Đầu tư và hiệu quả đầu tư tại Công ty Thương mại - Du lịch Nam Cường

Chương I. Thực trạng đầu tư và hiệu quả đầu tư tại công ty Thương mại – Du lịch Nam Cường. I. Lịch sử phát triển của công ty Thương mại – Du lịch Nam Cường. 1. Địa chỉ cơ quan, tên cơ quan, lịch sử hình thành phát triển 1.1 Địa chỉ cơ quan. tên cơ quan Tên công ty : Công ty thương mại - du lịch Nam Cường Tên giao dịch : Nam Cường trading and tourismco,ltd Tên thương hiệu: NACIMEX Trụ sở, Chi nhánh, Văn phòng Công ty ã Trụ sở chính: Lô 24 - Đường 45 Khu Đô thị mới Hoà Vượng – TP Nam Đị

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư và hiệu quả đầu tư tại Công ty Thương mại - Du lịch Nam Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Điện thoại : 0350.676869. Fax: 0350.676700 ã Chi Nhánh , Văn phòng Công ty tại Hà Nội: 70A Linh Lang – Ba Đình – Hà Nội Điện thoại : 04. 8327643 Fax: 04 .7662438 Các đơn vị trực thuộc Công ty: ã Công ty Đầu Tư và Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Ba Đình Điện thoai :04 .7663 532 Fax : 04. 7662 438 ã Công ty Đầu Tư và Xây Dựng Đô Thị Nam Cường – Hải Dương Điện thoại : 0320 .890797 Fax: 0320. 891895 ã Công ty Du lịch – Thương mại và Đầu Tư Nam Cường – Hải Phòng Điện thoại: 031. 828555 Fax: 031. 828666 ã Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Đô Thị – Nam Định Điện thoại: 0320. 890797 Fax: 0320. 891895 Các đơn vị liên doanh , liên kết và hợp tác: ã Tổng công ty Xây Dựng Thăng Long 72 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa –Hà Nội ã Tổng công ty Đầu Tư và Xây Dựng Hà Nội 44 Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội ã Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng đô thị 70 Linh Lang – Cống Vị – Ba Đình – Hà Nội ã Công ty TNHH Thành Nam 55 - Đường Linh Lang – Cống Vị – Ba Đình – Hà Nội ã Archetype Ltd. Công ty kiến trúc 100% vốn đầu tư của Cộng hoà Pháp Tầng 5 toà nhà 142 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội 1.2. Lịch sử hình thành phát triển - Năm 1984, Công ty được thành lập dưới tên doanh nghiệp là tổ hợp dịch vụ vật tư nông nghiệp – vận tải Xuân Thuỷ, quá trình sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển về mọi mặt, từ năng lực vận tải chỉ có 1000 tấn phương tiện khi mới thành lập đã tăng lên đến 7.500 tấn phương tiện vào năm 1993. Tổ hợp Xuân Thuỷ đã đóng góp một phần quan trọng trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá tại địa phương Nam Định và các tỉnh phía bắc. - Năm 1994, tổ hợp dịch vụ vận tải nông nghiệp – vận tải Xuân Thuỷ được đổi tên thành Công ty TNHH Nam Cường. Năm 1995 Công ty bắt đầu xây dựng khách sạn 4 sao Tray Hải Phòng bắt đầu phát triển vào lĩnh vực thương mại du lịch. - Từ năm 1997 – 2000: công ty đổi tên là “ Công ty Thương mại và Du lịch Nam Cường” hoạt động của công ty bao gồm các lĩnh vực vận tải và hoạt động kinh doanh khách sạn. Khách sạn Tray Hải Phòng đã phát triển về quy mô và chất lượng ngày càng cao được sở Thương mại Du lịch Hải Phòng đánh giá là khách sạn sang trọng hiện đại nhất thành phố Hải Phòng và được tiêu chuẩn cấp nhà nước “ khách sạn 4 sao”. - Từ năm 2001 đến nay: Công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh sng đầu tư xây dựng cơ bản, dấu ấn nhất là toàn bộ khu đô thị mới Đông thành phố Hải Dương với diện tích 108 ha và khu đô thị mới Tây thành phố Hải Dương với diện tích 55.4 ha, khu đô thị mới Thống Nhất thành phố Nam Định với diện tích 63 ha, hiện đang triển khai xây dựng khu đô thị mới Cổ Nhuế thành phố Hà Nội với diện tích 17.6 ha, các khu đô thị mới do Công ty thương mại và du lịch Nam Cường xây dựng với chi phí nhiều nghìn tỷ đồng đã tạo ra vóc dáng mới cho thành phố Hải Dương và thành phố Nam Định góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh Theo Giấy đăng ký kinh doanh số: 0702000148 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định cấp ngày 21/05/2001 và nội dung đăng ký thay đổi lần thứ năm ngày 27 tháng 06 năm 