đối với nền kinh tế kém phát triển, đại bộ phận những người nghèo khổ nhất của xã hội là nông dân, đặc biệt là nông dân không ruộng. Vì vậy, tiến hành cải cách ruộng đất là một chủ trương quan trọng của mọi chính phủ để thực hiện vấn đề công bằng xã hội. Tuy nhiên, do yêu cầu của quá trình đô thị hóa nông thôn, đất nông nghiệp ngày một giảm đi, cộng thêm đó là tình trạng gia tăng dân số nhanh chóng ở khu vực nông thôn làm cho diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một đầu người ngày càng giảm xuống. Đó là một thách thức mà mọi chính phủ phải đứng đầu khi đưa ra chính sách đất đai. Trong bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta, đất đai không chỉ là yếu tố cơ bản hàng đầu của sản xuất nông nghiệp nói chung mà còn là nơi đặt chân của tất cả các loại doanh nghiệp, không chỉ là tư liệu sản xuất mà còn là vốn của doanh nghiệp và được chuyển dịch theo cơ chế thị trường. Nhận thức được vai trò của đất đai đối với nông nghiệp, ngay từ đầu Đảng ta đã chủ trương thực hiện “người cày có ruộng” và trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng ta đã có những chủ trương cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách đất đai. Chính sác đất nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới 1981 đến nay: * Chính sách khoán sản phẩm tới hộ nông dân trong các hợp tác xã nông nghiệp Hội nghị lần thứ VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 9 – 1979 đã đưa ra chủ trương nới lỏng quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp, cho phép xã viên mượn đất để sản xuất, thừa nhận kinh tế hộ gia đình xã viên như là một bộ phận của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chính sách đất nông nghiệp của Hội nghị lần thứ VI này, cùng với chủ trương tự do hóa một phần nông sản hàng hóa đã thổi luống sinh lực mới, tuy còn yếu ớt cho các hộ gia đình nông dân. Sau một thời gian ngắn sản xuất của các hộ gia đình đã phát triển rất tốt, góp phần khá lớn trong cải thiện năng suất đất và đời sống của nông dân. Ngày 13-1-1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100 về Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm” đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp. Chủ trương đổi mới bắt đầu bằng việc trao quyền quản lý và sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ xã viên hợp tác xã theo cơ chế khoán sản phẩm trên cơ sở khoán sử dụng đất nông nghiệp một số vụ sản xuất tiến tới khoán sử dụng đất nhiều vụ. Chỉ thị số 38 – CT/TW ngày 18/1/1984 về phát triển kinh tế gia đình nông dân, trong đó cho phép gia đình hộ nông dân tận dụng mọi nguồn đất đai mà hợp tác xã nông nghiệp và nông, lâm trường quốc doanh chưa sử dụng để đưa vào sản xuất, không đánh thuế kinh doanh đối với kinh tế hộ gia đình, hộ nông dân được tiêu thụ sản phẩm làm ra. Chỉ thị số 29 – CT/TW ngày 21/11/1983 và chỉ thị số 56 – CT/TW ngày 29/1/1985 về giao đất, giao rừng cho hộ nông dân, trong đó nêu rõ nông dân được quyền thừa kế tài sản trên đất trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày. Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 – NQ/TW ngày 5/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (được gọi là khoán 10). Theo cơ chế khoán 10, diện tích ruộng đất được giao ổn định đến hộ xã viên trong khoảng 15 năm, sản lượng khoán ổn định trong 5 năm và bảo đảm cho các hộ xã viên nhận đất khoán được hưởng khoảng trên, dưới 40% sản lượng khoán. Tiếp theo khoán 10, Đảng và Nhà nước ta đề ra chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Theo chính sách này người sống bằng nghề nông đã được giao ruộng đất, có các quyền sử dụng lâu dài và được hưởng các lợi ích chính đáng từ ruộng. * Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân trong lĩnh vực sở hữu và sử dụng đất đai theo tinh thần đổi mới từ năm 1993 Luật đất đai 1993 là bước tiếp đổi mới quan trọng trong hệ thống các chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Luật đất đai năm 1993 đã lần đầu tiên đưa ra nguyên tắc tách quyền sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện với quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân người nông dân. Trên cơ sở phân định đó, Luật đất đai năm 1993 đã phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của nông dân, của Nhà nước trong quan hệ với đất nông nghiệp. Sau 10 năm thực hiện với nhiều lần chỉnh lý, Luật đất đai năm 1993 đã được sửa đổi căn bản vào năm 2003, trong đó phân định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của cả Nhà nước và nông dân sử dụng đất nông nghiệp. Về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, Luật đất đai năm 2003 xác định khá chi tiết trong nhiều lĩnh vực: Nhà nước thống nhất quản lý đất đai trong cả nước; Nhà nước có trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính và các loại bản đồ về đất đai; xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xác định giá đất. Ngoài ra, Luật Đất đai năm 2003 cũng cụ thể hóa hơn Luật đất đai năm 1993 về các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bão lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Nghĩa vụ của người sử dụng đất cũng được làm