Đề tài Tìm hiểu, mô tả, đánh giá và đề xuất để bảo tồn những giá trị văn nghệ dân gian của tộc người mà Anh (Chị) đã nghiên cứu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI TÌM HIỂU VỀ TÌM HIỂU, MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ BẢO TỒN NHŨNG GIÁ TRỊ VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦA TỘC NGƯỜI THÁI. BÀI TẬP CÁ NHÂN HỌC PHẦN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ. Giảng viên hướng dẫn : TS.. Sinh viên thực hiện : LƯƠNG VĂN QUANG Hà Nội, tháng/2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi thực hiện công trình nghiên cứu với tên đề tài: “.Tìm hiểu, mô tả, đánh giá và đề xuất để bảo tồn những giá trị văn nghệ dân gian củ

docx40 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Tìm hiểu, mô tả, đánh giá và đề xuất để bảo tồn những giá trị văn nghệ dân gian của tộc người mà Anh (Chị) đã nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tộc người mà Anh (Chị) đã nghiên cứu. ” Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS.Lê Thị Hiền - Giảng viên học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học” đã trang bị cho tôi nói riêng và lớp 1505QLVB nói chung những kiến thức, kĩ năng cơ bản để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Tôi cũng xin cảm ơn ban quản lý và người dân địa phương ở khu vực xung quanh hang Co Phương đã tạo điều kiện cho tôi có thêm hiểu biết về di tích lịch sử thiêng liêng này. Tuy vậy, do kiến thức còn hạn chế nên bài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của cô để bài nghiên cứu của tôi được hiệu quả và hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! STT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt 1 LĐTBXH Lao động thương binh và xã hội 2 UBND Ủy ban nhân dân 3 NĐ - CP Nghị Định – Chính Phủ 4 TNXP Thanh niên xung phong 5 TTĐT Thông tin điện tử 6 ATK An toàn khu DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam một đất nước có bề dày lịch sử. Một đất nước đầy biến động, với những cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu. Một đất nước của những con người kiên cường, bất khuất, với truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang của ông cha ta từ bao đời nay. Với nền văn hóa mang đặc trưng của một nước châu Á, Việt Nam ta nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Trong đó, không thể không nhắc tới khu di tích lịch sử hang Co Phương. Trong chiến tranh, đây là căn cứ và là điểm trung chuyển lương thực, vũ khí của quân ta lên Thượng Lào và Tây Bắc phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Vào 3 giờ chiều ngày 2/4/1953, máy bay giặc Pháp thay nhau thả bom khốc liệt. 3 chiếc máy bay đã thả 3 quả bom xuống khu vực xã Phú Lệ, nhưng đau đớn nhất trong vụ xả bom kinh hoàng vào chiều hôm đó là một trong 3 quả bom găm thẳng vào sườn núi Pù Bó rồi nổ tung. Cả một sườn núi đá rầm rầm tụt xuống chân núi, cửa ra vào duy nhất của hang Co Phường bị những phiến đá liền khối như gian nhà bít kín. Lúc này, trong hang có dân công hỏa tuyến của xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, mới lên nhận nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường 15A đi Vạn Mai, tỉnh Hòa Bình.Trong ngày định mệnh đó, trong hang có 12 người nhưng 1 đã may mắn sống sót do đang ra sông gánh nước. Để tưởng nhớ tới công ơn của những người đã mãi mãi nằm trong hang sâu,người dân địa phương và chính quyền địa phương đã bảo vệ và lập chùa để thờ cúng tưởng nhớ tới người đã hi sinh vì dân tộc. Chính quyền huyện Quan Hóa cũng đã có nhiều văn bản đề nghị công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Năm 2012, hang Co Phương được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Tôi là sinh viên chuyên nghành quản lý văn hóa , tự nhận thấy cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ giúp nền văn hóa, lịch sử Việt Nam được bảo tồn, phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu. Khu di tích lịch sử này có ví trí gần địa phương tôi sinh sống nên tiện cho việc quan sát, tìm hiểu và giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này một cách dễ dàng. Chính bởi những lý do trên nên tôi đã quyết định tìm hiểu đề tài này. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Khu di tích lịch sử hang Co Phương. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Khu di tích lịch sử hang Co Phương - Về thời gian: Trong chiến tranh, đây là căn cứ và là điểm trung chuyển lương thực, vũ khí của quân ta lên Thượng Lào và Tây Bắc phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Trong thời bình nơi đây là nơi yên nghĩ của những người con kiên trung của đất nước, là nơi tưởng nhớ công lao của các anh ,các chị với tổ quốc. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu: Hoàn thành đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu về khu di tích lịch sử hang Co Phương tại Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. ” Nhiệm vụ nghiên cứu: - Cơ sở lý luận về di tích và khái quát về di tích. - Đặc điểm của khu di tích hang Co Phương. + Tìm hiểu về các đặc điểm. + Tìm hiểu về vai trò. + Tìm hiểu về tiềm năng du lịch. - Đưa ra một số giải pháp bảo tồn khu di tích lịch sự hang Co Phương. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Di tích lịch sử- cách mạng cũng là một phương tiện trực quan trong dạy học ở trường phổ thông, nghiên cứu về vấn đề này đã có nhiều tài liệu nước ngoài và trong nước nói đến. Hiện nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về đề tài này. Để hoàn thành đề tài này tôi đã tham khảo qua sách lịch sử địa phương, trang TTĐT tỉnh Thanh Hóa.... tình hình thực tiễn. Để trong bài nghiên cứu này tôi sẽ làm rõ hơn về khu di tích lịch sử hang Co Phương tại Phú Lệ, huyên Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện để tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp lý luận. - Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát thực tế. 6. Đóng góp của đề tài: - Kết quả đạt được của đề tài có thể trở thành tư liệu nghiên cứu và tham khảo cho các bài nghiên cứu khác. - Cung cấp thêm nhiều thông tin và giải pháp để bảo tồn và phát triển di tích. 7. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài gồm có 03 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về di tích và khái quát về di tích . Chương 2: Đặc điiểm của khu di tích lịch sử hang Co Phương. Chương 3: Giải pháp bảo tồn khu di tích lịch sử hang Co Phương. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH . 1.1 Cơ sở lý luận: 1.1.1 Khái niệm: - Trước khi tìm hiểu khái niệm về di tích, phải hiểu về di tích lịch sử cách mạng. Theo quy định của Luật di sản văn hóa được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khóa X, kì họp thứ 9, thông qua ngày 29/6/2001, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 thì di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. - “Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử".".[1,Tr34] - “Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học”.[3,Tr42 ] - “Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích.” - Ở Việt Nam, 1 di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới. 1.1.2 Phân loại di tích: Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá, các di tích được phân loại như sau: 1.1.2.1 Di tích lịch sử - văn hoá: Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Cột cờ... Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích lịch sử Kim Liên, Đền Kiếp Bạc, Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, Lam Kinh, đền Đồng Nhân... Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, Khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó, Phòng tuyến Tam Điệp, Hành cung Vũ Lâm, Khu rừng Trần Hưng Đạo... Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng. Các di tích này không những có giá trị lịch sử và văn hóa mà còn mang lại những giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch. 1.1.2.2 Di tích kiến trúc nghệ thuật: Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này như Chùa Bút Tháp, phố cổ Hội An, nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo, đình Tây Đằng, Chùa Phật Tích. Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích được xếp hạng. 1.1.2.3 Di tích khảo cổ: Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động Người Xưa, thánh địa Mỹ Sơn. Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1.3% các di tích được xếp hạng. 1.1.2.4. Di tích thắng cảnh: Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây: Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Các di tích quốc gia đặc biệt tiêu biểu thuộc loại này như 4 danh lam thắng cảnh khu danh thắng Tây Thiên, Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, vịnh Hạ Long, động Phong Nha. Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như vịnh Hạ Long, Cao nguyên Đồng Văn, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. 1.1.2.5. Di tích lịch sử cách mạng: Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt. Một số di tích lịch sử cách mạng như: Chiến khu Tân Trào, Chiến khu Quỳnh Lưu, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Ngã ba Đồng Lộc... 1.1.2.5 Phân cấp di tích: Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành: Di tích nằm trong danh mục kiểm kê di sản văn hóa. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam) quyết định xếp hạng di tích quốc gia. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới. Di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam được xếp hạng các đợt đầu gồm: Cố đô Hoa Lư, Di tích Pác Bó, Dinh Độc Lập, Hoàng thành Thăng Long, Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Khu di tích ATK Thái Nguyên, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế, Khu di tích Kim Liên, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Khu di tích Tân Trào, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, Nhà tù Côn Đảo, Quần thể di tích Cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Đô thị cổ Hội An và Đền Hùng. Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó. 1.2 Lịch sử hang Co Phương. Đã 64 năm qua kể từ ngày định mệnh máy bay Pháp gầm rú trên bầu trời huyện Quan Hóa rồi thả bom xuống hang Co Phường ( Bản Sại - xã Phú Lệ) khiến tảng đá trên vách núi đổ xuống bịt kín cửa hang, chôn vùi 11 dân công hỏa tuyến cho tới bây giờ. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, hang Co Phương với rêu phong, cỏ dại mọc xung quanh, cảnh vật hoang sơ dường như vẫn không thay đổi, cửa hang vẫn chỉ là một hốc đá bởi những phiến đá bịt kín lối vào hang. Lá cờ Tổ quốc được treo trang trọng trên nóc của hang như một sự tri ân đối với những liệt sĩ đã khuất. Chúng tôi trở về thăm hang Co Phường, nơi đã chôn vùi 11 liệt sĩ dân công hỏa tuyến ngày ấy vào một ngày giữa tháng 7. Cái ngày lịch sử định mệnh đớn đau ấy vẫn còn ám ảnh nguyên vẹn trong tâm trí của những cụ già bản Sại dù cho thời gian có đi qua. Ngày ấy, địa phận xã Phú Lệ là nơi trung chuyển lương thực, vũ khí cho chiến dịch Thượng Lào, Điện Biên Phủ. Lực lượng TNXP được huy động về đây xẻ núi làm đường, tham gia vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ chiến trường. Đây là địa bàn vô cùng quan trọng bởi tuyến đường 15A chạy qua xã Phú Lệ là huyết mạch giao thông đặc biệt đối với việc vận chuyển quân, vũ khí, lương thực phục vụ cho Điện Biên Phủ và Thượng Lào. Phủ Lệ luôn là địa bàn bị thực dân Pháp đánh phá ác liệt nhất. Quân Pháp trú ở đồn Co Lương ( Hòa Bình, cách địa điểm này 8km ). Chúng thường xuyên mở các cuộc càn quét sang Thanh Hóa nhằm cắt đứt tuyến đường vận chuyển quân lương cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại Phủ Lệ có hang Co Phương ( Còn gọi là hang Co Phường theo tiếng Thái hay hang cây khế theo tiếng Kinh) là một hang núi do thiên nhiên kiến tạo trong lòng núi đá của dãy Pù Bo. Núi có chiều dài 60m, rộng 40m gồm các phiến đá lớn chồng xếp lên nhau, xung quanh núi là đồi đất. Hang có diện tích khoảng 18-20m2, nơi cao nhất của hang là 4m, càng đi sâu vào bên trong hang càng hẹp. Vào những năm chống thực dân Pháp, hang Co Phường không chỉ là trạm quân lương mà còn là nơi trú quân của bộ đội, TNXP và dân công hỏa tuyến. Lương thực, thực phẩm và vũ khí ngoài việc chuyển bộ bằng xe đạp thồ còn được vận chuyển bằng đường ngược sông Mã. Tới khu vực Phú Lệ, dòng sông cạn, thuyền bè đi lại khó khăn được chuyển lên bờ và chuyển bộ. Đường 15A đoạn qua Phú Lệ, nơi có cầu Phú Lệ, cầu Vạn Mai thường bị máy bay giặc Pháp ném bom, bắn phá. Để đảm bảo giao thông, đoạn đường này luôn có lực lượng TNXP, dân công hỏa tuyến đảm nhiệm để giữ vững giao thông thông suốt. Sau khi nhận nhiệm vụ trên, ngày 6/3/1953, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức 3 trung đội dân công, mỗi trung đội biên chế 45 người lên Quan Hóa làm đường và cầu Phú Lệ. Từ ngày 17-30/3, đoàn dân công huyện Thiệu Hóa tổ chức đan sọt, gánh đá làm đường Vạn Mai. Ngày 31/3, đơn vị dân công huyện Thiệu Hóa được Ban chỉ huy công trường điều về làm cầu Phú Lệ. Vào 3 giờ chiều ngày 2/4/1953, máy bay giặc Pháp thay nhau thả bom khốc liệt. 3 chiếc máy bay đã thả 3 quả bom xuống khu vực xã Phú Lệ, nhưng đau đớn nhất trong vụ xả bom kinh hoàng vào chiều hôm đó là một trong 3 quả bom găm thẳng vào sườn núi Pù Bó rồi nổ tung. Cả một sườn núi đá rầm rầm tụt xuống chân núi, cửa ra vào duy nhất của hang Co Phường bị những phiến đá liền khối như gian nhà bít kín.  Đồng đội và nhân dân đã dùng mọi cách nhưng ngày đó công cụ thô sơ, chỉ là búa, cuốc, xẻng, xà beng nên việc phá một tảng đá lấp cửa hang Co Phường là một điều không tưởng và sau đó đành bất lực, không có cách nào cứu những người mắc kẹt trong hang. 11 người của tiểu đội dân công xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa đang trú ẩn trong hang bị mắc kẹt trong đó cho đến chết. Cái ngày định mệnh ấy đã chôn vùi 11 dân công hỏa tuyến tại hang Co Phường hơn nửa thế kỷ qua. Các anh chị đã ngã xuống lúc chỉ mới 18, đôi mươi và có những người chưa lập gia đình. Họ đã mãi mãi nằm lại trong lòng đất, cuộc đời của những liệt sĩ TNXP ở đây cũng giống như câu chuyện của 10 cô gái Đồng Lộc hay ở "hang Tám Cô" vậy. Họ là những người đã góp xương máu làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975.  Nỗi ám ảnh vẫn còn hằn trong đôi mắt của cụ Hà Văn Nhậm, người con của bản Sại. Năm nay cụ Nhậm cũng đã ngoài 90 tuổi rồi thế nhưng nhắc về cái ngày định mệnh ấy, đôi mắt cụ nhìn xa xăm, giọng cụ khắc khoải: “Sau tiếng nổ rung trời, tôi thấy xung quanh trở nên hoang tàn, cảnh tượng hãi hùng, chỉ thấy xác người và máu tràn lan khắp một vùng. Nơi hang Co Phương tiếng kêu la thảm thiết, nhiều người dân tập trung tìm cách cứu các anh chị nhưng vô vọng vì khối đá quá lớn. Người dân chỉ còn cách đưa thức ăn qua máng luồng rồi đưa vào hang nhưng có lẽ không thành. Khoảng 10 ngày sau thì không còn thấy tiếng kêu la nữa. Dân làng hiểu rằng, các anh chị đã ra đi rồi”. Đến nay số lượng chính xác về số người chết kẹt trong hang Co Phường vẫn chưa được tìm hiểu chính xác. Tuy nhiên theo những cụ cao niên trong bản thì có khoảng hơn 50 người thiệt mạng ở cả trong và ngoài hang, bao gồm TNXP, dân công và người dân xã Phú Lệ. Trong số người chết nói trên, hiện tại đã có 16 TNXP đã được Nhà nước công nhận là liệt sỹ. Ngày nay, phương án di dời tảng đá lớn để tìm hài cốt liệt sĩ ở hang Co Phường đã được đề cập tuy nhiên do việc tìm được hài cốt và xác định danh tính sẽ gặp nhiều khó khăn vì thế thân nhân các liệt sĩ đã thống nhất giữ nguyên vị trí những người đã yên nghỉ trong lòng hang.  