Giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các quỹ tín dụng Nhân dân

LỜI MỞ ĐẦU Vấn đề an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, hiện nay đang là một vấn đề sống còn, nó chi phối toàn bộ mạng lưới hoạt động và quyết định tính hiệu quả đích thực của tổ chức. Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) cũng được coi là một định chế tài chính, tuy có những đặc điểm khác với Ngân hàng song về cơ bản hoạt động của Quỹ cũng đang cố gắng để thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng, nâng cao kết quả kinh doanh. Trong hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chỉ thị 57/C

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các quỹ tín dụng Nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T-TW của Bộ chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND và quyết định 135/2000/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị: "Tôi đề nghị các Bộ, các ngành liên quan, các đoàn thể và chính quyền các cấp tiếp tục dành cho hệ thống QTDND sự quan tâm đặc biệt để loại hình tổ chức tín dụng này tham gia đóng góp thiết thực vào việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX." Xuất phát tự ý nghĩa thiết thực trên, việc tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển và hoạt động an toàn của Quỹ đang là một vấn đề bức thiết hơn bao giờ hết. Trong phạm vi của một chuyên đề tốt nghiệp, tôi rất mong đưa ra được một cách nhìn tương đối toàn diện từ lý luận cho đến thực tiễn về vấn đề này. Đề tài: "Giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các quỹ tín dụng Nhân dân" gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về vấn đề an toàn trong hoạt động của QTDND Chương 2: Thực trạng hoạt động và mức độ an toàn của QTDND trong thời gian gần đây Chương 3: Giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của Quỹ Hi vọng rằng, đề tài nghiên cứu này sẽ góp thêm một tiếng nói nhằm khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn đối với quá trình hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và của QTDND nói riêng. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1. QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA QUỸ TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ 1.1. Khái niệm và đặc điểm của quỹ tín dụng nhân dân 1.1.1 Khái niệm Ngày 13 tháng 8 năm 2001, Chính phủ đã ra Nghị đinh số 48 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, theo đó ta có thể hiểu: Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Trong giai đoạn Quỹ còn được thí điểm thành lập, có 3 cấp đó là Quỹ tín dụng cơ sở, Quỹ tín dụng khu vực và Quỹ tín dụng Trung ương. Mỗi Quỹ là một pháp nhân riêng, hoạt động độc lập song được liên kết chặt chẽ với nhau trong cùng một hệ thống để điều hòa, phân phối vốn. Hiện nay, QTDND đã được cơ cấu lại theo mô hình gồm QTDND trung ương và các QTDND cơ sở. Phạm vi của một quỹ cơ sở thường là địa bàn của một xã một phường ở nông thôn, do các thành viên là cá nhân hoặc hộ gia đình tự nguyện góp vốn. Có thể nói quỹ cơ sở cũng như một ngân hàng, huy động vốn tại chỗ và cho vay các thành viên hoặc người nghèo không phải là thành viên cư trú trên địa bàn hoạt động. Từ những quỹ cơ sở này mà quỹ Trung ương được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. 1.1.2. Đặc điểm Ta có thể rút ra một số đặc điểm của QTDND như sau: Thứ nhất: Được thành lập do các thành viên (Thể nhân, pháp nhân) tự nguyện tham gia theo qui định của pháp luật. Thành viên tham gia QTDND có quyền sở hữu và quản lý mọi tài sản và hoạt động của QTDND, thành viên vừa là người góp vốn, vừa là người gửi vốn và vay vốn, thành viên được hưởng các dịch vụ và kết quả hoạt động của QTDND. Thứ hai: Phạm vi hoạt động của QTDND chủ yếu ở các địa bàn nông nghiệp nông thôn, các tụ điểm dân cư gắn với địa bàn hành chính cấp xã phường hoặc liên xã, liên phường, có thể trong phạm vi ngành