Luận án Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Lịch sử Việt Nam sau 1975

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ NHẬT NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ NHẬT NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9220121 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Tập thể hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Trí Dũng TS. Lê Thanh Nga NGHỆ AN – 2021 i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........

pdf188 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Lịch sử Việt Nam sau 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................................................................................................... iv LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................... v BẢNG CHÚ THÍCH KÍ HIỆU VIẾT TẮT .......................................................................... vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3 5. Đóng góp của luận án .................................................................................................... 4 6. Cấu trúc luận án ............................................................................................................. 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................................................. 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 6 1.1.1. Nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết lịch sử.........................................................6 1.1.2. Nghiên cứu về nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 .... 26 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ......................................................................................... 29 1.2.1. Giới thuyết một số khái niệm được dùng trong luận án ................................ 29 1.2.2. Quan niệm về người anh hùng và nhân vật anh hùng ................................... 36 1.2.3. Các tiêu chí xác định nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại .................................................................................................................... 39 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................................. 45 Chƣơng 2. BỨC TRANH CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975 ...................................................................................................................................... 46 2.1. Sơ lƣợc về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trƣớc 1975 ............................................. 46 2.1.1. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XX đến 1945 ..................................... 46 2.1.2. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975 ............................................ 51 2.2. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 ................................................................... 54 2.2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 ............ 54 2.2.2. Các chặng đường vận động của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 ....... 56 2.2.3. Thành tựu và các khuynh hướng của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 .......... 59 ii 2.3. Bƣớc đầu nhận diện nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 ............................................................................................................................. 66 2.3.1. Nhân vật anh hùng - hình tượng trung tâm của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 ....................................................................................................... 66 2.3.2. Những cảm hứng sáng tác chính chi phối việc xây dựng nhân vật anh hùng ........ 68 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................. 72 Chƣơng 3. LOẠI HÌNH NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975 ........................................................................................... 74 3.1. Nhìn chung về loại hình nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 .................................................................................................................... 74 3.1.1. Nhân vật anh hùng nhìn từ vai trò, chức năng của nhân vật trong tiểu thuyết ... 74 3.1.2. Nhân vật anh hùng nhìn từ công lao, sự nghiệp của người anh hùng .......... 76 3.1.3. Nhân vật anh hùng nhìn từ lý thuyết diễn ngôn ............................................. 84 3.2. Loại nhân vật anh hùng xây dựng theo xu hƣớng đồng hƣớng với chính sử .... 86 3.2.1. Khẳng định vai trò của người anh hùng trong những bước ngoặt lịch sử .... 86 3.2.2. Đề cao trí tuệ, tài năng của người anh hùng ................................................. 90 3.2.3. Đề cao ý chí, bản lĩnh của người anh hùng ................................................... 95 3.3. Loại nhân vật anh hùng xây dựng theo xu hƣớng bổ khuyết, đối thoại với chính sử .............................................................................................................................. 97 3.3.1. Đối thoại để khẳng định, minh oan, chiêu tuyết ............................................ 97 3.3.2. Đối thoại với cách nhìn cá biệt, trái ngược với lịch sử ............................... 100 3.4. Loại nhân vật anh hùng xây dựng theo xu hƣớng mƣợn lịch sử để đào sâu, khám phá con ngƣời cá nhân, đời tƣ ........................................................................... 103 3.4.1. Quan tâm thể hiện những nét đời thường, gần gũi ...................................... 103 3.4.2. Bổ sung, làm rõ đời sống bản năng ............................................................. 105 3.4.3. Tô đậm phương diện bi kịch của nhân vật .................................................. 107 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................... 111 Chƣơng 4. PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975 .................................................... 112 4.1. Đặt nhân vật anh hùng vào những tình huống gay cấn, căng thẳng ................ 112 4.1.1. Tình huống đất nước gian nguy, thù trong giặc ngoài ................................ 112 4.1.2. Tình huống cận kề cái chết .......................................................................... 114 4.1.3. Tình huống lựa chọn nghiệt ngã .................................................................. 117 iii 4.2. Kết hợp hài hoà nhiều thủ pháp nghệ thuật để xây dựng nhân vật anh hùng ....... 118 4.2.1. Miêu tả người anh hùng qua chân dung, ngoại hình .................................. 118 4.2.2. Miêu tả người anh hùng qua lời nói, hành động ......................................... 120 4.2.3. Chú trọng khắc họa nội tâm nhân vật anh hùng ......................................... 123 4.3. Luân chuyển điểm nhìn và tổ chức giọng điệu trong xây dựng nhân vật anh hùng .......................................................................................................................... 127 4.3.1. Kết hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn .............................................................. 127 4.3.2. Kết hợp linh hoạt nhiều giọng điệu ............................................................. 134 4.4. Kết hợp sử dụng nhiều lớp ngôn từ trong xây dựng nhân vật anh hùng ......... 139 4.4.1. Lớp ngôn từ cổ xưa, đậm chất lịch sử ......................................................... 139 4.4.2. Lớp ngôn từ đời thường, khẩu ngữ mang màu sắc đương đại .................... 141 4.4.3. Lớp ngôn từ địa phương (phương ngữ) ....................................................... 144 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................................... 145 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ...151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đinh Trí Dũng và TS. Lê Thanh Nga, cùng với sự góp ý của các nhà khoa học. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực. Các tài liệu tham khảo, các trích dẫn đảm bảo tường minh, rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Nghệ An, tháng 05 năm 2021 Tác giả luận án Trần Thị Nhật v LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đinh Trí Dũng, TS. Lê Thanh Nga những người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình học tập, hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ngành Ngữ văn, Viện Sư phạm xã hội, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, lãnh đạo Khoa Giáo dục Tiểu học, các phòng ban liên quan của Trường Đại học Sài Gòn đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ để tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình những người đã động viên, giúp đỡ, cổ vũ tôi hoàn thành khóa học và luận án. Nghệ An, tháng 05 năm 2021 Tác giả luận án Trần Thị Nhật vi BẢNG CHÚ THÍCH KÍ HIỆU VIẾT TẮT TT Kí hiệu viết tắt Nội dung viết tắt 1 TTLS Tiểu thuyết lịch sử 2 NVAH Nhân vật anh hùng 3 Nxb Nhà xuất bản 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong văn học hiện đại Việt Nam, tiểu thuyết là thể loại đóng vai trò chủ lực. Tiểu thuyết cũng là thể loại gặt hái nhiều thành tựu trong văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay. Trong bức tranh văn xuôi sau 1975, đặc biệt là sau 1986, bộ phận tiểu thuyết lịch sử (TTLS) đã có những sáng tạo, cách tân mới mẻ. Nhiều TTLS đặc sắc lần lượt ra đời: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Gió lửa, Đất trời của Nam Giao, Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Du, Thông reo ngàn Hống của Nguyễn Thế Quang, Sương mù tháng giêng của Uông Triều, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh... Tâm thế nhìn lại lịch sử một cách tỉnh táo; đào sâu vào quá khứ, chiêm nghiệm quá khứ để hiểu hơn những gì cha ông đã trải qua và để rút ra những bài học cần thiết cho cuộc sống hiện tại đã làm cho TTLS ngày càng chiếm được cảm tình sâu sắc của bạn đọc. Trong những năm gần đây, một số hội thảo cấp quốc gia bàn về tiểu thuyết lịch sử đã được tổ chức, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã lấy tiểu thuyết lịch sử làm đối tượng nghiên cứu. Vì thế, khảo sát TTLS nói chung, nhân vật anh hùng (NVAH) trong TTLS nói riêng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn bức tranh tiểu thuyết cũng như quy luật vận động của tiểu thuyết và văn xuôi thời kỳ đổi mới. 1.2. TTLS Việt Nam sau 1975 là sự tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của văn xuôi về đề tài lịch sử của dân tộc, từ các tiểu thuyết chương hồi có màu sắc lịch sử trong văn xuôi chữ Hán thời trung đại, các TTLS giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945, TTLS mang màu sắc sử thi giai đoạn 1945 - 1975. Đó là một quá trình liên tục, có những thăng trầm và có những kế thừa, phát triển. Dù màu sắc có khác nhau, nhưng TTLS các giai đoạn trên đều thể hiện đậm nét những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam: lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí quật cường, tấm lòng nhân ái, bao dung Nghiên cứu TTLS nói chung, NVAH trong TTLS nói riêng không chỉ giúp hiểu hơn vai trò, vị trí của TTLS trong dòng chảy của văn xuôi mà còn hiểu sâu hơn những giá trị vững bền có tính truyền thống của văn chương dân tộc. 2 1.3. Với tính chất là phương tiện khái quát hiện thực, là nơi thể hiện tập trung quan niệm nghệ thuật về con người, xây dựng nhân vật là vấn đề quan trọng bậc nhất trong tiểu thuyết. Trong TTLS, NVAH thường là nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nơi nhà văn dành nhiều tâm huyết để thể hiện những ý đồ nghệ thuật của mình. Cách thể hiện NVAH trong tiểu thuyết gắn với quá trình nhận thức, tư duy nghệ thuật của nhà văn. Với nhiều hình tượng NVAH đặc sắc, TTLS sau 1975 đã thể hiện chiều sâu nhận thức về con người, bổ sung những chuẩn mực mới mẻ trong hệ giá trị của văn chương. Vì thế, so với NVAH trong các tiểu thuyết giai đoạn trước, NVAH trong TTLS giai đoạn sau 1975 đã trở nên đầy đặn, chân thực, sống động và cũng phức tạp hơn. Do đó, đi sâu tìm hiểu NVAH sẽ là một đầu mối giúp chúng ta khám phá sâu hơn vấn đề xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết nói chung, TTLS nói riêng. Điều này càng có ý nghĩa khi vấn đề xây dựng NVAH trong TTLS sau 1975 cho đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. 