GIÁO TRÌNH
TÁC NHÂN PHÁ
HOẠI TÀI LIỆU
Mục lục
Bảo vệ để chống những tổn thất do nước, hoả hoạn, ...
Giới thiệu hệ thống phát hiện-cảnh báo cháy ...
Lập kế hoạch chuẩn bị đối phó với thiên tai
Thư mục về lĩnh vực quản lý trong trường hợp khẩn cấp
Xử lý khẩn cấp sách và tài liệu ướt
Phục chế khẩn cấp ảnh bị ướt
Cứu chữa khẩn cấp các sách báo và giấy tờ bị mốc
Bảo quản tư liệu lưu trữ trong thời gian tân trang, sửa chữa
Xử lý đồng bộ hiện tượng xâm hại của sinh vật
246 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Tác nhân phá hoại tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An ninh cho các bộ sưu tập
Sherelyn Ogden - Trưởng ban bảo tồn, Hội sử học Minnesota
Nghiên cứu để bảo vệ một cách tốt nhất cho nguồn tài liệu,
chống lại những nguyên nhân gây tổn thất phổ biến là
nguyên tắc cơ bản trong công tác bảo quản. Những hướng
dẫn dưới đây sẽ giúp đỡ một cách đáng kể cho việc bảo
đảm an toàn vốn tài liệu. Nếu cần thêm thông tin chi tiết
hơn nữa về những chủ đề được thảo luận dưới đây, xin
hãy tham khảo danh sách những tài liệu kỹ thuật của
NEDCC ở cuối phần này.
Những Tổn thất do nước và hoả hoạn gây ra:
Cách tốt nhất để đối mặt với những tổn thất này là phải
chuẩn bị sẵn sàng đối phó. Những biện pháp sẵn sàng ứng
phó với trường hợp khẩn cấp là phần quan trọng trong
toàn bộ công tác bảo tồn. Một kế hoạch đối phó với
trường hợp khẩn cấp như vậy cần phải tính đến tất cả các
mối đe doạ, bao gồm cả những đe doạ đáng kể mà nước và
lửa gây ra cho vốn tài liệu. Vì vậy, một kế hoạch được
hoạch định chi tiết và có hệ thống bằng văn bản sẽ giúp
bạn phản ứng nhanh chóng và hiệu quả với các trường
hợp khẩn cấp xảy ra, giảm tối thiểu những nguy cơ đe doạ
đến những nhân viên cũng như vốn tài liệu và toà nhà. Kế
hoạch này phải bao gồm cả những biện pháp phòng ngừa
lẫn những biện pháp khắc phục, đồng thời phải có cả
phần đào tạo và hướng dẫn. Ví dụ như phải hướng dẫn và
chỉ cho tất cả các nhân viên biết được vị trí và cách thức
điều khiển các van đóng mở của hệ thống ống nước trong
toà nhà lưu giữ vốn tài liệu. Phần này phải được triển khai
thường xuyên, ít nhất là một lần/năm. Bản kế hoạch phải
đưa ra được danh sách các bước cần thiết trong trường
hợp đó. Bởi vì trong trường hợp khẩn cấp, do lúng túng
và bối rối nên nhân viên rất dễ quên những bước phải làm
và những nguồn lực có thể trợ giúp. Và hậu quả là những
thời gian quý báu sẽ bị mất đi. Bản kế hoạch phải được
sao ra và phát cho mỗi người có trách nhiệm trong những
trường hợp khẩn cấp, được để bên ngoài và bên trong khu
lưu giữ tài liệu.
Chống những tổn thất do nước gây ra là thiết yếu đối với
công tác bảo tồn của thư viện và cơ quan lưu trữ. Ngay cả
một tai nạn nhỏ về nước như ống nước bị dò rỉ cũng có
khả năng gây thiệt hại nặng nề và không thể sửa chữa
được đối với vốn tài liệu. Một số biện pháp phòng ngừa
phải được áp dụng kịp thời. Các mái che và máng nước
phải được kiểm tra thường xuyên và được sửa chữa hoặc
thay thế nếu cần. Các máy nước và ống thoát phải được
thường xuyên làm sạch. Không nên đặt các hiện vật ở
dưới các ống nước, ống hơi, bồn cầu, thiết bị điều hoà
không khí hoặc các nguồn nước khác.
Các hiện vật phải được đặt cách sàn nhà ít nhất 10 cm,
không bao giờ được đặt tiếp xúc với sàn. Cần tránh lưu
trữ dưới tầng hầm hoặc ở nhiều nơi có nguy cơ ngập nước
cao. Nếu như bắt buộc phải lưu trữ ở những nơi này thì
phải lắp đặt chuông báo động để nhanh chóng phát hiện
nước.
Thiệt hại do lửa gây ra còn nghiêm trọng hơn nước nhiều.
Nếu như sau đám cháy mà các hiện vật vẫn còn tồn tại thì
chúng cũng bị cháy đen, bị muội khói bao phủ, dễ vỡ do
tiếp xúc với nhiệt độ cao, bị ướt do nước phun để dập đám
cháy, ẩm mốc và có mùi khói. Hiện có một số biện pháp
dập lửa và mỗi tổ chức cần phải trang bị ít nhất cho mình
một phương pháp. Mặc dù hiện nay các hệ thống dập lửa
bằng nước phun dưới dạng sương đang được bán rộng rãi
và có nhiều triển vọng như các loại vòi phun tự động vẫn
được các chuyên gia, người quản thủ thư viện, người lưu
trữ và bảo tồn coi là biện pháp phòng chống hoả hoạn tối
ưu nhất cho các thư viện và cơ quan lưu trữ. Lựa chọn
loại vòi phun nào là tuỳ thuộc vào mục tiêu bảo quản của
tổ chức đó. Trước khi lựa chọn, cần phải tham vấn những
kỹ sư có kinh nghiệm về phòng chống hoả hoạn ở các thư
viện và cơ quan lưu trữ, cũng như hiểu biết về những biện
pháp mới trên thị trường. Ngoài ra, cũng nên tham khảo
các ấn phẩm của Tổ chức phòng chống hoả hoạn quốc gia
National Fire Protection Agency (NFPA), đóng tại Quincy,
Massachusetts. Đối với các bộ sưu tập đặc biệt có giá trị,
dễ bị hư hại do nước từ hệ thống vòi phun, thì trước đây
thường được bảo vệ bởi hệ thống khí nén Halon tự động.
Tuy nhiên, Halon chứa khí chloroflurocarbons, nên hiện
nay nó bị cấm sử dụng, do gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi
trường. Các phương pháp dập lửa dành riêng cho các bộ
sưu tập có giá trị đặc biệt vẫn đang được nghiên cứu phát
triển. Nhưng tóm lại, mỗi khu vực lưu trữ cần phải có một
vài bình dập lửa cầm tay chứa hoá chất khô ABC và
những nhân viên cần phải được hướng dẫn cách sử dụng.
Mọi hệ thống dập lửa cần được kiểm tra thường xuyên và
bảo dưỡng đúng cách, tuân thủ mọi yêu cầu kỹ thuật của
nhà sản xuất.
Tất cả các kho chứa tài liệu giấy cần được trang bị hệ
thống phát hiện và cảnh báo cháy. Hệ thống này được nối
trực tiếp với sở cứu hoả địa phương hoặc bộ phận giám
sát 24/24h. Hiện có nhiều loại hệ thống phát hiện và cảnh
báo cháy. Việc lựa chọn một hệ thống phù hợp với một tổ
chức cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố riêng của tổ chức
đó như kiến trúc và chức năng của toà nhà, và giá trị lưu
trữ của nó. Cần tham vấn thêm một kỹ sư có kinh nghiệm
về an toàn cứu hoả cũng như hiểu rõ về các loại hệ thống
phát hiện và cảnh báo hoả hoạn hiện có. Tất cả các thiết bị
phát hiện và chuông báo cần được kiểm tra thường xuyên
và bảo dưỡng theo đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản
xuất.
Các nhân viên của tổ chức cần làm việc với sở cứu hoả địa
phương để xây dựng chương trình phòng chống hoả hoạn
để bảo đảm loại trừ mọi nguy cơ hoả hoạn hiện có. Các
khoá huấn luyện và kiểm tra về hoả hoạn cần phải được tổ
chức thường xuyên. Các nhân viên cần được hướng dẫn
cách thức thoát hiểm khi xảy ra hoả hoạn.
Các tác nhân sinh học:
Mặc dù chó, mèo, chim và con người cũng có khả năng
gây hư hại cho các bộ sưu tập tư liệu nhưng các tác nhân
sinh học chủ yếu lại là nấm mốc, các loài gặm nhấm và
côn trùng. Nấm mốc là nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng,
nhất là đối với các tổ chức ở các khu vực khí hậu nóng,
ẩm hay gần khu vực chứa nước, độ ẩm không khí cao. Các
bào tử nấm luôn thường trực trong môi trường. Sức phá
hoại của nấm mốc là rất lớn nên cần thực hiện những biện
pháp nhằm ngăn chặn chúng. Biện pháp hiệu quả nhất là
duy trì độ ẩm và nhiệt độ hợp lý, thông khí tốt, bảo đảm
khu vực lưu trữ thông thoáng, sạch sẽ. Nhiệt độ lý tưởng
không qúa 70 độ F và độ ẩm tương đối không quá 50%.
Nhiệt độ và độ ẩm càng cao thì nguy cơ nấm mốc càng
lớn. Nếu xảy ra sự cố khẩn cấp có liên quan đến nước như
ngập lụt hay hoả hoạn thì cần xử lý ngay những tài liệu bị
ướt trước khi nấm mốc phát triển.
Khi nấm mốc đã xuất hiện cần cách ly những hiện vật bị
nhiễm nấm khỏi bộ sưu tập. Khi di chuyển chúng cần đeo
găng tay và khẩu trang. Sau đó, những vật này sẽ được
làm khô một cách kỹ lưỡng vì khi chúng hoàn toàn khô thì
nấm sẽ bị loại bỏ. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia
bảo quản để biết cách xử lý tốt nhất trong những trường
hợp cụ thể.
Các tư liệu lưu trữ trong thư viện và phòng lưu trữ là đồ
ăn ngon miệng đối với các loài gặm nhấm và côn trùng.
Cần thực hiện những bước thích hợp để kiểm soát chúng.
Những loài này thường bị những nơi bừa bộn và thức ăn
thừa lôi cuốn cho nên ta không được phép để rác rưởi, bụi
bẩn tích tụ, khu vực lưu trữ phải luôn sạch sẽ gọn gàng.
Không được phép ăn uống trong các toà nhà, đặc biệt là
những khu vực lưu trữ các bộ sưu tập. Các nhân viên chỉ
được phép ăn ở phòng nhân viên được đặt càng xa nơi lưu
trữ càng tốt. Tất cả các đồ đựng thức ăn thừa phải được
đưa ra khỏi toà nhà mỗi ngày.
Nhiệt độ cao và nhất là độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi
cho loài gặm nhấm và côn trùng hoạt động, do vậy phải
kiểm soát hai yếu tố này một cách chặt chẽ. Các cửa sổ,
cửa ra vào, lỗ thông hơi cần được đóng kín vì chúng là nơi
côn trùng dễ xâm nhập. Các toà nhà cần được bảo dưỡng
chu đáo vì những kẽ hở hay vết nứt của chúng cũng là lối
vào của chuột bọ. Cỏ, cành cây cần được cắt tỉa cách toà
nhà ít nhất 50 cm. Nếu có thể, cần kiểm tra mọi vật được
mang vào toà nhà lưu trữ xem có loài gặm nhấm, và nhất
là côn trùng không. Những vật này bao gồm cả những
hiện vật mới trong bộ sưu tập, những hiện vật cho mượn
hoặc cho thuê nay được trả lại, và mọi thiết bị, bao gói
khác. Cần tiến hành một chương trình quản lý phòng
chống côn trùng.
Khi phát hiện có loài gặm nhấm trong khu vực lưu trữ
cần hành động ngay. Hiện nay trên thị trường có bán một
số loại bẫy nhưng tốt nhất là hãy thuê một tổ chức chuyên
nghiệp tiêu diệt loài gặm nhấm để bảo đảm an toàn cho
nhân viên của cơ quan. Nếu như phát hiện thấy côn trùng
gây hại thì cần cách ly ngay các hiện vật bị nhiễm ra khỏi
bộ sưu tập. Các hiện vật ở cạnh vật bị nhiễm bệnh cũng
cần được cách ly. Cần xác định được loài gây hại vì điều
này giúp ích rất nhiều cho việc tiêu diệt và xác định được
nguồn lây nhiễm. Không nên phun thuốc diệt côn trùng
trực tiếp vào bộ sưu tập vì những hoá chất của chúng có
thể gây hại cho bộ sưu tập đó. Ngoài ra, làm đông lạnh
cũng là một biện pháp được ưa chuộng vì nó tránh được
các hoá chất độc hại. Ngoài ra, còn có các biện pháp hun
khói, làm thay đổi không khí cũng được sử dụng. Nếu như
phát hiện ra sâu bọ xâm nhập vào nguồn tài liệu, cần liên
hệ với một tổ chức bảo quản chuyên nghiệp để được tư
vấn về những thông tin cập nhật.
Trộm cắp và phá hoại:
Do các hiện vật lưu trữ trong thư viện và các cơ quan lưu
trữ có giá trị cao nên chúng cần phải được bảo vệ cẩn
thận để tránh nạn trộm cắp và phá hoại. Các biện pháp
bảo vệ rất đa dạng từ những ổ khoá đơn giản đến hệ
thống an ninh tinh vi. Nói chung, các bộ sưu tập có giá trị
bền vững cần được bảo đảm về an ninh nếu như toà nhà
lưu trữ ở gần khu vực công cộng. Các biện pháp bảo vệ tốt
nhất thường được sử dụng là các chuông báo động đột
nhập vòng ngoài và máy phát hiện cử động ở bên trong,
được nối trực tiếp với sở cảnh sát địa phương hay cơ quan
giám sát bên ngoài suốt 24/24h. Trong thời gian làm việc,
tốt nhất chỉ nên có một cửa ra vào cho nhân viên trong toà
nhà và các nhà nghiên cứu. Tất cả các cửa khác cần được
lắp đặt hệ thống báo động để phát hiện bất cứ sự sử dụng
không được phép nào. Các cửa sổ cần được đóng và khoá
kín. Các chìa khoá toà nhà và những khu vực lưu giữ
những hiện vật có giá trị cao phải được quản lý chặt chẽ.
Phải lên danh sách những người được giữ và yêu cầu nhân
viên phải trả lại chìa khoá cho người lãnh đạo cơ quan
trước khi ra về. Việc ra vào khu vực lưu trữ phải được
hạn chế chặt chẽ, các nhà nghiên cứu phải đi kèm với một
nhân viên của cơ quan nếu họ đi vào khu vực này.
