Luận án Đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Lấ THỊ HÀ Đổi mới ph-ơng thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYấN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Lấ THỊ HÀ Đổi mới ph-ơng thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYấN NGÀNH:

pdf205 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Dương Trung Ý 2. PGS, TS Trương Thị Thông HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu, số liệu, được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực. Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Thị Hà MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước 7 1.2. những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 21 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu 27 Chương 2 : ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 31 2.1. Các tỉnh và tỉnh ủy vùng bắc trung bộ hiện nay 31 2.2. Công tác thanh niên, phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên 42 2.3. Đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ đối với công tác thanh niên - khái niệm, nội dung và những vấn đề có tính nguyên tắc 56 Chương 3 ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM 67 3.1. Thực trạng thanh niên và công tác thanh niên ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 67 3.2. Thực trạng đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên 79 3.3. Nguyên nhân và những kinh nghiệm đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên 104 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾUTIẾP TỤC ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN ĐẾN NĂM 2025 115 4.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay 115 4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay 123 KẾT LUẬN 154 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BCH BTV BTB CNH, HĐH : Ban Chấp hành : Ban Thường vụ : Bắc Trung Bộ : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH CTTN CT- XH : Chủ nghĩa xã hội : Công tác thanh niên : Chính trị - xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT KT- XH LHTN : Hệ thống chính trị : Kinh tế - xã hội : Liên hiệp thanh niên MTTQ NXB : Mặt trận Tổ quốc : Nhà xuất bản PTLĐ TNCS : Phương thức lãnh đạo : Thanh niên cộng sản UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phương thức lãnh đạo (PTLĐ) của Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng và thắng lợi của cách mạng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng gần 90 năm qua đã chứng minh rằng, khi đã có đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, có tổ chức, bộ máy, cán bộ có chất lượng, nhưng không tạo lập được PTLĐ phù hợp thì chất lượng, hiệu quả lãnh đạo sẽ thấp, thậm chí không có hiệu quả. Tính đúng đắn, sự phù hợp của PTLĐ của Đảng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có khả năng nhận thức và sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp, cách thức lãnh đạo của Đảng đối với mỗi nhiệm vụ và ở từng thời kỳ. Bởi vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt, khi chuyển giao giai đoạn cách mạng, hoặc khi lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ mới, trong những điều kiện và hoàn cảnh mới, Đảng không thể sử dụng rập khuôn, máy móc PTLĐ của “ngày hôm qua”, mà phải đổi mới, cải tiến, hoàn thiện các phương pháp, cách thức lãnh đạo của mình. Do đó, đổi mới PTLĐ của Đảng là một tất yếu khách quan đối với mỗi nhiệm vụ, mỗi đối tượng lãnh đạo trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả và tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị” [35, tr. 214]. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tiếp tục xây dựng nền tảng để sớm đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu đó, thì việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vô cùng cần thiết. Trong công cuộc đổi mới đất nước, thanh niên chính là nguồn nhân lực dồi dào, có mặt ở khắp các địa phương, các ngành, nghề trong cả nước. Thanh niên có 2 vai trò vô cùng to lớn đối với thắng lợi công cuộc đổi mới, song họ cũng chịu tác động nhiều chiều từ những biến đổi của tình hình trong nước và thế giới. Thực tế đó đặt công tác thanh niên (CTTN) của Đảng trước yêu cầu, nhiệm vụ và những thách thức mới. Để thanh niên tiếp tục xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và nhân dân, phát huy vai trò xung kích của thanh niên, xây dựng thanh niên thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi Đảng phải đổi mới mạnh mẽ sự lãnh đạo đối với thanh niên và CTTN mà nhất đổi mới PTLĐ của Đảng đối với CTTN ở những vùng đất có nhiều tiềm năng, thế mạnh và thanh niên chiếm phần đông dân số và lực lượng lao động như ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (BTB). BTB gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Đây là "vùng đất thép" của Tổ quốc, là địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự ổn định và phát triển của cả nước. Để khai thác và phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH phải phát huy mạnh mẽ nguồn nhân lực, nhất là thanh niên - lực lượng chiếm hơn 30% dân số và 55% lực lượng lao động, các tỉnh ủy vùng BTB đã coi trọng đổi mới sự lãnh đạo nhất là đổi mới PTLĐ đối với CTTN. Do đó, tình hình thanh niên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, CTTN đã góp phần xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nước. Các tỉnh uỷ đã lãnh đạo HTCT và toàn xã hội thực hiện tốt hơn CTTN. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển thanh niên và nhiều chính sách về CTTN, tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên rèn luyện, cống hiến, trưởng thành. Công tác đoàn và phong trào thanh niên từng bước phát triển, mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được mở rộng; số thanh niên trở thành đoàn viên, đảng viên ngày càng tăng. Vai trò của MTTQ, các đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội đối với thanh niên, CTTN đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình hình thanh niên cũng đang diễn biến hết sức phức tạp, một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình 3 hình đất nước. Học vấn của một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, dân tộc thiểu số còn thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Một số cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo CTTN; việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về CTTN không thường xuyên, kịp thời; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ chưa thực sự được coi trọng; chưa làm tốt công tác phát triển đảng trong thanh niên. Chính quyền chậm thể chế hoá và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về CTTN; thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối với thanh niên; chưa có chính sách cụ thể để bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng tài năng trẻ; việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên còn hạn chế. Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN chưa theo kịp sự phát triển của tình hình thanh niên; khả năng chi phối và ảnh hưởng của Đoàn, Hội trong thanh niên chưa sâu rộng, tỉ lệ tập hợp thanh niên chưa cao; tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ đoàn, hội và đoàn viên, hội viên chưa cao. MTTQ và các đoàn thể nhiều nơi chưa phối hợp chặt chẽ, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong CTTN. Như vậy, những thành tựu to lớn đã đạt được trong thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đang tạo ra môi trường mới để thanh niên phát triển tài năng, cống hiến cho xã hội, từng bước cải thiện đời sống. Bối cảnh trong nước và quốc tế cùng với những chuyển động không ngừng của tình hình thanh niên và CTTN của các tỉnh BTB tất yếu đòi hỏi sự đổi mới không ngừng cả về lý luận cũng như phương pháp tiếp cận thực tiễn; đổi mới mạnh mẽ PTLĐ của các tỉnh ủy đối với CTTN trong tình hình mới, góp phần quan trọng trong công tác vận động, tập hợp và đoàn kết thanh niên thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. 4 Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc lựa chọn và thực hiện đề tài “Đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay” có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài; đánh giá đúng thực trạng, luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu trong nước và nước ngoài liên quan trực tiếp đến đề tài luận án; chỉ ra những kết quả, xác định những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN trong giai đoạn hiện nay, gồm: đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các tỉnh BTB; khái niệm thanh niên, CTTN; khái niệm PTLĐ và đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN; nêu rõ những vấn đề có tính nguyên tắc trong đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN. - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN từ năm 2008 (từ khi có Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25-7- 2008 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa”) đến năm 2015; chỉ ra ưu, khuyết điểm, kết quả, nguyên nhân của thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn; đồng thời, xác định những vấn đề có tính nguyên tắc trong đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm tiếp tục đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN trong giai đoạn hiện nay. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN. - Thời gian khảo sát: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng PTLĐ và quá trình đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN trong từ năm 2008 đến năm 2015, phương hướng, giải pháp đề xuất có giá trị đến năm 2025. - Không gian: Vùng BTB (gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế). 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng về thanh niên, CTTN và PTLĐ của Đảng đối với các tổ chức CT- XH; chính sách của Nhà nước về thanh niên và CTTN; - Cơ sở thực tiễn của luận án là tình hình thanh niên và CTTN, thực trạng đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy các tỉnh BTB đối với CTTN giai đoạn hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, đồng thời sử dụng các phương pháp chuyên ngành: lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, thống kê, so sánh, phương pháp chuyên gia... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm đổi mới PTLĐ của tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN và những yêu cầu đổi mới PTLĐ của tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN. - Một số kinh nghiệm về đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN từ năm 2008 đến nay. - Hai nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN đến năm 2025: Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thực sự là “thủ lĩnh” của thanh niên Hai là, khắc phục tình trạng “hành chính hóa” trong tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung và làm sáng rõ thêm những vấn đề lý luận về PTLĐ và đổi mới PTLĐ của Đảng đối với các lĩnh vực đời sống xã hội. - Luận án cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho các tỉnh ủy nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho hoạt động lãnh đạo của các tỉnh ủy nói chung và quá trình đổi mới PTLĐ của tỉnh ủy đối với CTTN nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập ở các trường chính trị tỉnh, thành phố và ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương, 11 tiết, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong thời gian gần đây, vấn đề đảng cầm quyền, vai trò của lãnh đạo của Đảng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng mà đặc biệt là đổi mới PTLĐ của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với thanh niên và CTTN giành được sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước với những phương diện, mức độ và mục tiêu khác nhau. Trên cơ sở tham khảo cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kết quả của các công trình khoa học có liên quan đến vấn đề đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN giai đoạn hiện nay, tác giả xác định nội dung mà luận án cần tập trung nghiên cứu. 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng 1.1.1.1. Đề tài khoa học - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan báo chí ở nước ta hiện nay, do Ngô Mạnh Hà làm chủ nhiệm [44]. Từ việc đánh giá thực trạng báo chí và PTLĐ của Đảng đối với các cơ quan báo chí nước ta trong thời gian qua, các tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu đổi mới PTLĐ của Đảng đối với các cơ quan báo chí. Những giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng đối với báo chí được đề cập sâu cần được tập trung thực hiện có hiệu quả là tiếp tục đổi mới việc ra nghị quyết lãnh đạo của Đảng về hoạt động của các cơ quan báo chí; tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan báo chí. - Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân do Phạm Ngọc Quang làm chủ nhiệm [84]. Các nhà khoa học đã luận chứng rõ hơn các vấn đề lý 8 luận về Đảng Cộng sản cầm quyền; PTLĐ của Đảng và các yếu tố liên quan. Nhóm tác giả đã nêu lên mối quan hệ của nội dung lãnh đạo và PTLĐ. Để thực hiện đúng và có hiệu quả nội dung lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi phải có PTLĐ phù hợp để tác động đến đối tượng. Khi nội dung lãnh đạo thay đổi, PTLĐ cũng thay đổi theo. Theo các tác giả, PTLĐ cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: tổ chức bộ máy của Đảng và cơ chế vận hành, mối quan hệ, tác động qua lại giữa các bộ phận trong tổ chức bộ máy của Đảng; tổ chức bộ máy của Nhà nước, nguyên tắc phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước; cơ chế tổ chức bộ máy và mối quan hệ của các tổ chức đó, bộ máy của Đảng với các tổ chức CT - XH, trình độ đội ngũ cán bộ của Đảng, đạo đức và phong cách của những người lãnh đạo chủ chốt của Đảng; bối cảnh KT - XH trong nước và thế giới; nhận thức chính trị của quần chúng; trình độ phát triển của khoa học, công nghệ và khả năng sử dụng chúng để khoa học hóa, hiện đại hóa PTLĐ. Đây chính là những nội dung có giá trị tham khảo tốt khi nghiên cứu sinh luận giải những yếu tố tác động tới đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy BTB đối với CTTN. - Đảng Cộng sản cầm quyền - nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng, do Nguyễn Văn Huyên làm chủ nhiệm [54]. Từ việc phân tích những nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng, nhóm tác giả đã chỉ rõ: Vấn đề mang tính nguyên tắc là đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng để trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền mà không trở thành chuyên quyền, độc đoán. Điều này đòi hỏi phương thức cầm quyền phải được đổi mới để đáp ứng tính đặc thù của điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền. Trong nghiên cứu đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN có thể tham khảo những kết quả nghiên cứu của đề tài đó là trên một số khía cạnh: Một là, quan điểm của Hồ Chí Minh về PTLĐ của Đảng và xây dựng một đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh. Hai là, tính tất yếu của việc đổi mới phương thức cầm quyền để đáp ứng tính đặc thù của điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền. 9 Ba là, để có thể tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo trong điều kiện mới, đòi hỏi Đảng ta phải đáp ứng những yêu cầu mới: Tiếp tục nâng cao tính chính đáng của việc cầm quyền; đẩy mạnh thực hành dân chủ một cách rộng rãi; đảng lãnh đạo trên cơ sở “thượng tôn pháp luật”. - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới do Trần Khắc Việt làm chủ nhiệm [130]. Đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình Khoa học xã hội và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015”, Học viện Xây dựng Đảng (nay là Viện Xây dựng Đảng) thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức chủ trì. Sau khi đề tài được nghiệm thu nhóm tác giả đã xuất bản thành sách do PGS, TS Trần Khắc Việt, PGS, TS Nguyễn Văn Giang, TS Phạm Tất Thắng đồng chủ biên. Đây là tài liệu tham khảo có ý nghĩa quan trọng cho nghiên cứu sinh và là những gợi mở quan trọng, có tính định hướng. Trong nghiên cứu đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN có thể tham khảo những kết quả nghiên cứu của đề tài ở một số nội dung sau: Thứ nhất, các quan niệm, khái niệm, nội dung, yêu cầu, nguyên tắc và những nhân tố quy định, chi phối việc đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước, MTTQ và các tổ chức CT - XH. Thứ hai, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về PTLĐ của Đảng Cộng sản và những gợi mở cho việc đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước, MTTQ và các tổ chức CT - XH. Thứ ba, nội dung đổi mới PTLĐ của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, HĐND, UBND địa phương, đối với MTTQ và các tổ chức CT- XH đặc biệt là đới với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Thứ tư, các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước, MTTQ và các tổ chức CT- XH. Các tác giả cũng đã đề cập đến xu hướng dân chủ hóa mọi hoạt động của đời sống xã hội trong quá trình phát triển, trình độ 10 mọi mặt của nhân dân ngày càng được nâng cao và những vấn đề đặt ra đối với PTLĐ của Đảng. 1.1.1.2. Các sách chuyên khảo và tham khảo - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới của Đỗ Quang Tuấn, Nguyễn Văn Hùng và Trần Hậu [113]. Trong toàn bộ 3 chương của cuốn sách đã luận giải khá rõ các nội dung liên quan đến đổi mới PTLĐ của Đảng, đó là: Một số vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về PTLĐ đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân; một số đặc điểm về PTLĐ của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân; thực trạng đổi mới PTLĐ của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong những năm qua, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất chủ trương, biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới PTLĐ của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Đây chính là tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với luận án, nhất là khái niệm PTLĐ của Đảng và những nội dung liên quan đến việc đổi mới PTLĐ của Đảng đối với các đoàn thể mà cụ thể là đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập đến đổi mới PTLĐ của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở. Những nội dung đổi mới PTLĐ của Đảng đối với CTTN của các tỉnh ủy sẽ được luận án tiếp tục nghiên cứu. - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng của Trần Đình Nghiêm [71]. Cuốn sách gồm 7 chương với nội dung lý luận khá phong phú và sâu sắc phản ánh nội dung, yêu cầu về đổi mới PTLĐ của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội là tài liệu tham khảo giá trị đối với luận án. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu vào việc đổi mới PTLĐ của cấp tỉnh đối với các lĩnh vực đời sống xã hội nói chung và CTTN nói riêng. - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay của Ngô Huy Tiếp [100]. Tác giả đã tập trung làm rõ quan niệm PTLĐ và đổi mới PTLĐ của Đảng đối với đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Từ thực tiễn phân tích thực trạng đội ngũ trí thức tác giả đã nêu lên phương hướng, 11 mục tiêu, những giải pháp cơ bản đổi mới PTLĐ của Đảng đối với đội ngũ trí thức. Trong đó, nhấn mạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các tập thể trí thức; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh lực khoa học có tâm, có tầm; đổi mới chính sách giáo dục, đào tạo trí thức; xây dựng chính sách đãi ngộ và tôn vinh những trí thức có đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước. Nội dung của cuốn sách có giá trị tham khảo tốt cho luận án, nhất là hướng tiếp cận xây dựng quan niệm và các giải pháp thực hiện. - Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam của Phạm Ngọc Quang [85]. Nội dung cuốn sách là sự kế thừa có sự chỉnh lý, hệ thống lại kết quả nghiên cứu của Chương trình KX10-05 của Ban Tổ chức Trung ương phối kết hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện, do GS.TS. Phạm Ngọc Quang làm chủ nhiệm với những nghiên cứu công phu, nghiêm túc. Tập thể tác giả phân tích và chứng minh đổi mới PTLĐ của Đảng là một đòi hỏi khách quan của điều kiện, tình hình mới. Ở nội dung đổi mới PTLĐ của Đảng đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tác giả đã khẳng định: “Đảng có vai trò quan trọng trong việc định hướng các phong trào thanh niên, song Đảng không làm hộ, làm thay một cách cứng nhắc mà tôn trọng tính độc lập, tự giác, chủ động, sáng tạo của thanh niên trong việc tổ chức phong trào. Ở đây phải hiểu đó là tính độc lập của phong trào thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng” [85, tr. 212]. Đảng không bao biện làm thay, không đóng vai trò người bảo trợ đối với phong trào thanh niên. Cùng với những quan điểm và phương hướng lớn, tác giả cuốn sách đưa ra 7 giải pháp cơ bản, trong đó tác giả nhấn mạnh tới giải pháp đẩy mạnh việc nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy chế, phân định rõ PTLĐ của Đảng với chức năng, phương thức quản lý, hoạt động của Nhà nước và Mặt trận, các đoàn thể. Tuy nhiên cuốn sách chưa đề cập đến việc đổi mới PTLĐ cấp tỉnh đối với CTTN. Đây là vấn đề luận án cần đi sâu, làm rõ. 1.1.1.3. Luận án, luận văn - Đổi mới phương thức lãnh đạo của huyện uỷ ở đồng bằng sông Hồng đối với chính quyền huyện giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Xây dựng 12 Đảng của Trần Quang Cảnh [9]. Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới PTLĐ của huyện uỷ ở đồng bằng sông Hồng đối với chính quyền huyện giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, từ những phân tích khoa học, tác giả đã đưa ra khái niệm PTLĐ và đổi mới PTLĐ của Đảng. Đây là khái niệm công cụ quan trọng, có giá trị tham khảo đối với luận án. Từ phân tích thực trạng việc đổi mới PTLĐ của huyện uỷ ở đồng bằng sông Hồng đối với chính quyền huyện trong những năm qua, tác giả đã dự báo những nhân tố tác động và đề xuất các nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới PTLĐ của huyện uỷ ở đồng bằng sông Hồng đối với chính quyền huyện đến năm 2020. Đây là tài liệu có giá trị tham khảo rất hữu ích đối với nghiên cứu sinh, có thể giúp nghiên cứu sinh luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới PTLĐ của các tỉnh uỷ vùng BTB đối với CTTN hiện nay và một số vấn đề liên quan khác. - Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước của Võ Mạnh Sơn [94]. Liên quan đến đề tài luận án, tác giả đã luận giải các khái niệm PTLĐ của Đảng, PTLĐ của Đảng đối với công tác cán bộ. Tác giả cũng khẳng định: PTLĐ của Đảng có quan hệ biện chứng với nội dung lãnh đạo, nếu nội dung lãnh đạo của Đảng (trong đó có công tác cán bộ) được thể hiện trong cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng thì PTLĐ là cách thức mà Đảng thực hiện nội dung lãnh đạo và là yếu tố quan trọng bảo đảm cho đường lối được thực hiện trong cuộc sống. Khi nhiệm vụ cách mạng và nội dung lãnh đạo thay đổi thì PTLĐ của Đảng phải cũng phải có những thay đổi phù hợp. Từ việc phân tích thực trạng PTLĐ công tác cán bộ, tác giả đưa ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và các các vấn đề đặt ra đối với PTLĐ công tác cán bộ của các Tỉnh ủy vùng BTB. Căn cứ vào việc dự báo những nhân tố tác động và phương hướng đổi mới PTLĐ công tác cán bộ, tác giả đã đề ra các giải pháp đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy vùng BTB trong thời gian tới trong đó nhấn mạnh tới giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên các tỉnh khu vực BTB đối với đổi mới PTLĐ của Đảng về công tác cán bộ hiện nay. 13 1.2.1.4. Tạp chí, bài báo khoa học - Một số vấn đề về phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới của Hoàng Chí Bảo [4].Từ việc đưa ra một số quan niệm về PTLĐ của Đảng, tác giả đã nhấn mạnh đổi mới PTLĐ của Đảng được đặt ra như một tất yếu, nhất là khi Đảng đứng trước những bước ngoặt của sự phát triển. Tác giả đã nêu ra một số vấn đề đổi mới PTLĐ của Đảng trong tình hình hiện nay như: vấn đề lãnh đạo công tác lý luận, cải cách hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, phương thức làm việc, trong đó nhấn mạnh đến việc đổi mới quy trình xây dựng đề án, nghị quyết, nâng cao chất lượng thực sự của các nghị quyết đảng. - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới của Đỗ Ngọc Ninh [67]. Với việc khái quát tình hình thực hiện đổi mới PTLĐ của Đảng, tác giả đã nêu lên những thành tựu bước đầu trong việc thực hiện đổi mới PTLĐ của Đảng từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Đó là: Đảng ta đã xây dựng được quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Xây dựng chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương; Đổi mới trong việc học tập và quán triệt Nghị quyết (đi sâu vào những vấn đề mới, dành thời gian để trao đổi, thảo luận); Việc mở rộng dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng đã có nhiều tiến bộ, nhiều cấp ủy đảng đã xây dựng và thực hiện một cách nghiêm túc chế độ báo cào, lấy ý kiến về hoạt động của mình trước hội nghị toàn thể đảng viên; ban thường vụ cấp ủy báo cáo xin ý kiến cấp ủy về hoạt động của mình; PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước ở các cấp đã có sự cải tiến rõ rệt Tuy nhiên việc thực hiện đổi mới PTLĐ của Đảng cũng đặt ra những yêu cầu cần quan tâm giải quyết như: Nâng cao nhận thức thống nhất về việc thực hiện đổi mới PTLĐ của Đảng trong tình hình mới; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo của Đảng; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và các tổ chức trong HTCT các cấp phù hợp yêu cầu của tình hình mới; xây dựng đội ngũ cán bộ các ngành các cấp có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và phong cách làm việc dân chủ, khoa học. 14 - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng của Trần Đình Huỳnh [53]. Theo tác giả, PTLĐ của Đảng là một vấn đề đã được đề cập suốt nhiều thập kỷ, kỳ đại hội nào của Đảng cũng nêu phải tiếp tục đổi mới PTLĐ Đảng. Nhưng sau Đại hội XI, nhất là khi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) được ban hành cho thấy hiệu quả còn rất hạn chế, còn quá nhiều yếu kém. Từ đó tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng Đảng vững mạnh là: trước hết là phải đổi mới quan điểm, chính sách và phương pháp dùng người, đổi mới chính sách cán bộ một cách cơ bản, trên cơ sở một luật lệ chặt chẽ, cụ thể; đảm bảo bằng các văn bản quy phạm pháp luật để nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về thanh niên, công tác thanh niên và Đảng lãnh đạo công tác thanh niên 1.2.2.1. Đề tài khoa học - Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập do Phạm Hồng Tung làm chủ nhiệm [115]. Từ kết quả của việc điều tra xã hội học, tác giả nhận định: Lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay có 6 đặc điểm và xu hướng tích cực chủ yếu và 4 đặc điểm và xu hướng tiêu cực trong lối sống của thanh ni...trở thành chuyên quyền, độc đoán. Điều này đòi hỏi phương thức cầm quyền hay PTLĐ phải được đổi mới để đáp ứng tính đặc thù của điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền. Do đó, vấn đề sống còn của Đảng, của chế độ là Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong để xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, có tầm trí tuệ cao, có PTLĐ khoa học... để không trở thành chuyên quyền, độc đoán trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đòi hỏi Đảng phải kiên định, năng động, nhạy bén, sáng tạo đồng thời phải có bản lĩnh chính trị cao với tiêu cực của kinh tế thị trường, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên trên lĩnh vực phát triển kinh tế, kiên quyết khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ đảng viên Trong khi đó, công cuộc đổi mới đang đòi hỏi phải tiếp tục đào sâu nghiên cứu lý luận về Đảng Cộng sản cầm quyền, quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Sự lãnh đạo của Đảng phải đặt trong môi trường dân chủ hóa, mở cửa và hội nhập quốc tế nên ngày càng đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ. Hai là, có một số công trình đề cập đến vai trò, nội dung, PTLĐ của tỉnh ủy đối với một số tổ chức trong HTCT và trên một số lĩnh vực đời sống xã hội. Một số công trình nghiên cứu đề cập đến các phương diện như: sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với các CTTN, tỉnh ủy lãnh đạo phòng chống tham nhũng, tỉnh ủy lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước Các công trình này bước đầu làm rõ nội dung và PTLĐ của tỉnh ủy, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, đối với một số lĩnh vực... 29 Ba là, ở những mức độ nhất định, các công trình khoa học kể trên đã bàn đến nội dung và PTLĐ của Đảng đối với thanh niên và CTTN. Với vai trò là “rường cột”, là tương lai của đất nước, là vấn đề sống còn của mỗi dân tộc nên thanh niên và CTTN được khá nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các công trình đó đã làm rõ nội dung và PTLĐ, mối quan hệ tương hỗ của nội dung và PTLĐ của Đảng đối với CTTN. Ở một chừng mực nhất định, các công trình khoa học đã đề cập đến phương thức thực hiện CTTN, vấn đề mà luận án đang hướng tới. Nhìn chung, những kết quả đạt được của các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án đều có giá trị định hướng về phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề nghiên cứu. Những giải pháp mà các nhà khoa học đề xuất nhằm đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước, của tỉnh ủy đối với các lĩnh vực đều có giá trị tham khảo trong quá trình triển khai thực hiện luận án. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về đổi mới PTLĐ của tỉnh ủy đổi với CTTN vùng BTB. Do đó, đề tài luận án tuy có kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học song góc độ nghiên cứu, hướng tiếp cận của luận án là hoàn toàn độc lập, không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã công bố ở cả trong và ngoài nước. 1.3.2. Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết Nghiên cứu về PTLĐ và đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy nói chung không phải là vấn đề mới, thực tế đã có khá nhiều công trình, đề tài và bài viết với nhiều quy mô và đã nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, song chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy đối với CTTN giai đoạn hiện nay. Vì vậy, để khắc phục “khoảng trống” về mặt lý luận và để có cái nhìn rõ hơn về tính cấp thiết phải đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN, đặc biệt là để làm rõ thêm những vấn đề về lý luận về đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy nói chung, các tỉnh ủy vùng BTB nói riêng đối với CTTN trong giai đoạn hiện nay, mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy đối với CTTN với việc phát huy vai trò của CTTN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, luận án sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ các vấn đề chủ yếu sau: 30 Về mặt lý luận, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới PTLĐ các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN giai đoạn hiện nay. Luận án tập trung làm rõ một số vấn đề như: đặc điểm tự nhiên, KT- XH của các tỉnh vùng BTB; chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tỉnh ủy, của CTTN vùng BTB hiện nay; khái niệm, nội dung, PTLĐ và đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN. Về mặt thực tiễn, khảo sát, phân tích đánh giá đúng thực trạng đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN từ năm 2008 đến năm nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, xác định rõ nguyên nhân của thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn; đồng thời, xác định những vấn đề có tính nguyên tắc trong đổi mới sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với CTTN vùng BTB. Cuối cùng, dự báo những thuận lợi, khó khăn tác động đến đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN; đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm tiếp tục đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN đến năm 2025. 