Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội: LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta luôn đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng hiện đại, đời sống nhân dân đã từng bước được nâng lên, nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới tạo ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng hoạt động thương mại với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh d... Ebook Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh trên mọi lĩnh vực, ngành nghề vào nước ta. Do vậy, nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên đã và đang đặt ra cho các Ngân hàng thương mại nhiều cơ hội và thách thức trong hoạt động cho vay. Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một lĩnh vực luôn ẩn chứa nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt cho vay đối với các dự án đầu tư có nhu cầu vốn lớn và thời gian vay vốn dài. Vì vậy, cho vay theo dự án là hoạt đông chứa đựng rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Chính vì lẽ, ngân hàng cần thẩm định dự án trước khi ra quyết định cho vay. Hiện nay, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư ở các Ngân hàng thương mại còn chưa cao, nhiều dự án không phát huy được hiệu quả khi vào hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Trong suốt quá trình thực tập tại NHNo & PTNT Hà Nội, em nhận thấy rằng vai trò quan trọng của việc thẩm định tài chính dự án đầu tư trước khi ra quyết định cho vay. Vì vậy, em đã đi vào tìm hiểu và nghiên cứu sâu về đề tài: “Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội” và lựa chọn làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về dự án và thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Mai Văn Bưu và toàn thể các cô chú, anh chị cán bộ NHNo & PTNT Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1- Khái niệm chung về dự án dầu tư 1.1.1-Khái niệm dự án Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau do vậy khái niệm dự án đầu tư cũng khác nhau. - Xét về hình thức: Dự án đầu tư là một hồ sơ tài liệu được trình bày một cách chi tiết và có hệ thống, cho biết mục tiêu các nguồn lực của đầu tư, thời hạn của đầu tư cũng như các hoạt động của dự án đầu tư. - Xét về nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế- xã hội trong một thời gian dài. - Xét trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế- xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. 1.1.2. Phân loại dự án đầu tư Có thể phân loại các dự án đầu tư theo các tiêu thức sau: - Theo cơ cấu tái sản xuất: có dự án đầu tư theo chiều rộng và dự án theo chiều sâu - Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội: gồm dự án phát triển sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,… - Theo thời gian thực hiện: gồm các dự án đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn - Theo sự phân cấp quản lý dự án: gồm các dự án quan trọng cấp quốc gia(do Quốc hội quyết định đầu tư), dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C - Theo nguồn vốn: gồm các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà Nước, bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, bằng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác, bằng nguồn vốn hỗn hợp. 1.1.3.Các giai đoạn của dự án đầu tư Thông thường một dự án đầu tư gồm có 4 bước sau: Nghiên cứu, phát hiện và đánh giá cơ hội đầu tư; Nghiên cứu tiền khả thu; Nghiên cứu khả thi; Thẩm định và phê duyệt dự án. Các giai đoạn này gắn kết một cách chặt chẽ với nhau, đan xen nhau theo một tiến trình logic. Nghiên cứu , phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư Mục đích của bước này là phát hiện các cơ hội đầu tư và xác định sơ bộ khả năng khai thác từng cơ hội, làm cơ sở lựa chọn những cơ hội có triển vọng và phù hợp để tiến hành các bước nghiên cứu xây dựng dự án tiếp theo. Để phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư cần dựa vào căn cứ sau: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng , ngành hay chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Nhu cầu của thị trường về sản phẩm, dịch vụ Tình hình sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ở trong nước, trong vùng hay trên thị trường thế giới. Những kết quả về tài chính, kinh tế, xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện hoạt động đầu tư. Sau khi nghiên cứu phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư, những thông tin cơ bản về từng cơ hội đầu tư được hệ thống hóa trong báo cáo kinh tế kỹ thuật về cơ hội đầu tư. Nghiên cứu tiền khả thi Doanh nghiệp nghiên cứu sơ bộ ban đầu về nhu cầu, khả năng tiến hành dự án và kết quả của dự án. Trong đó, doanh nghiệp nghiên cứu sự cần thiết, điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện dự án có thể gặp phải. Bên cạnh đó doanh nghiệp dự kiến quy mô đầu tư( tổng mức vốn đầu tư), hình thức đầu tư, khả năng tự tài trợ, các phương án huy động vốn và phương án trả nợ của doanh nghiệp. Phân tích lựa chọn sơ bộ công nghệ, kỹ thuật, nguồn cung nguyên vật liệu, năng lượng cần thiết cho dự án cũng được tiến hành trong giai đoạn này. Nghiên cứu khả thi Đây là bước nghiên cứu chi tiết và sâu sắc nhằm sàng lọc lần cuối cùng để xác định phương án tối ưu. Nội dung nghiên cứu ở bước này cũng bao gồm những vấn đề như ở bước nghiên cứu tiền khả thi nhưng các nội dung nay được nghiên cứu trong trạng thái động. Đồng thời các nội dung trên được nghiên cứu một cách chi tiết kỹ lưỡng. Đối với những cơ hội đầu tư quan trọng, quy mô đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp, các bước nghiên cứu trên phải được tiến hành theo trình tự: Nghiên cứu cơ hội đầu tư- Nghiên cứu tiền khả thi – nghiên cứu khả thi, nhằm từng bước đi sâu nghiên cứu chi tiết, đầy đử và kỹ lưỡng, loại bỏ những sai sót có thể ở các bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và nghiên cứu tiền khả thi. Trong một số trường hợp còn có thể gộp bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước nghiên cứu khả thi làm một bước nghiên cứu. Thẩm định và phê duyệt dự án Đây là bước do cơ quan quản lý chức năng thực hiện. Nội dung của bước này là thẩm tra, giám định dự án để quyết định có phê duyệt dự án hay không. Một dự án đầu tư chỉ thực sự hình thành khi nó được cơ quan quản lý có đủ thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Việc đưa ra quyết định này chủ yếu dựa vào những kết luận đã được tổng hợp từ các giai đoạn trước. Nếu dự án được khẳng định là có hiệu quả và khả thi thì doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư. Đối với những dự án mang tính cộng đồng, có thể dự án không có tính khả thi nhưng nó mang lại lợi ích xã hội lớn có thể vẫn được đầu tư. Chủ đầu tư vào những dự án này thường là Nhà nước. 1.2-Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại các Ngân hàng Thương mại 1.2.1-Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Lãi suất thu được từ cho vay là khoản thu lớn nhất bảo đảm bù đắp chi phí huy động vốn, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và chi phí quản lý. Khả năng cho vay đối với khách hàng chính là lý do cơ bản để ngân hàng được cấp phép hoạt động. Mọi người đều mong muốn các ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của địa phương, đất nước thông qua việc cung cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và của người tiêu dùng với một mức lãi suất hợp lý. Hiện nay, trong hoạt động của NHTM, cho vay theo dự án đầu tư là một loại hình cho vay đem lại cho ngân hàng lợi nhuận cao nhất nhưng cũng có mức độ rủi ro cao nhất. Sự thất bại của một khoản cho vay đầu tư có tác động rất tiêu cực. Nó không đơn thuần làm giảm lợi nhuận của ngân hàng mà còn làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng. Quy trình cho vay của ngân hàng thường gồm 5 bước: Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Bước 2: Phân tích tín dụng ( Tổ chức thẩm định) Bước 3: Quyết định tín dụng Bước 4: Giải ngân Bước 5: Giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng Trong đó, NHTM thường xem giai đoạn trước khi cho vay- giai đoạn phân tích tín dụng là quan trọng nhất. Kết quả của khâu này sẽ mang tính quyết định chất lượng đối với một khoản cho vay. Trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư, thẩm định tài chính dự án đầu tư là một trong những nội dung quan trọng và phức tạp nhất vì nó đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp các kết quả của quá trình thẩm định trên nhiều phương diện khác thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư, thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật,…Như vậy, là một nội dung của quy trình cho vay, kết quả thẩm định tài chính dự án là cơ sở để Ngân hàng ra quyết định tài trợ vốn. Nói cách khác, thẩm định tài chính dự án là khâu mà ngân hàng phải quan tâm hàng đầu để đảm bảo tránh được rủi ro cho các khoản vay, tạo sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động tín dụng. 1.2.2- Khái niệm và sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn Khái niệm về thẩm định tài chính dự án đầu tư: Thẩm định tài chính dự án là việc rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà tài trợ, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân, nghĩa là thẩm định tài chính dự án là việc xem xét dự án sẽ tạo ra được những lợi ích tài chính gì trong tương lai những nguồn lực tài chính đã đầu tư cho dự án. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay vốn tại các NHTM Hoạt động cho vay theo dự án là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời nó cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro lớn. Sở dĩ như vậy vì các dự án đầu tư thường có thời hạn dài, vốn đầu tư lớn và được lập trên cơ sở ý tưởng kinh doanh và ý muốn chủ quan của chủ dự án. Họ luôn muốn được ngân hàng chấp thuận cho vay vốn, do đó, dự án bao giờ cũng có tính khả thi và thường không xem xét đánh giá hết được tất cả các khía cạnh liên quan của dự án. Do vậy, khi xảy ra rủi ro có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí có thể làm giảm khả năng thanh khoản dẫn tới nguy cơ phá sản. Điều này đã thôi thúc các NHTM phải thận trọng và kiểm soát tốt các khoản cho vay theo dự án. Muốn vậy trong tất cả các khâu của quy trình nghiệp vụ cho vay, đặc biệt là trong khâu phân tích đánh giá dự án ngân hàng phải thực hiện công tác thẩm định tài chính dự án thật tốt và có hiệu quả thì mới đảm bảo được mục tiêu trong hoạt động cho vay. Vì vậy việc thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng là rất cần thiết. Thẩm định tài chính dự án giúp ngân hàng phân tích, rà soát, đánh giá lại một cách khoa học, cụ thể, chính xác và toàn diện về khía cạnh tài chính của dự án. Với tư cách là nhà tài trợ vốn cho dự án thì ngân hàng thường quan tâm tới hiệu quả tài chính của dự án qua đó thể hiện khả năng hoàn trả nợ cả gốc lẫn lãi của dự án cho ngân hàng.Vì vậy ngân hàng cần tiến hành thẩm định tài chính dự án trước khi ra quyết định cho vay để kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó, thẩm định tài chính cũng giúp ngân hàng lường trước các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện dự án như các yếu tố công nghệ, sự biến động thị trường nguyên vật liệu, doanh số bán hàng, giá bán dự kiến, các chi phí sản xuất,…Từ đó, ngân hàng cũng có thể đưa ra các giải pháp đối với chủ đầu tư, kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nâng cao tính khả thi trong việc thực hiện dự án và hạn chế các rủi ro. Thông qua thẩm định tài chính dự án ngân hàng có những căn cứ chính xác để đưa ra quyết định đồng ý hay từ chối cho vay. Xuất phát từ việc thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Mặt khác, quá trình thẩm định tài chính dự án còn giúp cho ngân hàng tích luỹ được những kinh nghiệm và rút ra những bài học quý báu để hoàn thiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Như vậy, thẩm định tài chính dự án là hoạt động hết sức cần thiết đối với NHTM. Thực hiện tốt thẩm định tài chính dự án giúp ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ đúng đắn, mang lại lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro. Ngược lại, việc thực hiện thẩm định tài chính dự án không tốt có thể làm ngân hàng mất vốn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, mất cơ hội đầu tư vào các dự án hiệu quả… làm ảnh hưởng đến kế hoạch nguồn vốn cũng như việc bảo đảm an toàn và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của ngân hàng. Chính vì vậy, thực hiện tốt thẩm định tài chính dự án là một yêu cầu quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Muốn làm được điều đó, trước hết ngân hàng cần phải nắm rõ các nội dung trong thẩm định tài chính dự án. 1.2.3- Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại các NHTM Thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau. Những nội dung chủ yếu được ngân hàng chú trọng khi thẩm định là: 1.2.3.1- Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của dự án Tổng mức vốn đầu tư Tổng mức vốn đầu tư là mức vốn được dự kiến để chi phí cho toàn bộ quá trình đầu tư vào dự án nhằm đạt được mục tiêu đầu tư dựa vào khai thác, sử dụng theo yêu cầu của dự án ( bao gồm cả yếu tố trượt giá), được phân tích tính toán và xác định trong dự án. Việc thẩm định tổng vốn đầu tư có vai trò quan trọng vì nếu tính toán vốn đầu tư hợp lý và sát thực sẽ tránh tình trạng đầu tư tràn lan gây lãng phí vốn hoặc khi thực hiện tổng vốn đầu tư tăng hoặc giảm đi quá lớn so với dự tính ban đầu dẫn đến việc không cân đối được nguồn vốn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và hiệu quả dự án.Thông qua thẩm định tổng mức vốn đàu tư ngân hàng sẽ xác định lại xem nhu cầu vốn đầu tư của dự án đưa ra có phù hợp và đảm bảo được các điều kiện kỹ thuật, tính năng công nghệ của máy móc, cơ sở hạ tầng,…để dự án đi vào hoạt động đúng như đã dự kiến. Thẩm định cơ cấu vốn đầu tư của dự án Tổng mức vốn đầu tư cần thiết cho dự án bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động (bao gồm cả vốn dự phòng) + Vốn cố định : bao gồm toàn bộ chi phí cho quá trình đầu tư của dự án, từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án đưa vào sử dụng như giá trị mua đất, hoặc thuê đất đã được trả trước ( nếu có), chi phí xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị và công nghệ, lãi phải trả trong thời gian xây dựng cơ bản, gồm cả thuế nhập khẩu và các chi phí khác