Luận án Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ đội tuyển Quảng Ninh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ––––––––––––––––––––––– ĐINH ĐẮC THI HỆ THỐNG HÓA CÁC BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NÉM RỔ TỪ XA ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN NỮ BÓNG RỔ ĐỘI TUYỂN QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ––––––––––––––––––––––– ĐINH ĐẮC THI HỆ THỐNG HÓA CÁC BÀI TẬP NH

pdf200 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ đội tuyển Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NÉM RỔ TỪ XA ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN NỮ BÓNG RỔ ĐỘI TUYỂN QUẢNG NINH Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học : 1. GS.TS Dương Nghiệp Chí 2. TS. Phạm Thế Vượng HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đinh Đắc Thi MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng biểu, biểu đồ Danh mục các từ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 4 1.1. Quá trình hình thành và phát triển môn bóng rổ ............................. 4 1.1.1. Lịch sử phát triển bóng rổ thế giới ..................................................... 4 1.1.2. Sự phát triển của bóng rổ Việt Nam ................................................... 5 1.2. Đặc điểm và xu thế phát triển bóng rổ .............................................. 7 1.2.1. Đặc điểm chung môn bóng rổ ............................................................ 7 1.2.2. Những xu hướng của bóng rổ hiện đại ............................................. 12 1.3. Cơ sở lý luận huấn luyện sức mạnh tốc độ bóng rổ ........................ 14 1.4. Cơ sở lý luận về kỹ thuật thể thao ................................................... 18 1.4.1. Dạy học kỹ thuật thể thao ................................................................ 18 1.4.2. Đặc điểm huấn luyện thể thao thanh thiếu niên ................................ 26 1.5. Đặc điểm phát triển về hình thái, chức năng tâm - sinh lý của vận động viên nữ ............................................................................................ 27 1.6. Các công trình nghiên cứu liên quan ............................................... 30 1.6.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................... 30 1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................... 32 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU . 37 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 37 2.1.1 Đối tượng chủ thể nghiên cứu ........................................................... 37 2.1.2 Đối tượng khách thể nghiên cứu ....................................................... 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 37 2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu ..................................... 37 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn .................................................................. 38 2.2.3. Phương pháp quan trắc video ........................................................... 38 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh ............................................................ 39 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm ........................................................ 43 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................. 50 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê ....................................................... 51 2.3. Tổ chức nghiên cứu .......................................................................... 54 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 54 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu ....................................................................... 54 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................... 56 3.1. Nghiên cứu thực trạng trình độ tập luyện (sức mạnh tốc độ) làm cơ sở nâng cao năng lực ném rổ từ xa ......................................................... 56 3.1.1. Lựa chọn các chỉ tiêu, test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nữ vận động viên Đội tuyển bóng rổ Quảng Ninh ................................................. 56 3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ của vận động viên Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh ............................................................. 68 3.1.3. Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của vận động viên Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh ............................................................................. 74 3.1.4. Bàn luận .......................................................................................... 83 3.2. Nghiên cứu kỹ thuật ném rổ từ xa và một số yếu tố có liên quan .. 87 3.2.1. Phân tích kỹ thuật ............................................................................ 87 3.2.2. Xác định các điểm cần quan sát trong kỹ thuật ................................ 93 3.2.3. Đánh giá kỹ thuật ném rổ từ xa của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Quảng Ninh với VĐV đội tuyển quốc gia ............................................................. 97 3.2.4. Bàn luận ........................................................................................ 100 3.3. Hệ thống hoá và ứng dụng các bài tập nhằm phát triển kỹ thuật ném rổ từ xa trong kế hoạch huấn luyện của Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh ............................................................................................ 102 3.3.1. Hệ thống hoá các bài tập phát triển kỹ thuật ném rổ từ xa trong kế hoạch huấn luyện của vận động viên nữ đội tuyển Quảng Ninh ........... 102 3.3.2. Đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập ném rổ từ xa đối với phát triển trình độ và hiệu suất ghi điểm từ xa của Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh ................................................................................................................ 112 3.3.3. Bàn luận ........................................................................................ 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................152 A. Kết luận .............................................................................................. 152 B. Kiến nghị ............................................................................................ 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ GĐ Giai đoạn G1 Giai đoạn 1 G2 Giai đoạn 2 G3 Giai đoạn 3 HLV Huấn luyện viên TDTT Thể dục thể thao TĐLT Trình độ luyện tập VĐV Vận động viên XPC Xuất phát cao DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Danh mục bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá test Cooper của các lứa tuổi 46 3.1 Tổng hợp các chỉ tiêu, test làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn 62 đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh (U19) 3.2 Lựa chọn các chỉ tiêu, test (y sinh, sư phạm) đánh giá sức Sau trang mạnh tốc độ của VĐV đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh 64 (U19) qua phỏng vấn 3.3 Đánh giá độ tin cậy các test đánh giá sức mạnh tốc độ của 67 VĐV bóng rổ nữ Quảng Ninh (n=9) 3.4 . Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro - Winky về tố chất thể 69 lực VĐV bóng rổ nữ Quảng Ninh (n=9) 3.5 Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá về tố chất thể lực 71 chuyên môn VĐV bóng rổ nữ Quảng Ninh 3.6 Bảng điểm đánh giá tố chất thể lực chuyên môn VĐV bóng rổ 73 nữ Quảng Ninh 3.7 Bảng điểm tổng hợp đánh giá tố chất thể lực – kỹ thuật VĐV 73 bóng rổ nữ Quảng Ninh 3.8 Thực trạng các chỉ tiêu về hình thái chức năng sinh lý VĐV 75 bóng rổ nữ Quảng Ninh (n=9) 3.9 Thực trạng các chỉ tiêu về chức năng tâm lý VĐV bóng rổ nữ 80 Quảng Ninh (n=9) 3.10 Thực trạng sức mạnh tốc độ của nữ VĐV bóng rổ Quảng 81 Ninh (n=9) 3.11 Kết quả phỏng vấn việc ứng dụng công nghệ trong phân tích 94 các chuyển động của kỹ thuật thể thao và ném rổ từ xa (n=23) 3.12 Lựa chọn các thông số cần quan sát khi phân tích kỹ thuật 95 3.13 So sánh các thông số kỹ thuật ném rổ từ xa của nữ VĐV Đội 98 tuyển Quảng Ninh với VĐV Đội tuyển Quốc gia 3.14 Hệ thống hoá các bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ từ xa (ném Sau trang rổ 3 điểm) cho vận động viên đội tuyển bóng rổ nữ Quảng 105 Ninh 3.15 Kết quả kiểm chứng hệ thống bài tập ném rổ từ xa thông qua Sau trang khảo sát ý kiến chuyên gia (n = 22) 110 3.16 Phân bổ các bài tập ném rổ từ xa trong giai đoạn I/2016 115 (Tháng 1 - 3/2016) 3.17 Phân bổ các bài tập ném rổ từ xa trong giai đoạn II/2016 116 (Tháng 4 - 6/2016) 3.18 Kết quả kiểm tra trình độ tập luyện qua các giai đoạn của vận 117 động viên Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh (n=9) 3.19 Kết quả phân tích phương sai ANOVA của test Lực bóp tay 126 thuận (Kg) 3.20 Kết quả phân tích phương sai ANOVA của test Bật cao tại 127 chỗ (cm) 3.21 Kết quả phân tích phương sai ANOVA của test Cơ lưng 128 (lần/20s) 3.22 Kết quả phân tích phương sai ANOVA của test Chạy 20m 130 XPC (s) 3.23 Kết quả phân tích phương sai ANOVA của test Chạy con thoi 131 4x10m (s) 3.24 Kết quả phân tích phương sai ANOVA của test Cooper (m) 132 3.25 Kết quả phân tích phương sai ANOVA test Chạy chữ T (s 134 3.26 Kết quả phân tích phương sai ANOVA của test Dẫn bóng tốc 135 độ 20m (s) 3.27 Kết quả phân tích phương sai ANOVA của test Dẫn bóng 136 luồn 5 cọc (s) 3.28 Kết quả phân tích phương sai ANOVA của test Di chuyển 138 chuyền bóng 30s (điểm) 3.29 Kết quả phân tích phương sai ANOVA của test Dẫn bóng số 8 139 lên rổ 5 lần (s) 3.30 Kết quả phân tích phương sai ANOVA test Sucides Drill (s) 140 3.31 Kết quả phân tích phương sai ANOVA của test Tại chỗ ném 3 141 điểm, 10x3 (quả vào) 3.32 Kết quả kiểm tra trình độ tập luyện qua các giai đoạn của vận 143 động viên Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh (n=9) 3.33 So sánh kết quả xếp loại trình độ tập luyện giữa các giai đoạn 144 của vận động viên Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh (n=9) 3.34 Hiệu quả ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm) thi đấu các giải toàn 145 quốc năm 2016 của Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh (U19) Danh mục các biểu đồ 3.1 Đối tượng phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu, test đánh giá sức 64 mạnh tốc độ cho VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh 3.2 Kết quả phỏng vấn việc ứng dụng công nghệ trong phân tích 94 các chuyển động của kỹ thuật thể thao và ném rổ từ xa 3.3 Ý kiến chuyên gia về hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả ném 111 rổ từ xa cho đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh 3.4 Diễn biến thành tích Lực bóp tay thuận (Kg) qua 3 giai đoạn 119 3.5 Diễn biến thành tích Bật cao tại chỗ (cm) qua 3 giai đoạn 119 3.6 Diễn biến thành tích Cơ lưng (lần/20s) qua 3 giai đoạn 120 3.7 Diễn biến thành tích Chạy 20m XPC (s) qua 3 giai đoạn 120 3.8 Diễn biến thành tích Chạy con thoi 4x10m (s) qua 3 giai đoạn 121 3.9 Diễn biến thành tích Test Cooper (m) qua 3 giai đoạn 121 3.10 Diễn biến thành tích Chạy chữ T (s) qua 3 giai đoạn 122 3.11 Diễn biến thành tích