nghề. Thứ ba: QTDND hoạt động trong một hệ thống liên kết với các QTDND khác, có hệ thống từ Trung ương đến khu vực (tỉnh) và cơ sở. Mỗi QTDND là một đơn vị kinh tế độc lập nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua hoạt động điều hoà vốn, tư vấn về kỹ thuật nghiệp vụ, thông tin, đào tạo cán bộ, cơ chế phân tán và an toàn rủi ro, kiểm tra, kiểm soát trong cả hệ thống nhằm đảm bảo hệ thống QTDND phát triển bền vững. Thứ tư: QTDND hoạt động có điều kiện gần và bám sát khách hàng và thành viên, đây là thế mạnh nhất của QTDND, do đó QTDND có thể nắm bắt được nhu cầu và khả năng của khách hàng và thành viên nhanh nhất so với các Tổ chức tín dụng khác. Thứ năm: QTDND hoạt động tuân thủ và chịu sự chi phối của Luật Hợp tác xã và Luật các Tổ chức tín dụng. 1.2. Vai trò, vị trí của QTDND trong nền kinh tế 1.2.1. Vị trí Trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước thì nông nghiệp- nông thôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khoá VII đã đề ra những định hướng cơ bản về mục tiêu, phương hướng, chính sách và các biện pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; trong đó, xác định những yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương lần thứ 5. Nhu cầu vốn cho sản xuất đối với nông nghiệp nông thôn ngày càng lớn và bức thiết đối với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Địa bàn nông thôn rộng lớn, yêu cầu sản xuất kinh doanh đa dạng, cần phát huy hoạt động của cả Ngân hàng thương mại và HTXTD mới đáp ứng được yêu cầu huy động vốn và cho vay nhất là kinh tế hộ đến tận thôn xã. Nhưng từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng, HTXTD, Công ty tài chính, trên 6000 Hợp tác xã tín dụng không đủ điều kiện đã phải ngừng hoạt động, tập trung thu hồi vốn trả nợ cho dân; trong đó trên 2000 Hợp tác xã tín dụng đã thanh lý, giải thể. Đến tháng 6/1993 chỉ có 62 HTXTD, 10 ngân hàng cổ phần nông thôn được điều chỉnh từ gần 100 HTXTD cũ đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động là quá ít so với yêu cầu triển khai thị trường tiền tệ, tín dụng ở nông thôn. Mặt khác ở nông thôn đang xuất hiện các hình thức tín dụng tư nhân, cho vay với lãi suất cao, đó chính là nhân tố kìm hãm sự phát triển sản xuất. Tổ chức lại HTXTD theo mô hình mới gọi là Quỹ tín dụng nhân dân nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các tổ chức để phục vụ lại chính họ là vấn đề cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong nông nghiệp nông thôn đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi Nghị quyết lần thứ 5 khoá VII của Ban chấp hành TW Đảng. Thành lập Quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình mới góp phần đa dạng hoá Tổ chức tín dụng trên địa bàn nông thôn; tạo lập một hệ thống kinh doanh tiền tệ có sự liên kết chặt chẽ bởi lợi ích của mọi thành viên trong hệ thống QTDND, cũng như yêu cầu triển khai thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn. 1.2.2. Vai trò của QTDND đối với sự nghiệp phát triển kinh tế Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng hợp tác, là tổ chức kinh tế đóng vai trò trung gian giữa những người tiết kiệm và người đầu tư trong phạm vi hoạt động, đã tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho thành viên và khách hàng gửi vốn và vay vốn, cung cấp các dịch vụ một cách nhanh chóng và thuận tiện giúp cho thành viên có vốn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và đời sống. Quỹ tín dụng nhân dân là đầu mối tập trung những nguồn vốn tản mạn, tiềm ẩn trong dân cư, nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, những người buôn bán nhỏ ở ven đô, để tạo ra quỹ tiền tệ tập trung qua đó cung cấp cho thành viên có nhu cầu về vốn, hỗ trợ cho hệ thống QTDND đảm bảo khả năng chi trả và thanh toán kịp thời và giữ chữ tín với khách hàng. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động ngày một phát triển đã góp phần hạn chế và đẩy lùi, tiến tới xoá bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi, nhất là ở nông thôn, những vùng xa xôi hẻo lánh mà các Tổ chức tín dụng khác không thể vươn tới được. Thông qua quá trình hoạt động của QTDND còn tạo ra môi trường lành mạnh về tiền tệ tín dụng để phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn. Quá trình hoạt động của QTDND góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội chung, ngoài ra còn giải quyết hài hoà mối quan hệ phân phối giữa nhà nước, QTDND và các thành viên. Kết quả kinh doanh của QTDND ( nếu có lãi) giúp QTDND thực hiện đầy đủ chính sách thuế đối với nhà nước, ngoài ra QTDND còn giành một phần để tích luỹ nội bộ và chia cổ tức cho thành viên theo vốn góp và kết quả hoạt động. 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND 2.1. Mục tiêu hoạt động và quá trình trưởng thành của Quỹ Ngày 27 tháng 7 năm 1993 được đánh dấu là một mốc sự kiện quan trọng với sự ra đời của hệ thống QTDND Việt Nam theo quyết định số 390/TTg của thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Có thể nói rằng, dựa theo mô hình các Quỹ tiết kiệm và tín dụng Desjardins ở Québec - Canada thì các QTDND là các định chế tài chính tự chủ ở quy mô nhỏ hoạt động trên địa bàn từng xã nông thôn ở Việt Nam. Như vậy, việc triển khai hình thành hệ thống QTDND là nhằm mục tiêu phát triển một mô hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tín dụng trên địa bàn nông thôn, khai thác được nguồn vốn tại chỗ, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống của các thành viên, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn. Ngày 5 tháng 8 năm 1995, Quỹ tín dụng Trung ương (QTDNDTW) được khai trương hoạt động theo quyết định 162/QD-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Do đó, QTDTW là một tổ chức hợp tác do các QTDND xây dựng nên để tương trợ và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND. QTDTW là một đầu mối của hệ thống QTDND và giữ vai trò điều hòa vốn. Giữa trung tuần tháng 9 năm 1996, đại hội thành viên QTDTW lần thứ nhất đã được tổ chức. Tại hội nghị này, cơ cấu tổ chức và hoạt động của QTDTW đã chính thức được ổn định. Cùng với mục tiêu phát triển lâu dài và mở rộng mạng lưới hoạt động, ngày 20 tháng 1 năm 1998, chi nhánh đầu tiên của QTDTW tại TP. Hồ Chí Minh với vai trò phụ trách điều hòa vốn cho các QTDND phía Nam đã được khai trương hoạt động. Sau 7 năm thí điểm thành lập, hệ thống QTDND được đánh giá là đã thu được những thành công đáng kể, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, ổn định cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Từ đó, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị 57/CT-TW tiếp tục ổn định và phát triển mô hình QTDND trên toàn quốc. Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 135/2000-QDDTTg nhằm củng cố hoàn thiện và phát triển, cùng với đó hệ thống QTDND cũng được chuyển từ mô hình 3 cấp sang 2 cấp. Năm 2001, QTDTW tiến hành chuyển đổi QTDKV thành chi nhánh QTDTW, bước đầu thực hiện mô hình 2 cấp. Đầu tiên là việc thành lập chi nhánh QTDTW tại Nghê An, tiếp đó lần lượt 21 QTDKV trên toàn quốc được chuyển đổi thành chi nhánh QTDTW. Đây là năm đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của QTDTW, nâng tầm quy mô hoạt động, giảm các khâu trung gian, phấn đấu vì mục đích tương trợ cộng đồng và hỗ trợ các QTDND cơ sở. Sau 3 năm thực hiện chỉ thị 57, hệ thống QTD đã được tập trung củng cố chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản trị, điều hành và kiểm soát. Khối lượng vốn huy động và cho vay tăng nhanh, chất lượng hoạt động được cải thiện, mô hình tổ chức toàn hệ thống được hoàn thiện một bước, đồng thời hệ thống QTDND ngày càng tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các cấp, ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân. Trong những năm tới, mục tiêu của QTDTW là thông qua kiến nghị về