Luận án Vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Dengyang KONGCHI vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệP hóa, hiện đại hóa ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2016 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Dengyang KONGCHI vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệP hóa, hiện đại hóa ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay LUẬN ÁN

pdf181 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ HỒNG SƠN HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Dengyang KONGCHI MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực, phát huy nguồn lực thanh niên và vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát huy nguồn nhân lực và nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 13 1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát huy nguồn nhân lực và nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 17 1.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 23 Chương 2: PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 26 2.1. Phát huy nguồn lực thanh niên và những nhân tố tác động đến việc phát huy nguồn lực thanh niên 26 2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vai trò của việc phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 56 Chương 3: PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 78 3.1. Thực trạng nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 78 3.2. Thực trạng phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 85 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 102 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN LÀO TRONG THỜI GIAN TỚI 115 4.1. Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực thanh niên đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 115 4.2. Phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực thanh niên, giải quyết việc làm và tạo điều kiện cho thanh niên làm việc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 126 4.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 138 4.4. Mở rộng dân chủ, khơi dậy sự nỗ lực của bản thân thanh niên và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 143 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND Lào : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân KDTN : Kinh doanh tư nhân KT-XH : Kinh tế - xã hội LLLĐ : Lực lượng lao động NDCM Lào : Nhân dân Cách mạng Lào NLCN : Nguồn lực con người NLTN : Nguồn lực thanh niên TTLĐ : Thị trường lao động XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 2.1: Quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào.............................................49 Bảng 2.2: Quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP/người của Lào...................................49 Bảng 3.1: Bảng so sánh học sinh, sinh viên trong các ngành kinh tế ....................106 Bảng 3.2: Bảng năng suất lao động trong các ngành ............................................110 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử nhân loại đã và đang chứng kiến sự tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đến việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH); đồng thời, cũng đã chứng kiến sự thất nghiệp đáng lo ngại do sự phát triển của khoa học và công nghệ đã thay thế sức lao động sống của con người. Từ đó nhân loại đã ghi nhận những thành tựu, bài học lớn đối với các quốc gia, các chính phủ trong lĩnh vực quản lý và trong việc xác lập mô hình phát triển nói chung mà một trong những bài học đó là bài học về sử dụng, phát huy và phát triển nguồn lực thanh niên (NLTN) và xã hội. Do vậy, Đảng nhân dân cách mạng Lào (NDCM Lào) xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Lào: “Chúng ta cần phải coi CNH, HĐH đất nước là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước, vì CNH, HĐH và xây dựng xã hội chủ nghĩa (XHCN) có cùng một ý nghĩa” [113, tr.50]. Đồng thời cũng cho rằng CNH, HĐH đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, kể cả nội lực và ngoại lực, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cùng hướng vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng NDCM Lào đã khẳng định, nguồn lực con người (NLCN) nói chung, NLTN nói riêng là nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình CNH, HĐH. Vì NLTN là một nguồn lực lượng lao động hăng hái, có sức khỏe tốt và có vai trò quan trọng đó là NLTN là lực lượng cơ bản, xung kích và đi đầu trong quá trình CNH, HĐH. Đây chính là "nguồn lực của mọi nguồn lực", là "tài nguyên của mọi tài nguyên", là nhân tố bảo đảm quan trọng bậc nhất để đưa đất nước Lào ra khỏi tình trạng kém phát triển. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng NDCM Lào đã nhận thức được ngày càng đầy đủ hơn về vai trò 2 của NLTN trong sự nghiệp CNH, HĐH để phát triển đất nước. Điều này được khẳng định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng NDCM Lào “Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt về mặt xây dựng và bồi dưỡng trình độ của cán bộ cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển” [114, tr.19]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng NDCM Lào tiếp tục khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để nâng cao trình độ lực lượng sản xuất và tiếp tục tập trung phát huy những kết quả cải cách giáo dục cũng như phát triển nguồn nhân lực theo 3 tính chất, 5 nguyên tắc giáo dục quốc gia” [115, tr.23]. KT-XH càng phát triển thì càng cần phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để làm chủ khoa học công nghệ trong sự phát triển. Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), NLTN đang trở thành một trong những yếu tố then chốt, có vai trò đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng KT-XH nói chung và quá trình CNH, HĐH nói riêng. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân các bộ tộc Lào, biết bao thế hệ thanh niên đã phát huy lòng yêu nước và những truyền thống quý báu của dân tộc, làm nên những chiến công hiển hách. Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, thanh niên Lào đã nêu cao tinh thần anh hùng cách mạng, làm rạng rỡ hơn truyền thống của dân tộc và truyền thống của thanh niên trong thời đại mới. Cũng chính thanh niên nước CHDCND Lào với trí thông minh, tài sáng tạo, lòng dũng cảm và tinh thần lao động cần cù đã có những cống hiến to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Từ việc nhận thức rõ vai trò quan trọng của NLTN, trong những năm qua CHDCND Lào cũng đã nỗ lực đào tạo và sử dụng NLTN nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đó là đã xây dựng hệ thống giáo dục - đào tạo từ mẫu giáo cho đến đại học và sau đại học chặt chẽ hơn, chú trọng mở 3 rộng xây dựng các cơ sở đào tạo, tạo điền kiện cho thanh niên nông thôn có cơ hội được đi học ngày càng nhiều; việc phân bổ và sử dụng NLTN cũng đang được chuyên môn hóa và hợp lý hơn; tạo môi trường cho thanh niên làm việc, ban hành nhiều chính sách ưu đãi thanh niên nông thôn nghèo đi học không phải nộp học phí... Tuy nhiên, trong quá trình phát huy NLTN đặc biệt là NLTN chất lượng cao còn nhiều bất cập như: số lượng còn ít, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, chưa thực sự là động lực để đẩy mạnh CNH, HĐH, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay. Chẳng hạn, một bộ phận nhỏ thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, ý chí tự lực tự cường, phong cách lao động của xã hội công nghiệp và thể lực còn thấp; điều kiện lao động của thanh niên còn kém; nhiều thanh niên còn thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định; tình trạng thất học, mù chữ trong thanh niên khá cao, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa,... Bởi vậy, hơn ai hết, NLTN rất cần sự tiếp sức của toàn xã hội và của các tổ chức Đoàn để củng cố niềm tin vào cuộc sống hiện tại và tương lai, để rèn luyện và trưởng thành. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng phát huy NLTN ở nước CHDCND Lào để có những giải pháp hữu hiệu, tạo sự chuyển biến về chất nhằm phát huy NLTN đáp ứng yêu cầu thực tế trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Chính vì vậy việc nghiên cứu: "Vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay" trở nên cấp bách và được chọn làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của tác giả. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về NLTN, phát huy NLTN, CNH, HĐH và đánh giá thực trạng phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH ở CHDCND Lào hiện nay. 4 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ quan niệm về nguồn nhân lực, NLTN, phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH. Phân tích vai trò của việc phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH. - Đánh giá thực trạng phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH ở CHDND Lào trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH ở CHDCND Lào trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát huy NLTN ở CHDCND Lào hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu ở CHDCND Lào. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH từ năm 1986 đến nay; giải pháp của luận án có giá trị đến 2025. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng NDCM Lào, Nhà nước Lào về nguồn nhân lực nói chung, NLTN nói riêng, về CNH, HĐH, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những lý luận hiện đại phổ biến hiện nay về phát huy NLTN. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp tiếp cận và nghiên cứu hệ thống, kết hợp phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích so sánh, sử dụng các kết quả nghiên cứu điều tra xã hội học từ các công trình đã công bố ở nước CHDCND Lào có liên quan trực tiếp tới đề tài. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH ở CHDCND Lào. - Phân tích thực trạng phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH ở CHDCND Lào. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH ở CHDCND Lào đến năm 2025. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề lý luận và thực tiễn về NLTN ở các trường đại học và cao đẳng. - Những quan điểm, những kết luận khoa học của luận án có thể được các ngành, các cấp ủy đảng ở CHDCND Lào vận dụng vào thực tiễn công tác thanh niên. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 13 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Vấn đề nhân lực, nguồn nhân lực và phát huy NLTN đã từng thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo, quản lý, của giới lý luận trong nước và nước ngoài. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chiến lược con người nói chung và NLTN nói riêng từ các góc độ, các lĩnh vực khác nhau. Nhiều tác giả đã đề cập đến vai trò của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển KT- XH, tính tích cực xã hội của nguồn nhân lực và con đường nâng cao vai trò nguồn nhân lực cũng như NLTN trong quá trình CNH, HĐH. Ở Việt Nam, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, con người luôn được coi là động lực quan trọng, yếu tố quyết định trong quá trình tăng trưởng và phát triển KT-XH. Chính vì vậy, mà ở Việt Nam có khá nhiều các công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau có liên quan tới việc phát triển và phát huy nguồn nhân lực và NLTN. Ở CHDCND Lào, vấn đề phát huy NLTN để đáp ứng yêu cầu quá trình CNH, HĐH đã được đề cập trong văn kiện của các kỳ đại hội Đảng NDCM Lào từ khóa IV đến khóa IX, đặc biệt là Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2010 đến năm 2020 của Trung ương Đoàn Thanh niên NDCM Lào năm 2007 và Chiến lược CNH, HĐH đất nước của Ủy ban Kế hoạch - Đầu tư năm 2002, đã khẳng định tính tất yếu của quá trình CNH, HĐH và vai trò NLTN trong sự nghiệp phát triển KT-XH. Ngoài ra còn có những bài viết của lãnh tụ Lào nói về vai trò của thanh niên và công tác thanh niên: Bài của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản “Thanh niên hãy là con đại bàng không sợ phong ba bão tố, hãy là Xỉn Xay của thời đại chúng ta” [102]; bài phát biểu của đồng chí Chum Ma ly Xay Nha Xỏn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đoàn Thanh niên NDCM Lào năm 2011 [131]. Các công trình và ý kiến của các lãnh tụ nêu trên 7 đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và những vấn đề cụ thể về NLTN trong tình hình mới hiện nay. Từ đó đã đưa ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát huy NLTN để đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH trong từng giai đoạn cách mạng hiện nay ở Lào. Sau đây là một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC, PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA - Nguyễn Định Luận, “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010” [50]. Tác giả đã đề cập đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. - Phạm Minh Hạc, “Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” [31]. Cuốn sách này đã làm rõ vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển con người trong sự nghiệp CNH, HĐH và xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam để phục vụ hiệu quả việc phát triển con người. - Bùi Văn Nhơn (2006), “Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội” [62]. Cuốn sách này gồm 6 chương: Dân số - cơ sở tự nhiên hình thành nguồn lực xã hội; nguồn nhân lực và những đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam; phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH; việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội vào sản xuất xã hội; việc tổ chức tiền lương và bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế quốc dân; tổ chức phân bổ dân cư và nguồn nhân lực xã hội. Tác giả đã tham khảo và sử dụng nội dung của cuốn sách liên quan tới luận án như các khái niệm về nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH; những đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân lực Việt Nam; 8 các hình thức phát triển nguồn nhân lực; chính sách và quản lý sự phát triển nguồn nhân lực. - Đào Quang Vinh, “Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” [84]. Luận án gồm 3 chương, Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng của cuốn sách này liên quan tới luận án như luận giải mối quan hệ và tác động qua lại giữa CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với phát triển nguồn nhân lực nhằm pháp phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. - Phạm Minh Hạc, “Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [32]. Cuốn sách đã phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa, con người và nguồn nhân lực. Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực phải đặt trong một tổng thể không tách rời nhau, gắn kết nhau trong một thể thống nhất. Đồng thời nhóm tác giả cũng làm rõ chất lượng nguồn nhân lực hay nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là những người lao động có tri thức tốt, kỹ năng cao và tính nhân văn. Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng của các công trình liên quan tới luận án như các vấn đề lý luận về con người, phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực; các định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, phát triển giáo dục - đào tạo là biện pháp quan trọng hàng đầu, có tầm quyết định để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. - Phạm Văn Mợi, "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hải Phòng" [54]. Tác giả đã làm rõ về lý luận, vai trò của nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển KT-XH của mỗi quốc 9 gia, đồng thời cũng đã phân tích thực trạng của nguồn nhân lực ở Hải Phòng theo ba nhóm: về nhân lực cán bộ quản lý; nhân lực khoa học và công nghệ; nhân lực lao động kỹ thuật. Sau đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên những yêu cầu phát triển KT-XH. - Dương Anh Hoàng, “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Đà Nẵng” [36]. Cuốn sách tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản như: Một là, phân tích và làm rõ lý luận phát triển nguồn nhân lực và những đặc điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà Nẵng; Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở Đà Nẵng, bao gồm cả thành tựu và những hạn chế, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của chúng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực sau hơn hai thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; Ba là, luận chứng quan điểm phát triển nguồn nhân lực, đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng để góp phần thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ở Đà Nẵng trong thời gian tới. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc hoạch định chính sách về phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước nói chung, các tỉnh thành phố nói riêng và đặc biệt là cho những nhà lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Đà Nẵng. - Trần Kim Hải, “Sử dụng nguồn lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta” [33]. Cuốn sách này gồm có 3 chương với nội dung: Nguồn nhân lực và xu hướng chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH; thực trạng và hình thức sử dụng nguồn nhân lực ở nước Việt Nam hiện nay; phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cho CNH, HĐH đất nước. Trong đó phân tích lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm sử dụng nguồn nhân lực của một số quốc gia, làm rõ những yêu cầu, xu hướng phổ biến sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình 10 CNH, HĐH, từ đó hướng vào giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của việc sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng của cuốn sách này liên quan tới khái niệm: “nguồn nhân lực”; xu hướng và đặc điểm chủ yếu của việc sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH: con người được coi là nhân lực cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong đó, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy năng lực sáng tạo trở thành yêu cầu chủ yếu của sử dụng nguồn nhân lực; Việc ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trở thành yếu tố cơ bản của việc sử dụng nguồn nhân lực; Quan điểm và phương hướng cơ bản về sử dụng nguồn lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước. - Nguyễn Ngọc Tú, “Nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” [78]. Tác giả đã nhấn mạnh tới vai trò quan trọng hàng đầu của nhân lực chất lượng cao trong phát triển KT-XH và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu vai trò, tác động to lớn của nhân lực chất lượng cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, thì cũng không thể bỏ qua sự tác động trở lại của hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Tác giả coi nhân lực chất lượng cao là sự cần thiết khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là đưa kinh tế Việt nam gia nhập phân công lao động quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh vào thị trường quốc tế. Như vậy, việc phát triển nhân lực chất lượng cao trong tương lai, phải hướng vào phát triển nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng; nhân lực quản lý hành chính nhà nước; nhân lực khoa học-công nghệ và phát triển đội ngũ giáo viên đại học và cao đẳng. Đây là khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Trần Khánh Đức, “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI” [26]. Cuốn sách đã làm rõ vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo 11 trong phát triển con người nói chung và nguồn nhân lực đất nước nói riêng. Tác giả đã làm rõ khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Tác giả cho rằng, khâu đột phá để phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là phải đổi mới, cải cách giáo dục và đào tạo. - Xỉtha Lườnkhămphuvông, “Vai trò của chính sách xã hội đối với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay” [85]. Trên cơ sở phân tích khái quát một số khía cạnh lý luận về nhân tố con người và phát huy nhân tố con người; đồng thời làm rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội trong việc phát huy nhân tố con người, luận án đã phân tích rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra của chính sách xã hội trong việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay, từ đó nêu phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới chính sách xã hội để phát huy hiệu quả nhân tố con người ở Lào trong những năm tiếp theo. - Sổmmát Phônsêna, “Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Lào” [119]. Qua bài viết, tác giả bài viết đã phân tích sau hơn hai thập kỷ thực hiện chủ trương đổi mới, đất nước Lào đang bước sang một thời kỳ phát triển mới, trong đó vị thế kinh tế và năng lực không còn đơn thuần phụ thuộc vào sự sẵn có của các lợi thế cạnh tranh truyền thống, dựa trên tài nguyên thiên nhiên và chi phí lao động rẻ. Trong thời kỳ mới, yếu tố nguồn nhân lực chất lượng cao, có tri thức và kỹ năng, sẽ giữ vai trò then chốt đảm bảo cho khả năng phát triển, hội nhập thành công của nền kinh tế. Để đạt được những mục tiêu này, đất nước đối mặt với nhiều thách thức về yếu tố địa lý, về trình độ phát triển KT-XH, và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực còn yếu kém. Để làm được điều này, Nhà nước và nhân dân Lào phải đồng tâm hiệp lực với sự giúp đỡ quốc tế thực hiện tốt các chính sách đã đề ra trong lĩnh vực giáo dục, y tế và dinh dưỡng,... 