Hội thoại trong truyền Kiều của Nguyễn Du

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Thủy HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Thủy HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 MỤC LỤC 0T

pdf105 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4479 | Lượt tải: 6download
Tóm tắt tài liệu Hội thoại trong truyền Kiều của Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC0T ...................................................................................................................................... 3 0TMỞ ĐẦU0T ......................................................................................................................................... 5 0T .1. Lý do chọn đề tài0T ................................................................................................................... 5 0T .2. Lịch sử nghiên cứu đề tài0T....................................................................................................... 7 0T .2.1. Những nghiên cứu về hội thoại0T ....................................................................................... 7 0T .2.2. Những nghiên cứu về hội thoại trong Truyện Kiều0T ....................................................... 10 0T .3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu0T ...................................................................................... 11 0T .3.1. Đối tượng nghiên cứu0T ................................................................................................... 11 0T .3.2. Mục đích nghiên cứu0T .................................................................................................... 11 0T .4. Nguồn ngữ liệu và phạm vi nghiên cứu0T ............................................................................... 12 0T .5. Phương pháp nghiên cứu0T ..................................................................................................... 12 0T .6. Cấu trúc của đề tài0T ............................................................................................................... 12 0TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI0T .............................................................................. 14 0T1.1. Những khái niệm về ngữ dụng học xung quanh vấn đề hội thoại0T ......................................... 14 0T1.1.1. Định nghĩa ngữ dụng học0T ............................................................................................. 14 0T1.1.2. Hành động ngôn ngữ0T .................................................................................................... 15 0T1.1.3. Nhân tố giao tiếp0T .......................................................................................................... 16 0T1.1.3.1. Ngữ cảnh0T............................................................................................................... 17 0T1.1.3.2. Ngôn ngữ0T .............................................................................................................. 22 0T1.1.3.3. Diễn ngôn0T ............................................................................................................. 23 0T1.2. Hội thoại và các vấn đề hữu quan0T ........................................................................................ 26 0T1.2.1. Khái niệm hội thoại0T ...................................................................................................... 26 0T1.2.2. Các hình thức của hội thoại0T .......................................................................................... 26 0T1.2.3. Cấu trúc hội thoại0T ......................................................................................................... 27 0T1.3. Các quy tắc hội thoại0T ........................................................................................................... 32 0T1.3.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời0T ........................................................................... 33 0T1.3.2. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại0T ..................................................................... 34 0T1.3.2.1. Nguyên tắc cộng tác0T .............................................................................................. 34 0T1.3.2.2. Lý thuyết quan yếu0T ................................................................................................ 37 0T1.3.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự0T.................................................... 39 0T1.3.3.1. Định nghĩa lịch sự0T ................................................................................................. 39 0T1.3.3.2. Các lý thuyết về lịch sự0T ......................................................................................... 40 0T1.3.3.3. Kết luận về lịch sự0T ................................................................................................ 47 0T1.4. Tiểu kết0T ............................................................................................................................... 47 0TChương 2 : TRUYỆN KIỀU DƯỚI GÓC NHÌN HỘI THOẠI0T ................................................. 49 0T2.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong các cuộc thoại của Truyện Kiều 0T ....................... 49 0T2.1.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong đoạn Kim – Kiều gặp gỡ0T........................... 50 0T2.1.2. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong đoạn báo ơn báo oán0T ................................. 56 0T2.1.3. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong đoạn trao duyên0T ........................................ 61 0T2.1.4. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong đoạn Kiều khuyên Từ Hải0T ........................ 63 0T2.1.5. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong màn đoàn viên0T .......................................... 64 0T2.2. Quy tắc điều hành nội dung hội thoại trong Truyện Kiều0T ..................................................... 67 0T2.2.1. Nguyên tắc cộng tác trong các cuộc thoại của Truyện Kiều0T .......................................... 67 0T2.2.2. Lý thuyết quan yếu trong một số cuộc thoại của Truyện Kiều0T ...................................... 71 0T2.2.2.1. Lý thuyết quan yếu trong đoạn báo ơn báo oán0T ..................................................... 72 0T2.2.2.2. Lý thuyết quan yếu trong đoạn Kiều khuyên Từ Hải0T ............................................. 74 0T2.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự của các cuộc thoại trong Truyện Kiều0T 76 0T2.3.1. Quy tắc lịch sự của R. Lakoff và Leech thể hiện trong Truyện Kiều0T ............................. 77 0T2.3.2 Chiến lược lịch sự trong Truyện Kiều0T ........................................................................... 78 0T2.4. Tiểu kết0T ............................................................................................................................... 81 0TKẾT LUẬN0T ................................................................................................................................... 82 0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ............................................................................................................ 85 0TPHỤ LỤC0T...................................................................................................................................... 88 0TPhụ lục 1: Kim – Kiều gặp gỡ0T .................................................................................................... 88 0TPhụ lục 2: Thúy Kiều khuyên Kim Trọng giữ ý0T .......................................................................... 90 0TPhụ lục 3: Trao duyên0T ................................................................................................................ 91 0TPhụ lục 4: Kiều đến thanh lâu0T ..................................................................................................... 93 0TPhụ lục 5 : Sở Khanh lừa Kiều0T ................................................................................................... 94 0TPhụ lục 6 : Thúc Sinh hứa hẹn cùng Kiều0T ................................................................................... 95 0TPhụ lục 7: Hoạn Thư hành hạ Kiều0T ............................................................................................. 97 0TPhụ lục 8: Phiên tòa báo ơn báo oán0T ........................................................................................... 98 0TPhụ lục 9: Kiều cảm tạ Từ Hải0T ................................................................................................. 101 0TPhụ lục 10: Kiều khuyên Từ Hải0T .............................................................................................. 102 0TPhụ lục 11: Màn đoàn viên0T ....................................................................................................... 103 MỞ ĐẦU 0.1. Lý do chọn đề tài Thứ nhất, theo dòng lịch sử, tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách, chọn lọc khắc nghiệt của thời gian. Vậy mà hơn 200 năm sau, độc giả vẫn yêu mến Truyện Kiều, yêu mến Nguyễn Du, vì “Nói đến di sản Nguyễn Du chủ yếu phải nói đến Truyện Kiều. Nói về việc tiếp thu nghiên cứu di sản Nguyễn Du quan trọng nhất phải nói về quá trình tiếp thu nghiên cứu Truyện Kiều” [12,16]. Thế nhưng hiện nay tất cả những giá trị, những tinh túy của Truyện Kiều và mọi vấn đề về tác giả của nó - đại thi hào Nguyễn Du - đã được khám phá tới tận ngọn ngành chưa? Đó còn là một câu hỏi mà tất cả những ai yêu mến Truyện Kiều, yêu mến Nguyễn Du đều quan tâm. Trong công trình “Thi pháp Truyện Kiều” của mình, Trần Đình Sử đã đưa ra một nhận xét mà chúng tôi nhận thấy thật xác đáng: “Truyện Kiều nói mãi không cùng” [29, 328]. Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã có những nhận định về vai trò của Truyện Kiều đối với dân tộc Việt Nam: “Truyện Kiều - tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du - thực sự đã giữ vai trò quan trọng làm những người Việt Nam ta xích lại gần nhau để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thân yêu của mình” [12, 8]. Như vậy, đối với một tác phẩm có vai trò lớn trong đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam như Truyện Kiều thì việc nghiên cứu, học tập Truyện Kiều là vô cùng, vô tận. Truyện Kiều như là một miền đất lạ, đầy hấp lực, luôn thôi thúc bao thế hệ độc giả say mê khám phá. Từ khi ra đời cho đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thu hút biết bao nhà nghiên cứu phê bình; đã được tìm hiểu đánh giá về nhiều phương diện, từ tác giả, thời điểm sáng tác, tựa đề, chủ đề - tư tưởng… cho đến ngôn ngữ, hình tượng nhân vật, cách tả tình, tả cảnh, lời bình luận trữ tình ngoại đề… Bởi vì: “Cái hay của Truyện Kiều không ai là không cảm thấy. Nhưng hiểu biết cho hết cái hay ấy là một điều rất khó, mà giải thích ra cho hết cái hay tinh vi uẩn súc ấy lại là điều khó nữa. Xưa nay quả chưa có ai hiểu hết và giải thích Truyện Kiều đến một trình độ thỏa mãn.” [12,324]. Thứ hai, ngữ dụng học là một ngành khoa học rất mới mẻ nghiên cứu “quan hệ giữa tín hiệu với người lý giải chúng” (Charles William Morris). Trong “Giáo trình ngôn ngữ học”, Nguyễn Thiện Giáp đã nêu khái niệm này một cách cụ thể hơn: “Ngữ dụng học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ thể.” [14, 365]. Do ngữ dụng học gắn chặt ngôn ngữ với những hoàn cảnh nói năng cụ thể nên lý thuyết về hội thoại là một phần khá lý thú. Trong cuộc sống, con người chúng ta không thể không giao tiếp. Nhưng giao tiếp dưới hình thức nào và bằng phương tiện gì mới là vấn đề đáng quan tâm. Có hai phương tiện giao tiếp cơ bản trong đời sống của con người. Đó là giao tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Trong đó, hội thoại là hình thức giao tiếp quan trọng nhất của con người với phương tiện ngôn ngữ (Các phương tiện phi ngôn ngữ có thể đi kèm trong quá trình diễn ra cuộc thoại. Nhưng quan trọng nhất và có vai trò quyết định trong hội thoại chính là ngôn ngữ). Như vậy, hội thoại và lý thuyết về hội thoại (bao gồm những yếu tố cơ bản như vận động hội thoại, cấu trúc hội thoại, thương lượng hội thoại, quy tắc hội thoại…) là những vấn đề gắn bó một cách chặt chẽ, mật thiết với đời sống hằng ngày của chúng ta. “Người cùng giao tiếp với mình nói cái gì? Họ nói như thế nào? Nói vậy có ý gì? Tại sao họ lại nói như vậy mà không nói khác đi? …”. Những câu hỏi như vậy hầu như luôn luôn được đặt ra trong óc ta khi ta giao tiếp hội thoại với một người nào đó. Hội thoại là một vấn đề có vẻ như hiển nhiên, không cần tìm hiểu về nó con người vẫn có thể dễ dàng giao tiếp với nhau. Nhưng hội thoại là một phần của cuộc sống muôn màu muôn vẻ nên nó luôn luôn mới lạ, rất thực tế và vô cùng thú vị trong đời sống chúng ta. Nghiên cứu về một số yếu tố của hội thoại giúp ta hiểu hơn về các yếu tố tâm lý, tính cách, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ, hành động, kinh nghiệm sống, trình độ hiểu biết… của nhân vật giao tiếp. Thúc Sinh bảo với Thúy Kiều rằng chàng hoàn toàn có khả năng đưa Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh: Đường xa chớ ngại Ngô Lào, Trăm điều hãy cứ trông vào một ta. Lời nói trên phải chăng đã cho chúng ta thấy một sự quả quyết nhưng có phần khoác lác của chàng Thúc? Nghiên cứu về hội thoại nói chung sẽ giúp ta có một cái nhìn mới hơn, đầy đủ hơn về cuộc thoại, về nhân vật giao tiếp. Từ đó, hoạt động giao tiếp của con người sẽ dễ dàng đạt hiệu quả hơn. Thứ ba, có lẽ không cần phải nói nhiều đến vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc. Điều đó đã được thể hiện qua biết bao công trình nghiên cứu miệt mài, say mê về Truyện Kiều và những nhận định đúng đắn, sâu sắc, ý vị và tinh tế về Truyện Kiều, về Nguyễn Du. Người viết xin mượn lời của văn sĩ Pháp René Craysac nói về Truyện Kiều: “Áng văn kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh mà không sợ kém với văn chương kiệt tác, vô luận ở thời điểm nào và xứ nào.” [12, 407]. Như vậy, ta cũng đủ thấy rằng Truyện Kiều đã chiếm một vai trò quan trọng trong nền văn học nước nhà. Và đã có nhiều công trình nghiên cứu về Truyện Kiều thật thấu đáo, thật đặc sắc. Nay, người viết muốn nhìn lại và nghiên cứu Truyện Kiều dưới một góc độ mới – góc độ hội thoại. Vì Truyện Kiều là một tác phẩm tự sự (hình thức là thơ lục bát) nên hội thoại chiếm một vị trí quan trọng và là lẽ đương nhiên. Hội thoại làm cho Truyện Kiều gần gũi, chân thật, sinh động hơn. Điều này khiến cho độc giả cảm thấy rất hiện thực khi tiếp xúc với Truyện Kiều. Tìm hiểu Truyện Kiều dưới góc độ hội thoại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về Truyện Kiều cũng như tư tưởng, tình cảm, nỗi lòng của Nguyễn Du gởi gắm qua đó. Và hơn hết, người viết mong muốn có những phát hiện mới về tác phẩm. Chẳng hạn nhân vật Thúy Vân, nàng có phải là người con gái dịu dàng, hiền lành và cam chịu như mọi người trước nay vẫn nghĩ hay không? Trong màn đoàn viên, Thúy Kiều đã đau nay lại càng đau hơn trước câu nói của Thúy Vân. Vân bảo chị hãy còn kịp se duyên cùng chàng Kim: Quả mai ba bảy đương vừa, Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì. Chúng ta không biết Thúy Vân vô tình hay hữu ý khi đưa ra phát ngôn trên. Nhưng rõ ràng, Thúy Vân đã đe dọa thể diện âm tính của Thúy Kiều. Vì đối với xã hội phong kiến, vào lứa tuổi của Kiều thì người ta ngại không nói đến chuyện lập gia đình. Vậy mà Vân còn cho rằng chị hãy “đương vừa” để lập thành gia thất. Do vậy, ta thấy Thúy Vân “người” hơn. Chúng ta chỉ có thể hiểu được điều ấy dưới góc độ hội thoại. Đó cũng là hướng mà chúng tôi và những ai quan tâm đến Truyện Kiều của Nguyễn Du nghiên cứu, khám phá, tìm hiểu trong đề tài này. Nghiên cứu một tác phẩm văn học dưới góc độ ngôn ngữ học là một cách tiếp cận khá lý thú. Hướng nghiên cứu áp dụng những kiến thức ngữ dụng học vào những tác phẩm văn chương là một hướng đi mới, một cách tiếp cận mới. Chúng tôi muốn tìm hiểu Truyện Kiều dưới góc độ mới này để thấy được hội thoại được vận dụng trong tác phẩm văn chương như thế nào, đặc biệt là ở thể loại thơ. Đó là tất cả những lý do để người viết chọn đề tài: “Hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”. 0.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 0.2.1. Những nghiên cứu về hội thoại Lịch sử nghiên cứu về hội thoại nói chung và các quy tắc hội thoại được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm (đặc biệt là những chuyên gia về ngữ dụng học vì đây là một ngành khoa học mới mẻ nghiên cứu dụng học trong ngôn ngữ học). Với sự đam mê dành cho ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân ngành ngôn ngữ học mới mẻ này. Trước tiên phải kể đến công trình nghiên cứu “Ngữ dụng học” trong bộ sách “Đại cương ngôn ngữ học” (viết chung với Bùi Minh Toán) [3] của ông. Cùng năm đó là sự xuất bản của quyển “Cơ sở ngữ dụng học”, tập 1 [4]. Sau đó, trong công trình “Giáo trình ngữ dụng học” [5] viết chung với Đỗ Việt Hùng, ông cũng đã nêu những vấn đề hết sức cơ bản và lý thú của ngữ dụng học. Ngoài ra, Đỗ Hữu Châu còn dành rất nhiều tâm huyết cho bộ môn này thông qua nhiều giáo trình giản yếu, nhiều bài giảng và những bài phân tích về ngữ dụng học rất đặc sắc. Có thể nói rằng các đóng góp của ông về ngữ dụng học đã mang lại những kiến thức bổ ích và lý thú dành cho những ai yêu thích bộ môn này. Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của mình đã nêu một cách đầy đủ, rõ ràng, chi tiết về lý thuyết hội thoại. Chương V trong “Đại cương ngôn ngữ học”, tập Ngữ dụng học [3] đã trình bày sự vận động hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời, các quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại, ngữ pháp hội thoại, kết luận về cấu trúc hội thoại, tính thống nhất của hội thoại. Trước khi trình bày những vấn đề cơ bản về lý thuyết hội thoại, Đỗ Hữu Châu đề cập đến vận động hội thoại nói chung. Sự trao lời, sự trao đáp, sự tương tác là những yếu tố cơ sở của vận động hội thoại. Trong phần quy tắc hội thoại, Đỗ Hữu Châu lý giải vì sao phải bàn đến vấn đề quy tắc hội thoại. Nhất thiết mỗi một cuộc hội thoại (dù trang trọng hay thân mật về cả nội dung lẫn hình thức) đều cần có quy tắc của nó. Những công thức “siêu giao tiếp” (chữ dùng của Đỗ Hữu Châu) kiểu như: đừng nói như vậy chứ, dịu dàng hơn một chút được không, đừng đánh trống lảng nhé, để tôi nói xong đã, về việc này thì cậu phải nói trước mới được… cho ta thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu các quy tắc trong hội thoại. Đỗ Hữu Châu dẫn ra nhiều quy tắc hội thoại của các nhà nghiên cứu trước đó: nguyên lý cộng tác, quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại. Trong đó, ông chọn phân tích, lý giải ba quy tắc hội thoại mà ông cho là quan trọng nhất, không thể thiếu để tiến hành thành công một cuộc hội thoại. Đó là, quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự. Đỗ Hữu Châu đã trình bày một cách cụ thể, rõ ràng các quy tắc hội thoại đó. Nguyễn Đức Dân cũng đã có công trình nghiên cứu về ngữ dụng học [9]. Đây cũng là một công trình nghiên cứu về ngữ dụng học rất đáng quan tâm. Quyển sách này cung cấp cho độc giả những kiến thức ngữ dụng cơ bản cùng những kiến giải và thí dụ minh họa sâu sắc, dễ hiểu. Trước khi nói về quy tắc các cuộc hội thoại, Nguyễn Đức Dân đã nêu những đặc điểm khái quát của một cuộc thoại vì đó là cơ sở để tìm hiểu về quy tắc hội thoại. Với ông, mỗi một cuộc thoại có 2 đặc điểm khái quát nhất. Đó là đặc điểm nội tại và đặc điểm bên ngoài của cuộc thoại. Theo ông, mỗi cuộc thoại có 4 đặc điểm nội tại. Đó là: - “Nguyên tắc luân phiên lượt lời: Trong mỗi cuộc thoại, mỗi lúc có một người nói và không nói đồng thời. Các người nói luân phiên nhau.” - “Nguyên tắc liên kết hội thoại: Các lượt lời có liên kết với nhau và tạo ra sự liên kết hội thoại.” - “Mỗi một cuộc thoại đều có tính mục đích.” - “Nguyên lý cộng tác và nguyên lý tế nhị: Đó là những nguyên lý mà các nhân vật phải tôn trọng trong giao tiếp.” Về đặc điểm bên ngoài, cuộc thoại gồm có các yếu tố: số lượng người tham dự, quan hệ giữa những người tham dự (quan hệ liên cá nhân) và chu cảnh (không gian, thời gian). Theo Nguyễn Đức Dân, có hai quy tắc hội thoại chính: nguyên lý cộng tác và nguyên lý tế nhị. Nguyên lý cộng tác và nguyên lý tế nhị được Nguyễn Đức Dân giới thiệu một cách khá đầy đủ qua các nguyên lý về cộng tác của H. P. Grice cùng với sự trình bày lý thuyết quan hệ của Sperber và Wilson. Sau đó, ông giới thiệu các công trình nghiên cứu về nguyên lý lịch sự và nêu cụ thể phép lịch sự của G. Leech cùng với những phân tích rõ ràng. Nguyễn Thiện Giáp hầu như cũng cùng quan điểm khi nghiên cứu về ngữ dụng học với các nhà nghiên cứu đã kể trên. Trong “Dụng học Việt ngữ” [13], ông đã cung cấp cho người đọc những tri thức cơ bản về ngữ dụng học. Và đặc biệt, Nguyễn Thiện Giáp đã đề cập đến hội thoại ở những phương diện như: Phân tích hội thoại (trong phần này tác giả làm rõ các yếu tố cấu trúc của hội thoại, cặp kế cận, cặp đối đáp, những lời ướm trước và những yếu tố phi ngôn từ trong hội thoại), khái niệm lịch sự, chiến lược giao tiếp, nguyên tắc hợp tác và hàm ý hội thoại (gồm nguyên tắc cộng tác, những lời rào đón trong giao tiếp và hàm ý hội thoại). Khi đề cập đến hội thoại, Nguyễn Thiện Giáp đã đi sâu phân tích và đưa ra những minh họa lý thú. Sau đó, trong công trình “Giáo trình ngôn ngữ học” [14], Nguyễn Thiện Giáp đã dành một phần để đề cập đến vấn đề chủ yếu của lý thuyết hội thoại. Tại đây, ông cũng đã tổng hợp lại những kiến thức về hội thoại cơ bản như trong quyển “Dụng học Việt ngữ”. Có thể nói rằng, G. Yule là một trong những nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã cung cấp cho độc giả những kiến thức thật sự cần thiết khi tìm hiểu về ngữ dụng học [38]. Trong đó, ông đã cung cấp hầu như toàn bộ những khái niệm cơ bản về hội thoại như chiến lược lịch sự, nhu cầu thể diện, thể diện dương tính, thể diện âm tính, lịch sự dương tính, lịch sự âm tính, lời ướm, nguyên tắc cộng tác, hàm ý hội thoại, hành động đe dọa thể diện,… Như vậy, có thể thấy rằng những kiến thức về hội thoại là một lĩnh vực đang được đông đảo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm. Nhìn chung, tất cả những nhà Việt ngữ học nào có quan tâm đến ngữ dụng học cũng đều cho độc giả thấy được những yếu tố quan trọng của hội thoại trong sự giao tiếp của con người với nhau. 0.2.2. Những nghiên cứu về hội thoại trong Truyện Kiều Có thể nói, Truyện Kiều đã được nghiên cứu ở tất cả các bình diện có thể. Hầu như nhà nghiên cứu nào về Truyện Kiều cũng có đề cập về hội thoại trong tác phẩm này dù ít hay nhiều (dưới các dạng như: ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, lời bình luận trữ tình ngoại đề của tác giả,…). Truyện Kiều là một truyện thơ, có cốt truyện với những biến cố quan trọng, nhân vật có tính cách tâm lý rõ ràng, thậm chí còn là những điển hình sống động, có sức sống lâu bền với thời gian. Do vậy, hội thoại là một phần quan trọng trong Truyện Kiều. Trước tiên, phải kể đến Phan Ngọc với tác phẩm “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” [24 ]. 