Việc sử dụng tài liệu của nhà nghiên cứu phải được quản
lý và giám sát chặt chẽ. Không bao giờ được để mặc họ
một mình. Tốt nhất là họ được sử dụng các tài liệu trong
phòng cách biệt với khu vực lưu trữ. Họ phải để áo, túi và
các đồ mang theo ở bên ngoài khu vực đọc và chỉ được
phép mang theo một bút chì và giấy vào phòng đọc. Họ
phải kí vào bản đăng ký, xuất trình và trao chứng minh
thư cho người nhân viên củacơ quan quản lý tài liệu.
Người nhân viên này là người sẽ lấy tài liệu mà người
nghiên cứu yêu cầu khỏi nơi lưu trữ. Các yêu cầu sử dụng
tài liệu của những bộ sưu tập đặc biệt phải được viết ra
phiếu yêu cầu. Các giấy tờ đó phải được giữ lại để lập hồ
sơ sử dụng. Chỉ nên trao cho người nghiên cứu một tài
liệu/lần. Nếu họ cần nhiều tài liệu một lúc thì người nhân
viên phải đếm cẩn thận số tài liệu trước mặt người mượn
trước và sau khi sử dụng. Người nhân viên phải kiểm tra
các tài liệu bằng mắt, trước và sau khi sử dụng để ngăn
ngừa các hành động phá hoại. Chỉ trả lại chứng minh thư
cho người nghiên cứu sau khi họ trả hết tài liệu cho nhân
viên phòng đọc và người này phải đảm bảo chắc chắn sẽ
không có hư hại nào xảy ra.
Nếu như bạn phát hiện thấy những tài liệu quý giá bị
đánh cắp khỏi bộ sưu tập của bạn, thì hãy báo cho cảnh
sát, công ty bảo hiểm và các tổ chức khác có liên quan.
Nếu bạn cần liên hệ với Hiệp hội những nhà bán sách cổ
Hoa Kỳ (ABAA), hãy liên hệ theo số điện thoại (212)944-
8291, fax: (212)944-8293, email: abaa@panix.org. Trang
web của họ ( được nối với nhiều
nguồn thông tin có liên quan như báo cáo về nhiều tài liệu
bị đánh cắp, những tài liệu được tìm lại và tài liệu giả
mạo. Khi vụ trộm xảy ra, bạn sẽ cần phải chứng tỏ quyền
sở hữu của mình đối với những tài liệu có giá trị đó. Việc
đánh dấu tài liệu đó là một việc làm khôn ngoan. Nhiều
văn bản mô tả những đặc điểm nhận dạng của tài liệu,
ảnh chụp hoặc các bản sao chất lượng cao cũng phải được
tập hợp thành hồ sơ.
Nick Artim, Giám đốc phụ trách mạng lưới chống hoả hoạn,
Middlebury Vermont
Tóm lược
Công tác quản lý các tài sản văn hoá cũng bao gồm nhiệm
vụ bảo vệ và gìn giữ các toà nhà của tổ chức, các bộ sưu
tập, các thiết bị vật chất và những người hoạt động trong
tổ chức đó. Do vậy, cần có sự quan tâm thường xuyên để
giảm thiểu những tác động tiêu cực của các yếu tố khí hậu,
ô nhiễm, trộm cắp, phá hoại, côn trùng, ẩm mốc và hoả
hoạn.
Trong các yếu tố trên, hoả hoạn được coi là mối đe doạ
nguy hiểm hơn cả do tốc độ và tính tàn phá khủng khiếp
của nó. Các vật thể nếu bị con người hoặc môi trường tàn
phá thì còn có thể khôi phục được. Các vật thể bị lấy cắp
có thể được phát hiện thu hồi. Còn những vật thể bị lửa
huỷ hoại sẽ vĩnh viễn mất đi. Nếu không được kiểm soát
một đám cháycó thể tàn phá tất cả các vật thể trong một
căn phòng chỉ trong vài phút và thiêu rụi một toà nhà chỉ
trong vài giờ.
Bước đầu tiên để ngăn ngừa hoả hoạn là xác định kịp thời
vụ cháy, báo động cho các nhân viên làm việc trong toà
nhà và sau đó báo cho các bộ phận cứu hoả chuyên
nghiệp.
Đây thường là chức năng của hệ thống phát hiện và cảnh
báo cháy. Có nhiều loại hệ thống với những hình thức
khác nhau để lựa chọn tuỳ thuộc vào những đặc diểm cụ
thể của khu vực cần bảo vệ.
Các chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống hoả hoạn đều
thống nhất về cơ bản rằng một hệ thống vòi phun nước
cứu hoả tự động có tác dụng lớn đối với một chương trình
kiểm soát hoả hoạn. Nếu được thiết kế, lắp đặt và duy trì
một cách phù hợp thì những hệ thống này sẽ giúp giảm
bớt những nguy cơ trong công tác quản lý rủi ro, xây
dựng nhà và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp. Chúng
còn giúp tăng cường tính linh động trong việc thiết kế toà
nhà và tăng mức độ an toàn với hoả hoạn nói chung.
Sau đây là những chi tiết về các hệ thống phát hiện và
cảnh báo cháy cũng như hệ thống vòi phun nưóc cứu hoả
tự động bao gồm các thiết bị kèm theo, cách hoạt động và
phần giải đáp những thắc mắc chung.
1. Sự hình thành đám cháy
Trước khi tìm hiểu về hệ thống phát hiện hoả hoạn và vòi
phun nước tự động, ta cần phải nắm được những kiến
thức cơ bản về sự hình thành và diễn biến của một đám
cháy.Với những thông tin này ta sẽ nhận thức rõ hơn về
vai trò và phương thức hoạt động của các hệ thống an
toàn hoả hoạn:
Về cơ bản, cháy là phản ứng hoá học trong đó 1 chất gốc
carbon (ví dụ như nhiên liệu) tiếp xúc với oxi (thường có
trong không khí), được làm nóng tới điểm chúng sẽ tạo ra
những khí dễ cháy. Những khí này sau đó sẽ tiếp xúc với 1
chất nào đó có nhiệt độ cao đủ nóng để bùng phát thành
lửa, tạo thành phản ứng cháy. Nói 1 cách đơn giản là nếu
1 chất dễ cháy tiếp xúc với 1 vật có nhiệt độ cao thì sẽ gây
ra cháy.
Các thư viện, phòng lưu trữ, bảo tàng, các công trình có
giá trị lịch sử thường có vô số những vật thể được coi là
nhiên liệu như sách, các bản chép tay, băng ghi âm, đồ tạo
tác, các vật trang trí dễ cháy, tủ, đồ đạc và các hoá chất
trong phòng thí nghiệm. Cần ghi nhớ rằng bất cứ vật thể
nào có thành phần cấu tạo từ gỗ, nhựa, giấy, vải sợi hoặc
các chất lỏng dễ bắt lửa đều là những nhiên liệu tiềm tàng.
Chúng cũng chứa các nguồn phát sinh ra lửa, bao gồm bất
kì vật thể, hành động hay quá trình tạo nên sức nóng. Các
yếu tố này là đèn điện, các hệ thống điện, các thiết bị sưởi
và điều hoà không khí, các hoạt động duy tu và bảo tồn có
tạo ra hơi nóng và các thiết bị điện trong văn phòng. Các
hoạt động như hàn, cắt cũng là những nguồn có thể làm
phát sinh ra lửa.Ngoài ra, thật không may là hành động cố
ý gây hoả hoạn cũng là 1 trong những nguyên nhân phổ
biến nhất phá hoại các tài sản văn hoá, và nó cũng cần
phải được xem xét trong kế hoạch phòng chống hoả hoạn.
Khi nguồn đánh lửa tiếp xúc với nhiên liệu thì sẽ tạo ra
ngọn lửa và 1 đám cháy do nguyên nhân khách quan sẽ
bắt đầu với tốc độ chậm, âm ỉ trong thời gian từ một và
phút đến vài giờ. Giai đoạn khởi phát này phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố như cấu tạo vật chất của loại nhiên liệu và
lượng oxi. Trong quá trình này, nhiệt độ sẽ tăng dần lên,
tạo thành ngọn lửa và do đó giảm bớt lượng khói. Mùi
khói đặc trưng là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu giai đoạn đầu
của đám cháy. Và ở giai đoạn này, việc phát hiện sớm (do
người hay thiết bị tự động) và tiếp sau đó là sự phản ứng
kịp thời với các thiết bị khẩn cấp dành cho hoả hoạn có
thể giúp kiểm soát được đám cháy trước khi có những
thiệt hại đáng kể.
Khi đám cháy đạt đến giai đoạn cuối của thời kỳ khởi
phát sẽ có đủ sức nóng để tạo thành những ngọn lửa rõ
rệt. Một khi những ngọn lửa xuất hiện thì đám cháy sẽ
chuyển từ 1 tình huống tương đối nhỏ thành 1 sự kiện
nghiêm trọng do ngon lửa lan nhanh và sức nóng tăng
mạnh. Nhiệt độ có thể lên tới mức tối đa là 1000C (1800F)
chỉ trong vài phút đầu. Chúng có thể làm bốc cháy những
đồ vật dễ bắt lửa và đe doạ tức thì sinh mạng cuả nhiều
người trong căn phòng. Trong vòng từ 3-5 phút, trần nhà
sẽ đóng vai trò như thiết bị hướng nhiệt trong lò nướng,
làm nhiệt độ tăng cao đến giai đoạn “bùng cháy”, làm bốc
lửa hầu như cùng lúc tất cả các vật có thể cháy được trong
căn phòng. Lúc này, hầu hết các vật trong phòng đều bị
huỷ hoại và con người không còn khả năng sống sót. Khói
với khối lượng vài nghìn m3/phút bốc cao, che phủ tầm
nhìn và gây ảnh hưởng đến các vật thể nằm ngoài đám
cháy.
Nếu khu vực nơi xảy ra đám cháy được xây dựng kiên cố
thì sức nóng và lửa sẽ thiêu huỷ tất cả các vật thể dễ cháy
còn lại và sau đó tự tàn lụi. Tuy nhiên, nếu khả năng
chống chịu hoả hoạn của tường hay trần yếu (ví dụ như
cửa mở những sai phạm trong xây dựng tường trần, toà
nhà có nhiều chất dễ cháy) thì đám cháy có thể lan đến các
khu vực lân cận và quá trình trên lại bắt đầu. Nếu như
đám cháy vẫn không được kiểm soát thì cuối cùng nó sẽ
thiêu rụi toàn bộ toà nhà và các vật thể bên trong.
Việc dập tắt thành công đám cháy phụ thuộc vào việc dập
tắt những ngọn lửa trước khi, hoặc ngay khi ngọn lửa
bùng phát. Nếu không, thiệt hại sẽ rất nghiêm trọng và
khó có thể phục hồi. Trong giai đoạn khởi phát của đám
cháy, 1 người được huấn luyện tốt có thể dùng các thiết bị
dập lửa cầm tay có tác dụng như bước hữu hiệu đầu tiên.
Tuy nhiên, nếu bước này không được thực hiện hoặc ngon
lửa lan quá nhanh thì các thiết bị này sẽ tỏ ra bất lực ngay
trong phút đầu tiên. Ta phải cần đến các phương pháp
dập lửa nhanh hơn như vòi cứu hoả trong toà nhà hoặc
các hệ thống cứu hoả tự động.
Một đám cháy sẽ không chỉ gây thiệt hại cho các toà nhà,
các vật thể bên trong toà nhà cũng như hoạt động của tổ
chức đó. Các hậu quả nói chung có thể xảy ra là:
+ Các bộ sưu tập bị huỷ hoại: Hầu hết các viện bảo tồn di
sản đều lưu giữ các vật thể độc nhất vô nhị và không thể
thay thế được. Đám cháy sẽ tạo sức nóng và khói gây ảnh
hưởng nghiêm trọng hoặc huỷ hoại hoàn toàn những vật
thể đó mà không thể khôi phục được.
+ Gây ảnh hưởng đến những hoạt động và nhiệm vụ của
tổ chức: Các tổ chức này thường có những thiết bị cho
giáo dục, các phòng thí nghiệm về bảo tồn, các dịch vụ về
thư mục, các văn phòng dành cho nhân viên quản lý và
phục vụ, các dịch vụ ăn uống, bán lẻ và hàng loạt các hoạt
động khác. Một đám cháy sẽ làm chúng ngưng trệ và gây
ảnh hưởng tiêu cực đến các nhiệm vụ của một tổ chức
cũng như khách hàng của nó.
+ Huỷ hoại về cơ sở hạ tầng: các toà nhà là nơi mà các bộ
sưu tập được bảo vệ, nơi diễn ra các hoạt động và nơi các
nhân viên làm việc mà không bị ảnh hưởng của các yếu tố
về thời tiết, ô nhiễm, phá hoại cũng như hàng loạt các yẻu
tố môi trường khác. Một đám cháy có thể phá huỷ các bức
tường, sàn nhà, các kết cấu, trần/ mái nhà cũng như các
hệ thống chiếu sáng, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, cung
cấp điện... gây hư hại đến các vật thể bên trong toà nhà và
làm phát sinh các chi phí lớn.
+ Gây thiệt hại về mặt tri thức: sách vở, các bản chép tay,
phim ảnh, băng ghi âm và các tài liệu được sưu tập khác
chứa đựng khối lượng thông tin khổng lồ mà đám cháy có
thể thiêu huỷ.
+ Gây thương tích hay ảnh hưởng đến tính mạng con
người: đe doạ mạng sống của các nhân viên và khách
tham quan.
+ ảnh hưỏng xấu đến các mối quan hệ cộng đồng: Các
nhân viên và khách tham quan tin tưởng và những điều
kiện an toàn của các toà nhà bảo tàng. Những người trao
tặng hoặc cho mượn các bộ sưu tập thường mong rằng
chúng được bảo vệ cẩn then. Một đám cháy lớn sẽ làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của công chúng và gây
hậu quả nặng nề với quan hệ cộng đồng của tổ chức.
