BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
TRẦN MINH THU
ðÁNH GIÁ NGUỒN GEN PHỤC VỤ CHỌN TẠO
GIỐNG LÚA NĂNG SUẤT CAO, CHẤT LƯỢNG TỐT,
KHÁNG BỆNH BẠC LÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Di truyền và Chọn giống cây trồng
Mã số: 60.62.05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN HỮU TƠN
HÀ NỘI - 2009
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………i
LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan số liệu và kết qu
110 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Đánh giá nguồn gen phục vụ chọn tạo giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt. kháng bệnh bạc lá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Trần Minh Thu
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………II
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng
dẫn PGS.TS. Phan Hữu Tơn, người đã tận tình chỉ bảo tơi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo Bộ mơn Cơng nghệ sinh
học ứng dụng và các thầy cơ giáo Bộ mơn Di truyền chọn giống cây trồng,
khoa Nơng học, trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luơn
ủng hộ, khuyến khích tơi trong suốt quá trình học tập.
Hà nội, ngày tháng năm 2009
Tác giả luận văn
Trần Minh Thu
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………III
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ tắt và kí hiệu v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
1. Mở đầu 1
1.1 ðặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 3
12.1 Mục đích 3
1.2.2 Yêu cầu 3
2.Tổng quan tài liệu 4
2.1 Chọn giống lúa chất lượng cao 4
2.1.1 Nghiên cứu về chất lượng gạo 4
2.1.2 Hướng chọn tạo và tình hình chọn tạo giống lúa chất lượng
cao ở nước ta
13
2.2 Chọn giống lúa kháng bệnh bạc lá 18
2.2.1 Nghiên cứu về bệnh bạc lá 18
2.2.2 nghiên cứu về khả năng kháng bệnh bạc lá 19
2.2.3 Các phương pháp chọn giống lúa kháng bệnh bạc lá 21
2.2.4 ứng dụng cơng nghệ sinh học trong nghiên cứu và chọn giống
kháng bệnh bạc lá 23
3.Nội dung và phương pháp nghiên cứu 26
3.1 Nội dung nghiên cứu 26
3.2 Vật liệu nghiên cứu 26
3.3 Các điều kiện phục vụ nghiên cứu 26
3.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ngồi đồng ruộng 27
3.3.3 ðiều kiện thí nghiệm ngồi đồng ruộng 27
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ngồi đồng ruộng 27
3.3.3 ðiều kiện thí nghiệm ngồi đồng ruộng 27
3.4 Thí nghiệm đánh giá chất lượng 27
3.4.1. ðánh giá mùi thơm và kiểm tra gen mùi thơm 27
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………IV
3.4.2. ðánh giá hàm lượng amylose và kiểm tra gen quy định hàm
amylose thấp 29
3.4.3 ðánh giá một số chỉ tiêu chất lượng thương trường 30
3.4.4 ðánh giá chất lượng xay xát 31
3.4.5 ðánh giá chất lượng nấu nướng 31
3.5 ðánh giá khả năng kháng và kiểm tra khả năng mang gen kháng
3.5.1 Lây nhiễm nhân tạo 33
3.5.2 Kiểm tra gen kháng bệnh bạc lá bằng phương pháp PCR
3.6 ðánh giá một số đặc điểm nơng sinh học cơ bản 35
3.7 Xử lý số liệu nhằm chọn lọc mẫu giống 35
4. Kết quả và thảo luận 36
4.1 Kết quả đánh giá chất lượng 36
4.1.1 Kết quả đánh giá mùi thơm và khả năng mang gen mùi thơm 37
4.1.2 Kết quả đánh giá hàm lượng amylose và kiểm tra gen quy
lượng amylose 39
4.1.3 Kết quả đánh giá một số tính trạng chất lượng gạo 45
4.1.4 ðánh giá tương quan của các tính trạng chất lượng gạo 54
4.2 Kết quả đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá 55
4.2.1 Kết quả lây nhiễm nhân tạo 55
4.2.2 Kết quả PCR kiểm tra gen kháng bạc lá 59
4.2.3 So sánh kết quả PCR với kết quả lây nhiễm nhân tạo 61
4.3 Kết quả đánh giá các tính trạng nơng sinh học 64
4.3.1 Thời gian sinh trưởng 64
4.3.2 Chiều cao cây, chiều dài bơng 67
4.3.3 Khả năng đẻ nhánh, tỉ lệ nhánh hữu hiệu và gĩc độ đẻ nhánh 68
4.3.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 72
4.3.5 Các đặc trưng hình thái khác 76
4.4 Kết quả chọn lọc nguồn vật liệu 80
4.4.1 Kết quả chọn lọc nguồn vật liệu chất lượng tốt 80
4.2.2 Kết quả chọn lọc nguồn vật liệu kháng bệnh bạc lá 82
5. Kết luận và đề nghị 84
5.1 Kết luận 84
4.2 ðề nghị 85
Tài liệu tham khảo 86
Phụ lục 93
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………V
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
- BAC: Bacterial Artificial Chromosome - nhiễm sắc thể nhân tạo của vi
khuẩn.
- BAD2: Enzyme betaine aldehyde dehydrogenase 2.
- EAP: External antisense primer - mồi ngoại biên của cặp mồi phát hiện gen
fgr.
- ESP: External sense primer- mồi ngoại biên của cặp mồi phát hiện gen fgr.
- GBSS: Grainule bound starch synthase - enzyme tổng hợp amylose
- IFAP: Internal fragrant antisense primer - mồi nội biên của cặp mồi phát
hiện gen fgr.
- INSP: Internal non-fragrant sense primer- mồi nội biên của cặp mồi phát
hiện gen fgr.
- IRRI: International Rice Research Institute - Viện nghiên cứu lúa quốc tế
- KDML: Giống lúa Khao Dawk Mali
- NST: Nhiễm sắc thế.
- PCR: Polymerase chain reaction - phản ứng chuỗi trùng hợp, kĩ thuật chỉ thị
phân tử nhằm nhân một đoạn DNA đã biết trước trình tự.
- RFLP: Restriction fragment length polymorphism - sự đa hình về chiều dài
của những đoạn cắt giới hạn.
- SNPs: Single nucleotide polymorphisms - hiện tượng đa hình đơn
nucleotide.
- SS: Starch synthase - enzyme tổng hợp tinh bột
- SSRs: simple sequence repeats - kỹ thuật chỉ thị phân tử nhằm nhân hoặc lai
các đoạn lặp DNA lặp đi lặp lại trong genome.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………VI
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang
4.1 So sánh kết quả đánh giá mùi thơm bằng phương pháp sử dụng
KOH 1,7% và kết quả kiểm tra gen fgr bằng phương pháp PCR.
39
4.2 So sánh hàm lượng amylose với kiểu gen của các mẫu giống 44
4.3 Kết quả đánh giá các tính trạng chất lượng gạo. 48
4.4 Tương quan giữa các tính trạng chất lượng. 54
4.5 Phản ứng của các dịng đẳng gen với các chủng vi khuẩn 56
4.6 So sánh kết quả xác định gen kháng bằng PCR và kết quả lây
nhiễm nhân tạo của các mẫu giống
62
4.7 Thời gian sinh trưởng của các mẫu giống 66
4.8
Chiều cao cây tối đa, chiều dài bơng và các tính trạng liên
quan đến nhánh. 69
4.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. 73
4.10 Các đặc điểm hình thái của lá 77
4.11a Tiêu chuẩn chọn lọc của mẫu giống chất lượng tốt 81
4.11b ðặc điểm của 5 mẫu giống chất lượng tốt được chọn 82
4.12a Tiêu chuẩn chọn lọc của các mẫu giống kháng bạc lá 83
4.12b ðặc điểm của 6 mẫu giống kháng bạc lá được chọn 83
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………7
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình Tên hình Trang
2.1
Hoạt động của bộ 4 mồi được mơ tả trong nghiên cứu của
Bradburry và cộng sự (2005). 9
4.1 ðiện di sản phẩm PCR xác định mẫu giống mang gen fgr 38
4.2 ðiện di sản phẩm PCR –Wx, trước khi cắt bằng enzyme AccI 42
4.3 ðiện di sản phẩm PCR Wx đã cắt bằng enzyme AccI 42
4.4 Thí nghiệm xác định hàm lượng amylose (các mẫu giống). 52
4.5 Thí nghiệm xác định hàm lượng amylose (các đối chứng nồng độ) 52
4.6 Thí nghiệm xác định nhiệt độ hĩa hồ (độ phá hủy kiềm) 53
4.7 Thí nghiệm xác định độ bền gel 53
4.8 Kết quả lây nhiễm nhân tạo trên đối chứng IR24 57
4.9 Kết quả lây nhiễm nhân tạo trên đối chứng IRBB4 57
4.10 Kết quả lây nhiễm nhân tạo trên đối chứng IRBB5 58
4.11 Kết quả lây nhiễm nhân tạo trên đối chứng IRBB7 58
4.12 ðiện di sản phẩm PCR gen xa5 sử dụng cặp mồi RG556 60
4.13 ðiện di sản phẩm PCR gen Xa7, sử dụng cặp mồi P3 60
4.14 ðiện di sản phẩm PCR gen Xa4, sử dụng cặp mồi MP2 61
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………1
Phần thứ nhất
MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn đề
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất đối với người dân Châu Á nĩi
chung và người dân Việt Nam nĩi riêng. Cây lúa chiếm trên 80% tổng sản
lượng lương thực hàng năm, cung cấp 80% nhu cầu tinh bột và 40% nhu cầu
đạm trung bình cho người dân Việt Nam. Vì vậy, sản xuất lúa đã, đang và vẫn
cịn là một ngành quan trọng nhất trong lĩnh vực nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn nước ta.
Hàng năm, năng suất lúa liên tục tăng nhưng vẫn khơng đáp ứng đủ nhu
cầu do dân số gia tăng nhanh. ðể đảm bảo an ninh lương thực cĩ hai con
đường để tăng sản lượng lương thực: thứ nhất là tăng diện tích đất canh tác
nơng nghiệp và thứ hai là tăng năng suất cây trồng. Mặt khác, diện tích đất
nơng nghiệp ngày một thu hẹp, vì vậy hướng tăng sản lượng trong những năm
sắp tới chủ yếu sẽ là tăng năng suất bằng cách sử dụng giống cĩ năng suất
cao.
Tuy nhiên, chỉ nâng cao năng suất là chưa đủ, nhu cầu về giống lúa hiện
nay phải là những giống hội đủ 3 yếu tố năng suất cao, chất lượng tốt và
kháng sâu bệnh hiệu quả. Trong đĩ, nhu cầu về giống lúa cĩ chất lượng tốt
ngày càng cao. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng gạo rất được chú
trọng trong cơng tác chọn tạo giống. Nâng cao chất lượng gạo khơng chỉ
nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà cịn nhằm xây dựng thương
hiệu gạo xuất khẩu Việt Nam cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.
Mặt khác, nước ta cĩ khí hậu nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho nhiều
loại sâu bệnh hại phát triển. Trong đĩ, bệnh bạc lá là một bệnh đặc biệt nguy
hiểm đối với lúa trồng do cĩ khả năng gây giảm năng suất nghiêm trọng. Cho
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………2
đến nay, biện pháp sử dụng giống kháng bệnh được coi là hướng cĩ hiệu quả
về cả mặt kinh tế và mơi trường. Xu hướng chọn giống kháng bệnh hiện nay
là khai thác tính kháng bệnh bền vững, hay cịn gọi là tính kháng ngang,
kháng khơng hồn tồn. Một giống lúa cĩ tính kháng bền vững với bệnh cĩ
thể tồn tại lâu hơn, phạm vi tính kháng rộng hơn, cĩ tính kháng khơng bị suy
giảm đột ngột; khi sử dụng các giống kháng này cĩ thể hạn chế được rủi ro
khi cĩ dịch xảy ra.
Nhìn chung, quá trình chọn tạo giống thực chất là quá trình tập hợp các
tính trạng cĩ ích vào một cây trồng theo mục đích của người chọn tạo. Vì vậy,
thành cơng của cơng tác chọn tạo giống phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất
lượng vật liệu khởi đầu. Với mục tiêu tập hợp nguồn gen phong phú phục vụ
cho cơng tác chọn tạo giống, thời gian vừa qua, Bộ mơn Cơng nghệ sinh học
ứng dụng đã tiến hành thu thập bảo tồn được hơn 1200 mẫu giống lúa.
Trong quá trình khai thác sử dụng nguồn gen cho chương trình chọn tạo
giống lúa, đánh giá nguồn gen là rất quan trọng. Việc đánh giá khơng những
giúp người chọn giống hiểu rõ nguồn gen mà cịn cĩ thể phát hiện được
những biến dị nhiều khi rất nhỏ, khĩ phát hiện. Chính những biến dị này
thơng qua bồi dưỡng và chọn lọc liên tục cĩ thể trở thành những giống mới.
Vì vậy, đánh giá khách quan, chính xác và chi tiết các đặc điểm của nguồn
gen là việc làm rất cần thiết, từ đĩ nhà chọn giống cĩ hướng để chọn tạo
giống mới thành cơng sau này.
Chính vì vậy chúng tơi tiến hành đề tài:
“ðánh giá nguồn gen phục vụ chọn tạo giống lúa năng suất cao, chất
lượng tốt, kháng bệnh bạc lá”
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………3
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Cung cấp thơng tin về các đặc điểm chất lượng, khả năng kháng bệnh
bạc lá và tiềm năng năng suất của các mẫu giống nhằm xây dựng cơ sở dữ
liệu về nguồn gen phục vụ cơng tác chọn tạo giống mới.
- Tuyển chọn một số mẫu giống cĩ phẩm chất tốt, khả năng kháng bạc lá
và năng suất cao.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá các chỉ tiêu chất lượng.
- ðánh giá khả năng kháng và khả năng mang gen kháng bệnh bạc lá.
- ðánh giá các đặc điểm nơng sinh học quan trọng và năng suất.
- Tuyển chọn một số mẫu giống phẩm chất tốt, khả năng kháng bạc lá và
cĩ tiềm năng năng suất cao.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………4
Phần thứ hai
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Chọn giống lúa chất lượng cao
2.1.1 Nghiên cứu về chất lượng gạo
Hiện nay, yêu cầu về chất lượng gạo của thị trường ngày càng tăng cùng
với sự phát triển của kinh tế. Chọn giống lúa chất lượng cao đã trở thành mục
tiêu quan trọng hàng đầu của các nhà chọn giống. Chất lượng gạo là tập hợp
của nhiều tính trạng phức tạp như hàm lượng amylose (amylose content-AC),
nhiệt độ hĩa hồ (gelatinization temperature-GT), độ bền gel (gel consistency-
GC), hàm lượng protein (protein content-PC), chiều dài hạt (L), chiều rộng
hạt gạo (B), tỷ lệ dài /rộng ( L/B)... Ngồi ra, chất lượng gạo ngon cịn liên
quan đến độ dẻo, độ bĩng và mùi vị của cơm…Hiểu biết đầy đủ về các tính
trạng chất lượng là vơ cùng quan trọng để xây dựng một chiến lược đúng đắn
trong chọn giống nâng cao chất lượng gạo.
