Luận án Ghe ngo của người Khmer nam bộ từ cộng đồng đến bảo tàng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM -------------- Phạm Thị Thủy Chung GHE NGO CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ TỪ CỘNG ĐỒNG ĐẾN BẢO TÀNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ----------------- Phạm Thị Thủy Chung GHE NGO CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ TỪ CỘNG ĐỒNG ĐẾN BẢO TÀNG Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 92 29 040 L

pdf234 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ghe ngo của người Khmer nam bộ từ cộng đồng đến bảo tàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Nguyễn Chí Bền TS. Lê Thị Minh Lý Hà Nội - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ Ghe ngo của người Khmer Nam Bộ - Từ cộng đồng đến bảo tàng là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội ngày tháng năm 2020 Tác giả Luận án Phạm Thị Thủy Chung ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH .................................................................................... v MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER Ở NAM BỘ12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................. 12 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận ........................................................................................... 12 1.1.3. Bảo tàng và hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng ............................................................ 24 1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................................. 27 1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu ................................................................................................ 27 1.2.2. Các khái niệm nghiên cứu ....................................................................................... 35 1.3. Khái quát về văn hóa của cộng đồng người Khmer Nam Bộ .............................. 37 1.3.1. Vài nét về lịch sử vùng đất và quá trình tụ cư của cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ ................................................................................................................................. 37 1.3.2. Những thành tố cơ bản trong văn hóa của cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ39 Tiểu kết ................................................................................................................................. 48 Chương 2. GHE NGO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG KHMER NAM BỘ ............................................................................................................ 50 2.1. Ghe ngo của cộng đồng Khmer trong diện mạo ghe, xuồng Nam Bộ ............. 50 2.1.1. Các loại ghe, xuồng ở Nam Bộ ................................................................................ 53 2.1.2. Dấu ấn của ghe, xuồng trong văn hóa Nam Bộ ................................................... 56 2.1.3. Ghe ngo ...................................................................................................................... 59 2.2. Ghe ngo trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng Khmer ..................................... 62 2.2.1. Lễ hội Ook Om Bok và đua ghe ngo ....................................................................... 62 2.2.2. Cách điều khiển ghe ngo .......................................................................................... 68 2.2.3. Nghệ nhân và tri thức trong việc đóng ghe ............................................................ 69 2.3. Hai dạng thức thiêng và thế tục của ghe ngo trong văn hóa của cộng đồng Khmer Nam Bộ ................................................................................................................... 72 2.3.1. Thiêng và thế tục trong mối quan hệ đối sánh ...................................................... 72 2.3.2. Thiêng và thế tục trong mối quan hệ tổng thể ....................................................... 85 Tiểu kết ................................................................................................................................. 89 iii Chương 3. CHIẾC GHE NGO CHÙA TUM POK SOK Ở BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM .................................................................................................... 91 3.1. Chùa Tum Pok Sok .................................................................................................... 91 3.1.1. Lịch sử hình thành chùa Tum Pok Sok ................................................................. 91 3.1.2. Các đời sư trụ trì và những đóng góp đối với truyền thống đua ghe ngo .......... 96 3.2. Chiếc ghe ngo ở chùa Tum Pok Sok và trong đời sống cộng đồng Khmer ở ấp Tam Sóc ............................................................................................................................... 98 3.2.1. Lịch sử ghe ngo chùa Tum Pok Sok và thành tích thi đấu .................................. 98 3.2.2. Chiếc ghe ngo trong tâm thức của cộng đồng Khmer ở ấp Tam Sóc . 102 3.3. Chiếc ghe ngo chùa Tum Pok Sok trong không gian của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ............................................................................................................................ 119 3.3.1. Trưng bày chiếc ghe ngo của người Khmer tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam119 3.3.2. Chiếc ghe ngo trong nhận thức của khách tham quan...................................... 125 Tiểu kết ............................................................................................................................... 128 Chương 4. BÀN LUẬN VỀ CÁCH XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI DẠNG THỨC THIÊNG VÀ THẾ TỤC CỦA HIỆN VẬT TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG TRONG BẢO TÀNG ...................................................................................................... 130 4.1. Xây dựng quy ước ứng xử với hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng trong bảo tàng . 130 4.1.1. Định danh hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng trong bảo tàng................................... 130 4.1.2. Một số nguyên tắc ứng xử với hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng trong bảo tàng .. 133 4.2. Xử lý hài hòa quan hệ giữa hai dạng thức thiêng và thế tục của hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng trong bảo tàng ..................................................................................... 140 4.2.1. Một số mô hình trưng bày hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng .................................. 142 4.2.2. Đề xuất một số phương pháp trưng bày những câu chuyện của hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ................................................... 144 Tiểu kết ............................................................................................................................... 157 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .................... 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 165 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 184 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ICH : Intangible Cultural Heritage (Di sản văn hóa phi vật thể) ICOFOM : International Committee for Museology (Ủy ban quốc tế Bảo tàng học) ICOM : International Council of Museums (Hội đồng quốc tế các bảo tàng) Nxb : Nhà xuất bản UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc) v DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 1: Đối sánh không gian thiêng và không gian thế tục .............................................. 28 Bảng 2: Đối sánh quan niệm về thời gian thiêng và thời gian thế tục từ trải nghiệm của con người tôn giáo và phi tôn giáo ...................................................................................... 30 Bảng 3: Thời gian khách dừng chân tham quan ghe ngo ................................................ 125 Bảng 4: Mức độ hài lòng đối với trưng bày chiếc ghe ngo của người Khmer ............... 125 Bảng 5: Ấn tượng đặc biệt về chiếc ghe ngo .................................................................... 126 Bảng 6: Mong muốn tìm hiểu thêm về chiếc ghe ngo .................................................... 126 Hình 1: Sơ đồ chùa Tum Pok Sok ....................................................................................... 92 Hình 2: Sơ đồ khu trưng bày ngoài trời ............................................................................ 122 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ góc nhìn của văn hóa học, có thể nhận thấy, việc thay đổi vị trí của một hiện vật văn hóa có thể dẫn đến sự thay đổi chức năng và một số đặc tính của hiện vật đó. Nghiên cứu sự biến đổi các chức năng và đặc tính văn hóa của hiện vật là việc làm cần thiết và có thể mang lại những đóng góp nhất định vào sự phát triển của ngành văn hóa học. Đối với những hiện vật văn hóa có tính thiêng, sự thay đổi vị trí của chúng lại càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì, tính thiêng của sự vật, hiện tượng được coi là thuộc phạm trù văn hóa phi vật thể với các yếu tố đặc trưng có tính nhạy cảm cao và dễ bị tổn thương, do các yếu tố này vô hình, trừu tượng, dễ biến ảo (thường không thể cầm, nắm). Có lẽ cũng chính vì vậy mà việc nghiên cứu các hiện vật có tính thiêng luôn hấp dẫn, đồng thời mang lại nhiều thách thức và mâu thuẫn đối với các nhà nghiên cứu. Trong thực tiễn, ở các bảo tàng Việt Nam và trên thế giới, việc di chuyển hiện vật từ nơi nó được sáng tạo ra hoặc được sử dụng đến không gian bảo tàng đặt ra nhiều vấn đề khiến các nhà khoa học phải quan tâm và bàn luận. Đặc biệt là đối với những hiện vật liên quan tới nghi lễ, các hình thức thực hành tôn giáo, tín ngưỡng, sự thiếu quan tâm tới yếu tố thiêng và các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng liên quan tới hiện vật có thể dẫn đến một số vấn đề: (1) Khách tham quan không nhận được đầy đủ thông tin về vai trò, ý nghĩa và các mối quan hệ của hiện vật; (2) Bảo tàng không đạt được hiệu quả trưng bày mong muốn nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục và bảo tồn di sản văn hóa; (3) Bảo tàng có những ứng xử không phù hợp, dẫn đến sự tổn thương của cộng đồng sáng tạo và sử dụng hiện vật, gây ảnh hưởng tới tính bền vững trong mối quan hệ giữa bảo tàng và cộng đồng; (4) Ứng xử của nhà nghiên cứu có tác động (tiêu cực) trở lại đối với cộng đồng, khiến cộng đồng dần đánh mất đi 2 niềm tự hào, ý thức bảo tồn đối với di sản của chính họ; thậm chí nảy sinh những nhận thức sai lệch về giá trị di sản, dẫn đến việc đi tìm những giá trị vay mượn để phủ lên di sản của chính mình. Những sai lầm về nhận thức giá trị văn hóa phi vật thể có thể mang lại hậu quả khôn lường, một quyết định sai lầm của con người có thể phá hủy di sản nhanh hơn nhiều lần thời gian phá hủy của thiên nhiên. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những bảo tàng đi đầu ở Việt Nam trong cách tiếp cận văn hóa học, bảo tàng học và đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trong các hoạt động tôn vinh di sản văn hóa. Tuy nhiên, trong hoạt động sưu tầm, nghiên cứu và tổ chức trưng bày di sản văn hóa phi vật thể nói chung và các yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng liên quan tới hiện vật nói riêng vẫn còn rất nhiều thách thức, đòi hỏi các nhà nghiên cứu và hoạt động bảo tàng cần có cách tiếp cận đa dạng và một cái nhìn tổng thể, để có thể sưu tầm tối đa các giá trị của di sản văn hóa và hiện vật (bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể). Trong quá trình công tác tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nghiên cứu sinh nhận thấy chiếc ghe ngo của cộng đồng Khmer đang được trưng bày trong không gian kiến trúc của Bảo tàng là một trường hợp hiện vật tiêu biểu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu mà Luận án đang hướng đến. Ở chiếc ghe ngo chứa đựng các yếu tố điển hình: (1) là hiện vật tôn giáo tín ngưỡng; (2) chứa đựng giá trị lịch sử khi là dấu vết của nền văn hóa nông nghiệp bản địa đã tồn tại từ thời mở đất; (3) chứa đựng giá trị thẩm mỹ của một tác phẩm nghệ thuật độc đáo; (4) là hiện vật có kích cỡ và trọng lượng vào loại lớn nhất trong số các hiện vật của Bảo tàng, có thể gọi là hiện vật “siêu trường, siêu trọng;” (5) đã trải qua quá trình di chuyển qua một số không gian văn hóa điển hình: Từ không gian ngôi chùa Khmer đến không gian đường đua ghe ngo; từ không gian văn hóa của cộng đồng Khmer Nam Bộ đến không gian trưng bày của bảo tàng. Đó là những yếu tố văn hóa điển hình, thông qua đó, 3 sự thay đổi các chức năng dẫn đến sự biến đổi các đặc tính văn hóa, đặc biệt là tính thiêng của chiếc ghe ngo được thể hiện khá rõ nét. Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, nghiên cứu sinh đã lựa chọn cách tiếp cận lý thuyết Thiêng và Phàm của Mircea Eliade, nhà sử học tôn giáo người Mỹ gốc Rumani, và lý thuyết chức năng mà đại diện là Bronislaw Malinowski, nhà nhân học người Anh gốc Ba Lan làm cơ sở lý luận, để từ đó đưa ra những luận bàn về sự thay đổi chức năng của chiếc ghe ngo khi được đưa từ không gian văn hóa cộng đồng tới không gian trưng bày của bảo tàng; và những biến đổi về dạng thức thiêng hay thế tục của hiện vật này gắn với các chức năng khác nhau. Cụ thể trong Luận án, nghiên cứu sinh đã thực hiện nghiên cứu đối sánh hai dạng thức thiêng và thế tục của ghe ngo trong văn hóa Khmer Nam Bộ và trong không gian bảo tàng, từ đó chỉ ra sự cần thiết phải nhìn nhận các dạng thức này của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tổng thể, không thể tách rời. Đây là một cách tiếp cận mang tính khách quan, hướng đến cách nhìn khoan dung và hòa hợp giữa những người có đức tin và thực hành các tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu này cũng mong muốn góp phần tích cực vào quá trình bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của hiện vật bảo tàng (trong đó có tính thiêng) để nâng cao chất lượng trưng bày và hiệu quả phục vụ khách tham quan. Luận án sẽ đưa ra những luận bàn về sự khác nhau trong trải nghiệm về tính thiêng giữa những người ở bên trong và bên ngoài mỗi nền văn hóa (hay cộng đồng văn hóa), từ đó, dẫn đến nhận thức khác nhau về chức năng và cách ứng xử với từng hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng. Luận án cũng sẽ đề cập một số cơ sở khoa học bước đầu cho việc hình thành một số quy tắc ứng xử của bảo tàng đối với hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng, từ đó giúp các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động bảo tàng nâng cao chất lượng sưu tầm, nghiên cứu và tổ chức trưng bày loại hình hiện vật này trong bảo tàng. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Qua trường hợp chiếc ghe ngo của người Khmer, Luận án tìm hiểu sự biến đổi chức năng và tính thiêng của hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng khi hiện vật đó di chuyển từ không gian văn hóa cộng đồng tới không gian trưng bày trong bảo tàng. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên, Luận án sẽ bàn luận một số nguyên tắc ứng xử và phương pháp trưng bày linh hoạt đối với hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng trong bảo tàng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở những yêu cầu đặt ra của một bản luận án và những giới hạn về mặt dung lượng, thời gian, nghiên cứu sinh đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: - Nghiên cứu các thành tố và đặc trưng văn hóa của ghe ngo trong đời sống văn hóa của cộng đồng Khmer Nam Bộ, - Đối sánh hai dạng thức thiêng và thế tục của chiếc ghe ngo gắn với các chức năng khác nhau, từ khi là phương tiện thực hành nghi lễ và một loại thuyền đua trong đời sống văn hóa của cộng đồng Khmer, cho đến khi trở thành hiện vật trưng bày trong bảo tàng. - Đề xuất một số vấn đề nhằm xử lý hài hòa mối quan hệ giữa hai dạng thức thiêng và thế tục của chiếc ghe ngo nói riêng và hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng nói chung khi tổ chức trưng bày trong bảo tàng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là chiếc ghe ngo của cộng đồng Khmer Nam Bộ trong mối quan hệ với các cộng đồng, trước hết là cộng đồng 5 nơi ghe ngo ra đời và xa hơn là cộng đồng công chúng của bảo tàng. Cụ thể, nội dung Luận án sẽ tập trung vào các vấn đề như sau: - Ghe ngo trong đời sống cộng đồng người Khmer Nam Bộ - Chiếc ghe ngo của chùa Tum Pok Sok đang được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Chiếc ghe ngo trong sự kết nối với công chúng của bảo tàng. Luận án cũng mong muốn bước đầu gợi mở một số giải pháp mà nhiều bảo tàng trên thế giới đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả trưng bày đối với các hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng, đặc biệt là hiện vật có kích cỡ lớn như chiếc ghe ngo trong không gian của bảo tàng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: Luận án lựa chọn địa bàn nghiên cứu là tỉnh Sóc Trăng, nơi tập trung dân số là người Khmer đông nhất ở Việt Nam (Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 do Tổng cục Thống kê công bố, Sóc Trăng có 397.014 người, chiếm 31,5% tổng số người Khmer ở Việt Nam, đứng đầu trong danh sách các tỉnh có đông dân số người Khmer nhất ở Việt Nam), trọng tâm nghiên cứu là ấp Tam Sóc C1, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú, nơi tọa lạc của chùa Tum Pok Sok, còn được gọi là chùa Tam Sóc. Địa bàn tỉnh Sóc Trăng đảm bảo điều kiện khảo sát và thu thập dữ liệu một cách đầy đủ và đa dạng về văn hóa của cộng đồng người Khmer ở Việt Nam và là nơi lưu giữ đậm nét các truyền thống văn hóa của người Khmer, trong đó có truyền thống tổ chức lễ hội Ook Om Bok và đua ghe ngo. Đặc biệt, ấp Tam Sóc C1 là nơi người dân đã sáng tạo và sử dụng chiếc ghe ngo hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Chiếc ghe ngo chùa Tum Pok Sok được coi là chiếc ghe đặc biệt, thành công nhất trong các kỳ đua, đạt được nhiều giải thưởng cao nhất cho đến nay, tính trong toàn tỉnh Sóc Trăng cũng như trong cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ. 6 Bên cạnh đó, không gian trưng bày của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một phần địa bàn nghiên cứu của Luận án, nơi thể hiện mối quan hệ tương tác giữa chiếc ghe ngo và khách tham quan Bảo tàng. Về thời gian nghiên cứu: Khung thời gian nghiên cứu của Luận án được xác định từ năm 1975 cho đến nay, dựa vào thời gian lễ hội đua ghe ngo được tổ chức quy mô lớn ở Sóc Trăng và khu vực Nam Bộ (theo thông tin phỏng vấn các thành viên cộng đồng), tập trung vào khoảng thời gian từ khi chiếc ghe ngo được đưa từ ấp Tam Sóc C1 về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Thời gian nghiên cứu thực địa được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020, tập trung vào thời điểm lễ hội Ook Om Bok và đua ghe ngo tại cộng đồng, và thời gian quan sát, khảo sát sự quan tâm của công chúng đối với chiếc ghe ngo tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với một bản luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học, nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu văn hóa, kết hợp các phương pháp nghiên cứu nhân học văn hóa, dân tộc học, xã hội học. Gồm ba nhóm phương pháp: - Thu thập tài liệu: thu thập tài liệu thứ cấp theo nhóm vấn đề; thu thập tài liệu sơ cấp bằng các phương pháp quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học. - Xử lí tư liệu bằng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết và tư liệu thực tiễn, tiếp cận lịch sử, nghiên cứu trường hợp và so sánh. - Trình bày dựa trên phương pháp quy nạp và diễn dịch, kết hợp với một số bảng, hình minh họa. Cụ thể như sau: - Phương pháp quan sát, tham gia: Tác giả trực tiếp tham dự vào lễ hội Ook Om Bok và đời sống thường ngày của người Khmer ở Sóc Trăng, quan sát, 7 quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi chép, phỏng vấn các thành viên cộng đồng chủ thể nhằm tập hợp những tư liệu chân thực và cập nhật về chiếc ghe ngo và đời sống văn hóa của người Khmer tại địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả trực tiếp phỏng vấn các trí thức địa phương, người dân thuộc cộng đồng chủ thể văn hóa, các nhà văn hóa học, bảo tàng học, với mục tiêu tập trung vào khai thác các khía cạnh khác nhau trong đánh giá về ý nghĩa, chức năng của chiếc ghe ngo trong cộng đồng người Khmer ở Sóc Trăng. - Điều tra xã hội học: Sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến trong điều tra xã hội học để tìm hiểu nhận thức của khách tham quan bảo tàng về giá trị văn hóa của chiếc ghe ngo. Cách chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất, chọn mẫu thuận tiện với đối tượng là khách tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – những người có dừng chân tại trưng bày chiếc ghe ngo. Bảng hỏi sử dụng hệ thống câu hỏi hỗn hợp, thang đo theo hệ thống số và tỷ lệ. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích một cách hệ thống nhằm nhận biết rõ ý nghĩa, vai trò của chiếc ghe ngo trong đời sống văn hóa của người Khmer và ảnh hưởng của các thành tố cơ bản tạo nên giá trị văn hóa của hiện vật. - Phương pháp tiếp cận lịch sử: Sử dụng để xác định giá trị di sản của hiện vật gắn với điều kiện lịch sử cụ thể, là cơ sở quan trọng nhận diện truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, những yếu tố đồng đại và lịch đại, nội sinh và tiếp biến, hình thành nên các giá trị văn hóa. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study): Sử dụng trong việc đi sâu nghiên cứu các thành tố văn hóa biểu hiện hai dạng thức thiêng và thế tục ở một trường hợp hiện vật điển hình, đó là chiếc ghe ngo của người Khmer. - Phương pháp so sánh: Thông qua nghiên cứu, khảo sát, tiến hành so sánh sự khác nhau giữa hai dạng thức thiêng và thế tục của chiếc ghe ngo qua 8 kinh nghiệm tôn giáo của cộng đồng chủ thể và các cộng đồng khác (người xem đua ghe ngo thuộc cộng đồng người Kinh (Việt), Hoa; nhà nghiên cứu; khách tham quan bảo tàng); So sánh sự tương phản giữa kích cỡ “siêu trường, siêu trọng” của một hiện vật bảo tàng là chiếc ghe ngo với những thông tin khiêm tốn được thể hiện qua trưng bày; So sánh kinh nghiệm ở một số bảo tàng trên thế giới và trong nước. - Quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp được thực hiện bổ sung cho nhau. Trong khi quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, đi từ đặc điểm của một trường hợp nghiên cứu để rút ra những đặc điểm của một nhóm sự vật, hiện tượng tương đương; thì diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái riêng, từ những quy luật về sự vật, hiện tượng đã được chứng minh để áp dụng vào nghiên cứu những trường hợp cụ thể. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu, tìm lời giải đáp những câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Câu hỏi thứ nhất: Chức năng của chiếc ghe ngo trong cộng đồng và trong bảo tàng khác nhau như thế nào? - Câu hỏi thứ hai: Ghe ngo có tính thiêng không? Nếu có, tính thiêng của ghe ngo có còn tồn tại khi chiếc ghe đã rời khỏi cộng đồng và được trưng bày trong bảo tàng? - Câu hỏi thứ ba: Xử lý mối quan hệ giữa hai dạng thức thiêng và thế tục của chiếc ghe ngo như thế nào? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết thứ nhất: Khi ở trong không gian văn hóa cộng đồng, ghe ngo thực hiện chức năng phương tiện thực hành nghi lễ, phương tiện chuyển 9 tải thông điệp của cộng đồng tới thần linh, phương tiện gắn kết cộng đồng. Khi trở thành hiện vật trong bảo tàng, chức năng của ghe ngo là một hiện vật đại diện cho văn hóa Khmer trong bức tranh văn hóa của 54 cộng đồng dân tộc Việt Nam. - Giả thuyết thứ hai: Ghe ngo là hiện vật có tính thiêng. Tính thiêng của ghe ngo đậm nét nhất trong thời gian và không gian của hệ thống nghi lễ liên quan đến ghe ngo và lễ hội Ook Om Bok. Tuy nhiên, khi ghe ngo đã di chuyển từ cộng đồng đến bảo tàng thì có sự thay đổi về tính thiêng, tùy thuộc vào trải nghiệm văn hóa – tôn giáo của mỗi cá nhân hoặc cộng đồng. Đối với cá nhân hoặc cộng đồng đến từ những nền văn hóa khác, ghe ngo có thể đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật, nhưng đối với cộng đồng Khmer thì ghe ngo vẫn luôn là một biểu tượng thiêng liêng và cần được tôn kính. - Giả thuyết thứ ba: Hai dạng thức thiêng và thế tục có thể tồn tại đan xen, bổ sung cho nhau để tạo nên giá trị tổng thể của ghe ngo. Do đó, các nhà nghiên cứu và hoạt động bảo tàng cần sử dụng những giải pháp linh hoạt để thể hiện hai dạng thức này nhằm hiệu quả cao nhất là mang lại sự hiểu biết, cảm nhận và trải nghiệm văn hóa cho công chúng, thiết lập mối liên hệ chân thực và nhân văn giữa người hưởng thụ văn hóa và chủ thể văn hóa, từ đó tăng thêm tính hấp dẫn và hiệu quả của trưng bày trong bảo tàng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học - Đóng góp một cách tiếp cận mới vào hệ thống lý luận khi nghiên cứu hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng bằng cách phân tích sự biến đổi chức năng và tính thiêng của đối tượng nghiên cứu này qua quá trình hiện vật di chuyển từ không gian văn hóa của cộng đồng đến không gian trưng bày trong bảo tàng. 10 - Đóng góp tư liệu nghiên cứu mới về tính thiêng của chiếc ghe ngo với chức năng là phương tiện thực hành nghi lễ trong văn hóa của cộng đồng người Khmer ở Sóc Trăng. - Đóng góp một cách tiếp cận mới trong hoạt động bảo tàng ở Việt Nam đối với hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Bằng kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án mong muốn đóng góp một tiếng nói tích cực vào việc thúc đẩy sự quan tâm nghiên cứu đối với hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và cách xử lý mối quan hệ giữa hai dạng thức thiêng và thế tục của một trường hợp hiện vật điển hình nói riêng. - Trong luận án này, các biểu hiện thuộc dạng thức thiêng của chiếc ghe ngo trong sự so sánh với dạng thức thế tục trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Khmer ở Sóc Trăng sẽ được khảo tả và phân tích đầy đủ, dựa trên những quan sát, nghiên cứu thực tiễn của tác giả Luận án và tư liệu kế thừa từ những nghiên cứu đi trước. Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ đóng góp một số tư liệu mới về văn hóa Khmer Nam Bộ nói chung và chiếc ghe ngo nói riêng. - Từ cơ sở nghiên cứu trên, Luận án sẽ đưa ra một số nhận định về hiệu quả trưng bày chiếc ghe ngo tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, và luận bàn về một số giải pháp khoa học nhằm nâng cao hiệu quả trưng bày phục vụ xã hội, góp phần duy trì mối quan hệ bền vững giữa bảo tàng và cộng đồng chủ thể văn hóa. 7. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài Đề tài sau khi hoàn thành và đạt được mục đích nghiên cứu đề ra sẽ là một nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực trong việc áp dụng lý thuyết văn hóa học vào hoạt động sưu tầm, nghiên cứu và trưng bày của bảo tàng. Thông qua nghiên cứu trường hợp chiếc ghe ngo, tác giả Luận án mong muốn đóng góp vào việc điều chỉnh mối quan tâm của các nhà khoa học và hoạt động bảo tàng 11 khi xử lý mối quan hệ giữa hai dạng thức thiêng và thế tục của sự vật, hiện tượng hay một hiện vật văn hóa. Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra một số gợi ý nâng cao hiệu quả trưng bày và chất lượng khoa học trong công việc sưu tầm, nghiên cứu và tổ chức trưng bày hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng trong bảo tàng. Những bàn luận mà Luận án đưa ra là những giải pháp có ý nghĩa thiết thực nhằm giải quyết những bất cập và thách thức trong thực tiễn nghiên cứu, sưu tầm và trưng bày hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng. Những kết quả thu được của Luận án có thể cung cấp cơ sở khoa học hoặc tài liệu tham khảo mang tính ứng dụng đối với các nhà khoa học, hoạt động bảo tàng và quản lý văn hóa ở trung ương và các địa phương. 8. Cấu trúc của luận án Bản thảo Luận án gồm hai phần: chính văn và phụ lục. Phần chính văn, ngoài Mở đầu (11 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo (19 trang), nội dung Luận án được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về văn hóa của cộng đồng Khmer Nam Bộ (38 trang) Chương 2: Ghe ngo trong đời sống văn hóa của cộng đồng Khmer Nam Bộ (42 trang) Chương 3: Chiếc ghe ngo chùa Tum Pok Sok tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (39 trang) Chương 4: Bàn luận về cách xử lý mối quan hệ giữa hai dạng thức thiêng và thế tục của hiện vật trong bảo tàng (30 trang) Phần Phụ lục có 42 trang, gồm 3 tiểu phụ lục: Phụ lục 1: Bản đồ địa bàn nghiên cứu (4 trang) Phụ lục 2: Một số tư liệu văn bản (17 trang) Phụ lục 3: Tư liệu hình ảnh (21 trang) 12 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER Ở NAM BỘ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu chiếc ghe ngo của cộng đồng người Khmer Nam Bộ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam như một sự vật, hiện tượng văn hóa hay hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng, Luận án đưa ra những luận bàn về sự khác nhau trong trải nghiệm tính thiêng và thế tục trong văn hóa. Cụ thể, tác giả đã thực hiện nghiên cứu hai dạng thức thiêng và thế tục của ghe ngo trong văn hóa Khmer Nam Bộ và trong không gian bảo tàng, từ đó chỉ ra sự cần thiết phải nhìn nhận các dạng thức này của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tổng thể, không thể tách rời. Đây là một cách tiếp cận mang tính khách quan, hướng đến cách nhìn khoan dung và hòa hợp giữa những người có niềm tin và ứng xử thực hành tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, góp phần tích cực vào quá trình bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của hiện vật bảo tàng. Trong quá trình thực hiện Luận án, tác giả đã kế thừa kết quả của nhiều nghiên cứu đi trước mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã thực hiện, bao gồm các công trình nghiên cứu lý luận, các công trình khảo cứu về văn hóa Khmer trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, một số nghiên cứu liên quan tới ghe ngo và hội đua ghe ngo, các nghiên cứu về bảo tàng và hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng. 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận Kết quả nghiên cứu và quan điểm của một số học giả trong nước là cơ sở khoa học và nguồn tư liệu quan trọng định hướng cho nghiên cứu của Luận án. Từ góc độ nhân học văn hóa, tác giả Nguyễn Thị Hiền cho rằng, “mỗi nền văn hóa có những “chuẩn mực” riêng của nó trong việc hiểu và đánh giá, từ đó các 13 nhà nghiên c... Để nhận biết cái thiêng, không tồn tại giải pháp nối tiếp liên tục, mà phải có một hiện tượng huyền bí hay nói cách khác là một trật tự hoàn toàn khác mà 28 nếu nhìn bằng con mắt “phàm” thì không thể lý giải được. Sự ‘linh hiển’ chứa đựng nghịch lý khi hiện vật biểu hiện cái thiêng nhưng đồng thời lại vẫn là chính nó. Khi con người có niềm tin vào cái thiêng, thì cái thiêng đồng nghĩa với sức mạnh và sự tồn tại (hiện thực). Còn khi không có đức tin, con người có thể phải trải qua những trạng thái hoang mang, không xác định được sự tồn tại của sức mạnh hiện thực. Khi đó, con người cũng gặp khó khăn khi đi tìm lại chiều kích tư duy của con người trong xã hội cổ xưa. Đây là sự đan cài của hai mặt đối lập. Tương tự như vậy, đối với ý thức của con người hiện đại, hành vi ăn uống, tính dục là một quá trình hoạt động hữu cơ, nhưng đối với người nguyên thủy, thì hành vi đó có thể là một thực hành, giao tiếp với cái thiêng. Sự biến đổi dạng thức thiêng và thế tục có thể tùy thuộc vào không gian. Eliade so sánh sự khác nhau giữa không gian thiêng và không gian thế tục là sự khác nhau về chất qua các đặc điểm chính như sau: Không gian thiêng Không gian thế tục Biểu hiện của sự linh hiển là trung tâm (một điểm cố định) Một không gian trải rộng, không có trung tâm Không thuần nhất, có đoạn đứt vỡ, có khoảng cách (không được đến gần, chạm vào) Thuần nhất và không đứt đoạn Con người vận động có định hướng, hướng tới trung tâm của đức tin Con người vận động theo nhu cầu hằng ngày Tồn tại tuyệt đối Không tồn tại tuyệt đối Bảng 1: Đối sánh không gian thiêng và không gian thế tục (Nghiên cứu sinh lập bảng và lược thuật quan điểm của Mircea Eliade) 29 Quan niệm về dạng thức thiêng và thế tục còn lệ thuộc vào thời gian thiêng và đặc biệt là trải nghiệm tôn giáo. Sự khác biệt về trải nghiệm tôn giáo và quan niệm về thế giới tự nhiên, có thể nhận biết qua ví dụ: Ở con người trong xã hội nông nghiệp, niền tin vào đất mẹ, sự phồn thực, cây cối, yếu tố nữ/mẹ rất phong phú và mạnh mẽ; trong khi đó con người thuộc xã hội tiền nông nghiệp, chuyên về săn bắn, sẽ không thể có một trải nghiệm về đức tin mạnh mẽ như vậy. So sánh của Eliade về thời gian thiêng và thời gian thế tục qua trải nghiệm của con người tôn giáo và con người phi tôn giáo được nghiên cứu sinh thể hiện lại trong bảng 2. Thời gian thiêng (Trải nghiệm của con người tôn giáo) Thời gian thế tục (Trải nghiệm của con người phi tôn giáo) Không thuần nhất, không liên tục Thời gian thuần nhất, liên tục Có thể đảo ngược, không kết nối với thời gian trước đó hay tiếp sau. (Ví dụ: Một thời gian huyền thoại, nguyên thủy có thể hiện hữu, xen kẽ vào thời gian hiện thực) Theo trình tự từ khởi đầu đến kết thúc, không thể đảo ngược Có tính phi lịch sử, có thể làm ngừng thời gian thế tục trong một số thời điểm (nghi lễ) Theo những nhịp độ và cường độ thời gian khác nhau: Thời gian lao động, thời gian vui chơi (lễ hội) Có tính tái sinh theo quỹ đạo vòng tròn. Mỗi năm (mùa vụ) mới là một chu kỳ thời gian mới, khi đó thời gian được tạo ra một lần nữa với sức mạnh mới. Thời gian đi theo một chiều duy nhất, từ quá khứ - hiện tại – tương lai 30 Bảng 2: Đối sánh quan niệm về thời gian thiêng và thời gian thế tục từ trải nghiệm của con người tôn giáo và phi tôn giáo (Nghiên cứu sinh lập bảng và lược thuật quan điểm của Mircea Eliade) Sự khác biệt giữa hai dạng thức thiêng và thế tục biểu hiện ở rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, theo quan điểm của Eliade thì không có ranh giới rạch ròi giữa hai dạng thức này. Một con người tự coi là phàm tục, không tìn