Luận văn Hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐỨC DUY HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’ CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐỨC DUY HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’ CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 8.22.90.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NG

pdf106 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HÀ QUANG NĂNG HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hà Quang Năng Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được liệt kê trong các tài liệu tham khảo, không sao chép của người khác. Các kết luận nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn đề mà luận văn cần giải quyết. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Học viên VŨ ĐỨC DUY MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 8 1.1. Lý thuyết hội thoại .................................................................................. 8 1.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ ............................................................. 16 1.3. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Khắc Trường và tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma ............................................................................................ 21 Chương 2. HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TÁC PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG .......................................................................................... 27 2.1. Kết quả thống kê, phân loại .................................................................. 27 2.2. Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp ........................................................ 28 2.3. Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp .......................... 45 Chương 3. HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TÁC PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG ....................................................................................................... 52 3.1. Kết quả thống kê, phân loại .................................................................. 52 3.2. Phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp ....................................................... 53 3.3. Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp ......................... 68 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 80 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, nghiên cứu ngôn ngữ văn chương truyền thống mới chỉ dựa trên ngữ pháp và ngữ nghĩa, tức là đi sâu vào bình diện kết học, nghĩa học của câu chữ trong văn bản văn học mà bỏ qua mặt dụng học khi đi vào nghiên cứu các tác phẩm văn học. Đây là hướng đi của ngôn ngữ học cổ điển (ngôn ngữ học tiền ngữ dụng). Hạn chế của các phương pháp nghiên cứu truyền thống này là mới chỉ thấy được mô hình mã mà chưa thấy được mô hình suy ý, tách rời ngôn ngữ nhân vật khỏi ngữ cảnh rộng và hẹp nên không thấy được nhiều hơn những nghĩa nằm trên câu chữ trực tiếp. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua một mảng lớn nội dung tác phẩm, bao gồm các hành động ngôn ngữ (trực tiếp/gián tiếp), nghĩa hàm ẩn, hợp phần ngữ cảnh là những nhân tố quan trọng kiến tạo nên cuộc giao tiếp hoàn chỉnh giữa các nhân vật trong tác phẩm và giữa nhà văn với bạn đọc. Nói một cách đơn giản, trong ngôn ngữ của nhân vật văn học và nhà văn khi tạo nên tác phẩm văn học còn rất nhiều điều nằm ngoài câu chữ mà ngôn ngữ học truyền thống đã bỏ qua hoặc chưa phát hiện ra. Những nội dung ngoài câu chữ này đóng vai trò không nhỏ giúp người đọc hiểu sâu hơn nội dung tác phẩm cũng như những điều nhà văn gửi gắm. Nghiên cứu ngôn ngữ văn học ngày nay áp dụng những thành tựu của ngữ dụng học để phát hiện thêm nhiều góc khuất đằng sau câu chữ. Chúng ta coi tác phẩm văn học là một diễn ngôn, tức là sản phẩm giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc. Trong đó bao gồm nhiều hành động ngôn ngữ giữa các nhân vật, thông qua nhiều cuộc thoại, đoạn thoại khác nhau. Bởi vậy, cần thiết phải dùng lí thuyết hội thoại trong ngữ dụng học nghiên cứu các cuộc thoại, đoạn thoại đó để thấy được vị thế, tính cách, dấu ấn thời đại, xã hội cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn và tư tưởng anh ta gửi gắm vào chúng. Một trong những lí thuyết quan trọng cần sử dụng khi nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật văn học là “hành động hỏi và hồi đáp”. Bởi lẽ, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những chuyển hóa khác nhau mà hành động hỏi ngoài việc dùng để hỏi còn có thể thực hiện các hành động nói khác như: hứa hẹn, giãi bày, trách móc... và người trả lời (hồi đáp) có rất nhiều 1 cách hồi đáp khác nhau. Việc nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp thực sự là cần thiết và được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm. Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 là một nhà văn chuyên viết về thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông đó là tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Đây là một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội ra đời năm 1990 được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Khắc Trường viết về nông thôn Việt Nam. Với sự xuất hiện của các dòng họ trong tác phẩm: họ Trịnh, họ Vũ và trên 10 nhân vật khác đã tạo nên một bức tranh phong phú, đa dạng, mới mẻ của xã hội nông thôn những năm đầu thế kỉ XX, các cuộc thoại, đoạn thoại diễn ra giữa các nhân vật trong truyện với sự xuất hiện hàng loạt các hành động hỏi. Tuy nhiên, những hành động hỏi có khi để thực hiện mục đích hỏi nhưng có khi để thực hiện mục đích khác mà tác giả đã xây dựng để có những ẩn ý sâu xa, thể hiện tính cách từng nhân vật trong tiểu thuyết. Để thấy được phần nào bức tranh nông thôn Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường” tìm hiểu hành động hỏi và hồi đáp với hiệu lực ở lời khác nhau trong tác phẩm để từ đó thấy được mối quan hệ giữa những người giao tiếp trong cuộc thoại, tính cách của từng nhân vật, tài năng của tác giả trong việc xây dựng tính cách ấy. Bởi lẽ đối với tác phẩm văn học, hành động hỏi và hồi đáp là một trong những hành động phổ biến góp phần làm nên thành công của tác phẩm nói chung và về mặt ngôn ngữ được lựa chọn để sử dụng trong tác phẩm nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Những nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp Ngữ dụng học là một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới, đó là nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp. Trong giao tiếp, câu nghi vấn là một trong bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Kiểu câu này được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Việt. Ở Việt Nam từ những năm 80 trở lại đây, vấn đề hành vi ngôn ngữ nói chung và hành động hỏi, hồi đáp hỏi nói riêng đã thu hút được 2 sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học như: Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp Khi nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp phải kể đến các công trình khoa học của một số tác giả như: Nguyễn Thị Thìn (1994), Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội. Luận án đã đưa ra phương pháp miêu tả một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi; Nguyễn Thị Lương (1996), Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội. Tác giả đã dựa vào bốn điều kiện thỏa mãn các hành vi ở lời của Searle (điều kiện mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản) để chỉ ra cơ sở xác định các hành vi gián tiếp có liên quan đến hành vi hỏi do tiểu từ tình thái dứt câu biểu thị; Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Cơ sở lí giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, đã chú trọng đến việc tìm ra cơ sở giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại; Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa – Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội; Lê Thị Thu Hoài (2013), Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Việt Tiến (2002), Hỏi và câu hỏi theo quan điểm dụng học, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó, có một số công trình khoa học đi sâu vào nghiên cứu hành động hỏi trong các tác phẩm văn học như: Trần Thị Quế Quyên (2014), Hành động hỏi trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội; Nguyễn Thị Toan (2013), Hành động hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng; Ngô Thùy Dương (2013), Hành động hỏi của nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng, các luận văn này đã nghiên cứu hành động hỏi trong các tác phẩm văn học cụ thể để thấy được đặc điểm và chức năng ngữ dụng của hành động hỏi trong cách xây dựng truyện của tác giả, đồng thời khám phá thêm một nét mới trong phong cách xây dựng tính cách nhân vật của nhà văn dưới góc độ ngôn ngữ. Nếu như các tác giả nêu trên chỉ đi vào nghiên cứu hành động hỏi trong 3 một số tác phẩm truyện ngắn thì tác giả Nguyễn Thị Dịu (2012) với đề tài Hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tác phẩm của nhà văn Nguyên Ngọc, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng và tác giả Nguyễn Thị Hằng (2013) với đề tài Hành vi hỏi và hồi đáp hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng lại nghiên cứu cả hành động hỏi và hồi đáp, làm rõ hơn đặc điểm các cuộc thoại hỏi - hồi đáp hỏi, chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong việc xây dựng tính cách nhân vật và làm rõ được đặc điểm ngữ cảnh trong từng tác phẩm cụ thể. Tác giả Hà Thị Hồng Mai (2012) với đề tài Hành động hỏi trong ca dao của người Việt, Luận án Tiến sĩ, Đại học Vinh, lại không đi vào tìm hiểu hành động hỏi trong các tác phẩm văn xuôi mà đi vào tìm hiểu hành động hỏi trong ca dao của người Việt, đây là một góc mới trong việc tìm hiểu, nghiên cứu nét độc đáo của văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Đề tài đã làm rõ được các đặc điểm của hành động hỏi trong ca dao trên các phương diện: hình thức, nội dung, văn hóa ứng xử, trong đó nổi bật là phép lịch sự. Bên cạnh đó cũng có một số bài viết liên quan đến đề tài này như: Lê Đông (1985), Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ (số phụ); Nguyễn Chí Hoà (1993), Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 1); Lê Đông (1994), Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 2); Nguyễn Đăng Sửu (1998), Một vài đặc điểm chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn ngữ), Kỉ yếu hội thảo Ngữ học trẻ; Nguyễn Thị Tuyết Mai (2001), Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để hỏi, Những vấn đề ngôn ngữ học, Kỉ yếu hội nghị khoa học, Viện Ngôn ngữ học. 2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường là một tiểu thuyết mới, ra đời vào những năm đầu thế kỉ XX nhưng từ khi ra đời đến nay tác phẩm lại chiếm được vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại và để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Chính vì lẽ đó, tác phẩm trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học như: 4 Tác giả Vũ Thị Thanh (2015), Văn hóa nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa, Đại học Sư phạm 2. Ở đề tài này, tác giả đã đi sâu vào khám phá những nét văn hóa tiêu biểu, độc đáo và đặc sắc của vùng nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX qua đó thấy được tài năng tìm tòi, sáng tạo của nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Tác giả Trần Thị Thanh Xuân (2008), Nông thôn Việt Nam trong các tiểu thuyết từ năm 1986 đến năm 2000, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã đi vào nghiên cứu các tác phẩm của các tác giả như: Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Khuất Quang Thụy, Chu Lai, Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Khắc Trường, và trong đó Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường được phân tích, đi sâu, làm rõ để thấy được bức tranh nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Tác giả Đỗ Thị Phương Thủy (2013), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau năm 1975 của Nguyễn Khắc Trường, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, cũng cho chúng ta một cái nhìn mới về tác giả Nguyễn Khắc Trường trong việc đi vào từng khía cạnh, từng phương diện để đánh giá về con người trong một số tác phẩm văn xuôi của ông, nổi bật là tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma. Tác giả Dương Đức Thảo (2012) với đề tài Trường từ vựng - ngữ nghĩa và việc phân tích tác phẩm văn học (qua tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường), Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Hải Phòng, cho chúng ta thấy được sự độc đáo qua việc sử dụng ngôn từ, cụ thể ở đây là trường từ vựng - ngữ nghĩa trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, đây cũng là một đề tài có hướng mới khi đi vào tìm hiểu những nét độc đáo trong tác phẩm này. Điều đặc biệt, tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường còn được chuyển thể thành phim Đất và người - một bộ phim tâm lý xã hội do Nguyễn Hữu Phần và Phạm Thanh Phong đạo diễn, ra mắt năm 2002 được đông đảo người xem đón nhận và ghi lại những dấu ấn đặc biệt, đi cùng năm tháng. 5 Như vậy, tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu nhưng chưa có một công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn đi sâu nghiên cứu về đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn này là thông qua khảo sát hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường góp phần tìm hiểu tác phẩm dưới cái nhìn của ngôn ngữ học về vấn đề giao tiếp trong cuộc sống của người nông dân nói chung và giao tiếp ngôn ngữ trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma nói riêng. Từ đó, góp thêm một cái nhìn mới trong việc khẳng định vị trí vai trò của nhà văn Nguyễn Khắc Trường đối với nền văn học Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau: 1/ Tổng quan được tình hình nghiên cứu. 2/ Hệ thống hóa một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài. 3/ Khảo sát đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. 4/ Chỉ ra những đặc điểm đặc sắc qua hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tập trung khảo sát, nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp qua lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường qua cuốn Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, NXB Văn hóa thông tin, 2012. 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu: - Phương pháp thống kê, khảo sát: Phương pháp này được dùng trong việc thống kê, khảo sát tư liệu là các cuộc thoại có chứa hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. - Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này dùng để xem xét, nghiên cứu các cuộc thoại được sử dụng, phân tích các ví dụ để làm rõ các khái niệm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những cứ liệu đã được phân tích, chúng tôi xem xét tìm ra đặc điểm nổi bật của hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài đi sâu nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp trong lời thoại của nhân vật trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường – một hiện tượng văn học hiện đại dưới cái nhìn của lí thuyết ngữ dụng học kết hợp với một số kiến thức lí luận có tính chất liên ngành. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng rõ thêm lí thuyết hành động ngôn ngữ trong tác phẩm văn học thông qua một hành động ngôn ngữ cụ thể. Qua đó, chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn mới trong việc khẳng định vị trí vai trò của nhà văn Nguyễn Khắc Trường đối với nền văn học Việt Nam đương đại. Bên cạnh đó, đây có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy chuyên đề ngôn ngữ văn học đương đại Việt Nam trong các trường trung học, cao đẳng và đại học. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài Chương 2: Hành động hỏi trực tiếp và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường Chương 3: Hành động hỏi gián tiếp và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường 7 Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lý thuyết hội thoại 1.1.1 Khái niệm hội thoại Hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến nhất, được nhiều ngành học quan tâm từ lâu, có nhiều quan niệm khác nhau về hội thoại. Dưới đây là quan niệm của một số tác giả: Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại là khái niệm dành cho mọi hình thức hội thoại khác nhau” [12, tr. 201]. Nguyễn Thiện Giáp: “Hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ. Giao tiếp hội thoại luôn luôn có sự hài hòa giữa người nói và người nghe, chẳng những người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng tác động lẫn nhau” [19, tr. 63]. Theo Hồ Lê thì “Hội thoại là hành vi thể hiện ngôn giao hai chiều, cụ thể và xác định, làm chuyển hóa vị thế của người thụ ngôn thành vị thế của người phát ngôn và ngược lại, đồng thời tạo ra sự liên kết hành vi phát ngôn với hành vi thụ ngôn tạo thành một thể thống nhất” [13, tr.13]. Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi sử dụng khái niệm của Đỗ Hữu Châu. Ông đã đưa ra khái niệm “hội thoại” một cách bao quát rộng hơn, có thể áp dụng cho nhiều loại hình ngôn ngữ. Theo Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương Ngôn ngữ học – Tập hai Ngữ dụng học, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 201, hội thoại có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, đặc điểm của thoại trường (không gian, thời gian) ở đó diễn ra cuộc hội thoại. Thoại trường hội thoại có thể là công cộng hay riêng tư. Thoại trường không phải chỉ có nghĩa không gian – thời gian tuyệt đối mà gắn với khả năng can thiệp của những người thứ ba đối với cuộc hội thoại đang diễn ra. Thứ hai, ở số lượng người tham gia. Số lượng nhân vật hội thoại – còn gọi là đối tác hội thoại hay đối tác – thay đổi từ hai đến một số lượng lớn. Có những cuộc hội thoại tay đôi, tay ba (trilogeue) tay tư hoặc nhiều hơn nữa (đa thoại – 8 polylogue). Những cuộc hội thoại như một cuộc hội nghị, một giờ học, một cuộc mít tinh thì số lượng nhân vật không thể cố định được. Thứ ba, cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại. Sự thực, tiêu chí số lượng có quan hệ với tiêu chí cương vị và tư cách người tham gia. Cương vị và tư cách của người hội thoại rất khác nhau tùy theo các cuộc hội thoại, tựu trung có thể kể ra như sau: a) Tính chủ động hay thụ động của các đối tác. Trong hội thoại có vai nói và vai nghe. Cuộc hội thoại chủ động là hội thoại trong đó cả hai vai đều có quyền chủ động tham dự vào cuộc hội thoại như nhau theo nguyên tắc anh nói tôi nghe, tôi nói anh nghe; tôi và anh luôn phiên nhau nói và nghe. Cuộc hội thoại thụ động là cuộc hội thoại trong đó chỉ một người giữ cương vị vai nói, còn người kia (những người kia) chỉ nghe, không tham gia được vào hội thoại hoặc có tham gia vào thì cũng rất hạn chế, thường là chỉ để bày tỏ kết quả tiếp nhận của mình hoặc để yêu cầu người nói giải thích hoặc bổ sung thêm một thông tin nào đó cho nội dung diễn ngôn của người này. b) Sự có mặt hay vắng mặt của vai nghe trong hội thoại. Ví dụ: phát thanh, truyền hình là những hình thức hội thoại mà người nghe vắng mặt. Trò chuyện tay đôi, tay ba, những cuộc hội nghị, mít tinhv.v là những cuộc hội thoại trong đó người nghe có mặt. Hội thoại qua điện thoại có dạng đặc biệt: những người nói chuyện bằng điện thoại (trừ điện thoại tối tân có truyền hình) tuy không nhìn thấy nhau nhưng vẫn có mặt trong cuộc hội thoại Thứ tư là các cuộc hội thoại khác nhau ở tính có đích hay không có đích. Những cuộc hội thoại như thương thuyết ngoại giao, hội thảo khoa học có đích được xác định trước rõ ràng. Những cuộc tán gẫu được xem là không có đích. Thứ năm, các cuộc hội thoại có thể khác nhau về tính có hình thức hay không có hình thức. Những cuộc thương nghị, hội thảo là những cuộc hội thảo mà hình thức tổ chức khá chặt chẽ, trang trọng đến mức thành nghi lễ còn những chuyện trò đời thường không cần một hình thức nào cả. Cuối cùng là vấn đề ngữ vực. Do tính có hình thức hay không có hình thức mà các cuộc hội thoại có thể diễn ra ở một trong ba ngữ vực đã biết. 9 1.1.2. Cấu trúc hội thoại Theo tác giả Đỗ Hữu Châu (2009) trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, Tập hai, Nxb Giáo Dục, tr. 290, cho đến thời điểm hiện nay, trên thế giới tồn tại ba trường phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại. Thứ nhất là trường phái phân tích hội thoại ở Mĩ (Conversation analysis) – Trường phái này cho rằng hội thoại có hai tổ chức cơ bản là lượt lời và cặp thoại. Thứ hai là trường phái phân tích diễn ngôn (discourse analysis) – Trường phái này dựa trên mô hình cấu trúc bậc (rank) chia hội thoại thành năm bậc như sau: I. Tương tác (Interaction); II. Đoạn thoại (Transaction); III. Cặp thoại (exchange); IV. Bước thoại (move); V. Hành động (act). Trong cấu trúc tầng bậc này, hành động (act) là đơn vị nhỏ nhất của cuộc thoại tức cuộc tương tác. Các hành động tạo nên bước thoại, các bước thoại tạo nên cặp thoại và đơn vị lớn nhất, bao trùm là cuộc thoại. Trong đó, ba đơn vị cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại có tính chất lưỡng thoại (dialogal) có nghĩa là hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại. Hai đơn vị có tính chất đơn thoại, có nghĩa là do một người nói ra là tham thoại và hành động ngôn ngữ. Thứ ba là trường phái lý thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và Pháp – Trường phái này đã phân định các đơn vị cấu trúc hội thoại thành các đơn vị cơ bản: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, hành động ngôn ngữ và tham thoại. Để tiện cho việc nghiên cứu, đề tài không đi sâu tìm hiểu các đơn vị cấu trúc của các trường phái khác mà chỉ xin trình bày một số đơn vị hội thoại theo trường phái lý thuyết hội thoại nhằm làm cơ sở lý thuyết cho đề tài. Ở phần này, đề tài đã sử dụng toàn bộ quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu (2010) trong cuốn Đại cương Ngôn ngữ học (Tập hai – Ngữ dụng học), NXB Giáo dục Việt Nam, về cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại và tham thoại. 