Lí luận về lạm phát.Tình trạng & giải pháp khắc phục ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Lí luận về lạm phát.Tình trạng & giải pháp khắc phục ở Việt Nam hiện nay: Lời mở đầu Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới thì lạm phát đã và đang trở thành một vấn đề mang tính thời sự cấp bách đối với nhiều quốc gia. Lạm phát trong thời kì nào thì cũng luôn mang cùng một bản chất tuy nhiên trong mỗi một thời kì khác nhau của nền kinh tế thì lạm phát lại có những biểu hiện mới và có những nguyên nhân mới cần phải được xem xét. Vì vậy tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lạm phát nhưng việc tiếp tục nghiên cứu về vấ... Ebook Lí luận về lạm phát.Tình trạng & giải pháp khắc phục ở Việt Nam hiện nay

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Lí luận về lạm phát.Tình trạng & giải pháp khắc phục ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đề này vẫn luôn mang tính cấp thiết, từ đó giúp đưa ra được những giải pháp nhằm giải quyết tình trạng lạm phát, giúp cho nền kinh tế phát triển và tăng trưởng một cách bền vững. Đối với Việt Nam, chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhắc đến nền kinh tế thị trường thì vấn đề lạm phát là một vấn đề mang tính tất yếu và khách quan, và muốn được hưởng những lợi ích về vật chất mà nền kinh tế thị trường có thể mang lại thì chúng ta phải khắc phục và giải quyết cho được vấn đề lạm phát. Để có thể thực hiện được điều đó thì chúng ta cần phải có được những nhận thức đầy đủ và đúng đắn về lạm phát. Chúng ta cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì? Do đâu mà có lạm phát? Tại sao người ta lại quan tâm đến lạm phát? Từ đó chúng ta sẽ có được những giải pháp đúng đắn và phù hợp nhằm kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Qua quá trình tham khảo tài liệu cùng với những kiến thức đã được lĩnh hội trên ghế nàh trường, em đã chọn đề tài: “Lí luận về lạm phát.Tình trạng và giải pháp khắc phục ở Việt Nam hiện nay”. Do khả năng và điều kiện thời gian hạn chế, chắc rằng trong bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được cô xem xét và phê bình để em có thể có bài viết tốt hơn. MỤC LỤC: Trang Phần I: Những lý luận chung về lạm phát………………………….……..................3 I. Những hiểu biết chung về lạm phát……………………………….……………….3 1. Khái niệm lạm phát…………………………………….………….…………3 2. Đo lường………………………………………………………….…………..3 3. Các loại lạm phát phân theo mức độ…………………………….…….…….4 4. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát……………….…….……4 Phần II: Thực trạng và giải pháp vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay….....……6 I.Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay…………………………………….….…6 1.Sơ lược tình hình lạm phát hiện nay…………………………………………6 2.Những nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát trong thời gian qua……8 2.1. Những tác động của tình hình thế giới đến kinh tế trong nước…………...8 2.2.Những nguyên nhân bắt nguồn từ trong nước……………………………...8 III. Những biện pháp nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát cao hiện nay…………13 1.Vai trò của NHNN trong việc kiềm chế lạm phát…………………………13 2.Các giải pháp của Chính phủ ……………………………………………...13 Phần III: Kết luận………………………………………………………………….....15 Phần I: Những lý luận chung về lạm phát. I. Những hiểu biết chung về lạm phát 1. Khái niệm lạm phát. Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả. 2. Đo lường Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó. Trên thực tế không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất mà tồn tại nhiều phép đo đối với chỉ số này. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: - Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự tăng trên lí thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng CPI được giả định một cách xấp xỉ. - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi “người tiêu dùng thông thường” một cách có lựa chọn. - Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lí hoặc thuế doanh thu. Ngoài ra người ta còn sử dụng thêm một số các chỉ số khác như: Chỉ số giá bán buôn, chỉ số giá hàng hóa, chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng cá nhân(PCEPI) …. 3. Các loại lạm phát phân theo mức độ. + Thiểu phát:Là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Trên thực tế không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm là giảm phát. Một số tài liệu về kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4%/năm được coi là thiểu phát. Tuy nhiên ở một số quốc gia như Đức và Nhật Bản thì tỉ lệ trên được coi là tỷ lệ lạm phát trung bình chứ chưa thấp đến mức được coi là thiểu phát. + Lạm phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá, từ 3-7%/năm. + Lạm phát cao (còn gọi là lạm phát phi mã)Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá hai chữ số một năm, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. + Siêu lạm phát: Trong kinh tế học, siêu lạm phát được coi là tình trạng lạm phát “mất kiểm soát”, một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát. Có thể hiểu theo nghĩa đơn giản siêu lạm phát là một mức độ lạm phát chỉ số lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên(nghĩa là cứ sau 31 ngày thì giá cả lại tăng lên gấp đôi). Theo tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có 4 tiêu chí để xác định siêu lạm phát đó là: (1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa trong nước không còn được tính bằng nội tệ nữa mà được tính bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản tín dụng sẽ được tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; (4) lãi suất, tiền công và giá cả sẽ được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100%. 4. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát Lạm phát do cầu kéo: Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng. Lạm phát do cầu thay đổi: Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, gây ra lạm phát. Lạm phát do chi phí đẩy Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Tuy nhiên do các xí nghiệp muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình nên tăng giá thành sản phẩm dẫn đến mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên gây nên lạm phát. Lạm phát do cơ cấu Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Vì thế những ngành kinh doanh không hiệu quả cũng không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó. Lạm phát do xuất khẩu Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Lạm phát do nhập khẩu Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường hợp OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. Lạm phát tiền tệ Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát. Lạm phát đẻ ra lạm phát Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng giá cả hàng hóa sẽ còn tiếp tục tăng đồng thời xuất hiện tâm lý tích trữ hàng hóa dẫn đến đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát. Phần II: Thực trạng và giải pháp vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay. I. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay. 1.Sơ lược tình hình lạm phát hiện nay Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục thống kê, tính đến cuối tháng 10/2007, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã lên đến hơn 9,34% so với cùng kì năm trước, và khoảng 8,12% so với đầu năm. Chỉ số CPI đạt đỉnh điểm 12,6% vào tháng 12/2007. Bảng 1: Tình hình tăng giá đến cuối tháng 10/2007 Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số (%) Tháng 10/07 so với 8/06 Đóng góp của mỗi nhóm Tổng chi dùng 100.00 109.34 100.00 01 Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 