giải pháp tăng vốn điều lệ lên con số 350 tỷ, thống nhất đổi tên QTDTW thành Ngân hàng hợp tác và phát triển, kêu gọi tập thể cán bộ công nhân viên phát huy tinh thần đoàn kết, phấn đấu xây dựng QTDTW và hệ thống QTDND phát triển vững mạnh. 2.2. Đảm bảo an toàn trong hoạt động là cơ sở cho sự phát triển của QTDND Ngân hàng Nhà nước Việt nam được Chính phủ giao trách nhiệm triển khai thực hiện việc tổ chức lại Hợp tác xã tín dụng theo mô hình mới. Cuối năm 1992 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trình Bộ chính trị và Chính phủ “Đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình mới” Ngày 2/6/1993 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 260/TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương thí điểm thành lập QTDND và ngày 27/7/1993 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số: 390/TTg về việc triển khai đề án thí điểm thành lập QTDND. Việc tổ chức lại Hợp tác xã tín dụng theo mô hình QTDND mới là chủ trương lớn, liên quan đến hàng triệu người, lại vừa trải qua sự đổ vỡ hàng loạt Hợp tác xã tín dụng và Quỹ tín dụng đô thị, lòng tin của người dân đối với tổ chức này giảm sút, đây là mô hình mới chúng ta chưa có kinh nghiệm, do đó phải thí điểm để rút kinh nghiệm triển khai từng bước vững chắc,chặt chẽ mới đảm bảo sự thành công để mở rộng trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, các QTDND hoạt động ở xa trung tâm, đa số có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, nhất là về vốn tự có dẫn đến khả năng huy động vốn khó khăn. Ở vùng các nông thôn, dân cư lại nghèo, chưa có tập quán giao dịch ngân hàng, uy tín với khách hàng bị hạn chế, cộng thêm việc các QTD phải huy động với lãi suất cao nên kết quả kinh doanh chưa thể đạt mục tiêu mong muốn. Xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết của vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển hệ thống mà việc đảm bảo an toàn trong hoạt động phải được đặt lên hàng đầu. Một lý do nữa cũng rất đáng lưu ý đó là những rủi ro tiềm ẩn của hình thức cho vay tín chấp, trong khi đối tượng được vay lại là các hộ nông dân, hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chịu ảnh hưởng bất thường của thiên nhiên. Điều này dẫn đến những báo động về vấn đề đảm bảo an toàn trong hoạt động của các QTDND. Thêm nữa, hoạt động của Hệ thống QTDND từ khi ra đời đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn cụ thể là: Tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân nhất là một bộ phận người lao động không có công ăn việc làm trong lúc nông nhàn; góp phần thúc đẩyviệc khôi phục, mở rộng ngành nghề và dịch chuyển cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Thông qua việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư để cho vay trực tiếp các thành viên đã hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trên địa bàn có QTDND hoạt động. Sự ra đời của QTDND đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên gửi vốn, vay vốn khi cần thiết và có điều kiện tương trợ giúp đỡ nhau mở rộng sản xuất, kinh doanh, cẩi thiện và nâng cao đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Góp phần hình thành quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xoá đi mặc cảm, sự thiếu tin tưởng của người dân đối với sự đổ vỡ của hợp tác xã tín dụng trước đây đồng thời tạo được sự đồng tình và ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền đối với mô hình QTDND. Chính do vai trò của hệ thống QTDND đối với sự phát triển kinh tế xã hội, mặt khác xuất phát từ thực trạng hoạt động của các QTDND việc củng cố và hoàn thiện hệ thống QTDND sau tổng kết thí điểm là hết sức cấp bách nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại về tổ chức và hoạt động với mục đích đảm bảo an toàn và phát triển của hệ thống QTDND trong nền kinh tế. 3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND QTDND là tổ chức kinh tế hợp