1.1.2.1. Cuộc thoại Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất. Có thể nói toàn bộ hoạt động ngôn ngữ của con người là một chuỗi dằng dặc những lời đối đáp. Để xác định một cuộc thoại, dựa vào các tiêu chí sau: Nhân vật hội thoại: theo tiêu chí này, một cuộc thoại được xác định bởi sự gặp mặt và sự chia tay của hai người hội thoại, nói chung một cuộc thoại được xác 10 định bởi sự đương diện liên tục của những người hội thoại. Khi số lượng hay tính chất của người hội thoại thay đổi thì chúng ta có cuộc thoại mới. Tính thống nhất về thời gian và địa điểm: Thời gian có thể ban ngày, ban đêm, chiều tối, hôm qua. Không gian có thể là một góc sân, một cuộc họp ở hội trường hay cuộc nói chuyện ở nhà riêng... Tiêu chí này chỉ có tính chất tương đối bởi vì trong quá trình hội thoại thời gian và không gian có thể thay đổi. Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn: Đề tài là cái phạm vi hiện thực mà người nói đề cập đến. Chủ đề là cái chủ đích mà người nói, người nghe cùng đề cập đến trong toàn bộ cuộc thoại. Một cuộc thoại có độ dài ngắn khác nhau song đòi hỏi phải có sự thống nhất về đề tài – tức các nhân vật tham gia cuộc thoại phải cùng hướng đến một vấn đề, một cái đích chung. Theo Grice một cuộc thoại phải theo một hướng nhất định từ đầu cho đến khi kết thúc. Tuy nhiên, trên thực tế lại tồn tại rất nhiều cuộc thoại mà đề tài liên tục được thay đổi (điển hình là các cuộc tán gẫu). Do tính chất không chặt chẽ của các tiêu chí trên, C. K. Orecchioni đã đưa ra một định nghĩa mềm dẻo hơn về cuộc thoại: “Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng trong một khung thời gian - không gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng”. 1.1.2.2. Đoạn thoại Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng. Về ngữ nghĩa đó là sự liên kết chủ đề, về ngữ dụng đó là tính duy nhất về đích. Tiêu chí ngữ dụng của đoạn thoại là sự thực hiện một quan hệ lập luận trong đoạn thoại đó. Cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại có thể là: Đoạn thoại mở thoại, thân cuộc thoại và đoạn thoại kết thúc. Trong đó: Đoạn thoại mở thoại: Mang tính chất “đưa đẩy”, có chức năng mở ra cuộc thoại và nêu đề tài diễn ngôn; Đoạn thân thoại: Là đoạn thoại phản ánh nội dung chính của cuôc thoại; Đoạn kết thoại: Là đoạn thoại có chức năng tổng kết, kết luận về chủ đề hội thoại. Để kết thúc chúng ta có thể đưa ra những lời hứa hẹn, cảm ơn, chúc mừng, xin lỗi, từ biệt ... 11 1.1.2.3. Cặp thoại (Cặp trao đáp) Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu, với chúng, cuộc trao đổi, tức cuộc hội thoại chính thức được tiến hành. Vì cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên, có thể căn cứ vào số lượng các tham thoại để phân loại các cặp thoại: Cặp thoại một tham thoại: thực tế, về nguyên tắc, cặp thoại ít nhất phải có hai tham thoại của hai nhân vật, tuy nhiên khi chúng ta nói đến các cặp thoại một tham thoại là nhắc đến những trường hợp tham thoại Sp1 không được Sp2 hưởng ứng hồi đáp bằng một hành vi tương ứng. Ví dụ như: Sp1: Hôm nay em đẹp quá!/ Sp2: Chúng ta gọi những trường hợp này là cặp thoại hẫng. Tuy nhiên, không phải cặp thoại hẫng chỉ xảy ra khi một trong hai nhân vật hội thoại tỏ ra không thích thú với tham thoại của người kia. Có những trường hợp như: Sp1: Chào em! Em là học sinh mới vào lớp?/ Sp2: Vâng! Tham thoại Chào em! Không có tham thoại hồi đáp tương ứng của Sp2. Sp2 chỉ hồi đáp tham thoại hỏi của Sp1. Đây cũng là một dạng của tham thoại hẫng. Cặp thoại hai tham thoại: Cặp thoại này còn được gọi là cặp thoại đôi. Trong đó tham thoại thứ nhất được gọi là tham thoại dẫn nhập, tham thoại thứ hai là tham thoại hồi đáp. Ví dụ: Sp1: Đi đâu đấy?/Sp2: Đi học. Cặp ba tham thoại: Cặp thoại này còn được gọi là cặp thoại ba. Về nguyên tắc cặp thoại đủ hai tham thoại đã hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong thực tế những tham thoại như vậy thường tỏ ra “cụt lủn”, “ông chẳng bà chuộc” nên ta thường gặp các cặp thoại ba như: Sp1: Đi đâu đấy?/Sp2: Đi nhận phần thưởng đây./Sp1: Xin chúc mừng. Bên cạnh đó, căn cứ vào tính chất của những tham thoại hồi đáp, có thể chia cặp thoại thành những cặp thoại tích cực và cặp thoại tiêu cực. Thông thường một cặp thoại ít khi kéo dài đến 5, 6 tham thoại. Tuy nhiên, sự có mặt các tham thoại tiêu cực làm cho cấu trúc và chức năng của các cặp thoại trở nên phức tạp, khó miêu tả. 1.1.2.4. Tham thoại Theo Đỗ Hữu Châu, tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định. Một lượt lời có thể gồm nhiều tham thoại mà cũng có thể nhỏ hơn tham thoại (một tham thoại gồm nhiều lượt lời). Ví dụ: 12 (1) – Sp1: Chào! (2) – Sp2: Chào! (3) – Sp1: Thế nào? Bình thường chứ? (4) – Sp2: Bình thường. Cám ơn. Còn cậu thế nào? (5) – Sp1: Cám ơn, mình cũng bình thường. Đi đâu mà hớt hơ hớt hải thế? (6) – Sp2: Mình đi tìm Thắng. Cậu ấy sắp đi Nha Trang. (1) và (2) là một cặp thoại chào gồm hai tham thoại đối xứng; (3) và (4) là một cặp thoại, trong đó (3) là một lượt lời gồm một tham thoại hỏi. (4) là một lượt lời gồm 3 tham thoại, một tham thoại đáp, một tham thoại cám ơn, một tham thoại hỏi. Mỗi cặp thoại như trên do hai tham thoại tạo thành. Về tổ chức nội tại, một tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên. Theo trường phái Geneve, một tham thoại có một hành vi chủ hướng (CH), và có thể có một hoặc một số hành vi phụ thuộc (PT) [12, tr. 317]. Cấu trúc của tham thoại có thể là: CH PT CH CH PT PT CH PT PT CH Hành vi chủ hướng có chức năng trụ cột, quyết định hướng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp của người đối thoại. Hành vi phụ thuộc có nhiều chức năng khác nhau. Ví dụ: - Sp1: Xin lỗi! Anh có biết đồng chí Thuận ở đâu không ạ? Anh Thuận dạy khoa Toán ấy mà. CH là hành vi hỏi và Sp2 khi nghe tham thoại này chắc chắn sẽ đáp lại bằng câu trả lời biết hay không biết chỗ ở của Thuận. Tuy nhiên cũng có những trường hợp tham thoại chỉ có PT nhưng người đối thoại lại hồi đáp theo CH ẩn. Ví dụ: Sp1: Tắc đường ở Cầu Giấy đến hơn một tiếng. / Sp2: Không sao. Cuộc họp vẫn chưa bắt đầu đâu. 13 CH của tham thoạ...ó thể ảnh hưởng đến thái độ, cảm xúc của người nghe, do đó mà tác động gián tiếp đến thành bại của một cuộc giao tiếp. Khảo sát những phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp trực tiếp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường, chúng tôi nhận thấy phần lớn các câu hỏi thể hiện cách hô (gọi) mà ít thể hiện cách xưng, bộc lộ sự khiêm tốn của người nói, đây là một nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt. Như đã nói ở phần đầu, người Việt nói chung có tâm lý ưa tình cảm, ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá trước khi giao tiếp, ưa sự tế nhị, ý tứ, trọng sự hòa thuận, trọng danh dự cá nhân, Trong cách hô (gọi), người hỏi sử dụng các kiểu xưng hô sau: đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi, em), danh từ thân tộc (bá, chú, anh, bác, bà, u), tên riêng... v.v. Tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường viết về nông thôn Việt Nam, miêu tả đời sống nông thôn Việt Nam sau năm 1975 với những xung đột cụ thể của hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình. Đó là một vùng quê nông nghiệp, sống theo kiểu khép kín, phụ thuộc nhau chính vì vậy họ rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng. Họ Trịnh Bá và họ Vũ Đình mặc dù có những mâu thuẫn gay gắt song những thành 28 viên trong hai dòng họ này khi giao tiếp với nhau vẫn lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, trong quá trình giao tiếp các nhân vật vẫn tìm hiểu, quan sát, đánh giá để lựa chọn những cách xưng hô phù hợp. Đặc biệt là nhân vật Thủ, nhân vật này thể hiện được sự tinh tế, khôn khéo trong giao tiếp mà bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong quá trình giao tiếp, là một người cán bộ - anh Bí thư Đảng ủy xã, Thủ luôn suy xét rất kĩ từng lời ăn tiếng nói của mình để vừa được lòng dân lại vừa được việc chung của dòng họ, vừa được cho mình. Khảo sát 46 phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp trực tiếp, chúng tôi nhận thấy trong các phát ngôn hỏi trực tiếp chỉ xuất hiện 03 cặp xưng hô đầy đủ (chiếm tỉ lệ 8,7%), cụ thể: gọi bà - xưng tôi, xưng em - gọi bác, gọi chị - xưng chúng tôi; có duy nhất một phát ngôn hỏi trực tiếp chỉ xưng mà không gọi (chiếm tỉ lệ ít nhất 2,2%) đó là: nhân vật Thủ xưng chúng tôi khi lên báo cáo lãnh đạo huyện về việc của ông Hàm; trường hợp các phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng cũng không hô (cách nói trống không) xuất hiện 06 lần (chiếm tỉ lệ 13%); còn lại là 36 phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng mà chỉ hô (chiếm tỉ lệ nhiều nhất 76,1%), chủ yếu là các từ chỉ thân tộc: chú, bá, bác, uv.v. Cụ thể như sau: Thứ nhất, các phát ngôn hỏi trực tiếp có đầy đủ cặp xưng - hô và phát ngôn hỏi trực tiếp chỉ xưng mà không hô: (1) - Nếu bây giờ chúng tôi thu xếp được với bên nhà ông Phúc, để họ không kiện cáo, không cần nhờ đến pháp luật can thiệp, mà chỉ ở phạm vi hai gia đình tự giải quyết với nhau thì thế nào? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 170, ông Thủ nói với lãnh đạo huyện) (2) - Bà còn định nói với tôi chuyện gì nữa? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Tr.197, ông Phúc nói với bà Son) (3) - Dạ em hỏi ý không phải bác có phải là bác Thủ? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 304, chị Bé nói với ông Thủ) (4) - Chị bảo chị giúp được chúng tôi? Thế chị định làm thế nào? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 367, ông Thủ nói với chị Bé) Ở trường hợp số (1), khi họ Trịnh Bá gây ra chuyện lớn với họ Vũ Đình, sự việc có nguy cơ dẫn đến anh trai của Thủ là ông Hàm cùng đám con cháu phải ra hầu 29 tòa và đi tù khiến Thủ rất lo lắng. Nhưng với sự khôn khéo của mình, Thủ đã tính toán để lường hết họa cho bản thân, giờ đây ông Bí thư Đảng ủy xã Giếng Chùa đang tìm cách gỡ rối cho anh trai và lấy lại uy tín với dân làng cũng như sự thất thế của dòng họ mình đối với dòng họ Vũ Đình. Việc đầu tiên, Thủ đích thân đến gặp lãnh đạo huyện để trình bày sự việc. Cho dù biết mười mươi đó là lỗi sai trầm trọng của dòng họ mình nhưng khi lên huyện báo cáo ông vẫn dùng cái tập thể, đứng trên phương diện tập thể lãnh đạo xã thể để trình bày. Thông qua việc sử dụng đại từ nhân xưng chúng tôi ông muốn nói với lãnh đạo huyện rằng để sự việc xảy ra là lỗi của cả tập thể, chúng tôi sẽ đoàn kết để giải quyết êm thấm việc này mà không làm ảnh hưởng đến ai. Với cách hỏi trực tiếp vào vấn đề của Thủ và cách lựa chọn đại từ nhân xưng trong cuộc thoại, Thủ đã thành công trong cuộc giao tiếp này, khiến lãnh đạo huyện không những hài lòng mà còn khen ngợi, đặt trước giải thưởng cho sự khôn ngoan của ông Bí thư Đảng ủy xã Giếng Chùa. Ở trường hợp thứ (4), người nói (ông Thủ) cũng xưng chúng tôi trong cách hỏi trực tiếp đối với chị Bé nhưng chúng tôi ở đây không phải đứng trên phương diện tập thể lãnh đạo xã như ở trường hợp số (1) mà đây là cách chỉ chung cho cả dòng họ Trịnh Bá, để chị Bé thấy được tầm quan trọng của việc mình đang làm, không phải trò đùa vì nó là danh dự của cả một dòng họ lớn trong làng. Bên cạnh đó, Thủ còn gọi người làm trong nhà ông Hàm là chị, nâng cao thể diện của đối phương, chị Bé cảm thấy mình được tôn trọng, đề cao. Như vậy, qua cách lựa chọn đại từ xưng hô trong phát ngôn hỏi trực tiếp trên, ông Thủ đã đạt được mục đích giao tiếp của mình. Đến với trường hợp thứ (2), trong cuộc giao tiếp của ông Phúc với bà Son, hai người đã từng có khoảng thời gian là người yêu, là người tình cho dù ở hiện tại ông Phúc và bà Son đang đứng trên cương vị đối đầu của hai dòng họ lớn trong làng, bà Son - dâu trưởng dòng họ Trịnh Bá, ông Phúc giai trưởng trong dòng họ Vũ Đình nhưng khi gặp nhau họ vẫn đặt tình cảm lên hàng đầu, lấy đó làm nguyên tắc ứng xử. Ông Phúc lựa chọn đại từ nhân xưng tôi và gọi người tình cũ là bà, qua đó thấy được sự chung hòa, vừa gần, vừa xa, vừa thân mật lại vừa ý tứ trong hoàn cảnh 30 giao tiếp với bà Son khi bà Son dùng tình cảm cũ để đến cầu cứu ông về việc của chồng mình. Ở trường hợp số (3), khi chị Bé dùng câu hỏi trực tiếp để hỏi ông Thủ, chị Bé đã xưng em với ông Thủ và gọi ông thủ là bác. Đây là một cách xưng hô hết sức phù hợp, chị Bé dù làm thuê trong nhà ông Hàm (anh trai của ông Thủ) nhưng xét về mối quan hệ thân tộc hai người không có họ hàng, huyết thống; xét về phương diện công việc, chị Bé không phải đồng nghiệp hay cấp dưới của Thủ; xét về tuổi tác có thể chị Bé hơn hoặc kém tuổi Thủ nhưng chị đã lựa chọn cách xưng em để thể hiện vị thế thấp hơn về mọi mặt đối với ông Thủ. Điều này giúp chị Bé tạo được thiện cảm ban đầu với ông Thủ, thể hiện sự khiêm tốn, trân trọng, đề cao ông Thủ. Qua đó còn thể hiện được rằng chị Bé dù ít học, nhà quê, đi làm thuê cho chủ nhưng cũng nhanh nhẹn, hoạt bát và thông minh. Thứ hai, những phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng mà cũng không hô (cách nói trống không) được thể hiện cụ thể qua các phát ngôn sau: (1) - Bác ấy thế nào? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 50, Quàng nói với Ích). (2) - Ai thế? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 55, Sửu nói với Thủ). (3) - Trên huyện về mấy người? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 132, Thủ nói với Sửu). (4) - Ai kia? Làm gì mà lục sục dưới ấy? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Tr.151,ông Chỉnh nói với Tùng). (5) - Có chuyện gì thế? Mới họp Đảng ủy à? Lại có chuyện bè cánh à? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 152, ông Chỉnh nói với Tùng). (6) - Đơn kí những tên ai? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 234, ông Thủ nói với Sửu). Các phát ngôn hỏi trực tiếp nêu trên là lối xưng hô trống không. Tuy nhiên, vẫn có thể ngầm hiểu được đối tượng mà người hỏi hướng tới khi căn cứ vào ngữ cảnh, bởi ngay cả khi trong trường hợp vắng mặt (zero) cũng có thể coi là một sự có mặt không hiện hữu mang tải một ý nghĩa nhất định. Những trường hợp này xuất hiện trong mối quan hệ giao tiếp ngang hàng như giữa Quàng và Ích khi Quàng hỏi 31 Ích về tình hình người anh trai của mình là Quềnh (phát ngôn hỏi trực tiếp (1)); xuất hiện trong mối quan hệ giữa người lớn tuổi (người hỏi) và người ít tuổi hơn (người nghe) như cuộc thoại giữa ông Chỉnh và Tùng (phát ngôn hỏi trực tiếp số (4), (5)); xuất hiện trong mối quan hệ giữa người có vị thế cao hơn (người hỏi là ông Thủ - Bí thư Đảng ủy xã Giếng Chùa) và người có vị thế thấp hơn (ông Sửu - Chủ tịch xã Giếng chùa) trong phát ngôn hỏi trực tiếp số (2), (3), (6) được dẫn ra ở trên. Như vậy, mặc dù trong các phát ngôn hỏi trực tiếp ở các trường hợp này dù là cách nói trống không nhưng vẫn không được đánh giá là cách nói mất lịch sự, thiếu văn hóa vì nó hoàn toàn phù hợp với ngữ cảnh, với đối tượng giao tiếp trong từng trường hợp trong tác phẩm. Thứ ba, phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng mà chỉ hô. Trong những trường hợp này người nghe xuất hiện chủ yếu trong danh từ thân tộc (28 lần): bá, chú, anh, bác, thầy, u, bà, ông, chị đại từ nhân xưng (03 lần): mày; tên riêng (04 lần): Đào, Thủ, Tám, và có sử dụng từ chỉ chức nghiệp (01 lần): đồng chí. Cụ thể như sau: Đối với các phát ngôn hỏi trực tiếp sử dụng danh từ chỉ thân tộc: trong 46 các phát ngôn hỏi trực tiếp, người nghe xuất hiện trong các danh từ thân tộc với 28 lần (chiếm tỉ lệ 60,8%), tuy nhiên khi đi vào cụ thể từng phát ngôn hỏi trực tiếp, chúng tôi nhận thấy khi người nói gọi người nghe là bá không có nghĩa là họ có mối quan hệ bá - cháu, khi người nói gọi người nghe là anh không có nghĩa họ có quan hệ anh - em, cũng tương tự như vậy khi người nói gọi người nghe là bác, là chú, là ông không có nghĩa họ có mối quan hệ họ hàng, thân tộc là bác - cháu, chú - cháu, ông - cháuv.v. Ví dụ như: (1) - Thằng Tùng nhà bá đi đâu mà từ hôm qua đến giờ không thấy mặt? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 28, ông Phúc nói với bà Sang). (2) - Chú định thế nào về cái việc ấy? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 67, ông Hàm nói với ông Thủ). (3) - Nghe nói chú cũng bán lúa non à? Bao nhiêu một tạ? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 73, bà Hàm nói với Thó). (4) - Thế mấy năm nay anh ở bộ đội làm gì? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr.85, ông Hàm nói với Tùng). 32 (5) - Thế anh học được những nghề gì? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 86, ông Hàm nói với Tùng). (6) - Tối nay bác vẫn làm “cái ấy” chứ? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr.101, ông Thủ nói với ông Hàm). Các trường hợp nêu trên xuất hiện 14/28 lần (chiếm tỉ lệ 50%) tất cả các trường hợp này đều là cách "gọi thay con", một phong tục trong văn hóa giao tiếp của người Việt, đặc biệt là người nông dân, họ sống khép kín, theo làng, xã, có khi cả làng có mối quan hệ họ hàng với nhau, việc gọi như vậy tạo ra mối quan hệ tình cảm và thân mật trong giao tiếp. Ở phát ngôn hỏi trực tiếp số (1) khi ông Phúc hỏi bà Sang về Tùng, đúng ra ông Phúc là em của bà Sang, ông sẽ gọi bà Sang là chị nhưng ở đây ông gọi bà Sang là bá, đây là cách "gọi thay con", tương tự như vậy trong phát ngôn hỏi trực tiếp số (6), ông Thủ gọi ông Hàm là bác, đúng ra ông Thủ là em trai ông Hàm, theo vai vế, ông Thủ sẽ phải gọi ông Hàm là anh. Các trường hợp còn lại tương tự như vậy, đều là cách "gọi thay con" trong quá trình giao tiếp của các nhân vật. Nhưng không phải 28 phát ngôn hỏi trực tiếp sử dụng các từ chỉ quan hệ thân tộc đều là cách gọi thay con, có những trường hợp gọi đúng theo mối quan hệ của người nói và người nghe anh - em, u - con, chị - em, thầy - conv.v. Ví dụ như: (1) - Sao u không ra đó cho con mẹ ấy một trận? U không nghe thấy gì à? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 254, Đào nói với bà Son). (2) - Thầy! Cái gì thế hả thầy? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 311, Đào nói với ông Hàm). Đối với các phát ngôn hỏi trực tiếp sử dụng đại từ nhân xưng, trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy người hỏi gọi người nghe là mày (03 lần chiếm tỉ lệ 6,5%) trong các mối quan hệ người bề trên nói với người bề dưới. Ví dụ như, khi bà Son hỏi Đào hay khi ông Chỉnh hỏi Tùng. Còn đối với phát ngôn hỏi trực tiếp sử dụng tên riêng (04 lần chiếm tỉ lệ 8,6%) chủ yếu trong mối quan hệ ngang hàng như Tùng nói với Minh, Minh nói với Đào hoặc trong mối quan hệ bề trên nói với bề dưới như ông Thủ nói với Đào, ông Chỉnh nói với Tùngv.v. b. Kiểu câu hỏi trong các phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp trực tiếp 33 Như chúng ta đã biết, phát ngôn ngữ vi là phát ngôn gây hiệu lực ở lời nhất định. Phát ngôn ngữ vi mang một hiệu lực ở lời nào đó thì chúng có cấu trúc hình thức ấy, hay còn gọi là cấu trúc đặc trưng. Hành động hỏi cũng vậy. Theo khảo sát, kết quả cho thấy, trong 46 lượt lời có các kiểu hỏi sau: Câu hỏi dùng các cặp phụ từ nghi vấn (08/46 lần, chiếm 17,4%) với các khuôn hỏi “Có không?, Thấy chưa?, Bây giờ... đâu? Sao không?, Sao... thôi?, Bây giờ sao?... nhằm xác định tính đúng sai của sự việc như: - "Thế sao mày không đến nói với cậu?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 92, Bà Sang nói với Tùng). - "Có phải tay Thủ không?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 204, ông Phúc nói với bà Son). - "Mấy hôm nay có gì không?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 205, ông Thủ nói với ông Sửu). Với 46 phát ngôn hỏi trực tiếp, số lượng các câu hỏi dùng các cặp phụ từ nghi vấn chiếm số lượng ít hơn các câu hỏi sử dụng đại từ nghi vấn và tiểu từ tình thái. Nếu như các câu hỏi sử dụng cặp phụ từ nghi vấn chỉ xuất hiện 08/46 lần (chiếm 13%) thì các câu hỏi sử dụng đại từ nghi vấn và tiểu từ tình thái như: ai, à, hả, chi, vậy, chứ, rồi, không, gì, đâu, sao xuất hiện 38 lần (chiếm 82,6%). Ví dụ như: - "Đồng chí nhận một công tác gì để xây dựng quê hương chứ?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 85, Thủ nói với Tùng). - "Thím Thủ với các cô ấy về rồi hả u?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr.141, Đào nói với bà Son). - "U không nghe thấy gì à?