Đề tài Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 (landrace x yorkshire), F1 (yorkshire x landrace) phối với đực duroc và pidu nuôi tại công ty TNHH lợn giống Dabaco

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LƯU VĂN TRÁNG NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI F1 (LANDRACE X YORKSHIRE), F1 (YORKSHIRE X LANDRACE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC VÀ PIDU NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH LỢN GIỐNG DABACO Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Vũ Bình TS. Nguyễn Hoàng Thịnh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan

pdf87 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 (landrace x yorkshire), F1 (yorkshire x landrace) phối với đực duroc và pidu nuôi tại công ty TNHH lợn giống Dabaco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Lưu Văn Tráng i LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ tận tình của GS.TS Đặng Vũ Bình và TS Nguyễn Hoàng Thịnh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, cũng như đánh giá phân tích kết quả và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, các thầy cô Viện đào tạo Sau đại học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Lợn giống DABACO trong quá trình triển khai thực hiện đề tài. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi cũng xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà trường, các thầy cô, gia đình cùng bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Lưu Văn Tráng ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục hình ................................................................................................................ vii Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii Thesis Abstract ................................................................................................................ ix Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................... 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .............................................................. 4 2.1.1. Tính trạng số lượng và các yếu tố ảnh hưởng .................................................... 4 2.1.2. Lai giống và ưu thế lai ........................................................................................ 6 2.1.3. Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái ......................................................................................................... 10 2.1.4. Đặc điểm sinh lý và sinh trưởng của lợn con và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng ................................................................................... 19 2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước .......................................... 24 2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 24 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 27 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 31 3.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 31 3.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 31 3.3. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 31 3.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 32 3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32 3.5.1. Theo dõi, thu thập dữ liệu ................................................................................. 32 3.5.2. Theo dõi lợn nái sinh sản .................................................................................. 32 iii 3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 36 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 38 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 39 4.1. Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) và F1(YL) ....................... 39 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái F1(YL) và F1(LY) .............................................................................................................. 45 4.3. Năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng .................................................... 48 4.3.1. Năng suất sinh sản theo loại nái ....................................................................... 48 4.3.2. Năng suất sinh sản theo đực phối ..................................................................... 49 4.3.3. Năng suất sinh sản theo tổ hợp lai .................................................................... 50 4.3.4. Năng suất sinh sản qua các lứa đẻ .................................................................... 53 4.3.5. Năng suất sinh sản qua các năm ....................................................................... 56 4.3.6. Năng suất sinh sản qua hai vụ Đông – Xuân và Hè – Thu ............................... 58 4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi lợn nái sinh sản ............................................... 59 4.4.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ............................................................................. 59 4.4.2. Hạch toán thu chi .............................................................................................. 62 4.4.3. Lợi nhuận chăn nuôi lợn nái ............................................................................. 65 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 68 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 68 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 69 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 70 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt D Duroc F1(LY) F1 (Landrace x Yorkshire) F1(YL) F1 (Yorkshire x Landrace) KLCS Khối lượng cai sữa KLSS Khối lượng sơ sinh L Landrace P Pie'train PD PiDu F1( Pie′train x Duroc) SCCS Số con cai sữa SCĐN Số con để nuôi SCSS Số con sơ sinh SCSSS Số con sơ sinh sống Y Yorkshire v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Số lứa đẻ theo dõi......................................................................................... 31 Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn dùng cho các loại lợn ............................... 32 Bảng 3.3. Mức ăn hàng ngày cho các loại lợn ............................................................. 33 Bảng 3.4. Khẩu phần ăn lợn nái nuôi con .................................................................... 33 Bảng 4.1. Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của nái F1(YL) và F1(LY) ......................... 39 Bảng 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái F1(YL) và F1(LY) ......................................................................................................... 45 Bảng 4.3. Năng suất sinh sản theo loại nái ................................................................... 48 Bảng 4.4. Năng suất sinh sản theo loại đực phối ......................................................... 49 Bảng 4.5. Năng suất sinh sản theo tổ hợp lai ............................................................... 51 Bảng 4.6. Năng suất sinh sản theo lứa đẻ ..................................................................... 53 Bảng 4.7. Năng suất sinh sản theo năm ........................................................................ 56 Bảng 4.8. Năng suất sinh sản theo mùa vụ ................................................................... 58 Bảng 4.9. Số nái, ổ đẻ, lợn con sơ sinh sống và cai sữa trong 3 năm 2013, 2014 và 2015 ................................................................................................ 60 Bảng 4.10. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đàn nái qua các năm 2013, 2014 và 2015 ......................................................................................................... 60 Bảng 4.11. Tỷ lệ các khoản thu qua các năm 2013, 2014 và 2015 (%) ......................... 62 Bảng 4.12. Tỷ lệ các khoản chi qua các năm 2013, 2014 và 2015 (%) ......................... 63 Bảng 4.13. Hạch toán thu chi sản xuất qua các năm 2013, 2014 và 2015 ..................... 65 Bảng 4.14. Hạch toán kinh tế của 1 nái/năm và của 1 lợn con cai sữa .......................... 66 vi DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. So sánh số con sơ sinh/ổ, số con còn sống/ổ, số con cai sữa/ổ khi được phối bởi đực D và PD ......................................................................... 50 Hình 4.2. Khối lượng cai sữa/ổ được phối bởi đực D và PD phối ............................... 50 Hình 4.3. Số con sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ của các tổ hợp lai (LY x D), (LY x PD), (YL x D), (YL x PD). ............................................... 52 Hình 4.4. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ qua các lứa đẻ ..................................................................................... 54 Hình 4.5. Số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con để nuôi, số con cai sữa qua các năm .................................................................................................. 57 Hình 4.6. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ qua hai vụ Đông – Xuân và Hè - Thu ............................................................................ 59 Hình 4.7. Số lứa đẻ/nái/năm qua các năm ................................................................... 61 Hình 4.8. Số con cai sữa/nái/năm qua các năm, số con cái sữa/nái/năm ..................... 61 Hình 4.9. Tỷ lệ các khoản thu trung bình trong 3 năm ................................................ 62 Hình 4.10. Tỷ lệ các khoản chi trung bình trong 3 năm ................................................ 64 Hình 4.11. Hạch toán thu chi chăn nuôi lợn nái qua các năm 2013, 2014, 2015 .......... 65 Hình 4.12. Hạch toán kinh tế của 1 nái/năm qua các năm 2013, 2014, 2015 ................ 67 Hình 4.13. Hạch toán kinh tế của 1 lợn con cai sữa qua các năm 2013, 2014, 2015 ......... 67 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Lưu Văn Tráng Tên luận văn: “Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LY), F1(YL) phối với đực Duroc và PiDu nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO”. Ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh sản của các tổ hợp lai và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên hai đàn nái lai F1(LY) và F1(YL) phối giống với hai loại đực giống Duroc và PiDu nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2015. Kết quả chính và kết luận Kết quả cho thấy: Nái lai F1(LY) và F1(YL) phối giống với đực Duroc có khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn, các chỉ tiêu về số con/ổ, khối lượng sơ sinh/con, cai sữa/ổ và cai sữa/con cao hơn rõ rệt so với phối giống với đực PiDu. Trong 4 tổ hợp lai, tổ hợp lai (YL x D) đạt các chỉ tiêu số con sơ sinh, sơ sinh sống và để nuôi/ổ cao nhất và khoảng cách lứa đẻ ngắn nhất. Ngược lại, tổ hợp lai (YL x PiDu) có các chỉ tiêu số con sơ sinh, sơ sinh sống và để nuôi/ổ thấp nhất và khoảng cách lứa đẻ dài nhất. Các chỉ tiêu số con sơ sinh, sơ sinh sống và để nuôi/ổ tăng dần từ lứa 1 đến lứa 6 và bắt đầu giảm từ lứa 7. Trong khi đó, khối lượng sơ sinh/ổ tăng từ lứa 1 đến lứa 5 và bắt đầu giảm từ lứa 6. Trong 5 năm từ 2011 đến 2015, nhìn chung, các chỉ tiêu năng suất sinh sản có xu hướng năm sau luôn cao hơn năm trước. Các chỉ tiêu số con sơ sinh, sơ sinh sống và cai sữa/ổ trong vụ Đông – Xuân đạt cao hơn, khoảng cách lứa đẻ và số ngày nuôi con dài hơn vụ Hè –Thu. Ngược lại, các chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh và cai sữa/ con trong vụ Hè – Thu đạt cao hơn, khoảng cách lứa đẻ và số ngày nuôi con ngắn hơn do với vụ Đông – Xuân. Nguồn thu của công ty chủ yếu là do bán lợn con cai sữa (chiếm 80,60%), từ bán lợn nái loại (11,74%), từ lợn thịt và lợn hậu bị loại (3,36%). Tổng chi trung bình chiếm 89,44% tổng doanh thu, trong đó cao nhất là chi về thức ăn (chiếm 43,39%), thuốc thú y (14,5 %), lương-thưởng-phụ cấp (6,58%), giống gốc (5,23%), khấu hao chuồng trại và cơ sở vật chất (4,13%), điện nước-xăng dầu (3,24%). Lợi nhuận trung bình chiếm 10,56% doanh thu. Trung bình đầu tư nuôi 1 nái/năm khoảng 35 triệu đồng, lợi nhuận thu được là 4,2 triệu đồng/nái/năm. Chi cho sản xuất 1 lợn con cai sữa trung bình là 1,4 triệu đồng, lợi nhuận thu được là 164.000đ/con viii THESIS ABSTRACT Master candidate: Luu Van Trang Thesis title: “Reproductive performance of F1(LY), F1 (YL) hybrid sows crossed with Duroc and PiDu males at DABACO Breeding Pigs Ltd. Company”. Major: Animal Science Code: 60.62.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The topic was executed to assess the reproduction performances of the hybrid and the economic efficiency of sows reared at DABACO pig-breeding ltd. company. Materials and Methods The study was conducted on two sows herds crossbred F1(LY) and F1 (YL) crossed with two Durroc and PiDu terminal boars that were reared at DABACO pig- breeding ltd. company in period from 2011 to 2015. Main findings and conclusions The results showed that: The crossbred F1(LY) and F1 (YL) sows crossed with Duroc boars had shorter intervals, litter size, body weight of piglet at birth, litter and piglet average weights at weaning were higher significally in comparison with PiDu boars. In 4 hybrid combinations, YLxD was highest in litter sizer, number of piglet born alive and shortest interval. In contrast, YLxPiDu had lowest in litter size, number of piglet born alive and largest interval. The indicators in litter size, number of piglet born alive increased from litter 1 to litter 6 and started decreasing from litter 7. Meanwhile, litter weight at birth increased form litter 1 to litter 5 and started decreasing from litter 6. In the five years from 2011 to 2015, the reproductive performance tended to be the laster year always higher than the previous year. The indicators in litter size, number of piglet born alive and number of piglet at weaning in Winter-Spring were higher, but interval and lactation period were longer than in Summer-Fall. In contrast, the indicators in weaned litter weight, piglet weight at birth and at weaning in Summer-Fall were higher, interval and lactation period were shorter than in Winter-Spring. Source of revenue mainly due to sale of piglets weaned (80.60%), sale of cutted sows (11.74%), fattening pig and cutted gilt (3.36%). The average expenditures hold 89.44% of total revenue, the highest of which were feed (43.39%), veterinary medicament (14.5%), salary-bonus-allowance (6.58%), breeding animals (5.23%), depreciation of buildings and infrastructure (4.13%), electric-water-petrol (3.24%). Average profit was 10.56% revenue. Average investment was about 35 million/sows/year, profits was 4.2 million/sows/year. Average expenditure was 1.4 million per weaned piglet and profits was VND 164,000. ix PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Trong những năm qua, ngành chăn nuôi đã có sự phát phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm qua các giai đoạn có xu hướng tăng lên rõ rệt. Trong 5 năm gần đây (2011-2015) tăng trưởng bình quân hàng năm 5.5%/năm. Cùng với đó ngành chăn nuôi lợn đã, đang có những bước phát triển khá mạnh, chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu đời sống ngày một cao của nhân dân. Ở nước ta, tổng đàn lợn có mặt thường xuyên từ 21,8 triệu con năm 2011 tăng lên 27,75 triệu con năm 2015, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5.5%/năm. Sản lượng thịt lợn chiếm tỷ lệ 73% trong tổng sản lượng thịt sản xuất các loại trong nước. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”, định hướng phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong những năm tiếp theo, hướng phát triển ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất theo phương thức trang trại, chăn nuôi công nghiệp, phấn đấu tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến đến năm 2020 đạt khoảng 42%. Việt Nam hiện là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP, do đó các ngành kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức trong cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm, đòi hỏi ngành chăn nuôi lợn cần nâng cao năng suất và chất lượng tăng sức cạnh tranh. Đây là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Việc nhập các giống lợn ngoại có sinh trưởng nhanh, sinh sản tốt, tỷ lệ thịt nạc cao như: Landrace (L), Yorkshire (Y), Duroc (D), Piétrain (P) đã trở thành yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong sản xuất chăn nuôi lợn ở nước ta. Nghiên cứu sử dụng các tổ hợp lai ngoại (x) ngoại nhằm sản xuất lợn thương phẩm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế đã được chú trọng trong những năm gần đây. 1 Trong chăn nuôi lợn hiện nay, việc sử dụng nái lai F1(LY); F1(YL) phối với đực ngoại đã được nhiều cơ sở chăn nuôi công nghiệp áp dụng. Các nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs. (1999), Trương Hữu Dũng và cs. (2004), Phan Xuân Hảo (2006), Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006), Vũ Đình Tôn (2010) đã xác nhận nái lai F1(LY) cho năng suất sinh sản cao hơn nái L hoặc Y thuần. Công ty TNHH Lợn giống DABACO là một Công ty thành viên của Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam, Công ty được thành lập tháng 8 năm 2008 với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là chăn nuôi lợn. Bắt đầu hoạt động chăn nuôi từ tháng 6 năm 2009, công ty có quy mô 3.000 lợn nái phẩm giống bố mẹ (trong đó có 2.400 lợn nái sinh sản và 600 lợn cái hậu bị) sản xuất lợn con giống nuôi thương phẩm. Xuất phát từ tình tình trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LY), F1(YL) phối với đực Duroc và PiDu nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài nhằm đánh giá khả năng sinh sản của các tổ hợp lai và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên hai đàn nái lai F1(LY) và F1(YL) phối giống với hai loại đực giống D và PD nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2015. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.4.1. Những đóng góp mới - Đánh giá năng suất sinh sản của hai loại nái lai F1(LY) và F1(YL) phối với đực D và PD trong điều kiện chăn nuôi của Công ty TNHH Lợn giống DABACO. - Đánh giá được các yếu tố cấu thành hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO. 1.4.2. Ý nghĩa khoa học 2 Luận văn góp phần làm phong phú thêm những dẫn liệu về khả năng sinh sản của lợn nái F1(LY) và F1(YL) phối với đực D và PD, đồng thời đánh giá được các yếu tố cấu thành hiệu quả kinh tế của sản xuất chăn nuôi lợn nái sinh sản theo hướng chăn nuôi công nghiệp. 1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá đúng thực trạng tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LY) và F1(YL) phối với đực D và PD tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO. - Chỉ ra được các yếu tố cấu thành của hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong chăn nuôi lợn, giống là yếu tố hàng đầu, quyết định đến thành công của chăn nuôi. Người chăn nuôi cần tạo được con giống có năng suất, chất lượng cao đảm bảo được khả năng cạnh tranh. Muốn vậy chọn lọc và lai tạo giống là việc rất quan trọng trong chăn nuôi giúp tăng được giá trị giống và tạo được ưu thế lai tối đa. Quá trình chọn lai chỉ thực sự hiệu quả khi người chăn nuôi có những kiến thức cơ bản về di truyền, đặc biệt là bản chất của di truyền và ưu thế lai của từng tính trạng. Bởi bản chất sinh học của mỗi giống vật nuôi đều được thể hiện qua kiểu hình đặc trưng riêng của nó; kiểu gen, dưới tác động của các nhân tố môi trường cụ thể sẽ biểu hiện thành kiểu hình tương ứng của vật nuôi đó. 2.1.1. Tính trạng số lượng và các yếu tố ảnh hưởng 2.1.1.1. Tính trạng số lượng Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác giữa các cá thể, là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại. Tính trạng số lượng có các đặc trưng sau: + Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều gen, mỗi gen chỉ có một tác động nhỏ; + Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện môi trường; + Có thể xác định các giá trị của tính trạng số lượng bằng các phép đo; + Các giá trị quan sát được của các tính trạng số lượng là biến liên tục. Tính trạng số lượng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng được coi là tính trạng năng suất. Hầu hết các tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc đều là tính trạng số lượng. Có 2 hiện tượng di truyền cơ bản có liên quan đến tính trạng số lượng và mỗi hiện tượng di truyền này là cơ sở lý luận cho việc cải tiến di truyền ở giống vật nuôi. Trước hết là sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, quan hệ thân thuộc càng gần, con vật càng giống nhau. Đó là cơ sở di truyền của sự chọn lọc. Thứ nữa là sự suy hoá cận thân và hiện tượng ưu thế lai. Đây là cơ sở của sự chọn phối để nhân thuần và lai tạo. 4 Cơ sở lý thuyết của di truyền học số lượng đã được thiết lập bởi nhiều công trình nghiên cứu. Cho đến nay, di truyền học số lượng đã được nhiều nhà di truyền học thống kê bổ sung, nâng cao và trở thành ngành khoa học có cơ sở khoa học vững chắc, được ứng dụng rộng rãi vào việc cải tiến di truyền các giống vật nuôi (Nguyễn Văn Thiện, 1995). 