Luận án Đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ CÔNG LƯƠNG ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước Mã số : 62 31 02 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Phan Hữu Tích 2. TS Hoàng Mạnh Đoàn HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn

pdf183 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 21 Chương 2: ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 24 2.1. Trí thức và công tác vận động trí thức ở nước ta 24 2.2. Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức - khái niệm, nội dung và phương thức 41 Chương 3: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC VÀ ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 60 3.1. Thực trạng đội ngũ trí thức và công tác vận động trí thức ở nước ta hiện nay 60 3.2. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức - thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm 79 Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC ĐẾN NĂM 2025 116 4.1. Những nhân tố tác động và yêu cầu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức 116 4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức giai đoạn hiện nay 125 KẾT LUẬN 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 169 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo KH&CN Khoa học và công nghệ KH&KT Khoa học và kỹ thuật KTTT Kinh tế tri thức KT-XH Kinh tế - xã hội LHH Liên Hiệp hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trí thức là vốn quý của dân tộc, là lực lượng tiêu biểu, thể hiện trình độ trí tuệ của một quốc gia và có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử cho thấy rằng: ở thời nào cũng vậy, sự hưng thịnh của đất nước tùy thuộc phần lớn vào việc coi trọng và sử dụng đội ngũ trí thức như thế nào. Cách đây hơn năm thế kỷ, trong bài Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3(1942),Thân Nhân Trung đã nêu bật được tầm quan trọng của giáo dục nhân tài đối với sự hưng thịnh của đất nước: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết [137]. Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về sự tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) để từng bước vượt qua thách thức đó. Đội ngũ trí thức với đặc thù lao động của mình có vai trò quan trọng, có ý nghĩa rất quan trọng. Không có đội ngũ trí thức đủ mạnh thì không thể tiến hành CNH, HĐH đất nước, không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH). Trí thức vừa là một bộ phận của nguồn lực con người, vừa là nguồn tiềm năng khoa học, kỹ thuật, trực tiếp tham gia vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Đánh giá về xu thế phát triển này, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó, con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia” [50, tr.97]. Nối tiếp truyền thống của dân tộc, vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, trong sự nghiệp đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo công tác vận động đội ngũ trí thức. Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo công tác vận động trí thức, điển hình là Nghị quyết số 27-NQ/TW, về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH (2008). Quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng chậm được cụ thể hóa vào tình 2 hình thực tế, chưa tạo ra được những chính sách đồng bộ đủ mạnh để gắn kết khoa học công nghệ với giáo dục đào tạo và sản xuất kinh doanh, phục vụ sự phát triển của đời sống xã hội. Đảng bộ, chính quyền các cấp có lúc, có nơi chưa thấy hết vai trò, vị trí của trí thức trong sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), đặc biệt trong phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa. Trong công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng, đãi ngộ đối với trí thức còn thiếu tính chiến lược, chưa được xem như là một bộ phận cấu thành của chiến lược con người, chiến lược phát triển KT - XH nên chưa tạo ra được một đội ngũ trí thức có cơ cấu đồng bộ, hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. Sự quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng các tổ chức của trí thức chưa đúng mức, cả về tổ chức cũng như kinh phí hoạt động Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, các thế lực thù địch với chiến lược “diễn biến hòa bình” đang tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng nước ta, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ dân với Đảng, đặc biệt chúng tập trung lôi kéo, lợi dụng trí thức nhằm hạ thấp, làm lu mờ vai trò lãnh đạo của Đảng. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận nói chung và công tác vận động trí thức nói riêng. Ngày 03/6/2013, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đã ra Nghị quyết số 25- NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Nghị quyết đã nhấn mạnh mục tiêu lớn nhất của công tác dân vận trong tình hình mới, tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận động trí thức là bộ phận trong công tác dân vận, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức góp phần tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới là yêu cầu bức thiết. Do đó, tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đang đặt ra những vấn đề về lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu, làm sang tỏ thêm. Xuất phát từ cách nhìn nhận, tiếp cận đó; từ yêu cầu nhiệm vụ, thực tiễn công tác của bản thân, tác giả lựa chọn vấn đề: “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ 3 chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức, đề xuất phương hướng, mục tiêu và giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án, làm rõ kết quả nghiên cứu về trí thức và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức; - Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức; - Đánh giá thực trạng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức, nêu nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm; - Xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức là một vấn đề rất rộng và phức tạp. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trí thức và công tác vận động trí thức; nghiên cứu thực trạng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức từ năm 1986 đến nay, trong đó tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2000 đến 2013. Luận án cũng đề cập đến những nhân tố tác động và những yêu cầu đặt ra đối với đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức, từ đó đề ra những giải pháp để tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và công tác vận động trí thức. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát thực tiễn, phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học - Nghiên cứu và đưa ra khái niệm về trí thức và công tác vận động trí thức; nội dung, phương thức lãnh đạo trí thức và xây dựng luận cứ khoa học khẳng định tính tất yếu phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo công tác vận động trí thức làm cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức. - Dự báo thuận lợi, khó khăn, từ đó xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tiếp tục nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong tình hình hiện nay. Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong tình hình hiện nay - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu giảng dạy trong hệ thống trường chính trị, các cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm. 7. Kết cấu của luận án Gồm phần mở đầu, 4 chương với 8 tiết, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Trí thức và công tác vận động trí thức có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đội ngũ trí thức và công tác vận động trí thức với nhiều khía cạnh, quy mô khác nhau, trong đó có một số công trình khoa học đã đề cập đến các nội dung mà luận án cần nghiên cứu nghiên cứu tham khảo và kế thừa. 1.1.1.1. Sách - Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng, (1995) do Phạm Tất Dong (chủ biên) [22]: Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu, sâu sắc về đội ngũ trí thức Việt Nam. Từ lý luận đến thực tiễn, tác giả đã đi sâu phân tích quan niệm hiện đại về “trí thức”, trên cơ sở đó nghiên cứu đội ngũ trí thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử của thế kỷ XX. Từ việc nghiên cứu thực trạng về số lượng, cơ cấu đến tâm trạng, nguyện vọng của đội ngũ trí thức, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển đội ngũ trí thức nước ta hiện nay. - Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do Phạm Tất Dong (chủ biên) [24]: Trên cơ sở nghiên cứu khái quát tình hình CNH, HĐH đất nước và một số yêu cầu đặt ra về nguồn lực trí tuệ; tác giả đã khẳng định vai trò của đội ngũ trí thức trong CNH, HĐH, trong phát triển lực lượng sản xuất, trong sáng tạo văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc, trong lãnh đạo, quản lý và điều hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với thái độ tôn trọng trí thức, tác giả khẳng định, trong nền kinh tế thị trường, “sản phẩm lao động của trí thức là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có thể mất đi hoặc bị chiếm đoạt mà không ai biết, song nó cũng có thể được lưu thông và trả giá xứng đáng như bao thứ hàng quý hiếm khác” [24, tr.330]. Đây chính là khởi nguồn cho sự đổi mới tư duy khi xem 6 tiền lương và các loại phụ cấp của trí thức như những chính sách đầu tư có lợi nhất để mua lại “chất xám” - một loại sản phẩm đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. - Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước (1995) của Đỗ Mười [117]. Tác phẩm tập hợp những bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước do Nguyễn Quốc Bảo, Đoàn Thị Lịch (đồng chủ biên) [7]: Tác phẩm đã khái quát tình hình biến đổi của trí thức Việt Nam trong công cuộc đổi mới, phân tích những hạn chế, ưu điểm của trí thức Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. - Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh do Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền (đồng chủ biên), [8]. Đây là công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về trí thức dưới góc độ tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta trong công tác xây dựng trí thức; đồng thời đánh giá những đóng góp, hạn chế của đội ngũ này trong cách mạng Việt Nam, trên có sở đó, đi sâu phân tích, đề xuất những giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức ở nước ta thời kỳ 2011- 2020 đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của Nguyễn Thanh Tuấn [138]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về trí thức, vai trò của trí thức nói chung đối với tiến bộ xã hội; làm rõ những đặc điểm của trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử và dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ này. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra những phương hướng đổi mới công tác quản lý và chính sách KT - XH đối với đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai đoạn mới. - Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, của Nguyễn Đắc Hưng [67]. Trong tác phẩm này, tác giả đã làm rõ quan niệm về trí thức; vị trí, vai trò của trí thức; những phương hướng chủ yếu để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ở nước ta đáp ứng yêu cầu của thời đại. Trên cơ sở khẳng định nội hàm rất 7 rộng của khái niệm trí thức, tác giả đã chỉ rõ: Trí thức là những người không chỉ có trình độ học vấn cao mà điều quan trọng nhất là họ thực sự lao động bằng trí tuệ có tính sáng tạo, có những cống hiến nhất định, hữu ích cho xã hội và phải được xã hội kiểm định chất lượng thông qua hoạt động thực tiễn. Đây là sự đổi mới tư duy về trí thức, từ chỗ chỉ coi trọng bằng cấp đến chỗ thừa nhận và đòi hỏi năng lực lao động thực tế thông qua sự đánh giá khách quan của xã hội. - Cộng đồng và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI, do Nguyễn An Hà chủ biên [58]. Cuốn sách gồm ba phần đã trình bày khái quát thực trạng, những nhân tố tác động và quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với cộng đồng người Việt và đội ngũ trí thức người Việt ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI. - Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, của Bùi Thị Ngọc Lan [84]. Trong công trình này, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một cách khá công phu về vị trí, vai trò và thực trạng nguồn lực trí tuệ của đất nước, tác giả đã tập trung xây dựng hệ thống các giải pháp thiết thực, cấp bách nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực này trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 1.1.1.2. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ - Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Triết học của Phan Thanh Khôi [81]. Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp để phát huy tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của đất nước nhiều vấn đề liên quan đến động lực của trí thức trong lao động sáng tạo cũng có những biến đổi. - Vai trò của trí thức thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Xuân Phương [124]. Luận án đã phân tích thực trạng và vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức thủ đô Hà Nội từ đó đưa ra được những nhiệm vụ và giải pháp để phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 8 - Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức từ năm 1997 đến năm 2007, Luận án tiến sĩ Lịch sử của Lương Quang Hiển [63]. Luận án đã đánh giá khái quát công tác xây dựng đội ngũ trí thức của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong 10 năm 1997 - 2007, từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Thủ đô trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. - Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới, Luận án tiến sĩ Triết học của Trịnh Quang Cảnh [9]. Luận án đã khái quát được thực trạng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số (chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc), chỉ ra được những hạn chế của trí thức và công tác xây dựng trí thức người dân tộc thiểu số của Đảng, từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số trong giai đoạn đổi mới, xây dựng đất nước. - Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Thị Giáng Hương [69]. Luận án đã làm rõ sự cần thiết và những điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. - Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học của Lương Công Lý [95]. Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. - Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức từ 1991 đến 2005¸ Luận án tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Thắng Lợi [93]. Luận án đã đánh giá quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam từ khi thành lập Đảng đến nay. Dưới góc nhìn của lịch sử, tác giả đã phân tích rõ những thành công cùng như những khuyết điểm, hạn chế của Đảng trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức, 9 một lực lượng quan trong trong liên minh công - nông - trí. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm, tác giả đã đưa ra những giải pháp để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nhằm phát huy cao nhất tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức trong xây dựng và bảo vệ đất nước. - Xây dựng đội ngũ tri thức tại Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Triết học của Trương Văn Tuấn [140]. Luận án phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của trí thức đối với sự phát triển xã hội; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH; Tính tất yếu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Những thành tựu, hạn chế và những yếu tố tác động đến trí thức và công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức; Một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp CNH, HĐH. Luận án xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. - Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945, Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Đặng Thị Minh Phượng [125]. Luận án đã đề cập đến quá trình chuyển biến, phát triển nhận thức trong tư duy về vận động trí thức và một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và cũng là yếu tố tạo nên sự thành công của công tác vận động trí thức của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945. Luận án khẳng định: Đường lối cứu nước đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của công tác vận động trí thức và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức, Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Công Trí [135]. Từ cách tiếp cận tổng hợp, luận án nêu ra những đặc trưng, tiêu chí cơ bản để xác định trí thức, vai trò của đội ngũ này trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức. Luận án xác định, trí thức là người lao động trí óc và thường có trình độ học vấn cao, được đào tạo hoặc tự đào tạo. Giá trị quan trọng 10 nhất của người trí thức chân chính đó là chân lý và lẽ phải; trí thức là người tự tin và ngay thẳng, có lòng tự trọng, khả năng hành xử đúng mực và thích ứng cao với các biến đổi của môi trường tự nhiên, xã hội. - Phát triển đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa , Luận văn thạc sĩ Triết học của Trần Văn Thành [129]. Luận văn góp phần làm rõ một số quan điểm của Mác - Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức. Luận văn đã cơ bản xây dựng được khái niệm về đội ngũ trí thức; Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính khả thi để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Hà Tĩnh hiện nay; Luận văn góp phần làm luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách đối với đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh và làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức và sự vận dụng trong thời kì đổi mới, Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Thuận [133]. Luận văn đã làm rõ cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức: Những giá trị tư tưởng, truyền thống dân tộc; tinh hoa văn hóa nhân loại; kinh nghiệm cách mạng thực tiễn Việt Nam và thế giới mà Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển trong xây dựng tư tưởng của mình; Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước, bản thân đội ngũ trí thức nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kì đổi mới. Các đề tài, công trình nghiên cứu trên đây đã làm rõ cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn và đề xuất một số kiến nghị giải pháp về xây dựng đội ngũ trí thức ở nhiều góc độ khác nhau. 1.1.1.3. Đề tài khoa học - Đề cương báo cáo tình hình đội ngũ trí thức và công tác trí thức của Đảng của Nguyễn Đình Tứ [142] đã đánh giá một cách tổng quát tình hình đội ngũ trí thức Việt Nam sau 10 năm đổi mới và trình bày những quan điểm của Đảng ta về trí thức và những giải pháp để xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới. - Đề tài khoa học cấp nhà nước “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 -2020”, Mã số KX.04/06-10, do Đàm Đức Vượng làm Chủ nhiệm [146]. 