Khóa luận Đánh giá tình hình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này được ghi rõ nguồn gốc Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hiền LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo rất tận tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài

doc122 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy, cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những người đã trang bị cho tôi kiến thức cơ bản và định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức. Tôi đặc biệt biết ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng, người đã dành thời gian quý báu nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đến khi hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các chú, các anh chị làm việc tại UBND xã Dân Lý và tổ chức Hợp tác xã xã Dân Lý đã tận tình chỉ bảo, cung cấp cho tôi các số liệu cần thiết để thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và các bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Do khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế, khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn!    Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hiền  TÓM TẮT KHÓA LUẬN Dân Lý là một xã thuần nông của huyện Triệu Sơn, trên địa bàn xã không có nghề phụ do vậy sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu đem lại thu nhập cho các hộ nông dân. Với diện tích đất tự nhiên rộng lớn nên thuận tiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước, các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, ngô, khoai, các loại rau màu và các cây ăn quả như nhãn, cam. Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, chế độ thủy văn đã mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển cho ngành trồng trọt. Do đó, cung ứng phân bón giữ vai trò rất quan trọng trong việc cung ứng phân bón cho các hộ nông dân để sản xuất trồng trọt. Song quá trình cung ứng phân bón mang tính tự phát, sản xuất manh mún, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, việc cung ứng phân bón còn chịu nhiều vấn đề bất cập. Đề tài “Đánh giá tình hình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa” với mục tiêu chung của để tài là: Tìm hiểu tình hình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng cung ứng phân cho các hộ nông dân trong thời gian sắp tới. Mục tiêu chung được cụ thể hóa bằng 4 mục tiêu cụ thể sau: (1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phân bón và cung ứng phân bón cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý; (2) Đánh giá thực trạng tình hình cung ứng phân cho hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng rình hình cung ứng phân bón cho hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao khả năng cung ứng cho hộ nông dân trên địa bàn xã. Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân hoạt động sản xuất trồng trọt và các nguồn cung ứng phân bón phục vụ sản xuất trên địa bàn xã. Để đạt được mục tiêu đề tài, tôi tiến hành nghiên cứu điều tra 30 hộ nông dân theo quy mô lớn, vừa, nhỏ; 10 đại lý bán phân bón; 10 cán bộ HTX. Số liệu điều tra được ghi chép, tập hợp, xử lý và phân tích theo phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tích SWOT. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số hệ thống chỉ tiêu đánh giá: Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cung ứng phân bón của các tác nhân cung ứng; Nhóm chỉ tiêu phản ánh ý kiến đánh giá của hộ nông dân về tình hình cung ứng. Những năm gần đây, tình hình cung ứng phân bón có nhiều bước phát triển, các đơn vị cung ứng bắt đầu quan tâm, chú trọng hơn đến việc cung ứng phân bón. Các đơn vị cung ứng phân bón trên địa bàn xã Dân Lý bao gồm: HTX và các đại lý, hai đơn vị này thực hiện cung ứng phân bón cho các hộ nông dân tuy nhiên đơn vị cung ứng HTX cung ứng chủng loại, số lượng ít, nguồn cung ứng chính cho các hộ nông dân là các đại lý với nguồn cung ứng dồi dào và đa dạng Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình cung ứng phân bón trên địa bàn xã chủ yếu là điều kiện tự nhiên của xã, giá cả, vốn và cơ sở kỹ thuật, thời vụ, quy mô diện tích trồng trọt, loại cây trồng. Từ đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị cung ứng có thể cung ứng phân bón cho các hộ nông dân tốt thì cần phải có các giải pháp như tăng cường cường kiểm tra các đơn vị cung ứng phân bón; tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng phân bón; tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các đơn vị cung ứng với nhà sản xuất và các đơn vị cung ứng với các hộ nông dân; hỗ trợ vốn cho các đơn vị cung ứng để nâng cao, mở rộng quy mô, chất lượng, chủng loại phân bón cho các hộ nông dân MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Dân Lý giai đoạn 2012 – 2014 28 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Dân Lý qua 3 năm 2012 - 2014 31 Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Dân Lý giai đoạn 2012-2014 34 Bảng 3.4: Sơ đồ: Ma trận phân tích SWOT 39 Bảng 4.1: Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Xã Dân Lý giai đoạn 2012 – 2014 41 Bảng 4.2: Kết quả sản xuất trồng trọt của xã giai đoạn 2012 – 2014 43 Bảng 4.3: Nhu cầu phân bón của xã qua 3 năm 2012-2013 của xã Dân Lý 46 Bảng 4.4: Hệ thống cung ứng phân bón trên địa bàn xã Dân Lý 47 Bảng 4.5: Kết quả cung ứng phân bón của các đơn vị cung ứng trên địa bàn xã Dân Lý giai đoạn 2012-2014 49 Bảng 4.6: Thông tin cơ bản của các hộ nông dân được điều tra tại xã Dân Lý 51 Bảng 4.7: Chủng loại phân bón được cung ứng cho các hộ nông dân 54 Bảng 4.8: Ý kiến đánh giá về chủng loại phân bón của các hộ nông dân 56 Bảng 4.9: Giá phân bón các hộ nông dân mua phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 58 Bảng 4.10: Kết quả đánh giá của hộ nông dân về giá bán phân bón 60 Bảng 4.11: Đánh giá của hộ nông dân về chất lượng phân bón của các nguồn cung ứng 62 Bảng 4.12: Hình thức thanh toán của các hộ nông dân khi mua phân bón của các đơn vị cung ứng 64 Bảng 4.13: Các hình thức thanh toán dành cho các hộ nông dân 66 Bảng 4.14: Đánh giá của hộ nông dân về hình thức thanh toán của các đơn vị cung ứng phân bón 67 Bảng 4.15: Đánh giá hình thức thanh toán của các đơn vị cung ứng khi cung ứng phân bón cho hộ nông dân 68 Bảng 4.16: Thời điểm các đơn vị cung ứng phân bón cho các hộ nông dân 70 Bảng 4.17: Đánh giá của hộ nông dân về thời điểm cung ứng phân bón cho hộ nông dân 71 Bảng 4.18: Tình hình HTX hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nông dân 73 Bảng 4.19: Đánh giá của hộ nông dân về tình hình hướng dẫn kỹ thuật của các đơn vị cung ứng phân bón 75 Bảng 4.20: Tình hình chăm sóc khách hàng của các đơn vị cung ứng 76 Bảng 4.21: Đánh giá của hộ nông dân về tình hình chăm sóc khách hàng của các đại lý phân bón 77 Bảng 4.22: Nhu cầu của hộ nông dân trong thời gian sắp tới đối với các đơn vị cung ứng 79 Bảng 4.23: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tình hình cung ứng phân bón 81 Bảng 4.24: Nhu cầu phân bón của hộ điều tra năm 2015. 83 Bảng 4.25: Nhu cầu phân bón cho 1 ha cây trồng của hộ điều tra 84 Bảng 4.26: Nhu cầu phân bón theo quy mô diện tích của các hộ điều tra 85 Bảng 4.27: Phân tích ma trận SWOT tình hình cung ứng phân bón ở xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn 87 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CC Cơ cấu ĐVT Đơn vị tính BQ Bình quân GTSX Giá trị sản xuất PTNT Phát triển nông thôn HTX Hợp tác xã UBND Ủy ban nhân dân DN Doanh nghiệp SP Sản phẩm TNHH Trách nhiệm hữu hạn DNTN Doanh nghiệp tư nhân PHẦN I: MỞ ĐẦU . Tính cấp thiết Việt Nam là một nước nông nghiệp nhờ vào những thuận lợi khí hậu, đất đai nước ta có những cơ hội phát triển ngành sản xuất nông nghiệp với những mặt hàng xuất khẩu như lúa gạo, cà phê, ca cao, điềuNông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người: “Là chỗ dựa cho kinh tế Việt Nam vươn lên sau thời kỳ suy giảm kinh tế. Nó giống như chiếc phao cứu trợ đắc lực cho nền kinh tế bơi qua khủng hoảng” (Đặng Kim Sơn, 2009). Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, nông dân cần nhiều các yếu tố như vốn, lao động, kỹ thuật, vật tưđể phục vụ sản xuất do nông nghiệp mang tính thời vụ và tính rủi ro cao, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết khí hậu. “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” vẫn là một câu nói có tính thời sự trong sản xuất nông nghiệp hiện nay dù câu nói đó không đúng trong nhiều trường hợp hiện nay. Qua đó ta thấy phân bón là một loại vật tư nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và tăng năng suất cây trồng. Do vậy việc cung ứng phân bón cho nông dân một cách hợp lý, đầy đủ và kịp thời vụ là rất cần thiết. Cung ứng phân bón đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất nông nghiệp. Cung ứng phân bón là cầu nối giữa người người sản xuất và hộ nông dân: Đối với người sản xuất có thể tiêu thụ được số lượng hàng hóa nhiều hơn, lợi nhuận thu được lớn, xây dựng được lòng tin của người tiêu dùng; Đối với người nông dân có thể tăng năng xuất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể đan xen trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau. Các tác nhân cung ứng phân bón tới hộ nông dân là rất cần thiết, đảm bảo tính hợp lý, kịp thời đúng mùa vụ, phục vụ được nhu cầu của hộ nông dân. Tuy nhiên đối với nông nghiệp việc cung ứng gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, thường phân phối qua nhiều trung gian khi đến tay người dân thì giá quá cao và nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhất là đối với các doanh nghiệp tham gia cung ứng phân bón, việc cung ứng sản phẩm còn chưa có một mô hình kinh tế rõ rệt mạnh ai nấy làm, cung ứng manh mún, tản mạn. Kể cả các doanh nghiệp nông nghiệp được hỗ trợ đầu vào có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng cũng chưa tổ chức được hệ thống cung ứng phân bón hoàn thiện, đảm bảo giá bán đến người dân và mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó các tổ chức, đoàn thể quần chúng ở cơ sở là những trung gian hoạt động rất hiệu quả nhưng chưa được sử dụng một cách tích cực và chưa phát huy được hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình. Do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ cung ứng phân bón trong lĩnh vực nông nghiệp và những người sản xuất nông nghiệp gặp gỡ và trao đổi với nhau tạo thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Làm thế nào để đảm bảo được nguồn cung ứng phân bón vững chắc cho sản xuất nông nghiệp, dung hoà hợp lý giữa giá bán các sản phẩm phân bón, chất lượng của phân bón trong quá trình sản xuất, đảm bảo lợi ích cộng đồng trong dây chuyền cung ứng giữa người sản xuất và người dân? Dân Lý là một xã nằm ở khu vực nông thôn của huyện Triệu Sơn, là xã đầu tiên của huyện Triệu Sơn tính theo quốc lộ 47 từ thành phố Thanh Hóa, trên địa bàn xã có chợ Thiều là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân trong xã và các xã khác. Dân lý là một xã thuần nông, trên địa bàn xã không có nghề phụ do vậy sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cây lúa nước) là hoạt động kinh tế chủ yếu đem lại thu nhập cho người dân. Vì vậy nhu cầu phân bón của các hộ nông dân phục vụ cho hoạt động sản xuất, trồng trọt là rất cần thiết. Hiện nay trên địa bàn xã các hộ nông dân được cung ứng phân bón từ các tổ chức của xã là hợp tác xã và chủ yếu phần lớn là từ các đại lý bán phân bón. Việc cung ứng phân bón của xã đến tay hộ nông dân trong xã nói chung và ngoài xã nói riêng rất sôi động, các sản phẩm phân bón đa dạng tuy nhiên còn nhiều bất cập trong quá trình cung ứng phân bón đến tay hộ nông dân, gây khó khăn thiệt thòi cho hộ nông dân. Việc sản xuất của hộ còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí chưa cao, các thông tin thị trường còn xa lạ với nông dân, dịch vụ và các ngành kinh doanh phục vụ nông nghiệp ít phát triển, nguồn vốn đầu tư còn ít. Đặc biệt nông dân còn nhiều hạn chế trong vấn đề tiếp cận các yếu tố cung ứng phân bón phục vụ cho sản xuất. Xuất phát từ vấn đề trên tôi quyết định làm đề tài: “Đánh giá tình hình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu tình hình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân địa bàn xã Dân Lý từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng cung ứng phân bón cho các hộ nông dân trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phân bón và cung ứng phân bón cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý - Đánh giá thực trạng tình hình cung ứng phân cho hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tình hình cung ứng phân bón cho hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao khả năng cung ứng cho nông dân trên địa bàn xã Dân Lý. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là các hộ nông dân hoạt động sản xuất trồng trọt và các nguồn cung ứng phân bón vào phục vụ sản xuất trên địa bàn xã. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài nghiên cứu các nguồn cung ứng phân bón chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất trồng trọt cho hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới ứng xứ của hộ nông dân trước biến động của việc cung ứng phân bón và đánh giá của hộ nông dân về các nguồn cung ứng đó. Đề ra một số giải pháp giúp các tác nhân tham gia cung ứng phát triển bền vững và hiệu quả trong thời gian sắp tới. - Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi về thời gian: + Số liệu thông tin về số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm từ 2012-2014 + Số liệu điều tra được thu thập từ 1/2015 đến 5/2015 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG PHÂN BÓN CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN 2.1. Cơ sở lý luận tình hình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân 2.1.1 Khái niệm và vai trò của cung ứng phân bón cho các hộ nông dân 2.1.1.1 Khái niệm a. Phân bón Trong sản xuất trồng trọt phân bón là một yếu tố rất quan trọng cần thiết và không thể thiếu. Phân bón là những chất bổ sung cho đất được dùng để thúc đẩy cây cối phát triển, các loại chất dinh dưỡng có trong phân bón là nitơ, phốt pho, kali và các chất dinh dưỡng khác được thêm vào với những số lượng nhỏ . Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến, thường mang lại hiệu quả lớn, chiếm phần khá cao trong chi phí sản xuất nông nghiệp.Phân bón là những chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp với mục đính chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao (Nguyễn Như Hà, 2010). Phân bón hóa học gồm có 3 loại chính: phân đạm, phân lân, phân kali. Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO-3) và ion amoni ( NH+4) . Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây, làm tăng tỉ lệ của protein thực vật. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả. Các loại phân đạm chính là phân đạm amoni, phân đạm nitrat, phân đạm urê. Phân lân cung cấp photphat cho cây dưới dạng ion photphat. Phân lân cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng do thúc đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó. Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và apatit. Một số loại phân lân chính là supephottphat, phân lân nung chảy. Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+. Phân kali giúp cho cây hấp thụ được nhiều phân đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất sơ và chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây. Độ dinh dưỡng của kali được đánh giá bằng hàm lượng % K2O tương ứng với lượng kali trong thành phần của nó. Ngoài ra còn có một số loại phân khác, phân hỗn hợp và phân phức hợp là loại phân bón chứa đồng thời hai hoặc ba nguyên tố cơ bản. Phân hỗn hợp chứa cả ba nguyên tố N, P, K được gọi là phân NPK. Loại phân này là hỗn hợp phân trộn lẫn các loại phân đơn theo tỷ lệ N: P: K khác nhau tùy theo loại đất và cây trồng. Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất. Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như bo (B), kẽm (ZN), Mangan (Mn), đồng (Cu), molipđen (Mo) ở dạng hợp chất. Cây trồng chỉ cần một lượng nhỏ loại phân bón này để tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợpPhân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ và chỉ có hiệu quả cho từng loại cây và loại đất, dung quá lượng sẽ có hại cho cây. b. Khái niệm và đặc điểm của cung ứng phân bón Cung ứng là hoạt động cung cấp sản phẩm hàng hoá cho thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu cả về sản xuất và tiêu dùng. Cung ứng là quá trình hoạt động kinh doanh bắt đầu từ khâu tạo nguồn hàng cho đến khâu hàng hoá dịch vụ đó đến tận tay người tiêu dùng. Trong nền kinh tế mở như hiện nay thì việc cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng đang được các nhà sản xuất, kinh doanh đặc biệt quan tâm. Việc xác định được những sản phẩm mà người tiêu dùng đang cần là một vấn đề quan trọng góp phần vào việc nâng cao kết quả kinh doanh của từng đơn vị. Cung ứng hợp lý làm tăng sức mua của người dân, tạo động lực cho sản xuất phát triển, làm tăng sản lượng hàng hoá, tăng thu nhập cho người lao động. (Dương Thị Duyên, 2009) Cung ứng phân bón là cầu nối trung gian giữa người bán và người mua. Đối với người bán, nếu cung ứng tốt tức chuyển được nhiều sản phẩm phân bón tới người tiêu dùng và đạt được hiệu quả cung ứng cao sẽ thu được lợi nhuận lớn, có được độ tin cậy trên thị trường. Còn đối với người mua, nếu hoạt động này có hiệu quả thì người mua sẽ mua được những loại phân bón mà họ cần, họ không mất nhiều thời gian để tìm kiếm những loại phân bón mà họ cần. Hoạt động cung ứng ngày càng nhiều thì người tiêu dùng không phải đi xa để mua những loại phân bón mà họ cần. Để hoạt động cung ứng phân bón vào sản xuất trồng trọt được thực hiện tốt cần phải qua các kênh bán hàng trung gian đó là các nhà phân phối, cấp đại lý, cấp bàn buôn, cấp bán lẻ, phòng nông nghiệp huyện, hợp tác xã nông nghiệp, các tổ chức xã hội địa phươngvà cuối cùng là đến tay hộ nông dân. Để quá trình cung ứng tốt thì phải để sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng nhanh nhất và tiết kiệm chi phí bán hàng nhất. Đặc điểm của cung ứng phân bón cho các hộ nông dân: Cung ứng phân bón gắn liền với sản xuất nông nghiệp do vậy những đặc điểm của cung ứng đầu vào cũng gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và thị trường nông sản - Mang tính thời vụ cao: Do nông nghiệp mang tính mùa vụ, chỉ có nhu cầu nhiều khi mùa vụ đến, còn ngoài mùa vụ nhu cầu rất ít. Do đặc điểm ấy kéo theo hoạt động cung ứng phân bón diễn ra mạnh mẽ vào những thời điểm nhất định. Việc cung ứng phân bón sôi nổi vào đầu và giữa vụ sản xuất, đây là thời điểm nhu cầu phân bón nhiều nhất để phục vụ cho thời kỳ cây trồng sinh trưởng, phát triển đúng với chu kỳ của mùa vụ. - Điều kiện thời tiết: Quá trình cung ứng phân bón chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết, khí hậu. Phân bón dễ dễ tan trong nước nên khi tiếp xúc với các điều kiện tự nhiên, khí hậu không hợp lý như: ánh sáng mặt trời, độ ẩm không khí, mưavới mức độ quá cao, nhiều thì dễ làm cho phân bón bị chảy nước, bị bón cục. Vì vậy trong quá trình vận chuyển hay bảo quản không đúng cách có thể làm giảm chất lượng của phân bón gây thua lỗ cho người cung ứng. Đến tay hộ nông dân rồi thì làm giảm hiệu quả năng suất của cây trồng. - Thu hồi vốn chậm: Do chu kỳ sản xuất nông nghiệp kéo dài, trong quá trình cung ứng phân bón các nguồn cung ứng tạo điều kiện cho các hộ nông dân do nguồn vốn của người dân còn bị hạn chế. Các nguồn cung ứng phân bón như phòng nông nghiệp và PTNT, HTX cung ứng cho các hộ nông dân theo hình thức trả chậm, thu hồi sau 5-6 tháng (sau thu hoạch). Các doanh nghiệp, công ty, cửa hàng vật tư, đại lý trong quá trình cung ứng cho hộ nông dân cho người dân nợ sau thu hoạch. Nguồn vốn của các đơn vị cung ứng trong quá trình xoay vòng bị chậm, lâu hơn do phụ thuộc vào thu hoạch nông sản của các hộ nông dân để hoàn trả tiền mua phân bón của các đơn vị cung ứng. c. Các đơn vị tham gia cung ứng phân bón cho các hộ nông dân và chức năng của từng đơn vị Trong sản xuất nông nghiệp việc cung ứng đầy đủ, kịp thời phân bón là rất quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Để hộ nông dân có thể đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương như đất đai, lao động, vốnSản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu, mùa vụ và đặc tính sinh thái của cây trồng, vật nuôi do vậy việc cung ứng phân bón một cách đầy đủ, kịp thời sẽ quyết định thắng lợi của cả quá trình sản xuất, giảm bớt chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động. Đáp ứng các yêu cầu về phân bón cho sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, cung cấp cho người dân những loại phân bón giúp cây trồng tăng trưởng, phát triển tốt mang lại năng suất, chất lượng cao, tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết trong nông nghiệp, nông thôn. Các đơn vị cung ứng này đều có vai trò rất quan trọng trong quá trình cung ứng phân bón tới tay của hộ nông dân. Các đơn vị cung ứng phân bón và chức năng của từng đơn vị cho các hộ nông dân bao gồm có: - Các cơ quan về nông nghiệp (sở nông nghiệp, phòng nông nghiệp, trạm giống vật tư nông nghiệp): Các cơ quan này có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của các hộ nông dân. Thực hiện đưa các loại phân bón mới, có tiềm năng giúp cây phát triển, năng suất cao, mang lại hiệu quả sản xuất cho các hộ nông dân. Ngoài phân bón ra các cơ quan này còn tập trung công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống mới vào trong sản xuất như lúa lai, ngô lai và một số cây trồng có hiệu quả kinh tế cao khác. Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và triển khai thực hiện các mô hình trình diễn, phối hợp với UBND các cấp, các đoàn thể làm công tác tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân. Phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy, chính quyền các cấp, các ngành chức năng tổ chức triển khai có hiệu quả các dự an đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Tổ chức, xây dựng đưa các loại phân bón mới, có chất dinh dưỡng cao, mang lại năng suất cho cây trồng vào trong quá trình sản xuất trồng trọt đồng thời thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất của các hộ nông dân. Bên cạnh đó phối hợp với các ngành chức năng, UBND các xã, các thị trấn lầm tốt việc cung ứng của mình, phối hợp với trạm bảo vệ thực vật, ban chỉ đạo sản xuất các cấp làm tốt công tác dự tính, dự báo đảm bảo cho chất lượng phân bón trong quá trình cung ứng đến tay hộ nông dân. - HTX: Hội có vai trò hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón trên địa bàn. Các tổ chức cung ứng phân bón cho hộ nông dân chủ yếu là theo mùa vụ, số lượng phân bón có hạn tuy nhiên việc cung ứng phân bón này được thanh toán dưới hình thức trả chậm do vậy hỗ trợ sản xuất cho người dân là chủ yếu và đồng thời góp phần cung ứng phân bón đáp ứng nhu cầu mùa vụ của hộ nông dân. Bên cạnh đó thông qua các chương trình liên tịch với một số ban ngành, HTX đã thực hiện tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ đến nông dân, phối hợp với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội thành lập các tổ vay vốn, vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân, trực tiếp hỗ trợ cho nông dân nghèo vay vốn phát triển sản xuất có hiệu quả. Ngoài ra, ở nhiều nơi HTX các cấp còn có những đóng góp rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo. Hàng năm hội tổ chức những phong trào tạo khí thế thi đua lao động sản xuất ở các làng bản thôn, xóm, thường xuyên đổi mới nội dung hoạt động, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, bám sát thực tế giúp hội viên phát triển kinh tế. Giúp đỡ các hội viên thông qua các hình thức như giúp ngày công lao động, giúp vay vốn, chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu hội viên tham gia các lớp tập huấn, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. HTX các cấp còn chủ động liên hệ và phối hợp với các công ty sản xuất phân bón, tổ chức cung ứng phân bón cho nông dân theo phương thức trả chậm, giúp nông dân có điều kiện đầu tư cho sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Nước ta đã gia nhập và cam kết thực hiện các quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO, và HTX có trách nhiệm tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho nông dân về những cam kết trong nông nghiệp và các thoả thuận, quy định của WTO. Hội phải tăng cường đẩy mạnh hoạt động, phong trào của hội, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân về các thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề phân bón để các hộ nông dân có thể sản xuất trồng trọt tốt, tăng thu nhập cho nông dân. - Các công ty cổ phần, doanh nghiệp, nhà máy vật tư nông nghiệp: Họ thường xuyên đổi mới công nghệ, cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nông dân. Thường xuyên tìm ra các công thức có năng suất, chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên hiện nay việc cung ứng của các doanh nghiệp còn một số hạn chế, việc cung ứng chưa có mô hình rõ rệt mạnh ai người ấy làm, cung ứng còn manh mún, tản mạn, còn qua nhiều tầng nấc trung gian làm tăng chi phí đẩy giá bán lên cao. Kể cả một số doanh nghiệp nhà nước được hỗ trợ đầu vào, có lợi thế cạnh tranh nhưng cũng chưa tổ chức được hệ thống cung ứng hoàn thiện đảm bảo giá bán đến nhân dân và mang lại hiệu quả. Các đại lý bán phân: Đây là nguồn cung ứng, hỗ trợ các sản phẩm phân bón trực tiếp cho nông dân. Họ thường xuyên liên kết với các nhà sản xuất có quá trình đổi mới sản phẩm, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân. Thường xuyên nhập về bán các loại phân bón có năng suất, chất lượng cao phù hợp với yêu cầu thị trường. Hộ kinh doanh cung ứng phân bón cho các hộ nông dân cần có các cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi kinh doanh phải có các kho cất trữ, nơi bày bán phải đảm bảo thoáng mát đảm bảo giữ được chất lượng của phân bón. Phân bón rất dễ bị chảy nước do tác động của khí hậu như khi độ ẩm không khí quá cao, tác động của ánh nắng mặt trời, nước mưa hoặc không được bao bọc cẩn thận. Do vậy để đảm bảo chất lượng phân bón hộ kinh doanh cần có những điều kiện kinh doanh cơ bản để đảm bảo chất lượng phân bón đến các hộ nông dân. Đầu tư mở rộng quy mô cửa hàng cung ứng phân bón cho hộ nông dân. Hiện nay phần lớn lao động tại địa phương là lao động nông nghiệp và nền kinh tế chủ yếu của địa phương cũng là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn chưa cao do vậy việc cung ứng phân bón là một phần rất quan trọng để giúp cây trồng phát triển mang lại hiệu quả cao cho hộ nông dân. Do vậy cần cải thiện quy mô cửa hàng cung ứng phân bón để đảm bảo được số lượng và chất lượng của phân bón phục vụ cho nhu cầu của hộ nông dân . Ngày nay khi kinh tế mở cửa, dịch vụ phát triển thì hệ thống các đại lý bán buôn, bán lẻ ngày càng phát triển ở địa phương. Đây là nguồn cung ứng đầu vào trực tiếp cho nông dân, có thể đáp ứng nhanh gọn, đầy đủ, đa dạng về các loại sản phẩm phân bón, kịp thời cho nhu cầu phân bón phục vụ cho sản xuất do: + Mức độ cạnh tranh trong việc tiêu thụ phân bón ngày càng cao đồng thời nguồn vốn sản xuất của hộ nông dân có hạn nên có nhiều đại lý sẵn sàng cho hộ nông dân thanh toán theo hình thức gối đầu, trả chậm. + Sự thuận tiện khi mua hàng hóa: Hầu hết các hộ nông dân không có phương tiện vận chuyển, do đó họ sẽ chọn mua ở những nơi thuận tiện, gần nhà. Việc phát triển các đại lý vừa và nhỏ ở địa bàn xã được coi là có tầm quan trọng đặc biệt. 2.1.2 Nội dung đánh giá tình hình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân Nền kinh tế chủ yếu của Việt nam vẫn phụ thuộc sản xuất nông nghiệp, đây là nguồn thu nhập chính của người dân. Cung ứng phân bón đảm bảo về giá cả bên cạnh đó là số lượng, chất lượng để phục vụ cho các hộ nông dân là rất cần thiết do vậy để ngành trồng trọt phát triển giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực cần phải phát triển cung ứng phân bón tới hộ nông dân với những nội dung cụ thể, bao gồm những nội dung sau: Đánh giá về khối lượng chất lượng phân bón; Đánh giá về chủng loại phân bón; Đánh giá về giá cả phân bón; Đánh giá về thời điểm cung ứng; Đánh giá về phương thức thanh toán; Đánh giá về hướng dẫn kỹ thuật; Đánh giá về chăm sóc khách hàng. 2.1.2.1 Khối lượng, chất lượng phân bón Phân bón cần phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nơi cung cấp loại phân bón cho các hộ nông dân để đảm bảo chất lượng của phân bón khi cung ứng cho các hộ nông dân. Phân bón không bị chảy nước hoặc trộn với các thành phần khác gây ảnh hưởng đến hiệu quả của cây trồng. Gia tăng số lượng của phân bón để đáp ứng được đủ nhu cầu các hộ nông dân đặc biệt là những ngày đúng mùa vụ nhu cầu về số lượng phân bón cao. Tránh tình trạng nhu cầu của các hộ nông dân cao mà số lượng cung ứng không đủ gây tình trạng thiếu gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. 2.1.2.2 Chủng loại của phân bón Hiện nay trên thị trường phân bón thì chủng loại của phân bón rất nhiều và đa dạng. Đây là một ưu điểm đối với các nguồn cung ứng, với chủng loại đa dạng các nguồn cung ứng có thể đem đến cho hộ nông dân nhiều sự lựa chọn hơn, không bị gò bó, ép buộc phải mua một sản phẩm nào. Các hộ nông dân có thể tùy chọn các loại phân bón phù hợp với từng giống cây trồng, phù hợp với giá cả, chất lượng. Tuy nhiên việc đa dạng về chủng loại đem lại sự khó khăn nguồn cung ứng lựa chọn loại phân bón nào cung ứng cho hộ nông dân để đáp ứng được nhu cầu của các hộ nông dân lại là câu hỏi đặt ra cho các nhà cung ứng. Mỗi một loại phân có các thành phần, tỷ lệ chất dinh dưỡng là khác nhau, phù hợp với từng loại đất, loại giống cây. Bên cạnh đó do chủng loại quá đa dạng nên tạo cho các hộ nông dân mất phương hướng, do số lượng chủng loại không biết sử dụng loại nào đem lại kết quả tốt nhất. Gây tình trạng có dự trà trộn của phân giả trong quá trình cung ứng phân bón cho hộ nông dân, làm cho hộ khó phân biệt đâu là phân thật đâu là phân giả. Do vậy nhà cung ứng cần đưa đến tay cá... ruộng đất bị bỏ hoang nhiều hoặc không được sử dụng triệt để. 3.1.2.2. Tình hình dân số, lao động Dân số là yếu tố quyết định, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp thì lao động đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là vào thời điểm mùa vụ. Vì vậy công tác điều chỉnh, phân phối nguồn lao động cũng như lượng dân cư sao cho phù hợp với sự phân công lao động xã hội là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra với chính quyền xã Dân Lý. Lao động là yếu tố tất yếu và không thể thiếu trong phát triển sản xuất, quyết định tới chất lượng cũng như số lượng sản phẩm hàng hóa để mang lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Việc tổ chức và sử dụng lao động hợp lý và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Dân số và lao động của xã Dân Lý trong giai đoạn 2012- 2014 được biểu thị thông qua bảng 3.2. Số liệu trong bảng 3.2 cho ta thấy, dân số của xã 3 năm qua tương đối ổn định, có xu hướng tiếp tục tăng lên nhưng tăng không nhiều. Các hộ trong xã chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2012 toàn xã có 2107 hộ trong đó số hộ nông nghiệp là 1849 hộ chiếm 87,75%, lao động của toàn xã là 3640 người trong đó lao động nông nghiệp là 2903 người chiếm 79,75%. Trong những năm gần đây, một nhà nhà mấy công nghiệp đã mọc lên tại địa bàn xã đã thu hút 1 số lượng lớn người lao động. Bên cạnh đó một bộ phân không nhỏ thanh niên đã lên đường Nam tiến vào các khu công nghiệp để lập nghiệp, vì thể dù nguồn lao động gia tăng như nguồn lao động nông nghiệp có xu hướng giảm cụ thể năm 2013 sô lao động trên địa bàn xã là 3.878 người lao động tăng 6,54% nhưng số lao đông nông nghiệp lại giảm 1,21 % so với năm 2012. Năm 2014 sô lao động trong địa bàn xã tiếp tục và tăng. Trong giai đoạn 2012- 2014 tốc độ phát triển bình quân lao động trên địa bàn xã tăng 5,48%, lao động nông nghiệp giảm 4,17%. Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Dân Lý qua 3 năm 2012 - 2014 Diễn giải ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2012 2013 2014 SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 13/12 14/13 BQ 1.Tổng số hộ Hộ 2.107 100,00 2.181 100,00 2.249 100,00 103,51 103,12 103,32 1.1 Hộ nông nghiệp Hộ 1.849 87,75 1.857 85,14 1.848 82,17 100,04 99,51 99,93 1.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 258 12,25 324 14,86 401 17,83 125,12 122,76 124,67 2.Tổng số nhân khẩu Người 8.027 100,00 8.122 100,00 8.243 100,00 101,18 101,48 102,69 2.1 Nhân khẩu nông nghiệp Người 6.765 84,27 6.732 82,88 6.705 81,34 99,51 99,59 99,11 2.2 Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 1.262 15,73 1.390 17,12 1.538 18,66 110,14 110,64 110,39 3.Tổng số lao động LĐ 3.640 100,00 3. 878 100,00 4.050 100,00 106,54 104,44 105,48 3.1 Lao động nông nghiệp LĐ 2.903 79,75 2.871 74,03 2.782 68,69 98,79 96,90 95,83 3.2 Lao động phi nông nghiệp LĐ 737 20,25 1.007 25,97 1.268 31,31 136,63 125,95 131,22 4.Một số chỉ tiêu bình quân 4.1 BQLĐ nông nghiệp/ hộ NN LĐ 1,57 1,60 1,62 101,91 101,25 101,56 4.2 BQ đất nông nghiệp/LĐNN Ha 0,13 0,11 0,10 84,62 90,91 97,7 4.3 BQ đất nông nghiệp/ nhân khẩu Ha 0,045 0,048 0,05 106,67 104,27 105,41 4.4 BQ nhân khẩu/ hộ Người 3,81 3,72 3,66 97,63 98,38 98,01 Nguồn: Ban thống kê xã Dân Lý Số lao động hoạt động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề, dịch vụ và lao động trong ngành nghề khác còn chiếm tỷ lệ nhỏ, hàng năm vẫn có xu hướng tăng lên tuy nhiên mức tăng còn ít. Vấn đề này đặt ra nhiều thách thức cho xã phải có giải pháp nào tận dụng nguồn nhân lực nhàn dỗi từ nông nghiệp nhằm phát triển hơn nữa cơ cấu nền kinh tế của xã. Qua bảng 3.2 ta thấy BQ diện tích đất nông nghiệp/ nhân khẩu của xã ở mức thấp (nhỏ hơn 0,045 ha/ nhân khẩu), do đó nó có thể gây ra khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy trong thời gian tới xã cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Chú ý đến việc mở rộng diện tích gieo trồng bằng cách tăng vụ khai hoang. 