Khảo sát một số dòng ngô đường và đánh giá ưu thế lai về đặc tính nông sinh học của một số tổ hợp lai F1 tại Gia Lâm - Hà Nội

Tài liệu Khảo sát một số dòng ngô đường và đánh giá ưu thế lai về đặc tính nông sinh học của một số tổ hợp lai F1 tại Gia Lâm - Hà Nội: ... Ebook Khảo sát một số dòng ngô đường và đánh giá ưu thế lai về đặc tính nông sinh học của một số tổ hợp lai F1 tại Gia Lâm - Hà Nội

doc103 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3517 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát một số dòng ngô đường và đánh giá ưu thế lai về đặc tính nông sinh học của một số tổ hợp lai F1 tại Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ------------------ Vò THÞ XU¢N B×NH KHẢO SÁT MỘT SỐ DÒNG NGÔ ĐƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ ƯU THẾ LAI VỀ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI F1 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh: TRåNG TRäT M· sè: 60.62.01 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: pgs.ts. NGUYÕN THÕ HïNG Hµ Néi - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Vũ Thị Xuân Bình LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cám ơn PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, Bộ môn Cây lương thực - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Thầy đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Nông học đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Cây lương thực đã cung cấp tài liệu, vật liệu trong quá trình nghiên cứu. Nhân dịp này tôi xin cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Hà nội, ngày tháng năm 2008 Học viên Vũ Thị Xuân Bình Môc lôc Lêi cam ®oan i Lêi c¶m ¬n ii Môc lôc iii Danh môc ch÷ viÕt t¾t v Danh môc c¸c b¶ng vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CYMMYT : Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ quốc tế LAI : Chỉ số diện tích lá NSLT : Năng suất lý thuyết Se : Sugary enhanced Se1 : Sugary enhancer 1 Sh2 : Supersweet or shrunken -2 Su : Normal sugary Su2 : Sugary 2 TGST : Thời gian sinh trưởng THL : Tổ hợp lai UTL : Ưu thế lai Danh môc c¸c b¶ng STT Tªn b¶ng Trang 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới 1961-2007 4 2.2. Thu nhập từ xuất khẩu ngô đường đóng hộp của một số nước trên thế giới 5 2.3. Hàm lượng dinh dưỡng trong cây ngô đường 11 2.4. Màu sắc hạt và lõi của một số dạng ngô đường 14 2.5. Phân tích thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng của ngô đường 26 2.6. Một số chỉ tiêu chất lượng của giống có cặp gen se và sh2 27 2.7. Mức độ quan trọng của một số tính trạng của ngô đường ưu thế lai cho thị trường ăn tươi và chế biến. 29 3.1. Các dòng ngô đường của trường Đại học nông nghiệp Hà Nội và Viện Nghiên cứu Ngô 32 3.2. Các dòng và các tổ hợp ngô đường của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 33 4.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng Ngô đường tham gia thí nghiệm vụ xuân 2008 tại Gia Lâm - Hà Nội 41 4.2. Các đặc trưng hình thái cây và bắp của các dòng Ngô đường tham gia thí nghiệm vụ xuân 2008 43 4.3. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các dòng ngô đường tham gia thí nghiệm vụ xuân 2008 46 4.4. Một số chỉ tiêu về bông cờ, khả năng phun râu của các dòng ngô tham gia thí nghiệm vụ xuân 2008 50 4.5. Một số đặc tính chống chịu của các dòng ngô đường tham gia thí nghiệm vụ xuân 2008 52 4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng ngô đường tham gia thí nghiệm vụ xuân 2008 54 4.7. Mối tương quan giữa các chỉ tiêu chọn lọc của tập đoàn dòng ngô thí nghiệm 57 4.8. Một số đặc điểm nông sinh học của các dòng ngô đường và thông số chọn lọc tiêu chuẩn 58 4.9. Chỉ số chọn lọc và các chỉ tiêu về hình thái, năng suất các dòng ngô đường 59 4.10. UTL về thời gian sinh trưởng của các tổ hợp ngô đường lai F1 qua các giai đoạn sinh trưởng trong vụ xuân 2008 60 4.11. UTL về chiều cao cây của các tổ hợp ngô đường lai F1 qua các giai đoạn sinh trưởng trong vụ xuân 2008 62 4.12. UTL về chỉ số SPAD của các tổ hợp ngô đường lai F1 qua các giai đoạn sinh trưởng trong vụ xuân 2008 63 4.13. UTL về diện tích lá của các tổ hợp ngô đường lai F1 qua các giai đoạn sinh trưởng trong vụ xuân 2008. 65 4.14. UTL về chất khô tích lũy của các tổ hợp ngô đường lai F1 qua các giai đoạn sinh trưởng trong vụ xuân 2008. 67 4.15. UTL về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô đường lai F1 qua các giai đoạn sinh trưởng trong vụ xuân 2008 68 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngô đường (Zea mays var. Rugosa) là một đột biến tự nhiên của quần thể ngô xảy ra ở các gen điều khiển tổng hợp đường thành tinh bột trong nội nhũ. Ngô đường có hàm lượng đường cao và giàu dinh dưỡng như hàm lượng đường cao, protein, chất béo, vitamin và các nguyên tố vi lượng nên trở thành một loại thực phẩm phổ biến và có giá trị trên thế giới. Nhiều nước trên thế giới đã phát triển trồng ngô đường phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn đóng góp trong thu nhập kinh tế quốc dân như Mỹ, Hungari, Đức, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan... Sản xuất ngô đường phục vụ ăn tươi, chế biến ngày càng được mở rộng diện tích ở nhiều nước trên thế giới. Diện tích trồng ngô đường ăn tươi của Mỹ tăng từ 87.000 ha năm 1993 lên 103.600 ha năm 2003. Tổng giá trị thu được từ sản xuất ngô đường ăn tươi năm 1993 là 335 triệu đô la tăng lên 531 triệu năm 2003 (USDA, 2003). Ngô đường xuất khẩu chủ yếu dưới ba loại là ăn tươi, đóng hộp và đông lạnh, lượng xuất khẩu và nhập khẩu ngô đường trên toàn cầu cũng không ngừng tăng lên, nhập khẩu ngô đường đóng hộp từ năm 1994 đến 2003 đã tăng 152%. Canada nhập khẩu khoảng 14,7 nghìn tấn, Triều Tiên hàng năm nhập khẩu tăng từ 36,1 nghìn tấn năm 2004 lên 39,3 nghìn tấn năm 2007. Pháp xuất khẩu 100,7 nghìn tấn ngô đường đóng hộp và 14,5 nghìn tấn ngô đường đông lạnh chủ yếu vào thị trường Mỹ, Đức sản xuất khoảng 16,6 nghìn tấn ngô tươi và 76,0 nghìn tấn ngô đường chế biến nhưng vẫn nhập khẩu từ Pháp và Hungari. Hungari năm 2003 xuất khẩu ngô đường đạt giá trị 119 triệu đô la cung cấp 37% ngô đường đóng hộp vào thị trường Đức. Thái Lan là nước trong khu vực gần điều kiện với Việt Nam, hàng năm Thái Lan sản xuất và chế biến đóng hộp xuất khẩu tăng từ 30.000 tấn năm 2000 lên 82.500 tấn năm 2003(Ponnarong Prasertsri, 2003). Những giá trị dinh dưỡng, kinh tế của ngô đường đã thu hút các quốc gia tập trung nghiên cứu chọn tạo giống, kỹ thuật trồng trọt và chế biến ngô đường. Công tác chọn tạo giống ngô đường trên thế giới đạt được những thành tựu to lớn trong nâng cao năng suất, chất lượng và chống chịu của ngô đường. Đặc biệt thành tựu tạo giống ngô đường ưu thế lai những năm gần đây đã thúc đẩy diện tích trồng giống ngô đường ưu thế lai tăng lên nhanh chóng, đến nay diện tích ngô đường ưu thế lai đã chiếm 70 đến 80% tổng diện tích trồng ngô đường (Taweesak Pulam,2003). Công tác chọn giống và kỹ thuật canh tác đã góp phần nâng cao năng suất ngô đường, điển hình năng suất các giống ngô đường từ 9.720 kg/ha năm 1993 lên 11.448kg/ha năm 2003. Các giống ngô đường chuyển gen kháng sâu bệnh, chất lượng cũng phát triển mạnh mẽ. Giống ngô đường chuyển gen Bt -11 (Baccillus thuringiensis) chỉ sau 5 năm đã được trồng trên diện tích 80.000 ha ở các nước Tây và Đông Âu. Ở nước ta ngô thực phẩm mới được nghiên cứu khoảng 15 năm trở lại đây, do vậy những thành tựu chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác và chế biến còn rất hạn chế. Những năm gần đây trồng ngô thực phẩm nói chung và ngô đường nói riêng đã bước đầu phát triển, nhưng hầu hết các giống ngô đường đều là nguồn nhập nội như Suger75, TN115, TN103, Sakita, Hoa Trân... Chính nguyên nhân này mà hạn chế sản xuất và hiệu quả trồng ngô đường ở nước ta do chi phí hạt giống cao (350.000 - 750.000đ/kg), gây khó khăn cho người sản xuất (Lê Quý Kha, 2006). Nghiên cứu chọn tạo giống ngô đường ưu thế lai trong nước sẽ có khả năng thích nghi cao với điều kiện Việt Nam, góp phần làm giảm giá thành hạt giống, tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và làm đa dạng hoá các sản phẩm từ cây ngô. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát một số dòng ngô đường và đánh giá ưu thế lai về đặc tính nông sinh học của một số tổ hợp lai F1 tại Gia Lâm - Hà Nội” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Khảo sát và đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển, năng suất, tính chống chịu của các dòng ngô đường. - Xác định ưu thế lai (ƯTL) của các tổ hợp lai về đặc tính nông học, chống chịu, năng suất. - Chọn ra một số dòng và tổ hợp lai có triển vọng phục vụ sản xuất ngô đường ở Miền Bắc Việt Nam. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Sản xuất và tiêu thụ ngô và ngô đường trên thế giới và Việt nam 2.1.1 Sản suất tiêu thụ ngô và ngô đường trên thế giới Hiện nay, trên toàn thế giới xấp xỉ khoảng 140 nước trồng ngô với tổng diện tích là 147,576 triệu ha, sản lượng 701,666 triệu tấn một năm (FAO, 2007). Theo thống kê của ISAA, trong số 25 nước sản xuất ngô hàng đầu thế giới thì có 8 nước là nước công nghiệp, 17 nước là các nước phát triển (bao gồm 9 nước châu Phi, 5 nước từ châu Á, và 3 nước từ Châu Mỹ Latinh). Ngô tập trung 2/3 diện tích ở các nước đang phát triển, 1/3 ở các nước phát triển. Tuy nhiên, 2/3 sản lượng ngô trên thế giới lại tập trung ở những nước phát triển [1]. Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới 1961-2007 Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 1961 104,8 2,0 204,2 2004/2005 145,0 4,9 714,8 2005/2006 145,6 4,8 696,3 2006/2007 148,6 4,7 704,2 2007/2008 157,0 4,9 766,2 Nguồn:FAOSTAT, USDA 2007 Thống kê trên cho thấy sản xuất ngô trên thế giới không ngừng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng, đặc biệt là năng suất. Năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới chưa đạt đến 2,0 tấn/ha, năm 2004 đã đạt 4,9 tấn/ha. Năm 2007, theo USDA, diện tích ngô 157 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha và đạt sản lượng kỷ lục với 766,2 triệu tấn. (FAOSTAT, USDA 2007).