Luận án Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ MỸ DUNG GIáO DụC Kỹ NĂNG PHòNG TRáNH TAI NạN, THƯƠNG TíCH CHO TRẻ 4-5 TUổI ở TRƯờNG MầM NON LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2020 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ MỸ DUNG GIáO DụC Kỹ NĂNG PHòNG TRáNH TAI NạN, THƯƠNG TíCH CHO TRẻ 4-5 TUổI ở TRƯờNG MầM NON Chuyờn ngành: Giỏo dục mầm non Mó số: 9.14.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thị Phươ

docx243 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung LỜI CẢM ƠN Luận án “Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non” được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Giáo dục Mầm non, các thầy cô giáo và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Thị Phương, PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình - những người đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ, định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, các cháu lớp mẫu giáo 4-5 tuổi tại các trường mầm non: Hoa Hồng, Kim Chung, Liên Mạc – Thành phố Hà Nội. Xin cảm ơn những người thân trong gia đình của tôi đã luôn động viên, bên cạnh, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ĐC Đối chứng 2 GVMN Giáo viên mầm non 3 KN Kỹ năng 4 MN Mầm non 5 PH Phụ huynh 6 TN Thực nghiệm 7 TNTT Tai nạn, thương tích DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Quan niệm của GV về KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi 60 Bảng 2.2. Ý kiến của GV về các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT 62 Bảng 2.3. Ý kiến của GV về mục tiêu giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non 63 Bảng 2.4. Ý kiến của GV về phương pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4- 5 tuổi được GV sử dụng ở trường mầm non 65 Bảng 2.5. Ý kiến của GV về hình thức giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non 66 Bảng 2.6. Ý kiến của GV về các điều kiện để giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non 67 Bảng 2.7: Ý kiến của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTTcho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non 67 Bảng 2.8. Ý kiến của PH về các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT 71 Bảng 2.9. Các nguồn tham khảo mà PH sử dụng khi tiến hành việc giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ ở gia đình 72 Bảng 2.10. Biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ ở gia đình 73 Bảng 2.11. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 75 Bảng 2.12. KN nhận diện các tình huống dễ gây TNTT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 76 Bảng 2.13. KN lựa chọn giải pháp ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 77 Bảng 2.14. KN thực hiện giải pháp ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 79 Bảng 2.15. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi (theo bài tập) 81 Bảng 4.1. KN phòng tránh TNTT của trẻ trước và sau TN thăm dò 124 Bảng 4.2. KN phòng tránh TNTT của trẻ lớp ĐC và TN trước TN (theo mức độ) 126 Bảng 4.3. KN phòng tránh TNTT của trẻ lớp ĐC và TN trước TN (theo tiêu chí) 128 Bảng 4.4. KN phòng tránh TNTT của trẻ nam và nữ nhóm ĐC và TN trước TN 128 Bảng 4.5. Sự tương quan giữa các KN phòng tránh TNTT 129 Bảng 4.6. KN phòng tránh TNTT của trẻ nhóm TN và ĐC sau TN (theo mức độ) 132 Bảng 4.7. KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi nhóm ĐC và TN sau TN 133 Bảng 4.8. So sánh KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi ở nhóm TN, 139 trước và sau TN 139 Bảng 4.9. So sánh KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi ở nhóm ĐC, 139 trước và sau TN 139 Bảng 4.10. KN phòng tránh TNTT của trẻ nhóm TN trước và sau TN 140 Bảng 4.11. Kiểm định sự chênh lệch giá trị trung bình trước và sau TN của nhóm TN 142 Bảng 4.12. KN phòng tránh TNTT của trẻ nhóm ĐC trước và sau TN 142 Bảng 4.13. Kiểm định sự chênh lệch giá trị trung bình trước và sau TN 144 của nhóm ĐC 144 Bảng 4.14. KN phòng tránh TNTT của trẻ nhóm TN theo địa bàn 144 Bảng 4.15. KN phòng tránh TNTT của trẻ nhóm TN theo giới tính 145 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi 75 Biểu đồ 2.2. So sánh các KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi 80 Biểu đồ 4.1. Sự tương quan giữa các KN phòng tránh TNTT 129 Biểu đồ 4.2. KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi nhóm ĐC và TN sau TN theo mức độ 132 Biểu đồ 4.3. KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi nhóm ĐC và TN sau TN theo tiêu chí 133 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, con người đã tạo ra được ngày càng nhiều các phương tiện, trang thiết bị, vật dụng... với những tính năng đa dạng, phong phú nhằm hướng tới phục vụ cho nhu cầu của chính họ. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là sự xuất hiện vô vàn những mối nguy hiểm tiềm ẩn khác có thể dẫn đến tai nạn, thương tích (TNTT) cho con người nói chung và trẻ em nói riêng như: thiết bị điện, điện tử, hóa chất,... Các số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, TNTT chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới. Ở nước ta, trong giai đoạn 2010-2014, trung bình mỗi ngày có khoảng 580 trẻ em bị tai nạn, thương tích các loại như: tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, điện giật, bỏng,... và mỗi ngày có hàng chục gia đình chịu mất mát, đau thương vì sự ra đi của con em họ do TNTT. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đếnTNTT ở trẻ em như: sự chủ quan, bất cẩn của người lớn, môi trường không đảm bảo an toàn... trong đó, một nguyên nhân sâu xa cần phải nói đến chính là năng lực nhận biết và ứng phó của trẻ với những mối nguy hiểm xung quanh vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng (KN) cần thiết để nhận diện, ứng phó hiệu quả với những mối nguy hiểm và đảm bảo an toàn cho bản thân là nhiệm vụ cấp thiết cần được đặt ra trong bối cảnh xã hội hiện nay. 1.2. Việc giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ em hiện nay đang nhận được sự quan tâm, chú ý của nhiều Bộ, ngành có liên quan và của toàn xã hội, đồng thời đã được đưa vào trong nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện hành. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ còn thấp, việc thực hiện KN này của trẻ vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong hành động ứng phó đối với các mối nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh. Trong khi đó, người lớn thường không tin tưởng vào khả năng độc lập xử lý các vấn đề trong cuộc sống của trẻ và tìm cách ngăn cản, cấm đoán trẻ tiếp xúc với các mối nguy hiểm hoặc có thói quen làm giúp trẻ mọi việc. Tuy nhiên, trẻ em vốn hiếu động và luôn thích thú, tò mò với việc khám phá thế giới xung quanh, và người lớn không phải lúc nào cũng có thể ở bên cạnh để bảo vệ trẻ. Chính vì vậy, thay vì làm giúp trẻ mọi việc, người lớn nên hướng dẫn trẻ tự bảo vệ mình, tự nhận biết và ứng phó với những mối nguy hiểm xung quanh, đó mới chính là cách tốt nhất để giúp trẻ tránh được những rủi ro trong cuộc sống, sống an toàn, khỏe mạnh và phát triển tốt trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào. 1.3. Giai đoạn 4-5 tuổi là lứa tuổi thuận lợi đối với việc giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ. Do nhu cầu vận động tăng cao, phạm vi hoạt động, giao tiếp được mở rộng, trẻ tích lũy được ngày càng nhiều vốn biểu tượng phong phú về thế giới xung quanh, độ nhạy cảm của các giác quan trong việc nhận biết, phân biệt đặc điểm của các sự vật, hiện tượng ngày càng trở nên chính xác và tinh nhạy hơn so với giai đoạn lứa tuổi trước. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan hình tượng, trẻ có thể hình dung được các hành động thực tiễn với đối tượng cũng như kết quả của hành động ấythông qua “phép thử ngầm trong óc”. Vì thế, trẻ đã chủ động hơn trong việc dự kiến và lập kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn cho bản thân. Khả năng ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi cũng đã phát triển lên một giai đoạn mới, giúp trẻ có thể hiểu và giải thích được khá rõ ràng những mối quan hệ nhân - quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, trẻ 4-5 tuổi đã bắt đầu hình thành trí nhớ có chủ định, các loại trí nhớ đều phát triển: trí nhớ hình ảnh, trí nhớ ngôn ngữ, trí nhớ vận động,... Điều này giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ và thực hiện lại các thao tác hành động cụ thể để ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT. Hơn nữa, nhờ sự hoàn thiện của KN vận động, sự tự tin, thoải mái trong việc tham gia các hoạt động, trẻ 4-5 tuổi có thể thực hiện các KN ứng phó với tình huống đó một cách thành thạo và khéo léo hơn so với giai đoạn lứa tuổi trước. Trẻ 4-5 tuổi bắt đầu có khả năng kiềm chế những biểu hiện mạnh mẽ, đột ngột của của xúc cảm như kiềm chế nỗi sợ hãi, lo lắng, cố gắng không khóc lóc vì thế, khi gặp tình huống nguy hiểm, trẻ đã điều khiển được cảm xúc của bản thân để thực hiện hành động ứng phó có hiệu quả. 1.4. Trên thực tế, các trường mầm non (MN) hiện nay chú trọng việc đầu tư xây dựng môi trường đảm bảoan toàn hơn là tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động đa dạng, phong phú với mục đích giáo dục KN phòng tránh TNTT. Giáo viên mầm non (GVMN) mặc dù đã nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, tuy nhiên họ vẫn còn khá lúng túng trong việc xác định nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ có hiệu quả; chưa khai thác được thế mạnh của các hoạt động ở nhà trường trong quá trình giáo dục KN này. Việc giáo dục KN phòng tránh TNTT mặc dù đã được giáo viên (GV) lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hằng ngày nhưng chủ yếu mới chỉ hướng đến cung cấp hiểu biết cho trẻ về cách phòng tránh TNTT hơn là tổ chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm KN, vì vậy, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN, nhằm giúp trẻ có thể chủ động trong việc ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT, đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, các trường mầm non đã quan tâm đến giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ, nhưng trên thực tế, KN này của trẻ 4-5 tuổi còn hạn chế dẫn đến tai nạn, thương tích vẫn xảy ra với trẻ. Nếu thực hiện được các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ theo hướng sử dụng và làm phong phú trải nghiệm của trẻ thông qua những hoạt động đa dạng, hấp dẫn ở trường mầm non, bằng việc xây dựng môi trường giáo dục KN phòng tránh TNTT an toàn, thuận lợi, đến tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng trong nhiều tình huống và tích cực vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn cuộc sống thì KN phòng tránh TNTT của trẻ sẽ được phát triển tốt hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN 5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN 5.4. Thực nghiệm các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các TNTT không chủ định thường gặp ở trẻ 4-5 tuổi có liên quan đến vật dụng, động thực vật, địa điểm hoạt động và hành động của trẻ. - Nghiên cứu các KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi, bao gồm:KN nhận diện tình huống dễ gây TNTT, KN lựa chọn giải pháp ứng phó với tình huống dễ gây TNTT, KN thực hiện giải pháp ứng phó với tình huống dễ gây TNTT. - Nghiên cứu biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường MN. 6.2. Giới hạn khách thể điều tra - Giáo viên mầm non: 150 GVMN tại một số trường MN trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Ban Giám hiệu của một số trường MN trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Trẻ mầm non: 80 trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Hoa Hồng và trường mầm non Kim Chung trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phụ huynh: 80 phụ huynh có trẻ đang học tại trường mầm non Hoa Hồng và trường mầm non Kim Chung trên địa bàn thành phố Hà Nội. 6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Tiến hành khảo sát thực trạng và thực nghiệm tại một số trường MN trên địa bàn thành phố Hà Nội (trường mầm non Hoa Hồng, quận Cầu Giấy, trường mầm non Kim Chung, huyện Hoài Đức, và trường mầm non Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) 6.4. Giới hạn thời gian nghiên cứu - Thời gian khảo sát thực trạng từ tháng 02/2018 đến tháng 05/2018 - Thời gian thực nghiệm từ tháng 09/2018 đến tháng 03/2019 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hoạt động Sự hình thành và phát triển KN phòng tránh TNTT của trẻ chỉ có hiệu quả nếu tiến hành thông qua các hoạt động phù hợp với hứng thú, khả năng, kinh nghiệm của trẻ. Ở trường MN, trẻ được tham gia nhiều hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm cảm xúc, hình thành kĩ năng ứng phó với TNTT. Do vậy, cần lựa chọn những hoạt động phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với trẻ 4-5 tuổi ở trường MN và tạo ra các cơ hội cho trẻ được rèn luyện KN này một cách thường xuyên, có hệ thống. 