Dự án tăng cường năng lực cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Mekong (usaid mekong arcc) viện quản lý và và phát triển Châu Á (amdi)

DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG MEKONG (USAID Mekong ARCC) VIỆN QUẢN LÝ VÀ VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU Á (AMDI) Hiện Trạng Phát Triển Tôm-Lúa Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long THÁNG 4, 2016 Tài liệu này được Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) xây dựng cho dự án USAID Mekong ARCC, và được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ xuất bản. DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG MEKONG

pdf74 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Dự án tăng cường năng lực cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Mekong (usaid mekong arcc) viện quản lý và và phát triển Châu Á (amdi), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(USAID Mekong ARCC) VIỆN QUẢN LÝ VÀ VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU Á (AMDI) Hiện Trạng Phát Triển Tôm-Lúa Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Tên chương trình: Tăng cường năng lực cộng đồng thích ứng với Biến đổi Khí hậu vùng đồng bằng sông Mekong (USAID Mekong ARCC) Cơ quan tài trợ: USAID/Văn phòng Môi trường khu vực Châu Á Hợp đồng số: AID-486-C-11-00004 Nhà thầu chính: Development Alternatives Inc. (DAI) Nhà thầu phụ: Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) Chuyên Gia Tư Vấn: TS. Phạm Anh Tuấn: Chuyên gia độc lập, Tư vấn trưởng TS. Trần Ngọc Hải, TS. Võ Nam Sơn: Đại học Cần Thơ ThS. Trịnh Quang Tú: Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản Ngày xuất bản: Tháng 1, 2016 Tài liệu này được thực hiện và gửi đến Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua nội dung. Tài liệu được Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) xây dựng cho dự án USAID Mekong ARCC. TÓM TẮT Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm của Việt Nam, có các hình thức nuôi đa dạng, bao gồm: nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, nuôi chuyên tôm, nuôi luân canh, xen canh tôm-cá, tôm-rừng và tôm-lúa. Nuôi tôm-lúa là hình thức nuôi tôm khá phổ biến ở các tỉnh ven biển, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đánh giá là loại hình canh tác có triển vọng mở rộng, nâng cao hiệu quả. Báo cáo tư vấn này là kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng, xác định các hạn chế, thách thức và đề xuất các giải pháp phù hợp làm cơ sở xây dựng đề án nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững tôm-lúa vùng ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hình thức nuôi tôm-lúa ở ĐBSCL bắt đầu từ những năm đầu 1970, đặc biệt từ sau khi Nghị quyết 09/2000/ND-CP ra đời, cho phép chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả (sản xuất lúa, sản xuất muối, vùng đầm lầy ven biển) sang nuôi trồng thủy sản. Nuôi tôm-lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh, năm 2000 diện tích nuôi tôm-lúa là 71.000 ha, năm 2014 tổng diện tích nuôi tôm-lúa đã tăng gấp hơn hai lần, đạt 152.977 ha chiếm 27,98% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng. Sản lượng tôm nuôi từ hệ thống tôm-lúa năm 2014 ước đạt 65.000 tấn, chiếm 15% tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ vùng ĐBSCL và 11% sản lượng tôm nuôi nước lợ trong cả nước. Các tỉnh nuôi tôm-lúa có diện tích lớn là: Kiên Giang (71.500 ha), Cà Mau (43.297 ha), Bạc Liêu (28.285 ha), Sóc Trăng (7.581 ha), Bến Tre (4.833 ha). Hàng năm, trên 1 ha tôm-lúa sản xuất 300-500 kg tôm và 4-7 tấn lúa. Bộ NN&PTNT có kế hoạch phát triển diện tích tôm-lúa vùng ĐBSCL đến năm 2020 đạt 200.000 ha sản xuất 100.000 tấn tôm và năm 2030 đạt 250.000 ha sản xuất 125.000 - 150.000 tấn tôm, với giá trị có thể đạt 25.000 -30.000 tỷ VNĐ, tạo việc làm ổn định cho trên 1 triệu lao động. Tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là các loài tôm nuôi chính; ngoài ra tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) hỗn hợp giới tính, tôm càng xanh toàn đực, cua biển cũng được nhiều hộ nông dân thả xen ghép trong hệ thống tôm-lúa. Các giống lúa đang được trồng phổ biến ở vùng tôm-lúa là các giống ST, Một bụi đỏ, Nàng keo, OM5451, OM2017, OM6377, OM6677 đạt năng suất khá cao, tuy nhiên chỉ thích ứng với môi trường ruộng có độ mặn thấp hơn 5‰. Các hạn chế chính, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả canh tác tôm-lúa vùng ĐBSCL là: i) nguồn tôm giống (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) cung cấp cho người nuôi đảm bảo chất lượng còn ít; ii) năng lực quản lý chất lượng giống ở các địa phương còn hạn chế; iii) thiếu tôm càng xanh giống; iv) hạ tầng các công trình cấp thoát nước cho vùng tôm-lúa ở nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời nước có chất lượng phù hợp với nuôi tôm, trồng lúa. Các mô hình tôm-lúa ở ĐBSCL gồm: mô hình bán thâm canh 1 vụ tôm sú/ tôm thẻ chân trắng 1 vụ lúa, bán thâm canh 2 vụ tôm thẻ chân trắng 1 vụ lúa và mô hình quảng canh cải tiến tôm-lúa. Mô hình canh tác bán thâm canh 1-2 vụ tôm 1 vụ lúa phổ biến ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, trong khi ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu mô hình quảng canh cải tiến tôm-lúa chiếm tỷ lệ lớn diện tích nuôi tôm-lúa tại địa phương. Mô hình bán thâm canh tôm-lúa mang lại lợi nhuận cao hơn so với mô hình quảng canh cải tiến, nhưng đòi hỏi đầu tư lớn, rủi ro nhiều từ dịch bệnh, môi trường nước xấu Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang i khi nuôi tôm do điều kiện hạ tầng vùng nuôi, chất lượng tôm giống không đảm bảo và sự hạn chế về vốn của nông dân. Mô hình quảng canh cải tiến đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư cao, bền vững về môi trường, tuy nhiên lợi nhuận tối đa thu được thấp hơn so với từ mô hình bán thâm canh. Xu thế nước biển dâng, sự xâm nhập mặn sâu, độ mặn cao, mùa khô kéo dài, nắng nóng, mùa mưa ngắn, lượng mưa ít, cộng với việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn hệ thống sông Mê Công đang và sẽ ảnh hưởng đến phát triển bền vững của hệ thống tôm-lúa ở ĐBSCL. Nhiều vùng ở Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu do độ mặn cao, kéo dài, thiếu nước ngọt người dân đã chuyển từ 1 vụ tôm 1 vụ lúa sang 1 vụ tôm 1 vụ trồng cỏ hoặc 2 vụ nuôi chuyên tôm không trồng lúa. Ngoài ra, do lợi nhuận cao từ nuôi tôm nhiều hộ nông dân ở Cà Mau, Kiên Giang đã tự phát chuyển đổi vùng chuyên lúa sang 1 vụ tôm 1 vụ lúa. Các mô hình tôm-lúa dù đang được coi là hệ thống canh tác hiệu quả, bền vững, tuy nhiên, người dân còn thiếu các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, chưa xác định được các chỉ tiêu kỹ thuật tối ưu nên áp dụng để phát huy hiệu quả tối đa ở từng mô hình canh tác. Tôm nuôi vùng tôm-lúa được coi đạt các tiêu chí an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, được các nhà máy chế biến, người tiêu dùng ưa thích về chất lượng, nhưng người dân chưa nhận được giá trị gia tăng từ chất lượng sản phẩm, tôm thương phẩm chưa có thương hiệu. Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ nông dân khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, chính sách quản lý, bảo vệ đất trồng lúa, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên một số chính sách hiện có chưa phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh tế, xã hội vùng tôm-lúa ở ĐBSCL do vậy chưa phát huy được hết các kỳ vọng của các chính sách. Để phát triển tôm-lúa theo hướng nâng cao hiệu quả, bền vững, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động to lớn đến vùng ĐBSCL, nhóm tư vấn đề xuất các kiến nghị sau:  Cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng tôm-lúa ở ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 trên cơ sở xem xét hiệu quả nuôi tôm, trồng lúa và tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.  Nâng cao năng lực sản xuất và quản lý chất lượng giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Chọn tạo các giống lúa có khả năng chịu mặn ở môi trường cao hơn 5‰, có thời gian sinh trưởng ngắn.  Đào tạo, tập huấn, cung cấp tài liệu kỹ thuật, xây dựng mô hình ương nuôi tôm giống cho người dân để nhân rộng, phát huy hiệu quả mô hình ương nuôi tôm giống trước khi thả nuôi.  Điều chỉnh, bổ sung các chính sách liên quan đến hỗ trợ nông dân vùng tôm-lúa khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, chính sách quản lý và sử dụng đất lúa, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn.  Tăng cường đầu tư hạ tầng cấp thoát nước, hệ thống quan trắc môi trường đảm bảo quản lý chất lượng nước phù hợp với nuôi tôm, trồng lúa. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang ii  Cần chú trọng đến nghiên cứu phát triển thị trường, đặc biệt thị trường tiêu thụ tôm càng xanh, cá rô phi và các đối tượng nuôi thủy sản có tiềm năng phát triển trong vùng tôm-lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng thương hiệu tôm thương phẩm chất lượng cao từ hình thức nuôi tôm-lúa vùng ĐBSCL.  Nghiên cứu xác định năng suất tối đa, tối ưu phương pháp nuôi tôm bền vững trong các mô hình tôm-lúa, hoàn thiện công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu giống tôm càng xanh thả nuôi. Chọn tạo giống lúa có khả năng chịu mặn cao, phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản mới bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng tôm-lúa. Xây dựng mô hình sản xuất gắn kết các nhà cung cấp giống, thức ăn, vật tư đầu vào với người nuôi, chế biến, tiêu thụ tôm, lúa được kiến nghị là các nghiên cứu cần được ưu tiên. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang iii CONTENTS 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1 1.1 Vị trí, vai trò tôm-lúa vùng ĐBSCL ...................................................................... 1 1.2 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 4 2.1 Thời gian nghiên cứu .............................................................................................. 4 2.2 Kế hoạch thực hiện ................................................................................................. 4 2.3 Thu thập thông tin ................................................................................................. 4 2.3.1 Thông tin thứ cấp ........................................................................................................................ 4 2.3.2 Thông tin sơ cấp .......................................................................................................................... 4 2.4 Phân tích số liệu, xây dựng báo cáo ...................................................................... 6 3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN TÔM-LÚA VÙNG ĐBSCL ....................................... 7 3.1 Kiên Giang ............................................................................................................... 7 3.2 Cà Mau .................................................................................................................... 9 3.3 Bạc Liêu ................................................................................................................. 