Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ 18 - 19)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------***------ TRẦN VIỆT NHÂN Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ THANH THANH Tp. Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và không có trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 06 năm 2010 Tác giả luận văn

pdf132 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4474 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ 18 - 19), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẦN VIỆT NHÂN MỤC LỤC 2TLỜI CAM ĐOAN2T ........................................................................................................................... 2 2TMỤC LỤC2T ...................................................................................................................................... 3 2TMỞ ĐẦU2T ......................................................................................................................................... 5 2T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.2T ......................................................................... 5 2T .LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.2T ...................................................................................................... 7 2T3.NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.2T ................................................................. 12 2T4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2T ..................................................................................... 13 2TChương 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN2T ................................................................................................................. 17 2T1.1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HÀ TIÊN.2T ..................................... 17 2T1.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên.2T............................................................................................................ 17 2T1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.2T .......................................................................................................... 22 2T1.2.QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN.2T ........................................................................... 25 2T1.2.1. Công cuộc khai phá vùng đất Hà Tiên thời chúa Nguyễn và họ Mạc.2T ......................................... 26 2T1.2.2. Trần Hà Tiên dưới triều Nguyễn2T ............................................................................................... 34 2TChương 2: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG CẢNG HÀ TIÊN (Thế kỷ XVII – XVIII)2T ........................................................................................................................................... 39 2T .1.SỰ RA ĐỜI CỦA THƯƠNG CẢNG HÀ TIÊN.2T ............................................................................... 39 2T .1.1. Những điều kiện để Hà Tiên trở thành thương cảng.2T .................................................................. 39 2T .1.2. Quá trình hình thành thương cảng Hà Tiên.2T .............................................................................. 42 2T .2. CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA THƯƠNG CẢNG HÀ TIÊN.2T ....................................... 50 2T .2.1. Hoạt động buôn bán trong nước.2T ................................................................................................ 50 2T .2.2. Giao lưu thương mại với nước ngoài.2T ........................................................................................ 55 2T .2.3. Những ảnh hưởng đến đời sống văn hóa - xã hội.2T ...................................................................... 61 2T .3. VAI TRÒ CỦA DÒNG HỌ MẠC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG CẢNG HÀ TIÊN.2T 65 2TChương 3: THƯƠNG CẢNG HÀ TIÊN THỜI KỲ SUY TÀN (Đầu thế kỷ XIX)2T .................... 70 2T3.1. NGUYÊN NHÂN SUY TÀN CỦA THƯƠNG CẢNG HÀ TIÊN VÀO ĐẦU THẾ KỶ XIX.2T .......... 70 2T3.2.1. Sự tàn phá của chiến tranh:2T ....................................................................................................... 70 2T3.2.2. Những thay đổi về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.2T ............................................................................................................................................... 74 2T3.2.3. Sự thay đổi con đường thương mại Đông – Tây.2T ........................................................................ 75 2T3.2. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN ĐỐI VỚI HÀ TIÊN (ĐẦU THẾ KỶ XIX).2T ..................... 77 2T3.3.TRIỂN VỌNG CỦA CẢNG HÀ TIÊN NGÀY NAY.2T....................................................................... 81 2TKẾT LUẬN2T ................................................................................................................................... 87 2T ÀI LIỆU THAM KHẢO2T ............................................................................................................ 90 2TDANH MỤC PHỤ LỤC2T ............................................................................................................... 96 2THình 14 : Biển Hà Tiên (Nguồn : ................................................................... 97 2THình 16 : Tượng những nàng tiên đang tắm – sự tích tên gọi Hà Tiên (Ảnh - TVN)2T ................................ 97 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Hà Tiên là một vùng đất rất đặc biệt, từ tên gọi cho đến lịch sử hình thành và phát triển của nó. Nằm ở phía Tây cực Nam của Tổ Quốc, Hà Tiên là một vùng đất có cả biên giới biển lẫn biên giới lục địa, một vùng đất có nhiều ưu thế nhưng cũng ẩn chứa nhiều khó khăn trong xây dựng kinh tế và bảo vệ lãnh thổ. Vì thế, từ rất sớm, Hà Tiên đã trở nên nổi tiếng và nói như “nhà Hà Tiên học” Trương Minh Đạt, thì “Hà Tiên có bề dày lịch sử và văn hóa mà không phải địa phương nào cũng có” [14, tr. 6]. Thật vậy, đến với Hà Tiên, chúng ta sẽ đến với một xứ sở thơ mộng với nhiều danh thắng du lịch nổi tiếng như Hòn Phụ Tử - quanh năm rủ mình xuống biển xanh P(0F1)P, hay Hà Tiên thập vịnh – mười cảnh đẹp tuyệt diệu mà ngày xưa Mạc Thiên Tứ đã bình chọn với núi Tô Châu, núi Bình San, chùa Phù Dung, sông Giang Thành, …mà cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị; hoặc những bãi tắm tuyệt đẹp như mũi Nai, bãi Ớt, bãi Dương... với cát vàng mịn, nước trong xanh, quanh năm sóng biển rì rào, có thể gọi là một “Hạ Long phương Nam”. Và hơn tất cả, đến với Hà Tiên, chúng ta sẽ được sống lại một thời sôi động của những bước chân khai khẩn của lưu dân ở vùng đất mới; đến với không khí sinh hoạt văn chương của kẻ sĩ từ bốn phương ở vùng hải ngoại xa xôi; đến với cả không khí binh đao trong những ngày quân dân Hà Tiên chống giặc ngoại xâm dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của những người con ưu tú của Mạc gia và đặc biệt là quang cảnh buôn bán nhộn nhịp của thương khách gần xa của một hải cảng từng là “quyền lực thương mại” ở Việt Nam và thế giới lúc bấy giờ - thương cảng Hà Tiên. Thương cảng Hà Tiên hình thành từ những năm cuối thế kỷ XVII, phát triển đỉnh cao vào giữa thế kỷ XVIII và lùi tàn vào đầu thế kỷ XIX. Quá trình phát triển ấy của thương cảng Hà Tiên gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Hà Tiên. Hà Tiên xưa vốn là vùng đất rộng lớn có tên gọi là Mang Khảm hay Phương Thành trên danh nghĩa thuộc phủ Sài Mạt của Chân Lạp nhưng xét về mặt hành chính thì chưa có hệ (1) : Hiện nay, do sự bào mòn của sóng biển theo thời gian, một trong hai hòn đá của Hòn Phụ Tử đã chìm xuống lòng biển xanh. Tuy vậy, điều đáng mừng là tỉnh Kiên Giang đang có kế hoạch khôi phục lại Hòn phụ tử như hình ảnh vốn có của nó. thống chính quyền nào quản lí. Cho đến đầu thế kỷ XVII, Hà Tiên vẫn là một vùng đất hoang vu, rừng sác mịt mùng nhưng ở đó đã có các tộc người Khmer, người Việt…định cư, sinh sống và sự phát triển kinh tế đã ở một mức độ nhất định. Đến cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII (khoảng năm 1700 P(1F1)P), một người Trung Hoa tên là Mạc Cửu đã đến định cư, khai phá vùng đất Mang Khảm. Sau đó, Mạc Cửu thần phục vua Chân Lạp là Nặc Yêm (Ang Em) và được phong chức Ốc Nha (Oknha – chức quan cai quản một tỉnh). Với vị trí thuận lợi của Hà Tiên và khả năng của mình, Mạc Cửu đã xây dựng Hà Tiên thành một vùng đất phát triển trù phú bậc nhất thời ấy. Đến năm 1708, trước sự quấy phá của quân Xiêm và sự suy yếu của Chân Lạp, Mạc Cửu đã quyết định nương nhờ chúa Nguyễn, xác nhập vùng đất Hà Tiên vào lãnh thổ Việt Nam. Từ thời điểm ấy, Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ - người kế nghiệp ông đã ra sức xây dựng thương cảng Hà Tiên, biến nó thành cảng biển quan trọng nhất trên con đường buôn bán qua vịnh Thái Lan. Nhưng thương cảng Hà Tiên phát triển không êm ả mà đầy những biến đổi thăng trầm. Từ một địa điểm buôn bán nhỏ trên vùng đất hoang sơ, cảng Hà Tiên phát triển nhanh chóng, trở nên sầm uất, rồi lại suy tàn sau hơn một thế kỷ phát triển. Khoảng thời gian một thế kỷ không dài lắm nhưng cảng Hà Tiên cũng đã để lại những dấu ấn khó phai mờ. Và chính điều đặc biệt ấy của thương cảng Hà Tiên đã làm chúng tôi hết sức quan tâm. Đây là lí do quan trọng thúc đẩy chúng tôi chọn vấn đề thương cảng Hà Tiên làm đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu về thương cảng Hà Tiên là để tìm hiểu rõ trong quá khứ thương cảng Hà Tiên đã hình thành và phát triển như thế nào ? Họ Mạc có vai trò gì đối với sự phát triển của thương cảng Hà Tiên và vùng đất Hà Tiên ? Vì sao thương cảng Hà Tiên chỉ tồn tại đúng trong một thế kỷ ? Và với vị trí và tiềm năng của mình, ngày nay Hà Tiên sẽ phát triển ra sao ?... Mặc khác, Hà Tiên là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng nằm ở tận cùng phía Tây Nam Tổ Quốc thì việc tìm hiểu về Hà Tiên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình mở cõi Nam tiến của dân tộc Việt Nam, hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của Hà Tiên trong sự phát triển chung của đất nước. Trong những năm qua, với những tiềm năng vốn có và vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng, Hà Tiên – Kiên Giang giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển của (1) : Lấy mốc năm 1700 là theo sách Nghiên cứu Hà Tiên của nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt; Còn theo Trịnh Hoài Đức trong sách Gia Định thành thông chí thì Mạc Cửu đến Hà Tiên vào năm 1680. vùng đất Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Đúng như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã viết: “Kiên Giang là một cửa ngõ quan trọng ở phía Tây Nam Tổ Quốc” [51, tr. 10]. Chính vì thế, vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu sử học. Nhiều công trình nghiên cứu đã ra đời, khai thác nhiều lĩnh vực khác nhau mang tầm khu vực và ở từng địa phương. Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế lại rất ít, nhất là kinh tế thời trung cổ. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu về thương cảng Hà Tiên cũng chưa được quan tâm đúng mức. Đây là một khoảng trống khoa học cần được lắp đầy. Bởi vì muốn hiểu biết một cách đầy đủ khoa học về vùng đất Nam Bộ nói chung thì không thể không nói đến vùng đất Hà Tiên, trong đó có thương cảng Hà Tiên. “Không có nghiên cứu cơ bản thì không có nguồn dự trữ về lý luận…Nghiên cứu cơ bản là cơ sở cho sự phát triển toàn bộ nền khoa học của đất nước. Nghiên cứu cơ bản càng sâu, khả năng ứng dụng vào thực tiễn càng có hiệu quả”. [26, tr. 2] Như vậy, mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm: Thứ nhất, góp phần tìm hiểu một cách rõ nét và có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên trong lịch sử; hiểu rõ về vai trò của họ Mạc đối với sự phát triển của thương cảng Hà Tiên và vùng đất Hà Tiên, cũng như vai trò của chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong công cuộc mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam. Đó là những căn cứ quan trọng tạo cơ sở cho những hiểu biết cần thiết trong việc xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội trong hiện tại cũng như việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tiên trong tương lai; Hai là, những hiểu biết về di sản thương cảng Hà Tiên sẽ góp phần làm phong phú hơn những hiểu biết về những di sản chung của vùng đất Nam Bộ ở thế kỷ XVII – XIX, góp phần hoàn chỉnh bức tranh lịch sử Nam Bộ, lắp đầy khoảng trống khoa học. 2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hà Tiên nằm trong sự phát triển chung của vùng đất Nam Bộ, cho nên những tư liệu về vùng đất này đã được các sử gia triều Nguyễn đề cập đến trong các tác phẩm nổi tiếng như: Đại Nam thực lục (tiền biên và chính biên) và Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn. Đây là những bộ chính sử lớn nhất và quan trọng nhất của triều Nguyễn, ghi chép gần như toàn bộ những sự kiện chính liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn; về quá trình mở cõi phương Nam của dân tộc Việt. Trong những tác phẩm này, các sử gia đã cho chúng ta biết những nét chính yếu nhất về về vị trí địa lí, địa hình, những sản vật phong phú, quá trình khai phá và phát triển của vùng đất Hà Tiên. Đặc biệt là những sự kiện liên quan đến Mạc Cửu thần phục chúa Nguyễn, dâng đất Hà Tiên xác nhập vào lãnh thổ Việt Nam và những hoạt động của Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ trong việc xây dựng, phát triển, bảo vệ cảng thị Hà Tiên. Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cũng là một tác phẩm đã đề cập đến nhiều chi tiết quý báu để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vùng đất Hà Tiên. Mặc dù trong tác phẩm, nhà bác học không trực tiếp viết về Hà Tiên nhưng ít nhiều đã nói đến những ưu thế của Hà Tiên trong việc phát triển kinh tế, nhất là kinh tế thương nghiệp, cũng như mối quan hệ giữa thương cảng Hà Tiên với Đàng Ngoài và các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt, tác phẩm quan trọng nhất có ghi chép về Hà Tiên phải kể đến là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Đây có thể được coi là tác phẩm viết về Hà Tiên nhiều nhất và đầy đủ nhất. Trong cả 3 tập Thượng, Trung, Hạ, tác giả đều có phần viết về Trấn Hà Tiên. Tác giả đã phác họa cho chúng ta một cách khá rõ nét đặc điểm vị trí địa lí, xã hội, kinh tế, về hình thể của thương cảng Hà Tiên. Đó là những tư liệu vô cùng quý giá, cho phép các thế hệ nghiên cứu sau này hình dung được những nét lớn về bộ mặt của vùng đất Hà Tiên vào thế kỷ XVII – XIX. Có thể nói, đó là những tác phẩm đầu tiên nghiên cứu về vùng đất phía Nam của Tổ quốc. Và mặc dù, những sử liệu về vùng đất Hà Tiên được ghi chép khá tản mạn nhưng đây là một căn cứ quan trọng để chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này. Bên cạnh các bộ sử lớn trên, lịch sử vùng đất Hà Tiên đã được đề cập đến trong một số tác phẩm của các tác giả trong và ngoài nước. Tác phẩm đầu tiên phải kể đến là Mạc thị gia phả của Dinh Đức hầu Vũ Thế Dinh. Do là người trong cuộc, chứng kiến mọi bước phát triển và những biến cố thăng trầm của Hà Tiên, nên trong Mạc thị gia phả, Vũ Thế Dinh đã đề cập đến nhiều thông tin quan trọng để giúp chúng ta hiểu đúng hơn về họ Mạc và đất Hà Tiên nói riêng, về một bộ phận quan trọng của lãnh thổ xứ Đàng Trong các thế kỷ XVII và XVIII nói chung. Đọc Mạc thị gia phả chúng ta sẽ có thêm những cơ sở tư liệu tin cậy để hình dung về chủ trương của họ Mạc trong việc quy tụ nhân dân lưu tán về mở đất lập làng tại Hà Tiên, về vị trí cũng như quy mô cụ thể của bảy xã thôn đầu tiên nằm rải rác trên vùng đất ngày nay tương ứng với các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Đọc Mạc thị gia phả chúng ta sẽ hiểu được Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ “đã tìm cách thi vị hóa vùng đất Hà Tiên nhằm tạo ra sức hấp dẫn đối với kẻ sĩ và thường dân trong khắp bốn phương thiên hạ ra sao” [24, tr. 9]. Có thể nói, Mạc thị gia phả là cuốn sử sinh động nhất về vùng đất Hà Tiên. Thế nhưng, đáng tiếc là Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh cũng tồn tại nhiều hạn chế. Đó là xác định chưa đúng niên đại Mạc Cửu đến lập nghiệp ở vùng đất Mang Khảm, khi cho rằng đó là năm 1671 [24, tr. 14]. Mốc thời gian này được nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt xác định là khoảng năm 1700. Hay Vũ Thế Dinh chép rằng sự kiện Mạc Cửu dâng đất Mang Khảm, thần phục chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) diễn ra vào năm 1714 cũng không chính xác. Sự kiện này xảy ra vào năm 1708 mới đúng. Điều này đã được xác nhận trong nhiều bộ sách lớn của các sử gia triều Nguyễn. Hoặc là trong Mạc thị gia phả, Vũ Thế Dinh ít ghi chép về vấn đề phát triển kinh tế của Hà Tiên mà quan tâm nhiều đến cuộc tranh chấp quyền lực của các thế lực phong kiến, về sự tồn vong của dòng họ Mạc. Tuy vậy, dù còn có những hạn chế nhất định nhưng giá trị lịch sử của Mạc thị gia phả là không thể phủ nhận. Đúng như Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết : Mạc thị gia phả được xem “ là bộ sử giản lược về Nam Bộ nói riêng và xứ Đàng Trong nói chung” [24, tr. 5]. Vì thế, tìm hiểu về thương cảng Hà Tiên chúng ta không thể bỏ qua tác phẩm này. Một công trình khác rất đáng kể tới về mặt khoa học là tác phẩm Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, Hà Tiên (Kiên Giang – Minh Hải), (NXB. Tp. HCM, 1994) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu. Dựa trên nguồn tài liệu quý giá là 35 tập, gồm 144 quyển địa bạ của tỉnh Hà Tiên được triều Nguyễn lập năm 1836, Nguyễn Đình Đầu đã miêu tả kỹ lưỡng, chân xác địa lí lịch sử Hà Tiên, địa bàn từng huyện của tỉnh, thống kê diện tích điền thổ của các xã thôn. Địa bạ tỉnh Hà Tiên đã đóng góp căn bản vào việc tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội của Hà Tiên ở thế kỷ XIX. Một tác phẩm quan trọng khác cũng đề cập đến Hà Tiên là tác phẩm Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa (chủ biên). Với bốn chương, tác phẩm đã trình bày một cách rõ nét quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong các thế kỷ XVII, XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX và thời thuộc Pháp. Đây được coi là tác phẩm đánh dấu một cột mốc ban đầu cho các công trình nghiên cứu về công cuộc khẩn hoang đồng bằng sông Cửu Long. Trong tác phẩm, các tác giả đã dành một phần phân tích về vùng đất Hà Tiên trong bức tranh tổng thể lịch sử khai hoang vùng đất Nam Bộ. Một số tác giả cũng đề cập đến lịch sử Hà Tiên nhưng chủ yếu là trong bối cảnh lịch sử Nam Bộ như : Việt sử xứ Đàng Trong – cuộc nam tiến của dân tộc Việt của Phan Khoang, Lịch sử khẩn hoang Miền Nam của Sơn Nam, Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam do GS. Vũ Minh Giang (chủ biên), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX của Huỳnh Lứa… Năm 2008, nhân kỷ niệm 300 trấn Hà Tiên, nhà “Hà Tiên học” Trương Minh Đạt đã cho ra đời một tác phẩm rất đáng quan tâm, tác phẩm Nghiên cứu Hà Tiên (Tạp chí xưa và nay, NXB. Trẻ ấn hành). Đây là một công trình chuyên khảo rất có giá trị về vùng đất Hà Tiên với tập hợp gồm 35 bài khảo cứu – đính chính – tư liệu được viết từ năm 1990 đến nay. Với tầm hiểu biết sâu rộng về đất Hà Tiên, cộng với những ý kiến mang tính phát hiện, tác giả đã đưa ra nhiều kiến giải quan trọng, giúp chúng ta nhận thức đứng đắn về các sự kiện, niên đại …liên qua đến quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Hà Tiên như : người xây dựng lũy đất Trúc Bàn Thành là Mạc Cửu, từ đầu thế kỷ XVIII, chứ không phải là từ giữa thế kỷ XIX; Mạc Cửu bắt đầu tạo dụng cơ nghiệp ở Hà Tiên vào năm 1700 (chứ không phải năm 1671, 1674, 1680, 1708, hay 1715 như một số tác giả đã viết); Mạc Cửu thần phục chúa Nguyễn vào năm 1708 (chứ không phải năm 1714 như Vũ Thế Dinh đã viết trong Mạc thị gia phả)…Ngoài ra tác giả còn giúp chúng ta xác định vị trí của nền nhà Chiêu Anh Các, hiểu về lai lịch chùa Phù Dung. Đặc biệt, ông đưa ra ý kiến Hà Tiên từng là điểm cư trú xưa của người Việt cổ. Tuy vậy, điểm đáng tiếc là trong Nghiên cứu Hà Tiên, tác giả Trương Minh Đạt lại ít quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế của vùng đất Hà Tiên nói chung và cảng Hà Tiên nói riêng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tìm thấy nhiều bài viết chuyên khảo về thương cảng Hà Tiên như : Kinh tế Hà Tiên – Rạch Giá thời Pháp thuộc (1867 – 1939), luận án phó Tiến sĩ sử học của Nguyễn Thùy Dương. Đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về vùng đất Hà Tiên. Tác giả đã giành toàn bộ chương một để trình bày về lịch sử khai phá vùng đất Hà Tiên. Các chương còn lại viết về kinh tế Hà Tiên – Rạch Giá thời Pháp thuộc nhưng lại thiên về kinh tế nông nghiệp, ít nói về kinh tế thương nghiệp, nhất là ở thế kỷ XVIII. Điều này cũng dễ hiểu, vì nó nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cùng với đó, các bài viết Hà Tiên từng là thương cảng trung tâm Đông Nam Á của Nguyên Khang, đã chứng minh Hà Tiên là một thương cảng sầm uất vào thế kỷ XVIII; Công cuộc khai phá trấn Hà Tiên vào những thập kỷ cuối thế kỷ XVII, nửa đầu thế kỷ XVIII và vai trò của họ Mạc của Huỳnh Lứa, phân tích khá rõ nét vai trò của họ Mạc đối với công cuộc khai phá và phát triển vùng đất Hà Tiên; Vai trò lịch sử của Hà Tiên trong tiến trình mở đất phương Nam của dân tộc Việt Nam của Trương Minh Đạt, khẳng định vị thế của Hà Tiên trong lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ; Nam Bộ Việt Nam – Môi trường kinh tế biển và mối quan hệ với các quốc gia khu vực (thế kỷ XVII – XVIII) của Nguyễn Văn Kim, đề cập khá nhiều chi tiết liên quan đến hoạt động thương nghiệp của cảng Hà Tiên trong mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực, nhất là đối với Xiêm; Hà Tiên trong lịch sử Nam Bộ đến cuối thế kỷ XVIII của Nguyễn Hữu Hiếu.v.v. cũng đã đề cập đến sự phát triển của thương cảng Hà Tiên ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đây chính là những luận điểm rất quan trọng, giúp tác giả luận văn tiếp tục phát triển để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh các nhà nghiên cứu trong nước, một số tác giả nước ngoài cũng đã quan tâm nghiên cứu về Hà Tiên. Họ Mạc và chúa Nguyễn ở Hà Tiên (Văn hóa Á Châu số 7, tháng 10 – 1958) của Trần Kinh Hòa (Chen Ching Ho) là một ví dụ. Ngoài ra, còn phải kể đến một số tác phẩm viết bàng tiếng Pháp nghiên cứu về Hà Tiên như Un Chinois des Mers du Sud le Fondateur de Ha Tien (Người Trung Hoa ở biển Nam, người sáng lập Hà Tiên) của Emile Gaspardone (Tạp chí journal Asiatique, 1952)… Đặc biệt vào tháng 9 năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phối hợp với Viện Văn học nghệ thuật Việt Nam (phân viện Tp. Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo Khoa học Di sản văn hóa Hà Tiên – bảo tồn và phát triển. Cuộc hội thảo đã quy tụ được trên 100 bài viết của các nhà nghiên cứu, đề cập đến nhiều khía cạnh văn hóa của vùng đất Hà Tiên, giúp chúng ta có cái nhìn khá toàn diện về di sản văn hóa Hà Tiên. Như vậy, đã có nhiều tác giả, tác phẩm đề cập đến vùng đất Hà Tiên. Điều dễ nhận thấy là các tác phẩm ấy chỉ nghiên cứu về Hà Tiên trong lịch sử chung của Nam Bộ, hoặc có nghiên cứu chuyên khảo thì cũng chỉ ở mức độ sơ lược, mang tính gợi ý, chứ chưa có một tác phẩm nào đề cập một cách toàn diện và có hệ thống lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên ở thế kỷ XVII – XIX. Vì vậy, cần có một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về thương cảng Hà Tiên. Dẫu biết rằng, đây là một vấn đề khó, đòi hỏi nhiều công sức để đầu tư nghiên cứu nhưng trên cơ sở thừa hưởng thành quả của những người đi trước, cùng với sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân, tác giả mong muốn làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. 3.NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã kế thừa về tư liệu và cả về lý luận của các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài. Thực tế đã có nhiều nguồn sử liệu ghi lại quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên nhưng lại tản mạn, thiếu hệ thống, chậm chí là trùng lập, rất khó nghiên cứu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi đã cố gắng khai thác các nguồn sử liệu sau: Một là, các bộ chính sử được ra đời dưới triều Nguyễn như Đại Nam thực lục (chính biên và tiền biên), Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí, Phủ biên tạp lục …Đây chính là nguồn tài liệu gốc mà chúng tôi dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện, niên đại liên qua đến vùng đất Hà Tiên. Hai là, các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, trong đó có đề cập đến vùng đất Hà Tiên với nhiều khía cạnh khác nhau. Và những tác phẩm chuyên khảo về Hà Tiên của một số ít các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Những tác phẩm này, bên cạnh việc dựa vào các tư liệu gốc trình bày về lịch sử vùng đất Hà Tiên, đã đưa ra nhiều kiến giải quan trọng, làm cơ sở để chúng tôi hiểu rõ hơn vấn đề đặt ra. Ba là, các bài viết trên tạp chí khoa học như tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí xưa và nay. Các bài báo cáo trong các hội thảo khoa học về vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII – XIX, kỷ yếu Hội thảo về Hà Tiên và các bài viết đăng trên các báo có uy tín. Đặc biệt, chúng tôi đã sử dụng kho tư liệu đồ sộ trên Internet, trên cơ sở so sánh, đối chiếu và chọn lọc kỹ càng. Bốn là, nguồn tài liệu điền dã tại Hà Tiên, Kiên Giang, thu thập từ các cuộc tọa đàm với các học giả có hiểu biết sâu sắc về Hà Tiên và những tư liệu về dòng họ Mạc còn lưu giữ trong nhân dân ở địa phương. Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau : 1. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Đây là hai phương pháp căn bản được sử dụng trong luận văn. Vận dụng phương pháp lịch sử là dựa trên những sử liệu lịch sử xác thực để miêu tả, khôi phục lại quá khứ gần đúng như nó từng tồn tại. Cụ thể ở đây là quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên. Phương pháp logic được vận dụng trong việc hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, hình thành ý kiến nhận xét, đánh giá khoa học về vấn đề được nghiên cứu. Hai phương pháp này được vận dụng phối hợp trong toàn bộ các chương của luận văn. 2. Bên cạnh hai phương pháp đặc trưng của khoa học lịch sử, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như phương pháp liên ngành, phương pháp tiếp cận hệ thống và đặc biệt là phương pháp khảo sát điền dã. Vận dụng những phương pháp ngày cho phép tôi phân tích, đánh giá một cách chính xác các số liệu, tình hình phát triển kinh tế của thương cảng Hà Tiên dựa trên phương pháp của kinh tế chính trị học; đặt thương cảng Hà Tiên trong bối cảnh lịch sử Đàng Trong nói riêng và cả nước nói chung để nghiên cứu; đồng thời khảo sát vị trí thực tế của thương cảng Hà Tiên ngày nay, tiếp xúc với các di tích gắn liền với dòng họ Mạc, sưu tầm các tài liệu dân gian… Từ đó, có thể hình dung và tái hiện lại phần nào hình ảnh của thương cảng Hà Tiên xưa. 3. Ngoài ra, tôi cũng sử dụng các phương pháp như : phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh…để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. 4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên trong lịch sử. Không gian nghiên cứu của luận văn được xác định là vùng đất thuộc thị xã Hà Tiên ngày nay. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, không gian cũng được mở rộng cả vùng đất Hà Tiên xưa, tức là vùng đất thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu ngày nay. Về mặt thời gian, luận văn được giới hạn trong khoảng từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX. Mốc mở đầu được xác định là khoảng năm 1700, khi Mạc Cửu đến định cư khai phá ở Hà Tiên và mốc kết thúc là năm 1867 – năm sáu tỉnh Nam Kỳ P(2F1)P (trong đó có Hà Tiên) (1) : Sáu tỉnh Nam kỳ khi ấy là : Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. rơi vào ách cai trị của thực dân Pháp. Sự giới hạn này nhằm làm sáng tỏ thời kỳ phát triển hoàng kim của thương cảng Hà Tiên. Trong phạm vi tài liệu mà tác giả tiếp cận được, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề sau: 1. Quá trình khai phá vùng đất Hà Tiên thời kỳ thời các chúa Nguyễn và dòng họ Mạc. 2. Các hoạt động kinh tế của thương cảng Hà Tiên thời kỳ phát triển đỉnh cao ở thế kỷ XVIII qua hoạt động kinh tế trong nước và ngoài nước. 3. Mối quan hệ về kinh tế giữa Hà Tiên với Đàng Trong (Gia Định – Đồng Nai…), Đàng Ngoài (Hội An, Đà Nẵng…), các quốc gia trong khu vực (Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm …) và cả với các nước Châu Âu. 4. Vai trò của họ Mạc (Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ) đối với vùng đất Hà Tiên. 5. Những nguyên nhân làm cho thương cảng Hà Tiên suy tàn vào đầu thế kỷ XIX và nguyên nhân nào là quan trọng nhất. 6. Phác họa những nét cơ bản về triển vọng phát triển của Hà Tiên ngày nay. Qua những vấn đề trên, luận văn có những đóng góp sau : Thứ nhất, làm rõ quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Hà Tiên từ thế kỷ XVII – XIX. Với những phác họa rõ nét qua từng thời kỳ lịch sử, luận văn sẽ giúp cho người đọc nắm một cách tương đối hoàn chỉnh lịch sử phát triển của thương cảng Hà Tiên từ thuở sơ khai đến thời kỳ phát triển đỉnh cao thời họ Mạc và lùi tàn vào đầu triều Nguyễn. Thứ hai, hình thành một cách tương đối bức tranh lịch sử về thương cảng Hà Tiên. Bằng những cứ liệu lịch sử cụ thể và dẫn chứng sinh động, luận văn giúp cho người đọc có thêm kiến thức thú vị rằng, Hà Tiên không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp của non nước, sự trù phú của thiên nhiên và sự hào phóng của dân cư mà Hà Tiên còn nổi tiếng với một thương cảng trù phú bậc nhất khu vực Đông Nam Á vào thế kỷ XVIII. Trong suốt một thế kỷ, cảng Hà Tiên là một quyền lực thương mại của con đường buôn bán Đông – Tây trên biển qua vịnh Thái Lan, giữ vai trò quan trọng trong nền thương mại Việt Nam và thế giới ở thế kỷ XVIII, trước khi vai trò này được chuyển giao cho thương cảng Sài Gòn vào giữa thế kỷ XIX. Thứ ba, qua việc trình bày quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên, vùng đất Hà Tiên, luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò của các chúa Nguyễn và họ Mạc trong sự nghiệp mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam. Từ đó, luận văn giúp cho người đọc hiểu hết giá trị, biết trân trọng những cống hiến của cha ông và biết gìn giữ di sản của dân tộc, biết phấn đấu sao cho xứng đáng với những người đi trước. Luận văn được trình bày trong 163 trang và cấu tạo thành ba phần : Phần mở đầu: Trình bày lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu vấn đề, nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. (gồm có 15 trang, từ trang 4 – trang 18). Phần nội dung: Gồm có ba chương. (gồm có 90 trang, từ trang 19 – trang 108). + Chương một : Khái quát đặc điểm địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng đất Hà Tiên. Trong chương này, luận văn trình bày những nét cơ bản đặc điểm về vị trí địa lí và đặc điểm kinh tế - xã hội và quá trình khai phá vùng đất Hà Tiên thời các chúa Nguyễn và họ Mạc. (gồm có 29 trang, từ trang 19 – trang 47) + Chương hai : Sự ra đời và phát triển của thương cảng Hà Tiên ._.(thế kỷ XVII – XVIII). Luận văn trình bày những điều kiện dẫn đến sự ra đời của thương cảng Hà Tiên; quá trình quát triển của thương cảng Hà Tiên, các hoạt động kinh tế trong nước và ngoài nước; sự phát triển về văn hóa – xã hội; vai trò của họ Mạc đối với vùng đất Hà Tiên. (gồm có 41 trang, từ trang 48 – trang 88). + Chương ba : Thương cảng Hà Tiên thời kỳ suy tàn (đầu thế kỷ XIX). Trong chương này, luận văn trình bày những nguyên nhân làm cho thương cảng Hà Tiên suy tàn; chính sách của nhà Nguyễn đối với Hà Tiên (đầu thế kỷ XIX) và những phác họa về triển vọng phát triển của Hà Tiên ngày nay. (gồm có 22 trang, từ trang 89 – trang 110) Phần kết luận: Trình bày khái quát những nội dung đã thể hiện trong luận văn và khẳng định những đóng góp của luận văn. (gồm có 3 trang, từ trang 111 – trang 113). Tài liệu tham khảo : Liệt kê các tài liệu chính có trích dẫn trong luận văn. (gồm có 7 trang, từ trang 114 – trng 120). Phần phụ lục : Trình bày một số tài liệu tham khảo liên quan đến luận văn. (gồm có 43 trang, từ trang 121 đến trang 163). Chương 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN Lịch sử phát triển của vùng đất Hà Tiên đã trải qua nhiều biến đổi thăng trầm. Hà Tiên xưa kia vốn là vùng đất hoang vu với tên gọi là Mang Khảm. Đến khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu đã đến khai phá vùng đất đó. Ông đã ra sức mở mang, khai phá và phát triển buôn bán làm cho vùng đất này trở thành trù phú. Vào năm 1708, Mạc Cửu đã thần phục chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu (chúa Minh). Từ đó, vùng đất do Mạc Cửu cai quản thuộc về lãnh thổ Việt Nam và có tên gọi là Hà Tiên. Sau đó, con Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ đã mở rộng thêm vùng đất này. Đến đời vua Minh Mạng, Hà Tiên là một trong 30 tỉnh của Việt Nam và là một trong 6 tỉnh của Nam Bộ. Ngày nay, Hà Tiên là một thị xã phát triển của tỉnh Kiên Giang. 1.1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HÀ TIÊN. 1.