1TChúng ta có thể thấy trong công trình nghiên cứu của Phan Ngọc những vấn đề của Truyện Kiều được đặt ra và giải quyết từ góc độ phong cách học với những kết luận có phần mới mẻ, khác lạ so với cách tiếp cận truyền thống. Cuốn sách đã góp phần giúp cho độc giả có cái nhìn đầy đủ hơn về Truyện Kiều cũng như các đoạn hội thoại. Đặng Thanh Lê trong “Giảng văn Truyện Kiều” chủ yếu nghiên cứu về các đoạn hội thoại giữa các nhân vật trung tâm với nhau (như Kiều với Từ Hải, Kiều với Kim Trọng, Hoạn Thư với Thúy Kiều…). Bà đã có nhận định: “Ngôn ngữ đối thoại là thi pháp chủ yếu của những đoạn hội thoại.” [20, 76]. Phạm Đan Quế đã có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về hội thoại trong Truyện Kiều (chương VIII - Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều). Ông đã thống kê: “Truyện Kiều có 73 cuộc thoại và riêng Kiều đã có 75 lượt lời trong 45 cuộc thoại. Nghĩa là trong 3254 câu Kiều thì tác giả đã dành riêng cho nhân vật chính 652 câu chỉ tả lời ăn tiếng nói của nàng: quá một phần năm tác phẩm.” [27, 126]. Và “lời của nhân vật chiếm tới 1212 dòng thơ đối thoại tức một phần ba tác phẩm” [27, 127]. Qua công trình nghiên cứu của mình, Phạm Đan Quế cũng chỉ ra các đơn thoại, song thoại, tam thoại và đa thoại trong Truyện Kiều. Ông cũng đã trình bày một cách hết sức khái quát về một số nguyên lý hội thoại (nguyên lý cộng tác hội thoại, phép lịch sự…) trong một vài đoạn thoại của Truyện Kiều (xem [27, 126 - 143]). Gần đây, trong những công trình nghiên cứu về ngữ dụng học, các tác giả cũng dành nhiều sự quan tâm cho tác phẩm được mệnh danh là tập đại thành của văn học trung đại. Như vậy, các công trình nghiên cứu về hội thoại trong Truyện Kiều cũng khá nhiều. Nhưng sự thể hiện các quy tắc hội thoại cụ thể (như vừa nêu) trong Truyện Kiều thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Người viết xét thấy đây là phần còn bỏ ngỏ. Cho nên, dựa vào những hiểu biết về các quy tắc hội thoại, người viết mong muốn góp phần tìm hiểu sâu hơn một tác phẩm là đỉnh cao của văn học Việt Nam: Truyện Kiều. 0.3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 0.3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện đề tài này, người viết hướng tới đối tượng là một số cuộc thoại trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tiêu chí để chọn lựa là những cuộc thoại “có vấn đề”, nghĩa là những cuộc thoại có tính chất quan trọng trong cuộc đời nhân vật chính, xoay quanh những nhân vật trung tâm, những cuộc thoại thể hiện cụ thể sự tuân thủ hay vi phạm quy tắc hội thoại, những cuộc thoại thể hiện rõ một số vấn đề cơ bản và quan trọng của lý thuyết hội thoại. Điều này có liên quan đến chiến lược giao tiếp. Người viết xem xét những cuộc thoại và khảo sát xem nhân vật có đạt được mục đích giao tiếp hay không, cách thức giao tiếp của các nhân vật diễn ra như thế nào,… 0.3.2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, người viết mong muốn đạt được những mục đích sau: - Tìm hiểu chung về hội thoại (cùng các nhân tố có liên quan: hành động ngôn ngữ, nhân tố giao tiếp,…), các quy tắc của hội thoại, sự vận động hội thoại nói chung, chiến lược lịch sự,… để hiểu hơn về hội thoại - một hoạt động giao tiếp quan trọng của con người. - Qua đề tài, người viết hướng vào việc khảo sát, nghiên cứu Truyện Kiều dưới góc độ hội thoại; tìm hiểu những vấn đề của hội thoại nói chung cũng như những quy tắc hội thoại nói riêng được thể hiện trong Truyện Kiều như thế nào. - Với đề tài, người viết sẽ ứng dụng những đơn vị kiến thức về hội thoại để tìm hiểu Truyện Kiều. 0.4. Nguồn ngữ liệu và phạm vi nghiên cứu - Nguồn ngữ liệu của đề tài “Hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” chính là tất cả những cuộc thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Văn bản Truyện Kiều có rất nhiều, nhưng người viết chọn bản “Duy Minh Thị 1872” của Nguyễn Tài Cẩn [2]. - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trên cơ sở những cuộc thoại đa dạng và phong phú trong Truyện Kiều, người viết chủ yếu chỉ chọn một số cuộc thoại tiêu biểu. Sự lựa chọn này được dựa theo những tiêu chí như đã nêu ở trên. Khi tìm hiểu về quy tắc hội thoại, lý thuyết hội thoại và ứng dụng những tri thức ấy để phân tích Truyện Kiều thì người viết có đi sâu phân tích những phương châm hội thoại, chiến lược lịch sự trong các cuộc thoại. Bởi vì, hầu như bất kỳ một cuộc giao tiếp nào đó có thành công hay không đều phụ thuộc vào các yếu tố này của hoạt động hội thoại. 0.5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: Phương pháp này được vận dụng để thống kê những cuộc thoại trong Truyện Kiều, phân loại và chọn ra những cuộc thoại tiêu biểu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp phân tích văn bản, phân tích diễn ngôn: Luận văn vận dụng phương pháp này để phân tích hội thoại, các quy tắc thoại và những vấn đề có liên quan, phân tích các cuộc thoại cụ thể trong Truyện Kiều. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp được vận dụng để so sánh, đối chiếu các quan điểm khác nhau về lý thuyết hội thoại (cùng những vấn đề có liên quan đến hội thoại), đặc biệt là những quan điểm, ý kiến khác nhau về các quy tắc hội thoại nhằm hiểu rõ hơn về những cuộc thoại được chọn phân tích và nhất là hiểu hơn về những vấn đề chung của hội thoại. 0.6. Cấu trúc của đề tài Ngoài các phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 2 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương này người viết tập trung khai thác, tìm hiểu hành động ngôn ngữ, các nhân tố giao tiếp, để từ đó tìm hiểu về cấu trúc hội thoại, vận động hội thoại, đặc biệt là các quy tắc của hội thoại: quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự. Chương 2: Truyện Kiều dưới góc nhìn hội thoại. Ở chương này, người viết sẽ khảo sát các quy tắc hội thoại ở các cuộc thoại trong Truyện Kiều (chỉ khảo sát những cuộc thoại tuân thủ các quy tắc hoặc phá vỡ quy tắc để làm rõ những vấn đề chung về lý thuyết hội thoại). Luận văn còn có danh mục tài liệu tham khảo gồm 42 đơn vị và phần phụ lục. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Những khái niệm về ngữ dụng học xung quanh vấn đề hội thoại 1.1.1. Định nghĩa ngữ dụng học Ngữ dụng học là một ngành khoa học còn khá mới mẻ nghiên cứu về ngôn ngữ và những nhân tố có liên quan. Charles William Morris đã nêu một cách khái quát nhất về dụng học: “Dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người lý giải chúng”. G. Yule cho rằng “việc nghiên cứu phần nghĩa thuộc về người nói, để phân biệt với nghĩa của từ và câu” chính là nhiệm vụ của ngữ dụng học [38,180]. Còn J. C. Richards định nghĩa ngữ dụng học là sự nghiên cứu về việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, đặc biệt là các mối quan hệ giữa các phát ngôn với các ngữ cảnh và các tình huống mà trong đó nó được sử dụng” [43, 284]. Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu của mình đều dẫn lại lời của F. Armengaud: “Khi nói chúng ta đã thực hiện hành động gì? Khi nói, chúng ta thực sự “nói” điều gì? Tại sao chúng ta lại hỏi một người ăn cùng bàn với ta rằng ._.anh ta có thể chuyển cho chúng ta lọ muối được không, trong khi ai cũng biết rằng hiển nhiên là anh ta hoàn toàn có thể làm được việc này? Rồi lại những vấn đề “Ai nói với ai?”, “Ai nói và cốt nói cho ai nghe?”, “Anh nghĩ tôi là ai mà anh nói với tôi như vậy?”, “Cần biết những gì để một câu không còn mơ hồ nữa?”, “Người ta có thể nói một điều khác với điều mà người ta muốn nói như thế nào?”; “Người ta có thể tin vào những điều trong hiển ngôn không? Nghĩa là có thể tin vào nghĩa câu chữ của lời nói được không?”, “Những công cụ của ngôn ngữ là gì?”… [9, 13] và [3, 12]. Đó là những vấn đề chủ yếu mà ngữ dụng học cần nghiên cứu và trả lời. Rõ ràng, F. Armengaud đã đề cập đến những phương diện của ngữ dụng học, mà vấn đề trung tâm là “lý thuyết hội thoại”. Hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến, cơ bản nhất của loài người. “Không thể thực sự có được các quan hệ xã hội, nếu không có hoạt động ngôn ngữ” [34, 133]. Cũng cùng ý kiến đó, Đỗ Hữu Châu cho rằng “Thông qua hành động mà con người tác động đến sự vật, người khác, làm thay đổi trạng thái của sự vật, của người đó. Cũng như vậy, bằng lời nói của mình con người làm thay đổi trạng thái tinh thần hay vật lý của người nghe” [3, 14]. Như vậy, khi chúng ta nói là chúng ta cũng đã thực hiện một hành động. Đây là lý thuyết mà J. L. Austin đã khởi xướng trong quyển sách “How to do things with words” [40]. Có thể nói rằng chính Austin là người đã nhìn thấy bản chất hành động của ngôn ngữ. Bởi vì khi chúng ta hứa, cảm ơn, xin lỗi, ra lệnh, yêu cầu,… là chúng ta đã thực hiện một hành động, chúng ta đã tác động đến người nghe. Cũng như tất cả những hoạt động khác của con người, hoạt động ngôn ngữ cũng có mục đích. Mỗi một cuộc thoại của con người được tiến hành với nhau thì cũng đều có đích cả. Có hai hình thức cơ bản của hoạt động ngôn ngữ. Đó là nói và viết. Lý thuyết về hội thoại chủ yếu nghiên cứu ngôn ngữ ở dạng nói. “Nói là tác động. Sự tác động xảy ra trong quá trình trao đổi, nói qua nói lại” [9, 13]. Còn Đỗ Hữu Châu trong công trình nghiên cứu về ngữ dụng học thì đã nói một cách cụ thể hơn: “Khi chúng ta cùng tác động với ít nhất một người thứ hai, cùng nhau thực hiện một việc nào đó nhằm một kết quả nào đó, chúng ta đã làm một hành động xã hội. Xét tới cùng, một hành động xã hội là sự phối hợp, tác động lẫn nhau, điều chỉnh lẫn nhau giữa các hành động đơn phương để đạt mục đích chung. Trong một hành động xã hội, muốn đạt mục đích, những người tham gia phải cộng tác, phối hợp theo quy tắc với nhau. Nói năng cũng vậy, khi người nói hỏi, ra lệnh, kể chuyện… anh ta thực hiện một hành động ngôn ngữ đơn phương. Nhưng khi anh ta cùng trò chuyện với ít nhất một người thứ hai, anh ta đã tham gia vào một hành động xã hội. ” [3, 14]. Trên đây là cái nhìn tổng quát hết sức cơ bản về ngữ dụng học. Như vậy, ngữ dụng học nghiên cứu hoạt động ngôn ngữ theo một chiều sâu và ở bình diện mới “Không thể thực sự có được các quan hệ xã hội, nếu không có hoạt động ngôn ngữ” [34, 133]. Ngữ dụng học đã thực sự gắn ngôn ngữ với những hoàn cảnh nói năng cụ thể. Vậy thực chất của hành động ngôn ngữ là như thế nào, cần được hiểu ra sao? 1.1.2. Hành động ngôn ngữ Đề tài không có mục đích tìm hiểu các loại hành động ngôn ngữ mà chỉ tìm hiểu rõ hơn cái gọi là “hành động ngôn ngữ” để làm sáng tỏ “lý thuyết hội thoại”. Như trên đã nói, khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động. Chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Với cách hiểu này, Đỗ Hữu Châu đã phân hành động ngôn ngữ ra làm 3 loại lớn: - “Hành động tạo lời là hành động tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung” [3, 88- 89]. Thí dụ: ”Trời mưa” với hình thức của phát ngôn là “câu đơn hai thành phần” và nội dung của phát ngôn là “một hiện tượng thời tiết”. - “Hành động mượn lời là hành động gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ” [3, 88-89]. Chẳng hạn “Trời mưa to quá!” thì ngoài nội dung biểu đạt là “trời mưa” thì phát ngôn còn biểu đạt cảm xúc của người nói nữa. Đó có thể là một sự ngạc nhiên, thất vọng hay chán nản (tùy ngữ cảnh). - “Hành động ở lời gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận” [3, 88-89]. Có nghĩa là “hành động ở lời” đòi hỏi một sự hồi đáp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ của người nghe. Thí dụ: “Lan có ở nhà không?” – “Có đấy” (hay “Lan vừa mới đi học rồi!”