1.4. Hiện nay, văn xuôi về lịch sử nói chung, TTLS nói riêng là mảng sáng tác được chú ý giới thiệu trong nhà trường phổ thông và đại học. Mảng sáng tác này có ý nghĩa đặc biệt trong giáo dục lòng yêu nước, truyền thống anh hùng, ý thức biết ơn, trân trọng công lao của tổ tiên, của các bậc anh hùng. Đề tài cũng góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học các tác phẩm văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng trong nhà trường. 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. Từ các tiêu chí xác lập quan niệm về người anh hùng nói chung, NVAH trong TTLS nói riêng, luận án đi sâu khảo sát loại hình NVAH, phương thức xây dựng NVAH trong các TTLS Việt Nam tiêu biểu giai đoạn từ 1975 đến nay. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án quan tâm đến các nhân vật được xác định là NVAH trong TTLS Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay (chúng tôi lấy cột mốc 1975 vì từ sau thời điểm này, văn xuôi nói chung, TTLS nói riêng đã bắt đầu có những chuyển động tích cực, tạo đà cho sự đổi mới toàn diện, sâu sắc cho văn xuôi nói chung, tiểu 3 thuyết lịch sử nói riêng sau 1986). Do số lượng TTLS từ 1975 đến nay (trong đó có hiện diện nhân vật anh hùng) rất lớn nên luận án chỉ tập trung khảo sát và nghiên cứu những tác phẩm nổi bật, tiêu biểu cho các khuynh hướng của TTLS, các tác phẩm được dư luận bạn đọc và giới nghiên cứu chú ý, trong đó tập trung vào một số tác giả, tác phẩm như: Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần (Hoàng Quốc Hải), Gió lửa, Đất trời (Nam Giao), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Đức Thánh Trần, Trần Thủ Độ (Trần Thanh Cảnh), Ngô Vương, Nam Đế vạn xuân (Phùng Văn Khai), Trần Quốc Toản,Trần Khánh Dư (Lưu Sơn Minh), Thông reo ngàn Hống (Nguyễn Thế Quang), Búp sen xanh (Sơn Tùng) Ngoài ra, một số tác phẩm thuộc những thể loại khác như truyện ngắn, ký về đề tài lịch sử... có miêu tả, thể hiện NVAH (trong và ngoài nước, ở các thời kỳ) cũng được tìm hiểu, đối chiếu với những mức độ nhất định nhằm làm sáng tỏ những mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. c ch nghi n cứ Thực hiện đề tài “Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975”, Luận án hướng tới mục tiêu làm r quan niệm về người anh hùng, loại hình và cách thức xây dựng hình tượng NVAH, từ đó góp phần khẳng định vị trí, những thành tựu, đóng góp của TTLS trong bối cảnh đổi mới của văn xuôi và tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 3.2. Nhi nghi n cứ Trên cơ sở xác định đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu, luận án đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Xác định hệ thống các khái niệm liên quan như TTLS, NVAH trong TTLS, phác họa bức tranh toàn cảnh và tiến trình vận động của TTLS Việt Nam hiện đại, xác định tiêu chí nhận diện NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975. - Phân tích, làm sáng tỏ loại hình NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975. - Phân tích, làm sáng tỏ các phương thức xây dựng NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành các mục tiêu khoa học đặt ra, luận án sử dụng các phương 4 pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.1. Phương pháp cấu trúc, hệ thống: chúng tôi xem xét TTLS Việt Nam từ 1975 đến nay (khoảng đến năm 2020) như một chỉnh thể thống nhất, có tính hệ thống, có mối quan hệ, tác động lẫn nhau, đặt trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới; khi tiếp cận từng tác giả, từng tiểu thuyết cụ thể, thế giới NVAH, chúng tôi cũng quan tâm đến tính hệ thống, chỉnh thể trong cấu trúc của nó. 4.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này giúp chúng tôi lý giải các vấn đề xung quanh hình tượng NVAH trong TTLS sau 1975 từ góc nhìn của các ngành khoa học liên quan như: lịch sử học, văn hóa học, dân tộc học, mĩ học, tâm lí học 4.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Luận án vận dụng lí thuyết thi pháp học để tìm hiểu một số phương diện như quan niệm nghệ thuật về người anh hùng, điểm nhìn nghệ thuật, giọng điệu trần thuật trong TTLS Việt Nam sau 1975. 4.4. Phương pháp so sánh: dùng để đối chiếu, so sánh các tác phẩm, hình tượng, nhân vật trong cùng hoặc khác loại hình, nhằm chỉ ra những điểm gặp gỡ và khác biệt trong nội dung thể hiện, cách thức xây dựng NVAH. 4.5. Phương pháp thống kê, phân loại: hỗ trợ cho việc hình thành một số luận điểm của luận án, giúp xác định số lượng hoặc tần số lặp lại của các biểu tượng, các phương thức, các chi tiết trong xây dựng NVAH ở các tác phẩm cụ thể. 4.6. Phương pháp loại hình: là phương pháp khảo sát đối tượng nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau như cảm hứng, bút pháp, nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết, đặt trong tương quan loại hình của chúng; ở đây là loại hình TTLS, loại hình NVAH trong TTLS. 5. Đóng góp của luận án Luận án có những đóng góp chủ yếu sau: 5.1. Về mặt lý luận, luận án góp phần làm r hơn tiêu chí nhận diện NVAH trong TTLS Việt Nam hiện đại nói chung, TTLS sau 1975 nói riêng, chỉ ra sự bổ sung, đổi mới trong quan niệm về người anh hùng trong các TTLS Việt Nam sau 1975; từ đó, góp phần nhận diện diện mạo, quy luật vận động, đổi mới của tiểu 5 thuyết Việt Nam đương đại nói chung, TTLS Việt Nam đương đại nói riêng. 5.2. Về mặt thực tiễn sáng tác, luận án đi sâu khảo sát, phân tích, làm r loại hình NVAH và chỉ ra các phương thức xây dựng NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975, có sự so sánh với các giai đoạn trước đó. Từ góc nhìn NVAH, luận án cũng góp phần khẳng định vai trò, vị trí, sự phân hóa đa dạng của bộ phận TTLS trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận án được triển khai trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2: Bức tranh chung của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 Chương 3: Loại hình nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 Chương 4: Phương thức xây dựng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết lịch sử 1.1.1.1. Nghiên cứu lý luận và quan niệm tiểu thuyết lịch sử ở nước ngoài Nhìn chung, thành tựu nghiên cứu lý thuyết về TTLS chủ yếu đến từ phương Tây. Trong đó, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến cách thức xử lý, diễn giải chất liệu lịch sử và vấn đề hư cấu, sáng tạo của nhà văn trong sự đối sánh với tính chân thực của thực tế lịch sử. Hai bình diện sự thật và sáng tạo trong TTLS, cho đến nay vẫn là vấn đề thời sự của văn học. G. Lukacs, nhà m học người Hungari, trong công trình Tiểu thuyết lịch sử đã cho rằng: “Sự thể hiện lịch sử không thể có được nếu không có mối liên hệ có tính chất ấn tượng với hiện tại” 30; 133 . Cho nên, “nhiệm vụ của nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử là phải tạo dựng được một cách phong phú các tác động tương hỗ, cụ thể khớp với hoàn cảnh lịch sử mô tả” 30; 132]. Theo G. Lukacs, nhà văn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên một tác phẩm có giá trị. Tác phẩm có giá trị “phải đạt tới chiều sâu của triết lí lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử không chỉ bảo đảm việc miêu tả hoàn cảnh duy trì được không khí lịch sử, mà quan trọng hơn là miêu tả trung thực bằng nghệ thuật một thời kì lịch sử cụ thể” 30; 299]. Ông kiến giải: “Việc mô tả hiện thực của một thời kì lịch sử có thể thành công qua việc mô tả đời thường của nhân dân, nỗi đau và niềm vui sướng của những con người bình thường. Trong lĩnh vực xây dựng tiểu thuyết lịch sử, tài năng bộc lộ qua việc phản ánh những nguyên nhân dẫn đến sự thật trong trái tim con người, những sự thật mà biến động của chúng đã bị giới sử học bỏ qua. Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử, vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao cho sự sống còn các cá nhân lịch sử thì đã sống” [30; 62]. Như vậy, vai trò của nhà sử học và nhà văn với đề tài lịch sử không đồng nhất với nhau. Nhà sử học chỉ quan tâm đến sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, còn nhà văn lại quan tâm tới số phận con người trong những cơn biến động của lịch sử. 7 Cũng nói về sự khác nhau giữa nhà văn và nhà sử học, M. Kundera trong Nghệ thuật tiểu thuyết đã chỉ ra sự khác biệt: “Nhà sử học kể lại các sự kiện đã xảy ra, còn nhà tiểu thuyết nắm bắt một khả năng của cuộc sống, khả năng của con người và thế giới. Nhà tiểu thuyết lịch sử ghi nhận những kinh nghiệm nhân loại mà sử gia không quan tâm hoặc không thấy giá trị. Chính điều đó làm ngã bổ những định kiến chắc chắn, chính thống, làm sụp đổ những khái niệm vĩnh hằng của thế giới vững tin đã định hình yên chí, nhất thành bất biến và thám hiểm những mặt khác của vạn vật” 84; 135]. Ông đánh giá cao vai trò của người sáng tác: “Nhà tiểu thuyết không phải là nhà sử học cũng chẳng phải nhà tiên tri: anh ta là người thám hiểm cuộc sống” 84; 51] Như vậy, đối với nhà văn, lịch sử là thế giới hiện thực cần được tôn trọng, nhưng TTLS không phải là sự sao chép hiện thực đó mà hướng đến những mục tiêu và giá trị riêng dưới cái nhìn và cảm quan thẩm mĩ của người sáng tác. Việc chỉ r sự khác biệt giữa mục tiêu, cách thức mà nhà văn và nhà sử học khai thác sự kiện, nhân vật lịch sử giúp người viết TTLS xác định được đối tượng, cách tiếp cận và giới hạn trong ngòi bút của mình. L. Tolstoi từng nói rằng: “Trong khi vẽ lên bức tranh của một thời đại, nhà sử học và nhà nghệ sĩ có hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Nhà sử học sẽ sai lầm muốn trình bày nhân vật lịch sử trong toàn thể của nó, trong sự phức tạp của mối quan hệ của nhân vật đó với tất cả các mặt của cuộc sống. Cũng như vậy, nhà nghệ sĩ sẽ không làm tròn bổn phận của mình nếu anh ta bao giờ cũng trình bày nhân vật của mình trong tư thế lịch sử của nhân vật đó... Nhà sử học chú trọng tới các kết quả của một biến cố; còn nhà nghệ sĩ thì chú trọng tới bản thân của sự kiện trong biến cố” 92 . Như vậy, L. Tolstoi đưa ra cái nhìn khái quát về cách tiếp cận lịch sử của nhà sử học và nhà văn. Ông đánh giá cao vai trò của nhà văn trong việc sinh động hóa nhân vật lịch sử. H. White - một đại biểu của chủ nghĩa “Tân duy sử” khi bàn về metahistory (siêu lịch sử) đã khẳng định: “Lịch sử như là tự sự”. Ông giải thích