2.1.1.1 Mùi thơm
a. Bản chất hĩa học của mùi thơm
Mùi thơm của lúa là kết quả tạo thành bởi một loạt các hợp chất hĩa học
khác nhau(Widjaja và cộng sự, 1996). Năm 1977 Bullard và Holguin đã sử
dụng phương pháp sắc ký khí để xác định thành phần hĩa học tạo nên mùi
thơm. Họ thu được 70 chất và xác định chính xác được 30 chất trong số đĩ,
nhưng theo quan điểm của họ thì khơng cĩ một thành phần rõ ràng nào quy
định tính thơm của gạo [20].
Năm 1983, Buttery và cộng sự đã chỉ ra rằng 2-acetyl-1- pyrroline (2-
AP), một chất dễ bay hơi, chính là thành phần chính tạo nên mùi thơm của
lúa. 2-AP xuất hiện trên tất cả các bộ phận của cây (thân, lá và hạt) ngoại trừ
phần rễ (Buttery và cộng sự, 1983; Lorieux và cộng sự, 1996; Yoshihashi và
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………5
cộng sự, 2002). 2-AP khơng hình thành trong quá trình thu hoạch và nấu chín
mà hình thành trong quá trình sinh trưởng của cây. Chính vì vậy mà mùi thơm
của lúa cĩ thể được xác định trên cả hạt và mơ lá (Yoshiyashi và cộng sự,
2002)[35]. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản cũng ảnh hưởng đến lượng 2-
acetyl-pyroline, từ đĩ ảnh hưởng đến mùi thơm của gạo (Goodwin và cộng
sự,1994).
b. Di truyền của tính trạng mùi thơm
Cho đến nay, rất nhiều quan điểm khác nhau về di truyền tính trạng mùi
thơm đã được đưa ra, như là: Jodon (1944) cho rằng tính trạng mùi thơm do 1
gen trội quy định, nhưng trước đĩ Kandam và Paatanka (1938) lại cho rằng
tính trạng này do 2 gen quy định. Năm 1975, Nagaraju đưa ra quan điểm là cĩ
3 gen tham gia quy định tính trạng mùi thơm. Dhulappanavar (1976) kết luận
rằng tính trạng mùi thơm do 4 gen quy định, trong đĩ cĩ 1 gen liên kết với
gen quy định màu đỏ của mỏ hạt. Tripathi và Rao (1979) kết luận mùi thơm
do 2 gen trội quy định, SK1 và SK2, ngồi ra chúng cịn liên kết với các gen
khác quy định màu tai lá, màu bẹ lá,...Nagaraju và cộng sự (1975) phát hiện ra
mùi thơm chịu sự điều khiển đồng thời của 3 gen và họ đưa ra gợi ý rằng
nghiên cứu trên lá chính là phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để nghiên
cứu mùi thơm.
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều kết luận rằng tính trạng mùi
thơm của lúa do 1 gen quy định (Sood và Siddiq,1980; Shekhar và Reddy,
1981; Berner và Hoff, 1986; Bollich và cộng sự, 1992; Ali và cộng sự, 1993;
và cộng sự, 1996; Li và Gu, 1997; Sadhukhan và cộng sự, 1997). Berner và
Hoff (1986) kết luận rằng 1 gen trội quy định tính trạng mùi thơm của lúa và
gợi ý phương pháp xác định mùi thơm của hạt bằng cách nếm thử một nửa hạt
gạo đồng thời giữ lại một nửa hạt cĩ chứa phơi. Li và Gu (1997) nghiên cứu
về di truyền và vị trí của gen quy định mùi thơm trên giống lúa Shenxiangjing
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………6
và phát hiện ra mùi thơm được điều khiển bởi 1 gen lặn. Ngồi ra, từ kết quả
lai thuận nghịch giữa các giống lúa thơm, họ cũng đi đến kết luận rằng gen
quy định mùi thơm di truyền đa allen. Tiến hành lai chéo WX (một giống lúa
thơm) với các dịng tam bội cĩ nguồn gốc từ IR36 và WJ (cũng là một giống
lúa thơm), Li và Gu kết luận gen quy định mùi thơm nằm trên nhiễm sắc thể
số 8. Trước đĩ, sử dụng kỹ thuật RFLP, Ahn và cộng sự (1992) cũng đã định
vị được gen này trên nhiễm sắc thể số 8 [41].
Năm 1996, Kato và Itani tiến hành nghiên cứu về sự liên quan di truyền
của mùi thơm và các tính trạng nơng sinh học khác bằng cách nghiên cứu trên
các tổ hợp của thế hệ F8 bằng phương pháp chọn lọc một hạt của tổ hợp lai
giữa BGT x Koshihiraki. Sau khi so sánh sự khác biệt của các cặp tính trạng
giữa nhĩm cĩ mùi thơm và nhĩm khơng cĩ mùi thơm, họ đưa ra kết luận gen
quy định mùi thơm di truyền hồn tồn độc lập.
Năm 1998, Khush và Dela Cruz đã nhấn mạnh trong các nghiên cứu
của họ là tính trạng mùi thơm của lúa là một tính trạng số lượng với một dẫy
biến dị rộng.
Năm 2005, L. Bradbury và cộng sự đã cơng bố một nghiên cứu về vị trí,
cấu trúc và cơ chế của gen fgr quy định tính trạng mùi thơm của lúa. Trong
nghiên cứu này, Bradburry và cộng sự đã phát hiện 8 đột biến mất đoạn và 3
SNPs trên exon của gene mã hĩa tổng hợp betaine aldehyde dehydrogenase 2
(BAD2) chính là nguyên nhân hình thành tính thơm trên các giống luá thơm
Basmati [31]. Các giống lúa khơng thơm sẽ cĩ bản gen mã hĩa BAD2 đầy đủ,
trong khi các giống lúa thơm sẽ cĩ bản gen mã hĩa BAD2 chứa đột biến mất
đoạn và các SNPs. Hậu quả của sự thay đổi cấu trúc này sinh ra một mã dừng
làm mất tác dụng của enzyme BAD2. Ngồi ra, các tác giả đã sử dụng các
Bacterial Artificial Chromosome (nhiễm sắc thể nhân tạo của vi khuẩn) để
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………7
kiểm tra vị trí của gen fgr và đã phát hiện được vị trí chính xác của gen này
trên NST 8.
Kết quả của nghiên cứu này đã được cơng nhận rộng rãi và được sử
dụng trong rất nhiều nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phân tử trong chọn tạo các
giống lúa thơm.
c. Ứng dụng cơng nghệ sinh học trong nghiên cứu mùi thơm của gạo
ðến nay, nhiều chỉ thị phân tử như SNPs (single nucleotide
polymorphisms) hay SSRs (simple sequence repeats) cĩ liên kết với tính thơm
đã được áp dụng trong chọn lọc giống lúa thơm [19].
Năm 1992, Ahn và cộng sự đưa ra một chỉ thị phân tử kí hiệu là RG28
nằm trên nhiễm sắc thể số 8 cĩ liên kết gần với gen thơm (fgr). Họ cũng gợi ý
rằng chỉ thị phân tử này cĩ thể áp dụng để dự đốn sớm sự cĩ mặt của mùi
thơm trên một giống lúa, đồng thời cĩ thể phân biệt được tình trạng đồng hợp
hay dị hợp thể của gen thơm và chỉ thị này rất hữu dụng trong việc phát hiện
nhanh tính trạng thơm trong các dịng lai [14]. Sau đĩ, đã cĩ rất nhiều nghiên
cứu khác nhau với mục đích nghiên cứu sâu hơn về hoặc ứng dụng chỉ thị này
trong cơng tác chọn tạo giống lúa thơm. Nghiên cứu của Li và cộng sự (1996)
với kết luận tính trạng mùi thơm do 1 gen lặn nằm trên NST số 8 đã củng cố
thêm quan điểm RG28 là một chỉ thị đặc hiệu cho gen thơm. Pandey và cộng
sự (1994, 1995) nghiên cứu về liên kết giữa RG28 và thơm bằng cách nghiên
cứu tổ hợp lai chéo giữa Pusa 751 (cĩ mùi thơm) X IR72 (khơng thơm) đã
đưa ra kết luận RG28 cĩ khoảng cách là 10cM với gen thơm thay vì 4,5cM
như kết luận của Ahn [37][38].
Các cặp mồi thiết kế từ RG28 đã được ứng dụng rộng rãi trong việc phát
hiện nhanh lúa thơm (Lang và Buu, 2002; Cordeido và cộng sự, 2002; Jin và
cộng sự, 2003) [30][24]. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của các mồi này là
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………8
chúng chỉ liên kết với gen thơm ở một mức độ nào đĩ nên khơng thể chính
xác đến 100% (Garland và cộng sự, 2000; Hien và cộng sự, 2005).[31]
Năm 2005, nghiên cứu của L. Bradbury và cộng sự về cấu trúc và cơ chế
hình thành của gen thơm chính là cơ sở để thiết kế một loại mồi thật sự hồn
hảo cho việc xác định mùi thơm trên lúa. Dựa trên cấu trúc phân tử của gen
quy định tính trạng mùi thơm, một bộ mồi đã được thiết kế, gồm 2 cặp mồi
cùng nhân lên trên 1 vùng của DNA mục tiêu, trong đĩ 1 cặp mồi này lại
nhân 1 đoạn nằm trong đoạn nhân của cặp mồi kia.
Bộ 4 mồi này gồm cĩ: 1 cặp mồi nhân khơng đặc hiệu nhân lên đoạn
nằm ngồi khu vực xuất hiện đột biến trong cả trường hợp thơm và khơng
thơm và 1 cặp mồi cịn lại phân biệt 2 allen của gen thơm.
Hai mồi ngoại biên đĩng vai trị như một nhân tố kiểm sốt dương tính,
nhân lên một đoạn khoảng 580bp nằm trên cả kiểu gen thơm (577bp) và kiểu
gen khơng thơm (585bp). Từng chiếc riêng lẻ của cặp mồi nội biên (kí hiệu
ESP và EAP) bắt cặp với các mồi ngoại biên (kí hiệu IFAP và INSP) để tạo ra
các sản phẩm đặc trưng cho kiểu gen.
Với mồi này, phản ứng PCR sẽ tạo được 4 đoạn nhân như sau: 1 đoạn
580bp sẽ xuất hiện ở cả hai trường hợp thơm và khơng thơm, 1 đoạn 355bp
xuất hiện ở trường hợp đồng hợp thể trội Fgr/Fgr (khơng thơm), một đoạn
257bp xuất hiện ở trường hợp đồng hợp thể lặn fgr/fgr (thơm) và đối với
trường hợp dị hợp thể Fgr/fgr (khơng thơm) sẽ xuất hiện đồng thời cả 2 đoạn
355bp và 257bp.
Bộ 4 mồi này cĩ tính chính xác tới 100% do chúng được thiết kế từ trình
tự của chính gen mã hĩa tổng hợp BAD2 [42][52].
Hoạt động của bộ 4 mồi được minh họa ở hình dưới:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………9
Hình 2.1 Hoạt động của bộ 4 mồi được mơ tả trong nghiên cứu của
Bradburry và cộng sự (2005).
2.1.1.2 Hàm lượng amylose
Hàm lượng amylose được đánh giá là một trong những đặc tính quan
trọng nhất ảnh hưởng đến phẩm chất nấu nướng của gạo. Hàm lượng amylose
quyết định đến độ mềm, độ bĩng của cơm và mức nước cần để nấu. Gạo cĩ
hàm lượng amylose thấp sẽ mềm, dẻo, khơng nở nhiều và khơng bị cứng khi
để nguội vì vậy gạo cĩ hàm lượng amylose thấp rất được ưa chuộng trên thị
trường.
Amylose và Amylopectin là hai thành phần chính của tinh bột trong nội
nhũ (Sodhi và Singh, 2003)[46]. Amylose và amylopectin đều cĩ cấu tạo là
những chuỗi polymer glucose, nhưng amylose cĩ kích thước phân tử nhỏ hơn,
cấu trúc ít phức tạp hơn so với amylopectin. Cấu trúc phân tử của amylose
gồm một chuỗi dài và một số nhánh liên kết nhất định. Các amylose trong
tinh bột bao gồm cả loại cĩ mạch thẳng và mạch nhánh (Takeda và cộng sự,
1987). Trong hạt gạo, hai phần ba thành phần amylose là dạng mạch thẳng
(Takeda và cộng sự, 1993).
Cả amylose và amylopectin đều được tổng hợp bởi 1 enzyme gọi là
enzyme tổng hợp tinh bột (starch synthase), enzyme này gắn các phân tử
gluco từ ADPglucose vào phần đuơi của chuỗi glucan. Starch synthase cĩ thể
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………10
được chia thành 4 loại dựa trên cấu trúc của chuỗi amino acid (SSI, SSII,
SSIII và SSI grainule-bound (GBSSI). Các nghiên cứu cho thấy cả 4 loại
enzyme đều cĩ mặt ở bộ phận dự trữ và đĩng các vai trị riêng biệt trong quá
trình tổng hợp amylose và amylopectin. Tuy nhiên, chỉ duy nhất GBSSI cĩ
vai trị tổng hợp amylose (Kossmann và Lloyd, 2000; Smith và cộng sự,
1999) [26].
Mặt khác, enzyme GBSS được mã hĩa bởi 1 gen kí hiệu là Wx nằm trên
NST số 6 (Okagaki và Wesssler, 1988). Các nghiên cứu của Cai và cộng sự
đã chỉ ra rằng hàm lượng amylose cũng như hàm lượng của GBSS cĩ liên
quan tới hiện tượng cắt rời của intron 1 của Wx và một SNP-đột biến từ G
thành T của nucleotide của bộ 3 đầu tiên của intron 1 gen Wx (Wang và cộng
sự, 1990; Cai và cộng sự, 1998).
Theo đĩ, các giống lúa cĩ kiểu gen Wx-G/Wx-G cĩ chứa base G tại
intron 1 của gen Wx sẽ tạo thành mARN-Wx hồn chỉnh vì vậy sẽ sinh ra
lượng GBSS lớn và cĩ hàm lượng amylose cao. Ngược lại, các giống lúa cĩ
kiểu gen Wx-T/Wx-T với base T thay thế G thì chỉ cĩ một lượng nhỏ mARN-
Wx được tạo thành, vì vậy chúng cĩ hàm lượng amylose trung bình và thấp
(Cai và cộng sự, 1998) [17].
