Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn phường Hương an, thị xã Hương trà tỉnh Thừa Thiên Huế

GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Chõu ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP ẹAẽI HOẽC ẹAÙNH GIAÙ HIEÄU QUAÛ KINH TEÁ SAÛN XUAÁT LUÙA TREÂN ẹềA BAỉN PHệễỉNG HệễNG AN, THề XAế HệễNG TRAỉ TặNH THệỉA THIEÂN HUEÁ Sinh viờn thực hiờn: Giỏo viờn hướng dẫn Trần Hồng Hiếu Th.S Nguyễn Ngọc Chõu TrườngLớp: K42B-KTNN Niờn khúa: 2008-2012 HUẾ, 05/2012 SVTH: Trần Hồng Hiếu GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Chõu LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khúa luận tốt ng

pdf97 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn phường Hương an, thị xã Hương trà tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp này, tôiđã nhậnđược sự quan tâm, giúpđỡ của Quý thầy cô giáo trường, cũng như nhiều cá nhân và tổ chức. Qua đây, tôi xin phép bày tỏ lòng cảmơn sâu sắcđến: - Thầy giáo - Th.S Nguyễn Ngọc Châu, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn tất khóa luận tốt nghiệp. - Lãnh đạo trường Đại học Kinh Tế Huế, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt bốn năm học, trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết để có thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai. - Ủy ban nhân dân phường Hương An, Hợp tác xã nông nghiệp phường Hương An, đặc biệt là các chú, các bác trong Ban lãnhđạo Hợp tác xãđã tạođiều kiện thuận lợi cho tôi học hỏi kinh nghiệm thực tế và các hộ giađìnhđã nhiệt tình giúpđỡ tôi tiến hànhđiều tra thu thập số liệu để nghiên cứuđề tài. - Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảmơn đến giađình, bạn bè và người thânđã chia sẻ,động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nội dung đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và bạn bè giúp đỡ, góp ý để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảmơn! Sinh viên thực hiện Trần Hồng Hiếu Trường SVTH: Trần Hồng Hiếu GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................5 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................6 1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................6 1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế.........................................................................6 1.1.2. Giá trị của cây lúa..................................................................................................9 1.1.3. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa.............................................................................11 1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................12 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam......................................................................12 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...................................13 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.................................14 1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá đặc điểm chung của nông hộ...................................................14 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất ..........................................14 1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá nguồn lực của nông hộ............................................................14 1.3.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lúa..................................................14 1.3.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa................................................15 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯƠNG AN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .........16 2.1. Điều kiện tự nhiên của phường Hương An ............................................................16 2.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................16 Trường2.1.2. Địa hình, địa m ạo ................................................................................................16 2.1.3. Thời tiết, khí hậu .................................................................................................17 2.1.4. Chế độ thủy văn...................................................................................................17 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................................18 SVTH: Trần Hồng Hiếu GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu 2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai....................................................................................18 2.2.2. Tình hình dân số và lao động ..............................................................................20 2.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng .......................................................................................22 2.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.......................................23 2.3. Thực trạng và hiệu quả sản xuất lúa ở các hộ điều tra ...........................................24 2.3.1. Tình hình an ninh lượng thực trên địa bàn phường Hương An...........................24 2.3.2. Khái quát tình hình sản xuất lúa trên địa bàn phường Hương An.......................25 2.3.3. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra .................................................................28 2.3.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra..........................................44 2.3.5. Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất..............................56 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯƠNG AN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ..................................................................69 3.1. Định hướng và mục tiêu .........................................................................................69 3.2. Giải pháp.................................................................................................................70 3.2.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật.................................................................................70 3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách .................................................................73 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................76 1. Kết luận......................................................................................................................76 2. Kiến nghị ...................................................................................................................77 Trường SVTH: Trần Hồng Hiếu GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BQC Bình quân chung BVTV Bảo vệ thực vật CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐVT Đơn vị tính ĐX Đông Xuân GO Giá trị sản xuất GT Giá trị HT Hè Thu HTX Hợp tác xã IC Chi phí trung gian LĐ Lao động NN Nông nghiệp SL Số lượng TBKT Tiến bộ kỹ thuật TGST Thời gian sinh trưởng VA Giá trị gia tăng Trường SVTH: Trần Hồng Hiếu GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Kết quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân........................................................................55 Biểu đồ 2: Kết quả sản xuất lúa vụ Hè Thu...............................................................................55 Trường SVTH: Trần Hồng Hiếu GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết quả sản xuất lúa của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011 .......................................12 Bảng 2: Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2011...13 Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai phường Hương An giai đoạn 2009 - 2011......................19 Bảng 4: Tình hình nhân khẩu và lao động giai đoạn 2009 - 2011...........................................20 Bảng 5: Sản xuất lúa hiện tại và cân bằng lương thực..............................................................25 Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa phường Hương An giai đoạn 2009 - 2011 ......27 Bảng 7: Đặc điểm chung của các hộ điều tra.............................................................................28 Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra.............................................................31 Bảng 9: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra...............................................32 Bảng 10: Tình hình ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa của các hộ điều tra ...........................34 Bảng 11: Tình hình đầu tư giống của các hộ điều tra ...............................................................35 Bảng 12: Tình hình đầu tư phân bón của các hộ điều tra.........................................................38 Bảng 13: Tình hình đầu tư thuốc bảo vệ thực vật của các hộ điều tra ....................................40 Bảng 14: Chi phí dịch vụ thuê ngoài của các hộ điều tra.........................................................42 Bảng 15: Cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/sào/vụ Đông Xuân của các hộ điều tra...........46 Bảng 16: Cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/sào/vụ Hè Thu của các hộ điều tra..................49 Bảng 17: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra ...........................................51 Bảng 18: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra........................................................52 Bảng 19: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa....................57 Bảng 20: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa...............61 Bảng 21: Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas......................................................63 Bảng 22: Hiệu quả kinh tế của việc đầu tư các yếu tố đầu vào trong 67hoạt động sản xuất lúa...................................................................................................................................................67 TrườngBảng 23: Mục tiêu diện tích, năng suất, sản lượng lúa Hương An năm 2012 .......................70 SVTH: Trần Hồng Hiếu GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài Hương An là một trong những Xã Phường từ lâu đã gắn liền và luôn đi đầu trong hoạt động sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 70% giá trị sản xuất của toàn Phường, đời sống của nhân dân vẫn phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Tuy nhiên, năng suất lúa trên địa bàn Phường có khuynh hướng tăng giảm không đồng đều. Sản xuất lúa nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Xuất phát từ thực tiễn đó, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong bối cảnh mới nhằm tìm ra những hướng đi thích hợp và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa là một việc làm quan trọng. 