12 - Sưlao Sôtuky, “Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn” [67]. Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH; nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH của một số địa phương ở Việt Nam; trình bày thực trạng, phân tích, đánh giá thực tiễn nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH ở Thủ đô Viêng Chăn thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2013; đề xuất một số giải pháp chủ yếu đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH ở Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020; kiến nghị về tổ chức thực hiện các giải pháp, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH ở Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020. - Nguyễn Thị Tú Oanh, “Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” [63]. Luận án làm rõ vai trò của NLTN trên cơ sở phân tích những yêu cầu và nhiệm vụ của sự nghiệp CNH, HĐH như: Trên mặt trận sản xuất công nghiệp, thanh niên là lực lượng nòng cốt đẩy mạnh các phong trào "xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch", phong trào "lao động sáng tạo", phong trào CKT (chất lượng, kiểu dáng, tiết kiệm), góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ và chất lượng hàng hóa Việt Nam. Thanh niên không chỉ là lực lượng chính trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, mà thanh niên còn là nguồn lực chủ chốt, là nguồn nhân tài của sự nghiệp CNH, HĐH. Thanh niên chẳng những đồng tình, ủng hộ sự nghiệp CNH, HĐH, mà còn hăng hái tham gia đi đầu trong sự nghiệp trọng đại đó. Hiện thực của cuộc sống đang cuốn hút thanh niên vào đời sống chính trị. Thu hút lực lượng trẻ, sử dụng lực lượng đó một cách có hiệu quả vào quá trình CNH, HĐH, phát triển xã hội là một yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam,... Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy và phát triển NLTN đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Khămphăn Sítthịđămpha, “Sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào với công tác phát triển thanh niên hiện nay” [116]. Tác giả đã đưa ra 13 những cơ sở lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào với công tác phát triển thanh niên hiện nay, phân tích vị trí, vai trò và những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thanh niên. Đặc biệt đã làm rõ những đặc điểm của thanh niên Lào, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra hiện nay, để có những phương hướng, giải pháp, hoàn thiện và phát triển công tác quan trọng này một cách có hệ thống. Đây là những tài liệu có ích giúp tác giả luận án này nghiên cứu sâu hơn về thanh niên. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA - Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, "Luận cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [74]. Trong cuốn sách này, theo các tác giả, mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đều phải được xây dựng nên bởi những con người có lòng trung thành với chế độ, có những phẩm chất và năng lực nhất định. Ngày nay, đó chính là những cán bộ công chức, cán bộ nghiên cứu khoa học, những người phục vụ chế độ chính trị đáp ứng yêu cầu của Nhà nước của dân, do dân và vì dân; những người đại diện cho Nhà nước. Cuốn sách nêu bật lên được cán bộ công chức, cán bộ nghiên cứu khoa học là nhân tố có tính quyết định với sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, những thay đổi về KT-XH đang đặt ra nhiều vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm huy động mọi tiềm năng để đưa đất nước trở thành một nước CNH, HĐH theo hướng hiện đại, có nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao. Các tác giả khẳng định chỉ dẫn của Hồ Chí Minh rằng, muốn xây dựng CNXH, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa, cán bộ là người gánh vác trọng trách nặng nề của đất nước. Vì vậy, họ phải thật sự là những con người xã hội chủ nghĩa. 14 Các tác giả của cuốn sách cũng nêu bật lên rằng, ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, vấn đề cán bộ đã được Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm hàng đầu và ngày càng được quan tâm hơn. Mấy năm gần đây, Đảng và Nhà nước XHCN Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về vấn đề cán bộ nhằm củng cố đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức. Tuy nhiên, muốn đưa ra những chủ trương, chính sách đúng đắn và thực hiện một cách có hiệu quả về công tác cán bộ thì cùng với việc tăng cường công tác tổng kết thực tiễn nắm vững quy luật, cần đi sâu nắm bản chất của vấn đề mới có thể thấy được những nét đặc thù và vai trò của cán bộ, công nhân viên chức trong từng giai đoạn cách mạng, đồng thời nhận rõ những khó khăn và thuận lợi mà giai đoạn phát triển mới đặt ra, cũng như yêu cầu cấp bách về việc nâng cao chất lượng đối với đội ngũ cán bộ hiện nay. Cuốn sách quan trọng này đã góp phần lý giải một cách có hệ thống các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cơ cấu đội ngũ cán bộ cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới hiện nay ở Việt Nam. - Đoàn Văn Khái, “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam” [43]. Cuốn sách này đề cập đến nội dung, đặc điểm, tính tất yếu của quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay, khẳng định vai trò của NLCN là yếu tố quyết định sự nghiệp CNH, HĐH; khảo sát thực trạng NLCN Việt Nam và những vấn đề đặt ra; đề xuất một số giải pháp cơ bản nh... gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất" [30, tr.4]. "Là tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội" [17, tr.9]. Nói cách khác, "đó là sự kết hợp thể lực và trí lực, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng - hiệu quả hoạt động và triển vọng mới phát triển của con người" [1, tr.14]. Phương diện cá thể của NLCN được hiểu như là những yếu tố tạo thành cơ sở của hoạt động và cơ sở để phát triển của một con người với tư cách là một cá nhân và trong tính chỉnh thể của đời sống xã hội của nó khi những nhu cầu sống của nó bộc lộ ra và được thực hiện. Đó là sự lành 31 mạnh về thể lực, thể chất, tức là sức khỏe để đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường hoặc có thể đáp ứng được những đòi hỏi về sự hao phí các sức lực thần kinh, bắp thịt trong lao động với những đặc thù nghề nghiệp khác nhau, ở những con người khác nhau. Đối với con người, xét đến cùng, sức khỏe là vốn quý nhất. Tục ngữ Nga có câu "Một tinh thần lành mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh". Vì vậy, sức khỏe được coi là nguồn gốc của hạnh phúc, tài sản của mỗi con người, mỗi quốc gia, là mục tiêu, động lực chính để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và là sức mạnh để CNH, HĐH đất nước. Trí lực là yếu tố trí tuệ, tinh thần, là cái nói lên tiềm lực văn hóa tinh thần của con người. Nó quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người. Bởi vì, "tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều tất yếu phải thông qua đầu óc của họ" [9, tr.409]. Trí lực là thành phần có vai trò ngày càng to lớn, nổi bật trong sự phát triển NLCN. Đặc biệt trong kỷ nguyên văn minh tin học ngày nay, nguồn nhân lực chỉ thực sự mạnh khi khai thác và sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn tiềm năng trí tuệ của nó. Do đó, nói đến NLCN cần phải đặc biệt nhấn mạnh đến năng lực trí tuệ và tay nghề. Để có được những năng lực này, ngoài tư chất ban đầu, vai trò chủ yếu thuộc về giáo dục và đào tạo, vì nó là phương tiện hữu hiệu để phát triển trí tuệ và trang bị chuyên môn, nghề nghiệp, là cái giá đỡ cho tiềm năng sáng tạo của con người. Thể lực và trí lực của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thể lực không khỏe mạnh sẽ hạn chế lớn đến sự phát triển trí lực, trí tuệ của cá nhân và của cộng đồng xã hội nói chung. Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Cấu thành NLCN xét từ phương diện cá thể cũng như xã hội, đó là tổng hợp các năng lực và giá trị về sức khỏe (thể lực), trí tuệ (trí lực) và đạo đức, nhân cách. 32 "Ngoài thể lực và trí lực, cái làm nền cho NLCN còn là kinh nghiệm sống, đặc biệt là kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người, là nhu cầu và thói quen tổng hợp tri thức và kinh nghiệm của mình, của cộng đồng" [1, tr.15] vào việc tìm tòi, vào sự sáng tạo vì lợi ích của cá nhân, của cộng đồng và của toàn xã hội. Theo ý nghĩa đó, NLCN bao chứa trong đó toàn bộ sự phong phú, sự sâu sắc, sự đổi mới thường xuyên các năng lực trí tuệ, năng lực thực hành, tổ chức và quản lý, năng lực chuyên môn và tính tháo vát trong công việc. Nói cách khác, NLCN là một tập hợp các chỉ số phát triển con người, là hành trang mà nó có được nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội và của sự kết hợp sức mạnh thể lực, trí lực và tâm lực (đạo đức, lối sống, phong cách...), là chất lượng văn hóa mà bản thân nó và xã hội có thể huy động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự tiến bộ và phát triển. NLCN còn có thể hiểu là một thứ vốn, cùng với vốn tài chính tạo nên dòng chủ đạo của phát triển KT-XH. Trước đây, chúng ta hiểu về nhân lực còn có phần đơn giản, thường chỉ chú trọng đến sức người, sức vóc, thể chất chứ chưa hiểu được trong sức người có điều cực kỳ quan trọng là trình độ trí tuệ và phẩm chất đạo đức - tinh thần của con người. Một cách hiểu đúng đắn, toàn diện về nguồn nhân lực đòi hỏi phải quan tâm thích đáng cả mặt bằng lẫn đỉnh cao dân trí, nhưng cần phải đặc biệt coi trọng mặt đạo đức, nhân cách, lý tưởng của con người làm nên giá trị của nguồn nhân lực. Phát triển dân trí, nhân tài, nhân lực phải trên nền tảng chung là nhân cách. Trình độ phát triển của nhân cách bảo đảm cho con người thực hiện tốt chức năng xã hội của nó, phản ánh khả năng sáng tạo của con người trong hoạt động thực tiễn xã hội