31 Chương 2 ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ÐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CÁC TỈNH VÀ TỈNH ỦY VÙNG BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY 2.1.1. Khái quát về các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ BTB là một trong 7 vùng KT- XH của cả nước, có vị trí trung gian giữa miền Bắc và miền Nam. Theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16-8-2004 của Bộ Chính trị về phát triển KT- XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng BTB và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 113/2005/QĐ- TTg ngày 20-5-2005 về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị; Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09-5-2008 về Quy hoạch phát triển tổng thể KT- XH dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020, Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09-7-2013 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH vùng BTB và Duyên hải miền Trung đến năm 2020, vùng BTB bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế với 6 thành phố trực thuộc tỉnh, 7 thị xã, 61 huyện. 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Về vị trí địa lý, BTB nằm gọn trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam (nơi hẹp nhất dưới 50km - Quảng Bình), giữa một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ, một bên là biển Đông mênh mông. Diện tích tự nhiên của vùng BTB là 52.534,2 km2. Đây là vùng đất kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã ở phía Nam. Phía Tây là dãy núi Trường Sơn, phía Bắc giáp với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp duyên hải miền Trung và phía Đông giáp biển Đông. Nằm kề bên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Nam Trung Bộ, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đường bộ hướng Đông Tây (quốc lộ 7, 8, 9 và 29) nối nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với biển Đông, với hệ thống sân bay (Thọ Xuân, 32 Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Sơn Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An...) tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu phát triển KT- XH với các tỉnh, các vùng trong nước và quốc tế. Về khí hậu, do nằm ở vị trí trung gian, khí hậu nơi đây có sự chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. Vào mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa. Đến mùa Hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 400C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp. Với lượng mưa chiếm 68 - 75% lượng mưa trong năm, sẽ phát sinh lũ lụt lớn và gây thiệt hại sản xuất, tài sản, tính mạng cư dân, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Ngược lại, trong mùa ít mưa thì nước lại không đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của một số địa phương trong vùng. BTB là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả nước, hàng năm hứng chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. Về tài nguyên, khoáng sản, các tỉnh BTB khá phong phú: toàn bộ trữ lượng crômit; 80% trữ lượng thiếc; 60% trữ lượng sắt; 40% trữ lượng đá vôi ximăng của cả nước nằm ở vùng này. Hệ thực vật vùng rất đa dạng và phong phú với nhiều loại thực vật quý hiếm như: lim, lát, sến, táu, trò, gụ biển, kiền kiền Hệ động vật vùng BTB có nhiều loại như: hổ, báo, hươu, nai và các loại bò sát thân mềm, thân giáp Về tài nguyên biển, đây là vùng mà tỉnh nào cũng có đường bờ biển dài, nhiều bãi cát phẳng đẹp nhất cả nước như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Thuận An (Thừa Thiên - Huế). Trong lòng biển có nguồn tài nguyên hải sản phong phú, nguồn thực phẩm dồi dào, thuận lợi cho phát triển nghề đánh bắt hải sản. Vùng có nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi nhưng do địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão lụt, khô hạn, dịch 33 bệnh và nhất là phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nhất là vùng ven biển, gây ra những khó khăn không nhỏ đối với sản xuất và đời sống của nhân dân. Đây là một trong các vấn đề đáng quan ngại đối với các tỉnh ủy vùng BTB trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển KT- XH. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế Thế mạnh về phát triển kinh tế của vùng BTB là khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế của vùng đã có nhiều khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình cho giai đoạn 5 năm (2011 - 2015) đạt 9.636%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước [Phụ lục 4]. Cơ cấu thành phần kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tăng mạnh kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ trọng các thành phần kinh tế nhà nước (trung ương và địa phương), kinh tế tập thể giảm. Ở BTB đã từng bước hình thành các vùng chuyên canh về sản xuất, phát triển công nghiệp và dịch vụ, các khu kinh tế, khu đô thị mới như: Nghi Sơn, Lam Sơn (Thanh Hóa), Hoàng Mai, Nghĩa Đàn (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế). Đây cũng là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển và du lịch với khoảng 670 km bờ biển và nhiều bãi biển đẹp. Bên cạnh đó, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia đã và đang được mở rộng, đặc biệt là rừng thiên nhiên và động Phong Nha (Quảng Bình). Tuy nhiên, kinh tế các tỉnh vùng BTB cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Sự phát triển của kinh tế, việc thu hút và hiệu quả đầu tư chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của vùng. Kết cấu hạ tầng KT- XH còn lạc hậu, công nghiệp, đô thị phát triển nhưng còn mang tính tự phát, chưa hình thành được các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung cho xuất khẩu, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích chưa cao, một số loại thị trường hình thành chậm và chưa đồng bộ, tỷ lệ lao động nông nghiệp thiếu việc làm còn lớn; đời sống nhân dân ở nhiều vùng nông thôn còn nhiều khó khăn 2.1.1.3. Điều kiện dân cư Dân số của khu vực nói chung có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Theo số liệu thống kê, năm 2015 tổng dân số của khu vực là 10.472,6 nghìn người; mật độ 34 dân số là 277 người/km2. Các tỉnh trong khu vực BTB có quy mô dân số khác nhau. Thanh Hóa là tỉnh có quy mô dân số lớn nhất vùng, năm 2015 đạt hơn 3,5 triệu người, thấp nhất là tỉnh Quảng Trị (hơn 619 nghìn người) [Phụ lục 2]. Các tỉnh BTB có nguồn nhân lực dồi dào với dân số tương đối trẻ hơn so với cả nước và các vùng kinh tế khác. Trong những năm qua, mặt dù tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của các tỉnh vùng BTB giảm nhưng dân số của vùng vẫn ở mức độ cao so với cả nước. Ngoài dân tộc Kinh là bộ phận dân cư chủ yếu, trên lãnh thổ vùng BTB còn có cư dân của 25 dân tộc ít người khác nhau (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru Vân Kiều v.v) sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn. Cư dân phân bố không đều từ Đông sang Tây. Trong tiến trình đổi mới, tuy đời sống nhân dân trong vùng ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhưng khoảng cách giàu - nghèo giữa các bộ phận nhân dân có xu hướng gia tăng, nhất là giữa cư dân thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp có chiều hướng tăng, một bộ phận không nhỏ nhân dân mà nhất là thanh niên phải rời bỏ quê hương đi làm ăn xa, một bộ phận khác chưa có việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh Bên cạnh đó, một bộ phận dân cư thuộc vùng sâu, miền núi, hải đảo, dân tộc ít người còn gặp khó khăn về đời sống vật chất và tinh thần. Các tỉnh ủy vùng BTB cần phải quan tâm giải quyết những vấn đề này trong quá trình lãnh đạo CTTN. 2.1.1.4. Điều kiện văn hóa - chính trị BTB là một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam với những di chỉ Núi Đọ, Đa Bút, văn hóa Đông Sơn. Quá trình hình thành lịch sử lâu dài và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo nên tính cách và bản sắc của con người với những phẩm chất đặc trưng như kiên cường, khảng khái, thông minh, cần kiệm, yêu nước, thương nòi... Đây cũng là vùng đất đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước, nơi có đóng góp to lớn về sức người, sức của trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng CNXH ngày nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, song nhân dân trong vùng đang từng ngày, từng giờ kiên trì vượt mọi khó khăn, thử thách; nỗ lực vươn lên để thoát khỏi đói nghèo và phát triển KT- XH; xây dựng BTB thành vùng phát triển cao và ngày càng giàu mạnh. Những kết quả đáng ghi nhận về phát triển KT- XH của 35 các tỉnh, những dự án kinh tế trọng điểm đã, đang triển khai và phát huy tác dụng là những minh chứng điển hình. Tuy nhiên, cư dân vùng BTB vẫn còn những đức tính cản trở không nhỏ sự vươn lên của cộng đồng và đẩy mạnh CNH, HĐH. Do phải sống trong điều kiện môi trường khí hậu khắc nghiệt, cộng với việc nơi đây luôn là tuyến lửa của các cuộc chiến tranh tàn khốc trong lịch sử, con người khu vực BTB đôi khi thiếu sự mềm dẻo cần thiết để hòa nhập trong cơ chế thị trường hiện nay. Ngoài ra, do ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế khó khăn nên một bộ phận cư dân các tỉnh vùng BTB luôn có thái độ hoài nghi hoặc cố gắng vươn lên, “thoát nghèo” bằng mọi cách nên đôi khi đã làm mất niềm tin với đối tác. Tình trạng thiếu việc làm và việc làm không ổn định, nhất là ở khu vực nông thôn vẫn còn bức xúc. Đây là một sức ép lớn, đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể để đào tạo, phát triển nguồn nhân chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của vùng trong giai đoạn tới. 2.1.1.5. Điều kiện quốc phòng, an ninh Từ xa xưa, BTB đã từng là chốn “biên thùy”, là vùng đất “phên dậu”, là nơi xuất phát của nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khu vực BTB vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương vững chắc, quân khu 4 là địa bàn chiến lược, góp phần quan trọng cùng cả nước làm nên những chiến công chói lọi trong lịch sử dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, các tỉnh BTB có thuận lợi cơ bản là: Tình hình an ninh, CT - XH trên địa bàn cơ bản ổn định, tình hình phát triển KT- XH của vùng đã có những chuyển biến tích cực, những thành tựu đạt được là khá toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và quốc phòng, an ninh. Bên cạnh những thuận lợi, vùng BTB cũng đứng trước nhiều khó khăn, thử thách đó là: tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp mới tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường, những diễn biến bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông làm cho tình hình ngày càng phức tạp. Trên địa bàn, bọn cơ hội, chống đối chính trị tiếp tục cấu kết với các thế lực thù địch trong và