Hàng giả & hàng nhái thương hiệu - Thực trạng & Giải pháp

Đề tài: Hàng giả và hàng nhái thương hiệu – Thực trạng và giải pháp Lời nói đầu Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết vĩ mô cuả nhà nước theo định hướng XHCN là một tất yếu khách quan đối với Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hiện nay. Thực tế sau hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước phát triển vượt bậc: sản xuất hàng hoá phát triển, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân không

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hàng giả & hàng nhái thương hiệu - Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngừng tăng lên... Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có tính hai mặt của nó, bên cạnh những mặt tích cực thì cơ chế thị trường cũng có rất nhiều mặt tiêu cực mà người ta hay gọi nó là “ mặt trái của cơ chế thị trường’’. Một trong những mặt tiêu cực đó là nạn hàng giả và hàng nhái thương hiệu. Nói đến hàng giả và hàng nhái thương hiệu có lẽ không ai trong chúng ta không biết tới và thậm chí cũng đôi ba lần là nạn nhân của hàng giả và hàng nhái thương hiệu. Hiện nay hàng giả và hàng nhái thương hiệu vẫn ngang nhiên chen vai hích cánh cùng hàng thật ở mọi nơi, mọi lúc, bất kì một thứ gì cũng có nguy cơ bị làm giả từ hàng tiêu dùng, vật tư cho đến thuốc chữa bệnh...Hàng giả và hàng nhái thương hiệu gây tác hại trực tiếp cho con người như ảnh hưởng an toàn tới tính mạng, an toàn sức khoẻ, và nguy hại hơn là làm mất uy tín của nhà sản xuất kinh doanh. Do đó hàng giả và hàng nhái thương hiệu vẫn đang là vấn đề bức xúc với các cơ quan nhà nước, nỗi lo của nhà sản xuất kinh doanh và sự bất bình của người tiêu dùng. Thực tế những hậu quả do nạn hàng giả và hàng nhái thương hiệu gây ra là hết sức nghiêm trọng. Điều đó đã đặt ra cho chúng ta một yêu cầu cấp bách là phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để diệt trừ tận gốc nạn hàng giả và hàng nhái thương hiệu. Và đó cũng chính là lý do mà em nghiên cứu đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài, đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn Giáo sư Tiến Sĩ Đặng Đình Đào. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn và sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn quan tâm đến đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Kết cấu của đề tài bao gồm: Chương I: Những vấn đề cơ bản về hàng giả và hàng nhái thương hiệu. Chương II: Thực trạng nạn hàng giả và hàng nhái thương hiệu ở Việt Nam thời gian qua. Chương III : Giải pháp chống hàng giả và hàng nhái thương hiệu ở Việt Nam. Chương I Những vấn đề cơ bản về hàng giả và hàng nhái thương hiệu. Cơ sở lý luận về hàng giả và hàng nhái thương hiệu. 1. Khái niệm hàng giả và hàng nhái thương hiệu Việc đưa ra một khái niệm chính xác, đầy đủ và dễ hiểu về hàng giả và hàng nhái thương hiệu là một điều hết sức quan trọng. Bởi vì trước hết ta phải hiểu hàng giả và hàng nhái thương hiệu là gì thì ta mới có thể có những biện pháp để chống lại nó. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hàng giả và hàng nhái thương hiệu do các nhà nghiên cứu có những quan điểm khác nhau về hàng giả và hàng nhái thương hiệu. Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta chỉ nghiên cứu về hàng giả và hàng nhái thương hiệu với khái niệm sau: Theo Điều 3 Nghị định số 140/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 25/4/1991, quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả thì hàng giả là những sản phẩm hàng hoá được sản xuất một cách trái pháp luật, có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, hoặc những sản phẩm hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên tên gọi và công dụng của nó. Như vậy, Nghị định 140/HĐBT đã nêu rõ thế nào là hàng giả. Tuy nhiên, không có khái niệm chính xác thế nào là hàng nhái thương hiệu. Nhưng dựa vào khái niệm