Dựa trên kết quả nghiên cứu về cấu trúc của Wx, Cai và cộng sự đã thiết
kế ra một cặp mồi kí hiệu là Wx-AccI phân biệt được base đầu tiên của intron
1 là G hay T (Cai và cộng sự,2002) [16],[39].
2.1.1.3 Nhiệt độ hĩa hồ và độ phá hủy kiềm
Nhiệt độ hĩa hồ (rice starch geltinization temperature) là một thành phần
quan trọng của chất lượng gạo do nĩ cĩ liên quan chặt chẽ đến thời gian nấu
chín và chất lượng của cơm [32].
Những nghiên cứu về bản chất phân tử của gen đã xác định rằng gen
chính quy định độ bền gel và độ phá hủy kiềm đều nằm gần locus Wx trên
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………11
NST6 (Umemotoet và cộng sự, 2002; Gao và cộng sự, 2003). Gen quy định
độ phá hủy kiềm được chứng minh là mã hĩa enzyme phân hủy tinh bột SSIIa
(starch-soluble synthaseisoform), và một sự khác biệt về 1 cặp base chính là
nguyên nhân của sự khác biệt về độ phá hủy kiềm của 2 nhĩm Japonica và
Indica (Gao và cộng sự, 2003; Nakamura và cộng sự, 2005). Cho đến nay,
người ta vẫn chưa xác định được cĩ bao nhiêu alen của gen này tồn tại trên
các giống lúa trồng. Umemoto et al đã phân biệt được 4 alen của gen mã hĩa
SSIIa, tuy nhiên các alen này lại khơng cĩ nhiệt độ hĩa hồ đặc trưng.
Trong nghiên cứu về bản chất phân tử của gen quy định nhiệt độ hĩa hồ,
Umemoto và cộng sự phát hiện ra sự khác biệt về cấu trúc phân tử của các
giống lúa cĩ nhiệt hĩa hồ khác nhau, theo đĩ trên exon 8 cĩ 3 đột biến gồm cĩ
base A thành G (dẫn đến acid amin methionin-ATG thành valine-GTG), GC
thành TT (dẫn đến leucine-CTC thành phenylalanine-TTC) và một SNPs
(A/G). Khảo sát trên các mẫu giống lúa trồng, Umenmoto và cộng sự phát
hiện cĩ 4 dạng alen tồn tại là G/G/GC, A/G/GC, A/A/GC và A/G/TT. Tiếp
tục so sánh về nhiệt hĩa hồ giữa các dạng, họ đưa ra kết luận dạng G/GC cĩ
nhiệt hĩa hồ cao, 2 dạng A/GC và G/TT cĩ nhiệt hĩa hồ thấp [51]. Từ kết quả
nghiên cứu này một số chỉ thị phân tử đã được thiết kế và ứng dụng trong các
chương trình chọn tạo giống chất lượng cao [41].
2.1.1.4 ðộ bạc của hạt
ðộ bạc hay độ trong của hạt gạo là một yếu tố chất lượng rất quan trọng.
Gạo hạt trong thường được người tiêu dùng ưa chuộng hơn hẳn gạo cĩ vết
đục. Hiện tượng xuất hiện vết bạc là do cấu trúc của tinh bột, ở gạo tẻ là do
hạt tinh bột khơng liên kết chặt với protein, cịn ở gạo nếp là do cấu trúc tinh
bột khơng đồng nhất do khơng cĩ thành phần amylose. Ngồi ra, độ bạc bụng
của gạo cịn ảnh hưởng đến chất lượng xay xát, tỉ lệ gẫy vỡ của gạo khi xay
xát.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………12
ðộ bạc của hạt gạo là tính trạng chịu ảnh hưởng của cả gen và yếu tố
mơi trường (Lê Dỗn Diên, 1995) [5]. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Quốc
Trung và Bùi Huy Thanh, lượng nước quá nhiều hoặc bị hạn ở thời điểm chín,
quá trình phơi sấy gặp nhiệt độ cao sẽ làm gia tăng độ bạc bụng [11].
Theo Khush (1986), độ trong của hạt gạo cĩ liên quan đến hàm lượng
amylose, các giống lúa cĩ hàm lượng amylose nhỏ hơn 2% nội nhũ đục hồn
tồn, cịn các giống lúa cĩ hàm lượng amylose từ 2-32% nội nhũ sẽ cĩ nhiều
dạng từ trong đến đục hồn tồn.
Năm 1981, Omura và Saito sử dụng phương pháp gây đột biến bằng N-
methyl N-ntrosourea (MNU) để nghiên cứu về di truyền của độ bạc bụng. Sau
khi xử lý đột biến, kết quả họ thu được nhiều mức độ bạc khác nhau, từ đĩ rút
ra kết luận rằng độ bạccủa gạo là do gen quy định chứ khơng đơn thuần là do
điều kiện mơi trường.
Năm 1981, Kamijima và cộng sự nghiên cứu sự truyền của bạc bụng
bằng cách lai phân tích và đưa ra kết luận độ bạc bụng do gen quy định và cĩ
liên kết chặt chẽ với kích thước hạt.
Năm 1983, Takeda và Saito tiếp tục sử dụng phương pháp lai phân tích
để nghiên cứu di truyền của tính trạng này. Cuối cùng, họ đưa ra kết luận độ
bạc bụng do nhiều gen quy định, trong đĩ cĩ một gen chủ đạo kí hiệu là Lk-f,
gen này đồng thời cũng là gen điều khiển kích thước hạt.
2.1.1.5 Chiều dài, chiều rộng và tỉ lệ dài/rộng của hạt
Chiều dài, chiều rộng và tỉ lệ dài/rộng của hạt gạo là những đặc tính
quan trọng nhất là đối với các giống lúa chất lượng. Gạo được phân loại theo
mục đích thương mại thành dạng hạt ngắn, hạt vừa, hạt dài và hạt thon. Tuy
nhiên, trên thị trường dạng gạo thon dài là được ưa chuộng nhất.
Phần lớn các nghiên cứu đều kết luận rằng chiều dài chiều rộng của hạt
chịu tác động tổng hợp của nhiều gen. Năm 1986, Hsieh và Wang kết luận
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………13
chiều dài của hạt di truyền đa gen, được điều khiển bởi gen đa allen kí hiệu là
Gl và mức độ trội của các alen theo thứ tự Gl1>Gl2>gl, dạng hạt trịn trội so
với dạng hạt dài và hình dạng hạt cũng do gen 3 allen Gs quy định. Rao và
Sang (1989) đưa ra kết luận chiều dài và chiều rộng của hạt gạo di truyền
hồn tồn độc lập, chịu sự điều khiển của các gen khác nhau [41].
Năm 1984, Takeda nghiên cứu di truyền kích thước hạt trên giống lúa
Fusayoshi của Nhật Bản và cho rằng tính trạng này do đa gen quy định và cĩ
một gen trội khơng hồn tồn kí hiệu là Lk-f là gen chính.
Sau đĩ, trong nghiên cứu bằng phương pháp phân tích quần thể phân li
vào năm 1994, Takeda và Saito đã phát hiện ra chiều dài hạt được điều khiển
bởi một gen lặn kí hiệu lk-I [8].
2.1.2 Hướng chọn tạo và tình hình chọn tạo giống lúa chất lượng cao ở
nước ta
2.1.2.1 Hướng chọn tạo giống lúa cĩ chất lượng cao
Từ đầu thập kỉ 60 của thế kỷ trước, cùng với sự xuất hiện của gen lùn,
năng suất của các giống lúa khơng ngừng được nâng cao. Trong suốt cuộc
cách mạng xanh, năng suất trở thành mục tiêu chính yếu vì vậy cĩ rất nhiều
giống lúa thơm, chất lượng cao nhưng năng suất thấp bị biến mất. Một số
giống cịn tồn tại thì chỉ được người dân trồng với diện tích rất nhỏ.
Ban đầu, cơng tác chọn tạo lúa chất lượng cao chủ yếu là cải tiến giống.
Các giống lúa địa phương được sử dụng làm nguồn vật liệu cho cải tạo giống,
tuy nhiên nỗ lực đưa gen lùn vào các giống lúa thơm chỉ thu được những
thành cơng rất hạn chế, nguyên nhân là do sự khơng tương hợp dẫn đến bất
dục và từ đĩ hạn chế sự tái tổ hợp.
Trong việc cải tiến các giống lúa thơm và chất lượng cĩ ba cản trở lớn
đĩ là: 1/ Quá nhiều mục tiêu chọn tạo, 2/ Thiếu cơ sở để đánh giá chất lượng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………14
gạo và 3/ Khơng cĩ tiêu chuẩn chọn lọc rõ ràng (Khush và Juliano, 1991).
Một vài giống mới cĩ năng suất khá cao, chất lượng tốt đã được chọn tạo
thành cơng, tuy nhiên những ._.giống lúa này vẫn khơng bằng những giống lúa
thơm truyền thống như Basmati 370 về mặt chất lượng và hương vị của cơm
[28].
ðến nay, cĩ 3 phương pháp để chọn tạo lúa thuần chất lượng cao đĩ là:
1/Phục tráng các giống lúa cũ, 2/Chọn giống bằng phương pháp lai và 3/Chọn
giống đột biến.[40]
Các nhà chọn giống đã sử dụng ngay các giống lúa địa phương chất
lượng cao được người nơng dân trồng rải rác ở nhiều vùng với nhiều tên gọi
khác nhau để phục tráng và đưa vào sản xuất. Hai trong những ví dụ nổi tiếng
nhất của giống lúa thơm được chọn lọc theo phương pháp này là giống
Basmati 370 được Late Sardar Mohammad Khan (Pakistan) chọn vào năm
1933 và giống Khao Dawk Mali của Thái Lan được chọn bởi những người
nơng dân bản địa vào năm 1950.
Hướng chọn giống lúa bằng phương pháp lai được tiến hành đầu từ
những năm 1960. Các nhà chọn giống ở nhiều nước đã sử dụng dạng bán lùn
làm nền để chọn tạo ra các giống lúa vừa cĩ chất lượng tốt đồng thời vừa cho
năng suất cao. Phương pháp pedigree, lai backcross và lai nhiều bậc là những
phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Giống lúa Pusa Basmati-1 là giống
lúa được chọn tạo theo hướng này. Pusa Basmati-1 được thừa hưởng chất
lượng gạo tốt và mùi hương từ giống Basmati 370 và giống lúa địa phương
Karnal (Ấn ðộ); đồng thời cĩ được năng suất cao và khả năng kháng bệnh tốt
từ TKM6, IR8, Ratna và IR72 [44].
Hướng chọn giống bằng phương pháp gây đột biến cũng được ứng dụng
chủ yếu nhằm thay đổi một vài tính trạng nhất định như là tạo dạng bán lùn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………15
hay tạo khả năng kháng bệnh cho các giống lúa chất lượng tốt. Giống lúa
RD15 của Thái Lan là một trong những giống lúa được chọn tạo theo hướng
này. RD 15 là một dạng đột biến của KDML 105, cĩ chất lượng tương đương
KDML nhưng cĩ thời gian chín sinh trưởng ngắn hơn từ 7-10 ngày.
Ngồi ra, cịn cĩ 2 hướng mới trong chọn tạo giống lúa chất lượng cao là
chọn giống lúa lai và chọn tạo ứng dụng cơng nghệ sinh học.
Trung Quốc là nước trồng nhiều lúa lai nhất vì vậy cũng là nước đầu tiên
phát triển cơng nghệ chọn tạo lúa lai cĩ mùi thơm và chất lượng cao. Giống
lúa Xiangyou63 ra đời vào năm 1995 được tạo bởi dịng bất dục đực
Xiangxiang 2A cĩ mùi thơm và dịng mẹ Minghui là giống lúa lai chất lượng
cao đầu tiên (Kunlu, Zhou and Fuming Liao, 1995) [29]. Tuy nhiên trở ngại
lớn nhất đối với hướng chọn tạo lúa lai chất lượng cao là người trồng lúa buộc
phải sử dụng hạt F1 do hạt F2 thu từ thế F1 làm giống xuất hiện sự phân li về
những tính trạng chất lượng, vì thế giá thành giống thường khá cao [39].
Cơng nghệ sinh học cũng mở ra đi mới cho chọn tạo giống chất lượng.
Hiện nay, bộ gen lúa đã được giả mã và cùng với đĩ là rất nhiều chỉ thị phân
tử được xác định và sử dụng trong chọn tạo giống lúa chất lượng.
2.1.2.2 Tình hình chọn tạo giống lúa chất lượng cao ở nước ta
Nước ta nằm trong trung tâm phát sinh cây lúa, cho nên cĩ nhiều giống
lúa thơm truyền thống cĩ chất lượng cao. Các giống lúa thơm truyền thống
của nước ta được bảo tồn ngay trên đồng ruộng như là giống Tám Thơm ở
miền Bắc hay giống Nàng Thơm ở miền Nam.
Các giống lúa chất lượng cao truyền thống đã và đang được trồng rộng
rãi ở nước ta cĩ thể kể đến là: Tám Xoan, Tám Ơn ở Tiền Hải (Thái Bình),
Hải Hậu (Nam ðịnh), Phú Xuyên (Hà Nội); Tám Canh ở Hải Hậu; Di Hương
ở An Lão (Hải Phịng), Lâm Thao (Phú Thọ); Nếp Hoa Vàng ở Vĩnh Phúc;
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………16
Nếp Rồng ở Hải Dương; Nếp Bạc ở Hưng Yên; Nàng Thơm Chợ ðào ở Cần
ðược (Long An). Trong đĩ, Nàng Thơm Chợ ðào và Tám Xoan là hai giống
được trồng rộng rãi nhất.
Ngày nay, các giống lúa thơm truyền thống chỉ được trồng rất hạn chế ở
một số vùng nhất định. Mùi thơm của các giống lúa này thường rất đặc trưng
cho vùng canh tác ví dụ như giống lúa Nàng Thơm Chợ ðào chỉ cĩ mùi thơm
khi được trồng ở vùng Cần ðược, Long An; trong khi giống Tám Xoan chỉ cĩ
mùi thơm khi trồng ở một số vùng thuộc đồng bằng Bắc bộ, tuy nhiên phần
lớn các giống lúa nếp như Nếp Cái Hoa Vàng luơn thể hiện mùi thơm dù
được trồng ở bất cứ vùng nào. Theo các khảo sát đã được tiến hành thì các
giống lúa truyền thống thường khơng cĩ mùi thơm khi trồng trong điều kiện
đất chua mặn [15].
