Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng 2030

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- &œ -------- VÕ QUỐC THẮNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2030 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- &œ -------- VÕ QUỐC THẮNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHA

doc175 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
́P PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2030 Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Quý Phượng THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Võ Quốc Thắng MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục kí hiệu viết tắt trong luận án Danh mục biểu bảng Danh mục biểu đồ Danh mục sơ đồ DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT HCV Huy chương vàng HCB Huy chương bạc HCĐ Huy chương đồng HL Huấn luyện HLV Huấn luyện viên NSNN Ngân sách nhà nước SWOT Strengths (S) : Điểm mạnh Weaknesses (W) : Điểm yếu Opportunities (O) : Cơ hội Threats (T) : Thách thức TDTT Thể dục thể thao TTTTC Thể thao thành tích cao VĐV Vận động viên VHTTDL Văn hóa Thể thao Du lịch DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN ÁN BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 1.1 Các chỉ tiêu đánh giá quản lý huấn luyện thể thao. 22 Bảng 1.2 Các chỉ tiêu phát triển lực lượng VĐV, HLV, trọng tài. 34 Bảng 1.3 Các chỉ tiêu thành tích thể thao đến 2020. 34 Bảng 1.4 Danh sách các môn thể thao chuyên nghiệp gắn liền với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng, quảng cáo do xã hội đầu tư. 36 Bảng 1.5 Danh sách các môn thể thao chuyên nghiệp do Nhà nước chỉ đạo và liên kết đầu tư. 37 Bảng 1.6 Danh sách các môn thể thao thao chuyên nghiệp gắn liền với hoạt động giải trí do xã hội đầu tư. 37 Bảng 1.7 Quy hoạch đào tạo VĐV. 38 Bảng 1.8 Quy hoạch VĐV dự tuyển tỉnh, thành, ngành và VĐV dự tuyển quốc gia. 39 Bảng 3.1 Thống kê số lượng VĐV các tuyến đào tạo giai đoạn từ 2010-2015. 65 Bảng 3.2 So sánh thực trạng tăng trưởng số lượng VĐV các tuyến đào tạo giai đoạn từ 2010-2015. 66 Bảng 3.3 Kết quả so sánh thực trạng phát triển lực lượng VĐV theo tỷ lệ VĐV trên người tập luyện TDTT thường xuyên trong giai đoạn 2010-2015. 67 Bảng 3.4 Hiện trạng phân bổ lực lượng VĐV theo môn thể thao của tỉnh Bình Phước giai đoạn từ năm 2010 – 2015. 68 Bảng 3.5 Thống kê số lượng VĐV tập trung tập huấn và thi đấu cho các đội tuyển quốc gia của tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2010-2015. 71 Bảng 3.6 Số lượng HLV phân bố theo địa giới. 71 Bảng 3.7 Số lượng HLV phân bố theo môn thể thao. Sau 73 Bảng 3.8 Thực trạng các môn thể thao đầu tư trọng điểm của tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2010-2015. 74 Bảng 3.9 Thống kê thực trạng kinh phí đầu tư cho 1 VĐV trong 1 năm của từng tuyến thể thao (đơn vị tính: Đồng). 77 Bảng 3.10 Thống kê thực trạng tổng kinh phí đầu tư cho các tuyến VĐV trong giai đoạn 2010-2015 (Đơn vị tính: triệu đồng). 77 Bảng 3.11 Thống kê thực trạng đất đai dành cho hoạt động TDTT tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2015. 79 Bảng 3.12 Thực trạng công trình thể dục thể thao các cấp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2015. Sau 79 Bảng 3.13 Thực trạng nguồn vốn đầu tư tổng thể cho hệ thống có sở vật chất TDTT ở tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2015. 80 Bảng 3.14 Thực trạng thành tích thi đấu của thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2015. 86 Bảng 3.15 Đặc điểm nhân khẩu học của các chuyên gia tham gia khảo sát. 101 Bảng 3.16 Kết quả phân tích wilcoxon lựa chọn của các chuyên gia về mức độ khả thi của các nhóm giải pháp phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 tại tỉnh Bình Phước. Sau 108 Bảng 3.17 Nội dung lộ trình ứng dụng các giải pháp để phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030. Sau 115 Bảng 3.18 Thống kê kết quả các thành tích thi đấu các môn thể thao. 118 Bảng 3.19 Công tác đào tạo VĐV các đội tuyển TTTTC tỉnh Bình Phước. 123 Bảng 3.20 Thống kê một số chỉ tiêu phát triển TTTTC tỉnh Bình Phước. 124 Bảng 3.21 Chỉ số tăng trưởng một số chỉ tiêu theo từng năm. 126 Bảng 3.22 So sánh thành tích TTTTC tỉnh Bình Phước qua 2 kỳ Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 7 và 8. 127 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG Biểu đồ 3.1 Thực trạng số lượng VĐV các tuyến tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2015. 65 Biểu đồ 3.2 Thực trạng số lượng VĐV các tuyến theo môn thể thao của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2015. 69 Biểu đồ 3.3 Thực trạng số lượng HLV tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2015. 73 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ HLV/VĐV theo môn thể thao của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2015. 73 Biểu đồ 3.5 So sánh thực trạng tổng kinh phí đầu tư cho các tuyến VĐV trong giai đoạn 2010-2015. 78 Biểu đồ 3.6 Thành tích thi đấu của thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước trong năm 2010. 82 Biểu đồ 3.7 Thành tích thi đấu của thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước trong năm 2011. 82 Biểu đồ 3.8 Thành tích thi đấu của thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước trong năm 2012. 83 Biểu đồ 3.9 Thành tích thi đấu của thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước trong năm 2013. 84 Biểu đồ 3.10 Thành tích thi đấu của thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước trong năm 2014. 85 Biểu đồ 3.11 Thành tích thi đấu của thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước trong năm 2015. 85 Biểu đồ 3.12 So sánh thành tích thi đấu của thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2015. 87 Biểu đồ 3.13 Kết quả đánh giá chung của chuyên gia về mức độ khả thi của 06 nhóm giải pháp phát triển thể thao thành tích cao năm 2015-2020, định hướng đến năm 2030 tại tỉnh Bình Phước. 102 Biểu đồ 3.14 Kết quả đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Nâng cao nhận thức tư tưởng về phát triển thể thao thành tích cao tại tỉnh Bình Phước. 103 Biểu đồ 3.15 Kết quả đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với phát triển thể thao thành tích cao. 104 Biểu đồ 3.16 Kết quả đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Phát huy vai trò của các liên đoàn, hiệp hội thể thao của tỉnh để phát triển thể thao thành tích cao. 105 Biểu đồ 3.17 Kết quả đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Tăng cường phát triển nguồn nhân lực thể thao thành tích cao. 106 Biểu đồ 3.18 Kết quả đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phát triển thể thao thành tích cao. 107 Biểu đồ 3.19 Kết quả đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ thể dục thể thao và tăng cường hợp tác về thể thao thành tích cao. 108 Biểu đồ 3.20 So sánh thực trạng một số chỉ tiêu phát triển TTTTC. 125 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN SƠ ĐỒ NỘI DUNG TRANG Sơ đồ 1.1 Mô hình hệ thống quản lý huấn luyện thể thao 21 Sơ đồ 1.2 Tuyển chọn những người thường trực và tình nguyện viên thực hiện công tác quản lý, tổ chức sự kiện thi đấu 26 Sơ đồ 1.3 Hệ thống quản lý TTTTC ở nước ta 31 Sơ đồ 1.4 Cơ quan quản lý TTTTC ở tỉnh Bình Phước 53 Sơ đồ 3.1 Hệ thống quản lý thể thao chuyên nghiệp tỉnh Bình Phước 70 ĐẶT VẤN ĐỀ Thể thao thành tích cao (TTTTC) được coi là xương sống nền thể thao của bất kỳ quốc gia nào. Trong công tác phát triển TTTTC tại Việt Nam, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác TTTTC tại các tỉnh thành nói chung và tại tỉnh Bình Phước nói riêng là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm. Trong đó, việc cần làm là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho công tác TTTTC tại địa phương. Việc đó đòi hỏi cần phải nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp điều kiện thực tiễn của từng tỉnh, thành, từng đơn vị và các quy định của nhà nước. Về đề xuất giải pháp phát triển TTTTC: Mục tiêu chiến lược TTTTC không thể thoát khỏi mục tiêu tổng thể của quốc gia, phục vụ hiệu quả cho các mục tiêu ấy, hiệu ứng tương hỗ giữa các nhân tố liên quan về chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ, xã hội...vv. Quản lý TTTTC là công việc quan trọng của nhà quản lý TDTT. Nó đòi hỏi phải làm nhiều việc, liên quan đến công tác này bằng phương pháp khoa học, hệ thống, nhiều năm. Do đó yêu cầu nhà quản lý TTTTC phải hiểu biết sâu sắc về nguyên tắc, phương pháp quản lý và điều khiển hệ thống, mà còn phải am hiểu và thông thạo các qui luật, nguyên tắc, phương pháp, hình thức, nội dung, đối tượng của TDTT và TTTTC nữa. Từ đó, nâng cao năng lực nhà quản lý về mặt này là điều tất yếu cho những ai tham gia vào quản lý điều khiển hệ thống này. Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. Đây cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất miền Nam, dù vậy nhưng điều kiện kinh tế, xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn so với các tỉnh khác trong vùng. Tuy nhiên, trong những năm qua Bình Phước đã nỗ lực vươn lên và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong đó nổi bật là công tác TDTT đã và đang có nhiều chuyển biến và những bước phát triển rõ nét, đặc biệt là lĩnh vực TTTTC. Trong những năm từ 2010-2015, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, nguồn kinh phí được cấp hàng năm hạn hẹp, song được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng sự phối hợp từ các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, công tác phát triển TTTTC của tỉnh đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy hiện nay hầu hết trên địa bàn toàn tỉnh, cơ sở vật chất dành cho việc tập luyện, ăn ở của VĐV các đội tuyển (được triệu tập theo tuyến) còn rất nghèo nàn, chưa đáp ứng yêu cầu của xu thế phát triển thể thao đỉnh cao trong giai đoạn mới. Cùng với đó, phát triển TTTTC mới dừng lại ở một số môn, chưa thực hiện tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện vận động viên (VĐV) một cách hệ thống, từ giai đoạn huấn luyện ban đầu đến giai đoạn hoàn thiện. Một số môn có VĐV đỉnh cao nhưng không được đào tạo, huấn luyện nâng cao. Thành tích đạt được chưa có cơ sở vững chắc để phát triển ổn định, chưa mang tính chuyên nghiệp. Các môn TTTTC có lợi thế của tỉnh như: Điền kinh, Karatedo, Taekwondo, Võ cổ truyền chưa được chú trọng quan tâm đầu tư phát triển do thiếu kinh phí đào tạo. Hơn nữa, cơ sở vật chất đã được đầu tư phát triển nhưng chưa đồng bộ, không đảm bảo quy chuẩn, còn thiếu nhà thi đấu đa năng, khu nhà ở của VĐV, bể bơi, các công trình phụ trợ khác, các trang thiết bị phục vụ tập luyện và thi đấu...vv chậm hoàn thiện, chưa đáp ứng đủ trước nhu cầu tập luyện và tổ chức thi đấu các giải thể thao của tỉnh. Bên cạnh đó, lực lượng VĐV hầu hết là nghiệp dư, được phát hiện và tuyển chọn thông qua các giải, hội thi thể thao cấp huyện, cấp tỉnh. Nhiều VĐV đỉnh cao chỉ được tập luyện và tham gia thi đấu theo mùa giải, từ 3-4 tháng trong năm, chưa được tập luyện nâng cao thường xuyên; hàng năm ít được thi đấu cọ xát để rèn luyện kỹ chiến thuật, tâm lý, ý chí thi đấu nên ảnh hưởng rất lớn đến thành tích. Chế độ dinh dưỡng, điều kiện phục vụ ăn, ở, đi lại, quá trình đào tạo, huấn luyện chưa phù hợp nên chưa đủ sức thuyết phục và thu hút được nhiều VĐV đỉnh cao tập luyện và tham gia thi đấu lâu dài cho tỉnh. Do đó để phát triển công tác TTTTC, việc đánh giá thường xuyên thực trạng, nghiên cứu xây dựng các giải pháp nhằm nhanh chóng nâng cao thành tích thể thao tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2016-2020 là hết sức cần thiết và cấp bách. Có thể thấy, để công tác TDTT nói chung, cũng như hoạt động TTTTC nói riêng được tổ chức có hiệu quả, ngoài nhiều việc phải làm như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở, Trung tâm, các bộ môn, đơn vị phối hợpvv thì vấn đề quan trọng đặc biệt cần quan tâm là phải đưa ra được các biện pháp, giải pháp khắc phục những tồn tại thực tế đây là một trong những vấn đề cần được quan tâm thực hiện trong xây dựng và phát triển TTTTC. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, việc “Nghiên cứu giải pháp phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng 2030” là cần thiết được thực hiện, nhằm cung cấp các cơ sở khoa học, thông tin hữu ích cho các nhà quản lý, các đơn vị trong quá trình xây dựng và quản lý công tác TTTTC, góp phần nâng cao chất lượng trong công tác TTTTC tỉnh Bình Phước được hiệu quả hơn trong tương lai. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước, xây dựng giải pháp nhằm góp phần nâng cao thành tích thể thao tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài đã giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Đánh giá thực trạng thể thao thành tích cao tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010 - 2015: - Thực trạng về nguồn nhân lực thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2015. - Thực trạng phát triển các môn thể thao thành tích cao của Bình Phước trong giai đoạn 2010-2015. - Thực trạng đầu tư kinh phí cho thể thao thành tích cao tại Bình Phước trong giai đoạn 2010-2015. -Thực trạng về hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2015. - Thực trạng về thành tích thi đấu của thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2015. 2. Đề xuất các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao năm 2016-2020, định hướng đến năm 2030 tại tỉnh Bình Phước: - Căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao năm 2016-2020, định hướng đến năm 2030 tại tỉnh Bình Phước. - Đề xuất các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao năm 2016-2020, định hướng đến năm 2030 tại tỉnh Bình Phước. 3. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp đã xây dựng để phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030: - Ứng dụng một số giải pháp đã xây dựng để phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Phước. - Kết quả ứng dụng một số giải pháp đã xây dựng để phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Phước. * Giả thuyết khoa học: Với xu hướng phát triển của thế giới, TTTTC trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư mũi nhọn của các nước. Việc tìm ra các giải pháp để phát triển TTTTC ở các địa phương đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay góp phần phát triển TDTT quốc gia. Nếu xây dựng và thực hiện các giải pháp mang tính khoa học, hệ thống, khả thi, được kiểm chứng trong thực tế phù hợp với điều kiện tại tỉnh Bình Phước để phát triển TTTTC sẽ làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để không ngừng nâng cao thành tích thể thao của tỉnh trên đấu trường trong nước và thế giới.Chương1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ và nội dung liên quan đến đề tài 1.1.1.Khái niệm về giải pháp Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học (2010) định nghĩa: “Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề”. Ở đây giải pháp được hiểu là cách thức, là một công cụ người ta dùng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn (như giải pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tếvv). Với cách hiểu này, đôi khi người ta dùng từ “biện pháp” để thay thế [53]. Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học (2010) “biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [53]. Tuy trong thực tế, 2 khái niệm này có thể được dùng thay thế cho nhau, nhưng về bản chất, khái niệm “giải pháp” có ý nghĩa và nội dung rộng lớn hơn, có tính chất vĩ mô hơn so với “biện pháp”, thường để chỉ cách thức giải quyết một công việc cụ thể nào đó. Theo nghĩa này, người ta còn xem biện pháp là cách thức, công cụ thực hiện giải pháp, như trong mỗi giải pháp thường đặt ra nhiều biện pháp để thực hiện giải pháp đó. Trong quản lý, giải pháp dùng để giải quyết một vấn đề thường được đặt ra trên nền tảng của việc phân tích các điểm mạnh (thành tựu), điểm yếu (hạn chế) của một tổ chức, những cơ hội và thách thức đối với tổ chức đó trong bối cảnh chung của xã hội ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Giải pháp thực hiện đồng thời cũng được dựa trên các quan điểm, mục tiêu tổng quát và mục tiêu chung của vấn đề được đặt ra và giải quyết ở tầm vĩ mô. Giải pháp là các trả lời đề xuất hoặc thực hiện để thử và giải quyết một câu hỏi hoặc vấn đề nào đó. Một giải pháp có thể đơn giản hoặc phức tạp và có thể yêu cầu ít tài nguyên hoặc nhiều tài nguyên để thực hiện. Nói đến giải pháp là nói đến cách thức hành động nhằm thay đổi chuyển biến một quá trình, một trạng thái hoặc hệ thống...vv nhằm đạt được mục đích. Giải pháp thích hợp sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Giải pháp thường được gắn liền với từ “đột phá” hoặc “then chốt” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp đó. Có thể hiểu “giải pháp đột phá” là giải pháp mở đường cho các giải pháp khác, còn “giải pháp then chốt” là giải pháp quan trọng, có tác dụng quyết định đối với toàn bộ các vấn đề liên quan [54]. Phân loại giải pháp: Tùy theo mục đích, lĩnh vực và đối tượng..vv mà có thể phân loại giải pháp thành các loại sau đây: + Theo thời gian: giải pháp dài hạn, giải pháp trung hạn, giải pháp ngắn hạn. + Theo mức độ hoạt động: giải pháp chiến lược, giải pháp chiến thuật và giải pháp tác nghiệp, giải pháp cụ thể,...vv. + Theo phạm vi: giải pháp tổng thể và giải pháp bộ phận. Như vậy, nghĩa chung nhất của giải pháp là cách làm, thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra [55]. 1.1.2. Khái niệm về thể thao thành tích cao và các nội dung liên quan Thể thao thành tích cao: Theo định nghĩa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, thì: Thể thao thành tích cao là hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV chuyên nghiệp hoặc nhà nghề, trong đó thành tích thể thao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực sáng tạo của con người. Thể thao thành tích cao ở Việt Nam bao gồm các môn thể thao thi đấu trong chương trình đại hội Olympic, ASIAD và SEA Games [51]. Ở góc độ xem xét TTTTC ngày nay đã trở thành hiện tượng văn hóa xã hội quan trọng của thế giới, thì khái niệm TTTTC “Là hoạt động huấn luyện thi đấu thể thao nhằm đạt được đến thành tích kỷ lục thể thao cao nhất, được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh, tinh hoa, năng lực sáng tạo của con người”. Các bộ phận chính cấu thành TTTTC: Tuyển chọn tài năng thể thao trẻ; Huấn luyện VĐV TTTTC hay gọi là huấn luyện thể thao; Thi đấu thể thao; Các điều kiện đảm bảo nâng cao thành tích thể thao (công nghệ huấn luyện, hồi phục, dinh dưỡng, cơ sở vật chất – kỹ thuật, nguồn tài chính, môi trườngvv); Quản lý TTTTC. Ngoài các bộ phận cấu thành nêu trên còn có các điều kiện đảm bảo phát triển TTTTC: nguồn nhân lực, sự đảm bảo y học thể thao, văn hóa - giáo dục [56], [57], [58], [59]. Đặc trưng cơ bản của TTTTC: TTTTC lấy tính tương đối độc lập làm thành một trong ba lĩnh vực lớn của TDTT hiện đại, bởi vì đặc trưng cơ bản của nó có khác biệt, rõ ràng với các lĩnh vực khác của TDTT. Tính thi đấu của TTTTC rõ ràng hơn: Đặc trưng chủ yếu nhất của TTTTC là biểu hiện rõ tính thi đấu, bởi vì mục đích cơ bản của chúng ta khi tham gia TTTTC được quyết định bởi phương thức biểu hiện và nội dung hoạt động cơ bản của TTTTC. Yêu cầu của TTTTC đối với người tham gia: Trình độ kỹ thuật cao siêu, chức năng cơ thể và tâm trí cao hơn người bình thường. Sự phối hợp tập luyện thể thao được trải qua các quá trình chuẩn bị tỉ mỉ. Người tham gia TTTTC cố gắng hết sức giành được thành tích cao nhất. Vì đặc trưng này, TTTTC, thể thao trường học và thể thao quần chúng có sự khác biệt rất lớn [22]. Thi đấu là hình thức biểu hiện cơ bản của TTTTC, mà luật thi đấu là văn bản mang tính pháp luật đảm bảo cho các điều kiện thi đấu của hai bên được ngang bằng, sự cạnh tranh được công bằng. Nếu không, ý nghĩa của việc thi đấu sẽ mất đi, TTTTC cũng không có phương pháp nào phát triển, thậm chí không còn tồn tại. Tính giải trí của TTTTC: TTTTC là sản vật văn minh cao độ của loài người. Người tham gia và người quan sát đều thu được hiệu quả giải trí, thư giãn trong quá trình tham gia TTTTC và dự khán thi đấu thể thao. Vai trò, vị trí của TTTTC trong xã hội văn minh hiện đại: Do chất lượng sống cao và ổn định tương đối, nhu cầu cá nhân và xã hội loài người tăng nhanh, sức khỏe cộng đồng và từng gia đình được mọi người quan tâm hơn trước, tạo nên một chuẩn mực mới của xã hội. Các quốc gia coi đời sống sức khỏe là một chính sách lớn liên quan đến con người trong toàn xã hội với lý do sức khỏe là cơ sở đảm bảo cho sư phát triển lành mạnh và trường tồn của con người. Sức khỏe và các vấn đề liên quan đến năng lực thể chất, trong đó có tài năng thể chất (thể thao, thể thao đı̉nh cao, tài năng thể thao) đươc toàn xã hội và từng quốc gia coi là một mặt không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội, là một chuẩn mực cho sự phát triển toàn diện lành mạnh của dân tộc, của quốc gia [39], [65]. Trong xã hội hiện đại, vị trí của TTTTC (thể thao thi đấu trong hệ thống Olympic và hệ thống thể thao nhà nghề) ngày càng quan trọng trong TDTT bởi những giá trị của nó mang lại cho con người, xã hội, kinh tế và quảng bá hình ảnh của mỗi quốc gia trên đấu trường quốc tế, nâng cao ý thức tự tôn dân tộc và thể hiện sức mạnh của đất nước. Do vị trí quan trọng của TTTTC ở mọi quốc gia nên TTTTC có quan hệ chặt chẽ với mọi lĩnh vực khác trong cấu trúc của nền TDTT [29], [37], [59], [60]. TTTTC là mặt công tác chính trong chỉnh thể hữu cơ TDTT. TTTTC và Thể thao cho mọi người là hai mặt công tác chính của TDTT, có nội dung và mục đích riêng của nó với hình thức điều khiển riêng nhưng lại liên quan chặt chẽ, bổ sung lẫn cho nhau. Nếu thể thao cho mọi người giải quyết vấn đề tăng cường sức khỏe cho mọi người, dùng các biện pháp giáo dục thể chất đa dạng và phong phú để tác động trực tiếp đến mọi thành viên trong xã hội, là biện pháp giáo dục bắt buộc trong đào tạo con người, nhất là trong nhà trường, quân đội, đảm bảo cho con người phát triển thể chất phù hợp với quy luật phát triển sinh học của từng cá nhân để họ lao động, học tập, bảo vệ đất nước với thể chất vững vàng, mà trách nhiệm chính thuộc về ngành TDTT, và phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành khác của toàn xã hội. TTTTC, ngoài nhiệm vụ tăng cường thể chất nói chung, có nhiệm vụ quyết định hơn, nặng nề hơn là tìm kiếm, bồi dưỡng và phát