hàng giả và những dấu hiệu để nhận biết hàng giả quy định tại Điều 4 Nghị định 140/HĐBT mà chúng ta sẽ nghiên cứu sau đây chúng ta có thể hiểu rằng hàng nhái thương hiệu là sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu, hình dáng, màu sắc tương tự, có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế) hoặc đã được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nếu sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu, hình dáng, màu sắc giống hệt với sản phẩm, hàng hoá của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã được đăng ký thì là hàng giả. Như vậy, hàng giả với hàng nhái thương hiệu là rất gần nhau, cũng có thể coi chúng là một “họ” với nhau. Từ khái niệm hàng giả theo Nghị định 140/HĐBT chúng ta đã hiểu thế nào là hàng giả. Tuy nhiên để có nhận thức đầy đủ và có một bức tranh tổng quan về hàng giả và hàng nhái thương hiệu ta cũng cần phải nghiên cứu bản chất của sản xuất và buôn bán hàng giả và hàng nhái thương hiệu và các dạng hàng giả và hàng nhái thương hiệu. 2. Bản chất của sản xuất và buôn bán hàng giả và hàng nhái thương hiệu Bản chất của sản xuất buôn bán hàng giả và hàng nhái thương hiệu là hành vi cướp đoạt giá trị vật chất và tinh thần của người khác, lừa dối người tiêu dùng để thu lợi bất chính. Sản xuất và buôn bán hàng giả và hàng nhái thương hiệu là hành vi cướp đoạt giá trị vật chất và giá trị tinh thần của người khác điều này được thể hiện rất rõ đối với mọi loại hàng giả và hàng nhái thương hiệu. Đã là hàng giả và hàng nhái thương hiệu thì bao giờ chất lượng cũng kém hơn so với hàng thật, thậm chí có những loại hàng giả còn có độc tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh mạng của người tiêu dùng. Chính vì vậy số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra và giá trị sử dụng công dụng của hàng giả. Để cướp đoạt được giá trị vật chất và giá trị tinh thần của người khác bọn sản xuất và buôn hàng giả và hàng nhái thương hiệu dùng rất nhiều thủ đoạn để lừa dối che mắt người tiêu dùng để thu lợi bất chính. Chúng chủ yếu dựa vào sự thiếu hiểu biết của khách hàng để lừa dối như hàng nội giá ngoại, ăn cắp sử dụng nhãn mác của sản phẩm nổi tiếng làm cho người tiêu dùng thường là bị động trước những trò lừa dối ngày càng tinh vi của bọn chúng. 3. Những dấu hiệu để nhận biết hàng giả và hàng nhái thương hiệu 3.1. Dấu hiệu của hàng giả và hàng nhái thương hiệu Có những loại hàng giả khi mua đem sử dụng ta có thể biết ngay nhưng có những sản phẩm làm giả nhận biết rất khó sử dụng vì tính năng sử dụng bị giảm sút khó phân biệt hoặc mức độ ảnh hưởng của nó dai dẳng, ngấm ngầm. “ Trong điều kiện hiện nay công tác chống hàng giả tập trung vào những hàng hoá bị làm giả ở những dấu hiệu quy định tại Điều 4 Nghị định 140/HĐBT. Điều 4 quy định cụ thể hơn những sản phẩm, hàng hoá có một trong sáu dấu hiệu dưới đây được coi là hàng hoá giả: Sản phẩm, hàng hoá (kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhãn đồng ý sử dụng. Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu, hàng hoá giống hệt hoặc tương tự, có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của xơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế) hoặc đã được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan đo lường chất lượng. Sản phẩm, hàng hoá ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam. Sản phẩm, hàng hoá đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng, mà có mức chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép. Sản phẩm, hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó. Như vậy, dựa vào những dấu hiệu quy định ở trên, chúng ta đã có cơ sở rõ ràng để kết luận một hàng hoá có phải là hàng giả hay không. 