2. Mục đích nghiên cứu  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.  Đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất lúa ở các nông hộ trên địa bàn phường Hương An.  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa của các nông hộ. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp điều tra thu thập số liệu. - Phương pháp phân tổ. - Phương pháp phân tích thống kê. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. - Phương pháp phân tích hồi quy. Trường4. Kết quả nghiên cứu Nghiên cứu kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của một số nông hộ ở các thôn thuộc phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá tình hình SVTH: Trần Hồng Hiếu GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu sản xuất lúa ở các nông hộ trên địa bàn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa của các nông hộ. Năng suất lúa mà các hộ nông dân đạt được trong vụ Đông Xuân là 3,10 tạ/sào và Hè Thu là 2,81 tạ/sào. Qua kết quả hồi quy, có thể thấy rằng các yếu tố đầu vào đều ảnh hưởng tích cực đến năng suất lúa thu được ngoại trừ biến giống, do đó, nếu hộ nông dân tăng mức đầu tư các yếu tố đầu vào hợp lý thì năng suất không ngừng tăng lên. Trường SVTH: Trần Hồng Hiếu GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thế giới hiện nay đang không ngừng phát triển, hòa mình vào đó, mỗi quốc gia đều có những chiến lược phát triển của đất nước mình, hầu hết mọi quốc gia đều đi theo con đường công nghiệp hóa, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, không vì thế mà vai trò của ngành nông nghiệp lại không còn quan trọng như trước đây. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là nước đang phát triển. Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Bên cạnh đó, xã hội đang ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng không ngừng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Vì vậy, bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển nền kinh tế một cách nhanh chóng thì quốc gia đó phải đảm bảo được an ninh lương thực. Cũng như mọi quốc gia khác, Việt Nam cũng không thể vượt ra khỏi quy luật này. Dù đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng Việt Nam vẫn rất chú trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho toàn quốc gia, từ một nước phải đi xin viện trợ lương thực, thực phẩm ở quốc gia khác, ngày nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhất nhì trên thế giới. Góp phần tạo nên thành tựu ấy chính là nhờ nỗ lực sản xuất nông nghiệp ở các Tỉnh, địa phương, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nằm ở miền Trung có thời tiết khắc nghiệt nhưng sản xuất nông nghiệp ở Tỉnh vẫn đạt được những thành tựu lớn. Phường Hương An thuộc thị xã Hương Trà cũng nằm trong xu thế chung đó. Người dân nơi đây đã gắn bó và có truyền thống nông nghiệp từ lâu đời. Sản xuất nông Trườngnghiệp chiếm tỷ lệ trên 70% giá trị sản xuất của toàn Phường, đời sống của nhân dân vẫn phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Sản lượng lúa người dân ở Phường sản xuất ra chiếm một phần không nhỏ vào sản lượng lúa toàn Tỉnh đồng thời mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần. SVTH: Trần Hồng Hiếu 1 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Tuy nhiên, năng suất lúa trên địa bàn Phường có khuynh hướng tăng giảm không đồng đều. Sản xuất lúa nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Bên cạnh chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, giá vật tư biến động, giá lúa không ổn định và có xu hướng giảm, vốn sản xuất còn thiếu, trình độ lao động nông nghiệp vẫn còn hạn chế là những thách thức lớn mà người dân phải đối mặt. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương diễn ra khá nhanh và mạnh mẽ. Vấn đề đặt ra trong điều kiện khan hiếm đất sản xuất hiện nay là làm thế nào để tăng sản lượng cây trồng mà không phải tăng diện tích sản xuất. Xuất phát từ vấn đề đó tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.  Đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất lúa ở các nông hộ trên địa bàn phường Hương An.  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa của các nông hộ. 3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận: Việc sử dụng 2 phương pháp này nhằm mục đích là xây dựng tiền đề lý luận cho đề tài. Trên cơ sở đó, xem xét các sự vật hiện tượng, sự vận động và biến đổi của nó trong mối quan hệ và liên hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua cách nhìn nhận vấn đề đó để có cơ sở đánh giá bản chất các sự vật, hiện tượng trong điều kiện cụ thể tại phường Hương An. Trường Phương pháp đi ều tra thu thập số liệu: o Chọn địa điểm điều tra: căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tôi đã chọn điều tra ở các Thôn Cổ Bưu, Thôn Bồn Phổ và Thôn Bồn Trì. SVTH: Trần Hồng Hiếu 2 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu o Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 90 tương ứng với 90 hộ được phân thành 3 nhóm hộ: . Hộ sản xuất lúa ở Thôn Cổ Bưu; . Hộ sản xuất lúa ở Thôn Bồn Phổ; . Hộ sản xuất lúa ở Thôn Bồn Trì. Tất cả các hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp. o Thu thập số liệu: . Sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc thiết kế phiếu điều tra phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp 90 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên. . Thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp phường Hương An, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Hương An, sách, báo, internet....  Phương pháp phân tổ: căn cứ vào các tiêu thức khác nhau như mức đầu tư chi phí, quy mô đất đai, của các hộ điều tra mà tiến hành phân tổ có tính chất khác nhau.  Phương pháp phân tích thống kê: từ các số liệu thu thập được, vận dụng các phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh để phân tích sự khác biệt giữa mức đầu tư, năng suất lúa thu được các vụ sản xuất.  Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Để có thể thực hiện và hoàn thành đề tài này tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các cán bộ HTX, người sản xuất giỏi  Phương pháp phân tích hồi quy: Sử dụng phương pháp hồi quy nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của các nông hộ. Công cụ để phân tích mối quan hệ này là hàm sản xuất Cobb-Douglas. Đây là mô hình biểu hiện sự phụ thuộc giữa kết quả với các yếu tố đưa vào sản xuất. Mô hình hàm Cobb-Douglas tôi đã sử dụng có dạng như sau: Trường Y= A. Xα1. Xα2. Xα3. Xα4. Xα5. eα6.D Lôgarit hóa 2 vế ta có phương trình: LnY= LnA + α1X1 + α2X2 + α3X3 + α4X4 + α5X + α6D SVTH: Trần Hồng Hiếu 3 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Trong đó: Y: Năng suất lúa (kg/sào) A: Hằng số X1: Lượng giống sử dụng (kg/sào) X2: Lượng phân đạm Urê sử dụng (kg/sào) X3: Lượng phân lân sử dụng (kg/sào) X4: Lượng phân kali sử dụng (kg/sào) X5: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (1000đ/sào) X6: Hệ số biến giả mùa vụ (D) D = 1: Vụ Đông Xuân D = 0: Vụ Hè Thu Dựa vào hàm sản xuất Cobb-Douglas, ta có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất lúa, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng như thế nào, hộ nông dân nên đầu tư thêm hay giảm mức đầu tư ở giới hạn nào thì dừng lại để đạt được hiệu quả tối ưu. Năng suất cận biên hay sản phẩm cận biên sẽ cho chúng ta biết được mức đầu tư cho hiệu quả tối ưu. Sản phẩm cận biên (hay năng suất cận biên) là thước đo cơ bản của năng suất phản ánh số lượng sản phẩm tăng thêm do một đơn vị đầu vào bổ sung mang lại (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Sản phẩm cận biên (hay năng suất cận biên) được xác định bởi công thức: Y MP  X i X i Khái niệm giá trị sản phẩm cận biên dùng làm thước đo để chỉ rằng khi tăng một đơn vị chi phí, giá trị sản phẩm cận biên tăng thêm 1 lượng *P tức là V. Nghĩa là khi chi phí tăng thêm 1 lượng PX i * MPX i thì giá trị sản phẩm tăng 1 lượng bổ sung MPVX i . Giá trị sản phẩm cận biên (MPVX i ) được tính bằng công thức: MPV = MP . P Trường X i X i Để biết được hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng yếu tố đầu vào Xi, ta tiến hành so sánh MPVX i và PX i . Sẽ có 3 trường hợp xảy ra: MPV > P (hay MPV - P >0) : Giá trị sản phẩm cận biên lớn hơn o X i X i X i X i chi phí bỏ ra để một đơn vị yếu tố đầu vào Xi (hay giá trị tăng thêm lớn hơn 0), SVTH: Trần Hồng Hiếu 4 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu điều này có nghĩa là nếu hộ nông dân đầu tư thêm chi phí cho đầu vào này thì thu nhập sẽ tăng thêm. MPV < P (hay MPV - P <0) : Giá trị sản phẩm cận biên bé hơn o X i X i X i X i chi phí bỏ ra để sử dụng một đơn vị yếu tố đầu vào Xi (hay giá trị tăng thêm bé hơn 0), điều này có nghĩa là nếu hộ nông dân đầu tư thêm chi phí cho đầu vào này thì thu nhập sẽ giảm đi, lúc này hộ nông dân nên hạn chế đầu tư cho yếu tố đầu vào này để tránh lãng phí. MPV = P (hay MPV - P =0) : Giá trị sản phẩm cận biên bằng chi o X i X i X i X i phí để sử dụng một đơn vị yếu tố đầu vào Xi (hay giá trị tăng thêm bằng 0), đây là mức đạt hiệu quả tối ưu, tạo ra lợi nhuận lớn nhất, là mức mà mọi người sản xuất đều mong hướng đến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Do khả năng và thời gian có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của một số nông hộ ở các thôn thuộc phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Phạm vi nghiên cứu: o Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu một số nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn phường Hương An. o Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn phường Hương An ở hai vụ Đông Xuân, Hè Thu năm 2011. Trường SVTH: Trần Hồng Hiếu 5 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế - một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá chất lượng hoạt động kinh tế - xã hội. Mọi lĩnh vực sản xuất đều lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động sản xuất của mình bởi với họ, hiệu quả kinh tế là thước đo chính xác và khách quan nhất. Tìm hiểu khái niệm hiệu quả kinh tế ta sẽ hiểu được vì sao hiệu quả kinh tế lại mang một tầm quan trọng đến thế. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế: Tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh đã đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế như sau: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Theo GS. TS Ngô Đình Giao thì: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Bàn về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, có rất nhiều tác giả đã đưa ra quan điểm thống nhất với nhau, đó là các tác giả Farrell (1957), Schultz (1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993). Các tác giả cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn...) để đạt được kết quả đó”. Các tác giả cho rằng, cần phân biệt rõ 3 khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả phân bổ các nguồn lực và Hiệu quả kinh tế. Trường Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua các mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. SVTH: Trần Hồng Hiếu 6 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu  Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố về giá đầu vào và giá của đầu ra, vì thế, nó còn được gọi là hiệu quả giá. Xác định hiệu quả này giống như việc xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, điều này có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.  Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Tức là cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực sản xuất đạt được. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu rằng hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế o Các nguyên tắc:  Nguyên tắc về mối quan hệ về mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả, tiêu chuẩn hiệu quả được tính trên cơ sở mục tiêu hiệu quả. Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó luôn luôn dựa trên phát triển mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất.  Nguyên tắc tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả của phương án cần được trên các hệ thống chỉ tiêu có thể lượng hoá được hoặc không lượng hoá được tức là phân tích định lượng chưa đủ đảm bảo tính chính xác, chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm.  Nguyên tắc về tính giản đơn và tính thực tế: Theo nguyên tắc này, những phương pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở của các số liệu thông tin thực, đơn giản, dễ hiểu. TrườngNhư vậy các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán dựa trên cơ sở yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra. o Dựa trên kết quả thu được và chi phí bỏ ra, hiệu quả kinh tế được xác định bằng các phương pháp sau: SVTH: Trần Hồng Hiếu 7 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu  Dạng thuận : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra: Q H  C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả thu được C: Chi phí bỏ ra Công thức này cho biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực.  Dạng nghịch : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. C h  Q Trong đó: h: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả thu được C: Chi phí bỏ ra Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí. Hai loại chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau, cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu trên còn được gọi là chỉ tiêu toàn phần. o Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra:  Dạng thuận: Q H  Trường b C SVTH: Trần Hồng Hiếu 8 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Trong đó: Hb: Hiệu quả kinh tế  Q : Lượng tăng (giảm) của kết quả C : Lượng tăng (giảm) của chi phí Công thức này cho biết cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng được bao nhiêu đơn vị kết quả.  Dạng nghịch: C h  b Q Trong đó: hb: Hiệu quả kinh tế  Q : Lượng tăng (giảm) của kết quả C : Lượng tăng (giảm) của chi phí Công thức này cho biết để tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị chi phí. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà ta nên lựa chọn phương pháp xác định hiệu quả cho phù hợp. 1.1.2. Giá trị của cây lúa 1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng Với những thành phần dinh dưỡng có trong hạt gạo, cây lúa đã cung cấp cho con người nguồn năng lượng để tiến hành những hoạt động sản xuất của mình, dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số cây lấy hạt khác. Tinh bột: Hàm lượng tinh bột ở cây lúa là 62,4%, là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo. Tinh bột được cấu tạo bởi Amylose - có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ và Amylopectin - có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp. TrườngPrôtêin: Các gi ống lúa ở Việt Nam có hàm lượng Protêin chủ yếu trong khoảng từ 7-8%. Các giống lúa Nếp có hàm lượng prôtêin cao hơn lúa tẻ. Lipit: lượng lipit có chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ còn 0,52%. SVTH: Trần Hồng Hiếu 9 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Vitamin: Ở lúa gạo còn có 1 số vitamin nhất là vitamin nhóm B như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, PP... lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt (trong đó ở phôi 47%, vỏ cám 34,5%, hạt gạo 3,8%). 1.1.2.2. Giá trị kinh tế Giá trị kinh tế mà cây lúa đem đến cho con người là rất lớn bởi nó là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân tại các nước Châu Á sử dụng 180-200 kg gạo/người/năm, tại các nước châu Mỹ khoảng 10 kg/người/năm. Với dân số trên 80 triệu người, Việt Nam là một trong những nước sử dụng lúa gạo với số lượng lớn bởi 100% người dân Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.  Sản phẩm chính của cây lúa Sản phẩm chính của cây lúa là gạo, dùng làm lương thực. Từ gạo có thể chế biến được rất nhiều món, món ăn không thể thiếu hàng ngày đối với người dân Việt Nam là cơm, ngoài ra còn có thể chế biến thành các loại món ăn khác như bún, phở, bánh đa nem, bánh đa, bánh chưng, rượu gạo, bánh tráng, bánh tét, bánh giò và còn hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.  Sản phẩm phụ của cây lúa o Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt o Tấm: Dùng để sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axêtôn, phấn mịn và các loại thuốc chữa bệnh o Cám: Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vitamin B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng o Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia dụng (thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm... Như vậy, hạt lúa không những là lương thực chính, mà tất cả các bộ phận khác của cây lúa đều còn được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, ngay cả Trườngbộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất ... là rất cao tuy nhiên, hộ nông dân sản xuất lúa vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc Trườngtrong quá trình sản xuất. Tìm hiểu và giải quyết những vấn đề còn tồn tại của hộ nông dân là điều mà cơ quan chính quyền địa phương cùng phối hợp với hộ nông dân cần thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hộ nông dân yên tâm và tiến hành sản xuất. SVTH: Trần Hồng Hiếu 26 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa phường Hương An giai đoạn 2009 - 2011 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu ĐVT SL % SL % SL % +/- +/-(%) +/- +/-(%) 1. Cả năm - Diện tích Ha 471,80 100,00 469,20 100,00 461,00 100,00 -2,60 -0,55 -8,20 -1,75 - Năng suất Tạ/ha 49,50 - 49,00 - 58,00 - -0,50 -1,01 9,00 18,37 - Sản lượng Tấn 2.326,96 100,00 2.289,70 100,00 2.664,60 100,00 -37,24 -1,60 374,90 16,37 2. Vụ Đông Xuân - Diện tích Ha 219,00 46,42 219,00 46,68 219,00 47,51 0,00 0,00 0,00 0,00 - Năng suất Tạ/ha 52,00 - 52,00 - 62,00 - 0,00 0,00 10,00 19,23 - Sản lượng Tấn 1.138,80 48,94 1.138,80 49,74 1.357,80 50,55 0,00 0,00 219,00 19,23 3. Vụ Hè Thu - Diện tích Ha 252,80 53,58 250,20 53,32 242,00 52,49 -2,60 -1,03 -8,20 -3,28 - Năng suất Tạ/ha 47,00 - 46,00 - 54,00 - -1,00 -2,13 8,00 17,39 - Sản lượng Tấn 1.188,16 51,06 1.150,92 50,26 1.306,80 49,45 -37,24 -3,13 155,90 13,54 (Nguồn: HTX nông nghiệp phường Hương An) SVTH: Trần Hồng HiếuTrường 27 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu 2.3.3. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra 2.3.3.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra Hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất lúa nói riêng trên địa bàn Phường là hoạt động mà hộ gia đình đóng vai trò quan trọng. Trong đó, tuổi tác, trình độ, nhân khẩu và lao động của mỗi hộ gia đình góp phần không nhỏ đến thành quả đạt được. Qua việc tiến hành phỏng vấn 90 hộ nông dân ở 3 thôn: Thôn Cổ Bưu, Thôn Bồn Phổ, Thôn Bồn Trì; mỗi thôn phỏng vấn 30 hộ. Số liệu về đặc điểm chung các hộ điều tra thể hiện qua bảng sau: Bảng 7: Đặc điểm chung của các hộ điều tra Thôn Thôn Thôn Chỉ tiêu ĐVT BQC Cổ Bưu Bồn Phổ Bồn Trì 1. Tuổi chủ hộ BQ/hộ Tuổi 53,83 49,37 54,10 52,43 - Kinh nghiệm sản xuất lúa BQ/hộ Năm 31,57 25,60 31,33 29,50 2. Trình độ văn hóa chủ hộ BQ/hộ Lớp 7,33 8,80 8,07 8,07 3. Tổng số nhân khẩu Khẩu 139,00 140,00 144,00 141,00 - Số nhân khẩu BQ/hộ Khẩu 4,63 4,67 4,80 4,70 4. Tổng số lao động LĐ 82,00 79,00 93,00 84,67 - Số lao động BQ/hộ LĐ 2,73 2,63 3,10 2,82 - Số lao động sản xuất lúa BQ/hộ LĐ 1,93 1,93 2,13 2,00 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) . Tuổi chủ hộ Trong hộ gia đình, mọi hoạt động sản xuất phần lớn phụ thuộc vào ý kiến của chủ hộ do vậy chủ hộ có vai trò quan trọng trong việc đưa ra một quyết định sản xuất kinh doanh. Với những hộ điều tra, tuổi chủ hộ bình quân ở 3 thôn là 52,43 tuổi. Đây là độ tuổi mà kinh nghiệm sản xuất lúa tích lũy được khá phong phú, tuy nhiên, đối với việc tiếp thu Trườngcác phương pháp sản xuất mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật thì không dễ dàng bởi tuổi càng cao thì khả năng tiếp thu và áp dụng những đổi mới càng khó khăn. Độ tuổi giữa các SVTH: Trần Hồng Hiếu 28 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu nhóm hộ có sự chênh lệch không nhiều lắm. Thôn Bồn Phổ là thôn có độ tuổi thấp nhất: 49,37, thấp hơn Thôn Cổ Bưu 4,46 tuổi, thấp hơn Thôn Bồn Trì 4,73 tuổi. Nhìn chung, số năm kinh nghiệm khá cao (bình quân chung ở 3 thôn là 29,5 năm) đã giúp ích rất nhiều trong quá trình canh tác lúa của nông hộ. Với những kiến thức thực tế tích lũy được trong nhiều năm sản xuất, các chủ hộ đã có nhiều biện pháp kĩ thuật trong canh tác và chăm sóc lúa. . Trình độ văn hóa Trình độ văn hóa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, lối sống, khả năng tiếp thu và ứng dụng những đổi mới về phương pháp, về kỹ thuật sản xuất. Số năm đến trường bình quân của chủ hộ ở 3 thôn là lớp 8,07. Đây là mức văn hóa có thể nói là tương đối cao, với trình độ văn hóa ở mức này, khả năng tiếp cận thị trường, áp dụng biện pháp kỹ thuật, tham gia các lớp tập huấn có phần thuận lợi. So sánh trình độ văn hóa giữa 3 thôn thì Bồn Phổ là thôn có trình độ văn hóa cao nhất - lớp 8,8, cao hơn Thôn Cổ Bưu 1,47 lớp, cao hơn Thôn Bồn Trì 0,73 lớp. Điều này cũng dễ nhận thấy tuổi tác càng cao thì trình độ văn hóa càng thấp bởi ngày xưa hầu như mọi người đều ít được đi học, đặc biệt là hộ nông dân. . Tình hình nhân khẩu Nhân khẩu là một khái niệm để đề cập đến số người trong một gia đình, mức nhân khẩu trong mỗi gia đình có thể ít hoặc nhiều, giữa từng hộ gia đình, mức nhân khẩu có thể giống hoặc khác nhau. Nhân khẩu bình quân/hộ của 3 thôn là 4,7. Số lượng nhân khẩu ở mức này là khá cao (hơn mức trung bình chung của toàn Phường 0,38 khẩu). Trong 3 thôn, Bồn Trì là thôn có mức nhân khẩu lớn nhất 4,8 khẩu, lớn hơn Thôn Cổ Bưu và Thôn Bồn Phổ là 0,17 khẩu và 0,13 khẩu. Mức nhân khẩu cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động lực lượng lao động vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mức nhân khẩu cao cũng tạo ra Trườngmột gánh nặng đó là gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, các hộ gia đình cần thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, hạn chế sinh con thứ 3 trở lên để có thể phát triển kinh tế trong từng hộ gia đình và trong toàn Phường. SVTH: Trần Hồng Hiếu 29 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu . Tình hình lao động Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, lực lượng lao động có ảnh hưởng rất lớn. Nguồn lao động dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ trong quá trình canh tác, thu hoạch. So sánh giữa 3 thôn ta thấy sự khác biệt giữa các chỉ tiêu: số nhân khẩu bình quân, số lao động bình quân, lao động nông nghiệp bình quân trên hộ là không đáng kể. Số lượng lao động sản xuất lúa bình quân/hộ cả 3 thôn khoảng 2 lao động. Điều này cho thấy lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần. Qua điều tra thực tế cho thấy, hiện nay ở hộ nông dân, chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp là lao động lớn tuổi trong gia đình, còn lao động trẻ vẫn tham gia nhưng theo mùa vụ. Có nghĩa lực lượng lao động này vẫn làm các ngành nghề phi nông nghiệp khác như: thợ nề, phụ hồ, làm việc tại các khu công nghiệp, tuy nhiên đến vụ mùa như gieo cấy hoặc thu hoạch thì họ vẫn tham gia. Như vậy có thể thấy, hiện nay tại các hộ gia đình lượng công lao động gia đình không còn nhiều, để sản xuất họ phải sử dụng lao động thuê ngoài trong một số khâu. Trong 3 thôn, Bồn Trì có số lao động nhiều nhất: 93 lao động nhưng độ tuổi lại cao nhất: 54,1 tuổi. Điều đó cho thấy số lao động ngoài độ tuổi ở thôn này chiếm tỉ lệ khá cao. Vì vậy, vấn đề bất thiết hiện nay là cần đào tạo thêm cho lực lượng lao động để có thể nâng cao trình độ nhằm tiếp thu và ứng dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật mới một cách nhanh chóng và dễ dàng. 2.3.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, không có đất đai, hoạt động sản xuất nông nghiệp khó có thể tiến hành được. Với một diện tích đất cố định, mỗi hộ gia đình sử dụng theo từng mục đích sản xuất khác nhau của mình. Tìm hiểu tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra, ta sẽ biết được mục đích sử dụng đất của các hộ nông dân trên địa bàn Phường. TrườngDiện tích đất canh tác bình quân/hộ là 10,16 sào, so sánh giữa 3 thôn, ta có thể thấy Bồn Phổ là thôn có diện tích canh tác lớn nhất: 11,43 sào/hộ, chênh lệch so với Thôn Cổ Bưu là 1,5 sào, Thôn Bồn Trì là 2,31sào. SVTH: Trần Hồng Hiếu 30 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra (ĐVT: Sào) Thôn Thôn Thôn Chỉ tiêu BQC Cổ Bưu Bồn Phổ Bồn Trì I. Tổng diện tích đất sử dụng 329,90 373,00 299,00 333,97 1.Tổng DT đất sử dụng BQ/hộ 11,02 12,48 10,12 11,21 2. Đất nhà ở BQ/hộ 1,09 1,05 1,00 1,05 3. Đất canh tác BQ/hộ 9,93 11,43 9,12 10,16 - Đất trồng lúa BQ/hộ 6,82 6,85 6,65 6,77 - Đất trồng màu BQ/hộ 2,14 3,05 1,88 2,36 II. Đất trồng lúa BQ/LĐ 2,49 2,60 2,15 2,40 III. Đất trồng lúa BQ/LĐNN 3,53 3,54 3,12 3,39 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Hầu hết diện tích đất canh tác, hộ nông dân đều dành cho hoạt động trồng lúa bởi cây lúa là cây trồng gắn bó với hộ nông dân từ bao đời nay, ngoài ra những đặc điểm đất đai ở Phường rất thuận lợi cho cây lúa phát triển. Diện tích trồng lúa bình quân/hộ là 6,77 sào, chiếm 66,63% tổng diện tích đất canh tác, 60,39% tổng diện tích đất sử dụng. Phần diện tích còn lại của đất canh tác, hộ nông dân chủ yếu sử dụng cho trồng màu, diện tích trồng màu bình quân/hộ là 2,36 sào, chiếm 23,23% tổng diện tích đất canh tác, 21,05% tổng diện tích đất sử dụng. So sánh giữa 3 thôn, Bồn Phổ là thôn có diện tích sản xuất lúa lớn nhất: 6,85 sào/hộ bởi hộ nông dân ở đây ngoài đất đai được cấp, họ còn thuê và đấu thầu đất để sản xuất, diện tích sản xuất lúa Thôn Bồn Phổ nhiều hơn Thôn Bồn Trì 0,20 sào, Thôn Bồn Phổ và Thôn Cổ Bưu không chênh lệch là bao, chỉ chênh lệch 0,03 sào. Đất nhà ở bình quân/hộ là 1,05 sào, chiếm diện tích ít nhất (9,37%) trong tổng diện tích đất sử dụng. TrườngDiện tích trồn g lúa bình quân/lao động là 2,4 sào. Bồn Trì là thôn có diện tích trồng lúa bình quân/lao động nhỏ nhất: 2,15 sào, ngược lại, Thôn Bồn Phổ là thôn có diện tích trồng lúa bình quân/lao động lớn nhất: 2,6 sào. Chênh lệch giữa 2 thôn này là 0,45 sào. SVTH: Trần Hồng Hiếu 31 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Với diện tích lúa bình quân/lao động như trên là diện tích vừa phải, đủ năng lực sản xuất của một lao động, tạo điều kiện cho lao động phát huy hết khả năng, trình độ của mình trong hoạt động sản xuất lúa. Tóm lại, diện tích trồng lúa là diện tích chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất sử dụng của hộ nông dân, phần còn lại là diện tích trồng màu, diện tích vườn và nhà ở. Với những lợi thế về đất đai, chính quyền địa phương cần bố trí và sử dụng đất đai hợp lý trong thời gian tới, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất. 2.3.3.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra: Mọi hoạt động sản xuất đều cần có những tư liệu sản xuất mới có thể thực hiện được. Tư liệu sản xuất trong hoạt động trồng lúa gồm nhiều loại như trâu cày kéo, cày tay, cày máy, máy gặt lúa, máy tuốt lúa, máy bơm, bình bơm thuốc, các nông cụ... Với những hộ nông dân được điều tra, tư liệu sản xuất được trang bị chủ yếu là bình bơm thuốc và các nông cụ (cuốc, xẻng, bẫy chuột), một số hộ có trâu bò, xe cải tiến, và các máy móc có giá trị lớn như máy gặt, máy tuốt lúa, máy cày... Bảng 9: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (Tính bình quân/hộ) Thôn Cổ Bưu Thôn Bồn Phổ Thôn Bồn Trì BQC Chỉ tiêu ĐVT GT GT GT GT SL SL SL SL (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) 1. Trâu bò Con 0,6 3.750,00 0,4 1.800,00 0,37 1.800,00 0,46 2.450,00 2. Cày tay Cái 0,17 460,00 0,1 900,00 0,03 166,67 0,1 508,89 3. Máy cày Cái 0,1 816,67 0,2 1.866,67 0,07 676,67 0,12 1.120,00 4. Xe cải tiến Xe 0,07 50,00 0,1 90,00 0,07 63,33 0,08 67,78 5. Máy gặt lúa Máy 0,07 733,33 0 0,00 0,03 633,33 0,03 455,55 6. Máy thổi Máy 0,07 333,33 0,1 1.500,00 0,07 533,33 0,08 788,89 7. Bình xịt thuốc Bình 1,27 98,67 1,13 93,67 1,00 96,67 1,13 93,33 8.Trường Khác 1000đ - 198,83 - 173,27 - 170,67 - 180,92 9. Tổng giá trị 1000đ - 6.440,83 - 6.423,61 - 4.140,67 - 5.665,36 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) SVTH: Trần Hồng Hiếu 32 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Tổng giá trị tư liệu sản xuất bình quân của cả 3 thôn là 5.665,36 nghìn đồng, trong đó, giá trị tư liệu sản xuất của Thôn Cổ Bưu là lớn nhất 6.440,83 nghìn đồng, cao hơn Thôn Bồn Trì đến 2.300,16 nghìn đồng, gấp 1,56 lần, cao hơn Thôn Bồn Phổ 17,22 nghìn đồng, gấp 1,00 lần. Có sự chênh lệch này là do Cổ Bưu là thôn được trang bị tư liệu sản xuất đầy đủ hơn so với 2 thôn còn lại. Hầu hết các thôn đều được trang bị các loại máy hiện đại thay thế sức lao động của con người như cày tay, máy cày, máy gặt, máy thổi Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất được trang bị, máy gặt là tư liệu mà cả 3 thôn đều đang có nhu cầu rất cao: Thôn Cổ Bưu là thôn được trang bị máy gặt cao nhất trong 3 thôn, mỗi hộ bình quân 0,07 cái, tương ứng 733,33 nghìn đồng, trong khi Thôn Bồn Trì là 0,03 cái/hộ, tương ứng 633,33 nghìn đồng và Thôn Bồn Phổ chưa được trang bị máy gặt lúa, chênh lệch Thôn Cổ Bưu so với Thôn Bồn Trì là 0,04 cái/hộ, tương ứng 100 nghìn đồng. Bình bơm thuốc là tư liệu cần thiết trong việc phòng trừ sâu bệnh, diệt cỏ dại hại lúa, bên cạnh đó, chi phí cho một bình bơm là không quá lớn, do đó, mỗi hộ đều trang bị đầy đủ loại tư liệu này. Mức trang bị tư liệu sản xuất của 3 thôn nhìn chung chưa đồng đều, vì vậy, mỗi thôn cần có những tính toán nhằm trang bị tư liệu sản xuất hợp lý, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu về tư liệu sản xuất của các hộ nông dân trong mùa vụ, đồng thời, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho hộ nông dân chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư liệu sản xuất hiện đại nhằm giải phóng sức lao động cho con người. 2.3.3.4. Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của các hộ điều tra Nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và là tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian qua có nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất lúa Trườngđược phổ biến đến nông dân như quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm với nhiều hình thức khác nhau. Trong thực tế sản xuất lúa cho thấy rằng mức độ tiếp cận và ứng dụng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, tập quán canh tác và điều kiện sản xuất của nông hộ. SVTH: Trần Hồng Hiếu 33 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Bảng 10: Tình hình ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa của các hộ điều tra Ứng dụng TBKT Không ứng dụng TBKT Mô hình TBKT Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) - Sạ hàng 9 10 81 90 - 3 giảm 3 tăng 11 12,22 79 87,78 - IPM 18 20 72 80 - Giống mới 0 0 90 100 - 1 phải 5 giảm 0 0 90 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Nhìn chung số lượng hộ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa ở phường Hương An vẫn còn rất thấp. Quản lý dịch hại tổng hợp là kỹ thuật được nhiều hộ sử dụng nhất với 18 hộ chiếm 20% tổng số hộ điều tra. Tiếp đến là “3 giảm 3 tăng” với 11 hộ chiếm 12,22%. Cuối cùng là phương pháp sạ hàng chỉ có 9 hộ áp dụng với tỷ lệ 10% trong tổng 90 hộ điều tra. Hiện nay tại HTX Hương An có trang bị 3 máy sạ hàng nhưng số hộ sử dụng máy vẫn không cao do số lượng máy có hạn chưa thể phổ biến đến toàn bộ các hộ trồng lúa, ngoài ra do tâm lý e ngại của nông dân về chất lượng của máy nên số lượng hộ sử dụng phương pháp này vẫn còn rất thấp. Vụ Đông Xuân 2010 - 2011 HTX sản xuất nông nghiệp phường Hương An đã tổ chức thực hiện mô hình sản xuất thử các giống lúa mới có triển vọng về năng suất và chất lượng gồm các giống lúa HC95, HT6, PC6 và BT7. Tuy nhiên vẫn chưa có khuyến cáo cụ thể nào về các giống lúa nói trên nên năm 2011 chưa có hộ nông dân nào áp dụng các giống lúa mới. Các chương trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” hay “IPM” hầu hết các nông hộ đều biết đến nhưng tỷ lệ áp dụng không cao do vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể về hiệu quả của nó. Chính vì vậy HTX nông nghiệp phường Hương An nên chú Trườngtrọng hơn nữa việc tập huấn, phổ biến kiến thức về những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. SVTH: Trần Hồng Hiếu 34 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu 2.3.3.5. Tình hình đầu tư thâm canh sản xuất lúa của các hộ điều tra 2.3.3.5.1. Giống Người xưa có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất mà hộ nông dân thu được, số lượng giống gieo trên một sào khác nhau sẽ cho ra những sản lượng lúa khác