+ An ninh của toà nhà: hoả hoạn là mối đe doạ an ninh
lớn nhất. Trong cùng một khoảng thời gian, một vụ hoả
hoạn do nguyên nhân khách quan hay chủ quan có thể gây
huỷ hoại cho các bộ sưu tập nhiều hơn bất cứ vụ trộm cắp
nào. Lượng khói và các loại khí độc hại lớn có thể gây lộn
xộn và hoảng loạn, là cơ hội tốt cho việc đột nhập bất hợp
pháp và trộm cắp. Do đó, cần thiết phải có những hoạt
động cứu hoả không hạn chế trong chương trình bảo vệ an
ninh. Các vụ cố ý gây hoả hoạn nhằm che giấu tội ác cũng
khá phổ biến. Nhằm giảm thiểu nguy cơ và hậu quả của
nó, các viên bảo tồn nên thiết lập và thực hiện các chương
trình phòng chống hoả hoạn toàn diện, bao gồm các nỗ lục
phòng chống cháy, cải thiện kết cấu xây dựng của toà nhà,
các phương pháp phát hiện một đám cháy ở giai đoạn đầu
và cảnh báo cho những nhân viên chiệu trách nhiệm về
các trường hợp khẩn cấp và các phương tiện để dập tắt
đám cháy một cách hiệu quả. Mỗi yếu tố này có vai trò
quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu an toàn hoả
hoạn của tổ chức. Nhà quản lý cần chỉ ra những mục tiêu
cần phải được bảo vệ nếu xảy ra cháy và lập ra một
chương trình để thực hiện yêu cầu đó. Bởi vậy, câu hỏi cơ
bản dành cho nhà quản lí tài sản là: “Tổ chức có thể chịu
được đám cháy lớn tối đa và thiệt hại tối đa là bao
nhiêu?”. Trả lời được câu hỏi này thì chương trình bảo vệ
mục tiêu sẽ được xác lập.
2. Các hệ thống phát hiện và cảnh báo cháy
2.1. Giới thiệu
Vai trò một chương trình chống hoả hoạn là xác định kịp
thời đám cháy và cảnh báo cho các nhân viên trong toà
nhà và cho các tổ chức cứu hoả. Đó là chức năng của các
hệ thống phát hiện và cảnh báo cháy. Tuỳ thuộc tình
huống hoả hoạn, kiến trúc nhà, loại hình và số lượng nhân
viên, tầm quan trọng của các vật thể lưu trữ và nhiệm vụ
của của tổ chức mà các hệ thống này có thể thực hiện các
chức năng khác nhau. Trước hết, chúng cung cấp 1
phương tiện xác định đám cháy bằng phương pháp thủ
công hoặc phương pháp tự động.Sau đó, chúng cảnh báo
cho mọi người trong toà nhà về tình trạng đám cháy và
yêu cầu mọi người di tản khỏi toà nhà. Một chức năng phổ
biến khác trong hệ thống là truyền tín hiệu báo cháy tới
phòng bảo vệ hoặc các tổ chức phản ứng nhanh khác.
Chúng cũng có thể đóng các thiết bị điện, thông gió và
dừng các hoạt động đặc biệt khác hoặc khởi động các thiết
bị dập lửa tự động.
Phần này sẽ dành để mô tả các khía cạnh cơ bản của các
hệ thống phát hiện và cảnh báo cháy.
2.2. Bảng kiểm soát
Bảng kiểm soát là “bộ não” của hệ thống phát hiện và báo
cháy. Nó chịu trách nhiệm giám sát nhiều thiết bị cảnh
báo “đầu vào”, ví dụ như các thiết bị phát hiện cháy hoạt
động thủ công hay tự động, sau đó khởi động các thiết bị
cảnh báo “đầu ra” như còi, chuông, đèn báo, quay số điện
thoại khẩn cấp và các thiết bị kiểm soát toà nhà. Các bảng
kiểm soát rất đa dạng, từ đơn giản (thiết bị đầu vào và 1
thiết bị đầu ra) đến phức tạp (các thiết bị điều khiển bằng
vi tính kiểm soát một vài toà nhà trong cùng một khu
vực). Có 2 loại bảng kiểm soát cơ bản như sau:
- Các hệ thống phát hiện và cảnh báo cháy kiểu “truyền
thống”: là phương pháp được sử dụng từ rất lâu. Trong
hệ thống này, 1 hay nhiều hệ thống mạch được thiết kế
chạy trong toà nhà hoặc khu vực bảo vệ. Mỗi mạch điện
có 1 hoặc nhiều thiết bị phát hiện hoả hoạn. Việc lựa chọn
và lắp đặt các thiết bị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
yêu cầu cảnh báo thủ công hay tự động, điều kiện nhiệt độ
và môi trường xung quanh, dạng hoả hoạn có thể xảy ra
và tốc độ phản ứng mong muốn. Do vậy, một hoặc nhiều
thiết bị này thường được đặt dọc theo mạch điện tuỳ thuộc
vào những nhu cầu và mối quan tâm khác nhau.
Khi hoả hoạn xảy ra, một hoặc nhiều thiết bị sẽ hoạt động,
làm đóng mạch điện. Bảng kiểm soát chuyển sang chế độ
khẩn cấp, kích hoạt một hoặc nhiều mạch điện báo cháy
để rung chuông báo cháy. Bảng kiểm soát này có thể gửi
tín hiệu cháy tới 1 bảng kiểm soát khác để tình trạng này
có thể được giám sát từ xa.
Trong dạng hệ thống này, mọi phát hiện và cảnh báo cháy
do thiết bị phần cứng điều khiển. Thiết bị này bao gồm
nhiều mạch dây, cầu chì đóng mở và vô số điốt. Do cách
bố trí này, các hệ thống thực sự điều khiển và giám sát các
đoạn mạch của toàn hệ thống chứ không phải từng thiết bị
riêng lẻ.
Để giải thích rõ hơn, ta lấy ví dụ 1 hệ thống báo cháy của 1
toà nhà gồm có 5 mạch dây đánh số từ A đến E, mỗi mạch
có 10 thiết bị phát hiện khói và 2 hộp vận hành bằng tay
đặt ở nhiều phòng ở mỗi khu vực (A-E ). Nếu đám cháy
xuất hiện ở một trong những phòng thuộc khu vực A, máy
phát hiện khói sẽ báo hiệu. Bảng kiểm soát cháy sẽ thông
báo có đám cháy ở đoạn mạch (khu vực) A. Nhưng nó
không chỉ rõ loại máy nào phát hiện hoặc ở vị trí cụ thể
nào trong khu vực. Bộ phận nhân viên bảo vệ sẽ phải kiểm
tra toàn bộ khu vực để xác định thiết bị nào đang báo
cháy. Nếu mỗi khu vực có nhiều phòng, hoặc có nhiều
vùng cấm thì sẽ tốn nhiều thời gian và cơ hội quý giá kịp
thời dập tắt đám cháy có thể bị bỏ lỡ.
Ưu điểm của những hệ thống này là chúng tương đối đơn
giản, phù hợp với các toà nhà nhỏ và vừa. Nhân viên giám
sát không cần phải được đào tạo quá chuyên sâu.
Hạn chế của nó là đối với những toà nhà lớn, việc lắp đặt
sẽ rất tốn kém vì cần nhiều mạch điện để kiểm soát chính
xác các thiết bị báo động.
Các hệ thống này cũng đòi hỏi nhiều nhân lực, chi phí duy
trì hệ thống cao. Mỗi thiết bị báo động cần phải được thay
thế, lau chùi và kiểm tra định kỳ để tránh hỏng hóc. Với
hệ thống loại này không có cách nào xác định chính xác
thiết bị nào đang cần bảo dưỡng. Do vậy, ta phải tháo và
bảo dưỡng từng chiếc một. Vì thế nó rất tốn thời gian,
nhân lực và đòi hỏi nhiều cố gắng. Khi một sai sót xảy ra,
báo động chỉ chứng tỏ là đoạn mạch có vấn đề chứ không
chỉ ra cụ thể nơi nảy sinh vấn đề. Hậu quả là kỹ thuật viên
phải kiểm tra lại toàn bộ đoạn mạch để xác định sai hỏng.
- Các hệ thống “thông minh”: là sản phẩm của công nghệ
phát hiện và cảnh báo cháy hiện đại. Khác với phương
pháp báo động truyền thống, những hệ thống này kiểm
soát từng thiết bị báo cháy qua các bộ vi xử lý và phần
mềm hệ thống. Thực ra, mỗi hệ thống báo cháy thông
minh là một máy vi tính nhỏ giám sát và điều khiển một
tập hợp các thiết bị đầu vào và đầu ra.
Cũng giống như hệ thống truyền thống, hệ thống thông
minh gồm có một hoặc nhiều đoạn mạch chạy xung quanh
toà nhà hoặc khu vực. Một hoặc nhiều thiết bị báo động
cũng được đặt dọc theo những đoạn mạch này. Điểm khác
biệt chủ yếu giữa 2 hệ thống là ở cách mà mỗi thiết bị này
được kiểm soát. Với hệ thống thông minh, mỗi thiết bị báo
động (thiết bị phát hiện tự động, hộp điều khiển bằng tay,
công tắc vòi phun nước v.v) đều có một “địa chỉ” cụ thể.
Những địa chỉ này được lập trình từng cái một trong bộ
nhớ của bảng kiểm soát với những thông tin như loại thiết
bị, vị trí và chi tiết về cách hoạt động của chúng.
Bộ vi xử lý của Bảng kiểm soát gửi tín hiệu liên lạc thường
xuyên đến mỗi đoạn mạch. Bằng cách này, nó liên hệ đến
từng thiết bị báo động để xác định được trạng thái của
chúng (bình thường hay khẩn cấp ). Quá trình giám sát
này được thực hiện liên tục với tốc độ cao, cứ 5-10 giây lại
cho thông tin cập nhập của hệ thống.
Hệ thống này cũng giám sát điều kiện hoạt động của mỗi
đoạn mạch, xác định bất cứ lỗi mạch nào có thể xảy ra. ưu
việt của các hệ thống này là khả năng xác định chính xác
vị trí xảy ra lỗi mạch. Vì vậy, thay vì chỉ thông báo có lỗi ở
đoạn mạch, chúng chỉ ra được vị trí sai hỏng, giúp xác
định nhanh vấn đề, sửa chữa nhanh để trở về trạng thái
hoạt động bình thường.
Những ưu điểm của hệ thống báo cháy thông minh là tính
ổn định, dễ bảo dưỡng và nâng cấp. Tính ổn định được
bảo đảm bằng các phần mềm hệ thống. Nếu một thiết bị
báo động phát hiện một dấu hiệu cháy nào đó, thì trước
hết bảng kiểm soát sẽ tự thay đổi chế độ thật nhanh. Với
các dấu hiệu giả như sâu bọ, bụi hay gió thì nó sẽ tự điều
chỉnh trong quá trình khởi động lại, nhờ đó giảm thiểu
khả năng báo động nhầm. Nếu như đó là dấu hiệu cháy (ví
dụ khói) thì thiết bị báo động sẽ chuyển ngay chế độ
chuông báo sau khi tự khởi động. Bảng điều khiển sẽ nhận
định đây là hoả hoạn và bật chế độ báo động.
Nếu được bảo dưỡng tốt thì các hệ thống loại này có nhiều
ưu điểm vượt trội hơn so với hệ thống truyền thống.
Trước hết, chúng có khả năng giám sát trạng thái của
từng thiết bị cảm ứng. Nếu thiết bị này bị bẩn thì bộ vi xử
lý sẽ phát hiện tình trạng xuống cấp đó và đưa ra yêu cầu
bảo dưỡng. Đặc điểm này còn được gọi là khả năng k...húng không phù
hợp với điều kiện môi trường quá lạnh, do ở những nơi
này (ví dụ như một số nhà kho) đường ống nước dễ bị
hỏng nặng.
Những ưu điểm của các hệ thống này khiến cho chúng
được sử dụng phổ biến ở các ứng dụng bảo tồn di sản.
Chúng là sự lựa chọn để bảo vệ cho các toà nhà có ý nghĩa
lịch sử, thư viện, bảo tàng với rất ít ngoại lệ.
Loại hệ thống thứ hai là hệ thống đường ống khô. Trong
các ống này chứa đầy không khí hoặc khí nitơ nén, có
nhiệm vụ giữ một van ở trạng thái đóng. Van ống khô này
được đặt trong khu vực có nhiệt độ cao, ngăn không cho
nước chảy vào đường ống cho đến khi đám cháy kích hoạt
một hoặc nhiều vòi phun. Khi đó, không khí thoát ra và
van này mở ra. Nước tràn vào đường ống, chảy qua các
vòi phun vào đám cháy.
Ưu điểm chủ yếu của các hệ thống vòi phun đường ống
khô là chúng có khả năng bảo vệ tự động ở những khu vực
được đóng băng. Chúng thường được lắp đặt ở các nhà
kho, gác mái không có hệ thống sưởi ấm, các cảng chất
hàng, và trong các kho hàng thương mại.
Nhiều nhà quản lý các viện bảo tàng thấy rằng các vòi
phun đường ống khô cho những lợi thế vượt trội khi bảo
vệ các bộ sưu tập và các khu vực nhạy cảm với nước khác.
Vì rõ ràng là hệ thống đường ống dẫn ướt khi bị hư hỏng
có thể gây rò rỉ trong khi các đường ống khô không gặp
trục trặc này. Tuy nhiên, trong những trường hợp đó, hệ
thống đường ống khô không còn điểm nào vượt trội hơn
so với hệ thống đường ống ướt nữa. Khi vòi phun hoạt
động, phải mất một vài phút để khí trong đường ống được
xả ra hết trước khi nước chảy.
Những hệ thống này cũng có một số nhược điểm cần được
đánh giá trước khi lựa chọn hệ thống, bao gồm:
+ Phức tạp hơn: Các hệ thống ống khô cần lắp đặt thêm
các thiết bị điều khiển cũng như các bộ phận cung cấp khí
nén, làm tăng tính phức tạp của hệ thống. Nếu không
được bảo dưỡng tốt thì sử dụng hệ thống này sẽ không
được yên tâm như hệ thống đường ống ướt.
+ Chi phí lắp đặt và bảo dưỡng cao hơn: Tính phức tạp
cũng ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt của toàn bộ hệ thống,
tăng chi phí bảo dưỡng, trước hết là chi phí thuê nhân
công nhiều hơn.
+ Tính linh hoạt trong thiết kế giảm: Các hệ thống đường
ống khô phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về kích thước
tối đa (thường là 750 galông). Những hạn chế này có thể
khiến nhà quản lý gặp khó khăn trong việc lắp đặt thêm
cho hệ thống.
+ Làm tăng thời gian cần thiết để hệ thống phun nước cứu
hoả: hệ thống có thể mất tới 60 giây từ khi các vòi phun
được khích hoạt đến khi nước phun vào đám cháy. Điều
này sẽ làm chậm hoạt động dập lửa khiến cho tổn thất có
thể tăng thêm.
+ Làm tăng khả năng ăn mòn: Sau khi hoạt động, các hệ
thống vòi phun đường ống khô phải được thoát nước và
làm khô hoàn toàn. Nếu không, lượng nước còn lại trong
đường ống có thể ăn mòn và gây hỏng đường ống. Trong
khi đó, đối với hệ thống đường ống ướt thì đây không phải
là một hạn chế và luôn có nước trong hệ thống ống dẫn.