42.85 113.94 63.92 01.1 Trong đó: 1. Lương thực 9.86 115.98 16.86 01.2 2. Thực phẩm 25.20 114.19 38.26 02 Đồ uống và thuốc lá 4.56 105.75 2.81 03 May mặc, mũ nón, giầy dép 7.21 105.82 4.49 04 Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD 9.99 111.72 12.53 05 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8.62 105.90 5.44 06 Giao thông, bưu chính viễn thông 9.04 102.33 2.25 07 Giáo dục 5.41 102.02 1.17 08 Văn hoá, giải trí và du lịch 3.59 102.05 0.79 09 Hàng hoá và dịch vụ khác 3.31 108.08 2.86 10 Thuốc và dịch vụ y tế 5.42 106.46 3.75 Nguồn: mức tăng giá từ Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 29/10/2007, quyền số từ Nguyễn Văn Công (2006), tr. 65. Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy mức tăng CPI bắt nguồn chủ yếu từ việc gia tăng giá lương thực và thực phẩm, sự tăng giá của các mặt hàng này đóng góp tới hơn 60% trong tổng mức tăng CPI. Kế đó là sự gia tăng về nhóm nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng, đóng góp 12%. Các nhóm mặt hàng khác tăng trung bình khoảng 4-6%, và do tỷ trọng trong tổng tiêu dùng nhỏ (dưới 10%) nên đóng góp của mỗi nhóm chỉ khoảng trên dưới 3%. Nhìn chung, mặt bằng giá của hầu hết các mặt hàng đều tăng trung bình khoảng 5%, ngoài 2 nhóm đề cập đầu tiên là tăng hơn 10%. Điều này cho thấy sự tăng giá xảy ra đối với hầu hết các mặt hàng, chứ không đơn thuần là xuất hiện cục bộ ở một hai mặt hàng rồi lan sang các mặt hàng khác. Bước sang đầu năm 2008, “cơn lốc giá” vẫn tiếp tục hoành hành với mức tăng kỉ lục 3,56% ngay trong tháng 2 vừa qua, đưa CPI của 2 tháng đầu năm tăng tới mức 6,02%. Biểu đồ trên cho chúng ta cái nhìn tổng thể hơn về tình hình tăng giá trong 4 tháng đầu năm 2008. Dẫn đầu trong nhóm những mặt hàng tăng giá vẫn là nhóm lương thực, thực phẩm với mức tăng lần lượt là 26,5% và 16%. 2.Những nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát trong thời gian qua 2.1.Những tác động của tình hình thế giới đến kinh tế trong nước. Nền kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức cao từ năm 2004 trở lại đây kéo theo nhu cầu về năng lượng; nguyên, nhiên vật liệu và các loại hàng hóa khác tăng cao làm giá cả thế giới tăng, từ đó tác động đẩy giá trong nước tăng theo. Giá dầu liên tục biến động ở mức giá cao (vượt ngưỡng trên 100USD/thùng) gây sức ép lớn đối với các nước phải nhập khẩu dầu mỏ trong đó có Việt Nam. Giá dầu tăng kéo theo sẽ sự tăng giá của hàng loạt các mặt hàng khác dẫn đến lạm phát tăng cao. Mặt khác, kinh tế Mĩ - nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có những dấu hiệu suy thoái và tăng trưởng chậm lại (từ 4-5% xuống còn 3,7% năm 2007 và có xu hướng tiếp tục giảm trong năm 2008), biểu hiện là Cục dự trữ liên bang Mĩ (FED) đã liên tục có những sự thay đổi về lãi suất của đồng Đô-la nhằm cứu vãn nền kinh tế nước này khỏi tình trạng suy thoái. Hệ quả làm cho dòng vốn đầu tư quốc tế có xu hướng chảy ngược về các nước Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam khiến lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam ngày càng tăng, gây áp lực lên tỷ giá và song hành là lạm phát gia tăng. 2.2.Những nguyên nhân bắt nguồn từ trong nước. Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới. Đặc biệt việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Cùng với một môi trường đầu tư nhiều thuận lợi, Việt Nam đã trở thành một điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, điều này có thể thấy qua những con số về lượng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam trong thời gian qua: Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), riêng trong tháng 12/2007, có thêm 162 dự án mới vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 4,45 tỷ USD, đưa nguồn vốn cấp mới trong năm lên 17,85 tỷ USD. Lượng vốn các dự án