Luận án Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên taekwondo 12 - 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - - - - - — & – - - - - - HUỲNH HỒNG NGỌC NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO 12 - 14 TUỔI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - - - - - — & – - - - - -

docx204 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên taekwondo 12 - 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUỲNH HỒNG NGỌC NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO 12 - 14 TUỔI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa bọc: 1. TS. Nguyễn Thành Ngọc 2. PGS.TS Trịnh Trung Hiếu THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu tổng hợp và các kết quả đánh giá nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố ở trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả nghiên cứu Huỳnh Hồng Ngọc MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIẾU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CLB Câu lạc bộ HLTT Huấn luyện thể thao HLV Huấn luyện viên LVĐ Lượng vận động TLCM Thể lực chuyên môn TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TDTT Thể dục thể thao TKD Taekwondo TN Thực nghiệm ThS Thạc sĩ PGS.TS Phó giáo sư .Tiến sĩ VĐV Vận động viên DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG VIẾT TẮT Độ Góc độ Kg Kilôgam Kgms Kilôgam Mili giây m Mét m/s Mét/giây ms Mili giây s Giây o/s Độ/giây DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRANG 1.1 Các yêu cầu thể lực ở một số môn võ thuật. 12 1.2 Hiệu quả các kỹ thuật của VĐV nam, nữ trong thi đấu Taekwondo tại Olympic Athens 17 1.3 Tốc độ trung bình của các kĩ thuật Taekwondo (m/s) 36 1.4 Lực trung bình của các kĩ thuật Taekwondo 36 1.5 Giá trị trung bình sức bền ưa khí của VĐV Taekwondo đỉnh cao Mỹ. 37 1.6 Giá trị trung bình sức bền ưa khí (ml/kg/phút) của các đối tượng khác 37 3.1 So sánh kết quả hai lần phỏng vấn các test thể lực chuyên môn 68 3.2 Độ tin cậy của các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh 71 3.3 Kết quả kiểm tra các test thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Tp. HCM 73 3.4 Bảng điểm đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Tp.HCM 73 3.5 Bảng điểm đánh giá xếp loại tổng hợp thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh 74 3.6 Bảng đánh giá tổng hợp thể lực chuyên môn của nữ vận động viên No16. 75 3.7 Hiệu quả sử dụng các kỹ thuật trong thi đấu của nữ VĐV Taekwondo Sau 77 3.8 Kết quả kiểm tra các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh 81 3.9 Tiêu chuẩn phân loại các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Sau 83 3.10 Bảng điểm các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh Sau 83 3.11 Bảng điểm xếp loại tổng hợp các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh. 84 3.12 Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh. 86 3.13 Tỷ lệ (%) phân loại thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh. 87 3.14 Kết quả kiểm tra các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh 88 3.15 Tổng hợp tỷ lệ (%) thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh. 89 3.16 Kết quả phỏng vấn huấn luyện viên, chuyên gia, trọng tài về lựa chọn hệ thống các bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh Sau 96 3.17 Kết quả phỏng vấn nội dung xây dựng kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Tp.HCM 102 3.18 Kế hoạch huấn luyện năm 2016 103 3.19 Tiến tình thực nghiệm hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh Sau 104 3.20 Nhịp tăng trưởng các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm. Sau 107 3.21 Nhịp tăng trưởng các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm Sau 110 3.22 Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá về thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm 119 3.23 Nhịp tăng trưởng các thông số đánh giá thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Tp.HCM sau thực nghiệm. Sau 120 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Đối tượng phỏng vấn lần 1 67 3.2 Đối tượng phỏng vấn lần 2 67 3.3 Tổng hợp đối tượng phỏng vấn lần 1 và lần 2 68 3.4 Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh qua các test sư phạm. 87 3.5 Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực. 89 3.6 Tỷ lệ thành phần khách thể phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh 96 3.7 Nhịp tăng trưởng các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm 109 3.8 Nhịp tăng trưởng các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm 114 3.9 Nhịp tăng trưởng test Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần) sau thực nghiệm. 116 3.10 Nhịp tăng trưởng test Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ 10s (lần) sau thực nghiệm. 117 3.11 Nhịp tăng trưởng test Đá lướt vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần) sau thực nghiệm. 117 3.12 Nhịp tăng trưởng test Đá chẻ 1 chân trước tại chỗ 10s (lần) sau thực nghiệm. 118 3.13 Nhịp tăng trưởng test Lướt đá ngang 1 chân tại chỗ trong 10s (lần) sau thực nghiệm. 118 3.14 Nhịp tăng trưởng trung bình thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm 120 3.15 Nhịp tăng trưởng trung bình các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của test Lướt đá vòng cầu chân trước trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm 124 3.16 Nhịp tăng trưởng trung bình các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của test Đá chẻ chân trước trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm 124 DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH TÊN HÌNH ẢNH Trang Hình 2.1 Khu vực quay và vị trí đặt máy quay 48 Hình 2.2 Vật chuẩn 3D 49 Hình 2.3 Hệ thống tọa độ 3D trên máy vi tính 50 Hình 2.4 Chuyển động trong không gian 3 chiều của kỹ thuật đá chẻ 51 Hình 2.5 Chuyển động trong không gian 3 chiều của kỹ thuật đá vòng cầu 52 Hình 2.6 Hệ thống đo xung lực SMS 103 54 MỞ ĐẦU Taekwondo có nguồn gốc từ Hàn Quốc do ông Choi-Hong-Hi sáng lập từ sự kết hợp giữa hai môn Taekkyon và Karatedo. Liên đoàn Taekwondo thế giới (WTF) có trụ sở đặt tại Seoul, đã chính thức được công nhận là cơ quan quản lý môn thể thao này do Ủy ban Olympic quốc tế công nhận (1980). Taekwondo là môn thể thao tiêu biểu trong đại hội thể thao Seoul Olympic 1988 và tại Olympic Sydney 2000 môn võ Taekwondo đã được Ủy ban Olympic (IOC) đưa vào chương trình thi đấu chính thức. Taekwondo du nhập vào Việt Nam những năm 60, đến năm 1968 đã có khoảng 108.000 người tham gia tập luyện. Qua quá trình phát triển, tập luyện và tham gia thi đấu đến nay, Taekwondo Việt Nam đã đạt được những thành tích vẻ vang trên đấu trường khu vực và thế giới như: Nguyễn Thị Huyền Diệu đoạt HCV (huy chương vàng) bốn kỳ SEA-Games (20-23); Trần Quang Hạ đoạt HCV Asiad 12; Hồ Nhất Thống đoạt HCV Asiad 13 và đặc biệt là HCB (huy chương bạc) tại Olympic Sydney 2000 của Trần Hiếu Ngân Tại Thành phố Hồ Chí Minh môn Taekwondo phát triển mạnh, với nhiều đội mạnh và số lượng người tham gia tập luyện thường xuyên phát triển rộng khắp 24 quận huyện. Ở Thành phố hệ thống đào tạo năng khiếu trọng điểm quận/huyện, năng khiếu trọng điểm Thành phố, dự bị tập trung, dự tuyển Thành phố. Thành tích của đội tuyển nữ Thành phố từ năm 2005 trở về trước luôn đứng hàng đầu trên toàn quốc. Sau thời kỳ đỉnh cao thì một số VĐV không tham gia thi đấu nữa, do lực lượng VĐV trẻ không thể thay thế kịp thời thế hệ trước nên Thành phố Hồ Chí Minh đã đánh mất vị trí số một trên toàn quốc. Để Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh lấy lại vị trí đã mất thì việc đào tạo lực lượng VĐV Taekwondo trẻ kế cận có trình độ cao là việc làm quan trọng và cần thiết. Là một môn thi đối kháng trực tiếp, thời gian thi đấu cũng tương đối dài, điều đó đòi hỏi vận động viên phải có một trình độ thể lực nhất định, có thể duy trì suốt thời gian thi đấu và cả giải đấu. Các tố chất thể lực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nền tảng vững chắc cho mỗi vận động viên, thể lực được phát triển thì các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý tập luyện và thi đấu cũng dần được nâng cao. Trong huấn luyện Taekwondo ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về các mặt: thể lực, kỹ thuật, tâm lý và tuyển chọn VĐV như các tác giả: Nguyễn Thy Ngọc nghiên cứu về một số thành phần của trình độ tập luyện ở VĐV Taekwondo 14-16 tuổi; Vũ Xuân Thành nghiên cứu về hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tố độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ tại Việt Nam, tác giả Lê Nguyệt Nga và cộng sự nghiên cứu về đặc điểm tâm lý VĐV Taekwondo, Trương Ngọc Để và cộng sự nghiên cứu về vấn đề tuyển chọn VĐV Taekwondo ở các tuyến, các tác giả trên đã nghiên cứu các bài tập phát triển các tố chất thể lực, kỹ thuật, tâm lý cũng như các khả năng vận động cho các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về thể lực chuyên môn thì rất ít tác giả nghiên cứu đến, đặc biệt đối tượng là các nữ VĐV ở lứa tuổi 12-14 tại TP.HCM vẫn chưa ai đề cập đến. Đặc thù của môn Taekwondo là môn thi đấu cá nhân có tính đối kháng cao, mang tính biến hóa, đa dạng và tốc độ ra đòn chính xác, đòi hỏi mỗi vận động viên phải có trình độ kỹ thuật, thể lực chuyên môn cơ bản vững chắc. Để nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu của VĐV, cần phải nghiên cứu tổng hợp nhiều vấn đề kết hợp giữa huấn luyện với khoa học công nghệ và y học thể thao. Trong đó vấn đề đánh giá thể lực chuyên môn trong huấn luyện thi đấu là vấn đề cấp thiết cần sớm được nghiên cứu. Từ đó lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn trong tập luyện và thi đấu. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu: Luận án nghiên cứu với mục đích lựa chọn hệ thống bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án đề ra 3 mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.    Xác định các test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh. + Hệ thống hóa các test đã được sử dụng để đánh giá về thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo. + Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh. + Xác định các thông số đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh. + Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn được xây dựng. + Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực. Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh. Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng kế hoạch và thực nghiệm hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh sau 1 chu kỳ huấn luyện năm. - Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các test sư phạm sau 1 chu kỳ huấn luyện năm. - Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực sau 1 chu kỳ huấn luyện năm. Giả thuyết khoa học của luận án: Thành tích thi đấu của đội tuyển Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố khác nhau, trong đó thể lực chuyên môn là một trong những nhân tố khá quan trọng. Luận án đặt giải thuyết rằng, nếu lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn vào các buổi tập thì sẽ nâng cao thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở: Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở được hình thành và phát triển trên nền tảng thể lực chung. Như vậy có thể nói rằng: huấn luyện thể lực chung là nền tảng, còn việc lựa chọn biện pháp thích hợp lại mang những đặc trưng của môn thể thao, là tiền đề hình thành các tố chất thể lực chuyên môn sau này. [8], [9], [12], [29] Việc hình thành thể lực chuyên môn cơ sở của các môn thể thao không chu kỳ tương đối khó khăn. Ở đây có hai cách lựa chọn: Thứ nhất: Bằng cách lặp lại nhiều lần các hoạt động chính đặc trưng của môn thể thao lựa chọn. Thứ hai: Sự lặp lại nguyên vẹn các bài tập thi đấu của chính môn thể thao đó. Trong quá trình lựa chọn và thực hiện không đúng những bài tập hình thành và phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cơ sở sẽ dẫn đến sự sai lầm chuyên môn trong các cơ quan chức phận, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát triển thành tích thể thao của vận động viên. Chính vì vậy, các bài tập được lựa chọn làm phương tiện giáo dục thể lực chuyên môn cơ sở còn phải được thực hiện với cường độ cao. Mặt khác, khối lượng thực hiện các bài tập để giáo dục thể lực chuyên môn cở sở phải tính toán tới việc sử dụng khối lượng và cường độ bài tập mang những nét đặc trưng của môn thể thao tương ứng phù hợp. 1.1.2. Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản: Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản chính là việc nâng cao đến mức cần thiết sự phát triển của các tố chất vận động và khả năng chức phận của các cơ quan nội tạng, trước những đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn. Sự phát triển các tố chất vận động chuyên môn cơ bản phụ thuộc chủ yếu vào các bài tập đặc thù của môn thể thao. Các bài tập đó được thực hiện trong những điều kiện giảm nhẹ hoặc tăng cường thêm độ khó. Nguyên tắc chung trong lựa chọn các bài tập nhằm giáo dục các tố chất thể lực chuyên môn cơ bản là các bài tập phải được thực hiện với cường độ tương đương với thi đấu. Quá trình huấn luyện của vận động viên kéo dài, thông thường từ một đến nhiều tháng, nghĩa là nó diễn ra trong thời kỳ chuẩn bị và trong suốt thời kỳ thi đấu của mỗi chu kỳ huấn luyện. Huấn luyện mỗi tố chất thể lực cần thiết phải tuân thủ những quy định riêng với những phương pháp và biện pháp giáo dục riêng. Có thể nói: thành tích thi đấu của vận động viên Taekwondo phụ thuộc rất nhiều vào thể lực chuyên môn đặc biệt là sức nhanh và sức mạnh. Chính vì vậy, sự hình thành và phát triển một cách đầy đủ các tố chất thể lực chuyên môn đặc biệt là sức nhanh và sức mạnh là điều hết sức cần thiết.[38] Vẫn có quan điểm cho rằng: Huấn luyện thể lực chuyên môn luôn phải gắn liền với các hoạt động kỹ thuật. [2], [28] Điều này là đúng nhưng chưa đủ, bởi việc giáo dục phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho vận động viên các môn thể thao trong đó có vận động viên Taekwondo, phải là một quá trình huấn luyện toàn diện với các phương pháp đa dạng và nhiều phương tiện khác nhau, có tính đến đặc thù của môn thể thao và có sự kết hợp đầy đủ các yếu tố kỹ - chiến thuật của nó. Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu cứu khoa học của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lý luận về phương pháp huấn luyện thể thao trong nước: [2], [28] Các nhà khoa học đều cho rằng: quá trình huấn luyện thể lực cho vận động viên là hướng đến việc củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệ thống cơ quan thông qua lượng vận động thể lực (bài tập thể chất), như thế cũng đồng thời tác động đến quá trình phát triển các tố chất vận động. Đây có thể coi là quan điểm có xu hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất vận động.[29] Dưới góc độ Y sinh, PGS. TS. Lưu Quang Hiệp [12], PGS. Trịnh Hùng Thanh [32] cho rằng: huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong huấn luyện thể thao là nhằm hướng tới tạo nên những biến đổi thích nghi về mặt sinh học (cấu trúc và chức năng) diễn ra trong cơ thể vận động viên dưới tác động của tập luyện và được biểu hiện ở năng lực hoạt động cao hay thấp. Dưới góc độ tâm lý PGS. Lê Văn Xem [49] cho rằng quá trình chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn cho vận động viên là quá trình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật, là sự phù hợp với những yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên. [43], [46] Từ các ý trên chứng tỏ: quá trình chuẩn bị thể lực chuyên môn của vận động viên là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể chất) lên vận động viên nhằm hình thành, phát triển khả năng vận động mà biểu hiện là hoàn thiện các năng lực thể chất (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo), là ở việc nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tương ứng với năng lực vận động của vận động viên, phù hợp với thực tiễn huấn luyện. 1.1.3. Khái niệm về bài tập và hệ thống bài tập thể lực: Các phương tiện giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao được sử dụng để tác động lên các đối tượng tập luyện nhằm đạt được mục đích của giáo dục thể chất. Bài tập bao gồm: Các bài tập thân thể (còn gọi là các bài tập thể dục thể thao), các động tác tự nhiên, môi trường, các yếu tố vệ sinh... Trong đó, các bài tập thể thao được coi là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt của giáo dục thể chất [39]. Bài tập thể dục thể thao là những hoạt động chuyên biệt do con người sáng tạo nên một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với qui luật phát triển thể thao. Người ta sử dụng chúng để giải quyết các nhiệm vụ giảng dạy đáp ứng nhu cầu nâng cao thể lực và phát triển tinh thần của con người [39]. Bài tập thể lực là bài tập được tạo thành từ những động tác cụ thể chuyên dùng để phát triển thể chất, vui chơi, giải trí hoặc nâng cao trình độ thể thao [13]. Hệ thống là tập hợp các phần tử tương tác được tổ chức nhằm thực hiện mọt mục đích xác định. Như vậy, hệ thống bài tập phát triển thể lực là tập hợp các bài tập thể lực được sắp xếp theo một chương trình giảng dạy - Huấn luyện nhằm phát triển thể lực cho đối tượng tập luyện. 1.1.4. Xu thế sử dụng các bài tập phát triển tố chất thể lực đối với vận động viên Taekwondo: Trong huấn luyện thể thao, bài tập thể chất được sử dụng nhiều và đa dạng. Nhưng sử dụng như thế nào, để nhằm phát triển tốt và nhanh chóng những tố chất, cho phù hợp với tính chất chuyên môn riêng biệt của mỗi môn thể thao để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện và trình độ thi đấu chuyên môn cho VĐV, là một vấn đề cần được giải quyết. Giai đoạn hụấn luyện ban đầu, đối với những vận động viên thường tập trung huấn luyện thể lực toàn diện. Sự phát triển thể lực chung là có cơ sở cho việc nâng cao thành tích thể thao. Nhưng ngay ở giai đoạn này, cũng cần phải sử dụng một lượng vận động đáng kể để phát triển đồng thời các tố chất mang tính đặc thù chuyên môn, làm tiền đề cơ bản về thể lực chuyên môn và làm cơ sở cho việc nâng cao kỹ chiến thuật. Để có định hướng phát triển các tố chất thể lực đặc thù cho chuyên môn, thì việc lựa chọn những bài tập phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn và điểm quan trọng là phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi và đặc điểm tâm lý vận động viên. Bài tập thể lực cho VĐV Taekwondo là thực hiện các động tác cụ thể, để tăng cường thể chất và nâng cao trình độ thể thao. Bài tập cho VĐV Taekwondo bao gồm: - Bài tập thể lực chung: Là quá trình sử dụng hợp lý các phương tiện giáo dục thể chất (bài tập thể chất) để phát triển các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền ...) - Bài tập thể lực chuyên môn là quá trình tập luyện có và không có dụng cụ, được tiến hành chặt chẽ với đặc điểm kỹ thuật chuyên môn của Taekwondo. Huấn luyện Taekwondo không chỉ là một quá trình diễn ra trong từng giai đoạn, từng năm mà còn diễn ra hàng ngày. Mỗi ngày, vận động viên không chỉ thực hiện một bài tập mà phải sử dụng kết hợp nhiều bài tập. Trong từng thời kỳ khác nhau, tính chất và yêu cầu bài tập cũng thay đổi và mang ý nghĩa khác nhau. Các bài tập phát triển thể lực chung nhằm chuẩn bị toàn diện cho vận động viên, và là cơ sở cho việc phát triển thể lực chuyên môn. Trong các bài tập huấn luyện thể lực chung, có thể có những bài tập trùng hợp hoặc không trùng hợp với bài tập thể lực chuyên môn. Về lý thuyết, phạm vi này không có giới hạn. Nhưng trong thực tế, nó lại bị giới hạn bởi sự hao phí thời gian, các điều kiện dụng cụ, cơ sở tập luyện và các yếu tố khác. Khi lựa chọn các bài tập huấn luyện thể lực chung cho vận động viên Taekwondo, cần chú ý: - Phải sử dụng các phương tiện giáo dục các tố chất thể lực một cách toàn diện. - Quá trình huấn luyện thể lực chung cho vận động viên phải phản ánh được đặc điểm của các tố chất thể lực đặc thù trong Taekwondo. Các phương tiện huấn luyện thể lực chung cần phải gắn chặt với yêu cầu về tố chất thể lực chuyên môn. Bài tập phát triển thể lực chung gián tiếp: Là các bài tập tác động trực tiếp vào quá trình hoàn thiện các tố chất vận động. Khi bố trí các bài tập phát triển thể lực chung cho vận động viên Taekwondo, cần chú ý đảm bảo phát triển các năng lực thể chất, các kỹ năng, kỹ xảo vận động hỗ trợ tích cực cho các kỹ thuật Taekwondo và thúc đẩy nhanh sự hồi phục. Bài tập thể lực chuyên môn là tổng hợp các yếu tố động tác thi đấu mang những nét đặc trưng gần giống hoặc giống yêu cầu thi đấu. Ví dụ: các bài tập đá bao tốc độ trong 10 giây, 30 giây, 60 giây, bài tập đá lămpơ kết hợp với di chuyển tốc độ ... Ưu thế của các bài tập phát triển thể lực chuyên môn là thông qua việc thay đổi các đặc điểm của lượng vận động tập luyện so với đặc điểm của lượng vận động thi đấu, sẽ tác động có trọng điểm vào từng năng lực riêng biệt. Các bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn bao gồm cả các cuộc kiểm tra thi đấu tập, thi đấu nội bộ, thi đấu giao hữu ... Thông qua các cuộc thi đấu này ngoài việc phát triển thể lực chuyên môn, còn giúp vận động viên được bồi dưỡng có trọng điểm tới các năng lực cần thiết, có ảnh hưởng quyết định tới thành tích thi đấu. Khi lựa chọn, sắp xếp bố trí hệ thống các bài tập phát triển tố chất thể lực trong quá trình huấn luyện, cần tuân thủ các nguyên tắc tăng dần lượng vận động, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc lựa chọn, nguyên tắc phù hợp ... và căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ của VĐV. 1.2. Một số đặc điểm cơ bản của môn Taekwondo 1.2.1. Đặc điểm chung Võ thuật Hàn Quốc có lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại. Taekwondo là môn võ thuật của Hàn Quốc, bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trước Công nguyên. Trong lịch sử của Triều Tiên (918-1932), Taekwondo lúc bấy giờ gọi là Subakhi, được tập luyện không chỉ được xem như là một kỹ năng để tăng cường sức khỏe mà nó còn được khuyến khích tập luyện như một môn võ thuật. Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở : Taekwondo là môn thể thao của quốc gia Triều Tiên và là loại hình võ đạo (Mudo) được tập luyện nhiều nhất của nước này. Trong tiếng Triều Tiên, Tae có nghĩa là "đá bằng chân"; Kwon có nghĩa là "đấm bằng tay"; Do có nghĩa là "con đường" hay "nghệ thuật" vì vậy, Taekwondo có nghĩa là "Cách thức hay Nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân". [42] Hiện nay Taekwondo có khoảng trên 50 triệu người tập luyện với hơn 200 quốc gia là thành viên của Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF), được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận là môn thể thao thi đấu quốc tế tại Đại hội thứ 83 năm 1980 và trở thành môn thi đấu chính thức tại Thế vận hội Olympic từ năm 2000 đến nay. Trong thi đấu Taekwondo sử dụng bàn chân, cẳng chân bằng những kỹ thuật đá điêu luyện, mạnh mẽ, đồng thời sử dụng kỹ thuật đấm bằng tay để ghi điểm. Để phân biệt hình thức thi đấu đặc thù của môn võ Taekwondo, các kỹ thuật ghi điểm bằng chân được tính điểm cao hơn các kỹ thuật ghi điểm bằng tay (đá vào phần thân người được tính 02 điểm; đá xoay người vào vùng thân người được tính 03 điểm; đá vào phần đầu được tính 03 điểm; đá xoay người vào vùng đầu được tính 04 điểm; đấm vào phần thân người được tính 01 điểm; nghiêm cấm đấm vào vùng đầu đối phương) nên các kỹ thuật ghi điểm bằng tay ít được quan tâm trong các chương trình huấn luyện nâng cao. Tuy nhiên, các kỹ thuật đỡ, gạt bằng tay nhằm hạn chế hiệu quả của các kỹ thuật đá bằng chân, luôn được các HLV đề cập thường xuyên trong huấn luyện và tại những thời điểm quan trọng như: cuối hiệp đấu, cuối trận đấu hay thi đấu luật Bàn thắng vàng, thì kỹ thuật đấm tay ghi điểm cũng được HLV lưu ý đưa vào chương trình huấn luyện chiến thuật thi đấu. 1.2.2. Đặc điểm về thể lực của môn Taekwondo [15, tr10 - 16] Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000) “ tố chất thể lực là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành 5 loại cở bản : sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo”. [39] Co’chran S. (chuyên gia sức mạnh và thể lực, thành viên của hiệp hội sức mạnh & thể lực quốc gia Mỹ – NSCA – chuyên nghiên cứu về các môn võ thuật ) (2001) đã tổng kết các yêu cầu đặc thù của từng môn võ thuật riêng biệt như sau : (bảng 1.1). [15], [16], [52] Môn Sức bền ưa khí Sức bền yếm khí Linh hoạt Sức mạnh Công suất (sức mạnh tốc độ) Taekwondo Cao Cao Cao Trung bình cao Judo Cao Cao Trung bình Cao cao Karate Cao Cao Cao Trung bình Cao Aikido Thấp Thấp Trung bình Trung bình Thấp Kung fu Cao Cao Cao Trung bình Cao Muay Thai Cao Trung bình Trung bình Trung bình Cao Jujitsu Thấp Thấp Trung bình Trung bình Trung bình Bảng 1.1 Các yêu cầu thể lực ở một số môn võ thuật. Qua đó có thể nhận định: ở từng môn võ thuật với các đặc thù thi đấu khác biệt đều có những sự khác biệt về yêu cầu thể lực khác nhau. Trong đó Taekwondo là môn có yêu cầu khá cao ở hầu hết các tố chất, năng lực vận động. Vận động viên Taekwondo phải có năng lực tốt về sức bền ưa khí, sức bền yếm khí, công suất ( sức mạnh tốc độ ) và linh hoạt. Cochran cũng phân tích về các tố chất thể lực đặc trưng trong các môn võ thuật như sau: [15], [16], [52] 1.2.2.1 Sức mạnh cơ ( muscular strength ) Sức mạnh cơ được định nghĩa đơn giản là độ lớn của lực do một hay nhiều sợi cơ sản sinh ra khắc phục một lực cản bên ngoài trong một nỗ lực tối đa. Khi sức mạnh cơ được phát triển, thông qua phát triển sức mạnh tối đa thành tích của môn Taekwondo sẽ cải thiện. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh: Khi sức mạnh của VĐV được cải thiện, VĐV có thể thực hiện các kỹ thuật một cách hoàn thiện, hiệu quả hơn, ít bị chấn thương hơn qua đó thành tích thi đấu sẽ được cải thiện tốt hơn. 1.2.2.2. Công suất cơ ( muscular power ) – sức mạnh tốc độ Công suất cơ là một tố chất thể lực cần thiết để tối ưu hóa thành tích trong các môn võ thuật. Sự chuyển động của cơ thể có thể thực hiện với tốc độ khác nhau. Nói cách khác, cơ có thể co với các tốc độ nhanh hay chậm khác nhau. Trong hoạt động thi đấu Taekwondo, hầu hết các chuyển động trong tấn công và phòng thủ, phản công đều yêu cầu thực hiện với tốc độ bột phát của các nhóm cơ. Do đó, yêu cầu phát triển công suất – sức mạnh tốc độ của cơ bắp là rất quan trọng. Công suất cơ là khả năng một hay một nhóm cơ phát lực lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất. Việc phát triển công suất có thể thực hiện bằng việc cải thiện 2 yếu tố cấu thành là lực sức mạnh và tốc độ co cơ. Thí dụ, một cú đá ngang trong Taekwondo sẽ hiệu quả hơn khi VĐV có thể thực hiện trong 0,03 giây (từ lúc bắt đầu đến kết thúc cú đá) thay vì 0,05 giây. Yếu tố thứ hai của phát triển công suất cơ là cải thiện lực cơ, sức mạnh cơ. Kết quả phát triển công suất cơ tốt nhất khi cả hai yếu tố lực và tốc độ được phát triển. Trở lại thí dụ trên, hiệu quả của cú đá trong thi đấu sẽ đạt cao nhất khi cả tốc độ và lực đá được nâng lên đến mức tối đa. 1.2.2.3. Sức bền cơ ( Muscular endurance ) Là khả năng một hay nhiều sợi cơ co lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian kéo dài. Trong thực tế thi đấu ở môn Taekwondo, đòi hỏi VĐV phải thực hiện các động tác nhiều lần trong từng hiệp, từng trận với thời gian nghỉ giữa rất ngắn hay không có thời gian nghỉ giữa các lần co cơ. Việc phát triển sức bền cơ sẽ làm cơ bắp lâu mệt mỏi hơn, duy trì mức độ thể lực cao trong suốt hiệp, trận và giải đấu. Cụ thể hơn, Bompa (2002) đã tổng kết và phân chia sức bền cơ hay sức mạnh bền ra làm các loại sau: [1] - Sức mạnh bền trong thời gian ngắn: đề cập đến sức mạnh bền cần thiết cho các môn thể thao thi đấu thời gian ngắn (40 giây đến 2 phút). - Sức mạnh bền trong thời gian trung bình: là tiêu biểu cho các môn chu kì từ 2 – 5 phút như: bơi 200 – 400 m, chạy cự ly trung bình, trượt băng tốc độ 3000m, ca nô 1000m, võ vật, võ thuật (Taekwondo,Karate), bơi n...uấn luyện VĐV trẻ nhiều năm cần chú ý những vấn đề sau: - Lứa tuổi tối ưu để đạt được thành tích cao nhất trong môn thể thao chính. - Hướng huấn luyện ưu tiên trong từng giai đoạn huấn luyện về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý mà VĐV cần được trang bị. - Tổ hợp các phương tiện, phương pháp và các hình thức huấn luyện. - Lượng vận động, huấn luyện và thi đấu được phép áp dụng. - Các nội dung kiểm tra và tiêu chuẩn đánh giá phù hợp. Tổ chức quá trình huấn luyện nhiều năm cần dựa vào giới hạn tối ưu về lứa tuổi nhằm đưa VĐV đạt thành tích cao nhất của mình. Để xác định giới hạn lứa tuổi đó cần dựa vào số liệu về lứa tuổi của VĐV được vào chung kết và của VĐV giành được huy chương tại các giải quốc gia và các kỳ đại hội như SEA Games, Châu Á và Olympic mà ở đại đa số các môn thể thao là đại lượng tương đối ổn định. Theo V.P.Philin [30], giới hạn lứa tuổi của vùng thành tích thể thao ở Taekwondo thành nhiều vùng. Qua đây thấy rằng, quá trình đào tạo không nên đốt cháy giai đoạn để sớm đạt thành tích cao trước độ tuổi tối ưu, nếu vậy VĐV không duy trì được tuổi thành tích thể thao. Tuy nhiên cũng không loại trừ những trường hợp cá biệt, VĐV xuất sắc có những đặc điểm khác thường không như đại đa số các VĐV ưu tú ở môn Taekwondo. Trong quá trình lập kế hoạch huấn luyện nhiều năm nên tính tới thời hạn cần để đạt thành tích thể thao cao ở môn Taekwondo hay các môn thể thao khác. Điểm quan trọng nhất của sự phân chia giai đoạn trong quá trình huấn luyện nhiều năm là tính kế thừa và tính liên tục. Căn cứ khoa học chính của sự phân chia giai đoạn huấn luyện là dựa vào sự phát triển sinh học tự nhiên của con người và quy luật hình thành phát triển thành tích thể thao. Điểm khác nhau trong phân chia giai đoạn huấn luyện của các môn thể thao thể hiện ở tuổi được thu nhận vào tập luyện và ở lứa tuổi bắt đầu giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao. Thời gian đạt thành tích thể thao cao nhất cũng khác nhau, vì vậy cũng khác nhau cả về lứa tuổi hoàn thành các giai đoạn đào tạo nhất định của từng môn thể thao. Đào tạo VĐV nhiều năm là quá trình công phu và khoa học. Vấn đề này đã có nhiều nhà khoa học ở trong nước và nước ngoài đề cập với những quan điểm tương đối đồng nhất. Theo quan điểm của Lê Văn Lẫm, Nguyễn Thế Truyền, Trương Anh Tuấn, quá trình huấn luyện nhiều năm có thể chia thành 3 giai đoạn lớn cơ bản là giai đoạn đào tạo cơ sở, giai đoạn hiện thực hoá tối đa khả năng thể thao và giai đoạn duy trì thành tích thể thao. Theo A.D.Nôvicôp và L.P.Matvêép, quá trình huấn luyện thể thao nhiều năm được chia thành 4 giai đoạn lớn: Giai đoạn chuẩn bị thể thao sơ bộ, giai đoạn chuyên môn hóa thể thao bước đầu hoặc chuẩn bị cơ sở, giai đoạn hoàn thiện sâu và giai đoạn “tuổi thọ thể thao”. [29] Theo Harre (1996), quá trình đào tạo nhiều năm chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ và giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao. [7], [31] Theo V.P.Philin (1996), tuỳ vào khuynh hướng ưu tiên, quá trình huấn luyện nhiều năm của VĐV được quy ước chia thành 4 giai đoạn: [30, [33] - Giai đoạn huấn luyện ban đầu 11 - 13 tuổi. - Giai đoạn chuyên môn hoá thể thao ban đầu 14 - 15 tuổi. - Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu trong môn 16 - 17 tuổi. - Giai đoạn hoàn thiện thể thao từ 18 tuổi. Giai đoạn huấn luyện ban đầu cần có sự đa dạng hoá các phương tiện, phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện, sử dụng rộng rãi các yếu tố của các môn thể thao, trò chơi vận động và các môn bóng. Ở giai đoạn này, lượng vận động tập luyện không cao, không gây căng thẳng tâm lý và nội dung huấn luyện phải phong phú, hấp dẫn. Khi chuyên môn hoá, không được quá 2 - 3 buổi tập trong một tuần và thời gian mỗi buổi tập chỉ khoảng 30 - 60 phút. Giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá ban đầu có tỷ trọng là: huấn luyện thể lực chung chiếm khoảng 60% - 75%, huấn luyện thể lực chuyên môn chiếm khoảng 25% - 40% và tỷ trọng này cũng thay đổi dần ở các giai đoạn sau. Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu trong môn võ trùng với thời kỳ khi mà VĐV về cơ bản đã hoàn tất sự hình thành hệ thống chức năng bảo đảm khả năng hoạt động cao và sức đề kháng của cơ thể đối với nhân tố bất lợi xuất hiện trong quá trình tập luyện căng thẳng. Giai đoạn này, tỷ trọng giữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn có sự thay đổi đáng kể, huấn luyện thể lực chung chiếm khoảng 40% - 45%, huấn luyện thể lực chuyên môn chiếm khoảng 55% - 60%. Tỷ trọng này không chỉ dừng lại ở đây, nó còn phải tiếp tục thay đổi theo xu hướng chuyên môn cao ở giai đoạn tiếp theo của quá trình huấn luyện nhiều năm. Giai đoạn hoàn thiện thể thao chủ yếu rèn luyện năng lực chịu đựng lượng vận động tối đa để VĐV đạt trình độ cao về chuyên môn và chức phận cơ thể, hoàn thiện trình độ điêu luyện về kỹ - chiến thuật, đạt mức ổn định tâm lý trong cuộc thi đấu, củng cố kinh nghiệm tham gia các cuộc thi đấu toàn quốc và tuyển chọn vào đội tuyển. Ở giai đoạn này, tỷ trọng huấn luyện chuyên môn được ưu tiên hàng đầu, huấn luyện chung chỉ mang tính phụ trợ. Thời gian của giai đoạn hoàn thiện thể thao phụ thuộc vào đặc điểm chuyên biệt của môn Taekwondo và trình độ tập luyện của VĐV. Không có giới hạn rõ ràng giữa các giai đoạn này. Khi giải quyết vấn đề chuyển sang giai đoạn tiếp theo cần tính tới tuổi khai sinh và tuổi sinh học, mức độ phát triển thể lực và trình độ tập luyện của VĐV, khả năng thực hiện lượng vận động tập luyện và thi đấu ngày càng tăng. Nếu chỉ dựa vào tuổi khai sinh là không xác đáng vì tốc độ trưởng thành của trẻ em lứa tuổi đang đi học là khác nhau. Mức độ phát triển sinh học của cơ thể VĐV cần được tính tới khi phân nhóm trong các buổi tập võ cũng như khi xác định liều lượng của lượng vận động tập luyện. Cần thường xuyên quan sát sư phạm và kiểm tra y học để xác định đúng thời hạn chuyển VĐV sang giai đoạn tiếp theo của quá trình huấn nhiều năm. Như vậy, quá trình huấn luyện VĐV các môn thể thao được các nhà khoa học nhìn nhận theo nhiều góc độ và nhiều quan điểm khác nhau. Qua quá trình theo dõi quy trình huấn luyện nhiều năm ờ môn võ Taekwondo ở hầu hết các địa phương, ngành trong cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh, Cần Thơ, Quân Đội, Bình Thuận, Khánh Hòa, Công An Nhân Dân, Thừa Thiên Huế,.