tác hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, quá trình hoạt động của QTDND cũng có một số đặc điểm và đặc thù khác với các tổ chức kinh tế và Tổ chức tín dụng khác. Do đó việc thành lập và phát triển của QTDND chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều nhân tố, kể cả những nhân tố về lĩnh vực kinh tế và những nhân tố thuộc lĩnh vực xã hội, những nhân tố đó là: - Khi xây dựng QTDND phải tuân theo nguyên tắc Tự nguyện không gò ép, dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm, đoàn kết tương trợ . Xuất phát từ nhu cầu, khả năng, bối cảnh của từng địa phương cũng như của cả nước để xác định quy mô và số lượng phát triển QTDND trong từng giai đoạn. - Mỗi QTDND là một pháp nhân độc lập, muốn hoạt động an toàn và phát triển bền vững bắt buộc các QTDND phải tuân thủ những quy định của pháp luật, tránh việc hoạt động của QTDND bị lệ thuộc quá nhiều vào Ngân hàng nhà nước. - Đội ngũ cán bộ, nhân viên của QTDND là yếu tố quan trọng và không thể thiếu được đối với quá trình phát triển. Con người là nhân tố quan trọng quyết định mọi thắng lợi, do đó đòi hỏi QTDND phải có được đội ngũ cán bộ nhân viên có đầy đủ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tuân thủ pháp luật, có trình độ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín, tận tuỵ gắn bó với sự nghiệp phát triển của QTDND. - Hoạt động của QTDND ngoài việc tự nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ phải được thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát hiện kịp thời những QTDND yếu kém để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, tiêu cực có thể xảy ra gây mất an toàn cho hoạt động của các QTDND. - Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và đối với thành phần kinh tế hợp tác nói riêng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của QTDND. Hoạt động của QTDND có quan hệ mật thiết, gắn bó với hoạt động kinh tế xã hội, nguồn vốn của QTDND nhằm bổ xung nhu cầu về vốn cho các thành viên, do đó sự phát triển của thành viên cũng chính là kết quả hoạt động của QTDND. Vậy chính sách của nhà nước phải tạo được môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng và cùng phát triển. Nhà nước cần có sự giúp đỡ và quan tâm đến lĩnh vực hoạt động và đặc thù riêng của QTDND, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ đồng bộ, ổn định lâu dài và các giải pháp giúp kinh tế nông nghiệp nông thôn và QTDND hoạt động. - QTDND hoạt động an toàn và có hiệu quả nhất thiết phải có hệ thống liên kết chặt chẽ với nhau do chính phong trào QTDND tạo dựng nên, hỗ trợ tác động tương trợ trong mối qua hệ gắn bó, các QTDND không thể hoạt động đơn lẻ. Ngoài các yếu tố nêu trên, để QTDND hoạt động an toàn , phát triển bền vững còn có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng và tác động như: Điều kiện giao thông liên lạc, trình độ phát triển và nhận thức của dân trí, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của QTDND... Như vậy quá trình hoạt động của QTDND có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển, mỗi nhân tố có mức độ tác động khác nhau, việc nhận thức đầy đủ và khoa học các nhân tố tác động đối với hoạt động QTDND là hết sức cần thiết, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho QTDND hoạt động an toàn và phát triển bền vững. CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA QTDND 1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CỦA QTDND 1.1. Kết quả trong công tác phát triển thành viên Theo Nghị định 48 của Chính phủ, có hai loại thành viên, đó là thành viên của QTDND cơ sở và thành viên của QTDND Trung ương. Thành viên của QTDND cơ sở bao gồm: a) Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cư trú hợp pháp trên địa bàn hoạt động của QTDND cơ sở b) Hộ gia đình cử người đại diện có đủ điều kiện và tiêu chuẩn là thành viên QTDND cơ sở c) Các đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định