rằng: “lịch sử chỉ như một thứ truyện kể được kể từ điểm nhìn của một ngôi thứ ba nào đó, như chiết tự của từ “history” trong tiếng Anh. Các sự kiện quá khứ chưa phải là lịch sử, chúng chỉ trở thành lịch sử khi diễn giải, từ đó, lịch sử chính là một trò chơi - ngôn ngữ (language - game), để dùng một từ khóa của triết học hậu hiện đại” 8 [138; 115]. Theo H. White, tiền thân của TTLS đã là một “câu chuyện” - history. Nó mang đầy tính chủ quan của “người kể”. Nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều câu hỏi về lịch sử như: “Lịch sử nằm ở vị trí nào trong hệ thống tri thức của nhân loại? Câu trả lời là “lịch sử nằm giữa khoa học và nghệ thuật, và vì vậy nó mang bản chất hư cấu và tràn đầy định kiến” 138; 48]. Quan điểm H. White đã tạo ra “hiệu ứng” đối thoại với lịch sử diễn ra rất mạnh mẽ trong nghiên cứu nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật lấy lịch sử làm đề tài sáng tác. Trong chuyên luận Tiểu thuyết hiện đại, hai tác giả D. Brewster và J. Bureell cũng đã đưa ra quan niệm về TTLS, đồng thời đi sâu nghiên cứu TTLS từ phương diện hoạt động tiếp nhận, các góc nhìn khác nhau của người đọc. Theo ông: “Đọc tiểu thuyết lịch sử là để đưa mình vào những thời đại khác, vì khi người ta khốn khổ thì ưa đi tìm bạn lương tri” 18; 196]. Trong cuốn Lịch sử và văn học, nhà nghiên cứu G. Lenobl (người Nga) đưa ra ba tiêu chí để xác định một TTLS: “Một là nhân vật và sự kiện lịch sử. Hai là nguyên tắc hay chủ nghĩa lịch sử, tức là cho thấy sự xung đột các thời đại, sự quá độ các giá trị. Ba là nội dung của tiểu thuyết phải là hiện thực đã qua, mà tác giả và người đọc không phải là người đương thời của hiện thực đó. Người đọc luôn cảm thấy có một sự khác thời” [181; 288]. Trong nhận định của mình, G. Lenobl coi trọng tính xác thực của sự kiện và nhân vật lịch sử và xem đó là tiêu chí căn bản trong sáng tác TTLS. Quan điểm này của G. Lenobl có tính nguyên tắc, dùng để phân biệt với các loại tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử nhưng không phải là TTLS. Trả lời câu hỏi Thế nào là tiểu thuyết lịch sử, các nhà nghiên cứu trên thế giới (D. Brewster và J. Burell, A. Dumas, H. S. Haasse, G. Lukacs, W. Scott, L. Tolstoi, Goncourt) đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau. Trong chuyên luận Tiểu thuyết hiện đại, D. Brewster và J. Burell cho rằng: “Tiểu thuyết lịch sử có thể thoát thai từ ước ao của một tác giả muốn đào thoát khỏi hiện tại, đồng thời thỏa mãn ước ao tương tự của độc giả. Nhưng tiểu thuyết lịch sử còn nhiều tác dụng nữa. Nó có thể soi sáng những thời kì quá khứ con người đã trải qua, với những mục đích r ràng là gạn lọc những tình trạng tiến thoái lưỡng nan của hiện tại” [18; 197]. Với quan niệm này, TTLS trước hết là tiểu thuyết viết “về thời quá khứ” của một dân tộc hay một quốc gia nào đó và quan trọng hơn, nó phụ thuộc vào chủ quan của người phê bình muốn xếp nó vào danh mục nào. A. Dumas nói 9 một cách hình ảnh: “Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo bức hoạ của tôi mà thôi”. Như vậy, Dumas coi sự kiện, nhân vật lịch sử chỉ là phương tiện để nhà văn viết tiểu thuyết và gửi vào đó những thông điệp của mình. Còn G. Lucaks lại cho rằng: “Tiểu thuyết lịch sử về nguyên tắc không khác gì tiểu thuyết thông thường nhưng phải thể hiện sự vĩ đại của con người trong lịch sử với những khả năng của tiểu thuyết nói chung” 30; 41 . Quan niệm này nhấn mạnh đến việc thể hiện thành công tầm vóc lịch sử của cá nhân trong tác phẩm, tức tác phẩm phải hướng đến những căn nguyên thúc đẩy các hành động thay đổi xã hội bởi những con người lỗi lạc. Quan niệm về TTLS không chỉ được phát biểu bởi các nhà nghiên cứu, mà còn bởi cả các nhà văn. Hella S. Haasse, cây bút nổi tiếng Hà Lan thế kỷ XX nhấn mạnh: “những cuốn tiểu thuyết của tôi có thể là tiểu thuyết lịch sử (bởi nó dựa trên những sự kiện và biến cố lịch sử hoặc có liên quan đến những con người có thật) Trong văn học, đề tài lịch sử là một phương tiện chứ không phải là một cứu cánh. Không thể phủ nhận được là có một sự đồng cảm thực sự giữa nhà văn với thời đại lịch sử và các nhân vật mà họ quan tâm đến” [dẫn theo 101; 31]. Theo quan điểm của Hella S. Haasse, trong TTLS, những chi tiết, sự kiện lịch sử không phải tồn tại khô khan như trong nguồn tư liệu lịch sử, như trong chính sử, mà nó mang dấu ấn cảm quan lịch sử của nhà văn với những giá trị thẩm m mới mẻ. Nghệ thuật phải có sự sáng tạo, nghệ thuật không cần sự rập khuôn cứng nhắc. Bởi thế, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối của lịch sử trong TTLS là điều gần như không tưởng. Trong TTLS, nhà văn có quyền hư cấu, sáng tạo nhưng vẫn phải tôn trọng sự kiện lịch sử, vừa có tính chân thực, vừa có màu sắc hư cấu để tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. L. Tolstoi nhấn mạnh: “Tiểu thuyết lịch sử phải chính xác như một nghiên cứu lịch sử” dẫn theo 146]. Còn Goncourt (Pháp) quan niệm: “Lịch sử là tiểu thuyết đã thành hiện thực, còn tiểu thuyết là lịch sử có khả năng thành hiện thực. Tiểu thuyết lịch sử kết hợp hai yếu tố đối lập, nhà văn tùy theo cảm hứng mà kéo mạnh về cực này hay cực kia. Người viết tiểu thuyết lịch sử là một thầy lang bốc hai vị thuốc kỵ nhau, nhưng liều lượng phải tính thế nào để chúng bổ sung cho nhau, để thuốc có hiệu quả - tác phẩm phải hay: vừa có vị tiểu thuyết vừa có vị lịch sử” [184; 11 . Ở đây, Goncourt nhấn mạnh đến tầm vóc và sức hấp dẫn của lịch sử. Theo ông, bản thân văn bản lịch sử đã là một dạng của 10 tiểu thuyết, còn TTLS là lịch sử của tương lai. Người viết TTLS phải đủ tài năng để nối kết quá khứ với tương lai qua lăng kính của hiện sinh. Nhìn chung, những nghiên cứu khái quát về TTLS của các tác giả nước ngoài chủ yếu tập trung vào việc xác định những ranh giới của lịch sử với TTLS. Các nghiên cứu đã làm r khái niệm TTLS, lý giải mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật, yêu cầu của bức tranh hiện thực được miêu tả trong thể loại TTLS, những đặc điểm làm cho một TTLS trở nên hấp dẫn bạn đọc 1.1.1.2. Nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam Việc nghiên cứu TTLS ở Việt Nam đã diễn ra từ lâu, với hàng trăm bài viết, chuyên luận, công trình có quy mô và chất lượng. Các bài viết bao quát nhiều vấn đề xung quanh TTLS như: tiến trình vận động, đặc điểm, diện mạo, đặc trưng thể loại TTLS, các khuynh hướng sáng tác trong TTLS, hiện thực và hư cấu trong TTLS, nhân vật trong TTLS * Về tiến trình vận động, đặc điểm, diện mạo và đặc trưng của TTLS: là các vấ..., “Tiểu thuyết và lịch sử (nhân đọc Giàn thiêu của V Thị Hảo)” của Lại Nguyên Ân, “Yếu tố liên văn bản trong tiểu thuyết Giàn thiêu (Văn học hậu hiện đại - diễn giải và tiếp nhận)” của Nguyễn Văn Hùng, “Đọc Giàn thiêu của V Thị Hảo - chơi với người chơi lửa” của Nguyễn Quang Huy Các bài viết đã khẳng định được tài năng nghệ thuật của V Thị Hảo qua tiếp cận tác phẩm ở nhiều góc độ khác nhau: ý thức nữ quyền, yếu tố kì ảo, liên văn bản... Hội thề của Nguyễn Quang Thân, tác phẩm đoạt giải A trong cuộc thi tiểu thuyết lần thứ III (2006 - 2009) của Hội Nhà văn cũng thu hút sự chú ý của diễn đàn nghiên cứu phê bình văn học. Tác phẩm đã tạo ra một cuộc tranh luận gay gắt. Xuất hiện nhiều bài viết mang tính phản biện, tranh luận quanh Hội thề. Có thể kể đến: “Hội thề - tiểu thuyết lịch sử hay phản lịch sử, Nguyễn Quang Thân cho các tướng lĩnh Lam Sơn theo Mao khí sớm” của Trần Mạnh Hảo, “Đọc Hội thề” của Phạm Viết Đào, “Kinh ngạc khi Hội Nhà văn tôn vinh cuốn tiểu thuyết Hội thề” của Từ Quốc Hoài, “Thẩm bình Hội thề” của Vương Quốc Hoa, “Về Hội thề” của Trần Hoài Dương, Trước những ý kiến trái chiều về giá trị của tác phẩm, nhiều tác giả đã lên tiếng bảo vệ Hội thề, cụ thể như: “Hội thề, một cách nhìn về lịch sử của Hoài Nam, “Trớ trêu trí thức, bẽ bàng tình nhân” của 23 Văn Hồng, “Đọc Hội thề” của Trần Thanh Giảng, “Hội thề - đau đáu thế sự, tình đời của V. Min, “Trong tiếng người xưa vẫn vọng về” của Ngô Thị Kim Cúc, “Hội thề: Lịch sử và tiểu thuyết” của Lê Thành Nghị, “Mấy vấn đề chủ yếu trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại” (Nguyễn Văn Dân), Qua các công trình có thể thấy: Hội thề đặt những dấu ấn nhất định trong việc “luận giải lịch sử” bằng quan điểm và kinh nghiệm cá nhân nhà văn. Bão táp triều Trần (6 tập) và Tám triều vua Lý (4 tập) của Hoàng Quốc Hải cũng là những tác phẩm nhận được nhiều sự quan tâm bình giá của các đồng nghiệp, nhà nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu lịch sử. Trong đó, đáng chú ý là các công trình khảo cứu như: “Nhà văn Hoàng Quốc Hải người viết lịch sử bằng văn” của Đào Bá Đoàn, “Bão táp Triều Trần tác phẩm và dư luận” của nhiều tác giả, “Nhà văn Hoàng Quốc Hải” của Phùng Văn Khai, “Đọc tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải” của Hoàng Tiến, “Nhà văn Hoàng Quốc Hải và các nhân vật lịch sử” của Phùng Văn Khai, “Về tiểu thuyết lịch sử triều Trần của Hoàng Quốc Hải và quan niệm về nhân vật anh hùng” của Hoài Anh; “Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tái hiện thời Lý - Trần qua hơn 4000 trang tiểu thuyết” của Bằng Việt, “Suy ngẫm về bộ tiểu thuyết lịch sử thời Trần” của Hoàng Quốc Hải của Hoàng Công Khanh, “Nhà văn Hoàng Quốc Hải trái tim đập thăng trầm cùng các nhân vật lịch sử” của Phùng Văn Khai, “Bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải một sự tái tạo lịch sử đáng tin cậy” của Đinh Công Vĩ, Bên cạnh đó, Tám triều vua Lý, bộ sách đồ sộ (3509 trang in khổ 14,5 x 20,5 cm) được xuất bản đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng nhận được nhiều sự quan tâm của văn đàn. Trong đó có một số bài viết tiêu biểu như: “Tám triều vua Lý - Bão táp triều Trần hai bộ tiểu thuyết lịch sử đầy giá trị của nhà văn Hoàng Quốc Hải” của Phùng Văn Khai, “Tám triều vua Lý” của Minh Ngọc, “Tám triều vua Lý” của Minh Hiếu, “Vương triều Lý dưới góc nhìn của tiểu thuyết gia Hoàng Quốc Hải” của Đặng Văn Sinh, “Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải từ góc nhìn thể loại” của Nguyễn Thị Yến Các bài viết đã đánh giá, nhận định về cá tính sáng tạo, phong cách riêng của tác giả cũng như những thủ pháp nghệ thuật làm nên thành công của các tác phẩm. Dưới con mắt của một số nhà nghiên cứu, sự thành công của tiểu thuyết gia này được nhìn nhận ở khía cạnh tôn trọng tính khách quan, tái hiện chân thực nhân vật, sự kiện lịch sử, từ 24 chân lí lịch sử thăng hoa thành sự thực nghệ thuật. Nhà văn Hoàng Tiến còn khẳng định Bão táp triều Trần và Tám triều vua Lý là tác phẩm mang sứ mệnh “nối kết quá khứ với hiện tại”. Bên cạnh đó còn có một số bài viết quan tâm đến phương diện tái hiện nhân vật lịch sử và cái nhìn tiểu thuyết đối với nhân vật trong tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải. Gió lửa, Đất trời, Bể dâu của Nam Giao cũng là những tác phẩm tạo dấu ấn đậm nét với công chúng yêu văn chương và giới nghiên cứu lí luận phê bình. Có thể điểm qua một số công trình và bài viết đáng chú ý về những sáng tác này: Tiểu thuyết lịch sử Gió lửa của Nam Giao của Trương Văn Quỳnh; “Gió lửa: mô hình xã hội học, tiểu thuyết lịch sử” của Phạm Trọng Luật, Các bài viết đã chỉ ra những đóng góp của Nam Dao vào sự phát triển của thể loại và văn xuôi nước nhà. Với quan niệm và cách tiếp cận mới về lịch