3.2. Phân biệt giữa hàng giả và hàng kém chất lượng Sản phẩm hàng hoá có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng đã đăng ký và ghi nhãn sản phẩm song chưa vi phạm mức chất lượng tối thiểu thì chưa bị coi là hàng giả mà chỉ là những hàng kém chất lượng. Những hàng hoá này được xử lí theo Nghị định số 327/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành pháp lệnh chất lượng hàng hoá. Việc phân biệt giữa hàng giả và hàng kém chất lượng là rất quan trọng trong công tác chống hàng giả bởi có phân biệt ta mới đâu là hàng giả, đâu là hàng kém chất lượng để xử lý đúng người đúng tội theo quy định của nhà nước và pháp luật. 3.3. Mức chất lượng tối thiểu Mức chất lượng tối thiểu là mức chất lượng (chủ yếu là các chỉ tiêu liên quan đến an toàn, vệ sinh môi trường) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Bộ y tế, Bộ Lao động Thương binh xã hội, Cục đo lường chất lượng...) quy định dưới dạng tiêu chuẩn hoặc văn bản quy định khác. Những hàng hoá có mức chất lượng dưới mức tối thiểu thì bị coi là hàng giả và bị xử lý theo nghị định số 140 - HĐBT. 4. Phân loại hàng giả và hàng nhái thương hiệu Có rất nhiều tiêu thức khác nhau làm căn cứ để phân loại hàng giả và hàng nhái thương hiệu, một trong những tiêu thức đó là phân loại theo hàng hoá sản xuất trong nước hay nước ngoài. Với căn cứ đó hàng giả và hàng nhái thương hiệu được xem xét dưới những hạng sau: Nội giả nội như xe đạp VIHA, diêm thống nhất, thuốc lá du lịch, Vinata ba, xà phòng, xi măng, nước mắm, thóc giống, quần áo, bia, rượu, thuốc tân dược giả. Nội giả ngoại như các rượu Henessy, Johny walker, Remy Martin, phụ tùng xe máy, xe đạp, thuốc lá... Giả sản phẩm của liên doanh với nước ngoài như mỳ chính, nước khoáng Lavie. Ngoại giả ngoại: như mỳ chính Ajnomoto, máy điện thoại Nukio, băng hình, đĩa CD.. Ngoài ra, người ta cũng có thể phân loại theo hình thức của hàng giả và hàng nhái thương hiệu: Hàng giả sử dụng nhãn mác bao bì của hàng thật, loại hàng giả này rất nguy hiểm với người tiêu dùng vì thường là phải sử dụng rồi mới biết là giả hay thật. Hàng nhái thương hiệu của hàng thật. Loại hàng giả và hàng nhái thương hiệu này đễ nhận biết hơn nhưng hiện naylại phổ biến trên thị trường do người tiêu dùng không có những hiểu biết đầy đủ về hàng hoá định mua. II. Nguyên nhân hay động cơ của nạn làm hàng giả và hàng nhái thương hiệu Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạn sản xuất và buôn bán hàng giả và hàng nhái thương hiệu ngày một gia tăng, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan vẫn là quan trọng nhất Nguyên nhân khách quan Cơ chế thị trường phát triển, bên cạnh những mặt tích cực, những thành tựu mà nó đem lại cho nền kinh tế nước ta thì nó ngày càng bộc lộ những hạn chế, những hậu quả to lớn cho nền kinh tế mà không phải một sớm một chiều mà khắc phục được. Trong thời gian qua ở Việt Nam, thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh nên môi trường cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, thi thố tài năng công khai chưa đồng bộ, đã trở thành mảnh đất “màu mỡ” cho các tệ nạn hoành hành. Hàng giả là một trong tệ nạn hoành hành mạnh nhất. Hơn nữa, cơ sở vật chất kỹ thuật nước ta nói chung là thấp kém, những thiết bị, máy móc chuyên dụng cho công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá là không có. Các công nghệ tiên tiến để bảo vệ hàng hoá như mã số, mã vạch, nhãn hiệu...hầu như chưa phát triển. Trong khi đó, nhiều cơ sở sản xuất hàng giả đã áp dụng những “công nghệ” cao trong sản xuất và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn trong việc tiêu thụ hàng giả khiến cho công tác chống hàng giả càng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ quan Tệ nạn làm hàng giả và hàng nhái thương hiệu do các nguyên nhân chủ quan là chủ yếu và một trong những nguyên nhân chủ quan phải nói trước hết đó là sự thiếu chặt chẽ của các thể chế pháp luật trong kiểm soát, phát hiện và trừng trị các tội phạm thuộc loại này. Các văn bản hướng dẫn xử lý đối với đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả còn thiếu. Nhiều văn bản đã được ban hành thì lại không có hướng dẫn cụ thể dẫn đến tuỳ tiện trong xử lý. Hơn nữa, trình độ dân trí nước ta còn thấp, nhất là tri thức về chấp hành pháp luật còn hạn chế, trong khi đó lối suy nghĩ cá nhân hẹp hòi chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà dẫn đến động cơ làm hàng giả. Điều đáng báo động là một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp còn mang nặng lối làm ăn kiểu chụp giật, không tuân thủ các quy tắc văn minh của thị trường, lợi dụng các kẽ hở của pháp luật, tìm mọi thủ đoạn để vụ lợi cá nhân. Họ đã tìm mọi cách thay thế vật liệu rởm, rẻ tiền để sản xuất hàng hoá với chi phí thấp mà vẫn bán được giá cao, thu lợi nhuận nhiều. Trong khi đó, việc quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các cấp, các ngành có liên quan còn lỏng lẻo, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát hoặc kiểm tra, kiểm soát không chặt chẽ, đặc biệt khi có sự “bung ra” ngoài vòng kiểm soát của các công ty trách nhiệm hữu hạn cũng vô hình tiếp sức cho các tệ nạn hoành hành. Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng nhái thương hiệu chưa thật sự đi vào cuộc sống, chưa coi vấn đề hàng giả, hàng nháI là nghiêm trọng cần phảI chặn đứng, đẩy lùi. Một số quy định chưa chặt chẽ còn nhiều kẽ hở, thậm chí còn chồng chéo, gây khó khăn, cản trở cho công việc kiểm tra, xử lý. Sự phối hợp đấu tranh giữa các ngành, lực lượng chức năng chưa đồng bộ, chưa có sự thống nhất cao, công tác giám định chưa đáp ứng nhu cầu đấu tranh chống tội phạm. Kinh phí cho công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả không có hoặc có rất ít dẫn đến hạn chế kết quả chung. Việc các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa quan tâm đúng mức, xét xử không kịp thời, nghiêm minh các vụ án sản xuất và tiêu thụ hàng giả và hàng nhái thương hiệu. Cộng thêm với tình trạng một số cán bộ thoái hoá biến chất của các ngành chức năng đã tiếp tay, giúp sức cho những đối tượng làm ăn phi pháp cũng là nguyên nhân làm cho tệ nạn này diễn biến ngày càng phức tạp. Về phần các doanh nghiệp thì chính các doanh nghiệp cũng chưa có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cho sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quản lý mẫu mã, bao bì còn sơ hở, chậm cảI tiến và đổi mới, dễ bị làm nhái. Một số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp lại là các đối tượng trong đường dây tổ chức sản xuất và buôn bán hàng giả của chính doanh nghiệp đó. Hoặc là giá sản phẩm của các doanh nghiệp còn cao, chưa phục vụ đại đa số quần chúng nhân dân. Một nguyên nhân nữa là hàng hoá sản xuất trong nước tuy đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến chất lượng, mẫu mã, song sức cạnh tranh yếu, chưa theo kịp khu vực và thế giới. Giữa các địa phương trong cả nước, giữa thành thị và nông thôn cũng có sự phát triển không đồng đều. Một số bộ phận người sản xuất ít vốn không có kỹ thuật đã phản ứng tiêu cực, sản xuất hàng giả nhãn mác hiệu hàng hoá của các cơ sở khác nhằm duy trì sự tồn tại của họ. Hàng giả ảnh hưởng trước hết đến lợi ích của người tiêu dùng nên chúng ta không thể không kể đến nguyên nhân xuất phát từ phía người tiêu dùng. Một phần do họ không có đủ thông tin về sản phẩm của các doanh nghiệp, một phần do họ chưa có ý thức cao trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Nhiều người có tâm lý dễ chấp nhận với hàng giả theo quan niệm “tiền nào của ấy”, khi hàng hoá rẻ thì họ mua về để dùng. Người tiêu dùng ít liên hệ với các cơ quan chức năng như cục quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế... để cung cấp những thông tin về hàng giả. Hàng giả liên quan đến đời sống, kinh tế và xã hội nên những vấn đề xã hội cũng là một nguyên nhân dẫn đến nạn hàng giả. Đó là tình trạng thất nghiệp, thiếu công ăn việc làm của một số cán bộ, học sinh, sinh viên được đào tạo, có