Đề thi học kỳ 2 - Môn: Cơ sở công nghệ chế tạo máy - Mã đề: 01

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CNCTM ------------------------- ĐỀ THI HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2019-2020 Môn: Cơ sở công nghệ chế tạo máy Mã môn học: FMMT330825 Đề số/Mã đề: 01. Đề thi có 02 trang. Thời gian: 60 phút. Không được sử dụng tài liệu. Câu 1: (2,0 điểm) Cho sơ đồ tiện cắt đứt như Hình 1. 1.1. Thêm các chuyển động tạo hình và gọi tên các chuyển động đó: cắt chính, chạy dao. G

pdf5 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề thi học kỳ 2 - Môn: Cơ sở công nghệ chế tạo máy - Mã đề: 01, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi tên các đại lượng đặc trưng ứng với từng loại chuyển động đó. 1.2. Vẽ tiết diện phoi cắt khi chưa biến dạng với đầy đủ các thông số a, b, S, t và gọi tên các thông số đó. Hình 1 Hình 2 Câu 2: (3,0 điểm) Khoét lỗ D cho chi tiết trên Hình 2 bằng phương pháp điều chỉnh sẵn. 2.1. Ký hiệu định vị và kể tên các bậc tự do mà chi tiết cần hạn chế. 2.2. Với phương án định vị như câu 2.1, kích thước chiều sâu lỗ H có sai số chuẩn không? Vì sao? Nếu có, hãy tính sai số chuẩn đó bằng cách lập chuỗi kích thước công nghệ. Câu 3: (2,0 điểm) 3.1. Chi tiết trên Hình 2, nếu dao khoét được chế tạo không đúng kích thước thì lỗ D cũng sẽ bị sai lệch kích thước. Xét theo tính chất của sai số gia công thì sai số đó thuộc loại sai số nào? Vì sao? Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV 2 3.2. Cho thêm một ví dụ (không phải do dao gây ra) và phân tích để chứng tỏ nó thuộc cùng loại với sai số trên. Câu 4: (3,0 điểm) 4.1. Giải thích các tác dụng của lẹo dao đến quá trình gia công. 4.2. Thép gió thông thường có vận tốc cắt giới hạn trong khoảng 25 – 35 m/p. Hỏi tại sao dùng thép gió này thì gần như không thể tránh được hiện tượng lẹo dao? 4.3. Trên một đá mài đường kính 115 mm có ghi tốc độ cắt lớn nhất là 80 m/s. Nếu dùng máy mài cầm tay tốc độ cao nhất là 11000 vòng/phút thì có vượt quá vận tốc cắt của đá mài này không? Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi. Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra [G1.3]: Nhận biết được các hiện tượng vật lý xảy ra trong quá trình cắt như co rút phoi, lẹo dao, cứng nguộivà các ảnh hưởng của chúng đến độ chính xác gia công [G4.1]: Chọn được một hệ thống công nghệ để tiến hành gia công Câu 3, 4 [G2.2]: Vận dụng được nguyên tắc định vị 6 điểm trong không gian vào gá đặt gia công cơ khí, trình bày được chuẩn trong công nghệ gia công cơ và tính được sai số chuẩn Câu 2 [G1.1]: Phân biệt rõ các chuyển động tạo hình bề mặt để từ đó nhận dạng các phương pháp cắt gọt kim loại, các bề mặt hình thành khi gia công chi tiết. [G1.2]: Phân tích được kết cấu, thông số hình học của dụng cụ cắt và thông số hình học tiết diện phoi cắt để qua đó phân tích được sự ảnh hưởng của chúng đến quá trình cắt. Câu 1 Ngày 08 tháng 7 năm 2020 Thông qua Trưởng ngành Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV 3 ĐÁP ÁN MÔN CƠ SỞ CNCTM (CLC) THI NGÀY 22/7/2020 Câu 1: (2,0 điểm) Cho sơ đồ tiện cắt đứt như Hình 1. 