sử, tác giả đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm lí thú qua từng trang viết sống động về các thời kì lịch sử của dân tộc. Với sự thành công của ba cuốn tiểu thuyết: Nguyễn Du (2010, giải A giải thưởng Văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương); Khúc hát những dòng sông (2013, giải Ba cuộc thi Sáng tác, quảng bá tác phẩm Văn học, Nghệ thuật và Báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh); Thông reo ngàn Hống (2015, giải A giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam); Đường về Thăng Long (2019, giải tư - giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam), Nguyễn Thế Quang đã trở thành một hiện tượng “mới” trong dòng TTLS đương đại. Có khá nhiều công trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm của Nguyễn Thế Quang như: “Đọc Nguyễn Du - tiểu thuyết lịch sử” của Yến Nhi, “Nguyễn Du - Lịch sử và tiểu thuyết” của Bùi Công Thuấn; “Nguyễn Du - Từ cuộc đời đến tiểu thuyết” của Lê Thái Phong và Nguyễn Sĩ Đại; “Nguyễn Thế Quang và ba cuốn tiểu thuyết lịch sử vừa xuất bản” của Nguyễn Khắc Phê; Lê Thanh Nga: “Nguyễn Thế Quang, những chuyện kể bất tận về mẹ (nhân đọc Khúc hát những dòng sông) Các bài viết đã chỉ ra những đóng góp ấn tượng của Nguyễn Thế Quang cho nền văn xuôi nước nhà. Ông được đánh giá không chỉ là người tái tạo những biến động lịch sử một thời đã qua mà còn “biến lịch sử thành cái cớ để gửi đến con người hiện tại những thông điệp về giá trị đạo đức tinh thần” 25 Sau khi gây được tiếng vang lớn từ tác phẩm Búp sen xanh, Sơn Tùng tiếp tục đã cho ra đời nhiều TTLS viết về Hồ Chí Minh. Giới nghiên cứu phê bình đã ghi nhận những đóng góp của ông đối với thể loại TTLS cũng như công trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với rất nhiều bài viết, công trình khoa học. Đáng chú ý là chuyên luận: “Hiện tượng Sơn Tùng trong văn học Việt Nam hiện đại” của nhóm tác giả Hằng Thi, Thiên Sơn, Lưu Việt Quang (sưu tầm và biên soạn). Chuyên luận với gần 200 bài viết đã có những đánh giá cao về cuộc đời và những đóng góp của nhà văn Sơn Tùng cho văn học Việt Nam nói chung, TTLS Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, các bài viết đã giúp người đọc có cái nhìn mới hơn, toàn diện hơn về con người Hồ Chí Minh. Ngoài những công trình nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm nói trên còn có rất nhiều bài viết của nghiên cứu sinh, các học viên cao học trong cả nước, đề tài nghiên cứu khoa học tại các trường đại học về TTLS Việt Nam sau 1975. Có thể kể đến: “Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân” của Phan Trọng Hoàng Linh, “Hình tượng nhân vật Lê Lợi trong tiểu thuyết lịch sử Hội thề của Nguyễn Quang Thân” của Nguyễn Văn Hùng, “Bi kịch về nỗi cô đơn của người trí thức trong tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân” của Nguyễn Thị Hương Quê, Lời giới thiệu Tây Sơn bi hùng truyện của Hoàng Minh Tường, “Lại bàn về chuyện đọc sử, đọc văn Hoàng Quốc Hải trong bài Đôi điều về Tây Sơn bi hùng truyện” của Nguyễn Hòa, Bên cạnh đó, còn khá nhiều luận văn, đề tài nghiên cứu về TTLS từ góc nhìn thi pháp học, tự sự học, phân tâm học, văn hóa học, tiếp nhận văn học Hầu hết các công trình tập trung khai thác và làm sáng tỏ quan niệm về thể loại và quan niệm sáng tác của nhà văn cùng những đặc trưng nghệ thuật của các tác phẩm trên các phương diện như: cảm quan và tư duy tự sự lịch sử; lằn ranh giữa hiện thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật; phương thức thể hiện hiện thực lịch sử từ góc độ trần thuật; diễn ngôn lịch sử, Các ý kiến nhìn chung khá đa dạng và sinh động, đều khẳng định tiềm năng, thành tựu và hạn chế của TTLS trong đời sống văn học Việt Nam đương đại. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về TTLS, về các tác giả, tác phẩm cụ thể đã tập trung làm r các vấn đề sau: 1. Thế nào là TTLS? 26 2. Vai trò của yếu tố lịch sử trong sáng tác TTLS. 3. Yếu tố hư cấu, giới hạn và phương thức hư cấu trong sáng tác TTLS. 4. Những nét nổi bật trong phương thức xây dựng hình tượng nghệ thuật trong TTLS của các tác giả. Từ những tổng lược nói trên, chúng tôi nhận thấy TTLS đã được giới nghiên cứu phê bình trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều công trình, bài viết làm r nhiều vấn đề, phương diện trong các TTLS. Ở Việt Nam, một số công trình đã đi sâu khảo sát tiến trình vận động, đặc điểm, diện mạo, mối quan hệ giữa hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử, về nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Tuy nhiên, vì sự đa dạng và sự vận động, phát triển không ngừng của TTLS, vẫn cần thiết có thêm nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về khuynh hướng tiểu thuyết này, trong đó có vấn đề NVAH trong TTLS Việt Nam từ 1975 đến nay. 1.1.2. Nghiên cứu về nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Vi t Nam sau 1975 Cho đến nay chưa có công trình khoa học chuyên biệt nào nghiên cứu về NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975. Mặc dù, một số công trình, luận văn, luận án mỗi khi tiếp nhận, nghiên cứu về TTLS, cũng ít nhiều có đề cập tới khía cạnh này. Có thể điểm lại một số công trình. Trong bài viết “Các xu hướng xây dựng hình tượng người anh hùng trong văn học nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Tiêu Thị M Hồng đã có những phân tích khá k lưỡng hai xu hướng viết về NVAH: xu hướng đầu tiên là ngợi ca người anh hùng, xu hướng thứ hai là bình thường hoá các anh hùng trong chính sử. Tác giả cho rằng: cần phải “nhìn nhận các nhân vật lịch sử một cách biện chứng ở cả hai mặt ưu điểm và hạn chế. Điều đó biểu hiện cái nhìn dân chủ, tư duy phân tích lịch sử của người nghệ sĩ nói riêng và văn học, nghệ thuật đương đại nói chung” 65 ; Nguyễn Văn Hùng trong bài viết “Nhân vật lịch sử và những biên độ sáng tạo sau đổi mới” (2016), đã có những nhận định về nhân vật anh hùng: “dẫu là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, huyền thoại tôn giáo, có công hay có tội, thì trước tiên họ cũng là con người, mà đã là con người, tất cả luôn bị tác động bởi muôn vàn mối quan hệ phức tạp, bị bủa vây bởi những giới hạn thường tình của kiếp nhân sinh. Lịch sử lúc này được soi rọi từ chiều sâu thế giới nội tâm nhân vật, được khám phá ở từng trạng huống hiện sinh, và kết tinh trong mỗi số phận, bi kịch cá nhân trong dòng xoáy 27 của lịch sử: bi kịch của dục vọng và ý chí quyền lực, bi kịch cô đơn, bi kịch bị lựa chọn, bi kịch đánh mất bản thể” [74]. Theo Nguyễn Văn Hùng, NVAH trong TTLS không chỉ là những con người với chiến công lưu danh sử sách, mà cũng như bao con người bình thường khác, luôn bị tác động bởi “muôn vàn mối quan hệ phức tạp”. Trong đời sống, họ như một bản đàn nhiều cung bậc, khi cô đơn, đau khổ, khi vui vẻ, tự hào. Tất cả đan xen nhau trong những thời khắc thăng hoa hay trầm lắng của sự nghiệp. Người anh hùng trong cái nhìn của tiếp nhận hiện sinh bao giờ cũng là bản thể của những cá nhân có đời sống nội tâm phong phú. Trong luận án Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến 1945 (diện mạo và đặc điểm), Bùi Văn Lợi khái quát quan niệm về người anh hùng trong TTLS Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX như sau: “hình tượng người anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã đánh dấu một bước trưởng thành mới của văn học Việt Nam từ chỗ phản ánh người anh hùng phi thường đến chỗ phản ánh người anh hùng bình thường” 94; 107-108 . Ở đây, tác giả có ý nhấn mạnh đến sự thay đổi có tính chất cách mạng trong quan niệm về con người nói chung, người anh hùng nói riêng cả trong đời sống lẫn trong văn học. Với chuyên luận Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, Nguyễn Thị Tuyết Minh đã phân chia các nhân vật lịch sử (trong đó có NVAH) thành 4 loại hình: 1. Nhân vật mang khát vọng lịch sử; 2. Nhân vật số phận trong dòng lịch sử; 3. Nhân vật biểu tượng; 4. Nhân vật lưỡng diện, đa diện. Không chỉ phân loại NVLS mà tác giả còn phân tích khá k lưỡng đặc điểm của 4 loại hình nhân vật này 101]. Với đề tài Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (2012), công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến đã nêu ra sự đổi mới trong quan niệm về hiện thực, về con người (trong đó có người anh hùng) của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới nói chung, của tiểu thuyết nói riêng: “Nếu văn học trước năm 1975 gắn tình cảm của họ với tình cảm lớn lao, vĩ đại của toàn dân thì văn học giai đoạn sau lại khai thác thêm một dòng chảy nữa. Đó là những gì thuộc về đời sống riêng tư, tình cảm cá nhân, những vấn đề thuộc về bản năng con người” [154; 80 . NVAH theo tác giả phải là những người có tầm vóc lớn lao, vĩ đại nhưng trước hết họ phải là “bản thể” của một con người theo logic tự nhiên. 28 Lê Thị Thu Trang trong luận án tiến sĩ Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI đã đi vào khảo sát các kiểu nhân vật trong TTLS Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI. Tác giả đã có những nhận định về NVAH, đưa ra một số đặc điểm của người anh hùng như: người anh hùng mang khát vọng lịch sử; khát vọng nắm giữ vương quyền để xây dựng và canh tân đất nước; người anh hùng đòi hỏi phải có những phẩm chất trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm; NVAH biểu tượng cho lòng trung trinh son sắt với thiên triều, với đại cuộc Với luận văn thạc sĩ Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, Nguyễn Văn Sang đã đưa ra 4 đặc điểm về NVAH: “Thứ nhất, hình tượng người anh hùng lịch sử trong tiểu thuyết mang đặc điểm của hình tượng văn học. Họ không còn giống hoàn toàn so với hình tượng lịch sử và hình tượng dân gian nữa; Thứ hai, cảm hứng sử thi không còn giữ vai trò chủ đạo nhưng vẫn không thể thiếu trong việc xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng. Nó mang lại cho tiểu thuyết lịch sử không khí của quá khứ lịch sử và truyền cảm hứng ngưỡng vọng vào lòng người đọc... Nhà văn dành sự ưu ái đặc biệt cho nhân vật anh hùng và thời đại người anh hùng đó thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Hình tượng người anh hùng vì vậy hiện lên rất đẹp, trau chuốt. Đó là một người hết lòng vì dân vì nước, là người trung nghĩa, là hạng tài ba hiếm thấy và dường như đã được lịch sử chọn sẵn để cầm cương; Thứ ba, hình tượng nhân vật anh hùng lịch sử mang nặng yếu tố đời thường, yếu tố cá nhân và cảm hứng “giải thiêng” lịch sử; Thứ tư, nhà văn coi hình tượng người anh hùng và bối cảnh lịch sử anh hùng là phương tiện truyền đạt cảm hứng thế sự” [135; 26]. Như vậy, theo quan điểm của tác giả luận văn, anh hùng phải là người mang đến sự phát triển cho xã hội và thúc đẩy mọi người cùng phấn đấu noi theo. Tuy nhiên, công trình của Nguyễn Văn Sang chỉ khảo sát Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải (với hai tập Bão táp cung đình và Huyết chiến Bạch Đằng); Hội thề của Nguyễn Quang Thân và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác nên chưa bao quát được hết các đặc điểm cũng như cách thức xây dựng NVAH của TTLS Việt Nam hiện đại. Trong công trình Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Hải Hùng đã chỉ ra được vai trò, vị trí của NVAH trong tiểu thuyết Bão táp triều Trần nói riêng và TTLS nói chung. Tuy nhiên, 29 công trình này chỉ nghiên cứu NVAH trong một tác phẩm cụ thể nên không thể lí giải đầy đủ phương thức xây dựng NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã nhìn nhận người anh hùng từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong các công trình, bài viết, luận văn, luận án trước đây, vấn đề này có được đề cập nhưng chưa thật toàn diện, các kiến giải vẫn chủ yếu tập trung làm rõ các phẩm chất, đặc điểm của NVAH, phương thức xây dựng NVAH ở một số tác phẩm cụ thể mà chưa đặt nó trong mối quan hệ với đặc trưng thể loại, khuynh hướng và phương thức sáng tác. 