Thành viên của QTDND Trung ương bao gồm: Các QTDND cơ sở Các tổ chức tín dụng Các đối tượng khác do Thống đốc NHNN quy định Các đối tượng này có thể tự nguyện tham gia, tán thành điều lệ, góp đủ vốn và đều có thể trở thành thành viên của QTDND Đến năm 1995, hệ thống QTDND Việt Nam được hình thành với 567 QTDND cơ sở tại 35 tỉnh, thành phố được thí điểm và mở rộng, 5 QTDND khu vực và QTDND Trung ương. Đến năm 1998, sau 5 năm tiến hành thực hiện thí điểm, hệ thống QTDND đã lên con số 977 QTDND cơ sở, 19 QTDKV và QTDTW có mặt trên 53 tỉnh thành phố trong cả nước. Chính những con số trên đã đánh dấu một bước trưởng thành của mô hình QTDND, coi đây như một pháp nhân kinh tế hợp tác, hạch toán độc lập và chỉ có thể phát triển trong một môi trường pháp lý an toàn, lành mạnh phù hợp với mô hình QTDND có sự quản lý của Nhà nước. Bảng 2.1 sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về chất lượng của hệ thống QTDND Bảng 2.1 Bảng xếp loại các QTDND Năm 2000 2001 2002 2003 Loại xếp Số quỹ Tỷ trọng(%) Số quỹ Tỷ trọng(%) Số quỹ Tỷ trọng(%) Số quỹ Tỷ trọng(%) QTD cơ sở 959 100 906 100 888 100 897 100 Loại A 426 44,42 539 59,50 609 68,58 603 67,22 Loại B 259 27,00 194 21,41 186 20,94 222 24,75 Loại C 137 14,30 93 10,26 66 7,43 48 5,35 Loại D 99 10,32 64 7,06 23 2,6 12 1,34 Không XL 38 3,96 16 1,77 4 0,45 12 1,34 QTDTW Loại A Loại A Loại A Loại A Nguồn: Tạp chí Ngân hàng Qua bảng trên, ta có thể thấy đến cuối năm 2003, nhóm QTDND xếp loại A, B diễn biến khá lành mạnh chiếm tỷ trọng 91,97% tổng số QTDND. So với năm 2000, nhóm này tăng lên 140 quỹ, tỷ lệ tăng là 20,44%. Nhóm còn lại đã loại trừ các QTDND mới thành lập thì chỉ còn 65 quỹ, chiếm tỷ trọng 7,25% tổng số QTDND. Nhóm quỹ này so với năm 2000, giảm 209 quỹ, tỷ lệ giảm 76,28%. Đến ngày 30/9/2004, hệ thống QTDND đã được cơ cấu lại và bao gồm: 901 QTDND cơ sở và QTDND Trung ương với 24 chi nhánh hoạt động tại 53 tỉnh thành phố. Các QTDND đã thu hút được 51.243 thành viên là những hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và những hộ kinh doanh, dịch vụ buôn bán nhỏ... Như vậy, bình quân mỗi QTDND có 1.055 thành viên, số thành viên tăng 39.317 thành viên so với 31/12/2003 (tỷ lệ tăng là 4,3%). Việc kết nạp thành viên mới đã được các QTDND quan tâm về chất lượng. Số lượng thành viên tăng thêm cũng phù hợp với khả năng quản lý, khả năng đáp ứng về vốn và quy mô hoạt động của QTDND. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua biểu đồ sau: Biểu 2.1: Biểu đồ tăng trưởng số lượng thành viên của QTDND Nguồn: Báo cáo thường niên 2003-2004 Ngày mới khai trương bình quân chung số thành viên chiếm 1,94% so với số hộ trên địa bàn, thì đến năm 1997 tỷ lệ thành viên bình quân chiếm 30.43 %, năm 1998 chiếm 39,7% và năm 1999 chiếm 42% so với số hộ. Đến cuối năm 2003, tổng số thành viên đã là 911 926. Số lượng thành viên phát triển đồng nghĩa với việc QTDND có thể phân tán được rủi ro, góp phần nâng cao mức độ an toàn cho cả hệ thống. Tuy nhiên, mở rộng về số lượng cũng chưa thể nói là đã an toàn tuyệt đối. Vấn đề quyết định chính là ở chất lượng của các thành viên ra sao? Ta có thể chứng kiến một thực tế sau: khi mô hình QTDND đã đi được chặng đường 4 năm trong giai đoạn thí điểm, Hà Nội có 10 QTDND được thành lập và hoạt động. Tuy nhiên đến năm 1996 QTDND xã Định Công thuộc huyện Thanh Trì đã phải ngừng hoạt động, QTDND Định Công đã mất khả năng chi trả do Hội đồng quản trị, cán bộ điều hành và tác nghiệp tại quỹ vi phạm nghiêm trọng pháp luật gây thất thoát vốn. Hiện nay Hội đồng quản trị đã bị bắt và xử tù giam từ 6-18 năm. Như vậy có thể nói rằng, vấn đề phát triển thành viên như thế nào nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động là cả một vấn đề cần phải xem xét. Thực trạng hoạt động của các QTDND cơ sở sau gần 10 năm thành lập vẫn chỉ theo phong cách "đèn nhà ai, nhà ấy rạng", chỉ đơn