triển năng lực thể chất trội của từng cá thể, tìm được năng lực tối đa của họ để phát triển thành người tài thể thao, VĐV tài năng của quỹ người tài quốc gia. Bản chất của quá trình đó là bồi dưỡng, đào tạo người tài thể thao qua quá trình giáo dục, huấn luyện hệ thống, khoa học của thể thao. Nhiệm vụ chủ chốt, toàn bộ là tìm cách khái quát, tìm hiểu tiềm năng thể chất trội của từng cá thể để khai thác, phát triển, bồi dưỡng tiềm năng đó thành năng lực với mức phát triển tối đa. Người quản lý TTTTC cần phải điều khiển, định hướng quá trình này. Chất lượng và kết quả của quá trình này biểu hiện tài năng nhiều mặt của một quốc gia, có vị trí ngang bằng với các tài năng khác của đất nước, cần được coi trọng và đầu tư đúng mức, để nó dần trở thành truyền thống của dân tộc và quốc gia. TTTTC là thành quả của xã hội văn minh, có tác động lớn trong xã hội mới. Nếu kết quả của TTTTC mang tính phổ biến trong xã hội thì quá trình đào tạo nó lại không mang tính xã hội và khuyến khích xã hội. Kết quả TTTTC hiện nay góp phần lớn trong nâng cao hoạt động và ổn định môi trường xã hội, giáo dục lớp trẻ, lôi cuốn và giáo dục lòng tự hào và yêu đất nước bằng các kỷ lục và lối sống, đạo đức, ý chí của nó. Do đó, việc có chiến lược và quy hoạch phát triển TTTTC là tất yếu, là đúng quy luật phát triển xã hội hiện đại trên thế giới và ở nước ta. * Đào tạo người tài thể thao là một quá trình sư phạm nghiêm ngặt gắn chặt với tuổi phát triển sinh học trẻ của con người. VĐV - người đại diện của TTTTC là niềm tự hào của dân tộc, đất nước. Đó là người có năng lực thể chất trội đặc biệt, có đặc tính cá nhân đặc thù như các tài năng khác, tức là giống nhau và không mang tính phổ biến. Đào tạo người tài thể thao phải tuân theo quy luật đào tạo riêng của nó, chú ý chặt chẽ và kỹ lưỡng đến đặc điểm cá nhân, vận dụng tốt các thành tựu Khoa học kỹ thuật, giáo dục, sinh - y học...vv một cách phù hợp, để quá trình đào tạo người tài thể thao còn rất mới này ngày càng hoàn thiện dựa vào các kinh nghiệm đào tạo riêng biệt của các HLV với các cá thể VĐV riêng biệt. Thực tế của quá trình đào tạo người tài thể thao ở nước ta và thế giới cho thấy, để đào tạo một người tài thể thao nào đó phải mất một số năm đào tạo hệ thống, liên tục, không gián đoạn dưới tác động trực tiếp, phù hợp nhiều mặt của HLV và sử dụng hiệu quả nhiều mặt khác. Xu thế trẻ hóa VĐV của thế giới, tức chuyên môn hóa sớm từ nhỏ, là thực tế đúng. VĐV trình độ cao, muốn phát huy hết tiềm năng thể chất trội đến tới hạn có thành tích kỷ lục cao, biểu hiện bằng ổn định năng lực cao của mình, phải mất 6 - 10 năm và bắt đầu tập luyện hệ thống phải từ khi bắt đầu học phổ thông. Ngoài điều kiện có năng khiếu, điều kiện thể chất tốt và phù hợp ra, còn cần có kỹ năng hoàn hảo để biểu hiện năng lực cũng như có động cơ phẩm chất ý chí tốt và điều kiện đảm bảo tốt, phù hợp. Giải pháp đào tạo là nâng dần sức chịu đựng của cá thể theo các quy luật phù hợp, nâng dần khả năng thích ứng của cơ thể qua tác động xuyên suốt của lượng vận động đến mức cao nhất thì mới có kỷ lục cao. Các yếu tố di truyền của cá thể là tiền đề xác định ban đầu, nhưng huấn luyện hệ thống, không ngừng một cách nghiêm ngặt thì không thể thay thế được. Người tài thể thao, trong quá trình phát triển sinh học được huấn luyện với lượng vận động tăng dần đến tới hạn sẽ thúc đẩy sự thích ứng chức năng của họ, tăng sự thích ứng cao biểu hiện bằng sức chịu đựng lượng vận động ngày càng lớn, mà bản chất chung là quá trình tích lũy năng lượng trao đổi chất để nó luôn phù hợp với yêu cầu biến đổi cao, từ đó hình thành năng lực sử dụng năng lượng tích lũy được có hiệu suất cao trong việc lập thành tích kỷ lục. Phân loại người tài thể thao: Thể thao hiện đại, phần lớn bắt nguồn từ thể thao dân gian, được luật hóa và cải tiến mà thành. Mỗi môn và phân môn có đặc điểm riêng, cần nắm vững để đào tạo cho phù hợp. Mỗi thành tích kỷ lục của một môn thể thao đều gắn liền với hiệu quả tác động của các nhân tố, nhất là nhân tố trội của chính nó. Do đó, nó có những yêu cầu và điều kiện riêng, có hướng phát triển riêng, không hình thức. Các nhân tố trội đó là năng lực chuyên môn (cơ sở, cơ bản), năng lực kỹ thuật (cơ sở, cơ bản, công cơ bản, thực dụng, sở trường, độc chiêu), chiến thuật (cơ bản, biến hóa), tâm lý, phẩm chất, tư tưởng, tác phong, đặc trưng nhân cách con người...vv và các mặt khác như văn hóa, sinh hoạt, giao tiếp...vv. * Các môn thể thao hiện đại có thể phân thành 8 loại nhóm sau đây: Nhóm môn sức mạnh - tốc độ: Coi sức mạnh tuyệt đối làm cơ sở kết hợp với sức mạnh nhanh. Nhóm môn sức bền: Phát triển sức bền là chính, nhưng không coi nhẹ phát triển không ngừng tốc độ. Nhóm môn kỹ năng khó - đẹp: Phát triển độ khó kỹ thuật là chính, coi trọng tính nghệ thuật, cách xếp sắp thiết kế mẫu và sáng tạo, nâng cao tính ổn định kỹ thuật, khống chế, thăng bằng. Nhóm môn chính xác: Nâng cao độ chính xác kỹ thuật, không ngừng bồi dưỡng tính ổn định và tâm lý. Nhóm môn đối kháng cùng sân: Nâng cao năng lực tấn công, phòng thủ liên hoàn, va chạm trực tiếp, coi trọng huấn luyện được - hỏng và đối kháng của kỹ - chiến thuật một cách hiệu quả và sở trường cá nhân trong đồng đội. Nhóm môn đối kháng khác sân (cách nhau): Nâng cao năng lực tấn công - phòng thủ, phát triển sở trường độc chiêu và sáng tạo vận dụng trên cơ sở ý thức chiến thuật và phối hợp cao, tăng cường khả năng kiên trì trong đối kháng. Nhóm môn đối kháng cá nhân cùng sân, va chạm trực tiếp: Bồi dưỡng năng lực thi đấu va chạm trực tiếp, tấn công và kiên trì phản công, có sở trường và độc chiêu, chuyển biến giữa tấn công, phòng thủ và phản công, kiên trì tích cực khi tấn công và khôn khéo sáng tạo khi ở thế bị động. Nhóm môn trí tuệ: Vững về cơ bản, dự đoán tốt, khả năng biến hóa nhanh, phù hợp, phối hợp tổ chức tốt, lợi dụng điều kiện nhanh và bất ngờ. Còn một số môn thể thao như canô, mô hình hàng không...v.v thuộc loại hình trội về nhóm nào sẽ dựa vào nhóm đó. Ở các môn này đặc trưng kỹ thuật máy móc điển hình hơn các môn khác. Từ đặc trưng phân loại môn thể thao ta tiến hành đào tạo người tài thể thao cho phù hợp với môn và phân môn đó. * Người tài thể thao có nhiều loại khác nhau là: Người tài thi đấu: Là VĐV - ngôi sao thể thao, nhà kỷ lục thể thao; Người tài huấn luyện: Huấn luyện viên; Người tài sư phạm TDTT: Giáo viên; Người tài khoa học TDTT, phục vụ và kỹ thuật viên, chăm sóc viên; Người tài quản lý TDTT; Người tài đánh giá xác định thành tích thi đấu: Trọng tài. Cách phân loại người tài còn có thể dựa vào các đặc trưng khác nhau về năng lực, về tri thức, về hoạt động, mức độ biểu hiện để chia thành các loại khác nhau. Nhưng 6 loại trên đây là điển hình và khái quát hơn cả. Để đào tạo người tài VĐV, điều then chốt là huấn luyện có hệ thống không ngừng và phù hợp. Quá trình sư phạm - huấn luyện hệ thống dưới sự chỉ đạo điều khiển có kế hoạch khoa học của HLV sẽ làm cho người tài từ chỗ có tiềm năng trở thành năng lực và biểu hiện đúng mức năng lực đã tích lũy được. Quá trình huấn luyện thực chất là một quá trình tổng hợp dưới tác động của quá trình vận động để các quá trình sinh hóa của cơ thể người tập được tích lũy từ năng lượng thành năng lực theo ba hình thức chủ yếu sau: - Hình thức 1: Loại tích lũy năng lượng hình thành năng lực thể chất điển hình theo làn sóng như môn thể thao chu kì. Cách tích lũy và nạp năng lượng này không phức tạp, nhưng phải bảo đảm nhịp điệu tích lũy năng lượng và sử dụng năng lượng đúng đặc điểm môn đó. - Hình thức 2: Loại hình có đặc trưng tích lũy năng lượng nhằm có năng lực đối phó theo mục tiêu biến đổi bên ngoài một cách phù hợp, linh hoạt vì trong quá trình hoạt động luôn luôn có "vật cản". Bản chất của nó là quá trình điều khiển sử dụng năng lượng theo xử lý biến đổi thông tin khách quan giữa "vào" và "ra". - Hình thức 3: ...trong đào tạo VĐV và thi đấu TTTTC ở mức độ nhất định. - Quản lý xã hội đối với TTTTC bao gồm: Cấp trung ương: Ủy ban Olympic Việt Nam, Liên đoàn (Hội) thể thao quốc gia từng môn hoặc nhóm môn thể thao. Ủy ban Olympic Việt Nam là thành viên của Ủy ban Olympic châu lục, quốc tế. Liên đoàn (Hội) thể thao quốc gia là thành viên của Liên đoàn (Hội) thể thao quốc tế. Các tổ chức này có chức năng hỗ trợ quản lý và phát triển thao thành tích cao cấp quốc gia và đảm bảo quan hệ tốt với các tổ chức xã hội về thể dục thể thao cấp quốc tế. Cấp tỉnh, thành: Liên đoàn (Hội) thể thao từng môn ở tỉnh, thành có chức năng hỗ trợ Nhà nước cấp tỉnh, thành phát triển thể thao. Ngân sách nhà nước trung ương đầu tư cho phát triển thao thành tích cao cấp quốc gia, cấp ngành quân đội, công an; hỗ trợ phát triển thể thao trẻ và thao thành tích cao cho các tỉnh thành một cách có lựa chọn, trọng điểm. Ngân sách nhà nước tỉnh, thành đầu tư cho thao thành tích cao và đào tạo năng khiếu thể thao của từng tỉnh, thành là chính. Kinh phí đầu tư của xã hội cho thể thao thành tích cao ở nước ta còn hạn chế, chủ yếu chỉ đối với một số môn như: bóng đá nam, bóng chuyền, Golf, Tennis, Bowllingvv [15]. 1.2.6. Vấn đề huy động nguồn lực phát triển thể thao thành tích cao Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác đào tạo VĐV. Khuyến khích và hỗ trợ việc mở trường, lớp đào tạo VĐV thể thao theo mô hình dân lập, bán công, thí điểm việc quản lý, đào tạo VĐV trình độ cao tại các câu lạc bộ thể dục thể thao tư nhân (do nguồn kinh phí của tư nhân tự đóng góp và xây dựng) ở một số môn thể thao: Billiards Snooker, Golf, Bowling, Quần vợt, Thể hình. Liên kết với nước ngoài trong công tác huấn luyện, đào tạo VĐV. Từng bước chuyển giao công tác tác nghiệp, tổ chức, đào tạo, huấn luyện VĐV cho các Hội, Liên đoàn Thể thao thực hiện. Trước mắt, thí điểm 2 môn Bóng bàn và Quần vợt là các môn có tổ chức Liên đoàn hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực tổ chức các giải và đào tạo VĐV, phấn đấu đến năm 2020 có từ 3 - 5 tổ chức kinh tế - xã hội tự trang trải kinh phí đào tạo VĐV đỉnh cao cho tỉnh. Khuyến khích lập các quỹ hỗ trợ phát triển tài năng thể thao theo phương thức phi lợi nhuận do các tổ chức, cá nhân đứng ra góp vốn nhằm hỗ trợ cho công tác đào tạo VĐV, thi đấu các giải và khen thưởng các VĐV khi đạt thành tích xuất sắc. Khuyến khích các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo VĐV TTTTC và tổ chức các sự kiện thể thao lớn của quốc gia và quốc tế. Khuyến khích và giúp đỡ các tổ chức, cá nhân thành lập các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của Luật thể dục, thể thao. Duy trì vị trí dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương và xếp hạng đầu ở khu vực Đông Nam Á, đứng trong nhóm 15 nước của khu vực Châu Á, có huy chương vàng tại Đại hội Olympic. Đẩy mạnh và tạo bước đột phá mới trong đào tạo tài năng thể thao cả về quy mô và chất lượng. Xây dựng mô hình đào tạo tài năng thể thao tại các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao của các tỉnh, thành, ngành, các liên đoàn, hiệp hội thể thao. Phát huy mạnh mẽ sự hợp tác quốc tế trong đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học và thi đấu thể thao để phát triển đội ngũ tài năng thể thao theo hướng cơ bản, lâu dài. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo nền tảng vững chắc cho đổi mới cơ bản hệ thống đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TTTTC; từng bước rút ngắn khoảng cách với các nền thể thao tiên tiến trong khu vực và thế giới. Xây dựng cơ chế vận hành và thể chế quản lý TTTTC và thể thao chuyên nghiệp thích ứng với hoàn cảnh của Việt Nam, phù hợp với quy luật và xu thế thể thao chuyên nghiệp trên thế giới. * Các chỉ tiêu phát triển [44]. Bảng 1.2: Các chỉ tiêu phát triển lực lượng VĐV, HLV, trọng tài SỐ TT Năm Các chỉ tiêu 2010 2015 2020 Định hướng 2030 A Vận động viên 1 Số lượng VĐV thành tích cao 20.000 35.000 50.000 >80.000 2 Số lượng VĐV đội tuyển quốc gia 1.767 2.500 4.000 >5.000 3 Số lượng VĐV các đội chuyên nghiệp 600 1.200 2.000 >4.000 4 Số lượng VĐV có thành tích quốc tế 350 600 1.200 >2.400 B Huấn luyện viên 1 Huấn luyện viên các cấp 1.000 1.750 2.500 >4.000 2 Huấn luyện viên cấp cao - Quốc gia - Quốc tế 315 280 35 515 440 75 720 600 120 >1.000 >800 >200 3 Huấn luyện viên chuyên nghiệp 40 80 150 >300 C Trọng tài 1 Trọng tài cấp quốc gia 200 400 600 >800 2 Trọng tài cấp quốc tế 60 120 250 >400 Chỉ tiêu về thành tích thể thao đến năm 2020 [44]. Bảng 1.3: Các chỉ tiêu thành tích thể thao đến 2020 SỐ TT Thành tích Đại hội thể thao Huy chương vàng Số lượng VĐV Thứ hạng I SEA Games 1 SEA Games 2011 70-90 600 3 2 SEA Games 2013 70-90 600 2-3 3 SEA Games 2015 80-100 600 2-3 4 SEA Games 2017 90-110 700 1-3 5 SEA Games 2019 >100 800 1-3 II ASIAD 1 ASIAD 2014 5-10 300 10-15 2 ASIAD 2019 10-15 400 8-15 III Olympic 1 Olympic 2012 - 15-20 40-60 2 Olympic 2016 1-2 30-40 30-40 3 Olympic 2020 1-4 30-50 20-30 IV Các đại hội TT châu Á 1 Asian Beach Games - 2012 (Trung Quốc) - 2014 (Thái Lan) - 2016 (Việt Nam) - 2018 (Hàn Quốc) - 2020 (Đài Loan-Trung Quốc) - 2-4 5-10 2-4 4-6 100-120 120-150 150-180 120-150 120-150 10-15 10-15 5-10 10-15 10-15 2 Asian Indoor & Martial Art Games - 2013 - 2017 5-10 5-10 80-100 100-120 10-15 10-15 3 Asian Youth Games - 2013 - 2017 3-5 4-6 60-80 80-100 10-15 10-15 * Quy hoạch phát triển thể thao thành tích cao ở các tỉnh, thành, ngành: - Phương án phát triển các môn TTTTC và thể thao chuyên nghiệp: Thực hiện mục tiêu phát triển các môn thể thao, trên cơ sở các môn thể thao được phân nhóm trong Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, phương án phát triển các môn TTTTC như sau: Đầu tư nâng cao thành tích các môn thể thao cơ bản trong chương trình Olympic: Thể dục dụng cụ, bắn súng, điền kinh, đua thuyền, bơi lội, cử tạ, xe đạp, Taekwondo, Judo, vật, boxing, cầu lông, bóng bàn. Củng cố và mở rộng các môn thể thao thế mạnh: Karatedo, thể dục thể hình, cờ, Wushu, Pencaksilat, billard, vovinam, cầu mây, cờ, lặn. Đẩy mạnh, nâng cao thành tích các môn thể thao tiềm năng: Bắn cung, kiếm, lặn, rowing, canoeing - kayak. Nỗ lực để có đột phá mới đối với các môn thể thao còn tụt hậu: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, quần vợt. Huy động nguồn lực xã hội để phát triển các môn thể thao giải trí: Các môn thể thao bãi biển, Khiêu vũ thể thao, bi sắt, sailing, đua thuyền rồng, golf, bowling, Roller Sport, Paragliding, bóng chày, leo tường, E-sport, đá cầu...vv. Trên cơ sở phương án phát triển các môn TTTTC và xu thế phát triển các môn thể thao chuyên nghiệp trên thế giới, củng cố và phát triển các môn thể thao chuyên nghiệp ở Việt Nam như sau: Các môn thể thao chuyên nghiệp gắn liền với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng, quảng cáo do xã hội đầu tư [44]. Bảng 1.4: Danh sách các môn thể thao chuyên nghiệp gắn liền với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng, quảng cáo do xã hội đầu tư Môn thể thao Giai đoạn 2012-2015 2016-2020 Định hướng đến 2030 Bóng đá x x X Bóng chuyền x x X Xe đạp - x X Quần vợt - x X Bóng rổ - x X - Các môn thể thao chuyên nghiệp do Nhà nước chỉ đạo và liên kết đầu tư [44]. Bảng 1.5: Danh sách các môn thể thao chuyên nghiệp do Nhà nước chỉ đạo và liên kết đầu tư Môn thể thao Giai đoạn 2012-2015 2016-2020 Định hướng đến 2030 Điền kinh x x X Bơi lội x x X Cầu lông x x X Cờ vua x x X Thể dục thể hình x x X Quyền Anh - x X Cử tạ - x X Thể dục dụng cụ - x X Bóng bàn - x X Billard - x X - Các môn thể thao chuyên nghiệp gắn liền với hoạt động giải trí do xã hội đầu tư [44]. Bảng 1.6: Danh sách các môn thể thao thao chuyên nghiệp gắn liền với hoạt động giải trí do xã hội đầu tư. Môn thể thao Giai đoạn 2012-2015 2016-2020 Định hướng đến 2030 Bóng chày x x X Thuyền buồm x x X Leo núi x x X Roller Sport x x X Dance Sport - x X Bóng gỗ - x X Golf x x X Bowling - x X Dù lượn x x X * Quy hoạch đào tạo VĐV - Quy hoạch đào tạo VĐV năng khiếu: + Phương án đào tạo VĐV năng khiếu thể thao nghiệp dư: Vận động viên năng khiếu thể thao nghiệp dư được các tỉnh, thành, ngành đào tạo rộng rãi. Vận động viên này có số lượng lớn và số môn thể thao tùy thuộc điều kiện của từng tỉnh, thành, ngành. + Phương án đào tạo VĐV năng khiếu tập trung. Từ tuyến VĐV năng khiếu thể thao nghiệp dư, tiếp tục chọn lựa để đưa lên đào tạo ở tuyến VĐV năng khiếu thể thao bán tập trung hoặc tập trung. Vận động viên được chia làm hai loại. Loại thứ nhất, VĐV được hưởng tiền bồi dưỡng tập luyện từ ngân sách của tỉnh, thành, ngành (số môn thể thao theo yêu cầu và điều kiện của từng tỉnh, thành, ngành). Loại thứ hai, VĐV được hưởng tiền bồi dưỡng tập luyện nhờ sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương (số lượng VĐV và số môn thể thao do trung ương quy định, thường là tập trung cho số môn thể thao trọng điểm, số VĐV có triển vọng và khả năng đạt thành tích cao). Khác với mọi quốc gia, ở nước ta đào tạo VĐV năng khiếu thể thao bán tập trung, tập trung hiện nay chỉ nằm trong hệ thống quản lý của ngành dọc thể dục thể thao, lực lượng vũ trang, chưa nằm trong hệ thống quản lý của ngành dọc giáo dục và đào tạo [44]. Bảng 1.7: Quy hoạch đào tạo VĐV Loại năng khiếu Đơn vị Năng khiếu nghiệp dư (VĐV) Năng khiếu được đào tạo tập trung (VĐV) Kinh phí địa phương, cơ sở Kinh phí trung ương Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh 6000 2000 200 Tp. Đà Nẵng, Tp. Hải Phòng; các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, An Giang, Đồng Tháp 4000-5000 1000-1500 150 Tp. Cần Thơ; các tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình, Bình Thuận, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Đắk Lắk 3000-4000 800-1000 100 Các tỉnh khác(Bình Phước) 2000-3000 500-800 60-100 Các trường đại học TDTT, các trung tâm HLTTQG 200-300 Ngành Quân đội và CAND 800-1000 100-200 * Quy hoạch VĐV dự tuyển tỉnh, thành, ngành và VĐV dự tuyển quốc gia: - Phân loại VĐV dự tuyển tỉnh, thành, ngành và quốc gia như sau: + Vận động viên dự tuyển tỉnh, thành, ngành (trong đó có VĐV trẻ kế cận) do từng tỉnh, thành, ngành dựa theo yêu cầu và điều kiện của mình để quy định về số môn thể thao, số lượng VĐV, dùng ngân sách của tỉnh, thành, ngành. + Số lượng VĐV dự tuyển quốc gia trẻ kế cận tập luyện tại các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các Trường đại học thể dục thể thao. Kinh phí do Trung ương cấp. + Số lượng VĐV dự tuyển quốc gia tập luyện tại các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia. Kinh phí do Trung ương cấp. + Số lượng VĐV dự tuyển quốc gia do trung ương tập huấn và đào tạo theo chế độ đặc biệt [44]. Bảng 1.8: Quy hoạch VĐV dự tuyển tỉnh, thành, ngành và VĐV dự tuyển quốc gia Đội dự tuyển Đơn vị Tỉnh, thành, ngành (VĐV/mỗi đơn vị) Dự tuyển trẻ QG (VĐV/mỗi đơn vị) Dự tuyển QG (VĐV/mỗi đơn vị) VĐV đầu tư cá biệt (VĐV/mỗi đơn vị) Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh 600-800 100-200 100-200 30-50 Tp. Đà Nẵng, Tp. Hải Phòng; các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, An Giang, Đồng Tháp 500-600 - - 20-30 Tp. Cần Thơ; các tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình, Bình Thuận, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Đắk Lắk 300-500 - - 20-30 Các tỉnh khác(Bình Phước) 200-300 - - 10-20 Các trung tâm HLTTQG - Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - Cần Thơ - Lâm Đồng - Bình Thuận (thể thao biển) - 400-600 300-400 200-300 100-200 100-200 100-200 800-1000 400-600 200-400 100-200 100-200 100-200 - Ngành Quân đội và Công an nhân dân 200-300 50-100 50-100 20-30 1.3. Khái quát về công tác thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Phước 1.3.1. Một số đặc điểm, đặc thù về vị trí địa lý, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh Bình Phước. Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 260,433 km đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây nguyên và Campuchia. Cụ thể, phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp với tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp với tỉnh Bình Dương, phía Bắc giáp với tỉnh Đắc Nông và Campuchia. Tỉnh có diện tích 6.871,5 km2, gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3% tổng diện tích toàn tỉnh. Dân số là 932.000 người, mật độ dân số đạt 135 người/1 km2 (theo con số thống kê 2014), gồm nhiều dân tộc khác nhau (trong đó dân tộc thiểu số chiếm 17,9%) sinh sống trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố trực thuộc tỉnh Bình Phước hiện đang là điểm đến lý tưởng và môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với hàng loạt chính sách mở, ưu đãi và thông thoáng. Tỉnh có tài nguyên phong phú, quỹ đất sạch dồi dào, giao thông thuận lợi, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời là vựa rốn cây công nghiệp và hàng nông sản. Ngoài ra, Bình Phước là tỉnh có nền văn hóa truyền thống, đa dạng, phong phú, đa văn hóa, là một tỉnh có tiềm năng ở nhiều lĩnh vực trong đó có TDTT [52] 1.3.2. Khái quát về công tác thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Phước qua các năm 1.3.2.1. Cơ quan quản lý TTTTC ở tỉnh Bình Phước Hiện nay, công tác quản lý TTTTC ở tỉnh Bình Phước được thực hiện dưới sự quản lý của các cơ quan được trình bày trong sơ đồ 1.4 dưới đây. Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh Bình Phước Phòng Văn hóa – Thông tin các quận, huyện,TP Liên đoàn Thể thao các môn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước Sơ đồ 1.4: Cơ quan quản lý TTTTC ở tỉnh Bình Phước Trong đó: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước quản lý chung về TTTTC và thể thao chuyên nghiệp với các nội dung như sau: + Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện VĐV; kế hoạch thi đấu các đội tuyển thể thao của tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; + Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các giải thi đấu quốc gia, khu vực và quốc tế sau khi được cấp có thẩm quyền giao và phê duyệt; + Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với huấn luyện viên, trọng tài, VĐV của tỉnh trong các hoạt động thi đấu thể dục, thể thao sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật; + Tổ chức kiểm tra các điều kiện kinh doanh của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, doanh nghiệp và hộ kinh doanh hoạt động thể thao; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao theo phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật; + Thực hiện quyết định phong đẳng cấp cho VĐV, HLV, trọng tài thể thao thuộc thẩm quyền quản lý của Sở. Phòng Văn hóa – Thông tin các quận, huyện, thành phố (Trung tâm Văn hóa Thể thao các quận, huyện,thành phố): Thực hiện các công tác như quản lý, tuyển chọn, huấn luyện và tổ chức thi đấu dành cho các VĐV ở các tuyến năng khiếu thể thao nghiệp dư, bán tập trung. Các Liên đoàn thể thao các môn hỗ trợ Sở VH, TT & DL về công tác phát triển TTTTC theo môn liên đoàn phụ trách. 