Luận án Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ ĐÀO NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG HỒI KÝ TÔ HOÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ ĐÀO NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG HỒI KÝ TÔ HOÀI Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 922 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Tập thể hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM VĂN TÌNH TS. NGUYỄN VĂN NGUYÊN NGHỆ AN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu c

pdf171 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Người viết Nguyễn Thị Đào MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2 4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu................................................................... 3 5. Đóng góp của luận án....................................................................................... 3 6. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT..... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 5 1.1.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ trần thuật.......................................................... 5 1.1.2. Nghiên cứu về hồi ký .............................................................................. 7 1.1.3. Nghiên cứu chung về phong cách nghệ thuật hồi ký Tô Hoài ................ 12 1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài ............................................................................. 17 1.2.1. Ngôn ngữ trần thuật............................................................................... 17 1.2.2. Thể loại ký trong văn học...................................................................... 22 1.3. Tô Hoài và hồi ký........................................................................................ 30 1.3.1. Con người và sự nghiệp sáng tác ........................................................... 30 1.3.2. Vị trí của hồi ký trong sáng tác của Tô Hoài.......................................... 32 1.3.3. Đặc điểm hồi ký Tô Hoài ...................................................................... 33 1.4. Tiểu kết chương 1........................................................................................ 35 Chương 2. TỪ NGỮ TRONG LỜI TRẦN THUẬT HỒI KÝ TÔ HOÀI ......... 37 2.1. Từ trong ngôn ngữ và từ trong tác phẩm nghệ thuật..................................... 37 2.1.1. Từ trong ngôn ngữ ................................................................................ 37 2.1.2. Từ trong tác phẩm nghệ thuật ................................................................ 38 2.2. Từ ngữ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài .................................................. 40 2.2.1. Các lớp từ xét về mặt cấu tạo ................................................................ 40 2.2.2. Các lớp từ ngữ xét về mặt phong cách................................................... 50 2.2.3. Các trường từ vựng nổi bật trong Hồi ký Tô Hoài ................................. 62 2.3. Những sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ .................................................. 83 2.4. Tiểu kết chương 2........................................................................................ 90 Chương 3. CÂU TRONG LỜI TRẦN THUẬT HỒI KÝ TÔ HOÀI ................ 92 3.1. Câu trong ngôn ngữ và câu trong văn bản nghệ thuật................................... 92 3.1.1. Câu trong ngôn ngữ............................................................................... 92 3.1.2. Câu trong văn bản nghệ thuật ................................................................ 94 3.2. Câu trong hồi ký Tô Hoài xét về cấu tạo...................................................... 95 3.2.1. Số liệu thống kê .................................................................................... 95 3.2.2. Câu đơn trong hồi ký Tô Hoài ............................................................... 97 3.2.3. Câu ghép trong hồi ký Tô Hoài ........................................................... 119 3.3. Câu trong hồi ký Tô Hoài xét theo mục đích nói........................................ 127 3.3.1. Số liệu thống kê .................................................................................. 127 3.3.2. Vai trò của các loại câu trong hồi kí của Tô Hoài xét theo mục đích nói .. 128 3.4. Biện pháp tu từ cú pháp trong hồi ký Tô Hoài ........................................... 132 3.4.1. Số liệu thống kê .................................................................................. 132 3.4.2. Một số biện pháp tu từ cú pháp trong hồi kí của Tô Hoài .................... 133 3.5. Tiểu kết chương 3...................................................................................... 144 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .............. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 152 TƯ LIỆU KHẢO SÁT....................................................................................... 165 MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ Trang Bảng 2.1. Từ đơn trong hồi ký Tô Hoài .............................................................. 41 Bảng 2.2. Từ ghép trong hồi ký Tô Hoài............................................................. 44 Bảng 2.3. Từ láy trong hồi kí Tô Hoài ................................................................ 46 Bảng 2.4. Từ Hán Việt trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài ................................. 51 Bảng 2.5. Từ khẩu ngữ trong hồi kí Tô Hoài....................................................... 55 Bảng 2.6. Một số trường từ vựng nổi bật trong hồi ký Tô Hoài ........................... 63 Bảng 2.7. Từ chỉ màu sắc trong hồi ký Tô Hoài .................................................. 64 Bảng 2.8. Lớp từ ngữ chỉ hoạt động trong hồi ký Tô Hoài .................................. 70 Bảng 2.9. Lớp từ ngữ chỉ thời gian trong hồi ký Tô Hoài .................................... 75 Bảng 2.10. Thống kê sự sáng tạo từ ngữ trong hồi kí Tô Hoài............................... 84 Bảng 3.1. Bảng thống kê phân loại câu xét về mặt cấu tạo .................................. 96 Bảng 3.2. Câu đơn trong lời trần thuật của hồi ký Tô Hoài ................................. 98 Bảng 3.3. Câu đơn bình thường mở rộng trong trong hồi ký Tô Hoài.................. 99 Bảng 3.4. Câu đơn có các thành phần phụ trong lời trần thuật trong hồi ký Tô Hoài ............................................................................................ 101 Bảng 3.5. Câu đơn đặc biệt trong lời trần thuật của hồi ký Tô Hoài .................. 107 Bảng 3.6. Câu ghép trong lời trần thuật của hồi ký Tô Hoài.............................. 120 Bảng 3.7. Câu ghép có từ liên kết trong lời trần thuật của hồi ký Tô Hoài......... 120 Bảng 3.8. Câu phân loại theo mục đích nói trong lời trần thuật trong hồi ký của Tô Hoài ...................................................................................... 128 Bảng 3.9. Một số biện pháp tu từ cú pháp trong hồi ký của Tô Hoài ................. 132 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong số các tên tuổi hàng đầu của văn xuôi hiện đại Việt Nam, Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và đa dạng vào bậc nhất. Tô Hoài đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam bằng một khối lượng tác phẩm đồ sộ, đến nay ông đã cho in trên 200 cuốn. Sáng tác của Tô Hoài lại đa dạng về đề tài và thể loại, ở đề tài và thể loại nào, ông cũng tạo được những dấu ấn riêng rõ nét. Cho nên, nghiên cứu tác phẩm của Tô Hoài, dù ở đề tài, thể loại nào cũng là sự cần thiết đối với sáng tác của ông nói riêng đối với văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 1.2. Hồi ký là thể văn sở trường, đặc sắc nhất của Tô Hoài, in đậm dấu ấn cảm quan con người của nhà văn. Đối với Tô Hoài, hồi ký là thể loại chiếm vị trí quan trọng trong sáng tác của ông. Đọc các hồi ký của Tô Hoài, ta mới thấy hết cảm quan nghệ thuật và công phu chữ nghĩa của nhà văn. Tô Hoài quan niệm sáng tạo văn chương là thứ lao động nghiêm túc, đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao. Có được quan niệm đó, bởi vì, ông sống rất kĩ lưỡng với đời sống quanh mình, từ chuyện riêng tư đến chuyện bạn bè, chuyện làm nghề đến những công việc cách mạng, chuyện gì cũng đưa vào hồi ký để trở thành văn chương. Ông cũng hết sức kỹ lưỡng trong lựa chọn và sử dụng ngôn từ để đụng đâu cũng ra văn, một thứ văn của một bậc thầy tiếng Việt. Cho nên, nghiên cứu văn chương của Tô Hoài thì hồi ký của ông có lẽ đó là một đối tượng cần được quan tâm hàng đầu. 1.3. Đối với thể loại hồi ký, trần thuật là phương thức đặc trưng. Vì vậy, nghiên cứu về hồi ký của Tô Hoài, không thể không tìm hiểu nghệ thuật ngôn ngữ của ông, đặc biệt là ngôn ngữ trần thuật. Sự tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật hồi ký của Tô Hoài chủ yếu thuộc lĩnh vực ngôn từ. Mạch văn, cách dùng chữ của ông có một lối đi riêng, tạo nên một tiếng nói, một cách nhìn, một cá tính độc đáo. Trong khả năng vận dụng ngôn ngữ ấy thì lời văn trần thuật giữ vai trò chủ đạo. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đi sâu tìm hiểu Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài nhằm làm nổi rõ sự đa dạng, tính phức điệu của ngôn từ trần thuật, yếu tố góp phần không nhỏ cho sự thành công của thể loại hồi ký và sự nghiệp văn chương của ông. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài, chúng tôi hướng đến những mục đích sau: - Qua khảo sát ngôn ngữ cụ thể (từ ngữ, câu) được Tô Hoài sử dụng trong ngôn ngữ trần thuật hồi ký, chúng tôi chỉ ra được các đặc điểm về mặt sử dụng ngôn ngữ trên phương diện từ, câu của nhà văn. - Các kết quả nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật qua các tác phẩm hồi ký của Tô Hoài góp phần làm rõ hơn đặc điểm ngôn ngữ thể loại hồi ký. - Luận án góp phần cho thấy những đóng góp của Tô Hoài đối với sự phát triển từ vựng tiếng Việt thế kỷ XX. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án hướng đến thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về ký nói chung và hồi ký nói riêng. Xác định cơ sở lý thuyết đề tài, ngôn ngữ thể loại và khái niệm liên quan đến đề tài. - Khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả một số lớp từ, một số trường nghĩa đặc sắc trong lời văn trần thuật trong các tác phẩm hồi ký Tô Hoài thể hiện sự chọn lựa của tác giả và vai trò, hiệu quả của chúng. - Khảo sát, miêu tả câu trên phương diện cấu tạo, chức năng cũng như các phương diện biện pháp tu từ cú pháp và phân tích hiệu quả của cách sử dụng đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ngôn ngữ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài (từ, câu và các biện pháp tu từ cú pháp nổi bật). 