của nó. Do đó, giáo dục đào tạo phải theo hướng cân đối giữa dạy người, dạy chữ, dạy nghề, trong đó dạy người là mục tiêu cao nhất như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Muốn có CNXH, trước hết, phải có con người XHCN" [22, tr.12]. Hiện nay có tình 33 trạng là, một số nơi liên doanh với nước ngoài chỉ lo vốn vật chất, mà không chăm lo đầy đủ tới vốn người, có xu hướng chạy theo giá trị kinh tế đơn thuần, giá trị trước mắt. Khắc phục thiếu sót này, nhiều nước đã có Bộ về nguồn nhân lực. Có nước đặt giáo dục - đào tạo với phát triển nguồn nhân lực trong một Bộ. Theo ý tưởng này, Hội nghị lần 44 của Hội đồng KT-XH châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP) ở Jakarta 4/1988 đã khẳng định: "sự phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu cuối cùng của quá trình phát triển". Rõ ràng, con người là giá trị cao nhất của mọi giá trị văn hóa. Con người là tài nguyên thiên nhiên quí hiếm nhất, cần được khai thác một cách tối đa, đồng thời cần phải được tái sinh và phát triển một cách tương ứng. Vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với quá trình CNH, HĐH đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là nguồn lực "quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp" [22, tr.11]. Dĩ nhiên, cần thấy rằng, tầm quan trọng của NLCN không bao giờ suy giảm và mất đi ý nghĩa nhân văn - xã hội của nó. Ngay cả khi xã hội đã phát triển cao, đã đạt tới trình độ hiện đại, với tiềm lực phong phú dồi dào về vốn vật chất thì "Vốn người", "tư bản người" tức NLCN vẫn không hề mất đi vai trò quyết định của nó. Khoa học - kỹ thuật trước hết là sản phẩm của hoạt động nhận thức và phát triển trí tuệ của con người, đồng thời, khoa học - kỹ thuật cũng chính là phương tiện để con người hoàn thiện bản thân mình với tư cách là một lực lượng sản xuất đặc biệt. Do đó, trong khi vật chất có thể bị phá hủy hoàn toàn thì các kỹ năng của con người như công nghệ, bí quyết tổ chức và nghị lực làm việc sẽ còn mãi và NLCN rốt cục mới là yếu tố quan trọng nhất cho phát triển kinh tế. Nhiều nhà lý luận Việt Nam đã khẳng định: khoa học - kỹ thuật dù phát triển mạnh mẽ đến đâu, có sức mạnh to lớn như thế nào thì cũng không thể 34 đẩy con người ra ngoài quá trình sản xuất vật chất nói chung mà chỉ làm giảm những hoạt động lao động nặng nhọc phức tạp, giúp con người có điều kiện tốt hơn để học tập, nghiên cứu phát triển trí tuệ. Kinh nghiệm Nhật Bản và các "con rồng" châu Á cho thấy, nếu chỉ có lao động đông và rẻ thì không thể tiến hành CNH, HĐH. Điều quan trọng hơn hết là phải có lực lượng lao động đạt trình độ cao. Chính nhờ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao mà Nhật Bản và các nước NICs vận hành có hiệu quả công nghệ nhập khẩu hiện đại, sản xuất ra nhiều mặt hàng có khả năng cạnh tranh với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Để tạo ra một sự phát triển vượt bậc, đúng hướng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững trong quá trình hòa nhập vào đời sống của thế giới hiện đại, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, xét về thực chất là chiến lược con người. Chúng ta cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của các quốc gia... Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội [18, tr.5]. Nếu như khía cạnh mục tiêu làm rõ mặt xã hội của sự phát triển, nói về bản thân con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội, được phát triển hài hòa toàn diện trong một xã hội văn minh - hiện đại, thì vai trò động lực của nhân tố con người được thể hiện rõ nét trong quá trình tăng trưởng KT-XH của mỗi quốc gia. Như vậy, nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực, trí lực và tâm lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng (số lượng) có khả năng lao động xã hội (chất lượng) 35 của mỗi quốc gia đã, đang và sẽ được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Vậy, nguồn nhân lực là số lượng dân số, đặc biệt là dân số trong độ tuổi lao động; thể lực gồm các yếu tố về sức khỏe, độ bền, sức dẻo dai, chiều cao, cân nặng, phát triển cân đối tinh thần và thể chất; trí lực gồm trình độ văn hóa, trí tuệ, năng lực tư duy, tích lũy kinh nghiệm, trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo; tâm lực gồm phong cách, thái độ lao động, ý thức kỷ luật lao động, tinh thần trách nhiệm với công việc, lòng yêu nước, yêu lao động, lao động cần cù, có kỹ thuật, có năng suất cao. Có thể coi đây là nội lực quan trọng nhất của một quốc gia để thực hiện quá trình phát triển KT-XH. Ở tầm vĩ mô, kết cấu của nguồn nhân lực có thể phân chia thành: cơ cấu, số lượng và chất lượng. - Quan niệm về nguồn lực thanh niên, phát huy nguồn lực thanh niên + Thanh niên, là một bộ phận quan trọng của dân tộc, luôn mang trong mình tính đa dạng của thế hệ đang lớn lên. Vì thế, trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, vấn đề thanh niên đã được tất cả các quốc gia, các thời đại coi là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Trong kho tàng tri thức của loài người đã lưu giữ lại những tư tưởng, quan điểm, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các danh nhân văn hóa, các bộ môn khoa học nghiên cứu về thanh niên. Khái niệm thanh niên có sự biến đổi trong quá trình phát triển xã hội - lịch sử. Xã hội loài người càng phát triển thì khái niệm thanh niên càng phong phú và hoàn thiện. Khái niệm về thanh niên, trước hết liên quan đến việc xác định lứa tuổi của thanh niên. Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm truyền thống, tuổi thọ bình quân... mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi thanh niên khác nhau. Hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắt đầu từ 14 hoặc 15 tuổi, còn kết thúc có nước qui định là 25 tuổi, có nước quy định là 30 tuổi và cũng có nước cho đó là 40 tuổi, riêng ở Lào là từ 15 đến 36 35 tuổi [118, tr.18], nhưng xu hướng chung là nâng dần giới hạn kết thúc của tuổi thanh niên. Trước hết cần phải nhấn mạnh rằng, trong qui luật sinh tồn của con người, việc trải qua các lứa tuổi là một tất yếu. Ở mỗi lứa tuổi, sự phát triển về thể chất, tâm lý và nhân cách của con người lại có những qui luật riêng. Thanh niên là thời kỳ kế tiếp của lứa tuổi thiếu niên và là một giai đoạn phát triển điển hình về thể chất và tâm lý của con người. Thanh niên là một thành phần đặc biệt của cơ cấu xã hội. Muốn tìm hiểu và xác định phạm trù này cần phải có sự thống nhất về khoảng tuổi, về đặc điểm chung, riêng của họ, về tính chất xã hội, về các quan hệ cơ bản giữa họ với cộng đồng và phải tính đến những qui luật bên trong của sự phát triển về thể chất và tinh thần của họ. Tùy thuộc vào nội dung và giác độ nghiên cứu mà có nhiều cách tiếp cận khác nhau về thanh niên. Tựu trung lại, có thể rút ra một số nội dung tổng quát của quan niệm về thanh niên như sau: Thứ nhất, thanh niên với tư cách là một cá thể người từ 14 hoặc 15 tuổi đến 35 hay 40 tuổi, đang trưởng thành, có khả năng phát triển về trí tuệ và nhân cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển nhanh chóng về thể chất. Đó là những năm tháng đẹp đẽ nhất của đời người, có thể phân biệt rõ rệt nhất với thiếu niên, nhi đồng ở lứa tuổi ấu thơ, với những người đứng tuổi (trung niên) và những người đã bước vào tuổi già. Đứng ở góc độ sinh học, lứa tuổi thanh niên được coi là một cấp độ phát triển hoàn thiện về mặt thể chất. Trong những giai đoạn của một đời người, tuổi thanh niên là biểu tượng của sự trẻ trung, mạnh mẽ, hoạt động, hy vọng và ước mơ. Đây chính là giai đoạn thanh niên tự khẳng định vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình trong xã hội. Tuy vậy, thanh niên còn có những hạn chế nhất định, bên cạnh sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm là tính bồng bột, thiếu kinh nghiệm, thậm chí cả sự liều lĩnh... Có sự tiềm ẩn những khả năng to lớn, những yếu tố tích cực và tiêu cực đan 37 xen trong mỗi thanh niên. Nhìn từ góc độ này, ta thấy một mâu thuẫn trong sự phát triển của thanh niên là ở họ, con người sinh lý phát triển và hoàn chỉnh nhanh hơn con người xã hội. Đó là quá trình tự phát triển trong bản thân thanh niên với những phẩm chất xã hội chưa chín muồi. Để giải quyết tốt mối quan hệ này thì giáo dục và hướng dẫn có vai trò đặc biệt quan trọng. Quan điểm chỉ đạo giáo dục và hướng dẫn ở đây là phải chú ý đáp ứng những nhu cầu hợp lý về tồn tại và các hoạt động mang tính đặc thù về lứa tuổi, giới tính, ăn, mặc, tình yêu, tình bạn... Thứ hai, thanh niên là một thế hệ có quan hệ mật thiết với các thế hệ trong cộng đồng xã hội, thừa hưởng những di sản của quá khứ và hiện tại. Các tiêu chí chủ yếu xác định sự phát triển của thanh niên là: thể lực, học vấn, văn hóa, lối sống, hành vi và hoạt động. Căn cứ vào đó, người ta có thể xác định và đánh giá thanh niên trong hiện tại và trong tương lai. Thế hệ trẻ cũng mang những đặc trưng riêng: khao khát lý tưởng và hành động thực hiện lý tưởng, hướng tới các giá trị xã hội nhưng lại chưa đủ kinh nghiệm và sự từng trải để có cách suy xét, đánh giá các giá trị, lựa chọn giá trị. Những con người đang trưởng thành này sống nặng về tình cảm hơn là lý trí. Họ là nhóm dân cư có trình độ học vấn tương đối cao, năng động, nhạy cảm nên dễ dàng tiếp nhận và hội nhập vào cái mới. Thanh niên có đặc điểm hay di chuyển sự chú ý, thay đổi hứng thú, sở thích, dễ dàng tiếp thu hệ tư tưởng này hoặc hệ tư tưởng khác, kể cả tích cực và tiêu cực. Do đó, có thể dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột thế hệ về tâm lý và tính cách xã hội. Do bị chi phối bởi các quan niệm khác nhau về trình độ văn hóa, học vấn và kinh nghiệm sống... nên với thanh niên dễ có cách nhìn và đánh giá xuất phát từ cảm hứng phê phán, thậm chí có thể phiến diện và cực đoan. Đồng thời, thanh niên thường lý tưởng hóa, hy vọng, say mê và hay tưởng tượng, nhưng đồng thời cũng dễ chán nản, thất vọng và hoài nghi. Để khắc phục tình trạng này, 38 cần phải áp dụng hàng loạt các biện pháp giáo dục đạo đức và quản lý xã hội, đặc biệt trong giáo dục truyền thống và đối thoại với thanh niên theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng suy nghĩ độc lập và tự do tư tưởng của thanh niên, tin cậy họ, mặt khác cần lôi cuốn và thuyết phục, giúp họ tự điều chỉnh. Đồng thời, cần chú ý mối quan hệ giữa thanh niên với lớp người đi trước, nhằm động viên, phát huy thế mạnh và tiềm lực của thanh niên, giúp họ biết kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc. Tránh cho thế hệ thanh niên có thái độ kiêu ngạo, tự mãn, tự ngộ nhận và huyễn hoặc bản thân cũng như trạng thái mặc cảm tự ti, an phận và thụ động. Đó là tất cả nghệ thuật và thành công của giáo dục và quản lý xã hội đối với thanh niên. Thứ ba, thanh niên với tư cách là một nhóm xã hội - nhân khẩu đặc thù, một tầng lớp xã hội đặc thù. Theo số liệu thống kê của nhiều nước trên thế giới, thì số người ở độ tuổi thanh niên thường chiếm từ 25-30% dân số quốc gia. Ở Lào, số người ở độ tuổi thanh niên (15-35 tuổi) là 2.007.000 người, chiếm trên 32,08% dân số cả nước, vì thế dân tộc Lào là một dân tộc trẻ [91, tr.75]. Thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Tương lai và hạnh phúc là thuộc về thanh niên và phải do thanh niên sáng tạo ra. C. Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn sự sống của dân tộc. Hệ luận quan trọng rút ra ở đây là, cần phải tạo ra môi trường xã hội tốt đối với thanh niên để họ phát triển tối đa năng lực trí tuệ, khả năng sáng tạo và bản sắc riêng độc đáo của mỗi cá nhân cho sự phát triển của đất nước. Đó chính là lý do vì sao Mác nói: phải nhân đạo hóa hoàn cảnh, tạo ra hoàn cảnh có tính người. Những tài năng trẻ phải được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo. Đào tạo thế hệ trẻ thành lớp người thông minh, sáng tạo, có nhân cách và tài năng lớn chính là đầu tư theo chiều sâu và thuộc về chiến lược phát triển quốc gia. Xét theo cấu trúc xã hội, thanh niên là một đối tượng rất đa dạng, bao gồm các nhóm, các đối tượng khác nhau: thanh niên công nhân, thanh niên 39 nông dân, thanh niên học sinh, sinh viên, thanh niên trí thức, thanh niên các dân tộc, thanh niên các tôn giáo, thanh niên công an, thanh niên bộ đội... Mỗi một nhóm xã hội đặc thù này của thanh niên đều có những nét đặc trưng riêng biệt, tùy theo đặc điểm nghề nghiệp và môi trường hoạt động khác nhau. Vì vậy họ cũng có những nhu cầu, nguyện vọng khác nhau. Ở CHDCND Lào hiện nay, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu nên thanh niên nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với thanh niên công nhân và thanh niên trí thức. Nếu con người là nguồn động lực lớn nhất của sự phát triển xã hội, thì thanh niên là bộ phận ưu tú, khởi sắc nhất cấu thành nguồn động lực ấy. Với tư cách là lớp người trẻ tuổi trong mỗi cộng đồng, một lực lượng chiếm số đông trong dân cư, thanh niên trở thành vấn đề lớn của mỗi quốc gia dân tộc, là vấn đề mang tính thời đại của nhân loại. Thực tế cuộc sống, tiến trình phát triển của xã hội và kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới đều chỉ ra rằng, thanh niên luôn luôn đóng vai trò xung kích và là nguồn lực rất quan trọng để phát triển xã hội. Dân tộc muốn tồn tại và phát triển, phải quan tâm đầu tư cho thanh niên. "Quản lý xã hội cần phải xem nhóm lớn này là sự kết tinh tốt nhất của nguồn lực phát triển (theo quan điểm thực tiễn và triển vọng)" [83, tr.86]. Cần phải xem đây là nguồn lực có ý nghĩa quyết định trong quá trình phát huy nguồn tiềm năng vô giá - con người - nhằm đưa đất nước tiếp tục phát triển vững chắc. Vậy, thanh niên là một bộ phận của lực lượng xã hội hùng hậu bao gồm thể lực, trí lực và tâm lực, có độ tuổi nhất định tùy theo qui định của mỗi quốc gia và có tiềm năng sức mạnh to lớn trong việc cải tạo tự nhiên và xã hội. Chất lượng của thanh niên có thể hiểu một cách khái quát là xây dựng một lớp thanh niên mới "vừa hồng vừa chuyên", bao hàm cả trình độ học vấn rộng, kiến thức chuyên môn cao, có tay nghề vững vàng và đặc biệt là có phẩm chất, bản lĩnh chính trị, có thể lực tốt và lối sống lành mạnh. 40 + Nguồn lực thanh niên, không chỉ nhìn nhận trên cơ sở số lượng thanh niên chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân cư và lực lượng chủ yếu trên các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, mà NLTN còn được nhìn nhận là một lực lượng xã hội giàu tiềm năng phát triển. Mác đã từng khẳng định rằng "Tương lai của giai cấp họ, và do đó, của cả loài người, hoàn toàn tùy thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên" [7, tr.262]. Cần phải nhấn mạnh rằng, NLTN là một bộ phận quan trọng của NLCN nói chung. Đó là nguồn tài sản vô giá của đất nước hôm nay và mai sau. Sinh lực của một dân tộc, một quốc gia thể hiện ở thanh niên, lực lượng có khả năng làm những việc "dời non lấp biển", là "rường cột của nước nhà", là "mùa xuân của nhân loại". Bước vào thế kỷ XXI, chất xám đã dần trở thành một nguồn lực quan trọng của xã hội. NLTN với ưu thế về sức khỏe (thể lực), phẩm chất tâm lý (tư duy, trí nhớ, khí chất...) và trình độ chuyên môn kỹ thuật - văn hóa, v.v... sẽ là nguồn lực tốt nhất có thể đáp ứng được sự biến đổi của nội dung lao động dưới tác động của các tiến bộ khoa học và công nghệ (thay đổi nghề, hoặc tiếp cận với công nghệ mới, kỹ thuật cao). Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước CHDCND Lào đang đi vào chiều sâu và phát triển theo định hướng XHCN với tốc độ cao, lớp thanh niên vào đời hôm nay sẽ là nguồn nhân lực hết sức quan trọng cho ngày mai của đất nước. Từ sự phân tích trên đây có thể quan niệm, nguồn lực thanh niên là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực, có độ tuổi nhất định đã, đang và sẽ được tham gia để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. NLTN là một tập hợp các chỉ số phát triển con người, được tạo lập nên nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội cũng như của sự kết hợp sức mạnh thể lực, trí lực và tâm lực cá nhân từng người thanh niên, đó là chất lượng văn hóa mà bản thân nó và xã hội có thể huy động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự tiến bộ và phát triển 41 xã hội. Với nghĩa đó, NLTN bao hàm trong đó toàn bộ sự phong phú, sâu sắc, sự đổi mới thường xuyên các năng lực trí tuệ, năng lực thực hành, tổ chức và quản lý, năng lực chuyên môn và tính chuyên nghiệp trong công việc. Đây cũng là lý do tại sao các doanh nghiệp công ty lớn khi tuyển dụng nhân lực ngoài yếu tố bằng cấp chuyên môn họ thường ưu tiên những người có kinh nghiệm, thâm niên công tác trong lĩnh vực họ cần tuyển vì đỡ mất công đào tạo, tuyển dụng về là làm được việc ngay. + Phát huy NLTN, theo từ điển tiếng việt “Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [82, tr.768]. Nguồn lực thanh niên là nguồn lực biểu tượng của tương lai. phát huy NLTN luôn gặp phải những vấn đề riêng của nó vì nguồn lực này luôn tự khẳng định mình trong xã hội và dễ bị cuốn hút vào các sự kiện khác nhau của cuộc sống. Như vậy, phát huy NLTN là đối tượng nằm ở trung tâm chú ý của các chiến lược và chính sách phát triển xã hội. Cần hiểu rõ những đặc điểm nhu cầu của NLTN để khích lệ, khai thác và phát huy được sức mạnh của họ vì mục tiêu phát triển xã hội, trong đó bao hàm cả sự phát triển NLTN (bao hàm quá trình làm biến đổi về số lượng, cơ cấu, chất lượng NLTN, đồng thời làm gia tăng các giá trị thể lực, trí lực và tâm lực cho NLTN, nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển KT-XH) bằng những giải pháp thiết thực, tinh tế, có hiệu quả và có tác dụng (chủ yếu là giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng và sự nỗ lực của bản thân), tức là phải phát triển, sử dụng và tạo môi trường cho NLTN được hoàn thiện bản thân một cách hữu hiệu nhất. NLTN rất nhạy cảm về nhân cách của mình. Đó là sự nhạy cảm với các giá trị về dân chủ, công bằng và tự do. Họ có yêu cầu cao về lòng tự trọng, được tôn trọng và tin cậy, cho nên giao tiếp với NLTN một cách có văn hóa là sức mạnh và sự hấp dẫn của nhà giáo dục, lãnh đạo, quản lý NLTN. Cần phải thuyết phục, hướng dẫn NLTN bằng tính đúng đắn của tri 42 thức, của lẽ phải, của chân lý và của kinh nghiệm sống, đặc biệt là kinh nghiệm chính trị. Tuy vậy, phát huy NLTN không có mục đích tự thân. Xét đến cùng việc phát huy NLTN đều nhằm phát triển KT-XH phục vụ ngày càng tốt hơn cuộc sống con người. Con người trước hết là sản phẩm của xã hội và phát triển con người cũng chính là phương tiện để con người hoàn thiện bản thân mình với tư cách là lực lượng sản xuất đặc biệt, "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại" [46, tr.430]. Phát huy NLTN được hiểu như là phát huy những yếu tố tạo thành cơ sở của hoạt động và cơ sở để phát triển mỗi thanh niên với tư cách là một cá nhân và trong chỉnh thể của đời sống xã hội của thanh niên, khi những nhu cầu sống của họ bộc lộ ra và được thực hiện. Đó là sự lành mạnh về thể lực, trí lực và tâm lực để đảm bảo cho NLTN phát triển một cách bình thường có thể đáp ứng được những đòi hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, bắp thịt trong lao động sản xuất với những đặc thù nghề nghiệp khác nhau của mỗi thanh niên. Điều này có nghĩa là mục tiêu phát huy NLTN của đất nước có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, từ nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền đến các biện pháp tổ chức thực hiện, từ nội lực và cả ngoại lực, nội sinh và ngoại sinh, vào điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân thanh niên cũng như phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển đất nước. Để phát huy có hiệu quả NLTN, thì việc phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược CNH, HĐH phải được tiến hành và quản lý trên ba mặt chủ yếu một cách đồng bộ: giáo dục -đào tạo, sử dụng và việc làm. Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra: "Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt cho NLTN có việc làm. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng" [21, tr.16]. 