7.1.2. Tiếp cận phát triển Sự hình thành và phát triển KN phòng tránh TNTT của trẻ luôn gắn liền với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ qua các giai đoạn lứa tuổi khác nhau.Vì vậy, nhà giáo dục cần đánh giá đúng mức độ hình thành KN này của trẻ ở thời điểm hiện tại trong sự vận động, phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, từ đó, tiến hành cung cấp kiến thức và tổ chức cho trẻ luyện tập KN phù hợp với mức độ hiện có của trẻ. Đặc biệt, các TNTT khi xảy ra thường gây nguy hiểm đối với trẻ, nên cách học tốt nhất chính là học thông qua quan sát, bắt chước theo mẫu hành động của người lớn và bạn bè xung quanh, trong đó, người lớn và bạn bè đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển KN của trẻ đi từ “vùng phát triển hiện tại” lên “vùng phát triển gần nhất”. 7.1.3. Tiếp cận tích hợp Việc học của trẻ mầm non chỉ có hiệu quả nếu được thực hiện tích hợp thông qua các hoạt động đa dạng trong môi trường sống. Do vậy, giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ cần được thực hiện lồng ghép, tích hợp thông qua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ, nhằm hướng tới hình thành ở trẻ những năng lực cần thiết để giải quyết, ứng phó có hiệu quả với các tình huống dễ gây nguy hiểm trong cuộc sống, từ đó, tác động một cách đồng bộ đến tất cả các mặt phát triển của trẻ (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội). 7.1.4. Tiếp cận cá nhân Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với nhận thức, cảm xúc, kinh nghiệm, nhu cầu và đặc điểm thể chất khác nhau. Do vậy, việc giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ cần tôn trọng đặc điểm cá nhân của trẻ để tạo các điều kiện, sử dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ. Chỉ khi giáo viên hiểu rõ đặc điểm của trẻ, hiểu được nhu cầu, mong muốn, khả năng, kinh nghiệm cũng như sự khác biệt của mỗi đứa trẻ thì mới có thể tạo ra các tình huống cho trẻ trải nghiệm có ý nghĩa đối với chúng. 7.1.5. Tiếp cận thực tiễn Các TNTT thường xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống của trẻ. Chính thực tiễn cuộc sống là nơi trẻ phải thường xuyên đối mặt với các tình huống dễ gây TNTT, nơi trẻ được trải nghiệm, rèn luyện cách ứng phó TNTT, đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm hiệu quả giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ. Do vậy, cần dựa vào đặc điểm, điều kiện sống của trẻ ở gia đình, nhà trường, tận dụng các điều kiện sẵn có để xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú nhằm giúp trẻ được trải nghiệm và rèn luyện kĩ năng phòng tránh TNTT. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa những nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ em; xác định hệ thống các khái niệm, quan điểm, xây dựng khung lí thuyết, định hướng phương pháp luận, thiết kế điều tra và thực nghiệm khoa học. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát trẻ trong quá trình hoạt động, trong đó đặc biệt chú ý đến cách ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT của trẻ 4-5 tuổi ở trường MN. Quan sát những thay đổi về KN phòng, tránh TNTT của trẻ khi có tác động sư phạm. Quan sát GV sử dụng các biện pháp để giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi, học tập kinh nghiệm, phát hiện khó khăn, thuận lợi và những hạn chế của họ. 7.2.2.2. Phương pháp điều tra Sử dụng phiếu điều tra GV, kết hợp phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu nhận thức, biện pháp của GV về việc giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi. Sử dụng bài tập đo nhằm đánh giá mức độ KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi. 7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn, trao đổi với cán bộ quản lý, GV nhằm tìm hiểu thêm về thực trạng, biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non. 7.2.2.4. Phương pháp trò chuyện Đàm thoại, trò chuyện với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi để tìm hiểu về mức độ KN phòng tránh TNTT của trẻ; những thuận lợi, khó khăn mà trẻ gặp phải trong quá trình thực hiện KN này. 7.2.3.5. Phương pháp chuyên gia Thu thập ý kiến của các chuyên gia về xây dựng các tiêu chí đánh giá, các bài tập đo mức độ hình thành KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi; định hướng đề xuất các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi. 7.2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi đã xây dựng nhằm khẳng định hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất và sự đúng đắn của giả thuyết khoa học, qua kỹ thuật chọn mẫu thực nghiệm và mẫu đối chứng tương đương, so sánh đầu vào và đầu ra của mẫu thực nghiệm. 7.2.3. . Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng một số công thức thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được từ khảo sát thực trạng và thực nghiệm làm căn cứ đánh giá định tính kết quả nghiên cứu. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có thể lĩnh hội các kỹ năng phòng tránh TNTT như: nhận diện tình huống dễ gây TNTT, lựa chọn và thực hiện giải pháp ứng phó với tình huống dễ gây TNTT, cũng như có thể sử dụng các kỹ năng này để tự bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm liên quan đến vật dụng, động thực vật, địa điểm, hành động của trẻ... nếu được hướng dẫn và luyện tập thường xuyên, có hệ thống. 8.2. Sự hình thành kỹ năng phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 được bắt đầu từ việc trẻ khám phá (quan sát, ghi nhớ) mẫu hành động phòng tránh TNTT đến luyện tập cách ứng phó với những tình huống dễ gây TNTT, từ đó, trẻ sẽ chủ động phòng tránh TNTT trong các hoạt động hằng ngày. 8.3. Việc giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi có thể tiến hành thông qua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non, được bắt đầu từ việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thuận lợi, đến tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm kĩ năng và tạo cơ hội để trẻ tích cực vận dụng kinh nghiệm phòng tránh TNTT vào thực tiễn cuộc sống. 9. Những đóng góp mới của luận án 9.1. Hệ thống hóa và làm phong phú thêm lý luận về KN phòng tránh tai nạn, thương tích của trẻ 4-5 tuổi và việc giáo dục KN này cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN. 9.2. Cung cấp tư liệu về thực trạng giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở một số trường MN trên địa bàn Hà Nội hiện nay và mức độ hình thành KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi, giúp cho các trường MN có cơ sở để điều chỉnh quá trình giáo dục kịp thời. 9.3. Các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi được đề xuất là một tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GVMN. Đồng thời, các trường MN có thể vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm có 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận củagiáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN Chương 2: Cơ sở thực tiễn của giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN Chương 4: Thực nghiệm sư phạm CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ em có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ chủ động phòng ngừa những hậu quả đáng tiếc do TNTT gây ra đối với trẻ. Vì vậy, vấn đề này đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học, xã hội học, các cơ quan, tổ chức Y tế... trong và ngoài nước. Tựu trung lại, có thể tổng hợp thành các hướng nghiên cứu chính như sau: 1.1.1. Nghiên cứu tai nạn, thương tích ở trẻ em Các nghiên cứu theo hướng này trước hết đã khẳng định sự cần thiết của việc phòng tránh TNTT cho trẻ em, chỉ rõ những yếu tố nguy cơ liên quan đến TNTT ở trẻ, từ đó, đề xuất các chiến lược, chương trình hành động, biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu TNTT ở trẻ em. Về sự cần thiết của việc phòng tránh TNTT cho trẻ em: Nghiên cứu về sự cần thiết của việc phòng tránh TNTT cho trẻ em chủ yếu được đề cập đến trong một số tài liệu như: tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [66], Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) [60], Cơ quan Y tế công cộng nước Anh (Public Healthy England) [69], Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội [10]... Những tài liệu này đã chỉ ra thực trạng đáng báo động về tình hình TNTT của trẻ em trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay và sự cấp thiết của vấn đề phòng tránh TNTT cho trẻ. Trong đó, TNTT được xem là “kẻ giết người nguy hiểm đối với trẻ em trên toàn thế giới” [66], đồng thời, xác định vấn đề TNTT trẻ em “đang trở thành vấn đề y tế cộng đồng đe dọa tới sự sống còn và phát triển của trẻ” [10]. Tính cấp thiết của vấn đề phòng tránh TNTT cho trẻ em còn được thể hiện trong các văn bản, chỉ thị của Nhà nước, của các Bộ, ngành liên quan như: Bộ Y tế [11, 55], Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [10], Bộ Giáo dục và Đào tạo [8], trong các chương trình, dự án giáo dục KN phòng tránh TNTT do các tổ chức phi chính phủ phối hợp với chính phủ Việt Nam thực hiện [3]. Về các yếu tố nguy cơ liên quan đến TNTT ở trẻ em: Một số nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu, phân tích những yếu tố nguy cơ liên quan đến TNTT ở trẻ em, trong đó, có thể kể đến nghiên cứu của các tác giả:Rahul Bhamkar, Bageshree Seth và Maninder Singh Setia [70], Robert Eberl cùng các cộng sự [72], Trần Văn Nam [35], Nguyễn Thúy Quỳnh [43],hay các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [66], của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [10] Nhìn chung, những yếu tố nguy cơ liên quan đến TNTT ở trẻ em được phân tích trong các nghiên cứu trên khá đa dạng, phong phú,nhưng tựu trung lại, có thể tổng hợp thành 3 yếu tố chính, đó là yếu tố bản thân đứa trẻ (lứa tuổi, giới tính, kiến thức, KN, kinh nghiệm về phòng tránh TNTT..); yếu tố môi trường - Xã hội (điều kiện sống của gia đình, trình độ học vấn, ý thức của người lớn về bảo vệ an toàn cho trẻ... ); yếu tố tác nhân (phương tiện giao thông, nhà cửa, trang thiết bị, đồ dùng, các chất độc hại... ). Việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ liên quan đến TNTT của trẻ em có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những yếu tố nào có thể hỗ trợ, thúc đẩy quá trình giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ và ngược lại, những yếu tố nào sẽ kìm hãm, cản trở quá trình ấy, từ đó, đề xuất nội dung, biện pháp và hình thức giáo dục trẻ hợp lý và có hiệu quả. Về các chiến lược, chương trình hành động, biện pháp phòng tránh TNTT cho trẻ em: Trên cơ sở khẳng định tính cấp thiết của vấn đề phòng ngừa TNTT cho trẻ em cũng như chỉ rõ những yếu tố nguy cơ liên quan đến TNTT ở trẻ, các nghiên cứu đã đi đến xác định một số chiến lược, kế hoạch hành động, biện pháp nhằm giảm thiểu TNTT cho trẻ. Nội dung này trước hết được thể hiện trong các tài liệu của Tổ chức Y tếThế giới [66],Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) [60], Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [10]. Cụ thể, các tài liệu đề xuất một số chiến lược, kế hoạch hành động, biện pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi quốc gianhư: xác định tầm quan trọng của vấn đề thông qua giám sát và thu thập dữ liệu; tăng cường xây dựng và thực thi pháp luật; thay đổi thiết kế sản phẩm; thay đổi môi trường; giáo dục và phát triển KN; chăm sóc y tế khẩn cấp... Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu liên quan đến những giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu hậu quả của TNTT gây ra đối với trẻ em từ 0-15 tuổi [35]; phòng chống TNTT cho học sinh tiểu học [43], tác giả Trần Văn Nam, Nguyễn Thúy Quỳnhđã chứng minh được hiệu quả rõ rệt của một số giải pháp như: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong phòng ngừa TNTT, đối với học sinh tiểu học, tích hợp giáo dục KN phòng tránh TNTT trong chương trình chính khóa hoặc ngoại khóa; xã hội hóa công tác phòng chống TNTT; Nâng cao chất lượng chuyên môn cho cán bộ y tế... Trong số các kế hoạch hành động và giải pháp nêu trên, giải pháp giáo dục và phát triển KN nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi phòng tránh TNTT được xem là giải pháp có tính chủ động trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ. Theo Nguyễn Thúy Quỳnh [43], những kiến thức liên quan đến vấn đề phòng tránh TNTT thường khá khô khan và phức tạp, cho nên, các nội dung, biện pháp giáo dục cần phải được xây dựng, thiết kế sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của trẻ. Đây cũng là một trong những vấn đề sẽ được đặt ra trong nghiên cứu của luận án. Tóm lại, các tài liệu, nghiên cứu trên đây đã cho thấy được tính cấp thiết của vấn đề phòng ngừa TNTT, chỉ rõ những yếu tố nguy cơ có liên quan đến TNTT, cũng như các chiến lược, kế hoạch hành động, giải pháp phòng ngừa TNTT ở trẻ. Mặc dù, các nghiên cứu không đi sâu vào khía cạnh giáo dục KN phòng tránh TNTT, song những kết quả nghiên cứu đó có giá trị định hướng quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến TNTT ở trẻ em cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ. 1.1.2. Nghiên cứu kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích của trẻ em Các nghiên cứu theo hướng này trước hết nhìn nhận KN phòng tránh TNTT là một trong những KN sống quan trọng của trẻ em, đồng thời xác định một số KN cụ thể giúp trẻ phòng tránh TNTT có hiệu quả khi gặp tình huống nguy hiểm. Về nghiên cứu KN phòng tránh TNTT là một trong những KN sống quan trọng của trẻ em: Các nghiên cứu xem xét KN phòng tránh TNTT dưới góc độ là một trong những KN sống quan trọng của trẻ em trước hết được thể hiện ở một số tài liệu của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hay của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Theo UNESCO, KN sống được chia thành 2 nhóm: Nhóm KN chung và nhóm KN chuyên biệt, trong đó, ở nhóm KN chuyên biệt, tài liệu có đề cập các KN liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng, KN ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro. UNICEF khi tiến hành phân loại các nhóm KN sống cơ bản ở trẻ em đã xác định: KN bảo vệ bản thân là một trong những KN sống cần thiết thuộc nhóm KN tự nhận thức và sống với chính mình [6]. Cũng theo hướng này, khi nghiên cứu các nhóm KN sống cần thiết của học sinh tiểu học, Trương Thị Hoa Bích Dung đã xếp KN phòng tránh TNTT vào nhóm KN quản lý bản thân, cụ thể là: trẻ biết sử dụng các vật dụng thông thường, xử lý khi bị chấn thương nhỏ, tham gia giao thông an toàn... [14]. Lê Bích Ngọc xem KN phòng tránh TNTT là một trong những KN sống cần thiết của trẻ mẫu giáo và xếp chúng vào nhóm KN ý thức về bản thân, bao gồm: KN thực hiện quy tắc an toàn thông thường (quy tắc giao thông, quy tắc ăn uống), KNphòng chống các tai nạn thông thường (nhận ra và tránh xa vật nguy hiểm, nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm, gọi người giúp đỡ khi khẩn cấp)... [37]. Nhìn chung, các tài liệu, nghiên cứu trên đây chủ yếu đều xem KN phòng tránh TNTT là một trong những KN sống quan trọng của con người nói chung, trẻ em nói riêng và xếp chúng vào nhóm KNtự nhận thức và quản lý bản thân. Các tác giả Trương Thị Hoa Bích Dung, Lê Bích Ngọc bước đầu đã xác định được một số KN phòng tránh TNTT cụ thể phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ ở hai giai đoạn lứa tuổi mầm non và tiểu học; trong đó, nếu xem xét kỹ thì có thể nhận thấy, cả hai độ tuổi trên đều cần phải có những KN phòng tránh TNTT cơ bản như: KN sử dụng các vật dụng thông thường (hay KN nhận ra và tránh xa các vật nguy hiểm), KN ăn uống an toàn, KN tham gia giao thông an toàn... Về phân loại KN phòng tránh TNTT của trẻ em: Các nghiên cứu về phân loại KN phòng tránh TNTT có ba hướng cơ bản: - Ở hướng thứ nhất, các tác giả đã dựa vào tiến trình (các giai đoạn) thực hiện hành động của chủ thể khi ứng phó với tình huống nguy hiểm để xác định những KN phòng tránh TNTT cần thiết. Có thể kể đến một số tác giả nghiên cứu theo hướng nàynhư: Raymond G. Miltenberge [71], Bùi Văn Quân và các cộng sự [42]... Cụ thể, Raymond G. Miltenberge cho rằng, có 3 KN mà trẻ cần có để ứng phó với một tình huống nguy hiểm, đó là: 1) Nhận biết tình huống nguy hiểm và tránh tiếp xúc với chúng; 2) Thực hiện hành động để thoát ra khỏi tình huống đó; 3) Thông báo với người lớn về mối nguy hiểm cần loại bỏ. Theo phân tích của tác giả, khi một đứa trẻ nhận biết được mối nguy hiểm nào đó, thì KN đầu tiên là trẻ cần biết phải tránh tiếp xúc với chúng (ví dụ tránh tiếp xúc với khẩu súng khi không có người giám sát... ); KN thứ hai là trẻ phải thoát ra khỏi tình huống đó bằng cách tạo ra khoảng cách giữa trẻ với mối nguy hiểm (ví dụ, chạy thoát ra khỏi nơi có súng... ). Cũng theo tác giả, việc trẻ phản ứng ngay lập tức là rất quan trọng vì nếu trẻ tiếp xúc với mối nguy hiểm mà không hành động gì thì khả năng trẻ bị tổn thương sẽ rất cao. Mặc dù trẻ đã tránh xa được mối nguy hiểm, nhưng chúng vẫn có thể tiếp tục tồn tại...kệ đồ chơi, tủ tường, tủ đựng quần áo... ) dễ chèn, đè lên cơ thể; vật dụng có kích thước nhỏ (đồng xu, cúc áo... ) dễ gây hóc, sặc, nghẹn nếu trẻ nuốt vào; vật dụng chứa nước (bồn rửa mặt, xô nước, bồn cầu... ). Bên cạnh đó, việc sử dụng không đúng cách hoặc sắp xếp các vật dụng không hợp lý sẽ làm gia tăng các nguy cơ gây TNTT cho trẻ. Ví dụ: Sử dụng dao nhưng không cầm vào cán dao mà lại cầm vào phần thân dao, lưỡi dao; hoặc phích nước để gần nơi trẻ chơi đùa khiến trẻ vô tình vấp phải, phích nước bị vỡ và gây bỏng... * Các động thực vật và sản phẩm chế biến từ chúng: Một số loài động vật tiềm ẩn nguy cơ gây TNTT cho trẻ như: chó, mèo cắn, cào, gây trầy xước da, thậm chí gây bệnh dại, lông chó, mèo dễ gây dị ứng; trên cơ thể động vật có nhiều vi khuẩn, vi trùng dễ lây bệnh; một số côn trùng (ong, sâu bọ, kiến ba khoang, muỗi... ) cắn, đốt gây sưng đau, nhiễm độc cho cơ thể. Một số loài cây, hoa có gai như hoa hồng, cây xương rồng... có thể khiến trẻ bị đau, xước da,... nếu cơ thể trẻ chạm vào chúng. Trẻ cũng có thể ăn phải một số loại thực phẩm chế biến từ động thực vật như: thịt, cá, rau, củ, quả... đã bị hỏng, ôi thiu hay chế biến không kỹ dẫn đến bị ngộ độc. * Các địa điểm hoạt động của trẻ: Một số địa điểm hoạt động có nguy cơ gây TNTT cho trẻ đó là: - Những địa điểm có độ cao so với mặt đất: cầu thang, lan can, cửa sổ hay khu vực sân chơi có các trang thiết bị như: cầu trượt, xích đu. - Những địa điểm có chướng ngại vật chắn ngang lối đi như: sàn lớp học, sàn khu vực vệ sinh bị có nước, bị đổ sữa; lớp học vương vãi đồ chơi, khu vực sân chơi mấp mô, có gạch đá, cành cây, vũng nước... * Các hành động của trẻ:: Những hành động của trẻ dễ gây TNTT bao gồm: - Những hành động dễ gây TNTT đối với bản thân trẻ: Các hành động leo trèo cửa sổ, lan can cầu thang, nghịch cánh cửa, đứng gần vật đang chuyển động (xích đu, đu quay),... khiến cho trẻ bị ngã, bị xước da chảy máu, chấn thương; các hành động đùa nghịch khi ăn uống, chụp túi nilon vào đầu, bịt mũi, úp mặt vào gối... khiến trẻ bị hóc, nghẹn, ngạt thở. - Những hành động dễ gây thương tích cho người khác: đánh, cắn bạn, ngáng chân bạn, ném đồ vật, ném rác bẩn, cát... vào người bạn. * Các tình huống khẩn cấp: Một số tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn, có người bị ngã chảy máu, bị đi lạc... cũng rất dễ dẫn đến TNTT cho trẻ, nếu trẻ không biết cách xử lý chúng một cách an toàn. Như vậy, các yếu tố nguy cơ gây TNTT cho trẻ khá phong phú và đa dạng. Điều quan trọng là nhà giáo dục cần giúp trẻ nhận diện được các yếu tố đó và hướng dẫn trẻ cách ứng phó phù hợp với chúng, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tổn thương trên cơ thể, đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khỏe của trẻ. 1.2.2. Khái niệm và các cấp độ phòng tránh tai nạn, thương tích ở trẻ em Theo Từ điển tiếng Việt [56] thì “phòng” có nghĩa là “lo liệu để có biện pháp tránh, ngăn ngừa hoặc chuẩn bị đối phó với điều không hay có thể xảy ra”, còn “tránh” nghĩa là “chủ động làm cho mình không phải tiếp xúc hoặc không phải chịu tác động trực tiếp của cái gì đó không hay, không thích”. Như vậy, “phòng” chỉ mới dừng lại ở việc cá nhân suy nghĩ, lo liệu cách đối phó với điều không hay xảy ra, còn “tránh” là khi cá nhân chủ động thực hiện hành động để không phải tiếp xúc hay chịu tác động của điều không hay có thể xảy ra đối với bản thân mình. Vì thế, “ phòng” xuất hiện trước khi thực hiện việc “tránh”, và do vậy, hai từ này thường được đi kèm với nhau với ý nghĩa chung đó là “suy nghĩ, lo liệu nhằm chủ động thực hiện các hành động ngăn ngừa, ứng phó để làm cho bản thân không phải tiếp xúc hoặc không phải chịu tác động trực tiếp của những điều không hay có thể xảy ra đối với mình”. Như vậy, có thể hiểu phòng tránh tai nạn, thương tích chính là suy nghĩ, lo liệu nhằm chủ động thực hiện các hành động ngăn ngừa, ứng phó để không xảy ra tai nạn, thương tích hoặc giảm thiểu tối đa tác động của tai nạn gây ra đối với bản thân và mọi người. Ví dụ, để phòng tránh tai nạn, thương tích khi tiếp xúc với dao, trẻ sẽ chủ động thực hiện hành động tránh xa những nơi có dao, không sờ tay vào dao; trong tình huống cần phải sử