Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của các tổ hợp lai 4 giống (402 x C22) và 5 giồng (402 x CA) tại cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao bãi đu, xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hoá

bộ giáo dục và đào tạo tr−ờng đại học nông nghiệp i lê xuân tr−ờng Đánh giá khả năng sinh tr−ởng và cho thịt của các tổ hợp lai 4 giống (402 x C22) và 5 giống (402 x ca) tại cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao b∙i đu, x∙ quảng thành, thành phố thanh hóa luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.40 Ng−ời h−ớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh hà nội - 2006 i lời cam đoan - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu

pdf93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của các tổ hợp lai 4 giống (402 x C22) và 5 giồng (402 x CA) tại cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao bãi đu, xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong luận văn là trung thực và ch−a từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đ−ợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Lê Xuân Tr−ờng ii lời cảm ơn Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi đ−ợc bày tỏ lời biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh, ng−ời h−ớng dẫn khoa học, về sự giúp đỡ một cách nhiệt tình và có trách nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi; Khoa Chăn nuôi thú y ; Khoa Sau đại học, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I; UBND huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa; gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Cho phép tôi đ−ợc bày tỏ lời cảm ơn tới T.S Trịnh Xuân L−ơng và các hộ gia đình thuộc Cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao Bãi Đu xã Quảng Thành, các chủ lò mổ tại Thành phố Thanh Hóa về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu về năng suất, chất l−ợng và thu thập số liệu làm cơ sở cho luận văn này. Tác giả Lê Xuân Tr−ờng iii Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các sơ đồ, biểu đồ vii 1. Mở đầu 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích của đề tài 3 1.3. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3 2. Tổng quan tài liệu 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài n−ớc 19 3. Đối t−ợng, địa điểm, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu 26 3.1. Đối t−ợng nghiên cứu 26 3.2. Địa điểm nghiên cứu 28 3.3. Thời gian nghiên cứu 28 3.4. Điều kiện nghiên cứu 28 3.5. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu 29 3.6. Ph−ơng pháp nghiên cứu 30 4. Kết quả và thảo luận 35 4.1. Các nhân tố cố định di truyền và ngoại cảnh ảnh h−ởng đến một số tính trạng sinh tr−ởng và cho thịt của lợn lai 4 giống (C22 x 402) và 5 giống (CA x 402) 35 4.2. Khả năng sinh tr−ởng của lợn lai 4 và 5 giống 38 4.2.1. Khối l−ợng của lợn lai qua các giai đoạn nuôi vỗ béo 38 iv 4.2.2. Tăng trọng của lợn lai nuôi thịt qua các giai đoạn nuôi vỗ béo 46 4.3. Tiêu tốn thức ăn của lợn lai 4 và 5 giống 53 4.3.1. Tiêu tốn thức ăn của lợn lai 4 và 5 giống qua các giai đoạn nuôi 53 4.3.2. Tiêu tốn thức ăn của lợn đực thiến và lợn cái 4 và 5 giống qua các giai đoạn nuôi 55 4.3.3. Tiêu tốn thức ăn của lợn lai 4 giống và 5 giống qua các đợt nuôi 58 4.4. Kết quả mổ khảo sát lợn lai 4 và 5 giống 60 4.4.1. Kết quả mổ khảo sát lợn lai 4 và 5 giống tại Cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại Bãi Đu và tại lò mổ Thành phố Thanh Hóa 60 4.4.2. Kết quả theo dõi mổ khảo sát lợn đực thiến và cái lợn lai 4 giống (C22 x 402) và 5 giống (CA x 402) tại lò mổ Thành phố Thanh Hóa 67 5. Kết luận và đề nghị 70 Tài liệu tham khảo v Danh mục các chữ viết tắt Y Giống lợn Yorkshire L hoặc LR Giống lợn Landrace LW Giống lợn LargeWhite D Giống lợn Duroc H Giống lợn Hampshire Pi Giống lợn Pietrain MC Giống lợn Móng Cái L95, MS Dòng Meishan tổng hợp L06 Dòng Landrace thuần L11 Dòng Large White thuần L19 Dòng Duroc tổng hợp L64 Dòng Pietrain thuần C1230 Dòng nái lai [Landrace (L06) x Meishan(L95)] C1050 Dòng nái lai [Landrace (L06) x Yorkshire (L11)] CA Nái lai [Duroc(L19) x Landrace(L06) x Meishan(L95)] C22 Nái lai [Duroc(L19) x Yorkshire (L11) x Landrace(06)] 402 Dòng đực lai [Yorkshire(L11) x Pietrain(L64)] ƯTL Ưu thế lai TĂ Thức ăn T.T Tăng trọng TTTĂ Tiêu tốn thức ăn DML Dày mỡ l−ng TLN Tỷ lệ nạc cs Cộng sự CTV Cộng tác viên vi Danh mục các bảng Bảng 2.1: Khả năng cho thịt của lợn lai 3 giống. 25 Bảng 4.1. Các yếu tố ảnh h−ởng đến khả năng sinh tr−ởng và cho thịt của lợn lai 4 và 5 giống. 36 Bảng 4.2. Khối l−ợng của lợn lai 4 và 5 giống qua các giai đoạn vỗ béo 39 Bảng 4.3. Khối l−ợng đực thiến và cái lợn lai 4 và 5 giống qua các giai đoạn vỗ béo 42 Bảng 4.4. Khối l−ợng của lợn lai 4 và 5 giống qua các đợt nuôi vỗ béo 45 Bảng 4.5. Tăng trọng của lợn lai 4 và 5 giống qua các giai đoạn nuôi 46 Bảng 4.6. Tăng trọng của đực thiến và cái lợn lai 4 và 5 giống qua các giai đoạn nuôi 49 Bảng 4.7. Tăng trọng của lợn lai 4 và 5 giống qua các đợt nuôi vỗ béo 52 Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn của lợn lai 4 và 5 giống qua các giai đoạn nuôi vỗ béo 53 Bảng 4.9. Tiêu tốn thức ăn của đực thiến và cái lợn lai 4 và 5 giống qua các giai đoạn nuôi 56 Bảng 4.10. Tiêu tốn thức ăn lợn lai 4 và 5 giống qua các đợt nuôi. 59 Bảng 4.11. Kết quả mổ khảo sát lợn lai 4 giống (C22 x 402) và 5 giống (CA x 402) tại Cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại Bãi Đu 61 Bảng 4.12. Các chỉ tiêu thân thịt của lợn lai 4 giống(C22 x 402) và 5 giống (CA x 402) tại lò mổ Thành phố Thanh Hóa 62 Bảng 4.13. Kết quả theo dõi mổ khảo sát đực thiến và cái của lợn lai 4 và 5 giống tại lò mổ Thành phố Thanh Hóa 68 vii Danh mục các sơ đồ, biểu đồ Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tạo cái lai CA 26 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tạo cái lai C22 26 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ tạo đực lai 402 26 Sơ đồ 3.4. Công thức lai tạo lợn thịt th−ơng phẩm 4 giống 27 Sơ đồ 3.5. Công thức lai tạo lợn thịt th−ơng phẩm 5 giống 27 Biểu đồ 4.1. Khối l−ợng của lợn lai 4 và 5 giống 40 Biểu đồ 4.2. Khối l−ợng của lợn lai 4 giống (C22 x 402) 43 Biểu đồ 4.3. Khối l−ợng của lợn lai 5 giống (CA x 402) 43 Biểu đồ 4.4. Tăng trọng của lợn lai 4 và 5 giống 47 Biểu đồ 4.5. Tăng trọng của lợn lai 4 giống (C22 x 402) 50 Biểu đồ 4.6. Tăng trọng của lợn lai 5 giống( CA x 402) 50 Biểu đồ 4.7. Tiêu tốn thức ăn của lợn lai 4 và 5 giống 54 Biểu đồ 4.8. Tiêu tốn thức ăn của lợn lai 4 giống 57 Biểu đồ 4.9. Tiêu tốn thức ăn của con lai 5 giống 57 Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ nạc theo ph−ơng pháp 2 điểm của lợn lai 4 và 5 giống 64 Biểu đồ 4.11. Độ dày mỡ l−ng của lợn lai 4 và 5 giống 65 Biểu đồ 4.12. Giá trị pH của lợn lai 4 và 5 giống 66 Biểu đồ 4.13. Tỷ lệ mất n−ớc của lợn lai 4 và 5 giống 67 1 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài N−ớc ta sau 20 năm đổi mới, nền nông nghiệp trong đó có ngành chăn nuôi đã có sự phát triển không ngừng. Những năm gần đây, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi bình quân tăng tr−ởng khoảng 5,2%, tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ mức18,9% (năm 1995) lên 22,5% (năm 2003) và ngành chăn nuôi đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá quan trọng trong nông nghiệp. Trong thành tựu đó, chăn nuôi lợn đóng vai trò rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho ng−ời tiêu dùng và xuất khẩu. Tổng số l−ợng đầu lợn trong 10 năm qua đã tăng 1,68 lần (từ 16,3 triệu con năm 1995 lên 27,43 triệu con năm 2005), bình quân tăng đàn hàng năm là 5,5%. Nhiều trang trại có qui mô trên 200 lợn nái và hàng nghìn lợn thịt, chăn nuôi theo qui trình khép kín mang tính sản xuất hàng hóa đã làm tăng lợi nhuận cho ng−ời chăn nuôi. Sản l−ợng thịt lợn vì vậy cũng tăng bình quân 12,7%/năm và số l−ợng thịt lợn/ng−ời/năm tăng trên 10% (từ 14,1 kg thịt lợn hơi/ng−ời năm 1995 lên 25,5kg lợn hơi/ng−ời năm 2005) đạt mức cao nhất so với các loại thực phẩm khác. Tr−ớc yêu cầu ngày càng cao của thị tr−ờng về số l−ợng và chất l−ợng, rất cần đến các giải pháp công nghệ phù hợp và qui mô sản xuất đủ lớn để đáp ứng nhu cầu ng−ời tiêu dùng trong n−ớc và phục vụ xuất khẩu. Để có đ−ợc đàn lợn thịt có tốc độ tăng tr−ởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc ở mức tối đa của phẩm giống, bên cạnh nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc tốt, cải tiến chế độ chăm sóc nuôi d−ỡng và điều kiện chuồng trại... thì việc tạo ra những tổ hợp lai trên cơ sở kết hợp đ−ợc một số đặc điểm tốt của mỗi giống, dòng cao sản và đặc biệt sử dụng triệt để −u thế lai của chúng là rất cần thiết. Nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài n−ớc, cũng nh− thực tiễn của 2 sản xuất đã khẳng định những tổ hợp lai nhiều giống khác nhau đều có xu h−ớng tăng số con sơ sinh sống mỗi ổ, nâng cao khả năng sinh tr−ởng, giảm chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng, nâng cao tỷ lệ và chất l−ợng thịt nạc. Hầu hết các n−ớc có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng các tổ hợp lai để sản xuất hàng th−ơng phẩm, mang lại năng xuất và hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí thức ăn, tiết kiệm thời gian nuôi. ở n−ớc ta, nhiều giống lợn cao sản đã đ−ợc sử dụng làm nguyên liệu nh−:Yorkshire (Y), Landrace(L), Duroc(D), Hampshire(H), Pietrain(Pi)... để tạo ra các tổ hợp lai (YL), (LY), D(LY), D(YL), (PY), D(HL), H(LY)... Thanh Hóa là một tỉnh nông nghiệp, nền kinh tế chủ yếu vẫn còn dựa vào ngành trồng trọt và chăn nuôi. Những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều chính sách phát triển chăn nuôi, đặc biệt là đối với các ch−ơng trình cải tạo đàn bò và nạc hóa đàn lợn. Tổng đàn lợn của tỉnh năm 2005 đạt 1,36 triệu con, là địa ph−ơng có số đầu lợn lớn nhất cả n−ớc. Nhiều trang trại đã đ−ợc xây dựng và phát triển với qui mô lớn, nhằm đ−a chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Đối với chăn nuôi lợn, những năm qua các trang trại và nông hộ th−ờng tạo ra con lai 3 giống là D(LY), D(YL), L(LY) hoặc LargeWhite x (LY)… để nuôi th−ơng phẩm. Cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao Bãi Đu, xã Quảng Thành, Thành Phố Thanh Hóa là một mô hình chăn nuôi tiên tiến đ−ợc Hội liên hiệp khoa học kỹ thuật tỉnh triển khai xây dựng từ năm 2000, đã mạnh dạn đ−a về nuôi các giống lợn ông bà C1230, C1050, đực L19; giống bố mẹ C22, CA; đực 402 từ Trại lợn giống PIC thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Ph−ơng, Viện chăn nuôi. Giống lợn th−ơng phẩm đ−ợc tạo ra giữa đực 402 với các dòng mẹ C22, CA đã đ−ợc đ−a vào chăn nuôi đại trà. Tuy nhiên ch−a có một nghiên cứu cụ thể đầy đủ nào về việc đánh giá khả năng sinh tr−ởng, năng suất và chất l−ợng thịt của các loại con lai nói trên đ−ợc nuôi trong điều kiện 3 trang trại thuộc khu vực nông hộ tại Thanh Hóa. Xuất phát từ điều kiện thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ″Đánh giá khả năng sinh tr−ởng và cho thịt của các tổ hợp lai 4 giống (402 x C22) và 5 giống (402 x CA) tại Cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao B∙i Đu, x∙ Quảng Thành, Thành Phố Thanh Hóa”. 1.2. Mục đích của đề tài - Đánh giá khả năng sinh tr−ởng của lợn lai 4 giống (402 x C22) và 5 giống (402 x CA) tại Cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao Bãi Đu, xã Quảng Thành, Thành Phố Thanh Hóa. - Xác định tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng đối với lợn lai 4 giống (402 x C22) và 5 giống (402 x CA) nuôi thịt. - Đánh giá khả năng cho thịt và chất l−ợng thịt của các tổ hợp lai trên. 1.3. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1.3.1. ý nghĩa khoa học Luận văn góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận, cơ sở khoa học về sinh tr−ởng, năng suất và chất l−ợng thịt của con lai giữa các dòng mẹ C22, CA với bố 402 trong điều kiện chăn nuôi trang trại của Thanh Hóa. Đồng thời kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để các nhà chuyên môn có đ−ợc định h−ớng trong việc lựa chọn công thức lai phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở đây cũng nh− ở các địa ph−ơng khác trong cả n−ớc. 1.3.2. ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho các hộ chăn nuôi lựa chọn để áp dụng công thức lai đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi lợn thịt h−ớng nạc hiện nay. - Giúp cho ng−ời chăn nuôi có sự điều chỉnh qui trình kỹ thuật phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt. 4 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Cơ sở khoa học Bản chất sinh học của mỗi giống vật nuôi đ−ợc thể hiện qua kiểu hình đặc tr−ng riêng của nó. Kiểu gen, d−ới tác động của các nhân tố môi tr−ờng cụ thể sẽ biểu hiện thành kiểu hình t−ơng ứng của vật nuôi đó. Để công tác chọn lọc giống vật nuôi đạt kết qủa tốt, tr−ớc hết cần có những kiến thức cơ bản về di truyền, đặc biệt là bản chất của di truyền và −u thế lai của từng tính trạng. 2.1.1. Tính trạng số l−ợng và các yếu tố ảnh h−ởng Qua nhiều kết qủa nghiên cứu cho thấy, hầu hết những tính trạng số l−ợng của gia súc, trong đó có khả năng sinh tr−ởng và cho thịt là các tính trạng có giá trị kinh tế cao: (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [28], (Nguyễn Văn Thiện,1996) [29]. Tính trạng số l−ợng là những tính trạng đ−ợc qui định bởi nhiều cặp gen có hiệu ứng nhỏ nhất định (minor gen), tính trạng số l−ợng bị tác động lớn bởi các nhân tố môi tr−ờng (Hazel L.N, M..L.Baker, C.F.Reinmiller,1943 [58] C.R.Handerson, 1963 [57] và W.G. Hill, 1982 [60]). Sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác về mức độ hơn sự sai khác về chủng loại, đó là bản chất của tính trạng đa gen (polygene). Các tính trạng sản xuất của vật nuôi là các tính trạng số l−ợng do nhiều gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau vào cấu thành năng suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất có sự phân bố liên tục và chịu tác động nhiều bởi nhân tố ngoại cảnh. Giá trị kiểu hình (P) của bất kỳ tính trạng số l−ợng nào cũng có thể phân chia thành giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi tr−ờng (E). Giá trị kiểu hình (P) đ−ợc biểu thị nh− sau: 5 P = G + E P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic value). G: Giá trị kiểu gen (Genotypic value). E: Sai lệch môi tr−ờng (Enviromental deviation). Giá trị kiểu gen Giá trị kiểu gen của tính trạng số l−ợng do nhiều cặp gen qui định. Tùy theo tác động khác nhau của gen các giá trị kiểu gen bao gồm các thành phần khác nhau: giá trị cộng gộp A (Additivevalue) hoặc giá trị giống (Breeding value), sai lệch trội D (Dominance deviation) và sai lệch t−ơng tác gen hoặc sai lệch át gen I (Interaction deviation hoặc Epistatic deviation). G = A + D + I Giá trị cộng gộp (A): để đo l−ờng giá trị truyền đạt từ bố mẹ sang đời con phải có một giá trị đo l−ờng có quan hệ với gen chứ không phải có liên quan với kiểu gen. Mỗi một gen trong tập hợp các gen qui định một tính trạng số l−ợng nào đó đều có một hiệu ứng nhất định đối với tính trạng số l−ợng đó. Tổng các hiệu ứng mà các gen nó mang (tổng các hiệu ứng đ−ợc thực hiện với từng cặp gen ở mỗi locus và trên tất cả các locus) đ−ợc gọi là giá trị cộng gộp hay còn gọi là giá trị giống của cá thể. Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu gen vì nó cố định và có thể di truyền đ−ợc cho thế hệ sau. Do đó, nó là nguyên nhân chính gây ra sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, nghĩa là nó là nhân tố chủ yếu sinh ra đặc tính di truyền của quần thể và sự đáp ứng của quần thể với sự chọn lọc. Tác động của các gen đ−ợc gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của kiểu gen đồng hợp, bố mẹ luôn truyền một nửa giá trị cộng gộp của mỗi tính trạng của chúng cho đời con. Tiềm năng di truyền do tác động cộng gộp của gen bố và mẹ tạo nên gọi là giá trị di truyền của con vật hay giá trị giống. Sai lệch trội (D): là sai lệch đ−ợc sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các cặp alen ở cùng một lo cus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử (Đặng 6 Hữu Lanh và cs, 1999 [25]). Sai lệch trội cũng là một phần thuộc tính của quần thể, quan hệ trội của bố mẹ không truyền đ−ợc sang con cái. Sai lệch át gen (I): là sai lệch đ−ợc sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các locus khác nhau. Sai lệch át gen không có khả năng di truyền cho thế hệ sau. Sai lệch môi tr−ờng (E) Sai lệch môi tr−ờng đ−ợc thể hiện thông qua sai lệch môi tr−ờng chung (Eg) và sai lệch môi tr−ờng riêng (Es). Sai lệch môi tr−ờng chung (Eg): là sai lệch do loại môi tr−ờng tác động lên toàn bộ con vật trong suốt đời của nó. Sai lệch môi tr−ờng riêng (Es): là sai lệch do loại môi tr−ờng chỉ tác động lên một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời con vật. Nh− vậy, kiểu hình của một cá thể đ−ợc cấu tạo từ hai locus trở lên có giá trị kiểu hình chi tiết nh− sau: P = A + D + I + Eg + Es. Qua việc phân tích các nhân tố ảnh h−ởng tới tính trạng số l−ợng cho thấy, muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải: - Tác động về mặt di truyền (G) bao gồm: + Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc. + Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách phối giống, tạp giao. - Tác động về mặt môi tr−ờng (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi: chuồng trại, thức ăn, thú y, quản lý... 2.1.2. Giá trị kiểu hình của tính trạng số l−ợng ở các tổ hợp lai Khi lai tạo giữa các cá thể thuộc hai quần thể với nhau thì giá trị kiểu hình của một tính trạng số l−ợng ở các tổ hợp lai bao gồm hai thành phần chính: - Giá trị trung bình của trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ nhất X P1 và trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ hai X P2 ( X P1P2). 7 X P1 + X P2 X P1P2 = 2 Do đó: X F1 = X P1P2 + H Tùy theo nguồn gốc đóng góp của các thành phần trên, ng−ời ta chia chúng thành: - Di truyền cộng gộp: bao gồm di truyền cộng gộp trực tiếp (Ad), di truyền cộng gộp của bố (Ab) và di truyền cộng gộp của mẹ (Am). - Ưu thế lai: bao gồm −u thế lai trực tiếp (Dd), −u thế lai của bố lai (Db) và −u thế lai của mẹ lai (Dm)... Di truyền cộng gộp Di truyền cộng gộp trực tiếp (Ad): là tỉ lệ gen của mỗi giống thuần tham gia đóng góp trực tiếp cho mỗi cá thể tổ hợp lai. Tổng tỉ lệ nguồn gen của tất cả các giống thuần trong mỗi hệ thống tạo tổ hợp lai luôn bằng 100%. Di truyền cộng gộp của bố (Ab): là tỉ lệ nguồn gen của các giống ở vị trí làm bố đóng góp cho mỗi cá thể của tổ hợp lai do chính bố đó tạo nên. Tổng tỉ lệ các nguồn gen của tất cả các bố trong mỗi hệ thống tạo tổ hợp lai luôn bằng 100%. Di truyền cộng gộp của mẹ (Am): là tỉ lệ nguồn gen của mỗi cá thể giống ở vị trí làm mẹ đóng góp cho tổ hợp lai do chính mẹ đó đẻ ra. Tổng tỉ lệ nguồn gen của tất cả các mẹ trong mỗi hệ thống tạo tổ hợp lai luôn bằng 100%. Ưu thế lai Ưu thế lai do tác động trội lặn và át gen sinh ra, đó là phần sai lệch của con lai so với trung bình của bố mẹ. Ưu thế lai làm cho sức sống của con vật tăng lên, có sức đề kháng với bệnh tật và nâng cao sức sản xuất của chúng (Lasley, 1974 [26], Trần Đình Miên và cs, 1995 [21] ). Theo McPhee (1991a) [75] và William (2000) [34], ở lợn có 3 loại −u thế 8 lai chính: −u thế lai của cá thể (−u thế lai trực tiếp), −u thế lai của mẹ lai và −u thế lai của bố lai. Ưu thế lai trực tiếp (Dd) : là thành phần −u thế lai do chính cá thể lai đó tạo nên. Ưu thế lai trực tiếp là tỉ lệ đóng góp của mỗi giống thành viên trong chính bản thân tổ hợp lai đó. Ưu thế lai trực tiếp cao nhất ở các tổ hợp lai có 100% nguồn gen là dị hợp tử. Ưu thế lai của bố lai và mẹ lai : là thành phần −u thế lai do bố lai và mẹ lai đóng góp vào tổ hợp lai của chúng sinh ra. Ưu thế này chỉ có khi con lai đ−ợc tạo ra từ bố và mẹ là các tổ hợp lai. Trong chăn nuôi lợn, tổ hợp lai 3 giống th−ờng chỉ có −u thế lai của mẹ lai vì ng−ời ta th−ờng dùng đực cuối cùng là đực thuần. Cũng có tr−ờng hợp tổ hợp lai 3 giống có −u thế lai của bố lai, nh− khi sử dụng đực F1(LY) và mẹ là Móng Cái thuần thì ở tổ hợp lai 3 giống (LY) x MC này có −u thế lai của bố lai mà không có −u thế lai của mẹ lai. Ngoài ra có tr−ờng hợp tổ hợp lai 3 giống có −u thế lai của cả bố và mẹ lai nh− các tổ hợp lai (LY)(LMC) hoặc (LY)(YMC). ở tổ hợp lai 4 giống thì th−ờng xảy ra vừa có cả −u thế lai của mẹ lai và vừa có cả −u thế lai của bố lai. Song cũng có thể chỉ có −u thế lai của mẹ lai nếu mẹ là cá thể lai 3 giống và bố là cá thể thuộc giống thuần. Để khai thác tối đa −u thế lai trong chăn nuôi lợn, ng−ời ta th−ờng sử dụng cả bố lai và mẹ lai, đặc biệt là đối với tính trạng sinh sản vì chúng khó nâng cao bằng con đ−ờng chọn lọc vì hệ số di truyền thấp. Bản chất của hiện t−ợng −u thế lai đ−ợc các tác giả Shull (1952) [99], Bereskin và cs (1986) [36], Phan Cự Nhân (1994) [22], Nguyễn Văn Thiện (1995) [28] giải thích bởi 3 giả thuyết, đó là: thuyết trội, thuyết siêu trội, thuyết gia tăng tác động t−ơng hỗ của các gen không cùng locus. Mức độ −u thế lai phụ thuộc vào: nguồn gốc di truyền của bố mẹ, bản chất của tính trạng, công thức lai và môi tr−ờng (Nguyễn Văn Thiện, 1995 [28] ). Nếu gọi −u thế lai là H, thì công thức tính nh− sau: 9 H (%) = 1001 x X XX bm bmP − Trong đó: - X p1 là bình quân giá trị kiểu hình của tính trạng ở đời con. - X bm là bình quân giá trị kiểu hình của đời bố mẹ. Các nhân tố ảnh h−ởng đến −u thế lai: - Nguồn gốc di truyền của bố và mẹ: bố và mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa nhau thì −u thế lai càng cao và ng−ợc lại. - Tính trạng nghiên cứu: các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì các tổ hợp lai th−ờng đạt −u thế cao và ng−ợc lại. - Công thức lai: −u thế lai còn phụ thuộc vào công thức lai và việc sử dụng cá thể nào làm bố, cá thể nào làm mẹ. Trong lai tạo, thậm chí nên sử dụng tổ hợp lai nào làm bố hay mẹ để có −u thế lai của mẹ hay của bố lai cao trong các tổ hợp lai. - Điều kiện nuôi d−ỡng: nếu điều kiện nuôi d−ỡng kém thì mức độ thể hiện −u thế lai th−ờng thấp và ng−ợc lại. 2.1.3. Sinh tr−ởng và phát dục Trong chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt, muốn đạt đ−ợc năng suất cao, phẩm chất thịt tốt cần phải nắm vững đặc điểm phát triển của lợn. Quá trình phát triển của lợn gồm có sinh tr−ởng và phát dục. Theo Trần Đình Miên (1995) [21] thì sinh tr−ởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ nhờ đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối l−ợng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật, trên cơ sở tính chất di truyền từ đời tr−ớc. Thực chất của sinh tr−ởng chính là sự tăng tr−ởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi (Đặng Vũ Bình, 2000) [2]. Phát dục là quá trình hình thành những tổ chức, bộ phận mới trong cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai và trong cả quá trình phát triển của 10 cơ thể sinh