Ngồi ra, đã cĩ nhiều giống lúa chất lượng cao được nhập nội vào nước
ta. Vào những năm 1980, 2 giống lúa Khao Dawk Mali 105 và Basmati 307
đã được nhập nội và trồng thử nghiệm tại đồng bằng sơng Cửu Long. Song,
trên thực tế giống Basmati khơng phù hợp với điều kiện trồng, khơng cĩ mùi
thơm và chỉ cho năng suất rất hạn chế. Sau đĩ, Basmati được sử dụng làm bố
mẹ trong chương trình lai tạo của Viện lúa ðồng bằng sơng Cửu Long. Kết
quả lai thử cho thấy 2 tổ hợp lai IR64/Basmati 370 và OM576/Basmati hứa
hẹn cho năng suất cao, chất lượng tốt nhưng khơng cĩ mùi thơm. Hai tổ hợp
này hiện nay vẫn tiếp tục được phát triển tiếp tại Viện lúa đồng bằng sơng
Cửu Long. Ngược lại, kết quả kiểm nghiệm Khao Dawk Mali 105 lại rất tốt,
giống này hiện đang được trồng rộng rãi ở đồng bằng sơng Cửu Long với diện
tích khoảng 3000 ha [15].
Trong cơng tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao, lúa thơm đã cĩ một
số thành tựu nhất định. Năm 1995, Thịnh và cộng sự đã phục tráng thành
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………17
cơng giống lúa Nàng Hương ở miền Bắc bằng phương pháp chọn dịng thuần,
từ đĩ tạo ra một số dịng cĩ cải tiến với những đặc điểm như năng suất cao
hơn từ 23-25%, thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng tơt và chịu được đất
chua mặn [47].
Cơng nghệ sinh học mà chủ yếu là các phương pháp chỉ thị phân tử đã
được ứng dụng trong chọn tạo và nghiên cứu lúa chất lượng cao ở nước ta.
Năm 2003, Viện lúa đồng bằng sơng Cửu Long đã sử dụng chỉ thị SSR
kí hiệu RM234 nằm trên NST số 7 để tìm ra sự đa hình, phân biệt cá thể cĩ
hàm lượng protein thấp và cá thể cĩ hàm lượng protein cao trong khi đánh giá
các cá thể F2 của cặp lai IR64/ Khao Dawk Mali.
Viện lúa đồng bằng sơng Cửu Long cũng sử dụng chỉ thị phân tử Wx-F-
R trên NST số 6 cĩ liên kết với hàm lượng amylose để đánh giá chọn lọc các
tổ hợp lai IR64/Hoa lài, IR64/ Khao Dawk Mali 105, kết quả phát triển giống
lúa OM4495 chất lượng tốt, thích nghi với vùng đất xám bạc màu.
Năm 2007, Lang và cộng sự 2007 đã sử dụng cặp mồi RG28 được thiết
kế từ RFLP sử dụng để đánh giá mùi thơm, phân biệt sớm đồng hợp tử, dị
hợp tử ở thế hệ ban đầu rút ngắn thời gian chọn tạo giống, ước đốn mức độ
chính xác trên quần thể Khao Dawk Mali 105/OM1490 lên tới 84% [2].
Năm 1995, Ho và cộng sự đã cơng bố thành cơng trong việc chuyển gen
vào giống lúa thơm Nàng Hương Chợ ðào. Callus và mơ của giống lúa Nàng
Hương Chợ ðào được chuyển gen bởi pRQ6 chứa hph mã hĩa hygromycin
phosphotransferase và gusA. Cây chuyển gen cĩ khả năng kháng hygromicin
B và biểu hiện của gen gusA, kiểm tra bằng PCR cho thấy sự cĩ mặt của gen
hph trong cây chuyển gen [47].
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………18
2.2 Chọn giống lúa kháng bệnh bạc lá
2.2.1 Nghiên cứu về bệnh bạc lá
Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.oryzae (Xoo) gây ra.
ðây là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với lúa trồng, đặc biệt là
những vùng thâm canh cao. Bệnh khơng chỉ gây hại đối với lúa trồng ở khu
vực châu Á mà cịn gây hại trên các vùng trồng lúa ở châu Úc, Mĩ, Mĩ Latinh
và châu Phi. Năng suất ruộng lúa nhiễm bệnh nặng cĩ thể giảm sút từ 20 đến
30%. Cá biệt ở một số vùng năng suất cĩ thể giảm đến 50% (Ou 1985;
Adhikari và cộng sự, 1995) [13] [54].
Các nghiên cứu về vi khuẩn bạc lá cho thấy mỗi vùng, mỗi lãnh thổ lại
cĩ một số chủng vi khuẩn bạc lá đặc trưng (Tika B. Adhikari, T.W. Mew và
cộng sự, 1999) [49]. Chính vì vậy, ở mỗi vùng trồng lúa đều cĩ nhiều nghiên
cứu về chủng nịi vi khuẩn được tiến hành. Kết quả cho thấy sự cĩ mặt của
các chủng vi khuẩn bạc lá rất khác nhau ở mỗi vùng và phụ thuộc vào cơ cấu
các giống lúa và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng.
Năm 2005, Nguyễn Văn Viết và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu bệnh
bạc lá ở 15 tỉnh miền Bắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhĩm nịi bệnh
thường xuất hiện đan xen, ví dụ như ở một địa phương cĩ thể xuất hiện nhiều
nhĩm nịi, trái lại một nhĩm nịi cĩ thể xuất hiện ở nhiều địa phương [7].
Từ những năm 1990, nghiên cứu về chủng nịi vi khuẩn bạc lá đã được
tiến hành ở nước ta. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả, vào thập kỷ
90 cĩ 4 nịi sinh lý phổ biến ở miền Bắc nước ta [7]. Song, theo kết quả
nghiên cứu gần đây của Phan Hữu Tơn, trên cơ sở thu thập phân lập các mẫu
bệnh ở các tỉnh miền Bắc và lây nhiễm trên dịng đẳng gen đã xác định được
10 chủng vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Trong đĩ cĩ 2 chủng 2 và 3 là phổ
biến ở vùng ðồng bằng sơng Hồng, những chủng cịn lại dù xuất hiện với tần
xuất thấp hơn song chúng vẫn cĩ khả năng gây bệnh cho các giống lúa (Phan
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………19
Hữu Tơn, 2005) [10]. ðiều này cho thấy số lượng các chủng bạc lá ở miền
Bắc nước ta đang tăng lên nhanh chĩng và đa dạng hơn, địi hỏi cần tạo ra
những giống lúa mới mang nhiều gen kháng, cĩ tính kháng bền vững hơn.
2.2.2 Nghiên cứu về khả năng kháng bệnh bạc lá
Năm 1961, lần đầu tiên Nishimura đã nghiên cứu về di truyền khả năng
kháng bệnh bạc lá. Trong khi nghiên cứu về sự luân chuyển các giống lúa
trồng ở Nhật Bản, ơng đã phát hiện khả năng kháng bệnh bạc lá ở hai giống
lúa trồng Kogyoku và Kaganeman, được điều khiển bởi 1 gen trội nằm trên
NST số 11 (theo hệ thống thứ tự NST của ơng).
Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, cùng với việc phổ biến các giống lúa
bán lùn và năng suất cao vào sản xuất, bệnh bạc lá phát triển ngày càng rộng.
Nhận thấy thực tế này, IRRI đã tiến hành đánh giá khả năng kháng bệnh của
các giống lúa nhiệt đới, đồng thời tiến hành nghiên cứu về bản chất di truyền
khả năng kháng bệnh bạc lá (dẫn theo Tsugufumi Ogawa,1997) [50].
ðến nay, đã cĩ 30 gen kháng được phát hiện, ký hiệu từ Xa1 đến Xa29,
trong đĩ cĩ 21 gen trội và 9 gen lặn (Sidhu và Khush 1978; Ogawa,1988; Lin,
1996; Nagato và Yoshimura, 1998; Zhang, 1998; Khush và Angeles, 1999;
Gao, 2001; Chen, 2002; Lee, 2003; Yang, 2003; Tan, 2004) .
Hầu hết các gen này đều đã được đánh giá khả năng kháng và được sử
dụng trong chọn giống kháng bệnh (Kinoshita 1995; Lin, 1996; Zhang, 1998;
Khush và Angeles, 1999; Gao, 2001; Chen, 2002; Yang, 2003; Gu, 2004) [25]
[53] [54].
Cho đến nay đã cĩ 5 gen trội: Xa 21 (Son và cộng sự, 1995), Xa1
(Yoshimura, 1998), Xa3 (Xiang, 2004), Xa 27 (Gu, 2005), Xa3 (Xiang, 2006)
và 2 gen lặn xa5 (Iyer và Mc Couch, 2004), xa13 (Chu, 2006) được lập bản
đồ gen.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………20
Cấu trúc phân tử của các gen cũng được xác định, ví dụ như: Xa 3, Xa21
và Xa26 đã được xác định là đều cĩ đoạn mã hĩa cho chuỗi leucine (leucine-
rich repeat LRR) tiếp nhận các Kinase protein (Song và cộng sự, 1995; Sun
và cộng sự, 2004; Xiang 2006). Xa3 là alen của Xa26 với 92% trình tự giống
nhau.
Các gen kháng cũng được định vị như: Xa,Xa26, Xa4, Xa22 được định
vị nằm ở điểm xa của vai dài của NST11. Xa 21 và Xa23 nằm ở đoạn giữa của
vai dài NST11[27].
Các gen kháng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: gen kháng
nguyên thuỷ cĩ sẵn trong các giống lúa trồng, gen kháng được tạo bởi đột
biến như xa19, xa20, Xa25, hoặc cĩ nguồn gốc từ các giống lúa dại như Xa21,
Xa 23 từ O. Longistaminata (K.S. Lee và cộng sự , 2003 ).
Khả năng kháng bệnh bạc lá cĩ thể do 1 gen lặn, 1 gen trội, 1 gen trội
khơng hồn tồn hoặc do nhiều gen cùng liên kết quy định. Các gen kháng
bệnh bạc lá là gen trội (Xa) hay gen lặn (xa) đều cĩ ý nghĩa đối với việc chọn
giống. Nhĩm gen lặn chỉ biểu hiện được khả năng kháng khi ở dạng đồng hợp
tử nên nhĩm này chỉ cĩ ý nghĩa trong chọn giống lúa thuần, cịn nhĩm gen
trội cĩ ý nghĩa đối với cả trong giống lúa lai và giống lúa thuần.
Tính kháng bệnh bạc lá tuân theo hiệu ứng gen đối gen: alen kháng của
ký chủ chỉ hoạt động khi ký sinh mang alen khơng gây bệnh (Flor, 1971) [6].
Theo đĩ, sản phẩm của gen kháng cĩ thể phát hiện hoặc phản ứng với các tín
hiệu được mã hĩa bởi gen gây bệnh (avr) ký sinh. ðiều này giải thích vì sao
những giống kháng bệnh rất hiệu quả ở vùng này lại bị nhiễm bệnh nặng ở
vùng khác. Các dịng đẳng gen mang gen kháng đã được thiết kế, tạo điều
kiện để dễ dàng tiến hành nhận biết chủng vi khuẩn và thống kê gen kháng
trên các giống lúa, trong mọi điều kiện. Mặt khác, dựa trên các nịi vi khuẩn
đã được xác định, người ta cĩ thể thống kê các gen kháng của một giống hoặc
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………21
xác định một gen kháng mới chưa được biết tới. (Ogawa và cộng sự 1991;
Ogawa 1993) (dẫn theo Nelson và cộng sự, 1996)[35].
Theo các kết quả quan sát của K.S. Lee thì kể từ khi các giống mang gen
kháng Xa4 đầu tiên được sử dụng tại Philippin cho đến nay đã phát hiện khá
nhiều chủng vi khuẩn cĩ biểu hiện kháng với gen Xa4. Như vậy sự ra đời của
các giống lúa kháng bệnh kéo theo sự tiến hố của các chủng vi khuẩn, làm
giảm tính bền vững của gen kháng. Chiến lược nhằm kéo dài thời gian kháng
bền vững của gen kháng là vơ cùng quan trọng trong việc chọn giống kháng
bệnh bạc lá.
Tika và Mew nghiên cứu về khả năng kháng bệnh trên 11 dịng đẳng
gen mang 1,2,3 hoặc 4 gen kháng bằng cách lây nhiễm nhân tạo với 50 chủng
vi khuẩn thu thập tại Nepal. Kết quả cho thấy các dịng nào mang nhiều gen
kháng sẽ biểu hiện bị nhiễm nhẹ hơn hẳn so với dịng chỉ mang một gen
kháng (Tika B. Adhikari, Ram Chandra Basnyat, T. W. Mew,1999) [48].
ðiều này chứng tỏ việc tổ hợp 2 hay nhiều gen kháng vào một giống chính là
chiến lược để khả năng kháng của giống và tăng độ bền của gen kháng.
2.2.3 Các phương pháp chọn giống lúa kháng bệnh bạc lá
Phương pháp chọn giống kháng bệnh bạc lá phổ biến và quan trọng nhất
cho đến nay là phương pháp lai hữu tính. Phương pháp này tiến hành lai giữa
các giống cĩ chứa gen kháng, sau đĩ chọn lọc các thế hệ phân li. Bằng
phương pháp này nhiều giống kháng bệnh đã được tạo ra. Khả năng kháng
bạc lá thường do đơn gen quy định, vì vậy việc sử dụng phương pháp lai lại
để chuyển gen kháng là rất hiệu quả. Nguyên lý của phương pháp này là sử
dụng một giống lúa tốt nhưng khơng mang gen kháng cần thiết để lai lại với
một giống mang gen kháng hữu hiệu. Sau một số lần chọn lọc và lai lại liên
tục, giống mới được tạo thành gần như mang tồn bộ nguồn gen tốt của cây
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………22
lai lại và mang thêm được gen kháng mong muốn. Trong quá trình lai lại, cĩ
thể kết hợp với tự phối, chọn lọc các dạng phân ly để đẩy nhanh quá trình tạo
dịng thuần.
Phương pháp lây nhiễm nhân tạo được sử dụng để xác định con lai cĩ
mang gen kháng hay khơng. Nhưng bằng phương pháp này đơi khi khĩ phân
biệt được các gen kháng khác nhau, nếu chúng cùng biểu hiện một phổ kháng
nhiễm với các chủng vi khuẩn tương tự. ðể khắc phục nhược điểm này, hiện
nay phương pháp dùng chỉ thị phân tử, dựa trên các trình tự DNA liên kết
chặt với gen kháng, được sử dụng nhằm xác định các gen kháng dễ dàng và
hiệu quả hơn.