dụng dao, trẻ chủ động xin phép người lớn và thực hiện đúng các thao tác cầm dao để không bị dao đâm, cắt vào tay gây xước da, chảy máu. Việc phòng tránh TNTT chủ yếu được thực hiện thông qua hai biện pháp chính sau đây [2]: - Phòng tránh chủ động: Biện pháp này đòi hỏi sự tham gia, hợp tác của cá nhân cần được bảo vệ, thông qua việc cá nhân đó chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh TNTT. Mục đích của biện pháp này là hướng vào việc thay đổi hành vi của cá nhân cần được bảo vệ. - Phòng tránh thụ động: Biện pháp này yêu cầu việc thiết kế các phương tiện/ thiết bị phải đảm bảo có thể bảo vệ cho cá nhân một cách tự động, không đòi hỏi có sự tham gia của cá nhân đó. Mục đích của phòng tránh thụ động là hướng vào việc thay đổi môi trường, thiết kế lại các phương tiện, thiết bị của người sử dụng chúng. Như vậy, việc giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ em được đề cập đến trong luận án chủ yếu hướng đến thực hiện biện pháp phòng tránh chủ động, với mục đích thay đổi nhận thức và hành vi phòng tránh TNTT cho trẻ em. Căn cứ vào quá trình xảy ra TNTT từ trước khi tiếp xúc cho đến trong khi tiếp xúc và sau khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, có thể phân chia thành 3 cấp độ dự phòng TNTT [2], bao gồm: - Dự phòng cấp 1: Dự phòng trước khi tai nạn xảy ra. Mục đích là để ko xảy ra TNTT bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây TNTT. Ví dụ, để các vật dụng nguy hiểm ở ngoài tầm với của trẻ hoặc hướng dẫn trẻ tránh xa các vật dụng đó. - Dự phòng cấp 2: Dự phòng trong khi tai nạn xảy ra. Mục đích là để giảm mức độ nghiêm trọng của thương tích khi tai nạn xảy ra. Ví dụ, trong tình huống xảy ra hỏa hoạn, để hạn chế hít phải khói và khí độc, trẻ cần di chuyển bằng cách cúi thấp người hoặc bò sát mặt đất, dùng khăn hoặc vải thấm nước bịt lên mặt, mũi - Dự phòng cấp 3: Dự phòng sau khi tai nạn xảy ra. Mục đích là để giảm thiểu hậu quả sau khi tai nạn xảy ra như: sơ cấp cứu khẩn trương và hiệu quả, thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng Chẳng hạn, trong trường hợp trẻ bị bỏng nhẹ, biểu hiện là vùng da hơi tấy đỏ, trẻ có thể chủ động ngâm vùng da bị bỏng vào nước lạnh để làm mát vết bỏng. Như vậy, đối với trẻ em nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng, cần giáo dục trẻ chủ động dự phòng TNTTở cả ba cấp độ, bởi trên thực tế, trẻ có thể sẽ phải đối mặt với những yếu tố nguy cơ trước, trong và sau khi xảy ra TNTT ở mọi nơi, mọi lúc.Tuy nhiên, do hạn chế về đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo, trước hết cần ưu tiên hướng dẫn trẻ thực hiện các biện pháp dự phòng cấp 1 với mục đích không để xảy ra TNTT, cụ thể là dạy trẻ nhận diện được các yếu tố nguy cơ và tránh tiếp xúc với chúng. Bên cạnh đó, cũng cần dạy trẻ một số KN đơn giản để giảm thiểu tối đa thương tích cho cơ thể nếu xảy ra tai nạn (dự phòng cấp 2) hoặc thực hành một số thao tác sơ cấp cứu phù hợp để giảm thiểu hậu quả sau khi tai nạn xảy ra (dự phòng cấp 3). 1.3. Kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích của trẻ 4-5 tuổi 1.3.1. Khái niệm “Kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích”của trẻ 4-5 tuổi 1.3.1.1. Khái niệm kỹ năng Khái niệm kỹ năng được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu khác nhau, có thể tổng hợp thành 2 quan niệm chính sau đây: * Thứ nhất, kỹ năng được xem xét nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác, hành động hay hoạt động Đại diện cho quan niệm này có các tác giả như A.G. Covaliov, V.A. Kruchetxki, Trần Trọng Thủy,....[13], [28], [48] Họ cho rằng, muốn thực hiện được hành động, cá nhân phải có tri thức về hành động đó, nghĩa là phải hiểu được mục đích, phương thức và các điều kiện để thực hiện nó. Vì vậy, nếu một cá nhân nắm được các tri thức về hành động, thực hiện được nó trong thực tiễn theo các yêu cầu khác nhau, tức là cá nhân đó đã có KN hành động. V.A. Kruchetxki cho rằng “KN là thực hiện một hành động nào đó nhờ sử dụng những kỹ thuật, những phương thức đúng đắn” [28] A.G. Covaliov quan niệm “KN là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động”. Ông không đề cập đến kết quả của hành động, bởi vì theo ông, kết quả hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là năng lực của con người [13]. Trần Trọng Thủy lại khẳng định: “KN là mặt kỹ thuật của hành động. Con người nắm được kỹ thuật hành động tức là có KN”[48]. * Thứ hai, kỹ năng được xem xét nghiêng về mặt năng lực của con người Đại diện cho quan niệm này có các tác giả như: N.D. Levitov, K.K. Platonov, Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Vũ Dũng, Đặng Thành Hưng... Họ cho rằng, KN không đơn thuần chỉ là kỹ thuật hành động mà còn là biểu hiện năng lực của chủ thể và nhấn mạnh đến kết quả của hành động. N.D. Levitov cho rằng “KN là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Theo ông, một người có KN hành động thì đòi hỏi người đó không chỉ nắm được lý thuyết về hành động mà còn phải biết vận dụng đúng đắn các cách thức hành động vào thực tế và đạt được kết quả [32]. K.K. Platonov quan niệm: “KN là năng lực thực hiện công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong những điều kiện khác nhau và trong khoảng thời gian tương ứng. Bất kỳ một KN nào cũng bao hàm trong đó biểu tượng, khái niệm, vốn tri thức, kỹ xảo tập trung và phân phối, di chuyển chú ý, kỹ xảo tri giác, quan sát, tư duy, sáng tạo, tự kiểm tra điều chỉnh hoạt động cũng như kỹ xảo hành động”[30]. Theo Vũ Dũng, thì “KN là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [15]. Đặng Thành Hưng khẳng định “KN là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học-tâm lý khác của cá nhân (chủ thể của KN đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy trình ” [18, 23]. Nhìn chung, các quan niệm về KN nêu trên về cơ bản không hoàn toàn đối lập hay mâu thuẫn với nhau. Bởi vì khi xem xét KN nghiêng về năng lực của con người trong việc thực hiện công việc có kết quả thì cũng đã bao hàm trong đó cả mặt kỹ thuật hành động, bởichỉ khi sự vận dụng tri thức và thực tiễn đạt đến mức độ thuần thục thì mới có thể đạt được kết quả công việc có chất lượng. Trong phạm vi của nghiên cứu này, luận án nghiêng về quan niệm thứ hai coi KN thuộc về phạm trù năng lực của con người. Từ đó, khái niệm về “Kỹ năng” được hiểu như sau: Kĩ năng là biểu hiện năng lực hành động của con người dựa trên việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có của bản thân đảm bảo thực hiện được mục đích đặt ra trong các điều kiện nhất định. Trong nội hàm khái niệm “Kỹ năng” nổi bật lên những điểm quan trọng sau đây: - Là một dạng năng lực của con người, cụ thể là năng lực hành động. - Các hành động này được thực hiện dựa trên vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có của cá nhân. - Các hành động này phải đảm bảo thực hiện được mục đích đặt ra trong những điều kiện nhất định. 1.3.1.2. Khái niệm KN phòng tránh tai nạn, thương tích của trẻ 4- 5 tuổi Từ việc phân tích khái niệm “tai nạn, thương tích”, các cấp độ phòng tránh TNTT ở trẻ em, khái niệm“Kỹ năng”, luận án đề xuất khái niệm “Kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích của trẻ 4-5 tuổi” như sau: KN phòng tránh tai nạn, thương tích của trẻ 4-5 tuổi là biểu hiện năng lực hành động của trẻ dựa trên việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để chủ động ngăn ngừa, ứng phó với tác động từ bên ngoài vượt quá ngưỡng chịu đựng về sinh lý hoặc những rối loạn chức năng do sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống, nhằm đảm bảo không để xảy ra tai nạn, thương tích hoặc giảm thiểu tối đa tác động của tai nạn gây ra đối với bản thân và mọi người. Có thể thấy, trong nội hàm khái niệm “ Kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích” nổi bật lên những điểm quan trọng sau đây: - Là biểu hiện năng lực hành động của trẻ dựa trên vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để ngăn ngừa, ứngphó với các tác động từ bên ngoài vượt quá ngưỡng chịu đựng về sinh lý hoặc những rối loạn chức năng do sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống. - Mục đích của việc thực hiện cáchành động là không để xảy ra TNTT hoặc giảm thiểu tối đa tác động của tai nạn gây ra đối với bản thân và mọi người. Như vậy, ở đây, khái niệm KN phòng tránh TNTT được xem xét thuộc về phạm trù năng lực, là biểu hiện năng lực hành động. Đó chính là kĩ năng sinh tồn - một nhóm hợp phần của kĩ năng sống. 1.3.2. Các kỹ năng thành phần của kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích ở trẻ 4-5 tuổi Dựa vào tiến trình thực hiện hành động của chủ thể (trẻ em) khi ứng phó với tình huống dễ gây TNTT, có thể xác định các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT ở trẻ, bao gồm 3 KN sau đây: 1.3.2.1. KN nhận diện tình huống dễ gây TNTT Trẻ nhận diện được dấu hiệu của các tình huống dễ gây TNTT xung quanh trẻ (vật dụng, động thực vật, địa điểm, hành động của trẻ, tình huống khẩn cấp) thông qua quan sát, so sánh, đối chiếu, dự đoán hậu quả từ các tình huống đó. Trong mỗi tình huống cụ thể, việc nhận diện dấu hiệu thường bao gồm: đặc điểm của đối tượng, tình huống, vị trí, khoảng cách không gian, thời gian, cả những nhu cầu, mong muốn của trẻ, và sự hỗ trợ từ môi trường bên ngoài (người lớn, bạn bè, phương tiện hỗ trợ... ) Khả năng nhận biết, phân biệt các tình huống phụ thuộc vào vốn kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã có ở trẻ cũng như mức độ phát triển của ý thức, xúc cảm, tình cảm... liên quan đến tình huống mà trẻ trải nghiệm. Do vậy, để giáo dục KN nhận diện các tình huống dễ gây TNTT cho trẻ, cần cung cấp cho trẻ biểu tượng chính xác về các tình huống đó, hướng dẫn trẻ quan sát, thu thập thông tin đầy đủ, và giáo dục trẻ khả năng quản lý cảm xúc, nhằm giúp trẻ bình tĩnh và chủ động, tự tin trong việc xử lý các tình huống. 