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên. Hà Tiên xưa là vùng đất rộng lớn (bao gồm toàn bộ tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, một phần nhỏ của tỉnh An Giang và tỉnh Sóc Trăng ngày nay), là dãy đất tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc Việt Nam, cũng là vùng đất cuối cùng phía Tây Nam của đồng bằng sông Cửu Long. Ngày nay về địa giới hành chính, Hà Tiên thuộc về tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên là 617.709 ha, trong đó phần đất liền là 554.734 ha, phần hải đảo là 62.975 ha, chiếm 1,9% diện tích cả nước và đứng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Kiên Giang có chung đường biên giới đất liền với Camphuchia ở phía Bắc trên chiều dài 56,8 km, phía Đông và đông Nam giáp các tỉnh An Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp các tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau; phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km. Trên phần đất liền, tỉnh Kiên Giang nằm trong khoảng từ 9P0P23’50” đến 10P0P32’30” vĩ độ Bắc và từ 104P0P26’40” đến 105P0P32’40” kinh độ Đông. Phần biển và hải đảo từ 10P0 P đến 10P0P27’ vĩ độ Bắc và từ 103P0P50’10” đến 104P0P50’ độ kinh Đông. [72, tr. 324] Tỉnh Kiên Giang gồm một thành phố (Rạch Giá), một thị xã (Hà Tiên), 7 huyện đất liền : Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và hai huyện hải đảo : Kiên Hải và Phú Quốc. So với các tỉnh khác của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thì thiên nhiên của Kiên Giang đa dạng, phức tạp và biến động hơn. Kiên Giang có vùng đồng bằng phù sa phì nhiêu, có núi, có rừng, có sông rạch và biển cả, hải đảo. Kiên Giang là vùng tiếp giáp giữa cổ đại và hiện đại, núi, biển và quá trình bồi đắp vẫn đang tiếp tục. Địa hình Kiên Giang tương đối bằng phẳng, ngoại trừ các đảo và núi, theo hướng thấp dần từ đông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 – 1,2 m) xuống tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 – 0,4 m) so với mặt nước biển. Địa hình đồi núi của Kiên Giang tập trung tại ven biển phía tây Bắc, thuộc các huyện Hòn Đất, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, độ cao trung bình dưới 200m. Địa hình vùng đồng bằng thuộc các huyện còn lại của tỉnh, được phù sa sông Hậu bồi đắp, độ cao trung bình từ 0,2 – 0,4 m, có nhiều kênh rạch và sông ngòi chảy qua. Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên khí hậu Kiên Giang mang tính chất nhiệt đới đại dương với đặc chung là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Tổng lượng bức xạ trong năm đạt từ 120 – 130 kca/cmP2P, nhiệt độ trung bình trong năm là 27,0 – 27,6P0PC. Khí hậu Kiên Giang thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình. Kiên Giang là tỉnh có nhiều mưa ở Nam Bộ. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1600 – 2000 mm ở đất liền và 2400 – 2900 mm ở khu vực hải đảo. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, tập trung đến 90% lượng mưa cả năm. Tháng có mưa nhiều nhất là tháng 8 (lượng mưa đạt 300 – 500 mm), gây khó khăn cho thu hoạch và bảo quản lúa hè thu. Mùa khô ở Kiên Giang kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Trong mùa khô, hầu như không có mưa, đặc biệt ít mưa nhất là tháng 1. Nhìn chung, khí hậu ở Kiên Gang có những thuận lợi cơ bản : ít thiên tai, không có bão đổ bộ trực tiếp, không rét, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, rất thuận lợi cho cuộc sống con người cũng như cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, do nằm ở ven biển, nên Kiên Giang chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều Biển tây, với đặc trưng là chế độ nhật triều không đều, chi phối rất lớn khả năng tiêu úng về mùa mưa và bị ảnh hưởng lớn của sự xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống. Đất đai của Kiên Giang cũng rất đa dang. Phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc là nhóm đất hình thành tại chỗ - đất pheralit và sialit – pheralit. Phân bố ở các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Rạch Giá, Hòn Đất, Gò Quao là đất phù sa ngọt. Đây là loại đất tốt nhất ở Kiên Giang, giàu đạm và kali rất thích hợp cho cây trồng. Đất phèn, chiếm tới 40% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở Hà Tiên, Hòn Đất, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận. Loại đất này chỉ thích hợp trồng các giống cây như tràm, khóm, hoặc sử dụng kỹ thuật lên liếp, ém phèn để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Ngoài ra còn có đất mặn và đất phèn mặn, phân bố rải rác các huyện trong tỉnh. Các loại đất này chỉ có thể trồng lúa một vụ, trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. Về chế độ thủy văn, Kiên Giang có ba sông lớn là sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Giang Thành và một số sông rạch nhỏ. Trong đó, đáng kể nhất là sông Giang Thành – một trong “Hà Tiên thập vịnh”, không chỉ có giá trị về thủy lợi, giao thông, thương mại mà còn có giá trị về du lịch. Sông Giang Thành bắt nguồn từ cao nguyên Sài Mạt (Camphuchia) và chảy vào khu vực Hà Tiên. Chiều dài sông trên lãnh thổ Kiên Giang là 23 km. Sông đổ vào Đông Hồ (Hà Tiên) với chiều rộng cửa sông trên 200 m. Sau này sông Giang Thành được nối liền với kênh Vĩnh Tế, tạo nên tuyến đường thủy quan trọng từ Châu Đốc đến Hà Tiên. Nguồn nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có trạng thái nghịch lý là “cực kỳ thừa thãi mà cũng cực kỳ thiếu thốn” [8, tr. 12] và chế độ nước ở Kiên Giang cũng không thoát khỏi nghịch lý đó mà còn có phần trầm trọng hơn. Chế độ thủy văn Kiên Giang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chế độ lũ sông Cửu Long, chế độ mưa nội vùng và chế độ thủy triều của vịnh Thái Lan. Mùa lũ ở Kiên Giang thường chậm hơn mùa mưa khoảng 3 tháng, kéo dài trong 5 tháng (từ thàng 7 – 11). Thời gian ngập lụt kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ thường xảy ra vào đầu tháng 10, tuy nhiên cũng có năm đến sớm hơn hoặc muộn hơn (tháng 9 hoặc đầu tháng 11). Mùa cạn ở Kiên Giang kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6. Vào mùa cạn, tình trạng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, gây nhiễm mặn cho vùng, nội vùng, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nước ngọt cho sản xuất và đời sống. Biển và hải đảo là một điểm đặc biệt của thiên nhiên Kiên Giang. Biển Kiên Giang nằm ở phía Đông vịnh Thái Lan, là nơi rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế biển và là nơi thuận lợi cho việc buôn bán giao thương. Tài nguyên thủy sản của Kiên Giang rất phong phú, đa dạng bao gồm tôm, cá các loại và nhiều đặc sản quý như đồi mồi, hải sâm, sò huyết, nghêu lụa, ngọc trai, bào ngư, mực, vi (vây) cá… Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam thì trữ lượng tôm cá ở biển Hà Tiên – Kiên Giang ước tính khoảng 465 nghìn tấn, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng (khoảng trên 200 nghìn tấn). [72, tr. 334] Với nguồn thủy hải sản phong phú, cùng với việc Hà Tiên – Kiên Giang có bờ biển dài hơn 200 km dọc theo Vịnh Thái Lan, Hà Tiên – Kiên Giang là nơi rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế biển và là nơi thuận lợi cho việc buôn bán giao thương. Hiện nay, ngư trường vùng biển Tây Nam (bao gồm tỉnh Cà Mau và Kiên Giang) là một trong những ngư trường lớn nhất cả nước với diện tích khai thác trên 63 nghìn kmP2P. Kiên Giang là một tỉnh quy tụ nhiều đảo nhất của Nam Bộ và Trung Bộ Việt Nam, có trên 100 hòn đảo lớn nhỏ, có những hòn đơn và những quần đảo. Có thể kể như: hòn Sơn Rái, Hòn Tre, Hòn Chông… và đặc biệt là đảo Phú Quốc – là một đảo lớn nhất trong các đảo của Việt Nam. Đảo Phú Quốc có vị trí đặc biệt đối với vịnh Thái Lan cả về kinh tế, giao thương và quốc phòng. Từ xa xưa, đảo Phú Quốc là một điểm đến quan trọng trong các hoạt động buôn bán của thương cảng Hà Tiên. Các núi đồi ở Kiên Giang là một nguồn nguyên liệu lớn lao, đặc biệt là với công nghiệp khai khoáng, nhất là các mỏ đá vôi. Toàn tỉnh có trên 20 ngọn núi đá vôi, tập trung nhiều nhất ở Hà Tiên với trữ lượng khoảng 440 triệu tấn, trữ lượng có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng là gần 250 triệu tấn. Nguồn đá vôi phong phú của tỉnh không chỉ có giá trị để sản xuất vật liệu xây dựng mà còn tạo ra những hang động và danh lam thắng cảnh có ý nghĩa du lịch. “Đá vôi được xác nhận là thế mạnh của tỉnh Kiên Giang so với các tỉnh Nam Bộ. Nó được coi là một trong những mỏ chiến lược của nước ta. Vì vậy, phải sử dụng sao cho hợp lý và kinh tế nhất”. [34, tr. 48] Rừng của Kiên Giang gồm nhiều loại như rừng ven sông, rừng gỗ lớn, rừng ngập mặn và rừng tràm với nguồn tài nguyên rất phong phú và dồi dào. Rừng ngập mặn Kiên Giang, tiêu biểu là vườn quốc gia U Minh Thượng là nơi sinh sống của nhiều sinh vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Rừng ngập mặn của Kiên Giang có vai trò lớn trong bảo tồn, cải tạo đất và lấn biển. Rừng tràm là rừng đặc trưng của vùng đất phèn. Cây tràm chủ yếu làm củi đốt, vật liệu xây dựng, lá tràm dùng chiết suất tinh dầu. Rừng tràm có tác dụng cải tạo đất phèn và cân bằng sinh thái, nhất là những vùng mà môi trường thiên nhiên đã bị hủy hoại. Từ xa xưa, rừng là nơi cung cấp chất đốt, vật liệu xây dựng, chất nhuộm và cũng là nơi sinh sống, nơi cung cấp dinh dưỡng của nhiều loại cá, tôm và nhiều loại giáp xác. Hiện nay do quá trình khai hoang nên diện tích rừng đã bị thu hẹp nhiều. Có thể thấy, vị trí địa lí và thiên nhiên của tỉnh Kiên Giang rất giàu tiềm năng, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Đây là cửa ngõ của Tổ Quốc Việt Nam đi ra vịnh Thái Lan và là một vị trí tốt để giao lưu với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó, thiên nhiên Kiên Giang cũng chứa đựng nhiều khó khăn, thách thức cho việc thích ứng cải tạo và chinh phục, nhất là thời kỳ xa xưa. Điều này lí giải cho sự hoang du của nó cho đến tận thế kỷ XVII. Trong sự phát triển tỉnh Kiên Giang ngày nay, thị xã Hà Tiên với nhiều thế mạnh của mình, đang giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Thị xã Hà Tiên nằm phía Tây Bắc tỉnh 2TKiên Giang2T, phía Đông và phía Nam giáp huyện 2TKiên Lương2T; phía Tây giáp Biển tây; phía bắc giáp 2TCampuchia2T. Thị xã Hà Tiên gồm có 7 đơn vị trực thuộc là phường Đông Hồ, phường Bình San, phường Pháo Đài, phường Tô Châu, xã Thuận Yên, xã Mỹ Đức và xã đảo Tiên Hải. Diện tích tự nhiên của thị xã Hà Tiên là 8.851,5 ha, trong đó đầm ngập mặn Đông Hồ chiếm 1.047 ha. Hà Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, do ở vĩ độ thấp và ở ven biển nên khí hậu mang tính chất khí hậu đại dương. 2TNhiệt độ2T trung bình hàng năm khoảng 27 – 28°C, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 (25 – 26°C); tháng nóng nhất là tháng 4 và tháng 5 (28 – 29°C). 2TĐộ ẩm tương đối2T trung bình 81,9%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác của đồng bằng 2Tsông Cửu Long2T. Lượng mưa lớn, trung bình 2.118 mm/năm. Địa hình thị xã Hà Tiên rất đa dạng, bao gồm 2Tđồng bằng2T, 2Tnúi2T và núi đá, hang động, 2Tbiển2T, 2Tđầm2T, 2Tquần đảo2T… Thi sĩ Đông Hồ đã từng ca ngợi Hà Tiên như một Việt Nam thu nhỏ : “Ở đó kì thú thay, như gồm đủ hết. Có một ít hang sâu động hiếm của Lạng Sơn. Có một ít ngọn núi đá chơi vơi ngoài biển của Hạ Long. Có một ít núi đá vôi của Ninh Bình. Có một ít thạch thất sơn môn của Hương tích. Có một ít Tây Hồ, một ít Hương Giang. Có một ít chùa chiền của Bắc Ninh, một ít lăng tẩm của Thuận Hóa. Có một ít Đồ Sơn, Cửa Tùng, một ít Nha Trang, Long Hải…”. [32, tr. 26] Hà Tiên có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hòn Phụ Tử, hang Tiền, Thạch Động, núi Bình San, núi Phù Dung, núi Lộc Trĩ, núi Đá Dựng, núi Châu Nham, Hòa Đại Kim dữ, biển Đông Hồ,…và nhiều bãi biển tuyệt đẹp như bãi Dương, Mũi Nai…không chỉ có giá trị về mặt phát triển du lịch mà còn có giá trị về văn hóa bởi những câu chuyện nửa thật, nửa hư xung quanh các danh thắng ấy. Hà Tiên có khoảng 22 km chiều dài bờ biển, với rất nhiều tài nguyên lâm sản, hải sản phong phú, rất thuận lợi để phát triển thương nghiệp trên biển. Trong đó, biển Đông Hồ có vị trí đặc biệt quan trọng. Biển Đông Hồ là vùng biển rộng, chia thị xã làm hai khu riêng biệt: phía đông Nam là phường Tô Châu và Thuận Yên; phía tây Bắc là phường Đông Hồ, phường Bình San, phường Pháo Đài và xã Mỹ Đức. Đây là nơi rất thuận lợi để xây dựng cảng biển. Ngoài ra, Hà Tiên còn có xã đảo Tiên Hải (quần đảo Hải Tặc) gồm 15 đảo lớn nhỏ là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đầy tiềm năng. Như vậy, vùng đất Hà Tiên có nhiều kiều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Trong đó, phát triển kinh tế biển, với việc khai thác nguồn lợi từ biển, xây dựng các hải cảng làm nơi trung chuyển, trao đổi mua bán hàng hóa và phát triển du dịch dựa trên những danh lam thắng cảnh nổi tiếng là hai ưu thế nổi bật của Hà Tiên. Hiểu rõ về vị trí địa lí, thiên nhiên của vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang là điều kiện rất quan trong để xây dựng chiến lược phát triển vùng đất này về mọi mặt trong tương lai, nhất là về kinh tế. Đồng thời, hiểu rõ về vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang ngày nay là nhân tố quyết định giúp chúng ta biết rõ vì sao ở thế kỷ XVIII, họ Mạc có thể xây dựng Hà Tiên thành một thương cảng sầm uất bậc nhất Đông Nam Á, bởi vì, tuy hiện nay thương cảng Hà Tiên xưa không còn nữa nhưng những điều kiện để hình thành nên cảng Hà Tên là vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên…vẫn còn đó. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. Từ những bằng chứng khảo cổ học, dân tộc học, rất nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng : vào cuối thời đại đá mới hay sơ kỳ thời đại kim khí, tại vùng đồng bằng ở miền tây sông Hậu, trong đó có Hà Tiên - Kiên Giang đã từng có cư dân cổ sinh sống. Đó là cư dân của nền văn hóa Óc Eo. Trong bài viết Hà Tiên – điểm cư trú xưa của người Việt cổ, nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt đã dựa trên những luận cứ lịch sử chứng minh rằng : Hà Tiên thời xa xưa là đất của người Việt cổ. “Người Việt thời xưa đã dùng thuyền đi đến những nơi thật xa…khi đi vào vùng biển Hà Tiên, họ đã gặp một dãy núi dài án ngữ phía trước, vùng bán đảo Mũi Nai. Đó là nơi thích hợp cho người thời cổ dừng chân. Họ đã ở lại và sản sinh một lớp địa danh cổ mang từ tố Pù – Tà – Nạy” [14, tr. 23]. Từ đó, ông khẳng định, từ thời xa xưa, vùng đất Hà Tiên chính là vùng đất Phù Dung (Phù Youn) của người Lạc Việt. Đồng thời ông cũng giải thích rõ tên gọi Hà Tiên là bắt nguồn từ tên gọi của một dòng sông xưa có tên là Tà Ten và đây cũng là tên của một ấp cư dân Việt cổ ở hướng đông bắc thị xã Hà Tiên ngày nay. Và ông kết luận, tên gọi Hà Tiên theo “cách giải thích cũ theo truyền thuyết mà sách địa lý đời Tự Đức chép lại: “Nơi đây xưa kia có tiên (Tiên) hiện xuống đi lại trên sông (Hà) nên gọi là đất Hà Tiên” thật rõ ràng không có căn cứ và thiếu khoa học”. [14, tr.30] Năm 1983, một trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở đảo Lại Sơn (Sơn Rái), huyện 2TKiên Hải2T, tỉnh Kiên Giang. Cổ vật này là chứng tích cụ thể còn sót lại trên đường hải hành của người Việt cổ. Họ khởi hành từ Vịnh Bắc Bộ, nương theo gió mùa 2TĐông Bắc2T - 2T ây Nam2T, men ven bờ bán đảo 2TĐông Dương2T để vào 2Tvịnh Thái Lan2T… Và họ đã gặp một nơi khá thích hợp để làm trạm dừng chân, sau có người định cư luôn, đó là vùng đất mà bây giờ có tên là bán đảo Mũi Nai (Hà Tiên). Tác giả Lê Trọng Khánh viết: “Từ Lưỡng Việt đến Mũi Nạy (Mũi Nai) ở phía Nam là địa bàn gốc của người Lạc Việt có nguồn gốc và ngôn ngữ chung, nằm trong khối Bách Việt” [34]. Câu nói này, một lần nửa cho thấy lời khẳng định Hà Tiên thời xa xưa là đất của người Việt cổ là hoàn toàn có cơ sở. Cùng quan điểm trên, trong tác phẩm Tìm hiểu Kiên Giang, Dương Tấn Phát đã chỉ ra trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 5 di chỉ quan trọng thuộc về văn hóa Óc Eo chứa di tích cư trú, kiến trúc, mộ táng, đường nước cổ như: 1- Nền Chùa (huyện Tân Hiệp) : có nhiều di tích cư trú, kiến trúc, mộ tán, đường nước cổ. 2- Cạnh Đền (xã Vĩnh Phong - huyện Vĩnh Thuận): có di tích cư trú nhà sàn, đồ gốm, đường nước cổ. 3- Đá Nổi (xã Thạnh Đông - huyện Tân Hiệp) : có nhiều di tích cư trú, kiến trúc, hệ thống đường nước hình rẽ quạt. 4- Giồng Đá (xã Bàn Tân Định - huyện Giồng Riềng) : có nhiều mẫu gốm thuộc loại hình văn hóa Óc Eo. 5- Mốp Giăng (xã Mỹ Linh - huyện Hòn Đất) : di tích kiến trúc, mảng gốm đặc trưng loại hình văn hóa Óc Eo. Ngoài ra còn nhiều di tích rải rác các nơi . [51, tr. 90] Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng, nền văn hóa Óc Eo là thành quả của sự hợp tác giữa cư dân Việt, cư dân Khmer và nhiều cư dân khác. Thời đó, chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo đã có một trình độ khá cao về tổ chức xã hội và hoạt động kinh tế. Họ đã lập nên nhà nước có tên gọi là Phù Nam (vào thế kỷ I sau CN). Vào thời kỳ cực thịnh của mình, Phù Nam từng giữ vị thế là một “Trung tâm liên thế giới” [37, tr.2]. Óe Eo là cảng quốc tế lớn, tiêu biểu nhất của đế chế Phù Nam. Trong khoảng hơn sáu thế kỷ, Óc Eo không chỉ là một trung tâm văn hóa rực rỡ, là nền tảng của văn hóa Phù Nam, mà còn có nhiều ảnh hưởng đến các nền văn hóa Đông Nam Á. Tuy nhiên, vì nhiều lí do như sự thay đổi con đường buôn bán Đông – Tây trên biển, bị lũ lụt, bị chiến tranh tàn phá …vương quốc Phù Nam đã bị suy tàn vào thế kỷ VII và bị Chân Lạp thôn tính. [49] Từ thế kỷ VII - cho đến cuối thế kỷ XVII, trên danh nghĩa vùng đất đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Hà Tiên nói riêng thuộc Chân Lạp nhưng phụ thuộc một cách lõng lẻo, chưa có chính quyền Chân Lạp trực tiếp cai trị. Sự không ổn trong nội bộ đất nước cũng như nhiều nguyên nhân khách quan khiến họ không thể làm chủ vùng đất này. Đúng như ông Pierre Dupont đã nói : “Người Camphuchia chưa bao giờ chiếm đoạt đất Nam Kỳ”. [14, tr. 31]. Thật vậy, người Khmer chiếm lấy đất của Phù Nam nhưng họ đã không hề làm chủ được vùng đất thấp. “Đối với họ, vùng hạ lưu sông Cửu Long cận biển là một trở lực to tát, đồng thời là sự thách đố của thiên nhiên. Chính họ đã chịu khuất phục. Suốt gần 10 thế kỷ (từ thế kỷ VII – thế kỷ XVII), họ chẳng hề khai phá được vùng đất này, mãi cho đến khi người Việt tràn đến” [14, tr. 31]. Đầu thế kỷ XIII, Châu Đạt Quan, một sứ giả Trung Quốc đã ghi rõ sự hoang sơ, tiêu điều của vùng hạ lưu sông Cửu Long trong tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký: “Gần hết cả vùng đều là bụi rậm của rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chổ trú xum xuê, khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu. Vào nửa đường trong sông thấy những cách đồng hoang không có một gốc cây, xa nữa, tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy”. [58, tr. 36] Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn cũng viết : “Phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển như Cần Giờ, Soài Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu đi vào, toàn là rừng rậm, rộng hơn ngàn dặm.” [19, tr. 255]. Trong bối cảnh ấy, thời bấy giờ, Hà Tiên vẫn còn là vùng đất hoang vắng vô chủ trong vùng vịnh Thái Lan. Trong bản du ký của Pierre Poivre, một du hành người Pháp, viết : “Khi rời khỏi quần đảo Mã Lai, chúng tôi nhận thấy ở hướng bắc một lãnh thổ gọi là Cancar (Hà Tiên), và được nhận biết ra trên bản đồ hàng hải dưới cái tên là Panthiamas. Lãnh thổ này nằm ... giữa một bên là xứ Chân Lạp mà chính quyền không có lấy một hình thức ổn định, một bên là đất đai dưới quyền đô hộ của người Mã Lai... Bị bao quanh bởi những nước láng giềng như thế, nên cách đây độ 50 năm P(3F1)P, xứ sở tốt đẹp này là một vùng hoang vu, gần như không có người ở... ” [81, tr. 367] Chính vì thế, từ năm 1700, Mạc Cửu đến khai phá vùng đất Hà Tiên và đem dâng cho chúa Nguyễn Phúc Chu vào năm 1708, vùng đất này còn nguyên sơ, đó là vùng đất mới. Đúng như lời tựa quyển sách Hà Tiên thập vịnh in năm 1737 do Mạc Thiên Tứ tự tay viết : “Trấn Hà Tiên của nước An Nam xưa là cõi xưa. Từ khi cha tôi mở mang đến nay đã được hơn 30 năm, dân cư mới được yên, tạm biết cấy cày...Non sông này thấm nhuần phong hóa của cha tôi đã được thêm phần tráng lệ, lại được các bậc danh sĩ đề vịnh, thì lại càng thêm thiêng liêng, tươi sáng…”. [32, tr. 82] Có thể thấy, sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và khu vực Hà Tiên nói riêng trước thế kỷ XVII là rất chậm chạp. Cho đến đầu thế kỷ XVII, một đồng bằng màu mở, phì nhiêu như đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng đất hoang vu, đầm lầy trũng thấp và rừng sác mịt mùng. Chính vào lúc đó, những lưu dân người Khmer, người Việt, người Hoa... đã đến và đã cùng nhau chung sức lao động sáng tạo để biến đồng bằng sông Cửu Long từ rừng hoang thành những cánh đồng màu mở, những thương cảng trù phú. 1.2.QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN. (1) : Tập du ký này được công bố năm 1794. 1.2.1. Công cuộc khai phá vùng đất Hà Tiên thời chúa Nguyễn và họ Mạc. Như trên đã nói, cho đến đầu thế kỷ XVII, vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Hà Tiên – Kiên Giang nói riêng vẫn là vùng đất hoang hóa, dân cư thưa thớt và cũng chưa có một chính quyền nào thật sự để quản lí vùng đất này. Đây chính là nơi dung thân lý tưởng cho dân phiêu tán vì những lí do khác nhau. Quá trình khai phá vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang có thể hình dung qua ba cuộc di dân lớn của người Khmer, người Việt, người Hoa. Cuộc di dân đầu tiên đến vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang phải nói đến là của những người Khmer diễn ra vào thế kỷ XI – XV. Vào đầu thế kỷ IX, trên lãnh thổ vương quốc Camphuchia ngày nay, đế chế Angkor ra đời. Từ đó, cho đến 7 thế kỷ tiếp theo, quốc gia Angkor là một nhà nước trung ương tập quyền mạnh. Nhà nước này, về đối ngoại đã tiến hành rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược và cướp bóc các quốc gia, các bộ lạc láng giềng ; về đối nội, lại thực hiện chính sách sưu cao thuế nặng để thỏa mãn sinh hoạt xa hoa nơi cung đình và công cuộc xây dựng vô số đền đài, cung điện nguy nga, đồ sộ, đồng thời dùng quân đội nhà nghề và hình phạt dã man để đàn áp mọi phản kháng của giới quý tộc ly khai và quần chúng nhân dân. Không chịu nổi ách thống trị hà khắc và sự lao dịch quá nặng nhọc, người Khmer buộc phải rời xứ sở, tràn về phía đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có các vùng rìa phía tây biên giới Hà Tiên của tỉnh kiên Giang ngày nay để lánh nạn và kiếm sống. Những cuộc di dân này diễn ra trong suốt thế kỷ XI, XII là thời kỳ đế chế Angkor hưng thịnh. Sang thế kỷ XIV, XV, do sự bóc lột thậm tệ của bọn phong kiến làm cho sức sản xuất trong nước bị kiệt quệ, nhất là do bị xâm lược liên miên, đế chế Angkor từ suy yếu đi đến chỗ bị sụp đổ hoàn toàn. Trong các năm 1353, 1394 và 1431, ba lần quân Xiêm tấn công vương quốc và đánh chiếm kinh đô Angkor. Mỗi lần bị xâm lược, đất nước Camphuchia lại bị tàn phá hết sức nặng nề, hàng vạn tù binh, vô số của cải bị bắt, bị cướp đem về Xiêm. Đặc biệt là sau khi kinh đô thất thủ lần thứ ba (1431), đế chế Angkor bị suy sụp hoàn toàn, không thể phục dựng được nữa và phải dời đô về Phnom Pênh. Trước tình hình đó, một dòng người Khmer, nạn nhân của các cuộc chinh phạt, đã thiên di xuống đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có vùng đất phía tây (Tri Tôn, Rạch Giá…), và phía nam (An Biên, Vĩnh Thuận…) của tỉnh Kiên Giang ngày nay [51, tr. 95]. Chính những cư dân này trong quá trình sinh sống ở vùng đất mới đã tạo nên tộc người Khmer Nam Bộ, họ tách khỏi khối đồng tộc của mình ở Camphuchia, rồi về sau, do điều kiện lịch sử cụ thể ấn định, trở thành một tộc người trong cồng đồng các dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn rộng mênh mông, tuyệt đại bộ phận đất đai vẫn là đầm lầy và rừng rậm của vùng đất Hà Tiên xưa, người Khmer Nam Bộ đã hình thành được ba trục cư dân chính ở Rạch Giá, Gò Quao và Vĩnh Thuận. Ba trục cư dân này nằm trải dài, cách biệt nhau, quan hệ với nhau rất lỏng lẻo do giao thông quá trắc trở, mỗi trục lại chỉ gồm một vài