hiện hữu đăng ký thêm trong năm cũng đạt 2,4 tỷ USD. Với nguồn vốn 20,3 tỷ USD thu hút được, FDI năm nay tăng tới 67,93% so với năm 2006 và vượt 53% kế hoạch của cả năm (dự kiến 13 tỷ USD). Năm ngoái, vốn FDI đổ vào Việt Nam cũng đạt mức kỷ lục 10,2 tỷ USD. Dưới đây là bảng thống kê về lượng vốn ĐTNN vào Việt Nam phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ(tính đến 31/12/2007, tính cả cấp mới và tăng vốn). STT Địa phương Số dự án TVĐT Vốn điều lệ 1 Hàn Quốc 403 4,992,222,010 1,476,714,424 2 BritishVirginIslands 56 4,329,274,261 1,388,283,960 3 Singapore 84 2,678,487,000 780,569,960 4 Đài Loan 209 2,421,355,514 865,187,958 5 Nhật Bản 154 1,304,113,714 508,343,777 6 Malaysia 45 1,170,389,358 177,149,750 7 Trung Quốc 113 475,265,206 227,512,394 8 Hồng Kông 68 458,592,562 150,417,791 9 Hoa Kỳ 61 385,135,599 194,881,672 10 Samoa 16 384,005,000 149,899,000 11 Thái Lan 24 288,196,373 168,467,373 12 Hà Lan 12 231,339,625 114,570,508 13 Pháp 19 224,042,600 114,207,454 14 Cayman Islands 5 157,901,645 51,625,000 15 Canada 6 146,022,466 43,989,688 16 Australia 34 143,085,140 134,849,210 17 Vương quốc Anh 18 80,529,033 29,410,868 18 Brunei 16 67,521,421 38,271,421 19 CHLB Đức 13 51,160,500 23,109,000 20 Italia 4 49,635,980 5,635,980 21 Philippines 6 40,520,000 15,064,000 22 New Zealand 2 35,300,000 35,400,000 23 Lào 1 25,000,000 15,000,000 24 Ma Cao 1 18,000,000 18,000,000 25 Phần Lan 2 17,100,000 5,600,000 26 Bermuda 1 15,500,000 15,500,000 27 Indonesia 5 15,300,000 7,300,000 28 Cộng hòa SĐc 5 13,312,500 9,312,500 29 Liên bang Nga 5 12,041,000 3,421,000 30 Channel Islands 2 10,471,119 110,000 31 Belize 1 10,000,000 6,000,000 32 Mauritius 3 9,900,000 3,700,000 33 Đan Mạch 9 7,145,590 3,872,500 34 Ba Lan 7,000,000 9,010,334 35 Ấn Độ 3 6,170,000 2,090,000 36 Thụy Sỹ 4 5,054,000 900,000 37 Hàn Quốc 2 4,600,000 1,470,000 38 Slovenia 2 4,000,000 2,000,000 39 Trung Quốc 2 4,000,000 500,000 40 Ireland 2 3,827,000 1,167,000 41 Panama 2 3,600,000 1,650,000 43 Hoa Kỳ 1 3,500,000 500,000 44 Na Uy 1 3,200,000 1,200,000 45 Đài Loan 2 3,000,000 - 46 Thụy Điển 4 1,540,908 1,050,908 47 SƯp 1 1,504,000 250,000 48 Bahamas 1,500,000 2,100,000 49 Israel 2 1,120,000 1,120,000 50 Campuchia 1 1,000,000 200,000 51 Canada 1,000,000 471,788 52 Thổ Nhĩ Kỳ 1 600,000 180,000 53 Bỉ 3 318,848 283,848 54 Cayman Island 1 250,000 100,000 55 Tây Ban Nha 3 230,000 230,000 56 Hungary 1 130,000 130,000 57 British West Indies 1 100,000 100,000 58 Pakistan 1 100,000 100,000 59 Bungary 1 50,000 25,000 60 Nam Phi 1 29,780 29,780 61 St Vincent & The Grenadines - 800,000 Tổng số 1,445 20,325,289,752 6,809,035,846 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Lượng vốn đầu tư lớn trong khi khả năng kiểm soát các dòng vốn đầu tư vẫn còn hạn chế, khả năng hấp thu vốn của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng còn hạn chế đã gây ra một áp lực không nhỏ đối với các cơ quan quản lý tiền tệ của Việt Nam. Ở trong nước, trước áp lực tăng trưởng kinh tế và trung hòa các dòng vốn nước ngoài nhằm duy trì ổn định tỷ giá đã khiến lượng tiền cung ứng của Việt Nam tăng trung bình 30%/năm (riêng năm 2007 tăng trên 40%). Theo các tuyên bố trên báo chí, lượng tiền mà chúng ta bỏ ra để thu mua ngoại tệ vào khoảng 7 tỷ USD(chiếm khoảng 14% GDP). Việc tăng cung tiền có thể coi là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng lạm phát hiện nay. Sơ đồ dưới đây nói rõ thêm về nguyên nhân gây phản ứng chính sách: Lạm phát tăng cao đã làm cho lãi suất thực tế của VND xuống rất thấp. Lãi suất thấp khiến tín dụng tăng trưởng nóng do các nhà đầu tư tăng vay vốn ngân hàng đầu cơ vào nhà đất và thị trường chứng khoán…tạo ra cơn sốt về tín dụng. Theo thống kê tốc độ tăng tín dụng của năm 2007 đã lên tới 46,4% trong khi tăng trưởng chỉ có 8,5%. Bảng 5. Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng ở Việt Nam, 2001-2006 2001 2002 2003 2004 2005 2006(db) Tăng trưởng M2 (%) 25.5 17.6 24.9 29.5 29.7 38.6 Tăng trưởng tín dụng (%) 21.4 22.2 28.4 41.6 31.7 21.4 Tăng trưởng tiền dự trữ (%) 16.7 12.4 27.4 16.1 23.7 30.9 Tăng trưởng dự trữ ngoại hối (%) ---- 14.4 58.4 15.1 31.7 32.8 Dự trữ ngoại hối/GDP (%) 10.1 10.6 14.4 14.8 16.8 19.1 Tỷ giá danh nghĩa 15070 15368 15608 15739 15957 REER 100.4 94.9 86.3 87.3 102.9 Nguồn: IMF (2006b). Thay đổi cuối kỳ. Riêng REER là trung bình kỳ Như vậy, một phần tín dụng không tạo ra giá trị tăng thêm đã tạo ra những cơn sốt bất thường trên hai thị trường bất động sản và chứng khoán đã góp phần kích hoạt giá cả tăng theo. Cùng với đó, việc giảm thuế theo cam kết WTO cũng khiến cho nhu cầu về các mặt hàng giảm thuế tăng lên, dẫn đến nhập khẩu tăng và đã gián tiếp đẩy giá tăng theo. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác tuy không phải là nguyên nhân chủ yếu nhưng nó cũng góp phần gây ra tình trạng lạm phát cao trong thời gian gần đây. Đó là sự chậm trễ trong việc giải ngân các công trình của nhà nước, cộng thêm sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp đặc biệt là khi chúng ta hội nhập sâu hơn vào WTO thì vấn đề cạnh tranh lại càng trở nên gay gắt. Bên cạnh đó còn có thể kể đến những diễn biến bất thường của thời tiết và dịch bệnh trong thời gian qua đã gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp trong nước khiến cho vấn đề nguồn cung về mặt hàng lương thực – thực phẩm càng thêm căng thẳng, biểu hiện là giá cả của các mặt hàng này liên tục tăng cao, đặc biệt là những tháng đầu năm 2008. Tóm lại, có thể hình dung "con đường lạm phát" những năm qua như sau: - Bắt nguồn từ hiện tượng kinh tế đặc thù trong những năm gần đây của Việt Nam là sự tăng trưởng mạnh của các dòng tiền từ nước ngoài (bên cạnh những dòng tiền truyền thống như dòng vốn đầu tư trực tiếp và tiền của Việt kiều, còn có tiền gửi về của người Việt lao động ở nước ngoài và vốn đầu tư gián tiếp). - Để giữ đồng tiền Việt ổn định (nhằm giữ lợi thế cho xuất khẩu), cơ quan tiền tệ Việt Nam đã phải mua vào ngoại tệ với lượng ngày càng lớn. Do đó, hằng năm một lượng lớn tiền đã được đẩy vào lưu thông. Lượng tiền này có thể lên tới 15% GDP hoặc hơn. Kết quả là lạm phát đã trở thành một hiện tượng kinh niên (ở mức cao, trên 8%) kể từ năm 2004. II. Những biện pháp nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát cao hiện nay: 1. Vai trò của NHNN trong việc kiềm chế lạm phát: Qua những phân tích về nguyên nhân lạm phát ở trên có thế nói nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng lạm phát cao ở nước ta hiện nay bắt nguồn từ chính sách tiền tệ. Trên cơ sở đó, các chính sách chống lạm phát nên mang tính tiền tệ mà trước tiên phải kể đến vai trò của NHNN. Trước nguồn vốn đầu tư đổ vào VN thì việc NHNN phải bỏ VND ra để thu mua ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá là việc bắt buộc, vì thực tế không còn giải pháp nào khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay lượng tiền cung ứng ra để mua USD thông qua hình thức phát hành các giấy tờ có giá trị như: trái phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng…việc làm này sẽ làm giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, hạn chế tăng giá và lạm phát. Song song đó, NHNN nghiên cứu tăng lãi suất cơ bản VND sao cho phù hợp với từng thời kỳ nhằm đảm bảo cơ chế lãi suất thực dương. Và để tránh gây sốc cho thị trường, NHNN cần có lộ trình đưa lãi suất lên thực dương trong năm 2008 bằng cách tăng nhiều lần, có thời gian thích hợp và thăm dò phản ứng của thị trường. Tăng lãi suất sẽ tác động làm giảm tín dụng nóng, giảm lạm phát, vì lãi suất tăng doanh nghiệp sẽ giảm huy động vốn qua ngân hàng mà thay vào đó là huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua phát hành trái phiếu công ty và phát hành cổ phiếu. 