hiểu biết nhất định về một ngành nghề, lĩnh vực mà không được sử dụng dẫn đến sản xuất và buôn bán hàng giả. Đó cũng có thể là vấn đề thu nhập, do thu nhập của các tầng lớp nhân dân không đồng đều, nhất là tầng lớp nông dân và những người lao động nghèo còn quá thấp, không có điều kiện tiêu dùng các loại hàng hoá chính phẩm có chất lượng nhưng giá cao nên buộc phải chấp nhận hàng giả kém phẩm chất nhưng có giá rẻ. Còn một số các nguyên nhân khác như chúng ta chưa làm tốt công tác tuyên truyền và cung cấp những kiến thức cơ bản cho người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá, tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả để nhận biết và tham gia đấu tranh phòng ngừa… Tất cả những nguyên nhân kể trên đã chững tỏ vì sao nạn sản xuầt và buôn bán hàng giả vẫn không hề giảm bất chấp mọi nỗ hực, cố gắng của Nhà nước, của các cơ quan chức năng trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả. III. Tác động của hàng giả và hàng nhái thương hiệu Tác động của hàng giả và hàng nhái thương hiệu đến nền kinh tế. Hàng giả và hàng nhái thương hiệu là hành vi vi phạm pháp luật có tính chất nghiêm trọng đối với toàn xã hội. Việc sản xuất và buôn bán hàng giả và hàng nhái thương hiệu ngày càng gia tăng đều trực tiếp hay gián tiếp gây ra những hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Một tác động điển hình là nạn hàng giả và hàng nhái thương hiệu làm giảm hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt với những loại hàng giả và hàng nhái thương hiệu thuộc dạng nội giả ngoại ngày càng nhiều hơn làm cho các doanh nghiệp, các chủ đầu tư nước ngoài không dám bước chân vào Việt Nam. Hàng giả và hàng nhái thương hiệu còn ảnh hưởng đến nguồn ngân sách Nhà Nước. Thông qua sự tác động tới các doanh nghiệp Nhà nước, hàng giả và hàng nhái thương hiệu làm thiệt hại ngân sách hàng tỷ đồng. Thêm vào đó ngân sách nhà nước luôn phải chi ra những khoản tiền tương đối lớn cho công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả và hàng nhái thương hiệu. Và như vậy hàng giả và hàng nhái thương hiệu sẽ luôn là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước nếu như chúng ta không có những biện pháp mạnh để chặn đứng hành vi này. 2. Tác động của hàng giả và hàng nhái thương hiệu đến các doanh nghiệp. Những sản phẩm hàng hoá có uy tín là kết quả của quá trình nghiên cứu đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, quảng cáo tiếp thị, có sản phẩm mang tính gia truyền hoặc xuất xứ ở những vùng có điều kiện đặc thù mà trở nên nổi tiếng. Hàng giả và hàng nhái thương hiệu được làm giống hệt hoặc tương tự hàng thật nhưng không phải đầu tư vào những công việc trên cho nên chi phí sản xuất thấp vì vậy dễ thu được lợi nhuận cao, có “ lợi thế cạnh tranh’’ cao. Cuộc “ cạnh tranh’’ không cân sức này đã làm hàng thật điêu đứng, các doanh nghiệp luôn có nguy cơ đứng bên bờ vực của sự phá sản. Bởi vì: Thứ nhất: hàng giả rẻ hơn bán được nhiều hơn (khi người tiêu dùng chưa biết là hàng giả) do đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Doanh số bán hàng của doanh nghiệp sẽ liên tục giảm, hàng hóa tồn đọng không tiêu thụ được dẫn đến ứ đọng vốn, nợ ngày một nhiều và nếu cứ kéo dài tình trạng này thì tất yếu doanh nghiệp sẽ bị phá sản. Thứ hai: khi người tiêu dùng biết có hàng giả thì doanh nghiệp cũng bị mất uy tín và khách hàng có thể không mua nữa và doanh nghiệp bị đẩy vào nguy cơ phá sản. 3. Tác động của hàng giả và hàng nhái thương hiệu đến người tiêu dùng Hàng giả luôn là nỗi kinh hoàng cho mỗi người tiêu dùng, bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của hàng giả và có thể ảnh hưởng đến sinh mạng, sức khoẻ của người tiêu dùng. Nguy hiểm nhất trong số các loại hàng giả và hàng nhái thương hiệu phải kể đến là thuốc chữa bệnh. Nhiều bệnh nhân mua phải thuốc giả giá thì đắt mà bệnh vẫn hoàn bệnh, thậm chí bệnh còn nặng hơn và gây