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 254, Đào nói với bà Son). Như vậy, trong các phát ngôn hỏi trực tiếp, các câu hỏi ít mang nội dung xác định tính đúng sai của sự việc mà chủ yếu muốn hỏi vào những nội dung cụ thể xoay quanh sự vật, sự việc, hành động, nơi chốn, tình cảm, thái độ và yêu cầu được nhận câu trả lời. Qua phát ngôn hỏi những vấn đề từ cuộc sống đời thường, phong tục tập quán đến thói quen ngôn ngữ đều để lại dấu ấn. Nội dung của các 34 phát ngôn hỏi trực tiếp đó là cuộc sống hàng ngày của người dân lao động, về chuyện làm mùa, phơi thóc, bán lúa; về chuyện trong gia đình; đặc biệt là những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình bà Son - ông Hàm và mâu thuẫn lớn giữa hai dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá. 2.2.1.2. Phát ngôn hồi đáp trực tiếp Hồi đáp hay còn gọi là đáp lời, đó là lời của người nghe dùng để đáp lại lời của người nói. Khi lời trao không có lời đáp không thành cuộc thoại. Để trả lời cho các câu hỏi trên có hai cách, trả lời trực tiếp và trả lời gián tiếp. Trong số 76 phát ngôn hỏi trực tiếp có đến 46 câu trả lời là trực tiếp, có nghĩa là câu trả lời đã làm thỏa mãn các yêu cầu của người hỏi, đích hướng tới nội dung được hỏi. Nội dung câu trả lời có các xu hướng sau: - Xu hướng thứ nhất trong câu trả lời trực tiếp là đồng tình với câu hỏi, với những từ mang nghĩa khẳng định (dạ, vâng, ừ, có, đúng rồi... ) chẳng hạn như cách trả lời của Tùng đối với Thủ, cách trả lời của vợ Thủ và các nhân viên cấp dưới đối với Thủ, cách trả lời của bà Son, Đào đối với ông Hàm, xu hướng này chiếm số lượng không nhiều chỉ xuất hiện 08 câu đồng tình (chiếm tỉ lệ 17,4%). Ví dụ như: "Thế mấy năm nay anh ở bộ đội làm gì? Dạ, cháu làm ở bộ binh". (Khi Tùng trả lời Thủ). "Nghe nói chú cũng bán lúa non à? Bao nhiêu một tạ? - Vâng! Em phải bán non hai tạ cho nhà ông Quàng đấy bá ạ. Giá có mười hai". (Khi người nông dân trả lời bà Son). "Dạ em hỏi ý không phải bác có phải là bác Thủ? - Vâng vâng". (Khi Thủ trả lời chị Bé). - Xu hướng thứ hai trong câu trả lời trực tiếp là phủ định điều được hỏi tức là bày tỏ thái độ không đồng tình với điều được hỏi, xu hướng này xuất hiện trong 7 câu trả lời (chiếm 15,2%). Bên cạnh những từ mang nghĩa phủ định (Không, Không biết), vấn đề được hỏi bao giờ cũng kèm theo thành phần chú thích với những thông tin liên quan. Trong phát ngôn hồi đáp, có thể người trả lời chỉ cần diễn đạt một câu là đủ thông tin nhưng lại trả lời dài hơn nhằm giãi bày, chia sẻ với người hỏi như: Không, con không đi được, con đi là hỏng việc hết (Khi Tùng nói với mẹ); 35 Không, không cổ cánh gì đâu, chuyện tình yêu của cháu (khi Tùng nói với ông Chỉnh); Không, không ai xui tôi đâu (khi bà Son nói với ông Phúc);.... - Xu hướng thứ ba trong câu trả lời trực tiếp là nhằm giải đáp thắc mắc, xu hướng này chiếm đa số, với 31/46 câu (chiếm 67,4%). Ví dụ như, khi ông Phúc hỏi bà Sang rằng Tùng đi đâu từ hôm qua đến giờ không thấy mặt, bà Phúc chỉ cần trả lời địa điểm Tùng đi, nhưng ở đây bà giải thích với ông Phúc vì sao Tùng về muộn và Tùng phải đi làm những gì, như: Tùng phải đi họp tới tận khuya, đi mua sắn cứu đói cho hợp tác v.v. Tương tự như vậy khi em gái Đào hỏi Đào có chuyện gì trong nhà tắm, Đào chỉ cần trả lời không có chuyện gì nhưng vì sợ em nghi ngờ mình nói dối, Đào giải đáp thắc mắc của em bằng cách đưa câu chuyện con rắn ráo vào nhà tắm và bị Đào đuổi đi ở trang số 147: - Chị Đào sao thế? - À không, có con rắn ráo vào nhà tắm, nhưng chị đuổi rồi! Khi ông Thủ hỏi chị Bé (tr. 367): - Chị bảo chị giúp được chúng tôi? Thế chị định làm thế nào? - Dạ thưa ông em đã học được phép hú hồn gọi vía của Cô Thống! Nếu muốn biết trắng đen, phải trái thế nào, thì sang tháng cúng năm mươi ngày bà nhà em sẽ gọi hồn bà về, cho các ông hỏi chuyện!... họ phải chùn tay! Chị Bé trả lời trực tiếp vào vấn đề nhưng vẫn theo xu hướng giải thích thêm để ông Thủ hiểu việc mình sẽ làm. Hay khi ông Thủ hỏi Sửu (tr. 234): - Đơn kí những tên ai? - Nghe anh Bí nói họ kê tên toàn những xã viên thường, còn những gia đình có người là Đảng viên như Phúc – Lộc – Tài thì chỉ ghi tên vợ con họ thôi chứ không có anh Đảng viên nào ở đây. Trong các phát ngôn hồi đáp trực tiếp, câu trả lời được sử dụng ở dạng ngắn gọn chiếm tỉ lệ thấp hơn dạng trả lời dài, vòng vo nhằm giải thích thắc mắc, đây là một đặc điểm trong giao tiếp của người miền bắc, họ ưa sự tế nhị, kín đáo, lấy tình cảm đặt lên hàng đầu, không muốn mất lòng bất kì ai nên khi trả lời cho dù có là cách trả lời trực tiếp ngoài phần trả lời vào nội dung chính họ vẫn có phần 36 phụ giải thích thêm cho vấn đề, làm rõ yêu cầu hỏi của người hỏi. Đạt được hiệu quả gia tiếp cao. 2.2.2. Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp gián tiếp 2.2.2.1. Phát ngôn hỏi trực tiếp Trong số 76 phát ngôn hỏi trực tiếp thì cách trả lời gián tiếp xuất hiện trong 25/76 phát ngôn (chiếm 32,9%). a. Cách xưng hô trong các phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp hỏi gián tiếp Khảo sát 25 phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp hỏi gián tiếp, chúng tôi nhận thấy trong các phát ngôn hỏi trực tiếp xuất hiện 06/25 cặp xưng hô đầy đủ (chiếm tỉ lệ 24%); trường hợp các phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng cũng không hô (cách nói trống không) xuất hiện 04/25 lần (chiếm tỉ lệ 16%); còn lại là 15/25 phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng mà chỉ hô (chiếm tỉ lệ nhiều nhất 60%). Cụ thể như sau: Thứ nhất, các phát ngôn hỏi trực tiếp có đầy đủ cặp xưng - hô xuất hiện 06 lần, đó là: bác - em (1 lần), ông - tôi (1 lần), chú - tôi (3 lần), tôi - bác (01 lần). Trong các phát ngôn sau: (1) - Bác Quềnh đã dậy chưa đới? Hôm nay đến giúp em nhá. (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 43, Ích nói với Quềnh). (2) - Ông đi ngay à? Nấu cơm ăn đã, tôi có gạo. (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 44, chị Bé nói với Quềnh). (3) - Việc to như thế thì chú bảo tôi làm được gì? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 174, bà Son nói với ông Thủ). (4) - Chú Thủ! Chú định làm gì thế này? Chính chú bảo tôi! (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 199, bà Son nói với ông Thủ). (5) - Thế tôi phải ra chỗ họp của các chú ạ? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr.255, bà Son nói với ông Thủ). (6) - Lúc sáng cậu trên nhà có xuống báo, nhưng tôi chưa tiện nói chuyện. Bác để thư thư cho tôi hôm khác được không? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 305, ông Hàm nói với ba bố con hàng phở). Trong số 06 phát ngôn hỏi trực tiếp có đầy đủ cặp xưng hô, chỉ có duy nhất 01 trường hợp người nói xưng em, còn lại 05 trường hợp người nói xưng tôi. Người 37 nói xưng em và gọi đội phương là bác đây cũng là cách gọi thay con của người Việt. Cặp xưng hô bác - em xuất hiện trong cuộc giao tiếp giữa Ích và Quềnh, khi Ích đang muốn nhờ Quềnh sang giúp mình một số công việc. Quềnh là người đàn ông khỏe mạnh, thật thà, tốt bụng trong làng, với Quềnh không có sự tính toán thiệt hơn, nhiều ít như cậu em trai là Quàng lại thêm sự khỏe mạnh nên Quềnh hay bị lợi dụng, nhờ giúp các công việc nặng như: đào đất, gánh đá, tát ao mà nhận về có khi chỉ là một bữa ăn. Trong hoàn cảnh này, Ích đang là người muốn nhờ Quềnh nên Ích tỏ ra rất tôn trọng Quềnh gọi Quềnh là bác và xưng mình ở bề thấp hơn là em trong cuộc giao tiếp. Việc lựa chọn như vậy là rất hợp lí, taọ được hiệu quả trong giao tiếp. Trong cuộc giao tiếp số (2), khi chị Bé giao tiếp với Quềnh, chị Bé đã gọi Quềnh là ông và xưng tôi. Quềnh là người nông dân hiền lành, không phải người có địa vị gì trong làng nhưng trong hoàn cảnh này chị Bé đang là người nương nhờ chỗ Quềnh nên gọi Quềnh là ông để thể hiện sự tôn trọng đối với Quềnh, thể hiện đó như một sự biết ơn và xưng tôi là rất hợp lí, đó là cách xưng trung hòa nhất, không quá thân mật và cũng không quá xa lạ trong mối quan hệ của hai con người mới quen biết nhau như chị Bé và Quềnh trong trường hợp này. Cuộc giao tiếp số (3), số (4) và số (5) đều là bà Son nói với Thủ. Việc xưng hô chú - tôi không có gì là khó hiểu, đó là cách gọi chú thay con. Ở những phát ngôn hỏi trực tiếp giữa bà Son và Thủ hầu như đều xuất hiện đầy đủ cặp xưng hô, thể hiện sự tế nhị, khéo léo, lịch sự và sự tôn trọng của bà Son đối với ông Thủ, tuy có đôi chút mang màu sắc rụt rè nhưng bà Son thể hiện là một người phụ nữ biết suy nghĩ và không phải mẫu người ăn to nói lớn, bộc trực. Ở trường hợp cuối cùng, trường hợp số (6) khi ông Hàm nói chuyện với ba bố con ông hàng phở trong hoàn cảnh ba bố con ông hàng phở tới nhà ông Hàm đòi thóc lúa, ông Hàm có cách xưng hô đặc biệt gọi ông hàng phở là bác và xưng tôi. Trong thực tế, gia đình ông Hàm là một gia đình khá giả, con trưởng của một dòng họ lớn trong làng. Xét về địa vị ông Hàm hơn người khác về nhiều mặt, xét về tuổi tác có thể ông Hàm lớn tuổi hơn ông hàng phở nhưng vì trong hoàn cảnh ông Hàm không muốn mình bị thiệt trong chuyện buôn bán thóc lúa nên đã sử dụng 38 cách xưng hô đề cao đối phương, gọi đối phương một cách trân trọng là bác. Qua đó thấy được sự khôn ngoan, đầy tính toán của ông Hàm - xứng đáng là giai trưởng dòng họ Trịnh Bá. Thứ hai, những phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng mà cũng không hô (cách nói trống không) được thể hiện cụ thể qua 04 phát ngôn sau: (1) - Thảo nào có tiếng trống phát dẫn từ bảnh mắt. Hóa ra ông cố Đại chết à? Sướng thế sao lại chế? Mà ông Cố vẫn ở bên nhà Quý chứ? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 18, Quềnh nói với đám thanh niên). (2) - Sao lại thế? – Lão Quềnh sừng sộ. (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 34, Quềnh nói với Thó). (3) - Thằng Ưởng với thằng Ngạc về nhà luôn à? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 213, ông Thủ nói với ông Hàm). (4) - Đầu đuôi làm sao nào? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 238, bà Cả nói với bà Son). Các phát ngôn hỏi trực tiếp nêu trên là lối xưng hô trống không nhưng vẫn không bị đánh giá là cách nói mất lịch sự, thiếu văn hóa vì nó hoàn toàn phù hợp với ngữ cảnh, với đối tượng giao tiếp trong từng trường hợp trong tác phẩm. Ở trường hợp (1), Quềnh nói chuyện với đám thanh niên trong làng, những người dân dã, xét về địa vị xã hội họ có vị thế ngang bằng nhau, xét về tuổi tác Quềnh có thể hơn tuổi đám thanh niên nên việc nói năng trống không không bị đánh giá là mất lịch sự mà ở đây nó thể hiện sự gần gũi, thân mật, vô tư, pha chút tếu táo của lão Quềnh và đám thanh niên trong làng. Ở trường hợp số (2), khi Quềnh giao tiếp với Thó, Quềnh và Thó là hai nhân vật xét về mọi phương diện đều có vị thế ngang bằng nhau, họ nói chuyện với nhau vô tư, thoải mái hơn các nhân vật khác, không cần phải giữ ý tứ, câu nệ câu chữ, cách xưng hô. Tương tự như vậy, trong trường hợp số (4), khi bà Cả nói chuyện với bà Son, bà Cả đã hỏi một câu hỏi trống không thể hiện sự thân tình, gần gũi của người chị cả đối với người em gái đang trong hoàn cảnh éo le, không thể gỡ được những rắc rối. Trong cả 4 phát ngôn hỏi trực tiếp nói theo lối trống không chỉ có phát ngôn số (3) là đặc biệt hơn cả, đó là khi ông Thủ hỏi ông Hàm. Thực tế, ông Thủ là em ông Hàm, ông Thủ luôn xưng hô với 39 ông Hàm rất lịch sự, phép tắc của một người bề dưới em - bác và đối với nhân vật Thủ là một người luôn kín kẽ trong từng câu nói, từng hành động khi xưng hô trống không như vậy với ông Hàm thể hiện hai an hem rất thân mật, tình cảm, trong niềm vui ông Hàm và đám con cháu được thả về và đặc biệt trong lúc này dù Thủ là em nhưng ông Hàm đang là người phải mang ơn Thủ vì Thủ đã nghĩ ra những kế sách mà ông không ngờ tới. Việc lựa chọn cách xưng hô như vậy là hoàn toàn phù hợp đối với từng nhân vật trong ngữ cảnh nhất định. Thứ ba, phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng mà chỉ hô xuất hiện 15/25 lần (chiếm tỉ lệ 60%). Trong những trường hợp này người nghe xuất hiện chủ yếu trong danh từ thân tộc (13 lần): chị, bác, thầy, bá, chú đại từ nhân xưng (01 lần): mày; từ chỉ chức nghiệp (01 lần): đồng chí. Cụ thể như sau: Đối với các phát ngôn hỏi trực tiếp sử dụng danh từ chỉ thân tộc: trong 25 phát ngôn hỏi trực tiếp, người nghe xuất hiện trong các danh từ thân tộc với 13 lần (chiếm tỉ lệ 52%), cũng tương tự như ở phần trước, khi người nói gọi người nghe là bá không có nghĩa là họ có mối quan hệ bá - cháu, khi người nói gọi người nghe là chị không có nghĩa họ có quan hệ chị - em, cũng tương tự như vậy khi người nói gọi người nghe là bác, là chú không có nghĩa họ có mối quan hệ họ hàng, thân tộc là bác - cháu, chú - cháuv.v. Ví dụ như: Thế nhà chị ở đâu mà lại đến đây? Những hai mẹ con à? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 39, Quềnh nói với chị Bé). Nếu đúng theo nguyên tắc xưng hô trong giao tiếp, gọi là chị thì thường sẽ xưng là em trong các mối quan hệ thân tộc là chị - em hoặc trong mối quan hệ xã hội người nói ít tuổi hơn người nghe. Nhưng trong phát ngôn này lại không nằm trong hai trường hợp trên, hai người giao tiếp không phải họ hàng, Quềnh cũng không phải người ít tuổi hơn chị Bé nhưng Quềnh vẫn lựa chọn cách gọi chị Bé là chị thể hiện phép lịch sự đối với một người không quen biết, tự dưng lại đến nhờ nhà mình, điều đó thể hiện Quềnh dù là anh nông dân ít học nhưng cũng rất lịch sự trong giao tiếp, bên cạnh đó còn thể hiện bản chất thật thà, hiện lành và có đôi chút rụt rè của nhân vật Quềnh trong truyện. Hay khi ông Hàm nói chuyện với Thủ: 40 - Thế chú và thằng Cao có theo sát ngay từ lúc nó gặp nhau không? Chắc chắn là chưa có chuyện gì không? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 218, ông Hàm nói với ông Thủ). Tương tự như vậy, khi ông Hàm gọi ông Thủ là chú không có nghĩa là họ có mối quan hệ chú – cháu, ở đây là cách gọi thay con của ông Hàm đối với ông Thủ. Nhưng không phải tất cả các trường hợp đều là cách gọi thay con, cũng có những trường hợp người nói xưng hô theo đúng mối quan hệ họ hàng, mối quan hệ xã hội về vị thế, về tuổi. Ví dụ như khi Hoa gọi Đào là chị, cũng là cách gọi chị nhưng không giống như ở ví dụ dẫn trên khi Quềnh gọi chị Bé, trong mối quan hệ thân tộc, Hoa là em gái ruột của Đào trong gia đình. Hay khi Đào gọi bà Son là u, gọi ông Hàm là thầy, gọi ông Thủ là chú hoàn toàn đúng với cách xưng hô trên – dưới trong mối quan hệ thân tộc trong gia đình. Trong 15/25 phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp hỏi gián tiếp thì chỉ có duy nhất 01 lần người nghe xuất hiện là đại từ nhân xưng mày và 01 lần người nghe xuất hiện là từ chỉ chức nghiệp đồng chí. Cụ thể: (1) - Mày làm sao mà mặt mũi như bánh đa nhúng nước thế? Đi đâu về? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 152, ông Chỉnh nói với Tùng). (2) - Nhưng còn cái việc hội đồng nhân dân bầu ông ấy làm phó chủ tịch xã thì các đồng chí tính sao? Nghe nói có một số Đảng viên vẫn chưa thông về việc phân công công tác ông Phúc? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 56, ông Thủ nói với lãnh đạo xã). Trong ví dụ thứ (1) ông Chỉnh gọi Tùng là mày thể hiện sự thân mật, gần gữi của ông Chỉnh đối với Tùng, coi Tùng như con cháu trong gia đình và nói chuyện một cách chân tình nhất. Còn ở trong ví dụ thứ (2), tại một cuộc họp Đảng viên ở xã, ông Thủ gọi những người dự họp là đồng chí cũng là một điều rất hợp lí trong cách xưng hô của một người lãnh đạo với Đảng viên trong làng. b. Kiểu câu hỏi trong các phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp gián tiếp Trong số 25 phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp gián tiếp, chỉ xuất hiện 03/25 câu hỏi dùng các cặp phụ từ nghi vấn (chiếm tỉ lệ 12%) với các khuôn hỏi “Có không?, Thấy chưa?, Bây giờ ... đâu? Sao không?, Sao ... thôi?, Bây 41 giờ..sao?... nhằm xác định tính đúng sai của sự việc. Đó là khi Đào hỏi bà Son về việc trước khi đi ông Hàm có nói gì với bà Son không: Lúc đi thầy có nói gì với u không?, khi Tùng muốn xác định xem ông Chỉnh có nhớ anh Liêm trước đây là chiến sĩ của đại đội ông Chỉnh hay không: Chú có nhớ anh Liêm trước đây là chiến sĩ của đại đội chú không? và trong trường hợp ông Hàm muốn biết giữa bà Son và ông Phúc có xảy ra chuyện gì với nhau trong đêm gặp gỡ: Chắc chắn là chưa có chuyện gì không? Số phát ngôn hỏi trực tiếp còn lại chủ yếu là các câu hỏi sử dụng đại từ nghi vấn: ai, ở đâu, đi đâu, bao giờ, khi nào, lúc nào, vì sao, tại sao, thế nào, như thế nào, cái gì, gìv.v. và tiểu từ tình thái: à, chứ, hả, hử, nhá, nhé,v.v. Các đại từ nghi vấn xuất hiện trong 13/25 phát ngôn hỏi trực ...âu (2009), Đại cương ngôn ngữ học, Tập hai, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 13. Hồ Lê (1995), Quy luật ngôn ngữ, Quyển 1, Tính quy luật của bộ máy ngôn ngữ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 14. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1992), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 15. Nguyễn Đức Dân (1989), Logic – ngữ nghĩa – cú pháp, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 16. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 17. Ngô Thuỳ Dương (2013), Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng. 78 18. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 19. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 20. Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Thu Hạnh (2005), Hành vi trách và sự kiện lời nói trách, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 22. Dương Tuyết Hạnh (1999), Cấu trúc cúa tham thoại (trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 23. Nguyễn Thị Hằng (2013), Hành vi hỏi và hồi đáp hỏi trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng. 24. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội – Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 25. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Đinh Trọng Lạc, (1998), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Nguyễn Lai (1990), Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 28. Đỗ Thị Kim Liên (2002), Nhóm động từ chỉ hoạt động nói năng trong “Truyện Kiều”, Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. 29. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 30. Hoàng Phê (chủ biên) (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội. 31. Trần Thị Quế Quyên (2014), Hành động hỏi trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 32. Nguyễn Đăng Sửu (2010), Đặc điểm câu hỏi của tiếng Anh: đối chiếu với tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 33. Nguyễn Văn Tám (2006), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học sư phạm Huế. 79 34. Vũ Thị Thanh (2015), Văn hóa nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa, Đại học Sư phạm 2. 35. Đỗ Thị Phương Thủy (2013), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau năm 1975 của Nguyễn Khắc Trường, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. 36. Hoàng Thị Tưới (2011), Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi qua tác phẩm của Nam Cao, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng. 37. Trần Thị Thanh Xuân (2008), Nông thôn Việt Nam trong các tiểu thuyết từ năm 1986 đến năm 2000, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 38. Hà Thị Hải Yến (2000), Hành vi cảm thán với biểu thức phát ngôn và tham thoại tiếp nhận chê, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 39. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2000), Hành vi chê với biểu thức phát ngôn và tham thoại tiếp nhận chê, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. NGUỒN TƯ LIỆU KHẢO SÁT CỦA LUẬN VĂN Cuốn: Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2012. 80 PHỤ LỤC 1. Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp STT Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp hỏi trực tiếp Trang 1 - Thằng Tùng nhà bá đi đâu mà từ hôm qua đến giờ không thấy 28 mặt? - Đêm qua tận khuya nó mới đi họp về. Sáng sớm thấy nó bảo là phân công đi mua sắn cứu đói cho hợp tác xã, rồi nó đi luôn. 2 - Bác ấy thế nào? 50 - Bác ấy chết rồi! 3 - Ai thế? 55 - Tay Phúc chứ ai! 4 - Chú định thế nào về cái việc ấy? 67 - Em cũng chưa định. 5 - Nghe nói chú cũng bán lúa non à? Bao nhiêu một tạ? 73 - Vâng! Em phải bán non hai tạ cho nhà ông Quàng đấy bá ạ. Giá có mười hai. 6 - Thế mấy năm nay anh ở bộ đội làm gì? 85 - Dạ, cháu làm ở bộ binh. 7 - Đồng chí nhận một công tác gì để xây dựng quê hương chứ? 85 - Báo cáo đồng chí Bí thư, cho tôi nghỉ dăm sáu tháng nữa để tôi kiến thiết nhà cửa. 8 - Nghe nói anh đang đốt gạch, anh định làm mái bằng hay mái 85 chảy? - Dạ, trước mắt cháu làm nhà bếp và nhà ngang mái chảy, còn nhà trên hãy thư thư rồi cũng phải cố theo gương các bác. 9 - Thế anh học được những nghề gì? 87 - Dạ, đóng gạch và đốt gạch. Ban đêm cháu học võ! 10 - Chuyện gì! Thế sao mày không đến nói với cậu? 92 - Con không đi được, con đi là hỏng hết việc. 81 11 - Tối nay bác vẫn làm “cái ấy” chứ? 101 - Thì vẫn. 12 - Ai? Cái Đào hả? 115 - Phải! Cháu đây! 13 - Mày còn đi đâu? 118 - Con phải đi xem người ta làm gì thầy. 14 - Tí nữa anh có lên xã không? 122 - Tôi sẽ lên. 15 - Thầy em có lên xã bây giờ không? 126 - Có. 16 - Thế định giải quyết việc bác Hàm thế nào? 126 - Đi tù chứ còn thế nào! 17 - Trên huyện về mấy người? 132 - Ba người anh ạ. 18 - Kìa chú Thủ, chú định giải quyết việc này thế nào? 136 - Sẽ tìm cách gỡ sau, chứ bây giờ biết làm thế nào. 19 - Thím Thủ với các cô ấy về rồi hả u? 141 - Về rồi. 20 - U cháu sang có việc gì ạ? 144 - Việc thầy mày chứ việc gì. 21 - Chị Đào sao thế? 147 - À không, có con rắn ráo vào nhà tắm, nhưng chị đuổi rồi! 22 - Ai kia? Làm gì mà lục sục dưới ấy? 151 - Cháu đây, Tùng đây 23 - Có chuyện gì thế? Mới họp Đảng ủy à? Lại có chuyện bè cánh 152 à? - Không, cổ cánh gì đâu! Chuyện con gái! Chuyện tình yêu của cháu! 24 - Thế thằng Liên nó dọa mày những gì? 166 82 - Không! Anh ấy có nói gì đâu. 25 - Nếu bây giờ chúng tôi thu xếp được với bên nhà ông Phúc, để 170 họ không kiện cáo, không cần nhờ đến pháp luật can thiệp, mà chỉ ở phạm vi hai gia đình tự giải quyết với nhau thì thế nào? - Nếu được thế thì tuyệt! Xoay chuyển được như vậy thì tôi cam đoan là đích thị cụ Luân bí thư sẽ mua bia khao tài thuyết giáo Tô Tần của ông. 26 - Ông Thủ đi họp về có vấn đề gì mới không? Rút kinh nghiệm 185 thực hiện nghị quyết 04 à? - Hôm nay họp bàn ngoài mấy nội dung Đảng ủy phổ biến hôm trước, còn có thêm một việc là mới đây ủy ban và ban quản trị hợp tác xã có nhận được đơn... đến đâu. 27 - Bà còn định nói với tôi chuyện gì nữa? 197 -Ông hãy bỏ qua cái vụ này. Ông rút đơn kiện về! Rồi tôi sẽ nói để anh em họ Trịnh có lời xin ông 28 - Ai nói với bà đi làm việc này? Có phải tay Thủ không? 197 - Không! Không ai xui tôi đâu! 29 - Hôm nay có khách ở trên về hả anh? 204 - Không có trên nào cả, nhưng vẫn phải sạch sẽ, có nước có chè. 30 - Anh đấy à? Mấy hôm nay có gì không? 