3.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ ngành sản xuất nào, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất, giảm nhẹ sức lao động cho người nông dân, làm tăng năng suất lao động, củng cố và hoàn thiện mối quan hệ sản xuất trong quá trình sản xuất hàng hóa. Với vị trí là xã cửa ngõ của huyện Triệu Sơn, thuận lợi về giao thông đường bộ trong những năm qua xã Dân Lý không ngừng củng cố, xây dựng, đổi mới, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên mọi lĩnh vực. Hệ thống đường giao thông: Hiện nay xã có 4,7 km đường liên xã, 9 km đường liên thôn. Các trục đường giao thông trong xóm, đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa 100%. Thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển, giao lưu buôn bán trong xã và khu vực xung quanh xã. Hệ thống thủy lợi: Toàn xã có 90 km máng tiêu được xây dựng. Các mương lấy nước từ trạm bơm của xã từ nước sông Cầu Trắng chảy qua địa phận xã và một phần nước tưới được lấy từ các đầm, hồ cạnh ruộng. Hệ thống thủy lợi hoạt động khá thường xuyên và hiệu quả đảm bảo tưới tiêu cho toàn xã. Hệ thống y tế, giáo dục: Y tế, giáo dục được quan tâm, chú trọng đầu tư nâng cấp. Toàn xã có 1 trường trung học cơ sở, 1 trường tiểu học, 1 trường mầm non đạt chuẩn. Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đều được xây dựng, tu bổ mới với đội ngũ giáo viên tận tình trong công việc, chuyên môn đạt chuẩn trở lên. Xã 1 trạm y tế đặt chuẩn đây là điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe cho người dân toàn xã. Các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân trong xã. Mạng lưới y tế không ngừng được nâng cao về chất lượng và cơ sở vật chất. Hệ thống điện: Lưới điện là đường dây trên không, đến nay xã đã xây dựng được 7 trạm biến áp. Hệ thống lưới điện khác hoàn thiện và đảm bảo 100% số hộ sử dụng và phục vụ sản xuất kinh doanh. Hệ thống thông tin liên lạc: Ở xã có nhà bưu điện, có mạng internet và máy tính. Mỗi thôn đều có loa phát thanh để truyền tin cho nhân dân nhanh chóng, thuận tiện. Hệ thống thông tin có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội cho toàn người dân. 3.1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh Qua nghiên cứu cho thấy, xu hướng phát triển kinh tế của xã Dân Lý tăng GTSX cả ngành nông nghiệp và ngành phi nông nghiệp nhưng theo hướng chuyển đổi cơ cấu, tức là ngày càng tăng tỷ trọng sản xuất phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã được thể hiện qua bảng 3.3. Thông qua bảng số liệu bảng 3.3 ta thấy, lao động nông nghiệp chiếm hơn 70% so với lao động toàn xã, nhưng GTSX của ngành nông nghiệp chiếm 40,13% ( năm 2014) tổng GTSX. Do hoạt động nông nghiệp mang tính thời vụ, chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên nên thường sảy ra tình trạng được mùa mất giá, được giá lại bị mất mùa. Do vậy ngành nông nghiệp mang lại GTSX không cao. Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Dân Lý giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%) 2012 2013 2014 GT (tỷ đồng) CC (%) GT (tỷ đồng) CC (%) GT (tỷ đồng) CC (%) 13/12 14/13 BQ A.Tổng GTSX 60,14 100,00 63,96 100,00 71,15 100,00 106,24 111,15 108,68 1. GTSX kinh doanh NN 26,49 44,01 27,51 43,02 28,52 40,13 103,84 103,67 103,71 -Cây hàng năm 9,46 15,69 9,21 14,40 10,15 14,26 97,46 109,73 103,4 -Cây lâu năm 4,67 7,76 4,56 7,04 5,19 7,29 90,75 113,39 105,36 -Ngành chăn nuôi 12,36 20,56 13,74 21,58 13,17 18,58 110,29 96,08 103,41 2.GTSX ngành phi NN 33,65 55,99 36,45 56,98 42,63 59,87 108,12 116,79 112,37 -Dịch vụ nông nghiệp 14,12 23,37 16,34 25,54 18,42 25,93 115,74 112,72 114,22 -Khác 19,53 32,62 20,01 30,97 24,22 34,04 117,74 129,19 121,81 B.Một số chỉ tiêu BQ 1.Thu nhập BQ/ hộ NN 0,039 - 0,047 - 0,051 - 120,51 108,51 114,35 2.Thu nhập BQ/LĐNN 0,019 - 0,020 - 0,021 - 105,26 105,00 105,21 ( Nguồn: Ban thống kê xã Dân Lý) Trong ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có xu hướng tăng do trong các năm qua UBND đã thường xuyên mang về giống cây tròng mới có chất lượng, Cán bộ chuyên môn thường xuyên đi thực địa, trực tiếp chỉ đạo nông dân phun thuốc, bón phân giúp cây trồng nông nghiệp có năng suất cao. Năm 2012 là 40,14 tỷ đồng đến năm 2013 đặt 42,64 đồng tăng 6,24%, 2014 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 47,39 tỷ đồng tăng 11,15 % với năm 2013. Trong khi đó ngành phi nông nghiệp mang lại giá trị sản xuất cho kinh tế địa phương. Năm 2012 ngành phi nông nghiệp, GTSX là 22,48 tỷ đồng chiếm 55,99% và tiếp tục tăng, năm 2013 tăng 8,12% so với năm 2012, GTSX là 24,3 tỷ đồng. Năm 2014 GTSX nghành phi công nghiệp là 28,38% chiếm 59,98% GTSX toàn xã. Đặc biệt dịch vụ nông nghiệp đặc biệt phát triển trên địa bàn xã năm 2012 GTSX là 9,41tỷ đồng chiếm 23,37% so với kết quả sản xuất kinh doanh toàn xã. Nhưng đến năm 2013 GTSX là 8,89 tỷ đồng giảm 3,31% so với năm 2012. Năm 2014 dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn xã tăng 10,89 % so với năm 2013 đạt mức GTSX là 20,78 tỷ. Nguyên nhân là do xã có địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi và có chợ Thiều là nơi tập trung giao lưu buôn bán, và là xã cửa ngõ của Huyện do vậy dịch vụ nông nghiệp của xã không những phục vụ cho các hộ nông dân trong xã mà còn cả ngoài xã. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi chọn 3 thôn đó là thôn 5, thôn 15, thôn 8 làm điểm nghiên cứu đề tài. Ba thôn tôi chọn làm điểm nghiên cứu mỗi thôn phát triển về một loại cây nông nghiệp khác nhau, có nhu cầu về phân bón phục vụ cho quá trình sản xuất, trồng trọt của các hộ nông dân là khác nhau. Trong đó: Thôn 5 phát triển về cây rau, hoa màu (su hào, bắp cải, hành hoa, xà lách); Thôn 15 phát triển về cây lương thực đặc biệt là lúa, ngô, cây ăn quả; Thôn 8 phát triển về cây lương thực đặc biệt là cây lúa. 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp Các số liệu thứ cấp cần thu thập bao gồm: Các thông tin về cung ứng, tiếp cận phân bón ở Việt Nam và một số nước trên thế giới phục vụ cho tổng quan tài liệu; Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu (vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội); Số lượng cung ứng của các đại lý, các tổ chức trong xã, giá cả, các loại sản phẩm cung ứng. Những số liệu này được thu thập từ sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn, internet, từ số liệu của ban thống kê, phòng kinh tế, phòng địa chính của xã, các đại lý trong xã, websites của địa phương, các tài liệu sổ sách của các ban chuyên môn xã. 3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp a. Điều tra phỏng vấn hộ nông dân - Số hộ được chọn để điều tra: Căn cứ vào đề cương xây dựng và các chỉ tiêu cần phân tích đánh giá, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa và tham khảo ý kiến của các hộ có kinh nghiệm mua phân bón từ các tác nhân cung ứng phân bón để xây dựng phiếu điều tra. Phiếu điều tra thông tin thu thập bao gồm 30 hộ nông dân của 3 thôn trong xã Dân Lý đó là thôn 5, thôn 15 và thôn 8. - Lý do chọn các hộ nông dân: Chúng tôi tiến hành điều tra 30 hộ nông dân của 3 thôn trên địa bàn xã Dân Lý trong đó thôn 8 là thôn có điều kiện cung ứng phân bón tốt nhất, do thôn có chợ Thiều nơi tập trung buôn bán và hầu như các đại lý lớn cung ứng phân bón đều ở thôn này. Ngoài ra còn thôn 5, thôn 15 là 2 thôn phát triển nông nghiệp nhất, đa dạng về các loại cây trồng, từ đó lấy được đánh giá thực tiễn nhất. - Nội dung điều tra: Nội dung cơ bản của phiếu điều tra là những thông tin cơ bản của hộ, tình hình đất canh tác của hộ, số lượng phân bón cần phục vụ cho trồng trọt, đánh giá về các nguồn cung cấp phân bón trên địa bàn xã của các hộ nông dân, hướng tiếp cận các nguồn cung cấp phân bón trong tương lai của các hộ b. Điều tra các đơn vị cung ứng phân bón Phiếu điều tra thông tin thu thập bao gồm các tác nhân tham gia cung ứng phân bón trên địa bàn xã và ứng xử của họ với các tác nhân khác tham gia cung ứng phân bón. Xã Dân Lý gồm có 15 thôn (xóm), để có phân bón phục vụ cho nhu cầu của các hộ nông dân trong xã thì chủ yếu là được cung ứng bởi các đại lý bán buôn, bán lẻ là chính và của tổ chức Hợp tác xã của xã Dân Lý. - Điều tra đại lý + Số đại được chọn để điều tra: Xã có 10 đại lý bán phân bón cung ứng cho các hộ nông dân, để thực hiện đề tài này tôi tiến hành điều tra phỏng vấn 10 hộ bán buôn, bán lẻ ở trong xã. + Lý do chọn các đại lý: Các đại lý là đơn vị cung ứng trực tiếp, chủ yếu cho các hộ nông dân trên địa bàn, do đó khi điều tra, phỏng vấn các đại lý sẽ làm rõ hơn được tình hình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân hơn. + Nội dung câu hỏi điều tra các đại lý cung ứng phân bón: Tình hình cung ứng của các đại lý đối với hộ nông dân, khối lượng, chủng loại phân bón cung ứng, phương thức thanh toán của hộ nông dân đối với các tác nhân khi mua phân bón, ứng xử của mỗi tác nhân cung ứng phân bón với những biến động trong quá trình cung ứng phân bón, các hình thức giúp đỡ hộ nông dân của hội, tình hình tập huấn, hướng dẫn cho các hộ nông dân khi mua phân bón đại lý. Điều tra HTX + Số cán bộ được chọn để điều tra: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các cán bộ, lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể phòng ban gồm có 10 cán bộ ở bên thống kê (ở thôn 5, thôn 15, thôn 8) , hội trưởng HTX xã Dân Lý và ở các thôn (xóm). + Lý do chọn các cán bộ HTX: Trong quá trình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân thì các cán bộ này chỉ đạo, thực hiện cung ứng một cách chi tiết nhất, do vậy các thông tin liên quan các cán bộ nắm rất rõ và chính xác. + Nội dung điều tra: Tình hình cung ứng của hội đối với các hộ nông dân, số lượng, chủng loại phân bón cung ứng, phương thức thanh toán, các hình thức giúp đỡ hộ nông dân của hội, tình hình tập huấn, hướng dẫn cho các hộ nông dânkhi mua phân bón của hội. c. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của cán bộ quản lý để có hướng đi đúng đắn, đảm bảo tính khách quan của đề tài Phương pháp chuyên khảo: Qua việc thu thập ý kiến của các hộ, các thành phần tham gia vào quá trình cung ứng phân bón để có thể nắm bắt được những thông tin về thực trạng, tình hình, xác định các biện pháp có thể áp dụng vào thực tế trong quá trình cung ứng đồng thời có thể rút ra các giải pháp có ý nghĩa thực tiễn cao. d. Phương pháp có sự tham gia Quá trình cung ứng phân bón diễn ra bởi nhiều tác nhân, tổ chức, doanh nghiệp tư nhân tham gia là chính tuy nhiên để tìm hiểu sự ảnh hưởng của các tác nhân của quá trình cung ứng, đề ra được các giải pháp trong tương lai phù hợp với xã để cho việc cung ứng diễn ra một cách hoàn thiện hơn, đảm bảo được lợi ích của các hộ nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế thì chúng ta cần phải có sự tham gia của người dân để có được những ý kiến chân thực, chính xác. 