chết người. Với người nông dân hàng giả và hàng nhái thương hiệu làm cho họ dở khóc dở cười, tiền mất tật mang khi mua phải thuốc trừ sâu, phân bón giả... Và còn rất nhiều những hậu quả mà hàng giả gây ra cho người tiêu dùng mà trong phạm vi bài viết này không thể liệt kê hết được. Nhưng qua đó chúng ta cần phải biết rằng trong khi chúng ta đang “ loay hoay’’ tìm những biện pháp chống hàng giả và hàng nhái thương hiệu từ người tiêu dùng đang hàng ngày hàng giờ phải “ chung sống’’ với hàng giả và đang phải hứng chịu những hậu quả do hàng giả gây ra. Chương II Thực trạng nạn hàng giả và hàng nhái thương hiệu ở việt nam thời gian qua I. Thực trạng nạn hàng giả và hàng nhái thương hiệu và gian lận thương mại ở Việt Nam 1.Những loại hàng hoá hay bị sản xuất giả ở Việt Nam Thời bao cấp, hàng giả và hàng nhái thương hiệu hầu như ít có đất phát triển bởi sản phẩm sản xuất theo chỉ tiêu do các cơ quan sản xuất thuộc lĩnh vực quốc doanh và khu vực tập thể đảm nhiệm. Cung không đủ cầu nên họ không phải lo cải tiến mẫu mã, không cần quan tâm đến thị hiếu của khách hàng, không phải lo nghiên cứu, tiếp thị thị trường mà chỉ lo hoàn thành kế hoạch trên giao. Người tiêu dùng hầu như không có quyền lựa chọn, không có quyền mặc cả về giá. Vì vậy hàng giả và hàng nhái thương hiệu khó “ chen chân’’. Song từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá phát triển nhưng cũng là những mảnh đất có đủ “độ ẩm’’ “nhiệt độ’’... thích hợp cho hàng giả phát triển, từ những mặt hàng cao cấp đắt tiền như đá quý, vàng bạc, rượu ngoại, nước hoa , mỹ phẩm... đến các mặt hàng chuyên dụng như tân dược, thuốc trừ sâu, phân bón... rồi đến các mặt hàng công nghiệp như máy bơm nước, các phụ tùng ô tô, xe máy... rồi đến các mặt hàng điện tử như các thiết bị điện tử, đĩa CD... tiếp đến là các mặt hàng vật liệu xây dựng (sắt, thép, xi măng...), các mặt hàng may mặc, giầy dép và cả đến loại hàng thông dụng, rẻ tiền như viên phấn, giấy vệ sinh... nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là mặt hàng thực phẩm, đồ uống. Hiện nay trên thực tế hàng giả và hàng nhái thương hiệu tồn tại ở khắp mọi nơi với hầu hết các loại hàng hoá. Chỉ cần thị trường có nhu cầu mà khả năng làm được thì đều có nguy cơ bị làm hàng giả và hàng nhái thương hiệu. Sáng 05/10/2004, triển lãm hàng gian, hàng giả và công nghệ phòng chống đã khai mạc tại thành phố Hồ Chí Minh khiến không ít khách tham quan phải giật mình. Hầu như tất cả các loại sản phẩm đều có thể bị nhái nhãn hiệu, kiểu dáng hoặc bị làm giả hoàn toàn. Nhiều khách tham quan đã có cùng nhận định: “ Từ miếng rửa chén một nghìn đồng tới chai rượu ngoại cả trăm, triệu đồng cũng bị làm giả, làm nhái. Không có đối chứng thì chúng tôi khó có thể phát hiện được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả”. Nhiều người đều có chung nhận định như vậy bởi vì nhìn những bia chai Sài Gòn, Heneiken, rượu Nếp mới, Hennessy, thuốc lá Bastos, dầu gội đầu Sunsilk... trưng bày tại triển lãm rất khó phát hiện đó là hàng giả. Bột giặt Omô, nước rửa bát chén Mỹ hảo, nước đóng chai La vie, tương ớt các loại... cũng bị nhái y hệt màu sắc, kiểu dáng và thay bằng tên na ná như: Vỹ Mô, Vỹ Hảo, Love, Le ville... Máy tính Casio có hơn 100 mẫu mã thì có tới hơn 70 mẫu bị làm nhái... 2. Những thủ đoạn làm hàng giả và hàng nhái thương hiệu. Hàng giả trên thị trường phổ biến là sử dụng nhãn mác bao bì của hàng thật, nhái theo kiểu dáng của hàng thật trong nước và ngoài nước trong khi đó ruột lại là hàng giả. Nếu có hàng thật để so sánh thì có thể thì cũng có thể phân biệt được hàng giả không sắc nét bằng hàng thật. Đó là trường hợp làm giả sản phẩm của Nhựa Bình Minh. Một nhân viên của công ty Nhựa Bình Minh đã nói về keo dán nhựa giả sản phẩm của công ty: “ Nếu có sản phẩm đối chứng đặt cạnh thì có thể thấy hàng giả không sắc nét bằng hàng thật và khi bóc thử thì tem giả dễ bóc hơn vì