[26] Mỹ vẫn là nước giữ vị trí dẫn đầu thế giới về diện tích trồng ngô cũng như năng suất và sản lượng. Đứng thứ 2 là Trung Quốc, sau đó đến Brazil, Ấn Độ,… Đứng đầu về năng suất là Tajkistan với 28,85 tấn, tiếp đến là Jordan với 22,41 tấn, đứng thứ 3 là Kuwait, Irael,… năng suất của Mỹ đứng thứ 11. Năng suất ngô thấp nhất là Ấn Độ (1,94 tấn/ha). Diện tích trồng ngô của Pháp chỉ bằng 1/5 diện tích của Ấn Độ nhưng sản lượng ngô của Pháp gần bằng với sản lượng ngô của Ấn Độ (14,71 triệu tấn). Điều đó cho thấy, để tăng sản lượng ngô trên thế giới, không phải chỉ tập trung vào mở rộng diện tích trồng ngô, mà thế giới còn tập trung vào công tác chọn tạo giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Bảng 2.2. Thu nhập từ xuất khẩu ngô đường đóng hộp của một số nước trên thế giới Đơn vị: 1000USD Năm Quốc gia 1985 1990 1995 2000 2005 Trung quốc 0 91 588 5.490 5.823 Malaysia 0 4 2 53 3670 Philippin 15,18 1,79 10,71 Romania 8 Thái lan 0 898,36 1.653 1.412,81 4.196 Hoa kỳ 0 47.641 53.141 59289 5.9452 Việt Nam 270,4 1.083,93 Châu Á 0 21.490,67 19.569,54 12.468,86 24016 Châu Âu 0 43.244,07 51.615,59 62.938,72 101.506,04 Thế giới 0 133.981,35 157.469,99 170.006,82 231.784,47 Các nước phát triển 0 109.865,07 133.776,13 153.151,44 201.491,04 Các nước đang phát triển 0 22.757,35 23.673,9 16.822,35 30.287,18 Nguồn : FAOSTAT/FAO Statistics Division 2007[26] Sản xuất và tiêu thụ ngô đường trên thế giới cũng không ngừng tăng lên, theo báo cáo của cơ quan phát triển nông nghiệp Hoa Kỳ sản lượng ngô đường năm 2006 vượt qua 600 triệu đô la với 26.250 ha. Ngô đường chủ yếu sử dụng ăn tươi tiêu thụ 3,87 kg/người/năm, ngô đường đông lạnh 4,2 kg/người/năm, ngô đường đóng hộp là 3,7kg/người/năm. Tổng số ngô đường tiêu thụ ở Mỹ bình quân trên đầu người với cả ngô ăn tươi, đông lạnh và đóng hộp là 11,7 kg/người/năm [25]. Từ những năm 1985 về trước thị trường xuất khẩu và nhập khẩu ngô đường trên thế giới chưa phát triển. Nhưng từ năm 1990 đến nay giá trị từ xuất khẩu ngô đường của toàn thế giới hàng năm đã đạt 133.981,35 đô la Mỹ. Mỹ là quốc gia sản xuất và tiêu thụ ngô đường lớn nhất trên thế giới, sản lượng ngô đường của Mỹ tăng từ 644,957 nghìn tấn lên 1.283, 411 nghìn tấn năm 2007[51]. Bang Florida là một bang dẫn đầu về sản xuất ngô đường ở Mỹ, năm 2000 đã thu hoạch 260 nghìn tấn và tổng thu nhập từ ngô đường đạt 150 triệu đô la và chiếm 81% thị phần ngô đường của Mỹ. Giống ngô siêu ngọt được giới thiệu đầu những năm 1990 thúc đẩy tăng lượng tiêu thụ ngô đường trên đầu người từ 2,7 kg năm 1992 lên 4,2 kg năm 2000 tăng 66%[49] Mỹ là nước trồng và xuất khẩu ngô đường đến nhiều nước như Canada, Triều Tiên, Nhật Bản... Năm 2004-2006 Mỹ xuất khẩu ngô đường đông lạnh đến Nhật Bản (42%), Trung Quốc (20%), Mexico (10%). Ngô đường đóng hộp đến Nhật Bản (36%), Đài Loan (14%), Hàn Quốc (13%). Ngày nay xuất khẩu ngô đường của Mỹ phải chia sẻ và cạnh tranh với ngô đường của Trung Quốc, New Zealand và Thái Lan. Ngô đường New Zealand đã chiếm 26% thị phần ngô đường nhập khẩu ở Nhật Bản [25]. Sản xuất ngô đường ở Thái Lan với ba loại sản phẩm là ngô đường ăn tươi, ngô đường đông lạnh và ngô đường đóng hộp. Ngô đường đóng hộp của Thái Lan năm 2003 được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, sản xuất ngô rau đông lạnh và đóng hộp cũng tăng tương tự như ngô đường. Mặc dù nhu cầu toàn cầu lớn, nhưng có tính cạnh tranh rất mạnh với các nước sản xuất khác như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và một số nước Châu Phi. Sản lượng ngô đường đóng hộp được dự báo tiếp tục tăng 82.500 tấn và sản suất ngô đường ăn tươi tiếp tục mở rộng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Diện tích trồng ngô đạt 9.600 ha và trồng ba vụ trong năm. Kết quả sản xuất ngô đường ăn tươi tiếp tục tăng đến 217.000 tấn năm 2003, năng suất bình quân đạt trung bình 9 - 10 tấn/ha và giá bán 75 - 88 đô la/tấn. Ngô đường đông lạnh của Thái lan cũng tăng nhẹ lên 1.250 tấn.[41][40] Xuất khẩu và nhập khẩu ngô đường trên toàn cầu cũng không ngừng tăng lên, nhập khẩu ngô đường đóng hộp từ năm 1994 đến 2003 đã tăng 152%. Canada nhập khẩu khoảng 14,7 nghìn tấn, Triều Tiên hàng năm nhập khẩu tăng từ 36,1 nghìn tấn năm 2004 lên 39,3 nghìn tấn năm 2007.[46]. Pháp xuất khẩu 100,7 nghìn tấn ngô đường đóng hộp và 14,5 nghìn tấn ngô đường đông lạnh chủ yếu vào thị trường Mỹ, Đức sản xuất khoảng 16,6 nghìn tấn ngô tươi và 76,0 nghìn tấn ngô đường chế biến nhưng vấn nhập khẩu từ Pháp và Hungari. Hungari năm 2003 xuất khẩu ngô đường đạt giá trị 119 triệu đô la cung cấp 37% ngô đường đóng hộp vào thị trường Đức.[57] 2.1.2 Sản xuất tiêu thụ ngô và ngô đường ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, có sự phát triển rộng khắp, liên tục và đạt đỉnh cao vào năm 2005. Theo tổng quan nông nghiệp năm 2005 của Nguyễn Sinh Cúc (NN và PTNT - 1/2006) thì sản xuất ngô năm 2005 có tiến bộ vượt bậc: Diện tích đạt 1039 nghìn ha, năng suất đạt 35,5 tạ/ha và sản lượng đạt 3,69 triệu tấn, đã làm thay đổi tỷ trọng ngô trong cơ cấu sản lượng lương thực từ 5,75% năm 2000 lên 9% năm 2005 [1][2]. Năng suất ngô Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện tích hơn 200 nghìn ha. Đến đầu những năm 1980, năng suất đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng hơn 400 nghìn tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quôc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng cao năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới [3][4][6]. Ngô đường mới được nhập và trồng nội khoảng từ 10 năm qua, ban đầu phát triển mạnh ở các tỉnh phía nam, đến nay đã được trồng ở một số tỉnh phía Bắc tập trung ở các vùng ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hà Tây... Các giống ngô đường được trồng phổ biến hiện nay là các giống ngô Thái Lan và ngô Mỹ có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 70-80 ngày. Trong những năm qua Viện Nghiên cứu Ngô cũng đã và đang nghiên cứu, lai tạo ra các giống ngô đường như giống TSB3, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ ngô đường ngày càng tăng của nhân dân. Kết quả điều tra sơ bộ tại Công ty xuất nhập khẩu Đồng Giao tháng 6, năm 2008 cho thấy hàng năm sử dụng 2500- 2800 kg hạt giống ngô đường để sản xuất nguyên liệu cho đóng hộp. Sản lượng ngô bắp tươi nhà máy thu được 4000 tấn/năm. Ngoài ra khu vực phía Bắc còn xuất hiện nhiều nhà máy chế biến ngô đường của các công ty trách nhiệm hữu hạn ở Nam Định, Nam Hà, Hưng Yên...v.v. Điều đó chứng tỏ nhu cầu sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn nhiều đòi hỏi. Hiện tại thị trưòng xuất khẩu ngô đường đóng hộp của Công ty chủ yếu sang khối EU. Theo thống kê Bộ Thương mại Hoa Kỳ từ năm 2002 Việt Nam đã nhập 333 tấn ngô đường hạt đóng hộp phục vụ cho tiêu dùng của người dân (Lê Quý Kha, 2006). 2.2 Một số kết quả nghiên cứu về cây ngô đường 2.2.1 Nghiên cứu nguồn gốc, đặc điểm và phân loại ngô đường Ngô đường (Zea mays L.) đôi khi gọi theo biến chủng là Zea mays L. var. rugosa (hoặc saccharata) là cây hàng năm, họ hòa thảo, bộ nhiễm sắc thể 2n=20.[50] Ngô đường là một đột biến lặn của ngô thường, một số là đột biến lặn của gen điều khiển tổng hợp tinh bột (su) và những biến đổi khác, gen điều khiển độ ngọt là gen kéo dài mạch đường (se), gen siêu ngọt hay nhăn nheo (sh2) [52]. Ngô đường siêu ngọt được nhà khoa học John Laughnan của đại học Urbana phát hiện năm 1959 khi thử hạt ngô khô, ông rất ngạc nhiên về độ ngọt của một hạt ngô đột biến nhận được từ trung tâm dự trữ di truyền cây ngô của trường ở Urbana. Đột biến đó được biết là shrunken2 và sau đó được biết là một dạng ngô siêu ngọt trên thế giới.[29] Đặc điểm của ngô ngọt được nhiều nghiên cứu công bố như Abedon, BG and Tracy, WF (1996), Tom Barnes và cộng sự (2001) với đặc điểm nổi bật về chất lượng hạt và màu sắc hạt. Ngô đường có rất nhiều màu sắc khác nhau: trắng, vàng, đỏ, tím và dạng lẫn tạp. Trong đó phổ biến là dạng có nội nhũ trắng, nội nhũ vàng. Sự lẫn tạp phấn của các dạng nội nhũ vàng và nội nhũ trắng tạo ra dạng lẫn tạp vàng - trắng (Bi- colors) (gồm 75%vàng và 25% trắng trên cùng 1 bắp) ở ngô đường. Tuy nhiên, nếu dạng lẫn vàng - trắng giao phấn với dạng màu vàng thì màu của nội nhũ sẽ có màu vàng là chính [19][48]. Phân loại ngô đường có thể dựa trên hàm lượng đường và một số đặc điểm khác. Vince Fritz và cộng sự (2003,2006) dựa trên hàm lượng đường và một số đặc điểm phân ngô đường thành 3 nhóm: + Ngô ngọt thường-Normal sugary (su) là ngô tiêu chuẩn cho tiêu dùng ăn tươi, nảy mầm được ở nhiệt độ 15 - 18oC. + Ngô ngọt đậm - Sugary enhanced (se) độ đường cao hơn và thời gian chuyển đường thành tinh bột chậm hơn sau thu hoạch, nội nhũ rất mềm, nảy mầm được ở nhiệt độ 15 - 18oC. + Ngô siêu ngọt- Supersweet or shrunken-2 (sh2) ngô có hàm lượng đường cao gấp 2 - 3 lần ngô ngọt tiêu chuẩn, ngô cho thị trường ăn tươi, hạt nhỏ và nhẹ hơn hai loại trên, hạt nhăn nheo [52]. Ngoài ra B. Rosie Lerner và N. Dana dựa trên đột biến phân ngô đường thành 6 nhóm như sau: Ngô đường cơ bản: (su su*) Loại ngô đường đã bị biến đổi một phần tối thiểu là 25% nội nhũ biến đổi như sau: Sự phối hợp hoặc ngô siêu ngọt (su sh2*) Ngô đường ngọt đậm (su se) Dạng biến đổi hoàn toàn (su se*) biến đổi tất cả nội nhũ Chỉ có 1 gen thay thế gen (su) thông thường là (sh2) Có nhiều gen thay thế gen (su-ae), và wx* là nhóm thay thế (su) Một dạng tương đối mới của ngô đường được biết như “bộ ba” gồm hai phần gen tăng cường (se) và một phần gen siêu ngọt (sh2) trong nội nhũ trên một bắp.