205 - Không anh ạ! 31 - Thế còn cái biểu thuế đồng bằng, trung du các anh tính sao? 232 - Khoản ấy thì bắt chính kẻ làm đơn tố cáo phải chịu trách nhiệm.... liên quan đến đất đai, thuế má. 32 - Đơn kí những tên ai? 234 - Nghe anh Bí nói họ kê tên toàn những xã viên thường, còn những gia đình có người là Đảng viên như Phúc – Lộc – Tài thì chỉ ghi tên vợ con họ thôi chứ không có anh Đảng viên nào ở 83 đây. 33 - Sao u không ra đó cho con mẹ ấy một trận? U không nghe 254 thấy gì à? - Biết rồi! Nghe hết rồi! Nhưng làm gì được người ta, vì người ta đúng con ơi! 34 - Thưa ông, hôm nay không tuốt lúa ạ? 255 - Thôi còn ít để mai tuốt rồi phơi phóng một thể. 35 - Chú Thủ xem có cách nào bớt căng thẳng, bớt phiền đến bá không? - Bớt căng, bớt phiền thì chỉ có xin đầu hàng! 36 - Kìa bác, để bá ấy đi đâu? 259 - Lại sang bà Cả chứ đi đâu. 37 - Nhưng nếu ngày mai bà Son không chịu ra đối chất thì sao? 268 - Thì cứ thằng Thủ mà dồn! 38 - Thằng Tùng hả chú? 268 - Ờ thằng Tùng. - Nó đi đâu lại sang đây? - Nó muốn ve con Đào từ lâu rồi, nhưng chưa được! 39 - Dạ em hỏi ý không phải bác có phải là bác Thủ? 304 - Vâng vâng 40 - Thầy! Cái gì thế hả thầy? 311 - Thầy vừa đi gặp u mày về! 41 - Có cần gì nữa không thầy? 312 - Thôi! Đi xuống nhà để thầy nói chuyện với u mày. 42 - Thế anh định đi đâu? 333 - Đi làm quyền cao chức trọng thì cháu không dám, chứ đi để bỏ sức lao động ra kiếm ăn thì cháu nghĩ là không khó. 43 - Cô có phải cô Minh không? 356 - Không phải, tôi không phải Minh. 84 44 - Chị bảo chị giúp được chúng tôi? Thế chị định làm thế nào? 367 - Dạ thưa ông em đã học được phép hú hồn gọi vía của Cô Thống! Nếu muốn biết trắng đen, phải trái thế nào, thì sang tháng cúng năm mươi ngày bà nhà em sẽ gọi hồn bà về, cho các ông hỏi chuyện!...... họ phải chùn tay! 45 - Thế chị định là như thế nào? 367 - Dạ, thưa ông ngày mai là đám tang Cô Thống, đấy là cái rủi cái mất của gia đình Cô Thống nhưng với hai ông bên này thì lại là cái may...... không ai dám coi nhờn đâu ạ! 46 - Anh Tám đánh chén ở đâu về đấy? Nhà ông Thó hử? 378 - Ờ, mới làm chầu tiết canh vịt ở nhà Thó. Tổng: 46 STT Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp hỏi gián tiếp Trang 1 - Thảo nào có tiếng trống phát dẫn từ bảnh mắt. Hóa ra ông cố 18 Đại chết à? Sướng thế sao lại chế? Mà ông Cố vẫn ở bên nhà Quý chứ? - Đúng là trí nhớ ông Quềnh! Thế hôm trước ông ăn xôi ăn chuối mừng thượng thọ cụ Cố ở nhà ai? Nhà ông Phúc hay nhà ông Quý? 2 - Sao lại thế? – Lão Quềnh sừng sộ. 34 - Sao với giăng cái con khẹc! Im đi! Ngồi đây rồi cùng tớ nhắm rượu! Ông làm cả ngày cho tay Quàng nhưng nó đãi ông cái gì nào? Mấy lưng cơm với tí tương chua như dấm đĩ hả? 3 - Thế nhà chị ở đâu mà lại đến đây? Những hai mẹ con à? 39 - Tôi ở đâu đến ấy à? Ở chỗ đói đến chứ còn ở đâu nữa! Đói thì đầu gối phải bò. Không đói thì hơi đâu đi lang thang cho nhọc. Có hai mẹ con, nhưng con bé nó chết rồi! Nó nằm kia nhưng nó chết rồi! 4 - Bác Quềnh đã dậy chưa đới? Hôm nay đến giúp em nhá. 43 85 - Chú Ích đấy à? Lại đào đá ong hử? Được rồi cứ về đi, tớ đến ngay. 5 - Ông đi ngay à? Nấu cơm ăn đã, tôi có gạo. 44 - Thôi nhà chị cứ ở đây nấu mà ăn. Bếp đấy, nồi đấy. Tôi đi làm rồi ăn ở bên ấy. 6 - Nhưng còn cái việc hội đồng nhân dân bầu ông ấy làm phó 56 chủ tịch xã thì các đồng chí tính sao? Nghe nói có một số Đảng viên vẫn chưa thông về việc phân công công tác ông Phúc? - Đấy là những người cùng cánh với Vũ Đình Phúc. Hoặc là có họ hàng, hoặc là được ông Phúc bao che dạo ông ấy làm chủ nhiệm. Sau khi trượt Đảng ủy, những người phe cánh của ông Phúc đã đi vận động ráo riết để ông ấy trúng hội đồng nhân dân. Hôm bầu hội đồng, cả họ hàng nhà ông ấy cứ sùng sục như muốn ăn tươi nuốt sống ai! Chả là họ hàng nhà ông ấy to.. các anh trong thường vụ trên ấy còn lạ gì nhân sự dưới này. 7 - Theo bác nên thế nào? 67 - Chả nhẽ chịu thua nó à? 8 - Người ta đã làm những gì với thầy? 119 - Ông Thủ cũng chẳng được cái tích sự gì! Anh em ông Phúc yêu cầu thế nào, mấy ông xã cũng phải chịu nghe thế! 9 - Lúc đi thầy có nói gì với u không? 119 - Những chuyện riêng của thầy mày có bao giờ tao được biết. 10 - Thầy nó có đói đi ăn cơm thêm? 121 - Ăn rồi. Sáng mai không được gọi tôi đấy nhá! 11 - Bá có nhà không? 144 - U cháu đi đưa cơm 12 - Chị ăn cơm chưa? 145 - Mày cứ học đi, chị chờ u về cùng ăn một thể. 13 - Mày làm sao mà mặt mũi như bánh đa nhúng nước thế? Đi 152 86 đâu về? - Gay quá chú ơi! Đúng là việc này cháu đã xử trí rất sai lầm! Nên bây giờ không sửa được nữa. 14 - Chú có nhớ anh Liêm là chiến sĩ của đại đội chú không? 166 - Liêm nào nhỉ? Đã bao nhiêu năm, ai mà nhớ hết tên chiến sĩ trong đơn vị mình. 15 - Việc to như thế thì chú bảo tôi làm được gì? 174 - Bây giờ đang ở thế yếu, nên không thể dùng đòn rắn, đòn cứng để chọi lại, mà phải dùng đòn mềm, lạt mềm buộc chặt. Phải dùng tình cảm để thuyết phục. Mà dùng cách này thì em đã tính hết nhẽ rồi, chỉ có bá mới xong! 16 - Chú Thủ! Chú định làm gì thế này? Chính chú bảo tôi!... 199 - Bá im ngay! 17 - Thằng Ưởng với thằng Ngạc về nhà luôn à? 213 - Thì để nó về cho các bác ấy mừng. 18 - Thế chú và thằng Cao có theo sát ngay từ lúc nó gặp nhau 218 không? Chắc chắn là chưa có chuyện gì không? - Bác cứ bình tĩnh, không được sồn lên. Nào đã có chuyện gì.mỗi người một phách. 19 - Thế nhà tôi nó khóc lóc kể lể những gì? Nói xấu tôi những 219 gì?....Thế còn đòi hỏi gì nữa? - Bác cứ bình tĩnh, em kể cho bác biết là để cùng lo việc lớn trước đã, chứ việc nhà như cá trong nơm việc gì phải vội. 20 - Đầu đuôi làm sao nào? 238 - Em chẳng thiết gì nữa! 21 - Học tập cái gì hả bác? Như hồi cải cách à? 248 - Không phải thế, mà chỉ những chân Đảng viên mới học thôi. Nhưng cũng quần nhau ra trò đấy! 22 - Cái vụ lôi thôi của bác thế nào rồi? 250 87 - Có gì mà lôi thôi! 23 - Thế tôi phải ra chỗ họp của các chú ạ? 255 - Bá ra trước khi họp..... còn lại chúng em sẽ lo. 24 - U chưa về à chị Đào? 268 - Ơ, tao tưởng u sang bác Cả về rồi. - Em tưởng chị cũng sang đấy? - Tao đi họp đoàn cơ mà. 25 - Lúc sáng cậu trên nhà có xuống báo, nhưng tôi chưa tiện nói 205 chuyện. Bác để thư thư cho tôi hôm khác được không? - Sao? Thóc đầy ninh ních ở trong bồ kia, bác định để làm gì? - Nói thật với bác là thế này, tôi cầm tiền của bác và bác Lục thợ may trên ấy rồi đi đặt mua thóc ngay từ dạo lúa còn đang chắc xanh, chứu có được tiêu đồng nào đâu!..... Hay là bác thông cảm nhận cho bằng tiền? - Nhận bằng tiền thì bác định trả em bao nhiêu? - Thôi thì họ chơi bài trây như thế, thì tôi với bác mỗi người đành chịu thiệt một tí vậy! Chứ bây giờ bắt tôi có đủ số thóc thì gay quá! - Tiền cũng được, không ngán! Nhưng tôi hỏi cụ thể là bác định trả tôi bao nhiêu? Tổng: 25 STT Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp Trang 1 - Bác lấy đá ở đồi ông Bụt à? 51 Ích gật đầu 2 - Nước sôi chưa Hoa? 60 - Dạ (Xách siêu nước lửa vẫn còn cháy nhấp nháy quanh ấm nhôm đi lên). 3 - U em đâu anh Cao? 140 Cao hất hàm ngoắt tay. 88 4 - Bác Vòi đâu? Lên mở cửa nhá. 203 - Bõ Vòi vội thay xống áo tập tễnh đi lên. 5 - Các chú xem có cách nào gặp được bà Cả không? 314 Cả hai ông em rể im lặng, sịt soạt chén nước trong tay. Tổng: 05 Tổng: 76 Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp hỏi 89 2. Phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp STT Phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp hỏi trực tiếp Trang 1 - Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không? 22 - Dạ thưa ông tôi có biết ông, vì tôi đã trót đẻ ra ông! 2 - Con nhà chị chết thật đấy à? 39 - Thì tôi đã bảo là nó chết thật 3 - Sao đồng chí lại nghĩ chưa chuyển Đảng chính thức thì về địa 86 phương sẽ rắc rối? - Báo cáo đồng chí bí thư, tôi tự thấy tôi rất hiểu địa phương ta. Dạo ở nhà tôi đã được thử thách đến vài ba năm. Kể cả ông cậu của tôi cũng bảo tôi chưa thể là Đảng viên được, vì người ta rất ít nhìn vào hiệu suất công việc. Từ ngày tôi đi đến giờ đã gần năm năm, mà cả Đảng bộ chỉ kết nạp được hai Đảng viên mới. 4 - Có chuyện gì thế này? Tại sao đêm hôm lại khua ầm ĩ thế hả? 109 Lật đổ hả? - Báo cáo với xã là chúng tôi không có lật đổ ai, chỉ vì mấy cái người xấu bụng này định hại cả họ nhà chúng tôi. Đã đào mộ bố chúng tôi vừa chôn, lại định đánh chết người nhà chúng tôi ra ngăn. Lúc nãy thằng con tôi không tránh nhanh thì bị bổ chết rồi 5 - Thế cô Luyến có phải là người xấu không? Gia đình cô ấy xấu 125 không? - Nào ai bảo cô ấy xấu. Còn gia đình thì bần nông cơ bản ba đời sao lại xấu được. 6 - Chú đốt lửa hôm nào nhỉ? Sao không ra gọi cháu? 152 - Hôm ấy đang định ra, thì ông chú của cô Ái đến chơi. Ông là chủ thầu cả lò ngói bên sông Công, thế là ông ấy giúp luôn. 7 - Liêm nào nhỉ? 166 - Anh Liêm trước làm quan khí trong đại đội của chú với bố 90 cháu. Bây giờ anh ấy đang là chủ nhiệm hậu cần trung đoàn cháu! 8 - Ai gồng gánh gì thế này? 179 - Con mẹ Đủ đây! 9 - Đêm hôm khuya khoắt dắt nhau vào bờ bụi để ôm ấp than thở, 199 vậy là cái gì? Hay ông đang thảo luận về việc xin tách khỏi hợp tác xã lớn đấy? - Chính các anh bày ra trò đốn mạt này! Các anh bảo bà ấy đến gặp tôi để xin tha tội 10 - Tôi á? 174 - Phải! chính bá. 11 - Bây giờ thế này. Ông đồng ý chứ? 200 - Sao anh không nói thẳng với tôi như vậy? Việc gì phải bày ra cái trò phản trắc này? - Thôi không nên để ý những chuyện vặt. Cao viết đi. 12 - Giấy gì? Biên bản gì? 201 - Cũng là chuyện thủ tục bình thường thôi! Tôi đã hứa với ông là xong việc sẽ hủy ngay. 13 - Vụng trộm bất chính ở chỗ nào? Tôi không ký kiếc gì cả. 201 - Ông không thể đi đượcVậy là chúng tôi những ba người, ông chỉ có một ai thắng ai? Nhưng tôi không vu vạ đâu. Cao xóa mấy chữ “vụng trộm bất chính” đi. Vậy là được chứ? - Phải ghi rõ là chính bà ấy đi tìm gặp tôi để yêu cầu tôi rút đơn kiện. 14 - Nghe nói anh đã quyết định bỏ tổ truyền thanh? 206 - Thì việc này tôi đã nói mấy lần trước trong các cuộc họp là bây giờ lấy thóc đâu chi cho tổ truyền thanh! Xà xẻo như trước là gay rồi.về một mối là gọn. 15 - Đêm hôm qua bà nói xấu tôi những gì?.... Tôi hỏi bà đã nói 222 91 xấu tôi những gì? Bà nghe rõ chưa? - Chú Thủ bảo tôi, thúc tôi đi gặp người ta, chứ tôi không tự ý. 16 - Ai chả biết chú Thủ bảo đi gặp.. Họ nhà này không thèm 223 quỳ gối trước thằng nào nghe không? Không chịu ngửa tay xin thằng nào nghe không? Từ ngày về đây bà phải khổ sở những gì? Thiếu thốn những gì?... - Thôi vì con cái tôi xin ông! Ông đừng để chúng nó phải biết những chuyện chẳng hay hớm gì Đã xui tôi làm, giờ lại bắt tội tôi! 17 - Được mùa phấn khởi chứ bà chủ? Hôm nay cho tôi ăn cơm 226 hay ăn cháo đây? - Gớm rõ nâu mới nại thấy bác về chơi! Có đống thóc thế này nà nhớ ơn Đảng, ơn Chính phủ, ơn các bác trên huyện! Bác cứ ở chơi với nàng xóm chúng em dăm bữa! 18 - Ông Đức bên Phú Ngọc có giữ được nữa không? 227 - Bị phơi áo rồi! Đến cái chân bí thư Đảng ủy cũng còn khó nhằn..... ông Đức phải bàn giao cái ghế huyện ủy ở cơ sở cho ông thôi! 19 - Vậy là các ông đã thấy đủ điều kiện để tiến hành làm “anh 04” 229 rồi chứ? - Đằng nào cũng làm thì chúng tôi làm luôn. Tháng sau mấy nơi cũng triển khai thì cập rập cho huyện trong việc chỉ đạo. Tuần tới anh cố gắng đến với tôi nhé. - Xuống chứ, xuống những nơi có nhiều chuyện vui thì chỉ thêm khỏe ra thôi...... 20 - Vợ chồng lại làm sao hử? 237 - Chị Cả! Em khổ quá! 21 - Họ định làm gì nữa hả chị Cả? 246 - Chắc họ muốn gạt ông Phúc ra khỏi cái chân Đảng viên cho 92 đỡ vướng. 