Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây

bộ giáo dục và đào tạo tr−ờng đạI học nông nghiệp I ------------------------------ nguyễn thị thuý Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 4.01.03 Ng−ời h−ớng dẫn khoa học: TS. Trần Danh Thìn Hà Nội - 2007 Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

pdf116 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và ch−a từng đ−ợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đ−ợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thuý Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………ii Lời cảm ơn Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận đ−ợc sự giúp đỡ tận tình, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài tr−ờng Đại học Nông nghiệp I. Tr−ớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Trần Danh Thìn, là ng−ời trực tiếp h−ớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Sau Đại học, khoa Đất và Môi tr−ờng, tr−ờng Đại học Nông nghiệp I. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng tỉnh Hà Tây; Huyện uỷ, UBND huyện Phú Xuyên; phòng Tài nguyên và Môi tr−ờng; phòng Nông nghiệp; phòng Thống kê; phòng Kế hoạch Tài chính; các phòng ban huyện và UBND các xã của huyện Phú Xuyên đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này. Chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo tr−ờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây. Cảm ơn gia đình, các anh chị và bạn bè đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thuý Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………iii Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt iv Danh mục bảng v Danh mục biểu đồ vi Danh mục hình vii 1. Mở đầu 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích và yêu cầu 3 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 20 2.3. Xu h−ớng phát triển nông nghiệp 26 3. Đối t−ợng, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu 31 3.1. Đối t−ợng nghiên cứu 31 3.2. Nội dung nghiên cứu 31 3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu 32 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 35 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 35 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 35 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 41 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện 49 4.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất 49 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp huyện 50 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện 57 Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………iv 4.3.1. Các vùng sản xuất nông nghiệp 57 4.3.2. Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp chính 59 4.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 64 4.3.4. Định h−ớng sử dụng đất nông nghiệp cho huyện 86 5. Kết luận và đề nghị 96 5.1. Kết luận 96 5.2. Đề nghị 97 Tài liệu tham khảo 98 Phụ lục 103 Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………v Danh mục chữ viết tắt CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CPLĐ thuê Chi phí lao động thuê CPTG Chi phí trung gian ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức Nông nghiệp và L−ơng thực Liên hiệp quốc (Food and Agriculture Organization) GDP Tổng thu nhập quốc nội GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân KT - XH Kinh tế - xã hội LĐ Lao động LUT Loại hình sử dụng đất (Land Use Type) NS Năng suất NTTS Nuôi trồng thuỷ sản TB Trung bình TNHH Thu nhập hỗn hợp UBND Uỷ ban nhân dân 1L2M 1 vụ lúa - 2 vụ màu 2L 2 lúa 2L1M 2 vụ lúa - 1 vụ màu Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………vi Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 4.1. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Phú Xuyên giai đoạn 2004 - 2006 43 4.2. Dân số, lao động huyện Phú Xuyên giai đoạn 2003 - 2006 45 4.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên năm 2006 50 4.4. Hiện trạng sử dụng và biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2006 51 4.5. Diện tích, năng suất, sản l−ợng một số cây trồng chính 55 4.6. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2004 - 2006 56 4.7. Tình hình ngành chăn nuôi huyện Phú Xuyên giai đoạn 2002 - 2006 57 4.8. Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp chính 60 4.9. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính Vùng 1 65 4.10. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính Vùng 2 66 4.11. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 1 68 4.12. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 2 69 4.13. Hiệu quả kinh tế trung bình theo các LUT trên các vùng 73 4.14. Hiệu quả sử dụng đất bình quân theo vùng 74 4.15. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên 76 4.16. Tình hình đầu t− phân bón một số kiểu sử dụng đất chính tại huyện Phú Xuyên 79 4.17. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho các cây trồng huyện Phú Xuyên 82 4.18. Mức độ thích hợp của cây trồng hiện tại với đất 85 4.19. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010 huyện Phú Xuyên 91 Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………vii Danh mục biểu đồ STT Tên biểu đồ Trang 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu huyện Phú Xuyên 37 4.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Phú Xuyên năm 2006 42 4.3. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2006 52 4.4. Hiệu quả kinh tế các LUT - vùng 1 71 4.5. Hiệu quả kinh tế các LUT - vùng 2 72 4.6. So sánh hiệu quả kinh tế bình quân theo vùng 74 Danh mục hình STT Tên hình Trang 4.1. Cánh đồng ngô, lạc vụ xuân trong LUT chuyên màu 61 4.2. Cánh đồng lúa vụ xuân trong LUT 2 lúa 61 4.3. Cánh đồng cà chua trong LUT chuyên rau 62 4.4. V−ờn trồng cây vải trong LUT cây ăn quả 62 4.5. Ruộng trồng rau muống trong LUT chuyên rau 63 4.6. Cảnh quan ao cá trong LUT chuyên cá 63 Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………1 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất là một thành phần quan trọng của môi tr−ờng, là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con ng−ời. Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp đất là t− liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế đ−ợc, là đối t−ợng để lao động tác động vào nó, tạo ra l−ơng thực, thực phẩm cung cấp cho đời sống của con ng−ời, cung cấp thức ăn cho vật nuôi, cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến. Đất không sinh sôi đ−ợc về số l−ợng, nh−ng về chất l−ợng nếu trong quá trình sử dụng đất chúng ta biết cải tạo, bồi d−ỡng và bảo vệ thì nó không những không bị hao mòn mà nó còn tăng độ màu mỡ, tăng khả năng sản xuất. Một vài thập kỷ gần đây, do dân số tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu của con ng−ời về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng, gây sức ép đối với đất đai đặc biệt là những diện tích có khả năng sản xuất nông nghiệp. Đi đôi với sự phát triển của xã hội thì đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị tr−ng dụng sang các mục đích khác. Hơn nữa, trong nhiều thập kỷ qua chúng ta đã lạm dụng khai thác không hợp lý tiềm năng đất đai, điều này đã dẫn đến nhiều diện tích đất bị thoái hoá, giảm dần khả năng sản xuất, nhiều loại đất vốn rất màu mỡ lúc ban đầu, nh−ng sau một thời gian canh tác không hợp lý đã trở thành những loại đất có vấn đề và muốn sử dụng chúng nh− tr−ớc đây cần phải đầu t− để cải tạo rất tốn kém và trong nhiều tr−ờng hợp việc đầu t− ch−a chắc dẫn đến thành công. Trong nền kinh tế thị tr−ờng nh− hiện nay, nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc và sản xuất hàng hoá nhỏ không còn phù hợp nữa. Do đó mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm tạo ra giá trị lớn về kinh tế, Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………2 tăng thu nhập và tạo việc làm cho ng−ời dân đồng thời bảo vệ môi tr−ờng sinh thái là một vấn đề đặt ra cho các địa ph−ơng trong cả n−ớc. Xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, con ng−ời tìm ra nhiều ph−ơng thức sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do có sự khác nhau về chất l−ợng, mỗi loại đất bao gồm những yếu tố thuận lợi và hạn chế cho việc khai thác sử dụng (chất l−ợng đất thể hiện ở yếu tố tự nhiên vốn có của đất nh− địa hình, thành phần cơ giới, hàm l−ợng các chất dinh d−ỡng, độ chua, độ mặn…), nên ph−ơng thức sử dụng đất cũng khác nhau ở mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Khai thác tiềm năng đất đai sao cho đạt hiệu quả cao nhất là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng nh− của sự phát triển chung của nền kinh tế đất n−ớc. Cần phải có các công trình nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó làm cơ sở để định h−ớng phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết lập các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Phú Xuyên là một huyện nông nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Hà Tây, cách Thành phố Hà Đông 32 km và Thủ đô Hà Nội 35 km. Theo số liệu thống kê năm 2006, huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 17.104,61 ha với 26 xã và 2 thị trấn, trong đó đất nông nghiệp 11.297,12 ha chiếm 66,05% diện tích tự nhiên, bình quân diện tích đất nông nghiệp 605 m2/ng−ời. Trong thời gian qua, cùng với chủ tr−ơng chung của cả n−ớc nhằm tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, huyện đã tiến hành nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nh−: Giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho các hộ nông dân; dồn điền đổi thửa; đặc biệt thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………3 chất l−ợng cao đ−ợc đ−a vào sản xuất thay cho các giống cũ năng suất thấp, sản xuất nhiều loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao, thâm canh tăng vụ... Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất giữa các tiểu vùng, các xã là không đồng đều, còn nặng về phong trào và mang tính tự phát, do đó khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô chiều rộng và chiều sâu còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đang trở thành mối quan tâm lớn của ng−ời quản lý và ng−ời sản xuất nông nghiệp trong huyện. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây” 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Nghiên cứu tình hình sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Xuyên. - Tìm ra những loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả và có triển vọng, từ đó đề xuất h−ớng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Xuyên. 1.2.2. Yêu cầu - Đảm bảo số liệu chính xác, trung thực. - Ph−ơng pháp và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải mang tính khoa học và thực tiễn. - Định h−ớng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phải đảm bảo phù hợp, có tính khả thi cao. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………4 2. tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất 2.1.1. Những quan điểm sử dụng đất bền vững Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn của mình, đất đai đã trở thành cơ sở cần thiết cho sự sống và cho t−ơng lai phát triển của loài ng−ời. Tr−ớc đây khi dân số còn ít để đáp ứng yêu cầu của con ng−ời thì việc khai thác từ đất là quá dễ dàng và ch−a có những ảnh h−ởng lớn đến tài nguyên đất đai. Trong một vài thập kỷ gần đây, khi dân số thế giới đã trở lên ngày một đông hơn, đặc biệt là ở những n−ớc đang phát triển, thì vấn đề đảm bảo l−ơng thực cho con ng−ời đã trở thành sức ép ngày càng mạnh mẽ đối với đất đai. Những diện tích đất canh tác thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng cạn kiệt, do đó con ng−ời phải mở mang thêm diện tích canh tác trên các vùng đất không thích hợp cho sản xuất. Hậu quả đã gây ra các quá trình thoái hoá, rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng (Fleischhauer, 1998) [ 38]. Tác động của con ng−ời vào đất đai ngày một lớn đã làm cho độ phì nhiêu của đất càng ngày càng suy giảm và cuối cùng đã dẫn đến sự thoái hoá. Khi đất đã bị thoái hoá nó rất khó có khả năng phục hồi, hoặc phải chi phí rất tốn kém mới có thể hồi phục đ−ợc. Theo De Kimpe & Warkentin (1998) [39] đất có 5 chức năng chính trợ giúp rất cần thiết cho các hệ sinh thái: Duy trì vòng tuần hoàn sinh hoá và địa hoá học; phân phối n−ớc; tích trữ và phân phối vật chất; mang tính đệm; phân phối năng l−ợng. Mục đích sản xuất và tạo ra lợi nhuận luôn chi phối các hoạt động của con ng−ời lên đất đai và môi tr−ờng tự nhiên, những giải pháp sử dụng và quản lý đất không thích hợp chính là những nguyên nhân dẫn đến sự phá vỡ cân bằng lớn trong các chức năng của đất và chúng sẽ là hậu quả làm cho nó bị thoái hoá. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………5 Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại và t−ơng lai phát triển của loài ng−ời, chính vì vậy việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã đ−ợc nhiều nhà nghiên cứu đất và các tổ chức quốc tế rất quan tâm và không ngừng hoàn thiện theo sự phát triển của khoa học. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” đã trở thành khá thông dụng trên thế giới hiện nay. Nội dung của sử dụng đất bền vững bao hàm một vùng trên bề mặt trái đất với tất cả các đặc tr−ng: khí hậu, địa hình, thổ nh−ỡng, chế độ thuỷ văn, thực vật và động vật và cả những hoạt động cải thiện quản lý đất đai nh− hệ thống tiêu n−ớc… Do đó, thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng đất, chúng ta phải xác định đ−ợc những vấn đề liên quan đến các yếu tố tác động đến khả năng bền vững đất đai trên phạm vi cụ thể của từng vùng, để tránh khỏi những sai lầm trong sử dụng đất, đồng thời hạn chế đ−ợc những tác hại đối với môi tr−ờng sinh thái. Để duy trì đ−ợc khả năng bền vững đối với đất đai Smyth A.J và J.Dumanski (1993) [40] đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sử dụng đất bền vững đó là: - Duy trì, nâng cao các hoạt động sản xuất - Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất - Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hoá chất l−ợng đất và n−ớc. - Khả thi về mặt kinh tế - Đ−ợc sự chấp nhận của xã hội Năm nguyên tắc trên đây đ−ợc coi nh− những trụ cột của việc sử dụng đất bền vững. Nếu trong thực tế đạt đ−ợc cả 5 mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ thành công, còn nếu chỉ đạt đ−ợc một vài mục tiêu thì khả năng bền vững chỉ thành công đ−ợc ở từng bộ phận. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………6 Tóm lại: Khái niệm sử dụng đất đai bền vững do con ng−ời đ−a ra đ−ợc thể hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích mà con ng−ời đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định. Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đạt đ−ợc trên cơ sở đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây trồng, chất l−ợng tài nguyên đất không bị suy giảm theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh h−ởng xấu đến môi tr−ờng sống của con ng−ời và các sinh vật. 2.1.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Trong quá trình nghiên cứu về hiệu quả, do xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, do các điều kiện để tiến hành nghiên cứu khác nhau, nên có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả. Theo trung tâm từ điển ngôn ngữ [33], hiệu quả chính là kết quả cũng nh− yêu cầu của việc làm mang lại. Theo khái niệm trên thì hiệu quả sử dụng phải là kết quả của quá trình sử dụng đất. Kết quả ở đây đ−ợc hiểu là kết quả hữu ích, là một đại l−ợng vật chất tạo ra do mục đích của con ng−ời, đ−ợc biểu hiện bằng những chỉ tiêu do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con ng−ời mà ta phải xem xét kết quả đó đ−ợc tạo ra nh− thế nào? Chi phí bỏ ra là bao nhiêu? Có đ−a lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất l−ợng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó [16]. Đất đai là t− liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các n−ớc trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………7 học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những ng−ời trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp [30]. Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống, tức là phải tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và phải bảo vệ đ−ợc môi tr−ờng. Điều đó có nghĩa là hiệu quả phải đ−ợc xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi tr−ờng [31]. * Hiệu quả kinh tế Theo quan điểm tính hiệu quả của C. Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Trên cơ sở thực hiện vấn đề “Tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động giữa các ngành”. Theo quan điểm này thì đó là qui luật “Tiết kiệm”, là “Tăng năng suất lao động xã hội”, hay đó là “Tăng hiệu quả”. Ông cho rằng: “Nâng cao năng suất lao động v−ợt quá nhu cầu cá nhân của ng−ời lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội”. Nh− vậy, theo quan điểm của Mác, tăng hiệu quả phải đ−ợc hiểu rộng và nó bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế và xã hội [19]. Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman), hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. Theo các nhà khoa học kinh tế Samuel - Nordhuas cho rằng: “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội, “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………8 l−ợng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản l−ợng một loại hàng hoá khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đ−ờng giới hạn khả năng năng suất của nó" [19]. Tác giả Đỗ Khắc Thịnh cho rằng: “Thông th−ờng hiệu quả đ−ợc hiểu nh− một hiệu số giữa kết quả và chi phí, tuy nhiên trong thực tế đã có tr−ờng hợp không thực hiện đ−ợc phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa”. Do vậy, nói một cách linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả là một kết quả tốt phù hợp mong muốn và hiệu quả có nghĩa là không lãng phí [21]. Nếu xét trên ph−ơng diện so sánh thì hiệu quả kinh tế là mối t−ơng quan so sánh giữa l−ợng kết quả đạt đ−ợc và l−ợng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt đ−ợc là phần giá trị thu đ−ợc của sản phẩm đầu ra, chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Nh− vậy, chúng ta thấy rằng, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nh−ng đều thống nhất nhau ở bản chất của nó. Ng−ời sản xuất muốn thu đ−ợc kết quả phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là nhân lực, vật lực, vốn… So sánh kết quả đạt đ−ợc với chi phí bỏ ra để đạt đ−ợc kết quả đó, sẽ là hiệu quả kinh tế. Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả với một l−ợng chi phí định tr−ớc hoặc tối thiểu hoá chi phí để đạt đ−ợc một kết quả nhất định . Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối l−ợng của cải vật chất nhiều nhất, với một l−ợng đầu t− chi phí về vật chất và lao động thấp nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và nó có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu quả có khả năng l−ợng hoá, đ−ợc tính toán t−ơng đối chính xác và biểu hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………9 * Hiệu quả x∙ hội Hiệu quả xã hội là mối t−ơng quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra [31]. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [32], hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp đ−ợc xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Từ những quan điểm trên cho thấy, hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con ng−ời. Chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các lợi ích xã hội mang lại. Việc l−ợng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính nh− tạo công ăn việc làm cho lao động, định canh, định c−, xây dựng xã hội lành mạnh, nâng cao mức sống của toàn dân. * Hiệu quả môi tr−ờng Đây là loại hiệu quả môi tr−ờng đ−ợc các nhà môi tr−ờng học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất đ−ợc coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không có những tác động xấu đến vấn đề môi tr−ờng nh− đất, n−ớc, không khí và hệ sinh học, là hiệu quả đạt đ−ợc khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi tr−ờng xấu đi mà ng−ợc lại quá trình sản xuất đó còn đem lại cho môi tr−ờng tốt hơn, làm cho môi tr−ờng xanh, sạch đẹp hơn tr−ớc [13]. Hiệu quả môi tr−ờng đ−ợc phân theo nguyên nhân gây lên gồm: hiệu quả hoá học môi tr−ờng, hiệu quả vật lý môi tr−ờng và hiệu quả sinh vật môi tr−ờng. Hiệu quả môi tr−ờng vừa đảm bảo lợi ích tr−ớc mắt vì phải gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng đất vừa đảm bảo lợi ích lâu dài tức là bảo vệ tài nguyên đất và môi tr−ờng sinh thái. Khi hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của một loại hình sử dụng đất nào đó đ−ợc đảm bảo thì hiệu quả môi tr−ờng càng đ−ợc quan tâm. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………10 Nh− vậy, sử dụng đất hợp lý hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba loại hiệu quả, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi tr−ờng, ng−ợc lại, không có hiệu quả xã hội và môi tr−ờng hiệu quả kinh tế sẽ không vững chắc [12]. 2.1.3. Đặc điểm và ph−ơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.1.3.1. Khái quát về đất nông nghiệp Dựa trên mục đích sử dụng, Luật đất đai 2003 phân loại đất thành 3 nhóm chính: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất ch−a sử dụng. Đất nông nghiệp là đất đ−ợc xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nh− đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và làm ra sản phẩm cần thiết nuôi sống xã hội [11]. Đất là sản phẩm của thiên nhiên, có những tính chất đặc tr−ng riêng khiến nó không giống bất kỳ một t− liệu sản xuất nào khác đó là: đất có độ phì, có giới hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian và vĩnh cửu với thời gian nếu biết sử dụng đúng. Nhận thức đúng đ−ợc các đặc tr−ng riêng của đất sẽ giúp ng−ời sử dụng đất có các định h−ớng sử dụng tốt hơn đối với đất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên của đất đồng thời không ngừng bảo vệ đất và môi tr−ờng sinh thái. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………11 Nh− vậy, đất chỉ có giá trị thông qua quá trình sử dụng của con ng−ời, giá trị đó tuỳ thuộc vào sự đầu t− trí tuệ và các yếu tố đầu vào khác trong sản xuất. Hiệu quả của đầu t− này sẽ phụ thuộc rất lớn vào những lợi thế của quỹ đất đai hiện có và các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Nh−ng trong thực tế, Theo báo cáo của World Bank [42], hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng l−ơng thực vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có từ 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn. Trong 1.200 triệu ha đất bị thoái hoá có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử dụng không hợp lý. 2.1.3.2. Các yếu tố ảnh h−ởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp a. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên (đất, n−ớc, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nh−ỡng...) có ảnh h−ởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp [32], vì các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối. Vì vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp, định h−ớng đầu t− thâm canh đúng. Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Theo N.Borlang, ng−ời đ−ợc giải Nobel về giải quyết l−ơng thực cho các n−ớc phát triển cho rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới trong các n−ớc đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì đất [15]. b. Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con ng−ời vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối t−ợng sản xuất, về thời tiết, về Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………12 điều kiện môi tr−ờng và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo [7]. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên của sinh vật để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra. Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các n−ớc phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng tr−ởng nhanh. Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp n−ớc ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế [15]. Nh− vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. c. Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức Nhóm yếu tố này bao gồm: - Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu của thị tr−ờng, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và các thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi tr−ờng [22]. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu t− thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Hình thức tổ chức sản xuất Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh h−ởng trực tiếp đến việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [15]. Vì thế, cần phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất, thực hiện đa Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………13 dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó [18]. d. Nhóm các yếu tố xã hội Nhóm yếu tố này bao gồm : - Hệ thống thị tr−ờng và sự hình thành thị tr−ờng đất nông nghiệp, thị tr−ờng nông sản phẩm. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [32], 3 yếu tố chủ yếu ảnh h−ởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị tr−ờng cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra - Hệ thống chính sách (đất đai, hỗ trợ, điều chỉnh cơ cấu đầu t−…). - Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu t− phát triển sản xuất nông nghiệp của Nhà n−ớc. - Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu t−. Theo Douglas C.North, sự thay đổi công nghệ và sự thay đổi hợp lý các thể chế là những yếu tố then chốt cho sự tiến triển của kinh tế - xã hội [31]. 2.1.3.3. Đặc điểm, ph−ơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp a. Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Do dân số tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu của con ng−ời về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng, trong khi diện tích đất có hạn, vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem xét ở các khía cạnh sau: - Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh tế và không kinh tế (ánh sáng, nhiệt độ, không khí...). Vì thế, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tr−ớc tiên phải đ−ợc xác định bằng kết quả thu đ−ợc trê._.n một đơn vị diện tích cụ thể th−ờng là 1 ha, tính trên 1 đồng chi phí, 1 lao động đầu t− [16]. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………14 - Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả của từng cây trồng, từng hệ thống luân canh trên mỗi vùng đất [4]. - Thâm canh là một biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tr−ớc mắt và lâu dài. Vì thế cần phải nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh h−ởng của việc tăng đầu t− thâm canh đến quá trình sử dụng đất [3]. - Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp đ−ợc khi con ng−ời biết cách làm cho môi tr−ờng không bị phá huỷ gây tác hại đến đời sống xã hội. Đồng thời, cần tạo ra môi tr−ờng thiên nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp ở giai đoạn hiện tại và mở ra những điều kiện phát triển trong t−ơng lai. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến ảnh h−ởng của sản xuất nông nghiệp đến môi tr−ờng xung quanh. Cụ thể là khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có phù hợp với đất đai hay không? Việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp có để lại tồn d− hay không? - Lịch sử nông nghiệp là một quãng đ−ờng dài thể hiện sự phát triển mối quan hệ giữa con ng−ời với thiên nhiên. Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc. Nói đến nông nghiệp không thể không nói đến nông dân, đến các quan hệ sản xuất trong nông thôn. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội nh−: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn [7]. b. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà có những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả khác nhau ở mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Theo đa số các nhà kinh tế cho rằng, tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………15 là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có thể xem xét ở các mặt sau: + Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là mức đạt đ−ợc các mục tiêu kinh tế - xã hội, môi tr−ờng do xã hội đặt ra nh−: tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất l−ợng và tổng sản phẩm h−ớng tới thoả mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị tr−ờng trong n−ớc và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững [28]. + Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào, theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một l−ợng nông sản nhất định, hoặc thực hiện cực đại hoá l−ợng nông sản khi có một l−ợng nhất định đất nông nghiệp và các yếu tố đầu vào khác [14]. + Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có đặc thù riêng, trên 1 đơn vị đất nông nghiệp nhất định có thể sản xuất sẽ đạt đ−ợc kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất và hạn chế ảnh h−ởng môi tr−ờng. Đó là phản ánh kết quả quá trình đầu t− sử dụng các nguồn lực thông qua đất, cây trồng, thực hiện quá trình sinh học để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị tr−ờng xã hội với hiệu quả cao [28]. + Tiêu chuẩn đảm bảo hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong cung cấp t− liệu sản xuất, xử lí chất thải có hiệu quả. + Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh h−ởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi tr−ờng sinh thái nông nghiệp, đến những ng−ời sống bằng nông nghiệp. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đất bền vững h−ớng vào 3 tiêu chuẩn chung nh− sau: • Bền vững về mặt kinh tế: Hệ thống cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao phát triển ổn định, đ−ợc thị tr−ờng chấp nhận. Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp là thực hiện tập trung, chuyên canh kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………16 • Bền vững về mặt xã hội: thu hút nguồn lao động trong nông nghiệp, tăng thu nhập, tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sống xã hội. • Bảo vệ về môi tr−ờng: loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao phải bảo vệ độ phì đất, ngăn ngừa sự thoái hoá đất, bảo vệ môi tr−ờng tự nhiên. c. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: + Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. + Nhu cầu của địa ph−ơng về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng đất nông nghiệp. + Các khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các tiến bộ kỹ thuật mới đ−ợc đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó. - Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: + Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc [18]. + Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu chính, các chỉ tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn [28]. + Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn nhất theo tiêu chuẩn và quan điểm đã vạch ra ở trên để soi sáng sự lựa chọn các giải pháp tối −u và phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với đặc điểm và trình độ hiện tại của nền kinh tế [15]. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………17 + Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở n−ớc ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại nhất là những sản phẩm có khả năng xuất khẩu. + Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn [31] và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Dựa trên cơ sở khoa học nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi lựa chọn các chỉ tiêu sau: * Hệ thống chỉ tiêu trong tính toán hiệu quả kinh tế Có hai cách tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất (tính trên 1 ha đất nông nghiệp; 1 đơn vị chi phí và 1 công lao động) biểu hiện bằng hai hệ thống chỉ tiêu sau: - Cách tính thứ nhất: + Giá trị sản xuất (GO): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả kiểu sử dụng đất hay hệ thống sử dụng đất). + Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất qui ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc hoá học, dụng cụ, nhiên liệu, nguyên liệu… ). Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả: + Giá trị gia tăng (VA): là giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất đ−ợc xác định bằng: giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian. VA = GO - IC Th−ờng tính toán ở 3 góc độ hiệu quả: VA/1ha đất nông nghiệp VA/1đơn vị chi phí (1VNĐ, 1USD…) Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………18 VA/1công lao động + Thu nhập hỗn hợp (MI): là thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí trung gian, thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao đông thuê ngoài. MI = VA - T (thuế) - A (khấu hao) - L (chi công lao động) Th−ờng tính trên 3 góc độ hiệu quả: MI/1ha đất nông nghiệp MI/1đơn vị chi phí (1VNĐ, 1USD...) MI/1công lao động - Cách tính thứ hai: + Giá trị sản xuất (GO) + Chi phí biến đổi (VC) hay chi phí khả biến: là chi phí thay đổi khi qui mô năng suất và khối l−ợng đầu ra thay đổi. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế: + Lãi thô (GM): là phần dôi ra khi so sánh giá trị sản xuất với chi phí biến đổi. GM = GO - VC Th−ờng tính trên 3 góc độ hiệu quả: GM/1ha đất nông nghiệp GM/1 đơn vị chi phí biến đổi (1VNĐ, 1USD…) GM/1 công lao động + Chi phí cố định (FC) hay chi phí bất biến: là chi phí không thay đổi khi quy mô năng suất và l−ợng đầu ra thay đổi. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………19 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế : + Lãi ròng (NI) còn gọi là lãi tinh hay lãi thuần: là phần lãi còn lại sau khi trừ toàn bộ chi phí biến đổi và chi phí cố định. NI = GM - FC Th−ờng tính trên 3 góc độ hiệu quả NI/1ha đất nông nghiệp NI/1đơn vị tiền tệ chi phí (1VNĐ, 1USD…) NI/1công lao động Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi lựa chọn cách tính thứ nhất vì cách tính này th−ờng áp dụng tính cho các hộ nông dân, các trang trại qui mô nhỏ do ch−a bóc tách đ−ợc chi phí lao động. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội chính là mối t−ơng quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Cụ thể: - Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập. - Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học. * Các chỉ tiêu về hiệu quả môi tr−ờng: Theo Đỗ Nguyên Hải (1999) [13], chỉ tiêu đánh giá chất l−ợng của môi tr−ờng trong quản lý sử dụng đất đai bền vững ở vùng nông nghiệp đ−ợc t−ới là: - Sự thích hợp với môi tr−ờng đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất. - Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn - Đánh giá các nguồn tài nguyên n−ớc bền vững - Đánh giá quản lý đất đai Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………20 - Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng - Đánh giá tính bền vững đối với việc duy trì độ phì của đất và bảo vệ cây trồng - Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên Việc xác định hiệu quả về mặt môi tr−ờng của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định l−ợng, đòi hỏi phải đ−ợc nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi tr−ờng thông qua việc đánh giá thích hợp của các cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại, thông qua kết quả điều tra về đầu t− phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kết quả phỏng vấn hộ nông dân về nhận xét của họ đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại. Nh− vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa ba hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội và môi tr−ờng trong một thể thống nhất. Tuy nhiên, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà ta có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ khác nhau [16]. 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Dân số tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu của con ng−ời về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng, trong khi diện tích đất có hạn, do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tr−ớc mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các ph−ơng pháp đã đ−ợc nghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở các n−ớc Đông Nam á nh−: ph−ơng pháp chuyên khảo, ph−ơng pháp mô phỏng, ph−ơng pháp phân tích kinh tế, ph−ơng pháp phân tích chuyên gia... Bằng những ph−ơng pháp đó các nhà khoa học đã Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………21 tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng. Hàng năm, các Viện nghiên cứu nông nghiệp các n−ớc trên thế giới cũng đã đ−a ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn tr−ớc. Viện Lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các n−ớc trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật [8]. Nhà khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế và xã hội [32]. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các ph−ơng pháp trồng trọt và chăn nuôi, c−ờng độ lao động, vốn đầu t−, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm [32]. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đ−a ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ tr−ơng “Ly nông bất ly h−ơng” đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [27]. ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………22 hợp đồng cho t− nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn [41]. Một trong chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu t− vào sản xuất nông nghiệp. Theo Vũ Thị Ph−ơng Thuỵ (2000) [31], ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD, chiếm 28,3% trong tổng thu nhập của nông nghiệp; ở Canađa t−ơng ứng là 5,7 tỉ chiếm 39,1%; ở Ôxtrâylia 1,7 tỉ chiếm 14,5%; ở Nhật Bản là 42,3 tỉ chiếm 68,9%; ở áo là 1,6 tỉ chiếm 35,3%; cộng đồng châu Âu 67,2 tỉ chiếm 40,1% trong tổng thu nhập của nông nghiệp. 2.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm châu á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên/ng−ời là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135/160 n−ớc trên thế giới, xếp thứ 9/10 n−ớc Đông Nam á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên ng−ời lại càng giảm. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1 - 1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu ng−ời vào năm 2015 [31]. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới [27]. Thực tế, những năm qua n−ớc ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong việc sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng đ−ợc tập trung vào các vấn đề nh−: lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất [1]. Trên các phạm vi, các vùng sinh thái khác nhau, có các công trình nghiên cứu khoa học khác nhau, góp phần định h−ớng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Cụ thể: Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………23 Các công trình có giá trị trên phạm vi cả n−ớc phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm D−ơng Ưng (1993) [37]; Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995) [23]; Đánh giá phân hạng toàn quốc của tác giả Tôn Thất Chiểu và các cộng sự (1986), thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000 [5]... Vùng ĐBSH, với diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 44% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt [9]. Vì vậy, đây là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định h−ớng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kể đến các công trình nh−: Nghiên cứu đ−a cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất của tác giả Bùi Huy Đáp đã tạo ra sự chuyến biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng [6]; Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gối vụ, trồng xen để sử dụng tốt hơn nguồn lực đất đai, khí hậu đ−ợc nhiều tác giả đề cập đến nh−: Bùi Huy Đáp (1979), Ngô Thế Dân (1982), Vũ Tuyên Hoàng (1987) [10]; Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH của các tác giả Cao liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990) [20]; Hiệu quả sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn - tỉnh Hải H−ng của tác giả Vũ Thị Bình (1993) [2]; Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp l−u vực sông Hồng của tác giả Đào Thế Tuấn và Pascal Bergret (1998) [34]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền Đình Hà (1993) [30]; Quy hoạch sử dụng đất vùng ĐBSH của tác giả Phùng Văn Phúc (1996) [25]... Ch−ơng trình đồng trũng 1985 - 1987 do Uỷ ban Kế hoạch Nhà n−ớc chủ trì. Ch−ơng trình bản đồ canh tác 1988 - 1990 do Uỷ ban Khoa học Nhà n−ớc chủ trì cũng đã đ−a ra những quy trình h−ớng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng góp phần làm tăng năng suất sản l−ợng cây trồng các vùng sinh thái khác nhau [9]. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………24 Trong những năm gần đây, ch−ơng trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (VIE/89/032) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp đồng bằng sông Hồng [9]. Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng do Đào Thế Tuấn chủ trì và hệ thống cây trồng đồng bằng sông Cửu Long do Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đ−a ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và h−ớng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau [20]. Các đề tài nghiên cứu trong ch−ơng trình KN-01 (1991 - 1995) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau nh− vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long... nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đó [32]. ở vùng đồng bằng Bắc bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái gần ven đô, t−ới tiêu chủ động đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đ−a vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao nh−: hoa, cây thực phẩm cao cấp đạt giá trị sản l−ợng bình quân từ 30 - 35 triệu đồng/năm [32]. Nh− vậy, có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định h−ớng sử dụng và bảo vệ đất cũng nh− xác định các chỉ tiêu cho đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hàng hoá trong điều kiện cụ thể của từng vùng. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu về đất và sử dụng đất mới đ−ợc thực hiện trên phạm vi vùng không gian rộng, cho nên tính thực tiễn của nó ch−a cao. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có những nghiên cứu về đất và sử dụng đất mang tính chất cụ thể hơn, thực tiễn hơn cho từng địa ph−ơng (nh− cấp xã, cụm xã, cấp huyện), có nh− vậy thì mới đem lại hiệu quả sử dụng đất bền vững. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………25 2.2.3. Các nghiên cứu ở tỉnh Hà Tây và huyện Phú Xuyên Tỉnh Hà Tây thuộc vùng sinh thái đồng bằng sông Hồng là vùng đất phù sa, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa canh, đa dạng hoá sản xuất và phát triển nông nghiệp hàng hoá. Tr−ớc đây, tỉnh đã tiến hành phân hạng đất để phục vụ quản lý Nhà n−ớc về đất đai nh−: thu thuế, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, giao đất và thu hồi đất..., xây dựng các bản đồ đất đến tận cấp xã. ở cấp huyện, đã xây dựng đ−ợc các loại bản đồ tỉ lệ 1:25.000 theo các chuyên đề; bản đồ thổ nh−ỡng, bản đồ thuỷ lợi, bản đồ nông hoá, bản đồ hiện trạng sử dụng đất... Huyện Phú Xuyên có 26 xã và 2 thị trấn. Nông nghiệp của huyện có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Nền nông nghiệp của huyện trong những năm qua nhất là trong thời kỳ đổi mới đã đạt đ−ợc những thành quả rất đáng kể. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn năm 2006 đạt 510,2 tỷ đồng, trong đó trồng trọt đạt 318,7 tỷ đồng; chăn nuôi 182,5 tỷ đồng và dịch vụ nông nghiệp đạt 9 tỷ đồng, cơ cấu nông nghiệp đã bắt đầu có sự chuyển đổi theo h−ớng tích cực. Nền kinh tế của huyện Phú Xuyên là nền kinh tế thuần nông, huyện có tiềm năng đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, từ tr−ớc đến nay, ch−a có công trình nghiên cứu khoa học nào có quy mô lớn, có tính hệ thống cao giúp huyện làm cơ sở cho việc phát triển nền nông nghiệp. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển nông nghiệp của huyện cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ rất hạn chế và có tính lý luận là chủ yếu, ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn nền kinh tế nông nghiệp của huyện. Huyện Phú Xuyên cần phải nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các giải pháp đất đai phù hợp, thiết thực với điều kiện cụ thể của huyện, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cả tr−ớc mắt và lâu dài. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………26 Hiện nay, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đang tiến hành xây dựng báo cáo: “Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi huyện Phú Xuyên đến năm 2010 và định h−ớng đến năm 2020 theo h−ớng hiệu quả và bền vững”. Đây sẽ là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp trong t−ơng lai của Phú Xuyên. 2.3. Xu h−ớng phát triển nông nghiệp 2.3.1. Trên thế giới Theo Đ−ờng Hồng Dật (1995) [7], trên con đ−ờng phát triển nông nghiệp, mỗi n−ớc chịu ảnh h−ởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau, nh−ng đều phải giải quyết các vấn đề chung sau: - Không ngừng nâng cao năng suất chất l−ợng nông sản, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu t−. - Mức độ và ph−ơng thức đầu t− vốn, lao động, khoa học vào quá trình phát triển nông nghiệp. Chiều h−ớng chung là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu t− nhiều lao động trí óc, tăng c−ờng hiệu quả của lao động quản lý và tổ chức. - Phát triển nông nghiệp phải kết hợp với bảo vệ và cải thiện môi tr−ờng Từ những vấn đề chung trên, mỗi quốc gia có chiến l−ợc phát triển nông nghiệp khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của n−ớc mình. Có thể chia thành 2 xu h−ớng: + Nông nghiệp công nghiệp hoá: H−ớng này đặt trọng tâm dựa chủ yếu vào các yếu tố vật t−, kỹ thuật, hoá chất và các sản phẩm khác của công nghiệp. Theo h−ớng này đã có những công trình nghiên cứu “Mô hình hoá sản xuất”, “Ch−ơng trình hoá năng suất cây trồng”. + Nông nghiệp sinh thái: H−ớng này nhấn mạnh các yếu tố sinh học, các yếu tố tự nhiên, làm nổi bật lên đối t−ợng sản xuất trong nông nghiệp là Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………27 các loài sinh vật, đồng thời có chú ý hơn đến các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Tuy nhiên trong nhiều tr−ờng hợp nông nghiệp sinh thái không đảm bảo hiệu quả cao và ổn định. Gần đây, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững. Đó là một dạng nông nghiệp sinh thái với mục tiêu là sản xuất nông nghiệp đi đôi với giữ gìn và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, lâu dài. Trong thực tế, nông nghiệp không phát triển theo hẳn một xu h−ớng nào cả, mà nó phát triển theo những dạng tổng hợp, đan xen các xu h−ớng lẫn nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể nh−: - ở những năm của thập kỷ 60, các n−ớc đang phát triển ở châu á, Mỹ La Tinh đã thực hiện 3 cuộc cách mạng: + Cuộc “cách mạng xanh”, thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếu vào việc áp dụng các giống cây l−ơng thực có năng suất cao (lúa n−ớc, lúa mì, ngô, đậu...), xây dựng hệ thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều các loại phân hoá học. Cuộc “cách mạng xanh” đã dựa cả vào một số yếu tố sinh học, một số yếu tố hoá học và cả một số thành tựu của công nghiệp. + Cuộc “cách mạng trắng” đ−ợc thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc có tiềm năng cho sữa cao, những tiến bộ khoa học đạt đ−ợc trong việc tăng năng suất và chất l−ợng các loại thức ăn gia súc, trong các ph−ơng thức chăn nuôi mang ít nhiều tổ chức công nghiệp. Song do vì thiếu tính chất toàn diện nên 2 cuộc cách mạng này gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là trở ngại trong quan hệ sản xuất và trong hiệu quả kinh tế. + Cuộc “cách mạng nâu” diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ của nông dân với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy lòng yêu quý của nông dân đối Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………28 với đất đai, khuyến khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản l−ợng trong nông nghiệp. Cả 3 cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết phiến diện, tháo gỡ những khó khăn tr−ớc mắt, chứ ch−a thể là cơ sở cho một chiến l−ợc phát triển nông nghiệp lâu dài và bền vững. Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp, những thành tựu đạt đ−ợc của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đ−a nông nghiệp đi lên thì phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ. Bởi vì, tính phong phú đa dạng và đầy biến động của nông nghiệp đòi hỏi những hiểu biết và những xử lí đầy trí tuệ và rất biện chứng. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội biểu hiện trong mọi mặt hoạt động của hệ thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp. Nông nghiệp trí tuệ là b−ớc phát triển mới ở mức cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, kinh tế, công nghiệp, quản lý đ−ợc vận dụng phù hợp và hợp lý vào điều kiện cụ thể của mỗi n−ớc, mỗi vùng. Đó là nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững. 2.3.2. Việt Nam Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, hiện sản xuất ra gần 1/4 GDP của cả n−ớc. Sau 20 năm đổi mới, nông nghiệp đã có những b−ớc phát triển tiến bộ đáng kể. Sản xuất l−ơng thực, đặc biệt là lúa, tăng lên liên tục cả về diện tích gieo trồng và năng suất, đã bảo đảm an ninh l−ơng thực quốc gia và đ−a Việt Nam trở thành một trong những n−ớc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thâm canh trở thành xu h−ớng chủ đạo trong nền nông nghiệp với việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới về giống, quy trình canh tác và chế biến sản phẩm. Cơ cấu nông nghiệp đã có những chuyển dịch theo h−ớng đa dạng hoá và định h−ớng theo thị tr−ờng. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………29 Trên cơ sở những thành tựu ngành nông nghiệp, dựa trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể của n−ớc ta, ph−ơng h−ớng chủ yếu phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới sẽ là [26]. - Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách đồng bộ về phát triển nông nghiệp: hệ thống quản lý và bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên n−ớc, các giống cây trồng, vật nuôi, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; các ph−ơng pháp canh tác tiên tiến và vấn đề bảo vệ môi tr−ờng nông nghiệp. - Tăng c−ờng sự phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, môi tr−ờng và các cơ quan quản lý khác. Tiếp tục bồi d−ỡng cán bộ quản lý ở Trung −ơng và địa ph−ơng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ quản lý cho phát triển nông nghiệp bền vững. - Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún, phân tán, dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo những ph−ơng thức lớn, hiện đại. - Xây dựng và thực hiện ch−ơng trình nâng cao năng suất đất đai, sử dụng hợp lý nguồn n−ớc ở các địa ph−ơng. áp dụng những hệ thống sản xuất nông - lâm, nông - lâm - ng− nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm sử dụng tổng hợp và có hiệu quả các loại tài nguyên. - Mở rộng sản xuất và thị tr−ờng sản phẩm nông nghiệp sạch, chú trọng khâu kiểm tra chất l−ợng sản phẩm nhằm tạo cho ng−ời tiêu dùng niềm tin vào mức độ vệ sinh, an toàn của nông sản, thực phẩm. - Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản, dầu ăn.. để tăng chủng loại, quy mô và hiệu quả sản xuất l−ơng thực, thực phẩm. Hoàn thiện hệ thống bảo quản, chế biến và phân phối l−ơng thực ở mọi cấp. - Củng cố và hoàn thiện hơn nữa hệ thống dịch vụ kỹ thuật hiện có đối với các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thuỷ sản. Thiết lập một hệ thống h−ớng dẫn sản xuất và tiêu thụ nông sản. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………30 - Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất l−ợng và sức chống chịu sâu bệnh cao, không thoái hoá, không làm tổn hại tới đa dạng sinh học. Thành lập các trung tâm sản xuất giống chất l−ợng cao, nhập khẩu có chọn lọc và thẩm định kỹ những giống cây trồng, vật nuôi của n−ớc ngoài. - Phát triển sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón phân giải chậm phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái - Mở rộng việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thực hiện phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM). - Bảo tồn nguồn gie._.trồng hàng hoá kết hợp với đa dạng hoá cây trồng theo quan điểm chúng tôi là: - Sử dụng đất triệt để trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng đất, góp phần nâng cao năng suất, chất l−ợng, giảm giá thành sản phẩm, tận dụng mọi nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho ng−ời dân, phù hợp với năng lực sản xuất của từng hộ và đảm bảo an ninh l−ơng thực. - Tổ chức sử dụng đất nông nghiệp theo h−ớng thâm canh cao trên cơ sở Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………87 ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất l−ợng và hiệu quả, đảm bảo sử dụng đất theo quy hoạch vì lợi ích chung của toàn xã hội kết hợp với lợi ích của từng chủ sử dụng đất. - Chủ động khai thác các yếu tố của nền kinh tế thị tr−ờng, tìm thêm thị tr−ờng để có kế hoạch sản xuất những sản phẩm mà thị tr−ờng cần chứ không phải những sản phẩm mà huyện có nh− tr−ớc đây. - Sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi tr−ờng sinh thái. Môi tr−ờng sinh thái là yếu tố ngoại lai nh−ng chúng tác động vào yếu tố sinh tr−ởng và phát triển của cây trồng. Đó là các yếu tố thời tiết, khí t−ợng, thuỷ văn, đất đai... vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải bảo vệ đ−ợc môi tr−ờng đất, bố trí thời vụ phù hợp với các điều kiện khí t−ợng, thời tiết, thuỷ văn nhằm khai thác một cách tối −u các điều kiện đó mà không làm ảnh h−ởng đến môi tr−ờng. Vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ môi tr−ờng là phải phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp bền vững đòi hỏi một hệ thống canh tác ổn định, kết hợp hài hoà giữa trồng trọt, chăn nuôi, chế biến. Đó chính là vấn đề quan trọng nhất [2], [13]. 4.3.4.2. Xác định các loại hình sử dụng đất có hiệu quả và có triển vọng a. Những căn cứ lựa chọn các loại hình sử dụng đất Để lựa chọn các loại hình sử dụng đất dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc “đánh giá quản lý đất đai bền vững” của FAO đó là: - Duy trì, nâng cao sản l−ợng - Giảm tối thiểu mức độ rủi ro trong sản xuất - Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hoá chất l−ợng đất. - Khả thi về mặt kinh tế Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………88 - Có thể chấp nhận đ−ợc về mặt môi tr−ờng ở Phú Xuyên, một loại hình sử dụng đất đ−ợc xem là bền vững phải đạt đ−ợc 3 yêu cầu sau: - Về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, đ−ợc thị tr−ờng chấp nhận. - Về mặt xã hội: Loại hình sử dụng đất phải tạo ra nhiều việc làm mang lại thu nhập cao, đảm bảo đời sống cho ng−ời lao động. - Về môi tr−ờng: Loại hình sử dụng đất ít gây tác động tiêu cực cho môi tr−ờng đất đai trong sử dụng, mức độ che phủ đất lớn, các tác động về phân bón và thuốc trừ sâu không gây ô nhiễm môi tr−ờng. b. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất Từ những căn cứ trên và thông qua kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi tr−ờng của các loại hình sử dụng đất, chúng tôi đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng ở huyện Phú Xuyên nh− sau: LUT 2 vụ lúa LUT 1 lúa - 2 màu LUT 2 lúa - 1 màu LUT chuyên rau, màu LUT lúa - cá LUT cây ăn quả LUT cá Nh− vậy, tất cả các LUT hiện tại của huyện đều đ−ợc chúng tôi lựa chọn vì các LUT này đều đáp ứng đ−ợc yêu cầu phát triển bền vững của huyện Phú Xuyên. Đối với loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa - 1 vụ màu, do đây là Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………89 ph−ơng thức canh tác truyền thống của nông dân Phú Xuyên, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu tại chỗ và nội vùng, phù hợp với quan điểm ổn định sản xuất l−ơng thực của Nhà n−ớc nên chúng tôi đã lựa chọn cho mục tiêu phát triển bền vững của Phú Xuyên. Từ các loại hình sử dụng đất đ−ợc lựa chọn, có thể đ−a ra một số đánh giá sau: - Hầu hết các LUT đ−ợc lựa chọn đều cho năng suất cao, đặc biệt là đối với loại hình canh tác lúa, mức năng suất này sẽ càng đ−ợc nâng cao khi chúng ta biết sử dụng các biện pháp cải thiện đất đai, giống cây, kỹ thuật canh tác,... - Về hiệu quả kinh tế, nhìn chung các LUT đạt đ−ợc các chỉ tiêu đánh giá về tổng giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công...ở mức cao đến rất cao. - Nhu cầu lao động của hầu hết các LUT đ−ợc lựa chọn đều cao, một số LUT có nhu cầu lao động ở mức rất cao (LUT chuyên rau màu). Các LUT này nếu phát triển ở quy mô rộng sẽ thu hút một lực l−ợng lao động nông nghiệp khá lớn trong nông thôn. - Các LUT đ−ợc lựa chọn không có hoặc ít có tác động ảnh h−ởng đến môi tr−ờng. 4.3.4.3. Định h−ớng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Cho đến nay, Phú Xuyên vẫn là một huyện sản xuất nông nghiệp là chính với cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 40,4%; th−ơng mại, dịch vụ chiếm 23,7%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 35,9% [24]. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, những lợi thế và hạn chế về kinh tế - xã hội, để đảm bảo an toàn l−ơng thực trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về hoa quả t−ơi, các loại thực phẩm sạch và chất l−ợng cao cho nhân dân trong huyện và vùng phụ cận, h−ớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn lấy kinh tế Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………90 nông nghiệp là chủ đạo, đồng thời phải phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ. Theo ph−ơng án qui hoạch sử dụng đất huyện Phú xuyên tỉnh Hà Tây đến 2010, cơ cấu kinh tế năm 2010 của Phú Xuyên là: nông nghiệp 31,40%; th−ơng mại, dịch vụ chiếm 26,00%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 42,60%. Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế bình quân ngành nông nghiệp đạt 6,00%. Ngành nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2010 tỉ trọng trồng trọt đạt 50,0%, tỉ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản đạt 50,0%. Đối với ngành trồng trọt phát triển mạnh theo chiều sâu, thâm canh sản xuất để đạt giá trị sản l−ợng bình quân trên 50 triệu đồng/ha canh tác vào năm 2010, phấn đấu đạt diện tích gieo trồng cả năm là 29.800 ha, diện tích cây vụ đông so với diện tích lúa đạt 95%. Tổng sản l−ợng l−ơng thực quy thóc 135.000 tấn. Tổng giá trị sản xuất đạt 570 tỷ đồng [36]. Đối với ngành chăn nuôi phát triển toàn diện chú ý đến các con đặc sản. Cụ thể, đàn trâu duy trì ở mức 500 - 600 con để đảm bảo sức kéo, đàn bò nuôi theo h−ớng lấy thịt và lấy sữa. Đàn lợn phấn đấu đạt quy mô tổng đàn trên 100.000 con, nuôi theo h−ớng nạc hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Đàn gia cầm đạt trên 1.200.000 con [24]. Đối với ngành thuỷ sản mở rộng và sử dụng khai thác tốt 1.036 ha mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản vào năm 2010, phát triển mạnh nuôi trồng các loại thuỷ đặt sản nh− ba ba, ếch, rắn [36]. 4.3.4.4. Đề xuất h−ớng sử dụng đất nông nghiệp Sau khi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng, cân nhắc những nguyên tắc sử dụng đất bền vững, căn cứ vào mục tiêu phát triển nền sản xuất nông nghiệp Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………91 của huyện và căn cứ vào ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của ng−ời dân, chúng tôi tiến hành dự kiến đề xuất h−ớng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phú Xuyên thông qua các loại hình sử dụng đất của huyện. Dự kiến các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thể hiện trong bảng 4.19 và thể hiện sơ đồ định h−ớng sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.19. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010 huyện Phú Xuyên Loại hình sử dụng đất Diện tích hiện trạng Diện tích đề xuất Tăng (+), giảm (-) 1. 2 vụ lúa 1.075,80 105,80 -970,00 2. 2 vụ lúa - màu 7.370,32 7.609,76 +239,44 3. 1 vụ lúa - 2 màu 169,36 194,66 +25,30 4. Lúa - cá 287,49 626,30 +338,81 5. Chuyên rau màu 552,56 687,10 +134,54 6. Cây ăn quả 83,42 97,83 +14,41 7. Chuyên cá 878,31 1.036,00 +157,69 Các loại hình sử dụng đất trên đ−ợc bố trí dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Từ kết quả nghiên cứu này sẽ giúp ng−ời dân có định h−ớng sử dụng phân bón cân đối và hợp lý, tránh ô nhiễm môi tr−ờng và thoái hoá đất. Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cải thiện và nâng cao đời sống cho ng−ời dân. Đồng thời, nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao giá trị sản xuất/1 ha đất canh tác, góp phần làm tăng tổng giá trị sản l−ợng nông nghiệp trong huyện từ đó thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển. 4.3.4.5. Một số giải pháp chủ yếu mở rộng diện tích các loại hình sử dụng đất đ−ợc đề xuất a. Giải pháp về thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Xuất phát từ thực tế của địa ph−ơng cho thấy, muốn chuyển đổi cơ cấu Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………92 cây trồng nhằm phát triển nông nghiệp Phú Xuyên bền vững, một yếu tố quan trọng để những loại hình sử dụng đất có triển vọng đ−ợc nhân rộng nhanh cả về số l−ợng và chất l−ợng đó là giải quyết vấn đề thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Việc xác định thị tr−ờng tiêu thụ là cơ sở quan trọng để bố trí phân vùng và đầu t− theo chiều sâu cho sản xuất và chế biến hàng nông sản. Xét về vị trí địa lý của Phú Xuyên, nằm cách thủ đô Hà Nội 35 km, cách thành phố Hà Đông 32 km, gần thị xã Phủ Lý, H−ng Yên… đây là những thị tr−ờng tiêu thụ nông sản rất lớn. Vì vậy, để mở rộng và ổn định thị tr−ờng tiêu thụ nông sản theo chúng tôi cần phải nâng cấp và xây dựng mới hệ thống chợ nông thôn nh− ở Trí Trung, Đại Thắng, Chuyên Mỹ, Nam Phong, Phú Yên và Hồng Thái, hình thành các chợ đầu mối ở thị trấn Phú Xuyên và Phú Minh… để từ đó tạo môi tr−ờng cho việc trao đổi hàng hoá. Đồng thời, tăng c−ờng cung ứng vật t− cho sản xuất nông nghiệp và tìm kiếm thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm cho ng−ời nông dân, có chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu t−, chế biến, tiêu thụ nông sản đặc biệt là các loại nông sản nh− rau, hoa quả, cá... để giúp cho nông dân yên tâm đầu t− sản xuất, từ đó những loại hình sử dụng đất có triển vọng sẽ đ−ợc nhân rộng. b. Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất * Về thuỷ lợi Trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu ảnh h−ởng trực tiếp đến quá trình sử dụng và nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất. Địa hình của Phú Xuyên t−ơng đối bằng phẳng nh−ng diện tích đất của huyện nằm cả trong đê và ngoài đê nên giải pháp đầu t− nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, giao thông và các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất là giải pháp cơ bản nhất, hiệu quả nhất. Vì vậy, để mở rộng các loại hình sử dụng đất có triển vọng cần tập trung vào các vấn đề sau: Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, làm mới hệ thống thuỷ lợi, đặc biệt là ch−ơng Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………93 trình kiên cố hoá kênh m−ơng. Hệ thống thuỷ lợi đ−ợc hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các loại hình sử dụng đất, đặc biệt có thể mở rộng diện tích sản xuất vụ 3 (vụ đông) để tăng diện tích 2 lúa - màu, tăng diện tích trồng rau màu. Đồng thời, để phát triển loại hình lúa - cá do có nguồn n−ớc sạch th−ờng xuyên thay thế, thêm vào đó là giảm chi phí sản xuất cho ng−ời nông dân vì vật nuôi giảm dịch bệnh, giảm chi phí bơm tát n−ớc… do vậy, ng−ời nông dân có điều kiện tập trung nguồn vốn để đầu t− mở rộng sản xuất. * Về hệ thống giao thông nội đồng Những năm tới, khi kinh tế “v−ờn - trại” và các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh phát triển đòi hỏi phải có hệ thống giao thông nội đồng hoàn chỉnh và kiên cố, tạo thuận lợi cho việc cơ giới hoá sản xuất và vận chuyển. c. Giải pháp về đầu t− Vốn là vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất. Hiện nay, nông dân Phú Xuyên luôn trong tình trạng thiếu vốn sản xuất, cần đ−ợc đầu t−. Trong sản xuất nông nghiệp luôn mang tính thời vụ, nếu cây trồng đ−ợc đầu t− đúng mức và kịp thời thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Để giải quyết đ−ợc nguồn vốn phục vụ cho sản xuất của nông dân, cần thực hiện các vấn đề sau: - Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài n−ớc đầu t− vào các lĩnh vực: sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, công nghiệp chế biến, th−ơng mại, dịch vụ, phát triển các ngành nghề truyền thống, sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều lao động... thông qua các chính sách −u đãi về bố trí mặt bằng đất đai, giá và thời gian thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, tín dụng… - Đa đạng hoá các hình thức tín dụng ở nông thôn, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích phát triển quỹ tín dụng trong nhân dân, hạn chế thấp nhất tình trạng cho vay nặng lãi. - Tạo điều kiện cho các hộ vay vốn mở rộng sản xuất (theo quy hoạch), Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………94 với thời hạn và mức vay phù hợp với đặc điểm quy mô từng loại hình sản xuất, cho phép đ−ợc thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Có chế độ −u đãi cho các ch−ơng trình, dự án phát triển sản xuất hàng hoá giải quyết việc làm ở nông thôn. d. Giải pháp về nguồn nhân lực Cũng nh− mọi lĩnh vực sản xuất khác, sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải không ngừng nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng nh− thông tin về kinh tế - xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ với đầu t− thêm các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, đặc biệt chú trọng nâng cao chất l−ợng và kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào là vấn đề rất cần thiết. Vì vậy, nâng cao trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật và sự nhạy bén về thị tr−ờng cho nhân dân huyện Phú Xuyên trong những năm tới là h−ớng đi đúng cần đ−ợc giải quyết ngay. Cán bộ lãnh đạo, các ban ngành cần tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn cũng nh− các buổi tổng kết hay thăm quan vùng sản xuất điển hình nhằm giúp ng−ời dân nâng cao trình độ sản xuất. e. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi tr−ờng - áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y vào sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu t− chiều sâu, đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến để tạo sản phẩm có giá trị cao. - Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm t−ơng đối tỷ trọng nông nghiệp. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo h−ớng sản xuất hànhg hoá, thâm canh tăng vụ cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghệ sau thu hoạch, phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………95 g. Hoàn thiện các chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Xây dựng chính sách trợ giá hợp lý để khuyến khích sản xuất, sử dụng các giống cây, con mới, phù hợp với từng đối t−ợng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - H−ớng dẫn, tạo điều kiện để mọi ng−ời, mọi thành phần kinh tế thực hiện tốt 6 quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai. - Thông tin rộng rãi các chính sách hỗ trợ, −u đãi của Nhà n−ớc, của tỉnh, của huyện cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ sản xuất theo Quyết định số 02 QĐ/TTg ngày 02/01/2001 của Thủ t−ớng Chính phủ về việc cho vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, chế biến nông sản… Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………96 5. Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận 1. Nền kinh tế của huyện Phú Xuyên là kinh tế thuần nông, cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 40,4%; th−ơng mại, dịch vụ chiếm 23,7%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 35,9%. Huyện có vị trí địa lý nằm gần các trung tâm lớn nh− Hà Nội, Hà Đông, Phủ Lý… rất thuận lợi cho giao l−u hàng hoá và phát triển kinh tế. Điều kiện kinh tế, đất đai, lao động… t−ơng đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo h−ớng đa dạng hoá các loại sản phẩm, thâm canh tăng vụ và tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, các tiềm năng đất đai, lao động và các tài nguyên khác ch−a đ−ợc khai thác sử dụng triệt để. Cụ thể: quỹ đất ch−a sử dụng vẫn còn (84,84ha), lao động nông thôn còn thiếu việc làm nên thu nhập bình quân trên một khẩu còn thấp… 2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và th−ơng mại dịch vụ của huyện đang trên đà phát triển. Sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các ngành nói riêng đã và đang tạo ra áp lực lớn đối với quỹ đất nông nghiệp, do đó đòi hỏi trong t−ơng lai huyện phải có những giải pháp thích hợp để tạo điều kiện phát triển cân đối các ngành. 3. Qua điều tra hiện trạng sử dụng đất, Phú Xuyên có 7 loại hình sử dụng đất chủ yếu với 26 kiểu sử dụng đất. Các LUT đ−ợc các hộ nông dân canh tác, trồng trọt nhiều nh− LUT chuyên lúa, LUT lúa màu, LUT chuyên rau màu. 4. Từ kết quả nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho thấy: - Về hiệu quả kinh tế: có nhiều loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nh− LUT chuyên rau màu (giá trị sản xuất trung bình là 69.284 ngàn đồng/ha), LUT chuyên cá (giá trị sản xuất trung bình là 59.166 ngàn đồng/ha)… - Về hiệu quả môi tr−ờng các LUT đều không gây ảnh h−ởng xấu đến môi Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………97 tr−ờng đặc biệt LUT cây ăn quả, LUT lúa - cá còn có ảnh h−ởng rất tốt đến môi tr−ờng. - Về hiệu quả xã hội: LUT chuyên rau màu thu hút đ−ợc công lao đông lớn nhất với trung bình 1.159 công/ha. Thu nhập bình quân công lao động của các LUT t−ơng đối cao đặc biệt là LUT chuyên cá đạt 101.34 ngàn đồng/ công, LUT cây ăn quả đạt 82,90 ngàn đồng/công… 5. Trên cơ sở hiệu quả của các loại hình sử dụng đất đ−ợc xem xét và các mục tiêu phát triển bền vững, chúng tôi đề xuất định h−ớng sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Xuyên nh− sau: có 7 loại hình sử dụng đất đ−ợc đề xuất: - LUT 2 vụ lúa: 105,80 ha - LUT 2 vụ lúa - 1 vụ màu: 7.609,76 ha - LUT 1 vụ lúa - 2 vụ màu: 194,66 ha - LUT lúa - cá: 626,30 ha - LUT chuyên rau màu: 687,10 ha - LUT Cây ăn quả: 97,83 ha - LUT Chuyên cá: 1.036,00 ha 5.2. Đề nghị - Kết quả nghiên cứu của đề tài cần đ−ợc đ−a ra thực hiện song song với “Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện đến năm 2010 và định h−ớng đến năm 2020 theo h−ớng hiệu quả và bền vững” ở huyện Phú Xuyên. - Tăng c−ờng đầu t− vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp ở huyện. - Đề tài cần đ−ợc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi tr−ờng. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………98 Tài liệu tham khảo Tiếng việt 1. Lê Văn Bá (2001), "Tổ chức lại việc sử dụng ruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (6), trang 8 - 10. 2. Vũ Thị Bình (1993), "Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn - tỉnh Hải H−ng", Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, (10), trang 391 - 392. 