phương tác chiến trong môi trường cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng với nhau. Vai trò hỗ trợ của QTDND Trung ương chưa phát huy được hiệu quả, chưa đi sâu đi sát đến từng cơ sở của mình. Có những công việc mang tính khép kín hệ thống như : trao đổi thông tin, tổ chức và điều hành nghiệp vụ, lập quỹ an toàn của hệ thống, đào tạo cán bộ ... còn chưa được triển khai. Chính thực trạng trên đã cho thấy mạng lưới tổ chức của QTDND không những không được mở rộng mà còn bị thu hẹp dần, đến nay hơn 100 QTDND do không đủ điều kiện hoạt động phải thu hồi giấy phép hành nghề. Vấn đề trên khiến chúng ta phải đặt câu hỏi về mức độ an toàn thật sự của hệ thống QTDND? Sự an toàn của hệ thống không chỉ được đánh giá ở việc mở rộng thành viên mà quan trọng hơn là phải làm sao để các thành viên có một sự liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong mọi tình huống. Có như vậy mới phát huy được sức mạnh tương trợ, giúp cho cả hệ thống hoạt động an toàn. 1.2. Kết quả trong công tác phát triển nguồn vốn Nguồn vốn hoạt động của QTDND gồm: Vốn điều lệ, Vốn huy động tiền gửi dân cư, vốn vay Quỹ tín dụng Khu vực và nguồn vốn khác (Các quỹ tích luỹ, vốn tài trợ, lãi chưa chia, các khoản phải trả ...). Nguồn vốn hoạt động tăng trưởng khá sẽ đảm bảo cho QTD mở rộng phạm vi và qui mô tín dụng cũng như các mặt hoạt động khác. Tỷ trọng của các loại vốn được thể hiện rõ trong biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn đến 31/12/2003 Nguồn: Báo cáo thường niên Như vậy so với năm 2002, tỷ trọng vốn điều lệ và vốn huy động đều tăng cao (vốn điều lệ năm 2002 chiếm 8%; vốn huy động chiếm 53%). Cơ cấu vốn hợp lý với sự tăng dần tỷ trọng vốn huy động sẽ là điều kiện giúp cho QTDND hoạt động an toàn. Xét về giá trị tuyệt đối thì cũng có một sự tăng trưởng rõ rệt trong tổng nguồn vốn của QTDND. Bảng 2.2. Các chỉ số cơ bản về tăng trưởng nguồn vốn của QTDND Đơn vị : Triệu VND QTDND-tổng hợp 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng nguồn vốn 1.440.576 1.857.242 2.290.469 2.678.301 2.959.084 3.573.778 -Vốn điều lệ 134.189 153.149 158.137 173.926 177.974 200.149 -Vốn huy động 903.619 1.189.118 1.505.383 1.713.521 1.952.334 2.370.323 -Vốn vay + vốn khác 402.768 514.975 626.949 790.854 530.701 993.306 II. QTDTW Tổng nguồn vốn 225.969 263.421 296.481 353.681 911.018 1.352.106 -Vốn điều lệ 110.469 110.785 110.900 110.890 114.065 111.014 -Vốn huy động 29.095 28.266 33.407 26.006 494.998 799.478 -Vốn vay + vốn khác 86.405 124.370 152.174 216.785 247.043 441.614 Nguồn: Báo cáo thường niên Năm 2002, tổng nguồn vốn của cả hệ thống đã tăng hơn so với năm 1997 là 2.133.202 triệu đồng, tức là gấp gần 2,5 lần. Quy mô vốn được mở rộng, trong đó tỷ trọng vốn huy động cũng tăng rất cao (năm 2002 tăng gấp 2,6 lần so với năm 1997) là điều kiện thuận lợi để QTDND nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn trong hoạt động. Biểu đồ 2.3. Biểu đồ tăng trưởng tổng hợp các QTDND Nguồn : báo cáo thường niên Đến ngày 30/9/2004, tổng nguồn vốn hoạt động của QTDND cơ sở là 5.673.285 triệu đồng, tăng so với 31/12/2003 là 935.666 triệu đồng, tỷ lệ tăng 19,7%, bình quân 6.296 triệu đồng/quỹ. Trong đó vốn điều lệ là 289.728 triệu đồng, chiếm 5,1% tổng nguồn, tăng 45.260 triệu đồng so với 31/12/2003, tỷ lệ tăng là 18,5% (cao hơn tỷ lệ tăng 16,3% của cùng kỳ năm trước). Đối với QTDND Trung ương cũng có những tăng trưởng đáng kể. Tổng nguồn vốn hoạt động là 2.242.423 triệu đồng, tăng so với 31/12/2003 là 465.498 triệu đồng, tỷ lệ tăng 26,2%. Vốn điều lệ và các quỹ là 188.024 triệu đồng, chiếm 8,4% tổng nguồn vốn, tăng 3,6% so với 31/12/2003. Trong đó vốn điều lệ là 111.382 triệu đồng, tăng 0,06% so với 31/12/2003. vốn huy động đến 30/9/2004 là 1.280.270 triệu đồng, chiếm 57% tổng nguồn vốn hoạt động, tăng 212.039 triệu đồng so với 31/12/2003 (tỷ lệ tăng 19,8%); chủ yếu là tăng từ nguồn tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế. Nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế cũng tăng lên 679.389 triệu đồng, chiếm 30% tổng nguồn vốn, tăng so với 31/12/2003 là 214.690 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 46%. Bảng 2.3. Số liệu nguồn vốn đến 30/9/2004 của QTDTW Đơn vị: triệu đồng Tổng nguồn vốn Vốn điều lệ và các quỹ Vốn huy động Vốn vay Vốn khác 2.242.423 188.024 1.280.270 679.389 94.740 Nguồn: Tạp chí Ngân hàng Để thấy rõ hơn về kết quả phát triển nguồn vốn của QTDND, chúng ta có thể nhìn nhận riêng ở công tác phát triển từng loại vốn. * Kết quả phát triển vốn điều lệ: Vốn điều lệ QTD cơ sở gồm: vốn cổ phần xác lập và vốn cổ phần thường xuyên. - Vốn cổ phần xác lập: là vốn góp của thành viên khi mới tham gia QTD, xác nhận tư cách thành viên, mức vốn cổ phần xác lập giai đoạn đầu thí điểm qui định tối thiểu 30.000 đồng/ thành viên và không được hưởng lợi tức cổ phần, đến tháng 01 năm 1996 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định số 26/QĐ-NH17 ngày 15 của NHNN Việt nam qui định mức vốn cổ phần xác lập tối thiểu là 50.000 đồng/thành viên và được hưởng cổ tức cổ phần hàng năm . - Vốn cổ phần thường xuyên là vốn do các thành viên tự nguyện góp để tham gia kinh doanh cùng với QTD, mệnh giá do đại hội thành viên qui định. Vốn góp kể cả vốn nhận chuyển nhượng của 1 thành viên không vượt quá 30% vốn điều lệ tại mọi thời điểm . Đến 31/12/1999 đã có: 10/10 QTD cơ sở đều có mức vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định của Nhà nước qui định (Tối thiểu 100 triệu đồng/ quỹ). Vốn điều lệ đã đạt 2201 triệu đồng, tăng 1952 triệu đồng so với đầu năm 1996. Bình quân vốn điều lệ một quỹ đạt 244 triệu đồng. - Vốn điều lệ năm 1996 đạt: 1.239 triệu đồng, so với thời điểm các QTD mới khai trương tăng: 990 triệu đồng, tăng 4,95 lần. - Vốn điều lệ năm 1998 đạt: 1.558 triệu đồng so với năm 1996 tăng 319 triệu đồng, tăng 25,7%. - Vốn điều lệ năm 1999 đạt: 2.128 triệu, so với năm 1998 tăng: 570 triệu đồng, tăng 36,5%. - Vốn điều lệ năm 2000 đạt: 2.201 triệu, so với năm 1999 tăng: 73 triệu đồng, tăng 3,4%. Bình quân vốn điều lệ năm 2000 đạt: 244,55 triệu đồng/quỹ. * Nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư: Đây là nguồn vốn quan trong nhất trong tổng nguồn vốn hoạt động của QTDND, QTDND ra đời nhằm khai thác tốt nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho thành viên phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống. Những năm qua công tác khai thác nguồn vốn tại chỗ đã được hầu hết các QTDND quan tâm, các QTDND đã sử dụng linh hoạt cơ chế lãi suất tiền gửi và các loại kỳ hạn khác nhau, có thái độ tác phong giao dịch hoà nhã, vui vẻ với khách hàng, tiền gửi dân cư ngày một tăng khẳng định uy tín của QTDND đã đi sâu vào tiềm thức, nhận thức của nhân dân. Ở một số QTDND đã có khách hàng gửi những khoản tiền lớn hàng chục triệu đồng, có kỳ hạn kéo dài. Kết quả tiền gửi dân cư năm sau cao hơn năm trước: - Năm 1998 doanh số huy động đạt: 30.357 triệu đồng so với năm 1996 tăng 12.233 triệu đồng. Số dư tiền gửi 17.602 triệu đồng so với năm 1996 tăng 9.013 triệu đồng, tăng 104,9%. - Năm 1999 doanh số huy động đạt 48.315 triệu đồng, so với năm 1998 tăng 17.958 triệu đồng, tăng 59%.Số dư tiền gửi đạt 21.199 triệu đồng , so với năm 1998 tăng 3.579 triệu đồng, tăng 20,4%. - Năm 2000 doanh số huy động đạt 50.023 triệu đồng, số dư tiền gửi 28.244 triệu đồng, so với năm 1999 tăng 7045 triệu đồng, tăng 33,2%. Số dư tiền gửi bình quân mỗi quỹ: - Năm 1998: 1955 triệu đồng/ quỹ, tăng 1.127 triệu đồng / quỹ so với năm 1996 , tăng 113,6% . - Năm 1999 2.162 triệu đồng/ quỹ, tăng 207 triệu đồng/ quỹ so năm 1997, tăng 10,58%. - Năm 2000: 2.956 triệu đồng/ quỹ, tăng 794 triệu đồng/ quỹ so năm 1997, tăng 36,72%. * Nhận vốn điều hoà từ Quỹ tín ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBNH1105.doc
Tài liệu liên quan