nhau tùy vào chất lượng giống, khả năng, trình độ và kinh nghiệm sản xuất mà hộ nông dân tích lũy được. Bảng 11: Tình hình đầu tư giống của các hộ điều tra (Tính bình quân/sào) Thôn Thôn Thôn Chỉ tiêu ĐVT BQC Cổ Bưu Bồn Phổ Bồn Trì I. Vụ Đông Xuân 1. Lượng giống Kg 4,89 4,74 4,69 4,77 2. Chi phí giống 1000đ 37,67 38,50 38,10 38,09 3. Cơ cấu gieo % 100,00 100,00 100,00 100,00 - Khang Dân % 82,40 78,10 70,53 77,01 - HT1 % 17,60 21,90 29,47 22,99 II. Vụ Hè Thu 1. Lượng giống Kg 4,71 4,74 4,59 4,68 2. Chi phí giống 1000đ 10,40 13,18 9,60 11,06 3. Cơ cấu gieo % 100,00 100,00 100,00 100,00 - Khang Dân % 84,38 79,08 75,91 79,79 - HT1 % 15,62 20,92 24,09 20,21 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Qua bảng số liệu trên, có thể thấy được trong vụ Đông Xuân, lượng giống bình quân/sào mà hộ nông dân gieo là 4,77 kg, với mức chi phí tương ứng 38,09 Trườngnghìn đồng. Lượng giống gieo bình quân/sào của Thôn Cổ Bưu lớn nhất: 4,89 kg, nhưng chi phí giống bình quân/sào của Thôn Bồn Phổ lớn nhất: 38,50 nghìn đồng, cao hơn Thôn Cổ Bưu là 0,83 nghìn đồng và Thôn Bồn Trì là 0,40 nghìn đồng. Nguyên nhân Thôn SVTH: Trần Hồng Hiếu 35 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Cổ Bưu gieo giống với mật độ lớn hơn vì người dân ở đây sau khi gieo sạ thường dặm lúa thêm để tăng sản lượng lúa khi thu hoạch. Thôn Bồn Phổ có chi phí giống cao do một phần các hộ ở đây gieo trồng giống lúa HT1 khá nhiều (chiếm 21,90%) và mua giống ở trại giống nên chi phí tăng cao so với 2 thôn còn lại. So với vụ Đông Xuân, vào vụ Hè Thu, lượng giống bình quân bình quân/sào mà hộ nông dân gieo thấp hơn vụ Đông Xuân 0,09 kg với khối lượng giống gieo là 4,68 kg/sào chi phí giống tương ứng là 11,06 nghìn đồng/sào bởi vụ Đông Xuân là vụ chính, nhiệt độ thấp nên lúa đẻ nhánh ít hơn vụ Hè Thu. Hơn nữa vụ Đông Xuân thời tiết khi gieo thường bất lợi, khả năng hư hại cao nên người dân thường gieo với lượng giống lớn hơn vụ Hè Thu. Ta thấy rằng chi phí giống vụ Hè thu thấp hơn vụ Đông Xuân lên tới 27,03 nghìn đồng/sào, sự chênh lệch này là do 80% nguồn giống sử dụng cho vụ Hè Thu là vụ Đông Xuân để lại. Cũng như vụ Đông Xuân, vào vụ Hè Thu, chi phí giống của Thôn Bồn Phổ vẫn lớn nhất: 13,18 nghìn đồng/sào, lớn hơn Thôn Cổ Bưu 2,78 nghìn đồng/sào, lớn hơn Thôn Bồn Trì 3,58 nghìn đồng/sào do lượng giống Thôn Cổ Bưu sử dụng ít hơn 0,03 kg/sào và Thôn Bồn Trì sử dụng ít hơn 0,15 kg/sào. Ngoài ra bởi vì Thôn Cổ Bưu, Bồn Trì tỷ lệ hộ sử dụng giống vụ Đông Xuân gieo trồng cho vụ Hè Thu là khá cao. Ở cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, Khang Dân là giống lúa chủ yếu mà hộ nông dân ở 3 thôn gieo trồng, bình quân mỗi vụ, diện tích gieo giống lúa Khang Dân chiếm trên 78%, bởi Khang Dân là giống lúa ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn lại có thể sạ được, bên cạnh đó, đây là giống lúa có sức chịu được sâu bệnh cao thích ứng với thời tiết tốt, mang lại năng suất cao hơn so với HT1. Tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây giống lúa HT1 đã được bà con ưa chuộng do bán được giá cao hơn nên diện tích gieo giống lúa HT1 chiếm bình quân trên 20% cơ cấu giống lúa toàn Phường. Với giống lúa HT1, diện tích gieo cũng có sự chênh lệch, nếu như vụ Đông Xuân là 22,99% thì vụ Hè Thu là 20,21%. Nguyên nhân là do vào vụ Hè Thu, người Trườngdân chuyển đất trồng lúa HT1 ở vụ Đông Xuân sang gieo trồng giống lúa Khang Dân nên diện tích gieo trồng lúa Khang Dân vụ Hè Thu lại lớn hơn vụ Đông Xuân, chênh lệch diện tích lúa Khang Dân ở 2 vụ là 2,78%. SVTH: Trần Hồng Hiếu 36 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Nhìn chung, Khang Dân là loại giống mà các hộ nông dân gieo trồng nhiều nhất, tiếp đó là HT1, còn các giống lúa khác như Nếp, Xi23, X21, NN4B, TH5... hầu như không đáng kể và đã không được người dân sử dụng trong 2 năm trở lại đây nên không được đưa vào. Với các giống được gieo trồng, mỗi loại sẽ cho một hiệu quả kinh tế riêng, vì vậy, địa phương cần nghiên cứu và tìm ra những thuận lợi, thế mạnh sẵn có nhằm tìm ra loại giống phù hợp, cho năng suất cao, mang về thu nhập ổn định và đảm bảo đời sống cho hộ nông dân. 2.3.3.5.2. Phân bón Hộ nông dân sản xuất lúa từ bao đời nay đã đúc rút được kinh nghiệm quý báu: “Lúa tốt vì phân”. Điều đó cho thấy rằng vai trò của phân bón đối với cây lúa là vô cùng quan trọng. Phân bón chủ yếu của cây lúa là đạm, lân, kali, NPK Nếu kết hợp và bón phân hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho hộ nông dân. Tổng chi phí bình quân/sào của hộ nông dân ở 3 thôn bỏ ra giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu có sự chênh lệch đáng kể. Nếu như vụ Đông Xuân tổng chi phí phân bón là 288,93 nghìn đồng/sào thì vụ Hè Thu là 328,90 nghìn đồng/sào, cao hơn vụ Đông Xuân là 39,97 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là bởi vào vụ Hè Thu, giá phân bón tăng lên khá cao do giá nhiên liệu và nguyên liệu sản xuất phân bón tăng mạnh. Ngoài ra các hộ nông dân ở đây cho rằng vụ Hè Thu phân bón dễ bốc hơi do nhiệt độ cao nên sử dụng lượng phân bón lớn hơn so với vụ Đông Xuân. Từ các cơ sở khoa học và thực tế, nhiều loại phân NPK chuyên dùng cho lúa được sản xuất với hàm lượng và tỉ lệ NPK thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của lúa, giúp cây sinh trưởng tốt và khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh hại, đồng thời thuận lợi cho nhà nông khi sử dụng, góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Trong các loại phân này thường có thêm các chất trung và vi lượng cần cho cây. Trong tổng chi phí bỏ ra cho phân bón, chi phí dành cho phân tổng hợp NPK là lớn nhất: 222,17 nghìn đồng/sào vào vụ Đông Xuân và 252,04 nghìn đồng/sào vào vụ TrườngHè Thu. Các dạng phân bón NPK thường dùng là: 16-16-8, 20-20-15, 24-24-20 Tuy nhiên theo điều tra ở đây người dân chủ yếu sử dụng loại NPK tổng hợp 16-16-8 tức là trong 100 kg phân trên có 16 kg đạm nguyên chất, 16 kg P205 và 8 kg K20. SVTH: Trần Hồng Hiếu 37 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Bảng 12: Tình hình đầu tư phân bón của các hộ điều tra (Tính bình quân/sào) Thôn Thôn Thôn BQC Cổ Bưu Bồn Phổ Bồn Trì Chỉ tiêu ĐVT Đông Hè Đông Hè Đông Hè Đông Hè Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu 1. Đạm - Lượng bón Kg 4,48 5,13 3,63 3,85 4,30 5,17 4,14 4,72 - Chi phí 1000đ 41,47 51,60 34,08 39,58 39,84 52,53 38,46 47,90 2. Kali - Lượng bón Kg 2,27 2,23 2,97 2,97 2,37 2,23 2,54 2,48 - Chi phí 1000đ 25,47 26,12 33,02 34,50 26,40 26,27 28,30 28,96 3. NPK - Lượng bón Kg 21,63 22,93 25,60 26,17 22,03 23,17 23,09 24,09 - Chi phí 1000đ 207,82 239,20 248,57 274,92 210,13 242,00 222,17 252,04 Tổng chi phí 1000đ 274,76 316,92 315,67 349,00 276,37 320,80 288,93 328,90 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Phân tổng hợp NPK có nhiều ưu điểm, do mỗi thành phần dinh dưỡng được bao bọc bởi một lớp phụ gia đặc biệt nên quá trình hoà tan chậm, dinh dưỡng trong phân được giải phóng dần nên hiệu quả sử dụng phân cao (70-80%), thời gian sử dụng phân dài (35-40 ngày sau bón). Hơn nữa ưu điểm của phân NPK là rất tiện lợi khi sử dụng, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng - phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng. Trong 3 thôn, Bồn Phổ là thôn sử dụng phân NPK nhiều nhất bởi đây là thôn mà người dân có điều kiện tốt nhất nên họ đầu tư nhiều phân NPK giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với Thôn Cổ Bưu và Thôn TrườngBồn Trì ta thấy không có sự chênh lệch lớn. So với Thôn Bồn Phổ, Thôn Cổ Bưu sử dụng NPK ít hơn 3,97 kg/sào vào vụ Đông Xuân và 3,24 kg/sào vào vụ Hè Thu, Thôn Bồn Trì sử dụng ít hơn là 3,57 kg/sào trong vụ Đông Xuân và vào vụ Hè Thu là 3,00 kg/sào. SVTH: Trần Hồng Hiếu 38 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Đạm là loại phân quan trọng bởi đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây trồng có khả năng tạo được chất diệp lục và tinh bột, thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, trên lá già xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt, bắt đầu từ chóp lá, tiếp đó cây bị chết hoặc rụng. Vì vậy, người dân nơi đây còn bổ sung thêm đạm trong cơ cấu bón phân của mình. Ở vụ Đông Xuân, trong 3 thôn, Cổ Bưu là thôn sử dụng phân đạm nhiều nhất với 4,48 kg/sào, tương ứng 41,47 nghìn đồng/sào. So với Thôn Bồn Phổ và Thôn Bồn Trì, Thôn Cổ Bưu sử dụng đạm nhiều hơn 0,85 kg/sào và 0,18 kg/sào. Kali loại phân không kém phần quan trọng rất cần thiết cho cây lúa, bởi nó cây giúp lúa quang hợp tốt hơn, ngoài ra làm cứng cây, ít đổ ngã, đứng vững trên mọi loại đất, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Lượng bón mà các hộ nông dân sử dụng là 2,54 kg/sào vào vụ Đông Xuân, vào vụ Hè Thu là 2,48 kg/sào, tương ứng 28,30 nghìn đồng/sào và 28,96 nghìn đồng/sào. Sử dụng loại phân này ít nhất ở vụ Đông Xuân là Thôn Cổ Bưu, bình quân 1 sào trong vụ Đông Xuân hộ nông dân thôn này sử dụng 2,27 kg bởi đất ruộng chủ yếu là đất thịt trung bình nên chỉ cần bón một lượng vừa phải. Hiện nay, các hộ nông dân hầu như không còn sử dụng phân chuồng và phân lân đơn vì phân lân rất khó trong quá trình xử lý trước khi sử dụng và bón. Cũng như vụ Đông Xuân, chi phí phân bón vụ Hè Thu giữa 2 Thôn Cổ Bưu và Bồn Trì chênh lệch không nhiều với 239,20 nghìn đồng/sào và 242,00 nghìn đồng/sào, vào vụ này, Bồn Phổ lại là thôn có chi phí phân bón lớn nhất: 274,92 nghìn đồng/sào. Với những loại đất ruộng khác nhau, hộ nông dân ở 3 thôn đã sử dụng khối lượng từng loại phân bón khác nhau phù hợp với yêu cầu từng loại đất ruộng. Bón đúng loại phân, bón đủ lượng phân theo nhu cầu sinh lý ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa thì người dân sẽ thu được năng suất lúa ngày càng cao. 2.3.3.5.3. Thuốc bảo vệ thực vật Nằm trong khu vực miền Trung với khí hậu khắc nghiệt, thời tiết biến động và Trườngthay đổi thất thường, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bọ, dịch bệnh và cỏ dại hại lúa phát triển. Vì vậy, cách sử dụng các loại thuốc phòng trừ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến thành quả thu hoạch sau này. SVTH: Trần Hồng Hiếu 39 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Bảng 13: Tình hình đầu tư thuốc bảo vệ thực vật của các hộ điều tra (Tính bình quân/sào) (ĐVT: 1000đ) Thôn Thôn Thôn BQC Cổ Bưu Bồn Phổ Bồn Trì Chỉ tiêu Đông Hè Đông Hè Đông Hè Đông Hè Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu 1. Thuốc trừ sâu 15,30 26,67 19,32 30,17 13,99 22,87 16,20 26,57 2. Thuốc trừ rầy 4,09 4,85 6,52 6,93 3,98 4,31 4,86 5,36 3. Thuốc diệt cỏ 13,68 15,33 15,78 16,94 11,93 14,01 13,80 15,42 - Tiền nảy mầm 10,85 12,00 12,75 13,17 8,80 10,48 10,80 11,88 - Hậu nảy mầm 2,83 3,33 3,03 3,77 3,13 3,53 3,00 3,54 4. Thuốc trừ bệnh 32,62 32,57 36,87 37,87 35,01 36,40 34,83 35,62 - Nấm 9,55 9,80 14,04 14,34 8,41 8,73 10,67 10,96 - Đạo ôn 6,87 6,87 9,73 9,53 9,27 10,27 8,62 8,89 - Lem lép hạt 