3.2. Phạm vi khảo sát và nghiên cứu - Phạm vi ngữ liệu khảo sát: Các tác phẩm hồi ký của Tô Hoài bao gồm: + Cỏ dại (1944); + Tự truyện (1978); + Những gương mặt (1988); + Cát bụi chân ai (1992); 3 + Chiều chiều (1999). - Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ giới hạn ở việc khảo sát từ ngữ và câu trong ngôn ngữ trần thuật hồi ký Tô Hoài. 4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp phân tích diễn ngôn là phương pháp chủ đạo để phân tích ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài gồm cách sử dụng từ ngữ, trường nghĩa, câu và biện pháp tu từ cú pháp. 4.2. Phương pháp miêu tả Dựa vào số lượng các loại từ và câu trong ngôn ngữ trần thuật của hồi ký Tô Hoài được thống kê, phân loại, luận án đi sâu vào miêu tả đặc điểm về ngữ nghĩa, các nhân tố chi phối đến sự hành chức của ngôn ngữ trần thuật. Các nhận định, đánh giá được luận án rút ra đều dựa trên sự miêu tả, phân tích số liệu cụ thể. Tần số lặp lại cao hay thấp của số liệu thống kê là cơ sở quan trọng phản ánh tính quy luật của đối tượng, giúp chúng tôi chỉ ra và lý giải những đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký của ông. 4.3. Thủ pháp thống kê phân loại Luận án thống kê các lớp từ ngữ về cấu tạo và một số lớp từ ngữ về phong cách, các trường nghĩa nổi bật, câu và các biện pháp tu từ cú pháp trong ngôn ngữ trần thuật ở 5 tác phẩm hồi ký của Tô Hoài. Từ nguồn tư liệu này, chúng tôi tiến hành phân loại các lớp từ ngữ, trường nghĩa, câu và biện pháp tu từ cú pháp dựa vào những tiêu chí cụ thể. 4.4. Thủ pháp so sánh Luận án so sánh một số điểm tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ trần thuật của Tô Hoài với một số tác giả cùng thời để làm nổi rõ những nét riêng trong phong cách ngôn ngữ hồi ký của ông. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài một cách hệ thống từ góc nhìn ngôn ngữ học. Các kết quả của luận án 4 nhằm làm nổi rõ những nét đặc sắc trong ngôn ngữ hồi ký của nhà văn Tô Hoài; ghi nhận những đóng góp của ông trong sự phát triển ngôn ngữ hồi ký nói riêng, ngôn ngữ nghệ thuật nói chung. - Luận án góp phần chỉ ra vai trò của Tô Hoài trong việc sử dụng đa dạng các loại ngôn ngữ đời sống vào ngôn ngữ nghệ thuật, sự kết hợp giữa phong cách truyền thống và phong cách hiện đại; khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của thể hồi ký nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận án triển khai thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2: Từ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài Chương 3: Câu trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ trần thuật Ngôn ngữ trần thuật (tiếng Anh: narrative discourse, tiếng Pháp: Discours naratif) là một khái niệm hết sức trừu tượng, phức tạp, liên quan đến rất nhiều yếu tố trong việc trần thuật. Nếu đứng từ góc độ khác nhau (từ Ngôn ngữ học, Văn học, Tự sự học, hay Văn bản học,) để tiếp cận ngôn ngữ trần thuật thì sẽ có những đánh giá và nhận xét khác nhau về yếu tố nội hàm, ngoại diên, cấu thành hay vai trò của nó. Tuy nhiên, trong các tài liệu chúng tôi tham khảo, các tác giả không ai đưa ra định nghĩa cụ thể về ngôn ngữ trần thuật. Bắt đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khái niệm ngôn ngữ trần thuật được nhiều ngành, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và bàn luận từ nhiều khía cạnh khác nhau với nội dung ngày một phong phú hơn. 1.1.1.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm như: Lý luận tự sự đương đại (Recent Theories of Narrative) của Wallace Martin (1986) [208 ], Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể (Introduction to the Structural Analysis of Narratives) của Roland Barthes (1977) [196], Ngôn ngữ trần thuật - ngôn ngữ trần thuật mới (Narrative Discourse - New Narrative Discourse) của G.Genette (1986) [203], Trần thuật học: Dẫn luận lý luận tự sự (Narratology: Introduction to the Theory of Narrative) của Mieke Bal (1985, 1997) [195], Lý luận tự sự của hậu hiện đại (Postmodern Narrative Theory) của Mark Curre (1998) [202], Hướng dẫn lý luận tự sự đương đại (A Companion to Narative Theory) do James Phelan và Peter J. Rabinnowitz chủ biên (2005) [210],... Mỗi tác giả nghiên cứu một phương diện khác nhau của lý thuyết ngôn ngữ trần thuật. G.Genette trong cuốn Ngôn ngữ trần thuật - Tân diễn ngôn trần thuật đã khu biệt ba hàm nghĩa của tự sự, định nghĩa ba khái niệm truyện, tự sự và trần thuật. Đồng thời, G.Genette cũng đã vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học của F.de Saussure để giải thích truyện kể, tự sự và trần thuật. Ông cho rằng tất cả những hành động 6 trần thuật mang tính sáng chế (sản xuất ra những văn bản nghệ thuật có nội dung truyện kể) và kể cả những tình cảnh thực hay ảo mà hành động trần thuật xảy ra trong ấy đều là trần thuật. Ông khu biệt hình thức cấu tạo cơ bản của ngôn ngữ tự sự như sau: tất cả ngôn ngữ xuất hiện trong một văn bản tự sự dều là ngôn ngữ do người trần thuật nói ra. Và G.Genette cũng cho rằng ngôn ngữ trần thuật chủ yếu là nghiên cứu các mối quan hệ giữa tự sự và truyện kể, tự sự và trần thuật, chuyện kể và trần thuật [203]. Trần thuật học: Dẫn luận lý luận tự sự (Narratology: Introduction to the Theory of Narrative) của Mieke Bal là công trình quan trọng về lý luận Trần thuật học, tập trung giới thiệu các thành phần chủ yếu về lý luận tổng hợp của văn bản trần thuật/tự sự từ các khía cạnh văn bản, câu chuyện, giải thích lý thuyết cơ bản về lý luận tự sự như người hành động, thời gian, địa điểm, sự kiện, người trần thuật, Mieke Bal cho rằng, ngôn ngữ trần thuật nghiên cứu quan hệ giữa trạng thái thời gian và sự kiện trong các mô thức ngôn ngữ của văn bản tự sự, tập trung vào các mối quan hệ có thể giữa truyện kể và văn bản tự sự, quá trình trần thuật và văn bản trần thuật/tự sự [195],... Trong Lý luận tự sự của hậu hiện đại của Mark Curre, ông tập trung nghiên cứu những thay đổi của hậu hiện đại, giải thích các yếu tố lý luận tự sự như khách thể, thời gian, không gian, chủ thể tự sự. Hai chủ đề quan trọng được thể hiện trong cuốn sách là quan hệ giữa tự sự với thân phận, vai trò của thời gian trong việc trần thuật [202], Nhìn chung, các tác giả nước ngoài đã đề cập đến vấn đề ngôn ngữ trần thuật ở bình diện lí thuyết trần thuật, nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật, chứ chưa đi vào tìm hiểu biểu hiện của ngôn ngữ trần thuật qua tác phẩm. 1.1.1.2. Ở Việt Nam Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã đi sâu tìm hiểu vấn đề ngôn ngữ trần thuật như: Dẫn luận thi pháp của Trần Đình sử (1998) [150], Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử do Trần Đình Sử chủ biên (2004) [151], Những vấn đề thi pháp truyện của Nguyễn Thái Hòa (2000) [78], Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại của Thái Phan Vàng 7 Anh [2], Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của Hoàng Dĩ Đình (2014) [45],... Trong công trình Những vấn đề thi pháp truyện, Nguyễn Thái Hòa [78] đã khảo sát và nghiên cứu những yếu tố quan trọng trong truyện là lời kể, lời thoại, không gian, thời gian và giọng văn từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Cũng nghiên cứu về thời gian trong tác phẩm văn học, Lê Thị Tuyết Hạnh đã khẳng định vai trò quan trọng của thời gian trong các yếu tố cấu trúc nên một văn bản tự sự của văn học. Trong công trình, tác giả đi sâu khảo sát quan hệ giữa thời gian với sự kiện cũng như thời gian với tâm lý nhân vật. Thời gian được xem như là một trung tâm trong việc tổ chức một tác phẩm văn học. Tác giả quan niệm rằng, thời gian có “chức năng như một thủ pháp, một tín hiệu có giá trị nghệ thuật riêng” [67]. Trong Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Hoàng Dĩ Đình cũng đã giới thuyết và đưa ra các quan niệm về trần thuật và ngôn ngữ trần thuật. Theo tác giả, ngôn ngữ trần thuật là hành động kể của từng cá nhân, là hành động cá nhân về ý chí, trí tuệ, mang tính chất dị biệt. Ngôn ngữ trần thuật là tất cả những hình thức ngôn ngữ dùng trong việc trần thuật [45]. Qua những ý kiến trên, chúng tôi thấy trần thuật, ngôn ngữ trần thuật là những phạm trù mỹ học cơ bản của tự sự học. Trần thuật là kể lại, thuật lại câu chuyện, sự việc, sự tình, biến cố của con người/ nhân vật theo diễn trình thời gian. Nói đến trần thuật là nói đến người thuật (kể) và lời kể (ngôn ngữ trần thuật). 1.1.2. Nghiên cứu về hồi ký Thuật ngữ hồi ký (tiếng Latinh: Memoria; tiếng Anh Memoir; tiếng Pháp Mémoires) ra đời muộn nhưng tiền thân của hồi ký vốn xuất hiện từ rất sớm. Qua tiến trình lịch sử, đến nay hồi ký đã hiện diện với tính chất một thể tài có vị trí quan trọng trong đời sống văn học. Hồi ký là thể tài phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Đã có nhiều ý kiến bàn về hồi ký về khái niệm và đặc trưng của thể loại này. Mặc dù có những quan điểm không tách bạch trên phương diện lý thuyết thể loại giữa hồi ký và các thể tài khác trong ký, nhưng dù muốn hay không hồi ký với tư cách là một thể tài vẫn tồn tại như một thực tế được thừa nhận. Đáng chú ý là số lượng hồi ký trên thế giới và ở Việt Nam vô cùng phong phú nhưng lại không dễ 8 đưa ra một định nghĩa thống nhất, cho phép khái quát hết các đặc điểm của thể loại. Trong lịch sử văn học, khái niệm hồi ký và những vấn đề lý thuyết thể loại luôn là vấn đề gây tranh cãi. Không những với người nghiên cứu mà với người sáng tác, các ý kiến, định nghĩa hồi ký không chỉ thay đổi theo thời gian mà còn có nhiều điểm khác biệt tùy vào quan điểm mỹ học của từng tác giả. 1.1.2.1. Nước ngoài Từ những năm đầu thế kỷ XIX, lý thuyết hồi ký đã được nghiên cứu ở Nga. V. Belinsky đã đưa ra định nghĩa về hồi ký mà nhiều nhà nghiên cứu đương đại vẫn tham khảo vào đó: “Hầu hết các cuốn hồi ký hoàn toàn xa lạ về ý nghĩa, chỉ có giá trị về mức độ truyền đạt chính xác và đáng tin cậy các sự kiện thực tế, hầu hết các cuốn hồi ký nếu được viết một cách điêu luyện thì sẽ tạo nên một mặt cuối cùng trong lĩnh vực tiểu thuyết khi tự nó kết thúc” [215, tr.16]. Nhà phê bình đã coi hồi ký là một phần cấu thành của thể loại văn học sử thi. Ông đã xem “các sự kiện lịch sử có trong các nguồn không hơn những hòn đá hay những viên gạch: chỉ người nghệ sĩ mới có thể dựng nên một tòa nhà sang trọng từ vật liệu này”. Belinsky cho rằng quan trọng không phải đơn giản chỉ là việc liệt kê các sự kiện, mà là việc lựa chọn chúng, việc tác giả biết xây dựng từ chúng một bức tranh biểu cảm [215, tr.16]. Khi đề xuất hình mẫu của sự kiện được miêu tả với tư cách là dấu hiệu bắt buộc của hồi ký, Belinsky vì thế đã công nhận hồi ký là một thể loại văn học có đầy đủ thẩm quyền mà trong đó có sự lựa chọn và tổ chức các sự kiện theo ý định của tác giả, xây dựng hình mẫu nghệ thuật. N.Chernyshevsky cho rằng các tác phẩm hồi ký thường dựa trên các sự kiện đã xảy ra vào thời gian nào đó “về các sự kiện này, hoặc là chúng được kể lại một cách không thỏa đáng, hoặc chúng được tác giả lựa chọn một cách thiếu kinh nghiệm, dù sao bạn cũng có thể biết được các tập tục của thế kỷ, với những gì đã xảy ra trong thế giới khi đó” [221, tr.326]. Như vậy, chính Belinsky và Chernyshevsky ngay trong thế kỷ XIX đã xác định rằng các cuốn hồi ký của các nhà văn cũng có những chất lượng nhu các tác phẩm văn học khác: trong đó có sự điển hình hóa thực tế, có quan điểm lịch sử đối với những sự kiện được miêu tả và sự lựa chọn các sự kiện. Sự đặc biệt của chúng được quy định bởi quan điểm cá nhân đối với những sự kiện được miêu tả, khả năng thể hiện dưới