2005, Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là: - Kinh doanh vật tư lương thực, vật tư nông nghiệp vật liệu xây dựng. - Vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ đường bộ. - Kinh doanh du lịch thương mại, khách sạn, nhà hàng,than mỏ. - Kinh doanh bất động sản. Dịch vụ giới thiệu việc làm. - Xây dựng dân dụng và công nghiệp. Xây dựng và kinh doanh nhà ở. - Xây dựng giao thông cầu đường. Vốn điều lệ 1.111.100.000.000 VND. Hình thức hoạt động: Tổng công ty quản lý các công ty con theo hình thức báo sổ và kinh doanh độc lập. Lĩnh vực kinh doanh: Đa ngành nghề nhưng chủ yếu là Thương mại – Du lịch, xây dựng Khu đô thị mới và các công trình dân dụng. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty: Niên độ kế toán: Công ty thương mại – Du lịch Nam Cường áp dụng chế độ kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành tại quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ Phương pháp kế toán tài sản cố định: (TSCĐ) Tất cả TSCĐ của Công ty đều được ghi sổ kế toán theo giá gốc (nguyên giá). Khâu hao TSCĐ tính theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng tài chính. Các khoản phải thu: Các khoản phải thu được ghi nhận theo số thực tế có thể thu được. Các thay đổi trong chính sách kế toán: Nguyên tắc nhất quán được áp dụng trong chính sách kế toán của Công ty, trong năm Cong ty không có thay đổi nào trong chính sách kế toán. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty mẹ là công ty Thương mại và Du lịch Nam Cường. Bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.Hoạt động tuân theo sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp. Các Công ty con hoạt động dưới sự chỉ đạo của Công ty mẹ nhưng có chế độ hạch toán độc lập. Các Công ty kiên kết; các Công ty này cũng hoạt động dưới chế độ hạch toán độc lập Sơ đồ tổ chức 3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban trong công ty 3.2.1.Phòng tổ chức hành chính: 3.2.1.1. Chức năng: Tham mưu giúp việc Giám đốc và chịu tránh nhiệm toàn diện trước giám đốc về kết quả công tác tổ chức, nhân sự và hành chính, quản trị theo đúng quy định của công ty và pháp luật Nhà nước. 3.2.1.2. Nhiệm vụ: Tham gia cùng Văn phòng Chủ tịch Hội đồng các thành viên xây dựng chính sách nhân sự, hành chính, quản trị đã được Chủ tịch hội đồng các thành viên phê duyệt cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của đơn vị. Tham gia cùng Văn hòng Chủ tịch Hội đồng các thành viên xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức và chức năng, hiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trực thuộc. Theo hướng dẫn của Ban Tổ chức-Hành chính, chịu tránh nhiệm xây dựng tiêu chuẩn các chức danh viên chức và xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật các nghề công nhân của đơn vị để trình Chủ tịch hội đồng các thành viên phê duyệt. Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện cac nội quy, quy chế của đơn vị thống nhất với Quy chế lao đông của Công ty. Theo dõi, kiểm tra đôn đốc cán bộ, công nhân viên thực hiện các nội quy và quy chế của đơn vị. Tham gia quy hoạch và tuyển dụng nhân sự . Xây dựng và quản lý chương trình đào tạo và phát triên nhân viên. Tham gia đánh giá kết quả hoạt động của công nhân viên đơn vị. Triển khai và duy trì hệ thống lương, thưởng, phúc lợi của đơn vị theo quy định chung của công ty. Thực hiện công tác khen thưởng kỉ luật của đơn vị. Tổ chức công tác bảo hộ lao động đảm bảo an toàn-vệ sinh lao động, phòng cháy nổ, bảo hiểm xã hội, bảo hiêm y tế. Quản lý hồ sơ nhân viên và hồ sơ bảo hiểm xã hội của công nhân viên. Thực hiện thanh toán các chế độ trợ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Tổ chức cơ sở vật chất và các tranh thiết bị, tổ chức vị trí làm việc cho các phòng, các bộ phận để đảm bảo sự hoạt đông bình thương của đơn vị, quản lý mua sắm và cấp phát văn phòng phẩm và sử chữa tranh thiết bị văn phòng. Quản lý và sử dụng con dấu của đơn vị. Theo dõi tàI liệu văn thư