Loại trừ ở các khu vực không được sưởi ấm và các phòng
làm lạnh, các hệ thống đường ống khô không còn bất cứ
ưu điểm nào vượt trội hơn các hệ thống đường ống ướt.
Do đó, chúng thường không được sử dụng trong các khu
vực bảo tồn.
Loại hệ thống vòi phun thứ 3 là hệ thống cảm ứng: Nó
được cấu tạo trên nguyên tắc cơ bản của hệ thống đường
ống khô là thông thường, không có nước trong các ống
dẫn. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là nước được ngăn
không cho chảy vào ống dẫn nhờ một van điện, còn được
gọi là van cảm ứng. Van này hoạt động khi nó tự phát hiện
ra nguồn khói, nhiệt hay lửa một cách độc lập. Để vòi
phun phun nước cần có đủ hai yếu tố riêng lẻ đó. Trước
hết, hệ thống phát hiện hoả hoạn phải xác định được một
đám cháy đang phát triển rồi mở van cảm ứng, cho phép
nước chảy vào trong hệ thống đường ống và tạo ra một hệ
thống đường ống ướt một cách hiệu quả. Sau đó, các đầu
vòi phun mở ra để nước phun vào đám cháy.
ở một số trường hợp, hệ thống cảm ứng được thiết kế
thêm đặc tính liên động theo đó khí nén hoặc khí nitơ
được bơm vào hệ thống đường ống. Nó cho hai hiệu quả
cùng lúc đó là ngăn không cho nước dò rỉ và giữ nước
không chảy vào hệ thống ống dẫn khi phát hiện nhầm sự
kiện cháy. Do vậy, hệ thống này được ứng dụng phổ biến
trong các nhà kho làm lạnh.
Ưu điểm vượt trội của hệ thống này là để nước chảy cần
phải có hai hành động xảy ra là van cảm ứng phải hoạt
động và đầu vòi phải phun nước. Nó làm tăng mức độ bảo
vệ, tránh phun nước trong trường hợp báo động giả. Vì
vậy, các hệ thống này thường được sử dụng trong những
môi trường nhạy cảm với nước như các hầm lưu trữ tư
liệu, các phòng lưu giữ mỹ thuật, các thư viện lưu giữ sách
quý và các trung tâm máy tính.
Nhưng hệ thống cũng có một số hạn chế như:
+ Chi phí lắp đặt và bảo dưỡng cao hơn: hệ thống cảm
ứng phức tạp hơn vì nó có thêm nhiều bộ phận thiết bị,
đặc biệt là hệ thống phát hiện hoả hoạn, khiến tổng chi phí
nói chung tăng lên.
+ Khó khăn trong thay đổi nâng cấp: Cũng như hệ thống
đường ống khô, hệ thống vòi phun cảm ứng cũng bị giới
hạn về kích cỡ, ảnh hưỏng đến việc nâng cấp hệ thống
trong tương lai. Hơn nữa, các thay đổi về hệ thống có thể
gây biến đổi trong hệ thống phát hiện và kiểm soát hoả
hoạn khiến hệ thống này hoạt động không chuẩn xác.
+ Tính bất ổn tiềm tàng: Mức độ phức tạp cao trong hệ
thống này khiến cho một bộ phận nào đó có thể không
hoạt động khi cần thiết. Do đó, để bảo đảm tính ổn định
của hệ thống cần phải bảo dưỡng thường xuyên. Bởi vậy,
nếu như ban quản lý của tổ chức quyết định lắp đặt hệ
thống bảo vệ này thì đồng thời họ phải cam kết sử dụng
những thiết bị có chất lượng cao nhất cũng như duy trì hệ
thống theo đúng những yêu cầu đặt ra của nhà sản xuất.
Các khu vực bảo tồn di sản có thể sử dụng hệ thống này
chủ yếu là ở những nơi nhạy cảm với nước nếu phù hợp.
Sự khác biệt giữa các loại vòi phun cảm ứng là ở hệ thống
van khoá nước. Về cơ bản nó là một hệ thống cảm ứng
gồm các vòi phun mở. Khi hệ thống phát hiện hoả hoạn
hoạt động, nó sẽ thả lỏng van khoá nước và lập tức đưa
nước chảy qua tất cả các vòi phun vào một khu vực nhất
định. Ta thường thấy các ứng dụng của các loại hệ thống
van khoá này ở các khu công nghiệp đặc biệt như viện
nghiên cứu hàng không và các nhà máy hoá chất. Chúng ít
được dùng và không khuyến khích sử dụng trong các tổ
chức bảo tồn.
Ngoài ra, các hệ thống cảm ứng còn khác nhau ở hệ thống
bật/ tắt, hệ thống này tận dụng cấu trúc sắp xếp cơ bản
của hệ thống cảm ứng, cùng với bảng điều khiển báo động
một máy dò nhiệt.
Hệ thống này hoạt động giống như bất kỳ một hệ thống
vòi phun cảm ứng nào khác, chỉ khác là sau khi dập được
lửa, một thiết bị biến nhiệt sẽ tự làm mát để bảng điều
khiển ra lệnh đóng van nước. Nếu như đám cháy lại bùng
lên thì hệ thống sẽ vận hành trở lại. Trong nhiều ứng dụng
nhất định, hệ thống bật/tắt tỏ ra rất có hiệu quả. Tuy
nhiên, ta vẫn cần cẩn thận khi lựa chọn các thiết bị trên để
chắc chắn rằng chúng hoạt động đạt hiệu quả mong muốn.
ở hầu hết các khu đô thị, các đội cứu hoả thường đến
trước khi hệ thống tự ngắt, do vậy những khả năng ngắt
của hệ thống không còn là một lợi thế.
3.5. Các vấn đề về vòi phun
Trên thực tế tồn tại 1 số hiểu lầm về hệ thống vòi phun
nên các nhà quản lý và điều hành các toà nhà bảo tồn di
sản ngần ngại khi sử dụng hệ thống vòi phun cho mục
đích phòng chống hoả hoạn, đặc biệt là ở khu vực lưu giữ
các bộ sưu tập hay các khu vực nhạy cảm với nước.
+ Khi một vòi phun hoạt động thì tất cả các vòi phun khác
cũng hoạt động theo: Trừ trường hợp hệ thống vòi phun
có van khoá nước (sẽ được giải thích sau trong tài liệu
này), chỉ những vòi phun nào tiếp xúc trực tiếp với nhiệt
độ cao do đám cháy gây ra mới hoạt động. Theo số liệu
thống kê, khoảng 61% trường hợp hoả hoạn ở những nơi
có lắp đặt hệ thống vòi phun được dập tắt bởi 1 hoặc 2 vòi
phun mà thôi.
+ Các vòi phun hoạt động khi tiếp xúc vói khói: Các vòi
phun hoạt động khi các bộ phận cảm ứng của chúng tiếp
xúc với nhiệt độ cao. Trong trường hơp chỉ có khói mà
không cao nhiệt độ cao thì hệ thống cũng không hoạt
động.
+ Các hệ thống vòi phun sẽ nhanh bị rò rỉ hoặc dễ bị trục
trặc: Các số liệu bảo hiểm cho thấy tỷ lệ hỏng của hệ
thống này là 1/16.000.000 vòi phun được lắp đặt 1 năm.
Các bộ phận và hệ thống vòi phun là những phần được
kiểm tra thường xuyên nhất trong một toà nhà. Do vậy,
khả năng 1 hệ thống đúng tiêu chuẩn gặp trục trặc là rất
hãn hữu.
Nếu trục trặc xảy ra, thường đó là hậu quả của việc thiết
kế, lắp đặt, hoặc bảo dưỡng không đúng. Vì thế, để tránh
những trục trặc này, tổ chức cần phải lựa chọn kỹ càng
người chịu trách nhiệm lắp đặt và phải cam kết tuân thủ
quy trình bảo dưỡng.
+ Khi vòi phun hoạt động, nước sẽ phun mạnh làm hư hại
các vật thể và cấu trúc trưng bày: Điều này có thể xảy ra
khi 1 vòi phun hoạt động. Tuy nhiên, khi so sánh với các
phương pháp dập lửa khác thì nó không nghiêm trọng
bằng. Một vòi phun thông thường sẽ phun khoảng 100-250
GPM. Như vậy, vòi phun thường gây ít tổn thất hơn. Hơn
nữa, do vòi phun hoạt động trước khi đám cháy bùng phát
lớn nên tổng khối lượng nước cần thiết sẽ ít hơn so với
trường hợp cứ để đám cháy tiếp diễn cho tới khi cứu hoả
tới.
Bảng sau so sánh lượng nước sử dụng của các phương
pháp dập lửa tự động hoặc thủ công khác nhau:
Bảng 31. Lượng nước sử dụng cho cứu hoả
Phương pháp ứng dụng Lít/phút Gallon/phút
Bình cứu hoả cầm tay 10 2,5
Vòi phun nước cá nhân cầm tay 380 100
Hệ thống vòi phun (1) 95 25
Hệ thống vòi phun (2) 180 47
Hệ thống vòi phun (3) 260 72
Đội cứu hoả, vòi rồng đơn đường
kính 1,5 inch
380 100
Đội cứu hoả, vòi rồng đôi đường kính
1,5 inch
760 200
Đội cứu hoả, vòi rồng đơn đường
kính 2,5 inch
950 250
Đội cứu hoả, vòi rồng đôi đường kính
2,5 inch
1900 500
Điểm cuối cùng cần xem xét là những hư hại do vòi phun
nước gây ra có thể sửa chữa hay phục hồi được không.
Nhưng cần lưu ý rằng những vật đã bị cháy thì không thể
khôi phục được.
+ Hệ thống vòi phun trông rất xấu, ảnh hưởng đến thẩm
mỹ của công trình: Phải thừa nhận rằng có những hệ
thống được thiết kế rất cẩu thả và nêu ra ý kiến trên có
thể là người đã nhìn thấy hệ thống này. Tuy nhiên, các hệ
thống vòi phun hoàn toàn có thể được thiết kế và lắp đặt
mà không ảnh hưởng đến yêu cầu thẩm mỹ.
Để đảm bảo hệ thống được thiết kế phù hợp, nhà quản lý
cũng như nhóm nhân viên thiết kế phải đóng vai trò tích
cực trong việc lựa chọn những thiết bị bên ngoài. Hệ thống
đường ống phải được thiết kế ẩn đi hoặc có phần trang trí
bên ngoài. Chỉ nên sử dụng những vòi phun được thiết kế
đẹp, chất lượng cao. Thông thường, ngoài danh mục màu
sắc vòi phun nhất định, nhà cung cấp cũng sản xuất
những vòi phun có màu mà người mua yêu cầu. Ngoài ra,
nhà lắp đặt hệ thống cũng cần phải hiểu được tính thẩm
mỹ trong xây dung.
Để đảm bảo thành công chung của kế hoạch, nhà thiết kế
hệ thống vòi phun phải nhận thức được những mục tiêu
bảo vệ, hoạt động và cả những nguy cơ hoả hoạn của tổ
chức. Người này phải nắm rõ những yêu cầu của hệ thống
và phải linh hoạt để tìm ra giải pháp phù hợp và toàn diện
cho những khu vực có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ hoặc
quy định thi công và anh ta phải có kinh nghiệm thiết kế
hệ thống trong các ứng dụng có yêu cầu cao về mặt kiến
trúc.
Về mặt lý thuyết, nhà lắp đặt hệ thống phải có kinh
nghiệm trong các ứng dụng bảo tồn di sản. Tuy nhiên, ta
cũng có thể lựa chọn nhà thầu lắp đặt có kinh nghiệm
trong các ứng dụng nhạy cảm với nước như viễn thông,
dược phẩm hay chế tạo công nghệ cao. Các công ty lớn
như AT&T, Bristol Meyers Squibb và IBM có những đòi
hỏi rất chặt chẽ về lắp đặt hệ thống vòi phun. Nếu như 1
nhà thầu chứng tỏ được họ đã thành công với những tổ
chức như trên thì họ cũng có khả năng thoả mãn những
yêu cầu của 1 tổ chức bảo tồn.
Các thiết bị vòi phun được lựa chọn phải do 1 nhà sản
xuất có uy tín cung cấp (mà nhà sản xuất này phải có kinh
nghiệm đối với những vấn đề đặc biệt về nước).
Sự khác biệt về chi phí mua thiết bị chất lượng trung bình
và thiết bị chất lượng tốt nhất là không đáng kể mà lợi ích
lâu dài mới là điều quan trọng. Nếu xét về giá trị của nơi
lưu giữ và các vật thể được lưu giữ thì một khoản chi phí
thêm cũng là xứng đáng.
Nếu được lựa chọn, thiết kế và bảo dưỡng phù hợp thì các
hệ thống vòi phun sẽ không gây ra tác động tiêu cực nào.
nếu như nhà quản lý hoặc đội thiết kế không có kinh
nghiệm lựa chọn hệ thống phù hợp thì tốt nhất nên mời 1
kỹ sư chuyên về phòng chống hoả hoạn có kinh nghiệm về
ứng dụng bảo tồn.
3.6. Hệ thống vòi phun sương
Một trong những công nghệ dập lửa tự động nhiều triển
vọng nhất là hệ thống phun nước hạt nhỏ mới xuất hiện
gần đây, còn gọi là hệ thống vòi phun sương. công nghệ
này cũng là một công cụ dập lửa tự động và được sử dụng
trong các ứng dụng bảo vệ tài sản văn hoá. Những nơi có
thể sử dụng hệ thống này là những khu vực không có
nguồn cung cấp nước đảm bảo, những nơi nước phun quá
mạnh hoặc những nơi mà yêu cầu về xây dựng và thẩm
mỹ ảnh hưởng đến việc sử dụng các vòi phun có hướng
phun đúng tiêu chuẩn. Các hệ thống phun sương có thể là
giải pháp phù hợp đối với những khoảng không bảo vệ do
những yêu cầu về môi trường.
Công nghệ phun sương được hình thành bắt nguồn từ
những yêu cầu sử dụng ngoài khơi như trên tàu thuỷ hoặc
giàn khoan dầu. Cả 2 ứng dụng này đều đặt ra yêu cầu
kiểm soát những đám cháy lớn đồng thời phải hạn chế
được lượng nước phun ra (vì nó có thể ảnh hưởng đến sự
cân bằng của tàu). Do vậy, những hệ thống này được
nhiều tổ chức đường biển trong nước và quốc tế ủng hộ và
giữ vai trò là hệ thống bảo vệ chuẩn trong vòng 8-10 năm
qua. Hiệu quả của chúng đối với các vụ hoả hoạn trên biển
và trong một số ứng dụng trên đất lion (chủ yếu ở châu
Âu) đã được ghi nhận. Gần đây, một số hệ thống cho các
ứng dụng trên đất lion ở Bắc Mỹ cũng đã được chấp nhận.