[21] Tracy, W.F và cộng sự dựa trên di truyền phân tử phân thành 4 nhóm là su1, su2, se và sh2, 4 nhóm này khác nhau chủ yếu về khả năng tổng hợp đường, độ mềm của nội nhũ[50] 2.2.2 Nghiên cứu yêu cầu ngoại cảnh của cây ngô đường Nhiệt độ: Ngô đường sinh trưởng tối ưu khi nhiệt độ trong pham vi 23 đến 30oC, nhiệt độ ban đêm cao bất lợi tăng tỷ lệ hô hấp và mất các sản phẩm quang hợp, nhiệt độ dưới 10oC cây ngô đường ngừng sinh trưởng [14][15][54][28]. Nước: Để ngô đường có năng suất cao cần đủ nước, ngô đường yêu cầu độ ẩm liên tục và yêu cầu cân bằng nước như hầu hết cây trồng khác yêu cầu 400 - 700mm. Hạt có thể nảy mầm ở đất có độ ẩm thấp. Giai đoạn khủng khoảng nước là nảy mầm, sinh trưởng, trỗ cờ, phun râu và đóng bắp tùy môi trường địa phương nhưng tối thiểu 25 đến 38 mm/tuần để đảm bảo cho thụ phấn và chắc hạt [54][28]. Ánh sáng: Các giống ngô đường ảnh hưởng bởi ánh sáng ngày dài, các giống ngắn ngày ở Miền Bắc nước Mỹ thích nghi với ngày dài, các giống ở miền Nam nước Mỹ thích nghi với ngày ngắn nếu các giốg miền Nam trồng ở miền Bắc không ra hoa đến khi có ánh sáng ngày ngắn, chúng có thể cao đến 3m hoặc hơn [54]. Dinh dưỡng: Đất trồng ngô đường đặc biệt quan trọng không chỉ cho sinh trưởng cả cây mà tạo ra amino axít ảnh hưởng đến chất lượng nội nhũ và dinh dưỡng của ngô đường. Những nghiên cứu của đại học Michigan Hoa Kỳ cho biết 6% tổng lượng đạm cây ngô đường hút từ nảy mầm đến có lá thứ 6, 25% lá thứ 7 đến trỗ cờ, 25% từ trỗ cờ đến phun râu và 39% trong quá trình chắc hạt. Do vậy bón đạm cho ngô đường chủ yếu bón thúc vào giai đoạn cây cao 30 - 45 cm, ngoài ra đạm còn được bổ sung thêm từ phân hữu cơ để tăng năng suất ngô đường [47][54]. Ngô đường yêu cầu đất nhẹ, nếu đất nặng cần thoát nước tốt, ngô đường sinh trưởng tốt nhất ở đất có pH từ 5,8 đến 6,5 khi pH dưới 5,8 cần bón vôi khử chua. Bón phân cho ngô đường nên dựa trên phân tích đất để đạt được mục tiêu năng suất. Ngoài các phân đa lượng đạm, lân, kali phân vi lượng tăng chất lượng ngô đường là boron, chlorine, copper, iron, manganese, molybdenum, và zinc. Cung cấp dinh dưỡng cho ngô đường có thể dựa vào lượng các chất trong cây và bắp ví dụ như sau [47][54]. Bảng 2.3. Hàm lượng dinh dưỡng trong cây ngô đường (Đơn vị: g) GĐST Mẫu N P K Ca Mg S Fe B Cu Zn Mn Mo Khi cây cao 30 cm Toàn bộ cây 3,5 0,40 3,0 0,3 0,30 0,2 50 7 7 20 50 0,3 Phun râu Bắp và lá 2,8 0,25 1,8 0,3 0,25 0,2 60 6 6 20 25 0,3 Nếu mức trong cây thấp hơn là thiếu , mức cao hơn xem xét là quá cao hoặc dư thừa 2.2.3 Một số thông tin về di truyền của cây ngô đường Di truyền hàm lượng đường các nghiên cứu cho rằng ngô đường là một đột biến lặn của ngô thường, một số là đột biến lặn của gen điều khiển tổng hợp tinh bột (su) và những biến đổi khác, gen điều khiển độ ngọt là gen kéo dài mạch đường (se) và gen siêu ngọt hay nhăn nheo (sh2) [52]. Những nghiên cứu của John W. Jett (1996) cho rằng một tiến hóa di truyền tạo ra các nhóm ngô đường ngày nay trên thế giới. Được phân thành các nhóm khác nhau cơ bản là gen (s) ảnh hưởng đến tổng hợp tinh bột trong nội nhũ. (1) Nhóm chứa allel sugary (su) nói đúng là sugary1 (su1) nằm trên nhiễm sắc thể số 4S nâng cao mức dung dịch đường (WSP), phytoglycogen và giảm tinh bột. Phytoglycogen là một polysacharit cao phân tử và làm cho nội nhũ su1 cấu trúc kém mền (Tracy, 1993). Dạng allele su1 hoang dại mã hóa enzyme tổng hợp tinh bột các hạt khô xuất hiện nhăn nheo. (2) Nhóm ngọt đậm (sugary enhancer -se) nói đúng là sugary enhancer 1 (se1), khi kết hợp với allele su1 đồng hợp kết quả là tăng mức đường và mức WSP tương tự để không bến đổi su1, cho chất lượng cao, ngọt, nội nhũ mềm, sản phẩm gen se1 chưa được biết rõ ràng.(3) Nhóm sugary2 (su2) nằm trên nhiễm sắc thể số 6L mã hóa enzyme tổng hợp tinh bột, allele lặn su2 là nguyên nhân tạo nội nhũ đường, trong, trong suốt (Tracy, 1993; Coe et al., 1988). Hạt đôi khi nhăn nheo như su1(Coe et al., 1988).(4) Nhóm siêu ngọt shrunken2 (sh2), allele này nằm trên nhiễm sắc thể số 3L. sản phẩm của allele sh2 dạng hoang dại là ADP-glucose pyrophosphorylase, một enzyme tổng hợp tính bột quan trọng (Coe et al., 1988). Đột biến shrunken2 (sh2) tích lũy đường, trong hạt giảm tổng lượng hydrat các bon giai đoạn chín. Sự sai lệch đã tạo ra ADP-glucose pyrophosphorylase là nguyên nhân tích lũy đường sucrose và lipid thay thế cho đường dung dịch và tinh bột. Hạt sh2 rộng, đầy đặn và đục mờ, rất ngọt ở giai đoạn sữa.[50] Tính trạng ngọt trong khi ngô đường truyền thống là sugary 1, tính trạng này mất nhanh sau khi thu hoạch. Năm 1998 ngô ngọt thương mại chủ yếu là sh2 với cả ngô tươi và chế biến với giá trị khảng 676 triệu đô la. Một số đột biến tạo ra hạt có rất nhiều màu như vàng, nhiều màu, tía, sọc...Một số khác xuất hiện các dạng hạt khác nhau. Những biến dị cần được duy trì bảo tồn cho các chương trình và mục đích nghiên cứu đặc thù.[29] Di truyền màu sắc hạt ngô đường cũng được nhiều nhà nghên cứu đề cập, nghiên cứu của Vince Fritz và cộng sự (2003,2006) cho thấy rằng màu vàng của nội nhũ là tính trội, được kiểm soát bởi gen Y, và màu trắng là tính lặn được được kiểm soát bởi gen y (Tracy, 1993). Màu hỗn hợp là kết quả lai giữa dòng nội nhũ vàng (YY) với dòng nội nhũ trắng (yy) (Tracy,1993). Phần lớn ngô chế biến có nội nhũ vàng, và ngô có nội nhũ màu vàng chiếm ưu thế hơn ở dạng tươi (màu hỗn hợp đặc biệt quan trọng ở Bắc Mỹ và Nhật Bản) (Tracy,1993). Nội nhũ trắng được ưa thích hơn ở vùng Đại Tây Dương và vùng Nam Mỹ (Tracy,1993). Mặc dù alen Y quy định nội nhũ vàng, tuy nhiên vẫn có những biểu hiện khác của gen quy định màu vàng, với dạng sáng hơn, vàng bóng là dạng mong muốn (Tracy,1993) [19]. Sự đa dạng của ngô đường còn được biểu hiện ở mầu sắc hạt và màu sắc lõi Bảng 2.4. Màu sắc hạt và lõi của một số dạng ngô đường Màu sắc Tên thứ Hạt Lõi Trắng Trắng var. duleis Korn Trắng Đỏ var. subduleis Kulesh et Kozhuh Hồng (đỏ nhạt) Trắng var. flavoduleis Korn Hồng (đỏ nhạt) Trắng var. rubentiduleis Kiorn Đỏ Đỏ var. subrubentideis Kulesho et Kzhuh Tím var. rubroduleis Kron Xanh var. lilacinoduleis Korn Đen Trắng var. cocruleoduleis Korn Hạt trong với vạch đỏ var. atratoduleis Kulesh et Kozhuh Hạt trên bắp có nhiều màu var. varioduleiss Korn Nguồn: Cây ngô, Cao Đắc Điểm, NXB Nông nghiệp[4] Di truyền tính chống chịu bất thuận cũng như tính chống bệnh cho thấy nền di truyền có ảnh hưởng đến các tính trạng này. Nền di truyền ảnh hưởng đến nảy mầm của ngô su1 và biến động của allel su1, Pedro Revilla và cộng sự năm 2000 nghiên cứu trên 3 quần thể ngô su1 [Country Gentleman (CG), Golden Bantam (GB), and Stowell's Evergreen (SE)], 3 giống ngô tổng hợp su1[EPS6(S)C3 (EPS6), EPS7(S)C3 (EPS7), giống ngô đường EPS10 đã lai, 9 quần thể F1 được ngẫu nhiên với 3 thời điểm. Khối lượng hạt và nảy mầm của 2 loại kiểu hình (Su1 và su1) đã được xác định trong mỗi thế hệ và trong mỗi quần thể con lai, tính tần suất gen su1 phân qua phân tích hồi quy là không có nghĩa giữa các tổ hợp lai EPS7 x SE, EPS7 x CG, và EPS10 x CG, hệ số đường hồi quy tất cả âm và đồng nhất. Biến động của su1 là cao nhất đối với tổ hợp EPS10 x SE và thấp nhất là EPS7 x SE và EPS10 x CG. Tổ hợp của nền di truyền quần thể Su1 và su1 có biến động su1 khác nhau. Khả năng nảy mầm giảm của hạt su1 giải thích chủ yếu là do giảm tần suất su1[37] 2.3 Nghiên cứu chọn giống ngô đường trên thế giới và Việt Nam Chọn tạo giống ngô đường trên thế giới đã phát triển mạnh từ các giống tổng hợp đến tạo giống ưu thế lai và giống chuyển gen. Tạo giống ưu thế lai có nhiều thành tựu dựa trên những nghiên cứu khoa học trong tạo giống ưu thế lai ở ngô thường. Giống ưu thế lai là hiện tượng cây lai có sức sống khỏe hơn, tính chống chịu cao hơn, năng suất cao hơn, phẩm chất tốt hơn so với bố mẹ của chúng và so với đối chứng [12], [13],[14]. 2.3.1 Những kết quả nghiên cứu tạo dòng thuần Dòng thuần là khái niệm tương đối để chỉ các dòng tự phối đã đạt đến độ đồng đều và ổn định cao ở nhiều tính trạng. Dòng tự phối là một dòng đồng hợp tử được tạo ra do thụ phấn cưỡng bức bằng phấn của chính nó hoặc chị em với nó trong nhiều đời. Như vậy từ một nguồn gen dị hợp ban đầu, do tự phối mà tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm đi. Quá trình đồng hợp tử xảy ra tương tự như ở cây lai tự thụ phấn [8]. Tạo dòng thuần là công việc đầu tiên của quá trình chọn tạo giống ngô. Quá trình tạo giống ngô bao gồm ba giai đoạn chính: Chọn tạo dòng thuần, đánh giá khả năng kết hợp đồng thời chọn lọc các tổ hợp lai ưu tú và thử nghiệm sản xuất. Có nhiều phương pháp để tạo ra dòng thuần. Theo Shull (1904) và hiện nay vẫn áp dụng phổ biến thì dòng thuần ở ngô được tạo ra bằng con đường tự phối cưỡng bức (phương pháp truyền thống), phương pháp đồng huyết (Fullsib). Ngoài ra còn có một số phương pháp tạo dòng thuần nhanh (Phương pháp invitro) như nuối cấy bao phấn, hạt phấn tách rời và noãn chưa thụ tinh Phương pháp chuẩn (Standard method): Năm 1954 nhà nghiên cứu người Mỹ G.Shell lần đầu tiên thực hiện sự giao phối bắt buộc ở ngô để thu dòng tự phối. Năm 1909 Shell công bố kết quả nghiên cứu của mình về dòng tự phối ngô và các giống lai từ các dòng tự phối. Năm 1914 Shell đưa ra danh từ "ưu thế lai" để ghi nhận ưu thế các giống lai dị hợp tử. Từ đó đến nay việc lợi dụng ưu thế lai giữa các dòng thuần ngô để tạo ra các giống ngô lai có ưu thế lai cao đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trồng ngô. Việc đưa vào sản xuất các giống ngô lai có ưu thế lai cao đã làm năng suất ngô có bước tiến nhảy vọt [10],[42],[43]. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi. Các cây tốt nhất được chọn lọc trong tất cả các thế hệ tiếp theo của tự thụ phấn cho đến khi được độ đồng đều cần thiết Phương pháp Haflsib (cận phối) hoặc Fullsib (cận phối giữa anh em đồng máu): Phương pháp sib chị em do Stringfield (1974) đề xuất và sử dụng để tạo dòng, nhằm làm giảm mức độ suy thoái do tự phối gây nên và kéo dài thời gian chọn lọc dòng. Ưu thế của phương pháp chọn dòng full sib là kiểm soát tốt hơn các hiệu ứng cho ưu thế lai nên có hiệu lực cao hơn so với chọn dòng half sib. Theo các nhà chọn giống CIMMYT thì cứ 3 đời full sib mức độ đồng nhất bằng một đời tự phối. [10],[42],[43]. Nhiều nhà nghiên cứ trên thế giới và trong nước đã xác định rằng việc sản xuất hạt lai ở các nước đang phát triển dùng các dòng full sib hoặc dòng half sib là phù hợp vì năng suất hạt lai sẽ cao hơn khi dùng dòng tự phối. Tuy vậy để tạo được một dòng full sib hoặc half sib tương đối thuần đòi hỏi thời gian phải dài hơn tự phối [31]. Phát triển dòng thuần có khả năng sử dụng làm bố mẹ cho các giống lai năng suất cao, ổn định là mục tiêu cơ bản của chương trình cải tạo cây ngô và là một công việc thường xuyên, liên tục. Thực tế tỉ lệ thành công trong tạo dòng là rất thấp, chỉ khoảng 0,01-0,1% số dòng được sử dụng. Do chỉ có một số ít có khả năng kết hợp tạo ưu thế lai thông qua lai thử KNKH bằng lai đỉnh hay lai diallel và phân tích ưu thế lai trên những tính trạng mong muốn như năng suất, chất lượng, hàm lượng caroten..