Dẫn bóng tốc độ 20m (s) qua 3 giai đoạn 122 3.12 Diễn biến thành tích Dẫn bóng luồn 5 cọc (s) qua 3 giai đoạn 123 3.13 Diễn biến thành tích Di chuyển chuyền bóng 30s (điểm) qua 3 123 giai đoạn 3.14 Diễn biến thành tích Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần (s) qua 3 giai 124 đoạn 3.15 Diễn biến thành tích Test Sucides Drill (s) qua 3 giai đoạn 124 3.16 Diễn biến thành tích Tại chỗ ném 3 điểm, 10x3 (quả vào) qua 125 3 giai đoạn 3.17 Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong 127 khoảng tin cậy 95% của test Lực bóp tay thuận (Kg) 3.18 Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong 128 khoảng tin cậy 95% của test Bật cao tại chỗ (cm) 3.19 Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong 129 khoảng tin cậy 95% của test Cơ lưng (lần/20s) 3.20 Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong 131 khoảng tin cậy 95% của test Chạy 20m XPC (s) 3.21 Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong 132 khoảng tin cậy 95% của test Chạy con thoi 4x10m (s) 3.22 Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong 133 khoảng tin cậy 95% của test Cooper (m) 3.23 Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong 135 khoảng tin cậy 95% của test Chạy chữ T (s) 3.24 Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong 136 khoảng tin cậy 95% của test Dẫn bóng tốc độ 20m (s) 3.25 Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong 137 khoảng tin cậy 95% của test Dẫn bóng luồn 5 cọc (s) 3.26 Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong 139 khoảng tin cậy 95% của test Di chuyển chuyền bóng 30s (điểm) 3.37 Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong 140 khoảng tin cậy 95% của test Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần (s) 3.28 Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong 141 khoảng tin cậy 95% của test Sucides Drill (s) 3.29 Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong 142 khoảng tin cậy 95% của test Tại chỗ ném 3 điểm, 10x3 (quả vào) Danh mục các hình vẽ 2.1 Test chạy chữ T 47 2.2 Dẫn bóng luồn 5 cọc 47 2.3 Di chuyển chuyền bóng trong 30s 48 2.4 Dẫn bóng số 8 lên rổ 49 2.5 Di chuyển test Suicides Drill 50 3.1 Góc độ Quỹ đạo bay 91 3.2 Khu vực ném rổ 92 3.3 Vị trí các điểm sáng cần quan sát khi VĐV thực hiện kỹ thuật 97 ném rổ từ xa 1 PHẦN MỞ ĐẦU Bóng rổ hiện đại phát triển theo 4 xu thế: (1) Ngày càng cao hơn (nhằm chiếm lĩnh không gian); (2) ngày càng nhanh hơn (nhằm tăng cường ghi điểm từ tấn công nhanh và có khả năng khống chế toàn bộ các vị trí trọng yếu trên sân); (3) ngày càng chuẩn xác hơn (nhằm đạt mục đích thi đấu); và (4) tinh thông kỹ chiến thuật (kỹ thuật điêu luyện nhằm thích ứng với mọi chiến thuật; chiến thuật đa dạng, biến hoá nhằm tăng áp lực tâm lý, không cho đối phương kịp thích nghi nhằm dành thế chủ động trong thi đấu) [21], [23], [80]. Chiến thuật tấn công phát triển theo xu thế tổng hợp các loại chiến thuật và đấu pháp: Tận dụng cơ hội phản công nhanh khi có thể; Tấn công dồn dập, chiếm lĩnh vị trí và tấn công trận địa đối phương liên tục, tạo mắt xích liên hoàn giữa các đợt tấn công; Trong ngoài kết hợp, các trung phong cao, mạnh hoạt động gây áp lực lớn dưới rổ nhằm thu hút phòng thủ, tạo khoảng trống cho vòng ngoài ném rổ. Các trung phong đôi khi kéo ra ngoài cho đồng đội dễ xâm nhập và kết thúc ở khu vực cận rổ. Vòng ngoài luôn gây áp lực bằng những pha ném rổ hiệu quả nhằm kéo giãn đội hình phòng thủ, giúp trung phong có nhiều khoảng trống dưới rổ hơn [11], [17], [48]. Bóng rổ là môn thể thao của những người khổng lồ, thể hiện ở cường độ vận động cao, hoạt động thi đấu rất căng thẳng, đòi hỏi VĐV phải huy động đến cực hạn khả năng chức phận của cơ thể và các tố chất nhanh - mạnh tối đa. Mặc dù hoạt động thi đấu không liên tục song mật độ hoạt động ở cường độ cao là rất lớn. Để có được thành tích bóng rổ như hiện tại và đào tạo được những VĐV xuất sắc, các đội bóng rổ đã chú trọng cải tiến, nâng cao kỹ thuật và phương pháp huấn luyện, tuyển chọn. Trong đó kỹ thuật ném rổ xa đạt 3 điểm rất hiệu quả, nhiều ưu thế ghi điểm, đặc biệt phù hợp với tầm vóc cơ thể hạn chế. Tuy vậy, VĐV phải thành thục các loại kỹ thuật cơ bản trong bóng rổ và 2 phải được HLV lựa chọn để huấn luyện riêng trong số ít VĐV của toàn đội bóng [13], [18], [45]. Ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm) là một trong những kỹ thuật được sử dụng tương đối nhiều trong bóng rổ chuyên nghiệp ngày nay, đặc biệt là ở Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) khi lối chơi tản rộng đang thịnh hành. Tuy nhiên để ném 3 điểm được thì người ném phải thông thạo kỹ thuật cũng như tập luyện lâu dài để thành thục khi vào trận. Một thực tế, không có một cách ném 3 điểm nào là tuyệt đối [52], [54]. Mỗi người chơi phải tự tìm ra một cách ném cho mình cũng như học hỏi kinh nghiệm của người chơi khác, và rèn luyện tư thế ném cũng như phối hợp được lực toàn thân để ném rổ đạt hiệu quả cao nhất. Đối với bất kỳ môn thể thao nào, quan hệ giữa tố chất thể lực và kỹ thuật của VĐV đều rất chặt chẽ. Đối với kỹ thuật ném rổ từ xa (được 3 điểm), kỹ thuật này quan hệ rất lớn đối với sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh tốc độ. Thi đấu bóng rổ còn cần nhiều loại kỹ thuật khác như giữ bóng, dẫn bóng, chuyền bóng. Hiệu quả thi đấu môn thể thao còn phụ thuộc vào các tố chất thể lực khác như: sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo, tuy nhiên yếu tố sức mạnh tốc độ có vai trò đặc biệt quan trọng trong huấn luyện kỹ thuật thể thao nói chung và huấn luyện kỹ, chiến thuật bóng rổ nói riêng. Cơ sở lý luận về huấn luyện sức mạnh và kỹ thuật thể thao rõ ràng rất cần thiết để tiếp cận các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ liên quan đến kỹ thuật ném rổ từ xa [22], [23], [56]. Đây là lý do tôi lựa đề tài luận án: “Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh”. 3 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như thực trạng trình độ tập luyện (dưới góc độ sức mạnh tốc độ) nhằm lựa chọn và hệ thống hóa các bài tập nhằm nâng cao sức mạnh tốc độ kết hợp với kỹ thuật ném bóng rổ xa cho nữ vận động viên bóng rổ (dẫn chứng đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh). Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng trình độ tập luyện (sức mạnh tốc độ) làm cơ sở nâng cao năng lực ném bóng rổ từ xa. Mục tiêu 2: Nghiên cứu kỹ thuật ném rổ từ xa và một số yếu tố có liên quan. Mục tiêu 3: Hệ thống hóa và sắp xếp các bài tập phát triển kỹ thuật ném rổ từ xa trong kế hoạch huấn luyện của vận động viên nữ đội tuyển Quảng Ninh. Giả thuyết khoa học: Hiệu quả công tác huấn luyện VĐV bóng rổ nữ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có trình độ tập luyện (chủ yếu trình độ thể lực, mà đặc biệt là trình độ sức mạnh tốc độ) tốt để đảm bảo kỹ thuật ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm) nhằm nâng cao hiệu suất thi đấu là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Nếu những vấn đề then chốt này được giải quyết và đạt hiệu quả tốt, thì chắc chắn trình độ thi đấu của đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh sẽ được nâng lên. 4 Chương 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quá trình hình thành và phát triển môn bóng rổ 1.1.1. Lịch sử phát triển bóng rổ thế giới Môn bóng rổ được sáng lập tại Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1891 do Dr.James Naismith (sinh năm 1861), giáo viên giáo dục thể chất của Trường huấn luyện Springphild tại bang Massachusets (Mỹ), ông đã dựa theo những trò chơi với bóng được phát triển trước đây trong lịch sử như: trò chơi Pok - Tapok - ném bóng vào một vòng tròn bằng đá được đính theo chiều thẳng đứng trên tường; trò chơi Ollamalituli - ném bóng cao su vào chiếc vòng làm bằng đá để sáng tạo ra một trò chơi mới cho học sinh của mình tập luyện. Do có những nét mới lạ, sinh động và hấp dẫn chỉ sau một thời gian ngắn trò chơi này đã được công nhận, lan rộng trong toàn nước Mỹ và ngày nay đã phát triển thành một môn thể thao hấp dẫn hàng chục triệu người trên cả hành tinh - môn bóng rổ. Tháng 12 năm 1981 G. Nâyssmit đã soạn thảo những điều luật thi đấu đầu tiên cho môn bóng rổ và dùng nó để tổ chức trận đấu. Năm 1892 ông đã cho xuất bản “Sách luật chơi bóng rổ” gồm 15 điều mà phần lớn những điều ấy dưới hình thức này hay hình thức khác vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay. Năm 1894, sau khi Luật bóng rổ được chính thức ban hành. Giai đoạn này bóng rổ đã phát triển sang các nước phương Đông như Nhật, Trung Quốc, Philippin rồi sang Châu Âu và Nam Mỹ. Tại thế vận hội Olympic lần thứ 3 năm 1904 bóng rổ được tổ chức thi đấu biểu diễn. Từ năm 1919 - 1931 hiệp hội bóng rổ của các nước được thành lập và bắt đầu có các cuộc thi đấu giao hữu quốc tế. Năm 1923 các cuộc thi đấu bóng rổ quốc tế đầu tiên của nữ đã được tổ chức ở Pháp giữa đội Ý, Pháp, và Tiệp Khắc. 5 Sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Bóng rổ là việc thành lập liên đoàn Bóng rổ Quốc tế (FIBA) vào ngày 18 tháng 6 năm 1932. Các nhà lãnh đạo của liên đoàn 8 nước: Ý, Achentina, Hy Lạp, Latvia, Bồ Đào Nha, Rumani, Thụy Sĩ và Tiệp Khắc đã tham dự cuộc họp quốc tế đầu tiên, đưa ra những ý kiến thống nhất chung về việc thành lập Liên đoàn bóng rổ Quốc tế và thông qua những điều luật thi đấu. Năm 1935 Ủy ban Olympic Quốc tế đã đưa ra quyết định công nhận môn bóng rổ là môn thể thao Olympic, năm 1936 bóng rổ lần đầu tiên được đưa vào Thế vận hội lầ thứ 11 tổ chức tại Beclin với 21 nước tham dự và đội tuyển Mỹ đã vô địch. Năm 1938 giải vô địch bóng rổ đầu tiên của nữ Châu Âu được tổ chức tại Rome (Y), đội nữ của Ý đã vô địch. Năm 1948 HLV người Mỹ T.Arter lần đầu tiên đưa ra môn Bóng rổ mini. Trò chơi này được áp dụng dành cho trẻ em ở lứa tuổi 8 - 12 và được tổ chức theo các điều luật đơn giản hơn: Kích thước của bóng nhỏ hơn (Chu vi từ 68 - 73cm; Trọng lượng từ 450 – 500g) chiều cao của rổ là 2,60m khoảng cách từ bảng rổ đến vạch phạt là 4m. Kích thước của sân thi đấu: dài 28m, chiều rộng 15m và không có vòng 3 điểm, mặt bảng có chiều ngang là 1,20m, chiều thẳng đứng là 0,9m. Bóng thì được ném vào rổ nên trò chơi này có tên là “ Basketball ” (Basket-Rổ, Ball-Bóng). Trải qua hơn một thế kỷ không ngừng phát triển đã trở thành một trong những môn thể thao quần chúng trên thế giới ưa thích nhất, với những đặc điểm là: không gian cao, tốc độ nhanh, sức mạnh lớn, kỹ năng kỹ xảo phức tạp hơn nhiều [54], [73]. 