vào sức mạnh của cái thiêng, không có niềm tin tôn giáo nhưng vẫn có thể có hành vi tôn giáo hoặc ứng xử tôn giáo thầm kín (crypto-religious), đó là dấu vết của đức tin tôn giáo nguyên thủy. Ngược lại, một con người tôn giáo đôi khi vẫn bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng, phi tôn giáo. Trên thực tế, thiêng và thế tục có thể tồn tại song hành trong cùng một thực thể, hai dạng thức này không mẫu thuẫn, triệt tiêu nhau mà có thể được hoán đổi tùy thuộc vào một số yếu tố nhất định như không gian hay thời gian thiêng và đặc biệt là trải nghiệm tôn giáo. Để làm rõ hơn sự khác biệt giữa hai dạng thức thiêng và thế tục trong trường hợp chiếc ghe ngo của cộng đồng người Khmer trong văn hóa Nam Bộ và trong không gian bảo tàng, Luận án cũng dựa trên một cơ sở lý luận nữa là lý thuyết chức năng theo tiếp cận của Malinowski, với quan điểm cho rằng, tất cả thành tố văn hoá đều mang một chức năng cấu thành xã hội của loài người. Tất cả các bộ phận của xã hội hoạt động để đáp ứng các nhu cầu sinh học của cá nhân. Và do vậy, các hiện vật tôn giáo cũng giống như các thành tố văn hóa đảm bảo chức năng tinh thần của đời sống con người. Lý thuyết chức năng là những công cụ để tìm kiếm các chức năng văn hóa và xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống xã hội. Đúng như Lowie nhận định “Không có bất kỳ một cơ sở nào cho luận chứng giả tạo rằng bước tiến bộ về văn hóa và bước tiến bộ về xã hội có thể vận hành độc lập với nhau” [156]. Malinowski cho rằng, công việc của các nhà nhân học là “hòa nhập” vào một cộng đồng để khám phá các chức năng văn hóa. Đó là lý do mà cách tiếp cận của ông được 31 đặt tên là trường phái chức năng. Theo đó, có thể hiểu, xã hội là một tổng thể các bộ phận và mỗi bộ phận của xã hội có chức năng nhất định trong sự ổn định của tổng thể. Nói cách khác, chức năng là các hợp phần của văn hóa phối hợp với nhau để phục vụ nhu cầu của con người. Nguyên lý chức năng luận cho phép xem xét văn hóa như một hệ thống chỉnh thể nội tại, được tạo ra từ tổ hợp của những yếu tố cần thiết, gắn liền bằng các mối quan hệ phụ thuộc vào nhau về mặt chức năng. Mặc dù tôn giáo, tín ngưỡng là một đối tượng nghiên cứu đặc thù, có nhiều đặc điểm phức tạp và trừu tượng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, lý thuyết chức năng đã giúp cho việc nghiên cứu tôn giáo đạt được nhiều thành tựu đáng kể, làm sáng tỏ nhiều vấn đề còn mơ hồ. Khi đề cập tới các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Malinowski cho rằng, con nguời trong mọi xã hội đều phải đối mặt với những lo lắng và rủi ro đến từ những hiện tượng như thiên tai, ốm đau, tai nạn mà họ không có đủ kiến thức để giải thích và kiểm soát. Do đó, tôn giáo như là một giải pháp để giúp họ giảm thiểu sự lo lắng về rủi ro. Khi xác định chức năng của tôn giáo, các nhà chức năng luận cho rằng, thứ nhất, tôn giáo có chức năng kiểm soát xã hội. Thông qua các điều răn, luật lệ, tôn giáo duy trì trật tự xã hội bằng cách ủng hộ các hành vì được xã hội chấp nhận và ngược lại. Mọi tôn giáo đều mang trong nó một hệ thống các chuẩn mực đạo đức quy định các hành vi đúng đắn trong bối cảnh của xã hội mà nó tồn tại. Khi mà các chuẩn mực này được gắn liền với các thế lực siêu nhiên, nó có tác động mạnh hơn. Vì khi các thành viên tin vào sự tồn tại của các thế lực siêu nhiên, họ sẽ tuân thủ các chuẩn mực một cách chặt chẽ hơn. Không ăn vật phẩm từ lợn trong Đạo Hồi, hay không giết bò ở văn hóa Hindu là những minh chứng cho chức năng kiểm soát xã hội của tôn giáo. Thứ hai, tôn giáo giúp giải quyết xung đột và những lo lắng căng thẳng về mặt tâm lý, nhờ đó nguy cơ về xung đột xã hội cũng được giảm bớt. Thứ ba, nhờ tôn giáo 32 mà sự đoàn kết cộng đồng được củng cố, bởi vì, thông qua tôn giáo các thành viên cộng đồng có thể biểu lộ sự đồng nhất của mình, từ đó xây dựng mối quan hệ xã hội một cách chặt chẽ. Cụ thể hơn, mỗi tôn giáo đều có một hệ thống thần thánh hay thế lực siêu nhiên cụ thể. Các thành viên, với việc tham gia các nghi lễ, sẽ cùng chia sẻ một niền tin, một truyền thống và cảm thấy gần gũi với nhau hơn. Thông qua đó, tính đoàn kết cộng đồng được tăng lên. Trong nghiên cứu của mình, Malinowski đã so sánh cách thức tiến hành hai kiểu đánh bắt khác nhau của người dân đảo Trobriand: Đánh bắt cá dựa trên đầm phá nội địa và đánh bắt cá ở biển sâu. Việc đánh bắt cá ở vùng nước nội địa phẳng lặng của đầm phá là một công việc thoải mái, có mức độ thành công cao. Không có nghi lễ tôn giáo nào được thực hiện trong loại hoạt động đánh bắt này. Tuy nhiên, khi những người đàn ông đi đánh cá ở vùng biển vượt ra khỏi dải đá ngầm, thành công của chuyến đi phụ thuộc vào sự may mắn nếu gặp luồng cá, và cũng phải đối mặt với nguy hiểm ở vùng biển sâu. Trong những chuyến đi này, người dân đảo Trobriand thường tổ chức các nghi lễ tôn giáo nhằm mục đích đảm bảo một kết quả thuận lợi. Malinowski đưa ra giả thuyết rằng, khi mọi người kiểm soát được tình hình (hoặc ít nhất là cảm thấy như vậy), có thể dựa vào kiến thức và kỹ năng của mình để đi đến kết quả có thể đoán trước được, thì không cần thiết tới vai trò của tôn giáo. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với bất trắc và nguy hiểm, việc tổ chức các nghi lễ tôn giáo để cố gắng đảm bảo một kết quả cụ thể, giảm bớt lo lắng và tăng sự tự tin. Quan điểm về chức năng của Malinowski được thể hiện nhiều nhất khi ông so sánh sự khác biệt giữa ma thuật, tôn giáo và khoa học, dựa trên quan điểm của James G. Frazer (một trong những nhà dân tộc học hàng đầu với thao tác mô tả) [146]. Malinowski đã phát hiện ra sự kết hợp của cả quan điểm khoa học và ma thuật trong xã hội Trobriand. Tuy nhiên, khác với quan điểm của Frazer khi đặt họ ở hai phía đối diện của một chuỗi tiến hóa đơn giản liên kết 33 nhưng không thống nhất các kiểu xã hội khác nhau. Malinowski coi sự kết hợp này về cơ bản là thực tế và hợp lý: chỉ khi lý trí, theo kinh nghiệm và khoa học, không có thể đưa ra lời giải thích thì ma thuật và tôn giáo được sử dụng [158]. Mặc dù đồng tình với Durkheim về quan điểm cho rằng, vai trò chủ chốt của tôn giáo là củng cố các chuẩn mực và giá trị, thúc đẩy sự đoàn kết xã hội. Tuy nhiên, Malinowski không xem tôn giáo phản ánh toàn bộ xã hội, mà cho rằng tôn giáo có một chức năng cụ thể hơn, đó là củng cố tình đoàn kết trong những thời điểm căng thẳng về cảm xúc, có nguy cơ phá hoại sự ổn định của xã hội. Từ quan điểm tiếp cận của Eliade và Malinowski áp dụng vào nghiên cứu hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng, có thể làm sáng tỏ một số vấn đề đang là thách thức đối với nhà nghiên cứu và hoạt động bảo tàng. Hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng là một loại hình sản phẩm văn hóa đặc thù, đặc biệt là trong không gian bảo tàng. Hiện nay, việc ứng xử với loại hình hiện vật này vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác biệt, thậm chí là trái ngược nhau. Khác với các cơ sở thờ tự (vị trí đương nhiên của các hiện vật đó), bảo tàng đóng vai trò như một nơi trung gian để công chúng chiêm ngưỡng hoặc tương tác với hiện vật. Tuy nhiên, sự khác biệt văn hóa khiến cho những ý tưởng, mục tiêu về cách tổ chức trưng bày loại hình hiện vật này là rất khác nhau. Chẳng hạn, nhiều bảo tàng lớn có trưng bày tượng Phật, tượng chúa Giê-su, nhưng không có nơi nào dành cho thánh Ala của người Hồi giáo, vì đó là một điều cấm kỵ đối với cộng đồng này. Điều này khiến cho việc ứng xử với các hiện vật thiêng trong các bảo tàng trở thành một công việc được các bảo tàng cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Trong một không gian lễ hội, một bộ sưu tập cá nhân hoặc một điện thờ tại gia, các đồ vật có thể có được một phạm vi nhận dạng cụ thể trong đời sống của chúng. Tuy nhiên, trong không gian bảo tàng, một không gian thiêng nơi dành riêng cho các vị thần không tồn tại mà chỉ có các không gian mô phỏng. Rõ ràng, hiện vật thực (hiện vật gốc) nhưng được đặt trong một không gian mô 34 phỏng sẽ đóng vai trò khác với chính nó khi đặt trong không gian thiêng của cơ sở thờ tự. Ý niệm về tính thiêng, giống như di sản phi vật thể, được thể hiện dưới dạng “thực hành, biểu diễn, biểu hiện, kiến thức, kỹ năng - cũng như các công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và không gian văn hóa gắn liền với nó” [121]. Nhiều bảo tàng có không gian dành riêng cho việc biểu hiện tính thiêng, hoặc thực hành một số nghi thức, bởi vì các bộ sưu tập của họ thực sự có nguồn gốc từ những không gian thiêng (vật phẩm chôn cất, đền thờ...), hoặc liên quan trực tiếp đến tín ngưỡng (tranh vẽ và các công trình tôn giáo, đồ vật của giáo phái). Tuy nhiên, khác với ở một cơ sở thờ tự, hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng trong bảo tàng mang chức năng xã hội, được nhấn mạnh bởi vai trò xã hội của bảo tàng, vì bảo tàng là một thiết chế văn hóa mang tính thế tục. Việc tách bạch hoàn toàn giữa yếu tố thiêng và yếu tố thế tục trong các hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng là việc làm bất khả thi. Bởi vì các hiện vật này thể hiện vai trò, chức năng của chúng (thiêng hay thế tục) tùy thuộc vào thời gian và không gian khác nhau. Chẳng hạn, pho tượng gỗ trong tay người thợ mộc chỉ là một khúc gỗ được đục đẽo nhưng khi được đưa lên chùa làm lễ cúng thì nó đã được thiêng hóa. Lúc này người thợ mộc cũng sẽ chắp tay “vái Phật” mà không coi đó là “khúc gỗ được đục đẽo” nữa. Khi pho tượng bị mục nát, nhà chùa thay thế bằng một pho tượng mới. Lúc này pho tượng cũ sẽ được giải thiêng và người thợ mộc có thể “nhặt” nó về để sử dụng cho các mục đích thế tục khác. Để tìm hiểu và đối sánh về những khác biệt trong trải nghiệm về tính thiêng ở bên trong và bên ngoài mỗi nền văn hóa, chúng ta cần bắt đầu từ những quan niệm của cộng đồng đối với một đối tượng văn hóa. Những nhận thức khác nhau về chức năng và cách ứng xử với từng hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng thể hiện rõ qua trường hợp điển hình là chiếc ghe ngo của chùa Tum Pok Sok đang được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Qua đây, 35 Luận án cũng sẽ bước đầu gợi ý một số phương thức ứng xử của bảo tàng đối với hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng, từ đó giúp các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động bảo tàng nâng cao chất lượng sưu tầm, nghiên cứu và tổ chức trưng bày hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng trong bảo tàng. 1.2.2. Các khái niệm nghiên cứu Trong Luận án, nghiên cứu sinh thường xuyên sử dụng một số thuật ngữ như: ghe ngo; hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng; tính thiêng; thế tục; cộng đồng; ký ức cộng đồng. Xin được trình bày cách hiểu của nghiên cứu sinh và mục đích sử dụng các khái niệm đó trong Luận án như sau: - Ghe ngo: Một thành tố văn hóa đặc thù của người Khmer, là loại phương tiện được sử dụng trong hội đua ghe ngo, thuộc chuỗi hoạt động của lễ hội Ook Om Bok, được tổ chức hằng năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tại địa điểm thường được chọn là thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Ghe ngo có hai chức năng cơ bản, một là “phương tiện rước nước” trong nghi lễ nông nghiệp xưa, hai là “phương tiện di chuyển” khi được sử dụng trong hội đua ghe ngo. Bên cạnh đó, ghe ngo còn có các chức năng bổ trợ trong vai trò là biểu tượng sức mạnh tập thể hay là biểu tượng may mắn của cộng