Hệ thống này phun ra lượng nước nhất định có áp suất
cao hơn hệ thống vòi phun nước. Áp suất này dao động
trong khoảng 100 đến 1000 psi, với những hệ thống áp
suất cao hơn thường tạo ra số lượng tia xịt lớn hơn nhiều.
Những hạt “sương” được phun ra có đường kính từ 50-
200 micro mét (so với 600-1000 micro mét của hệ thống
vòi phun nước thông thường), cho hiệu quả vượt trội
trong việc làm dịu bớt và kiểm soát đám cháy với lương
nước ít hơn nhiều. Trong hầu hết các trường hợp, các đám
cháy được kiểm soát với lượng nước xấp xỉ 10-25% lượng
nước dùng cho hệ thống vòi phun nước. Hệ thống đủ nước
hoạt động cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt quy trình
cứu hoả. Những lợi ích khác của hệ thống này giảm tác
động tiêu cực đến những giá trị thẩm mỹ và tiêu chuẩn an
toàn môi trường.
Một hệ thống phun sương điển hình bao gồm những bộ
phận sau:
+ Nguồn cung cấp nước: Nguồn cung cấp nước cho hệ
thống có thể là hệ thống bơm nước của toà nhà hoặc là bể
chứa nước riêng. trong 1 số trường hợp, những hệ thống
công suất thấp có thể sử dụng hệ thống đường ống vòi
phun hiện có. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều cần
đến các máy bơm bổ sung. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng
những thùng chứa nước hoặc nitơ để cung cấp nước trong
một thời gian ngắn.
+ Hệ thống ống dẫn và miệng vòi: hệ thống ống dẫn ở đây
có thể được giảm xuống đáng kể. Với người hệ thống áp
suất thấp, các ống thường nhỏ hơn từ 25-50%. Trong
những hệ thống áp suất lớn hơn, các ống này còn nhỏ hơn
nữa (ống tiêu chuẩn là 12,7-17,78 mm). Cũng giống như
vòi phun, các miệng vòi được kích hoạt riêng rẽ khi tiếp
xúc với nhiệt độ cao của đám cháy. Kích cỡ của chúng
được lựa chọn phụ thuộc vào kích cỡ phần ống và tuỳ theo
nguy cơ cháy.
+ Thiết bị dò và kiểm soát: Trong một số trường hợp, các
thiết bị phát hiện thông minh, có độ tin cậy cao hoặc hệ
thống phát hiện khói công nghệ cao VESDA có thể kiểm
soát được việc phun sương. Chúng được thiết kế dựa trên
công nghệ phát hiện hoả hoạn tiên tiến và tối ưu nhất, có
khả năng cảnh báo cháy ngay ở giai đoạn đầu, cũng như
hạn chế khả năng phun nước khi không có cháy.
Một trong những hạn chế chính của hệ thống phun sương
là chi phí cao, gấp 1,5-2 lần hệ thống vòi phun tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, chi phí này có thể được giảm bớt do tiết kiệm
được chi phí nhân công lắp đặt. ở những vùng nông thông,
là nơi những nguồn cung cấp nước đáng tin cậy cho hệ
thống vòi phun rất tốn kém thì hệ thống phun sương tỏ
ran ngang bằng hoặc thậm chí ít tốn kém hơn hệ thống vòi
phun tiêu chuẩn. Ngoài ra, một hạn chế nữa của hệ thống
này là không có nhiều bộ phận đa dạng như hệ thống vòi
phun nước. Do vậy, các nhà quản lý hay nhân viên cứu
hoả có thể không nhận ra chúng. Hơn nữa, số nhà thầy lắp
đặt có kinh nghiệm với công nghệ này không nhiều. Tuy
nhiên, những vấn đề này sẽ được giải quyết khi hệ thống
này được sử dụng rộng rãi.
3.7. Tổng kết
Tóm lại, các loại vòi phun tự động là một trong những lựa
chọn quan trọng cho mục tiêu phòng chống hoả hoạn của
hầu hết các tổ chức bảo tồn. Tuy nhiên, việc ứng dụng
chúng có hiệu quả hay không phụ thuộc vào các kỹ sư và
nhà thầu có khả năng thiết kế và lắp đặt đúng những bộ
phận chất lượng cao của hệ thống. Một hệ thống được lựa
chọn, thiết kế và lắp đặt phù hợp sẽ cho độ tin cậy tối đa.
các bộ phận của hệ thống cần được lựa chọn kỹ lưỡng phù
hợp với các mục tiêu xác định của tổ chức. Các hệ thống
đường ống ướt cho độ tin cậy cao nhất và là hệ thống phù
hợp hơn cả đối với công tác phòng chống hoả hoạn cho
khu vực bảo tồn. So với hệ thống đường ống ướt, hệ thống
đường ống khô chỉ vượt trội hơn 1 điểm duy nhất là chúng
có thể ứng dụng ở những khu vực đông lạnh. Còn hệ
thống vòi phun cảm ứng lại rất phù hợp trong những khu
vực nhạy cảm với nước. Các hệ thống này có hoạt động
hiệu quả hay không là phụ thuộc vào việc nhà quản lý lựa
chọn được các thiết bị phát hiện và dập lửa phù hợp cũng
như việc ông ta cam kết duy trì và bảo dưỡng hệ thống
theo đúng tiêu chuẩn. Hệ thống vòi phun sương có thể
thay thế cho các hệ thống sử dụng khí một các hiệu quả.
Beth Lindblom Batkus - chuyên gia tư vấn bảo tồn, Walpole,
MA và Karen Motylewki - nguyên Giám đốc Dịch vụ,Trung
tâm bảo tồn tài liệu Đông Bắc
Những thảm hoạ tự nhiên, ví dụ như cơn bão Andrew
tháng 8/1992 tàn phá miền Nam Florida và Louisiana đã
giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về những tổn thất mà
ta có thể gánh chịu khi thiên tai xảy ra. May mắn là
những thảm hoạ có sức tàn phá lớn như vậy rất ít khi
xảy ra, nhưng khi đã xảy ra thì chúng lại xảy ra ở nhiều
dạng thức khác nhau. Ví dụ như vụ vỡ đường ống nước
đã làm ngập lụt Hội sử học Chicago năm 1986, trận hoả
hoạn đã tàn phá nặng nề Cabildo ở New Orleans năm
1988; trân động đất Loma Prieta đã huỷ hoại một số bảo
tàng và thư viện ở San Francisco năm 1989; vụ cháy do
chập điện đã tạo đám khói lớn bao trùm các bộ sưu tập
của Gallery Huntington năm 1985, nấm mốc đã de doạ
các bộ sưu tập tài liệu của Mount Vernon. Dù ở quy mô
lớn hay nhỏ, do tự nhiên hay do con người gây ra, chúng
đều gây nguy hiểm cho các nhân viên cũng như các bộ
sưu tập của cơ quan.
Thật không may là các nhân viên trong cơ quan chỉ nhận
thấy tầm quan trọng của việc chuẩn bị sẵn sàng cho tình
huống khẩn cấp khi chính bản thân họ đã trải qua tình
huống này. Nhưng không phải tình huống khẩn cấp nào
cũng có thể trở thành một thảm hoạ thực sự. Trên thực
tế, ta có thể làm nhẹ bớt hoặc tránh được những nguy cơ
đó bằng một chương trình sẵn sàng đối phó với trường
hợp khẩn cấp một cách có hệ thống và toàn diện. Những
chương trình này có chức năng nhận biết và ngăn ngừa
rủi ro, từ đó phản ứng một cách tích cực với các trường
hợp khẩn cấp.
Ngày càng có nhiều người có chuyên môn nhận thức
được rằng có thể ngăn chặn được những tình huống
khẩn cấp quy mô nhỏ, nếu như các nhân viên được
chuẩn bị sẵn sàng để đối phó một cách nhanh chóng. Và
thậm chí đối với những nguy cơ lớn hơn, thì vẫn có thể
hạn chế được những thiệt hại có thể xảy ra. Ví dụ như
các cơ quan văn hoá ở Charleston, South Caroline đã
thành lập một liên kết nhằm sẵn sàng đối phó với các
thảm hoạ một vài năm trước khi cơn bão Hugo đổ bộ vào
năm 1989. Nhiều cơ quan trong số này chỉ bị thiệt hại
nhẹ do họ đã thực hiện nhiều biện pháp dự phòng.
Việc hoạch định kế hoạch để đối phó với các thảm hoạ là
rất phức tạp, kế hoạch này phải được thể hiện bằng văn
bản, và nó phải là kết quả của nhiều hoạt động khảo sát
đa dạng. Kế hoạch hoàn chỉnh sẽ đạt hiệu quả tố đa, nếu
như nó được chính thức giao phó cho một người nào đó
với tư cách là người hoạch định kế hoạch để đối phó với
thảm hoạ của cơ quan. Giám đốc của cơ quan có thể
đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch
này, hoặc giao phó trách nhiệm này cho một ai đó.
Nhưng cần phải nhớ rằng muốn quá trình này mang lại
hiệu quả thì nó phải nhận được sự hỗ trợ từ cấp lãnh đạo
cao nhất của cơ quan. Người hoạch định kế hoạch phải
lập được một thời gian biểu cho dự án này và xác định
phạm vi và mục tiêu của kế hoạch, chủ yếu dựa trên cơ
sở những nguy cơ mà cơ quan phải đối mặt.
Nhận định rủi ro
Bước đi quan trọng đầu tiên là lập danh sách các nguy cơ
về mặt địa lý, khí hậu và các nguy cơ khác có khả năng
đe doạ toà nhà và các bộ sưu tập. Nó có thể bao gồm các
cơn bão, lốc xoáy, lũ quét, động đất, cháy rừng và thậm
chí cả những nguy cơ bất thường như núi lửa phun. Cần
xem xét các nguy cơ do con người gây ra như mất điện,
vòi nước phun, mất nước/nhiên liệu, đổ hoá chất, cố ý
gây hoả hoạn, nguy cơ đánh bom và nhiều vấn đề khác
nữa. Hãy ghi lại những nguy cơ về môi trường xung
quanh cơ quan của bạn cũng như các nhà máy hoá chất,
các tuyến vận chuyển vật liệu nguy hiểm bằng đường
sông/biển và các dự án xây dựng lân cận mà có thể ảnh
hưởng đến cơ quan. Mặc dù các cơ quan đều không phải
đối mặt với mọi loại nguy cơ, nhưng trong kế hoạch đối
phó với các thảm hoạ, thì kế hoạch của bạn cũng phải
bao trùm mọi loại nguy cơ có thể xảy ra.
Hãy xem xét cẩn thận toà nhà và khu vực xung quanh.
Kiểm tra địa hình xem toà nhà có nằm trên đường dốc
hay không? Phần nền có nằm trên mực nước lụt hay
không? Có cây to có gần toà nhà không? Có gần các loại
cột công cộng và cột cờ hay không? Mái nhà có bằng
phẳng không? Nước có bị tích tụ không? Hệ thống van
và ống thoát nước có hoạt động tốt không? Chúng có
được làm sạch thường xuyên không? Các cửa sổ và cửa
mái có được gắn chặt không? Có tiền sử về dò rỉ hay các
vấn đề về kiến trúc và xây dựng hay không?
Bên trong toà nhà, các hệ thống cứu hoả, hệ thống điện,
bơm nước và môi trường là những vấn đề cần quan tâm
nhất. Có đủ bình cứu hoả không? Chúng có được thường
xuyên kiểm tra không? Toà nhà có chuông báo cháy và
hệ thống dập lửa không? Chúng có được bảo dưỡng tốt
không? Chúng có được giám sát 24/24h trong ngày
không? Các lối thoát hiểm có bị chắn không? Dây dẫn
nước mới hay cũ, có bị quá tải không? Các ống dẫn nước
còn tốt không? Có thiết bị phát hiện nước không và
chúng có hoạt động bình thường không? Có vấn đề gì với
hệ thống kiểm soát khí hậu không? Chắc hẳn bạn cũng
đã suy nghĩ về nhiều câu hỏi khác nữa. Bạn nên tổng hợp
chúng thành một danh sách đánh giá nguy cơ của riêng
mình.
Cũng cần phải xem xét tính dễ tổn thương của các hiện
vật trong bộ sưu tập. Chúng được làm bằng những vật
liệu gì? Có dễ bị hư hỏng không? Có dễ bị ảnh hưởng bởi
độ ẩm, cháy, vỡ hay những vấn đề tương tự không? Các
bộ sưu tập được lưu trữ ở đâu và như thế nào? Chúng có
được để trong khung/hộp bảo vệ không? Giá lưu trữ có
được gắn chặt vào các kết cấu của toà nhà không? Chúng
có vững chắc không? Có hiện vật nào được để ngay trên
sàn nhà, nơi mà chúng dễ bị ngập lụt hoặc nước dò rỉ
làm hư hại không? Mọi hiện vật phải được đặt cách sàn
nhà ít nhất là 10 cm và được đặt trên giá không thấm
nước. Có hiện vật nào được để dưới hoặc gần các nguồn
nước không? Hãy phân tích các quy trình an ninh và bố
trí trong toà nhà của bạn. Nguồn tài liệu của bạn có nằm
trong nguy cơ bị trộm cắp, phá hoại của con người hay
của côn trùng không?
Hãy xem xét những rủi ro về mặt quản lý. Các bộ sưu
tập của cơ quan bạn đã được bảo đảm chưa? Việc kiểm
kê tài liệu đã chính xác và đầy đủ chưa? Bản sao kết quả
kiểm kê này đã được lưu giữ tại các vị trí khác chưa? Đã
lập danh mục ưu tiên cho bộ sưu tập của bạn chưa? Nói
cách khác, bạn đã biết bộ sưu tập nào của cơ quan mình
cần được quan tâm trước tiên trong trường hợp hoả
hoạn, ngập nước hoặc các trường hợp khẩn cấp khác xảy
ra chưa? Bạn đã sao lưu dự phòng danh mục những tài
liệu cần ưu tiên chưa, nếu như trong trường hợp bạn
không thể tiếp cận được với những hiện vật đáng được
ưu tiên hàng đầu này khi mà những huỷ hại của toà nhà
hay của các thảm hoạ tự nhiên xẩy ra?
Dường như có quá nhiều câu hỏi, nhưng khi bạn đã kết
thúc quá trình khảo sát, bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn về
những nguy cơ có thể xảy ra đối với cơ quan của mình.
Mặc dù có nhiều loại nguy cơ khác nhau nhưng các nguy
cơ phổ biến nhất là nước, lửa, huỷ hoại vật chất do hoá
chất, hoặc là sự kết hợp các loại nguy cơ trên. Các quy
trình cụ thể của một kế hoạch đối phó với rủi ro tập
trung vào việc ngăn ngừa và giảm nhẹ những huỷ hoại
đó.