43 Vậy, phát huy nguồn lực thanh niên chính là sự chăm lo, tạo ra những điều kiện cần thiết cho phát triển, phân bổ sử dụng, tạo môi trường làm việc để mỗi thanh niên thể hiện tối đa năng lực của mình trong hoạt động thực tiễn nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội vì hạnh phúc của quốc gia. Đây cũng chính là quá trình làm cho mỗi thanh niên trở thành chủ thể có ý thức trong sáng tạo lịch sử và cải tạo thế giới. Nói đến phát huy NLTN có thể nhấn mạnh tới những nội dung như: Một là, phát triển NLTN (giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng, sự nỗ lực bản thân): Ngày nay, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế và phát triển xã hội. Trí tuệ và năng lực sáng tạo là yếu tố chủ yếu của việc phát huy NLTN. Giáo dục - đào tạo có vai trò trực tiếp, quyết định trong việc nâng cao chất lượng, cung cấp NLTN chính cho mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư cho tái sản xuất con người. Trong thời kỳ kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của các nước là phát triển giáo dục - đào tạo. Nếu đội ngũ cán bộ, trí thức khoa học và công nghệ, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề non yếu và thiếu thì sẽ rất khó khăn trong nhập khẩu, ứng dụng công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Thực tế các nước công nghiệp phát triển rất quan tâm đến công tác giáo dục; Họ rất chú trọng và đầu tư rất nhiều cho nền giáo dục của nước họ, giải phóng, nâng cao trình độ dân trí và đội ngũ cán bộ khoa học. Như Garry Becker, người Mỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992, khẳng định rằng: “Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục” [73, tr.18]. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã nêu rõ “Việc lấy công tác giáo dục đi trước một bước, đó là yêu cầu tất yếu khách quan”, “Thực hiện tốt công tác giáo dục sẽ mở đường cho kinh tế phát triển” [105, tr.10]. Đảng NDCM Lào đã khẳng định phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. 44 Việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho NLTN nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, nâng cao đời sống tinh thần, phát triển toàn diện phải được chú trọng thông qua đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thể thao, cần tạo điều kiện quy hoạch, bố trí quỹ đất làm điểm vui chơi cho thanh - thiếu niên giao lưu, rèn luyện sức khoẻ. Đặc biệt, cổ vũ NLTN nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích, sáng tạo trong lao động, học tập, công tác, đẩy mạnh dạy nghề; định hướng nghề nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ cho NLTN, tạo điều kiện giúp họ được học tập, làm chủ KHCN hiện đại là yếu tố quyết định. Khơi dậy và nhân lên các động lực thúc đẩy hoạt động của NLTN, để nâng cao và kích thích quá trình lao động sáng tạo của thanh niên; đó là việc khơi dậy mặt tích cực, tiến bộ, tiềm năng của người thanh niên như: tình yêu Tổ quốc, ý thức trách nhiệm xã hội, lòng say mê nghề nghiệp, khát vọng sáng tạo khoa học,... Đồng thời ngăn chặn các yếu tố tiêu cực, khai thông những vướng mắc, ách tắc về cơ chế chính sách,... bởi đây chính là tiền đề đóng vai trò quyết định cho việc phát huy NLTN. Hai là, phân bổ sử dụng NLTN: Trong nội dung phân bổ sử dụng NLTN cần chú ý đến việc phân bổ theo sản xuất vật chất và phi vật chất, theo các ngành kinh tế và theo thành thị - nông thôn. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, thì các ngành như: khoa học, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa xã hội... cũng phát triển rất nhanh, việc phân bổ sử dụng NLTN vào các ngành này cho hợp lý và không ngừng được gia tăng cả về số lượng và chất lượng là một việc cần thiết, phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng cánh giảm tỷ trọng lao động thanh niên trong các ngành sản xuất vật chất xuống, và tăng tỷ trọng lao động thanh niên trong các ngành sản xuất phi vật chất lên. Đồng thời, việc phân bổ sử dụng NLTN nên cân nhắc lại yêu cầu gia tăng tỷ trọng lao động thanh niên trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, 45 giảm tỷ trọng lao động thanh niên trong các ngành nông nghiệp, bởi vì nước CHDCND Lào là một nước kém phát triển, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, phần lớn số lao động thanh niên sống ở nông thôn và sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra việc phân bổ sử dụng NLTN nên tính đến lao động thanh niên ở các vùng lãnh thổ, tránh tình trạng sử dụng không hết NLTN. Nhà nước phải có những chính sách khuyến khích lao động thanh niên làm ở các khu vực trung du miền núi, nhằm làm giảm bớt sức ép về việc làm ở khu vực đồng bằng, cả ở trong nước và nước ngoài. Ba là, tạo môi trường làm việc cho NLTN (bao gồm xây dựng cơ chế, chính sách và tạo việc làm cho thanh niên): Vấn đề tạo điều kiện làm việc cho NLTN là một nhu cầu vô cùng quan trọng và cấp bách. Nhu cầu việc làm bắt nguồn từ bản chất của con người, từ quyền được lao động của con người, và gắn liền với việc đảm bảo cuộc sống của con người. Một quốc gia không thể đạt được sự phát triển nhanh, lành mạnh, có hiệu quả và bền vững nếu một bộ phận thế hệ trẻ lâm vào cảnh thất nghiệp, với sự túng bấn về đời sống vật chất và tha hóa về đời sống tinh thần. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo là đ...quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hà Đăng (1995), "Văn hóa và đổi mới với thực tiễn văn hóa", Tạp chí Công tác tư tưởng văn hóa, (2), tr.13. 154 25. Đệttạkon Philaphănđệt (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong thời kỳ cách mạng hiện nay, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội. 26. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 27. Nguyễn Minh Đường (chủ biên) (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, (Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.07. Đề tài KX. 07.14), Hà Nội. 28. Khánh Hà (1998), "Lao động trẻ em, vấn đề xã hội nhức nhối", Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 15-4. 29. Phạm Minh Hạc (1994), Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Phạm Minh Hạc (1996), "Chăm sóc, đào tạo, phát huy nguồn lực con người phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Đặc san Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, (10), tr.4. 31. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2007), Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Trần Kim Hải (1998), Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 34. Trần Đình Hoan (1995), "Bài học lớn của ngành thương binh xã hội trong 50 năm qua", Tạp chí Công tác văn hóa tư tưởng, (9). 35. Trần Đình Hoan (chủ biên) (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 155 36. Dương Anh Hoàng (2008), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Đà Nẵng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên học sinh, sinh viên với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Lê Mạnh Hùng (chủ biên) (1996), Kinh tế - xã hội Việt Nam - tình trạng, xu thế, giải pháp, Nxb Thống kê, Hà Nội. 39. Nguyễn Hải Hữu (2011), "Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội. 40. Đặng Hữu (1996), "Nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" Tạp chí Công tác khoa giáo, (11), tr.1. 41. Nguyễn Văn Huyên (1998), "Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc", Tạp chí Triết học, (4), tr.8. 42. Khămphả Phimmasỏn (2010), Xây dựng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế ở Tỉnh BoLyKhămSay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 43. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 44. Phan Thanh Khôi (1996), "Về chỉ số phát triển con người", Tạp chí Nhân đạo, (10), tr.10. 45. Đặng Xuân Kỳ (1992), "Chủ nghĩa xã hội và phát triển", Tạp chí Thông tin lý luận, (9), tr.5. 46. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 7, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 47. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 48. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 156 49. Tăng Minh Lộc (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, (19), tr.35-38. 50. Nguyễn Định Luận (2001), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp, Hà Nội. 51. Võ Đại Lược (1996), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam đến năm 2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 52. Vũ Thị Phương Mai (2004), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao qua thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (11). tr. 23-26. 53. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Phạm Văn Mợi (2008), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hải Phòng", Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.49-53. 55. Phạm Văn Mợi (2010), Giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở Hải Phòng phục vụ công nghệ hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 56. Đỗ Mười (1994), Lý tưởng của thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 57. Đỗ Mười (1997), "Dành ưu tiên cao nhất cho phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ", Tạp chí Công tác tư tưởng văn hóa, (1), tr.3-4. 58. Nguyễn Thế Nghĩa (1997), Hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 59. Phạm Đình Nghiệp (1995), Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với việc tạo nguồn nhân lực trẻ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đề tài KTN.95-01, Hà Nội. 60. Trần Nhâm (1997), Có một Việt Nam như thế - đổi mới và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 157 61. Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế”, Tạp chí Cộng sản, (7), tr.9-12. 62. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 63. Nguyễn Thị Tú Oanh (1999), Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 64. Lê Văn Phục (2010), “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Lý luận chính trị, (6), tr. 80-84. 65. Đình Quang (1995), Văn học nghệ thuật với xã hội và con người trong sự nghiệp phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Richard Bergeron (1995), Phản phát triển - cái giá của chủ nghĩa tự do, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Sưlao Sôtuky (2014), Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn, Luận án tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 68. Lê Hữu Tầng (Chủ biên) (1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 69. Nguyễn Thị Thạch (1996), "Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội", Tạp chí Công tác tư tưởng văn hóa, (9), tr.10-13. 70. Đoàn Văn Thái (2004), Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 71. Nguyễn Thanh (2001), Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 158 72. Văn Thạnh (1996) "Ma túy học đường - Một tin dữ trong năm 1996", Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 25-12. 73. Vũ Bá Thế (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 74. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên) (2003), Luận cứ khoa học việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 75. Nguyễn Văn Trung (1994), Căn cứ lý luận và thực tiễn của chính sách đối với thanh niên, Đề tài KX.04-09, Hà Nội. 76. Nguyễn Văn Trung (chủ biên) (1996), Chính sách đối với thanh niên (lý luận và thực tiễn), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. Nguyễn Văn Trung (1998), Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn nông nghiệp nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 78. Nguyễn Ngọc Tú (2012), Nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 79. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 80. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 81. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng - kinh nghiệm của thế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội. 82. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 159 83. Chu Xuân Việt (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 84. Đào Quang Vinh (2006), Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 85. Xỉtha Lườnkhămphuvông (2005), Vai trò của chính sách xã hội đối với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 86. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2007), Công tác phát triển nguồn nhân lực đối với 8 tỉnh miền Bắc và 9 tỉnh miền Trung, Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đề tài hội thảo khoa học cấp nhà nước, Viêng Chăn. * Tài liệu bằng tiếng Lào (Dịch ra tiếng Việt) 87. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2008), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2010 - 2020, Viêng Chăn. 88. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2009), Bài nói chuyện của lãnh đạo với Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào qua các kỳ Đại hội I - V, Nxb Thanh niên, Viêng Chăn. 89. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Tài liệu quán triệt nội dung Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Viêng Chăn. 90. Bộ Công nghiệp và Năng lực (2013), Báo cáo kết quả thống kê về nhà máy công nghiệp chế biến trong cả nước, Viêng Chăn. 91. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2011), Báo cáo công tác điều tra lực lượng lao động và sử dụng lao động năm 2010, Viêng Chăn. 92. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2014, Viêng Chăn. 160 93. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2010 - 2015, Viêng Chăn. 94. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Niên giám thống kê, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 95. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm, Viêng Chăn. 96. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Số liệu thống kê dân số, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 97. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo kết quả thống kê năm 2013, Viêng Chăn 98. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Báo cáo kết quả thống kê năm 2014, Viêng Chăn 99. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (2010), Chiến lược phát triển lao động giai đoạn 2011 - 2020, Viêng Chăn. 100. Bộ Nội vụ (2013), Báo cáo tổng kết trong năm 2013, Viêng Chăn. 101. Bộ Nội vụ (2014), Báo cáo tổng kết trong năm 2014, Viêng Chăn. 102. Cayxỏn Phômvihản (1983), Thanh niên hãy là con đại bàng không sợ phong ba bão tố, hãy là Xỉn Xay của thời đại chúng ta, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 103. Cayxỏn Phômvihản (1985), Tuyển tập, tập 1, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 104. Cayxỏn Phômvihản (1997), Tuyển tập, tập 3, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 105. Cayxỏn Phômvihản (2005), Tuyển tập, tập 4, Nxb Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 106. Chalơn Nhiapaohơ (1988), "Tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ nhân dân các bộ Lào lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trung thành với nhân dân và Tổ quốc", Tạp chí Alunmai, (2), tr.3-5. 107. Cục Dạy nghề, Bộ Giáo dục, Đào tạo và Thể thao (2014), Báo cáo tổng kết năm học 2012 -2013, Viêng Chăn. 161 108. Cục Giáo dục cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Báo cáo tổng kết năm học 2012 -2013, Viêng Chăn. 109. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 110. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 111. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 112. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 113. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 114. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 115. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 116. Khămphăn Sítthịđămpha (2012), Sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào với công tác phát triển thanh niên hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 117. Phòng Thống kê (2014), Niên giám thống kê, Viêng Chăn. 118. Quốc hội (2010), Luật về Đoàn thanh niên cách mạng Lào, Viêng Chăn. 119. Sổmmát Phônsêna (2011), Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Viêng Chăn. 162 120. Sổmphavăn Xútthiphông (2011), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 121. Trung tâm Thống kê Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2014), Báo cáo thống kê Lào năm 2013, Viêng Chăn. 122. Trung tâm Thống kê, Bộ Giáo dục và thể thao (2015), Bằng số liệu thống kê năm 2014-2015, tr.28, 31, 34. 123. Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào (1989), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Nxb Thanh niên, Viêng Chăn. 124. Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào (1995), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Nxb Thanh niên, Viêng Chăn. 125. Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Thanh niên, Viêng Chăn. 126. Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Trẻ, Viêng Chăn. 127. Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Trẻ, Viêng Chăn. 128. Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào (2007), Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2010 đến năm 2020, Vụ Giáo dục - Phong trào, Viêng Chăn. 129. Trung ương Đoàn thành niên Nhân dân cách mạng Lào và Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu Giáo dục thanh niên, Viêng Chăn. 130. Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào (2010), Thống kê thanh niên toàn quốc, Viêng Chăn. 131. Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Thanh niên, Viêng Chăn. 163 132. Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Thanh niên, Viêng Chăn. 133. Ủy ban Kế hoạch - Đầu tư (2002), Chiến lược Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Viêng Chăn. 134. Vănxay Xaynhabắt (2011), Nâng cao chất lượng xây dựng cán bộ ở Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 135. Vưthao Phialuồng (2011), "Phát huy vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bo Li Khăm Xay hiện nay", Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính, (2), tr.14-16. 164 PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢN ĐỒ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Phụ lục 2: Phụ lục 2 DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ SỐ HUYỆN TRỰC THUỘC CÁC TỈNH, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN CHDCND LÀO NĂM 2014 MiÒn Tên của tỉnh Diện tích Dân số tỉnh Sè huyện Diện tích miền D©n sè miÒn Phông Sả Ly 16,270 181.607 7 Bo Kẻo 6,196 178.140 5 Hủa Phăn 16,500 341.972 9 Luang Năm Tha 9,325 175.785 5 U Đôm Xay 15,370 321.542 7 Xay Nha Bu Ly 16,389 396.331 11 Xiêng Khoảng 14,660 269.600 7 8 tØnh miÒn B¾c Lµo Luang Pha Bang 16,875 471.390 12 112,525 km 2 2.336.367 Viêng Chăn 10.727 456.228 11 Thñ ®« Viêng Chăn 3,920 810.846 9 Bo Ly Khăm Xay 14,863 289.936 6 Kham Muổn 16,315 398.304 10 Sả Vẳn Na Khệt 21,774 953.511 15 6 tØnh miÒn Trung Lµo Xay Sổm Bun 6.480 83,888 5 74.079 km2 2.992.713 Chăm Pa Sắc 15,415 678.841 10 Sả La Văn 10,691 393.485 8 Sê Kong 7,665 106.092 4 4 tØnh miÒn Nam Lµo Ắt Tạ Pư 10,330 136.711 5 51,196 km2 1.315.129 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [97, tr.23] Phụ lục 3 NHÀ MÁY CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TRONG CẢ NƯỚC NĂM 2013 (Xếp theo tỉnh) Cấp nhà máy Vốn đầu tư (kíp) Số lao động TT Tỉnh I lớn II vừa III nhỏ Số nhà máy Vốn Vốn bất biến LĐNN Nữ Tổng số Nhà máy cấp nhỏ hộ gia đình 1 Thủ đô Viêng Chăn 138 172 2.247 2.557 4.539.351.714.000 3.468.116.051.000 378 30.632 50.246 2 Tỉnh Phông Xa Ly 6 4 79 89 102.653.347.000 89.263.434.000 33 18 302 242 3 Tỉnh Luông Nậm Tha 12 20 181 213 186.284.486.000 164.294.706.000 404 1.684 88 4 Tỉnh U Đôm Xay 3 28 164 195 210.462.789.000 120.654.343.000 258 313 1.973 285 5 Tỉnh Bo Keo 9 32 177 218 66.620.998.000 33.289.119.000 225 909 1.852 6.676 6 Tỉnh Luộng Phạ Bang 63 65 99 227 71493307.000 62.162.794.000 213 2.087 7.851 7 Tỉnh Hòa Phăn 3 21 91 115 196.460.340.000 168.702.400.000 266 936 2.188 5.801 8 Tỉnh Xay Nha Bu Ly 46 40 230 316 744.658.239.000 587.035.317.000 294 4.476 1.726 9 Tỉnh Xiêng Khoảng 15 14 119 148 174.911.000.000 109.016.000.000 327 312 2.094 439 10 Tỉnh Viêng Chăn 30 32 149 211 883280155.000 670.924.160.000 118 878 4.064 3.476 11 Tỉnh Bo Li Khăm Xay 33 52 1.998 2.083 668.125.530.000 482.073.250.000 348 1.872 9.230 1.161 12 Tỉnh Khăm Moan 85 59 135 279 3.405.872.887.000 2.958.834.555.000 732 2.359 8.696 279 13 Tỉnh Xa Văn Nạ Kệt 28 56 1.048 1.132 248.022.820.000 272837232,000 823 2.388 5.684 575 14 Tỉnh Xạ La Văn 19 14 131 164 82.749.9649.000 696.799.132.000 446 2.606 157 15 Tỉnh Xê Koong 13 121 134 71.226.395.100 35.731.017.000 443 1.140 22 16 Tỉnh Chăm Pa Xắc 20 8 1.051 1.079 817.427.601.000 448.391.855.000 94 1.872 1.966 1.177 17 Tỉnh Át Ta Pư 7 16 7 30 18.540.215.000 11.857.215.000 4 41 727 Tổng cộng 517 646 8.027 9.190 13.232.891.472.100 10.379.982.580.000 5.406 100.339 30.682 Tổng cộng tất cả số nhà máy I + II + III của hộ gia đình = 39.872 nhà máy Nguồn: Bộ Công nghiệp và Năng lực [90, tr.2-3] Phụ lục 4 DÂN SỐ CHIA THEO TUỔI TÁC VÀ VỊ TRÍ CƯ TRÚ Dân số chia theo khu vực Dân số Thành thị Nông thôn có đường giao thông Nông thôn không có đường giao thông Tuổi Số % Số % Số % Số % 0-4 576.504 9,9 120.193 7,2 392.905 10,9 63.406 12,0 5-9 623.760 10,7 130.197 7,8 421.411 11,6 72.152 13,6 10-14 731.565 12,6 173.546 10,4 484.637 13,4 73.383 13,8 15-19 664.509 11,4 196.152 11,7 407.268 11,3 61.099 11,5 20-24 524.039 9,0 179.405 10,7 305.409 8,4 39.214 7,4 25-29 463.164 8,0 147.140 8,8 276.392 7,6 39.632 7,5 30-34 355.214 6,1 111.654 6,7 211.966 5,9 31.594 6,0 35-39 372.870 6,4 115.112 6,9 227.999 6,3 29.760 5,6 40-44 312.688 5,4 107.069 6,4 183.322 5,1 22.297 4,2 45-49 