hình thức 9 cá nhân những sự kiện đã trải qua và đã nhìn thấy. Những ý kiến của các nhà phê bình đã xác định vị trí của các cuốn hồi ký trong tiến trình văn học. Nhưng chính mức độ phát triển của phê bình văn học, sự ưu thế của phương pháp tiếp cận lịch sử đã dẫn đến việc trong hầu hết các công trình, các vấn đề về phân loại các thể loại chưa được xem xét một cách đầy đủ. Cuối thế kỷ XIX, quan điểm của Ts. Volpe trong cuốn Nghệ thuật của sự khác biệt, đã xem thể loại hồi ký như một hiện tượng văn học được hình thành và chỉ ra rằng hồi ký là một thành phần có đầy đủ thẩm quyền trong tiến trình văn học. Volpe lần đầu tiên đặt câu hỏi về vai trò của phương pháp hồi ký trong sáng tác của các nhà văn các trào lưu khác nhau như B.Lifshits và A.Bely, M.Zoschenko và A. Grin [221]. Tuy nhiên, vì những điều kiện khách quan (sự đàn áp của những năm ba mươi và các hiện tượng chiến tranh) mà các kết luận của Volpe chỉ được sử dụng trong nghiên cứu văn học vào những năm chín mươi. Vào thế kỷ XX, khi lưu ý rằng văn xuôi hồi ký là một hiện tượng nghệ thuật toàn vẹn, Kuznetsov chỉ ra rằng “các vấn đề được đặt ra trong đó nằm ở chính trung tâm của những quyền lợi tinh thần của hiện tại” [220, tr.147]. Mặc dù tác giả không nói về các cuốn hồi ký như một thể loại nhưng ông phân ra các dạng riêng (truyện hồi ký, tiểu thuyết hồi ký, sử thi hồi ký). Trong công trình của M. Bilinkis, các cuốn hồi ký được nghiên cứu như một không gian văn bản đặc biệt: “Văn học hồi ký là thể loại hồi ký riêng, khi đó giống như văn bản hồi ký (thông báo về sự kiện mà theo sự công nhận của tác giả thì nó là bằng chứng của sự kiện đó) có thể bao gồm trong các tác phẩm của các thể loại khác. Các văn bản có thể giao nhau, có nghĩa là tồn tại trong một thể loại, các thể loại không giao nhau trong môi trường độc giả đồng nhất. Ví dụ, vào thế kỷ XVIII “Câu chuyện về cuộc đời”,... của Avvakum đã được nhận thức bởi những người đương thời chỉ giống như một câu chuyện về cuộc đời, đặc biệt mục tiêu của nhận thức đó được trình bày trong tên gọi của văn bản. Chỉ đến thế kỷ XX văn bản này mới có thể được như một văn bản hồi ký hoặc tiểu thuyết” [217, tr.9]. Theo ý kiến của Levitsky, “người viết hồi ký khi tái dựng một phần thực tế trong lĩnh vực tầm nhìn của mình, chủ yếu dựa trên các ấn tượng và hồi ức trực tiếp của mình; thì ở khắp nơi hoặc chính người viết hoặc quan điểm của 10 người đó đối với sự kiện được miêu tả cần phải làm cho nổi bật. Sự không đầy đủ của sự kiện và tính phiến diện của thông tin hầu như không thể tránh khỏi được đổi lại trong các cuốn hồi ký bằng sự thể hiện một cách sống động và trực tiếp cá tính của tác giả, là “tài liệu” có giá trị của thời gian” [223, tr.216]. Yu. Petlyakov lưu ý rằng “khi thể hiện các cuốn hồi ký như “thể hồi ký - tự truyện”, thông thường các nhà nghiên cứu gắn kết khái niệm chung chung “hồi ký” và cụ thể - “tự truyện”, thuật ngữ thể hiện trong một loạt các trường hợp là một trong những thể loại văn học hồi ký” [215, tr.4]. Nhà nghiên cứu đề xuất tên gọi các cuốn hồi ký (hồi ức) bằng thuật ngữ “văn học hồi ký” và bao hàm trong đó sự hình thành thể loại hình thức như một loại hình. Yu. Petlyakov cho rằng việc xác định ban đầu của các tác phẩm viết về quá khứ, nơi quan điểm cá nhân đối với quá khứ chiếm ưu thế, như các cuốn hồi ký, là chính xác hơn. Vì vậy việc phân chia tiểu thuyết tự truyện và tiểu thuyết hồi ký tiểu sử như các loại hình hồi ký của các nhà văn là hợp lý. Những nghiên cứu này thực sự cần thiết không chỉ với người viết hồi ký mà cả với tác giả luận án. Đây là những gợi mở để người viết phân tích những vấn đề kỹ thuật viết hồi ký của nhà văn. 1.1.2.2. Trong nước So với các thể loại khác, hồi ký xuất hiện muộn. Ở Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỷ XX, hồi ký mới xuất hiện và mãi những thập niên cuối thế kỷ XX mới phát triển và đạt được những thành tựu như một thể loại độc lập. Nên hầu hết các công trình lý luận - phê bình, các công trình văn học sử, đều dành sự quan tâm nhiều hơn đến đặc điểm và thành tựu của thể loại ký - một mảng văn xuôi quan trọng của mọi thời kỳ phát triển của văn học viết. Hồi ký thường chỉ được nhắc qua như một tiểu loại giàu chất tự sự, và tất nhiên phải chịu sự chi phối từ những đặc điểm loại hình của ký. Là một bộ phận của ký văn học, hồi ký văn học càng được thu hẹp trong một phạm vi tác giả và tác phẩm. Mỗi tác giả lại chỉ có thể viết một số hồi ký với số lượng tối đa vài cuốn. Một phần vì vậy nên chưa có nhiều công trình chuyên về hồi ký. Đã có một số công trình nghiên cứu hoặc tập hợp những bài nghiên cứu về hồi ký với tư cách là một thể loại của ký trong đó có đề cập đến khái niệm thể loại. Đáng chú ý là tác giả Hà Minh Đức trong cuốn Lý luận văn học [49]; tác giả Phương Lựu 11 trong cuốn Lý luận văn học [110]; Trong cuốn Lý luận văn học Phương Lựu đã quan niệm “loại hồi ký với đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc kể lại những sự việc trong quá khứ. Hồi ký có thể nặng về người hay việc, có thể kết cấu theo dạng kết cấu - cốt truyện hoặc kết cấu - liên tưởng [110, tr.436]. Hà Minh Đức trong cuốn Lý luận văn học đã tiếp tục giới thuyết về hồi ký. Hà Minh Đức định nghĩa: “Hồi ký là một thể văn quan trọng”; “đối tượng miêu tả của hồi ký thường là những nhân vật xuất sắc trong lịch sử như cuộc đời của những nhà hoạt động chính trị, các anh hùng chiến sĩ nhiều kì công, kì tích, trong nhiều vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm vi trên mà thực ra cuộc đời của mỗi con người đều có thể ghi lại thành hồi ký với điều kiện là những trang viết đó có ý nghĩa xã hội quan trọng gợi lên được những nhận thức chung có ích cho mọi người” [49, tr.230]. Trong tài liệu này, hồi ký của các nhà văn được đánh giá là những những tác phẩm có sức hấp dẫn. Các tác giả đã gợi ra một vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, đó là hồi ký văn học của các nhà văn. Bên cạnh đó là những phần nghiên cứu thuộc các công trình có tính lý luận chung như Ký báo chí và ký văn học (Đức Dũng), Năm bài giảng về thể loại (Hoàng Ngọc Hiến) [72], Tìm hiểu các công trình nghiên cứu và tài liệu viết về hồi ký, chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về lí thuyết thể loại của hồi ký có số lượng còn ít so với các công trình nghiên cứu lí thuyết thể loại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn,... những vấn đề lí luận chung về hồi ký được trình bày với mức độ khác nhau, có công trình đi sâu vào lí thuyết về hồi ký, có công trình chỉ đề cập lí thuyết chung về hồi ký làm cơ sở để phân tích thành tựu của hồi ký trong đời sống văn học; tuy nhiên tất cả các chuyên luận, các bài viết trên đều có giá trị kiến tạo và bồi đắp lý thuyết thể loại hồi ký, giúp ích cho việc nhận dạng, phân biệt, tạo lập và tiếp nhận tác phẩm. Về phương diện lý luận, kết quả của các công trình nghiên cứu về hồi ký đã đạt được: Đưa ra những định nghĩa và cắt nghĩa khái niệm hồi ký. Phân tích, khẳng định vai trò của hồi ký trong đời sống xã hội và đời sống văn học. Xác định những đặc... nhân làm thành đặc trưng riêng của nó. Ở thể loại này, người ta đặc biệt quan tâm đến các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử, những biểu hiện của đời sống có thực ngoài đời, đồng thời, muốn bộc lộ trực tiếp cá tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm xã hội của tác giả. Chính vì các tính chất nói trên, thể loại ký có một phạm vi biểu hiện đời sống rất rộng lớn. Ký có thể thiên về ghi chép sự việc, hiện tượng như phóng sự, ký sự; có thể thiên về biểu hiện những cảm xúc trữ tình như tùy bút, tản văn; Vì cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong nhìn nhận và khai thác các sự kiện của đời sống cũng như năng động phát huy vai trò sáng tạo của người cầm bút mà loại ký rất đa dạng và tác phẩm ký cụ thể luôn độc đáo. Giống như người viết báo, người viết ký phải đặc biệt tôn trọng, phải truyền đạt trung thực, chính xác những sự kiện của đời thực với những người thực, việc thực, cảm xúc thực. Người viết ký nào cũng phấn đấu theo phương châm xác thực đến mức tối đa. Theo Bùi Hiển, trong bút ký, phóng sự, tính xác thực của sự việc là điều kiện cốt yếu. Nhà văn Pôlêvôi cũng có ý kiến tương tự: “Ký thực sự nhất thiết 25 không được hư cấu. Cuộc sống chúng ta muôn hình muôn vẻ như thế, lý thú như thế biết bao sự việc xảy ra thực cũng không cần thiết phải hư cấu thêm thắt tô vẽ gì hơn nữa” [94, tr.189]. Do đó, trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân như một nhà địa lý, nhà sử học đã nêu cụ thể nguồn gốc, dòng chảy, chiều dài và tên của dòng sông qua các thời kỳ lịch sử; nhưng trong Tờ Hoa, Nguyễn Tuân lại như một nhà sinh vật học đưa ra những con số rất cụ thể, tỉ mỉ về các loại cây, loại hoa,... Ngôn từ trong tác phẩm ký chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả - người chứng kiến và tái hiện các hiện tượng đời sống. Đồng thời, tác giả luôn là người đối thoại, chứng kiến, ghi nhớ và ghi chép lại ngôn từ của các nhân vật khác. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm ký thường rất linh hoạt về giọng điệu. Ký thường không chỉ trần thuật, mà cùng với trần thuật là phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm. Trước hết, ngôn từ nghệ thuật của ký hướng vào miêu tả phong tục qua những đặc điểm môi trường hoặc những nét tính cách tiêu biểu của cuộc sống. Vì thế, nó vừa cụ thể, sinh động, đậm chất đời thường, vừa có tính khái quát. Đặc điểm phổ biến này của các tiểu loại ký thường biểu hiện rõ nhất ở phóng sự, ký sự. Do hướng tới những phạm vi thông tin và nhận thức, ký cũng đa dạng về kiểu loại và kết cấu. Các thể và biến thể của ký hình thành một cách tự nhiên trong quá trình vận động của lịch sử văn học. Theo đó, người ta chia ký thành hai nhóm lớn: Nhóm thứ nhất thiên về tự sự gồm các thể chính như ký sự, phóng sự, nhật ký; Nhóm thứ hai nghiêng về trữ tình với các thể chính như: tùy bút, bút ký, tản văn 1.2.2.2. Hồi ký a. Khái niệm Giải thích khái niệm hồi ký, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã căn cứ vào nhiều góc độ khác nhau. Có tác giả dựa vào nội hàm nghĩa của từ hồi ký để nêu khái niệm, có người dựa vào đặc trưng thể loại, hoặc dựa vào cách kể chuyện của thể tài này để nêu ra khái niệm. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khá thống nhất ở điểm cơ bản: hồi ký là tái hiện quá khứ gắn với người thật, việc thật; tác giả chính là người trong cuộc hoặc chứng kiến,... Về khái niệm hồi ký, các nhà nghiên cứu bàn đến cụ thể như sau: Trong các loại từ điển, khái niệm hồi ký được hiểu thống nhất. Theo Từ 26 điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): “Hồi ký là thể văn ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc” [134, tr.459]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), các tác giả đã xác định: “Hồi ký là một thể loại thuộc loại hình ký, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến”. Các tác giả cũng phân biệt thêm: “Xét về phương diện quan hệ giữa tác giả với sự kiện được ghi lại về tính chính xác của sự kiện, về góc độ và phương thức diễn đạt, hồi ký có nhiều chỗ gần với nhật ký. Còn về phương diện tư liệu, về tính xác thực và không có hư cấu thì hồi ký lại gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học” [62, tr.152]. Cùng với quan niệm đó, tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học cũng khẳng định: “Hồi ký là một dạng trứ tác thuộc nhóm thể tài ký. Tác phẩm hồi ký là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến” [10, tr.153]. Trong Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, các tác giả cũng nhấn mạnh tính trần thuật và nội dung mang tính sự kiện hiện thực của hồi ký: "Thuật ngữ chỉ một thể loại nằm trong nhóm thể tài ký. Tác phẩm hồi ký là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến" [76, tr.648]. Trong bài Ký và giảng dạy Ký, vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể Hoàng Như Mai nhấn mạnh thêm về tính gần gũi với hiện thực đương thời của sự kiện diễn ra được phản ánh trong hồi ký: “Hồi ký ghi lại những sự việc đã qua, nhưng những sự việc ấy không phải thuộc vào một thời kỳ lịch sử xa xôi mà phải gần gũi, có liên quan khá mật thiết với hiện tại. Hồi ký thường là do những người đang còn sống kể lại” [112, tr.218]. Như vậy, các cách lý giải trên, về cơ bản, đều dựa theo hình thức chiết tự từ Hán Việt: hồi là quay trở lại, ký là ghi chép những điều chứng kiến. Đây là cách lý giải ngắn gọn, dễ hiểu cho số đông người đọc; nhưng khái niệm này thiếu độ mở, đông cứng không phù hợp với tình hình phát triển của hồi ký hiện đại. Trong thực tế, các tác phẩm hồi ký, đặc biệt là những tác phẩm hồi ký ra đời vào những năm đầu thập niên của thế kỷ XXI, khá đa dạng về nghệ thuật tự sự, về kết cấu. Nhiều tập hồi ký, không chỉ là ghi chép sự kiện ký ức, dòng hồi tưởng không theo dòng chảy thời gian tuyến tính, mà có sự đứt nối, đan xen quá khứ hiện tại một cách rất linh hoạt. 27 Khảo sát những vấn đề nghiên cứu liên quan đến lý thuyết hồi ký và thực tiễn sáng tác hồi ký văn học, chúng tôi nhận thấy, nhìn chung ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều có thực tế là cả các nhà nghiên cứu lẫn sáng tác không dễ đưa ra một định nghĩa nhất quán cho thể loại hồi ký. Tuy nhiên, đa phần, tác giả các công trình bài viết đều thống nhất ở đặc điểm cơ bản của hồi ký là tính chất “hồi ức” của thể loại. Một mặt hồi ký được xem là thể loại độc lập có những đặc trưng về thi pháp, mặt khác trong các công trình, các nhà văn, nhà nghiên cứu cũng lại chỉ ra mối liên hệ giữa hồi ký và tự truyện, hoặc xem hồi ký là thể loại nằm trong thể ký. Nói tóm lại, “hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể tài ký, là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả (người xưng tôi là tác giả, chứ không phải là tôi hư cấu như ở nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn), kể về những sự việc có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến” [76, tr.646-647]. b. Đặc điểm của hồi ký Phần lớn các công trình, bài báo đề cập hồi ký đều dựa vào thể loại mẹ là ký. Vì là tiểu loại của ký, hồi ký cũng mang những đặc trưng của ký nhưng khác với ký; hồi ký là thể loại ghi chép về những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng mà người viết - bình diện thứ nhất của tác phẩm hồi ký, ghi lại bằng những ấn tượng, hồi ức trực tiếp của mình. Quá khứ được hồi cố trong thể hồi ký là những sự việc đã để lại ấn tượng sâu sắc, vẫn còn gây ám ảnh và có ý nghĩa quan trọng đối với người viết, với cuộc đời hiện tại. Vì vậy, những trang hồi ký thường thể hiện sự chiêm nghiệm về cuộc sống, hé mở những bí mật trong cuộc đời - có thể bí mật riêng tư và bí mật cộng đồng, những khoảnh khắc lớn lao của thời đại, những trăn trở, suy ngẫm về con người, thời cuộc,... Chính đặc điểm này khiến cho nội dung của hồi ký gắn với những kỷ niệm riêng, nhưng đồng thời, lại có một nội dung xã hội phong phú. Thời điểm câu chuyện xảy ra thuộc về quá khứ gần gũi và có nhiều liên hệ với cuộc đời hiện tại. Hồi ký là ghi chép sự việc diễn ra trong quá khứ; cho nên, một trong những đặc trưng cơ bản nhất thể hồi ký là tính xác thực của đối tượng miêu tả và tính trung thực của người hồi tưởng. Đây cũng là quan điểm khá thống nhất trong nhiều nhà nghiên cứu về hồi ký ở Việt Nam từ trước đến nay. Chính yêu cầu cao về tính xác thực trong hồi ký nên người viết hay người trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những việc đã xảy ra trong quá khứ mà bản thân đã tham dự hoặc 28 chứng kiến, thậm chí, lấy chất liệu từ chính cuộc đời mình. Tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến nên xét về bản chất, thông tin trong hồi ký đều mang tính xác thực cao, rất ít yếu tố hư cấu. Ở phương diện này, hồi ký hấp dẫn người đọc bởi những tư liệu có giá trị về bản thân người viết, về không khí thời đại, các sự kiện lịch sử trong quá khứ mà cuốn hồi ký đó dựng lên. Bởi vậy, viết hồi ký không phải là sự lựa chọn của số đông nhà văn; viết hồi ký là sự “đấu tranh để viết ra”, là “một cuộc mổ xẻ toàn diện” mà người viết phải thật sự dũng cảm. Hồi ký mang tính chủ quan của người kể chuyện quá khứ. Bởi sự thật xảy ra đã có độ lùi vào quá khứ, cho nên, dù là người chứng kiến cũng không thể nhớ lại tường tận mọi diễn biến sự việc, không thể bao quát hết, nhất là sự việc đã xảy ra quá lâu. Đồng thời, bản thân người viết hồi ký luôn được trình bày mô tả ở bình diện thứ nhất. Vì thế, hồi ký thường khó tránh khỏi tính chủ quan của người viết. Điều đó có nghĩa, trong hồi ký cũng có yếu tố hư cấu. Dĩ nhiên, hư cấu ở đây được hiểu với nghĩa là nhà văn có thể sử dụng những hình thức không xác định; nghĩa là, không phải bịa đặt hay thêm thắt vô căn cứ mà là cả một quá trình lựa chọn, sắp xếp và tổ chức các tư liệu, chi tiết dữ kiện, với mục đích trình bày hiện thực một cách chân thực, đúng với bản chất của nó. Hơn nữa, tính chủ quan của hồi ký còn do sự nhìn nhận, đánh giá của người viết. Hiện thực phản ánh trong hồi ký là hiện thực được lựa chọn và gây ấn tượng sâu sắc với người kể nên nó luôn ám ảnh, buộc phải viết ra, phải giải tỏa. Hiện thực ấy được tái hiện với một trạng thái cảm xúc riêng, được nhìn nhận, đánh giá lại bằng nhận thức chủ quan và bằng kinh nghiệm sống của người viết. Do vậy, người viết hồi ký, khi tái hiện hiện thực không giữ thái độ khách quan như các sử gia. Hiện thực trong hồi ký cũng không thể so với các tư liệu gốc, các chứng tích mang tính lịch sử mà nó chỉ là một phần cơ sở để xác minh hiện thực trên phương diện lịch sử, xã hội. Điều quan trọng nhất, thông qua các sự kiện, các chi tiết liên quan đến tiểu sử, cũng như qua cách đánh giá, nhìn nhận, thái độ tình cảm trước những gì được kể đến, tác giả hồi ký gián tiếp bộc lộ mình trong tính khuôn khổ của sự thật lịch sử, qua đó, làm tăng thêm ý nghĩa xã hội và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Tất cả những điều đó cho thấy, dẫu được xếp vào dạng văn xuôi phi hư cấu nhưng nhìn chung, hồi ký chưa hoàn toàn là sự thật mà chỉ là một góc nhìn. Nhà văn kể gì, sự thực nào được tái hiện; nhà văn không kể gì, lướt qua hoặc trừu xuất những sự kiện, 29 hiện tượng nào vốn là sự thật? Tính chủ quan của hồi ký, vì vậy, thể hiện cái nhìn tích cực, nhưng cũng có lúc dễ bộc lộ cái nhìn lệch lạc của người viết hồi ký. Cách ứng xử với quá khứ cho thấy dù hồi ký yêu cầu phải xác thực nhưng không thể nào viết được sự thật một cách tuyệt đối. Điều đó phụ thuộc vào nhân cách, văn hóa của người viết, kể cả quan hệ đạo đức đối với độc giả, với cộng đồng. Xét ở phương diện nghệ thuật, một trong những đặc trưng nổi bật nhất của thể hồi ký là cách kể chuyện theo dòng hồi tưởng, nhớ đến đâu kể đến đó và thường không sử dụng thủ pháp cốt truyện. Tác giả có thể hồi tưởng lại quá khứ theo trật tự thời gian tuyến tính, từ quá khứ xa đến quá khứ gần. Tuy nhiên, trong tác phẩm hồi ký, dòng hồi ức cũng có thể bị đảo lộn không theo một quy luật khách quan mà chịu sự tác động của ý thức - tác giả; nghĩa là, sự phản ánh hiện thực trong hồi ký được tuân theo quy luật riêng của dòng hồi tưởng. Quy luật dòng hồi tưởng này còn gọi là “dòng ý thức”. Nhìn từ đặc trưng thể loại, “dòng ý thức” là một thuật ngữ chỉ một xu hướng tiểu thuyết khởi điểm từ đầu thế kỷ ở phương Tây, có khả năng tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, xúc cảm và liên tưởng ở con người. Ở Việt Nam, sau 1986, kỹ thuật dòng ý thức trở nên phổ biến ở nhiều thể loại. Riêng với hồi ký, thủ pháp này không sử dụng như một kỹ thuật mà là cơ chế tự nhiên của dòng hồi tưởng, xuất phát từ cách kể tự thân, vốn có của hồi ký. Trong quá trình vận động, phát triển của hồi ký, các tác giả đã ý thức phát huy cơ chế này, góp phần tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc trong nghệ thuật trần thuật của tác phẩm hồi ký. c. Ngôn ngữ hồi ký Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể tài ký, là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xẩy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến. Do vậy, ngôn ngữ trong hồi ký chủ yếu là ngôn ngữ trần thuật. Ngôn ngữ nhân vật trong hồi ký chính là ngôn ngữ nhân vật do tác giả nhớ lại, ghi lại. Lời nói của nhân vật được biểu đạt gián tiếp qua ngôn ngữ tác giả (người kể chuyện), qua hình thức lai ghép nửa trực tiếp giữa ngôn ngữ tác giả với ngôn ngữ nhân vật (trong hoạt động hội thoại). Tác giả là người kể lại, miêu tả lại các hành động, ngoại cảnh, nhân vật, tình huống,... trong tác phẩm. Ngôn ngữ hồi ký là ngôn ngữ trần thuật; do trần thuật người thật việc thật nên tác phẩm hồi ký có giá trị cung cấp tri thức về cuộc sống và có giá trị như tư 30 liệu lịch sử. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã khẳng định: “Ngoài gây hiệu ứng khoái cảm, thẩm mĩ, thể ký gây ở người đọc những khoái thú trí tuệ bằng việc cung cấp những tri thức người đọc quan tâm” [72, tr.12]. Do phản ánh hiện thực cuộc sống mang tính chân xác nên ngôn ngữ hồi ký đòi hỏi phải sáng sủa, ngắn gọn, súc tích, ít lời, không cầu kỳ. Kết cấu hồi ký thường rõ ràng, theo trình tự diễn biến của sự việc, nếu là ký sự; theo tình cảm tư tưởng, nếu là tuỳ bút. Tình tiết trong ký không lắt léo quanh co, thường là cụ thể nổi bật. Trong ngôn ngữ hồi ký, điều quan trọng nhất, người viết phải biết lựa chọn trong hiện thực cuộc sống đa dạng phong phú những con người, những sự việc vốn đã mang giá trị điển hình, giá trị thẩm mĩ, đồng thời, phải biết cách sắp xếp, miêu tả làm nổi bật chúng. Trong hồi ký, ngôn ngữ miêu tả cũng rất quan trọng, nó làm tái hiện vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống, song nó thường chú trọng nhất, quan tâm nhất đến cái đẹp của chân lý, đạo đức. Đến với tác phẩm hồi ký, chúng ta còn bắt gặp kiểu ngôn ngữ giàu cảm xúc của nhà văn. Trong hồi ký, ta thấy có vai trò đặc biệt của cái tôi tác giả - một cái tôi chứng kiến, một cái tôi giãi bày. Khi tiếp cận hồi ký của Tô Hoài, những lý thuyết trên là chìa khoá gợi mở giúp chúng tôi có một định hướng đúng đắn về mặt thể loại, nội dung của hiện tượng ký cụ thể. Thông qua đó, luận án góp phần làm rõ cái độc đáo, riêng biệt và đặc sắc của ngôn ngữ hồi ký Tô Hoài, cũng như những đóng góp của ông cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. 