ngoài nước đẩy mạnh 36 chiến lược “diễn biến hòa bình” thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để chống phá Đảng và chế độ ngày càng quyết liệt hơn. An ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, tuyến biên giới phía Tây, vùng biển đảo trải dài các tỉnh tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định tác động trực tiếp đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của các cấp ủy vùng này. Các tỉnh BTB có đường biên giới dài giáp Lào với nhiều cửa khẩu, các thế lực thù địch âm mưu “chuyển biên giới Việt - Lào thành biên giới nóng” với hoạt động vượt biên, di cư tự do, vận chuyển, buôn bán, trao đổi vũ khí... Chúng tăng cường tuyên truyền nói xấu cán bộ lãnh đạo các cấp, kích động, lôi kéo thanh niên, khiếu kiện đông người, dài ngày làm mất ổn định chính trị ở một số nơi. Công tác quản lý người nước ngoài, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp rất khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ địch lợi dụng chống phá, tạo điểm nóng. Những nhân tố đó tác động gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp trong vùng. Như vậy, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh đã tác động không nhỏ đến thanh niên, CTTN và việc đổi mới PTLĐ các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN. Tác động đó bao gồm cả những yếu tố thuận lợi và khó khăn cho CTTN, đổi mới PTLĐ đối với CTTN của các tỉnh uỷ. Những yếu tố tác động tích cực đó là tính hăng hái thực hiện các chủ trương của Đảng trong đó có chủ trương về CTTN và PTLĐ đối với CTTN, phát huy truyền thống cách mạng của vùng đất kiên cường. Tuy nhiên, những đặc điểm đó cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với thanh niên và CTTN, như xu hướng cục bộ địa phương, chủ trương có tính cực đoan, gia trưởng, thiếu tin tưởng, thiếu tầm nhìn trong CTTN. Do đó, trong lãnh đạo CTTN, các tỉnh uỷ vùng này cần lưu ý đề phòng và khắc phục. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ 2.1.2.1. Chức năng các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ Tỉnh ủy là tên gọi tắt của BCH đảng bộ tỉnh, do đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh bầu ra, là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định: “Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc 37 đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là Ban Chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy) [23, tr.17]. Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh. Điều lệ Đảng quy định: Cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy), cấp ủy huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy) lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu; nghị quyết, chỉ thị của cấp trên [29, tr. 33]. Theo đó tỉnh ủy có chức năng cụ thể: lãnh đạo các tổ chức trong HTCT, các lĩnh vực của đời sống xã hội và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng; tổng kết thực tiễn, đề xuất với Trung ương bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 2.1.2.2. Nhiệm vụ của các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ Một là, chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định chủ trương, giải pháp nhằm cụ thể hóa và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nghị quyết của Trung ương Đảng, nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh. Hai là, quyết định chương trình làm việc toàn khóa của tỉnh ủy; chương trình kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy; quy chế làm việc của BCH, BTV, Thường trực tỉnh ủy và quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy. Ba là, quyết định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu về phát triển KT- XH hằng năm; những đề án quan trọng trên các lĩnh vực KT- XH, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, quyết định những chủ trương, quan điểm chỉ đạo về phát triển văn hóa, xây dựng Đảng và HTCT, chăm lo đời sống nhân dân trong tỉnh. Bốn là, bầu BTV, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, lãnh đạo bầu cử HĐND; quyết định nhân sự giới thiệu ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy; 38 Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND; nhân sự bổ sung vào tỉnh ủy và các chức danh do tỉnh ủy bầu để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư chuẩn y, quyết định. Năm là, lãnh đạo chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT - XH của tỉnh; lãnh đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện thắng lợi chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, phương hướng công tác của tỉnh ủy. Sáu là, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên trong đảng bộ tỉnh, trước hết là các tổ chức đảng trực thuộc, các đảng viên là cán bộ diện BTV quản lý trở lên. Quyết định kỷ luật đảng đối với tỉnh ủy viên và các chức danh diện tỉnh ủy quản lý theo quy định của Điều lệ Đảng. Bảy là, thực hiện việc sơ kết, tổng kết, báo cáo các hoạt động thuộc thẩm quyền, trách nhiệm lănh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, cụ thể: tỉnh ủy lãnh đạo tổng kết, đánh giá thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ giữa nhiệm kỳ và quyết định các nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp thực hiện Nghị quyết nửa cuối nhiệm kỳ. Tỉnh ủy xem xét và cho ý kiến các báo cáo của BTV, thường trực tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội, nghị quyết của tỉnh ủy; những công việc quan trọng do BTV tỉnh ủy giải quyết giữa hai kỳ hội nghị tỉnh ủy và những vấn đề BTV tỉnh ủy sẽ bàn và quyết định trong thời gian tới. Tỉnh ủy xem xét báo cáo năm, giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ, báo cáo bất thường của Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng; về hoạt động của Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy và ủy ban kiểm tra các cấp. Tám là, chuẩn bị và tổ chức đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh. Lãnh đạo công tác chuẩn bị và quyết định triệu tập đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ, hoặc đại hội đảng bộ bất thường (nếu có): thảo luận và thông qua các dự thảo văn kiện trình đại hội; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu; giới thiệu đại hội về nhân sự ứng cử, đề cử vào tỉnh ủy, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký và ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội và đoàn đại biểu đảng bộ tỉnh dự Đại hội Đảng toàn quốc để đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh quyết định. Chín là, xem xét, chỉ đạo công tác tài chính theo quy định. 39 2.1.2.3. Đặc điểm của các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ Thứ nhất, các tỉnh ủy vùng BTB được kế thừa truyền thống cách mạng của các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân trong các thời kỳ cách mạng trước Khu vực BTB là một trong những cái nôi của cách mạng nước ta. Các tổ chức đảng khu vực này có truyền thống cách mạng hào hùng, đã sớm lãnh đạo nhân dân vùng lên đánh đổ đế quốc xâm lược và bọn tay sai. Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt giữa nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng với các thế lực xâm lược, hiếu chiến tàn bạo. Các tỉnh ủy ở vùng này được tôi luyện và trưởng thành từng bước trong thời chiến. Trong thời bình, lãnh đạo xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân và nhất là các tỉnh ủy viên đã nêu tấm gương cần cù, hiếu học, sáng tạo, tiết kiệm, vượt qua khó khăn, gian khổ lãnh đạo nhân dân phát triển KT- XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh đạt kết quả đáng khích lệ. Những truyền thống đó là tài sản quý báu cho các tỉnh ủy vùng BTB trong hoạt động lãnh đạo xây dựng Đảng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT- XH của mỗi tỉnh hiện nay. Thứ hai, các tỉnh ủy vùng BTB hoạt động trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế còn nhiều khó khăn so với nhiều vùng, miền khác của nước ta Bên cạnh một số thuận lợi, điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường hoạt động của các tỉnh ủy còn gặp nhiều khó khăn, khắc nghiệt nhất so với các vùng, miền ở nước ta. Đó là thiên nhiên rất khắc nghiệt, bão lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra, cơ sở hạ tầng thấp kém, xuống cấp; phong tục, tập quán lạc hậu ở nhiều nơi có xu hướng gia tăng, nhất là ở vùng núi; điều kiện đi lại giữa miền Tây và miền Đông mỗi tỉnh còn nhiều khó khăn; những phức tạp ở vùng biên giới, tệ nạn xã hội, các hoạt động phá hoại của các thế lực phản động ẩn nấp ở vùng biên giới; những phức tạp, căng thẳng về tranh chấp chủ quyền biển đảo nước ta tác động trực tiếp đến hoạt động của các tỉnh ủy. Thứ ba, cơ cấu, trình độ mọi mặt và năng lực công tác của đội ngũ tỉnh ủy viên đã có nhiều chuyển biến tiến bộ 40 Số lượng tỉnh ủy viên ở các tỉnh, nhìn chung ổn định theo số lượng được phê duyệt khi đại hội đảng bộ tỉnh. Đại hội đại biểu của các đảng bộ tỉnh ở BTB nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã bầu được 355 tỉnh ủy viên, trong đó có 41 đồng chí là nữ, chiếm trên 11%; có 20 đồng chí là người dân tộc thiểu số, chiếm 5,6% [phụ lục 11]. Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc đổi mới, sự phát triển của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng và truyền thống hiếu học, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nói chung, của đội ngũ tỉnh ủy viên các tỉnh BTB nói riêng đã có sự chuyển biến rõ rệt. Có 208 đồng chí tỉnh ủy viên có trình độ trên đại học, chiếm 58,6 %, số còn lại có trình độ cao đẳng và đại học; 352 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị, chiếm 91,5%. Độ tuổi tỉnh ủy viên đang được trẻ hóa: 36% trong tổng số tỉnh ủy viên từ 41 đến 50 tuổi, có 7,0% tỉnh ủy viên ở độ tuổi dưới 40 [Phụ lục 11]. Năng lực tổ chức thực tiễn được nâng lên, tất cả tỉnh ủy viên đều hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; phần lớn tỉnh ủy viên được tái cử nhiệm kỳ thứ hai. Thứ tư, các tỉnh ủy vùng BTB chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo phát triển đô thị, kinh tế nông nghiệp hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Trải qua các thời kỳ lịch sử, cư dân nơi đây đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa. Hình thành và phát triển ở BTB các tỉnh ủy đã kế thừa, phát huy truyền thống và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của các thế hệ đi trước và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, đó chủ yếu là kinh nghiệm lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong nội bộ kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Các tỉnh ủy vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết, khắc phục những hạn chế của nền kinh tế còn thiếu các giải pháp đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của tỉnh. Bên cạnh các cơ hội lớn, các tỉnh BTB cũng đối mặt với nhiều thách thức đặt ra: Tốc độ đô thị hóa làm tăng nhanh dân số cơ học; kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; nhiều nguồn lực và lợi thế của vùng chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, ô 41 nhiễm môi trường sinh thái, có nơi thiếu đất sản xuất, có nơi ruộng đất bị bỏ hoang, thiếu việc làm, việc đền bù giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng v.v.. Trong môi trường hoạt động đó, các tỉnh ủy vùng BTB phải tích cực tháo gỡ những khó khăn, rào cản, nỗ lực tìm kiếm và phát huy các nguồn lực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới ở địa phương tiến lên, góp phần vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, đội ngũ tỉnh ủy viên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển đô thị. Đây chính là khó khăn, thách thức đối với các tỉnh ủy vùng BTB trong quá trình lãnh đạo phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thứ năm, đối tượng lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng BTB đa dạng, có nhiều thế mạnh, song cũng còn một số hạn chế, yếu kém Khu vực BTB có tới 5.979 tổ chức đảng và 629.000 đảng viên [Phụ lục 6]. Trình độ mọi mặt của đảng viên vào loại cao so với nhiều nơi khác trong cả nước, có nhiệt tình cách mạng, chịu đựng và vượt qua gian khổ, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Nhân dân trong vùng chịu thương, chịu khó, tiết kiệm, có tinh thần đoàn kết, đồng cam, cộng khổ Tuy nhiên, đối tượng lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng BTB cũng còn nhiều hạn chế: đời sống vật chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên còn nhiều khó khăn; một bộ phận đảng viên, kể cả cán bộ các cấp còn chưa tích cực vươn lên trong học tập nâng cao trình độ, nói và làm còn chưa thống nhất; chưa gương mẫu rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình dẫn tới sa sút ý chí chiến đấu, vi phạm kỷ luật; tư tưởng gia trưởng, phong kiến trọng nam, khinh nữ còn khá nặng; còn có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu dân, vẫn còn tình trạng cán bộ đảng viên tham nhũng, lãng phí, bị thi hành kỷ luật đảng và pháp luật Nhà nước. Đặc biệt, ở những mức độ khác nhau không ít cán bộ, đảng viên còn có những biểu hiện say sưa với với những chiến công của thời kỳ cách mạng trước. Tình trạng này, một mặt, hạn chế phát triển tư duy tìm tòi giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương đạt kết quả cao, mặt khác, dễ có những cách nhìn, cách đánh giá chưa chuẩn xác về những yếu kém trong Đảng, chính quyền và nhất là đối với thế hệ trẻ, 42 cản trở việc tìm sự đồng thuận thế hệ và các giải pháp khả thi trong cổ vũ động viên thế hệ trẻ vươn lên, cống hiến cho quê hương, đất nước. Bên cạnh những mặt tích cực, trong không ít người dân vùng BTB, còn có biểu hiện của tính cục bộ, địa phương, chỉ ủng hộ và sử dụng những cán bộ cùng quê, “đồng hương”. Điều này gây khó khăn không nhỏ đối với sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trong thực hiện CNH, HĐH đất nước. 2.2. CÔNG TÁC THANH NIÊN, PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN 2.2.1. Thanh niên và công tác thanh niên các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 2.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm thanh niên các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ * Khái niệm thanh niên Cho đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về...03), Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng. 128. Lê Kim Việt (2002), Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 129. Trần Khắc Việt (2013), “Quá trình phát triển nhận thức về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (4), Tr.48-54. 130. Trần Khắc Việt (Chủ nhiệm), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xă hội trong điều kiện mới, Mã số KX.04.02/11-15, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 131. Nguyễn Đắc Vinh (2014), Những vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới công tác thanh vận trong tình hình mới, Đề tài khoa học cấp bộ Mã số: CT.KXĐTN 14 - 01, Viện Nghiên cứu Thanh niên - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 132. Nguyễn Đắc Vinh (2015), “Phát huy vai trò xung kích, tinh thần tình nguyện của thanh niên trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, (869), tr. 22 - 26. 133. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXBVăn hóa - Thông tin, Hà Nội. 134. Vi Xúc Phôm Vi Thắc (2008), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo hệ thống chính trị trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 170 B. Tài liệu nước ngoài 135. Allen, R.e. (Ed.), The Oxford Dictionnayry of Current English, Oxford University Press, 1994, p.877 - 880. 136. Drosdowski, Guenther, Duden - Deutsches Universalwoerterbuch, Dudenverlag, Mannheim - Leipzig - Wien - Zuerich, 1996, S.792, S. 793 137. Histoire du parti communise fromcais, paris, 1964 138. Indira Rystina, Zhaniya Kussainova (2014), Comparative Analysis of National Youth Policy in Different Countrie Tạp chí Procedia - Social and Behavioral Sciences, số 140, ngày 22-8-2014, tr.654-658. 139. Gina Hernez Broomer, Richard L. Hughes (2013),“The leadership development: Pass, Present, and Future” 140. Jean - Marc Coicaud (2002), Legitimacy and politics - A Contribution to the study of policticcal right and responsibility (Tính chính đáng chính trị - Đóng góp cho sự nghiên cứu về tính đúng đắn chính trị và trách nhiệm chính trị), Cambridge University Press. 141. James M.Kouzes, Barry Z.Posner (2005) The leadership challenge (Thử thách của lãnh đạo), NXB Jossey Bass, Tái bản lần thứ 3. 142. Monica Barry (2005),Youth Policy and Social Inclusion: Critical Debates with Young People. 143. Pippa Norris (2005), Building polictical parties: reforming legal regulations and internal rules. 144. Ricardo S.Morse, Terry F.Buss, C.Morgan Kinghorn (2007), Transforming public leadership for the 21 st century - Transformational trends in governance and democracy, NXB M.E. Sharpe, 2007. 145. Phó tiến sĩ sử học M.Lê-pê-kin (1975), “Những nguyên lý Lêninnít về giáo dục thanh niên, NXB Lêningrat. 171 PHỤ LỤC 172 Phụ lục 1 Phụ lục 2 DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ, TỶ LỆ TĂNG TỰ NHIÊN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ Năm 2013 2014 2015 Tỉnh Dân số (người) Mật độ dân số (ng/k m 2 ) Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số (‰) Dân số (người) Mật độ dân số (ng/km 2 ) Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số (‰) Dân số (người) Mật độ dân số (ng/km 2 ) Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số (‰) Thanh Hóa 3.477,7 312,4 8,9 3.414,1 314,0 7,9 3.514,2 316,0 9,6 Nghệ An 3.011,3 182,6 13,5 3.037,4 184,0 11,5 3.063,9 186,0 13,0 Hà Tĩnh 1.249,1 208,3 9,9 1.255,3 209,0 7,8 1.261,3 210,0 9,0 Quảng Bình 863,4 107,1 8,7 868,2 108,0 10,9 872,9 108,0 12,3 Quảng Trị 613,0 129,3 11,1 616,4 130,0 9,8 619,9 131,0 11,6 Thừa Thiên - Huế 1.122,7 223,1 9,6 1.131,8 225,0 11,3 1.140,7 227,0 9,9 Tổng cộng 6 tỉnh 10.337,2 193,8 10,28 10.323,2 195,0 9,87 10.472,9 196,3 10,9 Cả nước 89.759,5 271,2 9,90 90.728,9 274,0 10,3 91.713,3 277 9,4 (Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh Bắc Trung Bộ). Phụ lục 3 THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI (GDP) CỦA CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ (ĐVT: Triệu đồng) Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng cộng 6 tỉnh 18,48 22,95 26,3 32,06 36,1 Thanh Hóa 18,2 22,6 24,6 26,1 31,0 Nghệ An 14,19 20,1 22,96 27,5 29,0 Hà Tĩnh 16,37 19,6 24,0 34,1 38,9 Quảng Bình 18,1 22,0 25,1 35,2 39,1 Quảng Trị 17,9 21,8 26,8 29,4 34,0 Thừa Thiên - Huế 26,1 31,6 34,2 40,1 44,0 Cả nước 27,0 36,9 40,8 43,4 45,7 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh Bắc Trung Bộ) Phụ lục 4 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ (ĐVT: %) Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân 6 tỉnh 9,8 8,48 10,46 9,34 10,1 Thanh Hóa 11,3 9,1 11,2 11,6 11,8 Nghệ An 6,6 6,1 6,5 7,24 7,89 Hà Tĩnh 11,7 13,4 19,2 14,8 18,0 Quảng Bình 8,6 6,1 11,18 7,5 6,5 Quảng Trị 9,5 7,1 6,8 6,7 7,4 Thừa Thiên - Huế 11,1 9,07 7,89 8,23 9,1 Cả nước 6,24 5.52 5,42 5,98 6,68 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh Bắc Trung Bộ). Phụ lục 5 CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) CỦA CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ Tỉnh 2014 2015 Chỉ số Xếp hạng PCI Nhóm xếp hạng Chỉ số Xếp hạng PCI Nhóm xếp hạng Thanh Hóa 60.33 12 Tốt 60,74 10 Tốt Nghệ An 58.82 28 Khá 58,47 32 Khá Hà Tĩnh 58.19 35 Khá 57,2 45 Khá Quảng Bình 56.5 46 Trung bình 56,71 50 Trung bình Quảng Trị 55.07 53 Tương đối thấp 57,32 43 Khá Thừa Thiên - Huế 59.98 13 Khá 58,52 29 Khá (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh Bắc Trung Bộ) Phụ lục 6 THỐNG KÊ CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG THUỘC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ TT Đảng bộ Đảng bộ huyện, thị Đảng bộ trực thuộc Tổng số tổ chức cơ sở đảng Tổng số đảng viên 1 Tỉnh Thanh Hóa 27 7 1.722 209.387 2 Tỉnh Nghệ An 21 8 1.623 177.882 3 Tỉnh Hà Tĩnh 13 7 755 92.671 4 Tỉnh Quảng Bình 8 5 609 65.754 5 Tỉnh Quảng Trị 10 6 578 38.853 6 Tỉnh Thừa Thiên - Huế 9 9 692 45.353 Tổng 88 42 5.979 629.900 (Nguồn: Ban tổ chức Tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ) Phụ lục 7 PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG CÁC BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ NHIỆM KỲ 2010-2015 TT Tên tỉnh Tổng số Nam Nữ Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số Trình độ chuyên môn Trình độ LLCT ĐH ThS Tiến sĩ CC- CN TC SC 1 Thanh Hóa 69 64 5 53 16 42 23 4 69 0 0 2 Nghệ An 65 59 6 52 13 36 21 8 65 0 0 3 Hà Tĩnh 55 47 8 47 8 50 4 1 55 0 0 4 Quảng Bình 55 46 9 46 9 46 5 4 55 0 0 5 Quảng Trị 55 48 7 45 10 47 7 1 55 0 0 6 Thừa Thiên - Huế 55 47 8 46 9 50 3 2 55 0 0 Tổng số 354 311 43 289 65 271 63 20 354 0 0 (Nguồn: Ban tổ chức tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ) Phụ lục 8 PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG CÁC BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ NHIỆM KỲ 2015-2020 TT Tên tỉnh Tổng số Nam Nữ Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số Trình độ chuyên môn Trình độ LLCT ĐH ThS Tiến sĩ CN CC TC SC 1 Thanh Hóa 71 61 10 62 9 24 36 11 36 34 1 0 2 Nghệ An 71 63 8 64 7 31 35 5 20 51 0 0 3 Hà Tĩnh 55 50 5 55 0 19 33 3 19 35 1 0 4 Quảng Bình 52 48 4 52 0 14 30 8 23 28 1 0 5 Quảng Trị 53 47 6 51 2 33 16 4 29 24 0 0 6 Thừa Thiên - Huế 53 45 8 51 2 26 18 9 27 26 0 0 Tổng số 355 314 41 335 20 147 168 40 