có liên quan đến máy móc thiết bị. Ngoài ra, còn có chi phí dự phòng được xác định bằng một tỷ lệ % tính trên toàn bộ giá trị dự án. Chi phí dự phòng chỉ dùng để dự trữ vốn, không dùng để thanh toán, khi phát sinh chi phải có dự toán, dự toán này phải trình cấp quyết định đầu tư giải quyết. + Vốn lưu động: bao gồm vốn sản xuất( chi phí nguyên, nhiên vật liệu, điện nước, tiền lương,…) và vốn lưu thông ( thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, hành hóa bán chịu, vốn bằng tiền,…). Vốn lưu động cần thiết cho hoạt động của dự án được xác định cho từng năm dựa vào các nhân tố sau: Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hàng năm, định mức vốn lưu động, dự trù vốn lưu động và vòng quay vốn lưu động. 1.2.3.2- Thẩm định nguồn vốn của dự án Một dự án có thể được tài trợ bằng nhiều nguồn khác nhau như: ngân sách Nhà nước cấp, ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, hoặc vốn huy động từ các nguồn khác. Ngân hàng cần thẩm định tính khả thi của từng nguồn vốn đó để làm căn cứ xác định mức cho vay của ngân hàng Số tiền cho vay = Tổng vốn đầu tư của dự án - Các nguồn tài trợ cho dự án Trong đó, các nguồn tài trợ cho dự án có thể bao gồm: - Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: được lấy từ phần khấu hao, lợi nhuận để lại, quỹ thặng dư,… mà khách hàng có thể dùng để tài trợ cho dự án. Ngân hàng cần phải kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xác định phần nguồn vốn chủ sở hữu trên thực tế có thể tham gia tài trợ dự án của doanh nghiệp. - Nguồn vốn ngân sách cấp: một số dự án được nhà nước cấp vốn để triển khai và doanh nghiệp chỉ được dùng số vốn này để thực hiện dự án. Khi đó, ngân hàng cần xem xét bảo đảm của cấp có thẩm quyền đối với nguồn vốn ngân sách. - Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác: Một số dự án có nhu cầu vay vốn lớn đòi hỏi sự đồng tài trợ của nhiều ngân hàng, các tổ chức tài chính khác. Trong trường hợp đó ngân hàng phải kiểm tra độ tin cậy về khả năng cho vay, số lượng, điều kiện và thời hạn cho vay của các nguồn tài trợ dự án từ các tổ chức tín dụng khác dựa trên các cam kết bằng văn bản của chủ thể cho vay. Bên cạnh việc thẩm định tính khả thi, ngân hàng còn xem xét thời điểm mà doanh nghiệp nhận được khoản tài trợ đó, để có kế hoạch giải ngân vốn phù hợp với tiến trình của dự án. Để hạn chế rủi ro từ phía ngân hàng và nâng cao trách nhiệm của chủ dự án, ngân hàng thường đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn tự có ít nhất là 30% trên tổng mức vốn đầu tư. Từ đó đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm vay vốn. Thẩm định nguồn tài trợ của dự án tránh cho ngân hàng rơi vào thế bị động khi cho vay khi các nguồn tài trợ khác không khả thi, giúp ngân hàng đưa ra mức tài trợ hợp lý cũng như kế hoạch đầu tư của mình đối với dự án, nhằm đảm bảo cho dự án không bị thiếu vốn và nguồn vốn của ngân hàng cũng được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. 1.2.3.3-Thẩm định các bảng dự trù tài chính: doanh thu, chi phí, lợi nhuận hàng năm từ hoạt động của dự án Về bản chất, việc thẩm định doanh thu, chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh của dự án là một phần trong thẩm định dòng tiền của dự án nhưng các ngân hàng thường tách công việc này thành một bước riêng để tiện cho việc đánh giá và tính toán. Vì vậy bước này có trách nhiệm đảm bảo đầu vào để việc thẩm định dòng tiền được chính xác. Doanh thu của dự án bao gồm các khoản lợi ích thu được từ việc vận hành tài sản cố định được đầu tư bởi dự án, gồm doanh thu từ sản phẩm chính, doanh thu từ sản phẩm phụ, doanh thu từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Chi phí của dự án bao gồm: chi phí cố định và chi phí biến đổi. - Chi phí cố định gồm chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, khấu hao máy móc thiết bị, lãi vay…thường được tính theo phần trăm trên doanh thu - Chi phí biến đổi gồm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, lương… được tính toán dựa trên sản lượng sản xuất và định mức tiêu hao. Vì doanh thu và chi phí ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, mà doanh thu lại phụ thuộc vào giá bán, trong khi giá bán phải dựa trên cơ sở chi phí thực tế và giá của các sản phẩm thay thế. Như vậy, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, chi phí đều ảnh hưởng đến doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, ngân hàng cần thẩm định tính chính xác và hợp lý của các yếu tố chi phí. 1.2.3.4- Thẩm định dòng tiền ròng của dự án Dòng tiền của một dự án được hiểu là các khoản thu và chi được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án. Lấy khoản tiền thu được trừ đi khoản chi ra thì chênh lệch này được doanh nghiệp gọi là dòng tiền của dự án tại các mốc thời gian khác nhau. Chu kỳ của dự án là toàn bộ khoảng thời gian tính từ khi dự án bắt đầu được triển khai, dự án sinh lãi và kết thúc dự án. Ta có: Trong đó: -: là dòng tiền ròng của dự án - là dòng tiền vào của dự án - là dòng tiền ra của dự án Do tiền có giá trị về thời gian nên chúng ta không thể so sánh các dòng tiền xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau mà phải quy chúng về một mốc thời gian để so sánh. Nếu quy các dòng tiền xuất hiện tại các mốc khác nhau về hiện tại người ta gọi là dòng tiền hiện tại, nếu quy về thời điểm tương lai ta có khái niệm dòng tiền tương lai. Như vậy, để xác định được dòng tiền tại các thời điểm khác nhau của dự án ta phải tính toán được dòng tiền vào, ra của dự án tại các thời điểm đó. Dòng tiền vào của dự án thường xuất hiện khi dự án trong giai đoạn sinh lãi. Đó thường là các khoản thu từ dự án. Dòng tiền ra của dự án đó là những khoản chi phí phát sinh do việc thực hiện dự án tạo ra Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp xác định dòng tiền của dự án với những phương thức tài trợ khác nhau. Khi dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu: Theo phương pháp từ trên xuống NCF = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao NPV = ∑NCF được hiện tại hóa – VCSH() Khi dự án được tài trợ bằng nợ và Vốn chủ sở hữu - Nếu phương thức trả nợ là trả gốc và lãi hàng năm: NCF = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao - Trả vốn vay NPV = ∑NCF được hiện tại hóa – VCSH() - Nếu phương thức trả nợ là trả lãi hàng năm, trả gốc vào cuối năm NCF = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao NPV = ∑NCF được hiện tại hóa – VCSH() Khi TSCĐ của dự án được hình thành thông qua thuế: NCF = Lợi nhuận sau thuế NPV = ∑NCF 1.2.3.5-Thẩm định về lãi suất chiết khấu Trước khi nghiên cứu về lãi suất chiết khấu chúng ta hãy tìm hiểu về giá trị thời gian của tiền. Theo nguyên tắc giá trị thời gian của tiền, một đồng hôm nay sẽ có giá trị khác một đồng hôm qua, khác với một đồng ngày mai. Nguyên nhân cơ bản của sự thay đổi về giá trị của tiền đó là do tác động của lạm phát và chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Nếu nền kinh tế có lạm phát thì một đồng hôm nay có giá trị cao hơn một đồng ngày mai. Tương tự chi phí cơ hội cũng làm cho tiền tại các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau. Do tiền xuất hiện tại các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau, nên để có thể so sánh các dòng tiền xuất hiện tại các thời điểm khác nhau với nhau, người ta sử dụng lãi suất chiết khấu để qui đổi các dòng tiền đó về cùng một mốc để so sánh. Khi quy đổi các dòng tiền về thời điểm hiện tại, gọi là dòng tiền hiện tại. Khi quy đổi vể thời điểm tương lai gọi là dòng tiền tương lai. Khi thực hiện một dự án, nhà đầu tư sẽ bỏ qua lợi tức kỳ vọng của các dự án hay tài sản khác có cùng mức rủi ro. Chính vì vậy, nhà đầu tư sẽ đòi hỏi một tỷ lệ sinh lời cần thiết đối với dự án đó. Đó chính là lãi suất chiết khấu.Vậy, lãi suất chiết khấu là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với một dự án, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trị hiện tại ròng và thời gian hoàn vốn của dự án.Vấn đề đặt ra cho các Ngân hàng thương mại khi thực hiện thẩm định tài chính dự án đầu tư là phải xác định được một hệ số chiết khấu hợp lý với từng dự án để đưa ra kết luận đánh giá hiệu quả tài chính chính xác nhất đối với mỗi dự án đầu tư. Về bản chất lãi suất chiết khấu của một dự án chính là chi phí vốn của dự án đó. Với mỗi dự án có phương thức tài trợ khác nhau, chi phí vốn của các dự án đó cũng khác nhau do đó mà lãi suất chiết khấu được sử dụng để chiết khấu dòng tiền cũng khác nhau. Nguyên tắc dự tính lãi suất chiết khấu: - Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng: Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Để thuận lợi trong việc xác định lãi suất chiết khấu của dự án, người ta so sánh mức độ rủi ro của dự án này với các dự án mà công ty thực hiện trước đây. Tùy vào kết quả so sánh mà sẽ lựa chọn lãi suất chiết khấu của dự án hiện tại bằng cách giữ nguyên hay điều chỉnh lãi suất chiết khấu của các dự án trước. - Nguyên tắc nhất quán: Theo nguyên tắc này dòng tiền thuộc về chủ thể nào thì việc xác định lãi suất chiết khấu không thể biệt lập với chủ thể đó. Qua phân tích cho thấy lãi suất chiết khấu phụ thuộc chủ yếu vào ba yếu tố là: khả năng sinh lời của dự án, mức độ rủi ro của dự án, cơ cấu vốn tài trợ cho dự án. Khi xác định lãi suất chiết khấu cán bộ thẩm định phải phân tích rõ tầm ảnh hưởng của các yếu tố này để xác định lãi suất chiết khấu cho phù hợp. Một cách tổng quát: Lãi suất chiết khấu = Lợi tức phi rủi ro + Phần bổ rủi ro - Khi vốn đầu tư là nợ thì lãi suất chiết khấu của dự án thường được coi là lãi suất vốn vay. - Khi vốn đầu tư là vốn chủ sở hữu thì lãi suất chiết khấu của dự án chính là chi phí cơ hội của việc sử dụng đồng vốn đó hay còn gọi là tỷ lệ sinh lời tốt nhất bị bỏ qua. - Khi sử dụng kết hợp cả vốn chủ sở hữu và nợ thì lãi suất chiết khấu chính là chi phí vốn trung bình(WACC) 1.2.3.6- Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án chính là việc tính toán các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án và đưa ra kết luận cuối cùng có nên thực hiện dự án hay không. Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu một vài chỉ tiêu quan trọng. Giá trị hiện tại ròng( NPV) Phương pháp hiện giá thuần( NPV) là phương pháp phân tích hiệu quả vốn đầu tư trên cơ sở sử dụng chi tiêu hiệu quả giá trị hiện tại thuần. NPV- giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được đưa về hiện tại ở mốc thời gian t0. NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng không. NPV > 0 có nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. Nếu NPV < 0, dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư ban đầu, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư. Công thức xác định: Trong đó: NPV : Giá trị hiện tại ròng của dự án. Nt: Thu hồi gộp tại năm t Nt = Khấu hao tại năm t + Lợi nhuận tại năm t + Lãi vay tại năm t =( Ft+ Pt+ Lt) It: Vốn đầu tư tại năm t ( Luồng tiền mặt chi tại năm t) n: Số năm hoạt động hoặc số năm trong thời ký phân tích ( Nt - It): thu hồi thuần tại năm t Đn: Giá trị thanh lý vào cuối kỳ sử dụng Itt: Mức lãi suất tính toán Hệ số chiết khấu tại năm t. Hệ số này được tính sẵn phụ thuộc vào mức lãi suất tính toán (itt) và thời gian t Nguyên tắc sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần trong đánh giá và so sánh hiệu quả các dự án đầu tư. Những dự án có NPV ≥0 là những dự án đáng giá về mặt hiệu quả kinh tế. Khi lựa chọn một trong số nhiều phương án loại bỏ nhau thì phương án có NPV lớn nhất sẽ có lợi nhất. Ưu điểm của chỉ tiêu NPV: - Phương pháp NPV có ưu điểm là cho biết quy mô số tiền lãi có thể thu được từ dự án. Phương pháp NPV khắc phục được nhược điểm của các phương pháp thời gian hoàn vốn cũng như phương pháp tỷ suất lợi nhuận. - NPV là một tiêu chuẩn hiệu quả tuyệt đối tính đầy đủ đến giá trị theo thời gian của tiền, tính đầy đủ mọi khoản thu và chi của cả thòi kỳ hoạt động và phân tích dự án. - NPV cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các bên liên quan Hạn chế của chỉ tiêu NPV: - NPV phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu itt được lựa chọn. Tỷ suất này càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại. Việc xác định tỷ suất chiết khấu chính xác là rất khó, nhất là khi thị trường vốn có nhiều biến động. - Khi sử dụng phương pháp NPV đòi hỏi dòng tiền mặt của dự án phải được dự báo độc lập cho đến hết năm cuối cùng của dự án và các thời điểm phát sinh chúng. Hơn nữa dùng phương pháp NPV trong việc so sánh các phương án có thời kỳ hoạt động không giống nhau sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, người ra sử dụng phương pháp giá trị hàng năm để thay thế khi phương pháp NPV gặp khó khăn. - NPV là chỉ tiêu tuyệt đối nên dùng NPV mới chỉ dừng lại ở mức độ xác định lãi, lỗ thực của dự án mà chưa cho biết tỷ lệ lãi đó trên vốn đầu tu như thế nào? Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi so sánh phương án có vốn đầu tư khác nhau. Để khắc phục hạn chế này người ta dùng phương pháp hệ số hoàn vốn đã được chiết khấu. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ(IRR) Tỷ lệ nội hoàn(còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ) là mức lãi suất nếu dùng nó để chiết khấu các dòng tiền của dự án về hiện tại thì sẽ cho giá trị NPV = 0. IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Như vậy, với phương pháp hiện giá thuần ( NPV), tỷ suất chiết khấu( itt) cần được xác định trước. Còn trong phương pháp này cho NPV = 0 để tính ra tỷ suất hoàn vốn IRR. Chúng ta biết rằng tỷ suất chiết khấu itt ảnh hưởng quyết định đến chỉ tiêu NPV , itt càng bé thì NPV càng lớn và ngược lại. Độ chính xác của NPV chịu ảnh hưởng quyết định bởi việc lựa chọn lãi suất chiết khấu. Để khắc phục nhược điểm đó ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu IRR. Khi NPV= 0 có nghĩa là toàn bộ số tiền vốn bỏ ra đã được hiện tại hóa bằng toàn bộ số tiền thu nhập hoàn vốn hàng năm đã được hiện tại hóa của dự án trong toàn bộ thời gian hoạt động. Chỉ tiêu IRR cho phép các nhà phân tích nhìn thấy với tỷ suất chiết khấu bằng bao nhiêu thì dự án hoàn vốn. Thông thường cách tính IRR theo phương pháp nội suy. Với hai mức lãi suất chiết khấu i1 và i2 , theo giả sử i1 0, NPV < 0. Khi đó IRR cần tính tương ứng với NPV = 0 sẽ nằm giữa hai mức lãi suất i1 và i2: Công thức xác định: Trong đó: i1: tỷ suất chiết khấu thấp hơn. NPV(i1) > 