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.2.1. Giới thuyết một số khái niệm được dùng trong luận án 1.2.1.1. Khái niệm tiểu thuyết Tiểu thuyết là một thuật ngữ Hán Việt, xuất hiện sớm nhất trong sách của Trang Tử (Trung Quốc), có nghĩa tương đương với Novel (Anh), Roman (Pháp), Novela (Tây Ban Nha)... Ở Trung Quốc, khái niệm tiểu thuyết xuất hiện khá sớm. Trong Từ điển Từ hải, tiểu thuyết được xác định như sau: “Một dạng thức lớn của văn học, dùng phương thức tự sự, đặc biệt miêu tả một cách cụ thể mối quan hệ hỗ tương hành động và sự kiện cho đến trạng thái tâm lí tương ứng và sự lưu động ý thức của nhân vật trong một hoàn cảnh nhất định. Tiểu thuyết phản ánh đời sống xã hội từ nhiều góc độ khác nhau. Góc độ tự sự của tiểu thuyết linh hoạt, đa dạng, các thủ pháp biểu hiện như: miêu tả, tự thuật, trữ tình, nghị luận đều có thể gồm cả trong đó. Thông thường, tiểu thuyết dùng các dạng hình tượng nhân vật làm phương tiện phản ánh đời sống [186; 2902]. Ở phương Tây, đến khi xã hội cổ đại tan rã, tiểu thuyết mới được xem là một thể loại độc lập thuộc phương thức tự sự. Đến thời Phục hưng và đặc biệt là đến thế kỉ XIX, tiểu thuyết thực sự nở rộ, nhiều công trình nghiên cứu khái niệm tiểu thuyết xuất hiện, trong đó, tiêu biểu là: Từ điển Littré, Từ điển Robert (Pháp), Bách khoa từ điển (Hoa kỳ), G. Lukacs, M. Bakhtin, Belinski, Ralph Trong Từ điển Littré, tiểu thuyết là “Một câu chuyện bịa đặt viết bằng văn xuôi, trong đó tác giả hoặc mô tả tình cảm, các phong tục, hoặc kể về những sự kiện kỳ lạ cốt gây hứng thú cho độc giả”. Còn trong Từ điển Robert, tiểu thuyết được định nghĩa một cách đầy đủ và mềm dẻo: “Tiểu thuyết là một hư cấu bằng văn xuôi, khá dài, trình bày và làm sống động những nhân vật giả thuyết như có thật tại môi trường, cho ta biết tâm lý, số phận, những biến cố của 30 họ” 37; 89 . Trong cuốn Lý luận văn học, N.A. Gulaiev định nghĩa tiểu thuyết là “hình thức tự sự cỡ lớn, mô tả đời sống riêng của con người trong những mối quan hệ rộng lớn với xã hội” 37; 244]. Còn Belinsky lại gọi tiểu thuyết là “Sử thi của đời tư” 59; 326]. Ralph lại hình dung tiểu thuyết như “thiên trường ca về cuộc đấu tranh của cá nhân với xã hội, với tự nhiên” 59; 327 Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX thuật ngữ tiểu thuyết mới được sử dụng như ở Trung Quốc. Thuật ngữ tiểu thuyết được dùng để chỉ các tác phẩm truyện có quy mô lớn (còn quy mô vừa và nhỏ được gọi là truyện). Mặc dù tiểu thuyết đã xuất hiện, tồn tại và phát triển trong một khoảng thời gian khá dài, nhưng như M. Bakhtin xác định: “tiểu thuyết là thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi”; vì thế, khái niệm tiểu thuyết luôn được bổ sung, điều chỉnh và đi tìm một định nghĩa đầy đủ về nó quả là không dễ. Trong Từ điển văn học (bộ mới), tiểu thuyết được hiểu là “thể loại tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách” 121; 1716]. Theo các tác tác giả, tiểu thuyết là một thể loại tự sự và trần thuật. Trong Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, tiểu thuyết được hiểu là: “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”. Nó cũng là “thể loại của tinh thần tự do, vượt ra khỏi sự gò bó của những luật lệ cũ và cho phép sự sáng tạo về hình thức cũng như về chủ đề” 59; 328 . Theo định nghĩa này, tiểu thuyết là thể loại văn học được sáng tác tự do nhất, khả năng hư cấu không giới hạn nào nên đối tượng phản ánh của nó là vô cùng rộng mở (từ con người cá nhân đến một nhóm, một tập thể, cả xã hội). Trong Lý luận văn học, nhóm tác giả Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà đã đưa ra một định nghĩa về tiểu thuyết khá rộng và đầy đủ: tiểu thuyết là “hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều 31 kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn học cận đại, hiện đại” 122; 387 . Định nghĩa này đã nhấn mạnh đến tính đa dạng, đa diện, đa chiều trong xây dựng nhân vật, hình tượng và chủ đề tư tưởng của thể loại tiểu thuyết. M. Bakhtin đã mở ra một quan niệm mới về thể loại tiểu thuyết. Các sách lý luận văn học ở ta xuất hiện trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây khi bàn về tiểu thuyết thường chịu nhiều ảnh hưởng của M. Bakhtin. Lý luận tiểu thuyết của M. Bakhtin xác định đặc trưng của thể loại tiểu thuyết trên những phương diện chính sau: 1. Tiểu thuyết là thể loại thể hiện được tinh thần của thời hiện đại (tính dân chủ, đối thoại, tiếp nhận để biến đổi). 2. Tiểu thuyết thể hiện con người trong sự không trùng khít, không đồng nhất với chính nó (giữa nhân cách và địa vị xã hội, giữa bên trong với bên ngoài). 3. Tiểu thuyết là thể loại ở thì “chưa hoàn thành”, có khả năng bổ sung, thu hút đặc trưng của các thể loại khác. 4. Tiểu thuyết thể hiện tính phức điệu, trước hết là ngôn ngữ [10]. Quan niệm về tiểu thuyết của Milan Kundera (nhà văn Pháp gốc Tiệp) khá phù hợp với tiểu thuyết giai đoạn hiện đại, hậu hiện đại. Theo Milan Kundera, tiểu thuyết là sự bí ẩn của cái “tôi”, là là phương thức “tồn tại của con người, để giữ cho con người còn là con người toàn vẹn”, chống lại sự tha hóa trong thời hiện đại. Kundera cho rằng tiểu thuyết gắn liền với 4 tiếng gọi: 1. Tiếng gọi của trò chơi; 2. Tiếng gọi của giấc mơ; 3. Tiếng gọi của tư duy; 4. Tiếng gọi của thời gian. Lý luận tiểu thuyết của Kundera có ý nghĩa thiết thực giúp nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các tiểu thuyết có ý nghĩa cách tân, mang màu sắc hậu hiện đại ở Việt Nam trong thời gian gần đây 84]. Qua những kiến giải ở trên, chúng ta có thể khái quát khái niệm “tiểu thuyết” bao gồm các đặc điểm sau: 1. Tiểu thuyết là sản phẩm của trí tưởng tượng, của hư cấu, nhưng ít nhiều có dựa trên cơ sở sự thực; 2. Tiểu thuyết có khả năng khái quát, tổng hợp nhiều mặt, nhiều hiện tượng đời sống, nhiều kiểu tính cách, số phận nhân vật; 3. Tiểu thuyết tiếp cận con người dưới góc nhìn đời tư, thể hiện tinh thần dân chủ, đối thoại trong phản ánh hiện thực phức tạp của đời sống và thế giới nội tâm con người. 4. Tiểu thuyết là thể loại ở “thì hiện tại”, có khả năng thu 32 hút, bổ sung vào nó các đặc điểm của các thể loại khác; 5. Tiểu thuyết thể hiện tính đa thanh, phức điệu, trước hết là trong lời văn. 1.2.1.2. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử Thế nào là một TTLS là câu hỏi đã được đặt ra cách đây hàng thế kỉ. Tuy nhiên, cho đến nay, nội hàm khái niệm này vẫn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Nhìn chung, ở mỗi thời đại có một quan niệm riêng về TTLS. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, TTLS có cội nguồn từ thời Hi Lạp cổ nhưng công lao to lớn phải nói đến chủ nghĩa lãng mạn với hai đại diện tiêu biểu là Walter Scott và Victor Huygo. Ở nước ta, TTLS có tiền đề từ các thể loại truyền thuyết lịch sử, bộ phận văn xuôi tự sự chữ Hán ghi chép lịch sử, thể liệt truyện, tiểu thuyết chương hồi viết về đề tài lịch sử thời trung đại. Nói đến TTLS nhiều người nghĩ ngay đến một thể loại văn chương lấy lịch sử làm đề tài sáng tác. Tuy nhiên, trong nền văn học hiện đại, khái niệm TTLS không được hiểu một cách giản đơn như vậy. Khái niệm này như là một thuật ngữ có nhiều cách tiếp cận nội hàm khác nhau khi đặt chúng trong quan hệ đa chiều: lịch sử với tiểu thuyết, lịch sử với hư cấu, tiểu thuyết có yếu tố lịch sử với TTLS Trong Từ điển văn học (bộ mới), các tác giả cho rằng, TTLS là “Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Các khoa học xã hội (cũng được gọi là khoa học lịch sử) đều nghiên cứu quá khứ của loài người trong tính cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy, những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử thường đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống cộng đồng, quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia, chiến tranh, cách mạng Cuộc sống và sự nghiệp của các nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử” 121; 1725]. Ở đây, TTLS được hiểu là một loại hình văn học lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính, là quá khứ của loài người trong một thời kì lịch sử cụ thể. Trong Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Trần Nghĩa đưa ra nhận định: “tiểu thuyết lịch sử cũng gọi là “lịch sử diễn nghĩa” gồm các tác phẩm viết về đề tài lịch sử thông qua việc miêu tả nhân vật và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật diện mạo xã hội và xu thế phát triển của lịch sử một thời, nhằm mang lại cho người đọc những khơi gợi bổ ích và mĩ cảm văn học. Về phương diện bút pháp, một mặt phải dựa vào lịch sử, nhưng mặt khác vẫn cho phép hư cấu trong chừng mực thích hợp, nhằm phát 33 huy trí tưởng tượng làm cho sự chân thực lịch sử được thăng hoa thành chân thực nghệ thuật” 114]. Quan niệm này cho chúng ta một cách hiểu khái quát về TTLS, đồng thời chỉ r phương thức phản ánh đặc trưng trong sáng tác TTLS là việc tái hiện một cách nghệ thuật diện mạo xã hội và xu thế phát triển của lịch sử của một thời đại đã qua thông qua việc miêu tả nhân vật và sự kiện lịch sử. Quan niệm thế nào là “tiểu thuyết lịch sử” còn được đề cập cách sinh động qua tiếng nói của chính các nhà văn. Hoàng Quốc Hải, tác giả của những cuốn TTLS tiêu biểu thời kì đổi mới như Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý cho rằng: "Nếu tiểu thuyết được coi là tiểu thuyết lịch sử mà không trung thành với sự kiện lịch sử thì sẽ phá vỡ niềm tin của người đọc và như vậy sẽ không còn là tiểu thuyết lịch sử nữa". Theo ông, TTLS trước hết phải trung thành với sự kiện lịch sử. Tiếp đến, TTLS “phải giúp người đọc nhận biết được gương mặt lịch sử của thời đại mà tác giả phản ánh nhưng những gì mà tác phẩm đó tái tạo đều không được trái với lịch sử". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh việc tôn trọng sự thật lịch sử không có nghĩa là phụ thuộc hoàn toàn vào lịch sử: "Nếu người viết tiểu thuyết lịch sử coi tác phẩm của mình như là truyện viết về người thật việc thật thì anh ta thất bại hoàn toàn, làm như vậy tác phẩm của anh ta chỉ là một phiên bản vụng về của chính sử. Điều quan trọng nhất với nhà tiểu thuyết là phải làm sao thổi hồn vào lịch sử" [126; 69]. Theo Hoàng Quốc Hải, nhà văn phải biết sáng tạo trên cơ sở các dữ liệu lịch sử đã có sẵn, thổi hồn vào lịch sử, làm cho lịch sử được thăng hoa bằng nghệ thuật của tiểu thuyết. Nam Dao, tác giả của tiểu thuyết Gió lửa, Đất trời, trong bài viết “Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử” đã nói r quan niệm về TTLS: “lịch sử không là những xác chết và những sự cố biên niên ù lì. Trong tiểu thuyết lịch sử, quá khứ là lịch sử nhìn bởi nhà văn, nhà văn như là chủ thể” [26 . Với quan niệm này, nhà văn khẳng định: trong TTLS, các sự kiện và nhân vật lịch sử phải sống động, phải được tiểu thuyết hoá và đồng thời vai trò của nhà văn rất quan trọng trong việc nhìn nhận và đánh giá lịch sử. Nguyễn Xuân Khánh lại đưa ra một quan niệm ngắn gọn: “Tiểu thuyết lịch sử là tiểu thuyết viết về quá khứ. Những tiểu thuyết về thời kỳ chống thực dân Pháp và chống đế quốc M cũng có thể là những tiểu thuyết lịch sử thành công”; “Lịch sử chỉ là cái cớ để tôi bám vào tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà phản ánh những vấn đề của con người hiện tại” [78]. Ông cho rằng, trong TTLS, 34 nhà văn chỉ mượn lịch sử để phản ánh những vấn đề đang được đặt ra của đời sống hiện sinh. Nhà văn phải làm nhiệm vụ nối quá khứ với hiện tại, và hướng vào giải quyết các vấn đề của hiện tại. Đây cũng là quan niệm của Nguyễn Quang Thân: “viết về lịch sử thì chính là tôi đang viết về thời nay đấy ”. Uông Triều cho rằng: “Một tác phẩm tự sự (không chỉ là tiểu thuyết) viết về đề tài lịch sử phải thực sự chứa đựng các cứ liệu lịch sử, có nhân vật trung tâm là nhân vật có thật trong lịch sử, với những biến cố lịch sử được xác định, phù hợp với không gian và thời gian. Cứ liệu lịch sử là hành trang mà nhà văn bắt buộc phải mang theo trên hành trình sáng tạo của mình. Nếu một tác phẩm chỉ dựng lên một bối cảnh lịch sử, một cái phông nền lịch sử như một không gian nghệ thuật mà không đề cập tới các sự kiện lịch sử, không có các nhân vật lịch sử có thật trong đó thì cũng chưa phải là một tác phẩm viết về đề tài lịch sử” 63; 458]. Ở đây, Uông Triều cũng đã nhắc đến nhân vật lịch sử trong TTLS như là một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh chung. Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về TTLS, có quan niệm nghiêng về cách nhìn truyền thống, có quan niệm nghiêng về hiện đại, có quan niệm mang sắc thái văn hóa phương Đông hoặc nghiêng về cách nhìn của phương Tây. Các ý kiến có những chỗ gặp nhau, nhưng cũng có những khác biệt, chẳng hạn bàn về mức độ hư cấu trong TTLS, về tên gọi, đặc điểm TTLS của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân Kế thừa các ý kiến của giới nghiên cứu, chúng tôi đưa ra quan niệm, đặc điểm của TTLS như sau: Thứ nhất, TTLS khai thác hiện thực diễn ra trong quá khứ, tâm thế của nhà văn là tâm thế viết về quá khứ, “tác...20. Trần Thị Mai Nhân (2009), “Tìm hiểu phương thức “huyền thoại hóa” trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới”, nguồn: ngonngu.edu.vn/tim-hiu-phng-thc-huyu-thuyt-vhtml, truy cập ngày 27/2/2009. 121. Nhiều tác giả (1999), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội. 122. Nhiều tác giả (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 123. Nhiều tác giả (2006), Bão táp triều Trần – Tác phẩm và dư luận, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 124. Nhiều tác giả (2012), Lịch sử và văn hóa, cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 125. Nhiều tác giả (2013), Lịch sử, sự thật và sử học, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 126. Nhiều tác giả (2019), Nghiên cứu và giảng dạy về đề tài lịch sử dân tộc (Kỷ yếu hội thảo Khoa học Quốc gia), Nxb Văn học, Hà Nội. 127. Nhiều tác giả (2021), Lược sử văn học Việt Nam, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 128. Mai Hải Oanh (2005), “Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Tạp ch Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội. 129. Mai Hải Oanh (2007), “Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Tạp ch Nghiên cứu Văn học, số 10/2007, tr. 112-124. 130. Vũ Ngọc Phan (2004), Nhà văn hiện đại (tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội. 161 131. Nguyễn Khắc Phê (2018), “Nhân vật trung tâm và quyền sáng tạo của nhà văn trong tiểu thuyết lịch sử”, nguồn: https://vanhien.vn/nhan-vat-trung-tam-va-quyen- sang-tao-cua-nha-van-trong-tieu-thuyet-lich-su-64081, truy cập ngày 27/09/2018. 132. G. N. Pôpêlôp (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 133. Nguyễn Thị Hải Phương (2012), Tiểu thuyết Việt Nam đương đại - Nhìn từ góc độ diễn ngôn, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 134. Nguyễn Thế Quang (2019), “Tôi viết lịch sử với mong muốn bạn đọc hiểu đúng lịch sử, Tạp chí Sông Lam, số 1 (bộ mới), tr. 132-135. 135. Nguyễn Văn Sang (2015), Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. 136. Trần Huyền Sâm (2010), Những vấn đề lý luận văn học Phương Tây hiện đại (Tự sự học kinh điển), Nxb Văn học, Hà Nội. 137. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 138. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học (tập 1), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 139. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học (tập 2), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 140. Trần Đình Sử (2013), “Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử”, nguồn: https://trandinhsu.wordpress.com/suy-nghive-lich-su-va-tieu-thuyet-lich-su/, truy cập ngày 03/04/2013. 141. Trần Đình Sử (2014), Trên đường biên của lý luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 142. Trần Đình Sử (2017), “Về tiểu thuyết lịch sử”, nguồn: ngonngu.edu.vn/ly-luan-va-phe-binh-van-hoc, truy cập ngày 04/01/2017. 143. Phạm Xuân Thạch (2004), “Quá trình cá nhân hóa hư cấu (Tự sự đương đại Việt nam về đề tài lịch sử giữa truyền thống và hiện đại)”, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ II, Tp. Hồ Chí Minh. 144. Phạm Xuân Thạch (2012), “Nguyễn Xuân Khánh - Từ cấu trúc nghệ thuật đến cấu trúc tư tưởng”, nguồn: https://phebinhvanhoc.com.vn/nguyen-xuan- khanh-tu-cau-truc-nghe-thuat-den-cau-truc-tu-tuong, truy cập ngày 18/12/2012. 145. Khâu Chấn Thanh (1994), Lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 146. Hải Thanh (2012), “Bàn về tiểu thuyết lịch sử”, Tạp ch Văn nghệ Quân đội, 02/10/2012. 162 147. Nguyễn Thị Phương Thanh (2005), Những cách tân đáng chú ý của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kỳ đổi mới, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học sư phạm, Hà Nội. 148. Nguyễn Thành (2012), “Khuynh hướng lạ hóa trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại - Một số bình diện tiêu biểu”, Tạp ch Nghiên cứu Văn học, số 4/2012, tr. 5-15. 149. Trần Nho Thìn (2018), Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu, giảng dạy văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 150. Bích Thu (2006), “Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Tạp ch Nghiên cứu Văn học, số 11, tr. 15-28. 151. Đỗ Lai Thúy (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 152. Trương Đình Tín (2006), Vua chúa Việt Nam qua các triều đại, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 153. Nguyễn Thị Kim Tiến (2010), “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với quan niệm nghệ thuật về con người”, nguồn: duong-dai-voi-quan-niem-nghe-thuat-ve-con-nguoi.html, truy cập ngày 01/07/2010. 154. Nguyễn Thị Kim Tiến (2012), Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 155. Trần Mạnh Tiến (2011), “Tiểu thuyết lịch sử và người đầu tiên mở hướng cách tân”, nguồn: su-va-nguoi-dau-tien-mo-huong-cach-tan, truy cập ngày 24/02/2011. 156. Tz. Todorov (2008), Nguyên l đối thoại (Đào Ngọc Chương dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 157. Trần Hải Toàn (2020), Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 158. Lê Thị Thu Trang (2017), Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 159. Lý Hoàn Thục Trâm (2009), “Văn học kịch Việt Nam với đề tài lịch sử”, nguồn: truy cập ngày 27/02/2009. 163 160. Bùi Thanh Truyền (2006), Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội. 161. Bùi Thanh Truyền (2010), “Búp sen xanh và Bông sen vàng từ góc độ tiếp biến văn hóa”, nguồn: https://bachovoihue.violet.vn/bup-sen-xanh-va-bong- sen-vang-nhin-tu-goc-do-tiep-bien-van-hoa-van-hoc-dan-gian-4681304.html, truy cập ngày 25/12/2010. 162. Bùi Thanh Truyền (2011), “Hình tượng Bác Hồ trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết cho thiếu nhi sau 1975”, Tạp ch Khoa học xã hội, số 5/2011, tr. 106-117. 163. Tạ Chí Đại Trường (2017), Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, Nxb Trí thức, Hà Nội. 164. Nguyễn Thanh Tú (2020), “Tiểu thuyết lịch sử là sự sinh động hóa lịch sử”, nguồn: truy cập ngày 21/02/2020. 165. Lê Anh Tuấn (2006), Giải th ch từ Hán Việt trong Sách giáo khoa văn học hệ phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 166. Nguyễn Văn Tùng (2009), Lý luận tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 167. Nguyễn Văn Tùng (Tuyển chọn và biên soạn) (2008), Tuyển tập các bài viết về tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 168. Hoàng Minh Tường (2005), Tiểu thuyết lịch sử và thông điệp của nhà văn, nguồn: truy cập ngày 19/11/2012. 169. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, Nxb Trí thức, Hà Nội. 170. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng & Trung tâm Từ điển, Hà Nội. 171. Viện Triết học (1967), “Truyền thống anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam”, Thông báo Triết học (Tư liệu về chủ nghĩa anh hùng), số 4/1967, Tài liệu lưu hành nội bộ. 172. Viện Văn học (1999), Tuyển tập 40 năm Tạp ch văn học 1960 - 1999 (tập 2), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 164 173. V.I. Xêmanốp (1962), “Tiểu thuyết anh hùng Trung Hoa và vai trò của nó trong việc hình thành nền văn học mới Trung Quốc”, in trong chủ nghĩa hiện thực và tương quan của nó với các phương pháp sáng tác, Nxb Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. 174. Thái Vũ (2001), “Tiểu thuyết lịch sử trong dòng văn hóa dân tộc”, Tạp ch Sông Hương, số 6/2001, tr. 63-65. 175. Trần Vũ (2003), “Lịch sử trong tiểu thuyết, một tùy tiện ý thức”, nguồn: truy cập ngày 09/06/2003. 176. Nguyễn Ngọc Như Ý (2012), Phương thức thể hiện nhân vật anh hùng trong Thủy Hử của Thi Nại Am, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 177. Đỗ Ngọc Yên (2010), “Hồ Qúy Ly - cách tân hay bạo chúa?”, nguồn: truy cập ngày 24/05/2010. 178. Đỗ Ngọc Yên (2016), “Sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật”, nguồn: truy cập ngày 17/06/2016. Tiếng Anh 179. Allan Lazar, Dan Karlan, Jeremy Salter, The 101 Most Influential People Who Never Lived - (How Characters of Fiction, Myth, Legends, Television, and Movies Have Shaped Our Society, Changed Our Behavior, and Set a Course of History), Harper Collins E-book. 180. David Lindenfeld (2009), Jungian archetypes & the discourse of history, Rethingking History, Vol.13, No.2. June 2009. 181. G. Lenobl (1960), Lịch sử văn học, Nxb Nhà văn Xô Viết, Liên Xô. 182. Hayden White (2005), “Introduction: Historical Fiction, Fictional History, and Historical Reality”, Rethinking History, Vol.9, No.2/3, June/September 2005. 183. Jens Eder, Fotis Jannidis, Ralf Schneider (2010), Characters in Fictional Worlds: Understanding Imaginary Beings in Literature, Film, and Other Media, Walter De Gruyter, Printed in Germany. 184. Pierre Louis – Rey (1992), Tiểu thuyết, Hachettt supérieur, Paris. 165 Tiếng Trung 185. 