154 198 3 0 (Nguồn: Ban tổ chức Tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ) Phụ lục 9 PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG CÁC BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VÙNG BẮC TRUNG BỘ (NHIỆM KỲ 2010-2015) TT Tên tỉnh Tổng số Nam Nữ Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số Trình độ chuyên môn Trình độ LLCT ĐH ThS Tiến sĩ CC- CN TC SC 1 Thanh Hóa 17 15 2 15 2 5 9 3 17 0 0 2 Nghệ An 17 16 1 16 1 5 10 2 15 0 0 3 Hà Tĩnh 15 14 1 13 2 6 8 1 15 0 0 4 Quảng Bình 15 14 1 14 1 7 5 3 15 0 0 5 Quảng Trị 14 14 0 14 1 8 4 2 14 0 0 6 Thừa Thiên - Huế 15 14 1 14 1 6 8 1 15 0 0 Tổng số 93 87 6 86 8 37 46 10 93 0 0 (Nguồn: Ban tổ chức tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ) Phụ lục 10 PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG CÁC BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VÙNG BẮC TRUNG BỘ NHIỆM KỲ (2015-2020) TT Tên tỉnh Tổng số Nam Nữ Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số Trình độ chuyên môn Trình độ LLCT Tổng số ĐH Ths Tiến sĩ Tổng số CN Cao cấp SC 1 Thanh Hóa 18 16 2 17 1 18 3 10 5 18 11 7 0 2 Nghệ An 18 16 2 18 0 15 7 4 4 15 5 10 0 3 Hà Tĩnh 15 13 2 15 0 15 5 8 2 15 6 8 1 4 Quảng Bình 15 14 1 15 0 15 4 6 5 15 7 8 0 5 Quảng Trị 15 13 2 15 0 15 6 7 2 15 9 6 0 6 Thừa Thiên- Huế 14 13 1 14 0 14 7 7 1 14 10 4 0 Tổng số 95 85 12 94 1 92 32 42 19 92 48 43 1 (Nguồn: Ban tổ chức tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ) Phụ lục 11 TỔNG HỢP SỐ LIỆU VỀ CƠ CẤU, TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ TỈNH ỦY VIÊN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ (NHIỆM KỲ 2015 – 2020) TT Đơn vị Tổng số Chia theo trình độ Chia theo độ tuổi Dân tộc thiểu số Phụ nữ Trình ðộ chuyên môn Lý luận chính trị Tuổi bình quân Dưới 40 Từ 41 đến 50 Trên 50 Trên đại học ĐH, CĐ Còn lại Cao cấp, cử nhân Trung cấp 1 Thanh Hóa 71 47 24 0 70 1 50,1 4 28 39 9 10 2 Nghệ An 71 40 31 0 71 0 51,6 4 20 47 7 8 3 Hà Tĩnh 55 36 19 0 54 1 49,3 6 26 23 0 5 4 Quảng Bình 52 38 14 0 51 1 50,2 4 18 30 0 4 5 Quảng Trị 53 20 33 0 53 0 50,5 3 20 30 2 6 6 Thừa Thiên - Huế 53 27 26 0 53 0 51,8 4 16 32 2 8 Tổng cộng 355 208 147 0 352 3 50,6 25 128 201 20 41 (Nguồn: Ban tổ chức Tỉnh ủy các tỉnh BTB) Phụ lục 12 SỐ LƯỢNG, THÀNH PHẦN THANH NIÊN CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY TT Đơn vị Diện tích (km 2 ) Dân số (nghìn người) Thanh niên Nam thanh niên Nữ thanh niên Thanh niên có đạo Thanh niên công nhân Thanh niên nông thôn Học sinh, sinh viên Thanh niên là người dân tộc thiểu số 1 Thanh Hóa 11.131,9 3.412.600 1.083.760 548.383 535.377 162.564 195.077 650.256 606.906 21.675 2 Nghệ An 16.493,7 2.942.900 941.470 476.384 465.086 141.221 169.465 564.882 527.223 18.829 3 Hà Tĩnh 5.997,2 1.229.300 389.050 196.859 192.191 58.358 70.029 233.430 217.868 7.781 4 Quảng Bình 8.065,3 853.000 269.080 136.154 132.926 40.362 48.434 161.448 150.684 5.381 5 Quảng Trị 4.739,8 604.700 189.720 95.998 93.722 28.458 34.149 113.832 106.243 3.794 6 Thừa Thiên - Huế 5.033,2 1.115.523 350.610 177.409 173.201 52.592 63.109 210.366 196.342 7.012 Tổng 51,461.1 10,158,023 3.223.690 1.631.187 1.592.503 483.554 580.264 1.934.214 1.805.266 64.474 (Nguồn: Sở Nội vụ các tỉnh Bắc Trung Bộ) Phụ lục 13 PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐOÀN VIÊN Ở CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ TT Đơn vị Số lượng đoàn viên Tổng số đoàn viên kết nạp mới Tổng số đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng Tổng số đảng viên mới được kết nạp từ đoàn viên Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Thanh Hóa 271.013 265.854 400.000 45.100 45.200 53.658 7.500 7.155 8.466 3.914 5.360 6.455 2 Nghệ An 215.408 185.750 174.060 33.215 34.145 44.331 7.200 6.213 7.100 2.832 4.178 881 3 Hà Tĩnh 88.615 70.617 72.230 14.174 16.654 17.224 2.776 3.810 4.217 2,.117 1.819 2.034 4 Quảng Bình 60.102 54.989 51.323 7.343 11.574 12.000 3.945 4.073 7.219 1.411 1.515 397 5 Quảng Trị 59.765 55.788 50.435 12.549 11.500 13.320 1.650 1.978 2.250 1.040 1.048 1.230 6 Thừa Thiên - Huế 99.693 95.230 8.068 11.245 13.095 11.515 2.716 4.138 4.176 872 1.325 1.409 Tổng 794.596 728.228 835.116 124.626 132.168 152.048 25.787 27.367 33.428 12.186 15.245 12.406 (Nguồn: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh Bắc Trung Bộ) Phụ lục 14 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Dành cho cán bộ cơ quan tỉnh) Thưa Đồng chí! Để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với công tác thanh niên trong những năm qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên trong điều kiện mới, xin Đồng chí cho biết ý kiến của mình về các vấn đề nêu ra trong bảng hỏi này. Mỗi câu hỏi có những phương án lựa chọn khác nhau. Sau khi đọc câu hỏi và các phương án trả lời, Đồng chí lựa chọn một phương án trả lời và đánh dấu (X) vào ô vuông bên phải của phương án đó. Các phương án còn lại để trống. Chúng tôi cam kết các thông tin của bảng hỏi chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Câu 1. Theo đồng chí, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên hiện nay ở mức độ nào? 1 Rất quan trọng Đồng ý Xếp thứ tự 2 Quan trọng 3 Bình thường 4 Quan trọng Câu 2. Vai trò của đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên được thể hiện ở: 1 Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng 2 Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước 3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 4 Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đảng viên, đoàn viên 5 Nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ 6 Phát huy vai trò xung kích của thanh niên 7 Chống quan liêu, tham nhũng 8 Đẩy mạnh cải cách hành chính 9 Ý kiến khác........................................................................................ ............................................................................................................. ............................................................................................................. Câu 3. Trong đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên, mức độ thành công của từng nội dung như thế nào? TT Các nội dung trong phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy Rất thành công Ít thành công Bình thường Không thành công 1 Đổi mới quy trình ban hành và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về CTTN 2 Đổi mới công tác công tác tư tưởng của tỉnh ủy trong lãnh đạo CTTN 3 Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ 4 Đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thanh niên 5 Đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 6 Đổi mới việc xây dựng và thực hiện quy chế, phong cách, lề lối làm việc 7 Phát huy vai trò của các tổ chức đảng và tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên 8 Đổi mới kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy đối với các tổ chức đảng và đảng viên Câu 4. Theo đồng chí, các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến kết quả đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên TT Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Đồng ý Không đồng ý Khó xác định 1 Các quy định của Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh ủy 2 Các quy định của Quy chế phối hợp công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh với Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 3 Điều kiện, phương tiện làm việc cho đội ngũ cán bộ trong các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội 4 Chất lượng hoạt động tham mưu cho tỉnh ủy 5 Vai trò của người đứng đầu tỉnh ủy 6 Phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên 7 Điều kiện đặc thù của tỉnh 8 - Ý kiến khác: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Câu 5. Những hạn chế trong đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên là do những nguyên nhân nào? 1 Nhận thức của cấp ủy 2 Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa cao 3 Phong cách, lề lối làm việc của tỉnh ủy còn nhiều bất cập 4 Chưa phát huy vai trò của các tổ chức đảng và tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên. 5 Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được quy định rõ 6 Thiếu sự kiểm tra, giám sát của cấp ủy 7 Thiếu sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác 8 Thiếu sự tham gia của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp 9 Thiếu sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng 10 Bộ máy tổ chức còn trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ 11 - Ý kiến khác ............................................................................................................... ............................................................................................................... Câu 6. Ngoài những nội dung trong phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên đã được khẳng định, cần thêm những phương thức gì? 1 Thông qua hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc tỉnh ủy lãnh đạo công tác thanh niên 2 Thông qua hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc tỉnh ủy lãnh đạo công tác thanh niên 3 Hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng 4 Làm thí điểm rồi sơ kết, tổng kết, nhân diện rộng 5 Tổ chức hội nghị chính trị với sự tham gia của đại diện cấp ủy, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở từng cấp 6 - Ý kiến khác ............................................................................................................... ............................................................................................................... Câu 7. Trong những năm tới, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên cần tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với từng tổ chức dưới đây ở mức độ nào? TT Tổ chức Đặc biệt Mạnh mẽ hơn Như hiện nay Không cần đổi mới 1 Mặt trận Tổ quốc 2 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2 Hội Liên hiệp thanh niên VN 3 Các tổ chức chính trị - xã hội khác Câu 8. Trong đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên cần chú trọng đổi mới việc thực hiện từng nội dung như thế nào? TT Các nội dung trong phương thức lãnh đạo của ỉtnh ủy Đặc biệt Mạnh mẽ hơn Như hiện nay Không cần đổi mới 1 Đổi mới quy trình ban hành và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về CTTN 2 Đổi mới công tác công tác tư tưởng của tỉnh ủy trong lãnh đạo công tác thanh niên 3 Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ 4 Đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thanh niên 5 Đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 6 Đổi mới phong cách, lề lối làm việc của tỉnh ủy 7 Phát huy vai trò của các