1.3.2.2. KN lựa chọn giải pháp ứng phó với tình huống dễ gây TNTT Trẻ xác định được cách thức ứng phó phù hợp khi tiếp xúc với các tình huống dễ gây TNTT như: nêu được cách sử dụng vật dụng hợp lý, an toàn: tránh tiếp xúc với vật dụng, động thực vật có dấu hiệu nguy hiểm; không ăn, nuốt các thực phẩm bị ôi thiu, đồ chơi nhỏ,... không thực hiện hành động nguy hiểm ở các địa điểm dễ gây TNTT cũng như không tham gia vào một số hoạt động có nguy cơ gây TNTT cho bản thân và mọi người, nhờ sự trợ giúp của người lớn khi cần thiết và trình bày được sự việc xảy ra trong tình huống khẩn cấp. Trẻ cũng có thể dự đoán được kết quả khi ứng phó tình huống theo các cách thức khác nhau và lựa chọn được cách thức ứng phó phù hợp với điều kiện, thời gian và khả năng của trẻ. Ví dụ, khi nhìn thấy chó, mèo đang ăn, ngủ, bị nhốt, xích... trẻ dự đoán được hậu quả là trẻ sẽ bị chó, mèo cắn nếu lựa chọn giải pháp đến gần và trêu chọc chúng... hoặc khi chó, mèo đang có biểu hiện muốn tấn công (gầm gừ, sủa, xù lông... ) thì trẻ đoán được là chúng sẽ đuổi theo và cắn trẻ nếu trẻ bỏ chạy. Vì vậy, trẻ lựa chọn cách ứng phó phù hợp như: tránh tiếp xúc khi chó, mèo có biểu hiện trở nên nguy hiểm (đang ăn, ngủ, bị xích, nuôi con... ), nếu chúng có biểu hiện muốn tấn công thì thay vì bỏ chạy, trẻ cần đứng yên, ngồi thấp xuống, cuộn tròn người, ôm chặt đầu và mặt... Việc lựa chọn giải pháp ứng phó phụ thuộc khá nhiều vào vốn kinh nghiệm, hiểu biết của trẻ về các tình huống, khả năng phân tích, so sánh, dự đoán để đề xuất giải pháp phù hợp. Do đó, GV cần tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ trải nghiệm, cảm xúc về các tình huống mà trẻ đã trải qua, yêu cầu trẻ giải thích rõ ràng về sự lựa chọn của bản thân khi gặp tình huống dễ gây TNTT và hướng dẫn trẻ lựa chọn giải pháp phù hợp. 1.3.2.3. KN thực hiện giải pháp ứng phó với tình huống dễ gây TNTT Trẻ thực hiện được giải pháp đã lựa chọn theo một trình tự hợp lý như: thực hiện đúng trình tự khi sử dụng vật dụng (Quan sát kỹ vật dụng, hỏi ý kiến người lớn trước khi sử dụng, cầm nắm vật dụng ở vị trí an toàn và chắc chắn để không gây tổn thương cho cơ thể, sử dụng vật dụng đúng với công dụng của nó, cất vật dụng ở vị trí an toàn sau khi sử dụng); khi tiếp xúc một số động vật dễ gây nguy hiểm (Quan sát biểu hiện của động vật, nghĩ cách thức hợp lý để ứng phó như: tránh tiếp xúc khi nhận thấy chúng có thể trở nên nguy hiểm, cố gắng giữ bình tĩnh và đứng yên khi chúng có biểu hiện muốn tấn công, hoặc đến gần và vuốt ve đúng cách khi thấy chúng tỏ vẻ thân thiện,... cuối cùng, trẻ vệ sinh tay, chân, cơ thể... sau khi tiếp xúc). Trẻ thực hiện đúng thao tác ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT như: thao tác sử dụng dao: cầm một tay ở phần cán dao, tay còn lại giữ vật cần cắt ở vị trí chắc chắn, không bị xê dịch, sau đó, ấn nhẹ lưỡi dao khi cắt... Các thao tác ứng phó mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh như: khi sử dụng dao, trẻ cắt được vật theo yêu cầu, không để lưỡi dao chạm vào cơ thể cũng như làm tổn thương mọi người xung quanh. Hiệu quả của việc thực hiện giải pháp ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT phụ thuộc vào những trải nghiệm về tình huống đã có trước đó ở trẻ, khả năng phối hợp vận động khéo léo, linh hoạt giữa các bộ phận trên cơ thể và khả năng kiềm chế cảm xúc, vượt qua nỗi sợ hãi để giữ được sự bình tĩnh, chủ động khi trực tiếp đối mặt với tình huống. Do vậy, GV càng tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm hành động ứng phó thì KN của trẻ sẽ ngày càng trở nên chính xác, thuần thục, khéo léo và linh hoạt hơn. 1.3.3. Sự hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích của trẻ 4-5 tuổi Khi nghiên cứu về sự hình thành KN, một số tác giả như: K.K.Platonov [30], Albert Bandura [58], Nguyễn Quang Uẩn [53], Hoàng Thị Oanh [40],... đã phân chia quá trình này thành các giai đoạn khác nhau, đồng thời, chỉ ra được những đặc điểm cũng như cấu trúc tâm lý của từng giai đoạn. Nguyễn Quang Uẩn chia quá trình hình thành KN thành 2 giai đoạn, đó là: - Giai đoạn 1: Nắm vững các tri thức về hành động hay hoạt động - Giai đoạn 2: Thực hiện hành động theo các tri thức đó. Để thực hiện hành động có kết quả thì phải có sự tập dượt, sự quan sát mẫu và làm thử. Hành động càng phức tạp thì đòi hỏi sự tập dượt phải càng nhiều, càng đa dạng và kỹ lưỡng. Khi KN trở nên ổn định có thể vận dụng chúng vào các tình huống khác nhau trong cuộc sống [53]. Đối với trẻ mẫu giáo, việc cung cấp kiến thức và luyện tập hành động cần được tiến hành phù hợp với khả năng của trẻ. Chính vì vậy, một trong những cách thức học tập rất có giá trị đối với trẻ đã được nhiều nhà tâm lý - giáo dục học khẳng định chính là học thông qua “bắt chước” và làm theo “mẫu hành vi”[58], trong đó vai trò của người lớn và bạn bè có tác dụng thúc đẩy việc học của trẻ phát triển lên trình độ cao hơn [12]. Nhà tâm lý học Albert Bandura[58] chỉ ra rằng, hành vi của trẻ là kết quả của sự tương tác liên tục giữa môi trường, ảnh hưởng từ các hành vi và khả năng nhận thức của trẻ (sự chú ý, trí nhớ, động cơ). Từ đó, ông đề xuất học thuyết học tập xã hội với quan điểm cho rằng: quan sát, bắt chước và làm theo mẫu hành vi đóng một vai trò chủ chốt trong quá trình học tập của trẻ. Theo Bandura, việc trải nghiệm trực tiếp với môi trường không thể có tác dụng đối với tất cả các dạng thức học tập, thậm chí cuộc sống của đứa trẻ có thể trở nên cực kỳ khó khăn và gặp nhiều mối nguy hiểm nếu trẻ phải học mọi thứ từ những trải nghiệm của chính bản thân. Chính vì vậy, học tập có thể diễn ra thông qua quan sát, bắt chước theo mẫu hành vi của những người xung quanh (giáo viên, phụ huynh, bạn bè) hoặc theo một hình mẫu mang tính hình tượng trong phim ảnh, sách báo, chương trình truyền hình hoặc phương tiện truyền thông trực tuyến, hoặc cũng có thể là thông qua việc nghe lại những lời mô tả, giải thích về hành vi. Quá trình bắt chước được diễn ra theo 4 bước như sau: - Chú ý: Để học một hành vi nào đó, trẻ cần tập trung chú ý quan sát hành vi đó. Mẫu hành vi càng thú vị, hấp dẫn hoặc càng gần gũi đối với trẻ thì khả năng tập trung chú ý của trẻ sẽ càng tốt hơn. - Giữ lại/duy trì: Trẻ lưu giữ lại trong trí nhớ dưới dạng hình ảnh và ngôn ngữ về hành vi mà chúng đã quan sát. Khi gặp một tình huống cụ thể, trẻ sẽ nhớ lại hành vi đó và thực hiện việc xử lý tình huống dựa trên biểu tượng về mẫu hành vi đã lưu giữ trong đầu trẻ. - Lặp lại: Trẻ chuyển những biểu tượng về mẫu hành vi trong tâm trí hoặc những lời mô tả, giải thích về hành vi để tạo ra hành vi thật sự. Khả năng bắt chước mẫu hành vi của trẻ sẽ tiến bộ nhanh chóng nếu chúng thường xuyên lặp lại những điều đã quan sát bằng hành động thực. Bên cạnh đó, việc luyện tập hành vi của trẻ cũng sẽ tốt hơn nếu trẻ liên tục tưởng tượng mình đang thực hiện các thao tác của hành vi đó. - Động cơ: Trong quá trình học tập một thao tác hành vi mới, động cơ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu có mẫu hành vi hấp dẫn và trẻ có khả năng lưu giữ lại hành vi đó trong trí nhớ cũng như bắt chước hành vi, nhưng trẻ không có động cơ học tập thì quá trình học tập không thể diễn ra có hiệu quả được. Vì thế, trạng thái tinh thần và động lực hiện tại là nhân tố đóng một vai trò quan trọng giúp xác định liệu đó có phải là hành vi học tập hay không. Từ đó, Bandura khẳng định, hành vi và quá trình học tập của trẻ không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện bên ngoài của môi trường mà còn bị chi phối bởi các điều kiện bên trong xuất phát từ nội tâm của đứa trẻ, như lòng tự hào, sự thỏa mãn, và cảm nhận về thành tựu đạt được. Từ nghiên cứu trên, có thể thấy rằng, việc học nói chung, sự hình thành KN của trẻ nói riêng bắt đầu bằng việc hình thành biểu tượng về mẫu hành động trong đầu trẻ thông qua quá trình quan sát và ghi nhớ “mẫu”, sau đó là thực hiện hành động theo mẫu và luyện tập một cách thường xuyên để biến chúng thành hành động thực (thoát khỏi sự bắt chước). Tuy nhiên, để hành động của trẻ trở nên tự giác và có ý thức thì cần phải tạo động cơ, kích thích trẻ tích cực, chủ động thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi tình huống của cuộc sống. Như vậy, sự hình thành KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi về cơ bản cũng sẽ có cơ chế tương tự như quá trình hình thành KN nói chung, đồng thời mang những đặc trưng riêng phù hợp với cách thức học tập của trẻ ở giai đoạn lứa tuổi này. Theo đó, quá trình hình thành KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi diễn ra theo 3 bước sau đây: Bước 1: Quan sát mẫu hành động Ở bước này, thông qua quá trình quan sát, ghi nhớ mẫu hành động, trẻ nắm được những biểu tượng chính xác về các tình huống dễ gây TNTT, về cách thức ứng phó hiệu quả, phù hợp với tình huống, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. Đồng thời, trẻ cũng hiểu được sự cần thiết của khả năng kiểm soát cảm xúc, đặc biệt là sự cố gắng giữ bình tĩnh để vượt qua khó khăn khi ứng phó với các tình huống. Quá trình tập trung quan sát, chú ý và ghi nhớ mẫu hành động của trẻ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: quan sát tranh ảnh, video, trò chuyện, làm mẫu các thao tác hành động... Bước 2: Thực hiện hành động Ở bước này, trẻ vận dụng những kiến thức, KN đã được ghi nhớ, lưu giữ trước đó để thực hiện hành động ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT. Đây là giai đoạn mà việc thực hiện hành động của trẻ chủ yếu dựa trên sự bắt chước phương thức hoạt động của người lớn nên các thao tác vẫn còn sai sót, lúng túng, thiếu tính độc lập và sự linh hoạt. Thông qua quá trình luyện tập, củng cố thường xuyên, KN phòng tránh TNTT của trẻ ở giai đoạn này phát triển dần từ việc trẻ bắt chước rập khuôn theo mẫu hành động đơn giản và trong những tình huống quen thuộc, đến việc trẻ tự mình thực hiện KN trong những tình huống mới nhưng không quá phức tạp, thoát khỏi sự bắt chước. Tuy nhiên, việc di chuyển KN sang tình huống mới vẫn còn hạn chế, do đó, KN phòng tránh TNTT của trẻ ở giai đoạn này chủ yếu vẫn mang màu sắc tái tạo. Bước 3: Luyện tập củng cố KN phòng tránh TNTT của trẻ chỉ thực sự được hình thành và phát triển một cách bền vững khi trẻ có ý thức tự giác, chủ động thực hiện hành động phòng tránh TNTT trong mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Nhu cầu khẳng định bản thân trước người lớn, bạn bè, muốn được người lớn, bạn bè chú ý và đánh giá tốt về mình đã tạo nên động cơ thúc đẩy trẻ tự giác thực hiện các hành vi phòng tránh TNTT, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người. Ở bước này, khi đối mặt với các tình huống dễ gây TNTT, trẻ đã biết vận dụng vốn kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trước đó để thực hiện hành động ứng phó với các tình huống đó một cách hợp lý, đồng thời thể hiện rõ khả năng giữ bình tĩnh, sự linh hoạt trong việc di chuyển KN cho phù hợp với tình huống mới. KN phòng tránh TNTT của trẻ lúc này mang màu sắc sáng tạo. Tuy nhiên, ở lứa tuổi mẫu giáo, tính sáng tạo của trẻ dừng lại ở mức độ kiến thức, kinh nghiệm sẵn có. Trẻ chưa thể tự mình thực hiện hành động trong những điều kiện hoàn cảnh hoàn toàn mới lạ và phức tạp. Như vậy, để phát triển KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi có hiệu quả, nhà giáo dục cần hiểu rõ quá trình hình thành KN này ở trẻ và lựa chọn các cách thức tác động đến trẻ phù hợp. 1.3.4. Đặc điểm kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích của trẻ 4-5 tuổi Quá trình hình thành KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi có mối liên quan chặt chẽ với đặc điểm phát triển các quá trình tâm lý và khả năng phối hợp vận động của trẻ. 1.3.4.1. Trẻ 4-5 tuổi đã có khả năng nhận biết những tình huống dễ gây TNTT do sự hoàn thiện dần của các giác quan và sự phát triển của tư duy Nếu như trẻ 3-4 tuổi chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng xung quanh do bị giới hạn về phạm vi môi trường hoạt động, thì đến 4-5 tuổi, trẻ được tiếp xúc ngày càng nhiều với các sự vật, hiện tượng đa dạng của cuộc sống, vì thế, trẻ dần tích lũy được vốn biểu tượng phong phú về thế giới xung quanh, độ nhạy cảm của các giác quan trong việc nhận biết, phân biệt đặc điểm của các sự vật, hiện tượng cũng ngày càng trở nên chính xác và tinh nhạy hơn so với trước đó. Về thị giác, trẻ 4-5 tuổi có khả năng thu nhận được nhiều màu sắc khác nhau, trong đó có cả các màu trung gian, thu nhận và phân biệt được những kích thước và hình dạng khác nhau [54]. Do đó, trẻ dễ dàng hơn trong việc nhận ra, phân biệt những đặc điểm đặc trưng của các đối tượng dễ gây TNTT. Chẳng hạn: trẻ có thể phân biệt được màu sắc của thực phẩm hỏng với thực phẩm tươi ngon, nhận ra được dấu hiệu nguy hiểm của các đồ vật sắc nhọn (thành, mép bàn ghế, lưỡi dao, mũi kéo... ). Về khứu giác, cảm giác khứu giác tương đối nhạy