…). • Thí dụ trên biểu thị hành động hỏi và sự hồi đáp bằng ngôn ngữ - trả lời “Có đấy”. • Thí dụ khác: “Đi dạo một chút cùng mình đi!” (Lắc đầu gật đầu). Đây là hành động hồi đáp phi ngôn ngữ. Khi thực hiện một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ - hội thoại - thì nhất định một trong ba (hoặc có khi là cả ba) hành động ngôn ngữ này sẽ xuất hiện. Hành động ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về hội thoại. Từ đó, các cuộc hội thoại trong Truyện Kiều sẽ được khám phá một cách thấu đáo hơn với hành động ngôn ngữ của nhân vật. Mà “hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ” [3, 201]. Do vậy, nghiên cứu về hội thoại không thể không tìm hiểu các nhân tố của giao tiếp. 1.1.3. Nhân tố giao tiếp Giao tiếp bao giờ cũng đòi hỏi các nhân tố có liên quan đi kèm theo nó. Nhờ các nhân tố này mà một cuộc giao tiếp mới được tiến hành và thành công (hay thất bại tùy theo đích giao tiếp của vai nghe và vai nói). Giao tiếp bao gồm các nhân tố sau: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn. Các nhân tố này có một vai trò đặc biệt quan trọng là: Có mặt trong một cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn về hình thức cũng như nội dung. Dưới đây là sơ đồ các nhân tố của một cuộc giao tiếp. Hình 1.1 Sơ đồ các nhân tố của một cuộc giao tiếp Có thể nói ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong một cuộc giao tiếp. Nhân tố giao tiếp Ngữ cảnh Ngôn ngữ Diễn ngôn Nhân vật giao tiếp Hiện thực ngoài diễn ngôn Đường kênh thính giác và thị giác của ngôn ngữ Loại thể Diễn ngôn Chức năng của giao tiếp và các thành tố nội dung của diễn ngôn 1.1.3.1. Ngữ cảnh Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là một tổng thể của những hợp phần sau: nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn ngôn. Nhân vật giao tiếp là một yếu tố thuộc ngữ cảnh. Như vậy, nhân vật giao tiếp nên được hiểu như thế nào? a. Nhân vật giao tiếp Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa về nhân vật giao tiếp như thế này: “Nhân vật giao tiếp là người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. Đó là những tương tác bằng ngôn ngữ” [3, 15]. Đối với yếu tố nhân vật giao tiếp thì vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân là những nhân tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của một cuộc giao tiếp.  Vai giao tiếp Trong bất kỳ một cuộc giao tiếp hội thoại nào thì cũng có sự chuyển đổi vai: Vai nói (viết) và vai nghe (đọc). - Vai phát ra diễn ngôn (vai phát tin) là vai mà nhiệm vụ các nhân vật phải làm là sử dụng ngôn ngữ (ở 2 dạng nói và viết) để truyền tin gọi là người nói hay người viết tuỳ theo hình thức ngôn ngữ sử dụng. - Vai tiếp nhận diễn ngôn (vai nhận tin) có nhiệm vụ sử dụng ngôn ngữ để tiếp nhận các thông tin được truyền đến qua ngôn bản. Có thể hiểu “ngôn bản là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ có tính mạch lạc mà người giao tiếp tạo nên để truyền đạt các nội dung giao tiếp nhằm đạt tới mục đích nhất định nào đó” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu). Như vậy, trong một cuộc giao tiếp hội thoại, hai vai phát tin và vai nhận tin sẽ có sự chuyển đổi vai qua lại. Và sự chuyển đổi vai sẽ được thực hiện theo một quy tắc nhất định để duy trì cuộc hội thoại và đạt được đích giao tiếp. Có thể dẫn ra một ví dụ về vai giao tiếp và ngôn bản của một cuộc hội thoại trong Truyện Kiều để hiểu rõ hơn những vấn đề trên. Đó là đoạn Thúc Sinh gặp Thúy Kiều ở lầu xanh của mụ Tú Bà. Sau một thời gian đã “càng quen thuộc nết càng dan díu tình”, Thúy Kiều đã tỏ nỗi lòng mình cho Thúc Sinh hiểu (xem phụ lục 6). Ở đây, vai phát tin mở đầu là Thúy Kiều. Trong cuộc hội thoại này, Thúy Kiều bày tỏ lòng mình hãy còn lo nghĩ đến cha mẹ già, chưa thể vui vầy cùng xướng họa thi ca với Thúc lang được. Đồng thời với vai phát tin của Kiều là vai nhận tin của Thúc. Sau khi đã thực hiện xong vai tiếp nhận diễn ngôn thì Thúc Sinh lại đóng vai phát ra diễn ngôn nói lên sự thắc mắc của bản thân về thân phận của người đang giao tiếp với mình là Thúy Kiều. Bấy lâu nay Thúc cứ ngỡ Kiều là con mụ Tú Bà. Cứ tiếp tục như vậy, hai nhân vật giao tiếp Thúy Kiều và Thúc Sinh có sự chuyển đổi vai trong giao tiếp liên tục để bày tỏ nỗi lòng, ý nghĩ, suy tư của mình. Khi nhân vật giao tiếp Thúy Kiều đóng vai phát tin thì Thúc Sinh đóng vai nhận tin. Và ngược lại, khi Thúc đóng vai trò người phát ra diễn ngôn thì Kiều sẽ đóng vai người nhận tin. Do đó, cuộc hội thoại được diễn tiến theo một trình tự logic và cả hai nhân vật giao tiếp đều đạt được đích giao tiếp thông qua ngôn bản. Chẳng hạn đối với Thúy Kiều, khi giao tiếp, cô đã tạo ra được một chuỗi lời nói có tính mạch lạc để truyền đạt đến nhân vật cùng giao tiếp là Thúc Sinh nhằm một đích giao tiếp nhất định. Có thể hiểu được toàn bộ ngôn bản mà Thúy Kiều tạo ra như sau: Thúy Kiều thông báo cho Thúc Sinh biết một thông tin là lòng nàng lúc nào cũng nghĩ đến cha mẹ già ở phương xa. Nay thân đã lạc loài đến đây làm kĩ nữ lầu xanh thì đành chôn ngày tháng ở nơi này chứ biết làm sao. Trong giao tiếp, Thúy Kiều luôn đến hướng đến người nghe (Thúc Sinh) và tiếp tục tạo ra, hoàn chỉnh ngôn bản một cách hợp tình hợp lý. Kiều sợ rằng Thúc Sinh vì nàng mà sẽ “mặn tình cát lũy, lạt tình tào khang” nên khuyên chàng Thúc hãy luôn nghĩ đến gia đình và đảm bảo cuộc sống cho phận lẽ mọn như nàng. Đó là toàn bộ ngôn bản mà Kiều đã tạo ra khi giao tiếp với Thúc Sinh. Và Kiều đã thành công, nàng đã đạt được đích giao tiếp mà mình đặt ra. Thúc Sinh đã hiểu được nỗi lòng của người giao tiếp với mình. Để rồi Thúc hứa “Đường xa chớ ngại Ngô Lào; Trăm điều hãy cứ trông vào một ta”. Như vậy, qua khảo sát một cách khái quát, sơ lược đoạn thoại giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh, ta nhận ra được sự chuyển đổi vai trong giao tiếp và có một cái nhìn thật cơ bản về ngôn bản. Thuộc về phạm trù nhân vật giao tiếp không chỉ có vai giao tiếp với sự chuyển đổi vai trong giao tiếp mà còn có một yếu tố khác không kém phần quan trọng. Đó là quan hệ liên cá nhân. Trong giao tiếp, quan hệ liên cá nhân sẽ giúp cho hội thoại tiến hành được thuận lợi theo chiều hướng tốt hay khó khăn (theo chiều hướng xấu) hoặc thậm chí thất bại. Rõ ràng, vai trò của quan hệ liên cá nhân trong hội thoại là điều không thể phủ nhận.  Quan hệ liên cá nhân Đỗ Hữu Châu đã nêu lên khái niệm quan hệ vai giao tiếp như sau: “Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát, nhận trong giao tiếp. Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau” [3, 17]. Quan hệ liên cá nhân bao gồm quan hệ theo chiều ngang và quan hệ theo chiều dọc giữa các vai giao tiếp. Đỗ Hữu Châu đã gọi mối quan hệ theo chiều ngang là trục khoảng cách (hay trục thân mật) và mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp theo chiều dọc là trục quyền uy. - Trục quyền uy: Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sẽ xác nhận vị thế giao tiếp ở những mức độ cao thấp khác nhau. Người ở vị thế giao tiếp cao được quyền quyết định nội dung giao tiếp. Chẳng hạn, một kĩ sư nông nghiệp sẽ chỉ dẫn cho những người nông dân về kĩ thuật canh tác. Lúc này, anh ta có vị thế giao tiếp cao. Nhưng khi tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương nơi anh ta đang công tác thì anh ta sẽ phải học hỏi từ các lão nông. Lúc đó, anh ta sẽ ở vị thế giao tiếp thấp và các lão nông mới là người quyết định nội dung giao tiếp. Chẳng hạn như trong Truyện Kiều, ta thấy mụ Tú Bà mắng Kiều sau khi biết rằng nàng đã thất thân với họ Mã: Con kia đã bán cho ta, Nhập gia, cứ phải phép nhà ta đây. Lão kia có giở bài bây, Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe! Cớ sao chịu tốt một bề Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao! Rõ ràng trong cuộc giao tiếp này thì Tú Bà đã xác định được vị thế giao tiếp của mình nên mụ ta đã hung hãn chửi bới và sỉ nhục Thúy Kiều. Nhưng vì sao mụ lại biết được rằng mình có vị thế giao tiếp cao hơn nhân vật Thúy Kiều? Khi các nhân vật giao tiếp với nhau thì hầu như họ đều xác nhận được vị thế của bản thân và đối phương. Đó là do vị thế giao tiếp được xác định bởi nhiều yếu tố: địa vị xã hội, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm sống, truyền thống văn hóa, mức độ giàu nghèo, sắc độ trong giao tiếp… - Trục khoảng cách: Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sẽ dịch lại gần nhau hay ngược lại do hai cực của khoảng cách quyết định. Đó là hai cực thân tình và xa lạ với những mức độ cao thấp khác nhau. Và khoảng cách giữa các nhân vật giao tiếp trong giao tiếp hội thoại có thể được rút ngắn hoặc kéo xa ra. Như đoạn hội thoại vừa dẫn trên chẳng hạn, mụ Tú Bà đã kéo dãn ra, tăng thêm cực xa lạ với nhân vật Thúy Kiều bằng hành động chửi mắng với lối xưng hô suồng sã: “mày – tao”. Có thể sơ đồ hóa mối quan hệ liên cá nhân như sau: Hình 1.2. Sơ đồ quan hệ liên cá nhân Bên cạnh sự hiểu biết về nhân vật giao tiếp thì còn phải tìm hiểu một yếu tố nữa của ngữ cảnh. Đó là hiện thực ngoài diễn ngôn. b. Hiện thực ngoài diễn ngôn “Tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, văn hóa có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp được gọi là hiện thực ngoài diễn ngôn” [3, 19]. Đó là đối với diễn ngôn, còn đối với ngôn ngữ thì là hiện thực ngoài ngôn ngữ. Hiện thực ngoài diễn ngôn sẽ được hiểu sâu hơn khi tìm hiểu những bộ phận của nó: hiện thực - đề tài của diễn ngôn, hoàn cảnh giao tiếp và ngữ huống giao tiếp.  Hiện thực - đề tài của diễn ngôn Nói về vấn đề này, Đỗ Hữu Châu đã nêu: “Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để “nói” về một cái gì đó. Cái được nói tới là hiện thực - đề tài của diễn ngôn” [3, 19]. Và để cụ thể hơn, ông đã cho rằng: “Đề tài diễn ngôn là một mảng trong hiện thực ngoài diễn ngôn được các nhân vật giao tiếp (người nói, người nghe) thỏa thuận lấy làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp đó” [3, 20]. Thí dụ, khi nói “trời mưa” thì một hiện tượng thời tiết đã được các nhân vật giao tiếp lấy làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp với sự thỏa thuận của cả người nói và người nghe. Khi ấy, các nhân vật giao tiếp có sự hiểu biết về hiện thực - đề tài của diễn ngôn đó như: Trời là gì? Ở đâu? Và mưa là như thế nào? Như vậy, hiện thực đã nói tới bao gồm toàn bộ sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan, kể cả tâm trạng, tình cảm của người nói và bản thân những dấu hiệu ngôn ngữ mà diễn ngôn thể Cao Thấp Xa lạ (Power) Quyền uy Thân tình (Trục thân mật) Khoảng cách (Distance) hiện. Tất cả các yếu tố trên được đưa vào ngôn bản và hình thành nội dung diễn ngôn gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng được nói tới trong diễn ngôn. Trong bất kỳ một cuộc giao tiếp nào thì yếu tố hoàn cảnh giao tiếp cũng đều được kể đến.  