1.3. Tô Hoài và hồi ký 1.3.1. Con người và sự nghiệp sáng tác Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920, mất ngày 6 tháng 7 năm 2014), sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh nổi tiếng: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. 31 Học hết bậc tiểu học, Tô Hoài vừa tự học, vừa làm đủ các nghề để kiếm sống như dạy học, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... Sự nghiệp văn chương của Tô Hoài bắt đầu từ những tác phẩm in trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX. Năm 1938, ông chịu ảnh hưởng của Mặt trận bình dân và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanh niên dân chủ Hà Nội. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báo Cứu quốc và Cờ giải phóng, tham gia các chiến dịch ở Việt Bắc, Tây Bắc. Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo Cứu quốc. Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam (Nha Trang, Tây Nguyên,). Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng. Năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 đến năm 1980, Tô Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như: Ủy viên Đảng Đoàn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi. Sự nghiệp văn chương của Tô Hoài gắn liền và trưởng thành cùng với bước đi của cách mạng Việt Nam. Với các bút danh khác nhau như: Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Duy Phương, Hồng Hoa,... Khi đến với văn chương, nhà văn Tô Hoài nhanh chóng gặt hái thành công và được nhiều người yêu mến. Qua hơn 75 năm lao động nghệ thuật không mệt mỏi, nhà văn Tô Hoài đã để lại khối di sản khổng lồ với hơn 200 tác phẩm thuộc nhiều thể: Truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác... cho đối tượng bạn đọc là người lớn và thiếu nhi. Cả cuộc đời cầm bút, với những nỗ lực không mệt mỏi, nhà văn Tô Hoài đã được trao nhiều giải thưởng văn học: năm 1956, Giải Nhất tiểu thuyết Hội Văn nghệ Việt Nam với Truyện Tây Bắc. Năm 1967, Giải A Hội Văn nghệ Hà Nội với tiểu thuyết Quê nhà. Năm 1970, Giải thưởng Hoa Sen Hội Nhà văn Á - Phi, 1970 với tiểu thuyết Miền Tây. Năm 1980, Giải thưởng Thăng Long (Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) với tập hồi ký Chuyện cũ Hà Nội. Năm 1996, Giải thưởng Hồ Chí Minh của Nhà nước về văn học nghệ thuật, đợt I. Năm 2010, Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Tóm lại, toàn bộ sáng tác của Tô Hoài đã có những đóng góp to lớn và hết sức quan trọng cho sự phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam. Các tác phẩm 32 của Tô Hoài đưa đến người đọc những hiểu biết thêm về đời sống, về ngôn ngữ và cũng chính những sáng tác của Tô Hoài mà người ta hiểu hơn thế nào là văn chương chân chính, đích thực. 1.3.2. Vị trí của hồi ký trong sáng tác của Tô Hoài Hơn nửa thế kỉ lao động nghệ thuật, Tô Hoài đã có những đóng góp rất quan trọng cho nền văn học nước nhà. Ở mảng sáng tác nào, ông cũng có những thành công và tạo được dấu ấn riêng. Riêng ở thể hồi ký, ông cũng đã khẳng định được tài năng và sức sáng tạo mãnh liệt của mình. Không như nhiều người khác, Tô Hoài viết hồi ký từ khi còn rất trẻ. Cuốn Cỏ dại ra đời năm 1944 khi ông mới 24 tuổi. Bước sang tuổi năm mươi, ông công bố Tự truyện (in báo từ 1971, in thành sách 1978). Ở tuổi bảy mươi, ông lại có Cát bụi chân ai. Sống đến đâu, viết đến đó - dường như ông muốn nói vậy. Và các cuốn hồi ký của ông, tự nó đến với bạn đọc, người viết ra nó không cần nhân danh gì cả. Viết hồi ký là sự tiếp nối mạch sáng tác dồi dào của Tô Hoài. Những trang viết đầu tiên về năm tháng tuổi thơ trong Cỏ dại (1944) đến Tự Truyện (1971) kể về cuộc sống của người thủ công vùng ngoại ô Hà Nội, kể về những gian truân, vất vả trên con đường đi tìm những “miếng cơm manh áo”, lý tưởng, lẽ sống của người thanh niên trong xã hội cũ, thấp thoáng những bạn văn, những người cùng hoạt động trong nhóm Văn hóa cứu quốc. Cỏ dại và Tự truyện là nền móng để Tô Hoài viết những hồi ký tiếp theo. Cát bụi chân ai (1990) và Chiều chiều (1999) đã khẳng định ngòi bút chân thực, khách quan của Tô Hoài. Ông không bao quát, tổng hợp gì cả, mà chỉ nhẩn nha ghi lại những chuyện có vẻ riêng tư. Khẳng định thế mạnh về hồi ký của Tô Hoài, Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Hồi ký, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài” [116]. Còn Phong Lê lại nhấn mạnh: “Hồi ức và tự truyện - đó là một mảng viết đặc sắc, nếu không nói là đặc sắc nhất của Tô Hoài” [99]. Những nhận định này cho thấy các nhà phê bình đã có những đánh giá rất cao về mảng hồi ký của Tô Hoài. Có được điều đó là do sức viết dẻo dai, bền bỉ, suốt đời đi tìm cái đẹp trong cuộc sống cộng với một bản lĩnh nghề nghiệp dám nói lên sự thật bằng giọng văn rất riêng, có cá tính nghệ thuật. Sức hấp dẫn đặc biệt trong hồi kí Tô Hoài là từ việc xây dựng " 33 nhân vật trung tâm" - "cái tôi" của tác giả - cái tôi ấy được soi rọi, được thể hiện một cách trung thực. 1.3.3. Đặc điểm hồi ký Tô Hoài Thông thường, hồi ký được hiểu là những cuốn sách người viết tự kể về đời mình; nếu nói về những người khác cũng là nhân tiện mà nói, nói tạt ngang cho đậm câu chuyện. Hồi ký của Đặng Thai Mai hay Những năm tháng ấy của Vũ Ngọc Phan, Từ bến sông Thuơng của Anh Thơ hay Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng,... đều chung một kiểu viết như vậy. Cho tới Tự truyện Tô Hoài cũng không ra ngoài thông lệ vốn có. Nhưng đến Cát bụi chân ai, nhà văn mới tạo cho thể tài này một biên độ mới. Khi còn trích in trên báo, người ta tưởng đây là loại hồi ký với nhiều chân dung liên tục xuất hiện, trong đó, mỗi người bạn thân quen với tác giả được dành riêng một chương: Nguyễn Bính, Nguyên Hồng, Xuân Diệu. Hồi ký là lối văn nói về chính cái tôi, nói về bản thân tác giả. Song với Tô Hoài, trong hồi ký còn rất nhiều cuộc đời, những phong tục riêng ở những vùng miền mà nhà văn có dịp được đến, là cuộc sống của người nông dân thời kỳ cải cách ruộng đất, cả không khí sáng tác căng thẳng thời kỳ Nhân văn giai phẩm, Tất cả những chuyện ấy đâu phải là chuyện của riêng ông mà là chuyện cuộc đời. Như thế, với Tô Hoài, gợi nhắc những kỷ niệm và hồi tưởng của bản thân, ông đã hướng đến cuộc đời chung. Chính vì thế, khó mà nói trong các mạch nguồn làm nên dòng sông chữ nghĩa của Tô Hoài, đâu là mạch chìm, mạch nổi. “Có chìm có nổi, nhưng nổi hoặc chìm đều dồi dào trữ lượng và mang sự sống riêng, sự sống Tô Hoài” [126]. Sự hoà nhập những câu chuyện riêng tư vào câu chuyện chung đã làm nên đặc trưng phản ánh hiện thực của hồi ký Tô Hoài. Mỗi lần viết hồi ký là mỗi lần ông đấu tranh tư tưởng để nói ra sự thật. Ông đã đấu tranh để vượt lên chính mình, để mở rộng tầm nhìn cho tất cả sự thật ùa vào, để dũng cảm nói ra sự thật, kể cả những sự thật tưởng như phải “đào sâu chôn chặt”. Có lẽ, ông viết sự thật là xuất phát từ quan niệm của riêng mình “sự thật đã là đẹp rồi”. Và đã là đẹp rồi thì cần gì phải thêm bớt, tô vẽ. Vượt lên chính mình để trung thành với sự thật, Tô Hoài đã tạo ra được một tiếng nói riêng ở thể hồi ký, không thể lẫn với bất kỳ một nhà văn nào. 34 Nhà văn Nguyễn Tuân quan niệm về sáng tạo nghệ thuật: “Mỗi người có một vision (nhãn quan) riêng. Nó đẻ ra phong cách. Do thế mà anh thích tả gió, tả nắng, anh thì thích tả mây, tả mưa... Anh thì có sở trường này, sở trường nọ...” [183]. Như vậy, mỗi nhà văn đều có cái tạng của mình. Tô Hoài cũng vậy; hồi ký của ông có những nét riêng không lẫn vào ai, điều đó góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Đặt ký Tô Hoài bên cạnh ký Nguyên Hồng, chúng ta sẽ thấy có nhiều khác biệt. Cùng phản ánh rất chân thực cuộc sống, nhưng mỗi người có một cách biểu hiện khác nhau. Ở Nguyên Hồng, cảm hứng hướng nội là cảm hứng chủ đạo. Từ Những ngày thơ ấu trước Cách mạng đến những hồi ký sau Cách mạng như Bước đường viết văn, Một tuổi thơ văn vẫn là nhấn mạnh cảm hứng hướng nội với cái tôi đầy cảm xúc, tâm trạng. Trong khi đó, hồi ký Tô Hoài là cảm hứng hướng ngoại, thể hiện một cái tôi giản dị, tỉnh táo, điềm tĩnh. Hồi ký Tô Hoài giàu chất “truyện” và chất “tiểu thuyết” trong kết cấu mạch lạc, rõ ràng, mang tính tự sự, trong giọng điệu “đa âm” và ngôn ngữ chính xác, linh hoạt. Nếu hồi ký Nguyên Hồng thu hút người đọc bằng giọng điệu và ngôn ngữ tràn đầy cảm xúc, tâm trạng thì hồi ký Tô Hoài hấp dẫn bạn đọc bởi sự linh hoạt, năng động và ngổn ngang sự kiện. Hồi ký Tô Hoài có sự lựa chọn sự kiện trong cách kể chuyện khách quan, tỉnh táo và chân thực bằng một giọng điệu dí dỏm, khôi hài pha chút bông đùa, mỉa mai tinh quái, nhưng cũng rất nghiêm trang và thâm thúy. Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký của Tô Hoài là “ngôn ngữ văn xuôi” - một thứ ngôn ngữ đa dạng, lắm cung bậc và nhiều sắc thái. Chất hài hước, sự tinh nhạy, vẻ “đáo để” của Tô Hoài cũng bộc lộ sâu sắc trên những trang hồi ký. Trong các tác phẩm hồi ký, Tô Hoài thiên về tự sự. Nhà văn trần thuật con người, sự việc, hay xây dựng chân dung các nghệ sĩ theo hướng khách quan. Ai đã đọc hồi ký Tô Hoài, hẳn không thể không ấn tượng với một Tô Hoài hóm hỉnh mà thông minh. Rất tự nhiên, ông đi hết từ chuyện này sang chuyện khác, có chỗ tưởng như “lan man kề cà nhưng lại không hề vô vị”. Từng câu nói, từng tiếng cười, giọng điệu của từng nhân vật, từng con người ngoài đời như thế nào thì ông cứ để tự nhiên đi vào tác phẩm. Tất cả những điều ấy thể hiện một nghệ thuật trần thuật đặc sắc ở hồi ký Tô Hoài. Do đó, nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài sẽ góp phần xác định được phong cách nghệ thuật của ông. 35 1.4. Tiểu kết chương 1 Qua nội dung trình bày trên, chúng tôi rút ra một số kết luận chính như sau: Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, hồi ký là thể loại sở trường của tác giả, thể hiện tài năng tác giả rõ nhất, vì thế chúng tôi lựa chọn hồi ký làm đối tượng nghiên cứu của luận án. Tô Hoài là một nhà văn hiện đại nổi tiếng, có dấu ấn riêng. Do đó, từ góc độ phê bình văn học, đã có nhiều nhà khoa học công bố những kết quả nghiên cứu về nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Tô Hoài trong các sáng tác văn xuôi nói chung, trong thể loại ký nói riêng. Tuy vậy, đứng từ góc độ ngôn ngữ học để nghiên cứu thì chưa có công trình nào nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài một cách đầy đủ và hệ thống. Đã có những khảo sát, nghiên cứu bước đầu về ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài. Tuy nhiên, các công bố đó có phạm vị nghiên cứu còn hẹp, tư liệu chỉ một tác phẩm hồi ký. Xác định hướng tiếp cận ngôn ngữ học, cụ thể là hướng nghiên cứu ngôn ngữ đặc trưng cho thể loại trong các sáng tạo văn chương của một nhà văn là một hướng đi mới mẻ, dự báo có tiềm năng đối với việc việc khẳng định đặc điểm ngôn ngữ thể loại và phong cách ngôn ngữ của nhà văn; cho nên, luận án chọn khảo sát ngôn ngữ trần thuật trong 5 cuốn hồi ký của Tô Hoài (viết từ năm 1944 đến năm 1999). Qua việc trình bày đặc điểm ngôn ngữ ký và hồi ký, chúng tôi thấy: ngôn ngữ trong hồi ký chủ yếu là ngôn ngữ trần thuật. Do trần thuật người thật việc thật nên tác phẩm hồi ký có giá trị cung cấp tri thúc về cuộc sống và có giá trị như tư liệu lịch sử. Do phản ánh hiện thực cuộc sống mang tính chính xác nên ngôn ngữ hồi ký đòi hỏi phải sáng sủa, ngắn gọn, súc tích, kết cấu rõ ràng. Tác phẩm hồi ký còn có kiểu ngôn ngữ giàu cảm xúc của nhà văn, thể hiện vai trò của cái tôi tác giả - cái tôi giãi bày. Xác lập cơ sở lý thuyết của đề tài, chúng tôi giới thuyết về hồi ký, lý thuyết về ngôn ngữ trần thuật trong văn học và trong thể loại hồi ký. Ngôn ngữ trần thuật là ngôn ngữ của người kể chuyện, kể lại diễn biến của câu chuyện theo một cách thức nào đó. Ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm văn học vừa là phương tiện biểu đạt nội dung vừa là sự phản ánh ngôn ngữ đời sống. Nó thể hiện trí tuệ, sự sáng tạo 36 và cá tính của nhà văn. Qua việc tìm hiểu ngôn ngữ trần thuật, chúng ta có thể tìm thấy dấu ấn cá nhân của từng nhà văn qua từng tác phẩm văn học. Trần thuật, ngôn ngữ trần thuật là những phạm trù mỹ học cơ bản của tự sự học. Trần thuật là kể lại, thuật lại câu chuyện, sự việc, sự tình, biến cố của con người/ nhân vật theo diễn trình thời gian. Nói đến trần thuật là nói đến người thuật (kể) và lời kể (ngôn ngữ trần thuật). Với thể loại hồi kí, người thuật (kể) là tác giả (nhà văn) nên ngôn ngữ trần thuật của hồi kí là ngôn ngữ tác giả, tức là cách nhà văn tổ chức lời kể: 1/ Lời kể của chính tác giả (có thể xưng “tôi”, hoặc không xưng tôi; 2/ Lời kể là lời người khác (hay còn gọi là lời kể phi sở hữu), do kể lại lời người khác, tức là không đổi vai kể chuyện. Lời kể (ngôn ngữ trần thuật) trong hồi ký của Tô Hoài chủ yếu ở hai trường hợp trên. Nhà văn muốn tổ chức lời kể (ngôn ngữ trần thuật) thì phải sử dụng hiệu quả các tiềm năng tiếng Việt gồm từ ngữ (từ vựng), ngữ pháp, các phương tiện và biện pháp tu từ, cách tổ chức văn bản để trần thuật hay nhất, độc đáo nhất, hiệu quả nhất các nội dung kể. Do đó, ở các chương tiếp theo, luận án tập trung khảo sát cách tổ chức từ ngữ và câu của Tô Hoài trong hồi ký. 37 Chương 2 TỪ NGỮ TRONG LỜI TRẦN THUẬT HỒI KÝ TÔ HOÀI 2.1. Từ trong ngôn ngữ và từ trong tác phẩm nghệ thuật 2.1.1. Từ trong ngôn ngữ Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng nói riêng và của ngôn ngữ nói chung. Từ cũng là cơ sở để cấu tạo các đơn vị lớn hơn là cụm từ, câu, văn bản. Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị duy nhất có thể đảm nhiệm nhiều chức năng nhất. Bên cạnh chức năng định danh, từ còn có chức năng "phân biệt nghĩa", thể hiện nghĩa này hay nghĩa khác của từ nhiều nghĩa, chức năng biểu cảm, thẩm mĩ, Ngoài ra, từ cũng có thể đảm nhiệm chức năng tiềm ẩn - chức năng thông báo của câu. Thuộc tính nhiều chức năng của từ cho phép nó trở thành một loại đơn vị có tính chất phổ biến nhất, cho phép nó chiếm vị trí trung tâm trong cấu trúc của ngôn ngữ. Bàn về khái niệm từ, từ trước đến nay, có nhiều ý kiến đứng ở những góc độ khác nhau để đưa ra định nghĩa về từ. Phan Khôi định nghĩa từ dựa vào mặt ý nghĩa từ vựng: “Từ là một lời để tỏ ra một khái niệm khi nói’’ [92, tr.160]. Theo định nghĩa này, tác giả mới đề cập đến loại từ mang ý nghĩa từ vựng (chỉ khái niệm), mà bỏ qua những lớp từ khác như từ tình thái (à, ư, nhỉ), từ quan hệ (của, bằng, do,). Nhấn mạnh tính chỉnh thể của từ Nguyễn Kim Thản cho rằng: “Từ là đơn vị của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói đề vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ...u trường hợp, các thành phần câu được sắp xếp theo trật tự điển phạm của câu tiếng Việt. Nhưng trong một số trường hợp, để nhấn mạnh thành phần nội dung thông tin quan trọng trong câu văn, Tô Hoài chủ động chuyển đổi trật tự thành phần câu (96 câu). Tô Hoài luôn có xu hướng mở rộng câu văn để miêu tả, trần thuật và tái hiện hiện thực. Nếu như những câu đơn mở rộng thành phần giúp nhà văn miêu tả một cách chi tiết, cụ thể về thời gian, địa điểm, cách thức, phương tiện, mục đích, lí do xuất hiện của đối tượng được đề cập thì những câu đơn phức hóa thành phần, 149 câu đơn nhiều vị ngữ lại giúp nhà văn có thể miêu tả mọi đặc điểm, tính chất, trạng thái của đối tượng đó. Tô Hoài dùng rất nhiều câu tách biệt thành phần. Các thành phần chính đến thành phần phụ đều được ông tách thành câu riêng và chúng xuất hiện liên tục tạo thành một chuỗi câu nhằm nhấn mạnh các đặc điểm, các tình huống, các sự kiện,...; hoặc cho một câu xuất hiện rất đột ngột trong một đoạn văn để gây sự bất ngờ, tạo những tình huống quan trọng. Đối với mỗi loại/ kiểu/dạng câu đơn, Tô Hoài sử dụng theo những mục đích và yêu cầu trần thuật khác nhau. Đối với kiểu câu đơn bình thường không mở rộng, nhà văn sử dụng nhằm trần thuật, miêu tả, trình bày, liệt kê các sự việc, sự kiện, sự tình, cung cấp thông tin cho người đọc. Nhiều trường hợp, Tô Hoài dùng các câu đơn bình thường liên tiếp trong đoạn văn vừa như một phép liệt kê, tính đếm, vừa tạo cảm giác nhanh, gấp gáp; các sự việc có liên quan và tác động lẫn nhau. Khi kể những biến động của sự việc, khi miêu tả ngoại cảnh hay miêu tả ngoại hình nhân vật, tác giả thường sử dụng câu ghép chỉ có một tầng bậc về cấu trúc và thường có nhiều vế câu, các vế câu được sắp xếp theo kiểu liệt kê. Vì được sắp xếp theo kiểu liệt kê, cho nên, những sự kiện, sự việc được đề cập đến trong các vế mang tính chất đồng dạng, kết cấu của các vế câu hầu hết tương đương nhau; từ ngữ được sử dụng trong các vế câu đều thuộc một phạm trù ý nghĩa. Loại câu này kết dính giữa các vế câu tương đối lỏng, có thể tách ra thành những câu đơn độc lập. Khi miêu tả những suy nghĩ và tâm trạng nhân vật thì thường thấy tác giả phát triển nhiều cụm C - V trong một vế hoặc có khi một vế của câu ghép chuỗi chứa nhiều vị ngữ, giải thích ngữ và xuất hiện nhiều các vế câu bất cân xứng về dung lượng, về cấu tạo. Trong hồi ký, bên cạnh những câu văn trau chuốt, bóng bẩy, Tô Hoài còn sử dụng chêm xen nhiều câu văn nói. Ông dùng ngôn ngữ nói khi trần thuật những sự việc, biến cố bình thường trong đời sống hàng ngày. Qua các câu văn nói, Tô Hoài bộc lộ thái độ gần gũi, thân mật, tình cảm chân thành của người viết đối với những cảnh, những người được nhắc đến. Nhằm gia tăng giá trị nội dung - ngữ nghĩa và giá trị biểu cảm cho lời văn trần thuật hay gia tăng một sắc thái ý nghĩa, nhấn mạnh một sắc thái biểu cảm, hoặc 150 làm nổi bật những từ ngữ quan trọng gây sự chú ý của người đọc, Tô Hoài có ý thức sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp tăng cường tính thuyết phục cho các nội dung trần thuật trong các tác phẩm hồi ký của mình. Các biện pháp tu từ cú pháp mà Tô Hoài sử dụng khá phổ biến trong hồi kí là sóng đôi, đảo đổi, lặp. Ở phương diện tu từ cú pháp, Tô Hoài đã thể hiện nhiều khổ công tìm tòi, sáng tạo. Ông luôn luôn nỗ lực tránh những lối mòn, vượt những khuôn mẫu, dùng phép tắc chung theo cách riêng của mình để nói lên tiếng nói của chính mình. 4. Qua hồi ký chúng tôi thấy Tô Hoài qua có những đóng góp: 1/ Phản ánh chân thực những biến động của xã hội thế kỷ XX (cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, hợp tác hoá ở nông thôn miền Bắc,); 2/ Phản ánh sinh động các hoạt động văn học nghệ thuật của Hội nhà văn, thành tựu, sự hợp tác với các hội nước ngoài, chân dung các nhà văn tiêu biểu; 3/ Phản ánh đời tư và những hoạt động xã hội - nghề nghiệp của Tô Hoài; 4/ Đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của văn xuôi nghệ thuật, của thể loại hồi ký, đối với sự phát triển của tiếng Việt thế kỷ XX. 5. Nghiên cứu về ngôn ngữ trần thuật của Tô Hoài trong hồi kí, chúng ta không chỉ nhận ra, ông là một cây bút tiêu biểu về thể loại hồi ký mà còn có thêm một công cụ khả dụng, một kinh nghiệm thực tế để nắm bắt những đặc điểm ngôn ngữ của thể loại ký đang có những biến đối không ngừng trong đời sống văn học đương đại. Kết quả khảo sát ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký, chúng tôi nhận thấy Tô Hoài đã khai thác tối đa cái hay, cái đẹp, nét tinh tế của tiếng Việt; và chính ông đã góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng tinh tế hơn, đẹp và lung linh hơn. Đặt ngôn ngữ hồi ký Tô Hoài bên cạnh các nhà văn cùng thời như Vũ Bằng, Vũ Ngọc Phan, ta dễ dàng nhận ra cá tính ngôn ngữ của ông, riêng ông: đa dạng mà tinh tế, giản dị mà hàm súc, tự nhiên mà đầy biến hóa. Cùng với Nguyễn Tuân, Tô Hoài xứng đáng được vinh danh là bậc thầy tiếng Việt. 6. Những điều trình bày trên đây mới chỉ là kết quả bước đầu. Hy vọng, ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài sẽ được quan tâm tìm hiểu sâu sắc, toàn diện hơn nhờ các thành tựu tu từ học, phong cách học hiện đại. Hồi ký Tô Hoài có thể tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu theo các hướng sau: vấn đề người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, vấn đề tổ chức văn bản trần thuật, 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Hoài Nguyên (2015), Từ ngữ lời văn trần thuật trong “Cát bụi chân ai” và “Chiều chiều”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7 (237), tr 78-84. 2. Nguyễn Thị Đào (2016), “Từ láy trong hồi ký Tô Hoài (qua Cát bụi chân ai và Chiều chiều)”. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường”, tập 1, Nxb Dân trí, tr 701 3. Nguyễn Thị Đào (2017), “Từ ghép trong hồi ký Tô Hoài”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 1, tr 16-21. 4. Nguyễn Thị Đào (2017), “Từ chỉ màu sắc trong hồi ký Tô Hoài”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 1, tr 16-21. 5. Nguyễn Thị Đào (2018), “Sự chệch chuẩn về từ ngữ và những kết hợp tạo từ mới lạ trong hồi ký Tô Hoài”, Tạp chí Khoa học Đại học Vinh. Tập 47, số 3B, tr... (đang chờ in). 6. Nguyễn Thị Đào (2018), “Từ khẩu ngữ trong lời văn trần thuật trong hồi ký Tô Hoài”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 6 (56), tr 61-64. 7. Nguyễn Thị Đào (2018), “Đặc điểm sử dụng câu đơn trong hồi ký Tô Hoài”, Tạp chí ngôn ngữ học, số , tr ... (đang chờ in). 8. Nguyễn Thị Đào (2018), “Từ ngữ chỉ thời gian trong hồi ký Tô Hoài”, Kỷ yếu hội thảo ngôn ngữ học quốc tế. số , tr ... (đang chờ in). 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt: 1. Nguyễn Thị Hoài An (2018), “Nét đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao (Nghiên cứu trường hợp truyện ngắn Nửa đêm)”, Từ điển học & Bách khoa thư, số 3. 2. Thái Hoàng Anh (2008), Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại, Tạp chí Sông Hương, số 337. 3. Lê Thị Lan Anh (2014), Câu quan hệ tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng, Nxb KHXH, Hà Nội. 4. Phạm Thị Lan Anh (2008), Hồi kí của các nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQGHà Nội). 5. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2004), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục. 6. M. Arnaudop (1978), Tâm lí học sáng tạo, Nxb Văn học, H. 7. Aristotle (Lê Đăng Bằng, Thành Thế Thái Binh, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Bảy dịch, Đoàn Tử Huyến hiệu đính), (2007), Nghệ thuật thi ca Nxb Lao động, H. 8. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, H. 9. Lại Nguyên Ân (1988), Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học, H. 10. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 11. M. Bakhthin (1992), Lý luận về thi pháp tiểu thuyết, Trường Viết văn Nguyễn Du, H. 12. M. Bakhtin, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, H. 13. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, Tập II, Nxb, Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 14. Diệp Quang Ban (1995), “Một hướng phân tích câu từ mặt sử dụng, ý nghĩa, ngữ pháp”, Ngôn ngữ, số 4, 25-32. 15. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 16. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục VN, H. 153 17. Diệp Quang Ban (2012), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục Việt Nam, H. 18. Hoàng Thị Bằng (2006), Không gian, thời gian, cái nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thái Nguyên. 19. Lê Thị Biên (2007), Chiều chiều và những đặc sắc về tiểu thuyết - tự truyện của Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội, H. 20. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, khảo sát trên những nét lớn, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Trường ĐHSP Hà Nội, H. 21. Nguyễn Văn Bổng (1995), Tô Hoài - viết và viết, Văn nghệ số ngày 14/10. 22. Phạm Quốc Ca (1996), “Về một đặc điểm mang tính quy luật trong quá trình đổi mới văn học”, Văn nghệ Quân đội, số 7. 23. Hoàng Trọng Canh (2010), Từ Hán - Việt, Chuyên đề Cao học, chuyên ngành Ngôn ngữ học, Trường Đại học Vinh, Vinh. 24. Hoàng Trọng Canh (2011), Ngữ nghĩa học từ vựng tiếng Việt, Chuyên đề Cao học chuyên ngành Ngôn ngữ học, Trường Đại học Vinh, Vinh. 25. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ), Nxb Đại học &THCN, H. 26. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb, Đại học Quốc gia Hà Nội, 27. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H, 28. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, H, 29. Đỗ Hữu Châu (1990), “Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học”, Ngôn ngữ, số 2, 8-11. 30. Trương Chính (1990), “Từ ngôn ngữ đến văn chương: dùng từ”, Ngôn ngữ, số phụ, 23-26. 31. Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Đại học Huế. 32. V.I.Chiupa (2014), Tự sự học như là phân tích diễn ngôn trần thuật (Lã Nguyên dịch), 154 33. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2002), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 34. Mai Ngọc Chừ (cb), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2011), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục Việt Nam, H. 35. Nguyễn Văn Dân (2012), Hồi kí văn học, tiềm năng và hạn chế, www.phongdiep.net.. 36. Ngô Thị Ngọc Diệp (2013), Hồi ký trong văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 - 1945 đến nay, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội, H. 37. Nguyễn Văn Đạm (2004), Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hóa thông tin, H. 38. Đặng Anh Đào (2002), “Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam: Một vài hiện tượng đáng lưu ý”, Văn học, số 2,10-18. 39. Hữu Đạt (1990), Phong cách học tiếng Việt hiện đại Nxb Khoa học Xã hội, H. 40. Hữu Đạt (1999), Nhà văn, sự sáng tạo nghệ thuật, Nxb Hội nhà văn, H. 41. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb Đại học và THCN, H. 42. Lam Điền (2006), Tô Hoài: Tôi đang tập dượt để viết hồi kí, www.vietbao.vn. 43. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, H. 44. Nguyễn Đăng Điệp (2007), “Tô Hoài sinh ra để viết”, Văn học, số 9. 45. Hoàng Dĩ Đình (2015), Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 46. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, H. 47. Đinh Văn Đức (2010), Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 48. Hà Minh Đức (1987), “Lời giới thiệu”, Tuyển tập Tô Hoài, Nxb Văn học, H. 49. Hà Minh Đức (chủ biên), (2007), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, H. 50. Hà Minh Đức (2007), Tô Hoài, đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, H. 51. Hà Văn Đức (2009), “Quan điểm thẩm mĩ qua một số hình tượng nghệ thuật trong tuỳ bút Nguyễn Tuân”, Văn học, số 4. 155 52. Hà Văn Đức, Trần Hữu Tá (1988), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập 1, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, H. 53. G. Gennette, (Nguyễn Thái Hòa dịch), (1972), Các phương thức tu từ, Nxb Khoa học Xã hội, H. 54. G.Genette, (Vương Văn Dung dịch), (1990), Diễn ngôn trần thuật - Tân diễn ngôn trần thuật, Nxb Khoa học Xã hội, H. 55. Nguyễn Thiện Giáp (2012), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam, H. 56. Nguyễn Thiện Giáp (2016), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, H. 57. Gillian Brewn - George Yule (Trần Thuần dịch), Phân tích diễn ngôn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 58. Gorki (Cao Xuân Hạo dịch), (1970), Bàn về văn học, Nxb Văn học, H. 59. N. Gulaiev (Lê Ngọc Tân dịch, Nguyễn Hữu Nam hiệu đính) (1992), Lí luận văn học, Nxb Đại học và THCN, H. 60. Nguyễn Hoàng Hà (2009), Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thái Nguyên. 61. Nguyễn Khánh Hà (1995), Hệ thống từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ ngữ văn, Trường đại học KHXH và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. 62. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H. 63. M.A.K. Halliday (Hoàng Văn Dân dịch) (2007), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Nxb Đại học Quốc gia. 64. Hoàng Văn Hành (Chủ biên), Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (2008), Từ tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn. 65. Hoàng Văn Hành (1985), Từ láy trong tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, H. 66. Đoàn Thị Thúy Hạnh (2001), Nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài qua hồi ký, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, H. 67. Lê Thị Tuyết Hạnh (2003), Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 68. Nguyễn Văn Hạnh (1999), Lý luận văn học, Vấn đề suy nghĩ, Nxb Giáo dục, H. 156 69. Đặng Thị Hạnh (1998), “Tự thuật và tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX”, Văn học, số 5, 35-42. 70. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Giáo dục, H. 71. Dương Thị Thu Hiền (2007), Tô Hoài với hai thể chân dung và tự truyện, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thái Nguyên. 72. Hoàng Ngọc Hiến (1999), “Ký và tiểu luận”, trong cuốn Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, H. 73. Nguyễn Văn Hiệp (1992), Các thành phần phụ trong câu tiếng Việt, Đại học Tổng hợp Hà Nội, H. 74. Tạ Hiếu (2003), Nghệ thuật viết kí của Thạch Lam - Vũ Băng - Tô Hoài (Qua những sáng tác về Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội. 75. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, H. 76. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), (2003), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, H. 77. Nguyễn Thái Hoà (1997), Dẫn luận phong cách học, Nxb Giáo dục, H. 78. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, H. 79. Nguyễn Thái Hòa (2004), “Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện”, trong cuốn Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb ĐHSP, H. 80. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học, Nxb Giáo dục, H. 81. Tô Hoài (1960), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nxb Văn học, H. 82. Tô Hoài (1967), Sổ tay viết văn, Nxb Chi hội Văn nghệ Hà Nội, H. 83. Tô Hoài (1977), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới, H. 84. Tô Hoài (1997), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 85. Tô Hoài (1998), “Tâm sự về chữ nghĩa”, Tạp chí văn học, số 12, 3-9 86. Trịnh Thu Hồng (1999), “Thể loại tự truyện trong sáng tác của một số nhà văn nữ”, Văn học, số 6, 80-87. 87. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2004), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, Nxb Đại học sư phạm, H. 88. Đỗ Việt Hùng (2013), Ngữ nghĩa học - Từ bình diện hệ thống đến hoạt động, Nxb Đại học Sư phạm, H. 157 89. Trương Thị Thu Huyền (2007), Đặc trưng thể loại hồi kí Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội, H. 90. Đỗ Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Thạo, Lê Thị Thùy Vinh, Nguyễn Thị Hiền (2017), Mấy vấn đề về từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, H. 91. Nguyễn Thị Hương (2010), Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trường Đại học Vinh. 92. Phan Khôi (1952), Việt ngữ nghiên cứu, Văn nghệ, Hà Nội, 93. Nguyễn Hoành Khung (1989), Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930-1945), tập1, Nxb Khoa học Xã hội, H. 94. M. Khrapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, H. 95. M. Khrapchenkô (1984), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực và con người, tập 1, 2 Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch, Nxb Khoa học Xã hội, H.. 96. Đinh Trọng Lạc (2003), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 97. Đinh Trọng Lạc (Chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2013), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, H. 98. Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục, H. 99. Phong Lê (1999), Ngót sáu mươi năm văn Tô Hoài, vẫn chuyện văn và người, Nxb Văn hóa Thông tin, H. 100. Phong Lê (giới thiệu), Vân Thanh (tuyển chọn) (2000), Tô Hoài về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, H. 101. Nguyễn Thế Lịch (1989), “Từ ngữ có sắc thái văn chương”, Ngôn ngữ, số phụ, 38-55. 102. Nguyễn Thế Lịch (1998), “Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật”, Ngôn ngữ, số 4, 22-33. 103. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 104. Đỗ Thị Kim Liên (2013), Ngôn ngữ học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 158 105. D. Likhatsep (Phan Ngọc dịch), (1970), Thi pháp văn học Nga cổ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, H. 106. I.U.M. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Quốc gia Hà Nội, H.. 107. Nguyễn Văn Long (2002), Truyện và kí 19454 - 1975, Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, Nxb Đại học sư phạm, H. 108. Nguyễn Văn Lộc (Chủ biên), Nguyễn Mạnh Tiến (2017), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, H. 109. Nguyễn Thị Lương (2016), Câu tiếng Việt, Nxb Đại học sư phạm, H. 110. Phương Lựu (chủ biên), (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, H. 111. Hoàng Như Mai (1970), Vấn đề giảng dạy văn học theo thể loại, Nxb Giáo dục, H. 112. Hoàng Như Mai (1971), Ký và giảng dạy Ký, vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, H. 113. Nguyễn Đăng Mạnh (1978), Khái luận, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Nxb Khoa học Xã hội, H. 114. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, H. 115. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), “Tô Hoài với quan niệm về con người”, Văn nghệ, số 25, tr.5. 116. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Chân dung và phong cách, Nxb Thuận Hóa. 117. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn hiện đại, chân dung và phong cách, Nxb Văn học, H. 118. Trần Đình Nam (1995), “Nhà văn Tô Hoài”, Tạp chí Văn học, số 9, 37-42. 119. Nauđốp (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Hoài Lam, Hoài Ly dịch, Nxb Văn học, H. 120. Nguyễn Thị Thanh Nga (2000), Những từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội 121. Kim Ngọc (cb) (2011), Ngôn ngữ văn chương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 122. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Khoa học Xã hội, H. 123. Phan Ngọc (2000), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 159 124. Vương Trí Nhàn (1999), Tô Hoài và muôn mặt nghề văn, Cánh bướm và hoa hướng dương, Nxb Hải Phòng. 125. Vương Trí Nhàn (2002), “Tô Hoài và thể ký”, Tạp chí Văn học, số 8. 126. Vương Trí Nhàn (2005), “Lời bạt, Tô Hoài với thể hồi kí”, trong cuốn Tô Hoài hồi kí, Nxb Hội nhà văn, H. 927-942. 127. Nhiều tác giả (1963), Bàn thêm viết hồi ký, Nxb Quân đội nhân dân, H. 128. Nhiều tác giả (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H. 129. Doãn Thị Nhung (2011), Đặc điểm câu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao và truyện ngắn Nguyên Hồng, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trường Đại học Vinh. 130. Mai Thị Nhung (2005), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội, H. 131. D.Nunan (Hồ Mĩ Huyền, Trúc Thanh dịch), (1998), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Nxb Giáo dục, H. 132. Lê Lưu Oanh (2011), Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb Đại học sư phạm, H. 133. Vũ Ngọc Phan (1994), “Tô Hoài - Nguyễn Sen”, trong cuốn Nhà văn hiện đại, quyển IV, Nxb Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh. 134. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, H.. 135. Hoàng Trọng Phiến (2008), Ngữ pháp tiếng Việt - câu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 136. Đỗ Hải Phong (2004), “Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại”, trong cuốn Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học sư phạm, H. 115-125. 137. Huỳnh Như Phương (2004), “Trường phái hình thức Nga và văn xuôi tự sự, trong cuốn Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học sư phạm, H. 23-38. 138. Vũ Quần Phương (1994), “Tô Hoài - văn và đời”, Văn học, số 8, 29-32. 139. Trần Thị Mai Phương (2009), Nhân vật người kể chuyện trong hồi ký và tự truyện của Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), H.. 160 140. Mai Thị Kiều Phượng (2011), Các bình diện của từ và ngữ cố định trong tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, H. 141. G.N.Poxpelov (Trần Đình Sử, Lại Nguyên ân, Lê Ngọc Trà dịch), (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, H. 142. Võ Xuân Quế (1990), “Ngôn ngữ một vùng quê trong các tác phẩm đầu tay của Tô Hoài”, Tạp chí Văn học, số 5. 143. Xuân Sách, Trần Đức Tiến (1993), “Cát bụi chân ai”, Văn nghệ, số 72, ngày 13-11 144. Nguyễn Khắc Sính (2002), "Mấy vấn đề lý luận về khái niệm phong cách thời đại, phong cách trào lưu của văn học", Tạp chí Văn học (số 8), 64-70. 145. I.P.Slin (2001), "Loại hình học trần thuật", Tạp chí Văn học, số 2. 146. I.P.Slin (2001), "Trần thuật học", Tạp chí Văn học, số 10, 76-82. 147. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn, hiện thực cuộc sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học, H. 148. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ Giáo viên, H. 149. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, H. 150. Trần Đình Sử (2000), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, H. 151. Trần Đình Sử (2014), Tự sự học một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 152. Trần Đình Sử (2014), Trên đường biên của lí luận văn học, Nxb Văn học, H. 153. Trần Hữu Tá (1990), Tô Hoài, Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, Nxb Văn học, H. 154. Đào Thản (1997), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb Giáo dục, H. 155. Đào Thản (1998), “Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi”, Văn học, số 2, 13-16. 156. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, tập 1,2, Nxb Khoa học Xã hội, H. 157. Lê Thanh (Trịnh Bá Đĩnh - Nguyễn Hữu Sơn sưu tập, giới thiệu), (2000), “Nhìn qua văn học Việt Nam năm 1941”, trong Phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, H. 158. Vân Thanh (1980), “Tô Hoài qua tự truyện”, Tạp chí Văn học, số 6. 161 159. Bùi Việt Thắng (2000), Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 160. Trần Ngọc Thêm (2011), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, 161. Minh Thi (2006), Viết hồi kí để nói ra sự thật, www.vietnamnet.vn 162. Lê Quang Thiêm (2013), Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục Việt Nam, H. 163. Lê Quang Thiêm (2014), Sự phát triển nghĩa từ vựng tiếng Việt từ 1945 đến 2005, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 164. Nguyễn Ngọc Thiện (1999), Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ, Nxb Hội nhà văn, H. 165. Nguyễn Văn Thọ (2006), “Vài cảm giác với Chiều chiều”, Văn nghệ, số 30. 166. Trần Đình Thọ (2014), Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký “Cát bụi chân ai” và “Chiều chiều” của Tô Hoài, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh. 167. Lê Thị Thủy (2017), Hồi ký văn học (của nhà văn) trong văn học Việt Nam hiện đại nhìn từ góc độ thể loại, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội), H. 168. Lê Thị Thủy (2015), Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài, www.vanhien.vn. 169. Nguyễn Thị Thu Thủy (2002), “Về khái niệm truyện kể ở ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ ba”, Ngôn ngữ, số 9. 170. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Điểm nhìn & ngôn ngữ trong truyện kể, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 171. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 172. Đặng Tiến (1999), Tổng quan về hồi ký Tô Hoài, 173. Trần Đức Tiến (1992), Hồi kí của Tô Hoài, www.phongdiep.net, ngày 12/6. 174. Timofeep (Nhiều người dịch), (1962), Nguyên lí lí luận văn học, Nxb Văn hóa, H. 175. Phạm Văn Tình (2004), Tiếng Việt từ chữ đến nghĩa, Nxb Từ điển bách khoa, H. 176. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 162 177. Bùi Minh Toán (2012), Câu trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 178. Bùi Minh Toán (2012), Ngôn ngữ với văn chương, Nxb Giáo dục, H. 179. Tzvetan Todorov (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch), (2004), Thi pháp văn xuôi, Nxb Giáo dục, H. 180. Tạ Hương Trang (2018), “Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật của truyện ngắn thế sự đời tư sau 1986”, Từ điển học & Bách khoa thư, số 3, 91-94. 181. Cù Đình Tú (1982), Khảo sát từ vựng tiếng Việt theo bình diện phong cách ngôn ngữ, Nxb Khoa học Xã hội, H. 182. Cù Đình Tú (2001), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 183. Nguyễn Tuân (1981), Chuyện nghề, Nxb Tác phẩm mới, H. 184. Hoàng Tuệ (2006), Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 185. Sơn Tùng (1961), “Các thể kí”, Nghiên cứu văn học, số 8, 71-80. 186. Phùng Văn Tửu (1990), Tiểu thuyết Pháp hiện đại trên đường đổi mới, Nxb Khoa học Xã hội, H. 187. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, Nxb Tri thức, H. 188. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Văn học, H. 189. V.V. Vinôgrađốp, Phong cách học - lý thuyết về 1ời nói có tính chất thơ - Thi học, Tài liệu in rônêô, Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, H. 190. Nguyễn Đăng Vũ (1987), Ngôn từ người kể chuyện trong Giã từ vũ khí - Hemingway, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội, H. 191. G.V. Xtêpanôp (Trần Khang, Hoàng Trọng Phiến, Võ Anh Quế dịch), (1999), Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Nxb ĐH&THCN, H. 192. Nguyễn Như Ý (chủ biên), (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H. 163 II. Tiếng Anh: 193. Abrams, M.H (1993), A glossary of literary terms (sixth edition), Harcourt Brace Jovanovich College Publishers, The United States of America. 194. Austin J. L. (1962), How to Do Things with Words, Cambridge (Mass), Havard University Press. 195. Mieke Bal (1985, 1997), Narratology: Introduction to the Theory of Narrative, University of Toronto Press, Toronto Bufalo London. 196. Roland Barthes (1977), Introduction to the Structural Analysis of Narratives, Longman London and New York. 197. Boliger, P. (1968), Aspects of language, N. Y. Harcourt, Brace and World. 198. Brown P. - Levinson C. (1979), “Universals in language usage: politeness phenomena”, In E. Goody (ed) Social Markers in Speech Cambridge, Cambridge University Press. 199. Brown G. - Yule G. (1989), Discourse Analysis, Cambridge University Press. 200. Bronodal V. (1948), Langage et logique, dans Encyclopesdie francaise 201. Bronodal V. (1961), Die innere Form des Deutschen, Eine neue deutsche Grammatik, Born und Munchen. 202. Mark Curre (1998), Postmodern Narrative Theory, Palgrave Macmillan (July 15, 1998). 203. Genette G. (1986), Narrative Discourse - NewnNarrative Discourse, Wileyblackwell; New Ed edition (October 30, 1986). 204. Grice H. P. (1978), Logic and Coversation, In P Cole & J.L Morgan (eds) Suntax and Semantics, Vol 9, Pragmatics, New York, Akademic Press. м.1981-c354 205. Halliday M.A.K (1987), An introduction to functional grammar, London: Arnold. 206. Lyons, J. (1977), “Deixis, space and time" in Semantics, Vol. 2, pp.636-724, Cambridge University Press. 207. Lyons, J. (1995), Linguistic Semantique. An introduction, Blackwell. 208. Wallace Martin (1986), Recent Theories of Narrative, Cornell University Press; 1 edition (February 24, 1986). 164 209. Susan Lanser. The Narrative Act. Priceton University. Pinceton, New Jersey, 1981. 210. James Phelan , Peter J. Rabinnowitz (2005), A Companion to Narative Theory, Aug 2005, Wiley-Blackwell. 211. Scholes R.và Kellogg R, The Nature of Narrative. Oxford University 1968 212. Thompson L.C, A vietnamese Grammar, Seattle and London, University of Washington Press, 1965. 213. Johannes.Erben (1965), Abriss der deutschen Grammatik, Berlin III. Tiếng Nga 214. Энциклопедический словарь Брокrayз Фрона СПб, 1896 Т 37-С 70-74 215. Белинский в Взгляд на русскую литературу 1846 rода ll полное обрание сочинений М 10 с 16 216. Бельчиков н Мемуарная литература Литературная энциклопедия М 1934- т-С 132-133 217. Билинис М К вопросу о проблемах мемуарного текста в русской литературе первой трети жиll века проблемы эстетики и noзтик ярославль: 1976 С 218. Кардин в сегодня о вчерашнем мемуары и современность-м 1961 219. Кардин в янская и обыemивное и субъективное в мемуарах ll Кардин В янская и пределы достоверности м.1981-c354 220. Кузнецов м мемуарная проза/lжанрово е стилевые искания современной 1971- с 147 221. Чcоветской прозы M Чернышевскийн прадедоeские Нравы (Записки Гавриила Романовича Державина 174 1812 издание "Русской беседы 1850)// Полн М., 1950-Т- С 326 222. Вольпец искуств о непохожести-М., 1991 (главы мемуарах Бенедикта Лившица Книга о Зощенко") 223. Левицкийл мемуары ll литературный энциклопедический словарь м. 1987 с-216 165 TƯ LIỆU KHẢO SÁT I. Tô Hoài, “Tô Hoài hồi ký”, Nxb Hội Nhà văn, H. 2005. II. Tô Hoài, Chiều chiều, Nxb Hội Nhà văn, H. 2014. III. Vũ Bằng, Bốn mươi năm nói láo (hồi ký), Nxb Hồng Đức, H. 2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ngon_ngu_tran_thuat_trong_hoi_ky_to_hoai.pdf
  • docxNhững điểm mới của luận án.docx
  • docxTrích yếu LA- tiếng Anh.docx
  • docxTrích yếu LA- tiếng Việt.docx
  • docTTLA Tieng Anh (Nguyen Thi Dao).doc
  • docTTLA Tieng Viet (Nguyen Thi Dao).doc
Tài liệu liên quan