16,20 15,90 13,10 14,00 17,33 17,40 15,54 15,77 Tổng chi phí 65,69 79,42 78,49 91,91 64,91 77,59 69,69 82,97 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Qua quá trình điều tra, các loại sâu bọ hại lúa thường gặp là dòi đục nõn, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa, với các loại sâu bọ này, hộ nông dân thường sử dụng các loại thuốc như Dylan, Gonitor, Actamec, Sattrungdan Các loại bệnh mà lúa thường mắc phải là bệnh nấm, đạo ôn cổ bông, đạo ôn hạt, lem lép hạt, vàng lá, thuốc phòng bệnh mà hộ nông dân thường bón là Vali, Atracol, Basa, Asara, Difusan, Beam, Vimonyl, Vicarben, Tilt Super Cỏ lồng vực, cỏ dừa, cỏ mát, cỏ thia, cỏ chỉ, cỏ me là các loại cỏ dại thường xuất hiện gây hại cho lúa, để diệt các loại cỏ dại này, các hộ nông dân thường sử dụng thuốc trừ cỏ Sofit, Acofit, Prefit trước khi lúa nảy mầm, Sunrice, Ekill, Fusi, Facis sau Trườngkhi lúa nảy mầm, Trong năm 2011 nói chung tình hình sâu bệnh không nghiêm trọng như các năm trước, có 2 đợt sâu cuốn là và 3 đợt rầy xuất hiện đã được người dân phun thuốc diệt trừ hiệu quả. SVTH: Trần Hồng Hiếu 40 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu Tổng chi phí thuốc bảo vệ thực vật bình quân/sào của vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân khá lớn, trong khi vụ Đông Xuân hộ nông dân chỉ bỏ ra 69,69 nghìn đồng/sào thì vụ Hè Thu hộ nông dân phải bỏ ra 82,97 nghìn đồng/sào, lớn hơn vụ Đông Xuân 13,28 nghìn đồng/sào, tương ứng 19,06%, gấp 1,19 lần. Nguyên nhân chính là do vào vụ Hè Thu thời tiết khô hanh, sâu bọ, dịch bệnh, cỏ dại có điều kiện sinh sôi, nảy nở, gây hại và kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Vì vậy, chi phí thuốc bảo vệ thực vật mà hộ nông dân bỏ ra trong vụ Hè Thu lớn hơn vụ Đông Xuân. Trong vụ Đông Xuân, Thôn Bồn Phổ là thôn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật nhất với chi phí là 78,49 nghìn đồng/sào. Ngoài nguyên nhân là do trong vụ Đông Xuân tình hình sâu bệnh thôn này diễn biến rất phức tạp, còn có một nguyên nhân nữa là các bệnh như nấm, đạo ôn, lem lép hạt tỷ lệ các hộ phun ngừa ở thôn này là rất cao dẫn đến chi phí thuốc bảo vệ thực vật tăng cao. Ngược lại Thôn Bồn Trì sử dụng ít nhất với 64,91 nghìn đồng/sào. Sang vụ Hè Thu, Thôn Bồn Phổ vẫn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật nhất với 91,91 nghìn đồng/sào trong khi đó Bồn Trì sử dụng ít nhất chỉ 77,59 nghìn đồng/sào và Cổ Bưu là 79,42 nghìn đồng/sào. Xét về cơ cấu thuốc bảo vệ thực vật, trong tổng chi phí thuốc bảo vệ thực vật bỏ ra thì chi phí thuốc trừ bệnh là lớn nhất: vụ Đông Xuân chi phí thuốc trừ bệnh là 34,83 nghìn đồng/sào, cao hơn chi phí thuốc trừ sâu 18,63 nghìn đồng/sào, cao hơn thuốc diệt cỏ 21,03 nghìn đồng/sào, cao hơn thuốc trừ rầy 29,97 nghìn đồng/sào, đến vụ Hè Thu chi phí dành cho thuốc trừ bệnh là 35,62 nghìn đồng/sào, cao hơn thuốc trừ sâu 9,05 nghìn đồng/sào, thuốc diệt cỏ 20,20 nghìn đồng/sào và thuốc trừ rầy là 30,26 nghìn đồng/sào do điều kiện thời tiết trong 2 vụ rất thuận lợi cho các loại bệnh hại phát triển nên các hộ nông dân phải sử dụng thuốc phòng và trừ bệnh nhiều hơn, vì vậy mà chi phí dành cho thuốc trừ bệnh lớn nhất. Nếu chi phí thuốc trừ bệnh chiếm lớn nhất là 49,98% thì chi phí thuốc trừ sâu chiếm thứ hai: 23,25%, tiếp theo là thuốc diệt cỏ 19,80% và cuối cùng là thuốc trừ rầy Trường6,97% trong tổng chi phí thuốc bảo v...ư thêm 1 kg phân lân trong điều kiện các yếu tố đầu vào SVTH: Trần Hồng Hiếu 67 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu khác không đổi thì giá trị sản phẩm cận biên trong vụ Đông Xuân là 1,38 nghìn đồng và vụ Hè Thu là 1,20 nghìn đồng. Mức chi phí để sử dụng 1 kg phân lân lớn hơn so với giá trị sản phẩm cận biên thu được nên hộ nông dân sẽ lỗ 1,64 nghìn đồng và 2,10 nghìn đồng trong 2 vụ. Như vậy, hộ nông dân cần giảm đầu tư phân lân vì càng đầu tư thêm không những không đạt hiệu quả kinh tế mà còn thua lỗ. Cho năng suất cận biên thấp nhất là thuốc bảo vệ thực vật, năng suất lúa chỉ tăng lên 0,12 kg và 0,09 kg trong vụ Đông Xuân và Hè Thu khi ta tăng 1 đơn vị thuốc bảo vệ thực vật trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác không đổi, giá trị sản phẩm cận biên hộ nông dân chỉ thu được 0,72 nghìn đồng ở vụ Đông Xuân và 0,54 nghìn đồng khi bước sang vụ Hè Thu. Hộ nông dân sẽ bị lỗ 9,24 nghìn đồng và 11,31 nghìn đồng vào vụ Đông Xuân và Hè Thu vì chênh lệch giữa giá trị sản phẩm cận biên và chi phí bỏ ra để sử dụng 1 đơn vị thuốc bảo vệ thực vật là rất lớn. Hiện nay, các hộ nông dân sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, khi thấy có sâu bệnh, cỏ dại là phun mà không chú ý đến liều lượng và cách thức kỹ thuật phun. Cho nên hộ nông dân cần điều chỉnh lại lượng thuốc bảo vệ thực vật mà mình sử dụng nhằm thu được năng suất cao và bảo vệ sức khỏe, môi trường. Đối với các loại thuốc phun ngừa bệnh (phun khi bệnh chưa xuất hiện) thì tùy thuộc vào điều kiện thời tiết để phun vừa phải nhằm tránh lãng phí. Do kiểm định không có ý nghĩa thống kê nên dù có tăng thêm lượng giống thì năng suất lúa cũng không tăng. Điều này cho thấy lượng giống các hộ nông dân hiện nay sử dụng là khá hợp lý và phù hợp với khuyến cao của các nhà kỹ thuật. Tóm lại, nếu đầu tư thêm một trong những yếu tố đầu vào được đưa vào mô hình và cố định các yếu tố đầu vào khác ở mức trung bình thì năng suất lúa đều tăng nhưng thu nhập mà các hộ nông dân thu được khi đầu tư vào một số yếu tố đầu vào như phân lân, phân kali, thuốc bảo vệ thực vật chưa hẳn đã cao mà thậm chí còn bị lỗ do giá của các yếu tố đầu vào này quá cao so với giá trị sản phẩm cận biên thu được, đặc biệt là vào vụ Hè thu. Do đó, các hộ nông dân cần giảm đầu tư các yếu tố này bởi Trườngcàng đầu tư thì hiệu quả kinh tế càng giảm. Vì vậy, các hộ nông dân cần chú ý để đưa ra những quyết định phù hợp đối với việc đầu tư thêm các yếu tố đầu vào nhằm nâng cao năng suất. SVTH: Trần Hồng Hiếu 68 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯƠNG AN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hướng và mục tiêu . Định hướng Ngày 15/11/2011 Chính phủ ra nghị quyết số 99/2011/NQ-CP về việc thành lập Thị xã Hương Trà và thành lập các Phường thuộc Thị xã. Hương An chính thức là Phường thuộc Thị xã Hương Trà ngày 24/03/2012, được thành lập trên cơ sở toàn bộ 1.069 ha tự nhiên. Đây là sự kiện quan trọng và quyết định hướng phát triển mọi mặt của toàn Phường. Năm 2012, Phường tiếp tục đẩy mạnh cao điểm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là cơ sở để triển khai chương trình chỉnh trang đô thị xây dựng phường Hương An thuộc Thị xã. - Phường vẫn giữ vững phương hướng lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Trong đó, sản xuất lương thực vẫn giữ vai trò chủ đạo và chiếm phần lớn thu nhập trong tổng thu nhập của người dân, đồng thời từng bước chuyển sản xuất lương thực sang xu thế sản xuất hàng hóa - xu thế chung của thời đại ngày nay. - Ổn định và ngày càng mở rộng diện tích gieo trồng các loại cây lương thực, đồng thời, khai hoang phục hóa những vùng đất bỏ hoang, chưa sử dụng, chuyển diện tích đất của những vùng này thành đất sản xuất nông nghiệp và dùng cho các mục đích khác. - Quy hoạch hợp lý và phát triển hệ thống giao thông nội đồng để các phương tiện sản xuất hiện đại dễ dàng tiếp cận đến đồng ruộng, bên cạnh đó, cần chú trọng và quan tâm đến hệ thống thủy lợi nhằm cung cấp nước đầy đủ đến từng thửa ruộng của Trườnghộ nông dân. - Tiếp tục chuyển giao những đổi mới và tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đồng thời luôn chủ động trong việc phát hiện và phòng chống thiên tai, dịch bệnh. SVTH: Trần Hồng Hiếu 69 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu . Mục tiêu  Về diện tích, năng suất, sản lượng lúa: Bảng 23: Mục tiêu diện tích, năng suất, sản lượng lúa Hương An năm 2012 Chỉ tiêu ĐVT Cả năm Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu 1. Diện tích Ha 461 219 242 2. Năng suất Tạ 55 57 53 3. Sản lượng Tấn 2.535,5 1.248,3 1.282,6 (Nguồn:UBND phường Hương An) Với những tiềm năng, thế mạnh mà Phường có được, diện tích gieo trồng mục tiêu là 461 ha, năng suất mục tiêu năm 2012 là 55 tạ/ha và sản lượng mục tiêu là 2.535,5 tấn.  Về nghiên cứu giống, kỹ thuật : o Giống cấp I đưa vào sản xuất đạt: 95%, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm 87% trở lên. o Giống lúa mới đạt chuẩn: Diện tích từ 3-4 ha. o Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cây trồng, vật nuôi. o Triển khai dự án nâng cấp giống lúa và xây dựng vùng lúa cao sản chất lượng cao 70 ha (toàn bộ Đồng Cổ Bưu - Đồng Bồn Phổ - Đồng Thanh Chữ).  Về cơ sở hạ tầng và dịch vụ thủy lợi: o Tiếp tục đầu tư kênh mương cho các vùng chuyên canh lúa và vùng chuyển đổi rau màu để tăng hiệu quả kinh tế. o Thực hiện quy hoạch xây dựng đồng ruộng hoang, cất bốc mồ mã, củng cố kênh mương, ứng dụng quy trình sản xuất theo yêu cầu của thị trường. o Tiếp tục xây dựng đề án chuyển đổi 10 ha ruộng thấp trũng của Bồn Trì theo mô hình sản xuất có hiệu quả hơn. 3.2. Giải pháp Trường3.2.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật a) Đối với giống lúa Đây là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas cho ta thấy rằng người dân đang SVTH: Trần Hồng Hiếu 70 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu sử dụng lượng giống phù hợp với quy trình kỹ thuật trồng lúa và khuyến cáo của HTX nông nghiệp phường Hương An. Hiện nay, một số giống mới đã được nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm trên địa bàn Phường như HC95, HT6, PC6, BT7 Tuy nhiên, một số hộ gia đình với tâm lý e ngại, chưa tin tưởng nên đã không mạnh dạn áp dụng mà chỉ tin và sử dụng giống lúa truyền thống. Đây là trở ngại lớn đối với địa phương trong việc thay đổi cơ cấu giống lúa gieo trồng. Giống lúa tốt sẽ đem đến năng suất cao, vì vậy, hộ nông dân cần phải tin tưởng, hỗ trợ, khuyến khích nhau trong việc chú trọng và áp dụng những giống lúa có năng suất, chất lượng cao. Đa số hộ nông dân ở phường Hương An sau khi thu hoạch đã để dành lúa vụ này làm giống cho vụ sau nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tuy nhiên kỹ thuật xử lý và chọn lọc giống vẫn chưa đúng quy trình và kỹ thuật, chủ yếu là ngâm và ủ lúa để lúa nảy mầm, do đó, chất lượng giống và khả năng phát triển rất thấp. Vì vậy, sau khi thu hoạch, nếu quyết định để lúa làm giống cho vụ sau thì bà con nông dân nên:  Ngâm giống vào nước với tỷ lệ: 3 sôi, 2 lạnh trong vòng 24 tiếng ở vụ Hè Thu và 36 tiếng trong vụ Đông Xuân.  Sau khi ngâm, lấy giống đãi sạch.  Cho giống vào bao bì và ủ giống bằng rơm rạ.  