Điều tra mô hình nuôi tôm đăng quầng trong mùa lũ tại Bình Thạnh Đông, Phú Tân & Bình Thạnh, Châu Thành - An Giang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐIỀU TRA MÔ HÌNH NUÔI TÔM ĐĂNG QUẦNG TRONG MÙA LŨ TẠI BÌNH THẠNH ĐÔNG, PHÚ TÂN & BÌNH THẠNH, CHÂU THÀNH - AN GIANG Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THỊ THANH XUÂN Long Xuyên, tháng 9năm 2006 LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Phòng Ban trường Đại Học An Giang, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp & TNTN cùng anh, chị em đồng nghiệp Bộ môn Khoa Học

pdf49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Điều tra mô hình nuôi tôm đăng quầng trong mùa lũ tại Bình Thạnh Đông, Phú Tân & Bình Thạnh, Châu Thành - An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cây Trồng, Bộ Môn Thủy Sản - Đại Học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thiện đề tài trong thời gian qua. Xin gởi lời cảm ơn đến: Giảng Viên Lê Văn Lễnh cùng cộng tác tích cực trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Hai em sinh viên Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Ngọc Quang cùng cộng tác tích cực trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Anh Nguyễn Văn Long (Bình Thạnh Đông), anh Lê Văn Thích (Bình Thạnh) và chính quyền địa phương đã tận tình giúp đỡ trong thời gian thu thập số liệu. Nguyễn Thị Thanh Xuân i DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 1. Thông tin tổng quát về các hộ nuôi tôm .......................................................... 8 Bảng 2: Tỷ lệ hộ thả nuôi tôm nhân tạo ........................................................................ 9 Bảng 3: Tỷ lệ hộ sử dụng các chất xử lý quầng nuôi tôm............................................ 12 Bảng 4: Liều lượng các chất sử dụng để xử lý quầng nuôi tôm....................................12 Bảng 5: Số lần thả tôm giống trong một vụ nuôi ở Bình Thạnh, Châu Thành ………..14 Bảng 6: Lượng thức ăn được sử dụng trong nuôi tôm mùa lũ 2004 …………… …... 16 Bảng 7: Tỷ lệ hộ sử dụng men tiêu hoá và vitamin C trong quá trình nuôi tôm ……. 17 Bảng 8: Năng suất tôm đăng quầng (kg/ha) ………………………………………. 18 Bảng 9: Hạch toán kinh tế mô hình nuôi tôm đăng quầng trong mùa lũ tại Bình Thạnh Đông -Phú Tân …………………………………………………………………… 19 Bảng 10: Hạch toán kinh tế mô hình nuôi tôm đăng quầng trong mùa lũ tại Bình Thạnh -Châu Thành …………………………………………………………………………. .21 Bảng 11: Tỷ lệ hộ trồng rau nhút so với diện tích mặt nước ở Bình Thạnh, Châu Thành ........................................................................................................................................ 23 Bảng 12: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các loại giá thể trong quầng nuôi tôm.............24 Bảng 13: Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình ………………………….26 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NN-PTNT Nông nghiệp-Phát Triển Nông Thôn UBND Uỷ Ban Nhân Dân TNTN Tài Nguyên Thiên Nhiên vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 1: Bản đồ vị trí điểm khảo sát .......................................................................... 2 Hình 2: Đăng quầng Bình Thạnh Đông - Phú Tân …………………………………...30 Hình 3: Đăng quầng Bình Thạnh –Châu Thành........................................................... 