1.1 Vẽ các chuyển động tạo hình vào sơ đồ tiện (hình vẽ): - Chuyển động cắt chính: chuyển động quay của chi tiết. Đại lượng đặc trưng: số vòng quay: n (vòng/phút) hoặc vận tốc cắt V (m/ph) - Chuyển động chạy dao: chuyển động tịnh tiến của dao Đại lượng đặc trưng: lượng chạy dao: S (mm/v) 1.2 Vẽ tiết diện phoi cắt khi chưa biến dạng với đầy đủ các thông số a, b, S, t (hình vẽ trên) Gọi tên các thông số: (0.5đ) - Chiều dày cắt: a - Chiều rộng cắt: b - Lượng chạy dao: S - Chiều sâu cắt: t Câu 2: (3,0 điểm) 2.1. Định vị 5 bậc tự do, sử dụng chuẩn là mặt đầu kết hợp với mặt trụ ngoài hoặc lỗ nhỏ (các hình vẽ phải có đường tâm). Dưới đây là một phương án định vị: Thêm chuyển động đúng chiều quay và đúng ký hiệu: 0.5đ Vẽ tiết diện phoi: 0.5đ Gọi tên đúng cả 2 chuyển động tạo hình: 0.25đ Gọi tên đúng cả 2 đại lượng đặc trưng cho 2 chuyển động: 0.25đ Ký hiệu định vị: 1.0 đ Kể tên 5 btd: 0.5đ Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV 4 Kể tên được 5 bậc tự do (phải có hệ tọa độ): 2 bậc quay quanh: Ox, Oy; 3 bậc tịnh tiến theo: Ox, Oy, Oz 2.2. Phương án định trên gây ra sai số chuẩn cho kích thước H vì chuẩn định vị là mặt đầu dưới của trụ không trùng với gốc kích thước là mặt đầu trên của trụ. (Giải thích: 0.5đ) Lập chuỗi (hình vẽ): (0.5đ) Tính: (0.5đ) a – X2 + H = 0  H = X2 – a Mà a là hằng số, nên kích thước H chỉ phụ thuộc vào kích thước X2 Với: X2 = L Vậy: c(H) = L Câu 3: (2,0 điểm) 3.1 Xét theo tính chất của sai số gia công thì sai số này thuộc loại sai số hệ thống cố định vì dao không đúng kích thước thì tất cả các lỗ đều sai lệch giống kích thước của dao hay nói cách khác giá trị của sai số là hằng số với mọi chi tiết trong loạt. 3.2 Cho thêm một ví dụ (không phải do dao gây ra) và phân tích để chứng tỏ nó thuộc cùng loại với sai số trên: Có thể cho sai số do chế tạo máy hoặc đồ gá không chính xác gây ra. Ví dụ: Máy tiện có sóng trượt không song song với trục chính của máy, khi đó tất cả các chi tiết khi gia công bằng máy này sẽ bị côn một góc giống nhau (mặc dù muốn tiện trụ). Nên sai số này là sai số hệ thống cố định. Trường hợp định vị không có sai số chuẩn thì không phải tính. Khi đó, câu 2.2 là 1.5đ. Nêu được ssht cố định: 0.5đ (chỉ nói được ssht: 0.25đ) Giải thích: 0.5đ Mô tả ví dụ: 0.5đ Giải thích để thấy nó là ssht cố định: 0.5đ Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV 5 Câu 4: (3,0 điểm) 4.1. Giải thích các tác dụng của lẹo dao đến quá trình gia công. - Độ cứng của các khối lẹo dao cao hơn nhiều so với bản thân vật liệu chi tiết (gấp 2,5  3,5 lần) nên có thể thay thế lưỡi cắt, bảo vệ lưỡi cắt khỏi bị mòn. (0.5đ) - Khi gia công thô, lẹo dao có lợi vì nó tăng góc trước của dao khiến cho quá trình tạo phoi dễ dàng (0.25đ) - Tuy nhiên, khi gia công tinh, lẹo dao có hại vì nó làm giảm độ chính xác và độ trơn nhẵn của bề mặt gia công (0.25đ). Giải thích: o Vì lẹo dao xuất hiện theo chu kỳ nên quá trình cắt không ổn định o Cắt bằng khối lẹo dao nên không đảm bảo các thông số mong muốn của dao cắt o Khối lẹo dao khi tách ra khỏi dao sẽ bám vào bề mặt của chi tiết gia công. 4.2 Vì lẹo dao xuất hiện trong vùng vận tốc 7 – 80 m/p nên thép gió này thì gần như không thể tránh được hiện tượng lẹo dao. (0.5đ) 4.3 Trên một đá mài đường kính 115 mm có ghi tốc độ cắt lớn nhất là 80 m/s. Nếu dùng máy mài cầm tay tốc độ cao nhất là 11000 vòng/phút thì có vượt quá vận tốc cắt của đá mài này không? Vận tốc 80 m/s = 4800 m/p Số vòng quay cực đại ứng với vận tốc này: 1000 1000.4800 13293 / .115 V n v p D     (0.5đ) Do đó dùng máy mài với vận tốc cao nhất 11000v/p thì chưa vượt quá vận tốc của đá mài. (0.5đ) Giải thích được 2/3 ý: 0.5đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_thi_hoc_ky_2_mon_co_so_cong_nghe_che_tao_may_ma_de_01.pdf