đều chia VĐV thành 4 tuyến, mỗi tuyến tương ứng với các giai đoạn cụ thể. [33], [41] 1.5. Công tác đào tạo vận động viên Taekwondo của TP.HCM Taekwondo TPHCM chia VĐV thành 4 tuyến và tập luyện thường xuyên tại trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao TPHCM như sau: Tuyến năng khiếu trọng điểm: Tương ứng với giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu gồm các VĐV năng khiếu ở lứa tuổi từ 12-14 tuổi. Giai đoạn này cần ưu tiên huấn luyện thể lực toàn diện, kết hợp với huấn luyện cơ bản về chuyên môn. Tỷ lệ huấn luyện chung thường chiếm 80% - 90% tổng khối lượng các bài tập, tổng khối lượng các bài tập chuyên môn 15% - 20%. Vì vậy cùng với huấn luyện thể lực chung, cần đưa vào chương trình huấn luyện tổ hợp các bài tập chuyên môn nhằm phát triển các tố chất thể lực quan trọng phù hợp với nội dung thi đấu và sở trường của từng VĐV. Tuyến dự bị tập trung: Tương ứng với giai đoạn chuyên môn hóa sâu là quá trình huấn luyện chuyên môn hóa rõ, ở lứa tuổi 15 – 17 tuổi. Trong giai đoạn này thường sử dụng đa dạng các loại hình bài tập, các phương tiện hữu ích như các bài tập chung, các bài tập bổ trợ với dụng cụ, đặc biệt các bài tập chuyên môn nhằm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể. Tuyến năng khiếu tập trung: Tương ứng với giai đoạn chuyên môn hóa sâu, ở lứa tuổi 15 – 17 tuổi. Ở giai đoạn này tăng không ngừng tỷ trọng huấn luyện chuyên môn và thi đấu, khối lượng chung và cường độ của LVĐ tập luyện tăng theo nhịp độ lớn hơn nhiều so với giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. Trong gia đoạn chuyên môn hóa sâu này thường sử dụng các phương tiện hiệu quả, các loại hình bài tập đa dạng, nhất là sử dụng nhiều các bài bập kiểm tra và thi đấu chuẩn bị cho việc hoàn thiện thành tích cao. Tuyến dự tuyển: Tương ứng với giai đoạn hoàn thiện trình độ thể thao, là thời kỳ VĐV đạt đến trình độ cao nhất, tương ứng với các giải thi đấu lớn và thường sử sụng lượng vận động tối đa, quan trọng là định mức LVĐ tập luyện và thi đấu, lứa tuổi này thường từ 18 tuổi trở lên. Hiệu quả nâng cao thành tích thể thao của các VĐV Taekwondo phụ thuộc vào các HLV biết vận dụng sự tiến bộ của khoa học về khối lượng và cường độ phù hợp từng thời kỳ huấn luyện và mục tiêu của từng giải đấu. 1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan Chương trình nghiên cứu Taekwondo Oregon (OTRP) được khởi xướng và đứng đầu bởi Willy Peter, thực hiện tại trường Đại học Oregon, Oregon Mỹ tiến hành kiểm tra các kỹ thuật đá sau: đá vòng (dollyo chagi), đá ngang (yop chagi), đá sau đá giò lái (dwit chagi) và đấm (chirugi). Không có sự khác biệt đáng kể về mặt khoa học được ghi nhận giữa bên phải và bên trái về tốc độ, tuy nhiên sự khác biệt về lực giữa 2 bên rất là đáng kể (Pieter, F và Pieter, W 1995). Nói cách khác, lực đấm và đá của chân tay trái không mạnh bằng chân tay phải. Các VĐV được kiểm tra đều thuận bên phải. Do đó, cần tập luyện bên thân trái thường xuyên hơn. [15], [16], [51] Bảng 1.3 cho thấy tốc độ trung bình của các kĩ thuật được kiểm tra về sinh cơ của OTRP. Bảng 1.4 cho thấy lực trung bình của cùng các kĩ thuật, các dữ liệu là một minh họa hay về cơ sở di truyền của tốc độ, cho dù có thể được phát triển một phần thông qua các bài tập sức mạnh và các bài tập phát triển chuyên biệt nhưng tốc độ là tố chất chủ yếu được quyết định bởi di truyền. Theo Wilmore và Costill (1988), mức độ phát triển tốc độ thông qua tập luyện là rất nhỏ so với sức mạnh và sức bền. [15], [16], [51] Tóm lại, không có gì ngạc nhiên khi không có sự khác biệt khoa học về tốc độ giữa bên phải và bên trái. Bảng 1.3: Tốc độ trung bình của các kĩ thuật Taekwondo ( m/s ) [51] Kĩ thuật Nam Nữ Phải Trái Phải Trái Dollyo chagi 15.51 16.26 13.49 13.10 Yop chagi 6.87 6.32 6.00 5.21 Dwit chagi 9.14 8.73 7.56 6.62 Chirugi 11.38 10.05 8.97 8.41 Bảng 1.4: Lực trung bình của các kĩ thuật Taekwondo [15], [16], [51] Kĩ thuật Nam Nữ Phải Trái Phải Trái Dollyo chagi 518.74 510.51 405.97 404.11 Yop chagi 461.78 456.72 408.39 390.66 Dwit chagi 606.92 661.86 584.22 500.89 Chirugi 560.48 457.37 391.65 341.77 Taffe và Pieter (1990) đã nghiên cứu về sức bền ưa khí và yếm khí của các VĐV Taekwondo nam và nữ đỉnh cao của Mỹ. Lứa tuổi trung bình của nam là 24,3 và nữ là 25,6. Chiều cao trung bình của nam là 1,79m và của nữa là 1,72m. Trọng lượng trung bình của nam là 72, 5kg và của nữ là 61,4kg. Bảng 1.5 và 1.6 trình bày giá trị sức bền ưa khí của VĐV Taekwondo đỉnh cao của Mỹ. Có thể nhận xét sau: Sức bền ưa khí của VĐV nam Taekwondo đỉnh cao Mỹ tương đương với VĐV nam Judo đỉnh cao của Mỹ, Canada và VĐV vật của Canada, nhưng cao hơn so VĐV Taekwondo cấp CLB và VĐV môn vật Greco-Roman của Canada. [15], [16], [51] Bảng 1.5: Giá trị trung bình sức bền ưa khí của VĐV Taekwondo đỉnh cao Mỹ. [15], [16], [51] Sức bền ưa khí Nam Nữ VO2 max (1/phút) 4.02 2.82 VO2 max (ml/kg/phút) 55.79 46.95 Bảng 1.6: Giá trị trung bình sức bền ưa khí (ml/kg/phút) của các đối tượng khác [15], [16], [51] Đối tượng Nam Nữ VĐV Judo Canada 57.67 VĐV vật Canada 57.67 VĐV vật Greco-Roman Canada 50.40 VĐV Taekwondo cấp CLB 44.00 VĐV các môn võ thuật 54.20 44.90 VĐV Judo đỉnh cao của Mỹ 55.60 52.00 VĐV Judo CLB Alberta 53.75 43.72 Trên nền tảng các kết quả trên, có thể kết luận VĐV Taekwondo nên tập luyện sức bền ưa khí, tương tự như các VĐV ở các môn giãn cách (intermittent), nếu tập luyện nhiều hơn là không cần thiết và không hợp lý. Tập luyện sức bền ưa khí vượt quá ngưỡng trên sẽ dẫn đến kết quả cơ thể thích nghi quá nhiều với lượng vận động ưa khí, có nghĩa là sự chuẩn bị sức bền ưa khí sẽ vượt quá yêu cầu cần thiết cho VĐV Taekwondo trong thi đấu. Kết quả là sức mạnh bột phát cần thiết cho VĐV Taekwondo trong thi đấu sẽ bị ảnh hưởng, vì tập luyện sức bền ưa khí liên quan đến trạng thái cân bằng, với cường độ tập luyện thấp, trong khi đặc điểm của bài tập yếm khí cần thiết cho thi đấu Taekwondo là cường độ cao, tối đa. Tuy nhiên, việc tập luyện sức bền ưa khí vẫn đóng vai trò quan trọng, vì chỉ có thể phát triển tốt sức bền yếm khí trên nền tảng sức bền ưa khí tốt. Hơn nửa, bản chất thi đấu Taekwondo là sự xen kẽ giữa các hoạt động cường độ tối đa và gần tối đa trong từng hiệp đấu riêng lẻ và khả năng hoạt động kéo dài trong suốt trận đấu, giải đấu, do vậy cần phải có sức bền ưa khí. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thy Ngọc [24]: “Nghiên cứu một số thành phần của trình độ tập luyện ở VĐV Taekwondo 14 – 16 tuổi” đã công bố kết quả nghiên cứu gồm có: - 03 chỉ số về hình thái chức năng chung là chiều cao cơ thể, tỷ lệ mỡ và dung tích sống - Loại hình thần kinh: phản xạ đơn, phản xạ phức - 08 chỉ số đánh giá tố chất thể lực: Trong đó có 03 chỉ số đánh giá thể lực chung là sức bậc, sức nhanh và sức bền và 05 test đánh giá thể lực chuyên môn là: Đá vòng cầu 10s (lần), đá vòng cầu + đá chẻ 10s (lần), đá lướt vòng cầu 30s (lần), đá kẹp 2 bên 2m – 30s (lần), đá vòng cầu 2 chân 10s (lần). Luận án tiến sĩ của Đặng Thị Hồng Nhung [27]: “Nghiên cứu tố chất thể lực chuyên môn để nâng cao hiệu quả một số kỹ thuật tấn công của VĐV nữ Karatedo đội tuyển quốc gia” đã công bố kết quả nghiên cứu gồm có: 07 test đánh giá thể lực chuyên môn và 02 kỹ thuật tấn công hiệu quả thường được sử dụng trong thi đấu, đồng thời đã lựa chọn được 37 bài tập chính có sự kết hợp giữa kỹ thuật với tố chất thể lực chuyên môn để nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công của VĐV nữ Karatedo đội tuyển quốc gia. Ngoài ra luận án đã sử dụng công nghệ 3D vào đánh giá trực tiếp về các thông số kỹ thuật trong tập luyện của VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, đây là những thông số quan trọng trong việc xác định các yếu tố mang tính cảm nhận chủ quan của VĐV và HLV trước khi chưa đưa khoa học công nghệ vào trong quá trình huấn luyện, đó là sự dừng đòn trong thi đấu đối kháng Karatedo. [27] Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Đăng Khánh “Bước đầu nghiên cứu trình độ luyện tập thể lực và kỹ thuật đội tuyển Taekwondo quốc gia” đã công bố 09 test thể lực, 7 test kỹ thuật dành cho VĐV nam và 10 test thể lực, 7 test kỹ thuật dành cho VĐV nữ để đánh giá TĐTL của VĐV quốc gia. [15] Luận án tiến sĩ của Vũ Xuân Thành [35]: “Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ tại Việt Nam” đã lựa chọn được 12 test đánh giá sức mạnh tốc độ cho cho nam VĐV Taekwondo tuyến trẻ lứa tuổi 14 – 17 như sau: Nhóm test tâm lý là phản xạ đơn và phản xạ phức Nhóm test thể lực gồm có: Bật cao tại chỗ, bật cao có đà, bật xa tại chỗ Nhóm test kỹ thuật là: Đá vòng cầu 10s, đá ngang 10s, đá tống sau 10s, di chuyển đá vòng cầu + đá chẻ 10s, di chuyển đá vòng cầu kẹp 10s, đá vòng cầu chân trước 10s, đá 2 đích đối diện cách 2.5m tốc độ cao 10s Các chỉ số động lực học cho 3 kỹ thuật: đá vòng cầu, đá tống sau, đá vòng cầu kẹp 2 chân gồm có thời gian phản xạ, thời gian dùng lực, đỉnh lực, xung lực, chỉ số sức mạnh. Luận án cũng đã lựa chọn được 130 bài tập chuyên môn cơ bản thuộc 03 nhóm bài tập nhằm huấn luyện phát triển sức mạnh cho nam VĐV Taekwondo tuyến trẻ lứa tuổi 14 – 17. [35] Lâm Quang Thành (2004) trong đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập sức mạnh chuyên biệt dành cho VĐV Taekwondo và Judo TPHCM” kết quả cho rằng sức mạnh tốc độ là nền tảng kết hợp của tốc độ, sức mạnh tốc độ rất cần cho VĐV môn Taekwondo. Tập sức mạnh không ảnh hưởng xấu đến sức nhanh, sức bền và mềm dẻo. [34] Trương Ngọc Để (2009) trong đề tài: “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV môn Taekwondo ở các giai đọan huấn luyện trong hệ thống đào tạo VĐV TPHCM” đã xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn chung cho các VĐV Taekwondo trẻ theo các nội dung về hình thái, chức năng sinh lý, tâm lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật. [10] Như vậy, qua phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu có liện quan cho thấy: đa số sử dụng phương pháp lập test sư phạm nhưng chưa ứng dụng các thiết bị kiểm tra sinh cơ trong vận động. Các tác giả nghiên cứu theo độ tuổi, mỗi độ tuổi nghiên cứu tập trung ở một số hạng cân nhất định, nêu rõ giới hạng ở các hạng cân hoặc chỉ số thể trọng trung bình của VĐV từng lứa tuổi, Các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết nhiều vấn đề rộng, phức tạp, tạo tiền đề tốt để nghiên cứu phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh. Với nữ VĐV Taekwondo tuyến năng khiếu trọng điểm lứa tuổi 12 – 14 chưa có công trình nào đưa ra hệ thống các test, các bài tập đầy đủ cơ sở khoa học để phát triển thể lực chuyên môn cũng như đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV. Kết luận chương: qua quá trình phân tích, tổng hợp và nghiên cứu tại chương 1 rút ra một số kết luận sau: 1. Taekwondo là một môn võ đối kháng cá nhân trực tiếp theo các hạng cân, các kỹ thuật động tác được sử dụng trong tấn công có đặc trưng nhanh, mạnh, khéo léo, linh hoạt và chuẩn xác mà bản chất là thể lực chyên môn gắn liền với sự điêu luyện của kỹ thuật. Các kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu của VĐV Taekwondo nữ 12 – 14 tuổi TP.HCM là: lướt đá vòng cầu chân trước và đá chẻ chân trước. 