Vào vụ Đông Xuân, sau 72 tiếng và Hè Thu là 48 tiếng, đem giống ra sạ. b) Đối với phân bón - Phân bón gồm 2 loại: phân hữu cơ và phân vô cơ. Phân vô cơ rất cần thiết đối với hoạt động sản xuất lúa. Qua kết quả phân tích hàm Coob-Douglas, tất cả các loại phân vô cơ đều ảnh hưởng tích cực đến năng suất lúa, tức là nên tăng mức đầu tư phân vô cơ, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, tác động của nó xảy ra theo 2 hướng, bón đúng và đủ liều lượng sẽ đem đến cho cây lúa những chất dinh dưỡng cần thiết và giúp lúa phát triển, ngược lại, bón quá ít hay quá nhiều cây lúa sẽ khó sinh trưởng và không Trườngđem đến năng suất nh ư mong đợi. - Hương An là vùng bán sơn địa nên tầng đất canh tác mỏng. Nếu đưa phân hóa học vào quá nhiều sẽ làm cho tình hình sâu bệnh trở nên phức tạp. Do đó, hộ nông dân cần chú ý bón phân đủ và đúng kỹ thuật mới có thể nâng cao được năng suất. SVTH: Trần Hồng Hiếu 71 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu - Đặc biệt, đối với phân hữu cơ, hầu như tất cả các hộ nông dân không còn sử dụng phân chuồng trong hoạt động trồng lúa như trước đây do ỷ lại vào phân vô cơ và nuôi gia súc rất ít, nếu có nuôi thì chủ yếu để sử dụng sức kéo, trong khi đây là loại phân rất tốt cho cây lúa và giúp cải tạo đất đai, nâng cao chất dinh dưỡng trong đất. Vì vậy, các hộ nông dân nên sử dụng phân chuồng như trước đây. - Bồn Trì là thôn có diện tích đất trồng lúa bị chua phèn vì vậy thôn này cần có các biện pháp khắc phục và cải tạo như bón thêm vôi và phân lân giúp kìm hãm các độc tố. c) Đối với công tác bảo vệ thực vật - Sâu bọ, dịch bệnh, cỏ dại là nỗi nguy hại đối với hộ nông dân. HTX và cán bộ chuyên trách BVTV Huyện phải thường xuyên điều tra, phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng để thông báo cho Xã viên phun thuốc phòng ngừa kịp thời nhằm hạn chế sâu bệnh gây hại cho cây lúa. Đồng thời, tư vấn cho Xã viên sử dụng các loại thuốc cho từng đối tượng sâu bệnh một cách có hiệu quả. - Qua kết quả hồi quy, có thể thấy rằng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng tích cực đến năng suất lúa, tuy nhiên, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều sẽ giết chết những sinh vật có lợi cho cây lúa mà các loại sâu bệnh gây hại lại kháng thuốc. Vì vậy, trách nhiệm của Xã viên là khi nhận được thông báo của HTX cần tích cực tham gia phun thuốc theo đúng 4 nguyên tắc trong BVTV: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách nhằm bảo vệ sức khỏe và giữ cho môi trường trong lành. d) Đối với khâu chăm sóc - Chăm sóc cây lúa sẽ góp phần nâng cao năng suất, tuy nhiên, hầu hết các hộ nông dân không chú trọng đến khâu chăm sóc, yêu cầu đặt ra là cần chăm sóc tốt hơn bằng cách thường xuyên thăm ruộng để xem xét lượng nước, tình hình cỏ dại, sâu bệnh. - Xã viên phải tham gia công tác diệt chuột bằng thủ công trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. e) Đối với công tác làm đất, thủy lợi Trường- Làm đất là khâu rất quan trọng, từng loại đất khác nhau, yêu cầu làm đất cũng khác nhau, đối với những loại đất trên địa bàn xã như đất thịt nặng cần cày ải kỹ hơn, làm đất kỹ càng thì cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt hơn. - Thực tế qua điều tra cho thấy vào vụ Hè Thu các hộ nông dân phải bỏ ra SVTH: Trần Hồng Hiếu 72 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu khoản chi phí cho phân bón lớn hơn vụ Đông Xuân do người nông dân cho rằng nắng nóng ở vụ Hè Thu sẽ làm phân bón dễ bốc hơi. Để khắc phục hiện tượng này các hộ nên tiến hành kỹ khâu làm đất, đảm bảo đất nhuyễn, phẳng trước khi gieo sạ. - Nước là yếu tố quan trọng đầu tiên trong 4 yếu tố không thể thiếu đối với cây lúa, thiếu nước, đất đai khô cằn, cây khô héo và dần dần sẽ chết. Ngược lại, khi cây lúa bị ngập nước vài ngày, nó sẽ không có đủ oxy để sinh trưởng vì vậy sẽ héo và chết. Đa số cây lúa đều chết trong vòng một tuần khi bị ngập nước. Cung cấp nước đầy đủ hơn trong mùa nắng, chống ngập úng trong mùa mưa là yêu cầu bất thiết hiện nay của hộ nông dân. - Khâu làm đất và thủy lợi nên triển khai song song cùng một lúc để hạn chế thất thoát nước. f) Bố trí lịch thời vụ - Thời vụ gieo trồng và thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hộ nông dân đạt được sau này, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết trên địa bàn Phường mà HTX đưa ra lịch thời vụ hợp lý đến các hộ nông dân. - Vụ Hè Thu triển khai gieo càng sớm càng tốt. 3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách Để tăng hiệu quả kinh tế cây lúa trong điều kiện khan hiếm đất sản xuất hiện nay đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều chính sách. Nhưng trong điều kiện cụ thể của phường Hương An tôi xin chú trọng vào 3 nhóm chính sách, giải pháp sau: a) Giải pháp về đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu, rất quan trọng và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Theo phương pháp phân tổ, có thể thấy rằng quy mô đất đai càng tăng thì năng suất lúa càng giảm. Nguyên nhân là trên địa bàn Phường hiện nay, tình hình sử dụng đất đai vẫn còn nhiều hạn chế: - Đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún gây nhiều khó khăn đến việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất cũng như công tác chăm sóc, thu hoạch. Trường- Việc khai thác quá mức độ phì nhiêu tự nhiên của đất và lạm dụng phân bón làm cho đất ngày càng xấu đi, đất bạc màu và giảm sức sản xuất. SVTH: Trần Hồng Hiếu 73 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu - Hàng năm, Nhà nước còn thu hồi đất nông nghiệp để quy hoạch và xây dựng các công trình khác khiến diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp dần, trong khi diện tích đất bỏ hoang thì còn rất lớn. Vì vậy, hộ nông dân và chính quyền địa phương phải cùng nhau hợp tác, thực hiện tốt hơn các biện pháp sau: Quy hoạch cụ thể và bố trí sử dụng hợp lý đất đai căn cứ vào những đặc tính tự nhiên của đất, quy hoạch thủy lợi và đặc điểm sản xuất của ngành; Để khắc phục tình trạng đất đai manh mún phải tiến hành công tác dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất một cách thuận lợi, dễ dàng; Cần có biện pháp cải tạo, bồi dưỡng, đầu tư thâm canh, có chế độ bón phân hợp lý để phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu của đất đai; Ngoài ra, cần khai phá những vùng đất bỏ hoang nhằm mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tăng quy mô đất đai cho từng hộ nông dân. b) Giải pháp về công nghệ sau thu hoạch Công nghệ sau thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm sau này. Hầu hết tất cả các hộ nông dân chủ yếu chỉ quan tâm đến khâu sản xuất, sau khi thu hoạch, hộ nông dân chú trọng đến khâu tuốt lúa, sau đó, sử dụng sân phơi của gia đình để phơi lúa với phương pháp thủ công, sử dụng những phương tiện thô sơ như trang, cào,và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, nếu mưa kéo dài, chất lượng sản phẩm thu được sẽ rất thấp. Sau khi lúa đã được phơi “khén”, đa số các hộ nông dân chủ yếu cho vào bao bì để lưu trữ nên mối mọt, chuột rất dễ phá hoại. Do vậy, cần quan tâm và hỗ trợ công nghệ sau thu hoạch cho các hộ nông dân nhằm giúp người dân bảo quản được sản phẩm tốt hơn là việc làm rất cần thiết đối với chính quyền địa phương bằng cách: xây dựng sân phơi, máy sấy, kho lưu trữ nông sản được trang bị kỹ thuật bảo quản, thóc bảo quản nên đặt ở nơi thông thoáng, tránh chỗ ẩm ướt, tránh mưa nắng hắt vào. Quá trình bảo quản, cần kiểm tra định kỳ 15 ngày 1 Trườnglần, nhằm kịp thời phát hiện những hiện tượng bất lợi xảy ra trong quá trình bảo quản: bốc nóng, hấp hơi, ngưng tụ nước nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cho hộ nông dân, tránh được mất mát về sau. SVTH: Trần Hồng Hiếu 74 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu c) Giải pháp về công tác khuyến nông Bản thân người nông dân qua nhiều năm sản xuất lúa đã đúc rút được những kinh nghiệm và các bí quyết sản xuất của riêng mình. Cán bộ khuyến nông trên địa bàn Phường thường xuyên phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, do đó, công tác khuyến nông đã rất phổ biến và quen thuộc đối với các hộ nông dân trên địa bàn Phường, đa số các hộ nông dân đều tham gia và thu thập được những kiến thúc bổ ích mà các tổ chức khuyến nông mang lại đồng thời họ đã biết kết hợp kinh nghiệm của mình và những tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hộ nông dân không tin tưởng và chỉ sản xuất theo phương thức mà từ xưa đến nay họ vẫn làm. Cụ thể là các chương trình như Quản lý dịch hại tổng hợp, 3 giảm 3 tăng người dân đều biết đến nhưng tỷ lệ áp dụng là rất thấp. Vì vậy, những hộ nông dân cần khuyến khích nhau tham gia đầy đủ các buổi phổ biến kiến thức của các tổ chức khuyến nông, bên cạnh đó, tổ chức khuyến nông cần nghiên cứu và phổ biến kiến thức mới nhanh chóng và thường xuyên hơn. Trường SVTH: Trần Hồng Hiếu 75 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Phường Hương An đã có truyền thống sản xuất lúa từ lâu đời nhờ vào những thuận lợi về điều kiện đất đai. Với người dân ở đây cây lúa đã gắn liền với cuộc sống, hằng năm, thu nhập từ cây lúa chiếm đến 60-85% thu nhập của họ. Năng suất lúa mà các hộ nông dân đạt được trong vụ Đông Xuân là 3,10 tạ/sào và Hè Thu là 2,81 tạ/sào. Qua kết quả hồi quy, có thể thấy rằng các yếu tố đầu vào đều ảnh hưởng tích cực đến năng suất lúa thu được ngoại trừ biến giống, do đó, nếu hộ nông dân tăng mức đầu tư các yếu tố đầu vào hợp lý thì năng suất không ngừng tăng lên. Trong năm 2011, ở vụ Đông Xuân, giá trị gia tăng các hộ nông dân thu được là 1.432,54 nghìn đồng/sào vào vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu là 1.177,98 nghìn đồng/sào. Đây là một kết quả khá cao góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn Phường. Có được những kết quả khả quan trên chính là nhờ sự chỉ đạo của cấp Đảng ủy chính quyền địa phương; sự tham gia trực tiếp của các chi bộ, ban ngành; nhất là bà con Xã viên từ những bài học được rút ra từ thực tiễn sản xuất qua các năm trước đã có những biện pháp triển khai, thực hiện kịp thời, hiệu quả hướng dẫn của HTX, chủ động đối phó với diễn biến thất thường của thời tiết trong năm. Bên cạnh những những thuận lợi, các hộ nông dân vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất lúa: khó khăn lớn nhất đối với tất cả các hộ nông dân là yếu tố thời tiết - đây là nhân tố khách quan mà hộ nông dân không thể khắc phục được. Ngoài ra, giá cả đầu vào quá cao, giá lúa bán ra không ổn định, thiếu lao động, thiếu kỹ thuật sản xuất, thiếu vốn, trang bị máy móc kỹ thuật còn hạn chế và một số khó khăn khác như tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, chuột phát triển mạnh trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất lúa của hộ nông dân. Trong 3 thôn, Bồn Trì là thôn có kết quả sản xuất thấp nhất. Vì vậy, chính Trườngquyền và người dân n ơi đây cần tiếp tục khắc phục khó khăn của vùng thấp trũng để sản xuất có hiệu quả hơn. Tìm hiểu và cùng hộ nông dân khắc phục những khó khăn là việc làm rất cần thiết của chính quyền địa phương và các ban ngành cấp trên nhằm đem đến cho hộ SVTH: Trần Hồng Hiếu 76 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu nông dân thành quả tốt hơn, giúp người dân an tâm sản xuất, nâng cao được thu nhập và cải thiện cuộc sống cuộc mình. 2. Kiến nghị * Đối với Nhà nước - Nhà nước cần nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách về đất đai, chính sách về tín dụng, hỗ trợ giá bán các loại vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chính sách hỗ trợ cho các tổ chức khuyến nông, - Tạo điều kiện để Phường hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng bằng các khoản kinh phí hỗ trợ. - Tăng cường đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu cho ra đời các loại giống có năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh. - Có biện pháp giúp đỡ hộ nông dân khi giá lúa xuống quá thấp bằng cách quy định giá sàn. * Đối với địa phương - Xây dựng lịch thời vụ hợp lý phù hợp với đất đai, khí hậu mùa vụ của Phường. - Các khâu dịch vụ như thủy lợi, làm đất, gặt lúa, tuốt lúa, phải quản lý chặt chẽ. Áp dụng khung giá mặt bằng toàn HTX đối với dịch vụ làm đất, nơi nào ép giá cao HTX cần hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp để trang bị máy cày đầy đủ cho từng Thôn và toàn Phường. - HTX cung cấp vật tư nông nghiệp, đáp ứng đầy đủ cho từng hộ Xã viên theo nhu cầu sản xuất, đảm bảo số lượng và chất lượng. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp như bê tông hóa nội đồng, xây dựng các cơ sở bảo quản sản phẩm, hoàn thiện hệ thống thủy lợi - Tăng cường kiến thức cho hộ nông dân, phổ biến các biện pháp kỹ thuật về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây Trườngtrồng vật nuôi, biện pháp thâm canh, ứng dụng chương trình IPM đúng kỹ thuật - Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh chính xác, kịp thời, tập trung diệt chuột và phòng trừ có hiệu quả. SVTH: Trần Hồng Hiếu 77 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu * Đối với người dân - Tham gia đầy đủ và nghiêm túc các lớp tập huấn nhằm nâng cao hiểu biết và kiến thức trồng lúa của mình. - Tăng cường tìm hiểu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng những tiến bộ một cách nhanh chóng, bên cạnh đó kết hợp với những kinh nghiệm tích lũy được qua thời gian dài sản xuất lúa. - Tham gia với cán bộ khuyến nông tìm ra những biện pháp giải quyết những khó khăn trong sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của Phường. Trường SVTH: Trần Hồng Hiếu 78 GVHD: TH.S Nguyễn Ngọc Châu TÀI LIỆUTHAM KHẢO 1. PGS.TS. Mai Văn Xuân – PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa (1997), Lý thuyết thống kê, Huế. 2. PGS.PTS. Đỗ Thị Ngà – PTS. Ngô Thị Thuận – Ms. Nguyễn Mộng Kiều – Đặng Xuân Lợi – Phạm Văn Hùng (1997), Thống kê nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp. 3. PGS.TS. Mai Văn Xuân (2008) – Bài giảng Kinh tế nông hộ và trang trại, Huế. 4. TS. Vũ Kim Dũng (2006) – Giáo trình nguyên lý kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 5. PGS.TS. Trần Văn Minh (2003) – Giáo trình cây lương thực, Nhà xuất bản Hà Nội. 6. GS.TS. Ngô Đình Giao (1997) – Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Hà Nội. 7. TS. Nguyễn Tiến Mạnh (1995) – Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất cây lương thực và thực phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 8. TS. Nguyễn Công Thành – Quy trình sản xuất lúa chất lượng cao và an toàn. 9. Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ năm 2009,2010, 2011; Dự thảo kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ năm 2011 của Hợp tác xã nông nghiệp phường Hương An. 10. Đề án xây dựng nông thôn mới – phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 11. Tạp chí khoa học và công nghệ (4/2011) 12. 13. 14. 15. Trường16. 17. 18. SVTH: Trần Hồng Hiếu 79 PHỤ LỤC KẾT QUẢ CHẠY HỒI QUY BẰNG PHẦN MỀM SPSS 15.0 Model Summary Adjusted R Std. Error of the Model R R Square Square Estimate 1 .786(a) .618 .605 .04761 a Predictors: (Constant), Muavu, npk, giong, lan, bvtv, kali, dam ANOVA(b) Sum of Mean Model Squares df Square F Sig. 1 Regression .634 6 .106 46.623 .000(a) Residual .392 173 .002 Total 1.026 179 a Predictors: (Constant), vu, LnGiong, LnLan, LnBVTV, LnDam, LnKali b Dependent Variable: LnNSBQ Coefficients(a) Unstandardized Standardized Model Coefficients Coefficients t Sig. B Std. Error Beta B Std. Error 1 (Constant) 5.092 .112 45.551 .000 LnGiong .025 .047 .026 .536 .593 LnDam .131 .019 .361 6.840 .000 LnLan .016 .009 .097 1.895 .060 LnKali .023 .012 .108 1.982 .049 TrườngLnBVTV .026 .015 .087 1.693 .092 Muavu .075 .009 .497 8.437 .000 a Dependent Variable: nsuat i PHIẾU ĐIỀU TRA Người phỏng vấn: Trần Hồng Hiếu – Lớp: K42B - KTNN I.. Thông tin tổng quát Ngày điều tra:..Mã số phiếu: 1. Thông tin chung 1.1. Họ tên chủ hộ:.........................................Giới tính: Nam □ ; Nữ □ ; Tuổi........... 1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ (lớp):................. Dân tộc:...................................... 1.3. Nghề nghiệp chính:.........................................Nghề nghiệp phụ:........................ 1.4. Kinh nghiệm sản xuất lúa (năm):......................................................................... 1.5. Địa chỉ: Thôn:.......................Phường Hương An, Thị xã Hương Trà, Tỉnh TT Huế 1.6. Phân loại hộ: Nghèo □ Cận nghèo □ Thoát nghèo □ 2. Thông tin về nhân khẩu và lao động 2.1. Số nhân khẩu đang sống trong gia đình:...................người. 2.2. Số nam:.. 2.3. Tổng số lao động:....................người. Trong đó: - Lao động chính:............................................................................................ người - Lao động ngoài độ tuổi tham gia lao động:...................................................người - Lao động nông nghiệp:.................................................................................người - Lao động phi nông nghiệp:........................................................................... người 2.4. Một số thông tin về lao động chính: Họ và tên Tuổi Trình độ học vấn Nghề nghiệp Trường ii 3. Thông tin vềđấtđai ĐVT: Sào Loại đất Tổng số Giao cấp Đấu thầu Thuê, mướn Khác 3.1. Tổng diện tích đang sử dụng 3.1.1. Diện tích đất ở 3.1.2. Diên tích đất sản xuất nông nghiệp 3.1.2.1. Diện tích đất canh tác: - Trồng lúa - Trồng lạc - Trồng ngô - Trồng sắn - Trồng rau màu 3.1.2.2. Diện tích đất trồng cây lâu năm 3.1.3. Diện tích đất lâm nghiệp 3.1.4. Diện tích nuôi trồng thủy sản - Đất ruộng là loại đất gì? + Đất thịt nặng + Đất thịt trung bình + Đất thịt pha cát + Đất sét nặng + Đất chua phèn 4. Thông tin về tín dụng 4.1. Hiện tại gia đình ông bà có vay khoản tín dụng nào không? Có Không 4.2. Nếu có, số tiền là bao nhiêu (1.000đ)................................................................. Trường4.3. Trong đó, số tiền ông bà sử dụng cho trồng lúa là bao nhiêu (1.000đ)?............ 4.4. Hiện tại, ông bà có nhu cầu vay để trồng lúa không?......................................... 4.5. Nếu có, số tiền là bao nhiêu (1.000đ)?................................................................ iii 5. Thông tin về tư liệu sản xuất Giá trị mua Thời gian Giá trị hiện tại Loại ĐVT Số lượng (1.000đ) sử dụng (1.000đ) 1. Trâu cày kéo Con 2. Cày tay Cái 3. Cày máy Cái 4. Xe cảitiến Cái 5. Máy kéo Cái 6. Máy gặt lúa Cái 7. Máy thổi Cái 8. Máy bơm nước Cái 9. Bình xịt thuốc Cái 10. Khác 11. Tổng cộng II. Tình hình sản xuất lúa 1. Diện tích và giống lúa 1.1. Vụ Đông Xuân - Diện tích canh tác:sào. Diện tích gieo trồng:Sào - Loại giống: 1.2. Vụ Hè Thu - Diện tích canh tác:sào. Diện tích gieo trồng:.Sào - Loại giống: Trường iv 2. Chi phí trồng lúa vụ Đông Xuân Số lượng Đơn giá Thành tiền Chi phí ĐVT Tự có Mua ngoài (1.000đ) (1.000đ) 1. Giống -Khang Dân Kg -HT1 Kg 2. Phân bón -Đạm Kg -Lân Kg -Kali Kg -NPK Kg 3. Thuốc trừ sâu Chai/Gói 4. Thuốc trừ rầy Chai/Gói 5. Thuốc diệt cỏ -Tiền nảy mầm Chai/Gói -Hậu nảy mầm Chai/Gói 6. Thuốc trừ bệnh -Nấm Chai/Gói -Đạo ôn Chai/Gói -Lem lép hạt Nụ 7. Thuốc diệt chuột Chai 8. Chi phí lao động -Làm đất Công -Gieo/trồng Công -Chăm sóc Công -Thu hoạch Công 9. Thủy lợi phí 1.000đ 10. Thuê máy móc Trường-Làm đất Kg -Máy gặt Sào -Máy thổi Sào v 3. Chi phí trồng lúa vụ Hè Thu Số lượng Đơn giá Thành tiền Chi phí ĐVT Tự có Mua ngoài (1.000đ) (1.000đ) 1. Giống -Khang Dân Kg -HT1 Kg 2. Phân bón -Đạm Kg -Lân Kg -Kali Kg -NPK Kg 3. Thuốc trừ sâu Chai/Gói 4. Thuốc trừ rầy Chai/Gói 5. Thuốc diệt cỏ -Tiền nảy mầm Chai/Gói -Hậu nảy mầm Chai/Gói 6. Thuốc trừ bệnh -Nấm Chai/Gói -Đạo ôn Chai/Gói -Lem lép hạt Nụ 7. Thuốc diệt chuột Chai 8. Chi phí lao động -Làm đất Công -Gieo/trồng Công -Chăm sóc Công -Thu hoạch Công 9. Thủy lợi phí 1.000đ 10. Thuê máy móc Trường-Làm đất Kg -Máy gặt Sào -Máy thổi Sào vi 4. Tình hình thu nhập Chỉ tiêu Năng suất Sản lượng Đơn Giá Thành tiền Vụ sản xuất (Tạ/sào) (tạ) (1.000đ) (1.000đ) -VụĐông Xuân + Khang Dân + HT1 -Vụ Hè Thu +Khang Dân + HT1 Tổng cộng 5. Tỷ trọng thu nhập từ sản xuất Lúa trong tổng thu của hộ Diễn giải Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Tổng 100 1. Thu từ trồng trọt Trongđó từ SX Lúa 2. Thu từ chăn nuôi 3. Thu từ NTTS 4. Thu từ lâm nghiệp 5. Thu từngành nghề 6. Thu khác (Lương trợ cấp) III. Thị trường tiêu thụ 1. Hình thức,địađiểm vàđối tượng tiêu thụ Các chỉ tiêu Cơ cấu (%) 1. Hình thức tiêu thụ 100 -Tiêu dùng cho gia đình Trường-Bán ra thị trường -Khác .. 2. Địađiểm bán vii -Tại nhà -Tại chợ -Khác... 3. Đối tượng thu mua -Tư nhân trong xã -Tư nhân ngoài xã -Khác .. 2. Giá bán - Ông/bà cho biết giá bán lúa năm 2011 có biến động không? ...... - Giá cao nhất ông/bà bán:.............. - Giá thấp nhất ông/bà bán: IV. Kiến thức về lúa 1. Hiểu biết về kỹ thuật sản xuất lúa.là do đâu? - Sách báo - Kinh nghiệm, tập tục - Tổ chức khuyến nông - Hướng dẫn của HTXNN - Ti vi, đài 2. Trong năm 2011, ông bà đã tíêp xúc với cán bộ khuyến nông chưa?......... 3. Nếu có thì bao nhiêu lần?.............. 4. Ông bà có tham gia vào câu lạc bộ nông dân không?................................ V. Những khó khăn trong sản xuất Loại khó khăn Có/Không Mứcđộ khó khăn 1. Giá cả không ổnđịnh 2. Giá cả đầu vào cao 3. Chất lượng sản phẩm thấp 4. Thiếu kỹ thuật sản xuất 5. Thiếu laođộng Trường6. Thiếuđất sản xuất 7. Thiếu vốn 8. Thời tiết 9. Khó khăn khác viii Mức độ khó khăn: (1): Ít khó khăn (2): Khó khăn (3): Rất khó khăn VI. Tình hình ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa của nông hộ 1. Sạ hàng 2. 3 giảm 3 tăng 3. IPM 4. Giống mới 5. 1 phải 5 giảm VII. Kiến nghị của ông bà với chính quyền địa phương về sản xuất lúa ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... VIII. Ông bà có dự định mở rộng diện tích trồng lúa trong năm tới không?..... Nếu có thì diện tích là bao nhiêu ?....................... Nếu không thì nguyên nhân vì sao? ......................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................... Trường ix

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_lua_tren_dia_ba.pdf
Tài liệu liên quan