Làm giảm nguy cơ
Khi đã chỉ ra được các nguy cơ có thể xảy ra đối với cơ
quan, người chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch cần
phải đưa ra một chương trình với những mục tiêu cụ thể,
phụ thuộc vào các nguồn lực đã có và các hoạt động của
cơ quan để loại trừ đến mức tối đa những rủi ro có thể
xảy ra. Các yếu tố địa lý và khí hậu thì không thay đổi
được, nhưng các yếu tố khác thì con người có thể thay
đổi được. Nếu như giám sát, sửa chữa và cải tiến thường
xuyên các điều kiện của nguồn tài liệu và toà nhà thì có
thể loại trừ được nhiều tình huống khẩn cấp.
Nếu chưa có một chương trình giám định và bảo dưỡng
thường xuyên toà nhà thì phải đặt việc này thành ưu tiên
số một. Nó giúp ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro
thông thường do các đường ống bị nổ, thiết bị kiểm soát
khí hậu bị hỏng, dây điện mòn, đường thoát nước bị tắc
và các vấn đề khác nữa gây ra. Nếu không thể thực hiện
được ngay các cải tiến này thì hãy lập kế hoạch và thực
hiện nó. Nếu một số vấn đề trong chương trình này tỏ ra
không khả thi hay bị trì hoãn thì hãy chuyển sang bước
kế tiếp và quay trở lại khi nó có khả năng dễ thực thi
hơn.
Một khi các hệ thống và toà nhà hoạt động ổn định, hãy
thiết lập một lịch trình bảo dưỡng. Sửa chữa chắp vá và
trì hoãn công việc bảo dưỡng chỉ đẩy nhanh sự suy thoái,
làm tăng các nguy cơ hư hại mà thôi. Hãy ghi chép và
lưu lại các sự cố của toà nhà như đường ống tắc và thiết
bị hư hỏng. Bạn càng biết nhiều về toà nhà và những
hoạt động của nó thì càng có thể sửa chữa nhanh hơn (và
ít tốn kém hơn).
Thảm hoạ phổ biến nhất với các bảo tàng và thư viện là
do nước gây ra, nhưng mỗi cơ quan lưu giữ các tài liệu
quý hiếm, có giá trị cần phải có một hệ thống phòng
chống hoả hoạn thật tốt. Do hầu hết các trường hợp khẩn
cấp đều xảy ra ngoài giờ làm việc, nên đầu tư cho một hệ
thống phát hiện và cảnh báo hoả hoạn đáng tin cậy, được
giám sát một cách chuyên nghiệp 24/24h là một đầu tư
khôn ngoan. Nếu có thể, các bộ sưu tập phải được một hệ
thống cứu hoả có trách nhiệm dập lửa bảo vệ. Khí halon
không còn được sử dụng nữa, mà các chuyên gia làm
công tác bảo quản hiện nay khuyên các thư viện và cơ
quan lưu trữ nên dùng hệ thống vòi phun đường ống ướt.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, các hệ thống phun
sương ngày càng trở nên phổ biến. Chúng có tác dụng
dập lửa với lượng nước sử dụng ít hơn nhiều so với hệ
thống vòi phun truyền thống. Trước khi lựa chọn một hệ
thống phòng chống hoả hoạn, cần tham vấn một chuyên
gia bảo quản hoặc chuyên gia phòng chống hoả hoạn để
biết thêm những thông tin về các thành tựu mới nhất
trong phòng chống hoả hoạn và có những lời khuyên phù
hợp cho trường hợp cụ thể của bạn.
Mọi hệ thống phòng chống hoả hoạn cần phải được các
chuyên gia có kinh nghiệm với các bảo tàng, cơ quan lưu
trữ và thư viện thiết kế và lắp đặt vì các cơ quan này có
nhu cầu rất khác biệt so với các hộ gia đình. Hãy nói
chuyện với các đồng nghiệp ở các cơ quan, địa phương
khác hoặc với một chuyên gia bảo quản để được hướng
dẫn. Phải kiểm tra, xem xét các vấn đề mà họ giới thiệu.
Các hoạt động làm giảm nguy cơ cho toà nhà và bộ sưu
tập bao gồm duy trì việc kiểm kê bộ sưu tập, cải thiện
điều kiện lưu trữ và tuân thủ các quy trình an ninh. Bản
kiểm kê sẽ cung cấp một danh sách cơ bản, có tác dụng
hỗ trợ trong việc thiết lập ưu tiên, và có ý nghĩa quan
trọng trong việc bảo đảm an toàn cho nguồn tài liệu. Việc
cải thiện điều kiện lưu trữ như đóng hộp và đặt các hiện
vật cách sàn nhà sẽ làm giảm hoặc loại trừ những thiệt
hại khi xảy ra rủi ro. Các quy trình an ninh toàn diện sẽ
ngăn ngừa được sự trộm cắp, phá hoại và các nguy cơ
hoả hoạn khác.
Kế hoạch hợp tác
Việc hoạch định kinh nghiệm đối phó với các rủi ro
không thể tiến hành một cách riêng rẽ, mà để đạt được
hiệu quả, cần kết hợp nó với các quy trình hoạt động
khác của cơ quan. Trên thực tế, bạn có thể nhận thấy
rằng khi hoạch định kế hoạch đối phó với các thảm hoạ,
bạn còn có thể giúp hoàn thiện nhiều mục tiêu khác nữa.
Ví dụ như một hệ thống kiểm soát khí hậu hoạt động tốt
sẽ ngăn ngừa sự tăng giảm thất thường của nhiệt độ và
độ ẩm, giúp ổn định môi trường và tăng cường tuổi thọ
cho các bộ sưu tập. Cùng lúc, nó cũng giúp ngăn chặn
nguy cơ dò rỉ nước từ các thiết bị điều hoà không khí.
Tương tự, nếu một cơ quan khảo sát tốt các bộ sưu tập
và đưa ra bản kiểm kê cho việc hoạch định kế hoạch, thì
đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
nghiên cứu v...ể họ
hoạt động có hiệu quả. Giám đốc phụ trách an ninh phải chỉ ra được
những phương tiện, hướng dẫn và giám sát đối với nhân viên an ninh.
Nên làm việc với họ để lập ra một thời gian biểu cho việc giám sát các
hoạt động của tổ chức cũng như cơ chế báo cáo thường xuyên.
Quản lý bộ sưu tập và vấn đề an ninh
Quản lý sưu tập là một phần quan trọng của việc đảm bảo an ninh.
Nếu như các bộ sưu tập không được quản lý chặt chẽ thì khó có thể
xác định được hiện vật nào bị mất. Trong những trường hợp tồi tệ
nhất thì những tài liệu về danh sách sưu tập và các dấu hiệu nhận diện
của chúng sẽ giúp chứng tỏ rằng hiện vật đó chính là vật bị mất và là
bằng cớ để chứng tỏ quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức đó. Các tài
liệu chi tiết còn giúp các chuyên viên lưu trữ và quản thủ thư viện tách
riêng những hiện vật thực sự có giá trị để bảo quản theo chế độ đặc
biệt. Ngoài ra, việc kiểm kê thường xuyên sẽ giúp xác định những hiện
vật bị mất.
Các hoạt động quản lý cụ thể có hiệu quả duy trì an ninh bao gồm:
- Thường xuyên kiểm kê các bộ sưu tập.
- Sắp xếp các khu vực lưu trữ để việc kiểm kê được dễ dàng, nhanh
chóng. Khi các hiện vật được chuyển đến kho lưu trữ, phải nhận diện
và tách riêng các hiện vật quý và/hoặc các hiện vật có giá trị trưng bày
(về giá trị tiền tệ hoặc giá trị thực chất). Tốt nhất là lưu trữ chúng một
cách độc lập ở một khu vực an ninh cao và cân nhắc việc sao chép hoặc
chụp ảnh chúng để sử dụng thay cho bản gốc.
- Nếu không thể lưu trữ riêng các hiện vật có giá trị thì hãy đặt chúng
vào các khu vực độc lập trong phần sưu tập để nhân viên có thể dễ
dàng kiểm tra. Hãy thiết lập các thủ tục kiểm tra tính toàn vẹn của
chúng trước và sau khi sử dụng.
- Lập tài liệu mô tả chi tiết về các hiện vật có giá trị để có thể nhận
diện và thu hồi chúng trong trường hợp mất cắp. Phải tiến hành bảo
hiểm cho chúng.
- Xem xét việc sử dụng một dấu hiệu nhận biết nào đó cho bộ sưu tập.
Điều này có thể sẽ không phù hợp với các hiện vật có giá trị nhưng nó
lại có tác dụng trong một số trường hợp nhất định.
- Sử dụng các phiếu, bản ghi, hệ thống vi tính,để thu thập thông tin
về việc sử dụng bộ sưu tập trong quá trình nghiên cứu, cho mượn,
trưng bày, bảo tồn, hay chụp ảnh
- Không cho phép khách tiếp cận với những bộ sưu tập chưa được xử
lý.
- Cần nhớ rằng những thông tin thu thập được bên trong nơi bảo quản
có ý nghĩa quan trọng với việc tiếp cận bộ sưu tập. Do nguy cơ bị trộm
cắp, những tài liệu cập nhật phải được cất giữ an toàn ở một khu riêng
biệt.
Quản lý khách đến nghiên cứu
Các nhân viên lưu trữ và người quản thủ thư viện phải duy trì được
quan hệ tốt với khách hàng nhưng đồng thời phải thực hiện tốt các
quy định và thủ tục đề ra. Thật không may là có những trường hợp
đáng tiếc đã xảy ra với những khách hàng thường xuyên và các nhà
nghiên cứu uy tín do họ được hưởng đặc quyền tiếp xúc với bộ sưu tập.
Họ được phép làm việc mà không bị giám sát hay kiểm tra việc sử
dụng tài liệu. Chỉ đến sau này thì nơi lưu trữ mới phát hiện ra sự tổn
thất, mà thường là đối với các hiện vật quý hiếm nhất. Cần phải nhớ
rằng sự an toàn của bộ sưu tập phải được đặt lên hàng đầu. Phần lớn
khách sẽ thông cảm và tuân thủ những quy định và thủ tục nếu như họ
được giải thích rõ ràng.
Nền tảng của công tác quản lý các bộ sưu tập quý nằm ở việc giám
sátbạn đọc; kiểm tra những đồ đạc họ mang theo cũng như kiểm tra
các hiện vật sưu tập (trước và sau khi sử dụng); duy trì các tài liệu.
Việc giám sát, kiểm tra này giúp ngăn ngừa trộm cắp và phá hoại; việc
lưu lại qúa trình sử dụng tài liệu sẽ có ích khi điều tra mất mát. Cơ
quan lưu trữ Hoa Kỳ thường xuyên lưu giữ những số liệu này trong 25
năm. Nếu như những việc này được tiến hành thường xuyên thì những
khách hàng sử dụng bộ sưu tập sẽ được kiểm soát chặt chẽ, ngay cả ở
những khu vực lưu trữ nhỏ nhất.
Những quá trình sau được áp dụng với việc sử dụng bộ sưu tập trong
cơ quan lưu trữ hay bộ sưu tập có giá trị của một thư viện trong phòng
đọc riêng biệt, chứ không phù hợp với một bộ sưu tập được luân
chuyển nói chung.
Tiếp cận khách hàng: từng bước một
1.Mọi người khách đến sử dụng tư liệu cần phải đăng ký:
-Mỗi người phải điền vào một bản đăng ký nêu rõ các thông tin yêu
cầu và cung cấp các thông tin về mục đích nghiên cứu. Phải ký vào
một sổ nhật trình.
-Mọi khách hàng phải trình chứng minh thư có dán ảnh khi làm đăng
ký, một nhân viên có trách nhiệm giám sát quy trình đăng ký để chắc
chắn rằng tên trong chứng minh thư phù hợp với tên của người trong
bản đăng ký.
-Nếu cần, chứng minh thư có dán ảnh đó phải được giữ lại cho đến khi
khách trả lại tài liệu. Chứng minh thư này cần được kẹp với bản đăng
ký đã hoàn tất và được giữ ở vị trí an toàn. ở những tổ chức lưu trữ
lớn, khách được cấp một thẻ nghiên cứu để được sử dụng tài liệu trong
khu vực này.
2. Thực hiện phỏng vấn khách:
-Ghi lại những gì mỗi khách hàng quan tâm
-Nói chuyện về đề tài họ đang nghiên cứu và đánh giá yêu cầu của họ.
-Giới hạn số lượng tài liệu họ được phép tiếp cận bằng việc đánh giá
nhu cầu của họ.
-Nghiên cứu kỹ những gì người khách chú ý đến.
-Giải thích về các thiết bị trợ giúp, catalog và các dịch vụ khác.
3. Giải thích quy định sử dụng tài liệu:
-Chỉ cho phép sử dụng những tài liệu nghiên cứu cần thiết trong phòng
đọc. Nơi lưu trữ cần cung cấp những nơi chứa đồ an toàn cho khách
(áo khoác, túi, ví, túi sách, tài liệu)
-Bố trí tách biệt nơi chứa đồ và nơi để những đồ khách được sử dụng
trong phòng đọc cách xa bàn đọc sách.
- Phải có hướng dẫn bằng văn bản cách sử dụng tài liệu hợp lý (ví dụ
như: chú ý không làm hư bìa sách, sử dụng bút chì, thay cho bút mực
khi sử dụng tài liệu)
-Nhắc nhở khách đặt tài liệu vào đúng chỗ/ thứ tự của chúng. Hạn chế
số lượng các hộp tra cứu mà họ có thể sử dụng cùng một lúc. Hướng
dẫn họ mang theo giấy/rác khi rời phòng đọc.
-Hướng dẫn cách sử dụng các phiếu tra cứu. Tất cả các tài liệu sưu tập
được sử dụng phải được ghi trên phiếu, và khách phải ký vào các
phiếu này.
- Yêu cầu khách phải ký vào một văn bản nêu rõ rằng họ hiểu và đồng
ý chấp hành những quy định về sử dụng tài liệu.
4. Phòng đọc luôn phải có mặt các nhân viên. Tốt nhất là nên có 2
nhân viên: 1 người lấy tài liệu cho khách, 1 người giám sát khách
hàng.
5. Kiểm tra các hộp tra cứu xem chúng có đầy đủ và hoàn chỉnh hay
không trước và sau khi khách sử dụng.
6. Mỗi khi khách rời khỏi phòng đọc, cần kiểm tra các tài liệu khách
được phép mang vào phòng đọc.
7. Kiểm tra tính hoàn chỉnh bộ sưu tập trước khi sắp xếp lại. Cần thiết
phải lập kế hoạch lưu giữ để đảm bảo rằng các bản đăng ký và phiếu
yêu cầu luôn sẵn sàng khi có yêu cầu điều tra những trường hợp mất
mát. Phải quyết định xem chúng được lưu giữ trong thời gian bao lâu.