1.3.2.2. Công tác thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Phước qua các năm Năm 2014 - Trong năm 2014, TDTT Bình Phước tạo nên nhiều dấu ấn đậm nét, trong đó phải kể đến chiến tích thăng hạng nhất của Đội tuyển bóng đá tỉnh và thành tích vượt chỉ tiêu giao tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII. Đây là bước đột phá, là động lực để thể thao Bình Phước tiếp tục nâng cao vị thế trên đấu trường Quốc gia và Quốc tế trong những năm tiếp theo. Kết thúc đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII, vị trí của Đoàn TDTT tỉnh Bình Phước có sự thay đổi đáng kể, từ vị trí thứ 32 ở kỳ đại hội trước lên thứ 24 ở đại hội này, vượt xa chỉ tiêu ban đầu là nằm trong nhóm 30 - 32. Một chiến tích mà ít ai ngờ khi kỳ đại hội này Bình Phước gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh những môn chủ lực là bắn nỏ, đẩy gậy không được đưa vào nội dung thi đấu. Đặc biệt, Bình Phước đã đạt được những thành tích ấn tượng ở các môn cơ bản của Olympic: điền kinh, bơi, taekwondo, boxing và các môn thường xuyên được tổ chức ở SEA Games: đấu kiếm, wushu, judo...vv 6 huy chương vàng (HCV) giành được ở các môn là lời khẳng định cho sự phát triển có bề rộng của TDTTcủa tỉnh trong năm 2014. -Tiếp tục tập trung huấn luyện, đào tạo 655 VĐV ở tất cả các tuyến thuộc 17 môn thể thao trọng điểm, các VĐV được tập trung huấn luyện ở một số môn đang là thế mạnh và giành nhiều huy chương cho thể thao tỉnh trong các năm qua như: Võ thuật, điền kinh, cờ vua, cờ tướng và một số môn nhiều tiềm năng như: Bóng đá, đấu kiếm, bơi lội...vv. Có 13 VĐV được gọi tập trung tập huấn và thi đấu cho các đội tuyển Quốc gia gồm: 01 VĐV Bơi lội, 03 VĐV Pencaksilat, 02 VĐVCờ tướng, 02 VĐV Đấu kiếm, 01 VĐV Karatedo, 03 VĐV Taekwondo, 01 VĐV Điền kinh. - Trên đấu trường quốc tế, TDTT tỉnh Bình Phước đã giành được 01 HCV của Nguyễn Văn Miền ở cự li 5.000m môn điền kinh tại Đại hội học sinh - sinh viên Đông Nam Á được tổ chức ở Philippines, 01 HCV giải cờ tướng Quảng Tây (Trung Quốc) mở rộng của Vũ Tấn Nghĩa, cùng nhiều huy chương khác ở các môn đấu kiếm, karatedo, bơi. Năm 2015 Năm 2015 bắt đầu chu kỳ mới chuẩn bị cho Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII tại Hà Nội. Mọi công tác như tuyển chọn VĐV, xác định môn mũi nhọn, xây dựng kế hoạch đào tạo...vv được thực hiện. Để phát huy hơn nữa các môn thế mạnh, tỉnh Bình Phước đã mời tập trung đầu tư nguồn lực phát triển tùy điều kiện từng môn. Chuyển hướng đầu tư môn Bắn nỏ cho các địa phương tập phong trào, đồng thời phát triển, đầu tư mới bộ môn Cử tạ, Muay, bởi đây là các môn phù hợp với điều kiện phát triển của thể thao Bình Phước. - Đội tuyển Bóng đá tỉnh lần đầu tham gia đấu trường hạng Nhất Quốc gia, thi đấu ổn định và sớm hoàn thành chỉ tiêu trụ hạng. - Tiếp tục tập trung đào tạo, huấn luyện 696 VĐV các tuyến ở 17 bộ môn. Tổng cộng huy chương giải khu vực và toàn quốc đạt 273 huy chương các loại, đạt 228% kế hoạch giao (273/120). Có 14 VĐV được gọi tập trung cho các đội tuyển Quốc gia. Năm 2016 - Bước qua năm 2016, thể thao Bình Phước tiếp tục tập trung đầu tư ở 17 bộ môn hiện có, đồng thời đầu tư đào tạo thêm bộ môn Vovinam. Đội tuyển Bóng đá tỉnh thi đấu ổn định và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. - Bên cạnh đó, tiến hành kiểm tra, đánh giá chuyên môn chất lượng VĐV đào tạo ở tất cả các bộ môn. Từ đó tiến hành đào thải 63 VĐV không có khả năng phát triển nâng cao, tập trung đầu tư đào tạo cho 633 VĐV các tuyến ở 18 bộ môn. Kết quả thống kê năm 2016, thể thao Bình Phước đạt 198 huy chương các loại (tính đến 15/11). Đạt 106 đẳng cấp các loại (29 kiện tướng, 6 dự bị kiện tướng, 71 cấp I) đạt 235,5 % kế hoạch năm. Tiếp tục có 21 VĐV được gọi tập trung cho các đội tuyển và tuyển trẻ Quốc gia. Năm 2017 - Năm 2017 là năm rất quan trọng đối với thể thao Bình Phước, chuẩn bị lực lượng nòng cốt tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2018. Ngay từ đầu năm, thể thao Bình Phước đã chủ động rà soát lực lượng VĐV, tập trung nguồn lực đào tạo các VĐV nòng cốt chuẩn bị tham dự Đại hội vào năm sau. Từ tập trung 633 VĐV năm 2016, năm 2017 chỉ còn tập trung cho 576 VĐV ở các tuyến thuộc 17 bộ môn, trong đó môn Cờ vua chuyển hướng giao cho các địa phương duy trì tập phong trào. Qua tham dự các giải đấu khu vực, toàn quốc và quốc tế năm 2017, thành tích đạt được của thể thao Bình Phước trong năm là 263 huy chương các loại (tính đến 15/12) đạt 194,8% (263/135) kế hoạch năm. Đạt 122 đẳng cấp các loại (30 kiện tướng, 8 dự bị kiện tướng, 84 cấp I) đạt 244 % kế hoạch năm. Đóng góp 17 VĐV cho các đội tuyển và tuyển trẻ Quốc gia. - Đặc biệt Đội tuyển Bóng đá tỉnh Bình Phước tham dự giải Bóng đá hạng Nhất Quốc gia mùa bóng 2017, xếp hạng ba chung cuộc và đạt huy chương đồng. - Tham dự giải Vô địch Taekwondo quốc tế Cúp Borneo Sarawak tại Malaysia đạt 4 HCV, 2 HCB. - VĐV bơi lội Lê Thị Mỹ Thảo tham dự SEA Games 29 tại Malaysia trong thành phần đội tuyển Quốc gia đã xuất sắc mang về tấm HCB quý giá cho thể thao Việt Nam. Năm 2018 Bước qua năm 2018, thể thao Bình Phước tập trung mọi nguồn lực hiện có để hướng tới đạt được thành tích tốt nhất tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII diễn ra tại Hà Nội. Ngay từ đầu năm lãnh đạo ngành thể thao Bình Phước đã chỉ đạo các đơn vị, phòng ban tập trung cho công tác chuyên môn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra. Tăng số lượng tập trung đào tạo VĐV các tuyến lên 712 VĐV thuộc 15 bộ môn; Chuyển hướng thôi không đầu tư 2 bộ môn Võ vật và Đấu kiếm nhằm tập trung nguồn lực cho các môn có thể tranh chấp huy chương tại Đại hội. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư chuyên biệt cho lực lượng VĐV nòng cốt nhằm đạt được thành tích cao nhất tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII. Tính đến ngày 15/12/2018 có 15 VĐV được gọi tập trung cho các đội tuyển và tuyển trẻ quốc gia. Kết quả năm 2018, thể thao Bình Phước đạt 316 huy chương các loại, đạt 121% (316/261) kế hoạch năm. Số VĐV đạt đẳng cấp: Kế hoạch giao 109 VĐV đạt đẳng cấp. Tính đến thời điểm 15/12 đạt 125 đẳng cấp các loại (27 kiện tướng, 15 dự bị kiện tướng, 83 cấp I) đạt 115% kế hoạch năm. - Đội tuyển Bóng đá tỉnh sớm đạt chỉ tiêu kết hoạch đề ra tại Giải hạng Nhất Quốc gia. - Tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII, đoàn thể thao Bình Phước xuất sắc đạt 5 HCV, 4 HCB, 12 HCĐ, 9 kiện tướng, 2 dự bị kiện tướng, 20 cấp I, xếp thứ 30/65 tỉnh thành, ngành tham gia thi đấu tại Đại hội. 1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan 1.4.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Sự hình thành lý luận quản lý cổ điển Phương Tây khởi nguồn từ thế kỷ 19 tới đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, Đức, Pháp. Cho đến nay thế giới đã quan tâm và sáng tạo rất nhiều về lý luận quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế (quản lý kinh tế TDTT). Đã có nhiều nhà khoa học nước ngoài đã viết sách “Quản lý TDTT” và xuất bản sách “Quản lý kinh tế TDTT”, “Quản lý TTTTC”vv. Nhưng chưa thấy sách chuyên về Quản lý nhà nước về TDTT của nước ngoài, cũng vì lý do có một số nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ nghiên cứu rất sâu về quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về TDTT nhưng lại không có cơ quan quản lý nhà nước về TDTT. Nhiều học giả nghiên cứu về quản lý cũng đã đưa ra nhiều khái niệm về quản lý rất thú vị phù hợp với từng giai đoạn phát triển và bối cảnh lịch sử như: Quản lý là quá trình thông qua các khâu như kế hoạch, tổ chức, thống kê, khích lệ và lãnh đạo để phối hợp nhân lực, vật lực và tài lực để hoàn thành mục tiêu của tổ chức tốt nhất hoặc quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. Có rất nhiều khái niệm về quản lý, với những công cụ khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu một cách hiệu quả nhất, khoa học nhất [5], [16], [18]. Trong những năm đầu của Thế kỷ XXI nhiều nhà nghiên cứu về quản lý nhà nước và quản lý đối với TDTT đã đưa ra những hệ thống chính sách quản lý đối với TDTT phù hợp với xu thế xã hội hóa và khoa học, công nghệ thông tin phát triển. Các tác giả nhấn mạnh vai trò thiết lập hệ thống quản trị minh bạch, tối ưu trong các tổ chức thể thao, cho dù đó là các tổ chức vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Các nguyên tắc quản trị tốt cần được tích hợp và áp dụng đối với các tổ chức này, nhằm phát huy được vai trò của các thành viên trong hội đồng quản lý, dù đó là thành viên được trả lương hay thành viên tình nguyện [41]. Trong xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa hiện nay, thể thao chịu tác động của ba nhân tố chính là chính trị, kinh tế và văn hóa, trong đó, yếu tố kinh tế dường như có tính chất quyết định trong phát triển của các hoạt động thể thao, đặc biệt là TTTTC. David Walmsley, cho rằng sự kết hợp hài hòa trong mối quan hệ công tư là chìa khóa thành công trong phát triển TTTTC. Đây cũng chính là một chức năng chính của nhà nước trong mục tiêu phát triển thể thao [40]. Các quốc gia trên thế giới cũng đã có những định hướng và đưa ra các giải pháp để góp phần phát triển và đầu tư dành cho TTTTC, thể thao chuyên nghiệp và thể thao nghiệp dư như sau: Định hướng phát triển của Thể thao chuyên nghiệp và đỉnh cao của Thái Lan Mục tiêu là đưa thể thao chuyên nghiệp Thái Lan phát triển một cách toàn diện nhất ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Mục tiêu 1: Thể thao chuyên nghiệp Thái Lan sẽ thành công trong việc phát triển các môn thể thao thế mạnh ở cả trong nước và trên đấu trường quốc tế. Ngân sách sẽ tập trung vào các môn thể thao thế mạnh tại các kỳ SEA Games, lọt vào tốp 5 tại Đại hội thể thao Châu Á và lọt vào tốp 5 Châu Á tại Thế vận hội. Đối với việc phát triển VĐV chuyên nghiệp, mục tiêu chính là tập trung vào các môn thể thao tiềm năng gồm 7 môn cá nhân (Golf, Tennis, Bi-a, Bowling, Cầu lông, Đua mô tô, Boxing Thái) và 4 môn đồng đội (Bóng đá, Cầu mây, Cầu mây Hoop và Bóng chuyền). Mục tiêu 2: Cung cấp dịch vụ tổ chức thể thao cho người dân bằng cách hỗ trợ và phát triển các địa điểm thi đấu, trang thiết bị, công nghệ truyền thông để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng nhằm cung cấp cho VĐV thể thao chuyên nghiệp. - Định hướng phát triển: 1. Tăng số lượng VĐV đủ điều kiện và đạt tiêu chuẩn quốc tế lên ít nhất 5% trên năm. 2. Tăng số lượng VĐV đạt HCV và tăng số lần phá kỷ lục ở nhiều môn thể thao tại các giải đấu quốc tế. 3. Có hệ thống luôn cung cấp sự hỗ trợ và thúc đẩy thể thao chuyên nghiệp và đỉnh cao. 4. Cung cấp địa điểm và trang thiết bị thể thao đạt tiêu chuẩn quốc tế tại các giải đấu quốc tế và các giải thể thao chuyên nghiệp. 5. Tham gia ít nhất 12 môn thể thao tại các giải đấu chuyên nghiệp. 