vật, hay có thể hiểu phát dục là quá trình thay đổi về chất, tức là sự tăng thêm, hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận trong cơ thể gia súc. Sinh tr−ởng phát dục là sự phát triển chung của cơ thể sống, có sinh tr−ởng thì có phát dục và ng−ợc lại. ở bộ phận này có phát dục thì ở bộ phận khác có thể có sự sinh tr−ởng, hoặc sinh tr−ởng và phát dục đều thực hiện song song trong cùng một bộ phận cơ thể. Giữa sinh tr−ởng và phát dục có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu phát triển không đầy đủ sẽ trở nên dị tật và nếu sinh tr−ởng không đầy đủ cơ thể sẽ bị còi cọc, gầy, yếu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự phát triển của cơ thể động vật có tính giai đoạn, mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì quá trình sinh tr−ởng phát dục cũng khác nhau. Viện sĩ A.F. Midendorpho (1967) nghiên cứu về tính giai đoạn trong quá trình sinh tr−ởng và phát dục của gia súc cho rằng gia súc non sinh tr−ởng mạnh nhất trong thời gian sau khi sinh, sau đó mức tăng trọng giảm dần theo từng tháng. Tính giai đoạn không chỉ đặc tr−ng cho cả cơ thể sống nói chung và còn đặc tr−ng cho từng bộ phận, hệ thống. Sự phát triển của cơ thể gia súc tuân theo 3 quy luật: quy luật phát triển theo giai đoạn, quy luật phát triển không đồng đều và quy luật theo tính chu kỳ. Hiểu biết về các quy luật phát triển của gia súc cũng nh− các yếu tố ảnh h−ởng đến sự phát triển sẽ giúp chúng ta tác động đúng vào quy luật sinh tr−ởng và phát dục để gia súc thể hiện hết tiềm năng di truyền của chúng nhằm đem lại lợi ích nhiều hơn cho con ng−ời. Khi nghiên cứu về sinh tr−ởng và phát dục của lợn theo độ sinh tr−ởng, ng−ời ta th−ờng quan tâm đến độ sinh tr−ởng tích lũy, độ sinh tr−ởng tuyệt đối. - Độ sinh tr−ởng tích lũy: là khối l−ợng, kích th−ớc, thể tích của gia súc tích lũy đ−ợc trong một thời gian. 11 - Sinh tr−ởng tuyệt đối: là khối l−ợng, thể tích, kích th−ớc cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian và đ−ợc tính theo công thức sau đây : 12 12 TT VVA − −= Trong đó : A là sinh tr−ởng tuyệt đối (g/ngày, kg/tháng) V1 là khối l−ợng tích luỹ đo đ−ợc ở thời điểm T1 V2 là khối l−ợng tích luỹ đo đựơc ở thời điểm T2 2.1.4. Năng suất, chất l−ợng thịt ở lợn và các yếu tố ảnh h−ởng 2.1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất l−ợng ở lợn Để đánh giá năng suất và chất l−ợng thịt của lợn ng−ời ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu nuôi vỗ béo, thân thịt và chất l−ợng thịt. Theo Clutter và Brascamp (1998) [44] các chỉ tiêu quan trọng của khả năng nuôi vỗ béo bao gồm: tăng trọng ngày đêm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối l−ợng, thu nhận thức ăn/ngày và khối l−ợng đạt đ−ợc lúc giết thịt. Đối với thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng là: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ l−ng và diện tích cơ thăn. Các chỉ tiêu chất l−ợng thân thịt bao gồm: tỷ lệ mất n−ớc, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, mỡ giắt, pH cơ thăn 45 phút và 24 giờ sau khi giết thịt (Reichart và CTV, 2001) [89]. 2.1.4.2. Các yếu tố ảnh h−ởng Nh− đã đề cập ở trên, tất cả các tính trạng về khả năng sinh tr−ởng và cho thịt ở lợn đ−ợc gọi chung là tính trạng sản xuất và chúng hầu hết là tính trạng số l−ợng và chịu ảnh h−ởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh. * Các yếu tố di truyền Các giống khác nhau có quá trình sinh tr−ởng khác nhau tiềm năng di truyền của quá trình sinh tr−ởng của các gia súc đ−ợc thể hiện thông qua hệ số di truyền. Theo Triebler (1982) [105] thì tiềm năng di truyền đối với sinh tr−ởng đ−ợc tăng lên theo ngày tuổi. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối 12 l−ợng sơ sinh và sinh tr−ởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05- 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 - 95 kg). Hệ số di truyền về khối l−ợng cơ thể lúc 6 - 8 tháng tuổi th−ờng dao động từ thấp 0,20 đến trung bình 0,40 (Young và cs, 1978) [111], (Merks, 1988) [77] ). Tăng khối l−ợng và tiêu tốn thức ăn có mối t−ơng quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ đã đ−ợc nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: - 0,60 (Trieble, 1982) [105]; - 0,3 đến - 0,5 (Pfeiffer và cs, 1998) [87]; - 0,51 đến - 0,56 (Nguyễn Văn Đức, 2001) [48]; - 0,64 (VonFelde và cs, 1996) [106]; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi và cs, 1996) [5]; - 0,6 đến - 0,8 (Schmitten và cs,1989 ) [94]. Chen và cs (2002) cho biết hệ số t−ơng quan di truyền giữa khả tăng khối l−ợng và dày mỡ l−ng là - 0,37. Kết quả này cho thấy khi chọn lọc theo h−ớng tăng khả năng tăng khối l−ợng thì độ dày mỡ l−ng cũng giảm đi, điều đó chứng tỏ nguồn gen ảnh h−ởng tới tăng khối l−ợng có tác dụng ng−ợc chiều với dày mỡ l−ng và làm cho tính trạng này đ−ợc cải thiện rõ rệt. Hệ số di truyền về tiêu tốn thức ăn ở mức trung bình (Bidanel và cs, 1996) [38], (De Roo, 1988) [46], (Short và cs, 1994) [98]. Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn này có thể dễ dàng đ−ợc cải thiện thông qua chọn lọc và nó th−ờng là một chỉ tiêu quan trọng trong ch−ơng trình cải tiến giống lợn. Với tiêu tốn thức ăn ở giai đoạn từ 30 đến 100 kg, hệ số di truyền là 0,47 (Busse và Groeneveld, 1986) [40]. Tác giả Kovalenko và cs (1990) [65] công bố thí nghiệm trên con lai (DLW)D có mức tiêu tốn thức ăn là 3,55kg/ kg tăng trọng. Nghiên cứu của Sencic và cs (1999) [95] đối với lợn LW chỉ tiêu này đạt 2,5 kg/kg tăng trọng. Tính trạng này đ−ợc quan tâm chọn lọc và có xu h−ớng ngày càng giảm. McPhee và cs (1991b) [76] cho biết, nhờ biết chính xác hệ số di truyền thông qua chọn lọc, tiêu tốn thức ăn đã giảm đ−ợc 14% ở lô thí nghiệm so với lô đối chứng. Đối với các chỉ tiêu giết thịt nh− tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ lệ 13 nạc, độ dày mỡ l−ng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2 = 0,3 – 0,35) (Sellier, 1998) [96]. Đối với độ dày mỡ l−ng, hệ số di truyền dao động ở mức độ trung bình đến cao, từ 0,3 – 0,7 (Adamec và Johnson, 1997 [35]; Johnson và cs,1999 [64]; Lutaay và cs, 2001 [71]; Walker và cs, 2002 [107]) nên việc chọn lọc cải thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi. McPhee và cs (1991b) [76] đã công bố kết quả nghiên cứu so sánh dòng chọn lọc với dòng đối chứng, cho thấy dòng chọn lọc có dày mỡ l−ng ở mức thấp hơn 14%. Theo một số tác giả việc chọn lọc nhằm tăng khả năng tăng khối l−ợng và giảm dày mỡ l−ng không làm ảnh h−ởng đến chỉ tiêu số con sơ sinh trên ổ ( Fredeen và Mikami,1986 [52]; Mc.Kay,1990 [72]; Rydhmer và cs,1995 [90]; Short và cs,1994 [98]). Tỷ lệ nạc là một tính trạng có hệ số di truyền cao, dao động từ 0,3 - 0,8. Johnson (1985) [63] đã công bố hệ số di truyền đối với tính trạng tỷ lệ nạc trên 8.234 lợn Landace là 0,7 và trên 4.448 lợn Yorshire là 0,81. Hovenier và cs (1992) [62] khi nghiên cứu theo dõi trên hai đối t−ợng lợn Duroc và Yorshire cho biết hệ số di truyền về tỷ lệ nạc là 0,63. Đối với các chỉ tiêu thân thịt thì hệ số di truyền của tỷ lệ móc hàm là thấp nhất (h2 = 0,3 - 0,35) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h2 = 0,56 – 0,57). Các chỉ tiêu về chất l−ợng thịt nh− tỷ lệ mất n−ớc, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, thành phần hoá học của cơ, pH 45 phút, pH 24 giờ sau khi giết thịt có hệ số di truyền từ 0,1 - 0,3 (Sellier, 1998) [96]. Bên cạnh hệ số di truyền còn có một mối t−ơng quan giữa các tính trạng. T−ơng quan di truyền giữa một số cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ nh− tăng trọng và thu nhận thức ăn (r = 0,65) (Clutter và Brasscamp, 1998) [44], tỷ lệ nạc với diện tích cơ thăn (r = 0,65). Bên cạnh đó là các t−ơng quan nghịch và chặt nh− tỷ lệ nạc và chặt nh− giữa tỷ lệ nạc với độ dày mỡ l−ng (r = - 0,87) (Stewart và SchincKel, 1989) [101]; tỷ lệ mất n−ớc với pH 24 giờ (r =- 0,71) và với khả năng giữ n−ớc(r = - 0,94) (Sellier, 1998) [96]. Ngoài ra, hàng loạt các thông báo của nhiều nhà khoa học 14 đã xác nhận các chỉ tiêu thân thịt nh− tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ l−ng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn ở các giống khác nhau là khác nhau. Chẳng hạn nh− ở lợn Landrace có chiều dài thân thịt dài hơn so với ở lợn Large White khoảng 1,5 cm; ng−ợc lại, tỷ lệ móc hàm ở Large White lại cao hơn so với Landrace (Sather và cs, 1991) [92]; (Hammell và cộng tác viên, 1._.993) [56]; lợn Hampshire có nhiều nạc hơn nh−ng th−ờng có chiều dài thân thịt ngắn hơn ngắn hơn và có khối l−ợng lớn hơn so với lợn Large White (Berger và cộng tác viên, 1994 [37]). Về ph−ơng diện sinh tr−ởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra −u thế lai. Chính vì vậy mà hầu hết đàn lợn th−ơng phẩm ở các n−ớc là lợn lai. Con lai có −u thế lai cao hơn bố mẹ về tăng trọng 10% (Sellier, 1998) [96]. Bên cạnh giống và −u thế lai, các tính trạng nuôi vỗ béo, thân thịt và chất l−ợng thịt cũng bị chi phối bởi một số gen nh− gen halothan và gen Rendement Napoli (Le Roy và CTV, 1996) [66]. Tính nhạy cảm stress với halothan chủ yếu làm giảm nhanh pH trong cơ sau khi giết thịt. Điều này làm tăng thịt PSE ở các lợn mắc hội chứng stress. Theo Gueblez và CTV (1995) [55 ] sự khác nhau về tần số gen halothan giữa lợn Pietrain và Large White có thể đóng góp vào sự khác nhau giữa hai giống này ở mức độ 30 – 70 % về các chỉ tiêu thân thịt (tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỉ lệ nạc) và kiểu gen halothan ảnh h−ởng rõ rệt đến cao và nhất là đến các chỉ tiêu chất l−ợng thịt (pH 45 phút và pH 24 giờ). Thịt có chất l−ợng cao khi ch−a xử lý sẽ có màu hồng t−ơi, thớ cơ chắc, mặt thịt không rỉ n−ớc và có một ít vân. Những đặc điểm này làm cho thịt có độ bóng, chắc, thơm, có chất dinh d−ỡng cao vẫn giữ đ−ợc phần lớn dịch thể của nó khi cắt, bao gói, −ớp lạnh hoặc khi nấu cũng nh− khi xử lý, xông khói, xay nghiền trong quá trình chế biến thành phẩm của nhà máy.Thịt PSE có chất l−ợng kém vì các lý do sau (Judge và CTV, 1996) [20]: 15 - Mềm, nhão, mất thớ, nhợt nhạt và nhìn không hấp dẫn. - Cơ thịt trở thành toan tính, nhất là lúc mới giết mổ và protein bị mất đi khả năng l−u giữ dịch thể của thịt. Mặt thịt có ít hoặc không có vân. - Thịt thăn và cơ đùi th−ờng lộ ra hai sắc thái khác nhau ở lát cắt. - Khi còn là thịt t−ơi ch−a chế biến, thịt tiết ra dịch khi cắt hoặc treo (có khi độ mất n−ớc cao hơn 7%) cũng nh− khi gói để bán lẻ, thịt chuyển thành màu xám, không hấp dẫn ng−ời mua và chóng ôi hơn thịt bình th−ờng. - Khi dùng để chế biến các thực phẩm dạng công nghiệp (hun khói, xúc xích), thịt có độ mất n−ớc cao (v−ợt quá 3-10% so với mức bình th−ờng), màu sắc không đồng nhất, các thớ thịt rời rạc, khó thái miếng. - Các mảnh thịt −ớp lạnh bị mất quá nhiều dịch thể khi giải đông. Trong một số tr−ờng hợp, lợn có hội chứng stress không gây nên trạng thái thịt PSE mà là DFD. Thịt DFD dễ bị thối hỏng hơn vì độ pH cao, nó có màu thẫm, rắn chắc và khô hoàn toàn trái ng−ợc với thịt PSE. Để ngăn ngừa xuất hiện thịt PSE và DFD để nâng cao chất l−ợng thịt,về mặt di truyền ng−ời ta dùng biện pháp kiểm tra và loại bỏ những lợn bị stress ra khỏi đàn. Đây là một giải pháp cơ bản và quan trọng nhất vì nó giải quyết đ−ợc tận gốc cơ sở di truyền quyết định chất l−ợng thịt. Các giải pháp tác động vào ngoại cảnh chỉ hạn chế chứ không loại bỏ tận gốc đ−ợc các nguy cơ làm xuất hiện thịt kém phẩm chất ngay trong bản thân con vật. * Các nhân tố ngoại cảnh Ngoài các