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng để: Phân tích tình hình kinh tế - xã hội của xã Dân Lý; Tình hình sử dụng phân bón vào quá trình sản xuất, đầu ra của các hộ sản xuất; Tình hình trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong quá trình cung ứng phân bón đến tay hộ nông dân với nhau; Kết quả và hiệu quả của các nhóm tác nhân. 3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh Phương pháp này xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của địa phương từ đó đề xuất một số giải pháp. Dùng để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức đối với tình hình cung ứng phân bón tại xã Dân Lý. Dựa trên phương pháp này, các giải pháp sẽ được đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển nghề rèn trên địa bàn xã. Với ma trận SWOT, nội dung tại 4 ô kết hợp (SO, WO, ST, WT) sẽ cho phép đề xuất các giải pháp Bảng 3.4: Sơ đồ: Ma trận phân tích SWOT Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh (S) S1 S2... Điểm yếu (W) W1.. W2.. Cơ hội (O) O1. O2. Phối hợp (SO) Phối hợp (WO) Nguy cơ (T) T1. T2. Phối hợp (ST) Phối hợp (WT) 3.2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá a, Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cung ứng phân bón của các tác nhân cung ứng phân bón Số lượng đơn vị cung ứng Khối lượng cung ứng b, Nhóm chỉ tiêu phản ánh ý kiến đánh giá của hộ nông dân về tình hình cung ứng Tỷ lệ ý kiến đánh giá về chất lượng cung ứng là tốt. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về chất lượng cung ứng là không tốt. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về giá cả là hợp lý. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về giá cả là chưa hợp lý. PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về tình hình cung ứng phân bón cho hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý 4.1.1 Khái quát tình hình sản xuất trồng trọt trên địa bàn xã năm 2014 Từ số liệu ở bảng 3.1 và bảng 3.3 ta có Bảng số liệu vệ sự tương quan giữa diện tích đất nông nghiệp và GTSX nông nghiệp trên địa bàn xã Dân Lý Bảng 4.1: Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Xã Dân Lý giai đoạn 2012 – 2014 Năm 2012 2013 2014 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha) 365,74 350,62 348,57 GTXS Nông nghiệp (tỷ đồng) 26,49 27,51 28,52 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Xã Dân Lý giai đoạn 2012 - 2014 Diện tích (a) GTSX (trđ) Năm (Nguồn: Bảng 3.1 và bảng 3.3) Dân Lý là một xã lớn trên địa bàn huyện Triệu Sơn với diện tích tự nhiên 589,02 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 60% (năm 2014). Trong những năm qua cùng với sự cố gắng của người dân và sự giúp đỡ nhiệt tình UBND xã, kinh tế nông nghiệp của xã đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Năm 2014 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 28,53 tỷ đồng tăng 3,67 % so với năm 2013. Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ là vùng trọng điểm phát triển sản xuất lúa và hoa màu trên địa bàn huyện. Với kinh nghiệm sản xuất của người dân trên địa phương, cùng việc gieo trồng các giống ngắn ngày nên trong 1 năm người dân có thể trồng 2-3 vụ lúa, 1 vụ đông (ngô, khoai) làm diện tích gieo trồng cây lương thực của toàn xã đạt 319,19 ha (năm 2012). Diện tích gieo trồng cây hàng năm có xu hướng giảm do xã đã chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, tuy nhiên sự chuyển đổi này là không đáng kể qua các năm. Cụ thể trong giai đoạn 2012 – 2014 diện tích đất gieo trồng giảm binh quân 4,33 %/ năm. Tuy diện tích đất gieo trồng có giảm qua các năm nhưng UBND xã đã cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước đã được xã xây dựng để đảm bảo nước có thể đến tận nơi sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó UBND xã cũng chú trọng cung cấp các thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất, cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu, giống hoa màu tốt cho nông dân nên sản phẩm nông nghiệp đạt chất lương, hiệu quả ngày một cao. Vì vậy GTSX nông nghiệp không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2013 GTSX nông nghiệp tăng 3,8 % so với năm 2012, năm 2014 tăng 3,67%, bình quân giai đoạn tăng 3,76 %/ năm. Bảng 4.2: Kết quả sản xuất trồng trọt của xã giai đoạn 2012 – 2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ I.Diện tích đất nông nghiệp Ha 319,19 301,69 292,45 94,52 96,94 95,57 1. Đất trồng cây hàng năm -Diện tích -Sản lượng -Giá trị sản xuất Ha Tấn Tỷ 256,12 104,37 25,20 242,60 105,95 24,56 241,36 106,32 26,95 94,47 97,46 99,15 109,73 97,12 103,40 -Cây lương thực +Diện tích gieo trồng +Sản lượng +Giá trị sản xuất Ha Tấn Tỷ 185,74 53,03 13,42 171,22 53,12 12,35 170,04 53,17 14,67 92,18 92,03 99,93 118,78 95,68 104,55 -Cây hoa màu +Diện tích gieo trồng +Sản lượng +Giá trị sản xuất Ha Tấn Tỷ 49,03 38,37 8,32 50,01 39,71 7,83 50,08 39,84 8,96 101,99 94,11 100,14 114,41 101,05 103,77 -Cây ăn quả +Diện tích trồng trọt +Sản lượng +Giá trị sản xuất Ha Tấn Tỷ 21,35 12,87 3,46 21,28 13,02 4,38 21,24 13,21 4,32 99,67 112,69 99,81 98,63 99,74 110,43 2.Cây lâu năm - Diện tích trồng trọt -Sản lượng - Giá trị sản xuất Ha Tấn Tỷ 63,07 28,93 12,45 59,09 28,97 12,17 51,09 29,23 13,82 93,68 97,75 86,46 113,58 90,01 105,36 (Nguồn: Ban thống kê xã Dân Lý, 2015) Mức sản lượng tăng đều qua các năm do điều kiện thời tiết của xã thuận lợi, cung cấp được giống và yếu tố đầu vào nhanh chóng và kịp thời giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tiêu biểu nhất là thôn 5, là một thôn có hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng trọt trong đó cây trồng chính là rau, hoa màu chiếm khoảng 50,2%, cây lương thực chiếm 27,8 %, ngô, chiếm 13%, cây ăn quả chiếm 7% tổng diện tích gieo trồng của thôn. Các loại rau, hoa màu cũng là thế mạnh của xã, không chỉ đáp ứng được đủ nhu cầu của người dân địa phương mà còn để cung cấp cho 1 số xã lân cận như xã Dân Quyền, Minh Dân, Thị trấn Giắt với 1 số loại rau chủ yếu như: su hào, bắp cải, rau muống, rau cải, các loại rau thơm, dưa chuột Qua bảng 4.2 thấy diện tích gieo trồng rau, hoa màu là 49,03 ha thì đến năm 2013 tăng lên 50,01 ha, đến năm 2014 con số này là 50,08 ha. Năm 2013 diện tích gieo trồng hoa màu tăng do nhu cầu của người dân tăng do xã chiếm ưu thế về các loại rau, hoa màu. Xã có địa điểm bán hàng sôi động do xã có chợ Thiều là trung tâm giao lưu buôn bán với các xã lân cận. Mặt khác cây rau, hoa màu là loại cây gieo trồng ngắn hạn nhanh được thu hoạch, giúp người dân thu hồi lại vốn trong thời gian ngắn. Hiện nay ở đây bắt đầu hình thành các hộ sản xuất rau an toàn tuy nhiên với quy mô nhỏ và chưa có quy trình kỹ thuật tạo tính đồng đều cho sản phẩm nhưng mô hình này sẽ hứa hẹn phát triển trong thời gian tới khi được UBND xã chú trọng, đầu tư. Cây ăn quả là loại cây rất quen thuộc tuy nhiên chỉ từ năm 2008 xã mới bắt đầu chuyển hưởng, đầu tư tròng nhiều, năm 2012 diện tích trồng cây ăn quả là 21,35 ha, có xu hướng giảm xuống tuy nhiên giảm không đáng kể, năm 2013 diện tích trồng cây ăn quả là 21,28 ha và đến năm 2014 là 21,24 ha, nhìn chung diện tích cây ăn quả không có biến động đến diện tích trồng trọt của xã. Tuy diện tích trồng trọt không biến động tuy nhiên sản lượng vẫn hoàn thành sản lượng BQ của xã. Nguyên nhân do xã thay đổi các giống cây trồng mới, cho năng suất cao, sử dụng các kỹ thuật mới giúp trồng xen các loại cây, nhiều loại giống cây ăn quả cho quả quanh năm, do vậy năng suất cây trồng vẫn đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của xã trong 3 năm qua đã có nhiều bước phát triển mới nhưng nó chưa thực sự tương xứng với những tiềm năng vốn có của nó. Đó là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như biến động của giá cả, khủng hoảng kinh tế, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu bất lợi. Và không thể không kể đến kỹ thuật chăm sóc và mức độ đầu tư của người dân. Và đây cũng là một trong những khó khăn lớn của người dân sản xuất nông nghiệp đang cần được giải quyết. 4.1.2. Khái quát tình hình cung ứng phân bón cho hộ nông dân trên địa bàn xã 4.1.2.1 Nhu cầu phân bón của xã Dân Lý Bất cứ ngành nào muốn hoạt động, tiến hành sản xuất phải có các yếu tố đầu vào. Nhất là trong hoạt động sản xuất trồng trọt, việc thiếu yếu tố đầu vào hay không cân đối, hợp lý giữa các yếu tố đầu vào có thể không đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành trồng trọt thậm chí có thể gây mất mát. Trong đối với ngành trồng trọt thì phân bón là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Trong giai đoạn hiện nay thì các yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm ngày càng cao thì hoạt động sản xuất trồng trọt càng được chú ý đầu tư hơn. Do đó nhu cầu đầu vào nói chung và phân bón nói riêng phục vụ cho hoạt động sản xuất ngày càng lớn và được thể hiện thông qua bảng 4.3. Bảng 4.3: Nhu cầu phân bón của xã qua 3 năm 2012-2013 của xã Dân Lý Đơn vị: kg Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 Tổng số 221.130 226.037 228.511 1. Phân đạm 67.097 68.671 69.221 2. Phân lân 47.867 49.221 49.688 3. Phân kali 7.736 7.917 7.979 4. Phân NPK 80.009 81.245 82.311 5. Phân khác 18.421 18.983 19.312 (Nguồn: Ban thống kê xã Dân Lý, 2015) Số liệu trong bảng 4.3 ta nhận thấy nhu cầu phân bón của các hộ nông dân có xu hướng tăng lên rất nhanh: Năm 2012 nhu cầu của các hộ nông dân 221.130 kg phân các loại đến năm 2013 tăng 4.907 kg các loại phân bón lên đến 226.037 kg và năm 2014 nhu cầu về phân bón tiếp tục tăng lên 2.474 kg tương ứng với 228.511 kg. Trong đó nhu cầu của các hộ nông dân về phân đạm, lân và phân NPK tăng nhiều trong khi các loại phân khác cũng tăng nhưng chỉ với mức tăng nhẹ. Phân đạm năm 2012 nhu cầu của người dân là 67.097 kg đến năm 2013 nhu cầu tiếp tục tăng lên 68.671 kg tăng lên 1.574 kg, đến năm 2014 nhu cầu vẫn tiếp tục tăng lên 69.221 kg. Năm 2012 nhu cầu của các hộ về phân kali là 7.736 kg, năm 2013 tăng lên 7.917 kg năm 2014 tăng lên 7.979 kg, nhu cầu phân lân cũng tăng tuy nhiên mức tăng ở đây là không đáng kể. Nguyên nhân nhu cầu phân bón của các hộ nông dân tăng lên là do những năm gần đây các hộ nông dân hầu như thay phân bón hữu cơ bằng các loại phân vô cơ do các loại phân vô cơ có sẵn các hàm lượng cung cấp đầy đủ cho cây trồng, nhanh tiện lợi, đem lại hiệu quả nhanh. Đặc biệt phân NPK, phân đạm, phân lân tăng nhanh do các loại phân này giúp cây trồng sinh trưởng rất nhanh, đem lại hiệu quả lớn, đặc biệt là đối với các cây trồng ngắn hạn lại sạch sẽ, nhanh gọn, không mất công người dân phải ủ mất công, và tốn thời gian. Do vậy nhu cầu phân bón của các hộ nông dân có xu hướng tăng lên rõ rệt. 4.1.2.2 Hệ thống cung ứng phân bón trên địa bàn xã Dân Lý Xã Dân Lý là một xã thuần nông với lợi thế về giao thông đường bộ, có chợ Thiều là nơi tập trung buôn bán và trao đổi các mặt hang hóa giữa các xã trong và ngoài huyện. Do vậy hệ thống cung ứng phân bón đến các hộ nông dân rất phát triển. Theo ban thống kê của xã dân Lý về hệ thống cung ứng phân bón của xã được thể hiện ở bảng 4.4. Bảng 4.4: Hệ thống cung ứng phân bón trên địa bàn xã Dân Lý Đơn vị: cái Diễn giải Số lượng HTX dịch vụ nông nghiệp 1 Đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp 10 Quy mô lớn 4 Quy mô vừa 3 Quy mô nhỏ 3 (Nguồn: Ban thống kê xã Dân Lý, 2015) Xã Dân Lý có hai nguồn cung ứng phân bón chính cho nông dân là HTX dịch vụ nông nghiệp và các đại lý bán phân bón do hộ nông dân kinh doanh. HTX dịch vụ nông nghiệp tổ chức cung ứng phân bón cho c ác hộ nông dân trong xã, tuy nhiên số lượng phân bón được HTX cung ứng không thể đủ phục vụ nhu cầu