0 i2: tỷ suất chiết khấu cao hơn. NPV(i2) < 0 Nguyên tắc sử dụng IRR trong phân tích hiệu quả: Dự án đầu tư có lợi khi lãi suất tính toán ( itt) nhỏ hơn mức lãi suất nội tại ( IRR). Itt < IRR Trong số những dự án đầu tư độc lập, dự án nào có IRR cao hơn sẽ có vị trí cao hơn về khả năng sinh lợi. Ưu điểm khi dùng chỉ tiêu IRR: - IRR chỉ rõ mức độ lãi suất mà dự án có thể đạt được. Qua đó cho phép xác định được mức lãi suất tính toán ( itt) tối đa mà dự án có thể chịu đựng được. Hạn chế của chi tiêu IRR - Việc áp dụng nó có thể không chắc chắn nếu tồn tại các khoản cân bằng thu chi thực âm đáng kể trong giai đoạn vận hành dự án, tức là đầu tư thay thế lớn. Trường hợp này có thể xảy ra NPV đổi dấu nhiều lần khi chiết khấu theo những tỷ suất chiết khấu khác nhau. Khi đó tồn tại nhiều IRR và khó xác định được chính xác IRR nào làm chỉ tiêu đánh giá. - Việc áp dụng IRR có thể dẫn đến các quyết định không chính xác khi lựa chọn dự án loại trừ lẫn nhau. Những dự án có IRR cao nhưng quy mô nhỏ có thể có NPV nhỏ hơn một dự án khác có IRR thấp nhưng NPV lại cao hơn. Bởi vậy, khi lựa chọn một dự án có IRR cao rất có thể đã bỏ qua cơ hội thu một giá trị hiện tại lớn hơn. - Việc tính toán tỷ suất IRR là một công việc phức tạp Chỉ số doanh lợi._. ( Profit Index – PI ) Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra. Cách xác định: Tiêu chuẩn lựa chọn dự án là PI càng cao càng dễ chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu. Nếu không, chi phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện dự án không được bù đắp bởi tỷ suất sinh lợi của dự án. Tiêu chuẩn này khắc phục được những nhược điểm của NPV. Nó có thể sử dụng trong việc so sánh các dự án có thời hạn khác nhau và vốn đầu tư khác nhau. Song vì là một chỉ tiêu tương đối nên nó không phản ánh được quy mô gia tăng giá trị cho chủ đầu tư. Thời gian hoàn vốn (T) Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để dự án hoàn lại tổng vốn đầu tư đã bỏ ra bằng các khoản lãi tiền mặt. Đó là số năm trong đó dự án sẽ tích lũy các khoản tiền mặt để bù đắp tổng mức vốn đầu tư đã bỏ ra. Ưu điểm của chỉ tiêu (T): - PP giúp nhà đầu tư có được cái nhìn chính xác về mức độ rủi ro của dự án. Chỉ tiêu này được ngân hàng ưu thích vì thời gian thu hồi vốn đầu tư càng dài thì ngân hàng càng phải đối đầu với rủi ro trong khi thu hồi vốn, do vậy ngân hàng thường ưu thích những dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn, khả năng quay vòng nhanh và mức độ rủi ro thấp. Điểm hòa vốn( BP) Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó mức doanh thu vừa đủ trang trải phí tổn ( không lãi). Phân tích điểm hòa vốn sẽ cung cấp nhũng thông tin cần thiết về lượng sản phẩm cần tiêu thụ, doanh thu cần đạt khi biết sản lượng và doanh thu hòa vốn. Phân tích điểm hòa vốn còn chỉ ra ngưỡng doanh nghiệp không bị lỗ, để xác định quy mô đầu tư, quy mô sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn. Ngoài ra, phân tích hòa vốn còn giúp cho việc xem xét mức giá cả mà dự án có thể chấp nhận được. Để xác định điểm hòa vốn cần chia chi phí thành 2 loại: chí phí cố định và chi phí biến đổi. - Chi phí cố định là chi phí không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể khi sản lượng thay đổi.Thuộc loại chi phí này bao gồm: khấu hao TSCĐ, tiền thuê, lãi vay, chi phí quản lý… - Chi phí biến đổi là loại chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với sự thay đổi của sản lượng: thuộc loại chi phí này gồm: chi phí vật tư, chi phí nhân công trực tiếp… Cách xác định: Trong đó: : Sản lượng hoàn vốn : Tổng chi phí cố định : Chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm : Giá bán một đơn vị sản phẩm Các dự án có điểm hòa vốn càng thấp càng tốt vì điểm hòa vốn càng thấp thì khả năng thu lợi nhuận càng cao, rủi ro thua lỗ càng thấp.Tiêu chuẩn lựa chọn dự án là mức sản lượng tiêu thụ dự tính lớn hơn sản lượng hòa vốn của dự án. 1.2.3.7- Thẩm định về rủi ro của dự án Rủi ro của dự án được hiểu một cách chung nhất là khả năng mà một sự kiện không có lợi nào đó xuất hiện. Để tiến hành đánh giá rủi ro của dự án, người ta thường sử dụng các phương pháp sau: Phân tích độ nhạy Trong phân tích độ nhạy, người ta dự kiến một số tình huống rủi ro xảy ra trong tương lai làm các yếu tố đầu vào hay đầu ra thay đổi theo chiều hướng xấu cho dự án như: giá nguyên, nhiên vật liệu tăng, giá thuê nhân công tăng làm chi phí tăng, sản lượng tiêu thụ giảm, giá bán giảm làm doanh thu giảm,…Những rủi ro đó có thể dẫn đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính như : NPV, IRR, PI, PP,…thay đổi. Nếu các chỉ tiêu đó sau khi tính lại cho kết quả không đạt yêu cầu thì dự án được coi là kém ổn định ( tức độ nhạy cao), buộc ngân hàng phải xem xét, tính toán lại và thận trọng trước khí ra quyết đinh cho vay. Trong phân tích độ nhạy có thể phân tích một nhân tố thay đổi hoặc nhiều nhân tố cùng thay đổi đồng thời. Khi phân tích độ nhạy theo một nhân tố thay đổi cần chọn biến có khả năng thay đổi nhiều nhất, cho biến đó thay đổi trong một giới hạn nhất định còn những biến khác được giữ nguyên để đánh giá tác động của biến đó đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính đặc biệt là chỉ tiêu NPV và IRR. Tuy nhiên trên thực tế nhiều biến có thể thay đổi đồng thời, do vậy cần phải tính toán sự thay đổi và tác động đồng thời của nhiều yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, từ đó đánh giá sự ổn định, an toàn của dự án trước khi ra quyết định đầu tư. Phương pháp phân tích độ nhạy cũng có một số nhược điểm sau: Phân tích độ nhạy không tính đến xác suất xảy ra sự kiện Phân tích độ nhạy không tính đến mối quan hệ tương quan giữa các biến số. Việc thay đổi giá trị của các biến số nhạy cảm theo một tỷ lệ phần trăm nhất định không phải lúc nào cũng có mối liên hệ với sự biến thiên của các biến số hiệu quả quan sát được. Phân tích tình huống Phân tích độ nhậy được dùng phổ biến tuy nhiên chưa dựa trên sự phân bố xác suất nên khó có thể lượng hoá được cơ bản các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong trường hợp xấu nhất và tốt nhất so với cơ sở. Vì vậy, trong thẩm định tài chính dự án đầu tư, các ngân hàng còn sử dụng phương pháp tình huống hay phân tích xác suất. Theo phương pháp này, những giá trị khác nhau của đầu ra hoặc đầu vào của dự án tương ứng với những xác suất nhất định. Những xác suất này cần được tính đến trong thẩm định dự án. Để thực hiện phân tích tình huống cần thực hiện qua 4 bước sau: Bước 1: Xác định những nhân tố đầu vào không an toàn cùng những biến cố có thể của nó. Bước 2: Xác định những xác suất cho những biến cố của những đầu vào không an toàn Bước 3: Tính giá trị của các nhân tố đầu vào theo phương pháp bình quân gia quyền. Bước 4: Tính toán lại các chỉ tiêu đầu ra theo giá trị của những nhân tố đầu vào đã tính đến xác suất của chúng. Phương pháp phân tích tinh huống cũng có những ưu điểm và tồn tại những hạn chế nhất định như: phương pháp phân tích tình huống cho phép xem xét một cách toàn diện hơn những nhân tố đầu vào bất định của dự án, kết quả nhận được của thẩm định tài chính dự án như là kết quả tổng hợp của những nhân tố đó trong điều kiện trung