范文明 (2017), 越南改革后与中国新时期以来历史小说之新变比较研究 (Nghiên cứu so sánh những đổi mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi mới và tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc từ thời kỳ mới đến nay): 博士学位 论文, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Văn học, Thư viện Quốc gia Việt Nam. 186. Nhiều tác giả (1989), Từ Hải từ điển, Thượng Hải từ thư xuất bản xã, Trung tập. 187. Lưu Thiệu (1996), Nhân vật ch , Bắc Kinh, Hồng Kỳ xuất bản xã. DANH MỤC TÁC PHẨM KHẢO SÁT 188. Trường An (2017), Thiên hạ chi vương, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 189. Trường An (2017), Hồ Dương (tập 1), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 190. Trường An (2017), Hồ Dương (tập 2), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 191. Hoài Anh (1999), Ngô Quyền, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 192. Hoài Anh (1999), Đinh Bộ Lĩnh, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 193. Hà Ân (1972), Tổ quốc kêu gọi, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 194. Hà Ân (1975), Trăng nước Chương Dương, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 195. Trần Thanh Cảnh (2017), Đức Thánh Trần, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 196. Trần Thanh Cảnh (2020), Trần Thủ Độ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 197. Lê Đình Danh (2006), Tây Sơn bi hùng truyện (tập 1), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 198. Lê Đình Danh (2006), Tây Sơn bi hùng truyện (tập 2), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 199. Nam Dao (1999), Gió lửa, Nxb Thi văn, Canada. 200. Nam Dao (2007), Đất trời, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 201. Hàn Thế Dũng (2002), Lê Lợi, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 202. Hàn Thế Dũng (2004), Bà Triệu, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 203. Hàn Thế Dũng (2004), Đinh Bộ Lĩnh, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 204. Vũ Ngọc Đĩnh (2003), Hào kiệt Lam Sơn, Nxb Văn học, Hà Nội. 205. Vũ Ngọc Đĩnh (2003), Mười hai sứ quân, Nxb Văn học, Hà Nội. 166 206. Vũ Ngọc Đỉnh (2005), Ứng vận thần vũ Lê Đại Hành - Hoàng đế phá Tống (tập 1), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 207. Vũ Ngọc Đỉnh (2005), Ứng vận thần vũ Lê Đại Hành - Hoàng đế phá Tống (tập 2), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 208. Nguyễn Mộng Giác (2006), Sông Côn mùa lũ (tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội. 209. Nguyễn Mộng Giác (2006), Sông Côn mùa lũ (tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội. 210. Nguyễn Mộng Giác (2006), Sông Côn mùa lũ (tập 3), Nxb Văn học, Hà Nội. 211. Hoàng Quốc Hải (2016), Bão táp cung đình, Nxb Văn học, Hà Nội. 212. Hoàng Quốc Hải (2016), Đuổi quân Mông Thát, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 213. Hoàng Quốc Hải (2016), Thăng Long nổi giận, Nxb Văn học, Hà Nội. 214. Hoàng Quốc Hải (2016), Huyết chiến Bạch Đằng, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 215. Hoàng Quốc Hải (2016), Huyền Trân công chúa, Nxb Văn học, Hà Nội. 216. Hoàng Quốc Hải (2016), Vương triều sụp đổ, Nxb Văn học, Hà Nội. 217. Hoàng Quốc Hải (2010), Tám triều vua Lý (tập 1: Thiền sư dựng nước), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 218. Hoàng Quốc Hải (2010), Tám triều vua Lý (tập 2: Con ngựa nhà Phật), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 219. Hoàng Quốc Hải (2010), Tám triều vua Lý (tập 3: Bình Nam dẹp Bắc), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 220. Hoàng Quốc Hải (2010), Tám triều vua Lý (tập 4: Con đường định mệnh), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 221. Võ Thị Hảo (2005), Giàn thiêu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 222. Nguyễn Đức Hiền (1984), Sao khuê lấp lánh, Nxb Kim Đồng. 223. Nguyễn Thu Hiền (2013), Hoàng đế Quang Trung, Nxb Văn hóa - Thông tin, Tp. Hồ Chí Minh. 224. Nguyên Hồng (1981), Núi rừng Yên Thế, Nxb Hà Bắc. 225. Phùng Văn Khai (2018), Nam đế vạn xuân, Nxb Văn học, Hà Nội. 226. Phùng Văn Khai (2018), Phùng Vương, Nxb Văn học, Hà Nội. 227. Phùng Văn Khai (2019), Ngô Vương, Nxb Văn học, Hà Nội. 228. Phùng Văn Khai (2020), Triệu Vương phục quốc, Nxb Văn học, Hà Nội. 229. Hoàng Công Khanh (1995), Danh tướng Trần Hưng Đạo, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 167 230. Hoàng Công Khanh (1999), Vằng vặc sao Khuê, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 231. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Hồ Quý Ly, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 232. Thái Bá Lợi (2014), Minh Sư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 233. Hữu Mai (2015), Không phải huyền thoại, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 234. Trần Thùy Mai (2019), Từ Dụ thái hậu (tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội. 235. Trần Thùy Mai (2019), Từ Dụ thái hậu (tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội. 236. Lưu Sơn Minh (2016), Trần Khánh Dư, Nxb Văn học, Hà Nội. 237. Lưu Sơn Minh (2017), Trần Quốc Toản, Nxb Văn học, Hà Nội. 238. Phạm Ngọc Cảnh Nam (2011), Thế kỷ bị mất, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 239. Nguyễn Hữu Nam (2011), Huyền Trân, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 240. Nhiều tác giả (2016), Truyện ngắn đặc sắc Việt Nam về lịch sử từ 1986 đến nay, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. 241. Nguyễn Thế Quang (2015), Thông reo ngàn Hống, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 242. Nguyễn Thế Quang (2020), Khúc hát những dòng sông (tái bản), Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 243. Nguyễn Thế Quang (2020), Đường về Thăng Long, Nxb Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh. 244. Thiên Sơn (2020), Gió bụi đầy trời, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 245. Nguyễn Tử Siêu (1929), Vua Bố Cái, Nhà in Nguyễn Kinh, Hải Phòng. 246. Yên Tử cư sĩ Trần Đại S (2004), Nam quốc sơn hà, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 247. Yên Tử cư sĩ Trần Đại S (2004), Anh hùng Đông A dựng cờ bình Mông, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 248. Yên Tử cư sĩ Trần Đại S (2004), Anh hùng Tiêu Sơn, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 249. Yên Tử cư sĩ Trần Đại S (2004), Anh hùng Bắc Cương, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 250. Bùi Việt S (2014), Chim Ưng và chàng đan sọt, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 251. Bùi Việt S (2015), Chim bằng và Nghé hoa, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 252. Bùi Anh Tấn (2009), Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông), Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh. 253. Bùi Anh Tấn (2010), Nguyễn Trãi (quyển 1: Oan khuất), Nxb Thanh niên, Hà Nội. 254. Bùi Anh Tấn (2010), Nguyễn Trãi (quyển 1: Bức huyết thư), Nxb Thanh niên, Hà Nội. 255. Bùi Anh Tấn (2012), Bí mật hậu cung, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 256. Vũ Ngọc Tiến (2019), Kẻ sĩ thời loạn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 257. Hồng Thái (2018), Thiệu Bảo bình Nguyên (quyển 1: Điệp vụ thám báo), Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 168 258. Hồng Thái (2018), Thiệu Bảo bình Nguyên (quyển 2: Trước cơn giông tố), Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 259. Hồng Thái (2018), Thiệu Bảo bình Nguyên (quyển 3: Sơn hà rựa lửa), Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 260. Hồng Thái (2018), Thiệu Bảo bình Nguyên (quyển 4: Khúc tráng ca mùa hạ), Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 261. Vũ Thanh (2017), Nhất thống sơn hà (quyển 1: Áo vải cờ đào), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 262. Vũ Thanh (2017), Nhất thống sơn hà (quyển 2: Rạch Gầm xoài mút), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 263. Vũ Thanh (2017), Nhất thống sơn hà (quyển 3: Hào kiệt giai nhân), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 264. Vũ Thanh (2017), Nhất thống sơn hà (quyển 4: Mùa xuân hùng võ), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 265. Nguyễn Quang Thân (2009), Hội thề, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 266. Nguyễn Huy Thiệp (2005), Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 267. Hà Văn Thùy (2005), Nguyễn Thị Lộ, Nxb Văn học, Hà Nội. 268. Nguyễn Vũ Tiềm (2014), Bắc Cung hoàng hậu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 269. Uông Triều (2015), Sương mù tháng giêng, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 270. Sơn Tùng (2000), Bông sen vàng, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh. 271. Sơn Tùng (2015), Búp sen xanh (tái bản), Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 272. Nguyễn Huy Tưởng (1942), Đêm hội Long Trì, Nxb Tri ân, Hà Nội. 273. Nguyễn Huy Tưởng (2011), Những truyện ngắn viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 274. Nguyễn Huy Tưởng (2014), Lá cờ thêu sáu chữ vàng (tái bản), Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 275. Vũ Xuân Tửu (2017), Đinh Tiên Hoàng, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 276. Hoàng Quảng Uyên (2010), Mặt trời Pác Bó, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 277. Hoàng Quảng Uyên (2013), Giải phóng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 278. Hoàng Quảng Uyên (2017), Trong vời cố quốc, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. 279. Trần Vũ (1992), Mùa mưa gai sắc, PL i PHỤ LỤC Phụ lục số 01 BẢNG THỐNG KÊ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975 Tác giả Tên tác phẩm Năm xuất bản Nhà xuất bản Số lƣợng Trường An Vũ tịch 2017 Nxb Phụ nữ 4 Thiên hạ chi vương 2017 Nxb Phụ nữ Hồ Dương (2 tập) 2017 Nxb Phụ nữ Ngoài bờ Đông là mặt trời 2017 Nxb Phụ nữ Hoài Anh Đuốc lá dừa 1981 Nxb Trẻ 19 Ngựa ông đã về 1978 Nxb Kim Đồng Rồng đá chuyển mình 1987 Nxb Kim Đồng Chim gọi nắng 1989 Nxb Tiền Giang Bùi Hữu Nghĩa, mối duyên vàng đá 1998 Nxb Kim Đồng Ngô Quyền 1999 Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Đinh Bộ Lĩnh 1999 Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Lê Quý Đôn 1999 Nxb Trẻ Nguyễn Thông – Vọng Mai Đình 2000 Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Đất thang Mộc 2006 Nxb Văn học Mê Linh tụ nghĩa 2006 Nxb Văn học Tấm lòng bào 2006 Nxb Văn học Như Nguyệt 2006 Nxb Văn học Hưng Đạo Vương và những truyện khác 2006 Nxb Văn học Đất thang mộc (2 tập) 2006 Nxb Văn học Lời thề lửa 2006 Nxb Văn học PL ii Mưu sĩ của Quang Trung: Trần Văn Kỷ 2006 Nxb Văn học Vua Minh Mạng 2006 Nxb Văn học Nguyễn Anh Ngô Quyền 1999 Nxb Thanh niên 1 Hà Ân Trăng nước Chương Dương 1975 Nxb Kim Đồng 2 Khúc khải hoàn dang dở 2002 Nxb Hà Nội Trần Bảy Hào khí non Tây 1990 Nxb Bình Định 3 Thần tốc trời Nam 1997 Nxb Lao động Nổi trống Trần triều 1998 Nxb Bình Định Trần Thanh Cảnh Đức Thánh Trần 2018 Nxb Hội Nhà văn 2 Trần Thủ Độ 2020 Nxb Hội Nhà văn Quỳnh Cư Nhiếp ch nh Ỷ Lan 1985 Nxb Phụ nữ 2 Đô đốc Bùi Thị Xuân 1985 Nxb Thanh niên Trần Bá Chí Quân sư Nguyễn Trãi 2001 Nxb Thanh niên 1 Lê Đình Danh Tây Sơn bi hùng truyện (2 tập) 2006 Nxb Văn hóa - Thông tin 1 Nam Dao Gió lửa 1999 Nxb Thi văn, Canada 3 Đất trời 2007 Nxb Đà Nẵng Bể dâu 2014 Nxb Người Việt Mạc Đăng Dung Lưu Văn Khuê 2007 Nxb Hải Phòng 1 Hàn Thế Dũng Lê Lợi 2002 Nxb Công an Nhân dân 5 Hào kiệt Lạc Việt 2002 Nxb Công an Nhân dân Bà Triệu 2004 Nxb Công an Nhân dân Đinh Bộ Lĩnh 2004 Nxb Công an Nhân dân Lý Nam Đế 2006 Nxb Công An Nhân dân Trần Tuấn Đạt