Tiểu kết Các nội dung trong chương 1tôi đã trình bày cơ sở lý luận về di tích và khái quát về di tích như: Cơ sở lý luận, khái niệm, phân loại, di tích lịch sử - văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật,li tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng, phân cấp di tích, lịch sử hang Co Phương. Để có thêm những kiến thức về di tích,đặc biệt là về khu di tích hang Co Phương, hơn nữa là nền tảng để tìm hiểu về thực trạng của khu di tích lịch sử hang Co Phương được đề cập ở chương 2. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ HANG CO PHƯƠNG. 2.1. Đặc điểm của khu di tích hang Co Phương Sáng ngày 24 tháng 07 năm 2012, UBND tỉnh phối hợp cùng Sở LĐTBXH và các ngành liên quan đã làm lễ dâng hương khánh thành khu tưởng niệm và công bố quyết định công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh đối với hang Co Phường thuộc xã Phú Lệ, huyện vùng cao Quan Hóa. Công trình do Sở LĐTBXH làm chủ đầu tư với tổng vốn xây dựng hơn 6 tỉ đồng. Khu di tích lịch sử gồm có: sân chùa, cột cờ, bái đường, bia tượng niệm, hang. 2.1.1. Sân đền: Sân đền của hang co phường được bày đặt các chậu cảnh, các loại hoa và hàng cây xanh được trồng theo hàng quanh sân đền với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa và che bóng mát. Diện tích của sân đền phụ thuộc vào những điều kiện và đặc điểm riêng của từng chùa. Riêng hang co phường có diện tích khoảng 30-40 mét vuông. Bề mặt sân đền được ốp lát gạch đỏ hết khắp mặt sân. Và đặc biệt ngôi đền này được chia làm hai phần sần với hai bục sân, đường lên nối hai phần sân này là nhũng bậc thềm, ốp lát bằng đá xanh. Phân sân đền là một khoảng sân rông dãi. Ở sân đền thường diễn ra các chương trình văn nghệ, cũng như các lễ hội do người dân Phú Lệ tổ chức vào các ngày lễ như mồng 02 tháng 09 (tết độc lập), ngày 27 tháng 07 (Ngày thương binh liệt sỹ) hàng năm, tết nguyên đán. Bên cạnh các chương trình văn nghệ, lễ dâng hương là phần chính trong các ngày đó. Đó là lòng biết ơn của toàn Đảng, toàn dân địa phương xã Phú Lệ đối với công lao của nhưng người đã hy sinh thân mình cho tổ quốc nói chung, và xã Phú Lệ nói riêng. 2.1.2. Bái đường: Từ dưới sân đền, để đi được đến đây phải đi lên một số bậc thềm. Lớp kiến trúc duy nhất của ngôi đền là nhà bái đường ( hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương ) mà người dân nơi đây hay gọi là đền. Vì ngay xưa khi chưa được công nhận nơi đây là khu di tích lịch sử cách mạng người dân đã tự lập ngôi đền bằng gỗ,tre nứa mộc mạc để thờ cúng. Mãi đên năm 2012, mới được UBND tỉnh công nhận và hộ trợ chi phí xây dựng được khuôn viên, bái đường cùng cơ sở hạ tầng của cả khu di tích. Bái đường được xây dựng với bốn cột trụ xi măng vũng chắc và hai mái lập bằng ngói đỏ. Ở nhà bái đường đặt bia đá ghi danh các anh hùng liệt sỹ đã nằm xuống ở hang Co Phương. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ thắp hương ở đây. Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã thống nhất, nhưng hậu quả của chiến tranh để lại những đau thương mất mát không thể bù đắp được. Hàng năm, ngày thương binh, liệt sĩ ngày 27 tháng 07 đã trở thành ngày toàn dân tưởng nhớ, tri ân những người có công với nước, ngày có ý nghĩa lịch sử, chính trị xã hội sâu sắc, mang đậm truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ngoài ngày 27 tháng 07, người dân và chính quyền địa phương xã Phú Lệ còn tổ chức các lễ dâng hương ngày mùng 02 tháng 09 hằng năm. 2.1.3 Cột cờ: Nằm giữa sân đền là cột cờ tổ quốc có chiều cao khoảng 3m, cột cờ được xây dựng với nền móng vững chắc, cây cột là bằng inox tròng với đừng kính 60cm. Cột cờ là biểu tưởng của sự vinh quang là niềm tự hòa của dân tộc Việt Nam. Màu đỏ của lá cờ là màu sương máu của các