2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), biểu hiện bề ngoài hoặc các đặc tính khác của một số cá thể được gọi là kiểu hình của cá thể đó đối với tính trạng số lượng cũng như tính trạng chất lượng. Giá trị kiểu hình (P) của bất kỳ một tính trạng nào cũng được biểu thị thông qua giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu hình được biểu thị như sau: P = G + E Trong đó: P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic Value); G: Giá trị kiểu gen (Genotypic Value); E: Sai lệch môi trường (Enviromental Deviation) . Kiểu hình do các gen chi phối thuộc ít nhất hai locus trở lên thì giá trị kiểu hình của nó được biểu thị như sau: P = A + D + I + Eg + Es Trong đó A (Additive Value): Giá trị cộng gộp hoặc giá trị giống. D (Dominant Deviation): Sai lệch trội; I (Interactive Deviation): Sai lệch tương tác; Eg (General Enviromental Deviation): Sai lệch môi trường chung; Es (Special Enviromental Deviation): Sai lệch môi trường riêng. Qua việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng ở trên có thể thấy muốn nâng cao năng suất của vật nuôi cần tác động những biện pháp sau: - Tác động về mặt di truyền (G): là nhiệm vụ của nhà làm công tác giống. + Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc. + Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách lai giống. 5 - Tác động về mặt môi trường (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi như thức ăn, chuồng trại, vệ sinh, chăm sóc, thú y... Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng có hệ số di truyền thấp, hiệu quả chọn lọc sẽ thấp, hiệu quả lai giống lại cao. Ngược lại, các tính trạng có hệ số di truyền cao, hiệu quả chọn lọc sẽ cao, hiệu quả lai giống lại thấp. Ở lợn hầu hết các tính trạng năng suất sinh sản có hệ số di truyền thấp còn các tính trạng có liên quan đến chất lượng sản phẩm và sự sinh trưởng có hệ số di truyền cao. 2.1.2. Lai giống và ưu thế lai 2.1.2.1. Lai giống Nhân giống động vật đã diễn ra một sự thay đổi lớn, đó là việc áp dụng các hệ thống lai khác giống và khác dòng. Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống hơn lai khác dòng, song hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tương tự nhau. Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên. Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai đối với một số tính trạng nhất định. 2.1.2.2. Ưu thế lai Thuật ngữ ưu thế lai được nhà di truyền học người Mỹ Shull đưa ra và ngày nay được hiểu như sau: Ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời con so với trung bình của đời bố mẹ. Có thể ưu thế lai là sức sống, sức đề kháng đối với bệnh tật và tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt. Khi lai giữa hai giống thì con lai chỉ có ưu thế lai cá thể. Khi lai 3 giống, nếu dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con lai có cả ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực lai giao phối với nái của giống thứ ba, con lai có ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của bố, do bố là con lai F1. 6 Mô hình năng suất ở con lai với các công thức lai như sau: - Lai 2 giống: I M M P P ♂A♀B = H AB + 1/2(g B + g A + g A + g B) - Lai 3 giống: I I M I M M P ♂C♀AB = 1/2(H CA+ H CB) + H AB + 1/4 r AB + 1/2(g AB + g C + g C + P g AB) Trong đó, I: cá thể; H: ưu thế lai; P: bố; M: mẹ; r: hiệu quả tái tổ hợp; g: năng suất của các giống sử dụng để lai. Cần phân biệt 3 biểu hiện sau đây của ưu thế lai: - Ưu thế lai cá thể (ký hiệu HI): Là ưu thế lai do kiểu gen của chính con vật gây nên. - Ưu thế lai của mẹ (ký hiệu HM): Là ưu thế lai do kiểu gen mà mẹ con vật gây ra thông qua điều kiện ngoại cảnh cung cấp cho nó (ngoại cảnh mẹ). Chẳng hạn, nếu bản thân mẹ là con lai, thông qua sản lượng sữa, khả năng nuôi con khéo... mà con lai có được ưu thế lai này. - Ưu thế lai của bố (ký hiệu HB): Là ưu thế lai do kiểu gen mà bố con vật gây ra thông qua điều kiện ngoại cảnh cung cấp cho nó (ngoại cảnh bố). Ưu thế lai của bố không quan trọng bằng ưu thế lai của mẹ. Có rất ít tính trạng có được ưu thế lai của bố, song cũng có thể thấy rằng, khả năng thụ thai, tình trạng sức khoẻ của con đực lai tạo nên ưu thế lai cho đời con của nó. * Có thể giải thích hiện tượng ưu thế lai bằng các giả thuyết sau: - Thuyết trội: giả thuyết này cho rằng mỗi bên cha mẹ có những cặp gen trội đồng hợp tử khác nhau. Khi tạp giao ở thế hệ F1 sẽ có các kiểu gen trội ở tất cả các locus. Nếu: Bố AAbbCCDDee x Mẹ aaBBccddEE, con F1 có kiểu gen AaBbCcDcEe. Kiểu gen trội xuất hiện nhiều hơn ở đời con là nguyên nhân của ưu thế lai. - Thuyết siêu trội: Thuyết này cho rằng các cặp gen dị hợp tử có tác động lớn hơn các cặp gen đồng hợp tử. Nghĩa là Aa > AA > aa 7 Kiểu gen dị hợp ở đời con là nguyên nhân của ưu thế lai. - Thuyết siêu trội: Ưu thế lai có thể do hiện tượng siêu trội của một hay nhiều locus gây nên. - Tương tác gen: tương tác gen trong cùng một locus hoặc giữa các locus khác nhau cũng là nguyên nhân của ưu thế lai. Cơ sở thống kê của ưu thế lai Cơ sở thống kê của ưu thế lai do Falconer đưa ra: 2 Ưu thế lai ở F1: HF1 = dy , trong đó d là giá trị của kiểu gen dị hợp, y là sai khác về tần số gen giữa hai quần thể bố, mẹ. Ưu thế lai sinh ra bởi ảnh hưởng H dy2 đồng thời của tất cả các giá trị riêng rẽ của từng locus: F1 . Như vậy, ưu thế lai ở F1 phụ thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp và sự khác biệt giữa hai quần thể. Cơ sở thống kê này cho ph...số các yếu tố ngoại cảnh chi phối sinh trưởng và khả năng cho thịt của gia súc. Một khẩu phần đầy phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, từng mục tiêu sản xuất với một chế độ ăn hợp lý sẽ tạo điều kiện cho lợn phát huy được hết tiềm năng di truyền của nó. Trong khẩu phần ăn của lợn ngoài việc phải đầy đủ các chất dinh dưỡng thì yêu cầu sự cân bằng dinh dưỡng và chất lượng thức ăn là rất quan trọng, nó tăng tỷ lệ hấp thu, giảm chi phí năng lượng cho tiêu hóa từ đó tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn và làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein là yếu tố quan trọng giúp cho việc điều khiển tốc độ tăng trọng, tỉ lệ nạc mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt. Theo Wood et al. (2004), nuôi lợn thịt bằng khẩu phần protein thấp, lợn sẽ sinh trưởng chậm, khối lượng giết thịt thấp. Mức năng lượng và protein thấp trong khẩu phần làm tăng khả năng tích luỹ mỡ, tăng tỷ lệ mỡ trong cơ (Chang et al., 2003). Tốc độ tăng khối lượng, chất lượng thịt cũng thay đổi tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các vitamin với nhau và giữa vitamin với protein và khoáng. Bên cạnh đó hàng loạt nghiên cứu đã xác nhận tác dụng của việc bổ sung các axit 21 amin giới hạn vào khẩu phần lợn thịt: tăng trọng tăng, tiết kiệm được thức ăn và protein. Chất khoáng cũng đặc biệt quan trọng với lợn thịt. Jondreville et al. (2003) cho biết bổ sung Cu, Zn một cách hợp lý vào khẩu phần có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng và giảm ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sử dụng protein bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Lợn hướng nạc có hiệu quả sử dụng protein cao hơn so với lợn hướng mỡ, lợn còn non cao hơn lợn trưởng thành, lợn đực cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Khẩu phần có đủ axit amin tốt hơn khẩu phần không đủ.  Thời gian nuôi: Dựa vào quy luật sinh trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn, người ta đề ra 3 phương thức nuôi: nuôi lấy nạc đòi hỏi tăng trọng nhanh, thường kết thúc khi lợn có khối lượng 80-90 kg, nuôi theo hướng kiêm dụng nạc - mỡ, thời gian nuôi dài hơn, còn phương thức nuôi lấy mỡ cần thời gian nuôi dài, khối lượng giết thịt lớn hơn 2 phương thức kia. Đinh Văn Chỉnh và cs. (1995) nghiên cứu trên lợn kiểm tra cá thể cho biết: độ lớn của hệ số tương quan giữa độ dày mỡ lưng so với tỷ lệ mỡ giảm dần theo tuổi, sự tích luỹ mỡ tăng dần theo sự tăng về khối lượng. Cứ tăng 10kg khối lượng thì độ dày mỡ lưng tăng khoảng 1mm ở tất cả các điểm. Thành phần hoá học của cơ thể thay đổi phụ thuộc vào tuổi của gia súc, khối lượng, tính biệt, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Khi sơ sinh, nước chiếm 77%, protein 18%, lipit 2% và khoáng tổng số là 3%. Ở giai đoạn trưởng thành nước chiếm 64-65%, protein 16%, lipit 16% và khoáng tổng số 3%. Khối lượng cơ thể càng tăng, tỷ lệ mỡ càng cao. Thời gian nuôi càng dài, tỷ lệ mỡ trong thân thịt càng tăng và tỷ lệ nạc càng giảm.  Các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng: Nhiệt độ chuồng nuôi thấp hoặc cao hơn nhiệt độ giới hạn thích ứng cho phép đều là các yếu tố bất lợi đối với sinh trưởng của lợn thịt. Khi lợn càng lớn nhiệt độ môi trường tối ưu càng giảm. Ở lợn mới đẻ, nhiệt độ chuồng nuôi chuồng nuôi tối ưu là 30-320C, lợn khoảng 30 kg thì nhiệt độ tối ưu 260C, lợn 50 kg thì nhiệt độ tối ưu 190C, lợn lớn hơn 50 kg đến xuất chuồng nhiệt độ tối ưu là 13-150C. Các yếu tố stress ảnh hưởng không tốt đến trao đổi chất và sức sản xuất của 22 lợn bao gồm: sự thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi, tiểu khí hậu không thích hợp, cho ăn không theo khẩu phần, chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, cân gia súc, vận chuyển, bắt lợn để lấy máu, thiến hoạn, phân đàn, chuyển chuồng tiêm chủng và điều trị, thay đổi kích thước và hình dáng chuồng nuôi, thay đổi khẩu phần, đột ngột bỏ đói, cho uống nước thiếu.... Số lượng lợn nuôi thịt trong một ô chuồng có ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng, thu nhận thức ăn, tiêu tốn thức ăn nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ nạc.  Ảnh hưởng của năm và mùa vụ Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết chúng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Pathiraja et al. (1990) cho biết sự khác nhau giữa năm và mùa ảnh hưởng đến tăng khối lượng và dày mỡ lưng là rõ rệt. Huang et al. (2004) cho biết mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt tới độ dày mỡ lưng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Lợn nuôi trong mùa hè và mùa đông có độ dày mỡ lưng thấp hơn mùa thu và mùa xuân (Choi et al., 1997). Stress nhiệt có liên quan mức sinh trưởng chậm vì khả năng thu nhận thức ăn thấp. Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối lượng của lợn nhiều tác giả cũng cho biết tăng khối lượng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm. Ngoài các yếu tố trên thì còn một số yếu tố khác như tính biệt, tuổi, khối lượng giết mổ cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng sản xuất và cho thịt cũng như chất lượng thịt của lợn.  Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ Khả năng sản xuất và chất lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng lúc giết thịt. Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do sự tăng lên của các mô ở giai đoạn cuối của thời kỳ trưởng thành. Song không nên giết thịt ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích lũy mỡ lớn, dẫn đến tỷ lệ nạc sẽ thấp và hiệu quả kinh tế kém. Chất lượng thịt lợn cũng thay đổi theo tuổi giết thịt là do thành phần cơ thể phát triển khác nhau ở từng giai đoạn. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay từ khi còn nhỏ nhưng tốc độ giảm dần, còn mô mỡ tốc độ tích lũy ngày càng tăng. 23 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC 2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Lai giống là biện pháp quan trọng để sản xuất lợn có năng suất cao, chất lượng thịt tốt ở nhiều nước trên thế giới. Nửa đầu thế kỷ 20 nội dung chủ yếu của công tác giống lợn là chọn lọc và nhân thuần bằng các phương pháp kiểm tra lợn đực giống qua đời sau. Nhưng từ nửa sau thế kỷ này do có thêm về những hiểu biết mới về ưu thế lai và sự phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo lợn, nên ở các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến đã phát triển mạnh lai kinh tế ở lợn. Thời kỳ đầu chỉ mới áp dụng các tổ hợp lai kinh tế đơn giản như lai giữa hai giống lợn, về sau có nhiều tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ ba, bốn, năm giống lợn và cao hơn nữa là các chương trình lai tạo lợn hybrid. Kết quả nghiên cứu của Hansen et al. (1997) cho biết lai hai giống: (DWhite composite) và (MeishanWhite composite) có tốc độ sinh trưởng tốt hơn lợn Meishan thuần, lợn lai (DWhite composite) tăng trọng cao hơn (MeishanWhite composite). Lai hai, ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi lợn tại Ba Lan (Ostrowski et al. (1997). (Tài liệu thông tin kỹ thuật - Viện Chăn nuôi, 1996) việc khảo sát đặc tính của một số giống lợn đang được sử dụng ở các nước có nền chăn nuôi phát triển, (chất lượng lợn mẹ, số con/lứa đẻ, hình dạng, sức đề kháng, tốc độ sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn, chất lượng thân thịt, chất lượng thịt) đã cho biết: - Năng suất thịt cao nhất ở giống P, tiếp đến L Bỉ, Hampshire; - Khả năng sinh sản (số con/lứa đẻ, chất lượng lợn mẹ) cao ở hai giống Y và L; - Tạo nái lai tốt nhất là sử dụng con đực và cái thuộc các giống L và Y; - Sử dụng đực tốt nhất trong lai là đực thuộc giống L Bỉ, P, Hampshire, D; - Tăng khối lượng của lợn Y và L là cao, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, nhưng độ dày mỡ lưng cao hơn so với các giống P, L Bỉ. Hai giống Y và L có mức sinh sản cao, do vậy trong cơ cấu đàn lợn giống chiếm khoảng 50-60%. Theo Gordon (1997), lai giống trong chăn nuôi lợn đã có từ hơn 50 năm trước, việc sử dụng lai hai, ba, bốn giống để sản xuất lợn thịt thương phẩm đã trở thành phổ biến. Các chủ trại chăn nuôi lợn ở Mỹ sử dụng rộng rãi lai kinh tế và có tới 90% lợn thương phẩm do lai giống mà ra. 24 Ở Đan Mạch, lai kinh tế giữa lợn L và Y tạo ra tổ hợp lai thuận - nghịch: L(F1(YL)) và Y(F1(YL)) hoặc D(YL), Hampshire(F1(YL)) (Staun, 1987). Ronald (1993) khi nghiên cứu về ưu thế lai có sử dụng hệ thống lai luân chuyển đã công bố ưu thế lai khi dùng các cá thể lợn mẹ là lợn lai đối với ngày tuổi đạt 100kg ở nái lai F1 là 10%, nái lai nhiều giống là 27%. Nghiên cứu của Yen et al. (2001) trên các cặp lai giữa hai giống lợn D và lợn Taoyuan đối với các tính trạng kinh tế ở con lai giữa chúng đã cho biết: ưu thế lai trực tiếp thể hiện rõ rệt ở tốc độ tăng khối lượng từ 150 – 180 g/ngày. Các nghiên cứu của Gerasimov et al. (1997) cho biết lai hai, ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Lai hai giống làm tăng số con đẻ ra/lứa so với giống thuần (10,9 con so với 10,1 con), tăng khối lượng sơ sinh và khối lượng khi cai sữa. Ưu thế lai về khối lượng khi cai sữa tới 18,30% (Chokhataridi, 2000). Vì vậy việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm Gerasimov et al. (1997). Gerasimov et al. (1997) cho biết trong nhiều tổ hợp lai hai, ba giống, tổ hợp lai hai giống (DLarge Black), tổ hợp lai ba giống D(Poltava MeatRussian Large White) có khả năng tăng trọng cao nhưng tiêu tốn thức ăn lại thấp so với các tổ hợp lai khác. Nghiên cứu của Pogodaev et al. (1997) cũng có kết quả tương tự. Xue et al. (1997) nhận thấy lợn lai ba giống D(YL) có tốc độ sinh trưởng, chất lượng thân thịt tốt. Do đó việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm. Kim et al. (1994) nhận thấy, lai giữa đực D với nái (F1(LY) ) cho số con sơ sinh/ổ lợn cao hơn, con lai đạt khối lượng 110 kg sớm hơn 20 ngày so với giống thuần. Lai giữa 3 giống lợn L, Y và D, con lai có tốc độ tăng khối lượng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp và số ngày đạt khối lượng giết thịt 94 kg thấp hơn so với các công thức lai khác (Haminell et al., 1993). Tại Trung Quốc lợn thịt thương phẩm được sản xuất từ ba giống D, L, Y đạt 90kg ở 165 ngày tuổi (Tan Deming et al., 2000), sử dụng nái lai (F1(LY) ) hoặc (F1(YL)) phối với lợn đực Hampshire và lai luân chuyển giữa ba giống: Hampshire, Y, L có kết quả tốt nhất trong 64 công thức lai khác nhau (Wang et al., 1997). Việc sử dụng nái F1(LY) phối với đực D được áp dụng khá rộng rãi để nâng cao tốc độ tăng trọng và khả năng cho thịt (Liu Xiao chun et al., 2000). 25 Lai giống là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng sinh sản và cho thịt trong chăn nuôi lợn ở Ba Lan. Tuz et al. (2000) nhận thấy lai ba giống đạt được số con/lứa ở 1, 21, 42 ngày tuổi cũng như khối lượng sơ sinh/con cao hơn hẳn so với giống thuần. Sử dụng nái lai để phối với lợn đực thứ ba có hiệu quả nâng cao khối lượng khi cai sữa và khả năng tăng trọng khi nuôi thịt (Kamyk et al., 1998). Lai ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi lợn (Ostrowski et al., 1997; Grzeskowiak et al., 2000; Migdal et al., 2000). Các nghiên cứu của Gerasimov et al. (1997) cho biết lai ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/ổ, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Gerasimov et al. (2000) cho biết nái lai có chất lượng tốt về sản xuất sữa, khối lượng sơ sinh, con lai sinh trưởng tốt và có năng suất thịt xẻ cao. Việc sử dụng lai ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm, con lai có mức tăng trọng tốt và tỷ lệ nạc cao (Gerasimov et al., 1997). Việc sử dụng nái (L x Y) phối với lợn P để sản xuất con lai ba giống, sử dụng nái (L x Y) phối với lợn đực lai (P x D) để sản xuất con lai bốn giống khá phổ biến tại Bỉ sản xuất ra lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp (Leroy et al., 1996). Warnants et al. (2003) cho biết ở Bỉ thường sử dụng lợn nái lai phối giống với lợn đực P để sản xuất lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp. Lai ba và bốn giống là hệ thống chủ yếu để sản xuất lợn thịt thương phẩm. Theo Vangen et al. (1997), trong số 1,2 triệu lợn giết mổ hàng năm tại Na Uy thì lợn lai chiếm trên 60%. Nái lai (LxY) có tỷ lệ đẻ, số con đẻ ra /lứa cao hơn lợn nái thuần L, nái lai (LxY) được sử dụng nhiều trong các công thức lai (Gaustad-Aas et al., 2004). Tại Áo, với 4,8 triệu lợn thịt giết mổ hàng năm thì gần như tất cả được sản xuất từ lai hai, ba giống. Nái lai được sử dụng phổ biến là F1(EdelschweinLW) và F1(EdelschweinL) được phối với lợn đực giống P hoặc D để sản xuất con lai ba giống nuôi thịt. Legault et al. (1998) cho biết lai giữa các giống lợn địa phương với lợn D và P so sánh với công thức lai LWL Pháp. Kết quả cho thấy khi lai với D hoặc P đã có tác dụng nâng cao được khả năng tăng trọng, với 64 g ở công thức lai PGascony, 226 g ở công thức lai DLimousin, giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng với 0,49 kg ở công thức DGascony, 0,66 kg ở công thức PGascony, tăng tỷ lệ nạc khi lai với P. Đối với lợn địa phương, các tác giả cho biết cần áp dụng hệ thống quản lý tốt hơn hoặc phải tiến hành lai với giống tốt để nâng cao hiệu quả kinh tế. 26 Ở châu Âu hiện nay, ba giống phổ biến được sử dụng là P, Hampshire và D. Giống P có tỷ lệ nạc cao nhưng tần số gen halothan cao, giống Hampshire có khả năng kháng stress song có hạn chế là tồn tại gen RN và ảnh hưởng đến chất lượng thịt, giảm năng suất thịt khi chế biến, giống D có khả năng kháng stress nhưng cũng có hạn chế là tỷ lệ mỡ trong thân thịt và trong thịt nạc cao. Lợn đực P đồng hợp tử kháng stress đã được tạo ra ở Hà Lan, Scandinavia, Thuỵ Sĩ và Bỉ. Sử dụng lợn đực P trong các công thức lai ba giống đã được Wuensch et al. (2000) công bố, sử dụng lợn đực giống P trong công thức lai ba giống: P(LWL Đức), tác giả cho biết con lai ba giống có mức tăng trọng và hiệu quả kinh tế cao nhất. Tại Ba Lan, Ostrowski et al. (1997) tiến hành các công thức lai: PD, PPolish LW, (PPolish LW)(Polish LWPolish L) cho biết chất lượng thịt tốt nhất ở con lai có 25 %, 50 % máu P. Buczyncki et al. (1998) tiến hành lai giữa lợn đực P với lợn nái Polish LW, Zlotnicka Spotted và nái lai (Zlotnicka Spotted  Polish LW), con lai ba giống có mức tăng trọng, tỷ lệ nạc cao hơn con lai hai giống. Kamyk (1998) cho biết sử dụng nái lai: (Pulawyhybrid 990), (PulawyD), (PulawyP) phối với lợn đực hybrid 990, D và P, con lai P(Pulawy  hybrid 990) có diện tích cơ thăn cao nhất. Nghiên cứu sử dụng P trong các công thức lai ba giống đã được Gajeweczyk et al. (1998), Lyczyncki et al. (2000) công bố, các kết quả nghiên cứu cho thấy con lai có máu P có tỷ lệ nạc và diện tích cơ thăn cao. Các công thức lai bốn giống có P cũng được Gajewczyk et al. (1998) nghiên cứu. Warnants et al. (2003) cho biết ở Bỉ thường sử dụng lợn nái lai phối giống với lợn đực P để sản xuất lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp. Theo Leroy et al. (2000), dòng P-ReHal kháng stress có tỷ lệ thịt móc hàm và tỷ lệ nạc cao đã được tạo ra ở Bỉ. Người ta thường dùng lợn đực P-ReHal là đực cuối cùng trong các công thức lai. Như vậy, hầu hết các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng các tổ hợp lai kinh tế để sản xuất lợn thương phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc giảm chi phí thức ăn, tiết kiệm thời gian nuôi thịt và nâng cao tỷ lệ nạc nhờ ưu thế lai. Đa số lợn thịt thương phẩm trên thế giới đều là những tổ hợp lai từ 3, 4 hoặc 5 giống. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Việc lai tạo hai giống lợn L, Y để tạo ra thế hệ lợn lai F1(LY) hoặc F1(YL) là một trong những hướng đi quan trọng để mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, đáp ứng được nhu cầu phát triển và bắt kịp sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn trên thế 27 giới phù hợp với chương trình phát triển ngành chăn nuôi lợn của nước ta. Nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs. (2001) cho biết năng suất sinh sản của lợn nái L và Y nuôi tại trung tâm giống gia súc Phú Lãm - Hà Nội như sau: Khối lượng phối giống lần đầu của L và Y là 99,3 và 100,2 kg ; tuổi phối giống lần đầu là 254,11 và 282,00 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 367,1 và 396,3 ngày; số con đẻ ra còn sống là 8,20 và 8,30 ngày; khối lượng sơ sinh/ổ là 9,12 và 10,89 kg; khối lượng lúc 21 ngày tuổi/ổ là 40,70 và 42,10 kg tương ứng là 5,10 và 5,2 kg/con. Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs. (1999) cho thấy: nái lai F1(LY) có nhiều chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần L. Nái lai F1(LY) có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là 9,25 - 9,87; 8,50 - 8,80 con/ổ; khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa/con là 1,32 kg và 8,12 kg. Nái L có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là 9,00 - 9,83 và 8,27 - 8,73 con/ổ. Theo Lê Thanh Hải (2001), nái lai F1(LY) và F1(YL) đều có các chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần L, Y. Nái lai F1(LY) , F1(YL) và nái thuần L, Y có số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,27; 9,25; 8,55 và 8,60 con; với khối lượng toàn ổ khi cai sữa tương ứng là 78,90; 83,10; 75,00 và 67,20 kg. Phùng Thị Vân và cs. (2002) cho biết: lai hai giống giữa đực Y với nái L và ngược lại đều có ưu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so với giống thuần, F1(YL) và F1(LY) có số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,38 và 9,36 con; khối lượng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi là 79,30 và 81,50 kg. Trong khi đó, nái thuần Y và L có số con cai sữa/ổ tương ứng là 8,82 và 9,26 con, khối lượng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi chỉ đạt 72,90 kg cho cả hai giống. Đặng Vũ Bình và cs. (2005) cho biết nái F1 giữa hai giống L và Y, ưu thế lai rõ nhất ở số con đẻ ra/ổ, số con để nuôi/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ, sau đó là các tính trạng số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/ổ. Năng suất sinh sản nái F1(LY) có ưu thế lai cao hơn nái F1(YL). Theo Phan Xuân Hảo (2006) năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) là tương đối cao, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách lứa đẻ lần lượt là 249,13; 365,97 và 159,02 ngày. Tổng số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con 21 ngày/ổ và số con cai sữa/ổ lần lượt là 10,97; 28 10,41; 9,88; 9,35 và 9,32 con/ổ. Như vậy tỷ lệ sơ sinh sống 95,32%, tỷ lệ nuôi sống 94,17%. Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng 21 ngày/ổ và khối lượng cai sữa/ổ lần lượt là 14,6; 49,01 và 52,28 kg/ổ. Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng 21 ngày/con và khối lượng cai sữa/con lần lượt là 1,41; 5,27 và 5,67 kg/con. Trong những năm qua có khá nhiều công trình nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LY) và F1(YL) khi phối giống với các loại đực cuối cùng như D, P và PD. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006), năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) khi phối với đực P và D có số con đẻ ra/ổ tương ứng là 10,05 và 9,63 con; số con 21 ngày tuổi/ổ là 9,7 và 9,23 con; số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,39 và 3,13 con; khối lượng 60 ngày tuổi/con tương ứng là 19,72 và 19,70 kg. Lai ba giống giữa đực D với nái lai F1(LY) hoặc F1(YL) có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản, giảm chi phí thức ăn để sản xuất 1kg lợn con ở 60 ngày tuổi; số con cai sữa đạt 9,6-9,7 con/ổ với khối lượng cai sữa/ổ tương ứng là 80,0 – 75,7kg ở 35 ngày tuổi. Con lai giữa 3 giống D(LY) có mức tăng trọng trung bình 655,9g/ngày; tỷ lệ nạc 61,81% và tiêu tốn thức ăn 2,98; con lai ba giống D(YL) có mức tăng trọng trung bình 655,7g/ngày, tỷ lệ nạc 58,71%, tiêu tốn thức ăn 2,95kg thức ăn/kg tăng trọng (Phùng Thị Vân và cs., 2002). Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai PD× Y, PD × L và PD × F1 (L×Y) (LY). Kết quả cho thấy khi sử dụng đực lai PD trong các công thức lai tạo đều cho năng suất sinh sản khá cao và con lai sinh trưởng tốt. Cụ thể: số con sơ sinh sống và cai sữa ở các tổ hợp lai PD × Y là 11,65 và 11,10 con; ở PD × L là 11,01 và 10,49 con và ở PD × F1 (LY) là 11,50 và 10,90 con. Khối lượng cai sữa/con của các con lai trên lần lượt là 8,34; 8,42 kg và 8,44 kg ở 32 ngày tuổi (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy, 2009) Lợn nái F1(YL) có các chỉ tiêu số con trong ổ cao hơn so với nái F1(LY), nhưng nái F1(LY) lại có các chỉ tiêu khối lượng lợn con và tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với nái F1(YL). Phối giống giữa nái F1(YL) và F1(LY) với đực L19 đạt được các chỉ tiêu số con trong ổ cao hơn so với đực D, nhưng phối giống giữa nái F1(LY) và F1(YL) với đực D đạt được các chỉ tiêu khối lượng lợn con cao hơn so với đực L19. Tổ hợp lai L19(YL) đạt được các chỉ tiêu về số con trong ổ 29 cao nhất. Tổ hợp lai D(LY) đạt được các chỉ tiêu khối lượng lợn con cao nhất (Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình, 2011) Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cũng cho rằng năng suất sinh sản, sinh trưởng và năng suất thịt của tổ hợp lai 4 giống cao hơn và tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với tổ hợp lai 2 giống. Nên sử dụng lợn đực PD phối với nái F1(LY) để đạt được năng suất cao hơn trong thực tế (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Việc sử dụng đực PD phối với nái ngoại (L, Y và LY) đạt được năng suất cao nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng thịt tốt (Phan Xuân Hảo và cs., 2009; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng sản sinh sản cũng như sức sản xuất của lợn nái F1(YL), F1(LY) phối giống với đực PD, D.... Tuy nhiên các kết quả thu được còn nhiều khác biệt do khác nhau về thời gian, địa điểm nghiên cứu, phương thức chăn nuôi, cũng như dung lượng mẫu theo dõi. Việc nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(YL), F1(LY) phối với đực PD, D trong điều kiện sản xuất chăn nuôi của Công ty Lợn giống DABACO, thuộc Tập đoàn DABACO là một đòi hỏi khách quan nhằm đánh giá một cách xác thực đáp ứng yêu cầu cụ thể cho sản xuất của Công ty nói riêng và Tập đoàn nói chung. Các kết luận của nghiên cứu này cũng góp phần làm phong phú thêm việc đánh giá các tổ hợp lai hiện đang phổ biến trong sản xuất chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp của nước ta. 30 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH lợn giống DABACO. Địa chỉ: thôn Tư Chi – xã Tân Chi – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Sử dụng các số liệu theo dõi trên đàn nái trong 5 năm từ 2011 đến 2015. Sử dụng các các số liệu trong sổ sách thống kê và kế toán trong 3 năm từ 2013 tới 2015. Thời gian xử lý số liệu nghiên cứu: từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016. 3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu gồm các loại lợn sau: - Lợn nái lai F1 (L x Y) ký hiệu F1(LY): 2.058 con, với 7.188 lứa đẻ; - Lợn nái lai F1 (Y x L) ký hiệu F1(YL): 2.002 con, với 7.426 lứa đẻ; - Lợn đực Duroc ký hiệu (D): 22 con. - Lợn đực PiDu ký hiệu (PD): 31 con. Cả hai loại nái F1(LY), F1(YL) và hai loại đực Du và PD đều do Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân DABACO nhân giống từ đàn ông bà. Số lượng các lứa đẻ của nái lai F1(LY) và F1(YL) được ghép phối với đực D và PD theo dõi được nêu trong bảng 3.1 Bảng 3.1. Số lứa đẻ theo dõi Ghép phối Loại nái Tổng số Đực D Đực PD F1(LY) 7.188 3.230 3.958 F1(YL) 7.426 3.606 3.820 Tổng số 14.614 6.836 7.778 31 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện theo ba nội dung sau: Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) và F1(YL) phối với đực D và PD. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) và F1(YL). Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái sinh sản. 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Theo dõi, thu thập dữ liệu - Theo dõi, thu thập các dữ liệu về năng suất sinh sản của hai nhóm nái F1(LY) và F1(YL) phối giống với đực D và PD nuôi tại Công ty Lợn giống DABACO trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2015. - Theo dõi, thu thập các dữ liệu thu chi đối với các đàn nái thuộc hai nhóm nái F1(LY) và F1(YL) phối giống với đực D và PD nuôi tại Công ty Lợn giống DABACO trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2015. 3.5.2. Theo dõi lợn nái sinh sản Các loại lợn thuộc hai nhóm nái F1(LY) và F1(YL) phối giống với đực D và PD được quản lý và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của Công ty. Chuồng nuôi thuộc kiểu chuồng kín và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh do Công ty DABACO sản xuất. Thành phần dinh dưỡng thức ăn dùng cho các loại lợn, mức ăn hàng ngày của các loại lợn và khẩu phần ăn của nái nuôi con được nêu trong các bảng 3.1, 3.2 và 3.3. Bảng 3.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn Độ ME Crude Met + Protein Ca Lysine Loại thức ăn ẩm (kcal/ Fiber P (%) Cys (%) (%) (%) (%) kg) (%) (%) Lợn con tập ăn 10,5 3500 20,0 2,0 0,90 0,70 1,40 0,83 Lợn con cai sữa 10,8 3400 19,0 2,2 0,85 0,68 1,35 0,78 Hậu bị 1 11,4 3200 16,5 3,8 1,00 0,65 0,95 0,55 Hậu bị 2 12,5 3150 16,0 4,5 0,90 0,62 0,87 0,51 Mang thai 12 3050 13,5 5,5 0,95 0,50 0,65 0,44 Nuôi con 11,5 3200 17,0 4,0 1,00 0,60 0,90 0,55 32 Bảng 3.3. Mức ăn hàng ngày cho các loại lợn Loại nái Giai đoạn Kg/con/ngày Ghi chú Chờ phối 2,6 1 - 5 tuần 2,3 Hậu bị 6 - 11 tuần 2,3 12 – 16 tuần 2,4 Lên đẻ 2,2 1 – 5 tuần 2,3 6 - 11 tuần 2,4 2,7 Nái đẻ lứa 2 Sinh sản 12 – 16 tuần 2,8 Nái đẻ lứa 3, 4, 5 2,9 Nái đẻ lứa 6 trở đi Lên đẻ 2,4 Lượng thức ăn cho ăn mùa hè giảm 0,2kg/con/ngày so với mùa đông. Bảng 3.4. Chế độ ăn của lợn nái nuôi con Lượng thức ăn Số bữa ăn Tổng thức Ngày (kg/con/bữa) (bữa) ăn (kg) Đẻ 0,7 2 1,4 Nuôi con ngày 1 0,8 3 2,4 Nuôi con ngày 2 1,0 3 3,0 Nuôi con ngày 3 1,2 3 3,6 Nuôi con ngày 4 1,4 3 4,2 Nuôi con ngày 5 1,5 4 6,0 Nuôi con ngày 6 1,7 4 6,8 Nuôi con ngày 7-Trước Ăn tự do (điều chỉnh theo bữa) 4 Tự do cai sữa 1 ngày Ngày cai sữa Nhịn 0 Từ ngày nuôi con thứ 7 đến khi cai sữa cho ăn như sau: Khẩu phần nái/ngày (kg)= 2,0 kg + (0,5 kg x số lợn con trong ổ của lợn nái), hoặc cho ăn tự do theo nhu cầu. Tập ăn cho lợn con: 3 ngày tuổi bắt đầu đặt máng cho lợn làm quen, 5 ngày tuổi bắt đầu cho cám tập ăn và đến 21 – 24 ngày cai sữa. Yêu cầu mỗi ổ sử dụng hết 1,7kg thức ăn. 33 Phương thức phối giống: truyền tinh nhân tạo và phối kép sử dụng que phối sâu. Khi xác định được thời điểm phối giống thích hợp, sử dụng từ 2 đến 3 liều tinh của các đực khác nhau nhưng cùng một giống để phối giống. Thực hiện theo quy trình phòng bệnh và vệ sinh thú y theo quy định và theo lịch. Quy trình phòng bệnh bằng vaccin:  Đối với nái hậu bị: Khi nhập phải yêu cầu cung cấp lý lịch, các loại vaccin đã làm, để có kế hoạch làm vaccin tiếp theo. Lợn hậu bị 4 tháng tuổi nhập về: Chỉ nhập lợn hậu bị đã chọn và tiêm vaccine tai xanh được 3 tuần. Trong tuần đầu tiên khi nhập về cần theo dõi sát tình hình sức khỏe, trộn thuốc kháng sinh phòng bệnh. Sau tuần đầu tiên tiến hàng làm vaccin như sau: Loại Thời Cách dùng, liều Tên vaccine Chỉ định phòng lợn gian dùng (ml) Tuần 1 AMERVAC Tiêm bắp 2ml PRRS AFTOVAX + Lở mồm long móng Tuần 2 Tiêm bắp (2 + 2) ml COGLAPEST + Dịch tả Hội chứng còi cọc CircoFLEX + Tuần 3 Tiêm bắp (2 + 2)ml PCV2 + Hội chứng RHINANVAC viêm phổi Tuần 4 COGLAPIX Tiêm bắp 2ml Viêm phổi dính sườn Lợn Parvovirus, Đóng dấu Farrowsure B + hậu bị Tuần 5 Tiêm bắp (5 + 2)ml lợn, 6 chủng AUSKIPRA-BK nhập Leptospira, Giả dại lúc 4 Tuần 6 AMERVAC Tiêm bắp 2ml PRRS tháng AFTOVAX + Lở mồm long móng Tuần 7 Tiêm bắp (2 + 2) ml tuổi COGLAPEST + Dịch tả Hội chứng còi cọc CircoFLEX + Tuần 8 Tiêm bắp (2 + 2)ml PCV2 + Hội chứng RHINANVAC viêm phổi Tuần 9 COGLAPIX Tiêm bắp 2ml Viêm phổi dính sườn Parvovirus, Đóng dấu Farrowsure B + Tuần 10 Tiêm bắp (5 + 2)ml lợn, 6 chủng AUSKIPRA-BK Leptospira, Giả dại 34 Loại Thời Cách dùng, liều Tên vaccine Chỉ định phòng lợn gian dùng (ml) Tuần 11 DUFAMEC 1% Tiêm bắp 5ml Tẩy ký sinh trùng Tuần 1 AMERVAC Tiêm bắp 2ml PRRS AFTOVAX + Lở mồm long móng Tuần 2 Tiêm bắp (2 + 2) ml COGLAPEST + Dịch tả Parvovirus, Đóng dấu Farrowsure B + Tuần 3 Tiêm bắp (5 + 2)ml lợn, 6 chủng AUSKIPRA-BK Leptospira, Giả dại Lợn Hội chứng còi cọc hậu bị CircoFLEX + Tuần 4 Tiêm bắp (2 + 2)ml PCV2 + Viêm phổi nhập COGLAPIX dính sườn lúc 6 Tuần 5 AMERVAC Tiêm bắp 2ml PRRS tháng Parvovirus, Đóng dấu tuổi Farrowsure B + Tuần 6 Tiêm bắp (5 + 2)ml lợn, 6 chủng AUSKIPRA-BK Leptospira, Giả dại Hội chứng còi cọc CircoFLEX + Tuần 7 Tiêm bắp (2 + 2)ml PCV2 + Viêm phổi COGLAPIX dính sườn Tuần 8 DUFAMEC 1% Tiêm bắp 5ml Tẩy ký sinh trùng Tháng COGLAPEST Tiêm bắp 2ml Dịch tả 12;6 Tháng AFTOVAX Tiêm bắp 2ml Lở mồm long móng Nái 1, 5, 9 sinh sản Tháng PORCILIS Tiêm bắp 2ml Giả dại Aujeszky 2, 6, 10 BEGONIA Tháng AMERVAC Tiêm bắp 2ml PRRS 3, 7, 11 Nái chửa tuần 10 COGLAPEST Tiêm bắp 2ml Dịch tả Nái chửa tuần 11 COLISUIN-CL Tiêm bắp 2ml E.Coli Nái chửa tuần 14 COLISUIN-CL Tiêm bắp 2ml E.Coli Nái chửa tuần 15 DUFAMEC 1% Tiêm bắp 5ml Tẩy ký sinh trùng Parvovirus, Đóng dấu Nái sau đẻ 7 ngày Farrowsure B Tiêm bắp 5 ml lợn, 6 chủng Leptospira Đực Tháng COGLAPEST Tiêm bắp 2ml Dịch tả giống 12;6 35 Loại Thời Cách dùng, liều Tên vaccine Chỉ định phòng lợn gian dùng (ml) Tháng AFTOVAX Tiêm bắp 2ml Lở mồm long móng 1, 5, 9 Tháng PORCILIS Tiêm bắp 2ml Giả dại Aujeszky 2, 6, 10 BEGONIA Tháng AMERVAC Tiêm bắp 2ml PRRS 3, 7, 11 Parvovirus, Đóng dấu Tháng Farrowsure B Tiêm bắp 5 ml lợn, 6 chủng 4,10 Leptospira 7 ngày RHINANVAC Tiêm bắp 1ml Hội chứng hô hấp tuổi 14 ngày AMERVAC Tiêm bắp 2ml PRRS tuổi Hội chứng hô hấp + 21 ngày RHINANVAC + Tiêm bắp (2 + 2)ml Hội chứng còi cọc tuổi CircoFLEX PCV2 Lợn 30 ngày COGLAPEST Tiêm bắp 2ml Dịch tả con tuổi 45 ngày AFTOVAX Tiêm bắp 2ml Lở mồm long móng tuổi 55 ngày COGLAPIX Tiêm bắp 2ml Viêm phổi dính sườn tuổi 60 ngày COGLAPEST Tiêm bắp 2ml Dịch tả tuổi 70 ngày AFTOVAX Tiêm bắp 2ml Lở mồm long móng tuổi 3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu năng suất s...hất của các năm 2013, 2014, 2015 được thể hiện qua hình 4.7, 4.8. Hình 4.7. Số lứa đẻ/nái/năm qua các năm Hình 4.8. Số con cai sữa/nái/năm qua các năm, số con cái sữa/nái/năm 61 4.4.2. Hạch toán thu chi 4.4.2.1. Các mục thu Các khoản thu qua các năm được thể hiện bảng dưới đây. Bảng 4.11. Tỷ lệ các khoản thu qua các năm 2013, 2014 và 2015 (%) Các khoản thu 2013 2014 2015 Trung bình - Lợn con cai sữa 87,85 81,44 72,51 80,60 - Lợn nái chết loại 11,89 11,56 11,77 11,74 - Lợn thịt, hậu bị chết loại 0 6,79 3,29 3,36 - Lợn hậu bị giống 0 0 6,63 2,21 - Các khoản khác 0 0 5,63 1,88 - Phụ phẩm 0,26 0,21 0,17 0,21 Cộng 100 100 100 100 Qua bảng 4.11 cho thấy doanh thu chủ yếu là sản phẩm lợn con cai sữa, chiếm trung bình trên 80%, trong đó cao nhất năm 2013 là 87,85% tiếp đến năm 2014 chiếm 81.44%, cuổi cùng là năm 2015 chiếm 72,51%. Hình 4.9. Tỷ lệ các khoản thu trung bình trong 3 năm Nguồn thu từ lợn nái loại chiếm trung bình 11,74%. Trong đó cao nhất là năm 2013 với 11,89% tiếp đến năm 2015 là 11,77%, thấp nhất là năm 2014 là 11,56%. Nguồn thu từ lợn thịt lợn hậu bị loại chiếm trung bình 3,36% trong đó năm 2014 là 6,79%, năm 2015 là 3,29%, năm 2013 là 0%. Ngoài ra ta còn thấy thu từ bán hậu bị chỉ có năm 2015 là 6,63% các năm khác không có. Nguyên 62 nhân là do công ty tiến hành nuôi lợn hậu bị tái đàn, còn thừa xuất bán ra ngoài. Ngoài ra về phần thu các khoản khác tiêu biểu năm 2015 có 5,63% các khoản thu là do năm 2015 công ty nhận được từ sự hỗ trợ của tỉnh về chương trình hỗ trợ con giống trong sản xuất nông nghiệp tỉnh. Ngoài ra còn có các khoản thu về phụ phẩm khác như phân, cá chiếm trung bình là 0,21% cao nhất là năm 2013 chiếm 0,26% tiếp đến là năm 2014 chiếm 0,21% và năm 2015 chiếm 0,17% 4.4.2.2. Các mục chi Các mục chi qua các năm được thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng 4.12. Tỷ lệ các khoản chi qua các năm 2013, 2014 và 2015 (%) Các khoản chi 2013 2014 2015 Trung bình - Thức ăn 54,89 38,82 36,45 43,39 - Thuốc thú y 14,83 16,00 12,67 14,50 - Khấu hao con giống 11,92 16,19 11,72 13,28 - Lương, thưởng, phụ cấp 1,71 8,87 9,15 6,58 - Giống gốc 3,46 5,02 7,21 5,23 - Khấu hao chuồng trại, CSVC 1,69 5,78 4,91 4,13 - Điện, nước, xăng dầu 3,20 3,40 3,11 3,24 - Vay lãi ngân hàng 3,66 0 5,83 3,16 - Các khoản khác 1,97 1,72 5,77 3,15 - Dụng cụ rẻ tiền mau hỏng, VPP 1,33 4,19 3,17 2,89 - Các loại thuế 1,34 0,01 0,01 0,45 Cộng 100 100 100 100 Qua bảng 4.12 cho thầy tỷ lệ các khoản cần chi trong chăn nuôi lợn nái chiếm 86,44% tổng doanh thu trong đó khoản chi nhiều nhất là thức ăn sau đó đến thuốc thú y, tiếp đến là khấu hao con giống và sau đó là là các khoản khác. Trong đó chi phí cho thức ăn trung bình chiếm 43,39%, cao nhất năm 2013 là 54,89%, thấp nhất là năm 2015 chiếm 36,45%. Chi phí thuốc thú y trung bình là 14,5 %. Trong đó, cao nhất năm 2014 là 16%, thấp nhất năm 2015 là 12,67%. Chi phí cho con giống trung bình là 13,28% trong đó cao nhất năm 2014 16,19%, thấp nhất năm 2015 là 11,72%. Ngoài ra còn các khoản chi khác như chi cho lương, thưởng, phụ cấp trung bình 3 năm chiếm 6,58% cao nhất năm 2015 chiếm 9,15% tiếp đến là 63 năm 2014 chiếm 8,87% thấp nhất là năm 2013 chiếm 1,71% . Chi cho giống gốc, phần chi cho con giống chết loại thải sớm khi chưa hết khấu hao, trung bình chiếm 5,23% trong đó cao nhất là năm 2015 chiếm 7,21%, năm 2014 chiếm 5,02%, năm 2013 chiếm 3,46%. Chi khấu hao chuồng trại, cơ sở vật chất trung bình chiếm 4,13%, cao nhất là năm 2014 là 5,78% tiếp đến là năm 2014 là 4,91%, thấp nhất là năm 2013 là 1,69%. Chi phí cho điện nước, xăng dầu qua các năm tương đối như nhau, trung bình chiếm 3,24%. Chi phí lãi vay ngân hàng trung bình chiếm 3,16% cao nhất là năm 2015 chiếm 5,83% và năm 2013 chiếm 3,66% năm 2014 không có lãi vay ngân hàng. Hình 4.10. Tỷ lệ các khoản chi trung bình trong 3 năm Chi phí các khoản khác, đây là phần chi ngoài như chi phí tiếp khách, chí phí thuê nhân công thời vụ, thuê gia công dụng cụ, xây dựng công trình ngoài bổ sung... trung bình chiếm 3.15%, cao nhất lă năm 2015 chiếm 5,77%, năm 2013 là 1,97%, năm 2014 là 1,72%. Chi phí dụng cụ rẻ tiền mau hỏng, văn phòng phẩm trung bình chiếm 2,89% cao nhất lă năm 2014 chiếm 4,19% tiếp đến là năm 2015 chiếm 3,17% thấp nhất là năm 2013 là 1,33%. 64 Chi phí các loại thuế chiếm thấp nhất do công ty nằm trong khối sản xuất mặt hàng nông nghiệp được nhà nước hỗ trợ nhiều về các khoản thuế. Trung bình chi là 0,45%, cao nhất là năm 2013 chiếm 1,34%, còn lại hai năm 2014 và 2015 chỉ chiếm 0,01%. 4.4.3. Lợi nhuận chăn nuôi lợn nái Lợi nhuận chăn nuôi lợn nái chiếm trung bình 10,56% tổng doanh thu và được thể hiện qua bảng 4.13 và thể hiện qua hình 4.11 Bảng 4.13. Hạch toán thu chi sản xuất qua các năm 2013, 2014 và 2015 Đơn vị tính: 1.000 đồng Nội dung 2013 2014 2015 Trung bình Tổng thu 94.002.083 88.907.555 105.735.746 96.215.128 Tổng chi 85.926.808 79.664.949 92.560.367 86.050.708 Lãi 8.075.275 9.242.606 13.175.379 10.164.420 Lãi/tổng thu (%) 8,59 10,40 12,46 10,56 Lãi/1 nái 3.259 3.779 5.487 4.163 Lãi/1 ổ đẻ 1.425 1.609 2.263 1.769 Lãi/1 lợn con sơ sinh sống 128 137 199 155 Lãi/1 lợn con cai sữa 134 150 205 164 Hiệu quả kinh tế hạch toán thu chi được thể hiện ở hình 4.11. Hình 4.11. Hạch toán thu chi chăn nuôi lợn nái qua các năm 2013, 2014, 2015 65 Lợi nhuận chăn nuôi lợn nái thể hiện ở bảng 4.13 cho thấy lợi nhuận của 1 nái/năm đạt trung bình 4.163.000đ/nái, cao nhất năm 2015 đạt 5.487.000đ/nái, thấp nhất năm 2013 đạt 3.259.000đ/nái. Một lợn con sinh ra còn sống có lợi nhuận trung bình 155.000đ/con, cao nhất năm 2015 là 199.000đ/con và thấp nhất là năm 2013 là 128.000đ/con. Lợi nhuận thu được của 1 lợn con cai sữa trung bình là 164.000đ, trong đó cao nhất năm 2015 là 205.000đ/con và thấp nhất là năm 2013 là 134.000đ/con. Bảng 4.14. Hạch toán kinh tế của 1 nái/năm và của 1 lợn con cai sữa Đơn vị tính: 1.000 đồng Nội dung 2013 2014 2015 Trung bình Thu/1 nái/năm 37.935 36.348 44.038 39.406 Thu/1 lợn con cai sữa/năm 1.565 1.445 1.647 1.554 Chi/1 nái/năm 34.676 32.569 38.551 35.243 Chi/1 lợn con cai sữa 1.431 1.295 1.442 1.390 Lãi/1 nái/năm 3.259 3.779 5.487 4.163 Lãi/1 lợn con cai sữa 134 150 205 164 Để có được lợi nhuận như vậy thì việc đầu tư là rất lớn. chi phí đầu tư được thể hiện qua bảng 4.14. Qua bảng ta thấy: chi phí cho 1 nái/ năm trung bình trên 35 triệu, cao nhất năm 2015 là 38.551.000đ/nái, thấp nhất năm 2014 là 32.569.000đ/nái. Vậy để có được 1 con lợn cai sữa bán ra thì chi phí trung bình là 1.390.000đ/con, cao nhất là năm 2015 là 1.442.000đ/con và thấp nhất là năm 2014 là 1.295.000đ/con, còn lại là năm 2013 là 1.431.000đ/con. Hạch toán kinh tế của 1 nái/năm và của 1 lợn con cai sữa được thể hiện ở hình 4.12, 4.13 dưới đây: 66 Hình 4.12. Hạch toán kinh tế của 1 nái/năm qua các năm 2013, 2014, 2015 Hình 4.13. Hạch toán kinh tế của 1 lợn con cai sữa qua các năm 2013, 2014, 2015 67 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Trên cơ sở các kết quả thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 5.1.1. Về năng suất sinh sản của nái F1(LY). F1(YL) phối với đực D và đực PD - Năng suất sinh sản của nái F1(LY) và F1(YL) đều đạt ở mức cao. Sai khác về tất cả các chỉ tiêu năng suất sinh sản giữa 2 loại nái này là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). - Nái lai F1(LY) và F1(YL) phối giống với đực D đạt khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn, các chỉ tiêu về số con/ổ, khối lượng sơ sinh/con, cai sữa/ổ và cai sữa/con cao hơn rõ rệt so với phối giống với đực PD. - Trong 4 tổ hợp lai, tổ hợp lai (YL x D) đạt các chỉ tiêu số con sơ sinh, sơ sinh sống và để nuôi/ổ cao nhất và khoảng cách lứa đẻ ngắn nhất. Ngược lại, tổ hợp lai (YL x PD) có các chỉ tiêu số con sơ sinh, sơ sinh sống và để nuôi/ổ thấp nhất và khoảng cách lứa đẻ dài nhất. - Các chỉ tiêu số con sơ sinh, sơ sinh sống và để nuôi/ổ tăng dần từ lứa 1 đến lứa 6 và bắt đầu giảm từ lứa 7. Trong khi đó, khối lượng sơ sinh/ổ tăng từ lứa 1 đến lứa 5 và bắt đầu giảm từ lứa 6. - Trong 5 năm từ 2011 đến 2015, nhìn chung, các chỉ tiêu năng suất sinh sản có xu hướng năm sau luôn cao hơn năm trước. - Các chỉ tiêu số con sơ sinh, sơ sinh sống và cai sữa/ổ trong vụ Đông – Xuân đạt cao hơn, khoảng cách lứa đẻ và số ngày nuôi con dài hơn vụ Hè –Thu. Ngược lại, các chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh và cai sữa/ con trong vụ Hè – Thu đạt cao hơn, khoảng cách lứa đẻ và số ngày nuôi con ngắn hơn do với vụ Đông – Xuân. 5.1.2. Về hiệu quả kinh tế nuôi lợn nái lai F1(LY) và F1(YL) trong 3 năm - Nguồn thu chủ yếu là do bán lợn con cai sữa (chiếm 80,60%), từ bán lợn nái loại (11,74%), từ lợn thịt và lợn hậu bị loại (3,36%). Tổng chi trung bình chiếm 89,44% tổng doanh thu, trong đó cao nhất là chi về thức ăn (chiếm 43,39%), thuốc thú y (14,5 %), lương-thưởng-phụ cấp (6,58%), giống gốc (5,23%), khấu hao chuồng trại và cơ sở vật chất (4,13%), điện nước-xăng dầu (3,24%). 