11 3.4 Sóc Trăng .............................................................................................................. 12 3.5 Trà Vinh ................................................................................................................ 14 4. CÁC MÔ HÌNH TÔM-LÚA VÙNG ĐBSCL .......................................................... 18 4.1 Nuôi bán thâm canh 1 vụ tôm 1 vụ lúa ............................................................... 18 4.1.1 Đặc điểm kỹ thuật .................................................................................................................... 18 4.1.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường ............................................................................... 21 4.1.3 Ưu nhược điểm của mô hình .................................................................................................. 23 4.2 Nuôi bán thâm canh 2 vụ tôm 1 vụ lúa ............................................................... 23 4.2.1 Đặc điểm kỹ thuật .................................................................................................................... 23 4.2.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường ............................................................................... 25 4.2.3 Ưu nhược điểm của mô hình .................................................................................................. 26 4.3 Nuôi bán thâm canh 1 vụ tôm 1 vụ trồng cỏ ...................................................... 26 4.4 Nuôi tôm quảng canh cải tiến và 1 vụ lúa ........................................................... 27 4.4.1 Đặc điểm kỹ thuật .................................................................................................................... 27 4.4.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường ............................................................................... 30 4.4.3 Ưu nhược điểm của mô hình .................................................................................................. 32 Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang iv 5. CÁC THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN TÔM-LÚA VÙNG ĐBSCL ......................... 33 5.1 Biến đổi khí hậu ..................................................................................................... 33 5.2 Tôm giống và kỹ thuật nuôi ................................................................................. 34 5.3 Lúa giống ............................................................................................................... 35 5.4 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 36 5.5 Chính sách ............................................................................................................. 37 5.6 Quản lý sản xuất ................................................................................................... 38 5.7 Tổ chức sản xuất ................................................................................................... 39 5.8 Thị trường ............................................................................................................. 40 6. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÔM-LÚA BỀN VỮNG VÙNG ĐBSCL ..................... 41 6.1 Mô hình tôm-lúa thích ứng với biến đổi khí hậu ................................................ 41 6.2 Chính sách ............................................................................................................. 41 6.3 Quản lý .................................................................................................................. 42 6.4 Hạ tầng .................................................................................................................. 43 6.5 Nhân rộng mô hình/khuyến ngư .......................................................................... 44 6.6 Tổ chức sản xuất ................................................................................................... 44 6.7 Phát triển thị trường, thương hiệu ..................................................................... 45 6.8 Nghiên cứu ............................................................................................................ 45 6.8.1 Các nghiên cứu đang tiến hành .............................................................................................. 45 6.8.2 Các nghiên cứu ưu tiên ............................................................................................................ 46 7. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 48 7.1 VỚI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ............................. 48 7.2 VỚI DỰ ÁN USAID Mekong ARCC ................................................................... 48 LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 50 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 56 Phụ lục 1. CÂU HỎI CƠ QUAN QUẢN LÝ THỦY SẢN CẤP TỈNH ........................... 56 Phụ lục 2. CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC HỘ NUÔI TÔM-LÚA.................................. 58 Phụ Lục 3. DANH SÁCH CÁC CÁN BỘ, NÔNG DÂN ĐÃ PHỎNG VẤN ............... 65 Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Vị trí, vai trò tôm-lúa vùng ĐBSCL Tôm nuôi nước lợ là một trong các đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Năm 2014, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước đạt khoảng 658.000 ha, sản lượng tôm nuôi đạt 560.000 tấn, giá trị xuất khẩu từ tôm đạt gần 4 tỷ USD. Trong đó, ĐBSCL có 546.735 ha nuôi tôm, sản xuất 420.000 tấn tôm, chiếm gần 83,1% diện tích và 75% sản lượng tôm nuôi nước lợ cả nước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014). Các hình thức nuôi tôm ở ĐBSCL đa dạng về mức độ canh tác: nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến và đa dạng về hệ thống nuôi: nuôi trong ao đất, ao lót bạt trong nhà, rừng ngập mặn và ruộng lúa. Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2015), ở ĐBSCL nuôi tôm thâm canh chiếm 5,6% diện tích, nuôi bán thâm canh và nuôi quảng canh cải tiến chiếm 35,9% và nuôi quảng canh sinh thái 30,5%, nuôi tôm-lúa khoảng 28%. Phương pháp canh tác tôm-lúa ở ĐBSCL có lịch sử hơn 50 năm. Sơ khai của hệ thống tôm-lúa đã hình thành từ những năm 1970, với việc người dân thu tôm giống tự nhiên vào ruộng từ các con nước thủy triều trong mùa khô khi việc sản xuất lúa không hiệu quả tại các vùng ven biển ĐBSCL. Khi đó tôm giống tự nhiên chủ yếu là các loài tôm bạc, tôm đất, (P. monodon and P. merguiensis). Tôm sú (Penaeus monodon) được đưa vào nuôi trong vùng ruộng lúa bắt đầu từ đầu những năm 1990 là kết quả sản xuất thành công tôm giống trong điều kiện nhân tạo. Sự chủ động về nguồn giống tôm thả nuôi, cùng việc xuất khẩu tôm được mở ra và ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ tôm đã thúc đẩy nuôi trồng thủy sản nói chung, mô hình nuôi tôm-lúa nói riêng ở ĐBSCL phát triển. Nuôi tôm-lúa là hình thức nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh ở ĐBSCL, năm 2000 diện tích nuôi tôm-lúa là khoảng 71.000 ha, năm 2014 tổng diện tích nuôi tôm-lúa ở ĐBSCL đạt khoảng 152.977 ha chiếm 27,98% diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng. Sản lượng tôm nuôi từ hệ thống tôm-lúa năm 2014 ước tính đạt 65.000 tấn, chiếm 15% tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ vùng ĐBSCL và 11% sản lượng tôm nuôi cả nước. Các tỉnh nuôi tôm-lúa có diện tích lớn là: Kiên Giang (71.500 ha), Cà Mau (43.297ha), Bạc Liêu (28.285ha), Sóc Trăng (7.581 ha). Hàng năm, trên 1 ha tôm-lúa sản xuất 300-500 kg tôm và 4-7 tấn lúa. Nuôi tôm-lúa là hình thức nuôi trồng được đánh giá là mô hình canh tác hiệu quả, đầu tư thấp (Tổng cục Thủy sản, 2015). Tôm nuôi trong ruộng sử dụng chủ yếu thức ăn tự nhiên, chi phí thức ăn thấp, ít dịch bệnh, tôm nuôi thương phẩm có chất lượng (do ít dùng hóa chất, kháng sinh), môi trường sinh thái được bảo vệ do lúa sử dụng các sản phẩm thải từ nuôi tôm và mô hình nuôi trồng phù hợp với điều kiện sinh thái ở các vùng ven biển bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, không có khả năng trồng lúa quanh năm. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 1 Kiên Giang 45.31% Tiền Giang 0.32% Bến Tre Cà Mau 3.06% 27.44% Bạc Liêu Trà Vinh 17.92% 1.15% Sóc Trăng 4.8% Hình 1. Cơ cấu diện tích nuôi tôm-lúa các tỉnh vùng ĐBSCL Đánh giá hệ thống tôm-lúa là phương thức canh tác hiệu quả không chỉ về kinh tế, mà còn là phương thức canh tác bền vững, có ý nghĩa nhiều mặt ở ĐBSCL. Bộ NN&PTNT chủ trương phát triển mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả tôm-lúa. Theo kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030, diện tích tôm-lúa vùng ĐBSCL năm 2020 đạt 200.000 ha sản xuất 100.000 tấn tôm và năm 2030 đạt 250.000 ha sản xuất 125.000- 150.000 tấn tôm, với giá trị có thể đạt 25.000 -30.000 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho trên 1 triệu lao động (Bộ NN&PTNT, 2015: Số 7907/TB-BNN-VP). Tuy nhiên phát triển hệ thống tôm-lúa vùng ĐBSCL cũng đang đứng trước các thách thức, nhất là sự tác động của biến đổi khí hậu. Xu thế nước biển dâng cao, sự xâm nhập mặn sâu hơn, mùa khô kéo dài, nắng nóng hơn, mùa mưa ngắn hơn, lượng mưa ít, cộng với việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn hệ thống sông Mê Công đang và sẽ ảnh hưởng đến phát triển bền vững của hoạt động nông lâm ngư nghiệp nói chung, và hệ thống tôm-lúa nói riêng ở ĐBSCL. 1.2 Mục đích nghiên cứu Để thực hiện có hiệu quả chủ trương phát triển tôm-lúa ở ĐBSCL, Bộ NN&PTNT giao Tổng cục Thủy sản chủ trì xây dựng, khẩn trương trình Bộ Đề án Phát triển sản xuất bền vững tôm-lúa vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030. Do đó việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng, tiềm năng phát triển, lợi thế, hạn chế về các khía cạnh kỹ thuật, chính sách, quản lý, kinh tế, thị trường, xã hội, môi trường và thách thức đối với các mô hình canh tác tôm-lúa hiện có ở ĐBSCL làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển tôm-lúa bền vững là hết sức cần thiết. Dự án “Tăng cường năng lực thích ứng và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Mê Công (Mekong ARCC)”, Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) và Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã hỗ trợ nhóm chuyên gia tư vấn thực hiện nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL. Mục đích của nghiên cứu nhằm: Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 2 - Xác định được hiện trạng về diện tích, năng suất, kế hoạch, quy hoạch, cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, thị trường, các chính sách hiện có liên quan đến tôm-lúa, đánh giá các mô hình canh tác tôm-lúa về các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, xã hội, sự tác động của biến đổi khí hậu đến các mô hình, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững hệ thống tôm-lúa vùng ĐBSCL. - Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin quan trọng, làm cơ sở xây dựng Đề án Phát triển sản xuất bền vững tôm-lúa vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 3 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ 12 tháng 10 đến 30 tháng 12 năm 2015. 