Sự tiếp cận của khách trong những cơ quan lưu trữ nhỏ:
Những hướng dẫn trên đây có vẻ khó thực hiện (nếu không muốn nói
là không thể thực hiện được) đối với các cơ quan lưu trữ nhỏ có ít
nhân viên như các hội sử học (thường chỉ có nhân viên tình nguyện) và
các thư viện công cộng (có trách nhiệm quản lý các bộ sưu tập và luân
chuyển chúng). Tuy nhiên với sự nỗ lực (cùng với cam kết của tổ chức)
thì vẫn có thể đảm bảo an ninh ở một chừng mực nào đó ngay cả trong
trường hợp không có đủ nhân viên để giám sát liên tục khách đọc.
Nhưng cho dù các cơ quan lưu trữ và thư viện có nhỏ và thiếu nhân
viên đến mức nào, thì vẫn cần phải yêu cầu khách làm thủ tục đăng ký
và lưu được thông tin về tài liệu mà khách đã sử dụng. Trong trường
hợp này, tốt nhất là giữ chứng minh thư của khách cho đến khi họ ra
về, nó giúp giảm thiểu khả năng họ sẽ mang tài liệu của bộ sưu tập ra
về. Các chứng minh thư này cần được để trong một ngăn khoá an
toàn.
Về vấn đề giám sát, quan trọng nhất là lập ra một khu vực có thể giám
sát được người đọc khi họ đang làm việc và là nơi họ không thể ra về
mà không bị giám sát. ở các hội sử học thì khách đến phải hẹn trước
và đến khi có mặt tình nguyện viên. ở các thư viện, nếu không có đủ
nhân viên để giám sát phòng đọc các bộ sưu tập đặc biệt thì nên yêu
cầu khách làm việc ở những bàn mà người quản thư chính và những
nhân viên thư viện khác dễ quan sát.
Trong trường hợp không thể giám sát liên tục, nên kiểm tra đồ đạc của
khách khi họ ra khỏi toà nhà và kiểm tra các tài liệu trước và sau khi
sử dụng. Điều này có vẻ khá phiền toái nhưng nó sẽ dễ dàng hơn nếu
giải thích rõ cho khách về các quy định và các lý do của chúng ngay từ
đầu. Các tổ chức cần tham khảo với bên tư vấn để bảo đảm rằng họ
tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền riêng tư, nghiên cứu và
bắt giữ. Còn đối với các bộ sưu tập tài liệu lịch sử không bao gồm các
tài liệu quý hiếm thì nên sử dụng hệ thống an ninh để bảo vệ sách.
Cần nhớ rằng mục đích của những quy trình này không phải là gây
rắc rối cho khách nghiên cứu mà là để bảo vệ an toàn cho các bộ sưu
tập của tổ chức và chứng tỏ với họ rằng những tài liệu đó có ý nghĩa
rất quan trọng với tổ chức của bạn.
Quản lý nhân viên
Cần có sự tham gia của mọi nhân viên trong những nỗ lực hoạch định
chương trình an ninh để có thể có được một chương trình hiệu quả, có
tính thực thi cao. Các nhân viên trực tiếp làm việc với khách là nguồn
đầu vào quan trọng để xác định xem làm cách nào để cải tiến các quy
trình an ninh, phải khuyến khích họ đóng góp ý kiến.
Vấn đề đào tạo nhân viên thực hiện kế hoạch an ninh mang tính thiết
yếu do nguyên nhân chủ yếu mà các quy trình an ninh hiện có không
được thực hiện, chính là do các nhân viên không cảm thấy thoải mái
để thực hiện chúng.
Nhân viên phải được yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh mọi quy định,
luật lệ và quy trình, không có một ngoại lệ nào. Nếu như thường xuyên
có ngoại lệ thì sự lỏng lẻo này sẽ tạo cơ hội cho trộm cắp và phá hoại.
Người giám sát trong phòng đọc không phải bắt buộc lúc nào cũng
ngồi một chỗ. Người này nên đi quanh phòng đọc 1 cách thường xuyên
để quan sát cũng như để hỗ trợ người đọc. Mọi ghế ngồi trong phòng
đọc phải được sắp xếp đối diện với người giám sát theo thứ tự dễ quan
sát. Nếu như xếp ghế cả ở hai bên xung quanh bàn thì sẽ rất khó quan
sát.
Trong khi hướng dẫn cho nhân viên thấy được tầm quan trọng của
việc thực thi nghiêm túc các quy trình an ninh, cần phải huấn luyện
cho họ cách đối phó với những tình huống khó khăn khi thực hiện
những quy trình đó. Một nhân viên cần phải làm gì nếu như một
khách hàng từ chối làm thủ tục đăng ký?, nếu như một người khách
không cho kiểm tra đồ đạc mang theo?, nếu như một người khách sử
dụng tài liệu một cách cẩu thả? Nếu như nơi lưu trữ không có nhân
viên an ninh chuyên trách thì tốt nhất nên mời một chuyên gia an ninh
đến hướng dẫn về các vấn đề này cho nhân viên.
Thật không may là một khía cạnh nữa của việc quản lý nhân viên bao
gồm việc bảo vệ bộ sưu tập khỏi sự trộm cắp từ chính những nhân viên
của tổ chức cơ quan. Có một số biện pháp phòng bị cần thực hiện: cần
xem xét kỹ lý lịch của nhân viên trước khi thuê; hạn chế sự tiếp xúc
của nhân viên đối với 1 số khu vực; quản lý chìa khoá chặt chẽ; kiểm
tra đồ dùng của nhân viên trước khi ra khỏi toà nhà lưu trữ; hoặc có
thể yêu cầu nhân viên ký vào sổ nhật trình khi vào và ra khỏi toà nhà,
kể cả trong và sau giờ làm việc.
Đối phó với một vấn đề an ninh
Do không thể ngăn chặn được mọi vụ trộm cắp và phá hoại, nên một
kế hoạch an ninh cần thiết phải bao gồm những quy trình đối phó với
các sơ hở về an ninh. Đó có thể là trường hợp phát hiện ra mất mát
sau khi mọi sự đã rồi, hoặc phát hiện ra khi vụ trộm đang diễn ra; hay
một khách nghiên cứu hoặc thậm chí cả nhân viên có hành vi đáng
ngờ.
Trong mọi trường hợp, mục tiêu luôn là thu hồi lại các tài liệu bị mất
và bắt giữ kẻ chịu trách nhiệm. Điều này có thành công hay không là
phụ thuộc vào phản ứng có nhanh chóng, kịp thời hay không.
Dưới đây là một số hướng dẫn chung về cách phản ứng trong một số
trường hợp cụ thể. Cần thiết phải nhớ rằng bạn phải nắm rõ các quy
định của pháp luật địa phương, bang và liên bang về hành vi trộm cắp
và phá hoại các tài liệu của thư viện và cơ quan lưu trữ trước khi phác
thảo các quy định riêng của tổ chức mình.
Nếu như nhân viên cảm thấy nghi ngờ một khách hàng thì họ chỉ được
phép hành động nếu như họ thực sự nhìn thấy hành vi trộm cắp đó
hoặc phát hiện thấy tài liệu bị mất mát trong quá trình kiểm tra trước
và sau khi giao cho khách sử dụng. Khi đó, nhân viên phải yêu cầu
người khách đó đi vào một văn phòng riêng, độc lập với phòng đọc.
Nếu có thể, nên có 2 nhân viên đi cùng để 1 người đóng vai trò làm
nhân chứng. Cần nhớ là không được động chạm hay ép buộc khách.
Nếu như người đó cứ khăng khăng ra về, thì một người có nhiệm vụ
thông báo cho cơ quan chức năng, một người theo sát người khách để
có thể mô tả được chiếc xe người khách đó sử dụng. Trong các trường
hợp khác, nhân viên nên ghi chép chi tiết mọi thông tin có liên quan
đến vụ việc làm cơ sở cho việc điều tra trong tương lai.
Một số dấu hiệu để nghi ngờ một nhân viên có hành vi trộm cắp bao
gồm: 1 người thường xuyên báo cáo có hiện vật bị đánh cắp/ bị mất;
người có hành vi sửa chữa/ thay đổi những dữ liệu về bộ sưu tập; một
người luôn yêu cầu được hưởng ngoại lệ đối với những quy định của
cơ quan lưu trữ; một người có điều kiện sống quá khá giả so với những
gì anh ta kiếm được. Nếu như có những nghi ngờ như trên với một
nhân viên, phải xác định rõ những thủ tục cần tiến hành tiếp theo
trước khi tiếp cận với nhân viên đó. Người này cần được đối chất với ít
nhất 2 giám sát viên để có cơ hội giải thích cho những hành động của
mình. Có thể cho người đó nghỉ việc một thời gian và/hoặc thông báo
với nhân viên bảo vệ hoặc người có trách nhiệm về an ninh.
Nhưng thường thì vụ trộm được phát hiện sau khi mọi sự đã rồi, khiến
cho việc xác định thủ phạm thêm khó khăn. Trong trường hợp này,
giám đốc phụ trách an ninh trước hết cần xác định chính xác xem vật
bị mất là gì (có thể tiến hành kiểm kê toàn bộ bộ sưu tập nếu nghi ngờ
nhiều hiện vật bị mất), sau đó thông báo cho cảnh sát, công ty bảo
hiểm và mọi tổ chức có liên quan (nếu cần thiết). Mọi hoạt động tiến
hành nhằm thu hồi hiện vật bị mất và xác định kẻ trộm phải được ghi
chép lại bằng văn bản.
Nhất thiết các nhân viên trong tổ chức phải được hướng dẫn cụ thể để
luôn sẵn sàng đối phó với những tình huống an ninh khẩn cấp. Mỗi
nhân viên phải có một bản kế hoạch an ninh, được thực hành các quy
trình đối phó và biết cách liên lạc với nhân viên có trách nhiệm về an
ninh trong tổ chức và bên ngoài.
Chuẩn bị và duy trì một kế hoạch an ninh
Có thể áp dụng nhiều nguyên tắc cho việc thiết lập và duy trì một kế
hoạch phản ứng với những rủi ro cho kế hoạch an ninh. Trên thực tế,
đối với hầu hết mọi tổ chức, hai kế hoạch này có rất nhiều điểm chung.
ở phần này có các tài liệu khác cung cấp hướng dẫn chi tiết để thiết lập
một kế hoạch phản ứng với những rủi ro.
Khi chuẩn bị cho một kế hoạch an ninh, bước đầu tiên là thành lập
một uỷ ban (đối với các tổ chức nhỏ thì uỷ ban này có thể chỉ là 1
người) có trách nhiệm tiến hành khảo sát về an ninh, xác định những
nguy cơ an ninh nghiêm trọng nhất, quyết định các biện pháp đối phó
và thảo ra một kế hoạch an ninh. Uỷ ban này phải được người lãnh
đạo cao nhất của tổ chức trao quyền hoạt động.
Một kế hoạch an ninh bao gồm: các thông tin về mọi hệ thống an ninh
trong toà nhà; thông tin về việc phân chia và quản lý các chìa khoá của
toà nhà cũng như chìa khoá các khu vực lưu trữ đặc biệt; các bản sao
về mọi chính sách và quy định liên quan đến các vấn đề an ninh (việc
sử dụng bộ sưu tập của khách và nhân viên tổ chức, các chính sách
quản lý bộ sưu tập); một bản kê các biện pháp ngăn ngừa sẽ được
tiến hành; một danh sách các biện pháp phản ứng đối với các sơ suất
về an ninh (ví dụ như một vụ trộm, đang tiến hành hay đã xảy ra). Cần
nhớ rằng trong một số trường hợp, không nên đề cập đến một số thông
tin ở trên (ví dụ như thông tin về hệ thống an ninh và thông tin về
quản lý chìa khoá) trong mọi bản sao của kế hoạch. Những thông tin
này chỉ được trình lên một số nhân viên cấp cao của tổ chức mà thôi.
Các bản sao của kế hoạch cần được giữ ở một khu vực an toàn mà
công chúng nói chung không thể tiếp cận được. Khi bạn chịu trách
nhiệm thảo bản kế hoạch này, bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp về khối
lượng công việc cần phải thực hiện, nhất là khi tổ chức của bạn chưa
có một kế hoạch an ninh có tính hệ thống. Tốt nhất là nên chia bản kế
hoạch này thành những chuyên đề nhỏ (ví dụ như bắt đầu bằng việc
các chính sách sử dụng bộ sưu tập hoặc các quy trình phản ứng khi
phát hiện một vụ trộm đang diễn ra). Nó sẽ giúp hạn chế bớt những
khó khăn và bạn sẽ có cảm giác an tâm khi hoàn thành xong mỗi phần
của bản kế hoạch.
Khi hoàn thành xong bản kế hoạch, đừng để nó bị bụi bám đầy trên
giá. Cần phải cùng mọi nhân viên khác xem xét, đánh giá lại theo định
kỳ; cập nhật bản kế hoạch khi các thông tin thay đổi; cải tiến để nó có
thể đối phó được với bất kỳ tình huống khẩn cấp nào.
Kết luận
Có một thực tế không may là các thư viện và cơ quan lưu trữ phải luôn
quan tâm đến vấn đề an ninh cho các bộ sưu tập của mình. Tốt nhất là
mỗi tổ chức lưu trữ cần tiến hành tự khảo sát và thiết lập một kế
hoạch an ninh cho riêng mình. Mặc dù trên thị trường đã có những
thiết bị an ninh tự động, nhưng không thể ỷ lại vào chúng mà bỏ qua
các biện pháp khác. Kế hoạch an ninh của một tổ chức cần phải bao
gồm các chính sách và quy định về việc tiếp xúc của nhân viên và
khách hàng với bộ sưu tập; các cơ chế để nhận diện hiện vật bị đánh
cắp và quy trình phản ứng với các sơ suất an ninh. Quan trọng hơn cả,
tổ chức phải thấy được những khó khăn mà nhân viên của mình sẽ gặp
phải khi thực hiện các chính sách an ninh đó; đồng thời phải đào tạo
cho họ về tầm quan trọng của các hoạt động an ninh cũng như hướng
dẫn cho họ những kỹ năng cần thiết để tiến hành chúng một cách hiệu
quả.
Chú thích
1.
Các hướng dẫn tóm tắt ở đây sẽ được chi tiết hoá ở Chương 8, “Quản
lý khủng hoảng: trong Gregor Trinkaus-Randall, Cách bảo vệ bộ sưu
tập của bạn: cuốn hướng dẫn về an ninh sưu tập (Chicago: Hội Lưu
trữ Hoa Kỳ, 1995).