1.1.2. Sự phát triển của bóng rổ Việt Nam Cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, vào đầu thế kỷ XX các môn thể thao hiện đại trong đó có bóng rổ cũng theo chân đội quân viễn chinh du nhập vào Việt Nam. Thời kỳ đầu bóng rổ chỉ phát triển trong phạm vi hẹp trong một số trường học, công sở và trong hàng ngũ binh lính Pháp và cũng chỉ bó hẹp ở một số thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Huế... các môn thể thao nói chung và bóng rổ nói riêng trong thời gian này nhìn chung 6 chỉ phục vụ riêng cho giai cấp thống trị, kỹ chiến thuật thì non kém, tư tưởng thi đấu thì cay cú ăn thua. Cách mạng tháng 8 thành công, phong trào thể dục thể thao nói chung và môn bóng rổ nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bước đầu được quan tâm phát triển đúng mức. Song cuộc kháng chiến chống Pháp lại nổ ra, nền phong trào tạm lắng xuống để tập trung cho kháng chiến giành thắng lợi. Sau hòa bình lặp lại, năm 1954, ở miền bắc phong trào bóng rổ được phát triển rộng khắp với các trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, các ngành và trong lực lượng vũ trang. Hàng năm đều tổ chức các giải vô địch miền Bắc: Giải hạng A, hạng B nam nữ, giải vô địch các đội mạnh, giải thanh thiếu niên. Năm 1975, từ sau ngày đất nước thống nhất, phong trào tập luyện bóng rổ ngày càng phát triển mạnh mẽ và có sức thu hút đông đảo thanh niên học sinh tham gia tập luyện. Chúng ta mở rộng quan hệ giao lưu với toàn thế giới. Bóng rổ đã trở thành một môn thi đấu trong hệ thống Quốc gia từ năm 1985 đến nay, trải dài từ Bắc tới Nam như các đội Bắc Ninh, Yên Bái, Quảng Ninh, Phòng Không Không QuânKhu vực miền Trung Nam bộ có các đội như: Ninh Thuận, Bình Thuận Khu vực miền Nam có Tp. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Cần Thơ [31] Bóng rổ Việt Nam những năm gần đây mặc dù có sự phát triển tương đối tốt, song một thời gian dài bóng rổ Việt Nam tiến bộ chậm, chỉ mấy năm nay, bóng rổ nước ta đã dần dần hồi phục và phát triển qua giải bóng rổ các đội mạnh toàn quốc. Năm 1996 có 7 đội nam và 6 đội nữ tham gia, trong số các đội đó ta thấy chỉ có 2 đội nữ có các VĐV có độ tuổi trung bình là dưới 20, còn phần đông các VĐV nam đã quá tuổi và xuống thể lực. Chiều cao của các VĐV bóng rổ nước ta nói chung rất thấp, hiệu quả thi đấu không cao, chưa có nhiều trận đấu tỉ số vượt quá 100 điểm. 7 Đến nay bóng rổ thường xuyên được giao lưu và thi đấu quốc tế, các giải khu vực (SeaGames) và chúng ta đã mời các chuyên gia Trung Quốc, Úc, Philippin sang Việt Nam tham gia giảng dạy, huấn luyện. Từ năm 2016 đã có Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (Vietnam Basketball Association), được viết tắt VBA. 1.2. Đặc điểm và xu thế phát triển bóng rổ 1.2.1. Đặc điểm chung môn bóng rổ Bóng rổ là môn thể thao tập thể; Là môn thể thao Olympic thế giới và thi đấu chính thức trong các kỳ đại hội thể thao Châu Á, Đông nam Á (Sea Games). Trận đấu được tổ chức thi đấu đối kháng trực tiếp trên sân kích thước 28m x 15m giữa hai đội, mỗi đội 5 người trong thời gian 40 phút. Mục đích của thi đấu bóng rổ là hạn chế tối đa đối phương ném bóng vào rổ của mình và cố gắng tối đa để đưa bóng vào rổ đối phương. Kết quả cuối cùng của thi đấu bóng rổ rất đặc biệt: Điểm số rất cao (trung bình từ 80 - 85 điểm/trận đấu); Tần số thay đổi các kết quả trung gian lớn (trung bình cứ 30s thay đổi tỉ số 1 lần); Không có tỷ số hoà, tức không có tính chất thoả hiệp về trận đấu. Để đạt được mục đích trên, cả đội bóng cần có sự phối hợp thống nhất hành động của các thành viên nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung. Mỗi trận thi đấu bóng rổ diễn ra trong 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút không tính thời gian bóng chết. Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 – 2 và giữa hiệp 3 – 4 là 2 phút, giữa hiệp 2 – 3 là 15 phút. Mỗi đội được quyền hội ý 2 lần (1 phút/lần) trong hiệp 1-2, 3 lần trong hiệp 3-4, được sử dụng tối đa 2 lần hội ý ở 2 phút cuối của hiệp 4 và 1 lần trong từng hiệp phụ (mỗi hiệp phụ kéo dài 5 phút) [77], [81], [90], [91]. Các hành động của mỗi VĐV trên sân có định hướng cụ thể tương ứng với các vị trí, các HLV, chuyên gia đã chia vị trí thi đấu của các cầu thủ là: Trung phong, tiền phong và hậu vệ. Trung phong là các VĐV thường có chiều cao nhất trong đội, có thể lực tốt và sức bật tốt. Tiền phong là các 8 VĐV có chiều cao, nhanh nhẹn và sức bật tốt, cảm giác không gian và thời gian tốt, ném rổ tốt, biết đánh giá tình huống và tấn công kiên quyết, dũng cảm. Hậu vệ là các VĐV có sức mạnh, linh hoạt và bền tối đa, khôn ngoan và thận trọng. Sân thi đấu bóng rổ được chia ra làm 3 khu vực gồm vùng bên ngoài vạch 3 điểm 6m75 (guards), khu vực nằm giữa vòng 3 điểm tới khu vực hình chữ nhật (forward) và khu vực trung tâm bên trong hình chữ nhật (center). Mỗi vị trí tương ứng với khu vực hoạt động chủ yếu của mỗi cầu thủ [34]. Hậu vệ ném xa (Shooting Guard) là cầu thủ có tố chất nhanh nhẹn để cản phá hiệu quả tiền phong đối phương, là cầu thủ chuyền bóng xa tốt nhất và thường thực hiện ném rổ chuẩn xác ở cự ly ghi 3 điểm nhiều nhất. Người chơi ở vị trí này cũng có thể chơi tốt ở vị trí tiền đạo phụ (small forward), người chơi cùng lúc 2 vị trí trong trận đấu được gọi là “Swingmen” [34]. Hậu vệ điều phối bóng (Point Guard): Cầu thủ ở vị trí này được coi là nhạc trưởng khi phòng thủ và phát động tấn công nên cầu thủ này phải có tố chất, kỹ thuật chuyền bóng, dẫn bóng, giữ bóng và quan sát nhạy bén tốt nhất trong đội, người chơi ở vị trí này thường cầm bóng nhiều nhất trong đội từ phần sân của mình sang sân đối phương và điều khiển hướng tấn công của đội. Cầu thủ ở này có thể hình nhỏ hơn các vị trí khác nhưng ngược lại họ rất nhanh nhẹn và xử lý bóng sắc sảo [34]. Tiền phong phụ (Small Forward): Cầu thủ chơi ở vị trí này chiếm phần quan trọng như hậu vệ điều phối bóng trong đội bóng, chạy chỗ tạo khoảng trống rất linh hoạt. Ném bóng tốt là khả năng cần có của vị trí này. Đối với phòng thủ, vị trí này được xem là điểm chủ chốt. Tiền phong phụ là người chơi 1 đấu 1 hay nhất trong đội bóng và ném ở cự ly xa hay hơn người chơi vị trí tiền đạo chính nên cầu thủ chơi ở vị trí này bắt buộc phải cao to [34]. Tiền phong chính (Power Forward) là người mạnh mẽ nhất trong tranh bóng và phòng thủ của trận đấu, chơi ở những vị trí cố định được HLV xác 9 định theo đúng chiến thuật đặt ra. Phần lớn là ghi điểm cận rổ hay tranh bóng gần rổ, nhiệm vụ người chơi ở vị trí này là ghi càng nhiều điểm càng tốt, và người chơi vị trí này thường là người chơi gần nhất với trung phong [34]. Trung phong (Center) là cầu thủ cao to nhất đội, có chức năng chơi gần tương tự như tiền phong chính, nhưng tầm hoạt động và di chuyển thì hẹp hơn, với yêu cầu là tranh bóng tốt, khả năng ghi điểm ở vị trí cận rổ khi tấn công, cản phá các pha ném bóng gần rổ khi phòng thủ và phong tỏa vị trí gần rổ không để đối phương tranh bóng ở phần sân nhà. Ai chơi ở vị trí này được gọi là Bigman vì thể hình họ vừa cao và vừa to, ngược lại không cần đòi hỏi tố chất nhanh nhẹn và kỹ thuật chơi bóng điêu luyện như các vị trí khác [34]. Hoạt động trong thi đấu bóng rổ rất đa dạng và thay đổi liên tục: Trong thi đấu bóng rổ, tiến trình tấn công và phòng thủ được chuyển đổi liên tục. Các VĐV khi thì lấy bóng bật bảng, khi thì ném rổ, chuyền bóng, dẫn bóng, đột phá, kèm ngườiRiêng về hoạt động di chuyển, nghiên cứu của Mclnnes (1995) đầu tiên đã phân thành 8 loại (Chạy: tăng tốc, giảm tốc, chuyển hướng và dừng nhanh; trượt phòng thủ: tiến về trước, lùi và sang ngang; bật nhảy) và thống kê tỷ lệ thời gian thực hiện các hoạt động đó trong thi đấu bóng rổ đỉnh cao. Theo quan sát, di động bước trượt phòng thủ chiếm 34,6%; chạy chiếm 31,2% và bật nhảy chiếm 4.6%; ngược lại hoạt động đứng và đi bộ chiếm 29.6% thời gian thi đấu. Tần số thay đổi các hoạt động trong thi đấu bóng rổ là 997 ±183 (khoảng 2s thì có một thay đổi) [81], [85]. Điều này cho thấy các hoạt động trong thi đấu bóng rổ rất đa dạng và biến hóa liên tục, ngay trong một khoảng thời gian ngắn đã có nhiều chuyển đổi qua lại giữa các dạng hoạt động, chạy tốc độ – trượt phòng thủ nhanh – bật nhảy Thi đấu bóng rổ là hoạt động không liên tục (giãn cách) với mật độ hoạt động với cường độ cao: Mặc dù trận đấu bóng rổ kéo dài tới 1:30 giờ (Taylor, 2003) nhưng đ...ổi. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi được xem xét một cách hữu cơ trong toàn bộ quá trình huấn luyện, nhất là huấn luyện thể thao cho thanh thiếu niên [3], [15], [51]. Trong huấn luyện thể thao thanh thiếu niên cần phải đặc biệt lưu ý đến sự phù hợp giữa lượng vận động tập luyện và thi đấu với mức độ phát triển tâm - sinh lý của các em. Cơ thể thanh thiếu niên, nếu tập luyện nóng vội, rút ngắn giai đoạn, sử dụng các bài tập chuyên môn hạn hẹp cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu. Vì vậy những bài tập phát triển toàn diện, với lượng vận động tối ưu phải được ưu tiên sử dụng trong các kế hoạch huấn luyện thể thao thanh thiếu niên [51]. Khả năng vận động của cơ thể thanh thiếu niên cũng tuân theo những đặc điểm lứa tuổi. Quá trình mệt mỏi của VĐV thanh thiếu niên cũng phụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi được thể hiện ở hai mặt. Thứ nhất, trong giai đoạn mỏi mệt khả năng vận động nói chung cũng như những chỉ số riêng như tần số động tác, sức mạnh, độ chuẩn... giảm rõ nếu so với người lớn. Thứ hai là, mệt mỏi ở thanh thiếu niên xuất hiện ngay cả khi môi trường bên trong của cơ thể mới chỉ có những biến đổi tương đối nhỏ. Lứa tuổi còn ảnh hưởng tới cả tính chất của quá trình hồi phục sau vận động. Sau tập các bài yếm khí thời gian ngắn thì phục hồi khả năng vận động, các chức năng sinh lý và dinh dưỡng ở trẻ em xảy ra nhanh hơn so với người 27 lớn. Nhưng sau các bài tập kéo dài như phát triển sức bền, các VĐV thanh thiếu niên lại hồi phục chậm hơn so với người lớn [71] Đặc điểm quan trọng của công tác huấn luyện thể thao cho VĐV trẻ là quá trình huấn luyện diễn ra trên cơ thể trẻ còn đang trong quá trình trưởng thành và phát triển, nên điều đó làm cho công tác huấn luyện càng trở nên khó khăn và phức tạp. Vì thế, để huấn luyện đạt được thành tích đòi hỏi HLV phải nắm vững các đặc điểm lứa tuổi cũng như áp dụng chúng phù hợp với mục tiêu và nội dung huấn luyện. Trong huấn luyện thể thao cho VĐV trẻ không chỉ cần chú ý tới đặc điểm sinh lý mà còn phải quan tâm tới yếu tố tâm lý. Sự kết hợp hoàn hảo tâm – sinh lý lứa tuổi với lượng vận động phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của các em diễn ra tốt hơn, đồng thời cũng là yếu tố quan trong quyết định thành tích tập luyện và thi đấu của các em. Với cơ thể thanh thiếu niên, tập luyện nóng vội, “đốt cháy giai đoạn” không những không đạt được thành tích thể thao mà còn gây ra những ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bình thường của các em. Vì thế những bài tập phát triển toàn diện, với lượng vận động tối ưu phải được ưu tiên sử dụng trong kế hoạch huấn luyện cho VĐV trẻ. 1.5. Đặc điểm phát triển về hình thái, chức năng tâm - sinh lý của vận động viên nữ Cơ thể phụ nữ so với nam giới có hàng loạt những đặc điểm riêng về hình thái cũng như về chức năng. Khi so sánh những chỉ tiêu về hình thái, có thể nhận thấy chiều cao đứng và cân nặng trung bình của cơ thể phụ nữ thấp hơn của nam. Các số liệu theo dõi của nhiều tác giả đều cho rằng, ở mọi dân tộc, nữ thường thấp hơn nam giới khoảng 10%. Do đó, sự khác biệt chiều cao như vậy, nên hầu như tất cả các chỉ số hình thái khác cũng có sự khác nhau tương tự. Chiều dài các bộ phận cơ thể, chiều dài các chi của phụ nữ đều ngắn hơn nam giới theo tỷ lệ 1/1,1. Tuy nhiên trong các chỉ số dài – rộng thì chiều 28 rộng vai của phụ nữ nhỏ hơn của nam giới rõ rệt (lớn hơn 1/1,1) trong khi rộng hông lại lớn hơn tỷ lệ bình thường. Các chỉ số vòng đùi, vòng cánh tay, vòng ngực cũng như các số đo các vòng khác, như đường kính cơ, mạch máu, diện tích