[22][21] Do vậy tập đoàn dòng càng phong phú càng đa dạng thì xác suất thành công càng cao [15]. Nghiên cứu tạo dòng thuần ở ngô đường cũng đã có nhiều nghiên cứu đề cập, nghiên cứu của W.F. Tracy và cộng sự năm 2000 đã cho thấy Khi tạo dòng thuần ngô đường, một ._.số dòng đã xuất hiện những biến dị không mong muốn với tần xuất cao. Trong một số trường hợp, khi lai giữa các dòng và biến dị có ưu thế lai, nguyên nhân các biến dị và ưu thế lai như vậy là chưa ra nguyên nhân. Vật liệu duy nhất cho câu hỏi này là dòng ngô đường P39, biến dị của P39 đã được nhận biết bằng di truyền phân tử với ba marker là lai thăm dò, 78 single copy restriction fragment length polymorphisms (RFLP), và 671 amplified fragment length polymorphisms (AFLP). Tất cả các cặp lai được tạo ra giữa 7 dòng P39. Khối lượng bắp, chiều cao bắp và chiều cao cây của các cặp lai được theo dõi đo đếm trong 2 năm, trên một địa phương và lặp lại 8 lần trên năm. Khối lượng 10 bắp trong phạm vi từ 0,49 đến 0,84 kg. Mức độ có ý nghĩa của biến dị di truyền phân tử được quan sát giữa các dòng. Kết quả đa hình trên cặp dòng thuần khi lai thăm dò đa chiều, kết quả so sánh cặp đôi giữa các cặp dòng nằm trong phạm vi từ 0 đến 18. RFLPs đa hình của một cặp dòng khi kiểm tra trên 78 locus, 10 cặp so sánh biểu hiện nằm trong phạm vi từ 6 (7%) đến 28 (35%), AFLPs so sánh 15 cặp đôi giữa các cặp dòng cho thấy phần trăm đa hình nằm trong phạm vi từ 3(0,5%) đến 145 (22%). Khối lượng 10 bắp có tương quan với số đa hình của các cặp dòng. Biến động RFLP có tương quan với chiều cao cây ( r=0,75**), chiều cao bắp (r=0,91**) nhưng không tương quan với khối lượng bắp. Biến động AFLP tương quan với khối lượng bắp (r = 0,82). Trong khi phân lập các dòng ban đầu của P39 đã tạo ra đột biến tại một gen, số lượng biến dị phân tử không mong muốn cao. Biến dị và thay đổi khả năng kết hợp chỉ ra rằng sự thay thế xảy ra trong toàn bộ genome. Biến dị hình thái đã được biết ở một số dòng ngô tự phối (Jones, 1944,1945), nhiều biến dị đã được mô tả là do đột biến tại một gen đơn tìm thấy ở dòng P39. Nghiên cứu cho thấy khi lai các dòng tự phối từ dòng này khi trở lại với bố mẹ tạo ra con cái có ưu thế lai ở mức có ý nghĩa, ban đầu họ tin rằng ưu thế lai là do một gen đơn, nhưng những nghiên cứu sau đó đã kết luận ưu thế lai còn do một số đột biến khác xảy ra bổ sung thêm là nguyên nhân làm thay đổi hình thái. Biến dị phân tử gữa các dòng cung cấp cơ hội để xác định mối quan hệ giữa đa dạng di truyền của bố mẹ và biểu hiện của con lai F1, các số liệu di truyền phân tử hỗ trợ các giả thiết trong quá trình nghiên cứu tạo giống.[56] Sự bảo quản các dòng ngô thuần trong các trạm nghiên cứu khác nhau là nguyên nhân gây biến dị trong các dòng. Mục đích của nghiên cứu này là xác định sự khác nhau về phân tử và nông học ở các dòng ngô đường thuần được duy trì ở Tây Ban Nha. Các dòng ngô thuần của Mỹ và Tây Ban Nha có nguồn từ 5 dòng đã được xác đinh đặc điểm bằng sử dụng 34 mồi RAPD tạo ra 168 vạch. 5 dòng của 4 nguồn tự phối này đưa vào sơ đồ lai diallel và các con lai được đánh giá ở 4 môi trường ở Tây Bắc Tây Ban Nha, đặc điểm RAPD biểu hiện khác nhau giữa các dòng của 2 nguồn, trong khi sự phân chia của các dòng lớn nhất là 15125. Hầu hết các mồi đã không biểu hiện một biến dị nào giữa các cặp dòng, trong khi một số mồi đã tạo ra sự biến dị ở tỷ lệ cao. Sự khác nhau về đặc điểm nông học quan trọng nhất giữa các dòng thuần của Mỹ và Tây Ban Nha là P51, tiếp theo P39, trong khi các dòng 1453 hoặc 15125 sai khác nhau không có ý nghĩa. Khác nhau về phân tử giữa các dòng không liên quan đến biểu hiện nông học, dị hợp hoặc giao phấn không thảo luận trong kết quả này. Thiếu khả năng thích nghi có thể là nguyên nhân do tự đột biến, chọn lọc tự nhiên có thể loại bỏ những đột biến không phù hợp nhưng đột biến nhân vẫn có thể tìm thấy ở mức phân tử và đột biến thích nghi đã chọn lọc tại mức nông học[36] 2.3.2 Nghiên cứu chọn tạo giống ngô và ngô đường ưu thế lai trên thế giới Trên thế giới có rất nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu về cây ngô, trong đó cơ quan nghiên cứu đóng vai trò quan trọng nhất trong công tác chọn tạo giống ngô đó là Trung tâm Cải lương giống Ngô và Lúa mì Quốc tế (CIMMYT - Centro Internacional de Mejoramiento de Maiz Y Trigo) được thành lập năm 1966 tại Mexico. Từ khi thành lập tới nay, CIMMYT đã tạo ra một khối lượng lớn các dòng thuần, đây là nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống ngô để cung cấp cho các cơ quan nghiên cứu ở các quốc gia trên khắp thế giới. Thành công đầu tiên vào năm 1985, CIMMYT đã đưa ra 74 dòng nhiệt đới (CML1 - CML74) và 65 dòng á nhiệt đới (CML75 - CML 139) (CIMMYT, 1985) [23]. Năm 1992 các nhà nghiên cứu của CIMMYT tiếp tục cung cấp thêm tập đoàn gồm 99 dòng (CML140 - CML238) trong đó bao gồm 33 dòng QPM nhiệt đới (CML140 - CML172), 22 dòng QMP á nhiệt đới (CML 173 - CML194), 22 dòng cận nhiệt đới thấp (CML217 - CML238). Với mục tiêu phát triển các vật liệu mới phục vụ cho lai tạo giống, năm 2001 CIMMYT công bố tiếp một số dòng thuần (CML 476-CML 487), có thời gian sinh trưởng trung bình và chậm, thích ứng với vùng nhiệt đới, á nhiệt đới đã đáp ứng một phần nhu cầu của các nhà chọn tạo giống. Năm 2005, CIMMYT lại giới thiệu thêm 14 dòng ngô mới chọn tạo (CML498- CML511) có nhiều đặc điểm nông sinh học quý phục vụ cho công tác chọn tạo giống ngô lai phù hợp với mục đích kinh tế, thị hiếu của người tiêu dùng và điều kiện sinh thái môi trường cũng như khả năng chống chịu tốt [24]. Từ các dòng thuần do CIMMYT cung cấp, kết hợp với các nguồn vật liệu sẵn có, các nhà khoa học đã tiến hành lai tạo ra nhiều giống ngô lai để cung cấp cho sản xuất thành công ở ngô thường, ngô nếp, ngô nổ, ngô đá trên cơ sở nguồn vật liệu ưu tú [32]. Các giống ngô đường trước đây chủ yếu được chọn tạo bằng các phương pháp chọn tạo giống ngô truyền thống. Độ ngọt do gen "shrunken 2" ký hiệu sh2 điều khiển được khám phá từ những năm 1960, gen sh2 đã có độ ngọt cao ở thời điểm thu hoạch và nó còn cho ngọt hơn ở những giai đoạn sinh trưởng trước thu hoạch. Ngày nay, các giống ngô đường ưu thế lai chiếm ưu thế và đã có một số giống ngô đường biến đổi gen (GMO) nhưng chỉ trong thí nghiệm nhỏ chưa có giống thương mại, một số giống thương mại chỉ là giống chuyển gen kháng bệnh ở các giống ngô thường [44]. Đối với ngô đường ưu thế lai trong 20 năm các nhà tạo giống ngô đường đã giới thiệu nhiều kiểu gen mới, nâng cao hàm lượng đường và kéo dài thời gian tươi của lá bi, những loại này gọi là siêu ngọt như đặc điểm của loại (sh2) [30][54]. Ngô đường lai (Zea mays L.) đồng hợp đột biến su1 và se1 (giống lai su1se1) có chất lượng ăn uống cao, nhưng giảm khả năng nảy mầm đặc biệt dưới điều kiện Atlantic của Châu Âu lạnh, ẩm trong vụ xuân và mùa vụ trồng ngắn. Tương tự như nghiên cứu biến đổi gen ở ngô chất lượng cao khi chuyển gen opaque2 [33] do tương tác gen. Các dòng thuần ngô đường ưu tú đồng hợp đột biến su1 và không có se1 (giống lai su1) có khả năng nảy mầm tốt hơn, do vậy chúng phù hợp để cải thiện giá trị nông học của giống lai su1se1. Mục đích của nghiên cứu là nhận biết các dòng su1 làm vật liệu tiềm năng cho cải tiến thích nghi của một số giống lai su1se1. 8 dòng thuần su1 thích nghi với điều kiện Atlantic đã được chọn, 6 ước lượng của các allel phù hợp (μ g', PTC, NI, PNG(g), {PNG(ceg)) và GCA đã được tính. μ G', PTC, NI, and UB-ND tương tự như ước lượng của các tính trạng liên quan đến thích nghi của vật liệu bố mẹ là dòng thuần su1 và giống lai nhận là su1se1. PNG(g) and PNG(ceg) cho ước lượng khác nhau và khi 01 của vật liệu biểu hiện nảy mầm rất kém, ước lượng sẽ là không chính xác. Phù hợp với các ước lượng, nảy mầm của 12 con lai su1se1 và như vậy giống ngô đường chất lượng cao thích nghi với điều kiện lạnh và ẩm. [37] Nghiên cứu ngô đường lai theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và chống chịu bất thuận được tập trung nhiều ở châu Âu, Ordas B và cộng sự 2005 cho thấy nảy mầm và sức sống của cây con ngô đường ưu thế lai tốt hơn do đồng hợp gen su1 giúp ngô phù hợp hơn với điều kiện canh tác của vùng Atlantic, châu Âu (mùa xuân lạnh và ẩm). Những dòng ngô đường ưu tú đồng hợp cả 2 gen su1 (sugary1) và se1(sugary enhancer1) có thể cải thiện chất lượng ngô lai su1 một cách ổn định. Các dòng thuần su1se1 có thể cải thiện su1su1 có thể lựa chọn trong một số hướng tạo giống. Mục đích nghiên cứu này là nhận biết các các dòng thuần su1se1 làm vật liệu có thể cải thiện chất lượng của giống lai su1. Tám dòng thuần su1se1 đã được lai với 8 dòng thuần su1 là bố mẹ của 15 tổ hợp lai su1. Giống lai và dòng thuần đã được trồng cạnh nhau ở hai địa phương miền Bắc Tây Ban Nha trong 2 năm 1999 và 2000, ước lượng có thể để nhận biết bố mẹ su1se1 với các allel phù hợp thiếu trong giống lai su1 ((µG’, PTC, UBND, NI, PNGg, PNGceg, và GCA) đã xác định được µG’ và NI đã được lựa chọn để cải thiện chất lượng giống lai một cách ổn định. Ước lượng này chỉ ra rằng chất lượng ổn định và các tính trạng khác của giống lai su1 có thể được cải thiện khi sử dụng vật liệu di truyền từ các dòng thuần su1se1[34] Ngô đường thường có tính chịu lạnh kém để cải thiện khả năng chịu lạnh của ngô đường Pedro Revilla và cộng sự (1998) đã nghiên cứu để nhận biết nguồn vật liệu các quần thể ngô đồng ruộng để cải tiến tính chịu lạnh của ngô đường ưu thế lai, mỗi quần thể trong 10 quần thể ngô đồng ruộng được lai với 4 dòng thuần ngô đường và đánh giá con lai dưới điều kiện lạnh. Ước lượng giá trị trung bình của các locus trong quần thể và tính ước lượng của 6 allel phù hợp (lp(iota)mu', PTC, UBND, NI, PNG(g), PNG(ceg)) và GCA. Quần thể lai có khả năng sống sót và nảy mầm khác với quần thể gốc ở mức có ý nghĩa, tương quan nảy mầm giữa lp(iota)mu', UBND, PTC và NI ở mức cao. Xác định được quần thể PTC, AS-3(HT)C3 của Mỹ và quần thể Oroso của Tây Ban Nha có tiềm năng tốt nhất làm vật liệu cho chọn tạo giống ngô đường chịu lạnh[21]. Nghiên cứu chọn lọc chu kỳ cải tiến tính chịu lạnh của ngô đường cũng được Pedro Revilla và cộng sự nghiên cứu thành công năm 2004.[20] Nghiên cứu vật liệu ngô đường cho chọn tạo giống ngô đường lai chống chịu cũng được quan tâm, nhiều giống ngô đường lai khả năng nảy mầm rất kém trong điều kiện đất nhiệt độ thấp, nguồn gen chịu lạnh và di truyền của nó rất có lợi trong sản xuất ngô đường. Nghiên cứu di truyền tính chịu lạnh của con cái lai giữa các giống thụ phấn tự do. 6 giống ngô đường thụ phấn tự do đã được đưa vào sơ đồ lai diallel, 15 con lai và bố mẹ được đánh giá cùng với đối chứng trong buồng lạnh. Điều kiện gieo trồng là 14 giờ chiếu sáng/ngày và 14oC, 10 giờ không chiếu sáng và nhiệt độ 10oC. Theo dõi ngày nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, khối lượng khô mầm và khối lượng khô rễ. Thí nghiệm lặp lại trong nhà kính dưới điều kiện ấm, tính GCA và SCA về khối lượng cây con. GCA với các tính trạng chịu lạnh và kết quả hầu hết các giống lai chịu lạnh. Hai bố mẹ nảy mầm chậm nhất. Ngày nảy mầm dưới điều kiện lạnh không tương quan với ngày nảy mầm ở điều kiện ấm. Tương quan giữa khối lượng khô rễ ở điều kiện lạnh và ấm, cũng như tương quan khối lượng khô mầm trong điều kiện lạnh và ấm lớn và tương quan thuận là có ý nghĩa. Như vậy khối lượng rễ và mầm trong điều kiện ấm có thể dự đoán cây con dưới điều kiện lạnh[39] Nghiên cứu tạo giống ngô đường chống chịu sâu bệnh cũng được quan tâm đặc biệt, bên cạnh những biện pháp kỹ thuật như canh tác hữu cơ giảm sâu bệnh và sản xuất ngô đường bền vững [45]. Những nghiên cứu tạo giống chống chịu với bệnh nấm, vi khuẩn và virus của Pataky.J.K và cộng sự năm 1998 cũng tạo cơ cở khoa học cho tạo giống chống bệnh.