11 Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, đặc điểm của đội ngũ trí thức Việt Nam trong công cuộc đổi mới và trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong đó, có tham khảo kinh nghiệm xây dựng và sử dụng đội ngũ trí thức ở một số nước phát triển; Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ trí thức qua hơn 20 năm đổi mới và hiện nay; Dự báo xu hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam đến năm 2020. Đề xuất mục tiêu, quan điểm, phương hướng, giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ trí thức giai đoạn 2011-2020; Kiến nghị những nội dung cụ thể về xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam đến năm 2020, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng chiến lược phát triển KT - XH Việt Nam giai đoạn 2011-2020; chiến lược phát triển và trọng dụng nhân tài quốc gia Việt Nam; trình Trung ương xem xét để bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 và dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng. - Đề tài cấp bộ “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay” do Ngô Huy Tiếp làm Chủ nhiệm đề tài [134]. Nhóm tác giả làm rõ những vấn đề lý luận về nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng; khái quát được về thực trạng, mục tiêu, phương hướng và giải pháp đổi mới đối với đội ngũ trí thức Việt Nam, từ đó làm rõ được một số vấn đề về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay. - Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong điều kiện mới”, mã số KX. 04-02/11/15 thuộc chương trình khoa học xã hội và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011- 2015” do PGS, TS Trần Khắc Việt làm chủ nhiệm [144]. Đề tài đã phân tích lý luận và tổng kết thực tiễn đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới. Đề tài đã khẳng định những thành quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất hệ thống quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong điều kiện mới. 12 1.1.1.4. Các bài viết đăng tạp chí Trí thức là một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành, nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực, vì thế có khá nhiều bài viết , đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có một số bài viết và đề tài nghiên cứu, tiêu biểu là: - Cơ cấu xã hội của giới trí thức Việt Nam thời xưa; Cơ cấu xã hội và sứ mệnh lịch sử của người trí thức Việt Nam hiện nay của Vũ Khiêu [79,80]. Trong hai bài viết này đã đề cập đến vai trò, vị trí của trí thức dưới chế độ phong kiến Việt Nam và vai trò, vị trí của người trí thức hiện nay, từ đó giúp người đọc hiểu thêm về quá trình hình thành phát triển và sứ mệnh lịch sử của đội ngũ trí thức Việt Nam xưa và nay. - Quá trình vận động và biến đổi cơ cấu xã hội tầng lớp trí thức Việt Nam của Nguyễn Duy Quý [126]. Bài viết đã đề cập đến quá trình vận động và biến đổi cơ cấu của tầng lớp trí thức dưới góc nhìn của xã hội học, từ đó tác giả đưa ra những dự báo, khuyến nghị về công tác vận động trí thức - Đảng,nhà nước và nhân dân tin tưởng, đặt kỳ vọng vào những đóng góp tích cực,to lớn,hiệu quả của đội ngũ trí thức của Trương Tấn Sang [127]. Bài viết tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng đối với trí thức, mong muốn trí thức phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước, thi đua lao động sáng tạo, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Mấy vấn đề cần đổi mới tạo động lực và điều kiện để trí thức nước ta phát huy tài năng trí tuệ (1995) và nhận thức về vấn đề trí thức [2,3] của Nguyễn Đức Bách. Bài viết đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về trí thức, sự cần thiết phải đổi mới tư duy, tạo điều kiện để trí thức phát huy vai trò của mình trong quá trình CNH, HĐH, hội nhập, phát triển kinh tế tri thức. - Trí thức Việt Nam với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Nguyễn Văn Khánh [75]. Dưới góc độ sử học, tác giả đã phân tích những cống hiến đóng góp to lớn của trí thức Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. - Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Phùng Hữu Phú [123]. Trong bài viết tác giả đã đưa ra khái niệm chung về trí 13 thức, đánh giá tình hình đội ngũ trí thức nước ta và công tác xây dựng đội ngũ trí thức của Đảng và Nhà nước ta. xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và các giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới của Trường Lưu [94]. Trong bài viết tác giả đã đề cập đến vai trò vị trí của trí thức trong lịch sử nhân loại; Trí thức Việt Nam và sứ mệnh của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức nước ta hiện nay và đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. - Phạm Tất Dong, Tác động của KTTT và sự phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam [25]. Dưới góc độ của một người nhiều năm làm công tác khoa giáo tác giả đã thể hiện một tầm nhìn sâu sắc về những tác động, những thuận lợi, thời cơ và thách thức của kinh tế trí thức, từ đó chỉ ra sự cấp thiết cần phải xây dựng và phát huy vai trò của trí thức trong thời kỳ hội nhập quốc tế và KTTT. - Hoàng Tụy, Những bài học về chính sách với trí thức [141]. Tác giả đã tổng kết, khái quát hóa những bài học, những khuyết điểm, hạn chế tron...ệ của mỗi quốc gia. Trí thức là một nguồn lực phát triển của quốc gia. Từ xa xưa cha ông ta đã từng nâng niu, trân trọng và đánh giá cao vai trò của trí thức. Ngày nay, trí thức hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội. Hai là, đội ngũ trí thức là lực lượng trực tiếp nghiên cứu phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn, cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối, chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ. Đội ngũ trí thức là một tầng lớp xã hội có tính đặc thù, đặc biệt là những cá nhân tiêu biểu, xuất sắc, họ có mặt trong các giai cấp và trở thành đại biểu cho ý chí và lợi ích của các giai cấp cơ bản trong xã hội mà trước hết là giai cấp nắm quyền lãnh đạo. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra đối với đội ngũ trí thức trong tất cả các ngành khoa học khác nhau: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Đội ngũ trí thức tham gia đắc lực vào tổng kết thực tiễn, cung cấp những luận cứ khoa học, phát triển lý luận của Đảng góp phần xây dựng làm sáng tỏ những vấn đề về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đấu tranh chống những quan điểm lệch lạc 28 sai trái, những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ. Ba là, trí thức là chủ thể của cách mạng khoa học - kỹ thuật là động lực thúc đẩy phát triển công nghệ hiện đại. Không có trí thức, không có khoa học thì không thể xây dựng đất nước. Trí thức sáng tạo ra công nghệ hiện đại. Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động trí tuệ, là chủ thể đi đầu thực hiện những nhiệm vụ khoa học kỹ thuật. Họ có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, thiết kế triển khai tổ chức thực hiện sự lựa chọn và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn khoa học với sản xuất. Người trí thức không chỉ có vai trò đào tạo xây dựng đội ngũ làm công tác khoa học mà còn là người trực tiếp sử dụng và phát huy tiềm năng trí tuệ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong khoa học và thực tiễn. Bằng tài năng trí tuệ của mình, trí thức là người luôn luôn tìm tòi sáng tạo ra cái mới, cái mà xã hội có nhu cầu. Trí thức có khả năng hợp tác trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đảm nhiệm vai trò tư vấn, phản biện, giám định các dự thảo về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các dự luật, dự án kinh tế - xã hội, công nghệ ở tầm quốc gia, khu vực và thế giới. Bốn là, trí thức là lực lượng có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp GD&ĐT, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Xét về quá trình đào tạo nguồn lực con người các thế hệ nối tiếp nhau, đội ngũ trí thức tỏ rõ vai trò chủ lực trong việc giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội với trình độ ngày càng cao. Trong KTTT hiện nay, vai trò đội ngũ trí thức ở mọi quốc gia càng thể hiện rõ trong việc trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và trong vô vàn các lĩnh vực, các ngành nghề mới, ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Thực tiễn đã chứng minh sự phát triển nền kinh tế - xã hội hiện đại, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cần phải có những con người hiện đại. Đội ngũ trí thức có vai trò và trách nhiệm lớn lao trong việc đẩy mạnh đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo ra lớp người có năng lực cao và phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng cho những nhu cầu lao động hiện nay. 29 Năm là, trí thức là lực lượng trực tiếp tham gia giữ gìn và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa giá trị văn hoá của nhân loại nhằm làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân và đất nước. Quá trình sản sinh, giữ gìn, phát huy, kế thừa các truyền thống giá trị văn hóa của các dân tộc và của nhân loại, đội ngũ trí thức cũng là lực lượng xã hội có vai trò nổi bật nhất. Mọi thành tựu, giá trị văn hóa, truyền thống và hiện đại của mỗi dân tộc, của nhân loại đều gắn với những trí thức tiêu biểu, những danh nhân văn hóa. Trong nền tảng văn hóa do nhân dân tạo ra, trí thức là những người vừa tham gia tạo dựng, vừa có công khái quát giá trị (lý luận, khoa học, sách báo, di sản...) và hướng dẫn, truyền bá, thực hiện bảo tồn, duy trì, phát triển... đối với xã hội về những giá trị di sản văn hóa đó. Do đó, đội ngũ trí thức không chỉ thể hiện trong lĩnh vực sáng tạo ra của cải vật chất, mà cả trong lĩnh vực sáng tạo những giá trị của đời sống tinh thần. Công cuộc đổi mới đất nước đã hướng tất cả đội ngũ trí thức phát huy lao động sáng tạo trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, ra sức khắc phục tình trạng đói nghèo về trí tuệ, văn hóa, thông tin, mở mang tri thức, giao lưu văn hóa, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại góp phần làm cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú và trong sáng. Người trí thức trên mặt trận văn hóa phải thực sự là các chiến sĩ tiên phong chống những tàn dư văn hóa cũ, độc hại, hướng con người đến những giá trị chân - thiện - mỹ, trực tiếp tham gia phát triển và phổ biến văn hóa. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới. 2.1.1.3. Đặc điểm của trí thức Việt Nam Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, trí thức Việt Nam là lực lượng đại diện cho trí tuệ của nhân dân và dân tộc, cho trình độ lao động phức tạp, lao động sáng tạo và là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển, sự phồn vinh của đất nước và dân tộc. Ngoài các đặc điểm của trí thức nói chung, trí thức nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau: Một là, trí thức Việt Nam là những người lao động trí óc có tính sáng tạo, sản phẩm lao động của họ thường mang đậm dấu ấn cá nhân. Lao động trí óc của trí thức thường mang tính sáng tạo với những sản phẩm lao động là các giá trị tinh thần, đòi hỏi họ phải có sự chi phí hàm lượng trí tuệ lớn 30 trong quá trình lao động và đặc biệt là phải có sự sáng tạo, tức dùng tri thức đã có để sáng tạo ra tri thức mới, các sản phẩm vật chất và tinh thần mới có giá trị đối với xã hội. Hay nói cách khác, lao động của trí thức là sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo cái mới, tiến bộ, đòi hỏi phải có tư duy ở mức độ cao, sự hao phí của năng lượng, hoạt động của bộ não là chủ yếu. Đó có thể là các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp hữu ích giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm mà hiệu quả của nó có thể đo đếm, định lượng được; hoặc nó có thể là những luận điểm. luận cứ, giải pháp để giúp Đảng, Nhà nước xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn. Trường hợp này, việc đánh giá hiệu quả của nó chỉ có thể bằng phương pháp định tính mặc dù có những kết quả nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn có ý nghĩa rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành. Những quan điểm, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng ta là một ví dụ tiêu biểu. Mặt khác, tính sáng tạo trong lao động của trí thức có thể gắn liền với kết quả trong thực tiễn, ý tưởng sáng tạo gắn liền với việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Chính nhờ đặc điểm này mà trí thức đóng vai trò nhân tố quan trọng thúc đẩy khoa học - công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, kinh tế - xã hội phát triển. Sản phẩm lao động của trí thức mang đậm dấu ấn cá nhân. Trong thực tế, không phải không có sản phẩm trí tuệ là kết quả chung của một nhóm người, của một tập thể các nhà khoa học, của một đơn vị nghiên cứu, giảng dạy. Thế nhưng, dù là sản phẩm của một cá nhân hoặc là sản phẩm của nhiều người thì tính sáng tạo cá nhân vẫn thường được thể hiện rõ, nhất là các công trình khoa học của cá nhân. Hai là, trí thức Việt Nam đã tiếp nối và phát huy được truyền thống văn hiến của dân tộc, luôn đồng hành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc,của Đảng và có đóng góp đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc bị thực dân và phong kiến áp bức, trí thức Việt Nam cũng chịu chung số phận với quần chúng nhân dân lao động. Trí thức Việt Nam, thế hệ nối tiếp thế hệ, đã phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc, Trí thức nói chung rất ham học, ham đọc. Nhờ đó mà người trí thức luôn luôn tiếp cận được cái mới, do đó trình độ lý luận không ngừng được nâng cao. Phát huy tinh thần cần cù, không ngại gian khó của dân tộc, nhiều trí thức đã từ bỏ vinh 31 hoa phú quý, từ bỏ chế độ đãi ngộ cao ở nước ngoài, trở về chia ngọt sẻ bùi, chấp nhận gian khổ cùng nhân dân, phấn đấu cho sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đặc điểm này rất đáng trân trọng, nhưng nếu không có ý chí quyết tâm cao để vượt khó, dễ nảy sinh tư tưởng chấp nhận, an phận thủ thường, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống. Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy quá trình hình thành và phát triển của Đảng luôn có sự tham gia đắc lực của trí thức. Những trí thức như Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong Đó là thế hệ cán bộ đầu tiên của Đảng, có công lớn trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, góp phần làm nên sự thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời còn muôn vàn khó khăn, theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác, nhiều trí thức được đào tạo dưới chế độ cũ và ở nước ngoài, sẵn sàng rời bỏ môi trường làm việc thuận lợi sung sướng, rời bỏ vinh hoa phú quý, gia nhập vào đoàn quân cách mạng, chấp nhận gian khổ, hy sinh cùng với quân và dân lập nên bao chiến công anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất thân là con em nông dân, công nhân, hoặc được hình thành trong quá trình trí thức hóa giai cấp công nhân và nông dân, có mối quan hệ mật thiết với hai giai cấp này. Đây là tiền đề quan trọng để trí thức tham gia và góp phần xây dựng liên minh công nhân, nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. đồng thời gắn bó chặt chẽ với dân tộc. Đây là một đặc điểm riêng của đội ngũ trí thức Việt Nam so với giới trí thức của nhiều nước đã trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản. Nhìn chung, chỉ có một số ít được thừa hưởng truyền thống của các gia đình dòng dõi. Đặc điểm đó đã tạo cho giới trí thức nước ta một ý thức gắn bó sâu sắc với nhân dân lao động, thông cảm với người lao động vất vả, cực nhọc, với hoàn cảnh nghèo nàn, lạc hậu của đất nước, thiết tha mong muốn xây dựng nước ta thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, có thể sánh vai với các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới. 32 Ba là, trí thức Việt Nam được hình thành từ nhiều nguồn, có sự khác nhau; qua biến cố của lịch sử nhưng không phản bội Tổ quốc, có những đóng góp về tư tưởng, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, công nghệ. Đội ngũ trí thức Việt Nam trưởng thành như hiện nay là đã ra đời và phát triển trải qua những giai đoạn cách mạng do Đảng lãnh đạo. Với tính chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, coi trí thức là một bộ phận có khả năng cách mạng, nên Đảng ta đã tuyên truyền, động viên, thu hút nhiều trí thức yêu nước, không kể xuất thân từ giai cấp, tầng lớp nào. Trong quá trình xây dựng đội ngũ trí thức, từ bản chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, với thực tế đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu và vận dụng quan điểm mác xít, đường lối của Đảng ta là: sử dụng và cải tạo trí thức cũ, đồng thời đào tạo trí thức mới từ con em nhân dân lao động, nhất là từ công nhân và nông dân. Do nguồn gốc xuất thân và nguyên nhân chủ quan, khách quan nên việc xem xét, đánh giá, đối xử với một số trí thức có lúc chưa đúng mức, thậm chí nặng nề, nhưng không có biểu hiện phản bội Tổ quốc, họ vẫn âm thầm sống và đóng góp, tiêu biểu như Trần Đức Thảo và một số trí thức sống ở nước ngoài. Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT, chính sách phát triển GD&ĐT, KH&CN từng bước đổi mới theo hướng ngày càng tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Những chính sách đó mở ra nhiều cơ hội cho trí thức Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng. Do đó, thành phần xuất thân của trí thức đa dạng hơn và cũng phức tạp hơn. Bên cạnh số đông trí thức xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân thì có một bộ phận không ít trí thức sinh ra trong các gia đình giàu có, gia đình tư sản, chủ các doanh nghiệp, trang trại lớn... Hơn nữa, đường lối đối ngoại rộng mở, nhiều trí thức được đào tạo ở nước ngoài theo các hình thức khác nhau. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi để hình thành đội ngũ trí thức đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển KTTT hiện nay. Cùng với đội ngũ trí thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ; nghiên cứu lý luận chính trị, văn hóa-xã hội khá đông đảo trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước là các trí thức xuất thân từ môi trường lao động trực tiếp sản xuất trên đồng ruộng, doanh nghiệp tư nhân, hoạt động văn hóa, 33 nghệ thuật. Họ được gọi tên thân thương là “kỹ sư hai lúa, kỹ sư chân đất”, sang chế được nhiều máy móc đem lại tiện ích và hiệu quả kinh tế cao, sưu tầm, lưu giữ, truyền bá văn hóa dân gian họ được gọi là “nghệ sĩ, nhà văn hóa” của làng quê, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Bốn là, trí thức Việt Nam được tổ chức thành đội ngũ, chủ yếu hoạt động trong các tập thể khoa học công lập, do Nhà nước cấp kinh phí hoạt động và một bộ phận hoạt động trong các tập thể khoa học ngoài công lập. Hiện nay, lực lượng trí thức làm việc trong khu vực công chiếm tỷ lệ cao trên (80%), nhất là lĩnh vực giáo dục và y tế. Trước hết, lực lượng này nằm ở các trường đại học, nơi có đông trí thức đồng thời cũng là nơi đào tạo trí thức chủ yếu cho cả nước. Thứ hai là các viện nghiên cứu nhà nước. Có một hệ thống các viện đồ sộ được lập nên gồm các viện của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ và các cơ quan của bộ máy nhà nước, đảng. Chức năng của các viện là nghiên cứu khoa học và phục vụ cho các yêu cầu của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Ngoài các trí thức hoạt động trong các tập thể khoa học công lập, có khoảng 20% trí thức hoạt động trong các đơn vị khoa học và công nghệ ngoài nhà nước. Với sự ra đời của Nghị định số 35/1992 và sau đó là Nghị định số 81/2003, hiện nay là Nghị định số 08/2013, hàng ngàn tổ chức nghiên cứu khoa học độc lập, viện, trung tâm và các tên gọi khác, tự trang trải ra đời. Các tổ chức này hoạt động rất đa dạng, năng động, mạnh mẽ, đáp ứng linh hoạt các nhu cầu của xã hội. Năm là, một số trí thức Việt Nam chịu ảnh hưởng của tàn dư phong kiến, thiếu sự liên kết chặt chẽ trong sáng tạo khoa học, tinh thần hợp tác chưa cao. Từ một nước nông nghiệp, hàng ngàn năm nay, nền kinh tế nước ta, sản xuất nhỏ là phổ biến. Nó để lại hậu quả khá nặng nề trong đời sống văn hóa và tinh thần của xã hội ta kể cả trí thức. Những mặt tiêu cực và hạn chế của nó đã in rất đậm, rất sâu trong nếp nghĩ, trong tư tưởng người sản xuất nhỏ biến thành thói quen, lối sống cố hữu. Nhiều quan điểm về đạo đức bị ràng buộc bởi những khuôn khổ hết sức khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến, như tư tưởng đẳng cấp, tư tưởng xem thường lao động chân tay, tư tưởng trọng nam khinh nữ, v.v.. người trí thức chịu ảnh hưởng của tư 34 tưởng sản xuất nhỏ bộc lộ nhiều nhược điểm và còn bị nhiều hạn chế trong phương pháp tư duy, trong tổ chức và trong quản lý nghiên cứu khoa học. Nếp nghĩ, tầm nhìn của họ thường chủ quan, một chiều, giản đơn và thiển cận. Tính chất phân tán, tản mạn, tự do chủ nghĩa, vô tổ chức, vô kỷ luật biểu hiện khá rõ nét. Trong đội ngũ trí thức, ở chỗ này hay chỗ khác, có những biểu hiện khó đoàn kết, khó hợp tác với đồng nghiệp. Tính chất cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa khá nặng nề, cản trở không ít việc liên kết phối hợp của đội ngũ trí thức trong nghiên cứu tìm tòi, hợp tác, sáng tạo. 2.1.2. Công tác vận động trí thức - khái niệm, nội dung, hình thức 2.1.2.1. Khái niệm công tác vận động trí thức Vận động trí thức là một bộ phận không thể tách rời công tác dân vận của Đảng. Theo Từ điển tiếng Việt, “vận động” có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là hiện tượng vật thể không ngừng thay đổi vị trí trong quan hệ với các vật thể khác. Nghĩa thứ hai là tuyên truyền, giải thích, động viên làm cho người khác (hoặc một nhóm đối tượng) tự nguyện làm việc gì. Hiểu theo nghĩa thứ hai, vận động trí thức là công việc nhằm tuyên truyền, giải thích, động viên trí thức để họ tự nguyện tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Từ điển tiếng Việt, “công tác” là công việc của nhà nước hoặc của đoàn thể . Công tác vận động trí thức là một bộ phận quan trọng trong công tác dân vận; là hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội các cấp trong xây dựng chủ trương, chính sách và tuyên truyền, thuyết phục, hướng dẫn, tập hợp, đoàn kết, cổ vũ, động viên, phát huy vai trò, tài năng trí tuệ của đội ngũ trí thức góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Chủ thể công tác vận động trí thức là Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức của trí thức. Đảng không những lãnh đạo hệ thống chính trị tiến hành công tác vận động trí thức, mà còn trực tiếp làm công tác vận động trí thức. Mọi tổ chức đảng từ Trung ương đến chi bộ, mọi cán bộ, đảng viên phải làm công tác vận động trí thức theo chức trách của mình, đều là chủ thể công tác vận động trí thức của Đảng. 35 Mục tiêu của công tác vận động trí thức nhằm củng cố vững chắc lòng tin của trí thức đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ gắn bó đặc biệt giữa Đảng với trí thức; tập hợp, vận động trí thức thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối tượng của công tác vận động trí thức là tất cả trí thức người Việt Nam trong và ngoài nước đang hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiệm vụ của công tác vận động trí thức gồm hai mặt chủ yếu: xây dựng đội ngũ trí thức và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. 