Phương pháp lai và kết hợp chỉ thị phân tử đã được ứng dụng rộng rãi
trong lai tạo các giống lúa kháng bệnh bạc lá và thu được nhiều thành cơng
đáng kể. Năm 2001, S.Singh và cộng sự đã áp dụng thành cơng phương pháp
lai để tập hợp 3 gen kháng xa5, Xa7 và Xa21 vào giống lúa PR106 (một giống
lúa phổ biến ở bang Punjab, Ấn ðộ) với sự trợ giúp của chỉ thị phân tử. Các
dịng của PR106 đã được tiến hành trồng thử nghiệm và thử khả năng kháng
với bệnh bạc lá. Kết quả các dịng chứa 3 gen kháng trên cĩ khả năng kháng
được tồn bộ 17 chủng Xoo tại Punjab và thêm 6 chủng vi khuẩn cĩ nguồn
gốc từ Phillipin [43]. Năm 2000, A.C Sachez và cộng sự cũng đã chuyển
thành cơng 3 gen kháng xa5, xa13, Xa21 vào các dịng lúa cĩ kiểu cây mới
IR65598-112, IR65600-42, IR65600-96 bằng phương pháp lai backcross.
Trong quá trình lai chuyển gen Sanchez cũng sử dụng các chỉ thị phân tử để
giúp phát hiện gen được chuyển (RG556, RG207 cho xa5, RG136 cho xa13),
độ chính xác của chỉ thị lên đến 95% [12].
Ngồi phương pháp chuyển gen kháng bệnh bạc lá bằng lai hữu tính,
hiện nay cịn cĩ các nghiên cứu nhằm chuyển gen kháng bằng phương pháp
cứu phơi và lai tế bào trần. Bằng phương pháp cứu phơi, Amide-Border và
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………23
Cộng sự (1992) đã chuyển gen kháng từ lúa dại vào lúa trồng (dẫn theo
K.S.Lee và cộng sự). Bằng cách lai tế bào trần giữa lúa trồng Oryzae sativa L.
với nguồn cho gen kháng là lúa dại Oryzae meyeriana, Cheng-qui Yan và
cộng sự tiến hành thành cơng việc tạo dịng tế bào mang gen kháng bạc lá.
Kết quả thu được 29 dịng cây lai xoma, hình thái biểu hiện giống cả hai bên
bố mẹ và trong đĩ cĩ 2 dịng biểu hiện tính kháng cao, 8 dịng biểu hiện tính
kháng vừa (Cheng - qui Yan và cộng sự, 2004)[18].
2.2.4 Ứng dụng cơng nghệ sinh học trong nghiên cứu và chọn giống
kháng bệnh bạc lá
Sự phát triển của cơng nghệ sinh học, đặc biệt là cơng nghệ gen đã mang
đến những bước tiếng đáng kể trong nghiên cứu và chọn tạo giống kháng
bệnh bạc lá. Vi khuẩn Xanthomonas oyzae pv. Oyzae cĩ thể được xác định
nhanh chĩng bằng cách sử dụng các chỉ thị phân tử. Adachi và T. Oku (2000)
đề xuất sử dụng 2 đoạn mồi XOR-F và XOR-R2 để nhân đoạn ADN, đoạn
ADN này nằm giữa hai gen tổng hợp nên cấu tử 16S và 23 S của ribosome vi
khuẩn bạc lá (dẫn theo Phan Hữu Tơn, 2005) [10].
Ngồi ra, các kỹ thuật phân tử như RFLP (restriction fragment length
polymorphism) cũng được áp dụng tành cơng trong việc xác đánh giá sự đa
dạng hay xác định chủng mới của vi khuẩn Xoo ở Việt Nam, Phillipnes, Hàn
Quốc và những nước trồng lúa khác (Adhikari, 1995; Yashitola, 1997; Etham
Ghasemie, 2008; Phan Hữu Tơn,2009) [21].
Ngày nay, đã cĩ nhiều gen quan trọng của các loại cây trồng được lập
bản đồ liên kết với các đoạn ADN genome, đặc biệt là gen kháng bệnh ở các
cây lương thực chính (Melchinger, 1990; Kelly, 1995; Penner và cộng sự,
1995; Miklas và cộng sự, 1996 ) (dẫn theo A.C.Sanchez) [12]. Dựa trên bản
đồ này, chỉ thị phân tử xác định gen kháng bạc lá đã được xây dựng. Kỹ thuật
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………24
này ngày càng được sử dụng phổ biến bởi tính khả thi, tính hiệu quả và tính
kinh tế. Chỉ thị phân tử đã được ứng dụng thành cơng trong việc xác định gen
kháng (Nelson và cộng sự, 1996) [34], trong việc tổ hợp nhiều gen kháng để
tạo thành giống chứa đa gen kháng (Huang và cộng sự, 1997), trong
chuyển gen kháng bằng phương pháp nuơi cấy mơ, lai tế bào trần (Kelly,
1995).
Tại Việt Nam, chỉ thị phân tử đã được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu
bệnh bạc lá và chọn tạo giống lúa kháng bệnh ở các trung tâm chọn giống.
Từ năm 1997-2004, Viện lúa đồng bằng sơng Cửu Long đã sử dụng
phương pháp sử dụng chỉ thị phân tử kết hợp với lây nhiễm nhân tạo bằng 9
race vi khuẩn phổ biến trong đánh giá khả năng kháng bệnh của 348 giống lúa
địa phương thu thập được ở duyên hải Trung bộ và đồng bằng sơng Cửu
Long. Kết quả đã thu được 17 giống mang gen xa13, 6 giống mang gen Xa4,
4 giống mang gen xa5, 3 giống mang gen Xa7, 3 giống mang gen Xa14. Kiểm
tra độ tin cậy của phương pháp chỉ thị phân tử trong nghiên cứu phát hiện gen
kháng ở quần thể con lai giữa IR24/Barer đối với gen xa5 cho thấy độ chính
xác lên tới 93,3% (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 2004) [1] . Bùi Chí Bửu
và Cộng sự cũng đã sử dụng chỉ thị phân tử để kiểm tra tổ hợp BC4F4 của
IR24 với giống lúa địa phương mang gen kháng Xa4, xa5, xa13 với độ chính
xácccao[36].
Ở miền Bắc, chỉ thị phân tử đã được ứng dụng thành cơng trong nghiên
cứu bệnh bạc lá và chọn giống kháng bệnh. Từ năm 2000 cùng với sự hợp tác
của các chuyên gia Nhật Bản trong khuơn khổ dự án Jica, nhĩm nghiên cứu
về bệnh bạc lá của trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội của Phan Hữu Tơn và
cộng sự đã liên tục cơng bố nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng. Nhĩm
nghiên cứu đã sử dụng chỉ thị phân tử và kỹ thuật nuơi cấy vi khuẩn để tiến
hành thu thập, phân lập và bảo quản các chủng vi khuẩn bạc lá phổ biến ở
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………25
miền Bắc. ðồng thời, để phục vụ cho chiến lược chọn tạo giống lúa kháng
bệnh, Phan Hữu Tơn cũng tiến hành lây nhiễm trên các dịng đẳng gen nhằm
kết luận gen kháng hữu hiệu với các chủng vi khuẩn ở miền Bắc. Cho đến
nay, các gen xa5, Xa7, Xa21 đã được xác định là các gen kháng hầu hết các
chủng vi khuẩn. Các giống lúa nhập nội từ Trung Quốc cũng được tiến hành
đánh giá khả năng kháng bệnh, kết quả cho thấy chúng khơng cĩ khả năng
kháng các chủng vi khuẩn ở Việt Nam [9].
Trong các năm 2000-2005, Phan Hữu Tơn và cộng sự tiến hành việc tìm
kiếm nguồn gen kháng từ các giống lúa địa phương bằng cả hai phương pháp
lây nhiễm nhân tạo và PCR. Năm 2000, theo kết quả nghiên cứu đã cơng bố
của Phan Hữu Tơn thì trên cơ sở điều tra 145 giống lúa địa phương đã phát
hiện được 12 giống chứa gen xa5 và 2 giống chứa gen Xa7. Năm 2004, trên
cơ sở tiếp tục điều tra 120 giống địa phương, Phan Hữu Tơn và cộng sự phát
hiện được thêm 8 giống lúa địa phương chứa gen xa5. Các kết quả nghiên cứu
trên đều nhằm mục đích phục vụ cho chiến lược chọn tạo giống lúa chống
bệnh bạc lá ở miền Bắc Việt Nam[3],[4].
ðến nay, bước đầu cĩ thể khẳng định các gen Xa3, Xa4, xa5, Xa7, Xa10,
xa13, Xa14 là các gen kháng thường cĩ mặt trên các giống lúa địa phương ở
Việt Nam. Các gen kháng Xa4, xa5, Xa7, Xa21 là các gen cĩ ý nghĩa quan
trọng trong việc chọn tạo giống lúa kháng bệnh, bởi chúng cĩ khả năng kháng
được hầu hết các chủng vi khuẩn phổ biến ở nước ta. Nhưng trong số các gen
kháng hữu hiệu, tại miền Bắc thì gen Xa7 cĩ khả năng xuất hiện nhiều hơn
xa5. Hiện chưa cĩ nghiên cứu nào cơng bố việc phát hiện được gen Xa21 trên
các giống lúa trồng. Việc sử dụng kỹ thuật PCR xác định gen kháng và vi
khuẩn bạc lá trong chọn tạo giống lúa kháng bệnh cho kết quả rất khả quan
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………26
Phần thứ ba
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- ðánh giá các chỉ tiêu chất lượng gạo quan trọng.
- ðánh giá khả năng kháng và mang gen kháng bệnh bạc lá .
- ðánh giá năng suất và một số tính trạng nơng sinh học quan trọng
khác.
- Tuyển chọn các mẫu giống cĩ phẩm chất tốt, khả năng kháng bạc lá và
cĩ tiềm năng năng suất cao.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
- 124 mẫu giống lúa được thu thập và bảo quản tại bộ mơn Cơng nghệ
sinh học ứng dụng, ðại học Nơng nghiệp Hà Nội (Kí hiệu, tên, nguồn gốc các
mẫu giống được trình bày chi tiết tại Phụ lục 1).
- Các dịng đẳng gen chứa các gen kháng bệnh bạc lá khác nhau, gồm
dịng nhiễm chuẩn: IR24, các dịng mang gen kháng chuẩn IRBB.
- 7 chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá đang tồn tại ở miền Bắc Việt Nam,
được phân lập và bảo quản tại bộ mơn Cơng nghệ sinh học ứng dụng.
- Các loại hĩa chất và dụng cụ dùng trong thí nghiệm PCR .
3.3 Các điều kiện phục vụ nghiên cứu
3.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành vào vụ mùa 2008 và vụ xuân 2009.
- Các thí nghiệm ngồi đồng ruộng được bố trí tại ruộng thí nghiệm của
Bộ mơn Cơng nghệ sinh học ứng dụng.
- Các thí nghiệm trong phịng được thực hiện tại phịng thí nghiệm Bộ
mơn Cơng nghệ sinh học ứng dụng.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………27
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ngồi đồng ruộng
- Thí nghiệm khảo sát được bố trí theo kiểu thí nghiệm một yếu tố tuần
tự khơng nhắc lại.
- Mật độ cấy: 45 khĩm/m2. Khoảng cách cây-cây 11cm, hàng-hàng
20cm, 2 hàng/1 giống, 2 giống một cách nhau 25cm. Cấy 1 rảnh/ khĩm.
3.3.3 ðiều kiện thí nghiệm ngồi đồng ruộng
- Chủ động tưới tiêu.
- Phân bĩn Vụ xuân: 120kgN + 90kg P2O5 + 60kg K2O
Vụ mùa: 90kgN + 90kg P2O5 + 60kg K2O
Bĩn lĩt: 100% P2O5 + 30%N. Bĩn thúc lần 1: 50% N + 40% K2O. Bĩn
thúc lần 2: 20%N + 60% K2O
- Phịng trừ sâu bệnh: theo dõi tình hình sâu bệnh hại và áp dụng các
biện pháp phịng trừ theo phương pháp phịng trừ sâu bệnh hại tổng hợp
(IPM).
3.4 Thí nghiệm đánh giá chất lượng
3.4.1. ðánh giá mùi thơm và kiểm tra gen mùi thơm
3.4.1.1. ðánh giá mùi thơm
Mùi thơm của các mẫu giống được đánh giá trên cả mẫu lá và bột gạo
theo phương pháp của IRRI, 2000 như sau:
- Mùi thơm trên lá được đánh giá bằng cách thu 1g lá trong giai đoạn đẻ
nhánh, cắt nhỏ trộn với 5ml KOH 1,7%, giữ ở nhiệt độ phịng trong 1 tiếng,
sau đĩ cho 5 người ngửi và chấm điểm theo 3 mức: 3:thơm, 2:hơi thơm,
1:khơng thơm.
Mùi thơm của gạo được đánh giá bằng phương pháp sử dụng KOH 1,7%
như sau: 1g bột gạo được trộn với 1ml KOH 1,7%, giữ ở nhiệt độ phịng trong
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………28
20 phút. Sau đĩ, mẫu được đánh giá bằng cách ngửi bởi 5 người và cho điểm
theo 3 mức: 3:thơm, 2:hơi thơm, 1:khơng thơm.
3.4.1.2. Kiểm tra gen mùi thơm bằng PCR
* Tách chiết DNA
Quy trình tách chiết DNA theo quy trình của Zheng và cộng sự (1995)
đã được cải tiến như sau:
- Thành phần dung dịch dùng tách chiết DNA gồm cĩ: Tris-HCl 50mM
(pH=8), EDTA 25mM (pH=8), NaCl 300m M, SDS 1%, nước cất vơ trùng.
- Cách tiến hành : 2cm mẫu lá khoẻ thu vào buổi sáng được nghiền với
400µl dung dịch chiết cho đến khi dịch chiết chuyển sang màu xanh đen. Sau
đĩ, 400µl dịch chiết được thêm vào và trộn đều. 400µl hỗn hợp được hút
sang một ống nghiệm khác.
700µl phenol: chloroform: isoamylacohol (25:24:1) được thêm vào ống
nghiệm. Hỗn hợp sau đĩ được trộn đều và li tâm 5 phút với tốc độ 13000
vịng ở 4˚C.
Phần dung dịch phía trên được chuyển sang ống mới, thêm vào 600µl
dung dịch Chloroform: Isoamylancohol (24:1). Hỗn hợp được li trong 5 phút
với tốc độ 130000 vịng ở nhiệt độ 40C
Phần dung dịch phía trên tiếp tục được chuyển sang ống mới đã đánh
dấu tên giống, rồi thêm 800µl ethanol, ly tâm 5 phút, với vận tốc 13000 vịng
ở nhiệt độ 4 0C, để kết tủa DNA.
Phần DNA kết tủa dưới đấy ống được giữ lại và để khơ tự nhiên bằng
cách úp ngược ống nghiệm trên giấy thấm.