2.2 Kế hoạch thực hiện Từ 12 tháng 10 đến 24 tháng 10 năm 2015: Chuẩn bị bộ câu hỏi thu thập thông tin, gồm bộ câu hỏi thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý cấp tỉnh và bộ câu hỏi thu thập thông tin từ các nông hộ đang canh tác tôm-lúa. Thu thập các tài liệu liên quan phát triển đến tôm-lúa ở ĐBSCL. Từ 25 tháng 10 đến 4 tháng 11 năm 2015: Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin tại các địa phương nuôi tôm-lúa. Khảo sát, thu thập thông tin ở 5 tỉnh, gồm: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh. Từ 5 tháng 11 đến 15 tháng 12 năm 2015: Phân tích số liệu, xây dựng Dự thảo báo cáo tư vấn. Ngày 10 tháng 12 năm 2015: Dự thảo báo cáo tư vấn được trình bày tại Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu tổ chức tại Cần Thơ. Từ 11 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 2015: Tiếp thu các ý kiến góp ý từ Hội thảo nhóm tư vấn bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo tư vấn. 2.3 Thu thập thông tin Thông tin thu thập đánh giá hiện trạng phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL từ hai nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp: 2.3.1 Thông tin thứ cấp Các quy hoạch, kế hoạch và chính sách liên quan đến phát triển thủy sản, phát triển tôm-lúa của Chính phủ, Bộ NN&PTNT và các tỉnh vùng ĐBSCL. Các báo cáo tổng kết, các số liệu, các kết quả nghiên cứu đã, đang thực hiện liên quan đến phát triển tôm-lúa, thị trường, biến đổi khí hậu ở ĐBSCL (đề tài khoa học, dự án khuyến ngư, các đề án, luận văn) của Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Trung tâm Khuyến nông, các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, các tổ chức phi chính phủ (NGO). 2.3.2 Thông tin sơ cấp Khảo sát hiện trường, phỏng vấn thu thập thông tin tại 5 tỉnh có diện tích nuôi tôm-lúa nhiều ở ĐBSCL, bao gồm: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 4 Thảo luận cấp tỉnh mô hình Tôm-Lúa, Trà Vinh Thảo luận cấp tỉnh mô hìnhTôm-Lúa, Kiên Giang Phỏng vấn Tôm-Lúa, Thới Bình, Cà Mau Phỏng vấn Tôm-Lúa, Hồng Dân, Bạc Liêu Hình 2. Tư vấn thảo luận, phỏng vấn với các cơ quan quản lý cấp tỉnh và các nông dân tôm-lúa vùng ĐBSCL Tại mỗi tỉnh nhóm tư vấn đã phỏng vấn các cán bộ quản lý liên quan đến phát triển tôm-lúa, bao gồm: Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Trồng trọt. Chi tiết nội dung phỏng vấn, thảo luận xem Phụ lục 1. Tại mỗi tỉnh các tư vấn đã thăm và phỏng vấn các hộ nông dân nuôi tôm-lúa ở các mô hình khác nhau. Chi tiết phỏng vấn xem Phụ lục 2. Chi tiết danh sách các cán bộ quản lý, các hộ nông dân nuôi tôm-lúa ở các địa phương đã phỏng vấn ở Phụ lục 3. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 5 2.4 Phân tích số liệu, xây dựng báo cáo Các số liệu, thông tin thu thập được tổng hợp, phân tích, đánh giá về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, đánh giá hiện trạng hạ tầng, các chính sách hiện có, đề xuất các chính sách để phát triển tôm-lúa có hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu, các đề xuất của nhóm tư vấn được trình bày tại Hội thảo chia sẻ kết quả đánh giá với sự tham gia của Dự án Mekong ARCC, Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI), đại diện các cơ quan quản lý thủy sản: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, các Viện nghiên cứu và Trường Đại học: Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, Viện nghiên cứu Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ, các tổ chức quốc tế: WWF Việt Nam, GIZ và đại diện hộ nông dân nuôi tôm-lúa từ một số địa phương. Các góp ý tại hội thảo được nhóm tư vấn xem xét, tổng hợp trong quá trình hoàn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 6 3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN TÔM- LÚA VÙNG ĐBSCL 3.1 Kiên Giang Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.348,53 km2, dân số 1,736 triệu người. Địa hình bao gồm đồi núi thấp, đồng bằng và vùng biển với 137 hòn đảo lớn nhỏ; bờ biển dài trên 200 km, với hơn 100 cửa sông, kênh, rạch thoát nước ra biển, có vùng bãi triều rộng lớn tạo điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thuỷ sản với nhiều loại hình nuôi mặn, lợ, ngọt. Đối tượng nuôi phong phú như tôm sú, tôm chân trắng, cua biển, cá lồng bè (cá mú, cá bớp), các loài nhuyễn thể... Trong đó, mô hình nuôi tôm luân canh với trồng lúa khá phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng nông thôn ven biển. Hình 3. Nuôi tôm nước lợ và tôm-lúa năm 2014 tại Kiên Giang Kiên Giang bắt đầu nuôi tôm trong ruộng lúa năm 2002, hiện là tỉnh có diện tích nuôi tôm-lúa lớn nhất trong các tỉnh ĐBSCL, năm 2014 diện tích nuôi tôm-lúa đạt 69.665 ha, chiếm 80,7% diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh (88.648 ha), chiếm 45,3% diện tích tôm-lúa toàn vùng. Năm 2015 tính đến hết tháng 10, diện tích nuôi tôm-lúa đạt 77.264 ha trong tổng số 98.987 ha nuôi tôm nước lợ, chiếm 78,1%, tăng 9,2% so với kế hoạch. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 7 Nuôi tôm-lúa tập trung ở vùng U Minh Thượng gồm các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Gò Quao và khu vực Tứ giác Long Xuyên, bao gồm Hòn Đất, Kiên Lương. Trong giai đoạn 2010-2015 diện tích nuôi tôm-lúa ở Kiên Giang tăng trưởng 7,1% năm. Về năng suất tôm nuôi năm 2010 đạt trung bình 300 kg /ha, năm 2014 đạt 373 kg/ha, tăng 6,1% năm. Riêng năm 2015 đến tháng 10 diện tích nuôi tôm-lúa vượt 9,1% kế hoạch, sản lượng tôm thu hoạch 26.699 tấn, đạt 95% kế hoạch. Năng suất tôm nuôi trung bình giảm so với năm 2014 do thời tiết nắng nóng, một số vùng nuôi tôm bị chết. Bảng 1. Hiện trạng phát triển tôm-lúa giai đoạn 2010-2015 tại Kiên Giang STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 10/2015 1 Diện tích (ha) 64.673 66.403 68.291 69.586 69.665 77.264 2 Sản lượng (tấn) 19.382 21.142 21.385 23.030 26.305 26.699 3 Năng suất (tấn/ha) 0,30 0,32 0,31 0,33 0,37 0,35 Nguồn: Sở NN&PTNT Kiên Giang (2015) Tôm sú là đối tượng được thả nuôi phổ biến, từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm nuôi vụ tôm, sau khi thu hoạch tôm nông dân tiến hành rửa mặn, chuẩn bị ruộng trồng lúa. Lúa trồng là các giống OM2517, ST5, năng suất đạt 4-5 tấn/ha, cá biệt có vùng đạt 6-7 tấn/ha. Từ năm 2012 tôm thẻ chân trắng bắt đầu được nuôi trong ruộng lúa. Từ 2014 tôm càng xanh bắt đầu được thả nuôi trong ruộng lúa, tôm càng xanh được thả xen canh với tôm sú, nuôi nhiều ở các huyện Vĩnh Thuận và U Minh Thượng. Năm 2015 đã có 3.578 ha được thả nuôi tôm càng xanh, thu hoạch 2.420 tấn, năng suất đạt 676 kg/ha. Cua biển cũng được nuôi trong ruộng lúa tại An Minh, cua được nuôi chung với tôm sú, tôm thẻ trong vụ nuôi tôm và được nuôi xen trong vụ cấy lúa, mật độ thả 1 con/8-10m2. Giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh và cua biển phần lớn phải nhập từ các trại sản xuất giống ngoài tỉnh. Tôm giống sản xuất tại Kiên Giang chỉ đủ 20% nhu cầu giống của địa phương. Tôm giống nuôi đa phần người dân mua qua thương lái, không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch, tâm lý thả bù giống hao hụt khi nuôi là khá phổ biến. Đa số người dân thả trực tiếp giống vào ruộng không qua ương giống (trong ao vèo) trước khi thả vào ruộng và thả giống liên tục (2-3 lần trong vụ nuôi), thu hoạch rải rác, không thu hoạch dứt điểm trước khi thả giống mới. Theo kế hoạch của tỉnh, năm 2020 diện tích tôm-lúa của Kiên Giang đạt 80.000 ha, năng suất tôm đạt 0,4-0,5 tấn/ha, năm 2030 diện tích tôm-lúa mở rộng đạt 90.000 ha. Các vùng mở rộng tôm-lúa là An Biên, U Minh Thượng, Hòn Đất, Kiên Lương nơi hiện đang canh tác 2 vụ lúa, nhưng kém hiệu quả do xâm nhập mặn, chuyển sang 1 vụ tôm, 1 vụ lúa. Hạ tầng phục vụ nuôi tôm-lúa tại Kiên Giang còn hạn chế, đó là: Hệ thống ngăn mặn và cấp ngọt cho nhiều vùng nuôi chưa chủ động. Theo quy hoạch nâng cấp đê biển An Biên-An Minh sẽ xây dựng 27 cống điều tiết nước, hiện mới xây dựng được 6 cống (các cống: kênh Thứ Bảy, Xẻo Đôi, Xẻo Quao, Xẻo Nhàu, Thuồng Luồng, Rọ Ghe), vì vậy xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến diện tích và năng Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 8 suất lúa vùng tôm-lúa. Nhiều ruộng tôm-lúa bờ còn thấp, giữ nước kém, chưa có ao lắng cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả nuôi tôm. 3.2 Cà Mau Tỉnh Cà Mau được xác định là trung tâm lớn.... Tùy theo giá bán tôm sú và thẻ chân trắng hàng năm, người nuôi sẽ chọn loài nào có khả năng cho lợi nhuận cao để thả vào mô hình này. Bên cạnh đó, khi thả nuôi tôm sú thất bại (do tôm bị nhiễm bệnh) và thời gian còn lại ngắn, tôm thẻ chân trắng cũng là một lựa chọn để thả nuôi. Công trình ruộng nuôi: Công trình ruộng nuôi tôm thẻ chân trắng có đặc điểm giống như nuôi tôm sú bán thâm canh- lúa. Tuy nhiên diện tích ruộng phù hợp dao động từ 1.000-3.000 m2. Với dạng ruộng nổi thường được áp dụng với bờ kiên cố và hệ thống quạt nước hoàn chỉnh. Tuy nhiên việc ủi ruộng tạo ao nổi cũng làm tăng nguy cơ xì phèn (khơi lớp phèn tiềm tàng), gây khó khăn cho việc quản lý pH nước ruộng nuôi tôm và khó canh tác lúa cho những vụ đầu tiên do pH đất quá thấp, cần bón nhiều vôi để nâng pH cho ruộng. Hình 10. Hạ nền ruộng lúa tạo ruộng nuôi bán thâm canh tôm-lúa Con giống và mật độ thả giống: Mùa vụ nuôi tôm thẻ chân trắng từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm (2 vụ tôm thẻ); và 1 vụ lúa từ tháng 8 đến tháng 12. Phần lớn con giống tôm thẻ chân trắng được thả nuôi có nguồn gốc từ các công ty lớn như Minh Phú, CP, Việt-Úc với nguồn gốc rõ ràng và đạt các chứng nhận về sạch một số bệnh nguy hiểm thường gặp (SPF). Bên cạnh đó, các trại sản xuất giống quy mô nhỏ tại các tỉnh Nam Trung bộ, Cà Mau và Bạc Liêu cũng cung cấp cho người nuôi. Con giống PL12 được thả nuôi với mật độ từ 15-60 con/m2; tại tỉnh Trà Vinh mật độ thả từ 80-100 con/m2 (1 vụ tôm thẻ 1 vụ lúa). Do người dân áp dụng mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh nên chế độ cho ăn được áp dụng theo phương thức nuôi tôm công nghiệp. Tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp với tỉ lệ cho ăn từ 2,5-6,5% trọng lượng thân/ngày với hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) dao động từ 1,0-1,2. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 24 Quản lý ao nuôi và thu hoạch: Trong suốt quá trình nuôi, ao tôm được áp dụng kỹ thuật nuôi tôm ít thay nước để hạn chế dịch bệnh lây lan cũng như tiết kiệm nguồn nước mặn khi nước cấp có độ mặn thấp (nước sông, kênh). Sau khoảng 80 - 90 ngày nuôi tôm được thu hoạch 1 lần với năng suất dao động từ 1,5- 3,0 tấn/ha/vụ với tỉ lệ sống dao động từ 50-60%. Một số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng còn tái sử dụng nguồn nước ao nuôi vụ 1 cho vụ nuôi thứ 2 (khi vụ 1 tôm phát triển tốt, không bị dịch bệnh) do độ mặn của nước sông, kênh thấp, không phù hợp cho tôm phát triển. Canh tác lúa: Các giống lúa được sử dụng cho mô hình này bao gồm các giống OM (90-100 ngày), ST (120 ngày) hay Nàng Keo (120 ngày). Năng suất lúa từ 4-6 tấn/ha/vụ. 4.2.