của các hộ nông dân. Phân bón chủ yếu được các hộ nông dân mua ở các cửa hàng bu ôn bán phân bón. Trên địa bàn xã Dân Lý hiện nay có 10 đại lý trong đó có 4 đại lý có quy mô lớn, 3 đại lý quy mô vừa và 3 đại lý có quy mô nhỏ . Giữa 2 đơn vị cung ứng phân bón của xã có mối qua hệ mật thiết với nhau, tương trợ nhau trong quá trình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân. Tuy nhiên các đại lý thực hiện cung ứng lại thực hiện đơn lẻ, mạnh ai người đó cung ứng, các đại lý có thể tự do gia nhập hoặc tự do nghỉ cung ứng không có ràng buộc nào giữa các đại lý với nhau. Nguyên nhân các đại lý thực hiện đơn lẻ vì các đại lý là do các hộ nông dân thực hiện cung ứng do đó luôn quan tâm làm thế nào để đại lý của mình có thể thâu tóm cung ứng càng nhiều phân bón cho các hộ nông dân, mang lại lợi nhuận cao cho đại lý nên không quan tâm đến các đại lý khác. 4.1.3. Kết quả cung ứng phân bón của các đơn vị trên địa bàn xã Dân Lý Nền kinh tế của xã càng ngày càng phát triển, có những bước chuyển đáng kể, trong đó cung ứng phân bón phục vụ cho các hộ nông dân cũng mang lại hiệu quả kinh tế cho xã. Hàng năm ngoài cung ứng đủ cho nhu cầu của các hộ nông dân trong xã thì các đơn vị cung ứng còn cung ứng số lượng lớn phân bón cho các hộ nông dân của các thôn, xã lân cận. Với số chủng loại phong phú, số lượng nhiều, chất lượng phân bón tốt, các nguồn cung ứng phân bón của xã đã tạo nên niềm tin cho các hộ nông dân. Kết quả cung ứng của các đơn vị cung ứng trong 3 năm gần đây 2012-2014 được thể hiện qua bảng 4.5. Số liệu trong bảng 4.5, ta nhận thấy rằng do HTX chỉ có 1 tổ chức thực hiện cung ứng phân bón cho hộ nông dân do vậy số lượng phân bón cung ứng cho các hộ nông dân đang còn hạn chế. Năm 2012 hội đã cung ứng được 17.099 kg phân bón cho các hộ nông dân trong đó chủ yếu chỉ là các loại phân: phân đạm, phân lân, phân NPK. Tuy nhiên cung ứng phân bón của hội có xu hướng giảm trong 2 năm 2013 và 2014 giảm chỉ còn cung ứng với mức 16.794 kg phân các loại, năm 2014 là 16.609 kg. Nguyên nhân làm giảm số lượng phân bón mà hội cung ứng cho các hộ nông dân đó là do hội cung ứng phân bón còn nhiều hạn chế. Chủng loại phân bón còn hạn chế không có sự đa dạng chỉ là những phân bón quen thuộc của các hộ nông dân. Lâu cập nhập các loại phân mới của thị trường, có cập nhập thì cũng mất rất nhiều thời gian, qua nhiều các tác nhân. Số lượng phân bón cũng ít và chỉ cung ứng theo từng giai đoạn, không tiện cho các hộ trong quá trình sản xuất trồng trọt. Do vậy các hộ nông dân chuyển hướng về phía các đại lý cung ứng phân bón. Bảng 4.5: Kết quả cung ứng phân bón của các đơn vị cung ứng trên địa bàn xã Dân Lý giai đo ạn 2012-2014 Đơn vị: kg Diễn giải Năm 2012 2013 2014 1.HTX 17.099 16.794 16.609 - Phân đạm 3.944 3.827 3.812 - Phân lân 3.105 3.002 2.913 - Phân NPK 8.319 8.312 8.263 - Phân khác 1.731 1.653 1.621 2. Đại lý phân bón 324.055 322.509 323.884 - Phân đạm 101.321 100.213 100.430 - Phân lân 70.350 70.623 70.874 - Phân kali 12.210 11.932 11.847 - Phân NPK 112.426 111.352 112.201 - Phân khác 27.637 28.389 28.532 (Nguồn: Ban thống kê xã Dân Lý, 2015) Các đại lý phân bón trong 3 năm gần đây 2012-2014 cũng có xu hướng không ổn định tăng giảm thấp thường, tuy nhiên mức tăng, giảm rất nhẹ, không đáng kể. Năm 2014 các đại lý cung ứng cho các hộ nông dân được 324.055 kg phân bón các loại. Đến năm 2013 giảm 2.546 kg các loại còn 322.509 kg, năm 2014 tăng 1.375 kg lên 323.884 kg. Các đơn vị cung ứng có xu hướng giảm do giai đoạn 2012-2014 đất nông nghiệp giảm do chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp thành đất ở, đất sản xuất các ngành khác nên nhu cầu của các hộ nông dân cũng giảm. Các loại phân lân, đạm, kali, NPK đều có xu hướng giảm nhẹ thay thế vào đó là các loại phân DAP, phân vi sinh vật Do đây là các loại phân mới mang lại hiệu quả kinh tế và trong đó có các vi sinh vật...ng quy mô trồng trọt lên sẽ giúp cho tình hình cung ứng cũng phát triển hơn, do nhu cầu của người dân tăng lên. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức Qua đánh giá và tìm hiểu tình hình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân, có thể thấy được tiềm năng, cơ hội và các khó khăn trong việc cung ứng. Công cụ SWOT dưới đây sẽ giúp chúng ta đánh giá tốt các mặt và đưa ra các định hướng và giải pháp cung ứng phân bón của xã Dân Lý trong thời gian sắp tới. Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của tình hình cung ứng phân bón trên địa bàn xã Dân Lý được thể hiện trong bảng 4.27. Bảng 4.27: Phân tích ma trận SWOT tình hình cung ứng phân bón ở xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn Điểm mạnh Điểm yếu - Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp - Cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện tạo điều kiện cho việc vận chuyển cung ứng phân bón - Các đơn vị cung ứng nắm bắt được thông tin thị trường và nguồn cung ứng phân bón - Các hộ nông dân trong và ngoài xã đến tận nơi mua - Chất lượng phân bón không đồng đều do không được đảm bảo do thiếu diện tích nhà kho, cách bảo quản - Vốn đầu tư cung ứng phân bón còn ít Cơ hội Thách thức - Các đơn vị cung ứng phân bón đối tượng không phải chỉ có các hộ nông dân trên địa bàn xã mà còn cung ứng cho các xã lân cận - Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cây trồng phát triển, là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp được các hộ nông dân lựa chọn Phát triển khoa học, kỹ thuật, phân bón ngày càng đa dạng về mẫu mã chất lượngphù hợp vói từng loại cây trồng. - Cung ứng phân bón chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố như thời tiết, loại cây trồng, diện tích trồng trọt - Lao động nông nghiệp ít dần Làm thế nào để đảm bảo phân bón đến tay hộ nông dân giá cả hợp lý, đầy đủ chủng loại, phục vụ đúng nhu cầu của các hộ nông dân - Quá trình cung ứng phải cạnh tranh nhiều với các đơn vị cung ứng khác.s (Nguồn: Thông tin điều tra, 2015) 4.4 Giải pháp cụ thể tăng cường tình hình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Dân Lý 4.4.1 Định hướng - Tập trung, chú trọng công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây trồng có tiềm năng năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như các giống lúa lai, ngô lai và một số loại cây trồng có giá trị kinh tế như khoai tây, ngô nếp, các loại rau. Góp phần vào việc thu hút lao động, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người lao động. - Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng triển khai thực hiện các mô hình trình diễn phối hợp với UBND huyện, các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân. - Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp cả về số lượng và chất lượng góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển nông nghiệp nông thôn. - Đẩy mạnh hoạt động cung ứng phân bón cho các hộ nông dân, đẩy mạnh chất lượng sản xuất nông nghiệp. Tăng cường liên kết 4 nhà để giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cung ứng phân bón chất lượng tốt và ổn định tiêu thụ đầu ra - Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông lâm nghiệp, tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào thâm canh tăng năng suất đi đôi với coi trọng chất lượng sản phẩm, từ đó để tăng quy mô cung ứng phân bón. 4.4.2 Một số giải pháp 4.4.2.1 Đa dạng chủng loại phân bón Hiện nay, các đơn vị cung ứng phân bón cho các hộ nông dân rất đa dạng tuy nhiên có một số loại phân bón không phù hợp với loại đất của địa phương, mang lại hiệu quả thấp cho cây trồng. Cần bổ sung một số loại phân có giá thấp hơn để hộ có thêm sự lựa chọn phù hợp với điều kiện của hộ. Vì vậy cần tăng cường, bổ sung thêm số lượng chủng loại phân bón tạo nên sự đa dạng, phong phú để các hộ nông dân có thêm nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, các chủng loại phân bón cần phải có rõ ràng nguồn gốc, đặc điểm bao bì dễ nhận biết để hộ tránh tình trạng mua phải các loại phân giả, kém chất lượng. Bên cạnh đó cũng cần phải loại bỏ những loại phân giả, phân kém chất lượng để tạo nên thương hiệu cho các loại phân, tạo lòng tin tưởng đối với các hộ nông dân Nâng cao chất lượng phân bón Để nâng cao chất lượng phân bón cần phải tăng cường kiểm tra công tác quản lý nhà nước đối với các đơn vị cung ứng phân bón Thứ nhất, có các thanh tra nông nghiệp thường xuyên đi kiểm tra chất lượng phân bón, thanh tra nông nghiệp tổ chức kiểm tra, lấy mẫu phân bón để kiểm tra chất lượng, xử lý nghiêm các đơn vị cung ứng kém chất lượng, phân giả, pha trộn các loại phân bón gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, các loại phân bón các đơn vị cung ứng phân bón cung ứng cho các hộ nông dân cần phải có đầy đủ nhãn mác, nơi sản xuất, hàm lượng dinh dưỡng ghi cụ thể trên bao bì để tránh nhầm lẫn với các phân bón kém chất lượng Thứ ba, tuân thủ các điều kiện về kinh doanh phân bón như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có cửa hang, địa điểm kinh doanh, nơi bày bán, cất trữ phải đảm bảo giữ được chất lượng phân bón theo quy định. Thứ tư, mở rộng đầu tư, thiết bị, bãi đỗ xe, đặc biệt là kho chứa để có nơi cất trữ phân rộng thoáng, đảm bảo chất lượng cho phân bón Tăng cường hỗ trợ hướng dẫn sử dụng phân bón Mở rộng công tác khuyến nông Người dân trình độ sản xuất chưa cao, nhận thức về khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Do vậy việc nâng cao năng lực và trình độ hiểu biết của người dân là rất cần thiết. Xã cần có biện pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến khích người dân tham gia công tác khuyến nông, mở các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật cho người dân, đưa các loại phân bón mới vào sản xuất, tạo điều kiện giúp đỡ người dân tiếp cận với những kỹ thuật mới. Phải thường xuyên đổi mới phương pháp, nội dung cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của người dân. Để làm tốt công tác khuyến nông, phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông cùng với huyện cần làm tốt một số biện pháp: Tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho người dân một cách thường xuyên, có hiệu quả.Phối hợp chặt chẽ với Đảng uỷ, chính quyền các cấp, các ngành chức năng tổ chức triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa các loại phân bón có chất lượng cao vào sản xuất. b. Về kỹ thuật - Công tác chọn, tạo giống mới: giống là một yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Do vậy trong thời gian tới, xã cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu tìm ra các chủng loại cây, con giống mới phục vụ cho người dân địa phương. Các chủng loại giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được sâu bệnh, chịu thâm canh, những giống được tạo ra từ việc áp dụng các biện pháp lai tạo, nuôi cấy mô, đột biến Như vậy sản xuất nông nghiệp phát triển thì cung ứng phân bón cũng phát triển mạnh. - Kỹ thuật canh tác: bao gồm hệ thống các biện pháp kỹ thuật như việc xây dựng quy hoạch cơ cấu cây trồng, chăm sóc bón phân, diệt trừ sâu bệnh cho cây trồngBố trí cơ cấu cây trồng hợp lý để phát huy được thế mạnh của địa phương, phát triển các sản phẩm đặc trưng của vùng.Sử dụng phân bón đúng mục đích, đúng liều lượng, phù hợp với từng loại đất để đảm bảo tăng năng suất, chất lượng cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tránh hiện tượng thoái hoá đất. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, trồng các loại cây phân xanh, sử dụng phân sạch, phân vi sinh đúng thời điểm. Tăng cường mối quan hệ liên kết với các hộ nông dân và mối quan hệ liên kết với các nhà sản xuất phân bón Các đơn vị cung ứng phân bón cho các hộ nông dân tạo được mối liên kết với các công ty, doanh nghiệp sản xuất phân bóncung ứng phân bón cho các đơn vị để có địa chỉ nguồn cung ứng phân bón đảm bảo chất lượng, tạo được lòng tin của các hộ. Đặc biệt khi có các mối liên kết này các đơn vị cung ứng có thể tạo điều kiện cho các hộ nông dân thanh toán bằng hình thức trả chậm. Các hộ được sử dụng phân bón đảm bảo chất lượng, giá cả, không phải lo kinh phí đầu tư phân bón khi chưa có điều kiện chi trả Khi thực hiện cung ứng giữa các doanh nghiệp cho đại lý, HTX và giữa các đơn vị cung ứng cho các hộ nông dân không có hợp đồng khi thực hiện cung ứng chỉ bằng “cam kết miệng”. Do đó phải có sự rang buộc trách nhiệm giữa các nhà sản xuất phân bón với các đơn vị cung ứng phân bón trên địa bàn xã và giữa các đơn vị cung ứng trên địa bàn xã với các hộ nông dân để khi chất lượng, chủng loại phân bón không đúng thì bên thiệt hại sẽ được bồi thường, và chịu trách nhiệm đối với các hộ nông dân. Khi có lien kết này thì các nguồn cung ứng vì lợi ích của mình sẽ luôn tích cực duy trì tính bền vững của mối lien kết bằng cách điều phối đảm bảo lợi ích của các đơn vị cung ứng trên địa bàn xã và các hộ nông dân Khi các đơn vị cung ứng liên kết với các nhà sản xuất phân bón, sẽ tạo điều kiện để các nhà sản xuất tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân như việc lien kết với các hộ nông dân tạo thành các mô hình khép kín, trông đó các hộ đóng góp đất và công sức, các nhà sản xuất phụ trách các loại phân bón, đặc biệt các loại phân bón mới có thể có các yếu tố đầu vào khác để tạo thương hiệu, đồng thời giúp đỡ các hộ nông dân cuối vụ nhận được 1 phần lúa theo quy ước. Hỗ trợ vốn cho các đơn vị cung ứng phân bón Cung ứng phân bón đòi hỏi lượng vốn đầu tư tương đối lớn. Kết quả điều tra cho thấy: hiện nay các đơn vị cung ứng thực hiện việc cung ứng đều dựa vào một phần nguồn vốn gia đình và đa phần là đi vay của các tổ chức ngân hàng nên có các chính sách khuyến khích cho các đơn vị cung ứng này để có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của các hộ nông dân. Đặc biệt hiện nay vốn của các đại lý để mở rộng quy mô như tăng chủng loại phân, việc làm sân bãi để xe cho các hộ nông dân, các kho chứa đựng phân bón...Chính vì vậy để phát triển tình hình cung ứng phân bón cần phải tạo thêm nguồn vốn cho các đơn vị cung ứng vay. Để giải quyết tốt được vấn đề này, trước hết cần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng cách khuyến khích người dân xây dựng quỹ tín dụng từ đó cho người sản xuất cần vốn vay. Ngoài ra, các tổ chức ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội cần cải tiến cách cho vay đặc biệt là đối với các đơn vị quy mô nhỏ, cho vay lãi xuất ưu đãi để khuyến khích người nông dân phát triển sản xuất. Đối các đơn vị quy mô lớn khuyến khích và cho họ vay vốn lớn hơn để mở rộng quy mô phát triển sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thời hạn cho vay cũng cần được xem xét cụ thể đối với từng nhóm hộ, những hộ vay để mở rộng quy mô thì thời hạn nên kéo dài 5 đến 7 năm để các đơn vị cung ứng yên tâm cung ứng, chú trọng đầu tư nhiều loại phân bón mới, tạo sự đa dạng các sản phẩm phân bón PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1: Kết luận Dân Lý là một xã thuần nông của huyện, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của các ban ngành đoàn thể và sự cố gắng của người dân địa phương mà sản xuất nông nghiệp của xã đã có nhiều bước phát triển mới, đời sống của người dân được cải thiện. Nhưng bên cạnh đó vẫn có không ít những khó khăn mà người dân gặp phải nhất là các vấn đề về giá cả thị trường, về tình hình cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra cho nông sản. Với việc tìm hiểu tình hình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn xã, tôi đưa ra một số kết luận: Thứ nhất, đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn việc cung ứng phân bón cho các hộ nông dân bao gồm: khái niệm về phân bón, cung ứng phân bón; đặc điểm của cung ứng phân bón; các đơn vị tham gia cung ứng phân bón cho các hộ nông dân và chức năng từng đơn vị; các nội dung đánh giá tình hình cung ứng phân bón cho các hộ nông dân; thực tế tình hình cung cung ứng phân bón ở một số nước trên thế giới; tình hình cung ứng phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và rút ra được một số kinh nghiệm tăng cường khả năng cung ứng phân bón cho hộ nông dân. Thứ hai, sản xuất nông nghiệp của xã Dân Lý có nhiều bước phát triển mới nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vấn chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế. Và hiện nay nhu cầu về phân bón để các hộ nông dân phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất lớn, việc cung ứng phân bón vẫn là rất cần thiết. Hiện nay trên địa bàn xã có hai đơn vị cung ứng phân bón cho hộ là HTX và các đại lý trên địa bàn xã. Đơn vị cung ứng phân bón HTX thiếu sự chủ động, phải phối hợp với các cơ quan khác nên không chủ động nhiều khi các hoạt động cung ứng phân bón cho các hộ nông dân sản phẩm không được đa dạng theo nhu cầu của các hộ, các hoạt động cung ứng đang còn chậm chạp, không đảm bảo kịp thời. Thiếu cán bộ chuyên môn và sự phân công còn chưa hợp lý nên các thông tin đến với các hộ chưa kịp thời, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào hoạt động sản xuất của người dân. Các đại lý chưa tạo được lòng tin đối với các hộ nông dân, chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu thực tế, từ nhu cầu của hộ nông dân, chưa thực hiện được công tác tập huấn kỹ thuật, chăm sóc khách hàng. Còn chú trọng nhiều đến việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm, chưa có các cơ chế, chính sách cụ thể để đảm bảo vệ lợi ích của người dân. Thứ ba, hoạt động cung ứng phân bón hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các đơn vị cung ứng. Nhưng hoạt động cung ứng phải đối mặt với nhiều yếu tố ảnh hưởng như điều kiện tự nhiên, nguồn vốn, mùa vụ, điều kiện tự nhiên, quy mô, loại cây trồngKhi cho các hộ thanh toán trả chậm, ràng buộc trong các giao kết chưa cao. Tất cả làm cho tình hình cung ứng phân bón phát triển chưa bền vững. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển sản xuất còn có nhiều khó khăn cần khắc phục: Trình độ của người dân còn thấp, họ còn bảo thủ, chậm đổi mới do vậy việc đưa các loại phân bón mới, các kỹ thuật hiện đại vào sản xuất còn nhiều hạn chế; Sản xuất nông nghiệp còn chạy theo lợi nhuận, không chú ý đến hậu quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất đai và môi trường sinh thái; Chất lượng và giá phân bón đều do các đại lý quyết định, đa số người dân trong xã không phân biệt được các loại phân giả, phân kém chất lượng khi mua phân bón; Các hình thức thanh toán vẫn đang còn là vấn đề khúc mắc giữa các hộ nông dân và đại lý, do người nông dân muốn nợ nhiều hơn lâu hơn, đại lý không muốn cho nợ do việc thu hồi gặp khó khăn, không có chính sách, quan tâm của các cơ quan để đảm bảo được lợi ích của các hộ nông dân cũng như đại lý khi thực hiện mua bán Thứ tư, để tăng cường công tác cung ứng phân bón cho các hộ nông dân tại xã Dân Lý thì cần phải tăng cường kiểm tra các đơn vị cung ứng phân bón; Tăng cường hỗ trợ sử dụng phân bón; Tăng cường mối quan hệ lien kết giữa các đơn vị cung ứng và nhà sản xuất và giữa các đơn vị cung ứng với các hộ nông dân; Hỗ trợ vốn cho các đại lý. Do vậy trong thời gian tới các ban ngành đoàn thể cùng toàn dân trong huyện cần tích hơn nữa trong việc đầu tư, phát triển sản xuất, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đưa xã Dân Lý ngày càng phát triển trở thành mũi nhọn của toàn huyện. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với Nhà nước - Tăng cường đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp, có chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho các đơn vị cung ứng. Xây dựng và củng cố mối liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. - Tạo thị trường ổn định, lâu dài cho người dân, có chính sách cung cấp sản phẩm đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người dân. Bình ổn giá cả để người dân yên tâm đầu tư mở rộng quy mô phát triển sản xuất. - Đẩy mạnh hoạt động sản xuất và chế biến nông sản, khuyến khích và hỗ trợ các đơn vị cung ứng, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. 5.2.2 Đối với địa phương - Tăng cường công tác khuyến nông, phối hợp với các cơ quan có liên quan mở các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất mới, tham quan mô hình sản xuất tiên tiến, khuyến khích các hộ nông dân tham gia tiếp thu kỹ thuật mới. - Nâng cao tính tham gia của các tổ chức quần chúng vào hoạt động sản xuất của người dân, đưa tổ chức quần chúng trở thành cầu nối giữa khối hành chính công và người dân. - Có chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ chỉ đạo, xây dựng các mô hình cho thu nhập cao, công tác cung ứng giống cây trồng, thực hiện dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, có chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. 5.2.3 Đối với người dân - Đưa các giống mới, áp dụng các kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. - Hạn chế sử dụng phân bón vô lý, sử dụng phân bón cân đối, hợp lý. Tăng cường sử dụng các biện pháp chế phẩm sinh học. - Tích cực tham gia các buổi tập huấn, các khoá đào tạo để trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban thống kê xã Dân Lý Nguyễn Như Hà (2010). Giáo trình phân bón I, chủ biên Lê Thị Bích Đào GVC.Ths- HVNNVN Ngô Thị Thuận, Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, Trường đại học nông nghiệp Hồng Vân, Thái Lan với chính sách phát triển phát triển công nghiệp nông thôn TCCN kỳ I tháng 12/2007 (trang 48) Dương Thị Duyên, 2009, “Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn tốt nghiệp, trường đại học Nông Nghiệp Việt Nam. Đào Khắc Thành, 2014, “Phân tích kế hoạch sản xuaatskinh doanh phân bón của Công ty cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa”. Luận văn tốt nghiệp, trường đại học nông nghiệp Việt Nam. Nguyễn Xuân Thảo (1991), Chính sách nông nghiệp Indonexia, Thái Lan. Tin tức, Việt Nam 2009, www.Vietnamplu.vn/: Kinh tế “bơi” qua khủng hoảng nhờ nông nghiệp Tổng cục thống kê: http:// www.gso.gov.vn/ (ngày truy cập: 23/3/2015) Báo Dân Việt (2010), Đủ phân bón cho nhu cầu trong nước: WWW.vinachem.com.vn ( Ngày truy cập: 23/3/2015) Bộ nông nghiệp: http:// www.agroviet.gov.vn (Ngày truy cập: 23/3/2015) PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN Người thực hiện SV: Nguyễn Thị Hiền Địa chỉ: Ngày: Phiếu số:. Thông tin chung về hộ Họ và tên chủ hộ:. Tuổi:.. Nam Nữ Địa chỉ thôn xóm:.. Loại hộ Thuần nông Hộ kiêm -Số năm kinh nghiệm sản xuất trồng trọt của hộ:..