bình vì vậy giúp các nhà đầu tư nhanh chóng ra quyết định. Nhưng kết quả của sự phân tích chịu ảnh hưởng rất lớn của việc xác định xác suất cho những biến cố có thể có những giá trị đầu vào không an toàn. Phân tích mô phỏng Phương pháp này tuy phức tạp nhưng có ưu việt hơn phương pháp phân tích tình huống. Nó đề cập đến một phạm vi các kết cục có khả năng xảy ra chứ không chỉ một vài kết cục rời rạc. Trong phạm vi đó, đường biểu diễn hàm mật độ xác suất là một đường liên tục nên việc tính toán các hệ số đo lường rủi ro sẽ chính xác hơn. Mặc dù vậy, do tính chất phức tạp trong áp dụng và đòi hỏi phương tiện kỹ thuật hỗ trợ nên các ngân hàng hầu như chưa áp dụng phương pháp này trong phân tích rủi ro dự án. 1.2.3.8-Thẩm định về tài sản đảm bảo tiền vay Để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay theo dự án, các NHTM rất quân đến tài sản đảm bảo nhằm hướng tới mục tiêu an toàn và sinh lợi trong kinh doanh. Tài trợ dựa trên đảm bảo bằng tài sản( tài sản có đảm bảo), tức ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có nguồn trả nợ thứ 2 bên cạnh nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của khách hàng, khi cần thiết ngân hàng có thể bán tài sản đảm bảo để thu nợ. Vì vậy có thể nói đảm bảo tín dụng là phương tiện cho ngân hàng có thêm một nguồn vốn khác để thu hồi nợ nếu mục đích cho vay bị phá sản. Tài sản đảm bảo tiền vay tồn tại dưới các hình thức như: tài sản thế chấp, cầm cố hay người bảo lãnh thứ ba. Tuy nhiên, không phải tài sản nào cũng được ngân hàng chấp nhận là tài sản đảm bảo cho khoản vay vì đây là cơ sở để ngân hàng ra quyết định cho vay phù hợp, tránh tổn thất ở mức thấp nhất khi có rủi ro xảy ra đối với các khoản cho vay theo dự án. Chỉ những tài sản đã được ngân hàng thẩm định, đáp ứng đủ yêu cầu về mặt pháp lý và giá trị kinh tế mới được ngân hàng chấp nhận là tài sản đảm bảo như: giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, hồ sơ về tính năng kỹ thuật và thực trạng công nghệ, giá trị thị trường, giá trị sử dụng,…của các tài sản đó. Việc thẩm định giá trị giá trị sử dụng của tài sản đảm bảo là nội dung hết sức phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải căn cứ vào giá trị thị trường của các tài sản tương tự về công dụng và tính chất, thông thường việc định giá tài sản đảm bảo được thực hiện bởi phòng thẩm định tài sản đảm bảo của ngân hàng. 1.3- Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.1. Các nhân tố chủ quan Đây chính là yếu tố về phía Ngân hàng, do chính ngân hàng tác động trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Bao gồm yếu tố con người, phương pháp và tính toán các chỉ tiêu thẩm định, trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức và quản lý điều hành. Đội ngũ cán bộ Người quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nếu nhà quản lý nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án thì họ mới tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định trong việc thực hiện tốt công việc. Nếu cán bộ thẩm định có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt và thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định tài chính dự án thường đáng được tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án, cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn phải hiểu biết sâu rộng, có phẩm chất đạo đức tốt. Vì vậy, kết quả thẩm định bao giờ cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố chủ quan của người thẩm định, được cụ thể ở 3 khía cạnh: + Số lượng cán bộ thẩm định: có ảnh hưởng trực tiếp đến áp lực về mặt công việc, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định với số lượng ít cán bộ phải thực hiện một lượng lớn các dự án thì thời gian thẩm định bình quân một dự án sẽ ít làm hạn chế chất lượng kết quả thẩm định không đảm bảo. + Trình độ cán bộ thẩm định: Nếu người thẩm định có trình độ chuyên môn hạn chế thì những kết luận đưa ra sẽ phiến diện và do đó có thể dẫn đến những quyết định sai lầm trong hoạt động cho vay của ngân hàng + Vấn đề đạo đức: đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của lãnh đạo ngân hàng. Cán bộ thẩm định có tư cách đạo đức không tốt có thể bóp méo thông tin, làm sai lệnh kết quả thẩm định và do đó dẫn đến những quyết định sai lầm trong hoạt động cho vay. - Nguồn thông tin Thẩm định tài chính dự án được tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án, được thu thập từ nhiều nguồn và bao gồm nhiều khía cạnh: thị trường, chính sách kinh tế- xã hội, kỹ thuật, thông tin về ngành,....Vì vậy, yếu tố thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng công tác thẩm định, nhất là trong thời đại của thông tin như hiện nay. Quá trình thu thập thông tin cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới tính cải tiến trong các tiêu chí đánh giá chất lượng. Chất lượng về thông tin được đảm bảo khi cán bộ thẩm định tìm kiếm số liệu từ những nguồn cung cấp có chất lượng, có được giải trình cho sự xuất hiện của các con số. Sau khi thu thập thông tin, quá trình xử lý dữ liệu của cán bộ thẩm định cũng sẽ được thể hiện ở kết quả chất lượng phân tích. Như vậy, thông tin càng đầy đủ, toàn diện và chính xác bao nhiêu thì việc thẩm định càng thuận lợi và chất lượng bấy nhiêu. - Trang thiết bị, công nghệ Đây là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thẩm định dự án, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Sự trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất thể hiện một phần mức độ chuyên nghiệp của hoạt động thẩm định tài chính dự án. Trang thiết bị công nghệ mang lại nhiều tiện ích cho ngân hàng trong công tác thẩm định tài chính dự án như khai thác và xử lý thông tin, hỗ trợ tính toán.... Nhờ vậy, chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án sẽ được nâng cao, kịp thời nắm bắt các cơ hội. - Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án Công tác thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều công đoạn và được thực hiện bởi sự phối hợp của nhiều người, đặc biệt là đối với những dự án quy mô lớn. Vì vậy, nó đòi hỏi phải có sự tổ chức quản lý điều hành một cách khoa học và thống nhất ở tất cả các khâu. Nếu công tác này được tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân với sự phù hợp về sở trường, trình độ chuyên môn kết hợp với việc kiểm tra giám sát chặt chẽ sẽ giúp phát huy được sức mạnh tổng hợp, mang lại chất lượng cao cho công tác thẩm định. Nhờ vậy, chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án sẽ được nâng cao, kịp thời nắm bắt các cơ hội. Và ngược lại, việc bố trí sắp xếp nhân sự và hình thức quản lý không tốt sẽ gây nên sự không thống nhất giữa nhiều người, ảnh hưởng đến chất lượng chung của công tác thẩm định. 1.3.2. Nhân tố khách quan Đây là những nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô, pháp luật, xã hội…những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án mà Ngân hàng chỉ có thể khắc phục được một phần. Những nhân tố này bao gồm: hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước, sự phát triển của nền kinh tế- xã hội và yếu tố lạm phát,… CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TẠI NHNo & PTNT HÀ NỘI 2.1-Vài nét chung về