đi đến, phân loại và giao văn thư đến người nhân; lưu trữ tài liệu văn thư; bảo mật thông tin. Thực hiện nhiệm vụ lễ tân, tiếp khách, tổ chức hội nghị, liên hoan của đơn vị; bố trí các điều kiện cần thiết cho cán bộ của các đơn vị trong công ty về đơn vị công tác.Thực hiện các quan hệ đối ngoại với các cơ quan quản lý về lao động. Thực hiện công tác bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân viên và của đơn vị. Hàng tháng trình Giám đố báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý nhân sự.. công tác hành chính, quản trị trong tháng và kế hoạch tháng tiếp theo. 3.2.1.3 Quyền hạn: Được quyền kiểm tra tình hình công tác của tất cả các phòng và nhân viên trong đơn vị. Được quyền yêu cầu các đơn vị trực thuộc và nhân viên tuân theo các quyết định trong lĩnh vực nghiệp vụ đã được Giám đốc phê duyệt. Được quyền chủ động bố trí, phân công nhiệm vụ cho các nhân viên phòng Tổ chức-Hành chính; tham gia ý kiến về các trường hợp tuyển dụng, bổ xung nhân sự, đề nghị Giám đốc ra quyết định đề bạt, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật các nhân viên trong phòng Tổ chức- Hành chính và các phòng, bộ phận khác trong toàn đơn vị theo chính sách chung của công ty và chỉ đạo của Ban Tổ chức-Hành chính thuộc văn phòng Chủ tịch Hội đồng các thành viên. 3.2.2.Phòng tài chính kế toán: 3.2.2.1. Chức năng: Tham mưu, giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc về công tác tổ chức hoạt động tài chinh-kế toán của dơn vị theo đúng quy định của Công ty và pháp luật Nhà nước. 3.2.2.2. Nhiệm vụ: Tham gia cùng Văn phòng Chủ tịch hội đồng các thành viên xây dựng hệ thống quản lý kinh tế, chính sách quản lý công tác tài chính-kế toán. Tham mưu, giúp Giám đốc xây dựng hệ thống quản lý kinh tế và chỉ đạo nghiệp vụ cho các bộ phận kế toán trong toàn đơn vị. Xây dựng trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch vốn và tổ chức thực hiện kế hoạch vốn để đáp ứng yêu cầu thi công của đơn vị. Tham gia xây dựng, điều chỉnh các quy định, các thủ tục quàn lý tài chính kế toán. Phân tích hoạt động tài chính, đưa ra các nhận định, những đề xuất để thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, công tác kế toán trình giám đốc. Thực hiện các công tác hạch toán kế toán va báo cáo thuê theo quy định của Nhà nước, của Công ty và của đơn vị. Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, hợp lý, của các chứng từ đầu vào như phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ khác. Ghi chéo sổ sách, hạch toán chính xác, tổng hợp đầy dủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh, vật tư, hàng tồn kho và thực hiện kiểm kê quỹ, két hàng tháng. Đối chiếu công nợ với khách hành, với cá nhà thầu cung cấp theo định kỳ hoặc đột xuất. Dấo cáo và đêg nghị thanh toán đầy dủ kịp thời các khoản công nợ. Phố hợp kiểm tra hồ sơ đề nghị thanh toán khối lượng xây dựng, lắp đặt đã hoàn thành. Lập và nộp các báo cáo kế toán thuế theo quy định của Công ty và Nhà nước. Kiểm tra, rà soát và chuẩn bị tài liệu để quyết toán với cơ quan thuế. Bảo mật thông tin kế toán; Lưu giữ hồ sơ, chứng từ kế toán. Duy trì quan hệ tốt với các cơ quan có liên quan như ngân hàng, kho bạc, các cơ quan thuế…Cập nhật, tìm hiểu các trủ trương chính sách và các quy định của Nhà nước có liên quan đến công tác quản lý tài chính-kế toán như: chính sách thuế, pháp lệnh kế toán thông kê, …Hướng dẫn các phòng, bộ phânh trong đơn vị thực hiện các quy định về những vấn đề có liên quan đến công tác tài chính-kế toán. Thực hiện chỉ đạo, yêu cầu của cấp trên về công tác tài chính-kế toán. thực hiện đầy đủ các báo cáo thống kê và báo cáo quản trị nộp cho ban tài chính kế toán Công ty. Hàng tháng, trìng Giám đốc báo cáo kết quả hoạt động tài chính-kế toán trong tháng và kế hoạch công tác tài chính-kế toán tháng tiếp theo. 3.2.2.3 Quyền hạn: Được quyền kiểm tra tình hình chấp hành các quy định về tài chính-kế toáncủa các bộ phận trong đơn vị. Yêu cầu các bộ phận và nhân viên có liên quan thực hiện nghiêm túc các quy định trong lĩnh vực tàI chính-kế toán đã được Giám đốc duyệt. Được quyền chủ động bố trí, phân công nhiệm vụ cho các nhân viên trong phòng. Được quyền tham gia ý kiến về các trường hợp tuyển dụng, bổ sung nhân sự, đề nghị Giám đốc ra quyết định đề bạt, nâng bậc lương, khen thương, kỷ luật các nhân viên trong Phòng Tài chính-Kế toán. 3.2.3. Phòng kinh doanh: 3.2.3.1. Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc về kết quả tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản của đơn vị đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí kinh doanh. 3.2.3.2. Nhiệm vụ: Tham mưu, giúp việc Giám đốc xây dựnh chiến lược và kế hoạch kinh doanh của đơn vị theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh của Công ty. Chỉ đạo thực hiênh kế hoạch kinh doanh của công ty đã được Giám đốc phê duyệt. Phối hợp với Ban kinh doanh thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu, quảng bá hình ảnh Công ty, quảng cáo, giới thiệu các khu đô thị đến với khách hang; đề xuất các chính sách thương mại, chính sách tín dụng thu hút khách hàng, gia tăng doanh số. Tham gia với ban kinh doanh xây dựng chính sách giá bán các loại bất động sản của Công ty tại các khu đô thị thành phố Hải Dương. Thường trực, giải đáp thông tin cho khách hàng; gửi thư giới thiệu về khu đô thị cho khác hàng. Chỉ đạo tổ chức các bộ phânh kinh doanh tiếp nhận. Kiểm tra xử lý các đơn đặt hàng. Tham gia đàm phán, chuẩn bị các hợp đồng kinh tế, triển khai thực hiênh và thanh quyết toán các hợp đồng. Làm thủ tục để bàn giao đất cho khách hàng; làm thủ tục cấp giáy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng. Phối hợp với phòng tài chính Kế toán theo dõi, đôn đốc thu hồi công nợ và đề xuất giảI pháp xử lý công nợ. Nghiên cứu thị trường, cập nhật thông tin thị trường bất động sản, thông tin về đối thủ cạnh tranh và đề xuất các giải pháp ứng xử về giá cả và chính sách thương mại trình giám đốc. Hàng tháng có trách nhiệm trình Giám đốc; báo cáo tình hình thị trường, tình hình hoạt động bán hàng trong tháng và kế hoạch bán hàng tiếp theo. 3.2.3.3 Quyền hạn: Được quyền chủ động trong nghiệp vụ quảng cáo, quảng bá thương hiệu, hình ảnh, sản phẩm của đơn vị theo kế hoạch của công ty. Được quyền chủ động tìm kiếm, liên hệ và thương thuyết chuẩn bị hợp đồng với khách hàng, được quyền linh hoạt quyết định trong một số nội dung của hợp đồng nhưng không tráI với quy định của Công ty. Được quyền chủ động bố trí, phân công nhiệm vụ cho các nhân viên phòng kinh doanh; tham gia ý kiến về các trường hợp tuyển dụng, bổ sung nhân sự, đề nghị Giám đốc ra quyết định đề bạt, nâng bậc lương, khên thưởng, kỷ luật các nhân viên trong phòng kinh doanh. 3.2.4.Phòng vật tư: 3.2.4.1 Chức năng: tham mưu, giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Giám đốc về kết quả tổ chức cung ứng vật tư cho các công trường, đảm bảo cung ứmg vật tư đúng chất lượng và chủng loại đồng thời tiét kiệm chi phí đầu tư. 3.2.4.2. Nhiệm vụ: Tham mưu, giúp việc Giám đốc xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư cho các dự án và tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư đã được Giám đốc phê duyệt. Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, giá cả và thông tin các loại vật tư từ nhà cung ứng. Khảo sát thị trường, thiết lập quan hệ với các nhà cung ứng vật tư. Thương lượng, chuẩn bị ký kết hợp đồng cung ứng với các nhà cung ứng. Tổ chức thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư đã ký kết. Tổ chức tốt việc giao nhận vật tư giữa các đơn vị và nhà cung ứng, giữa đơn vị với các bên đối tác thi công, lắp đặt. 3.2.4.3 Quyền hạn: Chủ động trong việc tìm kiếm lựa, chọn nhà cung ứng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của công ty. Được quyền chủ động bố trí, phân công cho các nhân viên bộ phận cung ứng. Được quyền tham gia ý kiến về các trường hợp tuyển dụng, bổ sung nhân sự, đề nghị giám đốc ra quyết định, nâng bậc lương, khen thưởng kỉ luật các nhân viên trong bộ phận. 3.2.5. Phòng giám sát thi công: 3.2.5.1. Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc về kết quả tổ chức giám sát các công trình, đảm bảo chất lượng của công trình theo đúng thiết kế đã được duyệt. 3.2.5.2. Nhiệm vụ: Trợ giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch giám sát thi công các dự án. Tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát thi công các công trình đã được Giám đốc phê duyệt. Tổ chức giám sát thiết kế, giám sát kỹ thuật thi công xây dựng cơ bản, kỹ thuật lắp đặt, giám sát sử dụng vật tư trên các công trường. Đôn đốc các đơn vị thi công thực hiện đúng tiến độ đã đề ra. Ký xác nhận vào nhât ký công trình, vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thanh và các giấy tờ khác trong hồ sơ đề nghị thanh toán của bên B. Tham gia tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác. Thường xuyên báo cáo Giám đốc về tình hình thi công tịa công trường; đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo giảI quýet các sự việc trong phạm vi công việc được giao. Hàng tháng trình Giám đốc báo cáo tình hình giám sát trong tháng và kế hoạch giám sát tháng tiếp theo. 3.2.5.3 Quyền hạn: Quyền đình chỉ thi công khi bên thi công không thực hiện đúng thiết kế kỹ thuật hoặc chủng loại, số lượng nguyên vật liệu. Chủ động trao đổi, đi đến thống nhất với các bên B những thay đổi cần thiết về thiết kế, về kỹ thuật thi công, về chủ loại nguyên vật liệu nằm trong phạm vi cho phép, theo đúng quy định của Công ty và của phát luật xây dựng cơ bản. Được quyền chủ động bố trí, phân công cho các nhân viên bộ phận giám sát. Được quyền tham gia ý kiến về các trường hợp tuyển dụng, bổ sung nhân sự, đề nghị giám đốc ra quyết định, nâng bậc lương, khen thưởng kỉ luật các nhân viên trong bộ phận. 3.2.6.Đội xây dựng: 3.2.6.1 Chức năng : Thực hiện công tác xây dựng cơ bản và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước giám đốc về kết quả tổ chức thi công xây dựng cơ bản được giao. 3.2.6.2. Nhiệm vụ: Tham gia xây dựng cơ chế quản lý công tác xây dựng cơ bản của Đội xây dựng và các kế hoạch xây dựng cơ bản. Tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản theo đúng thiết kế đảm bảo đúng kỹ thuật,mỹ quan, tiến độ và tiết kiệm chi phí thi công. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nhân lực, máy móc thiết bị và vật tư được giao. Thường xuyên báo cáo Giám đốc thông tin về tình hình thi công được giao; đề xuất và xinh ý kiến chỉ đạo giải quyết các sự việc trong phạm vi công việc được giao. 3.2.6.3. Quyền hạn: Được quyền từ chối nhận nhân sự, máy móc thiết bị và vật tư không phù hợp về số lượng, chất lượng, chủng loại đối với các nhu cầu sử dụng vật tư thực tế của đội. Được quyền chủ động bố trí, phân công cho các cán bộ, công nhân viên trong đội. Được quyền tham gia ý kiến về các trường hợp tuyển dụng, bổ xung nhân sự, đề nghị giám đốc ra quyết định, nâng bậc lương, khen thưởng kỉ luật các nhân viên thuộc quản lý của đội. 3.2.7. Ban phát triển đầu tư 3.2.7.1. Chức năng: Ban phát triển đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi sự biến động của thị trường bất động sản Hà Nội và cả nước để phục vụ chiến lược phát triển của Công ty. Ban phát triển đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi sự thay đổi của luật Đất đai, luật Xây dựng các quy định và quyết định có liêm quan đến đầu tư Khu đô thị mới của Chín phủ và của UBND các tỉnh, thành nơI Công tyTM-DL Nam Cường đã và sẽ đầu tư để phục vụ chiến lược phát triển của Công ty. Thu thập thông tin cần thiết thông qua các phương tiện thông tin đậi chúng và các nguồn thông tin khác đẻ phục vụ chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty. Tư vấn cho Giám đốc những quyết định mang tính chiến lược phát triển kinh doanh. Nghiên cứu chiến lược phát triển của đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của công ty. Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư kinh doanh Khu đô thị mới và các công trình mang tính đầu tư dài hạn. 3.2.7.2. Trách nhiệm: Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp Tổng Giám Đốc kết quả hoạt động của ban. Tư vấn lập kế hoạch và phương án thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty. Hỗ trợ các phòng , Ban và các công ty thành viên trong việc phát triển định hướng kinh doanh. Làm nốt công tác quản lý và các thủ tục chuân bị đầu tư của dự án 188 đến khi dự án được triển khai và đưa vào khai thác. Hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư của các dự án khu đô thị mới tại Hà Nội của Công ty. 3.2.7.3. Tổ chức hoạt động: Ban phát triển đầu tư là một ban hoạt động trực thuộc văn phòng Chủ tịch HĐQT. Nhân sự gồm một số cán bộ chuyên trách và một số cán bộ bán chuyên trách. Trưởng ban chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Giám đốc về công việc của ban khi được giao phó. Từng thanh viên của Ban phải chịu trách nhiệm về thông tin minh đưa ra và bảo mật với thông tin của Công ty. Hàng quý, năm toàn thể thành viên của Ban cùng nhau bàn bạc và đưa ra ý kiến nhằm phục vụ chiến lược phát triển chung của toàn Công ty. II. Tình hình đầu tư của doanh nghiệp trong những năm qua 1.Tình hình vốn của công ty 1.1. Cơ cấu vốn của công ty Công ty Thương mại – Du lịch Nam Cường là một công ty hoạt động rộng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh để đáp ứng chủ trương đa dạng hoá danh mục đầu tư . Vì vậy nguồn vốn của công ty là rất lớn và không ngừng tăng qua các năm điều này đã góp một phần không nhỏ vào việc phát triển và lớn mạnh của công ty. Cụ thể: Bảng 1: Cơ cấu vốn của công ty 2002 – 2005 Đv: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu  2002 2003 2004 2005 Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Vốn lưu động 387.656 86.30% 1,399 95.50% 1,557.14 93% 6,875.3 98.10% Vốn cố định 61.543 13.70% 65.994 4.50% 116.888 7% 133.95 1.90% Tổng vốn 449.199 100% 1,465 100% 1,674.03 100% 7,009.2 100% Với đúng tính chất của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Tổng vốn của công ty bao gồm vốn lưu động và vốn cố định .Trong đó vốn lưu động chiếm tỉ trọng lớn hơn rất nhiều so với vốn cố định. Năm 2002 tỷ trọng vốn lưu động cao hơn vốn cố định là gần 6.3 lần. Tỷ trọng của vốn lưu động ngày càng tăng trong các năm tiếp theo và đến năm 2005 tỷ trọng này đã là 98.1% lý giải cho sự chênh lệch giữa cơ cấu của hai loại nguồn vốn này thì phải đi sâu vào phân tích tình hình, kế hoạch đầu tư cũng như sản xuất kinh doanh của công ty . 1.2. Tình hình sử dụng vốn Qua kết quả tính toán trên cho thấy Từ năm 2002 – 2005 tốc độ tăng vốn của công ty là rất đáng kể có thể nhận thấy đây là tốc độ tăng rất cao. Năm 2003 tổng vốn đã tăng một lượng tuyệt đối so với năm 2002 là 1011 tỷ đồng tức là tăng một lượng tương đối là 161% đây là một tốc độ tăng mà ít có doanh nghiệp nào có thể đạt được. Như vậy có thể thấy được trong năm 2003 doanh nghiệp bắt đầu có những dự án đầu tư lớn vì vậy đòi hỏi một lượng vốn lớn. Từ năm 2003 – 2004 tốc độ tăng của tổng vốn có xu hướng chậm lại tăng tương đối 11.3% tức là 158.14 tỷ do nhu cầu vốn cho các dự án cũng như vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã được huy động vào từ năm 2003 và đã dần ổn định. Tuy nhiên đến 2005 vốn của công ty đột ngột tăng rất mạnh tăng một lượng tương đối 214.5% tức là tăng 5316.18 tỷ đây thực sự là một con số khổng lồ điều này cũng thể hiện tốc độ tăng của những dự án cũng như mức độ tăng trưởng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Tóm lại từ năm 2002 đến 2005 tổng vốn huy động và sử dụng của doanh nghiệp không ngừng tăng ( tương đối trong cả thời kì là 1674% tức là tăng tuyệt đối là 6,487.64tỷ) có thể nói đây là một tốc độ tăng cực lớn thể hiện khả xu thế phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên tốc độ tăng trong các năm là khác nhau điều này cũng