6. Tăng số lượng VĐV ít nhất lên 2% mỗi năm, và lượng khán giả tăng ít nhất 5% mỗi năm. 7. Phân bổ doanh thu trên ngân sách cho thể thao chuyên nghiệp. 8. Mạng lưới liên kết thể thao cung cấp hiệu quả và kết nối ở mọi cấp độ. 9. Tăng sự hài lòng của người sử dụng lên ít nhất 3% mỗi năm. - Giải pháp: + Giải pháp 1: Có hệ thống phát triển công nghệ và khoa học cho thể thao đỉnh cao để mang lại sự phát triển tốt nhất cho VĐV, đồng thời tổ chức và tham dự các giải đấu, cung cấp địa điểm, trang thiết bị và cơ sở vật chất để mang lại sự liên kết tốt và quản lý có hiệu quả. Mục tiêu của giải pháp này là phát triển môn thể thao đỉnh cao. + Giải pháp 2: Phát triển thể thao chuyên nghiệp để hỗ trợ năng lực chuyên môn và đáp ứng tiêu chuẩn trong xã hội, phổ biến nó trong xã hội để phát triển hơn nữa trong tương lai. Mục tiêu của giải pháp này là phát triển thể thao chuyên nghiệp, phát triển 11 môn thể thao gồm 7 môn thể thao cá nhân (Golf, Quần vợt, Bi-a, Bowling, Cầu lông, Đua môtô và Boxing Thái), và 4 môn thể thao đồng đội (Bóng đá, Cầu mây, Cầu mây Hoop và Bóng chuyền) theo hướng chuyên nghiệp. + Giải pháp 3: Phát triển thể thao trong mục đích phục vụ khả năng chuyên nghiệp, liên kết với các kế hoạch phát triển tổ chức để đáp ứng sự hài lòng của người sử dụng và quản lý tiêu chuẩn đặc quyền. Mục tiêu của giải pháp này là thúc đẩy các dịch vụ thể thao. Hệ thống dịch vụ trong thể thao dẫn đến sự phát triển tiêu chuẩn trong 4 phần: đặc quyền, phát triển con người, địa điểm, trang thiết bị và cơ sở quản lý thông tin. Định hướng phát triển TTTTC của Singapore Chiến lược phát triển TTTTC với những tiến bộ đạt được trong thể thao, thể thao chuyên nghiệp Singapore đã có sự phát triển trên nhiều mặt, tạo ra những bước tiến lớn trong khoa học thể thao, huấn luyện, quản lý thể thao. Tất cả những điều này đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy sự thành công của thể thao Singapore. Trong năm 2006, Singapore đã có nhiều VĐV đủ điều kiện tham gia nhiều sự kiện thể thao quốc tế và giành được nhiều huy chương tại các giải khu vực và quốc tế. Những thành tựu này là kết quả trực tiếp từ những việc làm của Uỷ ban thể thao Singapore, Liên đoàn thể thao quốc gia, huấn luyện viên và VĐV, các chương trình và mục tiêu hỗ trợ tài chính. * Chiến lược phát triển của TTTTC Singapore bao gồm các vấn đề sau: - Xác định và đầu tư vào những môn thể thao có tiềm năng huy chương; các nguồn tài nguyên không phải là vô hạn do đó chúng ta phải tối đa hóa các khoản đầu tư bằng cách hỗ trợ đắc lực cho những môn có hy vọng giành huy chương cao. - Thông qua kế hoạch phát triển lâu dài cho VĐV theo một hệ thống; phải đưa ra một hệ thống hỗ trợ cho VĐV trong quá trình thi đấu cũng như khi họ đã giải nghệ. - Nâng cao và mở rộng khả năng chuyên môn của huấn luyện viên, phải cung cấp cho VĐV những huấn luyện viên tốt nhất có thể nếu họ muốn thi đấu thành công trên trường quốc tế. - Mở rộng việc sử dụng khoa học và y học thể thao để tối đa hóa hiệu suất, cải thiện lợi thế thi đấu của mình bằng cách sử dụng các kỹ thuật mới nhất và kiến thức trong đào tạo và quản lý VĐV. - Tạo cơ hội cho các VĐV được thi đấu tại các sự kiện quốc tế ở nước ngoài và tại Singapore bằng cách đăng cai nhiều sự kiện tầm cỡ quốc tế, các VĐV cần được tiếp xúc với các đối thủ mạnh hơn nếu muốn cải thiện thành tích hiện nay. - Hãy nuôi dưỡng niềm tự hào quốc gia cho các VĐV và huấn luyện viên, ghi nhận những nỗ lực và sự chăm chỉ của VĐV và huấn luyện viên nếu chúng ta muốn tiếp tục có những thế hệ VĐV mới tham gia thi đấu thể thao [7], [33], [68]. 1.4.2. Các văn bản, công trình nghiên cứu tại Việt Nam Qua kết quả tham khảo tài liệu, nghiên cứu đã tổng hợp được các cơ sở về các văn bản, quyết định, quy định liên quan và các công trình đã được công bố liên quan đến công tác phát triển TTTTC tại Việt Nam bao gồm các nội dung như sau: Về các văn bản liên quan đến công tác TTTTC Thông tư liên tịch số 34/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXHUBTDTT ngày 09/04/2007 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 về “Một số chế độ đối với huấn luyện viên, VĐV thể thao” [10]. Quyết định số 1174/QĐ-BVHTTDL, ngày 5/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Chương trình phối hợp chỉ đạo .....vv. - Nhằm đảm bảo sức khỏe và khả năng phục hồi tốt sau tập luyện, góp phần phát triển thể chất cho các VĐV, Trung tâm giao cho phòng Y tế, Quản sinh và Dinh dưỡng thường xuyên kiểm tra bộ phận nhà bếp trong việc chế biến các khẩu phần ăn hàng ngày, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và ăn đủ, ăn đúng khẩu phần quy định. Kết quả một số tiêu chí đặc trưng về thể thao thành tích cao: Số lượng VĐV, số môn thể thao chuyên nghiệp, số huy chương đạt được + Kết quả bảng 3.20 về thực trạng số lượng VĐV năng khiếu ban đầu năm 2018 so với năm 2016 đều tăng, giá trị trung bình đạt được là 392,3VĐV. + Số lượng VĐV năng khiếu, tuyến đội tuyển trẻ tăng trung bình cao hơn số VĐV đội tuyển tỉnh. Kết quả này là phù hợp với thực tế tổng số lượng VĐV trên số lượng VĐV tuyển tỉnh (đối với VĐV tuyển tỉnh đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn cao hơn, thành tích tốt hơn). Bảng 3.20: Thống kê một số chỉ tiêu phát triển TTTTC tỉnh Bình Phước Chỉ tiêu thể thao thành tích cao Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị TB Số lượng VĐV năng khiếu ban đầu (Người) 301 430 446 392,3 Số lượng VĐV năng khiếu (Người) 131 139 145 138,3 Số lượng VĐV đội tuyển trẻ (Người) 69 75 80 74,7 Số lượng VĐV đội tuyển tỉnh (Người) 76 90 101 89,0 Số lượng VĐV đạt đẳng cấp (Người) 76 101 110 95,7 Số môn thể thao chuyên nghiệp các tổ chức xã hội đầu tư (môn) 3 4 6 4,3 Số huy chương đạt được trong nước (cái) 178 263 295 245,3 (Nguồn Sở VH, TT & DL tỉnh Bình Phước) + Số môn thể thao chuyên nghiệp từ 3 môn lên 6 môn, số lượng môn tăng trung bình là 4,3 môn. + Đối với thành tích từng năm thông qua số lượng huy chương đạt được trong nước huy chương đạt được từng năm tăng đều không có sự khác biệt lớn; tuy nhiên số lượng huy chương đạt được tại các giải thi đấu trong năm 2018 tăng cao, trung bình 3 năm là 245,3 huy chương, điều này đã phản ánh đúng mục tiêu phương hướng phát triển TTTTC theo xu thế hiện nay Biểu đồ 3.20: So sánh một số chỉ tiêu phát triển TTTTC tỉnh Bình Phước Một số chỉ tiêu phát triển TTTTC tăng trưởng theo từng năm Qua đánh giá một số tiêu chí và chỉ tiêu phát triển TTTTC tỉnh Bình Phước qua từng năm, làm cơ sở phân tích đánh giá định lượng nhịp tăng trưởng từng năm, giá trị trung bình của giai đoạn (theo công thức đã trình bày ở chương 2). Qua kết quả ở bảng 3.21 cho thấy: - Về số lượng VĐV ở các tuyến có sự khác biệt lớn ở từng giai đoạn; tỷ lệ phần trăm ở giai đoạn sau tăng cao hơn giai đoạn trước là có cơ sở, do tổ chức đại hội TDTT cấp cơ sở tiến tới đại hội TDTT cấp tỉnh, tham gia đại hội TDTT toàn quốc vào tháng 11 năm 2018. Giá trị trung bình giai đoạn là 20,16% là phù hợp. - Số lượng VĐV đội tuyển tỉnh tăng trưởng theo từng giai đoạn (tỷ lệ phần trăm) không có sự khác biệt lớn; đạt giá trị trung bình tính là 15,3%. Trong khi đó, số lượng VĐV đạt đẳng cấp giai đoạn 2017-2018 tăng trưởng thấp hơn giai đoạn 2016-2017 (giá trị trung bình tăng trưởng chỉ có 20,9%). - Số môn thể thao chuyên nghiệp, số huy chương đạt được luôn có chỉ số tăng trưởng qua các giai đoạn, tỷ lệ phần trăm giá trị trung bình tăng trưởng là 30 % và 41,7%. Bảng 3.21: Chỉ số tăng trưởng một số chỉ tiêu theo từng năm Chỉ tiêu thể thao thành tích cao Tăng trưởng của 2017 so với 2016 (%) Tăng trưởng của 2018 so với 2017 (%) Giá trị TB (%) Số lượng VĐV năng khiếu ban đầu (Người) 42,9 3,7 23,3 Số lượng VĐV năng khiếu (Người) 6,1 4,3 5,2 Số lượng VĐV đội tuyển trẻ (Người) 8,7 6,7 7,7 Số lượng VĐV đội tuyển tỉnh (Người) 18,4 12,2 15,3 Số lượng VĐV đạt đẳng cấp (Người) 32,9 8,9 20,9 Số môn thể thao chuyên nghiệp các tổ chức xã hội đầu tư (môn) 33,3 50,0 41,7 Số huy chương đạt được trong nước (cái) 47,8 12,2 30,0 3.3.3. Bàn luận về hiệu quả ứng dụng một số giải pháp đã xây dựng để phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Phước Nội dung của các nhóm giải pháp thực nghiệm góp phần vào việc triển khai thực hiện: Chỉ thị 48/CT-BVHTTDL về việc triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020” của Bộ VH,TT&DL và Quyết định số: 1592/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước về việc “Quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Bên cạnh đó, nội dung các nhóm giải pháp còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác TTTTC tại tỉnh. Kết quả so sánh thành tích TTTTC tỉnh Bình Phước qua 2 kỳ đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII và VIII tại bảng 3.22 cho thấy: Bảng 3.22: So sánh thành tích TTTTC tỉnh Bình Phước qua 2 kỳ Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII và lần thứ VIII Kỳ Đại hội TDTT toàn quốc Số lượng huy chương (cái) Vị trí trên bảng xếp hạng Ghi chú HCV HCB HCĐ Lần thứ VII 6 11 11 24 Lần thứ VIII 5 4 12 30 (Nguồn kết quả khảo sát) Tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014, Bình Phước đạt được 6 HCV, 11 HCB, 11 HCĐ. Trong đó, môn võ thuật cổ truyền mang về số huy chương vàng nhiều nhất (2 huy chương); còn lại đua thuyền, taekwondo, boxing, cờ tướng, mỗi môn mang về 1 huy chương. Trong 11 huy chương bạc, có tới 4 huy chương ở nội dung môn bơi, kế đến đua thuyền 2 huy chương, còn lại taekwondo, võ thuật cổ truyền, cờ tướng, điền kinh, kiếm, mỗi môn đạt 1 huy chương. Xếp hạng thứ 24 trên tổng số 65 tỉnh, thành, ngành (vượt 8 bậc so với lần thứ VI). Thành tích của Đoàn Thể thao Bình Phước đạt được tại kỳ Đại hội lần thứ VIII là 05 HCV, 4 HCB, 12 HCĐ, 09 kiện tướng, 02 dự bị kiện tướng, 20 cấp I xếp thứ 30 trên tổng số 65 tỉnh, thành, ngành tham gia thi đấu tại Đại hội. Mặc dù thành tích về số lượng huy chương và vị trí trên bảng xếp hạng có giảm so với đại hội lần VII, nhưng thực tế cho thấy là xu hướng đạt được thành tích cao ở những môn nằm trong nhóm có trong chương trình thi đấu của Olympic. Chẳng hạn như với 5 HCV đạt được của kỳ Đại hội này thì có tới 4 HCV thuộc nhóm các môn trong chương trình thi đấu Olympic (Bơi lội, Boxing, Taekwondo). Với xu thế hiện nay, thể thao Việt Nam đang tập trung đầu tư chuyên biệt cho các môn Olympic thì đây là lợi thế không nhỏ cho các VĐV của Bình Phước, các VĐV hoàn toàn có thể được gọi tập trung lên Đội tuyển Quốc gia đại diện cho Việt Nam thi đấu tại các đấu trường lớn hơn như Asiad, Olympic...vv. Kết luận chương: Thể thao thành tích cao luôn được xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT của mỗi địa phương Đề tài đã tìm hiểu những khái niệm công cụ, giữ vai trò then chốt trong quá trình triển khai nghiên cứu; đi sâu nghiên cứu về các xu thế phát triển của TTTTC trên thế giới và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTTTC ở nước ta; tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan. Kết quả triển khai ứng dụng một số giải pháp sau 01 năm thực nghiệm cho thấy các giải pháp được lựa chọn đã có tính khả thi cao, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng của công tác TTTTC tại tỉnh Bình Phước cả về số lượng và chất lượng. Các giải pháp thực nghiệm góp phần vào việc triển khai thực hiện: Chỉ thị 48/CT-BVHTTDL ngày 05 tháng 4 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020” và Quyết định số: 1592/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước về việc “Quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Tuy nhiên, do thời gian giới hạn nên các giải pháp đã đề xuất của luận án cần tiếp tục triển khai và điều chỉnh phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn trong công tác phát triển TTTTC tại tỉnh Bình Phước. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN: 1. Đã đánh giá được thực trạng hoạt động TTTTC của tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2010- 2015 bao gồm các nội dung như sau: - Thực trạng số lượng VĐV ở các tuyến của tỉnh tăng đến 74,8% tổng số VĐV. Tỷ lệ tăng trưởng VĐV ở các tuyến đều đạt mức từ 50% trở lên. - Hệ thống đào tạo VĐV của tỉnh Bình Phước được xây dựng theo 4 tuyến: tuyến năng khiếu ban đầu, tuyến năng khiếu, tuyến trẻ và tuyến đội tuyển; mở rộng không gian tuyển chọn và phát hiện tài năng thể thao. Có 14 môn TDTT được chọn để tập trung đầu tư phát triển chia làm 2 lĩnh vực bao gồm: Các môn thể thao mũi nhọn (5 môn) và các môn thể thao đầu tư nâng cao (9 môn). - Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo VĐV các tuyến tăng lên theo từng năm. Trong đó, nguồn kinh phí đầu tư vào Tuyến VĐV năng khiếu là cao nhất (chiếm 42,7%), tiếp theo là VĐV tuyến trẻ (chiếm 30,2%) và thấp nhất là VĐV tuyến đội tuyển (chiếm 27.1%). - Qua khảo sát cho thấy, thực trạng đất đai dành cho hoạt động TDTT tại Bình Phước giai đoạn 2010- 2015 không có sự phát triển đáng kể. Số lượng diện tích đất ở các cấp quản lý trong năm 2015 vẫn không tăng so với năm 2010. Vốn đầu tư tổng thể cho cả hệ thống cơ sở vật chất TDTT ở Bình Phước là 170.42 tỷ đồng. Trong đó: Chiếm số lượng cao nhất là “Nguồn vốn NSNN cấp huyện” (77.96 tỷ đồng), thấp nhất là “Nguồn vốn xã hội hóa” (17.96 tỷ đồng). - Thành tích thi đấu TTTTC tăng dần theo từng năm. Tổng số huy chương đạt được tăng 53,1 % tính đến năm 2015. 2. Qua nghiên cứu đã xây dựng được 06 nhóm giải pháp góp phần phát triển TTTTC giai đoạn 2016- 2020 và định hướng đến năm 2030 tại tỉnh Bình Phước với 24 giải pháp thực hiện trong thực tiễn tại địa phương bao gồm: Nhóm giải pháp Nâng cao nhận thức tư tưởng về Phát triển TTTTC tại tỉnh Bình Phước bao gồm 3 giải pháp; Nhóm giải pháp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với phát triển TTTTC bao gồm 5 giải pháp; Nhóm giải pháp Phát huy vai trò của các liên đoàn, hiệp hội thể thao của tỉnh để phát triển TTTTC bao gồm 2 giải pháp; Nhóm giải pháp tăng cường phát triển nguồn nhân lực TTTTC bao gồm 4 giải pháp; Nhóm giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phát triển TTTTC bao gồm 4 giải pháp; Nhóm giải pháp nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ thể dục thể thao và tăng cường hợp tác về TTTTC bao gồm 5 giải pháp. 3. Kết quả ứng dụng các giải pháp phát triển công tác TTTTC cho tỉnh Bình Phước vào thực tiễn đã đem lại kết quả rõ rệt về phát triển hoạt động TTTTC. - Trong năm 2018, các bộ môn đã tham dự 57 giải thi đấu, hỗ trợ 739 trọng tài tham gia điều hành cho các cơ quan, ban, ngành tổ chức các giải thể thao, hội thao trong và ngoài tỉnh. - Số lượng VĐV các tuyến đều tăng trong năm 2018 so với năm 2017. Trong đó: số lượng VĐV năng khiếu ban đầu tăng 3.7%, VĐV năng khiếu tăng 4.3%, VĐV đội trẻ tăng 6.7%, VĐV đội tuyển tỉnh tăng 12.2% và VĐV đạt đẳng cấp tăng 8.9%. - Về số môn thể thao chuyên nghiệp các tổ chức xã hội đầu tư tăng 50% so với năm 2017. - Số huy chương đạt được trong nước 295 cái tăng 12,2% so với năm 2017. Nội dung của các nhóm giải pháp thực nghiệm góp phần vào việc triển khai thực hiện: Chỉ thị 48/CT-BVHTTDL ngày 05 tháng 4 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020” và Quyết định số: 1592/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước về việc “Quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. KIẾN NGHỊ: Theo những kết quả đạt được và kết luận, luận án có những đề xuất và kiến nghị như sau: - Kết quả nghiên cứu đã tìm ra trong luận án này cần được triển khai nghiêm túc, ứng dụng rộng rãi kết quả của đề tài vào thực tiễn hoạt động TTTTC tại địa phương. - Đối với việc thực hiện các giải pháp, cần tổ chức thực hiện đồng bộ, kết hợp các giải pháp với nhau trong quá trình thực hiện. Các đơn vị liên quan trách nhiệm đối với việc phát triển TTTTC cần thường xuyên chủ động tổ chức, phối hợp tổ chức các giải pháp mà luận án đã đề xuất. - Ngành TDTT tỉnh Bình Phước cần xây dựng lộ trình thực hiện các nhóm giải pháp mới theo đề xuất trong đề tài. Ngoài ra, các chương trình hành động cụ thể chỉ thành công khi được sự thống nhất và đồng thuận cao trong toàn ngành và sự cam kết thực hiện của Sở VH, TT & DL. - Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về thời gian, kinh phí, quy mô nghiên cứu chỉ giới hạn, nên vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu và mở rộng phạm vi nghiên cứu để đề tài được hoàn thiện hơn. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Võ Quốc Thắng, Lê Quý Phượng, Phan Thị Dung (2018), Thực trạng vận động viên và thành tích thể thao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010- 2015, Tạp chí khoa học và đào tạo thể dục thể thao- Trường Đại học TDTT TP.HCM, số 5 năm 2018. 2. Võ Quốc Thắng, Lê Quý Phượng, Phan Thị Dung (2018), Lựa chọn, đề xuất các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Tạp chí khoa học và đào tạo thể dục thể thao- Trường Đại học TDTT TP.HCM, số 5 năm 2018. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Tiêu Lâm Bằng (2008), Quản lý thể dục thể thao, Nxb Đại học TDTT Bắc Kinh, Trung Quốc. Tiêu Lâm Bằng (2004), “Quản lý thể dục thể thao hiện đại”, Nxb Đại học Thể dục thể thao Bắc Kinh. Phạm Đình Bẩm (2005), Một số vấn đề cơ bản về quản lý TDTT – NXB TDTT, Hà Nội. Nguyễn Văn Bình (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Thống kê, Hà Nội. Hoàng Bích và cs (2011), “Công nghệ thông tin và phát triển khoa học thể dục thể thao”, Tạp chí Văn hóa thể thao 10/2011 (Trung Quốc). Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết 08/NQ-BCT ngày 10 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Phát triển và đầu tư dành cho thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp và thể thao nghiệp dư tại một số quốc gia trên thế giới , Thông tin tổng hợp số 10 tháng 01/2012, Bản tin nội bộ phục vụ quản lý nhà nước ngành TDTT. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2011), Chỉ thị 48/CT-BVHTTDL ngày 05 tháng 4 năm 2011 của Bộ VHTTDL về việc triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Quyết định số 1174/QĐ- BVHTTDL, ngày 5/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”. Bộ Tài chính - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư liên tịch số 34/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXHUBTDTT ngày 09/04/2007 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 về “Một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao”. Bộ Tài chính - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT/ BTC-BVHTTDL ngày 07/11/2011 về “Chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao”. Bộ Tài chính - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2012), Thông tư liên tịch số 149/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXHBVHTTDL ngày 12/09/2012 về “Một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu”. Lê Thiết Can (2016), Giáo trình Xã hội học thể dục thể thao, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Charles A. Bucher March L. Krotee (2005), Quản lý GDTC và thể thao, NXB Thanh Hoa (Trung Quốc). Dương Nghiệp Chí và ctg (2009), Lý luận và thực tiễn lập kế hoạch Quản lý TDTT, NXB TDTT. Dương Nghiệp Chí, Huỳnh Trọng Khải, Vũ Thái Hồng (2012), Quản lý thể dục thể thao, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Dương Nghiệp Chí (2014), Công tác xã hội hóa trong hoạt động thể thao thành tích cao. Đàm Quốc Chính (2015), “Ứng dụng hệ thống thông tin quản lý trong quá trình đào tạo vận động viên cấp cao các môn thể thao Olympic cơ bản”, Báo cáo đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ. Chính phủ (2010),  Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”, Hà Nội, Đặng Văn Dũng (2015), “Nâng cao hiệu quả hoạt động của huấn luyện viên đội tuyển quốc gia”, Báo cáo đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Trần Tuấn Hiếu (2014):“Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá khả năng hồi phục của vận động viên trình độ cao sau lượng vận động thể lực”, Báo cáo đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Viện Kinh tế) (2009), Giáo trình Quản lý kinh tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Học viện hành chính quốc gia (2012), Quản lý hành chính nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, Nxb Khoa học kỹ thuật. Lê Ngọc Hùng (2000), Xã hội học về lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Thị Phương Loan (2018), Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với phát triển thể thao thành tích cao ở việt nam trong giai đoạn hội nhập, Luận án tiến sỹ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT. Luật Thể dục, Thể thao và các văn bản hướng dẫn (2007), NXB TDTT Hà Nội. Nguyễn Hoàng Năng (2010), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển TTTTC ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010. Pao Minh Shao (2010), Báo cáo phát triển kinh doanh tài sản TDTT của Trung Quốc, Nxb TDTT Nhân Dân (Bản dịch). Trần Đức Phấn và ctg (2016), “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống các giải pháp khoa học trong đào tạo vận động viên cấp cao các môn thể theo Olympic cơ bản. Gồm các môn Bắn súng, Cử tạ, Thể dục dụng cụ, Điền kinh, Bơi lội, Karatedo và Taekwondo”, Báo cáo đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ. Lê Quý Phượng, Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Lưu Thiên Sương (2015), Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu khoa học trong quản lý Thể dục thể thao, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. Quốc hội (2018), Luật số: 26/2018/QH14, ngày 14 tháng 6 năm 2018, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thể Dục, Thể Thao. Hồng Quân (2009), Tập tin phục vụ thể thao thành tích cao, Nxb Đại học Vũ Hán, Trung Quốc. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB ĐHQG Hà Nội. Lê Hồng Sơn (2014), “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác huấn luyện vận động viên quốc gia (Nghiên cứu trường hợp vận động viên Điền kinh và Bơi lội tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Đà Nẵng)”, Báo cáo đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ. Southanom Inthavong(2013), Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển TDTT nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đến năm 2020”, Luận án tiến sỹ Khoa học giáo dục, Trường ĐH TDTT TP.HCM. Lâm Quang Thành (2000), Nghiên cứu hệ thống đào tạo vận động viên, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. Lâm Quang Thành (2007), “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao của ngành TDTT”, Kỷ yếu Hội thảo phát triển kinh tế thể thao khi Việt Nam gia nhập WTO, NXB TDTT, Hà Nội. Lâm Quang Thành và các cộng sự (2014), Văn hóa học thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. Lâm Quang Thành (2014), Lý luận thể thao thành tích cao, Nxb TDTT, Hà Nội. Lâm Quang Thành (2016), “Nghiên cứu phát triển hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ thể dục thể thao”, Báo cáo đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ. Phạm Xuân Thành, Lê văn Lẫm (2010), Quản lý học TDTT, NXB TDTT Phan Thăng (2010), Quản trị học, Nxb Hồng Đức, Thanh Hóa. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về phê duyệt “Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 82/2013/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về “Một số chính sách đặc thù với huấn luyện viên, vận động viên thể thao. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30/09/2013 về phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2001), Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Chu Hồng Trâm (2010), Đào tạo nhân tài thể thao thành tích cao, Nxb Khoa học, Hà Nội. Trương Tri (2009), Lý luận và thực tiễn TDTT, NXB TDTT Bắc Kinh, Trung Quốc. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển Bách khoa tập 2, NXB Từ điển Bách khoa. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước (2012), Quyết định số: 1592/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 8 năm 2012 về việc “Quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, Bình Phước. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2002), Tinh hoa quản lý, Nxb Lao động. Võ Văn Vũ (2014), Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa học thể dục thể thao. TIẾNG ANH Alian Ferrand, Luiggino Torrigiani, (2005), Marketing Olympic Sport Organisations. Ankan Banerjee, (2011), Role of State in Developing Sports in India. Caiger, A and Gardiner, S (ed) (2000), Professional Sport in the EU: Regulation and Re-regulation, The Hague, TMC Asser Press. Caroline S. Wagner, Irene Brahmakulam (2001),“Science and Technology Collaboration: Building Capacity in Developing Countries”, RAND, MR- 1357.0-WB, 3/2001. Caroline Haddad (2008),Innovative Practices Education and Sports in Asia 2008 suportted by the UNSCO. Community Research (2005), “Research for Development: From Challenges to Policies”, International Scientific Cooperation Policy, European Commission, 10/2005. George T. Milkovich, John W. Boudreau (2002), Management in 21st century. Garry Dessler (2002), Human Resource Management, NXB Prentice Hall. Jean – Loup Chapplete, (2005), Strategic and Performance Managerment of Olympic Sport Organisation. Juma C. (1999), “Intellectual Property Rights and Globalization: Implications for Developing Countries”, Science, Technology and Innovation Program, Discussion Paper No.4, Cambridge, Massachusetts, USA: Center forInternational Development, Harvard University. Parks Janet B, Quarteman J, Thibault L (2007), “Contemporary Sport management”, Human kinetics publishing. Parkhouse B.L. (2005), “The Management of Sport – It’s foundation an application”, New York. Packianathan Chelladurai, Alberto Madella, (2003), Human Resource Managerment in Olympic Sport Organisations. Robbins S.P Coulter M (2003), Management, New York, Prentice Hall. WEBSITE https://www.investopedia.com/ask/answers/071014/whatformula. https://www.wikihow.vn/Tính-Tỷ-lệ-tăng-trưởng-hàng-năm. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HCM PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG V/v Thực trạng huấn luyện viên thể thao thành tích cao tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010 - 2015” Với mong muốn góp phần phát triển công tác thể thao thành tích cao tại tỉnh Bình Phước, nghiên cứu tiến hành khảo sát các nội dung liên quan đến “Thực trạng huấn luyện viên thể thao thành tích cao tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010 - 2015”. Để có những thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, Anh (Chị) vui lòng trả lời những thông tin theo mẫu dưới đây. Những thông tin thu được từ Anh (Chị) là những dữ liệu quan trọng góp phần cho thành công của nghiên cứu này! Số lượng huấn luyện viên thể thao thành tích cao trong giai đoạn 2010- 2015 thuộc đơn vị quản lý SỐ TT Nội dung Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 1 Tuyển tỉnh 2 Tuyển trẻ 3 Năng khiếu 4 Huyện (thị xã, T.phố) 5 HDV TDTT 2. Thực trạng về phân bố lứa tuổi của huấn luyện viên thể thao thành tích cao trong giai đoạn 2010-2015 thuộc đơn vị quản lý SỐ TT Độ tuổi Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Dưới 30 2 Từ 30 đến dưới 40 3 Từ 40 đến dưới 50 4 Từ 50 đến dưới 60 5 Trên 60 2. Trình độ chuyên môn của huấn luyện viên thể thao thành tích cao trong giai đoạn 2010-2015 thuộc đơn vị quản lý SỐ TT Nội dung Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trình độ Văn hóa 1 THPT 2 Trung cấp 3 Cao đẳng 4 Đại học 5 Sau đại học 3. Số lượng huấn luyện viên phân bố theo môn thể thao thành tích cao trong giai đoạn 2010-2015 thuộc đơn vị quản lý SỐ TT Nội dung Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Bóng đá 2 Điền kinh 3 Bơi lội 4 Taekwondo 5 Võ thuật cổ truyền 6 Pencaksilat 7 Cờ vua 8 Cờ tướng 9 Karatedo 10 Wushu 11 Đấu kiếm 12 Boxing - Kickboxing 13 Judo 14 Bóng đá trẻ 15 Đua thuyền 16 Bắn Nỏ 17 Vật 18 Cử tạ 19 Muay 20 Môn khác. 4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý huấn luyện viên thể thao thành tích cao tại đơn vị 1. Thuận lợi: 2. Khó khăn: 5. Những kiến nghị và đề xuất để nâng cao công tác quản lý huấn luyện viên thể thao thành tích cao tại cơ sở: Bình Phước , ngày.thángnăm 20 Người ghi phiếu Nơi cung cấp: Họ tên: Chức danh:.. Xác nhận của Phòng, Trung Tâm VHTT Huyện (Thị xã/TP):. Họ tên: Chức danh:.. PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT CHUYÊN GIA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA Với mong muốn phát triển thể thao thành tích cao tại tỉnh Bình Phước và làm cơ sở cho việc hoạch định công tác quản lý thể thao thành tích cao tại các Trung tâm đào tạo và huấn luyện thể thao thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước được tốt hơn trong thời gian tới, đề tài “Nghiên cứu giải pháp phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến 2030” được triển khai nghiên cứu. Để có những thông tin quan trọng phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, Ông (Bà) vui lòng trả lời những thông tin theo mẫu dưới đây. Những thông tin thu được từ Ông (Bà) là những dữ liệu hết sức quý giá góp phần cho thành công của nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn! I. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030 Ông (Bà) vui lòng đánh dấu (X) vào sự lựa chọn của mình theo các mức độ đánh giá được trình bày trong bảng sau: [1]: Rất không khả thi; [2]: Không khả thi; [3]: Khả thi; [4]: Khá khả thi; [5]: Rất khả thi. SỐ TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Rất khả thi Khá khả thi Khả thi Không khả thi Rất không khả thi I Nhóm giải pháp Nâng cao nhận thức tư tưởng về Phát triển thể thao thành tích cao tại tỉnh Bình Phước 1 Đẩy mạnh công tác quá triệt tư tưởng quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển thể dục thể thao. 2 Nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với sự nghiệp phát triển thể dục thể thao và thể thao thành tích cao. 3 Tăng cường công tác thông tin truyền thông trong cộng đồng xã hội về vai trò của thể thao thành tích cao trong sự nghiệp phát triển thể dục thể thao II Nhóm giải pháp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với phát triển thể thao thành tích cao. 4 Xây dựng quy hoạch phát triển thể thao thành tích cao, xác định môn thể thao trọng điểm của tỉnh được đầu tư, ưu tiên phát triển. 5 Đổi mới và hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý Nhà nước về thể thao thành tích cao ở cơ sở. 6 Đẩy mạnh cải cách hành chính phù hợp với mô hình sở đa ngành, đa lĩnh vực tại các tỉnh. 7 Đổi mới công tác quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thể thao thành tích cao. 8 Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa hoạt động phát triển thể thao thành tích cao, tăng cường huy động và tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển thể thao thành tích cao. 9 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thể thao thành tích cao. III Nhóm giải pháp Phát huy vai trò của các liên đoàn, hiệp hội thể thao của tỉnh để phát triển thể thao thành tích cao. 10 Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các liên đoàn, hiệp hội thể thao hiện có tại tỉnh. 11 Thành lập mới các liên đoàn, hiệp hội thể thao hiện ở tỉnh, khi có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. IV Nhóm giải pháp tăng cường phát triển nguồn nhân lực thể thao thành tích cao. 12 Nâng cao năng lực trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia vững về tư tưởng, tinh thông nghiệp vụ cho thể thao thành tích cao. 13 Nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường tuyển dụng huấn luyện viên có trình độ đáp ứng sự nghiệp phát triển thể thao thành tích cao. 14 Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao thành tích cao. 15 Tăng cường giáo dực đạo đức thể thao cho cán bộ, huấn luyện viên và vận động viên thể thao thành tích cao. V Nhóm giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phát triển thể thao thành tích cao. 16 Xây dựng quy hoạch cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thể thao thành tích cao. 17 Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thể thao thành tích cao. 18 Đẩy mạnh đầu tư xây dựng, củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thể thao thành tích cao. 19 Tận dụng, ký kết hợp tác sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của các tỉnh, thành lân cận để phát triển thể thao thành tích cao. VI Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ thể dục thể thao và tăng cường hợp tác về thể thao thành tích cao. 20 Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và y học thể thao vào quá trình tuyển chọn và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao. 21 Thành lập Phòng nghiên cứu khoa học thuộc Trung tâm huấn luyện thể thao của tỉnh có đội ngũ cán bộ, trang thiết bị cơ bản đủ đáp ứng việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và y học thể thao tại tỉnh. 22 Tăng cường hoạt động hợp tác với các tỉnh thành bạn trong khu vực Đông Nam Bộ và cả nước để phát triển thể thao thành tích cao. 23 Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế để phát triển thể thao thành tích cao. 24 Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao. Những ý kiến đóng góp, bổ sung: Nhận xét về các giải pháp được phỏng vấn:...... ................................................ Các giải pháp cần bổ sung: . . II. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên:.......... 2. Đơn vị công tác:........... 3. Chức vụ hiện tại:.............. Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_giai_phap_phat_trien_the_thao_thanh_tich.doc
  • pdfToan van LATS Vo Quoc Thang.pdf
  • docTom tat LATS Vo Quoc Thang.doc
  • docTrang thong tin LATS Vo Quoc Thang.doc
Tài liệu liên quan