[35] Năm 2001 Pataky, J.K và cộng sự sử dụng di truyền phân tử nghiên cứu tính chống bệnh cho rằng chống chịu bệnh gỉ sắt ở ngô đường do gen Rp1-D điều khiển do nấm Puccina sorghi đã gây hại gần 15 năm cho ngô miền Bắc Mỹ. Nghiên cứu đã phân lập 11 chủng gây hại có độc tính cao được đại học Wisconsin, Illinois, New York và Minnesota thu thập năm 1999. Các chủng được nhiễm lên ngô đường, phản ứng của gen Rp của mỗi cá thể trong vùng rp1 và phản ứng liên kết của các gen Rp đã được đánh giá đối chiếu với hỗn hợp quần thể P. sorghi ở một số thí nghiệm trong nhà kính. Mỗi thí nghiệm 2 lần lặp lại. Đánh giá và ghi nhận các mức đã tìm ra 4 dòng đơn gen và 8 dòng tổ hợp gen chống chịu với bệnh gỉ sắt phục vụ phát triển giống ngô đường chống chịu bệnh gỉ sắt.[38] Guo, B.Z. và cộng sự 2004 đã có những nghiên cứu di truyền khả năng chống chịu sâu của ngô đường, do ngô đường là một cây thực phẩm có tổng diện tích và giá trị cao nhất ở Mỹ, thuốc bảo vệ thực vật cũng được sử dụng rất lớn trong sản xuất ngô đường. Yêu cầu của người tiêu dùng là không hoặc rất ít vết gây hại của côn trùng trên bắp ngô, như một hậu quả tất yếu người sản xuất ngô đường ở miền Nam sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất lớn với 25 - 40 lần phun trong một vụ. Ngô thường có khả năng chống chịu sâu đục bắp do chất kháng sinh trong râu ngô, chương trình tạo giống của Guo đã chuyển gen chống chịu này vào trong ngô đường sh2. Nghiên cứu đã sử dụng marker phân tử điều khiển tổng hợp axítmaysin, apimaysin, methoxymaysin, và chlorogenic trong râu ngô đã chứng minh rằng một gen p1 của ngô đồng ruộng đã bị mất khi tạo giống ngô đường. Tương tác rất mạnh giữa gen p1 và a1 để tổng hợp các hợp chất kháng sinh. Chúng tôi đã phát triển marker cho 2 gen này để chọn lọc những cá thể đồng hợp gen lặn a1 của ngô đường và gen p1 trội của ngô thường, khi lai cho kết quả là con cái có khả năng tổng hợp các hợp chất kháng sinh này cao hơn các dòng bố mẹ. Các giống ngô đường mới chọn tạo chứa gen p1 có khả năng chống chịu sâu đục bắp, điều này giúp giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xất ngô đường.[27]. Ngoài nghiên cứu tạo giống chống chịu sâu bệnh, các nhà tạo giống ngô đường cũng tập trung nghiên cứu cơ chế di truyền kháng thuốc trừ cỏ ở cây ngô đường làm cơ sở chọn tạo giống. Thuốc trừ cỏ là một công cụ không thể thiếu trong sản xuất ngô đường, mặc dù vậy cây ngô bị hại do thuốc trừ cỏ đang là một vấn đề trong sản xuất hiện nay. Có trên 600 giống ngô đường ưu thế lai thương mại của Mỹ phản ứng với thuốc trừ cỏ sau nảy mầm. Nguyên nhân này dẫn đến nhiều loại thuốc trừ cỏ sau khi ra sản xuất không sử dụng được hoặc sử dụng rất hạn chế trong sản xuất ngô đường. Nghiên cứu này đã tìm hiểu cơ chế di truyền kháng thuôc trừ cỏ ở ngô đường với thuốc trừ cỏ AE 0172747, một gen đơn lặn mẫn cảm với AE 0172747 nó cũng tương tự hoặc liên kết chặt với các gen mẫn cảm với các thuốc trừ cỏ sau khi nảy mầm khác. Như vậy di truyền mẫn cảm của cây ngô đường với AE 0172747 trong nghiên cứu này giúp hiểu biết hơn sự mẫn cảm của cây ngô đường với thuốc trừ cỏ từ đó các nhà nghiên cứu có hướng tạo giống phù hợp.[58] 2.3.3 Nghiên cứu chọn tạo giống ngô và ngô đường lai của Việt Nam Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật rút dòng kết hợp với việc có nguồn vật liệu phong phú mà các nhà nghiên cứu đã tạo ra được nhiều dòng ngô ưu tú. Từ các dòng này, Viện nghiên cứu Ngô Việt Nam đã tạo ra được hàng loạt các giống ngô lai phục vụ cho sản xuất như: LVN4, LVN10, LVN20… Nguồn gen chính để tạo ra các giống ngô lai được nhập nội chủ yều từ CIMMYT, các nước châu Á và Đông Âu. Hiện nay, Viện nghiên cứu Ngô Việt Nam đã điều tra, thu thập, bảo tồn và phân loại 584 nguồn nguyên liệu, làm mới mỗi năm khoảng 180 nguồn. Duy trì, nghiên cứu khoảng 6000 dòng/năm từ 584 nguồn dòng hiện có (Ngô Hữu Tình, 2006). Ở nước ta, các tác giả Nguyễn Hữu Phúc, Phan Xuân Hào đã dùng phương pháp lai đỉnh để đánh giá KHKH của 7 dòng ngô thuần có cùng nguồn gốc (kí hiệu từ K1 - K7). Kết quả cho thấy, các dòng có KNKH chung cao như K1, K2, K7 thì các THL giữa chúng có KNKH cao như: K1.2, K2.7, K1.7 và ngược lại. Sáu THL đỉnh giữa THL dòng chị em với cây thử cho năng suất cao là: K2.4 x T1 (72,72 tạ/ha); K1.2 x T1 (70,36 tạ/ha); K2.7 x T2 (73,57 tạ/ha); K1.6 x T2 (74,57 tạ/ha); K1.7 x T2 (73,52 tạ/ha) và K4.7 x T2 (72,77 tạ/ha). Sáu THL dòng chị em K2.4, K1.2, K2.7, K1.6, K4.7, K1.7 do có đặc điểm hình thái mong muốn, năng suất cao và KNKH tốt nên có thế sử dụng thay thế dòng thuần trong sản xuất hạt giống mà vẫn đảm bảo năng suất của con lai F1 cao [16]. Các tác giả Trần Hồng Uy, Trần Văn Diễn, Mai Xuân Triệu cũng đã dùng phương pháp lai đỉnh để đánh giá KNKH của các dòng thuần có nguồn gốc địa lí khác nhau, có TGST trung bình sớm đã chọn lọc được một số THL đỉnh có triển vọng, có TGST tương đương nhưng có năng suất cao hơn hẳn đối chứng, đó là: IL90 x TSB2 (65,32 tạ/ha); ILTQ2 x 246/2649 (62,61 tạ/ha). Các dòng có KNKH chung cao như IL90, ILBIG, ILTQ2 có thể sử dụng ngay vào việc tạo các giống tổng hợp, giống hỗn hợp. Trong đó đáng chú ý là ILTQ2 vừa có KHKH chung cao vừa có KNKH riêng với hai cây thử (Phan Xuân Hào, 2006).[6] Năm 1990 Viện Nghiên cứu Ngô đã nhập nội giống ngô đường từ Thái Lan (Super Swet corn). Giống được đặt tên là TSB-3 vào năm 1992 và được đưa đi trồng thử nghiệm và sản xuất hàng hóa tại một số tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa… và các tỉnh Miền nam thông qua công ty Giống cây trồng Miền Nam. Qua nhiều năm nghiên cứu giống ngô đường TSB-3 được đánh giá là một giống ngô thực phẩm có giá trị phẩm chất ngon có thể làm ngô quà, đóng hộp và làm ngô rau phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hàm lượng dinh dưỡng trong hạt ở mức cao, có khả năng thích ứng với sinh thái của Việt nam, là giống trung ngày có thể quay vòng nhiều vụ trong năm giải quyết thêm việc làm và tăng thu nhập. Năm 1996, TBS-3 đã được hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT công nhận là giống quốc gia và cho phép sản xuất rộng rãi theo nhu nhu cầu ngày càng tăng của việc dùng ngô thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu [18]. Những nghiên cứu gần đây đã tạo ra các dòng và tổ hợp lai có triển vọng đưa vào hệ thống khảo nghiệm quốc gia[9] 2.4 Nghiên cứu tiêu chuẩn ngô đường Ngô đường không chỉ có giá trị kinh tế mà giá trị dinh dưỡng cao, do vậy tiêu chuẩn ngô đường về dinh dưỡng và xuất khẩu được nhiều nước quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của ngô đường Bảng 2.5. Phân tích thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng của ngô đường Các chất Ngô đường Cacbonhydrat 19g Đường 3,2g Pietary fiber 2,7g Chất béo 1,2g Protein 3,2g VitaminA 10 mg Folate (VitaminB9) 46 mg VitaminC 7mg Sắt 0,5mg Magiê 37mg Kali 270mg Nguồn: USDA Nutrient database Chính vì thành phần dinh dưỡng phong phú và đầy đủ này mà ngô đã được dùng rất nhiều trong thành phần thức ăn bổ sung. Ngô vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa giúp tái tạo và tăng cường năng lượng. Mặc khác trong ngô có chứa rất nhiều vitamin E và tốt cho tiêu hóa. Điều này sẽ giúp cho con người cảm thấy khỏe khoắn, sảng khoái, làm da căng, mịn, làm chậm quá trình lão hóa... Một trong những sản phẩm chế biến từ ngô là sữa ngô, sữa ngô là một sản phẩm giàu dinh dưỡng, được chế biến chủ yếu từ ngô ngọt tươi, xuất hiện trong những năm gần đây ở nhiều nước Châu á như Trung Quốc, Thái Lan,...[5] Hiểu biết các tính trạng của ngô đường hướng đến người tiêu dùng là rất quan trọng, chọn lọc các giống tổ hợp tốt nhất các tính trạng. Chọn lọc giống ngô đường trên cơ sở làm vườn và sử dụng của Đại học OHIO theo các bước từ nhận biết các tính trạng quan trọng, mở rộng mô tả ảnh hưởng của di truyền đến tính trạng chọn lọc, vai trò chung của nghiên cứu thông tin trong chọn lọc giống, đánh giá mô tả và kết quả chọn lọc. Theo Matt Kleinhenz những tính trạng mà người trồng ngô đường quan tâm là sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện bất thuận và khắc nghiệt, có sức sống cao, chống chịu sâu bệnh, có năng suất thành phẩm cao. Những tính trạng mong muốn của người tiêu dùng với ngô đường. Thị trường ngô ngọt ăn tươi ở Mỹ người tiêu dùng ưa chuộng bắp có chiều dài 20 - 23 cm, bắp đồng đều, lá bi màu xanh tối, lá cờ xanh tối và dài, hạt nhỏ với 16 hàng thẳng, hạt ngọt và không đuôi chuột. Di truyền ngô đường và chất lượng ăn uống mô tả ở bảng sau: Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu chất lượng của giống có cặp gen se và sh2 Nội nhũ Ngọt đậm (se) Siêu ngọt (sh2) Thời gian bảo quản Dài Dài hơn Mức đường thời điểm thu hoạch >25% >35% Chuyển hóa tinh bột Chậm Chậm hơn Gluco thực vật Cao Thấp Vỏ Mềm Mềm hơn Gần đây di truyền ngô đường phát triển phân biệt với truyền thống mục tiêu tổng hợp của một số tính trạng tốt của một vài biến dị di truyền chủ yếu (su1, se, sh2). Những giống ngô đường sh2 mới có xu hướng cải tiến chất lượng hoặc tăng thêm sh2, ngọt theo khẩu vị, ngọt đa vị, cực mềm, có thể chứa su1 nhưng hạt phải đồng đều. - Ngô sh2 yêu cầu : mức đường ≥30%, vỏ mềm, vị ngon là chất lượng tốt nhất với người tiêu dùng. - Ngô đường su1 mới trên cơ sở di truyền: Ngọt ổn định, ngọt gấp 3, ngọt lâu, có thể có thêm tính trạng khác, hạt trên một bắp không đồng đều, tăng đường ở một số hạt, tăng gluco ở một số hạt khác nhìn chung là mềm [25]. Hầu hết các giống ngô đường được trồng hiện nay là giống ngô ưu thế lai, các giống ưu thế lai cũng theo hai hướng là ăn tươi và chế biến, Những điểm khác chung của hai loại ngô này như tóm tắt ở bảng 2.7. Hàm lượng đường: Các giống ngô ngọt tiêu chuẩn hàm lượng đường từ 5 - 11%, hàm lượng đường cao nhất trên đồng ruộng 2 ngày ở 80oF và 5 ngày 60oF tích lũy đường trước khi tích lũy tinh bột. Ngay cả khi thu tại thời điểm độ đường cao nhất chất lượng cũng giảm rất nhạt bởi vì mất đường. 