NHNo & PTNT Hà Nội 2.1.1-Lịch sử hình thành và phát triển Tháng 3/1988 , hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngân hàng 2 cấp, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội( viết tắt là NHNo & PTNT Hà Nội) được thành lập theo quyết định số 51- QĐ/ NH/ QĐ ngày 27.6.1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam ( nay là Thống đốc NHNN Việt nam ) Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thành phố Hà nội (nay là NHNo&PTNT Hà nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công- Nông - Thương thành phố Hà nội và 12 Chi nhánh Ngân hàng huyện. Đây là một ngân hàng thương mại quốc doanh, là ngân hàng thành viên và hoạch toán phụ thuộc của NHNo & PTNT Việt Nam, hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Với tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: Ha Noi Bank for Agriculture and Rural Development Trụ sở đặt tại : Số 77 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHNo & PTNT Hà Nội đã bàn giao 5 ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm về NHNo & PTNT Việt Nam. Lúc này NHNo & PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng Nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành phần kinh tế không mang dáng dấp của sản xuất nông nghiệp ngay giữa nội đô Thành phố Hà Nội. Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, NHNo & PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành. Năm 1994 thành lập Ngân hàng khu vực Chợ Hôm( nay là Hai Bà Trưng) Năm 1995 thành lập Ngân hàng khu vực Đông Xuân ( nay là Hoàn Kiếm) Năm 1996 thành lập các Ngân hàng Quận Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân) Năm 1997 thành lập Ngân hàng Quận Cầu Giấy Năm 2000 thành lập Ngân hàng Quận Đống Đa và khu vực Tam Trinh Năm 2001 thành lập 10 phòng giao dịch Năm 2002 thành lập 2 Ngân hàng chương Dương và Tràng Tiền PLAZA và 11 phòng giao dịch thì đến năm 2002 NHNo & PTNT Hà Nội có 33 phòng giao dịch huy động nguồn vốn và dịch vụ Ngân hàng Sau 15 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo & PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác. 2.1.2- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHNo & PTNT Hà Nội 1.Giám đốc 2.Các phó Giám đốc 3.Các phòng tổ chuyên môn nghiệp vụ: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp Phòng Tín dụng & Thẩm định Phòng Kế toán- Ngân quỹ Phòng Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế Phòng Hành chính Phòng Vi tính Phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo Tổ Kiểm tra, Kiểm toán Nội bộ Tổ nghiệp vụ thẻ 4.Chi nhánh cấp 2 5. Các phòng giao dịch Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh Hà Nội: Các phó Giám đốc Phòng NV & Kế hoạch tổng hợp Phòng Kế toán & Ngân quỹ Phòng KD ngoại tệ và Thanh toán quốc tế Phòng Tổ chức cán bộ &đào tạo Tổ kiểm tra , kiểm toán nội bộ Phòng Tín dụng Phòng vi tính Phòng Hành chính Tổ Nghiệp vụ thẻ Chi nhánh cấp 2 Các phòng giao dịch Giám đốc 2.1.3- Chức năng, nhiệm vụ của NHNo & PTNT Hà Nội Chức năng - Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn theo địa chính hành chính - Tổ chức điều hành kinh doanh cà kiểm tra , kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam Nhiệm vụ Huy động vốn: - Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt nam và ngoại tệ - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam - Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam - Được phép vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam cho phép bằng văn bằng. - Các hình hức huy động vốn khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam - Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy dịnh của NHNo & PTNT Việt Nam Cho vay: - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam - Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh , dịch vụ, đòi sống cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam 3. Kinh doanh ngoại tệ Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng nhà nước và của NHNo & PTNT Việt Nam 4.Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: - Cung ứng các phương tiện thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khác hàng - Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ - Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng nhà nước và của NHNo & PTNT Việt Nam 5. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm : thu, phát tiền mặt, mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá trị khác, thẻ thanh toán; nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tài chính, các dịch vụ ngân hàng khác được nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam cho phép 6. Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng 7. Cân đối, điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh cấp 2 trên địa bàn 8. Thực hiện hoạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam 9. Đầu tư dưới các hình thức như: góp vốn, mua cổ phiếu của doanh nghiệp và của các tổ chức kinh tế khác được NHNo & PTNT Việt Nam cho phép 10. Bảo lãnh vay, thanh toán, thực hiện hợp dồng, dự thầu, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hoàn thanh toán, đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam 11. Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, ủy quyền của NHNo & PTNT Việt Nam 12. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam 13. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam liên quan đến hoạt động của các chi nhánh 14. Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương 15. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhanh cũng như việc quảng bá thương hiệu của NHNo & PTNT Việt Nam 2.1.4- Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội trong những năm gần đây Tình hình huy động vốn Ngân hàng là một trong số các ngân hàng dẫn đầu về nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, không những đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh trên địa bàn mà còn một lượng vốn “ thừa” đều chuyển lên NHNo & PTNT Việt Nam góp phần cung ứng vốn cho toàn hệ thống. NHNo & PTNT Hà Nội luôn coi trọng hoạt động huy động vốn dưới mọi hình thức đảm bảo quy mô nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng theo kế hoạch.Trong những năm qua nguồn vốn đã tạo được thế và lực cho NHNo & PTNT Hà Nội trong việc cung ứng vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế thủ đô của các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với ngân hàng. Bảng1: Thực trạng huy động vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội giai đoạn 2005- 2007 Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Tiền gửi của KBNN,TCTD trong nước 3.637 31,4% 4.359 34,0% 6.123 39,6% 2. Tiền gửi của khách hàng 7.666 66,1% 7.718 60,1% 8.595 55,6% + Tiền gửi không kỳ hạn 2.934 38,3% 3.256 42,2% 3.520 40,9% + Tiền gửi có kỳ hạn 4.732 61,7% 4.462 57,8% 5.075 59,1% Phát hành tờ có giá 298 2,5% 768 5,9% 750 4,8% Tổng cộng 11.601 100% 12.845 100% 15.468 100% Nguồn: (Báo cáo tài chính của NHNo & PTNT Hà Nội các năm gần đây) Bảng 2: Quy mô nguồn vốn huy động qua các năm (Nguồn : báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm) Tổng nguồn vốn năm 2007 đạt 15.468 tỷ VND, tăng 2.623 tỷ, tăng 20,4% so năm 2006, đạt 112% kế hoạch Trung ưng giao.Trong đó nguồn vốn nội tệ 14.296 tỷ, nguồn vốn ngoại tệ 1.172 tỷ tăng 362 tỷ đồng.Tiền gửi dân cư đạt 3.541 tỷ đồng chiếm 23%. Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền. Không những thế phong cách giao dịch cũng thay đổi ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng. Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ Bảng 3: Tình hình cho vay, thu nợ và dự nợ năm 2006 - 2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Đến 31/12/2006 Đến 31/12/2007 Tăng giảm so 2006 Tuyệt đối % - Doanh số cho vay 2,268,561 3,635,353 1,366,792 60.25 - Doanh số thu nợ 2,420,757 2,630,319 209,562 8.656 - Dư nợ (Loại Khoanh) 2,456,883 3,461,917 1,005,034 40.9 - Nợ từ nhóm 3-nhóm 5 23,303 10,171 -13,132 -56.35 - Tỉ lệ nợ xấu 1.63 0.46 - Thu lãi cho vay 15,807 37,901 22,094 139.77 - Dư bảo lãnh 73,927 250,091 176,164 238.29 - Thu phí bảo lãnh 1,152 4,161 3,009 261.20 (Nguồn: Kết quả hoạt động tín dụng năm 2006- 2007 của NHNo & PTNT Hà Nội) Doanh số cho vay và dư nợ tại Hội sở đều tăng, do trong năm 2007 mở rộng đầu tư tín dụng, đồng thời tích cực thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ có vấn đề, nợ quá hạn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam và Giám đốc Ngân hàng No&PTNT Hà Nội. Nợ quá hạn phát sinh mới đều thu được, công tác thu hồi nợ quá hạn tư nhân, quá hạn tiêu dùng được chú trọng. Cơ cấu đầu tư: Dư nợ theo thành phần kinh tế: Biểu 4: Dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2006-2007 Đơn vị: Triệu đồng Thành phần kinh tế 31/12/2006 31/12/2007 Tăng giảm so 2006 Tuyệt đối % - DNNN 818,363 878,438 60,075 7.34 - DNNQD 1,292,985 2,270,406 977,421 75.59 - HTX,Hộ gia đình, cá nhân 345,535 313,073 -32,462 -9.39 Tổng cộng 2,456,883 3,461,917 996,034 40.54 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2006-2007) Dư nợ phân theo loại tiền cho vay: Biểu 5:Dư nợ phân theo loại tiền cho vay: Đơn vị: Triệu đồng Loại tiền tệ 31/12/2006 31/12/2007 Tăng giảm so 2006 Tuyệt đối % Nội tệ 1,079,722 2,659,870 1,580,148 146.3 Ngoại tệ 1,377,161 802,047 -575,114 -41.76 Tổng cộng 2,456,883 3,461,917 1,005,034 40.9 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2006-2007) Dư nợ phân theo thời hạn cho vay: Biểu 6: Dư nợ phân theo thời hạn cho vay: Đơn vị: Triệu đồng Loại cho vay 31/12/2006 31/12/2007 Tăng giảm so 2006 Tuyệt đối % - Ngắn hạn 1,336,000 2,025,000 689,000 51.57 - Trung hạn 433,000 492,000 59,000 13.6 - Dài hạn 687,883 944,917 257,034 37,36 Tổng cộng 2,456,883 3,461,917 1,005,034 40.9 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2006-2007) Dư nợ phân theo loại cho vay: Biểu 7: Dư nợ phân theo loại cho vay: Loại cho vay 31/12/2006 31/12/2007 Tăng giảm so 2006 Tuyệt đối % Ttín dụng thương mại 2,456,122 3,461,166 1,005,034 40,92 Tín dụng chỉ định, chính sách 0 0 0 0.00 Tín dụng uỷ thác đầu tư 761 751 -10 -1.31 Tổng cộng 2,456,883 3,461,917 1,005,034 40.9 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Hà Nội năm 2006 – 2007) Chất lượng tín dụng: Quán triệt tư tưởng chất lượng tín dụng là sự nghiệp của từng đơn vị và của toàn hệ thống, trong năm qua, chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội luôn được chú trọng. Tuy nhiên tại Trung tâm và một số chi nhánh như Hoàn Kiếm, Thanh xuân, Đống Đa, đã có các khách hàng có phát sinh nợ quá hạn mới. Tuy nhiên qua đánh giá và phân tích thì các khách hàng này đều gặp khó khăn trong thời gian ngắn và có khả năng thu hồi nợ, thể hiện: a, Nợ xấu đến 31/12/2006: 40.974 trđ, chiếm 1,67% tổng dư nợ. * Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế - DNNN:17.436 triệu đồng, chiếm 42,6% tổng nợ từ nhóm 3 - nhóm 5 - DNNQD: 13.741 triệu đồng, chiếm 33,5% tổng nợ từ nhóm 3 - nhóm 5 - Hộ sản xuất: 9.797. triệu đồng, chiếm 23,9% tổng nợ từ nhóm 3 - nhóm 5 - Cho cầm cố: 0 triệu đồng, chiếm 0% tổng nợ quá hạn * Nợ xấu phân theo loại cho vay - Ngắn hạn: 21.092 triệu đồng, chiếm 51,5 % tổng nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 - Trung hạn: 7.426 triệu đồng chiếm 18,1% tổng nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 - Dài hạn: 12.456 triệu đồng, chiếm 30,4% tổng nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 b, Về trích lập dự phòng rủi ro - Nguồn còn 31/12/2005: 36.947,91 trđ + Dự phòng chung: 4.047,47 trđ + Dự phòng cụ thể: 32.900.14. trđ - Trích dự phòng rủi ro cụ thể trong năm: 214.224 trđ - Xử lý rủi ro trong năm: 112,207.98. trđ - Nguồn còn đến 31/12/2006: 20.158,76 trđ + Dự phòng chung: 4.047,47 trđ + Dự phòng cụ thể: 16.111 trđ - Trích dự phòng cụ thể trong năm: 214.224,25 trđ - Xử lý rủi ro trong năm: 231.015 trđ c, Về nợ đã xử lý rủi ro: * Dư nợ đã xử lý rủi ro từ năm trước chuyển sang: 415.581 trđ (qui đổi * Nợ xử lý rủi ro trong năm dự kiến: 231.498 trđ * Thu nợ đã xử lý rủi ro trong năm: dự kiến 49.000 trđ * Nợ đã xử lý rủi ro còn lại đến cuối năm: 598.079 trđ - Nợ xấu (Nợ từ nhóm 3 đến Nhóm 5) và nợ được cơ cấu lại là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng: - Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đã được chú trọng hơn. - Việc xét duyệt cho vay đảm bảo đúng chế độ, đủ điều kiện. - Về hồ sơ vay vốn nói riêng và hồ sơ tín dụng nói chung: từng bước được sắp xếp, chỉnh sửa đúng chế độ, lưu giữ cẩn thận. - Công tác thẩm định là một trong những khâu quan trọng, quyết định đến hiệu quả và an toàn vốn vay. Năm 2007, chất lượng thẩm định tại Ngân hàng No&PTNT Hà nội đã được chú trọng, nâng cao một bước đáng kể, đặc biệt là thẩm định dự án đầu tư trung - dài hạn, dự án đồng tài trợ. - Chất lượng tín dụng năm 2007 tăng lên so với các năm trước rất nhiều. - Việc cơ cấu lại nợ đã được làm chặt chẽ hơn - Việc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, thu lãi cho vay, thu nợ rủi ro đã được chú trọng. + Hàng tháng, cán bộ tín dụng đã phối kết hợp chặt chẽ trong việc thông báo nợ đến hạn để cán bộ tín dụng đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn hoặc cơ cấu lại nợ (nếu cần), tránh chuyển nợ quá hạn không cần thiết. + Việc thu lãi hàng tháng đạt tỷ lệ rất cao, những ngày cuối tháng kỳ thu lãi lãnh đạo phòng đã sát sao đôn đốc CBTD thi đôn đốc đơn vị nộp lãi, do đó hàng tháng lãi thu được đạt 95%– 98% số lãi phải thu. 2.2- Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt độngcho vay vốn trung và dài hạn tại NHNo & PTNT Hà Nội 2.2.1.Quy trình thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại NHNo & PTNT Hà Nội Quy trình thẩm định tài chính dự án được xây dựng nhằm mục đích giúp cho quá trình thẩm định diễn ra thống nhất, khoa học nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu thẩm định tài chính dự án. NHNo & PTNT Hà Nội thường tiến hành thẩm định tài chính dự án theo quy trình gồm 4 bước sau: Bước 1: Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng Khi khách hàng đề nghị vay vốn, ngân hàng thông báo và giải thích, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định. Thông thường ngân hàng yêu cầu bộ hồ sơ mà khách hàng phải xuất trình bao gồm: - Hồ sơ pháp lý của khách hàng : giấy phép đăng ký kinh doanh, ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12306.doc
Tài liệu liên quan