rõ hơn trên các mặt: sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đăng ký quyền sử dụng đất, giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất… * Chính sách giao đất nông nghiệp theo tinh thần Luật đất đai của Đảng và Nhà nước ta từ năm 1993 đến nay Luật đất đai năm 1993 quy định đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối theo phương thức không phải trả tiền. Luật cũng quy định thời gian giao đất được ổn định trong 50 năm với đất trồng cây lâu năm và 20 năm với đất nông nghiệp còn lại. Hết thời hạn giao đất nông dân có thể được gia hạn sử dụng tiếp nếu có nhu cầu và chấp hành tốt các quy định quản lý đất đai khác của Nhà nước. Luật Đất đai 1993 cũng quy định hạn mức giao đất tới 3ha áp dụng cho 16 tỉnh, thành phố ở miền Nam, hạn mức 2 ha đối với các tỉnh, thành phố khác. So với Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003 có những điểm mới về chế độ giao đất nông nghiệp như: đất nông nghiệp được xác định rõ hơn, gồm đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân, sử dụng được Nhà nước giao, cho thuê,…;ngoài phần giao cho hộ gia đình, còn có quy định giao cho cộng đồng dân cư sử dụng để bảo tồn bản sắc dân tộc, gắn với phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số…. * Chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai sửa đổi năm 1998 và Luật đất đai mới 2003 đều quy định chế độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được giao cho các hộ, cá nhân sử dụng theo tinh thần: tất cả những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có quyền sử dụng đất đều được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam, việc hoàn thành công việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân có ý nghĩa như một cuộc cải cách ruộng đất lần thứ hai, do việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đem lại cho người sử dụng đất sự thừa nhận và bảo hộ của Nhà nước đối với lợi ích của họ có từ sử dụng đất đai, giúp họ giảm chi phí bảo vệ đất, tăng sự tự tin khi đầu tư vào đất. * Chính sách tích tụ và tập trung ruộng đất nông nghiệp Nét chung của Luật đất đai năm 1993 cũng như các luật sửa đổi sau này là mới chú trọng đến vấn đề giao đất và tạo cơ sở pháp lý cho nông dân sử dụng đất để kinh doanh nông nghiệp mà chưa chú trọng đúng mức đến việc tích tụ, tập trung đất cho sản xuất nông nghiệp theo quy mô hiệu quả. Do diện tích đất nông nghiệp của nước ta nhỏ, cách giao đất lại theo kiểu bình quân, có tốt, có xấu, có gần, có xa dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp được phân chia rất manh mún. Tình trạng các hộ chỉ có 0,2 ha – 0,3 ha đất canh tác nằm rải rác ở nhiều xứ đồng rất phổ biến, nhất là ở miền Bắc. Các quy định của Luật là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện bước đầu cho tích tụ ruộng đất, nhưng chưa khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ đó. Do đó, “dồn điền đổi thửa” được coi là một trong những việc cần thiết của chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước ta trong vài năm trở lại đây. Năm 2000, Nhà nước đã ban hành Quyết định 132/2000/QD-CP về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Chính sách này đã khuyến khích một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, nhờ đó có thể tích tụ ruộng đất vào các hộ gia đình khác. Một trong những khả năng tích tụ ruộng đất khác mà gần đây Nhà nước ta khuyến khích là chuyển nhượng ruộng đất của một bộ phận nông dân không có khả năng kinh doanh nông nghiệp hiệu quả cho những hộ có khả năng về đầu tư, kỹ thuật sản xuất và lao động. Hành vi chuyển nhượng này có thể diễn ra đối với những hộ nông dân ở các vùng ven đô, vùng đang đô thị hóa, xung quanh các làng nghề hoặc các khu công nghiệp nhờ đã chuyển sang làm dịch vụ, buôn bán hoặc làm ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trường hợp chuyển nhượng này vẫn vấp phải vấn đề tâm lý lo ngại “mất ruộng”. Vì vậy, trên thực tế chuyển nhượng của nhóm hộ, cá nhân này vẫn chỉ mang tính tạm thời. * Chính sách giá đất của Nhà nước Điều 12, Luật đất đai năm 1993 quy định: “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian”. Đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, tại khoản 1, Thông tư 94/TT/LB quy định: “hạng đất để xác định giá đất áp dụng theo hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương được cấp có thẩm quyền phê chuẩn theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp”. Nghị định 87/CP (khoản 1, Điều 2) ngày 17/8/1994 đã xác định khung giá cho từng hạng đất, đối với từng loại cây để phục vụ cho việc tính thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các vùng đồng bằng, trung du, miền núi. Đổi mới quan trọng thứ hai trong chính sách quản lý giá đất đai là đất được tham gia thị trường bất động sản. Điểm này được quy định tại Điều 61, Luật đất đai năm 2003. Theo Luật đất đai năm 2003, quyền sử dụng đất có hai loại giá: giá Nhà nước và giá thị trường. Nhà nước quy định giá quyền sử dụng đất nông nghiệp trong các trường hợp: giá quyền sử dụng khi giao đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất nông nghiệp; giá thị trường do người sử dụng