dán bằng đề can. Nhưng hàng này đưa về quê thì rất khó phân biệt”. Hàng giả “sao nguyên” tên, tem, logo, địa chỉ của nhà sản xuất chính thống và mỗi ngày các cơ sở làm giả tung ra vài nghìn sản phẩm, giá ngang bằng hoặc thấp hơn không đáng kể so với hàng thật. Và do bị làm giả nhiều quá. Mới đây công ty đã phải thay mẫu mã mới. Hàng Việt Tiến cũng rơi vào tình trạng tương tự, hàng nhái từ nhãn giá tới logo chữ “V” thêu ở túi áo ngực đều mang đặc trưng của Việt Tiến. Để ý kỹ mới thấy, thay bằng chữ “viettien” ở cúc áo thì hàng nhái in những chữ có âm na ná. Giá hàng nhái còn cao hơn so với hàng Việt Tiến thật. Theo nhận định của các chuyên gia, đây có lẽ là “chiêu lừa” của cơ sở sản xuất. Theo thống kê hàng năm, các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường phát hiện, xử lý hàng chục ngàn vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái thương hiệu và các vi phạm này chủ yếu về quyền sở hữu công nghiệp chiếm gần 75%, về kiểu dáng công nghiệp chiếm gần 25%. Hình thức giả nhãn nước ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm khoảng 70% - 80% tổng lượng hàng giả. Hiện nay, sản xuất, buôn bán hàng giả tập trung vào mỹ phẩm, quần áo, giầy dép, thuốc tân dược, rượu bia, nước uống sản xuất công nghiệp... Một hiện tượng đáng chú ý là, nếu có mặt hàng nào mới sản xuất trong nước, hoặc mặt hàng nhập ngoại nào đó được người tiêu dùng ưa chuộng, thì lập tức trên thị trường xuất hiện các loại hàng giả mạo để lừa người tiêu dùng, kiếm lợi bất chính. Thủ đoạn làm giả rất tinh vi, thậm chí dùng kỹ thuật “công nghệ” cao vào việc “nhái” các mẫu mã hàng thật. Địa bàn tiêu thụ được mở rộng hơn trước do được tự do buôn bán trên toàn quốc. Thậm chí ngay ở các siêu thị vốn được coi là điểm sáng của văn minh thương nghiệp bởi hai yếu tố: chất lượng hàng hoá và phương thức phục vụ, thì uy tín cũng đang bị “hoen ố” bởi không ít các siêu thị đang bán các loại hàng giả, hàng “nhái” khác nhau... Ví dụ như Trung tâm Thương mại Saigon Square, một đợt truy quét “mini” của Nike đã phát hiện ra hơn 400 sản phẩm quần áo, giầy, tất mang nhãn hiệu Nike là hàng giả. Theo Nike, đây chỉ là một chút bề nổi của tảng băng chìm. Trưởng phòng quan hệ đối ngoại của Nike đã khẳng định 99% hàng hoá hiện bán tại thị trường Việt Nam dưới nhãn hiệu của Nike là hàng giả. Tổng giám đốc Công ty may Việt Tiến cũng bức xúc: “ Kết quả khảo sát mới đây của công ty trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện có đến 150 cửa hàng bán sản phẩm may sẵn không phải là cửa hàng hay đại lý của Việt Tiến, nhưng treo bảng hiệu kiểu mập mờ: “ ở đây có bán sản phẩm của Việt Tiến... Các sản phẩm mang nhãn hiệu Ralplauren, Polo, Valentin, Valetino, Vientien, Victien... đều không phải do Việt Tiến sản xuất”. Điều ngạc nhiên là qua cuộc kiểm tra mới đây tại 72 đại lý của mình, Việt Tiến cũng đã phát hiện ra 3 đại lý bán hàng “không phải của Việt Tiến sản xuất”. Mấy năm gần đây còn thấy xuất hiện một số hàng sản xuất từ nước ngoài mang nhãn mác hàng nội nhập vào để trà trộn tiêu thụ trong nước chủ yếu là những mặt hàng có chất lượng được người tiêu dùng ưa chuộng như đồ điện, giầy dép ..., nhất là hàng Trung Quốc. Mùa hè vừa qua, trên thị trường Hà Nội đã xuất hiện một lượng lớn các loại phích cắm, ổ cắm và các thiết bị điện khác được sản xuất tại Trung Quốc nhưng lại được gắn mác Hanel... Còn theo công ty Amoro (Hà Nội) khảo sát thì có tới 40% sản phẩm bán trên thị trường phía Nam là hàng Trung Quốc nhái theo mẫu mã sản phẩm của Công ty. Nguy hại là loại hàng giả độc haị mà bọn tội phạm không cần biết đến tính mạng người sử dụng ,vì lợi nhuận ,bọn chúng làm những loại hàng giả gây tác hại trực tiếp đến sức khẻo trực tiếp đến người tiêu dùng như pha thuốc trừ sâu , phân đạm urê vào rượu để tăng nồng (alcol),dùng da trâu nhựa đường nấu làm cao hổ cốt, cao khỉ toàn tính, dùng phấn hồng hoà vào nước máy giả