24 giờ sau khi thu hoạch hàm lượng đường giảm 8% ở 32 oF và giảm 52% nếu nhiệt độ 86 oF. Do vậy rất khó thu hoạch tại thời điểm đường cao nhất và khó có thể bán cho khách hàng trước khi hàm lượng đường giảm [54][7]. Vì lý do này các giống ngô siêu ngọt ngày nay sản xuất thương mại có ưu thế hơn, các giống này ngọt hơn, chuyển từ tích lũy đường sang tích lũy tinh bột chậm hơn, mất đường sau thu hoạch cũng chậm hơn. Do vậy 98% diện tích trồng ngô ở Florida là những giống ngô sh2, diện tích trồng những giống ngô này cũng tăng lên ở các bang khác của Hoa Kỳ. Bảng 2.7. Mức độ quan trọng của một số tính trạng của ngô đường ưu thế lai cho thị trường ăn tươi và chế biến. Tính trạng Ăn tươi Chế biến Toàn bộ hạt Dạng kem Đông lạnh Năng suất Khối lượng tươi 1 3 3 2 Khối lượng bắp 1 3 3 1 Bắp có thể sử dụng/ha 3 2 2 3 Đặc điểm bắp Độ bao của lá bi 3 2 2 2 Các lá cờ 3 2 2 2 Chiều dài bắp 2 2 2 3 Màu sang của râu 3 2 3 3 Đuôi chuột ngắn 3 2 2 3 Dễ bóc lá bi 1 3 3 3 Độ hở lá bi 3 2 2 3 Màu lõi ( sáng) 3 3 3 3 Đặc điểm hạt Kích thước hạt 2 3 1 2 Độ sâu cay 1 3 2 2 Màu sắc hạt 2 3 3 3 Độ mềm 2 3 2 2 Vị 3 3 2 3 Màu sắc râu 2 2 2 2 Lớp đen 1 3 2 1 Mức quan trọng từ 1 3 ( 3 là rất quan trọng) Nguồn Kaukis, K. and D. W. Davis. 1986. Sweet Corn Breeding. In: Basset, M. Breeding Vegetable Crops. AVI Publishing Co., Inc. Westport, CN.[55] Ngô siêu ngọt (supersweets) thuật ngữ khoa học gọi những dòng sh2 or shrunken 2 gene là siêu ngọt. Tên sh2 phản ảnh hai tính chất là ít tinh bột có mặt trong nội nhũ và gây ra hạt nhăn so với các dòng ngô ngọt tiêu chuẩn (chứa gen su-1). Hàm lượng đường của sh2 ưu thế lai trong phạm vi 22 - 40% còn ngô ngọt tiêu chuẩn chỉ 5 - 11% [53]. Trong khi ngô ưu thế lai siêu ngọt là cây trồng ưu thế xuất khẩu trong tương lai, một số người lại cho rằng nó quá ngọt và mất đi vị ngọt và mùi thơm nhẹ, hạt mềm của ngô ngọt thường. Chọn giống đã đưa ra những giống ngô siêu ngọt mềm hơn. Mặc dù vậy cơ bản ngô siêu ngọt cứng hơn ngay cả những giống ngô sh2 mới nhất cũng như vậy. Sản xuất ngô sh2 yêu cầu người sản xuất phải các ly nghiêm ngặt với các dạng ngô khác và cần có những kỹ thuật quản lý sản xuất đặc thù cũng là một khó khăn trở ngại. Ngô đường được chế biến dưới nhiều dạng, có thể được sử dụng trực tiếp cũng có thể được đóng hộp, chế biến các dạng ngũ cốc, ngô hạt, sữa ngô...Mỗi sản phẩm có phương pháp và quy trình chế biến riêng. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm chế biến, ngô nguyên liệu cần phải đáp ứng các chỉ tiêu sau: bắp phải đủ độ tươi, có màu sắc và mùi vị đặc trưng, không có mùi ôi hoặc mùi lạ. Bắp ngô phải đảm bảo được thu hoạch đúng thời điểm, có thể dựa vào các đặc điểm của bắp hoặc hạt ngô để xác định thời điểm thu hoạch như: vào thời điểm thu hoạch ẩm độ hạt bắt đầu giảm 0,25 -1%/ ngày hoặc thu sau thụ phấn 20-25 ngày, khi râu khô, màu hơi vàng, bắp trưởng thành thường có đường kính bắp lớn nhất. Ngoài ra có thể tổ chức hội đồng thử nếm khi gần đến thời điểm thu hoạch để đánh giá mức độ phát triển của bắp và thời điểm thu hoạch tốt nhất. Hạt đưa vào chế biến phải đảm bảo tương đối đồng đều, hàm lượng chất khô hoà tan không nhỏ hơn 120Bx (Trần Khắc Thi, 2003) [11]. Trên thế giới ngô ngọt hay còn gọi là ngô đường được dùng để chế biến thành nhiều dạng sản phẩm khác nhau: Ngô ngọt đông lạnh, ngô ngọt nguyên hạt, sữa ngô. Nước ta nghiên cứu chế biến ngô đường mới chỉ có những nghiên cứu ban đầu và đã có những quy trình có thể ứng dụng trong sản xuất (Nguyễn Thị Xuân Hiền và cộng sự)[7]. 2.5. Ứng dụng chỉ số chọn lọc (Selection index) trong chọn dòng Chỉ số chọn lọc (Selection Index - SI) giúp nhà chọn giống chọn nhiều dòng giống đồng thời trên một số tính trạng để chọn ra dòng mong muốn nhất theo mục tiêu tạo giống của mình. Công thức tổng quát xác định chỉ số chọn lọc I = b1p1+...+bipi+bnpn Trong đó: pi: Giá trị đo đếm về kiểu hình của tính trạng thứ i bi: Tầm quan trọng của tính trạng thứ i cần chọn Khi khai thác chỉ số chọn lọc, hai chỉ tiêu cần xác định: Để giúp các nhà khoa học đánh giá nhanh và chính xác có thể sử dụng các phần mềm thống kê sinh học như MSTATC, SELINDEX, chọn dòng, Alpha…Qua quá trình tính toán theo mục tiêu và cường độ của nhà chọn giống đối với từng tính trạng, SELINDEX sẽ cho ta chỉ số duy nhất tổng hợp các chỉ tiêu mong muốn gọi là chỉ số chọn lọc. Chỉ số càng nhỏ chứng tỏ kiểu gen càng gần với mẫu hình lý tưởng mà nhà chọn giống định trước và hy vọng sẽ đạt được qua chọn lọc. Để làm được việc này, cần xác định mục tiêu và cường độ cho từng tính trạng. Mục tiêu mà nhà chọn giống hy vọng đạt được qua chọn lọc, nó được tính bằng đơn vị sai chuẩn, và có giá trị từ -3 đến +3. Cường độ phản ánh tầm quan trọng tương đối của các tính trạng khác nhau sử dụng cho chọn lọc. Vì vậy, nó thay đổi với từng tính trạng, phụ thuộc vào yêu cầu chọn giống. Giá trị cường độ mà chương trình SELINDEX chấp nhận từ 0-10. 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu, địa điểm và điều kiện nghiên cứu 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu gồm 27 dòng ngô tự phối có nguồn gốc khác nhau (Bảng 3.1) và các dòng và THL F1 (bảng 3.2). + Thí nghiệm khảo sát các dòng Bảng 3.1. Các dòng ngô đường của trường Đại học nông nghiệp Hà Nội và Viện Nghiên cứu Ngô TT Ký hiệu dòng Đời tự phối Nguồn chọn tạo 1 Đ1-CT S14 Đ-VN-TQ 2 Đ2-CT S10 TN115 3 Đ3 S14 Đ-VN-SB 4 Đ4 S13 9710-719 từ Hàn Quốc 5 Đ5 S13 9710-724 từ Hàn Quốc 6 Đ6 S13 TSB3 – VN (đỏ nhăn) 7 Đ7 S13 TSB3-VN (đỏ thẫm, nhăn) 8 Đ8 S7 CPS111 9 Đ9 S7 Đ – Hữu Nông 10 Đ10 S7 Đ- lai 11 Đ11 S13 9710 – 493 từ Hàn Quốc 12 Đ12 S13 9710 – 688 từ Hàn Quốc 13 Đ13 S7 SW36B 14 Đ14-1 S7 SW137A 15 Đ14-2 S7 SW2822 16 Đ15 S13 TSB3-VN (vàng) 17 Đ16 S13 TSB3- VN (đỏ nhạt) 18 Đ18 S13 TSB3-VN(đỏ đậm) 19 Đ19 S7 Đ- Hữu Nông 20 Đ20 S7 Đ- Hữu Nông 21 Đ21 S2 Đ – Sugar75 22 Đ22 S2 Đ – Hoa trân 1357 23 Đ23 S2 Đ – Suagar 77 24 Đ24 S3 Nhập nội 25 Đ25 S3 Nhập nội 26 Đ26 S3 Nhập nội 27 Đ27 S3 Nhập nội + Thí nghiệm xác định ưu thế lai của các tổ hợp lai Bảng 3.2. Các dòng và các tổ hợp ngô đường của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội TT Ký hiệu Ghi chú 1 Đ10 Bố (Male) 2 Đ4 Mẹ (Female) 3 Đ9 - 4 Đ2 - 5 Đ4 x Đ10 Con lai (Hybrid) 6 Đ9 x Đ10 - 7 Đ2 x Đ10 - 8 Suger 75 Đối chứng 3.1.2. Địa điểm thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí tại khu ruộng thí nghiệm cây trồng cạn - Bộ môn cây lương thực - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 3.1.3. Điều kiện đất làm thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên đất phù sa thuộc Đồng bằng Sông Hồng không được bồi đắp hàng năm. 3.1.4. Thời gian tiền hành - Vụ xuân 2008: Khảo sát tập đoàn dòng ngô đường của Viện nghiên cứu Ngô và của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. - Vụ xuân 2008: Đánh giá ưu thế lai về đặc tính nông học của ngô đường lai F1. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát các dòng ngô vụ xuân 2008 tại Gia Lâm - Hà Nội. - Đánh giá ƯTL về các đặc tính nông học của Ngô đường lai F1 trong điều kiện vụ xuân 2008. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Bố trí thí nghiệm + Thí nghiệm 1: Khảo sát tập đoàn dòng ngô đường được bố trí tuần tự không nhắc lại mỗi dòng 3 hàng. Sơ đồ thí nghiệm 1: Dải bảo vệ Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8 Đ9 Đ10 Đ11 Đ12 Đ13 Đ14-I Đ14-II Đ15 Đ17 Đ18 Đ19 Đ20 Đ21 Đ22 Đ23 Đ24 Đ25 Đ26 Đ27 Dải bảo vệ + Thí nghiệm 2: Đánh giá ưu thế lai về các đặc tính nông sinh học của ngô đường lai F1 tiến hành trong vụ xuân 2008 tại Gia Lâm - Hà nội. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) 3 lần nhắc lại, diện tích 10m2/ô Sơ đồ thí nghiệm 2: Dải bảo vệ Đ4 Đ2 Đ9 Đ10 Đ2/Đ10 Đ2 Đ9 Đ4 Đ4/Đ10 Đ2 Đ9/Đ10 Đ10 Đ4/Đ10 Sugar75 (Đ/C) Đ4 Đ9/Đ10 Đ10 Sugar75 (Đ/C) Đ2/Đ10 Đ4/Đ10 Đ9/Đ10 Sugar75 (Đ/C) Đ9 Đ2/Đ10 Dải bảo vệ 3.3.2. Phương pháp đánh giá * Đánh giá chung của 2 thí nghiệm: Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của các dòng tham gia thí nghiệm - Ngày gieo - Số ngày từ gieo đến mọc - Số ngày từ gieo đến 3-4 lá - Số ngày từ gieo đến 7-9 lá - Số ngày từ gieo đến xoẵn nõn - Số ngày từ gieo đến trỗ cờ khi quần thể có 70% số cây trỗ cờ tung phấn - Số ngày từ gieo đến phun râu khi quần thể có 70% số cây phun râu - Ngày chín (TGST): Khi chân hạt có chấm đen hoặc có khoảng 75% số cây có lá bi khô. Theo dõi đánh giá một số tính trạng số lượng - Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây 7 ngày 1 lần, đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất - Theo dõi động thái ra lá, theo dõi 7 ngày 1 lần - Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh cờ, được tính sau khi trỗ cờ 15 ngày. - Chiều cao đóng bắp (cm): đo từ gốc sát mặt đất đến mắt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất). - Số lá: tính từ lá thật thứ nhất đến cuối cùng, theo dõi bằng đánh dấu sơn. - Diện tích lá và chỉ số diện tích lá các giai đoạn, 7-9 lá, xoắn nõn và thời kỳ trỗ cờ phun râu. S (m2) = Dtb x Rtb x 0,7 x ΣSố lá Trong đó: Dtb là chiều dài trung bình của các lá trên cây. Rtb là chiều rộng trung bìn._.ategies for Florida Fresh Sweet Corn: Findings from a Consumer Survey, a publication of the Department of Food and Resource Economics, Florida Cooperative Extension Service, Institute of Food and Agricultural Sciences, University of Florida, Gainesville, FL. Published March 2003. Tracy, W.F. Sweet corn. In "Specialty Corns", (ed. A.R. Hallauer), CRC Press, Boca Raton, FL, pp. 147-187 USDA, 2008, reports commercial sweet corn production in 2007 Vince Fritz; Cindy B. Tong ;Carl J. Rosen ;Jerry A. Wright,2002, Sweet corn ( Zea mays Var. rugosa) University of Minnesota, US Vince Fritz; Cindy B. Tong; Carl J. Rosen; Jerry A. Wright; 2006, Sweet corn, Regents of the University of Minnesota W. M. Stall, University of Florida, L. Waters, Jr. D.W. Davis and C. Rosen University of Minnesota, G. H. Clough, Oregon State University,1989, Sweet Corn Production Purdue University and U.S. Department of Agriculture Cooperating. H.A. Wadsworth, Director, West Lafayette, IN W. M. Stall, University of Florida, L. Waters, Jr. D.W. Davis and C. Rosen University of Minnesota, G. H. Clough, Oregon State W.F. Tracya, L.E. Talbertb and J.T. Gerdesc ,2000, Molecular Variation and F1 Performance among Strains of the Sweet Corn Inbred P39, Crop Science 40:1763-1768 World horticultural Trade & U.S. Export Opportunities, Processed Sweet corn situation and outlook for Selected Countries, 2004 Williams, M., Pataky, J.K. 2008. Genetic Basis of Sensitivity in Sweet Corn to Tembotrione. Weed Science. 