Luận án Không gian văn hóa huế với sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN QUANG KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ VỚI SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN QUANG KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ VỚI SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG 2. TS. LÝ VIỆT QUANG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM

pdf169 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Không gian văn hóa huế với sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Văn Quang MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7 1.2. Những vấn đề kế thừa và định hướng triển khai của đề tài 24 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH VÀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ 28 2.1. Nhân cách Hồ Chí Minh 28 2.2. Không gian văn hóa Huế 40 Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH 78 3.1. Một số yếu tố của không gian văn hóa Huế ảnh hướng đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh 78 3.2. Biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế 104 Chương 4: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH CHO CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 127 4.1. Một số nhận xét về ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh 127 4.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh đối với sự phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam hiện nay 132 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Người tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc, cho ý chí kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam trong công cuộc dựng xây đất nước. Với nhân cách cao đẹp, Hồ Chí Minh đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong dòng chảy lịch sử nhân loại, góp phần làm phong phú và phát triển những giá trị chung của loài người. Vì vậy, nghiên cứu nhân cách Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm sáng tỏ những giá trị đặc sắc của Hồ Chí Minh. Nhân cách Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển từ sự tác động - ảnh hưởng đa chiều của các điều kiện kinh tế, lịch sử, môi trường văn hóa, xã hội và con người của những nơi Người từng sống, học tập, làm việc, được biểu hiện qua tư tưởng và hành động. Trong các không gian văn hóa ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh, Huế có vị trí đặc biệt quan trọng. Nơi đây hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, đồng thời cũng là vùng văn hóa mang sắc thái và dấu ấn đặc trưng của văn hóa cung đình quyện hòa với văn hóa dân gian, Người cùng gia đình sinh sống trong một khoảng thời gian khá dài, thời gian bắt đầu hình thành nhân cách trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Tại kinh đô Huế, sự biến động về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh. Bằng sự mẫn cảm của người học trò thông minh, sự khát khao tìm tòi học hỏi, chiếm lĩnh tri thức mới, Người sớm thâu nhận những giá trị của văn hóa Huế, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại. Đó là truyền thống yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập, tự do; lối sống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc trong khó khăn hoạn nạn; lòng tự hào, tự tôn dân tộc của những vị vua yêu nước, của những thầy dạy học và những nhà cách mạng tiền bối; tư tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” của văn hóa Pháp; tư tưởng dân tộc, dân chủ của Tân văn, Tân thư... Để từ đó, Hồ Chí Minh có bước trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động, trực tiếp tham gia phong trào Duy Tân, đấu tranh chống thuế cùng nhân dân Thừa Thiên. Những nhân tố quan trọng đó đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh. 2 Thời kì Hồ Chí Minh ở Huế cũng là khoảng thời gian không chỉ để lại những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ hồn nhiên, về cuộc sống đầm ấm bên sự giáo dưỡng của cha, sự yêu thương, đùm bọc của mẹ và làng xóm láng giềng mà còn là nơi ghi dấu những kỉ niệm đau buồn, mất mát về sự ra đi của người mẹ kính yêu, tiếng khóc của em thơ khát sữa. Trên hết, chính nhờ sự giáo dục và nền nếp của một gia đình nhà Nho yêu nước cùng với tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lối sống trọng nghĩa trọng tình, đoàn kết, tương ái của văn hóa và con người xứ Huế, đã hun đúc và hình thành nên nhân cách của một con người mà tương lai làm rạng danh cả một dân tộc. Thời gian sống ở Huế, tiếp nối văn hóa xứ Nghệ, văn hóa Huế đã thẩm thấu và ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, hành động, góp phần quan trọng định hình nhân cách của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Đúng như lời khẳng định của Phạm Văn Đồng: “Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học. Những năm tháng đó là thời gian cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, thời gian hình thành một con người lạ lùng, với những ý tưởng lạ lùng, đưa đến những thành tựu lạ lùng” [172, tr.6]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu, luận giải về sự ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn hiện nay, ý thức được tầm quan trọng của nguồn lực con người trong phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta những năm qua đã ban hành nhiều văn bản quan trọng (Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 về “Tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”) nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, là cơ sở khoa học để xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 3 Tuy nhiên, vấn đề nhân cách Hồ Chí Minh và phát huy giá trị nhân cách Hồ Chí Minh lại chưa được chú trọng nghiên cứu và triển khai; chưa có các chuyên đề học tập và sinh hoạt trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, học sinh sinh viên, cán bộ đảng viên, trong khi yêu cầu cấp bách hiện nay là xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, không chỉ về thể lực, trí lực, khả năng lao động mà cần có đạo đức và trí tuệ, đúng như Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải xây dựng những con người “vừa có đức vừa có tài”, “vừa hồng vừa chuyên”. Từ ý nghĩa đó, nghiên cứu đề tài Không gian văn hóa Huế với sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh để thấy được không gian văn hóa Huế ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, góp phần làm sáng rõ hơn về cuộc đời, tiểu sử, sự nghiệp cách mạng và tư tưởng một con người vĩ đại, một nhân cách vĩ đại - Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu và làm rõ những ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó, phân tích những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ sự ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế, từ đó rút ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với việc phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: - Làm rõ khái niệm và cấu trúc nhân cách và nhân cách Hồ Chí Minh. - Làm rõ những khái niệm, cấu trúc của không gian văn hóa Huế. - Phân tích và luận giải các nhân tố của không gian văn hóa Huế ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh. - Phân tích những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ sự ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế. - Rút ra một số nhận xét về sự ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với sự phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam hiện nay. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh và những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh và những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ sự ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế. Tuy nhiên, trong luận án, nghiên cứu sinh chỉ đề cập đến những khía cạnh sau đây: Thứ nhất, làm rõ các yếu tố cơ bản của không gian văn hóa Huế có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh; Thứ hai, làm rõ những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian sống ở Huế, dưới sự tác động của không gian văn hóa Huế. - Về không gian: Thừa Thiên Huế những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu không gian văn hóa Huế trong khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, gắn với thời gian Hồ Chí Minh sống, học tập và hoạt động ở Huế đến trước khi ra đi tìm đường cứu nước. 4. Cơ sở lí luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.1. Cơ sở lí luận Cơ sở lí luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong nghiên cứu về cuộc đời, tiểu sử Hồ Chí Minh và văn hóa. 4.2. Phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận của việc nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Nghiên cứu ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh được thực hiện trên cơ sở tiếp cận của các khoa học tổng hợp liên ngành; trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 5 - Tiếp cận liên ngành lấy lịch sử, khoa học lịch sử làm nền, sử dụng Hồ Chí Minh học làm trục chính, văn hóa học, nhân học làm chất liệu nghiên cứu, phân tích và luận chứng, làm rõ những vấn đề liên quan đến văn hóa, giá trị, nhân cách con người. Các khoa học tâm lí học, giáo dục học, xã hội học, nghiên cứu con người làm rõ các vấn đề liên quan đến nhân cách con người, sự ảnh hưởng của đời sống đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. - Ngoài cơ sở lí luận và phương pháp luận nêu trên, tác giả còn sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, lịch sử, logic, thống kê, so sánh, điền dã, văn bản học, trao đổi với chuyên gia nhằm tìm kiếm, phân tích các kết quả nghiên cứu có sẵn để miêu tả, khái quát hoá toàn cảnh về chủ đề nghiên cứu từ các góc độ khác nhau. 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài - Làm rõ những ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh. - Trên cơ sở nghiên cứu sự ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh, luận án góp phần làm rõ những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ sự tác động của các yếu tố trong không gian văn hóa Huế, gắn với quá trình Người sống và học tập tại Huế. - Rút ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với việc phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lí luận - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm về cuộc đời, tiểu sử, nguồn gốc hình thành tư tưởng và nhân cách Hồ Chí Minh; hệ thống hoá các cứ liệu lịch sử về những sinh hoạt, hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thời kì ở Huế (1895-1901 và 1906-1909). - Luận án hệ thống hóa và làm rõ ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh, luận giải về những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh. 6 - Luận án rút ra một số nhận xét về những tác động của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh và rút ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với việc phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, tuyên truyền, học tập, nghiên cứu, giảng dạy tư tưởng, tiểu sử, sự nghiệp, nhân cách của Hồ Chí Minh tại địa phương. - Luận án có thể sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nhân cách Hồ Chí Minh; nghiên cứu những ảnh hưởng của các không gian văn hóa đến Hồ Chí Minh, cũng như là nguồn tư liệu để giáo dục nhân cách cho học sinh sinh viên. - Luận án có thể xây dựng thành tài liệu giáo dục lịch sử địa phương, định hướng để giáo dục và rèn luyện nhân cách cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học, giáo dục lối sống trong gia đình, nhà trường và xã hội hiện nay. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 8 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu không gian văn hóa Huế 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Huế là một trong những trung tâm văn hóa của Việt Nam, luôn thu hút nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu Huế chuyên sâu, hệ thống và hoàn chỉnh. Khảo sát thực tế cho thấy, các học giả nước ngoài nghiên cứu Huế trên các lát cắt văn hóa hoặc gắn với các lĩnh vực cụ thể nhất định. Trong đó, Hội Những người bạn Cố đô Huế (Association des Amis du Vieux Hué - B.A.V.H) [118] có hẳn chuyên mục là “sưu tầm, bảo tồn và truyền đạt những dấu tích xưa về chính trị tôn giáo, nghệ thuật và văn học liên quan đến Huế và phụ cận”. Từ ý nghĩa đó, Tập san B.A.V.H (Bulletin des Amis du Vieux Hué) vốn là nội san của Hội Những người bạn của Huế xưa (ra đời từ năm 1914 và hoạt động đến giữa năm 1944 thì bị đình bản vì những biến cố lịch sử) chuyên viết về các vấn đề văn hóa, lịch sử, địa lí, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, mĩ thuật, ngôn ngữ, dân tộc học Nguồn tư liệu viết được đề cập trong B.A.V.H rất phong phú, bao gồm: tư liệu về Kinh thành Huế và phụ cận, kiến trúc vùng Huế, các vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng, dân gian, câu hò, câu hát, ca dao hay cuộc sống trong cung đình hoặc các chủ đề cụ thể như: đền, chùa, am, miếu, lễ nghi cung đình được đề cập sâu sắc. Ngoài ra, tập san còn có những bài viết chuyên sâu vào các chủ đề như: kiến trúc cung đình, tín ngưỡng và tôn giáo như đền, chùa, am, miếu như chùa Thiên Mụ, Quốc Ân, Bảo Quốc, Diệu Đế, Từ Hiếu, Túy Vân, đền Voi Ré, Chiêu Ứng, điện Huệ Nam.... Tác giả Đào Thái Hanh có nhiều bài nghiên cứu về các vị nữ thần làm tăng thêm nét cổ kính của Cố đô Huế với một màu sắc huyền hoặc biểu thị lòng tin vào thần linh của người dân vùng Huế xưa: Histoire de la déesse Thiên Y A Na (Lịch sử nữ thần Thiên Y A Na), La déesse Liễu Hạnh (Nữ thần Liễu Hạnh), Histoire de la déesse Thái Dương Phu Nhơn (Chuyện Thánh mẫu Thái Dương phu 8 nhân), Histoire de la déesse Kỳ Thạch Phù Nhơn (Sự tích của nữ thần Kỳ Thạch phu nhơn)... Bên cạnh các lễ nghi cung đình, mảng tư liệu về tôn giáo, tín ngưỡng của người An Nam cũng được đề cập trong B.A.V.H, nổi bật là các công trình có giá trị của linh mục L.Cadière như: “L'Annam” (An Nam), “Introduction à l'étude l'Annam et du Champa” (Hướng dẫn nghiên cứu về An Nam và Champa) và “La Famille et la religion en pays Annamites” (Gia đình và tôn giáo ở các xứ An Nam). Tác giả Nguyễn Đình Hòe đã có nhiều chuyên đề nghiên cứu về văn hóa lịch sử Huế có giá trị như: Note sur les pins du Nam Giao (Esplanade des sacrifices) (Ghi chú về những cây thông ở Nam Giao), La pagode de l’éléphant qui barrit (Miếu Voi Ré), Note sur les cendres des Tây Sơn dans la prison du Khám Đường (Ghi chú về các tro di cốt Tây Sơn trong Khám Đường), Histoire de I’Ecole des Hâu Bô de Hué (Lịch sử trường Hậu Bổ ở Huế), Les Barques royales et mandarinales dans le vieux Hue (Thuyền ngự và thuyền quan thời Huế xưa), La pagode de Diệu Đế (Chùa Diệu Đế), Quelques coins de la Citadelle de Hué (Một vài nơi ở Kinh thành Huế). Các công trình nghiên cứu này được giới nghiên cứu đánh giá cao về sự tâm huyết trong sưu tầm, công phu về biên soạn. Đặc biệt, tập san đã dành nhiều trang nghiên cứu về lịch sử Huế và những vấn đề liên quan từ khi Pháp chiếm Việt Nam, như: Quá trình can thiệp của Pháp vào Việt Nam, Các cuộc phế lập ở Huế, Cuộc bôn ba của vua Hàm Nghi và căn cứ Tân Sở, Những lễ nghi của Nam triều... Lịch sử Huế thời cận đại nằm trong khuôn khổ của lịch sử Việt Nam (An Nam) nửa đầu thế kỉ XX, bao gồm các nguồn lịch sử triều Nguyễn: từ Gia Long đến Bảo Đại; cuộc xâm lược An Nam của Pháp; công cuộc bảo hộ của Pháp Ngày nay, tập san B.A.V.H đã trở thành một nguồn tư liệu rất phong phú, quý hiếm và có giá trị cho những ai muốn nghiên cứu về Huế. Các công trình nghiên cứu trong Tập san B.A.V.H rất phong phú, mặc dù không đi trực tiếp nghiên cứu “không gian văn hóa Huế”, nhưng lại tập trung nghiên cứu các vấn đề nhỏ hơn của văn hóa Huế. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Thừa Thiên Huế với tư cách là một vùng văn hóa đặc trưng của Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học dày công nghiên cứu. Tuy nhiên, khảo sát các tài liệu 9 nghiên cứu về Huế, phần nhiều các học giả tập trung vào cấu trúc văn hóa (gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, hay văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể). Trong số các công trình nghiên cứu về văn hóa tinh thần, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về các giá trị văn hóa truyền thống của Huế và không gian văn hóa Huế, cũng như những ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh trong những năm Người sống ở Huế. Liên quan đến nhóm công trình này có thể điểm qua một số tài liệu sau: Địa chí Thừa Thiên Huế là công trình của nhiều nhà khoa học cung cấp nguồn tư liệu phong phú, xác thực về đặc điểm của vùng đất và con người Thừa Thiên Huế. Công trình được xuất bản dưới dang sách và trang tin điện tử. Trang điện tử Địa chí Thừa Thiên Huế [166] được biên soạn dưới hình thức địa chí tổng hợp gồm: tự nhiên, lịch sử, dân cư và hành chính, kinh tế, văn hóa. Sau đó, Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên [167], Phần Lịch sử [168] và Phần Dân cư và hành chính được xuất bản. Về “Phần Văn hóa”, cho đến nay vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện. Trong khoa học nghiên cứu về Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế là bộ công trình hữu ích, cung cấp hệ thống thông tin cần thiết trên nhiều phương diện về vùng đất này. Tuy nhiên, bộ công trình này chưa thống nhất trong việc phân tích lĩnh vực “Văn hóa” - một yếu tố quan trọng làm nên không gian văn hóa Huế. Bên cạnh đó, hai công trình Văn hóa cố đô [181] và 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế [185] do Nguyễn Đắc Xuân biên soạn đã giới thiệu tổng hợp về triều Nguyễn và Huế xưa. Các công trình cung cấp bức tranh tổng quan về Huế với địa lí - địa danh, lịch sử - sự kiện, văn hóa - giáo dục, văn hóa nghệ thuật, danh nhân. Bên cạnh đó, ấn phẩm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế - 700 năm hình thành và phát triển [68] đã đề cập tương đối đầy đủ và toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế trong hơn 700 năm, trên các lĩnh vực: lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Đặc biệt, trong công trình này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Tuyết Nga bước đầu khẳng định Huế là vùng đất đánh dấu sự mở đầu của quá trình nhận thức, tư duy yêu nước và cách mạng, góp phần quan trọng hình thành nên nhân cách của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Chính những cứ liệu quan trọng nêu trên, cung cấp thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu không gian văn hóa Huế. 10 Nghiên cứu tổng thể văn hóa Huế không thể không kể đến Giáo trình Tổng quan văn hóa Huế [150] của Trương Minh Trai. Đây là công trình nghiên cứu tổng quan về văn hóa Huế, hình thành trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những thành tự nghiên cứu về văn hóa Huế của các nhà khoa học và nhà nghiên cứu Huế, cung cấp hệ thống tri thức về di tích, danh lam, thắng cảnh, các thiết chế văn hóa xưa nay, các giá trị văn hóa tinh thần được bảo tồn khá nguyên vẹn và hiện hữu qua cuộc sống thường ngày của người dân xứ Huế. Công trình này còn cung cấp một cách tiếp cận văn hóa Huế trên ba phương diện gồm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, cảnh quan và con người xứ Huế, đồng thời cung cấp một số khái niệm cần thiết về văn hóa Huế. Mặc dù khá đầy đủ, tuy nhiên công trình này chưa làm rõ về không gian văn hóa Huế, những đặc trưng và các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất này. Tiếng Huế - Người Huế & Văn Hóa Huế [153] của Trung tâm nghiên cứu Quốc học. Công trình này tổng hợp những bài phát biểu, bài nghiên cứu về Huế, khám phá Huế ở những giá trị nhân văn về con người Huế - Văn hóa Huế. Đặc biệt, Lê Nguyễn Lưu với bộ sách Văn Hóa Huế Xưa được biên soạn nhân kỷ niệm 700 năm lịch sử vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế (1306 - 2006). Bộ sách gồm 3 tập: Đời sống văn hóa gia tộc [87], Đời sống văn hóa làng xã [88] và Đời sống văn hóa cung đình [89]. Tác giả đã phân tích khá sâu sắc về văn hóa Huế xưa từ đời sống văn hóa gia tộc (cội nguồn, các thiết chế, đời sống văn hóa vật thể và phi vật thể), đến đời sống văn hóa làng xã (quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và các văn hóa vật thể, phi vật thể trong làng xã) và đời sống văn hóa cung đình (gắn với công cuộc xây dựng Phú Xuân - Huế, văn hóa vật thể và phi vật thể cung đình Huế). Kết quả nghiên cứu của các công trình trên cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu không gian văn hóa Huế. Tiếp cận văn hóa Huế từ nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, Trần Đức Anh Sơn trong công trình Huế - Triều Nguyễn. Một cái nhìn [134] đã giới thiệu văn hóa Huế dưới “cái nhìn” về sự tinh tế trong văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần xứ Huế. Với một cách tiếp cận khác, Phan Thuận An qua công trình Quần thể di tích Huế [4] nhấn mạnh đến “diện mạo” và “giá trị” của giá trị văn hóa vật chất. Nhà nghiên cứu Phạm Thị Dung qua công trình Huế - Qua miền di sản [31], cung 11 cấp cái nhìn toàn cảnh về Huế theo tám chủ đề cụ thể: Di tích - Danh thắng xưa và nay, Địa danh văn hóa, Làng quê nổi tiếng, Kiến trúc tôn giáo, Một phần di sản, Kinh thành cổ kính, Lăng tẩm các triều vua, Nét riêng xứ Huế. Với các cách tiếp cận nêu trên của các nhà nghiên cứu, chúng ta vẫn chưa thấy được những giá trị văn hóa tinh thần của văn hóa Huế. Phải chăng đây là sự thiếu sót của các nhà nghiên cứu này. Trong bài viết “Cảm nhận về văn hóa xứ Huế” in trong công trình Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam [140] của Ngô Đức Thịnh và “Tiểu vùng văn hóa xứ Huế” của Trần Quốc Vượng trong Cơ sở văn hóa Việt Nam [179] đã chỉ ra những nét tiểu biểu của văn hóa Huế với tư cách là một vùng văn hóa, không gian văn hóa mang tính địa phương, nối tiếp văn hóa Thăng Long - Hà Nội, là bộ mặt của văn hóa Đại Việt thế kỉ XVIII-XIX. Mặc dù là hai công trình tiêu biểu về văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, tuy nhiên các tác giả chưa đi sâu lý giải một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa đó là hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống (hiểu theo nghĩa hẹp của định nghĩa văn hóa là các giá trị văn hóa tinh thần). Ngoài các công trình nêu trên, liên quan đến luận án còn có một số tài liệu như: Văn hóa Huế trong dòng chảy văn hóa Việt [33], Di sản văn hóa cố đô Huế [61], Một vài ý nghĩa về bản chất văn hóa Huế [158], Phác thảo về quá trình phát triển của văn hóa Phú Xuân - Thời kì thành Hóa Châu [160], Bản sắc văn hóa dân tộc qua sắc thái Huế” [178] Các công trình nêu trên mặc dù đã tiếp cận văn hóa Huế và không gian văn hóa Huế theo các khía cạnh khác nhau, tuy nhiên hạn chế của các công trình này chưa có sự thống nhất khi phân tích cấu trúc “không gian văn hóa Huế”, cũng như hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của vùng đất này. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu nhân cách Hồ Chí Minh 1.1.2.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài Các công trình nghiên cứu về nhân cách Hồ Chí Minh ở nước ngoài không nhiều nên các nghiên cứu chuyên biệt về nhân cách Hồ Chí Minh gần như chưa được thống kê cụ thể. Khảo sát các công trình, bài viết của các tác giả nước ngoài, 12 chưa thấy có công trình nào nghiên cứu trực diện và hệ thống về nhân cách Hồ Chí Minh, đôi khi xuất hiện một số quan điểm, nhân định về các đặc điểm của nhân cách Hồ Chí Minh gắn với quá trình hoạt động cách mạng của Người. Đánh giá về Hồ Chí Minh, Hans D’Orville - Phó Tổng giám đốc UNESCO nhận định: “Các chuyến bôn ba nước ngoài mà Người đã trải qua, những trào lưu tư tưởng mà ông đã tiếp nhận và đặc biệt là khả năng giao hòa những sự đa dạng mà Người đã tiếp thu đã khiến Hồ Chí Minh trở thành một người thầy về cuộc sống trong một thế giới có xu hướng toàn cầu hóa hiện nay” [122, tr.207]. Dấu ấn về nhân cách Hồ Chí Minh tiếp tục được Charles Fenn viết trong lời tựa của cuốn sách Hồ Chí Minh - Một chân dung: “Nếu chúng ta so sánh Hồ Chí Minh với các lãnh tụ nổi tiếng khác của thế kỉ XX, chúng ta không thể không có ấn tượng khi biết rằng trong một thời gian, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều nơi trên thế giới và đã bắt đầu in dấu ấn của mình lên các biến cố quốc tế trước cả Mao Trạch Đông, Găng-đi, Nê-ru, Ru-dơ-ven, Sơc-sin hay Đơ-Gôn được biết đến trên thế giới”. Lady Borton và C. David Thomas trong công trình Hồ Chí Minh - Một chân dung (HO CHI MINH - A Portrait) [76] đã tập hợp, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Tư liệu được tập hợp trong cuốn sách không có gì mới nhưng lại được trình bày sáng tạo, cung cấp hệ thống tri thức về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Các tác giả này đánh giá cao tư tưởng, phẩm chất đạo đức trong sáng, cao đẹp của một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng cũng là một con người vô cùng giản dị, khiêm tốn, gần gũi thân thiết với tất cả mọi người. Dẫn lời giới thiệu của Charles Fenn, công trình khẳng định: “Cuộc sống cá nhân mẫu mực, tính kiên định vì nền độc lập và tự do của Việt Nam, những thành quả phi thường của Người bất chấp những khó khăn chồng chất, đã có thể đưa Hồ Chí Minh trong sự phán xét cuối cùng của nhân loại lên hàng đầu danh sách những lãnh tụ của thế kỉ 20”. Hồ Chí Minh với những cống hiến của mình đã góp phần tạo nên một khuôn mặt mới của thế giới, đối thoại hòa bình thay cho chiến tranh, phản ánh khát vọng của các dân tộc trong đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 13 William J. Duiker với công trình Hồ Chí Minh cuộc đời (Ho Chi Minh a life) [195] xuất bản lần đầu tiên vào năm 2000, được đánh giá là cuốn tiểu sử về Hồ Chí Minh đầy đủ và có giá trị nhất Hoa Kỳ. Qua công trình này, tác giả nhận định Hồ Chí Minh là “một trong những nhân vật chính trị có ảnh hưởng nhất trong thế kỉ 20” - một con người có “một tính cách lãnh đạo riêng bằng thuyết phục và đồng tâm hơn là áp đặt ý chí quyền lực của mình cho người khác”; là biểu tượng có sức cổ vũ nhất của đất nước ông, là nhà tổ chức tài ba, nhà chiến lược sắc sảo và nhà lãnh đạo có sức thuyết phục. Con người Hồ Chí Minh một nửa là Lênin, một nửa là Gandhi; người kết hợp được trong cá nhân mình hai sức mạnh trung tâm của lịch sử Việt Nam hiện đại: khát vọng độc lập dân tộc và đòi hỏi công bằng xã hội và kinh tế. “Ông đã có một vị trí trong ngôi đền các danh nhân cách mạng, những người đấu tranh kiên cường để đưa lại cho những người cùng khổ trên toàn thế giới tiếng nói trung thực của họ”. Bên cạnh đó, Jean Lacouture, là tác giả công trình Ho Chi Minh, A Political Biography (Hồ Chí Minh: Tiểu sử Chính trị”) in lần đầu năm 1967 [192]. Công trình gồm 15 chương, mô tả một cách sinh động toàn bộ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh. Lồng ghép trong những trình bày về quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh, Jean Lacouture nêu bật những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh - cơ sở cho những thắng lợi mang tính tất yếu của cách mạng Việt Nam. Tác giả cho rằng Hồ Chí Minh “là kiểu mẫu cao nhất và hầu như độc đáo, một người gắn bó mật thiết với quần chúng”, là “người có óc xét đoán vượt trội với những năng khiếu đột hứng và trí thông minh kỳ diệu”. Đánh giá về những phẩm chất đặc biệt của Hồ Chí Minh, trong cuốn Why Vietnam? (Tại sao Việt Nam?) [2] A. Pát-ti nhìn nhận ở Người có những phẩm chất đặc biệt: “Ông Hồ không hiện lên đối với tôi như một nhà cách mạng không thực tế hay một người cấp tiến cuồng nhiệt, theo đuổi những lời nói rập khuôn, hét to đường lối của Đảng, hay thiên về phá hoại mà không có những kế hoạch xây dựng lại. Đây là một con người thông minh, thấu hiểu những vấn đề của đất nước mình, một con người biết điều và tinh tế” [2, tr.92]. Tầm vóc của Hồ Chí Minh được tác giả nhận định: “...Hơn một phần tư thế kỉ nay, chỉ có Hồ Chí Minh mới giữ được 14 cho ngọn đuốc độc lập bập bùng cháy trong trái tim, khối óc của những người Việt Nam cộng sản cũng như không cộng sản, và duy nhất chỉ có ông đã trở thành hiện thân của chủ nghĩa quốc gia Việt Nam, một Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn của Việt Nam... Từ lâu ông đã trở thành Bác Hồ của người nghèo và tầm thường với một ánh hào quang trên đầu mà tất cả các chế độ bù nhìn liên tiếp đã không bao giờ có khả năng đánh đổ được”. Nguyên Bí thư thứ nhất ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô - N. Khơ-rút-sốp đã dành hẳn một chương trong cuốn Hồi ký của mình để viết về Hồ Chí Minh: “Trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, tôi đã biết rất nhiều người nhưng không có người nào gây được cho tôi ấn tượng đặc biệt như Hồ Chí Minh. Người có đầu óc tín ngưỡng thường hay nói đến các vị thánh. Đúng vậy, với cách sống và uy tín của ông đối với đồng bào trong nước, Hồ Chí Minh đúng là có thể so sánh với “các vị thánh đỏ, một vị thánh cách mạng”... Mỗi lời nói của ông hình như dựa vào...nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu. Đa phần các công trình, bài viết tập trung làm rõ những tác động riêng lẻ từ đời sống chính trị, những biến động về chính trị đến sự hình thành tư tưởng yêu nước và nhân cách Hồ Chí Minh, một số công trình làm rõ đặc trưng và giá trị của nhân cách Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thật thiếu sót khi chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về sự ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan là nguồn tư liệu quý giá để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên, đặt ra những vấn đề luận án tiếp tục làm rõ: quan niệm về nhân cách Hồ Chí Minh và không gian văn hóa Huế; những yếu tố cấu thành không gian văn hóa Huế; những ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh; những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế; ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài đối với việc giáo dục và rèn luyện đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ hiện nay. Những vấn đề này cũng là nhiệm vụ nghiên cứu chính và được làm rõ trong các chương tiếp theo của luận án. 28 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH VÀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ 2.1. NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH 2.1.1. Khái niệm, cấu trúc, quy luật nhân cách 2.1.1.1. Khái niệm nhân cách Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, như triết học, xã hội học, chính trị học, luật học, tâm lí học, giáo dục học, xã hội học, đạo đức học Từ nhiều cách tiếp cận, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những kiến giải khác nhau về nhân cách. Trong đó, quan điểm triết học về nhân cách con người, về cơ bản, có những khác biệt so với quan điểm của các khoa học cụ thể. Theo quan điểm của các nhà tư tưởng triết học phương Đông, con người là tiểu vũ trụ, mang những đặc tính của vũ trụ. Những đặc tính này chi phối sự phát triển con người. Thực thể con người là sản phẩm của nguyên lý âm dương, vừa đối lập vừa thống nhất, chứa đựng và chuyển hóa lẫn nhau, trời - đất - người hợp thành một (thiên - địa - nhân hợp nhất). Mạnh Tử nhận xét rằng khi phát triển hết mình, con người không chỉ có thể biết trời mà còn hợp nhất với trời làm một. Tính cách của con người chịu ảnh hưởng của ngũ hành và chia ra loại người: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Người phương Đông đánh giá con người qua chất là chủ yếu, lượng là phụ; lấy “tâm thiện” là lí tưởng, đề cao tính thiện, tính nhân, thích sự im lặng, nhẹ nhàng, đề cao sự cân bằng không thái quá, biết đủ là giàu, giản dị ở vật chất, giản dị trong nội tâm, trong ngôn từ, trong quan hệ với mọi người. Ở Việt Nam, thuật ngữ nhân cách được luận giải theo nhiều góc độ khác nhau: (1) Nhân cách được hiểu là con người có đức và tài, hay là tính cách và năng lực, hoặc là con người có các phẩm chất: Đức, Trí, Thể, Mĩ, Lao (lao động); (2) Nhân cách được hiểu như các phẩm chất và năng lực của con người; (3) Nhân cách được hiểu như phẩm chất của con người mới: làm chủ, yêu nước, nhân ái, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần lao động; (4) Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của con người Trong Tâm lí học đại cương, Nguyễn Quang Uẩn xác định 29 nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Từ điển Tiếng Việt ghi rõ nhân cách là “tư cách và phẩm chất con người” [119, tr.710] và “phẩm chất” đó được Hồ Chí Minh nêu khái quát thành các “tư cách” của người cách mạng với 23 điều ngắn gọn, thuộc về ba cách ứng xử của người cách mạng với bản thân, người khác và công việc. Nếu như Mạnh Tử coi nhân cách là tiên thiên, con người sinh ra vốn tính thiện “nhân chi sơ, tính bản thiện” hay Tuân Tử thì ngược lại “nhân chi sơ, tính bản ác”, thì Hồ Chí Minh lại có cách nhìn khoa học và toàn diện hơn. Theo quan điểm của Người, con người từ khi sinh ra chỉ là một sinh vật, chưa có nhân cách, quá trình đứa trẻ lớn lên và thông qua quá trình xã hội hóa thì nhân cách mới được hình thành và phát triển. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngủ thì ai cũng lương thiện, tỉnh dậy sinh ra kẻ dữ hiền”. Quan điểm của Người không thần thánh hóa theo kiểu duy tâm mà coi nhân cách như là một yếu tố động, bởi từ lúc chào đời cho đến khi trưởng thành thì cá nhân bao giờ cũng chịu sực tác động của môi trường xung quanh, đồng thời con người cũng là chủ thể của các hoạt động và giao tiếp. Nếu Khổng Tử xem nhân cách con người thể hiện ở Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, trong đó Nhân là gốc, thì Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến 5 “tính tốt”, đó là: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Trong đó, Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng bào, đồng chí,... sẵn sàng hi sinh vì mọi người, khổ trước mọi người, vui sau thiên hạ. Vì thế không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ uy quyền; Nghĩa là ngay thẳng, không tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu đoàn thể. Ngoài lợi ích của đoàn thể, không có lợi ích riêng phải lo toan; Trí là đầu óc trong sạch sáng suốt, không mù quáng, dễ hiểu lí, dễ tìm phương hướng, biết xem người, biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi tránh việc có hại cho đoàn thể; Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc gì phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hi sinh cả tính mệnh cho đoàn thể: cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè nhút nhát; Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy, mà 30 quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một cái ham là ham học, ham làm và ham tiến bộ [96, tr.291-292]. Ở phương Tây, khái niệm nhân cách được luận giải khá phong phú. Nhà triết học Hy Lạp - Aristotle (384-322 TCN) cho rằng con người là một “động vật chính trị”, xã hội và nền giáo dục tác động đến sự phát triển của con người, hình thành nhân cách con người. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nhà tâm lí học Đức là Wilhelm Dilthey (1833-1911) và Eduard Spranger (1882-1963) lần đầu tiên đưa ra khái niệm nhân cách là cái mặt nạ có tính chất xã hội của cái tôi bên trong, khi nào cái mặt nạ đó trùng với cái tôi thì nhân cách phát triển chín muồi. Nhà tâm lí học Xô Viết, X.L. Rubinstein cho rằng con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những người xung quanh một cách có ý thức. Nhân cách được hình thành và phát triển nhờ các mối quan hệ xã hội, trong quá trình thực hiện các mối quan hệ xã hội đó cá nhân phát triển và bắt đầu quá trình hoạt động sống của mình. Do vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách, nhưng nhân cách thường được xác định như là một hệ thống quan hệ của con người với thế giới xung quanh và với chính bản thân mình. Trên quan điểm triết học duy vật biện chứng, một số nhà tâm lí học Xô-viết có các cách tiếp cận khác nhau về nhân cách. A.N. Leonchiep (1903-1979) coi nhân cách như một cấu tạo tâm lí mới, được hình thành trong các quan hệ sống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo của người đó. Xem xét nhân cách dưới góc độ triết học, các nhà kinh điển Mác - Lênin cho rằng nhân cách là những phẩm chất, những trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong của từng cá nhân. Đó là thế giới của cái “tôi” do tác động tổng hợp của các yếu tố cơ thể và xã hội hết sức riêng biệt tạo nên để cá nhân đó có thể tồn tại và hoàn thành trách nhiệm của mình đối với bản thân và xã hội [75]. Định nghĩa này xác định bốn điểm cơ bản sau: + Thứ nhất, nhân cách luôn gắn với con người hiện thực, là sản phẩm của những hoàn cảnh xã hội, lịch sử cụ thể. Con người là một chỉnh thể thống nhất, trong đó cộng gộp các yếu tố tự nhiên và xã hội. Trong quá trình phát triển, cấu tạo sinh vật di truyền và tâm sinh lí của cá nhân là cơ sở nền tảng để hình thành nên những đặc điểm lịch sử - xã hội của con người. 31 + Thứ hai, con người hình thành nhân cách của mình là một quá trình kép, xã hội hóa cá nhân và cá nhân hóa xã hội. Với những đặc điểm về di truyền, sinh lý, gia đình và hoàn cảnh sống, mỗi cá nhân tiếp thu và chuyển hóa những giá trị văn hóa của xã hội vào trong mình, thực hiện quá trình sàng lọc, tự giáo dục, tự tạo nên thế giới riêng của mình. Từ đó, hình thành nên những dạng riêng biệt về động lực, niềm tin, ý chí, định hướng giá trị trong xúc cảm, nhận thức và hành động. + Thứ ba, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của sự phát triển. Con người chỉ hình thành nhân cách trong những điều kiện xã hội nhất định. Trong quá trình đó, mỗi cá nhân bằng sự hoạt động tích cực của mình, tiến hành các hoạt động, tiếp nhận tri thức và kinh nghiệm xã hội, hình thành các phẩm chất xã hội và tâm lí nhất định. Với nhân cách riêng, mỗi cá nhân có khả năng tự ý thức về mình, làm chủ cuộc sống của mình, tự lựa chọn nhiệm vụ, trách nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội. Một trong những yếu tố then chốt của nhân cách là sự thôi thúc nội tâm, là ý chí cá nhân vươn đến những mục đích mà mình mong muốn. + Thứ tư, nhân cách là nói đến con người đã hình thành về mặt xã hội, là sự biểu hiện chức năng xã hội của con người. Con người sinh ra không tự hình thành nhân cách mà chỉ là một cá thể người. Cá thể này chỉ trở thành nhân cách khi nó mang tính chất là một chủ thể của các quan hệ xã hội với những đặc điểm về thái độ, tình cảm, bản lĩnh, hành vi phù hợp với các thang giá trị xã hội [13, tr.184-186]. Như vậy, nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với xã hội và với môi trường xung quanh từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhân cách là giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc. Từ các quan niệm trên, có đi đến khẳng định nhân cách là hệ thống những phẩm giá và năng lực của một người được hình thành và phát triển trong tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người mang tính xã hội sâu sắc. 32 2.1.1.2. Cấu trúc nhân cách Bàn về cấu trúc của nhân cách có nhiều quan niệm khác nhau. Tùy theo quan niệm về bản chất nhân cách, mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một cấu trúc khác nhau về nhân cách. J. Stefanovi đưa ra cấu trúc nhân cách bao gồm năm thành phần: đặc điểm tích cực - động cơ của nhân cách như xu hướng, nguyện vọng, hứng thú, kế hoạch sống; đặc điểm lập trường - quan hệ của nhân cách thể hiện mặt giá trị của nhân cách bao gồm lập trường, lí tưởng và quan điểm sống; đặc điểm về mặt hành động của nhân cách bao gồm tri thức, kĩ xảo và thói quen; đặc điểm tự điều chỉnh của nhân cách bao gồm tự ý thức, tự đánh giá, tự phê bình của nhân cách; đặc điểm về động thái của nhân cách thể hiện ở khí chất của nó. K.K. Platonov lại cho rằng nhân cách gồm bốn tiểu cấu trúc sau: Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học (gồm: khí chất, giới tính, lứa tuổi và cả những đặc điểm tâm lí); tiểu cấu trúc các đặc điểm của các quá trình tâm lí (gồm: trí tuệ, trí nhớ, ý chí, đặc điểm của cảm xúc); tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm (gồm: tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen); tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách (gồm: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin). Cũng có quan niệm coi nhân cách gồm 4 nhóm thuộc tính tâm lí điển hình của cá nhân: xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực. Theo Phạm Minh Hạc, thì nhân cách con người bao gồm bốn bộ phận: xu hướng của nhân cách; khả năng của nhân cách; phong cách, hành vi của nhân cách; hệ thống điều khiển của nhân cách. Ngoài các cách phân định trên, một số nhà nghiên cứu cho rằng cấu trúc nhân cách gồm ba thành phần. Theo A.G. Covaliov, nhân cách được cấu thành từ các quá trình tâm lí, các trạng thái tâm lí và các thuộc tính tâm lí cá nhân. Còn Sigmund Freud cho rằng đó là cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Ngoài ra, cũng có quan điểm coi nhân cách bao gồm ba lĩnh vực là: nhận thức (tri thức và năng lực trí tuệ), tình cảm (rung cảm và thái độ) và ý chí (phẩm chất ý chí, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen). Bàn về cấu trúc nhân cách, Hồ Chí Minh nhấn mạnh hai yếu tố quan trọng là đức và tài (hồng và chuyên). Trong đó, đức là gốc của con người, là nền tảng của nhân cách con người; tài là các năng lực thích ứng với xã hội của con người, là hiệu suất, hiệu quả trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của họ. Người chỉ rõ: “Cũng 33 như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [96, tr.293-294]. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích cá nhân mình, hết lòng phục vụ nhân dân. Mặt khác, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của người cán bộ cách mạng thì nhất thiết phải có tài, có năng lực công tác. Theo Người: “Có tài mà không có đức chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài cũng không lợi gì cho loài người” [102, tr.339]. Do đó, về năng lực cần có của người cách mạng, trước hết phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm chỉnh quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, có trình độ và năng lực cần thiết để đảm nhiệm trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó. Kế thừa quan điểm của Hồ Chí Minh, một số nhà khoa học cũng cho rằng cấu trúc nhân cách gồm hai thành phần cơ bản là đức và tài hay còn gọi là phẩm chất và năng lực (đạo đức và trí tuệ). Trong đó, mặt “Đức” được thể hiện qua những phẩm chất chủ yếu sau: (1) Phẩm chất xã hội: thế giới quan, thái độ chính trị - xã hội, thái độ lao động, lập trường cá nhân, trong đó thế giới quan là yếu tố quan trọng nhất. Sự phát triển của những phẩm chất này góp phần quan trọng giúp cá nhân có những nhận thức và hành động đúng đắn, hợp lý trong những hoàn cảnh, điều kiện thực tiễn khác nhau. Chỉ khi xác lập được thế giới quan thì mỗi cá nhân mới khẳng định nhân cách của mình trong cuộc sống; (2) Phẩm chất cá nhân: đạo đức, các đức tính, thói và tật, trong đó đạo đức là yếu tố quan trọng nhất. Đó là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ trong cộng động, phản ánh tồn tại xã hội của cá nhân ấy. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình, cá nhân thực hiện đạo đức xã hội như là hệ thống kinh nghiệm xã hội, những lí tưởng, chuẩn mực, tư tưởng đánh giá đạo đức được hình thành trong lịch sử cộng đồng, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm của bản thân; (3) Phẩm chất ý chí, tính kỉ luật, phê phán, độc lập, tác phong Thông qua các hoạt động thực tiễn, gắn với các mối quan hệ xã hội, cá nhân tự hình thành nhân cách thông qua ý thức kỉ luật, ý thức phê phán (tự phê bình 34 và phê bình), tinh thần độc lập trong các hoạt động và thái độ và cách thức ứng xử với các cá nhân và tập thể khác trong cộng đồng; (4) Cung cách ứng xử: tác phong, tính khí, lễ tiết trong giao tiếp, ứng xử giữa các cá nhân với cộng đồng xã hội. Gắn với các môi trường khác nhau, cung cách ứng xử được hình thành và tuân theo những chuẩn mực nhất định [13, tr.188]. Về mặt “Tài” được thể hiện qua năng lực hoàn thành, chất lượng và hiệu quả các nhiệm vụ và hoạt động được giao. Trong đó: (1) Năng lực xã hội hóa: khả năng chiếm lĩnh tri thức và từ vốn kiến thức ban đầu đó làm cơ sở cho sự sáng tạo của các chủ thể mang nhân cách trong hoạt động thực tiễn. Năng lực này còn được thể hiện ở khả năng thích nghi, thích ứng, hòa nhập, linh hoạt trong môi trường xã hội; (2) Năng lực chủ thể hóa: khả năng làm chủ, bản lĩnh, “cái tôi”, quan điểm, lập trường, sự cuốn hút, lôi cuốn người khác và các dấu ấn riêng có của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội; (3) Năng lực hành động: khả năng hành động theo mục đích, lí tưởng, có tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất, là thể hiện tính tích cực xã hội chủ thể mang nhân cách; (4) Năng lực giao lưu, giao tiếp: khả năng cá nhân thiết lập và duy trì các mối quan hệ với người khác và cộng đồng. Với đặc điểm, sở trường, phẩm chất cá nhân riêng mà sự giao lưu, giao tiếp của mỗi cá nhân được mở rộng hay bó hẹp [13, tr.189]. 2.1.1.3. Quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách Nhân cách con người không tự nhiên mà có, không được sinh ra đồng thời với sự hình thành bản thân con người. Sự hình thành và phát triển nhân cách là quá trình lâu dài, đó là kết quả của quá trình tích lũy dần dần những kinh nghiệm sống, những tri thức, tập nhiễm được trong quá trình sống và trưởng thành. Qua nghiên cứu, sự hình thành và phát triển nhân cách được thể hiện như sau: + Thứ nhất, nhân cách được hình thành và phát triển gắn với quá trình giáo dục, tự giáo dục và hoạt động thực tiễn của con người Giáo dục xuất hiện cùng với loài người và tồn tại, phát triển cùng với loài người. Con người lớn lên và trưởng thành qua quá trình tiếp nhận và thẩm thấu các tri thức văn hóa, xây dựng kĩ năng, biến thành phẩm chất người của mình trước hết 35 bằng con đường giáo dục và tự giáo dục. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách với tư cách là sự tác động khách quan của chủ thể giáo dục đến đối tượng tiếp nhận giáo dục, được thể hiện qua nội dung và hình thức giáo dục. Vai trò ấy thể hiện ở ba khía cạnh: Một là, giáo dục tạo dựng những hình mẫu nhân cách phù hợp với các yêu cầu của xã hội hiện tại thông qua nội dung giáo dục giá trị nhân cách, qua mục tiêu giáo dục mẫu hình nhân cách của nhà trường và xã hội. Hai là, giáo dục là sự truyền thụ các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại, để các thế hệ nối tiếp nhau kế thừa, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa đó đó trong tiến trình phát triển của dân tộc. Giá trị truyền thống được coi là cơ sở, nền tảng để hình thành giá trị nhân cách của con người. Ba là, giáo dục định hướng sự phát triển hoàn thiện, tốt đẹp cho con người. Giáo dục có khả năng uốn nắn những hành vi lệch chuẩn trong sự phát triển nhân cách, tạo dựng những mẫu hình nhân cách mới đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Nói cách khác, nhân cách trong sự hình thành và phát triển, một mặt, chịu sự tác động có chủ đích của quá trình giáo dục; mặt khác, nhân cách là kết quả của quá trình tự giáo dục, tự hoàn thiện trong bản thân mỗi con người. Sự tự giáo dục biểu hiện ở chỗ mỗi chủ thể tự giáo dục hướng toàn bộ năng lực, hành động của mình vào sự hình thành thế giới nội tâm bắt đầu từ sự tự ý thức cho đến quá trình tham gia tích cực và tự giác vào việc tạo ra cho mình những điều kiện, môi trường, hoàn cảnh để trong đó họ tồn tại. Đồng thời, hoạt động thực tiễn cải tạo môi trường xã hội của mỗi người cũng là nhân tố quan trọng dẫn đến sự phát triển nhân cách của chính họ. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người phải trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ, phải hợp tác với những người xung quanh, phải tồn tại và phát triển trong các mối quan hệ xã hội. Trong quá trình ấy, mỗi cá nhân phản ứng trước sự tác động của môi trường xã hội một cách khác nhau, thể hiện trong bản thân mình những đặc điểm của môi trường xã hội tạo nên nhân cách con người. Có thể nói, thông qua hoạt động thực tiễn, con người biểu hiện các năng lực và phẩm chất nhân cách của mình. 36 + Thứ hai, nhân cách được hình thành từ quá trình thống nhất giữa cá nhân và xã hội, giữa mặt sinh vật và mặt xã hội, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người không thể tách khỏi môi trường và các hoạt động xã hội. K. Marx và F. Engels cho rằng nếu như con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực lượng của bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội. Nói cách khác, đây là quá trình xã hội hóa cá nhân và cá nhân hóa xã hội, và xét đến cùng, xã hội hóa cá nhân là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Có thể khái quát một số yếu tố cơ bản tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách như sau: Một là, sự hình thành và phát triển nhân cách bị quy định bởi các điều kiện kinh tế - xã hội. Trong hoạt động thực tiễn, sự hình thành nhân cách con người luôn gắn với các mối quan hệ xã hội. K. Marx cho rằng lịch sử không phải là cái gì khác hơn là hoạt động của con người theo đuổi những mục đích của mình. Những mục đích của con người bao giờ cũng xuất phát và bị chế định bởi các điều kiện lịch sử - xã hội, của các quan hệ kinh tế trong một thời đại nhất định. Hai là, sự hình thành và phát triển nhân cách bị quy định bởi nhân tố văn hóa - xã hội. Giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách con người qua các kiểu mẫu hành vi, đến sự đánh giá và những tình cảm đạo đức trong sáng của nhân cách. Mỗi con người từ khi sinh ra đã được sống, được tiếp nhận một hệ các giá trị, hệ các chuẩn mực của văn hóa xã hội. Những giá trị, chuẩn mực này được phản ánh trong thế giới quan, hệ thống tri thức xã hội, trong những chuẩn mực về pháp lí, đạo đức, thẩm mĩ, trong phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, thẩm mĩ và thị hiếu... Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong môi trường văn hóa - xã hội một cách gián tiếp thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục. Trong những yếu tố cấu thành nên văn hóa tinh thần xã hội thì thế giới quan, những chuẩn mực pháp lý, thẩm mĩ, đạo đức... có vị trí quan trọng trong việc hình 37 thành và phát triển nhân cách. Một thế giới quan đúng đắn là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng nhân cách phát triển toàn diện, nó giữ vai trò định hướng chung cho con người trong mọi hoạt động thực tiễn. 2.1.2. Nhân cách Hồ Chí Minh 2.1.2.1. Khái niệm nhân cách Hồ Chí Minh Nhiều nhà khoa học cho rằng nhân cách Hồ Chí Minh là “những phẩm chất và năng lực của một nhà hoạt động chính trị, một vị lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, anh hùng dân tộc vĩ đại và nhà văn hóa kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới, tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân văn thời đại ngày nay” [137, tr.31]. Nhân cách Hồ Chí Minh là những giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, được kết tinh từ truyền thống văn hóa gia đình, quê hương, đất nước, từ thực tiễn chính trị - xã hội của dân tộc và thời đại; từ ảnh hưởng các học thuyết, tư tưởng tiến bộ; từ gương sáng của các nhà hoạt động chính trị tiến bộ, nhà văn hóa trên thế giới; từ giáo dục và tự giáo dục; từ tư chất, năng lực của con người Hồ Chí Minh. Nhân cách Hồ Chí Minh là sự tổng hòa các quan hệ xã hội văn hóa thông qua phẩm chất cá nhân, là cái xã hội trong cái cá nhân, nhân cách văn hóa được hình thành thông qua tu dưỡng và thực hành phẩm chất cá nhân trong thực tế. Nhân cách Hồ Chí Minh được hình thành, bồi đắp, hoàn thiện trong cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ cho sự nghiệp giải phóng con người để cho con người vươn tới tự do, vươn tới những giá trị đích thực của chân, thiện, mĩ. Dưới góc độ tâm lí học, “nhân cách Hồ Chí Minh không tách rời quá trình tự ý thức về sứ mệnh của chính mình mà nền giáo dục, trước hết là gia đình với người cha giàu lòng yêu nước, điều kiện sống của môi trường và xã hội xung quanh, không khí tư tưởng - chính trị đương thời ở một xứ sở bao giờ cũng sôi sục ý chí kiên cường bất khuất” [85, tr.8]. Theo cách tiếp cận này, nhân cách Hồ Chí Minh có thể hiểu là sự tự ý thức về bản thân mình đối với cuộc sống do những tác động đa chiều của thực tiễn xã hội. Học giả Eduard Claudius (1911-1976) cho rằng nhân cách Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, giữa hoạt động và nhân cách chính trị với thái độ rất giản dị, khiêm tốn, nhân hậu. 38 Như vậy, có nhiều cách tiếp cận nhân cách Hồ Chí Minh, trong công trình này chúng tôi tiếp cận nhân cách Hồ Chí Minh theo hướng là những phẩm chất, năng lực đặc biệt, có sức hấp dẫn và lôi cuốn mạnh mẽ, được thể hiện qua phong cách, lối sống của Người. Nhân cách Hồ Chí Minh là biểu trưng sáng ngời về phẩm chất và năng lực con người Việt Nam. 2.1.2.2. Cấu trúc nhân cách Hồ Chí Minh Nghiên cứu về cấu trúc nhân cách Hồ Chí Minh có nhiều cách tiếp cận và kiến giải khác nhau. Từ tổng hợp một số công trình, bài viết tiêu biểu, chúng ta có thể thấy, hầu hết các tác giả đều cho rằng nhân cách Hồ Chí Minh có cấu trúc gồm phẩm chất và năng lực (hay Đức và Tài). Trong Tỏa sáng nhân cách Hồ Chí Minh, tác giả Hoàng Anh cho rằng cấu trúc nhân cách Hồ Chí Minh gồm hai phần: (1) Sáng ngời tấm gương đạo đức với bốn phẩm chất gồm: Lòng yêu nước, thương dân, dân làm gốc, tìm đường đi đến độc lập, tự do cho dân tộc; Trung với nước, hiếu với dân; Sáng ngời về đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, về tinh thần quốc tế trong sáng; (2) Tỏa sáng nhân cách về trí tuệ với 03 phẩm chất gồm: Mẫn tiệp chính trị, xác định đúng phương hướng và phương thức tìm đường cứu nước, kiên trì, dũng cảm thực hiện lí tưởng cao đẹp: độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; Nhà