làm thuốc bổ B12... Đa số các vụ sản xuất hàng giả thường ở quy mô nhỏ, khép kín trong gia đình hoặc một số người đảm bảo từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Phương tiện sản xuất thô sơ đơn giản ... tổ chức sản xuất không thường xuyên, không liên tục, thường là theo thời vụ, thấy thị trường khan hiếm, tiêu thụ dễ, có lợi mới tổ chức sản xuất. Để che dấu hành vi phạm pháp và dễ dàng phi tang khi bị kiểm tra ,từ sản xuất tập trung ,quy mô bọn làm hàng giả đã chuyển sang phân tán và chia nhỏ công đoạn, làm tới đâu tiêu thụ ngay tới đó, sản xuất ở các hẻm sâu, vùng ven đô, gần bờ ao, sông, rạch v.v.. mặt khác để tiêu thụ được, với kỹ thuật tinh vi làm cho hàng giả giống hệt, làm người mua rễ nhầm lẫn với hàng thật, nhưng chất lượng kém hơn, có trường hợp hàng giả toàn bộ hay từng phần . Đối tượng làm hàng giả thì rất đa dạng, không chỉ có tư thương mà cá biệt có cả doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã cũng tham gia nhập khẩu, sản xuất và buôn bán hàng giả với các thủ đoạn, kỹ thuật làm giả ngày càng tinh vi hơn và thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn. Ví dụ như Công ty dệt kim Hà Nội, các sản phẩm của công ty cũng bị làm giả và bán tràn lan trên thị trường. Cũng giống như Việt Tiến, nhiều cửa hàng bán hàng không phải do Dệt kim Hà Nội sản xuất nhưng vẫn treo biển ở đây bán hàng Dệt kim một cách lờ mờ. Lại cũng có cả những đại lý của Dệt kim bán hàng không phải do Dệt kim sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là bán thân Dệt kim cũng lại sản xuất hàng giả, nhái lại nhãn mark của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Nike, addidas… Đáng chú ý còn có những thức liên doanh làm hàng giả như trường hợp công ty Golden Desire (Hồng Kông) liên doanh với công ty LOTABA và công ty KHATACO với hình thức Golden Desire đưa nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất thuốc lá Malbro giả, công ty Golden Desire chịu trách nhiệm tiêu thụ ra nước ngoài, công ty LOTABA và công ty KHATOCO nhận tiền gia công từ 8 đến 16 USD/ thùng ( 500 bao)... liên doanh này đã sản xuất tiêu thụ trên 20 triệu bao mới bị phát hiện ... Hoặc cũng có những công ty đã được nhà nước cấp giấy phép sản xuất sản phẩm này nhưng do sản phẩm của họ không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ không mạnh nên đã sản xuất nhái những sản phẩm cùng loại của hãng khác được ưa chuộng hơn. Đó là trường hợp của công ty GOHECCO. Công ty này đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho nhãn hiệu "Red Lion" dùng cho sản phẩm nước uống tăng lực. Tuy nhiên, GOHECCO đã sử dụng nhãn hiệu này cho sản phẩm của mình cùng với hình hai con vật đối đầu nhau trong vòng tròn, nhãn hiệu này tương tự gây nhầm lẫn với phần hình tương ứng của nhãn hiệu "Red Bull và hình" được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 19982 của Công ty TC. Pharmaceutical Industries. Chi Cục Quản lý thị trường Hà nội vừa kiểm tra cơ sở sản xuất của GOHECCO và phát hiện 5.000 lon nước uống tăng lực loại 250 ml thành phẩm cùng 20.000 vỏ lon chuẩn bị đóng thành hàng thành phẩm có dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu "Red Bull và hình". Thực tiễn đấu tranh chống hàng giả 1.Những biện pháp chủ yếu hiện nay Hàng giả không chỉ tác hại đến quyền lợi của người tiêu dùng, đến sức khoẻ tính mạng của nhân dân mà còn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh đến uy tín của những nhà sản xuất kinh doanh. Bởi vậy công tác đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh tiêu thụ hàng giả phải được xem là một trong những việc quan trọng, cấp bách nhằm tạo môI trường cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Cũng cần khách quan mà nhận định rằng chống sản xuất và buôn bán hàng giả thực sự là một cuộc chiến cam go, lâu dài và do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0149.doc
Tài liệu liên quan