2. Thể lực chuyên môn của Taekwondo là các năng lực hoạt động thể lực được xác định thông qua trình độ về các năng lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo và các phẩm chất tâm lý đặc trưng thích ứng với từng loại năng lực trong hoạt động của môn Taekwondo. Trong đó, sức nhanh, sức mạnh và khả năng linh hoạt là những năng lực nổi trội nhất trong hoạt động thi đấu đối kháng của Taekwondo. 3. Các giai đoạn lứa tuổi trong quá trình sinh trưởng và phát dục của thiếu niên có đặc điểm rất khác nhau. Các môn thể thao khác nhau có yêu cầu đối với cơ thể cũng khác nhau. Do vậy thời điểm nào phát triển các tố chất thể lực cho VĐV thiếu niên vào một môn thể thao nào là một trong những vấn đề quan trọng. 4. Việc lập kế hoạch trong huấn luyện thể hiện một quy trình có tổ chức, có phương pháp và khoa học giúp VĐV đạt trình độ cao nhất trong tập luyện và thi đấu. Vì vậy, lập kế hoạch là công cụ quan trọng nhất của HLV trong quá trình điều khiển chương trình HL một cách khoa học. (Bompa,1996) [55]. Chương trình thực nghiệm cần sắp xếp phù hợp với các giai đoạn của kế hoạch huấn luyện năm. Đây là cơ sở để ứng dụng các chương trình thực nghiệm vào các giai đoạn chuẩn bị chung và chuyên môn theo kế hoạch huấn luyện năm của đội tuyển Taekwondo TP.HCM. 5. Qua phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến môn Taekwondo cho thấy: Hầu hết các tác giả chưa tập trung tới các khách thể là VĐV phong trào và năng khiếu, phần lớn tập trung vào các khách thể VĐV đỉnh cao - VĐV đội tuyển quốc gia và chưa tác giả nào đề cập tới nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuyển tuyến năng khiếu trong điểm TPHCM. Chưa có công trình nghiên cứu một cách khoa học về nghiên cứu các bài tập nhẳm phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV Taekwondo 12 - 14 tuổi TPHCM, từ đó khẳng định luận án không trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã được công bố. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Gồm 16 nữ vận động viên Taekwondo lứa tuổi 12 – 14 thuộc tuyến năng khiếu trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh từ 29kg đến 47kg thuộc 2 nhóm hạng cân (dưới 41kg và trên 41kg đến 47kg), là đối tượng được sử dụng trong thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn đã được lựa chọn. 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu: Các VĐV nữ môn Taekwondo tuyến năng khiếu trọng điểm của đội tuyển TPHCM ở nội dung thi đấu đối kháng từ hạng cân 29kg tới 51kg hiện đang tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT TP.HCM Luận án nhận thấy, khách thể tham gia thực nghiệm sư phạm tuy còn hạn chế về số lượng, do đặc thù của môn thể thao - là môn thi đấu đối kháng cá nhân, trình độ của họ tương đối đồng đều, không chênh lệch lớn, đây cũng là một lý do khách quan, những VĐV được đưa lên đội tuyển hầu hết là những VĐV đã có thành tích thi đấu trong nước, hầu hết là những VĐV đã đạt đẳng cấp 1 và kiện tướng (Đã đạt thành tích cao tại các giải Giải Trẻ khu vực miền nam Giải Trẻ Toàn Quốc, Giải Hội Khỏe Phù Đổng, Giải Cadet thế giới, Giải Cadet Châu Á). Do vậy, nếu luận án tiến hành nghiên cứu ở các nhóm VĐV ở các địa phương làm đối chứng thì sẽ không có sự đồng nhất: về điều kiện tập luyện, huấn luyện, dinh dưỡng và các điều kiện khác hơn nữa trình độ không có sự đồng đều đáng kể, do đó không có tính tin cậy trong việc so sánh giữa các đối tượng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Tham khảo và phân tích các tư liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu khoa học, lý luận và phương pháp thể dục thể thao, kỹ – chiến thuật Taekwondo, luật thi đấu Taekwondo, các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi khách thể nghiên cứu, hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu hình thành nên cơ sở lý luận về thể lực chuyên môn cho VĐV Taekwondo tuyến năng khiếu trọng điểm TPHCM, xây dựng giả thiết khoa học, xác định mục đích và mục tiêu nghiên cứu, kiểm chứng và bàn luận kết quả trong khi thực hiện luận án. 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này nhằm tìm hiểu và tham khảo các chuyên gia hiện đang trực tiếp làm công tác huấn luyện tại các trung tâm thể dục thể thao trên toàn quốc. Qua tổng hợp phiếu phỏng vấn của các chuyên gia về mức độ quan trọng của thể lực chuyên môn trong môn Taekwondo và đề ra một số bài tập để nâng cao hiệu quả huấn luyện. Từ đó lựa chọn được các bài tập thể lực chuyên môn phù hợp với VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi TPHCM, để áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả huấn luyện và thành tích thi đấu cho khách thể nghiên cứu. 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp quan sát sư phạm dùng để quan sát thống kê các kỹ thuật tấn công trong thi đấu của VĐV. Cách thu nhận thông tin quan sát: quan sát bằng mắt thường và ghi vào biên bản quan sát được chuẩn bị từ trước (phụ lục 1), bằng các ký hiệu về số lần, lượt thực hiện, thời gian thực hiện và thời gian nghỉ giữa các bài tập. Quan sát bằng việc ghi hình bằng Camera tại các buổi tập và các giải đấu trong nước, làm tư liệu lưu trữ chính xác về các kỹ thuật, các bài tập được thực hiện trong quá trình tập luyện và thi đấu. Tổ chức quan sát sư phạm đối với các giải đấu quan trọng nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của các giải Quốc Gia (Giải Học Sinh Khu Vực Miền Nam, Giải Trẻ,). Các thông tin nhận được từ quan sát sư phạm sẽ được xử lý rút ra kết luận cần thiết, phục vụ giải quyết mục tiêu 1 và mục tiêu 2 của luận án. 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm: Tiến hành lấy số liệu thông qua các test được xác định từ mục tiêu 1 lấy số liệu ban đầu và lấy số liệu sau một chu kỳ tập luyện về thành tích các test nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của phương pháp này nhằm kiểm nghiệm trong thực tiễn độ tin cậy của các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời trên cơ sở của việc kiểm tra sư phạm, luận án tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn đánh thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu. Quá trình tổ chức kiểm tra được tiến hành trong 06 tháng. Khách thể là các nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thuộc tuyến năng khiếu trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh, tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh. Các test sư phạm được sử dụng trong quá trình kiểm tra gồm: Test 1: Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần) Mục đích: Đánh giá năng lực sức nhanh của đòn đá đơn và khả năng phán đoán khoảng cách khi ra đòn của VĐV Dụng cụ: 01 lumper, 01 đồng hồ bấm giây, 01 cây còi, 02 người phục vụ. Cách thực hiện: - Người phục vụ cầm lumper đưa ra phía trước, độ cao ngang tầm thắt lưng - Người kiểm tra đứng ở tư thế thủ chiến đấu (chân nào đá thì đặt phía trước, chân trụ đặt phía sau) cách người phục vụ 1m. Khi nghe tiếng còi thì bắt đầu thực hiện đá vòng cầu 1 chân tại chỗ với tốc độ nhanh nhất trong thời gian 10s. Yêu cầu kỹ thuật và cách đánh giá: Người kiểm tra ra đòn nhanh, chính xác, khi thực hiện điểm tiếp xúc của chân vào mục tiêu phải là mu bàn chân. Thành tích đạt được là số lần đá vòng cầu chạm vào mục tiêu. Những đòn đá không chạm vào mục tiêu coi như không tính. Test 2: Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ 10s (lần). Mục đích: Đánh giá năng lực sức nhanh của VĐV. Dụng cụ: 02 vợt đá, 01 đồng hồ bấm giây, 01 cây còi, 02 người phục vụ. Cách thực hiện: - Người phục vụ 2 tay cầm 2 vợt đá song song nhau, độ cao ngang tầm thắt lưng - Người kiểm tra đứng ở tư thế thủ chiến đấu, cách người phục vụ 1m. Khi nghe tiếng còi thì bắt đầu thực hiện đá vòng cầu liên tục bằng 2 chân luân phiên thay đổi nhau với tốc độ nhanh nhất trong thời gian 10s. Yêu cầu kỹ thuật và cách đánh giá: Người kiểm tra ra đòn nhanh, chính xác, khi thực hiện điểm tiếp xúc của chân vào mục tiêu phải là mu bàn chân. Thành tích đạt được là số lần đá vòng cầu chạm vào mục tiêu. Những đòn đá không chạm vào mục tiêu coi như không tính. Test 3: Đá lướt vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần) Mục đích: Đánh giá năng lực sức nhanh của VĐV. Dụng cụ: 01 lumper, 01 đồng hồ bấm giây, 01 cây còi, 02 người phục vụ. Cách thực hiện: - Người phục vụ cầm lumper đưa ra phía trước, độ cao ngang tầm thắt lưng - Người kiểm tra đứng ở tư thế thủ chiến đấu (chân nào đá thì đặt phía trước, chân trụ đặt phía sau) cách người phục vụ 1.5m. Khi nghe tiếng còi thì bắt đầu thực hiện đá lướt vòng cầu với tốc độ nhanh nhất trong thời gian 10s. Yêu cầu kỹ thuật và cách đánh giá: Người kiểm tra ra đòn nhanh, chính xác, khi thực hiện điểm tiếp xúc của chân vào mục tiêu phải là mu bàn chân. Thành tích đạt được là số lần đá vòng cầu chạm vào mục tiêu. Những đòn đá không chạm vào mục tiêu coi như không tính. Test 4: Đá chẻ 1 chân trước tại chỗ 10s (lần) Mục đích: Đánh giá năng lực sức nhanh của VĐV. Dụng cụ: 01 vợt đá đôi, 01 đồng hồ bấm giây, 01 cây còi, 02 người phục vụ. Cách thực hiện: - Người phục vụ cầm vợt đá đưa ra trước, độ cao ngang tầm mặt của người kiểm tra. - Người kiểm tra đứng ở tư thế thủ chiến đấu, cách người phục vụ 1m. Khi nghe tiếng còi thì bắt đầu thực hiện đá chẻ tại chỗ liên tục bằng chân trước với tốc độ nhanh nhất trong thời gian 30s. Yêu cầu kỹ thuật và cách đánh giá: Người kiểm tra ra đòn nhanh, chính xác, khi thực hiện điểm tiếp xúc của chân vào mục tiêu phải là lồng bàn chân. Thành tích đạt được là số lần đá chẻ bằng lồng bàn chân chạm vào mục tiêu. Những đòn đá không chạm vào mục tiêu coi như không tính. Test 5: Lướt đá ngang 1 chân tại chỗ trong 10s (lần) Mục đích: Đánh giá năng lực sức nhanh của VĐV. Dụng cụ: 01 lumper, 01 đồng hồ bấm giây, 01 cây còi, 02 người phục vụ. Cách thực hiện: - Người phục vụ cầm vợt đá lumper đưa ra phía trước, độ cao ngang tầm thắt lưng - Người kiểm tra đứng ở tư thế thủ chiến đấu (chân nào đá thì đặt phía trước, chân trụ đặt phía sau) cách người phục vụ 1.5m. Khi nghe tiếng còi thì bắt đầu thực hiện đá lướt vòng cầu với tốc độ nhanh nhất trong thời gian 10s. Yêu cầu kỹ thuật và cách đánh giá: Người kiểm tra ra đòn nhanh, chính xác, khi thực hiện điểm tiếp xúc của chân vào mục tiêu phải là mu bàn chân. Thành tích đạt được là số lần đá vòng cầu chạm vào mục tiêu. Những đòn đá không chạm vào mục tiêu coi như không tính. 