30 Hình 4: Đăng quầng kết hợp kết hợp cây khác ở Bình Thạnh Đông - Phú Tân …… 31 Hình 5: Đăng quầng giai đoạn lũ rút ở Bình Thạnh – Châu thành………………… 31 Hình 6: Thu hoạch tôm Bình Thạnh Đông - Phú Tân ……………………………… 32 Hình 7 : Thu hoạch tôm Bình Thạnh – Châu Thành......................................................32 vi MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ...................................................................................................................... i Tóm lược....................................................................................................................... ii Mục lục......................................................................................................................... iii Danh sách bảng............................................................................................................. v Danh sách hình..............................................................................................................vi CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU..................................................................................................1 I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................1 1. Mục tiêu..................................................................................................................... 1 2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................1 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................... 2 1. Đối tượng................................................................................................................... 2 2. Phạm vi...................................................................................................................... 2 III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................2 1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................. 2 1.1. Sản xuất tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.....................................................2 1.2. Sản xuất tôm ở An Giang..................................................................................3 1.3. Đặc điểm tôm càng xanh...................................................................................3 4.4. Môi trường sống của tôm càng xanh.................................................................4 1.5. Tập tính ăn, bắt mồi của tôm càng xanh........................................................... 5 1.6. Đặc điểm cây ra nhút........................................................................................ 5 1.7. Đặc điểm vùng nghiên cứu............................................................................... 5 2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu.................................................................. 5 2.1. Phương tiện nghiên cứu......................................................................................5 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6 2.3. Phân tích số liệu................................................................................................. 6 CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THẢO LUẬN.......................................................................7 I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT CÁC HỘ ĐIỀU TRA...................................................7 1. Xã Bình Thạnh Đông................................................................................................. 7 2. Xã Bình Thạnh...........................................................................................................7 II. CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT.....................................................................................8 1. Chuẩn bị mùng/ao ương.............................................................................................8 2. Con giống...................................................................................................................8 3. Ương tôm giống......................................................................................................... 10 4. Chuẩn bị quầng nuôi tôm...........................................................................................11 5. Thả tôm ra quầng....................................................................................................... 