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Hiệu quả kinh tế: Đối với hình thức canh tác này, do yêu cầu về mức đầu tư và trình độ thâm canh cao hơn nên thường chỉ có các hộ có điều kiện về tài chính mới có thể thực hành theo phương thức canh tác này. Kết quả khảo sát cho thấy, tổng thu nhập cả năm từ mô hình này xấp xỉ 236 triệu đồng/ha, trong đó thu nhập từ nuôi tôm chiếm khoảng 89% (209,65 triệu). So với mô hình BTC 1 vụ tôm 1 vụ lúa và mô hình QCCT, thu nhập từ mô hình canh tác này cao hơn nhiều. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn đầu tư của mô hình này lại thấp hơn, chỉ đạt mức 0,67 do mức đầu tư cao hơn về ao nuôi, giống và thức ăn. Bảng 7. Phân tích chi phí-lợi ích mô hình bán thâm canh 2 vụ tôm thẻ chân trắng (TCT) 1 vụ lúa vùng ĐBSCL (triệu VNĐ/ha/năm) Mục TCT-TCT-Lúa 1. Tổng thu 235,88±158,75 - Tôm 209,65±148,98 - Lúa 26,23±11,40 2. Tổng chi 149,63±128,95 - Vụ tôm 138,17±101,47 - Vụ lúa 11,46±9,49 3. Lợi nhuận 100,56±111,13 4. Tỷ lệ B/C 0,67 Nguồn: Kết quả khảo sát nghiên cứu 2015 Đối với vụ lúa, thu nhập cũng như tỷ suất sinh lời thấp hơn so với các mô hình luân canh tôm- lúa khác. Trước hết, những hộ canh tác theo phương thức này ít chú trọng đến hiệu quả canh tác vụ lúa mà xem canh tác lúa chủ yếu nhằm mục đích cải tạo môi trường sau vụ nuôi tôm. Thứ hai, do canh tác hai vụ tôm nên mức độ nhiễm mặn và lão hóa đất đáy ruộng cao hơn nên ảnh hưởng đến năng suất canh tác lúa. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 25 Hiệu quả xã hội và môi trường: Đối với mô hình này, thu nhập mang lại cao hơn so với các mô hình luân canh tôm-lúa khác, song yêu cầu về chi phí đầu tư cao và mức độ rủi ro cũng cao hơn. Nghiên cứu của Lê Phương Mai và CTV (2015) cho thấy mật độ thả giống các hộ nuôi ở Sóc Trăng cao, cộng thêm những thay đổi bất thường về thời tiết đã làm cho các hộ nuôi tôm-lúa ở Sóc Trăng có tỷ lệ lỗ cao, tương ứng 21,9% đối với tôm và 15,6%- 15,8% đối với lúa và cao hơn so với các hộ nuôi ở Bạc Liêu và Cà Mau. 4.2.3 Ưu nhược điểm của mô hình Mô hình có ưu điểm: Năng suất cao hơn tôm sú, thời gian nuôi ngắn, dễ và thích hợp áp dụng cho ao có diện tích nhỏ để có sản lượng tôm lớn. Hạn chế: Thiếu nước mặn vào đầu mùa mưa (cuối vụ nuôi tôm thứ 2), rủi ro do dịch bệnh cao hơn tôm quảng canh cải tiến, yêu cầu kỹ thuật cao và quản lý ao nuôi nghiêm ngặt hơn. Một số nơi đào ao mới bị xì phèn cao, không trồng lúa được. Công trình nuôi và các công trình phụ (ao lắng, ao xử lý, khu ương giống) chưa đáp ứng cho mô hình nuôi này nên dễ bị dịch bệnh hoặc dịch bệnh dễ lây lan. 4.3 Nuôi bán thâm canh 1 vụ tôm 1 vụ trồng cỏ Mô hình canh tác này được áp dụng 2 năm trở lại đây ở các vùng nhiễm mặn, điều kiện thủy lợi khó khăn và việc rửa mặn hoàn toàn phụ thuộc vào mưa tự nhiên. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, dưới tác động gia tăng của biến đổi khí hậu, tần suất và lượng mưa ít nên người dân không thể canh tác lúa do không rửa được mặn sau vụ tôm. Chính vì vậy, người dân thích ứng bằng cách trồng cỏ, cây bồn bồn hoặc cây năng tượng nhằm mục đích cải tạo môi trường ao/ruộng nuôi và tạo thêm thức ăn cho vụ nuôi tôm kế tiếp mà không chuyển sang nuôi chuyên canh tôm. Lý do được đa số người dân đưa ra là nếu chuyển sang nuôi chuyên canh tôm sẽ không bền vững. Ngoài ra, một số hộ dân kết hợp trồng cỏ và thả một số đối tượng cá nước lợ như rô phi, cá chẽm để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, canh tác theo phương thức này chỉ mang tính chất ứng phó tạm thời. Về lâu dài, người dân có thể chuyển đổi sang phương thức canh tác luân canh một vụ tôm và đối tượng khác như cá nước lợ để mang hiệu quả kinh tế cao hơn và mức độ rủi ro thấp. Trong quá trình nuôi bán thâm canh 1 vụ tôm (tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng) 1 vụ lúa, do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, độ mặn cao, nắng nóng kéo dài, thiếu nước ngọt, không trồng được lúa người nuôi tôm-lúa đã chuyển sang nuôi 1 vụ tôm và trồng các loại cỏ. Việc trồng cỏ theo người dân là để cải tạo môi trường ao nuôi, tạo thêm nguồn chất hữu cơ góp phần tăng cao mật độ thức ăn tự nhiên cho ao, bên cạnh đó thực vật trong ao cũng có tác dụng làm giảm chênh lệch nhiệt độ khi nắng nóng. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 26 Hình 11. Các ruộng không cấy lúa sau vụ nuôi tôm, được trồng cỏ ở Bạc Liêu và Kiên Giang Các đặc điểm công trình ao nuôi, con giống và mật độ thả giống, thức ăn và cách cho ăn, quản lý ao nuôi và thu hoạch cũng tương tự như mô hình nuôi 1 hoặc 2 vụ tôm 1 lúa. Tuy nhiên người dân cũng có thể tận dụng diện tích mặt nước mùa mưa để thả các đối tượng thủy sản khác như cá rô phi, cá chẽm, cá kèo hay cua để tăng thu nhập. Mô hình nuôi 1 vụ tôm bán thâm canh và trồng cỏ thường không áp dụng liên tục qua các năm mà thường là 1 năm trồng cỏ (do các điều bất lợi như trình bày ở trên), năm tiếp theo có thể được sử dụng để trồng lúa. Mô hình này thời gian nuôi tôm có thể kéo dài. Không cần nhiều nước mưa, nước ngọt từ hệ thống sông, kênh cấp để rửa mặn. Trồng cỏ để cải thiện môi trường ao nuôi. Tuy nhiên trồng cỏ người dân có thu thập không đáng kể hoặc không có thu nhập từ cỏ, hơn nữa, khi trở lại trồng lúa phải tốn chi phí dọn/diệt cỏ. Phương thức canh tác 1 vụ lúa 1 vụ cỏ xuất phát từ mô hình canh tác 1 vụ tôm 1 vụ lúa. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng nhiễm mặn, đặc biệt ở những vùng điều kiện hạ tầng thủy lợi hạn chế nên không thể canh tác lúa. Do vậy, hiệu quả kinh tế chỉ được tính trên vụ tôm nuôi tương tự như đối phương thức canh tác 1 vụ tôm 1 vụ lúa. Việc trồng cỏ chỉ mang tính tạm thời giải quyết về mặt môi trường mà không mang lại hiệu quả kinh tế. Do vậy thu nhập người dân cũng thấp hơn so với nuôi bán thâm canh 1 vụ tôm 1 vụ lúa. 4.4 Nuôi tôm quảng canh cải tiến và 1 vụ lúa 4.4.1 Đặc điểm kỹ thuật Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến tôm sú lúa được áp dụng rộng rãi ở ĐBSCL từ sau những năm 2000. Qua hơn 15 năm phát triển mô hình này đã có nhiều thay đổi, cải tiến về mặt kỹ thuật cũng như gia tăng diện tích và di chuyển sâu vào các vùng chuyên lúa có năng suất thấp tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Đặc điểm chung của mô hình này là diện tích canh tác lớn (trung bình 2-3 ha/hộ). Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 27 Công trình ruộng nuôi: Hình 12. Ruộng nuôi quảng canh cải tiến tôm-lúa có và không có diện tích ương tôm giống Mô hình này thường được xây dựng bằng tay (thủ công) với mương bao xung quanh, diện tích mương chiếm từ 10-30%, mương rộng 2-3 m, độ sâu nước trong mương 1,0-1,2 m. Tuy nhiên do vùng đất này thường là vùng trũng nên bờ ruộng nhỏ, dễ bị rò rỉ nên khả năng giữ nước kém. Bên cạnh đó do diện tích đất rộng nên việc đầu tư bờ ruộng, hay công trình nuôi khác đòi hỏi chi phí cao. Một số hộ dân có diện tích ương tôm giống trước khi thả nuôi, theo Lê Thị Phương Mai và CTV. (2015) ở Cà Mau chỉ có 18,2% hộ có diện tích ương tôm giống, trong khi đó ở Bạc Liêu là 58,8%. Con giống và mật độ thả giống: Mùa vụ nuôi tôm của mô hình này thường từ tháng 1 đến tháng 8 và làm ruộng từ tháng 9 đến tháng 12. Vào khoảng cuối tháng 12, người dân thu hoạch lúa kết hợp với cải tạo ruộng nuôi (diệt tạp, bón vôi, lấy nước vào và bón phân gây màu nước) chuẩn bị cho mùa vụ tôm sú. Con giống tôm sú PL15 được người dân mua từ các đại lý, trại ương dưỡng với nguồn gốc con giống từ các trại tôm giống tại ĐBSCL và Nam Trung Bộ. Con giống được thả nuôi với mật độ 2 – 9 con/m2 cho lần thả đầu tiên sau đó nhiều hộ nuôi cũng thả thêm con giống sau khi thả giống lần đầu từ 1,5 – 2 tháng, mật độ thả của các lần tiếp theo từ 1-2 con/m2 tùy thuộc vào tỉ lệ sống của tôm trong mô hình. Bên cạnh đó vào gần cuối vụ nuôi, người dân có thể thả tôm giống lớn hơn (tôm ke, tôm ký: tôm giống sau khi ương PL15 khoảng 25 – 30 ngày, kích cỡ 6.000 con/kg) để thả vào ruộng nuôi, nhằm rút ngắn thời gian nuôi cho kịp vụ lúa tiếp theo. Thức ăn và cách cho ăn: Trong mô hình này, hầu hết các hộ nuôi không cho tôm ăn trực tiếp đặc biệt là những tháng đầu (1-3 tháng đầu thả nuôi). Tuy nhiên nếu tỉ lệ sống của tôm nuôi cao, tôm sẽ bị thiếu thức ăn tự nhiên, tôm chậm lớn nên người nuôi có bổ sung thức ăn công nghiệp để tôm lớn nhanh, đạt kích cỡ thương phẩm. Khi mật độ tôm nuôi thấp người nuôi chỉ duy trì chế độ bón phân nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng cho việc phát triển các loại thức ăn tự nhiên. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 28 Quản lý ruộng nuôi và thu hoạch tôm: Trong hệ thống nuôi lúa tôm quảng canh cải tiến, do không cho tôm thức ăn công nghiệp nên môi trường nước luôn có xu hướng thiếu dinh dưỡng. Do đó quá trình quản lý ao nuôi chủ yếu trên các hoạt động duy trì mức nước trong ao, quản lý mật độ thức ăn tự nhiên, màu nước, nhiệt độ và độ mặn trong ruộng nuôi. Trong quá trình nuôi, do công trình ruộng nuôi không được hoàn thiện nên việc quản lý địch hại xâm nhập và lây lan dịch bệnh là rất khó khăn. Bảng 8. Đặc điểm kỹ thuật các mô hình quảng canh cải tiến tôm sú-lúa ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (Lê Thị Phương Mai và CTV. 2015) Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Trung bình Chỉ tiêu (n = 32) (n = 34) (n = 33) (n = 99) Tổng diện tích trang trại (ha) 1,8 ± 1,6 2,4 ± 1,7 2,3 ± 1,2 2,2 ± 1,5 Diện tích trồng lúa (ha) 1,1 ± 1,0 1,8± 1,5 1,7 ± 1,2 1,7 ± 1,2 Tỷ lệ diện tích mương bao (%) 36,9 ± 20,0 29,9 ± 16,6 31,0 ± 21,6 32,6 ± 19,5 Hộ có ao lắng (%) 37,5 0,0 6,1 14,1 Độ sâu mực nước ao (m) 1,0 ± 0,2 1,0 ± 0,2 1,0 ± 0,2 1,0 ± 0,2 Tỷ lệ hộ cải tạo ao hàng năm (%) 96,9 88,2 66,7 83,8 Tỷ lệ hộ có ương giống (%) 43,8 58,8 18,2 40,4 Mật độ nuôi (con/m2/năm) 8,9 ± 4,5 2,7 ± 1,7 3,3 ± 3,4 4,9 ± 4,3 Thời gian bắt đầu thu hoạch (ngày) 152 ± 27 102 ± 17 111 ± 18 121 ± 30 FCR 1,2 ± 0,4 0,2± 0,1 0,2 ± 0,5 0,9 ± 0,6 Tần suất thay nước (lần/vụ) 4,8 ± 7,5 5,7± 4,3 5,4 ± 4,2 5,3 ± 5,5 Loại thuốc, hóa chất sử dụng (loại/vụ) 2,5 ± 1,0 0,8 ± 0,7 1,7 ± 0,7 1,7 ± 1,1 Kích cỡ thu hoạch (con/kg) 46,0 ± 27,5 32,7 ± 4,4 34,8 ± 6,9 37,7 ± 17,2 Do phần lớn hộ nuôi áp dụng phương án thả giống nhiều lần nên sau khoảng 2 tháng thả nuôi, tôm được thu hoạch (đánh tỉa) bằng cách chọn lọc tôm lớn thông qua quá trình đặt “lú”. Tỉ lệ sống của tôm nuôi trong mô hình này rất dao động, thường rất thấp (< 20%), cho năng suất dao động 320-700 kg/ha (cỡ tôm thu hoạch dao động từ 30 -40 con/kg). Theo Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương (2010) ở Sóc Trăng, tôm sú- lúa có mật độ thả trung bình là 7,74 con/m2 và có năng suất 919 kg/ha/vụ lợi nhuận mang lại từ tôm-lúa là 28,6 triệu đồng/ha. Nghiên cứu mô hình quảng canh cải tiến tôm sú-lúa và tôm thẻ chân trắng-lúa ở huyện An Minh và An Biên, tỉnh Kiên Giang cho thấy: diện tích nuôi của mô hình giao động từ 1,37-1,66 ha/mô hình, tỷ lệ mương bao chiếm 21-23,6%, độ sâu mực nước là 1,43-1,46 m. Mật độ và tỉ lệ sống tôm là 2,18 con/m2 và 32,5%. Kích cỡ thu hoạch và