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp thực nghiệm sư phạm dùng để đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn trong quá trình nghiên cứu và huấn luyện thể lực chuyên môn trong việc nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu của các nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định sự lựa chọn, sắp xếp chúng là chính xác, khoa học và có hiệu quả cao. Tổ chức thực nghiệm sư phạm theo phương pháp so sánh trình tự, được tiến hành trong thời gian một chu kỳ huấn luyện năm và chia thành 02 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 15/2 đến 7/4/2016; giai đoạn 2 từ 7/4 đến 18/8/2016. Sau mỗi giai đoạn có kiểm tra, đánh giá, so sánh giữa các khách thể với nhau. Từ đó rút ra kết luận về các phương án bài tập hiệu quả để phát triển thể lực chuyên môn của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.6. Phương pháp phân tích sinh cơ học: 2.2.6.1 Phương pháp quan trắc video graphic (hệ thống 3D Simi Motion): Đây là phương pháp đo lường các tham số trong vận động nhờ ghi hình và phân tích hình ảnh Videographic đã được Viện PMG (Viện kiểm định, xác nhận tính chính xác về các thiết bị nghiên cứu y học của Gaz) chứng nhận. Các thông số vận động có thể thu được là thời gian, tốc độ, gia tốc, góc độ di chuyển... Nhờ ghi hình với các camera kỹ thuật số và ứng dụng các phần mềm chuyên dụng, ta có thể phân tích chuyển động của VĐV trong không gian 3 chiều bằng hệ thống 3D Simi Motion. Tính năng của hệ thống phân tích chuyển động 3D Simi Motion: Phần mềm Simi-motion 3D dùng để: đánh dấu các khớp trên cơ thể (có tự động báo độ chính xác) và lưu lại các điểm trên khung hình; tự động đo lường các thông số kỹ thuật ở mỗi thời điểm cụ thể trong quá trình chuyển động; tạo môi trường không gian 3D trên máy vi tính và trình diễn chuyển động của vận động viên trong không gian 3D; tự động cho ta các tham số kỹ thuật ở mỗi thời điểm cụ thể và của từng bộ phận cơ thể theo trục x (thẳng đứng), trục y (nằm ngang) và trục z (chiều sâu). Tiến trình quay và định chuẩn bài tập trắc nghiệm: Phương pháp ghi hình Videographic sử dụng trong luận án để phân tích kỹ thuật thực hiện đòn đá của nữ VĐV Taekwondo 12 - 14 tuổi TPHCM. Dùng 4 camera kỹ thuật số cùng một lúc ghi hình đồng bộ (tự động đồng bộ bắt đầu ghi hình). Tốc độ ghi hình là 200 hình/giây (tốc độ cao). Trong trường hợp không có các loại camera này, cũng có thể thay thế bằng các camera kỹ thuật số 50 hình/giây, nhưng phải cùng đồng bộ bắt đầu ghi hình. Cách đặt 4 camera như sau: 4 Camera được đặt ở 4 góc thảm đấu Taekwondo (kích thước 8m x 8m). Yêu cầu cả 4 camera phải quan sát được toàn...h. + Lượng vận động: Thực hiện 3 tổ, hết mỗi tổ nghỉ 2 phút (thả lỏng tích cực) Yêu cầu: Thực hiện hết 10m Bài tập số 18: Bật ngang qua nhiều chướng ngại vật Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ và độ linh hoạt của chân và khả năng phối hợp cơ thể Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Người thực hiện ở tư thế đứng hai chân ngang bằng và rộng bằng vai, mắt nhìn thẳng, gối gập 90o, hông gập sâu, thân mình gần chạm đùi, hai tay duỗi ra sau, lưng thẳng. + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, người thực hiện duỗi hông, gối, cổ chân với tốc độ bột phát để bật cao hết sức qua chướng ngại vật, phân trên cơ thể gữi thẳng khi tiếp đất gập hông, gối, cổ chân để hoãn xung bằng 2 chân sau đó lại tiếp tục ngay lập tức cho đến hết hàng và bật ngược trở lại trở về vị trí ban đầu + Lượng vận động: 2 lượt đi + 2 lượt về/tổ thực hiện 2 tổ, hết mỗi tổ nghỉ 2 phút (thả lỏng tích cực) Yêu cầu: Không để cho chân chạm vào chướng ngại vật Nhóm bài tập sức bền Bài tập số 4: Bài tập thi đấu khi đang thua điểm Mục đích: Phát triển sức bền kỹ thuật tấn công, phản công trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Chia 2 người/tổ, mặc giáp, mũ theo qui định thi đấu. + Thực hiện: Người thực hiện đang thua điểm cố gắng di chuyển tấn công để ghi điểm. Người phục vụ di chuyển tránh né hoặc tìm cơ hội phản công. + Lượng vận động: 30giây/tổ x 3 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi vị trí. Yêu cầu: Các cặp đấu di chuyển nhanh các hướng đột ngột, thực hiện kỹ thuật như thi đấu. Bài tập số 5: Bài tập thi đấu đánh hiệp phụ điểm vàng Mục đích: Phát triển sức bền kỹ thuật tấn công, phản công trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Chia 2 người/tổ, mặc giáp, mũ theo qui định thi đấu. + Thực hiện: Cả 2 thi đấu tích cực 30 giây cuối cùng của hiệp đấu, thực hiện các sở trường để tấn công, phản công ghi điểm vàng. + Lượng vận động: 30giây/tổ x 3 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi vị trí. Yêu cầu: Các cặp đấu di chuyển nhanh các hướng đột ngột, thực hiện kỹ thuật như thi đấu. Bài tập số 6: Bài tập thi đấu các kỹ thuật chân trước Mục đích: Phát triển sức bền kỹ thuật tấn công, phản công chân trước trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Chia 2 người/tổ, mặc giáp, mũ theo qui định thi đấu. + Thực hiện: Cả 2 thi đấu tích cực 30 giây cuối cùng của hiệp đấu, chỉ được thực hiện các kỹ thuật chân trước để tấn công, phản công ghi điểm. + Lượng vận động: 30giây/tổ x 3 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Yêu cầu: Các cặp đấu di chuyển nhanh các hướng đột ngột, thực hiện kỹ thuật như thi đấu. Bài tập số 7: Bài tập thi đấu các kỹ thuật chân sau Mục đích: Phát triển sức bền kỹ thuật tấn công, phản công chân sau trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Chia 2 người/tổ, mặc giáp, mũ theo qui định thi đấu. + Thực hiện: Cả 2 thi đấu tích cực 30 giây cuối cùng của hiệp đấu, chỉ được thực hiện các kỹ thuật chân sau để tấn công, phản công ghi điểm. + Lượng vận động: 30giây/tổ x 3 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Yêu cầu: Các cặp đấu di chuyển nhanh các hướng đột ngột, thực hiện kỹ thuật như thi đấu. Bài tập số 8: Bài tập thi đấu các kỹ thuật 2 chân có quy ước Mục đích: Phát triển sức bền kỹ thuật tấn công, phản công chân sau trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Chia 2 người/tổ, mặc giáp, mũ theo qui định thi đấu. + Thực hiện: Cả 2 thi đấu tích cực 30 giây cuối cùng của hiệp đấu, chỉ được thực hiện các kỹ thuật đã quy định trước trận đấu để tấn công, phản công ghi điểm. + Lượng vận động: 30giây/tổ x 3 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi kỹ thuật. Yêu cầu: Các cặp đấu di chuyển nhanh các hướng đột ngột, thực hiện kỹ thuật như thi đấu. Bài tập số 9: Bài tập thi đấu hàng dọc Mục đích: Phát triển sức bền kỹ thuật tấn công, phản công trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Cả lớp đứng thành hàng dọc, người thực hện đứng đối diện người đứng đầu hàng. + Thực hiện: Khi có hiệu, người đứng đầu hàng tấn công, người thực hiện sẽ đỡ đòn và phản đòn. Sau đó người đứng đầu hàng trở về cuối hàng, người thứ 2 lại trở thành người đứng đầu hàng và tiếp tục. + Lượng vận động: 20giây/tổ x 3 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Sau đó tổ đổi người kế tiếp cho đến hết. Yêu cầu: Các cặp đấu di chuyển nhanh các hướng đột ngột, thực hiện kỹ thuật quy ước. Bài tập số 10: Thi đấu sử dụng kỹ thuật phối hợp (tối đa 3 động tác) Mục đích: Phát triển sức bền kỹ thuật tấn công, phản công trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Chia 2 người/tổ, mặc giáp, mũ theo qui định thi đấu + Thực hiện: Cả 2 thi đấu tích cực 30 giây cuối cùng của hiệp đấu, chỉ được thực hiện các kỹ thuật phối hợp tối đa 3 động tác đã quy ước để tấn công, phản công ghi điểm. + Lượng vận động: 30giây/tổ x 3 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi kỹ thuật. Yêu cầu: Các cặp đấu di chuyển nhanh các hướng đột ngột, thực hiện kỹ thuật như thi đấu. Nhóm bài tập mềm dẻo Bài tập số 1: Xoạc dẻo 3 tư thế: Ngang-dọc trái-dọc phải Mục đích: Nâng cao khả năng dẻo háng. Cách tiến hành: + Chuẩn bị đối với xoạc ngang: Chia thành từng cặp, người thực hiện ngồi, nằm ngửa sấp trên thảm, 2 chân dang rộng, 2 tay chống phía sau. Người phục vụ ngồi tư thế đối diện 2 chân đạp vào chân thực hiện, 2 tay chống phía sau. + Khi có hiệu lệnh, người thực hiện mở hết khớp háng sang 2 bên bằng sự phụ giúp của người phục vụ đạp đối với xoạc ngang. + Chuẩn bị đối với xoạc dọc trái, phải: Chia thành từng cặp. Người phục vụ đứng 2 chân rộng bằng vai. Người thực hiện đứng gác chân lên vai người phục vụ. + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, người phục vụ bước lùi 1 chân ra phía sau + Lượng vận động: 1 phút/tổ x 2 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi chân thực hiện Yêu cầu: Chân thẳng, không gập gối Bài tập số 2: Đá hất cao chân sau với gối đá (phải, trái) Mục đích: Nâng cao khả năng mềm dẻo nhóm cơ sinh đôi, tứ đầu đùi, nhị đầu đùi, mông, gập duổi hông, lưng và khả năng phối hợp động tác. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Người thực hiện ở tư thế thủ chân đá để phía sau, lưng thẳng, cổ chân đá buộc dây chun. + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, người thực hiện kỹ thuật đá hất cao chân sau, hai tay đưa sang hai bên thân mình, gọn theo chân, đầu gối. + Lượng vận động: 15 giây/tổ x 2 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi chân thực hiện Yêu cầu: Dây chung căng, cổ chân gập, mũi bàn chân khi đưa lên ngang đầu Bài tập số 4: Nằm gập 2 cẳng chân với gối đá cùng lúc Mục đích: Nâng cao khả năng mềm dẻo nhóm cơ sinh đôi, tứ đầu đùi, nhị đầu đùi, mông. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Người thực hiện ở tư thế nằm sấp, cổ chân lồng dây chun. + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh gập 2 cẳng chân lại sau đó duỗi ra và tiếp tục. + Lượng vận động: 15 giây/tổ x 2 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Yêu cầu: cổ chân duỗi, mũi bàn chân thẳng Bài tập số 5: Nằm nghiêng đá vòng cầu (Dorlyo – chagi) với gối đá (phải, trái) Mục đích: Nâng cao khả năng mềm dẻo nhóm cơ sinh đôi, tứ đầu đùi, nhị đầu đùi, mông, gập duỗi hông, lưng và khả năng phối hợp động tác. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Người thực hiện ở tư thế nằm nghiêng, bàn chân lồng dây chun, chân đá để trên. + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh gập gối lại sát mông sau đó duỗi căng gối ra thực hiện liên tục + Kết thúc bài tập: Người tập thả lỏng tích cực. + Lượng vận động: 15 giây/tổ x 2 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi chân thực hiện Yêu cầu: cổ chân duỗi, mũi bàn chân thẳng Bài tập số 7: Tại chỗ phản đòn quay sau móc gót (phải, trái) vào phần mặt Mục đích: Nâng cao khả năng mềm dẻo phản công đòn Quay sau móc gót tầm cao trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Người thực hiện đứng thế thủ thi đấu, chân đá để phía sau. Người phục vụ cầm đích đối diện với khoảng cách hợp lý. + Thực hiện: Người phục vụ di chuyển bước lên 1 bước, người thực hiện phản công đòn Quay sau móc gót vào đích đa tiếp tục lùi dần hết chiều dài thảm 10m + Lượng vận động: 10m/tổ x 2 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi chân (phải, trái) Yêu cầu: Đòn đá dài, úp hông, tiếp xúc bằng mu bàn chân, thu chân về nhanh, ổn định trọng tâm. Nhóm bài tập khéo léo (phối hợp vận động) Bài tập số 1: Di chuyển zích zắc qua người Mục đích: Nâng cao khả năng phối hợp vận động Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Xếp thành 1 hàng dọc thảm 10m, mỗi người cách nhau khoảng 1m. + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, người đứng cuối cùng di chuyển nhanh qua người phía trên hình chữ Z cho đến người cuối cùng thì dừng lại để làm vật cản để người kế tiếp di chuyển qua. Cứ liên tục cho đến hết vòng thảm. + Lượng vận động: 10 lần/tổ thực hiện 2 tổ, hết mỗi tổ nghỉ 2 phút (thả lỏng tích cực) Yêu cầu: Mắt nhìn phía trước, vai, hông thả lỏng tự nhiên Bài tâp số 2 : Phối hợp tấn công 3 động tác bằng 2 chân (mục tiêu cố định và mục tiêu di chuyển). Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp di chuyển và tấn công bằng chân theo tình huống thi đấu bằng cách di chuyển tấn công 3 động tác liên tiếp bằng 2 chân vào đối phương. Cách tiến hành: + 2 VĐV mang bảo hộ đầy đủ như thi đấu (phòng tránh chấn thương), vào vị trí thi đấu đứng cách nhau 1m. Quy ước VĐV A thực hiện tấn công 3 động tác lien tiếp vào đối phương bằng 2 chân và sau đó tiếp tục di chuyển tấn công 3 động tác tiếp tục vào VĐV B khi đối phương di chuyển. Khi có hiệu lệnh thì lập tức di chuyển thực hiện. + HLV thay đổi VĐV B tấn công, VĐV A di chuyển. Thay đổi VĐV khác nhau khi kết thúc mỗi lượt tập để tập luyện với các đối tượng khác nhau. + Lượng vận động: 10 lần/tổ thực hiện 2 tổ, hết mỗi tổ nghỉ 2 phút Yêu cầu: VĐV B tích cực di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo né tránh kỹ thuật tấn công của đối phương, VĐV A cố gắng di chuyển theo và thực hiện kỹ thuật tấn công 3 động tác bằng 2 chân liên tiếp vào đối phương, ghi điểm theo đúng luật thi đấu Taekwondo. Bài tâp số 3 : Phối hợp tấn công 4 động tác bằng 2 chân (mục tiêu cố định và mục tiêu di chuyển). Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp di chuyển và tấn công bằng chân theo tình huống thi đấu bằng cách di chuyển tấn công 4 động tác liên tiếp bằng 2 chân vào đối phương. Cách tiến hành: + 2 VĐV mang bảo hộ đầy đủ như thi đấu (phòng tránh chấn thương), vào vị trí thi đấu đứng cách nhau 1m. Quy ước VĐV A thực hiện tấn công 4 động tác lien tiếp vào đối phương bằng 2 chân và sau đó tiếp tục di chuyển tấn công 4 động tác tiếp tục vào VĐV B khi đối phương di chuyển. Khi có hiệu lệnh thì lập tức di chuyển thực hiện. + HLV thay đổi VĐV B tấn công, VĐV A di chuyển. Thay đổi VĐV khác nhau khi kết thúc mỗi lượt tập để tập luyện với các đối tượng khác nhau. + Lượng vận động: 10 lần/tổ thực hiện 2 tổ, hết mỗi tổ nghỉ 2 phút Yêu cầu: VĐV B tích cực di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo né tránh kỹ thuật tấn công của đối phương, VĐV A cố gắng di chuyển theo và thực hiện kỹ thuật tấn công 4 động tác bằng 2 chân liên tiếp vào đối phương, ghi điểm theo đúng luật thi đấu Taekwondo. Bài tâp số 4 : Phối hợp tấn công, phản công 3 động tác bằng 2 chân (mục tiêu cố định và mục tiêu di chuyển). Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp di chuyển tấn công và phản công bằngchân theo tình huống thi đấu bằng cách di chuyển tấn công đồng thời di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo né tránh kỹ thuật phản công của đối phương và phản công 2 động tác bằng 2 chân vào đối phương. Cách tiến hành: + 2 VĐV mang bảo hộ đầy đủ như thi đấu (phòng tránh chấn thương), vào vị trí thi đấu đứng cách nhau 1m. Quy ước VĐV A thực hiện tấn công 1 động tác vào đối phương. Sau khi VĐV A tấn công VĐV B di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo né tránh kỹ thuật tấn công của đối phương và thực hiện động tác phản công. VĐV A lập tức di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo né tránh kỹ thuật phàn công của đối phương và thực hiện 2 động tác phản công bằng 2 chân vào đối phương. Khi có hiệu lệnh thì lập tức di chuyển thực hiện. + HLV thay đổi VĐV B tấn công, VĐV A di chuyển. Thay đổi VĐV khác nhau khi kết thúc mỗi lượt tập để tập luyện với các đối tượng khác nhau. + Lượng vận động: 10 lần/tổ thực hiện 2 tổ, hết mỗi tổ nghỉ 2 phút Yêu cầu: VĐV B tích cực di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo né tránh kỹ thuật tấn công của đối phương, VĐV A cũng tích cực di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo né tránh kỹ thuật phản công của VĐV B và lập tức thực hiện kỹ thuật phản công 2 động tác bằng 2 chân liên tiếp vào đối phương, ghi điểm theo đúng luật thi đấu Taekwondo. Bài tâp số 5 : Phối hợp tấn công, phản công 4 động tác bằng 2 chân (mục tiêu cố định và mục tiêu di chuyển). Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp di chuyển tấn công và phản công bằng chân theo tình hu ng thi đấu bằng cách di chuyển tấn công 2 động tác bằng 2 chân đồng thời di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo né tránh kỹ thuật phản công của đối phương và phản công 2 động tác bằng 2 chân vào đối phương. Cách tiến hành: + 2 VĐV mang bảo hộ đầy đủ như thi đấu (phòng tránh chấn thương), vào vị trí thi đấu đứng cách nhau 1m. Quy ước VĐV A thực hiện tấn công 2 động tác tấn công bằng 2 chân vào đ ố i phương. Sau khi VĐV A tấn công VĐV B di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo né tránh kỹ thuật tấn công của đối phương và thực hiện động tác phản công. VĐV A lập tức di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo né tránh kỹ thuật phàn công của đối phương và thực hiện 2 động tác phản công bằng 2 chân vào đối phương. Khi có hiệu lệnh thì lập tức di chuyển thực hiện. Thời gian thực hiện là 2 phút. + HLV thay đổi VĐV B tấn công, VĐV A di chuyển. Thay đổi VĐV khác nhau khi kết thúc mỗi lượt tập để tập luyện với các đối tượng khác nhau. + Lượng vận động: 10 lần/tổ thực hiện 2 tổ, hết mỗi tổ nghỉ 2 phút Yêu cầu: VĐV B tích cực di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo né tránh kỹ thuật tấn công của đối phương, VĐV A cũng tích cực di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo né tránh kỹ thuật phản công của VĐV B v lập tức thực hiện kỹ thuật phản công 2 động tác bằng 2 chân liên tiếp vào đối phương, ghi điểm theo đúng luật thi đấu Taekwondo. Bài tâp 6 : Đá phản xạ với vợt đá bằng 2 chân (sử dụng các kỹ thuật theo quy định). Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp di chuyển tấn công và phản công bằng chân theo tình huống thi đấu bằng cách di chuyển tấn công và phản công theo vị trí của đối phương. Cách tiến hành: + 2 VĐV/1 cặp, đứng đối diện nhau, VĐV B cầm vợt đá và VĐV A là người thực hiện các kỹ thuật tấn công và phản công. Quy ước VĐV B liên tục di chuyển tự do và bất ngờ đưa vợt đá lên, VĐV A di chuyển theo VĐV B và lập tức thực hiện kỹ thuật tấn công hay phản công vào vợt đá do VĐV B đưa ra. + Khi có hiệu lệnh thì lập tức di chuyển thực hiện. + Lượng vận động: 1 phút/tổ thực hiện 3 tổ, hết mỗi tổ nghỉ 2 phút Yêu cầu: VĐV B tích cực di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo và liên tục bất ngờ đưa vợt đá cho VĐV A thấy, VĐV A cũng tích cực di chuyển tiến, lùi, bước ngang, bước chéo theo VĐV B v lập tức thực hiện kỹ thuật tấn công và phản công vào vợt đá. Bài tập 8: Giật lùi một nhịp phản vòng cầu xoay 360o chân trước (phải, trái) vào phần thân. Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp di chuyển phản công vòng cầu chân sau trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Người thực hiện đứng thế thủ thi đấu, chân đá để phía sau. Người phục vụ mặc giáp hoặc cầm đích đá đứng đầu thảm, đối diện người thực hiện với khoảng cách hợp lý + Thực hiện: Người phục vụ tiến lên 1 nhịp, người thực hiện giật lùi 2 chân về sau tạo khoảng cách hợp lý, thực hiện phản công vòng cầu xoay 360o chân trước vào giáp (đích), người phục vụ lui về cuối thảm. + Lượng vận động: 10m/tổ x 2 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi chân (trái, phải) Yêu cầu: Đòn đá dài, úp hông, tiếp xúc bằng mu bàn chân, thu chân về nhanh, ổn định trọng tâm. Bài tập số 10: Giật lùi chéo 45o phản đòn chẻ (Naeryo) chân sau (phải, trái) vào phần mặt. Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp di chuyển phản đòn chẻ chân sau tầm cao trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Người phục vụ cầm đích đá đứng đối diện với khoảng cách hợp lý. + Thực hiện: Người phục vụ di chuyển tiến lên 1 nhịp, người thực hiện bật chéo về sau 45o lấy chân trước làm trụ, phản chẻ chân sau tốc độ cao vào đích đá. Người phục vụ lùi dần về cuối thảm. + Lượng vận động: 10m/tổ x 2 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi chân (phải, trái). Yêu cầu: Đòn đá dài, úp hông, tiếp xúc bằng lòng bàn chân, thu chân về nhanh, ổn định trọng tâm. Bài tập số 11: Giật lui chéo 45o phản đòn chẻ (Naeryo) chân trước (phải, trái) vào phần mặt. Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp di chuyển phản đòn chẻ chân trước tầm cao trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Người phục vụ cầm đích đá đứng đối diện với khoảng cách hợp lý. + Thực hiện: Người phục vụ di chuyển tiến lên 1 nhịp, người thực hiện bật chéo về sau 45o lấy chân sau làm trụ, phản chẻ chân trước tốc độ cao vào đích đá. Người phục vụ lùi dần về cuối thảm. + Lượng vận động: 10m/tổ x 2 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi chân (phải, trái). Yêu cầu: Đòn đá dài, úp hông, tiếp xúc bằng lòng bàn chân, thu chân về nhanh, ổn định trọng tâm. Bài tập số 12: Giật lùi 1 nhịp, phản đòn chẻ (Naeryo – chagi) chân sau (phải, trái) vào phần mặt Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp di chuyển phản đòn chẻ chân sau tầm cao trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Người phục vụ cầm đích đá đứng đối diện với khoảng cách hợp lý. + Thực hiện: Người phục vụ di chuyển tiến lên 1 nhịp, người thực hiện bật lùi 2 chân về sau, lấy chân trước làm trụ, phản chẻ chân sau tốc độ cao vào đích đá. Người phục vụ lùi dần về cuối thảm. + Lượng vận động: 10m/tổ x 2 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi chân (phải, trái). Yêu cầu: Đòn đá dài, úp hông, tiếp xúc bằng lòng bàn chân, thu chân về nhanh, ổn định trọng tâm. Bài tập số 13: Giật lùi 1 nhịp, phản đòn chẻ (Naeryo – chagi) chân trước (phải, trái) vào phần mặt Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp di chuyển phản đòn chẻ chân trước tầm cao trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Người phục vụ cầm đích đá (giáp, đội mũ) đứng đối diện với khoảng cách hợp lý. + Thực hiện: Người phục vụ di chuyển tiến lên 1 nhịp, người thực hiện bật lùi 2 chân về sau, lấy chân sau làm trụ, phản chẻ chân trước tốc độ cao vào đích đá. Người phục vụ lùi dần về cuối thảm. + Lượng vận động: 10m/tổ x 2 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi chân (phải, trái). Yêu cầu: Đòn đá dài, úp hông, tiếp xúc bằng lòng bàn chân, thu chân về nhanh, ổn định trọng tâm. Bài tập số 14: Di chuyển tự do tấn công mục tiêu di động phía trước bất ngờ. Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp di chuyển tấn công và khả năng phản xạ trong thi đấu Cách tiến hành: + Chuẩn bị: 2 người/1cặp, người phục vụ cầm đích đá, 2 người đều di chuyển như trong thi đấu. + Thực hiện: Người phục vụ di chuyển tự do và bất ngờ đưa đích đá lên, người thực hiện di chuyển theo, tạo khoảng cách hợp lý và khi thấy mục tiêu ngay lập tức thực hiện kỹ thuật tấn công vào đích + Lượng vận động: 30 giây/tổ x 3 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Yêu cầu: Thực hiện ngay khi thấy mục tiêu xuất hiện. Đòn đá dài, tiếp xúc bằng cạnh bàn chân, thu nhanh, ổn định trọng tâm Bài tập số 15: Giật chéo 45o phản vòng cầu (Dorlyo) chân sau (phải, trái) vào phần thân (mặt) Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp di chuyển kỹ thuật phản công vòng cầu (Dorlyo) chân sau tầm trung trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Người phục vụ mặc giáp đứng đối diện với khoảng cách hợp lý. + Thực hiện: Người phục vụ di chuyển tiến lên 1 nhịp, người thực hiện bật chéo về sau 45o lấy chân trước làm trụ, phản vòng cầu chân sau tốc độ cao vào giáp (đích đá). + Lượng vận động: 10giây/tổ x 2 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Đá liên tục 2 chân (phải, trái) Yêu cầu: Đòn đá dài, úp hông, tiếp xúc bằng mu bàn chân, thu chân về nhanh, ổn định trọng tâm. Bài tập số 16: Giật lùi 1 nhịp phản vòng cầu (Dorlyo) chân trước (phải, trái) vào phần thân (mặt) Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp di chuyển phản công vòng cầu chân sau trong thi đấu. Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Người thực hiện đứng thế thủ thi đấu, chân đá để phía trước. Người phục vụ mặc giáp hoặc cầm đích đá đứng đầu thảm, đối diện người thực hiện với khoảng cách hợp lý + Thực hiện: Người phục vụ tiến lên 1 nhịp, người thực hiện giật lùi 2 chân về sau 1 nhịp, lấy chân sau làm trụ thực hiện kỹ thuật phản vòng cầu chân trước và đích đá (giáp), người phục vụ lùi dần về cuối thảm. + Lượng vận động: 10m/tổ x 2 tổ, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Hết mỗi tổ đổi chân (phải, trái) Yêu cầu: Đòn đá dài, úp hông, tiếp xúc bằng mu bàn chân, thu chân về nhanh, ổn định trọng tâm. PHỤ LỤC 5 PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC TEST SƯ PHẠM ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VĐV TAEKWONDO 12 - 14 TUỔI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM TT Họ & Tên Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần) Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ 10s (lần) Đá lướt vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần) Đá chẻ 1 chân trước tại chỗ 10s (lần) Lướt đá ngang 1 chân tại chỗ trong 10s (lần) Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN 1 Lưu Huệ Nghi 21 25 25 27 16 18 16 19 18 20 2 Trần Võ Gia Hân 17 19 22 24 17 18 13 15 14 17 3 Đặng Thị Kim Ngân 20 23 24 26 16 18 16 18 14 16 4 Huỳnh Thị Hiệp 23 25 27 26 21 24 19 21 12 15 5 Trần Sang Sang 21 22 25 26 18 19 17 19 15 17 6 Dương Kim Hiền 23 24 24 27 22 22 20 22 12 14 7 Nguyễn Ng. Thúy Hằng 21 23 22 25 19 21 17 19 13 15 8 Nguyễn Thị Kim Phi 21 24 25 27 18 21 17 20 15 18 9 Ngô Ngọc Gia Hân 20 22 20 23 16 19 15 16 17 20 10 Trương Minh Châu 24 26 24 25 21 23 13 17 15 17 11 Nguyễn Thị Đức Hạnh 19 21 20 22 17 19 13 16 13 16 12 Lê Thị Thu Nguyệt 19 22 20 21 16 18 15 18 13 15 13 Lương Ngọc Nhi 17 20 20 24 17 20 15 17 14 17 14 Nguyễn Thị Trang 20 23 20 21 15 18 16 17 11 14 15 Trần Thị Ngọc Yến 17 21 21 24 17 19 13 16 17 20 16 Nguyễn T. Ngọc Trâm 22 24 21 24 17 19 15 17 14 16 Giá trị trung bình 20.31 22.75 22.50 24.50 17.69 19.75 15.63 17.94 14.19 16.69 Độ lệch chuẩn 2.15 1.91 2.34 2.00 2.06 1.91 2.09 1.95 1.94 1.99 Cv% 10.59 8.42 10.39 8.16 11.63 9.70 13.40 10.86 13.67 11.93 Max 24.00 26.00 27.00 27.00 22.00 24.00 20.00 22.00 18.00 20.00 Min 17.00 19.00 20.00 21.00 15.00 18.00 13.00 15.00 11.00 14.00 PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VĐV TAEKWONDO 12 - 14 TUỔI TPHCM TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM BẰNG HỆ THỐNG ĐO XUNG LỰC LƯỚT ĐÁ VÒNG CẦU CHÂN TRƯỚC TT Họ & Tên F-Độ lớn cực đại của lực-Peak force (Kg) t - Thời gian va chạm - Duration (ms) T-Thời gian phản ứng - Response time (ms) Xung lực (P=Fxt) (Kgms) chỉ số sức mạnh (SQ= FxP/T/100) Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN 1 Nguyễn Ng. Thúy Hằng 39 52 37 32 1125 963 1443 1664 0.50 0.90 2 Dương Kim Hiền 60 73 25 22 908 905 1500 1606 0.99 1.30 3 Nguyễn T. Ngọc Trâm 34 48 34 29 1052 952 1156 1392 0.37 0.70 4 Trương Minh Châu 55 80 33 25 1106 998 1815 2000 0.90 1.60 5 Lương Ngọc Nhi 80 95 25 21 905 890 2000 1995 1.77 2.13 6 Lê Thị Thu Nguyệt 59 90 24 22 1105 945 1416 1980 0.76 1.89 7 Nguyễn Thị Đức Hạnh 48 59 32 24 1162 1089 1536 1416 0.63 0.77 8 Trần Thị Ngọc Yến 30 45 29 23 1192 1056 870 1035 0.22 0.44 9 Đặng Thị Kim Ngân 85 105 25 19 892 870 2125 1995 2.02 2.41 10 Nguyễn Thị Kim Phi 45 62 27 21 958 943 1215 1302 0.57 0.86 11 Trần Sang Sang 93 93 22 20 948 902 2046 1860 2.01 1.92 12 Trần Võ Gia Hân 77 95 26 21 954 895 2002 1995 1.62 2.12 13 Huỳnh Thị Hiệp 54 73 31 26 1136 924 1674 1898 0.80 1.50 14 Lưu Huệ Nghi 65 95 34 28 878 856 2210 2660 1.64 2.95 15 Nguyễn Thị Trang 59 76 29 23 1058 878 1711 1748 0.95 1.51 16 Ngô Ngọc Gia Hân 55 65 32 30 1109 996 1760 1950 0.87 1.27 Giá trị trung bình 58.63 75.38 29.06 24.13 1030.50 941.38 1654.94 1781.00 1.04 1.52 Độ lệch chuẩn 18.02 18.91 4.37 3.86 107.45 66.37 379.51 379.65 0.58 0.69 Cv% 30.7 25.1 15.0 16.0 10.4 7.1 22.9 21.3 56.2 0.67 Max 93 105 37 32 1192 1089 2210 2660 2.02 2.95 Min 30 45 22 19 878 856 870 1035 0.22 0.44 ĐÁ CHẺ CHÂN TRƯỚC TT Họ & Tên F-Độ lớn cực đại của lực-Peak force (Kg) t - Thời gian va chạm - Duration (ms) T-Thời gian phản ứng - Response time (ms) Xung lực (P=Fxt) (Kgms) chỉ số sức mạnh (SQ= FxP/T/100) Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN 1 Nguyễn Ng. Thúy Hằng 39 52 165 105 972 956 6435 5460 2.58 2.97 2 Dương Kim Hiền 28 38 243 182 1104 1056 6804 6916 1.73 2.49 3 Nguyễn T. Ngọc Trâm 23 33 308 259 1248 1128 7084 8547 1.31 2.50 4 Trương Minh Châu 46 57 183 172 1212 1145 8418 9804 3.19 4.88 5 Lương Ngọc Nhi 42 65 153 135 1042 1008 6426 8775 2.59 5.66 6 Lê Thị Thu Nguyệt 39 46 145 128 1398 1195 5655 5888 1.58 2.27 7 Nguyễn Thị Đức Hạnh 38 48 226 188 1096 989 8588 9024 2.98 4.38 8 Trần Thị Ngọc Yến 30 37 153 137 1328 1128 4590 5069 1.04 1.66 9 Đặng Thị Kim Ngân 44 51 165 126 1215 1185 7260 6426 2.63 2.77 10 Nguyễn Thị Kim Phi 59 64 191 165 1130 1026 11269 10560 5.88 6.59 11 Trần Sang Sang 48 68 153 105 1356 932 7344 7140 2.60 5.21 12 Trần Võ Gia Hân 56 72 191 138 1130 1026 10696 9936 5.30 6.97 13 Huỳnh Thị Hiệp 59 67 191 135 925 908 11269 9045 7.19 6.67 14 Lưu Huệ Nghi 38 45 146 128 905 875 5548 5760 2.33 2.96 15 Nguyễn Thị Trang 42 48 158 133 1102 1035 6636 6384 2.53 2.96 16 Ngô Ngọc Gia Hân 43 51 164 147 1218 1059 7052 7497 2.49 3.61 Giá trị trung bình 42.13 52.63 183.44 148.94 1148.81 1040.69 7567.13 7639.44 3.00 4.03 Độ lệch chuẩn 10.27 11.87 43.52 38.03 146.07 96.47 2003.93 1756.77 1.70 1.75 Cv% 24.4 22.6 23.7 25.5 12.7 9.3 26.5 23.0 56.6 43.3 Max 59 72 308 259 1398 1195 11269 10560 7.188 6.973 Min 23 33 145 105 905 875 4590 5069 1.037 1.663 PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VĐV TAEKWONDO 12 - 14 TUỔI TPHCM TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM BẰNG HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ 3D LƯỚT ĐÁ VÒNG CẦU CHÂN TRƯỚC TT Họ & Tên Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Vmax (m/s) Góc2đùi (độ) Góccẳng-đùi (độ) V góc (o/s) Vmax (m/s) Góc2đùi (độ) Góccẳng-đùi (độ) V góc (o/s) 1 Trần Võ Gia Hân 13.21 121.08 171.95 602.07 15.23 125.26 174.32 650.24 2 Trần Sang Sang 13.06 115.45 170.46 883.44 15.06 120.56 174.02 918.56 3 Huỳnh Thị Hiệp 12.96 102.54 173.68 948.91 14.98 121.99 175.46 975.23 4 Lương Ngọc Nhi 12.61 105.95 174.4 898.25 14.95 112.52 175.12 945.23 5 Nguyễn Thị Kim Phi 11.45 115.25 176.44 852.46 14.86 131.54 177.13 901.64 6 Trương Minh Châu 11.12 98.56 174.63 843.59 13.21 123.12 178.32 875.26 7 Nguyễn Ng. Thúy Hằng 11.09 95.68 173.89 756.95 13.06 118.21 175.04 882.24 8 Đặng Thị Kim Ngân 11.26 94.13 173.56 739.86 12.96 112.29 178.48 826.68 9 Ngô Ngọc Gia Hân 11.18 90.89 172.95 724.56 12.61 115.21 172.03 889.56 10 Nguyễn Thị Đức Hạnh 11.21 90.26 172.68 721.98 11.95 109.84 173.89 815.56 11 Nguyễn Thị Trang 10.98 89.56 172.26 719.89 11.93 108.98 173.76 797.56 12 Lê Thị Thu Nguyệt 10.56 86.53 171.98 709.86 11.86 108.65 173.00 805.23 13 Lưu Huệ Nghi 10.49 86.24 171.67 699.89 11.56 111.36 173.12 794.23 14 Dương Kim Hiền 10.05 85.26 170.95 697.56 11.49 99.89 174.45 798.35 15 Trần Thị Ngọc Yến 9.98 79.98 172.23 696.89 11.23 97.68 173.69 792.58 16 Nguyễn T. Ngọc Trâm 9.79 63.13 173.12 696.05 11.09 95.26 174.15 796.23 Giá trị trung bình 11.31 95.03 172.93 762.01 13.00 113.27 174.75 841.52 Độ lệch chuẩn 1.10 14.73 1.50 94.26 1.53 10.12 1.83 78.56 Cv% 9.74 15.50 0.87 12.37 11.80 8.93 1.05 9.33 Max 13.21 121.08 176.44 948.91 15.23 131.54 178.48 975.23 Min 9.79 63.13 170.46 602.07 11.09 95.26 172.03 650.24 ĐÁ CHẺ CHÂN TRƯỚC TT Họ & Tên Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Vmax (m/s) Góccẳng-đùi (độ) Góc2 đùi (độ) V góc (o/s) Vmax (m/s) Góccẳng-đùi (độ) Góc2 đùi (độ) V góc (o/s) 1 Nguyễn Thị Kim Phi 12.18 155.59 97.51 911.93 14.58 163.52 112.18 920.56 2 Huỳnh Thị Hiệp 10.17 102.35 125.72 683.80 13.89 126.36 135.62 765.69 3 Trần Võ Gia Hân 13.69 85.53 135.95 461.08 15.23 129.36 138.96 695.26 4 Trần Sang Sang 14.47 101.99 116.34 851.49 16.54 132.36 125.40 1026.50 5 Trương Minh Châu 14.40 161.15 85.75 932.77 16.41 168.56 119.20 983.26 6 Đặng Thị Kim Ngân 13.21 125.60 80.46 945.55 15.28 139.00 109.50 982.65 7 Ngô Ngọc Gia Hân 13.12 126.30 95.21 975.23 15.98 134.23 118.23 1012.36 8 Lương Ngọc Nhi 12.96 103.44 106.37 476.89 14.98 129.56 125.36 895.62 9 Nguyễn Thị Trang 12.95 123.50 95.56 765.54 15.01 137.26 121.42 942.26 10 Nguyễn Ng. Thúy Hằng 12.56 106.43 100.21 798.26 15.24 123.32 129.23 879.65 11 Lê Thị Thu Nguyệt 11.95 122.65 98.86 804.23 14.56 135.23 128.23 965.23 12 Nguyễn Thị Đức Hạnh 11.89 99.65 120.12 786.21 14.98 130.23 133.21 898.54 13 Lưu Huệ Nghi 11.67 120.6 101.15 795.18 14.76 145.23 131.26 805.65 14 Trần Thị Ngọc Yến 10.85 126.3 98.84 654.21 13.98 143.23 128.24 801.23 15 Dương Kim Hiền 10.26 98.3 123.25 623.25 13.63 124.15 131.65 789.56 16 Nguyễn T. Ngọc Trâm 9.43 93.11 138.44 423.53 13.21 125.36 139.52 678.26 Giá trị trung bình 12.24 115.78 107.48 743.07 14.89 136.69 126.70 877.64 Độ lệch chuẩn 1.49 21.13 17.18 175.36 0.93 13.17 8.79 109.93 Cv% 12.15 18.25 15.98 23.60 6.28 9.63 6.94 12.53 Max 14.47 161.15 138.44 975.23 16.54 168.56 139.52 1026.50 Min 9.43 85.53 80.46 423.53 13.21 123.32 109.50 678.26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_lua_chon_he_thong_bai_tap_phat_trien_the.docx
  • pdfToan van LATS Huynh Hong Ngoc.pdf
  • docTom tat LATS cua NCS Huynh Hong Ngoc.doc
  • docTrang thong tin ve LATS cua NCS Huynh Hong Ngoc.doc
Tài liệu liên quan