DNA được hịa tan trong 50 ml TE, bảo quản ở -20˚C .
* Tiến hành phản ứng PCR
- PCR sử dụng cặp mồi theo nghiên cứu của Bradbury và cộng sự [42]
cĩ trình tự như sau:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………29
ESP 5´-TTG TTT GGA GTC TGC TGA TG -3’
IFAP 5´-CAT AGG AGC AGC TGA AAT ATA TACC-3
- 25 µl dung dịch phản ứng gồm cĩ: 14.1 µl nước cất, 0.2 µl Taq DNA
Polymerase, 2.5 µl 10X buffer, 2 µl 50 mM MgCl2 , 0.2 µl dNTPs 25 mM,
2.5 µl mỗi primer, 1 µl DNA nguyên bản.
- PCR được thực hiện theo chu kỳ nhiệt như sau: 94ºC trong 2 phút, 34
chu kỳ: 94ºC trong 30 giây, 58ºC trong 30 giây, 72º trong 30 giây, và 72 º C
trong 5 phút.
- Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 1%. Bản gel được nhuộm
bằng ethidium bromide, chụp ảnh dưới tia UV.
3.4.2. ðánh giá hàm lượng amylose và kiểm tra gen quy định hàm lượng
amylose thấp
3.4.2.1 Xác định hàm lượng amylose
Hàm lượng amylose được phân tích theo phương pháp của Juliano (dẫn
theo N. Dela Cruz và G.S. Khush,2000) [33] như sau: 100mg bột gạo được
trộn với 1ml ethanol 95% và 9ml NaOH 1N, đun cách thủy hỗn hợp trong
nước sơi đến hĩa gel. Hỗn hợp được để nguội trong 1 giờ rồi lên thể tích bằng
nước cất đến 100ml. Sau đĩ, 5ml dung dịch được chuyển sang bình khác,
thêm vào 1ml acetic acid và 2ml iodine solution, lên thể tích đến 100ml, trộn
đều và ủ ở nhiệt độ 36ºC trong 20 phút. Sau khi ủ, dung dịch được đo mật độ
quang ở bước sĩng 620mu.
Hàm lượng amylose của các mẫu giống được được đánh giá theo thang
điểm của IRRI, 2002 như sau:
Hàm lượng amylose (%) Xếp loại
0 – 2 % Rất thấp (nếp)
3 – 9 % Rất thấp
10 – 19 % Thấp
20 – 25 % Trung bình
> 25 % Cao
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………30
3.4.2.2 Quy trình PCR kiểm tra gen quy định hàm lượng amylose thấp
- DNA được tách chiết theo quy trình do Zheng và cộng sự (1995) đề
xuất tương tự như Phần 3.4.1.2
- Cặp mồi PCR Wx-AccI được thiết kế dựa trên nghiên cứu của Cai và
cộng sự, 2002 [16] cĩ trình tự như sau:
Wx-R 5’ ATG ATT TAA CGA GAG TTG AA 3’
Wx-F 5’ ACC AT CC TCA GTT CTT TG 3’
- 25 µl phản ứng PCR gồm cĩ: 14.1 µl nước cất, 0.2 µl Taq DNA
Polymerase, 2.5 µl 10X buffer, 2 µl 50 mM MgCl2 , 0.2 µl dNTPs 25 mM,
2.5 µl mỗi primer, 1 µl DNA nguyên bản.
- Chu kỳ nhiệt PCR: 95ºC trong 3 phút, 34 chu kỳ: 94ºC trong 45 giây,
58ºC trong 45 giây, 72º trong 30 giây, và 72º C trong 10 phút.
- Sản phẩm PCR được cắt bằng enzyme AccI. 15µl phản ứng gồm cĩ 5µl
sản phẩm PCR, 0,25µl enzyme AccI 10unit/ µl, 1,5µ buffer B, 8µl nước. hỗn
hợp được ủ ở 37ºC trong 2,5h.
- Sản phẩm PCR điện di trên gel agarose 2% . Bản gel được nhuộm
bằng ethidium bromide và chụp ảnh dưới tia UV.
3.4.3 ðánh giá một số chỉ tiêu chất lượng thương trường
Các chỉ tiêu đều được đánh giá và cho điểm theo thang điểm của IRRI,
2002.
- Kích thước hạt được phân loại theo bảng sau:
Kích thước Chiều dài (mm) Thang
điểm Hình dạng
Tỷ lệ
dài/rộng
Thang
điểm
Quá dài >7.50 1 Thon >3.0 1
Dài 6.61-7.50 3 Trung bình 2.1-3.0 3
Trung bình 5.51- 6.60 5 Hơi trịn 1.1- 2.0 5
Ngắn <5.50 7 Trịn <1.1 7
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………31
- Màu của vỏ cám được quan sát và chia thành các mức: trắng, nâu sáng,
nâu tối, nâu, đỏ, tím sáng và tím.
- ðộ b._.lọc trên 74 mẫu giống chúng tơi thu được 6 mẫu giống cĩ
chỉ số chọn lọc tốt nhất. Kết quả được trình bày cụ thể tại Bảng 4.12a và
Bảng 4.12b, chi tiết trình bày tại phụ lục 4.
Bảng 4.12a Tiêu chuẩn chọn lọc của các mẫu giống kháng bạc lá
STT Chỉ tiêu Giá trị
ưu tiên Cường độ
Giá trị mong
muốn
1 Gen kháng 3,5 5 9,1
2 Năng suất cá thể 0 5 18,0
3 Chiều cao cây cuối cùng 0 1 104,0
4 Thời gian sinh trưởng -1 1 132,8
5 Kiểu đẻ nhánh -1 1 0,8
Gen kháng được chấm theo thang điểm như sau: 10= xa5+Xa7+Xa4;
9=xa5+Xa7; 8=xa5+Xa4; 7=Xa7+Xa4; 6= xa5; 5=Xa7; 4=Xa4 và khơng cĩ
gen =0.
Bảng 4.12b ðặc điểm của 6 mẫu giống kháng bạc lá được chọn
Stt KH giơng
Chỉ số
chọn
lọc
Gen kháng
Năng suất
cá thể
(g/ khĩm)
Chiều cao
cuối cùng
(cm)
TGST
(ngày)
Kiểu đẻ
nhánh
1 10136 1,07 xa5, Xa7 19,87 92,7 137 ðứng
2 10706 1,55 xa5, Xa7 19.25 125.20 132 ðứng
3 10707 4,35 Xa7, xa4 11.43 108.70 124 ðứng
4 10709 4,63 Xa7, Xa4 20.89 84.80 142 Mở
5 10256 4,76 xa5 16.21 95.20 149 ðứng
6 10711 6,30 Xa7 21.52 104.20 140 Trung bình
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………84
Phần thứ năm
KÊT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu đánh giá bộ mẫu giống kể trên, chúng tơi đi
đến một số kết luận như sau:
1- 9 mẫu giống kí hiệu 10059, 10089, 10096, 10102, 10123,
10257,10278, 10702, 10718-2 cĩ kiểu gen fg/fgr, gạo cĩ mùi thơm là vật liệu
ưu tiên trong chọn giống lúa thơm.
- 11 mẫu giống kí hiệu 10088, 10096, 10102, 10123, 10130,10160,
10162, 10241, 10256, 10272, 10729 cĩ kiểu gen Wx-T/Wx-T và cĩ hàm lượng
amylose từ thấp đến trung bình là vật liệu ưu tiên trong chọn giống cĩ hàm
lượng amylose thấp.
- ðặc biệt, 3 mẫu giống 10096, 10102, 10123 cĩ kiểu gen fgr/fgr, Wx-T/
Wx-T, cĩ mùi thơm, hàm lượng amylose thấp, độ bền gel mềm và hạt trong
phù hợp cho chọn tạo giống lúa chất lượng cao hoặc cĩ thể tiến hành củng cố
thêm để đưa vào sản xuất
2- 4 mẫu giống chứa gen xa5 và 17 mẫu giống chứa gen Xa7, đặc biệt
4 mẫu giống chứa 2 gen kháng là 10136, 10706, 10707, 10709 phù hợp cho
việc chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá.
3- Kết quả khả sát đặc điểm nơng sinh học và năng suất của các mẫu
giống cho thấy: các mẫu giống cĩ các đặc điểm nơng sinh học rất đa dạng,
trong đĩ cĩ 61 mẫu giống cĩ năng suất cá thể cao hơn so với đối chứng
Khang dân.
4- Qua chọn lọc, chúng tơi chọn được 11 mẫu giống tương đối tốt,
trong đĩ cĩ 5 giống cĩ chất lượng tốt, cĩ tiềm năng năng suất cao và 6 mẫu
giống vừa cĩ khả năng kháng bệnh vừa cĩ tiềm năng cho năng suất cao, rất
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………85
phù hợp cho mục đích chọn tạo giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, kháng
bệnh bạc lá. Tuy nhiên, các giống được chọn cũng cần củng cố thêm về một
số tính trạng nơng sinh học.
4.2 ðề nghị
- Các mẫu giống đã được đánh giá, phân loại cĩ kết quả tốt cần được
đưa vào chương trình chọn giống với mục tiêu cụ thể.
- 11 mẫu giống được chọn lọc cần được tiếp tục trồng, đánh giá, theo dõi
chi tiết hơn trong các vụ sau.
- Một số mẫu giống biểu hiện khả năng kháng tốt trong thí nghiệm lây
nhiễm nhân tạo, nhưng chưa phát hiện được gen kháng cần tiến hành trồng và
kiểm tra lại trong vụ sau.
- Qua kết quả nghiên cứu chúng tơi cũng nhận thấy nguồn gen lúa được
lưu giữ tại Bộ mơn Cơng nghệ sinh học ứng dụng với rất nhiều mẫu giống
địa phương là một nguồn gen quý cĩ nhiều tiềm năng. ðơn cử trong bộ mẫu
giống gồm 120 mẫu giống được khảo sát trong nghiên cứu này của chúng tơi
đã phát hiện được 74 mẫu mang gen kháng bệnh bạc lá, 9 mẫu mang gen
thơm và 11 mẫu mang gen quy định hàm lượng amylose thấp.Vì vậy, cần cĩ
các nghiên cứu sâu hơn để khai thác được tối đa tiềm năng của nguồn gen
này.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I-TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2004) Áp dụng chỉ thị phân tử để chọn
giống lúa kháng bệnh bạc lá. Tài liệu online.
2. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2007), Chọn giống cây trồng phương
pháp truyền thống và phân tử, NXB Nơng nghiệp.
3. Bùi Trọng Thuỷ, Phan Hữu Tơn (2004), Khả năng kháng bệnh bạc lá của
các dịng lúa chỉ thị (Tester) chứa đa gen kháng với một số chủng vi khuẩn
Xanthomonas oyzae pv oyzae gây bệnh bạc lá lúa phổ biến ở miền Bắc Việt
Nam, tài liệu online.
4. Bùi Trọng Thuỷ, Phan Hữu Tơn, A. Yoshimura, N.Furuya, S. Taura
(2004),ðánh giá khả năng kháng nhiễm bệnh bạc lá của 9 dịng, giống lúa lai
Trung Quốc với 7 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. Oryzae phổ biến ở
miền Bắc Việt Nam, tài liệu online.
5. Lê Dỗn Diên (2003), Nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ tiêu dùng và
xuất khẩu, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Hiển (chủ biên) (2000), Chọn giống cây trồng. tr141-153,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Bình, Tạ Kim Bính và
CTV (2005), Nghiên cứu di truyền miễn dịch phục vụ chọn tạo giống cây
trồng chống chịu sâu bệnh, tài liệu online.
8. Phạm Văn Phượng (2006), Ứng dụng kĩ thuật điện di protein SDS-
PAGE để nghiên cứu đặc điểm di truyền và chọn giống lúa, Luận án tiến
sĩ, Cần Thơ.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………87
9. Phan Hữu Tơn (2004), Chiến lược chọn tạo giống lúa chống bệnh bạc lá ở
miền Bắc Việt Nam, tài liệu online.
10. Phan Hữu Tơn(2005), Phân bố, đặc điểm gây bệnh các chủng vi khuẩn
bạc lá lúa và phát hiện nguồn gen kháng bằng kỹ thuật PCR, tạp chí Khoa
học cơng nghệ và phát triển nơng thơn 20 năm đổi mới, tập1, tr.311-325.
11. Vũ Quốc Trung, Bùi Huy Thanh (1979), Bảo quản thĩc, NXB Nơng
nghiệp, Hà Nội, tr. 32.
II-TÀI LIỆU TIẾNG ANH
12. A.C. Sanchez et al (2000). Sequence Tagged site marker assistance
selection for three Bacterial Blight genes in rice. Crop sciene, vol 40,pp792-
797.
13. Adhikari TB, Cruz CMW, Zhang Q, Nelson RJ, Skinner DZ, MewTW,
Leach JE (1995) Genetic diversity of Xanthomonas oryzaepv. oryzae in Asia.
Appl Environ Microbiol, No. 61,pp966–971
14. Ahn, S.N., Bollich, C.N., McClung, A.M. and Tanksley, S.D. (1993).
RFLP analysis of genomic regions associated with cooked kernel elongation
in rice. Theor. Appl. Genet. No.87, pp 27-32.
15. Bui Chi Buu (2000) Aromatic rices of Vietnam. Aromatic Rice Oxford and
IBH Publishing Co. Pvt. Ltd, New Delhi, India. p188-190.
16. Cai, X.L., Q.Q. Liu, S.Z. Tan, M.H. Gu, and Z.Y. Wang.(2002).
Development of a molecular marker for screening the rice cultivars with
intermediate amylose content in Oryza sativa subsp. Indica. J. Plant Physiol.
and Mol. Biol. No.28, pp137–144 (in Chinese with English abstract)
17. Cai, X.L., Z.Y. Wang, Y.Y. Xing, J.L. Zhang, M.M. Hong. (1998)
Aberrant splicing of intron 1 leads to the heterogeneous 5‘UTR and
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………88
decreased expression of waxy gene in rice cultivars of intermediateamylose
content. Plant J. No. 14, pp459–465..
18. Cheng-qi Yan, Kai-xian Qian, Gang-ping Xue, Zhong-chang Wu, Yue-lei
Chen, Qiu-sheng Yan, Xue-qing Zhang,Ping Wu (2004). Production of
bacterial blight resistant lines from somatichybridization between Oryza
sativa L. and Oryza meyeriana L. Zhejiang Univ Science vol 5(10) .
19. Cordeiro, G.M., Christopher, M.J., Henry, R.J and Reinke, R.F (2002)
Indentification of microsatellite markers for fragrance in rice by analysis of
the rice genome sequence. Molecular Breeding No. 9, pp 245 – 250.