2.1.2.2. Nội dung công tác vận động trí thức Công tác vận động trí thức là trách nhiệm của Đảng, của hệ thống chính trị, và toàn xã hội. Công tác vận động trí thức bao gồm hai nội dung cơ bản sau đây: Một là, xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xây dựng đội ngũ trí thức là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự tham gia, chung tay, góp sức của toàn Đảng toàn dân và toàn xã hội. Để có được đội ngũ trí thức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của đất nước phải chú trọng chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức từ đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên kiến thức cho đội ngũ trí thức. Muốn làm tốt việc đào tạo đội ngũ trí thức cần phải xem GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đặc biệt chú trọng giáo dục đại học và sau đại học. Để xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng, Nhà nước tiến hành cải cách giáo dục từ cơ cấu hệ thống đến chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đại học; thực hiện các biện pháp gắn đào tạo với nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội. Song song với đảm chất lượng đào tạo đại trà, xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện có hiệu quả đào tạo tài năng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức và phát triển nhân tài cho đất nước. quan tâm đào tạo, bồi dưỡng trí thức trẻ, trí thức là những người đã có cống hiến trong hoạt động thực tiễn, trí thức người dân tộc thiểu số và trí thức nữ. Thực hiện tốt kiểm định chất lượng đào tạo, 36 tăng cường vai trò của các tổ chức kiểm định độc lập. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Gắn đào tạo đại học và sau đại học với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh. Xây dựng một số trường đại học ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Tạo điều kiện để các trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu của các nước phát triển đầu tư mở cơ sở đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Trong xu hướng toàn cầu hóa, để hội nhập quốc tế, để cần phải chủ động đưa cán bộ, học sinh, sinh viên có đạo đức và triển vọng đi đào tạo ở nước ngoài, chú trọng các chuyên ngành mà đất nước có nhu cầu bức thiết, quan tâm bố trí đãi ngộ thu hút trí thức được đào tạo về nước công tác, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm của toàn xã hội vì vậy phải thực hiện xã hội hóa giáo dục và đào tạo, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo, thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước, phải xây dựng cho được một xã hội học tập, tuyên truyền vận động, phát huy vai trò gia đình, dòng họ, các cơ quan đơn vị phải tích cực tham gia vào các hoạt động khuyến học khuyến tài. Mỗi một cá nhân phải không ngừng học tập, học tập suốt đời. Hai là, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, cần phải tập hợp, đoàn kết, tập hợp đội ngũ trí thức trong các ngành, các lĩnh vực, trong nước, ngoài nước, phải đưa họ vào tổ chức dù nhà nước hay ngoài nhà nước. Đồng thời phải tập trung xây dựng tổ chức, bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức của trí thức như các đơn vị nghiên cứu và giảng dạy ở các viện, các trường đại học, cao đẳng, và các hội trí thức, các tổ chức KH&CN của trí thức ngoài công lập. Phải tuyên truyền, phổ biến cho trí thức về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cổ vũ, động viên đội ngũ trí thức phát huy nhiệt tình cách mạng, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, trong lao động, tự giác chấp hành, thực hiện hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 37 Thông qua công tác lý luận, công tác tuyên truyền cổ động và công tác văn hóa văn nghệ của Đảng, của các tổ chức trong hệ thống chính trị góp phần định hướng chính trị, giáo dục, nâng cao nhận thức của đội ngũ trí thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng động viên trí thức tham gia các hoạt động nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, tiến hành phản biện có chất lượng các yêu cầu khoa học và lý luận. Từ đặc trưng lao động sáng tạo của trí thức, phải tuyên truyền, thuyết phục, cổ vũ động viên đội ngũ trí thức phát huy tinh thần lao động sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, khơi dậy và làm cho tiềm năng sáng tạo của trí thức trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu CNH, HĐH đất nước. Đảng, Nhà nước, các ngành các cấp tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức. Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và văn nghệ; bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để trí thức phát triển, cống hiến.Mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và văn nghệ. Đảng, Nhà nước và xã hội phải chăm lo bảo đảm chính sách, chế độ đãi ngộ, lợi ích vật chất, tinh thần của đội ngũ trí thức.Việc đãi ngộ xứng đáng đối với trí thức là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần tích cực trong lao động sáng tạo. Để có chính sách đúng đắn đối với đội ngũ trí thức, Đảng và Nhà nước cần phải khuyến khích và tạo thu nhập chính đáng bằng chất xám; Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến lợi ích tinh thần, tôn vinh các nhà khoa học, các tổ chức, tập thể trí thức có đóng góp lớn thông qua việc trao tặng các giải thưởng, phong tặng các danh hiệu cao quý. 2.1.2.3. Hình thức vận động trí thức Vận động trí thức cũng có những cách thức chung như vận động các tầng lớp xã hội khác. Tuy nhiên, công tác vận động trí thức cần chú trọng những nét riêng của tầng lớp xã hội đặc biệt, nhất là đặc điểm và vai trò của họ để có phương pháp, hình thức vận động phù hợp. Công tác vận động trí thức được thể hiện qua các hình thức sau đây: 38 Một là, vận động trí thức thông qua việc đề ra cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Muốn vận động trí thức trước hết Đảng phải xác định mục tiêu, quan điểm, phương hướng làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng , Nhà nước phải cụ thể hóa thành các văn bản pháp luật của Quốc hội, chính sách cụ thể của Chính phủ, của các bộ ngành và chính quyền các cấp trong việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Hai là, vận động trí thức bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, đối thoại, gặp gỡ, giao lưu với trí thức. Đây là những hình thức quan trọng trong công tác tư tưởng. Thông qua các hình thức này, xây dựng và xác lập kênh thông tin đa chiều để kết nối giữa những người làm công tác vận động trí thức với trí thức, cho trí thức hiểu về những quan điểm chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước từ đó họ thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Ba là, vận động trí thức bằng công tác quản lý nhà nước, thông qua việc thực thi các chính sách, pháp luật của nhà nước. Mọi chủ trương và chính sách sẽ không đi vào cuộc sống nếu không được triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời. Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, chính quyền các cấp cụ thể hóa hơn nữa thành các chiến lược, chương trình, kế hoạch, quyết định về công tác vận động trí thức, tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức cống hiến, đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bốn là, vận động trí thức bằng công tác cán bộ,thông qua vai trò tiên phong gương mẫu trong tư tưởng, lời nói và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, những đảng viên trí thức để nêu gương, lôi cuốn, dẫn dắt, thuyết phục và vận động những trí thức chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Năm là, vận động trí thức bằng sự phối, kết hợp giữa các tổ chức đảng với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội, các tổ chức của trí thức, các tổ chức xã hội, gia đình, dòng họ để tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm xây dựng và đào tạo, phát huy vai trò lao động sáng tạo, tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức. 39 2.