3. Nguyễn Văn Bộ (2000), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Chu Văn Cấp (2001), "Một vài vấn đề cơ bản trong phát triển nông nghiệp và nông thôn n−ớc ta hiện nay", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (1), trang 8 - 9. 5. Tôn Thất Chiểu và n.n.k, “B−ớc đầu nghiên cứu đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc”, Tập san nghiên cứu khoa học kỹ thuật (1981 - 1985), Viện Khoa học và Thiết kế nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 6. Ngô Thế Dân (2001), "Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ CNH - HĐH nông nghiệp", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (1), trang 3 - 4. 7. Đ−ờng Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Vũ Năng Dũng (1997), Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………99 9. Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng (1994), Báo cáo nền số 9, Hà Nội. 10. Nguyễn Điền (2001), "Ph−ơng h−ớng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI", Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (275), trang 50 - 54. 11. Phạm Duy Đoán (2004), Hỏi và đáp về luật đất đai năm 2003, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 12. Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 13. Đỗ Nguyên Hải (1999), "Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất l−ợng môi tr−ờng trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp" NXB Nông nghiệp, Hà Nội . 14. Đỗ Nguyên Hải (2001), Đánh giá đất và h−ớng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 15. Lê Hội (1996), "Một số ph−ơng pháp luận trong việc quản lý và sử dụng đất đai", Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (193), Hà Nội. 16. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và Quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp , NXB Thống kê, Hà Nội. 17. Huyện uỷ huyện Phú Xuyên (2005), Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI và ph−ơng h−ớng, nhiệm vụ 5 năm 2005 - 2010 18. Đặng Hữu (2000), "Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn", Tạp chí Cộng sản, (17), trang 32. 19. Doãn Khánh (2000), "Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 10 năm qua", Tạp Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………100 chí cộng sản, (17), trang 41. 20. Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990), Phân vùng sinh thái Nông nghiệp ĐBSH, Đề tài 52D.0202, Hà Nội. 21. Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), "Định h−ớng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá", Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (273), trang 21 - 29. 22. Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), "Những giải pháp cho nền nông nghiệp hàng hoá", Tạp chí Tia sáng, (3), trang 11 - 12. 23. Trần An Phong (1995), Đáng giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 24. Phòng Thống kê huyện Phú Xuyên (2005), Niên giá m thống kê năm 2001 - 2005 25. Phùng Văn Phúc (1996), "Quy hoạch sử dụng đất vùng ĐBSH đến năm 2010", Kết quả nghiên cứu khoa học thời kỳ 1986 - 1996, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, tr 169 - 178. 26. Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ t−ớng Chính phủ về việc ban hành định h−ớng chiến l−ợc phát triển bền vững ở Việt Nam (2004), Công báo, Văn phòng Chính phủ. 27. Đỗ Thị Tám (2001), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang, tỉnh H−ng Yên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 28. Bùi Văn Ten (2000), "Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà n−ớc", Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (4), trang 199 - 200 29. Nguyễn Xuân Thành (2001), "Một số kết quả nghiên cứu ảnh h−ởng của phân bón đến môi tr−ờng và sản xuất nông nghiệp", Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (4), trang 187 - 188. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………101 30. Đào Châu Thu (1999), Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 31. Vũ Thị Ph−ơng Thuỵ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 32. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 33. Trung tâm từ điển ngôn ngữ (1992), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học - Xã hội, Hà Nội. 34. Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret (1998), Hệ thống nông nghiệp l−u vực sông Hồng, Hợp tác Pháp - Việt ch−ơng trình l−u vực sông Hồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp , Hà Nội. 35. UBND huyện Phú Xuyên (2005), Báo cáo thuyết minh số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 thời điểm 01/01/2005 huyện Phú Xuyên. 36. UBND huyện Phú Xuyên (2005), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai huyện Phú Xuyên - Tỉnh Hà Tây đến năm 2010. 37. Phạm D−ơng Ưng và Nguyễn Khang (1995), "Kết quả b−ớc đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam", Hội thảo quốc gia Đánh giá và Quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, tháng 1 - 1995, Hà Nội. Tiếng anh 38. Fleischhauer. E, H. Eger (1998), "Can Sustainabale Land Use be Achieved? An Introductory View on Scientific and Political Issues" Towards Sustainable Land Use, Volume I, ISSS, pp.19 - 20. 39. Kimpe E.R., Warkentin B.P. (1998), "Soil Functions and Future of Natural Resources", Towards Sustainable Land Use. ISCO, Volume 1, p.10, pp. 3-11. Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………102 40. Smyth A.J, J.Dumanski (1993), FESLM An International Framework for Evaluating Sustainable Land Management, World Soil Report 73.Fao, Rome - P.74 41. FAO (1990), Land evaluation and farming system analysis for land use planning, Working document, Italia. 42. W.B. World Development Report (1995), Development and the environment, World Bank Washington Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………103 Phụ lục Phụ lục 1. Tổng hợp các yếu tố khí hậu Các chỉ tiêu Nhiệt độ trung bình (0C) L−ợng m−a trung bình (mm) Số giờ nắng trung bình (giờ) Độ ẩm trung bình (%) Tháng 1 16,7 13,0 64,5 83 Tháng 2 18,2 18,9 48,0 83 Tháng 3 22,3 43,5 45,7 86 Tháng 4 24,1 51,1 84,6 89 Tháng 5 27,5 215,4 152,1 87 Tháng 6 29,0 236,4 148,6 84 Tháng 7 29,0 236,7 160,4 85 Tháng 8 28,1 267,0 148,1 89 Tháng 9 27,1 223,0 151,6 87 Tháng 10 25,2 80,3 138,3 82 Tháng 11 21,6 53,7 123,3 82 Tháng 12 17,7 29,5 91,9 81 Cả năm 23,9 1468,5 1357,0 85 (Nguồn: Trạm khí t−ợng thuỷ văn Ba Thá (1985 - 2005) Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………104 Phụ Lục 2. Tình hình biến động dân số giai đoạn 2003 - 2006 huyện Phú Xuyên ĐVT: ng−ời STT Các xã Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Toàn huyện 184.063 185.246 185.764 186.443 1 T.Trấn Phú Minh 4.790 4.819 4.831 4.847 2 T.Trấn Phú Xuyên 9.980 10.029 10.087 10.136 3 Đại Thắng 6.699 6.716 6.743 6.780 4 Ph−ợng Dực 7.804 7.817 7.835 7.873 5 Văn Nhân 4.993 5.073 5.079 5.093 6 Thuỵ Phú 2.700 2.762 2.765 2.768 7 Trí Trung 3.898 3.778 3.821 3.896 8 Đại Thắng 5.307 5.422 5.437 5.466 9 Phú Túc 7.858 7.989 7.991 7.974 10 Văn Hoàng 5.874 5.844 5.856 5.871 11 Hồng Thái 7.273 7.059 7.063 7.091 12 Hoàng Long 8.872 8.804 8.836 8.871 13 Quang Trung 4.057 4.138 4.155 4.163 14 Nam Phong 4.649 4.684 4.687 4.675 15 Nam Triều 5.582 5.489 5.502 5.523 16 Tân Dân 7.411 7.502 7.520 7.560 17 Sơn Hà 4.554 4.657 4.689 4.717 18 Chuyên Mỹ 8.183 8.226 8.267 8.328 19 Khai Thái 7.914 8.024 8.035 8.061 20 Phúc Tiến 7.925 8.005 8.023 8.045 21 Vân Từ 4.847 4.934 4.956 4.977 22 Tri Thuỷ 8.019 8.109 8.123 8.141 23 Đại Xuyên 7.911 7.993 7.994 8.000 24 Phú Yên 4.355 4.355 4.377 4.400 25 Bạch Hạ 7.255 7.245 7.265 7.279 26 Quang Lãng 4.883 4.928 4.930 4.936 27 Châu Can 8.667 8.773 8.794 8.822 28 Minh Tân 11.803 12.072 12.103 12.150 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Xuyên) Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………105 Phụ lục 3: Giá một số mặt hàng chính STT Hàng hoá Giá (1000đ/kg) 1 Lúa 2,652 2 Đậu t−ơng 6,000 3 Ngô 2,546 4 Lạc vỏ (khô) 11,000 5 Đỗ xanh 10,500 6 Đỗ đen 9,700 7 Khoai sọ 1,930 8 Khoai lang 1,144 9 Bắp cải 1,700 10 Rau muống 1,200 11 Cà chua 1,850 12 Bầu bí m−ớp 1,800 13 D−a chuột 1,650 14 Su hào 1,640 15 Rau cải các loại 1,600 16 Rau đậu 2,300 17 Hành 2,250 18 Cá 13,520 19 Nhãn 7,000 20 Vải 6,000 21 Chuối 1,850 22 B−ởi 2,500 23 Táo 2,800 24 Đạm 5,000 25 Lân 1,600 26 Kali 4,700 27 Phân tổng hợp NPK 5,500 (Nguồn: Phòng Kế hoạch& Tài chính huyện Phú Xuyên) Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………106 Phụ lục 4. So sánh mức đầu t− phân bón với tiêu chuẩn phân bón cân đối và hợp lý L−ợng bón Tiêu chuẩn Cây trồng N kg/ha P2O5 kg/ha K2O kg/ha PC tấn/ha N kg/ha P2O5 kg/ha K2O kg/ha PC tấn/ha 1. Lúa xuân 110,8 124,65 36,01 6,93 120-130 80-90 30 - 60 8 - 10 2. Lúa mùa 116,3 96,95 22,16 2,49 80-100 50-60 0 - 30 6 - 8 3. Đậu t−ơng 55,40 66,48 27,70 0,00 20-30 40-60 40 - 60 5 - 6 4. Ngô 180,1 102,49 36,01 8,31 150-180 70-90 80 - 100 8 - 10 5. Lạc 41,55 83,10 30,47 0,00 30 60-90 45 - 60 8 - 12 6. Đỗ xanh (đen) 138,5 77,56 41,55 0,00 6. Khoai lang 83,10 36,01 27,70 6,09 50-60 40-50 60 - 90 7. Bắp cải 166,2 60,94 47,09 4,16 160-190 60-80 100-120 15-20 8. Cà chua 221,6 180,05 83,10 9,70 180-200 90-180 150-240 20-25 9. Bầu bí m−ớp 180,1 88,64 67,00 8,31 80-100 60-80 100-120 15-20 10. D−a chuột 207,8 110,8 75,00 8,86 11. Su hào 138,5 55,40 8,00 4,99 12. Rau cải các loại 110,8 27,80 0,00 1,94 13. Hành 83,10 54,40 19,39 0,00 50-60 70-80 80-90 14. Nhãn, vải 193,9 83,10 55,40 6,65 95-190 46-61 177-354 15. Chuối 304,7 138,5 83,10 9,14 380-500 125-250 500-600 (Tiêu chuẩn Nguyễn Văn Bộ) Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………107 Phụ lục 5. Kết quả điều tra nông hộ về h−ớng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ĐVT: % tổng số hộ điều tra ý định chuyển đổi cây trồng Cây trồng Có Không Ch−a xác định Lúa 48,40 47,75 3,85 Đậu t−ơng 8,20 80,10 11,70 Ngô 21,30 72,80 5,90 Lạc 7,60 84,00 8,40 Đỗ (xanh, đen) 12,70 85,00 2,30 Cà chua 15,80 59,70 24,50 Bắp cải 20,10 62,50 17,40 Rau cải 18,00 70,80 11,20 D−a chuột 10,90 80,70 8,40 Bầu, bí, m−ớp 5,60 94,40 0,00 Rau đậu 15,50 75,30 9,20 Su hào 20,00 72,20 7,80 Cây ăn quả 6,80 89,80 3,40 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2715.pdf
Tài liệu liên quan