đồng. - Hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng: Là hiện vật bảo tàng đã từng được sử dụng trong các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng. Theo đó, hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng của bảo tàng phải là một hiện vật văn hóa, tức là một thực thể vật lý được con người tạo ra hoặc tác động vào để phục vụ đời sống, thông qua đó hình thành những giá trị văn hóa. Hiện vật đó cần đáp ứng được yêu cầu phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu hoạt động của từng bảo tàng cụ thể. Đặc biệt, giá trị của hiện vật được khẳng định thông qua hồ sơ (lý lịch) hiện vật do nhà nghiên cứu, sưu tầm thực hiện. Lý lịch hiện vật càng cung cấp đầy đủ thông tin, phong phú về hình thức biểu hiện thì hiện vật đó có giá trị trưng bày, bảo tồn và giáo dục càng cao. Trong Luận án, khái niệm “hiện vật tôn giáo, tín 36 ngưỡng” được sử dụng để chỉ hiện vật có tính thiêng được bảo quản và trưng bày trong bảo tàng. - Tính thiêng: Theo Từ điển Oxford, yếu tố thiêng (sacred) có nghĩa là “được kết nối với Chúa hoặc một vị thần hoặc dành riêng cho mục đích tôn giáo, rất đáng được tôn kính hoặc được một tôn giáo, nhóm hoặc cá nhân cụ thể coi trọng và tôn kính” [176]. Bên cạnh yếu tố thiêng thì thuật ngữ thiêng liêng cũng ám chỉ rằng, sự thiêng liêng hướng đến một vật/vật thể được coi trọng đối với một cá nhân. Khái niệm này mang đến cho chúng ta một hàm nghĩa rộng lớn liên quan đến các hành vi xã hội của cá nhân và cộng đồng. Hàm nghĩa của yếu tố thiêng vô cùng rộng lớn và đã được giới khoa học hàn lâm sử dụng hàng thế kỷ qua. Có thể hiểu, tính thiêng là một đặc tính phổ quát trong các tôn giáo và tín ngưỡng ở mọi nơi trên thế giới, được kết nối với các vị thần, thánh hoặc dành riêng cho một mục đích tôn giáo. Tính thiêng được hình thành từ những giai đoạn sơ khai trong lịch sử phát triển của nhân loại, do con người cảm nhận hoặc tạo ra trên cơ sở những sự vật và hiện tượng đã và đang tồn tại trong đời sống. - Thế tục: Là trạng thái trong đó chủ thể tách biệt khỏi các quan niệm tôn giáo, các đức tin vào sự linh hiển, không liên kết hoặc có quan điểm phản đối bất kỳ tôn giáo hay tín ngưỡng nào. Trong Luận án, khái niệm thế tục được sử dụng tương đương với khái niệm phàm trong lý thuyết của Mircea Eliade. - Cộng đồng: Có một số quan điểm khác nhau về khái niệm “cộng đồng.” Trong Luận án, nghiên cứu sinh lựa chọn quan điểm của tác giả Nguyễn Duy Thiệu [97] cho rằng, cộng đồng là một tập thể các thành viên có mối liên kết nhiều chiều với nhau: Có mục tiêu, lợi ích chung; cùng sở hữu và chia sẻ những chuẩn mực, hệ giá trị của một nền văn hóa; nhưng không nhất thiết phải là một khối đồng nhất hoàn toàn. Theo đó, cộng đồng có thể là những người ở 37 trong cùng một làng, một nước, một khu vực; một nhóm huyết tộc, một tộc người; những người cùng chia sẻ một đức tin tôn giáo, tín ngưỡng; những người là đồng chủ thể của một nền văn hóa, cùng sáng tạo, sở hữu, chia sẻ các giá trị và nuôi dưỡng nền văn hóa ấy - Ký ức cộng đồng: Là những kí ức tập thể hoặc trí nhớ cá nhân là thành viên của cộng đồng về các sự kiện xã hội chuyển tải truyền thống văn hóa xã hội, thông qua các thực hành văn hóa hay tôn giáo, tín ngưỡng. 1.3. Khái quát về văn hóa của cộng đồng người Khmer Nam Bộ 1.3.1. Vài nét về lịch sử vùng đất và quá trình tụ cư của cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ Người Khmer ở Nam Bộ sinh sống tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là vùng đồng bằng sông Mê Kông, vùng Tây Nam Bộ, hoặc theo cách gọi ngắn gọn của người dân ở vùng đất này là miền Tây. Về mặt hành chính, đồng bằng sông Cửu Long bao gồm một thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019, đồng bằng sông Cửu Long là khu vực đồng bằng có tổng diện tích lớn nhất Việt Nam (40.548,2 km²) và có dân số toàn vùng là 17.273.630 người (chiếm 17,95% dân số cả nước). Trước khi người Khmer có mặt ở Nam Bộ, nhiều tài liệu khảo cổ học đã chứng minh rằng từ những thế kỷ đầu Công nguyên, ở đây có một trung tâm cư dân Phù Nam mang ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ giáo – Phật giáo, cũng như ở nhiều vùng khác nhau của khu vực Đông Nam Á. Đây là giai đoạn hình thành và phát triển của văn hóa Óc Eo. Theo một số thư tịch cổ của Trung Quốc thì Phù Nam là tên gọi của một quốc gia, vị trí là ở phía Nam bán đảo Đông Dương, phía Nam quận Nhật Nam và Lâm Ấp [2]. Phù Nam được cho là 38 một quốc gia ven biển mà trung tâm là vùng Nam Bộ ngày nay của Việt Nam. Cư dân chủ thể của khu vực này là người Mã Lai đa đảo, có truyền thống hàng hải và thương nghiệp khá phát triển. Phù Nam đã mở rộng ảnh hưởng chi phối trên toàn bộ vùng Vịnh Thái Lan và kiểm soát con đường giao thông huyết mạch từ Nam Đông Dương sang Ấn Độ. Sau một thời kỳ phát triển rực rỡ, đến cuối thế kỷ VI, nhà nước Phù Nam bắt đầu suy yếu và tan rã. Trong khi đó, nước Chân Lạp của người Khmer – một thuộc quốc của Phù Nam trước kia lại phát triển nhanh chóng, cho đến đầu thế kỷ VII, Phù Nam và vùng đất Nam Bộ Việt Nam ngày nay phụ thuộc vào Chân Lạp. Theo sử sách Trung Quốc thì Chân Lạp có hai vùng khá riêng biệt. Nửa phía Bắc chủ yếu là núi đồi và thung lũng gọi là Lục Chân Lạp. Nửa phía Nam có biển bao vây và đầm lầy gọi là Thủy Chân Lạp. Lục Chân Lạp tương ứng với vùng đất thuộc Campuchia ngày nay, còn Thủy Chân Lạp tương ứng với vùng đất thuộc Nam Bộ Việt Nam ngày nay. Do truyền thống của người Khmer là khai thác các vùng đất cao, họ chưa có kinh nghiệm canh tác và quản lý vùng đồng bằng mới bồi đắp, còn ngập nước và sình lầy địa hình trũng, thường xuyên ngập úng, nên việc cai quản vùng lãnh thổ Thủy Chân Lạp hết sức khó khăn. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI là thời kỳ nền văn minh Angkor phát triển rực rỡ, vùng Thủy Chân Lạp gần như bị lãng quên. Đặc biệt là trong suốt thời gian dài vùng đất này bị ngập trong nước biển, nơi đây chủ yếu chỉ có thú dữ và cây rừng, con người sinh sống rất thưa thớt. [86] Nói cách khác, vùng Nam Bộ khi ấy là một vùng đất hoang vu vô chủ, khi người Khmer, người Kinh (Việt) tới đây khai phá, nơi đây còn nhiều cá sấu và cọp dữ như được mô tả trong câu ca dao: Chèo ghe sợ sấu ăn chưng, Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma. Hay: Rừng thiêng, nước độc, thú bầy, 39 Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh [77]. Từ thế kỷ X trở đi, cùng với sự rút dần của nước biển thì ở đồng bằng Nam Bộ cũng hiện lên một số giồng đất cao màu mỡ, rất thuận lợi cho cư dân cư trú và sản xuất. Thời kỳ này, những người nông dân Khmer nghèo đã rời bỏ Angkor, tìm đến sinh sống ở những giồng đất cao của vùng Tây Nam Bộ. Tại đây, họ sinh sống ở những giồng cát lớn, tập trung cư trú thành khu vực, dựa trên mối quan hệ dòng họ và gia đình [15]. Tiếp theo, nhiều nhóm cộng đồng Khmer, trong đó có cả những sư sãi và trí thức, đã di cư đến khu vực đồng bằng Nam Bộ sinh sống. Đến đây, họ lại hòa nhập với những lớp người Khmer đến trước, tiếp tục khai phá và biến vùng đất này thành những điểm tụ cư đông đúc. Nhìn chung, vào đầu thế kỷ XVI, ở đồng bằng Nam Bộ cơ bản đã hình thành các điểm dân cư tập trung của người Khmer và cộng đồng này cũng là thành phần dân cư chủ yếu sinh sống ở khu vực này. Về cơ bản, cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ và cộng đồng người Khmer ở Campuchia là những người đồng tộc có chung ngôn ngữ, tôn giáo và chia sẻ nhiều đặc trưng tộc người. Tuy nhiên, từ khi định cư ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cộng đồng Khmer nơi đây đã có nhiều sáng tạo độc lập và tạo nên những đặc điểm riêng của cộng đồng. Cùng với quá trình cộng cư với các tộc người di cư đến đồng bằng sông Cửu Long từ những năm cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, cộng đồng Khmer nơi đây ngày càng hình thành những đặc điểm khác biệt so với cộng đồng người Khmer ở Campuchia và các nơi khác. Đặc biệt, từ khi nhà Nguyễn đưa ra những chính sách quản lý vùng đất Nam Bộ, người Khmer Nam Bộ đã thực sự trở thành một phần trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa Việt Nam vừa thống nhất vừa đa dạng. 1.3.2. Những thành tố cơ bản trong văn hóa của cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ 40 Người Khmer là một tộc người trong 54 tộc người đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, nằm trong số 5 cộng đồng có dân số đông nhất, sau người Kinh (Việt). Địa bàn cư trú tập trung của cộng đồng Khmer là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc Nam Bộ, có mặt ở hầu khắp các tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu Cũng như các cộng đồng cư dân sinh sống lâu đời ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, văn hóa Khmer mang nhiều dấu ấn của văn hóa Óc Eo và Phù Nam, mà nổi bật là các đặc trưng văn hóa Đông Nam Á và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Tổ chức xã hội truyền thống: Vốn là cư dân nông nghiệp, cộng đồng Khmer Nam Bộ sinh sống thành những nhóm tụ cư nhỏ và tổ chức thành những đơn vị xã hội tự quản. Mỗi tập thể định cư trên một địa điểm bám sát đất trồng trọt gọi là phum. Đơn vị cao hơn phum và bao gồm nhiều phum gọi là srok (tiếng Việt gọi là sóc). Phum sóc không phải là đơn vị hành chính nhà nước, mà là những đơn vị xã hội cổ truyền, ràng buộc nhau bởi các phong tục, lễ nghi mà ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Trong đời sống của cộng đồng Khmer Nam Bộ, phum thường bao gồm từ 5 - 7 gia đình, sống quây quần trong một khoảnh đất nhất định, trên những dải đất cao (được gọi là những “giồng đất, giồng cát”. Xung quanh phum thường trồng một loại tre có gai thay cho tường bao quanh, bảo vệ các gia đình trong phum. Các gia đình trong phum hầu hết đều có quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân với nhau. Ngoài ra, có thể có một vài gia đình không có quan hệ huyết thống, hoặc gia đình người Hoa, người Kinh (Việt). Đứng đầu và có tiếng nói quyết định mọi việc trong phum là một người lớn tuổi, có uy tín trong cộng đồng, có thể là đàn ông hay đàn bà, được gọi là mê phum [19]. Mê phum có trách nhiệm chăm lo công việc nội bộ của phum và quan hệ với bên ngoài. Những công việc chủ yếu của phum là hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, như cúng Neak Ta, cúng Arăk, tổ chức lên chùa trong các ngày lễ, các công 41 việc liên quan đến chu kỳ đời người như cưới hỏi, tang ma, vận động các gia đình giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt Sinh hoạt của phum mang tính chất tự quản của một cộng đồng vừa có quan hệ huyết thống, vừa có quan hệ láng giềng. Trong quá trình tụ cư, các phum của người Khmer Nam Bộ đã hòa nhập với làng xóm của người Kinh (Việt) và người Hoa, tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu văn hóa, gắn kết giữa các cộng đồng. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, sóc của cộng đồng Khmer cũng là một đơn vị cư trú, lớn hơn phum, tương tự như làng của người Việt. Mỗi sóc gồm nhiều phum và một ngôi chùa, những sóc lớn có thể có hai ngôi chùa, một vài sóc nhỏ có thể chung nhau một ngôi chùa. Ngôi chùa là bộ mặt của phum sóc nên được xây dựng rất đẹp, trang trí công phu. Việc quản lý sóc được giao cho ban quản trị sóc. Ban quản trị được người dân bầu chọn trong số những người đàn ông lớn tuổi, có uy tín, hiểu biết phong tục, tập quán của cộng đồng Khmer. Ban quản trị bầu ra người đứng đầu, gọi là mê sóc. Mê sóc và ban quản trị trông coi điều hành các công việc chung thuộc nội bộ của sóc, thay mặt cho các thành viên trong sóc thực hiện các công việc đối ngoại, duy trì mối liên hệ thường xuyên giữa nhà chùa với dân sóc. Bên cạnh bộ máy tự quản phum, sóc, còn có hệ thống tổ chức của nhà chùa. Đứng đầu mỗi chùa có một vị sư cả là người trụ trì ngôi chùa, vị lãnh đạo tôn giáo cao nhất của một hoặc vài sóc. Trong tâm thức người Khmer, sư cả (còn được gọi là tăng trưởng) được coi là đại diện cho đức Phật. Những lời giáo huấn của ông được người dân tôn trọng và thực thi một cách nghiêm túc. Mọi mâu thuẫn trong xã hội đều được đưa tới chùa để giải quyết và người dân tuân theo sự phán xử của sư cả. Trong mỗi chùa, cùng với sư cả và các sư sãi chuyên lo các việc tôn giáo còn có ban quản trị chùa (Knã kô ma ca wat) do cộng đồng bầu ra, gồm có ông chủ chùa (Nhôm wat), thầy phụ trách nghi lễ 42 (Achar wat) và các vị khác phụ trách về tài chính, Phật sự. Ban quản trị chùa thay mặt nhà chùa đứng ra tổ chức, hoạch định chương trình các buổi lễ, quyết định địa tô của chùa, giải quyết những vấn đề sửa sang, trùng tu chùa, lo các ngân khoản chi tiêu cho nhà chùa Trong cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ, ngoài các tăng lữ, các vị achar là những người có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội của cộng đồng. Họ là những người góp phần chủ đạo trong việc hướng dẫn thực hành, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Achar là những vị có uy tín trong phum sóc về tri thức và đạo đức (achar trong tiếng Sanskrit có nghĩa là hiểu biết) [56]. Phương thức tổ chức tự quản như trên ở cộng đồng Khmer được duy trì cho tới khi triều đình nhà Nguyễn (1802-1945) ban hành chính sách quản lý và thiết lập hệ thống hành chính nhà nước tại đây. Theo đó, phum sóc Khmer ở Nam Bộ đã được sắp xếp lại theo hệ thống các xã ấp, theo sự quản lý của chính quyền. Tác giả Mạc Đường đã nhận xét về vấn đề này như sau: “Cho đến thế kỷ XVII, người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn sống khu biệt và không có mối quan hệ hành chính với bất cứ quốc gia nào thời đó” [15]. Có thể nói, tổ chức xã hội truyền thống của cộng đồng Khmer trước đây là sự kết hợp giữa tổ chức tự quản của cộng đồng với sự tham gia của tổ chức nhà chùa. Sự đan xen hỗn hợp này đã tạo cho xã hội truyền thống của cộng đồng Khmer Nam Bộ một đặc tính xã hội riêng biệt, khác với nhiều tộc người khác. Tổ chức sản xuất và hoạt động kinh tế: Người Khmer từ lâu đã là cư dân thành thạo canh tác nông nghiệp lúa nước mùa vụ. Để phục vụ sản xuất, người Khmer đã sáng tạo ra những nông cụ có tính hiệu quả, thích ứng với điều kiện địa lý và đất đai của vùng đồng bằng Nam Bộ, ví dụ như chiếc phảng thay thế cho cày, là dụng cụ chuyên dùng ở vùng đất phèn, đất mặn, có tác dụng trong việc phát cỏ; cù nèo (pok) dùng để vơ cỏ, chiếc nọc cấy (sơ chal) mang dấu vết 43 của cây gậy chọc lỗ tra hạt xa xưa, tạo ra lỗ để cắm cây mạ xuống ở những chân ruộng nước, đất cứng và cái vòng (kần điêu) để gặt lúa. Địa vực cư trú và sinh sống của cộng đồng Khmer là vùng có nhiều sông, rạch và sát biển nên có nhiều điều kiện thuận lợi và đồng bào cũng rất thành thạo đánh cá trên sông, biển bằng tàu, thuyền giăng lưới, quăng chài, lờ, đó, đơm, xà neng Hiện nay nghề thủ công truyền thống của cộng đồng Khmer ở Nam Bộ còn phổ biến một số nghề như: gốm, dệt vải, đan lát và dệt chiếu, làm đường thốt nốt sản phẩm không chỉ để phục vụ lao động, sinh hoạt hằng ngày mà còn là mặt hàng trao đổi, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân. Là cư dân sống ở đồng bằng sông nước, canh tác nông nghiệp lúa nước nên từ lâu phương tiện vận chuyển của người Khmer c...hước Hoan (chủ biên 1997), Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 47. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam – Trường Đại học Cần Thơ, nhiều tác giả (2004), Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văn nghệ dân gian Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 48. Nguyễn Thị Hải Hồng và cộng sự (2012), “Đánh giá đa dạng di truyền sao đen (Hopea odorata Roxb)”, Đề tài khoa học, Phân viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 22, tr.92-97. 49. Nguyễn Thị Huệ (chủ biên 2011), Giáo trình Sưu tầm hiện vật bảo tàng, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, Nxb Lao động, Hà Nội. 50. Lưu Hùng, Nguyễn Vũ Hoàng (2013), “Những câu chuyện cuộc đời của hiện vật: Rối bóng Java và dàn nhạc Gamelan của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”, Tạp chí Bảo tàng & Nhân học, Số 4, tr. 19-29. 170 51. Nguyễn Văn Huy (2005), “Đa dạng hóa các hoạt động bảo tàng hiện đại”, trong Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, Nxb Thế giới, Hà Nội. 52. Nguyễn Văn Huyên (2018), Văn minh Việt Nam, Đỗ Trọng Quang dịch, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 53. Đỗ Quang Hưng (2009), “Tôn giáo và văn hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3 (28), tr. 25-32. 54. Lê Hương (1974), Sử liệu Phù Nam, Nxb Nguyên Nhiều, Sài Gòn. 55. Lê Hương (1969), Người Việt gốc Miên, Nxb Sài Gòn, Sài Gòn. 56. Nguyễn Thị Thu Hương (2016), “Kru Achar – Nhân tố quan trọng trong các nghi lễ vòng đời của người Khmer Nam Bộ”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Trà Vinh, số 24, tr. 24-33. 57. Nguyễn Thị Việt Hương (2015), Tục thờ nước của người Việt qua lễ hội ở Hà Nội và phụ cận, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 58. Kaulen E. M., Kossova I. M., Sundieva A. A. (2006), Sự nghiệp bảo tàng của nước Nga, Cục Di sản văn hóa dịch và xuất bản, Hà Nội. 59. Đinh Gia Khánh và Lê Hữu Tầng (đồng chủ biên 1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 60. Trần Văn Khê (2002), “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật chất của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, trong Tính đa dạng của văn hóa Việt Nam – Những tiếp cận về sự bảo tồn, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội. 61. Nguyễn Văn Kim, Phạm Hồng Tung (2017), Lịch sử và văn hóa: Tiếp cận đa chiều, liên ngành, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 171 62. Toshiyuki Kono (2006), “Định nghĩa cộng đồng như là người nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể”, Hội nghị chuyên gia về Sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Tokyo, Nhật Bản. 63. Lê Văn Kỳ (2002), Lễ hội nông nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 64. Võ Thị Hoàng Lan (2009), “Về một số lễ thức gắn với nước ở lễ hội thuộc châu thổ Bắc Bộ”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 4 (29), tr. 47-52. 65. Lưu Khôi Lập, Trương Anh Mẫn (2006), “Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trong những luận điểm trái chiều”, trong Diễn đàn giám đốc các bảo tàng và các nhà nhân loại học châu Á. 66. Nguyễn Thanh Lợi (2015), Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Nam Bộ, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam – Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 67. Nguyễn Thanh Lợi (2014), Tín ngưỡng dân gian – Những góc nhìn, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam – Nxb Thời đại, Hà Nội. 68. Nguyễn Thanh Lợi (2009), “Tục vẽ mắt thuyền”, Tạp chí Văn hóa học trực tuyến, ngày 12/12/2009. Truy cập ngày 10/6/2019. 69. Luật Di sản văn hóa (2013), văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH, do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 23/7/2013. 70. Lê Công Lý (2010), “Yếu tố nước trong lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 4, tr. 79-84. 71. Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Hiền, Đào Thế Đức, Hoàng Cầm (2014), “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa: Nghiên cứu trường hợp Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ), Hội Gióng (Hà Nội), Tháp Bà Poh Nagar (Khánh Hòa) và văn hóa cồng chiêng của người Lạch (Lâm Đồng)”, trong Di sản văn hóa trong xã hội Việt Nam đương đại, Nxb Tri thức, Hà Nội. 172 72. Lê Hồng Lý, Phạm Thị Thủy Chung (2003; 2013), Những hoạt động văn hóa dân gian ở một làng ven đô – làng Đăm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 73. Lê Thị Minh Lý (2006), Bảo tàng Việt Nam: Thực trạng và những giải pháp chính nhằm kiện toàn hệ thống bảo tàng trong phạm vi cả nước, Luận án tiến sĩ Quản lý văn hóa, Viện Văn hóa Thông tin. 74. Lê Thị Minh Lý (2003), “Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể”, Tạp chí Di sản văn hóa – số 4, tr. 69 – 71. 75. Sơn Nam (1981), Bến Nghé xưa, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 76. Sơn Nam (1985), Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 77. Trần Văn Nam (2010), Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 78. Lâm Nhân, Trần Văn Út, đồng chủ biên (2015), Văn hóa phi vật thể các dân tộc tỉnh Sóc Trăng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng – Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 79. Lương Ninh (2015), Một con đường sử học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 80. Nhiều tác giả (2019), Các lý thuyết văn hóa, Đỗ Lai Thúy tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 81. Nhiều tác giả (2014), Di sản văn hóa trong xã hội Việt Nam đương đại, Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm tổ chức bản thảo, Harvard Yenching tài trợ, Nxb Tri thức, Hà Nội. 82. Nhiều tác giả (2013), Văn hóa thờ nữ thần – Mẫu ở Việt Nam và châu Á: Bản sắc và giá trị, Nxb Thế giới, Hà Nội. 173 83. Nhiều tác giả (2008), Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Harvard Yenching tài trợ, Lê Hồng Lý và Nguyễn Thị Phương Châm tổ chức bản thảo, Nxb Thế giới, Hà Nội. 84. Nhiều tác giả (2016), Văn hóa học – Những phương pháp nghiên cứu, bản dịch của nhiều dịch giả, Nxb Thế giới, Hà Nội. 85. Phạm Quỳnh Phương và các cộng sự (2013), Thiểu số cần tiến kịp đa số - Định kiến trong quan hệ tộc người ở Việt Nam, Nxb. Giao thông Vận tải, Hà Nội. 86. Châu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký, Lê Hương dịch (1973), Kỷ nguyên mới xuất bản, Sài Gòn. 87. Vương Hoằng Quân (chủ biên 2008), Cơ sở bảo tàng học Trung Quốc, Cục Di sản văn hóa dịch và xuất bản, Nxb Thế giới, Hà Nội. 88. Vương Hồng Sển (1999), Tự vị tiếng nói miền Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 89. Sô-ry-a (1988), Lễ hội Khmer Nam Bộ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 90. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch - UBND tỉnh Sóc Trăng, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh - Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (2009), Bảo tồn và phát huy Lễ hội Óoc Om Boc – Đua ghe ngo Sóc Trăng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học. 91. Bùi Hoài Sơn, Đỗ Thị Thanh Thủy (2020), “Cơ hội và thách thức đối với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030”, Tạp chí Cộng sản online. 92. Bùi Hoài Sơn (2010), “Di sản cho ai và câu chuyện tổ chức lễ hội truyền thống ở Việt Nam”, Tạp chí Di sản văn hóa – số 3, tr. 10 – 14. 93. Taylor, E. B. (2019) Văn hóa nguyên thủy, Huyền Giang dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. 174 94. Lê Bá Thảo (1977), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 95. Bùi Quang Thắng (2003), Hành trình vào văn hóa học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 96. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 97. Nguyễn Duy Thiệu (2013), “Cộng đồng và mối quan hệ giữa cộng đồng với bảo tàng trong sứ mệnh bảo tồn di sản văn hóa”, Tạp chí Bảo tàng & Nhân học, Số 2, tr. 3-9. 98. Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (chủ biên 2005), Folklore: Một số thuật ngữ đương đại, Viện Nghiên cứu Văn hóa - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 99. Ngô Đức Thịnh (2007), “Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể”, Tạp chí Cộng sản online. 100. Ngô Đức Thịnh (2000), “Về các hiện tượng văn hóa phi vật thể”, Thông báo khoa học số 1, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, tr. 36 – 39. 101. Nguyễn Hữu Thông (chủ biên 2017), Tượng thờ Hindu giáo từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt, Nxb Thuận Hóa, Huế. 102. Vũ Hồng Thuật (2016), “Hiện vật thiêng trong bảo tàng: Quan điểm và cách tiếp cận”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2 (152), tr. 22-33. 103. Đỗ Lai Thúy (2018), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb Tri thức, Hà Nội. 104. Bùi Anh Thư (2016), “Vấn đề an ninh nguồn nước ở lưu vực sông Mekong trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9 (187), tr. 21-30. 105. Trần Minh Thương (2017), Đặc điểm văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 175 106. Timothy, Ambrose và Crispin Paine (2000), Cơ sở bảo tàng, Lê Thị Thúy Hoàn dịch, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hà Nội. 107. Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2012), Địa chí tỉnh Sóc Trăng, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 108. Nguyễn Thị Thu Trang (2016), Bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội. 109. Huỳnh Ngọc Trảng (1998), Vè Nam Bộ, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai. 110. Huỳnh Ngọc Trảng và nhóm tác giả (sưu tầm, biên soạn 1983), Truyện cổ Khơ-me Nam Bộ, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 111. Tiền Văn Triệu (2011), Tích xưa về người Khmer Sóc Trăng, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng – Nxb Phương Đông, Cà Mau. 112. Võ Quang Trọng, Nguyễn Duy Thiệu (chủ biên 2017), Để có một bảo tàng sống động, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Nxb Thế giới, Hà Nội. 113. Huỳnh Hiếu Trung (2017), “Tục đi tu báo hiếu của người Khmer ở Sóc Trăng: Giá trị và biến đổi”, Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, tập 20, số X2-2017, tr. 82-88. 114. Nguyễn Thành Trung, Hà Thị Thùy Dương (2015), “Nghi lễ nông nghiệp của người Khơ me vùng Tây Nam Bộ”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(104), tr. 95-104. 115. Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á – Thái Bình Dương (IRCI), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện Khoa học giáo dục (2020), Tài liệu hướng dẫn Giáo dục về di sản văn hóa phi vật thể trong trường phổ thông hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 176 116. Trung tâm Văn hóa học – Lý luận và Ứng dụng (2007), Tín ngưỡng nữ thần Mariamman: Giá trị di sản Ấn Độ trong giao lưu văn hóa với Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 117. Phan Anh Tú (2016), Điêu khắc thần Vishnu và Shiva, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 118. Phan Anh Tú (2014), “Ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer ở Nam Bộ: Nhìn từ sinh thái học Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 5(131), tr. 61-69. 119. Hoàng Túc (2011), Diễn ca Khmer Nam Bộ, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - Nxb Thời đại, Hà Nội. 120. Phan Thị Yến Tuyết (chủ biên 2002), Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống Nam Bộ, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 121. UNESCO (2003), Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Convention for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage), Đại hội đồng lần thứ 32 tại Paris, ngày 17 tháng 10 năm 2003. 122. UNESCO (2005), Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa (Convention on the Protection and Promotion of the Diversity of Cultural Expressions), Đại hội đồng lần thứ 33 tại Paris, ngày 21 tháng 10 năm 2005. 123. Valmiki (Sage) (1988), Ramayana – Sử thi Ấn Độ, 3 tập, Phạm Thúy Ba dịch, Nxb Văn học, Hà Nội. 124. Vargyas, Garbor (2018), Bất chấp định mệnh: Văn hóa và phong tục tập quán người Bru-Vân Kiều, Giáp Thị Minh Trang dịch, Đại sứ quán Hungary tại Hà Nội – Nhà sách Đông Tây – Nxb Dân trí, Hà Nội. 177 125. Bùi Thị Ánh Vân (2017), “Nguồn gốc lễ hội giữ hồn lúa của cư dân nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1(202), tr. 55-62. 126. Bùi Thị Ánh Vân (2012), “Sông nước trong tín ngưỡng dân gian Đông Nam Á”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 338, tháng 8, tr. 52-56. 127. Viện Văn hóa (1987), Người Khmer tỉnh Cửu Long, Sở Văn hóa và Thông tin Cửu Long. 128. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, nhiều tác giả (2014), 10 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO – Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 129. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (2009), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Hà Nội. 130. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam: Cái nhìn địa – văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội. 131. Trần Quốc Vượng (2004), “Nam Bộ, các tiểu vùng sinh thái khảo cổ nhân văn và huyển tích khởi nguyên luận”, trong Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văn nghệ dân gian Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 132. Trần Quốc Vượng, Trần Quốc Khánh, Trần Thúy Anh, Trần Phương Anh, Phan Quang Anh (2015), Văn hóa Việt Nam – Những hướng tiếp cận liên ngành, Nxb Văn học, Hà Nội. 133. Vyasa (Sage) (1979), Mahabharata – Sử thi Ấn Độ (1979), Cao Huy Đỉnh và Phạm Thúy Ba dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 178 Tài liệu tiếng Anh 134. American Alliance of Museums (2013), Museums, Environmental Sustainability and Our Future (Bảo tàng, Môi trường bền vững và Tương lai của chúng ta), USA. 135. Benedict, Ruth (1959; 1934), Patterns of Culture (Các hình mẫu văn hóa), Boston: Houghton Mifflin Company. 136. Bennett, Tony at al (2017), Collecting, Ordering, and Governing: Anthropology, Museums, and Liberal Government (Sưu tầm, sắp xếp và quản lý: Nhân học, bảo tàng và quyền lực tự do), Duke University Press, ISBN electronic: 978-0-8223-7360-5. 137. Boas, Franz (1887) "Museums of Ethnology and their Classification" (Các bảo tàng dân tộc học và cách phân loại), Science, No 9. 138. Boylan, Patrick J. (2006), The Intangible Heritage: A challenge and an Opportunity for Museums and Museum Professional Training (Di sản phi vật thể: Thách thức và cơ hội cho các bảo tàng và đào tạo bảo tàng chuyên nghiệp), International Journal of Intangible Heritage, N01. 139. Buggeln, G. (2012), “Museum space and the experience of the sacred” (Không gian bảo tàng và trải nghiệm về cái thiêng), Material Religion: The Journal of Objects, Art and Belief, Vol 8, Issue 1, published online 1st May (2015), 30-50. 140. Buggeln, G. et al. (2017), Religion in Museums: Global and Multidisciplinary Perspectives (Tôn giáo trong bảo tàng: Góc nhìn toàn cầu và đa ngành), ePDF: 978 1 4742 5554 7, London: Bloomsbury Publisher. 179 141. Carter, J. (1992), “Escaping the Bounds: Putting Community back into Museum” (Thoát khỏi rào cản: Đưa cộng đồng trở lại với bảo tàng), Muse (Winter), 61-62. 142. Conn, Steven (2009), Do Museum Still Need Objects? (Bảo tàng còn cần có hiện vật?), Unversity of Pennsylvania Press, US. 143. Conn, Steven (1998), Museums and American Intellectual Life (1876- 1926) (Bảo tàng và đời sống trí thức), University of Chicago Press, US. 144. Desai, Santosh N. (1980), Hinduism in Thai Life (Hindu giáo trong đời sống người Thái), Popular Prakashan Press, Bombay, India 145. Durkheim, Emile (1912; 1995), The Elementary Forms of Religious Life (Những hình thức sơ khai của đời sống tôn giáo), Karen E. Fields translated to English, Free Press, ISBN-10: 0029079373, ISBN-13: 978-0029079379, New York, USA. 146. Frazer, James (1958), The Golden Bough: A Study in Magic and Religion (Cành vàng: Một nghiên cứu ma thuật và tôn giáo), London: Macmillan. 147. Gaudes, Rudiger (1993), “Kaundinya, Preah Thong, and the Nagi Soma: Some Aspects of a Cambodian Legend” (Kaundinya, Preah Thong và Nagi Soma: Vài khía cạnh của một huyền thoại Capuchia), Asian Folklore Studies, Vol. 52, No.2. 148. Gustafsson, Christer and Ijla, Akram (2016), “Museums: An incubator for sustainable social development and environmental protection” (Bảo tàng: Vườn ươm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường), International Journal of Development and Sustainability, ISSN: 2186-8662, Vol 5, No 9, pp. 446-462. 180 149. Heyer, Virginia (1948), “In Reply to Elgin Williams” (Trả lời Elgin William), American Anthropologist, số 50 (1) 150. Higham, Charles (2001), The Civilization of Angkor (Nền văn minh Angkor), London: Weidenfeld & Nicolson, ISBN 9781842125847). 151. Nguyễn Văn Huy (2010), “Vietnam Museum of Ethnology: Community and Sustainable Development” (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Cộng đồng và phát triển bền vững), in Community-Based Approach to Museum Development in Asia and the Pacific for Culture and Sustainable Development, UNESCO, Paris, pp. 46-57. 152. ICOM (1989), Regulations Adopted by ICOM’s 16th General Assembly (Điều lệ ICOM được thông qua tại Đại hội lần thứ 16), Hague, Netherlands. 153. Kim, Hongnam (2009), Intangible Heritage and Action of Museum (Di sản phi vật thể và hành động của bảo tàng), Lectures for ICH Workshop in Korea, Buyo University of Culture, Korea. 154. Kurin, Richard (2004), Museums and Intangible Heritage: Culture Dead or alive? (Bảo tàng và di sản phi vật thể: Văn hóa sống hay chết?), ICOM, News, 4, p. 7-9. 155. Lourdes, Arizpe (2004), “Intangible cultural heritage: diversity and coherence” (Di sản văn hóa phi vật thể: Đa dạng và gắn kết), trong Museum international, Vol LVI, Số 1-2. 156. Lowie, Robert Harry (2019), Culture and Ethnology (Văn hóa và Dân tộc học), Glasgow, UK: Good Press. 157. Noel, Lori Allison (2019), Exhibition of Beliefs: Museum Identity of Religious Objects (Trưng bày tín ngưỡng: Đặc trưng của hiện vật tôn giáo trong bảo tàng), Concordia University, Montreal, Canada. 181 158. Malinowski, Bronislaw (2004), Magic, Science and Religion and other Essays (Ma thuật, Khoa học và Tôn giáo và các tiểu luận khác), reprinted from version in 1948, ISBN: 1417976381, 978141797386, Kessinger Publishing, Whitefish, Montana, United States 159. Malinowski, Bronislaw (1960), A scientific theory of culture and other essays (Một lý thuyết khoa học về văn hóa và các tiểu luận khác), Galaxy Book, New York: Oxford University Press. 160. Museums Association (2019), Principles for Sustainable Museum (Các nguyên tắc vì bảo tàng bền vững), Curating Tomorrow, UK. 161. Nanzan Institute for Religion and Culture (2008), Popular Religion and the Sacred Life of Material Goods in Contemporary Vietnam (Tôn giáo đại chúng và đời sống thiêng của những tài sản vật chất ở Việt Nam đương đại), Asian Ethnology, Laurel Kendall as Guest Editor, Nagoya, Japan. 162. Paine, C. (2000), Godly Things: Museums, Objects and Religion (Những thứ thiêng liêng: Bảo tàng, Hiện vật và Tôn giáo), London: Leicester University Press. 163. Paine, C. (2013), Religious Objects in Museums: Private Lives and Public Duties (Hiện vật tôn giáo trong bảo tàng: Đời sống riêng và bổn phận công), London: Bloomsburry Academic. 