khu cư trú (phum, sóc) rất nhỏ. Điều đó cho thấy, tổng số dân Khmer Nam Bộ lúc này là rất ít ỏi. Trong ba trục cư dân trên, thì trục Rạch Giá giữ vai trò nồng cốt, vì đây là tụ điểm của mấy dòng sông đổ ra biển và là nơi sản xuất, trao đổi hàng hóa quan trọng nhất thời bấy giờ, đó là sáp trắng (sáp ong - tiếng Khmer gọi là Kramuôn sor). Những khu cư trú của người Khmer được gọi là phum, sóc. Và nếu như ở Camphuchia, phum, sóc là đơn vị hành chính, thì tại đây, chúng chỉ còn là các công xã nông thôn. Những người đứng đầu phum, sóc đều do chính nhân dân trong phum, sóc lựa chọn. Mọi việc phum, sóc đều tự lo liệu lấy. Ở đây không hề có quan Óc Nha (Oknha), một lãnh chúa địa phương, quan cai quản một tỉnh. “Điều đó cho thấy một cách hiển nhiên là vùng đất còn quá hoang vu này không hề được nhà nước Angkor quản lý, ngay cả trên hình thức”. [51, tr. 97] Với một dân số ít ỏi, tổ chức xã hội lỏng lẻo và nhất là sức sản xuất thấp kém, mang tính tự cung tự cấp, sự giao lưu với bên ngoài là rất hạn chế (trừ việc buôn bán sáp trắng – một sản phẩm vốn quá nhiều và dễ kiếm), cho nên trong nhiều thế kỷ khai phá, tộc người Khmer ở Hà Tiên – Kiên Giang vẫn chưa khai phá đất đai được bao nhiêu. Quá trình khai phá chỉ thật sự diễn ra mạnh mẽ khi người Việt đến vào thế kỷ XVII. Chính người Việt đã đảm đương và hoàn thành sứ mệnh khai phá vùng đất này. Cuộc di dân của người Việt là cuộc di cư khai phá lớn lần thứ hai ở vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang. Và cũng như người Khmer, những lưu dân người Việt buộc phải rời bỏ quê hương vì nhiều lí do nhưng chủ yếu vẫn là chiến tranh. Từ thế kỷ XVI, nước Đại Việt rời vào thời kỳ chia cắt, chiến tranh loạn lạc. Triều đại nhà Lê suy yếu, không còn khả năng quản lí đất nước. Các thế lực phong kiến nổi lên tranh giành quyền lực. Sau cuộc chiến tranh bất phân thắng bại của chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1627 – 1672), nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Những cuộc chiến tranh liên miên đã đẩy cuộc sống của người dân lâm vào cảnh khốn cùng : nạn hán, ruộng đất bỏ hoang, đói khổ, bị áp bức bóc lột nặng nề …Lê Quý Đôn đã viết về cuộc sống của người nông dân thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 – 1648) như sau : “Xứ Đàng Trong đại hạn, và mất mùa, dân phải trôi dạt và chết đói rất nhiều” [18, tr. 61]. Trong hoàn cảnh ấy, đã buộc người dân phải bỏ làng đi tha hương và điểm đến của họ là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi họ nghe nói đất đai rộng lớn, phì nhiêu nhưng chưa được khai phá. Những hệ lụy của chiến tranh đã đẩy bật người nông dân ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của họ, nhiều nơi cả một làng phải rời bỏ quê cha đất tổ để tha hương cầu thực. Người nông dân miền Bắc di cư vào Nam Bộ ngày càng tăng theo mức độ tàn hại, khốc liệt của chiến tranh, các mâu thuẫn xã hội. Và lực lượng tham gia vào những đoàn lưu dân tha hương cầu thực ấy là rất phong phú. Ngoài số dân nghèo thất sở, xiêu tán là đông nhất, trong lớp lưu dân người Việt đến vùng đất Nam Bộ còn có những người trốn tránh binh dịch, những tù nhân bị lưu đày, những binh lính đào ngũ hoặc giải ngũ, những thầy lang, thầy đồ nghèo… và kể cả những người vốn đã giàu có nhưng muốn tìm đất mới để mở rộng công việc làm ăn. [43, tr. 42]. Di dân người Việt đi vào Nam Bộ bằng nhiều cách như tự động đi hoặc do chính quyền tổ chức và đi bằng đường biển là chủ yếu. Bởi vì “Đất nước Đại Việt chỉ là một dãy núi dọc theo mé biển, các đồ ấp đều tựa núi dai ra mặt biển, núi cao sông hiểm, cây rừng rậm rập nhiều tê tượng, hùm beo, các phủ không có đường lối thông nhau, mỗi phủ đều có một cửa biển đi vào; muốn đi từ phủ này qua phủ khác tất do đường biển…Núi cao nắng gắt, trèo qua rất khó nên đi thuyền theo đường biển tiện hơn” [43, tr. 43]. Lưu dân người Việt vào Nam Bộ đã định cư ở nhiều địa điểm khác nhau, trong đó vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang là một trong những địa điểm định cư mà người Việt đã lựa chọn. Hà Tiên là vùng đất có hai mặt giáp biển và có nhiều sông ngòi đổ ra biển, nên có thể khẳng định phương tiên nhập cư vào vùng đất này của các lưu dân chắc chắn là đường biển và đường sông rạch. Từ đầu cho tới giữa thế kỷ XVII, nhiều người Việt đã dùng thuyền vượt biển vào miền cực nam, trong đó có Hà Tiên để sinh sống. Trong Phủ Biên tạp lục, Quý Đôn đã gián tiếp cho thấy tình hình di dân ấy khi ông thuật chuyện các chúa Nguyễn tổ chức ra đội Bắc Hải “hoặc người thuộc thôn Tứ Chiếng ở Bình Thuận hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện thì sung ._.ngư long tùy biến hóa, Rồng cá vẫy vùng trong cõi nước, Bàng nhai thạch thụ tự liên phiên. Đá cây san sát khắp ven miền. Phong thanh lãnh tích ưng trường cứ, Nghìn thu tiếng gió quanh chân sóng, Nùng đạm sơn xuyên dị quốc huyền. Đậm nhạt tranh treo nét lạ nhìn. 2. BÌNH SAN ĐIỆP THÚY NÚI BÌNH PHONG LỚP LỚP XANH Long thông thảo mộc tự thiều nghiêu , Cây xanh ngăn ngắt vút cao cao, Điệp lĩnh bình khai tử thúy kiều. Ngọn dựng bình giăng đẹp mỹ miều. Vân ái táp quang sơn thế cận, Mây sáng vây quanh hình núi rõ, Vũ dư giáp lệ vật hoa nghiêu. Mưa tàn thêm nổi bóng non theo. Lão đồng thiên địa chung linh cửu, Đất trời bền vững nền linh tú, Vinh cộng yên hà chúc vọng diêu. Mây khói vời xa nỗi ước ao. Cảm đạo Hà Tiên phong cảnh dị, Danh thắng Hà Tiên đâu dám bảo, Lam đồi uất uất thụ tiêu tiêu. Cây ngàn mơn mởn biếc xanh gieo. 3. TIÊU TỰ THẦN CHUNG CHUÔNG MAI CHÙA VẮNG Tàn linh liêu lạc hương tiên phao, Lát đác trời tàn nhạt ánh sao, Mậu dạ kinh âm viễn tự xao. Chuông chùa xa vẳng tiếng đưa vào. Tịnh cảnh nhân duyên tinh thế giới, Mơ màng cõi tục người tiêu lẫn, Cô thinh thanh việt xuất giang giao. Đồng vọng bờ cây bến nước xao. Hốt kinh hạc lệ nhiễu phong thụ, Hạc để tiếng vươn cành gió thoảng, Hựu súc ô đề ỷ nguyệt sao. Quạ đưa lời gửi ngọn trăng cao. Đốn giác thiên gia y chẩm hậu, Gối nghiêng giấc tỉnh đêm mơ mộng, Kê truyền hiểu tín diệc liêu liêu. Sớm giục canh gà tin khát khao. 4. GIANG THÀNH DẠ CỔ TRỐNG CANH ĐÊM THÀNH LŨY BÊN SÔNG Thiên phong hồi nhiều đống vân cao, Gió cuốn trời cao mây lạnh tung, Tỏa thược trường giang tương khí hào. Sông dài vây tỏa khí anh hùng. Nhất phiếu lâu thuyền hàn thủy nguyệt, Lâu thuyền dãi bóng trăng sương lạnh, Tam canh cổ giác định ba đào. Trống mõ cầm canh sóng nước trong. Khánh nhưng cách dạ tỏa kim giáp, Kim giáp đã nhờ đêm chặt chẽ, Nhân chính thiên thành ủng cầm bào. Cẩm bào cho được chốn thung dung. Vũ lược thâm thừa anh củ quyến, Lược thao đem đáp tình minh chúa, Nhật Nam cảnh vũ lại an lao. Nước Việt biên thùy vững núi sông. 5. THẠCH ĐỘNG THÔN VÂN ĐỘNG ĐÁ NUỐT MÂY Sơn phong tủy thúy để tinh hà, Xanh xanh ngọn đá chạm thiên hà, Động thất lung linh vẫn bích kha. Động bích long lanh ngọc chói lòa. Bất ý yên vân do khứ vãng, Chẳng hẹn khói mây thường lẫn nhau, Vô ngân thảo mộc cộng hà sa. Không ngăn cây cỏ mặc la đà. Phong sương cửu lịch văn chương dị, Phong sương càng dãi màu tươi đẹp, Ô thố tàn di khí sắc đa. Nhật nguyệt chi ngừng bóng lại qua. Tối thị tinh hoa cao tuyệt xứ, Chót vót tinh hoa đây đã hẳn, Tùy phong hô hấp tự ta nga. Theo chiều gió lộng vút cao xa. 6. CHÂU NHAM LẠC LỘ CÒ ĐẬU BÃI CHÂU NHAM Lục ấn u vân xuyết mộ hà, Bóng rợp mây dâm phủ núi non, Linh nham phi xuất bạch cầm tà. Bay la bay lả trắng hoàng hôn. Vãn bài thiên trận la phương thụ, Góc trời thế trận giăng cây cỏ, Tinh lạc bình nhai tả ngọc hoa. Đóa ngọc hoa rơi khắp bãi cồn. Bộc ảnh cộng phiên minh nguyệt tụ, Trăng dãi non treo làn thác đổ, Vân quang tể táp tịch dương sa. Chiều tà cát lẫn ánh mây tuôn. Cuồng tình thế lộ tương thi kế, Trên đường bay nhảy bay xuôi ngược, Lục lục thê tri thủy thạch nha. Nghỉ cánh dừng chân bến nước còn. 7. ĐÔNG HỒ ẤN NGUYỆT TRĂNG IN ĐÔNG HỒ Vân tể yên tiêu cộng diểu mang, Khói lạnh mây tan cõi diểu mang, Nhất loan phong cảnh tiếp hồn hoang. Một vùng phong cảnh giữa hồng hoang. Tình không lãng tịch tuyền song ảnh, Trời xa mặt sóng in đôi bóng, Bích hải quang hàn tiểu vạn phương. Biển bạc vàng gương dọi bốn phương. Trạm khoát ứng hàn thiên đãng dạng, Rộng đã sánh cùng trời bát ngát, Lãm linh bất quí hải thương lương. Sâu còn so với biển mênh mang. Ngư long mộng giác xung nan phá, Cá rồng tỉnh giấc chi tan vỡ, Y cựu băng tâm thượng hạ quang. Một tấm lòng băng vẫn chói chang. 8. NAM PHỐ TRỪNG BA SÓNG LẶNG BẾN NAM Nhất phiến thương mang nhất phiến thanh, Một vùng xanh ngát một dành khơi, Trừng liên giáp phố lão thu tình. Bãi nối màu thu tiếp sắc trời. Thiên hà đái vũ yêu quang kiết, Mưa kéo đem mây về kết tụ, Trạch quốc vô phong lãng mạt bình. Gió nào cho sóng động tăm hơi. Hướng hiểu cô phàm phân thủy cấp, Biển hâng hâng sóng triều tuôn đẩy, Xu triều dung phảng tải vân khinh. Bướm nhè nhẹ đưa khói thoảng trôi. Tha tri nhập hải ngư long nặc, Vực thẳm cá rồng còn ẩn náu, Nguyệt lãng ba quang tự tại minh. Êm đềm nước ngậm bóng trăng soi. 9. LỘC TRĨ THÔN CƯ XÓM QUÊ MŨI NAI Trúc ốc phong qua mộng thủy tinh, Lều tre giấc tỉnh gió lay mình, Nha đề thềm ngoại khước nan thinh. Tiếng quạ ồn chi trước mái tranh. Tàn hà đảo quải duyên song tử, Ráng xế treo ngang khung cửa tím, Mật thụ đê thùy tiếp phố thanh. Cây vườn che rợp luống rau xanh. Dã tính thiên đồng viên lộc tĩnh, Tánh gần mộc mạc hươu nai dại, Thanh tâm mỗi tiễn đạo lương hinh. Lòng thích thơm tho nếp tẻ thanh. Hành nhân nhược vấn trú hà xứ, Ai đó hỏi thăm nơi chốn ở, Ngưu bối nhất thanh xuy địch đình. Lưng trâu tiếng sáo lặng làm thinh. 10. LƯ KHÊ NGƯ BẠC THUYỀN CÂU ĐẬU RẠCH VƯỢC (LƯ KHÊ NHÀN ĐIẾU) Viễn viễn thương lang hàm tịch chiếu, Bóng chiều nắng ngã dòng xanh thẳm, Lư Khê yên lý xuất ngư đăng. Rạch Vược đèn ngư khói chập chừng. Hoành ba yểm ánh bạc cô đính, Bến cũ nhấp nhô thuyền đổ sóng, Lạc nguyệt sâm si phù tráo tằng. Bờ xa san sát lưới phơi trăng. Nhất lãng thoa y sương khí bách, Cánh tơi áo thấm sương pha buốt, Kỷ thanh trúc trạo thủy quang ngưng. Mái trúc hèo khua nước sáng trưng. Phiêu linh tự tiếu uông dương ngoại, Lồng lộng vời trông cười thử hỏi, Dục phụ ngư long khước vị năng. Cá rồng vùng vẫy chốn này chăng ? (Hà Tiên thập cảnh tổng vịnh và Hà Tiên thập vịnh, bản dịch của Đông Hồ Lâm Tấn Phát. Theo Gia Định thành thông chí/Lý Việt Dũng dịch và chú giải, phần phụ lục,NXB. Tổng hợp Đồng Nai, 2006, tr. 254, 257) Phụ lục 6 : HỌ MẠC VÀ CHÚA NGUYỄN TẠI HÀ TIÊN Diễn văn đọc tại trụ sở Hội VN nghiên cứu liên lạc văn hóa Á Châu, ngày 7/9/1958 TRẦN KINH HÒA (Chen – Chinh – Ho) Trong lịch sử hơn hai nghìn năm giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, không biết có bao nhiêu người Trung Quốc di cư sang Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy trong thời kỳ Bắc thuộc, người Trung Quốc sang Việt Nam phần đông là quan lại, quân lính, thương gia, tăng lữ, đạo sĩ, thợ thuyền, tội phạm, quan lại bị truất, các ngư phủ và cả đến nô lệ. Nhưng từ thời kỳ tự chủ bắt đầu, nhiều văn nhân, tăng lữ, đạo sĩ và các thợ công nghệ được triều đình và xã hội thượng lưu hậu đãi và trọng dụng. Các thương gia miền duyên hải Trung Quốc cũng lục đục kéo sang những hải cảng trọng yếu của Việt Nam như Vân Đồn, Hiến Nam, Nghệ An, và Faifo (Hội An).v.v. làm cho việc thương mại của những hải khẩu ấy được phát triển mau chóng. Họ lại xây dựng “phố khách”, sinh hoạt một cách yên ổn dưới sự bảo hộ của các vua Việt Nam. Còn có nhiều thợ Trung Quốc sang miền thượng du Bắc Kỳ khai thác các mỏ than và đồng, cũng có nhiều ngư gia sang miền duyên hải Việt Nam định cư để tham dự việc mở mang tài nguyên của Việt Nam. Ngoài thứ di dân kể trên, ta còn nhận ra một thứ di dân riêng : tức là những người lưu vong chính trị và nạn nhân do chính biến và loạn lạc bên Trung Quốc tạo ra. Thứ di dân này, từ hồi Tứ Quang làm Thái thú Giao Chỉ (51. BC) đã có. Thí dụ, tổ tiên của Sĩ Nhiếp thì chạy loạn sang Giao Châu vào thời kỳ Vương Mãng cướp ngôi (922.AĐ). Ngay trong thời đại tự lập Sĩ Nhiếp (187 – 226 AĐ), cũng có nhiều danh sĩ Trung Quốc như Trần Quốc, Viên Huy, Hứa Tịnh trốn tránh chiến loạn bản quốc di cư sang Giao Châu. Chúng ta có thể nhận xét thời đại càng gần đây, số di dân loại này càng đông đúc nhiều. Năm 1247, đời Thánh Tôn nhà Trần, có nhiều người Tống miền Giang Nam, không chịu những kham khổ do sự xâm lược của người Mông Cổ, mang vợ con và tài vật đi 30 chiếc tuyền tới Lò Cát Nguyên. Số nạn dân này được phép cư trú tại phòng Cát Bi ở kinh đô Thăng Long và buôn bán các thứ gấm và thuốc men của Trung Quốc. Đến năm 1279, nhà Tống bị diệt, có nhiều di thần nhà Tống, như Trương Thế Kiệt, Lưu Nghĩa, Trần Trọng Vi, Triều Mạnh Tín, Diệp Lang Tường, Trần Văn Tôn.v.v. cùng bộ thuộc và vợ con xin quy thuận nhà Trần, được Trần Nhân Tôn và Chiêu Văn Vương (là chú của Nhân Tôn) săn sóc, hậu đãi. Một trong những nạn nhân quân sự là Triệu Trung. Sau đó là gia trưởng cho Chiêu Văn Vương. Đến lúc Tuân Do Tướng quân nhà Nguyên mang 50 vạn quân sáng đánh Việt Nam, các người Tống trong quân đội của Chiêu Văn Vương đều mặc quần áo người Tống, mang cung tên, dưới quyền chỉ huy của Triệu Trung cùng quân đội nhà Trần kháng cự quân xâm lăng một cách oanh liệt, kết quả đại thắng tại Hàm tử quan. Đó là vài thí dụ trên lịch sử trường kỳ của Việt Nam, nhưng nói tóm lại, phần nhiều di dân và nạn nhân Trung Quốc có thể mang văn hóa, tập quán, phong tục và hình thức sinh hoạt của Trung Quốc truyền vào Việt Nam, cùng người Việt thật sự “hòa bình sống chung” mà cùng nhau kiến lập một xã hội tư văn và nho nhã. Đến thời kỳ cuối đời Minh và đầu nhà Thanh, lại có nhiều người Minh di cư sang Việt Nam. Một số nạn dân tiến vào Bắc Kỳ, nhưng tại chính sách của chúa Trịnh đối với Hoa Kiều nghiêm khắc quá, cho nên, ngoài thương nghiệp ra, công nghiệp của họ không phát triển mấy. Trái lại, một số đông di cư sang địa hạt của chúa Nguyễn, nhờ sự khuyến khích và bảo hộ của nhà Nguyễn, đã thu được nhiều kết quả khả quan. Một trong những công lao của di dân nhà Minh là sự mở mang khai thác Nam Kỳ. Ngày nay, chúng tôi được chứng kiến thành phố đông đúc và kiến thiết lớn lao của Thủ đô Việt Nam Cộng hòa, càng nhớ đến những sự hợp tác thành thực giữa chúa Nguyễn và Hoa Kiều ngày xưa. Tôi tin chắc quý vị đã biết rõ, vào khoảng tháng tư năm thứ 32, năm 1679, đời chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) mấy người tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình đứng đầu 3000 người đáp 60 chiếc tàu đi tới cảng Tourane (Đà Nẵng) xin Hiền Vương thu dụng và hứa vui lòng để chúa Nguyễn sai khiến. Trong lúc đó, Hiền Vương nghĩ đến miền Đông Phố (tên cũ của Gia Định) còn nhiều đất hoang, mà chúa Nguyễn chưa đủ năng lực để mở mang, bèn bán quân chức cho Dương Ngạn Địch và các vị tướng lĩnh, rồi sai đi kinh doanh Mỹ Tho và Biên Hòa. Đó là cuộc di cư đại quy mô lần thứ nhất của người Trung Quốc tới Nam Kỳ. Họ khai thác hoang địa, xây dựng phố xá, chẳng bao lâu tàu buôn của Trung Quốc, Xiêm La, Java đưa nhau tới đây buôn bán, dân số lại thêm đông đúc. Gia Định thành thông chí chép rằng : Mỹ Tho là do Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến đóng giữ, đến đời Minh Vương thì lập phủ trị thuộc dinh Phiên Trấn. Phía nam trụ sở Phù Trị là Mỹ Tho Đại Phố tàu thuyền đi lại như mắc cửi, tấp nập vô cùng. Còn Nông Nại Đại Phố trên Đại Phố Châu ở Biên Hòa thi do Trần Thượng Xuyên tích cực kiến thiết. Nhà ngói san sát kéo dài đến 5 dặm, chia làm phố, đường phố lát đá, thương lữ các xứ tụ họp thành một trung tâm thương nghiệp ở miền Nam Kỳ. Vì muốn cho sự cai trị được thích hợp với sự mở mang phát triển mau chóng ấy, năm 1698, Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) đặt Gia Định phủ để coi Trấn Biên (Biên Hòa), Phiên Biên (Gia Định) và dinh Đông Hồ, đồng thời lập xã Thanh Hà (ở Trấn Biên) và xã Minh Hương (ở Phiên Biên) để thu những thương gia và cư dân người Trung Quốc. Đến đây, toàn thể địa phận phía đông Tiền Giang quy thuận chúa Nguyễn. Ngoài bộ đội Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên ở miền đông Nam Kỳ, ta còn thấy một tập đoàn di dân khác dưới sự lãnh đạo của Mạc Cửu đi xa nữa, vào miền duyên hải vịnh Xiêm La để kiến thiết tỉnh Hà Tiên. Hôm nay, tôi xin đưa mấy điều thiển kiến về sự tích họ Mạc để trình các bạn, mà kính xin các bạn chỉ giáo. Vì sự tích của họ Mạc ở Hà Tiên, nhiều người đã rõ. Ở đây, tôi chỉ thuật lại những sự tích quan hệ và niên đại để tiện khảo sát tính chất mà thôi, còn về chi tiết khảo cứu, tôi đã có phát biểu ít thiển kiến ở học báo Đại học Đài LoanP(25F1)P. Xin để cơ hội khác sẽ thuật lại. Xứ sở của Mạc Cửu là Lê Quách thôn hoặc xã Lê Quách, huyện Hải Khăng, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông. Chữ Mạc nguyên là (chữ tiếng Hoa) chứ không phải là (chữ tiếng hoa). Sỡ dĩ thư tịch Việt Nam ghi thêm (chữ Hoa) như ông Gaspardone và ông Fujihara đã nói trước, là vì muốn tránh sự lầm lẫn với nhà Mạc cướp ngôi vua Lê. Mạc Cửu là một người thuyền chủ thương thuyền, rất hoạt động, luôn luôn sang Phi Luật Tân và Batavia buôn bán. Có lẽ với nhà Trịnh ở Đài Loan có quan hệ mật thiết và đã từng giúp Trịnh Thành Công khuếch trương mậu dịch Đài Loan với hải ngoại. Ta có thể nhận thấy mấy lí do khiến Mạc Cửu cư trú ở Chân Lạp. Một là nhà Thanh bắt nhân dân phải dóc tóc bím đuôi sam, hai là không chịu được sự khuấy rối của nhà Thanh. (1) : Notes on the “Hà Tiên Trấn hiệp Trấn Mạc thị gia phả”, Bulletin of the College of Arts, National Taiwan University, No 7, avril 1956. Còn về niên đại Mạc Cửu trốn sang Chân Lạp (Mạc thị gia phả cho là năm 1671, Gia Định thành thông chí cho là năm 1680), theo thiển kiến có lẽ năm 1680 là tương đối hợp lí hơn. Nếu đúng như Mạc thị gia phả chép : Mạc Cửu sinh 8 tháng 5 năm thứ 9 Ất vị Vĩnh Lịch (tức là 11 tháng 6 dương lịch năm 1655), thì lúc ông sang Chân Lạp chỉ mới 25 tuổi thôi. Chúng tôi không được rõ năm nào Mạc Cửu ra Hà Tiên kiến lập cơ nghiệp, nhưng mấy việc rõ là : Chính cuộc bất an ở Chân Lạp bắt ông phải ra Sài Mạt Phủ, chiêu tập lương dân thiết lập thành phố và đồn điền, tích cực khai thác. Nguyên nhân phú cường của họ Mạc, một là do kinh doanh quán đánh bạc, hai là do đào được mỏ bạc. Tổng khảo những tài liệu đáng tin cậy, sự mở mang của Hà Tiên có lẽ bắt đầu từ trước sau năm 1686. Chừng năm 1687 hoặc 1688, Hà Tiên bị quân đội Xiêm chiếm đóng, Mạc Cửu bắt buộc phải theo quân Xiêm đi ở Vạn Tuế Sơn Hải Tân (tức là Muang Galapuri), một hải cảng ở địa hạt Xiêm La. Nhưng chẳng bao lâu, Mạc Cửu đã trốn về Lũng Kỳ (Sre Umbell), rồi đến khoảng năm 1700 về tới Hà Tiên. Năm 1708, Mạc Cửu theo lời khuyên của một vị sĩ họ Tô, phái hai người thuộc hạ là Trương Cầu và Lý Xá đến Huế xin Minh Vương cho quy thuộc về chúa Nguyễn. Minh Vương chấp nhận thỉnh cầu của Mạc Cửu, thừa nhận Hà Tiên trấn là đất chư hầu của Quảng Nam, phong tước Tổng Binh Cửu ngọc hầu cho Mạc Cửu. Năm sau (1711) Mạc Cửu thân hành đến Huế yết kiến Minh Vương. Việc này biểu thị chủ quyền của Hà Tiên không phải thuộc về Chân Lạp, chúa Nguyễn đã có quyền phát ngôn với Hà Tiên, nói một cách khác là bắt đầu sự quan hệ giữa Hà Tiên với chúa Nguyễn. Lý do nội thuộc của Mạc Cửu cũng là kết quả của sự biến hóa tình hình quốc tế tại Chân Lạp và Nam Kỳ. Như ở trên đã nói, từ năm 1698, chúa Nguyễn thiết lập Gia Định phủ, địa vị chúa Nguyễn tại Nam Kỳ đã vững trãi, vả lại thế lực một ngày một phát triển. Trái lại nội loạn ở Chân Lạp vẫn tiếp tục, chính phủ Xiêm luôn luôn can thiệp, quân đội Xiêm chờ cơ hội xâm lược Chân Lạp. Mạc Cửu vì muốn duy trì địa vị, không thể không nhờ cậy chúa Nguyễn. Quả nhiên năm 1715, quân Xiêm lại qua Hà Tiên tiến vào Chân Lạp, Hà Tiên bị tàn phá, Mạc Cửu phải trốn đi Sre Umbell (Lũng Kỳ). Chuyến này Mạc Cửu ở Sre Umbell chừng 2,3 năm, đến năm 1718, quân Xiêm rút đi, mới trở về Hà Tiên và bắt đầu kiến thiết Hà Tiên. Từ đó, chúng ta chỉ biết Hà Tiên ngày một thịnh vượng, nhân dân dưới thiện chính của Mạc Cửu được an cư lạc nghiệp, còn về tình hình sinh hoạt trong dân gian hồi ấy chúng ta không được rõ mấy. Theo ý tôi trong những sự tích của Mạc Cửu vào thời kỳ này chỉ có 3 việc sau đây là đáng kể : thứ nhất là mẹ đẻ của Mạc Cửu là Thái Thị đã từ Lôi Châu tới Hà Tiên; Mạc Cửu giữ mẹ ở lại và ngày đêm phụng sự rất hiếu thảo. Việc này có thể chứng minh rằng không như phần đông chúng ta tưởng tượng, hồi thế kỷ 18, đàn bà Trung Quốc cũng có người đi ra hải ngoại. Thứ hai là thương mại với Nhật Bản. Năm 1728 và 1729, Mạc Cửu phái Lưu Vệ Quân và Huỳnh Tập Quan mang 2 thương thuyền sang Nhật Bản, được Mạc Phủ Đức Xuyên cấp giấy thương mại, rồi năm 1731 và 1732 lại phái thuyền sang Nhật, nhưng vì giờ bất thuận, hai thuyền ấy chỉ tới Quảng Đông không tới đất Nhật được. Thứ ba là việc thương mại giữa Trung Quốc và Cảng khẩu (tức Hà Tiên) cũng bắt đầu từ năm 1729. Từ đó, những thổ sản Hà Tiên như hải sâm, cá khô, tôm khô.v.v. lục tục xuất cảng sang Trung Quốc. Năm 1735, Mạc Cửu mất, thì Mạc Thiên Tứ (Mạc Tôn) kế nghiệp, năm sau 1736, chúa Nguyễn thừa nhận và phong Mạc Thiên Tứ làm Khâm sai Đô Đốc. Chúng ta ai cũng biết Thiên Tứ là một vị nho học, giỏi về thơ văn và có nhiều tài năng, đồng thời chúng ta cũng nhận thấy dưới sự lãnh đạo của Thiên Tứ, sự phát triển của Hà Tiên ngày một rõ rệt, và địa vị của Hà Tiên cũng được vững chắc. Năm 1744, Đức Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát chính thức lên ngôi vua, lãnh thổ của Quảng Nam gồm có 12 Dinh, tức là Chính Dinh, Cửu Dinh, Quảng Bình, Lưu Đồn, Bố Chính, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ, hai phủ Quảng Nghĩa và Quy Nhơn thì thuộc dinh Quảng Nam. Ngoài những dinh, phủ ấy còn một trấn tức Hà Tiên. Các dinh có Trấn thủ, Cai Bạ và Ký lục để trị dân, nhưng chỉ Hà Tiên trấn thì do Đô Đốc họ Mạc toàn quyền cai trị. Ở đây, chúng ta được thấy một sự đổi chiều thật hay. Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên suốt đời bằng lòng làm Tổng binh và Đô đốc của chúa Nguyễn, không bao giờ lập một chính quyền tự chủ, trái lại họ Mạc Hà Tiên lúc nào cũng giữ được thực quyền của một tiểu bang, tuy rằng tiểu bang này phụ thuộc của chúa Nguyễn, nhưng các chúa Nguyễn chưa bao giờ can thiệp vào nội chính Hà Tiên cả. Không những không can thiệp vào nội chính, lại thừa nhận nhiều đặc quyền của họ Mạc. Thí dụ, Minh Vương bằng lòng để Mạc Thiên Tứ duy trì 3 chiếc long bài thuyền để thông thương với hải ngoại, cho phép đúc tiền riêng, cho phép khuếch trương thành phố và xây đắp thành trì. Nhờ sự bảo hộ của chúa Nguyễn và tài kinh doanh mở mang của Thiên Tứ, mậu dịch với ngoại quốc và hoạt động văn hóa của Hà Tiên càng thêm phát triển. Năm 1737, biên tập và ấn hành cuốn Hà Tiên thập vịnh, năm 1740 và 1742 Thiên Tứ hai lần phái 2 thuyền chủ Ngô Chiêu Viên và Lâm Thiên Trường cùng thuyền buôn sang Nagasaki để súc tiến việc mậu dịch với Nhật Bản, đều có thể chứng minh cách làm việc hăng hái của Thiên Tứ. Lẽ dĩ nhiên, quan hệ giữa Hà Tiên và chúa Nguyễn càng ngày càng mật thiết thì quan hệ giữa Hà Tiên và Chân Lạp càng ngày càng xa xôi. Miên Vương Thonino Reachea (Nặc Bôn) (1738 – 1747), từ lâu phàn nàn Thiên Tứ thôn tính đất Chân Lạp, năm 1739 bèn đem quân đến đánh Hà Tiên, song qua một cuộc chiến đấu kịch liệt ở Banteay Meas, quân đội Thiên Tứ được toàn thắng. Cuộc chiến tranh này không những duy trì nền tự chủ của Hà Tiên còn tăng thêm uy danh của Mạc Thiên Tứ tại Chân Lạp. Từ đó, Thiên Tứ tự xưng “Trấn quốc đại tổng chế Chân Lạp Kim tháp thủy lục Đẳng xứ địa phương Chư vụ Nak Samdec Prah Sotat Vua Mạc”, đủ biết Thiên Tứ đã hoàn toàn cắt đứt giây liên lạc với Chân Lạp rồi. Thiên Tứ giữ chức Đô Đốc Hà Tiên 45 năm, chỉ đến vãn niên thì không may gặp nhiều cảnh gian khổ : trước hết là cuộc xâm lược của quân đội của Phya Tak Sin (tức là Trịnh Quốc Anh ) văn năm 1771, rồi bị loạn Tây Sơn đuổi khỏi Hà Tiên, bất đắc dĩ trốn sang Xiêm (năm 1773), nhờ cậy Phya Tak Sin, sau bị kế ly gián của Tây Sơn toàn gia bị giết oan ở ngục Xiêm (1780). Tôi cảm thấy có thú vị về những quan hệ giữa Phya Tak Sin và Mạc Thiên Tứ. Hai ông này đều là Hoa Kiều, thoạt đầu hai ông hình như thân thiện lắm, sau vì nhiều việc phức tạp xảy ra ở Xiêm và Chân Lạp, hai ông biến thành kẻ địch với nhau, rốt cuộc hai ông đều chết một cách thảm hại. Tôi thiết tưởng các chi tiết và lịch sử này là một đề tài cho chúng ta khảo cứu. Tổng quan những sự tích họ Mạc ở Hà Tiên, chúng ta có thể nhận xét hai điều đặc sắc : thứ nhất là tính cách tinh thần và văn hóa. Theo Đại Nam liệt truyện tiền biên chép : khi nhà Minh diệt vong, người Thanh bắt nhân dân phải dóc tóc, Mạc Cửu không chịu, nhất định giữ tóc và chạy sang Chân Lạp. Về nguyên do quy thuận chúa Nguyễn của Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên, Đại Nam thục lục tiền biên chép rằng : “Xã tắc nhà Minh mất, không chịu làm thần hạ nhà Thanh, sang Quảng Nam đầu thành xin làm tôi”. Còn về tổ tiên của Trịnh Hoài Đức, Chính biên liệt truyện sơ tập cũng chép rằng : “Đầu đời Thanh, Trịnh Hội (Ông của Hoài Đức, người huyện Trưởng Lạc, Phúc Châu, cùng một xứ sở của nhà vua Trần) để tóc dài và sang Nông Nại Đại phố cư trú. Do mấy đoạn sử này, ta biết Mạc Cửu cũng như Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên và Trịnh Hội, vì muốn duy trì truyền thống văn hóa và phong tục, bỏ hết quê hương, nhà cửa mà sang Việt Nam. Chúng ta có lẽ không hiểu những nhân vật này vì muốn giữ tóc mà chạy ra hải ngoại, nhưng thực ra ở thế kỷ 16 hoặc thứ 17, quan niệm của người Trung Quốc đối với tóc là trọng yếu hơn hết. Thí dụ, năm 1695, W. Dampier sang viếng Bắc Kỳ, thấy người Trung Quốc hay đánh bạc lắm; theo ông này nói, người Trung Hoa nếu đánh bạc thua hết tài sản thì bán vợ đợ con, nếu thua nữa mới cắt tóc để giả nợ bạc, đủ biết người Trung Quốc quý tóc là nhường nào. Cho nên sau khi tới đất Việt Nam, họ Mạc đặc biệt chú ý tới lễ giáo và văn học. Theo Hoàng Thanh Văn Hiến Thông Khảo (quyển 299) chép : “Cung thất ở Cảng Khẩu không khác gì ở Trung Quốc, từ vương cung trở xuống đều dùng gạch và ngói lợp nhà. Phong tục và chế độ phang phác giống với nhà Minh. Nhà vua để tóc và đội khăn, mặc long bào, dân chúng mặc áo thụng tay, lúc để tang mặc áo trắng. Phong tục chú trọng văn học và giỏi làm thơ văn. Trong nước có Văn Miếu, vua và nhân dân đều tôn kính. Trong nước thiết lập nhà nghĩa học, thu nạp những từ đệ ưu tú trong nước và những học sinh nghèo. Nếu người Hán di cư sang đây mà có thể hiểu văn nghĩa thì mời làm giáo sư cho nghĩa học ấy. Cho nên, tất cả từ đệ đều có lễ độ lắm”. Vì Hoàng Thanh Văn Hiến thông khảo chép xong vào năm 1747, mấy điều kể trên mô tả trạng thái đất Hà Tiên vào tiền bán thế kỷ 18, đồng thời ta có thể tưởng kiến một xã hội văn nhã đã xuất hiện ở miền duyên hải vịnh Xiêm La, ấy là sự thực hiện một xã hội theo đúng lý tưởng của Nho giáo, cũng là một thắng lợi lớn lao của tinh thần bảo vệ văn hóa và truyền thống. Nếu chúng ta theo quan điểm chính trị mà xét, ta có thể thấy một thứ đặc sắc nữa. Như đã nói ở trên, từ năm 1739, sau cuộc xung đột giữa Hà Tiên và Xiêm La, địa vị của Thiên Tứ ngày một tăng tiến. Nhờ danh tiếng ấy, Hà Tiên đóng vai trò như “nước hoan xưng” giữa 3 cường quốc, tức Quảng Nam, Xiêm và Chân Lạp. Thí dụ, năm 1750, Miên Vương Angk Snguôn (Nặc Nguyên) đến cướp người Côn man (là người Chăm) ở Nam Kỳ; năm 1754, Võ Vương muốn báo phục bạo hành của Chân Lạp, phái quân sĩ ngũ dinh dưới quyền chỉ huy của Thiện Chính và Nguyễn Cư Trinh đi chiếm 4 tỉnh : Lôi Lạp, Thâm Bôn, Cầu Nam và Nam Vịnh. Năm sau 1755, Trương Phúc Do lại dốc quân đánh Cao Miên. Miên Vương Angk Snguôn biết rằng không thể kháng cự được chúa Nguyễn, bèn chạy đi Hà Tiên xin Thiên Tứ bảo hộ. Trong thời gian chiến sự giữa Chân Lạp và Quảng Nam, chính phủ Hà Tiên hình như giữ một thái độ trung lập nghiêm chỉnh, và đã từng cứu tế nhiều nạn dân chạy vào đất Hà Tiên. Nhưng một việc quan hệ hơn nữa là hành động của Thiên Tứ sau sự trốn tránh của Angk Snguôn, theo sử chép : Thiên Tứ vì muốn khôi phục địa vị của Miên Vương, liền tự động làm người trung gian giữa Quảng Nam và Chân Lạp, phái người đi Thuận Hóa, nhấn mạnh rằng chiến tranh thực ra do âm mưu của tướng quân Chân Lạp (là Chiên Trung Ích) mà xảy ra, xin chúa tha thứ tội lỗi Angk Snguôn, và đưa ra điều kiện : Miên Vương sẽ nhường 2 tỉnh Lôi Lạp và Thâm Bôn cho Quảng Nam và sẽ bổ thục những cống vật đã đình chỉ từ 3 năm trước. Thoạt tiên, Võ Vương không nghe, còn đưa mấy điều kiện khó khăn, nhưng lại nhờ Nguyễn Cư Trinh, thi hữu của Thiên Tứ nói hộ, Võ Vương mới nhận điều kiện của Thiên Tứ và bằng lòng khôi phục địa vị cho Angk Snguôn. Hai năm sau (1757), Angk Snguôn mất, nội chiến của Chân Lạp lại tiếp tục, người chú của nhà vua là Angk Tông (Nặc Nhuận) nắm được thực quyền, định xin chúa Nguyễn thừa nhận, thì bất thình lình bị con rể là Ngọc Hinh ám sát, con trai Angk Tông là Angk Tân (Nặc Tôn)) sợ bị hại, chạy vào Hà Tiên cầu Thiên Tứ bảo hộ. Một mặt nhân cơ hội này, quân đội Quảng Nam tiến vào Oudong, Ngọc Hinh bỏ chạy, sau bị bộ hạ giết. Chờ đến khi tình hình yên ổn, Thiên Tứ lại xin Võ Vương sắc phong Angk Tân làm Miên Vương. Võ Vương cho phép và hạ lệnh Thiên Tứ và quân lính ngũ dinh đưa Angk Tân về Oudong. Muốn báo đáp Võ Vương, Angk Tân hiến tỉnh Thâm Phong Long (An Giang) cho chúa Nguyễn. Chúa liền theo lời kiến nghị của Nguyễn Cư Trinh dồn dinh Long Hồ đi Tham Phong Xứ (Vĩnh Long), lại ở xứ Sa Đéc lập Đạo Đông Khẩu, ở xứ Tiền Giang, lập Đạo Tân Châu và ở xứ Hậu Giang lập Đạo Châu Đốc. Như thế, toàn khu vực đồng bằng của sông Mê Công quy thuộc nhà Nguyễn. Một mặt, Angk Tân cũng biếu Thiên Tứ một miếng đất khá rộng từ Compong Krasen đến Pointe Samite, tức Hương Ao hoặc Vững Thơm (tức là Kompong Sum), Cần Bột (Kampot), Chân Sam (nam bộ tỉnh Trang), Sài Mat (Banteay Meas) và Linh Quỳnh (bờ sông Prek Potasuy). Theo Thực lục tiền biên chép, Thiên Tứ không giám nhận ngay miếng đất này, muốn hiến cho Võ Vương, nhưng chúa Nguyễn, trái lại, hạ lệnh Thiên Tứ tiếp nhận 5 phủ này để làm thuộc địa của Hà Tiên. Thiên Tứ tuân lệnh thu nhận 5 phủ ấy, lại ở Giá Khê (Rạch Giá) lập đạo Kiên Giang và ở Cà Mau lập đạo Long Xuyên, chiêu tập lưu dân để di cư các nơi. Như thế, diện tích của Hà Tiên đã khá rộng, sự thực gồm hết đất giữa Hậu Giang và vịnh Xiêm La. Do những điều kể trên, chúng ta thấy sự khuếch trương lãnh thổ Quảng Nam nhiều chỗ nhờ sự giúp đỡ của Mạc Thiên Tứ, nhưng một việc có tính chất quan hệ hơn hết là lòng trung thành của họ Mạc (đặc biệt là Thiên Tứ) đối với chúa Nguyễn và lòng thể niệm của chúa Nguyễn đối với họ Mạc. Năm 1771, Trịnh Quốc Anh mang quân đến đánh Hà Tiên, lúc đó vì tướng sĩ của 3 dinh, Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ đều nghi ngờ hành động của Mạc Thiên Tứ cho nên không chịu tận tâm xuất binh viện trợ. Rút cuộc Thiên Tứ phải bỏ Hà Tiên chạy về Trấn Giang (Cần Thơ). Thấy ngược cảnh của Thiên Tứ, chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765 – 1777) bèn sai quân mang chiến thư đến ủy lạo Thiên Tứ, lại hạ lệnh ngũ Dinh cấp dân đinh 3000 người và 3000 chiếc súng cho Thiên Tứ, để ông ấy chuẩn bị khôi phục Hà Tiên. Từ năm 1775, chúa Nguyễn Phúc Thuần vì loạn Tây Sơn, chạy vào Nam Kỳ, thì Thiên Tứ hết sức nâng đỡ chúa Nguyễn, đồng lòng mưu toan khôi phục vương quyền cho chúa Nguyễn. Năm 1777, Nguyễn Huệ tấn công vào Nam Kỳ. Gia Định thất thủ, Thái thượng vương (tức Nguyễn Phúc Thuần) và Tân Chính Vương đều bị hại, theo Mạc thị gia phả chép, Thiên Tứ được tin, hàng mấy ngày than khóc kêu trời, và nói từ nay ta không còn mặt nào trông thấy vua Nam Thiên ở dưới suối vàng. Cũng theo Mạc thị gia phả chép, Nguyễn Huệ đã từng phái quân lính mang thư đến khuyên Thiên Tứ đầu hàng, nhưng Thiên Tứ trả lời rằng “Ta thờ nhà Nguyễn trãi 2 đời, tâm như thiết thạch, ta thề không cùng bọn giặc làm nghịch ý trời”. Chúng ta ai cũng biết đến lúc ấy, đại thế đã mất, không còn một chút hy vọng nào để khôi phục xã tắc chúa Nguyễn mà tâm tính Thiên Tứ vẫn còn cương quyết như thế, đủ biết tinh thần trung nghĩa và quyết tâm cùng sống chết trước một kẻ thù chung của Thiên Tứ. Kể đến đây, chúng ta có thể nhớ ra câu nói bất hủ của Trần Thượng Xuyên là : Nguyễn vi Vương, Trần vi Tướng thế thế bất vong. (một việc đáng chú ý là Trần Thượng Xuyên và Mạc Cửu là thông gia với nhau, Trần Đại Định lấy con gái của Mạc Cửu). Ý nghĩa câu nói này thật là phong phú lắm. Trước hết là biểu thị tấm lòng trung nghĩa không thể lay chuyển của di dân nhà Minh sang Nam Kỳ, thứ hai là tỏ rõ quan niệm an phận của họ Trần, có thể coi như tinh thần của thời đại khai thác Nam Kỳ. Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc, hai nước đang đứng cùng một trận tuyến, đồng thời mấy chục vạn Hoa Kiều sống ở đất Việt Nam đang cùng người Việt chung lưng góp sức hoạt động về thương mại và văn hóa trong xã hội, những sự hợp tác về kinh tế và giao lưu văn hóa đang được súc tiến một cách cụ thể và mau chóng. Tôi thiết tưởng, bây giờ chúng ta không cần đi tìm tinh thần hợp tác nào khác giữa hai nước, sự thực, nếu mở cuốn lịch sử Nam Kỳ, ta thấy cách đây không đến 200 năm đã có nhiều thực lệ của tinh thần hợp tác và sự tích vĩ đại đáng làm kiểu mẫu cho chúng ta. Theo thiển kiến, việc cần nhất cho sự đoàn kết giữa người Việt và người Hoa Kiều là khôi phục lại tinh thần thể niệm và lòng trung thành như chúa Nguyễn và họ Mạc ở Hà Tiên ngày xưa. Vì đã có một bối cảnh đẹp đẽ như thế, tôi tin rằng sự hợp tác và đoàn kết giữa Hoa – Việt về sau sẽ đầy hy vọng và có thể phát dương quang minh vô cùng./. (Tạp chí Văn hóa Á Châu, số 7, tháng 10/1958, tr. 30 - 38) PHỤ LỤC 7 : MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KIÊN GIANG VÀ HÀ TIÊN Hình 2 : Bản đồ hành chính thị xã Hà Tiên ngày nay Hình 4 : Đền thờ họ Mạc trên núi Bình San (Ảnh – TVN) Ba chữ chính giữa là : MẠC CÔNG MIẾU NHẤT MÔN TRUNG NGHĨA GIA THINH TRONG THẤT DIỆP PHIÊN HÀN QUỐC LŨNG VINH Đôi liễn chữ Hán trước đền (đọc từ bên phải sang trái) Nghĩa là : Một nhà trung nghĩa, danh thơm cả họ. Bảy lá dậu che, cả nước mến yêu. Hình 5 : Bên trong đền thờ họ Mạc (Ảnh – TVN) Hình 6 : Lối đi lên phần mộ họ Mạc (Ảnh – TVN) Hình 7 : Phần mộ Mạc Cửu (Ảnh – TVN) Hình 8 : Phần mộ Mạc Thiên Tứ (Ảnh – TVN) Hình 9: Một góc Cảng Hà Tiên ngày nay (Ảnh – TVN) Hình 10 : Cảng Hà Tiên và chợ Hà Tiên ngày nay (Ảnh – TVN) Hình 12 : Cầu Tô Châu nối liền hai bờ Đông Hồ (Ảnh – TVN) Hình 11 : Cảng Hà Tiên và cửa biển Đông Hồ (Ảnh – TVN) Hình 13 : Bãi Mũi Nai – Hà Tiên (Nguồn: quehuong.org.vn) Hì h 14 Biể Hà Tiê (N ồ htt // h d 24 ) Hình 15 : Hang Thạch Động (Ảnh - TVN) Hình 16 : Tượng những nàng tiên đang tắm – sự tích tên gọi Hà Tiê (Ả h TVN) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7394.pdf
Tài liệu liên quan