56:364-370. BALANCED ANOVA FOR VARIATE DM FILE BINH2 10/ 8/ 8 20:13 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Thoi ky 7-9 la VARIATE V003 DM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 334.958 47.8512 7.40 0.001 3 2 NL 2 1.39000 .695000 0.11 0.898 3 * RESIDUAL 14 90.5167 6.46548 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 426.865 18.5593 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SPAD FILE BINH2 10/ 8/ 8 20:13 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Thoi ky 7-9 la VARIATE V004 SPAD LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 258.040 36.8629 4.22 0.011 3 2 NL 2 13.0208 6.51042 0.75 0.496 3 * RESIDUAL 14 122.313 8.73661 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 393.373 17.1032 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTL FILE BINH2 10/ 8/ 8 20:13 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Thoi ky 7-9 la VARIATE V005 DTL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 .187625E-01 .268036E-02 4.35 0.009 3 2 NL 2 .508333E-03 .254167E-03 0.41 0.674 3 * RESIDUAL 14 .862500E-02 .616071E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 .278958E-01 .121286E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BINH2 10/ 8/ 8 20:13 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 Thoi ky 7-9 la MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS DM SPAD DTL Ð10 3 16.6667 46.4667 0.140000 Ð4 3 16.9000 42.3333 0.213333 Ð9 3 14.4000 43.0333 0.143333 Ð2 3 16.3000 39.3000 0.160000 Ð4 x Ð10 3 22.5333 47.5333 0.213333 Ð9 x Ð10 3 13.5333 48.2000 0.160000 Ð2 x Ð10 3 24.1667 49.6667 0.163333 Suger 75 3 13.7000 43.6000 0.143333 SE(N= 3) 1.46805 1.70652 0.143303E-01 5%LSD 14DF 4.45291 5.17625 0.434669E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DM SPAD DTL 1 8 16.9500 45.5375 0.167500 2 8 17.3500 45.5375 0.172500 3 8 17.5250 43.9750 0.161250 SE(N= 8) 0.898991 1.04502 0.877547E-02 5%LSD 14DF 2.72684 3.16979 0.266180E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BINH2 10/ 8/ 8 20:13 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 Thoi ky 7-9 la F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DM 24 17.275 4.3081 2.5427 14.7 0.0009 0.8984 SPAD 24 45.017 4.1356 2.9558 6.6 0.0107 0.4962 DTL 24 0.16708 0.34826E-010.24821E-01 14.9 0.0095 0.6742 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DM FILE BINH 3 10/ 8/ 8 20:16 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Thoi ky tro co VARIATE V003 DM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 709.858 101.408 11.45 0.000 3 2 NL 2 13.4408 6.72041 0.76 0.490 3 * RESIDUAL 14 123.999 8.85709 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 847.298 36.8391 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SPAD FILE BINH 3 10/ 8/ 8 20:16 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Thoi ky tro co VARIATE V004 SPAD LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 214.003 30.5718 3.25 0.029 3 2 NL 2 2.43584 1.21792 0.13 0.879 3 * RESIDUAL 14 131.591 9.39935 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 348.030 15.1317 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTL FILE BINH 3 10/ 8/ 8 20:16 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Thoi ky tro co VARIATE V005 DTL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 .409167E-01 .584524E-02 8.34 0.000 3 2 NL 2 .125833E-02 .629166E-03 0.90 0.432 3 * RESIDUAL 14 .980833E-02 .700595E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 .519833E-01 .226014E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BINH 3 10/ 8/ 8 20:16 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 Thoi ky tro co MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS DM SPAD DTL Ð10 3 38.0000 49.7000 0.206667 Ð4 3 36.2333 51.5333 0.306667 Ð9 3 30.4667 48.9333 0.190000 Ð2 3 34.0333 44.3000 0.283333 Ð4 x Ð10 3 47.5333 54.9333 0.303333 Ð9 x Ð10 3 40.1333 52.0000 0.276667 Ð2 x Ð10 3 45.8000 51.1333 0.293333 Suger 75 3 35.4667 53.1000 0.253333 SE(N= 3) 1.71824 1.77006 0.152817E-01 5%LSD 14DF 5.21181 5.36899 0.463529E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DM SPAD DTL 1 8 37.4000 50.5375 0.256250 2 8 38.9875 50.4250 0.262500 3 8 38.9875 51.1500 0.273750 SE(N= 8) 1.05221 1.08394 0.935812E-02 5%LSD 14DF 3.19157 3.28782 0.283852E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BINH 3 10/ 8/ 8 20:16 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 Thoi ky tro co F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DM 24 38.458 6.0695 2.9761 7.7 0.0001 0.4901 SPAD 24 50.704 3.8900 3.0658 6.0 0.0288 0.8794 DTL 24 0.26417 0.47541E-010.26469E-01 10.0 0.0005 0.4322 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DM FILE BINH4 10/ 8/ 8 20:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Thoi ky chin sua VARIATE V003 DM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 13235.9 1890.84 126.50 0.000 3 2 NL 2 76.1759 38.0879 2.55 0.112 3 * RESIDUAL 14 209.258 14.9470 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 13521.3 587.883 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SPAD FILE BINH4 10/ 8/ 8 20:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Thoi ky chin sua VARIATE V004 SPAD LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 260.880 37.2685 3.83 0.016 3 2 NL 2 .860834 .430417 0.04 0.957 3 * RESIDUAL 14 136.279 9.73423 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 398.020 17.3052 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTL FILE BINH4 10/ 8/ 8 20:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Thoi ky chin sua VARIATE V005 DTL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 .705958E-01 .100851E-01 10.39 0.000 3 2 NL 2 .114083E-01 .570417E-02 5.88 0.014 3 * RESIDUAL 14 .135917E-01 .970833E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 .955958E-01 .415634E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BINH4 10/ 8/ 8 20:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 Thoi ky chin sua MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS DM SPAD DTL Ð10 3 91.5667 50.1333 0.343333 Ð4 3 93.9000 50.9667 0.343333 Ð9 3 58.3667 47.7000 0.293333 Ð2 3 89.9333 56.2000 0.320000 Ð4 x Ð10 3 135.300 57.0000 0.450000 Ð9 x Ð10 3 124.733 55.1000 0.416667 Ð2 x Ð10 3 125.700 56.6667 0.426667 Suger 75 3 105.167 55.4000 0.323333 SE(N= 3) 2.23211 1.80132 0.179892E-01 5%LSD 14DF 6.77050 5.46379 0.545652E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DM SPAD DTL 1 8 105.538 53.8875 0.395000 2 8 101.363 53.4250 0.345000 3 8 102.350 53.6250 0.353750 SE(N= 8) 1.36688 1.10308 0.110161E-01 5%LSD 14DF 4.14607 3.34588 0.334142E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BINH4 10/ 8/ 8 20:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 Thoi ky chin sua F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DM 24 103.08 24.246 3.8661 3.8 0.0000 0.1124 SPAD 24 53.646 4.1600 3.1200 5.8 0.0158 0.9569 DTL 24 0.36458 0.64470E-010.31158E-01 8.5 0.0002 0.0140 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCC FILE BINH1 6/ 8/ 8 0:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 so lieu ngo duong VARIATE V003 CCCC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 6260.34 894.334 81.26 0.000 3 2 NL 2 46.3600 23.1800 2.11 0.157 3 * RESIDUAL 14 154.087 11.0062 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 6460.79 280.904 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SO H/B FILE BINH1 6/ 8/ 8 0:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 so lieu ngo duong VARIATE V004 SO H/B LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 11.8229 1.68899 1.67 0.196 3 2 NL 2 .392500 .196250 0.19 0.827 3 * RESIDUAL 14 14.1608 1.01149 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 26.3762 1.14679 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SO H/H FILE BINH1 6/ 8/ 8 0:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 so lieu ngo duong VARIATE V005 SO H/H LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 2178.60 311.228 24.66 0.000 3 2 NL 2 38.2033 19.1017 1.51 0.254 3 * RESIDUAL 14 176.677 12.6198 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 2393.48 104.064 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDB (CM) FILE BINH1 6/ 8/ 8 0:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 so lieu ngo duong VARIATE V006 CDB (CM) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 181.807 25.9724 7.46 0.001 3 2 NL 2 1.14250 .571249 0.16 0.851 3 * RESIDUAL 14 48.7109 3.47935 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 231.660 10.0722 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKB (CM) FILE BINH1 6/ 8/ 8 0:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 so lieu ngo duong VARIATE V007 DKB (CM) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 2.94292 .420417 3.13 0.033 3 2 NL 2 .223333 .111667 0.83 0.459 3 * RESIDUAL 14 1.88333 .134524 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 5.04958 .219547 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE P1000HAT FILE BINH1 6/ 8/ 8 0:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 so lieu ngo duong VARIATE V008 P1000HAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 146289. 20898.4 ****** 0.000 3 2 NL 2 13.0208 6.51041 0.87 0.445 3 * RESIDUAL 14 105.226 7.51614 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 146407. 