68 - Lợi nhuận trung bình chiếm 10,56% doanh thu. Trung bình đầu tư nuôi 1 nái/năm khoảng 35 triệu đồng, lợi nhuận thu được là 4,2 triệu đồng/nái/năm. Chi cho sản xuất 1 lợn con cai sữa trung bình là 1,4 triệu đồng, lợi nhuận thu được là 164.000đ/con. 5.2. KIẾN NGHỊ Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đề nghị một số nội dung sau: - Phát triển mạnh đàn nái lai F1(LY), F1(YL) có năng suất sinh sản tốt và chủ động tạo ra con lai 3 giống và 4 giống nuôi thương phẩm. - Khuyến khích việc sử dụng tổ hợp lai F1(LY), F1(YL) với D để nuôi thương phẩm ở Công ty. - Lưu ý thời gian khai thác đối với nái vì từ lứa 6 năng suất bắt đầu giảm, do đó cần có thời gian loại thải thay thế nái hợp lý. - Cho phép sử dụng kết quả nghiên cứu này vào cơ sở thực tiễn để xây dựng và phát triển đàn nái ngoại có năng suất sinh sản cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. - Theo dõi về năng suất và chất lượng thịt để có thể đánh giá một cách toàn diện về khả năng sản xuất của các tổ hợp lai 3 giống, 4 giống. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TIẾNG VIỆT 1. Đặng Vũ Bình (1995). Các tham số thống kê. di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản lợn nái Yorkshire và Landrace. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu Khoa học Chăn nuôi- thú y (1991-1995). Trường Đại học Nông Nghiệp I (1995). tr. 61 - 65. 2. Đặng Vũ Bình (1999). Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật- Khoa chăn nuôi – thú y – Trường Đại học Nông nghiệp I. Hà Nội 3. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, Đoàn Văn Soạn và Nguyễn Thị Kim Dung (2005). Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai của đàn lợn chăn nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. 03 (4). tr. 304. 4. Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Trần Xuân Việt và Vũ Ngọc Sơn (1995). Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại Trung tâm giống gia súc Hà Tây. Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa CNTY 1999-2001. NXB Nông Nghiệp. tr. 70 - 72. 5. Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân, Phan Xuân Hảo và Hoàng Sĩ An (1999). Kết quả bước đầu xác định khả năng sinh sản của lợn nái L và F1(LY) có các kiểu gen halothan khác nhau nuôi tại xí nghiệp thức ăn chăn nuôi An Khánh. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi-Thú y (1996-1998). Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. tr. 9 - 11. 6. Đinh Văn Chỉnh, Phan Xuân Hảo và Đỗ Văn Chung (2001). Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại trung tâm giống Phú Lãm – Hà Tây. Kết quả nghiên cứu KHKT khoa chăn nuôi thú y (1991-1995). Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011). Khả năng sinh sản của tổ hợp lai F1 (Landrace x Yorkshire) và F1 (Yorkshire x Landrace) với đực Duroc và L19 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011. 09 (4). tr. 614 – 621. 8. Lê Đình Phùng (2009). Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) phối với tinh lợn đực F1(D x P) trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình, Tạp chí Khoa học 2009. (55). tr. 41-51. 9. Lê Thanh Hải (2001). Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần chủng và xác định tổ hợp lai thích hợp cho heo cao sản để đạt tỷ lệ nạc từ 50-55%. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước KHCN 08 - 06. 70 10. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên và Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005). So sánh khả năng sinh sản của lái nai F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc và Piétrain Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Trường Đại học Nông Nghiệp I. 03 (2). tr. 140 - 143. 12. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006). Năng suất sinh sản- sinh trưởng- chất lượng thân thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LandraceYorkshire) phối với lợn đực Duroc và Pietrain. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Trường Đại học Nông Nghiệp I. 04 (6). tr 48 – 55. 13. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010). Năng suất sinh sản- sinh trưởng- thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L x L) với đực giống Landrace. Duroc và (Pietrain x Duroc). Tạp chí khoa học và phát triển 2010. 08. (1). tr. 98 – 105. 14. Nguyễn Văn Thiện (1995). Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Phạm Thị Đào (2014). Mô hình nuôi lợn thương phẩm từ lợn đực giống Piétrain RéHal với lợn nái lai trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương. (5). tr. 14 – 15. 16. Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008). Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa lợn đực Duroc. L19 với nái F1(L x Y) và F1(Y x L) nuôi tại Vĩnh Phúc. Tạp chí khoa học và phát triển 2008. 05 (6). tr. 537 – 541. 17. Phan Xuân Hảo (2006) Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái ngoại Landrace. Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire) đời bố mẹ’’. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp. 04 (2). tr. 120 - 125. 18. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) Tạp chí Khoa học và Phát triển 2009. 07 (3). tr. 269 – 275. 19. Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy, Đinh Văn Chỉnh, Nguyễn Chí Thành và Đặng Vũ Bình (2009). Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của các con lai giữa đực lai PiDu (Pietrain x Duroc) và nái Landrace hay F1 ( Landrace x Yorkshire). Tạp chí khoa học và phát triển 2009. 07 (4). tr. 484 – 490. 20. Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Trần Thị Hồng và CTV (2002). Nghiên cứu khả năng sinh sản. cho thịt của lợn lai và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt cuả lợn ngoại có tỷ lệ nạc trên 52%. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm. Kết quả nghiên cứu KHCN trong nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 1996-2000. Hà Nội. tr. 482 - 493. 71 21. Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Trương Hữu Dũng (2000). Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai D(LY) và D(YL) và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc > 52%. Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý KT. (9). tr. 397 - 398. 22. Quyết định 675/QĐ-BNN-CN (2014) Phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho đàn vật nuôi giống gốc. 23. Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân, Nguyễn văn Thiện và Trịnh Đình Đạt (1994). Di truyền chọn giống động vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 24. Trần Kim Anh (2000). Sự cần thiết mở rộng ứng dụng hệ thống giống lợn hình tháp và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn. Chuyên san chăn nuôi lợn. Hội Chăn nuôi Việt Nam. tr. 94 - 112. 25. Trương Hữu Dũng, Phùng Thị Vân và Nguyễn Khánh Quắc (2004). Khả năng sinh trưởng và thành phần thịt xẻ của tổ hợp lai D(LY) và D(YL). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (4). tr. 471. 26. Từ Quang Hiển và Lương Nguyệt Bích (2005). Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái giống Landrace. Yorkshire và nái lai YL nuôi tại trại chăn nuôi Tân Thái tỉnh Thái Nguyên. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học về chăn nuôi. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. tập I. tr. 256 - 278. 27. Vũ Đình Tôn (2009). Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc tại một số huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang, Báo cáo trọng điểm Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 28. Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010). Năng suất sinh sản. sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các tổ hợp lợn lai giữa nái F1( Landrace x Yorkshire) và đực giống Duroc và Landrace nuôi tại Bắc Giang. Tạp chí khoa học và phát triển 2010. 09 (02). tr. 397 - 398. 2. TIẾNG ANH 29. Akos K. and G. Bilkei (2004). Comparison of the reproductive performance of sows kept outdoors in Croatia with that of sows kept indoors. Livestock Production Science. Vol. 85. pp. 293-298. 30. Alexopoulos K., A. Karaglanidis, C. Boscos. and J. Mavromatis (1997). Comparative study of reproductive parameters after fertillization of sows by natural service or artificial insemination, Animal Breeding Abstracts. vol 65 (6). pp. 2947. 31. Ashworth C. J., C. Antipatis and M. Beattie (2000). Effects of pre and post mating nutritional status on hepatic function, progesterone concentration, uterine, protein secrection and embryo survival in Meishan pigs, Animal Breeding Abstracts. vol 68 (12). pp. 7553. 72 32. Blasco A., J. P. Binadel and C. S. Haley (1995). Genetic and neonatal survial. The neonatal pig Development and survial. Valey M.A. (Ed). CAB International. Wallingford. Oxon. UK. pp. 17-38 33. Buczyncki J. T., K. Szulc, E. Fajfer and A. Panek (1998). The results of crossbreeding Zlotniki WhitePolish LW sows with P, PPolish L or PZloniki Pied boar, Animal Breeding Abstracts. Vol. 66 (12). pp. 8317. 34. Chang K.C., N. D. Costa, R. Blackley, O. Southwood, G. Evans, G. Plastow, J. D. Wood and R.I. Richardson (2003). Relationships of myosin heavy chain fibre types of meat quality traits in traditional and modern pig. Meat Science. Vol 64. pp. 93 – 103. 35. Choi J. G, G., J Jbon, J. H. Lee, D. H. Kim and J. B. Kim J.B (1997). Estimation of environmental effects on carcass traits in pigs . Animal Breeding Abstracts. Vol 65 (11). pp. 6005. 36. Chokhataridi G. (2000). The effectiveness of using North Caucasus boars. Animal Breeding Abstracts. vol 68 (9). pp. 5323. 37. Colin T and Whittemore (1998). The science and practice of pig production. Second Edition. Blackwell Science Ltd. pp. 91-130. 38. Cozler Y. Le., M. Neil, E. Ringmar Cederberg and J. Y. Dourmad (2000). Effect of feeding level during reaing and mating strategy on performances of first and second litter sows. Animal Breeding Abstracts. Vol 68 (12). pp. 7557. 39. Dan T. T and M. M. Summer (1995). Factors effecting farrowing rate and birth letter size in pigeries in Southern Vietnam and Queenslan. Exploring approaches to research in the animal science in Vietnam 8/1995. pp. 76 – 81. 