13 6. Chăm sóc tôm nuôi đăng quầng.................................................................................14 7. Thu hoạch tôm........................................................................................................... 17 III. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH..................................................................19 1. Bình Thạnh Đông.......................................................................................................19 2. Bình Thạnh.................................................................................................................20 IV. RAU NHÚT............................................................................................................. 22 1.Kỹ thuật trồng rau nhút............................................................................................... 22 1.1. Giống rau nhút.................................................................................................. 22 1.2. Cách trồng.........................................................................................................22 2. So sánh lợi nhuận các mô hình.................................................................................. 23 2.1. Bình Thạnh Đông..............................................................................................23 iii 2.2. Bình Thạnh .......................................................................................................24 V. CÁC YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NUÔI TÔM.............................25 1. Nguồn lực nông hộ..................................................................................................... 25 1.1. Tiền vốn............................................................................................................ 25 1.2. Kiến thức nuôi tôm .......................................................................................... 25 2. Thị trường...................................................................................................................25 3. Xã hội......................................................................................................................... 26 4. Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình.....................................................26 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI I. KẾT LUẬN......................................................................................................27 II. ĐỀ NGHI........................................................................................................ 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 29 HÌNH..............................................................................................................................30 PHỤ CHƯƠNG Phiếu điều tra................................................................................................................. 33 iv TÓM LƯỢC Điều tra được thực hiện tại Bình Thạnh Đông, Phú tân và Bình Thạnh, Châu Thành, An Giang nhằm tìm hiểu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong đăng quầng vào mùa lũ. Vật liệu làm đăng quầng chủ yếu bằng tràm, tre, và lưới nilon. Thức ăn chủ yếu ốc bươu vàng, cua, cá tạp. Thiếu vốn và bị đánh bắt trộm là khó khăn chung của các hộ điều tra. Bình Thạnh Đông, Phú Tân: tôm giống được ương trong vèo từ tháng 2,3 đến tháng 5,6 thả ra quầng và thu hoạch tháng 9,10. Năng suất tôm đạt 1070 – 1140kg/ha với mức đầu tư 55- 69 triệu đồng /ha đạt lợi nhuận 24.3 -33.7 triệu đồng /ha, hiệu quả đồng vốn 0.35-0.61. Bình Thạnh, Châu Thành: giống tự nhiên tha nuôi tháng 6,7 và thu hoạch vào tháng 11,12 Năng suất tôm: 530 – 600 kg/ha với mức đầu tư 30-36.8 triệu đồng /ha và đạt lợi nhuận 15- 19 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn 0.44- 0.63. The study