văn hóa kiệt xuất với một tâm hồn lớn, tình yêu lớn, sáng tạo, có nghị lực và niềm tin lớn vào chân lí cuộc đời; Nhà dự báo thiên tài với những định hướng, chỉ đạo, những quyết sách cho sự phát triển cách mạng Việt Nam khoa học, hiệu quả. Tác giả Mạch Quang Thắng, trong công trình Nhân cách Hồ Chí Minh cho rằng nhân cách Hồ Chí Minh gồm hai nhóm cơ bản: (1) Những đặc trưng nhân cách về đạo đức (lòng nhân ái cao cả, tâm trong sáng, trung với nước, hiếu với dân, vì nước, vì dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư); (2) Những đặc trưng nhân cách về trí tuệ (tìm đường, sớm cảnh báo những căn bệnh của Đảng cầm quyền). Một cách tiếp cận khác về cấu trúc nhân cách Hồ Chí Minh là khai thác từng đặc trưng cụ thể. Trần Văn Giàu lí giải nhân cách lớn của Hồ Chí Minh gồm bảy yếu tố như: Ưu tiên đạo đức; Tận tụy quên mình; Kiên trì, bất khuất; Khiêm tốn, giản dị; Hài hòa, kết hợp; Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lí; Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Theo nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Anh, 39 nhân cách Hồ Chí Minh cũng được biểu hiện qua chín khía cạnh sau: (1) Sự khâm phục, đánh giá cao của xã hội, ở niềm tin và sức sống bất diệt bởi những giá trị làm người, giá trị xã hội đã được thừa nhận; (2) Chí hướng, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, lí tưởng sống, niềm tin sâu sắc vào sự nghiệp cứu dân, cứu nước, sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam và nhân dân lao động toàn thế giới; (3) Tình yêu quê hương, đất nước, yêu nhân dân sâu sắc gắn liền với lí tưởng và tình cảm cách mạng của Người; (4) Tầm vóc và hiểu biết cao về lí luận cách mạng; (5) Khả năng vận dụng lí luận vào thực tiễn một cách sáng tạo là một phẩm chất cơ bản và cốt lõi; (6) Sức mạnh và ý chí, nghị lực, khát vọng phi thường trong đấu tranh cách mạng; (7) hòa quyện, sự kết đọng của sự thông tuệ dân gian; (8) Thông minh, tế nhị và mộc mạc của tinh hoa văn hóa Việt Nam thể hiện trong ứng xử hàng ngày; (9) Đồng bộ, hệ thống trong tư tưởng Hồ Chí Minh [10]. Trong công trình Giá trị của nhân cách Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế [125], nhóm tác giả đã luận giải cấu trúc nhân cách Hồ Chí Minh gồm hai thành phần: Một là, đặc trưng nhân cách Hồ Chí Minh về trí tuệ với bốn nội dung: (1) Trí tuệ mẫn tiệp, nhãn quan chính trị thiên tài trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc; (2) Nhạy cảm với cái mới, linh hoạt trong việc thâu hóa các giá trị văn hóa; (3) Tư duy tổng hợp, khả năng dự báo và nắm vững quy luật vận động của cách mạng Việt Nam; (4) Trí tuệ uyên bác của một nhà văn hóa kiệt xuất với nhiều đóng góp về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật. Hai là, đặc trưng nhân cách Hồ Chí Minh về đạo đức với bốn nội dung: (1) Tự ý thức về trách nhiệm của một người dân mất nước, hình thành tinh thần tự tôn dân tộc và ý chí ra đi tìm đường cứu nước; (2) Ý chí kiên cường, theo đuổi lí tưởng “giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người”, “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”; (3) Yêu nước, thương dân, khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách nô lệ của đế quốc, thực dân; (4) Đạo đức trong sáng, gắn “trung với nước, hiếu với dân” với “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Với các cách tiếp cận nêu trên, cấu trúc nhân cách Hồ Chí Minh được kiến giải theo nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, theo tác giả, cách tiếp cận cấu trúc nhân 40 cách Hồ Chí Minh theo hướng phẩm chất và năng lực, đạo đức và trí tuệ - tức là loại cấu trúc nhân cách ĐỨC - TÀI là ưu trội hơn cả. Do đó, với đề tài luận án này, tác giả sẽ làm rõ những ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành những phẩm chất và năng lực của Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian Người ở Huế. 2.2. KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ 2.2.1. Khái niệm không gian văn hóa Huế 2.2.1.1. Văn hóa Khái niệm văn hóa được hình thành và hoàn thiện gắn với tiến trình phát triển lâu dài của lịch sử loài người, thuật ngữ này xuất hiện khá sớm trong ngôn ngữ và thư tịch cổ của các dân tộc trên thế giới. Ở phương Đông, trong thư tịch cổ Trung Quốc, văn có nghĩa là “vẻ đẹp”, hóa là “biến đổi”, “hóa thành”. Văn hóa gộp lại theo nghĩa gốc là “làm cho đẹp, trở thành đẹp đẽ”. Lưu Hướng (77-6 TCN) đời Tây Hán xem “văn hóa” như là một phương thức giáo hóa con người. Sách Thuyết uyển từng ghi “bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng vũ lực để đối phó với kẻ bất phục tùng; dùng văn hóa kh... động cách mạng của Hồ Chí Minh; xây dựng và phổ biến hệ thống tài liệu về nhân cách Hồ Chí Minh trong đời sống xã hội; đa dạng hóa các mô hình tuyên truyền, giáo dục nhân cách Hồ Chí Minh, chủ động tìm kiếm, lựa chọn, xây dựng các mô hình tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng ngành nghề, từng đối tượng, từng cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục Việt Nam để phổ biến, lan tỏa các giá trị nhân cách Hồ Chí Minh cho toàn xã hội nói chung và thế hệ trẻ nói riêng; đồng thời, tích cực phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể để xây dựng chương trình hành động, tuyên truyền, giáo dục nhân cách Hồ Chí Minh. 149 KẾT LUẬN 1. Sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau. Trong quá trình sống, Người tích lũy được kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen... và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, Người cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện mình của Hồ Chí Minh. 2. Trong quá trình vận động và phát triển, Thừa Thiên Huế đã tự làm giàu bản sắc văn hóa của mình bằng sự sáng tạo, giao thoa, tiếp biến các giá trị văn hóa để hình thành một vùng văn hóa đặc trưng của Việt Nam - không gian văn hóa Huế. Hồ Chí Minh thời niên thiếu với gần mười năm gắn bó, học tập, trải nghiệm và thực sự trưởng thành trong mỗi bước suy nghĩ và hành động. Thực tiễn gần mười năm sống và học tập ở Huế, không gian văn hóa Huế đã thẩm thấu và ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, hành động, đưa đến những quyết định “lạ lùng”, cũng như định hình nhân cách người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. 3. Những năm tháng ở Huế, Hồ Chí Minh đã chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, đời sống nhân dân lầm than, tủi nhục dưới sự thống trị hà khắc của thực dân Pháp. Anh cũng thấy rõ sự thất bại của những phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân, từ vua quan đến nhân sĩ, trí thức. Nhờ sự hòa mình trong cái nôi của phong trào yêu nước, trưởng thành từ nền tảng giáo dục gia đình và sự miệt mài học tập của bản thân, sự mẫn cảm đặc biệt, sự gần gũi với quần chúng lao động, Nguyễn Tất Thành “bắt đầu hoạt động cách mạng”. Anh đã tự ý thức về trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của dân tộc; trăn trở, cảm thông với sự cùng khổ của đồng bào, gắn bó với đời sống nhân dân. Đó chính là cơ sở để hình thành hoài bão cách mạng và chí hướng cứu nước, tư tưởng đấu tranh cho hạnh phúc của đồng bào, cũng như hình thành nhân cách của một con người mà sau này đã làm rạng danh cả dân tộc. 150 Thời kì ở Huế, trước sự tác động của văn hóa Huế, đặc biệt là sự ảnh hưởng của thực tiễn chính trị - xã hội và các giá trị văn hóa, từ tinh thần yêu nước thương dân, tự tôn dân tộc của vua quan, nhân sĩ yêu nước, của những thầy giáo chân chính đến quan điểm giáo dục của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã góp phần định hình phong cách sống, triết lí sống và nhân sinh quan cách mạng cho người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Nhân cách Hồ Chí Minh thực sự được hình thành và phát triển từ Huế, từ sự tác động đa chiều của văn hóa Huế. Như vậy, có thể kết luận rằng nhân cách Hồ Chí Minh là tổng hòa các quan hệ xã hội văn hóa thông qua phẩm chất cá nhân, là kết quả từ sự tác động đa chiều của lịch sử, xã hội, văn hóa và con người của dân tộc và thời đại, biểu hiện qua cử chỉ, hành động, phong cách của Hồ Chí Minh. Nhân cách của người thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành không tách rời quá trình tự ý thức và ý thức về sứ mệnh của chính mình mà nền giáo dục, điều kiện sống của môi trường và xã hội xung quanh tác động đến. 4. Với kết quả nghiên cứu của luận án, chúng ta có thể thấy môi trường và không gian văn hóa có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh từ những ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế rất rõ nét, được thể hiện qua những đặc trưng về đạo đức và trí tuệ, về phẩm chất và năng lực của Hồ Chí Minh là minh chứng sống động và cụ thể. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án này, chúng tôi mong muốn tiếp tục phát huy và lan tỏa giá trị nhân cách Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa xã hội, góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức và nhân cách Hồ Chí Minh trong tình hình Đảng và Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phương pháp và phong cách của Hồ Chí Minh hiện nay. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Quang (2015), “Nét đặc sắc về trí tuệ trong nhân cách Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục Trường Đại học Sư phạm, Số 02 (34), tr.105-113. 2. Nguyễn Văn Quang (2015), “Đặc trưng nhân cách Hồ Chí Minh về trí tuệ”, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, (14), tr.52-58. 3. Nguyễn Văn Quang (2016), “Đặc trưng nhân cách Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Sinh viên và Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc năm 2016, Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phần II, tr.1452-1460. 4. Nguyễn Văn Quang (2016), “Ảnh hưởng của các giá trị văn hóa Huế đến sự hình thành tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, T.125, S.11, tr.173-181. 5. Nguyễn Văn Quang (2017), “Nhân cách Hồ Chí Minh và ý nghĩa đối với việc giáo dục và rèn luyện cán bộ, đảng viên hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (255), tr.17-21. 6. Nguyễn Văn Quang (2017), “Ảnh hưởng của văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, T.126, S.6, tr.95-102. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Ahn Kyong Hwan (2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh qua cảm nghĩ của một người Hàn Quốc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 2. A. Pát-ti (1995), Why Vietnam? (Tại sao Việt Nam?), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 3. Dương Văn An (2009), Ô châu cận lục, (Văn Thanh, Phan Đăng dịch), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Phan Thuận An (2005), Quần thể di tích Huế, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh. 5. Hoàng Anh (2014), Tỏa sáng nhân cách Hồ Chí Minh, tại trang e&id=4959:ta-sang-nhan-cach-h-chi-minh&catid=120:hc-tp-va-lam- theo-tm-gng-o-c-h-chi-minh&Itemid=545, [truy cập ngày 17/12/2015]. 