bén, thậm chí nhạy hơn so với người lớn [54], do đó trẻ có thể nhận biết được dễ dàng những mùi khác thường như mùi thức ăn ôi thiu, mùi khí ga, mùi cháy khét... [49]. Đến 4-5 tuổi, các loại cảm giác của trẻ đã đạt mức độ hoàn thiện: cảm giác xúc giác (cảm giác đụng chạm và cảm giác áp lực), cảm giác nhiệt độ và cảm giác đau, vì thế, trẻ có thể sử dụng đôi tay để phân biệt được độ nóng - lạnh, vật mềm mại - vật sắc nhọn, vật nặng - vật nhẹ, thậm chí, trẻ 4 tuổi có thể nhận biết được đồ vật bằng tay mà không cần quan sát trực tiếp [54]. Bên cạnh đó, nếu như ở trẻ 3-4 tuổi, việc tri giác chủ yếu hướng đến các đối tượng có liên quan đến nhu cầu, hứng thú của trẻ, do đó, trẻ thường hay di chuyển chú ý, tri giác tản mạn, không hệ thống, thì đến 4-5 tuổi, trẻ đã có thể tri giác lâu hơn, đầy đủ hơn, bắt đầu biết kiểm tra độ chính xác của tri giác bằng các hành động, thao tác sờ mó, tháo lắp, vặn mở... phù hợp với yêu cầu đặt ra. Vì vậy, hình ảnh tri giác xuất hiện trong đầu trẻ dần có nội dung phong phú và chính xác hơn so với lứa tuổi trước [33]. Đây chính là tiền đề quan trọng để giáo dục trẻ nhận biết, phân biệt chính xác các đối tượng, tình huống dễ gây TNTT xung quanh trẻ. Tư duy của trẻ 4-5 tuổi đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tư duy trực quan hình tượng - tư duy dựa vào biểu tượng về các sự vật, hiện tượng đã có trong đầu trẻ để hình dung, suy luận ra các vấn đề trên thực tiễn. Kiểu tư duy này vốn đã xuất hiện ở trẻ 3-4 tuổi nhưng ở giai đoạn này, các biểu tượng trong đầu trẻ chủ yếu vẫn gắn liền với hành động cụ thể và bị chi phối bởi ý muốn, cảm xúc của trẻ. Đến 4-5 tuổi, kiểu tư duy trực quan hình tượng mới bắt đầu thực sự chiếm ưu thế, giúp trẻ hình dung dễ dàng đặc điểm của đối tượng dựa trên biểu tượng đã đó trước đó, mà không cần phải thực hiện các hành động, thao tác cụ thể với đối tượng. Ví dụ, trẻ có thể hình dung được trong đầu hình ảnh sàn nhà dễ bị trơn trượt khi có nước, lưỡi dao sắc nhọn dễ làm trẻ bị đứt tay, chảy máu... mà không cần tiếp xúc trực tiếp với đối tượng. Tuy nhiên, trẻ 4-5 tuổi chưa có khả năng tư duy trừu tượng, do đó, trẻ chỉ có thể hình dung, suy luận ra vấn đề dựa trên những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua. Vì thế, trẻ chỉ có thể dự đoán được mối nguy hiểm từ các đối tượng quen thuộc, gần gũi hoặc đã được trải nghiệm trước đó, còn với những đối tượng mới lạ, hay những đối tượng quen thuộc nhưng trong hoàn cảnh mới, thì trẻ hầu như chưa thể dự đoán được mối nguy hiểm của chúng. Chẳng hạn, trẻ không nhận biết được dấu hiệu bị bệnh của con vật khi bị ốm để tránh xa chúng, hay trẻ ở nông thôn không biết được sự nguy hiểm khi đi thang cuốn, thang máy... Chính vì vậy, trong quá trình hình thành KN phòng tránh TNTT cho trẻ, cần cung cấp và mở rộng thêm vốn hiểu biết của trẻ về các tình huống dễ gây TNTT đa dạng xung quanh [51]. Một đặc điểm nữa về khả năng tư duy của trẻ 4-5 tuổi đó là trẻ đã có thể phân biệt được các chi tiết, bộ phận của sự vật khi quan sát hình ảnh tổng thể của sự vật đó, trong khi trẻ 3-4 tuổi vẫn còn nhìn nhận sự vật theo lối trực giác toàn bộ [33].Do vậy, với đặc điểm này, so với trẻ 3-4 tuổi, trẻ 4-5 tuổi có khả năng nhận biết, phân biệt tốt hơn những đặc điểm đặc trưng bên ngoài của các sự vật, hiện tượng xung quanh, cũng như dễ dàng hơn trong việc nhận ra những dấu hiệu nguy hiểm của chúng. Chẳng hạn, trẻ có thể nhận biết chính xác cấu tạo của con dao, gồm có phần cán dao, sống (thân) dao, lưỡi dao, phần lưỡi dao có đặc điểm sắc nhọn dùng để cắt các vật thành những phần nhỏ hơn. 1.3.4.2. Trẻ 4-5 tuổi có khả năng lựa chọn giải pháp ứng phó phù hợp với ...gợi trẻ thực hiện đúng và tặng mỗi trẻ một sticker hình mặt cười. GV nhắc nhở nhẹ nhàng nếu trẻ vẫn thực hiện chưa đúng (đùa nghịch khi ăn). PHỤ LỤC 8 KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TNTT CHO TRẺ 4-5 TUỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở TRƯỜNG MẦM NON TT Các nội dung giáo dục Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL % SL % SL % 1 Phòng tránh TNTT do vật dụng Biết một số vật dụng dễ gây hóc, nghẹn: Hột, hạt nhỏ,viên bi,... và không ăn, nuốt chúng. 149 99.33 1 0.67 0 0.00 Biết một số vật dụng dễ gây xước da, chảy máu: Dao, kéo,... và không được sử dụng chúng hoặc sử dụng chúng an toàn khi được người lớn cho phép.. 146 97.33 4 2.67 0 0.00 Biết một số vật dụng dễ gây bỏng hoặc giật điện: Ổ điện, ấm nước, bàn là,... và tránh đến gần chúng hoặc sử dụng chúng an toàn khi được người lớn cho phép. 141 94.00 9 6.00 0 0.00 Biết một số vật dụng dễ gây đuối nước: Xô nước, bồn cầu,... và tránh đến gần chúng, không cho đầu vào các vật dụng chứa nước. 141 94.00 9 6.00 0 0.00 Biết một số vật dụng có thể chèn, đè lên cơ thể: giá, kệ đồ chơi, tủ tường,... và không với tay, leo trèo để lấy, cất đồ dùng trên giá, kệ, tủ 126 84.00 24 16.00 0 0.00 2 Phòng tránh TNTT do động thực vật và các sản phẩm chế biến từ chúng Biết một số động vật có thể cắn, cào làm trẻ bị xước da, chảy máu (chó, mèo,... ) và phòng tránh được TNTT từ chúng. 132 88.00 18 12.00 0 0.00 Biết một số thực phẩm dễ gây ngộ độc: thịt, cá, rau... bị ôi thiu, quả lạ... và không ăn, nuốt chúng. 128 85.33 22 14.67 0 0.00 Biết một số côn trùng có thể gây nhiễm độc, sưng ngứa (ong, sâu bọ, kiến ba khoang, muỗi,... ) và tránh xa chúng hoặc yêu cầu sự trợ giúp của người lớn. 127 85.00 23 15.00 0 0.00 Biết một số loài cây, hoa có gai có thể làm đau và xước da: cây hoa hồng... và không để tay chạm vào gai của cây, hoa khi hái hoặc cầm. 111 74.00 38 25.33 1 0.67 3 Phòng tránh TNTT ở các địa điểm hoạt động dễ gây TNTT Biết một số địa điểm có độ cao so với mặt đất dễ làm trẻ bị ngã (cầu thang, lan can, cầu trượt,... ) địa điểm có chướng ngại vật chắn ngang lối đi như sàn nhà có nước, sân chơi có cành cây chắn ngang... ) và thực hiện hành động an toàn khi chơi ở các địa điểm đó hoặc yêu cầu sự trợ giúp của người lớn. 149 99.33 1 0.67 0 0.00 4 Phòng tránh TNTT do hành động của trẻ Biết một số hành động dễ gây TNTT cho bản thân (chen lấn, xô đẩy khi lên xuống cầu thang, leo trèo, nghịch cánh cửa, đùa nghịch khi ăn, chụp túi nilon vào đầu,) và không thực hiện các hành động đó. 147 98.00 3 2.00 0 0.00 Biết một số hành động dễ gây TNTT cho người khác (đánh, cắn bạn, ngáng chân bạn, ném đồ vật vào người bạn... ) và không thực hiện những hành động đó. 146 97.00 4 3.00 0 0.00 5 Phòng tránh TNTT trong tình huống khẩn cấp Biết các thông tin của cá nhân và gia đình: Họ và tên bố của trẻ và bố mẹ trẻ, địa chỉ, số điện thoại người thân. 144 96.00 6 4.00 0 0.00 Biết các số điện thoại dùng trong trường hợp khẩn cấp: Công an (113), Cứu hỏa (114), Cứu thương (115) 131 87.33 18 12.00 1 0.67 Biết một số tình huống khẩn cấp: Hỏa hoạn, có người bị rơi xuống nước, bị ngã chảy máu, bị đi lạc... , tìm kiếm sự trợ giúp đúng đối tượng, trình bày được sự việc xảy ra và làm theo hướng dẫn của người lớn. 125 83.33 25 16.67 0 0.00 PHỤ LỤC 9 KHẢO SÁT NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TNTT CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở GIA ĐÌNH TT Các nội dung giáo dục Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL % SL % SL % 1 Phòng tránh TNTT do vật dụng Biết một số vật dụng dễ gây xước da, chảy máu: Dao, kéo,... và không được sử dụng chúng hoặc sử dụng chúng an toàn khi được người lớn cho phép. 67 83.16 9 11.84 0 0.00 Biết một số vật dụngdễ gây bỏng hoặc giật điện: Ổ cắm điện, ấm nước, bàn là,... và tránh đến gần chúng hoặc sử dụng chúng an toàn khi được người lớn cho phép. 62 81.58 5 6.58 9 11.84 Biết một số vật dụng dễ gây hóc, nghẹn: Hột, hạt nhỏ,viên bi,... và không ăn, nuốt chúng. 59 77.63 8 10.50 9 11.84 Biết một số vật dụng có thể chèn, đè lên cơ thể: giá, kệ đồ chơi, tủ tường,... và không với tay, leo trèo để lấy, cất đồ dùng trên giá, kệ, tủ 43 56.58 22 28.95 11 14.47 Biết một số vật dụng dễ gây đuối nước: Xô nước, bồn cầu... và tránh đến gần chúng, không cho đầu vào các vật dụng chứa nước. 37 48.68 24 31.58 15 19.74 2 Phòng tránh TNTT do động thực vật và các sản phẩm chế biến từ chúng Biết một số động vật có thể cắn, cào làm trẻ bị xước da, chảy máu (chó, mèo,... ) và không trêu chọc chúng hoặc tiếp xúc an toàn với chúng khi được người lớn cho phép. 58 76.32 10 13.16 8 10.53 Biết một số côn trùng có thể gây nhiễm độc, sưng ngứa (ong, sâu bọ, kiến ba khoang, muỗi,...) và tránh xa chúng hoặc yêu cầu sự trợ giúp của người lớn. 46 60.53 9 11.84 21 27.63 Biết một số loài cây, hoa có gai có thể làm đau và xước da: cây hoa hồng... và không để tay chạm vào gai của cây, hoa khi hái hoặc cầm. 33 43.42 27 35.53 16 21.05 Biết một số thực phẩm dễ gây ngộ độc: thịt, cá, rau... bị ôi thiu, quả lạ... và không ăn, nuốt chúng. 33 43.42 29 38.16 14 18.42 3 Phòng tránh TNTT ở các địa điểm hoạt động dễ gây TNTT Biết một số địa điểm có độ cao so với mặt đất dễ làm trẻ bị ngã (cầu thang, lan can, cầu trượt,... ) địa điểm có chướng ngại vật chắn ngang lối đi như sàn nhà có nước, sân chơi có cành cây chắn ngang,... ) và thực hiện hành động an toàn khi chơi ở các địa điểm đó hoặc yêu cầu sự trợ giúp của người lớn. 61 80.26 12 15.79 3 3.95 4 Phòng tránh TNTT do hành động của trẻ Biết một số hành động dễ gây TNTT cho bản thân (chen lấn, xô đẩy khi lên xuống cầu thang, leo trèo, nghịch cánh cửa, đùa nghịch khi ăn, chụp túi nilon vào đầu,) và không thực hiện các hành động đó. 51 67.11 15 19.74 10 13.16 Biết một số hành động dễ gây TNTT cho người khác (đánh, cắn bạn, ngáng chân bạn, ném đồ vật vào người bạn... ) và không thực hiện những hành động đó. 49 64.47 21 27.63 6 7.89 5 Phòng tránh TNTT trong tình huống khẩn cấp Biết một số tình huống khẩn cấp: Hỏa hoạn, có người bị rơi xuống nước, bị ngã chảy máu, bị đi lạc,... tìm kiếm sự trợ giúp đúng đối tượng, trình bày được sự việc xảy ra và làm theo hướng dẫn của người lớn. 38 50.00 28 .84 10 13.16 Biết các thông tin của cá nhân và gia đình: Họ và tên bố của trẻ và bố mẹ trẻ, địa chỉ, số điện thoại người thân. 31 40.79 32 42.11 13 17.11 Biết các số điện thoại dùng trong trường hợp khẩn cấp: Công an (113), Cứu hỏa (114), Cứu thương (115) 26 34.21 25 32.89 25 32.89 PHỤ LỤC 10 MỘT SỐ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÚP TRẺ TRẢI NGHIỆM KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH Ở TRƯỜNG MẦM NON Các loại tình huống dễ gây TNTT Gợi ý nội dung hoạt động Tình huống dễ gây TNTT từ vật dụng - Sử dụng dao, kéo chế biến thức ăn - Sử dụng dao, nĩa khi ăn - Hoạt động lao động: “Sơ chế củ quả” - Hoạt động ăn bữa phụ: “Món bánh bé yêu thích” - Ăn, uống thức ăn còn đang nóng (cốc nước, sữa nóng, bát canh, súp nóng) Hoạt động ăn bữa phụ (món ăn: Súp nóng) - Lấy hoặc cất đồ dùng trên giá, tủ Hoạt động lao động : “Lau dọn giá đồ chơi” Tình huống dễ gây TNTT từ động thực vật và sản phẩm chế biến từ chúng - Gặp côn trùng khi lao động ở vườn trường Hoạt động lao động: “Tìm bắt côn trùng trong vườn rau” - Thức ăn bị hỏng, ôi thiu Hoạt động: “Chuẩn bị bữa ăn” - Tiếp xúc với cây, hoa có gai Hoạt động lao động: “Chăm sóc vườn hoa” Tình huống dễ gây TNTT từ địa điểm hoạt động - Leo trèo khu vực cửa sổ, hành lang, lan can.. - Di chuyển ở khu vực sàn nhà lớp học vương vãi đồ chơi; nền nhà, sàn vệ sinh có nước Hoạt động lao động: Vệ sinh lớp học” Tình huống dễ gây TNTT từ hành động của trẻ - Đánh, cắn bạn, ngáng chân bạn, ném đồ chơi vào người bạn Hoạt động lao động: “Làm đồ dùng tặng bạn” Các tình huống khẩn cấp dễ gây TNTT - Hỏa hoạn Hoạt động lao động: “Thiết kế sơ đồ thoát hiểm trong lớp học” PHỤ LỤC 11 MỘT SỐ NHIỆM VỤ LAO ĐỘNG GIÚP TRẺ TRẢI NGHIỆM KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH Các loại tình huống dễ gây TNTT Gợi ý nhiệm vụ lao động Tình huống dễ gây TNTT từ vật dụng - Sắp xếp đồ chơi ngăn nắp vào hộp đựng đồ chơi dựa trên kích thước của đồ chơi (các đồ chơi có kích thước nhỏ, trung bình, lớn sẽ được sắp xếp vào những chiếc hộp khác nhau, không để lẫn lộn). - Lau dọn, sắp xếp giá đồ dùng, đồ chơi. - Kiểm tra và loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi bị hỏng, bị vỡ. - Kiểm tra các nút bảo vệ ổ cắm điện. - Chia dụng cụ ăn uống, thức ăn cho các bạn (thìa, đĩa, cốc bánh, hoa quả). -Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập (dao, kéo, bút chì, ), thu dọn sau khi xong. Tình huống dễ gây TNTT từ động thực vật và sản phẩm chế biến từ chúng - Cho động vật nuôi ăn. - Tìm và bắt sâu bọ cho cây hoa, vườn rau - Kiểm tra và chia đồ ăn cho các bạn. - Chuẩn bị bữa ăn Tình huống dễ gây TNTT từ địa điểm hoạt động - Kiểm tra các chướng ngại vật ở khu vực sân chơi và dọn dẹp khu vực sân chơi. - Kiểm tra nền nhà vệ sinh có bị ướt, dễ trơn trượt không và lau khô nền nhà, cảnh báo nguy hiểm cho cô và các bạn. - Kiểm tra nền nhà lớp học còn đồ chơi vương vãi không và thu dọn đồ chơi. Tình huống dễ gây TNTT từ hành động của trẻ - Làm đồ dùng tặng bạn. - Giúp cô quản lý lớp học (quan sát và nhắc nhở các bạn không nên tham gia thực hiện hành động dễ gây TNTT). Các tình huống khẩn cấp dễ gây TNTT - Thiết kế biểu tượng lối thoát hiểm và dán vào vị trí thích hợp (có thể nhờ đến sự hỗ trợ của GV). PHỤ LỤC 12 GỢI Ý MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI TRẢI NGHIỆM KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TẠI GIA ĐÌNH Các tình huống dễ gây TNTT Gợi ý hoạt động PH cùng con trải nghiệm KN phòng tránh TNTT Tình huống dễ gây TNTT từ vật dụng Vật dụng sắc nhọn - Cùng con cắt một số loại củ quả ( ví dụ dưa chuột, cà rốt, ) chuẩn bị cho bữa ăn. - Cùng con thử quan sát và phát hiện một số vật dụng có dấu hiệu sắc nhọn trong nhà, học cách sử dụng chúng an toàn. Vật dụng có chứa đồ nóng - Phụ huynh chuẩn bị một số đồ ăn nóng (ví dụ: súp, canh nóng, sữa nóng,) để con cùng ăn, uống với gia đình. - Cùng con thử tìm kiếm các vật dụng dễ gây bỏng ở nhà, học cách sử dụng chúng an toàn hoặc tránh xa chúng (luôn đứng cách xa chúng ít nhất 3 bước chân). Vật dụng có kích thước lớn (tủ, giá, cửa..) - Cùng con vệ sinh các đồ dùng trong nhà: lau dọn các giá, tủ đựng đồ, cánh cửa, Tình huống dễ gây TNTT từ động thực vật và sản phẩm chế biến từ chúng Động vật nuôi (chó, mèo) - Cùng con chăm sóc vật nuôi trong gia đình (nếu có) hoặc tham quan vườn thú vào cuối tuần. Một số côn trùng (ong, bướm, sâu) - Cùng con sưu tầm tranh ảnh về côn trùng, hoặc tìm hiểu một số côn trùng xuất hiện quanh nhà, ích lợi và tác hại của chúng, Thực phẩm bị hỏng, ôi thiu - Cùng con vệ sinh làm sạch tủ lạnh, kiểm tra và loại bỏ những thực phẩm có dấu hiệu bị hỏng. Tình huống dễ gây TNTT từ địa điểm Nhà ở - Cùng con lau sàn nhà, thực hành đi dép mỗi khi vào nhà vệ sinh. Khu vực vui chơi công cộng - Cùng con đi chơi công viên, đi bộ qua vạch kẻ đường dành cho người đi bộ Tình huống dễ gây TNTT từ hành động của trẻ Chia sẻ đồ chơi với bạn - Cùng con chuẩn bị một vài món quà nhỏ để tặng cho những người bạn mà con yêu quý ở lớp. Tình huống khẩn cấp Hỏa hoạn - Cùng con lập bản đồ thoát hiểm ở gia đình khi có hỏa hoạn. Đi lạc - Cùng con thực hiện các hoạt động: nhớ số điện thoại của người thân, mật khẩu để nhận biết người thân trong gia đình. PHỤ LỤC 13 PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ THỰC NGHIỆM Họ và tên: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . Năm sinh:... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Lớp :... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . Nam/ nữ::... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Bài tập Tiêu chí 1 Nhận diện tình huống Tiêu chí 2 Lựa chọn giải pháp Tiêu chí 3 Thực hiện giải pháp MĐ tốt MĐ TB MĐ yếu MĐ tốt MĐ TB MĐ yếu Thực hiện đúng, nhanh Thực hiện đúng Thực hiện có hỗ trợ BT 1 BT 2 BT 3 BT 4 Tổng hợp mức độ của 4 BT Nhận xét của người khảo sát: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .............................................................................................. PHỤ LỤC 14 Biểu hiện các kỹ năng thành phần của kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích ở trẻ 4-5 tuổi Các tình huống dễ gây TNTT Biểu hiện của các kỹ năng KN nhận diện KN lựa chọn giải pháp ứng phó KN thực hiện giải pháp ứng phó Các vật dụng - Quan sát và nhận ra được một số vật dụng dễ gây TNTT: Dao, kéo, bàn ghế, tủ, bát canh, cốc nước nóng, ổ cắm điện, hột, hạt, tủ tường, xô nước, bồn cầu,... -Phân biệt được đặc điểm đặc trưng của các vật dụng dễ gây TNTT: Lưỡi dao, mũi kéo, thành, mép bàn ghế, tủ, giường,... sắc nhọn, bát canh, cốc nước nóng, vật dụng sử dụng điện và ổ cắm, vật dụng có kích thước nhỏ có thể rơi vào tai, mũi, họng, vật dụng chứa nước... - Dự đoán được hậu quả của việc tiếp xúc, sử dụng vật dụng không đúng cách: chạm tay vào lưỡi dao, mũi kéo, thành, mép bàn ghế, tủ, giường,... dễ làm trẻ bị xước da, chảy máu; bát canh, cháo, súp, cốc nước sôi gây bỏng; ổ cắm điện, ti vi,... gây giật điện; Hột, hạt gây hóc, nghẹn khi ăn, nuốt; Tủ tường, bàn ghế chèn, đè lên cơ thể; Bồn rửa mặt, xô nước, bồn cầu,.. gây đuối nước. - Nêu được cách thực hiện hành động cụ thể để ứng phó an toàn, hợp lý khi tiếp xúc, sử dụng vật dụng dễ gây TNTT như: cầm tay vào phần cán dao, ở hai lỗ kéo để cắt, thổi nguội canh, cốc nước nóng trước khi ăn, uống,... ;Không đùa nghịch gần thành bàn, cạnh ghế, mép tủ, ổ cắm điện,... ; nhờ sự trợ giúp của người lớn khi cần. - Dự đoán được kết quả của giải pháp đã lựa chọn khi tiếp xúc, sử dụng vật dụng (đảm bảo an toàn hay gây ra TNTT). - Giải thích được mối quan hệ giữa cách thức thực hiện hành động (tiếp xúc, sử dụng vật dụng) và kết quả của hành động đó (cơ thể bị thương/không bị thương). - Chủ động sử dụng một số vật dụng (dao, kéo, đồ ăn nóng, hột hạt nhỏ) theo trình tự hợp lí; giữ khoảng cách nhất định với một số vật dụng nguy hiểm (ổ cắm điện; xô nước,... ), hỏi ý kiến hoặc nhờ sự trợ giúp từ người lớn khi cần thiết (sắp xếp, lấy cất đồ dùng trên giá tủ,... ) - Thực hiện các thao tác ứng phó đúng và thành thạo khi sử dụng, tiếp xúc với các vật dụng. - Kết quả thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ: Sử dụng các vật dụng (dao, kéo, đồ ăn nóng,... ), sắp xếp, lấy cất đồ dùng trên giá tủ an toàn, không để cơ thể bị thương tích. Các loại động thực vật và sản phẩm chế biến từ chúng - Quan sát và nhậnra được một số động vật, thực vật và sản phẩm chế biến từ chúng dễ gây TNTT: chó, mèo, ong, sâu bọ, kiến ba khoang, muỗi, một số cây, hoa có gai: hoa hồng, cây xương rồng; thực phẩm bị ôi thiu,... - Phân biệt được đặc điểm đặc trưng của một số loài động vật, thực vật và sản phẩm chế biến từ chúng dễ gây TNTT: chó có hàm răng, mèo có móng vuốt sắc nhọn, lông chó, mèo thường chứa nhiều vi khuẩn; ong, kiến ba khoang có nọc độc, lông gai của sâu róm thường tiết ra chất gây ngứa, muỗi hút máu và nước miếng thường có chất độc và vi khuẩn truyền bệnh; ong, kiến, sâu bọ thường ẩn mình ở những bụi cây, hoa rậm rạp; cành hoa hồng có gai sắc nhọn, thực phẩm ôi thiu có mùi vị khó chịu, chứa chất độc hại với cơ thể. - Dự đoán được hậu quả của việc tiếp xúc một số loài động vật, thực vật và sản phẩm chế biến từ chúng dễ gây TNTT: chó, mèo cắn, cào khiến trẻ bị xước da chảy máu; gây bệnh dại,lông chó, mèo làm trẻ bị dị ứng, lây bệnh cho trẻ; ong, sâu bọ, kiến ba khoang, muỗi.. cắn, đốt làm trẻ bị sưng ngứa, nhiễm độc... ; gai ở cây, hoa làm trẻ bị xước da, chảy máu; ăn, nuốt thực phẩm ôi thiu bị đau bụng, ngộ độc,... - Nêu được cách thực hiện hành động cụ thể để ứng phó an toàn, hợp lý với một số động thực vật và sản phẩm chế biến từ chúng dễ gây TNTT: chơi với chó mèo bằng cách vuốt ve nhẹ nhàng khi được người lớn cho phép, rửa tay sau khi chăm sóc hoặc cho chúng ăn; Tránh đến gần, đùa nghịch với chó, mèo khi chúng trở nên nguy hiểm (đang ăn, đang bị nhốt, xích hoặc đang nuôi con); Giữ khoảng cách càng xa càng tốt khi gặp ong, kiến ba khoang, sâu bọ;không chọc phá tổ ong, chạm tay vào sâu róm, dùng tay giết kiến ba khoang, không ẩn nấp trong bụi rậm; không chạm tay vào cây, hoa có gai, không ăn, nếm các thực phẩm bị ôi thiu; nhờ sự trợ giúp của người lớn khi cần (Báo cho người lớn biết khi gặp ong, kiến ba khoang, sâu bọ, muỗi,... ). - Dự đoán được kết quả của giải pháp đã lựa chọn khi tiếp xúc với một số động thực vật và sản phẩm chế biến từ chúng (đảm bảo an toàn hay gây ra TNTT). - Giải thích được mối quan hệ giữa cách thức thực hiện hành động (tiếp xúc với động thực vật, sản phẩm chế biến từ chúng) và kết quả của hành động đó (cơ thể bị thương /không bị thương) - Chủ động tiếp xúc với một số động thực vật (chó, mèo) và sản phẩm chế biến từ chúng (thực phẩm) theo trình tự hợp lý; giữ khoảng cách nhất định với một số con vật (chó, mèo, ong, kiến ba khoang, sâu bọ), giữ bình tĩnh và đứng yênkhi một số con vật (chó, ong) có biểu hiện muốn tấn công, không chạm tay vào một gai của cây, hoa... , không ăn, nếm các thực phẩm bị ôi thiu,... nhờ sự trợ giúp của người lớn khi cần (gặp kiến ba khoang, sâu bọ,... ) - Thực hiện các thao tác ứng phó đúng và thành thạo khi tiếp xúc với một số động vật (chó, mèo), thực phẩm hỏng,... - Kết quả thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ: tiếp xúc với một số động vật (chó, mèo, ong, kiến ba khoang, sâu bọ), cây hoa có gai, thực phẩm hòng an toàn, không để cho cơ thể trẻ bị thương tích. Các địa điểm dễ gây TNTT - Quan sát và nhận ra được một số địa điểm dễ gây TNTT: cầu thang, lan can, cửa sổ, khu vực sân chơi (cầu trượt, đu quay,... ), sàn nhà, sàn khu vực vệ sinh có nước; sàn lớp học vương vãi đồ chơi... - Phân biệt được đặc điểm đặc trưng của một số địa điểm dễ gây TNTT: cầu thang, lan can, cửa sổ, cầu trượt là những khu vực có độ cao so với mặt đất; bề mặt sàn lớp học, sàn khu vực vệ sinh dễ trơn trượt khi có nước; sàn lớp học vương vãi đồ chơi hay bề mặt sân chơi mấp mô, có gạch đá, cành cây, vũng nước,... là khu vực có chướng ngại vật chắn ngang lối đi. - Dự đoán được hậu quả khi tham gia các hoạt động (đi lại, chạy nhảy, vui chơi,... ) ở một số địa điểm dễ gây TNTT như: chen lấn, chạy nhảy, đùa nghịch ở cầu thang, lan can, cầu trượt... dễ bị ngã, bị rơi từ trên cao xuống mặt đất; đi lại, chạy nhảy ở trên sàn lớp học, sàn khu vực vệ sinh có nước,... dễ bị trượt chân ngã; chạy nhảy, đùa nghịch ở khu vực lớp học vương vãi đồ chơi hay sân chơi mấp mô, có gạch đá, cành cây, vũng nước,... dễ bị vấp chân vào chướng ngại vật gây ngã,... - Nêu được cách thực hiện hành động an toàn (đi lại, chạy nhảy, vui chơi,... )ở một số địa điểm dễ gây TNTT như: Khi lên, xuống cầu thang, cầu trượt, một tay vịn vào thanh vịn, mắt nhìn xuống mặt bậc, bước từng bước chậm rãi; khi trượt xuống cầu trượt, ngồi và duỗi thẳng hai chân xuống, hai tay bám chắc hai bên thành cầu rồi từ từ trượt xuống đất; không chen lấn xô đẩy, khi lên xuống cầu thang, cầu trượt, úp ngược người hay lộn