bề mặt cơ thể, bề mặt phổi của phụ nữ đều nhỏ hơn của nam giới: về lý thuyết sự khác biệt đó theo tỷ lệ 1/1,21. Các chỉ số về thể tích, như thể tích phổi, thể tích các buồng tim, thể tích máu lưu thông của phụ nữ thấp hơn của nam giới theo tỷ lệ 1/1,33. Trọng lượng cơ thể phụ nữ trong những điều kiện tương tự cũng thấp hơn của nam giới khoảng 1,33 lần [2], [10], [25]. Ngoài những khác biệt chung về bản chất do sự khác nhau về chiều cao cơ thể quyết định đã nêu trên, cơ thể phụ nữ còn có một số đặc điểm riêng cần lưu ý. Sự khác biệt giới tính thể hiện rất rõ ở cấu tạo cột sống. Tỷ lệ của đốt sống ngực so với toàn bộ cột sống ngắn hơn ở nam giới, trong khi các đốt sống cổ và thắt lưng lại dài hơn. Do vậy, cột sống của phụ nữ linh hoạt hơn so với nam giới. Độ linh hoạt của cột sống còn được tăng cường thêm do dây chằng và đĩa sụn chêm ở cột sống của phụ nữ có độ đàn hồi tốt hơn [2], [25]. Trọng lượng tổ chức mỡ của phụ nữ chiếm khoảng 25% trọng lượng cơ thể, trong khi ở nam giới mỡ chỉ chiếm khoảng 15%. Ngược lại, phụ nữ có tỷ lệ cơ nhỏ hơn nam giới, ở phụ nữ trọng lượng cơ thể chiếm khoảng 30% trọng lượng cơ thể trong khi ở nam giới là 40%, ở nữ VĐV tỷ lệ này ít hơn rất nhiều so với phụ nữ không tập luyện thể thao. Do mỡ hầu như không chứa nước nên lượng nước trong cơ thể phụ nữ thấp hơn của nam giới rõ. ở phụ nữ lượng nước chỉ chiếm 55%, trong khi ở nam giới là 70% trọng lượng cơ thể. Bộ xương phụ nữ phát triển kém hơn của nam. Một số xương nhỏ hơn, thành xương mảnh và mềm hơn, bề mặt xương nhẵn. Những đặc điểm cấu tạo xương như vậy làm khả năng chịu trọng tải của phụ nữ kém hơn. Cùng với những hạn chế về mức độ phát triển cơ, dây chằng phụ nữ dễ bị chấn thương hơn khi mang vác, va chạm trong tập luyện và thi đấu thể thao. 29 Hô hấp ở phụ nữ mau hơn (20-24 lần/phút), độ sâu hô hấp, không khí phổi và dung tích sống thấp hơn so với nam [25]. Lượng hồng cầu, Hêmôglôbin trong máu ít hơn, nhưng tốc độ lắng máu cao hơn so với nam. Kích thước tim ở 48% nữ VĐV không thay đổi về hình thái, sự phì đại của tâm thất trái thấy ở 42% và phì đại của cả hai thất là 10%. Tần số co bóp của tim có thể giảm 42-48l/ph (10-12 l/ph thấp hơn so với nữ không tập thể thao). Huyết áp động mạch tối đa giảm trung bình từ 8-10 mlHg, huyết áp tối thiểu 5-10mlHg. ở các nữ VĐV phản ứng mạch và huyết áp tới thử nghiệm chức năng ít biểu hiện hơn so với những người không tập và thời kỳ hồi phục sau test thử nghiệm ngắn hơn. Do ảnh hưởng của tập luyện, tần số hô hấp giảm từ 6-8 l/ph, dung tích sống tăng từ 1000 - 1500ml, thậm chí ở một số nữ VĐV dung tích sống đạt tới 5000ml [60]. Để xác định nội dung và phương pháp tập luyện, đặc biệt trong các VĐV nữ đỉnh cao, nhất thiết phải tính đến đặc điểm của cơ thể phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Thường kinh nguyệt bắt đầu ở lứa tuổi 12 - 15, cá biệt ở lứa tuổi 16 - 18, và kéo dài từ 2 - 7 ngày. Chu kỳ kinh là 24 - 30 ngày. Tập luyện với lượng vận động lớn, căng thẳng có thể làm kéo dài chu kỳ kinh nguyệt tới 36 - 42 ngày. Đại đa số các VĐV nữ (50 - 70%), kinh nguyệt xảy ra bình thường và không gây ảnh hưởng tới khả năng làm việc. Tuy vậy thời kỳ này vẫn có ở một số phụ nữ phát hiện thấy sự giảm các thông số chức năng như: giảm lưu lượng phút của máu, giảm % sự hấp thụ ôxy tối đa, huyết áp động mạch giảm, hô hấp chậm hơn, làm giảm dung tích sống và có những cảm giác đau đớn vùng bụng dưới, cảm giác bất an, nóng nảy vô cớ, như một căn bệnh mãn tính. Sự ổn định và bất ổn của chu kỳ kinh nguyệt có ý nghĩa quan trọng đối với việc trong những ngày có kinh cho phép phụ nữ tham gia tập luyện hay không. Đối với những phụ nữ có chu kỳ kinh ổn định, có cảm giác tốt và sự thích nghi cao với lượng vận động vẫn có thể tập luyện bình thường. Tuy nhiên các nữ VĐV có đẳng cấp thể thao cao, tập luyện có hệ 30 thống với lượng vận động lớn trong thời gian có kinh, nếu có cảm giác tốt có thể tham gia thi đấu và thi đấu tốt mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ [84]. Về mặt tâm lý, mặc dù khí chất của nam và nữ cùng ở một loại hình, nhưng chúng khác nhau trong khía cạnh biểu hiện tâm lý, khuynh hướng và phản ứng đối với các trạng thái căng thẳng thần kinh - cảm xúc (stress). Theo như nghiên cứu của Đinâyca C. khi lập ra bảng so sánh các phẩm chất tâm, sinh lý của nam và nữ thì thấy rằng đối với mức độ ưu thế về các phẩm chất cả nhân nam thường thiên về sức mạnh và có tư duy logic hơn trong khi đó nữ thường dịu dàng và mang cảm tính nhiều hơn. Về khuynh hướng, theo Đinâyca C. cho thấy nữ giới có xu hướng mang tính nội tâm nhiều hơn, trong khi nam giới thì có xu hướng hướng ngoại nhiều hơn. Còn phản ứng đối với sự căng thẳng (strees) cho thấy khả năng của nam kém hơn so với nữ trong việc thích nghi với môi trường mới [79]. Việc nghiên cứu các đặc điểm tính cách và những nét đặc thù trong đời sống tinh thần của phụ nữ giúp chúng ta đánh giá một cách khách quan khả năng của họ để sử dụng các biện pháp đối đãi cá biệt thích hợp trong tập luyện nhằm nâng cao sức khoẻ cũng như hiệu quả tập luyện cho họ. 1.6. Các công trình nghiên cứu liên quan 1.6.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu về học thuyết lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao cơ bản, các nhà khoa học Liên Xô (cũ) đã xây dựng phương pháp luật để xác định các chuẩn mực cần thiết về trình độ tập luyện thể lực toàn diện của VĐV thuộc các lứa tuổi và trình độ chuyên môn khác nhau. Các biểu chuẩn mực về trình độ tập luyện thể lực và các hệ số tương quan đã được soạn thảo. Nội dung kiểm tra tổng hợp có những đặc điểm tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động thể thao [1], [7], [72]. Trong các môn thể thao có chu kỳ, kiểm tra tổng hợp được dựa trên việc xác định các chỉ số có tương quan chặt chẽ với thành tích thể thao, được 31 thực hiện bằng các phương pháp kiểm tra sư phạm, sinh hoá và chức năng. Trong các môn thể thao có chu kỳ, trước hết cần xác định sức bền chung và chuyên môn, trình độ tập luyện về tốc độ, sức mạnh tốc độ và sức mạnh của VĐV. Mục đích này cần áp dụng các hệ thống thử nghiệm về các mặt khác nhau của trình độ tập luyện ở VĐV trẻ, các phương pháp xác định khả năng hoạt động chung và chuyên môn, theo dõi về tâm - sinh lý [96], [97]. Trong các môn thể thao sức mạnh - tốc độ, việc kiểm tra tổng hợp nhằm làm rõ các dấu hiệu hình thái - chức năng; các đặc điểm hoạt động thần kinh cao cấp và sự thể hiện các phẩm chất cá nhân; xác định trình độ tập luyện thể lực, kỹ thuật của các VĐV trẻ, mức độ phát triển các khả năng phối hợp của chúng. Cần sử dụng rộng rãi các thử nghiệm sư phạm (test), quan sát sư phạm, các phương pháp nghiên cứu y sinh học. Ở những môn thể thao phức tạp về kỹ thuật, trong quá trình đánh giá tổng hợp nên đưa vào các thang điểm chuẩn có khả năng hợp nhất các chỉ tiêu có chỉ số đo khác nhau (kg, cm, số lần...). Lúc này cần chuyển đổi các kết quả thực hiện bài tập bất kỳ nào đó thành điểm [85], [86], [87]. Trong các môn bóng mục tiêu của đánh giá tổng hợp là thu nhận những số liệu về trình độ tập luyện kỹ - chiến thuật, thể lực, tâm lý, về các khả năng chức năng cơ thể của VĐV trẻ. Trong những môn thể thao này, trước hết cần đánh giá mức độ phát triển sức nhanh, sức bền chung và chuyên môn, các tố chất sức mạnh - tốc độ, khả năng khéo léo, trình độ thực hiện điêu luyện kỹ - chiến thuật. Nhằm mục đích, tiến hành quan sát sư phạm, sử dụng phương pháp đánh giá của chuyên gia, ghi tốc ký các chỉ số thi đấu, các thử nghiệm (test) nhằm xác định các mặt khác nhau của trình độ tập luyện ở VĐV, các phương pháp theo dõi tâm lý [94], [96]. Theo V.P. Philin phạm vi lứa tuổi bắt đầu giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu ở môn bóng rổ, bóng chuyền là lứa tuổi 11 – 12 [50]. Ron Ekker (2013) đã phân chia các giai đoạn đào tạo VĐV bóng rổ. Tác giả xác định 32 những điểm nhấn mạnh ở 4 giai đoạn khác nhau. Theo Portnova thì huấn luyện chuyên môn hoá ban đầu được tiến hành từ 11 – 13 tuổi với tổng số giờ là 416 giờ (lý thuyết: 18; thể lực chung: 126; thể lực chuyên môn: 65; kỹ thuật: 100; chiến thuật: 52; phối hợp kỹ - chiến thuật: 34; kiểm tra – đánh giá: 34 [56]. Theo Thomas R., Baechle và Roger W. Earle (2000) [95] trong công trình huấn luyện sức mạnh đã chỉ rõ: Hầu hết sự kết hợp huấn luyện sức mạnh, sức nhanh và sức bền theo môn thể thao rất phức tạp, vì vậy sức mạnh trong các môn thể thao được xem như một cơ chế quan trọng trong việc thực hiện các kỹ thuật và các hoạt động vận động. Lý do để phát triển sức mạnh không chỉ để trở nên mạnh mẽ, mà mục đích chính của phát triển sức mạnh là đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của từng môn thể thao, phát triển sức mạnh chuyên môn, nhằm phát triển thành tích vận động lên mức cao nhất có thể. Trong hoạt động tập luyện và thi đấu bóng rổ các loại sức mạnh đặc trưng bao gồm: sức mạnh bật nhảy, sức mạnh tốc độ thời gian trung bình, sức mạnh tăng tốc và sức mạnh giảm tốc. 1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Vấn đề nghiên cứu hệ thống các bài tập ứng dụng trong giảng dạy - huấn luyện môn bóng rổ cho các đối tượng nghiên cứu khác nhau ở nước ta đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả: Lê Nguyệt Nga (2004), “Nghiên cứu trình độ tập luyện của VĐV bóng rổ nam nữ cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh” [46]; Đặng Hà Việt (2006), với đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV đội tuyển bóng rổ nam quốc gia” [81]; Lưu Thiên Sương (2004), “Nghiên cứu đánh giá sự mệt mỏi - hồi phục của VĐV đội tuyển bóng rổ nữ Tp. Hồ Chí Minh” [60]; 33 Phạm Văn Thảo, Đinh Quang Ngọc (2006), “Nghiên cứu lựa chọn các bài tập thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bóng rổ Trường đại học TDTT I theo chương trình đào tạo” [64]. Lê Vũ Kiều Hoa (2007), “Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn cho đội tuyển bóng rổ nữ quốc gia” [29]; Lê Thế Hùng (2004), “Nghiên cứu xác định một số nội dung và chỉ tiêu tuyển chọn VĐV bóng rổ nữ tỉnh Yên Bái lứa tuổi 13 – 14” [32], Bùi Duy Hiếu (2011), “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng rổ Hà Nội” [27]; Nguyễn Hữu Thiệp (2011), “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn nữ VĐV bóng rổ trẻ vào giai đoạn huấn luyện ban đầu 9 - 11 tuổi tỉnh Yên Bái” [65]. Nguyễn Văn Hải (2013), “Đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 – 13” [21]. Qua tìm hiểu các đề tài nghiên cứu về bóng rổ của các tác giả trong và ngoài nước, có một số nhận xét như sau: Hầu hết các tác giả trong và ngoài nước có sự tương đồng nhất định trong việc sử dụng hệ thống các bài tập thuộc các nhóm khác nhau nhằm phát triển các năng lực chuyên môn cho VĐV bóng rổ như: Các năng lực về kỹ - chiến thuật, các tố chất thể lực chuyên môn (sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền, khả năng phối hợp vận động). Việc đánh giá trong các giai đoạn huấn luyện cho các đối tượng chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu, các test để tuyển chọn và thải loại VĐV. Các test đánh giá chủ yếu dưới góc độ sư phạm, chưa ứng dụng nhiều các test có sử dụng phương tiện kỹ thuật tin cậy. Đối với các đối tượng là VĐV, sinh viên chuyên sâu bóng rổ thì các bài tập, các test sử dụng trọng huấn luyện, kiểm tra kỹ chiến thuật, thể lực có tỷ lệ và mức độ ưu tiên như nhau. 34 Đối với các đối tượng là sinh viên không chuyên ngành TDTT thì tỷ lệ và mức độ ưu tiên của các bài tập, các test chủ yếu liên quan đến việc lựa chọn các bài tập bóng rổ để phục vụ huấn luyện kỹ - chiến thuật nâng cao thể lực chung và chuyên môn. Quá trình huấn luyện VĐV bóng rổ cần kết hợp chặt chẽ giữa các chỉ tiêu, test đánh giá khác nhau và hiệu quả kế hoạch huấn luyện phải gắn liền với rèn luyện các tố chất thể lực. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi loại năng lực và giai đoạn huấn luyện khác nhau, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy - huấn luyện. Mặc dù lý luận về công tác huấn luyện chung và một số môn thể thao nói riêng đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, song các vấn đề còn tồn tại nêu trên của môn bóng rổ ở Việt Nam thực sự là vấn đề mới và cần được các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện quy trình huấn luyện VĐV bóng rổ trẻ. Đặc biệt là trong giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu. Môn bóng rổ yêu cầu phát triển hài hoà các tố chất, nếu chỉ dùng một vài chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của một chương trình đơn lẻ thì không hợp lý. Đặc biệt sau khi bước vào giai đoạn huấn luyện ban đầu, giai đoạn mà VĐV phải chuẩn bị một cách toàn diện cho các giai đoạn tiếp sau như: khả năng chức phận cần ở trạng thái tối ưu, chiến thuật đa dạng biến hoá và thành thạo, kỹ thuật ổn định ở mức cao. Tóm lại, các công trình chủ yếu nghiên cứu theo hướng hoàn thiện hệ thống bài tập, phát triển các tố chất thể lực trong giảng dạy môn bóng rổ hoặc ngoại khoá cho đối tượng sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học. Hàng loạt công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng, mang tính điều tra, đánh giá và định hướng ứng dụng ở một số môn thể thao như bóng đá, điền kinh, bơi lội, bóng chuyền Tuy nhiên cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu trên đối tượng VĐV bóng rổ nữ cấp cao. 35 Tổng kết chương 1: Bóng rổ thế giới đã trở nên rất phổ biến và chuyên nghiệp cao. Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển tương đối tốt, song một thời gian dài bóng rổ Việt Nam tiến bộ chậm và đã dần phát triển qua giải bóng rổ các đội mạnh toàn quốc và một số câu lạc bộ. Chất lượng chuyên môn của các giải đấu chưa cao, mà một trong các nguyên nhân chính là chưa hệ thống huấn luyện và thi đấu chuyên nghiệp. chưa có nhiều các vận động viên giỏi, hệ thống tuyển chọn và đào tạo còn nhiều khó khăn, bất cập. Ở Việt Nam vẫn chưa bắt kịp xu hướng của bóng rổ hiện đại là nắm vững và tinh thông kỹ chiến thuật. Do vậy, cần kế thừa các phương pháp dạy học kỹ thuật vận động rất phong phú, đã được nhiều chuyên gia xây dựng. Sau khi học kỹ thuật, các phương pháp đánh giá kỹ thuật thể thao được ứng dụng với nhiều phương pháp khác nhau. Đồng thời sử dụng phương pháp lập test sư phạm hoặc phương pháp quan trắc video để đánh giá. Tố chất sức mạnh là một trong những tố chất quan trọng của VĐV. Đối với VĐV bóng rổ, tố chất sức mạnh tốc độ là rất quan trọng. Kết hợp phát triển sức mạnh tốc độ với kỹ thuật ném rổ từ xa rất quan trọng để đem lại hiệu quả thi đấu cao. Đây là phương pháp hợp lý, có hiệu quả nhất định, song ít được chú trọng trong tập luyện và thi đấu bóng rổ. Kỹ thuật bóng rổ khá phức tạp và phân thành 2 loại chính: kỹ thuật tấn công và kỹ thuật phòng thủ. Trong mỗi phần lại được chia ra làm hai nhóm: kỹ thuật tấn công gồm kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật kiểm soát bóng; kỹ thuật phòng thủ gồm kỹ thuật di chuyển, kỹ thuật cướp bóng và phản công. Ở mỗi nhóm đều có các động tác và phương pháp thực hiện động tác. Hầu như mỗi một phương pháp thực hiện động tác cũng có một số biến dạng, thể hiện các chi tiết riêng về cấu trúc động tác. Ngoài ra những điều kiện thực hiện thể hiện đặc thù di chuyển, tư thế ban đầu, hướng và khoảng cách của VĐV cũng ảnh hưởng tới cấu trúc động học của phương pháp thực hiện đông tác. Việc 36 phân tích từng phương pháp thực hiện các động tác kỹ thuật dựa trên cơ sở cấu trúc hệ thống. Trong trường hợp này, phương pháp thực hiện được xem như là một hệ thống, bao gồm nhiều cử động của các bộ phận cơ thể VĐV. Xuất phát từ điều đó, trong bóng rổ cần phân biệt: các giai đoạn chuẩn bị của động tác (tạo tiền đề để thực hiện thành công động tác), các giai đoạn cơ bản hay các giai đoạn làm việc (đạt được mục đích) và các giai đoạn kết thúc là giai đoạn chuyển từ thực hiện động tác sang trạng thái chuẩn bị cho các động tác tiếp theo. Vì vậy, trong thực tế trong huấn luyện kỹ thuật ném rổ từ xa cần phải biết không chỉ là một động tác thể thao (một thành phần của hệ thống) bao gồm từ những cử động (yếu lĩnh) nào mà còn phải biết các yếu lĩnh đó liên quan tới nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Kết quả tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu liên quan ở trong và nước ngoài, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với VĐV nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh. Lựa chọn bài tập đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, song còn chưa đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật ném rổ từ xa và các mối liên hệ với các yếu tố khác. Từ những kết quả nghiên cứu về phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa, cho phép rút ra một số vấn đề có thể phù hợp khi lựa chọn bài tập và ứng dụng trong công tác huấn luyện đối với VĐV nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh. Đặc biệt, khi ứng dụng cần nghiên cứu sao cho phù hợp với thực tiễn công tác huấn luyện đối với VĐV nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh. 37 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng chủ thể nghiên cứu Bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm) đối với VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh. 2.1.2 Đối tượng khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận án là 9 VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh, tuổi từ 16-22, năm tập luyện từ 3 -7 và các chuyên gia, HLV. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Áp dụng phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu để xây dựng giả định khoa học, xác định các nhiệm vụ nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, định hướng xây dựng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ để thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa của VĐV bóng rổ nữ đội tuyển Quảng Ninh. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, sư phạm. Phương pháp này giúp cho việc hệ thống hoá kiến thức có liên quan tới việc nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận về các bài tập nhằm phát triển sức mạnh của đối tượng nghiên cứu. Các tài liệu đã thu thập được cũng như công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt, các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu của hội nghị khoa học, cũng như các tài liệu mang tính chất lý luận phục vụ mục đích nghiên cứu của luận án. Các sách gồm có: Sách lý luận, tâm lý, sinh lý học, các sách huấn luyện, sách chuyên môn bóng rổ. 38 Các đề tài nghiên cứu về môn bóng rổ, các tài liệu nghiên cứu khoa học huấn luyện thể dục thể thao 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Thông qua phiếu điều tra, khảo sát những vấn đề liên quan đến đề tài, lấy ý kiến của các chuyên gia, HLV để hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh. Để đảm bảo tính khách quan, hệ thống bài tập ném rổ từ xa được kiểm chứng thông qua khảo sát ý kiến. Đối tượng phỏng vấn của đề tài là các HLV, các chuyên gia đang làm công tác huấn luyện cử tạ ở một số trung tâm có đào tạo VĐV cử tạ. Kết quả của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này được trình bày ở phần kết quả nghiên cứu của đề tài. Câu hỏi phỏng vấn 3 mức độ: Rất cần thiết (C3); Cần thiết (C2); Không cần thiết (C1) thì đánh giá như sau: 1.00 - 1.67: Thuộc mức không cần thiết. 1.68 - 2.34: Thuộc mức cần thiết. 2.35 - 3.00: Thuộc mức rất cần thiết. 2.2.3. Phương pháp quan trắc video Phương pháp quan trắc video 2D và 3D dùng để đánh giá kỹ thuật động tác bằng các thông số động học về thời gian, góc độ, tốc độ, gia tốc... Sau khi dùng video ghi hình một kỹ thuật nào đó (chẳng hạn kỹ thuật nhảy xa) có ghi hình đồng thời giá chuẩn không gian chuyên dùng để làm tỷ lệ đo không gian 3 chiều. Người ta có nhiều phần mềm số hóa các điểm ảnh và các thuật toán đo lường các thông số không gian, thời gian. Từ đó, chuyên viên phân tích kỹ thuật sẽ đánh dấu các khớp của VĐV trên mỗi khuôn hình ảnh (hoặc cách mỗi khuôn hình đánh dấu một lần), sử dụng lệnh thích hợp để máy vi tính tự động tính toán các tham số kỹ thuật ném rổ từ xa muốn có như: 39 Tốc độ ra tay của bóng. Góc độ quỹ đạo quay của bóng. Độ cao quỹ đạo hình vòng cung bóng bay vào rổ. Phương pháp quan trắc video 3D cần có tối thiểu 2 máy video quay đồng bộ (có thể cần 6 – 8 máy, tùy yêu cầu), cần có phần mềm chuyên dụng cài đặt trong máy vi tính, cần có giá chuẩn không gian làm tỷ lệ đo không gian. Đề tài đã sử dụng phương pháp này để tiến hành quan sát và phân tích các chuyển động của kỹ thuật nhảy ném rổ từ xa của các VĐV bóng rổ đội tuyển quốc gia và nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Quảng Ninh thông qua phần mềm phân tích chuyển động của hệ thống Simi Motion, để từ đó đưa ra được các thông số chính xác của kỹ thuật động tác như: Các góc độ, tốc độ chuyển động của động tác, các quỹ đạo di chuyển của các điểm cần quan sát trong không gian 3 chiều... 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh Bao gồm các phương pháp và các chỉ tiêu, test đánh giá về hình thái (chiều cao, cân nặng...), về chức năng sinh lý (công năng tim, VO2 max, dung tích sống), về chức năng thần kinh – tâm lý (loại hình thần kinh, thời gian phản xạ đơn, phản xạ lựa chọn...) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh dưới tác động của các bài tập trong giai đoạn chuyên môn hoá sâu. Các phương pháp kiểm tra y sinh, tâm lý trong đề tài được thực hiện bởi các thí nghiệm trên xe thí nghiệm lưu động và sự hỗ trợ từ các chuyên gia của phòng Công nghệ TDTT – Viện Khoa học TDTT. Việc sử dụng các chỉ tiêu, test sinh lý nhằm đánh giá một cách đồng bộ chất lượng ở cả góc độ sư phạm và y sinh học, đây là lần đầu tiên các chỉ tiêu, test sinh lý được ứng dụng kiểm tra cho VĐV bóng rổ. Danh mục các test y sinh và phương pháp kiểm tra, đánh giá các test như sau [20], [26], [44], [53], [72], [94]: 40 Các chỉ tiêu hình thái. (1) Chiều cao (cm). Mục đích: Đánh giá tầm vóc, trạng thái thể lực của VĐV. Dụng cụ đo: Máy đo chiều cao do Trung Quốc sản xuất. Quy trình thực hiện: VĐV được đo đứng tự nhiên ở tư thế nghiêm, đuôi mắt và ống tai ngoài tạo thành một đường thẳng nằm ngang. Có các điểm phía sau là ụ chẩm, lưng, mông và hai gót chân chạm thước. Người đo điều chỉnh máy đo, đo chính xác đến từng centimet. (2) Cân nặng (kg). Mục đích: Chỉ tiêu cân nặng nói lên mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp thụ và tiêu hao năng lượng do đó cân nặng phản ánh một phần trình độ thể lực của cơ thể VĐV. Dụng cụ đo: Cân bàn. Quy trình thực hiện: Đối tượng được cân mặc quần áo ngắn chân không đi dày dép. Khi cân, đối tượng được cân ngồi trên ghế đặt trước bàn cân, sau khi đặt hai chân cân đối trên mặt bàn cân rồi mới đứng lên. Người đo đọc số khi đồng hồ của cân ở vị trí cố định. (3) Rộng bàn tay (cm). Mục đích: Đánh giá tầm vóc, hình thái phù hợp với yêu cầu đặc thù môn bóng rổ. Chuẩn bị: Thước dây. Quy trình thực hiện: VĐV khép tự nhiên các ngón tay của bàn tay thuận, kiểm tra viên dùng thước dây đo và đọc số đo cho thư ký ghi lại kết quả đo. (4) Dài bàn tay (cm). Mục đích: Đánh giá tầm vóc, hình thái phù hợp với yêu cầu đặc thù môn bóng rổ. Chuẩn bị: Thước dây. 41 Quy trình thực hiện: VĐV khép tự nhiên các ngón tay của bàn tay thuận, kiểm tra viên dùng thước dây đo và đọc số đo cho thư ký ghi lại kết quả đo. (5) Dài sải tay (cm). Mục đích: Đánh giá tầm vóc và trạng thái thể lực VĐV. Chuẩn bị: Một bức tường rộng, bằng phẳng có vạch sẵn số đo cụ thể. Quy trình thực hiện: VĐV đứng thẳng lưng áp sát tường, dang rộng cánh tay thoải mái, duỗi thẳng các đầu ngón tay, mắt nhìn thẳng. Người đo quan sát đọc số đo chuẩn từng centimet. Các test sinh lý. (1) Công năng tim (HW). Mục đích: Đánh giá khả năng thích nghi của hệ tim mạch VĐV bóng rổ trẻ. Để thực hiện được điều đó đề tài đã ứng dụng thử nghiệm ngồi xuống đứng lên 30 lần trong 30s. Dụng cụ chuẩn bị: Máy gõ nhịp, đồng hồ bấm giây. Phương pháp tiến hành: Đo mạch lúc yên tĩnh trong 15s. Lấy 3 lần liên tiếp nếu sai một nhịp phải nghỉ 10s sau đó lấy tiếp. Ngồi xuống đứng lên 30 lần trong 30s với máy gõ nhịp. Nếu có 3 lần sai nhịp VĐV phải làm lại. Khi ngồi VĐV gập gối ngồi trên hai gót chân. Khi đứng VĐV phải đứng thẳng, đầu gối và lưng thẳng. Mỗi lần gõ bao gồm cả động tác ngồi xuống đứng lên. Sau khi thực hiện test VĐV đứng tại chỗ nghỉ để người kiểm tra lấy mạch ở cổ tay. Lấy mạch ngay sau vận động 15s. Lấy mạch trong 15s sau VĐV 1 phút. Đánh giá: Rất tốt: < 1; Tốt: 1 – 5; Trung bình: 6 – 10; Kém: 11 – 15; Rất kém: > 15 (2) Test Wingate. 42 Bao gồm: Công suất yếm khí tổng hợp; Công suất yếm khí tối đa; Chỉ số suy kiệt và năng lượng. Mục đích: Dùng để đánh giá tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức mạnh - tốc độ thông qua chỉ tiêu công suất yếm khí và sức bền tốc độ thông qua chỉ số suy kiệt năng lượng yếm khí. Quy trình thực hiện: Trước khi kiểm tra VĐV khởi động 5 phút và được hướng dẫn quy trình thực hiện test để chủ động hợp tác với cán bộ kiểm tra. Chuẩn bị xe đạp lực kế ERGOMEDIC 839E có kết nối với máy tính và được cài đặt bằng hệ thông phần mềm xây dựng quy trình thực hiện Test Wingate và phân tích kết quả. VĐV đạp xe không có trở kháng 3 phút đến phút thứ 2 thì kỹ thuật viên hô to “Tối đa” để VĐV đạp xe có trợ kháng với tốc độ tối đa, tiếp tục đạp xe với nỗ lực tối đa trong 30s, đến giây thứ 31 xe đạp sẽ tự động trở về chế độ không trợ kháng. Kết thúc, VĐV tiếp tục đạp xe thả lỏng 2 phút. Các test kiểm tra tâm lý vận động. Bao gồm các test đánh giá về chức năng thần kinh - tâm lý (thời gian phản xạ đơn, thời gian phản xạ phức - phản xạ lựa chọn) của VĐV bóng rổ. Việc sử dụng các test tâm lý nhằm đánh giá một cách đồng bộ TĐTL của VĐV bóng rổ. Danh mục và cách kiểm tra các test như sau: (1) Test phản xạ đơn (ms). Chuẩn bị: Máy phản xạ ánh sáng. Cách tiến hành: VĐV ngồi với tư thế thoải mái, đầu ngón tay, ngón trỏ của bàn tay thuận (hoặc ngón chân cái chân thuận) đặt nhẹ lên phím ngắt của máy. Khi thấy tín hiệu thì lập tức ấn phím để tắt ánh sáng, cố gắng tắt càng nhanh càng tốt, thực hiện 15 lần. Xử lý kết quả và đánh giá: Bỏ đi kết quả lần nhanh nhất và chậm nhất. Tính trung bình cộng của 13 lần còn lại. 43 Có ...Aulic V.I (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, Phạm Ngọc Trân dịch. 2. Vũ Thị Thanh Bình, Phạm Lê Phương Nga (1998), Sinh lý học TDTT, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, Nxb TDTT, Tp. Hồ Chí Minh. 4. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 5. Đinh Can (1979), Tập đánh bóng rổ, Nxb TDTT, Hà Nội. 6. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002), Công nghệ đào tạo vận động viên trình độ cao, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.96, 105. 7. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Nguyễn Đức Văn, Tạ Hữu Hiếu (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT. 8. Nguyễn Ngọc Cừ (1997), Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao, Tài liệu giảng dạy lớp bồi dưỡng cán bộ TDTT khu vực phía Bắc, Hà Nội. 9. Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí (2000), Huấn luyện với trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 10. Điền Mạnh Cửu (2009), Nguyên lý khoa học cơ thể của huấn luyện vận động viên, Nxb Đại học TDTT Bắc Kinh. 11. Lý Kế Cường (1998), Nghiên cứu hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả phối hợp tấn công nhằm công phá chiến thuật phòng thủ kèm người toàn sân của đối phương sử dụng cho đội nam Đại học Mỏ- Địa chất trong các giải vô địch Bóng rổ toàn quốc hạng A1 những năm gần đây, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 12. Đoàn TDTT Phòng không Không quân (2009), Chương trình đào tạo VĐV bóng rổ, Trung tâm đào tạo vận động viên, Hà Nội. 13. Trần Ngọc Đông và cộng sự (2009), “Kỹ thuật ném rổ tấn công”, Cao thủ bóng rổ, Nxb Đại học TDTT Bắc Kinh, tr.124. 14. Nguyễn Hải Đường (2009), Lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng rổ trường đại học TDTT Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 15. Harre D (1996), Học thuyết huấn luyện, Nxb TDTT, Hà Nội, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển. 16. Bùi Quang Hải (2009), Giáo trình tuyển chọn tài năng thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 17. Nguyễn Phi Hải (2009), Ứng dụng máy móc chuyên môn nâng cao hiệu quả phòng thủ cho học sinh bóng rổ trường trung học phổ thông Matxcơva, Luận án Tiến sĩ. 18. Nguyễn Phi Hải (2010), Tuyển chọn vận động viên bóng rổ, Nxb TDTT, Hà Nội. 19. Nguyễn Phi Hải (2012), “Diễn biến trình độ thể lực của nữ vận động viên bóng rổ đội tuyển của Trường đại học TDTT Bắc Ninh trong 3 tháng đầu năm 2012”, Tạp chí khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao số đặc biệt, Trường đại học TDTT Bắc Ninh. 20. Nguyễn Văn Hải (2012), “Xác định các chỉ tiêu, test nhằm đánh giá trình độ thể lực, chuyên môn, tâm lý cho vận động viên bóng rổ trẻ lứa tuổi 11-13”, Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế phát triển thể thao – tầm nhìn Olympic, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.441 - 447. 21. Nguyễn Văn Hải (2013), Đánh giá kế hoạch huấn luyện bóng rổ trẻ lứa tuổi 11-13, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 22. Hiệp hội huấn luyện thể lực bóng rổ Mỹ (2010), NBA huấn luyện thể lực, Nxb Thể thao Nhân dân, Bắc Kinh, Tôn Hoan dịch. 23. Hiệp hội huấn luyện viên bóng rổ thế giới (2001), Huấn luyện bóng rổ hiện đại, Nxb TDTT, Hà Nội, biên dịch Hữu Hiền. 24. Lưu Quang Hiệp, Vũ Chung Thủy, Lê Đức Chương, Lê Hữu Trung (2000), Y học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 25. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 26. Lưu Quang Hiệp (2016), Một số chuyên đề sinh lý TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 27. Bùi Duy Hiếu (2011), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên bóng rổ Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 28. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sĩ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 29. Lê Vũ Kiều Hoa (2007), Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn cho đội tuyển bóng rổ nữ quốc gia, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 30. Lê Văn Hồng, Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, Tr. 24 - 31, 55 - 61. 31. Đỗ Quốc Hùng (2002), Nghiên cứu hệ thống bài tập nhằm huấn luyện thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng rổ nam trường Đại học Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 32. Lê Thế Hùng (2004), Nghiên cứu xác định một số nội dung và chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên bóng rổ nữ tỉnh Yên Bái lứa tuổi 13-14, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 33. Lý Thụ Kiên (2010), Cao thủ bóng rổ, Nxb Đại học TDTT Bắc Kinh. 34. Đặng Kỳ (2012), Chỉ nam huấn luyện viên NBA, Nxb TDTT Nhân dân, Bắc Kinh. 35. Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2007), Đo lường thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 36. Legơ. K và Oenslegen (1979), Bốn nhân tố nâng cao thành tích tập luyện, Nxb TDTT, Hà Nội. 37. Lê Mạnh Linh (2010), Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bóng rổ trường đại học sư phạm TDTT Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 38. Macximenco G (1980), “Tố chất thể lực và thành tích”, Bản tin khoa học kỹ thuật TDTT, (9), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội, tr. 20 - 21. 39. Matveép L (1968), Những vấn đề phân chia thời kỳ tập luyện thể thao, tập 1, Nxb Y học và TDTT, Hà Nội, tr. 109 - 110. 40. M. Daxưorơxki (1978), Các tố chất thể lực của vận động viên, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.19. 41. Menxicop V.V, Volcop N. I (1997), Sinh hoá thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.557 – 561, Lê Quý Phượng, Vũ Chung Thuỷ dịch. 42. Phan Hồng Minh (1994), “Một số vấn đề về thể thao hiện đại”, Thông tin KH TDTT (số 6), Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 43. Phan Hồng Minh (2004), “Về môn thể thao giao đấu đối kháng hiện nay”, Khoa học thể thao (số 6) tr. 22, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 44. Phan Hồng Minh và cộng sự (2004), “Kiểm tra tần số tim trong tập luyện”, Khoa học thể thao (số 2), tr. 65, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 45. Phan Hồng Minh (2010), “Nghiên cứu ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật dừng-ném rổ một tay trên cao cho nam sinh viên chuyên sâu bóng rổ trường Đại học TDTT Đà Nẵng”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất và y tế trường học, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.198. 46. Lê Nguyệt Nga (2004), Nghiên cứu trình độ tập luyện của vận động viên bóng rổ nam, nữ cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài của Sở Khoa học công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 47. Đinh Quang Ngọc (2006), “Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy ném rổ một tay trên cao cự ly xa cho nam sinh viên Trường đại học TDTT I”, Khoa học thể thao, thường kỳ số 2, Viên khoa học TDTT, Hà Nội. 48. Đinh Quang Ngọc (2011), Nghiên cứu lý luận và thực tiễn huấn luyện nâng cao thể lực cho nam VĐV bóng rổ cấp cao Việt Nam, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc. 49. Nguyễn Thanh Ngọc (2004), Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập nhằm nâng cao yếu tố sức bền cho VĐV Bóng rổ trường Đại học Kinh tế quốc dân, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 50. Pete Carril (2010), Chỉ nam huấn luyện của huấn luyện viên NBA, Nxb TDTT nhân dân, Hà Nội, Đặng Kỳ dịch. 51. Philin V.P. (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb TDTT, Hà Nội, Dịch: Nguyễn Quang Hưng. 52. Hứa Phổ (2007), Kỹ xảo bóng rổ, Nxb TDTT Bắc Kinh. 53. Lê Quý Phượng (2009), Cẩm nang sử dụng các test đánh giá thể lực, Nxb TDTT. 54. Portnova. Iu. M (1997), Bóng rổ, Nxb TDTT, Hà Nội, Dịch Trần Văn Mạnh. 55. Lưu Khắc Quân (2008), Huấn luyện thể thao, Nxb TDTT Nhân dân, Bắc Kinh 56. Ron Ekker (2013), Phương pháp huấn luyện bóng rổ NBA, Nxb công nghiệp hóa học, Bắc Kinh, Cao Phổ dịch. 57. Rudich P. A (1980), Tâm lý học thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 58. Nguyễn Xuân Sinh và cộng sự (1999), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội. 59. S.M.Gordon, A.B.ilyn (2005), “Đánh giá mức độ chuẩn bị tâm lý cho hoạt động thi đấu của VĐV đẳng cấp khác nhau” (Những môn thể thao chu kỳ, các môn thể thao đối kháng), Khoa học thể thao số 1, Viên khoa học TDTT, Hà Nội. 60. Lưu Thiên Sương (2004), Nghiên cứu đánh giá sự mệt mỏi-hồi phục của vận động viên đội tuyển bóng rổ nữ Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT II. 61. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga (1993), Cơ sở sinh học và sự phát triển tài năng thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 62. Trịnh Hùng Thanh (1999), Đặc điểm sinh lý các môn thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 129-130. 63. Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại (2002), Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 64. Phạm Văn Thảo, Đinh Quang Ngọc (2006), “Nghiên cứu lựa chọn các bài tập thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bóng rổ Trường đại học TDTT I theo chương trình đào tạo”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội. 65. Nguyễn Hữu Thiệp (2011), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn nữ vận động viên bóng rổ trẻ vào giai đoạn huấn luyện ban đầu 9-11 tuổi tỉnh Yên Bái, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 66. Trương Thụ (2009), “Kỹ thuật trung phong tấn công”, Cao thủ bóng rổ, Nxb Đại học TDTT Bắc Kinh, tr.124. 67. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 68. Nguyễn Văn Toản (2009), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật dừng ném rổ 1 tay trên cao cho sinh viên chuyên sâu bóng rổ trường Đại học TDTT Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học thể thao, số 3, Viên khoa học TDTT, Hà Nội, tr.7, 31. 69. Nguyễn Văn Trung, Phạm Văn Thảo (2002), Bóng rổ, SGK dùng cho sinh viên Đại học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 70. Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Quốc Quân, Phạm Văn Thảo (2004), Huấn luyện kỹ - chiến thuật bóng rổ hiện đại, Nxb TDTT, Hà Nội. 71. Nguyễn Thế Truyền (1990), “Quy trình đào tạo VĐV nhiều năm và những giải pháp trước mắt”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 72. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 73. Trường đại học TDTT Bắc Ninh (2012), Giảng dạy và tập luyện kỹ thuật bóng rổ, Nxb TDTT, Hà Nội. 74. Trường Thể dục thể thao Quảng Ninh (2015), Chương trình đào tạo VĐV bóng rổ nữ Quảng Ninh. 75. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Hải (2006), “Nghiên cứu sự phát triển tố chất sức mạnh của vận động viên đội tuyển bóng rổ nữ Tp. Hồ Chí Minh”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất và y tế trường học lần thứ IV, Nxb TDTT, Hà Nội. 76. Lý Thị Ánh Tuyết (2005), Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống bài tập trong giảng dạy môn bóng rổ cho sinh viên trường ĐH KHXH-NV Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 77. Uỷ ban TDTT (2005), Luật bóng rổ, Nxb TDTT, Hà Nội. 78. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ (1991), Tâm lý học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội. 79. Phạm Ngọc Viễn (2014), Tâm lý vận động viên thể thao, Nxb TDTT Hà Nội. 80. Đặng Hà Việt (1998), “Về xu thế của bóng rổ hiện đại”, Thông tin khoa học thể thao, số 6, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 81. Đặng Hà Việt (2006), “Nghiên cứu xác định lượng vận động của một số bài tập chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển quốc gia bóng rổ Việt Nam”, Thông tin khoa học thể thao, số 3, Viện Khoa học TDTT, tr. 29. 82. Đặng Hà Việt (2007), Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV đội tuyển bóng rổ nam quốc gia, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 83. Đặng Hà Việt (2008), “Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của vận động viên bóng rổ nam đội tuyển quốc gia”, Tạp chí khoa học thể thao số 1, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 84. X.E.Paplop (1999), “Những cơ sở lý luận về sự thích ứng và vấn đề luyện tập thể thao”, Thông tin khoa học công nghệ TDTT số 5, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. Tiếng Anh: 85. Adler G. K (2000), “Exercise and fatigue – is neuroendocrinlogy an important factor”, J. Clin.Endocrinol. Metab, 85(6), p. 2167-2169. 86. Astrand P. O, Rodahl (1970), Textbook of work physiology, MC Graw Hill, New York. 87. Baumgartner. T. A. et al (1995), Measurement for evaluation, WCB Brow Benchmark, American. 88. Christine L.Wells (1985), Women, Sport & Performance, Human Kinetics Publisher, Inc. 89. D.Gordon, E. Robertson (2004), Research Methods in Biomechanics, Human Kinetics. 90. Grimby G (1992), Strength and Power in sport, In Komi P.V (Ed) OxfordBlack well Scientific Publications. 91. FIBA (2001), Official Basketball Rules, FIBA. 92. Livingston, Brian M., et al. (2000), "Assessment of the performance of five intensive care scoring models within a large Scottish database." Critical care medicine 28.6 (2000): 1820-1827. 93. Martens Rainer (2004), Successful Coaching - 3rd Edition, Human Kinetics Publishers. 94. Mcinnes.S.E, Carlson.J.S, Jones.C.J, McKenna.M.J (1995), The physiological load imposed on basketball players during competion, J. Sports Sciences, vol. (13), pp. 387 – 397. 95. Thomas R., Baechle and Roger W. Earle (2000), Essentials of Strength Training and Conditioning, Human Kinetic, Champaign II. 96. William J. Kraemer, Steven J. Fleck (1993), Strength training for young Athletics, Human Kinetics. Tiếng Nga 97. А.В.Чаговадзеи мч (1980), Спортивная медицина, издательство физкультура и спорт москва, стр 222-223. 98. Б.К.Бальсевич (1983), Ваш первый фyзкультурный год, москва издательство знание, стр 19-21. 99. Л. И. Грович и мч (1977), Cпортивные подвижные игры, издательство физкультура и спорт москва, стр 55-59. PHỤ LỤC Phụ lục 1: KỸ THUẬT NÉM RỔ TỪ XA Hình 1 và hình 2 Hình 3 và Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10 Hình 11 Hình 12 Phụ lục 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP BÓNG RỔ 3 ĐIỂM NBA SỬ DỤNG Bài tập số 1: Trung phong dẫn bóng ra ngoài khu vực 6,25m rồi thực hiện ném rổ 3 điểm. Bài tập số 2: Trung phong chuyền bóng cho hậu vệ 1, hậu vệ 1 chuyền bóng cho hậu vệ ghi điểm 2. Hậu vệ ghi điểm 2 ném rổ. Bài tập số 3: Phối hợp nhóm Bài tập số 4: Trung phong chuyền bóng, hậu vệ chọn 1 trong 2 hướng di chuyển nhận bóng. Bài tập số 5: Hậu vệ ghi điểm dẫn bóng di chuyển theo 2 hướng Bài tập số 6: Trung phong chuyền bóng cho hậu vệ, hậu vệ dẫn bóng di chuyển xuống cuối sân và ném rổ Bài tập số 7: Hậu vệ chuyền lại bóng cho trung phong ở vị chí ném rổ 3 điểm chính diện hoặc chếch 45 0 bên phải bảng rổ. Bài tập số 8. Tiền phong phụ số 3, chuyền bóng cho hậu vệ (số 2), hậu vệ (số 2) chuyền bóng cho huậ vệ (số 1) ném rổ từ xa. Bài tập số 9: Tiền phong chính (số 4) chuyền bóng cho tiền phong phụ (số 3) ném rổ 3 điểm. Hoặc hậu vệ (số 2) chuyền bóng cho hậu vệ (số 1) ném rổ 3 điểm. Phụ lục 3 TRUNG TÂM HL VÀ TĐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TDTT QUẢNG NINH Độc lập- Tự do - Hạnh phúc ĐỘI BÓNG RỔ NỮ Quảng Ninh, ngày 01 tháng 02 năm 2016 KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU NĂM 2016 I. THỰC TRẠNG Năm 2016 đội bóng rổ nữ trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Quảng Ninh gồm có 10 VĐV + 2 HLV trong đó có 1 em là VĐV tuyển tỉnh và 9 em là VĐV tuyến trẻ. Hiện trạng chuyên môn, năm tập luyện và lứa tuổi không đồng đều (đánh giá qua danh sách VĐV của đội bóng). Về chuyên môn: Năm 2015 đội tham gia thi đấu giải Cup vô địch quốc gia đạt hạng 6 - Tham gia giải vô địch bóng bãi biển đạt hạng 3 - Tham gia giải trẻ đạt hạng 2 lứa tuổi U17 và hạng 3 lứa tuổi U19 - Lực lượng tham gia thi đấu và thực hiện tốt nhiệm vụ thi đấu trong đội hình chính quá mỏng và phong độ không ổn định. - Lực lượng vận động viên mới tuyển từ năng khiếu nên còn quá trẻ kể cả tuổi đời và tuổi nghề mới tập được 3-4 năm và ở độ tuổi từ 15-17 tuổi nên chưa thay thế và đáp ứng làm nhiệm vụ thi đấu trước mắt. - Là môn có đặc thù va chạm trực tiếp nên tiềm ẩn nguy hiểm luôn luôn bị chấn thương lâu và khó hồi phục. - Không đủ trình độ, đội hình để tập kỹ chiến thuật. II. THIẾU SÓT TỒN TẠI 1. Cơ sở vật chất, trang bị tập luyện - Sân lập luyện trong nhà thi đấu bị quá tải không đáp ứng được nhu cầu tập luyện của các môn nói chung và môn bóng rổ nói riêng vì vậy giờ tập luyện bị chồng chéo hoặc bị động về thời gian không đảm bảo kế hoạch tập luyện, huấn luyện ảnh hưởng đến kế hoạch và chu kỳ tập luyện thi đấu. - Sân ngoài trời quá xuống cấp (mặt sân, cột rổ) nên không đảm bảo và hiện nay không thể tập luyện được. 2. Công tác đào tạo lực lượng VĐV - Nguồn cung cấp VĐV tuyển chọn bổ sung duy nhất là lớp năng khiếu trường TDTT Quảng Ninh nên số VĐV tham gia tuyển chọn không nhiều, không đủ để lựa chọn, bổ sung. - Công tác huấn luyện chưa phân khai rõ ràng giữa tuyến tuyển tỉnh, tuyển trẻ và lực lượng VĐV ít nên hạn chế và khó khăn trong công tác huấn luyện. III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NĂM 2016 - Củng cố và nâng cao kỹ thuật chiến thuật cá nhân và đồng đội cho VĐV trẻ. - Rèn luyện và nâng cao tâm lý, tư duy kỹ thuật cá nhân và đồng đội cho VĐV trẻ. - Sớm bù đắp, rút ngắn khoảng cách và cân bằng về trình độ chuyên môn giữa các VĐV trong đội - Phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sau: + Đạt hạng ba trên sáu đội mạnh toàn quốc + Đẳng cấp: 1 Kiện tướng và 2 cấp I - Có từ 1 đến 2 VĐV được triệu tập vào đội dự tuyển quốc gia. - Thải loại từ 1 đến 2 VĐV, tuyển bổ sung từ 5 - 6 VĐV. Căn cứ vào lịch thi đấu môn bóng rổ năm 2017 của Tổng cục TDTT. Căn cứ vào sự phân công, phân cấp của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh. Căn cứ vào thực trạng và trình độ của VĐV. Đội bóng rổ trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT dự thảo kế hoạch tập huấn và thi đấu năm 2016 như sau Tháng 3: Giải cúp bóng rổ nam nữ quốc gia năm 2016 - Thời gian: Từ 20/2 – 1/3/2016(căn cứ theo điều lệ thi đấu) - Địa điểm: Sóc Trăng - Chỉ tiêu: Huy chương đồng - Lực lượng: 2 HLV + 9VĐV - Kinh phí: 119.040.000 đ Tháng 5: Giải vô địch bóng rổ 3x3 toàn quốc 2016 - Thời gian: Từ 6/5 – 16/5/2016 - Địa điểm: Đà Nẵng - Chỉ tiêu: Huy chương bạc - Lực lượng: 01 HLV + 5VĐV - Kinh phí: 59.380.000 đ * Tổng kinh phí năm 2016: 178.420.000đ 1. LỰC LƯỢNG HUẤN LUYỆN VIÊN Lê Thị Mai Hương - HLV trưởng Mạc Văn Nam - Huấn luyện viên phó. 2. LỰC LƯỢNG VĐV Năm Năm tập Trình Đội TT Họ và tên Trình độ Ghi chú sinh luyện độ tuyển 1 Nguyễn Thi Lượng 2000 03 11/12 Tỉnh 2 Đỗ Thị Thuỳ Trang 1994 07 Kiện tướng 12/12 Tỉnh 3 Hoang Thi Quỳnh 1999 03 12/12 trẻ 4 Trinh Thi Quỳnh 1998 03 12/12 trẻ Năm Năm