2. Các giải pháp của Chính phủ: Tăng cường các biện pháp nhằm kiểm soát giá cả, xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng tăng giá để đầu cơ tích trữ hàng hóa, làm lợi cho cá nhân, gây nên những cơn sốt ảo về hàng hóa gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế. Rà soát lại các hạng mục đầu tư trong nước và Nhà nước chỉ đầu tư những dự án thật cần thiết, tạo điều kiện tối đa cho đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước vào những lĩnh vực có thể thay thế, hạn chế tối đa chi từ vốn vay nợ nước ngoài, giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách xuống theo tỷ lệ quốc tế. Hạn chế sử dụng chính sách tài khóa như giảm thuế một số mặt hàng được quan sát thấy là tăng nhanh nhất, vì chính sách này sẽ dẫn đến tăng cầu, làm tăng nhập khẩu và gián tiếp đẩy giá tăng, hay như chính sách hành chính (đốc thúc doanh nghiệp, kêu gọi sự hỗ trợ của người dân) vì các biện pháp này chỉ là những giải pháp mang tính tạm thời và có khuynh hướng che đậy bản chất thực sự của lạm phát. Đi kèm với nó là chi phí cao, hiệu quả thấp. Các biện pháp tiền tệ mang tính gốc rễ là giảm tốc độ tăng tiền và tín dụng. Các biện pháp như tăng dự trữ bắt buộc hay phát hành trái phiếu chỉ nên coi là tức thời và cục bộ mà thôi. Ví dụ, chính sách tăng dự trữ bắt buộc khiến khối ngân hàng gánh nhiều chi phí hơn các khu vực khác trong công cuộc chống lạm phát. Ngược lại, Chính phủ nên chọn giải pháp cắt giảm tín dụng và cung tiền trên toàn nền kinh tế, áp dụng cho toàn bộ các thành phần kinh tế, sẽ san sẻ chi phí chống lạm phát một cách bình đẳng hơn. Công khai các biện pháp chống lạm phát của Chính phủ một cách rộng rãi trong các cấp, ngành để thể hiện cam kết là đáng tin cậy, đồng thời ràng buộc chính phủ vào cam kết đó. Điều này sẽ giúp người dân hình thành kỳ vọng về mức lạm phát thấp trong tương lai (nếu họ biết và tin các chính sách là đúng đắn và cứng rắn), dẫn đến khả năng thành công dễ dàng hơn của chính sách chống lạm phát vì một chính sách chỉ có hiệu lực khi người ta tin là nó có hiệu lực. KẾT LUẬN Qua những điều được trình bày ở trên chúng ta đã có được những hình dung cơ bản về tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Kiềm chế lạm phát đã trở thành một vấn đề mang tính cấp thiết hàng đầu trong chính sách kinh tế của Việt Nam. Chúng ta cần phải có những nhận thức kịp thời và đúng đắn về vấn đề này, từ đó đưa ra được những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế một cách tối đa những ảnh hưởng tiêu cực mà lạm phát gây ra đối với nền kinh tế. Vận dụng một cách linh hoạt, kết hợp đồng thời các chính sách nhằm tăng hiệu quả chống lạm phát. Nếu làm được như vậy chúng ta có thể tin tưởng rằng trong thời gian tới, nạn lạm phát sẽ được kiềm chế và đẩy lùi. Tạo điều kiện thuận lợi giúp nền kinh tế phát triển và tăng trưởng một cách bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạp chí Kinh tế & Phát triển tháng 12/2007. 2- Giáo trình kinh tế vĩ mô 3-Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ 4-Nguyên lý kinh tế học Vĩ mô, NXB Lao Động – Hà Nội 5-Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 29/10/2007, “Quyết liệt bình ổn giá”, Tr.1 6-Báo cáo “Tình hình Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2007, dự báo năm 2008” của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 7-IMF (2006b), “Vietnam: 2006 Article IV Consultation—Staff Report; Staff Statement; Public Information Notice on the Executive Board Discussion; and Statement by the Executive Director for Vietnam” IMF Country Report No. 06/421, November. Và một số tài liệu thu thập qua Internet. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10943.doc
Tài liệu liên quan