164. Pop, Izabela Luiza and Borza, Anca (2015), “Sustainable Museums for Sustainable Development” (Bảo tàng bền vững vì sự phát triển bền vững), published in: Advances in Business-Related Scientific Research Journal , Vol. 6, No. 2 (2015), pp. 119-131. 165. Proschan, Frank (2015), “Community Involvement in Valuing and Safeguarding Intangible Cultural Heritage” (Sự tham gia của cộng đồng trong việc xác định giá trị và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể), in Community Involvement in Heritage, ed. Koen Van Balen and Aziliz Vandesande, pp. 15-22, Antwerp: Garant. 182 166. Radcliffe-Brown, R., 1952, Structure and Function in Primitive Society (Cấu trúc và Chức năng trong Xã hội nguyên thủy), Oxford University Press. 167. Stocking, George W. Jr., Ed (1985), Objects and Others: Essays on Museums and Material Culture (Hiện vật và những thứ khác: Một tiểu luận về văn hóa vật chất), (History of Anthropology Vol 3). The University of Winconsin Press. 168. Sullivan, B. M. (ed. 2015), Sacred Objects in Secular Spaces: Exhibiting Asian Religions in Museums (Hiện vật thiêng trong không gian thế tục: Trưng bày các tôn giáo châu Á trong bảo tàng), London: Bloomsburry Academic. 169. UNESCO (2015), Learning with Intangible Heritage for a Sustainable Future (Học với di sản phi vật thể vì một tương lai bền vững), UNESCO and Japan Funds-in Trust, Paris, France. 170. UNESCO (2015), Recommendation concerning the Protection and Promotion of Museum and Collections (Khuyến nghị về bảo tồn và phát huy bảo tàng và các bộ sưu tập). 171. United Nations, General Assembly (2014), Culture and Sustainable Development, Report of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Văn hóa và phát triển bền vững, Báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc), Document A/69/216. 172. United Nations, General Assembly (2015), Transforming our World: The 2030 Agenda for Sustainable Development (Biến đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững), Resolution A/RES/70/1. 173. Vergo, Peter (2006), New Museology, Reaktion Book, London, UK. 183 Tài liệu truy cập internet 174. ICOM (2017), Code of Ethics for Museums, link: https://icom.museum/wp-content/uploads/2018/07/ICOM-code-En- web.pdf 175. Karen Brown, François Mairesse (2018), “The Definition of the Museum through its Social Role” (Định nghĩa bảo tàng thông qua vai trò xã hội), Curator: The Museum Journal, open access, link: https://doi.org/10.1111/cura.12276 176. Oxford Learner’s Dictionary online, link: https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/american_eng lish 177. Trần Đình Sử (2013), “Bản chất đa dạng của văn hóa”, Văn hóa Nghệ An online, ngày 14 tháng 9 năm 2013, truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2020. Link: nhung-goc-nhin-van-hoa/9006-ban-chat-da-dang-cua-van-hoa. 178. Huỳnh Ngọc Trảng (2014), “Ý nghĩa văn hóa tâm linh của lễ Ốc Ombok”, Giác ngộ online, truy cập ngày 22/12/2019 tại: https://giacngo.vn/vanhoa/phatgiao/2014/12/09/1FE258/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM GHE NGO CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ TỪ CỘNG ĐỒNG ĐẾN BẢO TÀNG PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC Hà Nội - 2020 185 MỤC LỤC PHỤ LỤC 1: Bản đồ địa bàn nghiên cứu...186 PHỤ LỤC 2: Một số tư liệu văn bản..... 190 PHỤ LỤC 3: Tư liệu hình ảnh...207 186 PHỤ LỤC 1 Bản đồ địa bàn nghiên cứu Ảnh 1.1. Bản đồ lưu vực sông Mekong (Nguồn: www.africanwater.org) 187 Ảnh 1.2. Vị trí tỉnh Sóc Trăng trên bản đồ Việt Nam và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng) 188 Ảnh 1.3. Vị trí huyện Mỹ Tú trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Nguồn: Bản đồ Kinh tế - Du lịch tỉnh Sóc Trăng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng) 189 Ảnh 1.4. Bản đồ hành chính huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Ảnh do nghiên cứu sinh chụp từ sách Địa chí tỉnh Sóc Trăng) 190 PHỤ LỤC 2 Một số tư liệu văn bản Ảnh 2.1. Ghi chép của chùa Tum Pok Sok về lịch sử xây dựng chùa (trang 1) 191 Ảnh 2.2. Ghi chép của chùa Tum Pok Sok về lịch sử xây dựng chùa (trang 2) 192 Ảnh 2.3. Lý lịch ghe ngo chùa Tum Pok Sok (Tam Sóc) 193 Ảnh 2.4. Bảng tổng hợp thành tích của chiếc ghe ngo “Vô địch Đông Dương” 194 Ảnh 2.5. Bài báo về Người cầm còi chỉ huy đội ghe ngo “Vô địch Đông Dương” (nghiên cứu sinh chụp lại từ mảnh báo do nhân vật cung cấp) 195 2.6. Bài phát biểu khai mạc Giải đua ghe ngo 2018 BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC Giải Đua ghe Ngo năm 2018 Kính thưa: - Đ/c Phan Văn Sáu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng; - Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng và lãnh đạo các tỉnh, thành phố; - Các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, sư sãi các chùa Phật giáo Nam tông Khmer; - Các đơn vị tài trợ, các vận động viên, cổ động viên, cùng toàn thể đồng bào thân mến! Tỉnh Sóc Trăng rất vinh dự được đón tiếp các vị lãnh đạo, các vị khách quý và đồng bào các dân tộc anh em trong vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng hân hoan chào mừng Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2018 và tham dự Giải Đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng năm 2018. Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo năm nay được diễn ra trong thời gian chung là 07 ngày, từ ngày 16/11 đến ngày 22/11/2018 với các nội dung chính: Hội chợ triển lãm, thương mại, du lịch; Liên hoan nhạc Ngũ âm và múa dân gian Khmer tỉnh Sóc Trăng lần thứ I năm 2018; Hội thảo “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng đồng bằng sông Cửu Long”; Triển lãm ảnh nghệ thuật, Triển lãm tranh cổ động tấm lớn; Lễ Cúng Trăng; Hội thi thả đèn nước và đặc biệt là Giải đua ghe Ngo năm 2018 với 49 đội ghe Ngo nam, nữ của các đội ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long tham dự. Đua ghe Ngo là một trong những hoạt động trọng tâm của Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2018, đây là hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer. Để Giải đua ghe Ngo năm nay được diễn ra thành công. Ban Tổ chức mong rằng tất cả các đội ghe Ngo, vận động viên luôn nêu cao tinh thần thể thao trong sáng, đoàn kết, vui tươi, phấn khởi trong giao lưu văn hóa thể thao; đề nghị Tổ trọng tài làm việc công tâm, phân minh; góp phần cho Giải đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2018 thêm phần long trọng và thành công tốt đẹp; Hôm nay, trong niềm phấn khởi, tự hào và đoàn kết, thay mặt Ban Tổ chức, tôi xin tuyên bố Khai mạc Giải Đua ghe Ngo năm 2018. Xin cảm ơn. 196 Ảnh 2.7. Lịch thi đấu ghe ngo nam năm 2016 (trang 1) 197 (trang 2) 198 (trang 3) 199 (trang 4) 200 (trang 5) 201 (trang 6) 202 2.8. Bài text giới thiệu trưng bày ghe ngo (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) 203 Ảnh 2.9. Phiếu khảo sát ý kiến khách tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (tiếng Việt và tiếng Anh, 4 trang) (trang 1) 204 (trang 2) 205 (trang 3) 206 (trang 4) 207 PHỤ LỤC 3 TƯ LIỆU HÌNH ẢNH 3.1. Ghe ngo trong văn hóa Khmer ở Sóc Trăng 3.1.1. Hình ảnh chùa Tum Pok Sok Ảnh 3.1. Cổng chùa Tum Pok Sok (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 11 tháng 11 năm 2016) Ảnh 3.2. Chánh điện (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 11 tháng 11 năm 2016) 208 Ảnh 3.3. Tháp Đức Phật (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 11 tháng 11 năm 2016) Ảnh 3.4. Sala (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 11 tháng 11 năm 2016) 209 Ảnh 3.5. Phơi gỗ đóng ghe ngo (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 9 tháng 9 năm 2020) Ảnh 3.6. Lưu trữ gỗ làm cần câu (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 9 tháng 9 năm 2020) 210 Ảnh 3.7. Nhà để ghe ngo (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 9 tháng 9 năm 2020) Ảnh 3.8. Thần Mharmman (bên trái, nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) và Mahakardhwaja (bên phải, nguồn: https://www.quora.com/What-is-the-story- Behind-Lord-Hanumans-son) 211 3.1.2. Hình ảnh lễ hội Ook Om Bok (tại chùa Khleang, thành phố Sóc Trăng) Ảnh 3.9. Bày lễ chuẩn bị cúng trăng (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) Ảnh 3.10. Dàn nhạc ngũ âm (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) 212 Ảnh 3.11. Giã cốm dẹp (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) Ảnh 3.12. Rang cốm nổ và sàng sảy cốm (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) 213 Ảnh 3.13. Các lễ vật cúng trăng (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) Ảnh 3.14. Achar Châu Ô. khấn thần Mặt trăng (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) 214 Ảnh 3.15. Lạy tạ thần Mặt trăng (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) Ảnh 3.16. Nghi thức “Đút cốm dẹp” (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) 215 3.1.3. Ghe ngo và lễ hội đua ghe ngo Ảnh 3.17. Lễ Hạ thủy ghe ngo chùa Tum Pok Sok (Nguồn: Đại đức Lý T. cung cấp) Ảnh 3.18. Đồ cúng trong Lễ Hạ thủy (Nguồn: Đại đức Lý T. cung cấp) 216 Ảnh 3.19. Ghe ngo chùa Tum Pok Sok chuẩn bị khởi hành (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) Ảnh 3.20. Nghi thức chúc phúc đội bơi ghe ngo (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) 217 Ảnh 3.21. Vẩy nước thiêng cầu may mắn (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) Ảnh 3.22. Khởi hành (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) 218 Ảnh 3.23. Quang cảnh lễ hội đua ghe ngo trên sông Maspero (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) 219 Ảnh 3.24. Đại đức Lý T. thăm hỏi bữa ăn của đội bơi ghe ngo (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) Ảnh 3.25. Ghe ngo chùa Tum Pok Sok vượt qua đội bạn ở vòng đua thứ nhất (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) 220 3.1.4. Một vài hình ảnh thực địa của nghiên cứu sinh Ảnh 3.26. Phỏng vấn Đại đức trụ trì chùa Tum Pok Sok (Nguồn: Đinh Hồng Hải, chụp ngày 11 tháng 11 năm 2016) Ảnh 3.27. Đại đức trụ trì thị phạm cách làm nước thiêng (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 9 tháng 9 năm 2020) 221 Ảnh 3.28. Phỏng vấn Đại đức Lý Thành C. (Nguồn: Dương Minh Thảo, chụp ngày 9 tháng 9 năm 2020) Ảnh 3.29. Phỏng vấn Người điều khiển “chiếc còi vàng” (Nguồn: Dương Minh Thảo, chụp ngày 9 tháng 9 năm 2020) 222 Ảnh 3.30. Quay video Lễ cúng trăng và Đút cốm dẹp (Nguồn: Đinh Hồng Hải, chụp ngày 13 tháng 11 năm 2016) Ảnh 3.31. Cổ động viên của đội ghe ngo Tum Pok Sok (Nguồn: Đinh Hồng Hải, chụp ngày 14 tháng 11 năm 2016) 223 3.2. Hình ảnh ghe ngo tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Ảnh 3.32. Sửa chữa ghe ngo (Nguồn: Nguyễn Duy Thiệu, chụp tháng 4 năm 2014) 224 Ảnh 3.33. Tô lại hoa văn (Nguồn: Nguyễn Duy Thiệu, chụp tháng 4 năm 2014) 225 Ảnh 3.34. Lễ giải thiêng (Nguồn: Nguyễn Duy Thiệu, chụp tháng 4 năm 2014) 226 Ảnh 3.35. Lễ giải thiêng (Người chụp: Nguyễn Duy Thiệu, chụp tháng 4 năm 2014) 227 Ảnh 3.36. Ghe ngo trong trưng bày (Nguồn: Nghiên cứu sinh, chụp ngày 15 tháng 9 năm 2020)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ghe_ngo_cua_nguoi_khmer_nam_bo_tu_cong_dong_den_bao.pdf
  • pdfAbstract of the dissertation.pdf
  • pdfSummary of new conclusion of the dissertation.doc.pdf
  • pdfThong tin tom tat ket luan moi.pdf
  • pdfTom tat luan an.pdf
  • pdfTrich yeu luan an.doc.pdf
Tài liệu liên quan