rất hợp lý vì mức độ và nhu cầu sử dụng vốn trong các năm tùy thuộc vào các yếu tố như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm trước, các dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ cấu vốn ta nhận thấy nhu cầu sử dụng vốn cố định của công ty là tương đối ổn định giữa các năm 2002 – 2003 và năm 2004 – 2005.Và vốn cố định trong giai đoạn sau chỉ tăng gần 2 lần so với giai đoạn trước.Trong khi đó tốc độ tăng của vốn lưu động là rất lớn gần tương đương với tốc độ tăng của tổng vốn đã phân tích ở trên. 2.Tình hình đầu tư của doanh nghiệp trong các năm qua 2.1 Theo lĩnh vực kinh doanh 2.1.1 Đầu tư kinh doanh du lịch Trong lĩnh vực này công ty có một công ty con hoạt động độc lập đó là Công ty Dịch vụ Lữ hành Nam Cường. Năm 2005 là năm kinh doanh đầu tiên và phải đến giữa tháng 5 mới chính thức đi vào hoạt động vì vậy Công ty đã gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai kinh doanh. Thương hiệu của Công ty đối với ngành lữ hành là hết sức mới mẻ, chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các Công ty lớn trong ngành, vì vậy công tác triển khai tiếp thị chưa đạt đựơc kết quả do yêu cầu của khách hàng về thương hiệu và uy tín đối với lĩnh vực này.Trong lĩnh vực này công ty đã có những hoạt đông đầu tư như - Đầu tư vào công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Nam Cường trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt Hà Nội. - Bước đầu tạo hình ảnh và thương hiệu của Nam Cường ra thị trường quốc tế thông qua trang web và các hình thức tiếp thị mục tiêu. - Đầu tư Mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn nhiều tỉnh thành miền Bắc và TP. HCM nhằm phát huy thương hiệu mạnh và uy tín. - Đâu tư xây dựng mục tiêu kinh doanh lâu dài và tập trung phát triển thương hiệu Nam Cường trên mọi lĩnh vực dịch vụ, kể cả những lĩnh vực chưa hình thành. Ngoài ra công ty còn sở hữu một hệ thống khách sạn trên một số tỉnh thành phố như Thuý Quỳnh ở Hà Nội ; khách sạn Tray ở Đồ Sơn ; khách sạn Nacimec 4sao tại Hải Dương; hiện công ty còn đang đầu tư xây dựn 2 dự án rất lớn đó là khách sạn 5 sao tại Đồ Sơn; đang tiến hành xin chính phủ phê duyệt khách sạn 5 sao tại Hà Nội. Như vậy đây là một lĩnh vực kinh doanh đã và sẽ được công ty đầu tư mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Bảng 2: Kế hoạch đầu tư khách sạn nacimec Đồ Sơn giai đoạn 2004 - 2008 Hải phòng Diện tích (ha) đàu tư 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ Đ % Tỷ Đ % Tỷ Đ % Tỷ Đ % Tỷ Đ % Tỷ Đ KS Nacimex đồ sơn 6 5% 13.5 10% 27.0 10% 27.0 10% 27.0 15% 40.5 13.5 27.0 27.0 27.0 40.5 Do nguồn vốn chủ yếu là vốn lưu động nên đối với đầu tư vào khách sạn công ty đã có kế hoạch đầu tư theo giai đoạn từ 2002 - 2008 với tốc độ tăng vốn từ 13.5 tỷ năm 2004 đến 27 tỷ các năm 2005 – 2007 và tăng đến 40.5 vào năm 2008.Dự kiến đến năm 2008 công trình đã hoàn thành được 50% với tổng vốn đầu tư là 130 tỷ và theo như kế hoạch đầu tư thì dự án sẽ hoàn thành vào năm 2010.Đây là công trình lớn vì thế đòi hỏi thời gian đầu tư lâu dài và tốc độ giải ngân vốn một cách kịp thời.Với việc được đầu tư thoả đáng lĩnh vực kinh doanh này đã chiếm 50% trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty . Ngoài ra công ty cũng đang tiến hành xây dựng khách sạn 4 sao tại Hải Dương và Nam Định. Tổng mức đầu tư và phần trăm hoàn thành sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau. 2.1.2 Đầu tư xây dựng dân dụng công nghiệp và khu đô thị Là một Công ty hoạt động đa ngành như thương mại, vận tải, du lịch, kinh doanh khách sạn, kinh doanh bất động sản, đầu tư và xây dựng. Nhưng lĩnh vực đầu tư và xây dựng ta mới thực sự triển khai trong ba năm gần đây (từ năm 2002 – 2004). Đây là lĩnh vực đầu tư công ty mới đi vào hoạt động nhưng đã có được rất nhiều thành tựu. Cũng phải nói trong giai đoạn hiện tại công ty đang đầu tư vào rất nhiều dự án. Dươí đây là một số những con số cơ bản Bảng 3: Những con số chính trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng 2004: TT Dự án Diện tích (ha) Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) Hoàn thành (tỷ đồng) Ghi chú (%) A Khu vực Hải Dương 568 3.532 1 Khu ĐTM phía Tây Hải Dương 433 2.143 65% 2 Khu ĐTM phía Đông Hải Dương 78 335 95% 3 Khu ĐTM phía Tây mở rộng 57 805 4 Dự án BOT- đường 188 46 70% 5 Quảng trường trung tâm 23 95% 6 Khách sạn 4 sao 150 45% 7 Chợ hội đô 34 50% B Khu Vực Nam Định 418 2.383 1 Khu ĐTM Hoà vượng Nam Định 55 460 55 90% 2 Khu ĐTM Thống nhất Nam Định 63 598 3 Khu ĐTM Mỹ Trung Nam Định 153 1.185 4 Khu công nghiệp Mỹ Trung 147 5 Khách sạn 4 sao 140 c Khu vực Hà Nội 17,6 1 Khu ĐTM Cổ Nhuế Về cơ bản các dự án trọng điểm đang triển khai gồm 7 tuyến đường chính, khu Tây Hải Dương, Khu ĐTM Đông Hải Dương, Khu Hoà Vượng Nam Định đã cơ bản hoàn thành đúng tiến độ, đã tạo lên các khu đô thị mới có cơ sở hạ tầng văn minh, đồng bộ và lớn vào bậc nhất ở Việt Nam hiện nay. Nhìn vào tổng thể ta có thể nhận thấy tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khu công nghiệp và đô thị là rất lớn với tổng mức đầu tư là 5.915 tỷ đồng .Số vốn này được đầu tư cho các dự án ở khu vực tỉnh Hải Dương và Nam Định đây là hướng đầu tư đúng đắn vì đã tận dụng cơ chế chính sách của chính phủ nói chung và của từng tỉnh thành nói riêng đối với việc sử đầu tư vào khu đô thị nằm trong nhóm các dự án được khuyến khích đầu tư. Bảng 4: Kế hoạch đầu tư các dự án tại Hải Dương 2004 - 2005 Hải Dương Diện tích (ha) đàu tư 2004 2005 Tỷ Đ % Tỷ Đ % Tỷ Đ ĐTM phía Đông 78 86 50% 42.9 40% 34.3 Khu Đông mR 90 99 0% 0.0 0% 0.0 ĐTM phía Tây 430 473 30% 141.9 30% 141.9 57 ha phía tây 57 63 0% 0.0 5% 3.1 ĐTM Tây MR 200 220 0% 0.0 0% 0.0 Nước khoáng T.khôi 40 36 0% 0.0 0% 0.0 Cao ốc Nacimex HD 10 150 30% 45.0 60% 90.0 Hội Đô 2 3 10% 0.3 50% 1.5 Đờng 48 m kéo dài 12 54 0% 0.0 20% 10.8 Cầu lộ cương 65 0% 0.0 10% 6.5 Đường 62 kéo dài 15 68 0% 0.0 0% 0.0 Đảo ngọc 50 125 0.0 5% 6.3 Trường THCS - m.giáo 3 5 0% 0.0 0% 0.0 1,446 230.1 294.4 Trong tổng số các dự án tại Hải Dương vào năm 2004 phần lớn các dự án đã được triển khai vượt mức kế hoạch về tổng đầu tư . Ví dụ Khu ĐTM phía Đông Hải Dương theo kế hoạch là 50% nhưng trong thực tế mức hoàn thành đã là 95% tức là cao gấp 1.9 lần; Khu ĐTM phía Tây Hải Dương theo kế hoạch là phải hoàn thành 30% nhưng mức độ hoàn thành trong thực tế là 65% tức là cao gấp 2.17 lần, đây là một thành công rất đáng ghi nhận trong hoạt động đầu tư của công ty tại Hải Dương. Bảng 5: Kế hoạch đầu tư các dự án tại Nam Định 2004 – 2005 Nam Định Diện tích (ha) đàu tư 2004 2005 Tỷ Đ % Tỷ Đ % Tỷ Đ ĐTM Hoà Vượng 55 61 50% 30.3 40% 24.2 Cao ốc Nacimex NĐ 5 178 0% 0.0 0% 0.0 ĐTM Thống nhất 43 47 0% 0.0 5% 2.4 ĐTM Mỹ Trung 152 167 0% 0.0 0% 0.0 453 30.3 26.6 Tại Nam Định trong năm 2004 mới tiếp tục triển khai dự án khu ĐTM Hoà Vượng và dự án có mức hoàn thành là 90% gấp 1.8 lần so với kế hoạch đã đề ra. Sở dĩ tại Nam Định đã triển khai một dự án lớn vì điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh có những nét khác biệt so với Hải Dương vì vậy chiến lược đầu tư cần phải khác việc mở rộng quy mô đầu tư cũng phải tiến hành theo từng bước từng giai đoạn. Với sự đầu tư thoả đáng lĩnh vực này đã mang lại cho công ty tỷ lệ 40% trong tổng doanh thu. Với tốc độ đầu tư như hiện tại chắc chắn đây sẽ là lĩnh vực đầu tư mang lại doanh thu cao nhất cho công ty trong những năm tới và là lĩnh vực đầu tư phục vụ chiến lược phát triển của công ty trong dài hạn. 2.1.3 Đầu tư vận tải thuỷ hàng hoá nội địa Do trong những năm gần đây công ty phải tập trung nguồn lực vào đầu tư xây dựng dân dụng công nghiệp và khu đô thị nên lĩnh vực đầu tư này công ty không mở rộng quy mô mà chỉ chờ cơ hội để đầu tư trong những năm tới Bảng 6: Tình hình đầu tư vận tải thuỷ và đường bộ Đv: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 Tốc độ t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32492.doc
Tài liệu liên quan