nhân tố di truyền, các nhân tố môi tr−ờng cũng ảnh h−ởng rất lớn đến các tính trạng sinh tr−ởng và cho thịt của lợn. • ảnh h−ởng của nhân tố tính biệt Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và sự cấu thành của cơ thể khác nhau (Campell và cộng sự, 1985 [42], Campell và Taverner, 1988 [43], Hofer và cộng sự, 1992 [61]). Lợn đực có khối l−ợng nạc 16 cao hơn lợn cái và đực thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng l−ợng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến (Campell và cộng sự, 1985 [42]). Một số công trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn đực thiến có mức độ tăng trọng cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn (Johansson và cộng sự, 1985 [63], Campell và cộng sự, 1985 [42], Savoie và Minvielle, 1988 [93], De Haer và De Vries, 1993 [45]) và dày mỡ l−ng cũng thấp hơn (Savoie và Minvielle, 1988 [93]). Tính biệt có ảnh h−ởng rõ rệt đối với tăng khối l−ợng (Nguyễn Văn Đức và cs, 2001[9]; Trần Thị Minh Hoàng và cs, 2003 [14]; Ellis và cs, 1996 [50] ). Thomke và cộng sự (1995) [104] cho biết lợn đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn 0,5% so với lợn đực thiến trong điều kiện cho ăn tự do và có mối t−ơng tác giữa chế độ ăn hạn chế với tính biệt đối tính trạng tỷ lệ nạc. Lợn đực có tỷ lệ protein trong thành phần cơ thể nhiều hơn so với lợn cái (Campell và cộng sự, 1985 [42]). Perez, Desmoulin (1975) [85] khi nghiên cứu trên đối t−ợng lợn thí nghiệm giống Large White có khối l−ợng từ 18 đến 99 kg, cho biết ảnh h−ởng của trạng thái giới tính đến tốc độ tăng trọng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và độ dày mỡ l−ng lợn nh− sau: Chỉ tiêu Đực Đực thiến Cái Tăng trọng(g/ngày). Thu nhận thức ăn (kg/ ngày). Tiêu tốn thức ăn (kg/kg tăng trọng). Độ dày mỡ l−ng (mm). 727 2,31 3,17 24 668 2,43 3,64 35 668 2,31 3,47 28 17 Điều đáng chú ý là lợn đực thiến có mức tăng trọng cao hơn lợn cái và TTTĂ/kgTT cũng cao hơn. Khuynh h−ớng nh− vậy cũng đ−ợc thể hiện trong nghiên cứu của Mullerr (2006) [79]. Cụ thể các chỉ tiêu vỗ béo và giết thịt Landrace đạt đ−ợc nh− sau: đối với lợn cái tăng trọng đạt 868g/ngày, TTTĂ/ kg TT đạt 2,60kg/ kg, tỷ lệ nạc đạt 53,8%, pH đạt 6,32. Các chỉ tiêu t−ơng ứng ở lợn đực thiến là 936g/ ngày, 2,70kg/kg, 50,9% và 6,26. • ảnh h−ởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh h−ởng đến khả năng sản xuất và chất l−ợng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp sự quản lý, chăm sóc nuôi d−ỡng đàn lợn. Thông th−ờng, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối l−ợng thấp hơn lợn đ−ợc nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi. NCR-89 (1993) [80] cho biết diện tích chuồng nuôi lợn từ 54 kg đến 113 kg cần 0,93 m2/con. Tại thí nghiệm của Brumm và Miller (1996) [39] cho thấy diện tích chuồng nuôi 0,56 m2/con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối l−ợng cũng chậm hơn so với lợn đ−ợc nuôi với diện tích 0,78 m2/con, năng suất của lợn đực thiến đạt tối đa khi nuôi ở diện tích 0,84 – 1,0 m2. Nghiên cứu của Nielsen và cộng sự (1995) [82] cho thấy lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, l−ợng thức ăn trong một bữa đ−ợc nhiều hơn nh−ng số bữa ăn trong ngày lại giảm và l−ợng thức ăn thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng. Lợn nuôi nhốt riêng từng cá thể có khả năng tăng khối l−ợng cao hơn so với lợn nuôi theo nhóm (DeHaer và De Vries, 1993 [45], Edmonds và cs, 2003 [49]). Các tác nhân stress có ảnh h−ởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức sản xuất của lợn, đó là: điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn không đảm bảo, chế độ nuôi d−ỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm chủng, điều trị, thay đổi khẩu phần... (Nelson, 1982 [81]; Wood, 1986 [109]). 18 • ảnh h−ởng của dinh d−ỡng Dinh d−ỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố ngoại cảnh, ảnh h−ởng trực tiếp đến khả năng sinh tr−ởng và cho thịt ở lợn. Mối quan hệ giữa năng l−ợng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh h−ởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối l−ợng. Ph−ơng thức cho ăn và giá trị dinh d−ỡng trong khẩu phần ăn là chìa khóa ảnh h−ởng lên tăng khối l−ợng (Nguyễn Nghi và Bùi Thị Gợi,1995 [23]; McPhee và cs,1991a,b [75], [76]; Wilborn và cs, 2004 [108]). Đảm bảo cân đối dinh d−ỡng thì con vật mới phát huy đ−ợc tiềm năng di truyền của nó. Tác giả Hancock (1996) [13] cho rằng thức ăn và giá trị dinh d−ỡng là các nhân tố ảnh h−ởng lớn đến khả năng sản xuất và chất l−ợng thịt của con vật (Campell, 1988 [43]). Ngoài ra, ph−ơng thức nuôi d−ỡng cũng có ảnh h−ởng đến khả năng sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối l−ợng nhanh hơn (McPhee, 1989 [74], Ramekers và cộng sự, 1996 [88]), tiêu tốn thức ăn thấp hơn (McPhee, 1989 [74] ) nh−ng dày mỡ l−ng lại cao hơn (Nguyễn Nghi và cộng sự, 1995 [23]) khi lợn đ−ợc ăn khẩu phần ăn hạn chế. Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu phần thức ăn tự do (Thomke và cộng sự, 1995 [104]; Walker, 2003 [107]). • ảnh h−ởng của năm và mùa vụ Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết chúng gây ảnh h−ởng đến khả năng tăng trọng của lợn. Johansson và cộng sự (1985) [63], Mclaren và cộng sự (1987) [73], Pathiraja và cộng sự (1990) [83] cho biết sự khác nhau giữa năm và mùa ảnh h−ởng đến tăng khối l−ợng và dày mỡ l−ng là rõ rệt. Irgang và cộng sự (1992) [110] cho biết lợn sinh ra từ tháng 3 đến tháng 8 sẽ có tăng khối l−ợng cao hơn lợn sinh ra từ tháng 9 đến tháng 2. Khi nghiên cứu về sự ảnh h−ởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối 19 l−ợng của lợn. Thomas (1984) [103], Sakai và cộng sự (1992) [91] cho biết nếu nuôi lợn từ 20 kg đến 90 kg ở nhiệt độ từ 8 đến 220C thì khả năng tăng khối l−ợng tăng và nhu cầu về thức ăn cũng tăng lên. Tuy nhiên, Lefaucheur và cộng sự (1991) [68] lại cho biết khi nuôi lợn có cùng khối l−ợng ở hai điều kiện nhiệt độ khác nhau (120C và 280C), thì nhiệt độ không gây nên sự sai khác rõ rệt đối với các tính trạng tỷ lệ nạc và mỡ giữa hai lô thí nghiệm Nguyễn Văn Đức và cs (2000) [8], Trần Thị Minh Hoàng và cs (2003) [14] cũng cho biết tăng khối l−ợng chịu ảnh h−ởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm. • ảnh h−ởng của tuổi và khối l−ợng giết mổ Khả năng sản xuất và chất l−ợng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối l−ợng lúc giết thịt. Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất l−ợng thịt sẽ tốt hơn do sự tăng lên của các mô ở giai đoạn cuối của thời kỳ tr−ởng thành (Henry, 1985 [59]). Song không nên giết thịt ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích lũy mỡ lớn, dẫn đến tỷ lệ nạc sẽ thấp và hiệu quả kinh tế kém. Chất l−ợng thịt lợn cũng thay đổi theo tuổi giết thịt là do thành phần cơ thể phát triển khác nhau ở từng giai đoạn. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay từ khi còn nhỏ nh−ng tốc độ giảm dần, còn mô mỡ tốc độ tích lũy ngày càng tăng. Tính từ khi sinh ra đến 7 tháng tuổi khối l−ợng lợn tăng khoảng 100 lần, trong đó mô x−ơng chỉ tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81 lần còn mô mỡ tăng tới 675 lần (Perez, Desmoulin , 1975 [85]). Khối l−ợng sống ảnh h−ởng lớn đến tăng khối l−ợng, tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ nạc (Falvey, 1981 [51]; Johansson và cộng sự, 1985 [63], Nguyễn Văn Đức và cs, 2000 [8]). 20 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài n−ớc 2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài n−ớc Các tính trạng sản xuất chính của lợn bao gồm tăng khối l−ợng, tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối l−ợng, khối l−ợng thịt xẻ, tỷ lệ thịt xẻ, độ dày mỡ l−ng, tỷ lệ nạc, tỉ lệ phần thịt có giá trị, diện tích mắt thịt…đã đ−ợc quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm tr−ớc. Khi lai giữa Duroc với Landrace Bỉ, các tác giả Pavlik và Pulkrabek (1989) [84] cho biết con lai có tăng khối l−ợng đạt 804g/ngày cao hơn so với lợn lai F1 (LY). ở Tây Đức, kết quả nghiên cứu cho thấy con lai 3 giống Pietrain x (YL) đạt tỷ lệ nạc cao (59,2 %). Trong khi đó lai 2 giống Pi x L tỷ lệ nạc đạt 53,7 % và con lai 2 giống LY tỷ lệ nạc chỉ đạt 50,6%. Ball và cs (2003) [112] khi nghiên cứu về sinh tr−ởng của các giống Landrace và Yorkshire cho biết tăng khối l−ợng t−ơng ứng là 899g/ngày và 858 g/ngày. Lợn Duroc có khả năng sinh tr−ởng, phát triển tốt, điều này đã đ−ợc chứng minh bởi các nghiên cứu: tăng khối l−ợng đạt 1100g/ngày (Bill kirsop, 1997 [112]); 916 - 964 g/ngày (The Nationnal Commutee for Pigs Production, 1999 [102]; 894 g/ ngày (Ball, 2003[112]). Millet và cs (2004) [79] nghiên cứu về lợn lai Pi x (L xDu) qua các giai đoạn nuôi cho kết quả : 21- 43 kg 43 - 70 kg 70 - 105 kg T.T(g/ ngày) 643 833 792 TTTĂ(kg/kg) 2,50 2,88 3,71 Tỷ lệ nạc(%) 56,6 _ 56,6 pH1 5,85 _ 5,85 pH2 5,49 _ 5,49 Tỷ lệ mất n−ớc 7,2 _ 7,2 Litten và cs (2004) [70] nghiên cứu về con lai (1) Pi x (MS x Du x LW x L); 21 (2) L x (MS x Du x LW x L); (3) Pi x(Du x LW x L); (4) L x(Du x LW x L) và đ−a ra kết quả nh− sau: (1) (2) (3) (4) P bắt đầu(kg) 27,3 26,6 27,2 27,8 P giết thịt(kg) 99,5 103,1 101,2 107,8 T.T(g/ ngày) 810 830 840 900 TTTĂ(kg/kg) 2,13 2,32 2,23 2,33 pH1 6,5 6,4 6,5 6,6 Khi nghiên cứu về sự ảnh h−ởng của khối l−ợng sơ sinh (Pss) đến khả năng sinh tr−ởng và cho thịt đối với lợn lai (LWxPi) x (LWxL), Gondret và cs (2005) [53] cho biết: Pss cao Pss thấp +T.T (g/ ngày) - Từ ss - cai sữa - Sau cai sữa - 61 ngày. - 61 ngày đến giết thịt 301,0 558,0 816,0 208,0 415,0 787,0 +% nạc 59,5 61,0 +pH1 6,24 6,27 +pH2 5,45 5,49 Đối với các giống thuần, Plastow và cs (2005) [86] đã thu đ−ợc kết quả các chỉ tiêu vỗ béo và giết thịt nh− sau: L LW Du Pi MSxLW Pmóc hàm(kg) 89,70 90,74 91,63 88,59 85,70 % nạc xác định bằng máy FOM 57,18 57,56 55,48 60,40 48,02 pH1 6,49 6,62 6,57 6,55 6,58 22 pH2 5,59 5,63 5,64 5,64 5,59 Tỷ lệ mất n−ớc(%) 3,28 2,92 2,49 2,87 2,90 Gschwender (2005) [54] thông báo kết quả kiểm tra thành tích vỗ béo và giết thịt đối với các giống thuần (lợn cái vỗ béo): DE Du Pi T.T(g/ ngày) 965 853 720 TTTĂ(kg/kg) 2,35 2,72 2,50 Diện tích cơ thăn(cm2) 45,9 44,4 59,9 % nạc 57,6 58,5 64,8 pH1 6,66 6,52 6,28 Mueller (2006) [79] khi nghiên cứu về vỗ béo và giết thịt ở lợn cái và đực thiến của giống lợn Pietrain đã đ−a ra kết quả: lợn cái có tuổi giết thịt 202 ngày, tăng trọng bình quân trong giai đoạn vỗ béo là 747g/ngày, tỷ lệ nạc là 58,7%; còn ở đực thiến với tuổi giết thịt 197 ngày có tăng trọng là 787 g/ngày, tỷ lệ nạc là 55,7%. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong n−ớc ở n−ớc ta đã có nhiều thông báo kết quả nghiên cứu về lĩnh vực các nhân tố ảnh h−ởng đến các tính trạng sản xuất, hệ số di truyền, t−ơng quan di truyền, giá trị giống và −u thế lai của các tổ hợp lai tạo ra từ các giống lợn. Nhiều tác giả tập trung vào nghiên cứu khả năng sản xuất, đặc điểm sinh học, quy trình nuôi d−ỡng, các công thức lai kinh tế giữa các giống lợn với nhau ở các cơ sở giống nhà n−ớc với quy mô lớn. Đối t−ợng chủ yếu mới ở lợn lai 2, 3 giống, còn đối với lợn lai 4 và 5 giống thì có rất ít nghiên cứu. Nguyễn Văn Đức (1997) [47]; Đặng Vũ Bình (1999) [1]; Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2002) [11]; Nguyễn Văn Đức (2002) [10] đã nghiên cứu sâu về các nhân tố ảnh h−ởng đến tính trạng sinh sản, sinh tr−ởng và cho thịt của 23 các giống lợn Móng Cái, LR, LW và con lai của chúng. Việc sử dụng các giống thuần có năng suất cao trong lai tạo đã tạo ra những tổ hợp lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đi sâu vào nghiên cứu các tính trạng sinh tr−ởng và cho thịt của các tổ hợp lai ở n−ớc ta đã có một số kết quả cụ thể nh− sau: - Về tốc độ tăng khối l−ợng: Đinh Hồng Luận và cs (1988) [27] đã cho biết tăng khối l−ợng của cặp lai F1(YL) và (DL) đạt từ 580 – 590 g/ngày. Lê Thanh Hải (1990) khi phân tích số liệu thu thập ở Trung tâm huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng đã cho biết tăng khối l−ợng đạt từ 490 đến 500g/ngày ở tổ hợp lai F1(LY) và Y(LY). Nguyễn Văn Đức và cs (2001) [9] đã công bố tăng khối l−ợng của lợn F1(LY) đạt 574,5g/ngày và tăng dần lên 658,4g/ngày; ở lợn F1(YL) là 611,7g/ngày (Phùng Thị Vân và cs, 2000b [32]). Tổ hợp lai 3 giống D(LY) đạt mức tăng khối l−ợng cao hơn so với tổ hợp lai hai giống F1(LY) trong điều kiện chăn nuôi ở miền Nam, trung bình đạt 550 đến 570g/ngày (Nguyễn Khắc Tích,1993 [30]). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Lê Thanh Hải và cs (1995 ) [17] cho biết giai đoạn từ 70 đến 180 ngày nuôi thịt, lợn lai 3 giống Duroc, Landrace và Yorkshire đạt mức tăng khối l−ợng dao động từ 570 đến 620g/ngày. Nguyễn Nghi và cs (1995) [24] cho biết tăng khối l−ợng của tổ hợp lai trên với cùng giai đoạn nuôi là 630 đến 690g/ngày. Phạm Thị Kim Dung (2005) [6] khi nghiên cứu các tổ hợp lai ba giống D(LY) và D(YL) cho kết qủa tăng khối l−ợng trung bình toàn kỳ vỗ béo gần t−ơng đ−ơng và t−ơng ứng là 667,28 g/ ngày và 669,12g/ ngày. - Mức độ tiêu tốn thức ăn: các kết quả nghiên cứu cho thấy tiêu tốn thức ăn đã đ−ợc cải thiện rất nhiều qua con đ−ờng lai tạo, và có xu h−ớng giảm dần ở các tổ hợp lai nhiều giống. Khi lai giữa ba giống Landrace,Yorkshire và Duroc thể hiện −u thế lai, con lai có mức tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với các 24 công thức lai khác (Hammell và cs, 1993 [56]). Tác giả Lê Thanh Hải và cs (1994) [16] cho biết, sử dụng đực Duroc và lợn đực F1(PiY) cho phối với nái Yorkshire, kết quả cho thấy đã giảm 5,06 % về tiêu tốn thức ăn so với lợn Yorkshire thuần. Phùng thị Vân và cs (2000 a) [31] trong nghiên cứu các tổ hợp lai D(LY) và D(YL) đã cho biết mức tiêu tốn thức ăn của hai tổ hợp lai này dao động từ 2,98 đến 2,95 kg/kg tăng khối l−ợng. - Độ dày mỡ l−ng: Phùng Thị Vân và cs (2000 a) [31] cho biết độ dày mỡ l−ng là 14,5 mm ở lợn D(LY) và 15,9mm ở lợn D(YL). Lê Thanh Hải và cs (2000) [67] cũng cho biết dày mỡ l−ng trên lợn D(LY) nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi 3/ 2 là 14,68 mm và ở Xí nghiệp chăn nuôi Phú Sơn là 15,6mm. - Tỷ lệ nạc: Lê Thanh Hải và cs (1996) [18] cho biết tỷ lệ nạc ở lợn Yorkshire thuần đạt 55,03 %, trong khi đó tổ hợp lai (LY) và L(LY) đạt từ 54,05 đến 55,3%. Tổ hợp lai L(DY); (DL)(LY); D(LY) đạt từ 56,0 đến 57,31 % và hiệu quả kinh tế của tổ hợp lai giữa 3 và 4 giống cao hơn so với tổ hợp lai 2 giống và giống thuần. Phùng Thị Vân và cs (2000 b) [32] đã xác định tỷ lệ nạc ở lợn lai hai giống F1(LY) và F1(YL) t−ơng ứng là 58,8% và 56,5%. Tổ hợp lai ba giống D(LY) và D(YL) tỷ lệ nạc cho từ 56,39% đến 60,63 % (Phùng Thị Vân và cs, 2000 a [31] ). - Kết quả nuôi thịt các tổ hợp lai D(YL), D(LY), L19(YL) và L19(LY) tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng đ−ợc Đặng Vũ Bình và cs (2005) [3] thông báo nh− sau: D(YL) D(LY) L19(YL) L19(LY) KLbắt đầu nuôi(kg) 14,87 16,34 15,80 16,28 Tuổi bắt đầu nuôi(ngày) 62,76 61,45 60,40 61,06 KL kết thúc(kg) 76,24 81,78 76,35 77,57 Tuổi kết thúc nuôi(ngày) 157,26 155,69 157,60 157,00 T.T/ngày tuổi 485,15 525,42 484,65 494,43 25 TTTĂ/kgTT 2,40 2,40 2,61 2,56 Tỷ lệ móc hàm(%) 78,14 79,70 78,60 80,02 Dày mỡ l−ng(mm) 12,83 13,76 12,73 13,40 - Một số chỉ tiêu mổ khảo sát: trong một nghiên cứu mới nhất về khả năng cho thịt đối với các tổ hợp lai 3 giống D(LY) và D(YL), các tổ hợp lai đang đ−ợc sử dụng trong chăn nuôi khá phổ biến hiện nay, với TP1 là lợn th−ơng phẩm 3 giống với nguyên liệu có nguồn gốc từ Mỹ, TP2 là lợn th−ơng phẩm 3 giống với nguyên liệu có nguồn gốc từ Anh. Lê Thanh Hải và cs (2006) [19] đ−a ra kết quả ở bảng 2.1. Bảng 2.1: Khả năng cho thịt của lợn lai 3 giống. TP1(n =8) TP2(n=8) Chỉ tiêu theo dõi X ± SE X ± SE Khối l−ợng giết mổ(kg) 91,2± 0,74 89,6 ± 0,85 Khối l−ợng móc hàm(kg) 70,5 ± 0,56 69,2 ± 0,45 Tỷ lệ móc hàm(%) 77,5 ± 0,68 77,4 ± 0,92 Khối l−ợng thịt xẻ (kg) 64,4 ± 0,51 63,0 ± 0,48 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 70,7 ± 0,65 70,4 ± 0,87 Tỷ lệ nạc (%) 59,9 ± 0,69 59,5 ± 0,87 Tỷ lệ mỡ (%) 16,7 ± 0,42 16,1 ± 0,19 Tỷ lệ x−ơng (%) 14,1 ± 0,26 13,4 ± 0,27 Tỷ lệ da (%) 9,3 ± 0,89 11,0 ± 0,95 26 3. Đối t−ợng, địa điểm, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu 3.1. Đối t−ợng nghiên cứu - Đối t−ợng nghiên cứu là lợn lai 4 giống (C22 x 402) và 5 giống (CA x 402) tại Cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao Bãi Đu, xã Quảng Thành, Thành phố Thanh Hóa. Tổng số lợn thịt theo dõi là 400 con. Chia làm 2 đợt nuôi : mỗi đợt theo dõi 200 con, mỗi giống 100 con (50 đực thiến, 50 cái). Các sơ đồ lai : Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tạo cái lai CA Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tạo cái lai C22 ♂ L06 x ♀L95 ♂ L19 x ♀1230 (L06 x L95) ♀CA L19 x (L06 x L95) ♂ L11 x ♀ L06 ♂ L19 x ♀1050 (L11x L06) ♀ C22 L19 x (L11 x L06)] Sơ đồ 3.3. Sơ đồ tạo đực lai 402 ♂ L64 x ♀L11=♂ 402 (L64 x L11) 27 Sơ đồ 3.4. Công thức lai tạo lợn thịt th−ơng phẩm 4 giống Sơ đồ 3.5. Công thức lai tạo lợn thịt th−ơng phẩm 5 giống ♂ 402 x ♀ C22 ♂ 402 x ♀ CA (L64 x L11) x [L19 x (L11 x L06)] (L64 x L11) x [L19 x (L06 x L95)] TP 4 giống TP 5 giống (L64 x L11) x [L19 x (L11 x L06)] (L64 x L11) x [L19 x (L06 x L95)] - L95: là dòng MeiShan (MS) tổng hợp, màu trắng, dùng để lai với dòng L06 sản xuất lợn nái ông bà C1230. - L06: là dòng Landrace (LR) thuần chuyên dùng phối với dòng L95 sản xuất C1230 và phối với dòng L11 sản xuất lợn nái ông bà C1050. - L11: là dòng Large White (LW) thuần chuyên phối với dòng L06 để sản xuất lợn nái ông bà C1050 và phối với đực L64 để sản xuất đực cuối cùng 402. - L19: là dòng Duroc(Dr) tổng hợp, màu trắng chuyên sản xuất lợn đực để phối với lợn nái ông bà sản xuất lợn nái bố mẹ. - L64: là dòng Pietrain (Pi) thuần dòng để phối với cái L11 sản xuất lợn đực cuối cùng 402. Đực 402 chuyên dùng phối với lợn nái bố mẹ để sản xuất lợn th−ơng phẩm 4 và 5 giống. - Nái lai C22 : là dòng lợn lai thuộc cấp giống bố mẹ, đ−ợc lai tạo từ ba giống Yorkshire (L11), Landrace (L06) và Duroc trắng (L19). Lợn có lông da màu trắng, l−ng dài, bụng gọn, bốn chân chắc khỏe, tai nhỏ và đứng. Lợn nái đẻ 10 –11 con/ lứa, nuôi con khéo, phối với đực lai 402 cho ra con lai th−ơng phẩm 4 giống dùng để nuôi thịt. 28 - Nái lai CA: là dòng lợn lai thuộc cấp giống bố mẹ, đ−ợc lai tạo từ ba dòng Duroc trắng (L19), Landrace (L06) và Meishan (L95). Lợn có lông da màu trắng, l−ng t−ơng đối dài, ngực và mông nở, bụng gọn, bốn chân t−ơng đối cao, tai to rủ về phía tr−ớc. Lợn nái sinh sản tốt (12 - 14 con/lứa), nuôi con khéo, phối với đực lai 402 cho ra con lai th−ơng phẩm 5 giống dùng để nuôi thịt. - Đực lai 402: đ−ợc tạo ra từ hai giống Yorshire (L11) và Pietrain (L64). Lợn có lông da màu trắng, mình dài, mông vai nở, bốn chân vững chắc. Đực 402 chỉ dùng làm đực cuối cùng để phối với lợn nái C22 và CA cho con lai th−ơng phẩm 4 và 5 giống dùng để nuôi thịt. - Các tổ hợp lai 4 và 5 giống đ−ợc tạo ra nh− trình bày tại sơ đồ lai 3.4 và 3. 5. Kết thúc nuôi vỗ béo, tiến hành mổ khảo sát với số l−ợng 16 lợn, mỗi tổ hợp lai 8 con (trong đó có 4 cái và 4 đực thiến) tại Cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại Bãi Đu. Đồng thời xác định một số chỉ tiêu trên thân thịt đối với lợn thí nghiệm tại lò mổ với số l−ợng 120 lợn lai (trong đó có 60 lợn lai 4 giống và 60 lợn lai 5 giống). 3.2. Địa điểm nghiên cứu Tại Cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao Bãi Đu, xã Quảng Thành, Thành phố Thanh Hóa. 3.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 10/2005 đến tháng 06/2006. 3.4. Điều kiện nghiên cứu - Nái lai CA và C22 đ−ơc tạo ra từ các giống ông bà C1230 và C1050 phối với đực L19 nhập về từ Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp - Ninh Bình. Lợn nái lai CA và C22 đ−ợc chọn lọc theo quy định của Viện chăn nuôi - Đực lai 402 đ−ợc nhập từ Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp - Ninh Bình. - Các loại lợn đ−ợc chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật đối với lợn 29 thịt giống ngoại, nuôi theo ph−ơng thức công nghiệp. - Phòng bệnh và vệ sinh thú y theo quy định và theo lịch. Chế độ nuôi d−õng: lợn thí nghiệm vỗ béo đ−ợc ăn tự do, thức ăn có giá trị năng l−ợng và protein t−ơng ứng với từng giai đoạn phát triển của lợn theo quy trình nuôi lợn thịt giống. Giai đoạn Loại thức ăn Protêin thô (%) ME (kcal) 20 - 40 kg Hi-Gro 552S 18,5 3150 41 - 95 kg Hi-Gro 552 16 3000 3.5. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu 3.5.1. Đánh giá khả năng sinh tr−ởng của lợn lai 4 giống và 5 giống Các chỉ tiêu: + Tuổi bắt đầu nuôi (ngày). + Khối l−ợng bắt đầu nuôi (kg). + Khối l−ợng qua từng tháng nuôi (kg). + Tăng trọng (g/ ngày kiểm tra). + Tăng trọng (g/ ngày) qua các tháng nuôi. + Tuổi kết thúc (ngày). + Khối l−ợng kết thúc nuôi (kg). + Tiêu tốn thức ăn : kg thức ăn/kg tăng trọng. (trong từng tháng nuôi và cả giai đoạn). 3.5.2. Đánh giá khả năng cho thịt và chất l−ợng thịt + Khối l−ợng giết thịt (kg). + Khối l−ợng móc hàm (kg). + Tỉ lệ móc hàm(%). + Khối l−ợng thịt xẻ (kg). + Tỷ lệ thịt xẻ (%). 30 + Tỷ lệ nạc/thịt xẻ (%). + Tỷ lệ nạc theo ph−ơng pháp 2 điểm (%). + Dài thân thịt (cm). + Diện tích cơ thăn (cm2) + Độ dày mỡ l−ng (mm). + Độ pH 45 phút (pH45') và pH 24 giờ (pH24h). + Tỉ lệ mất n−ớc của thịt (%). 