tập Trình Đội TT Họ và tên Trình độ Ghi chú sinh luyện độ tuyển 5 Hoàng Thị Hoa 1997 05 Kiện tướng 12/12 trẻ 6 Vũ Nguyễn Mỹ 1999 04 12/12 Trẻ Hạnh 7 Vũ Thị Thu Thủy 1999 04 Cấp I 12/12 Trẻ 8 Nguyễn Thị Hiền B 1998 04 12/12 Trẻ 9 Nguyễn Hồng Minh 2000 03 11/12 Trẻ 10 Dương Thị Trang 2000 04 Kiện tướng 11/12 Trẻ IV. Các giai đoạn huấn luyện và thi đấu: Chia thành 3 giai đoạn như sau: * Giai đoạn 1: Từ 01/01 – 30/04/2016 tập luyện và tham gia thi đấu giải cúp bóng rổ nam nữ quốc gia năm 2016 tại Sóc Trăng * Giai đoạn 2: Từ 01/05 -30/06/2016 tập luyện và thi đấu giải vô địch bóng rổ 3x3 toàn quốc năm 2016 *Giai đoạn 3: Từ 01/07 – 30/12/2016 tập luyện duy trì củng cố kỹ thuật cá nhân và kỹ năng chuyên biệt cho từng VĐV. Tháng 1 + 2 + 3 + 4 - Thể lực 40-50%: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo và chuyên môn. - Củng cố và nâng cao kỹ thuật cá nhân. - Phát triển tư duy chiến thuật và phối hợp nhóm. - Kỹ năng phòng thủ và cắt phá các đường chuyền. - Nâng cao hiệu quả ném rổ tại chỗ, di động, có đối kháng ở vị trí 2đ, 3đ và ném phạt. - Hiệu quả tấn công phối hợp nhóm (2:1, 3:2; 2:2, 3:3) - Hiệu quả tấn công và phòng thủ ở các vị trí. - Phối hợp chuyền xiết. - Chiến thuật tấn công. + Phá kèm người theo vòng tròn 3 điểm. + Phá phòng thủ liên phòng. - Đấu tập, thi đấu giao hữu - Củng cố và nâng cao kỹ thuật cá nhân. - Trang bị chiến thuật tấn công và phòng thủ. - Kỹ năng phòng thủ và tấn công cá nhân - Chiến thuật ném biên ngang sân sau, sân trước và biên dọc. - Nâng cao hiệu quả phối hợp nhóm. - Chiến thuật phòng thủ liên phòng, kèm theo vòng tròn 3đ, 1:1:3. - Chiến thuật tấn công, phá phòng thủ, kèm theo vòng tròn 3 điểm, liên phòng và 3:2 - Đấu tập, thi đấu giao hữu - Tham gia thi đấu giải cúp bóng rổ nam nữ toàn quốc năm 2017. Tháng 5+6 - Thể lực 30 – 50% (Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo và chuyên môn) - Khắc phục những nhược điểm trong thi đấu giải. - Ứng dụng và phát huy các miếng đánh, lối đánh, kỹ chiến thuật hiệu quả qua thi đấu giải của các đội cũng như của đội mình. - Củng cố và nâng cao kỹ năng và phối hợp nhóm. - Nâng cao hiệu quả ném rổ di động và có đối kháng ở các vị trí. - Củng cố và nâng cao hiệu quả phòng thủ. + Liên phòng + Kèm người theo vòng tròn 3 điểm - Củng cố và nâng cao hiệu quả tấn công phá phòng thủ + Liên phòng + Kèm người theo vòng tròn 3điểm, nửa sân. - Đấu tập, tập huấn và thi đấu giao hữu ngoài tỉnh. - Tham gia thi đấu giải bóng rổ vô địch bãi biển 3x3 toàn quốc năm 2016. Tháng 7+8+9 + 10 + 11 + 12 - Thể lực 30 – 50% (Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo và chuyên môn). - Khắc phục những nhược điểm trong thi đấu giải. - Ứng dụng và phát huy tốt hơn các miếng đánh, lối đánh, hiệu quả qua thi đấu giải của đội mình và đội bạn. - Củng cố và nâng cao phát huy hiệu quả các kỹ thuật cá nhân. - Nâng cao hiệu quả ném rổ tại chỗ, di động và có đối kháng 2đ, 3đ và ném phạt - Kỹ năng phòng thủ và tấn công cá nhân, nhóm - Chiến thuật nhảy tranh bóng, ném biên ngang, dọc ở sân trước, sau. - Củng cố và nâng cao hiệu quả phòng thủ + Liên phòng + Kèm người theo vòng tròn 3 điểm + Nửa sân và cả sân + 1:1:3; 3:2 - Củng cố và nâng cao hiệu quả tấn công phá phòng thủ + Liên phòng + Kèm người theo vòng tròn 3đ, nửa sân, cả sân - Đấu tập, tập huấn và thi đấu giao hữu ở tỉnh ngoài - Xây dựng kế hoạch năm 2017. A. GIAI ĐOẠN I. Từ 01/01/2016 đến 30/04/2016 Tập huấn và tham gia thi đấu giải cúp bóng rổ toàn quốc năm 2016 - Thời gian: 20/02- 01/03/2016(căn cứ vào điều lệ thi đấu) - Địa điểm: Sóc Trăng - Chỉ tiêu: Huy chương đồng 1. Lực lượng a. Huấn luyện viên - HLV trưởng: Lê Thị Mai Hương ( HLV tuyển tỉnh) - HLV Phó: Mạc Văn Nam (HLV tuyển trẻ) b. Vận động viên 1. Đỗ Thị Thuỳ Trang (VĐV tuyển tỉnh) 2. Dương Thị Trang (VĐV tuyển trẻ) 3.Vũ Thị Thu Thủy (VĐV tuyển trẻ) 4. Hoàng Thị Hoa (VĐV tuyển trẻ) 5. Vũ Nguyễn Mỹ Hạnh (VĐV tuyển trẻ) 6. Hoang Thi Quỳnh (VĐV tuyển trẻ) 7. Nguyễn Thị Hiền B (VĐV tuyển trẻ) 8. Trinh Thi Quỳnh (VĐV tuyển trẻ) 9. Nguyễn Thị Lương (VĐV tuyển trẻ) 10. Nguyễn Hồng Minh (VĐV tuyển trẻ) B.GIAI ĐOẠN II: Từ 01/05-30/06/2016 Tập huấn và thi đấu giải bãi biển 3x3 toàn quốc - Thời gian: Từ ngày 06- 16/05/2016 ( căn cứ theo điều lệ) - Địa điểm: Đà Nẵng - Chỉ tiêu: Huy chương bạc I. Lực lượng a. Huấn luyện viên: Lê Thị Mai Hương ( HLV tuyển tỉnh) b. Vận động viên: 1. Đỗ Thị Thùy Trang (VĐV tuyển tỉnh) 2. Hoàng Thị Hoa (VĐV tuyển trẻ) 3. Dương Thị Trang (VĐV tuyển trẻ) 4. Vũ Nguyễn Mỹ Hạnh (VĐV tuyển trẻ) 5. Vũ Thị Thu Thủy (VĐV tuyển trẻ) V. KẾ HOẠCH THẢI LOẠI VÀ TUYỂN BỔ SUNG - Thải loại từ 2 - 4 VĐV (dự kiến) - Tuyển bổ sung từ 4-6 vận động viên (dự kiến) HLV Trưởng Phòng NVHL trung tâm PGĐ phụ trách chuyên môn Lãnh đạo TT Phòng TTTTC Lãnh đạo Sở VHTT & DL Phụ lục 4 Tổng cục TDTT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Viện Khoa học TDTT Độc lập- Tự do - Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN 1 Xin vui lòng cho biết thông tin cá nhân: Họ và tên: ......................................................... Tuổi: ................................... Trình độ chuyên môn: .................................................................................. Chức vụ: .............................................. Đơn vị công tác: ....................................... Thâm niên làm công tác giảng dạy - huấn luyện bóng rổ ........................... Nhằm tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng chỉ tiêu, test sử dụng để đánh giá trình độ thể lực, chuyên môn (kỹ thuật) cho VĐV bóng rổ Nữ Quảng Ninh mong ông/bà nghiên cứu và cho ý kiến tư vấn theo những câu hỏi dưới đây. Câu hỏi 1. Nhóm các chỉ tiêu, các test nào sau đây được đồng chí (hoặc đơn vị đồng chí) sử dụng hoặc cho rằng cần thiết phải sử dụng trong kiểm tra, đánh giá trình độ thể lực, chuyên môn (kỹ thuật) cho VĐV bóng rổ Nữ trẻ (gạch chân dòng thích hợp) và mức độ ưu tiên quan trọng trong đánh giá (đánh dấu vào ô thích hợp: 1. Rất quan trọng; 2. Quan trọng; 3.: Cần; 4. Không quan trọng). 1. Nhóm các chỉ tiêu hình thái. 2. Nhóm các chỉ tiêu tâm lý. 3. Nhóm các chỉ tiêu y sinh. 4. Nhóm các chỉ tiêu sư phạm. Các ý kiến tư vấn khác : Câu hỏi 2. Các chỉ tiêu, các test nào sau đây được thường sử dụng hoặc cho rằng cần thiết phải sử dụng trong kiểm tra, đánh giá trình độ thể lực, chuyên môn (kỹ thuật); đặc biệt là Ném rổ 3 điểm cho VĐV bóng rổ Nữ (gạch chân dòng thích hợp) và mức độ ưu tiên quan trọng trong đánh giá (đánh dấu vào ô thích hợp: 1. Rất quan trọng; 2. Quan trọng; 3. Cần; 4. Không quan trọng). Các chỉ tiêu hình thái: Chiều cao (cm) Cân nặng (Kg) Dài sải tay (cm) Dài bàn tay (cm) Rộng bàn tay (cm) Các test tâm lý: Khả năng xử lý thông tin (bit/s) Sức bền thần kinh (điểm) Khả năng phản xạ: Thời gian phản xạ đơn (ms) Thời gian phản xạ phức (ms) Lỗi phản xạ phức (%) Các test sinh lý: Công năng tim (s) Test Wingate: Công suất yếm khí tổng hợp (W/Kg) Công suất yếm khí tối đa (W/Kg) Chỉ số suy kiệt và năng lượng (%) Các test thể lực: Bật cao tại chỗ (cm) Lực bóp bàn tay thuận (kG) Ngồi với (cm) Cơ lưng (Số lần) Chạy 20m xuất phát cao (s) Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) Chạy chữ T (s) Chạy con thoi 4x10m (s) Test linh hoạt 505 (s) Các test chuyên môn (kỹ thuật): Dẫn bóng tốc độ 20m (s) Dẫn bóng (s) Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30s (điểm) Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần (s) Test Suicides Drill (s) Tại chỗ nhảy ném rổ 30 quả (quả vào) Tại chỗ ném 3 điểm, 10 quả x3 lần (quả vào) Nhảy ném 3 điểm x 10 quả (quả vào) Câu 3: Xin cho biết, vai trò và thực trạng của kế hoạch huấn luyện trong giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu; Đặc biệt là tập luyện ném 3 điểm cho VĐV bóng rổ nữ trẻ (đánh dấu vào ô thích hợp: 1. Rất quan trọng; 2. Quan trọng; 3. Bình thường; 4. Không quan trọng). Tại chỗ nhảy ném 3 rổ 30 quả (quả vào) Tại chỗ nhảy ném 3 rổ 30 quả (quả vào) Các ý kiến tư vấn dành riêng cho nâng cao hiệu quả ném rổ 3 điểm Xin trân trọng cảm ơn./. Ngày ..... tháng ..... năm 2016 Người phỏng vấn Người được phỏng vấn (Ký tên) Đinh Đắc Thi Phụ lục 5 Tổng cục TDTT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Viện Khoa học TDTT Độc lập- Tự do - Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN 2 Xin vui lòng cho biết thông tin cá nhân: Họ và tên: ......................................................... Tuổi: ................................... Trình độ chuyên môn: .................................................................................. Chức vụ: .............................................. Đơn vị công tác: ....................................... Thâm niên làm công tác giảng dạy - huấn luyện bóng rổ ........................... Nhằm tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng chỉ tiêu, test sử dụng để đánh giá trình độ thể lực, chuyên môn (kỹ thuật) cho VĐV bóng rổ Nữ Quảng Ninh mong ông/bà nghiên cứu và cho ý kiến tư vấn theo những câu hỏi dưới đây. Câu hỏi 1. Môn bóng rổ hiện đại có những yêu cầu cao về năng lực sức mạnh, xin cho biết quan điểm của đồng chí về vai trò và mức độ quan trọng trong việc giáo dục các năng lực sức mạnh cho VĐV bóng rổ (đánh dấu vào ô thích hợp: 1. Rất quan trọng; 2. Quan trọng; 3. Cần; 4. Không quan trọng). 1. Phát triển và duy trì mức độ sức mạnh tuyệt đối của các cơ 2. Biểu hiện nỗ lực độ tối đa trong thời gian ngắn nhất 3. Hình thành kỹ năng tập trung sức mạnh vận động vào một bộ phận nhất định của động tác. 4. Nâng cao năng lực biểu hiện nỗ lực tối đa vào thời điểm chuyển từ một số động tác này sang động tác khác. Các ý kiến tư vấn khác : Câu hỏi 2. Các bài tập được đồng chí (hoặc đơn vị đồng chí) thường sử dục để huấn luyện kỹ thuật và nâng cao hiệu quả ném rổ; Trong đó đặc biệt là các bài tập ném rổ 3 điểm cho VĐV bóng rổ Nữ (đánh dấu vào ô thích hợp: 1. Rất quan trọng; 2. Quan trọng; 3. Cần; 4. Không quan trọng). Các bài tập kỹ thuật ném rổ: Ném rổ bằng 2 tay từ trước ngực Ném rổ bằng 2 tay từ trên cao Ném rổ bằng 2 tay từ dưới thấp Ném rổ bằng 2 tay từ trên cao xuống thấp Ném rổ bằng 1 tay từ trên cao Ném rổ bằng 1 tay từ trên cao trong khi nhảy Ném rổ 1 tay móc câu Ném rổ 1 tay từ dưới thấp Các bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ 3 điểm: Dẫn bóng tốc độ 20m (s) Dẫn bóng (s) Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30s (điểm) Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần (s) Test Suicides Drill (s) Tại chỗ nhảy ném rổ 30 quả (quả vào) Tại chỗ ném 3 điểm, 10 quả x3 lần (quả vào) Nhảy ném 3 điểm x 10 quả (quả vào) Các ý kiến tư vấn dành riêng cho nâng cao hiệu quả ném rổ 3 điểm Xin trân trọng cảm ơn. Ngày ..... tháng ..... năm 2016 Người phỏng vấn Người được phỏng vấn (Ký tên) Đinh Đắc Thi Tư thế ném rổ 3 điểm góc 45o Tư thế ném rổ 3 điểm góc chính diện 90o Buổi tập thể lực của VĐV bóng rổ nữ Quảng Ninh Buổi tập thể lực của VĐV bóng rổ nữ Quảng Ninh Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh Test dẫn bóng luồn cọc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_he_thong_hoa_cac_bai_tap_nham_phat_trien_suc_manh_to.pdf
  • pdfTrang thông tin kết luận mới NCS Đinh Đắc Thi.pdf
  • pdfTTLATS Thi Vkh 20.2.pdf
Tài liệu liên quan