Hoàn cảnh giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp là nơi chốn (không gian), thời gian và những đặc điểm của hoạt động giao tiếp. Thí dụ, ta có đoạn hội thoại sau: - Đã hơn 8 giờ rồi đấy! An dậy đi học mau! - Hôm nay con được nghỉ ạ. Khảo sát thí dụ trên ta có thể thấy hoàn cảnh giao tiếp là ở phòng ngủ trong gia đình và đã hơn 8 giờ sáng. Hoàn cảnh giao tiếp được chia làm 2 nhóm: - Hoàn cảnh giao tiếp rộng (còn gọi là hoàn cảnh giao tiếp): bao gồm toàn bộ những hiểu biết về thời gian, về xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử, khoa học, tự nhiên… Những hiểu biết này của mỗi nhân vật giao tiếp là không hoàn toàn giống nhau (độ lớn, độ rộng) nhưng buộc phải có phần chung. Đây là điều kiện cần và đủ để một cuộc hội thoại được tiến hành và dễ dàng đi đến thành công. Thí dụ: Về canh tác nông nghiệp thì một kĩ sư nông nghiệp sẽ có những hiểu biết về khoa học, kĩ thuật, những ứng dụng trong ngành nhiều hơn người nông dân. Nhưng người nông dân cũng có những hiểu biết khái quát và sơ đẳng nhất về ngành nông trong thời đại mới (nếu không tính đến kinh nghiệm mà chỉ xét về phương diện kĩ thuật hiện đại). Những hiểu biết trên là cơ sở để người nói tạo ra diễn ngôn và người nghe có thể dựa vào đó để hiểu và tiếp nhận diễn ngôn. Do vậy, mỗi bên giao tiếp phải tự điều chỉnh hiểu biết của mình để cuộc giao tiếp thành công. Trở lại thí dụ trên, người kĩ sư sẽ phải tìm những cách nói, cách truyền đạt kĩ thuật mới một cách dễ hiểu và gần gũi với người nông dân chân lấm tay bùn không quen nhiều những thuật ngữ chuyên ngành. Bên cạnh hoàn cảnh giao tiếp rộng ta còn có hoàn cảnh giao tiếp hẹp, còn gọi là ngữ huống, thoại trường. - Hoàn cảnh giao tiếp hẹp (ngữ huống, thoại trường): “Một cuộc giao tiếp phải diễn ra trong một không gian cụ thể ở một thời gian cụ thể. Thoại trường được hiểu là cái không - thời gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra” [3, 24]. Tương tự như vậy, ta có thể thấy cuộc giao tiếp giữa kĩ sư nông nghiệp và người nông dân có thể được diễn ra ở những không gian như: Bờ ruộng (hội thảo đầu bờ), hội trường ủy ban xã, huyện… trong một thời gian cụ thể. Ngoài hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp, khi kể đến hiện thực ngoài diễn ngôn ta còn phải chú ý đến ngữ huống giao tiếp.  Ngữ huống giao tiếp “Tổng hợp các yếu tố tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp là các ngữ huống của cuộc giao tiếp” [3, 26]. Cụ thể hơn, ngữ huống là sự thay đổi của các tất yếu tạo nên ngữ cảnh được những người đang giao tiếp ý thức. Tìm hiểu ngữ cảnh và các yếu tố của ngữ cảnh sẽ cho ta thấy các cuộc thoại trong Truyện Kiều một cách cụ thể hơn. Ngôn ngữ là yếu tố thứ hai thuộc nhân tố giao tiếp. 1.1.3.2. Ngôn ngữ Giao tiếp hội thoại là hình thức giao tiếp cơ bản, phổ biến nhất của con người. Có nhiều phương tiện dùng để giao tiếp. Nhưng ngôn ngữ là phương tiện đặc biệt nhất, tiêu biểu, phổ biến và đặc trưng của con người. Thiết nghĩ cũng cần phải nhắc lại ý kiến của Sapir: “Cùng có chung một ngôn ngữ, đó là biểu hiện mạnh mẽ của sự đoàn kết gắn bó giữa các cá nhân trong xã hội” [34, 133]. Tóm lại, tất cả các cuộc giao tiếp đều phải sử dụng một tín hiệu làm công cụ. Trong đó, ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp quan trọng nhất. Trường hợp giao tiếp bằng ngôn ngữ thì hệ thống tín hiệu là các ngôn ngữ tự nhiên. Các phương tiện sau đây của ngôn ngữ tự nhiên sẽ chi phối diễn ngôn: Đường kênh thính giác và thị giác của ngôn ngữ, loại thể. a. Đường kênh thính giác và thị giác của ngôn ngữ “Ngôn ngữ tự nhiên là ngôn ngữ có đường kênh cơ bản là đường kênh thính giác. Về sau, cùng với sự phát triển của xã hội, ngôn ngữ có đường kênh thị giác.Từ đó, ngôn ngữ có thêm đường kênh thị giác và diễn ngôn. Do vậy, mà có hai dạng thức: diễn ngôn nói và diễn ngôn viết” [3, 26]. Về mặt ngôn ngữ, loại thể của diễn ngôn cũng đóng một vai trò quan trọng. b. Loại thể “Loại thể là những biến thể sử dụng của các diễn ngôn. Đối với ngữ dụng học, các loại thể như văn xuôi, văn vần, thần thoại, cổ tích, tiểu thuyết hiện thực,… chắc chắn sẽ quy định hình thức, nội dung các diễn ngôn. Chính loại thể đã khởi động tâm lý tiếp nhận và quy tắc thuyết giải diễn ngôn theo loại thể khi gặp những diễn ngôn được viết theo một thể loại nào đó. Thí dụ, trong ngôn ngữ đời thường, không một người Việt Nam nào lại chấp nhận lối nói ngược. Thế nhưng khi biết rằng đang tiếp xúc với thơ thì chúng ta sẽ rộng rãi để rồi đánh giá rất cao lối nói ngược như trong Truyện Kiều: Đoạn trường sổ rút tên ra, Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau (Nói xuôi là: Rút tên ra khỏi sổ đoạn trường, phải đưa trả nhau thơ đoạn trường)” [3, 29]. Tương tự như vậy, độc giả rất thích cách nói vừa hình ảnh, vừa mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương qua lối đảo ngữ: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn. (Tự tình) Từ loại thể, ta có thể tìm hiểu Truyện Kiều một cách dễ dàng hơn vì Truyện Kiều thuộc thể thơ lục bát. Chúng ta đã nhắc nhiều đến thuật ngữ “diễn ngôn”. Vậy diễn ngôn là gì? Nên hiểu diễn ngôn như thế nào khi nó cũng là một trong những thành phần quan trọng tạo nên cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa các vai giao tiếp. 1.1.3.3. Diễn ngôn a. Diễn ngôn Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics (J. C. Richards, J. Platt, H. Platt) [43] định nghĩa: “Diễn ngôn là một thuật ngữ chung chỉ cách dùng ngôn ngữ, tức chỉ các sản phẩm ngôn ngữ được tạo ra do một hành động giao tiếp nào đấy”. Michael Hoey thì định nghĩa: “Diễn ngôn là một dải nói và viết nào của ngôn từ được cảm nhận là tự nó đã hoàn chỉnh” [3, 33]. Còn Đỗ Hữu Châu trong công trình nghiên cứu về ngữ dụng học thì nêu định nghĩa về diễn ngôn như thế này: “Diễn ngôn là một quá trình sản sinh ra và liên kết các phát ngôn thành một chỉnh thể” [3, 35]. Tóm lại, các nhà nghiên cứu tuy phát biểu có khác đôi chút nhưng bản chất của các định nghĩa vẫn là một. Đó chính là sản phẩm có tính hoàn chỉnh của ngôn ngữ trong hoạt động gaio tiếp. Diễn ngôn có chức năng giao tiếp. Đây là chức năng cơ bản, quan trọng nhất của diễn ngôn. b. Chức năng của giao tiếp và các thành tố nội dung của diễn ngôn  Chức năng của giao tiếp Giao tiếp là một hoạt động quan trọng, cần thiết, là nhu cầu thiết yếu của con người. Thiết nghĩ, nếu không vì một mục đích cụ thể thì con người sẽ không giao tiếp với nhau. Do vậy, mỗi cuộc giao tiếp đều có các mục đích cụ thể với những chức năng sau: - Chức năng thông tin (thông báo): Các nhân vật giao tiếp sẽ thu nhận được những hiểu biết, những tri thức mới về thế giới thông qua giao tiếp. Thí dụ: “Trái đất của chúng ta xoay xung quanh mặt trời”. - Chức năng tạo lập quan hệ: Qua giao tiếp, quan hệ liên cá nhân thay đổi với quan hệ thân hữu được nảy sinh hay mất đi. Chẳng hạn, Kim Trọng bắt được thoa trong vườn Thúy và trả lại cho nàng Kiều cùng những lời tỏ tình tha thiết. Cũng từ đó, mối quan hệ thân hữu được nảy sinh giữa hai nhân vật giao tiếp Thúy Kiều và Kim Trọng (xem phụ lục 1). Nhưng ngược lại, mối quan hệ thân hữu giữa hai nhân vật giao tiếp là Tú Bà và Thúy Kiều mất đi ngay sau khi mụ nhận được thông tin từ Thúy Kiều là nàng đã trao thân cho Mã giám sinh (xem phụ lục 4). - Chức năng biểu hiện: Nhờ giao tiếp, con người bày tỏ được đặc điểm, sở thích, ưu điểm, khuyết điểm, trình độ hiểu biết, tâm lý, tình cảm, thái độ, kinh nghiệm sống,… của bản thân. Qua lần đầu tiên giao tiếp với Thúy Kiều, Tú Bà đã cho người đọc thấy mụ là một người chỉ vì tiền, tàn độc, nhẫn tâm, chửi mắng và đang tâm vùi dập cuộc đời Thúy Kiều. - Chức năng giải trí: Ngôn ngữ là phương tiện giải trí không tốn kém, tiện lợi và lành mạnh nhất của con người. Các nhân vật giao tiếp có thể dùng ngôn ngữ để giao tiếp nhằm giải tỏa những căng thẳng, những buồn vui trong cuộc sống. - Chức năng hành động: Thông qua giao tiếp mà chúng ta thúc đẩy nhau hành động. Không phải chỉ người nghe mới hành động dưới sự thúc đẩy của lời nói trong giao tiếp. Chẳng hạn: “Chúng ta nên cố gắng học” thì chẳng những người nghe phải hành động mà người nói cũng phải hành động nữa. Giao tiếp có nhiều chức năng, chức năng nào cũng biểu hiện những đặc trưng của giao tiếp. Và giao tiếp, dù muốn dù không thì nó vẫn có một (thậm chí nhiều) chức năng giao tiếp như trên. Bất kỳ một diễn ngôn nào cũng có thành tố nội dung và đích của nó.  Các thành tố nội dung và đích của diễn ngôn - Thành tố nội dung của diễn ngôn: “Về nội dung, diễn ngôn có hai thành tố: Thứ nhất là nội dung thông tin, hình thành do quan hệ giữa diễn ngôn và hiện thực được nói tới. Thứ hai là nội dung liên cá nhân bao gồm tất cả các nội dung của diễn ngôn không bị quy định bởi tính đúng sai logic” [3, 37]. Có thể dẫn lại lời của Đạm Tiên nói với Thúy Kiều trong hoàn cảnh giao tiếp khi Kiều đã trải qua 15 năm lưu lạc: Đoạn trường sổ rút tên ra Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau. Xét trong diễn ngôn này thì nội dung mà Đạm Tiên thông tin cho Kiều biết là nàng Kiều đã thoát khỏi số kiếp lưu lạc khi được rút tên ra khỏi sổ đoạn trường. Đồng thời, thơ đoạn trường cũng được đưa trả lại để chấm dứt những tháng ngày gian truân, lưu lạc của Kiều. Thiết nghĩ nội dung liên cá nhân thì không cần phải bàn đến nữa. Chỉ xin nói đến nội dung liên cá nhân không bị quy định bởi tính đúng sai logic. Như các phần trước có nói qua, diễn ngôn này được phát ra từ nhân vật giao tiếp Đạm Tiên với hình thức đảo ngữ (mà hình thức này không phù hợp trong giao tiếp thông thường). - Đích của diễn ngôn: Bất kì diễn ngôn nào cũng có mục đích. “Ý định hay mục đích giao tiếp sẽ cụ thể hóa thành đích của diễn ngôn thông qua các thành tố nội dung của diễn ngôn. Nói một cách tổng quát, diễn ngôn có đích tác động. Người nói nói ra một diễn ngôn là nhằm tác động đến người nghe của mình qua các thành tố nội dung của diễn ngôn”[3,37]. Có các loại đích diễn ngôn như sau: đích thuyết phục, đích truyền cảm, đích hành động. • Đích thuyết phục của diễn ngôn là đích mà nhờ diễn ngôn, người nói và người nghe có thể làm thay đổi trạng thái nhận thức của nhau. • Đích truyền cảm là làm thay đổi trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhau. • Đích hành động của diễn ngôn là thúc đẩy nhau hành động. Trong đó đích thuyết phục về nhận thức do thành tố nội dung thông tin đảm nhiệm, còn hai đích truyền cảm và đích hành động do thành tố liên cá nhân đảm nhiệm. Vì sự thân tình, xa lạ, vị thế giao tiếp cao hay thấp có ảnh hưởng lớn đến đích truyền cảm hay đích hành động của diễn ngôn. Hội thoại là một hình thức hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người. Đối với một cuộc hội thoại, có rất nhiều nhân tố liên quan. Do vậy, tìm hiểu các nhân tố có liên quan sẽ giúp ta hiểu biết nhiều hơn về giao tiếp hội thoại. 1.2. Hội thoại và các vấn đề hữu quan 1.2.1. Khái niệm hội thoại Hội thoại được hiểu là việc sử dụng ngôn ngữ vào giao tiếp. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động xảy ra trong xã hội loài người, giữa người với người. Đó là một hoạt động quan trọng, cần thiết, nhu cầu thiết yếu của con người để trao đổi thông tin, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Cuộc giao tiếp giữa bác sĩ và học sinh trong học đường sẽ giúp các em hiểu hơn về tâm sinh lý lứa tuổi để chọn cho mình một lối sống tích cực, phù hợp… Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp cần phải sử dụng phương tiện giao tiếp để trao đổi thông tin. Có hai loại phương tiện giao tiếp cơ bản là: phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (bao gồm: hành động, cử chỉ, động tác, hình vẽ, màu sắc, ánh sáng,…). Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ tuy nhiều nhưng phạm vi sử dụng hạn chế do dung lượng thông tin ít. Như hệ thống đèn giao thông đèn xanh, đèn đỏ chẳng hạn. Đèn xanh cho phép cho đi, đèn đỏ là yêu cầu dừng lại. Thông tin nội dung chỉ có vậy. Còn với phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, ta có thể có nhiều lượng thông tin hơn. Như “Bạn có cây viết đỏ không?” thì không chỉ người nói muốn biết được thông tin là người nghe có viết đỏ hay không mà còn ngầm ý: “Cho tôi mượn với nhé!”. Như vậy, có thể thấy rằng giao tiếp hội thoại là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trở nên phổ biến nhất trong xã hội loài người. 1.2.2. Các hình thức của hội thoại Theo Nguyễn Đức Dân thì “Trong giao tiếp có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều. Trong giao tiếp một chiều, chỉ có một bên nói còn bên kia tiếp nhận. Hình thức này gặp trong những mệnh lệnh quân sự, trong diễn văn, trong lời xướng ngôn viên truyền hình. Đó là độc thoại” [9,76]. “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó, vai trò của hai bên thay đổi: bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại” [9, 76]. Đỗ Hữu Châu có những lý giải rõ ràng hơn về hội thoại: “Ở giai đoạn hội thoại, ngữ dụng học đặt người nói và người nghe vào quan hệ đối đáp qua lại, đặt diễn ngôn vào chuỗi những lời nói trao đi đổi lại kế tiếp nhau trong một cuộc hội thoại. Trong hội thoại, chẳng những các lời nói của từng người tác động vào nhau cả về hình thức và nội dung, nghĩa là các lời nói của từng người tương tác lẫn nhau mà cả người nói - người nghe cũng tác động vào nhau cùng diễn biến trong quá trình hội thoại” [3, 55]. Như vậy, “hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người là hội thoại” [9, 76]. Đỗ Hữu Châu cũng khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu hội thoại qua nhận xét: “Theo các nhà nghiên cứu hội thoại, hoạt động giao tiếp hội thoại mới là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ. Bởi vậy, ngữ dụng học thực sự phải là ngữ dụng học hội thoại, còn gọi là ngữ dụng học tương tác hay ngữ dụng học tương tác bằng lời” [3, 55 - 56]. Trên đây là nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu về hội thoại. Có thể thấy sự giống nhau về quan điểm của hai ông trong nghiên cứu hội thoại. Đó là cả hai ông đều cho rằng hội thoại là một quá trình tương tác lẫn nhau bằng ngôn ngữ và khẳng định tầm quan trọng của hội thoại trong cuộc sống của con người. Tuy vậy, không phải là không có sự khác nhau giữa hai quan điểm vừa dẫn. Nguyễn Đức Dân cho rằng hội thoại là sự thay đổi vai trong giao tiếp. Còn Đỗ Hữu Châu cho rằng hội thoại không chỉ là sự thay đổi vai nghe (vai nhận tin) và vai nói (vai phát tin) trong giao tiếp mà còn có sự tác động qua lại cùng mối quan hệ giữa hai vai ấy. Khi bàn về hội thoại, Đỗ Hữu Châu còn đề cập và nhấn mạnh đến yếu tố “diễn ngôn” và “ngôn bản” giúp người đọc hình dung rõ hơn về hội thoại. Do vậy, khi nghiên cứu về lý thuyết hội thoại và các quy tắc của hội thoại, người viết xin chọn quan điểm về hội thoại đã được Đỗ Hữu Châu trình bày trong công trình nghiên cứu ngữ dụng học c._. mấy gan!”. Hoạn Thư rõ ràng rất hiểu tâm lý của Thúy Kiều. Hơn nữa, trong giao tiếp, Hoạn Thư đã khéo léo tránh sự bất đồng giữa hai người để chạy tội bằng cách nêu ra những lẽ thường, những việc mà nàng đã giúp đỡ Kiều, lòng riêng cũng tôn trọng tài năng của Kiều, tôn vinh thể diện Thúy Kiều, tự đe dọa thể diện của chính mình. Như vậy, để cho Thúy Kiều phải băn khoăn suy nghĩ “Tha ra thì cũng may đời; Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen” thì Hoạn Thư đã phải sử dụng hàng loạt chiến lược giao tiếp. Từ đó, bản lĩnh và tính cách của Hoạn Thư ngày càng được khẳng định. Độc giả từ bao đời nay đều nể sợ một tính cách có một không hai như Hoạn Thư. Khảo sát chiến lược lịch sự và những biểu hiện của phép lịch sự dương tính và phép lịch sự âm tính sẽ cho ta thấy rõ hơn tính cách, phẩm chất của các nhân vật. Qua đó, nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du cũng bộc lộ rõ. Từ hội thoại và các chiến lược lịch sự của các nhân vật trong giao tiếp, ta thấy sự vĩ đại trong tài năng và sự sáng tạo của Nguyễn Du. 2.4. Tiểu kết Trong chương này, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu và phân tích một số cuộc thoại tiêu biểu trong tác phẩm được mệnh danh là tập đại thành của văn học trung đại dưới ánh sáng của lý thuyết hội thoại. Cụ thể là chúng tôi đã vận dụng những kiến thức về quy tắc hội thoại để “đọc lại” Truyện Kiều. Có thể nói rằng, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Truyện Kiều. Cũng vậy, có rất nhiều cách thức, nhiều con đường để chúng ta “đọc” tác phẩm này. Khám phá Truyện Kiều bằng những kiến thức, những hiểu biết về lý thuyết hội thoại không phải là không có, nhưng việc vận dụng một cách cụ thể các quy tắc hội thoại để một lần nữa khẳng định phẩm chất, tính cách nhân vật cũng như sự tài hoa của tác giả Nguyễn Du thì chúng tôi chưa thấy có công trình nào đáng kể. Tóm lại, dưới góc nhìn hội thoại chúng ta có thể thấy rõ hơn những nét đặc sắc trong bút pháp xây dựng tính cách nhân vật cũng như tài năng và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. Từ những kết quả nghiên cứu trên, độc giả có thể thấy Thúy Vân “người” hơn; Hoạn Thư sắc sảo, đáo để hơn; Thúc Sinh nhu nhược, hèn hạ hơn; bọn buôn thịt, bán người như Tú bà, Mã giám sinh, Sở Khanh, ... bạc ác, đê hèn hơn; Từ Hải gần gũi hơn, tình cảm hơn; Thúy Kiều đáng thương hơn, sâu sắc hơn. KẾT LUẬN 1. Hội thoại là một vấn đề sinh động, gần gũi. Có nhiều hình thức hội thoại như: đơn thoại, song thoại, tam thoại, đa thoại… Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu là hai nhà Việt ngữ học đã tiên phong đi sâu vào vấn đề hội thoại của ngữ dụng học. Trước tiên, cả hai ông đã đưa ra những yếu tố để xác định một cuộc thoại. Đỗ Hữu Châu đã đưa ra sáu đặc điểm để xác định một cuộc hội thoại. Đó là: thoại trường (không gian, thời gian diễn ra cuộc thoại); số lượng người tham gia hội thoại (từ hai đến nhiều người); cương vị, tư cách của những người tham gia hội thoại (xét theo quan hệ liên cá nhân); cuộc thoại có đích hay không có đích (về vấn đề này, người viết đã trình bày theo quan điểm của mình ở phần I, chương II); cuộc thoại có hình thức hay không hình thức (cuộc họp trang nghiêm hay là cuộc tán gẫu bình thường); ngữ vực của cuộc thoại. Còn theo Nguyễn Đức Dân, để xác định một cuộc thoại thì trước hết phải xem xét đặc điểm bên ngoài và đặc điểm nội tại của cuộc thoại. Đặc điểm nội tại gồm có: nguyên tắc luân phiên lượt lời; nguyên tắc liên kết hội thoại; tính mục đích của mỗi cuộc thoại; nguyên lý cộng tác và nguyên lý tế nhị. Đặc điểm bên ngoài của cuộc thoại gồm có: số lượng người tham gia hội thoại, quan hệ giữa những người tham dự (quan hệ liên cá nhân) và chu cảnh (không - thời gian). Như vậy, mặc dù có những cách phân chia và gọi tên khác nhau nhưng cả hai ông gần như thống nhất quan điểm về cách xác định các đặc điểm của một cuộc thoại. Trong chương 1 “cơ sở lý luận”, người viết đã trình bày các vấn đề về giao tiếp như hành động ngôn ngữ và các nhân tố giao tiếp: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn. Trong đó, ngữ cảnh bao gồm nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn ngôn. Về ngôn ngữ thì người viết trình bày đường kênh thính giác, thị giác của ngôn ngữ và loại thể. Về phần diễn ngôn, người viết trình bày về diễn ngôn, chức năng của giao tiếp và các thành tố của diễn ngôn. Bên cạnh các vấn đề về giao tiếp, người viết đã trình bày các vấn đề về hội thoại như: cấu trúc hội thoại (cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại) và quy tắc hội thoại (quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung hội thoại, quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự). Nghiên cứu hội thoại (cùng các nhân tố có liên quan) và quy tắc hội thoại giúp ta hiểu hơn về hội thoại của con người. Người viết đã khai thác những vấn đề về hội thoại và các quy tắc của hội thoại trong chương 1. Những cơ sở lý thuyết này đã được người viết vận dụng để tìm hiểu, khám phá tập đại thành của văn học trung đại Việt Nam: Truyện Kiều của Nguyễn Du. Các cuộc thoại trong Truyện Kiều đã được nhìn dưới một góc độ mới – góc độ hội thoại, đặc biệt là các quy tắc hội thoại. Những quy tắc hội thoại đã được làm rõ trong một số cuộc thoại quan trọng của Truyện Kiều. Đó là những cuộc thoại làm nổi bật tính cách của nhân vật trung tâm hay nó có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời nàng Kiều. Tìm hiểu hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người viết rút ra được rất nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, thái độ, trình độ văn hóa, cách cư xử của các nhân vật được bộc lộ rõ hơn. Từ đó, cái nhìn về nhân vật được sâu sắc hơn, đa diện hơn, nhiều chiều hơn. Các nhân vật sẽ gần gũi hơn và sinh động hơn qua hội thoại, qua lời ăn tiếng nói của mình, vì giao tiếp cũng là một cách bộc lộ mình. Điều thứ hai, qua khảo sát các quy tắc hội thoại, ta có thể thấy rõ ràng tư tưởng, quan niệm của Nguyễn Du. Vì Nguyễn Du chính là người có quyền quyết định để cho nhân vật nào phát ngôn, nói như thế nào, nói cái gì… trong một cuộc thoại cụ thể. Chẳng hạn, khi khảo sát quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong thoại trường báo ân báo oán, Nguyễn Du đặt nhân vật Thúy Kiều vào vai nói nhiều nhất (8 lượt lời). Trong khi đó, cả Hoạn Thư và Giác Duyên mỗi người cũng chỉ có duy nhất một lượt lời. Một người bị báo oán “lựa điều kêu ca” và một người được trả ơn nói lên suy nghĩ của mình sau cảnh “máu rơi, thịt nát, tan tành”. Tham thoại của Giác Duyên mà Nguyễn Du miêu tả trong cuộc thoại này là gì nếu không là biểu hiện của tư tưởng Phật giáo trong Truyện Kiều? Tham thoại sẽ là gì nếu không là lời tiên tri về vận mệnh Thúy Kiều trong 5 năm lưu lạc còn lại? Như vậy, qua nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát các quy tắc hội thoại trong Truyện Kiều, cái nhìn về nhân vật, về tác giả được đặt dưới một góc độ khác. Từ góc độ đó, tư tưởng tác giả, tính cách, nhân phẩm của nhân vật được nhìn nhận một cách toàn diện hơn. Do vậy, sức sống của nhân vật, cũng như Truyện Kiều và Nguyễn Du lâu bền hơn trong lòng độc giả. Đề tài này là một hướng ứng dụng ngôn ngữ học để tìm hiểu, làm rõ hơn một tác phẩm văn học cụ thể. “Hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” giúp chúng ta thấy được những nét mới trong tính cách, phẩm chất của nhân vật. Chàng Thúc từ lâu đã được xem là một người nhu nhược, chỉ “quen thói bốc rời” qua hành động và suy nghĩ của chàng. Nhưng dưới góc độ hội thoại, chàng Thúc càng hiện lên là một con người bạc nhược đến mức hèn hạ (không hề có một tham thoại trong màn trả ơn báo oán). Lẽ ra, chàng ta cũng phải có ít nhất là hai tham thoại (khi Kiều tạ ơn và lúc Kiều đe dọa Hoạn Thư vợ chàng). Vậy mà Thúc Sinh vẫn im lặng. Điều đó chẳng phải nói lên tính cách hèn hạ, nhu nhược của Thúc Sinh hay sao? Việc vận dụng các quy tắc hội thoại vào một số cuộc thoại của Truyện Kiều giúp người đọc chẳng những hiểu hơn phẩm chất nhân vật mà còn thấy được sự tài hoa, thiên tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Từ những lẽ trên, việc nghiên cứu đề tài này sẽ có ý nghĩa lớn đối với việc giảng dạy và học tập Truyện Kiều. Đối với người viết, đề tài là một cơ hội tìm hiểu một số đơn vị kiến thức mà người viết có hứng thú và quan tâm từ lâu: hội thoại. Đề tài còn là dịp để người viết học tập, tìm hiểu một “tác phẩm độc đáo lạ thường, mang đậm bản sắc dân tộc” (Niculin). 2. Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết cũng nhận ra một số hạn chế như sau: Thứ nhất, do giới hạn về thời gian, người viết chỉ tập trung nghiên cứu về quy tắc mà chưa có điều kiện tìm hiểu những yếu tố khác của hội thoại như vận động hội thoại, thương lượng hội thoại, cấu trúc của hội thoại,... Thứ hai, để một cuộc thoại được tiến hành và đi đến thành công thì quy tắc hội thoại không phải là yếu tố duy nhất. Hơn nữa, không phải chỉ có sự phá vỡ những quy tắc thì cuộc thoại mới đạt được mục đích giao tiếp. Nhưng trong đề tài này, người viết muốn thông qua sự phá vỡ những quy tắc hội thoại để làm rõ tính cách nhân vật và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Du. Thứ ba, Truyện Kiều có đến 73 cuộc thoại nhưng người viết không đủ thời gian tìm hiểu hết để có cái nhìn đầy đủ hơn về toàn bộ tác phẩm, mà người viết chỉ tìm hiểu một số cuộc thoại nổi bật rồi phân tích thật kỹ và làm rõ tính cách nhân vật cũng như sự tài hoa của tác giả. 3. Qua nghiên cứu đề tài, người viết nhận thấy có một số vấn đề có thể tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn. Chẳng hạn vấn đề lập luận trong hội thoại của Truyện Kiều. Vấn đề lập luận trong các lượt lời, các tham thoại của nhân vật khá lý thú và mới mẻ. Mong rằng trong tương lai, nếu có thời gian và điều kiện, người viết sẽ trở lại vấn đề “hội thoại trong Truyện Kiều” dưới một góc độ mới. Với điều kiện làm việc và vốn kiến thức của người viết còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Người viết hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp để có thể nâng cao hơn chất lượng của luận văn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đào Duy Anh (1989), Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. 2. Nguyễn Tài Cẩn (2002), Tư liệu Truyện Kiều. Bản Duy Minh Thị 1872, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 “Ngữ dụng học”, NXB Giáo dục. 4. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm. 5. Đỗ Hữu Châu và tác giả khác (2005), Giáo trình ngữ dụng học (dành cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm), Dự án đào tạo Giáo viên Trung học cơ sở. 6. Đỗ Hữu Châu (2005), Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học (sách dùng cho hệ đào tạo từ xa, Đại học Huế), tái bản lần thứ nhất, NXB Giáo dục. 7. Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, NXB Giáo dục. 8. Nguyễn Đức Dân, Trần Thị Ngọc Lang (2001), Câu sai và câu mơ hồ, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Đức Dân (2001), Ngữ dụng học, tập 1, tái bản lần 2, NXB Giáo dục. 10. Nguyễn Đức Dân (2003), Nỗi oan thì, là, mà, tái bản lần 1, NXB Trẻ. 11. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục. 12. Trịnh Bá Đĩnh (tuyển chọn, giới thiệu) (2002), Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, tái bản lần 3, NXB Giáo dục. 13. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Dương Quảng Hàm (2002), Việt Nam Văn học sử yếu, tái bản theo bản in năm 1943, NXB Hội Nhà văn. 16. Nguyễn Hòa (1999), Lực ngôn trung và các kiểu câu. Những vấn đề ngữ dụng học, kỷ yếu Hội thảo khoa học Ngữ dụng học lần thứ nhất, Hà Nội. 17. Phan Văn Hòa (1999), Hệ thống yếu tố ngôn ngữ biểu thị vai tương tác trong tiếng Anh và tiếng Việt. Những vấn đề ngữ dụng học, kỷ yếu Hội thảo khoa học Ngữ dụng học lần thứ nhất, Hà Nội. 18. Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim (2002), Truyện Kiều - Nguyễn Du, NXB Đà Nẵng. 19. Đặng Thanh Lê (1972), Truyện Kiều, tái bản lần 3, NXB Giáo dục. 20. Đặng Thanh Lê (2002), Giảng văn Truyện Kiều, tái bản lần 5, NXB Giáo dục. 21. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Những phương thức cấu tạo hàm ngôn trong hội thoại. Những vấn đề ngữ dụng học, Kỷ yếu hội thảo khoa học Ngữ dụng học lần thứ nhất, HN 4.1999 22. Từ Thị Loan (2006), Nguyễn Du và Truyện Kiều ở nước ngoài, tạp chí Nhà văn, số 3, NXB Hội Nhà văn. 23. Trần Hữu Mạnh (1999), Quy chiếu và nội suy – hai khái niệm trong dụng học và việc dạy và học tiếng Anh ở bậc đại học. Những vấn đề ngữ dụng học, Kỷ yếu hội thảo khoa học Ngữ dụng học lần thứ nhất, Hà Nội. 24. Phan Ngọc (2001), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Thanh Niên. 25. Trương Thị Nhàn (2007), Bài tập thực hành ngữ dụng học, Dự án đào tạo giáo viên THCS, NXB Đại học Sư phạm. 26. Nguyễn Tử Quang (2003), Điển tích Truyện Kiều, NXB Văn hóa thông tin. 27. Phạm Đan Quế (2002), Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều, NXB Giáo dục. 28. Vũ Tiến Quỳnh (1995), Nguyễn Du, tái bản lần 1, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. 29. Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục. 30. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 31. Trần Thị Băng Thanh (2006), Lời phẩm bình Đoạn trường tân thanh của Vũ Trinh và Nguyễn Lượng, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3, Viện Văn học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 32. Lê Hùng Tiến (1999), Động từ ngữ vi – phương tiện ngôn ngữ quan trọng góp phần biến văn bản thành quy phạm pháp luật. Những vấn đề ngữ dụng học, kỷ yếu Hội thảo khoa học Ngữ dụng học lần thứ nhất, Hà Nội. 33. Trương Xuân Tiếu (2009), Tìm hiểu nghệ thuật sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ của Nguyễn Du trong đoạn trích “Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều), Tạp chí Ngôn ngữ, số 1 (236). 34. Hoàng Tuệ (1993), Vấn đề chuẩn ngôn ngữ qua lịch sử ngôn ngữ học, NXB Giáo dục. 35. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục. 36. Lê Thu Yến (chủ biên) (2001), Văn học trung đại Việt Nam những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục. 37. David Nunan, Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, bản dịch Anh – Việt của Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh (1998), NXB Giáo dục. 38. George Yule (1997), Dụng học, bản dịch Anh – Việt của Diệp Quang Ban, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 39. John Lyons, Ngữ nghĩa học dẫn luận, bản dịch Anh - Việt của Nguyễn Văn Hiệp (2006), NXB Giáo dục. Tiếng Anh 40. Austin J. L. (1955), How to do things with words, Oxford University Press, New York. 41. George Brown and George Yule (1983), Discorse Analysis, Cambridge University Press. 42. George Yule (1996), Pragmatics, Oxford University Press. 43. Jack C., Richards, John Platt, and Heidi Platt (1992), Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics, Longman Singapore Publishers Pte Ltd. 44. Jacob L. Mey (1993), Pragmatics an Introduction, Blackwell Publishers. 45. Jenny Thomas (1995), Meaning in Interaction: an Introduction to Pragmatics, Longman Group Limited. 46. LoCastro, V. (2003), An Introduction to Pragmatics, The University of Michigan Press. 47. Peter Grundy (2000), Doing Pragmatics, Arnold and Oxford University Press. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kim – Kiều gặp gỡ Sinh đã có ý đợi chờ Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng: “Thoa này bắt được hư không, Biết đâu Hợp phố mà mong châu về?” Tiếng Kiều nghe lọt bên kia: “Ơn lòng quân tử sá gì của rơi, Chiếc thoa nào của mấy mươi, Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao?” Sinh rằng: “Lân lý ra vào, Gần đây, nào phải người nào xa xôi, Được rầy nhớ chút thơm rơi, Kể đà thiểu não lòng người bấy nay! Bấy lâu mới được một ngày. Dừng chân, gạn chút niềm tây gọi là…” Vội về thêm lấy của nhà, Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông. Thang mây dón bước ngọn tường, Phải người hôm nọ rõ ràng chẳng nhe. Sượng sùng giữ ý rụt rè Kẻ nhìn rõ mặt, người e cúi đầu. Rằng: “Từ ngẫu nhĩ gặp nhau, Thầm mong trộm nhớ, bấy lâu đã chồn. Xương mai tính đã rũ mòn, Lần lừa, ai biết hãy còn hôm nay! Tháng tròn như gửi cung mây, Trần trần một phận ấp cây đã liều! Tiện đây xin một hai điều, Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng? Ngần ngừ nàng mới thưa rằng: “Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong, Dù khi lá thắm, chỉ hồng, Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha. Nặng lòng xót liễu, vì hoa Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa!” Sinh rằng: “Rày gió, mai mưa Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi! Dù chăng xét tấm tình si Thiệt đây mà có ích gì đến ai? Chút chi gắn bó một hai, Cho đành, rồi sẽ liệu bài mối manh. Khuôn thiên, dù phụ tấc thành, Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời, Lượng xuân dù quyết hẹp hòi Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru!” Lặng nghe lời nói như ru, Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng Rằng: “Trong buổi mới lạ lùng, Nể lòng, có lẽ cầm lòng cho đang! Đã lòng quân tử đa mang, Một lời, vàng tạc đá vàng thủy chung” Được lời như cởi tấm lòng, Giở kim thoa với khăn hồng, trao tay. Rằng: “Trăm năm cũng từ đây, Của tin, gọi một chút này làm ghi!” Phụ lục 2: Thúy Kiều khuyên Kim Trọng giữ ý Sóng tình dường đã xiêu xiêu, Xem trong âu yếm có chiều lả lơi. Thưa rằng: “Đừng lấy làm chơi; Dẽ cho thưa hết một lời đã nao! Vẻ chi một đóa yêu đào Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh. Đã cho vào bậc bố kinh, Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu. Ra tuồng trên Bộc, trong dâu, Thì con người ấy ai cầu làm chi! Phải điều ăn xổi ở thì, Tiết trăm năm, nỡ bỏ đi một ngày! Ngẫm duyên kì ngộ xưa nay, Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi, Trương. Mây mưa đánh đổ đá vàng, Quá chiều nên đã chán chường yến xanh. Trong khi chắp cánh liền cành, Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên! Mái tây để lạnh hương nguyền, Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng. Gieo thoa, trước chẳng giữ giàng, Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai? Vội chi liễu ép hoa nài, Còn thân ắt hẳn bên bồi có khi!” Phụ lục 3: Trao duyên “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân, Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han: “Cơ trời dâu bể đa đoan, Một nhà để chị riêng oan một mình. Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh, Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?” Rằng: “Lòng đương thổn thức đầy, Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong. Hở môi ra cũng thẹn thùng, Để lòng thì phụ tấm lòng với ai! Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kỳ, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai? Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ, vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc, ắt lòng chẳng quên. Mất người còn chút của tin, Phiếm đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy, so tơ phiếm này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt, khuất lời, Rảy xin chén nước cho người thác oan. Bây giờ, trâm gãy, bình tan, Kể làm sao xiết, muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi. Phận sao, phận bạc như vôi? Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng. Ôi kim lang! Hỡi kim lang! Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!”” Phụ lục 4: Kiều đến thanh lâu Dạy rằng: “Con lạy mẹ đây, Lạy rồi sang lạy cậu mầy bên kia.” Nàng rằng: “Phải bước lưu ly, Phận hèn vâng đã cam bề tiểu tinh. Điều đâu lấy yến làm anh, Ngây thơ chẳng biết là danh phận gì? Đủ điều nạp thái vu quy, Đã khi chung chạ lại khi đứng ngồi. Giờ ra thay bậc, đổi ngôi, Dám xin gởi lại một lời cho minh.” Mụ nghe nàng nói hay tình, Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên: “Này này sự đã quả nhiên, Thôi đà cướp sống chồng min đi rồi! Bảo rằng: đi dạo lấy người, Đem về rước khách kiếm lời mà ăn. Tuồng vô nghĩa, ở bất nhân, Buồn mình trước đã tần mần thử chơi. Màu hồ đã mất đi rồi, Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma! Con kia đã bán cho ta, Nhập gia cứ phải phép nhà ta đây. Lão kia có giở bày bây, Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe! Cớ sao chịu tốt một bề, Gái tơ mà đã ngứa nghề gớm sao! Phải làm cho biết phép tao! Giật bì tiên, rắp sấn vào ra tay. Nàng rằng: “Trời thẳm đất dày! Thân này đã bỏ những ngày ra đi! Thôi thì thôi, có tiếc gì!” Sẵn dao tay áo tức thì giở ra. Phụ lục 5 : Sở Khanh lừa Kiều Tường đông lay động bóng cành Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào. Sượng sùng đánh dạn ra chào, Lạy thôi nàng mới rỉ trao ân cần. Rằng: “Tôi bèo bọt chút thân. Lạc đàn mang lấy nợ nần yến anh. Dám nhờ cốt nhục tử sinh, Còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau!” Lặng ngồi lẩm nhẩm gật đầu: “Ta đây nào phải ai đâu mà rằng! Nàng đà biết đến ta chăng, Bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi! Nàng rằng: “Muôn sự ơn người, Thế nào xin quyết một bài cho xong?” Rằng: “Ta có ngựa truy phong Có tên dưới trướng, vốn dòng kiện nhi: Thừa cơ lẻn bước ra đi, Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn? Dù khi gió kép, mưa đơn, Có ta đây cũng chẳng cơn cớ gì!”. Phụ lục 6 : Thúc Sinh hứa hẹn cùng Kiều Nàng rằng: “Vâng biết lòng chàng Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu Hay hèn lẽ cũng nối điêu, Nỗi quê nghĩ một hai điều ngang ngang. Lòng còn gởi áng mây vàng, Họa vần, xin hãy chịu chàng hôm nay.” Rằng: “Sao nói lạ lùng thay! Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra?” Nàng càng ủ dột thu ba, Đoạn trường lúc ấy nghĩ mà buồn tênh: “Thiếp như hoa đã lìa cành, Chàng như con bướm lượn vành mà chơi. Chúa xuân đành đã có nơi, Ngắn ngày, thôi chớ dài lời làm chi!” Sinh rằng: “Từ thuở tương tri, Tấm riêng riêng những nặng vì nước non. Trăm năm, tính cuộc vuông tròn, Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.” Nàng rằng: “Muôn đội ơn lòng, Chút e bên thú, bên tòng dễ đâu. Bình khang nấn ná bấy lâu, Yêu hoa yêu được một màu điểm trang. Rồi ra lạt phấn, phai hương, Lòng kia giữ được thường thường mãi chăng? Vả trong thềm quế cung trăng, Chủ trương đành đã chị Hằng ở trong. Bấy lâu khăng khít dải đồng. Thêm người người cũng chia lòng riêng tây. Vẽ chi chút phận bèo mây, Làm cho bể ái khi đầy, khi vơi. Trăm điều ngang ngửa vì tôi, Thân sau ai chịu tội trời ấy cho? Như chàng có vững tay co, Mười phần cũng đắp điếm cho một vài. Thế trong dù lớn hơn ngoài Trước thềm sư tử gởi người đằng la. Cúi đầu luồn xuống mái nhà, Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng. Ở trên còn có nhà thông. Lượng trên trông xuống biết lòng có thương? Sá chi liễu ngõ hoa tường, Lầu xanh lại bỏ ra phường lầu xanh! Lại càng dơ dáng dại hình Đành thân phận thiếp nghĩ danh giá chàng. Thương sao cho vẹn thì thương, Tính sao cho trọn mọi đường thì vâng”. Sinh rằng: “Hay nói dè chừng, Lòng đây, lòng đấy chưa từng hay sao? Đường xa chớ ngại Ngô Lào, Trăm điều hãy cứ trông vào một ta. Đã gần chi có điều xa, Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều!” Phụ lục 7: Hoạn Thư hành hạ Kiều “Tiểu thư vội thét: “Con Hoa! Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có đòn!” Sinh càng nát ruột, tan hồn, Chén mời phải ngậm bồ hòn, ráo ngay! Tiểu thư cười nói tỉnh say, Chưa xong tiệc rượu lại bày trò chơi. Rằng: “Hoa nô đủ mọi tài, Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe!” Nàng đà tán hoán, tê mê, Vâng lời, ra trước bình the vặn đàn Bốn dây như khóc như than, Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng! Cùng trong một tiếng tơ đồng, Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm! Hạt châu lã chã khôn cầm, Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt sương. Tiểu thư lại thét lấy nàng: “Cuộc vui gảy khúc đoạn tràng ấy chi! Sao chẳng biết ý tứ gì? Cho chàng buồn bã tội thì tại ngươi!” Phụ lục 8: Phiên tòa báo ơn báo oán Cho gươm mời đến Thúc lang, Mặt như chàm đổ, mình dường giẽ run. Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non, Lâm Truy người cũ chàng còn nhớ không? Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân? Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân, Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là. Vợ chàng quỉ quái, tinh ma, Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau. Kiến bò miệng chén chưa lâu, Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!” Thúc Sinh trông mặt bấy giờ, Mồ hôi chàng đã như mưa ướt đầm. Lòng riêng mừng, sợ khôn cầm, Sợ thay mà lại mừng thầm cho ai. Mụ già, sư trưởng, thứ hai, Thoạt đưa đến trước, vội mời lời trên. Dắt tay, mở mặt cho nhìn: “Hoa nô kia với Trạc Tuyền cũng tôi! Nhớ khi lỡ bước, sẩy vời, Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương. Nghìn vàng gọi chút lễ thường, Mà lòng Phiếu mẫu, mấy vàng cho cân!” Hai người trông mắt tần ngần, Nửa phần khiếp sợ, nửa phần mừng vui. Nàng rằng: “Xin hãy rốn ngồi, Xem cho rõ mặt, biết tôi báo thù!” Kíp truyền chư tướng hiến phù, Đem lại các tích phạm tù hậu tra. Dưới cờ, gươm tuốt nắp ra, Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư. Thoạt trông, nàng đã chào thưa: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm, càng oán trái nhiều!” Hoạn Thư hồn lạc, phách xiêu, Khấu đầu dưới trướng lựa điều kêu ca: Rằng: “Tôi chút dạ đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Nghĩ cho khi các viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng riêng cũng kính yêu, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai! Trót lòng gây việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng!” Khen cho: “Thật đã nên rằng, Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời. Tha ra thì cũng may đời, Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen. Đã lòng tri quá thời nên, Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.” Tạ lòng, lạy trước sân mây, Cửa viên lại dắt một dây dẫn vào. Nàng rằng: “Lồng lộng trời cao! Hại nhân, nhân hại sự nào tại ta. Trước là Bạc Hạnh, Bạc bà, Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh; Tú bà cùng Mã giám sinh, Các tên tội ấy đáng tình còn sao?” Lệnh quân truyền xuống nội đao, Thề sao, thì lại cứ sao gia hình. Máu rơi thịt nát tan tành, Ai ai trông thấy hồn kinh, phách rời! Cho hay muôn sự tại trời, Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta! Mấy người bạc ác, tinh ma, Mình làm, mình chịu kêu mà ai thương! Ba quân đông mặt pháp trường, Thanh thiên, bạch nhật, rõ ràng cho coi. Việc nàng báo phục vừa rồi, Giác Duyên vội đã gởi lời từ quy. Nàng rằng: “Thiên tải nhất thì, Cố nhân đã dễ mấy khi bàn hoàn, Rồi đây bèo hợp, mây tan, Biết đâu hạc nội, mây ngàn là đâu!” Sư rằng: “Cũng chẳng mấy lâu, Trong năm năm lại gặp nhau đó mà. Nhớ ngày hành cước phương xa, Gặp sư Tam Hợp, vốn là tiên tri. Bảo cho hội họp chi kỳ, Năm nay là một, nữa thì năm năm. Mới hay tiền định chẳng lầm, Đã tin điều trước, ắt nhằm việc sau. Còn nhiều ân ái với nhau, Cơ duyên nào đã hết đâu, vội gì?” Nàng rằng: “Tiền định tiên tri, Lời sư đã dạy, ắt thì chẳng sai. Họa bao giờ có gặp nguời, Vì tôi cậy hỏi một lời chung thân.” Phụ lục 9: Kiều cảm tạ Từ Hải Tạ ân, lạy trước Từ công: “Chút thân bồ liễu, mà mong có rày. Trộm nhờ sấm sét ra tay, Tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi! Chạm xương, chép dạ, xiết chi, Dễ đem gan óc đền nghì trời mây! ” Từ rằng: “Quốc sĩ xưa nay, Chọn người tri kỷ một ngày được chăng ? Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha ! Huống chi việc cũng việc nhà, Lọ là thâm tạ, mới là tri ân! Xót nàng còn chút song thân, Bấy nay kẻ Việt, người Tần cách xa. Sao cho muôn dặm một nhà, Cho người thấy mặt là ta cam lòng”. Phụ lục 10: Kiều khuyên Từ Hải Nhân khi bàn bạc gần xa, Thừa cơ nàng mới bàn ra tán vào. Rằng: “Ơn Thánh đế dồi dào, Tưới ra đã khắp, thấm vào đã sâu. Bình thành công đức bấy lâu Ai ai cũng đội trên đầu biết bao Ngẫm từ dấy việc binh đao, Đồng xương vô định đã cao bằng đầu. Làm chi để tiếng về sau, Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào. Sao bằng lộc trọng quyền cao, Công danh ai dứt lối nào cho qua?” Phụ lục 11: Màn đoàn viên Tàng tàng, chén cúc giở say, Đứng lên, Vân mới giãi bày một hai. Rằng: “Trong tác hợp cơ trời, Đôi bên gặp gỡ, một lời kết giao. Gặp cơn bình địa ba đào, Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em. Cũng là phận cải, duyên kim, Cũng là máu chảy ruột mềm chứ sao? Những là rày ước, mai ao. Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tình! Bây giờ gương vỡ lại lành, Khuôn thiên lừa lọc đã đành có nơi. Còn duyên, may lại còn người, Còn vầng trăng bạc, còn lời nguyền xưa. Quả mai ba bảy đương vừa, Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì!” Dứt lời, nàng vội gạt đi: “Sự muôn năm cũ, kể chi bây giờ? Một lời tuy có ước xưa, Xét mình dãi gió dầu mưa đã nhiều. Nói càng hổ thẹn trăm chiều, Thì cho ngọn nước thủy triều chảy xuôi!” Chàng rằng: “Nói cũng lạ đời! Dẫu lòng kia vậy, còn lời ấy sao? Một lời đã trót thâm giao, Dưới dày, có đất trên cao có trời! Dẫu rằng vật đổi, sao dời, Tử sinh phải giữ lấy lời tử sinh! Duyên kia có phụ chi tình, Mà toan chia gánh chung tình làm hai?” Nàng rằng: “Gia thất duyên hài, Chút lòng ân ái, ai ai cũng lòng. Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng, Hoa thơm phong nhị, trăng vòng tròn gương. Chữ trinh đáng giá nghìn vàng, Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa. Thiếp từ ngộ biến đến giờ, Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa. Bấy chầy, gió táp, mưa sa. Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn. Còn chi là cái hồng nhan! Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào? Nghĩ mình, chẳng hổ mình sao? Dám đem trần cấu dự vào bố kinh! Đã hay chàng nặng vì tình, Trông hoa đèn, chẳng thẹn mình lắm ru! Từ rày khép cửa phòng thu, Chẳng tu, thì cũng như tu mới là! Chàng dù nghĩ đến tình xa, Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ. Nói chi kết tóc, xe tơ, Đã buồn cả ruột, mà nhơ cả đời!” Chàng rằng: “Khéo nói nên lời, Mà trong lẽ phải có người, có ta! Xưa nay trong đạo đàn bà Chứ trinh kia cũng có ba bảy đường Có khi biến, có khi thường Có quyền nào phải một đường chấp kinh? Như nàng lấy hiếu làm trinh Bụi nào cho đục được mình ấy vay? Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời. Hoa tàn mà lại thêm tươi, Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa. Có điều chi nữa mà ngờ, Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu” ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5650.pdf
Tài liệu liên quan