20. Darrell J. Weber, Rashmi Rohilla, U.S. Singh (2000) Chemistry and
Biochemistry of Aroma in Scented Rice. Aromatic Rice Oxford and IBH
Publishing Co. Pvt. Ltd, New Delhi, India, pp29-46.
21. Etham Ghasemie, Motafa Niknejad Kazempour, Ferydon Padasht (2008)
Isolation and indentifiaction of Xanthomonas oryzae pv. Oryzae the causal
agent of bacterial blight of rice in Iran. Journal of plant protection research
Vol.48, No.1.
22. Hien, N.L., Re, D.T., Sarhadi, W.A. and Hirata(2005).Characterization of
Vietnamese aromatic rice (Oryza sativa L.). Breed. Res. No. 7 (Suppl. 1·2) pp
302.
23. IRRI (2002)Standared Evaluation System for Rice.
24. Jin, Q.S., Waters, D.L.E., Cordeiro, G.M., Henry, R.J. and Reinke, R.F.
(2003).A single nucleotide polymorphism (SNP) marker linked to the
fragrance gene in rice (Oryza sativa). Plant Sci. No.165 : 359-364.
25. K.S Lee, S. Rasabandith, E.R Angeles and G.S.Khush(2003). Inheritance
of Resistance to bacterial blight in 21 cultivars of rice. Phytopathology, Vol
93, No2.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………89
26. Kay Denyer, Philip Johnson, Samuel Zeeman, Alison M. Smith (2000)
The control of amylose synthesis . J. Plant Physiol. No.158,pp 479–487
27. Keyu Gu, Jatinder Singh Sangha, Yin Li,Zhongchao Yin (2008) High-
resolution genetic mapping of bacterial blight resistance gene Xa10. Theor
Appl Genet No.116, pp 155–163
28. Khush, G.S. and Juliano, B.O. (1991)Research priorities for improving
rice grain quality. Rice Grain Marketing and Quality Issues. IRRI, Manila,
Philippines. pp. 65-66.
29. Kunlu, Zhou and Fuming Liao (1995) Xiangyou 63, a quasi-aromatic
hybrid rice with goodquality and high yield. Intl Rice Res. Notes 20, pp 9-10.
30. Lang, N.T. and Buu, B.C (2000) Identification and fine mapping of SSR
marker linked to fgr gene of rice. Omonrice No.10, pp14-20.
31. Louis M. T. Bradbury, Timothy L. Fitzgerald, Robert J. Henry, Qingsheng
Jinand Danie, L. E. Waters (2005), The gene for fragrance in rice, Plant
Biotechnology Journal, pp. 363–370
32. Maningat, C.C. and Juliano, B.O. (1978) Properties of lintnerized starch
granules from rices of different amylose content and gelatinization
temperature. International Rice Research Newsletter No3:, pp 7–8.
33. N. Deja Cruz, G.S. Khush (2000) Rice Grain Quality Evaluation
Procedures. Aromatic Rice, Oxford and IBH Publishing Co. Pvt. Ltd, New
Delhi, India. Pp15-28.
34. Nelson et al (1996). Exploring the application of molecular markers for
improving resistance to bacterial blight. Rice genetic III, pp267-277.
35. Nguyen Loc Hien, Tadashi Yoshihashi, Wakil Ahmad Sarhadi and Yutaka
Hirata (2006) Sensory test for Aromatic and Quantitive analysis of 2- acetyl-
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………90
1- pyrroline in Asian aromatic Rice varieties. Plant Prod.Scri.No.9(3): pp294-
297.
36. Nguyen Vinh Phuc, Nguyen Thi Lang, Bui Chi Buu (2005). STS and
microsatellite marker assisted selection for bacterial blight resistance in rice,
Oryzae sativa L.. Omonrice No 13, pp18-25.
37. Pandey, A. (1994) Restriction Fragment Length Polymorphsim Analysis of
Phenotypic Traitsin Rice. Ph.D. Thesis, IARI, New Delhi.
38. Pandey, M., Sadananda, A.R., Dhar, M., Mohapatra, T., Gupta, N., Singh,
V.P., Zaman, F.U.and Sharma, R.P. (1995). Towards molecular tagging of
genes for quality traits in rice. Proceedings of Third International Rice
Genetics Symposium, October 16-20,1995.IRRI, Manila, Philippines.
39. Qiao-Quan Liu, Qian-Feng Li, Xiu-Ling Cai, Hong-Mei Wang, Shu-Zhu
Tang, Heng-Xiu Yu, Zong-Yang Wang, and Ming-Hong Gu (2006).
Molecular Marker-Assisted Selection for Improved Cooking and Eating
Quality of Two Elite Parents of Hybrid Rice. Crop science (publish online).
40. R.K. Singh, G.S. Khush, US. Singh, AK. Singh, Sanjay Singh (2000)
Breeding Aromatic Rice for High Yield, Improved Aroma and Grain Quality .
Aromatic Rice, Oxford and IBH Publishing Co. Pvt. Ltd, New Delhi, India,
pp71-106.
41. R.K. Singh, US. Singh, G.S. Khush, Rashmi Rohilla (2000) Genetics and
Biotechnology of Quality Traits in Aromatic Rices. Aromatic Rice Oxford and
IBH Publishing Co. Pvt. Ltd, New Delhi, India, pp17-70.
42. Robert Henry, Daniel Waters (2006) New Markers for Australian Rice
Improvement. A report for the Rural Industries Researchand Development
Corporation, Australian government.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………91
43. S. Singh, J.S.Sidhu, N.Huang, Y.Vikal, Z.Li, D.S.Brar, H.S. Dhaliwal,
G.S. Khush (2001). Pyramiding three bacteria blight resistance genes (xa5,
xa13 and Xa21) using marker-assisted selection into indica rice cultivar
PR106. Theor Appl Genet No.102,pp1011-1015.
44. Siddiq, E.A. (1990) Export prospects of Indian basmati rices. Indian
Farming No.40: pp45-47
45. Sodhi, N.S. and N.Singh (2003). Morphological, thermal and theological
properties of starches separated from rice cultivars grown in India.
FoodChem., 80:99-108.
46. Tan GX, Ren X, Weng QM, Shi ZY, Zhu LL, He GC (2004) Mapping of a
new resistance gene to bacterial blight in rice line introgressed from Oryza
officinalis. Acta Genet Sin 31:724–729
47. Thinh, D.K., Cue, N.H., Thi, T. and Nam, H. (1995) The results of blooded
line selection of Nang Huong rice variety. Nong Nghiep Cong Nghiep Thuc
Pham No8: pp232-233.
48. Tika B. Adhikari, Anil Shrestha, Ram Chandra Basnyat, T.W. Mew
(1999). Use of Partial host resistance in the management of Bacterial blight
of rice. Plant disease Vol 83, No10, pp896- 901.
49. Tika B. Adhikari, Ram Chandra Basnyat, T. W. Mew (1999). Viruslence
of Xanthomonas oryzae pv. Oryzae on rice lines containing single resistance
genes and gene combination. Plant disease vol 83, p46-50.
50. Tsugufumi Ogawa(1997). Baterial leaf blight. Science of rice plant, Vol 3:
Genetics, p500-506. Food and Agriculture Policy Research Center.
51. Umemoto, T., Aoki, N., Lin, H.X., Nakamura, Y., Inouchi, N., Sato, Y.,
Yano, M., Hirabayashi, H.and Maruyama, S. (2004) Natural variation in rice
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………92
starch synthase IIa affects enzyme and starchproperties. Functional Plant
Biology. 31: 671–684.
52. Wakil Ahmad Sarhadi, Nguyen Loc Hien, Mehran Zanjani, Wahida
Yosofzai, Tadashi Yoshihashi,Yutaka Hiratai (2008) Comparative Analyses
for Aroma and Agronomic Traits of Native Rice Cultivars from Central Asia
J. Crop Sci. Biotech. No.11 (1) , pp17 - 22
53. Yang Z, Sun X, Wang S, Zhang Q (2003) Genetic and physicalmapping of
a new gene for bacterial blight resistance in rice.Theor Appl Genet, No.106,
pp1467–1472
54. Zhaohui Chu, Binying Fu, Hong Yang , Caiguo Xu, Zhikang Li, A.
Sanchez, Y. J. Park, J. L. Bennetzen, Qifa Zhang, Shiping Wang (2005)
Targeting xa13, a recessive gene for bacterial blight resistance in rice.
Published online of Springer-Verlag.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………93
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các mẫu giống.
Stt KH giống Tên gọi ðịa điểm thu thập Năm
1 10059 Lua te Mai Son, Son La,VN 2001
2 10063 Lua te (1) Trung Den, Son La,VN 2001
3 10063 Lua te (2) Trung Den, Son La,VN 2001
4 10064 Lua te (3) Trung Den, Son La,VN 2001
5 10065 Lua te (3) Trung Den, Son La,VN 2001
6 10066 Lua nuong trung Trung Den, Son La,VN 2001
7 10067 Nep meo Trung Den, Son La,VN 2001
8 10069 Lua te Trung Den, Son La,VN 2001
9 10070 Lua te Trung Den, Son La,VN 2001
10 10071 Lua nuong (10) Trung Den, Son La,VN 2001
11 10073 Lua nuong (1) Doc Phadin, Thuan Chau, Son La,VN 2001
12 10074 NA VN 2001
13 10081 Lua nuong(11) Thuan Chau, Son La, VN 2001
14 10085 Bao thai lun Thuan Chau, Son La, VN 2001
15 10087 Khang dan Ban Hoa, Na Tau, Dien Bien, Son La,VN 2001
16 10088 NA VN 2001
17 10089 Te nuong Thi xa Dien Bien, Lai Chau, VN 2001
18 10090 Thoc te nuong Thi xa Dien Bien, Lai Chau, VN 2001
19 10091 90-5 Dien Bien, Lai Chau, VN 2001
20 10092 NA VN 2001
21 10096 Ba Thom Dien Bien, Lai Chau, VN 2001
22 10099 Te Ma Cha 1 VN 2001
23 10101 NA VN 2001
24 10102 T.Bai Thom VN 2001
25 10109 Te Tim Tin VN 2001
26 10110 Te meo vo vang VN 2001
27 10111 IR64 VN 2001
28 10114 Lua Tam VN 2001
29 10116 Te meo vo vang VN 2001
30 10117 Cam tun thap cay VN 2001
31 10119 KM10 VN 2001
32 10120 Giong cu 32 VN 2001
33 10121 Giong DV108 VN 2001
34 10122 te toan tieu VN 2001
35 10123 Tam thom 1 VN 2001
36 10126 NA VN 2001
37 10130 Lua te nuong Bao Ai, Yen Binh, Yen Bai, VN 2001
38 10135 Bao thai dia phuong Bao Ai, Yen Binh, Yen Bai, VN 2001
39 10136 NA VN 2001
40 10137 Lua te nuong Bao Ai, Yen Binh, Yen Bai, VN 2001
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………94
Stt KH giống Tên gọi ðịa điểm thu thập Năm
41 10138 Lua nuong hat trong Dong Quan, Luc Yen, Yen Bai, VN 2001
42 10141 Lua te nuong Dong Quan, Luc Yen, Yen Bai, VN 2001
43 10143 NA VN 2001
44 10149 Lua ken Minh Quan, Thi xa, Yen Bai,VN 2001
45 10154 Bao thai Minh Tan, Bao Yen, Lao Cai, VN 2001
46 10155 Lua lau Minh Tan, Bao Yen, Lao Cai, VN 2001
47 10157 Tam uu Minh Tan, Bao Yen, Lao Cai, VN 2001
48 10158 NA VN 2001
49 10159 Lua I meo Minh Tan, Bao Yen, Lao Cai, VN 2001
50 10160 Lua X20 Minh Tan, Bao Yen, Lao Cai, VN 2001
51 10162 Lua nuon Tavan, Sapa, Lao cai, VN 2001
52 10164 Te 4 Tavan, Sapa, Lao cai, VN 2001
53 10166 Lua nuong Tavan, Sapa, Lao cai, VN 2001
54 10170 NA VN 2001
55 10172 NA VN 2001
56 10175 NA VN 2001
57 10177 NA VN 2001
58 10178 Lua nuong 2 Phong Yen, Bao Thang, Lao Cai, VN 2001
59 10180 NA VN 2001
60 10182 Lua nuong 2-1 Phong Yen, Bao Thang, Lao Cai, VN 2001
61 10182 Lua nuong 2 Phong Nien, Bao Thang, Lao Cai, VN 2001
62 10185 Lua nuong 2 Thuong Ha, Bao Yen, Lao cai, VN 2001
63 10235 NA VN 2002
64 10239 OM2665-5 OMORICE, VN 2002
65 10240 OM 2718 OMORICE, VN 2002
66 10241 OM 2963 – 34 OMORICE, VN 2002
67 10242 OM3199-51 OMORICE, VN 2002
68 10243 OM3235-105 OMORICE, VN 2002
69 10244 OM3235-105-2 OMORICE, VN 2002
70 10246 OM3237-18 OMORICE, VN 2002
71 10247 OM3240-80 OMORICE, VN 2002
72 10248 OM3242-50 OMORICE, VN 2002
73 10249 OM 3405-1 OMORICE, VN 2002
74 10250 OM3556-1 OMORICE, VN 2002
75 10251 OM3526-2 OMORICE, VN 2002
76 10252 OM3550-25 OMORICE, VN 2002
77 10254 OM3837-5 OMORICE, VN 2002
78 10255 Mot bui 65 OMORICE, VN 2002
79 10256 IR64683 VN 2002
80 10257 IR67417 VN 2002
81 10258 IR 68714 VN 2002
82 10259 IR 72102 VN 2002
83 10260 NA VN 2002
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………95
Stt KH giống Tên gọi ðịa điểm thu thập Năm
84 10261 NA VN 2002
85 10266 TN13-4 VN 2002
86 10269 DSBR66-1 VN 2002
87 10270 D-14 VN 2002
88 10272 Q5-3A VN 2002
89 10277 Lo khoi VN 2002