was conducted in Binh Thanh Đong, Phu Tan and Binh Thanh Chau Thanh districts Angiang province to evaluate the technical and economic aspect of river pen culture of freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) in flooding time. Prawn pen culture was build by cajuta, bamboo and nylon net. The fish had been fed by Golden snails, mud crabs and many kind of small fish. The constraints were lack of capital and steal. Binh Thanh Đong, Phu Tan: postlavae were fed in nusery in february, march, to may, june and harvested in September, October. Yield is 1070 – 1140kg/ha, total cost: 55- 69 million dong /ha, income: 24.3 -33.7 million dong /ha. Capital effectiveness: 0.35-0.61. Bình Thạnh, Châu Thành: wild prawn seed stocked in june, july and harvested in November, December. Yield: 530 – 600 kg/ha, total cost: 30-37 million dong/ha, income: 15- 19 million dong/ha, Capital effectiveness: 0.44- 0.63. ii Chương I MỞ ĐẦU Nước ta là nước có nguồn tôm càng xanh trong sông ngòi tự nhiên phong phú. Trong những năm 1980 sản lượng tôm khai thác lên đến 6000–7000 tấn/năm. Hiện nay, dân số ngày càng gia tăng, con người đã đẩy mạnh việc khai thác các nguồn thuỷ hải sản tự nhiên ngày một nhiều và dẫn đến mức báo động về việc khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chỉ còn khoảng 3000 – 4000 tấn/năm (Phạm Văn Tình, 2002). Xưa nay mùa lũ thường gắn với một thực trạng không tìm được việc làm hay thu nhập rất thấp của một bộ phận không nhỏ nông dân vùng lũ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các tỉnh Tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ đã và đang phát triển nhiều mô hình sản xuất trong mùa lũ có hiệu quả. Trong đó, mô hình nuôi tôm đăng quầng đang phát triển và nhân rộng rất nhanh, mô hình này đã đem lại nhiều lợi nhuận cho người nuôi và giải quyết công ăn việc làm trong mùa lũ cho bộ phận lao động khác. Vì vậy, nuôi tôm đăng quầng là một mũi nhọn trong chủ trương định hướng lâu dài về chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi của tỉnh (Đăng Nguyên, 2002). Xã Bình Thạnh Đông huyện Phú Tân và xã Bình Thạnh huyện Châu Thành tỉnh An Giang có vùng đất bãi bồi, nguồn nước mặt dồi dào thuận lợi cho phát triển thủy sản. Nơi đây người dân đang thực hiện mô hình nuôi tôm trong đăng quầng có kết hợp trồng rau nhút hoặc trồng điên điển, rau muống, cỏ hay chất chà trong quầng. Trong đó nuôi tôm kết hợp trồng rau nhút và chất chà chiếm tỉ lệ lớn trong các hộ nuôi. Mô hình nuôi tôm đăng quầng mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong mùa lũ nhưng các nghiên cứu về mô hình này vẫn chưa nhiều. I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu Đề tài “Điều tra mô hình nuôi tôm đăng quầng trong mùa lũ ở Bình Thạnh Đông- Phú Tân và Bình Thạnh -Châu Thành tỉnh An Giang” với mục tiêu tìm hiểu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm đăng quầng trong mùa lũ để có cơ sở khuyến cáo cụ thể mô hình này. 2. Nội dung Điều tra về - Kỹ thuật nuôi tôm đăng quầng. - Kỹ thuật trồng rau nhút. - Hiệu quả kinh tế của nuôi tôm đăng quầng, rau nhút - Một số yếu tố quyết định sự thành công của mô hình 1 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu: mô hình nuôi tôm đăng quầng trong mùa lũ 2. Phạm vi Điều tra hai xã: Bình Thạnh Đông huyện Phú Tân và Bình Thạnh huyện Châu Thành tỉnh An Giang Hình 1: Bản đồ vị trí điểm khảo sát III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1. Sản xuất tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Sống chung với lũ là một chủ trương lớn của quốc gia. Để thực hiện tốt chủ trương đó ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, người dân đã và đang có nhiều mô hình sản xuất trong mùa lũ có hiệu quả. Trong đó mô hình phát triển mạnh, thích hợp nhiều nơi vẫn là các mô hình nuôi thủy sản trong mùa lũ. 2 Điểm khảo sát: Chú thích Bằng các chương trình chung sống với