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC VÀ ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC 2.2.1. Khái niệm, nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức 2.2.1.1. Khái niệm Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Lãnh đạo” là dẫn dắt, tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể; “ lãnh đạo” còn dùng để chỉ các cơ quan lãnh đạo, gồm những người có khả năng tổ chức, dẫn dắt phong trào [147, tr. 979 ]. Đảng lãnh đạo là một khái niệm được các nhà kinh điển Mác - Lênin nêu ra vào những năm cuối của thế kỷ XIX, đánh dấu sự trưởng thành về mặt tổ chức với sự ra đời các đảng của giai cấp công nhân, lực lượng tiên phong thực hiện sứ mệnh lịch sử lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động thủ tiêu chế độ bóc lột, xây dựng một xã hội mới tiến bộ vì con người, không còn bóc lột, áp bức, bất công. Đảng lãnh đạo (hay sự lãnh đạo của Đảng) là toàn bộ hoạt động đề ra các quyết định; tổ chức các lực lượng thực hiện và tiến hành kiểm tra, giám sát, nhằm thực hiện thắng lợi các quyết định của Đảng. Đảng là tổ chức chính trị, chức năng của Đảng là lãnh đạo cách mạng. Sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị, tức là Đảng đề ra đường lối cách mạng, tổ chức thực hiện và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Đảng không can thiệp quá sâu, không bao biện làm thay công việc của các tổ chức thuộc đối tượng lãnh đạo của Đảng. Thực chất Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức tức là chỉ ra con đường đúng đắn cho đội ngũ trí thức đi, đồng thời tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tập hợp, tổ chức trí thức đi theo con đường đó nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp cách mạng. Từ những căn cứ khoa học nêu trên, có thể hiểu: Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức là toàn bộ hoạt động của Đảng từ việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách vận động trí thức nhằm đoàn kết tập hợp, xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong xây dựng và bảo vệ bảo vệ Tổ quốc. Đối tượng lãnh đạo công tác vận động trí thức là các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức 40 của trí thức, các tầng lớp nhân dân, đội ngũ trí thức. Chủ thể lãnh đạo là các cơ quan Đảng từ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tỉnh, thành ủy, quận, huyện, thị ủy, cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ đảng viên; Mục đích Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức là nhằm đoàn kết tập hợp đội ngũ trí thức, xây dựng đội ngũ trí thức, phát huy cao nhất tiềm năng trí tuệ, tinh thần lao động sáng tạo của họ để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.2.1.2. Nội dung Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức nhằm xây dựng đội ngũ trí thức và lãnh đạo phát huy vai trò, tiềm năng của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nội dung Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức gồm: Một là, Đảng xác định, mục tiêu, quan điểm, chủ trương về trí thức và vận động trí thức Đại hội Đảng toàn quốc thông qua Cương lĩnh, đường lối, chính sách thể hi... triển của Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra với Việt Nam, Hà Nội. 71. Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức - Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (Chủ biên) (2008), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 73. In pon Nhôt xa vông (1998), Thực trạng và xu hướng biến đổi của nhóm xã hội trí thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 74. Nguyễn Văn Khánh (2002), “Trí thức Việt Nam với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc”, Nghiên cứu lịch sử. 75. Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Quốc Bảo (2001), Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 76. Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2014), Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 77. Hà Thị Khiết (2014), “Công tác vận động nhân dân của Đảng qua gần 30 năm đổi mới: Những kết quả chủ yếu, bài học kinh nghiệm và vấn đề đặt ra”, ngày 10-4. 78. Hà Thị Khiết (2014), “Tiếp tục đổi mới công tác dân vận của Đảng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”, , ngày 15-4. 79. Vũ Khiêu (1986), “Cơ cấu xã hội của giới trí thức Việt Nam thời xưa”, Xã hội học, (4). 156 80. Vũ Khiêu (1986), “Cơ cấu xã hội và sứ mệnh lịch sử của người trí thức Việt Nam hiện nay”, Xã hội học, (4). 81. Phan Thanh Khôi (1992), Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 82. Phan Thanh Khôi (2008), “Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế”, Lý luận chính trị, (3). 83. Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn (2011), “Các Văn kiện của Đảng tiếp tục những quan điểm đổi mới đối với trí thức”, Tạp chí Lý luận chính trị, (6). 84. Bùi Thị Ngọc Lan (2000), Phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 85. Vũ Trọng Lâm (2004), Kinh tế tri thức ở Việt Nam: quan điểm và giải pháp phát triển, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 86. Đặng Mộng Lân (2001), Kinh tế tri thức - Những khái niệm và vấn đề cơ bản, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 87. Nhị Lê (2015), “Đổi mới và tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra, không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay”, http:// tapchicongsan.org.vn, ngày 22-12. 88. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, (8), Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva. 89. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, (10), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 90. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị Hội đồng Trung ương lần thứ tư, nhiệm kỳ IV, Hà Nội. 91. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị Hội đồng Trung ương lần thứ tư, nhiệm kỳ V, Hà Nội. 92. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2010-2015, Hà Nội. 93. Nguyễn Thắng Lợi (2009), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức từ 1991 đến 2005, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 94. Trường Lưu (2008), “Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới”, Tạp chí Cộng sản, (791). 157 95. Lương Công Lý (2014), Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 96. C.Mác - Ph.Ănghen (1994), Toàn tập, (2), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 97. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, (4), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 98. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, (22), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 99. Meridian International Center (2010), Báo cáo của Trung tâm Quốc tế Meridian, Hoa Kỳ. 100. Hồ Chí Minh (1976), Về vấn đề trí thức và cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội. 101. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, (1), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 102. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, (3), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 103. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, (4), Nxb Sự thật, Hà Nội. 104. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, (5), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 105. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, (8), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 106. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, (10), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 107. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, (7), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 108. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, (12), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 109. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, (4), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 110. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, (4), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 111. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, (5), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 112. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, (6), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 113. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, (9), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 114. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, (10), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 115. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, (11), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 116. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, (4), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 117. Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 118. N. A. Berdaev (2009), Khủng hoảng trí tuệ và sứ mệnh tầng lớp trí thức, Phạm Nguyên Trường dịch 119. Nguyễn An Ninh (2008), Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 158 120. Lê Hữu Nghĩa (2015), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở nước ta”, ngày 30.12. 121. Trần Đình Nghiêm chủ biên (2002), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 122. Okuhina Yasuhiro (1994), Chính trị và kinh tế Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 123. Phùng Hữu Phú (2008), “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, ngày 30.4. 124. Nguyễn Xuân Phương (2004), Vai trò của trí thức thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Hà Nội. 125. Đặng Thị Minh Phượng (2015), Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945, Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 126. Nguyễn Duy Quý (1989), “Quá trình vận động và biến đổi cơ cấu xã hội tầng lớp trí thức Việt Nam”, Xã hội học, (4). 127. Trương Tấn Sang (2008), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH “, Tạp chí Cộng sản, (8). 128. Trương Tấn Sang (2008), “Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, đặt kỳ vọng vào những đóng góp tích cực, to lớn, hiệu quả của đội ngũ trí thức”, Nhân dân. 129. Trần Văn Thành (2010), Phát triển đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn thạc sĩ Triết học, Đại học Huế. 130. Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (Đồng chủ biên) (2010), Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 131. The National Science Foundation, National Academy of Science (2010), Báo cáo của Quỹ khoa học Quốc gia và Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ. 132. Lê Khả Thọ (2007), “Phát huy vai trò của trí thức Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Cộng sản, (777). 159 133. Hoàng Thị Thuận (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức và sự vận dụng trong thời kì đổi mới, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 134. Ngô Huy Tiếp (2008), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 135. Nguyễn Công Trí (2011), Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 136. Nguyễn Thế Trung (2015), “Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”, Tạp chí Cộng sản (3). 137. Thân Nhân Trung (1442), “Văn bia đề danh Tiến sỹ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1942)”, noidung/vankhac, ngày 10/4/2013. 