90 10278 Khau Him Nghe An, VN
91 10281 NA VN 2002
92 10284 Dau thach ha VN 2002
93 10290 NA VN 2002
94 10294 NA VN 2002
95 10700 Blehua Thuan Chau, Son La, VN 5/2007
96 10702 Lua qua va Tan son, Phu Tho, VN 5/2008
97 10703 Tanlo Tay Bac university, VN 16/2007
98 10705 NA Tay Bac university, VN 10/2007
99 10706 Con gioi Tay Bac university, VN 10/2007
100 10707 Gi nam Tan Tien, Yen Son, Tuyen Quang, VN 10/2007
101 10708 Te Ka cham phi Tan Tien, Yen Son, Tuyen Quang, VN 10/2007
102 10709 Dau Mung Tan Tien, Yen Son, Tuyen Quang, VN 10/2007
103 10710 Ka cham phi Tan Tien, Yen Son, Tuyen Quang, VN 10/2007
104 10711 Dat Thi Tan Tien, Yen Son, Tuyen Quang, VN 10/2007
105 10712 Lua vai Tuyen Quang, VN 10/2007
106 10714 Khau mau Tuyen Quang, VN 10/2007
107 10715 Pe ngung Tuyen Quang, VN 10/2007
108 10716 Vi anh chieng Tuyen Quang, VN 10/2007
109 10718 Te nuong Tuyen Quang, VN 10/2007
110 10720 Lua nuong Tuyen Quang, VN 10/2007
111 10721 Nam xit Quang Nguyen, Xin Mau, Ha Giang, VN 6/2008
112 10722 Lua tau Quang Nguyen, Xin Mau, Ha Giang, VN 6/2008
113 10724 Gai dui Quang Nguyen, Xin Mau, Ha Giang, VN 6/2008
114 10726 Khau cham lay Tuyen Quang, VN 6/2008
115 10729 Lua ken dau Tan Tien, Yen Son, VN 6/2008
116 10733 Ken dau Khau Lau, Tan Tien, Yen Son, VN 6/2008
117 10737 Te nuong Tuyen Quang, VN 6/2008
118 10740 Kham nam xit Hoang Thu Pho, Bac Ha, Lao Cai, VN 6/2008
119 10741 Cham pet Van ban, Lao Cai, VN 6/2008
120 10744 Lua te Kim Binh, Chiem Hoa, Tuyen Quang, VN 6/2008
121 10745 M401 USA 3/2008
122 10746 M202 USA 3/2008
123 10747 CM 101 USA 3/2008
124 10748 MNAC USA 3/2008
Ghi chú: VN: Việt Nam, NA: khơng rõ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………96
Phụ lục 2: ðặc điểm hình thái hạt
TT KH giống
Màu sắc
hạt
Râu đầu
hạt TT KH giống
Màu sắc
hạt Râu đầu hạt
1 10059 Vàng rơm Khơng râu 43 10166 ðốm nâu Khơng râu
2 10062 Vàng rơm Khơng râu 44 10170 ðốm nâu Khơng râu
3 10066 Vàng rơm Khơng râu 45 10172 ðốm nâu Khơng râu
4 10067 Vàng rơm Khơng râu 46 10175 ðốm nâu Khơng râu
5 10069 Vàng rơm Khơng râu 47 10177 Nâu Khơng râu
6 10070 Dảnh nâu Khơng râu 48 10180 Vàng rơm Khơng râu
7 10071 Dảnh vàng Khơng râu 49 10235 Vàng rơm Khơng râu
8 10074 Vàng rơm Khơng râu 50 10240 Vàng rơm Khơng râu
9 10081 Vàng rơm Khơng râu 51 10241 Vàng rơm Khơng râu
10 10085 Dảnh nâu Khơng râu 52 10242 Vàng rơm Khơng râu
11 10087 Vàng rơm Khơng râu 53 10243 Vàng rơm Khơng râu
12 10088 Vàng rơm Dài bộ phận 54 10244 Vàng rơm Khơng râu
13 10089 Vàng rơm Dài tồn bộ 55 10246 Vàng rơm Khơng râu
14 10091 Vàng rơm Khơng râu 56 10247 Vàng rơm Khơng râu
15 10096 Vàng rơm Khơng râu 57 10248 Vàng rơm Khơng râu
16 10097 Vàng rơm Khơng râu 58 10249 Vàng rơm Khơng râu
17 10099 Vàng rơm Khơng râu 59 10250 Vàng rơm Khơng râu
18 10102 Vàng rơm Khơng râu 60 10251 Vàng rơm Khơng râu
19 10109 Vàng rơm Khơng râu 61 10252 Vàng rơm Khơng râu
20 10110 ðốm nâu Khơng râu 62 10254 Vàng rơm Khơng râu
21 10111 Vàng rơm Khơng râu 63 10255 Vàng rơm Khơng râu
22 10113 Nâu Khơng râu 64 10256 Vàng rơm Khơng râu
23 10114 Vàng rơm Khơng râu 65 10259 Vàng rơm Khơng râu
24 10116 Vàng rơm Khơng râu 66 10260 Vàng rơm Khơng râu
25 10117 Vàng rơm Khơng râu 67 10261 Vàng rơm Khơng râu
26 10119 Vàng rơm Khơng râu 68 10266 Vàng rơm Dài bộ phận
27 10120 Vàng rơm Khơng râu 69 10269 Vàng rơm Khơng râu
28 10121 Vàng rơm Khơng râu 70 10272 Vàng rơm Khơng râu
29 10122 ðốm tím Khơng râu 71 10277 Vàng rơm Dài tồn bộ
30 10123 Vàng rơm Khơng râu 72 10281 ðốm nâu Khơng râu
31 10130 ðốm nâu Khơng râu 73 10284 ðốm nâu Ngắn bộ phận
32 10135 ðen Khơng râu 74 10290 Vàng rơm Dài bộ phận
33 10136 Vàng rơm dài tồn bộ 75 10294 Vàng rơm Khơng râu
34 10137 ðốm nâu Khơng râu 76 10700 Dảnh nâu Khơng râu
35 10143 Vàng rơm Khơng râu 77 10703 ðốm tím Khơng râu
36 10149 Vàng rơm Khơng râu 78 10706 Vàng rơm Dài bộ phận
37 10154 ðỏ đến tím Khơng râu 79 10707 ðốm nâu Khơng râu
38 10155 Vàng rơm Khơng râu 80 10708 Vàng rơm Dài bộ phận
39 10157 Vàng rơm Dài bộ phận 81 10709 Nâu Khơng râu
40 10160 ðốm nâu Khơng râu 82 10710 ðốm nâu Dài bộ phận
41 10162 Vàng rơm Khơng râu 83 10711 Vàng rơm Khơng râu
42 10164 ðốm nâu Dài bộ phận 84 10715 Vàng rơm Khơng râu
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………97
TT KH giống
Màu sắc
hạt
Râu đầu
hạt TT KH giống
Màu sắc
hạt Râu đầu hạt
85 10718 Vàng rơm Khơng râu 99 10747 ðốm nâu Ngắn bộ phận
86 10720 Dảnh nâu Khơng râu 100 10748 Vàng rơm Dài bộ phận
87 10721 Vàng rơm Dài bộ phận 101 10063-1 Vàng rơm Khơng râu
88 10722 Vàng rơm Khơng râu 102 10063-2 Vàng rơm Khơng râu
89 10724 Vàng rơm Khơng râu 103 10126-1 ðốm nâu Khơng râu
90 10726 Vàng rơm Khơng râu 104 10126-2 Vàng rơm Khơng râu
91 10729 Vàng rơm Khơng râu 105 10138-2 Vàng rơm Khơng râu
92 10733 Vàng rơm Dài tồn bộ 106 10158-2 Vàng rơm Khơng râu
93 10737 Vàng rơm Khơng râu 107 10182-1 Vàng rơm Khơng râu
94 10740 Vàng rơm Khơng râu 108 10182-2 Vàng rơm Dài bộ phận
95 10741 ðốm nâu Khơng râu 109 10185-1 Vàng rơm Khơng râu
96 10744 ðốm tím Khơng râu 110 10185-2 Vàng rơm Ngắn bộ phận
97 10745 ðốm tím Khơng râu ðC Khang dân Vàng rơm khơng râu
98 10746 Vàng rơm Dài bộ phận
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………98
Phu luc 3:
Chi so di truyen Ver 1.0 Nguyen dinh Hien
So dong <= 300 ; So bien <= 30
chon loc mau giong chat luong tot, nang suat cao
THONG KE CO BAN
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
BIEN TRUNG BINH DO LECH HS BIEN DONG MIN MAX
thom 0.069 0.255 3.696 0.000 1.000
amylose 22.679 10.229 0.451 3.100 38.300
bac 3.655 3.935 1.077 0.000 9.000
tlgao 65.909 6.796 0.103 42.500 78.000
bengel 5.345 2.556 0.478 1.000 9.000
nhiethh 5.874 1.477 0.251 2.000 7.000
danghat 1.552 1.387 0.894 1.000 5.000
TGST 142.494 7.865 0.055 124.000 159.000
NS 19.045 7.322 0.384 5.700 36.500
caocay 101.194 16.757 0.166 71.700 165.000
denhanh 2.356 1.656 0.703 1.000 5.000
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
BANG HE SO TUONG QUAN
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
ÚÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
³ ³ thom ³amylose³ bac ³ tlgao ³bengel ³nhiethh³danghat³ TGST ³
³ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
³ thom ³ 1.000 ³
³amylose³ 0.013 ³ 1.000 ³
³ bac ³-0.254*³ 0.029 ³ 1.000 ³
³ tlgao ³-0.028 ³-0.070 ³-0.074 ³ 1.000 ³
³bengel ³-0.001 ³ 0.369*³ 0.007 ³-0.001 ³ 1.000 ³
³nhiethh³ 0.209 ³ 0.006 ³-0.318*³ 0.089 ³ 0.221*³ 1.000 ³
³danghat³-0.109 ³ 0.056 ³ 0.197 ³-0.181 ³ 0.287*³-0.034 ³ 1.000 ³
³ TGST ³ 0.012 ³-0.082 ³-0.004 ³-0.158 ³ 0.237*³-0.130 ³ 0.239*³ 1.000 ³
³ NS ³ 0.058 ³ 0.101 ³ 0.102 ³ 0.124 ³-0.053 ³-0.133 ³-0.143 ³ 0.270* ³
³caocay ³-0.078 ³-0.310*³ 0.167 ³-0.022 ³-0.042 ³ 0.049 ³ 0.008 ³ 0.318* ³
³denhanh³ 0.161 ³-0.041 ³ 0.119 ³ 0.028 ³ 0.086 ³-0.015 ³ 0.156 ³ 0.230* ³
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………99
ÀÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
ÚÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ¿
³ ³ NS ³caocay ³denhanh ³
³ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄij
³ NS ³ 1.000 ³
³caocay ³ 0.056 ³ 1.000 ³
³denhanh³-0.028 ³ 0.325*³ 1.000 ³
ÀÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÙ
MUC TIEU
BIEN MUC TIEU HE SO GIA TRI
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
thom 4.0 3.0 1.1
amylose -0.4 4.0 18.6
bac -0.9 3.0 0.1
tlgao 0.0 1.0 65.9
bengel -0.1 1.0 5.1
nhiethh -0.6 1.0 5.0
danghat -0.4 1.0 1.0
TGST -1.0 3.0 134.6
NS 0.0 6.0 19.0
caocay 0.0 1.0 101.2
denhanh -0.8 1.0 1.0
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
CAC DONG DUOC CHON
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
Dong Chi so Bien 1 Bien 2 Bien 3 Bien 4 Bien 5 Bien 6 Bien 7
Bien 8 Bien 9 Bien10 Bien11
21 3.73 1.00 16.90 0.00 57.00 3.00 7.00 1.00
139.00 16.80 99.40 1.00
12 3.92 1.00 18.10 0.00 68.00 5.00 7.00 1.00
143.00 16.70 96.50 3.00
9 5.01 1.00 19.80 0.00 63.40 1.00 7.00 1.00
141.00 17.50 99.40 5.00
7 5.52 1.00 20.90 0.00 66.40 5.00 7.00 1.00
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………100
140.00 28.50 85.80 5.00
51 6.21 0.00 20.70 9.00 62.00 3.00 2.00 1.00
136.00 17.90 90.50 1.00
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
TOM TAT VE PHAN LUA CHON
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
BIEN TBINH PHAN CHON HIEU CHUAN HOA
thom 0.07 0.60 0.53 2.08
amylose 22.68 21.73 -0.95 -0.09
bac 3.66 1.50 -2.16 -0.55
tlgao 65.91 65.17 -0.74 -0.11
bengel 5.34 5.20 -0.14 -0.06
nhiethh 5.87 6.10 0.23 0.15
danghat 1.55 1.00 -0.55 -0.40
TGST 142.49 141.30 -1.19 -0.15
NS 19.04 18.76 -0.28 -0.04
caocay 101.19 97.62 -3.57 -0.21
denhanh 2.36 2.40 0.04 0.03
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………101
Phu luc 4:
Chi so di truyen Ver 1.0 Nguyen dinh Hien
So dong <= 300 ; So bien <= 30
chon loc mau giong lua nang suat cao, khang benh bac la
THONG KE CO BAN
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
BIEN TRUNG BINH DO LECH HS BIEN DONG MIN MAX
genxa 3.714 1.528 0.411 3.000 9.000
NSCT 18.032 5.300 0.294 5.710 27.290
Caocay 104.034 17.081 0.164 75.500 146.800
TGST 141.286 8.502 0.060 124.000 161.000
kieudn 2.592 1.779 0.686 1.000 5.000
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
BANG HE SO TUONG QUAN
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
ÚÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ¿
³ bien1 ³ bien2 ³ bien3 ³ bien4 ³ bien5 ³ bien6 ³
³ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄij
³ bien1 ³ 1.000 ³
³ bien1 ³-0.023 ³ 1.000 ³
³ bien1 ³ 0.059 ³-0.148 ³ 1.000 ³
³ bien1 ³-0.241 ³ 0.210 ³ 0.193 ³ 1.000 ³
³ bien1 ³-0.121 ³ 0.061 ³ 0.152 ³ 0.231 ³ 1.000 ³
ÀÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÙ
MUC TIEU
BIEN MUC TIEU HE SO GIA TRI
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
genxa 3.5 5.0 9.1
NSCT 0.0 5.0 18.0
Caocay 0.0 1.0 104.0
TGST -1.0 1.0 132.8
kieudn -1.0 1.0 0.8
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………102
CAC DONG DUOC CHON
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
Dong Chi so Bien 1 Bien 2 Bien 3 Bien 4 Bien 5
20 1.07 9.00 19.87 92.70 137.00 1.00
43 1.55 9.00 19.25 125.20 132.00 1.00
44 4.35 7.00 11.43 108.70 124.00 1.00
45 4.63 7.00 20.89 84.80 142.00 5.00
37 4.76 6.00 16.21 95.20 149.00 1.00
49 6.30 5.00 21.52 104.20 140.00 3.00
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
TOM TAT VE PHAN LUA CHON
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
BIEN TBINH PHAN CHON HIEU CHUAN HOA
genxa 3.71 6.30 2.59 1.69
NSCT 18.03 16.29 -1.75 -0.33
caocay 104.03 107.66 3.63 0.21
TGST 141.29 137.90 -3.39 -0.40
kieudn 2.59 2.40 -0.19 -0.11
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2340.pdf