đầu xuống khi trượt cầu trượt; đi chậm hoặc đi men để tránh sàn nhà lớp học có nước hay vương vãi đồ chơi, đi dép khi vào nhà vệ sinh; tránh đi lại, chạy nhảy ở khu vực sân chơi mấp mô, có gạch đá, cành cây,... lau khô sàn nhà có nước, dọn dẹp đồ chơi trong lớp;nhờ sự trợ giúp của người lớn khi cần (lau khô sàn, dọn cành cây, gạch đá..) - Dự đoán được kết quả của giải pháp đã lựa chọn khi tham gia hoạt động ở địa điểm dễ gây TNTT (đảm bảo an toàn hay không an toàn). - Giải thích được mối quan hệ giữa cách thức thực hiện hành động ở một số địa điểm dễ gây TNTT và kết quả của hành động đó. - Chủ động thực hiện hành động ứng phó theo trình tự hợp lýkhi tham gia hoạt động ở một số địa điểm dễ gây TNTT (thu dọn đồ chơi vương vãi trên sàn nhà, lau khô sàn nhà lớp học có nước, đi dép vào nhà vệ sinh, lên xuống cầu thang, cầu trượt,...); giữ khoảng cách an toàn nhất định với một số địa điểm (hành lang, lan can, sàn nhà), nhờ sự trợ giúp của người lớn khi cần thiết (sàn nhà, sàn vệ sinh có nước, sân chơi có chướng ngại vật,...) - Thực hiện các thao tác hành động đúng và thành thạo khi hoạt động ở các địa điểm trên. - Kết quả thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ: trẻ tham gia hoạt động ở các địa điểm trên một cách an toàn, không để cho cơ thể bị thương tích. Các hành động dễ gây TNTT của trẻ - Quan sát và nhận ra được một số hành động dễ gây TNTT cho bản thân và người khác như: leo trèo bàn ghế, cửa sổ,... nghịch cánh cửa, đứng gần vật đang chuyển động (xích đu, đu quay); đùa nghịch khi ăn, uống, chụp túi nilon vào đầu, úp mặt vào gối; đánh, cắn bạn, ngáng chân bạn, ném đồ vật, rác bẩn vào người bạn... - Dự đoán được hậu quả khi thực hiện một số hành động dễ gây TNTT cho bản thân và người khác như: leo trèo bàn ghế, cửa sổ, nghịch cánh cửa, đứng gần vật đang chuyển động (xích đu, đu quay),... dễ bị ngã, xước da chảy máu; đùa nghịch khi ăn, chụp túi nilon vào đầu, úp mặt vào gối,... dễ bị hóc, nghẹn, ngạt thở; đánh, cắn bạn, ngáng chân bạn, ném đồ vật vào người bạn,... sẽ làm bạn bị ngã, bị đau. - Nêu được giải pháp để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh như: không thực hiện các hành động nguy hiểm: leo trèo bàn ghế, cửa sổ nghịch cánh cửa , đứng gần vật đang chuyển động (xích đu, đu quay), đùa nghịch khi ăn uống; chụp túi nilon vào đầu hay úp mặt vào gối; đánh cắn, ngáng chân bạn, ném đồ vật vào người bạn,... ), từ chối nếu bạn đề nghị trẻ tham gia thực hiện các hành động trên, khuyên bạn không thực hiện các hành động đó; nhờ sự trợ của người lớn khi cần thiết (báo cho người lớn nếu thấy bạn cố tình thực hiện hành động nguy hiểm). - Dự đoán được kết quả của việc lựa chọn các giải pháp trên (đảm bảo an toàn hay không an toàn cho trẻ và mọi người). - Giải thích được mối quan hệ giữa cách thức thực hiện hành động và kết quả của hành động đó. - Chủ động thực hiện hành động ứng phó theo trình tự hợp lý khi tham gia vào các hoạt động dễ gây TNTT: Không tham gia, từ chối nếu bạn đề nghị tham gia, khuyên bạn không nên tham gia thực hiện một số hành động (leo trèo bàn ghế, chụp túi nilon vào đầu, ném đồ vật vào người,...); nhờ sự trợ giúp của người lớn khi cần thiết (bạn vẫn cố tình thực hiện... ) - Thực hiện các hành động (từ chối, khuyên ngăn bạn, nhờ trợ giúp,...) đúng và thành thạo. - Kết quả thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn, không để cho cơ thể của trẻ và mọi người bị thương tích. Các tình huống khẩn cấp - Quan sát và nhận ra được dấu hiệu của một số tình huống khẩn cấp (Hỏa hoạn, có người bị ngã chảy máu): Dấu hiệu của hỏa hoạn (có ánh lửa và tiếng nổ, có khói bốc lên và kèm theo đó là mùi khét), dấu hiệu của người bị ngã chảy máu (sau khi bị ngã, trên cơ thể có vết cắt hoặc vết trầy xước chảy máu, khó cử động hoặc không cử động được cơ thể). - Dự đoán được mức độ nguy hiểm khi bản thân và mọi người khi gặp tình huống khẩn cấp: hỏa hoạn khiến trẻ bị ngạt thở vì khói độc, lửa rơi vào người gây bỏng; người bị ngã chảy máu có thể bị mất rất nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng. - Nhận biết được các số điện thoại dùng trong trường hợp khẩn cấp: Công an (113), Cứu hỏa (114), Cứu thương (115). - Nêu được cách thực hiện hành động cụ thể để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh khi gặp tình huống khẩn cấp: tự mình tìm cách thoát ra ngoài (khi gặp hỏa hoạn, bình tĩnh tìm lối thoát hiểm bằng cầu thang bộ càng nhanh càng tốt, cúi thấp người xuống, dùng khăn hoặc vải ướt bịt mũi bò ra ngoài để tránh bị ngạt khói, nếu quần áo bị bén lửa thì nằm xuống đất lăn qua lăn lại để dập lửa,... ); tìm sự trợ giúp và làm theo hướng dẫn của người lớn, trình bày cho người lớn biết về sự việc (có hỏa hoạn, có người bị ngã chảy máu). - Dự đoán được kết quả của các giải pháp thoát ra khỏi tình huống khẩn cấp (đảm bảo an toàn hay không an toàn). - Giải thích được mối quan hệ giữa cách thức thực hiện hành động để thoát ra khỏi tình huống khẩn cấp và kết quả của hành động đó. - Chủ động thực hiện giải pháp theo trình tự hợp lý khi gặp tình huống khẩn cấp; biết tìm sự trợ giúp từ người lớn khi cần thiết và trình bày được sự việc xảy ra. - Thực hiện các thao tác ứng phó đúng và thành thạo khi xảy ra tình huống khẩn cấp - Kết quả thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ: Trẻ thoát ra khỏi tình huống khẩn cấp an toàn, hạn chế cơ thể bị thương tích nặng khi gặp các tình huống đó. PHỤ LỤC 15 KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM Tháng Tuần Nội dung BP 1: Xây dựng môi trường BP 2: Xây dựng tình huống giả định BP3: Sử dụng trò chơi BP4: HĐ sinh hoạt BP 5: Phối hợp gia đình 11 1 Khảo sát điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường 2 Xây dựng môi trường vật chất giúp trẻ trải nghiệm KN phòng tránh TNTT 3 4 Một số địa điểm dễ gây TNTT Xây dựng nội quy an toàn vui chơi Tình huống “Di chuyển qua khu vực hành lang (cầu thang) bị ướt” - Trò chơi vận động mô phỏng: + Đàn kiến nhỏ + Ếch hái lá về nhà - Lập danh sách email và tài khoản Facebook của các PH để tạo nhóm các PH của lớp trên facebook. - Gửi thông báo đến PH về yêu cầu thực hiện các hoạt động phối hợp cùng với trẻ vào thời điểm cuối tuần tại gia đình: cùng trẻ sưu tầm ảnh hoặc chụp lại hình ảnh về một số vị trí dễ gây nguy hiểm trong nhà và chia sẻ hình ảnh thông qua nhóm. 5 - Trò chơi học tập: + Mặt vui, mặt buồn - Trò chơi vận động: + Ai nhanh hơn Hoạt động lao động: Vệ sinh lớp học (lau sàn lớp học, sàn hành lang, cửa sổ, lan can, giặt và phơi khăn mặt) 12 6 Một số vật dụng dễ gây TNTT Xây dựng nội quy sử dụng vật dụng an toàn Tình huống: “Giúp đỡ bác cấp dưỡng” - Trò chơi học tập: + Ai nhanh ai khéo + Ai tinh ai khéo - Trò chơi vận động: + Người nội trợ giỏi Hoạt động bữaăn tự chọn PH cùng con cắt củ quả chuẩn bị cho bữa ăn tối, chụp lại ảnh hoặc quay lại video và chia sẻ hình ảnh thông qua nhóm. 7 - Trò chơi vận động: + Người nội trợ giỏi Hoạt động lao động: “Sơ chế củ quả” 8 Tình huống: “Giúp đỡ bác lao công” - Trò chơi học tập: + Ai tinh ai khéo PH cùng con tìm kiếm các vật dụng có kích thước lớn dễ gây nguy hiểm ở ga đình, chụp lại hình ảnh và chia sẻ hình ảnh thông qua nhóm. 9 - Trò chơi học tập: + Ai tinh ai khéo - Trò chơi vận động: + Bắt chuồn chuồn Hoạt động lao động : “Lau dọn giá đồ chơi” 1 10 - Trò chơi học tập: + Vật nóng và vật không nóng - Trò chơi vận động: + Ai nhanh nhất Hoạt động ăn bữa phụ (Món ăn: Súp gà ngô non) PH quay lại video về hình ảnh trẻ ăn canh nóng (súp nóng), uống cốc nước nóng,và chia sẻ hình ảnh thông qua nhóm. 11 Một số động thực dễ gây TNTT Xây dựng nội quy tiếp xúc với động thực vật an toàn Tình huống giả định “Một chú chó đi lạc vào lớp” - Trò chơi học tập: + Ai nhanh ai khéo - Trò chơi vận động: + Thả chó PH cùng con chăm sóc vật nuôi trong gia đình (nếu có), chụp lại hình ảnh và chia sẻ hình ảnh thông qua nhóm. 12 Hoạt động lao động: “Tìm bắt côn trùng trong vườn rau” 13 - Trò chơi học tập: + Ai tinh mắt - Trò chơi vận động: + Ong và Thỏ PH cùng con sưu tầm tranh ảnh về côn trùng, hoặc cùng con tìm hiểu một số côn trùng xuất hiện quanh nhà, chụp lại hình ảnh và chia sẻ hình ảnh thông qua nhóm. 2 14 Một số thực vật và sản phẩm chế biến từ chúng dễ gây TNTT Tình huống “Trang trí lớp học ngày Tết” Hoạt động lao động “Chăm sóc vườn hoa” PH cùng con sưu tầm ảnh các loại cây, hoa có gai, trang trí lẵng hoa hồng và chia sẻ hình ảnh thông qua nhóm. 15 Xây dựng nội quy ăn uống an toàn Tình huống “Trang trí đĩa hoa quả, bánh kẹo ngày tết” - Trò chơi học tập: + Ai tinh mắt - Trò chơi vận động: + Ai nhanh nhất PH cùng con sưu tầm ảnh hoặc chụp lại hình ảnh về các thực phẩm có dấu hiệu bị hỏng và thực phẩm tươi ngon và chia sẻ hình ảnh thông qua nhóm. 16 - Trò chơi học tập: + Người nội trợ tài ba - Trò chơi vận động: + Ai nhanh ai khéo Hoạt động lao động: “Chuẩn bị bữa ăn” 3 17 Một số hành động của trẻ dễ gây TNTT Xậy dựng nội quy hoạt động an toàn Tình huống “Chia sẻ món quà với bạn” - Trò chơi học tập: + Ai nhanh ai khéo - Trò chơi vận động: + Đổi đồ chơi PH cùng con chuẩn bị một món quà nhỏ để tặng cho người bạn mà con yêu quý ở lớp. 18 - Trò chơi học tập: + Ai nhanh ai khéo - Trò chơi vận động: +Gió thổi cây nghiêng Hoạt động lao động: “Làm đồ dùng tặng bạn” 19 Một số tình huống khẩn cấp cần sự trợ giúp Tình huống “Thoát hiểm khi lớp học có đám cháy” - Trò chơi học tập: + Bản đồ thoát hiểm +Ai thoát hiểm nhanh nhất PH cùng con lập bản đồ thoát hiểm ở gia đình khi có hỏa hoạn 20 - Trò chơi vận động: + Thám tử khói - Trò chơi đóng vai: + Bác sĩ chữa bỏng. Hoạt động lao động: “Thiết kế sơ đồ thoát hiểm trong lớp học” PHỤ LỤC 16 MÔ HÌNH MẪU CỦA BẢNG NỘI QUY AN TOÀN TÊN NỘI QUY 1 2 3 5 QUY ĐỊNH 1 (Bằng chữ) Hình ảnh minh họa Hình ảnh minh họa QUY ĐỊNH 2 (Bằng chữ) QUY ĐỊNH 3 (Bằng chữ) QUY ĐỊNH 4 (Bằng chữ) Hình ảnh minh họa Hình ảnh minh họa Lớp.., ngàytháng..năm NỘI QUY AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VẬT DỤNG Xin phép cô khi dùng dao, kéo Không đùa nghịch khi dùng dao, kéo Không sờ vào vật nóng Không chạm tay vào lưỡi dao kéo Tránh xa ổ điện Không với tay hoặc leo trèo lấy đồ dùng trên giá PHỤ LỤC 13: MINH HỌA BẢNG NỘI QUY AN TOÀN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI Nội quy AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VẬT DỤNG Xin phép cô khi dùng dao, kéo Không chạm tay vào lưỡi dao kéo 1 2 3 Không đùa nghịch khi dùng dao, kéo 4 Không sờ vào vật nóng 5 Không với tay hoặc leo trèo lấy đồ dùng trên giá Tránh xa ổ điện 6 Lớp mẫu giáo B2, ngày ... ... ... .tháng... ... ... ..năm 2018 Xin phép cô khi dùng dao, kéo Không chạm tay vào lưỡi dao kéo 1 2 3 Không đùa nghịch khi dùng dao, kéo 4 Không sờ vào vật nóng 5 Không với tay hoặc leo trèo lấy đồ dùng trên giá AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VẬT DỤNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_giao_duc_ky_nang_phong_tranh_tai_nan_thuong_tich_cho.docx
  • doc2.1 Cap Truong - Mau viet Thong tin tom tat ve nhung diem moi cua LA.doc
  • pdf2.1 Cap Truong - Mau viet Thong tin tom tat ve nhung diem moi cua LA.pdf
  • pdfLuan an Dung cap truong in 24-12-2020.pdf
  • docxTom tat LA tieng anh cap truong in 24-12-2020.docx
  • pdfTom tat LA tieng anh cap truong in 24-12-2020.pdf
  • docxTom tat LA tieng Việt cap truong in 24-12-2020.docx
  • pdfTom tat LA tieng Việt cap truong in 24-12-2020.pdf
Tài liệu liên quan