đất thỏa thuận với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất. * Chính sách bồi thường khi thu hồi đất Nhà nước giữ quyền thu hồi đất nông nghiệp khi tổ chức sử dụng đất giải thể hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; khi người sử dụng đất bị chết mà không có người thừa kế; khi người sử dụng đất không làm đủ nghĩa vụ với Nhà nước hoặc không sử dụng đất đúng mục đích. Ngoài ra, khi thật cần thiết, Nhà nước có thể thu hồi đất nông nghiệp của người sử dụng để sử dụng vào mục đích khác, nhưng Nhà nước sẽ phải đền bù thiệt hại cho người đang sử dụng đó cũng như việc thu hồi phải đúng thẩm quyền (cơ quan nào giao, cơ quan đó có quyền thu hồi), đúng quy hoạch, trước khi thu hồi phải báo cho người đang sử dụng biết về mục đích, thời gian, kế hoạch, phương án thu hồi và đền bù thiệt hại. Những năm gần đây khi đất nông nghiệp ngày càng có giá, nhất là đất nông nghiệp vùng ven đô thị thì việc thu hồi đất gặp khá nhiều khó khăn. Nhằm tạo cơ sở pháp lý tháo gỡ những khó khăn này, Luật Đất đai năm 2003 đã quy định rõ ràng hơn chế độ thu hồi đất. Điều 42, Luật đất đai 2003 quy định đất bị thu hồi thuộc loại đất nào thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng loại đất đó tại thời điểm có quyết định thu hồi. * Chính sách thuế đất nông nghiệp Nhà nước sử dụng thuế để điều chỉnh các quan hệ đất nông nghiệp theo hai chiều: khuyến khích và hạn chế. Nhà nước thu từ đất nông nghiệp các khoản: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và một số lệ phí quản lý đất đai. Xét tổng thể, chính sách thuế đất nông nghiệp của nước ta chưa hoàn chỉnh, biểu hiện là mới thu thuế thu nhập khi chuyển quyền sử dụng đất, chưa có thuế giá trị gia tăng của đất không do chủ sử dụng đất đem lại. Năm 1993, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, theo đó đã chuyển thuế nông nghiệp thu theo sản lượng thóc hàng năm thành thuế sử dụng đất nông nghiệp. Theo Luật này, thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính theo hạng đất, đối với tất cả các loại đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm, được áp dụng cho 6 hạng đất đối với đất trồng cây hàng năm và 5 hạng đất đối với đất trồng cây lâu năm. Thuế tính bằng thóc, thu bằng tiền và chỉ thu đối với các cây vụ chính ở các địa phương. Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta không chỉ góp phần nâng cao tính trách nhiệm, sự gắn bó của người sử dụng đất mà còn góp phần tăng ngân thu nhà nước. Ngoài ra, để khuyến khích nông dân khai hoang phục hóa, Nhà nước có chính sách miễn giảm thuế có thời hạn đối với đất khai hoang, phục hóa, đất ở vùng cao, miền núi, vùng sâu, vùng xa; giảm thuế, miễn thuế do thiên tai, miễn giảm thuế cho đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách.[13] Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường mở cửa thì Nhà nước ta cũng có những chính sách về phát triển nông nghiệp như: - Nghị định 64/ND – CP 1996 của Chính phủ về việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. - Quyết định 391/QD- TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 18/4 yêu cầu rà soát, kiểm tra đất đai trên toàn quốc. Trong đó, chú trọng việc quản lý chặt chẽ đất nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nước nói riêng. - Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 66/2006/CT – BNN ngày 25/8/2006 về việc tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. - Quyết định số 394/QD – TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp. - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 25/2008/CT – TTg ngày 25/08/2008 về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. 2.2.3. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững 2.2.3.1. Sử dụng đất bền vững Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại.[18] Khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước nêu ra hướng vào 3 yêu cầu: - Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận; - Bền vững về môi trường: Loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên; - Bền vững về xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội.[5] Điều hòa giữa áp lực tăng dân số và tăng trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất bền vững. Quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm đảm bảo có sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu đất. Bảo đảm phát triển tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và dân dụng mà không làm mất đi nguồn nước và thoái hóa đất. Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người sử dụng đất và cộng đồng.[18] Theo Smyth và Dumanski [58] xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sử dụng đất bền vững: - Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất); - Giảm mức rủi ro đối với sản xuất (an toàn); - Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên chống lại sự thoái hóa đối với chất lượng đất và nước (bảo vệ); - Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi); - Được sự chấp nhận của xã hội (sự chấp nhận). 2.2.3.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp bền vững Từ xa xưa ta đã thấy được tầm quan trọng của tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng, nhưng do tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước mà đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Vì thế, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Do đó đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”. Mặt khác, phải có những quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế xã hội cao. 2.2.3.3. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp: về kinh tế, đảm bảo được hiệu quả cao và lâu bền; về xã hội, không tạo khoảng cách lớn giữa giàu nghèo, không làm bần cùng hóa nông dân và gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng; về tài nguyên môi trường, không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm suy thoái và hủy hoại môi trường; về văn hóa, quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc nền văn hóa dân tộc. (2)[15] Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư.[56] Fetry [57] cho rằng phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật không bị suy thoái, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội. Theo tổ chức nông lương thế giới, FAO (1989, 1991), hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống quản lý thành công các nguồn lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, để thõa mãn những nhu cầu của con người, trong khi duy trì hoặc nâng cao chất lượng môi trường và bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên. Hệ thống đó bao gồm sự quản lý, bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên một cách hợp lý nhất và phải có phương hướng thay đổi công nghệ và thể chế để đảm bảo duy trì và thõa mãn liên tục những nhu cầu của con người ở hiện tại và trong tương lai. Sự phát triển như vậy phải gắn liền với việc bảo vệ đất, nước, các nguồn gen cây trồng, vật nuôi và đảm bảo lợi ích kinh tế và sự chấp nhận xã hội.[33]. Eckert và Breitchuh (1994) cho rằng, nông nghiệp bền vững là sự quản lý và sử dụng hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh và hoạt động của nó, để nó có thể hoàn thành những chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái ở hiện tại và trong tương lai trên phạm vi địa phương, quốc gia và toàn cầu, mà không làm tổn hại đến các hệ sinh thái khác.[33] Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản: - Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường; - Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người hiện tại và cả cho đời sau; - Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý [25] Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp: - Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ thuật, đất đai, lao động, để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng hóa cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất xuất khẩu. [11] - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện “đa dạng hóa” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái bảo vệ môi trường.[11] - Trên quan điểm phát triển hệ thống, thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hóa, sản xuất hàng hóa theo hướng ngành hàng, nhóm sảm phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục.[26] - Nâng cao hiệu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.[46] - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và quá trình tích tụ ruộng đất.[49] Quan điểm sử dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành: - Đảm bảo khai thác triệt để quỹ đất vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa với chất lượng và hiệu quả cao; - Đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, các tiềm năng bằng việc kết hợp chuyên môn hóa với đa dạng hóa sản xuất; - Thực hiện tăng vụ và tăng cường thâm canh một cách hợp lý; - Gắn sử dụng đất canh tác với phát triển nông nghiệp đa dạng và dịch vụ du lịch cận đô thị; - Đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp sinh thái và bền vững.[11] 2.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.3.1. Lý thuyết về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại [49]. Khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả. Ngày nay nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản chất hiệu quả sử dụng phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xét trên 3 khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.[11] Sử dụng đất nông nghiêp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới .[27] Hiệu quả kinh tế: Theo các nhà khoa học kinh tế Samuel – Norhuas: “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hàng hóa này mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hóa khác”. Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề: - Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”; - Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống; - Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ lợi ích của con người.[11] Hiệu quả kinh tế là tiêu chí được quan tâm hàng đầu, là khâu trung tâm để đạt được các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính.[46] Hiệu quả xã hội: Hoạt động sản ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCH0707.doc
Tài liệu liên quan