anh,các chị TNXP, Đoàn dân công huyện Thiệu Hóa đã mãi mãi nằm trong hang Co Phương và các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tổ quốc. Cột cờ trang nghiêm giữa sân đền, lá cờ tung bay trên bầu trời của hòa bình và độc lập của đất nước. Nhờ công lao của các anh, các chị người hy sinh vì tổ quốc hôm nay. 2.1.4. Bia tượng niệm : Bia tượng niệm được xây dựng bằng khối bê tông với chiêù cao hơn 3m, rộng 1m. Trên bia được khắc tên 11 liệt sỹ hy sinh do máy bay Pháp ném bom sát hại. Đó là 11 dân công hỏa tuyến xã Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đang làm nhiệm vụ chiến dịch thượng Lào. Và dưới đây là danh sách 11 liệt sỹ đã hy sinh tại hang Co Phương xã Phú Lệ : DANH SÁCH 11 LIỆT SỸ HY SINH NGÀY 2/4/1953. STT Họ Và Tên Năm Sinh 01 Nguyễn Thị Diễu 1933 03 Nguyễn Chi Hoàng 1924 04 Nguyễn Thị Hội 1933 05 Nguyễn Thị Mứt 1932 06 Nguyễn Dung Phước 1919 07 Nguyễn Thị Thêm 1931 08 Nguyễn Chí Toàn 1926 09 Nguyễn Thị Toản 1932 10 Nguyễn Thị Tô 1932 11 Nguyễn Thị Viên 1935 2.1.5. Hang : Hang Co Phương (còn gọi là hang Co Phường theo tiếng Thái hay hang cây khế theo tiếng Kinh) là một hang núi do thiên nhiên kiến tạo trong lòng núi đá của dãy Pù Bó.” Vào những năm chống thực dân Pháp, hang Co Phường không chỉ là trạm quân lương mà còn là nơi trú quân của bộ đội, TNXP và dân công hỏa tuyến. Lương thực, thực phẩm và vũ khí ngoài việc chuyển bộ bằng xe đạp thồ còn được vận chuyển bằng đường ngược sông Mã. Tới khu vực Phú Lệ, dòng sông cạn, thuyền bè đi lại khó khăn được chuyển lên bờ và chuyển bộ. Đường 15A đoạn qua Phú Lệ, nơi có cầu Phú Lệ, cầu Vạn Mai thường bị máy bay giặc Pháp ném bom, bắn phá. Để đảm bảo giao thông, đoạn đường này luôn có lực lượng TNXP, dân công hỏa tuyến đảm nhiệm để giữ vững giao thông thông suốt. Theo khảo sát của Sở Văn Hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, hang Co Phương là hang núi do thiên nhiên kiến tạo núi có chiều dài 60m, rộng 40m gồm các phiến đá lớn chồng xếp lên nhau, xung quanh núi là đồi đất. Hang có diện tích khoảng 18-20m2, nơi cao nhất của hang là 4m, càng đi sâu vào bên trong hang càng hẹp, đó là cảnh vật nơi đây còn lưu lại từ khi 3 chiếc máy bay Pháp thả 3 quả bom xuống. Cảnh tượng thực dân Pháp ném 3 quả bom trúng hang Co Phường - thuộc xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa làm nhiều dân công hỏa tuyến hy sinh và vĩnh viễn nằm sâu dưới lòng núi cách đây 64 năm, vẫn chưa phai mờ trong tâm trí của một số người dân. Hang là nơi yên nghỉ ngàn đời của những người con kiên trung. Đến nay, nhiều phương án phá cửa hang để quy tập hài cốt liệt sĩ cũng đã được tính đến. Sau nhiều cuộc trao đổi, do việc tìm được hài cốt cũng như xác định danh tính của từng hài cốt có thể gặp khó khăn nên thân nhân gia đình các liệt thống nhất giữ nguyên hiện trạng hang Co Phương. Các liệt sĩ sẽ mãi mãi bình yên trong lòng đất mẹ. 2.2. Vai trò. 2.2.1. Trong chiến tranh. Phú Lệ là nơi trung chuyển lương thực, vũ khí cho chiến dịch Thượng Lào, Điện Biên Phủ. Lực lượng TNXP được huy động về đây xẻ núi làm đường, tham gia vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ chiến trường. Đây là địa bàn vô cùng quan trọng bởi tuyến đường 15A chạy qua xã Phú Lệ là huyết mạch giao thông đặc biệt đối với việc vận chuyển quân, vũ khí, lương thực phục vụ cho Điện Biên Phủ và Thượng Lào. Phủ Lệ luôn là địa bàn bị thực dân Pháp đánh phá ác liệt nhất. Quân Pháp trú ở đồn Co Lương (Hòa Bình, cách địa điểm này 8km). Chúng thường xuyên mở các cuộc càn quét sang Thanh Hóa nhằm cắt đứt tuyến đường vận chuyển quân lương cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Hang Co Phương (còn gọi là hang Co Phường theo tiếng Thái hay hang cây khế theo tiếng Kinh) là một hang núi do thiên nhiên kiến tạo trong lòng núi đá của dãy Pù Bo. Núi có chiều dài 60m, rộng 40m gồm các phiến