322.181 5,5 108.322 6,5 190.068 5,3 23.792 4,5 50-54 259.803 4,5 89.600 5,4 148.238 4,1 21.965 4,1 55-59 201.521 3,5 64.195 3,8 119.931 3,3 17.396 3,3 60-64 122.423 2,1 41.232 2,5 70.856 2,0 10.335 2,0 65-69 123.991 2.1 36.733 2,2 74.166 2,0 13.091 2,5 70-74 66.769 1.1 21.977 1,3 39.731 1,1 5.061 1,0 75-79 47.785 0.8 13.435 0,8 31.453 0,9 2.897 0,5 80+ 49.650 0.9 14.402 0,9 32.450 0,9 2.797 0,5 Tổng 5.818.447 100 1.670.365 100 3.618.212 100 529.870 100 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào [91, tr.49] Phụ lục 5 SỐ LAO ĐỘNG 15 NĂM TRỞ LÊN, CHIA THEO NGÀNH NGHỀ VÀ VỊ TRÍ CỦA LAO ĐỘNG, NĂM 2010 Vị trí của lao động Cán bộ nhà nước DNNN DN tư nhân KD tư nhân Chủ thuê Làm việc cho mình Làm việc cho gia đình không tiền Vân vân Số % Số % Số % Số % Số % Số % Số % Số % Số lao động tuổi từ 15 năm trở lên Cả hai giới 25.944 55,17 2.280 4,85 667 1,42 2.293 4,88 2.880 6,12 8.967 19,07 3.716 7,90 281 0,60 47.028 CB cấp cao và người QL 115.377 79,47 5.201 3,58 1.566 1,08 19.475 13,41 257 0,18 2.074 1,43 1.231 0,85 0 0,00 145.181 Cán bộ chuyên nghiệp 20.089 52,92 1.664 4,38 731 1,93 6.863 18,08 857 2,26 5.247 13,82 2.509 6,61 0 0,00 37,961 Thờ công nghệ và nghề liên quan 10.360 50,51 3.397 16,56 301 1,47 5.343 26,05 260 1,27 276 1,35 373 1,82 200 0,98 20.511 Dịch vụ và buôn bán, chợ 17.835 10,05 1.754 0,99 660 0,37 27.738 15,63 760 0,43 95.564 53,85 33.149 18,68 0 0,00 177.459 CN, NN và thủy sản có chuyên nghiệp 1.311 0,06 411 0,02 1.299 0,06 16.528 0,78 1.191 0,06 1.161.468 54,83 936.005 44,19 0 0,00 2.118.213 CN thờ có tay nghề và nghề liên quan 1.977 2,03 2.927 3,00 576 0,59 44.059 45,15 4.932 5,05 36.516 37,42 6.603 6,77 0 0,00 97.590 Người chỉ huy và người chủ máy móc 2.211 2,78 4.497 5,66 1.157 1,46 29.014 36,54 1.004 1,26 31.777 40,02 9.751 12,28 0 0,00 79.411 Nghề cơ sở 1.398 0,53 2.269 0,86 1.352 0,51 63.516 23,95 2.765 1,04 137.040 51,68 56.833 21,43 0 0,00 265.173 Bảo vệ an ninh 27.568 99,03 0 0,00 98 0,35 95 0,34 0 0,00 75 0,27 0 0,00 0 0,00 27.837 Không trả lời 110 2,27 0 0,00 0 0,00 380 7,84 0 0,00 979 20,20 776 16,01 2.602 53,68 4.847 Tổng cộng 224.181 7,42 24.402 0,81 8.407 0,28 215.304 7,13 14.906 0,49 1.479.983 48,99 1.050.946 34,79 3.083 0,10 3.021.212 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào [91, tr.72] Phụ lục 6 SỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG (15 NĂM TRỞ LÊN) CHIA THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN Trình độ học vấn Tổng số Cả hai giới Không được học Mẫu giáo Tiểu học Phổ thông cơ sở Phổ thông trung học Bồi dưỡng Hệ cơ sở Trung cấp Cao đẳng và đại học Sau đại học Không biết người lao động 15 năm trở lên NN, lâm nghiệp và thủy sản 608.590 9.027 947.280 397.750 118.176 9.221 10.867 16.945 9.517 709 27.029 2.155.111 CN mỏ và khai thác mỏ 1.409 0 4.968 3.914 3.409 0 204 571 1.168 0 184 15.826 Công nghiệp chế biến 13.879 1.009 42.603 42.619 31.439 560 2.322 8.921 6.777 735 2.169 153.003 Dịch vụ điện, ga 235 258 945 912 1.377 0 382 871 2.473 72 95 7.619 DV nước, chăm sóc MT 85 0 340 549 971 0 101 470 455 108 108 3.188 Xây dựng 2.946 308 16.946 21.918 16.117 208 1.097 4.689 6.175 167 514 71.085 Bán buôn, bán lẻ, chữa ô tô 19.584 2.129 78.000 66.196 59.616 770 6.378 19.320 12.016 1.161 2.258 267.426 Vận tải và kho hàng hóa 1.152 399 8.621 9.479 6.959 152 743 1.822 1.944 72 646 31.595 Dịch vụ tạm trú và thức ăn 438 99 4.684 3.158 4.375 88 756 1.503 2.203 199 91 17.595 Thông tin và truyền thông 219 263 484 1.918 1.642 187 284 1.706 3.964 580 114 11.361 DV tài chính và bảo hiểm 96 696 397 281 1.124 0 192 379 3.674 371 0 7.210 DV bất động sản 0 0 312 93 0 0 0 96 79 0 0 580 HĐ chuyên nghiệp và KH 908 0 863 644 752 100 99 668 1.035 309 0 5.377 Hoạt động DV và quản lý 365 0 1.767 2.177 2.238 0 435 1.126 2.232 72 0 10.412 P.vụ quần chúng và bảo vệ QP 1.718 3.705 11.533 12.327 23.427 249 8.914 28.099 35.107 6.043 1.539 132.661 Giáo dục 383 1.005 936 3.206 5.440 0 9.258 27.420 21.815 2.361 394 72.219 Hoạt động y tế 179 115 632 1.235 2.299 0 2.475 4.305 2.036 89 203 13.570 Nghệ thuật, nghỉ ngơi 0 0 1.094 2.034 1.287 96 166 1.112 961 96 0 6.846 Hoạt động dịch vụ khác 236 278 4.922 6.495 6.921 0 395 2.158 1.138 94 191 22.826 Chủ thuê, SX hàng hóa và DV không phân chia được... 1.886 0 4.483 1.754 1.127 0 93 231 0 0 345 9.920 HĐ của tổ chức quốc tế 0 78 198 0 78 0 0 306 386 0 0 1.046 Không trả lời 634 350 1.148 580 470 0 104 0 194 277 555 4.313 Tổng cộng 654.942 19.718 1.133.158 579.238 289.245 11.630 45.264 122.717 115.351 13.514 36.435 3.021.212 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào [91, tr.87] Phụ lục 7 DÂN SỐ LÀO LÀM VIỆC CHIA THEO NGÀNH KINH TẾ VÀ KHÔNG KINH TẾ, CHIA THEO TUỔI, 2010 Ngành kinh tế (số người lao động) Là lao động Thất nghiệp Tổng cộng Không phải kinh tế Không trả lời Tuổi Dân số (15 năm trở lên) Số % Số % Số % Số % Số % 15-19 664.519 316.212 47,59 8.690 1,31 324.901 48,89 339.441 51,08 177 0,03 20-24 524.039 423.509 80,82 15.325 2,92 438.834 83,74 85.097 16,24 108 0,02 25-29 463.164 428.740 92,57 7.229 1,56 435.968 94,13 26.607 5,74 588 0,13 30-34 355.214 334.304 94,11 5.143 1,45 339.447 95,56 15.767 4,44 0 0 35-39 372.870 354.202 94,99 4.592 1,23 358.794 96,22 14.076 3,78 0 0 40-44 312.688 296.029 94,67 3.405 1,09 299.433 95,76 13.255 4,24 0 0 45-49 322.181 301.722 93,65 3.080 0,96 304.803 94,61 17.293 5,37 85 0,03 50-54 259.803 233.276 89,79 2.261 0,87 235.538 90,66 24.265 9,34 0 0 55-59 201.521 168.390 83,56 3.259 1,62 171.649 85,18 29.872 14,82 0 0 60-64 122.423 82.091 67,06 2.523 2,06 84.614 69,12 37.809 30,88 0 0 65-69 123.991 54.346 43,83 1.055 0,85 55.401 44,68 68.369 55,14 221 0,18 70-74 66.769 16.987 25,44 682 1,02 17.670 26,46 48.878 73,2 221 0,33 75-79 47.785 8.238 17,24 899 1,88 9.138 19,12 38.648 80,88 0 0 80+ 49.650 3.165 6,37 497 1 3.662 7,38 45.988 92,62 0 0 Tổng 3.886.618 3.021.212 77,73 58.640 1,51 3.079.852 79,24 805.366 20,72 1.399 0,04 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào [91, tr.72 ] Phụ lục 8 VỀ QUY HOẠCH, BỐ TRÍ, SẮP XẾP NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở LÀO NĂM 2013 Năm 2011-2012 Năm 2012-2013 TT Nội dung Tổng số Nữ Tổng số Nữ Yêu cầu của TTLĐ 49.229 - 56.008 21.654 - Yêu cầu trong nước 18.354 - 31.040 13.031 1 - Yêu cầu ở nước ngoài 30.875 - 20.564 8.614 Dạy nghề cho người LĐ Lào 50.423 26.947 39.815 19.116 Lĩnh vực NN 13.342 7.483 10.246 4.335 Lĩnh vực CN 18.774 10.621 14.262 7.679 2 Lĩnh vực DV 18.307 8.843 17.307 7.102 Tìm việc làm cho người LĐ 57.480 33.763 43.670 19.469 3.1. Ở trong nước 50.066 30.371 21.133 9.428 Lĩnh vực NN 8.322 4.801 10.459 4.530 Lĩnh vực CN 26.512 16.267 6.413 2.902 Lĩnh vực DV 15.232 9.303 4.261 1.996 3.1. Đi nước ngoài 7.414 3.392 22.537 10.041 Lĩnh vực NN 682 345 1.471 558 Lĩnh vực CN 4.114 2.102 5.326 2.163 3 Lĩnh vực DV 2.618 945 3.942 1.681 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [97, tr.28] Phụ lục 9 SỐ TRƯỜNG, LỚP, GIẢNG VIÊN, HỌC SINH, SINH VIÊN CÁC CẤP Ở LÀO NĂM 2013 TT Nội dung Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Số học sinh Người 1.394.878 1.421.572 Tiểu học Người 883.938 878.283 Trung học cơ sở Người 361.875 385.552 1 Trung học phổ thông Người 149.065 157.737 Số giảng viên Người 61.719 64.573 Tiểu học Người 34.453 33.847 2 Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Người 27.266 30.726 Số trường học Trường 10.321 10.421 Tiểu học Trường 8.912 8.927 Trung học cơ sở Trường 860 908 Trung học phổ thông Trường 34 33 3 Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trường 515 553 Số lớp học Lớp 44.693 46.551 Tiểu học Lớp 31.957 32.745 Trung học cơ sở Lớp 9.217 9.946 4 Trung học phổ thông Lớp 3.519 3.860 Số trường đại học Trường 5 5 Số sinh viên Người 77.803 87.963 5 Số giảng viên đại học Người 7.658 8.397 Số trường cao đẳng Trường 108 111 Số sinh viên Người 48.351 50.453 6 Số giảng viên đại học Người 2.719 2.637 Số trường trung học chuyên nghiệp Trường 48 47 Số sinh viên Người 15.867 16.481 7 Số giảng viên đại học Người 482 285 Số trường chuyên nghiệp cơ sở Trường - 1 Số sinh viên Người - 100 8 Số giảng viên đại học Người - - Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [97, tr.31-32] Phụ lục 10 SỐ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC LĨNH VỰC VÀ CHIA THEO MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2013 2011-2012 2012-2013 TT Nội dung Tổng số Nữ Tổng số Nữ Lao động nước ngoài 39.127 13.608 45.706 15.716 Lĩnh vực NN 13.950 4.250 15.930 5.318 Lĩnh vực CN 11.825 3.574 12.855 4.972 1 Lĩnh vực DV 13.352 5.784 16.920 5.606 Lao động nước ngoài chia theo một số quốc gia 39.127 16.702 45.706 19.991 Lao động người Trung Quốc 13.250 4.782 15.859 5.236 Lao động người Thái Lan 8.836 3.580 10.836 4.850 Lao động người Việt Nam 12.571 5.465 12.041 6.045 2 Lao động người các nước khác 4.470 2.875 6.970 3.860 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [97, tr.29] Phụ lục 11 SỐ LIỆU VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ NĂM 2012-2013 Diện tích trồng (ha) Diện tích thu hoạch (ha) Năng suất (tấn/ha) Kết quả (tấn) TT Nội dung 2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013 1 Lúa nước 711.134 728.635 706.028 683.125 3,91 4,00 2.763.150 2.734.970 2 Lúa chiêm 108.037 92.340 107.967 92.340 4,72 4,76 509.920 439.150 3 Lúa cao nguyên 119.840 118.125 119.772 115.725 1,80 2,80 216.140 240.440 4 Ngô 196.815 212.030 196.815 212.030 5,72 5,73 1.125.485 1.214.085 5 Các loại khoai 67.155 65.995 67.155 65.995 19,59 22,39 1.315.750 1.477.948 6 Lạc 21.620 24.595 21.620 24.595 2,13 2,23 46.020 54.805 7 Đậu 3.885 8.900 3.885 8.900 1,64 1,56 6.360 13.902 8 Các loại rau 121.595 144.735 121.595 144.735 7,48 9,08 910.085 1.313.705 9 Lạc xanh 3.345 2.940 3.345 2.940 1,29 1,14 4.325 3.365 10 Thuốc lá 6.975 6.025 6.975 6.025 10,83 9,24 75.560 56.755 11 Bông 1.890 2.885 1.890 2.885 1.01 1.10 1.905 3.160 12 Chè 3.395 3.895 2.705 3.440 1,47 1,77 3.975 6.105 Con Con 13 Châu 1.188 1.190 14 Bò 1.692 1.714 15 Lợn 2.794 2.948 16 Vịt, gà... 28.779 30.727 17 Dê 444 470 Tấn Tấn 18 Cá tự nhiên 34.106 38.946 19 Cá nuôi 101.895 103.896 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [97, tr.63-83].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_de_phat_huy_nguon_luc_thanh_nien_trong_qua_trinh.pdf
  • pdftrang thong tin Viet-Anh.pdf
  • pdfTT _ Kong Chi _nop QD.pdf
Tài liệu liên quan