Vũ Cố Đại Vương 2004 Nxb Lao động 1 Vũ Ngọc Đỉnh Mười hai sứ quân (2 tập) 1999 Nxb Trẻ 4 Hào kiệt Lam Sơn (2 tập) 1995 Nxb Trẻ Bắn rụng mặt trời (8 tập) 2000 Nxb Trẻ Ứng vận thần vũ Lê Đại Hành - Hoàng đế phá Tống 2005 Nxb Văn hoá - Thông tin Nguyễn Mộng Giác Sông Côn mùa lũ (3 tập) 2003 Nxb Văn học 1 Hoàng Lại Giang Lê Văn Duyệt, từ nấm mồ 1999 Nxb Văn hoá - Thông tin 3 PL iii oan khuất đến lăng Ông Trương Vĩnh Ký, bi kịch muôn đời 2001 Nxb Văn hoá - Thông tin Trầm uất Hàm Nghi 2002 Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Minh Giang Bi kịch Lệ Chi Viên 1989 Nxb Thanh niên 3 Bạch Vân cư sĩ 1997 Nxb Thanh niên Cuộc thăng trầm 2005 Nxb Thanh niên Trần Thanh Hà Người cận vệ 2014 Nxb Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 1 Hoàng Quốc Hải Bão táp triều Trần (6 tập) 1991 NXb Phụ nữ 2 Tám triều vua Lý (4 tập) 2007 NXb Phụ nữ Bình Hải Lửa rừng đêm 1979 Nxb Lao động 1 Siêu Hải Bóng chiều Thăng Long 1995 Nxb Thanh niên 3 Nắng kinh thành 1997 Nxb Thanh niên Mảnh trăng Tô Lịch 2004 Nxb Thanh niên Trần Thu Hằng Đàn đáy 2005 Nxb Hội nhà văn 1 V Thị Hảo Giàn thiêu 2003 Nxb Phụ nữ 1 Nguyễn Đức Hiền Sao khuê lấp lánh 1984 Nxb Kim Đồng 1 Nguyễn Ngọc Hiến Màu đen ám ảnh 1998 Nxb Văn học 1 Trần Hiệp Quân sư Đào Duy Từ 2006 Nxb Phụ nữ 1 Dương Ngọc Hoàn Mắt đêm 2005 Nxb Phụ nữ 1 Nguyên Hồng Núi rừng Yên Thế (2 tập) 1981 Nxb Hà Bắc 1 Đỗ Đức Hùng Nhiếp ch nh Ỷ Lan 1985 Nxb Phụ nữ 1 Nguyễn Xuân Hưng An lạc dưới trời 2005 Nxb Văn hóa Sài Gòn 1 Đặng Ngọc Hưng Hùng binh 2018 Nxb Trẻ 1 Lê Khánh Ông già lười 1990 Nxb Kim Đồng 1 Phùng Văn Khai Phùng Vương 2018 Nxb Văn học 4 Ngô Vương 2019 Nxb Văn học Nam đế vạn xuân 2020 Nxb Văn học Triệu Vương phục quốc 2020 Nxb Văn học Hoàng Công Khanh Danh tướng Trần Hưng Đạo 1995 Nxb Văn học 4 Vằng vặc sao khuê 1998 Nxb Văn học PL iv Vua đen Mai Hắc Đế 2000 Nxb Văn hoá - Thông tin Hoàng hậu hai triều Dương Vân Nga 2001 Nxb Kim Đồng Nguyễn Xuân Khánh Hồ Quý Ly 2000 Nxb Phụ nữ 3 Mẫu thượng ngàn 2006 Nxb Phụ nữ Đội gạo lên chùa 2011 Nxb Phụ nữ Lưu Văn Khuê Mặc Đăng Dung 2007 Nxb Hải Phòng 1 Đinh Ngọc Lân Ngôi đình bản Chang 1999 Nxb Văn hoá dân tộc 1 Viết Linh Chuyện tình Huyền Trân công chúa 2005 Nxb Thanh niên 1 Trần Thế Long Thanh kiếm Đông A: hoàng hôn triều Lý 2003 Nxb Hội Nhà văn 1 Đặng Đình Lưu Đằng Nữ quận chúa 1999 Nxb Văn hoá - Thông tin 1 Hữu Mai Không phải huyền thoại 2013 Nxb Trẻ 2 Ông cố vấn 2015 Nxb Trẻ Trần Thùy Mai Từ Dụ Thái Hậu 2019 Nxb Phụ nữ 1 Lưu Sơn Minh Trần Quốc Toản 2017 Nxb Kim Đồng 2 Trần Khánh Dư 2016 Nxb Văn học Phạm Ngọc Cảnh Nam Thế kỷ bị mất 2011 Nxb Hội Nhà văn 1 Nguyễn Hữu Nam Huyền Trân 2011 Nxb Hội Nhà văn 2 Gốm 2018 Nxb Văn học Ngô Quang Nam Ngư Phong tướng công 2008 Nxb Công an Nhân dân 1 Bút Ngữ Người đi đày trên đại dương 1991 Nxb Văn hoá - Thông tin 3 Người thời loạn 1996 Nxb Văn hoá - Thông tin Cử nhân Bùi Viện 2004 Nxb Hội Nhà văn Duy Phi Mọi đầm 2005 Nxb Hội Nhà văn 2 Vực hiểm chốn thâm cung 2006 Nxb Hội Nhà văn Hoàng Tuấn Phổ Vua Lê Đại Hành 1982 Nxb Thanh Hoá 2 Bà chúa Liễu 1990 Nxb Thanh Hoá Lê Kim Phùng Anh hùng áo vải Lê Lợi 2005 Nxb Công an Nhân dân 1 Ngô Văn Phú Ngôi vua và những chuyện tình 1989 Nxb Hà Nội 13 Người đẹp ngậm oan 1990 Nxb Hà Nội PL v Gươm thần Vạn kiếp 1991 Nxb Hội Nhà văn Tuyên Phi họ Đặng 1996 Nxb Hội Nhà văn Ấn kiếm trời ban 1998 Nxb Hội Nhà văn Câu sấm vĩ về ngàn lau tím 2000 Nxb Hội nhà văn Ngang trái phủ Tây Hồ 2000 Nxb Hội Nhà văn Trần Quang Khải tể tướng thời tao loạn 2000 Nxb Hội Nhà văn Đọ súng trong rừng Vụ Quang 2001 Nxb Văn hoá dân tộc Cờ lau dựng nước 2001 Nxb Kim Đồng Chiếc ngai vàng 2003 Nxb Hội Nhà văn Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ 2004 Nxb Công an Nhân dân Lý Công Uẩn 2006 Nxb Công an Nhân dân Nguyễn Khắc Phục Kinh đô Rồng 2004 Nxb Thanh niên 3 Một mất một còn 2004 Nxb Thanh niên Thời vàng son 2004 Nxb Hội Nhà văn Hồ Phương Cha và con 2007 Nxb Kim Đồng 1 Nguyễn Bình Phương Người đi vắng 1999 Nxb Phụ nữ 1 Nguyễn Thế Quang Nguyễn Du 2010 Nxb Hội Nhà văn 4 Khúc hát những dòng sông 2012 Nxb Trẻ Thông reo ngàn Hống 2015 Nxb Trẻ Đường về Thăng Long 2019 Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Lê Minh Quốc Tướng quân Hoàng Hoa Thám 1996 Nxb Văn học 4 Nguyễn An Ninh - Dấu ấn để lại 1997 Nxb Văn học Nguyễn Thái Học 2019 Nxb Văn học Loạn 12 sứ quân 2020 Nxb Văn hóa -Văn nghệ Vĩnh Quyền Mạch nước trong 1986 Nxb Thanh niên 2 Vầng trăng ban ngày 2001 Nxb Đà Nẵng PL vi Mộng Bình Sơn Sống dợn Hồ Gươm 2000 Nxb Văn học 2 Gió lộng cờ đào 2001 Nxb Văn học Thiên Sơn Gió bụi đầy trời 2020 Nxb Hội Nhà văn 1 Vũ Hữu Sự Cành ban r máu 1989 Nxb Văn hoá dân tộc 1 Yên Tử cư s Trần Đại S Nam quốc sơn hà 2007 Nxb Trẻ 6 Anh hùng Bắc Cương 2007 Nxb Trẻ Anh linh thần võ tộc Việt 2007 Nxb Trẻ Anh hùng Đông A dựng cờ bình Mông 2007 Nxb Trẻ Anh hùng Tiêu Sơn 2007 Nxb Trẻ Thuận thiên di sử 2007 Nxb Trẻ Bùi Anh Tấn Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông) 2009 Nxb Thanh niên 3 Nguyễn Trãi (2 tập) 2010 Nxb Thanh niên B mật hậu cung 2012 Nxb Thanh niên Nguyễn Vũ Tiềm Bắc cung hoàng hậu 2014 Nxb Hội Nhà văn 1 Nguyễn Quang Thân Con ngựa Mãn Châu 2001 Nxb Hội Nhà văn 2 Hội thề 2009 Nxb Hội Nhà văn Đan Thành Đất Việt trời Nam 2007 Nxb Lao động 1 Hồng Thái Thiệu Bảo bình Nguyên 2018 Nxb Trẻ 1 Hàn Song Thanh Ánh lửa trong đêm 1986 Nxb Cửu Long 1 Vũ Thanh Nhất thống sơn hà 2014 Nxb Hội Nhà văn 1 Mai Thục Vương miệng lưu đầy 2004 Nxb Văn hoá - Thông tin 1 Sơn Tùng Búp sen xanh 1982 Nxb Kim Đồng 4 Bông sen vàng 2000 Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Trái tim quả đất 2000 Nxb Thanh niên Lõm 2006 Nxb Thanh niên Kiều Thanh Tùng Sắc đẹp khuynh thành 2007 Nxb Thanh niên 1 Vũ Ngọc Tiến Khói mây Yên Tử 2000 Nxb Kim Đồng 6 Quân sư Đào Duy Từ 2002 Nxb Kim Đồng Giao Châu tụ nghĩa 2002 Nxb Kim Đồng Qủy vương 2016 Nxb Hội Nhà văn PL vii Kẻ sĩ thời loạn 2019 Nxb Phụ nữ Hoàng Tiến Hồn thiêng sông núi 2010 Nxb Phụ nữ 1 Vinh Châu Tử Máu tuôn xóm liễu 1989 Nxb Tiền Giang 1 Vũ Xuân Tửu Đinh Tiên Hoàng 2017 Nxb Công an Nhân dân 1 Uông Triều Sương mù tháng giêng 2015 Nxb Trẻ 1 Nghiêm Đa Văn B mật kho vàng Ninh Tốn 1994 Nxb Phụ nữ 2 Sừng rượu thề 2000 Nxb Kim Đồng Thái Vũ Cờ nghĩa 1976 Nxb Quân đội Nhân dân 11 Ba Đình 1981 Nxb Quân đội Nhân dân Biến động 1984 Nxb Thuận Hoá Cờ nghĩa Ba Đình 1986 Nxb Thanh Hoá Hịch truyền 2007 Nxb Quân đội Nhân dân Thành thái - “người điên” đầu thế kỷ XX 1996 Nxb Văn học Tuổi xanh Nguyễn Đình Chiểu 2000 Nxb Trẻ Thất thủ kinh đô Huế 1858 2002 Nxb Thuận Hoá Hưng Đạo Đại Vương thế trận những dòng sông 2003 Nxb Thanh niên Tình sử Mỵ Châu 2003 Nxb Thanh niên Nguyễn Đình Chiểu thời niên thiếu 2004 Nxb Thanh niên 183 PL viii Phụ lục 02 BẢNG THỐNG KÊ CÁC NVAH MÀ LUẬN ÁN CÓ ĐỀ CẬP VÀ VAI TRÕ CỦA NVAH TRONG TTLS (Khảo sát qua một số tác phẩm) TT Tác phẩm Tác giả Đóng vai trò nhân vật trung tâm Xuất hiện trong số trang tác phẩm Tỉ lệ 1 1 Phùng Vương Phùng Văn Khai Phùng Hưng 150/237 63 % 2 Ngô Quyền Nguyễn Anh Ngô Quyền 262/395 66 % 3 Ngô Vương Phùng Văn Khai Ngô Quyền 257/450 57 % 4 Mười hai sứ quân Vũ ngọc Đỉnh Không có NVAH là nhân vật trung tâm 5 Đinh Tiên Hoàng Vũ Xuân Tửu Đinh Bộ Lĩnh 384/527 73 % 6 Hội thề Nguyễn Quang Thân Nguyễn Trãi 168/330 51 % 7 Vằng vặc sao khuê Hoàng Công Khanh Nguyễn Trãi 500/772 65% 8 Nguyễn Thị Lộ Hà Văn Thuỳ Không có NVAH là nhân vật trung tâm 9 Lê Lợi Hàn Thế Dũng Lê Lợi 374/481 78 % 10 Đất trời Nam Giao Nguyễn Trãi 294/447 76 % 11 Hào kiệt Lam Sơn Vũ Ngọc Đỉnh Không có NVAH là nhân vật trung tâm 12 Trăng nước Chương Dương Hà Ân Trần Quốc Tuấn 260/360 72% 13 Tám triều vua Lý Hoàng Quốc Hải Không có NVAH là nhân vật trung tâm 14 Chim bằng và Nghé hoa Bùi việt S Lý Thường Kiệt 213/380 56 % 15 Huyền Trân Nguyễn Hữu Nam Huyền Trân 340/400 85 % 16 Nam Đế vạn xuân Phùng Văn Khai Lý Nam Đế 207/484 43 % 17 Triệu Vương phục quốc Phùng Văn Khai Triệu Quang Phục 161/440 37 % PL ix 18 Giàn thiêu V Thị Hảo Không có NVAH là nhân vật trung tâm 19 Bão táp triều Trần Hoàng Quốc Hải Không có NVAH là nhân vật trung tâm 20 Sương mù tháng giêng Uông Triều Không có NVAH là nhân vật trung tâm 21 Trần Quốc Toản Lưu Sơn Minh Trần Quôc Toản 131/212 62% 22 Trần Khánh Dư Lưu Sơn Minh Trần Khánh Dư 156/266 59 % 23 Đức Thánh Trần Trần Thanh Cảnh Trần Quốc Tuấn 168/235 71% 24 Trần Thủ Độ Trần Thanh Cảnh Trần Thủ Độ 105/190 55 % 25 Danh tướng Trần Hưng Đạo Hoàng Công Khanh Trần Hưng Đạo 262/345 76 % 26 Thiệu Bảo Bình Nguyên Hồng Thái Không có NVAH là nhân vật trung tâm 27 Hồ Qúy Ly Nguyễn Xuân Khánh Hồ Qúy Ly 395/779 51% 28 Sông côn mùa lũ Nguyễn Mộng Giác Nguyễn Huệ 835/1940 43 % 29 Gió lửa Nam Giao Không có NVAH là nhân vật trung tâm 30 Đất trời Nam Giao Nguyễn Trãi 406/652 62% 31 Tây sơn bi hùng truyện Lê Đình Danh Nguyễn Huệ 481/924 52 % 32 Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Thu Hiền Nguyễn Huệ 307/541 57 % 33 Nhất thống sơn hà Vũ Thanh Nguyễn Huệ 807/1437 56 % 34 Gió bụi đầy trời Thiên Sơn Hồ Chí Minh 192/384 40% 35 Từ Dụ thái hậu Trần Thùy Mai Không có NVAH là nhân vật trung tâm 36 Búp sen xanh Sơn Tùng Nguyễn Tất Thành 278/297 94 % 37 Cha và con Hồ Phương Nguyễn Tất Thành 296/367 81 % 38 Bông sen vàng Sơn Tùng Nguyễn Tất Thành 256/314 82 % 39 Đường về Thăng Long Nguyễn Thế Quang Võ Nguyên Giáp 405/555 73 % PL x Phụ lục số 03 BẢNG THỐNG KÊ TTLS VIỆT NAM SAU 1975 (theo các thời kì lịch sử) TT Tác phẩm Bắc thuộc Nhà Ngô Nhà Đinh Nhà Tiền Lê Nhà Lý Nhà Trần Nhà Hồ Nhà Tây Sơn Thời Pháp thuộc, chống Pháp, M 1 Bà Triệu x 2 Phùng Vương x 3 Triệu Vương phục quốc x 4 Nam Đế vạn xuân x 5 Ngô Vương Quyền x 6 Ngô Vương x 7 Cờ lau dựng nước x 8 Mười hai sứ quân x 9 Đinh Bộ Lĩnh x 10 Hội thề x 11 Nguyễn Thị Lộ x 12 Lê Lợi x 13 Đất trời x 14 Nguyễn Trãi (Oan khuất) x 15 Nguyễn Trãi (Bức huyết thư) x 16 Hào kiệt Lam Sơn x 17 Gươm thần vạn kiếp x 18 Cuộc thăng trầm x PL xi 19 Vằng vặc sao khuê x 20 Sao khuê lấp lánh x 21 Giàn thiêu x 22 Tám triều vua Lý x 23 Anh hùng Tiêu sơn x 24 Nam quốc sơn hà x 25 Bão táp triều Trần x 26 Sương mù tháng giêng x 27 Trăng nước Chương Dương x 28 Trần Thủ Độ x 29 Trần Quốc Toản x 30 Trần Khánh Dư x 31 Đức Thánh Trần x 32 Thiệu Bảo Bình Nguyên x 33 Danh tướng Trần Hưng Đạo x 34 Anh hùng Đông A dựng cờ bình Mông x 35 Hưng Đạo Vương, thế trận những dòng sông x 36 Huyền Trân x 37 Hồ Quý Ly x 38 Sông côn mùa lũ x 39 Gió lửa x 40 Tây sơn bi hùng truyện x 41 Hoàng đế Quang Trung x 42 Nhất thống sơn hà x 43 Bắc cung hoàng hậu x 44 Kẻ sĩ thời loạn x PL xii 45 Vũ tịch x 46 Hồ Dương x 47 Búp sen xanh x 48 Bông sen vàng x 49 Khúc hát những dòng sông x 50 Bể dâu x 51 Mặt trời Pác Bó x 52 Giải phóng x 53 Không phải huyền thoại x 54 Cha và con x 55 Đường về Thăng Long x 56 Gió bụi đầy trời x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nhan_vat_anh_hung_trong_tieu_thuyet_lich_su.pdf
  • pdf2A - Tóm tắt Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf2B - Tóm tắt Luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdf3A - Trích yếu Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf3B - Trích yếu Luận án (Tiếng Anh).pdf
  • doc4A - Thông tin điểm mới Luận án (Tiếng Việt).doc
  • pdf4A - Thông tin điểm mới Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf4B - Thông tin điểm mới Luận án (Tiếng Anh).pdf
Tài liệu liên quan