năng suất tôm là 14- 31,2 g/con và 232-632 kg/ha/vụ. Nhìn chung tôm thu hoạch ở mô hình tôm sú-lúa có kích cỡ to hơn mô hình tôm thẻ chân trắng-lúa, nhưng năng suất mô hình tôm thẻ chân trắng-lúa cao hơn. Canh tác lúa: Sau khi thu hoạch vụ tôm, ruộng nuôi được rửa mặn (bằng nước mưa là chủ yếu) để tiến hành canh tác lúa. Các giống lúa được sử dụng chủ yếu cho vùng này là các giống OM, Một bụi đỏ cho năng Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 29 suất dao động 4,0- 4,2 tấn/ha. Do năng suất lúa thấp và lợi nhuận không cao, một số người dân trong vùng nuôi này đã sử dụng một số loài thủy sản khác để thả nuôi xen canh vào ruộng lúa như tôm càng xanh hoặc cua biển nhằm tăng thu nhập. Năng suất tôm càng xanh dao động từ 150-300 kg/ha/vụ. Tuy nhiên, khi thả ghép vào mô hình tôm-lúa, việc sử dụng nông dược để trị các bệnh cho lúa phải được cân nhắc kỹ với các loại nông dược có nguồn gốc sinh học. Bên cạnh đó các giống lúa được trồng cũng phải có tính kháng bệnh cao để hạn chế sử dụng nông dược cho mô hình này. Theo Nguyễn Thanh Tường (2013), giống lúa có hàm lượng amylose thuộc nhóm thấp, trung bình và hàm lượng protein tổng số > 9% là các giống: OM5629, OM6677, OM6377; có 4 giống lúa mùa có khả năng chịu mặn tốt, có phẩm chất gạo thuộc nhóm hạt dài (6,6 - 7,5 mm), có hàm lượng amylose thuộc nhóm trung bình (20 - 24%) và hàm lượng protein tổng số > 9%, là các giống: Nàng Thơm muộn, Tài nguyên , Một bụi đỏ, Rạch Giá. Thời vụ: Canh tác vụ lúa là từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Trước mỗi vụ lúa cần dành 15 - 30 ngày để cải tạo đất. Làm đất: đầu mùa mưa tháo nước rửa mặn từ 9 - 20 lần trong thời gian 15 - 20 ngày và ngâm đất 7 ngày; Trong thời gian làm đất, tiến hành bón Can-xi dạng CaSO4 (thạch cao) với liều lượng 550 kg/ha hoặc Can-xi dạng CaO (đá vôi nung) với liều lượng 450 kg/ha. Cấy sạ: Gieo mạ cấy vào tháng 5, tháng 6 và cấy vào khoảng cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 với lượng giống từ 50 - 60 kg để cấy cho 1 ha; hoặc sạ trực tiếp 100 - 120 kg/ha đối với lúa cao sản; hay từ 40 - 60 kg/ha đối với lúa mùa; Quản lý nước: Kết thúc vụ nuôi tôm tận dụng nguồn nước mưa, nước kênh mương để giữ trên mặt ruộng từ 10 - 20 cm. Tránh rò rỉ nước hoặc xâm nhập mặn. Trước khi sạ tiến hành tháo cạn nước cho khô ruộng. Khi lúa phát triển từ 5 - 7 ngày tiến hành cho nước vào ruộng từ từ theo chiều cao cây lúa và giữ ở mức 10 - 20 cm trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Rút nước cho khô trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày. Bón phân: Lượng phân được sử dụng cho 1 ha đất trồng lúa là: 300 - 350 kg phân lân; 60 - 100 kg phân urê; 100 - 130 kg phân NPK (20 - 20 - 15). Phòng trừ sâu bệnh: áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM. 4.4.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Hiệu quả kinh tế: Trồng lúa có tác động kinh tế tích cực đến hiệu quả nuôi tôm cũng như hiệu quả toàn hệ thống tôm-lúa khi so sánh với mô hình chỉ nuôi tôm độc canh (không trồng lúa). Áp dụng mô hình tôm-lúa sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn mô hình 2 vụ lúa. Hiệu quả sử dụng đồng vốn của mô hình này (tỷ lệ chi phí-lợi ích giao động từ 1,67 đến 2,59 và mức trung bình là 2,24) cao gấp 1,5 lần so với mô hình 2 vụ lúa. Đây là mô hình sản xuất sử dụng nhiều lao động nên phù hợp cho các gia đình đông con và có thời gian nhàn rỗi trong mùa khô. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 30 Bảng 9. Phân tích chi phí-lợi ích mô hình quảng canh cải tiến tôm-lúa vùng ĐBSCL (triệu VNĐ/ha/năm) Mục Bạc Liêu Cà Mau Kiên Giang 1. Tổng thu 77,80±25.78 54,20± 29,0 81,40±43,69 - Tôm sú 30,30±10,9 33,40±14.05 37,10±13,80 - Tôm càng 16,50±0, 50 - 15,20±0, 0 - Lúa 31,00±0, 8 20,80±0, 8 29,10±0, 20 2. Tổng chi 22,40±0, 30 15,10±0, 50 30,50±24,30 - Tôm sú 7,70±0m 3 8,30±4,54 14,20±0,590 - Tôm càng 4,00±0m 3 - 3,50±2,53 - Lúa 10,70±0,530 6,80±0,56 12,60±0,58 3. Lợi nhuận 55,40±0, 60 39,10±0, 3 50,90±10,6 4. Tỷ lệ B/C 2,47 2,59 1,67 Nguồn: Kết quả khảo sát nghiên cứu 2015 Hiệu quả kinh tế mô hình quảng canh cải tiến tôm-lúa có sự khác nhau giữa các địa phương, tùy thuộc vào mức độ thực hành kỹ thuật của các hộ. Với việc đưa tôm càng xanh thả kết hợp trong vụ lúa, thu nhập của các hộ ở Kiên Giang và Bạc Liêu đã được nâng lên rõ rệt, tương ứng 77,80 và 81,40 triệu đồng/ha, cao hơn hẳn so với ở Cà Mau (54,20 triệu đồng/ha/năm). Tuy tổng thu nhập trung bình các nông hộ ở Kiên Giang cao nhất, song chi phí đầu tư đối với vụ tôm sú cũng như vụ lúa cao hơn nên lợi nhuận thu được thấp hơn so với mức trung bình các hộ nuôi ở Bạc Liêu. Xét tỷ suất lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư, mô hình canh tác ở Cà Mau mang lại lợi nhuận cao nhất (2,59), gấp trên 1,5 lần so với ở Kiên Giang (1,67). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Phú Văn Thái & CTV. (2012) với tỷ suất lợi nhuận đạt 1,65. Bảng 10. Phân tích chi phí-lợi ích mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp với lúa luân canh với tôm sú ở Bạc Liêu (triệu VNĐ/ha/năm) Chỉ tiêu TCX Tôm sú Lúa Tổng Tổng chi 7,8±5,4 32,4±13,9 30,0±13,80 70,3±30,6 Tổng thu 32,0±14,8 85,6±42,2 70,0±33,90 188,0±84,6 Lợi nhuận 24,4±11,5 53,1±28,9 40,0±20,3 118,0±54,8 B/C 3.12 1.63 1.33 1.68 Nguồn: Huỳnh Kim Hường và CTV. ( 2015) Hiệu quả xã hội và môi trường: Về góc độ hiệu quả xã hội và môi trường, mô hình quảng canh cải tiến được xem là mô hình canh tác bền vững nhất. Đây là mô hình đòi hỏi mức độ đầu tư thấp nên phù hợp với điều kiện tài chính và trình độ canh tác hiện tại của các nông hộ. Mức độ rủi ro đối với mô hình canh tác này cũng thấp hơn nhiều so với các mô hình canh tác tôm-lúa khác. Nghiên cứu của Lê Phương Mai và CTV. (2015) cho thấy tỷ lệ số hộ lỗ vụ tôm và vụ lúa Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 31 ở Cà Mau và Bạc Liêu vào khoảng 3-6% thấp hơn nhiều so với mô hình canh tác tôm-lúa bán thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng (15,06-21,90%). Mật độ thả thưa, lượng thức ăn bổ sung thấp nên mô hình quảng canh cải tiến được xem là mô hình canh tác thông minh dưới tác động của biến đổi khí hậu xét trên cả ba góc độ: đảm bảo an ninh lương thực, khả năng thích ứng và mức độ giảm phát thải. 4.4.3 Ưu nhược điểm của mô hình Dễ áp dụng do yêu cầu kỹ thuật không cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên. Đầu tư ít, rủi ro thấp hơn mô hình bán thâm canh tôm-lúa. Tuy nhiên, mô hình này phụ thuộc vào biến động thời tiết hàng năm (lượng mưa), thiếu hệ thống thủy lợi riêng biệt và chủ động cung cấp nước ngọt cho lúa (mùa mưa) và cung cấp nước mặn cho tôm (mùa khô). Độ nhiễm mặn có xu hướng càng tăng cao sau nhiều năm áp dụng đòi hỏi người nuôi cần nhiều nước ngọt hoặc thời gian rửa mặn kéo dài hơn. Các giống lúa chịu mặn thường cho chất lượng gạo không cao nên giá bán thấp. Năng suất tôm thấp, tỉ lệ sống thấp. Buôn bán sản phẩm nhỏ lẻ, khó tiếp cận được các đại lý hay nhà máy chế biến một cách trực tiếp, làm cho tôm không có thương hiệu mặc dù chất lượng tôm rất tốt. Công trình ao nuôi chưa tốt, bờ ao thấp, nhỏ, rò rỉ nước, độ sâu mặt ruộng thấp, nên nhiệt độ cao vào ban ngày, thấp vào ban đêm, tôm chủ yếu tập trung ở mương bao xung quanh làm cho mật độ thực tế cao (dưới mương bao), thiếu thức ăn tự nhiên. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 32 5. CÁC THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN TÔM-LÚA VÙNG ĐBSCL Hệ thống tôm-lúa tại ĐBSCL được đánh giá là mô hình nuôi trồng có hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện môi trường các vùng ruộng lúa có ảnh hưởng mặn và thích hợp với khả năng đầu tư còn rất hạn chế của đa số nông hộ trong vùng, được các cấp chính quyền và người dân xem là mô hình thân thiện với môi trường, mong muốn duy trì và phát triển. Tuy nhiên để phát triển bền vững hệ thống canh tác tôm-lúa vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với một số thách thức. 5.1 Biến đổi khí hậu ĐBSCL là một trong những vùng chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, đó là xâm nhập mặn, nắng nóng, cực đoan thời tiết. Nhiệt độ đã tăng khoảng 0,7oC trong vòng 50 năm qua, và mùa mưa đến trễ hơn (Lê Sâm, 2010, Nguyễn Thanh Phương và CTV. 2012). Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) với kịch bản phát thải trung bình (B2) đến cuối thế kỷ khuynh hướng giảm lượng mưa, nhiệt độ trung bình tăng 2-3oC, số ngày có nhiệt độ trên 35oC tăng thêm 10-20 ngày, nước biển dâng cao nhất ở khu vực Cà Mau, Kiên Giang trong khoảng 62-82 cm. Hiện tượng xâm nhập mặn, nắng nóng kéo dài, mùa mưa ngắn, lượng mưa ít đang ngày càng thể hiện rõ ở các tỉnh vùng ĐBSCL. Các hiện tượng này đang và sẽ gây ra những tác động bất lợi rất lớn cho nuôi trồng thủy sản của vùng. Nếu không có các giải pháp thích ứng, lợi nhuận đối với loại hình nuôi tôm bán thâm canh/thâm canh sẽ giảm khoảng 130 triệu/ha vào năm 2020, và 950 triệu/ha vào năm 2050 (Ngân hàng Thế giới, 2010). Ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ĐBSCL còn chịu sự ảnh hưởng của xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn dẫn đến mức lũ trên các sông thấp, giảm diện tích lấy được nước ngọt mùa lũ để rửa mặn ruộng sau vụ nuôi tôm, không đảm bảo nước ngọt/độ mặn thấp phù hợp với cây lúa. Những biến đổi này cùng việc các giống lúa hiện có khả năng chịu mặn có giới hạn đang là thách thức với việc duy trì trồng lúa ở một số vùng tôm-lúa. Các giống lúa hiện có chỉ có khả năng thích ứng tối đa với độ mặn <5%o, thậm chí khi lúa ở giai đoạn trổ bông, kết hạt độ mặn 2-3%o đã ảnh hưởng rất xấu đến năng suất lúa. Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu là địa phương có các vùng tôm-lúa chịu tác động của biến đổi này lớn hơn so với các tỉnh khác vùng ĐBSCL. Vì tác động của những biến đổi khí hậu một số vùng tôm- lúa đã chuyển sang mô hình tôm-cỏ hoặc 2 vụ chuyên tôm. Các mô hình này là sự chuyển đổi thích ứng kịp thời, tuy nhiên để phát triển bền vững các mô hình đang đứng trước các thách thức về tính hiệu quả (mô hình tôm-cỏ) và tính bền vững (mô hình 2 vụ chuyên tôm). Mô hình trồng cỏ sau vụ nuôi tôm có tác động cải tạo, làm sạch môi trường ruộng lúa sau vụ nuôi tôm, bảo vệ môi trường góp phần hạn chế dịch bệnh, nuôi tôm có hiệu quả. Tuy nhiên trồng cỏ người dân có thu nhập rất ít hoặc không có thu thập từ cỏ do đó ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 33 Nuôi chuyên tôm hai vụ trong ruộng, thu nhập tăng cao hơn 1 vụ tôm, 1 vụ lúa, nhưng môi trường ruộng không được cải tạo, nhanh chóng bị xấu đi, tăng nguy cơ dịch bệnh tôm, ảnh hưởng đến sự bền vững của nuôi tôm. Những tác động của biến đổi khí hậu rõ ràng đã, đang và sẽ ngày càng ảnh hưởng đến hệ thống tôm-lúa ở vùng ĐBSCL. Thách thức này đòi hỏi sớm phải có các giải pháp về giống lúa, xây dựng các mô hình canh tác thích ứng, bền vững về môi trường, đảm bảo sinh kế cho người dân. 5.2 Tôm giống và kỹ thuật nuôi Các giống thủy sản đang nuôi ở vùng tôm-lúa như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh và cua biển hiện đang được sản xuất tại chỗ hoặc nhập từ bên ngoài, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, đúng thời vụ của người nuôi. Nhưng chất lượng con giống, nhất là giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng không đảm bảo, người nuôi vẫn dùng tôm giống trôi nổi chất lượng xấu, không qua kiểm dịch là khá phổ biến, do vậy tỷ lệ sống của tôm nuôi không cao, mật độ thả giống phù hợp với cơ sở thức ăn, môi trường không được kiểm soát, do vậy làm tăng chi phí con giống, năng suất tôm nuôi thấp. Do vậy đảm bảo người nuôi có tôm giống chất lượng là hết sức cần thiết. Tôm càng xanh ngày càng được nuôi nhiều trong hệ thống tôm-lúa, nuôi tôm càng xanh toàn đực mang lại hiệu quả cao hơn nuôi tôm càng xanh hỗn hợp giới tính (lớn nhanh hơn, kích cỡ thu hoạch to). Tuy nhiên hiện nay số lượng trại giống và năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh hỗn hợp giới tính và đặc biệt giống tôm càng xanh toàn đực còn rất hạn chế, chưa có khả năng cung cấp đủ giống cho nhu cầu nuôi. Nhu cầu giống tôm càng xanh lớn không chỉ cho nuôi tôm-lúa vùng nước lợ ven biển, mà cả trong các vùng nuôi tôm-lúa nước ngọt ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... Giống tôm càng xanh nuôi ở ĐBSCL hiện còn phải nhập khẩu khá nhiều từ Trung Quốc, Thái Lan, người dân phải mua giống giá cao và không kiểm soát được chất lượng giống. Mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa là khá đa dạng: ruộng lúa có đào mương, mương chiếm 10- 30% diện tích ruộng, nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi đơn loài và nuôi xen ghép, năng suất giao động từ 300-600 kg/ha phụ thuộc vào mật độ thả, chế độ cho ăn, môi trường ruộng nuôi. Nhận thức chung là tăng diện tích mương, tăng mật độ thả giống, cho ăn bổ sung và thả xen ghép mang lại năng suất cao. Tuy nhiên giới hạn gia tăng năng suất tôm ở từng mô hình, tỷ lệ thả ghép, thả xen để đảm bảo phát triển hệ thống tôm-lúa bền vững chưa được xác định, dẫn đến hoặc chưa tận dụng tối ưu năng suất sinh học của hệ thống hoặc nguy cơ quá tải của hệ thống canh tác. Việc ương tôm giống trong ao ương, trong giai đoạn trước khi thả vào ruộng là khâu kỹ thuật quan trọng giúp nâng cao tỷ lệ sống của tôm thả, thả giống đúng mật độ cần thiết, khắc phục các hạn chế của người dân có thói quen thả bù tôm chết, hao hụt. Tuy nhiên do thiếu các hướng dẫn kỹ thuật như: diện tích ương cần thiết, mật độ thả phù hợp, kỹ thuật chăm sóc, thời gian ương thích hợp nhiều người dân đã thất bại khi ương nuôi tôm trong ruộng hoặc giai đoạn ương, tôm giống hao hụt nhiều, chậm lớn trong quá trình ương, làm hạn chế việc mở rộng áp dụng giải pháp kỹ thuật này trong nhiều vùng nuôi tôm-lúa. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 34 Người nuôi tôm dù đã được đào tạo, tập huấn nhưng kỹ thuật nuôi tôm chưa đồng đều, việc thiếu tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn (thiết kế ruộng, ao ương, mật độ ương), đã hạn chế kết quả đào tạo, khuyến ngư, giảm hiệu quả nuôi tôm. Do lợi nhuận từ nuôi tôm cao, xu hướng tăng mật độ giống thả nuôi, chuyển từ 1 vụ lúa 1 vụ tôm sang chuyên nuôi tôm 2 vụ, tăng năng suất nuôi, nuôi chuyên tôm trong ruộng lúa có nguy cơ vượt giới hạn sức tải môi trường là thách thức phát triển bền vững hệ thống tôm-lúa vùng ĐBSCL. Môi trường nước có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi tôm, trồng lúa. Diễn biến chất lượng nước là căn cứ lựa chọn đối tượng nuôi, mùa vụ nuôi, biện pháp xử lý, quản lý chất lượng nước vùng nuôi. Để có căn cứ hướng dẫn, quản lý môi trường vùng tôm-lúa, việc tiến hành quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản ở vùng ĐBSCL nói chung, vùng tôm-lúa nói riêng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên mạng lưới quan trắc môi trường ở các vùng tôm-lúa còn rất sơ khai, hạn chế, thiếu về nhân lực, trang thiết bị và kinh phí. Hạn chế về quan trắc môi trường vùng tôm-lúa đã không hỗ trợ được người dân trong việc lựa chọn lấy nước, biện pháp xử lý nước vùng nuôi, đã không hỗ trợ được các cấp quản lý trong chỉ đạo, điều hành sản xuất. 5.3 Lúa giống Các giống lúa đang trồng ở các vùng tôm-lúa là rất đa dạng. Các giống lúa ST, Một bụi đỏ, Nàng keo, OM5451, OM2017, OM6377, OM6677 đang trồng phổ biến ở vùng nuôi tôm-lúa năng suất đạt khá cao, thích ứng với độ mặn <5‰. Các giống lúa hiện có gặp khó khăn khi nắng nóng kéo dài, mùa mưa ngắn, lượng mưa ít, lũ trên hệ thống sông trong vùng thấp, độ mặn trong ruộng có xu hướng tăng cao, kéo dài và thiếu nước ngọt. Sự thay đổi bất lợi này của thời tiết ngày càng rõ, ngay năm 2015 một số vùng nắng nóng kéo dài, mưa ít, lũ thấp không lấy được nước ngọt, không đủ nguồn nước ngọt chuẩn bị ruộng trồng lúa, một số ruộng lúa độ mặn tăng lên gây chết lúa đã sạ, đã cấy. Nguyễn Công Thành (2014) thử nghiệm 15 giống lúa ở các vùng tôm-lúa thuộc các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, kết quả 15 giống trồng ở tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu cho năng suất thấp nhất từ 3,5 tấn/ha, trong khi đó ở tỉnh Cà Mau chỉ có 9 giống lúa đạt năng suất tương tự như trồng ở các tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu, có 6 giống lúa không có thu hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường nước ruộng trong quá trình khảo nghiệm ở tỉnh Cà Mau cao, đạt tới trên 6‰. Điều tra các hộ trồng lúa, 70,9% các hộ ở tỉnh Bạc Liêu, 50% ở tỉnh Cà Mau và 38,8% các hộ ở tỉnh Kiên Giang chưa hài lòng với các giống lúa hiện có. Người dân cho rằng các giống lúa hiện có chịu mặn còn thấp, năng suất chưa cao và thời gian sinh trưởng còn khá dài. Các giống lúa hiện ... Văn Tám tại Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất tôm-lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long. Số 7907/TB-BNN-VP, ngày 25 tháng 9 năm 2015. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Bộ Thủy Sản 2006. Báo cáo Đánh giá kết quả Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2005, biện pháp phát triển đến năm 2010. Brennan D., Preston N., Clayton H. and Be T. T. 2002. An evaluation of rice-shrimp farming systems in the Mekong Delta. Huỳnh Kim Hường, Lê Quốc Việt, Đỗ Thị Thanh Hương và Trần ngọc Hải, 2015. Phân tích khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm càng xanh-lúa luân canh với tôm sú ở vùng nước lợ tỉnh Bạc Liêu.Bài báo đã chấp nhận, chuẩn bị đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ Kakonen M., 2008. Mekong Delta at the Crossroads: More Control or Adaptation? Ambio. Vol. 37 No.3. Lê Cảnh Dũng, 2012. Tác động của trồng lúa đến nuôi tôm từ các chỉ số kinh tế trong hệ thống lúa – tôm vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học 2012: 69-77. Đại học Cần Thơ. Lê Sâm, 2010. Báo cáo giám sát mặn Đồng bằng sông Cửu long năm 2010. Viện Khoa học Thủy Lợi Miền Nam. Lê Thị Phương Mai, Võ Nam Sơn, Trần Ngọc Hải, Dương Văn Ni, 2015. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó trong mô hình tôm sú-lúa luân canh ở đồng bằng sông Cửu Long. Bài báo đã chấp nhận, chuẩn bị đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. Nghị Định 67/2012/NĐ-CP, 2012.Nghị định Chính phủ quy định về mức thu thủy lợi phí trong sản xuất nông nghiệp. Nghị Định 42/2012/NĐ-CP, 2012. Nghị định Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Nghị Định 193/2013/NĐ-CP, 2013. Nghị định Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã. Nghị Định 15/2015/NĐ-CP, 2015. Nghị định Chính phủ quy định về hợp tác công tư. Nguyễn Công Thành, 2014. Nghiên cứu nâng cao năng suất và hiệu quả mô hình luân canh tôm-lúa vùng bán đảo Cà Mau. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ NN&PTNT. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 50 Nguyễn Thanh Tùng, 2007. Đánh giá hiệu quả mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang nuôi chuyên tôm theo phương thức bán thâm canh. Báo cáo chuyên đề. Nguyễn Thanh Tường, 2013. Chọn giống lúa và kỹ thuật canh tác lúa cho mô hình lúa-tôm ở tỉnh Bạc Liêu. Luận án tiến sỹ nông nghiệp. Đại học Cần Thơ. Phú Văn Thái & ctv, 2015. Techinical aspects and economic-efficiency of Tiger shrimp (P. monodon) -Rice and White-leg shrimp (P. vannamei)-Rice models in Kien Giang. Preston N. & H. Clayton (eds.), 2003. Rice-shrimp farming in the Mekong Delta: biophysical and socioeconomic issues. ACIAR Technical Reports No. 52e.170 p. Quyết Định 142/2009/QĐ-TTg, 2009. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Quyết Định 71/2010/QĐ-TTg, 2010.Quyết định của Thủ tưởng Chính phủ về Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Quyết Định 62/2013/QĐ-TTg, 2013.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang, 2015. Thực trạng và định hướng phát triển mô hình nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa tỉnh Kiên Giang. Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm - lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau, 2015. Thực trạng và giải pháp phát triển tôm-lúa tỉnh Cà Mau.Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm – lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu, 2015. Báo cáo tham luận tại Hội nghị sản xuất tôm - lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang: 23 tháng 9 năm 2015. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, 2015. Thực trạng phát triển mô hình tôm- lúa và giải pháp phát triển mô hình tôm-lúa tại tỉnh Sóc Trăng.Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm - lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, 2015. Thực trạng và định hướng phát triển mô hình nuôi tôm-lúa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tổng cục Thủy sản, 2015. Hiện trạng và định hướng phát triển tôm-lúa tại Đồng bằng song Cửu Long. Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm - lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 51 Tổng cục Thủy Lợi, 2015. Hiện trạng hạ tầng thủy lợi, công tác quy hoạch và đầu tư thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm - lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015. Tổ liên ngành 249 (Cà Mau), 2015. Dự thảo Báo cáo kết quả khảo sát, kiểm tra, đánh giá thực trạng tình hình chuyển dịch từ đất nông, lâm nghiệp sang sản xuất luân canh lúa-tôm và trồng màu trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trương Hoàng Minh, Nguyễn Thái Bình và Trần Trọng Tân, 2012. Thực trạng kỹ thuật, hiệu quả tài chính và tác động của chính sách đến mô hình nuôi tôm sú-lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Trương Hoàng Minh, Trần Hoàng Tuấn và Trần Trọng Tân, 2013. So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình tôm sú-lúa luân canh truyền thống và cải tiến ở tỉnh Kiên Giang. Tạp Chí Khoa học Đại học Cần Thơ 28(2013): 143-150. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, 2015. Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng song Cửu Long giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Báo cáo tham luận tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất tôm-lúa tại ĐBSCL, 23 tháng 9 năm 2015 tại Kiên Giang. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, 2015. Đề án phát triển mô hình tôm - lúa vùng đồng bằng song Cửu Long giai đoạn 2016-2020 (Dự thảo lần 3). Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, 2015. Hướng phát triển hệ thống canh tác tôm – lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và bài học kinh nghiệm.Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm – lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015. Võ Nam Sơn, 2011. Development of suitable cropping calendars for Tiger shrimp culture in the Mekong Delta, VietNam. PhD thesis, Asian Institute of Technology, Bangkok, Thailand. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2015. Thông báo kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám tại Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất tôm-lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long. Số 7907/TB-BNN-VP, ngày 25 tháng 9 năm 2015. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Bộ Thủy Sản 2006. Báo cáo Đánh giá kết quả Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2005, biện pháp phát triển đến năm 2010. Brennan D., Preston N., Clayton H. and Be T. T. 2002. An evaluation of rice-shrimp farming systems in the Mekong Delta. Huỳnh Kim Hường, Lê Quốc Việt, Đỗ Thị Thanh Hương và Trần ngọc Hải, 2015. Phân tích khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm càng xanh-lúa luân canh với tôm sú ở vùng nước lợ tỉnh Bạc Liêu.Bài báo đã chấp nhận, chuẩn bị đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 52 Kakonen M., 2008. Mekong Delta at the Crossroads: More Control or Adaptation? Ambio. Vol. 37 No.3. Lê Cảnh Dũng, 2012. Tác động của trồng lúa đến nuôi tôm từ các chỉ số kinh tế trong hệ thống lúa – tôm vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học 2012: 69-77. Đại học Cần Thơ. Lê Sâm, 2010. Báo cáo giám sát mặn Đồng bằng sông Cửu long năm 2010. Viện Khoa học Thủy Lợi Miền Nam. Lê Thị Phương Mai, Võ Nam Sơn, Trần Ngọc Hải, Dương Văn Ni, 2015. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó trong mô hình tôm sú-lúa luân canh ở đồng bằng sông Cửu Long. Bài báo đã chấp nhận, chuẩn bị đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. Nghị Định 67/2012/NĐ-CP, 2012.Nghị định Chính phủ quy định về mức thu thủy lợi phí trong sản xuất nông nghiệp. Nghị Định 42/2012/NĐ-CP, 2012. Nghị định Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Nghị Định 193/2013/NĐ-CP, 2013. Nghị định Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã. Nghị Định 15/2015/NĐ-CP, 2015. Nghị định Chính phủ quy định về hợp tác công tư. Nguyễn Công Thành, 2014. Nghiên cứu nâng cao năng suất và hiệu quả mô hình luân canh tôm-lúa vùng bán đảo Cà Mau. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ NN&PTNT. Nguyễn Thanh Tùng, 2007. Đánh giá hiệu quả mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang nuôi chuyên tôm theo phương thức bán thâm canh. Báo cáo chuyên đề. Nguyễn Thanh Tường, 2013. Chọn giống lúa và kỹ thuật canh tác lúa cho mô hình lúa-tôm ở tỉnh Bạc Liêu. Luận án tiến sỹ nông nghiệp. Đại học Cần Thơ. Phú Văn Thái & ctv, 2015. Techinical aspects and economic-efficiency of Tiger shrimp (P. monodon) -Rice and White-leg shrimp (P. vannamei)-Rice models in Kien Giang. Preston N. & H. Clayton (eds.), 2003. Rice-shrimp farming in the Mekong Delta: biophysical and socioeconomic issues. ACIAR Technical Reports No. 52e.170 p. Quyết Định 142/2009/QĐ-TTg, 2009. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Quyết Định 71/2010/QĐ-TTg, 2010.Quyết định của Thủ tưởng Chính phủ về Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Quyết Định 62/2013/QĐ-TTg, 2013.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 53 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang, 2015. Thực trạng và định hướng phát triển mô hình nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa tỉnh Kiên Giang. Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm - lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau, 2015. Thực trạng và giải pháp phát triển tôm-lúa tỉnh Cà Mau.Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm – lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu, 2015. Báo cáo tham luận tại Hội nghị sản xuất tôm - lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang: 23 tháng 9 năm 2015. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, 2015. Thực trạng phát triển mô hình tôm- lúa và giải pháp phát triển mô hình tôm-lúa tại tỉnh Sóc Trăng.Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm - lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, 2015. Thực trạng và định hướng phát triển mô hình nuôi tôm-lúa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tổng cục Thủy sản, 2015. Hiện trạng và định hướng phát triển tôm-lúa tại Đồng bằng song Cửu Long. Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm - lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015. Tổng cục Thủy Lợi, 2015. Hiện trạng hạ tầng thủy lợi, công tác quy hoạch và đầu tư thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm - lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015. Tổ liên ngành 249 (Cà Mau), 2015. Dự thảo Báo cáo kết quả khảo sát, kiểm tra, đánh giá thực trạng tình hình chuyển dịch từ đất nông, lâm nghiệp sang sản xuất luân canh lúa-tôm và trồng màu trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trương Hoàng Minh, Nguyễn Thái Bình và Trần Trọng Tân, 2012. Thực trạng kỹ thuật, hiệu quả tài chính và tác động của chính sách đến mô hình nuôi tôm sú-lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Trương Hoàng Minh, Trần Hoàng Tuấn và Trần Trọng Tân, 2013. So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình tôm sú-lúa luân canh truyền thống và cải tiến ở tỉnh Kiên Giang. Tạp Chí Khoa học Đại học Cần Thơ 28(2013): 143-150. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, 2015. Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng song Cửu Long giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Báo cáo tham luận tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất tôm-lúa tại ĐBSCL, 23 tháng 9 năm 2015 tại Kiên Giang. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, 2015. Đề án phát triển mô hình tôm - lúa vùng đồng bằng song Cửu Long giai đoạn 2016-2020 (Dự thảo lần 3). Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 54 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, 2015. Hướng phát triển hệ thống canh tác tôm – lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và bài học kinh nghiệm.Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm – lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015. Võ Nam Sơn, 2011. Development of suitable cropping calendars for Tiger shrimp culture in the Mekong Delta, VietNam. PhD thesis, Asian Institute of Technology, Bangkok, Thailand. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 55 PHỤ LỤC Phụ lục 1. CÂU HỎI CƠ QUAN QUẢN LÝ THỦY SẢN CẤP TỈNH Tỉnh: Thời gian phỏng vấn (Ngày/Tháng/Năm): Tên/Vị trí của những người dự phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn: Diện tích nuôi tôm-lúa 2000-2014 ở Tỉnh: Sản lượng (2000- 2014) tôm-lúa ở Tỉnh : Chiếm % Thủy sản nuôi ở Tỉnh: Các bản đồ vùng tôm-lúa (nếu có)? Các mô hình tôm-lúa hiện có: - Tôm (tôm sú/tôm thẻ)/lúa - Cá/tôm-lúa - Cua/tôm-lúa - Tôm càng xanh/lúa - Luân canh/xen canh tôm-lúa Diện tích, năng suất của từng mô hình: Ưu điểm/hạn chế của từng mô hình: về kỹ thuật (Giống, hạ tầng, rủi ro dịch bệnh), kinh tế (nhu cầu đầu tư, hiệu quả kinh tế) , thị trường tiêu thụ, thích ứng với biến đổi khí hậu Diện tích tiềm năng phát triển nuôi tôm-lúa ở Tỉnh: Quy hoạch của địa phương về phát triển tôm-lúa: Diện tích, năng suất, sản lượng, vùng, các mô hình nuôi , tại sao chọn mô hình này? Những chính sách hiện có với tôm-lúa ở Địa phương: Những khó khăn khi phát triển tôm-lúabền vững ở Tỉnh: - Giống:Tỉnh có trại giống được chứng nhận? - PL từ trại chứng nhận có đủ cung cấp cho người nuôi? - Năng lực kiểm dịch có đủ không? - Khuyến ngư: Khuyến ngư xã hoạt động hiệu quả? - Cách nào ngoài khuyến ngư xã để nâng cao hiệu quả khuyến ngư tôm-lúa? Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 56 - Thông tin: Cần thông tin gì (giống lúachịu mặn, ) để nâng cao hiệu quả tôm-lúa? - Hạ tầng, công nghệ, thị trường, xâm nhập mặn, nguồn nước ngọt? Đề xuất, kiến nghị, giải pháp của Tỉnh để phát triển tôm-lúa bền vững: - Hạ tầng - Ruộng đất - Vốn,thị trường - Tổ chức sản xuất - Giống, kỹ thuật, đào tạo (liên quan đến cả tôm/cá và lúa) - Chính sách Cán bộ đầu mối của Tỉnh khi xây dựng Đề án phát triển tôm-lúa: - Họ và Tên: - Vị trí công tác: - Email: - Tel. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 57 Phụ lục 2. CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC HỘ NUÔI TÔM-LÚA I. THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH Thông tin về hộ gia đình 1. Tên chủ hộ: .Địa chỉ:. 2. Số Điện thoại: 3. Số nhân khẩu hiện nay trong gia đình ông/bà ? . người 4. Số lao động trong gia đình?....người, . lao động/ tôm; lao động/lúa 5. Số lao động gia đình thuê/mướn:lao động/vụ tôm; ..lao động/vụ lúa 6. Số năm tham gia canh tác TÔM-LÚA của ông/bà: .năm. 7. Ông/bà cho biết, thu nhập ròng (= tổng doanh thu-tổng chi phí) năm 2014 của gia đình:.. triệu đồng, trong đó: 1. Nuôi tôm ..% tr. đồng 2. Trồng lúa ..% tr. đồng 3. Chăn nuôi ..% tr. đồng 4. Tiền công từ làm mướn ..% tr. đồng 5. Thu từ trồng hoa màu (rau, hoa màu) ..% tr. đồng 6. Nguồn thu khác:. ..% tr. đồng 8. Tổng chi tiêu hàng năm của gia đình:triệu đồng, trong đó: a. Cho tiêu gia đình (ăn uống, học hành, chăm sóc sức khỏe):%. b. Chi tái đầu tư sản xuất:.% c. Tiết kiệm:..% d. Chi mục đích khác....% 9. Điều kiện đất canh tác của gia đình: Đất đai Diên tích Sở hữu Thuê/thuế Mục đích sử dụng Khoảng cách đến (m2) (*) (.000 đồng/năm) (**) nhà (m) Thửa 1 Thửa 2 Thửa 3 Thửa 4 Thửa 5 Total Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 58 (*) 1. Sổ xanh 2. Sổ đỏ 3. Thuê 4. Khác (**) 1. Trồng lúa 2. Chuyên tôm 3. Tôm-lúa 4. Khác .. 10. Vay nợ cho hoạt động nuôi tôm không? [ ] 1. Có 0. Không Nếu có, số tiền còn thiếu nợ:.triệu.đồng, từ nguồn/lãi suất .. II. THÔNG TIN VỀ SẢN XUẤT TÔM-LÚA 1. Phương thức canh tác của gia đình? [ ] 1. Xen canh Tôm-Lúa 2. Luân canh Tôm-Lúa 3. Khác 2. Tình hình nuôi Tôm-Lúa (Diện tích, sản lượng tôm, lúa) của gia đình 2000-2015: 2000 2001 2002 2014 3. Số vụ nuôi tôm/năm: Tôm sú..vụ; Tôm thẻvụ 4. Trong 5 năm vừa qua, ông/bà cho biết tổng số vụ nuôi tôm của gia đình :vụ, trong đó: Số vụ nuôi có lãi .;vụ; Hòa vốn: ..vụ; Thất bại..vụ 5. Tình hình sản xuất/canh tác năm 2014 (tính trên hộ/năm) Khoản mục Nuôi tôm SX Lúa (Sú [ ] Thẻ [ ]) (Giống lúa ) 1 Chi đầu tư ban đầu (đào ao, làm đường điện) Chi phí các hoạt động sản xuất 2 Sên bùn ao / Chuẩn bị ruộng (đồng/ năm) 3 Lượng vôi (kg/năm) 4 Giá vôi trung bình (đồng/kg) 5 Lượng phân hữu cơ (kg/năm) 6 Giá trung bình (đồng/kg) 7 Lượng phân vô cơ (kg/năm) 8 Giá trung bình (đồng/kg) 9 Thuê lao động (ngày công) Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 59 10 Chi phí thuê LĐ (đồng/ ngày công ) 11 Chi phí điện (đồng/năm) 12 Chi phí dầu/xăng (đồng/năm) 13 Chi phí sửa chữa, gia cố bờ ao, cống (đồng/năm) 14 Thức ăn tôm (kg/năm) 15 Giá thức ăn TB (đồng/kg) 16 Chi phí thuốc, hóa chất (đồng/năm) 17 Lượng giống thả 18 Giá giống (đồng/PL) 19 Chi phí thu hoạch (đồng /năm) 20 Chi khấu hao (máy bơm, ghe)(đồng/năm) 21 Chi khác (đồng/năm) Doanh thu các hoạt động sản xuất 22 Sản lượng thu hoạch (kg/năm) 23 Tổng thu chính (tr. đồng/năm) 24 Nguồn thu phụ (cá, rau màu) (tr.