tổ chức đảng và tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên 8 Đổi mới kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy đối với các tổ chức đảng và đảng viên 9 Ý kiến khác: ........................................................................................................................ ............................................................................................................................ Câu 9. Theo đồng chí nhận thức của cán bộ, đảng viên về thanh niên và công tác thanh niên trong thời gian qua đã có sự chuyển biến chưa? TT Nội dung Đồng ý Xếp thứ tự 1 Chưa chuyển biến 2 Có chuyển biến nhưng chưa nhiều 3 Có chuyển biến 4 Có chuyển biến tốt Câu 10. Để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên cần thực hiện các giải pháp nào dưới đây? TT Các giải pháp Đồng ý Xếp thứ tự 1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy các cấp 2 Đổi mới cách ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết lãnh đạo của tỉnh ủy về công tác thanh niên 3 Tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với thanh niên 4 Đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng, sắp xếp kiện toàn các cơ quan nhà nước, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ 5 Nâng cao chất lượng đội ngũ tỉnh ủy viên 6 Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng 7 Tăng cường đầu tư, hiện đại hóa phương tiện làm việc 8 Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên 9 Tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh 10 Đổi mới phong cách, lề lối làm việc 11 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, phối kết hợp công tác của Ban Dân vận Trung ương, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 12 Ý kiến khác: ..................................................................................................... ........................................................................... * Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân a) Giới tính: Nam  Nữ:  b) Tuổi: Dưới 30  31 - 50  51 trở lên  c) Trình độ học vấn và chuyên môn: Trung học phổ thông  Trung cấp  Cao đẳng, đại học  Sau đại học  d) Cơ quan, tổ chức làm việc Cơ quan Tỉnh ủy  Cơ quan nhà nước  Đoàn thể nhân dân  Các tổ chức khác  Xin trân trọng cảm ơn ý kiến của Đồng chí! Phụ lục 15 TỔNG HỢP KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY ĐỐI VỚI CTTN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Dành cho cán bộ cơ quan tỉnh) Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án, tác giả đã xây dựng và tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến đối với cán bộ sơ quan cấp tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) nhằm thu thập thông tin cần thiết làm cơ sở đánh giá thực trạng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên thời gian qua và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với công tác thanh niên. Tổng số phiếu phát ra là 500 phiếu, tổng số phiều thu về là 426 phiếu, đạt tỉ lệ: 85,2%. Kết quả cụ thể như sau: Câu 1. Theo đồng chí, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với, công tác thanh niên hiện nay ở mức độ nào? STT Mức độ Tỷ lệ 1 Rất quan trọng 32% 2 Quan trọng 42% 3 Bình thường 22% 4 Không quan trọng 2% Câu 2. Theo đồng chí nhận thức của cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên trong thời gian qua đã có sự chuyển biến chưa? TT Nội dung Tỷ lệ 1 Chưa chuyển biến 4% 2 Có chuyển biến nhưng chưa nhiều 23% 3 Có chuyển biến 39% 4 Có chuyển biến tốt 32% Câu 3. Xin đồng chí cho biết vai trò của đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên được thể hiện ở nội dung nào sau đây? Xếp thứ tự theo chiều quan trọng giảm dần. TT Nội dung thể hiện Đồng ý Xếp thứ tự 1 Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng 73% 2 2 Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước 65% 4 3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 64% 5 4 Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đảng viên, đoàn viên 70% 3 5 Nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ 61% 6 6 Phát huy vai trò xung kích của thanh niên 77% 1 7 Chống quan liêu, tham nhũng 52% 8 8 Đẩy mạnh cải cách hành chính 50% 7 9 - Ý kiến khác: Không trả lời Câu 4. Theo đồng chí việc đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên, mức độ thành công của từng nội dung thể hiện như thế nào? TT Nội dung Thành công Không thành công Không rõ 1 Đổi mới quy trình ban hành và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về công tác thanh niên 75% 10% 11% 2 Đổi mới công tác tư tưởng 63% 14% 13% 3 Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ 64% 13% 19% 4 Đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thanh niên 73% 16% 12% 5 Đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 67% 16% 13% 6 Đổi mới việc xây dựng và thực hiện quy chế, phong cách, lề lối làm việc 64% 13% 19% 7 Phát huy vai trò của các tổ chức đảng và tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên 59% 20% 18% 8 Đổi mới kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy đối với các tổ chức đảng và đảng viên 59% 19% 17% 9 - Ý kiến khác: Không trả lời Câu 5. Đồng chí hãy cho biết các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến kết quả đổi mới phương thức lãnh đạo của tnh ủy đối với công tác thanh niên TT Các yếu tố Đồng ý Không đồng ý Khó xác định 1 Các quy định của Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh ủy 75% 10% 11% 2 Các quy định của Quy chế phối hợp công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh với Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 63% 14% 13% 3 Điều kiện, phương tiện làm việc cho đội ngũ cán bộ trong các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội 64% 13% 19% 4 Chất lượng hoạt động tham mưu cho tỉnh ủy 75% 15% 12% 5 Vai trò của người đứng đầu tỉnh ủy 70% 16% 13% 6 Phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên 64% 13% 19% 7 Điều kiện đặc thù của tỉnh 52% 27% 18% 8 - Ý kiến khác: Không trả lời Câu 6. Theo đồng chí những hạn chế trong đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên là do những nguyên nhân nào? Xếp thứ tự theo chiều quan trọng giảm dần TT Các nguyên nhân Đồng ý Xếp thứ tự 1 Nhận thức của cấp ủy 78% 1 2 Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa cao 75% 2 3 Phong cách, lề lối làm việc của tỉnh ủy còn nhiều bất cập 67% 3 4 Chưa phát huy vai trò của các tổ chức đảng và tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên. 63% 4 5 Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được quy định rõ 61% 7 6 Thiếu sự kiểm tra, giám sát của cấp ủy 59% 6 7 Thiếu sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác 58% 5 8 Thiếu sự tham gia của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp 52% 8 9 Thiếu sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng 51% 9 10 Bộ máy tổ chức còn trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ 50% 10 11 - Ý kiến khác: Không trả lời Câu 7. Theo đồng chí, ngoài những nội dung trong phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên đã được khẳng định, cần thêm những phương thức gì? TT Các phương thức Đồng ý Xếp thứ tự 1 Tăng cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc tỉnh ủy lãnh đạo công tác thanh niên 69% 3 2 Tăng cường hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc tỉnh ủy lãnh đạo công tác thanh niên 65% 4 3 Tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng 58% 5 4 Làm thí điểm rồi sơ kết, tổng kết, nhân diện rộng 73% 1 5 Tổ chức hội nghị chính trị với sự tham gia của đại diện cấp ủy, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở từng cấp 71% 2 6 - Ý kiến khác: Không trả lời Câu 8. Trong những năm tới, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên cần tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với từng tổ chức dưới đây ở mức độ nào? TT Tổ chức Đặc biệt Mạnh mẽ hơn Như hiện nay Không cần đổi mới 1 Mặt trận Tổ quốc 33% 41% 22% 2% 2 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 50% 35 12% 1% 3 Các tổ chức chính trị - xã hội khác 37% 34% 11% 3% Câu 9. Theo đồng chí đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên, cần chú trọng đổi mới việc thực hiện từng nội dung như thế nào? TT Nội dung Đồng ý Xếp thứ tự 1 Đổi mới quy trình ban hành và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về công tác thanh niên 79% 1 2 Đổi mới công tác công tác tư tưởng 52% 7 3 Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ 69% 3 4 Đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thanh niên 56% 6 5 Đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 66% 4 6 Đổi mới việc xây dựng và thực hiện quy chế, phong cách, lề lối làm việc 72% 2 7 Phát huy vai trò của các tổ chức đảng và tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên 50% 8 8 Đổi mới kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy đối với các tổ chức đảng và đảng viên 57% 5 9 - Ý kiến khác: Không trả lời Câu 10. Để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác thanh niên, cần thực hiện các giải pháp nào dưới đây? TT Các giải pháp Đồng ý Xếp thứ tự 1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy các cấp 78% 1 2 Đổi mới cách ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết lãnh đạo của tỉnh ủy về công tác thanh niên 77% 2 3 Tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với thanh niên 64% 7 4 Đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng, sắp xếp kiện toàn các cơ quan nhà nước, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ 56% 9 5 Nâng cao chất lượng đội ngũ tỉnh ủy viên 66% 6 6 Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng 72% 11 7 Tăng cường đầu tư, hiện đại hóa phương tiện làm việc 50% 10 8 Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với công tác thanh niên 59% 8 9 Tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh 72% 3 10 Đổi mới phong cách, lề lối làm việc 69% 4 11 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, phối kết hợp công tác của Ban Dân vận Trung ương, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 68% 5 12 - Ý kiến khác: Không trả lời * Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân a. Giới tính - Nam - Nữ 51% 39% b. Tuổi - Dưới 30 - Từ 31 – 50 - Từ 51 trở lên 25% 63% 11% c. Trình độ chuyên môn - Trung cấp - Cao đẳng, Đại học - Sau Đại học 8% 62% 21% d. Công tác tại cơ quan - Cơ quan đảng - Cơ quan nhà nước - Đoàn thể chính trị - xã hội - Cơ quan khác 33% 33% 25% 9% 199

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_moi_phuong_thuc_lanh_dao_cua_cac_tinh_uy_vung_ba.pdf
  • pdftom tat tieng anh.pdf
  • pdftom tat tieng viet.pdf
  • pdfTrang thong tin Viet-Anh.pdf
Tài liệu liên quan