đá lớn chồng xếp lên nhau, xung quanh núi là đồi đất. Hang có diện tích khoảng 18-20m2, nơi cao nhất của hang là 4m, càng đi sâu vào bên trong hang càng hẹp. Những năm chống thực dân Pháp, hang Co Phường không chỉ có vai trò là trạm quân lương mà còn là nơi trú quân của bộ đội, TNXP và dân công hỏa tuyến. Lương thực, thực phẩm và vũ khí ngoài việc chuyển bộ bằng xe đạp thồ còn được vận chuyển bằng đường ngược sông Mã. Tới khu vực Phú Lệ, dòng sông cạn, thuyền bè đi lại khó khăn được chuyển lên bờ và chuyển bộ. Đường 15A đoạn qua Phú Lệ, nơi có cầu Phú Lệ, cầu Vạn Mai thường bị máy bay giặc Pháp ném bom, bắn phá. Để đảm bảo giao thông, đoạn đường này luôn có lực lượng TNXP, dân công hỏa tuyến đảm nhiệm để giữ vững giao thông thông suốt. Chính vì vậy, hang Co Phương là địa điểm rất quan trọng trong thời kỳ đó. Nơi cư trú của lực TNXP, dân công hỏa tuyến và cũng là kho chứa vũ khí, lương thực của quân dân ta. 2.2.2. Trong thời bình. Di tích có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại. Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng. - Về giáo dục: Ngày nay, việc phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, truyền thống đấu tranh cách mạng, những truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta đã đem lại nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Một trong những di tích lịch sử góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ chính là các di tích lịch sử cách mạng. Cũng như những di tích lịch sử khác, hang Co Phương được xây dựng đền là để tưởng nhớ đến công lao của những người đã mãi mãi nằm sau trong hang Co Phương. Để giáo dục cho thế hệ mai sau có thể biết về lịch sử bi tráng của hang Co Phương khi vào thăm khu di tích. Đời đời tưởng nhớ đến công lao của các anh, các chị người đã nằm xuống cho bình yên của tổ quốc. - Về du lịch : Hang Co Phương là nơi thăm quan du lịch thu hút một lượng lớn khách trong và ngoài nước đến thăm. 2. Tiềm năng du lịch. Hang Co Phương là điểm đến du lịch thu hút đông đảo lượng khách trong và ngoài nước đến thăm quan và dâng hương. Với vị trí địa lý thuận lợi, hang Co Phương cách trục đường quốc lộ 15A là 3km. Phú Lệ có điểm thuận lợi là giáp ranh vơi Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và Bá Thước,tỉnh Thanh Hóa nên đã thu hút một lượng lớn du khách đi du lịch cộng động đến và ghé thăm khu di tích. Từ huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình du khách đi xuôi theo quốc lộ 15A để đến xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Từ huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa du khách đi theo tuyến đường 15C hoặc 15A là đên nơi. Hiểu biết về tầm quan trọng của khu du di tích lịch hang Co Phương chính quyền địa phương đã có nhiều chủ chương, chính sánh để bảo tồn cũng như phát huy tiềm năng của khu di tích. Kết hợp với việc du lịch cộng đồng, du lịch khu di tích lịch sử hang Co Phương đã được chính quyền địa phương phát triển. Để phát huy tiềm năng phong phú về các loại hình du lịch tại xã Phú Lệ, ngoài sự nỗ lực của chính quyền địa phương, rất cần sự quan tâm hỗ trợ của cấp uy, cấp tỉnh, của các ngành chức năng. Trước hết cần có chiến lược phát triển du lịch cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng, phát triển các loại hình du lịch tiềm năng như làng nghề truyền thống: đan lát, dệt thổ cẩm, nấu rượu cần; xây dựng loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng Với những tiềm năng hiện có, hi vọng trong tương lai không xa, xã Phú Lệ sẽ là điểm đến du lịch lý tưởng cho du khách. Tiểu kết Nội dung trong chương 2 đã nêu lên những đặc điểm nổi bật của cấu trúc hang Co Phương, vai trò của khu di tích lịch sử trong thời chiến và trong thời bình ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_tim_hieu_mo_ta_danh_gia_va_de_xuat_de_bao_ton_nhung_g.docx
Tài liệu liên quan