138. Nguyễn Thanh Tuấn (1998), Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 139. Trịnh Quốc Tuấn (1995), “Quan điểm và chính sách của V.I. Lênin đối với trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa”, Nghiên cứu lý luận, (4). 140. Trương Văn Tuấn (2015), Xây dựng đội ngũ tri thức tại Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 141. Hoàng Tụy (2008), “Những bài học về chính sách với trí thức”, Tia sáng. 142. Nguyễn Đình Tứ (1996), Đề cương báo cáo tình hình đội ngũ trí thức và công tác trí thức của Đảng, Hà Nội. 143. Vladimir Alexanderovits Mau, Trí thức, lịch sử và cách mạng - Bút ký về cuộc sống của nước Nga hiện nay, Ngân Xuyên dịch. 144. Trần Khắc Việt (chủ nhiệm), (2015), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong điều kiện mới, mã số KX. 04-02/11/15 thuộc chương trình khoa học xã hôi và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước 160 145. Viện Xây dựng Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với trí thức nước ta hiện nay, Hà Nội. 146. Đàm Đức Vượng (2010), Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài cấp nhà nước, Hà Nội. 147. Nguyễn Như Ý (chủ biên), (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 161 PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Với mục tiêu đưa ra những đánh giá thực trạng, phương hướng và giải pháp đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin đánh giá từ ông/bà về công tác vận động trí thức của Đảng Cộng sản Việt Nam(CSVN) trong giai đoạn hiện nay. Ông/Bà đồng ý với phương án nào xin đánh dấu X vào ô vuông cùng dòng. Không đồng ý xin để trống ô vuông . Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Ông/Bà! I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Tuổi: Xin Ông/Bà cho biết độ tuổi của bản thân: < 35 tuổi 1 35-45 tuổi 2 46-55 tuổi 3 56- 60 tuổi 4 > 60 tuổi 5 2. Giới tính: Nam 1 Nữ 2 3. Trình độ học vấn: Cao đẳng 1 Đại học 2 Thạc sĩ 3 Tiến sĩ 4 4. Học hàm: Giáo sư 1 Phó Giáo sư 2 5. Trình độ lý luận: Sơ cấp 1 Trung cấp 2 Cao cấp 3 6. Trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ: A B C + Tiếng Anh 1 2 3 + Tiếng Nga 1 2 3 + Tiếng Đức 1 2 3 + Tiếng Trung Quốc 1 2 3 + Ngoại ngữ khác 1 2 3 162 7. Loại hình tổ chức đang công tác: + Tổ chức hành chính Đảng/HĐND/Quốc hội 1 + Tổ chức hành chính Chính quyền 2 + Tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp 3 + Doanh nghiệp Nhà nước 4 + Doanh nghiệp tư nhân 5 + Tổ chức Phi chính phủ 6 + Đơn vị sự nghiệp (trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu...) 7 + Khác (ghi rõ) 8. Cấp độ của loại hình tổ chức đang công tác Cấp Trung ương 1 Cấp Tỉnh/Thành phố 2 Cấp Quận/Huyện 3 Cấp Xã/Phường 4 9. Hiện nay Ông/Bà có phải là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam không ? Có 1 Không 2 II. KHẢO SÁT VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC CỦA ĐẢNG Câu 1. Theo Ông/Bà , từ khi thành lập đến nay Đảng CSVN đánh giá thế nào về vai trò của trí thức trong: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ? Vai trò Cách mạng dân tộc dân chủ Cách mạng xã hội chủ nghĩa Thời kỳ đổi mới hiện nay 1. Rất quan trọng 1 2 3 2. Quan trọng 1 2 3 3. Bình thường 1 2 3 4. Ít quan trọng 1 2 3 5. Khó đánh giá 1 2 3 163 Câu 2. Ông/Bà đánh giá thế nào về mức tuyên truyền vận động của Đảng CSVN với trí thức trong Đảng CSVN ? Mức độ tuyên truyền Cách mạng dân tộc dân chủ Cách mạng xã hội chủ nghĩa Thời kỳ đổi mới hiện nay 1. Rất tích cực 1 2 3 2. Tích cực 1 2 3 3. Bình thường 1 2 3 4. Chưa tích cực 1 2 3 5. Khó đánh giá 1 2 3 Câu 3. Ông/Bà đã tiếp nhận sự tuyên truyền vận động của Đảng CSVN đối với những hình thức nào sau đây: 1. Phổ biến chỉ thị, nghị quyết của Đảng về trí thức 1 2. Phổ biến chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến trí thức 2 3. Học tập những tấm gương tốt của trí thức 3 4. Cán bộ đảng đến tuyên truyền và vận động 4 5. Tuyên truyền qua gương đảng viên/ quần chúng tốt 5 6. Cách khác ( ghi rõ): Câu 4. Theo Ông/Bà cách thức tuyên truyền nào là hiệu quả ? (Chọn 3 phương án và đánh số thứ tự từ 1-3 theo mức độ hiệu quả của các phương án: 1-Hiệu quả nhất; 2-Hiệu quả thứ hai; 3-Hiệu quả thứ ba) 1. Phổ biến chỉ thị, nghị quyết của Đảng về trí thức 1 2. Phổ biến chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến trí thức 2 3. Học tập những tấm gương tốt của trí thức 3 4. Cán bộ đảng đến tuyên truyền và vận động 4 5. Tuyên truyền qua gương đảng viên/quần chúng tốt 5 6. Cách khác (ghi rõ) 164 Câu 5. Mức tiếp thu những nội dung tuyên truyền nào sau đây của Đảng đối với Ông/Bà thế nào? Nội dung tuyên truyền: Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Khó đánh giá 1. Đường lối, quan điểm của Đảng 1 2 3 4 5 2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước 1 2 3 4 5 3. Đại đoàn kết dân tộc 1 2 3 4 5 4. Đường lối đối ngoại 1 2 3 4 5 5. Vai trò của trí thức Việt Nam 1 2 3 4 5 6. Vận động trí thức vào Đảng 1 2 3 4 5 7. Vai trò của liên minh công nhân-nông dân-trí thức 1 2 3 4 5 8. Khác 1 2 3 4 5 Câu 6. Theo Ông/Bà, mức độ thực hiện các chính sách khuyến khích trí thức của nhà nước hiện nay thế nào? Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Khó đánh giá 1. Đảm bảo các điều kiện làm việc + Phòng làm việc 1 2 3 4 5 + Trang thiết bị 1 2 3 4 5 + Cơ chế/ chính sách 1 2 3 4 5 2. Đảm bảo điều kiện sống + Nhà ở 1 2 3 4 5 + Lương 1 2 3 4 5 + Tiền thưởng/phụ cấp 1 2 3 4 5 + Điều kiện đi lại 1 2 3 4 5 + Khác 1 2 3 4 5 3. Giáo dục, đào tạo + Đào tạo chính thức 1 2 3 4 5 + Đào tạo phi chính thức 1 2 3 4 5 + Đào tạo lại 1 2 3 4 5 4. Động viên về tinh thần + Vinh danh trí thức giỏi 1 2 3 4 5 + Tôn trọng trí thức 1 2 3 4 5 + Lãnh đạo Đảng/Nhà nước thăm hỏi, động viên 1 2 3 4 5 + Khác 1 2 3 4 5 5. Có chính sách quản lý, sử dụng trí thức phù hợp + Chính sách tự do sáng tạo 1 2 3 4 5 + Phát huy quyền dân chủ 1 2 3 4 5 + Kết hợp 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất và người lao động...) 1 2 3 4 5 165 Câu 7. Theo ông/bà, trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hiện nay, Đảng và Nhà nước cần thiết phải đổi mới chính sách với trí thức ở mức độ nào? Rất cần thiết 1 Cần thiết 2 Bình thường 3 Chưa cần thiết 4 Câu 8. Theo Ông/Bà nếu rất cần thiết và cần thiết phải đổi mới chính sách với trí thức thì đổi mới như thế nào? 8. 1. Coi trí thức là nhóm xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước 1 8.2. Đưa thêm trí thức vào Đảng 2 8.3. Tranh thủ ý kiến của trí thức trong hoạch định đường lối chính sách 3 8.4. Đưa trí thức vào các cương vị lãnh đạo hệ thống chính trị 4 8.5. Gắn trí thức với quá trình phát triển kinh tế-xã hội thống qua cơ chế liên kết 4 nhà. 5 8.6. Tạo điều kiện cho trí thức học tập, nâng cao trình độ ở các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước 6 8.7. Chống tiêu cực trong sử dụng, cất nhắc, đề bạt trí thức 7 Các khuyến nghị khác (ghi rõ): ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà ! 166 Phụ lục 2 TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Để phục vụ cho việc viết luận án tiến sĩ, đề tài “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay”, trong quý I/2015, tác giả luận án đã tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến về công tác vận động trí thức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đối tượng khảo sát chủ yếu tập trung trong các trí thức có học vấn từ trình độ cao đẳng trở lên đang công tác trong các cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học các Kỹ thuật Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học các Kỹ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Hội Khoa học và Kỹ thuật chuyên ngành, các đơn vị khoa học và công nghệ ngoài công lập (Viện, Trung tậm, Liên hiệp). Địa bàn khảo sát gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước. Tổng số phiếu phát ra là 600 phiếu, tổng số phiếu thu về là 500 phiếu, đạt tỷ lệ 83,6 %. Kết quả thu được như sau: I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Tuổi: Xin Ông/Bà cho biết độ tuổi của bản thân: Độ tuổi Tỷ lệ < 35 tuổi 30,6 35-45 tuổi 22,6 46-55 tuổi 14,0 56- 60 tuổi 7,4 > 60 tuổi 25,4 2. Giới tính: Giới tính Tỷ lệ Nam 60,5 Nữ 39,5 3. Trình độ học vấn: Trình độ học vấn Tỷ lệ Cao đẳng 3,2 Đại học 56,3 Thạc sĩ 25,9 Tiến sĩ 14,6 4. Học hàm: Học hàm Tỷ lệ Giáo sư 3,6 Phó Giáo sư 5,6 167 5. Trình độ lý luận: Trình độ lý luận Tỷ lệ Sơ cấp 22,2 Trung cấp 22,8 Cao cấp 37,8 6. Trình độ ngoại ngữ: Trình độ Ngoại ngữ A B C + Tiếng Anh 14,6 36,2 36,8 + Tiếng Nga 3,6 6,8 11,0 + Tiếng Đức 0,6 0,6 1,0 + Tiếng Trung Quốc 2,6 1,8 1,2 + Ngoại ngữ khác 1,8 1,2 7,0 7. Loại hình tổ chức đang công tác: Cơ quan công tác Tỷ lệ + Tổ chức hành chính Đảng/HĐND/Quốc hội 4,4 + Tổ chức hành chính Chính quyền 16,6 + Tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp 51 + Doanh nghiệp Nhà nước 5,2 + Doanh nghiệp tư nhân 1,0 + Tổ chức Phi chính phủ 7,6 + Đơn vị sự nghiệp (trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu...) 11,2 + Khác (ghi rõ) 3,0 8. Cấp độ của loại hình tổ chức đang công tác Cấp Tỷ lệ Cấp Trung ương 46,4 Cấp Tỉnh/Thành phố 45,4 Cấp Quận/Huyện 2,8 Cấp Xã/Phường 0,2 9. Hiện nay Ông/Bà có phải là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam không ? Người trả lời Tỷ lệ Đảng viên 76,2 Không là đảng viên 18,8 168 II. KHẢO SÁT VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC CỦA ĐẢNG Câu 1. Theo Ông/Bà , từ khi thành lập đến nay Đảng CSVN đánh giá thế nào về vai trò của trí thức trong: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ? Vai trò Cách mạng dân tộc dân chủ Cách mạng xã hội chủ nghĩa Thời kỳ đổi mới hiện nay 1. Rất quan trọng 51,2 43,6 54,4 2. Quan trọng 30,6 36,4 27,2 3. Bình thường 9,2 11,8 10,0 4. Ít quan trọng 2,6 1,0 1,8 5. Khó đánh giá 2,0 1,8 2,0 Câu 2. Ông/Bà đánh giá thế nào về mức tuyên truyền vận động của Đảng CSVN với trí thức trong Đảng CSVN ? Mức độ tuyên truyền Cách mạng dân tộc dân chủ Cách mạng xã hội chủ nghĩa Thời kỳ đổi mới hiện nay 1. Rất tích cực 36 23,6 28,6 2. Tích cực 39,6 50,2 40,4 3. Bình thường 14,6 19,2 22,2 4. Chưa tích cực 3,4 1,2 4,0 5. Khó đánh giá 1,6 1,0 1,8 Câu 3. Ông/Bà đã tiếp nhận sự tuyên truyền vận động của Đảng CSVN đối với những hình thức nào sau đây: Phương