lũ, cư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện đang nóng lòng chờ đợi lũ. Họ đã biết tận dụng lợi thế của lũ để làm giàu, và nếu như năm nay không có lũ thì hàng trăm tỷ đồng sẽ vuột khỏi tay họ... (Nông thôn ngày nay, 2003). Mỗi mùa lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể thu 1000 tấn tôm theo cách nuôi quầng. Với hơn 1000 ha diện tích mặt nước thả nuôi trung bình, mỗi ha thu từ 800-1200 kg/ha tôm thịt, bình quân 1 ha thu được khoảng 1 tấn tôm thịt. Năm 2004, toàn tỉnh An Giang đã thu hoạch 33,7 ha tôm đăng quầng với năng suất từ 0,5-1,2 tấn/ha (Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn An Giang, 2005). Gần đây, mô hình nuôi tôm đăng quầng trong mùa lũ có thể được xem là mô hình triển vọng được nhiều nông dân và các ngành có liên quan đang quan tâm. Mô hình này phát triển nhiều ở các tỉnh như: An Giang, Đồng tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long… 1.2. Sản xuất tôm ở An Giang Theo kế hoạch, trong mùa nước nổi năm 2004 sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tiếp tục nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản. Trong đó sẽ phát triển diện tích nuôi tôm càng xanh lên 700 ha, tăng gấp đôi so với năm trước. Nhiều nhất là mô hình nuôi tôm trong chân ruộng 525 ha, nuôi tôm đăng quầng 174 ha, tập trung nhiều ở các xã Phú Thuận, Phú Hòa, huyện Thoại Sơn và xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, xã Bình Thạnh Đông huyện Phú Tân… (Tuấn Khanh, 2004). Nuôi tôm càng xanh ở An Giang thường làm theo ba mô hình: (1) lúa đông xuân - vụ tôm, (2) nuôi tôm trong ao hầm, (3) nuôi tôm đăng quầng. Sở Nông nghiệp và Phát Triển An Giang đã lập kế hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh. Năm 2003 diện tích tăng gấp ba lần 1100 ha. An Giang xác định nuôi tôm càng xanh là thế mạnh của tỉnh bên cạnh việc nuôi cá tra và cá basa. Nhưng quan trọng hơn hết như lời Ông Nguyễn Minh Nhị chủ tịch UBND tỉnh An Giang nói “Nuôi tôm càng xanh trong mùa lũ là mô hình xoá đói giảm nghèo hiệu quả nhất”. Hiện nay, An Giang có 32 cơ sở sản xuất giống thủy sản để cung cấp nguồn tôm giống cho các hộ nuôi. Từ đầu năm đến nay, các cơ sở trong tỉnh đều tăng năng lực sản xuất. Các cơ sở đã xuất được hơn 35,054 triệu con giống thủy sản các loại, cao gấp hai, ba lần so với cùng kỳ, trong đó tôm giống tăng hơn 330%. 1.3. Đặc điểm tôm càng xanh Tôm càng xanh có tên khoa học Macrobrachium rosenberii, là loại tôm nuôi trong nước ngọt, nhưng trong giai đoạn ấu trùng phải nuôi bằng nước lợ (Vũ Thế Trụ, 2003). Giống như các loài tôm cua khác, tôm càng xanh không sinh trưởng liên tục nghĩa là kích thước tăng trưởng sau mỗi lần lột xác. Sinh trưởng của tôm đực và tôm cái gần như tương đương nhau cho tới khi đạt kích cỡ 35-50g, sau đó chúng tăng trưởng khác nhau rõ theo giới tính; tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi. Trong quá trình thả nuôi trực tiếp tôm bột (Postlarvae) sau 7 tháng nuôi, cá thể đực lớn nhất đạt 110g, cá thể cái lớn nhất chỉ đạt 50g (Phạm Văn Tình, 2002 ). 3 Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường,.... Sự lột xác của tôm càng xanh tuân theo qui luật chung là khi tôm nhỏ chu kỳ lột xác ngắn hơn khi tôm lớn 1.4. Môi trường sống tôm càng xanh Nhiệt độ: tôm càng xanh là loài thích nghi với biên độ nhiêt rộng từ 18- 34 0C, nhiệt độ tốt nhất là 26-31 0C, ngoài phạm vi nhiệt độ này tôm sẽ sinh trưởng chậm hay khó lột xác. pH: mức pH thích hợp nhất cho tôm càng xanh là 6,5-8,5, ngoài khoảng này tôm có thể sống được nhưng sinh trưởng kém, pH dưới 5 tôm hoạt động yếu và chết sau 6 giờ. Khi gặp môi trường có pH thấp tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị mòn, tôm bơi lội chậm chạp và chết sau đó. Oxy hòa tan: môi trường phải có oxy hòa tan > 3 mg/l, dưới mức này tôm hoạt động yếu, tập trung ven bờ, nổi đầu và chết sau vài giờ. Nếu hàm lượng oxy vượt