6. Hoàng Anh (2014), Xây dựng con người Việt Nam theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Hoàng Anh (2016), “Lý thuyết nhân cách trong triết học Mác”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (6), tr.32-37. 8. Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nxb Văn học, Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Thế Anh (2008), Phong trào kháng thuế ở miền Trung qua các châu bản triều Duy Tân, Nxb Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Phạm Ngọc Anh (2011), “Hồ Chí Minh với hành trang và việc lựa chọn hướng tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc”, Hội thảo khoa học Kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Phạm Ngọc Anh (2014), Đặc trưng nhân cách Hồ Chí Minh - Giá trị và sức lan tỏa, Tạp chí Tổ chức nhà nước - Bộ Nội vụ, tại trang Plus.aspx/vi/News/125/0/1010087/0/8000/Dac_trung_nhan_cach_Ho_C hi_Minh_gia_tri_va_suc_lan_toa, [truy cập ngày 27/10/2015]. 153 12. Nguyễn Phúc Vĩnh Ba (2008), Lễ tế âm hồn thất thủ Kinh đô 23.5 (Ất Dậu) - Một nét văn hóa độc đáo của xứ Huế, tại trang nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc-doi-song-ca-nhan/633- nguyen-phuc-vinh-ba-le-te-am-hon-that-thu-kinh-do.html, [truy cập ngày 21/12/2015]. 13. Lương Gia Ban, Hoàng Trang (2014), Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1970), Chủ tịch Hồ Chí Minh (Tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp), Nxb Sự thật, Hà Nội. 15. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (2002), Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đỗ Bang (2014), “Thừa Thiên Huế - Đất học và tài năng”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, (126), tr.73-82. 17. Đỗ Bang (2014), “Văn hóa Huế - Đặc điểm lịch sử và vấn đề bảo tồn, phát triển”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, (127), tr.51-58. 18. Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế. 19. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2008), Hồ Chí Minh Tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (2008), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu, xác minh tư liệu và di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì 1890 - 1911”, Nxb Thuận Hóa, Huế. 21. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Xác minh khoa học thông tin về những người thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống học tập, lao động và tham gia các hoạt động yêu nước ở Huế”, Nxb Thuận Hóa, Huế. 154 22. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (2003), Âm vang thời Bác Hồ ở Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. 23. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (2008), Phong trào kháng thuế của nông dân miền Trung Việt Nam năm 1908 và sự tham gia đấu tranh của anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại Thừa Thiên Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. 24. Lê Thanh Bình (2008), “Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX”, Hội thảo khoa học Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.157-170. 25. Trần Thái Bình (2009), Hồ Chí Minh sự hình thành một nhân cách lớn, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 26. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Quyết định số 410/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” của ngành Giáo dục. 27. C.P. Ra-giô (1970), Hồ Chí Minh, Nxb Đại học, Paris. 28. Lê Thanh Cảnh (1970), “Dưới mái trường Quốc Học”, Hoài niệm Quốc học, tập II, Huế. 29. Lê Thanh Cảnh (2008), “Dưới mái tranh trường Quốc học những năm 1906- 1911”, Nghiên cứu Huế, Trung tâm nghiên cứu Huế, (6), tr.288-301. 30. Cô-bê-lép Ép-ghê-nhi Va-xi-lê-vích (2010), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 31. Phạm Thị Dung (2009), Huế Qua miền di sản, Nxb Thuận Hóa, Huế. 32. Phạm Đức Thành Dũng (2014), Giới thiệu di sản văn hóa Huế, tại trang &TinTucID=8&l=vn, [truy cập ngày 27/6/2015]. 33. Phan Tiến Dũng (2015), “Văn hóa Huế trong dòng chảy văn hóa Việt”, Tạp chí Văn hóa Huế, (30), tr.10-13. 155 34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”, Hà Nội. 35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Hà Nội. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Nguyễn Văn Đăng (2016), “Một số dòng họ khoa bảng, làm quan tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, (133), tr.13-21. 44. Trần Kiêm Đoàn (2004), Vài nét về bản sắc văn hóa Huế, tại trang [truy cập ngày 27/6/2015]. 45. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 156 47. Bùi Minh Đức (2004), Từ điển tiếng Huế (tiếng Huế - người Huế - văn hóa Huế), Nxb Văn học - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Thành phố Hồ Chí Minh. 48. Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh. 50. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập III - Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 51. Trần Văn Giàu (1997), Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Trần Văn Giàu (2009), Vĩ đại một con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên) (2009), Vàng trong lửa - Chủ tịch Hồ Chí Minh với miền Nam Tổ quốc, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 54. Trần Văn Giàu (2010), Hồ Chí Minh - Chân dung một tâm hồn và trí tuệ vĩ đại, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 55. Bùi Thị Thu Hà (2009), Kể chuyện về cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 56. Hồng Hà (2007), Thời thanh niên của Bác Hồ, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 57. Phan Thanh Hải (2010), “Huế trong nghìn năm Thăng Long - Hà Nội”, Tạp chí Huế xưa và nay, (101), tr.11-19. 58. Đỗ Đình Hãng (2007), Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Phạm Minh Hạc (2008), Nhân cách Hồ Chí Minh - Những giá trị thiết yếu trong hệ giá trị Việt Nam, tại trang CacNCTruoc2011/View_Detail.aspx?ItemID=99, [truy cập ngày 20/10/2016]. 60. Nguyễn Hồng Hạnh (2011), “Chủ tịch Hồ Chí Minh và người Huế”, Tạp chí Văn hóa Huế, (14), tr.6-8. 157 61. Nguyễn Xuân Hoa (2001), “Di sản văn hóa cố đô Huế”, Nghiên cứu Huế, Trung tâm nghiên cứu Huế, (2), tr.72-78. 62. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Hội thảo quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2010), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 63. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Hội thảo khoa học Kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 64. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 1 (1890-1929) (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 65. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Song Thành (chủ biên) (2010), Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Phạm Khắc Hòe (2010), Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế. 67. Hội đồng lý luận trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 68. Hội Khoa học Lịch sử Tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế - 700 năm hình thành và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 69. Thanh Huế (2011), “Nơi đặt nền móng đầu tiên cho chặng đường cứu nước của Hồ Chủ tịch”, Báo Giáo dục và Thời đại, tr.6. 70. Chu Trọng Huyến (2007), Kể chuyện về gia thế chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Thuận Hóa, Huế. 71. Chu Trọng Huyến (2008), Chuyện kể từ Làng Sen, Nxb Văn học, Hà Nội. 72. Nguyễn Đắc Hưng (2009), Việt Nam văn hóa và con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 73. I-gơ-na-xi-ô Gôn-xa-lết Han-xen (2010), “Tinh thần Hồ Chí Minh ở Mỹ Latinh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 158 74. Đinh Gia Khánh (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 75. Nguyễn Thế Kiệt (2014), Triết học thẩm mĩ về nhân cách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 76. Lady Borton (2003), Hồ Chí Minh - Một chân dung (bản dịch của Tạ Đức), Nxb Thanh niên, Hà Nội. 77. Đinh Xuân Lâm (2001), “Về con đường cứu nước của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (128), tr.10-13. 78. Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Văn Khánh và Nguyễn Đình Lễ (2006), Đại cương cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 79. Leonchiev A.N. (2003), Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 80. Phan Huy Lê (2008), Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, Nxb Thế giới, Hà Nội. 81. Phan Ngọc Liên (2014), Hồ Chí Minh từ nhận thức lịch sử đến hành động cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. Lê Đình Liễn (1978), Tìm hiểu về quãng đời niên thiếu của Bác Hồ, Thông tin khoa học, Đại học Tổng hợp Huế, Huế. 83. Lê Đình Liễn (1983), Vài nhận xét về phong trào kháng thuế của nhân dân Thừa Thiên Huế năm 1908, Thông tin khoa học, (05), Đại học Tổng hợp Huế, Huế. 84. Đỗ Long (chủ biên) (1995), Hồ Chí Minh - Những vấn đề tâm lí học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 85. Đỗ Long (1998), Hồ Chí Minh - Những vấn đề tâm lí học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 86. Thi Long (2010), Nhà Nguyễn chín chúa mười ba vua, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 87. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa - Đời sống văn hóa gia tộc, Nxb Thuận Hóa, Huế. 88. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa - Đời sống văn hóa làng xã, Nxb Thuận Hóa, Huế. 89. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa - Đời sống văn hóa cung đình, Nxb Thuận Hóa, Huế. 159 90. Lê Nguyễn Lưu (2015), “Tinh thần hiếu học của cư dân Huế”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, (131), tr.55-58. 91. Mật thám Trung kỳ, Bộ hồ sơ Mật thám Pháp có liên quan đến gia đình và thời niên thiếu của Nguyễn Ái Quốc (gồm 21 tài liệu, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Tỉnh Thừa Thiên Huế). 92. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 93. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 94. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 95. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 96. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 97. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 98. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 99. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 101. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 102. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 103. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 104. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 105. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 106. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 107. Trình Mưu (1994), “Hồ Chí Minh và sự chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn con đường cứu nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (57), tr.26-28. 108. N. Khơ-rút-sốp (1971), Hồi ký, Nxb Robert Lafont, Pari. 109. Bá Ngọc (2002), 79 mùa xuân Hồ Chí Minh, Nxb Nghệ An, Nghệ An. 110. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2009), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 111. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 112. Phan Ngọc (2006), Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Pháp, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 113. Nguyễn Tri Nguyên (2006), Văn hóa tiếp cận lý luận và thực tiễn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 160 114. Thái Công Nguyên (chủ biên) (1999), Huế - Di sản văn hóa thế giới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Huế. 115. Trần Nhâm (2011), Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng thiên tài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 116. Nguyễn Khắc Nho (2009), Hồ Chí Minh - Đỉnh cao truyền thống Nhân - Trí - Dũng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 117. Không rõ tên (1982), Ông già Bến Ngự, Nxb Thuận Hóa, Huế. 118. Không rõ tên (2003), Những người bạn cố đô Huế, tập XVIII, năm 1931, Nxb Thuận Hóa, Huế. 119. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 120. Nguyễn Khắc Phê (1995), Lê Văn Miến người họa sĩ đầu tiên, người thầy đầu tiên, Nxb Thuận Hóa, Huế. 121. Bùi Đình Phong (2008), Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 122. Bùi Đình Phong (2015), Hồ Chí Minh học - Văn hóa soi đường cho quốc dân đi, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 123. Đinh Phong (chủ biên) (1999), Huế đẹp - Huế thơ (Nhớ Huế - tập 4), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 124. Trần Nguyễn Khánh Phong (2016), “Truyền thống khuyến học nét đặc trưng của văn hóa Huế”, Tạp chí Huế xưa và nay, (137), tr.19-30. 125. Nguyễn Văn Quang (2014), Giá trị của nhân cách Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Huế. 126. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 1 (bản dịch của Viện sử học), Nxb Thuận Hóa, Huế. 127. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 128. Dương Kinh Quốc, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Sử học (2005), Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945 (Góp phần tìm hiểu cơ sở lịch sử - xã hội Việt Nam thời kì thực dân Pháp thống trị), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 161 129. Quyết định số 143/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Huế thành phố Festival, Hà Nội, ngày 30/8/2007. 130. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo (Đồng chủ biên) (2017), Nghiên cứu chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 131. Shiraishi Masaya (2000), Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và châu Á: Tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng và thế giới, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 132. Đặng Đức Siêu (2002), Hành trình văn hóa Việt Nam (giản yếu), Nxb Lao động, Hà Nội. 133. Lê Quang Sơn (2010), “Những vấn đề của Tâm lí học nhân cách”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (39), tr.83-92. 134. Trần Đức Anh Sơn (2008), Huế - Triều Nguyễn. Một cái nhìn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 135. Thành uỷ Huế (2010), Bác Hồ trong lòng dân Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. 136. Mạch Quang Thắng (chủ biên) (2010), Nhân cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 137. Mạch Quang Thắng (2013), “Nhân cách Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (6), tr.31-36. 138. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 139. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 140. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 141. Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 142. Dương Phước Thu (2005), “Không gian văn hóa Huế”, Tạp chí Sông Hương, (196), tại trang gian-van-hoa-Hue.html, [truy cập ngày 20/8/2015]. 143. Nguyễn Khắc Thuần (2012), Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam (Tập 5 - Văn hóa Việt Nam thế kỉ XIX), Nxb Thời đại, Hồ Chí Minh. 162 144. Trịnh Trí Thức, Đỗ Thị Hòa Hới (2007), Sự chuyển biến của tư tưởng yêu nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại nửa đầu thế kỉ XX, tại trang Nam/Su-chuyen-bien-cua-tu-tuong-yeu-nuoc-Viet-Nam-tu-truyen-thong- den-hien-dai-nua-dau-the-ky-XX-377.html, [truy cập ngày 17/6/2015]. 145. Nguyễn Thị Thường (2008), Giáo trình Văn hóa học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 146. Nguyễn Yên Thy (2013), Làng Sen năm ấy, tại trang van-nghe/lang-sen-thang-nam-55767.htm, [truy cập ngày 22/12/2015]. 147. Trần Dân Tiên (1975), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 148. Trần Nam Tiến (chủ biên) (2008), 79 Câu hỏi đáp về thời niên thiếu của Bác Hồ, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 149. Tiểu ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh ủy Nghệ An (2002), Hồ Chí Minh thời niên thiếu, Nxb Nghệ An, Nghệ An. 150. Trương Minh Trai (2010), Giáo trình Tổng quan Văn hóa Huế, Nxb Đại học Huế, Huế. 151. Nguyễn Đài Trang (2010), Hồ Chí Minh - Tâm và tài của một người yêu nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 152. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia - Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam (1995), Hội thảo quốc tế Chủ tịch Hồ Chí minh - Anh hùng giải phong dân tộc, nhà văn hóa lớn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 153. Trung tâm Nghiên cứu Quốc học (2005), Tiếng Huế - Người Huế & Văn Hóa Huế, Nxb Văn học, Hà Nội. 154. Đặng Xuân Trừng (1996), “100 năm Trường Quốc học Huế”, Tạp chí Sông Hương, (9), tr.2-4. 155. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 163 156. Trường Quốc học - Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế (1990), Trường Quốc học - Học sinh Huế với Bác Hồ (Đặc san Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, Huế. 157. Trần Minh Trưởng (2009), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài cấp cơ sở năm 2009, Ảnh hưởng của các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội. 158. Đào Thế Tuấn (2002), “Một vài ý nghĩa về bản chất văn hóa Huế”, Nghiên cứu Huế, Trung tâm nghiên cứu Huế, (3), tr.39-43. 159. Từ điển triết học (1986), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 160. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1988), “Phác thảo về quá trình phát triển của văn hóa Phú Xuân - Thời kì thành Hóa Châu”, Tạp chí Sông Hương, (30), tr.75-76. 161. Nguyễn Mạnh Tường (2001), Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 162. Vladimir N. Kolotov (2015), “Hệ tư tưởng Hồ Chí Minh - Hợp phần then chốt của thắng lợi và cải cách thành công của Việt Nam”, Đặc san Hồ Chí Minh học, (2). 163. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1990), Kỷ yếu Hội thảo Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 164. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sài Gòn (2011), Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc “Một thế kỉ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (5/6/1911 - 5/6/2011), Thành phố Hồ Chí Minh. 165. Ủy ban nhân dân thành phố Huế (1999), Huế, văn hóa làng - văn hóa đô thị, Huế. 166. Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, tại trang ư-địa-chí, [truy cập ngày 25/10/2015]. 167. Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế, Phần Tự nhiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 168. Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế, Phần Lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 164 169. Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Hội thảo khoa học lịch sử Tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, là cây một cội, là con một nhà, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 170. Viện Hồ Chí Minh (1993), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 1, Hà Nội. 171. Viện Hồ Chí Minh (1993), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 2, Hà Nội. 172. Viện Hồ Chí Minh (1993), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 3, Hà Nội. 173. Viện Văn hóa thông tin, Phân viện nghiên cứu văn hóa thông tin tại Huế (2004), Tiếp cận văn hóa nghệ thuật miền Trung, Huế. 174. Phạm Hồng Việt (1995), Bác Hồ với miền núi Ngự sông Hương, Nxb Thuận Hóa, Huế. 175. Trần Anh Vinh (2010), “Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những mối quan hệ và gặp gỡ với Phan Bội Châu”, Tạp chí Sông Hương, (259), tr.3-8. 176. Trần Đại Vinh (2014), “Đôi nét khái quát về văn hóa Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, (116-117), tr.17-28. 177. Đức Vượng (1993), Quá trình hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 178. Trần Quốc Vượng (1994), “Bản sắc văn hóa dân tộc qua sắc thái Huế”, Tạp chí Sông Hương, (5), tr.69-70. 179. Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 180. Nguyễn Đắc Xuân (sưu tầm và biên soạn) (1986), Hương Giang cố sự, Tủ sách Sông Hương, Huế. 181. Nguyễn Đắc Xuân (1997), Văn hóa cố đô, Nxb Thuận Hóa, Huế. 182. Nguyễn Đắc Xuân (2006), Kiến thức về Triều Nguyễn và Huế xưa, Nxb Thuận Hóa, Huế. 183. Nguyễn Đắc Xuân (2007), Bác Hồ thời niên thiếu ở Huế, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh. 184. Nguyễn Đắc Xuân, Trung tâm Nghiên cứu Quốc Học (2008), Đi tìm dấu tích thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế, Nxb Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh. 185. Nguyễn Đắc Xuân (2009), 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 186. Nguyễn Văn Xuân (1995), Phong trào Duy Tân, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 165 B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƯỚC NGOÀI 187. Bernard (1967), Ho Chi Minh on Revolution, Frederick A. Praeger. 188. Charles Fourniau (1970), Ho Chi Minh notre camarade, Sociales, Paris. 189. David Halbertam (1971), Ho, Vintage book, New York. 190. Daniel Hémery (1975), Du patriotisme au Mexisme, P.Les éd, uovriercs. 191. Jean Lacouture (1970), Ho Chi Minh, Seuil, Paris. 192. Jean Lacouture (1968), Ho Chi Minh, A Political Biography, Random House, New York. 193. Jean Sainteny (1970), Face à Ho Chi Minh, Seghers, Paris. 194. Paul Mus (1971), Ho Chi Minh, Le Vietnam, L'Asie, Seuil, Paris. 195. William J. Duiker (2000), Ho Chi Minh a life, Hyperion, New York.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_khong_gian_van_hoa_hue_voi_su_hinh_thanh_nhan_cach_h.pdf
  • pdfTrang thong tin Nguyen Van Quang.pdf
  • pdfTT _ Nguyen Van Quang _nop QD.pdf
  • pdfTT dich_ Nguyen Van Quang _nop QD.pdf
Tài liệu liên quan