(năm) Số nhân khẩu Số lao động.. Trình độ học vấn Tiểu học THCS THPT Trên THPT Tình hình vốn sản xuất của hộ Một vụ ông/ bà mua bao nhiêu phân bón? Kg Ông bà thường mua những loại phân nào? Giá cả từng loại phân? Loại phân Khối lượng ( kg) Giá thành 1kg ( 1000đ) Thành tiền (1000 đ) Hiểu biết về phân bón trong sản xuất trồng trọt của hộ Gia đình ông bà có đang trồng cây lương thực, rau màu, cây ăn quả không? Có Không Đó là: Cây lương thực Cây rau màu Cây ăn quả Cây khác 1 Gia đình ông bà có tham gia vào lớp tập huấn kỹ thuật không? Có Không Nếu không thì ông bà tìm hiểu từ đâu: Tự tìm hiểu Từ những người sản xuất, trồng trọt khác Phương tiện thông tin đại chúng Từ các nguồn cung ứng phân bón Khác - Sau khi tìm hiểu ông bà có áp dụng vào sản xuất trồng trọt của hộ không? Có Không Ông bà có tham khảo giá cả, cách bón phân trước khi tiến hành trồng trọt không? Có Không 1.3 Ông, bà có trao đổi thông tin về kinh nghiệm hộ trồng trọt và giá cả đối với các hộ khác không? Có Không Phương thức trao đổi của ông bà chủ yếu là Điện thoại Trao đổi trực tiếp Khác Nhận thức của hộ về việc sử dụng phân bón vào trong sản xuất trồng trọt Phân bón xử dụng trong sản xuất trồng trọt của hộ gồm những loại nào? Trong quá trình sử dụng phân bón hộ gặp những khó khăn gì? Theo ông, bà kinh tế của gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến việc mua phân bón, đầu tư vào trong sản xuất trồng trọt? III, Tình hình sử dụng phân bón của hộ trong sản xuất trồng trọt của hộ. Loại cây trồng mà hộ đang trồng Nhóm rau màu Nhóm cây lương thực Nhóm cây ăn quả 2.Đánh giá các nguồn cung ứng phân bón trên địa bàn xã Dân Lý 1.Ông, bà thường mua phân bón ở đâu để phục vụ sản xuất trồng trọt? HTX Các cửa hàng đại lý trên địa bàn xã Các cửa hàng đại lý bên ngoài xã Các công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Khác 2.Ông, bà có tiếp cận với các nguồn cung ứng phân bón trên địa bàn xã không? Có Không Nếu có đó là: a, HTX Có Không -Cách tiếp cận -Thuận lợi: -Khó khăn: -Đề xuất cách khắc phục: 1.1 Ông, bà đánh giá phân bón HTX cung ứng cho hộ như thế nào? - Chất lượng phân bón như thế nào? Tốt Không tốt - Giá cả phân bón hợp lý không, đúng với giá thị trường không? Hợp lý Giá thấp hơn Giá quá cao Số lượng phân như thế nào? Nhiều , đáp ứng được nhu cầu của hộ Ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ Khác Sản phẩm có đa dạng phong phú không? Có Không Ý kiến đề xuất về số lượng chất lượng phân bón (nếu có) b, Các đại lý, cửa hàng Hộ có mua phân bón của các đại lý? Có Không Đánh giá phân bón được cung ứng từ cửa hàng bán phân bón Giá cả phân bón như thế nào so với quy định thị trường? Giá hợp lý Thấp hơn Cao hơn Chất lượng phân được hộ đánh giá như thế nào? Tốt Không tốt Số lượng cung cấp có đáp ứng được nhu cầu của các hộ không? Nhiều, đáp ứng Ít, không đủ Khác Sản phẩm có đa dạng, phong phú không? Có Không Ông/ bà có nhận xét gì về giá phân mùa vụ vừa qua Cao Thấp Vừa phải Ổn định Không ổn định Theo ông/ bà với giá bán phân như thế có đem lại lãi xuất cho các hộ trong sản xuất trồng trọt không? Lãi cao Lãi trung bình Lãi ít Lỗ Theo ông/ bà những yếu tố dưới đây đâu là yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quá trình mua phân bón phục vụ cho sản xuất trồng trọt Chỉ tiêu Thuận lợi Khó khăn - Giá cả - Chất lượng, thương hiệu SP - Tập quán trồng trọt - Nguồn vốn - Thời vụ - Thông tin thị trường Ý kiến đề xuất về số lượng, chất lượng phân (nếu có): Đánh giá của hộ về nguồn cung ứng phân bón trên địa bàn xã Chỉ tiêu Mức đánh giá ( tốt/ xấu) HTX Đại lý bán phân bón Giá Chất lượng Số lượng IV, Hướng sản xuất trong tương lai Hướng sản xuất trong tương lai: + Diện tích gieo trồng: Tăng Giảm Không thay đổi + Hướng sản xuất: + Hướng đầu tư: Hướng tiếp cận nguồn cung ứng phân bón trong tương lai Cảm ơn ông/ bà đã tham gia phỏng vấn!!! PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỔNG VẤN HTX XÃ DÂN LÝ Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Hiền Thông tin chung Cán bộ được phỏng vấn: Tuổi: giới tính: .. Địa chỉ: Trình độ học vấn: Tình hình cung ứng cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Một năm bán phân cho hộ nông dân mấy lần 1 lần 2 lần 3 lần Khác Các loại phân cung ứng cho hộ nông dân Phân đạm Phân lân Phân kali Khác Hình thức thanh toán Trả chậm Trả ngay trả 1 nửa , nợ một nửa Khác Nếu theo hình thức trả chậm thì sẽ hoàn tiền trong vòng bao lâu? Lãi suất khi trả chậm: %/ tháng Cung cấp phân bón cho đối tượng nào? Chỉ những người thuộc hội viên nông dân Các đai lý Những người có nhu cầu Khác Khối lượng mỗi lần cung cấp phân bón cho mỗi hộ nông dân (toàn xã hoặc thôn) là bao nhiêu?............................................................................ Người cung cấp phân bón cho hội là? Các cửa hàng, công ty vật tư Hội nông dân Huyện Liên hệ trực tiếp với các nhà máy, công ty sản xuất phân bón Khác Hội thanh toán hay nợ lại người cung cấp? Thanh toán Nợ Ai là người quyết định giá sản phẩm khi mua hàng ? Người mua Người bán Thỏa thuận Khác Ai là người quyết định giá khi bán hàng ? Người mua Người bán Thỏa thuận Khác Ngoài phân bón ra hội còn cung cấp những sản phẩm gì nữa không? Có Không Hội có hỗ trợ thành lập các tổ cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi không ? Có Không Hội có bao giờ trong quá trình cung ứng phân bón đến hộ nông dân gặp phải phân bón giả, kém chất lượng không? Có Không Khi đó phân bón giả kém chất lượng ông bà xử lý như thế nào? Báo cho các cơ quan tổ chức có thẩm quyền Bán với giá rẻ hơn Trả lại nơi mua hàng Bán với giá như quy định, mang lại lợi nhuận cho hội Khác Hội tham khảo thông tin về giá cả và các thông tin có liên quan đến phân bón từ đâu? Tivi Các cơ quan tổ chức Các tác nhân khác tham gia cung ứng phân bón Hội có thường xuyên tổ chức tập huấn cho hộ nông dân không ? Có không Mỗi năm tập huấn mấy l ần? 1 lần 2 lần 3 lần 4 lần Khác Nội dung tập huấn là gì ? ......................................................................................................................................................................................................................... Tập huấn có đi kèm với việc nông dân áp dụng vào quá trình sản xuất không ? Có Không Có đem lại hiệu quả kinh tế không? Có Không Có cử cán bộ đi học tập huấn trước khi tập huấn cho người dân không? Có Không Các buổi tập huấn có chú ý nhiều đến chất lượng, khả năng ứng dụng thực tế cao không? Có Không Người dân có áp dụng vào sản xuất không? Có Không Quá trình tập huấn có gặp khó khăn không? Có Không Nếu có khó khăn là gì? .. 25. Đánh giá phân bón được cung cấp cho hội để cung ứng cho các hộ nông dân - Giá cả phân bón như thế nào ? Giá cả hợp lý Thấp hơn Cao hơn - Chất lượng phân bón như thế nào ? Tốt Không tốt - Số lượng phân bón cung cấp có đủ để phục vụ cho quá trình cung ứng đến hộ nông dân? Nhiều, đáp ứng Ít, không đủ Khác - Sản phẩm có đa dạng phong phú không ? Có Không -Quá trình cung ứng có gặp khó khăn gì không ? Có Không Nếu có khó khăn là gì? Dự định sắp tới của hội là gì? Tăng quy mô Giữ nguyên quy mô Giảm quy mô Không tham gia vào hoạt động buôn bán nữa Khác Cảm ơn ông/ bà đã tham gia phỏng vấn !!! PHỤ LỤC 3 : PHIẾU PHỎNG VẤN ĐẠI LÝ PHÂN BÓN Người điều tra: Nguyễn Thị Hiền Ngày điều tra: / Phiếu số: Người được điều tra: I, Thông tin chung Họ và tên chủ hộ: . Tuổi: .. Nam N ữ. Địa chỉ: Trình độ học vấn Tham gia bán hàng được: .. năm Số lao động thực hiện buôn bán này: lao động Ông, bà có phải thuê lao động không? Có Không Hình thức cửa hàng của hộ: Kiên cố Tạm bợ Kết hợp nhà ở Nhận xét của hộ về cửa hàng Chật hẹp Bình thường Rộng II, Tình hình bán hàng A. Hoạt động bán hàng 1. Khối lượng phân bón bán bình quân 1 vụ kg 2. Địa điểm bán hàng của ông bà (tổng thành phần 100) Tại nhà, chiếm .% Tại cửa hàng, chiếm .% Loại phân buôn bán của ông, bà : NPK Lâm Thao Đạm urê Lân Lâm Thao Đạm Phú Mỹ Kali Phân Con Ó Phân khác 4. Giá từng loại phân bón - NPK Lâm Thao........................................ nghìn đồng/ kg - Đạm urê: ................................................ nghìn đồng/ kg - Đạm Phú Mỹ: ......................................... nghìn đồng/ kg - Kali: ....................................................... nghìn đồng/ kg - Phân Con Ó: ............................................ nghìn đồng/ kg - Phân khác: ............................................ nghìn đồng/kg 5. Tỷ lệ khách hàng của ông bà (100%) Các hộ nông dân trên địa bàn xã Các hộ nông dân ngoài xã Dân Lý Hợp tác xã Khác 6. Ông/ bà thường nhập phân 1 năm bao nhiêu lần?.............................. lần Khối lượng phân mỗi lần nhập là bao nhiêu? .. Kg Theo ông bà giá phân bón phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Giá mua nhập hàng Loại phân Mùa vụ Hình thức thanh toán Khác Khách hàng có nợ tiền ông bà? Có Không Nếu có, tổng số khách nợ là bao nhiêu % ?.....................% Thời gian nợ ngày 10. Ông bà thanh toán ngay hay nợ lại người cung cấp ? Trả 1 lần sau khi mua Trả tùy ý còn nợ lại, thường trả sau bao nhiêu ngày ?.ngày Chậm trả hoàn toàn, thường trả sau bao nhiêu ngày . ngày 2.Ai là người quyết định giá sản phẩm khi mua hàng ? Người mua Người bán Thỏa thuận Khác 3.Ai là người quyết định giá khi bán hàng Người mua Người bán Thỏa thuận Khác 4. Đối tượng mua hàng chủ yếu của ông bà là Các hộ nông dân địa phương Các cửa hàng Khác 5. Ngoài phân bón ra ông bà còn bán những sản phẩm khác không Có Không Đó là những sản phẩm gì.. Ông, bà có bao giờ mua phải phân bón giả, kém chất lượng không? Có Không Khi mua phải phân bón giả kém chất lượng ông bà xử lý như thế nà? Báo cho các cơ quan tổ chức có thẩm quyền Bán với giá rẻ hơn Trả lại nơi mua hàng Bán với giá như quy định, mang lại lợi nhuận cho cửa hàng Khác Ông bà tham khảo thông tin về giá cả và các thông tin khác từ đâu ? Tivi Các cơ quan tổ chức Các tác nhân khác cung ứng phân bón Ông bà có thường xuyên trao đổi thông tin giá cả, kinh nghi ệm với các đối tượng khác không? Có Không Hình thức trao đổi Điện thoại Trực tiếp B. Đánh giá của ông/ bà trong quá trình cung ứng phân bón 1. Đánh giá của ông/ bà về việc cung ứng phân bón Dễ dàng, thuận tiện Bình thường Khó khăn 2. Ông/ bà thường cung ứng sản phẩm vào thời gian nào? Cả năm Chỉ bán vào vụ mùa Khác 3. Ông/ bà có nhận xét gì về giá cả phân bón trong năm qua? Cao Thấp Vừa phải Ổn định Không ổn định 4. Đánh giá phân bón được cung cấp cho cửa hàng, đại lý cung ứng cho các hộ nông dân - Giá cả phân bón như thế nào? Giá cả hợp lý Thấp hơn Cao hơn - Chất lượng phân bón như thế nào? Tốt Không tốt - Số lượng phân bón cung cấp có đủ để phục vụ cho quá trình cung ứng đến hộ nông dân? Nhiều, đáp ứng Ít, không đủ Khác - Sản phẩm có đa dạng phong phú không ? Có Không 5. Theo ông/ bà giá bán của phân bón như thế có thể đem lại lãi xuất cho người bán như thế nào? Lãi cao Lãi trung bình Lãi không đáng kể Thua lỗ 6. Theo ông/ bà những yếu tố dưới đây đâu là yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quá trình cung ứng phân bón cho hộ nông dân Chỉ tiêu Thuận lợi Khó khăn Địa điểm bán hàng Giá cả Chất lượng, thương hiệu SP Tập quán trồng trọt Nguồn vốn Thời vụ Thông tin thị trường Ý kiến về đề xuất số lượng, chất lượng (nếu có) ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hướng sản xuất trong tương lai Hộ có muốn mở rộng diện tích cửa hàng bán phân bón không? Có Không Nếu có : Tại sao .. Những khó khăn gặp phải khi mở rộng cửa hàng (nếu có) Cảm ơn ông/ bà đã tham gia phỏng vấn !!!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_cung_ung_phan_bon_cho_cac_ho_no.doc
Tài liệu liên quan