2. Ví dụ, nếu một người muốn thông báo về việc mất mát, phát hiện
hay thông tin về tài liệu giả mạo đến Hiệp hội các nhà bán sách cổ Hoa
Kỳ. Để biết thêm thông tin liên hệ, hãy xem Các nguồn cung cấp thông
tin chi tiết ở cuối tài liệu này.
Các nguồn thông tin
Hội An ninh Công nghiệp Hoa Kỳ. Ban thường trực ASIS về an ninh
bảo tàng. Cuốn “Hướng dẫn về an ninh bảo tàng” (Suggested
Guidelines in Museum Security), Arlington, VS: ASIS, 1989, 21 trang.
Có thể mua tác phẩm này bằng cách liên hệ Dịch vụ khách hàng ASIS,
(703) 519-6200 để có catalog và/hoặc mẫu yêu cầu mua và các thông tin
khác. Ký hiệu catalog là #1036. Giá là $16 cho hội viên là, $25 cho
những người khác.
---------. ASIS điện tử. ASIS là tổ chức thành viên về an ninh chuyên
nghiệp, cung cấp các thông tin và hướng dẫn đa dạng qua các trang
web, bao gồm các sự kiện và các bài viết tóm tắt được lựa chọn từ hơn
1000 ấn phẩm.
Hiệp hội Bảo hiểm rủi ro Hoa Kỳ. ARIA (American Risk and
insurance association) là hiệp hội quản lý rủi ro và bảo hiểm chuyên
nghiệp của các chuyên gia hàng đầu. Hãy liên hệ với họ theo địa chỉ:
PO Box 9001, Mount Vernon, NY 10552. Điện thoại (914) 699-2020,
fax: (914) 699-2025. Trang web của họ có nhiều thông tin có thể tham
khảo về các thông tin bảo hiểm và có nhiều đường kết nối. Các hội viên
có thể xem Tập san về Rủi ro và Bảo hiểm rủi ro của ARIA trên
Hiệp hội của những người kinh doanh sách cổ Hoa Kỳ (ABAA). Trụ sở
chính tại 20 W, đường 44, New York, NY 10035-6604. Điện thoại (212)
944-8291, fax (212) 944-8293, email: abaa@panix.com. Trang web của
họ có phần trợ giúp các nhà bán sách và phần quảng cáo về những hội
chợ sách sắp tới. Có các đường dẫn tới các nguồn thông tin khác, gồm
các báo cáo về các tài liệu bị đánh cắp, các tài liệu được tìm thấy và tài
liệu giả.
Hiệp hội các thư viện và trường nghiên cứu, Uỷ ban an ninh quản lý
sách và bản thảo quý hiếm. Cuốn “Các hướng dẫn về trộm cắp trong
thư viện” (Guidelines Regarding Thefts in Libraries), Tờ tin tức của
các thư viện và trường nghiên cứu số 55 (1994): 289-94. Hiện có trên
mạng
Guidelines/Guidelines_R. Những ai có liên quan đến việc bảo quản các
tài liệu quý của thư viện nên nghiên cứu kỹ những tài liệu này.
Chaney, Michael và Alan F.MacDougall. “An ninh và Ngăn ngừa tội
phạm trong thư viện” (Security and Crime Prevention in Libraries),
Aldershot, Hants.; Brookfield, hiện vật: Công ty xuất bản Ashgate,
1992.
Fennelly, Lawrence J., “An ninh hiệu quả” (Effective Physical
Security), xuất bản lần 2. Boston: Butterworth-Heinemann, 1997.
Cung cấp chi tiết về các thiết bị an ninh thiết yếu, bao gồm các thiết bị
phần cứng và hệ thống an ninh.
Trung tâm dữ liệu Interloc về sách và tài liệu bị đánh cắp. Dễ dàng tìm
kiếm dữ liệu, có phương tiện để nhập thêm thông tin mới. Cung cấp
dịch vụ miễn phí qua điện thoại trực tiếp và internet. Liên hệ Công ty
Interloc, PO Box 5, Southworth, WA, 98386. Điện thoại (206) 8713617,
fax (206) 871-5626, email: interlog@shaysnet.com.
Interpol (International Criminal Policy Organization) (Tổ chức chống
tội phạm quốc tế). Interpol đã làm nhiệm vụ phổ biến các thông tin về
các vật phẩm nghệ thuật bị đánh cắp từ 1947. Trang web Chương
trình Tài sản văn hoá mới được thiết lập sẽ
cung cấp các bức ảnh và thông tin miêu tả để tăng cường khả năng thu
hồi.
Keller, Steven R., và Darrell R.Wilson. “Các hệ thống an ninh”
(Security Systems). Phần “Lưu trữ các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên:
Biện pháp bảo tồn” (Storage of Natural History Collections: A
Preventive Conservation Approach), Chương I, Carolyn L.Rose,
Catharine A. Hawks, và Hugh H. Genoways, 51-56, Iowa City, Iowa:
Hội bảo tồn các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên, 1995.
Keller, Steven R. “Tiến hành khảo sát an ninh” (Conducting the
Physical Security Survey). Deltona, Florida: Công ty Steven R. Keller
và Liên danh, 1998. Tài liệu trên và nhiều tài liệu hay khác về bảo đảm
an ninh văn hoá của Steven Keller hiện có tại
usa.com. Có những tài liệu cụ thể sau:
“Những sai lầm an ninh phổ biến của các bảo tàng” (The Most
Common Security Mistakes That Most Museums Make). Deltona,
Florida: Công ty Steven R. Keller và Hiệp hội, 1994.
“Bảo vệ các toà nhà và công trình lịch sử” (Securing Historic
Houses and Buildings). Deltona, Florida: Công ty Steven R. Keller và
Hiệp hội, 1994.
“12 điều giúp tăng cường chương trình an ninh của bạn” (A
Dozen Things You Can Do to Improve Your Security Program).
Deltona, Florida: Công ty Steven R. Keller và Hiệp hội, 1993.
“Kế hoạch an ninh nội bộ” (A Plan for Achieving Internal
Security). Deltona, Florida: Công ty Steven R. Keller và Hiệp hội, 1990
Liston, David. “An ninh bảo tàng và Công tác bảo vệ” (Museum
Security and Protection). ICOM (Uỷ ban Quốc tế về An ninh bảo
tàng). New York: Công ty Routledge, 1993. Ấn phẩm này đề cập đến
mọi khía cạnh của công tác bảo vệ toà nhà và bảo vệ bộ sưu tập, trong
đó có một chương viết khá hay về dịch vụ bảo vệ.
McCabe, Gerard B. “Các thư viện hàn lâm ở khu vực nông thôn và
thành phố: Một cẩm nang quản lý (Academic Libraries in Urban and
Metropolitan Areas: A Management Handbook). Westport, CT:
Greenwood Press, 1992. Bộ sưu tập tài liệu quản lý thư viện của
Greenwood.
Movlibs-L. Movlibs, do LAMA (Nhóm Hội thảo thư viện động) sáng
lập. Đây là một diễn đàn cho các nhân viên thư viện quan tâm đến
những vấn đề về di chuyển các bộ sưu tập, đồ đạc, thiết bị và nhân lực.
Hãy gửi email theo địa chỉ listproc@ala.org để đăng ký, dòng Subject
để trống, phần tin nhắn là “subscribe movlibs-L (họ và tên)”.
Mạng lưới an ninh bảo tàng. MSN hoạt động với mục tiêu an toàn và
an ninh cho các tài sản văn hoá. Các dịch vụ của chúng đa dạng từ
cung cấp danh sách các địa chỉ gửi thư cho đến các đường dẫn tới các
trang Web với các nguồn thông tin lý thú. Nội dung gồm có các bài
viết, danh sách chuyên gia tư vấn, các tổ chức an ninh, các nguồn quản
lý rủi ro, các báo cáo về mất mát.
security.org/indexdefinitief.html?
O’Neil, Robert Keating. “Quản lý an ninh thư viện và cơ quan lưu trữ:
Cái nhìn từ bên ngoài” (Managemen of Library and Archival
Security: From the Outside Looking In). Binghamton, NY: Công ty
xuất bản Haworth, 1998. Menzi L.Behrnd-Klodt, JD, Luật sư/Chuyên
viên lưu trữ, Klodt và Liên danh, Madison, WI: “Cung cấp các lời
khuyên hữu ích và những ý kiến chuyên môn về bảo quản các tài liệu
và hiện vật có giá trị. Nó không chỉ tập trung vào cách giải quyết hậu
quả mà còn vào các biện pháp phòng ngừa và liên kết an ninh trong
các chương trình bảo tồn. Đây là một cuốn sách hướng dẫn tuyệt vời.
Các chuyên gia và các nhà quản lý của các tổ chức quy mô lớn hay nhỏ
đều nên có.
Patkus, Beth Lindblom. “An ninh cho các bộ sưu tập: Triển vọng của
công tác bảo quản” (Collections Security: A Preservation Perspective).
Tập san của Hội quản lý thư viện 25.1 (1998): 67-68. Tác phẩm này
cung cấp các đánh giá toàn diện về các vấn đề rủi ro và an ninh trong
việc bảo tồn các bộ sưu tập.
Robertson, Guy. “Cuốn tiểu sử của Elvis vừa ra khỏi toà nhà mà
chẳng ai phát hiện ra: Hướng dẫn cơ bản về nạn trộm cắp trong thư
viện” (The Elvis Biography Has Just Left the Building, and Nobody
Checked It Out: A Primer on Library Theft). Feliciter 44.10 (Tháng
10, 1998): 20-24. Tác giả miêu tả nhiều kỹ năng để đánh cắp trong thư
viện và cơ quan lưu trữ với lối viết hài hước, sau đó nêu ra những
phương pháp ngăn ngừa cơ bản.
Safety-L. Là một danh sách thảo luận điện tử do LAMA (Nhóm Thảo
luận về an ninh và an toàn cho các thiết bị và toà nhà) thiết kế nhằm
xác định những quan tâm chung và đưa ra những giải pháp bổ trợ.
Hãy gửi email theo địa chỉ listproc@ala.org để đăng ký, dòng Subject
để trống, phần tin nhắn là “subscribe safety-L (họ và tên)”.
Shuman, Bruce A. “Sổ tay an ninh và an toàn thư viện: Phòng ngừa,
Chính sách và Quy trình” (Library Security and Safety Handbook:
Prevention, Policies and Procedures). Chicago: Hiệp hội thư viện Hoa
Kỳ, sắp xuất bản.
..“Thiết kế an toàn cho cá nhân trong thư viện” (Designing
Personal Safety into Library Buildings). Các thư viện Hoa Kỳ 27.7
(Tháng 8. 1996): 37-39. Các hướng dẫn thiết thực cho việc tăng cường
không gian trong thư viện và các quy trình bảo đảm an toàn cho khách
và nhân viên.
Totka, Vincent A., Jr. “Ngăn chặn việc khách trộm cắp trong các cơ
quan lưu trữ: Triển vọng và các vấn đề pháp lý” (Preventing Patron
Theft in the Archives: Legal Perspectives and Problems). Nhà lưu trữ
Hoa Kỳ 56 (1993): 664-72. Để biết thêm thông tin về những vấn đề
pháp lý, hãy truy cập trang Web của mạng lưới an ninh bảo tàng dưới
đây.
Trinkaus-Randall, Gregor. “Bảo vệ các bộ sưu tập của bạn: Sách
hướng dẫn về an ninh lưu trữ” (Protecting Your Collections: A
Manual of Archival Security). Chicago: Hiệp hội các nhà lưu trữ Hoa
Kỳ, 1995. Một cuốn hướng dẫn cơ bản rất hữu ích trong việc phát
triển 1 chương trình an ninh hiệu quả, mô tả chi tiết các bước thực
hiện cơ bản.
Wyly, Mary. “An ninh cho các bộ sưu tập đặc biệt: Các vấn đề, Xu
hướng và ý thức” (Special Collections Security: Problems, Trends, and
Consciousness). Library Trends số 36 (41987): 241-56. Một tài liệu cũ
nhưng rất cơ bản, xem xét tổng thể những vấn đề an ninh, đặc biệt là
việc sử dụng các tài liệu sưu tập đặc biệt.
Mẫu phiếu đăng ký của bạn đọc
Tên cơ quan, tổ chức
Địa chỉ thư tín
Số điện thoại
Số fax
Đăng ký của độc giả và các nội quy
1.
Đề nghị ký tên vào sổ đăng ký khi bạn vào phòng đọc
2.
Điền những thông tin sau, tìm hiểu nội quy và ký tên vào bản quy ước dưới
đây
Tên (ghi rõ):
Chứng minh thư:
Địa chỉ thư tín:
Địa chỉ thường trú:
Nơi công tác:
Lĩnh vực nghiên cứu:
Độc giả cần tuân theo những nội quy sau khi tra cứu các thư mục lưu trữ và
ký xác nhận là sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định. Độc giả sẽ được truy
cập thông tin nếu tuân thủ nội quy của phòng đọc, việc này đảm bảo cho
quá trình lưu trữ tài liệu được thực hiện nghiêm túc.
Mẫu nội quy
-
Áo khoác, túi, ví, ba lô, cặp sách và những vật dụng tương tự cần để ở giá
ngoài hành lang hoặc cất trong những ngăn tủ có khoá.
-
Trong bất cứ trường hợp nào, không được mang tài liệu ra khỏi khu vực tra
cứu. Tài liệu tra cứu không được mượn về mà cần được tra cứu ngay tại
khu vực lưu trữ.
-
Chỉ được dùng thức ăn, đồ uống tại các khu vực quy định. Cấm hút thuốc
lá trong thư viện.
-
Được quyền đăng ký ba hộp tài liệu một lúc, nhưng chỉ đuợc đọc mỗi lúc
một hộp tài liệu để đảm bảo các tài liệu không bị để lẫn vị trí trong các hộp
chứa tài liệu.
-
Bạn đọc không được dùng tài liệu gốc khi phòng đọc có sẵn các bản sao (
dạng thu nhỏ, in chụp).
-
Sách cần được bảo quản theo vị trí cố định trong từng hộp, tủ tài liệu hay
giá chứa. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc trả sách về đúng vị trí cũ, hoặc
thấy sách ở trong tình trạng lộn xộn, cần báo ngay cho nhân viên thư viện.
-
Độc giả sẽ không được tiếp tục tra cứu các tài liệu lưu trữ nếu không tuân
thủ các nội quy của thư viện một cách nghiêm túc.
Bằng việc ký tên dưới đây, tôi xin cam đoan rằng mình đã đọc bản nội quy
nói trên và tôi đồng ý sẽ tuân thủ các quy định này khi tra cứu tài liệu tại
....................... .
Chữ ký -------------------------------------------- Ngày:-----------------------------
--------------------
Tài liệu tra cứu: -----------------------------------------------------------------------
--------------------
Nhân viên thư viện: ------------------------------------------------------------------
------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tac_nhan_pha_hoai_tai_lieu.pdf