40. Deckert A. E., C. E. Dewey, J. T. Ford and B. F. Straw (1998). The influence of the weaning to breeding interval on ovulation rate in parity two sows. Animal Breeding Abstracts. Vol 66 (2). pp. 1155. 41. Dominguez J. C., F. J. Pena, L. Anel, M. Carbajo and B. Alegre (1998). Seasonal infertility syndrome in pigs. Animal Breeding Abstracts. Vol 66 (2). pp. 1156. 42. Ducos A. (1994). Genetic evaluation of pigs tested in central station using a multiple trait animal model. Doctoral Thesis. Institut National Agronomique Paris - Grignon. France. 43. Evan E. K., A. H. Kuijpers, F. J. C. M. Van Eerdenburg and M. J. M. Tielen (2003). Coping characteristics. and performance in fattening pigs, Livestock Production Science. Vol 84. pp. 31-38. 44. Falconer D. S. (1993). introduction to quantitative genetics. Third Edition Longman New York. pp. 254 - 261. 73 45. Fireman F. A. T. and F. Siewerdt (1998). Effect of birth weight on piglet mortality to 21 days of age. Animal Breeding Abstracts. Vol 66 (1). pp. 386. 46. Gajewczyk P., A. Rzasa and P. Krzykawski (1998). Fattening performance and carcass quality of pigs from crossing the Polish LW. Polish L and P breeds. Animal Breeding Abstracts. Vol 66 (12). pp. 8321. 47. Gaustad-Aas A. H., P. O. Hofmo and K. Kardberg (2004). The importance of furrowing to service interval in sows served during lactation or after shorter lactation than 28 days. Animal Reproduction Science. Vol 81. pp. 289-293. 48. Gerasimov V. I., T. N. Danlova and E. V. Pron (1997). The results of 2 and 3 breed crossing of pigs. Animal Breeding Abstracts. Vol 65 (3). pp. 1395. 49. Grandinson K., L. Rydhmer, E. Strandberg and K. Thodberg (2003). Genetic analysis of on-farm tests of maternal behaviour in sows, Livestock Production Science. Vol 83. pp. 141-151. 50. Grzeskowiak E., K. Bonzuta and J. Strzelecki (2000). Slaughter value and meat quality of carcasses of commercial fatteners from crossings of hybrid sows (PLWPL) with Pi and Du boars, Anim Breeding Abstracts. Vol 68 (8). pp. 4692. 51. Hamann H., R. Steinheuer and O. Distl (2004). Estimation of genetic parameters for litter size as a sow and boar trait in German herdbook L and P swine, Livestock Production Science. Vol 85. pp. 201-207. 52. Haminell K. I., J. P. Lafrest and J. Dafron (1993). Evaluation of the growth performance and carcass charecteristics of commercial pigs produced in Quenbee, Animal Science, Vol 73 (3). pp. 459. 53. Hansen J. A., J. T. Yen, J. L. Nelssen, J. A. Nienaber, R. D. Goodband and T. L Weeler (1997). Effect of somatotropin and salbutamol in three genotypes of finishing barrows growth. carcass and calorimeter criteria. Animal Breeding Abstracts. Vol. 65(12). pp. 6876. 54. Huang S. Y., W. C. Lee, M. Y. Chen, S. C. Wang, C. H. Huang, H. L. Tsou and E. C. Lin (2004). Genetypes of 5-flanking region in porcine heat-shock protein 70.2 gene effect backfat thickness and growth performance in Duroc boars, Livestock Production Science. Vol 84. pp. 181-187. 55. Gordon I. (1997). Controlled reproduction in pigs. CAB International. 56. Gordon I. (2004). Reproductive technologies in farm animals. CAB International. 57. Jondreville, C., P. S. Revy and D. Dourmad (2003). Dietary means to better control the environmental. Impact of copper and zinc by pigs from weaning to slaughter, Livestock Production Science. Vol 84. pp. 147-156. 74 58. Kamyk P. (1998). The effect of breed characteristics. of meat-type pigs on carcass and meat quality in F2 crossbreds, Anim Breeding Abstracts. Vol 66 (4). pp. 2575. 59. Kim N. H., S. H. Kim, Y. C. Jung and Y. I. Park (1994). Comparison of different crosses for certain reproductive traits in pigs. 60. Koketsu Y., G. D. Dial and V. L. King (1998). Influence of various factors in furrowing rate on farms using early weaning. Animal Breeding Abstracts. Vol 66 (2). pp. 1165. 61. Kosovac O, V. Vidovic and M. Petrovic (1997). Phenotype parameters of reprodutive traits of sows of different genotypes at the fist two farrowing. Animal Breeding Abstracts. Vol 65 (2). pp. 923. 62. Labroue F., S. Goumy, J. Gruand, J. Mourot, V. Neeiz and C. Legault (2000). Comparison with LW of pour local breeds of pigs for growth, carcass and meat quality traits, Animal Breeding Abstracts. Vol 68 (10). pp. 5991. 63. Legault C., J. Gruand, J. Lebost, H. Garreau, L. Olliver, L. A. Messer and M. F. Rothschild (1998). Frequency and effect on prolificacy of the ESR gene in two French LW lines. Animal Breeding Abstracts. Vol 65 (12). pp. 6897. 64. Lember A. (1998), Litter size and live weight gain of piglets depending on the feeding level of sows, Animal Breeding Abstracts. Vol 66 (2). pp. 1167. 65. Leroy P. L. and V. Verleyen (2000). Performances of the P - ReHal. the new stress negative P line. Animal Breeding Abstracts. Vol 68 (10). pp. 5993. 66. Liu Xiao Chun, Chen Bin and Shi Qishun (2000). Effect of D, LW and L crosses on growth and meat production traits, Animal Breeding Abstracts. Vol 65 (5). pp. 2362. 67. Lyczyncki A., E. Pospiech, M. Urbaniak, Bartkowiak, E. Rzosinska, M. Szalata and A. Medynski (2000). Carcass value and meat quality of crossbreds pigs (PLWPL) and (PLWPL)P, Animal; Breeding Abstracts. Vol 68 (12). pp. 7514. 68. Mabry J. W., M. S. Culbertson and D. Reeves (1997). Effect of lactation length on weaning to first service interval. first service furrowing rate and subsequent litter size. Animal Breeding Abstracts. Vol 65 (6). pp. 2958. 69. Martinez Gamba R. G. (2000), Main factors affecting the fertility of pig, Animal Breeding Abstracts. Vol 68 (1). pp. 269. 70. Migdal W., A. Gardzinska, J. Koczanowski, C. Klocek, R. Tuz and M. Stawarz (2000). Fattening and slaughter value of crossbred fatteners slaughtered at different body weight, Animal Breeding Abstracts. Vol 68 (8). pp. 4698. 75 71. Ostrowski A. and T. Blicharski (1997). Effect of different paternal components on meat quality of crossbred pigs. Animal Breeding Abstracts. Vol 65 (7). pp. 3587. 72. Orzechowska B. and A. Mucha (1999). An evaluation of reproductive efficiency of sows. Animal Breeding Abstracts. Vol. 67 (4). pp. 2180. 73. Pathiraja N., K. T. Mandisodza and S. M. Makuza (1990) Estimates of genetic and phenotypic parameters of performance traits from centrally tested British Landrace boars under tropical conditions in Zimbabwe. Proc. 4th World Congr. Genet. Appl. Livest. Prod. (14). pp. 23-27. 74. Peltoniemi O. A. T., H. Heinonen, A. Leppavuori and R. J. Love (2000). Seasonal effects on reproduction in the domestic sow in Finland. Animal Breeding Abstracts. Vol 68 (4). pp. 2209. 75. Pistoni S. (1997). Evaluation of reproductive performance at some Italian farms in 1991-1993, Animal Breeding Abstracts. Vol 65 (11). pp. 6064. 76. Pogodaev V. A. and V. F. Filenko (1997). Crosses between pigs of the Steppe and Southern types of the rapidly maturing meat breed, Animal Breeding Abstracts. Vol 65 (2). pp. 884. 77. Prunier A., H. Quesnel, N. Quisiou and M. Le. Denmat (2000). Influence of dietary intake on plasma progesterone and embryo mortality in gilts, Animal Breeding Abstracts. Vol 68 (12). pp. 7566. 78. Quiniou N., D. GaudrÐ, S. Rapp and D. Guillou (2000). Effect of ambient temperature and diet composition on lactation performance of premiparous sows. Animal Breeding Abstracts. Vol 68 (12). pp. 7567 79. Richard M. B. (2000). Understanding animal breeding, Second Edition, by Prentice-Hall, Inc Upper Saddle River, New Jersey 07458. pp. 371-392 80. Riha J., V. Jakubec and S. Kamlerova (2000). An analysis of some factors affecting the reproductive performance of sows, Animal Breeding Abstracts. Vol 68 (5). pp. 2780 81. Ronald, O. Bates (1993). Rotational crossbreeding systems for pork producers, Department of Animal Science, University of Missouri - Columbia, Agricultural publication G2310. 82. Rothschild M. F. and J. P. Bidanel (1998). Biology and genetics of reproduction. The genetics of the pig. Rothchild M. F. & Ruvinsky A.. (Eds). CAB international. 83. Sellier M., F. Rothschild and A. Ruvinsky (eds) (1998). Genetics of meat and carcass trasit. The genetics of the pig. CAB International. pp. 463-510. 76 84. Serenius T., M. L. Sevon-Aimonen and E. A. Mantysaari (2002). Effect of service sire and validyty of repeatability model in litter size and farrowing interval of Finnish L and LW populations, Livestock Production Science. Vol 81. pp. 213-222. 85. Tan Deming, Chen WenGuang, Zhang Cun and Lei DongFeng (2000). Study on the establishment of swine selection and breeding systems, Animal Breeding Abstracts. Vol 68 (5). pp. 2786 86. Tuz R., J. Koczanowski, C. Klocek and W. Migdal (2000). Reproductive performance of purebred and crossbred sows mated to Duroc x Hampshire boars. Animal Breeding Abstracts. Vol 68 (8). pp. 4740. 87. Vangen O. and E. Sehested (1997). Swine production and reseach in Norway. Animal breeding abstracts. Vol 65 (8). pp. 4242. 88. Wang C. and Y. Zhang (1997). Study on the optimization of crossbreding systems for pigs, Animal Breeding Abstracts. Vol 65 (8). pp. 4201. 89. Warnants N., M. J. Van. Oeckel, M. De. Paepe (2003). Response of growing pigs to different levels of ideal standardized digestible lysine using diets balanced in threonine. methionine and tryptophan. Livestock Production Science. Vol 82. pp. 201-209. 90. Wood J. D., G. R. Nute, R. L. Richardson, F. M. Whittington, O. Southwood, G. Plastow, R. Mansbrite, N. Costa and K. C. Chang (2004). Effects of breed, died and muscle on fat deposition and eating quality in pig, Meat Science. Vol. 67. pp. 651- 667. 91. Wuensch U., G. Niter, U. Beryfelt and L. Schueler (2000). Genertic and economic evaluation of genetic improvement schemes Animal Breeding Abstracts. Vol 68 (8). pp. 4708. 92. Xue J. L., G. D. Dial, J. Schuiteman, A. Kramer, C. Fisher, W. E. Warsh, R. B. Morriso and J. Squires (1997). Evaluation of growth. carcass and compound concentrations related to boar taint in boars and barrows. Animal Breeding Abstracts. Vol 65 (2). pp. 887 93. Yamada J. and M Nakamura (1998). Effects of full feeding and restricted feeding on the reproductive performance in the gilts and the sows. Animal Breeding Abstracts. Vol 66 (4). pp. 2637. 94. Yang H., J. E. Pettigrew and R. D. Walker (2000). Lactation and subsequent reproductive responses of lactating sows to dietary lysine (protein) concentration. Animal . 95. Yen N. T., C. Tai, Y. S. Cheng and M. C. Huang (2001). Relative genetic effects of Duroc and Taoyuan breeds on the economic traits on their hybrid, Asian – Australasian Journal of Animal Science. vol 14 (4). pp. 447 – 454. 77

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nang_suat_sinh_san_cua_lon_nai_lai_f1_landrace_x_york.pdf
Tài liệu liên quan