quá mức bão hòa cũng gây tác hại đến tôm nhất là quá trình hô hấp (chứa nhiều khí trong hệ tuần hoàn, cản trở lưu thông máu). Ánh sáng: vừa phải, ánh sáng cao sẽ ức chế hoạt động của tôm, do vậy ban ngày có ánh sáng cao tôm xuống đáy thủy vực trú ẩn, ban đêm hoạt động tìm mồi tích cực. Tôm không ưa ánh sáng có cường độ cao nhưng lại có tính hướng quang vào ban đêm, khi có luồng sáng thì tôm sẽ tập trung lại, và tôm lớn có tính hướng quang kém hơn tôm nhỏ. 1.5. Tập tính ăn và bắt mồi của tôm càng xanh Tôm Càng Xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn. Tôm càng xanh xác định thức ăn bằng mùi và màu sắc. Trong thời gian ấp trứng tôm có thể nhịn ăn vài ba ngày. Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tôm đến bắt mồi. Điều này rất quan trọng trong việc chế biến thức ăn cho tôm. Tôm thường bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm. Tôm càng xanh trưởng thành là loài ăn tầng đáy, nó sử dụng nhiều loại động vật khác nhau để làm thức ăn từ nhuyễn thể, giáp xác đến các động vật lớn kể cả chất thối rữa hữu cơ và tôm cũng ăn thức ăn viên công nghiệp. Tôm tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác, chúng dùng râu quét ngang, dọc phía trước hưóng di chuyển. Khi tìm gặp thức ăn chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp lấy thức ăn, đưa chân hàm và từ từ đưa vào miệng. Tôm có hàm trên và hàm dưới cấu tạo bằng chất kitin nên nghiền được các loại thức ăn cứng như nhuyễn thể... Trong quá trình tìm thức ăn tôm có tính tranh giành cao, cá thể nhỏ thường tránh xa đàn hay khi tìm được một miếng thức ăn thì di chuyển đi nơi khác, trong khi đó con lớn vẫn chiếm chỗ và đánh đuổi tôm nhỏ. Ngoài ra, khi thiếu thức ăn, tôm còn ăn đồng loại. (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2001). 4 1.6. Đặc điểm của cây rau nhút Rau nhút còn gọi là rau rút (ở miền Bắc), tên khoa học Neptunia oleracea Lour, họ Trinh nữ, bộ đậu, có dạng thân bò, thân có nhiều đốt, tại mỗi đốt có rễ phụ. Các đốt được bao bọc bởi một lớp phao trắng xốp giúp cây hô hấp trong môi trường nước và nổi trên mặt nước. Lá kép lông chim 1-2-3 lần, lá phụ nhỏ, có lá bẹ hình sợi, hoa thường nhỏ hợp thành gié hoa đầu hình cầu (Nguyễn Thanh Bình, 2003). Cây rau nhút có khả năng xử lý nước rất tốt. Do có những bộ rễ mấu rất dày, với nhiều loại vi sinh vật sống cộng sinh, rễ cây rau nhút có khả năng phân giải các chất hữu cơ phức tạp trong nguồn nước thành các chất đơn giản và hấp thụ các chất hữu cơ (NTNN, 2004). 1.7. Đặc điểm vùng nghiên cứu 1.7.1. Xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân Xã Bình Thạnh Đông nằm ở phía nam huyện Phú Tân, tổng diện tích tự nhiên là 1545 ha, dân số 15.685 người. Phía Bắc giáp xã Phú Bình, Hiệp Xương, Phía đông giáp xã Hiệp Xương, Phú Hưng, phía nam, tây giáp sông Hậu. Xã Bình Thạnh Đông, khu vực bãi bồi của sông Hậu hàng năm thường bị ngập sâu vào mùa lũ. Bình Thạnh Đông cũng như các xã khác trong huyện Phú Tân là xã có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ dần về phía Tây Nam của xã, phần lớn do bãi bồi của sông Hậu. Bình Thạnh Đông là xã cù lao nên hàng năm được phù sa sông Hậu bồi đắp giúp canh tác tốt hơn. Đất bãi bồi là nguồn tài nguyên phát triển thuỷ sản (UBND xã Bình Thạnh Đông, 2003). Trước năm 2000, nông dân ở đây thường đánh bắt cá và trồng rau muống trong mùa lũ. Mùa khô trồng hoa màu. Từ năm 2001 đến nay đã bắt đầu phát triển nghề nuôi tôm càng xanh đăng quầng trong mùa lũ. Năm 2001 với 1 vài hộ nuôi thử nghiệm diện tích nhỏ nhưng đến năm 2004 số hộ nuôi đã tăng lên 55 hộ. 1.7.2. Xã Bình Thạnh huyện Châu Thành Xã Bình Thạnh huyện Châu Thành tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên là 841 ha, dân số gồm 7.001 người phân bố trong 1.574 hộ. Xã Bình Thạnh: xã cù lao nằm trên sông Hậu phần lớn có hệ thống đê bao là điều thuận lợi người dân trong xã gia tăng sản xuất hoa