thức tuyên truyền vận động Tỷ lệ 1. Phổ biến chỉ thị, nghị quyết của Đảng về trí thức 78,2 2. Phổ biến chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến trí thức 64,0 3. Học tập những tấm gương tốt của trí thức 43,6 4. Cán bộ đảng đến tuyên truyền và vận động 16,6 5. Tuyên truyền qua gương đảng viên/ quần chúng tốt 33,0 6. Cách khác ( ghi rõ): 1111,0 169 Câu 4. Theo Ông/Bà cách thức tuyên truyền nào là hiệu quả ? (Chọn 3 phương án và đánh số thứ tự từ 1-3 theo mức độ hiệu quả của các phương án: 1-Hiệu quả nhất; 2-Hiệu quả thứ hai; 3-Hiệu quả thứ ba) Cách thức tuyên truyền Hiệu quả nhất Hiệu quả thứ hai Hiệu quả thứ ba Không lựa chọn 1. Phổ biến chỉ thị, nghị quyết của Đảng về trí thức 33,4 10,4 25,6 29,2 2. Phổ biến chính sách và các văn bản pháp lu liên quan đến trí thức 20,6 40,4 19,0 18,8 3. Học tập những tấm gương tốt của trí thức 26,2 27 21,6 24,0 4. Cán bộ đảng đến tuyên truyền và vận động 5,0 7,2 8,8 77,8 5. Tuyên truyền qua gương đảng viên/quần chúng tốt 13,0 11,8 19,8 54,4 6. Cách khác (ghi rõ) 1,2 0,8 0,8 93,6 Câu 5. Mức tiếp thu những nội dung tuyên truyền nào sau đây của Đảng đối với Ông/Bà thế nào? Nội dung tuyên truyền: Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Khó đánh giá 1. Đường lối, quan điểm của Đảng 26,6 48,6 18,0 2,4 1,2 2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước 21,8 45,8 22,8 4,2 0,6 3. Đại đoàn kết dân tộc 15,4 41,8 28,6 4,0 1,8 4. Đường lối đối ngoại 9,6 36,0 34,4 5,0 3,0 5. Vai trò của trí thức Việt Nam 13,8 38,8 29,8 5,8 2,2 6. Vận động trí thức vào Đảng 11,4 29,8 34,0 10,0 1,2 7. Vai trò của liên minh công nhân-nông dân- trí thức 10,8 30,0 30,8 12,2 5,2 8. Khác 1,0 5,6 13,2 1,6 1,8 170 Câu 6. Theo Ông/Bà, mức độ thực hiện các chính sách khuyến khích trí thức của nhà nước hiện nay thế nào? Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Khó đánh giá 1. Đảm bảo các điều kiện làm việc + Phòng làm việc 6,4 20,0 51,2 17,2 1,2 + Trang thiết bị 5,8 17,6 50,4 18,8 1,4 + Cơ chế/ chính sách 2,8 14,4 38,4 33,0 3,8 2. Đảm bảo điều kiện sống + Nhà ở 2,2 3,6 40,8 42,0 5,0 + Lương 1,2 3,6 36,8 50,8 2,8 + Tiền thưởng/phụ cấp 1,0 4,2 32,2 49,0 4,2 + Điều kiện đi lại 1,2 4,8 39,0 41,0 4,0 + Khác 1,0 2,8 18,8 7,2 4,6 3. Giáo dục, đào tạo + Đào tạo chính thức 4,8 31,2 43,4 10,4 3,4 + Đào tạo phi chính thức 3,0 13,8 46,0 21,8 5,0 + Đào tạo lại 1,8 11,8 40,6 27,2 5,2 4. Động viên về tinh thần + Vinh danh trí thức giỏi 6,6 28,8 44,0 13,6 1,6 + Tôn trọng trí thức 4,8 24,0 40,8 21,8 1,6 + Lãnh đạo Đảng/Nhà nước thăm hỏi, động viên 4,4 18,6 43,2 20,4 6,0 + Khác 0,8 2,8 17,6 4,6 4,2 5. Có chính sách quản lý, sử dụng trí thức phù hợp + Chính sách tự do sáng tạo 4,0 18,4 46,8 22,2 3,6 + Phát huy quyền dân chủ 4,2 19,6 43,6 24,8 3,0 + Kết hợp 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất và người lao động...) 3,2 11,0 40,0 35,0 3,6 171 Câu 7. Theo ông/bà, trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hiện nay, Đảng và Nhà nước cần thiết phải đổi mới chính sách với trí thức ở mức độ nào? Mức độ cần đổi mới chính sách đối với trí thức Tỷ lệ Rất cần thiết 84,8 Cần thiết 13,6 Bình thường 0,4 Chưa cần thiết 0,0 Câu 8. Theo Ông/Bà nếu rất cần thiết và cần thiết phải đổi mới chính sách với trí thức thì đổi mới như thế nào? 8. 1. Coi trí thức là nhóm xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước 86,4 8.2. Đưa thêm trí thức vào Đảng 44,0 8.3. Tranh thủ ý kiến của trí thức trong hoạch định đường lối chính sách 70,4 8.4. Đưa trí thức vào các cương vị lãnh đạo hệ thống chính trị 51,0 8.5. Gắn trí thức với quá trình phát triển kinh tế-xã hội thống qua cơ chế liên kết 4 nhà. 59,8 8.6. Tạo điều kiện cho trí thức học tập, nâng cao trình độ ở các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước 64,6 8.7. Chống tiêu cực trong sử dụng, cất nhắc, đề bạt trí thức 63,4 172 Phụ lục 3 Biểu 1. ĐỘI NGŨ TRI THỨC ĐANG LÀM VIỆC TRONG NỀN KINH TẾ (2002-2012) (Chỉ tính những cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên) Số người đang làm việc 2002 2007 2012 A B C 1 2 3 1 Cả nước Tổng số ( CĐ, ĐH, trên ĐH) 1.843.485 3.197.633 6.107.301 Chia ra: - Cao đẳng 415.045 700.828 1.112.482 - Đại học 1.032.983 1.848.143 4.063.967 - Trên Đại học 395.457 648.662 930.852 Trong đó: + Thạc sĩ 30.078 78.425 101.284 + Tiến sĩ 13.178 17.996 24.341 CƠ CẤU (%) Tổng số ( CĐ, ĐH, trên ĐH) 100 100 100 - Cao đẳng 22,51 21,92 18,22 - Đại học 56,03 57,80 66,54 - Trên Đại học 21,45 20,29 15,24 Trong đó: + Thạc sĩ 1,63 2,45 1,66 + Tiến sĩ 0,71 0,56 0,40 Nguồn: Tổng cục Thống kê. 173 Biểu 2. ĐỘI NGŨ TRI THỨC ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO VÙNG KINH TẾ (Chỉ tính những cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên) Số người đang làm việc 2002 2007 2012 A B C 1 2 3 2 Cả nước Tổng số 1.843.485 3.197.633 6.107.301 Chia ra: Đồng bằng Sông Hồng 579.393 1.006.280 2.102.129 Miền núi và Trung du phía Bắc 211.571 350.981 583.862 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 312.2 86 526.149 986.344 Tây Nguyên 71.196 123.632 233.938 Đông Nam Bộ 34.823 759.017 1.410.912 Đồng bằng Sông Cửu Long 174.806 307.302 643.858 Không phân vùng 458.410 124.2 72 146.258 Cơ cấu (%) Cả nước 100 100 100 Đồng bằng Sông Hồng 31,43 31,47 34,42 Miền núi và Trung du phía Bắc 11,48 10,98 9,56 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 16,99 16,45 16,15 Tây Nguyên 3,86 3,87 3,83 Đông Nam Bộ 1,89 23,74 23,10 Đồng bằng Sông Cửu Long 9,48 9,61 10,54 Không phân vùng 24,87 3,89 2,39 Nguồn: Tổng cục Thống kê 174 Biểu 3. ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO LOẠI HÌNH ĐƠN VỊ Đơn vị: Người Số người đang làm việc 2002 2007 2012 A B C 1 2 3 26 Cả nước Tổng số (CĐ, ĐH, trên ĐH) 1.843.485 3.197.633 6.107.301 Chia ra: 1. Đơn vị kinh tế Tổng số 571.114 1.267.479 3.031.546 Chia ra - Cao đẳng 83.952 273.623 904.021 - Đại học 467.397 938.630 2.032.604 - Trên Đại học 19.765 55.226 94.921 Trong đó: + Thạc sĩ 6.829 20.839 29.105 + Tiến sĩ 2.545 3.082 3.354 2. Đơn vị hành chính sự nghiệp Tổng số 1.272.371 1.920.073 3.052.890 Chia ra - Cao đẳng 331.093 424.320 194.430 - Đại học 565.586 903.419 2.080.741 - Trên Đại học 375.692 592.334 777.719 Trong đó: + Thạc sĩ 22.2 49 57.370 71.602 + Tiến sĩ 10.633 14.834 20.772 3. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng Tổng số 10.081 22.865 Chia ra - Cao đẳng - 2.885 14.031 - Đại học - 6.094 2.598 - Trên Đại học - 1.102 6.236 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ GD&ĐT. 175 Biểu 4. ĐỘI NGŨ TRI THỨC PHÂN THEO LOẠI HÌNH ĐƠN VỊ Đơn vị: % Số người đang làm việc 2002 2007 2012 A B C 1 2 3 27 Cả nước Tổng số (CĐ, ĐH, trên ĐH)* 100 100 100 Chia ra: 1. Đơn vị kinh tế 571.114 1.267.479 3.031.546 2. Đơn vị hành chính sự nghiệp 1.272.371 1.920.073 3.052.890 3. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng - 10.081 22.865 Cơ cấu(%) 1. Đơn vị kinh tế 30,98 39,64 49,64 2. Đơn vị hành chính sự nghiệp 69,02 60,05 49,99 3. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng - 0,32 0,37 * Năm 2007 không bao gồm cơ sở tôn giáo tính ngưỡng Nguồn: Tổng cục Thống kê. 176 Biểu 6 ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU PHÂN THEO LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ (Không bao gồm số cán bộ nghiên cứu làm việc trong các doanh nghiệp. Số liệu năm 2011) Đơn vị: Người Khu vực hoạt động Lĩnh vực chuyên môn Tổng số Viện , Trung tâm Trường Đại học Cơ quan hành chính Đơn vị sự nghiệp Ngoài Nhà nước A 1 2 3 4 5 6 Cán bộ nghiên cứu 90.240 15.942 52.997 9.941 10.165 1.195 Chia ra: Khoa học tự nhiên 12.257 2.2 08 7.933 558 396 162 Khoa học kỹ thuật và công nghệ 23.1 09 5.000 14.460 3.191 1.121 337 Khoa học y, dược 11.598 1.569 3.628 451 5.822 128 Khoa học nông nghiệp 11.633 3.731 3.865 2.035 1.860 142 Khoa học xã hội 24.613 2.133 18.114 2.2 34 834 298 Khoa học nhân văn 6.030 301 4.997 472 132 128 Nguồn: Tổng cục Thống kê. 177 Phụ lục 5 ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012 - 2013 Các chỉ tiêu Tổng số Số giảng viên có học hàm GS-PGS Số giảng viên có trình độ TSKH-TS Số giảng viên có trình độ Thạc sĩ Số giảng viên có trình độ Đại học và khác Cộng cả nước 105.459 1. Trung cấp chuyên nghiệp 18.299 0 393 4.010 13.896 Tỷ lệ % so với tổng số giáoviên TCCN 0% 2.15% 21.9% 75.9% 2. Cao đẳng 25.874 129 678 9.573 15.494 Tỷ lệ % so với tổng số giáoviên CĐ 0.5% 2.62% 37% 59.9% 3. Đại học 61.286 3.800 9.193 38.610 8.683 Tỷ lệ % so với tổng số giáoviên ĐH 6.2% 15% 63% 15.8% Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ GD&ĐT. 178 Phụ lục 6 SỐ LIỆU ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC CẢ NƯỚC 31/12/2000 VÀ ĐẾN HẾT 31/1/2/2013 Số trí thức đang làm việc 2000 2013 Tỷ lệ tăng(%) Tổng số (CĐ, ĐH, trên ĐH) 1.322.691 6.550.234 4.95 Chia ra: - Cao đẳng 381.482 1.289.399 3.37 - Đại học 918.518 4.312.258 4.49 - Trên Đại học 22.691 948.577 41.80 Trong đó: + Thạc sĩ 10.000 118.653 11.86 + Tiến sĩ 12,691 24.667 1.94 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phụ lục 7 SỐ LƯỢNG SINH VIÊN ĐÀO TẠO Ở NƯỚC NGOÀI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 Trình độ đào tạo Số lượng chương trình Số học viên đã tuyển Số học viên đang theo học Số học viên đã tốt nghiệp Số học viên thôi học Đại học 221 27.651 13.963 9.877 3.811 Thạc sĩ 130 24.477 9.146 12.285 3.046 Tiến sĩ 13 321 284 32 5 Tổng cộng 364 52.449 23.393 22.194 6.862 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo. 179 Phụ lục 8 CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG TOÀN QUỐC NĂM 2013, PHÂN THEO CẤP ĐỘ ĐÀO TẠO Cấp hành chính TT Trình độ chuyên môn Cấp Bộ Cấp cơ sở của Bộ Cấp tỉnh Cấp huyện Tổng số Tổng cộng 15.423 66.872 61.988 51.139 195.422 1 Sơ cấp 831 3.580 3.771 2.582 10.764 2 Trung cấp 853 26.222 10.823 12.135 50.033 3 Cao đẳng 341 3.054 2.266 2.949 8.610 4 Đại học 10.405 33.685 43.006 33.044 120.140 5 Thạc sĩ 2.167 301 1.897 410 4.775 6 Tiến sĩ 792 26 210 16 1.044 7 Tiến sĩ khoa học 34 4 15 3 56 Nguồn: Bộ Nội vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_moi_su_lanh_dao_cua_dang_doi_voi_cong_tac_van_do.pdf
  • docNhung ket luan moi cua luan an (tieng Viet).doc
  • pdftom tat tieng Anh.pdf
  • docTT Luan an Le Cong Luong (tieng Viet).doc
Tài liệu liên quan