22 - Nhưng chuyện không có thì biết nói thế nào? Có bé xé ra to 256 làm sao được! Hôm trước tôi đã bảo cứ vu cho người ta là không xong đâu. - Lúc này còn to với bé gì! Các chú ấy bảo làm thế nào thì làm thế. Mình những ba người phải chịu à! Còn tôi đây, chưa cần ra tay đâu! Để xem các chú ấy làm thế nào đã! Không xong tôi sẽ có cách! 23 - Thế bây giờ bà là người của họ nhà nào? Nó định bôi gio trát 257 trấu vào họ Trịnh nhà này, dắng lại không liên quan à? - Ai dám bôi gio trát trấu vào mặt họ Trịnh? Họ chỉ bôi gio trát trấu vào mặt tôi thôi! Vì họ Ngô không có đàn ông đàn ang nên mới khổ thế này... không phải tôi rụt lưỡi vào! 24 - Bà định vào hùa với anh em nhà Phúc phải không? Tôi chưa 258 hỏi hết tội đâu! Liều liệu mà ăn nói, chứ không thì không có đường về đâu. - Thế tôi có tội tình gì? Tôi chẳng phản ai, chẳng vào hùa với ai. Chỉ có người ta vào hùa với nhau phản tôi thôi! Chẳng phải dọa, đến nước này thì tôi chẳng còn thiết gì sất. 25 - U! U đi đâu? 258 - Cả cô nữa để cho tôi yên! Còn đời cô đấy, đừng để ai buộc ai ép! 26 - Tình nghĩa vợ chồng mà dượng để vợ mang tai mang tiếng thế 260 à? - Bà đến đây sinh sự phải không? Bà có biết đây là đâu không? Đây không phải xó bếp nhà bà. Đây là chốn gia giáo, chứ không phải là nơi cáo tha! Bà đừng cái thói... - A a a! Ông bảo cái thói nhà tôi thế nào? Ông bảo họ hàng nhà tôi là cáo tha hả? Ối cha mẹ ơi! Về đây mà nghe người ta vừa 93 được ăn lại vừa được chửi đây này, cha mẹ ơi! 27 - Anh còn đến đây làm gì? Họ hàng nhà anh chửi u tôi khắp 267 làng chưa đủ sao? - Đào, em cứ bình tĩnh. Anh muốn biết rõ sự việc vì ngày mai có cuộc họp... - Biết rồi! Ngày mai họp để bắt u tôi nhận lỗi chứ gì? Nghe rồi! Biết rồi! Anh không phải nói!. - Không phải thế, kìa Đào! 28 - Đào đâu? Lên đây chú hỏi đây? Mấy hôm nay thằng Tùng nó 309 có gặp cháu không? Hai đứa còn gặp nhau nữa không? - Cháu gặp làm gì? Cái thứ người ấy thì cháu cần gì? - Thì chú cũng nhắc mày thế. Vì nghe đám thanh niên nó kháo nhau là thằng Tùng nó hay kiếm cớ tìm cách gặp mày. Phải cảnh giác... 29 - Anh vừa ăn cơm nhà ông Thủ về đấy à? 320 - Ai bảo mà ông biết? - Ông Thủ đốt đèn sáng như ban ngày. Anh và ông Sửu ngồi xếp bằng giữa giường ở trên nhà ai mà cả biết! 30 - Còn đồng chí, chắc từ hôm tôi sang nói chuyện, gia đình 331 không thắc mắc với đồng chí nữa chứ? - Xong rồi! Xong rồi. - Đồng chí còn nói gì nữa không? - Hãy tạm thế! 31 - Anh có biết từ chiều đến giờ người ta nói giăng giăng cái gì 358 không?... sợ tôi bắc loa thông báo cho cả làng à? Hay sợ tôi phá? Hả? Hả? Các người không tốt! - Thôi Minh! Tao xin mày, bây giờ còn gì mà nói. 32 - Anh định đi thật sao? Chả nhẽ ở đây không còn ai hiểu anh, 361 không còn ai xứng đáng để giữ anh lại? 94 - Thì anh vừa nói đấy. Sao Đào lại căm thù anh đến thế nhỉ? - Nó đang nhiều chuyện bức bối nên nghĩ quẩn. Lúc nãy em cũng quá lời với nó. 33 - Thế là em đã hoàn thành nhiệm vụ của người liên lạc! Anh 375 mừng nhá! Sướng nhá! Tí nữa thì mất con cá to! Từ giờ trở đi có chuyện gì không được giấu em, nhớ chưa? - Anh xin lỗi Minh. Em tốt quá, tốt quá! Anh sẽ không đi nữa đâu. Từ giờ có chuyện gì anh sẽ hỏi ý kiến em. Tổng: 33 STT Phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp hỏi gián tiếp Trang 1 - Thế ra chú vừa lần vào bếp bà Phúc đấy? 36 - Thì đã sao! Túng quá nên phải tính! Đừng có be lên như bê nghe chửa! 2 - Chết đứt rồi bác Quàng ơi! Làm thế nào bây giờ? Không phải 50 tại em đâu - Làm gì mà anh cứ rối rít tít mù lên thế! Bác ấy thế nào? 3 - Thằng Tùng nhà Sang cũng trúng hả? Chỉ cho nó cái chân 66 chạy ngoài, hữu danh vô thực thôi. - Thực ra thằng Tùng cũng được chứ không đến nỗi nào đâu. Nó còn chất lính bộc trực thẳng thắn, với công việc thì xốc vác. 4 - Tức rằng là đào mộ? 67 - Có gì mà chú đã tái mào lên như thế! Nó muốn lấy âm trị dương. 5 - Liệu thằng Thó nó có chịu không? 68 - Chú cứ nhắn nó đến gặp tôi. Tôi sẽ có cách dọa 6 - Ngay tối mai à? 69 - Cho nó đỡ nặng mùi! 7 - Bà chủ đâu rồi? 102 - Giờ bác mới sang. Bác Hợi với bố cháu mong bác từ trưa. 95 8 - Ông định hống hách với ai? Ông định bao che để trả ơn thằng 111 Thủ hả? Định để sáng mai rồi đổi trắng thay đen, cứt trâu hóa bùn hả? - Tất cả im lặng! Chúng tôi đã “hội ý” với ông chủ tịch Ông chủ tịch đã bằng lòng giải quyết ngay đêm nay. 9 - Chả nhẽ việc như thế chú Thủ lại không biết? 119 - Có biết thì bây giờ cũng chối là không. 10 - Hôm nay con vẫn đi học hả u? 130 - Thế mày không đi học thì đi đâu? 11 - Nhưng tại ai? Bà không thấy làm thế là tội ác à? 141 - Nhưng ông ấy là chồng tôi! 12 - Là chồng bà thì được làm càn à? Được làm việc thất đức à? 141 - Ông không phải bẻ hành bẻ tỏi, ông đi đi! 13 - Anh cút đi! Anh còn tới đây làm gì?... Anh còn muốn ám hại 147 nhà tôi những gì nữa hả? - Kìa Đào! Sao em lại nói thế? Sao em lại nghĩ anh như thế? Anh có làm gì 14 - Lại còn làm gì à? Anh tưởng tôi ngu không biết anh làm gì 147 thầy tôi à?.... Anh lại định chối bay chối biến à? - Em nghĩ sai rồi! Vu oan cho anh rồi! Thế chả nhẽ em lại cho việc làm của thầy em là đúng? 15 - Kìa Đào! Sao lại nghĩ xấu về anh đến thế? 147 - Tôi đã bảo anh đi đi! U tôi về bây giờ thì không ra gì đâu! 16 - Tôi phải đến nhà ông ấy à? 176 - Ai dại dột đến nhà ông ấy! 17 - Ai bảo bà đẻ cho lắm vào? 179 - Cơ mà khổ lắm chú ơi! Nhà người ta còn có đài, có máy hát để nghe nhạc nghe nhiếc cho dãn xương dãn cốt, chứ nhà tôi không có thì đêm hôm còn biết làm gì! 96 18 - Em đã bảo em còn nghĩ đã, thế mà bá lại gánh ngay đến thế 180 này? - Cô cứ yên trí, ông ấy có biết khối! 19 - Chú gọi cháu à? 181 - Có việc này phải làm ngay! 20 - Bà đấy à? Bàgọi tôi? 192 - Thế ông nghe chưa thủng hay sao? 21 - Có chuyện gì nữa mà nói? 192 - Ông bây giờ thì còn thiết gì, còn biết gì đến ai! 22 - Nhưng biết đi đâu bây giờ? 196 - Thì ra anh là người hèn nhát! Anh lừa tôi! Anh coi tôi là đồ chơi à? Anh còn nhớ anh thề thốt những gì không? Hóa ra anh chỉ dan cái lỗ mồm! Anh chỉ biết đến thân anh! Anh tiếc cái nhà ngói, cái sân gạch chứ gì! Anh tiếc con vợ mặt lưỡi cày chứ gì! Đã thế thì anh về đi. Bước cho khuất mắt tôi. 23 - Thế ra bà cũng khổ à? 198 - Đâu phải có ăn có mặc là sướng! Có khi bữa ra bữa cháo vẫn sướng, mà có cơm ăn ba bữa, có quần chùng áo dài lại vẫn là khổ. 24 - Nhưng chả nhẽ bà lại không có quyền gì ở trong gia đình? 198 Nghe người ta nói bà muốn may sắm gì, mua bán gì từ bộ quần áo đến việc đi góp giỗ ở bên ngoại cũng phải hỏi chồng? - Đấy! Tôi sướng như thế đấy! Sướng đến có tiền có gạo trong tay mà chi tiêu may sắm gì cũng phải ngửa tay xin! Rõ thật cái thân tôi!... 25 - Ngủ rồi à? Hả? 220 - Ông gọi gì? 26 - Ai ra bã? 253 - Thì cứ biết là ra bã! 97 27 - Dạ thưa ông, cháu làm sao thế ạ? 288 - Vừa rồi chị có biết mình làm sao không? - Dạ không, cháu làm sao ạ? - Không làm sao? Không sao! Chị có khỏe thì hôm nay đánh cây rơm lên cho tôi! 28 - Kìa ông, ông hỏi gì cháu ạ? 289 - Chị không giấu được tôi đâu... Nhưng tôi không hiểu chị làm như thế để làm gì? 29 - Thế số thóc của hợp tác xã và của tôi cho anh vay đến hơn 292 một tấn thì sao? Tám liền mở đánh soạt cái túi giả da và lôi ra một bọc tiền bằng cái đầu gối. Từng sấp, từng sấp, mới cứng đến cạo râu được! Tám nói tỉnh khôi, đúng là miệng kẻ sang có gang có thép! - Chỗ này là vài triệu lẻ, chỉ là cái móng tay của tôi thôi! Nhưng đủ để thanh toán mấy khoản vặt! 30 - Bây giờ gặt hái xong rồi, vãn việc rồi, bác còn giữ chị Bé ở 302 đây làm gì? - Lo gì không có việc! Bây giờ hóa ra là nhà neo người. Chả nhẽ tôi phải ra đồng à? - Không ai bắt bác phải ra đồng. Anh em cả một góc làng, ngày mùa ngày vụ mỗi người xúm vào một tay. Vì bá vừa mới khuất núi, giờ cứ để một người đàn bà lại trong nhà mang tiếng. Phải bảo chị ta đi, để giữ điều lành cho bác, cho cả họ mạc. 31 - À, thì ra là các ông các bà định dồn tôi, định quây tôi phải 307 không? Đây là việc của tôi, là tiền là thóc của tôi với ông Hàm, nhà chị là ai mà cứ leo lẻo xấn xổ vào? - Là ai thì mặc xác tôi! 32 - Nhà chị là cái thá gì mà cứ chõ mồm vào? 208 - Là cái gì thì mặc xác tôi! Tôi cũng không khiến ông phải chõ 98 mũi vào. 33 - Anh thấy tôi tham ô những gì? Kể xem. Nói bịa đặt thì liệu 328 đấy! - Ai thế nào thì sẽ rõ. Đừng lên giọng vội. 34 - Đúng thì phải vui, chứ đánh nhau như trâu đực nhốt chuồng 351 sao còn đúng? - Cái đúng thường là phải trả giá đau đớn! Chứ cái vui trước đây chỉ vui bề mặt, vui lấy lòng. 35 - Nhưng bây giờ thì nó cụt vòi rồi chứ? 317 - Em thấy bây giờ hắn xoay xở là khó rồi đấy. Tổng: 35 STT Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp Trang 1 - Có thật không? Hay lại chỉ mách qué, chúng mày thì cái gì 07 cũng nhăn nhở cười được. - ... mấy ông già cười đến trơ cả lợi! 2 - Ai thế này! Đi đứng thế nào thế này? 36 Quềnh và Thó đứng khựng lại 3 - À, chú Thó à? Lại bác Quềnh nữa, ôm cái gì thế này? 36 Im lặng 4 - A, bác Chỉnh đấy ư? Bác đi đâu mà khuya khoắt thế này? Hay 36 cũng sang đám nhà ông Phúc? Thì hãy làm với em một ngụm. Im lặng rồi đi 5 - Cái gì? Nhà chị bảo cái gì? Thế cái nhà chị này là thế nào? 39 Người hay ma? Chả nhẽ lại có ma thật? Im lặng 6 - Cơ mà nước nôi ở đâu? Cái vại nhà ông có mà rắn ráo nó đẻ 44 trong ấy! Im lặng mặt nghệt ra. 7 - Chú cao phiếu nhất phải không? 67 99 Im lặng 8 - Có nhớ anh không? 89 Im lặng Đào nằm cuộn trong lòng Tùng 9 - Thầy em? 90 Tùng bịt miệng Đào. Cả hai cùng run như giẽ. 10 - Ta phải làm gì hả anh? 121 Thủ ngồi lặng im với bộ mặt thất thần. 11 - Mày có đi không Hoa? Có đi xem thầy mày không? 131 Hoa òa khóc. 12 - Nhà cửa sao ngập rác thế này? Đến hớp nước cũng không có. 135 Đây vô chủ rồi chắc? Sửu cầm chiếc chổi phất trần quét những bã thuốc lào, đóm vụn trên mặt bàn. Bõ Vòi xách chiếc siêu đi ra giếng 13 - Vất vả lắm hả bác Vòi? Từ mai chúng tôi thay nhau đun nước 135 vậy nhá! Im lặng 14 - Nhưng lại có ý kiến cho rằng phải bỏ chính cái anh chàng 206 Đích chúa tào lao, chua qua loa đại khái ấy thì sao? do phân công đi xa, nên cô ấy bỏ, anh không biết sao? Sửu lúng túng 15 - Thế anh tưởng sự việc đừng lại ở đấy à? 213 Cao ngơ ngác 16 - Dì sợ cái gì? 261 Bà Son lắc đầu mệt mỏi. 17 - Nhà ông chủ nhiệm mà cũng ăn uống làng nhàng thế này thôi 292 à? Lặng im... 18 - Bà đã thấy cái tính thiển cận của bà làm hỏng việc của người 314 ta chưa? 100 Bà Dần ngồi im lặng nhận lỗi. Tổng: 18 Tổng: 86 Phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp hỏi 101 3. Bảng tổng hợp Nội dung Số Tỉ lệ Ghi lượng (%) chú Hỏi trực tiếp và hồi đáp hỏi trực tiếp 46 60,5 - Hỏi trực tiếp và hồi đáp hỏi gián tiếp 25 32,9 - Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp 05 6,6 - Tổng 76 100 46,9 Hỏi gián tiếp và hồi đáp hỏi trực tiếp 33 38,4 - Hỏi gián tiếp và hồi đáp hỏi gián tiếp 35 40,7 - Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp 18 20,9 - Tổng 86 100 53,1 Tổng 162 - 100 102

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hanh_dong_hoi_va_hoi_dap_trong_tieu_thuyet_manh_dat.pdf
Tài liệu liên quan