đồng năm) 6. Địa phương có cán bộ khuyến ngư xã không? 7. Ông /bà nhận được hỗ trợ gì từ cán bộ khuyến ngư xã? 8. Có mua tôm giống từ trại giống được chứng nhận, kiểm dịch không? 9. Điều gì cản trở Ông/bà mua giống kiểm dịch, chất lượng? 10. Trong 5 năm qua Ông/bà thấy sự thay đổi Nhiệt độ, độ mặn, lượng mưa ? 11. Nếu có, Mức độ thay đổi (rất lớn, có thay đổi nhưng không lớn, thay đổi chút ít): 12. Trong 5 năm qua Ông /bà có thấy sự thay đổi: sự xâm nhập mặn, bão, mùa mưa đến chậm? 13. Nếu có, mức độ cụ thể (Thay đổi lớn, có thay đổi) 14. Thị trường tiêu thụ: Tỷ lệ Giá bán bình quân (000. đồng/kg) Hợp đồng tiêu thụ Nơi bán sản phẩm (%) Sản phẩm chính Sản phẩm phụ (Có=1; Không=2) 1 Người tiêu dùng 2 Người buôn/nậu/vựa 3 Nha ̀ máy chế biêń 4 Khác Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 60 III. NHẬN THỨC VỀ MÔ HÌNH CANH TÁC TÔM_LÚA CỦA NÔNG HỘ 1. Ông/bà có hài lòng với mô hình Tôm-Lúa của gia đình hay không?  1  2  3  4  5 Hoàn toàn Hoàn toàn không Không Không Hài hài lòng hài lòng hài lòng rõ lòng 2. Theo Ông/bà, mô hình canh tác Tôm-Lúa giúp đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình  1  2  3  4  5 Hoàn toàn Không Không Đồng Hoàn toàn không đồng ý đồng ý rõ ý đồng ý 3. Theo Ông/bà, mô hình canh tác Tôm-Lúa góp phần đảm bảo lương thực cho tiêu dùng hàng ngày của gia đình (gạo, thực phẩm). Ông/bà:  1  2  3  4  5 Hoàn toàn Không Không Đồng Hoàn toàn không đồng ý đồng ý rõ ý đồng ý 4. Theo Ông/bà, mô hình canh tác Tôm-Lúa giúp gia đình tích lũy thêm tài sản (đất đai, tiết kiệm, mua sắm phương tiện SX)?  1  2  3  4  5 Hoàn toàn Không Không Đồng Hoàn toàn không đồng ý đồng ý rõ ý đồng ý 5. Theo Ông/bà, mô hình canh tác Tôm-Lúa đóng góp quan trọng vào việc nâng cao giáo dục cho con cái trong gia đình (góp phần đảm bảo cho con cái đi học)?  1  2  3  4  5 Hoàn toàn Không Không Đồng Hoàn toàn không đồng ý đồng ý rõ ý đồng ý Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 61 6. Theo Ông/bà, mô hình canh tác Tôm-Lúa hiện nay góp phần giảm ô nhiễm môi trường (như hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, phân bón, hạn chế xả thải ra môi trường)?  1  2  3  4  5 Hoàn toàn Không Không Đồng Hoàn toàn không đồng ý đồng ý rõ ý đồng ý 7. Theo Ông/bà, mô hình canh tác Tôm-Lúa góp phần cải thiện cơ sở hạ tầngđịa phương (ví dụ đường, điện, cầu cống, trường học)?  1  2  3  4  5 Hoàn toàn Không Không Đồng Hoàn toàn không đồng ý đồng ý rõ ý đồng ý 8. Theo Ông/bà, mô hình canh tác Tôm-Lúa thúc đẩy tăng cường sự hợp tác và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong cộng đồng?  1  2  3  4  5 Hoàn toàn Không Không Đồng Hoàn toàn không đồng ý đồng ý rõ ý đồng ý IV. NHẬN THỨC VỀ MÔ HÌNH TÔM-LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH 1. Mô hình tôm-lúa là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu?  1  2  3  4  5 Hoàn toàn Không Không Đồng Hoàn toàn không đồng ý đồng ý rõ ý đồng ý 2. Ông/bà hãy cho biết đánh giá của ông/bà về mô hình Tôm-lúa theo các tiêu chí cụ thể sau đây: (1). Mức độ khả thi đối với hộ gia đình về tài chính, kỹ thuật, môi trường? 1= Không khả thi 2 = Ít khả thi3. Không rõ/bình thường 4. Khả thi 5. Rất khả thi Tiêu chí Mức độ khả thi a) Về tài chính  1  2  3  4  5 b) Về kỹ thuật  1  2  3  4  5 c) Điều kiện môi trường  1  2  3  4  5 Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 62 (2). Khả năng đảm bảo thu nhập/nguồn cung cấp lương thực ổn định cho gia đình (duy trì sản lượng SX lúa, tôm một cách bền vững)? 1= Không có khả năng 2 = Khả năng thấp 3. Không rõ/bình thường 4. Có khả năng 5. Khả năng rất cao Tiêu chí Khả năng a) Tăng hiệu quả SX/thu nhập của nông hộ  1  2  3  4  5 b) Tăng lượng lương thực SX của nông hộ  1  2  3  4  5 (3) Khả năng ứng phó, giảm thiểu các rủi ro, thiệt hại do hoặc có liên quan đến BĐKH? 1= Không có khả năng 2 = Khả năng thấp 3. Không rõ/bình thường 4. Có khả năng 5. Khả năng rất cao Tiêu chí Khả năng c) Giảm thiểu rủi ro do thời tiết, dịch bệnh  1  2  3  4  5 d) Khả năng phục hồi, tái sản xuất  1  2  3  4  5 (4) Khả năng giảm thiểu tác động xấu tới môi trường hoặc làm giảm tác động xấu của BĐKH? 1= Không có khả năng 2 = Khả năng thấp 3. Không rõ/bình thường 4. Có khả năng 5. Khả năng rất cao Tiêu chí khả năng e) Giảm sử dụng phân bón, hóa chất  1  2  3  4  5 f) Giảm thiểu thoái hóa, phục hồi đất canh tác  1  2  3  4  5 g) Giảm ô nhiễm nguồn tài nguyên nước  1  2  3  4  5 V. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CANH TÁC TÔM-LÚA 1. Thuận lợi: ............................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................ 2. Khó khăn: ............................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................ Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 63 VI. ĐỀ XUẤT-KIẾN NGHỊ 1. Những đề xuất/kiến nghị hỗ trợ nào gia đình ông/bà thấy cần thiết để nâng cao hiệu quả của mô hình canh tác thủy sản hiện nay? (có thể có nhiều lựa chọn, theo mức độ ưu tiên)  a) Hỗ trợ kỹ thuật  b) Hỗ trợ về thị trường (thông tin về thị trường, giá cả)  c) Hỗ trợ về vốn  d) Hỗ trợ về giống (nguồn cung cấp giống, chất lượng giống tốt)  e) Quy hoạch chi tiết vùng nuôi  f) Hỗ trợ cơ sở hạ tầng vùng nuôi (kênh thủy lợi, điện, đường)  g) Hỗ trợ khác (nêu rõ) VII. CÁC GHI NHẬN THÊM . Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 64 Phụ Lục 3. DANH SÁCH CÁC CÁN BỘ, NÔNG DÂN ĐÃ PHỎNG VẤN Sóc Trăng 1. Danh sách tham gia thảo luận cấp tỉnh, Tỉnh Sóc Trăng STT Họ và Tên Địa chỉ 1 Huỳnh Ngọc Vân Phó GĐ Sở NN & PTNT Sóc Trăng 2 Võ Văn Bé Phó GĐ, Trung tâm KN-KN Sóc Trăng 3 Nguyễn Thị Thu Hương Phó phòng Thanh tra, Sở NN & PTNT Sóc Trăng 4 Hà Tấn Việt Chi cục trưởng, Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng 5 Nguyễn Thanh Bình Chi cục trưởng, Chi cục BVTV Sóc Trăng 6 Quách Thị Thanh Bình Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản Sóc Trăng 7 Phạm Thanh Sử Chuyên viên NTTS, Chi cục Thủy sản Sóc Trăng 2. Danh sách các hộ nông dân tham gia thảo luận, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng STT Họ và Tên Địa chỉ 1 Trần Văn Chín HTX Hòa Đê, Hòa Tú 1, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 2 Tạ Minh Bạch HTX Hòa Đê, Hòa Tú 1, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 3 Mã Văn Hồng HTX Hòa Đê, Hòa Tú 1, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 4 Lương Minh Dũng HTX Hòa Đê, Hòa Tú 1, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 5 Sáu Quang HTX Hòa Đê, Hòa Tú 1, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 6 Đoàn Văn Bờ Hòa Tú 2, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 7 Trần Văn Mứt Hòa Tú 2, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 8 Nguyễn Văn Hết Hòa Tú 2, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 9 Ngô Công Luận HTX 14-10, Hòa Tú 2, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 10 Lâm Ngọc Tấn HTX 14-10, Hòa Tú 2, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng Kiên Giang 3. Danh sách tham gia thảo luận cấp tỉnh, Tỉnh Kiên Giang STT Họ và Tên Địa chỉ 1 Nguyễn Thị Thanh Nga Trưởng phòng NTTS, Chi cục NTTS Kiên Giang 2 Nguyễn Ngọc Toản Trung tâm KN_KN Kiên Giang 3 Nguyễn Văn Thanh Trưởng phòng KH, Sở NN&PTNT Kiên Giang 4 Nguyễn Ngọc Cương Trung tâm KN_KN Kiên Giang 5 Lê Thị Trúc Ly Trung tâm KN_KN Kiên Giang 4. Danh sách hộ dân tham gia thảo luận , Tỉnh Kiên Giang STT Họ và Tên Địa chỉ 1 Dương Văn Hùng Ấp 82, Thuận Hòa, An Minh, Kiên Giang 2 Trương Văn Khén Ấp 82, Thuận Hòa, An Minh, Kiên Giang 3 Mai Văn Thìn Ấp 82, Thuận Hòa, An Minh, Kiên Giang 4 Trương văn Sáng Ấp 82, Thuận Hòa, An Minh, Kiên Giang 5 Dương Văn Châu Ấp 82, Thuận Hòa, An Minh, Kiên Giang 6 Hồ Thanh Quang (0915367115) Ấp 82, Thuận Hòa, An Minh, Kiên Giang Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 65 7 Nguyễn Văn Phát Ấp 82, Thuận Hòa, An Minh, Kiên Giang Bạc Liêu 5. Danh sách tham gia thảo luận cấp tỉnh, Tỉnh Bạc Liêu STT Họ và Tên Địa chỉ 1 Nguyễn Hoàng Xuân Chuyên viên, Chi cục NTTS Bạc Liêu 2 Phạm Hoàng Giang Chi cục Trưởng, Chi cục NTTS Bạc Liêu 3 Trương Văn Phương Chuyên viên, Chi cục Thủy lợi Bạc Liêu 4 Phạm Văn Mười Phó phòng KH, Sở Sở NN&PTNT Bạc Liêu 5 Lâm Ngọc Bũ Phó phòng KT, Sở NN&PTNT Bạc Liêu 6 Huỳnh Ngọc Tâm Phó phòng nuôi, Chi cục NTTS Bạc Liêu 7 Trần Kim Búp Chuyên viên, Sở NN&PTNT Bạc Liêu 8 Hồ Minh Phúc Trưởng phòng nuôi, Chi cục NTTS Bạc Liêu 6. Danh sách hộ dân tham gia thảo luận và phỏng vấn , Tỉnh Bạc Liêu STT Họ và Tên Địa chỉ 1 Nguyễn Hiền Lương Ấp Ninh Thạnh 2, Hồng Dân, Bạc Liêu 2 Nguyễn Thanh Long Ấp Phước Hòa Tiền, Hồng Dân, Bạc Liêu Cà Mau 7. Danh sách tham gia thảo luận cấp tỉnh, Tỉnh Cà Mau STT Họ và Tên Địa chỉ 1 Nguyễn Văn Trung Chi cục phó, Chi cục NTTS Cà Mau 2 Ung Hữu Em Trưởng phòng KT, Chi cục NTTS Cà Mau 3 Lê Thanh Hùng Trưởng Trạm Khuyến ngư 8. Danh sách hộ dân tham gia thảo luận và phỏng vấn , Tỉnh Cà Mau STT Họ và Tên Địa chỉ 1 Võ Hoàng Linh Ấp La Cua, Biển Bạch Đông, Thới Bình, Cà Mau 2 Phùng Văn Bành Ấp La Cua, Biển Bạch Đông, Thới Bình, Cà Mau 3 Nguyễn Văn Lập Ấp Lê Hoàng Thá, Tân Bằng, Thới Bình, Cà Mau 4 Phùng Văn Năm Ấp Lê Hoàng Thá, Tân Bằng, Thới Bình, Cà Mau 5 Nguyễn Văn Hiện Ấp Lê Hoàng Thá, Tân Bằng, Thới Bình, Cà Mau 7 Lê Việt Hồng Ấp Lê Hoàng Thá, Tân Bằng, Thới Bình, Cà Mau 8 Trương Văn Hoàng Ấp Lê Hoàng Thá, Tân Bằng, Thới Bình, Cà Mau 9 Kiều Văn Bảy (Bảy Chiến) Ấp Lê Hoàng Thá, Tân Bằng, Thới Bình, Cà Mau Trà Vinh 9. Danh sách tham gia thảo luận cấp tỉnh, Tỉnh Trà Vinh STT Họ và Tên Địa chỉ 1 Phạm Minh Truyền Phó GĐ Sở NN & PTNT Trà Vinh Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 66 2 Võ Hoàng Minh Trưởng phòng NTTS, Chi cục NTTS Trà Vinh 3 Trần Văn Dũng Chi cục trưởng, Chi Cục NTTS Trà Vinh 4 Huỳnh Kíp Nổ Phó GĐ Sở NN & PTNT Trà Vinh 5 Nguyễn Văn Phùng Phó GĐ, Trung tâm KN-KN Trà Vinh 6 Nguyễn Vũ Phương Chi cục phó, Chi Cục NTTS Trà Vinh 7 Lê Thị Hạnh Chuyên Phó phòng kỹ thuật, Sở NN&PTNT Trà Vinh 10. Danh sách tham gia thảo luận và phỏng vấn , Tỉnh Trà Vinh STT Họ và Tên Địa chỉ 1 Lê Văn Đức Ấp Ông Yển, Hòa Minh, Cầu Ngang, Trà Vinh 2 Cao Văn Thưởng Ấp Ông Yển, Hòa Minh, Cầu Ngang, Trà Vinh 3 Ngô Tấn Lực Ấp Ông Yển, Hòa Minh, Cầu Ngang, Trà Vinh 4 Đường Thế Hùng Ấp Ông Yển, Hòa Minh, Cầu Ngang, Trà Vinh 5 Nguyễn Văn Bé 5 Ấp Ông Yển, Hòa Minh, Cầu Ngang, Trà Vinh 6 Trần Văn Hai Ấp Ông Yển, Hòa Minh, Cầu Ngang, Trà Vinh 7 Lê Văn Tươi Ấp Ông Yển, Hòa Minh, Cầu Ngang, Trà Vinh 8 Đỗ Thanh Phong Ấp Ông Yển, Hòa Minh, Cầu Ngang, Trà Vinh 9 Lê Văn Dùng Ấp Ông Yển, Hòa Minh, Cầu Ngang, Trà Vinh 10 Lê Văn Phan Ấp Ông Yển, Hòa Minh, Cầu Ngang, Trà Vinh Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 67

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdu_an_tang_cuong_nang_luc_cong_dong_thich_ung_voi_bien_doi_k.pdf
Tài liệu liên quan