3.6. Ph−ơng pháp nghiên cứu 3.6.1. Nguyên tắc bố trí thí nghiệm Bằng ph−ơng pháp phân lô so sánh, đảm bảo các nguyên tắc đồng đều về độ tuổi, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc nuôi d−ỡng… 3.6.2. Ph−ơng pháp đánh giá khả năng sinh tr−ởng - Cân định kỳ theo thí nghiệm (hàng tháng), cân lợn vào buổi sáng tr−ớc khi cho lợn ăn, dùng cân có độ chính xác 0,1kg, cân lần l−ợt từng con. Tính tăng khối l−ợng tuyệt đối : V2- V1 A (g/ ngày) = T2 - T1 A : tăng trọng tuyệt đối (g/ngày). V1 là khối l−ợng ứng với thời gian T1 V2 là khôi l−ợng ứng với thời gian T2 3.6.3 Ph−ơng pháp đánh giá tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) - Theo dõi tiêu tốn thức ăn bằng cách cân thức ăn cho lợn ăn hàng ngày (theo nhóm thí nghiệm) và cân l−ợng thức ăn thừa (nếu còn). Tổng khối l−ợng thức ăn cho ăn (kg) - KL thức ăn thừa (kg) TTTĂ(kg/kg) = Tổng khối l−ợng lợn tăng(kg) 31 3.6.4. Ph−ơng pháp đánh giá khả năng cho thịt Khi kết thúc thí nghiệm, chọn những con có khối l−ợng, ngoại hình, thể chất đại diện cho cả nhóm để mổ khảo sát theo ph−ơng pháp kinh điển. Đồng thời theo dõi một số chỉ tiêu giết thịt ở lò mổ. + Khối l−ợng giết mổ (kg): là số kg thịt hơi để nhịn đói 24 giờ tr−ớc khi mổ khảo sát. + Khối l−ợng thịt móc hàm (kg): là khối l−ợng thân thịt sau khi chọc tiết, làm lông, bỏ các cơ quan nội tạng nh−ng để lại thận và 2 lá mỡ. + Khối l−ợng thịt xẻ (kg): là khối l−ợng thân thịt sau khi cắt bỏ đầu, bốn chân, đuôi, hai lá mỡ, thận. Khối lượng thịt múc hàm (kg) + Tỷ lệ múc hàm (%) = Khối lượng lợn hơi (kg) ì 100 Khối lượng thịt xẻ (kg) + Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt hơi (kg) ì 100 Khối lượng nạc (kg) + Tỷ lệ nạc (%) = Khối lượng thịt xẻ (kg) ì 100 Khối lượng mỡ (kg) + Tỷ lệ mỡ (%) = Khối lượng thịt xẻ (kg) ì 100 Khối lượng xương (kg) + Tỷ lệ xương (%) = Khối lượng thịt xẻ (kg) ì 100 Khối lượng da (kg) + Tỷ lệ da (%) = Khối lượng thịt xẻ (kg) ì 100 + Tỷ lệ nạc (%): tính bằng ph−ơng pháp 2 điểm (đối với lợn mổ theo ph−ơng pháp kinh điển và đối với lợn giết thịt ở lò mổ). Công thức tính đ−ợc Branscheid và CTV (1987): 32 % nạc = 47,978 + (26,0429 x S/F) + (4,5154 x F ) - (2,5018 x lgS)- (8,4212 x S ) Trong đó : S là độ dày mỡ ở giữa cơ bán nguyệt (M. glutaeus medius)(mm). F là độ dày cơ từ tận cùng phía tr−ớc của cơ bán nguyệt đến giới hạn trên của cột sống (mm). + Dài thân thịt (cm): đo từ x−ơng cổ đầu tiên (Atlat) đến x−ơng khum cuối cùng bằng th−ớc dây với độ chính xác 0,1cm. + Độ dày mỡ l−ng (mm): là độ dày trung bình của độ dày mỡ ở ba vị trí: Vị trí thứ nhất: đo tại nơi dày nhất trên l−ng (đốt sống ngực 2 – 3) (a) Vị trí thứ hai: đo tại điểm giữa x−ơng s−ờn thứ 13 và 14 (b) Vị trí thứ ba: đo tại điểm giữa trên cơ bán nguyệt (c) a + b + c Độ DML (mm) = 3 + Diện tích cơ thăn (cm2): là diện tích lát cắt cơ dài l−ng tại giữa điểm x−ơng s−ờn 13 và 14. Dùng giấy bóng kính in mặt cắt của cơ thăn, sau đó chuyển hình mặt cắt cơ thăn sang giấy kẻ ô vuông, cân khối l−ợng giấy kẻ ô vuông có mặt cắt bằng mặt cắt cơ thăn thịt. Ta có 100 cm2 giấy kẻ ô vuông có khối l−ợng là a (g) Giấy kẻ ô vuông có diện tích bằng diện tích cơ thăn thịt có khối l−ợng là b (g). b(g) x 100 Diện tích cơ thăn (cm2) = a(g) 3.6.5. Ph−ơng pháp đánh giá chất l−ợng thịt lợn + Tỷ lệ mất n−ớc sau 24 giờ bảo quản (%) : đ−ợc xác định theo ph−ơng 33 pháp của Lengerken và Pfeiffer (1987)[69]. Cụ thể nh− sau: lấy 50 gam mẫu của cơ thăn tại x−ơng s−ờn 13-14, sau đó bảo quản mẫu ở nhiệt độ 4-60C trong 24 giờ sau khi giết thịt. Cân mẫu tr−ớc và sau bảo quản để tính tỷ lệ mất n−ớc. p1 _ p2 Tỷ lệ mất n−ớc (%) = p1 x 100 Trong đó: P1: khối l−ợng mẫu tr−ớc khi bảo quản. P2: khối l−ợng mẫu sau khi bảo quản 24 giờ ở nhiệt độ 4- 60C. Phân loại thịt theo tỷ lệ mất n−ớc của cơ thăn sau 24 giờ bảo quản đ−ợc tiến hành theo ph−ơng pháp của Lengerken và Pfeiffer (1987)[69]. Cụ thể: Tỷ lệ mất n−ớc 2 – 5% là thịt bình th−ờng. Tỷ lệ mất n−ớc < 1% là thịt DFD. Tỷ lệ mất n−ớc > 5% là thịt PSE. + Độ pH của cơ thăn: sử dụng máy đo pH - Meter đo tại cơ thăn giữa x−ơng s−ờn 13 -14 vào thời điểm 45 phút và 24 giờ sau khi giết thịt. Phân loại l−ợng thịt theo ph−ơng pháp của Barton- Gate và CTV(1995) nh− sau: - Thịt bình th−ờng: p H45 > 5,80. - Thịt PSE: pH45 ≤ 5,80. - Thịt DFD: pH24 ≥ 6,10. - Thịt a xit: pH24 ≤ 5,40. 3.6.6. Các tham số thống kê • Giá trị trung bình bình ph−ơng nhỏ nhất (LSM): biểu thị một cách điển hình nhất và tổng hợp nhất mức độ tập trung giữa những giá trị khác nhau của một tính trạng. Giá trị trung bình bình ph−ơng nhỏ nhất cho ta một hình ảnh thực 34 hơn trong tr−ờng hợp dung l−ợng mẫu chênh lệch nhau giữa các chỉ tiêu của các tập hợp số liệu thu thập đ−ợc, cũng nh− loại trừ đ−ợc các nhân tố khác. • Sai số chuẩn (SE): biểu thị sai số chuẩn của các giá trị trung bình bình ph−ơng. 3.6.7. Ph−ơng pháp xử lý số liệu Số liệu nghiên cứu đ−ợc xử lý bằng ch−ơng trình SAS và EXCEL tại Bộ môn Di truyền - Giống, Khoa chăn nuôi - Thú y, Tr−ờng Đại Học Nông Nghiệp I. 35 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Các nhân tố cố định di truyền và ngoại cảnh ảnh h−ởng đến một số tính trạng sinh tr−ởng và cho thịt của lợn lai 4 giống (C22 x 402) và 5 giống (CA x 402) Qua tổng hợp các nghiên cứu cho thấy, hầu hết các tính trạng về khả năng sinh tr−ởng và cho thịt của lợn là những tính trạng số l−ợng chịu ảnh h−ởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Trong phạm vi đề tài , chúng tôi lựa chọn các nhân tố cố định di truyền và ngoại cảnh là giống, tính biệt và mùa vụ (đợt nuôi) để nghiên cứu mức độ ảnh h−ởng của chúng đến một số tính trạng về sinh tr−ởng và cho thịt của các tổ hợp lợn lai 4 giống và 5 giống nuôi tại Cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao Bãi Đu, xã Quảng Thành, Thành phố Thanh Hóa. Kết quả phân tích._. lai 4 giống khi mổ khảo sát tại Bãi Đu là 54,46 cm2, ở lò mổ là 55,48 cm2. Kết quả t−ơng ứng trên lợn 5 giống là 52,97 và 53,34 cm2. Tr−ơng Hữu Dũng và cs (2004) [7] cho biết tổ hợp lai 3 giống D(LY), D(YL) có diện tích cơ thăn là 41,50 cm2; Trần Văn Chính (2001)[4] có kết quả trên các giống lợn YL; LY; PiY; D(YL) và D(LY) lần l−ợt là 48,21; 46,96; 52,58; 43,96; 44,71 cm2. Nh− vậy, diện tích cơ thăn của các tổ hợp lai 4 giống và 5 giống trong nghiên cứu này là khá cao so với kết quả nghiên cứu trên cùng chỉ tiêu ở con lai 2 và 3 giống. 66 + pH45' và pH24h: giá trị pH45' đánh giá mức độ phân giải glycogen trong cơ thăn 45 phút sau giết thịt và là chỉ tiêu đánh giá chất l−ợng thịt t−ơi. Chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào tính nhạy cảm stress ở lợn. Giá trị pH24h đánh giá tốc độ phân giải glycogen trong cơ thăn 24 giờ sau khi giết thịt và là chỉ tiêu đánh giá chất l−ợng thịt t−ơi cũng nh− thịt dùng để bảo quản và chế biến. Sau 24 giờ kể từ khi giết thịt, giá trị pH gần nh− không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể. Kết quả ở bảng 4.12 cho thấy giá trị pH45' và pH24h ở con lai 4 giống và 5 giống có sự sai khác không đáng kể: 6,22 so với 6,20 ở thời điểm 45 phút và 5,80 so với 5,83 ở 24 giờ. Căn cứ vào ph−ơng pháp phân loại chất l−ợng thịt dựa vào pH45' và pH24h của Barton - Gate và CTV (1995) thì các con lai ở hai tổ hợp có chất l−ợng thịt bình th−ờng. Giá trị pH45' và pH24h đo đ−ợc khi mổ khảo sát tại Cụm trang trại Bãi Đu và ở lò mổ Thành phố Thanh Hóa đ−ợc thể hiện qua biểu đồ 4.12. 6.22 6.22 5.85 5.80 6.19 6.20 5.81 5.83 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 pH 4 giống 5 giống Tổ hợp lai Bãi Đu Lò mổ Biểu đồ 4.12. Giá trị pH của lợn lai 4 và 5 giống pH45' pH24h pH45' pH24h 67 + Tỷ lệ mất n−ớc (tỷ lệ mất n−ớc của cơ thăn sau 24 giờ bảo quản): chỉ tiêu này cho biết khả năng giữ n−ớc cũng nh− dịch của thịt sau 24 giờ bảo quản. Khả năng giữ n−ớc của thịt sẽ quyết định độ t−ơi của thịt (loại thịt rỉ n−ớc sẽ ít đ−ợc −a chuộng). Đồng thời tỷ lệ mất n−ớc sau 24 giờ bảo quản là chỉ tiêu kỹ thuật dùng để đánh giá chất l−ợng thịt dùng cho chế biến (Sellier, 1998) [96]. Tỷ lệ mất n−ớc của lợn lai 4 giống là 3,44% thấp hơn so với lợn lai 5 giống có tỷ lệ mất n−ớc là 3,78%. Sự sai khác là rõ rệt (P < 0,001), chứng tỏ thịt của con lai 4 giống có khả năng giữ n−ớc tốt hơn so với con lai 5 giống. Theo cách phân loại dựa vào tỷ lệ mất n−ớc của Lengerken và CTV (1987) [69] thì các con lai đều có chất l−ợng thịt bình th−ờng (tỷ lệ mất n−ớc < 5%). 3.51 3.44 3.84 3.78 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 (%) 4 giống 5 giống Tổ hợp lai Bãi Đu Lò mổ Biểu đồ 4.13. Tỷ lệ mất n−ớc của lợn lai 4 và 5 giống 4.4.2. Kết quả theo dõi mổ khảo sát lợn đực thiến và cái của lợn lai 4 giống (C22 x 402) và 5 giống (CA x 402) tại lò mổ Thành phố Thanh Hoá Kết quả theo dõi mổ khảo sát về năng suất và chất l−ợng thịt của lợn 68 Bảng 4.13. Kết quả theo dõi mổ khảo sát đực thiến và cái của lợn lai 4 và 5 giống tại lò mổ Thành phố Thanh Hóa. C22 x 402 CA x 402 Cỏi (30) Đực thiến (30) Cỏi (30) Đực thiến (30) Chỉ tiờu ĐV T LSM ± SE LSM ± SE LSM ± SE LSM ± SE Khối lượng sống kg 93,37a ± 0,18 92,70b ± 0,18 92,95a ± 0,19 93,23a ± 0,19 Khối lượng múc hàm kg 75,54a ± 0,16 73,62b ± 0,16 74,46a ± 0,17 73,20b ± 0,17 Tỷ lệ múc hàm % 80,91a ± 0,07 79,41b ± 0,07 80,10a ± 0,08 78,50b ± 0,08 Dài thõn thịt cm 93,24a ± 0,11 93,03a ± 0,11 92,02a ± 0,17 92,27a ± 0,17 Dày mỡ lưng mm 22,19a ± 0,20 25,07b ± 0,20 24,16a ± 0,22 25,60b ± 0,22 Diện tớch cơ thăn cm2 56,21a ± 0,25 54,76b ± 0,25 54,02a ± 0,26 52,66b ± 0,26 pH45' - 6,23a ± 0,00 6,21a ± 0,00 6,21a ± 0,01 6,19a ± 0,01 pH24h - 5,81a ± 0,01 5,80a ± 0,01 5,83a ± 0,01 5,82a ± 0,01 Tỷ lệ nạc theo phương phỏp 2 điểm % 57,57a ± 0,15 55,25b ± 0,15 55,71a ± 0,12 54,07b ± 0,12 Tỷ lệ mất nước % 3,71a ± 0,04 3,85b ± 0,04 3,32a ± 0,05 3,57b ± 0,05 Ghi chú: các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự nào giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê ( P < 0,05) 69 đực thiến và cái lai 4 giống và lợn lai 5 giống đ−ợc trình bày tại bảng 4.13. Qua bảng 4.13 cho thấy, ở lợn 4 giống một số chỉ tiêu thân thịt có sự khác nhau giữa đực thiến và cái lai là: tỷ lệ móc hàm (79,41% và 80,91%), độ dày mỡ l−ng (25,07mm và 22,19 mm), diện tích cơ thăn (54,76 và 56,21), tỷ lệ nạc (55,25 % và 57,57%), tỷ lệ mất n−ớc (3,85% và 3,71%). T−ơng tự khi so sánh năng suất và chất l−ợng thịt của lợn lai 5 giống các chỉ tiêu trên ở con cái cũng trội hơn so với đực thiến. Sự sai khác này có thể giải thích là lợn đực thiến có tốc độ tăng trọng cao, khả năng tích lũy mỡ ở giai đoạn kết thúc vỗ béo lớn nên độ dày mỡ l−ng cao hơn so với lợn cái. Từ đó mà có diện tích cơ thăn nhỏ hơn, nên tỷ lệ nạc thấp hơn cũng nh− khả năng giữ n−ớc ở thăn thịt kém hơn lợn cái. Tóm lại, qua phân tích kết quả nghiên cứu từ các bảng trên cho thấy con lai 4 giống (C22 x 402) cho năng suất cao hơn và chất l−ợng thịt xẻ tốt hơn so với con lai 5 giống (CA x 402). Cụ thể với các chỉ tiêu tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, diện tích cơ thăn của con lai 4 giống đều cao hơn so với con lai 5 giống. Từ đó có thể khẳng định việc lựa chọn con lai 4 giống để chăn nuôi th−ơng phẩm sẽ cho năng suất, chất l−ợng và hiệu quả kinh tế cao hơn. 70 5. Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận 1. ảnh h−ởng các nhân tố cố định di truyền và ngoại cảnh đến một số tính trạng sinh tr−ởng và cho thịt của lợn lai 4 giống (C22 x 402) và 5 giống (CA x 402) + Yếu tố giống có ảnh h−ởng đến hầu hết các tính trạng sinh tr−ởng và cho thịt ở các tổ hợp lai. + Yếu tố tính biệt ảnh h−ởng rõ rệt đến khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ nạc. + Mùa vụ chỉ có ảnh h−ởng đến khả năng tăng trọng ở hai tổ hợp lai. 2. Khả năng sinh tr−ởng của lợn lai 4 giống và 5 giống Lợn nuôi thịt ở cả 2 tổ hợp lai tăng khối l−ợng cao nhất ở giai đoạn 90-120 ngày tuổi. Trung bình trong cả giai đoạn nuôi vỗ béo( 25-93 kg), tăng trọng bình quân/ ngày là 740,81g/ngày ở tổ hợp lai 4 giống và 725,85g/ngày ở tổ hợp lai 5 giống. 4. Khả năng cho thịt của lợn lai 4 và 5 giống + Giết mổ ở khối l−ợng trung bình 93,0 kg, tỷ lệ nạc/ thịt xẻ giữa 2 tổ hợp lai chênh nhau không đáng kể, đạt t−ơng ứng là 58,79% ở lợn ( C22 x 402) và 58,13% ở lợn lai ( CA x 402). + Một số chỉ tiêu đặc tr−ng cho chất l−ợng thịt nh− độ pH sau 45 phút và sau 24 giờ, tỷ lệ mất n−ớc sau 24 giờ bảo quản đã xác định đ−ợc rằng thịt của 2 tổ hợp lợn lai đều bình th−ờng, t−ơng ứng là 58,79 % ở lợn lai ( C22 x 402) và 58,13% ở lợn lai ( CA x 402). + Một số chỉ tiêu đặc tr−ng cho chất l−ợng thịt nh− độ pH sau 45 phút và sau 24 giờ, tỷ lệ mất n−ớc sau 24 giờ bảo quản đã xác định đ−ợc rằng thịt của 2 tổ hợp lợn lai đều bình th−ờng.thờng. 