6365.53 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BINH1 6/ 8/ 8 0:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 7 so lieu ngo duong MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS CCCC SO H/B SO H/H CDB (CM) Ð10 3 159.467 12.6333 19.5667 11.5667 Ð4 3 161.200 13.2000 19.5333 15.2000 Ð9 3 153.000 11.4333 19.6333 13.7333 Ð2 3 177.400 11.4333 20.5000 18.4000 Ð4 x Ð10 3 188.400 13.1667 37.1000 18.7333 Ð9 x Ð10 3 197.633 12.0000 37.3333 17.0000 Ð2 x Ð10 3 196.033 13.2000 41.7333 20.6333 Suger 75 3 182.967 12.4333 38.5333 17.5333 SE(N= 3) 1.91539 0.580657 2.05100 1.07693 5%LSD 14DF 5.80981 1.76126 6.22113 3.26657 GIONG$ NOS DKB (CM) P1000HAT Ð10 3 3.30000 156.333 Ð4 3 3.80000 176.000 Ð9 3 3.56667 156.333 Ð2 3 3.36667 252.033 Ð4 x Ð10 3 3.16667 346.000 Ð9 x Ð10 3 3.50000 324.267 Ð2 x Ð10 3 4.36667 278.567 Suger 75 3 3.70000 352.000 SE(N= 3) 0.211758 1.58284 5%LSD 14DF 0.642308 4.80110 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS CCCC SO H/B SO H/H CDB (CM) 1 8 175.363 12.4500 31.0000 16.5125 2 8 176.912 12.5875 28.6250 16.9000 3 8 178.762 12.2750 28.1000 16.3875 SE(N= 8) 1.17293 0.355578 1.25597 0.659483 5%LSD 14DF 3.55777 1.07855 3.80965 2.00036 NL NOS DKB (CM) P1000HAT 1 8 3.68750 255.713 2 8 3.46250 254.150 3 8 3.63750 255.712 SE(N= 8) 0.129675 0.969287 5%LSD 14DF 0.393332 2.94006 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BINH1 6/ 8/ 8 0:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 8 so lieu ngo duong F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CCCC 24 177.01 16.760 3.3176 1.9 0.0000 0.1572 SO H/B 24 12.437 1.0709 1.0057 8.1 0.1957 0.8270 SO H/H 24 29.242 10.201 3.5524 12.1 0.0000 0.2535 CDB (CM) 24 16.600 3.1737 1.8653 11.2 0.0008 0.8508 DKB (CM) 24 3.5958 0.46856 0.36677 10.2 0.0332 0.4595 P1000HAT 24 255.19 79.784 2.7416 1.1 0.0000 0.4448 ------------------------ Selection Assistant ----------------------------- C:\ALPHA\BINH2 >> IMPORT FROM: BINH2.CSV Sunday, September 14, 2008 (11:51:6pm ) binhh Descriptive statistics including cases : 1 - 27 Variable Average Std. Dev. CV% Minimum Maximum n ------------------------------------------------------ TGST 103.148 2.824 2.74 96.00 107.00 27 CCCC 156.922 21.397 13.64 117.60 197.30 27 Sau DT 5.681 4.531 79.76 0.00 11.90 27 TL bap HH 0.841 0.069 8.25 0.70 0.90 27 So H/B 12.593 1.166 9.26 10.20 14.20 27 So H/H 23.548 3.865 16.41 17.70 34.10 27 P 1000 205.885 63.036 30.62 96.80 361.50 27 NSLT 26.359 10.090 38.28 11.70 53.90 27 Simple Correlation Coefficient Matrix (r) TGST CCCC Sau DT TL bap HH So H/B TGST 1.000 CCCC 0.613 1.000 Sau DT -0.140 0.016 1.000 TL bap HH 0.105 0.191 -0.236 1.000 So H/B 0.227 0.395 -0.267 0.299 1.000 So H/H -0.096 0.244 -0.335 0.058 0.488 P 1000 0.272 0.395 0.078 -0.136 0.101 NSLT 0.144 0.441 -0.201 0.147 0.587 So H/H P 1000 NSLT So H/H 1.000 P 1000 0.026 1.000 NSLT 0.538 0.724 1.000 r value to declare significance at 5% = 0.381, 25 degrees of freedom r value to declare significance at 1% = 0.487, 25 degrees of freedom Standarized selection parameters Variable Target Intensity Desired Target ------------------------------------ TGST -2.00 2.00 97.50 CCCC -1.00 1.00 135.53 Sau DT 0.00 0.00 5.68 TL bap HH 0.50 5.00 0.88 So H/B 0.00 0.00 12.59 So H/H 1.00 5.00 27.41 P 1000 0.00 0.00 205.89 NSLT 2.00 10.00 46.54 7 Required selections Mean index :7.433 Listing of selected entries TT INDEX TGST CCCC Sau DT TL bap HH So H/B 24.00 2.79 96.00 129.60 11.20 0.90 14.00 22.00 3.72 102.00 162.60 2.30 0.90 14.00 17.00 4.97 103.00 150.50 2.30 0.90 13.20 23.00 5.97 103.00 164.40 4.70 0.80 13.40 26.00 6.19 106.00 179.20 2.30 0.80 14.20 25.00 6.27 105.00 175.40 4.70 0.80 13.60 13.00 6.42 105.00 165.70 0.00 0.90 13.20 TT So H/H P 1000 NSLT 24.00 25.40 234.90 39.30 22.00 25.40 234.90 39.30 17.00 27.10 217.30 33.80 23.00 34.10 280.50 53.90 26.00 26.00 247.00 36.70 25.00 22.80 286.30 37.10 13.00 24.50 213.30 31.70 Summary of averages for selected fraction of 7 entries ------ Averages ------ Difference Standarized Variable Population Selec. frac. (Frac.- Popl.) Difference TGST * 103.148 102.857 -0.291 -0.10 CCCC * 156.922 161.057 4.135 0.19 Sau DT 5.681 3.929 -1.753 -0.39 TL bap HH * 0.841 0.857 0.016 0.24 So H/B 12.593 13.657 1.065 0.91 So H/H * 23.548 26.471 2.923 0.76 P 1000 205.885 244.886 39.001 0.62 NSLT * 26.359 38.829 12.469 1.24 * Variable was active in selection sesion Sè liÖu khÝ t­îng Sè liÖu khÝ t­îng th¸ng 1 n¨m 2008 tr¹m L¸ng Ngày Nhiệt độ trung bình (oC) Nhiệt độ thấp nhất (oC) Nhiệt độ cao nhất (oC) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (h) Độ ẩm (%) 1 15.9 13.2 20.0 - 8.4 46.0 2 14.6 11.1 19.3 - 9.0 47.0 3 14.7 10.8 20.2 - 8.5 59.0 4 16.0 11.3 22.2 - 0.0 67.0 5 16.6 14.5 19.5 - 3.7 80.0 6 18.4 14.6 23.8 - 4.7 79.0 7 19.1 17.2 21.3 - 0.0 84.0 8 19.6 17.5 23.2 - 0.0 86.0 9 21.5 19.1 25.7 - 2.5 79.0 10 21.9 19.6 26.9 - 5.9 85.0 Trung bình 17.82125 14.89 22.21 0 34.3 74 11 23.8 20.5 29.7 - 7.3 84.0 12 23.2 20.6 29.1 - 6.9 82.0 13 22.7 21.7 26.3 - 1.9 82.0 14 14.9 12.7 21.0 0.0 0.0 74.0 15 11.6 10.5 12.5 0.0 0.0 88.0 16 12.9 11.5 15.9 0.0 0.3 71.0 17 14.5 13.5 15.9 - 0.0 57.0 18 15.0 13.5 17.2 - 0.0 73.0 19 14.5 13.3 15.5 0.7 0.0 93.0 20 16.3 14.6 18.8 0.0 0.0 94.0 Trung bình 16.94625 15.24 20.1900001 0.7 9.1 79 21 15.0 11.8 18.3 2.6 0.0 98.0 22 11.4 10.8 12.3 0.7 0.0 91.0 23 12.3 10.0 15.8 0.0 0.0 82.0 24 12.7 11.2 15.4 0.0 0.0 73.0 25 11.4 10.2 13.3 13.0 0.0 95.0 26 12.5 11.2 15.1 0.0 0.0 88.0 27 11.7 10.7 13.7 0.0 0.0 80.0 28 9.7 8.8 10.7 0.9 0.0 96.0 29 10.7 9.3 12.7 1.5 0.0 87.0 30 10.3 9.5 11.7 1.3 0.0 93.0 31 9.1 7.9 9.4 6.2 0.0 87.0 Trung bình 18.8 17.6 20.5 4.5 5.6 77 Sè liÖu khÝ t­îng th¸ng 2 n¨m 2008 tr¹m L¸ng Ngày Nhiệt độ trung bình (oC) Nhiệt độ thấp nhất (oC) Nhiệt độ cao nhất (oC) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (h) Độ ẩm (%) 1 7.5 6.8 7.8 0.2 0.0 87.0 2 9.3 6.7 13.2 5.7 0.0 81.0 3 11.8 10.4 13.9 - 0.0 71.0 4 12.4 10.6 14.8 0.0 0.0 66.0 5 12.8 11.0 14.8 0.0 0.0 80.0 6 13.2 12.1 14.7 - 0.0 69.0 7 12.9 12.0 14.1 - 0.0 70.0 8 13.1 11.9 15.0 - 0.0 68.0 9 13.2 11.3 15.5 - 0.0 50.0 10 12.2 11.3 13.2 - 0.0 57.0 Trung bình 11.84 10.41 13.7 5.9 0 68 11 11.4 11.0 11.9 - 0.0 70.0 12 12.1 10.9 14.8 - 0.0 61.0 13 12.3 11.0 14.1 - 0.0 47.0 14 12.2 10.0 14.9 0.0 0.0 57.0 15 13.7 11.7 16.6 0.0 0.6 56.0 16 14.5 13.3 16.3 - 0.0 61.0 17 11.8 11.2 12.9 1.8 0.0 92.0 18 12.1 11.2 13.2 2.1 0.0 90.0 19 12.4 11.5 13.3 0.0 0.0 90.0 20 14.1 12.8 16.8 - 0.0 84.0 Trung bình 12.6675 11.46 14.48 3.9 0.6 70.8889 21 16.8 11.6 23.0 - 7.2 78.0 22 18.4 13.0 24.9 - 7.8 76.0 23 20.2 15.5 26.2 - 5.9 74.0 24 19.6 18.2 22.0 0.0 0.0 87.0 25 18.7 17.9 20.2 1.1 0.0 93.0 26 17.7 15.6 19.2 0.8 0.0 86.0 27 15.0 13.6 17.5 0.0 0.0 54.0 28 15.1 14.0 16.2 0.0 0.0 61.0 29 15.1 11.8 20.0 2.3 4.8 72.0 Sè liÖu khÝ t­îng th¸ng 3 n¨m 2008 tr¹m L¸ng Ngày Nhiệt độ trung bình (oC) Nhiệt độ thấp nhất (oC) Nhiệt độ cao nhất (oC) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (h) Độ ẩm (%) 1 16.7 11.9 23.2 - 8.5 69.0 2 18.1 12.7 25.2 - 8.5 66.0 3 19.9 14.4 26.2 - 8.0 64.0 4 20.4 15.0 26.1 - 8.1 60.0 5 19.5 16.0 23.6 - 2.4 73.0 6 20.0 17.7 23.8 - 0.8 84.0 7 20.1 18.7 23.0 0.0 0.1 83.0 8 20.8 17.7 25.2 - 1.3 81.0 9 20.2 19.1 22.2 0.0 0.3 82.0 10 19.9 18.8 22.1 0.0 0.0 86.0 Trung bình 19.6 16.2 24.1 0.0 29.5 75.4 11 21.4 19.0 25.3 - 0.0 82.0 12 20.9 18.5 26.1 0.0 5.5 85.0 13 20.0 19.0 21.6 0.0 0.0 94.0 14 20.8 19.8 22.4 0.4 0.0 95.0 15 21.2 19.2 24.7 0.2 0.0 89.0 16 22.1 21.0 24.3 0.7 0.3 91.0 17 23.1 21.3 27.7 0.5 1.6 90.0 18 23.5 22.1 26.2 3.7 0.2 92.0 19 22.7 21.5 24.4 0.0 0.0 89.0 20 23.4 21.0 28.2 0.0 3.0 87.0 Trung bình 21.9 20.2 25.1 5.5 10.6 90.2 21 24.6 23.4 26.8 0.0 0.0 88.0 22 23.0 22.2 24.5 6.9 0.0 94.0 23 22.4 19.2 26.8 0.1 6.9 66.0 24 22.2 18.9 26.2 - 7.4 67.0 25 22.0 20.1 24.7 0.0 0.0 70.0 26 22.3 20.9 25.6 0.0 1.9 73.0 27 20.5 18.8 23.5 0.0 0.2 86.0 28 22.0 19.5 26.0 0.6 0.4 88.0 29 24.9 22.3 29.5 0.1 1.4 85.0 30 25.2 23.8 29.0 0.4 0.8 88.0 31 22.2 20.8 23.0 6.6 0.0 94.0 Trung bình 18.8 17.6 20.5 4.5 5.6 77 Sè liÖu khÝ t­îng th¸ng 4 n¨m 2008 tr¹m L¸ng Ngày Nhiệt độ trung bình (oC) Nhiệt độ thấp nhất (oC) Nhiệt độ cao nhất (oC) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (h) Độ ẩm (%) 1 20.1 18.2 22.1 2.6 0.0 89 2 18.6 17.6 20.3 1.4 0.0 88 3 18.4 17.0 20.9 0.3 0.0 92 4 20.7 18.8 24.2 1.0 0.0 93 5 22.9 21.2 26.3 0.8 0.0 94 6 25.7 23.0 29.6 - 3.4 87 7 26.5 24.2 30.3 - 4.7 86 8 26.9 24.0 32.1 - 5.3 83 9 27.8 24.2 33.7 - 8.2 81 10 26.1 25.1 28.2 0.0 0.0 89 Trung bình 23.4 21.3 26.8 6.1 21.6 88 11 25.9 25.2 27.7 0.0 0.0 90 12 26.1 25.4 27.8 0.0 0.0 90 13 25.2 24.8 28.5 6.1 0.1 94 14 26.0 22.7 31.2 1.6 6.9 81 15 25.5 21.3 30.2 13.2 5.9 84 16 26.0 24.5 29.2 0.0 4.0 86 17 26.4 23.1 31.0 - 4.6 83 18 26.9 23.3 31.7 - 6.0 89 19 27.7 25.2 32.1 - 5.8 76 20 27.7 25.6 32.0 - 4.0 83 Trung bình 26.3 24.1 30.1 20.9 37.3 86 21 28.3 26.3 31.7 0.1 4.0 84 22 26.6 23.6 28.7 93.4 0.0 88 23 22.4 20.7 24.3 0.3 0.0 81 24 21.5 20.2 24.2 0.1 0.7 68 25 22.8 21.2 26.5 0.0 2.4 72 26 23.4 20.8 26.9 - 2.3 79 27 23.8 22.1 28.5 0.0 1.0 84 28 24.5 22.6 28.5 0.1 1.3 79 29 25.7 22.5 29.7 - 2.1 77 30 25.9 23.5 28.5 0.6 0.3 83 Trung bình 24.5 22.3 27.7 94.5 14.1 80 Sè liÖu khÝ t­îng th¸ng 5 n¨m 2008 tr¹m L¸ng Ngày Nhiệt độ trung bình (oC) Nhiệt độ thấp nhất (oC) Nhiệt độ cao nhất (oC) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (h) Độ ẩm (%) 1 26.6 24.5 30.4 15.8 1.1 89 2 28.1 25.8 32.6 - 3.8 86 3 28.3 25.8 32.0 0.7 2.8 84 4 29.0 26.5 33.4 - 7.8 83 5 24.0 23.0 24.4 17.1 0.0 92 6 24.6 22.3 28.1 4.1 0.4 88 7 28.1 24.5 33.0 - 6.5 83 8 28.9 26.2 33.9 0.0 6.7 84 9 28.3 25.7 32.8 3.1 3.3 86 10 24.2 22.6 27.7 9.0 0.4 78 Trung bình 27.0 24.7 30.8 49.8 31.7 85 11 24.4 21.7 27.7 0.0 0.0 72 12 26.3 23.0 31.0 - 7.5 70 13 27.1 24.2 31.0 - 5.3 71 14 27.8 23.3 31.9 - 10.3 66 15 27.1 23.5 31.6 - 3.3 72 16 27.6 24.3 32.9 - 8.0 76 17 27.8 25.1 31.5 - 2.2 75 18 27.9 25.3 33.0 12.6 4.1 84 19 22.9 21.6 23.7 102.9 0.0 93 20 25.3 22.5 30.5 0.2 4.8 81 Trung bình 26.4 23.4 30.5 115.7 45.5 76 21 26.9 24.0 31.4 - 5.8 78 22 27.0 25.0 30.6 - 1.0 85 23 28.4 25.8 33.5 - 4.0 83 24 29.2 26.9 33.0 0.0 4.9 83 25 29.6 27.3 33.8 0.2 5.0 83 26 30.5 27.5 35.9 0.2 7.4 80 27 32.0 27.9 37.8 - 9.2 73 28 32.2 28.7 36.5 - 6.5 67 29 32.1 28.4 37.1 - 9.7 74 30 29.1 25.4 33.7 3.8 1.5 78 31 26.2 24.2 29.8 14.3 4.1 80 Trung bình 29.4 26.5 33.9 18.5 59.1 78 Sè liÖu khÝ t­îng th¸ng 6 n¨m 2008 tr¹m L¸ng Ngày Nhiệt độ trung bình (oC) Nhiệt độ thấp nhất (oC) Nhiệt độ cao nhất (oC) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (h) Độ ẩm (%) 1 27.5 26.0 30.9 0.0 0.3 83 2 27.1 24.3 31.6 6.4 0.2 85 3 27.5 24.5 33.0 0.1 4.2 72 4 28.0 26.1 31.7 0.0 1.0 85 5 28.0 25.5 31.9 1.4 2.1 86 6 27.3 25.1 32.0 0.0 2.9 84 7 28.6 26.0 34.0 7.8 3.7 81 8 29.2 26.1 34.4 0.3 3.3 78 9 29.3 26.6 33.5 1.1 5.6 74 10 27.6 24.9 30.8 0.1 2.0 82 Trung bình 28.0 25.5 32.4 17.2 25.0 81 11 28.9 26.1 34.1 - 5.5 80 12 29.0 26.6 33.8 0.4 1.7 78 13 28.7 27.0 31.9 0.7 2.1 81 14 28.3 25.6 33.0 19.5 3.0 86 15 29.2 26.2 34.4 21.6 4.5 84 16 28.1 26.5 30.2 1.8 0.0 86 17 28.0 26.5 30.9 0.0 1.0 87 18 27.2 24.6 31.6 67.3 0.6 91 19 26.4 25.0 28.5 19.6 0.1 90 20 29.0 24.9 34.7 22.3 7.2 83 Trung bình 28.3 25.9 32.3 153.2 25.7 85 21 29.5 25.0 36.1 0.0 8.9 74 22 31.3 28.0 36.1 - 9.5 73 23 32.2 28.5 37.5 - 10.8 76 24 29.3 25.5 34.0 21.0 4.9 79 25 30.9 28.2 35.6 - 5.0 73 26 32.1 29.1 36.8 0.0 7.6 71 27 27.7 25.2 32.5 20.7 1.0 85 28 25.8 24.4 28.3 22.2 0.6 88 29 28.5 24.4 34.4 - 8.5 76 30 30.8 28.2 35.9 0.0 7.4 76 Trung bình 29.8 26.7 34.7 63.9 64.2 77 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan