Luận án Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Thạch thất, hà nội từ năm 1993 đến năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHÙNG THỊ BÍCH HẰNG CÔNG CUộC XóA ĐóI GIảM NGHèO ở HUYệN THạCH THấT, Hà NộI Từ NĂM 1993 ĐếN NĂM 2014 Chuyờn ngành: Lịch sử Việt Nam Mó số: 9.22.90.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Thị Hũa HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tụi xin cam đoan bản luận ỏn này là cụng trỡnh nghiờn cứu của riờng cỏ nhõn tụi, cỏc số liệu kết quả nghiờn cứu được trỡnh bày trong luận ỏn là trung thực, chưa từng cú bất cứ tỏc giả nào

docx204 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Thạch thất, hà nội từ năm 1993 đến năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu và công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Phùng Thị Bích Hằng MỤC LỤC Trang PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa DTTS Dân tộc thiểu số CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa UBND Ủy ban nhân dân QĐ Quyết định NQ Nghị quyết NTM Nông thôn mới XĐGN Xóa đói giảm nghèo CNXH Chủ nghĩa xã hội CSXH Chính sách xã hội KT - XH Kinh tế - Xã hội DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Thạch Thất 33 Bảng 3.1. Năng suất, sản lượng lúa, bình quân lương thực đầu người, sản lượng hoa màu quy thóc của huyện Thạch Thất trong một số năm 66 Bảng 3.2. Giá trị ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch Thất một số năm 68 Bảng 3.3. Một số làng nghề tiêu biểu (2003) 70 Bảng 3.4. Giá trị các ngành kinh tế huyện Thạch Thất một số năm 71 Bảng 3.5. Số liệu hộ đói nghèo và tỉ lệ hộ đói nghèo huyện Thạch Thất giai đoạn 1993-1997 90 Bảng 3.6. Tổng hợp tỉ lệ đói nghèo các xã, thị trấn trong huyện Thạch Thất một số năm 90 Bảng 4.1. Tổng giá trị sản xuất một số năm 107 Bảng 4.2. Tổng hợp hộ nghèo huyện Thạch Thất 7 năm (2008-2014) 112 Bảng 4.3. Tỉ lệ hộ nghèo các xã từ năm 2009 đến năm 2014 114 Bảng 4.4. Tỉ lệ hộ nghèo các huyện ngoại thành Hà Nội một số năm 115 Bảng 4.5. Tỉ lệ hộ nghèo các tỉnh thành trên cả nước một số năm 115 Bảng 4.6. Tình hình hộ nghèo các xã, thị trấn huyện Thạch Thất năm 2009 116 Bảng 4.7. Tình hình hộ nghèo các xã, thị trấn huyện Thạch Thất năm 2011 117 Bảng 4.8. Tình hình hộ nghèo các xã, thị trấn huyện Thạch Thất năm 2014 120 Bảng 4.9. Tổng hợp tình hình hộ nghèo các xã, thị trấn từ năm 2009 đến năm 2014 122 Bảng 4.10. Bảng tổng hợp hộ cận nghèo huyện Thạch Thất một số năm 123 Bảng 5.1. Nguyên nhân nghèo các năm 137 Biểu đồ 4.1. Biểu tăng, giảm số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo huyện Thạch Thất 5 năm (2009 - 2014) 114 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kỷ nguyên cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã đem lại cho loài người những thay đổi to lớn. Nhiều nước giàu lên nhờ cuộc cách mạng này. Tuy vậy, ở một số nước, nhất là các nước thuộc địa cũ và các nước đang phát triển, đói nghèo vẫn diễn ra và trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên, cản trở sự tiến bộ xã hội. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, trải qua hàng trăm năm chiến tranh bị đế quốc ngoại bang thống trị, khát vọng ngàn đời của người dân Việt Nam vẫn là “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh). Chính vì vậy, ngay sau khi cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, Đảng và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã xác định một trong ba kẻ thù uy hiếp sự tồn vong của của chế độ mới là “giặc đói”. Từ năm 1975, khi đất nước thống nhất, chính phủ cũng nêu việc cần làm là chăm lo và ổn định đời sống của nhân dân, nhất là nhân dân các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ. Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, đói nghèo vẫn là kẻ thù khó tiêu diệt và luôn hiện diện mọi lúc, mọi nơi, trở thành căn nguyên của sự bất ổn định về chính trị xã hội, đôi khi còn bị kẻ thù lợi dụng để chống đối chế độ, phá hoại công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. Chính vì vậy, trong thời kỳ đổi mới đất nước, xóa đói giảm nghèo đã trở thành một chủ trương lớn, một hệ thống quan điểm xuyên suốt của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Từ năm 1986, năm bắt đầu công cuộc đổi mới cho đến nay, xóa đói giảm nghèo đã thu được những kết quả quan trọng. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao về vật chất và văn hóa tinh thần. Theo đánh giá của một số tổ chức thống kê thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, bình quân GDP tăng từ 6-8% năm và là một trong những quốc gia có tốc độ giảm nghèo tốt nhất thế giới. Công tác XĐGN ngày càng được xã hội hóa hơn. Cùng với thời gian những nhận thức mới về đói nghèo, cách thức, biện pháp và kinh nghiệm XĐGN đã được tổng kết. Nhiều hội nghị hội thảo về vấn đề này được tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác XĐGN ở một số địa phương, nhất là các vùng nông thôn, các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỉ lệ người nghèo, cận nghèo và tái nghèo còn cao. Đói nghèo vẫn hiện hữu ở đâu đó trong một bộ phận dân cư nước ta, cho dù họ sống ở đồng bằng, trung du, miền núi, biên giới hay hải đảo, là nông dân, công nhân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ hay làm nghề tự do. Thạch Thất là huyện ở ngoại thành Hà Nội, thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ, là nơi trung chuyển giữa đồng bằng và trung du, miền núi nên có thuận lợi nhất định trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội song cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Giai đoạn 1993-2014, công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện đã có những thành tích tốt, nhưng còn nhiều khó khăn, hạn chế cần đi sâu nghiên cứu toàn diện, hệ thống để rút kinh nghiệm cho việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác XĐGN trong giai đoạn tiếp theo. Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và thế giới đang có những đòi hỏi ngày một cao hơn. Tiêu chí nghèo đã ngày càng thay đổi, việc tổng kết chặng đường XĐGN trong những năm đổi mới càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết nhằm tìm ra những hạn chế, những cản trở để khắc phục, đồng thời phát huy những thành tựu đã đạt được để đưa Việt Nam lên một bước cao hơn, vững chắc hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài :“Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Thạch Thất, Hà Nội từ năm 1993 đến năm 2014” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công cuộc XĐGN ở huyện Thạch Thất từ năm 1993 đến năm 2014, bao gồm các yếu tố liên quan đến suốt quá trình thực hiện công cuộc XĐGN như: chủ trương, chính sách XĐGN, quá trình triển khai, kết quả thực hiện, tác động của quá trình XĐGN lên các lĩnh vực của huyện Thạch Thất. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Về thời gian, luận án thực hiện nghiên cứu từ năm 1993 đến năm 2014. Mốc năm 1993 là mốc thời gian Quốc hội Việt Nam có nghị quyết về XĐGN, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo cũng được thành lập ở Thạch Thất, từ đó phong trào XĐGN diễn ra sôi nổi trên toàn quốc trong đó có Thạch Thất. Tuy nhiên để làm rõ hơn công cuộc XĐGN của huyện từ năm 1993 đến năm 2014, tác giả có đề cập đến thời gian cận kề như trước năm 1993 và sau năm 2014. Về không gian, giai đoạn 1993-2007, phạm vi nghiên cứu của luận án là 19 xã và 01 thị trấn Liên Quan (thị trấn Liên Quan và 22 xã: Bình Phú, Bình Yên, Canh Nậu, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Chàng Sơn, Dị Nậu, Đại Đồng, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng xá, Tân Xã, Thạch Hoà, Thạch Xá) Giai đoạn 2008 -2014, phạm vi nghiên cứu của luận án thêm 3 xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, gồm 23 đơn vị hành chính (thị trấn Liên Quan và 22 xã). 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3.1. Mục tiêu của luận án là Thứ nhất, thông qua việc tìm hiểu công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Thạch Thất (1993-2014) góp phần làm rõ đóng góp của huyện đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam (1993-2014) Thứ hai, góp phần bổ sung thêm một nội dung quan trọng cho nghiên cứu các vấn đề xã hội thời kỳ đổi mới. Qua đó, làm rõ hơn bức tranh XĐGN của Việt Nam, một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam thời kỳ đổi mới. 3.2. Nhiệm vụ Thứ nhất, luận án khảo sát, trình bày có hệ thống các chủ trương chính sách của Đảng, địa phương về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1993-2014. Làm rõ quá trình huyện Thạch Thất triển khai công cuộc xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1993-2014. Thứ hai, luận án rút ra đặc điểm, tác động của công cuộc xóa đói giảm nghèo đến kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng huyện Thạch Thất giai đoạn 1993-2014. Thứ ba, luận án khẳng định những đóng góp của công cuộc xóa đói giảm nghèo đối với huyện Thạch Thất và Việt Nam giai đoạn 1993-2014. Thứ tư, trên cơ sở những đóng góp của huyện Thạch Thất trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, luận án chứng minh rằng, ở bất kỳ hoàn cảnh nào của lịch sử dân tộc, xóa đói giảm nghèo luôn là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, hàng đầu của dân tộc Việt Nam. 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên các cơ sở khoa học sau: Nắm vững, vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Những quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh, đặc biệt là triết lý đói nghèo trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ trương, chính sách và quá trình chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ 1993-2014. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thuộc ngành khoa học lịch sử, để thực hiện tác giả sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp giữa 2 phương pháp đó. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê, so sánh. - Ngoài ra phương pháp điền dã, đặc biệt là phỏng vấn các nhân chứng đã thoát nghèo giai đoạn 2008-2014. 4.3. Nguồn tư liệu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả khai thác và sử dụng các tư liệu chính sau: Nguồn tư liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, từ trung tâm lưu trữ huyện Thạch Thất. Nguồn tư liệu lưu trữ từ Cục thống kê, Bộ lao động và thương binh xã hội Việt Nam, Hà Nội, phòng Lao động và thương binh huyện Thạch Thất. Nguồn tư liệu từ Hồ Chí Minh toàn tập Nguồn tư liệu từ Văn kiện Đảng toàn tập. Nguồn tư liệu từ các sách, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, luận án còn sử dụng những tư liệu thu thập được qua các đợt điền dã, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử. 5. Đóng góp của luận án Luận án đã góp phần làm sáng tỏ, minh chứng cho những chủ trương đúng đắn, phù hợp của Đảng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, mặt khác, luận án cũng góp phần làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, mục tiêu, giải pháp giảm nghèo của Đảng bộ huyện Thạch Thất trong thời gian tới. Luận án đã phục dựng lại một cách chân thực bức tranh về quá trình xóa đói giảm nghèo ở huyện Thạch Thất (1993-2014). Luận án làm cơ sở để vận dụng, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công cuộc giảm nghèo của huyện Thạch Thất. Kết quả nghiên cứu của luận án còn là nguồn tư liệu tham khảo cho nghiên cứu XĐGN ở nông thôn Việt Nam, cho các tiết dạy lịch sử địa phương, giáo dục truyền thống các cấp học ở huyện Thạch Thất. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được trình bày trong 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Khái quát về huyện Thạch Thất và chủ trương, chính sách của Đảng, địa phương về xóa đói giảm nghèo (1993-2014) Chương 3: Xóa đói giảm nghèo ở huyện Thạch Thất giai đoạn (1993-2007) Chương 4: Giảm nghèo ở huyện Thạch Thất, Hà Nội giai đoạn (2008-2014) Chương 5: Đặc điểm và tác động của công cuộc xóa đói giảm nghèo đến huyện Thạch Thất (1993 đến năm 2014) CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài luận án Vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn được sự quan tâm, chú ý của các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về XĐGN ở các mức độ, lĩnh vực khác nhau được công bố. Trong đó, nổi bật là những công trình khoa học, đề tài, bài viết liên quan tới vấn đề đói nghèo và XĐGN của Việt Nam. Có thể chia theo các nhóm công trình như: Những công trình nghiên cứu của các cơ quan và tổ chức quốc tế về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Ngày 22/12/1992, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 47/196, chính thức tuyên bố ngày 17/10 hàng năm là Ngày quốc tế xóa đói giảm nghèo và kêu gọi tất cả các quốc gia cùng kỷ niệm. Nghị quyết của Liên Hợp Quốc cũng mời gọi các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ giúp đỡ các nước tổ chức các hoạt động quốc gia để đánh dấu ngày kỷ niệm. Nghị quyết yêu cầu Tổng thư ký có những biện pháp cần thiết, trong phạm vi nguồn lực sẵn có, bảo đảm sự thành công của các hoạt động do Liên Hợp Quốc thực hiện nhân dịp Ngày quốc tế xóa đói giảm nghèo. Kể từ đó, nhiều công trình nghiên cứu về XĐGN trên thế giới được triển khai và công bố. Các công trình nghiên cứu tập trung vào các nội dung như: nguyên nhân đói nghèo, giải pháp XĐGN, các chính sách giảm nghèo, cảnh báo các yếu tố tác động đến đói nghèo, phân tích và đưa ra bức tranh toàn cảnh về đói nghèo, rung hồi chuông báo động về tình trạng đói nghèo trên thế giới, kêu gọi các tổ chức quốc tế, chính phủ các quốc gia chung tay trong cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn cầu. Những năm 90 của thế kỷ XX, đi đầu trong cuộc chiến chống đói nghèo là các tổ chức như: Ngân hàng thế giới (WB),Viện nghiên cứu phát triển xã hội (UNRID), cơ quan phát triển lương thực (FAO) của Liên Hiệp quốc, Ủy ban giảm nghèo của Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Viện nghiên cứu của chính phủ Indonesia (IBIRD), Ủy ban kế hoạch của Trung Quốc và Ấn Độ, Hiệp hội phát triển dân số và cộng đồng Thái Lan (CDA)..đã thực hiện nhiều công trình về xóa đói giảm nghèo trên thế giới và Việt Nam. Năm 1995, Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) có đề cập trong cuốn “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” một định nghĩa rất rộng về cái nghèo, đi sâu phân tích tình hình nghèo của các nhóm nghèo ở Việt Nam, đánh giá những tác động của công cuộc đổi mới đến người nghèo gắn liền với các vấn đề về y tế, giáo dục, tín dụng.đưa ra một số vấn đề có ý nghĩa chiến lược cần xem xét để nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở Việt Nam. Công ty Aduki trong tác phẩm “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” xuất bản năm 1996 [1] (NXB Chính trị Quốc gia) phân tích thực trạng các nhóm nghèo ở Việt Nam, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo của Đảng và nhà nước, trên cơ sở đó nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện giảm nghèo ở Việt Nam. Bản báo cáo“Việt Nam vượt lên thử thách” của Ngân hàng thế giới 1998 [119] tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Bản báo cáo xây dựng kiến nghị cho Việt Nam. Chương 1 của bản báo cáo mở đầu bằng việc xem xét tình hình hiện nay của kinh tế Việt Nam. Chương 2, báo cáo đánh giá những đối sách hiện tại, nhận định về tiến bộ đạt được trong một số lĩnh vực và đề xuất hành động nhanh chóng hơn trong các lĩnh vực khác. Chương 3 và 4, báo cáo thực hiện phân tích chính sách trong hai lĩnh vực trọng yếu của Việt Nam là nông thôn và hạ tầng cơ sở. Cuối cùng, báo cáo tìm hiểu triển vọng tương lai, xác định các nhu cầu về tài chính và xây dựng kiến nghị về số lượng cũng như chất lượng của sự trợ giúp của các nước ngoài. Công trình nghiên cứu “Cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo” năm 2005 của Pierre Jacquet (Tạp chí Lao động và xã hội) đánh giá những lợi ích của thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với xóa đói, giảm nghèo, trong đó khẳng định rằng các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam khi cư trú ở địa bàn có đường nhựa thì có thêm cơ hội để thoát nghèo cũng như tại các vùng có hệ thống thủy lợi thì đói nghèo ít trầm trọng hơn. Việc đầu tư của Nhà nước được đánh giá là có tính phân phối lại cao nhất về mặt xã hội. Cuốn sách của Liên Hợp Quốc “Compendium of rural development assistance in Vietnam – Hà Nội: UNDP”. [120] Nxb Chính trị Quốc gia, gồm 130 trang, xuất bản năm 2000. Tên sách dịch ra tiếng Việt: Trích yếu về sự trợ giúp phát triển nông thôn ở Việt Nam. Nội dung cuốn sách đề cập đến các khái niệm Dự án, dự án phát triển nông thôn ở Việt Nam, phát triển nông thôn nghèo khổ ở Việt Nam. Định hướng của Chính phủ Việt Nam về phát triển nông thôn và giảm bớt sự nghèo khổ ở Việt Nam. Bộ khung chính sách phát triển nông thôn. Bộ khung thiết chế cho sự phát triển nông thôn. Phi tập trung hóa và phát triển nông thôn. Khi trình bày về nội dung Nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp: cuốn sách làm rõ cơ sở của đời sống nông thôn Việt Nam. Kinh tế nông thôn. Giáo dục nông thôn. Tổ chức ODA ở khu vực nông thôn Việt Nam. ODA về nước sạch ở khu vực nông thôn. Có thể thấy cuốn sách đã trình bày khá đầy đủ, chi tiết về đặc điểm kinh tế, xã hội nông thôn Việt Nam. Về các chính sách và giải pháp cho sự phát triển nông thôn nghèo khổ nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung. Công trình “Poverty and inequality in Vietnam: spatial pattenrns and geographic determinants”(dịch sang tiếng Việt: Nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam: các yếu tố về địa lý và không gian) (Dự án này được Cơ quan phát triển quốc tế New Zealand tài trợ; các chuyên gia của ngân hàng thế giới( WB), cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC), Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế IFPRI), Viện nghiên cứu phát triển (IDS), Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê hỗ trợ, hoàn thành ngày 2-10-2003) làm rõ, ở Việt Nam tỉ lệ đói nghèo cao nhất là vùng sâu, vùng xa của Tây Bắc, Đông Bắc bộ và bắc Tây Nguyên. Thấp nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và vùng Đông Nam Bộ. Báo cáo cũng chỉ ra bất bình đẳng trong chi tiêu bình quân đầu người là tương đối thấp. Bất bình đẳng thấp nhất ở đồng bằng sông Hồng, tiếp theo là đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 2/3 sự bất bình đẳng là chênh lệch trong các huyện với nhau. Các số liệu trong báo cáo tương đối chính xác và khách quan có thể tham khảo. Trên trang web UNDP (Tiếng Anh: United Nations Development Programme, viết tắt UNDP). Trọng tâm của UNDP tại Việt Nam là giúp Việt Nam xây dựng và chia sẻ giải pháp cho các thách thức như: Quản lý theo nguyên tắc dân chủ. Xoá đói giảm nghèo. Ngăn chặn khủng hoảng và phục hồi sau khủng hoảng. Năng lượng và môi trường. Công nghệ thông tin và viễn thông. Phòng chống HIV/AIDSKhuyến khích bảo vệ quyền con người và vị thế người phụ nữ trong xã hội. Việt Nam, ngày 28-03-2014, tổ chức Oxfam Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 20 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại trên 90 quốc gia trên thế giới. Tổ chức này là một phần của phong trào toàn cầu nhằm đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng.Tại Việt Nam, Oxfam là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu rủi ro thiên tai, phát triển xã hội dân sự và cộng đồng thiểu số, nâng cao vị thế phụ nữ. đưa ra nhận định Some of the poverty reduction policies are not relevant (Tạm dịch: Nhiều chính sách giảm nghèo đã không còn phù hợp) Oxfam cho rằng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc XĐGN khi tỉ lệ giảm nghèo giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 7,6 cuối năm 2013. Tuy nhiên, nhiều chính sách giảm nghèo không còn phù hợp, xuất hiện những bất cập cần phải thay đổi để đảm bảo người nghèo thoát nghèo bền vững. Oxfamcũng đưa ra số liệu minh chứng như: tính đến hết tháng 3-2014, tổng số văn bản liên quan đến chính sách giảm nghèo là 501, trong đó có 188 văn bản liên quan trực tiếp đến người nghèo còn hiệu lực và 313 văn bản liên quan gián tiếp. Nhiều chính sách trùng lặp gây khó khăn cho các địa phương trong việc triển khai, thực hiện. Một số chính sách nặng tính bao cấp, hỗ trợ cho không tạo tâm lý không muốn thoát nghèo của người dân. Từ đó tổ chức này cũng khuyến nghị Chính phủ cần được tư vấn cải cách chính sách dựa trên bằng chứng chính xác, trong đó, những kết quả của nghiên cứu này cũng là tài liệu cần thiết cho cho các cơ quan quản lý hoạch định chính sách giảm nghèo trong thời gian tới tham khảo và sử dụng. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về vấn đề xóa đói giảm nghèo *Các công trình viết về xóa đói giảm nghèo “Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” (1997) tác giả Nguyễn Thị Hằng [70] đã nêu lên tính tất yếu khách quan của việc XĐGN, đánh giá khá đầy đủ về thực trạng nghèo đói ở Việt Nam ở nông thôn, nhất là khi chuyển sang kinh tế thị trường, đồng thời đưa ra một số biện pháp XĐGN ở nông thôn Việt Nam đến năm 2000. Lê Xuân Bá (cùng tập thể tác giả) “Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam”, [3] Nxb Nông nghiệp, 2001, đã phản ánh tổng quan về nghèo đói trên thế giới, đưa ra các phương pháp đánh giá về nghèo đói hiện nay, nghèo đói ở Việt Nam và nghiên cứu thực tiễn về nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình, qua đó đưa ra một số quan điểm, giải pháp chung về XĐGN ở Việt Nam. Cuốn sách của tác giả Nguyễn Thị Hằng “Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [71] Nxb Thống kê, 2001, đề cập đến các quan niệm về nghèo và giảm nghèo cũng như các chuẩn mực đánh giá nghèo ở Việt Nam hiện nay; phân tích và đánh giá thực trạng, nguyên nhân của sự nghèo đói, điểm qua một số kết quả đạt được trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu giảm nghèo ở Việt Nam, đó là việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển các loại hình dịch vụ hoàn thiện hệ thống phúc lợi Báo cáo cập nhật nghèo 2006: Nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993-2004 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã sử dụng những số liệu của kết quả nghiên cứu được cập nhật đáng tin cậy qua các cuộc điều tra xã hội học: Nghiên cứu khảo sát mức sống dân cư năm 1993, 1998 và khảo sát mức sống hộ gia đình các năm 2002, 2004 ở các vùng, miền trên lãnh thổ Việt Nam. Qua phân tích các số liệu về tiêu dùng dân cư, tỉ lệ đi học đúng tuổi ở các cấp, đưa ra bức tranh về toàn cảnh về động thái nghèo và giảm nghèo, các nguyên nhân nghèo đói để trên cơ sở đề xuất các định hướng giải pháp nhằm giảm nghèo đói và phát triển bền vững ở Việt Nam. Tác giả Trần Văn Chử [46] trong “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam 60 năm nhìn lại” năm 2007 (Tạp chí Lao động và xã hội) nêu lên quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, đánh giá kết quả thực hiện, từ đó rút ra bài học sau hơn 60 năm thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thu Hà [67] trong “Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, một vài kinh nghiệm” của Tạp chí Kinh tế Châu Á-TBD số 59/2008 khuyến nghị các giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, phối hợp chính sách xóa đói giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội. Nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả như mô hình tiết kiệm tín dụng của Hội phụ nữ, mô hình hướng dẫn cách làm ăn cho đồng bào dân tộc ít người, mô hình khám chữa bệnh và làm nhà tình thương cho người nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà NộiGiải pháp về quản lý, tổ chức, tăng cường công tác kiểm tra đối với thực hiện các chính sách giảm nghèo trong thực tiễn. Cuốn sách “Xóa đói giảm nghèo ở Malaixia và Thái Lan bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2010) của tác giả Võ Thị Thu Nguyệt [127] đã nêu lên các chiến lược XĐGN của Malaixia và Thái Lan. Từ đó, tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về XĐGN cho khu vực nông thôn cũng như khắc phục tình trạng bất bình đẳng về lãnh thổ. Năm 2010, Chương trình phát triển Liên hợp quốc thực hiện: “Đánh giá nghèo đô thị” ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. [172] Báo cáo được trình bày với hai phần chính, đặc biệt báo cáo có một phân tích tình trạng nghèo với cách tiếp cận mới là tiếp cận nghèo đa chiều. Đồng thời báo cáo dành riêng một mục để phân tích về tình trạng sống của dân cư hai thành phố theo nhóm dân di cư và dân thường trú. Cuối cùng báo cáo cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho công tác giảm nghèo đô thị của hai thành phố. “Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức”, Nxb Thế giới, 2011, do Viện khoa học xã hội Việt Nam [241] biên soạn trình bày những xu hướng trong công cuộc XĐGN ở Việt Nam với nhận định về thành tựu ấn tượng song tiến độ không đồng đều, đưa ra quan niệm về động thái nghèo, các hàm ý chính sách về giảm nghèo. Trong chương II, các tác giả trình bày về tình hình giảm nghèo trong bối cảnh kinh tế mới trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời chỉ ra những thách thức cần giải quyết ở phía trước. Bài báo “Bước ngoặt mới trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo ” của Nguyễn Thị Kim Ngân [124] (Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 6-4-2011) nêu lên những kết quả XĐGN ở Việt Nam như tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh từ 22% (2005) xuống còn 11,3% (2009) và còn 9,45% (2010), bình quân mỗi năm giảm từ 2% đến 3%. Vì vậy thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận : là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó tác giả cũng nhấn mạnh kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao.từ đó tác giả đề ra định hướng giảm nghèo nhanh và bền vững là: Thứ nhất, chính phủ cần rà soát, đánh giá, hệ thống lại các chính sách giảm nghèo. Thứ hai, tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015. Thứ ba, thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền hỗ trợ trọn gói có mục tiêu cho địa phương đi đôi với năng cao năng lực và tăng cường sự tham gia của người dân. Thứ tư, phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân 2% năm theo chuẩn mới, riêng 62 huyện nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 4%/năm. Sách “Phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”của Bùi Thị Hoàn [79] (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội 2013) trình bày khái niệm phân hóa giàu nghèo, những tác động của nó đến đối với sự phát triển xã hội. Tác giả cũng tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân, xu hướng vận động và những vấn đề đặt ra đối với sự phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tác giả cũng nêu ra và tập trung vào hai giải pháp chính là giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo và giải pháp hạn chế sự làm giàu không chính đáng. Có thể nói, cuốn sách đã làm rõ được một số vấn đề về thực trạng, nguyên nhân, xu hướng vận động của sự phân hóa giàu - nghèo và những giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Bài báo “Phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Nguyễn Lâm Thành [159] (Tạp chí Cộng sản số 848, tháng 6 năm 2013) nhận định XĐGN ở vùng đồng bào DTTS đạt được một số kết quả nhất định là do sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Song đây mới chỉ là kết quả bước đầu, còn nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết như vấn đề quan hệ dân tộc, trong đó có quan hệ văn hóa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, vấn đề bảo đảm quyền làm chủ gắn với việc xây dựng ý thức nỗ lực vươn lên của người nghèo xử lý tác động của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế đối với vùng dân tộc. Bài báo “Bị đe mất chức nếu cả làng giàu lên” của tác giả Nguyễn Thu Hằng [69] đăng trên báo Thanh niên số 114(6697) 24/04/2014. Tác giả tập hợp những câu chuyện thực tế về một số xã, thôn, cá nhân không muốn thoát nghèo để được hưởng chính sách của nhà nước. Những bất cập trong việc thực thi chính sách giảm nghèo ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Chỉ ra những hạn chế cần phải khắc phục trong việc thực hiện các chương trình giảm nghèo. Bài báo “Cần một cách nhìn mới xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc” của tác giả Dũng Hiếu [74] đăng trên báo Kinh tế Việt Nam số 115, 14/05/2014 nhận định để phát huy hiệu quả các chính sách ưu tiên của nhà nước đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo cho các đồng bào dân tộc rất cần một cách tư duy mới. Tùy từng địa phương cụ thể để có chính sách phù hợp, không chồng chéo với nhau, có như thế mới đạt hiệu quả cao. *Các công trình nghiên cứu về chủ trương, chính sách XĐGN của Đảng và Nhà nước Việt Nam “Chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo - một nhân tố mới trong quản lý của Nhà nước ta” của Phạm Di, năm 2005 [53] (Tạp chí Lý luận chính trị) phân tích những điểm mới của Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong đó cho rằng tầm quản lý và điều chỉnh chương trình ở cấp độ vĩ mô cho phép thực hiện những đầu tư lớn đa dạng hơn về các nguồn lực. Chương trình có những điểm nhấn ưu tiên, quan điểm tiếp cận chính xác và được chia sẻ rộng rãi hơn, đặc biệt là quan điểm về sự tham gia của người dân và cộng đồng. Bài viết của Nguyễn Đình Tấn “Nhận thức của Đảng ta về vấn đề xóa đói, giảm nghèo”, năm 2005 [153] (Tạp chí Lịch sử Đảng) làm rõ quá trình nhận thức của Đảng về xóa đói giảm nghèo trong những năm đổi mới, trong đó khẳng định nhận thức của Đảng về vấn đề xóa đói giảm nghèo ngày càng trở nên hoàn thiện, sâu sắc và sát với thực tiễn khách quan. Bài báo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững” (Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, năm 2007) cuả Nguyễn Hữu Dũng [51]viết, xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững là phát triển vốn nhân lực của chính người nghèo, tạo môi trường và điều kiện cho người nghèo có cơ hội thoát nghèo, vươn lên ấm no. Hơn nữa chính sách xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững còn phải gắn với phát triển và chăm lo xây dựng một xã hội mà mọi người có cuộc sống ấm no hạnh phúc và xã hội phải coi đầu tư cho xóa đói giảm nghèo cũng là đầu tư cho phát triển. Tác giả Hồ Tố Lương [99] với công trình “Đảng lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới”, năm 2009 (Nxb Chính trị Quốc gia) nêu chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng trong thời kỳ đổi mới và chỉ ra một số hạn chế trong tổ chức thực hiện ở Trung ương và địa phương. Ở Trung ương, nguồn kinh phí chưa đáp úng đầu đủ, một số chính sách hỗ trợ chưa thực sự phù hợp, giải pháp hỗ trợ trực tiếp người nghèo vẫn là chính, hệ thống theo dõi, giám sát chưa được tổ chức một cách hệ thống và đồng bộ. Ở địa phương, nhận thức về trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo chậm và chưa rõ, việc tổ chức thực hiện không đồng đều ở một số địa phương, một số người dân có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên và nhà nước. Bài báo “Kết quả thực hiện chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Mai Chi [40] (Tạp chí Lịch sử Đảng số 4-2010) tổng kết một số chủ trương của Đảng và chương trình của Chính phủ về XĐGN từ năm 1996-2008; nêu một số kết quả đạt được của chương trình. Tác giả Nguyễn Thị Hoa [77] trong cuốn “Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015”, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2010, đã giới thiệu hệ thống những Chính sách hiện hành đang áp dụng ở Việt Nam, trong đó tậ...ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và mùa đông lạnh, đầu mùa đông hanh khô, cuối mùa đông ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,40C. Hình thái khí hậu thuận lợi cho trồng trọt phát triển, trồng được nhiều loại cây cả cây ôn đới và nhiệt đới. Vị trí địa lý của Thạch Thất khá thuận lợi cho việc đón gió Đông Nam gây mưa nhiều. Lượng mưa trung bình của huyện vào khoảng 1628 mm cao nhất là 2163 mm và thấp nhất là 1519 mm. Với lượng mưa này Thạch Thất được xếp vào vùng có lượng mưa tương đối, song lượng mưa không phân bố đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa chính là mùa hè (tháng 5 đến tháng 10) với lượng mưa chiếm 85% tổng lượng mưa năm, lượng mưa lớn nhất có thể lên tới 336mm trong khi đó mùa khô kéo dài khoảng 4-5 tháng (từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 3 năm sau). Nhìn chung, điều kiện thời tiết khí hậu và thủy văn tương đối thuận lợi giúp Thạch Thất chủ động trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp kinh tế nông nghiệp phát triển, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, khí hậu và thời tiết cũng chứa đựng những yếu tố gây khó khăn như: mùa khô cây trồng thiếu nước, mùa mưa bão gây ngập úng đồng ruộng và uy hiếp hệ thống đê chống lụt. 2.1.3. Một vài nét về kinh tế, xã hội và văn hóa *Về kinh tế Về nông - lâm nghiệp - thủy sản: Huyện Thạch Thất nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng nên kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trước những năm 1990, cây lương thực chiếm tỉ trọng cao về diện tích 90%. Đến giai đoạn sau từ năm 1995 cây công nghiệp, thực phẩm, cây ăn quả dần chiếm tỉ trọng cả về diện tích và giá trị sản lượng. Chăn nuôi phát triển với nhiều loại vật nuôi phong phú. Cùng với nuôi trồng thủy sản được đầu tư góp phần đưa kinh tế nông- lâm- thủy sản ở huyện phát triển đồng đều, toàn diện hơn. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Vị trí của huyện là vùng chuyển tiếp giữa miền rừng núi (vùng nguyên liệu) và vùng đồng bằng (thị trường tiêu thụ). Vì vậy, từ xa xưa huyện đã có nhiều ngành nghề. Thời kỳ trước, sản xuất thủ công nghiệp được coi là nghề phụ nên quy mô nhỏ, sản xuất thủ công vào lúc nông nhàn. Giai đoạn đầu những năm 1990, sản xuất thủ công nghiệp được đầu tư và chú trọng nên bắt đầu phát triển. Có thể thấy tiềm năng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở huyện là rất lớn. Bảng 2.1. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Thạch Thất STT Các ngành nghề Tên thôn, làng, xã 1 Dệt lượt, lụa, vải Phùng Thôn (Phùng Xá), thôn Thạch, thôn Yên ( Thạch Xá), Hữu Bằng, Chàng Sơn, Hương Ngải, Dị Nậu. 2 Nhuộm Phùng Xá, Hữu Bằng 3 Sản xuất quạt và dùTheo Dư địa chí tỉnh Sơn Tây 1940, quạt tây sản xuất ở xã Chàng Sơn phỏng theo lối quạt Nhật được bán khắp nơi trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài những năm 1914-1915. Năm 1934 -1935, quạt lượt đem đấu giá ở hội chợ Pari được bằng khen của chính phủ Pháp. Chàng Sơn, Đại Đồng 4 Sản xuất ô dù Chàng Sơn 5 Sản xuất dép dứa bằng vỏ dứa, bẹ cau, bằng mây, cói Làng Bình Xá (Bình Phú), làng Chàng Thôn 6 Nghề thợ mộc Chàng Thôn, Hương Ngải 7 Nghề thợ xây Yên Thôn (Thạch Xá), Chàng Sơn, Canh Nậu, Hương Ngải. 8 Sản xuất kẹo (kẹo, bánh rán, bánh tẻ, chè lam) Thạch Thôn, Chàng Thôn 9 Sản xuất cày bừa Làng Vĩnh Lộc (Phùng Xá) 10 Nghề đan lưới, vó Phú Ổ (Bình Phú), Phùng Thôn (Phùng Xá) 11 Nghề làm dây bột lọc Làng Phùng Thôn (Phùng Xá) 12 Nghề thuyền nan Làng Chàng Thôn (Phùng Xá), làng Thạch Thôn (Chàng Sơn) 13 Nghề nuôi tằm dệt vải Hương Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu 14 Nghề chài lưới, bắt cá Hà Xá (Lại Thượng) 15 Sản xuất mành trúc Từ xa xưa làm mành bằng tre, đến năm 1920, bắt chước người Tàu, Nhật làm bằng trúc [85; Tr.89] Như vậy, từ điều kiện trên cho thấy huyện Thạch Thất nhiều tiềm năng về con người, tài nguyên để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh XĐGN. * Về xã hội Dân số và nguồn lao động dân cư: Dân số tính đến 31/12/2014 là 201.050 người, gồm 2 dân tộc chính là Kinh và Mường. Dân tộc Mường khoảng gần 14.500 người chiếm khoảng 7,5% dân số tập trung tại 03 xã Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân. [116] Trong đó: + Từ 0 đến hết 14 tuổi: 52.275 người chiếm 26% dân số + Từ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi đối với nữ, hết 60 tuổi đối với nam là: 120.830 lao động, chiếm 60,1% dân số. + Từ 56 đối với nữ, 61 đối với nam trở lên: 27.945 người, chiếm 13,9% dân số. Cơ cấu dân số nam và nữ tương đối cân bằng song cơ cấu dân số thành thị và nông thôn chênh lệch khá lớn với tỷ lệ 1/30. Số lượng lao động trên là cơ sở cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế, XĐGN ở huyện. Tuy nhiên, dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng với mật độ dân số khoảng 1.200 người/km2, các xã bán sơn địa có mật độ dân số thấp chỉ khoảng 195 người/km2, điều này tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện nhưng đồng thời cũng tạo ra khả năng phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng có mật độ dân số còn thưa. *Về văn hóa Thạch Thất là một vùng đất cổ được hình thành và phát triển sớm trong lịch sử. Trên địa bàn huyện có 182 di tích lịch sử văn hoá, 81 di tích đã được xếp hạng, trong đó có Chùa Tây Phương (thuộc xã Thạch Xá) được xếp vào một trong 24 công trình di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng cấp quốc gia do có giá trị về mặt nghệ thuật kiến trúc đồng thời là một thắng cảnh đẹp của Hà Nội. Cùng với Chùa Tây Phương huyện còn có các di tích lịch sử, các di tích văn hoá được xếp hạng khác như: Đình chùa Hữu Bằng, Đình Phú Đa, Đình Thạch Xá, Đình chùa Chàng Sơn, Đình Đồng Trúc đi cùng với các di tích lịch sử này là các lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hoá đồng bằng bắc bộ. Các làng nghề nổi tiếng của sứ Đoài có truyền thống hàng trăm năm cũng được xem là nét văn hoá của địa phương như: Nghề mộc, quạt giấy ở Chàng Sơn, Canh Nậu; nghề mây giang đan ở Bình Phú, Thạch Xá; nghề sắt ở Phùng Xá và nét văn hoá dân gian như: Chèo ở Canh Nậu, múa rối nước ở Thạch Xá, Bình Phú, Chàng Sơn, Vật ở làng Bùng (xã Phùng Xá). Tất cả các tiềm năng văn hoá lịch sử và danh lam thắng cảnh trên là cơ sở cho Thạch Thất có thể phát triển trên các lĩnh vực văn hoá, xã hội, tạo điều kiện cho Thạch Thất khả năng phát triển du lịch làng nghề, tín ngưỡng kết hợp với du lịch sinh thái góp phần XĐGN. 2.1.4. Tình hình đói nghèo ở huyện trước năm 1993 Nghiên cứu về XĐGN ở huyện Thạch Thất trước năm 1993 có thể chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn từ 1975 đến 1985: 10 năm sau giải phóng, thống nhất đất nước, cùng với cả nước huyện Thạch Thất đi vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng quê hương, đất nước. Giống như nhiều địa phương khác trên cả nước, huyện Thạch Thất cũng phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh để lại: Thứ nhất, cơ sở hạ tầng của huyện lạc hậu, các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh quy mô nhỏ, chắp vá và chưa đồng bộ, hệ thống giao thông, thủy lợi bị xuống cấp, chưa được khôi phục và xây dựng. Các xã gò đồi, cơ sở hạ tầng vừa yếu vừa thiếu: đường giao thông liên xã rải sỏi ong, đường liên thôn vừa hẹp vừa xuống cấp... Thứ hai, thiên tai, hạn hán liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu nhập chính của các hộ trong huyện nhất là các hộ sản xuất nông nghiệp khi sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn này phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên “Hàng năm, đất canh tác của huyện bị úng ngập và khô hạn vẫn còn chiếm 2.000 đến 3.000 mẫu”. [174] Thứ ba, tình trạng đất hoang hóa ở các xã gò đồi, ven sông Tích chiếm tỉ lệ cao, đất hoang hóa chiếm 13% trong tổng số diện tích đất tự nhiên. Hơn nữa, lao động chủ yếu dùng công cụ thủ công cầm tay, hầu như chưa có máy móc cơ khí dùng vào nông nghiệp và chế biến nông sản. Người dân ở các xã gò đồi ngoài hai nguồn thu chính là trồng trọt và chăn nuôi, cũng có phát triển thêm nghề làm gạch ngói thủ công, song công nghệ lạc hậu nên sản phẩm làm ra thấp, không đáng kể chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu. Thực trạng trên dẫn đến tình trạng đói nghèo ở huyện“Mức ăn bình quân của huyện đạt 12kg/người/tháng. Các hợp tác xã gò đồi chỉ đạt 6kg/người/ tháng. Số xã có nhiều khó khăn là 09 xã trong đó 03 xã có khó khăn hơn cả là Cần Kiệm, Lại Thượng và Đồng Trúc”, [174] mức ăn bình quân phản ánh tình trạng đói trầm trọng, gay gắt ở huyện, đặc biệt ở các xã gò đồi. Các số liệu cũng chứng minh tỉ lệ đói nghèo ở vùng gò đồi cao nhất trong huyện, đời sống của nhân dân ở các xã gò đồi vô cùng khó khăn, tình trạng đói gay gắt thường xuyên diễn ra. “Tổng số hộ thiếu lương thực của toàn huyện là 8.911 hộ nông dân bằng 44.826 khẩu bằng 40% số hộ và 50% số khẩu toàn huyện”. Trong đó hộ đói có 66 hộ thương binh là 390 khẩu; 91 hộ liệt sĩ là 442 khẩu; 591 gia đình bộ đội là 2.829 khẩu; 428 hộ tàn tật cô đơn là 555 khẩu; 1.188 hộ nông dân là 6.310 khẩu; 38 hộ cán bộ xã là 235 khẩu; 18 hộ cán bộ hưu là 68 khẩu”. [175]Không chỉ đói gay gắt, tình trạng đói còn bao phủ cả huyện, trên diện rộng, bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân: nông dân, công nhân, viên chức, thợ thủ công. Tỉ lệ hộ đói cao “Đời sống nhân dân nông thôn thiếu ăn tới 37% số khẩu nông nghiệp, trong đó có 681 hộ bằng 2541 khẩu hết ăn, trong thủ công nghiệp mới được cấp 30% lương thực tháng 4 và 21% lao động TCN không có việc làm do thiếu đói, lương tháng 4 cho cán bộ công nhân viên nhà nước quá chậm, hàng hóa thuộc diện tem phiếu không đủ bán..” Báo cáo nhanh tháng 4 năm 1980 của Huyện ủy Thạch Thất năm 1980. [175] Giai đoạn hai, từ năm 1986 đến năm 1992, bắt đầu thời kỳ đổi mới, trước tình hình khó khăn của huyện về lương thực, huyện Thạch Thất tập trung vào đổi mới nông nghiệp, đưa nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, phát triển chăn nuôi. Các giải pháp phát triển kinh tế thực hiện từ những năm 1986 giúp nông nghiệp phát triển hơn so với giai đoạn trước, kinh tế thị trường bắt đầu vận hành giúp nền kinh tế huyện Thạch Thất bước đầu thay đổi, góp phần làm giảm tỉ lệ hộ đói trong huyện so với giai đoạn trước. Giải pháp xóa đói trước năm 1993 ở huyện Thạch Thất tập trung vào: Các giải pháp tập trung ưu tiên các hộ là đối tượng chính sách xã hội như: tạo việc làm, mua vật liệu xây dựng, mua nhu yếu phẩm, ưu tiên trong giáo dục, khám chữa bệnh và các khoản phải đóng góp. Báo cáo kinh tế - xã hội năm 1978 thống kê cụ thể : Có 5.208 người thuộc diện chính sách (chiếm 68,3% đối tượng) được bố trí việc làm để ổn định cuộc sống trong đó số anh chị em thương binh đạt 100% (486 người), 1763 người là bố mẹ liệt sĩ đạt 71,2%, 529 người là vợ liệt sĩ đạt 64,1%, đối tượng 202 đạt 81%, số quân nhân phục viên xuất ngũ đạt 12,1%. [174] Đến năm 1985, cơ bản các gia đình hộ chính sách không còn nhà dột nát, 640 gia đình liệt sĩ, 184 hộ thương binh được xây nhà ngói, số còn lại là nhà tranh chắc chắn. Số hộ gia đình thương binh, liệt sĩ có mức sống loại A (khá) chiếm 45%, loại B (trên trung bình) trên 50%, loại C (khó khăn) chỉ còn 5%. Một số xã đã thực hiện tốt chính sách xã hội như: Canh Nậu, Cẩm Yên, Liên Quan, Bình Yên, Đồng Trúc, Thạch Xá. Ở các xã này 100% con em thương binh, liệt sĩ được chăm sóc sức khỏe, học hành chu đáo. [178] Hỗ trợ lương thực cho hộ đói lúc giáp hạt, thực hành tiết kiệm, tập trung sản xuất lương thực; Vận động nhân dân tăng gia sản xuất (vận động nhân dân trồng thêm rau mầu ngắn ngày); Xuất quỹ của HTX cho xã viên vay ăn; UBND huyện trợ cấp cho các hộ đói; Vận động nhân dân trong huyện đi xây dựng kinh tế mới. Như vậy, trước năm 1993 thực trạng đói nghèo của Thạch Thất nổi lên một số điểm sau: Số hộ đói - nghèo chiếm tỉ lệ cao, đói nghèo diễn ra trên diện rộng, đối tượng đói nghèo là các thành phần trong huyện, đói gay gắt tập trung ở các xã gò đồi ven sông Tích. Lực lượng tham gia cứu đói chủ yếu là HTX và Nhà nước, chỉ tập trung vào xóa đói mà chưa quan tâm được xóa nghèo. Các giải pháp cho xóa đói ít, nặng về cứu trợ và ưu tiên các gia đình chính sách. Kết quả giảm đói nghèo còn chậm, người nghèo chưa được quan tâm, chính vì vậy, tỉ lệ hộ đói nghèo còn cao, đói nghèo trở thành vấn đề quan trọng, bức thiết cần giải quyết ở huyện Thạch Thất. 2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, địa phương về xóa đói giảm nghèo 2.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo Trong suốt cuộc đời hoạt động thực tiễn cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra rất nhiều quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam, một trong những quan điểm trở thành triết lý có giá trị lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là vấn đề đói nghèo. Đói nghèo và giải quyết vấn đề đói nghèo trong tư tưởng Hồ Chí Minh khá phong phú, tập trung ở các nội dung sau: Thứ nhất, đói nghèo trong Tư tưởng Hồ Chí Minh có từ rất sớm, được hình thành ngay từ khi Hồ Chí Mình ra đi tìm đường cứu nước, là mục tiêu, động lực để Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam vì cứu nước, cứu dân cũng là giải phóng cho dân khỏi thân phận nô lệ, khỏi cảnh lầm than, là mang lại cuộc sống tự do, ấm no cho người dân. Người nói rằng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [104; Tr. 627]. Con đường cứu nước, cứu dân đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định, chỉ khi nước nhà được độc lập thì nhân dân mới được thực hiện quyền làm chủ của mình, dân tộc Việt Nam mới được quyền tự quyết định con đường phát triển của dân tộc mình, đất nước mới được thống nhất, toàn vẹn. Khi đã giành được độc lập, để độc lập toàn diện và bền vững, thì độc lập dân tộc phải gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân lao động làm chủ; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và bất công; là chế độ có nền kinh tế phát triển cao; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện; Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh, phản ánh chính xác mục đích, lý tưởng, khát vọng của Người về tư tưởng mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Thứ hai, khát vọng mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nâng cao đời sống vật chất mà phải nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn; 2. Làm cho dân có mặc; 3. Làm cho dân có chỗ ở; 4. Làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là bốn điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập” [105; Tr.175]. Không những thế, Người còn nhấn mạnh coi đói khổ là một trong những loại giặc cần phải kiên quyết tiêu diệt. Vì vậy, diệt giặc đói là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm mục tiêu phấn đấu đưa nhân dân thoát khỏi nạn đói nghèo, mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nói tóm lại hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được chính phủ đặc biệt chú ý. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số: ''Bao giờ bọn Pháp không trở lại nữa, đồng bào Kinh sẽ rảnh rang giúp đồng bào Thổ, Mán nhiều hơn. Chính phủ sẽ giúp đồng bào Thổ, Mán như giúp các dân tộc nhỏ khác được có đủ ruộng làm, đủ trâu bò cày”. [106; Tr.103] Người rất thông cảm và hiểu rõ đồng bào các dân tộc ở miền núi, nơi có trình độ kinh tế kém phát triển, thì các dân tộc anh em khác có điều kiện hơn phải giúp đỡ họ, hướng dẫn họ cách làm ăn, giúp đồng bào thiểu số cũng là thể hiện tình cảm của người miền xuôi với miền núi, là sự gắn kết các dân tộc, đoàn kết dân tộc của người Việt Nam. Người cũng lưu ý rằng: việc chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc coi như việc đánh thắng giặc nghèo khổ lạc hậu. Thứ ba, đói nghèo trong Tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội, phải huy động toàn dân tham gia trong đó Đảng viên, cán bộ là bộ phận tiên phong, dẫn đầu. Đối với Chính phủ, người đề nghị phải luôn sát sao, đảm bảo ấm no cho dân: việc gì có lợi cho dân thì làm, việc gì có hại cho dân cho dù là việc nhỏ nhất cũng không được làm. Đối với cán bộ, phải hiếu với dân, là bao nhiêu quyền hạn đều ở nơi dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, cán bộ, đảng viên là người công bộc, là đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Dân là chủ, Đảng của dân nên dân đói, dân dốt, dân rét, Đảng và Chính phủ đều có lỗi. Muốn hiếu với dân thì phải dựa vào dân, tin ở sức mạnh của nhân dân:“Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Vì vậy, mỗi cán bộ phải kính dân, gần dân, lấy dân làm gốc và phấn đấu hết lòng vì dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Hết lòng thương yêu, quý trọng, phục vụ nhân dân, là một tấm gương mẫu mực phục vụ nhân dân. Cán bộ lo cho dân thì dân sẽ không đói, không khổ, đất nước sẽ phát triển vững chắc. Thứ tư, đói nghèo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đi kèm với tăng gia sản xuất phải thực hành tiết kiệm, có vậy mới đảm bảo chắc chắn lâu dài công cuộc xoá đói. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Người đã đề nghị Chính phủ công việc cần phải làm ngay: “Tôi đề nghị với chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất, tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Tuần gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”. [106; tr.135] Người chỉ dẫn phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất đi liền với tiết kiệm, làm nhiều tiêu ít, làm chóng tiêu chậm, tức là đủ. Tăng gia sản xuất, phát triển nông nghiệp là cơ sở quan trọng để xóa đói giảm nghèo bền vững. Điều mới mẻ trong tư tưởng của Người về xóa đói giảm nghèo chính là đi kèm với tăng gia sản xuất phải thực hành tiết kiệm, có vậy mới đảm bảo chắc chắn lâu dài công cuộc xoá đói. Đến nay tư tưởng này vẫn còn giữ nguyên giá trị. Tiết kiệm là biện pháp tình thế nhất thời, còn về lâu dài phải hướng dẫn tăng gia sản xuất, có như vậy mới nhanh chóng giải quyết triệt để nạn đói. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao sức mạnh của dân, Người yêu cầu: đem tài dân, sức dân mà giải phóng cho dân. Vậy là, mọi thành viên trong xã hội không ngừng phấn đấu vươn lên vượt qua cửa ải đói nghèo, Người quan niệm xã hội mà chúng ta xây dựng là ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh''. Nó xa lạ với đói nghèo bần cùng, lạc hậu, là xã hội giàu về kinh tế, lành mạnh về văn hóa xã hội, quan niệm này hàm chứa ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất, hướng đến phát triển toàn diện con người. Có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đói nghèo có giá trị lý luận và thực tiễn trong mọi thời đại của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng và phát triển tư tưởng của Người trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và đã đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển Việt Nam bền vững. 2.2.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xóa đói giảm nghèo thời kỳ đổi mới Công cuộc đổi mới đất nước (1986), do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua hơn 30 năm và đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao về vật chất và văn hóa tinh thần, một trong những thành tựu được quốc tế ghi nhận thời kỳ đổi mới là một trong những quốc gia có tốc độ giảm nghèo tốt nhất thế giới. Có được thành tựu về xóa đói giảm nghèo là do Đảng đã thực hiện chủ trương chính sách phù hợp, là sự vận dụng đúng đắn quan điểm của Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo, phát huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc và góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước bền vững. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2015) là quá trình Đảng vận dụng, phát triển và hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh về XĐGN. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) là Đại hội mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực. Đại hội này, lần đầu tiên Đảng nâng vấn đề xã hội thành Chính sách xã hội, đặt rõ tầm quan trọng của Chính sách xã hội đối với Chính sách kinh tế và Chính sách ở các lĩnh vực khác. Đại hội cũng khẳng định cần có Chính sách xã hội cơ bản, lâu dài, mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế và đều nhằm phát huy sức mạnh của con người. Nhìn khái quát, chủ trương của Đại hội VI về lĩnh vực xã hội tập trung vào các vấn đề: lao động và việc làm, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm lo người có công với cách mạngNhững chủ trương này đã bước đầu cải thiện đời sống nhân dân, đặt nền tảng cho sự ổn định đất nước. Chủ trương nâng vấn đề xã hội thành chính sách xã hội giúp cho các chính sách về xóa đói giảm nghèo được thực hiện, đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6 năm 1991), nhận định về quá trình thực hiện đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội sau hơn bốn năm đưa ra Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống. Đại hội tổng kết những kết quả tích cực mà chính sách xã hội đã đem lại cho người dân, khẳng định niềm tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, Đại hội cũng chỉ ra những tồn tại cần nhanh chóng khắc phục như đời sống của nhân dân còn khó khăn, vẫn còn khoảng trên 10% hộ nông dân còn thường xuyên gặp khó khăn, túng thiếu, số trẻ em suy dinh dưỡng còn lớn, những người thu nhập chính dựa vào tiền lương và trợ cấp xã hội gặp khó khăn gay gắtTừ thực trạng giải quyết vấn đề xã hội của Đại hội VI, Đại hội VII đã đề ra phương hướng giải quyết đời sống 5 năm tới bao gồm: Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu và ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân cư, bảo đảm vững chắc nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói giáp hạt ở một số vùng, tạo điều kiện cho nhân dân cải thiện nhà ở, khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, bảo hộ các nguồn thu nhập hợp pháp, điều tiết thu nhập hợp lý giữa các bộ phận dân cư. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V BCH TW khoá VII (tháng 6/1993) đã chỉ rõ: “Trợ giúp người nghèo chủ yếu bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn. Hình thành Quỹ xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở dân giúp dân, Nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong nước và quốc tế. Phấn đấu tăng số hộ giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo”. [55; tr.63] Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (1994), khẳng định: “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Coi một bộ phận dân cư giàu trước là sự cần thiết cho sự phát triển. Đồng thời, có chính sách ưu đãi hợp lý về tín dụng, về thuế, đào tạo nghề nghiệp để tạo điều kiện cho người nghèo có thể vươn lên làm đủ sống và phấn đấu trở thành khá giả”.[56; Tr.47] Như vậy, đến Đại hội VII, vấn đề xóa đói giảm nghèo được sử dụng nhiều và XĐGN là một trong những nội dung quan trọng xuyên suốt trong chính sách xã hội thời kỳ đổi mới. So với Đại hội VI, và Nghị quyết các hội nghị trung ương khóa VI thì Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991), Hội nghị giữa nhiệm kỳ (1994) và các Hội nghị trung ương khóa VII đã quán triệt sâu sắc hơn các vấn đề xã hội mà nổi bật là vấn đề xóa đói giảm nghèo, có các chính sách ưu đãi hợp lý về nhiều mặt để tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên làm đủ sống và trở thành khá giả. Khuyến khích làm giàu chính đáng đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo. Đại hội VII, các giải pháp cho xóa đói giảm nghèo được đề ra cụ thể và rõ ràng. Mục tiêu XĐGN rất cụ thể, các chính sách, chương trình xóa đói giảm nghèo trở thành chính sách cơ bản, lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước. Đại hội lần thứ VIII của Đảng (1996), lần đầu tiên vấn đề xóa đói giảm nghèo được ghi nhận là “chương trình về xóa đói giảm nghèo” với mục tiêu: “Giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20-25% hiện nay xuống còn 10% vào năm 2000” [57; tr. 221]. Tầm quan trọng đặc biệt của công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục được nhấn mạnh đồng thời với các biện pháp xóa đói giảm nghèo trong Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII: “Xóa đói giảm nghèo là một trong những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài Xây dựng quỹ xóa đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng và có hiệu qủa”. [57; tr 111-112]. Tại Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001), trong Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội, đã khẳng định: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo. Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo Phấn đấu đến năm 2005 về cơ bản không còn hộ đói và chỉ còn khoảng 10% số hộ thuộc diện nghèo” [58; tr.299]. Thực hiện chủ trương về xóa đói giảm nghèo của Đảng tại Đại hội IX, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2001 về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005, trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm được đặt đầu tiên trong sáu chương trình mục tiêu quốc gia. Nhận thức đúng đắn về những thách thức đối với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục chỉ rõ và đề ra mục tiêu cụ thể: “Khuyến khích mọi người làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các chính sách xoá đói, giảm nghèo”, “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. [59; tr.101]. Nghị quyết Đại hội X (2006) của Đảng xác định: "Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách....Nhà nước tăng đầu tư từ ngân sách tiếp tục phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội và bảo đảm cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách...và dịch vụ công cộng liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân và là yếu tố quan trọng góp phần ổn định xã hội.”[59; tr.102]. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã tiếp tục đề ra định hướng cơ bản: “Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch về mức sống giữa nông thôn với đô thị”[ 60; tr.121]. Đại hội XI, khái niệm giảm nghèo bền vững được sử dụng phổ biến và là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác an sinh xã hội, được ưu tiên trong Chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Cùng với giảm nghèo bền vững thì“phương pháp đo lường nghèo đa chiều” cũng được đưa vào trong chương trình XĐGN. Trước đây, chuẩn nghèo chỉ đơn thuần đánh giá mức độ nghèo trên phương diện kinh tế, thu nhập, một người có thu nhập dưới mức trung bình là người nghèo, nhưng nay, việc đánh giá người nghèo, hộ nghèo được nhìn nhận theo “đa chiều”, cả vật chất và tinh thần, ngoài thu nhập, còn có các tiêu chí như: được khám chữa bệnh, được đi học, được nghe đài, xem ti vi, có phương tiện đi lại gắn động cơ, ăn ở hợp vệ sinh, v.v...Những thay đổi trong quan điểm, nhận thức về công tác XĐGN, nhất là quan điểm về phương pháp đo lường nghèo đa chiều, đã dẫn tới hình thành nhiều phương pháp và cách thức hành động mới. Việc xác định như vậy sẽ giúp mở rộng biên độ về cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, phương thức tiếp cận, đối tượng đích cho công tác XĐGN một cách bền vững. Từ Đại hội VI đến Đại hội XI, chủ trương của Đảng về XĐGN tập trung vào các nội dung chính sau: Chủ trương xác định, coi XĐGN là một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vừa cấp bách vừa lâu dài. Luôn gắn phát triển kinh tế với XĐGN, xóa đói giảm nghèo cần phải gắn với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm, cải thiện đời sống và giải quyết vấn đề đói nghèo. Thực ra, tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề nghèo đói, bởi vì nguyên nhân chính yếu của đói nghèo nói chung là do kinh tế chưa phát triển. Không thể có công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế kém phát triển, cũng không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững trong một xã hội mà con người ốm yếu về thể chất, trình độ dân trí thấp và một bộ phận đáng kể lực lượng lao động chưa được đào tạo, thất nghiệp, nghèo đói. Chủ trương thể hiện xóa đói giảm nghèo là công việc của toàn xã hội. Phải huy động mọi lực lượng tham gia XĐGN: Nhà nước, nhân dân, các tổ chức quốc tế. Các văn kiện, chỉ thị của Đảng luôn khẳng định xóa đói giảm nghèo không dừng lại ở việc thực hiện chính sách xã hội, không phải việc riêng của ngành lao động - xã hội mà là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân. Muốn thực hiện thành công việc xóa đói giảm nghèo, tất cả mọi cán bộ đảng, chính quyền đều phải quan tâm cùng giải quyết, thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ và phải có sự tham gia của toàn thể cộng đồng. Xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của người nghèo, bản thân người nghèo phải nhận thức và tự vươn lên thoát nghèo thì xóa đói giảm nghèo mới đạt được hiệu quả và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo chính là động lực, là điều kiện cho sự thành công của các mục tiêu chống đói nghèo. Cùng với nội lực trong nước, việc huy động sự đóng góp của các tổ chức quốc tế cũng là một nguồn lực to lớn cho XĐGN. Chủ trương nhấn mạnh, cần tạo ra các cơ hội thuận lợi để người nghèo tiếp cận được các chương trình phát triển sản xuất, kinh doanh và hưởng thụ các thành quả của phát triển kinh tế xã hội. Phải hỗ trợ trực tiếp có ưu đãi cho người nghèo bao gồm tư liệu sản xuất (đất đai, công cụ lao động, vốn, kiến thức, công ngh...g binh và Xã hội huyện Thạch Thất. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất (2004), Tổng hợp điều tra đói nghèo, tài liệu lưu tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất (2006), Tổng hợp điều tra đói nghèo, tài liệu lưu tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất (2007), Tổng hợp điều tra đói nghèo, tài liệu lưu tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất. Phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Thạch Thất (2009), Tổng hợp điều tra đói nghèo, tài liệu lưu tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất (2014), Báo cáo kết quả triển khai mô hình giảm nghèo bền vững năm 2014, tài liệu lưu trữ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. Nguyễn Mai Phương “Quá trình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam 1996-2010” của (Tạp chí Lịch sử Đảng số tháng 6 năm 2012) Vũ Việt Phương‘Tác động của tăng trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo ở nước ta”, báo Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 429 tháng 7/2014. Lê Phượng (2000), Về tình hình nghiên cứu nghèo đói ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí xã hội học số 1 năm 2000. Chu Tiến Quang, (2007), Nhìn lại thành tựu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và những vấn đề đang đặt ra, Tạp chí cộng sản, tháng 6 /2007. Nguyễn Vinh Quang (1996), Hộ nghèo gia đình ở nông thôn Đồng bằng Bắc bộ thực trạng và giải pháp giảm nghèo. Luận án Tiến sĩ triết học, Trường ĐHKH XH &NV Hà Nội. Nguyễn Bửu Quyền, (2004), Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 7. Đức Quyết (2002) Một số chính sách quốc gia về việc làm và xóa đói giảm nghèo, Nxb Lao động. Nguyễn Hữu Sở (2008), Thách thức về giảm nghèo đối với mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Lao động và xã hội số 343 Nguyễn Hoàng Sơn (2007), Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước trong cộng đồng người Khme tại đồng bằng sông Cửu Long 1992 -2000, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Tp Hồ Chí Minh Nguyễn Đình Tấn “Sự phát triển nhận thức của Đảng về công bằng xã hội và xóa đói, giảm nghèo” Tạp chí Lý luận chính trị số 7-2014. Nguyễn Đình Tấn “Nhận thức của Đảng ta về vấn đề xóa đói, giảm nghèo”, năm 2005, Tạp chí Lịch sử Đảng. Tổng cục thống kê (1996), Động thái và thực trạng kinh tế Việt Nam 10 năm đổi mới ( 1986 -1995), Nxb Thống kê, Hà Nội Tổng cục thống kê (2011) Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm 2001-2010, Nxb Thống kê, Hà Nội. Tổng cục thống kê (2013), Số liệu nghèo đói và di cư năm 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Tiệp “Giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 357 năm 2008. Nguyễn Lâm Thành “Phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Cộng sản số 848, tháng 6 năm 2013. Trần Lê Thanh “Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong xóa đói, giảm nghèo”, tạp chí Lịch sử Đảng số tháng 4-2011. Phan Thị Thảo (2014), Phát triển văn hóa xây dựng nông thôn mới, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Nguyễn Thắng, Nguyễn Thị Thu Phương, Trần Ngô Minh Tâm (2001) Giảm nghèo ở Việt Nam : Thành tựu và thách thức, Nxb Thế giới, Hà Nội Ngô Trường Thi “Về vấn đề phân công giúp đỡ xã nghèo ở địa phương”, năm 2006, tạp chí Lao động và xã hội. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chỉ thị về việc tổ chức Tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc phục vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015, Hà Nội. Lê Trọng “Hướng dẫn kế hoạch làm ăn cho hộ nông dân để xóa đói giảm nghèo” 2003, Nxb Văn hóa dân tộc. Thủy Trúc “Đổi thay ở Thạch Thất”, báo Kinh tế đô thị 04/06/2018 Nguyễn Tuấn Trung “Chính sách tạo việc làm cho người nông dân có đất bị thu hồi trên địa bàn các xã huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội” Luận văn quản lý kinh tế Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2018. UNDP (1995) Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội. UNDP (2003) Đánh giá nghèo theo vùng miền núi phía Bắc, Hà Nội. UNDP (2010) Đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất 1976, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. UBND huyện Thạch Thất, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 1978. UBND huyện Thạch Thất, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1980 UBND huyện Thạch Thất, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1981 UBND huyện Thạch Thất, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1982 UBND huyện Thạch Thất, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1985. UBND huyện Thạch Thất (1993), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1993 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1994, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (1994), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1994 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1995, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (1995), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1995 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1996, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (1997), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1997 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1998, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (1999), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1999 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2000, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2000) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2000 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2001, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2001) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2002, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2002), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2002 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2003, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2003), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2003 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2004, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2004), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2004 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2005, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2005), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2006), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2006), số 25/BC UBND báo cáo tổng kết công tác XĐGN 5 năm 2001-2005, chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. UBND huyện Thạch Thất (2007), báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2007, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2007), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2008), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2009), báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2009, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2009), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2010), báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2010, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2010), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2011), báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2011, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2012), báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2012, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2011), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2011), Kế hoạch thực hiện giảm nghèo huyện Thạch Thất năm 2011, Hà Nội 2011. UBND huyện Thạch Thất (2013), báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo 2013 UBND huyện Thạch Thất (2012), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2012), Kế hoạch thực hiện giảm nghèo huyện Thạch Thất năm 2012, Hà Nội 2012. UBND huyện Thạch Thất (2014), báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2013), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2013), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2015), báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2015, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2014), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Hà Nội. UBND huyện Thạch Thất (2014), Kế hoạch thực hiện giảm nghèo huyện Thạch Thất năm 2014, Hà Nội 2014. UBND huyện Thạch Thất, Báo cáo chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2008-2014 UBND huyện Thạch Thất, báo cáo kết quả phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014. UBND huyện Thạch Thất, số 10/2002/CT-UB, Báo cáo Chương trình xóa đói giảm nghèo huyện Thạch Thất 1994-1999. UBND huyện Thạch Thất, số 15/2002/CT-UB, Báo cáo Chương trình xóa đói giảm nghèo huyện Thạch Thất 2000-2005. UBND huyện Thạch Thất, số 20/2002/CT-UB, Báo cáo Chương trình xóa đói giảm nghèo huyện Thạch Thất 2006-2007. UBND thành phố Hà Nội (2009), Quyết định ban hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát chương trình giảm nghèo cấp quận, huyện và cấp xã, phường , thị trấn giai đoạn 2009-2013, Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội (2009), Quyết định ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay của Quỹ giải quyết việc làm Thành phố uỷ thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội, Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội (2009), Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Ngân sách Thành phố uỷ thác qua Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo vay chăn nuôi bò sinh sản, Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội (2010), Quyết định về quy định mức trợ cấp cho người già yếu ốm đau Người bị bệnh hiểm nghèo không còn khả năng lao động thoát nghèo, Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội (2010), Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung: Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Ngân sách Thành phố uỷ thác qua Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo vay chăn nuôi bò sinh sản, Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội (2011), Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015, Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội (2011), Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội (2011), Quyết định ban hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát chương trình giảm nghèo cấp quận, huyện và cấp xã, phường , thị trấn giai đoạn 2011-2015, Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội (2011), Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội (2012), Quyết định về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội (2013), Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội. UBND xã Canh Nậu, Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội từ năm 2008 – 2014. UBND xã Dị Nậu, Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội từ năm 2008 – 2014. UBND xã Hương Ngải, Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế– xã hội từ năm 2008 – 2014. UBND xã Phùng Xá, Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội từ năm 2008 - 2014. UBND xã Yên Bình, Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội từ năm 2008 – 2014. UBND huyện Thạch Thất “Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo an sinh xã hội giai đoạn 2006 -2010”. UBND huyện Thạch Thất, 16/1999. Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 1999-2000 UBND huyện Thạch Thất, Số 41BC/UB. Báo cáo thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo năm 1996 -1997 và phương hướng nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo năm 1998 UBND huyện Thạch Thất. Số 25/BC –UBND/2006 Báo cáo tổng kết công tác XĐGN 5 năm 2001-2005 và Chương trình XĐGN giai đoạn 2006 -2010. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2014), Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012, Hà Nội. Nguyễn Thị Thanh Vân “Đảng bộ Thạch Thất Hà Nội lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014”. Luận văn thạc sĩ Lịch sử trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội. Đỗ Đức Viêm, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, (2014), Nxb Xây dựng Hà Nội. Viện Dân tộc (2004) Kỷ yếu hội thảo xóa đói giảm nghèo - vấn đề và giải pháp vùng dân tộc thiểu số, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Viện khoa học xã hội Việt Nam“Giảm nghèo ở Việt Nam:Thành tựu và thách thức”, Nxb Thế giới, 2011 Vũ Thị Vinh (2014), Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phỏng vấn anh Nguyễn Văn Hoa cán bộ lao động thương binh xã Hương Ngải Phỏng vấn anh Nguyễn Hữu Thắng phó phòng lao động Thương binh xã hội huyện Thạch Thất. Phỏng vấn chị Đỗ Thị Thành thôn 8 Hương Ngải hộ nghèo Phỏng vấn chị Nguyễn Khánh Toàn chủ tịch xã Phùng Xá Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Giang xã Đồng Trúc, hộ thoát nghèo năm 2012 Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Xuân Hải xã Hương Ngải, hộ cận nghèo Phỏng vấn chị Vũ Thị Hà cán bộ lao động thương binh xã Cẩm Yên PHỤ LỤC ĐẢNG CỐNG SẢN VIỆT NAM Huyện ủy Thạch Thất Số 07 TB/HU Thạch Thất, ngày 02/05/1994 THÔNG BÁO Hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy V/v THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thất ngày 20/04/1994 bàn chuyên đề về thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Đây là một chủ trương lớn của Nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5 về “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn”. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân đã quan tâm đến việc xóa đói giảm nghèo với nhiều hình thức hoạt động, phân tích rõ nguyên nhân nghèo, có biện pháp giúp đỡ như phát động hội viên nông dân góp quỹ trợ giúp người nghèo vay vốn sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn, tổ chức truyền thông kỹ thuật, đúng tín chấp vay vốn Ngân hàng cho các hộ nghèo từ những hoạt động thiết thực đó đời sống nhiều hộ nông dân đã được cải thiện một bước, số hộ nghèo dần dần được giảm bớt, số hộ đủ ăn, khá và giàu ngày càng tăng, đã tạo ra không khí đoàn kết tình nghĩa đỏie mới của Đảng. Đầu năm 1994 số hộ nghèo đói trên toàn địa bàn huyện đã giảm 7% so với năm 1992, số hộ khá và giàu tăng 11%. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, nhận thức của nhiều cấp ủy Đảng chưa thật sự coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, chưa được quan tâm đúng mức, thiếu biện pháp cụ thể, các cơ quan chuyên môn chưa đi sâu vào chức năng nhiệm vụ của mình để thúc đẩy phong trào. Các cấp, các ngành phối hợp hoạt động chưa đồng bộ, chưa kịp thời tổng kết những mô hình, những việc làm tốt để rút kinh nghiệm. Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về xóa đói giảm nghèo, Thường vụ Huyện ủy yêu cầu: - Các cấp ủy Đảng phải coi đây là một nội dung quan trọng, gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các Đảng bộ. Từng chi bộ Đảng phải thật sự quan tâm đến vấn đề này, phấn đấu để không có đảng viên đói, nghèo. Đó là một trong những chỉ tiêu để phân loại chi bộ, đảng bộ vững mạnh, đồng thời phát động phong trào hành động cách mạng ở các đoàn thể nhân dân. Mỗi đoàn thể có biện pháp cụ thể thiết thực giúp hội viên, đoàn viên trong việc xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. - Các ngành chuyên môn căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của ngành mình tạo điều kiện thuận lợi nhất để góp phần vào việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo một cách thiết thực, có hiệu quả. - Từ huyện đến xã cần củng cố Ban chỉ đạo dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Ban chấp hành Hội Nông dân là bộ phận thường trực của Ban chỉ đạo thường xuyên theo dõi tổng hợp tình hình và báo cáo kết quả về Thường vụ Huyện ủy. Trên đây là một số nội dung cần triển khai nhằm từng bước thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo theo tinh thần Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ 5, yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện./. Nơi nhận: - Ban Đảng ủy các xã. - Các ban, ngành, đoàn thể. - Lưu V.P.H.U. TM. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY Phó Bí thư Đã ký Nguyễn Văn Thịnh ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Huyện ủy Thạch Thất Thạch Thất, ngày 14/11/1995 Số 29 NQ/ HU NGHỊ - QUYẾT Hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy VỀ TIẾP TỤC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Hội nghị Ban TVHU họp ngày 10/11/1995 bàn chuyên đề về tiếp tục thực hiện chương trình XĐGN. Hội nghị đã nhất trí nhận định: Những năm qua thực hiện đường lối của Đảng, huyện ta bước đầu đã đạt được những kết quả trên lĩnh vực kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá, đời sống vật chất tinh thần của người dân từng bước ổn định, một bộ phận được cải thiện, bộ mặt nông thôn đang được đổi mới. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần vận hành trên cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã mở ra hướng đi mới, nhiều cá nhân và hộ gia đình đã mạnh dạn vươn lên làm giàu chính đáng, đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh. Những hộ gặp khó khăn về đời sống hoàn cảnh khác nhau đã được Nhà nước, địa phương, các ngành ,đoàn thể quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho vay vốn đầu tư sản xuất, bước đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Song, cũng còn một bộ phận nhân dân vẫn gặp khó khăn, toàn huyện còn khoảng 2,2% số hộ đói và gần 12% số hộ nghèo, nhất là những nơi còn khó khăn trong sản xuất như vùng ven tích đồi gò. Phần lớn những hộ nông dân là những người già cả, cô đơn, tàn tật, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, là những người do thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, thiếu kinh nghiệm sản xuất. Từ tình hình trên Ban TVHU chủ trương : - Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ huyện đến xã tập trung lãnh đạo tiếp tục thực hiện chủ trương XĐGN một cách hiệu quả hơn, coi đây là nhiệm vụ chính trị của các Đảng bộ cơ sở. - Giáo dục cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về chủ trương của Đảng và nhà nước về khuyến khích làm giàu chính đáng đi đôi với việc quan tâm XĐGN, thực hiện dân giàu xã hội công bằng- văn minh. Mặt khác không ngừng phát triển kinh tế, phải thường xuyên quan tâm thực hiện chương trình XĐGN có hiệu quả. - Từng bước phát động và khơi dậy ý thức tự lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo, khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự trợ cấp hoặc bằng những việc làm quyên góp, cứu tế mang tính chất từ thiện đơn thuần. - Khuyến khích làm giàu chính đáng, nhằm tạo điều kiện cho mọi người, mọi gia đình phát huy khai thác tốt nhất các tiềm năng, năng lực sản xuất và sở trường sẵn có để cải thiện đời sống, tạo điều kiện thu hút lao động giải quyết thêm việc làm. - Thực hiện chương trình XĐGN là nhằm tạo điều kiện giúp đỡ những người còn khó khăn về đời sống chủ động vượt qua những khó khăn trước mắt để làm đủ ăn và từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. + Mục tiêu phấn đấu từ nay đến hết năm 1996 la: - Tạo điều kiện giúp đỡ để các hộ thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ trong toàn huyện có mức sống ổn định bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương. - Các xã vùng nông giang phấn đấu để không còn hộ đói, giảm từ 30- 50% số hộ thuộc diện nghèo. - Phấn đấu thực hiện để những người đói, nghèo được hưởng chế đọ miễn một phần viện phí theo nghị định 95 của Chính phủ và một số chế độ khác do Nhà nước quy định. + Để thực hiện mục tiêu trên cần phải: - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng mục đích ý nghĩa nôi dung chương trình XĐGN để mọi người nhận thức sâu sắc hơn về sự cần thiết phải XĐGN. Đó là điều kiện để đảm bảo công bằng xã hội. Đó là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức kinh tế- xã hội, các ngành, đoàn thể tùy theo chức năng của mình mà có kế hoạch, biện pháp cụ thể, góp phần vào thực hiện chương trình XĐGN. - Kiện toàn ban chỉ đạo XĐGN từ huyện đến xã, thị trấn hoạt động có hiệu quả, tổ chức điều tra nắm chắc thực trạng đói nghèo, nguyên nhân và phân loại cụ thể, có kế hoạch giúp đỡ thiết thực. Tránh hình thức chung chung kém hiệu quả. - Xây dựng quỹ XĐGN ở cấp huyện, xã, thị trấn, từ các nguồn đóng góp của nhân dân, các tổ chức kinh tế- xã hội, và sự giúp đỡ của Nhà nước. - Huy động các nguồn vốn để có điều kiện cho các đối tượng nghèo được vay vốn sản xuất như tranh thủ nguồn tài trợ nước ngoài, các dự án đầu tư, các nguồn huy động thông qua ngân hàng tín dụng. - Đa dạng hóa các hình thức giúp đỡ người đói nghèo như tín chấp vay vốn có chính sách ưu đãi lãi suất vay vốn, hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn, tổ chức cuộc sống - Gắn việc thực hiện chương trình XĐGN với chương trình phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, phòng chống các tệ nạn xã hội. Thực hiện chương trình XĐGN là nhiệm vụ thường xuyên, trước mắt cũng như lâu dài của các cấp ủy, chính quyền,đoàn thể, các ban ngành, cac tổ chức xã hội, là một nội dung của đại hội đảng các cấp sắp tới. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải được cụ thể hóa với nội dung và các bước đi thích hợp, định rõ mục tiêu trong từng thời gian nhất định. Văn phòng huyện ủy, Phòng LĐTBXH có trách nhiệm theo dõi việc tổ chức thực hiện nghị quyết này ở các cơ sở và thường xuyên báo cáo kết quả về Ban thường vụ Huyện ủy để chỉ đạo ./. Nơi nhận TM. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY - Các cơ sở đảng Bí thư - Đảng ủy các xã (đã ký) - các ban, ngành, đ/thể Nguyễn Doãn Thuận ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HUYỆN UỶ THẠCH THẤT *** Số: 03 CT/HU Thạch thất, ngày 26 tháng 2 năm 1997 CHỈ THỊ VỀ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG “ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN ” Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tây có chỉ thị số 08 CT/TU ngày 12/9/1996 về lãnh đạo xây dựng và hoạt động “Quỹ hỗ trợ nông dân” nhằm giúp nông dân trước hết là nông dân nghèo có vốn sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội nông thôn.Để “Quỹ hỗ cợ nông dân” từ huyện đến xã, thị trấn được xây dựng và hoạt động tốt. Ban Thường vụ Huyện uỷ yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể lãnh đạo, chỉ đạo tốt những việc sau : 1- Quán triệt sâu rộng trong Đảng bộ, chi bộ và nhân dân, làm cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân hiểu rõ việc xây dựng “Quỹ hỗ chợ nông dân” là một chủ trương của Đảng và Nhà nước. Mục đích hoạt động của quỹ là góp phần cùng Nhà nước giúp nông dân có vốn sản xuất tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Qua đó vận động các hộ nông dân, các hộ công thương nghiệp, dịch vụ, cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, các cá nhân, các tổ chức chính trị, xã hội, các đơn vị kinh tế; cán bộ chiến sỹ, các đơn vị quân đội, công an đóng quân trên địa bàn, các nhà hảo tâm tự nguyện ủng hộ, cho mượn không lấy lãi hoặc cho vay lãi xuất thấp dưới 5% năm đối với quỹ. 2- Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn chỉ đạo chặt chẽ và giúp đỡ tạo điều kiện để hội nông dân xã, thị trấn xây dựng được “ Quỹ hỗ chợ nông dân ” đạt kết quả và đưa vào hoạt động đúng nguyên tắc, điều lệ của Quỹ theo sự hướng dẫn của Hội Nông dân Việt Nam và luật pháp Nhà nước. 3- Các xã, thị trấn thành lập Ban vận động xây dựng Quỹ. Đồng chí Bí thư Đảng uỷ làm trưởng ban, chủ tịch hội nông dân làm phó ban thường trực, các ngành, đoàn thể làm uỷ viên. 4- Hội nông dân huyện có kế hoạch cụ thể triển khai việc xây dựng và hoạt động của quỹ đối với huyện và từng cơ sở. Tăng cường kiểm tra hoạt động của quỹ, phát hiện và uốn nắn kịp thời nhữnh biểu hiện lệch lạc, nhằm phát huy hiệu quả vốn quỹ. Hàng tháng báo cáo kết quả về Ban Thường vụ Huyện uỷ qua Văn phòng Huyện uỷ tổng hợp. Chỉ thị này phổ biến đến Đảng viên./. Nơi nhận: - Các đ/c HUV. - Đảng bộ, chi bộ trực thuộc. - Các ngành, đoàn thể huyện. - Lưu V.P.H.U. T/M BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN UỶ Bí thư (đã ký) Nguyễn Doãn Thuận ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY HUYỆN UỶ THẠCH THẤT * Số: 01-CT/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thạch thất, ngày 14 tháng 01 năm 2000 CHỈ THỊ V/v tăng cường lãnh đạo công tác xoá đói giảm nghèo năm 2000. Chương trình xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ lâu dài đòi hỏi phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng và bản thân người nghèo. Sau 4 năm triển khai thực hiện chỉ thị số 23- CT/TU ngày 10/01/1996 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tây về nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX về thực hiện chương trình XĐGN, công tác XĐGN ở huyện ta đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện. Năm 1996 tỉ lệ đói nghèo toàn huyện là 10,57% đến cuối năm 1999 giảm xuống còn 6,69%, đặc biệt có 9 xã tỉ lệ hộ đói nghèo còn dưới 5%, một số xã cơ bản không còn hộ đói . Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện còn có những tồn tại : Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác XĐGN nên chưa quan tâm đúng mức đến công tác này, chưa đề ra được mục tiêu, giải pháp cụ thể ; hoạt động của Ban chỉ đạo XĐGN ở một số xã hiệu quả còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo toàn huyện tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Để tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và thực hiện thắng lợi mục tiêu XĐGN mà nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XIX đề ra ; Ban Thường vụ Huyện uỷ yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cần tập trung làm tốt một số việc sau : 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để toàn dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và tích cực thực hiện công tác XĐGN ở địa phương. 2. Tập trung lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, thông qua việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, các dự án nhỏ để tạo thêm việc làm tại chỗ cho người lao động, trợ giúp hộ đói nghèo phát triển sản xuất, sớm vươn nên thoát khỏi đói nghèo . 3. Tổ chức đánh giá kết quả việc thực hiện chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp về lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN từ năm 1996 đến nay. Đánh giá đúng mức những mặt làm được, chỉ rõ những mặt còn tồn tại, rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn, đề ra những giải pháp cụ thể phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu: cơ bản xoá hộ đói, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 5% vào năm 2000. 4. Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo XĐGN ở cơ sở, phân công rõ trách nhiệm từng ngành, từng thành viên phụ trách từng khâu công việc. Chú ý việc phân công cán bộ theo dõi, giúp đỡ hộ đói nghèo. 5. Ban chỉ đạo XĐGN huyện xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với các ngành, đoàn tổ chức thực hiện chương trình XĐGN có hiệu quả. 6. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ chỉ đạo các cơ quan : Phòng văn hoá thông tin, Đài truyền thanh huyện làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời biểu dương những cá nhân, đơn vị làm tốt. 7. Văn phòng Huyện uỷ, Ban chỉ đạo XĐGN huyện có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chỉ thị này và thường xuyên báo cáo kết quả về ban Thường vụ Huyện uỷ . Chỉ thị này được phổ biến đến các chi bộ Đảng và nhân dân ./. Nơi nhận: - Các đ/c HUV. - Các cơ sở Đảng trực thuộc. - Các ban, ngành, đoàn thể huyện. - Lưu VPHU. T/M BAN THƯỜNG VỤ PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC (đã ký) Nguyễn Đăng Lãm HÌNH ẢNH TRAO QUÀ CHO HỘ NGHÈO XÃ HƯƠNG NGẢI BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH H. THẠCH THẤT- HÀ NỘI Nguồn: Thachthat.gov.vn CỔNG NÔNG THÔN MỚI XÃ HƯƠNG NGẢI- H.THẠCH THẤT Nguồn: Ảnh do tác giả chụp MÔ HÌNH TRỒNG HOA LY XÃ ĐẠI ĐỒNG- H. THẠCH THẤT Nguồn: Thachthat.gov.vn MÔ HÌNH TRỒNG THANH LONG RUỘT ĐỎ XÃ YÊN BÌNH- H.THẠCH THẤT Nguồn: Thachthat.gov.vn MÔ HÌNH TRỒNG ĐU ĐỦ XÃ DỊ NẬU- H.THẠCH THẤT Nguồn: do tác giả chụp ĐƯỜNG NÔNG THÔN MỚI XÃ YÊN TRUNG- H. THẠCH THẤT Nguồn: Ảnh Thạch That gov.com.vn LỄ ĐÓN NHẬN XÃ ĐẠT NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HƯƠNG NGẢI- H. THẠCH THẤT Nguồn: Ảnh do tác giả chụp KHAI GIẢNG LỚP DẠY NGHỀ TRỒNG HOA CHẤT LƯỢNG CAO Nguồn: Ảnh do tác gỉa chụp ĐƯỜNG XÃ HỘI HÓA TẠI TRÚC VOI- ĐỒNG TRÚC- THẠCH THẤT Nguồn: Thạch Thất.gov.com ĐƯỜNG LÀNG ĐƯỢC CỨNG HÓA THEO TIÊU CHÍ NTM Nguồn: ThachThat.gov.com BƯU ĐIỆN XÃ YÊN TRUNG- H.THẠCH THẤT Nguồn:Thạch Thất.gov.com TRẠM Y TẾ XÃ TIẾN XUÂN- H.THẠCH THẤT Nguồn: Ảnh do tác giả chụp MÁY SẤY THÓC CỦA HTX HƯƠNG NGẢI-H.THẠCH THẤT Nguồn: kinhtedothi.com CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI XÃ DỊ NẬU- H. THẠCH THẤT Nguồn: ThachThat.gov.vn TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠCH HÒA- H.THẠCH THẤT Nguồn: tinBDS. Com MÔ HÌNH GIEO MẠ KHAY HUYỆN THẠCH THẤT Nguồn: ThachThat.gov.com LÃNH ĐẠO HUYỆN THẠCH THẤT KIỂM TRA MÔ HÌNH CẤY LÚA MẠ KHAY TẠI XÃ HƯƠNG NGẢI- H.THẠCH THẤT Nguồn: ThachThat.gov.com DIỆN MẠO MỚI CỦA XÃ TIẾN XUÂN- H.THẠCH THẤT Nguồn: Ảnh do tác giả chụp NHÀ VĂN HÓA THÔN HÔI, XÃ YÊN TRUNG- H.THẠCH THẤT Nguồn: Ảnh do tác giả chụp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_cong_cuoc_xoa_doi_giam_ngheo_o_huyen_thach_that_ha_n.docx
  • docThong tin tom tat ve nhung diem moi cua LA 2 bản.doc
  • docxTóm tắt tiếng anh.docx
  • docxTÓM TẮT TIẾNG VIỆT- LA Hằng.docx
Tài liệu liên quan