71 5.2. Đề nghị + Sử dụng đại trà các giống lợn lai 4 giống (C22 x 402) và 5 giống (CA x402) để nuôi thịt trong các hộ chăn nuôi và các trang trại ở Thanh Hóa tạo ra sản phẩm có năng suất và chất l−ợng cao, phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Phát triển mạnh mẽ hơn nữa đàn nái lai C22 và CA để chủ động trong việc tạo ra các con lai 4 giống và 5 giống nuôi th−ơng phẩm. + Tiếp tục nghiên cứu đề tài này trên quy mô lớn hơn ở nhiều địa ph−ơng khác nhau để có thể đánh giá một cách khách quan, toàn diện và chính xác hơn về khả năng sản xuất của các tổ hợp lai 4 giống (C22 x 402) và 5 giống (CA x 402), từ đó tạo cơ sở cho việc phát triển chăn nuôi các giống lợn lai này phục vụ cho ch−ơng trình nạc hóa đàn lợn ở n−ớc ta. 72 tài liệu tham khảo I/ tài liệu tiếng việt 1. Đặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số nhân tố ảnh h−ởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học Chăn nuôi - Thú y (1996-1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.5 - 8. 2. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân (2000), Giáo trình Chọn lọc và nhân giống vật nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.17-18. 3. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn T−ờng, Đoàn Văn Soạn, Nguyễn Thị Kim Dung(2005), “Khả năng sản xuất của một số công thức lai của đàn lợn chăn nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng", Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tập III, (4), tr.304. 4. Trần Văn Chính (2001), “Khảo sát năng suất của một số nhóm lợn lai tại Tr−ờng Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh ", Tạp chí Chăn nuôi, (6),tr.13-14. 5. Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Đức Hán, Nguyễn Văn Lâm (1996), "Một số đặc điểm di truyền và chỉ số chọn lọc về khả năng sinh tr−ởng của lợn đực hậu bị Landrace", Kết quả nghiên cứu KHNN 1995- 1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 272 - 276. 6. Phạm Thị Kim Dung (2005), Nghiên cứu các yếu tố ảnh h−ởng tới một số tính trạng về sinh tr−ởng và cho thịt của lợn lai F1(LY), F1(YL), D(LY) và D(YL) ở miền Bắc Việt Nam, Luận án TS Nông nghiệp, Viện chăn nuôi. 7. Tr−ơng Hữu Dũng, PhùngThị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2004), “Khả năng sinh tr−ởng và thành phần thịt xẻ của tổ hợp lai Dx(LY) và Dx(YL)", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (4), tr.471. 8. Nguyễn Văn Đức, Tạ Bích Duyên, Phạm Nhật Lệ và Lê Thanh Hải (2000), “Nghiên cứu các thành phần đóng góp vào tổ hợp lai giữa 3 giống MC, LR 73 và LW về tốc độ tăng trọng tại đồng bằng sông Hồng " Tạp chí Nông nghiệp & CNTP, (9), tr.398- 401. 9. Nguyễn Văn Đức, Tạ Thị Bích Duyên, Giang Hồng Tuyến, Nguyễn Văn Hà và Lê Viết Ly (2001), “Kết quả chọn lọc lợn Móng Cái về tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ nạc”, Báo cáo Hội nghị KH Bộ Nông nghiệp & PTNT 1999-2000, Phần chăn nuôi gia súc, tr. 189-196. 10. Nguyễn Văn Đức (2002), “Tăng trọng và tỷ lệ nạc của nhóm lợn MC15 qua 3 thế hệ chọn lọc”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, (8), tr.692- 693. 11. Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002), “Hiệu quả chọn lọc về số con sơ sinh sống/ổ của các giống lợn thuần và lai giữa MC, LR và LW”, Tạp chí Chăn nuôi, (2), tr.8-10. 12. Nguyễn Văn Đức (2003), “Các tổ hợp lợn lai nuôi thịt đ−ợc tạo ra từ lợn đực lai cho tăng khối l−ợng cao hơn so với lợn đực thuần", Tạp chí Nông nghiệp, (6), tr.4-6. 13. Hancock J.(1996), “Dinh d−ỡng của lợn", Tài liệu tập huấn chăn nuôi. 14. Trần Thị Minh Hoàng, Phạm Văn Chung, Lê Thanh Hải và Nguyễn Văn Đức (2003), “ảnh h−ởng của các nhân tố cố định đến các tính trạng sản xuất của ba tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi trong nông hộ huyện Đông Anh - Hà Nội ", Tạp chí Chăn nuôi, (6), tr. 22 - 24. 15. Bùi Thị Hồng (2005), "Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai C22 và CA đ−ợc phối với lợn đực lai 402 tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ - Đông H−ng - Thái Bình ", Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, tr. 65. 16. Lê Thanh Hải và Chế Quang Tuyến (1994) “ảnh h−ởng của heo đực giống Yorshire và heo chọn lọc qua kiểm tra năng suất cá thể heo th−ơng phẩm", Tạp chí KHKT Nông nghiệp, (9), tr.338 - 340. 74 17. Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Viễn, Trần Thu Hằng (1995), “Nghiên cứu xác định một số tổ hợp heo lai ba máu để sản xuất heo nuôi thịt đạt tỷ lệ nạc trên 52%", Báo cáo Khoa học, Hội nghị Khoa học Chăn nuôi - Thú y toàn quốc, tr.143-160. 18. Lê Thanh Hải và Nguyễn Thị Viễn, Trần Thu Hằng, Nguyễn Hữu Thao, Đoàn Văn Giải (1996), “Nghiên cứu xác định một sô tổ hợp nuôi heo lai ba máu để sản xuất heo con nuôi thịt đạt tỷ lệ nạc trên 52%", Hội thảo quốc gia về khoa học và phát triển chăn nuôi đến năm 2000, Hội chăn nuôi Việt Nam, tr.147 - 150. 19. Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Ngọc Phục, Phạm Duy Phẩm (2006), “Năng suất sinh tr−ởng và khả năng cho thịt của lợn lai 3 giống ngoại Landrace, Yorkshire và Duroc", Tạp chí khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, ( 4), tr.51-52. 20. Judge D. M., L. L.Chrristian, G.Eikeleboom, N. D.Marple (1996),“Hội chứng stress ở lợn", Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội, tr.913- 916. 21. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, Chọn giống và nhân giống gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà nội, tr.73 - 80. 22. Phan Cự Nhân (1994), Cơ sở di truyền và chọn giống động vật, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà nội. 23. Nguyễn Nghi, Bùi Thị Gợi (1995), ảnh h−ởng của hàm l−ợng protein và năng l−ợng trong khẩu phần ăn đến năng suất và phẩm chất thịt của một số giống lợn nuôi tại Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi, (1969-1995), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 24- 34. 24. Nguyễn Nghi, Lê Thanh Hải (1995), “Nghiên cứu ảnh h−ởng của protein khẩu phần và ph−ơng thức cho ăn đến năng suất và chất l−ợng thịt xẻ của heo thịt”, Báo cáo Khoa học, Hội nghị Khoa học Chăn nuôi-Thú y toàn 75 quốc, tr.173 -184. 25. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên,Trần Đình Trọng (1999), Cơ sở di truyền chọn giống động vật, NXB Giáo dục, tr. 96 - 101. 26. Lasley (1974), Di truyền học và ứng dụng vào cải tiến giống gia súc (Nguyễn Phúc Giác Hải dịch), NXB Khoa học kỹ thuật,. 27. Đinh Hồng Luận và Tăng Văn Lĩnh (1988), “Khả năng sản xuất của đàn lợn ngoại Cu Ba nuôi tại Việt Nam ", Tạp chí KHKT Nông nghiệp, (số 8), tr.364 - 370. 28. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền số l−ợng ứng dụng trong chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 22 - 157. 29. Nguyễn Văn Thiện (1996), Ph−ơng pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, tr.104 - 160. 30. Nguyễn Khắc Tích (1993), Kết quả nghiên cứu sử dụng lợn lai ngoại x ngoại nuôi thịt nhằm cho năng suất cao, tăng tỷ lệ nạc ở các tỉnh phía Bắc, Kết quả nghiên cứu khoa học CNTY(1991- 1993), Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.18-19. 31. Phùng Thị Vân, Hoàng H−ơng Trà,Tr−ơng Hữu Dũng (2000a), “Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai D(LY) và D(YL) và ảnh h−ởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc > 52%", Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý KT, (số 9), tr.397- 398. 32. Phùng Thị Vân, Hoàng H−ơng Trà, Lê Thị Kim Ngọc, Tr−ơng Hữu Dũng(2000b), “Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai giữa hai giống Landrace x Yorkshire, giữa ba giống Landrace, Yorkshire và Duroc và ảnh h−ởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc > 52% ", Báo cáo khoa học 1999- 2000, phần chăn nuôi gia súc, tr. 207- 209. 33. Phùng Thị Vân, Nguyễn Văn Lục, Trịnh Quang Tuyên (2003) “ứng dụng một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn ", 76 Báo cáo khoa học Chăn nuôi-Thú y, tr .169-175. 34. William (2000), Hệ thống lai trong chăn nuôi th−ơng phẩm, Cẩm nang chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp, Hà nội, tr.141-148. II/ tài liệu n−ớc ngoài 35. Adamec V. and R.K.Johnson (1997),″Genetic analysis of rebreeding intervals, litter traits and production traits in sows of the national Czech nucleus", Livest.Prod.Sci., (48), pp.13-22. 36. Bereskin B. and N.C. Steel(1986), “Perormance of Duroc and Yorkshire boar and gilts and reciprocal breed crosses", J.Anim.Sci., 62 (4), pp. 918-926. 37. Berger P. J., L. Christian, C..F. Louis and J..R. Mickelson(1994), “Estimation of genetic parameters for growt, muscle quality, and nutritional content of meat products for centrally tested purebred marked pigs", Research invesment report 1994, NPPC, Des Moines, Iowa, USA,pp. 51-63. 38. Bidanel J.P., J. Gruand and C. Legault (1996), “Genetic variability of and weight at puberty, ovulation rate and embtyo survivan in gilts and relation with production traist", Genet. Sel. Evol., (28), pp.103 -115. 39. Brumm M.C. and P..S. Miller(1996), “Response of pigs to space allocation and diets varying in nutrient density”, J. Anim. Sci., (74), pp. 2730-2727. 40. BusseW., E.Groeneveld (1986) “Schaetzung von Population's Parrametern bei Schweinen der deutschen Landrasse an Daten von den Mariesseer- Herbuch ", Information system, (58), pp.175-183. 41. Cameron N.D. and M.K. Curran (1994), Selection for component of efficient lean growth rate in pigs. 4. Genetic and phenotypic parameter estimates and correlated responses in performance test traits with ad libitum feeding. Anim Prod., (59), pp. 281-291. 42. Campell R.G., M.R.Taverner and D.M. Curic (1985), “Effect of strain and sex on protein and energy metabolism in growing pigs”, Energy 77 metabolism of farm animal, EAAP, (32), pp. 78-81. 43. Campell R.G. and M.R. Taverner (1988), “Genotype and sex effects on the relationship between energy intake and protein deposition in growing pigs”, J. Anim. Sci., (66), pp. 676-686. 44. Clutter A. C. and E.W. Brascamp (1998), “Genetic of performance traits", The genetics of the pig, M.F. Rothschild and , A.Ruvinsky (eds). CAB Internationnal, pp.427- 462. 45. De Haer L.C.M. and A.G. De Vries (1993), “Effects of genotype and sex on the feed intake pattern of group housed growing pigs”, Livest.Prod. Sci., (36), pp. 223-232. 46. De Roo (1988),“Studies on breeding schemes in a closed pig population.Population size and selection intesitees", Livest. Prod. Sci., (19), pp. 417- 442. 47. Duc N.V. (1997), Genetic Charaterisation of indigenous and exotic pig breed and crosses in VietNam, A thesis submited for the degree of doctor of philosophy, The University of New England, Australia. 48. Duc N.V.(2001), “Genetic and phenotypic correlations beetween production and carcass traits in the most popular pig breeds in North VietNam", Proc Assoc.Advmt, Breed.Genet, (14), pp.231-234. 49. Edmonds M.S., D.H. Baker (2003), “Effect of dietary protein fluctuations and space allocation on performance and carcass quality of grow- finishing pigs", J.Amim. Sci., 81(11), pp. 2783- 2791. 50. Ellis A., J.Webb., P.J. Avery and I. Brow (1996), “The influence of terminal sire genotyp, sex, slaughter weight, feeding regime and slaughter- house on growth performance and carcass and meat quality in pig and on the organoleptic of fresh pork ", J. Anim. Sci.,(62), pp. 521-530. 51. Falvey L. (1981), “Research on native pigs in Thailand”, World Anim. Review, (38), pp. 16-22. 78 52. Fredeen H.T. and H. Mikami (1986), ″ Mass selection in pig population: Correlated response in reproductive performance".J.Anim. Sci., (62), pp.1523-1532. 53. Gondret F., L. Lefaucher, I.Lauveau,B.Lebret, X. Picchodo,Y. Leozler (2005) “Influence of birth weifles on pootnatal growth ferfformance, tissue lipogenic capaty and mucle histological traits at mattleet", Livest. Prod. Sci,pp.137-146. 54. Gschwender F. (2005) “Leistungsprufung beim Schwein in der Leistungspruef Station der Landwirtschaft". Infodienst 4,pp.77- 90 55. Gueblez R., F. Paboeu, P.Sellier, J.Boulard, D.Brualt, M. H. Le Tians and G.Petit (1995),“Effect du gennotype halothane sur lé performances d'engraissement, de carcasse et de qualite de la viande du porc charcutier", Journees de la cherche porcine en France,(27), pp.155- 164. 56. Hammell K.L., J.P. Laforest and J.J. Dufourt (1993), “Evaluation of growth performence and carcass characteristics of commercial pigs produced in Quebec", Canadian J. of Animal science,(73), pp.495-508. 57. Handerson C.R. (1963), Selection index and expected advance statistical genetics and plant breeding, NAC- NRC, Publication N, (982), pp.144. 58. Hazel L.N., C.F. Baker, Reinmiller (1943)“Genetic and environmental correlation between the growth rate of pigs at diffirent ages", J.Anim.Sci., (2), pp.118-128. 59. HenryY. (1985), “Dietary factors involved in feed intake regulation in growing pigs”, Livest. Prod. Sci., 12, pp. 339-354. 60. Hill W.G. (1982), “Genetic impovement of reproductive peformance in pig", Pig News and information.(32), pp.137- 141. 61. Hofer A., C. Hagger and N. Kunzi (1992), “Genetic evaluation of on-farm tested pigs using an animal model II, Prediction of breeding values with a 79 multiple trait model”, Livest. Prod. Sci., (30), pp. 83-98. 62. Hovenier R., E. Kanis.,V.T. Asseldonk and N.G. Westerink (1992), Genetic parameters of pig meat quality traits in a halothane negative population. Livest. Prod. Sci., (32), pp.309-321. 63. Johansson K., K. Anderson and N. Lundeheim (1985), “Evaluation of station testing of pigs. I. Genetic parameter for feed measurements and selection effects on voluntary feed intake”, Cited by Johansson's PhD thesis, Swedish University of Agricultural Scien uppsala, Sweden. 64. Johnson Z.B., J.J. Chewning, R.A. Nugent (1999), Genetic parameters for production traits and measures of residual feed intake in Large White swine. J. Anim Sci, 77 (7): 1679-1685. 65. Kovalenko V.P, V.I Yaremenko(1990) “The inherritance of traits in crossbreeding of pig". Zootekhniya,(3),pp.26-28. 66. Le Roy P., G.Monin, J. M.Elsen, J.C. Caritez, A.Talmant, B. Lebret, L.Lefaucheur, J.Mourot, H. Juin and P.Sellier (1996), “Effect of the RN genotype on growth and carcass traist in pigs", 47 th Anual meeting of the EAAP, Lillhammer, Norway, AG 7, 9 (8pp). 67. Le Thanh Hai, Nguyen Thi Vien, Tran Thu Hang, Nguyen Huu Thao, Doan Van Giai (2000), “Study on 3 way crossbreeding fỏ high lean meat percentage of over 52% in commercial production". Inforrmation- Web - VCN- 20/10/2000. 68. Lefaucheur L., J. Le Dividich, J. Mourot, G. Monin, P. Ecolan and D. Krauss (1991), “Influence of environmental temperature on growth, muscle and adipose tissue metabolism, and meat quality in swine”, J. Anim. Sci. (69), pp. 2844-2854. 69. Lengerken G.V, H.Pfeiffer (1987), “Stand und enhvieklungstendezen der anwendung von methoden zur erkennung der stressempfindlichkeit und 80 fleshqaulitar beim schwein", Inter- Symp, zur Schweinezucht, Leipzig,pp. 172- 179. 70. Litten J.C.; A.M.Corson, A.O.Hall; L.Clarke (2004) ″The relationship beetween growth performance, feed intake, endocrine propile and carcass quality of different maternal and paternal of pig", Livest. Prod. Sci, pp. 33-39. 71. Lutaaya E., I.Misztal, J. W.Mabry, T..Short, H.H.Timm, R.Holzbauer (2001), Genetic parameter estimates from joint evaluation of purebreds and crossbreds in swine using the crossbred model. J. Anim. Sci., 79 (12): 3002-7. 72. Mc Kay R.M. (1990) ″ Responses to index selecton for reduced backfat thickness and increased growth rate in swine", Can.J.Anim.Sci., (70), pp.973-977. 73. Mclaren D.G., D.S.Buchanan and R.K. Johnson (1987),“Growth performance for four breeds of swine: corssbred females and purebres and crosbred boars", J. Anim. Sci., (64), pp. 99-108. 74. McPhee C.P. (1989), “Performance testing and selection for efficient lean growth”, Manipulating Pig Production, II. Edi., J.L. Barne and D.S.Hennessy, Symposium: Genetic selection, pp. 225-228. 75. McPhee C.P., KC.Williams and L.J.Daniel (1991a), “The effect of selection for rapid lean grow of the dietary lysine and energy requirements of pigs fed to scale", Livest. Prod. Sci., (27), pp. 185- 198. 76. McPhee C.P, R.F.Thornton, P.C.Trappett, J.S.Biggs, W.R. Shortthose and D.M.Ferguson (1991b), “A comparition of the effects of porcine somatotropin,genetic selection and sex on performance, carcass and meat quality traits of pig fed adlibitum". Livest.Prod.Sci., (28),pp.151-162. 77. Merks(1988), “Genotypeenvironment interactions in pig breeding programmes.II.Environmental effects and genetic parameters in on - farm 81 test", Livest. Prod.Sci., (18), pp.129-140. 78. Milet S., M.Hesta; M.Segneeve, E.Ongenae, S..DeSmet, J.Debraekeleer, G.P.J.Janssens (2004) “Performance, meat and carcass traits of fattening pigs with organis nersus conventional housing and nutrition ". Livestock Production Science, (87), pp.109- 119. 79. Mueller S., U.Braun, H.Anacker “Ergebnisse der Leistungspruefung und Zuchtwertschaetzung beim Shwein Herausgeber: Thueringer Landesaustalf fuer Landwirtschaft", Aufflage1. 80. NCR-89 (1993), “Space requirements of barrows and gilts pened together from 54 to 113 kg”. J. Anim. Sci., (71), pp. 1088-1091. 81. Nelson J.W., R.A.Robinson, M.M.Pullen, L.Rastanakakorn (1982), “The prevanlanse of Salmoneela in vatious age groups of market swine", Proc of the USA Anim. Heath. Assoc, (86), pp. 424- 444. 82. Nielsen B.L., A.B. Lawrence and C.T.Whittemore (1995), “Effect of group size on feeding behaviour, social behaviour, and performance of growing pigs using single-space feeders”. Livest. Prod. Sci., (44), pp. 73-85. 83. Pathiraja N., K.T. Mandisodza and S.M.Makuza (1990) “Estimates of genetic and phenotypic parameters of performance traits from centrally tested British Landrace boars under tropical conditions in Zimbabwe”. Proc. 4th World Congr. Genet. Appl. Livest. Prod., (14), pp. 23-27. 84. Pavlik and J.Pulkrabek (1989), “Analysis of pig growth during the growing period", Pig News and Infor.,(10), pp.465-468. 85. Perez, Desmoulin (1975),Institut Technique du porc, 3e Edition : Me'mento de l’e’levage de porc, Paris, 480 pages. 82 86. Plastow G.S., D.Carrion, M.Gil, J.A.Garcia Regueiro (2005)“Quality pork genes and meal qulity", Meat sicience, (70), pp. 409 - 421. 87. Pfeiffer H., H.G.English; E.Hehne, G.V.Lengerken, W.Schlegel, G.Triechler (1998), Schwinezucht.VEB Dt. Landw-verlag Berlin.s.88, 126, 298. 88. Ramaekers P.J.L., J.W.G.M.Swinkels, J.H.Huiskes, M.W.A. Verstegen, L.A. Den Hartog and C.M.C. Van der Peet-Schwering (1996), “Performance and carcass traits of individual pigs housed in groups as affected by ad libitum and restricted feeding”, Livest. Prod. Sci., 47(1), pp. 43-50. 89. Reichart W., S. Muller und M.Leiterer (2001), “Farbhelligkeit, Hampigment - und Eisengehalt im Musculus longissimus dorsi bei Thuringer Schweinerherkunften", Arch.Tierz., Dummerstorf 44(2), pp.219-230. 90. Rydhmer, L., N.Lundeheim and K.Johansson (1995),″ Genetic parameters for reproduction traits in sows and relation to performance-test measurements", J. Anim.Breed. Genet., (112), pp. 33-42. 91. Sakai T., M.Nishino, M.Hamakawa, C.S. Yoon and T.Thirapatsakun (1992), “A note on the effects of environment temperature on live weight gain during fattening of pigs”, Anim. Prod. (54), pp. 147-149. 92. Sather A.P., S. D. M.Jones, A. K.W. Tong (1991), “Halothane genotype by weight interractions on lean yield from pork carcasses", Can, J. Anim. Sci., Ottawa 71, pp.645- 656. 93. Savoie Y. and F. Minvielle (1988), “Effect of selection for lean growth rate upon feed utilization by the market hog”, Can. Anim. Sci., (58), pp. 285-289. 94. Schmitten,F., G.Burgstaller, K Hammer., P.Matzke, B.MiTKLrach, W.Schmid (1989), Handbuch Schweineproduktion, DLG. Verlag Frankfurt (Main), s.61,110. 95. Sencic D., Z.Autunovic, A.Perkovic (1999) “ Expression of Lage White young boars fattening in a performance test", Czech Journal of Aniaml 83 Science - UZPI(Czech Republic).V.44(2),pp.55-59. 96. Sellier M.F. Rothschild and A.Ruvinsky (eds) (1998), “Genetics of meat and carcass trasit". The genetics of the pig, CAB International, pp. 463-510. 97. .Serres H. (1992), Manual of pig production in the tropics. Published by C.A.B. International U.K. 98. Short T.H., E.R.Wilson and D. G.McLaren (1994), Relationship between growth and littler traist in pig dam lines. Proc. 5th World Congr., Genet. Appl.Livest. Prod., (17), pp.413-416. 99. Shull (1952), Beginning of the heterosis concept lowa state college press. 100. Smith W. C., G. Pearson and R.W. Purchas (1990), “A comparison of the Duroc, Hampshire, Landrace, and Large White as terminal sire breeds of croosbred pigs slaughtered at 85 kg live weigth. Performance and carcass characteristics", New Zealand J. of Agricultural research,(33),pp. 89 - 96. 101. Stewart T. S. and A. P. SchincKel (1989), “Genetic parameters for swine growth and carcass traist", Genetic of swine, Young, L. D. (ed), USDA- ARS, Clay Center, Nebraska,pp.77-79. 102. The Nationnal Commutee for Pigs Production (1999), Production level Annual Report [6]. 103. Thomas P.(1984),“The influence of housing design and some management systems on health of the growing pig, particularly in relation to pneumonia”, Pig News and info., (5), pp. 343-348. 104. Thomke S., Madsen A., Mortensen H.P., Sundstol F., Vangen O., Alaviuhkola T. and Andersson K. (1995), “Dietary energy and protein for growing pigs: performance and carcass composition ”, Acta. Agric. Scand., (45), pp. 45-53. 105. Triebler (1982), Geneticche Grundlagen des Wachstums Wiss, Symp, Schweinezucht F. Leipzig, s.13-24. 84 106. Von Felde A., R.Roehe, H.Looft and E.Kalm (1996), Genetic association between feed intake and feed intake behaviour at different stages of growth of group - housed boars. Livest. Prod. Sci., (1), pp 11-12. 107. Walker N. (2002), Carcass quality of Northern Ireland pigs compared with those origin the Republic of Ireland and Great Britain, A report comissioned by the Department Agriculture and Rural Development for Northern Ireland, pp.120. 108. Wilborn B.S., C.R.Kerth, W.F.owsley, W.R.Jones, L.T.Frobish (2004), “Improving pork quality by feeding supranutritional concentrations of vitamin D3", J. Anim. Sci., 82(1), pp.214- 218. 109. Wood C.M. (1986), Compring various ultra sonic devises and backfat prober. Virginia Polytechnic Instate and State Univercity, pp. 17-18. 110. Yang T.S., S.H.Liu (1991), Assessment of carcass composition in live finishing pigs: Validation of the technique of body water determination by denterium dilution. J. Chinese. Anim. Sci., pp.51-60; 12 ref. 111. Young L.D., R.A.Pumfrey, P.J.Cunningham and D..R.Zimmerman (1978), “Heritabilities and genetic and phenotypic correlations for breeding traits, reproductive trait and principal component". J.Anim.Sci.,(46),pp.937-949. III/ tài liệu từ internet 112. Ball, R.O., Gibson, J.P., C.A.Aker, K.Nadarajah, B.E.Uttaro and A.Forrtin (2003), “ Differences among breeds, breed origins and gender for growth, carcass composition and pork quality". 113.`BillKirsop(1997),AgfactA4.3.9.,Secondedition. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2391.pdf
Tài liệu liên quan