màu. Mấy năm gần đây, xã đã thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, kết hợp với hệ thống đê bao trong mùa lũ nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình. Tuy nhiên, những vùng ngoài đê bao chỉ làm được một vụ màu, một vụ ấu vào mùa lũ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, sản xuất bấp bênh, giá cả không ổn định. Được sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật, vốn, các hộ sống trên vùng trũng ngoài đê bao của xã đã mạnh dạn đầu tư nuôi tôm càng xanh đăng quầng vào mùa nước nổi (Tuấn Khanh, 2004) 2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương tiện nghiên cứu -Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ (phụ chương), sổ ghi chép, máy vi tính để xử lý số liệu… - Phần mềm Excel để tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị tối thiểu và tối đa 5 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Địa bàn nghiên cứu Xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân và xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành Tỉnh An Giang. 2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp qua các năm như: tổng dân số, diện tích sản xuất, diện tích nuôi tôm, mùa vụ… 2.2.3. Khảo sát sơ bộ và thiêt kế phiếu điều tra • Khảo sát tình hình thực tế hai xã trên để có cơ sở thiết lập phiếu điều tra. • Thiết kế phiếu điều tra Thiết kế phiếu được thực hiện sau khi khảo sát sơ bộ, phiếu điều tra được lập dựa trên thực tế của việc nuôi tôm gồm các phần: thông tin tổng quát về nông hộ, thời gian chuẩn bị quầng, vật liệu sử dụng, cách xử lý quầng, giống tôm, thức ăn nuôi tôm, chăm sóc tôm, công lao động, thu hoạch, các yếu tố xã hội… 2.2.4. Điều tra thử và chỉnh sứa phiếu: sau khi thiết kế phiếu điều tra, tiến hành điều tra thử: mỗi xã điều tra 3 hộ để kiểm tra phiếu có phù hợp với quy trình kỹ thuật nuôi và dễ hiểu đối với nông dân. Chỉnh sửa các phần trong phiếu điều tra. 2.2.5. Điều tra chính thức: Sau khi điều chỉnh lại phiếu điều tra, tiến hành điều tra chính thức: 31 hộ nuôi tôm ở Xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân và 29 hộ ở xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành. 2.3. Phân tích số liệu Kiểm tra các số liệu trước khi mã hoá số liệu định tính. Mã hoá số liệu định tính. Nhập số liệu định lượng và các số liệu định tính đã mã hoá vào chương trình excel trong máy tính, sau đó xử lý số liệu chủ yếu bằng phần thống kê mô tả như: trung bình, tối đa, tối thiểu, độ lệch chuẩn…. Hạch toán kinh tế ngành (Nguyễn Ngọc Đệ, 2004) * Lợi nhuận trên đồng vốn = Lợi nhuận/Chi phí * Lợi nhuận trên ngày công lao động = Lợi nhuận/ ngày công lao động 6 Chương II KẾT QUẢ THẢO LUẬN I. Thông tin tổng quát về các hộ điều tra 1. Xã Bình Thạnh Đông Số nhân khẩu trung bình là 4,5 người/hộ, số hộ có 3 nhân khẩu chiếm tỉ lệ lớn nhất 35,5%, hộ có hai hoặc bốn người chiếm tỉ lệ 19%. Số lao động chính trong hộ là 3 người, phần lớn là hai người chiếm tỉ lệ 55%. Tuổi trung bình của các chủ hộ là 43 và đa số có trình độ văn hoá tiểu học (48%) ; 42% có trình độ trung học cơ sở và 10%: trung học phổ thông, không có chủ hộ mù chữ. Kinh nghiệm nuôi tôm đăng quầng từ hai đến ba vụ. Diện tích trung bình của đăng quầng nuôi tôm trong mùa lũ 0,3 ha, tối đa: 0,8ha, tối thiểu: 0,1 ha. Với diện tích này, nông hộ với hai hoặc ba lao động chính và các thành viên khác trong gia đình có thể hoàn toàn chủ động công việc chuẩn bị thức ăn, chăm sóc quầng giải quyết công việc làm trong mùa lũ. Công việc trong mùa khô của các hộ điều tra là làm ruộng (90%), công việc trong mùa lũ là nuôi tôm (90%), các công việc buôn bán, cào, máy suốt chiếm tỉ lệ nhỏ. 2. Xã Bình Thạnh Số nhân khẩu trung bình trong hộ ở Bình Thạnh cao 5,2 người. Số hộ có 7 nhân khẩu chiếm tỉ lệ lớn nhất 26,7%, hộ ba hoặc năm người chiếm tỉ lệ trên 20%. Số lao động chính trong hộ trung bình 3 người; phần lớn là hai người chiếm tỉ lệ 59%. Tuổi trung bình của các chủ hộ: 39. Trình độ văn hoá: 52% có trình độ tiểu học, 41% trung học cơ sở và 7% mù chữ. Trình độ văn hoá của các hộ điều tra ở đây thấp hơn các hộ ở Bình Thạnh Đông: còn người mù chữ và không có người có trình độ trung học phổ thông. Đây có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận, tiếp thu kỹ thuật mới. Công việc trong mùa khô của các hộ khá đa dạng: làm ruộng (42%), làm rẫy (21%), nuôi tôm (17%), làm thuê (14%), đặt dớn… Công việc trong mùa lũ cũng đa dạng nhưng tập trung hơn trong mùa khô:65% nuôi tôm và 35% làm các công việc khác: trồng rau nhút, làm ruộng, làm rẫy, đặt dớn, giăng lưới, làm thuê, nuôi vịt… Diện tích trung bình của đăng quầng lớn hơn ở Bình Thạnh Đông: 0,45ha, tối đa: 2,0ha, tối thiểu: 0,1 ha. (bảng 1). Diện tích quầng ở đây lớn hơn ở Bình Thạnh Đông nhưng số nhân khẩu/ hộ ở đây cũng nhiều hơn nên nhân công trong gia đình có thể đáp ứng đủ cho việc chăm sóc, chuẩn bị thức ăn. 7 Bảng 1:Thông tin tổng quát về các hộ nuôi tôm Thông tin Bình Thạnh Đông Bình Thạnh Tuổi chủ hộ 43 ± 12,4 39 ± 11,5 Trình độ văn hoá chủ hộ (%) * Trung học phổ thông 10 0 * Trung học cơ sở 42 41 * Tiểu học 48 52 * Mù chữ 0 7 Số nhân khẩu/ hộ (người) 4,5 ± 1,3 5,2 ± 1,7 Số lao động chính/hộ (người) 3,0 ± 1,2 3,0 ± 1,4 Kinh nghiệm nuôi tôm (vụ) 2,5± 0,9 3,3 ± 0,7 Diện tích quầng nuôi tôm (ha) 0,29± 0,17 0,44 ± 0,38 II. Các yếu tố kỹ thuật 1. Chuẩn bị mùng/ao ương tôm 1.1. Bình Thạnh Đông Công việc chuẩn bị mùng/ao ương tôm là công việc đầu tiên của quá trình nuôi tôm. Mùng ương được chuẩn bị như sau: dùng lưới may giống mùng ngủ đặt lộn ngược lại sau đó dùng dây buộc bốn góc vào bốn trụ, dùng chà hay gạch để cho lưới chìm xuống nước đồng thời làm chỗ trú và bám cho tôm. Ương tôm bằng ao đất: vét sạch hết lớp bùn ở đáy ao, bón vôi cho ao ương, cho nước vào ao nhưng phải dùng lưới lọc để không cho cá vào ao, dùng dây thuốc cá để diệt tất cả các loài cá tạp, vài ngày sau thả tôm post vào ao. 1.2. Bình Thạnh: những hộ nuôi tôm ở Bình Thạnh không làm mùng cũng như ao ương vì đa số các hộ nuôi tôm bằng nguồn giống tôm tự nhiên. 2. Con giống 2.1. Bình Thạnh Đông Những năm mới bắt đầu nuôi, nông dân Bình Thạnh Đông sử dụng tôm giống tự nhiên (Bảng 2), nhưng đến năm 2004, nông dân sử dụng 100% tôm giống nhân tạo để nuôi. 8 Bảng 2: Tỷ lệ hộ thả nuôi tôm nhân tạo qua các năm Đơn vị: % hộ Thời gian Bình Thạnh Đông Bình Thạnh Năm 2002 57,0 0 Năm 2003 90,4 3,3 Năm 2004 100,0 10,0 Qua bảng 2 cho thấy số hộ nông dân sử dụng tôm giống tự nhiên đã chuyển dần sang sử dụng hoàn toàn tôm giống nhân tạo. Điều này khẳng định tôm giống nhân tạo có ưu điểm vượt trội hơn so với tôm giống tự nhiên. Theo tham vấn nông dân thì tôm giống nhân tạo có những ưu điểm: kích thước tôm đồng đều và tôm nhân tạo lớn nhanh hơn tôm tự nhiên Nông dân còn cho rằng: nguồn tôm giống tự nhiên hiện nay ngày càng khan hiếm, lượng tôm giống tự nhiên không đủ cung cấp cho người nuôi. Tôm tự nhiên mua về thường là tôm thu được từ chất chà, con giống khi thu hoạch bị xây xát nhiều, mua về tỷ lệ sống thấp. Mặt khác, có người dùng điện để đánh bắt tôm nên khi nuôi tôm bị sượng, chậm lớn. trong khi đó, nguồn tôm giống nhân tạo hoàn toàn chủ động, nông dân có thể mua được số lượng giống mong muốn từ các trại giống trong tỉnh. Nông dân thường mua tôm post về nuôi vào tháng hai (45,2% hộ) và tháng ba (45,2%). Nông dân cho biết thời gian này là phù hợp vì nếu ương sớm thì tôm ương sẽ bị già hay bị sượng. Còn nếu ương vào tháng tư thì tôm còn nhỏ ảnh hưởng đến loại tôm khi thu hoạch. 2.2. Bình Thạnh Nông dân Bình Thạnh chủ yếu dùng con giống tự nhiên để thả nuôi. Năm 2002, không có nông dân nào sử dụng con giống nhân tạo. Năm 2003, có 3,3% nông dân thả tôm nhân tạo và năm 2004 có 10% hộ dùng tôm nhân tạo để thả nuôi. Nông dân ít._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7666.pdf